SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU QUẾ HIỀN
Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA NẾP VẢI TẠI
XÃ ÔN LƯƠNG, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN"
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Hệ chính quy
Lớp : K42 - KTNN - N01
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : KT&PTNT
Khoá học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU QUẾ HIỀN
Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA NẾP VẢI TẠI
XÃ ÔN LƯƠNG, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN"
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Hệ chính quy
Lớp : K42 - KTNN - N01
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : KT&PTNT
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Việt Dũng
Khoa KT & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả nêu trong bài là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa bảo vệ
một học vị nào.
Tác giả
Chu Quế Hiền
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải trên tại xã Ôn
Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo ThS. Trần Việt Dũng, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT - Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4
năm học tập, một hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào cuộc sống.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến UBND xã Ôn Lương và toàn
thể bà con nhân dân trong toàn xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình điều tra thu thập số liệu, tìm hiểu tại địa phương.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ,
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công trong sự nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Chu Quế Hiền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..........................................viii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu....................................................................... 3
3.1. Trong học tập ............................................................................................. 3
3.2. Trong thực tiễn........................................................................................... 3
4. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................... 3
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 5
1.1.2. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2013............... 9
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2013 ...........11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................14
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................14
iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................14
2.1.2.1. Phạm vi không gian............................................................................14
2.1.2.2. Phạm vi thời gian ...............................................................................14
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................14
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................15
2.4. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................15
2.4.1. Thông tin thứ cấp ..................................................................................15
2.4.2. Thông tin sơ cấp....................................................................................15
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................16
2.6. Phương pháp so sánh................................................................................16
2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................16
2.7.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ...16
2.7.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả................................................16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................19
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ............................................................19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................19
3.1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................19
3.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình .................................................................19
3.1.1.3. Khí hậu...............................................................................................20
3.1.1.4. Thủy văn.............................................................................................20
3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản .....................................................................21
3.1.1.6. Môi trường .........................................................................................21
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội.................................................................22
3.1.2.1. Các chỉ tiêu chính...............................................................................22
3.1.2.2. Kinh tế................................................................................................22
3.1.2.3. Tình hình dân số và lao động của xã..................................................24
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả nêu trong bài là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa bảo vệ
một học vị nào.
Tác giả
Chu Quế Hiền
vi
3.5.3.1. CPBQ trong quá trình sản xuất lúa nếp Vải qua tiếp cận KHKT......50
3.5.3.2. KQ, HQSX 1ha lúa nếp Vải qua tiếp KHKT.....................................51
3.5.4. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải cho 1 ha vụ mùa............................53
3.5.4.1. Chi phí trong quá trình sản xuất lúa nếp Vải vụ mùa ........................53
3.5.4.2. KQ, HQ sản xuất 1ha lúa nếp Vải vụ mùa.........................................54
3.5.5. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất lúa nếp Vải .................55
3.5.5.1. Giống lúa............................................................................................55
3.5.5.2. Kinh nghiệm sản xuất ........................................................................55
3.5.6. CP và KQ, HQSX giống Khang Dân vụ mùa trên 1 ha năm 2013.......56
3.5.6.1. CP trong quá trình sản xuất lúa Khang Dân ......................................56
3.5.6.2. KQ, HQSX 1ha lúa Khang dân vụ mùa năm 2013............................58
3.5.7. KQ, HQSX lúa nếp Vải và lúa Khang Dân vụ mùa trên 1 ha năm 2013 ...59
3.6. So sánh những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đầu tư và sản xuất
giữa lúa nếp Vải và Khang Dân......................................................................61
3.6.1. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................61
3.6.2. Rủi ro khi đầu tư ...................................................................................61
3.6.3. Thị trường tiêu thụ ................................................................................61
3.7. Ưu và nhược điểm của 2 giống lúa..........................................................62
3.8. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa........................................62
3.8.1. Thuận lợi ...............................................................................................62
3.8.2. Khó khăn ...............................................................................................63
3.9. Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ ............................64
3.9.1. Dự định trong tương lai.........................................................................64
3.9.2. Nguyện vọng của hộ..............................................................................64
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ GIỐNG LÚA NẾP VẢI TẠI XÃ ÔN LƯƠNG....................................65
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu.......................................................65
vii
4.1.1. Quan điểm .............................................................................................65
4.1.2. Phương hướng.......................................................................................65
4.1.3. Mục tiêu.................................................................................................65
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lúa
nếp Vải ............................................................................................................66
4.2.1. Vốn........................................................................................................66
4.2.2. Kĩ thuật..................................................................................................66
4.2.3. Nâng cao chất lượng .............................................................................66
4.2.4. Giá cả.....................................................................................................67
4.2.5. Giải pháp về giống và phân bón............................................................67
4.2.6. Giải pháp về thông tin...........................................................................67
KẾT LUẬN....................................................................................................68
1. Kết luận .......................................................................................................68
2. Kiến nghị.....................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................70
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................70
II. Tài liệu từ Internet......................................................................................70
viii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CPBQ : Chi phí bình quân
BVTV : Bảo vệ thực vật
ĐVT : Đơn vị tính
GO/IC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian
GO/L : Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động
GO/TC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí
HQKT : Hiệu quả kinh tế
HQSX : Hiệu quả sản xuất
MI/IC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian
MI/L : Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động
MI/TC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí
KQ - HQ : Kết quả - Hiệu quả
Pr/IC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian
Pr/L : Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động
Pr/TC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TSCĐ : Tài sản cố định
VA/IC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
VA/TC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí
VA/L : Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động
XK : Xuất khẩu
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Ôn Lương năm 2013......20
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Ôn Lương qua 3 năm
2011 - 2013 ...................................................................................23
Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã Ôn Lương qua 3 năm............24
Bảng 3.4. Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa nếp Vải
của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013.......................................30
Bảng 3.5. Tình hình giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011 -2013...........31
Bảng 3.6. Một số thông tin chung về các hộ điều tra......................................34
Bảng 3.7. Lịch gieo trồng lúa nếp Vải và Khang Dân tại ba xóm vụ Mùa
năm 2013.......................................................................................36
Bảng 3.8. Diện tích và cơ cấu giống lúa nếp Vải canh tác của các hộ điều tra
vụ mùa năm 2013..........................................................................37
Bảng 3.9. Năng suất và sản lượng lúa nếp Vải vụ mùa năm 2013.................38
Bảng 3.10. Mức phân bón cho sản xuất 1 ha lúa nếp Vải theo điều kiện kinh
tế năm 2013...................................................................................40
Bảng 3.11. Bảng ngày công lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013........41
Bảng 3.12. Chi phí lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013 ......................43
Bảng 3.13. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua điều kiện
kinh tế năm 2013.............................................................................44
Bảng 3.14. KQ - HQSX 1ha lúa Nếp vải qua điều kiện kinh tế năm 2013........46
Bảng 3.15. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua trình độ văn
hoá năm 2013 .................................................................................47
Bảng 3.16. KQ - HQSX 1 ha lúa nếp Vải qua trình độ văn hoá năm 2013....49
Bảng 3.17. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua khả năng tiếp
cận KHKT năm 2013......................................................................50
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải trên tại xã Ôn
Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo ThS. Trần Việt Dũng, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT - Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4
năm học tập, một hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào cuộc sống.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến UBND xã Ôn Lương và toàn
thể bà con nhân dân trong toàn xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình điều tra thu thập số liệu, tìm hiểu tại địa phương.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ,
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công trong sự nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Chu Quế Hiền
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013 .31
Hình 3.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương năm 2013 .........32
Hình 3.3: Sơ đồ nguồn cung cấp giống lúa nếp Vải .......................................39
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp là ngành kinh tế
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt dưới
ánh sáng nghị quyết Đại Hội VII của Đảng chuyển hẳn nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ hàng hoá đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác phát huy tốt tiềm năng sẵn có của từng
vùng, từng địa phương, biến sản phẩm nông nghiệp thành hàng hoá, tăng giá trị
sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến và xuất khẩu. Vì vậy, liên tiếp trong
những năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng cuộc
sống dân cư được nâng lên rất nhiều.
Sự thành công to lớn của nông nghiệp nước ta trong những năm qua do
nhiều yếu tố, trong đó 2 nhân tố có tính quan trọng và quyết định là: đường
lối đổi mới và sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Tuy
nhiên đây mới chỉ là những thắng lợi bước đầu, bởi vì khi chuyển sang nền
kinh tế sản xuất hàng hoá thì sản xuất nông nghiệp và người nông dân phải
thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, triệt để khai thác
những điều kiện thuận lợi của từng vùng từng địa phương và các lợi thế về
những cây trồng vật nuôi để có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng suất chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Người dân Việt Nam không ngừng tiếp thu và ứng dụng các loại cây
trồng, vật nuôi mới. Họ đã thử nghiệm và chấp nhận các loại giống mới có
hiệu quả kinh tế cao, đối với ngành lúa gạo Việt Nam việc đưa nguồn giống
mới vào sản xuất đã giúp cho người nông dân tự tin hơn với sản phẩm của
mình trên con đường xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.
2
Xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là một xã đông dân
cư, tương đối phát triển về kinh tế hơn nữa xã có diện tích đất nông nghiệp
khá lớn, lại có hệ thống sông ngòi chảy qua, là điều kiện rất thuận lợi để canh
tác lúa nước. Với điều kiện thuận lợi như vậy, nhưng người dân địa phương
vẫn còn trăn trở trong việc chọn giống lúa thích hợp để đưa vào sản xuất. Đó
là làm sao chọn được loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng,
kháng sâu bệnh tốt lại cho hiệu quả kinh tế cao. Trong các nhóm giống mà
người dân đang canh tác, nếp Vải là giống lúa hiện đang được sản xuất khá
phổ biến ở vùng này bởi năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải
hơn hẳn các loại giống lúa khác.
Với mong muốn sau đề tài này người dân sẽ biết tới giống lúa nếp
Vải và chọn nó canh tác để mang lại hiệu quả cao nhất. Từ thực tế trên, được
sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của Ths. Trần Việt Dũng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế của giống lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu đặc điểm, thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế về
giống lúa nếp Vải của các hộ gia đình tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn và phương
hướng phát triển của giống lúa đó nhằm cải thiện đời sống của các hộ trên địa
bàn toàn xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Ôn Lương, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3
Phân tích, đánh giá được thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của
giống lúa nếp Vải của các hộ trên địa bàn xã.
Phân tích được các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi so sánh giữa giống lúa
nếp Vải và giống lúa Khang Dân để thấy được hiệu quả của việc sử dụng
giống nếp Vải.
Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn giống lúa nếp Vải
đặc sản tại địa bàn xã và tiến tới xây dựng thương hiệu “Gạo nếp Vải đặc sản
huyện Phú Lương”, làm tăng giá trị gạo nếp Vải trên thị trường, đồng thời
duy trì chất lượng cũng như phát triển thành vùng sản xuất lúa hàng hóa của
địa phương.
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1. Trong học tập
Nâng cao kiến thức về sản xuất nói chung cũng như những kiến thức
thực tiễn ở lĩnh vực nông nghiệp. Có cách đánh giá nhìn nhận bao quát về tình
hình phát triển của địa phương.
Củng cố kiến thức đã được học, được nghiên cứu. Rèn luyện những kỹ
năng cần thiết cho bản thân.
Rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công tác sau này.
Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
3.2. Trong thực tiễn
Làm cơ sở cho công tác đánh giá, quy hoạch, lập kế hoạch, nhân rộng
và phát triển loại giống lúa mới để có hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây lúa.
Phân tích và đánh giá được tình hình phát triển giống lúa nếp Vải, chỉ
ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây lúa nếp Vải.
Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giống lúa nếp Vải.
4
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho giống
lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Kinh tế hộ: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp
theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn.
Theo Ellis - 1988 thì "hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các
phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản
xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bởi việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với
một trình độ hoàn chỉnh không cao [3].
* Đặc điểm kinh tế hộ:
Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy
đủ các yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn có của
nông hộ như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản
xuất đó nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do
sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không
lớn. Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm làm ra cũng
chưa cao.
Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng
cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra
thị trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số nông hộ chuyên
sản xuất để cung cấp ra thị trường. Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ
là trồng trọt và chăn nuôi. Trước kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để
cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ. Đó là đặc tính tự cung tự cấp của các
6
hộ nông dân. Nhưng trong quá trình phát triển của đất nước, các hộ nông dân
cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng. Họ đã tiến hành sản xuất
chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là họ
phải hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu
đất đai, kỹ thuật... nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi ro.
Cũng vì vậy nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao.
Chỉ có một số nông hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động
cao nên thu nhập của họ cũng khá cao nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn. Đa
số các nông hộ đều chọn cho mình cách sản xuất khá an toàn đó là họ luôn
trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc chăn nuôi nhiều
vật nuôi một lúc. Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn đa dạng nhưng số
lượng thì không nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh được rủi ro, nếu
giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì còn có hàng hóa khác. Nhưng cách
sản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nông hộ [3].
* Vai trò kinh tế hộ:
Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn,
năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao... nhưng không thể phủ nhận
vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông
dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống. Điều
đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội.
Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và
xã hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất
lớn đến với người tiêu dùng. Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ,
vốn đầu tư không lớn, công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..........................................viii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu....................................................................... 3
3.1. Trong học tập ............................................................................................. 3
3.2. Trong thực tiễn........................................................................................... 3
4. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................... 3
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 5
1.1.2. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2013............... 9
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2013 ...........11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................14
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................14
8
dùng không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc gia...
Do đó, trong quá trình sản xuất của con người không chỉ đơn thuần
quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tích
cực và hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình
thái kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh
doanh của con người. Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanh
phải biết tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi
phí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng
sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy, kết quả sản xuất kinh doanh
cuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng, để đạt được mục đích tối đa hoá
lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần quan tâm đến vấn
đề hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện
mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ
với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả kinh tế biểu thị mối tương
quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội phản
ánh một cách tổng quát dưới góc độ xã hội.
Hiệu quả xã hội biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với các
lợi ích xã hội do sản xuất mang lại. Cùng với sự công bằng trong xã hội, nó
kích thích phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ phát triển sản xuất
mà xã hội ngày càng nâng cao được mức sống của người lao động cả về mặt
vật chất và tinh thần, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm, các mối quan hệ xã hội
được cải thiện, môi trường sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội cũng đều
được nâng lên.
9
Hiệu quả môi trường: Thể hiện bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng độ
che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm đất, nước, không khí...
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng
không thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới
hiệu quả kinh tế người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả
môi trường [2].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2013
Tháng 10/2013 chỉ số giá lương thực FAO trung bình đạt 235 điểm
trong 10 tháng đầu năm 2013, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét theo quốc gia, giá gạo tháng 9 năm nay giảm rõ rệt nhất tại Thái
Lan, trong đó giá gạo trắng tiêu chuẩn loại 100% B giảm 9% xuống còn
460USD/tấn. Nhìn chung, giá gạo giảm tại hầu hết các quốc gia, đặc biệt tại
các nước xuất khẩu lớn ở châu Á như Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam.
Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2013 trên thế giới là do
sức tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ - nơi mà tình hình sản
xuất đang hồi phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tuy nhiên, thiệt hại
do thiếu mưa tại các vùng phía Đông và do cơn bão Phailin hồi đầu tháng 10
đã khiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 2 triệu tấn xuống còn 106 triệu tấn.
Như vậy, sản lượng gạo của nước này sẽ giảm 1,5% so với mùa vụ năm 2012.
Hầu hết các quốc gia châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch, với
mức sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt là tại Bangladesh, Cămpuchia, Hàn
Quốc, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan [10].
Hầu hết các quốc gia trong khu vực tại châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-
bê sẽ có vụ mùa bội thu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt là tại Brazil,
Guyana, Paraguay và Venezuela. Trong khi đó, tại Bolivia, giá gạo thấp cộng
10
với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng gạo nước này được dự báo
giảm 26%.
Tại châu Đại dương, mặc dù điều kiện nuôi trồng không ổn định,
nhưng Australia vẫn đạt được mức sản lượng kỷ lục hơn 10 tấn/ha. Sản lượng
gạo khu vực châu Phi được dự báo sẽ giảm 1% trong năm nay. Sự suy giảm
này chủ yếu là do sản lượng tại Madagascar, nước sản xuất gạo lớn thứ 2
trong khu vực, giảm 21% vì thiếu mưa và nạn dịch châu chấu. Tình trạng
tương tự cũng đang diễn ra tại Benin, Burkina Faso và Senegal.
Tại Italia lượng mưa quá nhiều và nhiệt độ thấp trong mùa hè đã khiến
cây lúa không phát triển. Còn tại Tây Ban Nha, giá gạo giảm đã khiến người
nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa.
Sự suy giảm về thương mại gạo thế giới năm 2013 một phần là do sức
mua giảm (8%) tại khu vực Viễn Đông xuống còn 9,6 triệu tấn. Cụ thể, Ấn
Độ và Philippines dự kiến sẽ giảm nhập khẩu do nguồn cung trong nước dồi
dào, phản ánh sự thành công của hoạt động thúc đẩy sản xuất trong khuôn khổ
các chương trình tự cung tự cấp của hai nước này. Hàn Quốc là quốc gia duy
nhất được dự báo vẫn duy trì sản lượng gạo nhập khẩu để bù đắp sự thiếu hụt
trong năm 2012.
Trong số các nước nhập khẩu lớn, Trung Quốc, Malaysia và Nepal vẫn giữ
được mức nhập khẩu của năm 2012. Bangladesh duy trì nhập khẩu gạo ở mức
tối thiểu do các chương trình phân phối công chỉ tập trung vào gạo sản xuất
trong nước. Nhập khẩu gạo tại một số nước châu Phi dự báo giảm 5% xuống
còn 12,9 triệu tấn; đặc biệt giảm mạnh tại Ai Cập, Nigeria và Senegal. Ngược
lại, các nước cận Đông Á lại tăng 6% lượng gạo nhập khẩu, trong đó tập trung
ở Iran, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ [10].
Xuất gạo thế giới năm 2013 giảm chủ yếu là do xuất khẩu gạo một số
nước như Brazil, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam giảm mạnh. Chỉ có một số
11
nước như Ai Cập, Thái Lan, Pakistan, Paraguay và Hoa Kỳ triển vọng xuất
khẩu gạo có thể phục hồi nhẹ. Tuy xuất khẩu giảm, nhưng Ấn Độ dự kiến vẫn
sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2013. Tổ chức FAO cho
biết, nước này dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 10,2 triệu tấn gạo; tiếp theo
là Thái Lan và Việt Nam với tổng lượng gạo xuất khẩu là 7 triệu tấn.
Xét trong bối cảnh chung, triển vọng thương mại gạo thế giới năm
2014 vẫn còn nhiều khó khăn. Điều này phần nào phản ảnh sự suy giảm (2%)
nhập khẩu tại một số quốc gia châu Á xuống còn 17,3 triệu tấn, chủ yếu là tại
In-đô-nê-xi-a và Philippines. Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Iran đều được dự báo
sẽ giảm nhập khẩu do nguồn cung trong nước khá dồi dào. Ngoài ra, triển
vọng sản lượng thấp tại Trung Quốc, nhập khẩu gạo có thể tăng nhưng sẽ phụ
thuộc khá nhiều vào mối tương quan giữa giá gạo trong nước và giá gạo nhập
khẩu. Dự báo xuất khẩu gạo sang các nước châu Phi sẽ duy trì ở mức 13 triệu
tấn, tăng mạnh tại các nước Tây Phi như Mali và Nigeria trong khi lạ giảm ở
các nước Nam Phi như Madagascar [10].
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2013
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 12 tăng khoảng 10% so với
tháng trước, và tăng khoảng 5 USD/tấn so với một năm trước. Hiện loại 5%
tấm giá chào ở mức 425-430 USD/tấn, giao dịch ở mức khoảng 415 USD/tấn.
Tính từ đầu năm tới ngày 12/12, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt khoảng
6,3 triệu tấn, giảm khoảng 15% so với một năm trước đó, với kim ngạch trong
11 tháng giảm khoảng 14,53%, do nhu cầu sụt giảm từ các khách hàng Đông
Nam Á. Ngoài ra còn một lượng xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sang
Trung Quốc, với khối lượng rất khó tính toán chính xác (khoảng 300.000 đến
1,2 triệu tấn). Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam
có thể đạt 6,6 triệu tấn trong năm 2013, giảm 1,1 triệu tấn so với năm ngoái,
do nhu cầu giảm từ Indonesia, Philippine và Malaysia. Đây là 3 thị trường
iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................14
2.1.2.1. Phạm vi không gian............................................................................14
2.1.2.2. Phạm vi thời gian ...............................................................................14
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................14
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................15
2.4. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................15
2.4.1. Thông tin thứ cấp ..................................................................................15
2.4.2. Thông tin sơ cấp....................................................................................15
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................16
2.6. Phương pháp so sánh................................................................................16
2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................16
2.7.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ...16
2.7.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả................................................16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................19
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ............................................................19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................19
3.1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................19
3.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình .................................................................19
3.1.1.3. Khí hậu...............................................................................................20
3.1.1.4. Thủy văn.............................................................................................20
3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản .....................................................................21
3.1.1.6. Môi trường .........................................................................................21
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội.................................................................22
3.1.2.1. Các chỉ tiêu chính...............................................................................22
3.1.2.2. Kinh tế................................................................................................22
3.1.2.3. Tình hình dân số và lao động của xã..................................................24
13
trọng hơn, cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc Trung
Quốc quá nhiều về loại thực phẩm này.
Kết quả này đã đưa khối lượng xuất khẩu gạo cả năm 2013 đạt 6,61
triệu tấn với trị giá 2,95 tỉ USD. Như vậy, so với cùng kỳ 2012, khối lượng
gạo xuất khẩu giảm 17,4% về khối lượng và giảm 19,7% về giá trị. Giá gạo
xuất khẩu trung bình 11 tháng đầu năm 2013 đạt 441,2 USD/tấn, giảm 3,4%
so với cùng kỳ năm 2012 [12].
14
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Khi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải tại
xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã chọn đối tượng
nghiên cứu là các hộ đang gieo trồng giống lúa nếp Vải và khang dân tại xã
Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi không gian
Tiến hành nghiên cứu tại 3 xóm: Bản Cái, Khau Lai, Na Pặng đang
canh tác giống lúa nếp Vải và giống lúa khang dân để đạt kết quả điều tra
mang tính khách quan và chính xác.
2.1.2.2. Phạm vi thời gian
Thời gian tiến hành thực tập đề tài từ 1/2014 - 5/2014. Số liệu thu thập
từ năm 2011 - 2013, số liệu điều tra là số liệu của hộ thể hiện năm 2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Ôn Lương,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của giống lúa nếp Vải.
Phân tích HQKT của giống lúa nếp vải so với các giống lúa khác
(khang dân)
Đánh giá khả năng áp dụng và phổ biến của giống lúa nếp Vải tại địa
phương.
Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển giống lúa nếp Vải tại xã
Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
15
Một số phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của
lúa nếp Vải tại địa phương.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Hiện nay kinh tế nông nghiệp tại xã Ôn Lương đang phát triển theo
chiều hướng nào?
Người dân gieo trồng giống lúa nếp Vải đã đạt được hiệu quả như thế
nào trong năm 2013? Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản
xuất lúa nếp Vải?
Khó khăn của bà con khi sản xuất giống lúa này gặp phải là gì? Có thể
đưa ra những giải pháp nào để khắc phục? Và giải pháp nào là tốt nhất?
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1. Thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp liên quan đến: Diện tích trồng,
sản lượng, giá cả, công tác khuyến nông, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật… Tại Ủy ban Nhân dân xã Ôn Lương; thông tin qua một số sách, báo,
internet có liên quan.
2.4.2. Thông tin sơ cấp
* Chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích đất trồng lúa nếp Vải, cách tổ
chức sản xuất, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế giống nếp
Vải ở các xóm trong xã Ôn Lương. Tôi chọn ra 20 hộ tại xóm Bản Cái, 20 hộ
tại xóm Khau Lai và 20 hộ tại xóm Na Pặng bởi theo điều tra cho tôi thấy đây
là 3 xóm trọng điểm của xã vì có diện tích lớn gieo trồng giống lúa nếp Vải và
Khang Dân.
* Điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân
Tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 chủ hộ trong 3 xóm:
Bản Cái, Khau Lai, Na Pặng bằng bảng hỏi đã in sẵn. Mỗi phiếu tương ứng
16
với thông tin từ một hộ dân. Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi liên quan.
Ngoài ra, tôi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân, trong đó có cả
phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn người cung cấp thông tin chính (cán bộ xã,
trưởng xóm).
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập thông tin, sử dụng phần mềm Excel để tính toán KQ,
HQSX lúa.
2.6. Phương pháp so sánh
Tiến hành các thao tác so sánh KQ, HQSX giữa giống lúa nếp Vải và
Khang Dân mà người dân canh tác hiện tại.
2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.7.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ
Chỉ tiêu về điều kiện gia đình
Chỉ tiêu về trình độ văn hóa
Khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật
2.7.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả
- Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một
đơn vị diện tích [1].
Năng suất = Sản lượng thu hoạch/Diện tích trồng
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất
và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời
kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm.
GO =∑≡
×
n
i
PiQi
1
Trong đó:Qi là sản lượng sản phẩm loại i
Pi là đơn giá sản phẩm loại i
Ý nghĩa:
17
- Làm căn cứ để đánh giá kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp.
- Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia
tăng, năng suất lao động.
- Chi phí trung gian (IC) ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và
dịch vụ thực tế đã chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và thuần
dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn [1].
Ý nghĩa:
- Chi phí trung gian ngành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị
gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị tăng thêm (VA) là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản
ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia
tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian của ngành nông nghiệp [1].
Ý nghĩa:
- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành
nông nghiệp. Nó dùng đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
(tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP).
- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân.
- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống kê
quan trọng khác: như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr)..
VA= GO - IC
Trong đó:GO là tổng giá trị sản xuất
IC là chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản
xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích hoặc trên một
công lao động [1].
v
3.1.2.4. Hệ thống chính trị ở xã.......................................................................25
3.1.3. Đánh giá hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kĩ thuật, di
tích, danh thắng du lịch [5]. ............................................................................26
3.1.3.1. Hiện trạng về nhà ở............................................................................26
3.1.3.2. Hiện trạng công trình công cộng........................................................26
3.1.4. Di tích, danh thắng du lịch....................................................................28
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn................................................................29
3.1.5.1. Thuận lợi ............................................................................................29
3.1.5.2. Khó khăn ............................................................................................29
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra........................29
3.2.1. Tình hình sản xuất.................................................................................30
3.2.2. Tình hình tiêu thụ..................................................................................30
3.3. Kết quả điều tra sản xuất lúa nông hộ tại 3 xóm......................................33
3.4. Lịch thời vụ của 3 xóm Bản Cái, Khau Lai, Khau Lai ............................35
3.5. Kết quả sản xuất lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương năm 2013.......................36
3.5.1. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải qua diều kiện kinh tế của hộ khá, hộ
trung bình và hộ nghèo tại xã Ôn Lương năm 2013.......................................37
3.5.1.1. Quy mô trồng lúa của các hộ điều tra ................................................37
3.5.1.2. Năng suất và sản lượng cho 1 ha lúa nếp vải.....................................37
3.5.1.3. Chi phí bình quân (CPBQ) trong quá trình sản xuất 1ha lúa nếp Vải
qua điều kiện kinh tế .......................................................................................38
3.5.1.4. KQ, HQSX 1 ha lúa Nếp vải qua điều kiện kinh tế...........................44
3.5.2. Kết quả điều tra giống lúa Nếp vải cho 1 ha qua trình độ văn hoá tại xã
Ôn Lương năm 2013 .......................................................................................46
3.5.2.1. CPBQ trong sản xuất 1 ha lúa nếp vải qua trình độ văn hoá.............46
3.5.2.2. KQ, HQSX 1ha lúa Nếp vải qua trình độ văn hoá.............................48
3.5.3. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải cho 1 ha qua tiếp cận KHKT ........50
19
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí của xã cách thị trấn Đu là trung tâm huyện khoảng 10km về phía
Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km.
- Phía Đông tiếp giáp với xã Yên Đổ và xã Phủ Lý - huyện Phú Lương
- Phía Tây tiếp giáp với xã Bộc Nhiêu - huyện Định Hóa và xã Phúc
Lương - huyện Đại Từ.
- Phía Nam tiếp giáp với xã Hợp Thành - huyện Phú Lương.
- Phía Bắc tiếp giáp xã Phú Tiến - huyện Định Hóa [4].
3.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình
Xã Ôn Lương thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm
rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình không bằng phẳng
và tương đối phức tạp. Vì có những đồi núi cao bao bọc nên xen kẽ là những
chỗ trũng và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những chỗ trũng này có
độ dốc từ 0 - 8 độ. Địa hình xã cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam - Đông
Nam. Độ cao trung bình từ 49,8 - 236,8 m so với mặt nước biển [4].
Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên là 1.723,94
ha, số liệu được thể hiện qua bảng 3.1:
20
Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Ôn Lương năm 2013
(ĐVT: ha)
Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp tự nhiên 1.723,94 100
1. Tổng diện tích đất nông nghiệp 1.603,61 93,02
1.1. Đất trồng lúa 193,77 11,24
1.2. Đất trồng cây công nghiệp 307,75 17,85
1.3. Đất trồng cây ngắn ngày 46,86 2,72
1.4. Đất trồng cây lâm nghiệp 958,09 55,57
1.5. Đất nuôi trồng thủy sản 96,77 5,61
2. Đất phi nông nghiệp 112,51 6,53
2.1. Đất ở nông thôn 40,82 2,37
2.2. Đất chuyên dùng 51,97 3,01
2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,88 0,05
2.4.Đấtsôngsuối,mặtnướcchuyêndùng 18,84 1,09
3. Đất chưa sử dụng 7,82 0,45
Nguồn: Thống kê xã Ôn Lương, 2013
3.1.1.3. Khí hậu
Xã Ôn Lương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết
chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
Nhiệt độ không khí: TB năm 220
C.
Độ ẩm không khí: TB: 82%
Mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.097mm, trong đó mùa mưa
chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8,
nhiều khi xảy ra lũ lụt. Tổng giờ nắng trong năm là 1620 giờ.
Đặc điểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió
Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.
Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4-5 ngày [4].
3.1.1.4. Thủy văn
Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình từ 49,8 m - 236,8m so với
21
mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm 2 sông chính: suối thuộc khu vực
Thác Dài 1 chảy từ phía Tây Nam xuống Đông Nam, suối khu vực Thác Dài 2
chảy từ phía Đông xuống Đông Nam.
Ngoài ra xã còn có những con suối rải rác trên địa bàn hợp lại thành
một dòng chảy ra sông Đu và một số khe rạch đầu nguồn, hệ thống các hồ
chứa nước như: hồ Na Mạt, hồ Đàm Mèng... và các ao nhỏ [4].
3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản
Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên là 1.723,94 ha, đất nông
nghiệp là 1.603, đất phi nông nghiệp 112,51ha, đất chưa sử dụng là 7,82 ha.
Tài nguyên nước: nguồn nước mặt xã có suối khu vực Thác Dài chảy
qua địa bàn xã và các hệ thống suối kết hợp với nguồn nước mưa cùng các
nguồn ở các hồ chứa nước đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu nước phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp của xã.
Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 5m - 15m với chất lượng nước hợp vệ
sinh, đáp ứng cho khoảng 95 % số hộ.
Tài nguyên rừng: xã có 958,09 ha đất lâm nghiệp có rừng, với thảm
thực vật gồm các cây than gỗ như: dung, dẻ, bồ đề, trám, chẹo, mỡ, keo,
muồng...các dây leo và lùm bụi như sim, mua, lau lách...Trong đó rừng đầu
nguồn là 196,33ha, rừng sản xuất là 761,76 ha.
Tài nguyên khoáng sản của xã hầu như không có gì nhiều ngoài nguồn
tài nguyên rừng.
Tài nguyên nhân văn: với 7 anh em sống trên địa bàn là các dân tộc:
Tày, Kinh, Nùng, Thái, Hoa, Sán Chỉ, Mường. Phong tục tập quán chủ yếu
theo phong tục Tày [4].
3.1.1.6. Môi trường
Ôn Lương là xã miền núi với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm
nghiệp. Tuy nhiên, một số năm gần đây, do việc sử dụng ngày càng nhiều
22
chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh
hoạt của nhân dân phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường [4].
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Các chỉ tiêu chính
Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 52,1% (trong đó
chăn nuôi 16,1%), thương mại dịch vụ 16,1 %, tiểu thủ công nghiệp 8,4%.
Thu nhập bình quân đầu người/năm: 8,57 triệu đồng.
Tổng thu ngân sách: 34,28 triệu đồng.
Số hộ nghèo của xã là 185 hộ [5].
3.1.2.2. Kinh tế
a, Sản xuất Nông nghiệp:
- Trồng trọt
+ Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2013 đạt 548,58 ha.
+ Cây lương thực chiếm nhiều diện tích nhất, lúa là cây lương thực
chiếm diện tích cao hơn cả. Trong đó lúa thuần qua 3 năm có xu hướng giảm,
còn lúa nếp Vải đang dần được tăng lên, do bà con nông dân nhận thấy giống
lúa này cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon.
+ Diện tích cây màu và cây công nghiệp khác có xu hướng giảm, ngược
lại cây công nghiệp lâu năm lại có xu hướng tăng.
- Chăn nuôi
+ Tổng đàn trâu, bò năm đạt: 317 con.
+ Tổng đàn heo năm đạt: 4.000 con.
+ Tổng đàn gia cầm đạt: 18.000 con.
b, Đánh giá thực trạng phát triển thủy sản
- Diện tích mặt nước ao hồ có khả năng nuôi trồng thuỷ sản: 96,77 ha.
- Diện tích mặt nước đang sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản: 35 ha.
c, Đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp
vi
3.5.3.1. CPBQ trong quá trình sản xuất lúa nếp Vải qua tiếp cận KHKT......50
3.5.3.2. KQ, HQSX 1ha lúa nếp Vải qua tiếp KHKT.....................................51
3.5.4. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải cho 1 ha vụ mùa............................53
3.5.4.1. Chi phí trong quá trình sản xuất lúa nếp Vải vụ mùa ........................53
3.5.4.2. KQ, HQ sản xuất 1ha lúa nếp Vải vụ mùa.........................................54
3.5.5. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất lúa nếp Vải .................55
3.5.5.1. Giống lúa............................................................................................55
3.5.5.2. Kinh nghiệm sản xuất ........................................................................55
3.5.6. CP và KQ, HQSX giống Khang Dân vụ mùa trên 1 ha năm 2013.......56
3.5.6.1. CP trong quá trình sản xuất lúa Khang Dân ......................................56
3.5.6.2. KQ, HQSX 1ha lúa Khang dân vụ mùa năm 2013............................58
3.5.7. KQ, HQSX lúa nếp Vải và lúa Khang Dân vụ mùa trên 1 ha năm 2013 ...59
3.6. So sánh những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đầu tư và sản xuất
giữa lúa nếp Vải và Khang Dân......................................................................61
3.6.1. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................61
3.6.2. Rủi ro khi đầu tư ...................................................................................61
3.6.3. Thị trường tiêu thụ ................................................................................61
3.7. Ưu và nhược điểm của 2 giống lúa..........................................................62
3.8. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa........................................62
3.8.1. Thuận lợi ...............................................................................................62
3.8.2. Khó khăn ...............................................................................................63
3.9. Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ ............................64
3.9.1. Dự định trong tương lai.........................................................................64
3.9.2. Nguyện vọng của hộ..............................................................................64
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ GIỐNG LÚA NẾP VẢI TẠI XÃ ÔN LƯƠNG....................................65
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu.......................................................65
24
Nhìn chung về tổng giá trị sản xuất của các ngành NN, CN - XD, TM -
DV có sự chuyển biến tăng rõ rệt theo các năm. Cho thấy rằng so với các năm
trước thì năm 2013 xã đã có những bước đi tích cực trong việc chuyển đổi lại cơ
cấu ngành như giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành CN -
DV. Trong nông nghiệp cũng có sự thay đổi về cơ cấu cây trồng nên vì vậy mà
tổng giá trị kinh tế toàn xã đạt mức cao ở năm 2013 (31,89 tỷ đồng).
Bình quân lương thực đầu người tăng, năm 2011 đạt 490
kg/người/năm, năm 2013 là 559 kg/người/năm [5].
3.1.2.3. Tình hình dân số và lao động của xã
Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thì dân số và lao động của
xã cũng có sự thay đổi qua các năm.
Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã Ôn Lương qua 3 năm
2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT
2011 2012 2013
Số
lượng
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
Cơ cấu
(%)
I. Tổng dân số Người 3.444 100 3.565 100 3.721 100
II. Giới tính
1. Nam Người 1.702 49,42 1.768 48,87 1.856 49,88
2. Nữ Người 1.742 50,58 1.797 51,13 1.865 50,12
III. Lao động Người 2.208 100 2.326 100 2.573 100
1. Nông nghiệp Người 1.684 76,27 1.720 73,95 1.892 73,53
2. CN, TM - DV Người 524 23,73 606 26,05 681 26,47
IV.Tổng số hộ Hộ 868 100 890 100 907 100
1.Hộ NN Hộ 578 66,59 595 66,85 596 65,71
2.Hộ phi NN Hộ 290 33,41 295 33,15 311 34,29
Nguồn: Thống kê xã Ôn Lương, 2013
25
Qua số liệu điều tra cho thấy số nhân khẩu trong xã từ năm 2011 - 2013
liên tục tăng. Năm 2013 số nhân khẩu của xã là 3.721 người, tăng thêm 277
người. Lao động của xã tăng qua 3 năm: Năm 2011, lao động của xã có 2.208
người, chiếm 64,1% trong tổng số nhân khẩu của xã, đến năm 2012 con số
tăng lên 2.326 lao động 65,24 % tổng số nhân khẩu, năm 2013 có 2.573
chiếm 69,15 % tổng số nhân khẩu của xã. Trong đó, lao động của xã chủ yếu
là lao động nông nghiệp chiếm 73,53%, lao động phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ
26,47% trong tổng số lao động năm 2013.
Từ thực tế dân số và lao động của xã cho thấy Ôn Lương có tiềm năng
về đất đai và lao động. Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
còn rất chậm, lao động chưa được đào tạo. Điều này gây khó khăn cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, khó đáp ứng được nhu cầu chuyển
dịch cơ cấu trên toàn huyện [5].
3.1.2.4. Hệ thống chính trị ở xã
- Đội ngũ cán bộ xã; Tổng số cán bộ trong biên chế: 21/23 đồng chí;
trình độ văn hoá 7/10: 2 đồng chí; 10/10 = 3 đồng chí; 12/12 = 16 đồng chí:
19/21 cán bộ đã đạt chuẩn, còn lại 2 cán bộ chưa đạt( Theo QĐ 04 của Bộ Nội
Vụ).
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn bản:
Tổng số có14 chi bộ, 5 tổ chức đoàn thể chính trị từ xã đến xóm.
- Kết quả phân loại Đảng bộ 3 năm gần nhất đạt trong sạch vững mạnh,
chính quyền của xã Đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
- Kết quả phân loại các tổ chức đoàn thể chính trị của xã trong 3 năm gần
nhất: Đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
- Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở:
+ Tổ chức Đảng: Đảng bộ xã và 14 Chi bộ trực thuộc (1 chi bộ cơ
quan, 10 chi bộ thôn, 2 chi bộ giáo dục, 1 chi bộ y tế, );
26
+ Chính quyền: Gồm HĐND, UBND; các ngành: Công an, Quân sự,
Văn phòng - TK, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - KT, Địa chính - XD, Văn hoá
- TT, Chính sách - xã hội, và 10 trưởng thôn;
+ Đoàn thể chính trị - xã hội: Gồm MTTQ, Đoàn TN, Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các chi hội ở 10 cơ sở xóm;
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh”.
3.1.3. Đánh giá hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kĩ thuật,
di tích, danh thắng du lịch.
3.1.3.1. Hiện trạng về nhà ở
- Số lượng nhà tạm, nhà dột nát 64 nhà, tỷ lệ 7,2%.
- Số nhà kiên cố 260 nhà, tỷ lệ 30 %.
- Số nhà bán kiên cố 302 nhà, tỷ lệ 29,3 %.
- Số hộ có nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt tối thiểu như: bếp,
các khu vệ sinh 651hộ /886hộ đạt tỷ lệ 73,4 %
Cần nâng cấp và sửa chữa. Các hộ có nhà xuống cấp cần hỗ trợ là hộ
gia đình chính sách, hộ nghèo. Công tác quy hoạch dân cư trong tương lai gặp
rất nhiều khó khăn do dân số ngày càng tăng và diện tích đất dần thu hẹp
- Số hộ có vườn bố trí phù hợp với cảnh quan và có thu nhập khá: 15 hộ
3.1.3.2. Hiện trạng công trình công cộng
+ Trụ sở UBND xã: Quy mô xây dựng 2 tầng, DT xây dựng 500 m2
gồm 14 phòng làm việc, 01 phòng hội trường.
+ Trường mầm non:
- Số phòng học là 5 phòng.
- Số phòng chức năng là 5 phòng.
- Số diện tích sân chơi, bãi tập có 973 m2
, đạt 13m2
/cháu, so với chuẩn
tối thiểu 10m2
/cháu.
+ Trường tiểu học:
27
- Số phòng học đã có 11 phòng.
- Số phòng chức năng đã có 5 phòng.
- Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có 1.200 m2
, đạt 28m2
/cháu, so với
chuẩn tối đa là 18m2
/cháu.
+ Trạm y tế xã: Quy mô xây dựng 1 tầng, DT xây dựng1600 m2
, 01 bác
sỹ, 03 y sỹ, 01 hộ sinh.
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 3.141 khẩu
chiếm 91% tổng số dân.
+ Bưu điện: Quy mô xây dựng 1 tầng, DT xây dựng 50m2
. Số thôn có
điểm truy cập internet công cộng là 10 thôn, đạt tỷ lệ (100%) tổng số thôn.
+ Nhà văn hoá các thôn, xóm: Nhà cấp 4, DT xây dựng TB 150 m2/1 nhà,
thu hút trên 50% dân số trên địa bàn xã tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ
thể dục - thể thao và các hoạt động khác do chính quyền địa phương phát động [5].
3.1.3.3. Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật
* Giao thông:
Tổng số đường giao thông của xã 70,55km, trong đó liên xã 30,2km,
đường liên xóm 19,4km, đường ngõ xóm 8,6km, đường nội đồng 2,255 km.
Trong đó mới mới được cứng hoá và bê tông hoá đường trục liên xã
13,3km, đường liên xóm cứng hoá được 0,14km. Còn lại đều là đường đất lầy
lội đi lại khó khăn vào mùa mưa. Các tuyến đường này hàng năm đều được tu
sửa mở rộng hàng năm đảm bảo xe ô tô đi được đến trung tâm các xóm.
Hệ thống đường giao thông cấp xã (đường xã, đường thôn, đường ngõ
xóm, …) được chính quyền xã phân công cán bộ phụ trách giao thông - thủy
lợi theo dõi, quản lý kết hợp với trưởng xóm có sự tham gia của cộng đồng
dân cư nên các trục đường, tuyến đường và ngõ xóm trên địa bàn xã luôn ổn
định, không có hiện tượng lấn chiếm lòng, lề đường cũng như làm hư hại các
công trình công cộng.
vii
4.1.1. Quan điểm .............................................................................................65
4.1.2. Phương hướng.......................................................................................65
4.1.3. Mục tiêu.................................................................................................65
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lúa
nếp Vải ............................................................................................................66
4.2.1. Vốn........................................................................................................66
4.2.2. Kĩ thuật..................................................................................................66
4.2.3. Nâng cao chất lượng .............................................................................66
4.2.4. Giá cả.....................................................................................................67
4.2.5. Giải pháp về giống và phân bón............................................................67
4.2.6. Giải pháp về thông tin...........................................................................67
KẾT LUẬN....................................................................................................68
1. Kết luận .......................................................................................................68
2. Kiến nghị.....................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................70
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................70
II. Tài liệu từ Internet......................................................................................70
29
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn
3.1.5.1. Thuận lợi
Xã Ôn Lương có vị trí địa lí, địa hình địa mạo đặc thù, cơ cấu kinh tế
của xã là Nông - Lâm nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ. Có tài nguyên
đất, rừng đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên,
xã cần phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của trung ương, tỉnh,
huyện và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đẩy mạnh sự phát triển
theo hướng phát triển Nông - Lâm nghiệp sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế
đồi rừng, mở rộng diện tích cây chè, cây ăn quả, đảm bảo an ninh lương thực,
phát triển TTCN, dịch vụ thương mại và chế biến nông lâm sản.
Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh
tế xã hội của địa phương.
3.1.5.2. Khó khăn
Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ
thông, chỉ mới có kiến thức về sản xuất qua kinh nghiệm truyền thống, chưa
được đào tạo chuyên sâu.
Thiếu mặt định hướng tổng thể cũng như chuẩn bị hạ tầng cơ sở hỗ trợ
sản xuất dẫn dến tình trạng sản xuất manh mún.
Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa tập trung gắn kết giữa các mục đích sử dụng.
Các ngành kinh tế chưa phát huy được hết khả năng và thế mạnh của
địa phương như công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ.
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra
Trên địa bàn xã hiện đang canh tác rất nhiều giống lúa khác nhau
nhưng tôi chỉ đề cập tới giống lúa nếp Vải và giống khang dân đang được
canh tác tại địa phương. Trong năm 2011 - 2013 tình hình sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo tại các hộ nông dân đã có những chuyển biến rõ rệt. Cụ thể như sau:
30
3.2.1. Tình hình sản xuất
a) Năng suất, diện tích, sản lượng lúa từ 2011 - 2013
Giống lúa nếp Vải là giống lúa nếp đã mang lại sự gia tăng sản phẩm
đầu ra, đặc tính của giống cho thấy đây là loại giống có khả năng cho năng
suất cao, chất lượng gạo dẻo, thơm ngon. Các nông hộ chọn giống nếp Vải để
gieo cấy, mua từ công ty trại giống thông qua xã, tức là các nông hộ có nhu
cầu mua giống để gieo trồng sẽ đăng kí qua xã và xã sẽ lấy về cho các hộ,
giống được lấy tại công ty có phẩm chất tốt, hạt giống chắc, đẹp, không bị lẫn
tạp chất, đảm bảo chất lượng lúa, gạo.
Nếp Vải là giống lúa chỉ gieo cấy được trong vụ mùa. Tại xã, có
khoảng 226 hộ canh tác giống lúa này, và chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 3 xóm:
Bản Cái, Khau Lai, Khau Lai.
Bảng 3.4. Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa nếp
Vải của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013
Năm Diện tích (ha) NSBQ (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2011 34,58 41,23 142,57
2012 35,56 43,14 153,41
2013 36,80 45,20 166,34
Nguồn: Thống kê xã Ôn Lương, 2013
Qua bảng 3.4, ta thấy diện tích và năng suất lúa nếp Vải tăng qua các
năm. Cụ thể, diện tích gieo cấy năm 2011 là 34,58 ha, đến năm 2013 tăng lên
36,8 ha. Năng suất bình quân năm 2011 là 41,23 tạ/ha tăng lên 45,2 tạ/ha năm
2013. Diện tích gieo cấy và năng suất tăng nên sản lượng tăng từ 142,57 tấn
năm 2011 lên 166,34 tấn năm 2013. Điều đó chứng tỏ người dân ngày càng
chọn giống lúa này để canh tác.
3.2.2. Tình hình tiêu thụ
* Về giá cả
31
Bảng 3.5. Tình hình giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011 -2013
ĐVT: 1.000đ/kg
Năm Lúa nếp Vải Lúa Khang dân
2011 13 5,5
2012 14 6,5
2013 15 7,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2013
0
2
4
6
8
10
12
14
16
2011 2012 2013
Năm
Lúa nếp Vải
Lúa Khang dân
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013
Giá bán lúa tại địa phương không ổn định mà thường xuyên biến động
theo thời vụ và đối tượng bán sản phẩm. Giá căn cứ vào nhu cầu, giá trị thị
trường và người mua đặt ra. Mặt khác, giá lúa cao hay thấp còn phụ thuộc vào
chất lượng lúa của từng hộ nông dân. Tại địa phương chủ yếu là do thương lái
đến tại gia đình mua do vậy thường xuyên bị ép giá.
Thường thì cuối mùa vụ và dịp tết Nguyên Đán giá lúa cao nhất do
người dân ít có khả năng dự trữ nên đến thời điểm này, sản lượng còn lại
không nhiều còn đầu vụ giá bán cũng cao hơn giữa vụ vì mới bắt đầu thu
hoạch nên sản lượng còn khan hiếm. Giữa vụ là thời điểm nông dân thu hoạch rộ
32
nhất và sản lượng bán cũng lớn nhất nên giá bán tương đối thấp hơn. Trong năm
vừa qua, giá bán là 15.000 đồng/kg, giá tương đối cao so với giống lúa khác.
Đối tượng bán cũng có ảnh hưởng đến giá sản phẩm, thường thì bán
cho những thương lái giá sẽ thấp hơn so với việc bán thẳng tới người tiêu
dùng. Giá lúa của từ năm 2011-2013 có xu hướng tăng nhẹ, là niềm khích lệ
cho người dân tiếp tục gieo trồng lúa nếp Vải. Tuy nhiên giá phân bón, thuốc
sâu cũng tăng nên giá lúa tăng cũng không làm tăng thu nhập cho người dân
nhiều hơn. Từ biểu đồ trên ta cũng thấy được giá lúa giống nếp Vải gấp 2,14
lần giống lúa khang dân, đây cũng chính là lý do mà nhiều người dân chọn
giống nếp Vải để canh tác.
* Kênh tiêu thụ
Hệ thống giao thông của xã khá thuận lợi cho việc tiêu thụ lúa.
Đường xá tương đối rộng, có đường nhựa nên vận chuyển khá dễ dàng. Qua
điều tra, lúa được tiêu thụ qua ba luồng kênh như sau:
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013
Hình 3.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương năm 2013
Qua sơ đồ biểu diễn về các kênh tiêu thụ có thể nhận thấy:
Với kênh 1: Từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng
biết được gia đình sản xuất lúa và tới mua, hoặc người dân đem ra chợ bán.
Thường thì số lượng trao đổi tương đối ít vì người mua mua số lượng ít và
mang tính chất lẻ tẻ, không tập trung.
Người tiêu dùng
Thương lái
K1
K2
Người sản xuất
Người tiêu dùng
viii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CPBQ : Chi phí bình quân
BVTV : Bảo vệ thực vật
ĐVT : Đơn vị tính
GO/IC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian
GO/L : Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động
GO/TC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí
HQKT : Hiệu quả kinh tế
HQSX : Hiệu quả sản xuất
MI/IC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian
MI/L : Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động
MI/TC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí
KQ - HQ : Kết quả - Hiệu quả
Pr/IC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian
Pr/L : Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động
Pr/TC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TSCĐ : Tài sản cố định
VA/IC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
VA/TC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí
VA/L : Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động
XK : Xuất khẩu
34
Bảng 3.6. Một số thông tin chung về các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT
Hộ
Khá
Hộ TB
Hộ
Nghèo
BQ
Chung
1. Số hộ điều tra Hộ 18 34 8 20
2. Tuổi của chủ hộ Năm 42,72 45,18 54,75 45,72
3. Trình độ học vấn của chủ hộ
- Tiểu học % 5,56 14,71 62,50 18,34
- Trung học cơ sở % 72,22 61,76 37,50 61,66
- Trung học phổ thông % 22,22 23,53 0 20
4. Số nhân khẩu/hộ Người 4,12 4,60 4,09 4,39
5. Số lao động bình quân/hộ L.động 2,67 2,38 2,00 2,45
6. Diện tích đất canh tác/hộ Ha 0,29 0,26 0,17 0,26
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013
* Số hộ điều tra
Qua điều tra 60 hộ trong đó có 18 hộ khá chiếm 30%, 34 hộ trung bình
chiếm 56,67% và còn lại là 8 hộ nghèo chiếm 13,33%.
* Độ tuổi:
Qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ canh tác lúa 3 xóm trên đã biết được
tổng số nhân khẩu ở khu vực này là 263 người. Tuổi của các nông hộ bình
quân là 45,72 tuổi, thể hiện tiềm năng về nhân lực trong trồng lúa. Đa số
những người dân ở đây đã trồng lúa nhiều năm nên họ có nhiều kinh nghiệm
canh tác giống lúa này. Đây có thể nói là một ưu thế vì họ tích lũy được nhiều
kinh nghiệm trong canh tác lúa.
* Trình độ văn hoá
Trình độ văn hóa của người lao động trên địa bàn cũng là một vấn đề đáng
quan tâm. Số liệu cho thấy trình độ văn hoá trải đều qua 3 cấp: Tiểu học chiếm
18,34%, THCS chiếm 61,66%, THPT chiếm tỷ lệ 20%. Trình độ văn hóa phản
35
ánh sự tiếp thu, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế rủi ro, nâng
cao kết quả sản xuất. Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào khả năng áp dụng thực
tế, sự nhạy bén trong cách xử lý những bất trắc xảy ra trong quá trình canh tác,
thời điểm phòng trừ bệnh, bón phân cho cây lúa, giá cả nông sản...
* Số nhân khẩu
Trong tổng số 60 hộ điều tra hầu hết lao động tham gia canh tác là nhân
khẩu trong gia đình, chỉ có thuê lao động trong khâu làm đất là cày và bừa
đất. Số nhân khẩu trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân
trên đầu người. Một gia đình đông nhân khẩu, sự đáp ứng nhu cầu cho cuộc
sống bị hạn chế, mức thu nhập thấp. Số người trong gia đình gắn liền với vấn
đề đói nghèo, mức sống thấp.
* Tình hình sử dụng vốn của bà con nông dân
Mặc dù có rất nhiều nguồn cho vay như vay từ các Ngân hàng chính
sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội phụ nữ...
Nhưng qua điều tra người dân địa phương không vay từ nguồn vốn nào, tất cả
các chi phí đầu tư người dân đều tự túc do không có nhiều ruộng để đầu tư và
cần vốn lớn hơn nữa nếu vay vốn người dân luôn lo nghĩ sẽ không trả được
với lãi suất hiện tại. Vì vậy mà không có hộ nông dân nào vay vốn để đầu tư
vào sản xuất lúa.
3.4. Lịch thời vụ của 3 xóm Bản Cái, Khau Lai, Khau Lai
Giống lúa nếp Vải được canh tác theo quy trình canh tác lúa cải tiến
(SRI). SRI dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: cấy mạ non; cấy thưa, vuông mắt
sàng; rút nước xen kẽ 3 - 4 lần trong vụ, giữ đất ẩm; làm cỏ kết hợp xới xáo
mặt ruộng, sục bùn để thông khí cho đất; tăng cường sử dụng phân bón hữu
cơ, phân chuồng oải mục để cải tạo độ phì của đất. Tùy theo điều kiện cụ thể
của địa phương, có thể áp dụng tất cả 5 nguyên tắc kỹ thuật ngay từ vụ đầu,
hoặc có thể áp dụng "từng phần" tiến tới "áp dụng toàn phần"[9].
36
Bảng 3.7. Lịch gieo trồng lúa nếp Vải và Khang Dân tại ba xóm vụ Mùa
năm 2013
TT Chỉ tiêu ĐVT Nếp Vải Khang Dân
1 Ngày gieo mạ Ngày 30/6 - 5/7 7/6 - 10/6
2 Ngày cấy Ngày 17/7 - 21/7 24/6 - 28/6
3 Tuổi mạ Lá 2,5 - 3 3,5
4 Mật độ cấy Khóm/m2 11 - 12 45 - 47
5 Số dảnh cấy Dảnh 1 - 2 3 - 5
6 Số dảnh hữu hiệu/khóm Dảnh 6,8 6,5
7 Chiều cao cây Cm 140 - 150 92 - 93
8 Thời gian sinh trưởng Ngày 120 - 125 110 - 115
Nguồn: Thống kê xã Ôn Lương, 2013
Qua bảng 3.7 cho thấy, các hộ thực hiện gieo trồng trong khung thời vụ
và áp dụng kĩ thuật sau:
+ Về kỹ thuật làm mạ: áp dụng phương pháp làm mạ sản, gieo thưa để cây
mạ khỏe, đảm bảo mạ khi cấy đủ tiêu chuẩn (to gan, đanh dảnh, sạch sâu bệnh).
+ Về kỹ thuật cấy: cấy mạ non (mạ được 2,5 - 3 lá), xúc cấy, cấy nông tay,
cấy thưa (11- 12 khóm/m2
, 1 dảnh/khóm) và bón lót đủ, cân đối các loại phân
trước cấy. Cấy mạ non để cây mạ bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh sớm, tập trung.
+ Số dảnh hữu hiệu của nếp Vải cao hơn giống Khang Dân. Chiều cao
cây tính từ gốc lúa đến đầu bông của giống lúa nếp Vải có chiều cao trung
bình cao hơn so với Khang Dân.
3.5. Kết quả sản xuất lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương năm 2013
Kết quả điều tra được phân tích qua các nhân tố ảnh hưởng đến cấu
thành năng suất của lúa bao gồm: điều kiện của hộ (hộ khá, hộ trung bình, hộ
nghèo); trình độ văn hoá (Tiểu học, THCS, THPT); khoa học kĩ thuật (hộ
37
được tập huấn, hộ không được tập huấn). Và kết quả qua sự so sánh với giống
lúa Khang Dân.
Có sự phân chia như vậy để dễ nhận thấy ảnh hưởng của từng điều kiện
đến gieo trồng lúa nếp Vải và khang dân tại 3 xóm: Bản Cái, Khau Lai, Na
Pặng có sự khác nhau của từng điều kiện về chi phí và năng suất.
3.5.1. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải qua diều kiện kinh tế của hộ khá,
hộ trung bình và hộ nghèo tại xã Ôn Lương năm 2013
3.5.1.1. Quy mô trồng lúa của các hộ điều tra
Qua điều tra 60 hộ trong đó có 18 hộ khá, 34 hộ trung bình, 8 hộ nghèo.
Diện tích gieo cấy vụ mùa của hộ khá là 5,26 ha, diện tích gieo cấy lúa nếp
Vải là 2,48 ha chiếm 47,15 %. Hộ trung bình có diện tích cấy lúa là 8,71ha có
3,89 ha gieo cấy lúa nếp Vải chiếm 44,66 %. Hộ nghèo có diện tích cấy lúa là
1,33 ha, diện tích gieo cấy lúa nếp Vải chiếm 35,34 %. Kết quả được tổng hợp
qua bảng sau:
Bảng 3.8. Diện tích và cơ cấu giống lúa nếp Vải canh tác của các hộ điều
tra vụ mùa năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT
Hộ
Khá
Hộ TB
Hộ
Nghèo
BQ
Chung
1. Tổng DT gieo cấy lúa Ha 5,26 8,71 1,33 6,69
- DT gieo cấy lúa nếp Vải Ha 2,48 3,89 0,47 3,01
-Tỷ trọng DT lúa nếp Vải % 47,15 44,66 35,34 44,99
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013
3.5.1.2. Năng suất và sản lượng cho 1 ha lúa nếp vải
Bảng 3.9 cho thấy 1 ha vụ mùa của hộ khá có nhiều điều kiện đầu tư
cho giống lúa nên năng suất bình quân là đạt 1,66 tạ/sào, với sản lượng 1ha là
44,82 tạ. Hộ trung bình có năng suất thấp hơn so với hộ khá do hộ trung bình
đầu tư vào thấp hơn kéo theo đó năng suất và sản lượng thấp. Năng suất vụ
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Ôn Lương năm 2013......20
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Ôn Lương qua 3 năm
2011 - 2013 ...................................................................................23
Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã Ôn Lương qua 3 năm............24
Bảng 3.4. Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa nếp Vải
của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013.......................................30
Bảng 3.5. Tình hình giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011 -2013...........31
Bảng 3.6. Một số thông tin chung về các hộ điều tra......................................34
Bảng 3.7. Lịch gieo trồng lúa nếp Vải và Khang Dân tại ba xóm vụ Mùa
năm 2013.......................................................................................36
Bảng 3.8. Diện tích và cơ cấu giống lúa nếp Vải canh tác của các hộ điều tra
vụ mùa năm 2013..........................................................................37
Bảng 3.9. Năng suất và sản lượng lúa nếp Vải vụ mùa năm 2013.................38
Bảng 3.10. Mức phân bón cho sản xuất 1 ha lúa nếp Vải theo điều kiện kinh
tế năm 2013...................................................................................40
Bảng 3.11. Bảng ngày công lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013........41
Bảng 3.12. Chi phí lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013 ......................43
Bảng 3.13. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua điều kiện
kinh tế năm 2013.............................................................................44
Bảng 3.14. KQ - HQSX 1ha lúa Nếp vải qua điều kiện kinh tế năm 2013........46
Bảng 3.15. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua trình độ văn
hoá năm 2013 .................................................................................47
Bảng 3.16. KQ - HQSX 1 ha lúa nếp Vải qua trình độ văn hoá năm 2013....49
Bảng 3.17. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua khả năng tiếp
cận KHKT năm 2013......................................................................50
39
và có phiếu kiểm duyệt chất lượng của phòng Nông nghiệp huyện. Trung bình 1
ha người dân xuống giống khoảng 27 kg/ha cho vụ mùa.
Hình 3.3: Sơ đồ nguồn cung cấp giống lúa nếp Vải
- Chi phí phân bón
Phân bón là một trong những yếu tố giúp cây lúa phát triển và cho năng
suất cao hơn nếu bón đúng liều lượng. Nếu bón phân đúng liều lượng thì cây
lúa sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao. Lượng phân bón sử dụng trong quá
trình canh tác lúa cũng tùy theo chất lượng đất tốt hay xấu để bón cho thích
hợp hoặc điều kiện tài chính gia đình có đủ cung cấp lượng phân cho cây lúa
hay không hay vùng đó bón phân như thế nào mà áp dụng cho thích hợp. Nếu
bón phân quá liều lượng thì cây lúa sẽ dễ bị sâu bệnh dẫn đến năng suất thấp,
ngược lại bón ít thì cây lúa không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn đến sinh
trưởng kém và năng suất cũng sẽ không cao. Bón lượng phân vừa phải, đúng
kỹ thuật sẽ giúp cây lúa vừa phát triển tốt, vừa ít sâu bệnh mà lại mang hiệu
quả kinh tế cao. Chính vì vậy phân bón cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất.
Công ty giống, trung tâm
giống Trung Ương
UBND xã
Các xóm
Hộ gia đình
40
Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà mức bón phân khác nhau. Qua
bảng 3.10 cho thấy chi phí đầu tư cho từng hộ là khác nhau. Do những hộ gia
đình khá có nhiều điều kiện đầu tư hơn nên chi phí phân bón nhiều hơn.
Ngược lại đối với hộ nghèo có ít khả năng đầu tư nên chi phí cho phân bón
cũng giảm.
Để thấy được rõ hơn khi điều kiện của từng gia đình là khác nhau, mức
bón phân của từng hộ sẽ được chia ra như sau:
Bảng 3.10. Mức phân bón cho sản xuất 1 ha lúa nếp Vải theo điều kiện
kinh tế năm 2013
ĐVT: Tạ/ha
Loại phân bón Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo
1. Đạm 1,50 1,33 1,11
2. Lân 5,02 4,54 4,05
3. Kali 1,98 1,95 1,62
4. Phân chuồng 111,75 103,23 89,44
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013
Về đạm, hộ khá bón cao hơn hộ trung bình 0,17 tạ/ha, và 0,39 tạ/ha so
với hộ nghèo. Về lân, hộ khá bón nhiều hơn hộ trung bình 0,48 tạ/ha, cao hơn
hộ nghèo là 0,97 tạ/ha. Ka li là loại phân có giá cao hơn các loại phân bón
khác, và những hộ gia đình khá giả sẽ có nhiều điều kiện đầu tư hơn. Ka li của
hộ khá là 1,98 tạ/ha, hộ trung bình là 1,95 tạ/ha, hộ nghèo là 1,62 tạ/ha. Phân
chuồng của hộ khá cũng cao hơn các hộ khác, mức bón 111,75 tạ/ha, hộ trung
bình là 103,23 tạ/ha, hộ nghèo là 89,44 tạ/ha.
- Chi phí thuốc BVTV
Chi phí thuốc BVTV cũng tùy thuộc vào các yếu tố giống, điều kiện gia
đình, mùa vụ, kỹ thuật canh tác và vùng trồng lúa mà sử dụng liều lượng thích
hợp. Do vậy mặc dù là hộ nào nhưng nếu sâu bệnh phá hoại nhiều thì sẽ phải
41
phun thuốc với liều lượng nhiều hơn. Đối với giống nếp Vải lượng thuốc sẽ
nhiều hơn giống khác do lúa có mùi thơm nên sẽ bị sâu hại nhiều hơn.
- Chi phí thủy lợi:
Tuỳ thuộc vào từng gia đình có đầm hay ao chứa nước sẽ không mất
chi phí điện nước. Hoặc là các hộ gia đình sẽ phụ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy
qua 3 hộ sẽ có mức chi phí điện nước khác nhau.
* Chi phí lao động
Chi phí lao động và công lao động và được tổng hợp như sau:
Bảng 3.11. Bảng ngày công lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013
ĐVT: ngày công/ ha
Chỉ tiêu Công lao động
1. Làm đất 3,5
2. Cấy 27
3. Làm cỏ 7
4. Phun thuốc 5
5. Dặm tỉa 3,5
6. Bón phân 10
7. Thu hoạch
7.1 Cắt 27
7.2. Gom 7
7.3 Tuốt 1,5
7.4 Vận chuyển 3,5
8. Phơi 13,5
9. Công khác 10
Tổng 118,5
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
 
Công nghệ chế biến thịt
Công nghệ chế biến thịtCông nghệ chế biến thịt
Công nghệ chế biến thịt
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.docx
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.docxĐồ án tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.docx
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.docx
 
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩuTìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất bánh với hai dây chuyền, 9đ
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất bánh với hai dây chuyền, 9đĐề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất bánh với hai dây chuyền, 9đ
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất bánh với hai dây chuyền, 9đ
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
 
Công nghệ chế biến thịt
Công nghệ chế biến thịtCông nghệ chế biến thịt
Công nghệ chế biến thịt
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối, HAYLuận án: Biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối, HAY
 
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
 
Báo cáo thực hành thiết kế nhà máy - Nhà máy sản xuất trà xanh đóng chai.docx
Báo cáo thực hành thiết kế nhà máy - Nhà máy sản xuất trà xanh đóng chai.docxBáo cáo thực hành thiết kế nhà máy - Nhà máy sản xuất trà xanh đóng chai.docx
Báo cáo thực hành thiết kế nhà máy - Nhà máy sản xuất trà xanh đóng chai.docx
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
 
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
 
May che bien thuc pham
May che bien thuc phamMay che bien thuc pham
May che bien thuc pham
 
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitQuy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 

Similar to Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018

luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018 (20)

Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
 
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao BằngLuận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa họcĐề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
 
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự trường THPT theo định hướng phát tri...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự trường THPT theo định hướng phát tri...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự trường THPT theo định hướng phát tri...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự trường THPT theo định hướng phát tri...
 
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HSLuận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu sốLuận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 

Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU QUẾ HIỀN Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA NẾP VẢI TẠI XÃ ÔN LƯƠNG, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN" KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Hệ chính quy Lớp : K42 - KTNN - N01 Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : KT&PTNT Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU QUẾ HIỀN Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA NẾP VẢI TẠI XÃ ÔN LƯƠNG, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN" KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Hệ chính quy Lớp : K42 - KTNN - N01 Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : KT&PTNT Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Việt Dũng Khoa KT & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong bài là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa bảo vệ một học vị nào. Tác giả Chu Quế Hiền
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải trên tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo ThS. Trần Việt Dũng, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập, một hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào cuộc sống. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến UBND xã Ôn Lương và toàn thể bà con nhân dân trong toàn xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu, tìm hiểu tại địa phương. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận. Cuối cùng, xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014 Sinh viên Chu Quế Hiền
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..........................................viii DANH MỤC BẢNG.......................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................xi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung........................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu....................................................................... 3 3.1. Trong học tập ............................................................................................. 3 3.2. Trong thực tiễn........................................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................... 3 5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................... 5 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 5 1.1.2. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 7 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2013............... 9 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2013 ...........11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................14 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................14
  • 6. iv 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................14 2.1.2.1. Phạm vi không gian............................................................................14 2.1.2.2. Phạm vi thời gian ...............................................................................14 2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................14 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................15 2.4. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................15 2.4.1. Thông tin thứ cấp ..................................................................................15 2.4.2. Thông tin sơ cấp....................................................................................15 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................16 2.6. Phương pháp so sánh................................................................................16 2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................16 2.7.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ...16 2.7.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả................................................16 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................19 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ............................................................19 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................19 3.1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................19 3.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình .................................................................19 3.1.1.3. Khí hậu...............................................................................................20 3.1.1.4. Thủy văn.............................................................................................20 3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản .....................................................................21 3.1.1.6. Môi trường .........................................................................................21 3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội.................................................................22 3.1.2.1. Các chỉ tiêu chính...............................................................................22 3.1.2.2. Kinh tế................................................................................................22 3.1.2.3. Tình hình dân số và lao động của xã..................................................24
  • 7. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong bài là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa bảo vệ một học vị nào. Tác giả Chu Quế Hiền
  • 8. vi 3.5.3.1. CPBQ trong quá trình sản xuất lúa nếp Vải qua tiếp cận KHKT......50 3.5.3.2. KQ, HQSX 1ha lúa nếp Vải qua tiếp KHKT.....................................51 3.5.4. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải cho 1 ha vụ mùa............................53 3.5.4.1. Chi phí trong quá trình sản xuất lúa nếp Vải vụ mùa ........................53 3.5.4.2. KQ, HQ sản xuất 1ha lúa nếp Vải vụ mùa.........................................54 3.5.5. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất lúa nếp Vải .................55 3.5.5.1. Giống lúa............................................................................................55 3.5.5.2. Kinh nghiệm sản xuất ........................................................................55 3.5.6. CP và KQ, HQSX giống Khang Dân vụ mùa trên 1 ha năm 2013.......56 3.5.6.1. CP trong quá trình sản xuất lúa Khang Dân ......................................56 3.5.6.2. KQ, HQSX 1ha lúa Khang dân vụ mùa năm 2013............................58 3.5.7. KQ, HQSX lúa nếp Vải và lúa Khang Dân vụ mùa trên 1 ha năm 2013 ...59 3.6. So sánh những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đầu tư và sản xuất giữa lúa nếp Vải và Khang Dân......................................................................61 3.6.1. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................61 3.6.2. Rủi ro khi đầu tư ...................................................................................61 3.6.3. Thị trường tiêu thụ ................................................................................61 3.7. Ưu và nhược điểm của 2 giống lúa..........................................................62 3.8. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa........................................62 3.8.1. Thuận lợi ...............................................................................................62 3.8.2. Khó khăn ...............................................................................................63 3.9. Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ ............................64 3.9.1. Dự định trong tương lai.........................................................................64 3.9.2. Nguyện vọng của hộ..............................................................................64 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỐNG LÚA NẾP VẢI TẠI XÃ ÔN LƯƠNG....................................65 4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu.......................................................65
  • 9. vii 4.1.1. Quan điểm .............................................................................................65 4.1.2. Phương hướng.......................................................................................65 4.1.3. Mục tiêu.................................................................................................65 4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lúa nếp Vải ............................................................................................................66 4.2.1. Vốn........................................................................................................66 4.2.2. Kĩ thuật..................................................................................................66 4.2.3. Nâng cao chất lượng .............................................................................66 4.2.4. Giá cả.....................................................................................................67 4.2.5. Giải pháp về giống và phân bón............................................................67 4.2.6. Giải pháp về thông tin...........................................................................67 KẾT LUẬN....................................................................................................68 1. Kết luận .......................................................................................................68 2. Kiến nghị.....................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................70 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................70 II. Tài liệu từ Internet......................................................................................70
  • 10. viii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CPBQ : Chi phí bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật ĐVT : Đơn vị tính GO/IC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian GO/L : Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động GO/TC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí HQKT : Hiệu quả kinh tế HQSX : Hiệu quả sản xuất MI/IC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian MI/L : Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động MI/TC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí KQ - HQ : Kết quả - Hiệu quả Pr/IC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian Pr/L : Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động Pr/TC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TSCĐ : Tài sản cố định VA/IC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian VA/TC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí VA/L : Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động XK : Xuất khẩu
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Ôn Lương năm 2013......20 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011 - 2013 ...................................................................................23 Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã Ôn Lương qua 3 năm............24 Bảng 3.4. Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa nếp Vải của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013.......................................30 Bảng 3.5. Tình hình giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011 -2013...........31 Bảng 3.6. Một số thông tin chung về các hộ điều tra......................................34 Bảng 3.7. Lịch gieo trồng lúa nếp Vải và Khang Dân tại ba xóm vụ Mùa năm 2013.......................................................................................36 Bảng 3.8. Diện tích và cơ cấu giống lúa nếp Vải canh tác của các hộ điều tra vụ mùa năm 2013..........................................................................37 Bảng 3.9. Năng suất và sản lượng lúa nếp Vải vụ mùa năm 2013.................38 Bảng 3.10. Mức phân bón cho sản xuất 1 ha lúa nếp Vải theo điều kiện kinh tế năm 2013...................................................................................40 Bảng 3.11. Bảng ngày công lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013........41 Bảng 3.12. Chi phí lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013 ......................43 Bảng 3.13. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua điều kiện kinh tế năm 2013.............................................................................44 Bảng 3.14. KQ - HQSX 1ha lúa Nếp vải qua điều kiện kinh tế năm 2013........46 Bảng 3.15. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua trình độ văn hoá năm 2013 .................................................................................47 Bảng 3.16. KQ - HQSX 1 ha lúa nếp Vải qua trình độ văn hoá năm 2013....49 Bảng 3.17. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua khả năng tiếp cận KHKT năm 2013......................................................................50
  • 12. ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải trên tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo ThS. Trần Việt Dũng, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập, một hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào cuộc sống. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến UBND xã Ôn Lương và toàn thể bà con nhân dân trong toàn xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu, tìm hiểu tại địa phương. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận. Cuối cùng, xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014 Sinh viên Chu Quế Hiền
  • 13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013 .31 Hình 3.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương năm 2013 .........32 Hình 3.3: Sơ đồ nguồn cung cấp giống lúa nếp Vải .......................................39
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt dưới ánh sáng nghị quyết Đại Hội VII của Đảng chuyển hẳn nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ hàng hoá đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác phát huy tốt tiềm năng sẵn có của từng vùng, từng địa phương, biến sản phẩm nông nghiệp thành hàng hoá, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến và xuất khẩu. Vì vậy, liên tiếp trong những năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng cuộc sống dân cư được nâng lên rất nhiều. Sự thành công to lớn của nông nghiệp nước ta trong những năm qua do nhiều yếu tố, trong đó 2 nhân tố có tính quan trọng và quyết định là: đường lối đổi mới và sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Tuy nhiên đây mới chỉ là những thắng lợi bước đầu, bởi vì khi chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá thì sản xuất nông nghiệp và người nông dân phải thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, triệt để khai thác những điều kiện thuận lợi của từng vùng từng địa phương và các lợi thế về những cây trồng vật nuôi để có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Người dân Việt Nam không ngừng tiếp thu và ứng dụng các loại cây trồng, vật nuôi mới. Họ đã thử nghiệm và chấp nhận các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao, đối với ngành lúa gạo Việt Nam việc đưa nguồn giống mới vào sản xuất đã giúp cho người nông dân tự tin hơn với sản phẩm của mình trên con đường xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.
  • 15. 2 Xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là một xã đông dân cư, tương đối phát triển về kinh tế hơn nữa xã có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, lại có hệ thống sông ngòi chảy qua, là điều kiện rất thuận lợi để canh tác lúa nước. Với điều kiện thuận lợi như vậy, nhưng người dân địa phương vẫn còn trăn trở trong việc chọn giống lúa thích hợp để đưa vào sản xuất. Đó là làm sao chọn được loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, kháng sâu bệnh tốt lại cho hiệu quả kinh tế cao. Trong các nhóm giống mà người dân đang canh tác, nếp Vải là giống lúa hiện đang được sản xuất khá phổ biến ở vùng này bởi năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải hơn hẳn các loại giống lúa khác. Với mong muốn sau đề tài này người dân sẽ biết tới giống lúa nếp Vải và chọn nó canh tác để mang lại hiệu quả cao nhất. Từ thực tế trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ths. Trần Việt Dũng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu đặc điểm, thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế về giống lúa nếp Vải của các hộ gia đình tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn và phương hướng phát triển của giống lúa đó nhằm cải thiện đời sống của các hộ trên địa bàn toàn xã. 2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  • 16. 3 Phân tích, đánh giá được thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải của các hộ trên địa bàn xã. Phân tích được các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi so sánh giữa giống lúa nếp Vải và giống lúa Khang Dân để thấy được hiệu quả của việc sử dụng giống nếp Vải. Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn giống lúa nếp Vải đặc sản tại địa bàn xã và tiến tới xây dựng thương hiệu “Gạo nếp Vải đặc sản huyện Phú Lương”, làm tăng giá trị gạo nếp Vải trên thị trường, đồng thời duy trì chất lượng cũng như phát triển thành vùng sản xuất lúa hàng hóa của địa phương. 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3.1. Trong học tập Nâng cao kiến thức về sản xuất nói chung cũng như những kiến thức thực tiễn ở lĩnh vực nông nghiệp. Có cách đánh giá nhìn nhận bao quát về tình hình phát triển của địa phương. Củng cố kiến thức đã được học, được nghiên cứu. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho bản thân. Rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công tác sau này. Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học vào trong thực tiễn. 3.2. Trong thực tiễn Làm cơ sở cho công tác đánh giá, quy hoạch, lập kế hoạch, nhân rộng và phát triển loại giống lúa mới để có hiệu quả kinh tế cao cho địa phương. 4. Những đóng góp mới của đề tài Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây lúa. Phân tích và đánh giá được tình hình phát triển giống lúa nếp Vải, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây lúa nếp Vải. Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giống lúa nếp Vải.
  • 17. 4 5. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho giống lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  • 18. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài * Kinh tế hộ: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Theo Ellis - 1988 thì "hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao [3]. * Đặc điểm kinh tế hộ: Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ các yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản xuất đó nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn. Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao. Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số nông hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị trường. Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi. Trước kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ. Đó là đặc tính tự cung tự cấp của các
  • 19. 6 hộ nông dân. Nhưng trong quá trình phát triển của đất nước, các hộ nông dân cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng. Họ đã tiến hành sản xuất chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là họ phải hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu đất đai, kỹ thuật... nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi ro. Cũng vì vậy nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao. Chỉ có một số nông hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập của họ cũng khá cao nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn. Đa số các nông hộ đều chọn cho mình cách sản xuất khá an toàn đó là họ luôn trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc chăn nuôi nhiều vật nuôi một lúc. Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn đa dạng nhưng số lượng thì không nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh được rủi ro, nếu giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì còn có hàng hóa khác. Nhưng cách sản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nông hộ [3]. * Vai trò kinh tế hộ: Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn, năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao... nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống. Điều đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội. Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến với người tiêu dùng. Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản
  • 20. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..........................................viii DANH MỤC BẢNG.......................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................xi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung........................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu....................................................................... 3 3.1. Trong học tập ............................................................................................. 3 3.2. Trong thực tiễn........................................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................... 3 5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................... 5 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 5 1.1.2. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 7 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2013............... 9 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2013 ...........11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................14 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................14
  • 21. 8 dùng không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc gia... Do đó, trong quá trình sản xuất của con người không chỉ đơn thuần quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tích cực và hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh. Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanh phải biết tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi phí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy, kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng, để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần quan tâm đến vấn đề hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả kinh tế biểu thị mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh một cách tổng quát dưới góc độ xã hội. Hiệu quả xã hội biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội do sản xuất mang lại. Cùng với sự công bằng trong xã hội, nó kích thích phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ phát triển sản xuất mà xã hội ngày càng nâng cao được mức sống của người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm, các mối quan hệ xã hội được cải thiện, môi trường sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội cũng đều được nâng lên.
  • 22. 9 Hiệu quả môi trường: Thể hiện bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm đất, nước, không khí... Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng không thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh tế người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường [2]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2013 Tháng 10/2013 chỉ số giá lương thực FAO trung bình đạt 235 điểm trong 10 tháng đầu năm 2013, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét theo quốc gia, giá gạo tháng 9 năm nay giảm rõ rệt nhất tại Thái Lan, trong đó giá gạo trắng tiêu chuẩn loại 100% B giảm 9% xuống còn 460USD/tấn. Nhìn chung, giá gạo giảm tại hầu hết các quốc gia, đặc biệt tại các nước xuất khẩu lớn ở châu Á như Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam. Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2013 trên thế giới là do sức tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ - nơi mà tình hình sản xuất đang hồi phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tuy nhiên, thiệt hại do thiếu mưa tại các vùng phía Đông và do cơn bão Phailin hồi đầu tháng 10 đã khiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 2 triệu tấn xuống còn 106 triệu tấn. Như vậy, sản lượng gạo của nước này sẽ giảm 1,5% so với mùa vụ năm 2012. Hầu hết các quốc gia châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch, với mức sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt là tại Bangladesh, Cămpuchia, Hàn Quốc, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan [10]. Hầu hết các quốc gia trong khu vực tại châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri- bê sẽ có vụ mùa bội thu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt là tại Brazil, Guyana, Paraguay và Venezuela. Trong khi đó, tại Bolivia, giá gạo thấp cộng
  • 23. 10 với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng gạo nước này được dự báo giảm 26%. Tại châu Đại dương, mặc dù điều kiện nuôi trồng không ổn định, nhưng Australia vẫn đạt được mức sản lượng kỷ lục hơn 10 tấn/ha. Sản lượng gạo khu vực châu Phi được dự báo sẽ giảm 1% trong năm nay. Sự suy giảm này chủ yếu là do sản lượng tại Madagascar, nước sản xuất gạo lớn thứ 2 trong khu vực, giảm 21% vì thiếu mưa và nạn dịch châu chấu. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại Benin, Burkina Faso và Senegal. Tại Italia lượng mưa quá nhiều và nhiệt độ thấp trong mùa hè đã khiến cây lúa không phát triển. Còn tại Tây Ban Nha, giá gạo giảm đã khiến người nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa. Sự suy giảm về thương mại gạo thế giới năm 2013 một phần là do sức mua giảm (8%) tại khu vực Viễn Đông xuống còn 9,6 triệu tấn. Cụ thể, Ấn Độ và Philippines dự kiến sẽ giảm nhập khẩu do nguồn cung trong nước dồi dào, phản ánh sự thành công của hoạt động thúc đẩy sản xuất trong khuôn khổ các chương trình tự cung tự cấp của hai nước này. Hàn Quốc là quốc gia duy nhất được dự báo vẫn duy trì sản lượng gạo nhập khẩu để bù đắp sự thiếu hụt trong năm 2012. Trong số các nước nhập khẩu lớn, Trung Quốc, Malaysia và Nepal vẫn giữ được mức nhập khẩu của năm 2012. Bangladesh duy trì nhập khẩu gạo ở mức tối thiểu do các chương trình phân phối công chỉ tập trung vào gạo sản xuất trong nước. Nhập khẩu gạo tại một số nước châu Phi dự báo giảm 5% xuống còn 12,9 triệu tấn; đặc biệt giảm mạnh tại Ai Cập, Nigeria và Senegal. Ngược lại, các nước cận Đông Á lại tăng 6% lượng gạo nhập khẩu, trong đó tập trung ở Iran, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ [10]. Xuất gạo thế giới năm 2013 giảm chủ yếu là do xuất khẩu gạo một số nước như Brazil, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam giảm mạnh. Chỉ có một số
  • 24. 11 nước như Ai Cập, Thái Lan, Pakistan, Paraguay và Hoa Kỳ triển vọng xuất khẩu gạo có thể phục hồi nhẹ. Tuy xuất khẩu giảm, nhưng Ấn Độ dự kiến vẫn sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2013. Tổ chức FAO cho biết, nước này dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 10,2 triệu tấn gạo; tiếp theo là Thái Lan và Việt Nam với tổng lượng gạo xuất khẩu là 7 triệu tấn. Xét trong bối cảnh chung, triển vọng thương mại gạo thế giới năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn. Điều này phần nào phản ảnh sự suy giảm (2%) nhập khẩu tại một số quốc gia châu Á xuống còn 17,3 triệu tấn, chủ yếu là tại In-đô-nê-xi-a và Philippines. Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Iran đều được dự báo sẽ giảm nhập khẩu do nguồn cung trong nước khá dồi dào. Ngoài ra, triển vọng sản lượng thấp tại Trung Quốc, nhập khẩu gạo có thể tăng nhưng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào mối tương quan giữa giá gạo trong nước và giá gạo nhập khẩu. Dự báo xuất khẩu gạo sang các nước châu Phi sẽ duy trì ở mức 13 triệu tấn, tăng mạnh tại các nước Tây Phi như Mali và Nigeria trong khi lạ giảm ở các nước Nam Phi như Madagascar [10]. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2013 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 12 tăng khoảng 10% so với tháng trước, và tăng khoảng 5 USD/tấn so với một năm trước. Hiện loại 5% tấm giá chào ở mức 425-430 USD/tấn, giao dịch ở mức khoảng 415 USD/tấn. Tính từ đầu năm tới ngày 12/12, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt khoảng 6,3 triệu tấn, giảm khoảng 15% so với một năm trước đó, với kim ngạch trong 11 tháng giảm khoảng 14,53%, do nhu cầu sụt giảm từ các khách hàng Đông Nam Á. Ngoài ra còn một lượng xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, với khối lượng rất khó tính toán chính xác (khoảng 300.000 đến 1,2 triệu tấn). Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt 6,6 triệu tấn trong năm 2013, giảm 1,1 triệu tấn so với năm ngoái, do nhu cầu giảm từ Indonesia, Philippine và Malaysia. Đây là 3 thị trường
  • 25. iv 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................14 2.1.2.1. Phạm vi không gian............................................................................14 2.1.2.2. Phạm vi thời gian ...............................................................................14 2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................14 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................15 2.4. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................15 2.4.1. Thông tin thứ cấp ..................................................................................15 2.4.2. Thông tin sơ cấp....................................................................................15 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................16 2.6. Phương pháp so sánh................................................................................16 2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................16 2.7.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ...16 2.7.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả................................................16 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................19 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ............................................................19 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................19 3.1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................19 3.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình .................................................................19 3.1.1.3. Khí hậu...............................................................................................20 3.1.1.4. Thủy văn.............................................................................................20 3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản .....................................................................21 3.1.1.6. Môi trường .........................................................................................21 3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội.................................................................22 3.1.2.1. Các chỉ tiêu chính...............................................................................22 3.1.2.2. Kinh tế................................................................................................22 3.1.2.3. Tình hình dân số và lao động của xã..................................................24
  • 26. 13 trọng hơn, cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc Trung Quốc quá nhiều về loại thực phẩm này. Kết quả này đã đưa khối lượng xuất khẩu gạo cả năm 2013 đạt 6,61 triệu tấn với trị giá 2,95 tỉ USD. Như vậy, so với cùng kỳ 2012, khối lượng gạo xuất khẩu giảm 17,4% về khối lượng và giảm 19,7% về giá trị. Giá gạo xuất khẩu trung bình 11 tháng đầu năm 2013 đạt 441,2 USD/tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2012 [12].
  • 27. 14 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Khi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là các hộ đang gieo trồng giống lúa nếp Vải và khang dân tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 2.1.2.1. Phạm vi không gian Tiến hành nghiên cứu tại 3 xóm: Bản Cái, Khau Lai, Na Pặng đang canh tác giống lúa nếp Vải và giống lúa khang dân để đạt kết quả điều tra mang tính khách quan và chính xác. 2.1.2.2. Phạm vi thời gian Thời gian tiến hành thực tập đề tài từ 1/2014 - 5/2014. Số liệu thu thập từ năm 2011 - 2013, số liệu điều tra là số liệu của hộ thể hiện năm 2013. 2.2. Nội dung nghiên cứu Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của giống lúa nếp Vải. Phân tích HQKT của giống lúa nếp vải so với các giống lúa khác (khang dân) Đánh giá khả năng áp dụng và phổ biến của giống lúa nếp Vải tại địa phương. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển giống lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  • 28. 15 Một số phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của lúa nếp Vải tại địa phương. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Hiện nay kinh tế nông nghiệp tại xã Ôn Lương đang phát triển theo chiều hướng nào? Người dân gieo trồng giống lúa nếp Vải đã đạt được hiệu quả như thế nào trong năm 2013? Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất lúa nếp Vải? Khó khăn của bà con khi sản xuất giống lúa này gặp phải là gì? Có thể đưa ra những giải pháp nào để khắc phục? Và giải pháp nào là tốt nhất? 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.1. Thông tin thứ cấp Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp liên quan đến: Diện tích trồng, sản lượng, giá cả, công tác khuyến nông, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… Tại Ủy ban Nhân dân xã Ôn Lương; thông tin qua một số sách, báo, internet có liên quan. 2.4.2. Thông tin sơ cấp * Chọn mẫu điều tra Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích đất trồng lúa nếp Vải, cách tổ chức sản xuất, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế giống nếp Vải ở các xóm trong xã Ôn Lương. Tôi chọn ra 20 hộ tại xóm Bản Cái, 20 hộ tại xóm Khau Lai và 20 hộ tại xóm Na Pặng bởi theo điều tra cho tôi thấy đây là 3 xóm trọng điểm của xã vì có diện tích lớn gieo trồng giống lúa nếp Vải và Khang Dân. * Điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân Tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 chủ hộ trong 3 xóm: Bản Cái, Khau Lai, Na Pặng bằng bảng hỏi đã in sẵn. Mỗi phiếu tương ứng
  • 29. 16 với thông tin từ một hộ dân. Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi liên quan. Ngoài ra, tôi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân, trong đó có cả phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn người cung cấp thông tin chính (cán bộ xã, trưởng xóm). 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập thông tin, sử dụng phần mềm Excel để tính toán KQ, HQSX lúa. 2.6. Phương pháp so sánh Tiến hành các thao tác so sánh KQ, HQSX giữa giống lúa nếp Vải và Khang Dân mà người dân canh tác hiện tại. 2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 2.7.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ Chỉ tiêu về điều kiện gia đình Chỉ tiêu về trình độ văn hóa Khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật 2.7.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả - Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một đơn vị diện tích [1]. Năng suất = Sản lượng thu hoạch/Diện tích trồng - Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm. GO =∑≡ × n i PiQi 1 Trong đó:Qi là sản lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i Ý nghĩa:
  • 30. 17 - Làm căn cứ để đánh giá kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp. - Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động. - Chi phí trung gian (IC) ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và thuần dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn [1]. Ý nghĩa: - Chi phí trung gian ngành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp. - Giá trị tăng thêm (VA) là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian của ngành nông nghiệp [1]. Ý nghĩa: - Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó dùng đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP). - Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống kê quan trọng khác: như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr).. VA= GO - IC Trong đó:GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích hoặc trên một công lao động [1].
  • 31. v 3.1.2.4. Hệ thống chính trị ở xã.......................................................................25 3.1.3. Đánh giá hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kĩ thuật, di tích, danh thắng du lịch [5]. ............................................................................26 3.1.3.1. Hiện trạng về nhà ở............................................................................26 3.1.3.2. Hiện trạng công trình công cộng........................................................26 3.1.4. Di tích, danh thắng du lịch....................................................................28 3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn................................................................29 3.1.5.1. Thuận lợi ............................................................................................29 3.1.5.2. Khó khăn ............................................................................................29 3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra........................29 3.2.1. Tình hình sản xuất.................................................................................30 3.2.2. Tình hình tiêu thụ..................................................................................30 3.3. Kết quả điều tra sản xuất lúa nông hộ tại 3 xóm......................................33 3.4. Lịch thời vụ của 3 xóm Bản Cái, Khau Lai, Khau Lai ............................35 3.5. Kết quả sản xuất lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương năm 2013.......................36 3.5.1. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải qua diều kiện kinh tế của hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo tại xã Ôn Lương năm 2013.......................................37 3.5.1.1. Quy mô trồng lúa của các hộ điều tra ................................................37 3.5.1.2. Năng suất và sản lượng cho 1 ha lúa nếp vải.....................................37 3.5.1.3. Chi phí bình quân (CPBQ) trong quá trình sản xuất 1ha lúa nếp Vải qua điều kiện kinh tế .......................................................................................38 3.5.1.4. KQ, HQSX 1 ha lúa Nếp vải qua điều kiện kinh tế...........................44 3.5.2. Kết quả điều tra giống lúa Nếp vải cho 1 ha qua trình độ văn hoá tại xã Ôn Lương năm 2013 .......................................................................................46 3.5.2.1. CPBQ trong sản xuất 1 ha lúa nếp vải qua trình độ văn hoá.............46 3.5.2.2. KQ, HQSX 1ha lúa Nếp vải qua trình độ văn hoá.............................48 3.5.3. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải cho 1 ha qua tiếp cận KHKT ........50
  • 32. 19 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Vị trí của xã cách thị trấn Đu là trung tâm huyện khoảng 10km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km. - Phía Đông tiếp giáp với xã Yên Đổ và xã Phủ Lý - huyện Phú Lương - Phía Tây tiếp giáp với xã Bộc Nhiêu - huyện Định Hóa và xã Phúc Lương - huyện Đại Từ. - Phía Nam tiếp giáp với xã Hợp Thành - huyện Phú Lương. - Phía Bắc tiếp giáp xã Phú Tiến - huyện Định Hóa [4]. 3.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình Xã Ôn Lương thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình không bằng phẳng và tương đối phức tạp. Vì có những đồi núi cao bao bọc nên xen kẽ là những chỗ trũng và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những chỗ trũng này có độ dốc từ 0 - 8 độ. Địa hình xã cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam - Đông Nam. Độ cao trung bình từ 49,8 - 236,8 m so với mặt nước biển [4]. Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên là 1.723,94 ha, số liệu được thể hiện qua bảng 3.1:
  • 33. 20 Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Ôn Lương năm 2013 (ĐVT: ha) Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp tự nhiên 1.723,94 100 1. Tổng diện tích đất nông nghiệp 1.603,61 93,02 1.1. Đất trồng lúa 193,77 11,24 1.2. Đất trồng cây công nghiệp 307,75 17,85 1.3. Đất trồng cây ngắn ngày 46,86 2,72 1.4. Đất trồng cây lâm nghiệp 958,09 55,57 1.5. Đất nuôi trồng thủy sản 96,77 5,61 2. Đất phi nông nghiệp 112,51 6,53 2.1. Đất ở nông thôn 40,82 2,37 2.2. Đất chuyên dùng 51,97 3,01 2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,88 0,05 2.4.Đấtsôngsuối,mặtnướcchuyêndùng 18,84 1,09 3. Đất chưa sử dụng 7,82 0,45 Nguồn: Thống kê xã Ôn Lương, 2013 3.1.1.3. Khí hậu Xã Ôn Lương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ không khí: TB năm 220 C. Độ ẩm không khí: TB: 82% Mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.097mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ lụt. Tổng giờ nắng trong năm là 1620 giờ. Đặc điểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc. Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4-5 ngày [4]. 3.1.1.4. Thủy văn Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình từ 49,8 m - 236,8m so với
  • 34. 21 mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm 2 sông chính: suối thuộc khu vực Thác Dài 1 chảy từ phía Tây Nam xuống Đông Nam, suối khu vực Thác Dài 2 chảy từ phía Đông xuống Đông Nam. Ngoài ra xã còn có những con suối rải rác trên địa bàn hợp lại thành một dòng chảy ra sông Đu và một số khe rạch đầu nguồn, hệ thống các hồ chứa nước như: hồ Na Mạt, hồ Đàm Mèng... và các ao nhỏ [4]. 3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên là 1.723,94 ha, đất nông nghiệp là 1.603, đất phi nông nghiệp 112,51ha, đất chưa sử dụng là 7,82 ha. Tài nguyên nước: nguồn nước mặt xã có suối khu vực Thác Dài chảy qua địa bàn xã và các hệ thống suối kết hợp với nguồn nước mưa cùng các nguồn ở các hồ chứa nước đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã. Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 5m - 15m với chất lượng nước hợp vệ sinh, đáp ứng cho khoảng 95 % số hộ. Tài nguyên rừng: xã có 958,09 ha đất lâm nghiệp có rừng, với thảm thực vật gồm các cây than gỗ như: dung, dẻ, bồ đề, trám, chẹo, mỡ, keo, muồng...các dây leo và lùm bụi như sim, mua, lau lách...Trong đó rừng đầu nguồn là 196,33ha, rừng sản xuất là 761,76 ha. Tài nguyên khoáng sản của xã hầu như không có gì nhiều ngoài nguồn tài nguyên rừng. Tài nguyên nhân văn: với 7 anh em sống trên địa bàn là các dân tộc: Tày, Kinh, Nùng, Thái, Hoa, Sán Chỉ, Mường. Phong tục tập quán chủ yếu theo phong tục Tày [4]. 3.1.1.6. Môi trường Ôn Lương là xã miền núi với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, một số năm gần đây, do việc sử dụng ngày càng nhiều
  • 35. 22 chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt của nhân dân phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường [4]. 3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Các chỉ tiêu chính Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 52,1% (trong đó chăn nuôi 16,1%), thương mại dịch vụ 16,1 %, tiểu thủ công nghiệp 8,4%. Thu nhập bình quân đầu người/năm: 8,57 triệu đồng. Tổng thu ngân sách: 34,28 triệu đồng. Số hộ nghèo của xã là 185 hộ [5]. 3.1.2.2. Kinh tế a, Sản xuất Nông nghiệp: - Trồng trọt + Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2013 đạt 548,58 ha. + Cây lương thực chiếm nhiều diện tích nhất, lúa là cây lương thực chiếm diện tích cao hơn cả. Trong đó lúa thuần qua 3 năm có xu hướng giảm, còn lúa nếp Vải đang dần được tăng lên, do bà con nông dân nhận thấy giống lúa này cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon. + Diện tích cây màu và cây công nghiệp khác có xu hướng giảm, ngược lại cây công nghiệp lâu năm lại có xu hướng tăng. - Chăn nuôi + Tổng đàn trâu, bò năm đạt: 317 con. + Tổng đàn heo năm đạt: 4.000 con. + Tổng đàn gia cầm đạt: 18.000 con. b, Đánh giá thực trạng phát triển thủy sản - Diện tích mặt nước ao hồ có khả năng nuôi trồng thuỷ sản: 96,77 ha. - Diện tích mặt nước đang sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản: 35 ha. c, Đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp
  • 36. vi 3.5.3.1. CPBQ trong quá trình sản xuất lúa nếp Vải qua tiếp cận KHKT......50 3.5.3.2. KQ, HQSX 1ha lúa nếp Vải qua tiếp KHKT.....................................51 3.5.4. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải cho 1 ha vụ mùa............................53 3.5.4.1. Chi phí trong quá trình sản xuất lúa nếp Vải vụ mùa ........................53 3.5.4.2. KQ, HQ sản xuất 1ha lúa nếp Vải vụ mùa.........................................54 3.5.5. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất lúa nếp Vải .................55 3.5.5.1. Giống lúa............................................................................................55 3.5.5.2. Kinh nghiệm sản xuất ........................................................................55 3.5.6. CP và KQ, HQSX giống Khang Dân vụ mùa trên 1 ha năm 2013.......56 3.5.6.1. CP trong quá trình sản xuất lúa Khang Dân ......................................56 3.5.6.2. KQ, HQSX 1ha lúa Khang dân vụ mùa năm 2013............................58 3.5.7. KQ, HQSX lúa nếp Vải và lúa Khang Dân vụ mùa trên 1 ha năm 2013 ...59 3.6. So sánh những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đầu tư và sản xuất giữa lúa nếp Vải và Khang Dân......................................................................61 3.6.1. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................61 3.6.2. Rủi ro khi đầu tư ...................................................................................61 3.6.3. Thị trường tiêu thụ ................................................................................61 3.7. Ưu và nhược điểm của 2 giống lúa..........................................................62 3.8. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa........................................62 3.8.1. Thuận lợi ...............................................................................................62 3.8.2. Khó khăn ...............................................................................................63 3.9. Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ ............................64 3.9.1. Dự định trong tương lai.........................................................................64 3.9.2. Nguyện vọng của hộ..............................................................................64 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỐNG LÚA NẾP VẢI TẠI XÃ ÔN LƯƠNG....................................65 4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu.......................................................65
  • 37. 24 Nhìn chung về tổng giá trị sản xuất của các ngành NN, CN - XD, TM - DV có sự chuyển biến tăng rõ rệt theo các năm. Cho thấy rằng so với các năm trước thì năm 2013 xã đã có những bước đi tích cực trong việc chuyển đổi lại cơ cấu ngành như giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành CN - DV. Trong nông nghiệp cũng có sự thay đổi về cơ cấu cây trồng nên vì vậy mà tổng giá trị kinh tế toàn xã đạt mức cao ở năm 2013 (31,89 tỷ đồng). Bình quân lương thực đầu người tăng, năm 2011 đạt 490 kg/người/năm, năm 2013 là 559 kg/người/năm [5]. 3.1.2.3. Tình hình dân số và lao động của xã Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thì dân số và lao động của xã cũng có sự thay đổi qua các năm. Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) I. Tổng dân số Người 3.444 100 3.565 100 3.721 100 II. Giới tính 1. Nam Người 1.702 49,42 1.768 48,87 1.856 49,88 2. Nữ Người 1.742 50,58 1.797 51,13 1.865 50,12 III. Lao động Người 2.208 100 2.326 100 2.573 100 1. Nông nghiệp Người 1.684 76,27 1.720 73,95 1.892 73,53 2. CN, TM - DV Người 524 23,73 606 26,05 681 26,47 IV.Tổng số hộ Hộ 868 100 890 100 907 100 1.Hộ NN Hộ 578 66,59 595 66,85 596 65,71 2.Hộ phi NN Hộ 290 33,41 295 33,15 311 34,29 Nguồn: Thống kê xã Ôn Lương, 2013
  • 38. 25 Qua số liệu điều tra cho thấy số nhân khẩu trong xã từ năm 2011 - 2013 liên tục tăng. Năm 2013 số nhân khẩu của xã là 3.721 người, tăng thêm 277 người. Lao động của xã tăng qua 3 năm: Năm 2011, lao động của xã có 2.208 người, chiếm 64,1% trong tổng số nhân khẩu của xã, đến năm 2012 con số tăng lên 2.326 lao động 65,24 % tổng số nhân khẩu, năm 2013 có 2.573 chiếm 69,15 % tổng số nhân khẩu của xã. Trong đó, lao động của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm 73,53%, lao động phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ 26,47% trong tổng số lao động năm 2013. Từ thực tế dân số và lao động của xã cho thấy Ôn Lương có tiềm năng về đất đai và lao động. Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn rất chậm, lao động chưa được đào tạo. Điều này gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, khó đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu trên toàn huyện [5]. 3.1.2.4. Hệ thống chính trị ở xã - Đội ngũ cán bộ xã; Tổng số cán bộ trong biên chế: 21/23 đồng chí; trình độ văn hoá 7/10: 2 đồng chí; 10/10 = 3 đồng chí; 12/12 = 16 đồng chí: 19/21 cán bộ đã đạt chuẩn, còn lại 2 cán bộ chưa đạt( Theo QĐ 04 của Bộ Nội Vụ). - Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn bản: Tổng số có14 chi bộ, 5 tổ chức đoàn thể chính trị từ xã đến xóm. - Kết quả phân loại Đảng bộ 3 năm gần nhất đạt trong sạch vững mạnh, chính quyền của xã Đạt danh hiệu tiên tiến trở lên - Kết quả phân loại các tổ chức đoàn thể chính trị của xã trong 3 năm gần nhất: Đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. - Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở: + Tổ chức Đảng: Đảng bộ xã và 14 Chi bộ trực thuộc (1 chi bộ cơ quan, 10 chi bộ thôn, 2 chi bộ giáo dục, 1 chi bộ y tế, );
  • 39. 26 + Chính quyền: Gồm HĐND, UBND; các ngành: Công an, Quân sự, Văn phòng - TK, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - KT, Địa chính - XD, Văn hoá - TT, Chính sách - xã hội, và 10 trưởng thôn; + Đoàn thể chính trị - xã hội: Gồm MTTQ, Đoàn TN, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các chi hội ở 10 cơ sở xóm; - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh”. 3.1.3. Đánh giá hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kĩ thuật, di tích, danh thắng du lịch. 3.1.3.1. Hiện trạng về nhà ở - Số lượng nhà tạm, nhà dột nát 64 nhà, tỷ lệ 7,2%. - Số nhà kiên cố 260 nhà, tỷ lệ 30 %. - Số nhà bán kiên cố 302 nhà, tỷ lệ 29,3 %. - Số hộ có nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt tối thiểu như: bếp, các khu vệ sinh 651hộ /886hộ đạt tỷ lệ 73,4 % Cần nâng cấp và sửa chữa. Các hộ có nhà xuống cấp cần hỗ trợ là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo. Công tác quy hoạch dân cư trong tương lai gặp rất nhiều khó khăn do dân số ngày càng tăng và diện tích đất dần thu hẹp - Số hộ có vườn bố trí phù hợp với cảnh quan và có thu nhập khá: 15 hộ 3.1.3.2. Hiện trạng công trình công cộng + Trụ sở UBND xã: Quy mô xây dựng 2 tầng, DT xây dựng 500 m2 gồm 14 phòng làm việc, 01 phòng hội trường. + Trường mầm non: - Số phòng học là 5 phòng. - Số phòng chức năng là 5 phòng. - Số diện tích sân chơi, bãi tập có 973 m2 , đạt 13m2 /cháu, so với chuẩn tối thiểu 10m2 /cháu. + Trường tiểu học:
  • 40. 27 - Số phòng học đã có 11 phòng. - Số phòng chức năng đã có 5 phòng. - Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có 1.200 m2 , đạt 28m2 /cháu, so với chuẩn tối đa là 18m2 /cháu. + Trạm y tế xã: Quy mô xây dựng 1 tầng, DT xây dựng1600 m2 , 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 01 hộ sinh. - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 3.141 khẩu chiếm 91% tổng số dân. + Bưu điện: Quy mô xây dựng 1 tầng, DT xây dựng 50m2 . Số thôn có điểm truy cập internet công cộng là 10 thôn, đạt tỷ lệ (100%) tổng số thôn. + Nhà văn hoá các thôn, xóm: Nhà cấp 4, DT xây dựng TB 150 m2/1 nhà, thu hút trên 50% dân số trên địa bàn xã tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục - thể thao và các hoạt động khác do chính quyền địa phương phát động [5]. 3.1.3.3. Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật * Giao thông: Tổng số đường giao thông của xã 70,55km, trong đó liên xã 30,2km, đường liên xóm 19,4km, đường ngõ xóm 8,6km, đường nội đồng 2,255 km. Trong đó mới mới được cứng hoá và bê tông hoá đường trục liên xã 13,3km, đường liên xóm cứng hoá được 0,14km. Còn lại đều là đường đất lầy lội đi lại khó khăn vào mùa mưa. Các tuyến đường này hàng năm đều được tu sửa mở rộng hàng năm đảm bảo xe ô tô đi được đến trung tâm các xóm. Hệ thống đường giao thông cấp xã (đường xã, đường thôn, đường ngõ xóm, …) được chính quyền xã phân công cán bộ phụ trách giao thông - thủy lợi theo dõi, quản lý kết hợp với trưởng xóm có sự tham gia của cộng đồng dân cư nên các trục đường, tuyến đường và ngõ xóm trên địa bàn xã luôn ổn định, không có hiện tượng lấn chiếm lòng, lề đường cũng như làm hư hại các công trình công cộng.
  • 41. vii 4.1.1. Quan điểm .............................................................................................65 4.1.2. Phương hướng.......................................................................................65 4.1.3. Mục tiêu.................................................................................................65 4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lúa nếp Vải ............................................................................................................66 4.2.1. Vốn........................................................................................................66 4.2.2. Kĩ thuật..................................................................................................66 4.2.3. Nâng cao chất lượng .............................................................................66 4.2.4. Giá cả.....................................................................................................67 4.2.5. Giải pháp về giống và phân bón............................................................67 4.2.6. Giải pháp về thông tin...........................................................................67 KẾT LUẬN....................................................................................................68 1. Kết luận .......................................................................................................68 2. Kiến nghị.....................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................70 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................70 II. Tài liệu từ Internet......................................................................................70
  • 42. 29 3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn 3.1.5.1. Thuận lợi Xã Ôn Lương có vị trí địa lí, địa hình địa mạo đặc thù, cơ cấu kinh tế của xã là Nông - Lâm nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ. Có tài nguyên đất, rừng đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên, xã cần phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của trung ương, tỉnh, huyện và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đẩy mạnh sự phát triển theo hướng phát triển Nông - Lâm nghiệp sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế đồi rừng, mở rộng diện tích cây chè, cây ăn quả, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển TTCN, dịch vụ thương mại và chế biến nông lâm sản. Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 3.1.5.2. Khó khăn Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ mới có kiến thức về sản xuất qua kinh nghiệm truyền thống, chưa được đào tạo chuyên sâu. Thiếu mặt định hướng tổng thể cũng như chuẩn bị hạ tầng cơ sở hỗ trợ sản xuất dẫn dến tình trạng sản xuất manh mún. Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa tập trung gắn kết giữa các mục đích sử dụng. Các ngành kinh tế chưa phát huy được hết khả năng và thế mạnh của địa phương như công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ. 3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra Trên địa bàn xã hiện đang canh tác rất nhiều giống lúa khác nhau nhưng tôi chỉ đề cập tới giống lúa nếp Vải và giống khang dân đang được canh tác tại địa phương. Trong năm 2011 - 2013 tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ nông dân đã có những chuyển biến rõ rệt. Cụ thể như sau:
  • 43. 30 3.2.1. Tình hình sản xuất a) Năng suất, diện tích, sản lượng lúa từ 2011 - 2013 Giống lúa nếp Vải là giống lúa nếp đã mang lại sự gia tăng sản phẩm đầu ra, đặc tính của giống cho thấy đây là loại giống có khả năng cho năng suất cao, chất lượng gạo dẻo, thơm ngon. Các nông hộ chọn giống nếp Vải để gieo cấy, mua từ công ty trại giống thông qua xã, tức là các nông hộ có nhu cầu mua giống để gieo trồng sẽ đăng kí qua xã và xã sẽ lấy về cho các hộ, giống được lấy tại công ty có phẩm chất tốt, hạt giống chắc, đẹp, không bị lẫn tạp chất, đảm bảo chất lượng lúa, gạo. Nếp Vải là giống lúa chỉ gieo cấy được trong vụ mùa. Tại xã, có khoảng 226 hộ canh tác giống lúa này, và chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 3 xóm: Bản Cái, Khau Lai, Khau Lai. Bảng 3.4. Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa nếp Vải của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013 Năm Diện tích (ha) NSBQ (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2011 34,58 41,23 142,57 2012 35,56 43,14 153,41 2013 36,80 45,20 166,34 Nguồn: Thống kê xã Ôn Lương, 2013 Qua bảng 3.4, ta thấy diện tích và năng suất lúa nếp Vải tăng qua các năm. Cụ thể, diện tích gieo cấy năm 2011 là 34,58 ha, đến năm 2013 tăng lên 36,8 ha. Năng suất bình quân năm 2011 là 41,23 tạ/ha tăng lên 45,2 tạ/ha năm 2013. Diện tích gieo cấy và năng suất tăng nên sản lượng tăng từ 142,57 tấn năm 2011 lên 166,34 tấn năm 2013. Điều đó chứng tỏ người dân ngày càng chọn giống lúa này để canh tác. 3.2.2. Tình hình tiêu thụ * Về giá cả
  • 44. 31 Bảng 3.5. Tình hình giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011 -2013 ĐVT: 1.000đ/kg Năm Lúa nếp Vải Lúa Khang dân 2011 13 5,5 2012 14 6,5 2013 15 7,0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2013 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2011 2012 2013 Năm Lúa nếp Vải Lúa Khang dân Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013 Giá bán lúa tại địa phương không ổn định mà thường xuyên biến động theo thời vụ và đối tượng bán sản phẩm. Giá căn cứ vào nhu cầu, giá trị thị trường và người mua đặt ra. Mặt khác, giá lúa cao hay thấp còn phụ thuộc vào chất lượng lúa của từng hộ nông dân. Tại địa phương chủ yếu là do thương lái đến tại gia đình mua do vậy thường xuyên bị ép giá. Thường thì cuối mùa vụ và dịp tết Nguyên Đán giá lúa cao nhất do người dân ít có khả năng dự trữ nên đến thời điểm này, sản lượng còn lại không nhiều còn đầu vụ giá bán cũng cao hơn giữa vụ vì mới bắt đầu thu hoạch nên sản lượng còn khan hiếm. Giữa vụ là thời điểm nông dân thu hoạch rộ
  • 45. 32 nhất và sản lượng bán cũng lớn nhất nên giá bán tương đối thấp hơn. Trong năm vừa qua, giá bán là 15.000 đồng/kg, giá tương đối cao so với giống lúa khác. Đối tượng bán cũng có ảnh hưởng đến giá sản phẩm, thường thì bán cho những thương lái giá sẽ thấp hơn so với việc bán thẳng tới người tiêu dùng. Giá lúa của từ năm 2011-2013 có xu hướng tăng nhẹ, là niềm khích lệ cho người dân tiếp tục gieo trồng lúa nếp Vải. Tuy nhiên giá phân bón, thuốc sâu cũng tăng nên giá lúa tăng cũng không làm tăng thu nhập cho người dân nhiều hơn. Từ biểu đồ trên ta cũng thấy được giá lúa giống nếp Vải gấp 2,14 lần giống lúa khang dân, đây cũng chính là lý do mà nhiều người dân chọn giống nếp Vải để canh tác. * Kênh tiêu thụ Hệ thống giao thông của xã khá thuận lợi cho việc tiêu thụ lúa. Đường xá tương đối rộng, có đường nhựa nên vận chuyển khá dễ dàng. Qua điều tra, lúa được tiêu thụ qua ba luồng kênh như sau: Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013 Hình 3.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương năm 2013 Qua sơ đồ biểu diễn về các kênh tiêu thụ có thể nhận thấy: Với kênh 1: Từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng biết được gia đình sản xuất lúa và tới mua, hoặc người dân đem ra chợ bán. Thường thì số lượng trao đổi tương đối ít vì người mua mua số lượng ít và mang tính chất lẻ tẻ, không tập trung. Người tiêu dùng Thương lái K1 K2 Người sản xuất Người tiêu dùng
  • 46. viii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CPBQ : Chi phí bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật ĐVT : Đơn vị tính GO/IC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian GO/L : Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động GO/TC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí HQKT : Hiệu quả kinh tế HQSX : Hiệu quả sản xuất MI/IC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian MI/L : Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động MI/TC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí KQ - HQ : Kết quả - Hiệu quả Pr/IC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian Pr/L : Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động Pr/TC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TSCĐ : Tài sản cố định VA/IC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian VA/TC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí VA/L : Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động XK : Xuất khẩu
  • 47. 34 Bảng 3.6. Một số thông tin chung về các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo BQ Chung 1. Số hộ điều tra Hộ 18 34 8 20 2. Tuổi của chủ hộ Năm 42,72 45,18 54,75 45,72 3. Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học % 5,56 14,71 62,50 18,34 - Trung học cơ sở % 72,22 61,76 37,50 61,66 - Trung học phổ thông % 22,22 23,53 0 20 4. Số nhân khẩu/hộ Người 4,12 4,60 4,09 4,39 5. Số lao động bình quân/hộ L.động 2,67 2,38 2,00 2,45 6. Diện tích đất canh tác/hộ Ha 0,29 0,26 0,17 0,26 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013 * Số hộ điều tra Qua điều tra 60 hộ trong đó có 18 hộ khá chiếm 30%, 34 hộ trung bình chiếm 56,67% và còn lại là 8 hộ nghèo chiếm 13,33%. * Độ tuổi: Qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ canh tác lúa 3 xóm trên đã biết được tổng số nhân khẩu ở khu vực này là 263 người. Tuổi của các nông hộ bình quân là 45,72 tuổi, thể hiện tiềm năng về nhân lực trong trồng lúa. Đa số những người dân ở đây đã trồng lúa nhiều năm nên họ có nhiều kinh nghiệm canh tác giống lúa này. Đây có thể nói là một ưu thế vì họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa. * Trình độ văn hoá Trình độ văn hóa của người lao động trên địa bàn cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Số liệu cho thấy trình độ văn hoá trải đều qua 3 cấp: Tiểu học chiếm 18,34%, THCS chiếm 61,66%, THPT chiếm tỷ lệ 20%. Trình độ văn hóa phản
  • 48. 35 ánh sự tiếp thu, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế rủi ro, nâng cao kết quả sản xuất. Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào khả năng áp dụng thực tế, sự nhạy bén trong cách xử lý những bất trắc xảy ra trong quá trình canh tác, thời điểm phòng trừ bệnh, bón phân cho cây lúa, giá cả nông sản... * Số nhân khẩu Trong tổng số 60 hộ điều tra hầu hết lao động tham gia canh tác là nhân khẩu trong gia đình, chỉ có thuê lao động trong khâu làm đất là cày và bừa đất. Số nhân khẩu trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân trên đầu người. Một gia đình đông nhân khẩu, sự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống bị hạn chế, mức thu nhập thấp. Số người trong gia đình gắn liền với vấn đề đói nghèo, mức sống thấp. * Tình hình sử dụng vốn của bà con nông dân Mặc dù có rất nhiều nguồn cho vay như vay từ các Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội phụ nữ... Nhưng qua điều tra người dân địa phương không vay từ nguồn vốn nào, tất cả các chi phí đầu tư người dân đều tự túc do không có nhiều ruộng để đầu tư và cần vốn lớn hơn nữa nếu vay vốn người dân luôn lo nghĩ sẽ không trả được với lãi suất hiện tại. Vì vậy mà không có hộ nông dân nào vay vốn để đầu tư vào sản xuất lúa. 3.4. Lịch thời vụ của 3 xóm Bản Cái, Khau Lai, Khau Lai Giống lúa nếp Vải được canh tác theo quy trình canh tác lúa cải tiến (SRI). SRI dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: cấy mạ non; cấy thưa, vuông mắt sàng; rút nước xen kẽ 3 - 4 lần trong vụ, giữ đất ẩm; làm cỏ kết hợp xới xáo mặt ruộng, sục bùn để thông khí cho đất; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng oải mục để cải tạo độ phì của đất. Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, có thể áp dụng tất cả 5 nguyên tắc kỹ thuật ngay từ vụ đầu, hoặc có thể áp dụng "từng phần" tiến tới "áp dụng toàn phần"[9].
  • 49. 36 Bảng 3.7. Lịch gieo trồng lúa nếp Vải và Khang Dân tại ba xóm vụ Mùa năm 2013 TT Chỉ tiêu ĐVT Nếp Vải Khang Dân 1 Ngày gieo mạ Ngày 30/6 - 5/7 7/6 - 10/6 2 Ngày cấy Ngày 17/7 - 21/7 24/6 - 28/6 3 Tuổi mạ Lá 2,5 - 3 3,5 4 Mật độ cấy Khóm/m2 11 - 12 45 - 47 5 Số dảnh cấy Dảnh 1 - 2 3 - 5 6 Số dảnh hữu hiệu/khóm Dảnh 6,8 6,5 7 Chiều cao cây Cm 140 - 150 92 - 93 8 Thời gian sinh trưởng Ngày 120 - 125 110 - 115 Nguồn: Thống kê xã Ôn Lương, 2013 Qua bảng 3.7 cho thấy, các hộ thực hiện gieo trồng trong khung thời vụ và áp dụng kĩ thuật sau: + Về kỹ thuật làm mạ: áp dụng phương pháp làm mạ sản, gieo thưa để cây mạ khỏe, đảm bảo mạ khi cấy đủ tiêu chuẩn (to gan, đanh dảnh, sạch sâu bệnh). + Về kỹ thuật cấy: cấy mạ non (mạ được 2,5 - 3 lá), xúc cấy, cấy nông tay, cấy thưa (11- 12 khóm/m2 , 1 dảnh/khóm) và bón lót đủ, cân đối các loại phân trước cấy. Cấy mạ non để cây mạ bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh sớm, tập trung. + Số dảnh hữu hiệu của nếp Vải cao hơn giống Khang Dân. Chiều cao cây tính từ gốc lúa đến đầu bông của giống lúa nếp Vải có chiều cao trung bình cao hơn so với Khang Dân. 3.5. Kết quả sản xuất lúa nếp Vải tại xã Ôn Lương năm 2013 Kết quả điều tra được phân tích qua các nhân tố ảnh hưởng đến cấu thành năng suất của lúa bao gồm: điều kiện của hộ (hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo); trình độ văn hoá (Tiểu học, THCS, THPT); khoa học kĩ thuật (hộ
  • 50. 37 được tập huấn, hộ không được tập huấn). Và kết quả qua sự so sánh với giống lúa Khang Dân. Có sự phân chia như vậy để dễ nhận thấy ảnh hưởng của từng điều kiện đến gieo trồng lúa nếp Vải và khang dân tại 3 xóm: Bản Cái, Khau Lai, Na Pặng có sự khác nhau của từng điều kiện về chi phí và năng suất. 3.5.1. Kết quả điều tra giống lúa nếp Vải qua diều kiện kinh tế của hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo tại xã Ôn Lương năm 2013 3.5.1.1. Quy mô trồng lúa của các hộ điều tra Qua điều tra 60 hộ trong đó có 18 hộ khá, 34 hộ trung bình, 8 hộ nghèo. Diện tích gieo cấy vụ mùa của hộ khá là 5,26 ha, diện tích gieo cấy lúa nếp Vải là 2,48 ha chiếm 47,15 %. Hộ trung bình có diện tích cấy lúa là 8,71ha có 3,89 ha gieo cấy lúa nếp Vải chiếm 44,66 %. Hộ nghèo có diện tích cấy lúa là 1,33 ha, diện tích gieo cấy lúa nếp Vải chiếm 35,34 %. Kết quả được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 3.8. Diện tích và cơ cấu giống lúa nếp Vải canh tác của các hộ điều tra vụ mùa năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo BQ Chung 1. Tổng DT gieo cấy lúa Ha 5,26 8,71 1,33 6,69 - DT gieo cấy lúa nếp Vải Ha 2,48 3,89 0,47 3,01 -Tỷ trọng DT lúa nếp Vải % 47,15 44,66 35,34 44,99 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013 3.5.1.2. Năng suất và sản lượng cho 1 ha lúa nếp vải Bảng 3.9 cho thấy 1 ha vụ mùa của hộ khá có nhiều điều kiện đầu tư cho giống lúa nên năng suất bình quân là đạt 1,66 tạ/sào, với sản lượng 1ha là 44,82 tạ. Hộ trung bình có năng suất thấp hơn so với hộ khá do hộ trung bình đầu tư vào thấp hơn kéo theo đó năng suất và sản lượng thấp. Năng suất vụ
  • 51. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Ôn Lương năm 2013......20 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011 - 2013 ...................................................................................23 Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã Ôn Lương qua 3 năm............24 Bảng 3.4. Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa nếp Vải của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011-2013.......................................30 Bảng 3.5. Tình hình giá lúa của xã Ôn Lương qua 3 năm 2011 -2013...........31 Bảng 3.6. Một số thông tin chung về các hộ điều tra......................................34 Bảng 3.7. Lịch gieo trồng lúa nếp Vải và Khang Dân tại ba xóm vụ Mùa năm 2013.......................................................................................36 Bảng 3.8. Diện tích và cơ cấu giống lúa nếp Vải canh tác của các hộ điều tra vụ mùa năm 2013..........................................................................37 Bảng 3.9. Năng suất và sản lượng lúa nếp Vải vụ mùa năm 2013.................38 Bảng 3.10. Mức phân bón cho sản xuất 1 ha lúa nếp Vải theo điều kiện kinh tế năm 2013...................................................................................40 Bảng 3.11. Bảng ngày công lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013........41 Bảng 3.12. Chi phí lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013 ......................43 Bảng 3.13. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua điều kiện kinh tế năm 2013.............................................................................44 Bảng 3.14. KQ - HQSX 1ha lúa Nếp vải qua điều kiện kinh tế năm 2013........46 Bảng 3.15. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua trình độ văn hoá năm 2013 .................................................................................47 Bảng 3.16. KQ - HQSX 1 ha lúa nếp Vải qua trình độ văn hoá năm 2013....49 Bảng 3.17. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa nếp Vải qua khả năng tiếp cận KHKT năm 2013......................................................................50
  • 52. 39 và có phiếu kiểm duyệt chất lượng của phòng Nông nghiệp huyện. Trung bình 1 ha người dân xuống giống khoảng 27 kg/ha cho vụ mùa. Hình 3.3: Sơ đồ nguồn cung cấp giống lúa nếp Vải - Chi phí phân bón Phân bón là một trong những yếu tố giúp cây lúa phát triển và cho năng suất cao hơn nếu bón đúng liều lượng. Nếu bón phân đúng liều lượng thì cây lúa sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao. Lượng phân bón sử dụng trong quá trình canh tác lúa cũng tùy theo chất lượng đất tốt hay xấu để bón cho thích hợp hoặc điều kiện tài chính gia đình có đủ cung cấp lượng phân cho cây lúa hay không hay vùng đó bón phân như thế nào mà áp dụng cho thích hợp. Nếu bón phân quá liều lượng thì cây lúa sẽ dễ bị sâu bệnh dẫn đến năng suất thấp, ngược lại bón ít thì cây lúa không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn đến sinh trưởng kém và năng suất cũng sẽ không cao. Bón lượng phân vừa phải, đúng kỹ thuật sẽ giúp cây lúa vừa phát triển tốt, vừa ít sâu bệnh mà lại mang hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy phân bón cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Công ty giống, trung tâm giống Trung Ương UBND xã Các xóm Hộ gia đình
  • 53. 40 Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà mức bón phân khác nhau. Qua bảng 3.10 cho thấy chi phí đầu tư cho từng hộ là khác nhau. Do những hộ gia đình khá có nhiều điều kiện đầu tư hơn nên chi phí phân bón nhiều hơn. Ngược lại đối với hộ nghèo có ít khả năng đầu tư nên chi phí cho phân bón cũng giảm. Để thấy được rõ hơn khi điều kiện của từng gia đình là khác nhau, mức bón phân của từng hộ sẽ được chia ra như sau: Bảng 3.10. Mức phân bón cho sản xuất 1 ha lúa nếp Vải theo điều kiện kinh tế năm 2013 ĐVT: Tạ/ha Loại phân bón Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo 1. Đạm 1,50 1,33 1,11 2. Lân 5,02 4,54 4,05 3. Kali 1,98 1,95 1,62 4. Phân chuồng 111,75 103,23 89,44 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013 Về đạm, hộ khá bón cao hơn hộ trung bình 0,17 tạ/ha, và 0,39 tạ/ha so với hộ nghèo. Về lân, hộ khá bón nhiều hơn hộ trung bình 0,48 tạ/ha, cao hơn hộ nghèo là 0,97 tạ/ha. Ka li là loại phân có giá cao hơn các loại phân bón khác, và những hộ gia đình khá giả sẽ có nhiều điều kiện đầu tư hơn. Ka li của hộ khá là 1,98 tạ/ha, hộ trung bình là 1,95 tạ/ha, hộ nghèo là 1,62 tạ/ha. Phân chuồng của hộ khá cũng cao hơn các hộ khác, mức bón 111,75 tạ/ha, hộ trung bình là 103,23 tạ/ha, hộ nghèo là 89,44 tạ/ha. - Chi phí thuốc BVTV Chi phí thuốc BVTV cũng tùy thuộc vào các yếu tố giống, điều kiện gia đình, mùa vụ, kỹ thuật canh tác và vùng trồng lúa mà sử dụng liều lượng thích hợp. Do vậy mặc dù là hộ nào nhưng nếu sâu bệnh phá hoại nhiều thì sẽ phải
  • 54. 41 phun thuốc với liều lượng nhiều hơn. Đối với giống nếp Vải lượng thuốc sẽ nhiều hơn giống khác do lúa có mùi thơm nên sẽ bị sâu hại nhiều hơn. - Chi phí thủy lợi: Tuỳ thuộc vào từng gia đình có đầm hay ao chứa nước sẽ không mất chi phí điện nước. Hoặc là các hộ gia đình sẽ phụ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy qua 3 hộ sẽ có mức chi phí điện nước khác nhau. * Chi phí lao động Chi phí lao động và công lao động và được tổng hợp như sau: Bảng 3.11. Bảng ngày công lao động của giống lúa nếp Vải năm 2013 ĐVT: ngày công/ ha Chỉ tiêu Công lao động 1. Làm đất 3,5 2. Cấy 27 3. Làm cỏ 7 4. Phun thuốc 5 5. Dặm tỉa 3,5 6. Bón phân 10 7. Thu hoạch 7.1 Cắt 27 7.2. Gom 7 7.3 Tuốt 1,5 7.4 Vận chuyển 3,5 8. Phơi 13,5 9. Công khác 10 Tổng 118,5 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013