SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Phần nguyên nhân
Năm 2007 lạm phát ở Việt Nam tăng cao ở mức 12,63%. So sánh với mức lạm phát của một
số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%,
Thái Lan: 3,21%, Khu vực đồng Euro: 3,07%, Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam cao
hơn. Sang Quý I năm 2008 lạm phát của Việt Nam là 9,19%, vẫn cao hơn so với mức 3,02%
của Quý I năm 200707 chiếm khoảng trên 70% so với mức tăng của cả năm 2007. Trong vòng
12 năm thì đây là mức tang cao nhất. Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố
tác động từ kinh tế toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:
* Các nguyên nhân chính:
1. Tác động của giá nhiên liệu dầu thô đến giá cả các mặt hàng sản xuất:
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ nền công nghiệp tại các nước khu vực châu Á – Thái Bình dương
trong giai đoạn từ năm 2003 – 2006, mà tiêu biểu là Trung Quốc, khiến cho nhu cầu cao về
nhiên liệu đầu vào như dầu thô, khí tự nhiên, xăng dầu đã đẩy cao như cầu năng lượng trên
toàn thế giới.
Thêm nữa, các vấn đề nóng tại khu vực Trung Đông, các phiến quân nổi dậy, khủng bố tăng
thêm bất ổn chính trị là nguyên nhân trực tiếp đưa giá dầu lên cao nhât trong lịch sử, cũng
như năng lực khai thác của Mỹ và OPEC, thể hiện rõ rệt nhất vào tháng 3 năm 2008, giá dầu
thô Brent chạm mức cao nhất lịch sử là 110 đô-la Mỹ / thùng. Tạo tiền đề cho tăng giá các
nguyên vật liệu sản xuất công nghiệp khác như giá kim loại, giá thép,… đều tăng theo.
2. Trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như tác động của dịch bệnh và thiên tai ảnh
hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội. Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa toàn cầu được đẩy
nhanh hơn so với các giai đoạn trước, gây ra thu hẹp diện tích sử dụng đất nông nghiệp, từ đó
gián tiếp làm giảm sản lượng lương thực, thực phẩm. Vì vậy nên giá lương thực thực phẩm
trên thế giới tăng cao.
3. Trước tình hình giá dầu, nguyên liệu, lương thực thục phẩm tăng cao dẫn đến lạmphát tăng
cao vì thế đã bắt buộc các ngân hàng trung ương phải tăng các mức lãi suất để kiềm chế lại
lạm phát, cụ thể ngân hàng thuộc khu vực đồng Euro điều chỉnh lãi suất tăng từ 3,5%/năm
đến 3,75%/năm, sau đó đến 4,0%/năm; đáng chú ý tại Trung Quốc, ngân hàng trung ương đã
điều chỉnh tăng lại suất huy động liên tiếp sáu lần từ mức 6,12 đến 7,47%/năm.
Vì vậy một khối lượng tiền lớn được ngân hàng trung ương bơm vào cứu vãn nền kinh tế cũng
như hệ thống ngân hàng thương mại.
* Các nguyên nhân chính tại nền kinh tế ở Việt Nam:
1. Giá các nhiên liệu và nguyên vật liệu tăng theo giá thế giới: Khi lạm phát xảy ra trên thế
giới đã ảnh hưởng đến nguồn hàng nhập khẩu vào Việt Nam đặc biệt là các nguyên vật liệu
đầu vào của sản xuất. Từ đầu năm 2007 đến quý I năm 2008 giá xăng dầu đã điều chỉnh liên
tục tăng tới 4 lần tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng
7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Nhìn thấy rõ ràng khi
các nguyên vật liệu tăng thì chi phí sản xuất tăng cao đương nhiên kéo theo giá thành sẽ tăng
cao.
2. Nguồn cung lương thực và thực phẩm chịu tác động từ các yếu tố môi trường – khí hậu: Các
tỉnh Miền Trung, Việt Nam như Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, và các tỉnh Đồng
bằng Sông Cửu Long, chịu tác động rất lớn bởi sự thay đổi khí hậu và thiên tai bão lũ, tác động
đến hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm và năng suất khai thác thủy hải sản. Minh họa
trong năm 2008, khi giá cả các mặt hàng thực phẩm thế giới tăng cao tạo đà cho giá gạo xuất
khẩu và một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác đông lạnh như thuỷ hải sản gia tăng theo
cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong quý I năm 2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng
4,18% của quý I năm 2007.
3. Trong vòng 3 năm từ 2005 đến 2007, giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phục hồi tạo đà tăng
trưởng liên tục trên 8%, khiến cho Chính Phú tạo điều kiện thuận lời và khuyến khích đầu tư
với các chính sách tài chính cởi mở và thoáng nhằm thu hút các dòng vốn khác nhau, tuy nhiên
còn lỏng lẽo trong các khâu. Điều đó đã gián tiếp làm gia tăng lạm phát tăng lên mức trên
8,01%. Giai đoạn này cũng chứng kiến quá trình tăng trưởng tín dụng ngân hàng, các ngân
hàng thương mại đã nới lỏng điều kiện xét duyệt vay và tăng lãi suất lên cao để huy động vốn
nhanh, tạo ra nguy cơ nợ xấu cao ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế trung và dài hạn sau này,
và đây là nguyên nhân rất quan trọng gây nên sự lạm phát trong nền kinh tế.
4. Tham gia thị trường tài chính quốc tế: Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO giúp cho nước ta có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Tính riêng năm
2007 luồng vốn đầu tư nước ngoài FDI đã rót vào nước ta tăng FDI tăng 20,3 tỷ USD cao hơn
nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006. Đáng chú ý, dòng vốn này được chảy gián tiếp
thông qua chứng khoán và trái phiếu, điều này đã buộc ngân hàng nhà nước phải điều chỉnh
ổn định tỷ giá bằng cách cung nội tệ để mua ngoại tệ để không ảnh hưởng đến xuất khẩu, và
đây cũng là nguyên nhân tác động lên nền kinh tế làm dẫn đến lạm phát.
* Trước những dấu hiệu gia tăng lạmphát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Với những điểm đáng
chú ý được thực thi mạnh mẽ trong quý 1 năm 2008 như gồm:
1. Ràng buộc tỷ lệ dư nợ cho vay, quy định các mức chiết khấu cho các tài sản đầu tư,
hợp đồng, giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt được quá
20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
2. Điểu chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên mức 8,75%/năm
3. Phát hành trái phiếu, tín phiếu bắt buộc để có hơn 20.300 tỉ đồng.
Dưới tác động tiêu cực kể trên được thể hiện rõ rệt nhất trên thị trường chứng khoán cho
thấy thị trường tín dụng có dấu hiệu tiêu cực. Cho dù ngân hàng nhà nước có động thái bơm
tiền vào kinh tế, nhưng quá trình tái cấu trúc các khoản tín dụng và nợ xấu, cũng như tham gia
vào mua tín phiếu bắt buộc đã khiến cho ngân hàng thương mại phải khước từ cho vay vốn
tín dụng để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, lạm phát gia tăng cũng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao. Liên tiếp trong tháng 5 và
6-2008, lãi suất cơ bản được nâng lên 12%/năm đến rồi 14%/năm. Điều này khiến cho doanh
nghiệp cần sử dụng vốn lưu động buộc lựa chọn đánh đổi: dừng dự án hoặc chịu lãi suất cao
để tiếp tục. Đến cuối tháng 12 lãi suất này được điều chỉnh ổn định về mức 10%/năm.
Trênđây là nhữngnguyênnhângâyralạmphát caonăm 2008  cuộcchạyđualãi suất giữa
các ngân hàng năm 2008.
Phần tác động
Kể từ ngày 1/2/2008, ngân hàng Nhà nước đã quyết định tang mức lãi suất để thực hiện mục
tiêu giảm lạm phát, với mục đích là thu hút tiền về, và mong muốn giảm lượng tiền tệ lưu
thông trên thị trường. Theo TS. Nguyễn Thị Kim Thanh đã trích dẫn rằng mức tăng cao của lạm
phát đã dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, sự mất giá của các khoản tiền tiết
kiệm, không khuyến khích đầu tư và làm hạn chế tăng trưởng kinh tế, từ đó dẫn đến những
vấn đề khác trong xã hội. Quyết định này củangân hàng nhà nướcđã có những tác động không
nhỏ tới thị trường ngân hàng thương mại. Việc tăng lãi suất của ngân hàng nhà nước đã gia
tăng sự khan hiếm tiền mặt, động thái này đã khiếp các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng
lãi suất ở mức cao nhất từ trước đến nay, cụ thể là từ 1,12-0,48% so với trước đó. Sự kiện này
đã để lại những hệ quả đáng nhớ đối với nền kinh tế:
1, Việc tăng lãi suất đồng loạt ở các ngân hàng thương mại đã làm tăng lãi suất cho vay vốn
thị trường. Khi đó, các cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp gặp vấn đề về chi phí vốn vay, buộc
họ phải thay đổi giáthành trong sảnxuất và sản phẩm. Việc tăng vốn vay lànguyên nhân chính
dẫn đến giá thành tăng cao trên thị trường, tác động lớn tới đời sống xã hội và đi ngược lại
với mục tiêu kiềm chế lạm phát của ngân hàng Nhà nước đang đặt ra.
2, Thắt chặt chính sách tiền tệ và hạn chế tiền lưu thông trên thị trường đã vô tình phá hỏng
chính sách bình ổn giá, giá các mặt hàng lưu thông trong xã hội cũng đồng loạt tăng cao, giá
rau củ, thực phẩm, bất động sản, sắt thép, nhà ở…thời điểmtăng lãi suất là thời điểm sau tết
nguyên đán, nhu cầu dự trữ và tiêu dùng tăng cao.
3, Ngân hàng thương mại không đạt mục tiêu lợi nhuận. Việc tăng lãi suất đầu vào ở các ngân
hàng thương mại, đồng nghĩa với lãisuất huy động vốn tăng cao, gâyra khó khăn cho việckinh
doanh của ngân hàng thương mại, dẫn đến việc lợi nhuận ngày càng thấp và năng lực tài chính
và uy tín đi xuống. Khi lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt
buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho cáchoạt động kinh doanh khắc nhưng lãisuấtcho vay không
có tiến triển và sự chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào nhỏ dần. Tác giả Thùy Vinh
(2008) đã chỉ ra rằng nguồn thu từ lãi suất cho vay của ngân hàng ACB 6 tháng cuối năm sẽ
khó sánh được với 2 quý đầu năm vì tăng trưởng tín dụng ở ngưỡng 30%. Đồng thời tốc độ
tăng trưởng dư nợ chậm hơn tốc độc tăng huy động vốn.
4, Điều này đã làm cho việc vay vốn của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khó khăn hơn. Vì việc
vay vốn sẽ diễn ra khắt khe hơn, nên ngân hàng thương mại buộc phải lựa chọn khách hàng,
lựa chọn các dự án cho vay, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng.
Hơn nữa, ngân hàng càng chọn lọc các dự án cho vay, có nghĩa là nhiều hồ sơ sẽ bị từ chối và
ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của nền kinh tết do các các cá thể kinh doanh bị đình trệ do
không thể vay vốn. Bà Cao Thúy Nga, Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
cũng đã phát biểu rằng ngân hàng hạn chế cho vay vì không hiệu quả, trong khi đó nhu cầu
vốn cung cấp cho phát triển sản xuất kinh doanh lớn.
5, Có khuynh hướng gia tăng nợ xấu. Đức Cung trong bài ứng xử của ngành ngân hàng, tài
chính… trước khủng hoảng tài chính quốc tế (2008) đã chỉ ra rằng tình hình nợ xấu tại các ngân
hàng Việt Nam hiện nay khoảng 2,75% tổng vốn cho vay, có thể lên 4% vào cuối năm 2008.
Thực tế, nhiều ngân hàng lớn đã tuyên bố nợ xấu lên đến 5% - 6% vào thời điểm cuối năm
(Theo Minh Đức, 2008). Một phần lý do xuất phát từ sự suy giảmmạnh của thị trường chứng
khoán và bất động sản, ảnh hưởng đến chất lượng và quan hệ tín dụng của ngân hàng thương
mại.
Trích dẫn
1. Đức Cung. (2008). Ứng xử của ngành ngân hàng, tài chính… trước khủng hoảng tài
chính quốc tế. Trích xuất từ: https://nhandan.vn/nhan-dinh/ung-xu-cua-nganh-ngan-
hang-tai-chinh-truoc-khung-hoang-tai-chinh-quoc-te-598201/
2. Ngô Hương. (N/A). Không thể cho vay với lãi suất quá cao để nhận rủi ro lớn. Hà Nội
mới. Trích xuất từ http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Kinh-te/311272/khong-the-cho-
vay-voi-lai-suat-qua-cao-de-nhan-rui-ro-lon
3. Thùy Vinh. (2008). Bối rối với ngưỡng cản 30%. Trích xuất từ:
https://tinnhanhchungkhoan.vn/boi-roi-voi-nguong-can-30-post70796.html
4. TS. Nguyễn, T. K. T. (2009). Điềuhành chính sách tiềntệ năm 2008 và khuyến nghị chính
sách năm 2009. Truy xuất từ: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu
5. Matthew Robinson. Oil rallies to record $110 as dollar plumbs new low. Trích xuất từ:
https://www.reuters.com/article/us-markets-oil/oil-rallies-to-record-110-as-dollar-
plumbs-new-low-idUSSYD3274320080312
6. Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2008. Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Trích dẫn từ https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/04/tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-nam-2008/

More Related Content

What's hot

quản lý tài chính nông thôn
quản lý tài chính nông thônquản lý tài chính nông thôn
quản lý tài chính nông thôn
nganfuong411
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
XUAN THU LA
 
NEWS - Morning Call 02.22 (2)
NEWS - Morning Call 02.22 (2)NEWS - Morning Call 02.22 (2)
NEWS - Morning Call 02.22 (2)
Hung Quoc Nguyen
 
Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te
Quân Lê
 
Thuc trang2003
Thuc trang2003Thuc trang2003
Thuc trang2003
Nhoc Le
 
Kiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tienKiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tien
luckydoll9x
 
Download reportview
Download reportviewDownload reportview
Download reportview
Ngoc Dep
 

What's hot (20)

Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
Vi.20140905
Vi.20140905Vi.20140905
Vi.20140905
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
 
quản lý tài chính nông thôn
quản lý tài chính nông thônquản lý tài chính nông thôn
quản lý tài chính nông thôn
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
NEWS - Morning Call 02.22 (2)
NEWS - Morning Call 02.22 (2)NEWS - Morning Call 02.22 (2)
NEWS - Morning Call 02.22 (2)
 
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
 
Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAMPHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
 
Kinh tế việt nam 2010
Kinh tế việt nam 2010Kinh tế việt nam 2010
Kinh tế việt nam 2010
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Thuc trang2003
Thuc trang2003Thuc trang2003
Thuc trang2003
 
Kiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tienKiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tien
 
Bcvtvn q3 2014
Bcvtvn q3 2014Bcvtvn q3 2014
Bcvtvn q3 2014
 
Download reportview
Download reportviewDownload reportview
Download reportview
 
Omo
OmoOmo
Omo
 

Similar to Bt cuoi ky phan chung

Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
phamquyenbt9191
 
New microsoft office word document
New microsoft office word documentNew microsoft office word document
New microsoft office word document
Zun Luong
 

Similar to Bt cuoi ky phan chung (20)

TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Can can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te BopCan can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te Bop
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
Kehoachkiemtoan
 
Nhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docxNhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docx
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
1212 le thi loi
1212 le thi loi1212 le thi loi
1212 le thi loi
 
New microsoft office word document
New microsoft office word documentNew microsoft office word document
New microsoft office word document
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 

More from Nguyen Vu Quang

Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốnPhân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Nguyen Vu Quang
 
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Nguyen Vu Quang
 
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đấtQuy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
Nguyen Vu Quang
 

More from Nguyen Vu Quang (10)

Bài tập nguyên lý kế toán
Bài tập nguyên lý kế toánBài tập nguyên lý kế toán
Bài tập nguyên lý kế toán
 
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốnPhân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Phân tích ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
 
TIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docx
TIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docxTIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docx
TIEU LUAN - TAI CHINH DINH LUONG - PVT final.docx
 
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdfTIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
 
Nhom 11 chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020
Nhom 11  chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020Nhom 11  chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020
Nhom 11 chapter 10 - credit analysis - vre 2018-2020
 
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
 
Tiểu luận - Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam từ 2000-2010
Tiểu luận - Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam từ 2000-2010Tiểu luận - Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam từ 2000-2010
Tiểu luận - Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam từ 2000-2010
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
 
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đấtQuy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
Quy Trình xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong nước và đất
 
Nhom 3 bai thuyet trinh phan doc hieu
Nhom 3 bai thuyet trinh   phan doc hieuNhom 3 bai thuyet trinh   phan doc hieu
Nhom 3 bai thuyet trinh phan doc hieu
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Bt cuoi ky phan chung

  • 1. Phần nguyên nhân Năm 2007 lạm phát ở Việt Nam tăng cao ở mức 12,63%. So sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%, Thái Lan: 3,21%, Khu vực đồng Euro: 3,07%, Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam cao hơn. Sang Quý I năm 2008 lạm phát của Việt Nam là 9,19%, vẫn cao hơn so với mức 3,02% của Quý I năm 200707 chiếm khoảng trên 70% so với mức tăng của cả năm 2007. Trong vòng 12 năm thì đây là mức tang cao nhất. Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau: * Các nguyên nhân chính: 1. Tác động của giá nhiên liệu dầu thô đến giá cả các mặt hàng sản xuất: Với sự tăng trưởng mạnh mẽ nền công nghiệp tại các nước khu vực châu Á – Thái Bình dương trong giai đoạn từ năm 2003 – 2006, mà tiêu biểu là Trung Quốc, khiến cho nhu cầu cao về nhiên liệu đầu vào như dầu thô, khí tự nhiên, xăng dầu đã đẩy cao như cầu năng lượng trên toàn thế giới. Thêm nữa, các vấn đề nóng tại khu vực Trung Đông, các phiến quân nổi dậy, khủng bố tăng thêm bất ổn chính trị là nguyên nhân trực tiếp đưa giá dầu lên cao nhât trong lịch sử, cũng như năng lực khai thác của Mỹ và OPEC, thể hiện rõ rệt nhất vào tháng 3 năm 2008, giá dầu thô Brent chạm mức cao nhất lịch sử là 110 đô-la Mỹ / thùng. Tạo tiền đề cho tăng giá các nguyên vật liệu sản xuất công nghiệp khác như giá kim loại, giá thép,… đều tăng theo. 2. Trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như tác động của dịch bệnh và thiên tai ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội. Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa toàn cầu được đẩy nhanh hơn so với các giai đoạn trước, gây ra thu hẹp diện tích sử dụng đất nông nghiệp, từ đó gián tiếp làm giảm sản lượng lương thực, thực phẩm. Vì vậy nên giá lương thực thực phẩm trên thế giới tăng cao. 3. Trước tình hình giá dầu, nguyên liệu, lương thực thục phẩm tăng cao dẫn đến lạmphát tăng cao vì thế đã bắt buộc các ngân hàng trung ương phải tăng các mức lãi suất để kiềm chế lại lạm phát, cụ thể ngân hàng thuộc khu vực đồng Euro điều chỉnh lãi suất tăng từ 3,5%/năm đến 3,75%/năm, sau đó đến 4,0%/năm; đáng chú ý tại Trung Quốc, ngân hàng trung ương đã điều chỉnh tăng lại suất huy động liên tiếp sáu lần từ mức 6,12 đến 7,47%/năm. Vì vậy một khối lượng tiền lớn được ngân hàng trung ương bơm vào cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng thương mại. * Các nguyên nhân chính tại nền kinh tế ở Việt Nam: 1. Giá các nhiên liệu và nguyên vật liệu tăng theo giá thế giới: Khi lạm phát xảy ra trên thế giới đã ảnh hưởng đến nguồn hàng nhập khẩu vào Việt Nam đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất. Từ đầu năm 2007 đến quý I năm 2008 giá xăng dầu đã điều chỉnh liên tục tăng tới 4 lần tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Nhìn thấy rõ ràng khi
  • 2. các nguyên vật liệu tăng thì chi phí sản xuất tăng cao đương nhiên kéo theo giá thành sẽ tăng cao. 2. Nguồn cung lương thực và thực phẩm chịu tác động từ các yếu tố môi trường – khí hậu: Các tỉnh Miền Trung, Việt Nam như Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, chịu tác động rất lớn bởi sự thay đổi khí hậu và thiên tai bão lũ, tác động đến hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm và năng suất khai thác thủy hải sản. Minh họa trong năm 2008, khi giá cả các mặt hàng thực phẩm thế giới tăng cao tạo đà cho giá gạo xuất khẩu và một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác đông lạnh như thuỷ hải sản gia tăng theo cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong quý I năm 2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I năm 2007. 3. Trong vòng 3 năm từ 2005 đến 2007, giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phục hồi tạo đà tăng trưởng liên tục trên 8%, khiến cho Chính Phú tạo điều kiện thuận lời và khuyến khích đầu tư với các chính sách tài chính cởi mở và thoáng nhằm thu hút các dòng vốn khác nhau, tuy nhiên còn lỏng lẽo trong các khâu. Điều đó đã gián tiếp làm gia tăng lạm phát tăng lên mức trên 8,01%. Giai đoạn này cũng chứng kiến quá trình tăng trưởng tín dụng ngân hàng, các ngân hàng thương mại đã nới lỏng điều kiện xét duyệt vay và tăng lãi suất lên cao để huy động vốn nhanh, tạo ra nguy cơ nợ xấu cao ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế trung và dài hạn sau này, và đây là nguyên nhân rất quan trọng gây nên sự lạm phát trong nền kinh tế. 4. Tham gia thị trường tài chính quốc tế: Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO giúp cho nước ta có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Tính riêng năm 2007 luồng vốn đầu tư nước ngoài FDI đã rót vào nước ta tăng FDI tăng 20,3 tỷ USD cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006. Đáng chú ý, dòng vốn này được chảy gián tiếp thông qua chứng khoán và trái phiếu, điều này đã buộc ngân hàng nhà nước phải điều chỉnh ổn định tỷ giá bằng cách cung nội tệ để mua ngoại tệ để không ảnh hưởng đến xuất khẩu, và đây cũng là nguyên nhân tác động lên nền kinh tế làm dẫn đến lạm phát. * Trước những dấu hiệu gia tăng lạmphát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Với những điểm đáng chú ý được thực thi mạnh mẽ trong quý 1 năm 2008 như gồm: 1. Ràng buộc tỷ lệ dư nợ cho vay, quy định các mức chiết khấu cho các tài sản đầu tư, hợp đồng, giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt được quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng 2. Điểu chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên mức 8,75%/năm 3. Phát hành trái phiếu, tín phiếu bắt buộc để có hơn 20.300 tỉ đồng. Dưới tác động tiêu cực kể trên được thể hiện rõ rệt nhất trên thị trường chứng khoán cho thấy thị trường tín dụng có dấu hiệu tiêu cực. Cho dù ngân hàng nhà nước có động thái bơm tiền vào kinh tế, nhưng quá trình tái cấu trúc các khoản tín dụng và nợ xấu, cũng như tham gia vào mua tín phiếu bắt buộc đã khiến cho ngân hàng thương mại phải khước từ cho vay vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, lạm phát gia tăng cũng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao. Liên tiếp trong tháng 5 và 6-2008, lãi suất cơ bản được nâng lên 12%/năm đến rồi 14%/năm. Điều này khiến cho doanh nghiệp cần sử dụng vốn lưu động buộc lựa chọn đánh đổi: dừng dự án hoặc chịu lãi suất cao để tiếp tục. Đến cuối tháng 12 lãi suất này được điều chỉnh ổn định về mức 10%/năm.
  • 3. Trênđây là nhữngnguyênnhângâyralạmphát caonăm 2008  cuộcchạyđualãi suất giữa các ngân hàng năm 2008.
  • 4. Phần tác động Kể từ ngày 1/2/2008, ngân hàng Nhà nước đã quyết định tang mức lãi suất để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát, với mục đích là thu hút tiền về, và mong muốn giảm lượng tiền tệ lưu thông trên thị trường. Theo TS. Nguyễn Thị Kim Thanh đã trích dẫn rằng mức tăng cao của lạm phát đã dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, sự mất giá của các khoản tiền tiết kiệm, không khuyến khích đầu tư và làm hạn chế tăng trưởng kinh tế, từ đó dẫn đến những vấn đề khác trong xã hội. Quyết định này củangân hàng nhà nướcđã có những tác động không nhỏ tới thị trường ngân hàng thương mại. Việc tăng lãi suất của ngân hàng nhà nước đã gia tăng sự khan hiếm tiền mặt, động thái này đã khiếp các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất ở mức cao nhất từ trước đến nay, cụ thể là từ 1,12-0,48% so với trước đó. Sự kiện này đã để lại những hệ quả đáng nhớ đối với nền kinh tế: 1, Việc tăng lãi suất đồng loạt ở các ngân hàng thương mại đã làm tăng lãi suất cho vay vốn thị trường. Khi đó, các cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp gặp vấn đề về chi phí vốn vay, buộc họ phải thay đổi giáthành trong sảnxuất và sản phẩm. Việc tăng vốn vay lànguyên nhân chính dẫn đến giá thành tăng cao trên thị trường, tác động lớn tới đời sống xã hội và đi ngược lại với mục tiêu kiềm chế lạm phát của ngân hàng Nhà nước đang đặt ra. 2, Thắt chặt chính sách tiền tệ và hạn chế tiền lưu thông trên thị trường đã vô tình phá hỏng chính sách bình ổn giá, giá các mặt hàng lưu thông trong xã hội cũng đồng loạt tăng cao, giá rau củ, thực phẩm, bất động sản, sắt thép, nhà ở…thời điểmtăng lãi suất là thời điểm sau tết nguyên đán, nhu cầu dự trữ và tiêu dùng tăng cao. 3, Ngân hàng thương mại không đạt mục tiêu lợi nhuận. Việc tăng lãi suất đầu vào ở các ngân hàng thương mại, đồng nghĩa với lãisuất huy động vốn tăng cao, gâyra khó khăn cho việckinh doanh của ngân hàng thương mại, dẫn đến việc lợi nhuận ngày càng thấp và năng lực tài chính và uy tín đi xuống. Khi lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho cáchoạt động kinh doanh khắc nhưng lãisuấtcho vay không có tiến triển và sự chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào nhỏ dần. Tác giả Thùy Vinh (2008) đã chỉ ra rằng nguồn thu từ lãi suất cho vay của ngân hàng ACB 6 tháng cuối năm sẽ khó sánh được với 2 quý đầu năm vì tăng trưởng tín dụng ở ngưỡng 30%. Đồng thời tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm hơn tốc độc tăng huy động vốn. 4, Điều này đã làm cho việc vay vốn của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khó khăn hơn. Vì việc vay vốn sẽ diễn ra khắt khe hơn, nên ngân hàng thương mại buộc phải lựa chọn khách hàng, lựa chọn các dự án cho vay, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng càng chọn lọc các dự án cho vay, có nghĩa là nhiều hồ sơ sẽ bị từ chối và ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của nền kinh tết do các các cá thể kinh doanh bị đình trệ do không thể vay vốn. Bà Cao Thúy Nga, Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng đã phát biểu rằng ngân hàng hạn chế cho vay vì không hiệu quả, trong khi đó nhu cầu vốn cung cấp cho phát triển sản xuất kinh doanh lớn. 5, Có khuynh hướng gia tăng nợ xấu. Đức Cung trong bài ứng xử của ngành ngân hàng, tài chính… trước khủng hoảng tài chính quốc tế (2008) đã chỉ ra rằng tình hình nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay khoảng 2,75% tổng vốn cho vay, có thể lên 4% vào cuối năm 2008. Thực tế, nhiều ngân hàng lớn đã tuyên bố nợ xấu lên đến 5% - 6% vào thời điểm cuối năm (Theo Minh Đức, 2008). Một phần lý do xuất phát từ sự suy giảmmạnh của thị trường chứng
  • 5. khoán và bất động sản, ảnh hưởng đến chất lượng và quan hệ tín dụng của ngân hàng thương mại. Trích dẫn 1. Đức Cung. (2008). Ứng xử của ngành ngân hàng, tài chính… trước khủng hoảng tài chính quốc tế. Trích xuất từ: https://nhandan.vn/nhan-dinh/ung-xu-cua-nganh-ngan- hang-tai-chinh-truoc-khung-hoang-tai-chinh-quoc-te-598201/ 2. Ngô Hương. (N/A). Không thể cho vay với lãi suất quá cao để nhận rủi ro lớn. Hà Nội mới. Trích xuất từ http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Kinh-te/311272/khong-the-cho- vay-voi-lai-suat-qua-cao-de-nhan-rui-ro-lon 3. Thùy Vinh. (2008). Bối rối với ngưỡng cản 30%. Trích xuất từ: https://tinnhanhchungkhoan.vn/boi-roi-voi-nguong-can-30-post70796.html 4. TS. Nguyễn, T. K. T. (2009). Điềuhành chính sách tiềntệ năm 2008 và khuyến nghị chính sách năm 2009. Truy xuất từ: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu 5. Matthew Robinson. Oil rallies to record $110 as dollar plumbs new low. Trích xuất từ: https://www.reuters.com/article/us-markets-oil/oil-rallies-to-record-110-as-dollar- plumbs-new-low-idUSSYD3274320080312 6. Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2008. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Trích dẫn từ https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/04/tinh-hinh- kinh-te-xa-hoi-nam-2008/