SlideShare a Scribd company logo
1 of 127
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THUẬN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN VĂN HIẾU
Thừa Thiên Huế, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THUẬN
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Lãnh đạo nhà trường, Phòng Sau đại học, Khoa Tâm lý - Giáo dục
trường Đại học Sư phạm Đại học Huế;
- Tập thể quí Thầy cô giảng dạy lớp cao học, chuyên ngành Quản lý
Giáo dục, khóa XXIII (2014 - 2016) tại trường Đại học Sư phạm Đại học
Huế;
- Ban Giám đốc, Lãnh đạo và Chuyên viên Phòng Giáo dục Trung
học, Phòng Tổ Chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã tạo mọi
điều kiện cho tôi cả về thời gian, tinh thần, vật chất trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
- Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm và tệ
nạn xã hội tỉnh Quảng Trị; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, công
an tỉnh Quảng Trị; Thư Viện trường Đại học Sư phạm Đại học Huế;
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường THPT
tỉnh Quảng Trị đã trao đổi, góp ý trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp;
- Đặc biệt là PGS. TS. Trần Văn Hiếu, Phó Trưởng khoa Tâm lý Giáo
dục trường Đại học Sư phạm Đại học Huế - người đã tận tâm hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng biết ơn !
Tác giả luận văn
Nguyễn Thuận
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................10
4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................10
7. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................11
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................11
NỘI DUNG ..............................................................................................................13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.........13
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................13
1.1.1. Hoạt động phòng chống ma túy ở một số nước trên thế giới..........................13
1.1.2. Hoạt động phòng chống ma túy ở Việt Nam ..................................................15
1.2. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................17
1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học .....................17
1.2.2. Khái niệm ma túy và giáo dục phòng chống ma tuý.......................................20
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy...........................................21
1.3. Phân loại ma túy, tác hại của tệ nạn ma túy, nghiện ma túy và nguyên nhân ........22
1.3.1. Phân loại ma tuý..............................................................................................22
1.3.2. Tác hại của tệ nạn ma túy, nghiện ma túy.......................................................23
2
1.3.3. Nguyên nhân nghiện ma túy ...........................................................................25
1.4. Giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THPT ...........................................26
1.4.1. Ý nghĩa của công tác giáo dục PCMT ............................................................26
1.4.2. Mục tiêu giáo dục PCMT................................................................................27
1.4.3. Nội dung giáo dục PCMT ...............................................................................27
1.4.4. Hình thức giáo dục PCMT ..............................................................................28
1.4.5. Phương pháp giáo dục PCMT.........................................................................28
1.4.6. Các lực lượng tham gia GDPCMT .................................................................29
1.4.7. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục PCMT:............................................30
1.5. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh ở trường THPT .....30
1.5.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phòng, chống ma túy.............30
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong các trường THPT...........32
Tiểu kết chương 1......................................................................................................35
CHƯƠNG2.THỰCTRẠNGQUẢNLÝHOẠTĐỘNGGIÁODỤCPHÒNGCHỐNG
MATÚY CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNHQUẢNGTRỊ....................................................................................................36
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Quảng Trị......36
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị ................................................36
2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị ................................................38
2.1.3. Tình hình tệ nạn ma túy ở tỉnh Quảng Trị và trong các trường THPT tỉnh
Quảng Trị ..................................................................................................................39
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát..........................................................................42
2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................42
2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................42
2.2.3. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................43
2.2.4. Phương pháp khảo sát .....................................................................................43
2.2.5. Thời gian tiến hành khảo sát. ..........................................................................43
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị......43
2.3.1. Về mặt nhận thức ............................................................................................43
2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị...48
3
2.3.3. Thực trạng về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục PCMT ở
các trường THPT tỉnh Quảng Trị..............................................................................50
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng các trường
THPT tỉnh Quảng Trị................................................................................................54
2.4.1. Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục
PCMT........................................................................................................................54
2.4.2. Quản lý việc thực hiện các qui định về công tác giáo dục PCMT..................55
2.4.3. Quản lý việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động
giáo dục PCMT .........................................................................................................56
2.4.4. Quản lý đội ngũ giáo viên đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT...57
2.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục PCMT ............................59
2.4.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục PCMT .59
2.5. Những yếu tố gây khó khăn ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục PCMT.....62
2.6. Nguyên nhân của thực trạng ..............................................................................64
2.6.1. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................64
2.6.2. Nguyên nhân khách quan................................................................................64
Tiểu kết chương 2......................................................................................................65
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ.......................................................................66
3.1. Những căn cứ định hướng cho việc xác lập biện pháp ......................................66
3.2. Các nguyên tắc định hướng trong việc xây dựng các biện pháp .......................67
3.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ..................................................................67
3.2.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ....................................................................67
3.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .................................................................68
3.2.4. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp ..................................................................68
3.3. Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục PCMT cho
học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Trị ...............................................................69
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên
và học sinh trong nhà trường về hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh...............69
4
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý của hiệu trưởng
đối với hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh.......................................................72
3.3.3. Biện pháp 3. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội...............................................................................................................75
3.3.4. Biện pháp 4. Tổ chức hoạt động ngoại khóa và dạy học tích hợp của tổ
chuyên môn và giáo viên...........................................................................................82
3.3.5. Biện pháp 5. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục PCMT ..86
3.3.6. Biện pháp 6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt
động giáo dục PCMT. ...............................................................................................88
3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất..............................................................90
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ..........................91
3.5.1. Tính cấp thiết...................................................................................................92
3.5.2. Tính khả thi .....................................................................................................93
Tiểu kết chương 3......................................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................96
1. Kết luận .................................................................................................................96
2. Khuyến nghị..........................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................99
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCH : Ban chấp hành
BGH : Ban giám hiệu
CB : Cán bộ
CBQL : Cán bộ quản lý
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
CMHS : Cha mẹ học sinh
CSĐTTP : Cảnh sát điều tra tội phạm
CSVC : Cơ sở vật chất
ĐLC : Độ lệch chuẩn
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDCD : Giáo dục công dân
GDPCMT : Giáo dục phòng chống ma túy
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HS : Học sinh
HT : Hiệu trưởng
MT : Ma túy
MTTH : Ma túy tổng hợp
NV : Nhân viên
NXB : Nhà xuất bản
PCMT : Phòng chống ma túy
SV : Sinh viên
TB : Trung bình
TBDH : Thiết bị dạy học
THPT : Trung học phổ thông
TNCS HCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
TNXH : Tệ nạn xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số học sinh các trường THPT trong địa bàn nghiên cứu (năm học 2015-2016) ..38
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THPT tỉnh Quảng Trị
(năm học 2015-2016) ................................................................................................38
Bảng 2.3. Số CBQL, GV, NV cấp THPT của ngành GD ĐT tỉnh Quảng Trị..........39
Bảng 2.4. Thống kê số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (có hồ sơ
quản lý)......................................................................................................................40
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL,GV và NV về sự xâm nhập của tệ nạn ma túy vào
trường THPT tỉnh Quảng Trị ....................................................................................43
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL,GV và NV về nguyên nhân ma túy xâm nhập vào
trường THPT tỉnh Quảng Trị ....................................................................................44
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL,GV và NV về về mức độ cần thiết của công tác giáo
dục PCMT ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị........................................................45
Bảng 2.8. Đánh giá của HS về sự xâm nhập tệ nạn MT vào trường THPT tỉnh
Quảng Trị ..................................................................................................................45
Bảng 2.9. Đánh giá của HS về nguyên nhân ma túy xâm nhập vào trường THPT
tỉnh Quảng Trị...........................................................................................................46
Bảng 2.10. Đánh giá của HS về nguyên nhân làm cho một số học sinh vướng vào
ma túy........................................................................................................................47
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL,GV và NV về hoạt động giáo dục PCMT ở các
trường THPT tỉnh Quảng Trị ....................................................................................48
Bảng 2.12. Đánh giá của HS về hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh
Quảng Trị ..................................................................................................................49
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV và NV về biện pháp giáo dục PCMT...........51
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV và NV về biện pháp khác của PCMT............52
Bảng 2.15. Đánh giá của HS về biện pháp giáo dục PCMT.....................................53
Bảng 2.16. Đánh giá của HS về biện pháp khác của PCMT ....................................54
Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL, GV, NV về quản lý việc xây dựng nội dung,
chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT ..................................................55
Bảng 2.18. Quản lý việc thực hiện các qui định về hoạt động giáo dục PCMT.......56
7
Bảng 2.19. QL việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động
giáo dục PCMT .........................................................................................................56
Bảng 2.20. QL đội ngũ giáo viên đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT..58
Bảng 2.21. QL các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục PCMT...............................59
Bảng 2.22. QL sự phối hợp các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục PCMT .59
Bảng 2.23. QL việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục PCMT..........................60
Bảng 2.24. Tổng hợp đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng quản lý hoạt
động giáo dục PCMT ở trường THPT ......................................................................61
Bảng 2.25. Đánh giá của CBQL, GV và NV về những khó khăn của hoạt động giáo
dục PCMT .................................................................................................................62
Bảng 2.26. Đánh giá của HS về những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về
giáo dục PCMT .........................................................................................................63
Bảng 3.1. Dạy học tích hợp nội dung giáo dục PCMT trong chương trình THPT...85
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp........................92
Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp ..........................93
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ...........94
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát
triển kinh tế nhanh trên thế giới. Cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã có
những tác động tích cực tới đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Bên
cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã bộc bộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động xã hội, một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giao lưu thế giới
là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất ma túy.
Trường học cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập nói
chung và của ma túy nói riêng. Tác động của ma túy tới học đường là mối nguy
hiểm tiềm ẩn và gây nên những hậu quả không chỉ đối với bản thân học sinh bị
nghiện mà còn cả với gia đình và toàn xã hội.
Hiện nay, tình trạng nghiện ma túy và các tội phạm liên quan đến ma túy thật
sự là mối đe dọa an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành
hiểm họa của xã hội, là nỗi lo lắng của mỗi gia đình, là nguy cơ đe dọa sự phát triển
bền vững của đất nước và của dân tộc ta. Với đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên
và HS là người đang trưởng thành, hiếu động, bản tính tò mò, thích khám phá và thể
hiện bản thân có thể sử dụng một lần cho biết, cho sành điệu... Do vậy bọn tội phạm
ma túy lợi dụng tâm lý này đã tìm cách dụ dỗ, lôi kéo, kích động thậm chí hăm dọa,
khống chế… Từ đó, dần dần sẽ đẩy các em vào con đường phạm tội. Trong khi đó,
một số trường học vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa kiên trì, thường
xuyên và liên tục, thiếu các biện pháp kiên quyết trong việc giáo dục học sinh . Một
vấn đề khác nữa là không ít bậc phụ huynh tỏ ra quan tâm đến tâm tư, lối sống và
quan hệ của con em mình, thậm chí nhiều gia đình bỏ mặc cũng là nguyên nhân
khiến ma túy rất dễ dàng xâm nhập vào học đường.
Quảng Trị là tỉnh được Ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy xác định là
một trong những tuyến trọng điểm về phòng ngừa, đấu tranh tội phạm ma túy. Bởi
Quảng Trị có tuyến biên giới dài 206km giáp với các tỉnh bạn Lào, có quốc lộ 9 là
trục đường xuyên Á nối liền hành lang kinh tế Đông Tây với tuyến đường bộ dài
1.450 km đi qua 4 quốc gia Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Đặc biệt có cửa
9
khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay và 1 cặp cửa khẩu phụ giữa Quảng Trị với
Savanakhẹt. Ngoài nhiều tuyến giao thông huyết mạch, khu vực biên giới có hàng
chục lối mòn, đường dân sinh, địa hình hiểm trở, khó kiểm soát…Quảng Trị trở
thành địa bàn trung chuyển ma túy từ khu vực Tam giác vàng từ Trung, Thượng
Lào về Quảng Trị để từ đây vận chuyển ra Bắc vào Nam. Những năm gần đây, hoạt
động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy triệt để lợi dụng điều kiện, vị trí
địa lý thuận lợi trên hai tuyến biên giới để hoạt động mua bán trái phép các chất ma
túy. Trong khi đó, ở Quảng Trị, mặc dù dân số không đông, địa bàn đô thị chưa đến
mức phức tạp nhưng với vị trí là sự giao lưu trên nhiều lĩnh vực, đến nay tình hình
hoạt động của tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy cũng đặt ra nhiều tình trạng lo ngại
và đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp... Đó chính là những yếu tố
khách quan ảnh hưởng đến môi trường học đường và trở thành nguy cơ đe dọa sự
ổn định của văn hóa giáo dục ở Quảng Trị. Công tác giáo dục phòng chống ma túy
trong trường học là một đòi hỏi quan trọng và cấp bách, là trách nhiệm của tất cả
mọi người, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục.
Công tác giáo dục phòng chống ma túy có một vị trí quan trọng trong quá
trình giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện
nay. Nó nhằm giáo dục HS những hiểu biết về tệ nạn ma túy, biết cách giữ mình
không bị ảnh hưởng của ma túy và tham gia đấu tranh với tệ nạn này ở trong nhà
trường cũng như ngoài xã hội. Để thực hiện điều đó, Hiệu trưởng nhà trường cần
phải có những biện pháp quản lý việc giáo dục phòng chống ma túy trong trường
học một cách có hiệu quả hơn.
Vì những lý do đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu. Quản
lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông tỉnh Quảng Trị cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh ở các trường THPT tỉnh
Quảng Trị.
10
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí của Hiệu trưởng các trường THPT đối với hoạt động giáo
dục phòng chống ma túy.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục phòng chống
ma túy ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác phòng chống ma túy trong các trường THPT ở Quảng Trị đã đạt
được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trên nhiều mặt, trong
đó có công tác quản lý của Hiệu trưởng. Nếu xác định rõ cơ sở lý luận, khảo sát
đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lí giáo dục phòng
chống ma túy phù hợp thì hiệu quả công tác phòng, ngừa và ngăn chặn tệ nạn ma
túy xâm nhập vào học đường được nâng lên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống
ma túy ở các trường THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý giáo dục phòng chống
ma túy ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở
các trường THPT tỉnh Quảng Trị.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, các sách, báo, các công trình
khoa học…; phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu về lĩnh vực ma túy và
giáo dục phòng chống ma túy nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát. Quan sát các hoạt động tuyên truyền giáo dục
phòng chống ma túy ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Đây là phương pháp chủ yếu dành
cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường THPT.
11
+ Đối với cán bộ quản lý: nhằm khảo sát nhiệm vụ quản lý của HT nhà
trường về các biện pháp đã thực hiện trong công tác giáo dục phòng chống ma túy ở
các trường THPT.
+ Đối với giáo viên, nhân viên: nhằm khảo sát thái độ của giáo viên đối với
công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT, những hoạt động cụ thể mà nhà
trường đã thực hiện để giáo dục phòng chống ma túy trong trường học.
+ Đối với học sinh nhằm khảo sát nhận thức, những hiểu biết của học sinh
đối với hiểm họa của ma túy, những hoạt động cụ thể mà nhà trường đã thực hiện
để giáo dục học sinh .
6.3. Các phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Tham khảo ý kiến các chuyên gia về
vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn. Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và
học sinh về thực trạng, nguyên nhân và kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của
các biện pháp quản lý đã đề xuất.
6.4. Phương pháp toán học
Sử dụng các phép toán thống kê để xử lý kết quả điều tra.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát đánh giá thực trạng quản lý công tác
giáo dục PCMT của hiệu trưởng 09 trường THPT của 09 huyện, thị xã, thành phố ở
Quảng Trị. Trường THPT Đông Hà- TP Đông Hà, THPT thị xã Quảng Trị, THPT
Vĩnh Linh- huyện Vĩnh Linh, THPT Gio Linh- huyện Gio Linh, THPT Cam Lộ-
huyện Cam Lộ, THPT Lao Bảo- huyện Hướng Hóa, THPT Đakrông- huyện
Đakrông, THPT Triệu Phong-huyện Triệu Phong, THPT Hải Lăng- huyện Hải Lăng.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:
Phần1. Mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Phần 2. Nội dung: Gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục phòng chống ma túy
ở các trường THPT.
12
Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở
các trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở các
trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Trị.
Phần 3. Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
13
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Hoạt động phòng chống ma túy ở một số nước trên thế giới
Từ rất lâu, người ta sử dụng ma túy như một phương tiện để chữa bệnh, cho
nên việc PCMT ít được quan tâm. Công tác PCMT chỉ được các nước trên thế giới
quan tâm khi họ nhận thấy rõ bản chất của chúng. Hiện nay, vấn đề ma túy không
còn hạn chế bởi quốc gia nào mà đã trở thành hiểm họa trên phạm vi toàn thế giới.
Cho nên, “phòng chống ma túy” đã trở thành nhiệm vụ chung của tất cả các nước.
Chúng ta có thể điểm qua vài nét về lịch sử vấn đề này. [14]
1.1.1.1. Các nước Châu Á
Ở Thái Lan, Luật PCMT đã có từ cuối những năm 1950. Ủy ban bài trừ ma
túy của phủ thủ tướng được thành lập từ cuối những năm 1960. Năm 1982, nhà
nước lại thành lập ủy ban đặc biệt trấn áp hoạt động buôn bán ma túy ở biên giới
Thái-Miến (Thái Lan-Myanma). Trong những năm gần đây, việc lạm dụng ma túy ở
Thái Lan đã đến mức báo động, đặc biệt trong HS, SV. Chính phủ Thái Lan đã thực
hiện chương trình “Trường học trắng” trong trường phổ thông nhằm đưa nhà trường
và xã hội xích lại gần nhau hơn. [20]
Các nước Myanmar, Malaixia, Singapore, Brunay, Indonesia, Philippine đều
có luật PCMT và cơ quan chuyên trách PCMT. Nhìn chung luật pháp các nước đều
có hình phạt nặng đối với những kẻ buôn bán hoặc tàng trữ ma túy phi pháp. Trong
pháp lệnh chống ma túy đều có án tử hình. Malaixia, Singapore triển khai công tác
giáo dục PCMT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thành lập đội thiếu
niên tuyên truyền PCMT trong và ngoài nhà trường; tập huấn cán bộ chuyên môn
giảng dạy, biên soạn tài liệu về vấn đề ma túy và phụ trách công tác PCMT trong nhà
trường; tăng cường lồng ghép các nội dung về ma túy và tác hại của ma túy trong các
môn học có liên quan để nâng cao ý thức PCMT trong học sinh.[13, tr.10]
1.1.1.2. Các nước Châu Mỹ
Mỹ là nước tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới, vấn đề ma túy nghiêm trọng
14
hơn bất cứ quốc gia nào. Luật chống ma túy Liên bang sớm nhất nước Mỹ là “Pháp
lệnh Halition” năm 1914. Năm 1930 chính phủ liên bang thành lập cục chống ma
túy trong Bộ Tài chính, tiến hành quản lý chất ma túy, heroine, cocaine đang lạm
dụng lúc đó. Năm 1937, Chính phủ liên bang thông qua “Pháp lệnh thu thuế đại
ma” hạn chế mở rộng đại ma. Năm 1986, Quốc hội Mỹ thông qua “Pháp lệnh chống
lạm dụng ma túy”, lần đầu tiên đưa ra về mặt pháp luật một cách toàn diện đối với
vấn đề lạm dụng ma túy và vấn đề buôn lậu ma túy.
Năm 1986, nhà trường ở nước Mỹ phải là nhà trường không có ma túy. [14,
tr.157] Các nước Trung và Nam Mỹ đều có luật chuyên về chống ma túy và áp
dụng luật hình sự để trừng trị các loại hoạt động tội phạm vi phạm pháp lệnh cấm
ma túy. Những năm 1970 đến nay, luật cấm ma túy là một loại luật pháp chủ yếu
được coi trọng ở các nước, phần lớn các nước đều có cơ quan chấp pháp chống ma
túy.[14, tr.158]
Nhìn chung, các nước Trung và Nam Mỹ rất coi trọng công tác giáo dục PCMT.
Từ năm 1990, Bộ Giáo dục Pêru bắt đầu triển khai hoạt động chống lạm
dụng ma túy trong HS, yêu cầu phụ huynh HS và GV tích cực phối hợp thực hiện
công tác này. Braxin tiến hành tuyên truyền PCMT, thông qua nhà trường yêu cầu
HS hiểu rõ tác hại của ma túy và tránh xa ma túy. Ở một số nước vùng Nam Mỹ
hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có chương trình tuyên
truyền PCMT.[13, tr.9]
1.1.1.3. Các nước Châu Âu [14]
Năm 1975, Ý đã ban bố pháp lệnh về vấn đề ma túy. Tháng 6 năm 1990, Quốc
hội thông qua Luật chống ma túy và thành lập “Cục chống ma túy Trung ương”.
Các nước Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức ...đều có pháp luật và cơ quan phụ
trách vấn đề PCMT từ những năm 80.
1.1.1.4. Các nước Châu Đại Dương [14, tr.166]
Năm 1987, Australia thực hiện luật PCMT, cho phép tịch thu tài sản những
kẻ buôn bán ma túy, yêu cầu các cơ quan tài chính phải báo cáo tình hình giao dịch
tiền tệ của tội phạm ma túy. Đầu những năm 1970, New Zealand thành lập cục tình
báo ma túy để thu thập và phân tích tình hình tội phạm ma túy nhằm thực hiện công
tác PCMT. Đến đầu những năm 1990, thành lập tổ công tác cấp Bộ chuyên đánh
15
vào hoạt động buôn bán ma túy và điều hòa chống ma túy của các ngành có liên
quan Chính phủ.
1.1.1.5. Các nước Châu Phi
Ai Cập là nước rất tích cực và nghiêm minh trong công tác phòng chống tội
phạm ma túy. Luật pháp về ma túy có quy định, những kẻ chế biến chất ma túy phi
pháp với mục đích buôn bán phải chịu tội tử hình và phạt tiền tùy tính chất, những
kẻ buôn lậu ma túy sẽ bị nghiêm trị, nhẹ thì vào tù, nặng thì xử tử hình. [14, tr.167]
Trong các nước Châu Phi, Ai Cập là nước có nét đặc sắc riêng về công tác giáo dục
PCMT. Chính phủ đã phát động phong trào đài truyền hình tham gia PCMT nhằm
vào đặc điểm yêu thích xem truyền hình của thanh thiếu nhi [13, tr.11]
Các nước khác như: Nigieria, Kênia, Nam Phi... đã và đang phải đối mặt với
vấn đề ma túy ngày càng nghiêm trọng. Các quốc gia này cũng đã có luật pháp và
cơ quan làm nhiệm vụ bày trừ ma túy.[14]
1.1.2. Hoạt động phòng chống ma túy ở Việt Nam
Vào năm Cảnh Trị thứ ba (1665) Nhà nước Phong kiến Việt Nam đã ban
hành đạo luật đầu tiên về “Cấm trồng cây thuốc phiện”. Đạo luật này nêu rõ: “Con
trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm
ngó nhà người ta. Trong thì kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa
hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người”. Đạo luật
này còn quy định: “Từ nay về sau quan lại và dân chúng không được trồng hoặc
mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng thì phải phá đi, người nào chứa giữ thì phải hủy
đi”. [25, tr.470]
Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) có quy định thêm những hình phạt cụ thể
đối với tội phạm ma túy: gieo trồng, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút thuốc phiện.
Năm Tự Đức thứ ba (1840), quy định hình phạt tử hình đối với tội phạm ma túy
nghiêm trọng và chú trọng biện pháp điều trị cho người nghiện hút thuốc phiện. Đặc
biệt là vấn đề khen thưởng hậu hỉ cho những người có công phát hiện hoặc tố giác
đúng tội phạm ma túy.
Trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp (1858 - 1954), công tác PCMT không
được chú trọng. Các cấp chính quyền bấy giờ không hề quan tâm đến việc phòng
chống thuốc phiện, tình trạng gieo trồng, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút thuốc
16
phiện ở nước ta lại phát triển. Chính vì vậy, tệ nạn nghiện hút thuốc phiện làm cho
nhiều gia đình tan nát, nhiều người rơi vào hoàn cảnh túng quẩn, sức khoẻ bị hủy
hoại, trí tuệ cạn kiệt... [13, tr.14]
Sau thành công của Cách mạng tháng Tám (1945), mặc dù chính quyền cách
mạng còn non trẻ song vấn đề đấu tranh với tệ nạn thuốc phiện đã được Chính phủ
rất quan tâm: Chính phủ đã cấm việc trồng trọt, buôn bán và sử dụng thuốc phiện
ngoài danh mục y tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị rõ ràng trong những nhiệm
vụ cấp bách của Nhà nước:“Cuối cùng tôi đề nghị cấm hút thuốc phiện”. Nghị định
số 150/TTg của Chính phủ ban hành ngày 12/3/1952 ấn định chế độ tạm thời về
thuốc phiện; Ngày 22/12/1952, Chính phủ lại ban hành Nghị định mới số 225/TTg
sửa đổi lại Nghị định 150/TTg. Nhìn chung, đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của Nhà
nước Việt Nam về đấu tranh chống thuốc phiện nói chung.[24]
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, ở miền Bắc XHCN, tệ nạn trồng, hút
thuốc phiện đã căn bản xóa bỏ được. Trong khi đó, ở Miền nam thời Mỹ- Ngụy, nạn
nghiện hút, tiêm chích ma túy rất phát triển ở Sài gòn, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu,
Cần Thơ ...
Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (năm 1975) Đảng và
Nhà nước ta tiếp tục chủ trương bài trừ nạn trồng trọt, chế biến, sử dụng các chất
ma túy. Cuộc đấu tranh chống nạn ma túy đã đạt được nhiều kết quả từ năm 1975-
1984. Nhưng từ giữa thập kỷ 80, do việc buông lỏng quản lý của Nhà nước và gia
đình nên tệ nạn ma túy có cơ hội phát triển. Vì thế, để kịp thời ngăn chặn tệ nạn này
ngày 08/4/1991, Chính phủ ra Nghị quyết số 99/CT về việc vận động nhân dân
không trồng cây anh túc.[14]
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản để chỉ
đạo công tác PCMT, cụ thể như:
- Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 01/3/1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
chỉ rõ: “Phòng chống, khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã hội, trước hết là nạn mại
dâm, nghiện ma túy, là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đảng và Nhà nước ta
phải kiên quyết lãnh đạo thực hiện để có bước tiến bộ rõ rệt ngay từ năm 1994”.
- Chỉ thị 06-CT/TW ngày 30/11/1996 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy đã yêu
17
cầu: “Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng
chống và kiểm soát ma túy, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm từng bước
ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân dân...”
- Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về việc
tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy
trong tình hình mới;
- Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
- Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học
1.2.1.1. Quản lý
Trong quá trình phát triển của xã hội, bất cứ một lao động xã hội nào, một cơ
sở, tổ chức thực hiện có quy mô từ mức độ thấp đến cao đều cần có sự tổ chức và
điều khiển lao động để đạt được các mục đích mà con người mong muốn. Dạng lao
động mang tính đặc thù tổ chức-điều khiển các hoạt động theo những tiêu chí, yêu
cầu, quy định cụ thể gọi là quản lý. Quản lý thường xuyên biến đổi, phát triển theo
sự phát triển của xã hội loài người, có vai trò quan trọng trong đời sống con người,
tồn tại trong mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi thời đại.
Theo Đại từ điển Tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB văn hóa thông
tin, 1999; khái niệm quản lý được định nghĩa là:
- Tổ chức và điều khiển các hoạt động của một số đơn vị, cơ quan.
- Trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì.
Theo một số tác giả khác định nghĩa về quản lý:
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách
thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. [16, tr.130]
Theo Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc
huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân
18
lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu
nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”.[11, tr.29]
Theo F.W Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn
người khác làm, và sau đó là hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách
tốt nhất và rẻ nhất” [8, tr.12]
Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của quản lý là
hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của
nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [7, tr.29]
Tuy các khái niệm nêu trên có khác nhau, nhưng chúng cùng có chung
những dấu hiệu chủ yếu sau đây:
- Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Hoạt động quản lý là những tác động hướng, có mục tiêu xác định.
- Hoạt động quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho
những người khác thực hiện công việc và đạt mục đích của nhóm.
- Hoạt động quản lý là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý tới khách thể
và đối tượng quản lý một cách có kế hoạch, có tổ chức, có kiểm tra, đánh giá công
việc nhằm đạt được những mục tiêu đã dự kiến.
Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý
1.2.1.2. Quản lý giáo dục [6, Tr 46]
Có thể xem xét khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ. Quản lý hệ thống
giáo dục và quản lý trường học.
Chủ thể
Quản lý
Công cụ
Phương pháp
Khách thể
quản lý
Mục
tiêu
quản
lý
19
Ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục có thể hiểu. Quản lý giáo dục là những
tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác
nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống
giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng
như chất lượng.
Hay. Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám
sát… một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho
mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý trường học: là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch,
hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh, cha
mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có
chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu của giáo dục nước ta là: “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào
tạo nhân tài”.
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng đặc điểm và bản chất của quản lý
giáo dục là:
Về đặc điểm của quản lý giáo dục có thể hiểu khái quát như sau:
1. Quản lý giáo dục bao giờ cũng có chủ thể quản lý giáo dục và đối tượng
quản lý giáo dục.
2. Quản lý giáo dục bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều
có mối liên hệ ngược.
3. Quản lý giáo dục bao giờ cũng có khả năng thích nghi (luôn biến đổi).
4. Quản lý giáo dục vừa là khoa học vừa là nghệ thuật và là một nghề.
5. Quản lý giáo dục gắn với quyền lực, lợi ích và danh tiếng.
6. Quản lý giáo dục phải ngăn ngừa sự rập khuôn máy móc trong quá trình
tạo ra sản phẩm cũng như không cho phép có sản phẩm hỏng.
20
Về bản chất của quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục
nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của nó, định
hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt
được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục dựa trên thể chế giáo dục và
các nguồn lực giáo dục.
Theo đó bản chất của quản lý trường học là gây ảnh hưởng, định hướng và
phát triển tổ chức trường theo mục tiêu và giá trị đã định, dựa trên việc xác định tầm
nhìn, sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược, huy động và sử dụng các nguồn lực, tạo dựng
tên tuổi, uy tín và quản lý văn hóa nhà trường.
1.2.2. Khái niệm ma túy và giáo dục phòng chống ma tuý
1.2.2.1. Khái niệm ma túy
Trong Từ điển tiếng Việt, “ ma túy” mới được đề cập trong thời gian gần
đây song vấn đề nhận thức về thuật ngữ ma túy hiện nay tồn tại nhiều khái niệm
khác nhau:
Ma túy, theo gốc Hán- Việt, có nghĩa là “làm mê mẩn”. Thuật ngữ chất ma
túy (gốc Hy lạp: Narcotikos) ban đầu được dùng để chỉ các chất có tác dụng gây
ngủ, gây mê, ngày nay dùng để chỉ tất cả các hợp chất tự nhiên và tổng hợp có khả
năng gây nên bệnh nghiện. Theo cách hiểu này thì các chất ma túy được định nghĩa
là “Các chất ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập
vào cơ thể con người sẽ gây tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm
trạng của người đó. Nếu dùng lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người dùng bị lệ thuộc
vào nó, lúc đó gây tổn thương và nguy hại cho cá nhân và cộng đồng”. [9, tr.7]
Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm ma túy rất đơn giản: Ma túy là các chất
kích thích lấy từ cây cần sa, dùng nhiều thành nghiện [5]. Theo giải thích của từ
điển thì khái niệm ma túy được hiểu đơn thuần chỉ là chất gây nghiện được lấy từ
cây cần sa. Giải thích này chưa đầy đủ vì ngoài cần sa ra còn nhiều loại cây khác
hoặc các chất khác, các hợp chất khác có khả năng gây nghiện và đều được coi là
ma túy. [12, tr.10]
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1982 thì ma túy được hiểu theo nghĩa
rộng, là mọi thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những
21
cái được đòi hỏi để duy trì một khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó làm
biến đổi chức năng sinh học hoặc tâm lý học loại trừ thực phẩm, nước và ô xy đều
được gọi là ma túy. [12, tr.9]
Theo Cơ quan PCMT và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) năm 1991
thì: Ma túy là những chất độc, có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân
tạo. Khi xâm nhập vào cơ thể con người có tác dụng thay đổi tâm trạng, ý thức và
trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho cá
nhân người sử dụng và cả cộng đồng.[12, tr.10]
Theo Luật số: 23/2000/QH10, Luật Phòng chống ma túy đã được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09
tháng 12 năm 2000: “Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy
định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Chất gây nghiện là chất kích
thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất
hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều
lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Tóm lại: Ma túy được hiểu đó là những chất độc nguy hiểm, có khả năng gây
nghiện cao, có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và làm cho người sử dụng lệ
thuộc vào chúng, gây tác hại xấu cho sức khoẻ người sử dụng và ảnh hướng xấu đến
đời sống cộng đồng.
1.2.2.2 Giáo dục phòng chống ma túy
Giáo dục phòng chống ma túy nhằm thúc đẩy học sinh phát triển sự hiểu
biết, những kỹ năng, cách ứng xử và nhận biết về ma túy cũng như việc đánh giá lợi
ích sức khỏe, liên quan đến hành vi của chính các em và đối với những người khác.
Mục đích của giáo dục phòng chống ma túy bao hàm việc ngăn ngừa sử dụng
ma túy. Ngăn ngừa ma túy tập trung vào việc giảm tối thiểu số lượng học sinh tham
gia vào việc sử dụng ma túy.[4, tr.5]
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy
Quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông là hệ thống
các tác động có mục đích của Hiệu trưởng tới CB, GV, NV và HS nhằm tổ chức
hoạt động giáo dục PCMT đạt được mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
[25, tr.67]
22
1.3. Phân loại ma túy, tác hại của tệ nạn ma túy, nghiện ma túy và nguyên nhân
1.3.1. Phân loại ma tuý
Có nhiều cách phân loại ma túy khác nhau: [22, tr.20]
Cách 1: dựa vào nguồn gốc người ta phân chia MT thành 3 loại: MT tự
nhiên (như thuốc phiện, cần sa, cocaine…), MT bán tự nhiên (như heroine) và MT
tổng hợp (như Ecstasy - thuốc lắc, Methaphetamine- MT đá). Loại MT tổng hợp
này độc hại hơn thuốc phiện rất nhiều.
Cách 2: dựa vào tác dụng tâm sinh lý có các loại sau: Nhóm chất gây ức chế thần
kinh trung ương, có tác dụng giảm đau, gây ngủ (heroine, morphine…; nhóm chất gây ảo
giác (cần sa, mesealine…); nhóm chất gây kích thích thần kinh trung ương (Amphetamine,
Methaphetamine, Cocaine…); nhóm chất an thần, gây ngủ (Diazepam…)
Ở Việt Nam Nghị định 82/2013/NĐ-CP ban hành chất ma túy và tiền chất;
Nghị định 126/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền
chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013
của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất;
Theo đó, danh mục I có 45 chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và
đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên
cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục II có 136 chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy
định của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục III có 69 chất hướng thần được dùng trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy
định của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục IV có 43 tiền chất. Trên cơ sở danh mục IV của Nghị định này,
Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an theo chức năng nhiệm vụ được giao phân
loại tiền chất theo cấp độ để có biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp.
Những năm gần đây, nhiều thanh thiếu niên lạm dụng một số chất gây
nghiện dưới dạng dung môi hữu cơ có tác dụng giống như những tiền chất ma túy
và một số loại thảo dược thuộc họ cần sa đang trở nên phổ biến. Đây là những chất
này gây ra tác hại ghê gớm về sức khỏe cho người sử dụng. Tệ nạn này được biết
23
với những tên gọi là” hít “keo” (dung môi hữu cơ), hít “pin” còn gọi là cỏ Malay
hay thuốc lào Canada), hút “shisha” (còn gọi thuốc lào Ả-rập)
1.3.2. Tác hại của tệ nạn ma túy, nghiện ma túy
Tệ nạn ma túy, nghiện ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân
loại. Tệ nạn ma túy gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh- quốc phòng, làm tổn hại sức khỏe một bộ phận nhân dân, đồng
thời là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và
trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Qua nghiên cứu và thực tiễn, có thể điểm qua một số tác hại của ma túy và tệ
nạn ma túy như sau: [22, tr.21]
Tác hại của ma túy đối với cơ thể ngƣời nghiện
Ma túy làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng lao động, học tập theo
những cách sau:
Đối với hệ hô hấp: Các chất MT kích thích hô hấp gây tăng nhịp thở trong
thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Có nhiều
trường hợp bị ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dấn đến tử vong.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn
khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản, viêm
phổi, lên cơn hen phế quản, ung thư phổi…
Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh
hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn
có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe
dọa tính mạng người dùng ma túy; ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm
tăng huyết áp.
Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây
hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật,
xuất huyết, đột quỵ…
Đối với hệ sinh dục: Người nghiện ma túy khả năng tình dục giảm một cách
rõ rệt và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở
những nam giới, dùng ma túy trong thời gian dài gây chứng vú to (gynecomastia)
và bất lực, còn phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất
24
thường và vô sinh… Các chất ma túy ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây tác
hại lâu dài cho con cái, nòi giống
Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm: Tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim
tiêm không tiệt trùng dẫn đến lay nhiễm viêm gan siêu vi B, C. Đặc biệt tiêm chích
ma túy là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến (70% lây qua đường
tiêm chích ma túy).
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại như: hoại tử tế bào
gan, ảo thính, ảo thị…
Đối với trẻ em, ma túy để lại những hậu quả khôn lường. Các nghiên cứu cho
thấy, các em nghiện ma túy thể chất phát triển không bình thường, chậm lớn, gầy
còm, trí tuệ kém phát triển…
Ma túy còn làm thoái hóa nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ
vi phạm pháp luật; dễ gây mâu thuẫn và bất hòa với bạn bè, gia đình và thầy cô
giáo. Từ đó gây mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học hành
giảm sút, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ của bản thân.
Tác hại của ma túy đối với gia đình ngƣời nghiện
Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Mỗi ngày người nghiện phải
tốn số tiền từ 50.000đ-100.000đ thậm chí 1.000.000đ - 2.000.000đ và hơn thế nữa,
vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma túy có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản,
đồ đạc của gia đình vào việc mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện của mình hoặc để
có tiền sử dụng ma túy, nhiều người đã trộm cắp hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí
giết người, cướp của.
Gia đình có người nghiện làm cho các thành viên luôn lo lắng, mặc cảm, thất
vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc…
Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người
nghiện do ma túy gây ra.
Tác hại của ma túy đối với xã hội
Ma túy còn là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, là nguồn gốc của
nhiều loại tội phạm hình sự. Thực tế cho thấy ma túy là bạn đồng hành của tội phạm,
mối quan hệ giữa ma túy và tội phạm là mối quan hệ nhân quả. Ma túy gắn liền với
hành vi phạm tội, là nguồn gốc bổ sung tội phạm. Khi bị nghiện, những người nghiện
25
ma túy sẵn sàng làm mọi việc miễn là có tiền, có ma túy, thậm chí giết người, cướp
của. Ở trẻ em, các hành vi mang tính chất nghiêm trọng, những cũng xuất hiện những
mầm mống của tội phạm như đánh nhau, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo…
Ma túy, tệ nạn ma túy làm gia tăng các tệ nạn xã hội: lừa đảo, trộm cắp, giết
người, mại dâm, băng nhóm…
Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm
sút sức lao động sản xuất của xã hội. Tăng chi phí ngân sách của xã hội cho các
hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. Ma túy
còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS - một hiểm
họa toàn cầu chưa có thuốc chữa.
1.3.3. Nguyên nhân nghiện ma túy
Hiện nay, trong số người nghiện ma túy thanh thiếu niên chiếm từ 70 đến
80%, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy: [13, tr.13]
Nguyên nhân chủ quan: do bản thân người nghiện ma túy có trình độ dân trí
thấp, thiếu kiến thức, thiếu thông tin, không hiểu được những tác hại to lớn của tệ
nghiện hút ma túy; lười biếng, thích ăn chơi, sống buông thả, cuộc sống gia đình
gặp bế tắc; thiếu bản lĩnh, dễ bị người xấu kích động lôi kéo. Đặc biệt đa số thanh
niên sa ngã, nghiện ma túy lúc đầu do bắt chước, không tỉnh táo để phân biệt đúng
sai đã vội tiếp xúc và sử dụng ma túy, sau quen dần thành nghiện. Tất cả những loại
này thường tìm đến ma túy như một giải pháp để quên đi thực tại trong chốc lát. Khi
hết cơn say lại đối mặt với thực tại mà thấy bất lực, lại quay lại với thuốc.
Nguyên nhân khách quan: do thói quen và tập quán của địa phương, nơi
trồng thuốc phiện, cần sa... mà những người sinh ra và lớn lên ở đó bị ảnh hưởng
bởi những tập tục mang tính truyền thống.
Do gia đình không thực sự quan tâm đến sự phát triển và thay đổi của con em,
hững người lớn trong gia đình thiếu gương mẫu, gia đình quá nuông chiều con cái, đặc
biệt là gia đình giàu chỉ có hai thế hệ bố mẹ và con cái. Mối quan hệ qua lại giữa gia
đình và nhà trường còn lỏng lẻo; thông tin giữa gia đình và nhà trường về tình hình học
tập và hoạt động của học sinh chưa được thiết lập hoặc nếu có thì còn rất hạn chế. Ban
đại diện CMHS được thành lập tại các trường học nhưng nội dung và hình thức hoạt
động chưa đáp ứng kịp yêu cầu phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục
26
và kiểm soát các hoạt động của cá nhân HS. Công tác PCMT chưa được nhà trường và
xã hội coi trọng, chưa có biện pháp xử lý triệt để những ổ tiêm chích, nghiện hút ma
túy và những hành vi tàng trữ, buôn bán và sử dụng ma túy. Do pháp luật về PCMT
chưa đủ chặt chẽ, chưa mạnh và việc thực thi chưa nghiêm nên việc phòng chống và
kiểm soát ma túy chưa đạt hiệu quả. Các đoàn thể và các tổ chức xã hội chưa thực sự
thu hút thanh niên vào các hoạt động xã hội mang tính hữu ích.
Mặt khác, tổ chức Đoàn- Đội trong nhà trường chưa thực sự là lực lượng
nòng cốt trong công tác PCMT, chưa là nơi để các thành viên trao đổi với nhau
những quan điểm về cuộc sống, những ước mơ và hoài bão, về những mối quan tâm
thường ngày giúp nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân.
Tổ chức và kỷ luật của Đoàn thanh niên ở cơ sở còn lỏng lẻo, sinh hoạt chỉ
mang tính hình thức. Các nhà trường thiếu các biện pháp kiên quyết về việc làm
trong sạch môi trường trong và ngoài nhà trường, chưa nắm chắc tình hình và đánh
giá đúng thực trạng HS nghiên ma túy hoặc có nguy cơ nghiện ma túy để có biện
pháp phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động người dân tham gia PCMT.
1.4. Giáo dục phòng chống ma túy ở các trƣờng THPT
1.4.1. Ý nghĩa của công tác giáo dục PCMT
Giáo dục PCMT ở nhà trường phổ thông là một trong các hoạt động giáo dục
có vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Với đặc điểm tâm lý cùng với sự thiếu kinh
nghiệm sống của tuổi mới lớn, học sinh đang là “con mồi” tấn công của tệ nạn ma
túy, các em rất dễ bị lôi cuốn vào tệ nghiện hút, buôn bán ma túy. Vì vậy, nhà
trường phổ thông có nhiệm vụ kết hợp với gia đình và xã hội tổ chức các hoạt động
giáo dục có nội dung PCMT nhằm “miễn dịch” cho HS trước tệ nạn ma túy, để các
em trở thành những con người có bản lĩnh, luôn nói không với các tệ nạn xã hội nói
chung và đặc biệt là tệ nạn ma túy.
Giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông có tác dụng nâng cao sức đề
kháng của HS trước một tệ nạn xã hội đang phát triển, hình thành ở họ một tâm thế
đúng đắn trước những vấn đề liên quan tới tệ nạn ma túy. Tổ chức giáo dục PCMT
trong nhà trường phổ thông có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện
27
mục tiêu chung xã hội không có ma túy. [21, tr.62]
1.4.2. Mục tiêu giáo dục PCMT [25, tr.63]
Về tri thức: giúp HS có những hiểu biết cần thiết về các chất ma túy, hiểu rõ
tính chất nguy hại của tệ nạn ma túy đối với bản thân, gia đình, nòi giống, cộng
đồng xã hội và đất nước; hiểu được hiện trạng về tệ nạn ma túy ở địa phương, trong
nước và trên thế giới; hiểu được những thủ đoạn lôi kéo, rủ rê các em vào con
đường nghiện hút ma túy; hiểu và nắm vững luật pháp Việt Nam đối với các tội
phạm về ma túy. Từ đó, mỗi HS cần hiểu và biết cách phòng chống tệ nạn ma túy
với đầy đủ trách nhiệm của mình.
Về thái độ: hình thành ở HS lối sống tích cực, lành mạnh; có thái độ không
đồng tình, phản đối lối sống buông thả, tệ nạn hút hít, tiêm chích ma túy đang tồn
tại và có chiều hướng gia tăng trong thanh thiếu niên. Hình thành ở học sinh thái độ
kiên quyết chống lại những hành vi rủ rê, lôi kéo các em vào tệ nạn ma túy; có thái
độ đúng đắn đối với người nghiện ma túy.
Về kỹ năng, hành vi: giúp HS biết giữ mình, không bị cám dỗ, lôi kéo vào tình
trạng nghiện; không hút thuốc lá, uống rượu bia, không hút hít, tiêm chích ma túy;
thực hiện tốt các quy định của nhà trường, của nhà nước về PCMT. Tích cực giúp đỡ
chính quyền địa phương phát giác, ngăn chặn những hành vi buôn bán ma túy.
1.4.3. Nội dung giáo dục PCMT
Nội dung giáo dục PCMT được xây dựng trên cơ sở các mục đích đã được xác
định, theo đó nội dung giáo dục PCMT cần tập trung các vấn đề cơ bản sau: [2, tr.28]
- Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, xử lý hành
vi có liên quan đến tệ nạn ma túy và các quy định khác có liên quan.
- Các khái niệm cơ bản về ma túy, tình hình phát triển, lây lan và tác hại của
ma túy.
- Các biện pháp phòng ngừa lạm dụng ma túy đối với bản thân, gia đình và
xã hội, biện pháp giảm tác hại, điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế.
- Lối sống lành mạnh, kỹ năng ứng xử và hành động kiên quyết không tham
gia tệ nạn ma túy.
- Ý thức tự giác khai báo về tình trạng sử dụng và nghiện ma túy; nêu gương
điển hình nổ lực, quyết tâm từ bỏ ma túy.
28
- Ý thức, trách nhiệm của người học, cán bộ và nhà giáo trong việc phát hiện,
đấu tranh chống tệ nạn ma túy, ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào nhà trường,
gia đình và xã hội.
1.4.4. Hình thức giáo dục PCMT
Hình thức tổ chức giáo dục PCMT là cách chuyển tải nội dung giáo dục
PCMT đến HS. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục PCMT, cần phải có các hình thức
tổ chức hoạt động thích hợp. Có nhiều hình thức khác nhau để chuyển tải các nội
dung giáo dục PCMT. Việc lựa chọn hình thức nào là phù hợp tùy thuộc vào từng
nội dung, đối tượng HS cũng như phạm vi tổ chức.
Một số hình thức giáo dục cần được tiến hành thường xuyên trong năm học
như: Giáo dục PCMT tích hợp, lồng ghép vào một số môn học có liên quan trực tiếp ở
trường THPT như: Sinh học, GDCD, Hóa học ... để cung cấp cho HS những hiểu biết
về các vấn đề có liên quan đến ma túy, tệ nạn ma túy. Việc tích hợp, lồng ghép nội
dung giáo dục PCMT vào các môn học cần đảm bảo những nội dung cơ bản, phù hợp
của giáo dục PCMT, đồng thời đảm bảo đặc trưng nội dung và tính hệ thống của các
môn học. Việc tích hợp được tiến hành một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó; có
thể tiến hành ở các mức độ khác nhau, tùy nội dung kiến thức có trong bài học.
Hoạt động GDNGLL một mặt củng cố, mở rộng, khắc sâu những hiểu biết
đã có; mặt khác, quan trọng hơn là tạo ra sân chơi lành mạnh, cuốn hút các em vào
các hoạt động bổ ích, để các em không bị rủ rê vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ
nạn nghiện ma túy. Đây là hình thức chỉ thực hiện vào 1 thời điểm nhất định.
Một số hình thức mà các trường THPT thường áp dụng để giáo dục PCMT
không thường xuyên như. Tổ chức các buổi nói chuyện về chủ đề này nhân ngày thế
giới PCMT, tổ chức báo cáo ngoại khóa bộ môn về chủ đề PCMT; thi tìm hiểu về
HIV/AIDS, về các tệ nạn xã hội, về PCMT dưới các hình thức các đội chơi; tổ chức
các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, các hoạt động xã hội, các hình thức sinh
hoạt câu lạc bộ... nhằm trang bị kiến thức về MT, xây dựng thái độ và hành vi ứng
xử phù hợp với lứa tuổi HS trong các nhà trường. [22, tr.29]
1.4.5. Phương pháp giáo dục PCMT
Để đạt được mục đích giáo dục nói chung và giáo dục PCMT nói riêng nhà
giáo dục thường sử dụng các nhóm phương pháp sau:
29
- Nhóm phương pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin, lý
tưởng) cá nhân học sinh bao gồm: Phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giải,
phương pháp tranh luận, phương pháp nêu gương;
- Nhóm phương pháp tổ chức các hoạt động xã hội và tích lũy kinh nghiệm
ứng xử xã hội của HS bao gồm: phương pháp tạo dư luận xã hội, phương pháp rèn
luyện, phương pháp tập thói quen, phương pháp giao công việc, phương pháp tạo
tình huống giáo dục;
- Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh ứng xử của HS bao
gồm: phương pháp thi đua, phương pháp trách phạt, phương pháp khen thưởng;
Do vậy tùy từng nội dung và tình huống giáo dục mà sử dụng các phương
pháp cho phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra. Điều này phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm và khả năng của từng giáo viên. ... [22, tr.29]
1.4.6. Các lực lượng tham gia GDPCMT
Theo Luật số: 23/2000/QH10, Luật Phòng chống ma túy qui định việc phòng
chống ma túy là trách nhiệm của mọi cá nhân, gia đình và của tất cả các cơ quan, tổ
chức đoàn thể trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục Luật PCMT qui định trách nhiệm
như sau:
1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo
dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh
viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ
nạn ma tuý;
2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để
quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;
3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm
khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu chủ thể của hoạt động giáo dục PCMT bên
trong nhà trường là đội ngũ CBQL, GV và nhân viên được cơ cấu thành các tổ chức
BGH, Đoàn trường, Công đoàn, tổ chuyên môn; lực lượng bên ngoài nhà trường
bao gồm gia đình, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương. Khách
thể của hoạt động giáo dục PCMT theo nghĩa rộng là tất cả mọi người còn theo
30
nghĩa hẹp là những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
1.4.7. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục PCMT:
Hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục PCMT nói riêng chỉ có thể
diễn ra và đạt kết quả khi có đầy đủ các điều kiện của nó. Đó chính là điều kiện CSVC,
TBDH; nguồn nhân lực; nguồn lực tài chính; chính sách thi đua khen thưởng…
Theo lý luận dạy học và giáo dục thì CSVC và TBDH là một bộ phận của nội
dung và phương pháp dạy học. Chúng vừa là phương tiện chứa đựng nội dung có
tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, vừa đóng vai trò tích cực để tổ chức các
hình thức dạy học và giáo dục theo các phương pháp hiện đại góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Các điều kiện về nhân lực, tài lực, cơ
chế chính sách… cũng là điều kiện rất quan trọng cho các hoạt động giáo dục nhất
là giáo dục PCMT.
Với hoạt động giáo dục PCMT, đa số các trường không có chuyên gia
chuyên trách nội dung giáo dục này, nên việc tập huấn, bồi dưỡng, kiến thức kỹ
năng và mời các chuyên gia bên ngoài nhà trường là công việc cần phải quan tâm.
Bên cạnh đó nhà trường cần phải tìm kiếm, huy động sự đóng góp về tài chính để tổ
chức các hoạt động giáo dục nhất là tổ chức nói chuyện chuyên đề, tổ chức hội thi
về các chủ đề liên quan đến giáo dục PCMT.
Có cơ chế chính sách phù hợp nhất là chính sách về thi đua, khen thưởng
điều này có tác dụng rất lớn giúp mọi thành viên có động lực phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
1.5. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh ở trường THPT
1.5.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phòng, chống ma túy
Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do
tệ nạn ma túy gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh - quốc phòng, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân, đồng thời là
nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và sự
trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy, những
năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và chỉ đạo hoàn
thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy. Có thể liệt kê một số văn bản: Chỉ
thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng
31
cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình
mới; Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008; Quyết
định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược Quốc gia phòng chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030.
Theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ
thì quan điểm của về phòng chống ma túy là:
1. Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải được đặt dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp,
trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt.
2. Phòng, chống và kiểm soát ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm,
vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết
tâm và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức
chính trị - xã hội. Nội dung công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải được
lồng ghép với việc thực hiện các Chương trình, Chiến lược quốc gia có liên quan.
3. Đầu tư cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là đầu tư cho sự
phát triển bền vững của đất nước. Nhà nước bảo đảm việc huy động nguồn lực cho
công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phù hợp với khả năng và điều kiện kinh
tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, đồng thời huy động sự đóng góp của
cộng đồng và tài trợ của quốc tế.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu và giảm
tác hại. Coi trọng công tác phòng, chống ma túy từ gia đình, tổ dân phố, khu dân cư,
xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tập trung vào nhóm đối tượng
có hành vi nguy cơ cao.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên cơ
sở huy động sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã
hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính
phủ và của tất cả công dân.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong phòng,
chống và kiểm soát ma túy.
32
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong các trường THPT
1.5.2.1. Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo
dục PCMT
Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa học mà
người quản lý nào cũng phải thực hiện. Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục
PCMT cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch. Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng
chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xây dựng kế hoạch công tác, trong kế hoạch đó
có nội dung giáo dục PCMT; đặc biệt là kế hoạch của ban chỉ đạo, kế hoạch tổ nhóm
chuyên môn, tổ chủ nhiệm, kế hoạch GVCN, kế hoạch Đoàn- Đội và Công Đoàn.
Đối với hoạt động giáo dục PCMT: mục tiêu chung nhất là phấn đấu 100%
nhà trường không có ma túy, đây là hoạt động giáo dục được thực hiện thông qua
việc tích hợp, lồng ghép vào một số môn học trên lớp và thông qua các
HĐGDNGLL khác. Vì vậy, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT cũng phải được
tích hợp vào kế hoạch của các tổ nhóm bộ môn và tích hợp vào HĐGDNGLL.
Kế hoạch giáo dục PCMT được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng trường, đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học và nhiệm vụ chính trị
của địa phương, dựa trên cơ sở kế hoạch năm học chung của nhà trường, trong sự
phối hợp với kế hoạch của các bộ phận khác trong nhà trường. Việc xây dựng kế
hoạch giúp Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm
học, từ đó có sự phối hợp nguồn lực một cách hợp lý cho hoạt động, mặt khác đảm
bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính có mục đích của hoạt động, loại
trừ lộn xộn, tùy tiện trong tổ chức hoạt động. [21]
1.5.2.2. Quản lý việc thực hiện các qui định về hoạt động giáo dục PCMT
Các qui định về hoạt động giáo dục PCMT được thể hiện ở các văn bản pháp
lý như Hiến pháp, Luật PCMT, các Nghị định của chính phủ, các Chỉ thị của Bộ
chính trị, của Bộ GD&ĐT, các chương trình, kế hoạch hành động của tỉnh, các văn
bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT …
Để công tác giáo dục PCMT đưa lại hiệu quả cao đạt mục tiêu kế hoạch đề ra
đòi hỏi nhà quản lý giáo dục đặc biệt là hiệu trưởng cần triển khai thực hiện tốt các
văn bản nêu trên.
1.5.2.3. Quản lý việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động
giáo dục PCMT [22, tr.34]
33
Tổ chức các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường, trước hết là việc ban
hành quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn, tổ chủ nhiệm, tổ chuyên môn, Đoàn TNCS HCM trong việc tổ
chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục
PCMT: Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động các ban trong nhà trường của tổ, khối chủ
nhiệm; chỉ đạo các tổ bộ môn tham gia tổ chức các HĐGDNGLL và thực hiện tích
hợp hoặc lồng ghép nội dung giáo dục PCMT vào một số môn học; Hiệu trưởng chỉ
đạo các bộ phận khác trong nhà trường tham gia giáo dục HS PCMT (bộ phận giám
thị, nhân viên bảo vệ, bộ phận thư viện, bộ phận thiết bị và đồ dùng dạy học); phối
hợp với các đoàn thể trong nhà trường (Đoàn TNCS HCM, Công Đoàn trong nhà
trường); Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức các hoạt động giáo
dục (phối hợp với ban đại diện CMHS, tham mưu với cấp ủy chính quyền địa
phương, phối hợp với cơ quan Công an, trung tâm y tế, hội chữ thập đỏ địa phương,
hội cựu chiến binh, trung tâm thể dục thể thao huyện, thị, các tổ chức Đoàn ở địa
phương, kết nghĩa với các lực lượng vũ trang, phối hợp với các đơn vị kinh tế...);
Hiệu trưởng chỉ đạo xử lý khi phát hiện học sinh nghiện ma túy [25].
1.5.2.4. Quản lý đội ngũ giáo viên đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT
Thực chất nội dung quản lý này là nhà quản lý tác động đến các đối tượng bị
quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của các cá nhân, các bộ
phận thực hiện tốt các hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường. Để làm tốt điều
này đòi hỏi nhà quản lý phải có tri thức và kỹ năng ra quyết định cũng như tổ chức
thực hiện quyết định trong hoạt động giáo dục này; có nhận thức sâu sắc về mục
đích, yêu cầu biện pháp quản lý. Nhà quản lý phải nhận ra và quy tụ đội ngũ có
trình độ, năng lực, có tinh thần đoàn kết nhất trí vì mục tiêu chung của hoạt động
PCMT trong nhà trường.
1.5.2.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục PCMT
Cơ sở vật chất- thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của tất cả
các nhà giáo dục và học sinh. Đây là một hệ thống bao gồm trường sở, thiết bị
chung, thiết bị dạy học theo các môn học và các thiết bị phục vụ các hoạt động giáo
dục lao động, thẩm mỹ, giáo dục thể chất… Cơ sở vật chất- thiết bị dạy học là một
trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học- giáo dục trong nhà
trường và là một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả của quá trình này
34
Nội dung quản lý CSVC hướng đến ba mục tiêu:
- Quản lý đầu tư, mua sắm CSVC- thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của quá
trình dạy học - giáo dục.
- Quản lý khai thác, sử dụng CSVC - thiết bị dạy học vào quá trình dạy học
- giáo dục.
- Quản lý bảo quản sửa chữa CSVC - thiết bị dạy học
Đối với hoạt động giáo dục PCMT nhà quản lý cần thực hiện đầy đủ bốn
chức năng: Lập kế hoạch sử dụng trang bị, sửa chữa, bảo quản thiết bị dạy học; tổ
chức việc thực hiện kế hoạch; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các
điều chỉnh thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục PCMT.
1.5.2.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục PCMT
Mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội cũng như cơ chế phối hợp
giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình giáo dục nói chung và
giáo dục PCMT nói riêng có vai trò rất quan trọng.
Làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để hỗ trợ tổ chức
các hoạt động giáo dục bởi vì các hoạt động giáo dục với đặc thù đa dạng, phong
phú về nội dung và hình thức hoạt động, đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn cho việc
tổ chức. Nhưng với sự hạn hẹp về năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ, về cơ sở
vật chất và tài chính của các nhà trường phổ thông hiện nay, nhà trường rất cần sự
hỗ trợ từ các lực lượng ngoài xã hội để có đủ nguồn lực tổ chức các hoạt động giáo
dục có chất lượng. [10, tr.20]
1.5.2.7. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục PCMT
Bất cứ hoạt động nào, khi tổ chức hoạt động thì Hiệu trưởng phải tổ chức
kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ đó, rút kinh nghiệm và điều
chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Việc kiểm
tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục PCMT nằm trong kế hoạch kiểm tra của
nhà trường.
Nội dung kiểm tra bao gồm :
- Thực hiện giáo dục PCMT qua lồng ghép, tích hợp nội dung vào các môn
học có liên quan và các HĐGDNGLL có nội dung PCMT.
- Công bố chế độ khen thưởng những GV, HS có thành tích đóng góp cho
hoạt động giáo dục PCMT.
35
- Công bố chế độ xử lý HS nghiện ma túy.
- Yêu cầu GVCN kết hợp với GVBM phát hiện những HS có những biểu
hiện bất thường.
- Có lịch làm việc hàng tháng với GVCN, đội ngũ cán bộ tự quản, bí thư
đoàn trường, GT, Bảo vệ nhằm phát hiện kịp thời HS có biểu hiện nghiện ma túy.
- Xây dựng hộp thư giám sát và phát hiện HS có liên quan đến ma túy
Phương pháp kiểm tra: nghiên cứu sản phẩm của HS, quan sát hoạt động, trao đổi
trò chuyện cùng HS, báo cáo của GVCN, cán bộ lớp, Bí thư Đoàn, dự giờ giáo viên
hoặc dự sinh hoạt tổ chuyên môn.
Tiểu kết chƣơng 1
Ma túy luôn là một vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm hàng đầu bởi lẽ
nó không chỉ để lại những hệ lụy đau đớn đối với bản thân, gia đình người sử dụng mà
còn trở thành hiểm hoạ đối với toàn xã hội, đe doạ sự phát triển bền vững của đất nước.
Với các nhà trường cụm từ “Ma túy học đường” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn,
phần nào cho thấy tình trạng đáng báo động về việc học sinh lạm dụng chất gây nghiện.
Vì vậy, xác định cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THPT là
một yêu cầu tất yếu nhằm thực hiện tiêu chí “Trường học không có ma túy”.
Giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông là một trong những nội dung
giáo dục rất quan trọng nhằm góp phần giáo dục học sinh - thế hệ trẻ trở thành
những chủ nhân tương lai của đất nước. Các em chính là những con người phát triển
một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, có kỹ năng sống, luôn vững vàng
trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy.
Quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông là hệ thống
các tác động có mục đích của Hiệu trưởng tới giáo viên, học sinh, cán bộ công nhân
viên nhằm tổ chức các hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu và kế hoạch giáo dục
của nhà trường.
Hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường sẽ đạt hiệu quả nếu đội ngũ giáo
viên hiểu được trách nhiệm quan trọng của họ và nhà trường tổ chức các hoạt động
giáo dục PCMT với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lý
lứa tuổi của học sinh và phù hợp với thời điểm và điều kiện của từng trường, từng
địa phương.
36
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY CỦA HIỆU TRƢỞNG
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Quảng Trị
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 160
18 đến 170
10 vĩ độ Bắc, 1060
32
đến 1070
34 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Phía
Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Đông giáp Biển
Đông. Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung
điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính
của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà
Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác
kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại,
dịch vụ và du lịch.
Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt
và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như
Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc
- Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị
có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một
trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung
chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm thành phố Đông
Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà
Nẵng (khoảng 150 km).
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước
quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng
Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát
triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán
Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được
37
đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng
giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng
được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào
tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang
tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu,
hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu
vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời
gian tới.
Dân số tỉnh Quảng Trị tính đến 31/12/2015 là 625.913 người, dân tộc kinh
chiếm đa số, còn có các dân tộc thiểu số như: Vân Kiều 6,4%, PaCô-TàÔi 1,52%
sống rải rác ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Tây Gio Linh, Tây Vĩnh Linh. Toàn
tỉnh có 10 đơn vị hành chính, gồm. Thành phố Đông Hà, Thị xã Quảng Trị và 08
huyện (Triệu Phong, Hải lăng, Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh
Linh, huyện đảo Cồn cỏ), có 141 xã, phường.
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung
điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính
của Hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà
Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác
kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại,
dịch vụ và du lịch với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông với không gian kinh
tế sông Hằng. Hành lang kinh tế Đông Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc
gia trên tuyến đường đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân
dân mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên
liệu, thì trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hoá hoạt động kinh tế và xuất
khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch. Quảng trị có bờ biển dài 75 km với 2 cảng biển:
Cửa Việt và Cửa Tùng là thích hợp cho phát triển du lịch và kinh tế, đặc biệt cảng
Cửa Việt là một trong những cảng ra biển cho các tỉnh Bắc Trung Bộ nước ta và
cho các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan..
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh

More Related Content

What's hot

Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...nataliej4
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

What's hot (11)

Luận văn: Quản lý bồi dưỡng giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần ThơLuận văn: Quản lý bồi dưỡng giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn TrãiLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh

Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần ThơLuận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần ThơDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh (20)

Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế...
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế\
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế\Luận văn: Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế\
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế\
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
 
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
 
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các tr...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơ
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơ
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơ
 
Luận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu Phong
Luận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu PhongLuận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu Phong
Luận văn: Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Triệu Phong
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần ThơLuận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá họcLuận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 

Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN VĂN HIẾU Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THUẬN
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Lãnh đạo nhà trường, Phòng Sau đại học, Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Đại học Huế; - Tập thể quí Thầy cô giảng dạy lớp cao học, chuyên ngành Quản lý Giáo dục, khóa XXIII (2014 - 2016) tại trường Đại học Sư phạm Đại học Huế; - Ban Giám đốc, Lãnh đạo và Chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học, Phòng Tổ Chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện cho tôi cả về thời gian, tinh thần, vật chất trong quá trình học tập, nghiên cứu. - Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội tỉnh Quảng Trị; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, công an tỉnh Quảng Trị; Thư Viện trường Đại học Sư phạm Đại học Huế; - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Trị đã trao đổi, góp ý trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp; - Đặc biệt là PGS. TS. Trần Văn Hiếu, Phó Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm Đại học Huế - người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng biết ơn ! Tác giả luận văn Nguyễn Thuận
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................8 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................9 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................10 4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................10 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................10 7. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................11 8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................11 NỘI DUNG ..............................................................................................................13 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.........13 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................13 1.1.1. Hoạt động phòng chống ma túy ở một số nước trên thế giới..........................13 1.1.2. Hoạt động phòng chống ma túy ở Việt Nam ..................................................15 1.2. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................17 1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học .....................17 1.2.2. Khái niệm ma túy và giáo dục phòng chống ma tuý.......................................20 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy...........................................21 1.3. Phân loại ma túy, tác hại của tệ nạn ma túy, nghiện ma túy và nguyên nhân ........22 1.3.1. Phân loại ma tuý..............................................................................................22 1.3.2. Tác hại của tệ nạn ma túy, nghiện ma túy.......................................................23
  • 5. 2 1.3.3. Nguyên nhân nghiện ma túy ...........................................................................25 1.4. Giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THPT ...........................................26 1.4.1. Ý nghĩa của công tác giáo dục PCMT ............................................................26 1.4.2. Mục tiêu giáo dục PCMT................................................................................27 1.4.3. Nội dung giáo dục PCMT ...............................................................................27 1.4.4. Hình thức giáo dục PCMT ..............................................................................28 1.4.5. Phương pháp giáo dục PCMT.........................................................................28 1.4.6. Các lực lượng tham gia GDPCMT .................................................................29 1.4.7. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục PCMT:............................................30 1.5. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh ở trường THPT .....30 1.5.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phòng, chống ma túy.............30 1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong các trường THPT...........32 Tiểu kết chương 1......................................................................................................35 CHƯƠNG2.THỰCTRẠNGQUẢNLÝHOẠTĐỘNGGIÁODỤCPHÒNGCHỐNG MATÚY CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNHQUẢNGTRỊ....................................................................................................36 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Quảng Trị......36 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị ................................................36 2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị ................................................38 2.1.3. Tình hình tệ nạn ma túy ở tỉnh Quảng Trị và trong các trường THPT tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................................39 2.2. Khái quát về quá trình khảo sát..........................................................................42 2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................42 2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................42 2.2.3. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................43 2.2.4. Phương pháp khảo sát .....................................................................................43 2.2.5. Thời gian tiến hành khảo sát. ..........................................................................43 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị......43 2.3.1. Về mặt nhận thức ............................................................................................43 2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị...48
  • 6. 3 2.3.3. Thực trạng về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị..............................................................................50 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Quảng Trị................................................................................................54 2.4.1. Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT........................................................................................................................54 2.4.2. Quản lý việc thực hiện các qui định về công tác giáo dục PCMT..................55 2.4.3. Quản lý việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT .........................................................................................................56 2.4.4. Quản lý đội ngũ giáo viên đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT...57 2.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục PCMT ............................59 2.4.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục PCMT .59 2.5. Những yếu tố gây khó khăn ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục PCMT.....62 2.6. Nguyên nhân của thực trạng ..............................................................................64 2.6.1. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................64 2.6.2. Nguyên nhân khách quan................................................................................64 Tiểu kết chương 2......................................................................................................65 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ.......................................................................66 3.1. Những căn cứ định hướng cho việc xác lập biện pháp ......................................66 3.2. Các nguyên tắc định hướng trong việc xây dựng các biện pháp .......................67 3.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ..................................................................67 3.2.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ....................................................................67 3.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .................................................................68 3.2.4. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp ..................................................................68 3.3. Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Trị ...............................................................69 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường về hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh...............69
  • 7. 4 3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh.......................................................72 3.3.3. Biện pháp 3. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội...............................................................................................................75 3.3.4. Biện pháp 4. Tổ chức hoạt động ngoại khóa và dạy học tích hợp của tổ chuyên môn và giáo viên...........................................................................................82 3.3.5. Biện pháp 5. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục PCMT ..86 3.3.6. Biện pháp 6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT. ...............................................................................................88 3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất..............................................................90 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ..........................91 3.5.1. Tính cấp thiết...................................................................................................92 3.5.2. Tính khả thi .....................................................................................................93 Tiểu kết chương 3......................................................................................................95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................96 1. Kết luận .................................................................................................................96 2. Khuyến nghị..........................................................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................99 PHỤ LỤC
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCH : Ban chấp hành BGH : Ban giám hiệu CB : Cán bộ CBQL : Cán bộ quản lý CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân CMHS : Cha mẹ học sinh CSĐTTP : Cảnh sát điều tra tội phạm CSVC : Cơ sở vật chất ĐLC : Độ lệch chuẩn GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDCD : Giáo dục công dân GDPCMT : Giáo dục phòng chống ma túy GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng MT : Ma túy MTTH : Ma túy tổng hợp NV : Nhân viên NXB : Nhà xuất bản PCMT : Phòng chống ma túy SV : Sinh viên TB : Trung bình TBDH : Thiết bị dạy học THPT : Trung học phổ thông TNCS HCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TNXH : Tệ nạn xã hội UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 9. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Số học sinh các trường THPT trong địa bàn nghiên cứu (năm học 2015-2016) ..38 Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THPT tỉnh Quảng Trị (năm học 2015-2016) ................................................................................................38 Bảng 2.3. Số CBQL, GV, NV cấp THPT của ngành GD ĐT tỉnh Quảng Trị..........39 Bảng 2.4. Thống kê số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (có hồ sơ quản lý)......................................................................................................................40 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL,GV và NV về sự xâm nhập của tệ nạn ma túy vào trường THPT tỉnh Quảng Trị ....................................................................................43 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL,GV và NV về nguyên nhân ma túy xâm nhập vào trường THPT tỉnh Quảng Trị ....................................................................................44 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL,GV và NV về về mức độ cần thiết của công tác giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị........................................................45 Bảng 2.8. Đánh giá của HS về sự xâm nhập tệ nạn MT vào trường THPT tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................................45 Bảng 2.9. Đánh giá của HS về nguyên nhân ma túy xâm nhập vào trường THPT tỉnh Quảng Trị...........................................................................................................46 Bảng 2.10. Đánh giá của HS về nguyên nhân làm cho một số học sinh vướng vào ma túy........................................................................................................................47 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL,GV và NV về hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị ....................................................................................48 Bảng 2.12. Đánh giá của HS về hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................................49 Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV và NV về biện pháp giáo dục PCMT...........51 Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV và NV về biện pháp khác của PCMT............52 Bảng 2.15. Đánh giá của HS về biện pháp giáo dục PCMT.....................................53 Bảng 2.16. Đánh giá của HS về biện pháp khác của PCMT ....................................54 Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL, GV, NV về quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT ..................................................55 Bảng 2.18. Quản lý việc thực hiện các qui định về hoạt động giáo dục PCMT.......56
  • 10. 7 Bảng 2.19. QL việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT .........................................................................................................56 Bảng 2.20. QL đội ngũ giáo viên đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT..58 Bảng 2.21. QL các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục PCMT...............................59 Bảng 2.22. QL sự phối hợp các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục PCMT .59 Bảng 2.23. QL việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục PCMT..........................60 Bảng 2.24. Tổng hợp đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục PCMT ở trường THPT ......................................................................61 Bảng 2.25. Đánh giá của CBQL, GV và NV về những khó khăn của hoạt động giáo dục PCMT .................................................................................................................62 Bảng 2.26. Đánh giá của HS về những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về giáo dục PCMT .........................................................................................................63 Bảng 3.1. Dạy học tích hợp nội dung giáo dục PCMT trong chương trình THPT...85 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp........................92 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp ..........................93 Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ...........94
  • 11. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trên thế giới. Cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã có những tác động tích cực tới đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã bộc bộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội, một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giao lưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất ma túy. Trường học cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập nói chung và của ma túy nói riêng. Tác động của ma túy tới học đường là mối nguy hiểm tiềm ẩn và gây nên những hậu quả không chỉ đối với bản thân học sinh bị nghiện mà còn cả với gia đình và toàn xã hội. Hiện nay, tình trạng nghiện ma túy và các tội phạm liên quan đến ma túy thật sự là mối đe dọa an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa của xã hội, là nỗi lo lắng của mỗi gia đình, là nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước và của dân tộc ta. Với đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên và HS là người đang trưởng thành, hiếu động, bản tính tò mò, thích khám phá và thể hiện bản thân có thể sử dụng một lần cho biết, cho sành điệu... Do vậy bọn tội phạm ma túy lợi dụng tâm lý này đã tìm cách dụ dỗ, lôi kéo, kích động thậm chí hăm dọa, khống chế… Từ đó, dần dần sẽ đẩy các em vào con đường phạm tội. Trong khi đó, một số trường học vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa kiên trì, thường xuyên và liên tục, thiếu các biện pháp kiên quyết trong việc giáo dục học sinh . Một vấn đề khác nữa là không ít bậc phụ huynh tỏ ra quan tâm đến tâm tư, lối sống và quan hệ của con em mình, thậm chí nhiều gia đình bỏ mặc cũng là nguyên nhân khiến ma túy rất dễ dàng xâm nhập vào học đường. Quảng Trị là tỉnh được Ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy xác định là một trong những tuyến trọng điểm về phòng ngừa, đấu tranh tội phạm ma túy. Bởi Quảng Trị có tuyến biên giới dài 206km giáp với các tỉnh bạn Lào, có quốc lộ 9 là trục đường xuyên Á nối liền hành lang kinh tế Đông Tây với tuyến đường bộ dài 1.450 km đi qua 4 quốc gia Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Đặc biệt có cửa
  • 12. 9 khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay và 1 cặp cửa khẩu phụ giữa Quảng Trị với Savanakhẹt. Ngoài nhiều tuyến giao thông huyết mạch, khu vực biên giới có hàng chục lối mòn, đường dân sinh, địa hình hiểm trở, khó kiểm soát…Quảng Trị trở thành địa bàn trung chuyển ma túy từ khu vực Tam giác vàng từ Trung, Thượng Lào về Quảng Trị để từ đây vận chuyển ra Bắc vào Nam. Những năm gần đây, hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy triệt để lợi dụng điều kiện, vị trí địa lý thuận lợi trên hai tuyến biên giới để hoạt động mua bán trái phép các chất ma túy. Trong khi đó, ở Quảng Trị, mặc dù dân số không đông, địa bàn đô thị chưa đến mức phức tạp nhưng với vị trí là sự giao lưu trên nhiều lĩnh vực, đến nay tình hình hoạt động của tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy cũng đặt ra nhiều tình trạng lo ngại và đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp... Đó chính là những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến môi trường học đường và trở thành nguy cơ đe dọa sự ổn định của văn hóa giáo dục ở Quảng Trị. Công tác giáo dục phòng chống ma túy trong trường học là một đòi hỏi quan trọng và cấp bách, là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục. Công tác giáo dục phòng chống ma túy có một vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Nó nhằm giáo dục HS những hiểu biết về tệ nạn ma túy, biết cách giữ mình không bị ảnh hưởng của ma túy và tham gia đấu tranh với tệ nạn này ở trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Để thực hiện điều đó, Hiệu trưởng nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý việc giáo dục phòng chống ma túy trong trường học một cách có hiệu quả hơn. Vì những lý do đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Trị cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị.
  • 13. 10 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí của Hiệu trưởng các trường THPT đối với hoạt động giáo dục phòng chống ma túy. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị. 4. Giả thuyết khoa học Công tác phòng chống ma túy trong các trường THPT ở Quảng Trị đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trên nhiều mặt, trong đó có công tác quản lý của Hiệu trưởng. Nếu xác định rõ cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lí giáo dục phòng chống ma túy phù hợp thì hiệu quả công tác phòng, ngừa và ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào học đường được nâng lên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THPT. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, các sách, báo, các công trình khoa học…; phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu về lĩnh vực ma túy và giáo dục phòng chống ma túy nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát. Quan sát các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THPT tỉnh Quảng Trị. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Đây là phương pháp chủ yếu dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường THPT.
  • 14. 11 + Đối với cán bộ quản lý: nhằm khảo sát nhiệm vụ quản lý của HT nhà trường về các biện pháp đã thực hiện trong công tác giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THPT. + Đối với giáo viên, nhân viên: nhằm khảo sát thái độ của giáo viên đối với công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT, những hoạt động cụ thể mà nhà trường đã thực hiện để giáo dục phòng chống ma túy trong trường học. + Đối với học sinh nhằm khảo sát nhận thức, những hiểu biết của học sinh đối với hiểm họa của ma túy, những hoạt động cụ thể mà nhà trường đã thực hiện để giáo dục học sinh . 6.3. Các phương pháp hỗ trợ - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Tham khảo ý kiến các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn. Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về thực trạng, nguyên nhân và kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp quản lý đã đề xuất. 6.4. Phương pháp toán học Sử dụng các phép toán thống kê để xử lý kết quả điều tra. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát đánh giá thực trạng quản lý công tác giáo dục PCMT của hiệu trưởng 09 trường THPT của 09 huyện, thị xã, thành phố ở Quảng Trị. Trường THPT Đông Hà- TP Đông Hà, THPT thị xã Quảng Trị, THPT Vĩnh Linh- huyện Vĩnh Linh, THPT Gio Linh- huyện Gio Linh, THPT Cam Lộ- huyện Cam Lộ, THPT Lao Bảo- huyện Hướng Hóa, THPT Đakrông- huyện Đakrông, THPT Triệu Phong-huyện Triệu Phong, THPT Hải Lăng- huyện Hải Lăng. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần: Phần1. Mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu Phần 2. Nội dung: Gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở các trường THPT.
  • 15. 12 Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở các trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở các trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Trị. Phần 3. Kết luận và khuyến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục
  • 16. 13 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Hoạt động phòng chống ma túy ở một số nước trên thế giới Từ rất lâu, người ta sử dụng ma túy như một phương tiện để chữa bệnh, cho nên việc PCMT ít được quan tâm. Công tác PCMT chỉ được các nước trên thế giới quan tâm khi họ nhận thấy rõ bản chất của chúng. Hiện nay, vấn đề ma túy không còn hạn chế bởi quốc gia nào mà đã trở thành hiểm họa trên phạm vi toàn thế giới. Cho nên, “phòng chống ma túy” đã trở thành nhiệm vụ chung của tất cả các nước. Chúng ta có thể điểm qua vài nét về lịch sử vấn đề này. [14] 1.1.1.1. Các nước Châu Á Ở Thái Lan, Luật PCMT đã có từ cuối những năm 1950. Ủy ban bài trừ ma túy của phủ thủ tướng được thành lập từ cuối những năm 1960. Năm 1982, nhà nước lại thành lập ủy ban đặc biệt trấn áp hoạt động buôn bán ma túy ở biên giới Thái-Miến (Thái Lan-Myanma). Trong những năm gần đây, việc lạm dụng ma túy ở Thái Lan đã đến mức báo động, đặc biệt trong HS, SV. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chương trình “Trường học trắng” trong trường phổ thông nhằm đưa nhà trường và xã hội xích lại gần nhau hơn. [20] Các nước Myanmar, Malaixia, Singapore, Brunay, Indonesia, Philippine đều có luật PCMT và cơ quan chuyên trách PCMT. Nhìn chung luật pháp các nước đều có hình phạt nặng đối với những kẻ buôn bán hoặc tàng trữ ma túy phi pháp. Trong pháp lệnh chống ma túy đều có án tử hình. Malaixia, Singapore triển khai công tác giáo dục PCMT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thành lập đội thiếu niên tuyên truyền PCMT trong và ngoài nhà trường; tập huấn cán bộ chuyên môn giảng dạy, biên soạn tài liệu về vấn đề ma túy và phụ trách công tác PCMT trong nhà trường; tăng cường lồng ghép các nội dung về ma túy và tác hại của ma túy trong các môn học có liên quan để nâng cao ý thức PCMT trong học sinh.[13, tr.10] 1.1.1.2. Các nước Châu Mỹ Mỹ là nước tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới, vấn đề ma túy nghiêm trọng
  • 17. 14 hơn bất cứ quốc gia nào. Luật chống ma túy Liên bang sớm nhất nước Mỹ là “Pháp lệnh Halition” năm 1914. Năm 1930 chính phủ liên bang thành lập cục chống ma túy trong Bộ Tài chính, tiến hành quản lý chất ma túy, heroine, cocaine đang lạm dụng lúc đó. Năm 1937, Chính phủ liên bang thông qua “Pháp lệnh thu thuế đại ma” hạn chế mở rộng đại ma. Năm 1986, Quốc hội Mỹ thông qua “Pháp lệnh chống lạm dụng ma túy”, lần đầu tiên đưa ra về mặt pháp luật một cách toàn diện đối với vấn đề lạm dụng ma túy và vấn đề buôn lậu ma túy. Năm 1986, nhà trường ở nước Mỹ phải là nhà trường không có ma túy. [14, tr.157] Các nước Trung và Nam Mỹ đều có luật chuyên về chống ma túy và áp dụng luật hình sự để trừng trị các loại hoạt động tội phạm vi phạm pháp lệnh cấm ma túy. Những năm 1970 đến nay, luật cấm ma túy là một loại luật pháp chủ yếu được coi trọng ở các nước, phần lớn các nước đều có cơ quan chấp pháp chống ma túy.[14, tr.158] Nhìn chung, các nước Trung và Nam Mỹ rất coi trọng công tác giáo dục PCMT. Từ năm 1990, Bộ Giáo dục Pêru bắt đầu triển khai hoạt động chống lạm dụng ma túy trong HS, yêu cầu phụ huynh HS và GV tích cực phối hợp thực hiện công tác này. Braxin tiến hành tuyên truyền PCMT, thông qua nhà trường yêu cầu HS hiểu rõ tác hại của ma túy và tránh xa ma túy. Ở một số nước vùng Nam Mỹ hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có chương trình tuyên truyền PCMT.[13, tr.9] 1.1.1.3. Các nước Châu Âu [14] Năm 1975, Ý đã ban bố pháp lệnh về vấn đề ma túy. Tháng 6 năm 1990, Quốc hội thông qua Luật chống ma túy và thành lập “Cục chống ma túy Trung ương”. Các nước Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức ...đều có pháp luật và cơ quan phụ trách vấn đề PCMT từ những năm 80. 1.1.1.4. Các nước Châu Đại Dương [14, tr.166] Năm 1987, Australia thực hiện luật PCMT, cho phép tịch thu tài sản những kẻ buôn bán ma túy, yêu cầu các cơ quan tài chính phải báo cáo tình hình giao dịch tiền tệ của tội phạm ma túy. Đầu những năm 1970, New Zealand thành lập cục tình báo ma túy để thu thập và phân tích tình hình tội phạm ma túy nhằm thực hiện công tác PCMT. Đến đầu những năm 1990, thành lập tổ công tác cấp Bộ chuyên đánh
  • 18. 15 vào hoạt động buôn bán ma túy và điều hòa chống ma túy của các ngành có liên quan Chính phủ. 1.1.1.5. Các nước Châu Phi Ai Cập là nước rất tích cực và nghiêm minh trong công tác phòng chống tội phạm ma túy. Luật pháp về ma túy có quy định, những kẻ chế biến chất ma túy phi pháp với mục đích buôn bán phải chịu tội tử hình và phạt tiền tùy tính chất, những kẻ buôn lậu ma túy sẽ bị nghiêm trị, nhẹ thì vào tù, nặng thì xử tử hình. [14, tr.167] Trong các nước Châu Phi, Ai Cập là nước có nét đặc sắc riêng về công tác giáo dục PCMT. Chính phủ đã phát động phong trào đài truyền hình tham gia PCMT nhằm vào đặc điểm yêu thích xem truyền hình của thanh thiếu nhi [13, tr.11] Các nước khác như: Nigieria, Kênia, Nam Phi... đã và đang phải đối mặt với vấn đề ma túy ngày càng nghiêm trọng. Các quốc gia này cũng đã có luật pháp và cơ quan làm nhiệm vụ bày trừ ma túy.[14] 1.1.2. Hoạt động phòng chống ma túy ở Việt Nam Vào năm Cảnh Trị thứ ba (1665) Nhà nước Phong kiến Việt Nam đã ban hành đạo luật đầu tiên về “Cấm trồng cây thuốc phiện”. Đạo luật này nêu rõ: “Con trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó nhà người ta. Trong thì kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người”. Đạo luật này còn quy định: “Từ nay về sau quan lại và dân chúng không được trồng hoặc mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng thì phải phá đi, người nào chứa giữ thì phải hủy đi”. [25, tr.470] Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) có quy định thêm những hình phạt cụ thể đối với tội phạm ma túy: gieo trồng, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút thuốc phiện. Năm Tự Đức thứ ba (1840), quy định hình phạt tử hình đối với tội phạm ma túy nghiêm trọng và chú trọng biện pháp điều trị cho người nghiện hút thuốc phiện. Đặc biệt là vấn đề khen thưởng hậu hỉ cho những người có công phát hiện hoặc tố giác đúng tội phạm ma túy. Trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp (1858 - 1954), công tác PCMT không được chú trọng. Các cấp chính quyền bấy giờ không hề quan tâm đến việc phòng chống thuốc phiện, tình trạng gieo trồng, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút thuốc
  • 19. 16 phiện ở nước ta lại phát triển. Chính vì vậy, tệ nạn nghiện hút thuốc phiện làm cho nhiều gia đình tan nát, nhiều người rơi vào hoàn cảnh túng quẩn, sức khoẻ bị hủy hoại, trí tuệ cạn kiệt... [13, tr.14] Sau thành công của Cách mạng tháng Tám (1945), mặc dù chính quyền cách mạng còn non trẻ song vấn đề đấu tranh với tệ nạn thuốc phiện đã được Chính phủ rất quan tâm: Chính phủ đã cấm việc trồng trọt, buôn bán và sử dụng thuốc phiện ngoài danh mục y tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị rõ ràng trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước:“Cuối cùng tôi đề nghị cấm hút thuốc phiện”. Nghị định số 150/TTg của Chính phủ ban hành ngày 12/3/1952 ấn định chế độ tạm thời về thuốc phiện; Ngày 22/12/1952, Chính phủ lại ban hành Nghị định mới số 225/TTg sửa đổi lại Nghị định 150/TTg. Nhìn chung, đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về đấu tranh chống thuốc phiện nói chung.[24] Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, ở miền Bắc XHCN, tệ nạn trồng, hút thuốc phiện đã căn bản xóa bỏ được. Trong khi đó, ở Miền nam thời Mỹ- Ngụy, nạn nghiện hút, tiêm chích ma túy rất phát triển ở Sài gòn, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ ... Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (năm 1975) Đảng và Nhà nước ta tiếp tục chủ trương bài trừ nạn trồng trọt, chế biến, sử dụng các chất ma túy. Cuộc đấu tranh chống nạn ma túy đã đạt được nhiều kết quả từ năm 1975- 1984. Nhưng từ giữa thập kỷ 80, do việc buông lỏng quản lý của Nhà nước và gia đình nên tệ nạn ma túy có cơ hội phát triển. Vì thế, để kịp thời ngăn chặn tệ nạn này ngày 08/4/1991, Chính phủ ra Nghị quyết số 99/CT về việc vận động nhân dân không trồng cây anh túc.[14] Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản để chỉ đạo công tác PCMT, cụ thể như: - Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 01/3/1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: “Phòng chống, khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã hội, trước hết là nạn mại dâm, nghiện ma túy, là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đảng và Nhà nước ta phải kiên quyết lãnh đạo thực hiện để có bước tiến bộ rõ rệt ngay từ năm 1994”. - Chỉ thị 06-CT/TW ngày 30/11/1996 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy đã yêu
  • 20. 17 cầu: “Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng chống và kiểm soát ma túy, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân dân...” - Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; - Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008; - Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học 1.2.1.1. Quản lý Trong quá trình phát triển của xã hội, bất cứ một lao động xã hội nào, một cơ sở, tổ chức thực hiện có quy mô từ mức độ thấp đến cao đều cần có sự tổ chức và điều khiển lao động để đạt được các mục đích mà con người mong muốn. Dạng lao động mang tính đặc thù tổ chức-điều khiển các hoạt động theo những tiêu chí, yêu cầu, quy định cụ thể gọi là quản lý. Quản lý thường xuyên biến đổi, phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, có vai trò quan trọng trong đời sống con người, tồn tại trong mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi thời đại. Theo Đại từ điển Tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB văn hóa thông tin, 1999; khái niệm quản lý được định nghĩa là: - Tổ chức và điều khiển các hoạt động của một số đơn vị, cơ quan. - Trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì. Theo một số tác giả khác định nghĩa về quản lý: Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. [16, tr.130] Theo Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân
  • 21. 18 lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”.[11, tr.29] Theo F.W Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó là hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [8, tr.12] Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [7, tr.29] Tuy các khái niệm nêu trên có khác nhau, nhưng chúng cùng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây: - Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lý là những tác động hướng, có mục tiêu xác định. - Hoạt động quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc và đạt mục đích của nhóm. - Hoạt động quản lý là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý tới khách thể và đối tượng quản lý một cách có kế hoạch, có tổ chức, có kiểm tra, đánh giá công việc nhằm đạt được những mục tiêu đã dự kiến. Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý 1.2.1.2. Quản lý giáo dục [6, Tr 46] Có thể xem xét khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ. Quản lý hệ thống giáo dục và quản lý trường học. Chủ thể Quản lý Công cụ Phương pháp Khách thể quản lý Mục tiêu quản lý
  • 22. 19 Ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục có thể hiểu. Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng. Hay. Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát… một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý trường học: là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục. Mục tiêu của giáo dục nước ta là: “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài”. “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng đặc điểm và bản chất của quản lý giáo dục là: Về đặc điểm của quản lý giáo dục có thể hiểu khái quát như sau: 1. Quản lý giáo dục bao giờ cũng có chủ thể quản lý giáo dục và đối tượng quản lý giáo dục. 2. Quản lý giáo dục bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược. 3. Quản lý giáo dục bao giờ cũng có khả năng thích nghi (luôn biến đổi). 4. Quản lý giáo dục vừa là khoa học vừa là nghệ thuật và là một nghề. 5. Quản lý giáo dục gắn với quyền lực, lợi ích và danh tiếng. 6. Quản lý giáo dục phải ngăn ngừa sự rập khuôn máy móc trong quá trình tạo ra sản phẩm cũng như không cho phép có sản phẩm hỏng.
  • 23. 20 Về bản chất của quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục. Theo đó bản chất của quản lý trường học là gây ảnh hưởng, định hướng và phát triển tổ chức trường theo mục tiêu và giá trị đã định, dựa trên việc xác định tầm nhìn, sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược, huy động và sử dụng các nguồn lực, tạo dựng tên tuổi, uy tín và quản lý văn hóa nhà trường. 1.2.2. Khái niệm ma túy và giáo dục phòng chống ma tuý 1.2.2.1. Khái niệm ma túy Trong Từ điển tiếng Việt, “ ma túy” mới được đề cập trong thời gian gần đây song vấn đề nhận thức về thuật ngữ ma túy hiện nay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau: Ma túy, theo gốc Hán- Việt, có nghĩa là “làm mê mẩn”. Thuật ngữ chất ma túy (gốc Hy lạp: Narcotikos) ban đầu được dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây mê, ngày nay dùng để chỉ tất cả các hợp chất tự nhiên và tổng hợp có khả năng gây nên bệnh nghiện. Theo cách hiểu này thì các chất ma túy được định nghĩa là “Các chất ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó. Nếu dùng lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người dùng bị lệ thuộc vào nó, lúc đó gây tổn thương và nguy hại cho cá nhân và cộng đồng”. [9, tr.7] Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm ma túy rất đơn giản: Ma túy là các chất kích thích lấy từ cây cần sa, dùng nhiều thành nghiện [5]. Theo giải thích của từ điển thì khái niệm ma túy được hiểu đơn thuần chỉ là chất gây nghiện được lấy từ cây cần sa. Giải thích này chưa đầy đủ vì ngoài cần sa ra còn nhiều loại cây khác hoặc các chất khác, các hợp chất khác có khả năng gây nghiện và đều được coi là ma túy. [12, tr.10] Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1982 thì ma túy được hiểu theo nghĩa rộng, là mọi thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những
  • 24. 21 cái được đòi hỏi để duy trì một khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó làm biến đổi chức năng sinh học hoặc tâm lý học loại trừ thực phẩm, nước và ô xy đều được gọi là ma túy. [12, tr.9] Theo Cơ quan PCMT và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) năm 1991 thì: Ma túy là những chất độc, có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Khi xâm nhập vào cơ thể con người có tác dụng thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho cá nhân người sử dụng và cả cộng đồng.[12, tr.10] Theo Luật số: 23/2000/QH10, Luật Phòng chống ma túy đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000: “Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Tóm lại: Ma túy được hiểu đó là những chất độc nguy hiểm, có khả năng gây nghiện cao, có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và làm cho người sử dụng lệ thuộc vào chúng, gây tác hại xấu cho sức khoẻ người sử dụng và ảnh hướng xấu đến đời sống cộng đồng. 1.2.2.2 Giáo dục phòng chống ma túy Giáo dục phòng chống ma túy nhằm thúc đẩy học sinh phát triển sự hiểu biết, những kỹ năng, cách ứng xử và nhận biết về ma túy cũng như việc đánh giá lợi ích sức khỏe, liên quan đến hành vi của chính các em và đối với những người khác. Mục đích của giáo dục phòng chống ma túy bao hàm việc ngăn ngừa sử dụng ma túy. Ngăn ngừa ma túy tập trung vào việc giảm tối thiểu số lượng học sinh tham gia vào việc sử dụng ma túy.[4, tr.5] 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy Quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông là hệ thống các tác động có mục đích của Hiệu trưởng tới CB, GV, NV và HS nhằm tổ chức hoạt động giáo dục PCMT đạt được mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường. [25, tr.67]
  • 25. 22 1.3. Phân loại ma túy, tác hại của tệ nạn ma túy, nghiện ma túy và nguyên nhân 1.3.1. Phân loại ma tuý Có nhiều cách phân loại ma túy khác nhau: [22, tr.20] Cách 1: dựa vào nguồn gốc người ta phân chia MT thành 3 loại: MT tự nhiên (như thuốc phiện, cần sa, cocaine…), MT bán tự nhiên (như heroine) và MT tổng hợp (như Ecstasy - thuốc lắc, Methaphetamine- MT đá). Loại MT tổng hợp này độc hại hơn thuốc phiện rất nhiều. Cách 2: dựa vào tác dụng tâm sinh lý có các loại sau: Nhóm chất gây ức chế thần kinh trung ương, có tác dụng giảm đau, gây ngủ (heroine, morphine…; nhóm chất gây ảo giác (cần sa, mesealine…); nhóm chất gây kích thích thần kinh trung ương (Amphetamine, Methaphetamine, Cocaine…); nhóm chất an thần, gây ngủ (Diazepam…) Ở Việt Nam Nghị định 82/2013/NĐ-CP ban hành chất ma túy và tiền chất; Nghị định 126/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất; Theo đó, danh mục I có 45 chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Danh mục II có 136 chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Danh mục III có 69 chất hướng thần được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Danh mục IV có 43 tiền chất. Trên cơ sở danh mục IV của Nghị định này, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an theo chức năng nhiệm vụ được giao phân loại tiền chất theo cấp độ để có biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp. Những năm gần đây, nhiều thanh thiếu niên lạm dụng một số chất gây nghiện dưới dạng dung môi hữu cơ có tác dụng giống như những tiền chất ma túy và một số loại thảo dược thuộc họ cần sa đang trở nên phổ biến. Đây là những chất này gây ra tác hại ghê gớm về sức khỏe cho người sử dụng. Tệ nạn này được biết
  • 26. 23 với những tên gọi là” hít “keo” (dung môi hữu cơ), hít “pin” còn gọi là cỏ Malay hay thuốc lào Canada), hút “shisha” (còn gọi thuốc lào Ả-rập) 1.3.2. Tác hại của tệ nạn ma túy, nghiện ma túy Tệ nạn ma túy, nghiện ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Tệ nạn ma túy gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh- quốc phòng, làm tổn hại sức khỏe một bộ phận nhân dân, đồng thời là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Qua nghiên cứu và thực tiễn, có thể điểm qua một số tác hại của ma túy và tệ nạn ma túy như sau: [22, tr.21] Tác hại của ma túy đối với cơ thể ngƣời nghiện Ma túy làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng lao động, học tập theo những cách sau: Đối với hệ hô hấp: Các chất MT kích thích hô hấp gây tăng nhịp thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Có nhiều trường hợp bị ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dấn đến tử vong. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, lên cơn hen phế quản, ung thư phổi… Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy; ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết, đột quỵ… Đối với hệ sinh dục: Người nghiện ma túy khả năng tình dục giảm một cách rõ rệt và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới, dùng ma túy trong thời gian dài gây chứng vú to (gynecomastia) và bất lực, còn phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất
  • 27. 24 thường và vô sinh… Các chất ma túy ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm: Tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lay nhiễm viêm gan siêu vi B, C. Đặc biệt tiêm chích ma túy là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến (70% lây qua đường tiêm chích ma túy). Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị… Đối với trẻ em, ma túy để lại những hậu quả khôn lường. Các nghiên cứu cho thấy, các em nghiện ma túy thể chất phát triển không bình thường, chậm lớn, gầy còm, trí tuệ kém phát triển… Ma túy còn làm thoái hóa nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật; dễ gây mâu thuẫn và bất hòa với bạn bè, gia đình và thầy cô giáo. Từ đó gây mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học hành giảm sút, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ của bản thân. Tác hại của ma túy đối với gia đình ngƣời nghiện Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Mỗi ngày người nghiện phải tốn số tiền từ 50.000đ-100.000đ thậm chí 1.000.000đ - 2.000.000đ và hơn thế nữa, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma túy có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện của mình hoặc để có tiền sử dụng ma túy, nhiều người đã trộm cắp hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. Gia đình có người nghiện làm cho các thành viên luôn lo lắng, mặc cảm, thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc… Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma túy gây ra. Tác hại của ma túy đối với xã hội Ma túy còn là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm hình sự. Thực tế cho thấy ma túy là bạn đồng hành của tội phạm, mối quan hệ giữa ma túy và tội phạm là mối quan hệ nhân quả. Ma túy gắn liền với hành vi phạm tội, là nguồn gốc bổ sung tội phạm. Khi bị nghiện, những người nghiện
  • 28. 25 ma túy sẵn sàng làm mọi việc miễn là có tiền, có ma túy, thậm chí giết người, cướp của. Ở trẻ em, các hành vi mang tính chất nghiêm trọng, những cũng xuất hiện những mầm mống của tội phạm như đánh nhau, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo… Ma túy, tệ nạn ma túy làm gia tăng các tệ nạn xã hội: lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm… Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất của xã hội. Tăng chi phí ngân sách của xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. Ma túy còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS - một hiểm họa toàn cầu chưa có thuốc chữa. 1.3.3. Nguyên nhân nghiện ma túy Hiện nay, trong số người nghiện ma túy thanh thiếu niên chiếm từ 70 đến 80%, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy: [13, tr.13] Nguyên nhân chủ quan: do bản thân người nghiện ma túy có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức, thiếu thông tin, không hiểu được những tác hại to lớn của tệ nghiện hút ma túy; lười biếng, thích ăn chơi, sống buông thả, cuộc sống gia đình gặp bế tắc; thiếu bản lĩnh, dễ bị người xấu kích động lôi kéo. Đặc biệt đa số thanh niên sa ngã, nghiện ma túy lúc đầu do bắt chước, không tỉnh táo để phân biệt đúng sai đã vội tiếp xúc và sử dụng ma túy, sau quen dần thành nghiện. Tất cả những loại này thường tìm đến ma túy như một giải pháp để quên đi thực tại trong chốc lát. Khi hết cơn say lại đối mặt với thực tại mà thấy bất lực, lại quay lại với thuốc. Nguyên nhân khách quan: do thói quen và tập quán của địa phương, nơi trồng thuốc phiện, cần sa... mà những người sinh ra và lớn lên ở đó bị ảnh hưởng bởi những tập tục mang tính truyền thống. Do gia đình không thực sự quan tâm đến sự phát triển và thay đổi của con em, hững người lớn trong gia đình thiếu gương mẫu, gia đình quá nuông chiều con cái, đặc biệt là gia đình giàu chỉ có hai thế hệ bố mẹ và con cái. Mối quan hệ qua lại giữa gia đình và nhà trường còn lỏng lẻo; thông tin giữa gia đình và nhà trường về tình hình học tập và hoạt động của học sinh chưa được thiết lập hoặc nếu có thì còn rất hạn chế. Ban đại diện CMHS được thành lập tại các trường học nhưng nội dung và hình thức hoạt động chưa đáp ứng kịp yêu cầu phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục
  • 29. 26 và kiểm soát các hoạt động của cá nhân HS. Công tác PCMT chưa được nhà trường và xã hội coi trọng, chưa có biện pháp xử lý triệt để những ổ tiêm chích, nghiện hút ma túy và những hành vi tàng trữ, buôn bán và sử dụng ma túy. Do pháp luật về PCMT chưa đủ chặt chẽ, chưa mạnh và việc thực thi chưa nghiêm nên việc phòng chống và kiểm soát ma túy chưa đạt hiệu quả. Các đoàn thể và các tổ chức xã hội chưa thực sự thu hút thanh niên vào các hoạt động xã hội mang tính hữu ích. Mặt khác, tổ chức Đoàn- Đội trong nhà trường chưa thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác PCMT, chưa là nơi để các thành viên trao đổi với nhau những quan điểm về cuộc sống, những ước mơ và hoài bão, về những mối quan tâm thường ngày giúp nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân. Tổ chức và kỷ luật của Đoàn thanh niên ở cơ sở còn lỏng lẻo, sinh hoạt chỉ mang tính hình thức. Các nhà trường thiếu các biện pháp kiên quyết về việc làm trong sạch môi trường trong và ngoài nhà trường, chưa nắm chắc tình hình và đánh giá đúng thực trạng HS nghiên ma túy hoặc có nguy cơ nghiện ma túy để có biện pháp phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia PCMT. 1.4. Giáo dục phòng chống ma túy ở các trƣờng THPT 1.4.1. Ý nghĩa của công tác giáo dục PCMT Giáo dục PCMT ở nhà trường phổ thông là một trong các hoạt động giáo dục có vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Với đặc điểm tâm lý cùng với sự thiếu kinh nghiệm sống của tuổi mới lớn, học sinh đang là “con mồi” tấn công của tệ nạn ma túy, các em rất dễ bị lôi cuốn vào tệ nghiện hút, buôn bán ma túy. Vì vậy, nhà trường phổ thông có nhiệm vụ kết hợp với gia đình và xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục có nội dung PCMT nhằm “miễn dịch” cho HS trước tệ nạn ma túy, để các em trở thành những con người có bản lĩnh, luôn nói không với các tệ nạn xã hội nói chung và đặc biệt là tệ nạn ma túy. Giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông có tác dụng nâng cao sức đề kháng của HS trước một tệ nạn xã hội đang phát triển, hình thành ở họ một tâm thế đúng đắn trước những vấn đề liên quan tới tệ nạn ma túy. Tổ chức giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện
  • 30. 27 mục tiêu chung xã hội không có ma túy. [21, tr.62] 1.4.2. Mục tiêu giáo dục PCMT [25, tr.63] Về tri thức: giúp HS có những hiểu biết cần thiết về các chất ma túy, hiểu rõ tính chất nguy hại của tệ nạn ma túy đối với bản thân, gia đình, nòi giống, cộng đồng xã hội và đất nước; hiểu được hiện trạng về tệ nạn ma túy ở địa phương, trong nước và trên thế giới; hiểu được những thủ đoạn lôi kéo, rủ rê các em vào con đường nghiện hút ma túy; hiểu và nắm vững luật pháp Việt Nam đối với các tội phạm về ma túy. Từ đó, mỗi HS cần hiểu và biết cách phòng chống tệ nạn ma túy với đầy đủ trách nhiệm của mình. Về thái độ: hình thành ở HS lối sống tích cực, lành mạnh; có thái độ không đồng tình, phản đối lối sống buông thả, tệ nạn hút hít, tiêm chích ma túy đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng trong thanh thiếu niên. Hình thành ở học sinh thái độ kiên quyết chống lại những hành vi rủ rê, lôi kéo các em vào tệ nạn ma túy; có thái độ đúng đắn đối với người nghiện ma túy. Về kỹ năng, hành vi: giúp HS biết giữ mình, không bị cám dỗ, lôi kéo vào tình trạng nghiện; không hút thuốc lá, uống rượu bia, không hút hít, tiêm chích ma túy; thực hiện tốt các quy định của nhà trường, của nhà nước về PCMT. Tích cực giúp đỡ chính quyền địa phương phát giác, ngăn chặn những hành vi buôn bán ma túy. 1.4.3. Nội dung giáo dục PCMT Nội dung giáo dục PCMT được xây dựng trên cơ sở các mục đích đã được xác định, theo đó nội dung giáo dục PCMT cần tập trung các vấn đề cơ bản sau: [2, tr.28] - Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, xử lý hành vi có liên quan đến tệ nạn ma túy và các quy định khác có liên quan. - Các khái niệm cơ bản về ma túy, tình hình phát triển, lây lan và tác hại của ma túy. - Các biện pháp phòng ngừa lạm dụng ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, biện pháp giảm tác hại, điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế. - Lối sống lành mạnh, kỹ năng ứng xử và hành động kiên quyết không tham gia tệ nạn ma túy. - Ý thức tự giác khai báo về tình trạng sử dụng và nghiện ma túy; nêu gương điển hình nổ lực, quyết tâm từ bỏ ma túy.
  • 31. 28 - Ý thức, trách nhiệm của người học, cán bộ và nhà giáo trong việc phát hiện, đấu tranh chống tệ nạn ma túy, ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào nhà trường, gia đình và xã hội. 1.4.4. Hình thức giáo dục PCMT Hình thức tổ chức giáo dục PCMT là cách chuyển tải nội dung giáo dục PCMT đến HS. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục PCMT, cần phải có các hình thức tổ chức hoạt động thích hợp. Có nhiều hình thức khác nhau để chuyển tải các nội dung giáo dục PCMT. Việc lựa chọn hình thức nào là phù hợp tùy thuộc vào từng nội dung, đối tượng HS cũng như phạm vi tổ chức. Một số hình thức giáo dục cần được tiến hành thường xuyên trong năm học như: Giáo dục PCMT tích hợp, lồng ghép vào một số môn học có liên quan trực tiếp ở trường THPT như: Sinh học, GDCD, Hóa học ... để cung cấp cho HS những hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến ma túy, tệ nạn ma túy. Việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục PCMT vào các môn học cần đảm bảo những nội dung cơ bản, phù hợp của giáo dục PCMT, đồng thời đảm bảo đặc trưng nội dung và tính hệ thống của các môn học. Việc tích hợp được tiến hành một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó; có thể tiến hành ở các mức độ khác nhau, tùy nội dung kiến thức có trong bài học. Hoạt động GDNGLL một mặt củng cố, mở rộng, khắc sâu những hiểu biết đã có; mặt khác, quan trọng hơn là tạo ra sân chơi lành mạnh, cuốn hút các em vào các hoạt động bổ ích, để các em không bị rủ rê vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn nghiện ma túy. Đây là hình thức chỉ thực hiện vào 1 thời điểm nhất định. Một số hình thức mà các trường THPT thường áp dụng để giáo dục PCMT không thường xuyên như. Tổ chức các buổi nói chuyện về chủ đề này nhân ngày thế giới PCMT, tổ chức báo cáo ngoại khóa bộ môn về chủ đề PCMT; thi tìm hiểu về HIV/AIDS, về các tệ nạn xã hội, về PCMT dưới các hình thức các đội chơi; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, các hoạt động xã hội, các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ... nhằm trang bị kiến thức về MT, xây dựng thái độ và hành vi ứng xử phù hợp với lứa tuổi HS trong các nhà trường. [22, tr.29] 1.4.5. Phương pháp giáo dục PCMT Để đạt được mục đích giáo dục nói chung và giáo dục PCMT nói riêng nhà giáo dục thường sử dụng các nhóm phương pháp sau:
  • 32. 29 - Nhóm phương pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin, lý tưởng) cá nhân học sinh bao gồm: Phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giải, phương pháp tranh luận, phương pháp nêu gương; - Nhóm phương pháp tổ chức các hoạt động xã hội và tích lũy kinh nghiệm ứng xử xã hội của HS bao gồm: phương pháp tạo dư luận xã hội, phương pháp rèn luyện, phương pháp tập thói quen, phương pháp giao công việc, phương pháp tạo tình huống giáo dục; - Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh ứng xử của HS bao gồm: phương pháp thi đua, phương pháp trách phạt, phương pháp khen thưởng; Do vậy tùy từng nội dung và tình huống giáo dục mà sử dụng các phương pháp cho phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra. Điều này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và khả năng của từng giáo viên. ... [22, tr.29] 1.4.6. Các lực lượng tham gia GDPCMT Theo Luật số: 23/2000/QH10, Luật Phòng chống ma túy qui định việc phòng chống ma túy là trách nhiệm của mọi cá nhân, gia đình và của tất cả các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục Luật PCMT qui định trách nhiệm như sau: 1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý; 2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý; 3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý. Theo đó, chúng ta có thể hiểu chủ thể của hoạt động giáo dục PCMT bên trong nhà trường là đội ngũ CBQL, GV và nhân viên được cơ cấu thành các tổ chức BGH, Đoàn trường, Công đoàn, tổ chuyên môn; lực lượng bên ngoài nhà trường bao gồm gia đình, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương. Khách thể của hoạt động giáo dục PCMT theo nghĩa rộng là tất cả mọi người còn theo
  • 33. 30 nghĩa hẹp là những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. 1.4.7. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục PCMT: Hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục PCMT nói riêng chỉ có thể diễn ra và đạt kết quả khi có đầy đủ các điều kiện của nó. Đó chính là điều kiện CSVC, TBDH; nguồn nhân lực; nguồn lực tài chính; chính sách thi đua khen thưởng… Theo lý luận dạy học và giáo dục thì CSVC và TBDH là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học. Chúng vừa là phương tiện chứa đựng nội dung có tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, vừa đóng vai trò tích cực để tổ chức các hình thức dạy học và giáo dục theo các phương pháp hiện đại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Các điều kiện về nhân lực, tài lực, cơ chế chính sách… cũng là điều kiện rất quan trọng cho các hoạt động giáo dục nhất là giáo dục PCMT. Với hoạt động giáo dục PCMT, đa số các trường không có chuyên gia chuyên trách nội dung giáo dục này, nên việc tập huấn, bồi dưỡng, kiến thức kỹ năng và mời các chuyên gia bên ngoài nhà trường là công việc cần phải quan tâm. Bên cạnh đó nhà trường cần phải tìm kiếm, huy động sự đóng góp về tài chính để tổ chức các hoạt động giáo dục nhất là tổ chức nói chuyện chuyên đề, tổ chức hội thi về các chủ đề liên quan đến giáo dục PCMT. Có cơ chế chính sách phù hợp nhất là chính sách về thi đua, khen thưởng điều này có tác dụng rất lớn giúp mọi thành viên có động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.5. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh ở trường THPT 1.5.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phòng, chống ma túy Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân, đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và sự trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy. Có thể liệt kê một số văn bản: Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng
  • 34. 31 cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008; Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì quan điểm của về phòng chống ma túy là: 1. Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp, trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt. 2. Phòng, chống và kiểm soát ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội. Nội dung công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải được lồng ghép với việc thực hiện các Chương trình, Chiến lược quốc gia có liên quan. 3. Đầu tư cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhà nước bảo đảm việc huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng và tài trợ của quốc tế. 4. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Coi trọng công tác phòng, chống ma túy từ gia đình, tổ dân phố, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tập trung vào nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao. 5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ và của tất cả công dân. 6. Tăng cường hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong phòng, chống và kiểm soát ma túy.
  • 35. 32 1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong các trường THPT 1.5.2.1. Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa học mà người quản lý nào cũng phải thực hiện. Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục PCMT cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch. Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xây dựng kế hoạch công tác, trong kế hoạch đó có nội dung giáo dục PCMT; đặc biệt là kế hoạch của ban chỉ đạo, kế hoạch tổ nhóm chuyên môn, tổ chủ nhiệm, kế hoạch GVCN, kế hoạch Đoàn- Đội và Công Đoàn. Đối với hoạt động giáo dục PCMT: mục tiêu chung nhất là phấn đấu 100% nhà trường không có ma túy, đây là hoạt động giáo dục được thực hiện thông qua việc tích hợp, lồng ghép vào một số môn học trên lớp và thông qua các HĐGDNGLL khác. Vì vậy, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT cũng phải được tích hợp vào kế hoạch của các tổ nhóm bộ môn và tích hợp vào HĐGDNGLL. Kế hoạch giáo dục PCMT được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương, dựa trên cơ sở kế hoạch năm học chung của nhà trường, trong sự phối hợp với kế hoạch của các bộ phận khác trong nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch giúp Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm học, từ đó có sự phối hợp nguồn lực một cách hợp lý cho hoạt động, mặt khác đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính có mục đích của hoạt động, loại trừ lộn xộn, tùy tiện trong tổ chức hoạt động. [21] 1.5.2.2. Quản lý việc thực hiện các qui định về hoạt động giáo dục PCMT Các qui định về hoạt động giáo dục PCMT được thể hiện ở các văn bản pháp lý như Hiến pháp, Luật PCMT, các Nghị định của chính phủ, các Chỉ thị của Bộ chính trị, của Bộ GD&ĐT, các chương trình, kế hoạch hành động của tỉnh, các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT … Để công tác giáo dục PCMT đưa lại hiệu quả cao đạt mục tiêu kế hoạch đề ra đòi hỏi nhà quản lý giáo dục đặc biệt là hiệu trưởng cần triển khai thực hiện tốt các văn bản nêu trên. 1.5.2.3. Quản lý việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT [22, tr.34]
  • 36. 33 Tổ chức các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường, trước hết là việc ban hành quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ chủ nhiệm, tổ chuyên môn, Đoàn TNCS HCM trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT: Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động các ban trong nhà trường của tổ, khối chủ nhiệm; chỉ đạo các tổ bộ môn tham gia tổ chức các HĐGDNGLL và thực hiện tích hợp hoặc lồng ghép nội dung giáo dục PCMT vào một số môn học; Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận khác trong nhà trường tham gia giáo dục HS PCMT (bộ phận giám thị, nhân viên bảo vệ, bộ phận thư viện, bộ phận thiết bị và đồ dùng dạy học); phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường (Đoàn TNCS HCM, Công Đoàn trong nhà trường); Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục (phối hợp với ban đại diện CMHS, tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương, phối hợp với cơ quan Công an, trung tâm y tế, hội chữ thập đỏ địa phương, hội cựu chiến binh, trung tâm thể dục thể thao huyện, thị, các tổ chức Đoàn ở địa phương, kết nghĩa với các lực lượng vũ trang, phối hợp với các đơn vị kinh tế...); Hiệu trưởng chỉ đạo xử lý khi phát hiện học sinh nghiện ma túy [25]. 1.5.2.4. Quản lý đội ngũ giáo viên đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT Thực chất nội dung quản lý này là nhà quản lý tác động đến các đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của các cá nhân, các bộ phận thực hiện tốt các hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường. Để làm tốt điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có tri thức và kỹ năng ra quyết định cũng như tổ chức thực hiện quyết định trong hoạt động giáo dục này; có nhận thức sâu sắc về mục đích, yêu cầu biện pháp quản lý. Nhà quản lý phải nhận ra và quy tụ đội ngũ có trình độ, năng lực, có tinh thần đoàn kết nhất trí vì mục tiêu chung của hoạt động PCMT trong nhà trường. 1.5.2.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục PCMT Cơ sở vật chất- thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của tất cả các nhà giáo dục và học sinh. Đây là một hệ thống bao gồm trường sở, thiết bị chung, thiết bị dạy học theo các môn học và các thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục lao động, thẩm mỹ, giáo dục thể chất… Cơ sở vật chất- thiết bị dạy học là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học- giáo dục trong nhà trường và là một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả của quá trình này
  • 37. 34 Nội dung quản lý CSVC hướng đến ba mục tiêu: - Quản lý đầu tư, mua sắm CSVC- thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học - giáo dục. - Quản lý khai thác, sử dụng CSVC - thiết bị dạy học vào quá trình dạy học - giáo dục. - Quản lý bảo quản sửa chữa CSVC - thiết bị dạy học Đối với hoạt động giáo dục PCMT nhà quản lý cần thực hiện đầy đủ bốn chức năng: Lập kế hoạch sử dụng trang bị, sửa chữa, bảo quản thiết bị dạy học; tổ chức việc thực hiện kế hoạch; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục PCMT. 1.5.2.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục PCMT Mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội cũng như cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình giáo dục nói chung và giáo dục PCMT nói riêng có vai trò rất quan trọng. Làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để hỗ trợ tổ chức các hoạt động giáo dục bởi vì các hoạt động giáo dục với đặc thù đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức hoạt động, đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn cho việc tổ chức. Nhưng với sự hạn hẹp về năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ, về cơ sở vật chất và tài chính của các nhà trường phổ thông hiện nay, nhà trường rất cần sự hỗ trợ từ các lực lượng ngoài xã hội để có đủ nguồn lực tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng. [10, tr.20] 1.5.2.7. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục PCMT Bất cứ hoạt động nào, khi tổ chức hoạt động thì Hiệu trưởng phải tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ đó, rút kinh nghiệm và điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục PCMT nằm trong kế hoạch kiểm tra của nhà trường. Nội dung kiểm tra bao gồm : - Thực hiện giáo dục PCMT qua lồng ghép, tích hợp nội dung vào các môn học có liên quan và các HĐGDNGLL có nội dung PCMT. - Công bố chế độ khen thưởng những GV, HS có thành tích đóng góp cho hoạt động giáo dục PCMT.
  • 38. 35 - Công bố chế độ xử lý HS nghiện ma túy. - Yêu cầu GVCN kết hợp với GVBM phát hiện những HS có những biểu hiện bất thường. - Có lịch làm việc hàng tháng với GVCN, đội ngũ cán bộ tự quản, bí thư đoàn trường, GT, Bảo vệ nhằm phát hiện kịp thời HS có biểu hiện nghiện ma túy. - Xây dựng hộp thư giám sát và phát hiện HS có liên quan đến ma túy Phương pháp kiểm tra: nghiên cứu sản phẩm của HS, quan sát hoạt động, trao đổi trò chuyện cùng HS, báo cáo của GVCN, cán bộ lớp, Bí thư Đoàn, dự giờ giáo viên hoặc dự sinh hoạt tổ chuyên môn. Tiểu kết chƣơng 1 Ma túy luôn là một vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm hàng đầu bởi lẽ nó không chỉ để lại những hệ lụy đau đớn đối với bản thân, gia đình người sử dụng mà còn trở thành hiểm hoạ đối với toàn xã hội, đe doạ sự phát triển bền vững của đất nước. Với các nhà trường cụm từ “Ma túy học đường” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, phần nào cho thấy tình trạng đáng báo động về việc học sinh lạm dụng chất gây nghiện. Vì vậy, xác định cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THPT là một yêu cầu tất yếu nhằm thực hiện tiêu chí “Trường học không có ma túy”. Giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông là một trong những nội dung giáo dục rất quan trọng nhằm góp phần giáo dục học sinh - thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Các em chính là những con người phát triển một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, có kỹ năng sống, luôn vững vàng trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy. Quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông là hệ thống các tác động có mục đích của Hiệu trưởng tới giáo viên, học sinh, cán bộ công nhân viên nhằm tổ chức các hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường sẽ đạt hiệu quả nếu đội ngũ giáo viên hiểu được trách nhiệm quan trọng của họ và nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục PCMT với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh và phù hợp với thời điểm và điều kiện của từng trường, từng địa phương.
  • 39. 36 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Quảng Trị 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 160 18 đến 170 10 vĩ độ Bắc, 1060 32 đến 1070 34 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào. Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm thành phố Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km). Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được
  • 40. 37 đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển. Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Dân số tỉnh Quảng Trị tính đến 31/12/2015 là 625.913 người, dân tộc kinh chiếm đa số, còn có các dân tộc thiểu số như: Vân Kiều 6,4%, PaCô-TàÔi 1,52% sống rải rác ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Tây Gio Linh, Tây Vĩnh Linh. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính, gồm. Thành phố Đông Hà, Thị xã Quảng Trị và 08 huyện (Triệu Phong, Hải lăng, Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, huyện đảo Cồn cỏ), có 141 xã, phường. Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của Hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông với không gian kinh tế sông Hằng. Hành lang kinh tế Đông Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến đường đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thì trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hoá hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch. Quảng trị có bờ biển dài 75 km với 2 cảng biển: Cửa Việt và Cửa Tùng là thích hợp cho phát triển du lịch và kinh tế, đặc biệt cảng Cửa Việt là một trong những cảng ra biển cho các tỉnh Bắc Trung Bộ nước ta và cho các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan..