SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ TRÚC HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN,
THÀNH PHỐ CÀ MAU
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ TRÚC HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN,
THÀNH PHỐ CÀ MAU
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN GIÁP
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tiến hành tham khảo tài liệu, khảo sát
thu thập tư liệu, thông tin và viết. Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn
được trích nguồn có độ tin cậy trong phạm vi nhận thức của bản thân.
Ngày 20 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện
Lê Trúc Hương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
RESEARCH SUMMARY
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
1.5.1. Địa điểm nghiên cứu 4
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu 5
1.5.3. Bảng hỏi khảo sát 5
1.5.4. Phân tích dữ liệu 6
1.6. C
ấu trúc của luận văn 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
2.1. Cơ sở lý thuyết 7
2.1.1. Một số khái niệm 7
2.1.2. Vai trò của người dân trong xây dựng NTM 12
2.2.Cơ sở thực tiễn 13
2.2.1. Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc 13
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Nhật Bản 15
2.2.3. Kinh nghiệm trong xây dựng NTM của Trung Quốc 17
2.2.4. Kết quả xây dựng NTM ở Việt Nam 18
2.3. Khung phân tích đề xuất 21
2.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan 22
2.3.2. Nhóm yếu tố khách quan 23
CHƯƠNG 3. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN 24
3.1. Quá trình xây dựng NTM tại xã An Xuyên 24
3.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã An Xuyên 25
3.3. Thực trạng người dân tham gia xây dựng NTM tại xã An Xuyên 33
3.3.1. Mô tả tổng quát mẫu khảo sát 33
3.3.2. Hiểu biết của người dân về xây dựng NTM tại xã An Xuyên 38
3.3.3. Sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng NTM 40
3.3.4. Đánh giá của cư dân nông thôn về kết quả xây dựng NTM 41
CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 52
4.1. Đánh giá kết quả xây dựng NTM tại xã An Xuyên 52
4.2. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng các nghiên cứu tiếp theo 54
4.3. Nguyên nhân hạn chế 55
4.4. Giải pháp xây dựng NTM bền vững tại xã An Xuyên 59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Việt
NTM Nông thôn mới
TP Thành phố
UBND Uỷ ban nhân dân
HTX Hợp tác xã
THT Tổ hợp tác
BCĐ Ban chỉ đạo
CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
UBMTTQ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Giới tính người được khảo sát 34
Bảng 3.2 Về độ tuổi người được khảo sát 34
Bảng 3.3. Học vấn của người được khảo sát 35
Bảng 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát 37
Bảng 3.5 Thời gian cư trú người được khảo sát 38
Bảng 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã 39
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí điện 41
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện nước sạch sinh hoạt 42
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thuỷ lợi 43
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giao thông 45
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giáo dục 46
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí y tế 47
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí nhà ở dân cư 48
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thu nhập 49
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí hộ nghèo 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ mức độ tham gia của người dân 11
Hình 2.2. Khung phân tích ROCCIPI 21
Hình 3.1. Tỷ lệ giới tính của người được khảo sát 34
Hình 3.2. Độ tuổi của người được khảo sát 35
Hình 3.3. Trình độ học vấn của người được khảo sát 36
Hình 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát 37
Hình 3.5 Thời gian cư trú người được khảo sát 38
Hình 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã 39
Hình 3.7. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí điện 42
Hình 3.8. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện nước sạch sinh hoạt 43
Hình 3.9. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thuỷ lợi 44
Hình 3.10. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giao thông 45
Hình 3.11. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giáo dục 46
Hình 3.12. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí y tế 47
Hình 3.13. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí nhà ở dân cư 48
Hình 3.14. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thu nhập 49
Hình 3.15. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí hộ nghèo 50
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai, tổ
chức thực hiện trên địa bàn 7 xã của thành phố Cà Mau. Sau hơn 9 năm thực hiện,
thành phố Cà Mau có 5 trên tổng số 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong đó, xã An Xuyên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 có đặc
điểm mang tính đại diện cho các xã trên địa bàn thành phố Cà Mau cả về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Luận văn đã nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sự tham gia của người dân trong xây
dựng nông thôn mới tại xã An Xuyên. Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn rút
ra những bài học kinh nghiệm, phân tích các vấn đề vướng mắc, tồn tại trong quá
trình xây dựng nông thôn mới để đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện thành công
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cà
Mau. Từ kết quả khảo sát tại xã An Xuyên cho thấy, phần lớn người dân được phỏng
vấn đều biết về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết
về từng tiêu chí nông thôn mới còn chưa rõ. Thông tin tiếp cận chỉ dừng lại các khẩu
hiệu tuyên truyền hoặc thông qua các buổi họp của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã
hội ở cơ sở; hoặc khi được sự vận động đóng góp công sức và vật chất xây dựng nông
thôn mới... Đây là những thách thức đối với xã An Xuyên nhằm giữ vững và nâng
cao chất lượng của 19 tiêu chí nông thôn mới.
Để cải thiện sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã An
Xuyên, luận văn đưa ra một số kiến nghị: Thông báo kịp thời, đầy đủ, cụ thể các
thông tin liên quan xây dựng nông thôn mới để người dân được biết; tiếp thu và tôn
trọng ý kiến đóng góp của người dân về xây dựng nông thôn mới; tổ chức thực hiện
có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân hưởng lợi”; công khai, minh bạch các hoạt động liên quan đến xây dựng
nông thôn mới.
RESEARCH SUMMARY
National target program of new rural construction is deployed, organizations
implemented in 7 communes in Ca Mau city. After more than 9 years of
implementation, the city of Ca Mau has 5 out of 7 communes recognized standard
new countryside. In it, An Xuyen be recognized as the new rural standards in 2016
has characteristics which are representative of the communes in Ca Mau city, both in
terms of natural conditions, economic - social, defense - security security.
Thesis studied, evaluate the effectiveness of the participation of the people in
building a new countryside in An Xuyen. From theoretical studies and field surveys
to draw lessons, analyze issues and problems and shortcomings in the process of
building new countryside to propose solutions that contribute to the successful
implementation of the Program national target new rural construction in the province
of Ca Mau city. From the survey results in An Xuyen showed that the majority of
people interviewed were aware of the program of building new
countryside. However, the level of understanding of each new rural criteria
unclear. Information accessible stop the propaganda slogans or through the meetings
of the political organizations, society at grassroots level; or when the movement to
contribute material and new rural construction... These are challenges for An Xuyen
commune in order to maintain and improve the quality of 19 new rural criteria.
To improve the participation of the people in building a new countryside in An
Xuyen, essays offer some recommendations: Announcement timely, full and specific
information regarding building new rural areas to people are known; receptive and
respectful comments of people about the new rural construction; organize effective
grassroots democracy Regulation on the principle of “People know, people discuss,
people do and people check, people benefit”; publicity and transparency of activities
related to the construction of new countryside.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí và vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển đất nước. Từ những thách thức mới của phát triển nông thôn, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng
8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khẳng định ý nghĩa và tầm quan
trọng của khu vực nông thôn trong tiến trình phát triển đất nước. Theo đó, Chính phủ
đã cụ thể hoá và triển khai chiến lược “Tam nông” của Đảng thành chương trình Xây
dựng Nông thôn mới (NTM) thông qua Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng
10 năm 2008. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn bao gồm: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (19 tiêu chí); Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04
tháng 6 năm 2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai
đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020.
Đối với tỉnh Cà Mau, để cụ thể hóa văn bản chỉ đạo của Trung ương về xây
dựng NTM, ngày 27 tháng 12 năm 2010, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ
thị số 02-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng NTM; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12 tháng 7 năm 2011
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng NTM tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-
2015 và những năm tiếp theo; Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm
2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (UBND) về việc ban hành lại Bộ tiêu chí về
NTM tỉnh Cà Mau; Chương trình số 15-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Ban
Chấp hành Đảng bộ thành phố Cà Mau thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Cà Mau về xây dựng NTM tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 và những
năm tiếp theo; Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của UBND
thành phố Cà Mau về xây dựng NTM thành phố Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 và
định hướng đến năm 2020.
2
Tại Cà Mau, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM được triển khai
thực hiện từ năm 2011 đã tạo sự đồng lòng, hưởng ứng của cả hệ thống chính trị và
nhân dân, từ đó đạt được những kết quả quan trọng. Tính đến tháng 10 năm 2018,
tổng số tiêu chí đạt được 1.022 tiêu chí, bình quân 12,5 tiêu chí/xã. Có 29 xã đạt
chuẩn NTM, chiếm 35,4%; có 35 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chiếm 42,7%; 18 xã đạt
từ 06 - 09 tiêu chí, chiếm 21,9%; không còn xã dưới 06 tiêu chí.
Thành phố Cà Mau (TP) là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh
Cà Mau, đồng thời là đơn vị dẫn đầu về thành tích xây dựng NTM của tỉnh khi có 5/7
xã đạt chuẩn NTM, chiếm 71,4%. Chương trình NTM đã góp phần nâng tầm kinh tế
khu vực nông thôn; phát triển kinh tế phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
mại và dịch vụ; kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, nhất là ở các xã đã đạt chuẩn
NTM được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân nâng lên rõ rệt. Nổi bật là xã An Xuyên đã xuất hiện nhiều cách làm hay,
sáng tạo trong xây dựng NTM, là điển hình tiêu biểu trong việc huy động sự tham gia
của người dân vào xây dựng NTM của TP Cà Mau.
Trong quá trình xây dựng NTM, người dân xã An Xuyên thể hiện rõ vai trò chủ
thể trung tâm, mọi nhà và mọi người ra sức đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất để
xây dựng NTM. Phong trào thi đua đóng góp ngày công lao động, hiến đất và đóng
góp tiền của để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn được thực hiện và lan toả
trên địa bàn các ấp. Kinh tế tập thể phát triển, nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu
quả kinh tế cao và ổn định được triển khai, nhân rộng, như mô hình hợp tác xã (HTX)
nuôi cá chình, cá bống tượng, HTX trồng rau an toàn và dưa hấu theo tiêu chuẩn
VietGap, tổ hợp tác (THT) du lịch nhà vườn. Nhờ đó, xã An Xuyên trở thành nơi
cung ứng nguồn nông sản sạch cho TP Cà Mau và là địa điểm du lịch trải nghiệm
giàu tiềm năng. Chương trình xây dựng NTM đã góp phần làm thay đổi diện mạo xã
An Xuyên. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao.
Quy chế dân chủ cơ sở theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân thụ hưởng” được mở rộng. Hiệu quả đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng NTM xã An Xuyên làm cơ sở định hướng và đề xuất cho giai đoạn nâng chất xã
3
NTM trong giai đoạn tiếp theo mang tính khả thi. Mức độ hài lòng của người dân về
Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã An Xuyên khá cao, và có sự đồng thuận
giữa chính quyền và người dân trong xây dựng NTM.
Tuy nhiên, trên thực tế xây dựng NTM còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân
sách Nhà nước và các nguồn lực bên ngoài, chưa phát huy được nội lực của cộng
đồng. Một số mô hình kinh tế tập thể chưa mang lại hiệu quả bền vững. Thu hút đầu
tư vào lĩnh vực nông thôn còn hạn chế. Một số tiêu chí NTM đạt được nhưng chưa
bền vững như tiêu chí về tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Một số công
trình đã đầu tư, xây dựng có dấu hiệu xuống cấp sau thời gian sử dụng, nhất là các
công trình giao thông, trụ sở ấp văn hoá. Nhận thức và sự tham gia của người dân
trong xây dựng NTM còn thụ động và chưa toàn diện. Đặc biệt, hiện nay chưa có
những khảo sát, nghiên cứu và đánh giá về sự tham gia của người dân trong xây dựng
NTM trên địa bàn xã An Xuyên để rút kinh nghiệm và góp phần nâng cao hiệu quả
sự tham gia của người dân trong chương trình NTM. Vì vậy, đề tài: “Đánh giá sự
tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã An Xuyên, thành
phố Cà Mau” là rất cần thiết.
Đánh giá sự tham gia của người dân một cách khách quan trong xây dựng NTM
là tất yếu. Cải thiện sự tham gia của người dân vừa là hành động vừa là mục đích của
chính sách xây dựng NTM. Bởi khi sự tham gia của người dân được cải thiện thì
nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM tăng lên và thúc đẩy người dân tự tin đưa ra
sáng kiến, tích cực, chủ động tham gia vào xây dựng NTM tại địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã
An Xuyên, TP Cà Mau.
- Đề xuất những giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong xây
dựng NTM.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
4
Câu hỏi 1: Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã
An Xuyên, TP Cà Mau hiện nay như thế nào?.
Câu hỏi 2: Làm thế nào để cải thiện sự tham gia của người dân trong xây dựng
NTM tại Cà Mau?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố
Cà Mau.
Đối tượng khảo sát: Người dân trên địa bàn xã An Xuyên, thành phố Cà Mau:
- Cán bộ đang công tác trong Mặt trận, các đoàn thể, chính quyền địa phương.
- Nhóm người dân:
+ Chủ sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh.
+ Cá nhân (công chức Nhà nước).
+ Người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Người dân hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (công nhân, làm thuê,…).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Ngoài ra,
các thông tin, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng NTM
thành phố Cà Mau và Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng NTM tỉnh Cà Mau.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính, với trình tự
các bước như sau:
- Tham khảo ý kiến góp ý của các chuyên gia để xây dựng và hiệu chỉnh bảng
câu hỏi khảo sát.
5
- Tiến hành việc khảo sát lấy ý kiến của người dân xã An Xuyên, TP Cà Mau
để đánh giá thực trạng về hiệu quả sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM.
Kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến
các hộ dân; sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu
thuận tiện.
Sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả.
Thông tin sơ cấp: thu thập thông qua phỏng vấn, các buổi thảo luận và phát
trực tiếp phiếu khảo sát đến các hộ dân xã An Xuyên, TP Cà Mau.
Thông tin thứ cấp: xem xét các báo cáo của UBND TP Cà Mau và UBND xã
An Xuyên, TP Cà Mau.
1.5.1. Địa điểm nghiên cứu
Khảo sát được thực hiện 11/11 ấp của xã An Xuyên, thành phố Cà Mau.
Xã An Xuyên, thành phố Cà Mau là một trong 5 xã được Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau (UBND) chọn chỉ đạo điểm của tỉnh về xây dựng NTM.
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện; nghiên cứu thực địa, phân tích, so sánh và thống kê mô tả để trả
lời các câu hỏi nghiên cứu.
1.5.3. Bảng hỏi khảo sát
Tổng cộng có 120 lượt người được điều tra bằng phiếu câu hỏi trên địa bàn
11/11 ấp của xã An Xuyên. Nội dung phiếu câu hỏi tập trung vào 3 chủ đề chính:
- Thông tin cá nhân của người trả lời.
- Hiểu biết của người dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
trên địa bàn.
- Sự tham gia của cư dân nông thôn về xây dựng NTM.
- Đánh giá về kết quả xây dựng NTM.
6
1.5.4. Phân tích dữ liệu
Từ các biên bản phỏng vấn nhóm và các biên bản làm việc, tác giả đánh giá,
phân tích, so sánh, rút ra các vấn đề ý nghĩa mang tính phổ biến để tổng hợp, khái
quát hóa các vấn đề nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM.
Các thông tin phỏng vấn bằng phiếu điều tra soạn sẵn, sau đó được mã hoá,
nhập vào bảng dữ liệu Excel và được phân tích với phần mềm SPSS 20.0 Các phương
pháp thống kê, mô tả, tần suất, các kiểm định khác biệt và quan hệ được áp dụng để
tổng quát hoá kết quả.
1.6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu; mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi
và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu, thông tin khảo sát sự tham gia
của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau.
Chương 4. Thảo luận và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của
người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau.
Chương 5. Kết luận.
7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm nông thôn: Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong
đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã
hội, môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2005). Theo định nghĩa chính thống
của Chính phủ Việt Nam thì nông thôn được hiểu là “Vùng nông thôn là khu vực địa
giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố”
(Khoản 1, Điều 3 Chương 1, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010
của Chính Phủ).
Theo Trần Tiến Khai (2015), sự khác biệt ở khía cạnh không gian, lãnh thổ, điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nông thôn so với thành thị được thể hiện qua
các đặc trưng riêng biệt như: Ở nông thôn có quy mô,dân số thấp, dân cư sống rải rác,
thưa thớt; không gian lãnh thổ ở nông,thôn rộng lớn, nhiều vùng địa lý đa dạng; điều
kiện tự nhiên ở nông thôn là vùng không gian mở, đa dạng điều kiện tự nhiên, đất,
nước, rừng, khí hậu, sinh cảnh môi trường. Nông,thôn là nơi có nguồn tài nguyên tự
nhiên sinh học, tính đa dạng sinh học cao, phong phú về sinh thái và cảnh quan thiên
nhiên đẹp; hoạt động,kinh tế ở nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp (các hoạt
động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) và gần với các điều kiện tự
nhiên; thu nhập nông thôn thấp (hoạt động kinh tế kém đa dạng, tính rủi ro cao, lệ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên); khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành
thị chênh lệch khá lớn; hạ tầng cơ sở kỹ thuật ở nông thôn có hệ thống giao thông,
bến cảng, kho bãi, cơ sở hạ tầng, viễn thông liên lạc còn yếu kém; hạ tầng xã hội ở
nông thôn còn kém phát triển, hệ thống cơ sở dịch vụ công cho giáo,dục, y tế còn hạn
chế. Mặt bằng dân trí thấp; văn hóa ở nông thôn mang nét văn hóa truyền thống và
bản địa, các phong tục, tập quán cổ truyền mang tính đặc thù theo từng địa phương.
8
- Khái niệm nông thôn mới: Theo Nghị quyết số 26-NQ-TW của Trung ương,
NTM là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao.
- Khái niệm phát triển nông thôn: Dower (2001, trang 31) định nghĩa “Phát triển
nông thôn là một quá trình thay đổi bền vững và có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hoá
và môi trường nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương”. Cộng
đồng Châu Âu cho rằng phát triển nông thôn thể hiện ở ba mục tiêu: một là, cải thiện
năng lực cạnh tranh của nông nghiệp; hai là, cải thiện môi trường và cảnh quan nông
thôn; ba là, cải thiện chất lượng đời sống nông thôn và khuyến khích đa dạng hoá các
hoạt động kinh tế. USDA (2006) định nghĩa phát triển nông thôn là “Cải thiện các
điều kiện của cộng đồng nông thôn một cách tổng thể, bao gồm kinh tế và chất lượng
cuộc sống ở các phương diện khác như môi trường, sức khoẻ, cơ sở hạ tầng và nhà
ở”. OECD (dẫn theo United Nations, 2007) cho rằng phát triển nông thôn chú trọng
sự khác biệt tính chất lãnh thổ, chủ đề phát triển và mang tính động, vì vậy nó phải
được hiểu trong một tiến trình trung hạn và dài hạn mang tính động về lịch sử và được
phản ảnh ở các khía cạnh thay đổi công nghệ, kinh tế và xã hội.
Theo Trần Tiến Khai, (2015), khái niệm về phát triển nông thôn chú trọng vào
bốn vấn để cốt lõi. Thứ nhất, về kinh tế: Phát triển một nông thôn đa dạng hóa nghề
nghiệp, tạo ra,nhiều cơ hội công ăn việc làm, tạo ra giá trị gia,tăng cho vùng. Thứ hai,
về văn hóa xã hội: Gìn giữ lưu truyền, tái hiện, xây dựng nét văn hóa truyền thống
gắn với tôn vinh tinh thần cội nguồn dân tộc dựa trên các nền tảng xã hội. Thứ ba, về
chính trị và thể chế: Đảm bảo quyền tự chủ, sở hữu cộng đồng, đảm bảo cơ chế phân
quyền và thể chế hóa sự tham gia công chúng, tính trật tự an ninh chính trị, cơ chế
gọn nhẹ đáp ứng nguyện vọng, mong đợi của công chúng, thúc đẩy được sự tự chủ
9
trong việc nắm bắt các cơ hội tiếp cận công bằng các quyền lợi trong hầu hết các dịch
vụ. Thứ tư, về môi trường: Chất lượng môi trường cảnh quan sạch và bền vững.
Nhìn chung, khái niệm về phát triển nông thôn bao hàm chuyển biến và tiến bộ
của nông thôn trên các phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và thể chế;
quan tâm toàn diện đến phúc lợi của cộng đồng ở nông thôn mà chính người nông
dân được thụ hưởng, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội và cơ sở hạ
tầng kỹ thuật. Nói cách khác, các quan niệm phát triển nông thôn đều nhấn mạnh sự
kết hợp giữa việc cải thiện mức sống, kinh tế - xã hội cho cư dân nông thôn, nhất là
người nghèo và bền vững về môi trường; lấy con người làm trung tâm; và phát triển
đa ngành (Trần Tiến Khai, 2015).
- Khái niệm về sự tham gia của người dân: Sự tham,gia của người dân được tiếp
cận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào hoạt động và mức độ tham gia của người
dân. Theo Florin, Paul (1990), “Sự tham gia của ngươi dân là một quá trình trong đó
các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi
trường ảnh hưởng đến họ”. Theo Setty (1991), “Sự tham gia của người dân là người
dân cùng với các cơ quan phát triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu
tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm,
vật liệu, tiền bạc, lao động và thời gian”. Sự tham gia của người dân trong chương
trình xây dựng NTM là một quá trình mà Nhà nước và người dân cùng nhận một số
trách nhiệm cụ thể trong việc phát triển nông thôn và tiến hành các hoạt động để thực
hiện trách nhiệm của mình, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Sự tham
gia của người dân trong chương trình xây dựng NTM là đảm bảo cho người nông
dân, người chịu ảnh hưởng từ chương trình, được tham gia quyết định chương trình
xây dựng NTM. Sự tham gia của người dân xây dựng NTM là tìm và huy động các
nguồn lực từ người dân để thực hiện chương trình, qua đó làm tăng lợi ích cho người
nông dân.
Theo định nghĩa của Andre, P; P. Martin và G. Lanmafankpotin (2012) thì “Sự
tham gia của người dân là một quá trình mà trong đó có những người dân thường
10
tham gia trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc”. Có thể chia thành 6 cấp độ tham gia
của người dân như sau:
o Thứ nhất, tham gia thụ động: Trong các hoạt động người dân thụ động tham
gia, bảo gì làm nấy, không quan tâm vào quá trình ra quyết định.
o Thứ hai, tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: Thông qua việc trả lời
các câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu, người dân không tham dự vào quá trình
phân tích và sử dụng thông tin.
o Thứ ba, tham gia như nhà tư vấn: Trong hoạt động này người dân được tham
vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề tại địa phương.
o Thứ tư, tham gia trong việc thực hiện: Trong các hoạt động người dân thành
lập nhóm để thực hiện những chương trình hay các dự án tại địa phương, tuy nhiên ở
cấp độ này họ không tham dự vào quá trình ra quyết định.
o Thứ năm, tham gia vào quá trình ra quyết định: Người dân chủ động tham
gia vào các quá trình phân tích và lập kế hoạch, được tham gia trực tiếp vào quá trình
ra quyết định tại địa phương.
o Thứ sáu, tự nguyện tham gia: Người dân tự thực hiện từ đầu mọi công việc,
lên kế hoạch và đánh giá các hoạt động, việc này được thực hiện không có sự hỗ trợ,
định hướng từ bên ngoài.
11
Hình 2.1 Sơ đồ mức độ tham gia của người dân
Nguồn: Andre, P; P. Martin và G. Lanmafankpotin (2012)
Theo Quỹ phát triển Nông nghiệp thế giới (IFAD, 2009) mục tiêu phát triển
nông thôn hướng đến cộng đồng mang lại cho cộng đồng và chính quyền địa phương
quyền kiểm soát các quyết định quy hoạch và các nguồn lực đầu tư. Sự tham gia tích
cực của người dân vào quá trình phát triển đã trở nên phổ biến hơn trong những năm
1990 và 2000. Phát triển có sự tham gia nhấn mạnh cách tiếp cận từ dưới lên chứ
không phải từ trên xuống, ưu tiên các mục tiêu trao quyền và ưu tiên nhu cầu của địa
phương.
Phát triển nông thôn theo hướng cộng đồng nhấn mạnh vai trò của các tổ chức
cộng đồng trong việc ra quyết định về quá trình phát triển kinh tế - xã hội có ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ; cách tiếp cận từ dưới lên hiện đang được chú
trọng như một xu hướng mới, xem cộng đồng là chủ thể của sự thay đổi và là người
12
cộng tác trong phát triển. Từ đó, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc ra
quyết định; tăng cường sức mạnh và hiệu quả của các chương trình, dự án.
2.1.2. Vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng NTM
Sự tham gia của nông dân vào xây dựng NTM được coi như nhân tố quan trọng,
quyết định sự thành bại của tiếp cận phát triển dựa vào nội lực cộng đồng được thí
điểm trong chương trình NTM. Khi tham gia xây dựng NTM với sự hỗ trợ của Nhà
nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường
kỹ năng, năng lực về quản lý, giám sát cộng đồng nhằm tận dụng các nguồn lực tại
chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động
xây dựng NTM phải đảm bảo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm,
dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò người dân phù hợp với
quan điểm của Nhà nước về việc “Lấy dân làm gốc”. Các nội dung thể hiện vai trò
tham gia của người dân trong xây dựng NTM được hiểu:
Dân biết: Là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người dân về những kiến
thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát
thiết kế các công trình hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia
hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; người dân nắm
được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công
trình, quy mô công trình, tiến độ xây dựng, yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách
nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi.
Dân bàn: Bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch
phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa
bàn, như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc
lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản
lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương
thức quản lý tài chính trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.
Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt
động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, các hoạt động của
13
nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm, những công việc liên quan
đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia
vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi
công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người
dân có việc làm, tăng thu nhập, ngoài ra còn là cơ hội để người dân tham gia góp
công sức, của cải để xây dựng NTM. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao
động, vật tư, hiến đất hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
Dân kiểm tra: Dân kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc đề ra là biểu hiện cao
nhất của tinh thần dân chủ. Từ chủ trương của Nhà nước đưa ra xây dựng hạ tầng
nông thôn hoặc như việc cấp đất, cấp vốn cho một đơn vị, cho đến hiệu quả đích thực
của các vấn đề đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế,
phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và
các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính…đều phải
được dân kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi đến chốn.
Dân hưởng lợi: Dân được hưởng những gì dân làm, dân đóng góp trong quá
trình xây dựng NTM.
Các nguyên tắc xây dựng NTM theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM giai đoạn 2010 - 2020: Xây dựng NTM theo chuẩn mực là bộ tiêu chí quốc gia
NTM do Thủ tướng Chính phủ ban hành; phạm vi thực hiện là địa bàn cấp xã; cộng
đồng dân cư là chủ thể tham gia xây dựng NTM; chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM là chương trình khung, tổng thể, bao trùm các mục tiêu về phát triển nông
thôn đã được xác định các nội dung cần thiết để đạt 19 tiêu chí.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc
Theo nghiên cứu của Trần Tiến Khai (2015), phong trào Làng mới là một sáng
kiến chính trị được Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hy triển khai vào năm 1970
để hiện thực hóa kinh tế nông thôn Hàn Quốc. Ngay từ khi bắt đầu phong trào Làng
mới, Chính phủ Hàn Quốc đã xác định 3 nhân tố chính để phát triển nông thôn là
14
“Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. Trong đó, chăm chỉ là động cơ tự nguyện của người
dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công; tự lực là ý chí bản thân,
tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân; hợp tác
là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể.
Để tạo sự khích lệ và lấy lại niềm tin của người nông dân, phong trào Làng mới
Hàn Quốc đã đưa ra những nội dung rất thiết thực, tương đối dễ triển khai và nhanh
có kết quả như: Mở rộng, làm mới đường vào thôn xóm; mở rộng, làm mới đường
trong thôn; làm vệ sinh thôn xóm; xây dựng khu giặt giũ chung; đào giếng nước
chung; cải tạo mái nhà từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng; cải tạo hàng rào quanh nhà
từ tường đất thành tường xây gạch, xi măng; sửa cầu; sửa hệ thống đập, sông ngòi.
Trong quá trình thực hiện, Chính phủ Hàn Quốc cung cấp xi măng, vật tư xây dựng;
bên cạnh đó, đất đai, vật kiến trúc và công lao động do chính người dân trong làng đó
bỏ ra, toàn bộ kế hoạch đều do chính Ủy ban làng đó quản lý. Kết quả có hơn 50% số
làng ở nông thôn đã được cải thiện rõ rệt; kế hoạch tiếp tục được đẩy mạnh triển khai
trên quy mô toàn quốc và phần lớn dựa vào nguồn quỹ dồi dào của xã và lực lượng
lao động có sẵn.
Bên cạnh hỗ trợ về vật chất cho các làng, các dự án nông thôn của phong trào
Làng mới còn đặc biệt quan tâm đến phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính
quyền địa phương và Chính phủ cũng rất coi trọng việc xử lý cán bộ tham nhũng.
Cùng với chăm lo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ Hàn Quốc chú
trọng vào các dự án tăng thu nhập cho nông dân bằng việc hỗ trợ và khuyến khích
sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản, tăng cường các cơ sở đào
tạo nghề nông. Từ kết quả phong trào Làng mới của Hàn Quốc, chúng ta có thể rút ra
một số kinh nghiệm như:
- Lấy sức dân là chính. Trong xây dựng NTM phải xác định rõ vai trò tự lực,
chủ đạo và phát huy được tiềm năng của người dân. Mặt khác, cần phải thường xuyên
tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân tinh thần đoàn kết, tự vươn lên, xóa bỏ tư
15
tưởng thụ động, trông chờ ỷ lại và bằng lòng với những gì hiện có. Bên cạnh đó là sự
đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm để cùng nhau vươn lên.
- Bước đầu nên chọn một vài địa phương làm điểm chỉ đạo, qua đó có kiểm tra,
đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
- Phát triển nông thôn là một quá trình lâu dài. Vì thế, lộ trình phát triển nông
thôn phải được hoạch định theo từng bước cụ thể, không nóng vội, từ đơn giản đến
phức tạp, có nội dung thực hiện cụ thể, phù hợp với trình độ, năng lực và kỹ năng của
cư dân nông thôn ở từng giai đoạn, có tổng kết kết quả thực hiện.
- Kịp thời trong công tác khen thưởng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển nông thôn chuyên nghiệp,
bởi đặc thù công việc làm phải làm việc với nông dân, gắn bó với nông dân, thấu hiểu
nông dân. Do đó, cán bộ phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm
chất và sự tận tâm mới đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao ở khu vực
nông nghiệp, nông thôn.
- Xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng, tạo niềm tin trong nhân dân, đảm
bảo rằng tất cả vật lực, tài lực huy động từ các nguồn đều được sử dụng đúng mục
đích cho các dự án của chương trình xây dựng NTM.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ thông tin thị trường; thu hút đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Nhật Bản
Theo Trần Tiến Khai (2015) phát triển nông thôn của Nhật Bản trong giai đoạn
đầu của quá trình xây dựng NTM là việc xác định khu vực áp dụng để xây dựng
NTM; xây dựng cơ chế thúc đẩy các làng thành lập hiệp hội nhằm bàn bạc, trao đổi,
đề ra quy hoạch xây dựng nông thôn và thực hiện; hỗ trợ vốn cho công cuộc xây dựng
NTM. Ở những giai đoạn tiếp theo Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ
tầng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân; thu hẹp
16
khoảng cách thành thị và nông thôn; nâng cao trình độ hiện đại hóa cho nông nghiệp
và nông thôn; đề cao vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên của nông thôn; sửa chữa và
xây mới nhà ở cho người nông dân; quan tâm xây dựng các địa điểm hoạt động vui
chơi, giải trí tập thể cho nông dân; tăng cường xây dựng trường học, trạm y tế; quan
tâm đến chế độ an sinh xã hội ở nông thôn.
Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản khuyến khích sự nỗ lực của
người dân địa phương trong việc tận dụng nguồn lực tại chỗ, sự sáng tạo như phát
huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống và thu hẹp khoảng cách
giữa thành thị và nông thôn.
Quá trình xây dựng NTM ở Nhật Bản đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Từ
đó là cơ sở, tiền đề để các nước rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây
dựng NTM như sau: Để xây dựng NTM đạt được hiệu quả, mục tiêu cuối cùng là rút
ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao đời sống người dân nông
thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Chính phủ là người tổ chức,
điều khiển, hướng dẫn và thúc đẩy thực hiện xây dựng NTM. Do đó, Chính phủ cần
chú ý phát huy vai trò tổ chức, hướng dẫn của mình trong các phương diện hoạch
định chính sách, phân bổ nguồn lực hợp lý, đầu tư xây dựng công khai, minh bạch
nhằm để công cuộc xây dựng NTM được tiến hành một cách thuận lợi trong môi
trường chính sách phù hợp. Quá trình phát triển kinh tế nông thôn lấy người dân làm
cốt lõi. Người nông dân có thu nhập thấp, do nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp. Kinh
nghiệm của Nhật Bản là tăng cường đổi mới khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp,
phát triển nét đặc trưng của nông nghiệp vùng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người
nông dân nhằm tăng nguồn thu cho nông dân; tạo dựng môi trường thích hợp, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn. Nêu cao tinh thần
tự lực, tự cường, lòng tin và ý chí của người dân. Một nhiệm vụ quan trọng trong tiến
trình xây dựng NTM là phải dựa vào sức mạnh của người dân, khuyến khích người
nông dân phát huy tinh thần tự chủ, hình thành nên động lực nội tại cho công cuộc
xây dựng NTM.
17
Ở bất kỳ quốc gia nào nông thôn đều là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Do đó, việc xây dựng NTM cần phải có thời gian thực hiện lâu dài, phải đảm
bảo duy trì được bản sắc riêng cho từng vùng nông thôn, không đánh mất giá trị vốn
có của nó.
2.2.3. Kinh nghiệm “Nắm vững điểm cơ bản” trong xây dựng NTM của
Trung Quốc
Theo nghiên cứu của Cát Chí Hoa (2009) để xây dựng thành công NTM thì
Trung Quốc phải nắm vững điểm cơ bản là vận dụng phát triển khoa học để thống
lĩnh công cuộc xây dựng NTM, thuận theo xu thế phát triển của xây dựng hiện đại
hoá, kiên trì 3 nguyên tắc cơ bản trong xây dựng NTM.
Một là, nắm vững yêu cầu cơ bản của quan điểm phát triển khoa học. Kiên trì
lấy con người làm gốc, điều hoà toàn diện quan điểm phát triển khoa học bền vững.
Về quan điểm phát triển khoa học xuất phát từ bố cục tổng thể của sự nghiệp xây
dựng xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, tập trung vào việc xây dựng quốc
gia hiện đại hoá, chủ nghĩa xã hội hài hoà, văn minh, dân chủ, giàu mạnh.
Hai là, cần nắm vững quy luật cơ bản của xây dựng hiện đại hoá khi lấy nông
nghiệp làm bệ đỡ cho nền kinh tế quốc dân. Lý luận phát triển kinh tế học cho thấy
rõ, trong tiến trình công nghiệp hoá, ngành nông nghiệp cống hiến cho sự phát triển
kinh tế của một đất nước ở 4 phương diện: lương thực, yếu tố sản xuất, thị trường,
ngoại hối. Đồng thời, kiên trì phương hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhấn
mạnh tính tối quan trọng của “tam nông”.
Ba là, trong tiến trình thúc đẩy “tam nông” cần căn cứ vào yêu cầu 20 chữ “Sản
xuất phát triển, đời sống sung túc, nông thôn văn minh, làng xã sạch đẹp, quản lý dân
chủ”; điều chỉnh hài hoà giữa thúc đẩy xây dựng kinh tế nông thôn, xây dựng chính
trị, xây dựng văn hoá, xây dựng xã hội và xây dựng Đảng; thiết thực nắm vững 5
nguyên tắc kiên trì (kiên trì lấy kinh tế nông thôn làm trung tâm; kiên trì chế độ kinh
doanh cơ bản ở nông thôn; kiên trì lấy con người làm gốc; kiên trì quy hoạch khoa
học; kiên trì phát huy tính tích cực mọi mặt của đời sống xã hội).
18
Trong công việc cụ thể còn phải thực hiện “5 cần và 5 không cần”. Tức là cần
chú trọng hiệu quả thực tế, không cần làm chủ nghĩa hình thức; cần lượng sức mà
hành động, không cần mù quáng; cần thảo luận dân chủ, không cần mệnh lệnh, cưỡng
ép; cần làm nổi bật nét đặc sắc, không cần giống nhau một các khiên cưỡng; cần
hướng dẫn, chỉ đạo nhưng không cần ôm đồm, làm thay.
2.2.4. Kết quả xây dựng NTM ở Việt Nam
Trong 10 năm (2008 - 2018) thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá
X), 8 năm (2010 - 2018) thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng
NTM, 5 năm (2013 - 2018) thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo nên một
khu vực nông thôn với nhiều thay đổi rõ nét, kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ, hơn
20.000 mô hình phát triển sản xuất đã tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế khu
vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và chuyển biến, đời
sống của đại đa số nông dân được nâng cao. Tính đến cuối năm 2018, cả nước có
3.838 xã (43,02%) được công nhận đạt chuẩn NTM, đã có 53 đơn vị cấp huyện thuộc
27 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm
vụ xây dựng NTM. Có 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố thuộc Trung
ương đạt chuẩn NTM. Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng
cao, NTM kiểu mẫu. Chính phủ đã chỉ đạo về giải pháp xây dựng NTM cấp thôn, bản
cho những vùng đặc thù, khó khăn. Đây là những nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính
trị và toàn xã hội trong xây dựng NTM, phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.
Cả nước huy động được khoảng 269.561 tỷ đồng để xây dựng NTM. Trong đó, vốn
ngân sách Trung ương 8.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 33.887 tỷ đồng; vốn
lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là 38.076 tỷ đồng; vốn tín dụng 158.420
tỷ đồng; vốn doanh nghiệp đóng góp 12.218 tỷ đồng; vốn nhân dân và cộng đồng
đóng góp 18.959 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn số liệu điều tra của Tổng cục Thống
kê cho thấy, từ năm 2011 - 2017, cả nước đã hoàn thành một khối lượng đường giao
thông gấp 5 lần của giai đoạn 2001 - 2010; có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường
19
ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địa hình phức tạp như
Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hoá…Tính riêng tiêu chí giao thông có 4.850
xã đã đạt (54,3%), 7.611 xã đạt tiêu chí thuỷ lợi (đạt 85,3%), 4.983 xã đạt tiêu chí
trường học (đạt 55,8%), 4.681 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá (đạt 52,4%),
6.330 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (đạt 70,9%). Trong tổ chức sản xuất, phát triển
kinh tế, các địa phương đã tập trung đầu tư và đã phát triển được 21.000 mô hình sản
xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, dần hình thành
một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hang hoá, trong đó đã có 744 chuỗi nông
sản an toàn.
Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, hiện nay cả nước có khoảng 4.823
sản phẩm đặc sản cấp xã, huyện có lợi thế, trong đó có 1.086 sản phẩm (khoảng
22,52%) có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng; có 695 (14,4%) sản phẩm đăng
ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tính đến hết năm 2017 cả nước có 62,3% số xã đạt tiêu chí
thu nhập, 58,5% số xã đạt tiêu chí giảm hộ nghèo, 94,8% số xã đạt tiêu chí lao động
có việc làm. Riêng tiêu chí tổ chức sản xuất, cả nước có 71,2% số xã đạt do rà soát
lại theo yêu cầu mới của Bộ tiêu chí quốc gia. Cả nước đã có 4.795 xã đạt tiêu chí
môi trường và an toàn thực phẩm (đạt 53,7%); 76,7% số xã đạt tiêu chí văn hoá so
với cuối năm 2016. Đặc biệt tình trạng nợ đọng vốn xây dựng NTM đã giảm so với
trước đây. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ mức 15.000 tỷ đồng nợ
đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM vào đầu năm 2016 thì đến nay số này đã
giảm 70%, chỉ còn hơn 4.900 tỷ đồng. Đến hết tháng 01 năm 2018, toàn quốc có
26/63 tỉnh không nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM.
Từ kết quả xây dựng NTM của cả nước cho thấy, vai trò và hiệu quả tham gia
của người dân là rất quan trọng trên cả các mặt về sự quan tâm đóng góp ý kiến, đóng
góp vật tư, tiền bạc, công lao động. Người dân có quyền tham gia vào việc ra các
quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, từ đó giúp người dân nâng cao năng
lực, có trách nhiệm với cộng đồng, tự tin hơn vào khả năng tự quản lý chính mình.
Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân là phương tiện hữu hiệu để huy động nguồn
20
tài nguyên tại chỗ, tổ chức và vận dụng năng lực, trí tuệ, tính sáng tạo của người dân
vào các hoạt động xây dựng NTM. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đánh giá khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, miền
còn khá lớn. Cụ thể vùng Đồng bằng sông Hồng có 63,33% số xã đạt chuẩn, Đông
Nam Bộ là 63,22%, miền núi phía Bắc chỉ đạt 15,53%, Tây Nguyên 22,5%, Đồng
bằng sông Cửu Long 29,43%, Duyên hải Nam Trung Bộ 30,87%. Vấn đề ô nhiễm
môi trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, phức tạp, khó xử
lý, trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, kênh, mương; chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, nông sản trên phạm vi cả nước có những tiến bộ nhưng
chuyển biến chưa rõ nét. Từ kết quả và hạn chế trong quá trình xây dựng NMT đã rút
ra sáu bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, xây dựng NTM thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để CNH-
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông
nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ hai, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên
truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân
hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công sức,
tiền của, thời gian để xây dựng NTM.
Thứ ba, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt
của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban,
ngành, đoàn thể. Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò quan
trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm
vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn
tạo ra sự chuyển biến rõ nét.
Thứ tư, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua
lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương
thức huy động các nguồn lực phù hợp.
21
Sự
tham
gia
của
người
dân
Thứ năm, phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ
năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ
đạo có hiệu quả.
Thứ sáu, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước
và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực
hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép hoặc đóng góp
quá sức dân.
2.3. Khung phân tích đề xuất
Một chính sách tốt không chỉ được xây dựng tốt trên văn bản mà còn phải đáp
ứng việc thực thi trong đời sống có hiệu quả, trong đó các bên liên quan sẽ bị điều
chỉnh theo quy định của chính sách trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Theo Phạm
Duy Nghĩa, bộ tiêu chí ROCCIPI đã đưa ra 7 tiêu chí để nhận diện các yếu tố tác
động đến chính sách, bao gồm các yếu tố chủ quan (luật lệ (reles), cơ hội
(opportunity), truyền thông (communication), năng lực (capacity), quy trình
(proccess) và khách quan (lợi ích (interest) và ý thức hệ (ideology). Theo tiếp cận
ROCCIPI, sự tham gia của người dân phụ thuộc vào 6 yếu tố sau: Cơ hội tham gia,
truyền thông, quy trình, năng lực, lợi ích, ý thức hệ - truyền thống.
Yếu tố
chủ quan
1. Cơ hội tham gia (O)
2. Truyền thông (C)
3. Quy trình (P)
4. Năng lực (C)
Yếu tố
khách quan
1. Lợi ích (I)
2. Ý thức hệ - Giá trị
truyền thống (I)
Hình 2.2. Khung phân tích ROCCIPI
Nguồn: Tác giả tự vẽ
22
2.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan
- Cơ hội tham gia (O): Yếu tố này liên quan đến hoàn cảnh, trường hợp, cơ hội
hay xác suất thúc đẩy các bên liên quan thực hiện những hành vi tuân thủ hay vi phạm
luật, lệ, quy ước, quy tắc xã hội. Các bên liên quan thường có những cơ hội thực thi
pháp luật, vì thế khi xem xét tiêu chí Cơ hội không chỉ nhìn nhận ở xu hướng thực
hiện hành vi mà nên phân tích mối tương quan với tiêu chí Năng lực của đối tượng
tham gia. Cơ hội để người dân tham gia xây dựng NTM bên cạnh phụ thuộc Năng
lực của từng cá nhân mà còn phụ thuộc vào vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính
trị cơ sở trong việc triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Vì thế, chính quyền
địa phương nào không phát huy triệt để vai trò tham gia của người dân thì chất lượng,
hiệu quả xây dựng NTM sẽ không đảm bảo.
- Truyền thông (C): Yếu tố truyền thông liên quan đến sự hiệu quả của việc
truyền tải thông tin về luật, lệ, quy ước, quy tắc xã hội đến các bên liên quan. Đây là
yếu tố quan trọng, vì nếu những quy định pháp luật, quy tắc xã hội mặc dù chặt chẽ,
tính khả thi cao nhưng khó có khả năng truyền tải đến những bên tham gia thì cũng
không đảm bảo tính hiệu quả thực thi của pháp luật. Yếu tố truyền thông liên quan
đến khả năng truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa các bên liên quan, do đó họ cần
phải nhận được và hiểu được thông tin về mục tiêu, quy định của luật này.
- Quy trình (P): Yếu tố Quy trình liên quan tới những tiêu chuẩn và thủ tục mà
qua đó giải thích được 2 vấn đề: Thứ nhất, khả năng các bên liên quan tuân thủ hoặc
không tuân thủ các quy định của pháp luật, lệ, quy tắc xã hội. Thứ hai, khuyến khích
hay hạn chế những hành vi vi phạm hay tuân thủ. Quy trình đảm bảo cho việc thực
thi được vận hành thống nhất giữa các cơ quan, địa phương khác nhau.
- Năng lực (C): Yếu tố này xem xét khả năng thực thi pháp luật của các bên
tham gia. Yếu tố năng lực cần kết hợp với yếu tố Cơ hội để xem xét toàn diện hơn, vì
trong hoàn cảnh và cơ hội khác nhau thì năng lực thực thi cũng khác nhau. Năng lực
phụ thuộc vào mức độ hiểu biết khác nhau, tuỳ thuộc vào ý thức chính trị, trình độ
học vấn của mỗi người dân và vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, chi, tổ hội trong công tác triển khai
thực hiện xây dựng NTM.
23
2.3.2. Nhóm yếu tố khách quan
Nhóm yếu tố này phụ thuộc vào cá nhân và theo thời gian:
- Lợi ích (I): Yếu tố lợi ích liên quan đến động cơ thúc đẩy hay khuyến khích
(hữu hình nay vô hình) hành vi các bên tham gia thực thi theo quy định pháp luật.
Thông thường những động cơ thúc đẩy liên quan đến chi phí, lợi ích của việc thực thi
pháp luật.
“Dân làm” - dân thực hiện là khâu thể hiện rõ nhất và có hiệu quả nhất ở cơ sở
trong quá trình xây dựng NTM. Song, cũng nổi lên những vấn đề cần giải quyết như:
Cần quy định rõ việc gì Nhà nước làm, việc gì dân làm và việc gì Nhà nước và dân
cùng làm. Vì hiện nay, thu nhập của người dân nông thôn còn thấp, có nơi rất thấp,
lại không đều nhau nhưng phải đóng góp nhiều khoản tiền nhằm góp phần xây dựng
NTM theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Vì vậy, nếu tham gia
xây dựng NTM mà đem lại quyền hạn, lợi ích nhiều hơn nghĩa vụ thì người dân sẽ tự
nguyện tham gia và ngược lại.
- Ý thức hệ - Giá trị truyền thống (I): Yếu tố này liên quan đến những giá trị và
thái độ mà xã hội thừa nhận làm tác động đến hành vi của đối tượng liên quan. Một
bộ phận người dân nhận thức còn hạn chế về pháp luật, chủ trương, chính sách về xây
dựng NTM, họ thờ ơ ít tham gia hoặc không tham gia sinh hoạt ở khu dân cư; chỉ
quan tâm đến lợi ích cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích chung; ý thức tự giác thực hiện
nghĩa vụ công dân và ý thức trách nhiệm trong chấp hành các chủ trương, chính sách
còn thấp; chưa mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến và vật chất xây dựng NTM, nhất
là các hoạt động giám sát tiến trình xây dựng NTM.
Như vậy, 6 yếu tố trên nhằm xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi
của các bên liên quan, trong đó có sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM.
Nếu nhận diện cụ thể các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả thực thi thì ta có thể giải
quyết được những vướng mắc bằng những quy định hoặc những phương pháp mới,
hữu hiệu hơn nhằm phát huy tối đa sự tham gia của người dân.
24
CHƯƠNG 3. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN
3.1. Quá trình xây dựng NTM tại xã An Xuyên
An Xuyên là xã ngoại ô nằm về phía Bắc của TP Cà Mau. Phía Đông giáp xã
Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; Tây giáp xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình;
Nam giáp với phường Tân Xuyên, TP Cà Mau; Bắc giáp với xã Tân Lộc, huyện Thới
Bình. Xã có diện tích tự nhiên 3.665,70 ha. Đất sản xuất lúa 2 vụ là 1.187,18 ha. Diện
tích nuôi tôm 1.308,96 ha. Diện tích cá ao hồ 205 ha, còn lại là đất trồng cây lâu năm,
rau màu, đất ở và đất công trình. Địa bàn xã có 11 ấp (gồm ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5, ấp
6, ấp 8, ấp 10, ấp Tân Dân, ấp Tân Hiệp, ấp Tân Thuộc, ấp Tân Thời). Dân số 14.423
khẩu, với 3.115 hộ. Dân tộc thiểu số (chủ yếu là hộ dân tộc Khmer) là 40 hộ, có 171
khẩu. Năm 2010, xã An Xuyên được TP Cà Mau chọn là 1 trong 3 xã chỉ đạo điểm
xây dựng NTM. Từ đó, Đảng bộ và nhân dân đã phát huy sự đoàn kết, khắc phục khó
khăn, chủ động củng cố, xây dựng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể
vững mạnh; tạo môi trường thuận lợi nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế,
nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ; giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội và phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Trong quá trình xây dựng NTM, xã An Xuyên đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu
tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nhiều mô hình sản
xuất có hiệu quả được triển khai thực hiện, góp phần nâng cao thu nhập cho người
dân, đời sống của nhân dân được phát triển, diện mạo nông thôn ngày càng khang
trang, hiện đại. Để quán triệt sâu rộng nhiệm vụ xây dựng NTM, Đảng uỷ, UBND
chỉ đạo các ngành và Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội xã An Xuyên tổ chức tuyên
truyền trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong hệ thống chính trị và người
dân. Kết quả đã tuyên truyền được 492 cuộc, với 14.715 lượt người tham dự; tuyên
truyền thông qua tờ rơi được 9.000 tờ và cấp phát 250 cuốn sổ tay hỏi đáp về xây
dựng NTM; lắp đặt 7 cổng chào, 159 bảng tuyên truyền xây dựng NTM, tuyến dân
cư kiểu mẫu; Đài Truyền thanh xã phát liên tục 2 buổi/ngày về nội dung bộ tiêu chí
25
xây dựng NTM, hỏi đáp về xây dựng NTM, những tấm gương điển hình của tập thể
và cá nhân trong xây dựng NTM trong những đợt tuyên truyền cao điểm…Bên cạnh
đó, xã An Xuyên được BCĐ TP Cà Mau tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ
năng thực hiện chương trình xây dựng NTM 2 đợt, có 17 cán bộ ban chỉ đạo, ban
quản lý và 33 cán bộ Ban phát triển của 11/11 ấp tham gia tập huấn. Kinh phí thực
hiện công tác tuyên truyền 468 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 350 triệu đồng,
ngân sách xã 118 triệu đồng.
Trong quá trình xây dựng NTM, xã An Xuyên quan tâm phát triển sản xuất
nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay,
các hình thức tổ chức sản xuất có bước phát triển; kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang
trại, kinh tế hợp tác có nhiều chuyển biến tích cực. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan
tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế khu vực nông thôn phát triển
theo hướng CNH-HĐH. Xã An Xuyên triển khai, thực hiện nhiều mô hình sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, ổn định như cánh đồng lớn, nuôi cá chình, cá bống
tượng, rau sạch, cây ăn trái. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn xã
An Xuyên là 209.306.119.000 đồng (Thời điểm ngày 12/5/2015). Trong đó, vốn ngân
sách 103.683.517.000 đồng, chiếm 49,54%; vốn trái phiếu Chính phủ 4.200.000.000
đồng, chiếm 2,01%; vốn từ nguồn tài trợ WB 21.000.000.000 đồng, chiếm 10,03%;
vốn tín dụng 7.021.200.000 đồng, chiếm 3,35%; vốn doanh nghiệp 150.000.000
đồng, chiếm 0,07%; vốn xã hội hoá 4.500.000.000, chiếm 2,15%; huy động đóng góp
của cộng đồng dân cư 68.751.402.000 đồng, chiếm 32,85%.
3.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã An Xuyên
Qua 4 năm triển khai thực hiện Đồ án quy hoạch xây dựng NTM (2012-2015),
xã An Xuyên, TP Cà Mau được UBND tỉnh Cà Mau quyết định công nhận đạt chuẩn
NTM vào tháng 7 năm 2015. Tại thời điểm công nhận xã NTM, kết quả thực hiện
từng tiêu chí cụ thể như sau:
26
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
- Năm 2012, xã An Xuyên được UBND TP Cà Mau phê duyệt Đồ án quy hoạch
xây dựng NTM tại Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 31/5/2012;
- UBND xã An Xuyên đã tổ chức công bố quy hoạch đến cán bộ, đảng viên và
nhân dân. Đồng thời đặt bảng công khai quy hoạch NTM tại trụ sở UBND xã và trụ
sở các ấp để tiện cho việc tra cứu thông tin quy hoạch cho người dân;
- Xã An Xuyên cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch trên
tuyến Quốc lộ 63 để tổ chức, cá nhân theo dõi. Bên cạnh đó, xã An Xuyên xây dựng
Quy chế quản lý quy hoạch và được UBND TP Cà Mau phê duyệt;
- Kinh phí thực hiện: 246.000.000 đồng (ngân sách trung ương 150.000.000
đồng, ngân sách xã 96.000.000 đồng);
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 1.
Tiêu chí 2: Giao thông
- Xã An Xuyên đã tranh thủ tốt nguồn vốn đầu tư của cấp trên và vận động nhân
dân đóng góp xây dựng 23 tuyến lộ giao thông nông thôn, tổng chiều dài 31.537,78m;
kinh phí 58,71 tỷ đồng; xây dựng 25 cây cầu bê tông, kinh phí 4,27 tỷ đồng. Bên cạnh
đó, các tuyến đường trục xã, liên xã dài hơn 8 km được nhựa hoá; đường trục ấp, liên
ấp với tổng chiều dài 65,45 km được bê tông; đường xóm, nhánh với tổng chiều dài
78,6 km được bê tông;
- Kinh phí thực hiện 62.975.678.000 đồng (nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
4.200.000.000 đồng, ngân sách thành phố 49.419.323.000 đồng, nhân dân đóng góp
9.356.355.000 đồng);
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 2.
Tiêu chí 3: Thuỷ lợi
- Trên địa bàn xã An Xuyên có 27 kênh rạch, với chiều dài 71,13 km. Xã được
thành phố và tỉnh đầu tư sên vét 7 tuyến kên thuỷ lợi dài 18.940 m; sên vét 8 tuyến
27
kênh thuỷ nông nội đồng dài 11.370 m; đắp 4 đập, xây 1 cống thuỷ lợi. Đồng thời,
vận động nhân dân trồng cây xanh dọc tuyến sông và gia cố kênh mương để chống
sạt lở đất;
- Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu cấp nước, tiêu nước cho diện tích
trồng lúa, rau màu, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã;
- Trên địa bàn xã có 2 cống, 7 đập được kiên cố bằng bê tông;
- Kinh phí thực hiện: 3.567.894.000 đồn (ngân sách thành phố 2.430.000.000
đồng, ngân sách xã 568.947.000 đồng, nhân dân đóng góp 568.947.000 đồng);
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 3.
Tiêu chí 4: Điện
- Từ năm 2011 – 2014, xã An Xuyên tranh thủ sự đầu tư của cấp trên hạ thế 2
tuyến điện dài 2,5 km nhằm phủ kín nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất cho
người dân. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện sinh hoạt đạt 100% tổng số hộ, trong đó có 95,6%
hộ si743 dụng điện an toàn;
- Kinh phí thực hiện: 300.000.000 đồng do ngân sách thành phố đầu tư;
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 4.
Tiêu chí 5: Trường học
- Trên địa bàn xã An Xuyên có 7 trường học, trong đó có 6/7 trường đạt chuẩn
quốc gia. Kinh phí thực hiện 27.190.000.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh
12.000.000.000 đồng, ngân sách thành phố 15.190.000.000 đồng;
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 5.
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá
- Xã An Xuyên được cấp trên đầu tư xây dựng Trung tâm văn hoá thể thao, với
các hạng mục san lấp mặt bằng, xây dựng cổng, hàng rào, nhà vệ sinh, sân khấu ngoài
trời;
28
- Có 11/11 trụ sở sinh hoạt văn hoá ấp được xây dựng kiên cố và có 2 khu thể
thao liên ấp đảm bảo nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể thao của người dân;
- Kinh phí thực hiện 24.646.697.000 đồng (ngân sách trung ương 9.100.000.000
đồng, ngân sách tỉnh 4.974.736.000 đồng, ngân sách thành phố 2.425.961.000 đồng,
nhân dân đóng góp 3.646.000.000 đồng, vốn xã hội hoá 4.500.000.000 đồng);
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 6.
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Căn cứ theo quy hoạch, xã An Xuyên không thực hiện tiêu chí chợ nông thôn
và được Sở Công thương tỉnh Cà Mau chấp thuận do địa bàn xã nằm gần trung tâm
TP Cà Mau nên việc xây dựng chợ nông thôn sẽ không phát huy hiệu quả hoạt động
kinh doanh mà còn gây lãng phí nguồn kinh phí đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, trên
địa bàn xã có điểm chợ Cầu số 3, diện tích 222,63 m2
, có 12 quầy hàng đáp ứng cơ
bản nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá khu vực nông thôn.
Tiêu chí 8: Bưu điện
- Xã có 1 Bưu điện văn hoá xã; 11/11 ấp có hệ thống mạng Internet; xã có 3
điểm phục vụ Internet công cộng tại ấp 8, ấp 6, ấp 4;
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 8.
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
- Xã không có nhà tạm, nhà dột nát;
- Tổng số nhà dân cư trên địa bàn xã là 3.115 căn. Trong đó, có 2.658 căn nhà
được xây dựng đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đạt 85,3%;
- Kinh phí thực hiện: 49.493.400.000 đồng (ngân sách trung ương
1.160.800.000 đồng, ngân sách thành phố 855.000.000 đồng, vốn tín dụng
421.200.000 đồng, nhân dân tự đầu tư 47.056.400.000 đồng);
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 9.
29
Tiêu chí 10: Thu nhập
- Xã quy hoạch tiểu vùng sản xuất phù hợp với từng vùng, mở nhiều lớp tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân ứng dụng vào sản xuất, phát triển
mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng một vụ lúa
trên đất nuôi tôm, trồng màu…; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, góp phần tăng năng suất và nâng cao thu nhập cho người dân. Thời điểm năm
2015, thu nhập bình quân của người dân là 34.405.000 đồng/người/năm (tăng 11,605
triệu đồng so với năm 2010);
- Kinh phí thực hiện: 4.736.000.000 đồng (ngân sách trung ương 65.000.000
đồng, ngân sách thành phố 116.300.000 đồng, vốn tín dụng 4.400.000.000 đồng, nhân
dân đóng góp 154.700.000 đồng);
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 10.
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
- Để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, xã An Xuyên tăng cường hỗ
trợ hộ nghèo, cận nghèo về mô hình sản xuất có hiệu quả như: nuôi cá chình, cá bống
tượng, trồng ràu màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm…Đồng thời, tín chấp với Ngân hàng
chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Cà Mau để các hộ dân vay vốn đầu tư vào sản xuất,
nâng cao thu nhập cho gia đình;
- Thời điểm tháng 7 năm 2015, toàn xã An Xuyên còn 42 hộ nghèo, chiếm
1,35% (so với năm 2010 giảm 148 hộ nghèo); hộ cận nghèo còn 95 hộ, chiếm 3,18%
(giảm 159 hộ so với năm 2010);
- Kinh phí thực hiện: 2.571.000.000 đồng (ngân sách tỉnh 371.000.000 đồng,
vốn tín dụng 2.200.000.000 đồng);
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 11.
Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
- Lao động trong độ tuổi có 9.708 người, chiếm 68,06% dân số. Qua 4 năm
(2012 – 2015) đã tổ chức 14 lớp dạy nghề, với 434 học viên; tập huấn 38 lớp, có
30
1.140 lượt người tham gia và giới thiệu việc làm cho 2.105 lượt người. Trong đó, lao
động trong tỉnh 1.609 người, lao động ngoài tỉnh 496 người);
- Thời điểm tháng 7 năm 2015, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là
8.913/9.708 người, chiếm 91,81% số người trong độ tuổi lao động;
- Kinh phí thực hiện: 262.600.000 đồng do ngân sách tỉnh đầu tư;
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 12.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
- Xã An Xuyên có 3 Hợp tác xã với ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
nông nghiệp, thuỷ sản; Hợp tác xã trồng rau sạch; Hợp tác xã nuôi và thu mua cá
chình, cá bống tượng có 70 thành viên, vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, xã còn
có 12 Tổ hợp tác sản xuất. Các Hợp tác xã và Tổ Hợp tác hoạt động khá hiệu quả;
- Kinh phí thực hiện: 1.600.000.000 đồng do Hợp tác xã và Tổ Hợp tác đầu tư;
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 13.
Tiêu chí 14: Giáo dục
- Xã được công nhận hoàn thành phô cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (năm
2013); phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi (năm 1997) và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (năm 2003). Hằng năm, đều duy
trì tốt chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học;
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hằng năm đạt 96,92%; tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề hằng năm
đạt 97,10%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn xã được 3.131/9.708 người, đạt
32,25%;
- Kinh phí thực hiện: 272.000.000 đồng;
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 14.
31
Tiêu chí 15: Y tế
- Năm 2015, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 10.381/14.423 người, đạt
71,98% dân số;
- Xã có 1 Trạm y tế. Cán bộ y tế có 8 người (1 bác sĩ, 3 y sĩ, 3 nữ hộ sinh, 1
trung cấp dược); có 22 cộng tác viên y tế ấp. Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng mới;
xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2013 (theo tiêu chí mới);
- Kinh phí thực hiện: 3.080.000.000 đồng (ngân sách thành phố 3.000.000.000
đồng, ngân sách xã 80.000.000 đồng);
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 15.
Tiêu chí 16: Văn hoá
- Xã có 11/11 ấp đạt chuẩn “Ấp văn hoá” liên tục 3 năm liền. Xã được công
nhận đạt chuẩn “Xã văn hoá NTM” năm 2015. Có 2.477 hộ đạt chuẩn “Gia đình văn
hoá”, đạt 79,52% số hộ;
- Kinh phí thực hiện: 300.000.000 đồng do ngân sách xã đầu tư;
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 16.
Tiêu chí 17: Môi trường
- Năm 2014, xã An Xuyên được cấp trên đầu tư xây dựng giếng nước nối mạng
tập trung tại ấp Tân Dân, cung cấp nước sạch cho 1.100 hộ dân, nâng tỷ lệ hộ dân sử
dụng nước hợp vệ sinh 3.115/3.115 hộ, đạt 100%; hộ sử dụng nước sạch 1.596/3.115
hộ, đạt 51,24%;
- Các cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn về môi trường.
Toàn xã có 15 doanh nghiệp, 3 Hợp tác xã, 12 Tổ Hợp tác, 2 trang trại đều đạt tiêu
chuẩn về môi trường;
- Đường ấp, xóm, cảnh quan từng hộ đảm bảo xanh, sạch, đẹp; không có các
hoạt động làm suy giảm môi trường sống; rác thải, chất thải, nước thải được thu gom
và xử lý theo quy định; vận động mỗi hộ gia đình có sọt rác và hố chôn rác sinh hoạt,
32
không vứt rác xuống sông; trồng mới 16.400 cây xanh trên các tuyến lộ giao thông;
từng bước tạp vẻ mỹ quan xanh – sạch – đẹp trên địa bàn xã;
- Tổng số hộ dân trên các tuyến đường chính là 1.412 hộ, đã có 1.376 hộ có
hàng rào, đạt 97,4% (trong đó có 1.156 hộ trồng hàng rào bằng cây xanh, có 220 hộ
làm hàng rào bằng bê tông và cây gỗ). Các hộ còn lại được xã tiếp tục vận động xây
dựng hàng rào;
- Có 2.807 hộ làm sọt rác gia đình, đạt 90,11% tổng số hộ; số hộ đào chôn lấp
rác sinh hoạt là 2.713 hộ, đạt 87,09% tổng số hộ;
- Theo quy hoạch được duyệt, xã An Xuyên không có nghĩa trang, nghĩa địa;
việc chôn cất người chết trên địa bàn xã được tập trung về khu nghĩa trang từ trần của
thành phố tại phường Tân Xuyên;
- Kinh phí thực hiện: 29.046.000.000 đồng (nguồn vốn WB tài trợ
21.000.000.000 đồng, ngân sách thành phố 77.000.000 đồng, vốn nhân dân
7.969.000.000 đồng);
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 17.
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh
- Tổng số cán bộ, công chức 22 người; trong đó cán bộ chuyên trách 11 người,
công chức 11 người. 100% cán bộ xã đều đạt chuẩn theo quy định;
- Xã có đủ tổ chức trong hệ thống chính trị bao gồm: Đảng uỷ, HĐND, UBND,
UBMTTQVN xã, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Công đoàn cơ sở. Đối với 11 ấp có đủ tổ chức bao gồm: Chi bộ, Trưởng ấp, phó
trưởng ấp, Ban công tác Mặt trận, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ, Nông dân,
Cựu Chiến binh;
- Đảng bộ, chính quyền xã hàng năm đều đạt “Trong sạch, vững mạnh”;
- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã đạt danh hiệu khá trở lên do các
tổ chức đoàn thể cấp thành phố xét, công nhận hang năm;
33
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 18.
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định;
lực lượng công an được tăng cường, củng cố, kiện toàn; phát huy có hiệu quả phong
trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng 11 Ban bảo vệ thôn xóm, có 77
thành viên tham gia; xây dựng 75 Tổ nhân dân tự quản với 150 tổ viên phân bổ đều
trên địa bàn 11 ấp; vận động người dân đóng góp xây dựng 10 cổng an ninh trật tự;
trên địa bàn xã không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; có 11/11 ấp được công
nhận đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự, đạt 100%;
- Hàng năm, Công an xã đều đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên;
- Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 19.
3.3. Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An
Xuyên, thành phố Cà Mau
Khảo sát đánh giá thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM
tại xã An Xuyên được thực hiện bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu. Phiếu khảo
sát được thực hiện trên cơ sở 4 nội dung chủ yếu: (1) Thông tin người trả lời, (2) Hiểu
biết của người dân về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, (3) Sự tham gia của
cư dân nông thôn trong xây dựng NTM, (4) Đánh giá kết quả xây dựng NTM.
3.3.1. Mô tả tổng quát mẫu khảo sát
Qua khảo sát trên địa bàn 11/11 ấp của xã An Xuyên với cỡ mẫu 120 hộ đã có
kết quả như sau:
- Về giới tính của người được khảo sát có 68 nam, chiếm tỷ lệ 56,7% và 52 nữ,
chiếm tỷ lệ 43,3%.
34
Giới tính
43,3 % Nam
Nữ
56,7 %
Bảng 3.1 Giới tính người được khảo sát
Giới tính Tần suất Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ đúng
(%)
Tỷ lệ cộng dồn
(%)
Nam 68 56.7 56.7 56.7
Nữ 52 43.3 43.3 100.0
Tổng cộng 120 100.0 100.0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018
Hình 3.1. Tỷ lệ giới tính của người được khảo sát
- Về độ tuổi, từ 18 đến 30 tuổi có 32 người, chiếm 26,7%; từ trên 30 đến 50 tuổi
có 64 người, chiếm 53,3 %; từ trên 50 tuổi trở lên có 24 người, chiếm 20%.
Bảng 3.2 Về độ tuổi người được khảo sát
Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ đúng
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Từ 18 đến 30 32 26.7 26.7 26.7
Trên 30 đến 50 64 53.3 53.3 80.0
Trên 50 24 20.0 20.0 100.0
Tổng cộng 120 100.0 100.0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018
35
Độ tuổi
70
60
50
40
30
20
10
0
Từ 18 đến 30 Trên 30 đến 50 Trên 50
Hình 3.2. Độ tuổi của người được khảo sát
- Về trình độ học vấn, số người trình độ đến Trung học cơ sở có 56 người, chiếm
tỷ lệ cao nhất với 46,7%; trình độ Trung học phổ thông có 42 người, chiếm 35%;
trình độ Cao đẳng có 11 người, chiếm 9,2%; trình độ Đại học có 9 người, chiếm 7,5%;
trình độ sau Đại học có 2 người, chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,6%.
Bảng 3.3. Học vấn của người được khảo sát
Học vấn Tần suất Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ đúng
(%)
Tỷ lệ cộng dồn
(%)
Đến THCS 56 46.7 46.7 46.7
THPT 42 35.0 35.0 81.7
Cao đẳng 11 9.2 9.2 90.8
Đại học 9 7.5 7.5 98.3
Sau Đại học 2 1.6 1.6 100.0
Tổng cộng 120 100.0 100.0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018
36
Hình 3.3. Trình độ học vấn của người được khảo sát
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, về cơ bản có sự cân đối tỷ lệ giới tính nhằm
đảm bảo chất lượng cho cuộc khảo sát. Điều đáng phấn khởi là trình độ dân trí của
cư dân nông thôn đã nâng lên so với trước đây. Tuy nhiên, tỷ lệ học vấn có trình độ
Trung học cơ sở vẫn ở mức cao (46,7%) nhưng trên bình diện chung đã phản ánh
đúng thực trạng về trình độ dân trí vùng nông thôn của thành phố Cà Mau hiện nay.
Vấn đề này không ảnh hưởng đến kết quả khảo sát, do đây là nhận định cá nhân của
từng người.
- Về cấu trúc nghề nghiệp chính của hộ gia đình được khảo sát thì nhóm nông
dân có tới 67 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,8%; kế tiếp là nhóm công chức, viên
chức có 24 người, chiếm tỷ lệ 20%; nhóm buôn bán, kinh doanh nhỏ 13 người, chiếm
tỷ lệ 10,8%; nhóm nghề nghiệp khác 16 người, chiếm tỷ lệ 13,3%. Như vậy, qua bảng
kết quả khảo sát cho thấy rõ ràng các hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai
trò chủ đạo tại địa bàn xã An Xuyên.
Học vấn
60
50
40
30
Học vấn
20
10
0
Đến THCS THPT Cao đẳng Đại học Sau Đại
học
37
Nghề nghiệp
70
60
50
40
30
20
10
0
Nông nghiệp Doanh nghiệp,
hộ KD
Công chức,
viên chức
Khác
Bảng 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát
Nghề nghiệp Tần suất Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ đúng
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Nông nghiệp 67 55.8 55.8 55.8
Doanh nghiệp, hộ
kinh doanh
13 10.8 10.8 66.7
Công chức, viên chức 24 20.0 20.0 86.7
Khác 16 13.3 13.3 100.0
Tổng cộng 120 100.0 100.0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018
Hình 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát
- Về thời gian cư trú, nhóm người được khảo sát có thời gian cư trú tại xã An
Xuyên đến 5 năm có 17 người, chiếm 14,2%; nhóm người có thời gian cư trú trên 5 năm
đến 10 năm có 45 người, chiếm 37,5%; nhóm người có thời gian cư trú trên 10 năm có
58 người, chiếm 48,3%. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết người được khảo sát có thời
gian dài cư trú tại địa phương. Đây là yếu tố thuận lợi trong quá trình khảo sát, vì người
được khảo sát am hiểu tình hình phát triển của địa phương, nắm bắt rõ quá trình triển
khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
38
Thời gian cư trú
70
60
50
40
30
20
10
0
Đến 5 năm Trên 5 năm đến 10 năm Trên 10 năm
Bảng 3.5. Thời gian cư trú người được khảo sát
Thời gian cư trú
Tần
suất
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ đúng
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Đến 5 năm 17 14.2 14.2 14.2
Trên 5 năm đến 10 năm 45 37.5 37.5 51.7
Trên 10 năm 58 48.3 48.3 100.0
Tổng cộng 120 100.0 100.0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018
Hình 3.5. Thời gian cư trú người được khảo sát
3.3.2. Hiểu biết của người dân về xây dựng NTM tại xã An Xuyên
Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ then chốt, có tác động tích
cực đến việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng NTM. Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác này, Đảng
uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã An Xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền
bằng nhiều hình thức, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Kết quả, trong
tổng số 120 người được khảo sát đều trả lời “biết” Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng NTM.
39
Kết quả khảo sát cho thấy (chọn nhiều phương án), nguồn thông tin về xây dựng
NTM mà người dân tiếp cận khá dồi dào. Theo đó, số người biết thông qua các tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội đông nhất, với 100 người, chiếm 83,3%; số người
biết thông qua các cuộc họp với UBND xã là 99 người, chiếm 82,5%; số người biết
qua gửi tài liệu, tờ rơi 97 người, chiếm 80,8%; số người biết qua báo, đài, internet
có 96 người, chiếm 80%. Tuy nhiên, số người biết qua việc phổ biến trực tiếp đến
từng hộ gia đình rất thấp, có 23 người, chiếm 19,1%. Như vậy, từ kết quả trên cho
thấy công tác tuyên truyền, vận động người dân biết về Chương trình xây dựng NTM
trên địa bàn xã An Xuyên đạt được thành công nhất định.
Bảng 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã
Họp UBND xã Tần suất Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ đúng
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Không 21 17.5 17.5 17.5
Có 99 82.5 82.5 100.0
Tổng cộng 120 100.0 100.0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018
Hình 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã
40
3.3.3. Sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng NTM
Sự tham gia của cư dân nông thôn trong tiến trình xây dựng NTM là một trong
những yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo phát triển nông thôn theo hướng bền
vững. Cộng đồng cư dân nông thôn cần hiểu rõ vai trò chủ thể của mình trong xây
dựng NTM để tự giác, tự nguyện tham gia. Qua công tác tuyên truyền, vận động của
từng ấp và tuỳ vào nhận thức, ý thức của từng đối tượng phỏng vấn, lấy phiếu khảo
sát nên có kết quả trả lời khác nhau về sự tham gia. Cụ thể, có 103 người được khảo
sát đã trả lời có tham gia vào xây dựng NTM, chiếm 85,8%; có 17 người trả lời không
tham gia vào xây dựng NTM, chiếm 14,2%.
Trong số 103 người tham gia xây dựng NTM, có 6 người trả lời bị bắt buộc
tham gia (chiếm 5,8%), 76 người tham gia do sự vận động của địa phương (chiếm
73,8%), và 21 người tự nguyện tham gia xây dựng NTM (chiếm 20,4%). Kết quả
khảo sát cho thấy, sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM phần lớn là do công
tác vận động của địa phương; số ít trường hợp tham gia vì bị bắt buộc (chủ yếu là
đóng góp vật chất). Song, vấn đề đáng quan tâm là sự tự nguyện tham gia của người
dân vào xây dựng NTM còn thấp.
Các hình thức và mức độ tham gia của người dân vào xây dựng NTM cũng khá
đa dạng. Theo kết quả khảo sát, nhóm tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến xây dựng
TNM có 21 người, chiếm 20,3%; nhóm đóng góp tiền có 72 người tham gia, chiếm
69,9%; nhóm đóng góp ngày công lao động 13 người, chiếm 12,6%; nhóm hiến đất
đai làm đường, cầu, trường học…có 35 người, chiếm 33,9%; nhóm cải tạo, xây mới
hàng rào, cổng rào theo yêu cầu xây dựng NTM của xã có 98 người, chiếm 95,1%;
nhóm làm nhà vệ sinh theo yêu cầu xây dựng NTM có 63 người, chiếm 61,1%; nhóm
lắp đặt hệ thống nước sạch theo yêu cầu NTM có 48 người, chiếm 46,6%; nhóm làm
nơi đổ rác tập trung theo yêu cầu NTM có 39 người, chiếm 37,8%; nhóm cải tạo đồng
ruộng sản xuất theo NTM có 67 người, chiếm 65%; nhóm giám sát chất lượng công
trình xây dựng NTM có 6 người, chiếm 5,8%; nhóm tuyên truyền xây dựng NTM có
14 người, chiếm 13,5%.
41
3.3.4. Đánh giá của cư dân nông thôn về kết quả xây dựng NTM
Xã An Xuyên đã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016 nhưng quá trình
xây dựng và nâng chất 19 tiêu chí xã NTM vẫn đang tiếp tục diễn ra. Đánh giá của
cư dân nông thôn về kết quả xây dựng NTM tại thời điểm khảo sát rất tích cực. Phần
lớn người được khảo sát đều ghi nhận những kết quả đạt được từ khi triển khai, thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại địa phương là rất quan trọng.
Đây là tín hiệu phấn khởi cho chính quyền xã An Xuyên trong vận động và đồng hành
cùng cư dân nông thôn nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, làm cơ sở đề
nghị UBND tỉnh Cà Mau công nhận lại xã NTM vào năm 2020.
Đối với tiêu chí điện, chỉ có 1 người ý kiến về mức độ cải thiện rất không quan
trọng, chiếm 0,8%; có 71 người đánh giá mức độ cải thiện quan trọng, chiếm 59,2%;
đặc biệt có 11 người đánh giá mức độ cải thiện rất quan trọng, chiếm 9,2%. Điều này
cho thấy, sự đánh giá, ghi nhận của cư dân nông thôn xã An Xuyên về tiêu chí điện
đã cải thiện rất nhiều từ kết quả xây dựng NTM.
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí điện
Tiêu chí điện Tần suất Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ đúng
(%)
Tỷ lệ cộng
dồn (%)
Rất không quan trọng 1 0.8 0.8 0.8
Không quan trọng 5 4.2 4.2 5.0
Bình thường 32 26.6 26.6 31.6
Quan trọng 71 59.2 59.2 90.8
Rất quan trọng 11 9.2 9.2 100.0
Tổng cộng 120 100.0 100.0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau
Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Mua Máy Tính Cá Nhân.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Mua Máy Tính Cá Nhân.docCác Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Mua Máy Tính Cá Nhân.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Ý Định Mua Máy Tính Cá Nhân.doc
 
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luậtLuận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
 
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc BìnhTạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố TrạchĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
 
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
 
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAYLuận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOTLuận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
 
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
 
HÀNH VI CỦA CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC
HÀNH VI CỦA CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨCHÀNH VI CỦA CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC
HÀNH VI CỦA CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC
 
BÀI MẪU Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp tại Vinamilk, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp tại Vinamilk, HAYBÀI MẪU Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp tại Vinamilk, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp tại Vinamilk, HAY
 
Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh
Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh
Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
 
Hoạt động truyền thông PR của VTV
Hoạt động truyền thông PR của VTV Hoạt động truyền thông PR của VTV
Hoạt động truyền thông PR của VTV
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
 
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk LăkLuận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
 

Similar to Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau

Similar to Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau (20)

Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng NgãiLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
 
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
 
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú NinhLuận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hộiLuận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện M'Drắk, 9đ
 
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mớiLuận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
 
Luận Văn Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Luận Văn Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docLuận Văn Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Luận Văn Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
 
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...
Luận Văn Phân Tích Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tình Trạng Nghèo Ở Thành Ph...
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiVai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAYChính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Luận Văn Đánh Giá Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã An Xuyên, Thành Phố Cà Mau

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ TRÚC HƯƠNG ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN, THÀNH PHỐ CÀ MAU Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ TRÚC HƯƠNG ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN, THÀNH PHỐ CÀ MAU Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN GIÁP Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tiến hành tham khảo tài liệu, khảo sát thu thập tư liệu, thông tin và viết. Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn được trích nguồn có độ tin cậy trong phạm vi nhận thức của bản thân. Ngày 20 tháng 3 năm 2019 Người thực hiện Lê Trúc Hương
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT NGHIÊN CỨU RESEARCH SUMMARY CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu 4 1.5.1. Địa điểm nghiên cứu 4 1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu 5 1.5.3. Bảng hỏi khảo sát 5 1.5.4. Phân tích dữ liệu 6 1.6. C ấu trúc của luận văn 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 2.1. Cơ sở lý thuyết 7 2.1.1. Một số khái niệm 7 2.1.2. Vai trò của người dân trong xây dựng NTM 12 2.2.Cơ sở thực tiễn 13 2.2.1. Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc 13 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Nhật Bản 15
  • 5. 2.2.3. Kinh nghiệm trong xây dựng NTM của Trung Quốc 17 2.2.4. Kết quả xây dựng NTM ở Việt Nam 18 2.3. Khung phân tích đề xuất 21 2.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan 22 2.3.2. Nhóm yếu tố khách quan 23 CHƯƠNG 3. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN 24 3.1. Quá trình xây dựng NTM tại xã An Xuyên 24 3.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã An Xuyên 25 3.3. Thực trạng người dân tham gia xây dựng NTM tại xã An Xuyên 33 3.3.1. Mô tả tổng quát mẫu khảo sát 33 3.3.2. Hiểu biết của người dân về xây dựng NTM tại xã An Xuyên 38 3.3.3. Sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng NTM 40 3.3.4. Đánh giá của cư dân nông thôn về kết quả xây dựng NTM 41 CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 52 4.1. Đánh giá kết quả xây dựng NTM tại xã An Xuyên 52 4.2. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng các nghiên cứu tiếp theo 54 4.3. Nguyên nhân hạn chế 55 4.4. Giải pháp xây dựng NTM bền vững tại xã An Xuyên 59 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt NTM Nông thôn mới TP Thành phố UBND Uỷ ban nhân dân HTX Hợp tác xã THT Tổ hợp tác BCĐ Ban chỉ đạo CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá UBMTTQ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Giới tính người được khảo sát 34 Bảng 3.2 Về độ tuổi người được khảo sát 34 Bảng 3.3. Học vấn của người được khảo sát 35 Bảng 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát 37 Bảng 3.5 Thời gian cư trú người được khảo sát 38 Bảng 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã 39 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí điện 41 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện nước sạch sinh hoạt 42 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thuỷ lợi 43 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giao thông 45 Bảng 3.11. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giáo dục 46 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí y tế 47 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí nhà ở dân cư 48 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thu nhập 49 Bảng 3.15. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí hộ nghèo 50
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ mức độ tham gia của người dân 11 Hình 2.2. Khung phân tích ROCCIPI 21 Hình 3.1. Tỷ lệ giới tính của người được khảo sát 34 Hình 3.2. Độ tuổi của người được khảo sát 35 Hình 3.3. Trình độ học vấn của người được khảo sát 36 Hình 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát 37 Hình 3.5 Thời gian cư trú người được khảo sát 38 Hình 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã 39 Hình 3.7. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí điện 42 Hình 3.8. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện nước sạch sinh hoạt 43 Hình 3.9. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thuỷ lợi 44 Hình 3.10. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giao thông 45 Hình 3.11. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giáo dục 46 Hình 3.12. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí y tế 47 Hình 3.13. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí nhà ở dân cư 48 Hình 3.14. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thu nhập 49 Hình 3.15. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí hộ nghèo 50
  • 9. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai, tổ chức thực hiện trên địa bàn 7 xã của thành phố Cà Mau. Sau hơn 9 năm thực hiện, thành phố Cà Mau có 5 trên tổng số 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, xã An Xuyên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 có đặc điểm mang tính đại diện cho các xã trên địa bàn thành phố Cà Mau cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Luận văn đã nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã An Xuyên. Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm, phân tích các vấn đề vướng mắc, tồn tại trong quá trình xây dựng nông thôn mới để đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cà Mau. Từ kết quả khảo sát tại xã An Xuyên cho thấy, phần lớn người dân được phỏng vấn đều biết về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết về từng tiêu chí nông thôn mới còn chưa rõ. Thông tin tiếp cận chỉ dừng lại các khẩu hiệu tuyên truyền hoặc thông qua các buổi họp của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội ở cơ sở; hoặc khi được sự vận động đóng góp công sức và vật chất xây dựng nông thôn mới... Đây là những thách thức đối với xã An Xuyên nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng của 19 tiêu chí nông thôn mới. Để cải thiện sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã An Xuyên, luận văn đưa ra một số kiến nghị: Thông báo kịp thời, đầy đủ, cụ thể các thông tin liên quan xây dựng nông thôn mới để người dân được biết; tiếp thu và tôn trọng ý kiến đóng góp của người dân về xây dựng nông thôn mới; tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”; công khai, minh bạch các hoạt động liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
  • 10. RESEARCH SUMMARY National target program of new rural construction is deployed, organizations implemented in 7 communes in Ca Mau city. After more than 9 years of implementation, the city of Ca Mau has 5 out of 7 communes recognized standard new countryside. In it, An Xuyen be recognized as the new rural standards in 2016 has characteristics which are representative of the communes in Ca Mau city, both in terms of natural conditions, economic - social, defense - security security. Thesis studied, evaluate the effectiveness of the participation of the people in building a new countryside in An Xuyen. From theoretical studies and field surveys to draw lessons, analyze issues and problems and shortcomings in the process of building new countryside to propose solutions that contribute to the successful implementation of the Program national target new rural construction in the province of Ca Mau city. From the survey results in An Xuyen showed that the majority of people interviewed were aware of the program of building new countryside. However, the level of understanding of each new rural criteria unclear. Information accessible stop the propaganda slogans or through the meetings of the political organizations, society at grassroots level; or when the movement to contribute material and new rural construction... These are challenges for An Xuyen commune in order to maintain and improve the quality of 19 new rural criteria. To improve the participation of the people in building a new countryside in An Xuyen, essays offer some recommendations: Announcement timely, full and specific information regarding building new rural areas to people are known; receptive and respectful comments of people about the new rural construction; organize effective grassroots democracy Regulation on the principle of “People know, people discuss, people do and people check, people benefit”; publicity and transparency of activities related to the construction of new countryside.
  • 11. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí và vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Từ những thách thức mới của phát triển nông thôn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của khu vực nông thôn trong tiến trình phát triển đất nước. Theo đó, Chính phủ đã cụ thể hoá và triển khai chiến lược “Tam nông” của Đảng thành chương trình Xây dựng Nông thôn mới (NTM) thông qua Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn bao gồm: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (19 tiêu chí); Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020. Đối với tỉnh Cà Mau, để cụ thể hóa văn bản chỉ đạo của Trung ương về xây dựng NTM, ngày 27 tháng 12 năm 2010, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 02-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng NTM tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011- 2015 và những năm tiếp theo; Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (UBND) về việc ban hành lại Bộ tiêu chí về NTM tỉnh Cà Mau; Chương trình số 15-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Cà Mau thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về xây dựng NTM tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của UBND thành phố Cà Mau về xây dựng NTM thành phố Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
  • 12. 2 Tại Cà Mau, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM được triển khai thực hiện từ năm 2011 đã tạo sự đồng lòng, hưởng ứng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, từ đó đạt được những kết quả quan trọng. Tính đến tháng 10 năm 2018, tổng số tiêu chí đạt được 1.022 tiêu chí, bình quân 12,5 tiêu chí/xã. Có 29 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 35,4%; có 35 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chiếm 42,7%; 18 xã đạt từ 06 - 09 tiêu chí, chiếm 21,9%; không còn xã dưới 06 tiêu chí. Thành phố Cà Mau (TP) là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Cà Mau, đồng thời là đơn vị dẫn đầu về thành tích xây dựng NTM của tỉnh khi có 5/7 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 71,4%. Chương trình NTM đã góp phần nâng tầm kinh tế khu vực nông thôn; phát triển kinh tế phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, nhất là ở các xã đã đạt chuẩn NTM được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt. Nổi bật là xã An Xuyên đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng NTM, là điển hình tiêu biểu trong việc huy động sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM của TP Cà Mau. Trong quá trình xây dựng NTM, người dân xã An Xuyên thể hiện rõ vai trò chủ thể trung tâm, mọi nhà và mọi người ra sức đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất để xây dựng NTM. Phong trào thi đua đóng góp ngày công lao động, hiến đất và đóng góp tiền của để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn được thực hiện và lan toả trên địa bàn các ấp. Kinh tế tập thể phát triển, nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định được triển khai, nhân rộng, như mô hình hợp tác xã (HTX) nuôi cá chình, cá bống tượng, HTX trồng rau an toàn và dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGap, tổ hợp tác (THT) du lịch nhà vườn. Nhờ đó, xã An Xuyên trở thành nơi cung ứng nguồn nông sản sạch cho TP Cà Mau và là địa điểm du lịch trải nghiệm giàu tiềm năng. Chương trình xây dựng NTM đã góp phần làm thay đổi diện mạo xã An Xuyên. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Quy chế dân chủ cơ sở theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” được mở rộng. Hiệu quả đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng NTM xã An Xuyên làm cơ sở định hướng và đề xuất cho giai đoạn nâng chất xã
  • 13. 3 NTM trong giai đoạn tiếp theo mang tính khả thi. Mức độ hài lòng của người dân về Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã An Xuyên khá cao, và có sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, trên thực tế xây dựng NTM còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn lực bên ngoài, chưa phát huy được nội lực của cộng đồng. Một số mô hình kinh tế tập thể chưa mang lại hiệu quả bền vững. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông thôn còn hạn chế. Một số tiêu chí NTM đạt được nhưng chưa bền vững như tiêu chí về tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Một số công trình đã đầu tư, xây dựng có dấu hiệu xuống cấp sau thời gian sử dụng, nhất là các công trình giao thông, trụ sở ấp văn hoá. Nhận thức và sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM còn thụ động và chưa toàn diện. Đặc biệt, hiện nay chưa có những khảo sát, nghiên cứu và đánh giá về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn xã An Xuyên để rút kinh nghiệm và góp phần nâng cao hiệu quả sự tham gia của người dân trong chương trình NTM. Vì vậy, đề tài: “Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau” là rất cần thiết. Đánh giá sự tham gia của người dân một cách khách quan trong xây dựng NTM là tất yếu. Cải thiện sự tham gia của người dân vừa là hành động vừa là mục đích của chính sách xây dựng NTM. Bởi khi sự tham gia của người dân được cải thiện thì nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM tăng lên và thúc đẩy người dân tự tin đưa ra sáng kiến, tích cực, chủ động tham gia vào xây dựng NTM tại địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, TP Cà Mau. - Đề xuất những giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
  • 14. 4 Câu hỏi 1: Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, TP Cà Mau hiện nay như thế nào?. Câu hỏi 2: Làm thế nào để cải thiện sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại Cà Mau? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Đối tượng khảo sát: Người dân trên địa bàn xã An Xuyên, thành phố Cà Mau: - Cán bộ đang công tác trong Mặt trận, các đoàn thể, chính quyền địa phương. - Nhóm người dân: + Chủ sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh. + Cá nhân (công chức Nhà nước). + Người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp. + Người dân hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (công nhân, làm thuê,…). 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Ngoài ra, các thông tin, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng NTM thành phố Cà Mau và Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh Cà Mau. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính, với trình tự các bước như sau: - Tham khảo ý kiến góp ý của các chuyên gia để xây dựng và hiệu chỉnh bảng câu hỏi khảo sát.
  • 15. 5 - Tiến hành việc khảo sát lấy ý kiến của người dân xã An Xuyên, TP Cà Mau để đánh giá thực trạng về hiệu quả sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM. Kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các hộ dân; sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả. Thông tin sơ cấp: thu thập thông qua phỏng vấn, các buổi thảo luận và phát trực tiếp phiếu khảo sát đến các hộ dân xã An Xuyên, TP Cà Mau. Thông tin thứ cấp: xem xét các báo cáo của UBND TP Cà Mau và UBND xã An Xuyên, TP Cà Mau. 1.5.1. Địa điểm nghiên cứu Khảo sát được thực hiện 11/11 ấp của xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Xã An Xuyên, thành phố Cà Mau là một trong 5 xã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (UBND) chọn chỉ đạo điểm của tỉnh về xây dựng NTM. 1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện; nghiên cứu thực địa, phân tích, so sánh và thống kê mô tả để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. 1.5.3. Bảng hỏi khảo sát Tổng cộng có 120 lượt người được điều tra bằng phiếu câu hỏi trên địa bàn 11/11 ấp của xã An Xuyên. Nội dung phiếu câu hỏi tập trung vào 3 chủ đề chính: - Thông tin cá nhân của người trả lời. - Hiểu biết của người dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn. - Sự tham gia của cư dân nông thôn về xây dựng NTM. - Đánh giá về kết quả xây dựng NTM.
  • 16. 6 1.5.4. Phân tích dữ liệu Từ các biên bản phỏng vấn nhóm và các biên bản làm việc, tác giả đánh giá, phân tích, so sánh, rút ra các vấn đề ý nghĩa mang tính phổ biến để tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM. Các thông tin phỏng vấn bằng phiếu điều tra soạn sẵn, sau đó được mã hoá, nhập vào bảng dữ liệu Excel và được phân tích với phần mềm SPSS 20.0 Các phương pháp thống kê, mô tả, tần suất, các kiểm định khác biệt và quan hệ được áp dụng để tổng quát hoá kết quả. 1.6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu; mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương 3. Kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu, thông tin khảo sát sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Chương 4. Thảo luận và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Chương 5. Kết luận.
  • 17. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm nông thôn: Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2005). Theo định nghĩa chính thống của Chính phủ Việt Nam thì nông thôn được hiểu là “Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố” (Khoản 1, Điều 3 Chương 1, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính Phủ). Theo Trần Tiến Khai (2015), sự khác biệt ở khía cạnh không gian, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nông thôn so với thành thị được thể hiện qua các đặc trưng riêng biệt như: Ở nông thôn có quy mô,dân số thấp, dân cư sống rải rác, thưa thớt; không gian lãnh thổ ở nông,thôn rộng lớn, nhiều vùng địa lý đa dạng; điều kiện tự nhiên ở nông thôn là vùng không gian mở, đa dạng điều kiện tự nhiên, đất, nước, rừng, khí hậu, sinh cảnh môi trường. Nông,thôn là nơi có nguồn tài nguyên tự nhiên sinh học, tính đa dạng sinh học cao, phong phú về sinh thái và cảnh quan thiên nhiên đẹp; hoạt động,kinh tế ở nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp (các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) và gần với các điều kiện tự nhiên; thu nhập nông thôn thấp (hoạt động kinh tế kém đa dạng, tính rủi ro cao, lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên); khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị chênh lệch khá lớn; hạ tầng cơ sở kỹ thuật ở nông thôn có hệ thống giao thông, bến cảng, kho bãi, cơ sở hạ tầng, viễn thông liên lạc còn yếu kém; hạ tầng xã hội ở nông thôn còn kém phát triển, hệ thống cơ sở dịch vụ công cho giáo,dục, y tế còn hạn chế. Mặt bằng dân trí thấp; văn hóa ở nông thôn mang nét văn hóa truyền thống và bản địa, các phong tục, tập quán cổ truyền mang tính đặc thù theo từng địa phương.
  • 18. 8 - Khái niệm nông thôn mới: Theo Nghị quyết số 26-NQ-TW của Trung ương, NTM là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. - Khái niệm phát triển nông thôn: Dower (2001, trang 31) định nghĩa “Phát triển nông thôn là một quá trình thay đổi bền vững và có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hoá và môi trường nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương”. Cộng đồng Châu Âu cho rằng phát triển nông thôn thể hiện ở ba mục tiêu: một là, cải thiện năng lực cạnh tranh của nông nghiệp; hai là, cải thiện môi trường và cảnh quan nông thôn; ba là, cải thiện chất lượng đời sống nông thôn và khuyến khích đa dạng hoá các hoạt động kinh tế. USDA (2006) định nghĩa phát triển nông thôn là “Cải thiện các điều kiện của cộng đồng nông thôn một cách tổng thể, bao gồm kinh tế và chất lượng cuộc sống ở các phương diện khác như môi trường, sức khoẻ, cơ sở hạ tầng và nhà ở”. OECD (dẫn theo United Nations, 2007) cho rằng phát triển nông thôn chú trọng sự khác biệt tính chất lãnh thổ, chủ đề phát triển và mang tính động, vì vậy nó phải được hiểu trong một tiến trình trung hạn và dài hạn mang tính động về lịch sử và được phản ảnh ở các khía cạnh thay đổi công nghệ, kinh tế và xã hội. Theo Trần Tiến Khai, (2015), khái niệm về phát triển nông thôn chú trọng vào bốn vấn để cốt lõi. Thứ nhất, về kinh tế: Phát triển một nông thôn đa dạng hóa nghề nghiệp, tạo ra,nhiều cơ hội công ăn việc làm, tạo ra giá trị gia,tăng cho vùng. Thứ hai, về văn hóa xã hội: Gìn giữ lưu truyền, tái hiện, xây dựng nét văn hóa truyền thống gắn với tôn vinh tinh thần cội nguồn dân tộc dựa trên các nền tảng xã hội. Thứ ba, về chính trị và thể chế: Đảm bảo quyền tự chủ, sở hữu cộng đồng, đảm bảo cơ chế phân quyền và thể chế hóa sự tham gia công chúng, tính trật tự an ninh chính trị, cơ chế gọn nhẹ đáp ứng nguyện vọng, mong đợi của công chúng, thúc đẩy được sự tự chủ
  • 19. 9 trong việc nắm bắt các cơ hội tiếp cận công bằng các quyền lợi trong hầu hết các dịch vụ. Thứ tư, về môi trường: Chất lượng môi trường cảnh quan sạch và bền vững. Nhìn chung, khái niệm về phát triển nông thôn bao hàm chuyển biến và tiến bộ của nông thôn trên các phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và thể chế; quan tâm toàn diện đến phúc lợi của cộng đồng ở nông thôn mà chính người nông dân được thụ hưởng, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nói cách khác, các quan niệm phát triển nông thôn đều nhấn mạnh sự kết hợp giữa việc cải thiện mức sống, kinh tế - xã hội cho cư dân nông thôn, nhất là người nghèo và bền vững về môi trường; lấy con người làm trung tâm; và phát triển đa ngành (Trần Tiến Khai, 2015). - Khái niệm về sự tham gia của người dân: Sự tham,gia của người dân được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào hoạt động và mức độ tham gia của người dân. Theo Florin, Paul (1990), “Sự tham gia của ngươi dân là một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ”. Theo Setty (1991), “Sự tham gia của người dân là người dân cùng với các cơ quan phát triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm, vật liệu, tiền bạc, lao động và thời gian”. Sự tham gia của người dân trong chương trình xây dựng NTM là một quá trình mà Nhà nước và người dân cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể trong việc phát triển nông thôn và tiến hành các hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Sự tham gia của người dân trong chương trình xây dựng NTM là đảm bảo cho người nông dân, người chịu ảnh hưởng từ chương trình, được tham gia quyết định chương trình xây dựng NTM. Sự tham gia của người dân xây dựng NTM là tìm và huy động các nguồn lực từ người dân để thực hiện chương trình, qua đó làm tăng lợi ích cho người nông dân. Theo định nghĩa của Andre, P; P. Martin và G. Lanmafankpotin (2012) thì “Sự tham gia của người dân là một quá trình mà trong đó có những người dân thường
  • 20. 10 tham gia trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc”. Có thể chia thành 6 cấp độ tham gia của người dân như sau: o Thứ nhất, tham gia thụ động: Trong các hoạt động người dân thụ động tham gia, bảo gì làm nấy, không quan tâm vào quá trình ra quyết định. o Thứ hai, tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: Thông qua việc trả lời các câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu, người dân không tham dự vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin. o Thứ ba, tham gia như nhà tư vấn: Trong hoạt động này người dân được tham vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề tại địa phương. o Thứ tư, tham gia trong việc thực hiện: Trong các hoạt động người dân thành lập nhóm để thực hiện những chương trình hay các dự án tại địa phương, tuy nhiên ở cấp độ này họ không tham dự vào quá trình ra quyết định. o Thứ năm, tham gia vào quá trình ra quyết định: Người dân chủ động tham gia vào các quá trình phân tích và lập kế hoạch, được tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định tại địa phương. o Thứ sáu, tự nguyện tham gia: Người dân tự thực hiện từ đầu mọi công việc, lên kế hoạch và đánh giá các hoạt động, việc này được thực hiện không có sự hỗ trợ, định hướng từ bên ngoài.
  • 21. 11 Hình 2.1 Sơ đồ mức độ tham gia của người dân Nguồn: Andre, P; P. Martin và G. Lanmafankpotin (2012) Theo Quỹ phát triển Nông nghiệp thế giới (IFAD, 2009) mục tiêu phát triển nông thôn hướng đến cộng đồng mang lại cho cộng đồng và chính quyền địa phương quyền kiểm soát các quyết định quy hoạch và các nguồn lực đầu tư. Sự tham gia tích cực của người dân vào quá trình phát triển đã trở nên phổ biến hơn trong những năm 1990 và 2000. Phát triển có sự tham gia nhấn mạnh cách tiếp cận từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống, ưu tiên các mục tiêu trao quyền và ưu tiên nhu cầu của địa phương. Phát triển nông thôn theo hướng cộng đồng nhấn mạnh vai trò của các tổ chức cộng đồng trong việc ra quyết định về quá trình phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ; cách tiếp cận từ dưới lên hiện đang được chú trọng như một xu hướng mới, xem cộng đồng là chủ thể của sự thay đổi và là người
  • 22. 12 cộng tác trong phát triển. Từ đó, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc ra quyết định; tăng cường sức mạnh và hiệu quả của các chương trình, dự án. 2.1.2. Vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng NTM Sự tham gia của nông dân vào xây dựng NTM được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của tiếp cận phát triển dựa vào nội lực cộng đồng được thí điểm trong chương trình NTM. Khi tham gia xây dựng NTM với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý, giám sát cộng đồng nhằm tận dụng các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động xây dựng NTM phải đảm bảo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò người dân phù hợp với quan điểm của Nhà nước về việc “Lấy dân làm gốc”. Các nội dung thể hiện vai trò tham gia của người dân trong xây dựng NTM được hiểu: Dân biết: Là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người dân về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, tiến độ xây dựng, yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi. Dân bàn: Bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn, như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi. Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, các hoạt động của
  • 23. 13 nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm, những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập, ngoài ra còn là cơ hội để người dân tham gia góp công sức, của cải để xây dựng NTM. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư, hiến đất hoặc đóng góp bằng trí tuệ. Dân kiểm tra: Dân kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc đề ra là biểu hiện cao nhất của tinh thần dân chủ. Từ chủ trương của Nhà nước đưa ra xây dựng hạ tầng nông thôn hoặc như việc cấp đất, cấp vốn cho một đơn vị, cho đến hiệu quả đích thực của các vấn đề đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính…đều phải được dân kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi đến chốn. Dân hưởng lợi: Dân được hưởng những gì dân làm, dân đóng góp trong quá trình xây dựng NTM. Các nguyên tắc xây dựng NTM theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020: Xây dựng NTM theo chuẩn mực là bộ tiêu chí quốc gia NTM do Thủ tướng Chính phủ ban hành; phạm vi thực hiện là địa bàn cấp xã; cộng đồng dân cư là chủ thể tham gia xây dựng NTM; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là chương trình khung, tổng thể, bao trùm các mục tiêu về phát triển nông thôn đã được xác định các nội dung cần thiết để đạt 19 tiêu chí. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc Theo nghiên cứu của Trần Tiến Khai (2015), phong trào Làng mới là một sáng kiến chính trị được Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hy triển khai vào năm 1970 để hiện thực hóa kinh tế nông thôn Hàn Quốc. Ngay từ khi bắt đầu phong trào Làng mới, Chính phủ Hàn Quốc đã xác định 3 nhân tố chính để phát triển nông thôn là
  • 24. 14 “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. Trong đó, chăm chỉ là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công; tự lực là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân; hợp tác là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể. Để tạo sự khích lệ và lấy lại niềm tin của người nông dân, phong trào Làng mới Hàn Quốc đã đưa ra những nội dung rất thiết thực, tương đối dễ triển khai và nhanh có kết quả như: Mở rộng, làm mới đường vào thôn xóm; mở rộng, làm mới đường trong thôn; làm vệ sinh thôn xóm; xây dựng khu giặt giũ chung; đào giếng nước chung; cải tạo mái nhà từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng; cải tạo hàng rào quanh nhà từ tường đất thành tường xây gạch, xi măng; sửa cầu; sửa hệ thống đập, sông ngòi. Trong quá trình thực hiện, Chính phủ Hàn Quốc cung cấp xi măng, vật tư xây dựng; bên cạnh đó, đất đai, vật kiến trúc và công lao động do chính người dân trong làng đó bỏ ra, toàn bộ kế hoạch đều do chính Ủy ban làng đó quản lý. Kết quả có hơn 50% số làng ở nông thôn đã được cải thiện rõ rệt; kế hoạch tiếp tục được đẩy mạnh triển khai trên quy mô toàn quốc và phần lớn dựa vào nguồn quỹ dồi dào của xã và lực lượng lao động có sẵn. Bên cạnh hỗ trợ về vật chất cho các làng, các dự án nông thôn của phong trào Làng mới còn đặc biệt quan tâm đến phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính quyền địa phương và Chính phủ cũng rất coi trọng việc xử lý cán bộ tham nhũng. Cùng với chăm lo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ Hàn Quốc chú trọng vào các dự án tăng thu nhập cho nông dân bằng việc hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản, tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông. Từ kết quả phong trào Làng mới của Hàn Quốc, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm như: - Lấy sức dân là chính. Trong xây dựng NTM phải xác định rõ vai trò tự lực, chủ đạo và phát huy được tiềm năng của người dân. Mặt khác, cần phải thường xuyên tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân tinh thần đoàn kết, tự vươn lên, xóa bỏ tư
  • 25. 15 tưởng thụ động, trông chờ ỷ lại và bằng lòng với những gì hiện có. Bên cạnh đó là sự đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm để cùng nhau vươn lên. - Bước đầu nên chọn một vài địa phương làm điểm chỉ đạo, qua đó có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng. - Phát triển nông thôn là một quá trình lâu dài. Vì thế, lộ trình phát triển nông thôn phải được hoạch định theo từng bước cụ thể, không nóng vội, từ đơn giản đến phức tạp, có nội dung thực hiện cụ thể, phù hợp với trình độ, năng lực và kỹ năng của cư dân nông thôn ở từng giai đoạn, có tổng kết kết quả thực hiện. - Kịp thời trong công tác khen thưởng. - Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển nông thôn chuyên nghiệp, bởi đặc thù công việc làm phải làm việc với nông dân, gắn bó với nông dân, thấu hiểu nông dân. Do đó, cán bộ phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất và sự tận tâm mới đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng, tạo niềm tin trong nhân dân, đảm bảo rằng tất cả vật lực, tài lực huy động từ các nguồn đều được sử dụng đúng mục đích cho các dự án của chương trình xây dựng NTM. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ thông tin thị trường; thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Nhật Bản Theo Trần Tiến Khai (2015) phát triển nông thôn của Nhật Bản trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng NTM là việc xác định khu vực áp dụng để xây dựng NTM; xây dựng cơ chế thúc đẩy các làng thành lập hiệp hội nhằm bàn bạc, trao đổi, đề ra quy hoạch xây dựng nông thôn và thực hiện; hỗ trợ vốn cho công cuộc xây dựng NTM. Ở những giai đoạn tiếp theo Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân; thu hẹp
  • 26. 16 khoảng cách thành thị và nông thôn; nâng cao trình độ hiện đại hóa cho nông nghiệp và nông thôn; đề cao vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên của nông thôn; sửa chữa và xây mới nhà ở cho người nông dân; quan tâm xây dựng các địa điểm hoạt động vui chơi, giải trí tập thể cho nông dân; tăng cường xây dựng trường học, trạm y tế; quan tâm đến chế độ an sinh xã hội ở nông thôn. Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản khuyến khích sự nỗ lực của người dân địa phương trong việc tận dụng nguồn lực tại chỗ, sự sáng tạo như phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Quá trình xây dựng NTM ở Nhật Bản đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Từ đó là cơ sở, tiền đề để các nước rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng NTM như sau: Để xây dựng NTM đạt được hiệu quả, mục tiêu cuối cùng là rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao đời sống người dân nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Chính phủ là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn và thúc đẩy thực hiện xây dựng NTM. Do đó, Chính phủ cần chú ý phát huy vai trò tổ chức, hướng dẫn của mình trong các phương diện hoạch định chính sách, phân bổ nguồn lực hợp lý, đầu tư xây dựng công khai, minh bạch nhằm để công cuộc xây dựng NTM được tiến hành một cách thuận lợi trong môi trường chính sách phù hợp. Quá trình phát triển kinh tế nông thôn lấy người dân làm cốt lõi. Người nông dân có thu nhập thấp, do nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp. Kinh nghiệm của Nhật Bản là tăng cường đổi mới khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, phát triển nét đặc trưng của nông nghiệp vùng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người nông dân nhằm tăng nguồn thu cho nông dân; tạo dựng môi trường thích hợp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, lòng tin và ý chí của người dân. Một nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng NTM là phải dựa vào sức mạnh của người dân, khuyến khích người nông dân phát huy tinh thần tự chủ, hình thành nên động lực nội tại cho công cuộc xây dựng NTM.
  • 27. 17 Ở bất kỳ quốc gia nào nông thôn đều là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc xây dựng NTM cần phải có thời gian thực hiện lâu dài, phải đảm bảo duy trì được bản sắc riêng cho từng vùng nông thôn, không đánh mất giá trị vốn có của nó. 2.2.3. Kinh nghiệm “Nắm vững điểm cơ bản” trong xây dựng NTM của Trung Quốc Theo nghiên cứu của Cát Chí Hoa (2009) để xây dựng thành công NTM thì Trung Quốc phải nắm vững điểm cơ bản là vận dụng phát triển khoa học để thống lĩnh công cuộc xây dựng NTM, thuận theo xu thế phát triển của xây dựng hiện đại hoá, kiên trì 3 nguyên tắc cơ bản trong xây dựng NTM. Một là, nắm vững yêu cầu cơ bản của quan điểm phát triển khoa học. Kiên trì lấy con người làm gốc, điều hoà toàn diện quan điểm phát triển khoa học bền vững. Về quan điểm phát triển khoa học xuất phát từ bố cục tổng thể của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, tập trung vào việc xây dựng quốc gia hiện đại hoá, chủ nghĩa xã hội hài hoà, văn minh, dân chủ, giàu mạnh. Hai là, cần nắm vững quy luật cơ bản của xây dựng hiện đại hoá khi lấy nông nghiệp làm bệ đỡ cho nền kinh tế quốc dân. Lý luận phát triển kinh tế học cho thấy rõ, trong tiến trình công nghiệp hoá, ngành nông nghiệp cống hiến cho sự phát triển kinh tế của một đất nước ở 4 phương diện: lương thực, yếu tố sản xuất, thị trường, ngoại hối. Đồng thời, kiên trì phương hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhấn mạnh tính tối quan trọng của “tam nông”. Ba là, trong tiến trình thúc đẩy “tam nông” cần căn cứ vào yêu cầu 20 chữ “Sản xuất phát triển, đời sống sung túc, nông thôn văn minh, làng xã sạch đẹp, quản lý dân chủ”; điều chỉnh hài hoà giữa thúc đẩy xây dựng kinh tế nông thôn, xây dựng chính trị, xây dựng văn hoá, xây dựng xã hội và xây dựng Đảng; thiết thực nắm vững 5 nguyên tắc kiên trì (kiên trì lấy kinh tế nông thôn làm trung tâm; kiên trì chế độ kinh doanh cơ bản ở nông thôn; kiên trì lấy con người làm gốc; kiên trì quy hoạch khoa học; kiên trì phát huy tính tích cực mọi mặt của đời sống xã hội).
  • 28. 18 Trong công việc cụ thể còn phải thực hiện “5 cần và 5 không cần”. Tức là cần chú trọng hiệu quả thực tế, không cần làm chủ nghĩa hình thức; cần lượng sức mà hành động, không cần mù quáng; cần thảo luận dân chủ, không cần mệnh lệnh, cưỡng ép; cần làm nổi bật nét đặc sắc, không cần giống nhau một các khiên cưỡng; cần hướng dẫn, chỉ đạo nhưng không cần ôm đồm, làm thay. 2.2.4. Kết quả xây dựng NTM ở Việt Nam Trong 10 năm (2008 - 2018) thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X), 8 năm (2010 - 2018) thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, 5 năm (2013 - 2018) thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo nên một khu vực nông thôn với nhiều thay đổi rõ nét, kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ, hơn 20.000 mô hình phát triển sản xuất đã tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và chuyển biến, đời sống của đại đa số nông dân được nâng cao. Tính đến cuối năm 2018, cả nước có 3.838 xã (43,02%) được công nhận đạt chuẩn NTM, đã có 53 đơn vị cấp huyện thuộc 27 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Có 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đạt chuẩn NTM. Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Chính phủ đã chỉ đạo về giải pháp xây dựng NTM cấp thôn, bản cho những vùng đặc thù, khó khăn. Đây là những nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong xây dựng NTM, phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Cả nước huy động được khoảng 269.561 tỷ đồng để xây dựng NTM. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 8.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 33.887 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là 38.076 tỷ đồng; vốn tín dụng 158.420 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp đóng góp 12.218 tỷ đồng; vốn nhân dân và cộng đồng đóng góp 18.959 tỷ đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ năm 2011 - 2017, cả nước đã hoàn thành một khối lượng đường giao thông gấp 5 lần của giai đoạn 2001 - 2010; có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường
  • 29. 19 ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địa hình phức tạp như Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hoá…Tính riêng tiêu chí giao thông có 4.850 xã đã đạt (54,3%), 7.611 xã đạt tiêu chí thuỷ lợi (đạt 85,3%), 4.983 xã đạt tiêu chí trường học (đạt 55,8%), 4.681 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá (đạt 52,4%), 6.330 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (đạt 70,9%). Trong tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, các địa phương đã tập trung đầu tư và đã phát triển được 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, dần hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hang hoá, trong đó đã có 744 chuỗi nông sản an toàn. Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, hiện nay cả nước có khoảng 4.823 sản phẩm đặc sản cấp xã, huyện có lợi thế, trong đó có 1.086 sản phẩm (khoảng 22,52%) có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng; có 695 (14,4%) sản phẩm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tính đến hết năm 2017 cả nước có 62,3% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 58,5% số xã đạt tiêu chí giảm hộ nghèo, 94,8% số xã đạt tiêu chí lao động có việc làm. Riêng tiêu chí tổ chức sản xuất, cả nước có 71,2% số xã đạt do rà soát lại theo yêu cầu mới của Bộ tiêu chí quốc gia. Cả nước đã có 4.795 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (đạt 53,7%); 76,7% số xã đạt tiêu chí văn hoá so với cuối năm 2016. Đặc biệt tình trạng nợ đọng vốn xây dựng NTM đã giảm so với trước đây. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ mức 15.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM vào đầu năm 2016 thì đến nay số này đã giảm 70%, chỉ còn hơn 4.900 tỷ đồng. Đến hết tháng 01 năm 2018, toàn quốc có 26/63 tỉnh không nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Từ kết quả xây dựng NTM của cả nước cho thấy, vai trò và hiệu quả tham gia của người dân là rất quan trọng trên cả các mặt về sự quan tâm đóng góp ý kiến, đóng góp vật tư, tiền bạc, công lao động. Người dân có quyền tham gia vào việc ra các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, từ đó giúp người dân nâng cao năng lực, có trách nhiệm với cộng đồng, tự tin hơn vào khả năng tự quản lý chính mình. Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân là phương tiện hữu hiệu để huy động nguồn
  • 30. 20 tài nguyên tại chỗ, tổ chức và vận dụng năng lực, trí tuệ, tính sáng tạo của người dân vào các hoạt động xây dựng NTM. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, miền còn khá lớn. Cụ thể vùng Đồng bằng sông Hồng có 63,33% số xã đạt chuẩn, Đông Nam Bộ là 63,22%, miền núi phía Bắc chỉ đạt 15,53%, Tây Nguyên 22,5%, Đồng bằng sông Cửu Long 29,43%, Duyên hải Nam Trung Bộ 30,87%. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, phức tạp, khó xử lý, trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, kênh, mương; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản trên phạm vi cả nước có những tiến bộ nhưng chuyển biến chưa rõ nét. Từ kết quả và hạn chế trong quá trình xây dựng NMT đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm: Thứ nhất, xây dựng NTM thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thứ hai, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công sức, tiền của, thời gian để xây dựng NTM. Thứ ba, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Thứ tư, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp.
  • 31. 21 Sự tham gia của người dân Thứ năm, phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả. Thứ sáu, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép hoặc đóng góp quá sức dân. 2.3. Khung phân tích đề xuất Một chính sách tốt không chỉ được xây dựng tốt trên văn bản mà còn phải đáp ứng việc thực thi trong đời sống có hiệu quả, trong đó các bên liên quan sẽ bị điều chỉnh theo quy định của chính sách trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Theo Phạm Duy Nghĩa, bộ tiêu chí ROCCIPI đã đưa ra 7 tiêu chí để nhận diện các yếu tố tác động đến chính sách, bao gồm các yếu tố chủ quan (luật lệ (reles), cơ hội (opportunity), truyền thông (communication), năng lực (capacity), quy trình (proccess) và khách quan (lợi ích (interest) và ý thức hệ (ideology). Theo tiếp cận ROCCIPI, sự tham gia của người dân phụ thuộc vào 6 yếu tố sau: Cơ hội tham gia, truyền thông, quy trình, năng lực, lợi ích, ý thức hệ - truyền thống. Yếu tố chủ quan 1. Cơ hội tham gia (O) 2. Truyền thông (C) 3. Quy trình (P) 4. Năng lực (C) Yếu tố khách quan 1. Lợi ích (I) 2. Ý thức hệ - Giá trị truyền thống (I) Hình 2.2. Khung phân tích ROCCIPI Nguồn: Tác giả tự vẽ
  • 32. 22 2.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan - Cơ hội tham gia (O): Yếu tố này liên quan đến hoàn cảnh, trường hợp, cơ hội hay xác suất thúc đẩy các bên liên quan thực hiện những hành vi tuân thủ hay vi phạm luật, lệ, quy ước, quy tắc xã hội. Các bên liên quan thường có những cơ hội thực thi pháp luật, vì thế khi xem xét tiêu chí Cơ hội không chỉ nhìn nhận ở xu hướng thực hiện hành vi mà nên phân tích mối tương quan với tiêu chí Năng lực của đối tượng tham gia. Cơ hội để người dân tham gia xây dựng NTM bên cạnh phụ thuộc Năng lực của từng cá nhân mà còn phụ thuộc vào vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở trong việc triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Vì thế, chính quyền địa phương nào không phát huy triệt để vai trò tham gia của người dân thì chất lượng, hiệu quả xây dựng NTM sẽ không đảm bảo. - Truyền thông (C): Yếu tố truyền thông liên quan đến sự hiệu quả của việc truyền tải thông tin về luật, lệ, quy ước, quy tắc xã hội đến các bên liên quan. Đây là yếu tố quan trọng, vì nếu những quy định pháp luật, quy tắc xã hội mặc dù chặt chẽ, tính khả thi cao nhưng khó có khả năng truyền tải đến những bên tham gia thì cũng không đảm bảo tính hiệu quả thực thi của pháp luật. Yếu tố truyền thông liên quan đến khả năng truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa các bên liên quan, do đó họ cần phải nhận được và hiểu được thông tin về mục tiêu, quy định của luật này. - Quy trình (P): Yếu tố Quy trình liên quan tới những tiêu chuẩn và thủ tục mà qua đó giải thích được 2 vấn đề: Thứ nhất, khả năng các bên liên quan tuân thủ hoặc không tuân thủ các quy định của pháp luật, lệ, quy tắc xã hội. Thứ hai, khuyến khích hay hạn chế những hành vi vi phạm hay tuân thủ. Quy trình đảm bảo cho việc thực thi được vận hành thống nhất giữa các cơ quan, địa phương khác nhau. - Năng lực (C): Yếu tố này xem xét khả năng thực thi pháp luật của các bên tham gia. Yếu tố năng lực cần kết hợp với yếu tố Cơ hội để xem xét toàn diện hơn, vì trong hoàn cảnh và cơ hội khác nhau thì năng lực thực thi cũng khác nhau. Năng lực phụ thuộc vào mức độ hiểu biết khác nhau, tuỳ thuộc vào ý thức chính trị, trình độ học vấn của mỗi người dân và vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, chi, tổ hội trong công tác triển khai thực hiện xây dựng NTM.
  • 33. 23 2.3.2. Nhóm yếu tố khách quan Nhóm yếu tố này phụ thuộc vào cá nhân và theo thời gian: - Lợi ích (I): Yếu tố lợi ích liên quan đến động cơ thúc đẩy hay khuyến khích (hữu hình nay vô hình) hành vi các bên tham gia thực thi theo quy định pháp luật. Thông thường những động cơ thúc đẩy liên quan đến chi phí, lợi ích của việc thực thi pháp luật. “Dân làm” - dân thực hiện là khâu thể hiện rõ nhất và có hiệu quả nhất ở cơ sở trong quá trình xây dựng NTM. Song, cũng nổi lên những vấn đề cần giải quyết như: Cần quy định rõ việc gì Nhà nước làm, việc gì dân làm và việc gì Nhà nước và dân cùng làm. Vì hiện nay, thu nhập của người dân nông thôn còn thấp, có nơi rất thấp, lại không đều nhau nhưng phải đóng góp nhiều khoản tiền nhằm góp phần xây dựng NTM theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Vì vậy, nếu tham gia xây dựng NTM mà đem lại quyền hạn, lợi ích nhiều hơn nghĩa vụ thì người dân sẽ tự nguyện tham gia và ngược lại. - Ý thức hệ - Giá trị truyền thống (I): Yếu tố này liên quan đến những giá trị và thái độ mà xã hội thừa nhận làm tác động đến hành vi của đối tượng liên quan. Một bộ phận người dân nhận thức còn hạn chế về pháp luật, chủ trương, chính sách về xây dựng NTM, họ thờ ơ ít tham gia hoặc không tham gia sinh hoạt ở khu dân cư; chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích chung; ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân và ý thức trách nhiệm trong chấp hành các chủ trương, chính sách còn thấp; chưa mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến và vật chất xây dựng NTM, nhất là các hoạt động giám sát tiến trình xây dựng NTM. Như vậy, 6 yếu tố trên nhằm xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi của các bên liên quan, trong đó có sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM. Nếu nhận diện cụ thể các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả thực thi thì ta có thể giải quyết được những vướng mắc bằng những quy định hoặc những phương pháp mới, hữu hiệu hơn nhằm phát huy tối đa sự tham gia của người dân.
  • 34. 24 CHƯƠNG 3. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN 3.1. Quá trình xây dựng NTM tại xã An Xuyên An Xuyên là xã ngoại ô nằm về phía Bắc của TP Cà Mau. Phía Đông giáp xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; Tây giáp xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình; Nam giáp với phường Tân Xuyên, TP Cà Mau; Bắc giáp với xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Xã có diện tích tự nhiên 3.665,70 ha. Đất sản xuất lúa 2 vụ là 1.187,18 ha. Diện tích nuôi tôm 1.308,96 ha. Diện tích cá ao hồ 205 ha, còn lại là đất trồng cây lâu năm, rau màu, đất ở và đất công trình. Địa bàn xã có 11 ấp (gồm ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5, ấp 6, ấp 8, ấp 10, ấp Tân Dân, ấp Tân Hiệp, ấp Tân Thuộc, ấp Tân Thời). Dân số 14.423 khẩu, với 3.115 hộ. Dân tộc thiểu số (chủ yếu là hộ dân tộc Khmer) là 40 hộ, có 171 khẩu. Năm 2010, xã An Xuyên được TP Cà Mau chọn là 1 trong 3 xã chỉ đạo điểm xây dựng NTM. Từ đó, Đảng bộ và nhân dân đã phát huy sự đoàn kết, khắc phục khó khăn, chủ động củng cố, xây dựng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể vững mạnh; tạo môi trường thuận lợi nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong quá trình xây dựng NTM, xã An Xuyên đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được triển khai thực hiện, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đời sống của nhân dân được phát triển, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại. Để quán triệt sâu rộng nhiệm vụ xây dựng NTM, Đảng uỷ, UBND chỉ đạo các ngành và Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội xã An Xuyên tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong hệ thống chính trị và người dân. Kết quả đã tuyên truyền được 492 cuộc, với 14.715 lượt người tham dự; tuyên truyền thông qua tờ rơi được 9.000 tờ và cấp phát 250 cuốn sổ tay hỏi đáp về xây dựng NTM; lắp đặt 7 cổng chào, 159 bảng tuyên truyền xây dựng NTM, tuyến dân cư kiểu mẫu; Đài Truyền thanh xã phát liên tục 2 buổi/ngày về nội dung bộ tiêu chí
  • 35. 25 xây dựng NTM, hỏi đáp về xây dựng NTM, những tấm gương điển hình của tập thể và cá nhân trong xây dựng NTM trong những đợt tuyên truyền cao điểm…Bên cạnh đó, xã An Xuyên được BCĐ TP Cà Mau tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hiện chương trình xây dựng NTM 2 đợt, có 17 cán bộ ban chỉ đạo, ban quản lý và 33 cán bộ Ban phát triển của 11/11 ấp tham gia tập huấn. Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền 468 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 350 triệu đồng, ngân sách xã 118 triệu đồng. Trong quá trình xây dựng NTM, xã An Xuyên quan tâm phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay, các hình thức tổ chức sản xuất có bước phát triển; kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác có nhiều chuyển biến tích cực. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế khu vực nông thôn phát triển theo hướng CNH-HĐH. Xã An Xuyên triển khai, thực hiện nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, ổn định như cánh đồng lớn, nuôi cá chình, cá bống tượng, rau sạch, cây ăn trái. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn xã An Xuyên là 209.306.119.000 đồng (Thời điểm ngày 12/5/2015). Trong đó, vốn ngân sách 103.683.517.000 đồng, chiếm 49,54%; vốn trái phiếu Chính phủ 4.200.000.000 đồng, chiếm 2,01%; vốn từ nguồn tài trợ WB 21.000.000.000 đồng, chiếm 10,03%; vốn tín dụng 7.021.200.000 đồng, chiếm 3,35%; vốn doanh nghiệp 150.000.000 đồng, chiếm 0,07%; vốn xã hội hoá 4.500.000.000, chiếm 2,15%; huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 68.751.402.000 đồng, chiếm 32,85%. 3.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã An Xuyên Qua 4 năm triển khai thực hiện Đồ án quy hoạch xây dựng NTM (2012-2015), xã An Xuyên, TP Cà Mau được UBND tỉnh Cà Mau quyết định công nhận đạt chuẩn NTM vào tháng 7 năm 2015. Tại thời điểm công nhận xã NTM, kết quả thực hiện từng tiêu chí cụ thể như sau:
  • 36. 26 Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Năm 2012, xã An Xuyên được UBND TP Cà Mau phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng NTM tại Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 31/5/2012; - UBND xã An Xuyên đã tổ chức công bố quy hoạch đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời đặt bảng công khai quy hoạch NTM tại trụ sở UBND xã và trụ sở các ấp để tiện cho việc tra cứu thông tin quy hoạch cho người dân; - Xã An Xuyên cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch trên tuyến Quốc lộ 63 để tổ chức, cá nhân theo dõi. Bên cạnh đó, xã An Xuyên xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch và được UBND TP Cà Mau phê duyệt; - Kinh phí thực hiện: 246.000.000 đồng (ngân sách trung ương 150.000.000 đồng, ngân sách xã 96.000.000 đồng); - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 1. Tiêu chí 2: Giao thông - Xã An Xuyên đã tranh thủ tốt nguồn vốn đầu tư của cấp trên và vận động nhân dân đóng góp xây dựng 23 tuyến lộ giao thông nông thôn, tổng chiều dài 31.537,78m; kinh phí 58,71 tỷ đồng; xây dựng 25 cây cầu bê tông, kinh phí 4,27 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tuyến đường trục xã, liên xã dài hơn 8 km được nhựa hoá; đường trục ấp, liên ấp với tổng chiều dài 65,45 km được bê tông; đường xóm, nhánh với tổng chiều dài 78,6 km được bê tông; - Kinh phí thực hiện 62.975.678.000 đồng (nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 4.200.000.000 đồng, ngân sách thành phố 49.419.323.000 đồng, nhân dân đóng góp 9.356.355.000 đồng); - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 2. Tiêu chí 3: Thuỷ lợi - Trên địa bàn xã An Xuyên có 27 kênh rạch, với chiều dài 71,13 km. Xã được thành phố và tỉnh đầu tư sên vét 7 tuyến kên thuỷ lợi dài 18.940 m; sên vét 8 tuyến
  • 37. 27 kênh thuỷ nông nội đồng dài 11.370 m; đắp 4 đập, xây 1 cống thuỷ lợi. Đồng thời, vận động nhân dân trồng cây xanh dọc tuyến sông và gia cố kênh mương để chống sạt lở đất; - Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu cấp nước, tiêu nước cho diện tích trồng lúa, rau màu, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã; - Trên địa bàn xã có 2 cống, 7 đập được kiên cố bằng bê tông; - Kinh phí thực hiện: 3.567.894.000 đồn (ngân sách thành phố 2.430.000.000 đồng, ngân sách xã 568.947.000 đồng, nhân dân đóng góp 568.947.000 đồng); - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 3. Tiêu chí 4: Điện - Từ năm 2011 – 2014, xã An Xuyên tranh thủ sự đầu tư của cấp trên hạ thế 2 tuyến điện dài 2,5 km nhằm phủ kín nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; - Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện sinh hoạt đạt 100% tổng số hộ, trong đó có 95,6% hộ si743 dụng điện an toàn; - Kinh phí thực hiện: 300.000.000 đồng do ngân sách thành phố đầu tư; - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 4. Tiêu chí 5: Trường học - Trên địa bàn xã An Xuyên có 7 trường học, trong đó có 6/7 trường đạt chuẩn quốc gia. Kinh phí thực hiện 27.190.000.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh 12.000.000.000 đồng, ngân sách thành phố 15.190.000.000 đồng; - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 5. Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá - Xã An Xuyên được cấp trên đầu tư xây dựng Trung tâm văn hoá thể thao, với các hạng mục san lấp mặt bằng, xây dựng cổng, hàng rào, nhà vệ sinh, sân khấu ngoài trời;
  • 38. 28 - Có 11/11 trụ sở sinh hoạt văn hoá ấp được xây dựng kiên cố và có 2 khu thể thao liên ấp đảm bảo nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể thao của người dân; - Kinh phí thực hiện 24.646.697.000 đồng (ngân sách trung ương 9.100.000.000 đồng, ngân sách tỉnh 4.974.736.000 đồng, ngân sách thành phố 2.425.961.000 đồng, nhân dân đóng góp 3.646.000.000 đồng, vốn xã hội hoá 4.500.000.000 đồng); - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 6. Tiêu chí 7: Chợ nông thôn Căn cứ theo quy hoạch, xã An Xuyên không thực hiện tiêu chí chợ nông thôn và được Sở Công thương tỉnh Cà Mau chấp thuận do địa bàn xã nằm gần trung tâm TP Cà Mau nên việc xây dựng chợ nông thôn sẽ không phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn gây lãng phí nguồn kinh phí đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã có điểm chợ Cầu số 3, diện tích 222,63 m2 , có 12 quầy hàng đáp ứng cơ bản nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá khu vực nông thôn. Tiêu chí 8: Bưu điện - Xã có 1 Bưu điện văn hoá xã; 11/11 ấp có hệ thống mạng Internet; xã có 3 điểm phục vụ Internet công cộng tại ấp 8, ấp 6, ấp 4; - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 8. Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư - Xã không có nhà tạm, nhà dột nát; - Tổng số nhà dân cư trên địa bàn xã là 3.115 căn. Trong đó, có 2.658 căn nhà được xây dựng đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đạt 85,3%; - Kinh phí thực hiện: 49.493.400.000 đồng (ngân sách trung ương 1.160.800.000 đồng, ngân sách thành phố 855.000.000 đồng, vốn tín dụng 421.200.000 đồng, nhân dân tự đầu tư 47.056.400.000 đồng); - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 9.
  • 39. 29 Tiêu chí 10: Thu nhập - Xã quy hoạch tiểu vùng sản xuất phù hợp với từng vùng, mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân ứng dụng vào sản xuất, phát triển mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm, trồng màu…; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần tăng năng suất và nâng cao thu nhập cho người dân. Thời điểm năm 2015, thu nhập bình quân của người dân là 34.405.000 đồng/người/năm (tăng 11,605 triệu đồng so với năm 2010); - Kinh phí thực hiện: 4.736.000.000 đồng (ngân sách trung ương 65.000.000 đồng, ngân sách thành phố 116.300.000 đồng, vốn tín dụng 4.400.000.000 đồng, nhân dân đóng góp 154.700.000 đồng); - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 10. Tiêu chí 11: Hộ nghèo - Để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, xã An Xuyên tăng cường hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo về mô hình sản xuất có hiệu quả như: nuôi cá chình, cá bống tượng, trồng ràu màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm…Đồng thời, tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Cà Mau để các hộ dân vay vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình; - Thời điểm tháng 7 năm 2015, toàn xã An Xuyên còn 42 hộ nghèo, chiếm 1,35% (so với năm 2010 giảm 148 hộ nghèo); hộ cận nghèo còn 95 hộ, chiếm 3,18% (giảm 159 hộ so với năm 2010); - Kinh phí thực hiện: 2.571.000.000 đồng (ngân sách tỉnh 371.000.000 đồng, vốn tín dụng 2.200.000.000 đồng); - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí số 11. Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên - Lao động trong độ tuổi có 9.708 người, chiếm 68,06% dân số. Qua 4 năm (2012 – 2015) đã tổ chức 14 lớp dạy nghề, với 434 học viên; tập huấn 38 lớp, có
  • 40. 30 1.140 lượt người tham gia và giới thiệu việc làm cho 2.105 lượt người. Trong đó, lao động trong tỉnh 1.609 người, lao động ngoài tỉnh 496 người); - Thời điểm tháng 7 năm 2015, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 8.913/9.708 người, chiếm 91,81% số người trong độ tuổi lao động; - Kinh phí thực hiện: 262.600.000 đồng do ngân sách tỉnh đầu tư; - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 12. Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất - Xã An Xuyên có 3 Hợp tác xã với ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, thuỷ sản; Hợp tác xã trồng rau sạch; Hợp tác xã nuôi và thu mua cá chình, cá bống tượng có 70 thành viên, vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, xã còn có 12 Tổ hợp tác sản xuất. Các Hợp tác xã và Tổ Hợp tác hoạt động khá hiệu quả; - Kinh phí thực hiện: 1.600.000.000 đồng do Hợp tác xã và Tổ Hợp tác đầu tư; - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 13. Tiêu chí 14: Giáo dục - Xã được công nhận hoàn thành phô cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (năm 2013); phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (năm 1997) và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (năm 2003). Hằng năm, đều duy trì tốt chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học; - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hằng năm đạt 96,92%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề hằng năm đạt 97,10%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn xã được 3.131/9.708 người, đạt 32,25%; - Kinh phí thực hiện: 272.000.000 đồng; - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 14.
  • 41. 31 Tiêu chí 15: Y tế - Năm 2015, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 10.381/14.423 người, đạt 71,98% dân số; - Xã có 1 Trạm y tế. Cán bộ y tế có 8 người (1 bác sĩ, 3 y sĩ, 3 nữ hộ sinh, 1 trung cấp dược); có 22 cộng tác viên y tế ấp. Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng mới; xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2013 (theo tiêu chí mới); - Kinh phí thực hiện: 3.080.000.000 đồng (ngân sách thành phố 3.000.000.000 đồng, ngân sách xã 80.000.000 đồng); - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 15. Tiêu chí 16: Văn hoá - Xã có 11/11 ấp đạt chuẩn “Ấp văn hoá” liên tục 3 năm liền. Xã được công nhận đạt chuẩn “Xã văn hoá NTM” năm 2015. Có 2.477 hộ đạt chuẩn “Gia đình văn hoá”, đạt 79,52% số hộ; - Kinh phí thực hiện: 300.000.000 đồng do ngân sách xã đầu tư; - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 16. Tiêu chí 17: Môi trường - Năm 2014, xã An Xuyên được cấp trên đầu tư xây dựng giếng nước nối mạng tập trung tại ấp Tân Dân, cung cấp nước sạch cho 1.100 hộ dân, nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 3.115/3.115 hộ, đạt 100%; hộ sử dụng nước sạch 1.596/3.115 hộ, đạt 51,24%; - Các cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn về môi trường. Toàn xã có 15 doanh nghiệp, 3 Hợp tác xã, 12 Tổ Hợp tác, 2 trang trại đều đạt tiêu chuẩn về môi trường; - Đường ấp, xóm, cảnh quan từng hộ đảm bảo xanh, sạch, đẹp; không có các hoạt động làm suy giảm môi trường sống; rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định; vận động mỗi hộ gia đình có sọt rác và hố chôn rác sinh hoạt,
  • 42. 32 không vứt rác xuống sông; trồng mới 16.400 cây xanh trên các tuyến lộ giao thông; từng bước tạp vẻ mỹ quan xanh – sạch – đẹp trên địa bàn xã; - Tổng số hộ dân trên các tuyến đường chính là 1.412 hộ, đã có 1.376 hộ có hàng rào, đạt 97,4% (trong đó có 1.156 hộ trồng hàng rào bằng cây xanh, có 220 hộ làm hàng rào bằng bê tông và cây gỗ). Các hộ còn lại được xã tiếp tục vận động xây dựng hàng rào; - Có 2.807 hộ làm sọt rác gia đình, đạt 90,11% tổng số hộ; số hộ đào chôn lấp rác sinh hoạt là 2.713 hộ, đạt 87,09% tổng số hộ; - Theo quy hoạch được duyệt, xã An Xuyên không có nghĩa trang, nghĩa địa; việc chôn cất người chết trên địa bàn xã được tập trung về khu nghĩa trang từ trần của thành phố tại phường Tân Xuyên; - Kinh phí thực hiện: 29.046.000.000 đồng (nguồn vốn WB tài trợ 21.000.000.000 đồng, ngân sách thành phố 77.000.000 đồng, vốn nhân dân 7.969.000.000 đồng); - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 17. Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh - Tổng số cán bộ, công chức 22 người; trong đó cán bộ chuyên trách 11 người, công chức 11 người. 100% cán bộ xã đều đạt chuẩn theo quy định; - Xã có đủ tổ chức trong hệ thống chính trị bao gồm: Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn cơ sở. Đối với 11 ấp có đủ tổ chức bao gồm: Chi bộ, Trưởng ấp, phó trưởng ấp, Ban công tác Mặt trận, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu Chiến binh; - Đảng bộ, chính quyền xã hàng năm đều đạt “Trong sạch, vững mạnh”; - Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã đạt danh hiệu khá trở lên do các tổ chức đoàn thể cấp thành phố xét, công nhận hang năm;
  • 43. 33 - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 18. Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội - Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định; lực lượng công an được tăng cường, củng cố, kiện toàn; phát huy có hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng 11 Ban bảo vệ thôn xóm, có 77 thành viên tham gia; xây dựng 75 Tổ nhân dân tự quản với 150 tổ viên phân bổ đều trên địa bàn 11 ấp; vận động người dân đóng góp xây dựng 10 cổng an ninh trật tự; trên địa bàn xã không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; có 11/11 ấp được công nhận đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự, đạt 100%; - Hàng năm, Công an xã đều đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên; - Kết quả được đánh giá: Đạt tiêu chí 19. 3.3. Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau Khảo sát đánh giá thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên được thực hiện bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu. Phiếu khảo sát được thực hiện trên cơ sở 4 nội dung chủ yếu: (1) Thông tin người trả lời, (2) Hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, (3) Sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng NTM, (4) Đánh giá kết quả xây dựng NTM. 3.3.1. Mô tả tổng quát mẫu khảo sát Qua khảo sát trên địa bàn 11/11 ấp của xã An Xuyên với cỡ mẫu 120 hộ đã có kết quả như sau: - Về giới tính của người được khảo sát có 68 nam, chiếm tỷ lệ 56,7% và 52 nữ, chiếm tỷ lệ 43,3%.
  • 44. 34 Giới tính 43,3 % Nam Nữ 56,7 % Bảng 3.1 Giới tính người được khảo sát Giới tính Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ đúng (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Nam 68 56.7 56.7 56.7 Nữ 52 43.3 43.3 100.0 Tổng cộng 120 100.0 100.0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018 Hình 3.1. Tỷ lệ giới tính của người được khảo sát - Về độ tuổi, từ 18 đến 30 tuổi có 32 người, chiếm 26,7%; từ trên 30 đến 50 tuổi có 64 người, chiếm 53,3 %; từ trên 50 tuổi trở lên có 24 người, chiếm 20%. Bảng 3.2 Về độ tuổi người được khảo sát Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ đúng (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Từ 18 đến 30 32 26.7 26.7 26.7 Trên 30 đến 50 64 53.3 53.3 80.0 Trên 50 24 20.0 20.0 100.0 Tổng cộng 120 100.0 100.0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018
  • 45. 35 Độ tuổi 70 60 50 40 30 20 10 0 Từ 18 đến 30 Trên 30 đến 50 Trên 50 Hình 3.2. Độ tuổi của người được khảo sát - Về trình độ học vấn, số người trình độ đến Trung học cơ sở có 56 người, chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,7%; trình độ Trung học phổ thông có 42 người, chiếm 35%; trình độ Cao đẳng có 11 người, chiếm 9,2%; trình độ Đại học có 9 người, chiếm 7,5%; trình độ sau Đại học có 2 người, chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,6%. Bảng 3.3. Học vấn của người được khảo sát Học vấn Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ đúng (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Đến THCS 56 46.7 46.7 46.7 THPT 42 35.0 35.0 81.7 Cao đẳng 11 9.2 9.2 90.8 Đại học 9 7.5 7.5 98.3 Sau Đại học 2 1.6 1.6 100.0 Tổng cộng 120 100.0 100.0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018
  • 46. 36 Hình 3.3. Trình độ học vấn của người được khảo sát Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, về cơ bản có sự cân đối tỷ lệ giới tính nhằm đảm bảo chất lượng cho cuộc khảo sát. Điều đáng phấn khởi là trình độ dân trí của cư dân nông thôn đã nâng lên so với trước đây. Tuy nhiên, tỷ lệ học vấn có trình độ Trung học cơ sở vẫn ở mức cao (46,7%) nhưng trên bình diện chung đã phản ánh đúng thực trạng về trình độ dân trí vùng nông thôn của thành phố Cà Mau hiện nay. Vấn đề này không ảnh hưởng đến kết quả khảo sát, do đây là nhận định cá nhân của từng người. - Về cấu trúc nghề nghiệp chính của hộ gia đình được khảo sát thì nhóm nông dân có tới 67 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,8%; kế tiếp là nhóm công chức, viên chức có 24 người, chiếm tỷ lệ 20%; nhóm buôn bán, kinh doanh nhỏ 13 người, chiếm tỷ lệ 10,8%; nhóm nghề nghiệp khác 16 người, chiếm tỷ lệ 13,3%. Như vậy, qua bảng kết quả khảo sát cho thấy rõ ràng các hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo tại địa bàn xã An Xuyên. Học vấn 60 50 40 30 Học vấn 20 10 0 Đến THCS THPT Cao đẳng Đại học Sau Đại học
  • 47. 37 Nghề nghiệp 70 60 50 40 30 20 10 0 Nông nghiệp Doanh nghiệp, hộ KD Công chức, viên chức Khác Bảng 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát Nghề nghiệp Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ đúng (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Nông nghiệp 67 55.8 55.8 55.8 Doanh nghiệp, hộ kinh doanh 13 10.8 10.8 66.7 Công chức, viên chức 24 20.0 20.0 86.7 Khác 16 13.3 13.3 100.0 Tổng cộng 120 100.0 100.0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018 Hình 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát - Về thời gian cư trú, nhóm người được khảo sát có thời gian cư trú tại xã An Xuyên đến 5 năm có 17 người, chiếm 14,2%; nhóm người có thời gian cư trú trên 5 năm đến 10 năm có 45 người, chiếm 37,5%; nhóm người có thời gian cư trú trên 10 năm có 58 người, chiếm 48,3%. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết người được khảo sát có thời gian dài cư trú tại địa phương. Đây là yếu tố thuận lợi trong quá trình khảo sát, vì người được khảo sát am hiểu tình hình phát triển của địa phương, nắm bắt rõ quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
  • 48. 38 Thời gian cư trú 70 60 50 40 30 20 10 0 Đến 5 năm Trên 5 năm đến 10 năm Trên 10 năm Bảng 3.5. Thời gian cư trú người được khảo sát Thời gian cư trú Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ đúng (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Đến 5 năm 17 14.2 14.2 14.2 Trên 5 năm đến 10 năm 45 37.5 37.5 51.7 Trên 10 năm 58 48.3 48.3 100.0 Tổng cộng 120 100.0 100.0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018 Hình 3.5. Thời gian cư trú người được khảo sát 3.3.2. Hiểu biết của người dân về xây dựng NTM tại xã An Xuyên Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ then chốt, có tác động tích cực đến việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác này, Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã An Xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Kết quả, trong tổng số 120 người được khảo sát đều trả lời “biết” Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
  • 49. 39 Kết quả khảo sát cho thấy (chọn nhiều phương án), nguồn thông tin về xây dựng NTM mà người dân tiếp cận khá dồi dào. Theo đó, số người biết thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đông nhất, với 100 người, chiếm 83,3%; số người biết thông qua các cuộc họp với UBND xã là 99 người, chiếm 82,5%; số người biết qua gửi tài liệu, tờ rơi 97 người, chiếm 80,8%; số người biết qua báo, đài, internet có 96 người, chiếm 80%. Tuy nhiên, số người biết qua việc phổ biến trực tiếp đến từng hộ gia đình rất thấp, có 23 người, chiếm 19,1%. Như vậy, từ kết quả trên cho thấy công tác tuyên truyền, vận động người dân biết về Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã An Xuyên đạt được thành công nhất định. Bảng 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã Họp UBND xã Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ đúng (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Không 21 17.5 17.5 17.5 Có 99 82.5 82.5 100.0 Tổng cộng 120 100.0 100.0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018 Hình 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã
  • 50. 40 3.3.3. Sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng NTM Sự tham gia của cư dân nông thôn trong tiến trình xây dựng NTM là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo phát triển nông thôn theo hướng bền vững. Cộng đồng cư dân nông thôn cần hiểu rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM để tự giác, tự nguyện tham gia. Qua công tác tuyên truyền, vận động của từng ấp và tuỳ vào nhận thức, ý thức của từng đối tượng phỏng vấn, lấy phiếu khảo sát nên có kết quả trả lời khác nhau về sự tham gia. Cụ thể, có 103 người được khảo sát đã trả lời có tham gia vào xây dựng NTM, chiếm 85,8%; có 17 người trả lời không tham gia vào xây dựng NTM, chiếm 14,2%. Trong số 103 người tham gia xây dựng NTM, có 6 người trả lời bị bắt buộc tham gia (chiếm 5,8%), 76 người tham gia do sự vận động của địa phương (chiếm 73,8%), và 21 người tự nguyện tham gia xây dựng NTM (chiếm 20,4%). Kết quả khảo sát cho thấy, sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM phần lớn là do công tác vận động của địa phương; số ít trường hợp tham gia vì bị bắt buộc (chủ yếu là đóng góp vật chất). Song, vấn đề đáng quan tâm là sự tự nguyện tham gia của người dân vào xây dựng NTM còn thấp. Các hình thức và mức độ tham gia của người dân vào xây dựng NTM cũng khá đa dạng. Theo kết quả khảo sát, nhóm tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến xây dựng TNM có 21 người, chiếm 20,3%; nhóm đóng góp tiền có 72 người tham gia, chiếm 69,9%; nhóm đóng góp ngày công lao động 13 người, chiếm 12,6%; nhóm hiến đất đai làm đường, cầu, trường học…có 35 người, chiếm 33,9%; nhóm cải tạo, xây mới hàng rào, cổng rào theo yêu cầu xây dựng NTM của xã có 98 người, chiếm 95,1%; nhóm làm nhà vệ sinh theo yêu cầu xây dựng NTM có 63 người, chiếm 61,1%; nhóm lắp đặt hệ thống nước sạch theo yêu cầu NTM có 48 người, chiếm 46,6%; nhóm làm nơi đổ rác tập trung theo yêu cầu NTM có 39 người, chiếm 37,8%; nhóm cải tạo đồng ruộng sản xuất theo NTM có 67 người, chiếm 65%; nhóm giám sát chất lượng công trình xây dựng NTM có 6 người, chiếm 5,8%; nhóm tuyên truyền xây dựng NTM có 14 người, chiếm 13,5%.
  • 51. 41 3.3.4. Đánh giá của cư dân nông thôn về kết quả xây dựng NTM Xã An Xuyên đã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016 nhưng quá trình xây dựng và nâng chất 19 tiêu chí xã NTM vẫn đang tiếp tục diễn ra. Đánh giá của cư dân nông thôn về kết quả xây dựng NTM tại thời điểm khảo sát rất tích cực. Phần lớn người được khảo sát đều ghi nhận những kết quả đạt được từ khi triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại địa phương là rất quan trọng. Đây là tín hiệu phấn khởi cho chính quyền xã An Xuyên trong vận động và đồng hành cùng cư dân nông thôn nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, làm cơ sở đề nghị UBND tỉnh Cà Mau công nhận lại xã NTM vào năm 2020. Đối với tiêu chí điện, chỉ có 1 người ý kiến về mức độ cải thiện rất không quan trọng, chiếm 0,8%; có 71 người đánh giá mức độ cải thiện quan trọng, chiếm 59,2%; đặc biệt có 11 người đánh giá mức độ cải thiện rất quan trọng, chiếm 9,2%. Điều này cho thấy, sự đánh giá, ghi nhận của cư dân nông thôn xã An Xuyên về tiêu chí điện đã cải thiện rất nhiều từ kết quả xây dựng NTM. Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí điện Tiêu chí điện Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ đúng (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Rất không quan trọng 1 0.8 0.8 0.8 Không quan trọng 5 4.2 4.2 5.0 Bình thường 32 26.6 26.6 31.6 Quan trọng 71 59.2 59.2 90.8 Rất quan trọng 11 9.2 9.2 100.0 Tổng cộng 120 100.0 100.0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát, 2018