SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
CƠ SỞ LÝ LUẬN
KẾ TOÁN DOANH THU- CHI PHÍ- KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ban hành ngày
26/08/2016 của Bộ Tài Chính)
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn – Zalo : 0934.573.149
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133
1.1. Những vấn đề chung về Doanh thu- Chi phí- Kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm Doanh thu, Chi phí, Kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát
sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ
sở hữu.
Chi phí là các khoản chi phục vụ cho hoạt động kinh doanh, cho các hoạt động khác…
mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kì nhất
định.
Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện của số tiền lãi, lỗ từ các hoạt động của doanh
nghiệp trong một thời kì nhất định.
1.1.2. Yêu cầu quản lý về doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu của các DN là tồn tại phát triển và tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu
đó, thì các nhà quản trị DN phải kiểm soát được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN trên nền tảng một hệ thống thông tin quản lý chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan
do kế toán. Trong đó, có thông tin kế toán doanh thu, chi phí và KQKD.
1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD có nhiệm vụ tính toán, tập hợp chi phí có
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình kinh doanh, cũng như việc xác định chính xác
doanh thu thực tế phát sinh, làm cơ sở để xác định được kết quả của hoạt động kinh doanh.
Xác định chính xác KQKD góp phần cung cấp thông tin, giúp DN nghiên cứu, xây dựng
mức giá phù hợp cho từng sản phẩm.
1.2. Nội dung kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh.
1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
1.2.1.1. Phân loại các hình thức bán hàng và chứng từ, thủ tục bán hàng.
Các hình thức bán hàng:
Phương pháp bán hàng trực tiếp cho khách hàng
- Phương pháp bán buôn trong nước
- Phương thức bán hàng xuất khẩu
Các chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có
1.2.1.2. Nguyên tắc tính giá bán và tính doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ
Có 3 cách tính giá vốn hàng bán như sau:
Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)
Cách tính này ý là nhập trước thì xuất trước. Công thức tính giá vốn FIFO chỉ phù hợp
với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các cửa hàng điện máy, máy tính, điện thoại hay sử
dụng. Trong mô hình bán lẻ tạp hóa rất hiếm dùng, vì việc tính toán dữ liệu rắc rối và phức
tạp.
Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Điều này trong
điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn.
Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)
Cách tính LIFO (nhập sau xuất trước) ngày nay rất ít khi được sử dụng, giờ chỉ còn 2
nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này. Tuy nhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc
tế (IASB) tại Mỹ họ lại phủ nhận vì cho rằng công thức tính như trên thiếu sự chính xác.
Một nhược điểm rất rõ ràng trong cách tính giá vốn hàng bán LIFO là định giá hàng tồn
kho không đáng tin cậy, trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ và có giá trị lỗi thời
với giá hiện hành.
Công thức tính Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán
Phương pháp tính giá vốn hàng bán này gọi là Bình quân gia quyền, hiện đang được phần
mềm quản lý bán hàng Sapo sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Nhiều nơi khác,
công thức tính này còn có tên gọi Bình quân Di Động, hay Bình Quân Liên Hoàn… Và đây
cũng là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang
áp dụng.
Theo phương pháp tính này, mỗi lần nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính lại theo công
thức:
MAC = ( A + B ) / C
Với:
 MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
 A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
 B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
 C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
Với phương pháp tính giá vốn hàng bán này, cần đảm bảo thông tin số hàng tồn kho của
bạn phải chính xác tuyệt đối. Bởi khi số lượng hàng tồn sai, sẽ dẫn đến cả tử số và mẫu số
đều sai. Giá vốn bán hàng sai thì sẽ không thể tính lãi gộp và giá trị tồn kho đúng được.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Nguyên tắc 1: Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp trừ phần vốn góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao
dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của
các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
Nguyên tắc 2: Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng
thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có
thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất
giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý.
– Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao
dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp.
– Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của
giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
– Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và
trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được
ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
Nguyên tắc 3: Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp
còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông
thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực
hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa.
Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa
thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền đối với tài sản và đã có nghĩa vụ
nợ hiện tại đối với các khoản nợ phải trả, ví dụ: Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại
tài sản mang đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, đánh giá lại các tài sản tài chính theo giá
trị hợp lý đều được coi là đã thực hiện.
Nguyên tắc 4: Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba
Nguyên tắc 5: Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế
có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để
xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán
để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp
không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.
Nguyên tắc 6: Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài
khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để
xác định kết quả kinh doanh.
1.2.1.3. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Kế toán mở sổ chi tiết bán hàng để theo dõi riêng doanh thu của từng loại sản phẩm hàng
hóa
- Kế toán tổng hợp
- Sử dụng TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phán ánh doanh thu bán hàng
thực tế của DN thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kết cấu tài khoản:
TK 511
- Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ phương pháp hạch toán
+ Các khoản thuế gián thu phải nộp.
Chẳng hạn như thuế GTGT, thuế
TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ
môi trường;
Doanh thu bán sản phẩm, hàng
hóa, bất động sản đầu tư và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực
hiện trong kỳ kế toán.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu;
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào
tài khoản 911 “Xác định KQKD”.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.2.1. Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán
hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại và giảm giá
hàng bán.
+ Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp giảm giá bán niêm yết cho khách hàng
mua với khối lượng lớn.
+ Hàng bán trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định tiêu thụ bị khách hàng trả
lại và từ chối thanh toán.
+ Giảm giá hàng bán là hàng đã tiêu thụ sau đó người bán giảm trừ cho người mua một
khoản tiền do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách.
1.2.2.2. Chứng từ và thủ tục liên quan Các khoản giảm trừ doanh thu
- Chứng từ sử dụng Chiết khấu thương mại
+Hợp đồng chiết khấu
+Bảng tính chiết khấu
+Hóa đơn GTGT, Hóa đơn chiết khấu
- Chứng từ sử dụng Hàng bán trả lại:
+ Biên bản hàng bán trả lại
+ Hóa đơn hàng bán trả lại
+ Chứng từ nhập kho
- Chứng từ sử dụng Giảm giá hàng bán
+ Hóa đơn
+ Biên bản giảm giá
1.2.2.3. Nguyên tắc tính giá và ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu
bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại; giảm giá hàng
bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào
doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.
b) Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ
tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;
-Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới
phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp
được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá,
phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài
chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân
đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
-Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị
trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của
kỳ phát sinh (kỳ sau).
c) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương
mại theo những nguyên tắc sau:
-Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu
thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá
bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán
hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu
thương mại (doanh thu thuần).
-Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho
người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa
đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu
thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài
khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như:
-Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi
trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần
mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ
được xác định trong lần mua cuối cùng;
- Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các
siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải
trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
d) Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất
phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng
thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
-Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá
hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán
phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài
khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).
-Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi
đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do
hàng bán kém, mất phẩm chất…
đ) Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm,
hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng
kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
e) Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá),
cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.
1.2.2.3. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp các khoản giảm trừ doanh thu
Với sự ra đời của thông tư 133 thì một số tài khoản cũ đã được thay thế bằng
những tài khoản mới. Trong đó, có tài khoản 521- tài khoản giảm trừ doanh thu đã
bị xóa bỏ, thay vào đó là các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả
lại được ghi giảm trực tiếp vào bên nợ tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
Sơ đồ phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán
1.2.3.1. Nội dung kinh tế giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ
thể (trong một kỳ). Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo
ra sản phẩm.
1.2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp tính giá vốn hàng bán
Nguyên tắc giá gốc là tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc, trong đó giá gốc của tài
sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính
theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản
không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Giá trị các chỉ tiêu về tài sản, công nợ, chi phí,… được phản ánh theo giá ở thời điểm mua
tài sản đó, không phải giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản tính theo giá thị trường.
Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình mua ngoài được doanh nghiệp xác đinh dựa vào
nguồn hình thành tài sản:
Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt, chạy thử – Chiết khấu giảm
giá (nếu có)
Các phương pháp tính giá xuất kho:
Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng
dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên
chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của
từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ
và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể
được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của
mỗi doanh nghiệp.
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng
dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất
trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất
gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá
của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ
được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
1.2.3.3. Chứng từ ghi nhận giá vốn
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Các chứng từ liên quan
1.2.3.4. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán
Kết cấu tài khoản (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên).
TK 632
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ đã bán trong kỳ.
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”
- Chi phí NL, VL chi phí nhân công vượt
trên mức bình thường và chi phí sản
xuất chung cố định không phân bổ
được tính vào giá vốn hàng bán trong
kỳ
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng
tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do
trách nhiệm cá nhân gây ra
- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt
trên mức bình thường không được tính
vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây
dựng, tự chế hoàn thành
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng
giảm giá hàng tồnkho phải lập năm nay
lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước
chưa sử dụng hết)
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh
lệchgiữa sốdự phòng phải lập năm nay
nhỏ hơn số đã lập năm trước)
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán nhận được sau khi hàng mua
đã tiêu thụ
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã
tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất
bán hàng hóa mà các khoản thuế đó
được hoàn lại
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ chữ T tài khoản 632
Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán
1.2.4. Kế toán doanh thu và chi phí tài chính
1.2.4.1. Kế toán doanh thu tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản doanh thu thu được thông qua các hoạt động
tài chính. Cụ thể như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt
động tài chính khác của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo Nợ, Giấy báo Có
- Phiếu kế toán
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
 Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư
trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;
…
 Cổ tức, lợi nhuận được chia;
 Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
 Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào
công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
 Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
 Lãi tỷ giá hối đoái;
 Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
 Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
 Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
Kết cấu tài khoản
TK 515
- Số thuế GTGT phải nộp tính
theo phương pháp trực tiếp (nếu
có).
- Kết chuyển doanh thu hoạt động
tài chính thuần sang Tài khoản
911- “Xác định kết quả kinh
doanh”.
- Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được
chia.
- Chiết khấu thanh toán được hưởng.
- Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư
vào công ty con, công ty liên doanh,
liên kết.
- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ
của hoạt động kinh doanh.
- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán
ngoại tệ.
- Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối
năm tài chính các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh
doanh.
- Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối
đoái của hoạt động đầu tư xây dựng
cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) đã
hoàn thành đầu tư vào hoạt động
doanh thu tài chính
- Doanh thu hoạt động tài chính khác
phát sinh trong kỳ.
- Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.3: Kế toán Doanh thu hoạt động tài chính
1.2.4.2. Kế toán chi phí tài chính
Chi phí tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động sau trong Doanh nghiệp:
 Hoạt động về vốn.
 Hoạt động đầu tư tài chính.
 Nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo Nợ, Giấy báo Có
- Phiếu kế toán
Kết cấu tài khoản
TK 635
- Các khoản chi phí tài chính phát
sinh trong kỳ.
- Trích lập bổ sung dự phòng
giảm giá chứng khoán kinh
doanh, dự phòng tổn thất ĐT
vào ĐV khác. (.Chênh lệch giữa
số dự phòng phải lập kỳ này >
số dự phòng đã lập kỳ trước).
- Các khoản được ghi giảm chi phí tài
chính
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng
khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất
ĐT vào ĐV khác.(.Chênh lệch giữa
số dự phòng phải lập kỳ này < số dự
phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử
dụng hết).
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ
chi phí TC phát sinh trong kỳ để xác
định KQ HĐKD.
- Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí tài chính
1.2.5. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
1.2.5.1. Nội dung kinh tế chi phí quản lý kinh doanh
Theo điều 64 TT133/2016/TT-BTC thì chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng
cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động
xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân viên bán hàng; chi phí
vật liệu, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng; dịch vụ mua
ngoài (điện, nước, điện thoại, fax,...); chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền
công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo
hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công
cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài;
khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo
hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng,...).
1.2.5.2. Nguyên tắc tính chi phí quản lý kinh doanh
Tại điều 64 thông tư 133/2016/TT-BTC, khi hạch toán tài khoản 642 – Chi phí quản lý kinh
doanh phải tuân thủ một số nguyên tắc kế toán sau:
Nguyên tắc 1: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh
doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng
cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động
xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng
(tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân viên bán hàng;
chi phí vật liệu, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng; dịch
vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax,...); chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương,
tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,
bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng,
công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế
môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện
thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị
khách hàng...).
Nguyên tắc 2: Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không được
coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn
chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí
kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN
phải nộp.
Nguyên tắc 3: Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy
định. Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có
thể được mở chi tiết theo từng loại chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp. Trong từng loại chi phí được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như:
 Đối với chi phí bán hàng:
 Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân
viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,... bao gồm tiền lương,
tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,...
 Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc
bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản
phẩm, hàng hóa, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận
chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa,
bảo quản TSCĐ,... dùng cho bộ phận bán hàng.
 Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá
trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán,
phương tiện làm việc,...
 Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản,
bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển,
phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,...
 Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa.
Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở TK 154 “Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang” mà không phản ánh ở TK này.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho
bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán
hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa
đi bán, tiền trảhoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu,...
 Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu
bán hàng ngoài các chi phí nêu trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng,
chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo, chào hàng, chi phí
hội nghị khách hàng..
 Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:
 Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên
quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên
quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.
 Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý
doanh nghiệp như văn phòng phẩm... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ,
công cụ, dụng cụ,... (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
 Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng
cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
 Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh
nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương
tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,...
 Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài,
tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
 Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải
trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho
công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ
thuật, bằng sáng chế,... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo
phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi
phí trả cho nhà thầu phụ.
 Chi phí bằng tiềnkhác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh
nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí,
tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,...
Nguyên tắc 4: Đối với sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo:
- Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa đểkhuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không
kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa thì ghi nhận giá trị
hàng khuyến mại, quảng cáo vào chi phí bán hàng.
- Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng
chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua
sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán
phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn hàng bán (trường hợp này
bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hóa (không phải
trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua
hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:
+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng
cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống
quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối
với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa
nhận giữ hộ).
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng
khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến
mại không phải trả lại
1.2.5.3. Chứng từ chi phí quản lý kinh doanh
Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo Nợ, Giấy báo Có
1.2.5.4. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp chi phí quản lý kinh doanh
- Sử dụng tài khoản 642 “Chi phí quản lý kinh doanh”. Tài khoản 642 - Chi phí quản
lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong
quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình
hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
+ Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
- Kết cấu tài khoản
TK 642
– Các chi phí quản lý doanh nghiệp
thực tế phát sinh trong kỳ;
– Số dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả (Chênh lệchgiữa số
dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn
số dự phòng đã lập kỳ trước chưa
sử dụng hết);
– Các khoản được ghi giảm chi phí
quản lý doanh nghiệp;
– Hoàn nhập dự phòng phải thu khó
đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập kỳ này
nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ
trước chưa sử dụng hết);
– Kết chuyển chi phí quản lý doanh
nghiệp vào tài khoản 911 “Xác định
kết quả kinh doanh”.
- Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán chi phí quản lý kinh doanh
1.2.6. Kế toán thu nhập và chi phí hoạt động khác
1.2.6.1. Kế toán thu nhập hoạt động khác
Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
Thu nhập khác dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất,
kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây
dựng tài sản đồng kiểm;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư
vào công ty liên kết và công ty khác;
- Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm,
được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nôp nhưng sau
được giảm);
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất;
- Thu các khaorn nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch
vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh
nghiệp;
- Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại nhà sản xuất;
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
Chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
- Hóa đơn thanh lý tài sản cố định.
Kết cấu tài khoản 711- Thu nhập khác
TK 711
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) đối với các
khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu
nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản
911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Các khoản thu nhập khác phát sinh
trong kỳ.
- Tài khoản 711- Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán Thu nhập khác
1.2.6.2. Kế toán chi phí hoạt động khác
Kế toán chi phí hoạt động khác phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự
kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi
phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý).
Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm
chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây
dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty
con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
- Các khoản chi phí khác.
Chứng từ sử dụng:
-Bảng tính KQKD, kết quả hoạt động khác
-Phiếu Thu, phiếu Chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng
-Các chứng từ tự lập khác, Phiếu kế toán.
Kết cấu của tài khoản 811 - Chi phí khác
TK 811
Các khoản chi phí khác phát sinh Cuối kỳ, kết chuyển toàn vào các khoản chi
phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản
911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Tài khoản 811 – Chi phí thu nhập khác không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán chi phí hoạt động khác
1.2.7. Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.7.1. Nội dung, công thức và thời kỳ tính kết quả hoạt động kinh doanh
Xác định kết quả hoạt động kinh doanh dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết
quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
– Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị
giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá
thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất
động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê
hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
– Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính
và chi phí hoạt động tài chính.
– Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản
chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2.7.2. Trình tự tổng hợp doanh thu, chi phí và tính kết quả hoạt động kinh doanh
a) Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài
khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
b) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêuthụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
c) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập
khác, ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
d) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác,
ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 811 - Chi phí khác.
đ) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh.
e) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
g) Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối:
- Kết chuyển lãi, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Kết chuyển lỗ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
1.2.7.3. Chứng từ kết chuyển thu nhập, chi phí và quả hoạt động kinh doanh
Chứng từ sử dụng:
- Bảng tính KQKD, kết quả hoạt động khác;
- Phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của Ngân hàng;
- Phiếu kế toán.
1.2.7.4. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh
Kết cấu tài khoản
TK 911
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
- Doanh thu thuần về số sản
phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư
và dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Chi phí hoạt động tài chính, chi - Doanh thu hoạt động tài chính,
phí thuế thu nhập doanh nghiệp và
chi phí khác;
- Chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi.
-Tài khoản 911 không có số dư
cuối kỳ.
các khoản thu nhập khác và khoản
kết chuyển giảm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
1.2.7.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: …………………………...
Mẫu số B02 - DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày
26/8/2016 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm...
Đơn vị tính:………….
CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay
Năm
trước
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàngvà cungcấp dịch vụ 01
2. Các khoản giảm trừdoanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàngvà cungcấp dịch vụ (10= 01-02) 10
4. Giá vốn hàng bán 11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20
6. Doanh thu hoạt độngtài chính 21
7. Chi phí tài chính 22
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24
9. Lợi nhuận thuần từhoạtđộngkinh doanh
(30 = 20 + 21 - 22 - 24)
30
10. Thu nhập khác 31
11. Chi phí khác 32
12. Lợi nhuận khác(40= 31 - 32) 40
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50= 30 + 40) 50
14. Chi phí thuế TNDN 51
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60=50 - 51)
60
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký
hành nghề dịch vụ kế toán,tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - Mẫu số 02
Bao gồm các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Công thức tính = Tổng phát sinh Bên Nợ TK 511
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02
4. Giá vốn hàng bán - Mã số 11
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng
bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
5. Lợi tức gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20
Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11
6. Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh hoạt động
tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
7. Chi phí tài chính - Mã số 22
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính"
đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Chi phí lãi vay - Mã số 23
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi
phí tài chính".
8. Chi phí quản lý kinh doanh - Mã số 24
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 "Chi phí bán
hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo
trên sổ cái.
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30
Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22 - Mã số 24
10. Thu nhập khác - Mã số 31
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác"
đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
11. Chi phí khác - Mã số 32
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác"
đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
12. Lợi nhuận khác - Mã số 40
Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32
13. Tổng lợi tức trước thuế - Mã số 50
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng
với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ
TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi
vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi
tiết TK 8211.
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60
Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51
Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong
một kì hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh các đối tượng
quan tâm có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó
dự báo về tương lai của DN.
Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm nhận diện rõ ràng các mối
quan hệ cơ bản trong hoạt động kinh doanh , từ đó dự báo về lợi nhuận cũng như dòng tiền
trong tương lai của DN. Để đứng vững và phát triểntrong hoạt động kinh doanh, một doanh
nghiệp cần tạo ra đủ tiền để mua sắm các tài sản mới cũng như thay thế các tài sản cũ để
duy trì và mở rộng năng lực hoạt động của mình , trong đó lợi nhuận là một nhân tố quan
trọng trong bức tranh tài chính tổng thể và là một nguồn chủ yếu để tạo tiền cho DN.
Bên cạnh đó, Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các đối tượng quan tâm đánh giá
mức độ đóng góp cho xã hội của DN. Một DN tạo ra lợi nhuận tức là DN đó đã sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực xã hội (lực lượng xã hội và các nguyên liệu đầu vào của quá trình
sản xuất kinh doanh).
1.2.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.8.1. Khái quát về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí
thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành.
– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp trong tương lai phát sinh từ việc:
 Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm
 Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế * thuế suất thuế TNDN
Trong đó:
Thu nhập tính thuế= Thu nhập chịu thuế - (thu nhập được miễn thuế+ các
khoản lỗ được kết chuyển)
Thu nhập chịu thuế = (doanh thu- chi phí được trừ) + các khoản thu nhập khác
1.2.8.2. Chứng từ nghi nhận các khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Bảng kê
-Tờ khai thuế TNDN tạm nộp, biên lai nộp thuế
- Báo cáo quyết toán thuế TNDN
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Các phụ lục pháp lệnh có liên quan
1.2.8.3. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
-Kết cấu tài khoản
TK 821
- Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các
năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện
sai sót không trọng yếu của các năm
trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp của năm hiện tại.
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực
tế phải nộp trong năm nhỏ hơn sốthuế
thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp
được giảm trừ vào chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong
năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp được ghi giảm do phát hiện sai
sót không trọng yếu của các năm
trước được ghi giảm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp trong năm hiện
tại;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát
sinh trong năm lớn hơn khoản được
ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp trong năm vào tài khoản 911 -
“Xác định kết quả kinh doanh”.
-Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuốikỳ.
a) Kết cấu và nội dung phản ánh chung
Bên Nợ:
 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung
do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi
nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải
trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong
năm);
 Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài
sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh trong năm);
 Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - "Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hoãn lại" lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - "Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 - "Xác định
kết quả kinh doanh".
Bên Có:
 Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ
hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
 Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót
không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành trong năm hiện tại;
 Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản
thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong
năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
 Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn
lại phải trả phát sinh trong năm);
 Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành trong năm vào tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh";
 Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát
sinh bên Có TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong
kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh".
Tài khoản 821 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp" không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành:
- Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào
ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112,...
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán thuế TNDN
TK 333(3334) TK 821 TK 911
Số thuế TNDN trong kì doanh K/c chi phí thuê TNDN
nghiệp phải tự xác định
Số chêch lệchgiữ thuế TNDN tạm phải nộp > số phải nộp
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán chi phí thuế TNDN
Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo tt 133

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Quang Phi Chu
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
huent042
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
Dương Hà
 

What's hot (20)

Kế toán doanh thu, CF, XĐKQ kinh doanh công ty Truyền Thông, QC, hAY
Kế toán doanh thu, CF, XĐKQ kinh doanh công ty Truyền Thông, QC, hAYKế toán doanh thu, CF, XĐKQ kinh doanh công ty Truyền Thông, QC, hAY
Kế toán doanh thu, CF, XĐKQ kinh doanh công ty Truyền Thông, QC, hAY
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuậnBáo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmKế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầuĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
 
6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu
 
Đề tài kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017
Đề tài  kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017Đề tài  kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017
Đề tài kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Cơ sở lý thuyết về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh....
Cơ sở lý thuyết về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh....Cơ sở lý thuyết về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh....
Cơ sở lý thuyết về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh....
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...
Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh một t...
 
Đề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng tại Công ty thương mại, HOT
Đề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng tại Công ty thương mại, HOTĐề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng tại Công ty thương mại, HOT
Đề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng tại Công ty thương mại, HOT
 
Bài mẫu khóa luận kế toán bán hàng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận kế toán bán hàng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu khóa luận kế toán bán hàng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận kế toán bán hàng, HAY, 9 ĐIỂM
 

Similar to Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo tt 133

Hoang thu huong 05 kt7
Hoang thu huong 05 kt7Hoang thu huong 05 kt7
Hoang thu huong 05 kt7
trang1188
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thu
Snow Ball
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
AskSock Ngô Quang Đạo
 
Chương 1 Nguyên lý kế toán
Chương 1 Nguyên lý kế toánChương 1 Nguyên lý kế toán
Chương 1 Nguyên lý kế toán
HuynKiu2
 

Similar to Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo tt 133 (20)

Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Phân Tích Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty.
Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Phân Tích Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty.Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Phân Tích Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty.
Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Phân Tích Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty.
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại, HOT
 
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
 
Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kin...
Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kin...Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kin...
Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kin...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đ
 
Hoang thu huong 05 kt7
Hoang thu huong 05 kt7Hoang thu huong 05 kt7
Hoang thu huong 05 kt7
 
Bctt thuong
Bctt thuongBctt thuong
Bctt thuong
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty than Vĩnh Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty than Vĩnh PhúKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty than Vĩnh Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty than Vĩnh Phú
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thu
 
Luận văn: Kế toán kinh doanh tại Công ty thương mại S.I.C, HAY
Luận văn: Kế toán kinh doanh tại Công ty thương mại S.I.C, HAYLuận văn: Kế toán kinh doanh tại Công ty thương mại S.I.C, HAY
Luận văn: Kế toán kinh doanh tại Công ty thương mại S.I.C, HAY
 
Nhom 9
Nhom 9Nhom 9
Nhom 9
 
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty.
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty.Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty.
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty.
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh t...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh t...Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh t...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh t...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
 
Đối tượng của kế toán
Đối tượng của kế toánĐối tượng của kế toán
Đối tượng của kế toán
 
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công Ty Rượu
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công Ty RượuĐề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công Ty Rượu
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công Ty Rượu
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh...
 
Chương 1 Nguyên lý kế toán
Chương 1 Nguyên lý kế toánChương 1 Nguyên lý kế toán
Chương 1 Nguyên lý kế toán
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 

Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo tt 133

  • 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN DOANH THU- CHI PHÍ- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính) Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn – Zalo : 0934.573.149
  • 2. Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133 1.1. Những vấn đề chung về Doanh thu- Chi phí- Kết quả hoạt động kinh doanh 1.1.1. Khái niệm Doanh thu, Chi phí, Kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí là các khoản chi phục vụ cho hoạt động kinh doanh, cho các hoạt động khác… mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện của số tiền lãi, lỗ từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. 1.1.2. Yêu cầu quản lý về doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh Mục tiêu của các DN là tồn tại phát triển và tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, thì các nhà quản trị DN phải kiểm soát được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trên nền tảng một hệ thống thông tin quản lý chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan do kế toán. Trong đó, có thông tin kế toán doanh thu, chi phí và KQKD. 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh Kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD có nhiệm vụ tính toán, tập hợp chi phí có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình kinh doanh, cũng như việc xác định chính xác doanh thu thực tế phát sinh, làm cơ sở để xác định được kết quả của hoạt động kinh doanh. Xác định chính xác KQKD góp phần cung cấp thông tin, giúp DN nghiên cứu, xây dựng mức giá phù hợp cho từng sản phẩm. 1.2. Nội dung kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 1.2.1.1. Phân loại các hình thức bán hàng và chứng từ, thủ tục bán hàng. Các hình thức bán hàng: Phương pháp bán hàng trực tiếp cho khách hàng - Phương pháp bán buôn trong nước - Phương thức bán hàng xuất khẩu Các chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng
  • 3. - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, giấy báo Có 1.2.1.2. Nguyên tắc tính giá bán và tính doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ Có 3 cách tính giá vốn hàng bán như sau: Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước) Cách tính này ý là nhập trước thì xuất trước. Công thức tính giá vốn FIFO chỉ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các cửa hàng điện máy, máy tính, điện thoại hay sử dụng. Trong mô hình bán lẻ tạp hóa rất hiếm dùng, vì việc tính toán dữ liệu rắc rối và phức tạp. Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn. Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước) Cách tính LIFO (nhập sau xuất trước) ngày nay rất ít khi được sử dụng, giờ chỉ còn 2 nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này. Tuy nhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) tại Mỹ họ lại phủ nhận vì cho rằng công thức tính như trên thiếu sự chính xác. Một nhược điểm rất rõ ràng trong cách tính giá vốn hàng bán LIFO là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ và có giá trị lỗi thời với giá hiện hành. Công thức tính Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán Phương pháp tính giá vốn hàng bán này gọi là Bình quân gia quyền, hiện đang được phần mềm quản lý bán hàng Sapo sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Nhiều nơi khác, công thức tính này còn có tên gọi Bình quân Di Động, hay Bình Quân Liên Hoàn… Và đây cũng là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng. Theo phương pháp tính này, mỗi lần nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức: MAC = ( A + B ) / C Với:
  • 4.  MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời  A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập  B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí  C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập Với phương pháp tính giá vốn hàng bán này, cần đảm bảo thông tin số hàng tồn kho của bạn phải chính xác tuyệt đối. Bởi khi số lượng hàng tồn sai, sẽ dẫn đến cả tử số và mẫu số đều sai. Giá vốn bán hàng sai thì sẽ không thể tính lãi gộp và giá trị tồn kho đúng được. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Nguyên tắc 1: Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trừ phần vốn góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. Nguyên tắc 2: Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý. – Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp. – Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. – Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện. Nguyên tắc 3: Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa. Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền đối với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại đối với các khoản nợ phải trả, ví dụ: Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, đánh giá lại các tài sản tài chính theo giá trị hợp lý đều được coi là đã thực hiện. Nguyên tắc 4: Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba
  • 5. Nguyên tắc 5: Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng. Nguyên tắc 6: Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh. 1.2.1.3. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Kế toán mở sổ chi tiết bán hàng để theo dõi riêng doanh thu của từng loại sản phẩm hàng hóa - Kế toán tổng hợp - Sử dụng TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phán ánh doanh thu bán hàng thực tế của DN thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kết cấu tài khoản: TK 511 - Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ phương pháp hạch toán + Các khoản thuế gián thu phải nộp. Chẳng hạn như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường; Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. + Các khoản giảm trừ doanh thu; + Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định KQKD”.
  • 6. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.2.1. Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại và giảm giá hàng bán. + Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp giảm giá bán niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn. + Hàng bán trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. + Giảm giá hàng bán là hàng đã tiêu thụ sau đó người bán giảm trừ cho người mua một khoản tiền do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách. 1.2.2.2. Chứng từ và thủ tục liên quan Các khoản giảm trừ doanh thu - Chứng từ sử dụng Chiết khấu thương mại +Hợp đồng chiết khấu +Bảng tính chiết khấu +Hóa đơn GTGT, Hóa đơn chiết khấu - Chứng từ sử dụng Hàng bán trả lại:
  • 7. + Biên bản hàng bán trả lại + Hóa đơn hàng bán trả lại + Chứng từ nhập kho - Chứng từ sử dụng Giảm giá hàng bán + Hóa đơn + Biên bản giảm giá 1.2.2.3. Nguyên tắc tính giá và ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp. b) Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau: - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh; -Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc: Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước). -Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau). c) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau: -Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
  • 8. -Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như: -Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng; - Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ. d) Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau: -Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần). -Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất… đ) Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. e) Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo. 1.2.2.3. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp các khoản giảm trừ doanh thu Với sự ra đời của thông tư 133 thì một số tài khoản cũ đã được thay thế bằng những tài khoản mới. Trong đó, có tài khoản 521- tài khoản giảm trừ doanh thu đã bị xóa bỏ, thay vào đó là các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả
  • 9. lại được ghi giảm trực tiếp vào bên nợ tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sơ đồ phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán 1.2.3.1. Nội dung kinh tế giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể (trong một kỳ). Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm. 1.2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp tính giá vốn hàng bán Nguyên tắc giá gốc là tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc, trong đó giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Giá trị các chỉ tiêu về tài sản, công nợ, chi phí,… được phản ánh theo giá ở thời điểm mua tài sản đó, không phải giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản tính theo giá thị trường. Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình mua ngoài được doanh nghiệp xác đinh dựa vào nguồn hình thành tài sản: Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt, chạy thử – Chiết khấu giảm giá (nếu có) Các phương pháp tính giá xuất kho:
  • 10. Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. 1.2.3.3. Chứng từ ghi nhận giá vốn - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Các chứng từ liên quan 1.2.3.4. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán Kết cấu tài khoản (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên). TK 632 - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
  • 11. - Chi phí NL, VL chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ - Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra - Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồnkho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết) - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệchgiữa sốdự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước) - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ - Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán không có số dư cuối kỳ.
  • 12. Sơ đồ chữ T tài khoản 632 Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán 1.2.4. Kế toán doanh thu và chi phí tài chính 1.2.4.1. Kế toán doanh thu tài chính Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản doanh thu thu được thông qua các hoạt động tài chính. Cụ thể như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT - Phiếu thu, phiếu chi
  • 13. - Giấy báo Nợ, Giấy báo Có - Phiếu kế toán Doanh thu hoạt động tài chính gồm:  Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ; …  Cổ tức, lợi nhuận được chia;  Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;  Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;  Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;  Lãi tỷ giá hối đoái;  Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;  Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;  Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác. Kết cấu tài khoản
  • 14. TK 515 - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có). - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia. - Chiết khấu thanh toán được hưởng. - Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết. - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh. - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ. - Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh. - Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào hoạt động doanh thu tài chính - Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ. - Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ hạch toán
  • 15. Sơ đồ 1.3: Kế toán Doanh thu hoạt động tài chính
  • 16. 1.2.4.2. Kế toán chi phí tài chính Chi phí tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động sau trong Doanh nghiệp:  Hoạt động về vốn.  Hoạt động đầu tư tài chính.  Nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, Giấy báo Có - Phiếu kế toán Kết cấu tài khoản TK 635 - Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ. - Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất ĐT vào ĐV khác. (.Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này > số dự phòng đã lập kỳ trước). - Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính - Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất ĐT vào ĐV khác.(.Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này < số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết). - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí TC phát sinh trong kỳ để xác định KQ HĐKD. - Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ hạch toán
  • 17. Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí tài chính 1.2.5. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 1.2.5.1. Nội dung kinh tế chi phí quản lý kinh doanh Theo điều 64 TT133/2016/TT-BTC thì chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán
  • 18. hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax,...); chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng,...). 1.2.5.2. Nguyên tắc tính chi phí quản lý kinh doanh Tại điều 64 thông tư 133/2016/TT-BTC, khi hạch toán tài khoản 642 – Chi phí quản lý kinh doanh phải tuân thủ một số nguyên tắc kế toán sau: Nguyên tắc 1: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax,...); chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị
  • 19. khách hàng...). Nguyên tắc 2: Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. Nguyên tắc 3: Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở chi tiết theo từng loại chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong từng loại chi phí được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như:  Đối với chi phí bán hàng:  Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,... bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,...  Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hóa, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ,... dùng cho bộ phận bán hàng.  Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc,...  Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,...  Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” mà không phản ánh ở TK này.  Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa đi bán, tiền trảhoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu,...  Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí nêu trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng..
  • 20.  Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:  Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.  Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,... (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).  Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).  Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,...  Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.  Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.  Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.  Chi phí bằng tiềnkhác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,... Nguyên tắc 4: Đối với sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo: - Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa đểkhuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa thì ghi nhận giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào chi phí bán hàng. - Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán). - Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hóa (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối: + Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng
  • 21. cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ). + Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại 1.2.5.3. Chứng từ chi phí quản lý kinh doanh Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, Giấy báo Có 1.2.5.4. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp chi phí quản lý kinh doanh - Sử dụng tài khoản 642 “Chi phí quản lý kinh doanh”. Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. + Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. - Kết cấu tài khoản TK 642
  • 22. – Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; – Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệchgiữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); – Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp; – Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); – Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. - Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
  • 23. Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán chi phí quản lý kinh doanh
  • 24. 1.2.6. Kế toán thu nhập và chi phí hoạt động khác 1.2.6.1. Kế toán thu nhập hoạt động khác Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Thu nhập khác dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết và công ty khác; - Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nôp nhưng sau được giảm); - Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất; - Thu các khaorn nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại nhà sản xuất; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. Chứng từ sử dụng: - Hợp đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định - Hóa đơn thanh lý tài sản cố định. Kết cấu tài khoản 711- Thu nhập khác TK 711
  • 25. - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. - Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. - Tài khoản 711- Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán Thu nhập khác
  • 26. 1.2.6.2. Kế toán chi phí hoạt động khác Kế toán chi phí hoạt động khác phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; - Các khoản chi phí khác. Chứng từ sử dụng: -Bảng tính KQKD, kết quả hoạt động khác -Phiếu Thu, phiếu Chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng -Các chứng từ tự lập khác, Phiếu kế toán. Kết cấu của tài khoản 811 - Chi phí khác TK 811 Các khoản chi phí khác phát sinh Cuối kỳ, kết chuyển toàn vào các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. - Tài khoản 811 – Chi phí thu nhập khác không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ hạch toán
  • 27. Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán chi phí hoạt động khác 1.2.7. Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.7.1. Nội dung, công thức và thời kỳ tính kết quả hoạt động kinh doanh Xác định kết quả hoạt động kinh doanh dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
  • 28. – Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. – Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. – Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.2.7.2. Trình tự tổng hợp doanh thu, chi phí và tính kết quả hoạt động kinh doanh a) Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. b) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêuthụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. c) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi: Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. d) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 811 - Chi phí khác. đ) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
  • 29. Có TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh. e) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. g) Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: - Kết chuyển lãi, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. - Kết chuyển lỗ, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 1.2.7.3. Chứng từ kết chuyển thu nhập, chi phí và quả hoạt động kinh doanh Chứng từ sử dụng: - Bảng tính KQKD, kết quả hoạt động khác; - Phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của Ngân hàng; - Phiếu kế toán. 1.2.7.4. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh Kết cấu tài khoản TK 911 - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
  • 30. - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; - Chi phí hoạt động tài chính, chi - Doanh thu hoạt động tài chính, phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi. -Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. các khoản thu nhập khác và khoản kết chuyển giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ.
  • 31. Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán kết chuyển xác định kết quả kinh doanh 1.2.7.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • 32. Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………... Mẫu số B02 - DNN (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm... Đơn vị tính:…………. CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàngvà cungcấp dịch vụ 01 2. Các khoản giảm trừdoanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàngvà cungcấp dịch vụ (10= 01-02) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 6. Doanh thu hoạt độngtài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 9. Lợi nhuận thuần từhoạtđộngkinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24) 30 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32
  • 33. 12. Lợi nhuận khác(40= 31 - 32) 40 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50= 30 + 40) 50 14. Chi phí thuế TNDN 51 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 - 51) 60 Ghi chú: (1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu. (2) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán,tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - Mẫu số 02 Bao gồm các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Công thức tính = Tổng phát sinh Bên Nợ TK 511 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10 Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán - Mã số 11 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 5. Lợi tức gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20 Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 7. Chi phí tài chính - Mã số 22 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) Lập, ngày ... tháng ... năm ... NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, họ tên, đóng dấu)
  • 34. Chi phí lãi vay - Mã số 23 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính". 8. Chi phí quản lý kinh doanh - Mã số 24 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30 Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22 - Mã số 24 10. Thu nhập khác - Mã số 31 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 11. Chi phí khác - Mã số 32 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 12. Lợi nhuận khác - Mã số 40 Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 13. Tổng lợi tức trước thuế - Mã số 50 Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60 Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh các đối tượng quan tâm có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó dự báo về tương lai của DN. Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm nhận diện rõ ràng các mối quan hệ cơ bản trong hoạt động kinh doanh , từ đó dự báo về lợi nhuận cũng như dòng tiền trong tương lai của DN. Để đứng vững và phát triểntrong hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp cần tạo ra đủ tiền để mua sắm các tài sản mới cũng như thay thế các tài sản cũ để duy trì và mở rộng năng lực hoạt động của mình , trong đó lợi nhuận là một nhân tố quan trọng trong bức tranh tài chính tổng thể và là một nguồn chủ yếu để tạo tiền cho DN.
  • 35. Bên cạnh đó, Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các đối tượng quan tâm đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của DN. Một DN tạo ra lợi nhuận tức là DN đó đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội (lực lượng xã hội và các nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh). 1.2.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.8.1. Khái quát về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:  Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm  Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế * thuế suất thuế TNDN Trong đó: Thu nhập tính thuế= Thu nhập chịu thuế - (thu nhập được miễn thuế+ các khoản lỗ được kết chuyển) Thu nhập chịu thuế = (doanh thu- chi phí được trừ) + các khoản thu nhập khác 1.2.8.2. Chứng từ nghi nhận các khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Bảng kê -Tờ khai thuế TNDN tạm nộp, biên lai nộp thuế - Báo cáo quyết toán thuế TNDN - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Các phụ lục pháp lệnh có liên quan
  • 36. 1.2.8.3. Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp -Kết cấu tài khoản TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm; - Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện tại. - Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn sốthuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm; - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện tại; - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. -Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuốikỳ.
  • 37. a) Kết cấu và nội dung phản ánh chung Bên Nợ:  Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;  Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;  Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);  Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm);  Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh". Bên Có:  Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;  Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;  Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);  Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);  Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh";  Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh". Tài khoản 821 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp" không có số dư cuối kỳ.
  • 38. Phương pháp kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành: - Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112,... Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán thuế TNDN
  • 39. TK 333(3334) TK 821 TK 911 Số thuế TNDN trong kì doanh K/c chi phí thuê TNDN nghiệp phải tự xác định Số chêch lệchgiữ thuế TNDN tạm phải nộp > số phải nộp Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán chi phí thuế TNDN