SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
Luận văn tốt nghiệp 1 Vitranschart JSC
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng mở cửa thị
trường, tham gia vào nhiều tổ chức thương mại của thế giới, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế thị trường sôi động
với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá được triển khai thực hiện mạnh mẽ, kinh tế biển ngày càng được chú
trọng và ngày càng có nhiều dự án đầu tư tàu ra đời.
VITRANSCHART JSC là công ty cổ phần với 60% vốn thuộc Tổng Công
Ty Hàng Hải Việt Nam. Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển, cho thuê tàu, sửa
chữa và bảo dưỡng tàu, đào tạo môi giới xuất khẩu thuyền viên... Nhận thấy được
thị trường vận tải biển đầy tiềm năng nên công ty đã quyết định mua thêm tàu để
nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập
khẩu. Có những dự án đầu tư tàu ra đời đã đem lại hiệu quả một cách đáng kể
nhưng bên cạnh đó cũng có một số dự án hoạt động không hiệu quả gây ảnh hưởng
đến hoạt động của công ty nói riêng và đến nền kinh tế nói chung.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên nên em mạnh dạng chọn
đề tài: “ CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI VITRANSCHART JSC” làm luận văn. Đề tài này
phù hợp với chuyên ngành quản trị kinh doanh và tình hình thực tế tại công ty, giúp
em củng cố và nâng cao kiến thức đã được học ở trường.
Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư
và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp làm cơ sở nghiên cứu hiệu quả đầu tư phát
triển tàu của doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển.
Trên cơ sở làm rõ những nét đặc thù trong hoạt động đầu tư của Công Ty Cổ Phần
Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ), phân tích đánh giá
đúng thực trạng hiệu quả đầu tư của công ty mà chủ yếu tập trung vào hoạt động
của đội tàu và đặc biệt là hoạt động của tàu VTC STAR trong thời gian từ năm 1995
đến năm 2009. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát
triển tàu và dự báo nhu cầu tương lai tàu VTC Star giai đoạn 2010- 2014.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 2 Vitranschart JSC
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR
của Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ).
Phạm vi nghiên cứu: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của tàu VTC Star
bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính hoặc các chỉ tiêu định tính và định
lượng. Vì những giới hạn về thời gian, quy mô nghiên cứu và các điều kiện khác,
luận văn chủ yếu nghiên cứu và đánh giá hiệu quả đầu tư theo các chỉ tiêu tài chính
định lượng.
Khảo sát thực tế hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR tại Công Ty Cổ
Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ) từ năm 1995-
2009. Các phân tích và đánh giá của luận văn này được đưa ra dựa trên cơ sở tổng
hợp các tài liệu, các kết quả nghiên cứu của Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu
Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ).
Phương pháp nghiên cứu: Quán triệt phương pháp duy vật biện chứng với
quan điểm lịch sử cụ thể, sử dụng các phương pháp phân tích hiệu quả, phân tích tài
chính, thống kê, phân tích so sánh, phương pháp suy luận trong nghiên cứu. Vừa
dựa trên lý thuyết cơ bản vừa dựa trên hoàn cảnh cụ thể của quá trình hoạt động
kinh doanh và đầu tư tại công ty.
Về mặt kết cấu: Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, kết
luận, danh mục các biểu đồ, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư và hiệu quả đầu tư.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR tại
VITRANSCHART JSC.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 3 Vitranschart JSC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
1.1 Các vấn đề cơ bản về đầu tư.
1.1.1 Khái niệm đầu tư.
Khái niệm 1: Theo ngân hàng thế giới- Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời
gian dài vào một lĩnh vực nhất định ( như thăm dò, khai thác, sản xuất- kinh doanh,
dịch vụ…nào đó) và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều
chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế xã
hội cho đất nước được đầu tư.
Khái niệm 2: Theo luật đầu tư- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các
loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu
tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.2 Tác dụng của đầu tư đối với doanh nghiệp .
- Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng góp
phần mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực.
- Đưa lượng vốn nhàn rỗi của dân cư tham gia vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp dưới hình thức cổ đông hoặc khách hàng.
1.1.3 Mục đích của đầu tư
Mục đích chủ yếu của đầu tư là sinh lợi. Khả năng sinh lợi là điều kiện tiên
tiến để đầu tư. Doanh nghiệp sẽ không đầu tư nếu không thấy triển vọng sinh lợi.
Để tránh những cuộc đầu tư không sinh lợi, để đảm bảo sinh lợi tối đa một khi đã
bỏ vốn, đầu tư phát triển phải được tiến hành một cách có hệ thống, có phương pháp
và theo một quy trình nhất định.
1.1.4 Phân loại đầu tư.
Trong đầu tư có ba loại đầu tư chính: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và
đầu tư phát triển.
1.1.5 Đầu tư phát triển, vai trò và đặc điểm của nó đối với doanh nghiệp.
a/ Khái niệm đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó người ta tạo dựng nên
những năng lực mới ( về lượng hay về chất ) cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ để
làm phương tiện sinh lợi. Đầu tư phát triển cũng có nhiều hình thức: thiết lập cơ sở
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 4 Vitranschart JSC
mới, mở rộng cơ sở sẵn có, đổi mới cơ sở công nghệ ở cơ sở đang khai thác. Đầu tư
phát triển có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là biểu hiện cụ thể của tái sản xuất mở
rộng, là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là tiền đề để
thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư dịch chuyển.
b/ Vai trò của đầu tư phát triển đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp.
- Để tạo dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho sự ra đời của
bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm máy
móc thiết bị, lắp đặt nó trên nền bệ và thực hiện các chi phí khác gắn với sự hoạt
động trong một chu kỳ sản xuất của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra.
- Để duy trì thì phải thường xuyên cải tiến dịch vụ, thay đổi máy móc
thiết bị. Tất cả các hoạt động đó đều phải có tiền đề để thực hiện. Do vậy đầu tư
quyết định sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
c/ Đặc điểm của đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để
thực hiện đầu tư.
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành
quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động
xảy ra.
- Thời gian thu hồi vốn đòi hỏi nhiều năm tháng do đó không tránh
khỏi sự tác động của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, chính trị, xã hội, kinh
tế…
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu
dài nhiều năm.
1.2 Hiệu quả của hoạt động đầu tư.
1.2.1 Khái niệm và phân loại.
1.2.1.1 Khái niệm.
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa
các kết quả kinh tế- xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra
để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 5 Vitranschart JSC
1.2.1.2 Phân loại.
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, hiệu quả quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả: hiệu quả đầu tư của từng dự án,
từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp: hiệu quả trực tiếp và
hiệu quả gián tiếp.
- Theo cách tính toán: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
- Theo phạm vi lợi ích: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội.
Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trên phạm vi một
doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên toàn
bộ nền kinh tế.
1.2.2 Hiệu quả tài chính của đầu tư.
1.2.1.1 Bản chất.
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động đầu tư phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã định. Khi phân tích người ta sử
dụng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đánh giá. Thực chất là sự so sánh giữa
những gì đạt được và những gì đã bỏ ra.
Việc phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư là việc nghiên
cứu đánh giá khả năng sinh lời của dự án trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư. Đó
là việc tổng hợp, các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nguồn vốn bỏ ra và
đặc biệt là lợi nhuận thu được.
1.2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả tài chính của đầu tư.
Việc phân tích tài chính được thực hiện trước khi tiến hành hoạt
động đầu tư nhằm xác định khả năng tạo ra lợi nhuận tài chính trên đầu tư. Từ đó
đưa ra quyết định đầu tư và là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức cho
vay vốn ra quyết định cho vay vốn để đầu tư, tài trợ hay cho vay vốn để đầu tư và là
cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế- xã hội.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 6 Vitranschart JSC
1.2.1.3 Các vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu hiệu quả tài chính của
đầu tư.
Một dự án nào cũng phản ánh 2 khía cạnh cơ bản: phí tổn để thực
hiện dự án và lợi ích do dự án mang lại. Lợi ích và phí tổn đó được biểu thị qua
đồng tiền với những giá trị khác nhau ở những thời điểm khác nhau do tác động của
lãi suất. Do đó, cần thiết phải xét tới giá trị của đồng tiền theo thời gian như các chỉ
số lãi của đồng tiền; giá trị hiện tại, giá trị tương lai của đồng tiền và tỷ suất chiết
khấu tài chính của dự án đầu tư.
1.2.1.4 Hiệu quả kinh tế xã hội.
a/ Bản chất.
Lợi ích kinh tế xã hội của dự án là chênh lệch giữa những cái mà nền
kinh tế và xã hội thu được so với những cái mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra để
thực hiện dự án đầu tư.
Lợi ích mà xã hội thu được là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực
hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể
được xem xét mang tính chất định tính hay định lượng. Chi phí mà xã hội phải gánh
chịu bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà
xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào mục đích khác trong tương lai không xa.
Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội được xem xét trên tầm vĩ mô và
xuất phát từ quyền lợi của toàn bộ xã hội nhằm tối đa hoá phúc lợi xã hội.
Tuy nhiên khi đứng trên gốc độ nhà đầu tư thì việc phân tích kinh tế-
xã hội chỉ đơn thuần nhằm mục đích làm cho dự án được chấp nhận và được thực
hiện thuận lợi.
b/ Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của
dự án đầu tư.
Mục đích của nhà đầu tư chính là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì càng hấp
dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi xem xét trên gốc độ toàn xã hội thì không phải hoạt
động đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư đều mang lại lợi ích về mặt
kinh tế- xã hội. Do đó, phải xem xét tới lợi ích kinh tế- xã hội của dự án.
Đối với nhà đầu tư, phân tích kinh tế- xã hội là căn cứ chủ yếu để thuyết
phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án, thuyết phục các ngân hàng, các
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 7 Vitranschart JSC
tổ chức quốc tế cho vay vốn hoặc tài trợ vốn để thực hiện dự án. Đối với nhà nước,
đây là căn cứ chủ yếu để ra quyết định cấp giấy phép đầu tư.
Đối với các ngân hàng hay các cơ quan viện trợ, đây là căn cứ để quyết định
cho vay, có tài trợ cho dự án hay không. Nếu không chứng minh được hiệu quả kinh
tế xã hội thì họ sẽ không tài trợ.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư.
1.2.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
a/ Chỉ tiêu lợi nhuận thuần (NPV)
NPV là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền phát sinh
trong thời gian tuổi thọ của dự án khi chiết khấu bằng chi phí sử dụng vốn.
NPV= CF0 + 1
1
)1( r
CF
+
+ 2
2
)1( r
CF
+
+ …+ i
i
r
CF
)1( +
= ∑= +
n
i
i
i
r
CF
0 )1(
• Ý nghĩa của NPV.
NPV > 0: Cho thấy quy mô thu nhập ở hiện tại có được sau khi đã bù đắp chi
phí sử dụng vốn và chi phí đầu tư ban đầu.
NPV = 0: Thu nhập có được vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu kể cả chi
phí sử dụng vốn.
NPV < 0: Thu nhập có được sau khi bù đắp chi phí sử dụng vốn không đủ bù
đắp chi phí đầu tư ban đầu.
• Nguyên tắc chấp nhận dự án theo NPV.
+ Các dự án độc lập: Chỉ được chấp nhận khi NPV > = 0
+ Lựa chọn một số dự án loại trừ: chúng ta sẽ chọn trong
số các dự án có NPV >=0 và tổng NPV lớn nhất.
+ Lựa chọn một trong số các dự án loại trừ lẫn nhau:
chúng ta phải chọn dự án có NPV >=0 và lớn nhất.
• Ưu điểm, hạn chế của phương pháp NPV.
* Ưu điểm:
Cho biết quy mô số tiền lãi có thể thu được từ dự án. NPV là một tiêu chuẩn
hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của dòng tiền, tính đầy đủ
mọi khoản thu và chi trong cả thời kỳ hoạt động và phân tích dự án.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 8 Vitranschart JSC
* Hạn chế:
- Chỉ tiêu NPV chỉ phụ thuộc vào tỉ suất chiết khấu được chọn, tỉ suất này
càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định tỉ suất chiết khấu chính xác
là khó khăn, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. Để tránh hạn chế này
người ta áp dụng phương pháp thu hồi nội tại IRR.
- Đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập cho đến
hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng.
- NPV là chỉ tiêu tuyệt đối. Nếu dùng phương pháp NPV mới chỉ dùng lại ở
mức xác định lỗ lãi thực của dự án mà nó chưa cho biết tỉ lệ lãi đó trên vốn đầu tư
như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi so sánh phương án có vốn đầu tư
khác nhau.
b/ Chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn có chiết khấu ( Thv ).
• Thời hạn hoàn vốn đầu tư có tính đến chiết khấu ( r ) là thời
gian cần thiết để tổng hiện giá thu hồi vừa bằng tổng hiện giá vốn đầu tư. Tức là để
có thời gian hoàn vốn, cần phải tìm đến một đẳng thức của hiện giá thu hồi và hiện
giá của vốn đầu tư đã bỏ ra. Ta có:
∑
n
PVthunhap
0
= ∑
n
PVvondautu
0
Hay ∑ +
n
i
i
r
B
0 )1( = ∑ +
n
i
i
r
C
0 )1(
Với Ti- Thu hồi năm i ( Lãi ròng + khấu hao ).
Ci- Vốn đầu tư năm i
n là thời gian Thv cần tìm.
• Ưu điểm, hạn chế:
* Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu.
* Hạn chế.
- Phương pháp thu hồi vốn thường bị chỉ trích chủ yếu bởi sự tập trung của
nó vào giai đoạn ban đầu của thời gian hoạt động mà không tính đến hiệu quả của
hoạt động sau thời gian thu hồi vốn nhằm mục đích quyết định đầu tư. Luận cứ
quan trọng này sẽ được chứng minh nếu như một quyết định đầu tư hoàn toàn dựa
trên phương pháp thu hồi vốn. Nhưng nếu áp dụng để đánh giá rủi ro và khả năng
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 9 Vitranschart JSC
thanh toán thì việc kết hợp thời gian thu hồi vốn với các thước đo sinh lợi khác thì
phương pháp thu hồi vốn là một công cụ rất thực tế và hữu ích.
- Không xem xét đến giá trị theo thời gian của đồng tiền vì vậy sẽ dẫn đến
những sai lầm khi sử dụng những phương pháp này để so sánh những khoản tiền tệ
khác nhau xuất hiện tại những thời điểm khác nhau.
• Ý nghĩa:
Một dự án có thời gian hoàn vốn dài thường đi liền với rủi ro cao. Do đó,
nhà đầu tư muốn thu hồi nhanh vốn đã bỏ ra, những dự án có thời gian thu hồi vốn
ngắn thường được ưu tiên lựa chọn.
• Đánh giá chỉ tiêu Thv trong đầu tư dự án
- Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp :
+ Các dự án ngành công nghiệp nhẹ: Thv< = 5-7 năm.
+ Các dự án ngành công nghiệp nặng, Các dự án cây
công nghiệp, trồng rừng… Thv< = 10 năm.
- Các dự án công trình hạ tầng: Thv< = 7-10-15 năm.
c/ Chỉ tiêu suất thu hồi IRR ( Internal Rate of Return ).
• Khái niệm.
IRR là một chỉ tiêu quan trọng được dùng trong phân tích kinh tế- tài chính
nói chung. Tỷ suất hoàn vốn nội tại là tỷ lệ chiết khấu tại đó giá trị hiện tại của dòng
tiền vào tương đương với giá trị hiện tại của dòng tiền ra. Nói một cách khác, nó là
tỷ lệ chiết khấu sao cho giá trị hiện tại của thu nhập từ dự án tương đương với giá trị
hiện tại của đầu tư và NPV bằng 0. Tỷ suất IRR biểu diễn tính sinh lợi dự án của dự
án.
• Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR.
Nếu IRR = chi phí sử dụng vốn: suất sinh lời do dự án tạo ra vừa đủ bù đắp
chi phí sử dụng vốn.
Nếu IRR < chi phí sử dụng vốn: suất sinh lời do dự án tạo ra không đủ bù
đắp chi phí sử dụng vốn.
Nếu IRR > chi phí sử dụng vốn: Ngoài việc bù đắp chi phí sử dụng vốn, dự
án còn tạo ra một tỷ suất sinh lời tăng thêm trên vốn đầu tư cho các bên tham gia.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 10 Vitranschart JSC
Nếu như các giá trị NPV1 dương, NPV2 âm gần bằng 0, một giá trị xấp xỉ
IRR có thể tính được bởi công thức tuỵến tính nội suy sau:
IRR= r1+ /)2/1(
1*)12(
NPVNPV
NPVrr
+
−
• Ưu điểm, hạn chế.
* Ưu điểm:
- Chỉ tiêu IRR chỉ rõ mức độ lãi suất mà dự án có thể đạt được. Qua đó, cho
phép xác định được mức lãi suất tính toán tối đa mà dự án có thể chịu đựng được.
* Hạn chế.
-Việc áp dụng có thể không chắc chắn nếu tồn tại những khoản cân bằng thu
chi thực âm đáng kể trong giai đoạn vận hành của dự án tức là đầu tư thay thế lớn.
Trong trường hợp ấy có thể xảy ra giá trị hiện tại thực của dự án đổi dấu nhiều lần
khi chiết khấu theo những tỷ suất chiết khấu khác nhau. Khi đó tồn tại nhiều IRR và
khó xác định chính xác IRR nào làm chỉ tiêu đánh giá.
- Việc tính toán tỷ suất IRR là một công việc phức tạp.
- Việc áp dụng IRR có thể dẫn đến các quyết định không chính xác khi lựa
chọn các dự án loại trừ lẫn nhau. Những dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ có
thể có NPV nhỏ hơn một dự án khác tuy có IRR thấp nhưng NPV lại cao hơn.
Trong trường hợp này cần sử dụng phương pháp NPV.
d/ Tỷ số lợi ích / chi phí ( Benefit / Cost ratio- BCR)
BCR chỉ tiêu đo lường hiệu quả của dự án, bằng tỷ lệ giữa lợi ích thu về với
chi phí bỏ ra ( hiện giá dòng ngân lưu vào trên hiện giá dòng ngân lưu ra).
BCR =
∑
∑
+
+
n
i
i
n
i
i
r
C
r
B
0
0
)1(
)1(
=
∑
∑
n
n
PC
PV
0
0
Trong đó:
Bi lợi ích, tạm tính tổng hiện giá ngân lưu vào năm i.
Ci chi phí, tổng vốn đầu tư năm i.
r là tỷ suất chiết khấu của dự án.
i là thứ tự năm i trong thời gian thực hiện dự án.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 11 Vitranschart JSC
• Điều kiện khả thi của dự án là hệ số BCR >1. Cụ thể:
Khi tỷ số lợi ích trên chi phí (BCR) >1và có trị số càng lớn thì chứng tỏ hiệu
quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng có tính thuyết phục.
Khi BCR <=1: dự án không sinh lời ( thậm chí lỗ!). Lúc này nhà đầu tư phải
tìm đến các giải pháp điều chỉnh. Trong số các giải pháp coi trọng chi phí nguồn lực
đầu vào, hợp lý hoá trong tổ chức và quản lý điều hành dự án nói chung. Tất cả
những việc làm trên là nhằm hướng đến giảm thiểu chi phí và điều đó đồng nghĩa
đem đến nâng cao tỷ số lợi ích trên chi phí của dự án đầu tư.
• Ý nghĩa:
Tỷ số lợi ích trên chi phí chỉ ra quan hệ trực tiếp, so sánh giữa thu nhập và
chi phí của dự án. Tức là đầu tư một đồng hiện giá chi phí cho dự án thì thu được
bao nhiêu đồng hiện giá về lợi ích.
1.2.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá lợi ích kinh tế- xã hội.
Là những tiêu chuẩn mà dự án phải thực hiện để đạt những mục tiêu
của xã hội, của nền kinh tế. Bao gồm:
- Gia tăng lao động có việc làm: thu hút lao động nhiều ngành nghề,
giảm thất nghiệp trong xã hội.
- Nâng cao mức sống dân cư, thúc đẩy phân phối lại thu nhập: nâng cao,
cải thiện đời sống tầng lớp lao động nghèo, phát triển các vùng kinh tế kém phát
triển.
- Đóng góp vào ngân sách nhà nước.
- Tăng thu ngoại tệ, tiết kiệm ngoại tệ.
- Nâng cao dân trí, đào tạo tay nghề mới, mở rộng doanh mục ngành
nghề, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới…
- Thúc đẩy hoàn thiện cơ sở hạ tầng: điện, nước, thông tin liên lạc, hệ
thống giao thông…là những công trình lợi ích mang tính xã hội.
- Góp phần điều phối dân cư và phân công lao động xã hội trong cộng
đồng.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong nước trong
việc lưu thông hàng hoá trên thị trường quốc tế và khu vực.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 12 Vitranschart JSC
- Thúc đẩy theo hướng hiện đại hoá ngành công nghiệp vận tải biển
trong cả nước về phương tiện và nguồn nhân lực.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
1.3.1 Cung cầu thị trường về dịch vụ vận tải biển.
Cung cầu là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Khi cung cầu thị trường tăng hoặc giảm tức nguồn cung và nhu
cầu về hàng hoá và dịch vụ cũng gia tăng và ngược lại, gây tác động tích cực hay
tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế
nói chung. Ngày nay, do việc thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, hợp
tác giao lưu với các nước, nên lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và giao thương giữa
các nước ngày càng gia tăng. Chính vì vậy mà vận tải biển ngày càng được ưu tiên,
đội tàu ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển.
1.3.2 Đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp nếu không sản xuất kinh
doanh thì khả năng thất bại là khó tránh khỏi. Doanh nghiệp có thể bằng lòng với vị
thế và kết quả kinh doanh của mình, tuy nhiên nếu không mở mang công cuộc kinh
doanh thì dần dần họ sẽ thấy mình đứng cuối đường đua và bị gạt ra ngoài. Nhưng
không chỉ những doanh nghiệp không phát triển mới bị thất bại mà những doanh
nghiệp phát triển chậm cũng bị thất bại. Chúng ta hình dung doanh nghiệp như một
chiếc xe đang chạy trên đường băng có rất nhiều xe, điều gì sẽ xảy ra nếu tốc độ của
xe chậm hơn tốc độ bình quân của các chiếc xe trên đường, khi đó nó sẽ dần dần tụt
lại mặc dù vẫn đang chạy. Như vậy muốn giữ vị thế như hiện tại thì tốc độ phát
triển của một doanh nghiệp cũng phải bằng tốc độc phát triển bình quân của nền
kinh tế.
Các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của mình. Vì các
đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ
thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh
tranh ngày càng dữ dội làm cho sản phẩm ngày càng đa dạng, mức độ tăng trưởng
của ngành ngày càng cao, cơ cấu chi phí cố định ngày càng gia tăng. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư của
doanh nghiệp.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 13 Vitranschart JSC
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 14 Vitranschart JSC
1.3.3 Lãi suất.
Những bất ổn trên thị trường tài chính tiền tệ mà đặc biệt là sự biến động về
lãi suất cho vay đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp. Khi tỷ lệ lãi suất tăng cao, doanh nghiệp phải chịu một khoảng lãi vay
tương đối lớn, làm giảm doanh thu, và có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh
toán cho ngân hàng đối với những doanh nghiệp có số vốn vay lớn, hoặc thậm chí
dẫn đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải dự báo và có những
kế hoạch chi trả lãi và nợ vay phù hợp, cân đối các hoạt động tài chính, tránh tình
trạng mất khả năng chi trả ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
1.3.4 Tổ chức và quản lý.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc tổ chức và quản lý tốt
nhằm giảm thiểu các chi phí bất hợp lý, tránh tình trạng mất cân đối tài chính, hạn
chế được các rủi ro trong quá trình đầu tư.
1.3.5 Công nghệ và trang thiết bị.
Công nghệ và trang thiết bị hiện đại là một trong những yếu tố quan
trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu việc phát triển
chững lại do công nghệ, quy trình và trang bị máy móc, thiết bị sản xuất đã lạc hậu
khiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ không tốt, hoặc giá thành cao làm giảm sức
cạnh tranh, doanh thu đi xuống thì công ty nên đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ
sản xuất để tăng chất lượng nâng cao năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng
sản phẩm và năng suất lao động theo kịp trình độ các nước trong khu vực.
1.3.6 Thời tiết , khí hậu.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải chú trọng đến các điều kiện
tự nhiên. Bởi vì thời tiết, khí hậu, các yếu tố thuộc về tự nhiên tạo cho doanh nghiệp
rất nhiều những thuận lợi song bên cạnh đó, nó cũng gây nên không ít những khó
khăn, thử thách đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp kịp thời để giải
quyết. Chẳng hạn, Việt Nam được sự ưu đãi của thiên nhiên, với rất nhiều những
kênh rạch, sông ngòi, bờ biển dài 3260km, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu bè đi lại,
việc giao thương buôn bán trở nên thuận tiện hơn. Song bên cạnh đó, cũng có không
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 15 Vitranschart JSC
ít những trở ngại là những cơn sóng thần, bão lụt xảy ra thường xuyên đã gây nên
những mất mát, tổn thất đáng kể cho doanh nghiệp.
1.3.7 Năng lực chuyên chở của tàu.
Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ngày càng chiếm vị
trí quan trọng và được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn khi chuyên chở hàng hoá
vì chi phí vận chuyển thấp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường. Để nâng cao khả năng chuyên chở hàng hoá của tàu doanh nghiệp cần khai
thác tối đa năng lực chuyên chở của tàu, tránh tình trạng tàu chạy rỗng hoặc tàu neo
đậu tại cảng quá lâu.
1.3.8 Yếu tố nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực cũng là một thành phần chính yếu tác động đến hiệu quả đầu
tư của doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là
tiền đề đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp phải
thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân
viên, có những biện pháp hỗ trợ giúp họ hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
1.3.9 Vốn.
Vốn đầu tư là nhân tố trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng và phát triển
của công ty. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, yêu cầu tăng trưởng cao để
chống nguy cơ tụt hậu xa hơn. Chính vì vậy đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn,
năng lực tài chính mạnh để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường.
1.3.10 Nguyên vật liệu (Biến động giá dầu).
Bên cạnh các yếu tố đầu vào khác thì nguyên vật liệu cũng là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của dự án. Khi giá nguyên vật liệu tăng làm
cho chi phí tăng, điều này làm cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá
trình thực hiện dự án. Ngược lại, khi giá nguyên vật liệu giảm và nguồn thu ngày
càng tăng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn và đạt
hiệu quả cao hơn.
1.3.11 Tỷ giá.
Toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hàng hoá được vận chuyển không
biên giới giữa các quốc gia. Chính vì vậy mà tỷ giá đóng vai trò quan trọng, tác
động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tỷ giá tăng doanh nghiệp thu
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 16 Vitranschart JSC
nhiều lợi nhuận hơn và hưởng các khoản chênh lệch về tỷ giá. Ngược lại, khi tỷ giá
giảm, các khoản chênh lệch tỷ giá giảm gây cho doanh nghiệp một gánh nặng vì khi
đó lợi nhuận sẽ giảm đi.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 17 Vitranschart JSC
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TÀU VTC
STAR TẠI VITRANSCHART JSC.
2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam
(VITRANSCHART JSC).
Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước
được thành lập theo quyết định số 377/QĐ/TCCB_LĐ ngày 11 tháng 3 năm 1993
của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
102452 ngày 19 tháng 4 năm 1993 do Trọng Tài Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
cấp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lại lần thứ nhất số 4106000262 ngày 4
tháng 8 năm 2006 do sở kế hoạch đầu tư thành phố cấp.
Ngày 11 tháng 07 năm 2007 Doanh nghiệp được cổ phần hoá từ Doanh
nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 2137/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4103008926 ngày 31 tháng 12 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí
Minh cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24 tháng 04 năm 2009.
• Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI & THUÊ TÀU
BIỂN VIỆT NAM.
• Tên tiếng anh: VIETNAM SEA TRANSPORT CHARTERING
JOINT STOCK COMPANY
• Tên viết tắt: VITRANSCHART JSC
• Địa chỉ: 428 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
• Điện thoại: (08) 9404271 Fax: (08) 94047711
• Website: http://www.vitranschart.com.vn
• Email: vtc-hcm@vitranschart.com.vn
• Logo:
• Slogan: Vận tải biển Toàn cầu- Thách thức, thành công không giới
hạn.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 18 Vitranschart JSC
• Vốn điều lệ: 400,000,000,000 VNĐ
• Tương ứng với : 40.000.000 cổ phiếu phổ thông.
• Mã số thuế: 0300448709
• Thành lập: ngày 25-06-1975 tiền thân là SOVOSCO
• Ngày 31-12-2007 chính thức trở thành công ty cổ phần.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VITRANSCHART JSC.
Công ty cổ phần vận tải & thuê tàu biển Việt Nam Vitranschart, có tên tiếng
Anh là Vietnam Sea Transport Chartering Joint Stock Company, viết tắt là
Vitranschart JSC. Lịch sử hình thành của công ty được chia thành các giai đoạn sau:
a. Giai đoạn khởi đầu: từ năm 1975 – 1984:
Tiền thân của công ty là công ty Vận Tải Biển Miền Nam Việt Nam, viết tắt
là Sovosco (South Việt Nam Ocean Shipping Company) trực thuộc Cục Đường
Biển Việt Nam, Sovosco được thành lập ngày 25/6/1975 trên cơ sở tiếp quản đội tàu
và các hãng tàu do chế độ cũ để lại. Tài sản của công ty bao gồm các cơ sở vận tải
biển nhà nước, các công ty tàu biển tư nhân và các tàu biển bị tịch thu hoặc trưng
dụng các chủ tàu đã bỏ đi nước ngoài.
b. Giai đoạn đầu tư, phát triển và hội nhập kinh tế: từ 1984 –
1990.
Ngày 14/03/1985, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ra quyết định 706/QĐ-
TCCD thành lập công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, viết tắt là Vitranschart
trên cơ sở hợp nhất của Công ty Vận tải Ngoại Thương và Công ty Vận Tải Biển
Miền Nam Sovosco. Lúc này, công ty Vitranschart trực thuộc Cục Đường Biển Việt
Nam.
Hòa chung với nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới, ngành hàng hải Việt
Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đồng thời đáp ứng được
nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng gia tăng, lúc này công ty kết
hợp vận tải biển trong nước và vận tải biển nước ngoài. Trong thời gian này, công
ty được điều chuyển từ 9 tàu của đội tàu biển “Cờ xanh” của đội tàu vận tải ngoại
thương, nâng trọng tải của đội tàu công ty lên 158.782 tấn.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 19 Vitranschart JSC
Từ 1986 trở đi, dưới nhiều hình thức đầu tư tàu mới như vay mua, thuê mua,
công ty thực hiện một cách sáng tạo và hiệu quả phát triển đội tàu trẻ đi biển xa, nên
chỉ trong hai năm 1986 – 1987 công ty mua được 4 tàu mới có tổng trọng tải 35.000
DWT trị giá 540.485 USD. Đây chính là những con tàu đầu tiên do chính công ty
tạo ra tài sản cho chính mình, khẳng định những bước trưởng thành trong cơ chế thị
trường.
c. Giai đoạn ổn định và vững bước đi lên: từ 1990 – nay.
Ngày 13/3/1993, bộ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải căn cứ vào thông báo số
09/TB ngày 21/1/1993 của chính phủ đồng ý thành lập doanh nghiệp nhà nước
quyết định số 337/QĐ/TCB – LĐ thành lập Công Ty Vận Tải và Thuê Tàu Biển
Việt Nam – trực thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam.
Ngày 29/04/1995 thủ tướng chính phủ ra quyết định số 250/TTG thành lập
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, theo đó Công ty Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt
Nam là một trong những doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt
Nam.
Trong giai đoạn này, Công ty tiếp tục đầu tư chiều sâu phát triển đội tàu với
định hướng tàu mới, có trang thiết bị với công nghệ hiện đại, có sức chở lớn hơn so
với các tàu hiện có. Công ty lần lượt thuê mua 5 con tàu với tổng trọng tải 70.844
DWT và giá trị tài sản đã đầu tư lên đến 26.971.620 USD. Với việc mua mới các
tàu này đã đưa đội tàu với độ tuổi bình quân từ 20 xuống còn 18 tuổi. Cùng với việc
phát triển đội tàu, công ty còn mở rộng kinh doanh các hình thức dịch vụ hàng hải
mới như: cho thuê tàu định hạn song song với việc khai thác tàu, cung ứng dịch vụ
xuất khẩu lao động, mở rộng hoạt động thương mại, đại lý hàng hải, sửa chữa tàu
biển, tìm cách liên doanh liên kết với các hãng tàu nước ngoài… đưa một đơn vị
hoạt động vận tải đơn thuần thành một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
Cùng với việc nâng cao khai thác hiệu quả của từng con tàu, công ty còn chú
trọng việc đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ thuyền viên theo quy định của công
ước quốc tế STCW 78/95.
Cuối thập niên 90, công ty đã mạnh dạng thực hiện trẻ hóa đội tàu. Công ty
vay mua 3 tàu Phương Đông với tổng trọng tải trên 45.000 DWT với số tiền đầu tư
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 20 Vitranschart JSC
trên 9.000.000 USD tạo thế và lực mới để công ty bước vào thế kỷ 21 vững chắc
hơn.
Bước vào kỷ nguyên mới, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu cùng khu vực
và thế giới đã và đang tạo ra cho ngành hàng hải những cơ hội và thách thức mới.
Công ty tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới đội tàu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Liên tục những năm 2002, 2003, 2004 công ty vừa thực hiện đóng mới tàu trong
nước vừa thực hiện vay mua tàu đang khai thác ở nước ngoài. Nhờ đó trọng tải của
đội tàu đã tăng thêm 50.000 DWT với số tiền đầu tư hơn 30.000.000 USD không
những tái tạo lại tấn trọng tải của đội tàu mà còn hoàn thành nhiệm vụ hiện đại hóa
đội tàu.
Công ty thành lập Trung tâm đào tạo môi giới xuất khẩu thuyền viên phía
Nam (SCC) để đào tạo và xuất khẩu thuyền viên đi hợp tác lao động đi trên các tàu
của các hãng tàu biển nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… thu ngoại
tệ cho công ty và nhà nước. Trong hơn 10 năm hoạt động, Trung tâm đào tạo môi
giới xuất khẩu thuyền viên phía Nam đã đưa hơn 4.000 lượt sĩ quan, thuyền viên đi
làm việc trên các tàu nước ngoài.
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, vượt qua những khó khăn ban
đầu và với hướng đi đúng đắn, công ty đã nhanh chóng phát triển về quy mô, thành
lập nhiều đơn vị trực thuộc, phát triển đội tàu. Hiện tại, Công ty có 6 chi nhánh và 3
đơn vị trực thuộc và đội tàu của Công ty đã lên tới 16 chiếc và tổng trọng tải lên tới
317.316 DWT.
Trước xu thế phát triển kinh tế của đất nước cũng như ngành hàng hải trong
thời kỳ hội nhập, công ty đã tiến hành cổ phần hóa và vào ngày 31-12-2007 công ty
đã chính thức trở thành Công Ty Cổ Phần Vận tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam
(Vitranschart JSC).
2.1.2 Một số thành tích công ty đã đạt được trong quá trình phát triển:
− Cờ thi đua của chính phủ, Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 15/07/2007
vì có thành tích hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong
trào thi đua yêu nước năm 2006.
− Huân chương lao động hạng ba, Quyết định số 1423/2007/QĐ-CTN
ngày 21/11/2007 của chủ tịch nước vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 21 Vitranschart JSC
năm 2002 đến năm 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ tổ quốc.
− Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng ba, Quyết định số 97/QĐ-CTN ngày
22/01/2008 của Chủ tịch nước vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, sẵn
sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng từ năm
2002 đến năm 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc.
− Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua của chính phủ, vì đã có thành tích
hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua năm
2009 của các khối thuộc bộ Giao Thông Vận Tải- Tại quyết định so61167/QĐ-TTg
ngày 28/01/2010.
− Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ thi đua của Tổng Liên Đoàn
Lao Động Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động
giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2009- Tại quyết định số 115/
QĐ- TLĐ ngày 12/01/2010.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của
các phòng ban.
a. Phạm vi hoạt động của công ty.
• Kinh doanh vận tải biển.
Là lĩnh vực then chốt của công ty chuyên về khai thác, thuê tàu. Hiện nay,
đội tàu công ty có 16 chiếc, trọng tải từ 6,500 DWT đến 24.260 DWT với tổng
trọng tải 317.316 DWT hoạt động trên khắp thế giới, chuyên chở hàng rời và bao
kiện, chủ yếu là hàng nông sản, bột giấy, thiết bị, lúa mì, gạo, đường, than đá,
quặng, sắt thép và các loại nông sản khác.
• Đại lý tàu biển.
Cùng với các mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc, chúng tôi luôn sẵn sàng
cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển có hiệu quả tới khách hàng tại tất cả các cảng Việt
Nam với mức giá phù hợp nhất.
• Đào tạo môi giới và cung ứng xuất khẩu thuyền viên
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 22 Vitranschart JSC
Trung tâm xuất khẩu thuyền viên phía Nam (SCC) là đơn vị trực thuộc của
công ty, chuyên về dịch vụ cung ứng thuyền viên. Cụ thể, trung tâm tuyển dụng,
đào tạo và cung cấp thuyền viên có trình độ và kinh nghiệm cho các chủ tàu trên
toàn thế giới. Ngoài ra, trung tâm còn làm đại lý, môi giới thuyền viên cho các tàu
trong và ngoài nước.
Hơn 1.200 thuyền viên có kinh nghiệm đã và đang làm việc cho đội tàu của
chính công ty, các công ty khác trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Hy Lạp, Nga,
Đài Loan và Hàn Quốc….
• Cung ứng dịch vụ và xuất nhập khẩu
Là công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng hải và xuất nhập khẩu Phương
Đông (Pdimex JSC) do Vitranschart JSC chiếm 51,67% vốn điều lệ, chuyên xuất
nhập khẩu trực tiếp tất cả các thiết bị, phương tiện,vật tư, phụ tùng cho ngành hàng
hải, cung cấp các thiết bị, phụ tùng thay thế, các thiết bị sơn và dầu nhờn chất lượng
cao, xuất nhập khẩu thạch cao, clinker, pozzolane… và các thiết bị hàng hải cho các
tàu trong và nước ngoài tại Việt Nam.
• Sửa chữa và bảo dưỡng tàu.
Chuyên về sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp các loại máy móc tàu biển như
máy chính, động cơ diesel và máy phụ như máy nén không khí, thiết bị tời neo, trục
quay, thiết bị làm hàng, trục chân vịt và các loại máy bơm, hàn mặt boong, đáy,
mạn, gỏ rỉ và sơn tàu ...
b. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của một số phòng ban
chủ yếu trong công ty.
* Tổng giám đốc:
Là người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty theo chế độ một thủ
trưởng và chịu trách nhiệm trước nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên của
công ty về hiệu quả hoạt động của công ty.
* 03 Phó Tổng giám đốc:
Gồm 01 phó tổng giám đốc phụ trách về tài chính, 01 phó tổng giám đốc phụ
trách các đơn vị trực thuộc, 01 phó tổng giám đốc phụ trách đào tạo. Phó tổng giám
đốc là người thay mặt giám đốc trực tiếp quản lý các bộ phận và có quyền quyết
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 23 Vitranschart JSC
định ở giới hạn cho phép, định kỳ báo cáo lại cho tổng giám đốc tình hình hoạt động
của bộ phận mình đảm trách.
* Phòng tổ chức Cán Bộ – Lao Động: Là một phòng nghiệp vụ,
tham mưu cho tổng giám đốc công ty về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, quản lý
và thực hiện các chế độ chính sách luật pháp về lao động và bảo hiểm xã hội.
Nhiệm vụ chính của phòng là trực tiếp quản lý cán bộ công nhân khối quản lý và
quản lý gián tiếp sĩ quan thuyền viên, cán bộ nhân viên các đơn vị trực thuộc.
* Phòng Khai thác – Thương vụ: Là phòng nghiệp vụ, làm tham
mưu cho Tổng giám đốc về công tác khai thác thương vụ và kinh doanh đội tàu
mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Phòng thừa lệnh tổng giám đốc trực tiếp chỉ
đạo hoạt động sản xuất của đội tàu nhằm đảm bảo kế hoạch của công ty.
* Phòng Kế toán – Tài chính: Tham mưu cho Tổng giám đốc công
ty về công tác quản lý kinh tế, tài chính, hạch toán kinh tế và kế toán trong công ty
đồng thời cung cấp những số liệu tài liệu báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý cấp
trên. Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc sử dụng các nguồn vốn và huy động
vốn đạt hiệu quả cao cũng như việc kiểm tra thực hiện chế độ chính sách về tài
chính. Thi hành đầy đủ các chế độ, thể lệ và quản lý tài chính của nhà nước, đồng
thời thực hiện quyền chủ động của công ty trong sản xuất kinh doanh.
* Phòng pháp chế – An toàn hàng hải: Tham mưu cho Tổng giám
đốc về việc theo dõi, giám sát, thanh tra hàng hải, hướng dẫn việc thực hiện các quy
định về an toàn hàng hải, luật hàng hải trong nước và quốc tế.
* Phòng Đầu tư – Phát triển: Tham mưu cho Tổng giám đốc về
toàn bộ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng kế hoạch,
theo dõi và giúp Tổng giám đốc chỉ đạo các đơn vị thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả cao.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 24 Vitranschart JSC
c. Cơ cấu hoạt động, bộ máy quản lý của Công ty.
 Cơ cấu hoạt động của công ty:
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
Chi nhánh:
Văn phòng
đại diện tại Hà
Nội;
CN Hải
Phòng;
CN Quy
Nhơn;
CN Đà Nẵng;
CN Vũng
Tàu.
Đơn vị trực thuộc:
Cty sữa chữa tàu
biển (SSR)
Cty cung ứng dịch
vụ và xuất nhập
khẩu Phương Đông
(Pdimex JSC).
Trung tâm đào
tạo, môi giới và
xuất khẩu thuyền
viên phía nam
(SCC).
Phòng ban tham mưu:
Tổ chức lao động
Khai thác – Thương
vụ
Kỹ thuật
Tài chính – Kế toán
Vật tư
Pháp chế – An toàn
Quản lý đóng tàu
Phòng ISM CODE
Quản lý XDCB
Đầu tư Phát triển
Hành chính Tổng
hợp
Phòng Y tế
Đội tàu:
Far East
Hawk One
Phương Đông 1
Phương Đông 2
Phương Đông 3
Viễn Đông 1
Viễn Đông 3
VTC STAR
VTC LIGHT
VTC SKY
Viễn Đông 5
VTC Globe
VTC-Sun
VTC-Planet
VTC-Phoenix
VTC-Ocean
VTC-Dragon
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
Luận văn tốt nghiệp 25 Vitranschart JSC
Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam hoạt động theo điều lệ
tổ chức và hoạt động của công ty do đại hội cổ đông thông qua, căn cứ theo các quy
định của luật doanh nghiệp, dưới sự quản trị giám sát của hội đồng quản trị, ban
kiểm soát và ban điều hành.
Song song với việc ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ
nghiên cứu áp dụng mô hình tổ chức bộ máy gọn nhẹ giảm bớt phòng ban và thành
lập các công ty con chuyên môn hóa theo chức năng hoạt động để từng bước trở
thành tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
 Bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Hội đồng quản trị: Gồm 06 thành viên.
Ban kiểm soát: Gồm 03 thành viên.
Ban điều hành: Gồm Tổng Giám Đốc và 03 Phó Tổng Giám Đốc.
Phòng chức năng: Gồm 12 phòng:
- Phòng Tổ chức cán bộ lao động.
- Phòng Đầu tư Phát triển.
- Phòng Hành chính Tổng hợp
- Phòng Tài chính – Kế toán.
- Phòng pháp chế – An toàn hàng hải.
- Phòng Kỹ thuật.
- Phòng Vật tư.
- Phòng Khai thác – Thương vụ.
- Phòng Quản lý Xây Dựng cơ bản.
- Phòng ISM CODE.
- Phòng quản lý đóng tàu.
- Phòng Y tế.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 26 Vitranschart JSC
o Các chi nhánh: Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Chi nhánh Hải
Phòng, Chi nhánh Quy Nhơn, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Vũng
Tàu..
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 27 Vitranschart JSC
Cơ cấu lao động của công ty.
Tổng số lao động của công ty là 1548 người, với cơ cấu như sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty
Tiêu chí Sốlượng (người) Tỷ trọng (%)
Theo trình độ lao động 1548 100.00
- Trình độ tiến sĩ
- Trình độ thạc sĩ
- Trình độ đại học
- Trình độ cao đẳng
- Trình độ trung cấp
- Công nhân kỹ thuật
- Trình độ khác
1
10
521
169
205
374
268
0.1
0.7
33.6
10.9
13.2
24.2
17.3
Theo hợp đồng lao động 1548 100.00
- Hợp đồng không thời hạn
- Hợp đồng hạn từ 1-3 năm
- Hợp đồng duới 1 năm
628
754
166
40.6
48.7
10.7
Theo công việc 1548 100.00
- Khối trên bờ
- Khối thuyền viên
442
1106
28.6
71.4
2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
a. Trụ sở và các chi nhánh
Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam – Vitranschart đặt
trụ sở chính tại số 428, đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty hiện có văn phòng tại số 12 bis Nguyễn Huệ, Quận 1 TPHCM.
Ngoài ra công ty còn có các văn phòng đại diện và chi nhánh đặt tại Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 28 Vitranschart JSC
b. Vốn kinh doanh.
Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam có giá trị thực tế
doanh nghiệp là 3.100 tỷ VNĐ.
c. Vật tư.
Vật tư nhiên liệu, phụ tùng phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Việc
cung ứng phải đáp ứng nhu cầu theo đúng quy định, quy cách phải tiết kiệm và luôn
theo sát thị trường để đạt hiệu quả kinh tế cho công ty.
Công ty và các đơn vị trực thuộc thực hiện quản lý, mua sắm, cấp phát, sử
dụng, dự trữ theo đúng nguyên tắc, chế độ quản lý, báo cáo kiểm kê theo quy định
của nhà nuớc và không để ứ đọng vốn của công ty. Công ty có quyền trực tiếp mua,
bán, trao đổi, thanh lý các loại vật tư cần cho sản xuất kinh doanh kịp thời.
d. Khoa học kỹ thuật.
Tất cả các phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị…luôn được trùng tu, bảo
dưỡng, sửa chữa đúng định kì, đúng tiêu chuẩn kĩ thuật nhằm đạt hiệu quả cao.
Những đơn vị quản lý, những người vận hành, sử dụng các thiết bị kỹ thuật
phải tuân thủ các quy trình, quy phạm nhằm nâng cao tuổi thọ, hạn chế các tổn thất.
Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiêu chuẩn định mức, kết
hợp với tình hình thực tế khai thác, đưa ra những định mức hợp lý nhằm đánh giá,
khai thác các phương tiện kỹ thuật.
Nghiên cứu áp dụng các phương thức quản lý đội tàu tiên tiến trên thế giới,
kết hợp với hoàn cảnh thực tiễn trong nước đưa ra những biện pháp quản lý khoa
học để nâng cao tính hiệu quả.
2.1.5 Giới thiệu về đội tàu của Công ty.
ST
T
Tên Tàu
Loại
Tàu
Năm
đóng
Nơi đóng
Đăng
Kiểm
Trọng
Tải
DWT
Dung tích
hầm hàng
( m3
)
Rời Bao
1 Far East
Hàng
B.hóa
1982 Anh VR
15.17
5
21.37
9
19.536
2
Phương
Đông 1
Hàng
B.hóa
1986 Anh VR
15.13
6
21.37
9
19.536
3 Phương Hàng 1986 Anh VR 15.12 21.37 19.536
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 29 Vitranschart JSC
Đông 2 B.hóa 9
4
Phương
Đông 3
Hàng
B.hóa
1986 Anh VR+LR
15.14
7
21.37
9
19.536
5
Viễn
Đông 1
Hàng
B.hóa
1989 Nhật VR+NK 6.839
12.82
1
11.896
6
Viễn
Đông 3
Hàng
B.hóa
2004 Việt Nam VR+NK 6.523 8.61 8.159
7
Viễn
Đông 5
Hàng
B.hóa
2006 Việt Nam VR+NK 6.508 8.61 8.159
8 VTC Star
Hàng
rời
1990 Nhật VR+NK
22.27
3
29.30
1
28.299
9 VTC Light
Hàng
rời
1994 Nhật VR+NK
21.96
4
29.25
4
28.298
10 VTC Sky
Hàng
rời
1997 Nhật VR+NK 24.26
30.84
7
30.094
11 VTC Globe
Hàng
rời
1995 Nhật VR+NK
23.72
6
31.24
9
30.169
12
VTC
Dragon
Hàng
rời
2007 Việt Nam VR+NK
22.66
1
29.15
7
28.964
13 VTC Sun
Hàng
rời
1996 Việt Nam VR+NK
23.58
1
28.90
2
28.15
14 VTC Planet
Hàng
rời
1993 Nhật VR+NK
22.17
6
29.30
2
28.298
15
VTC
Phoenix
Hàng
rời
2008 Việt Nam VR+NK
22.76
3
29.15
7
28.964
16
VTC
Ocean
Hàng
rời
1999 Philipines VR+NK
23.49
2
30.81
1
30.088
Năm 2006:
- Đóng mới 02 tàu dầu PMT1 và PMT2 trọng tải mỗi chiếc 1,250 DWT
- Đóng mới 01 tàu hàng khô Viễn Đông 5 trọng tải 6,508DWT
Năm 2007:
- Mua tàu đã qua sử dụng VTC Globe trọng tải 23,726 DWT
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 30 Vitranschart JSC
- Đóng tàu mới VTC Dragon trọng tải 22,622 DWT
Năm 2008:
- Mua tàu đã qua sử dụng VTC Sun trọng tải 23,581 DWT
- Mua tàu đã qua sử dụng VTC Planet trọng tải 22,176 DWT
Năm 2009:
- Mua tàu VTC Phoenix trọng tải 22.763 DWT.
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 1:
a/ So sánh hoạt động kinh doanh năm 2008 và năm 2009.
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2,187,114,764,481 1,316,917,312,200 -870,197,452,281 -39.79%
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
51,518,138,516 33,750,578,448 -17,767,560,068 -34.49%
3
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
2,135,596,625,965 1,283,166,733,752 -852,429,892,213 -39.92%
4 Giá vốn hàng bán 1,899,027,471,102 1,093,488,421,632 -805,539,049,470 -42.42%
5
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
236,569,154,863 189,678,312,120 -46,890,842,743 -19.82%
6
Doanh thu hoat động tài
chính
73,720,934,782 60,755,184,659 -12,965,750,123 -17.59%
7 Chi phí tài chính 221,330,647,535 171,731,732,165 -49,598,915,370 -22.41%
-Trong đó: Chi phí lãi
vay
110,967,151,900 102,812,478,058 -8,154,673,842 -7.35%
8 Chi phí bán hàng 45,612,200,125 32,814,880,527 -12,797,319,598 -28.06%
9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
49,805,062,159 44,740,183,270 -5,064,878,889 -10.17%
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
-6,457,820,174 1,146,700,817 7,604,520,991
-
117.76%
11 Thu nhập khác 284,308,707,519 118,648,127,951 -165,660,579,568 -58.27%
12 Chi phí khác 11,591,395,806 39,440,913,465 27,849,517,659 240.26%
13 Lợi nhuận khác 272,717,311,713 79,207,214,486 -193,510,097,227 -70.96%
14
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
266,259,491,539 80,353,915,303 -185,905,576,236 -69.82%
15
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
74,509,228,212 20,283,084,337 -54,226,143,875 -72.78%
16 Lợi nhuận sau thuế thu 191,750,263,327 60,070,830,966 -131,679,432,361 -68.67%
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 31 Vitranschart JSC
nhập doanh nghiệp
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 của Vitranschart JSC)
Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận năm 2009 sụt giảm so với năm 2008 do
những biến động của nền kinh tế dẫn đến sự thay đổi về cung cầu hàng hóa và dịch
vụ. Cụ thể:
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm
870,197,452,281 VND tương ứng tỉ lệ giảm là 39.79% so với năm 2008. Nguyên
nhân chủ yếu do hoạt động vận tải biển giảm mạnh, giảm 740,747,389,232 VND
tương ứng tỉ lệ giảm 40.58% so với năm 2008. Bên cạnh đó, doanh thu bán hàng
hóa và doanh thu dịch vụ khác cũng giảm nhưng tốc độ giảm thấp hơn so với tốc độ
giảm của hoạt động vận tải biển. Doanh thu bán hàng năm 2009 giảm
125,689,826,394VND tương ứng tỉ lệ giảm là 46.58% so với năm 2008. Doanh thu
dịch vụ khác năm 2009 giảm 3,760,236,655 tương ứng tỉ lệ giảm là 4.09%.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 cũng giảm,
giảm 852,429,892,213 VND tương ứng tỉ lệ giảm 39.92%. Mặc dù các khoản giảm
trừ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 17,767,560,068 tương ứng tỉ lệ giảm là
34.49% nhưng mức độ giảm của các khoản giảm trừ thấp hơn rất nhiều so với mức
độ giảm của doanh thu bán hàng dẫn đến doanh thu thuần cũng giảm theo.
- Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm 805,539,049,470 VND, tương ứng tỉ lệ
giảm là 42.42%. Điều này tốt cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là do giá vốn cung
cấp dịch vụ vận tải giảm 695,072,607,302 VND tương ứng giảm 43.82%, giá vốn
hàng hóa đã cung cấp giảm 118,370,887,537 VND tương ứng tỉ lệ giảm là 49.73%.
Chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành tốt giá vốn bán hàng.
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 giảm 12,965,750,123 VND tương
ứng tỷ lệ giảm là 17.59% so với năm 2008. Điều này không tốt cho doanh nghiệp.
Tình trạng sụt giảm này là do doanh thu hoạt động tài chính khác giảm 227,294,557
VND (57.65%) và lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giảm 1,795,959,349 VND
( 2.94%).
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 7,604,520,991
VND. Điều này tốt cho doanh nghiệp. Chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
quả. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm. Cụ
thể, chi phí tài chính giảm 49,598,915,370 tương ứng với tỉ lệ giảm là 22.41%,
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 32 Vitranschart JSC
nguyên nhân chủ yếu là do lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giảm 33,200,455,029
VND, tỉ lệ giảm là 36.22%. Ngoài ra, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và lãi tiền
vay cũng giảm. Tất cả những điều này đã góp phần làm cho lợi nhuận thuần gia
tăng một cách đáng kể.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 giảm rất nhiều
185,905,576,236 VND tương ứng tỉ lệ giảm là 69.82% so với năm 2008. Mặc dù có
sự sụt giảm về chi phí 27,849,517,659 VND nhưng mức độ sụt giảm này không
đáng kể so với sự sụt giảm của thu nhập khác, dẫn đến lợi nhuận khác giảm đã ảnh
hưởng lợi nhuận kế toán trước thuế.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm 131,679,432,361 VNĐ tương ứng với tỉ
lệ giảm 68.67% so với năm 2008. Điều này không tốt cho doanh nghiệp. Nguyên
nhân là năm 2009 doanh nghiệp đang trên đà phục hồi hoạt động kinh doanh từ
cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008. Lúc bấy giờ nhu cầu về hàng hóa và dịch
vụ giảm sút và có sự biến động về giá dầu ảnh hưởng đến hoạt động vận tải của toàn
doanh nghiệp.
Như vậy, trong năm 2009 vừa qua doanh nghiệp đã thực hiện tốt chỉ tiêu về
chi phí. Điều này được thể hiện rất rõ đó là chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp đã giảm rất nhiều so với năm 2008. Bên cạnh đó, doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm rất nhiều. Chính vì vậy, doanh nghiệp
cần có các biện pháp góp phần làm tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Cơ cấu doanh thu và chi phí năm 2009.
 Cơ cấu doanh thu năm 2009.
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu 2009.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 33 Vitranschart JSC
CƠ CẤU DOANH THU 2009
82%
11%
7%
Hoạt động vận tải
Hoạt động thương mại
Hoạt động khác
Cơ cấu doanh thu vận tải biển chiếm 82% trong tổng doanh thu luôn được
xác định là hoạt động kinh doanh then chốt, đem lại nguồn thu chính cho công ty.
Hoạt động thương mại chủ yếu từ kinh doanh nguyên liệu clinker, thạch cao cho
ngành xi măng chiếm 11%. Các hoạt động khác bao gồm hoạt động sửa chữa bảo
dưỡng, hoạt động đại lý, hoạt động kho bãi tổng hợp, hoạt động thuê lao động
chiếm 7%.
Biểu đồ 2: Cơ cấu chi phí 2009.
 Cơ cấu chi phí năm 2009
CƠ CẤU CHI PHÍ
35%
30%
6%
11%
15%1%
2%
Nhiên liệu
Vật liệu, công cụ
Khấu hao TSCĐ
Lương CN trực tiếp
BHXH, KPCĐ, BHYT
Tiền ăn
Chi phí khác
Chiếm tỷ trọng lớn trong chí phí giá vốn là chi phí nhiên liệu, giá dầu trong
năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008 dẫn đến cơ cấu chi phí nhiên liệu trong giá
vốn tăng từ 19.6% trong năm 2008 lên 36% trong năm 2009.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 34 Vitranschart JSC
Chiếm tỷ trọng thứ hai trong cơ cấu giá vốn là chi phí khác. Đây là chi phí
hàng hóa của hoạt động thương mại. Chi phí này ổn định qua các năm.
Như vậy, hoạt động vận tải biển đóng vai trò quan trọng đem lại nguồn thu
chính cho công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét các biến động của
giá xăng dầu. Vì trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, giá xăng dầu tác
động rất lớn đến việc gia tăng chi phí. Doanh thu hoạt động thương mại chỉ chiếm
11% nhưng chi phí khác ( chi phí của hoạt động thương mại) chiếm 35%. Điều này
cho thấy hoạt động thương mại của doanh nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Doanh
nghiệp cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn đối với các khoản chi khác này. Từ đó
góp phần giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2 Thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển Tàu Hàng VTC Star tại
VITRANSCHART JSC.
2.2.1 Thực trạng đội tàu công ty
2.2.1.1 Tổng quan đội tàu
- Hiện nay, đội tàu công ty hoạt động khắp thế giới, chuyên chở hàng
rời và bao kiện, chủ yếu là hàng nông sản, bột giấy, thiết bị, lúa mì, gạo, đường,
than đá, quặng, sắt, thép và các loại nông sản khác.
- Tổng số tàu 16 chiếc, lớn nhất 24.260 dwt, nhỏ nhất 6.508 dwt, bình
quân 17.769 dwt/ tàu.
- Tổng trọng tải đội tàu 317.316 DWT. Đến thời điểm này (2010) đội
tàu công ty có tuổi bình quân là trên 13.6 năm.
- Đội tàu công ty chuyên hoạt động các tuyến xa như: Tháiland- Tây
Phi, Nam Mỹ- Tây Phi, Nam Mỹ- Châu Âu, các nước Châu Á…Ngoài ra, công ty
còn mở rộng thêm các tuyến đi Bắc Mỹ và Úc.
Bảng 2:
ST
T
Tên Tàu Loại
Tàu
Năm
đóng
Nơi đóng Đăng
Kiểm
Trọng
Tải
Dung tích
hầm hàng
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 35 Vitranschart JSC
DWT
( m3
)
Rời Bao
1 Far East
Hàng
B.hóa
1982 Anh VR
15.17
5
21.37
9
19.536
2
Phương
Đông 1
Hàng
B.hóa
1986 Anh VR
15.13
6
21.37
9
19.536
3
Phương
Đông 2
Hàng
B.hóa
1986 Anh VR 15.12
21.37
9
19.536
4
Phương
Đông 3
Hàng
B.hóa
1986 Anh VR+LR
15.14
7
21.37
9
19.536
5
Viễn
Đông 1
Hàng
B.hóa
1989 Nhật VR+NK 6.839
12.82
1
11.896
6
Viễn
Đông 3
Hàng
B.hóa
2004 Việt Nam VR+NK 6.523 8.61 8.159
7
Viễn
Đông 5
Hàng
B.hóa
2006 Việt Nam VR+NK 6.508 8.61 8.159
8 VTC Star
Hàng
rời
1990 Nhật VR+NK
22.27
3
29.30
1
28.299
9 VTC Light
Hàng
rời
1994 Nhật VR+NK
21.96
4
29.25
4
28.298
10 VTC Sky
Hàng
rời
1997 Nhật VR+NK 24.26
30.84
7
30.094
11 VTC Globe
Hàng
rời
1995 Nhật VR+NK
23.72
6
31.24
9
30.169
12
VTC
Dragon
Hàng
rời
2007 Việt Nam VR+NK
22.66
1
29.15
7
28.964
13 VTC Sun
Hàng
rời
1996 Việt Nam VR+NK
23.58
1
28.90
2
28.15
14 VTC Planet
Hàng
rời
1993 Nhật VR+NK
22.17
6
29.30
2
28.298
15
VTC
Phoenix
Hàng
rời
2008 Việt Nam VR+NK
22.76
3
29.15
7
28.964
16
VTC
Ocean
Hàng
rời
1999 Philipines VR+NK
23.49
2
30.81
1
30.088
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 36 Vitranschart JSC
-Tổng giá trị tài sản đội tàu theo sổ sách hiện nay 04/2009 là 3200 tỷ, tương
đương khoảng 195 triệu USD.
Bảng 3:
STT
Tên Tàu Loại Tàu
Năm
đóng
Trọng
Tải
DWT
Năm
nhập
tài sản
Tổng giá
trị đầu tư
1 Far East
Hàng
B.hóa
1982 15.175 1992 66,747,868,142
2
Phương
Đông 1
Hàng
B.hóa
1986 15.136 2000 55,734,575,804
3
Phương
Đông 2
Hàng
B.hóa
1986 15.12 2000 48,788,836,239
4
Phương
Đông 3
Hàng
B.hóa
1986 15.147 2000 50,872,832,078
5 Viễn Đông 1
Hàng
B.hóa
1989 6.839 2002 37,681,033,740
6 Viễn Đông 3
Hàng
B.hóa
2004 6.523 2004 102,789,345,960
7 Viễn Đông 5
Hàng
B.hóa
2006 6.508 2006 122,848,081,876
8 VTC Star Hàng rời 1990 22.273 1995 123,215,246,296
9 VTC Light Hàng rời 1994 21.964 2005 286,869,314,364
10 VTC Sky Hàng rời 1997 24.26 2005 378,072,868,583
11 VTC Globe Hàng rời 1995 23.726 2007 339,845,818,500
12 VTC Dragon Hàng rời 2007 22.661 2007 309,879,100,755
13 VTC Sun Hàng rời 1996 23.581 2008 514,597,405,226
14 VTC Planet Hàng rời 1993 22.176 2008 529,360,850,000
15
VTC
Phoenix
Hàng rời 2008 22.763 2009 349,812,876,000
16 VTC Ocean Hàng rời 1999 23.492 2009 265,241,944,236
Tổng Cộng 3,201,245,653,941
Năm 2009, cước thực hiện của đội tàu công ty đối với 2 mặt hàng chính là
gạo và đường giảm trung bình giảm 40%- 45% so với năm 2008. Tuy nhiên, do dự
báo được tình hình, có biện pháp và phương án đối phó với khó khăn, với 35 năm
kinh nghiệm khai thác, quản lý tàu, có uy tín trên thị trường hàng hải công ty đã duy
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 37 Vitranschart JSC
trì được hoạt động của đội tàu tương đối ổn định, trên các tuyến truyền thống và tích
cực khai thác thêm những tuyến mới .
• Chở gạo xuất khẩu đi Tây Phi, Trung Mỹ, ĐNÁ.
• Chở thuê đường khu vực Nam Mỹ- Tây phi/ Trung Á, Tây Á.
• Chở thuê nông sản trong khu vực Nam Á/ Nam Mỹ/ ĐNÁ/
Bắc Phi/ Trung Đông.
• Chở lúa mì từ Châu Úc về Việt Nam.
• Chở thuê phân bón từ Châu Phi đi Bắc Mỹ.
• Chở sắt thép từ Bắc Mỹ/ ĐNÁ.
Tính đến cuối tháng 12/2009, đội tàu công ty có 16 chiếc với tổng
trọng tải 317.316 DWT, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2008 do được bổ sung
70.149 DWT từ việc đóng mới tàu VTC Phoenix ( tháng 2/ 2009).Trong năm 2009,
công ty đã bán thanh lý các tàu cũ, khai thác không hiệu quả với tổng trọng tải
24.325 DWT, bao gồm tàu dầu PMT1 & PMT2 ( tháng 4/2009) và Hawk One
(tháng 12/2009).
2.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của đội tàu.
a. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh.
 Sản lượng thực hiện.
Biểu đồ 3: Sản lượng vận tải của đội tàu qua các năm.
0.00
2,000,000.00
4,000,000.00
6,000,000.00
8,000,000.00
10,000,000.00
12,000,000.00
14,000,000.00
16,000,000.00
18,000,000.00
20,000,000.00
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
SẢN LƯỢNG VẬN TẢI CỦA ĐỘI TÀU QUA CÁC NĂM
Sản lượng vận chuyển (Tấn)
sản lượng luân chuyển (1000 tấn km)
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 38 Vitranschart JSC
Hành trình của các tàu công ty thường thực hiện ở những tuyến đường xa
nên có sự chênh lệch lớn giữa sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển
trong năm.
Từ năm 2000 đến năm 2009 sản lượng luân chuyển tăng một cách đáng kể,
năm 2000 là 4,065,028.10 ngàn tấn km, đến năm 2009 đã là 19,839,456.16 ngàn tấn
km, tăng 15,774,428.06 ngàn tấn km mà đỉnh cao là năm 2008 và năm 2009. Thị
trường vận tải biển lên đến đỉnh vào 6 tháng đầu năm 2008 và bắt đầu suy thoái vào
cuối năm 2008. Sang năm 2009 thị trường được hồi phục, ngoài việc duy trì hoạt
động đội tàu ổn định trên các tuyến truyền thống, công ty còn đẩy mạnh khai thác
các tuyến đường xa như Bắc Mỹ, Châu Úc…Chính vì vậy mà sản lượng luân
chuyển có sự thay đổi lớn, tăng 2,722,047.12 ngàn tấn km tương ứng tỉ lệ tăng là
15.9% trong khi sản lượng vận chuyển chỉ tăng nhẹ ( tăng 13,531.46 tấn tương ứng
tăng 0.79%) so với năm 2008.
Sản lượng vận chuyển năm 2008 tăng 126 ngàn tấn tương ứng với tỷ lệ tăng
là 7.54%, sản lượng luân chuyển tăng 5,053 triệu tấn km tương ứng tỉ lệ tăng là
41.59% so với năm 2007. Nguyên nhân là do các tuyến đường xa ngày càng được
doanh nghiệp quan tâm và mở rộng. Điều đó dẫn đến tỉ lệ tăng của sản lượng luân
chuyển lớn hơn tỉ lệ tăng của sản lượng vận chuyển.
Như vậy, bên cạnh việc duy trì các khách hàng truyền thống, doanh nghiệp
cần mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác, tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng,
nâng cao sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển, khai thác tối đa công suất
vận tải của tàu để nâng cao hiệu quả hoạt động.
 Doanh thu thực hiện.
Biểu đồ 4: Doanh thu thực hiện của đội tàu qua các năm.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 39 Vitranschart JSC
0.00
200,000.00
400,000.00
600,000.00
800,000.00
1,000,000.00
1,200,000.00
1,400,000.00
1,600,000.00
1,800,000.00
Triệuđồng
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
DOANH THU THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
Doanh Thu
Kinh doanh vận tải biển được xác định là hoạt động kinh doanh chủ chốt,
đem lại nguồn thu chính cho công ty. Doanh thu thực hiện qua các năm có sự gia
tăng mà đặc biệt là trong năm 2008, hoạt động vận tải của đội tàu mang lại nguồn
thu lớn cho công ty 1,770,492.79 triệu đồng, tăng 753,244.66 triệu đồng tương ứng
tỉ lệ tăng 74.05% so với năm 2007. Nguyên nhân là do giá cước và lượng hàng hóa
vận chuyển như gạo, đường, phân bón…. tăng mạnh trong hơn nửa đầu năm 2008.
Năm 2009, doanh thu giảm 685,168.23 triệu đồng tương ứng giảm 38.7% so
với năm 2008 do doanh thu thuê định hạn không còn nữa, người thuê trả lại tàu do
không thể kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn.
Như vậy, giá cước và sản lượng vận chuyển là 2 yếu tố có ảnh hưởng rất lớn
đến cước thu của đội tàu. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải có các kế hoạch gia
tăng sản lượng, dự báo biến động về giá cước vận chuyển, về tình hình biến động
kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung để kịp thời có biện pháp khắc
phục.
2.2.2 Thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển Tàu VTC Star.
2.2.2.1 Tổng quan về thông số kỹ thuật tàu VTC Star. (Bảng 5)
1. General Owner’s Name
Kind of Ship
Vitranschart
M bulk/ Lumber carrier
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 40 Vitranschart JSC
Type of Ship
Service Area
Hull Builder
Ship’s Speed
Date of Launching
Date of Delivery
Nationality
Port of Registry
Official N0
Class & N0
Single Decker
Ocean Going
Saiki Jukogyo Japan
Trial Max : 16.2 K’T
Service : 12.5_ 13.0 K’T
24. Feb. 1990
19. Apr. 1990
VietNamese
SaiGon
VNSG-1675-TH
NK NS*(BC) (ESP)
MNS* CMS-900896
2. Principal Dimension Length
Depth
Draught
Freeboard
LOA: 157.50M/
L.Register: 148.85M
MLD: 12.70M
Summer 9.115M
3625mm
3. Tonnage Registered
DeadWeight
G/T: 13,705.00
N/T: 7,738.00
22,273 M/T
4. Capacity Cargo Capacity
Tank Capacity
Bale: 28,299.00 M3
Grain: 29,301.00 M3
Fuel Oil: 932.66 M3
Diesel Oil: 93.35 M3
2.2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tàu VTC Star.
Sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã tạo
ra thị trường hưng thịnh nhất của thị trường vận tải biển trong suốt lịch sử phát
triển. Đội tàu Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng vẫn đang hoạt động
mạnh trên các tuyến biển xa tận Bắc Á, bờ tây Châu Phi, hoặc vùng biển Trung
Nam Mỹ.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 41 Vitranschart JSC
VTC Star, một tàu hùng của biển xanh, luôn vượt sóng tốt, với tổng trọng tải
tương đối lớn 22.273 DWT cùng với trang thiết bị hiện đại luôn mang lại những kết
quả khả quan cho doanh nghiệp.
Biểu đồ 5: Sản lượng vận tải của tàu VTC STAR qua các năm.
 Sản lượng vận tải.
0.00
200,000.00
400,000.00
600,000.00
800,000.00
1,000,000.00
1,200,000.00
1,400,000.00
1,600,000.00
1,800,000.00
2,000,000.00
Tấn/TấnKm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
NĂM
SẢN LƯỢNG VẬN TẢI CỦA TÀU VTC STAR QUA CÁC NĂM
Sản lượng vận chuyển (Tấn)
Sản lượng luân chuyển ( Tấn Km)
Nhìn chung, từ năm 2001 đến năm 2005 sản lượng vận chuyển và sản lượng
luân chuyển tăng nhẹ do trong giai đoạn này công ty chủ yếu khai thác các tuyến
đường truyền thống như VN- Cuba, Brazil- Biển đen, Biển đen- Ấn, India- ĐNÁ,
Biển đen- Yemen, Ấn- VN, Turkey- Yemen, India- China. Từ năm 2006 trở đi,
trước thềm hội nhập, hoạt động giao thương ngày càng mở rộng, nhận thức được
tầm quan trọng của vận tải trong việc lưu chuyển hàng hoá, công ty đã không ngừng
cải thiện và đầu tư cho tàu VTC Star, khai thác thêm các tuyến ở xa như Bắc Mỹ,
Canada…chính vì vậy mà sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển có sự
biến động lớn so với những năm đầu. Cụ thể:
Năm 2006 sản lượng vận chuyển tăng 12,363.50 tấn, tỉ lệ tăng là 6.97%, sản
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 42 Vitranschart JSC
lượng luân chuyển tăng 632,907.29 tấn km tương ứng tăng 52.08%, so với năm
2005. Sản lượng vận chuyển năm 2007 giảm 7,458.11 tấn, tương ứng giảm 3.93%
và sản lượng luân chuyển tăng 102,350.58 tấn km tương ứng tỷ lệ tăng là 5.54%.
Năm 2008 sản lượng vận chuyển giảm 47,467.15 tấn tương ứng giảm 26.04%, sản
lượng luân chuyển giảm 362,425.91 tấn km tương ứng giảm 18.58% so với năm
2007. Năm 2009, sản lượng vận chuyển giảm 32,855.98 tấn tương ứng giảm
24.37%, sản lượng luân chuyển tăng 185,609.23 tấn tương ứng tăng 11.69% so với
năm 2008.
 Doanh thu thực hiện.
Biểu đồ 6: Doanh thu tàu VTC STAR qua các năm.
0.00
20,000.00
40,000.00
60,000.00
80,000.00
100,000.00
120,000.00
140,000.00
160,000.00
Triệuđồng
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
DOANH THU THỰC HIỆN TÀU VTC STAR QUA CÁC NĂM
Doanh thu Lợi nhuận
Từ năm 1995 đến năm 2005 kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều qua các
năm, thị trường vận tải biển cũng phát triển ổn định. Chính vì thế mà doanh thu và
lợi nhuận chỉ tăng nhẹ qua các năm. Từ năm 2006 đến năm 2009 nền kinh tế có
nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty dẫn đến doanh
thu và lợi nhuận có nhiều thay đổi. Năm 2008, doanh thu tăng 62,590.5 triệu tương
ứng tăng 66.27% so với năm 2007 và lợi nhuận tăng 28,316.66 triệu tương ứng tăng
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 43 Vitranschart JSC
96.76%. Nguyên nhân là do cước vận chuyển tăng và thị trường tăng trưởng cao
trong 6 tháng đầu năm 2008.
Cuối năm 2008, nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, tăng trưởng
kinh tế giảm khiến nhu cầu vận tải đường biển giảm mạnh dẫn đến tình trạng thừa
tàu thiếu hàng. Hoạt động vận tải biển gặp nhiều khó khăn do cả lượng hàng hoá và
giá cước đều giảm mạnh. Điều này được thể hiện rất rõ trong chỉ số BDI. Chỉ số
vận tải hàng khô rời (BDI: Baltic Dry Index) giảm rất mạnh từ gần 12000 điểm
xuống dưới 1000 điểm. Đến đầu năm 2009, chỉ số BDI vẫn tiếp tục ở mức thấp nên
tính chung cả năm doanh thu, lợi nhuận giảm so với năm 2008. Cụ thể là giảm
64,681.9 triệu đồng tương ứng giảm 41.19% và lợi nhuận cũng giảm 30,161.3 triệu
tương ứng giảm 52.38%.
2.2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển Tàu VTC Star.
Căn cứ vào kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu và quan hệ cung cầu thị
trường vận tải biển thế giới đối với mảng hàng khô rời, công ty đã mua thêm tàu
VTC star để đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Dự án đầu tư tàu VTC Star được thực
hiện trong vòng 15 năm ( kể từ năm 1995 đến năm 2009) với tổng mức đầu tư là
123,215.2 triệu VND, vay ngân hàng 100% tổng giá trị đầu tư với lãi suất cố định
12%/năm và thanh toán lãi và gốc 2 kỳ/năm. Để nhận biết được hiệu quả đầu tư
phát triển tàu trên thực tế, ta cần đánh giá một số chỉ tiêu sau:
a. Dữ liệu ước tính trong hồ sơ dự án ( đính kèm phụ lục)
b. Dữ liệu thực tế tại Vitranschart JSC.
BẢNG 5: Nhu cầu vốn và nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
No Khoản mục Tiền
I Nhu cầu vốn 123,215.2
1 Mua tàu 123,215.2
II Nguồn vốn 123,215.2
1 Vốn vay 123,215.2
Trong quá trình thực hiện dự án, công ty đã sử dụng vốn vay 100%
tổng vốn đầu tư. Điều này thể hiện công ty còn phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn
vay từ bên ngoài. Tỷ số vốn vay trên tổng nguồn vốn đầu tư càng cao thì mức độ tự
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 44 Vitranschart JSC
chủ và độc lập về tài chính càng thấp. Bên cạnh đó, nó cũng làm cho công ty cũng
gặp không ít những khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ vay.
BẢNG 6: Kế hoạch khấu hao (12 năm)
ĐVT: Triệu đồng
No
Khoản Mục
Năm Nguyên giá Khấu hao
Khấu hao luỹ
kế
Giá trị còn lại
0 1994 123,215.2
1 1995 10,267.9 112,947.3
2 1996 112,947.3 10,267.9 20,535.9 102,679.4
3 1997 102,679.4 10,267.9 30,803.8 92,411.4
4 1998 92,411.4 10,267.9 41,071.7 82,143.5
5 1999 82,143.5 10,267.9 51,339.7 71,875.6
6 2000 71,875.6 10,267.9 61,607.6 61,607.6
7 2001 61,607.6 10,267.9 71,875.6 51,339.7
8 2002 51,339.7 10,267.9 82,143.5 41,071.7
9 2003 41,071.7 10,267.9 92,411.4 30,803.8
10 2004 30,803.8 10,267.9 102,679.4 20,535.9
11 2005 20,535.9 10,267.9 112,947.3 10,267.9
12 2006 10,267.9 10,267.9 123,215.2 0.0
( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Vitranschart JSC).
Tổng mức khấu hao của tàu được phân bổ đều đặn trong các năm sử
dụng tàu và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Do đa
phần nguồn vốn của công ty xuất phát từ vốn vay nên để đảm bảo hoạt động kinh
doanh, an toàn về tài chính, công ty quyết định khấu hao tàu trong thời gian khá lâu
là 12 năm. Điều này giúp cho chi phí trong những năm đầu thực hiện dự án được
giữ ở mức bình quân, đảm bảo hoạt động kinh doanh của tàu có thể mang lại lợi
nhuận để chi trả lãi vay. Tránh tình trạng mất khả năng thanh toán trong những năm
đầu do tổng số tiền phải trả trong những năm đầu thường ở mức khá cao so với toàn
bộ quá trình thực hiện dự án.
BẢNG 7: Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay
ĐVT: USD
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 45 Vitranschart JSC
Số tiền vay 100% tổng giá trị đầu tư
Lãi suất vay 12% /năm
Kỳ hạn thanh toán gốc và lãi 2 kỳ /năm
Thời hạn vay vốn 8 năm
No Kỳ thanh toán
Tháng
thứ
SDĐK Trả vốn Lãi vay SDCK
Tổng số
tiền
phải trả
0 123,215.2 123,215.2
1 6 123,215.2 7,701.0 7,392.9 115,514.3 15,093.9
2 12 115,514.3 7,701.0 6,930.9 107,813.3 14,631.8
1 Năm 1995 15,401.9 14,323.8 29,725.7
3 18 107,813.3 7,701.0 6,468.8 100,112.4 14,169.8
4 24 100,112.4 7,701.0 6,006.7 92,411.4 13,707.7
2 Năm 1996 15,401.9 12,475.5 27,877.4
5 30 92,411.4 7,701.0 5,544.7 84,710.5 13,245.6
6 36 84,710.5 7,701.0 5,082.6 77,009.5 12,783.6
3 Năm 1997 15,401.9 10,627.3 26,029.2
7 42 77,009.5 7,701.0 4,620.6 69,308.6 12,321.5
8 48 69,308.6 7,701.0 4,158.5 61,607.6 11,859.5
4 Năm 1998 15,401.9 8,779.1 24,181.0
9 54 61,607.6 7,701.0 3,696.5 53,906.7 11,397.4
10 60 53,906.7 7,701.0 3,234.4 46,205.7 10,935.4
5 Năm 1999 15,401.9 6,930.9 22,332.8
11 66 46,205.7 7,701.0 2,772.3 38,504.8 10,473.3
12 72 38,504.8 7,701.0 2,310.3 30,803.8 10,011.2
6 Năm 2000 15,401.9 5,082.6 20,484.5
13 78 30,803.8 7,701.0 1,848.2 23,102.9 9,549.2
14 84 23,102.9 7,701.0 1,386.2 15,401.9 9,087.1
7 Năm 2001 15,401.9 3,234.4 18,636.3
15 90 15,401.9 7,701.0 924.1 7,701.0 8,625.1
16 96 7,701.0 7,701.0 462.1 0.0 8,163.0
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 46 Vitranschart JSC
8 Năm 2002 15,401.9 1,386.2 16,788.1
BẢNG 8: Báo Cáo Thu Nhập Của Tàu VTC Star.
ĐVT: Triệu đồng.
N
o
Năm dự án 0
1
(1995)
2
( 1996)
3
(1997)
4
( 1998 )
5
(1999)
6
( 2000)
7
( 2001 )
I Doanh thu 51,300.0 52,524.5 53,656.1 54,399.1 52,406.60 56,888.9 60,680.5
1 Cước thu 41,197.7 52,524.5 53,656.1 54,399.1 52,406.60 56,888.9 60,680.5
2 Thanh lý
II Tổng chi phí
123,21
5
38,931.6 37,152.6 36,421.8 36,732.4 36,802.40 42,506.5 40,433.6
1 Chi phí khai thác 8,034.4 8,738.8 8,770.0 9,787.1 10,097.90 18,837.7 16,485.7
- Chi phí thuyền
viên
698.7 632.4 624.8 754.9 781.6 661.4 709.5
- Bảo Hiểm 2,236.5 2,851.6 2,454.4 2,032.9 2,342.70 2,964.1 3,369.4
- VT, VL, DN,
NN
2,184.9 2,223.4 2,091.4 2,291.3 1,765.40 2,968.6 3,156.8
- Sửa chữa, bảo
dưỡng, phụ tùng
1,461.3 1,286.1 1,551.8 2,146.7 3,261.50 10,027.8 5,961.4
- Chi phí quản lý,
chi khác
1,453.0 1,745.3 2,047.6 2,561.3 1,946.70 2,215.8 3,288.5
2 Chi phí chuyến 6,305.5 5,670.3 6,756.6 7,898.3 9,505.70 8,318.3 10,445.6
- Cảng phí, đại lý
phí
1,836.2 2,145.8 2,849.1 3,073.8 2,630.00 3,514.3 3,225.1
- Nhiên liệu 2,606.9 2,440.2 2,453.8 3,326.1 4,350.80 3,567.6 5,264.3
- Hoa hồng và
giảm giá
1,862.4 1,084.3 1,453.7 1,498.4 2,524.90 1,236.4 1,956.2
3 Chi phí vốn 24,591.7 22,743.5 20,895.3 19,047.0 17,198.80 15,350.6 13,502.3
- Khấu hao cơ bản 10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.90 10,267.9 10,267.9
- Trả lãi vay 14,323.8 12,475.5 10,627.3 8,779.1 6,930.90 5,082.6 3,234.4
4
Lợi nhuận trước
thuế
12,368.4 15,371.9 17,234.3 17,666.7 15,604.20 14,382.4 20,246.9
5
Thuế TNDN
( 25%)
3,092.1 3,843.0 4,308.6 4,416.7 3,901.10 3,595.6 5,061.7
6
Lợi nhuận sau
thuế
9,276.3 11,528.9 12,925.7 13,250.0 11,703.20 10,786.8 15,185.2
7 Thu nhập ròng
0
19,544.2 21,796.9 23,193.7 23,518.0 21,971.1 21,054.7 25,453.1
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 47 Vitranschart JSC
Năm dự án
8
( 2002 )
9
(2003 )
10
( 2004 )
11
( 2005 )
12
( 2006 )
13
( 2007 )
14
( 2008 )
15
( 2009 )
I Doanh thu 63,264.9 64,384.4 71,645.7 69,099.5 62,674.0 94,448.7 157,039.2 92,357.3
1 Cước thu 63,264.9 64,384.4 71,645.7 69,099.5 62,674.0 94,448.7 157,039.2 92,357.3
2 Thanh lý
I
I
Tổng chi phí 44,455.3 42,509.2 48,938.2 60,477.2 45,655.8 55,427.6 80,262.6 55,795.8
1
Chi phí khai
thác
17,331.6 18,248.6 20,275.7 31,341.5 21,605.5 28,682.6 41,494.0 27,269.5
- Chi phí
thuyền viên
627.5 540.9 625.5 714.7 689.4 677.4 739.5 822.7
- Bảo Hiểm 3,409.9 4,205.3 4,942.5 5,487.6 4,542.0 6,146.9 9,252.4 5,758.2
- VT, VL,
DN, NN
2,945.2 4,189.4 3,249.7 5,860.6 5,925.2 6,456.8 9,297.9 5,576.0
- Sửa chữa,
bảo dưỡng, phụ
tùng
7,687.9 6,751.2 8,328.5 15,216.1 8,127.9 8,456.9 14,886.2 7,595.3
- Chi phí
quản lý, chi
khác
2,661.1 2,561.8 3,129.5 4,062.5 2,321.0 6,944.6 7,318.0 7,517.3
2 Chi phí chuyến 15,469.6 13,992.7 18,394.6 18,867.8 13,782.4 26,745.0 38,768.6 28,526.3
- Cảng phí,
đại lý phí
4,162.7 3,564.5 5,861.8 6,627.3 4,143.4 7,415.9 9,558.1 9,208.1
- Nhiên liệu 7,750.6 7,459.6 9,500.0 6,900.0 4,900.0 13,771.0 22,680.9 15,230.2
- Hoa hồng và
giảm giá
3,556.3 2,968.6 3,032.8 5,340.5 4,739.0 5,558.1 6,529.6 4,088.0
3 Chi phí vốn 11,654.1 10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.9 0.0 0.0 0.0
- Khấu hao cơ
bản
10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.9 0.0 0.0 0.0
- Trả lãi vay 1,386.2 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
4
Lợi nhuận
trước thuế
18,809.6 21,875.2 22,707.5 8,622.3 17,018.2 39,021.1 76,776.6 36,561.5
5 Thuế TNDN 4,702.4 5,468.8 5,676.9 2,155.6 4,254.5 9,755.3 19,194.2 9,140.4
6
Lợi nhuận sau
thuế
14,107.2 16,406.4 17,030.6 6,466.7 12,763.6 29,265.8 57,582.5 27,421.2
7
Thu nhập
ròng
24,375.2 26,674.3 27,298.5 16,734.6 23,031.6 29,265.8 57,582.5 27,421.2
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Vitranschart JSC).
Nhìn chung, doanh thu thực hiện qua các năm vẫn ở mức tăng trưởng bình
quân, không có nhiều biến động. Tuy nhiên, năm 2006 doanh thu giảm đi do cước
thu giảm. Trong 3 năm cuối của dự án 2007, 2008, 2009 doanh thu tăng ở mức khá
cao do thị trường tăng trưởng, cước thu tăng.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 48 Vitranschart JSC
Tổng chi phí trong các năm chỉ biến động nhẹ. Tuy nhiên, trong năm 2008
có sự tăng vọt về chi phí nguyên nhân chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng đặc biệt là
sự gia tăng đáng kể của giá xăng dầu (115USD/T) và chi phí khai thác tăng trong đó
chủ yếu là sự gia tăng về chi phí sửa chữa và bảo dưỡng tàu.
Lợi nhuận qua các năm không có nhiều thay đổi. Từ năm 2007, lợi nhuận từ
hoạt động của tàu luôn ở mức cao so với những năm trước, cao nhất là năm 2008,
thị trường trong giai đoạn hưng thịnh trong 6 tháng đầu năm, mặc dù có sự gia tăng
về chi phí nhưng tốc độ gia tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên
lợi nhuận vẫn giữ ở mức cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt công
tác quản lý về doanh thu và chi phí, đảm bảo hoạt động kinh doanh của tàu có thể
đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp.
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 49 Vitranschart JSC
BẢNG 9: Thời gian hoàn vốn có chiết khấu, hiện giá thuần, tỷ số lợi ích/ chi phí
No
Vốn đầu
tư ( C0 )
1/(1+r)n
PC
Thu
nhập
ròng
PV
Lũy kế
PV
Chênh lệch
LK(PV) - T
(PC)
0 (1994) 123,215 123,215 0
1 (1995) 0.892857143 19,544 17,450.20 17,450.20 -105,765.05
2
(1996)
0.797193878 21,797 17,376.34 34,826.54
-88,388.71
3 (1997) 0.711780248 23,194 16,508.78 51,335.32 -71,879.93
4 (1998) 0.635518078 23,518 14,946.10 66,281.42 -56,933.82
5 (1999) 0.567426856 21,971 12,466.99 78,748.41 -44,466.83
6 (2000) 0.506631121 21,055 10,666.98 89,415.39 -33,799.85
7 (2001) 0.452349215 25,453 11,513.69 100,929.09 -22,286.16
8 (2002) 0.403883228 24,375 9,844.72 110,773.80 -12,441.44
9 (2003) 0.360610025 26,674 9,619.03 120,392.83 -2,822.41
10 (2004) 0.321973237 27,299 8,789.40 129,182.23 5,966.98
11 (2005) 0.287476104 16,735 4,810.81 133,993.04 10,777.79
12 (2006) 0.256675093 23,032 5,911.63 139,904.67 16,689.42
13 (2007) 0.22917419 29,266 6,706.97 146,611.64 23,396.39
14 (2008) 0.204619813 57,582 11,782.52 158,394.15 35,178.91
15 (2009) 0.182696261 27,421 5,009.74 163,403.90 40,188.65
Tổng 123,215 123,215 388,915 163,403.90
NPV 40,188.65
BCR 1.33
PP 9 năm 4 tháng
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng NPV tính từ năm bắt đầu đến năm thứ 9 hoàn
toàn đạt giá trị âm, đến năm thứ 10 trở đi thì NPV đạt giá trị dương. Điều này cho
thấy dự án đã bắt đầu hoàn vốn được và có lời. Đây chính là dấu hiệu cho thấy tính
khả thi của dự án trên thực tế và cũng là điều mong đợi của những người lập và
tham gia dự án.
BẢNG 10: Tính IRR
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Luận văn tốt nghiệp 50 Vitranschart JSC
r1 17%
r2 17.50%
No C0 1/(1+r1)n
PC1 1/(1+r2)n
PC2
Thu
nhập
ròng
PV1 PV2
0
123,21
5
123,21
5
123,21
5
0.00
1 0.854700855 0.85106383 19,544.22 16,704.46 16,633.38
2 0.730513551 0.724309642 21,796.88 15,922.91 15,787.69
3 0.624370556 0.616433738 23,193.65 14,481.43 14,297.35
4 0.533650048 0.524624458 23,517.98 12,550.37 12,338.11
5 0.456111152 0.4464889 21,971.10 10,021.26 9,809.85
6 0.389838592 0.379990554 21,054.73 8,207.94 8,000.60
7 0.333195378 0.323396216 25,453.11 8,480.86 8,231.44
8 0.284782374 0.275230822 24,375.16 6,941.62 6,708.80
9 0.243403738 0.234238997 26,674.32 6,492.63 6,248.17
10 0.208037383 0.199352338 27,298.53 5,679.12 5,442.03
11 0.177809729 0.169661564 16,734.63 2,975.58 2,839.22
12 0.151974128 0.144392821 23,031.56 3,500.20 3,325.59
13 0.129892417 0.122887507 29,265.83 3,801.41 3,596.40
14 0.11101916 0.104585112 57,582.48 6,392.76 6,022.27
15 0.094888171 0.089008606 27,421.16 2,601.94 2,440.72
Tổng
123,21
5
123,21
5
123,21
5
124,754.50 121,721.61
NPV1
1539
NPV2
-1494
IRR
17.25%
c. Đánh giá.
Chỉ tiêu tài chính Dự án Thực hiện
SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam

More Related Content

What's hot

Chi phí vận tải sua
Chi phí vận tải suaChi phí vận tải sua
Chi phí vận tải sua
Tươi Khúc
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
Advantage Logistics
 
Bao cao Logistics 09/2015_VietCapitalS
Bao cao Logistics 09/2015_VietCapitalSBao cao Logistics 09/2015_VietCapitalS
Bao cao Logistics 09/2015_VietCapitalS
Vu Pham Dinh
 
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
Long Nguyen
 

What's hot (19)

Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOTLuận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
 
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ íchĐề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
 
Chi phí vận tải sua
Chi phí vận tải suaChi phí vận tải sua
Chi phí vận tải sua
 
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
 
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm caoĐề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
 
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
 
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAYChất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
 
Quản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ
Quản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộQuản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ
Quản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
 
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
 
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính (leasing) tại công ty cho thuê tài ch...
 
Tạp chí Logistics Việt Nam _ số 85 _ 2014
Tạp chí Logistics Việt Nam _ số 85 _ 2014Tạp chí Logistics Việt Nam _ số 85 _ 2014
Tạp chí Logistics Việt Nam _ số 85 _ 2014
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
 
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biểnĐề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
 
Bao cao Logistics 09/2015_VietCapitalS
Bao cao Logistics 09/2015_VietCapitalSBao cao Logistics 09/2015_VietCapitalS
Bao cao Logistics 09/2015_VietCapitalS
 
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
 

Similar to Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam

lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
Luanvan84
 

Similar to Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (20)

Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
 
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đChất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tế
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tếĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tế
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tế
 
Luận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải pháp
Luận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải phápLuận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải pháp
Luận văn: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM-Vấn đề và giải pháp
 

More from Thu Vien Luan Van

More from Thu Vien Luan Van (20)

Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cuả công ty cổ phần thương mại đầu tư...
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
ảNh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
A global approach to turbomachinery flow control loss reduction using endwall...
 
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5
 
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
 
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
Bao cao thuc_tap_tai_cty_duc_giang_077
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cốBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
Báo cáo thực tập tại nhà máy in qđ 1
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộBáo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
Báo cáo thực tập tại công ty tư vấn thiết kế đường bộ
 
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duyBáo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
Báo cáo thực tập tại công ty tnhh vận tải và xây dựng phương duy
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động than...
 
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ubnd xã cát hải huyện phù c...
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam

  • 1. Luận văn tốt nghiệp 1 Vitranschart JSC LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng mở cửa thị trường, tham gia vào nhiều tổ chức thương mại của thế giới, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế thị trường sôi động với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được triển khai thực hiện mạnh mẽ, kinh tế biển ngày càng được chú trọng và ngày càng có nhiều dự án đầu tư tàu ra đời. VITRANSCHART JSC là công ty cổ phần với 60% vốn thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển, cho thuê tàu, sửa chữa và bảo dưỡng tàu, đào tạo môi giới xuất khẩu thuyền viên... Nhận thấy được thị trường vận tải biển đầy tiềm năng nên công ty đã quyết định mua thêm tàu để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Có những dự án đầu tư tàu ra đời đã đem lại hiệu quả một cách đáng kể nhưng bên cạnh đó cũng có một số dự án hoạt động không hiệu quả gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nói riêng và đến nền kinh tế nói chung. Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên nên em mạnh dạng chọn đề tài: “ CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI VITRANSCHART JSC” làm luận văn. Đề tài này phù hợp với chuyên ngành quản trị kinh doanh và tình hình thực tế tại công ty, giúp em củng cố và nâng cao kiến thức đã được học ở trường. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp làm cơ sở nghiên cứu hiệu quả đầu tư phát triển tàu của doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển. Trên cơ sở làm rõ những nét đặc thù trong hoạt động đầu tư của Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ), phân tích đánh giá đúng thực trạng hiệu quả đầu tư của công ty mà chủ yếu tập trung vào hoạt động của đội tàu và đặc biệt là hoạt động của tàu VTC STAR trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2009. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu và dự báo nhu cầu tương lai tàu VTC Star giai đoạn 2010- 2014. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 2. Luận văn tốt nghiệp 2 Vitranschart JSC Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR của Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ). Phạm vi nghiên cứu: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của tàu VTC Star bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính hoặc các chỉ tiêu định tính và định lượng. Vì những giới hạn về thời gian, quy mô nghiên cứu và các điều kiện khác, luận văn chủ yếu nghiên cứu và đánh giá hiệu quả đầu tư theo các chỉ tiêu tài chính định lượng. Khảo sát thực tế hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ) từ năm 1995- 2009. Các phân tích và đánh giá của luận văn này được đưa ra dựa trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, các kết quả nghiên cứu của Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam ( VITRANSCHART JSC ). Phương pháp nghiên cứu: Quán triệt phương pháp duy vật biện chứng với quan điểm lịch sử cụ thể, sử dụng các phương pháp phân tích hiệu quả, phân tích tài chính, thống kê, phân tích so sánh, phương pháp suy luận trong nghiên cứu. Vừa dựa trên lý thuyết cơ bản vừa dựa trên hoàn cảnh cụ thể của quá trình hoạt động kinh doanh và đầu tư tại công ty. Về mặt kết cấu: Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, kết luận, danh mục các biểu đồ, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về đầu tư và hiệu quả đầu tư. Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR tại VITRANSCHART JSC. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu VTC STAR. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 3. Luận văn tốt nghiệp 3 Vitranschart JSC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 1.1 Các vấn đề cơ bản về đầu tư. 1.1.1 Khái niệm đầu tư. Khái niệm 1: Theo ngân hàng thế giới- Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định ( như thăm dò, khai thác, sản xuất- kinh doanh, dịch vụ…nào đó) và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước được đầu tư. Khái niệm 2: Theo luật đầu tư- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.1.2 Tác dụng của đầu tư đối với doanh nghiệp . - Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng góp phần mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực. - Đưa lượng vốn nhàn rỗi của dân cư tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới hình thức cổ đông hoặc khách hàng. 1.1.3 Mục đích của đầu tư Mục đích chủ yếu của đầu tư là sinh lợi. Khả năng sinh lợi là điều kiện tiên tiến để đầu tư. Doanh nghiệp sẽ không đầu tư nếu không thấy triển vọng sinh lợi. Để tránh những cuộc đầu tư không sinh lợi, để đảm bảo sinh lợi tối đa một khi đã bỏ vốn, đầu tư phát triển phải được tiến hành một cách có hệ thống, có phương pháp và theo một quy trình nhất định. 1.1.4 Phân loại đầu tư. Trong đầu tư có ba loại đầu tư chính: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển. 1.1.5 Đầu tư phát triển, vai trò và đặc điểm của nó đối với doanh nghiệp. a/ Khái niệm đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó người ta tạo dựng nên những năng lực mới ( về lượng hay về chất ) cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ để làm phương tiện sinh lợi. Đầu tư phát triển cũng có nhiều hình thức: thiết lập cơ sở SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 4. Luận văn tốt nghiệp 4 Vitranschart JSC mới, mở rộng cơ sở sẵn có, đổi mới cơ sở công nghệ ở cơ sở đang khai thác. Đầu tư phát triển có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là biểu hiện cụ thể của tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư dịch chuyển. b/ Vai trò của đầu tư phát triển đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp. - Để tạo dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt nó trên nền bệ và thực hiện các chi phí khác gắn với sự hoạt động trong một chu kỳ sản xuất của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra. - Để duy trì thì phải thường xuyên cải tiến dịch vụ, thay đổi máy móc thiết bị. Tất cả các hoạt động đó đều phải có tiền đề để thực hiện. Do vậy đầu tư quyết định sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp. c/ Đặc điểm của đầu tư phát triển của doanh nghiệp. - Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để thực hiện đầu tư. - Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. - Thời gian thu hồi vốn đòi hỏi nhiều năm tháng do đó không tránh khỏi sự tác động của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, chính trị, xã hội, kinh tế… - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm. 1.2 Hiệu quả của hoạt động đầu tư. 1.2.1 Khái niệm và phân loại. 1.2.1.1 Khái niệm. Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế- xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 5. Luận văn tốt nghiệp 5 Vitranschart JSC 1.2.1.2 Phân loại. - Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng. - Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả: hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp: hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Theo cách tính toán: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. - Theo phạm vi lợi ích: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội. Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trên phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên toàn bộ nền kinh tế. 1.2.2 Hiệu quả tài chính của đầu tư. 1.2.1.1 Bản chất. Hiệu quả kinh tế của một hoạt động đầu tư phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã định. Khi phân tích người ta sử dụng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đánh giá. Thực chất là sự so sánh giữa những gì đạt được và những gì đã bỏ ra. Việc phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư là việc nghiên cứu đánh giá khả năng sinh lời của dự án trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư. Đó là việc tổng hợp, các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nguồn vốn bỏ ra và đặc biệt là lợi nhuận thu được. 1.2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả tài chính của đầu tư. Việc phân tích tài chính được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động đầu tư nhằm xác định khả năng tạo ra lợi nhuận tài chính trên đầu tư. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư và là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức cho vay vốn ra quyết định cho vay vốn để đầu tư, tài trợ hay cho vay vốn để đầu tư và là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế- xã hội. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 6. Luận văn tốt nghiệp 6 Vitranschart JSC 1.2.1.3 Các vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu hiệu quả tài chính của đầu tư. Một dự án nào cũng phản ánh 2 khía cạnh cơ bản: phí tổn để thực hiện dự án và lợi ích do dự án mang lại. Lợi ích và phí tổn đó được biểu thị qua đồng tiền với những giá trị khác nhau ở những thời điểm khác nhau do tác động của lãi suất. Do đó, cần thiết phải xét tới giá trị của đồng tiền theo thời gian như các chỉ số lãi của đồng tiền; giá trị hiện tại, giá trị tương lai của đồng tiền và tỷ suất chiết khấu tài chính của dự án đầu tư. 1.2.1.4 Hiệu quả kinh tế xã hội. a/ Bản chất. Lợi ích kinh tế xã hội của dự án là chênh lệch giữa những cái mà nền kinh tế và xã hội thu được so với những cái mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư. Lợi ích mà xã hội thu được là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính hay định lượng. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào mục đích khác trong tương lai không xa. Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội được xem xét trên tầm vĩ mô và xuất phát từ quyền lợi của toàn bộ xã hội nhằm tối đa hoá phúc lợi xã hội. Tuy nhiên khi đứng trên gốc độ nhà đầu tư thì việc phân tích kinh tế- xã hội chỉ đơn thuần nhằm mục đích làm cho dự án được chấp nhận và được thực hiện thuận lợi. b/ Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư chính là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì càng hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi xem xét trên gốc độ toàn xã hội thì không phải hoạt động đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư đều mang lại lợi ích về mặt kinh tế- xã hội. Do đó, phải xem xét tới lợi ích kinh tế- xã hội của dự án. Đối với nhà đầu tư, phân tích kinh tế- xã hội là căn cứ chủ yếu để thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án, thuyết phục các ngân hàng, các SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 7. Luận văn tốt nghiệp 7 Vitranschart JSC tổ chức quốc tế cho vay vốn hoặc tài trợ vốn để thực hiện dự án. Đối với nhà nước, đây là căn cứ chủ yếu để ra quyết định cấp giấy phép đầu tư. Đối với các ngân hàng hay các cơ quan viện trợ, đây là căn cứ để quyết định cho vay, có tài trợ cho dự án hay không. Nếu không chứng minh được hiệu quả kinh tế xã hội thì họ sẽ không tài trợ. 1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư. 1.2.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả tài chính. a/ Chỉ tiêu lợi nhuận thuần (NPV) NPV là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền phát sinh trong thời gian tuổi thọ của dự án khi chiết khấu bằng chi phí sử dụng vốn. NPV= CF0 + 1 1 )1( r CF + + 2 2 )1( r CF + + …+ i i r CF )1( + = ∑= + n i i i r CF 0 )1( • Ý nghĩa của NPV. NPV > 0: Cho thấy quy mô thu nhập ở hiện tại có được sau khi đã bù đắp chi phí sử dụng vốn và chi phí đầu tư ban đầu. NPV = 0: Thu nhập có được vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu kể cả chi phí sử dụng vốn. NPV < 0: Thu nhập có được sau khi bù đắp chi phí sử dụng vốn không đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. • Nguyên tắc chấp nhận dự án theo NPV. + Các dự án độc lập: Chỉ được chấp nhận khi NPV > = 0 + Lựa chọn một số dự án loại trừ: chúng ta sẽ chọn trong số các dự án có NPV >=0 và tổng NPV lớn nhất. + Lựa chọn một trong số các dự án loại trừ lẫn nhau: chúng ta phải chọn dự án có NPV >=0 và lớn nhất. • Ưu điểm, hạn chế của phương pháp NPV. * Ưu điểm: Cho biết quy mô số tiền lãi có thể thu được từ dự án. NPV là một tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của dòng tiền, tính đầy đủ mọi khoản thu và chi trong cả thời kỳ hoạt động và phân tích dự án. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 8. Luận văn tốt nghiệp 8 Vitranschart JSC * Hạn chế: - Chỉ tiêu NPV chỉ phụ thuộc vào tỉ suất chiết khấu được chọn, tỉ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định tỉ suất chiết khấu chính xác là khó khăn, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. Để tránh hạn chế này người ta áp dụng phương pháp thu hồi nội tại IRR. - Đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập cho đến hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng. - NPV là chỉ tiêu tuyệt đối. Nếu dùng phương pháp NPV mới chỉ dùng lại ở mức xác định lỗ lãi thực của dự án mà nó chưa cho biết tỉ lệ lãi đó trên vốn đầu tư như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi so sánh phương án có vốn đầu tư khác nhau. b/ Chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn có chiết khấu ( Thv ). • Thời hạn hoàn vốn đầu tư có tính đến chiết khấu ( r ) là thời gian cần thiết để tổng hiện giá thu hồi vừa bằng tổng hiện giá vốn đầu tư. Tức là để có thời gian hoàn vốn, cần phải tìm đến một đẳng thức của hiện giá thu hồi và hiện giá của vốn đầu tư đã bỏ ra. Ta có: ∑ n PVthunhap 0 = ∑ n PVvondautu 0 Hay ∑ + n i i r B 0 )1( = ∑ + n i i r C 0 )1( Với Ti- Thu hồi năm i ( Lãi ròng + khấu hao ). Ci- Vốn đầu tư năm i n là thời gian Thv cần tìm. • Ưu điểm, hạn chế: * Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu. * Hạn chế. - Phương pháp thu hồi vốn thường bị chỉ trích chủ yếu bởi sự tập trung của nó vào giai đoạn ban đầu của thời gian hoạt động mà không tính đến hiệu quả của hoạt động sau thời gian thu hồi vốn nhằm mục đích quyết định đầu tư. Luận cứ quan trọng này sẽ được chứng minh nếu như một quyết định đầu tư hoàn toàn dựa trên phương pháp thu hồi vốn. Nhưng nếu áp dụng để đánh giá rủi ro và khả năng SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 9. Luận văn tốt nghiệp 9 Vitranschart JSC thanh toán thì việc kết hợp thời gian thu hồi vốn với các thước đo sinh lợi khác thì phương pháp thu hồi vốn là một công cụ rất thực tế và hữu ích. - Không xem xét đến giá trị theo thời gian của đồng tiền vì vậy sẽ dẫn đến những sai lầm khi sử dụng những phương pháp này để so sánh những khoản tiền tệ khác nhau xuất hiện tại những thời điểm khác nhau. • Ý nghĩa: Một dự án có thời gian hoàn vốn dài thường đi liền với rủi ro cao. Do đó, nhà đầu tư muốn thu hồi nhanh vốn đã bỏ ra, những dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn thường được ưu tiên lựa chọn. • Đánh giá chỉ tiêu Thv trong đầu tư dự án - Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp : + Các dự án ngành công nghiệp nhẹ: Thv< = 5-7 năm. + Các dự án ngành công nghiệp nặng, Các dự án cây công nghiệp, trồng rừng… Thv< = 10 năm. - Các dự án công trình hạ tầng: Thv< = 7-10-15 năm. c/ Chỉ tiêu suất thu hồi IRR ( Internal Rate of Return ). • Khái niệm. IRR là một chỉ tiêu quan trọng được dùng trong phân tích kinh tế- tài chính nói chung. Tỷ suất hoàn vốn nội tại là tỷ lệ chiết khấu tại đó giá trị hiện tại của dòng tiền vào tương đương với giá trị hiện tại của dòng tiền ra. Nói một cách khác, nó là tỷ lệ chiết khấu sao cho giá trị hiện tại của thu nhập từ dự án tương đương với giá trị hiện tại của đầu tư và NPV bằng 0. Tỷ suất IRR biểu diễn tính sinh lợi dự án của dự án. • Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR. Nếu IRR = chi phí sử dụng vốn: suất sinh lời do dự án tạo ra vừa đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn. Nếu IRR < chi phí sử dụng vốn: suất sinh lời do dự án tạo ra không đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn. Nếu IRR > chi phí sử dụng vốn: Ngoài việc bù đắp chi phí sử dụng vốn, dự án còn tạo ra một tỷ suất sinh lời tăng thêm trên vốn đầu tư cho các bên tham gia. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 10. Luận văn tốt nghiệp 10 Vitranschart JSC Nếu như các giá trị NPV1 dương, NPV2 âm gần bằng 0, một giá trị xấp xỉ IRR có thể tính được bởi công thức tuỵến tính nội suy sau: IRR= r1+ /)2/1( 1*)12( NPVNPV NPVrr + − • Ưu điểm, hạn chế. * Ưu điểm: - Chỉ tiêu IRR chỉ rõ mức độ lãi suất mà dự án có thể đạt được. Qua đó, cho phép xác định được mức lãi suất tính toán tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. * Hạn chế. -Việc áp dụng có thể không chắc chắn nếu tồn tại những khoản cân bằng thu chi thực âm đáng kể trong giai đoạn vận hành của dự án tức là đầu tư thay thế lớn. Trong trường hợp ấy có thể xảy ra giá trị hiện tại thực của dự án đổi dấu nhiều lần khi chiết khấu theo những tỷ suất chiết khấu khác nhau. Khi đó tồn tại nhiều IRR và khó xác định chính xác IRR nào làm chỉ tiêu đánh giá. - Việc tính toán tỷ suất IRR là một công việc phức tạp. - Việc áp dụng IRR có thể dẫn đến các quyết định không chính xác khi lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau. Những dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn một dự án khác tuy có IRR thấp nhưng NPV lại cao hơn. Trong trường hợp này cần sử dụng phương pháp NPV. d/ Tỷ số lợi ích / chi phí ( Benefit / Cost ratio- BCR) BCR chỉ tiêu đo lường hiệu quả của dự án, bằng tỷ lệ giữa lợi ích thu về với chi phí bỏ ra ( hiện giá dòng ngân lưu vào trên hiện giá dòng ngân lưu ra). BCR = ∑ ∑ + + n i i n i i r C r B 0 0 )1( )1( = ∑ ∑ n n PC PV 0 0 Trong đó: Bi lợi ích, tạm tính tổng hiện giá ngân lưu vào năm i. Ci chi phí, tổng vốn đầu tư năm i. r là tỷ suất chiết khấu của dự án. i là thứ tự năm i trong thời gian thực hiện dự án. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 11. Luận văn tốt nghiệp 11 Vitranschart JSC • Điều kiện khả thi của dự án là hệ số BCR >1. Cụ thể: Khi tỷ số lợi ích trên chi phí (BCR) >1và có trị số càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng có tính thuyết phục. Khi BCR <=1: dự án không sinh lời ( thậm chí lỗ!). Lúc này nhà đầu tư phải tìm đến các giải pháp điều chỉnh. Trong số các giải pháp coi trọng chi phí nguồn lực đầu vào, hợp lý hoá trong tổ chức và quản lý điều hành dự án nói chung. Tất cả những việc làm trên là nhằm hướng đến giảm thiểu chi phí và điều đó đồng nghĩa đem đến nâng cao tỷ số lợi ích trên chi phí của dự án đầu tư. • Ý nghĩa: Tỷ số lợi ích trên chi phí chỉ ra quan hệ trực tiếp, so sánh giữa thu nhập và chi phí của dự án. Tức là đầu tư một đồng hiện giá chi phí cho dự án thì thu được bao nhiêu đồng hiện giá về lợi ích. 1.2.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá lợi ích kinh tế- xã hội. Là những tiêu chuẩn mà dự án phải thực hiện để đạt những mục tiêu của xã hội, của nền kinh tế. Bao gồm: - Gia tăng lao động có việc làm: thu hút lao động nhiều ngành nghề, giảm thất nghiệp trong xã hội. - Nâng cao mức sống dân cư, thúc đẩy phân phối lại thu nhập: nâng cao, cải thiện đời sống tầng lớp lao động nghèo, phát triển các vùng kinh tế kém phát triển. - Đóng góp vào ngân sách nhà nước. - Tăng thu ngoại tệ, tiết kiệm ngoại tệ. - Nâng cao dân trí, đào tạo tay nghề mới, mở rộng doanh mục ngành nghề, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới… - Thúc đẩy hoàn thiện cơ sở hạ tầng: điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống giao thông…là những công trình lợi ích mang tính xã hội. - Góp phần điều phối dân cư và phân công lao động xã hội trong cộng đồng. - Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong nước trong việc lưu thông hàng hoá trên thị trường quốc tế và khu vực. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 12. Luận văn tốt nghiệp 12 Vitranschart JSC - Thúc đẩy theo hướng hiện đại hoá ngành công nghiệp vận tải biển trong cả nước về phương tiện và nguồn nhân lực. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. 1.3.1 Cung cầu thị trường về dịch vụ vận tải biển. Cung cầu là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi cung cầu thị trường tăng hoặc giảm tức nguồn cung và nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cũng gia tăng và ngược lại, gây tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Ngày nay, do việc thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, hợp tác giao lưu với các nước, nên lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và giao thương giữa các nước ngày càng gia tăng. Chính vì vậy mà vận tải biển ngày càng được ưu tiên, đội tàu ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển. 1.3.2 Đối thủ cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp nếu không sản xuất kinh doanh thì khả năng thất bại là khó tránh khỏi. Doanh nghiệp có thể bằng lòng với vị thế và kết quả kinh doanh của mình, tuy nhiên nếu không mở mang công cuộc kinh doanh thì dần dần họ sẽ thấy mình đứng cuối đường đua và bị gạt ra ngoài. Nhưng không chỉ những doanh nghiệp không phát triển mới bị thất bại mà những doanh nghiệp phát triển chậm cũng bị thất bại. Chúng ta hình dung doanh nghiệp như một chiếc xe đang chạy trên đường băng có rất nhiều xe, điều gì sẽ xảy ra nếu tốc độ của xe chậm hơn tốc độ bình quân của các chiếc xe trên đường, khi đó nó sẽ dần dần tụt lại mặc dù vẫn đang chạy. Như vậy muốn giữ vị thế như hiện tại thì tốc độ phát triển của một doanh nghiệp cũng phải bằng tốc độc phát triển bình quân của nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của mình. Vì các đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh ngày càng dữ dội làm cho sản phẩm ngày càng đa dạng, mức độ tăng trưởng của ngành ngày càng cao, cơ cấu chi phí cố định ngày càng gia tăng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 13. Luận văn tốt nghiệp 13 Vitranschart JSC SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 14. Luận văn tốt nghiệp 14 Vitranschart JSC 1.3.3 Lãi suất. Những bất ổn trên thị trường tài chính tiền tệ mà đặc biệt là sự biến động về lãi suất cho vay đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Khi tỷ lệ lãi suất tăng cao, doanh nghiệp phải chịu một khoảng lãi vay tương đối lớn, làm giảm doanh thu, và có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng đối với những doanh nghiệp có số vốn vay lớn, hoặc thậm chí dẫn đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải dự báo và có những kế hoạch chi trả lãi và nợ vay phù hợp, cân đối các hoạt động tài chính, tránh tình trạng mất khả năng chi trả ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.3.4 Tổ chức và quản lý. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc tổ chức và quản lý tốt nhằm giảm thiểu các chi phí bất hợp lý, tránh tình trạng mất cân đối tài chính, hạn chế được các rủi ro trong quá trình đầu tư. 1.3.5 Công nghệ và trang thiết bị. Công nghệ và trang thiết bị hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu việc phát triển chững lại do công nghệ, quy trình và trang bị máy móc, thiết bị sản xuất đã lạc hậu khiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ không tốt, hoặc giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh, doanh thu đi xuống thì công ty nên đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất để tăng chất lượng nâng cao năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động theo kịp trình độ các nước trong khu vực. 1.3.6 Thời tiết , khí hậu. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải chú trọng đến các điều kiện tự nhiên. Bởi vì thời tiết, khí hậu, các yếu tố thuộc về tự nhiên tạo cho doanh nghiệp rất nhiều những thuận lợi song bên cạnh đó, nó cũng gây nên không ít những khó khăn, thử thách đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp kịp thời để giải quyết. Chẳng hạn, Việt Nam được sự ưu đãi của thiên nhiên, với rất nhiều những kênh rạch, sông ngòi, bờ biển dài 3260km, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu bè đi lại, việc giao thương buôn bán trở nên thuận tiện hơn. Song bên cạnh đó, cũng có không SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 15. Luận văn tốt nghiệp 15 Vitranschart JSC ít những trở ngại là những cơn sóng thần, bão lụt xảy ra thường xuyên đã gây nên những mất mát, tổn thất đáng kể cho doanh nghiệp. 1.3.7 Năng lực chuyên chở của tàu. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ngày càng chiếm vị trí quan trọng và được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn khi chuyên chở hàng hoá vì chi phí vận chuyển thấp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để nâng cao khả năng chuyên chở hàng hoá của tàu doanh nghiệp cần khai thác tối đa năng lực chuyên chở của tàu, tránh tình trạng tàu chạy rỗng hoặc tàu neo đậu tại cảng quá lâu. 1.3.8 Yếu tố nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực cũng là một thành phần chính yếu tác động đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là tiền đề đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên, có những biện pháp hỗ trợ giúp họ hoàn thành công việc hiệu quả hơn. 1.3.9 Vốn. Vốn đầu tư là nhân tố trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng và phát triển của công ty. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, yêu cầu tăng trưởng cao để chống nguy cơ tụt hậu xa hơn. Chính vì vậy đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn, năng lực tài chính mạnh để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. 1.3.10 Nguyên vật liệu (Biến động giá dầu). Bên cạnh các yếu tố đầu vào khác thì nguyên vật liệu cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của dự án. Khi giá nguyên vật liệu tăng làm cho chi phí tăng, điều này làm cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Ngược lại, khi giá nguyên vật liệu giảm và nguồn thu ngày càng tăng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao hơn. 1.3.11 Tỷ giá. Toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hàng hoá được vận chuyển không biên giới giữa các quốc gia. Chính vì vậy mà tỷ giá đóng vai trò quan trọng, tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tỷ giá tăng doanh nghiệp thu SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 16. Luận văn tốt nghiệp 16 Vitranschart JSC nhiều lợi nhuận hơn và hưởng các khoản chênh lệch về tỷ giá. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, các khoản chênh lệch tỷ giá giảm gây cho doanh nghiệp một gánh nặng vì khi đó lợi nhuận sẽ giảm đi. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 17. Luận văn tốt nghiệp 17 Vitranschart JSC CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI VITRANSCHART JSC. 2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam (VITRANSCHART JSC). Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 377/QĐ/TCCB_LĐ ngày 11 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 102452 ngày 19 tháng 4 năm 1993 do Trọng Tài Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh cấp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lại lần thứ nhất số 4106000262 ngày 4 tháng 8 năm 2006 do sở kế hoạch đầu tư thành phố cấp. Ngày 11 tháng 07 năm 2007 Doanh nghiệp được cổ phần hoá từ Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 2137/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008926 ngày 31 tháng 12 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24 tháng 04 năm 2009. • Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI & THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM. • Tên tiếng anh: VIETNAM SEA TRANSPORT CHARTERING JOINT STOCK COMPANY • Tên viết tắt: VITRANSCHART JSC • Địa chỉ: 428 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP. Hồ Chí Minh. • Điện thoại: (08) 9404271 Fax: (08) 94047711 • Website: http://www.vitranschart.com.vn • Email: vtc-hcm@vitranschart.com.vn • Logo: • Slogan: Vận tải biển Toàn cầu- Thách thức, thành công không giới hạn. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 18. Luận văn tốt nghiệp 18 Vitranschart JSC • Vốn điều lệ: 400,000,000,000 VNĐ • Tương ứng với : 40.000.000 cổ phiếu phổ thông. • Mã số thuế: 0300448709 • Thành lập: ngày 25-06-1975 tiền thân là SOVOSCO • Ngày 31-12-2007 chính thức trở thành công ty cổ phần. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VITRANSCHART JSC. Công ty cổ phần vận tải & thuê tàu biển Việt Nam Vitranschart, có tên tiếng Anh là Vietnam Sea Transport Chartering Joint Stock Company, viết tắt là Vitranschart JSC. Lịch sử hình thành của công ty được chia thành các giai đoạn sau: a. Giai đoạn khởi đầu: từ năm 1975 – 1984: Tiền thân của công ty là công ty Vận Tải Biển Miền Nam Việt Nam, viết tắt là Sovosco (South Việt Nam Ocean Shipping Company) trực thuộc Cục Đường Biển Việt Nam, Sovosco được thành lập ngày 25/6/1975 trên cơ sở tiếp quản đội tàu và các hãng tàu do chế độ cũ để lại. Tài sản của công ty bao gồm các cơ sở vận tải biển nhà nước, các công ty tàu biển tư nhân và các tàu biển bị tịch thu hoặc trưng dụng các chủ tàu đã bỏ đi nước ngoài. b. Giai đoạn đầu tư, phát triển và hội nhập kinh tế: từ 1984 – 1990. Ngày 14/03/1985, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ra quyết định 706/QĐ- TCCD thành lập công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, viết tắt là Vitranschart trên cơ sở hợp nhất của Công ty Vận tải Ngoại Thương và Công ty Vận Tải Biển Miền Nam Sovosco. Lúc này, công ty Vitranschart trực thuộc Cục Đường Biển Việt Nam. Hòa chung với nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới, ngành hàng hải Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đồng thời đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng gia tăng, lúc này công ty kết hợp vận tải biển trong nước và vận tải biển nước ngoài. Trong thời gian này, công ty được điều chuyển từ 9 tàu của đội tàu biển “Cờ xanh” của đội tàu vận tải ngoại thương, nâng trọng tải của đội tàu công ty lên 158.782 tấn. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 19. Luận văn tốt nghiệp 19 Vitranschart JSC Từ 1986 trở đi, dưới nhiều hình thức đầu tư tàu mới như vay mua, thuê mua, công ty thực hiện một cách sáng tạo và hiệu quả phát triển đội tàu trẻ đi biển xa, nên chỉ trong hai năm 1986 – 1987 công ty mua được 4 tàu mới có tổng trọng tải 35.000 DWT trị giá 540.485 USD. Đây chính là những con tàu đầu tiên do chính công ty tạo ra tài sản cho chính mình, khẳng định những bước trưởng thành trong cơ chế thị trường. c. Giai đoạn ổn định và vững bước đi lên: từ 1990 – nay. Ngày 13/3/1993, bộ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải căn cứ vào thông báo số 09/TB ngày 21/1/1993 của chính phủ đồng ý thành lập doanh nghiệp nhà nước quyết định số 337/QĐ/TCB – LĐ thành lập Công Ty Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam – trực thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam. Ngày 29/04/1995 thủ tướng chính phủ ra quyết định số 250/TTG thành lập Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, theo đó Công ty Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam là một trong những doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Trong giai đoạn này, Công ty tiếp tục đầu tư chiều sâu phát triển đội tàu với định hướng tàu mới, có trang thiết bị với công nghệ hiện đại, có sức chở lớn hơn so với các tàu hiện có. Công ty lần lượt thuê mua 5 con tàu với tổng trọng tải 70.844 DWT và giá trị tài sản đã đầu tư lên đến 26.971.620 USD. Với việc mua mới các tàu này đã đưa đội tàu với độ tuổi bình quân từ 20 xuống còn 18 tuổi. Cùng với việc phát triển đội tàu, công ty còn mở rộng kinh doanh các hình thức dịch vụ hàng hải mới như: cho thuê tàu định hạn song song với việc khai thác tàu, cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động, mở rộng hoạt động thương mại, đại lý hàng hải, sửa chữa tàu biển, tìm cách liên doanh liên kết với các hãng tàu nước ngoài… đưa một đơn vị hoạt động vận tải đơn thuần thành một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Cùng với việc nâng cao khai thác hiệu quả của từng con tàu, công ty còn chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ thuyền viên theo quy định của công ước quốc tế STCW 78/95. Cuối thập niên 90, công ty đã mạnh dạng thực hiện trẻ hóa đội tàu. Công ty vay mua 3 tàu Phương Đông với tổng trọng tải trên 45.000 DWT với số tiền đầu tư SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 20. Luận văn tốt nghiệp 20 Vitranschart JSC trên 9.000.000 USD tạo thế và lực mới để công ty bước vào thế kỷ 21 vững chắc hơn. Bước vào kỷ nguyên mới, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu cùng khu vực và thế giới đã và đang tạo ra cho ngành hàng hải những cơ hội và thách thức mới. Công ty tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới đội tàu cả về số lượng lẫn chất lượng. Liên tục những năm 2002, 2003, 2004 công ty vừa thực hiện đóng mới tàu trong nước vừa thực hiện vay mua tàu đang khai thác ở nước ngoài. Nhờ đó trọng tải của đội tàu đã tăng thêm 50.000 DWT với số tiền đầu tư hơn 30.000.000 USD không những tái tạo lại tấn trọng tải của đội tàu mà còn hoàn thành nhiệm vụ hiện đại hóa đội tàu. Công ty thành lập Trung tâm đào tạo môi giới xuất khẩu thuyền viên phía Nam (SCC) để đào tạo và xuất khẩu thuyền viên đi hợp tác lao động đi trên các tàu của các hãng tàu biển nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… thu ngoại tệ cho công ty và nhà nước. Trong hơn 10 năm hoạt động, Trung tâm đào tạo môi giới xuất khẩu thuyền viên phía Nam đã đưa hơn 4.000 lượt sĩ quan, thuyền viên đi làm việc trên các tàu nước ngoài. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, vượt qua những khó khăn ban đầu và với hướng đi đúng đắn, công ty đã nhanh chóng phát triển về quy mô, thành lập nhiều đơn vị trực thuộc, phát triển đội tàu. Hiện tại, Công ty có 6 chi nhánh và 3 đơn vị trực thuộc và đội tàu của Công ty đã lên tới 16 chiếc và tổng trọng tải lên tới 317.316 DWT. Trước xu thế phát triển kinh tế của đất nước cũng như ngành hàng hải trong thời kỳ hội nhập, công ty đã tiến hành cổ phần hóa và vào ngày 31-12-2007 công ty đã chính thức trở thành Công Ty Cổ Phần Vận tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam (Vitranschart JSC). 2.1.2 Một số thành tích công ty đã đạt được trong quá trình phát triển: − Cờ thi đua của chính phủ, Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 15/07/2007 vì có thành tích hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2006. − Huân chương lao động hạng ba, Quyết định số 1423/2007/QĐ-CTN ngày 21/11/2007 của chủ tịch nước vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 21. Luận văn tốt nghiệp 21 Vitranschart JSC năm 2002 đến năm 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. − Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng ba, Quyết định số 97/QĐ-CTN ngày 22/01/2008 của Chủ tịch nước vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng từ năm 2002 đến năm 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. − Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua của chính phủ, vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009 của các khối thuộc bộ Giao Thông Vận Tải- Tại quyết định so61167/QĐ-TTg ngày 28/01/2010. − Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ thi đua của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2009- Tại quyết định số 115/ QĐ- TLĐ ngày 12/01/2010. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của các phòng ban. a. Phạm vi hoạt động của công ty. • Kinh doanh vận tải biển. Là lĩnh vực then chốt của công ty chuyên về khai thác, thuê tàu. Hiện nay, đội tàu công ty có 16 chiếc, trọng tải từ 6,500 DWT đến 24.260 DWT với tổng trọng tải 317.316 DWT hoạt động trên khắp thế giới, chuyên chở hàng rời và bao kiện, chủ yếu là hàng nông sản, bột giấy, thiết bị, lúa mì, gạo, đường, than đá, quặng, sắt thép và các loại nông sản khác. • Đại lý tàu biển. Cùng với các mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển có hiệu quả tới khách hàng tại tất cả các cảng Việt Nam với mức giá phù hợp nhất. • Đào tạo môi giới và cung ứng xuất khẩu thuyền viên SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 22. Luận văn tốt nghiệp 22 Vitranschart JSC Trung tâm xuất khẩu thuyền viên phía Nam (SCC) là đơn vị trực thuộc của công ty, chuyên về dịch vụ cung ứng thuyền viên. Cụ thể, trung tâm tuyển dụng, đào tạo và cung cấp thuyền viên có trình độ và kinh nghiệm cho các chủ tàu trên toàn thế giới. Ngoài ra, trung tâm còn làm đại lý, môi giới thuyền viên cho các tàu trong và ngoài nước. Hơn 1.200 thuyền viên có kinh nghiệm đã và đang làm việc cho đội tàu của chính công ty, các công ty khác trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Hy Lạp, Nga, Đài Loan và Hàn Quốc…. • Cung ứng dịch vụ và xuất nhập khẩu Là công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng hải và xuất nhập khẩu Phương Đông (Pdimex JSC) do Vitranschart JSC chiếm 51,67% vốn điều lệ, chuyên xuất nhập khẩu trực tiếp tất cả các thiết bị, phương tiện,vật tư, phụ tùng cho ngành hàng hải, cung cấp các thiết bị, phụ tùng thay thế, các thiết bị sơn và dầu nhờn chất lượng cao, xuất nhập khẩu thạch cao, clinker, pozzolane… và các thiết bị hàng hải cho các tàu trong và nước ngoài tại Việt Nam. • Sửa chữa và bảo dưỡng tàu. Chuyên về sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp các loại máy móc tàu biển như máy chính, động cơ diesel và máy phụ như máy nén không khí, thiết bị tời neo, trục quay, thiết bị làm hàng, trục chân vịt và các loại máy bơm, hàn mặt boong, đáy, mạn, gỏ rỉ và sơn tàu ... b. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của một số phòng ban chủ yếu trong công ty. * Tổng giám đốc: Là người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm trước nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty về hiệu quả hoạt động của công ty. * 03 Phó Tổng giám đốc: Gồm 01 phó tổng giám đốc phụ trách về tài chính, 01 phó tổng giám đốc phụ trách các đơn vị trực thuộc, 01 phó tổng giám đốc phụ trách đào tạo. Phó tổng giám đốc là người thay mặt giám đốc trực tiếp quản lý các bộ phận và có quyền quyết SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 23. Luận văn tốt nghiệp 23 Vitranschart JSC định ở giới hạn cho phép, định kỳ báo cáo lại cho tổng giám đốc tình hình hoạt động của bộ phận mình đảm trách. * Phòng tổ chức Cán Bộ – Lao Động: Là một phòng nghiệp vụ, tham mưu cho tổng giám đốc công ty về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, quản lý và thực hiện các chế độ chính sách luật pháp về lao động và bảo hiểm xã hội. Nhiệm vụ chính của phòng là trực tiếp quản lý cán bộ công nhân khối quản lý và quản lý gián tiếp sĩ quan thuyền viên, cán bộ nhân viên các đơn vị trực thuộc. * Phòng Khai thác – Thương vụ: Là phòng nghiệp vụ, làm tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác khai thác thương vụ và kinh doanh đội tàu mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Phòng thừa lệnh tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất của đội tàu nhằm đảm bảo kế hoạch của công ty. * Phòng Kế toán – Tài chính: Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty về công tác quản lý kinh tế, tài chính, hạch toán kinh tế và kế toán trong công ty đồng thời cung cấp những số liệu tài liệu báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý cấp trên. Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc sử dụng các nguồn vốn và huy động vốn đạt hiệu quả cao cũng như việc kiểm tra thực hiện chế độ chính sách về tài chính. Thi hành đầy đủ các chế độ, thể lệ và quản lý tài chính của nhà nước, đồng thời thực hiện quyền chủ động của công ty trong sản xuất kinh doanh. * Phòng pháp chế – An toàn hàng hải: Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc theo dõi, giám sát, thanh tra hàng hải, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về an toàn hàng hải, luật hàng hải trong nước và quốc tế. * Phòng Đầu tư – Phát triển: Tham mưu cho Tổng giám đốc về toàn bộ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng kế hoạch, theo dõi và giúp Tổng giám đốc chỉ đạo các đơn vị thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 24. Luận văn tốt nghiệp 24 Vitranschart JSC c. Cơ cấu hoạt động, bộ máy quản lý của Công ty.  Cơ cấu hoạt động của công ty: SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Chi nhánh: Văn phòng đại diện tại Hà Nội; CN Hải Phòng; CN Quy Nhơn; CN Đà Nẵng; CN Vũng Tàu. Đơn vị trực thuộc: Cty sữa chữa tàu biển (SSR) Cty cung ứng dịch vụ và xuất nhập khẩu Phương Đông (Pdimex JSC). Trung tâm đào tạo, môi giới và xuất khẩu thuyền viên phía nam (SCC). Phòng ban tham mưu: Tổ chức lao động Khai thác – Thương vụ Kỹ thuật Tài chính – Kế toán Vật tư Pháp chế – An toàn Quản lý đóng tàu Phòng ISM CODE Quản lý XDCB Đầu tư Phát triển Hành chính Tổng hợp Phòng Y tế Đội tàu: Far East Hawk One Phương Đông 1 Phương Đông 2 Phương Đông 3 Viễn Đông 1 Viễn Đông 3 VTC STAR VTC LIGHT VTC SKY Viễn Đông 5 VTC Globe VTC-Sun VTC-Planet VTC-Phoenix VTC-Ocean VTC-Dragon PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
  • 25. Luận văn tốt nghiệp 25 Vitranschart JSC Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty do đại hội cổ đông thông qua, căn cứ theo các quy định của luật doanh nghiệp, dưới sự quản trị giám sát của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành. Song song với việc ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ nghiên cứu áp dụng mô hình tổ chức bộ máy gọn nhẹ giảm bớt phòng ban và thành lập các công ty con chuyên môn hóa theo chức năng hoạt động để từng bước trở thành tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.  Bộ máy quản lý của Công ty như sau: Hội đồng quản trị: Gồm 06 thành viên. Ban kiểm soát: Gồm 03 thành viên. Ban điều hành: Gồm Tổng Giám Đốc và 03 Phó Tổng Giám Đốc. Phòng chức năng: Gồm 12 phòng: - Phòng Tổ chức cán bộ lao động. - Phòng Đầu tư Phát triển. - Phòng Hành chính Tổng hợp - Phòng Tài chính – Kế toán. - Phòng pháp chế – An toàn hàng hải. - Phòng Kỹ thuật. - Phòng Vật tư. - Phòng Khai thác – Thương vụ. - Phòng Quản lý Xây Dựng cơ bản. - Phòng ISM CODE. - Phòng quản lý đóng tàu. - Phòng Y tế. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 26. Luận văn tốt nghiệp 26 Vitranschart JSC o Các chi nhánh: Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh Quy Nhơn, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Vũng Tàu.. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 27. Luận văn tốt nghiệp 27 Vitranschart JSC Cơ cấu lao động của công ty. Tổng số lao động của công ty là 1548 người, với cơ cấu như sau: Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty Tiêu chí Sốlượng (người) Tỷ trọng (%) Theo trình độ lao động 1548 100.00 - Trình độ tiến sĩ - Trình độ thạc sĩ - Trình độ đại học - Trình độ cao đẳng - Trình độ trung cấp - Công nhân kỹ thuật - Trình độ khác 1 10 521 169 205 374 268 0.1 0.7 33.6 10.9 13.2 24.2 17.3 Theo hợp đồng lao động 1548 100.00 - Hợp đồng không thời hạn - Hợp đồng hạn từ 1-3 năm - Hợp đồng duới 1 năm 628 754 166 40.6 48.7 10.7 Theo công việc 1548 100.00 - Khối trên bờ - Khối thuyền viên 442 1106 28.6 71.4 2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. a. Trụ sở và các chi nhánh Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam – Vitranschart đặt trụ sở chính tại số 428, đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty hiện có văn phòng tại số 12 bis Nguyễn Huệ, Quận 1 TPHCM. Ngoài ra công ty còn có các văn phòng đại diện và chi nhánh đặt tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 28. Luận văn tốt nghiệp 28 Vitranschart JSC b. Vốn kinh doanh. Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam có giá trị thực tế doanh nghiệp là 3.100 tỷ VNĐ. c. Vật tư. Vật tư nhiên liệu, phụ tùng phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Việc cung ứng phải đáp ứng nhu cầu theo đúng quy định, quy cách phải tiết kiệm và luôn theo sát thị trường để đạt hiệu quả kinh tế cho công ty. Công ty và các đơn vị trực thuộc thực hiện quản lý, mua sắm, cấp phát, sử dụng, dự trữ theo đúng nguyên tắc, chế độ quản lý, báo cáo kiểm kê theo quy định của nhà nuớc và không để ứ đọng vốn của công ty. Công ty có quyền trực tiếp mua, bán, trao đổi, thanh lý các loại vật tư cần cho sản xuất kinh doanh kịp thời. d. Khoa học kỹ thuật. Tất cả các phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị…luôn được trùng tu, bảo dưỡng, sửa chữa đúng định kì, đúng tiêu chuẩn kĩ thuật nhằm đạt hiệu quả cao. Những đơn vị quản lý, những người vận hành, sử dụng các thiết bị kỹ thuật phải tuân thủ các quy trình, quy phạm nhằm nâng cao tuổi thọ, hạn chế các tổn thất. Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiêu chuẩn định mức, kết hợp với tình hình thực tế khai thác, đưa ra những định mức hợp lý nhằm đánh giá, khai thác các phương tiện kỹ thuật. Nghiên cứu áp dụng các phương thức quản lý đội tàu tiên tiến trên thế giới, kết hợp với hoàn cảnh thực tiễn trong nước đưa ra những biện pháp quản lý khoa học để nâng cao tính hiệu quả. 2.1.5 Giới thiệu về đội tàu của Công ty. ST T Tên Tàu Loại Tàu Năm đóng Nơi đóng Đăng Kiểm Trọng Tải DWT Dung tích hầm hàng ( m3 ) Rời Bao 1 Far East Hàng B.hóa 1982 Anh VR 15.17 5 21.37 9 19.536 2 Phương Đông 1 Hàng B.hóa 1986 Anh VR 15.13 6 21.37 9 19.536 3 Phương Hàng 1986 Anh VR 15.12 21.37 19.536 SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 29. Luận văn tốt nghiệp 29 Vitranschart JSC Đông 2 B.hóa 9 4 Phương Đông 3 Hàng B.hóa 1986 Anh VR+LR 15.14 7 21.37 9 19.536 5 Viễn Đông 1 Hàng B.hóa 1989 Nhật VR+NK 6.839 12.82 1 11.896 6 Viễn Đông 3 Hàng B.hóa 2004 Việt Nam VR+NK 6.523 8.61 8.159 7 Viễn Đông 5 Hàng B.hóa 2006 Việt Nam VR+NK 6.508 8.61 8.159 8 VTC Star Hàng rời 1990 Nhật VR+NK 22.27 3 29.30 1 28.299 9 VTC Light Hàng rời 1994 Nhật VR+NK 21.96 4 29.25 4 28.298 10 VTC Sky Hàng rời 1997 Nhật VR+NK 24.26 30.84 7 30.094 11 VTC Globe Hàng rời 1995 Nhật VR+NK 23.72 6 31.24 9 30.169 12 VTC Dragon Hàng rời 2007 Việt Nam VR+NK 22.66 1 29.15 7 28.964 13 VTC Sun Hàng rời 1996 Việt Nam VR+NK 23.58 1 28.90 2 28.15 14 VTC Planet Hàng rời 1993 Nhật VR+NK 22.17 6 29.30 2 28.298 15 VTC Phoenix Hàng rời 2008 Việt Nam VR+NK 22.76 3 29.15 7 28.964 16 VTC Ocean Hàng rời 1999 Philipines VR+NK 23.49 2 30.81 1 30.088 Năm 2006: - Đóng mới 02 tàu dầu PMT1 và PMT2 trọng tải mỗi chiếc 1,250 DWT - Đóng mới 01 tàu hàng khô Viễn Đông 5 trọng tải 6,508DWT Năm 2007: - Mua tàu đã qua sử dụng VTC Globe trọng tải 23,726 DWT SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 30. Luận văn tốt nghiệp 30 Vitranschart JSC - Đóng tàu mới VTC Dragon trọng tải 22,622 DWT Năm 2008: - Mua tàu đã qua sử dụng VTC Sun trọng tải 23,581 DWT - Mua tàu đã qua sử dụng VTC Planet trọng tải 22,176 DWT Năm 2009: - Mua tàu VTC Phoenix trọng tải 22.763 DWT. 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 1: a/ So sánh hoạt động kinh doanh năm 2008 và năm 2009. STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,187,114,764,481 1,316,917,312,200 -870,197,452,281 -39.79% 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 51,518,138,516 33,750,578,448 -17,767,560,068 -34.49% 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,135,596,625,965 1,283,166,733,752 -852,429,892,213 -39.92% 4 Giá vốn hàng bán 1,899,027,471,102 1,093,488,421,632 -805,539,049,470 -42.42% 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 236,569,154,863 189,678,312,120 -46,890,842,743 -19.82% 6 Doanh thu hoat động tài chính 73,720,934,782 60,755,184,659 -12,965,750,123 -17.59% 7 Chi phí tài chính 221,330,647,535 171,731,732,165 -49,598,915,370 -22.41% -Trong đó: Chi phí lãi vay 110,967,151,900 102,812,478,058 -8,154,673,842 -7.35% 8 Chi phí bán hàng 45,612,200,125 32,814,880,527 -12,797,319,598 -28.06% 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 49,805,062,159 44,740,183,270 -5,064,878,889 -10.17% 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -6,457,820,174 1,146,700,817 7,604,520,991 - 117.76% 11 Thu nhập khác 284,308,707,519 118,648,127,951 -165,660,579,568 -58.27% 12 Chi phí khác 11,591,395,806 39,440,913,465 27,849,517,659 240.26% 13 Lợi nhuận khác 272,717,311,713 79,207,214,486 -193,510,097,227 -70.96% 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 266,259,491,539 80,353,915,303 -185,905,576,236 -69.82% 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 74,509,228,212 20,283,084,337 -54,226,143,875 -72.78% 16 Lợi nhuận sau thuế thu 191,750,263,327 60,070,830,966 -131,679,432,361 -68.67% SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 31. Luận văn tốt nghiệp 31 Vitranschart JSC nhập doanh nghiệp (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 của Vitranschart JSC) Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận năm 2009 sụt giảm so với năm 2008 do những biến động của nền kinh tế dẫn đến sự thay đổi về cung cầu hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể: - Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm 870,197,452,281 VND tương ứng tỉ lệ giảm là 39.79% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động vận tải biển giảm mạnh, giảm 740,747,389,232 VND tương ứng tỉ lệ giảm 40.58% so với năm 2008. Bên cạnh đó, doanh thu bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ khác cũng giảm nhưng tốc độ giảm thấp hơn so với tốc độ giảm của hoạt động vận tải biển. Doanh thu bán hàng năm 2009 giảm 125,689,826,394VND tương ứng tỉ lệ giảm là 46.58% so với năm 2008. Doanh thu dịch vụ khác năm 2009 giảm 3,760,236,655 tương ứng tỉ lệ giảm là 4.09%. - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 cũng giảm, giảm 852,429,892,213 VND tương ứng tỉ lệ giảm 39.92%. Mặc dù các khoản giảm trừ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 17,767,560,068 tương ứng tỉ lệ giảm là 34.49% nhưng mức độ giảm của các khoản giảm trừ thấp hơn rất nhiều so với mức độ giảm của doanh thu bán hàng dẫn đến doanh thu thuần cũng giảm theo. - Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm 805,539,049,470 VND, tương ứng tỉ lệ giảm là 42.42%. Điều này tốt cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là do giá vốn cung cấp dịch vụ vận tải giảm 695,072,607,302 VND tương ứng giảm 43.82%, giá vốn hàng hóa đã cung cấp giảm 118,370,887,537 VND tương ứng tỉ lệ giảm là 49.73%. Chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành tốt giá vốn bán hàng. - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 giảm 12,965,750,123 VND tương ứng tỷ lệ giảm là 17.59% so với năm 2008. Điều này không tốt cho doanh nghiệp. Tình trạng sụt giảm này là do doanh thu hoạt động tài chính khác giảm 227,294,557 VND (57.65%) và lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giảm 1,795,959,349 VND ( 2.94%). - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 7,604,520,991 VND. Điều này tốt cho doanh nghiệp. Chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm. Cụ thể, chi phí tài chính giảm 49,598,915,370 tương ứng với tỉ lệ giảm là 22.41%, SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 32. Luận văn tốt nghiệp 32 Vitranschart JSC nguyên nhân chủ yếu là do lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giảm 33,200,455,029 VND, tỉ lệ giảm là 36.22%. Ngoài ra, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và lãi tiền vay cũng giảm. Tất cả những điều này đã góp phần làm cho lợi nhuận thuần gia tăng một cách đáng kể. - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 giảm rất nhiều 185,905,576,236 VND tương ứng tỉ lệ giảm là 69.82% so với năm 2008. Mặc dù có sự sụt giảm về chi phí 27,849,517,659 VND nhưng mức độ sụt giảm này không đáng kể so với sự sụt giảm của thu nhập khác, dẫn đến lợi nhuận khác giảm đã ảnh hưởng lợi nhuận kế toán trước thuế. - Lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm 131,679,432,361 VNĐ tương ứng với tỉ lệ giảm 68.67% so với năm 2008. Điều này không tốt cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là năm 2009 doanh nghiệp đang trên đà phục hồi hoạt động kinh doanh từ cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008. Lúc bấy giờ nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm sút và có sự biến động về giá dầu ảnh hưởng đến hoạt động vận tải của toàn doanh nghiệp. Như vậy, trong năm 2009 vừa qua doanh nghiệp đã thực hiện tốt chỉ tiêu về chi phí. Điều này được thể hiện rất rõ đó là chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm rất nhiều so với năm 2008. Bên cạnh đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm rất nhiều. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp góp phần làm tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. b. Cơ cấu doanh thu và chi phí năm 2009.  Cơ cấu doanh thu năm 2009. Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu 2009. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 33. Luận văn tốt nghiệp 33 Vitranschart JSC CƠ CẤU DOANH THU 2009 82% 11% 7% Hoạt động vận tải Hoạt động thương mại Hoạt động khác Cơ cấu doanh thu vận tải biển chiếm 82% trong tổng doanh thu luôn được xác định là hoạt động kinh doanh then chốt, đem lại nguồn thu chính cho công ty. Hoạt động thương mại chủ yếu từ kinh doanh nguyên liệu clinker, thạch cao cho ngành xi măng chiếm 11%. Các hoạt động khác bao gồm hoạt động sửa chữa bảo dưỡng, hoạt động đại lý, hoạt động kho bãi tổng hợp, hoạt động thuê lao động chiếm 7%. Biểu đồ 2: Cơ cấu chi phí 2009.  Cơ cấu chi phí năm 2009 CƠ CẤU CHI PHÍ 35% 30% 6% 11% 15%1% 2% Nhiên liệu Vật liệu, công cụ Khấu hao TSCĐ Lương CN trực tiếp BHXH, KPCĐ, BHYT Tiền ăn Chi phí khác Chiếm tỷ trọng lớn trong chí phí giá vốn là chi phí nhiên liệu, giá dầu trong năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008 dẫn đến cơ cấu chi phí nhiên liệu trong giá vốn tăng từ 19.6% trong năm 2008 lên 36% trong năm 2009. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 34. Luận văn tốt nghiệp 34 Vitranschart JSC Chiếm tỷ trọng thứ hai trong cơ cấu giá vốn là chi phí khác. Đây là chi phí hàng hóa của hoạt động thương mại. Chi phí này ổn định qua các năm. Như vậy, hoạt động vận tải biển đóng vai trò quan trọng đem lại nguồn thu chính cho công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét các biến động của giá xăng dầu. Vì trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, giá xăng dầu tác động rất lớn đến việc gia tăng chi phí. Doanh thu hoạt động thương mại chỉ chiếm 11% nhưng chi phí khác ( chi phí của hoạt động thương mại) chiếm 35%. Điều này cho thấy hoạt động thương mại của doanh nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn đối với các khoản chi khác này. Từ đó góp phần giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.2 Thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển Tàu Hàng VTC Star tại VITRANSCHART JSC. 2.2.1 Thực trạng đội tàu công ty 2.2.1.1 Tổng quan đội tàu - Hiện nay, đội tàu công ty hoạt động khắp thế giới, chuyên chở hàng rời và bao kiện, chủ yếu là hàng nông sản, bột giấy, thiết bị, lúa mì, gạo, đường, than đá, quặng, sắt, thép và các loại nông sản khác. - Tổng số tàu 16 chiếc, lớn nhất 24.260 dwt, nhỏ nhất 6.508 dwt, bình quân 17.769 dwt/ tàu. - Tổng trọng tải đội tàu 317.316 DWT. Đến thời điểm này (2010) đội tàu công ty có tuổi bình quân là trên 13.6 năm. - Đội tàu công ty chuyên hoạt động các tuyến xa như: Tháiland- Tây Phi, Nam Mỹ- Tây Phi, Nam Mỹ- Châu Âu, các nước Châu Á…Ngoài ra, công ty còn mở rộng thêm các tuyến đi Bắc Mỹ và Úc. Bảng 2: ST T Tên Tàu Loại Tàu Năm đóng Nơi đóng Đăng Kiểm Trọng Tải Dung tích hầm hàng SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 35. Luận văn tốt nghiệp 35 Vitranschart JSC DWT ( m3 ) Rời Bao 1 Far East Hàng B.hóa 1982 Anh VR 15.17 5 21.37 9 19.536 2 Phương Đông 1 Hàng B.hóa 1986 Anh VR 15.13 6 21.37 9 19.536 3 Phương Đông 2 Hàng B.hóa 1986 Anh VR 15.12 21.37 9 19.536 4 Phương Đông 3 Hàng B.hóa 1986 Anh VR+LR 15.14 7 21.37 9 19.536 5 Viễn Đông 1 Hàng B.hóa 1989 Nhật VR+NK 6.839 12.82 1 11.896 6 Viễn Đông 3 Hàng B.hóa 2004 Việt Nam VR+NK 6.523 8.61 8.159 7 Viễn Đông 5 Hàng B.hóa 2006 Việt Nam VR+NK 6.508 8.61 8.159 8 VTC Star Hàng rời 1990 Nhật VR+NK 22.27 3 29.30 1 28.299 9 VTC Light Hàng rời 1994 Nhật VR+NK 21.96 4 29.25 4 28.298 10 VTC Sky Hàng rời 1997 Nhật VR+NK 24.26 30.84 7 30.094 11 VTC Globe Hàng rời 1995 Nhật VR+NK 23.72 6 31.24 9 30.169 12 VTC Dragon Hàng rời 2007 Việt Nam VR+NK 22.66 1 29.15 7 28.964 13 VTC Sun Hàng rời 1996 Việt Nam VR+NK 23.58 1 28.90 2 28.15 14 VTC Planet Hàng rời 1993 Nhật VR+NK 22.17 6 29.30 2 28.298 15 VTC Phoenix Hàng rời 2008 Việt Nam VR+NK 22.76 3 29.15 7 28.964 16 VTC Ocean Hàng rời 1999 Philipines VR+NK 23.49 2 30.81 1 30.088 SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 36. Luận văn tốt nghiệp 36 Vitranschart JSC -Tổng giá trị tài sản đội tàu theo sổ sách hiện nay 04/2009 là 3200 tỷ, tương đương khoảng 195 triệu USD. Bảng 3: STT Tên Tàu Loại Tàu Năm đóng Trọng Tải DWT Năm nhập tài sản Tổng giá trị đầu tư 1 Far East Hàng B.hóa 1982 15.175 1992 66,747,868,142 2 Phương Đông 1 Hàng B.hóa 1986 15.136 2000 55,734,575,804 3 Phương Đông 2 Hàng B.hóa 1986 15.12 2000 48,788,836,239 4 Phương Đông 3 Hàng B.hóa 1986 15.147 2000 50,872,832,078 5 Viễn Đông 1 Hàng B.hóa 1989 6.839 2002 37,681,033,740 6 Viễn Đông 3 Hàng B.hóa 2004 6.523 2004 102,789,345,960 7 Viễn Đông 5 Hàng B.hóa 2006 6.508 2006 122,848,081,876 8 VTC Star Hàng rời 1990 22.273 1995 123,215,246,296 9 VTC Light Hàng rời 1994 21.964 2005 286,869,314,364 10 VTC Sky Hàng rời 1997 24.26 2005 378,072,868,583 11 VTC Globe Hàng rời 1995 23.726 2007 339,845,818,500 12 VTC Dragon Hàng rời 2007 22.661 2007 309,879,100,755 13 VTC Sun Hàng rời 1996 23.581 2008 514,597,405,226 14 VTC Planet Hàng rời 1993 22.176 2008 529,360,850,000 15 VTC Phoenix Hàng rời 2008 22.763 2009 349,812,876,000 16 VTC Ocean Hàng rời 1999 23.492 2009 265,241,944,236 Tổng Cộng 3,201,245,653,941 Năm 2009, cước thực hiện của đội tàu công ty đối với 2 mặt hàng chính là gạo và đường giảm trung bình giảm 40%- 45% so với năm 2008. Tuy nhiên, do dự báo được tình hình, có biện pháp và phương án đối phó với khó khăn, với 35 năm kinh nghiệm khai thác, quản lý tàu, có uy tín trên thị trường hàng hải công ty đã duy SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 37. Luận văn tốt nghiệp 37 Vitranschart JSC trì được hoạt động của đội tàu tương đối ổn định, trên các tuyến truyền thống và tích cực khai thác thêm những tuyến mới . • Chở gạo xuất khẩu đi Tây Phi, Trung Mỹ, ĐNÁ. • Chở thuê đường khu vực Nam Mỹ- Tây phi/ Trung Á, Tây Á. • Chở thuê nông sản trong khu vực Nam Á/ Nam Mỹ/ ĐNÁ/ Bắc Phi/ Trung Đông. • Chở lúa mì từ Châu Úc về Việt Nam. • Chở thuê phân bón từ Châu Phi đi Bắc Mỹ. • Chở sắt thép từ Bắc Mỹ/ ĐNÁ. Tính đến cuối tháng 12/2009, đội tàu công ty có 16 chiếc với tổng trọng tải 317.316 DWT, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2008 do được bổ sung 70.149 DWT từ việc đóng mới tàu VTC Phoenix ( tháng 2/ 2009).Trong năm 2009, công ty đã bán thanh lý các tàu cũ, khai thác không hiệu quả với tổng trọng tải 24.325 DWT, bao gồm tàu dầu PMT1 & PMT2 ( tháng 4/2009) và Hawk One (tháng 12/2009). 2.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của đội tàu. a. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh.  Sản lượng thực hiện. Biểu đồ 3: Sản lượng vận tải của đội tàu qua các năm. 0.00 2,000,000.00 4,000,000.00 6,000,000.00 8,000,000.00 10,000,000.00 12,000,000.00 14,000,000.00 16,000,000.00 18,000,000.00 20,000,000.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 SẢN LƯỢNG VẬN TẢI CỦA ĐỘI TÀU QUA CÁC NĂM Sản lượng vận chuyển (Tấn) sản lượng luân chuyển (1000 tấn km) SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 38. Luận văn tốt nghiệp 38 Vitranschart JSC Hành trình của các tàu công ty thường thực hiện ở những tuyến đường xa nên có sự chênh lệch lớn giữa sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển trong năm. Từ năm 2000 đến năm 2009 sản lượng luân chuyển tăng một cách đáng kể, năm 2000 là 4,065,028.10 ngàn tấn km, đến năm 2009 đã là 19,839,456.16 ngàn tấn km, tăng 15,774,428.06 ngàn tấn km mà đỉnh cao là năm 2008 và năm 2009. Thị trường vận tải biển lên đến đỉnh vào 6 tháng đầu năm 2008 và bắt đầu suy thoái vào cuối năm 2008. Sang năm 2009 thị trường được hồi phục, ngoài việc duy trì hoạt động đội tàu ổn định trên các tuyến truyền thống, công ty còn đẩy mạnh khai thác các tuyến đường xa như Bắc Mỹ, Châu Úc…Chính vì vậy mà sản lượng luân chuyển có sự thay đổi lớn, tăng 2,722,047.12 ngàn tấn km tương ứng tỉ lệ tăng là 15.9% trong khi sản lượng vận chuyển chỉ tăng nhẹ ( tăng 13,531.46 tấn tương ứng tăng 0.79%) so với năm 2008. Sản lượng vận chuyển năm 2008 tăng 126 ngàn tấn tương ứng với tỷ lệ tăng là 7.54%, sản lượng luân chuyển tăng 5,053 triệu tấn km tương ứng tỉ lệ tăng là 41.59% so với năm 2007. Nguyên nhân là do các tuyến đường xa ngày càng được doanh nghiệp quan tâm và mở rộng. Điều đó dẫn đến tỉ lệ tăng của sản lượng luân chuyển lớn hơn tỉ lệ tăng của sản lượng vận chuyển. Như vậy, bên cạnh việc duy trì các khách hàng truyền thống, doanh nghiệp cần mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác, tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng, nâng cao sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển, khai thác tối đa công suất vận tải của tàu để nâng cao hiệu quả hoạt động.  Doanh thu thực hiện. Biểu đồ 4: Doanh thu thực hiện của đội tàu qua các năm. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 39. Luận văn tốt nghiệp 39 Vitranschart JSC 0.00 200,000.00 400,000.00 600,000.00 800,000.00 1,000,000.00 1,200,000.00 1,400,000.00 1,600,000.00 1,800,000.00 Triệuđồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm DOANH THU THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM Doanh Thu Kinh doanh vận tải biển được xác định là hoạt động kinh doanh chủ chốt, đem lại nguồn thu chính cho công ty. Doanh thu thực hiện qua các năm có sự gia tăng mà đặc biệt là trong năm 2008, hoạt động vận tải của đội tàu mang lại nguồn thu lớn cho công ty 1,770,492.79 triệu đồng, tăng 753,244.66 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 74.05% so với năm 2007. Nguyên nhân là do giá cước và lượng hàng hóa vận chuyển như gạo, đường, phân bón…. tăng mạnh trong hơn nửa đầu năm 2008. Năm 2009, doanh thu giảm 685,168.23 triệu đồng tương ứng giảm 38.7% so với năm 2008 do doanh thu thuê định hạn không còn nữa, người thuê trả lại tàu do không thể kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn. Như vậy, giá cước và sản lượng vận chuyển là 2 yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến cước thu của đội tàu. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải có các kế hoạch gia tăng sản lượng, dự báo biến động về giá cước vận chuyển, về tình hình biến động kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung để kịp thời có biện pháp khắc phục. 2.2.2 Thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển Tàu VTC Star. 2.2.2.1 Tổng quan về thông số kỹ thuật tàu VTC Star. (Bảng 5) 1. General Owner’s Name Kind of Ship Vitranschart M bulk/ Lumber carrier SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 40. Luận văn tốt nghiệp 40 Vitranschart JSC Type of Ship Service Area Hull Builder Ship’s Speed Date of Launching Date of Delivery Nationality Port of Registry Official N0 Class & N0 Single Decker Ocean Going Saiki Jukogyo Japan Trial Max : 16.2 K’T Service : 12.5_ 13.0 K’T 24. Feb. 1990 19. Apr. 1990 VietNamese SaiGon VNSG-1675-TH NK NS*(BC) (ESP) MNS* CMS-900896 2. Principal Dimension Length Depth Draught Freeboard LOA: 157.50M/ L.Register: 148.85M MLD: 12.70M Summer 9.115M 3625mm 3. Tonnage Registered DeadWeight G/T: 13,705.00 N/T: 7,738.00 22,273 M/T 4. Capacity Cargo Capacity Tank Capacity Bale: 28,299.00 M3 Grain: 29,301.00 M3 Fuel Oil: 932.66 M3 Diesel Oil: 93.35 M3 2.2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tàu VTC Star. Sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã tạo ra thị trường hưng thịnh nhất của thị trường vận tải biển trong suốt lịch sử phát triển. Đội tàu Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng vẫn đang hoạt động mạnh trên các tuyến biển xa tận Bắc Á, bờ tây Châu Phi, hoặc vùng biển Trung Nam Mỹ. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 41. Luận văn tốt nghiệp 41 Vitranschart JSC VTC Star, một tàu hùng của biển xanh, luôn vượt sóng tốt, với tổng trọng tải tương đối lớn 22.273 DWT cùng với trang thiết bị hiện đại luôn mang lại những kết quả khả quan cho doanh nghiệp. Biểu đồ 5: Sản lượng vận tải của tàu VTC STAR qua các năm.  Sản lượng vận tải. 0.00 200,000.00 400,000.00 600,000.00 800,000.00 1,000,000.00 1,200,000.00 1,400,000.00 1,600,000.00 1,800,000.00 2,000,000.00 Tấn/TấnKm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 NĂM SẢN LƯỢNG VẬN TẢI CỦA TÀU VTC STAR QUA CÁC NĂM Sản lượng vận chuyển (Tấn) Sản lượng luân chuyển ( Tấn Km) Nhìn chung, từ năm 2001 đến năm 2005 sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển tăng nhẹ do trong giai đoạn này công ty chủ yếu khai thác các tuyến đường truyền thống như VN- Cuba, Brazil- Biển đen, Biển đen- Ấn, India- ĐNÁ, Biển đen- Yemen, Ấn- VN, Turkey- Yemen, India- China. Từ năm 2006 trở đi, trước thềm hội nhập, hoạt động giao thương ngày càng mở rộng, nhận thức được tầm quan trọng của vận tải trong việc lưu chuyển hàng hoá, công ty đã không ngừng cải thiện và đầu tư cho tàu VTC Star, khai thác thêm các tuyến ở xa như Bắc Mỹ, Canada…chính vì vậy mà sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển có sự biến động lớn so với những năm đầu. Cụ thể: Năm 2006 sản lượng vận chuyển tăng 12,363.50 tấn, tỉ lệ tăng là 6.97%, sản SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 42. Luận văn tốt nghiệp 42 Vitranschart JSC lượng luân chuyển tăng 632,907.29 tấn km tương ứng tăng 52.08%, so với năm 2005. Sản lượng vận chuyển năm 2007 giảm 7,458.11 tấn, tương ứng giảm 3.93% và sản lượng luân chuyển tăng 102,350.58 tấn km tương ứng tỷ lệ tăng là 5.54%. Năm 2008 sản lượng vận chuyển giảm 47,467.15 tấn tương ứng giảm 26.04%, sản lượng luân chuyển giảm 362,425.91 tấn km tương ứng giảm 18.58% so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng vận chuyển giảm 32,855.98 tấn tương ứng giảm 24.37%, sản lượng luân chuyển tăng 185,609.23 tấn tương ứng tăng 11.69% so với năm 2008.  Doanh thu thực hiện. Biểu đồ 6: Doanh thu tàu VTC STAR qua các năm. 0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 160,000.00 Triệuđồng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm DOANH THU THỰC HIỆN TÀU VTC STAR QUA CÁC NĂM Doanh thu Lợi nhuận Từ năm 1995 đến năm 2005 kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều qua các năm, thị trường vận tải biển cũng phát triển ổn định. Chính vì thế mà doanh thu và lợi nhuận chỉ tăng nhẹ qua các năm. Từ năm 2006 đến năm 2009 nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty dẫn đến doanh thu và lợi nhuận có nhiều thay đổi. Năm 2008, doanh thu tăng 62,590.5 triệu tương ứng tăng 66.27% so với năm 2007 và lợi nhuận tăng 28,316.66 triệu tương ứng tăng SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 43. Luận văn tốt nghiệp 43 Vitranschart JSC 96.76%. Nguyên nhân là do cước vận chuyển tăng và thị trường tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2008. Cuối năm 2008, nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, tăng trưởng kinh tế giảm khiến nhu cầu vận tải đường biển giảm mạnh dẫn đến tình trạng thừa tàu thiếu hàng. Hoạt động vận tải biển gặp nhiều khó khăn do cả lượng hàng hoá và giá cước đều giảm mạnh. Điều này được thể hiện rất rõ trong chỉ số BDI. Chỉ số vận tải hàng khô rời (BDI: Baltic Dry Index) giảm rất mạnh từ gần 12000 điểm xuống dưới 1000 điểm. Đến đầu năm 2009, chỉ số BDI vẫn tiếp tục ở mức thấp nên tính chung cả năm doanh thu, lợi nhuận giảm so với năm 2008. Cụ thể là giảm 64,681.9 triệu đồng tương ứng giảm 41.19% và lợi nhuận cũng giảm 30,161.3 triệu tương ứng giảm 52.38%. 2.2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển Tàu VTC Star. Căn cứ vào kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu và quan hệ cung cầu thị trường vận tải biển thế giới đối với mảng hàng khô rời, công ty đã mua thêm tàu VTC star để đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Dự án đầu tư tàu VTC Star được thực hiện trong vòng 15 năm ( kể từ năm 1995 đến năm 2009) với tổng mức đầu tư là 123,215.2 triệu VND, vay ngân hàng 100% tổng giá trị đầu tư với lãi suất cố định 12%/năm và thanh toán lãi và gốc 2 kỳ/năm. Để nhận biết được hiệu quả đầu tư phát triển tàu trên thực tế, ta cần đánh giá một số chỉ tiêu sau: a. Dữ liệu ước tính trong hồ sơ dự án ( đính kèm phụ lục) b. Dữ liệu thực tế tại Vitranschart JSC. BẢNG 5: Nhu cầu vốn và nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng No Khoản mục Tiền I Nhu cầu vốn 123,215.2 1 Mua tàu 123,215.2 II Nguồn vốn 123,215.2 1 Vốn vay 123,215.2 Trong quá trình thực hiện dự án, công ty đã sử dụng vốn vay 100% tổng vốn đầu tư. Điều này thể hiện công ty còn phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn vay từ bên ngoài. Tỷ số vốn vay trên tổng nguồn vốn đầu tư càng cao thì mức độ tự SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 44. Luận văn tốt nghiệp 44 Vitranschart JSC chủ và độc lập về tài chính càng thấp. Bên cạnh đó, nó cũng làm cho công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ vay. BẢNG 6: Kế hoạch khấu hao (12 năm) ĐVT: Triệu đồng No Khoản Mục Năm Nguyên giá Khấu hao Khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại 0 1994 123,215.2 1 1995 10,267.9 112,947.3 2 1996 112,947.3 10,267.9 20,535.9 102,679.4 3 1997 102,679.4 10,267.9 30,803.8 92,411.4 4 1998 92,411.4 10,267.9 41,071.7 82,143.5 5 1999 82,143.5 10,267.9 51,339.7 71,875.6 6 2000 71,875.6 10,267.9 61,607.6 61,607.6 7 2001 61,607.6 10,267.9 71,875.6 51,339.7 8 2002 51,339.7 10,267.9 82,143.5 41,071.7 9 2003 41,071.7 10,267.9 92,411.4 30,803.8 10 2004 30,803.8 10,267.9 102,679.4 20,535.9 11 2005 20,535.9 10,267.9 112,947.3 10,267.9 12 2006 10,267.9 10,267.9 123,215.2 0.0 ( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Vitranschart JSC). Tổng mức khấu hao của tàu được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng tàu và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Do đa phần nguồn vốn của công ty xuất phát từ vốn vay nên để đảm bảo hoạt động kinh doanh, an toàn về tài chính, công ty quyết định khấu hao tàu trong thời gian khá lâu là 12 năm. Điều này giúp cho chi phí trong những năm đầu thực hiện dự án được giữ ở mức bình quân, đảm bảo hoạt động kinh doanh của tàu có thể mang lại lợi nhuận để chi trả lãi vay. Tránh tình trạng mất khả năng thanh toán trong những năm đầu do tổng số tiền phải trả trong những năm đầu thường ở mức khá cao so với toàn bộ quá trình thực hiện dự án. BẢNG 7: Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay ĐVT: USD SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 45. Luận văn tốt nghiệp 45 Vitranschart JSC Số tiền vay 100% tổng giá trị đầu tư Lãi suất vay 12% /năm Kỳ hạn thanh toán gốc và lãi 2 kỳ /năm Thời hạn vay vốn 8 năm No Kỳ thanh toán Tháng thứ SDĐK Trả vốn Lãi vay SDCK Tổng số tiền phải trả 0 123,215.2 123,215.2 1 6 123,215.2 7,701.0 7,392.9 115,514.3 15,093.9 2 12 115,514.3 7,701.0 6,930.9 107,813.3 14,631.8 1 Năm 1995 15,401.9 14,323.8 29,725.7 3 18 107,813.3 7,701.0 6,468.8 100,112.4 14,169.8 4 24 100,112.4 7,701.0 6,006.7 92,411.4 13,707.7 2 Năm 1996 15,401.9 12,475.5 27,877.4 5 30 92,411.4 7,701.0 5,544.7 84,710.5 13,245.6 6 36 84,710.5 7,701.0 5,082.6 77,009.5 12,783.6 3 Năm 1997 15,401.9 10,627.3 26,029.2 7 42 77,009.5 7,701.0 4,620.6 69,308.6 12,321.5 8 48 69,308.6 7,701.0 4,158.5 61,607.6 11,859.5 4 Năm 1998 15,401.9 8,779.1 24,181.0 9 54 61,607.6 7,701.0 3,696.5 53,906.7 11,397.4 10 60 53,906.7 7,701.0 3,234.4 46,205.7 10,935.4 5 Năm 1999 15,401.9 6,930.9 22,332.8 11 66 46,205.7 7,701.0 2,772.3 38,504.8 10,473.3 12 72 38,504.8 7,701.0 2,310.3 30,803.8 10,011.2 6 Năm 2000 15,401.9 5,082.6 20,484.5 13 78 30,803.8 7,701.0 1,848.2 23,102.9 9,549.2 14 84 23,102.9 7,701.0 1,386.2 15,401.9 9,087.1 7 Năm 2001 15,401.9 3,234.4 18,636.3 15 90 15,401.9 7,701.0 924.1 7,701.0 8,625.1 16 96 7,701.0 7,701.0 462.1 0.0 8,163.0 SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 46. Luận văn tốt nghiệp 46 Vitranschart JSC 8 Năm 2002 15,401.9 1,386.2 16,788.1 BẢNG 8: Báo Cáo Thu Nhập Của Tàu VTC Star. ĐVT: Triệu đồng. N o Năm dự án 0 1 (1995) 2 ( 1996) 3 (1997) 4 ( 1998 ) 5 (1999) 6 ( 2000) 7 ( 2001 ) I Doanh thu 51,300.0 52,524.5 53,656.1 54,399.1 52,406.60 56,888.9 60,680.5 1 Cước thu 41,197.7 52,524.5 53,656.1 54,399.1 52,406.60 56,888.9 60,680.5 2 Thanh lý II Tổng chi phí 123,21 5 38,931.6 37,152.6 36,421.8 36,732.4 36,802.40 42,506.5 40,433.6 1 Chi phí khai thác 8,034.4 8,738.8 8,770.0 9,787.1 10,097.90 18,837.7 16,485.7 - Chi phí thuyền viên 698.7 632.4 624.8 754.9 781.6 661.4 709.5 - Bảo Hiểm 2,236.5 2,851.6 2,454.4 2,032.9 2,342.70 2,964.1 3,369.4 - VT, VL, DN, NN 2,184.9 2,223.4 2,091.4 2,291.3 1,765.40 2,968.6 3,156.8 - Sửa chữa, bảo dưỡng, phụ tùng 1,461.3 1,286.1 1,551.8 2,146.7 3,261.50 10,027.8 5,961.4 - Chi phí quản lý, chi khác 1,453.0 1,745.3 2,047.6 2,561.3 1,946.70 2,215.8 3,288.5 2 Chi phí chuyến 6,305.5 5,670.3 6,756.6 7,898.3 9,505.70 8,318.3 10,445.6 - Cảng phí, đại lý phí 1,836.2 2,145.8 2,849.1 3,073.8 2,630.00 3,514.3 3,225.1 - Nhiên liệu 2,606.9 2,440.2 2,453.8 3,326.1 4,350.80 3,567.6 5,264.3 - Hoa hồng và giảm giá 1,862.4 1,084.3 1,453.7 1,498.4 2,524.90 1,236.4 1,956.2 3 Chi phí vốn 24,591.7 22,743.5 20,895.3 19,047.0 17,198.80 15,350.6 13,502.3 - Khấu hao cơ bản 10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.90 10,267.9 10,267.9 - Trả lãi vay 14,323.8 12,475.5 10,627.3 8,779.1 6,930.90 5,082.6 3,234.4 4 Lợi nhuận trước thuế 12,368.4 15,371.9 17,234.3 17,666.7 15,604.20 14,382.4 20,246.9 5 Thuế TNDN ( 25%) 3,092.1 3,843.0 4,308.6 4,416.7 3,901.10 3,595.6 5,061.7 6 Lợi nhuận sau thuế 9,276.3 11,528.9 12,925.7 13,250.0 11,703.20 10,786.8 15,185.2 7 Thu nhập ròng 0 19,544.2 21,796.9 23,193.7 23,518.0 21,971.1 21,054.7 25,453.1 SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 47. Luận văn tốt nghiệp 47 Vitranschart JSC Năm dự án 8 ( 2002 ) 9 (2003 ) 10 ( 2004 ) 11 ( 2005 ) 12 ( 2006 ) 13 ( 2007 ) 14 ( 2008 ) 15 ( 2009 ) I Doanh thu 63,264.9 64,384.4 71,645.7 69,099.5 62,674.0 94,448.7 157,039.2 92,357.3 1 Cước thu 63,264.9 64,384.4 71,645.7 69,099.5 62,674.0 94,448.7 157,039.2 92,357.3 2 Thanh lý I I Tổng chi phí 44,455.3 42,509.2 48,938.2 60,477.2 45,655.8 55,427.6 80,262.6 55,795.8 1 Chi phí khai thác 17,331.6 18,248.6 20,275.7 31,341.5 21,605.5 28,682.6 41,494.0 27,269.5 - Chi phí thuyền viên 627.5 540.9 625.5 714.7 689.4 677.4 739.5 822.7 - Bảo Hiểm 3,409.9 4,205.3 4,942.5 5,487.6 4,542.0 6,146.9 9,252.4 5,758.2 - VT, VL, DN, NN 2,945.2 4,189.4 3,249.7 5,860.6 5,925.2 6,456.8 9,297.9 5,576.0 - Sửa chữa, bảo dưỡng, phụ tùng 7,687.9 6,751.2 8,328.5 15,216.1 8,127.9 8,456.9 14,886.2 7,595.3 - Chi phí quản lý, chi khác 2,661.1 2,561.8 3,129.5 4,062.5 2,321.0 6,944.6 7,318.0 7,517.3 2 Chi phí chuyến 15,469.6 13,992.7 18,394.6 18,867.8 13,782.4 26,745.0 38,768.6 28,526.3 - Cảng phí, đại lý phí 4,162.7 3,564.5 5,861.8 6,627.3 4,143.4 7,415.9 9,558.1 9,208.1 - Nhiên liệu 7,750.6 7,459.6 9,500.0 6,900.0 4,900.0 13,771.0 22,680.9 15,230.2 - Hoa hồng và giảm giá 3,556.3 2,968.6 3,032.8 5,340.5 4,739.0 5,558.1 6,529.6 4,088.0 3 Chi phí vốn 11,654.1 10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.9 0.0 0.0 0.0 - Khấu hao cơ bản 10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.9 10,267.9 0.0 0.0 0.0 - Trả lãi vay 1,386.2 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 4 Lợi nhuận trước thuế 18,809.6 21,875.2 22,707.5 8,622.3 17,018.2 39,021.1 76,776.6 36,561.5 5 Thuế TNDN 4,702.4 5,468.8 5,676.9 2,155.6 4,254.5 9,755.3 19,194.2 9,140.4 6 Lợi nhuận sau thuế 14,107.2 16,406.4 17,030.6 6,466.7 12,763.6 29,265.8 57,582.5 27,421.2 7 Thu nhập ròng 24,375.2 26,674.3 27,298.5 16,734.6 23,031.6 29,265.8 57,582.5 27,421.2 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Vitranschart JSC). Nhìn chung, doanh thu thực hiện qua các năm vẫn ở mức tăng trưởng bình quân, không có nhiều biến động. Tuy nhiên, năm 2006 doanh thu giảm đi do cước thu giảm. Trong 3 năm cuối của dự án 2007, 2008, 2009 doanh thu tăng ở mức khá cao do thị trường tăng trưởng, cước thu tăng. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 48. Luận văn tốt nghiệp 48 Vitranschart JSC Tổng chi phí trong các năm chỉ biến động nhẹ. Tuy nhiên, trong năm 2008 có sự tăng vọt về chi phí nguyên nhân chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng đặc biệt là sự gia tăng đáng kể của giá xăng dầu (115USD/T) và chi phí khai thác tăng trong đó chủ yếu là sự gia tăng về chi phí sửa chữa và bảo dưỡng tàu. Lợi nhuận qua các năm không có nhiều thay đổi. Từ năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động của tàu luôn ở mức cao so với những năm trước, cao nhất là năm 2008, thị trường trong giai đoạn hưng thịnh trong 6 tháng đầu năm, mặc dù có sự gia tăng về chi phí nhưng tốc độ gia tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận vẫn giữ ở mức cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác quản lý về doanh thu và chi phí, đảm bảo hoạt động kinh doanh của tàu có thể đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp. SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 49. Luận văn tốt nghiệp 49 Vitranschart JSC BẢNG 9: Thời gian hoàn vốn có chiết khấu, hiện giá thuần, tỷ số lợi ích/ chi phí No Vốn đầu tư ( C0 ) 1/(1+r)n PC Thu nhập ròng PV Lũy kế PV Chênh lệch LK(PV) - T (PC) 0 (1994) 123,215 123,215 0 1 (1995) 0.892857143 19,544 17,450.20 17,450.20 -105,765.05 2 (1996) 0.797193878 21,797 17,376.34 34,826.54 -88,388.71 3 (1997) 0.711780248 23,194 16,508.78 51,335.32 -71,879.93 4 (1998) 0.635518078 23,518 14,946.10 66,281.42 -56,933.82 5 (1999) 0.567426856 21,971 12,466.99 78,748.41 -44,466.83 6 (2000) 0.506631121 21,055 10,666.98 89,415.39 -33,799.85 7 (2001) 0.452349215 25,453 11,513.69 100,929.09 -22,286.16 8 (2002) 0.403883228 24,375 9,844.72 110,773.80 -12,441.44 9 (2003) 0.360610025 26,674 9,619.03 120,392.83 -2,822.41 10 (2004) 0.321973237 27,299 8,789.40 129,182.23 5,966.98 11 (2005) 0.287476104 16,735 4,810.81 133,993.04 10,777.79 12 (2006) 0.256675093 23,032 5,911.63 139,904.67 16,689.42 13 (2007) 0.22917419 29,266 6,706.97 146,611.64 23,396.39 14 (2008) 0.204619813 57,582 11,782.52 158,394.15 35,178.91 15 (2009) 0.182696261 27,421 5,009.74 163,403.90 40,188.65 Tổng 123,215 123,215 388,915 163,403.90 NPV 40,188.65 BCR 1.33 PP 9 năm 4 tháng Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng NPV tính từ năm bắt đầu đến năm thứ 9 hoàn toàn đạt giá trị âm, đến năm thứ 10 trở đi thì NPV đạt giá trị dương. Điều này cho thấy dự án đã bắt đầu hoàn vốn được và có lời. Đây chính là dấu hiệu cho thấy tính khả thi của dự án trên thực tế và cũng là điều mong đợi của những người lập và tham gia dự án. BẢNG 10: Tính IRR SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh
  • 50. Luận văn tốt nghiệp 50 Vitranschart JSC r1 17% r2 17.50% No C0 1/(1+r1)n PC1 1/(1+r2)n PC2 Thu nhập ròng PV1 PV2 0 123,21 5 123,21 5 123,21 5 0.00 1 0.854700855 0.85106383 19,544.22 16,704.46 16,633.38 2 0.730513551 0.724309642 21,796.88 15,922.91 15,787.69 3 0.624370556 0.616433738 23,193.65 14,481.43 14,297.35 4 0.533650048 0.524624458 23,517.98 12,550.37 12,338.11 5 0.456111152 0.4464889 21,971.10 10,021.26 9,809.85 6 0.389838592 0.379990554 21,054.73 8,207.94 8,000.60 7 0.333195378 0.323396216 25,453.11 8,480.86 8,231.44 8 0.284782374 0.275230822 24,375.16 6,941.62 6,708.80 9 0.243403738 0.234238997 26,674.32 6,492.63 6,248.17 10 0.208037383 0.199352338 27,298.53 5,679.12 5,442.03 11 0.177809729 0.169661564 16,734.63 2,975.58 2,839.22 12 0.151974128 0.144392821 23,031.56 3,500.20 3,325.59 13 0.129892417 0.122887507 29,265.83 3,801.41 3,596.40 14 0.11101916 0.104585112 57,582.48 6,392.76 6,022.27 15 0.094888171 0.089008606 27,421.16 2,601.94 2,440.72 Tổng 123,21 5 123,21 5 123,21 5 124,754.50 121,721.61 NPV1 1539 NPV2 -1494 IRR 17.25% c. Đánh giá. Chỉ tiêu tài chính Dự án Thực hiện SVTH: Ngô Cẩm Tú GVHD: Th.S Hà Ngọc Minh