SlideShare a Scribd company logo
1 of 32
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội có rất nhiều ngành sản xuất phục vụ cho cuộc sống con người, mỗi
ngành, mỗi lĩnh vực đóng vai trò và tầm quan trọng riêng. Nhìn chung, các ngành sản
xuất, các lĩnh vực sản xuất trên một góc độ nào đó chúng có thể tồn tại một cách độc
lập nhưng khi đi sâu vào nghiên cứu thì chúng luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Trong đó ngành sản xuất vận tải là một mắt xích quan trọng của quá trình sản
xuất, đảm trách khâu vận chuyển và lưu thông hang hóa, một sự cần thiết nhất định
trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Trong những năm gần đây đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa
thì nhu cầu vận chuyển và phân phối hàng hóa từ nơi này đến nơi kia, từ quốc gia này
đến quốc gia kia ngày càng tăng. Chính vì thế, ngành vận tải Việt Nam đã và đang
phát triển nhanh chóng, dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại
hoá khu vực toàn cầu.
Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam là một trong những công ty vận tải chịu sự tác
động cạnh tranh gay gắt của thị trường vận tải trong nước và quốc tế.Nắm bắt được xu
thế phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải biển, công ty đã không ngừng nỗ lực mở
rộng và đổi mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trong công tác quản lý kinh tế, chi phí là một trong những chỉ tiêu hàng đầu được
quan tâm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số những
tìm hiểu nhất định của em về chi phí và phương pháp tính chi phí của công ty Cổ phần
vận tải biển Việt Nam (VOSCO), qua đó có kết luận và đưa ra một số đề xuất cho
công ty trong tương lai.
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM(VOSCO)
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Vận tải biển Việt
Nam(VOSCO)
1.1 Lịch sử hình của công ty thành và phát triển
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM (VOSCO)
Trụ sở chính: 215 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Tel:(84-31)3731090
Fax:(84-31)3731007
Email:PID@vosco.vn;drycargo@vosco.vn
Website: http://www.vosco.com.vn; http://www.vosco.vn
Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam(VOSCO) chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01/01/2008 trên cơ sở chuyển đổi sang mô hình cổ phần từ Công ty Vận tải biển
Việt Nam (VOSCO) được thành lập ngày 01/7/1970.
Từ khi thành lập đến nay, VOSCO luôn không ngừng nỗ lực mở rộng, phát triển
và đổi mới đội tàu. Đội tàu hiện tại của VOSCO rất đa dạng, gồm các tàu chở hàng
rời, tàu dầu sản phẩm và tàu container hoạt động không hạn chế trên các tuyến trong
nước và quốc tế.
Hoạt động kinh doanh chính của VOSCO là vận tải biển. VOSCO không chỉ là
chủ tàu, quản lý và khai thác tàu mà còn tham gia vào các hoạt động thuê tàu, mua bán
tàu, các dịch vụ liên quan thông qua các công ty con và chi nhánh như dịch vụ đại lý,
giao nhận& logistic; sửa chữa tàu; cung ứng dầu nhờn, vật tư; cung cấp thuyền viên...
cũng như các hoạt động liên doanh, liên kết.
VOSCO đã thiết lập, thực hiện, duy trì, vận hành có hiệu quả Hệ thống Quản lý
An toàn, Chất lượng và Môi trường (SQEMS) và thường xuyên chú trọng bổ sung và
cải tiến nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của Bộ luật Quản lý An toàn
Quốc tế (ISM Code), tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Công ước Lao động hàng hải.
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 3
Với bề dày truyền thống và sự tận tâm với khách hàng, VOSCO tự hào là một
trong những công ty vận tải biển hàng đầu của Việt Nam, phục vụ đông đảo khách
hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi cam kết sẽ không ngừng nỗ lực đảm bảo cung
cấp cho khách hàng dịch vụ vận tải chất lượng, chuyên nghiệp và uy tín.
1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO), hoạt động theo phép kinh
doanh số 0200644058 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 04 tháng
06 năm 2008, đăng ký lần đầu ,ngày 16 tháng 8 năm 2005,đăng ký thay đổi lần thứ
nhất ,ngày 04 tháng 11 năm 2010 , với các ngành nghề kinh doanh:
+ Chủ tàu, quản lý và khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu sản phẩm
+ Vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic.
+ Thuê tàu.
+ Đại lý (Đại lý tàu và môi giới).
+ Dịch vụ vận tải.
+ Đại lý giao nhận đường hàng không và đường biển.
+ Cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu nước ngoài.
+ Cung cấp phụ tùng, vật tư hàng hải.
+ Mua bán tàu.
+ Liên doanh, liên kết.
+ Đại lý bán vé máy bay.
Là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh và đi đầu trong lĩnh vực vận tải biển
nên công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam đã xây dựng được một công ty vững mạnh
có đội ngũ nhân viên lành nghề, với bề dày truyền thống và kinh nghiệm, công ty đã
đạt được những thành tích đáng kể trong lĩnh vực vận tải, cùng tiến bước hội nhập,
đưa kinh tế Việt Nam vươn ra biển lớn, đóng góp một phần thuế không nhỏ cho ngân
sách Nhà nước.
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 4
1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty
1.3.1 Mô hình tổ chức của công ty
Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý công ty
(Nguồn: Công ty cung cấp)
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 5
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
A- Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty Ban giám đốc Công ty Vận tải
biển Việt Nam bao gồm:
 Tổng giám đốc
 Phó tổng giám đốc khai thác
 Phó tổng giám đốc kĩ thuật
 Phó tổng giám đốc phía Nam
 Tổng giám đốc:
Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung
Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm
theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tổng giám đốc là người đại diện
pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
và pháp luật về điều hành công ty.
 Phó tổng giám đốc: Số người :03
a. Phó tổng giám đốc khai thác
Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất khai thác
kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối, nắm bắt nguồn hàng, xây dựng phương
án kinh doanh, đề xuất với Tổng giám đốc công ty kí kết các hợp đồng vận tải hàng
hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong công ty, theo dừi hoạt động của
đội tàu.
b. Phó tổng giám đốc kĩ thuật
Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành công việc kĩ thuật,
vật tư, sửa chữa, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sáng kiến, hợp lý húa sản
xuất và cỏc hoạt động liên quan khác, tiến hành theo dừi hoạt động của đội tàu, đảm
bảo cho tàu hoạt động an toàn.
c. Phó tổng giám đốc phía Nam
Chức năng nhiệm vụ: phụ trách toàn bộ các hoạt động của các chi nhánh phía
Nam Sau đây là Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 6
B-Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1) Phòng khai thác - thương vụ
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu
có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác. Phòng có
chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu hàng khô của công ty, chỉ đạo đôn đốc hệ
thống đại lý trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch sản xuất.
+ Khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải và tổ chức thực hiện
hợp đồng.
+ Tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế của đội tàu hàng khô.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận tải, doanh thu theo
định kỳ, kế hoạch trung và dài hạn về kinh doanh khai thác vận tải.
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo lựa chọn quyết
định phương án quản lý tàu.
+ Điều động tàu theo kế hoach sản xuất và hợp đồng vận tải đã kí kết. Đề xuất
phương án thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị kinh doanh có
đóng góp hợp tác, hỗ trợ tàu hoặc công ty có hiệu quả.
2) Phòng vận tải dầu khí
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu
dầu kinh doanh có hiệu quả cao nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc
khai thác. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phám, kí kết các hợp đồng vận tải của
tàu dầu, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu dầu.
3) Phòng vận tải container
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu
container kinh doanh có hiệu quả cao nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng
giám đốc khai thác. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phám, kí kết các hợp đồng vận
tải của tàu container, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu
container.
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 7
4) Phòng kĩ thuật
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý kĩ thuật của đội
tàu, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn quy trình quy phạm về kĩ thuật
bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa tiêu hao vật tư phụ tùng phục vụ cho khai thác kinh
doanh vận tải hoạt động có hiệu quả. Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng
giám đốc kĩ thuật.
Tham gia vào các chương trình kế hoach đào tạo lại, nâng cao trình độ kĩ thuật kĩ sư
lái tàu về quản lý khai thác kĩ thuật, tham gia giám định sáng kiến nghiên cứu khoa
học, tiết kiệm trong phạm vi quản lý nghiệp vụ của phòng và công tác kĩ thuật khác
Tổng giám đốc giao.
5) Phòng vật tư
Quản lý kĩ thuật vật tư, kế hoạch sửa chữa tàu, xây dựng các chỉ tiêu định mức kĩ
thuật bảo quản vật tư nhiên liệu.
Nắm bắt nhu cầu sử dụng vật tư phụ tùng của các tàu để xây dựng định mức và
cung cấp kịp thời cho hoạt động vận tải và các hoạt động khác.
Triển khai về mua bán và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế cho đôi tàu. Xây
dựng, điều chỉnh các nội quy, quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và tiêu
chuẩn quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị trên tàu.
Quản lý về chất lượng, tính năng về kĩ thuật của trang thiết bị máy móc trên tàu.
Theo dõi, hướng dẫn hoạt động khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết
bị máy móc theo đúng quy trình quy phạm tiêu chuẩm kĩ thuật.
6) Phòng tài chính kế toán
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính,
hạch toán kinh tế và hạch toán kế toán trong toàn công ty, quản lý kiểm soát các thủ
tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp cho công ty thực hiện các chỉ tiêu tài chính.
Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh và tự chủ
về tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác đội tàu để tìm ra
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 8
biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Đề nghị các biện pháp điều chỉnh, xử ký kịp thời những sai lệch trong hoạt động
kinh doanh và quản lý tài chính, có quyến tham gia tổ chức kiểm tra việc thực hiện
chế độ kế toán tài chính trong phạm vi toàn công ty.
7) Trung tâm thuyền viên và trung tâm huấn luyện thuyền viên
Là trung tâm chức năng chịu trách nhiệm quản ký thuyền viên về tất cả các mặt
đời sống của thuyền viên, chịu trách nhiệm bổ sung thuyền viên cho đội tàu. Thường
xuyên có lớp đào tạo và đào tạo lại tay nghề, nâng cao trình độ cho đội ngũ thuyền
viên, sẵn sàng thuyền viên đự trữ để bổ sung và thay thế thuyền viên cho các tàu bất kì
khi nào.
8) Phòng Hàng hải
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế, an toàn
hàng hải của tàu, theo dõi về các vấn đề pháp lý của công ty. Phòng có nhiệm vụ chủ
yếu sau:
+ Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải. Tổ chức thanh tra
việc thực hiện các quy định của công ty, luật pháp quốc tế và Việt Nam trên tàu. Quản
lý, hướng dẫn việc thực hiện về công tác an toàn hàng hải, an toàn lao động trong sản
xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn công ty.
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty.
+ Yêu cầu các phòng ban, các tàu, các đơn vị trong công ty cung cấp số liệu,
chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khai thác kĩ
thuật khi cần cho nghiệp vụ của phòng.
+ Có quyền đề nghị khen thưởng và kỉ luật các cá nhân, tập thể thể hiện an toàn
hàng hải, an toàn lao động cũng như chấp hành các luật lệ, luật pháp quốc tế, Việt
Nam và các quy chế công ty.
9) Phòng tổ chức - tiền lương
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức lao động
và tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh của công ty. Phòng có chức năng
chủ yếu sau:
+ Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doan h vận tải, kết quả sản xuất
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 9
kinh doanh toàn công ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hội trong và
ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp điều động phù hợp.
+ Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức tái đào tạo
bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
+ Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lương phù hợp.
10)Phòng hành chính
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc các công việc hành chính
như:
+ Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn
phòng phẩm.
+ Quản lý và lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng trụ sở chính và các chi nhánh,
trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc.
+ Quan hệ với các cơ quan chức năng trong địa phương để giúp cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi.
11)Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc giải quyết công tác thanh tra,
bảo vệ sản xuất, thực hiện công tác quân sự. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tham mưu giúp Tổng giám đốc các công tác thanh tra theo quy định và pháp
lệnh thanh tra Nhà nước, triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn
trong công ty, tổ chức thực hiện các pháp lệnh về dân quân tự vệ, quản lý trang thiết bị
tự vệ trong công ty.
+ Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn về chống cướp biển, chống khủng bố trên biển.
12)Ban quản lý an toàn và chất lượng
Chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý an toàn (ISM Code) và hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Hiện tại, công ty có: 09 chi nhánh và 01 văn phòng đại diện
C- Đội tàu của Công ty:
Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước. Tính đến tháng 9/2012,
đội tàu của Công ty gồm 25 con tàu, trong đó số lượng tàu hàng khô là 21 tàu, tàu dầu
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 10
là 2 và tàu container là 2 tàu. Đa số các con tàu được đóng ở Nhật Bản (21 tàu), ngoài
ra được đóng ở Hàn Quốc (2 tàu) và Việt Nam (2 tàu).
Thông tin chi tiết về các tàu của công ty :
Loại tàu Tên tàu Công suất thiết kế (DWT)
Tàu chở hàng khô
Sông Ngân 6205
Vĩnh Thuận 6500
Vĩnh An 6500
Vĩnh Hưng 6500
Tiên Yên 7060
Vĩnh Hòa 7371
Vĩnh Phước 12307
Lan Hạ 13317
Morning Star 21353
Vosco Star 46671
Vega Star 22035
Golden Star 23790
Polar Star 24835
Neptune Star 25398
Diamond Star 27000
Silver Star 21967
Lucky Star 22776
Vosco Sky 52523
Blue Star 27272
Vosco Unity 53552
Tàu dầu
M/T Đại Nam 47102
M/T Đại Ninh 47148
Tàu container
Fortune Freighter 8937
Fortune Navigator 8516
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 11
1.4 Một số kết quả đạt được.
1.4.1 Những sự kiện nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển Vosco
+ Hai tàu biển Việt Nam đầu tiên là tàu Tự lực 06 và tàu Tăng-kít TK154 được Chủ
tịch nước Tôn Đức Thắng ký phong tặng danh hiệu Anh hùng vào ngày 7/6/1972 và
ngày 31/12/1973.
+ Ngày 9/11/1973, tàu Hồng Hà (trọng tải 4.3888 DWT) mở luồng Việt Nam - Nhật
Bản, là tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi biển xa, tạo đà cho bước phát
triển đội tàu vận tải viễn dương.
+ Năm 1974, Vosco là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam thực
hiện phương thức vay mua tàu để phát triển đội tàu: mua 3 tàu Sông Hương, Đồng Nai
và Hải Phòng. Cho đến nay, Công ty đã quản lý và khai thác gần 100 lượt tàu biển
hiện đại. Tính bình quân sau 6 đến 7 năm, Công ty hoàn thành trả nợ vốn và lãi mua
tàu
+ Ngày 13/5/1975, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tàu Sông Hương trọng
tải 9.580 DWT là tàu đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa do Thuyển trưởng
Nguyễn Tấn Nghiêm chỉ huy cập Cảng Nhà Rồng, đặt nền móng đầu tiên cho việc
thông thương hai miền Nam-Bắc bằng đường biển, góp phần đắc lực để phục hồi kinh
tế đất nước sau chiến tranh.
+ Tháng 10/1975, hai tàu dầu Cửu Long 01 và Cửu Long 02 tải trọng 20.840 DWT là
hai tàu dầu đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam lần đầu mở luồng đến các nước Đông Phi
và Nam Âu.
+ Năm1977, tàu Sông Chu- tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi châu Úc và
Ấn Độ mở rộng thị trường vận tải ngoại thương.
+ Năm1982, hai tàu Thái Bình và Tô Lịch là hai tàu đầu tiên của Việt Nam mở
luồng đi các nước Tây Phi và châu Mỹ, đánh dấu đội tàu VOSCO đến đủ năm châu,
bốn biển.Tàu Thái Bình đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là tàu
Việt Nam đầu tiên hành trình vòng quanh Thế giới.
+ Ngày 24/7/1996 Công ty nhận tàu Morning Star trọng tải 21.353 DWT là tàu hàng
rời chuyên dụng đánh dấu bước chuyển mình trong lĩnh vực đầu tư sang loại tàu
chuyên dụng, cỡ lớn có tầm hoạt động rộng hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 12
+ Tháng 7/1997, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam triển khai áp
dụng Bộ luật Quảnlý An toàn Quốc tế (ISM Code) trước khi Bộ luật này chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/01/1998.
+ Năm 1999 Công ty đặt đóng ba tàu Vĩnh Thuận, Vĩnh An, Vĩnh Hưng trọng tải
6.500 DWT tại Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng; đây là ba tàu biển đầu tiên, lớn nhất
lúc đó đóng tại Việt Nam tạo tiền đề quan trọng cho ngành Đóng tàu Việt Nam phát
triển và trở thành quốc gia đóng tàu biển có tên trong danh sách các cường quốc đóng
tàu thế giới.
+ Ngày 27/10/1999 Công ty nhận tàu dầu Đại Hùng trọng tải 29.997 DWT tại cảng
Mizushima, Nhật Bản và đưa vào khai thác chuyến đầu tiên từ Singapore về Đà
Nẵng đánh dấu sự trở lại của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển dầu-khí.
+ Ngày 02/5/2000, tàu Đại Long trọng tải 29.996 DWT là dầu sản phẩm đầu tiên
mang cờ Việt Nam đến cảng Charleston, Hoa Kỳ sau Việt Nam và Hoa Kỳ bình
thường hoá quan hệ.
+ Năm 2002, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Hệ thống
Quản lý Chất lượng ISO9001-2000.
+ Năm 2004, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Bộ luật
An ninh Tàu và Bến cảng (ISPSCode).
+ Ngày 29/3/2006, thành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và Vosco trở
thànhCông ty vận tải biển duy nhất có một trung tâm được trang bị hệ thống thiết bị
mô phỏng buồng lái, buồng máy hiện đại để đào tạo, huấn luyện sỹ quan thuyền viên,
nâng cao trình độ quản lý khai thác đội tàu của Công ty.
+ Ngày 11/7/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 2138/QĐ-
BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Vận tải biển Việt Nam, đơn
vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty cổ phần với vốn
điều lệ 1.400 tỷ đồng, Nhà nước sở hữu 60%. Từ ngày 01/01/2008 Công ty Vận tải
biển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi
mới là Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO).
+ Ngày 02/12/2008 Công ty đã mua và đưa 2 tàu container Fortune Navigator và
Fortune Freighter (560TEU) vào khai thác chuyên tuyến đánh dấu sự tham gia của
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 13
Công ty trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng container định tuyến - một lĩnh vực
vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.
+ Ngày 17/4/2010, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Vosco Sky, trọng tải
52.523 DWT đóng tại Nhật Bản năm 2004, là tàu hàng rời chuyên dụng cỡ Supramax
đầu tiên của Công ty.
+ Ngày 08/9/2010, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch phiên đầu tiên tại
Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là "VOS".
1.4.2 Các thành tích đã đạt được trong những năm gần đây
- Huân chương độc lập hạng nhì
- Tập thể lao động tiên tiến nhiều năm liền
- Huân chương lao động hạng nhì
- Đơn vị lao động thi đua xuất sắc toàn quốc
1.5 Quy mô của công ty
1.5.1 Quy mô về nguồn nhân lực
Bảng cơ cấu lao động.
STT Nội dung
2013
Số lượng Tỷ lệ (%)
1
Phân luồng lao động:
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
1240
460
72.94
27.06
2
Độ tuổi lao động:
- 20 – 30
- 31 – 40
- 41 – 50
- 51 – 60
620
650
400
30
36.47
38.24
23.53
1.76
3
Giới tính:
- Nữ
- Nam
100
1600
5.88
94.12
4
Trình độ lao động
- Thạc sỹ
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
10
800
160
140
0.59
47.06
9.41
8.24
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 14
- Sơ cấp
- Lao động phổ thông
590
0
34.70
0
5 Tổng số lao động 1700 100%
1.5.2 Quy mô về vốn và tài sản
- Tại thời điểm năm cuối tháng 12 năm 2013, tổng tài sản của Công ty là hơn
5125 tỷ đồng ( 5.225.804.378.742 đồng), vốn chủ sở hữu là 1500 tỷ đồng.
- Tài sản cố định của công ty gồm:
Tài sản cố định Nguyên giá (đồng) Giá trị còn lại (đồng)
1. Nhà cửa, vật kiến trúc 28.150.987.263 15.790.506.052
2.Máy móc thiết bị 92.280.203.603 60.300.280.050
3. Phương tiện vận tải 6.533.345.974.792 3.650.280.212.500
4. Tài sản cố định khác 62.840.555 15.306.720
( Nguyên giá và giá trị còn lại đều lấy theo số liệu cuối năm 2013)
1.5.3 Quy mô hoạt động kinh doanh
Là một nhà kinh doanh, bao giờ chúng ta cũng phải quan tâm đến hiệu quả và
mong muốn hiệu quả sản xuất - kinh doanh ngày càng cao. Để đạt được điều đó trước
hết phải có nhận thức đúng. Từ nhận thức đúng đi đến quyết định và hành động.
Nhận thức - quyết định và hành động là bộ ba biện chứng của sự lãnh đạo và quản lý
khoa học. Trong đó, nhận thức giữ vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu và
nhiệm vụ trong tương lai.
Ta biết rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả của một quá trình.
Ở các thời kỳ khác nhau có những nguyên nhân khác nhau và cùng một nguyên nhân
nhưng nó tác động đến hiện tượng kinh tế với những mức độ khác nhau. Vì thế tiến độ
thực hiện quá trình
đó trong từng thời kỳ là khác nhau..
Kết quả hoạt động của đơn vị ta nghiên cứu là tổng hợp kết quả hoạt động của
các đơn vị thành phần tạo nên. Khi chi tiết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
một đơn vị sản xuất theo các đơn vị thành phần sẽ cho phép ta đánh giá đúng đắn kết
quả hoạt động của mỗi đơn vị thành phần. Mặt khác, kết quả hoạt động của mỗi đơn
vị do những nguyên nhân khác nhau, tác động không giống nhau. Mọi điều kiện về tổ
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 15
chức, kỹ thuật của mỗi đơn vị không giống nhau nên biện pháp khai thác các tiềm
năng ở các đơn vị không thể như nhau, cần phải
chi tiết để có những biện pháp riêng phù hợp với từng đơn vị riêng biệt.
1.6 Một số nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh
- Doanh nghiệp còn non trẻ, kinh nghiệm trên lĩnh vực kinh doanh ngành nghề còn
hạn chế. Do đó có sự ảnh hưởng chưa lớn đến thị trường, hạn chế việc mở rộng ngành
nghề kinh doanh, quan hệ đối tác gặp nhiều khó khăn;
- Đội ngũ lãnh đạo nhiệt huyết, nhưng kinh nghiệm quản lý còn cần tiếp thu hơn nữa;
- Cơ cấu phương tiện chưa phù hợp với tính đa dạng của thị trường. nhân viên chưa
thực sự tìm tòi, học hỏi để nâng cao tay nghề, chuyên môn, đang còn mang tính thụ
động, trông chờ;
- Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, cải tiến sáng kiến kĩ thuật trong việc nâng cao
năng suất lao động, tiết kiệm chi phí chưa được phát huy nhiều...
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 16
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂUCHI PHÍ,PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN
CHI PHÍ
2 Tổng quan về Chi phí và phương pháp tính chi phí
2.1 Chức năng, nhiệm vụ của chi phí trong sản xuất kinh doanh .
2.1.1 Chức năng:
Trong cùng nguyên tắc quản lý kinh tế của nhà nước và doanh nghiệp chi phí là một
trong những chỉ tiêu quan trọng luôn được quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh trong một thời kỳ nhất định .Việc đảm bảo giảm chi phí từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh trở thành một yêu cầu bức thiết,giảm chi phí vừa là mục tiêu vừa
là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
2.1.2 Nhiệm vụ :
Trước yêu cầu đó, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho chi phí trong sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi
phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản
chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất
mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tính toán hợp lý chi phí trong sản xuất, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của
doanh nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp theo từng hoạt động,
hạng mục hoạt động từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp
giảm chi phí một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng hoạt động,
hạng mục hoạt động, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất
định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, cung cấp chính xác kịp thời các thông
tin hữu dụng về chi phí sản xuất phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh
nghiệp.
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 17
2.1.3 Mục đích tìm hiểu .
Chi phí là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó có
tính chất quyết định đến sự sống còn và phát triển của mọi doanh nghiệp. trong sản
xuất kinh doanh chi phí sản xuất mà lớn hơn lợi nhuận thu được thì doanh nghiệp sẽ
không có lãi và sẽ bị phá sản, đóng cửa,một hậu quả mà không một doanh nghiệp kinh
nào mong muốn.Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc,các nhân tố ảnh hưởng và
các giải pháp nhằm làm giảm chi phí đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Tìm hiểu về chi phí và phương pháp tính chi phí giúp cho các nhà quản lí nắm
bắt được biến động cụ thể của Doanh nghiệp trong nhiều năm từ đó đưa ra nhận
xét chính xác về chất lượng kinh doanh cũng như xu hướng kinh doanh trong kế
hoạch dài hạn. Bên cạnh đó, xác định được vai trò vị thế của Doanh nghiệp trên thị
trường trong một khoảng thời gian dài.
- Phản ánh những biến động trong kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp ngay trong
kỳ và giữa các kỳ, từ đó phản ánh uy tín kinh doanh và phản ánh quy mô khả năng
chiếm lĩnh thị trường của Doanh nghiệp
- Chỉ rõ và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chi phí và sự biến động
chi phí giữa các kỳ.
- Làm cơ sở xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch , các phương án kinh doanh , các biện
pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận .
 Vai trò, ý nghĩa .
Chi phí doanh nghiệp có vai trò , ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp, vì nó có tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp . Thực chất chi phí sản xuất
ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá
nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình
tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán
kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: hàng
tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp
bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 18
Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu giảm chi phí là điều quan trọng đảm bảo
cho tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định, vững chắc .
 Đối với bản thân doanh nghiệp :
Chi phí là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ làm giảm chi phí và hạ giá thành sẽ làm cho lợi nhuận
tăng lên .
Doanh nghiệp hoạt động,có chi phí thấp , lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo quyền lợi cho người lao
động , có điều kiện xây dựng quỹ như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,
quỹ khen thưởng,phúc lợi…..điều này khuyến khích người lao động tích cực làm việc,
nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo trong lao động và gắn bó với
doanh nghiệp . Nhờ vậy năng suất lao động sẽ được nâng cao góp phần đẩy mạnh hoạt
động sản xuất kinh doanh làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp .
 Đối với xã hội :
Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đảm bảo tài chính ổn định,chi phí
thấp, có lợi nhuận cao thì tiềm lực tài chính quốc gia sẽ ổn định và phát triển. Vì khi
có lợi nhuận cao, lợi nhuận là nguồn tham gia đóng góp theo luật định vào ngân sách
nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhờ vậy mà nhà nước có nguồn
vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo dựng môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh
nghiệp và góp phần hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước .
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành của công ty Vosco
Chi phí ngành : Chủ tàu, quản lý, khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu
dầusản phẩm
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 19
Loại tàu Tên tàu
Số chuyến
vận chuyển
trong năm
Chi phí bình
quân cho từng
chuyến
Tổng chi phí
Tàu hàng
rời
Sông Ngân 8 2.230.450.000 17.843.600.000
Vĩnh Thuận 7 2.222.680.450 15.558.763.150
Vĩnh An 4 2.223.185.500 8.892.742.000
Vĩnh Hưng 4 2.223.560.450 8.894.241.800
Tiên Yên 6 2.510.625.700 15.063.754.200
Vĩnh Hòa 5 2.670.870.000 13.354.350.000
Vĩnh Phước 5 3.890.130.800 19.450.654.000
Lan Hạ 6 5.013.020.120 30.078.120.720
Ocean Star 8 5.700.300.000 45.602.400.000
Morning Star 8 5.833.650.244 46.669.201.942
Vosco Star 6 12.620.000.050 75.720.000.300
Vega Star 8 5.895.955.000 47.167.640.000
Golden Star 8 6.126.410.000 49.011.280.000
Polar Star 7 6.200.832.000 43.405.824.000
Neptune Star 10 6.214.411.030 62.114.110.300
Diamond Star 10 7.105.300.000 71.053.000.000
Silver Star 6 5.888.227.600 35.400.843.600
Lucky Star 9 5.900.140.600 53.083.265.400
Vosco Sky 9 12.990.468.800 116.914.219.200
Blue Star 11 7.210.830.000 79.319.130.000
Vosco Unity 12 13.196.782.490 131.967.824.900
Tàu dầu sản
phẩm
M/T Đại Nam 11 3.960.482.00 43.565.302.000
M/T Đại Ninh 11 3.989.000.070 43.879.000.770
Tàu
container
Fortune
Freighter
9 4.100.210.000 36.901.189.000
Fortune
Navigator
9 3.988.470.000 35.896.230.000
Tổng cộng 1.146.806.687.282
(Đơn vị tính: VNĐ)
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 20
Chi phí đã tính ở trên vẫn chưa bao gồm chi phí về tiền lương cuả thủy thủ, thuyền
viên và thuyền trưởng trên các tàu. Tổng chi phi tiền lương trong năm ( chỉ tính số
tiên lương mà công ty đã trả, còn một số chậm và sẽ thanh toán ở kì sau của năm
2014) mà công ty đã thanh toán chi tính riêng ngành khai thác tàu hàng khô, hàng rời,
và tàu dầu là 132.920.800.000 đồng. Ngoài ra còn một số khoản chi phí phát sinh
ngoài dụ kiến cần thanh toán ngay(chi phí thăm hỏi ốm đau, tiền ăn tiêu vặt) và chi
phí quản lý, tất cả là 875.215.000 đồng.
Như vây, tổng cộng chi phí của ngành: chủ tàu, quản lý, khai thác tàu container,
tàu hàng rời và tàu dầu sản phẩm là: 1.280.602.702.282 đồng.
* Ngành: Vận tải đa phương thức và dịch vụ Logistics
Đây là ngành có sự quan hệ chặt chẽ với ngành khai thác vận tải bằng tàu ở trên. Như
vậy chi phí của ngành lúc nay sẽ là chi phí vận tải bằng đường bộ( chủ yếu là vận tải
bằng các đầu kéo container chuyên dụng là loại 2*20 feet và 40 feet) và chi phí môi
giới các thương vụ Logistics. Vận tải đa phương thúc của công ty chủ yếu là kết hợp
giữa vận tải đường bộ và đường biển, ngoài ra còn có đường bộ/đường không nhưng tỉ
trọng không đáng kể và trong năm qua công ty không có thương vụ nào có sự kết hợp
của hàng không cả.
Bảng chi phí vận tải bằng container trong năm (Đơn vị tính: VNĐ)
Quý
Loại
Container
Số
chuyến
vận tải
(1)
Chi phí vận
chuyển bình
quân
chung/chuyến
(2)
Chi phí lương
và khấu hao
phụ tùng xe
(3)
Tổng tiền
(4)=(1)*(2)+(3)
I
2*20 feet 405 4.220.600 890.700.000 2.600.043.000
1*40 feet 320 4.490.000 780.900.000 2.217.700.000
II
2*20 feet 550 4.220.000 1.284.380.000 3.605.380.000
1*40 feet 505 4.490.000 1.469.500.000 3.736.950.000
III
2*20 feet 300 4.170.000 693.210.000 1.944.210.000
1*40feet 315 4.665.000 785.500.000
2.254.975.000
IV
2*20 feet 395 4.080.190 911.129.500 2.522.804.550
1*40 feet 515 4.970.200 1.525.610.000 4.085.263.000
Tổng cộng 22.967.325.550
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 21
Bảng chi phí các thương vụ về dịch vụ Logistics trong năm (Đơn vị tính: VNĐ)
Thời gian Thương vụ Logistics Chi phí của từng thương vụ
Quý I Thương vụ 1 4.246.722.000
Thương vụ 2 6.216.450.000
Thương vụ 3 3.465.950.000
Thương vụ 4 2.037.550.000
Quý II Thương vụ 1 4.313.050.000
Thương vụ 2 647.710.000
Quý III Thương vụ 1 5.197.510.000
Thương vụ 2 2.207.050.000
Thương vụ 3 5.550.380.000
Quý IV Thương vụ 1 1.058.050.000
Tổng cộng 31.940.362.000
=>Tổng chi phí = 22.967.325.550 + 31.940.362.000 = 54.907.768.550 (đồng)
*(Bắt đầu kể từ các ngành tiếp sẽ chỉ xét và tìm hiểu về chi phí của công ty dựa trên
các chi phí xét theo yếu tố sản xuất kinh doanh)
* Ngành: Cho thuê tàu, đại lý tàu và môi giới
Loại chi phí VNĐ
Chi phí nhân công trực tiếp 21.500.650.000
Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 13.432.500.000
Chi phí khấu hao TSCĐ 27.850.230.050
Chi phí dịch vụ mua ngoài 19.990.310.000
Chi phí khác bằng tiền 5.100.218.000
Tổng cộng 87.873.908.050
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 22
* Ngành:Dịch vụ vận tải
Loại chi phí VNĐ
Chi phí nhân công trực tiếp 10.750.270.000
Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 53.650.230.420
Chi phí khấu hao TSCĐ 690.169.300
Chi phí dịch vụ mua ngoài 91.690.750.545
Chi phí khác bằng tiền 32.498.360
Tổng cộng 163.023.918.625
* Ngành: Đại lý giao nhận đường hàng không và đường biển
Loại chi phí VNĐ
Chi phí nhân công trực tiếp 16.734.469.100
Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 54.626.160.530
Chi phí khấu hao TSCĐ 6.746.297.431
Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.020.006.030
Chi phí khác bằng tiền 486.124.378
Tổng cộng 80.633.057.469
* Ngành:Cung cấp phụ tùng , vật tư hàng hải
Loại chi phí VNĐ
Chi phí nhân công trực tiếp 8.620.420.400
Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 22.568.982.000
Chi phí khấu hao TSCĐ 13.436.700.670
Chi phí dịch vụ mua ngoài 24.147.873.922
Chi phí khác bằng tiền 1.378.413.222
Tổng cộng 70.152.390.214
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 23
* Ngành: Cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu nước ngoài
Loại chi phí VNĐ
Chi phí nhân công trực tiếp 3.174.500.000
Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 17.281.012.000
Chi phí khấu hao TSCĐ 16.924.139.070
Chi phí dịch vụ mua ngoài 19.446.371.860
Chi phí khác bằng tiền 747.000.000
Tổng cộng 57.573.022.930
* Các ngành kinh doanh khác
Loại chi phí VNĐ
Chi phí nhân công trực tiếp 7.560.500.000
Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 25.194.329.411
Chi phí khấu hao TSCĐ 9.045.657.801
Chi phí dịch vụ mua ngoài 186.258.270.698
Chi phí khác bằng tiền 401.199.519
Tổng cộng 228.461.357.429
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của các ngành = 1.280.602.702.282 + 54.907.768.550
+ 87.873.908.050+ 163.023.918.625 + 80.633.057.469 +70.152.390.214 +
57.573.022.930 + 228.461.357.429 = 2.023.228.125.549( đồng) = Giá vốn cung cấp
hàng hóa và dịch vụ. (Đơn vị tính: VNĐ)
Kết luận: Ta thấy Tổng chi phí kinh doanh theo yếu tố của các ngành của công ty
mà ta tìm hiểu trùng khớp với Già vốn cung cấp về hàng hóa và dịch vụ như trong bản
báo cáo tài chính tổng hợp của công ty đưa ra.
2.2 Phương pháp tính chi phí của công ty vận tải biển Việt Nam
Tổng chi phí = N chi phí cộng lại
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 24
Đồng thời công ty VOSCO cũng áp dụng nhiêu cách phân loại chi phí khác nhau
tùy từng nhu cầu sao cho phù hợp nhất có thể và đáp ứng những yêu cầu quản lí khác
nhau với mục đích cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm, tạo ra một cơ cấu chi phí hợp
lí và khoa học nhất
Các loại chi phí của công ty gồm có các chi phí cơ bản, chi phí chung, gồm cả
chi phi cố định và biến đổi cụ thể:
2.1.1. Chi phí trả trước ngắn hạn.
Chi phí bảo hiểm P&I 1.351.733.229
Chi phí bảo hiểm thân tàu 31.770.163
Chi phí bảo hiểm thuyền viên 16.838.000
Chi phí bảo hiểm vỏ container 320.639.000
Chi phí bảo hiểm xe cơ giới 7.069.092
Chi phí bảo hiểm FD&D 45.118.000
Chi phí bảo hiểm hàng tồn kho 7.425.000
Chi phí trả trước dịch vụ 32.224.532
Chi phí trả trước phí internet 2.400.000
Chi phí công cụ dụng cụ 11.133.000
Cộng 1.826.350.016
2.1.2. Chi phí trả trước dài hạn.
Chi phí sửa chữa tài sản và các tàu lên đà 61.902.935.132
Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 67.280.783.207
Chi phí nâng cấp bãi container 606.060.603
Chi phí sửa chữa sà lan, xe nâng, ô tô 158.873.942
Chi phí bảo hiểm tài sản 10.490.895
Công cụ dụng cụ 122.003.049
Cộng 130.061.146.828
2.1.5. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác.
Kinh phí công đoàn 1.997.209.660
Bảo hiểm xã hội 4.278.778.856
Bảo hiểm y tế
Thù lao HĐQT, BKS 52.543.000
Cổ tức, lợi nhuận phải trả 4.876.404.515
Phải trả hộ phí dịch vụ tàu 112.609.417
Vật tư tạm nhập 3.874.323.189
Thuế thu nhập cá nhân của người lao động chưa quyết toán 8.745.724.332
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 25
Chi phí sửa chữa chưa quyết toán 993.720.000
Doanh thu vận tải tính cho năm sau 4.376.471.697
Phải trả, phải nộp khác 3.975.796.237
Cộng 33.274.580.903
2.1.3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Thuế và các khoản phải thu nhà nước (428.273.927)
Thuế GTGT hàng bán nội địa
Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa (10.338.744)
Thuế thu nhập cá nhân nộp thừa (417.935.183)
Thuế và các khoản phải trả nhà nước 4.144.647.285
Thuế GTGT hàng bán nội địa 2.122.422.041
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.558.596.128
Thuế thu nhập cá nhân 309.344.199
Các khoản phí, lệ phí khác 154.284.917
Cộng 3.716.373.358
2.1.4. Chi phí phải trả.
Trích trước chi phí vận chuyển tháng 12 299.382.460
Chi phí lãi vay phải trả 32.991.886
Cộng 332.374.346
2.1.6. Quỹ khen thưởng phúc lợi.
Chi quỹ trong năm 3.722.023.633
Cộng 3.722.023.633
2.1.7. Chi phí tài chính.
Chi phí lãi vay 164.316.183.387
Lỗ bán ngoại tệ
Lỗ chênh lệch tỷ giá đã được thực hiện 45.724.278.349
Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa được thực hiện 24.197.271.596
Chi phí tài chính khác 163.148.832
Cộng 234.400.882.164
2.1.8. Chi phí bán hàng.
Chi phí nhân viên 2.840.778.700
Chi phí nguyên vật liệu, bao bì 762.286.319
Chi phí dụng cụ, đồ dùng 191.627.046
Chi phí khấu hao TSCĐ 433.669.240
Chi phí dịch vụ mua ngoài 61.822.466.140
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 26
Chi phí khác 2.791.328.067
Cộng 68.842.155.512
2.1.9. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí cho nhân viên 40.038.214.803
Chi phí vật liệu quản lý 1.904.358.856
Chi phí đồ dùng văn phòng 397.298.646
Chi phí khấu hao TSCĐ 1.861.418.220
Thuế, phí và lệ phí 5.337.461.241
Chi phí dự phòng 1.338.230.140
Chi phí dịch vụ mua ngoài 4.978.005.535
Chi phí bằng tiền khác 6.295.060.128
Cộng 62.114.047.569
2.1.10. Chi phí khác.
Chi phí thanh lý và giá trị còn lại tài sản cố định nhượng bán,
thanh lý
9.115.269.379
Phí khuyến khích khách hàng 376.030.300
Chi phí hội thảo khách hàng 311.641.364
Chi phí khác 3.758.539
Cộng 9.806.699.582
2.1.11. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu 1.153.814.904.911
Chi phí nhân công 205.120.481.286
Chi phí khấu hao tài sản cố định 393.747.691.786
Chi phí dịch vụ mua ngoài 584.619.683.962
Chi phí khác 36.961.438.654
Cộng 2.374.264..200.599
2.1.12. Chi phí lãi vay vốn hóa.
Chi phí lãi vay vốn hóa đối với các khoản vay để đóng mới tàu 13.822.354.133
Cộng 13.822.354.133
2.1.13. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang gồm:
Mua và đóng hoàn thiện tàu Vossco Sunrise 320.664.971.332
XD cơ bản dở dang nhà làm việc VOSCO Nha Trang 111.056.000
Cộng 320.776.027.332
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 27
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3 Kết luận chung
3.1 Kết luận của bản thân
3.1.1 Phương pháp tính tại công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, đặc biệt là
trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt thì điều đầu tiên mà
chủ doanh nghiệp phải quan tâm đó là hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.Đây
là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nó
còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.Doanh nghiệp chỉ tồn tại khi sản xuất kinh
doanh có hiệu quả. Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh sẽ là điều kiện đảm
bảo tái sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp củng cố
được vị trí và điều kiện làm việc của người lao động. Nếu doanh nghiệp hoạt động
không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp những chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp đó tất
yếu đi đến phá sản.
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy chi phí cuả
công ty phù hợp với lợi nhuận của Doanh nghiệp ,thể hiện tính hiệu quả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Trong những năm qua hoạt động vận tải diễn ra thông suốt, đáp ứng nhanh chóng
chính xác nhu cầu của khách hàng. Điều này làm tăng vị thế của công ty.
Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, số lượng các đơn đặt hàng
ngày càng tăng, công ty đã tạo ra được các mối quan hệ tốt và thu hút những khách
hàng mới thông qua việc nâng cao chất lượng phục vụ của hoạt động vận tải.
Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn vững
vàng có trách nhiệm cao với công việc được giao, nhờ đó công ty đã tạo được lòng tin
với khách hàng.
3.1.2 Mặt được trong phương pháp tính :
- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ, việc xác định đối
tượng tập hợp chi phí là từng ngành chi tiết cho từng loại sản phẩm hoàn thành là hợp
lý,có căn cứ khoa học tạo điều kiện cho công tác hạch toán quản lý kinh tế ở doanh
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 28
nghiệp đạt hiệu quả cao.
- Nhìn chung trong phương pháp tình chi phí doanh nghiệp đã xác định được
đối tượng tập hợp chi phí trong toàn doanh nghiệp. Theo cách tập hợp này công tác
tập hợp chi phí đơn giản, dễ làm, phục vụ cho việc tính toán.
- Doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu tiếp cận sản phẩm mơi, khắc phục sự
cố kỹ thuật tạo sự chủ động trong sản xuất hạn chế những chi phí phát sinh không
đáng có.
- Doanh nghiệp đã tổ chức công tác mua bán vật tư, luôn luôn tìm kiếm chọn
mua loại vật tư có giá rẻ chất lượng cao, đồng thời giảm chi phí thu mua.
3.1.3 Mặt chưa được trong phương pháp tính
- Doanh nghiệp luôn tìm cách giảm chi phí tồn kho nhưng việc cung ứng vật tư
còn chậm, chưa đồng bộ ảnh hướng đến tiến độ sản xuất.
- Chi phí quản lý kinh danh nghiệp còn lãng phí làm cho chi phí cao giảm hiệu
quả kinh tế của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chưa thể hiện chi tiết các yếu tố chi phí cho khoản mục chi
phí chung, chi phí bán hàng, vì thế việc giám sát sự biến động của các loại chi phí này
gặp khó khăn không đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
3.2 Những yếu điểm tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty
3.2.1 Những yếu điểm tồn tại
Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam là doanh nghiệp vận tải đa ngành đa
nghề, quy mô tương lớn,tuy trên giấy tờ là mới hình thành, nhưng thưc tế đã tồn tại
và phát triển trong suốt một thời gian dài trước đó, nên trong suốt quá trình phát triển
doanh nghiệp gặp không ít khó khăn như trình độ quản lý, thị trường chưa có khi mới
bước chân vào ngành...Tuy vậy doanh nghiệp đã từng bước thâm nhập thị trường,
năng động,sáng tạo, đoàn kết tìm ra
phương hướng kinh doanh đem lại hiệu quả cao trong nhưng năm vừa qua.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả mà doanh nghiệp đạt được không phải không
có những tồn tại, những yếu điểm cần khắc phục, đó là:
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 29
Yếu điểm : Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh
và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty đang gặp phải những khó khăn sau:
- Các khoản chi phí còn cao và có xu hướng gia tăng nhanh: chi phí giá vốn hàng
bán tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, chi phí quản lý doanh
nghiệp còn rất cao, điều này làm suy giảm lợi nhuận của công ty.
- Hoạt động của công ty chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là phù
hợp với đặc điểm của công ty. Tuy nhiên, mảng hoạt động tài chính của công ty là
thấp giảm hơn năm trước thậm chí còn âm– công ty đã không thể tăng lợi nhuận qua
hoạt động này
3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng
- Sức cạnh tranh quyết liệt của các đơn vị khác trong cùng ngành đã gây ra nhiều
khó khăn của công ty. Đặc biệt là số phương tiện tư nhân bung ra làm rối loạn thị
trường, chở quá tải, đưa giá cước xuống quá thấp làm ảnh hưởng rất đáng kể đến sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Những bất cập của công tác quản lý vận tải vẫn còn tồn tại ở nhiều mặt. Điều này
cũng gây ra không ít khó khăn trong hoạt động của công ty.
- Giá cả nhiên liệu liên tục tăng, cụ thể là giá xăng dầu liên tục tăng. Trong khi đó
là một đơn vị vận tải nên công ty phải sử dụng rất nhiều. Điều này đã làm tăng chi phí
của công ty
- Chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao, bộ máy quản lý của công ty chưa thực sự
hiệu quả.
- Chưa thực sự chú ý đến công tác bán hàng
- Nguồn vốn kinh doanh còn khiêm tốn do vậy chưa có điều kiện để phát triển hoạt
động tài chính.
3.3 Những điều khác biệt và những vấn đề mới cần nêu ra.
- Phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm .
- Tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm .
- Nâng cao hiệu qua sử dụng vốn kinh doanh .
- Đầu tư về trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và sản xuất kinh doanh của công
ty: Hoàn thiện hệ thống mạng máy tính nội bộ, đầu tư mở rộng đội tàu của công ty...;
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý : đào tạo nguồn nhân lực, chuyên môn
hóa từng phòng ban, từng khu vực để tạo ra một khối thống nhất hoàn chỉnh gọn nhẹ
trong công tác quản lý phù hợp với yêu cầu công việc, đáp ứng đòi hỏi của thị trường;
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 30
- Đào tạo nhân lực: đào tạo ngoại ngữ, phối hợp với các trung tâm dạy nghề, hỗ
trợ kinh phí...;
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và cung ứng dịch vụ;
- Ngoài việc tập trung phát triển ngành nghề truyền thống cần đa dạng hóa các
ngành nghề kinh doanh;
-Tăng cường hoạt động marketing,mở rộng thị trường nâng cao thị phần, liên kết phát
triển hệ thống đại lý toàn cầu...
3.4 Kết quả học tập
- Qua việc nghiên cứu về tình hình chi phí của công ty ta thấy được bộ máy hoạt động
của công ty ,cách thức hoạt động, phương pháp tính chi phí rút ra những bài học trong
cách tính toán hoạt động của công ty những mặt được và chưa được.
- Đưa ra những giải pháp để công ty giảm thiểu chi phí ,tăng lợi nhuận và tối đa hóa
lợi nhuận.Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, đặc biệt nhu cầu vốn cho việc thu mua nguyên vật liệu đáp ứng
cho quá trình sản xuất thường xuyên, liên tục. Có biện pháp tổ chức huy động nhằm
cung ứng kịp thời đầy đủ, tránh lãng phí vốn hoặc thiếu thốn.
- Giúp cho công ty có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng vốn; đẩy mạnh công tác tiêu
thụ sản phẩm, giảm bớt sản phẩm tồn kho.
- Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải cung cấp đầy đủ và chính xác các tài liệu để kiểm
tra chặt chẽ và có hệ thống chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ
của các khoản chi.
- Tổ chức phân bổ lao động hợp lý để tăng hiệu quả của công việc.
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 31
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ phần bài tập thiết kế môn học Kinh tế vận tải và Dịch vụ với nội
dung tìm hiểu về Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam và nghiên cứu về chi phí,và
phương pháp tính chi phí trong hoạt động vận tải mà em đã trình bày. Vì hoàn cảnh về
thời gian và kinh nghiệm thực tế, cũng như những kiến thức chuyên ngành còn hạn
chế nên bài tập này của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất kính mong có
được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em được hoàn thiện hơn kiến thức
của mình.
Nhân dịp này, cho em được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
Ban giám hiệu trường Đại học Hải Phòng, tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy giáo - Th.S Đàm Hương Lưu,người đã trực tiếp
tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong việc học tập và nghiên cứu. Em
xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị của CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM (VOSCO)đặc biệt là các anh chị
trong phòng kế toán đã cung cấp cho em những số liệu cụ thể để hoàn thành bài tập
trên .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mai Hương
Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ
Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp –KTVT K13B 32
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
BIỂN VIỆT NAM(VOSCO) ..........................................................................................2
1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM(VOSCO).........................................................................2
1.1 Lịch sử hình của công ty thành và phát triển....................................................2
1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty.................................................................3
1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty..............................................................4
1.3.1 Mô hình tổ chức của công ty......................................................................4
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban .........................................................5
1.4 Một số kết quả đạt được..................................................................................11
1.4.1 Những sự kiện nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển Vosco.....11
1.4.2 Các thành tích đã đạt được trong những năm gần đây.............................13
1.5 Quy mô của công ty ........................................................................................13
1.5.1 Quy mô về nguồn nhân lực ......................................................................13
1.5.2 Quy mô về vốn và tài sản.........................................................................14
1.5.3 Quy mô hoạt động kinh doanh.................................................................14
1.6 Một số nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh ..........................15
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂUCHI PHÍ,PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHI PHÍ..........16
2 TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHI PHÍ ...................16
2.1 Chức năng, nhiệm vụ của chi phí trong sản xuất kinh doanh ........................16
2.1.1 Chức năng: ...............................................................................................16
2.1.2 Nhiệm vụ :................................................................................................16
2.1.3 Mục đích tìm hiểu . ..................................................................................17
2.2 Phương pháp tính chi phí của công ty vận tải biển Việt Nam ........................23
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN............................................................................................24
3 KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................27
3.1 Kết luận của bản thân......................................................................................27
3.1.1 Phương pháp tính tại công ty ...................................................................27
3.1.2 Mặt được trong phương pháp tính : .........................................................27
3.1.3 Mặt chưa được trong phương pháp tính...................................................28
3.2 Những yếu điểm tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty...................................................................................28
3.2.1 Những yếu điểm tồn tại............................................................................28
3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng ..........................................................................29
3.3 Những điều khác biệt và những vấn đề mới cần nêu ra..................................29
3.4 Kết quả học tập ...............................................................................................30
KẾT LUẬN ..................................................................................................................31

More Related Content

What's hot

Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...KhoTi1
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài thuyết trình môn vận tải đề tài Nhập Khẩu Hàng Theo Điều Kiện CFR
Bài thuyết trình môn vận tải đề tài Nhập Khẩu Hàng Theo Điều Kiện CFRBài thuyết trình môn vận tải đề tài Nhập Khẩu Hàng Theo Điều Kiện CFR
Bài thuyết trình môn vận tải đề tài Nhập Khẩu Hàng Theo Điều Kiện CFRHo Chi Minh City, Vietnam
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiDương Hà
 
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...luanvantrust
 
Quan tri van tai trong logistics
Quan tri van tai trong logisticsQuan tri van tai trong logistics
Quan tri van tai trong logisticsNguyenThangvt_95
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyBáo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaVận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaguest3c41775
 

What's hot (20)

Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
Bài thuyết trình môn vận tải đề tài Nhập Khẩu Hàng Theo Điều Kiện CFR
Bài thuyết trình môn vận tải đề tài Nhập Khẩu Hàng Theo Điều Kiện CFRBài thuyết trình môn vận tải đề tài Nhập Khẩu Hàng Theo Điều Kiện CFR
Bài thuyết trình môn vận tải đề tài Nhập Khẩu Hàng Theo Điều Kiện CFR
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khôngKhóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
 
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
 
Quan tri van tai trong logistics
Quan tri van tai trong logisticsQuan tri van tai trong logistics
Quan tri van tai trong logistics
 
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lýKhóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
 
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên containerKhoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
 
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyBáo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
 
Chuoi cung ung vnm
Chuoi cung ung vnmChuoi cung ung vnm
Chuoi cung ung vnm
 
Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaVận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa
 
TRẮC NGHIỆM PHÂN LOẠI HÀNG HÓA-HS
TRẮC NGHIỆM PHÂN LOẠI HÀNG HÓA-HSTRẮC NGHIỆM PHÂN LOẠI HÀNG HÓA-HS
TRẮC NGHIỆM PHÂN LOẠI HÀNG HÓA-HS
 

Similar to Chi phí vận tải sua

Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019hanhha12
 
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong, Thượng Hải Và Bài Học Kinh Nghiệm...
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong, Thượng Hải Và Bài Học Kinh Nghiệm...Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong, Thượng Hải Và Bài Học Kinh Nghiệm...
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong, Thượng Hải Và Bài Học Kinh Nghiệm...nataliej4
 
Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty ...
Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty ...Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty ...
Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài tập cuối kỳ - nhóm 8 Lớp QLKT 4B.docx
Bài tập cuối kỳ - nhóm 8 Lớp QLKT 4B.docxBài tập cuối kỳ - nhóm 8 Lớp QLKT 4B.docx
Bài tập cuối kỳ - nhóm 8 Lớp QLKT 4B.docxTinPhmTn
 
Một số biện pháp cơ bản phát triển đội tàu hàng khô của công ty TNHH Tân Bình...
Một số biện pháp cơ bản phát triển đội tàu hàng khô của công ty TNHH Tân Bình...Một số biện pháp cơ bản phát triển đội tàu hàng khô của công ty TNHH Tân Bình...
Một số biện pháp cơ bản phát triển đội tàu hàng khô của công ty TNHH Tân Bình...nataliej4
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...sividocz
 
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...nataliej4
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
SIVIDOC.COM Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý ở Việt Nam.doc
SIVIDOC.COM Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý ở Việt Nam.docSIVIDOC.COM Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý ở Việt Nam.doc
SIVIDOC.COM Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý ở Việt Nam.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà máy đóng tàu, HAY
Luận văn: Phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà máy đóng tàu, HAYLuận văn: Phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà máy đóng tàu, HAY
Luận văn: Phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà máy đóng tàu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dự án đầu tư nhóm ptmu14
Dự án đầu tư nhóm ptmu14Dự án đầu tư nhóm ptmu14
Dự án đầu tư nhóm ptmu14CGHL
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cảng Chùa Vẽ
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cảng Chùa Vẽ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cảng Chùa Vẽ
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cảng Chùa Vẽ nataliej4
 

Similar to Chi phí vận tải sua (20)

Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
 
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong, Thượng Hải Và Bài Học Kinh Nghiệm...
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong, Thượng Hải Và Bài Học Kinh Nghiệm...Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong, Thượng Hải Và Bài Học Kinh Nghiệm...
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong, Thượng Hải Và Bài Học Kinh Nghiệm...
 
Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty ...
Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty ...Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty ...
Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịch vụ vận tải biển của Công ty ...
 
Bài tập cuối kỳ - nhóm 8 Lớp QLKT 4B.docx
Bài tập cuối kỳ - nhóm 8 Lớp QLKT 4B.docxBài tập cuối kỳ - nhóm 8 Lớp QLKT 4B.docx
Bài tập cuối kỳ - nhóm 8 Lớp QLKT 4B.docx
 
MAR53.doc
MAR53.docMAR53.doc
MAR53.doc
 
MAR02.Doc
MAR02.DocMAR02.Doc
MAR02.Doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định.doc
 
Một số biện pháp cơ bản phát triển đội tàu hàng khô của công ty TNHH Tân Bình...
Một số biện pháp cơ bản phát triển đội tàu hàng khô của công ty TNHH Tân Bình...Một số biện pháp cơ bản phát triển đội tàu hàng khô của công ty TNHH Tân Bình...
Một số biện pháp cơ bản phát triển đội tàu hàng khô của công ty TNHH Tân Bình...
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
 
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về hàng hải, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về hàng hải, HAYBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về hàng hải, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về hàng hải, HAY
 
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
SIVIDOC.COM Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý ở Việt Nam.doc
SIVIDOC.COM Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý ở Việt Nam.docSIVIDOC.COM Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý ở Việt Nam.doc
SIVIDOC.COM Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý ở Việt Nam.doc
 
Luận văn: Phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà máy đóng tàu, HAY
Luận văn: Phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà máy đóng tàu, HAYLuận văn: Phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà máy đóng tàu, HAY
Luận văn: Phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà máy đóng tàu, HAY
 
Dự án đầu tư nhóm ptmu14
Dự án đầu tư nhóm ptmu14Dự án đầu tư nhóm ptmu14
Dự án đầu tư nhóm ptmu14
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cảng Chùa Vẽ
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cảng Chùa Vẽ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cảng Chùa Vẽ
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cảng Chùa Vẽ
 
Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty giao nhận và bảo quản hàng hóa cảng...
Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty giao nhận và bảo quản hàng hóa cảng...Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty giao nhận và bảo quản hàng hóa cảng...
Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty giao nhận và bảo quản hàng hóa cảng...
 
Thực trạng và xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh t...
Thực trạng và xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh t...Thực trạng và xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh t...
Thực trạng và xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh t...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về hàng không, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về hàng không, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về hàng không, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về hàng không, 9 ĐIỂM
 

Chi phí vận tải sua

  • 1. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội có rất nhiều ngành sản xuất phục vụ cho cuộc sống con người, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đóng vai trò và tầm quan trọng riêng. Nhìn chung, các ngành sản xuất, các lĩnh vực sản xuất trên một góc độ nào đó chúng có thể tồn tại một cách độc lập nhưng khi đi sâu vào nghiên cứu thì chúng luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó ngành sản xuất vận tải là một mắt xích quan trọng của quá trình sản xuất, đảm trách khâu vận chuyển và lưu thông hang hóa, một sự cần thiết nhất định trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong những năm gần đây đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thì nhu cầu vận chuyển và phân phối hàng hóa từ nơi này đến nơi kia, từ quốc gia này đến quốc gia kia ngày càng tăng. Chính vì thế, ngành vận tải Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại hoá khu vực toàn cầu. Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam là một trong những công ty vận tải chịu sự tác động cạnh tranh gay gắt của thị trường vận tải trong nước và quốc tế.Nắm bắt được xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải biển, công ty đã không ngừng nỗ lực mở rộng và đổi mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong công tác quản lý kinh tế, chi phí là một trong những chỉ tiêu hàng đầu được quan tâm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số những tìm hiểu nhất định của em về chi phí và phương pháp tính chi phí của công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO), qua đó có kết luận và đưa ra một số đề xuất cho công ty trong tương lai.
  • 2. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM(VOSCO) 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam(VOSCO) 1.1 Lịch sử hình của công ty thành và phát triển CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM (VOSCO) Trụ sở chính: 215 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Tel:(84-31)3731090 Fax:(84-31)3731007 Email:PID@vosco.vn;drycargo@vosco.vn Website: http://www.vosco.com.vn; http://www.vosco.vn Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam(VOSCO) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 trên cơ sở chuyển đổi sang mô hình cổ phần từ Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) được thành lập ngày 01/7/1970. Từ khi thành lập đến nay, VOSCO luôn không ngừng nỗ lực mở rộng, phát triển và đổi mới đội tàu. Đội tàu hiện tại của VOSCO rất đa dạng, gồm các tàu chở hàng rời, tàu dầu sản phẩm và tàu container hoạt động không hạn chế trên các tuyến trong nước và quốc tế. Hoạt động kinh doanh chính của VOSCO là vận tải biển. VOSCO không chỉ là chủ tàu, quản lý và khai thác tàu mà còn tham gia vào các hoạt động thuê tàu, mua bán tàu, các dịch vụ liên quan thông qua các công ty con và chi nhánh như dịch vụ đại lý, giao nhận& logistic; sửa chữa tàu; cung ứng dầu nhờn, vật tư; cung cấp thuyền viên... cũng như các hoạt động liên doanh, liên kết. VOSCO đã thiết lập, thực hiện, duy trì, vận hành có hiệu quả Hệ thống Quản lý An toàn, Chất lượng và Môi trường (SQEMS) và thường xuyên chú trọng bổ sung và cải tiến nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế (ISM Code), tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Công ước Lao động hàng hải.
  • 3. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 3 Với bề dày truyền thống và sự tận tâm với khách hàng, VOSCO tự hào là một trong những công ty vận tải biển hàng đầu của Việt Nam, phục vụ đông đảo khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi cam kết sẽ không ngừng nỗ lực đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận tải chất lượng, chuyên nghiệp và uy tín. 1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO), hoạt động theo phép kinh doanh số 0200644058 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 04 tháng 06 năm 2008, đăng ký lần đầu ,ngày 16 tháng 8 năm 2005,đăng ký thay đổi lần thứ nhất ,ngày 04 tháng 11 năm 2010 , với các ngành nghề kinh doanh: + Chủ tàu, quản lý và khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu sản phẩm + Vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic. + Thuê tàu. + Đại lý (Đại lý tàu và môi giới). + Dịch vụ vận tải. + Đại lý giao nhận đường hàng không và đường biển. + Cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu nước ngoài. + Cung cấp phụ tùng, vật tư hàng hải. + Mua bán tàu. + Liên doanh, liên kết. + Đại lý bán vé máy bay. Là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh và đi đầu trong lĩnh vực vận tải biển nên công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam đã xây dựng được một công ty vững mạnh có đội ngũ nhân viên lành nghề, với bề dày truyền thống và kinh nghiệm, công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong lĩnh vực vận tải, cùng tiến bước hội nhập, đưa kinh tế Việt Nam vươn ra biển lớn, đóng góp một phần thuế không nhỏ cho ngân sách Nhà nước.
  • 4. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 4 1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty 1.3.1 Mô hình tổ chức của công ty Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý công ty (Nguồn: Công ty cung cấp)
  • 5. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 5 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban A- Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty Ban giám đốc Công ty Vận tải biển Việt Nam bao gồm:  Tổng giám đốc  Phó tổng giám đốc khai thác  Phó tổng giám đốc kĩ thuật  Phó tổng giám đốc phía Nam  Tổng giám đốc: Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật về điều hành công ty.  Phó tổng giám đốc: Số người :03 a. Phó tổng giám đốc khai thác Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối, nắm bắt nguồn hàng, xây dựng phương án kinh doanh, đề xuất với Tổng giám đốc công ty kí kết các hợp đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong công ty, theo dừi hoạt động của đội tàu. b. Phó tổng giám đốc kĩ thuật Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành công việc kĩ thuật, vật tư, sửa chữa, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sáng kiến, hợp lý húa sản xuất và cỏc hoạt động liên quan khác, tiến hành theo dừi hoạt động của đội tàu, đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn. c. Phó tổng giám đốc phía Nam Chức năng nhiệm vụ: phụ trách toàn bộ các hoạt động của các chi nhánh phía Nam Sau đây là Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
  • 6. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 6 B-Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 1) Phòng khai thác - thương vụ Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác. Phòng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu hàng khô của công ty, chỉ đạo đôn đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch sản xuất. + Khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải và tổ chức thực hiện hợp đồng. + Tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế của đội tàu hàng khô. + Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận tải, doanh thu theo định kỳ, kế hoạch trung và dài hạn về kinh doanh khai thác vận tải. + Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo lựa chọn quyết định phương án quản lý tàu. + Điều động tàu theo kế hoach sản xuất và hợp đồng vận tải đã kí kết. Đề xuất phương án thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị kinh doanh có đóng góp hợp tác, hỗ trợ tàu hoặc công ty có hiệu quả. 2) Phòng vận tải dầu khí Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu dầu kinh doanh có hiệu quả cao nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phám, kí kết các hợp đồng vận tải của tàu dầu, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu dầu. 3) Phòng vận tải container Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu container kinh doanh có hiệu quả cao nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phám, kí kết các hợp đồng vận tải của tàu container, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu container.
  • 7. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 7 4) Phòng kĩ thuật Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý kĩ thuật của đội tàu, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn quy trình quy phạm về kĩ thuật bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa tiêu hao vật tư phụ tùng phục vụ cho khai thác kinh doanh vận tải hoạt động có hiệu quả. Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc kĩ thuật. Tham gia vào các chương trình kế hoach đào tạo lại, nâng cao trình độ kĩ thuật kĩ sư lái tàu về quản lý khai thác kĩ thuật, tham gia giám định sáng kiến nghiên cứu khoa học, tiết kiệm trong phạm vi quản lý nghiệp vụ của phòng và công tác kĩ thuật khác Tổng giám đốc giao. 5) Phòng vật tư Quản lý kĩ thuật vật tư, kế hoạch sửa chữa tàu, xây dựng các chỉ tiêu định mức kĩ thuật bảo quản vật tư nhiên liệu. Nắm bắt nhu cầu sử dụng vật tư phụ tùng của các tàu để xây dựng định mức và cung cấp kịp thời cho hoạt động vận tải và các hoạt động khác. Triển khai về mua bán và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế cho đôi tàu. Xây dựng, điều chỉnh các nội quy, quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị trên tàu. Quản lý về chất lượng, tính năng về kĩ thuật của trang thiết bị máy móc trên tàu. Theo dõi, hướng dẫn hoạt động khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc theo đúng quy trình quy phạm tiêu chuẩm kĩ thuật. 6) Phòng tài chính kế toán Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế và hạch toán kế toán trong toàn công ty, quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp cho công ty thực hiện các chỉ tiêu tài chính. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh và tự chủ về tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác đội tàu để tìm ra
  • 8. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 8 biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. + Đề nghị các biện pháp điều chỉnh, xử ký kịp thời những sai lệch trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính, có quyến tham gia tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán tài chính trong phạm vi toàn công ty. 7) Trung tâm thuyền viên và trung tâm huấn luyện thuyền viên Là trung tâm chức năng chịu trách nhiệm quản ký thuyền viên về tất cả các mặt đời sống của thuyền viên, chịu trách nhiệm bổ sung thuyền viên cho đội tàu. Thường xuyên có lớp đào tạo và đào tạo lại tay nghề, nâng cao trình độ cho đội ngũ thuyền viên, sẵn sàng thuyền viên đự trữ để bổ sung và thay thế thuyền viên cho các tàu bất kì khi nào. 8) Phòng Hàng hải Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế, an toàn hàng hải của tàu, theo dõi về các vấn đề pháp lý của công ty. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau: + Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải. Tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định của công ty, luật pháp quốc tế và Việt Nam trên tàu. Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện về công tác an toàn hàng hải, an toàn lao động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn công ty. + Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty. + Yêu cầu các phòng ban, các tàu, các đơn vị trong công ty cung cấp số liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khai thác kĩ thuật khi cần cho nghiệp vụ của phòng. + Có quyền đề nghị khen thưởng và kỉ luật các cá nhân, tập thể thể hiện an toàn hàng hải, an toàn lao động cũng như chấp hành các luật lệ, luật pháp quốc tế, Việt Nam và các quy chế công ty. 9) Phòng tổ chức - tiền lương Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức lao động và tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh của công ty. Phòng có chức năng chủ yếu sau: + Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doan h vận tải, kết quả sản xuất
  • 9. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 9 kinh doanh toàn công ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp điều động phù hợp. + Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức tái đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. + Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lương phù hợp. 10)Phòng hành chính Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc các công việc hành chính như: + Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn phòng phẩm. + Quản lý và lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng trụ sở chính và các chi nhánh, trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc. + Quan hệ với các cơ quan chức năng trong địa phương để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi. 11)Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc giải quyết công tác thanh tra, bảo vệ sản xuất, thực hiện công tác quân sự. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tham mưu giúp Tổng giám đốc các công tác thanh tra theo quy định và pháp lệnh thanh tra Nhà nước, triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn trong công ty, tổ chức thực hiện các pháp lệnh về dân quân tự vệ, quản lý trang thiết bị tự vệ trong công ty. + Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn về chống cướp biển, chống khủng bố trên biển. 12)Ban quản lý an toàn và chất lượng Chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý an toàn (ISM Code) và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hiện tại, công ty có: 09 chi nhánh và 01 văn phòng đại diện C- Đội tàu của Công ty: Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước. Tính đến tháng 9/2012, đội tàu của Công ty gồm 25 con tàu, trong đó số lượng tàu hàng khô là 21 tàu, tàu dầu
  • 10. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 10 là 2 và tàu container là 2 tàu. Đa số các con tàu được đóng ở Nhật Bản (21 tàu), ngoài ra được đóng ở Hàn Quốc (2 tàu) và Việt Nam (2 tàu). Thông tin chi tiết về các tàu của công ty : Loại tàu Tên tàu Công suất thiết kế (DWT) Tàu chở hàng khô Sông Ngân 6205 Vĩnh Thuận 6500 Vĩnh An 6500 Vĩnh Hưng 6500 Tiên Yên 7060 Vĩnh Hòa 7371 Vĩnh Phước 12307 Lan Hạ 13317 Morning Star 21353 Vosco Star 46671 Vega Star 22035 Golden Star 23790 Polar Star 24835 Neptune Star 25398 Diamond Star 27000 Silver Star 21967 Lucky Star 22776 Vosco Sky 52523 Blue Star 27272 Vosco Unity 53552 Tàu dầu M/T Đại Nam 47102 M/T Đại Ninh 47148 Tàu container Fortune Freighter 8937 Fortune Navigator 8516
  • 11. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 11 1.4 Một số kết quả đạt được. 1.4.1 Những sự kiện nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển Vosco + Hai tàu biển Việt Nam đầu tiên là tàu Tự lực 06 và tàu Tăng-kít TK154 được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký phong tặng danh hiệu Anh hùng vào ngày 7/6/1972 và ngày 31/12/1973. + Ngày 9/11/1973, tàu Hồng Hà (trọng tải 4.3888 DWT) mở luồng Việt Nam - Nhật Bản, là tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi biển xa, tạo đà cho bước phát triển đội tàu vận tải viễn dương. + Năm 1974, Vosco là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam thực hiện phương thức vay mua tàu để phát triển đội tàu: mua 3 tàu Sông Hương, Đồng Nai và Hải Phòng. Cho đến nay, Công ty đã quản lý và khai thác gần 100 lượt tàu biển hiện đại. Tính bình quân sau 6 đến 7 năm, Công ty hoàn thành trả nợ vốn và lãi mua tàu + Ngày 13/5/1975, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tàu Sông Hương trọng tải 9.580 DWT là tàu đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa do Thuyển trưởng Nguyễn Tấn Nghiêm chỉ huy cập Cảng Nhà Rồng, đặt nền móng đầu tiên cho việc thông thương hai miền Nam-Bắc bằng đường biển, góp phần đắc lực để phục hồi kinh tế đất nước sau chiến tranh. + Tháng 10/1975, hai tàu dầu Cửu Long 01 và Cửu Long 02 tải trọng 20.840 DWT là hai tàu dầu đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam lần đầu mở luồng đến các nước Đông Phi và Nam Âu. + Năm1977, tàu Sông Chu- tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi châu Úc và Ấn Độ mở rộng thị trường vận tải ngoại thương. + Năm1982, hai tàu Thái Bình và Tô Lịch là hai tàu đầu tiên của Việt Nam mở luồng đi các nước Tây Phi và châu Mỹ, đánh dấu đội tàu VOSCO đến đủ năm châu, bốn biển.Tàu Thái Bình đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là tàu Việt Nam đầu tiên hành trình vòng quanh Thế giới. + Ngày 24/7/1996 Công ty nhận tàu Morning Star trọng tải 21.353 DWT là tàu hàng rời chuyên dụng đánh dấu bước chuyển mình trong lĩnh vực đầu tư sang loại tàu chuyên dụng, cỡ lớn có tầm hoạt động rộng hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
  • 12. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 12 + Tháng 7/1997, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam triển khai áp dụng Bộ luật Quảnlý An toàn Quốc tế (ISM Code) trước khi Bộ luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1998. + Năm 1999 Công ty đặt đóng ba tàu Vĩnh Thuận, Vĩnh An, Vĩnh Hưng trọng tải 6.500 DWT tại Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng; đây là ba tàu biển đầu tiên, lớn nhất lúc đó đóng tại Việt Nam tạo tiền đề quan trọng cho ngành Đóng tàu Việt Nam phát triển và trở thành quốc gia đóng tàu biển có tên trong danh sách các cường quốc đóng tàu thế giới. + Ngày 27/10/1999 Công ty nhận tàu dầu Đại Hùng trọng tải 29.997 DWT tại cảng Mizushima, Nhật Bản và đưa vào khai thác chuyến đầu tiên từ Singapore về Đà Nẵng đánh dấu sự trở lại của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển dầu-khí. + Ngày 02/5/2000, tàu Đại Long trọng tải 29.996 DWT là dầu sản phẩm đầu tiên mang cờ Việt Nam đến cảng Charleston, Hoa Kỳ sau Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ. + Năm 2002, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO9001-2000. + Năm 2004, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Bộ luật An ninh Tàu và Bến cảng (ISPSCode). + Ngày 29/3/2006, thành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và Vosco trở thànhCông ty vận tải biển duy nhất có một trung tâm được trang bị hệ thống thiết bị mô phỏng buồng lái, buồng máy hiện đại để đào tạo, huấn luyện sỹ quan thuyền viên, nâng cao trình độ quản lý khai thác đội tàu của Công ty. + Ngày 11/7/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 2138/QĐ- BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Vận tải biển Việt Nam, đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, Nhà nước sở hữu 60%. Từ ngày 01/01/2008 Công ty Vận tải biển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO). + Ngày 02/12/2008 Công ty đã mua và đưa 2 tàu container Fortune Navigator và Fortune Freighter (560TEU) vào khai thác chuyên tuyến đánh dấu sự tham gia của
  • 13. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 13 Công ty trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng container định tuyến - một lĩnh vực vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. + Ngày 17/4/2010, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Vosco Sky, trọng tải 52.523 DWT đóng tại Nhật Bản năm 2004, là tàu hàng rời chuyên dụng cỡ Supramax đầu tiên của Công ty. + Ngày 08/9/2010, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch phiên đầu tiên tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là "VOS". 1.4.2 Các thành tích đã đạt được trong những năm gần đây - Huân chương độc lập hạng nhì - Tập thể lao động tiên tiến nhiều năm liền - Huân chương lao động hạng nhì - Đơn vị lao động thi đua xuất sắc toàn quốc 1.5 Quy mô của công ty 1.5.1 Quy mô về nguồn nhân lực Bảng cơ cấu lao động. STT Nội dung 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Phân luồng lao động: - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp 1240 460 72.94 27.06 2 Độ tuổi lao động: - 20 – 30 - 31 – 40 - 41 – 50 - 51 – 60 620 650 400 30 36.47 38.24 23.53 1.76 3 Giới tính: - Nữ - Nam 100 1600 5.88 94.12 4 Trình độ lao động - Thạc sỹ - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp 10 800 160 140 0.59 47.06 9.41 8.24
  • 14. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 14 - Sơ cấp - Lao động phổ thông 590 0 34.70 0 5 Tổng số lao động 1700 100% 1.5.2 Quy mô về vốn và tài sản - Tại thời điểm năm cuối tháng 12 năm 2013, tổng tài sản của Công ty là hơn 5125 tỷ đồng ( 5.225.804.378.742 đồng), vốn chủ sở hữu là 1500 tỷ đồng. - Tài sản cố định của công ty gồm: Tài sản cố định Nguyên giá (đồng) Giá trị còn lại (đồng) 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 28.150.987.263 15.790.506.052 2.Máy móc thiết bị 92.280.203.603 60.300.280.050 3. Phương tiện vận tải 6.533.345.974.792 3.650.280.212.500 4. Tài sản cố định khác 62.840.555 15.306.720 ( Nguyên giá và giá trị còn lại đều lấy theo số liệu cuối năm 2013) 1.5.3 Quy mô hoạt động kinh doanh Là một nhà kinh doanh, bao giờ chúng ta cũng phải quan tâm đến hiệu quả và mong muốn hiệu quả sản xuất - kinh doanh ngày càng cao. Để đạt được điều đó trước hết phải có nhận thức đúng. Từ nhận thức đúng đi đến quyết định và hành động. Nhận thức - quyết định và hành động là bộ ba biện chứng của sự lãnh đạo và quản lý khoa học. Trong đó, nhận thức giữ vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ trong tương lai. Ta biết rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả của một quá trình. Ở các thời kỳ khác nhau có những nguyên nhân khác nhau và cùng một nguyên nhân nhưng nó tác động đến hiện tượng kinh tế với những mức độ khác nhau. Vì thế tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng thời kỳ là khác nhau.. Kết quả hoạt động của đơn vị ta nghiên cứu là tổng hợp kết quả hoạt động của các đơn vị thành phần tạo nên. Khi chi tiết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị sản xuất theo các đơn vị thành phần sẽ cho phép ta đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động của mỗi đơn vị thành phần. Mặt khác, kết quả hoạt động của mỗi đơn vị do những nguyên nhân khác nhau, tác động không giống nhau. Mọi điều kiện về tổ
  • 15. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 15 chức, kỹ thuật của mỗi đơn vị không giống nhau nên biện pháp khai thác các tiềm năng ở các đơn vị không thể như nhau, cần phải chi tiết để có những biện pháp riêng phù hợp với từng đơn vị riêng biệt. 1.6 Một số nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh - Doanh nghiệp còn non trẻ, kinh nghiệm trên lĩnh vực kinh doanh ngành nghề còn hạn chế. Do đó có sự ảnh hưởng chưa lớn đến thị trường, hạn chế việc mở rộng ngành nghề kinh doanh, quan hệ đối tác gặp nhiều khó khăn; - Đội ngũ lãnh đạo nhiệt huyết, nhưng kinh nghiệm quản lý còn cần tiếp thu hơn nữa; - Cơ cấu phương tiện chưa phù hợp với tính đa dạng của thị trường. nhân viên chưa thực sự tìm tòi, học hỏi để nâng cao tay nghề, chuyên môn, đang còn mang tính thụ động, trông chờ; - Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, cải tiến sáng kiến kĩ thuật trong việc nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí chưa được phát huy nhiều...
  • 16. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 16 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂUCHI PHÍ,PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHI PHÍ 2 Tổng quan về Chi phí và phương pháp tính chi phí 2.1 Chức năng, nhiệm vụ của chi phí trong sản xuất kinh doanh . 2.1.1 Chức năng: Trong cùng nguyên tắc quản lý kinh tế của nhà nước và doanh nghiệp chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng luôn được quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định .Việc đảm bảo giảm chi phí từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành một yêu cầu bức thiết,giảm chi phí vừa là mục tiêu vừa là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 2.1.2 Nhiệm vụ : Trước yêu cầu đó, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho chi phí trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là: - Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Tính toán hợp lý chi phí trong sản xuất, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp theo từng hoạt động, hạng mục hoạt động từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp giảm chi phí một cách hợp lý và có hiệu quả. - Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng hoạt động, hạng mục hoạt động, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
  • 17. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 17 2.1.3 Mục đích tìm hiểu . Chi phí là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó có tính chất quyết định đến sự sống còn và phát triển của mọi doanh nghiệp. trong sản xuất kinh doanh chi phí sản xuất mà lớn hơn lợi nhuận thu được thì doanh nghiệp sẽ không có lãi và sẽ bị phá sản, đóng cửa,một hậu quả mà không một doanh nghiệp kinh nào mong muốn.Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc,các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm làm giảm chi phí đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Tìm hiểu về chi phí và phương pháp tính chi phí giúp cho các nhà quản lí nắm bắt được biến động cụ thể của Doanh nghiệp trong nhiều năm từ đó đưa ra nhận xét chính xác về chất lượng kinh doanh cũng như xu hướng kinh doanh trong kế hoạch dài hạn. Bên cạnh đó, xác định được vai trò vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường trong một khoảng thời gian dài. - Phản ánh những biến động trong kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp ngay trong kỳ và giữa các kỳ, từ đó phản ánh uy tín kinh doanh và phản ánh quy mô khả năng chiếm lĩnh thị trường của Doanh nghiệp - Chỉ rõ và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chi phí và sự biến động chi phí giữa các kỳ. - Làm cơ sở xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch , các phương án kinh doanh , các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận .  Vai trò, ý nghĩa . Chi phí doanh nghiệp có vai trò , ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, vì nó có tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp . Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
  • 18. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 18 Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu giảm chi phí là điều quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định, vững chắc .  Đối với bản thân doanh nghiệp : Chi phí là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ làm giảm chi phí và hạ giá thành sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên . Doanh nghiệp hoạt động,có chi phí thấp , lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo quyền lợi cho người lao động , có điều kiện xây dựng quỹ như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng,phúc lợi…..điều này khuyến khích người lao động tích cực làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo trong lao động và gắn bó với doanh nghiệp . Nhờ vậy năng suất lao động sẽ được nâng cao góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp .  Đối với xã hội : Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đảm bảo tài chính ổn định,chi phí thấp, có lợi nhuận cao thì tiềm lực tài chính quốc gia sẽ ổn định và phát triển. Vì khi có lợi nhuận cao, lợi nhuận là nguồn tham gia đóng góp theo luật định vào ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhờ vậy mà nhà nước có nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo dựng môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp và góp phần hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước . Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành của công ty Vosco Chi phí ngành : Chủ tàu, quản lý, khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu dầusản phẩm
  • 19. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 19 Loại tàu Tên tàu Số chuyến vận chuyển trong năm Chi phí bình quân cho từng chuyến Tổng chi phí Tàu hàng rời Sông Ngân 8 2.230.450.000 17.843.600.000 Vĩnh Thuận 7 2.222.680.450 15.558.763.150 Vĩnh An 4 2.223.185.500 8.892.742.000 Vĩnh Hưng 4 2.223.560.450 8.894.241.800 Tiên Yên 6 2.510.625.700 15.063.754.200 Vĩnh Hòa 5 2.670.870.000 13.354.350.000 Vĩnh Phước 5 3.890.130.800 19.450.654.000 Lan Hạ 6 5.013.020.120 30.078.120.720 Ocean Star 8 5.700.300.000 45.602.400.000 Morning Star 8 5.833.650.244 46.669.201.942 Vosco Star 6 12.620.000.050 75.720.000.300 Vega Star 8 5.895.955.000 47.167.640.000 Golden Star 8 6.126.410.000 49.011.280.000 Polar Star 7 6.200.832.000 43.405.824.000 Neptune Star 10 6.214.411.030 62.114.110.300 Diamond Star 10 7.105.300.000 71.053.000.000 Silver Star 6 5.888.227.600 35.400.843.600 Lucky Star 9 5.900.140.600 53.083.265.400 Vosco Sky 9 12.990.468.800 116.914.219.200 Blue Star 11 7.210.830.000 79.319.130.000 Vosco Unity 12 13.196.782.490 131.967.824.900 Tàu dầu sản phẩm M/T Đại Nam 11 3.960.482.00 43.565.302.000 M/T Đại Ninh 11 3.989.000.070 43.879.000.770 Tàu container Fortune Freighter 9 4.100.210.000 36.901.189.000 Fortune Navigator 9 3.988.470.000 35.896.230.000 Tổng cộng 1.146.806.687.282 (Đơn vị tính: VNĐ)
  • 20. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 20 Chi phí đã tính ở trên vẫn chưa bao gồm chi phí về tiền lương cuả thủy thủ, thuyền viên và thuyền trưởng trên các tàu. Tổng chi phi tiền lương trong năm ( chỉ tính số tiên lương mà công ty đã trả, còn một số chậm và sẽ thanh toán ở kì sau của năm 2014) mà công ty đã thanh toán chi tính riêng ngành khai thác tàu hàng khô, hàng rời, và tàu dầu là 132.920.800.000 đồng. Ngoài ra còn một số khoản chi phí phát sinh ngoài dụ kiến cần thanh toán ngay(chi phí thăm hỏi ốm đau, tiền ăn tiêu vặt) và chi phí quản lý, tất cả là 875.215.000 đồng. Như vây, tổng cộng chi phí của ngành: chủ tàu, quản lý, khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu sản phẩm là: 1.280.602.702.282 đồng. * Ngành: Vận tải đa phương thức và dịch vụ Logistics Đây là ngành có sự quan hệ chặt chẽ với ngành khai thác vận tải bằng tàu ở trên. Như vậy chi phí của ngành lúc nay sẽ là chi phí vận tải bằng đường bộ( chủ yếu là vận tải bằng các đầu kéo container chuyên dụng là loại 2*20 feet và 40 feet) và chi phí môi giới các thương vụ Logistics. Vận tải đa phương thúc của công ty chủ yếu là kết hợp giữa vận tải đường bộ và đường biển, ngoài ra còn có đường bộ/đường không nhưng tỉ trọng không đáng kể và trong năm qua công ty không có thương vụ nào có sự kết hợp của hàng không cả. Bảng chi phí vận tải bằng container trong năm (Đơn vị tính: VNĐ) Quý Loại Container Số chuyến vận tải (1) Chi phí vận chuyển bình quân chung/chuyến (2) Chi phí lương và khấu hao phụ tùng xe (3) Tổng tiền (4)=(1)*(2)+(3) I 2*20 feet 405 4.220.600 890.700.000 2.600.043.000 1*40 feet 320 4.490.000 780.900.000 2.217.700.000 II 2*20 feet 550 4.220.000 1.284.380.000 3.605.380.000 1*40 feet 505 4.490.000 1.469.500.000 3.736.950.000 III 2*20 feet 300 4.170.000 693.210.000 1.944.210.000 1*40feet 315 4.665.000 785.500.000 2.254.975.000 IV 2*20 feet 395 4.080.190 911.129.500 2.522.804.550 1*40 feet 515 4.970.200 1.525.610.000 4.085.263.000 Tổng cộng 22.967.325.550
  • 21. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 21 Bảng chi phí các thương vụ về dịch vụ Logistics trong năm (Đơn vị tính: VNĐ) Thời gian Thương vụ Logistics Chi phí của từng thương vụ Quý I Thương vụ 1 4.246.722.000 Thương vụ 2 6.216.450.000 Thương vụ 3 3.465.950.000 Thương vụ 4 2.037.550.000 Quý II Thương vụ 1 4.313.050.000 Thương vụ 2 647.710.000 Quý III Thương vụ 1 5.197.510.000 Thương vụ 2 2.207.050.000 Thương vụ 3 5.550.380.000 Quý IV Thương vụ 1 1.058.050.000 Tổng cộng 31.940.362.000 =>Tổng chi phí = 22.967.325.550 + 31.940.362.000 = 54.907.768.550 (đồng) *(Bắt đầu kể từ các ngành tiếp sẽ chỉ xét và tìm hiểu về chi phí của công ty dựa trên các chi phí xét theo yếu tố sản xuất kinh doanh) * Ngành: Cho thuê tàu, đại lý tàu và môi giới Loại chi phí VNĐ Chi phí nhân công trực tiếp 21.500.650.000 Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 13.432.500.000 Chi phí khấu hao TSCĐ 27.850.230.050 Chi phí dịch vụ mua ngoài 19.990.310.000 Chi phí khác bằng tiền 5.100.218.000 Tổng cộng 87.873.908.050
  • 22. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 22 * Ngành:Dịch vụ vận tải Loại chi phí VNĐ Chi phí nhân công trực tiếp 10.750.270.000 Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 53.650.230.420 Chi phí khấu hao TSCĐ 690.169.300 Chi phí dịch vụ mua ngoài 91.690.750.545 Chi phí khác bằng tiền 32.498.360 Tổng cộng 163.023.918.625 * Ngành: Đại lý giao nhận đường hàng không và đường biển Loại chi phí VNĐ Chi phí nhân công trực tiếp 16.734.469.100 Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 54.626.160.530 Chi phí khấu hao TSCĐ 6.746.297.431 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.020.006.030 Chi phí khác bằng tiền 486.124.378 Tổng cộng 80.633.057.469 * Ngành:Cung cấp phụ tùng , vật tư hàng hải Loại chi phí VNĐ Chi phí nhân công trực tiếp 8.620.420.400 Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 22.568.982.000 Chi phí khấu hao TSCĐ 13.436.700.670 Chi phí dịch vụ mua ngoài 24.147.873.922 Chi phí khác bằng tiền 1.378.413.222 Tổng cộng 70.152.390.214
  • 23. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 23 * Ngành: Cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu nước ngoài Loại chi phí VNĐ Chi phí nhân công trực tiếp 3.174.500.000 Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 17.281.012.000 Chi phí khấu hao TSCĐ 16.924.139.070 Chi phí dịch vụ mua ngoài 19.446.371.860 Chi phí khác bằng tiền 747.000.000 Tổng cộng 57.573.022.930 * Các ngành kinh doanh khác Loại chi phí VNĐ Chi phí nhân công trực tiếp 7.560.500.000 Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 25.194.329.411 Chi phí khấu hao TSCĐ 9.045.657.801 Chi phí dịch vụ mua ngoài 186.258.270.698 Chi phí khác bằng tiền 401.199.519 Tổng cộng 228.461.357.429 Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của các ngành = 1.280.602.702.282 + 54.907.768.550 + 87.873.908.050+ 163.023.918.625 + 80.633.057.469 +70.152.390.214 + 57.573.022.930 + 228.461.357.429 = 2.023.228.125.549( đồng) = Giá vốn cung cấp hàng hóa và dịch vụ. (Đơn vị tính: VNĐ) Kết luận: Ta thấy Tổng chi phí kinh doanh theo yếu tố của các ngành của công ty mà ta tìm hiểu trùng khớp với Già vốn cung cấp về hàng hóa và dịch vụ như trong bản báo cáo tài chính tổng hợp của công ty đưa ra. 2.2 Phương pháp tính chi phí của công ty vận tải biển Việt Nam Tổng chi phí = N chi phí cộng lại
  • 24. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 24 Đồng thời công ty VOSCO cũng áp dụng nhiêu cách phân loại chi phí khác nhau tùy từng nhu cầu sao cho phù hợp nhất có thể và đáp ứng những yêu cầu quản lí khác nhau với mục đích cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm, tạo ra một cơ cấu chi phí hợp lí và khoa học nhất Các loại chi phí của công ty gồm có các chi phí cơ bản, chi phí chung, gồm cả chi phi cố định và biến đổi cụ thể: 2.1.1. Chi phí trả trước ngắn hạn. Chi phí bảo hiểm P&I 1.351.733.229 Chi phí bảo hiểm thân tàu 31.770.163 Chi phí bảo hiểm thuyền viên 16.838.000 Chi phí bảo hiểm vỏ container 320.639.000 Chi phí bảo hiểm xe cơ giới 7.069.092 Chi phí bảo hiểm FD&D 45.118.000 Chi phí bảo hiểm hàng tồn kho 7.425.000 Chi phí trả trước dịch vụ 32.224.532 Chi phí trả trước phí internet 2.400.000 Chi phí công cụ dụng cụ 11.133.000 Cộng 1.826.350.016 2.1.2. Chi phí trả trước dài hạn. Chi phí sửa chữa tài sản và các tàu lên đà 61.902.935.132 Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 67.280.783.207 Chi phí nâng cấp bãi container 606.060.603 Chi phí sửa chữa sà lan, xe nâng, ô tô 158.873.942 Chi phí bảo hiểm tài sản 10.490.895 Công cụ dụng cụ 122.003.049 Cộng 130.061.146.828 2.1.5. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác. Kinh phí công đoàn 1.997.209.660 Bảo hiểm xã hội 4.278.778.856 Bảo hiểm y tế Thù lao HĐQT, BKS 52.543.000 Cổ tức, lợi nhuận phải trả 4.876.404.515 Phải trả hộ phí dịch vụ tàu 112.609.417 Vật tư tạm nhập 3.874.323.189 Thuế thu nhập cá nhân của người lao động chưa quyết toán 8.745.724.332
  • 25. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 25 Chi phí sửa chữa chưa quyết toán 993.720.000 Doanh thu vận tải tính cho năm sau 4.376.471.697 Phải trả, phải nộp khác 3.975.796.237 Cộng 33.274.580.903 2.1.3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Thuế và các khoản phải thu nhà nước (428.273.927) Thuế GTGT hàng bán nội địa Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa (10.338.744) Thuế thu nhập cá nhân nộp thừa (417.935.183) Thuế và các khoản phải trả nhà nước 4.144.647.285 Thuế GTGT hàng bán nội địa 2.122.422.041 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.558.596.128 Thuế thu nhập cá nhân 309.344.199 Các khoản phí, lệ phí khác 154.284.917 Cộng 3.716.373.358 2.1.4. Chi phí phải trả. Trích trước chi phí vận chuyển tháng 12 299.382.460 Chi phí lãi vay phải trả 32.991.886 Cộng 332.374.346 2.1.6. Quỹ khen thưởng phúc lợi. Chi quỹ trong năm 3.722.023.633 Cộng 3.722.023.633 2.1.7. Chi phí tài chính. Chi phí lãi vay 164.316.183.387 Lỗ bán ngoại tệ Lỗ chênh lệch tỷ giá đã được thực hiện 45.724.278.349 Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa được thực hiện 24.197.271.596 Chi phí tài chính khác 163.148.832 Cộng 234.400.882.164 2.1.8. Chi phí bán hàng. Chi phí nhân viên 2.840.778.700 Chi phí nguyên vật liệu, bao bì 762.286.319 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 191.627.046 Chi phí khấu hao TSCĐ 433.669.240 Chi phí dịch vụ mua ngoài 61.822.466.140
  • 26. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 26 Chi phí khác 2.791.328.067 Cộng 68.842.155.512 2.1.9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí cho nhân viên 40.038.214.803 Chi phí vật liệu quản lý 1.904.358.856 Chi phí đồ dùng văn phòng 397.298.646 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.861.418.220 Thuế, phí và lệ phí 5.337.461.241 Chi phí dự phòng 1.338.230.140 Chi phí dịch vụ mua ngoài 4.978.005.535 Chi phí bằng tiền khác 6.295.060.128 Cộng 62.114.047.569 2.1.10. Chi phí khác. Chi phí thanh lý và giá trị còn lại tài sản cố định nhượng bán, thanh lý 9.115.269.379 Phí khuyến khích khách hàng 376.030.300 Chi phí hội thảo khách hàng 311.641.364 Chi phí khác 3.758.539 Cộng 9.806.699.582 2.1.11. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Chi phí nguyên liệu, vật liệu 1.153.814.904.911 Chi phí nhân công 205.120.481.286 Chi phí khấu hao tài sản cố định 393.747.691.786 Chi phí dịch vụ mua ngoài 584.619.683.962 Chi phí khác 36.961.438.654 Cộng 2.374.264..200.599 2.1.12. Chi phí lãi vay vốn hóa. Chi phí lãi vay vốn hóa đối với các khoản vay để đóng mới tàu 13.822.354.133 Cộng 13.822.354.133 2.1.13. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang gồm: Mua và đóng hoàn thiện tàu Vossco Sunrise 320.664.971.332 XD cơ bản dở dang nhà làm việc VOSCO Nha Trang 111.056.000 Cộng 320.776.027.332
  • 27. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 27 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 3 Kết luận chung 3.1 Kết luận của bản thân 3.1.1 Phương pháp tính tại công ty Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt thì điều đầu tiên mà chủ doanh nghiệp phải quan tâm đó là hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nó còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.Doanh nghiệp chỉ tồn tại khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh sẽ là điều kiện đảm bảo tái sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp củng cố được vị trí và điều kiện làm việc của người lao động. Nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp những chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp đó tất yếu đi đến phá sản. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy chi phí cuả công ty phù hợp với lợi nhuận của Doanh nghiệp ,thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong những năm qua hoạt động vận tải diễn ra thông suốt, đáp ứng nhanh chóng chính xác nhu cầu của khách hàng. Điều này làm tăng vị thế của công ty. Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, số lượng các đơn đặt hàng ngày càng tăng, công ty đã tạo ra được các mối quan hệ tốt và thu hút những khách hàng mới thông qua việc nâng cao chất lượng phục vụ của hoạt động vận tải. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn vững vàng có trách nhiệm cao với công việc được giao, nhờ đó công ty đã tạo được lòng tin với khách hàng. 3.1.2 Mặt được trong phương pháp tính : - Căn cứ vào đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng ngành chi tiết cho từng loại sản phẩm hoàn thành là hợp lý,có căn cứ khoa học tạo điều kiện cho công tác hạch toán quản lý kinh tế ở doanh
  • 28. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 28 nghiệp đạt hiệu quả cao. - Nhìn chung trong phương pháp tình chi phí doanh nghiệp đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí trong toàn doanh nghiệp. Theo cách tập hợp này công tác tập hợp chi phí đơn giản, dễ làm, phục vụ cho việc tính toán. - Doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu tiếp cận sản phẩm mơi, khắc phục sự cố kỹ thuật tạo sự chủ động trong sản xuất hạn chế những chi phí phát sinh không đáng có. - Doanh nghiệp đã tổ chức công tác mua bán vật tư, luôn luôn tìm kiếm chọn mua loại vật tư có giá rẻ chất lượng cao, đồng thời giảm chi phí thu mua. 3.1.3 Mặt chưa được trong phương pháp tính - Doanh nghiệp luôn tìm cách giảm chi phí tồn kho nhưng việc cung ứng vật tư còn chậm, chưa đồng bộ ảnh hướng đến tiến độ sản xuất. - Chi phí quản lý kinh danh nghiệp còn lãng phí làm cho chi phí cao giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp chưa thể hiện chi tiết các yếu tố chi phí cho khoản mục chi phí chung, chi phí bán hàng, vì thế việc giám sát sự biến động của các loại chi phí này gặp khó khăn không đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. 3.2 Những yếu điểm tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3.2.1 Những yếu điểm tồn tại Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam là doanh nghiệp vận tải đa ngành đa nghề, quy mô tương lớn,tuy trên giấy tờ là mới hình thành, nhưng thưc tế đã tồn tại và phát triển trong suốt một thời gian dài trước đó, nên trong suốt quá trình phát triển doanh nghiệp gặp không ít khó khăn như trình độ quản lý, thị trường chưa có khi mới bước chân vào ngành...Tuy vậy doanh nghiệp đã từng bước thâm nhập thị trường, năng động,sáng tạo, đoàn kết tìm ra phương hướng kinh doanh đem lại hiệu quả cao trong nhưng năm vừa qua. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả mà doanh nghiệp đạt được không phải không có những tồn tại, những yếu điểm cần khắc phục, đó là:
  • 29. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 29 Yếu điểm : Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty đang gặp phải những khó khăn sau: - Các khoản chi phí còn cao và có xu hướng gia tăng nhanh: chi phí giá vốn hàng bán tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, chi phí quản lý doanh nghiệp còn rất cao, điều này làm suy giảm lợi nhuận của công ty. - Hoạt động của công ty chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là phù hợp với đặc điểm của công ty. Tuy nhiên, mảng hoạt động tài chính của công ty là thấp giảm hơn năm trước thậm chí còn âm– công ty đã không thể tăng lợi nhuận qua hoạt động này 3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng - Sức cạnh tranh quyết liệt của các đơn vị khác trong cùng ngành đã gây ra nhiều khó khăn của công ty. Đặc biệt là số phương tiện tư nhân bung ra làm rối loạn thị trường, chở quá tải, đưa giá cước xuống quá thấp làm ảnh hưởng rất đáng kể đến sản xuất kinh doanh của công ty. - Những bất cập của công tác quản lý vận tải vẫn còn tồn tại ở nhiều mặt. Điều này cũng gây ra không ít khó khăn trong hoạt động của công ty. - Giá cả nhiên liệu liên tục tăng, cụ thể là giá xăng dầu liên tục tăng. Trong khi đó là một đơn vị vận tải nên công ty phải sử dụng rất nhiều. Điều này đã làm tăng chi phí của công ty - Chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao, bộ máy quản lý của công ty chưa thực sự hiệu quả. - Chưa thực sự chú ý đến công tác bán hàng - Nguồn vốn kinh doanh còn khiêm tốn do vậy chưa có điều kiện để phát triển hoạt động tài chính. 3.3 Những điều khác biệt và những vấn đề mới cần nêu ra. - Phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm . - Tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm . - Nâng cao hiệu qua sử dụng vốn kinh doanh . - Đầu tư về trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty: Hoàn thiện hệ thống mạng máy tính nội bộ, đầu tư mở rộng đội tàu của công ty...; - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý : đào tạo nguồn nhân lực, chuyên môn hóa từng phòng ban, từng khu vực để tạo ra một khối thống nhất hoàn chỉnh gọn nhẹ trong công tác quản lý phù hợp với yêu cầu công việc, đáp ứng đòi hỏi của thị trường;
  • 30. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 30 - Đào tạo nhân lực: đào tạo ngoại ngữ, phối hợp với các trung tâm dạy nghề, hỗ trợ kinh phí...; - Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và cung ứng dịch vụ; - Ngoài việc tập trung phát triển ngành nghề truyền thống cần đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh; -Tăng cường hoạt động marketing,mở rộng thị trường nâng cao thị phần, liên kết phát triển hệ thống đại lý toàn cầu... 3.4 Kết quả học tập - Qua việc nghiên cứu về tình hình chi phí của công ty ta thấy được bộ máy hoạt động của công ty ,cách thức hoạt động, phương pháp tính chi phí rút ra những bài học trong cách tính toán hoạt động của công ty những mặt được và chưa được. - Đưa ra những giải pháp để công ty giảm thiểu chi phí ,tăng lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận.Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt nhu cầu vốn cho việc thu mua nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình sản xuất thường xuyên, liên tục. Có biện pháp tổ chức huy động nhằm cung ứng kịp thời đầy đủ, tránh lãng phí vốn hoặc thiếu thốn. - Giúp cho công ty có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng vốn; đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt sản phẩm tồn kho. - Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải cung cấp đầy đủ và chính xác các tài liệu để kiểm tra chặt chẽ và có hệ thống chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi. - Tổ chức phân bổ lao động hợp lý để tăng hiệu quả của công việc.
  • 31. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 31 KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ phần bài tập thiết kế môn học Kinh tế vận tải và Dịch vụ với nội dung tìm hiểu về Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam và nghiên cứu về chi phí,và phương pháp tính chi phí trong hoạt động vận tải mà em đã trình bày. Vì hoàn cảnh về thời gian và kinh nghiệm thực tế, cũng như những kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên bài tập này của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất kính mong có được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em được hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Nhân dịp này, cho em được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban giám hiệu trường Đại học Hải Phòng, tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy giáo - Th.S Đàm Hương Lưu,người đã trực tiếp tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong việc học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị của CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM (VOSCO)đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán đã cung cấp cho em những số liệu cụ thể để hoàn thành bài tập trên . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mai Hương
  • 32. Đại học Hải Phòng Thiết kế môn học Kinh tế vận tải và dịch vụ Sinh Viên : Nguyễn Thị Mai Hương Lớp –KTVT K13B 32 Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM(VOSCO) ..........................................................................................2 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM(VOSCO).........................................................................2 1.1 Lịch sử hình của công ty thành và phát triển....................................................2 1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty.................................................................3 1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty..............................................................4 1.3.1 Mô hình tổ chức của công ty......................................................................4 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban .........................................................5 1.4 Một số kết quả đạt được..................................................................................11 1.4.1 Những sự kiện nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển Vosco.....11 1.4.2 Các thành tích đã đạt được trong những năm gần đây.............................13 1.5 Quy mô của công ty ........................................................................................13 1.5.1 Quy mô về nguồn nhân lực ......................................................................13 1.5.2 Quy mô về vốn và tài sản.........................................................................14 1.5.3 Quy mô hoạt động kinh doanh.................................................................14 1.6 Một số nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh ..........................15 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂUCHI PHÍ,PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHI PHÍ..........16 2 TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHI PHÍ ...................16 2.1 Chức năng, nhiệm vụ của chi phí trong sản xuất kinh doanh ........................16 2.1.1 Chức năng: ...............................................................................................16 2.1.2 Nhiệm vụ :................................................................................................16 2.1.3 Mục đích tìm hiểu . ..................................................................................17 2.2 Phương pháp tính chi phí của công ty vận tải biển Việt Nam ........................23 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN............................................................................................24 3 KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................27 3.1 Kết luận của bản thân......................................................................................27 3.1.1 Phương pháp tính tại công ty ...................................................................27 3.1.2 Mặt được trong phương pháp tính : .........................................................27 3.1.3 Mặt chưa được trong phương pháp tính...................................................28 3.2 Những yếu điểm tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...................................................................................28 3.2.1 Những yếu điểm tồn tại............................................................................28 3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng ..........................................................................29 3.3 Những điều khác biệt và những vấn đề mới cần nêu ra..................................29 3.4 Kết quả học tập ...............................................................................................30 KẾT LUẬN ..................................................................................................................31