SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH & LỮ
HÀNH ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU
LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG - QUẢNG TRỊ
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
Đà Nẵng, năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................................................
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................
5. Đóng góp của đề tài ...........................................................................................................................................
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài ...............................................................................................................................
7. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................
1.1.1. Các khái niệm liên quan ...........................................................................................
1.1.1.1 Khái niệm du lịch ...................................................................................................
1.1.1.2 Khái niệm du lịch về nguồn...................................................................................
1.1.1.3 Sản phẩm du lịch ....................................................................................................
1.1.1.4 Thị trường du lịch...................................................................................................
1.1.2 Đặc điểm của du lịch về nguồn ...............................................................................
1.1.3 Vai trò của chương trình du lịch về nguồn.............................................................
1.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................................
1.2.1. Thực tiễn xây dựng các chương trình du lịch ở Việt Nam..................................
1.2.2. Thực tiễn tuyến điểm du lịch về nguồn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị……
1.3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH............................................................
1.3.1. Chương trình du lịch ..............................................................................................
1.3.2. Khái niệm về chương trình du lịch.......................................................................
1.3.3. Đặc điểm về chương trình du lịch ........................................................................
1.3.4. Vai trò của chương trình du lịch.............................................................................
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng chương trình du lịch..............................
1.3.6. Quy trình xây dựng chương trình du lịch…………………………………….
1.3.6.1. Nghiên cứu thị trường khách du lịch...................................................................
1.3.6.2. Nghiên cứu thị trường cung ...............................................................................
1.3.6.3. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch...................................
1.3.6.4. Xây dựng lịch trình tour .....................................................................................
1.3.6.5. Xây dựng giá cho tour du lịch............................................................................
1.3.6.6. Hoàn chỉnh tour du lịch......................................................................................
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ
NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ.....................................................................................................
2.1. GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ...................................................................................
2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đà Nẵng..............................................................................................................
2.1.1.1. Vị trí địa lý Đà Nẵng.........................................................................................................................
2.1.1.2. Địa hình Đà Nẵng...............................................................................................................................
2.1.1.3. Khí hậu Đà Nẵng.................................................................................................................................
2.1.1.4. Thủy văn Đà Nẵng..............................................................................................................................
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Đà Nẵng..............................................................................................
2.1.3. Lịch sử hình thành Đà Nẵng.............................................................................................................
2.1.4. Đặc điểm dân cư, văn hóa..................................................................................................................
`
2.1.4.1. Đặc điểm dân cư...................................................................................................................................
2.1.4.2. Đặc điểm văn hóa ...............................................................................................................................
2.1.5. Giới thiệu tổng quan Quảng Trị .....................................................................................................
2.1.5.1. Vị trí địa lý - kinh tế...........................................................................................................................
2.1.5.2. Đặc điểm tự nhiên...............................................................................................................................
2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN TRÊN TUYẾN ĐÀ
NẴNG – QUẢNG TRỊ........................................................................................................................................
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị..................................
2.2.1.1. Tài nguyên rừng...................................................................................................................................
2.2.1.2. Tài nguyên biển....................................................................................................................................
2.2.1.3. Tài nguyên đất.......................................................................................................................................
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị................................
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể.......................................................................................
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể..............................................................................
2.2.3. Tiềm năng về cơ sở vật chất – kỹ thuật trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị.......
2.2.3.1. Tại Đà Nẵng............................................................................................................................................
2.2.3.2 Tại Huế.........................................................................................................................................................
2.3.3.3. Tại Quảng Trị.........................................................................................................................................
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN TUYẾN ĐÀ NẴNG –
QUẢNG TRỊ..............................................................................................................................................................
2.3.1. Khái quát tình hình phát triểndu lịch về nguồn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng
Trị......................................................................................................................................................................................
2.3.1.1. Lượng khách ...........................................................................................................................................
2.2.3.2. Doanh thu.................................................................................................................................................
2.2.3.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch................................................................................................
2.3.2. CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐANG KHAI THÁC TRÊN TUYẾN ĐÀ
NẴNG – QUẢNG TRỊ........................................................................................................................................
2.3.3. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ............................
2.3.4. THỜI GIAN THÍCH HỢP ĐI DU LỊCH.................................................................................
2.3.5. SẢN PHẪM DU LỊCH TIỀM NĂNG CẦN PHÁT TRIỂN.......................................
2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................................................
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ
63
3.1. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VỀ NGUỒN...............................................................................
3.2. BẢNG GIÁ TOUR ( Đơn vị tính: VNĐ )...................................................................................
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG
TRỊ
3.1.1. Cơ sở để xây dựng định Hướng......................................................................................................
3.1.1.1. Định hướng không gian phát triển du lịch........................................................................
3.1.1.2. Định hướng tổ chức hoạt động du lịch .................................................................................
3.1.1.3. Định hướng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch về nguồn.....................82
3.1.1.4. Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch ...............................................................................83
3.1.1.5. Định hướng về tổ chức không gian du lịch.......................................................................84
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ
80
3.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN
3.3.1. Giải pháp về ổn định trật tự an toàn xã hội ............................................................................85
3.3.2. Liên kết phát triển du lịch vùng.......................................................................................................86
3.3.3. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch về nguồn........................................................87
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................88
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................89
2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................................................90
2.1. Đối với Thành phố Đà Nẵng – Quảng Trị...................................................................................91
2.2. Đối với Trung ương.....................................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC WEBSITE THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
3N2Đ 3 ngày 2 đêm
4N3Đ 4 ngày 3 đêm
5N4Đ 5 ngày 4 đêm
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
USD Đồng đô la Mỹ
WCMC Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên
NGO Tổ chức phi chính phủ
KHCN Khoa học công nghệ
TW Trung ương
FESTIVAL Lễ hội
WC Nhà vệ sinh
CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân
GUINNESS Kỷ lục thế giới
BUFET Tiệc tự chọn
NXB Nhà xuất bản
ĐHKHXH&NV Đại học khoa học xã hội và nhân văn
UBND Uỷ ban nhân dân
MICE Loại hình du lịch kết hợp hội nghị
NQ Nghị quyết
BCH Ban chấp hành
HĐNDTPĐN Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng
ĐHQG Đại học quốc gia
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Số lượng khách sạn 2015 – 2019 tại Đà Nẵng
Bảng 2.2. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2019
Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đến Huế giai đoạn 2015 – 2019
Bảng 2.4. Lượng khách du lịch đến Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2019
Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Đà Nẵng trong những năm 2015 - 2019
Bảng 2.6. Doanh thu du lịch Huế trong những năm 2015 - 2019
Bảng 2.7. Doanh thu du lịch Quảng Trị trong những năm 2015 - 2019
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 1.1. Ý tưởng chương trình
Hình 1.2. Xây dựng lịch trình tour
Hình 1.3. Giá tour
Hình 1.4. Lịch trình tour
Hình 2.1. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà
Hình 2.2 . Chùa Linh Ứng Bà Nà Hill
Hình 2.3. Bảo tàng Chăm Pa
Hình 2.4. Chùa Tam Thai - Ngũ Hành Sơn
Hình 2.5. Thành Điện Hải
Hình 2.6. Nghĩa Trang Khuê Trung
Hình 2.7. Làng nghề đá Non Nước
Hình 2.8. Làng nghề chiếu Cẩm Nê
Hình 2.9. Đại Nội Huế
Hình 2.10. Lăng Khải Định
Hình 2.11. Lăng vua Tự Đức
Hình 2.12. Lăng Minh Mạng
Hình 2.13. Làng nghề làm nhang Thủy Xuân
Hình 2.14. Thành Cổ Quảng Trị
Hình 2.15. Địa Đạo Vĩnh Mốc
Hình 2.16. Nghĩa Trang Trường Sơn
Hình 2.17. Làng nghề chạm khắc Cát Sơn
Hình 2.18. Lễ hội Quán Thế Âm
Hình 2.19. Lễ Hội Đua Thuyền
Hình 2.20. Lễ Hội Đình Làng
Hình 2.21. Bánh tráng thịt heo
Hình 2.22. Bài chòi
Hình 2.23. Lễ hội Hòn Chén
Hình 2.24. Lễ hội Cầu Ngư Thai Dương Hạ
Hình 2.25. Bún bò Huế
Hình 2.26. Nhã nhạc Huế
Hình 2.27. Lễ hội Thống Nhất Non Sông
Hình 2.28. Lễ hội chợ đình Bích La
Hình 2.29. Đặc sản Quảng Trị thịt Trâu lá trơng
Hình 2.30. Trống Quân Quảng Trị
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm qua ngành du lịch nước ta đã phát triển nhanh chóng, đa dạng với
nhiều loại hình khác nhau, nhƣ du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch mạo
hiểm, du lịch tâm linh... thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo du khách
trong nước, và nƣớc nước ngoài. Về nguồn là loại hình du lịch chứa đựng ý nghĩa
xã hội, nhân văn sâu sắc. Khi tham gia các tour (chuyến du lịch) về nguồn, đến với
các di tích lịch sử - “địa chỉ đỏ” của từng địa phương, du khách không chỉ được vui
chơi, tham quan, giải trí như các loại hình du lịch khác, mà còn được tiếp cận và có
cơ hội hiểu biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa truyền thống của địa
phương nói riêng, của dân tộc nói chung.Các chuyến du lịch về nguồn không chỉ
giúp ta hiểu được các lịch sử văn hóa của cha ông mà con mang giá trị nhân văn rất
cao
Đất nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch về nguồn. Bên cạnh 24
di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên đã đượcUNESCO vinh danh
là di sản thế giới, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam
thắng cảnh được công nhận là di sản. Trong đó chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể
ước tính có hơn 3.000 di sản cấp quốc gia và khoảng 7.500 di sản cấp tỉnh
Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, du lịch về nguồn hiện vẫn chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng, vai trò vẫn còn khiêm tốn trong toàn cảnh bức tranh
du lịch các chương trình du lịch về nguồn chưa được biết đến nhiều cũng như chưa có
nhiều chương trìnhdu lịchvề nguồn để du khách khắp mọi nơi trên đất nước có thể biết
đến vì vậy nhằm để nhiều người biết nhiều hơn về lịch sử dân tộc …vì vậy em đã chọn
đề tài “ Xây dựng chương trình du lịch về nguồn Đà Nẵng – Quảng Trị’’ để nhằm
tạo ra được nhiều chương trình du lịch đa dạng phong phú không chỉ tham quan biết
thêm về lịch sử dân tộc mà còn bảo tồn các di tích này.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêunghiêncứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và sự phát triển du lịch tại Đà
Nẵng – Quảng Trị, các loại hình du lịch về nguồn để đưa ra các giải pháp nhằm phát
triển loại hình du lịch này, tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch về
nguồn trên địa bàn Đà Nẵng – Quảng Trị
Đoạn này nên diễn đạt lại:
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về du lịch, du lịch về nguồn,
đề tài tập trung phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch về nguồn, từ đó
xây dựng chương trình và các giải pháp khai thác chương trình du lịch về nguồn Đà
Nẵng – Quảng Trị.
2.2. Nhiệm vụ nghiêncứu
- Đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch về nguồn tại Đà Nẵng –
Quảng Trị
- Xây dựng các chƣơng trình du lịch về nguồn
- Đề xuất các giải pháp giúp phát triển có hiệu quả.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Loại hình du lịch về nguồn trên tuyến du lịch Đà Nẵng – Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn đề tài tập trung 2 vấn đề chính:
Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch về nguồn tại tuyến Đà Nẵng –
Quảng Trị - về lãnh thổ đề tài nghiên cứu giới hạn lãnh thổ Đà Nẵng – Quảng Trị.
Về thời gian khoá luận nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp trên cơ sở
hiện trạng từ năm 2015 đến hết năm 2020.
4. PHƯỢNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Từ các tài liệu điện tử: các bài viết, các bài đánh giá trên các trang thông tin
điện tử về vấn đề liên quan đến du lịch Đà Nẵng; Quảng Trị các trang web của các
công ty du lịch.
4.1.2. Phương pháp tiếpcận và phân tíchhệ thống
Tiếp cận các chương trình du lịch về nguồn, các chuyến đi thực tế từ đó có sự
phân loại hệ thống hóa các sản phẩm du lịch một cách hợp lí.
4.1.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp này dựa trên bản đồ có sẵn phản ánh các đặc điểm không gian,
tài nguyên, cơ sở vật chất, tuyến điểm cụm điểm du lịch trên bảng đồ.
4.1.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này nhằm khảo xác các tuyến điểm, điểm du lịch có đảm bảo
yêu cầu hay không: như hỏi ý kiến của khách tại các điểm du lịch, thu thập ý kiến
và thông tin từ ngƣời dân địa phƣơng cũng như chính quyền sở tại, các nhà quản lý
các điểm du lịch trên địa bàn thành phố.
4.1.5. Phương pháp tổng hợp, phân tíchtài liệu
Phương pháp này nhằm liên kết, tổng hợp các thông tin, số liệu và tài liệu
nghiên cứu đƣợc từ tài liệu thành văn: như sách chuyên ngành và tài liệu liên quan;
các bài khóa luận tốt nghiệp; các bài viết trên sách báo, tạp chí, văn bản và những
giáo trình… và phân tích những tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
. Đà Nẵng – Trị Quảng là những vùng đất có những tiềm năng rất lớn để phát
triển loại hình du lịch này. Trong khi đó, việc khai thác và phát triển nó ở các địa
phương chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này là góp
phần vào việc hệ thống một cách đầy đủ những giá trị và tiềm năng để khai thác một
cách có hiệu quả nhất. Từ đó có thể nhìn nhận du lịch về nguồn là một loại hình đặc
trưng
Thông qua đây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về du lịch về nguồn, kết quả của
đề tài góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh loại hình du lịch về nguồn trên tuyến
Đà Nẵng – Quảng Trị.
Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm, nghiên cứu
trong học tập cũng như trong kinh doanh du lịch, tổ chức thiết kế tour.
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho đến nay ngoài những nghiên cứu giới thiệu khá phong phú về văn hoá qua
Giáo trình “du lịch văn hoá những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” do PGS.TS Trần
Thuý Anh chủ biên là nguồn tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan trọng và
thực tiễn được đúc ra từ kinh nghiệm hoạt động văn hoá.
Tác giả Trần Quốc Vương “Cơ sở văn hoá Việt Nam” là tài liệu cung cấp cách
nhìn tổng quát về văn hoá Việt Nam. Du lịch về nguồn không chỉ mang dấu ấn về
kinh tế, văn hóa xã hội của một quốc gia, một dân tộc, một địa phương hay vùng,
mà du lịch còn mang ý nghĩa của sự hòa nhập, giao lưu văn hóa, là cầu nối cho mọi
dân tộc, quốc gia.
Tác phẫm “Du lịch Đà Nẵng - Những hướng đi mới” của Nguyễn Kỳ Anh, nêu
lên thực trạng của các loại hình du lịch cụ thể cũng như các định hướng phát triển
cho loại hình du lịch được nhắc đến. “Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tại
thành phố Đà Nẵng - những thực tiễn khả quan” của Trần Thị Mai An, tập trung
phân tích sản phẩm quà tặng lưu niệm du lịch các vấn đề xoay quanh sản phẫm lưu
niệm “Một số vấn đề văn hoá du lịch Việt Nam’’ của tác giả Võ Văn Thành nói lên
tiềm năng, thực trạng, thế mạnh, của từng loại hình du lịch cụ thể
Tác phẫm “Nghiên cứu giá trị di tích lịch sử văn hoá trọng điểm tại triều Trần
tại Quảng Trị - Quảng Ninh” giúp phục vụ phát triển du lịch của tác giả Bùi Thị
Huế giúp tác giả có cái nhìn cụ thể hơn về triều đại Trần có cái nhìn về văn hoá lịch
sử khái quát nhất. Đồng thời những thành tựu của triều đại này giúp phát triển loại
hình du lịch gì hiện nay. Đóng góp của tác phẫm làm rõ thêm văn hoá của triều đại
tác phẩm nói đến.
Tuy nhiên vấn đề bỏ ngỏ là chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về du
lịch về nguồn đặc biệt là du lịch về nguồn tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị vì thế vấn đề
đặt ra ở đây là nghiên cứu và đưa ra giải phát phát triển du lịch về nguồn các bài
viết, công trình trên không trực tiếp nghiên cứu một cách có hệ thống du lịch về
nguồn Đà Nẵng- Quảng Trị từ tài nguyên văn hóa, nhƣng với những khái quát, ý
tưởng đề cập đến sản phẩm du lịch về nguồn Đà Nẵng – Quảng Trị ở nhiều góc độ,
tham chiếu khác nhau…, cũng là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho đề
tài nghiên cứu này.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch về nguồn Đà Nẵng –
Quảng Trị.
Chương 3: Xây dựng chương trình du lịch và định hướng giải pháp phát triển
chương trình du lịch về nguồn Đà Nẵng – Quảng Trị.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Cái khái niệm du lịch
1.1.1.1 Khái niệm du lịch
Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “ Du lịch là các
hoạt động liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International Union of
Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hoà bình.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc: hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt
quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm 7 cơ
sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
Theo I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi dưỡng bệnh phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao nhận
thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ giá trị về tự nhiên kinh tế, văn
hoá.
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách: khách
du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh
họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Theo luật du lịch Việt Nam Việt năm 2017: Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian
không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
1.1.1.2. Khái niệm du lịch
Du lịch về nguồn là một hành trình văn hóa hết sức thiết thực đối với mỗi
người, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đến những di tích lịch sử cách mạng, văn
hóa không chỉ đơn giản tham quan hay vui chơi mà còn là cơ hội để mỗi người lắng
lòng lại, nghĩ về thế hệ cha ông đã hy sinh, cống hiến cả đời mình cho đất nước.Bên
cạnh đó chúng ta có thể hiểu hơn về bản sắc dân tộc Việt Nam thông qua các di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể
1.1.1.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một dịch vụ cung cấp các loại hàng hóa cho khách du lịch.
Trong đó, sản phẩm được tạo nên có sự khai thác của yếu tố tự nhiên xã hội và việc
sử dụng nguồn lực như lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị… của một vùng hay
một quốc gia.
Các yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch bao gồm:
– Dịch vụ vận chuyển: Đây là một phần cơ bản của sản phẩm du lịch bao gồm các
phương tiện giao thông đưa đón khách như xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu
thuyền…
– Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Đây là thành phần chính tạo nên sản phẩm du lịch
nhằm phục vụ du khách bao gồm lều trại, nhà hàng, khách sạn…
– Các dịch vụ tham quan: Bao gồm các tuyến điểm tham quan, khu di tích, công viên,
hội chợ, cảnh quan…
– Hàng hóa được bày bán: Bao gồm hàng tiêu dùng, quà lưu niệm…
– Các dịch vụ hỗ trợ: Thủ tục xin hộ chiếu, visa…
Các sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay ở Việt Nam bao gồm: Du lịch biển, du lịch
sinh thái, du lịch miền quê, du lịch mua sắm, du lịch sáng tạo…
1.1.1.4. Thị trường du lịch
Thị trường du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Market.Thị trường du
lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hoá. Nó bao gồm toàn bộ các mối
quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi
thực hiện các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch.
sản xuất hàng hoá và các qui luật đặc trưng cho từng hình thái kinh tế xã hội.
1.1.1.5. Đặc điểm của du lịchvề nguồn
Ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress
vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Hỗ trợ cho việc phát triển
cộng đồng địa phương, giúp hỗ trợ về bảo tồn hệ sinh thái cũng như di tích lịch sử,
chi phí dành cho các tour du lịch về nguồn phải chăng, loại hình du lịch thân thiện
và rất gần gũi với thiên nhiên, con người địa phương .... giúp khách có thêm nhiều
kiến thức về lịch sử văn hoá dân tộc, tăng thêm lòng yêu nước.
.
1.1.1.6. Vai trò của du lịchvề nguồn
 Đối với kinh tế: Đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế ở mỗi địa
phương,du lịch về nguồn còn là hình thức góp phần quảng bá hình ảnh đất
nước với các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh
nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, có cơ hội mở rộng liên kết
với các tuyến du lịch thế giới.
 Đối với xã hội : Thể hiện vai trò trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc, khơi
dậy tinh thần của người dân hướng về cội nguồn và tái tạo lạo được nhiều di tích lịc
sử, nhiều làng nghề truyền thống , tạo ra nhiều công ăn việc làm cho những trực
tiếp tham gia phục vụ hoạt động du lịch mà còn tạo ra thêm các việc làm cho người
dân sống xung quanh các khu du lịch.
1.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Thực tiễncác tuyến du lịchở Việt Nam
Hiện nay các tuyển điểm du lịch ở nước ta tương đối phong phú, có nhiều
tuyến điểm du lịch nổi bật thu hút lượng lớn như Cát Bà, Phong Nha Kẻ Bàng, Biển
Mỹ Khê, Bảo Tàng Chăm, Hội An, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Quy Nhơn...
Nước ta còn nhiều tuyến điểm du lịch về lịch sử văn hoá như: Thành Cổ
Quảng Trị, Nghĩa Trang Trường sơn, Ngã Ba Độc Lập, Địa Đạo Củ Chi... ngoài ra
có các lễ hội... thu hút lượng lớn khách du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống di sản thế
giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng là các
trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch. Các sản phẩm
như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hoá Huế, phố cổ Hội
An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng,
du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc, du lịch sự kiện Nha Trang... ngày càng
thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội
được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành những sản phẩm du lịch quan trọng, như: lễ
hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ, festival Huế, carnaval Hạ Long, lễ hội pháo
hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt...
Những sản phẩm các tuyến điểm và những giá trị nổi bật của điểm đến Việt
Nam dần được hình thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu. Các
khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn quan trọng hình
thành sản phẩm du lịch được định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển ngành
Du lịch. Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, đến nay mới chỉ
có Hạ Long - Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy được tiềm năng du lịch. Một số
khu du lịch, công trình nhân tạo khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như thủy điện
Sơn La, chùa Bái Đính, hầm đèo Hải Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam...
1.2.2. Thực tiễntuyến điểm du lịchvề nguồn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị
Đà Nẵng có nhiều tuyến du lịch nổi bật thu hút lượng lớn khách tham quan
trong và ngoài nước như : bảo tàng Chăm, bảo tàng Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi
Bụt, Ngũ Hành Sơn, Làng Cổ Phong Nam, Ngũ Hành Sơn ....lượng khách tham
quan đến các tuyến điểm này ngày càng tăng cao. Theo như Tổng cục Du Lịch Đà
Nẵng lượng khách du lịch năm 2019 tại Đà Nẵng ước đạt 8.692.421 lượt, tăng
13,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 106,1% kế hoạch; trong đó, khách quốc tế ước
đạt 3.522.928 lƣợt, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2018. Tổng thu du lịch ƣớc đạt
30.973 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 113% kế hoạch.
Theo thông tintừ Sở Du lịchTP. Đà Nẵng cho biết, sau 1 tháng triểnkhai
chương trình kích cầu du lịch"Danang Thank You" tổnglượng khách du lịchđến
Đà Nẵng trong tháng 6/2020 ước đạt 454.764 lƣợt, tăng 85% với tháng 5/2020
Lượng khách du lịch đến Quảng Trị ước đạt 286.000 lượt, trong đó khách
quốc tế ước đạt 16.700 lượt. Số lượng khách lưu trú tại các khách sạn chuyên ngành
ước đạt 87.400 lượt, khách tham quan ước đạt 198.600 lượt. Đặc biệt, lượng khách
hành hương về nguồn, thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang liệt
sĩ quốc gia Trường Sơn, Đƣờng 9 và Thành Cổ Quảng Trị có chiều hướng tăng
mạnh. Theo ước tính, các cơ sở di tích, bảo tàng đã đón và phục vụ khoảng 42.000
lượt khách đến thăm viếng. Tổng doanh thu du lịch xã hội ước đạt 226 tỉ đồng, tăng
2,7% so với cùng kì năm 2018. Quảng trị là nơi chứng kiến rất nhiều cuộc chiến
khốc liệt của nhân dân ta bảo vệ đất nước vì vậy đến với Quảng Trị là điểm với
những tuyến điểm du lịch lịch sử như : Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa Trang Trường
sơn, Bến Hiền Lƣơng, Địa Đạo Vĩnh Mốc... ngoài những di tích lịch sử Quảng Trị
còn có nhiều tuyến điểm du lịch như Đảo Cồn Cỏ, Làng Cổ La Bích. Thu lượng
khách lớn.

Từ lượng khách trên thấy được rằng các tuyến điểm du lịch tham quan tìm
hiểu lịch sử văn hoá trên rất được khách du lịch yêu thích vì vậy cần phát triển đẩy
mạnh các loại hình du lịch về nguồn này, cần thêm nhiều chương trình du lịch kết
hợp các địa điểm lịch sử nhằm làm tăng thêm lòng yêu nước cũng như giúp cho loại
hình du lịch này phát triển hơn.

Tuy nhiên thời điểm hiện tại do ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh nên lượng
khách du lịch tại các tuyến điểm Đà Nẵng- Quảng Trị giảm đi đáng kể, từ đầu năm đến
nay để phòng tránh dịch bệnh nên các tỉnh cũng cho ban hành các chính sách phòng
ngừa dịch bệnh, vì vậy lượng khách không còn nhiều. Đặc biệt vào thời điểm đỉnh cao
của dịch bệnh các thành phố trên đã cho ban hành lệnh cấm để ngăn ngừa dịch tốt hơn
vì vậy khách tham quan cũng không đến đây để du lịch và gây ra tổn thất lớn cho
nghành du lịch nói chung và du lịch về nguồn nói riêng rất lớn.
1.3. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
1.3.1.Khái niệm chương trình du lịch
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được
định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi.
Điều 4 – luật du lịch Việt Nam năm 2005: Chương trình du lịch hay còn gọi là
tour du lịch, là kế hoạch đi đến một điểm du lịch trong khoảng thời gian nhất định,
trong chƣơng trình đó có sử dụng các dịch vụ tại điểm đến, như dịch vụ lưu trú,
dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí,… Và tất cả thông tin về tour, mức giá của tour du
lịch đó sẽ được đưa đến khách hàng trước khi khách tham gia chương trình.
1.3.2. Đặc điểm của chương trình du lịch
Từ các định nghĩa trên ta rút ra các đặc điểm của chương trình du lịch như sau:
Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được sắp
đặt trước, làm thỏa mãn nhu cầu khi đi du lịch của con ngƣời.
Phải có ít nhất hai dịch vụ trong chương trình du lịch và việc tiêu dùng được
sắp đặt theo một trình tự về không gian và thời gian nhất định.
Giá cả của chương trình du lịch phải là giá gộp các dịch vụ có trong chương
trình. Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng.
Đặc điểm của chương trìnhdu lịch
+Tính vô hình của sản phẩm
+Tính không đồng nhất
+ Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp
+ Tính dễ bị sao chép và bắt chƣớc
+ Tính thời vụ cao
+ Tính khó bán do kết quả của những đặt tính trên.
1.3.3 Vai trò của chương trình du lịch
Chương trình du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong kinh doanh du lịch vì nó
mang lại lợi ích cho cả du khách lẫn các tổ chức kinh doanh du lịch.
Về phía du khách, chương trình du lịch giúp khách hiểu rõ hơn về chuyến đi giúo khơi
dậy sự tò mò về địa điểm đến có sẵn trên lịch trì và từ đó du khách có để chuẩn bị các vật
dụng mang kèm theo để phù hợp với địa điểm có trên chương trình
Về phía các tổ chức kinh doanh du lịch, chương trình du lịch là sản phẩm đã được lên
kế hoách tính toán chi tiết từ đó có thể quản bá đến du khách các loại chương trình du
lịch khác nhau phù hợp theo yêu cầu của du khách.
Từ đó, chương trình du lịch góp phần lớn ảnh hưởng đến khả năng bán và doanh thu của
tổ chức kinh doanh.
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chương trình du lịch
1.3.4.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường xá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt,
hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện... Cơ sở hạ tầng
phát triển sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và ngành Du lịch
nói riêng. Đối với ngành Du lịch, nó là yếu tố tiền đề đảm bảo cho du khách tiếp cận dễ
dàng với các điểm du lịch, thỏa mãn được nhu cầu thông tin liên lạc và các nhu cầu khác
trong chuyến đi.
Trong các yếu tố hạ tầng, hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng nhất để lên kế
hoạch xây dựng chương trình du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến việc: Đảm bảo an toàn,
tiện nghi cho khách du lịch, cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc
độ vận chuyển, tiết kiệm được thời gian đi lại, kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận
đến cả các nơi xa xôi.
1.3.4.2.Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương diện vật chất kỹ
thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm xây dựng
một chương trình du lịch thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra lại là yếu tố quan trọng tác
động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Có
ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu của du
khách. Đó là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, lao động trong du lịch
1.3.4.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch, theo Luật Du lịch Việt Nam 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản
phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du
lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”.
Tài nguyên du lịch là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan để xây dựng chương trình du
lịch, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến phát triển bền vững du lịch. Số lượng, chủng
loại, cơ cấu, mức độ đa dạng, vị trí và khả năng khai thác có tác động trực tiếp và rất lớn
đến việc xác định định hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng,
xác định các giải pháp phát triển du lịch; đến hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng phát
triển của du lịch theo hướng tương ứng.
1.3.4.4. Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ du lịch là mức phù hợp của dịch vụ từ các nhà cung cấp du lịch
thỏa mãn các yêu cầu của du khách. Nó chính là sự nhận thức của khách hàng về chất
lượng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của hãng đó
trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các
hãng khác trong cùng ngành Dịch vụ lữ hành. Chất lượng dịch vụ trong kinh doanh du
lịch được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng.
Thực tế cho thấy, chất lượng dịch vụ du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để
xây dựng chương trình du lịch, là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu không chỉ
cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch mà còn cho cả ngành Du lịch của các quốc gia
cũng như các địa phương
1.3.5. Quy trình xây dựng chương trình du lịch
1.3.5.1. Nghiên cứu thị trường khách du lịch
Đây là bước tiên quyết để thiết kế một tour du lịch. Đơn vị kinh doanh lữ hành
cần nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch để xác định được:
Động cơ, mục đích chuyến du lịch: theo các mùa, các thời điểm khác nhau của
khách hàng sẽ có động cơ, mục đích du lịch khác nhau. Khả năng thanh toán: tùy
thuộc khả năng thanh toán của khách hàng để thiết kế tour sao cho phù hợp.
Thời gian nhàn rỗi: khách hàng chỉ nhàn rỗi vào thời gian nhất định thì nên
đưa ra một vài ý tưởng để khách hàng lựa chọn. Thói quen tiêu dùng, thị hiếu, yêu
cầu về chất lượng.
1.3.5.2. Nghiên cứu thị trường cung
Mỗi loại dịch vụ sẽ có nhiều nhà cung cấp khác nhau, tiêu chuẩn của chất
lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ cũng khác nhau. Vì vậy, công ty du lịch cần
tìm hiểu kỹ khả năng đáp ứng của mỗi nhà cung cấp về: điểm du lịch, dịch vụ vận
chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm giải trí. Từ đó, đưa ra lựa
chọn đơn vị nào phù hợp với chương trình du lịch của công ty.
1.3.5.3. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch
Mục đích, ý tưởng tour: dựa trên nghiên cứu động cơ, mục đích du lịch của du
khách để xây dựng tour.
Nếu là tour du lịch kết hợp team
building thì công ty du lịch cần đưa vào
chương trình từ lịch trình đến trò chơi
hướng đến sự đoàn kết, gắn bó mọi
người trong đoàn với nhau; nếu là tour
kết hợp công tác thì lịch trình sẽ nhẹ
Hình 1.1. Ý tưởng chương trình
nhàng để khách hàng có
thời gian tập chung cho mục đích công tác là chính,… Hiện nay, tour được các công
ty du lịch xây dựng đều tương tự nhau, chí sao chép lại của nhau nên trước khi vào
bước xây dựng lịch trình tour cần xem xét, đánh giá tour cạnh tranh của đối thủ
(xem xét họ có gì, chưa có gì). Sau đó đưa ra phương án thiết kế tour có sự mới mẻ,
hấp dẫn, mang tính đặc trƣng mà chỉ công ty du lịch của mình có.
1.3.5.4. Xây dựng lịch trình tour
Sắp xếp thứ tự các địa điểm du lịch: các điểm du lịch chính được sắp xếp theo
thời gian từ ngày khởi hành đến khi kết thúc tour sao cho hợp lý, nên đi điểm nào
trƣớc, điểm nào sau để vừa tiện di chuyển vừa gây sức hút với khách hàng.
Lựa chọn chuỗi cung ứng phù hợp đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn dịch vụ:
Dịch vụ vận chuyển: an toàn, tin cậy
với chất lượng các phương tiện
được bảo đảm kiểm tra và bảo
dưỡng thường xuyên.
Dịch vụ lưu trú: khách sạn,
resort, homestay,… có phòng nghỉ
Hình 1.2. Xây dựng lịch trình tour
sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị, chất
lượng dịch vụ và phục vụ tốt.
Dịch vụ ăn uống: có sức chứa đủ cho đoàn khách, đáp ứng vệ sinh an toàn
thực phẩm, thực đơn hấp dẫn, có những món ăn đặc trưng vùng miền.
Chi tiết hóa chương trình du lịch: sau khi lên khung thời gian theo các ngày,
có địa điểm du lịch chính, liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ gần điểm du lịch
sẽ bổ sung một vài điểm đến phụ hấp dẫn, chi tiết thời gian du lịch, ăn uống.
1.3.5.5. Xây dựng giá cho tour du lịch
Xây dựng giá cho tour du lịch yêu cầu phải tính giá thành và giá bán, việc tính
giá này là căn cứ rất quan trọng để xác định chính xác lợi nhuận mà doanh nghiệp
du lịch đạt được.
Giá thành: là những chi phí trực tiếp mà công ty du lịch phải trả để tiến hành
thực hiện tour theo chương trình cụ thể (nếu
tính cho cả đoàn khách du lịch thì gọi là tổng
chi phí của chương trình để thực hiện chuyến
đi).
.
1.3.5.6. Hoàn chỉnh tour du lịch
Đây là bước cuối cùng trong chương trình du lịch. Ở bước này, cần chú ý soát
lại sự hợp lý của lịch trình tour bên trên, đồng thời thêm các điều khoản, quy định,
lƣu ý,… của tùy đơn vị kinh doanh lữ hành.
Cấu trúc của một chương trình du lịch thường bao gồm

Giá bán: được cấu thành bởi các yếu tố thành
Phần như : giá thành, chi phí khác,chi phí bán
hàng,lợi nhuận và thuế giá trị gia tăng
Hình 1.3. Giá tour
:  Tên chương trình – Hành trình – Thời Gian
 Nội dung

 Lịch trình từng ngày

 Ảnh các điểm đến tiêu biểu theo ngày

 Phần báo giá, giá bao gồm, không
bao gồm, giá đối với trẻ em

… Các lưu ý và thông tin liên hệ.
Hình 1.4. Lịch trình tour
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ
2.1. GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đà Nẵng
2.1.1.1. Vị trí địa lý Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung tâm địa lý của Việt Nam. Đây là một trong
63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và là kinh tế - xã hội lớn của miền Trung.
Thành phố Đà Nẵng nằm trong khoảng từ 15°55’ đến 16°14’ Bắc, 107°18’ đến
108°20’ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh
Quảng Nam và phía Đông giáp biển Đông.
Thành phố tọa lạc tại trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc Nam về
đường bộ, đường sắt, đƣờng biển và đường hàng không. Trung tâm thành phố cách
thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía
Nam và cách thành phố Huế - từng là thủ đô cận đại của Việt Nam 108km về
hƣớng Tây Bắc.
Đặc biệt, Đà Nẵng còn là trung điểm của bốn di sản thế giới miền Trung:
Động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), phố cổ
Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Đối với khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ
quan trọng hƣớng ra Thái Bình Dương của Việt Nam (miền Trung và Tây Nguyên)
và các nƣớc Lào, Thái Lan, Myanma thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với
điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa.
2.1.1.2. Địa hình Đà Nẵng
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi,
vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy
dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc
lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩ bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố.
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh
Quảng Nam.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn,
là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và
các khu chức năng của thành phố.
2.1.1.3. Khí hậu Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và
ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông do ảnh hƣởng của gió mùa đông
bắc nhưng không đậm và không kéo dài. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu của thành
phố Đà Nẵng hoàn toàn đƣợc ưu đãi với nắng ấm quanh năm, điều kiện thiên nhiên
tốt, khí hậu dễ chịu.
Nhiệt độ cao nhất trung bình của Đà Nẵng là 29°0C và nhiệt độ thấp nhất
trung bình là 22°7C. Biên độ dao động nhiệt giữa các ngày và các tháng liên tiếp
trong năm khoảng 3-5°C. Thành phố Đà Nẵng có độ ẩm không khí trrung bình năm
là 82%, trong đó, độ ẩm không khí cao nhất trung bình là 90%. Lượng mưa trung
bình năm của thành phố Đà Nẵng đạt 2.066mm. Trong đó, lượng mưa ngày lớn
nhất là 332mm; ngày mƣa trung bình năm là 144 ngày. Số giờ nắng trung bình của
Đà Nẵng là 2.158 giờ/năm. Trong đó, số giờ nắng trung bình nhiều nhất là 248
giờ/tháng và số giờ nắng trung bình ít nhất là 120 giờ/tháng.
Nhìn chung, khí hậu ở Đà Nẵng khá thích nghi với hoạt động du lịch và phát
triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên, cũng phải nói, Đà Nẵng là nơi thƣờng xảy ra
thiên tai, gió mùa đông bắc…gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch,
phá hủy các công trình xây dựng.
2.1.1.4. Thủy văn Đà Nẵng
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển
phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài...
với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại.
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành
phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông
chính là Sông Hàn (dài khoảng 204 km) và sông Cu Đê (dài khoảng 38 km). Ngoài
ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh
Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc...
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Đà Nẵng
Nằm ở trung độ của đất nước, thành phố Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về
chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, đầu mối quan trọng về đường bộ,
đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là cửa ngõ phía Đông của hành lang
kinh tế Đông - Tây, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây
Nguyên và các nước tiểu vùng. Đây là lợi thế quan trọng cho phép Đà Nẵng mở
rộng giao lưu kinh tế với các nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo lực để
trở thành trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu của thành phố trong những năm gần
đây đã có những chuyển biến tích cực. Với phương châm chủ động mở rộng thị
trường theo hướng đa phương hoá quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập các thị
trường truyền thống và phát triển thị trường mới, đến nay các sản phẩm của Đà
Nẵng đã có mặt ở hơn chín mươi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mạng lưới kết cấu hạ tầng ở Đà Nẵng đa dạng với hệ thống sân bay quốc tế,
cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, đường sắt Bắc Nam đã phát triển hoàn
chỉnh và thuận lợi, góp phần quan trọng đối với mức tăng trưởng kinh tế của địa
phương, cải thiện đời sống xã hội.
Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở
rộng và xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du
lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị lớn miền
Trung Việt Nam.
Với những điều kiện như vậy cho phép Đà Nẵng phát triển một nền kinh tế
mở, thu hút những dự án có quy mô lớn, mở rộng vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước. Từ đó phát triển một thành phố năng động không những là một
trung tâm kinh tế lớn của đất nước mà còn mang tầm cỡ khu vực.
2.1.3. Lịch sử hình thành Đà Nẵng
Cũng giống như bao mảnh đất khác trên đất nước Việt Nam, mảnh đất Đà
Nẵng đã trải qua bao thăng trầm trên con đường phát triển của mình. Những di tích
còn lại luôn là minh chứng cho một quá khứ hào hùng đó.
Theo ngôn ngữ Chăm thì Đà Nẵng có nghĩa là “sông lớn” hay cửa sông cái.
Năm 1306 là mốc lịch sử đánh dấu vùng đất Đà Nẵng, bắt đầu sáp nhập vào lãnh
thổ quốc gia Đại Việt bằng sự kiện “Theo thể ước của phụ hoàng Trần Nhân Tông
trong chuyến viễn du thăm Chiêm quốc trước đó, vua Trần Anh Tông bèn gả em gái
mình là công chúa Trần Huyền Trân cho Chiêm vương Chế Mân, để đổi lấy hai
châu Ô - Lý (vua Trần đổi là Châu Thuận và Châu Hóa). Như vậy, Đà Nẵng được
ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ XVII trở đi với địa phận thuộc đạo Hóa Châu (gần
Thừa Thiên Huế và vùng đất từ đèo Hải Vân đến bờ Bắc sông Thu Bồn).
Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua
nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà
Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo
Hoàng Sa. Trên thực tế huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, và ủy
ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đang tạm đặt tại khu vực quận Sơn Trà.
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc
trung ương. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1.
2.1.4. Đặc điểm cư dân, văn hóa
Lịch sử phát triển cho thấy, Đà Nẵng là một vùng đất của xứ Quảng, con
người - văn hóa Đà Nẵng là một bộ phận hữu cơ của cộng đồng cư dân và văn hóa
Quảng Nam. Vì vậy, khi nói đến mảnh đất này, người ta thƣờng gắn với cách gọi
chung “Văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng”.
2.1.4.1. Đặc điểm cư dân
Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung Ương, bao gồm 6 quận nội
thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo. Đà Nẵng hiện là địa phƣơng có tỷ lệ
dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất nƣớc đạt 87,7% năm 2018. Dân số
của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 ngƣời, trong đó dân
số nam là 576.000 ngƣời (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000 ngƣời (chiếm
49,3%).
Ngày nay, người Đà Nẵng đang có mặt trên các vùng miền của đất nước và cả
nước ngoài. Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế trong quá khứ cũng như hiện tại
chắc chắn sẽ tạo nên cơ hội để người Đà Nẵng thêm tự tin hƣớng tới tương lai.
2.1.4.2. Đặc điểm văn hóa
Văn hóa Đà Nẵng được thể hiện qua các di tích lịch sử - văn hóa như danh
thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà, qua truyền thuyết Tiên Sa, Non Nước. Văn
hóa ẩm thực cũng là một yếu tố tạo nên đặc trƣng văn hóa vùng, đó là mì quảng,
bánh tráng đập dập, bánh ít lá gai, bánh tráng cuốn thịt heo…với những hương vị rất
riêng không lẫn với những sản vật của nơi khác.
Với những mái ngói cổ kính, rêu phong, hàng chục ngôi đình chùa ở Đà Nẵng
được bảo vệ di tích là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Đó là đình làng Túy
Loan, đình làng Bồ Bản, Đình làng Nại Nam…
Mặc dù so với những vùng đất khác thì không gian lễ hội hẹp hơn, thời gian
ngắn hơn, song cũng khá đa dạng và phong phú. Có lễ hội dân gian truyền thống
như lễ hội đình làng, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội văn hóa như Lễ
hội thi bắn pháo hoa quốc tế…
Có thể nói giá trị đặc trưng của văn hóa xứ Quảng nói chung, của Đà Nẵng nói
riêng là những nét đặc thù của một vùng văn hóa nằm trong tổng thể của nền văn
hóa Việt Nam. Vô hình chung những đặc điểm văn hoá là yếu tố thuận lợi cho sự
phát triển du lịch mà trong đó có cả du lịch tín ngưỡng.
2.1.5. Giới thiệutổng quan Quảng Trị
2.1.5.1. Vị trí địa lý - kinh tế
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 160
18 đến 170
10 vĩ độ Bắc,
1060
32 đến 1070
34 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.-
Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nƣớc CHDCND Lào.
- Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung
điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính
của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà
Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác
kinh tế trong khu vực, giao thƣơng hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại,
dịch vụ và du lịch.
- Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và
đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ
1A, đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc
- Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị
có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một
trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung
chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có
sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế và sân bay quốc tế Đà Nẵng. Thời gian qua,
cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nƣớc quan tâm đầu tư, cùng
một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát
triển mới: Khu kinh tế thƣơng mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc;
các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến
du lịch Hiền Lƣơng, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu
hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới
điện, cấp thoát nước,bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực
xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được
chú trọng phát triển.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo
cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp
tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực
và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
2.1.5.2. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình
- Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang
Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây
từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp
chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi
cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
Khí hậu
- Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản
cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi
là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô nóng thổi
mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán
- Nhiệt độ trung bình năm từ 240
-250
C ở vùng đồng bằng, 220
-230
C ở độ cao
trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau. Mùa nóng từ tháng 5 đến
tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 280
C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao
có thể lên tới 400
-420
C.
Con người
Mảnh đất sinh ra rất nhiều anh hùng dân tộc, nhà văn nhà thơ. Nơi đây những
con người kiên cường bất khuất cần cù trong 2 cuộc khàng chiến chống đế quốc mỹ
và tực dân pháp. Con ngƣời nơi đây cần cù bất khuất, nhiệt tình chăm chỉ cần cù.
2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN TRÊN TUYẾN ĐÀ
NẴNG – QUẢNG TRỊ
2.2.1. Tài nguyên du lịchtự nhiên trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị
2.2.1.1. Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 67.148 ha, bao gồm 3
loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là
49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế
còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát
triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên
Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam
Hải Vân.
Huế có diện tích rừng hiện có là 325.208,8 ha, trong đó 134.954,3 ha là rừng
sản xuất chiếm 41,50%, rừng phòng hộ là 101.120 ha chiếm 31,09% và 89.134,5 ha
rừng đặc dụng chiếm 27,41%. Có chức năng phòng hộ và điều hòa khí hậu khu vực
và đặc biệt sự đa dạng sinh học của rừng ở đây có giá trị rất cao, cả trong lĩnh vực
khai thác sử dụng phục vụ lợi ích cộng đồng cũng như bảo vệ các nguồn gen quý
hiếm. Đặc biệt có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như : Sao La, Mang
Trường Sơn và Mang lớn.
Quảng Trị hiện nay có 03 khu bảo tồn thiên nhiên (Khu bảo tồn thiên nhiên
Đakrông: 37.640ha, Bắc Hướng Hoá: 23.300ha và Khu bảo tồn đường Hồ Chi Minh
Huyền thoại: 5.680ha; với tổng diện tích các khu bảo tồn rừng này là: 66.620ha); 01
khu sinh thái Trằm Trà Lộc, 01 khu rừng di tích Rú Lịnh, khu bảo tồn biển đảo Cồn
Cỏ. Với tài nguyên đa dạng sinh học vô cùng phong phú: Theo kết quả cập nhật từ
các báo cáo nghiên cứu gần đây, bƣớc đầu Quảng Trị đã ghi nhận đƣợc 1.853 loại
thực vật, 67 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát lưỡng cư, 210 loài bướm, 69 loài
mối, 72 loài cá nước ngọt, 199 loài thuỷ sinh…
2.2.1.2. Tài nguyên biển
Với lợi thế có trên 40 km bờ biển và nhiều bãi biển đẹp như: Mỹ Khê, Tiên Sa,
Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Non Nƣớc,… đã tạo cho
Đà Nẵng một thế mạnh để phát triển du lịch. Hệ sinh vật biển ở dây cũng rất đa
dạng.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển
phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài.
Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác
150.000 - 200.000 tấn.
Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc
phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà
Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…
Thừa Thiên Huế còn có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến
đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học khu vực có nhiều thủy sản có giá trị cao
như : tôm hùm, cá mú,... là nơi có nguồn tôm, cá bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản
xuất giống và rất thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nuôi các đối tượng thủy sản
quý như : tôm hùm, ngọc trai.
Quảng Trị cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái
với 75km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp như: Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy và đảo
Cồn Cỏ; có nhiều cánh rừng nguyên sinh với nhiều động, thực vật quý hiếm như:
Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, Khe Gió,...; có nhiều hang động, suối nƣớc nóng và thác
nƣớc ở Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa.
1. Rạn San hô
Tổng cộng có 191 loài san hô cứng thuộc 47 giống 15 họ và 3 giống san hô,
trong đó có các họ có số lƣợng loài nhiều nhất là Acroporidae, Faviidae và
Poritidae.
2. Cá trong rạn san hô
Có 162 loài cá sống trong rạn san hô thuộc 77 giống và 36 họ.
3. Nhóm động vật đáy có kích thước lớn
Sinh vật đáy kích thước trên rạn san hô bao gồm: Thân mềm (Mollusca), Giáp
xác (Crustacea) 4 loài, Da gai (Echinodermata) 23 loài, Giun (Polychaeta) 33 loài…
Tổng số 81 loài sinh vật đáy thuộc 37 họ.
2.2.2. Tài nguyên du lịchnhân văn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
1. Tại Đà Nẵng
 Chùa chiền
Phật giáo nguyên từ Ấn Độ truyền sang Việt Nam qua ngõ Tây Tạng (Trung
Quốc). Sau khi xâm nhập thì Phật giáo được người Việt tiếp thu, nhanh chóng hòa
hợp cùng với đạo giáo dân tộc và đi vào đời sống tinh thần của họ.
Đạo Phật Việt Nam luôn giữ bản sắc văn hóa truyền thống trải qua bao thế hệ
nên được xem như là quốc giáo. Hầu hết các địa phương trên cả nước đều có chùa
chiền. Chùa là trung tâm của đời sống văn hóa, là cơ sở thờ tự các đức Phật, là nơi
tu hành của các Phật tử, đồng thời là nơi dâng lễ, cầu nguyện, khấn vái của những
người thành tâm.
Theo thống kê tại thành phố Đà Nẵng có đến khoảng 105 ngôi chùa và 2 tịnh
xá được phân bố rộng khắp trên các quận huyện. Quận Hải Châu có 25 chùa + 1
tịnh xá, tiêu biểu là chùa Pháp Lâm, Tam Bảo, Bát Nhã, Phổ Đà, Giác Minh, Phước
Ninh….
Quận Thanh Khê có 15 chùa + 1 tịnh xá, tiêu biểu chùa Tam Giác, Kỳ Viên,
Tân Thành, Vĩnh An, Pháp Vân, Phổ Quang, Phục Đán, Xuân Hòa… Quận Ngũ
Hành Sơn có 18 chùa, gồm Tam Thai, Linh Ứng, Quán Thế Âm, Phổ Đà Sơn,
Hƣơng Sơn, Từu Lâm… Quận Sơn Trà có 14 chùa, gồm An Hải, An Phước, Mỹ
Khê, Linh Ứng… Quận Liên Chiểu có 13 chùa, gồm chùa Quang Minh, An Nhơn,
Đà Sơn, Kim Sơn… Huyện Hòa Vang có 20 chùa, gồm Thọ Quang, Hòa Thọ, Hòa
Phong, Lệ Sơn…
Trong số đó có nhiều ngôi chùa, với những nét kiến trúc độc đáo, đặc trưng đã
được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia. Bên cạnh những ngôi chùa như Linh
Ứng, Tam Thai, Từ Lâm (Ngũ Hành Sơn); Linh Ứng (Bà Nà); Linh Ứng (Sơn Trà)
đã đƣợc khai thác phục vụ cho du lịch tín ngưỡng thì vẫn còn nhiều cơ sở Phật tự
vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Một số cơ sở Phật giáo ở Đà Nẵng hiện nay đang là điểm tham quan du lịch,
nơi vãn cảnh, cầu nguyện, chiêm nghiệm của du khách như:
Chùa Linh Ứng - Sơn Trà
Đây là ngôi chùa được xem là lớn nhất của thành phố về cả mặt quy mô cũng
như về mặt nghệ thuật nằm trong quần thể du lịch Sơn Trà, cách trung tâm thành
phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Bắc, ở độ cao 693m so với mực nước biển.
Đứng ở vị trí trung tâm chùa Linh Ứng, phía trước mặt là vịnh sông Hàn; bên
phải là một phần bán đảo Sơn Trà mặt biển trong xanh, bờ cát trắng mịn. Trông xa
hơn là núi Ngũ Hành, Cù Lao Chàm. Phía sau lưng chùa là núi rừng nguyên sinh
của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có
của chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong, có hình rồng uốn lượn rất tinh
xảo - một biểu tƣợng truyền thống của dân tộc.
Điện chính có sức chứa lớn, là nơi trang nghiêm và thanh tịnh nhất. Chính
giữa là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và
bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Phát cùng 18 vị La Hán được sắp
xếp theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện. Đây là một trật tự mang tính quy củ
và ý nghĩa tâm linh.
Một công trình nổi bật và ấn tương nhất tại chùa Linh Ứng - Bãi Bụt là tượng
Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương
đương tòa nhà 30 tầng). Công trình hoành tráng do 2 điêu khắc gia Thụy Lam và
Châu Viết Thạnh thực hiện với tư thế tượng mắt nhìn ra biển, lưng tựa núi, một tay
bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ để ban phước lành cho con dân vất
vả ngoài khơi. Trên mũ tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng
tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tƣợng Phật với hình
dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Từ trên mười bảy tòa
tháp này có thể nhìn đƣợc toàn bộ cảnh thành phố, núi rừng và biển đảo Sơn Trà
một cách rõ nhất và tuyệt đẹp nhất.
Đặc biệt, có ngƣời còn nói “tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đã có nhiều lần
nhận được ánh hào quang chiếu rọi phía sau, trên đầu tôn tượng”. Có lẽ, chính vì
điều đó mà khách du lịch đến đây ngày một nhiều không chỉ để ngắm nhìn sự kỳ vĩ
của tôn tượng mà còn để cầu an, cầu may ở chốn linh thiêng này.
Ngôi chùa hiện nay không chỉ là chiêm bái, sinh hoạt, học tập của tăng ni, phật
tử, mà còn là điểm đến hấp dẫn của khách thập phƣơng, một điểm du lịch tín
ngưỡng đầy hứa hẹn của thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
Hình 2.1. chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà
Chùa Linh Ứng - Bà Nà
Chùa Linh Ứng Bà Nà nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu Du lịch sinh thái Bà
Nà với độ cao gần 1.500m, chùa Linh Ứng vừa được khánh thành vào ngày
(05/03/2004). Kiến trúc chùa gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai, cả khoản
sân rộng đƣợc lót bằng đá. Phía trƣớc chùa có một cây thông rất đặc biệt với 03
loại lá khác nhau
Đặc biệt, chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m màu trắng. Từ
thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng
muốt này nổi bật trên cái nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà – Núi Chúa.
Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Về kiến trúc và thờ tự, chùa Linh Ứng Bà Nà
được thực hiện giống Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và cùng một sư trụ trì. Thượng
tọa Thích Thiện Nguyện, trụ trì Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, đã tổ chức trọng thể
lễ đặt đá xây dựng chùa Linh Ứng Bà Nà và Thích Ca Phật đài.
Cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi du khách được chiêm ngƣỡng
tượng Phật Thích Ca tạo thiền thuộc vào hàng lớn nhất châu Á. Xây dựng trên núi
cao, chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng, những nét kiến trúc tinh tế của chùa làm
cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao,
thư thái. Cùng với hai chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và Linh Ứng Sơn Trà, những
cảnh đẹp của kiến trúc nghệ thuật, phong cách độc đáo, chùa Linh Ứng trên bán đảo
Sơn Trà có sức thu hút lớn, là điểm đến hẫp dẫn cho những ai đặt chân lên mảnh đất
này. Hàng năm, một số lượng khách du lịch đến đây không chỉ để tắm biển nghỉ
dưỡng…mà còn nhằm mục đích hành hương, cầu nguyện.
Hình 2.2 . Chùa Linh Ứng Bà Nà Hill
Bảo tàng Chăm Pa
Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày
các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành
lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và
các tỉnh Tây Nguyên. Các cổ vật được phân chia thành các phòng trưng bày khác nhau
tùy thuộc vào khu vực nó được khai quật như Trà Kiệu, Tháp Mẫm, Mỹ Sơn...
giúp thuận tiện cho việc tham quan và tìm hiểu. Hiện nay, bảo tàng đang cất giữ và
trưng bày hơn 2.000 cổ vật văn hóa triều đại Chăm, tuy nhiên chỉ được trưng bày
khoảng 500 cổ vật, số còn lại đều đƣợc lưu trữ trong kho. Có 3 cổ vật được xếp vào
loại bảo vật quốc gia đó là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ tát.
Hình 2.3. Bảo tàng Chăm Pa
Khu du lịch thắng Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách thành phố
Đà Nẵng khoảng 7km về phía Đông Nam.
Gồm 5 ngọn núi với hình dạng khác nhau là món quà thiên nhiên ban tặng.
trong đó ngọn Thuỷ Sơn là ngọn núi có nhiều chùa chiều và hang động đẹp nhất.
Hình 2.4. Chùa Tam Thai - Ngũ Hành Sơn
Thành Điện Hải
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 gần cửa biển Đà
Nẵng. Năm 1823 cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao.
Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 đồn đổi tên là thành Điện Hải.
Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của
nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc,
bảo vệ lãnh thổ. Thành Điện Hải đã đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di
tích lịch sử quốc gia ngày 16.11.1988, đƣợc gắn bia di tích ngày 25.8.1998.
Hình 2.5. Thành Điện Hải
Nghĩa trang Khuê Trung
Nghĩa trũng Khuê Trung được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích
quốc gia vào ngày 04/01/1999.
Nghĩa trũng Khuê Trung (còn gọi là Nghĩa trũng Hòa Vang) - mộ lớn của
nghĩa sĩ lập tại Khuê Trung - Hòa Vang, theo sắc tứ vua ban để quy tụ hài cốt tướng
sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược năm 1858.
Nghĩa trũng nằm quay mặt về hướng Đông, được bài thiết theo mô hình tam
ban: chính diện và tả, hữu. Ngay cổng vào chính diện có tấm bia bằng đá sa thạch
khắc 4 chữ Hán "Hòa Vang Nghĩa Trũng" cùng với năm lập bia: Tự Đức Thập Cửu
Niên (1866); và hai trụ đá cao khoảng 2m.
Phía cuối nghĩa trũng nhìn từ ngoài vào là các am thờ, các bàn hương án dùng cho
việc cúng tế lễ. Hai bên tả hữu nghĩa trũng có hơn 1.000 ngôi mộ cân phân ngay thẳng.
Ngay sau lưng nghĩa trũng là nhà thờ Tiền Hiền và miếu Bà Hằng năm đến ngày 16/3
âm lịch người dân Khuê Trung thiết lễ tế tiền hiền để tưởng nhớ công đức hai vị tiền
hiền Trần Kim Tƣơng và Trần Kim Bảng. Nhà thờ làm theo lối kiến trúc xưa, hình chữ
quốc, trên đòn đông có ghi năm trùng tu là Bảo Đại thứ 16 (1941).
Miếu Bà nằm dưới tán cây mù u cổ thụ, có tượng và bài vị thờ Ngũ Hành
Thánh Phi Trung Đẳng Thần gồm Hỏa Đúc Thánh Phi ở giữa, bên trái là Kim Đức,
Thổ Đức, bên phải là Thủy Đức, Mộc Đức.
Dưới gốc cây mù u còn lăn lóc đây đó những viên đá trang trí đầu cột hình quả
bí và một Yoni - vật thờ của người Chăm, hình vuông phẳng dẹt.
Hình 2.6. Nghĩa Trang Khuê Trung
Làng nghề đá Non Nước
Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố chưa đến 10km,
Làng đá mỹ nghệ Non nước là một trong những làng nghề có sức sống mãnh liệt.
Qua hàng trăm năm, không những không mai một như một số nghề truyền thống
vàng son trong quá khứ, mà Làng đá Non Nước còn ngày càng phát triển. Sản phẩm
của làng nghề hết sức đa dạng và phong phú. Các nghệ nhân làng nghề luôn miệt
mài sáng tạo để không ngừng chế tác sản phẩm mới, là những món quà lưu niệm Đà
Nẵng được du khách ưa thích như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, chặn
giấy, những bức tranh thủy mặc... làm bằng đá, đá bán quý
Hình 2.7. Làng nghề đá Non Nước
Làng chiếu Cẩm Nê
Làng chiếu Cẩm Nê (thuộc huyện Hòa Vang) cách trung tâm thành phố Đà
Nẵng 14km về phía Tây-Nam. Chiếu Cẩm Nê được làm nên bởi những người thợ
làng nghề ở một làng quê bé nhỏ, thế nhưng từ rất lâu đời, sản phẩm của làng nghề
truyền thống ở Đà Nẵng đã nổi tiếng khắp miền Trung. Theo nhiều tài liệu thì nghề
chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa, theo chân những người dân
di cư từ Bắc vào Nam vào khoảng thế kỷ 15, khi vua Lê Thánh Tôn chiến thắng
Chiêm Thành.
Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu
hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Sợi lát
dùng để dệt chiếu trơn được phơi khô vừa phải, sao cho khi phơi khô xong đem vào
dệt, sợi lát còn ửng màu xanh.
Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in
hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lát về nhuộm phẩm màu
đỏ, xanh, lục,vàng... Phẩm nấu lên và nhúng sợi lát vào, sau đó đem phơi khô rồi dệt
chiếu.
Hình 2.8 Làng nghề chiếu Cẩm Nê
2. Tại Huế
Đại Nội Kinh Thành Huế
Đại Nội Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Nằm ở bên bờ dòng sông
Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô
Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lƣu giữ nhiều dấu ấn đặc
sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là
cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm
Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc). Gồm nhiều công trình :
Cổng Ngọ Môn Huế : Cổng Ngọ Môn nhìn về phía Nam kinh thành và trông
xa ra dòng sông Hương thơ mộng. Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, trong đó cửa chính ở
giữa từng là cổng dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn, quan võ, và hai
cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu.
Điện Thái Hoà: Điện Thái Hòa là một biểu trƣng quyền lực của Hoàng triều
nhà Nguyễn. Nằm trong khu vực Hoàng thành, Điện Thái Hoà cùng Sân Đại Triều
Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình.
Cung Diên Thọ: Trong nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế, Cung Diên
Thọ là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay.
Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu.
Hình 2.9. Đại Nội Huế
Hệ thống lăng tẩm Vua Khải Định
Vua Khải Định với tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con trai duy nhất của
vua Đồng Khánh, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Sau khi lên ngôi, ông đã say
sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm của bản thân và hoàng tộc như
điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn…
Đặc biệt là công trình đồ sộ Ứng Lăng (lăng Khải Định). Đến năm 1925, ông
đã băng hà ở tuổi 40 và thời gian trị vì đất nƣớc là 9 năm. Lăng Khải Định chính là
đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sức và thủy tinh, là một công trình có giá trị
cao về nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế.
Hình 2.10. Lăng Khải Định
Hệ Thống lăng tẩm vua Tự Đức
Với những bạn am hiểu về lịch sử dân tộc đều biết Lăng Tự Đức (còn gọi là
Khiêm Lăng) là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế được Unesco
công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là nơi chôn cất vua Tự Đức của triều đình
nhà Nguyễn. Ông là vị vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn với 36 năm (từ năm 1847
– 1883), nổi tiếng với trình độ cao về học vấn Đông Dương, đặc biệt là Nho Học.
Lăng Tự Đức được khởi công từ 1864, dưới sự tham gia công sức của hơn
6000 lính và thợ để đào hào, đắp lũy, xây thành quách và lăng mộ. Lăng ban đầu
được vua Tự Đức lấy tên là Vạn Niên Cơ nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi, ông
đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua mất, mọi người gọi là Khiêm Lăng.
Nổi tiếng là lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều
Nguyễn. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Điều đặc
biệt là với gần 50 công trình trong lăng Tự Đức ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng
mộ đều có chữ Khiêm, nhƣ: Cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung Môn, Chí Khiêm
Đƣờng, hồ Lưu Khiêm, Xung Khiêm Tạ, điện Hòa Khiêm…
Hình 2.11. Lăng vua Tự Đức
Hệ Thống lăng tẩm vua Minh Mạng
Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế
khoảng 14km, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng
được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vua Thiệu Trị tiếp tục xây
dựng hoàn tất vào năm 1843.
Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ,
bao gồm cung điện, đền miếu và đài tạ... được bố trí trên một trục dọc theo đường
Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tƣờng của la thành sau
mộ vua. Hình thế của lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ trong tư thế đầu gối
lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như
đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên. Lăng Minh mạng với hai hồ và kiến trúc trang
hoàng tuyệt đẹp, là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng
tẩm của vua nhà Nguyễn.
Hình 2.12. lăng Minh Mạng
Làng nghề làm Nhang
Thủy Xuân là vùng ngoại ô bán sơn địa phía Tây, nổi tiếng có nhiều ngôi cổ tự
hơn trăm năm tuổi của thành phố Huế. Nơi đây dân cư rất mộ đạo Phật, và là một
địa phương điển hình về nghề làm hương (nhang) xứ Huế.
Nghề làm hương ở Thủy Xuân đã tồn tại lâu đời; người cao tuổi làm nghề này
cũng không nhớ có từ khi nào, chỉ biết khi sinh ra đã thấy ông bà, cha mẹ làm
những cây hương trầm thơm ngát: Cho đến giờ, trải qua 700 năm (Thuận Hóa – Phú
Xuân – Huế), người dân vẫn luôn duy trì nghề gia truyền.
Trong các nghi lễ tâm linh, người Huế không dùng hương có mùi thơm hóa
chất; do đó hương “trầm” Thủy Xuân rất đắt khách. Hương Thủy Xuân rất đắt
khách mang hương vị đặc trưng của trầm nguyên chất, phải trải qua nhiều công
đoạn bào chế, là cả sự kỳ công của người thợ. Muốn có một mẻ hương tốt, người
thợ thường chú ý đến khâu tuyển chọn nguyên liệu trầm, trộn thêm quế chi, thảo
quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi. Ngoài ra còn kèm thêm bột vỏ quả bưởi rừng,
hoa bưởi khô, quế, bạch đàn…
Hình 2.13. Làng nghề làm nhang Thủy Xuân
2. Tại Quảng Trị
Thành Cổ Quảng Trị
Thành Cổ trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua mỗi khi du lịch Quảng
Trị, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người
lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước. Trận
Thành cổ Quảng Trị là một trận chiến giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
được sự hỗ trợ về hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam với Quân đội Hoa Kỳ
và Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại khu vực thành cổ Quảng Trị vào năm 1972.
Đây là một trong những trận chiến ác liệt nhất của Chiến dịch Xuân Hè 1972 trong
Chiến tranh Việt Nam.
Trận chiến kéo dài trong suốt 81 ngày đêm, sau khi liên tiếp đưa vào các đơn
vị bộ binh cũng như sử dụng hỏa lực bom đạn cực kỳ lớn, Hoa Kỳ và Việt Nam
Cộng hòa đã thành công trong việc tái chiếm lại Thành cổ nhưng vẫn không thể
giành lại nửa Bắc của tỉnh Quảng Trị. Tuy vậy về mặt chiến lược, sự kháng cự
mạnh mẽ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với sự hỗ trợ về hậu cần của
Quân đội Nhân dân Việt Nam đã khiến kế hoạch tái chiếm thành cổ của đối phương
bị kéo dài tới 3 tháng so với kế hoạch ban đầu là 2 tuần.
Hình 2.14. Thành Cổ Quảng Trị
Địa đạo Vĩnh Mốc
Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh là công trình kiến trúc quân
sự kỳ vĩ dưới lòng đất, ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với khẩu
hiệu “quân sự hóa toàn dân, công sự hóa toàn khu vực” quân dân Vĩnh Linh đã tiến
hành đào hầm hào, với nhiều công năng: trụ sở, kho hậu cần, trường học, bệnh viện,
khu vực sinh hoạt của từng gia đình…, được bố trí khắp các điểm dân cư, dọc đường
đi, ven ruộng, bờ biển, được nối thông nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt
thay cho đường trên mặt đất. Thuộc thôn Vịnh Mốc và thôn Sơn Hạ, xã Vĩnh Thạch,
dài 1.060,25m (chưa bao gồm các ngách, căn hộ...); chiều cao đường hầm từ 1,7 -
1,8m, gồm có 13 cửa ra vào (có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển).
Dọc hai bên đường hầm, có khoét các ngách nhỏ đủ sinh hoạt cho 2 đến 4 người.
Trong hầm còn có hội trường (sức chứa từ 50 - 60 người), làm nơi hội họp, xem phim,
biểu diễn văn nghệ... và một số công trình khác như: bảng tin, nhà hộ sinh, 3 giếng
nước, nhà vệ sinh, trạm phẫu thuật, trạm xá, bếp nấu ăn (bếp Hoàng Cầm).
Hệ thống đường hầm và các công trình trong lòng đất của địa đạo Vịnh Mốc gồm
3 tầng: Tầng 1 có tổng chiềudài 421,82m, rộngtừ 0,90m - 1,1m và chiều cao từ 1,6m -
1,75m, có độ sâu cách mặt đất 8 - 11m, đường hầm có dạng hình vòm, lòng đường,
vách, trần đào khá phẳng... Tầng 2 có độ sâu cách mặt đất 11 - 15m, chiềudài 508,08m,
cao từ 1,6m - 1,94m, rộng từ 0,8m - 1,1m. Đường hầm có dạng hình vòm cuốn với kết
cấu đất đỏ bazan vững chắc.. Trục chính tầng 3 chạy chủ yếu theo hƣớng Nam rồi vòng
qua hƣớng Đông, dài 130,35m, cao từ 1,6 - 1,74m, rộng từ 0,8 - 1,1m, trần hình vòm
cuốn, sâu cách mặt đất từ 21 - 22,5m, có 2 giếng nước, 1 nhà tắm, 5 căn hầm được bố
trí so le ở hai bên trục chính, 2 hệ thống cửa (10 và số 12) thông ra biển và cũng có hệ
thống đường trục để nối giữa các tầng hầm với nhau.
Hình 2.15. Địa Đạo Vĩnh
Mốc Nghĩa trang Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ của Quân
Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên tuyến đường
Trường Sơn - còn đường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Nghĩa trang được xây
dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường,
huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của
tỉnh Quảng Trị khoảng 28 km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện
lỵ Gio Linh) chừng hơn 20 km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 398.000m²,
nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới phân đôi đất nước
thời chiến tranh Việt Nam. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, Quân đội
Nhân dân Việt Nam đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh Quảng
Trị.
Hình 2.16. Nghĩa Trang Trường Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị

More Related Content

What's hot

Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Báo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên ViệtBáo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên ViệtThanh Hải
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...luanvantrust
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangMan_Ebook
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY! Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Báo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên ViệtBáo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên Việt
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 
Du lich da nang
Du lich da nangDu lich da nang
Du lich da nang
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAYBáo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
 

Similar to Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị

Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...NuioKila
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...ssuserc1c2711
 
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...nataliej4
 
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...mokoboo56
 
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...mokoboo56
 
Luận án: Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế - Trường hợp thành p...
Luận án: Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế - Trường hợp thành p...Luận án: Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế - Trường hợp thành p...
Luận án: Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế - Trường hợp thành p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khoá luận phát triển du lịch tâm linh trong cộng đồng người khmer
Khoá luận phát triển du lịch tâm linh trong cộng đồng người khmer Khoá luận phát triển du lịch tâm linh trong cộng đồng người khmer
Khoá luận phát triển du lịch tâm linh trong cộng đồng người khmer Luanvantot.com 0934.573.149
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...Chau Duong
 
Luận Văn Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Tour Du Lịch Du Khảo Đồng Quê Tại...
Luận Văn Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Tour Du Lịch Du Khảo Đồng Quê Tại...Luận Văn Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Tour Du Lịch Du Khảo Đồng Quê Tại...
Luận Văn Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Tour Du Lịch Du Khảo Đồng Quê Tại...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị (20)

Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
Đánh Giá Nhận Thức Của Người Dân Đối Với Tác Động Du Lịch Và Sự Hỗ Trợ Của Họ...
 
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
 
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa PhươngLuận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
 
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp Vừa và NhỏNâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
 
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
 
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
 
Luận án: Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế - Trường hợp thành p...
Luận án: Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế - Trường hợp thành p...Luận án: Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế - Trường hợp thành p...
Luận án: Đo lường hình ảnh điểm đến của du khách quốc tế - Trường hợp thành p...
 
Khoá luận phát triển du lịch tâm linh trong cộng đồng người khmer
Khoá luận phát triển du lịch tâm linh trong cộng đồng người khmer Khoá luận phát triển du lịch tâm linh trong cộng đồng người khmer
Khoá luận phát triển du lịch tâm linh trong cộng đồng người khmer
 
Đề tài: Khu du lịch Bắc Trà Ngò – Cái Lim tỉnh Quảng Ninh, HOT
Đề tài: Khu du lịch Bắc Trà Ngò – Cái Lim tỉnh Quảng Ninh, HOTĐề tài: Khu du lịch Bắc Trà Ngò – Cái Lim tỉnh Quảng Ninh, HOT
Đề tài: Khu du lịch Bắc Trà Ngò – Cái Lim tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
 
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
 
Luận Văn Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Tour Du Lịch Du Khảo Đồng Quê Tại...
Luận Văn Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Tour Du Lịch Du Khảo Đồng Quê Tại...Luận Văn Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Tour Du Lịch Du Khảo Đồng Quê Tại...
Luận Văn Hiện Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Tour Du Lịch Du Khảo Đồng Quê Tại...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam ĐịnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Đà Nẵng - Quảng Trị

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÔNG Á KHOA DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH & LỮ HÀNH ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG - QUẢNG TRỊ Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 Đà Nẵng, năm 2022
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................................. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................ 5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................................................... 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................................................... 7. Kết cấu của đề tài................................................................................................................................................. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................... 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................... 1.1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................................... 1.1.1.1 Khái niệm du lịch ................................................................................................... 1.1.1.2 Khái niệm du lịch về nguồn................................................................................... 1.1.1.3 Sản phẩm du lịch .................................................................................................... 1.1.1.4 Thị trường du lịch................................................................................................... 1.1.2 Đặc điểm của du lịch về nguồn ............................................................................... 1.1.3 Vai trò của chương trình du lịch về nguồn............................................................. 1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................. 1.2.1. Thực tiễn xây dựng các chương trình du lịch ở Việt Nam.................................. 1.2.2. Thực tiễn tuyến điểm du lịch về nguồn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị…… 1.3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH............................................................ 1.3.1. Chương trình du lịch .............................................................................................. 1.3.2. Khái niệm về chương trình du lịch....................................................................... 1.3.3. Đặc điểm về chương trình du lịch ........................................................................ 1.3.4. Vai trò của chương trình du lịch............................................................................. 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng chương trình du lịch.............................. 1.3.6. Quy trình xây dựng chương trình du lịch…………………………………….
  • 3. 1.3.6.1. Nghiên cứu thị trường khách du lịch................................................................... 1.3.6.2. Nghiên cứu thị trường cung ............................................................................... 1.3.6.3. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch................................... 1.3.6.4. Xây dựng lịch trình tour ..................................................................................... 1.3.6.5. Xây dựng giá cho tour du lịch............................................................................ 1.3.6.6. Hoàn chỉnh tour du lịch...................................................................................... CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ..................................................................................................... 2.1. GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ................................................................................... 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đà Nẵng.............................................................................................................. 2.1.1.1. Vị trí địa lý Đà Nẵng......................................................................................................................... 2.1.1.2. Địa hình Đà Nẵng............................................................................................................................... 2.1.1.3. Khí hậu Đà Nẵng................................................................................................................................. 2.1.1.4. Thủy văn Đà Nẵng.............................................................................................................................. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Đà Nẵng.............................................................................................. 2.1.3. Lịch sử hình thành Đà Nẵng............................................................................................................. 2.1.4. Đặc điểm dân cư, văn hóa.................................................................................................................. ` 2.1.4.1. Đặc điểm dân cư................................................................................................................................... 2.1.4.2. Đặc điểm văn hóa ............................................................................................................................... 2.1.5. Giới thiệu tổng quan Quảng Trị ..................................................................................................... 2.1.5.1. Vị trí địa lý - kinh tế........................................................................................................................... 2.1.5.2. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................................................... 2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN TRÊN TUYẾN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ........................................................................................................................................ 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị.................................. 2.2.1.1. Tài nguyên rừng................................................................................................................................... 2.2.1.2. Tài nguyên biển....................................................................................................................................
  • 4. 2.2.1.3. Tài nguyên đất....................................................................................................................................... 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị................................ 2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể....................................................................................... 2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.............................................................................. 2.2.3. Tiềm năng về cơ sở vật chất – kỹ thuật trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị....... 2.2.3.1. Tại Đà Nẵng............................................................................................................................................ 2.2.3.2 Tại Huế......................................................................................................................................................... 2.3.3.3. Tại Quảng Trị......................................................................................................................................... 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN TUYẾN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ.............................................................................................................................................................. 2.3.1. Khái quát tình hình phát triểndu lịch về nguồn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị...................................................................................................................................................................................... 2.3.1.1. Lượng khách ........................................................................................................................................... 2.2.3.2. Doanh thu................................................................................................................................................. 2.2.3.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch................................................................................................ 2.3.2. CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐANG KHAI THÁC TRÊN TUYẾN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ........................................................................................................................................ 2.3.3. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ............................ 2.3.4. THỜI GIAN THÍCH HỢP ĐI DU LỊCH................................................................................. 2.3.5. SẢN PHẪM DU LỊCH TIỀM NĂNG CẦN PHÁT TRIỂN....................................... 2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................................................... CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ 63 3.1. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VỀ NGUỒN............................................................................... 3.2. BẢNG GIÁ TOUR ( Đơn vị tính: VNĐ )................................................................................... 3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ 3.1.1. Cơ sở để xây dựng định Hướng...................................................................................................... 3.1.1.1. Định hướng không gian phát triển du lịch........................................................................ 3.1.1.2. Định hướng tổ chức hoạt động du lịch .................................................................................
  • 5. 3.1.1.3. Định hướng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch về nguồn.....................82 3.1.1.4. Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch ...............................................................................83 3.1.1.5. Định hướng về tổ chức không gian du lịch.......................................................................84 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ 80 3.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN 3.3.1. Giải pháp về ổn định trật tự an toàn xã hội ............................................................................85 3.3.2. Liên kết phát triển du lịch vùng.......................................................................................................86 3.3.3. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch về nguồn........................................................87 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................88 1. KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................89 2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................................................90 2.1. Đối với Thành phố Đà Nẵng – Quảng Trị...................................................................................91 2.2. Đối với Trung ương.....................................................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC WEBSITE THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC BẢNG TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT 3N2Đ 3 ngày 2 đêm 4N3Đ 4 ngày 3 đêm 5N4Đ 5 ngày 4 đêm UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc USD Đồng đô la Mỹ WCMC Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên NGO Tổ chức phi chính phủ KHCN Khoa học công nghệ TW Trung ương FESTIVAL Lễ hội WC Nhà vệ sinh CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân GUINNESS Kỷ lục thế giới BUFET Tiệc tự chọn NXB Nhà xuất bản ĐHKHXH&NV Đại học khoa học xã hội và nhân văn UBND Uỷ ban nhân dân MICE Loại hình du lịch kết hợp hội nghị NQ Nghị quyết BCH Ban chấp hành HĐNDTPĐN Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ĐHQG Đại học quốc gia
  • 7. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1. Số lượng khách sạn 2015 – 2019 tại Đà Nẵng Bảng 2.2. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2019 Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đến Huế giai đoạn 2015 – 2019 Bảng 2.4. Lượng khách du lịch đến Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2019 Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Đà Nẵng trong những năm 2015 - 2019 Bảng 2.6. Doanh thu du lịch Huế trong những năm 2015 - 2019 Bảng 2.7. Doanh thu du lịch Quảng Trị trong những năm 2015 - 2019
  • 8. DANH MỤC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1. Ý tưởng chương trình Hình 1.2. Xây dựng lịch trình tour Hình 1.3. Giá tour Hình 1.4. Lịch trình tour Hình 2.1. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà Hình 2.2 . Chùa Linh Ứng Bà Nà Hill Hình 2.3. Bảo tàng Chăm Pa Hình 2.4. Chùa Tam Thai - Ngũ Hành Sơn Hình 2.5. Thành Điện Hải Hình 2.6. Nghĩa Trang Khuê Trung Hình 2.7. Làng nghề đá Non Nước Hình 2.8. Làng nghề chiếu Cẩm Nê Hình 2.9. Đại Nội Huế Hình 2.10. Lăng Khải Định Hình 2.11. Lăng vua Tự Đức Hình 2.12. Lăng Minh Mạng Hình 2.13. Làng nghề làm nhang Thủy Xuân Hình 2.14. Thành Cổ Quảng Trị Hình 2.15. Địa Đạo Vĩnh Mốc Hình 2.16. Nghĩa Trang Trường Sơn Hình 2.17. Làng nghề chạm khắc Cát Sơn Hình 2.18. Lễ hội Quán Thế Âm Hình 2.19. Lễ Hội Đua Thuyền Hình 2.20. Lễ Hội Đình Làng Hình 2.21. Bánh tráng thịt heo Hình 2.22. Bài chòi Hình 2.23. Lễ hội Hòn Chén
  • 9. Hình 2.24. Lễ hội Cầu Ngư Thai Dương Hạ Hình 2.25. Bún bò Huế Hình 2.26. Nhã nhạc Huế Hình 2.27. Lễ hội Thống Nhất Non Sông Hình 2.28. Lễ hội chợ đình Bích La Hình 2.29. Đặc sản Quảng Trị thịt Trâu lá trơng Hình 2.30. Trống Quân Quảng Trị
  • 10. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm qua ngành du lịch nước ta đã phát triển nhanh chóng, đa dạng với nhiều loại hình khác nhau, nhƣ du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh... thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo du khách trong nước, và nƣớc nước ngoài. Về nguồn là loại hình du lịch chứa đựng ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc. Khi tham gia các tour (chuyến du lịch) về nguồn, đến với các di tích lịch sử - “địa chỉ đỏ” của từng địa phương, du khách không chỉ được vui chơi, tham quan, giải trí như các loại hình du lịch khác, mà còn được tiếp cận và có cơ hội hiểu biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương nói riêng, của dân tộc nói chung.Các chuyến du lịch về nguồn không chỉ giúp ta hiểu được các lịch sử văn hóa của cha ông mà con mang giá trị nhân văn rất cao Đất nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch về nguồn. Bên cạnh 24 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên đã đượcUNESCO vinh danh là di sản thế giới, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản. Trong đó chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể ước tính có hơn 3.000 di sản cấp quốc gia và khoảng 7.500 di sản cấp tỉnh Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, du lịch về nguồn hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, vai trò vẫn còn khiêm tốn trong toàn cảnh bức tranh du lịch các chương trình du lịch về nguồn chưa được biết đến nhiều cũng như chưa có nhiều chương trìnhdu lịchvề nguồn để du khách khắp mọi nơi trên đất nước có thể biết đến vì vậy nhằm để nhiều người biết nhiều hơn về lịch sử dân tộc …vì vậy em đã chọn đề tài “ Xây dựng chương trình du lịch về nguồn Đà Nẵng – Quảng Trị’’ để nhằm tạo ra được nhiều chương trình du lịch đa dạng phong phú không chỉ tham quan biết thêm về lịch sử dân tộc mà còn bảo tồn các di tích này. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêunghiêncứu Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và sự phát triển du lịch tại Đà Nẵng – Quảng Trị, các loại hình du lịch về nguồn để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này, tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch về nguồn trên địa bàn Đà Nẵng – Quảng Trị Đoạn này nên diễn đạt lại: Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về du lịch, du lịch về nguồn, đề tài tập trung phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch về nguồn, từ đó xây dựng chương trình và các giải pháp khai thác chương trình du lịch về nguồn Đà Nẵng – Quảng Trị.
  • 11. 2.2. Nhiệm vụ nghiêncứu - Đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch về nguồn tại Đà Nẵng – Quảng Trị - Xây dựng các chƣơng trình du lịch về nguồn - Đề xuất các giải pháp giúp phát triển có hiệu quả. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Loại hình du lịch về nguồn trên tuyến du lịch Đà Nẵng – Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn đề tài tập trung 2 vấn đề chính: Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch về nguồn tại tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị - về lãnh thổ đề tài nghiên cứu giới hạn lãnh thổ Đà Nẵng – Quảng Trị. Về thời gian khoá luận nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp trên cơ sở hiện trạng từ năm 2015 đến hết năm 2020. 4. PHƯỢNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Từ các tài liệu điện tử: các bài viết, các bài đánh giá trên các trang thông tin điện tử về vấn đề liên quan đến du lịch Đà Nẵng; Quảng Trị các trang web của các công ty du lịch. 4.1.2. Phương pháp tiếpcận và phân tíchhệ thống Tiếp cận các chương trình du lịch về nguồn, các chuyến đi thực tế từ đó có sự phân loại hệ thống hóa các sản phẩm du lịch một cách hợp lí. 4.1.3. Phương pháp bản đồ Phương pháp này dựa trên bản đồ có sẵn phản ánh các đặc điểm không gian, tài nguyên, cơ sở vật chất, tuyến điểm cụm điểm du lịch trên bảng đồ. 4.1.4. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này nhằm khảo xác các tuyến điểm, điểm du lịch có đảm bảo yêu cầu hay không: như hỏi ý kiến của khách tại các điểm du lịch, thu thập ý kiến và thông tin từ ngƣời dân địa phƣơng cũng như chính quyền sở tại, các nhà quản lý các điểm du lịch trên địa bàn thành phố.
  • 12. 4.1.5. Phương pháp tổng hợp, phân tíchtài liệu Phương pháp này nhằm liên kết, tổng hợp các thông tin, số liệu và tài liệu nghiên cứu đƣợc từ tài liệu thành văn: như sách chuyên ngành và tài liệu liên quan; các bài khóa luận tốt nghiệp; các bài viết trên sách báo, tạp chí, văn bản và những giáo trình… và phân tích những tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI . Đà Nẵng – Trị Quảng là những vùng đất có những tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch này. Trong khi đó, việc khai thác và phát triển nó ở các địa phương chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này là góp phần vào việc hệ thống một cách đầy đủ những giá trị và tiềm năng để khai thác một cách có hiệu quả nhất. Từ đó có thể nhìn nhận du lịch về nguồn là một loại hình đặc trưng Thông qua đây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về du lịch về nguồn, kết quả của đề tài góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh loại hình du lịch về nguồn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị. Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm, nghiên cứu trong học tập cũng như trong kinh doanh du lịch, tổ chức thiết kế tour. 6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Cho đến nay ngoài những nghiên cứu giới thiệu khá phong phú về văn hoá qua Giáo trình “du lịch văn hoá những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” do PGS.TS Trần Thuý Anh chủ biên là nguồn tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan trọng và thực tiễn được đúc ra từ kinh nghiệm hoạt động văn hoá. Tác giả Trần Quốc Vương “Cơ sở văn hoá Việt Nam” là tài liệu cung cấp cách nhìn tổng quát về văn hoá Việt Nam. Du lịch về nguồn không chỉ mang dấu ấn về kinh tế, văn hóa xã hội của một quốc gia, một dân tộc, một địa phương hay vùng, mà du lịch còn mang ý nghĩa của sự hòa nhập, giao lưu văn hóa, là cầu nối cho mọi dân tộc, quốc gia. Tác phẫm “Du lịch Đà Nẵng - Những hướng đi mới” của Nguyễn Kỳ Anh, nêu lên thực trạng của các loại hình du lịch cụ thể cũng như các định hướng phát triển cho loại hình du lịch được nhắc đến. “Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tại thành phố Đà Nẵng - những thực tiễn khả quan” của Trần Thị Mai An, tập trung phân tích sản phẩm quà tặng lưu niệm du lịch các vấn đề xoay quanh sản phẫm lưu niệm “Một số vấn đề văn hoá du lịch Việt Nam’’ của tác giả Võ Văn Thành nói lên tiềm năng, thực trạng, thế mạnh, của từng loại hình du lịch cụ thể Tác phẫm “Nghiên cứu giá trị di tích lịch sử văn hoá trọng điểm tại triều Trần tại Quảng Trị - Quảng Ninh” giúp phục vụ phát triển du lịch của tác giả Bùi Thị Huế giúp tác giả có cái nhìn cụ thể hơn về triều đại Trần có cái nhìn về văn hoá lịch sử khái quát nhất. Đồng thời những thành tựu của triều đại này giúp phát triển loại
  • 13. hình du lịch gì hiện nay. Đóng góp của tác phẫm làm rõ thêm văn hoá của triều đại tác phẩm nói đến. Tuy nhiên vấn đề bỏ ngỏ là chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về du lịch về nguồn đặc biệt là du lịch về nguồn tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị vì thế vấn đề đặt ra ở đây là nghiên cứu và đưa ra giải phát phát triển du lịch về nguồn các bài viết, công trình trên không trực tiếp nghiên cứu một cách có hệ thống du lịch về nguồn Đà Nẵng- Quảng Trị từ tài nguyên văn hóa, nhƣng với những khái quát, ý tưởng đề cập đến sản phẩm du lịch về nguồn Đà Nẵng – Quảng Trị ở nhiều góc độ, tham chiếu khác nhau…, cũng là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho đề tài nghiên cứu này. 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch về nguồn Đà Nẵng – Quảng Trị. Chương 3: Xây dựng chương trình du lịch và định hướng giải pháp phát triển chương trình du lịch về nguồn Đà Nẵng – Quảng Trị.
  • 14. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Cái khái niệm du lịch 1.1.1.1 Khái niệm du lịch Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “ Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống... Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Theo các nhà du lịch Trung Quốc: hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm 7 cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Theo I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi dưỡng bệnh phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ giá trị về tự nhiên kinh tế, văn hoá. Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Theo luật du lịch Việt Nam Việt năm 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. 1.1.1.2. Khái niệm du lịch Du lịch về nguồn là một hành trình văn hóa hết sức thiết thực đối với mỗi người, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đến những di tích lịch sử cách mạng, văn hóa không chỉ đơn giản tham quan hay vui chơi mà còn là cơ hội để mỗi người lắng lòng lại, nghĩ về thế hệ cha ông đã hy sinh, cống hiến cả đời mình cho đất nước.Bên
  • 15. cạnh đó chúng ta có thể hiểu hơn về bản sắc dân tộc Việt Nam thông qua các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể 1.1.1.3. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một dịch vụ cung cấp các loại hàng hóa cho khách du lịch. Trong đó, sản phẩm được tạo nên có sự khai thác của yếu tố tự nhiên xã hội và việc sử dụng nguồn lực như lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị… của một vùng hay một quốc gia. Các yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch bao gồm: – Dịch vụ vận chuyển: Đây là một phần cơ bản của sản phẩm du lịch bao gồm các phương tiện giao thông đưa đón khách như xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu thuyền… – Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Đây là thành phần chính tạo nên sản phẩm du lịch nhằm phục vụ du khách bao gồm lều trại, nhà hàng, khách sạn… – Các dịch vụ tham quan: Bao gồm các tuyến điểm tham quan, khu di tích, công viên, hội chợ, cảnh quan… – Hàng hóa được bày bán: Bao gồm hàng tiêu dùng, quà lưu niệm… – Các dịch vụ hỗ trợ: Thủ tục xin hộ chiếu, visa… Các sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay ở Việt Nam bao gồm: Du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch miền quê, du lịch mua sắm, du lịch sáng tạo… 1.1.1.4. Thị trường du lịch Thị trường du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Market.Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hoá. Nó bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch. sản xuất hàng hoá và các qui luật đặc trưng cho từng hình thái kinh tế xã hội. 1.1.1.5. Đặc điểm của du lịchvề nguồn Ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Hỗ trợ cho việc phát triển cộng đồng địa phương, giúp hỗ trợ về bảo tồn hệ sinh thái cũng như di tích lịch sử, chi phí dành cho các tour du lịch về nguồn phải chăng, loại hình du lịch thân thiện và rất gần gũi với thiên nhiên, con người địa phương .... giúp khách có thêm nhiều kiến thức về lịch sử văn hoá dân tộc, tăng thêm lòng yêu nước. .
  • 16. 1.1.1.6. Vai trò của du lịchvề nguồn  Đối với kinh tế: Đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế ở mỗi địa phương,du lịch về nguồn còn là hình thức góp phần quảng bá hình ảnh đất nước với các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, có cơ hội mở rộng liên kết với các tuyến du lịch thế giới.  Đối với xã hội : Thể hiện vai trò trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc, khơi dậy tinh thần của người dân hướng về cội nguồn và tái tạo lạo được nhiều di tích lịc sử, nhiều làng nghề truyền thống , tạo ra nhiều công ăn việc làm cho những trực tiếp tham gia phục vụ hoạt động du lịch mà còn tạo ra thêm các việc làm cho người dân sống xung quanh các khu du lịch. 1.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Thực tiễncác tuyến du lịchở Việt Nam Hiện nay các tuyển điểm du lịch ở nước ta tương đối phong phú, có nhiều tuyến điểm du lịch nổi bật thu hút lượng lớn như Cát Bà, Phong Nha Kẻ Bàng, Biển Mỹ Khê, Bảo Tàng Chăm, Hội An, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Quy Nhơn... Nước ta còn nhiều tuyến điểm du lịch về lịch sử văn hoá như: Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa Trang Trường sơn, Ngã Ba Độc Lập, Địa Đạo Củ Chi... ngoài ra có các lễ hội... thu hút lượng lớn khách du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hoá Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc, du lịch sự kiện Nha Trang... ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành những sản phẩm du lịch quan trọng, như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ, festival Huế, carnaval Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt... Những sản phẩm các tuyến điểm và những giá trị nổi bật của điểm đến Việt Nam dần được hình thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu. Các khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch được định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển ngành Du lịch. Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, đến nay mới chỉ có Hạ Long - Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy được tiềm năng du lịch. Một số khu du lịch, công trình nhân tạo khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như thủy điện Sơn La, chùa Bái Đính, hầm đèo Hải Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam... 1.2.2. Thực tiễntuyến điểm du lịchvề nguồn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị
  • 17. Đà Nẵng có nhiều tuyến du lịch nổi bật thu hút lượng lớn khách tham quan trong và ngoài nước như : bảo tàng Chăm, bảo tàng Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt, Ngũ Hành Sơn, Làng Cổ Phong Nam, Ngũ Hành Sơn ....lượng khách tham quan đến các tuyến điểm này ngày càng tăng cao. Theo như Tổng cục Du Lịch Đà Nẵng lượng khách du lịch năm 2019 tại Đà Nẵng ước đạt 8.692.421 lượt, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 106,1% kế hoạch; trong đó, khách quốc tế ước đạt 3.522.928 lƣợt, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2018. Tổng thu du lịch ƣớc đạt 30.973 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 113% kế hoạch. Theo thông tintừ Sở Du lịchTP. Đà Nẵng cho biết, sau 1 tháng triểnkhai chương trình kích cầu du lịch"Danang Thank You" tổnglượng khách du lịchđến Đà Nẵng trong tháng 6/2020 ước đạt 454.764 lƣợt, tăng 85% với tháng 5/2020 Lượng khách du lịch đến Quảng Trị ước đạt 286.000 lượt, trong đó khách quốc tế ước đạt 16.700 lượt. Số lượng khách lưu trú tại các khách sạn chuyên ngành ước đạt 87.400 lượt, khách tham quan ước đạt 198.600 lượt. Đặc biệt, lượng khách hành hương về nguồn, thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đƣờng 9 và Thành Cổ Quảng Trị có chiều hướng tăng mạnh. Theo ước tính, các cơ sở di tích, bảo tàng đã đón và phục vụ khoảng 42.000 lượt khách đến thăm viếng. Tổng doanh thu du lịch xã hội ước đạt 226 tỉ đồng, tăng 2,7% so với cùng kì năm 2018. Quảng trị là nơi chứng kiến rất nhiều cuộc chiến khốc liệt của nhân dân ta bảo vệ đất nước vì vậy đến với Quảng Trị là điểm với những tuyến điểm du lịch lịch sử như : Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa Trang Trường sơn, Bến Hiền Lƣơng, Địa Đạo Vĩnh Mốc... ngoài những di tích lịch sử Quảng Trị còn có nhiều tuyến điểm du lịch như Đảo Cồn Cỏ, Làng Cổ La Bích. Thu lượng khách lớn.  Từ lượng khách trên thấy được rằng các tuyến điểm du lịch tham quan tìm hiểu lịch sử văn hoá trên rất được khách du lịch yêu thích vì vậy cần phát triển đẩy mạnh các loại hình du lịch về nguồn này, cần thêm nhiều chương trình du lịch kết hợp các địa điểm lịch sử nhằm làm tăng thêm lòng yêu nước cũng như giúp cho loại hình du lịch này phát triển hơn.  Tuy nhiên thời điểm hiện tại do ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh nên lượng khách du lịch tại các tuyến điểm Đà Nẵng- Quảng Trị giảm đi đáng kể, từ đầu năm đến nay để phòng tránh dịch bệnh nên các tỉnh cũng cho ban hành các chính sách phòng ngừa dịch bệnh, vì vậy lượng khách không còn nhiều. Đặc biệt vào thời điểm đỉnh cao của dịch bệnh các thành phố trên đã cho ban hành lệnh cấm để ngăn ngừa dịch tốt hơn vì vậy khách tham quan cũng không đến đây để du lịch và gây ra tổn thất lớn cho nghành du lịch nói chung và du lịch về nguồn nói riêng rất lớn.
  • 18. 1.3. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1.3.1.Khái niệm chương trình du lịch Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. Điều 4 – luật du lịch Việt Nam năm 2005: Chương trình du lịch hay còn gọi là tour du lịch, là kế hoạch đi đến một điểm du lịch trong khoảng thời gian nhất định, trong chƣơng trình đó có sử dụng các dịch vụ tại điểm đến, như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí,… Và tất cả thông tin về tour, mức giá của tour du lịch đó sẽ được đưa đến khách hàng trước khi khách tham gia chương trình. 1.3.2. Đặc điểm của chương trình du lịch Từ các định nghĩa trên ta rút ra các đặc điểm của chương trình du lịch như sau: Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được sắp đặt trước, làm thỏa mãn nhu cầu khi đi du lịch của con ngƣời. Phải có ít nhất hai dịch vụ trong chương trình du lịch và việc tiêu dùng được sắp đặt theo một trình tự về không gian và thời gian nhất định. Giá cả của chương trình du lịch phải là giá gộp các dịch vụ có trong chương trình. Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng. Đặc điểm của chương trìnhdu lịch +Tính vô hình của sản phẩm +Tính không đồng nhất + Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp + Tính dễ bị sao chép và bắt chƣớc + Tính thời vụ cao + Tính khó bán do kết quả của những đặt tính trên. 1.3.3 Vai trò của chương trình du lịch Chương trình du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong kinh doanh du lịch vì nó mang lại lợi ích cho cả du khách lẫn các tổ chức kinh doanh du lịch. Về phía du khách, chương trình du lịch giúp khách hiểu rõ hơn về chuyến đi giúo khơi dậy sự tò mò về địa điểm đến có sẵn trên lịch trì và từ đó du khách có để chuẩn bị các vật dụng mang kèm theo để phù hợp với địa điểm có trên chương trình Về phía các tổ chức kinh doanh du lịch, chương trình du lịch là sản phẩm đã được lên kế hoách tính toán chi tiết từ đó có thể quản bá đến du khách các loại chương trình du lịch khác nhau phù hợp theo yêu cầu của du khách. Từ đó, chương trình du lịch góp phần lớn ảnh hưởng đến khả năng bán và doanh thu của tổ chức kinh doanh.
  • 19. 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chương trình du lịch 1.3.4.1. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường xá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện... Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Đối với ngành Du lịch, nó là yếu tố tiền đề đảm bảo cho du khách tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch, thỏa mãn được nhu cầu thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong chuyến đi. Trong các yếu tố hạ tầng, hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng nhất để lên kế hoạch xây dựng chương trình du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến việc: Đảm bảo an toàn, tiện nghi cho khách du lịch, cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độ vận chuyển, tiết kiệm được thời gian đi lại, kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận đến cả các nơi xa xôi. 1.3.4.2.Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương diện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm xây dựng một chương trình du lịch thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra lại là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Có ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu của du khách. Đó là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, lao động trong du lịch 1.3.4.3. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch, theo Luật Du lịch Việt Nam 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”. Tài nguyên du lịch là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan để xây dựng chương trình du lịch, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến phát triển bền vững du lịch. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, mức độ đa dạng, vị trí và khả năng khai thác có tác động trực tiếp và rất lớn đến việc xác định định hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng, xác định các giải pháp phát triển du lịch; đến hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng phát triển của du lịch theo hướng tương ứng. 1.3.4.4. Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ du lịch là mức phù hợp của dịch vụ từ các nhà cung cấp du lịch thỏa mãn các yêu cầu của du khách. Nó chính là sự nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của hãng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các hãng khác trong cùng ngành Dịch vụ lữ hành. Chất lượng dịch vụ trong kinh doanh du lịch được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng. Thực tế cho thấy, chất lượng dịch vụ du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng chương trình du lịch, là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu không chỉ cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch mà còn cho cả ngành Du lịch của các quốc gia cũng như các địa phương
  • 20. 1.3.5. Quy trình xây dựng chương trình du lịch 1.3.5.1. Nghiên cứu thị trường khách du lịch Đây là bước tiên quyết để thiết kế một tour du lịch. Đơn vị kinh doanh lữ hành cần nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch để xác định được: Động cơ, mục đích chuyến du lịch: theo các mùa, các thời điểm khác nhau của khách hàng sẽ có động cơ, mục đích du lịch khác nhau. Khả năng thanh toán: tùy thuộc khả năng thanh toán của khách hàng để thiết kế tour sao cho phù hợp. Thời gian nhàn rỗi: khách hàng chỉ nhàn rỗi vào thời gian nhất định thì nên đưa ra một vài ý tưởng để khách hàng lựa chọn. Thói quen tiêu dùng, thị hiếu, yêu cầu về chất lượng. 1.3.5.2. Nghiên cứu thị trường cung Mỗi loại dịch vụ sẽ có nhiều nhà cung cấp khác nhau, tiêu chuẩn của chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ cũng khác nhau. Vì vậy, công ty du lịch cần tìm hiểu kỹ khả năng đáp ứng của mỗi nhà cung cấp về: điểm du lịch, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm giải trí. Từ đó, đưa ra lựa chọn đơn vị nào phù hợp với chương trình du lịch của công ty. 1.3.5.3. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch Mục đích, ý tưởng tour: dựa trên nghiên cứu động cơ, mục đích du lịch của du khách để xây dựng tour. Nếu là tour du lịch kết hợp team building thì công ty du lịch cần đưa vào chương trình từ lịch trình đến trò chơi hướng đến sự đoàn kết, gắn bó mọi người trong đoàn với nhau; nếu là tour kết hợp công tác thì lịch trình sẽ nhẹ Hình 1.1. Ý tưởng chương trình nhàng để khách hàng có thời gian tập chung cho mục đích công tác là chính,… Hiện nay, tour được các công ty du lịch xây dựng đều tương tự nhau, chí sao chép lại của nhau nên trước khi vào bước xây dựng lịch trình tour cần xem xét, đánh giá tour cạnh tranh của đối thủ (xem xét họ có gì, chưa có gì). Sau đó đưa ra phương án thiết kế tour có sự mới mẻ, hấp dẫn, mang tính đặc trƣng mà chỉ công ty du lịch của mình có. 1.3.5.4. Xây dựng lịch trình tour Sắp xếp thứ tự các địa điểm du lịch: các điểm du lịch chính được sắp xếp theo thời gian từ ngày khởi hành đến khi kết thúc tour sao cho hợp lý, nên đi điểm nào trƣớc, điểm nào sau để vừa tiện di chuyển vừa gây sức hút với khách hàng. Lựa chọn chuỗi cung ứng phù hợp đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn dịch vụ:
  • 21. Dịch vụ vận chuyển: an toàn, tin cậy với chất lượng các phương tiện được bảo đảm kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Dịch vụ lưu trú: khách sạn, resort, homestay,… có phòng nghỉ Hình 1.2. Xây dựng lịch trình tour sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị, chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt. Dịch vụ ăn uống: có sức chứa đủ cho đoàn khách, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực đơn hấp dẫn, có những món ăn đặc trưng vùng miền. Chi tiết hóa chương trình du lịch: sau khi lên khung thời gian theo các ngày, có địa điểm du lịch chính, liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ gần điểm du lịch sẽ bổ sung một vài điểm đến phụ hấp dẫn, chi tiết thời gian du lịch, ăn uống. 1.3.5.5. Xây dựng giá cho tour du lịch Xây dựng giá cho tour du lịch yêu cầu phải tính giá thành và giá bán, việc tính giá này là căn cứ rất quan trọng để xác định chính xác lợi nhuận mà doanh nghiệp du lịch đạt được. Giá thành: là những chi phí trực tiếp mà công ty du lịch phải trả để tiến hành thực hiện tour theo chương trình cụ thể (nếu tính cho cả đoàn khách du lịch thì gọi là tổng chi phí của chương trình để thực hiện chuyến đi). . 1.3.5.6. Hoàn chỉnh tour du lịch Đây là bước cuối cùng trong chương trình du lịch. Ở bước này, cần chú ý soát lại sự hợp lý của lịch trình tour bên trên, đồng thời thêm các điều khoản, quy định, lƣu ý,… của tùy đơn vị kinh doanh lữ hành. Cấu trúc của một chương trình du lịch thường bao gồm  Giá bán: được cấu thành bởi các yếu tố thành Phần như : giá thành, chi phí khác,chi phí bán hàng,lợi nhuận và thuế giá trị gia tăng Hình 1.3. Giá tour
  • 22. :  Tên chương trình – Hành trình – Thời Gian  Nội dung   Lịch trình từng ngày   Ảnh các điểm đến tiêu biểu theo ngày   Phần báo giá, giá bao gồm, không bao gồm, giá đối với trẻ em  … Các lưu ý và thông tin liên hệ. Hình 1.4. Lịch trình tour
  • 23. CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ 2.1. GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đà Nẵng 2.1.1.1. Vị trí địa lý Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung tâm địa lý của Việt Nam. Đây là một trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và là kinh tế - xã hội lớn của miền Trung. Thành phố Đà Nẵng nằm trong khoảng từ 15°55’ đến 16°14’ Bắc, 107°18’ đến 108°20’ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam và phía Đông giáp biển Đông. Thành phố tọa lạc tại trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ, đường sắt, đƣờng biển và đường hàng không. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam và cách thành phố Huế - từng là thủ đô cận đại của Việt Nam 108km về hƣớng Tây Bắc. Đặc biệt, Đà Nẵng còn là trung điểm của bốn di sản thế giới miền Trung: Động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam). Đối với khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng hƣớng ra Thái Bình Dương của Việt Nam (miền Trung và Tây Nguyên) và các nƣớc Lào, Thái Lan, Myanma thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. 2.1.1.2. Địa hình Đà Nẵng Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩ bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
  • 24. 2.1.1.3. Khí hậu Đà Nẵng Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông do ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc nhưng không đậm và không kéo dài. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu của thành phố Đà Nẵng hoàn toàn đƣợc ưu đãi với nắng ấm quanh năm, điều kiện thiên nhiên tốt, khí hậu dễ chịu. Nhiệt độ cao nhất trung bình của Đà Nẵng là 29°0C và nhiệt độ thấp nhất trung bình là 22°7C. Biên độ dao động nhiệt giữa các ngày và các tháng liên tiếp trong năm khoảng 3-5°C. Thành phố Đà Nẵng có độ ẩm không khí trrung bình năm là 82%, trong đó, độ ẩm không khí cao nhất trung bình là 90%. Lượng mưa trung bình năm của thành phố Đà Nẵng đạt 2.066mm. Trong đó, lượng mưa ngày lớn nhất là 332mm; ngày mƣa trung bình năm là 144 ngày. Số giờ nắng trung bình của Đà Nẵng là 2.158 giờ/năm. Trong đó, số giờ nắng trung bình nhiều nhất là 248 giờ/tháng và số giờ nắng trung bình ít nhất là 120 giờ/tháng. Nhìn chung, khí hậu ở Đà Nẵng khá thích nghi với hoạt động du lịch và phát triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên, cũng phải nói, Đà Nẵng là nơi thƣờng xảy ra thiên tai, gió mùa đông bắc…gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, phá hủy các công trình xây dựng. 2.1.1.4. Thủy văn Đà Nẵng Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại. Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (dài khoảng 204 km) và sông Cu Đê (dài khoảng 38 km). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc... 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Đà Nẵng Nằm ở trung độ của đất nước, thành phố Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, đầu mối quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là cửa ngõ phía Đông của hành lang kinh tế Đông - Tây, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng. Đây là lợi thế quan trọng cho phép Đà Nẵng mở
  • 25. rộng giao lưu kinh tế với các nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo lực để trở thành trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu của thành phố trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Với phương châm chủ động mở rộng thị trường theo hướng đa phương hoá quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập các thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới, đến nay các sản phẩm của Đà Nẵng đã có mặt ở hơn chín mươi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mạng lưới kết cấu hạ tầng ở Đà Nẵng đa dạng với hệ thống sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, đường sắt Bắc Nam đã phát triển hoàn chỉnh và thuận lợi, góp phần quan trọng đối với mức tăng trưởng kinh tế của địa phương, cải thiện đời sống xã hội. Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở rộng và xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị lớn miền Trung Việt Nam. Với những điều kiện như vậy cho phép Đà Nẵng phát triển một nền kinh tế mở, thu hút những dự án có quy mô lớn, mở rộng vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Từ đó phát triển một thành phố năng động không những là một trung tâm kinh tế lớn của đất nước mà còn mang tầm cỡ khu vực. 2.1.3. Lịch sử hình thành Đà Nẵng Cũng giống như bao mảnh đất khác trên đất nước Việt Nam, mảnh đất Đà Nẵng đã trải qua bao thăng trầm trên con đường phát triển của mình. Những di tích còn lại luôn là minh chứng cho một quá khứ hào hùng đó. Theo ngôn ngữ Chăm thì Đà Nẵng có nghĩa là “sông lớn” hay cửa sông cái. Năm 1306 là mốc lịch sử đánh dấu vùng đất Đà Nẵng, bắt đầu sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia Đại Việt bằng sự kiện “Theo thể ước của phụ hoàng Trần Nhân Tông trong chuyến viễn du thăm Chiêm quốc trước đó, vua Trần Anh Tông bèn gả em gái mình là công chúa Trần Huyền Trân cho Chiêm vương Chế Mân, để đổi lấy hai châu Ô - Lý (vua Trần đổi là Châu Thuận và Châu Hóa). Như vậy, Đà Nẵng được ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ XVII trở đi với địa phận thuộc đạo Hóa Châu (gần Thừa Thiên Huế và vùng đất từ đèo Hải Vân đến bờ Bắc sông Thu Bồn). Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Trên thực tế huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, và ủy
  • 26. ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đang tạm đặt tại khu vực quận Sơn Trà. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1. 2.1.4. Đặc điểm cư dân, văn hóa Lịch sử phát triển cho thấy, Đà Nẵng là một vùng đất của xứ Quảng, con người - văn hóa Đà Nẵng là một bộ phận hữu cơ của cộng đồng cư dân và văn hóa Quảng Nam. Vì vậy, khi nói đến mảnh đất này, người ta thƣờng gắn với cách gọi chung “Văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng”. 2.1.4.1. Đặc điểm cư dân Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung Ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo. Đà Nẵng hiện là địa phƣơng có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất nƣớc đạt 87,7% năm 2018. Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 ngƣời, trong đó dân số nam là 576.000 ngƣời (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000 ngƣời (chiếm 49,3%). Ngày nay, người Đà Nẵng đang có mặt trên các vùng miền của đất nước và cả nước ngoài. Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế trong quá khứ cũng như hiện tại chắc chắn sẽ tạo nên cơ hội để người Đà Nẵng thêm tự tin hƣớng tới tương lai. 2.1.4.2. Đặc điểm văn hóa Văn hóa Đà Nẵng được thể hiện qua các di tích lịch sử - văn hóa như danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà, qua truyền thuyết Tiên Sa, Non Nước. Văn hóa ẩm thực cũng là một yếu tố tạo nên đặc trƣng văn hóa vùng, đó là mì quảng, bánh tráng đập dập, bánh ít lá gai, bánh tráng cuốn thịt heo…với những hương vị rất riêng không lẫn với những sản vật của nơi khác. Với những mái ngói cổ kính, rêu phong, hàng chục ngôi đình chùa ở Đà Nẵng được bảo vệ di tích là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Đó là đình làng Túy Loan, đình làng Bồ Bản, Đình làng Nại Nam… Mặc dù so với những vùng đất khác thì không gian lễ hội hẹp hơn, thời gian ngắn hơn, song cũng khá đa dạng và phong phú. Có lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội đình làng, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội văn hóa như Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tế… Có thể nói giá trị đặc trưng của văn hóa xứ Quảng nói chung, của Đà Nẵng nói riêng là những nét đặc thù của một vùng văn hóa nằm trong tổng thể của nền văn hóa Việt Nam. Vô hình chung những đặc điểm văn hoá là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển du lịch mà trong đó có cả du lịch tín ngưỡng.
  • 27. 2.1.5. Giới thiệutổng quan Quảng Trị 2.1.5.1. Vị trí địa lý - kinh tế Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 160 18 đến 170 10 vĩ độ Bắc, 1060 32 đến 1070 34 kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.- Phía Đông giáp Biển Đông. - Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nƣớc CHDCND Lào. - Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thƣơng hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. - Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế và sân bay quốc tế Đà Nẵng. Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nƣớc quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thƣơng mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lƣơng, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước,bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển. Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
  • 28. 2.1.5.2. Đặc điểm tự nhiên Địa hình - Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc. Khí hậu - Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán - Nhiệt độ trung bình năm từ 240 -250 C ở vùng đồng bằng, 220 -230 C ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 280 C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400 -420 C. Con người Mảnh đất sinh ra rất nhiều anh hùng dân tộc, nhà văn nhà thơ. Nơi đây những con người kiên cường bất khuất cần cù trong 2 cuộc khàng chiến chống đế quốc mỹ và tực dân pháp. Con ngƣời nơi đây cần cù bất khuất, nhiệt tình chăm chỉ cần cù. 2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ NGUỒN TRÊN TUYẾN ĐÀ NẴNG – QUẢNG TRỊ 2.2.1. Tài nguyên du lịchtự nhiên trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị 2.2.1.1. Tài nguyên rừng Diện tích đất rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 67.148 ha, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân. Huế có diện tích rừng hiện có là 325.208,8 ha, trong đó 134.954,3 ha là rừng sản xuất chiếm 41,50%, rừng phòng hộ là 101.120 ha chiếm 31,09% và 89.134,5 ha rừng đặc dụng chiếm 27,41%. Có chức năng phòng hộ và điều hòa khí hậu khu vực
  • 29. và đặc biệt sự đa dạng sinh học của rừng ở đây có giá trị rất cao, cả trong lĩnh vực khai thác sử dụng phục vụ lợi ích cộng đồng cũng như bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như : Sao La, Mang Trường Sơn và Mang lớn. Quảng Trị hiện nay có 03 khu bảo tồn thiên nhiên (Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông: 37.640ha, Bắc Hướng Hoá: 23.300ha và Khu bảo tồn đường Hồ Chi Minh Huyền thoại: 5.680ha; với tổng diện tích các khu bảo tồn rừng này là: 66.620ha); 01 khu sinh thái Trằm Trà Lộc, 01 khu rừng di tích Rú Lịnh, khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ. Với tài nguyên đa dạng sinh học vô cùng phong phú: Theo kết quả cập nhật từ các báo cáo nghiên cứu gần đây, bƣớc đầu Quảng Trị đã ghi nhận đƣợc 1.853 loại thực vật, 67 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát lưỡng cư, 210 loài bướm, 69 loài mối, 72 loài cá nước ngọt, 199 loài thuỷ sinh… 2.2.1.2. Tài nguyên biển Với lợi thế có trên 40 km bờ biển và nhiều bãi biển đẹp như: Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Non Nƣớc,… đã tạo cho Đà Nẵng một thế mạnh để phát triển du lịch. Hệ sinh vật biển ở dây cũng rất đa dạng. Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 - 200.000 tấn. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt… Thừa Thiên Huế còn có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học khu vực có nhiều thủy sản có giá trị cao như : tôm hùm, cá mú,... là nơi có nguồn tôm, cá bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống và rất thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nuôi các đối tượng thủy sản quý như : tôm hùm, ngọc trai. Quảng Trị cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái với 75km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp như: Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy và đảo Cồn Cỏ; có nhiều cánh rừng nguyên sinh với nhiều động, thực vật quý hiếm như: Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, Khe Gió,...; có nhiều hang động, suối nƣớc nóng và thác nƣớc ở Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa. 1. Rạn San hô Tổng cộng có 191 loài san hô cứng thuộc 47 giống 15 họ và 3 giống san hô,
  • 30. trong đó có các họ có số lƣợng loài nhiều nhất là Acroporidae, Faviidae và Poritidae. 2. Cá trong rạn san hô Có 162 loài cá sống trong rạn san hô thuộc 77 giống và 36 họ. 3. Nhóm động vật đáy có kích thước lớn Sinh vật đáy kích thước trên rạn san hô bao gồm: Thân mềm (Mollusca), Giáp xác (Crustacea) 4 loài, Da gai (Echinodermata) 23 loài, Giun (Polychaeta) 33 loài… Tổng số 81 loài sinh vật đáy thuộc 37 họ. 2.2.2. Tài nguyên du lịchnhân văn trên tuyến Đà Nẵng – Quảng Trị 2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể 1. Tại Đà Nẵng  Chùa chiền Phật giáo nguyên từ Ấn Độ truyền sang Việt Nam qua ngõ Tây Tạng (Trung Quốc). Sau khi xâm nhập thì Phật giáo được người Việt tiếp thu, nhanh chóng hòa hợp cùng với đạo giáo dân tộc và đi vào đời sống tinh thần của họ. Đạo Phật Việt Nam luôn giữ bản sắc văn hóa truyền thống trải qua bao thế hệ nên được xem như là quốc giáo. Hầu hết các địa phương trên cả nước đều có chùa chiền. Chùa là trung tâm của đời sống văn hóa, là cơ sở thờ tự các đức Phật, là nơi tu hành của các Phật tử, đồng thời là nơi dâng lễ, cầu nguyện, khấn vái của những người thành tâm. Theo thống kê tại thành phố Đà Nẵng có đến khoảng 105 ngôi chùa và 2 tịnh xá được phân bố rộng khắp trên các quận huyện. Quận Hải Châu có 25 chùa + 1 tịnh xá, tiêu biểu là chùa Pháp Lâm, Tam Bảo, Bát Nhã, Phổ Đà, Giác Minh, Phước Ninh…. Quận Thanh Khê có 15 chùa + 1 tịnh xá, tiêu biểu chùa Tam Giác, Kỳ Viên, Tân Thành, Vĩnh An, Pháp Vân, Phổ Quang, Phục Đán, Xuân Hòa… Quận Ngũ Hành Sơn có 18 chùa, gồm Tam Thai, Linh Ứng, Quán Thế Âm, Phổ Đà Sơn, Hƣơng Sơn, Từu Lâm… Quận Sơn Trà có 14 chùa, gồm An Hải, An Phước, Mỹ Khê, Linh Ứng… Quận Liên Chiểu có 13 chùa, gồm chùa Quang Minh, An Nhơn, Đà Sơn, Kim Sơn… Huyện Hòa Vang có 20 chùa, gồm Thọ Quang, Hòa Thọ, Hòa Phong, Lệ Sơn… Trong số đó có nhiều ngôi chùa, với những nét kiến trúc độc đáo, đặc trưng đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia. Bên cạnh những ngôi chùa như Linh Ứng, Tam Thai, Từ Lâm (Ngũ Hành Sơn); Linh Ứng (Bà Nà); Linh Ứng (Sơn Trà) đã đƣợc khai thác phục vụ cho du lịch tín ngưỡng thì vẫn còn nhiều cơ sở Phật tự vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Một số cơ sở Phật giáo ở Đà Nẵng hiện nay đang là điểm tham quan du lịch, nơi vãn cảnh, cầu nguyện, chiêm nghiệm của du khách như:
  • 31. Chùa Linh Ứng - Sơn Trà Đây là ngôi chùa được xem là lớn nhất của thành phố về cả mặt quy mô cũng như về mặt nghệ thuật nằm trong quần thể du lịch Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Bắc, ở độ cao 693m so với mực nước biển. Đứng ở vị trí trung tâm chùa Linh Ứng, phía trước mặt là vịnh sông Hàn; bên phải là một phần bán đảo Sơn Trà mặt biển trong xanh, bờ cát trắng mịn. Trông xa hơn là núi Ngũ Hành, Cù Lao Chàm. Phía sau lưng chùa là núi rừng nguyên sinh của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong, có hình rồng uốn lượn rất tinh xảo - một biểu tƣợng truyền thống của dân tộc. Điện chính có sức chứa lớn, là nơi trang nghiêm và thanh tịnh nhất. Chính giữa là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Phát cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện. Đây là một trật tự mang tính quy củ và ý nghĩa tâm linh. Một công trình nổi bật và ấn tương nhất tại chùa Linh Ứng - Bãi Bụt là tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng). Công trình hoành tráng do 2 điêu khắc gia Thụy Lam và Châu Viết Thạnh thực hiện với tư thế tượng mắt nhìn ra biển, lưng tựa núi, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ để ban phước lành cho con dân vất vả ngoài khơi. Trên mũ tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tƣợng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Từ trên mười bảy tòa tháp này có thể nhìn đƣợc toàn bộ cảnh thành phố, núi rừng và biển đảo Sơn Trà một cách rõ nhất và tuyệt đẹp nhất. Đặc biệt, có ngƣời còn nói “tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đã có nhiều lần nhận được ánh hào quang chiếu rọi phía sau, trên đầu tôn tượng”. Có lẽ, chính vì điều đó mà khách du lịch đến đây ngày một nhiều không chỉ để ngắm nhìn sự kỳ vĩ của tôn tượng mà còn để cầu an, cầu may ở chốn linh thiêng này. Ngôi chùa hiện nay không chỉ là chiêm bái, sinh hoạt, học tập của tăng ni, phật tử, mà còn là điểm đến hấp dẫn của khách thập phƣơng, một điểm du lịch tín ngưỡng đầy hứa hẹn của thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
  • 32. Hình 2.1. chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà Chùa Linh Ứng - Bà Nà Chùa Linh Ứng Bà Nà nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu Du lịch sinh thái Bà Nà với độ cao gần 1.500m, chùa Linh Ứng vừa được khánh thành vào ngày (05/03/2004). Kiến trúc chùa gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai, cả khoản sân rộng đƣợc lót bằng đá. Phía trƣớc chùa có một cây thông rất đặc biệt với 03 loại lá khác nhau Đặc biệt, chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m màu trắng. Từ thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng muốt này nổi bật trên cái nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà – Núi Chúa. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Về kiến trúc và thờ tự, chùa Linh Ứng Bà Nà được thực hiện giống Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và cùng một sư trụ trì. Thượng tọa Thích Thiện Nguyện, trụ trì Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, đã tổ chức trọng thể lễ đặt đá xây dựng chùa Linh Ứng Bà Nà và Thích Ca Phật đài. Cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi du khách được chiêm ngƣỡng tượng Phật Thích Ca tạo thiền thuộc vào hàng lớn nhất châu Á. Xây dựng trên núi cao, chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng, những nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao, thư thái. Cùng với hai chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và Linh Ứng Sơn Trà, những cảnh đẹp của kiến trúc nghệ thuật, phong cách độc đáo, chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà có sức thu hút lớn, là điểm đến hẫp dẫn cho những ai đặt chân lên mảnh đất này. Hàng năm, một số lượng khách du lịch đến đây không chỉ để tắm biển nghỉ dưỡng…mà còn nhằm mục đích hành hương, cầu nguyện.
  • 33. Hình 2.2 . Chùa Linh Ứng Bà Nà Hill Bảo tàng Chăm Pa Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Các cổ vật được phân chia thành các phòng trưng bày khác nhau tùy thuộc vào khu vực nó được khai quật như Trà Kiệu, Tháp Mẫm, Mỹ Sơn... giúp thuận tiện cho việc tham quan và tìm hiểu. Hiện nay, bảo tàng đang cất giữ và trưng bày hơn 2.000 cổ vật văn hóa triều đại Chăm, tuy nhiên chỉ được trưng bày khoảng 500 cổ vật, số còn lại đều đƣợc lưu trữ trong kho. Có 3 cổ vật được xếp vào loại bảo vật quốc gia đó là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ tát. Hình 2.3. Bảo tàng Chăm Pa
  • 34. Khu du lịch thắng Ngũ Hành Sơn Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía Đông Nam. Gồm 5 ngọn núi với hình dạng khác nhau là món quà thiên nhiên ban tặng. trong đó ngọn Thuỷ Sơn là ngọn núi có nhiều chùa chiều và hang động đẹp nhất. Hình 2.4. Chùa Tam Thai - Ngũ Hành Sơn Thành Điện Hải Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 đồn đổi tên là thành Điện Hải. Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Thành Điện Hải đã đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16.11.1988, đƣợc gắn bia di tích ngày 25.8.1998.
  • 35. Hình 2.5. Thành Điện Hải Nghĩa trang Khuê Trung Nghĩa trũng Khuê Trung được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999. Nghĩa trũng Khuê Trung (còn gọi là Nghĩa trũng Hòa Vang) - mộ lớn của nghĩa sĩ lập tại Khuê Trung - Hòa Vang, theo sắc tứ vua ban để quy tụ hài cốt tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược năm 1858. Nghĩa trũng nằm quay mặt về hướng Đông, được bài thiết theo mô hình tam ban: chính diện và tả, hữu. Ngay cổng vào chính diện có tấm bia bằng đá sa thạch khắc 4 chữ Hán "Hòa Vang Nghĩa Trũng" cùng với năm lập bia: Tự Đức Thập Cửu Niên (1866); và hai trụ đá cao khoảng 2m. Phía cuối nghĩa trũng nhìn từ ngoài vào là các am thờ, các bàn hương án dùng cho việc cúng tế lễ. Hai bên tả hữu nghĩa trũng có hơn 1.000 ngôi mộ cân phân ngay thẳng. Ngay sau lưng nghĩa trũng là nhà thờ Tiền Hiền và miếu Bà Hằng năm đến ngày 16/3 âm lịch người dân Khuê Trung thiết lễ tế tiền hiền để tưởng nhớ công đức hai vị tiền hiền Trần Kim Tƣơng và Trần Kim Bảng. Nhà thờ làm theo lối kiến trúc xưa, hình chữ quốc, trên đòn đông có ghi năm trùng tu là Bảo Đại thứ 16 (1941). Miếu Bà nằm dưới tán cây mù u cổ thụ, có tượng và bài vị thờ Ngũ Hành Thánh Phi Trung Đẳng Thần gồm Hỏa Đúc Thánh Phi ở giữa, bên trái là Kim Đức, Thổ Đức, bên phải là Thủy Đức, Mộc Đức. Dưới gốc cây mù u còn lăn lóc đây đó những viên đá trang trí đầu cột hình quả bí và một Yoni - vật thờ của người Chăm, hình vuông phẳng dẹt.
  • 36. Hình 2.6. Nghĩa Trang Khuê Trung Làng nghề đá Non Nước Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố chưa đến 10km, Làng đá mỹ nghệ Non nước là một trong những làng nghề có sức sống mãnh liệt. Qua hàng trăm năm, không những không mai một như một số nghề truyền thống vàng son trong quá khứ, mà Làng đá Non Nước còn ngày càng phát triển. Sản phẩm của làng nghề hết sức đa dạng và phong phú. Các nghệ nhân làng nghề luôn miệt mài sáng tạo để không ngừng chế tác sản phẩm mới, là những món quà lưu niệm Đà Nẵng được du khách ưa thích như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, chặn giấy, những bức tranh thủy mặc... làm bằng đá, đá bán quý Hình 2.7. Làng nghề đá Non Nước
  • 37. Làng chiếu Cẩm Nê Làng chiếu Cẩm Nê (thuộc huyện Hòa Vang) cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây-Nam. Chiếu Cẩm Nê được làm nên bởi những người thợ làng nghề ở một làng quê bé nhỏ, thế nhưng từ rất lâu đời, sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng đã nổi tiếng khắp miền Trung. Theo nhiều tài liệu thì nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa, theo chân những người dân di cư từ Bắc vào Nam vào khoảng thế kỷ 15, khi vua Lê Thánh Tôn chiến thắng Chiêm Thành. Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Sợi lát dùng để dệt chiếu trơn được phơi khô vừa phải, sao cho khi phơi khô xong đem vào dệt, sợi lát còn ửng màu xanh. Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lát về nhuộm phẩm màu đỏ, xanh, lục,vàng... Phẩm nấu lên và nhúng sợi lát vào, sau đó đem phơi khô rồi dệt chiếu. Hình 2.8 Làng nghề chiếu Cẩm Nê 2. Tại Huế Đại Nội Kinh Thành Huế Đại Nội Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lƣu giữ nhiều dấu ấn đặc
  • 38. sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc). Gồm nhiều công trình : Cổng Ngọ Môn Huế : Cổng Ngọ Môn nhìn về phía Nam kinh thành và trông xa ra dòng sông Hương thơ mộng. Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, trong đó cửa chính ở giữa từng là cổng dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn, quan võ, và hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu. Điện Thái Hoà: Điện Thái Hòa là một biểu trƣng quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. Nằm trong khu vực Hoàng thành, Điện Thái Hoà cùng Sân Đại Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình. Cung Diên Thọ: Trong nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay. Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu. Hình 2.9. Đại Nội Huế Hệ thống lăng tẩm Vua Khải Định Vua Khải Định với tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con trai duy nhất của vua Đồng Khánh, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Sau khi lên ngôi, ông đã say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm của bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn… Đặc biệt là công trình đồ sộ Ứng Lăng (lăng Khải Định). Đến năm 1925, ông đã băng hà ở tuổi 40 và thời gian trị vì đất nƣớc là 9 năm. Lăng Khải Định chính là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sức và thủy tinh, là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế.
  • 39. Hình 2.10. Lăng Khải Định Hệ Thống lăng tẩm vua Tự Đức Với những bạn am hiểu về lịch sử dân tộc đều biết Lăng Tự Đức (còn gọi là Khiêm Lăng) là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là nơi chôn cất vua Tự Đức của triều đình nhà Nguyễn. Ông là vị vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn với 36 năm (từ năm 1847 – 1883), nổi tiếng với trình độ cao về học vấn Đông Dương, đặc biệt là Nho Học. Lăng Tự Đức được khởi công từ 1864, dưới sự tham gia công sức của hơn 6000 lính và thợ để đào hào, đắp lũy, xây thành quách và lăng mộ. Lăng ban đầu được vua Tự Đức lấy tên là Vạn Niên Cơ nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi, ông đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua mất, mọi người gọi là Khiêm Lăng. Nổi tiếng là lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Điều đặc biệt là với gần 50 công trình trong lăng Tự Đức ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm, nhƣ: Cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung Môn, Chí Khiêm Đƣờng, hồ Lưu Khiêm, Xung Khiêm Tạ, điện Hòa Khiêm…
  • 40. Hình 2.11. Lăng vua Tự Đức Hệ Thống lăng tẩm vua Minh Mạng Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vua Thiệu Trị tiếp tục xây dựng hoàn tất vào năm 1843. Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cung điện, đền miếu và đài tạ... được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tƣờng của la thành sau mộ vua. Hình thế của lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ trong tư thế đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên. Lăng Minh mạng với hai hồ và kiến trúc trang hoàng tuyệt đẹp, là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm của vua nhà Nguyễn.
  • 41. Hình 2.12. lăng Minh Mạng Làng nghề làm Nhang Thủy Xuân là vùng ngoại ô bán sơn địa phía Tây, nổi tiếng có nhiều ngôi cổ tự hơn trăm năm tuổi của thành phố Huế. Nơi đây dân cư rất mộ đạo Phật, và là một địa phương điển hình về nghề làm hương (nhang) xứ Huế. Nghề làm hương ở Thủy Xuân đã tồn tại lâu đời; người cao tuổi làm nghề này cũng không nhớ có từ khi nào, chỉ biết khi sinh ra đã thấy ông bà, cha mẹ làm những cây hương trầm thơm ngát: Cho đến giờ, trải qua 700 năm (Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế), người dân vẫn luôn duy trì nghề gia truyền. Trong các nghi lễ tâm linh, người Huế không dùng hương có mùi thơm hóa chất; do đó hương “trầm” Thủy Xuân rất đắt khách. Hương Thủy Xuân rất đắt khách mang hương vị đặc trưng của trầm nguyên chất, phải trải qua nhiều công đoạn bào chế, là cả sự kỳ công của người thợ. Muốn có một mẻ hương tốt, người thợ thường chú ý đến khâu tuyển chọn nguyên liệu trầm, trộn thêm quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi. Ngoài ra còn kèm thêm bột vỏ quả bưởi rừng, hoa bưởi khô, quế, bạch đàn…
  • 42. Hình 2.13. Làng nghề làm nhang Thủy Xuân 2. Tại Quảng Trị Thành Cổ Quảng Trị Thành Cổ trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua mỗi khi du lịch Quảng Trị, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước. Trận Thành cổ Quảng Trị là một trận chiến giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được sự hỗ trợ về hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam với Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại khu vực thành cổ Quảng Trị vào năm 1972. Đây là một trong những trận chiến ác liệt nhất của Chiến dịch Xuân Hè 1972 trong Chiến tranh Việt Nam. Trận chiến kéo dài trong suốt 81 ngày đêm, sau khi liên tiếp đưa vào các đơn vị bộ binh cũng như sử dụng hỏa lực bom đạn cực kỳ lớn, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã thành công trong việc tái chiếm lại Thành cổ nhưng vẫn không thể giành lại nửa Bắc của tỉnh Quảng Trị. Tuy vậy về mặt chiến lược, sự kháng cự mạnh mẽ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với sự hỗ trợ về hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã khiến kế hoạch tái chiếm thành cổ của đối phương bị kéo dài tới 3 tháng so với kế hoạch ban đầu là 2 tuần.
  • 43. Hình 2.14. Thành Cổ Quảng Trị Địa đạo Vĩnh Mốc Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh là công trình kiến trúc quân sự kỳ vĩ dưới lòng đất, ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với khẩu hiệu “quân sự hóa toàn dân, công sự hóa toàn khu vực” quân dân Vĩnh Linh đã tiến hành đào hầm hào, với nhiều công năng: trụ sở, kho hậu cần, trường học, bệnh viện, khu vực sinh hoạt của từng gia đình…, được bố trí khắp các điểm dân cư, dọc đường đi, ven ruộng, bờ biển, được nối thông nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt thay cho đường trên mặt đất. Thuộc thôn Vịnh Mốc và thôn Sơn Hạ, xã Vĩnh Thạch, dài 1.060,25m (chưa bao gồm các ngách, căn hộ...); chiều cao đường hầm từ 1,7 - 1,8m, gồm có 13 cửa ra vào (có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển). Dọc hai bên đường hầm, có khoét các ngách nhỏ đủ sinh hoạt cho 2 đến 4 người. Trong hầm còn có hội trường (sức chứa từ 50 - 60 người), làm nơi hội họp, xem phim, biểu diễn văn nghệ... và một số công trình khác như: bảng tin, nhà hộ sinh, 3 giếng nước, nhà vệ sinh, trạm phẫu thuật, trạm xá, bếp nấu ăn (bếp Hoàng Cầm). Hệ thống đường hầm và các công trình trong lòng đất của địa đạo Vịnh Mốc gồm 3 tầng: Tầng 1 có tổng chiềudài 421,82m, rộngtừ 0,90m - 1,1m và chiều cao từ 1,6m - 1,75m, có độ sâu cách mặt đất 8 - 11m, đường hầm có dạng hình vòm, lòng đường, vách, trần đào khá phẳng... Tầng 2 có độ sâu cách mặt đất 11 - 15m, chiềudài 508,08m, cao từ 1,6m - 1,94m, rộng từ 0,8m - 1,1m. Đường hầm có dạng hình vòm cuốn với kết cấu đất đỏ bazan vững chắc.. Trục chính tầng 3 chạy chủ yếu theo hƣớng Nam rồi vòng qua hƣớng Đông, dài 130,35m, cao từ 1,6 - 1,74m, rộng từ 0,8 - 1,1m, trần hình vòm cuốn, sâu cách mặt đất từ 21 - 22,5m, có 2 giếng nước, 1 nhà tắm, 5 căn hầm được bố trí so le ở hai bên trục chính, 2 hệ thống cửa (10 và số 12) thông ra biển và cũng có hệ thống đường trục để nối giữa các tầng hầm với nhau.
  • 44. Hình 2.15. Địa Đạo Vĩnh Mốc Nghĩa trang Trường Sơn Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên tuyến đường Trường Sơn - còn đường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 28 km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20 km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 398.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới phân đôi đất nước thời chiến tranh Việt Nam. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị. Hình 2.16. Nghĩa Trang Trường Sơn