SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 1
Bài tiểu luận môn Tài Chính Tiền Tệ
Tên đề tài: Thực trạng lãi suất huy động vốn bằng VNĐ của các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam trong thời gian vừa qua ( 2008-2011)
Lời nói đầu
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển
các ngành kinh tế nước ta.Một trong số đó là vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
sản xuất. Nói đến vốn chúng ta sẽ nhắc tới lãi suất cho vay của các ngân hàng thương
mại đối với các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, lãi suất huy động vốn bằng
VNĐ có nhiều biến động, và ngân hàng thương mại đã có nhiều điều chỉnh mới là
mối quan tâm của nhiểu người. Vì vậy em xin trình bày bài tiểu luận môn Tài Chính
Tiền Tệ với đề tài: Thực trạng lãi suất huy động vốn bằng VNĐ của các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam trong thời gian vừa qua ( 2008-2011). Bài tiểu luận còn nhiều
thiếu sót, em hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy. Em xin chân thành cảm
ơn!
I. TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT
1. Khái niệm
Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng (là tỷ số giữa tổng số
lợi tức và tổng số tiền cho vay), vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong
một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ
lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất
định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu
của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
Tóm lại, lãi suất huy động vốn là là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một
thời gian nhất định mà người đi vay phải trả cho người cho vay.
2. Các nhân tố tác động đến lãi suất huy động
- Sự thay đổi của cung cầu tiền tệ
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 2
- Sự chi tiêu của Chính phủ
- Chính sách tiền tệ
- Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư
3. Vai trò, tác động của lãi suất đến việc huy động vốn trong nền kinh tế thị
trường
a. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm.
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia làm hai bộ phận: Tiêu dùng và Tiết
kiệm. Do đó, khi lãi suất tăng đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ
khuyến khích tiết kiệm, làm tiết kiệm tăng.
b. Lãi suất với đầu tư.
Hoạt động đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập, chi phí kỳ
vọng trong kinh doanh. Khi lãi suất ở mức cao, ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ
mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, ngược lại khi lãi
suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu
đầu tư tăng
c. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu.
Tỷ giá trong ngắn hạn chịu ảnh hưởng của lãi suất: lãi suất là tiển gửi nội tệ và ngoại
tệ. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng (lãi suất thực không
đổi ) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát
không đổi) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng. Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ
tăng, đồng nội tệ giảm giá (tỷ giá giảm ) và ngược lại
d. Lãi suất với lạm phát.
Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút
phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm
lượng tiền cung ứng cũng sẽ giảm và lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng
góp phần chống lạm phát.
e. Vai trò của lãi suất đến việc huy động vốn.
Lãi suất là chi phí huy động vốn của doanh nghiệp và ngân hàng. Các doanh nghiệp
phải xem xét khả năng lợi nhuận thu được với chi phí huy động vốn bỏ ra để quyết
định huy động vốn từ nguồn nào và đầu tư vào đâu để có lợi cho doanh nghiệp nhất.
Còn ngân hàng phải xem xét giữa lãi suất huy động với khả năng cho vay ở mức lãi
suất cao hơn để đưa ra phương hướng hoạt động đảm bảo mục tiêu của ngân hàng tồn
tại và phát triển.
II. THỰC TRẠNG LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN BẰNG VNĐ CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 3
1. Biến động lãi suất năm 2008
1.1. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam năm 2008
Đầu năm 2008, trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà
nước đã đưa ra Quyết định về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu
thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng
dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước mở
rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ
hạn và có kỳ hạn. Tiếp đó là quyết định về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà
nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu
hút 20.300 tỉ đồng. Các ngân hàng thương mại đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn
cung tiền đồng sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng thiếu hụt
tiền đồng của các ngân hàng thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân
hàng trong vòng một tháng qua đã có lúc lên tới 30%. Điều này đã đẩy các ngân hàng
đến chỗ đua nhau tăng lãi suất huy động. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã
quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm nhằm hạn chế cuộc đua này
1.2. Thực trạng lãi suất huy động vốn của các NHTM năm 2008
Năm 2008 gồm 2 giai đoạn chính: cuộc đua tăng lãi suất của các NHTM vào nửa đầu
năm 2008 và một cuộc đua khác theo chiều ngược lại là giảm lãi suất, dù độ quyết
liệt kém hơn.
6 tháng đầu năm 2008, lãi suất tăng mạnh :
Từ mức lãi suất tháng 1 là 8,5%, các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua lãi suất, khởi
đầu là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Lãi suất tăng cao đến đỉnh điểm
vào tháng 6 năm 2008 là 18,5%. Hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng có lãi
suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Đây là lý do để có ngân
hàng buộc phải cấp tốc điều chỉnh lãi suất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường do
lạm phát trong nước cao 19.39% vào 1/2008. Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ
làm khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút khiến các NH không muốn đẩy mạnh
cho vay mà chú trọng vào việc bảo đảm an toàn hoạt động.
Mặt khác kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu thế giới.
Cú sốc giá lương thực thực phẩm, giá dầu, giá phôi thép, giá phân bón khiến hàng nội
địa tăng giá chóng mặt trong nửa đầu năm 2008. Trước tình hình đó NHNN thắt chặt
chính sách tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%/năm và nâng
lãi suất cơ bản từ 8.25% lên 8.75%/năm kể từ 01/02/2008 lãi suất huy động có lúc lên
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 4
trên 20%, lãi suất cho vay cũng tăng lên ở mức tương ứng, rút tiền khỏi thị trường
thông qua việc phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc 17/03/2008, đồng thời
buộc Kho bạc rút 50.000 tỷ từ các Ngân hàng Thương mại làm cho tính thanh khoản
của các ngân hàng bị chặn đột ngột điều này gây ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng
thể hiện rõ qua làn sóng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn trong toàn hệ thống
ngân hàng.
Mặc dù tùy thuộc vào chiến lược của từng ngân hàng nhưng nhìn chung các ngân
hàng đều gặp phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay. Trong
tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng, có tới 80% là tiền gửi có kỳ hạn ngắn (dưới 6
tháng). Nhưng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển lại rất lớn
với kỳ hạn thường kéo dài từ 1 năm trở lên.Trong khi đó, thị trường chứng khoán và
thị trường trái phiếu chưa phát triển nên gánh nặng về nguồn vốn trung và dài hạn
chủ yếu dồn lên vai các ngân hàng thương mại. Bởi vậy, áp lực trong cân đối nguồn
vốn các kỳ hạn của các ngân hàng là không hề nhỏ. Để thu hút nguồn vốn các ngân
hàng đã tăng lãi suất để thu hút vốn.
Thêm vào đó, sự ấm lên của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng
có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng. “Một nguồn vốn
không nhỏ đã dịch chuyển từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này”. Và cũng không
phải ngẫu nhiên có những khoản vay trong các chương trình cho vay tiêu dùng của
các ngân hàng với lãi suất khá cao đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất
động sản. Đó là chưa kể những đợt sóng trên thị trường vàng và thị trường ngoại hối
cũng khiến nhà đầu tư “sốt sắng” tham gia.
1 số ví dụ điển hình về các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất 6 tháng đầu năm:
- Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): lãi suất cho các kỳ hạn từ 1 đến 12
tháng là 15,12-15,48% mỗi năm, với kỳ hạn 13 tháng trở lên là 15,24%.
- Lãi suất cao nhất tại Viettinbank là 16% mỗi năm cho kỳ hạn 12 tháng. Với kỳ hạn
3 tháng, lãi suất là 15% và cho kỳ hạn 6-9 tháng là 15,5%.
- Tại TP HCM, ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tiến hành nâng mức lãi suất
huy động tiền gửi VND từ 16,08% lên 18,08% mỗi năm cho những khách hàng tham
dự sản phẩm "Siêu lãi suất - siêu linh hoạt".
Một thực tế khác đó là khi mà các NHTM đang ra sức chạy đua để tăng lãi suất huy
động lên cao thì chắc chắn là lãi suất cho vay cũng không nằm ngoài cuộc chạy đua
này. Diễn biến lãi suất phản ánh tác động tiêu cực của cả lạm phát và giảm phát lên
hoạt động của hầu hết các DN. Lãi suất nóng (tháng 5 – 6/2008) khiến DN phải vay
với lãi suất cao khiến cho chi phí tài chính tăng mạnh, ảnh hưởng tới lợi nhuận của
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 5
DN. Báo cáo của VCCI (phòng thương mại và công nghiệp VN) tháng 7/2008 cho
thấy có tới 93% DN cho rằng việc lãi suất NH tăng cao đã gây ảnh hưởng xấu tới
hoạt động SXKD. Và ảnh hưởng của lãi suất tới DN được thể hiện:
- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả SXKD của hầu hết các DN đã bị giảm sút,
nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ nên khả năng trả nợ là khó khăn.
- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng
hầu hết các DN buộc phải cơ cấu lại hoạt động SXKD, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp
quy mô và phạm vi hoạt động
- Nhiều DN có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có
khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động SXKD đã phải ngừng hoạt động, giải thể
và phá sản.
6 tháng cuối năm lãi suất giảm mạnh:
Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, các ngân hàng lại bước vào cuộc đua lãi suất mới nhưng với
xu hướng ngược lại so với 6 tháng đầu năm. Cuộc đua ban đầu chỉ mới nhích nhẹ từ
18,5% xuống còn 17,5% và bắt đầu giảm mạnh từ tháng 10 năm 2008.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do các ngân hàng đã giữ được tính thanh khoản
của dòng tiền, đảm bảo được độ an toàn cao và tính rủi ro thấp. Mặt khác, sau 6 tháng
đã huy động được một lượng tiền khổng lồ về thì nay các ngân hàng giảm lãi suất cho
vay để kích thích người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất cũng như cho các doanh
nghiệp vay để đầu tư. Ngân hàng nào cũng chỉ muốn cho vay khách hàng tốt, nhưng
khách hàng tốt thì chỉ vay khi lãi suất ở mức hợp lý (chỉ có khách hàng xấu là vay
bằng mọi giá). Vì vậy để có vốn rẻ khuyến khích nhu cầu vay của doanh nghiệp tốt
thì phải hạ lãi suất huy động.
Thứ hai, tín hiệu tích cực từ lạm phát và chuyển biến kinh tế vĩ mô cũng là cơ sở để
có được sự điều chỉnh này. Lạm phát có chiều hướng giảm - Do dư nợ tăng thấp nên
vốn khả dụng VND dư thừa tương đối nhiều, cộng thêm tình hình kinh tế có dấu hiệu
giảm phát, các NH đã liên tục hạ LS tiền gửi VND. Từ 16,5%- 17,5%/năm giảm về
từ 10,5%-14,5%/năm.
Và thứ ba, trên cơ sở xem xét các nhu cầu tín dụng, cân đối khả năng huy động cũng
như yêu cầu quản trị , các ngân hàng đã có quyết định phù hợp với trường hợp của
mình, cũng như theo hướng chung của hệ thống. Trong bối cảnh khó khăn của nền
kinh tế, chi phí đầu vào tăng lên, khi có điều kiện các ngân hàng sẽ xem xét để có
điều chỉnh hợp lý, tính đến cả mục tiêu lợi nhuận của mình nữa, cùng với nhận định
việc giảm lãi suất huy động sẽ không ảnh hưởng lớn tới tốc độ huy động trong thời
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 6
gian tới.
1.3. Nguyên nhân chủ yếu
Dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế
do tác động của lạm phát và lòng tin. Về phía các NHTM, điều kiện kinh doanh thuận
lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín
dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối
một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn
theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong bối cảnh đó, khi Ngân
hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt một cách quyết liệt nhằm thu về
một khối lượng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lưu thông thì một số NHTM
không thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư.
Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa
học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn
giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu
ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng.
Sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng trong thời gian qua, có nguyên nhân từ
việc nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang hoặc sắp xảy ra với
ngân hàng. Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm mạnh cổ phiếu của các ngân hàng
thương mại cổ phần, đặc biệt là hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng
xuất phát từ vấn đề thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn định.
Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín
nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng
tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác
không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt
với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả
năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác
2. Biến động lãi suất năm 2009
2.1.Chính sách lãi suất của NHNN VN năm 2009
Sau 10 tháng duy trì ổn định, từ ngày 1/12/09, lãi suất cơ bản tăng từ 7% lên
8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7% lên 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ
5% lên 6%/năm. Điều chỉnh này của NHNN với mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010.
2.2 Thực trạng lãi suất huy động vốn tại các NHTM năm 2009
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 7
Ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng nhẹ. Một lý
giải chắc chắn cho đợt điều chỉnh lãi suất huy động mới của các NH, vốn không chỉ
dừng lại ở khối các NHTMCP, là nhằm chuẩn bị một nguồn vốn dồi dào trước các dự
báo cho rằng nhu cầu vốn của DN sẽ đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009. Các điều
chỉnh tăng vì thế được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36
tháng. Ngày 12.3 của các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng mức lãi suất huy
động cao nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn lần lượt được điều
chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ hạn 3
tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi xuất 7,44%/năm,
7,524%/năm và 8,004%/năm.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động Việt nam đồng
(VND) ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế
tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM
chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần. Trong tuần đầu tiên của tháng 5,
lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ. Ở khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy động VND
không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và
12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không
kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là
7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của tháng 5, làn sóng tăng lãi
suất huy động bằng VND tăng khá mạnh. Cụ thể, tại Ngân hàng An Bình, mức lãi
suất đỉnh đã lên tới 9,7% khi khách hàng gửi tiết kiệm bậc thang với kỳ hạn dài và số
tiền lớn. Với kỳ hạn 18 tháng, người gửi tiền được hưởng lãi suất 9%/năm; 24 tháng:
9,2%/năm; 36 tháng: 9,4%/năm; 60 tháng: 9,5%/năm. trong tuần đầu tiên của tháng
5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ, ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước, lãi
suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6
tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối ngân hàng thương mại cổ phần,
mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có
mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm.
Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên
đến 9,5%. Cụ thể, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) lãi suất tăng mạnh
ở các kỳ hạn dài đều trên 9% và 36 tháng đã lên đến đỉnh 9,5%. Với Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), ngay khi lãi suất của nhiều
ngân hàng tăng mạnh, ngân hàng nay cũng đã áp dụng lãi suất cao nhất lên tới
9,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có mức cao, 9,1% và
9,3%.
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 8
Tiếp tục sau đó các ngân hàng thương mại đưa ra các mức lãi suất huy động cơ bản
như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi
xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8 lãi suất huy động vốn VND đã lên tới
đỉnh là 10.3%.
Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND với
mức từ 0,1-0,3%/năm và tăng lãi suất huy động USD từ 0,1-0,2%/năm ở hầu hết các
kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Hiện nay, lãi suất của các ngân hàng đã lên tới
9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.
Ngày 25/11/2009, NHNN bất ngờ công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản lên mức
8% năm, áp dụng từ ngày 1/12/2009. Đây là quyết định khá bất ngờ, bởi trong 11
tháng liên tiếp duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7%/năm, NHNN vẫn khẳng định sẽ giữ
mức này tối thiểu đến hết năm 2009. Với mức lãi suất cơ bản mới, trần lãi suất kinh
doanh tại các ngân hàng thương mại sẽ là 12%/năm, thay vì mức 10,5%/năm trước
đó. NHNN cũng tăng một loạt lãi suất tái cấp vốn (từ 7% lên 8%/năm) và lãi suất
chiết khấu (từ 5% lên 6%/năm). Các mức lãi suất mới này cũng sẽ có hiệu lực từ
ngày 1/12, qua đó gián tiếp hạn chế tín dụng bằng cách tăng chi phí vốn của các ngân
hàng thương mại. Với trần lãi suất kinh doanh 12%/năm theo mức lãi suất cơ bản
mới, các ngân hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn để “kéo” khách hàng đến gửi tiền, tăng
cơ hội giành nguồn vốn từ các kênh đầu tư khác như vàng hay chứng khoán.
2.3. Nguyên nhân chủ yếu
Có thể thấy, thực tế lãi suất huy động tăng gần sát lãi suất cho vay đã phản ánh sự
căng thẳng nguồn vốn của các ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các ngân
hàng tiến vào cuộc đua lãi suất vào cuối năm.
Trước hết là do áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của chính phủ
và nhu cầu đáo hạn các khoản tiền gởi vào cuối năm. Khi ngân hàng thực hiện hỗ trợ
lãi suất, một yêu cầu bắt buộc là không được từ chối cho vay nếu đối tượng đủ điều
kiện. Hơn nữa, những hợp đồng tín dụng đã ký từ trước đã đến ngày giải ngân cũng
là một áp lực về vốn đối với ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn không chỉ
đến với ngân hàng thương mại mà cả đối với Ngân hàng Nhà nước. Bởi lẽ, nếu giữ
nguyên hoặc hạ lãi suất cơ bản để hạ giá vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ chống suy
giảm kinh tế thì phải đối mặt với áp lực cung cầu vốn trên thị trường. Và điều này lại
mâu thuẫn với việc nâng lãi suất cơ bản để giải tỏa cơn khát vốn cho ngân hàng.
Mặt khác, để ổn định tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, chính phủ phải bảo vệ sự ổn
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 9
định của lượng tiền cung ứng tăng thêm, do thực tế, nếu phát hành thêm một đồng thì
vòng quay của một đồng đó trong một năm lên tới 4,85 lần.
Ngoài ra, do tác động của việc nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ, nhất là cơ chế
hỗ trợ lãi suất trong 10 tháng đầu năm 2009, làm cho việc kiểm soát tốc độ tăng ở
mức hợp lý của hai chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không thuận lợi đối
với việc kiềm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong các tháng cuối năm
2009 và sẽ kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động tiền tệ.
3. Biến động lãi suất năm 2010
3.1. Chính sách lãi suất của NHNN VN năm 2010
Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như trên
thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn
phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009. Trước
những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN
thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ
tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu
quả.
Ngày 03/3/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số
02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam
của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, TCTD ấn định
lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá)
của các tổ chức (trừ TCTD) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi
hình thức không vượt quá 14%/năm. Đồng thời NHNN cũng cử các đoàn kiểm tra
phải báo cáo hàng ngày với Thống đốc về tình trạng huy động lãi suất trên địa bàn.
Trên thị trường OMO( nghiệp vụ thị trường mở), NHNN có thời điểm mỗi ngày bơm
20.000 tỷ đồng để bình ổn thị trường.
Ngày 24/06/2010 NHNN đã ra quyết định số 1565/QĐ-NHNN lãi suất cơ bản bằng
VNĐ là 8%/năm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/ 2010. Theo đó, NHNN đã
duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng
đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép
của lạm phát. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo
quy luật thị trường, có sự quản lý của nhà nước, NHNN từng bước bỏ các quy định
rằng buộc về các loại lãi suất của các TCTD. Tuy nhiên trong năm vừa qua, chính
sách điều hành cũng như chính sách lãi suất vẫn bị chi phối bởi chính sách kinh tế đa
mục tiêu, chịu áp lực lớn từ biện pháp kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, đã tạo ra
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 10
những khó khăn nhất định trong công tác điều hành ổn định mặt bằng lãi suất của
NHNN.
3.2. Thực trạng lãi suất huy động vốn tại các NHTM VN năm 2010
Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm
2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và
duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính
đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ hạn so với
cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Chúng ta có thể thấy rằng là lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai
mốc tăng tương đối ổn định. Nếu như trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình
quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì
bước sang tháng đầu tiên của Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được
xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng
lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên
một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy
động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng
cơ chế lãi suất thỏa thuận vì vậy đến tháng 7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng
lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các
NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ
mặt bằng lãi suất của thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong
nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực ngân hàng khi mà tăng trưởng tín dụng
có xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Và như vậy là sau khi
tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm
đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10.
Sau những diễn biến khó lường của tỷ giá và giá vàng trong nước vào những ngày
cuối tháng 10/2010, trong cuộc họp ngày 04/11, Ủy ban Giám sát tài Chính Quốc gia
công bố thả nổi lãi suất theo thị trường. Ngày 05/11, NHNN tăng lãi suất cơ bản từ
8% lên 9%. Các thành viên Hiệp hội ngân hàng nâng mức lãi suất huy động đồng
thuận lên trần 12%/năm.
Tuy nhiên liên tục sau đó các NHTM nhỏ cạnh tranh lãi suất huy động, đẩy lên mặt
bằng 14%/năm, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng lên trên
13%/năm, có thời điểm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 20%/năm Cho
đến ngày 15/10/2010, trên bình diện tốc độ huy động vốn đã được cải thiện rất nhiều
so với năm 2009 và trước nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất vay vốn ngày càng cao, dưới
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 11
sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lần
nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm
phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai
đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên
9%. Sau những diễn biến khó lường của tỷ giá và giá vàng trong nước vào những
ngày cuối tháng 10/2010, trong cuộc họp ngày 04/11, Ủy ban Giám sát tài Chính
Quốc gia công bố thả nổi lãi suất theo thị trường. Điều này đã châm ngòi nổ cho các
NHTM có cuộc đua tăng lãi suất huy động. Một ví dụ tiêu biểu đó là ngày 8/12,
Techcombank công bố thực hiện chương trình “3 ngày vàng” với lãi suất 17,6%/năm,
tạo tiền đề cho các NHTM nhỏ chuyển sang thỏa thuận ngầm với khách hàng với lãi
suất 17 – 18%/năm.
3.3. Nguyên nhân chủ yếu
Như vậy, có thể thấy rằng, mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng trong năm do
một số nguyên nhân chính: Nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng
tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế; Chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do
tác động trễ của các chính sách năm 2009 (trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng chỉ
giữ được ổn định từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng còn lại biến động tăng cao đã ảnh
hưởng đến nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các biện pháp điều hành
chính sách tiền tệ của NHNN); Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTD
và tâm lý, kỳ vọng của người dân.
4. Biến động lãi suất những tháng đầu năm 2011
Để ổn định thị trường tiền tệ năm 2011, báo cáo của NHNN đưa ra giải pháp kiềm
chế lạm phát ở mức thấp nhất ngay từ những tháng đầu năm (6 tháng đầu năm dưới
3,5%), phấn đấu đạt mục tiêu lạm phát cả năm không quá 7% là điều kiện cơ bản để
ổn định và giảm dần lãi suất thị trường. Giải pháp tiếp theo là các tổ chức tín dụng
tiếp tục ấn định lãi suất huy động vốn theo mức “trần” 14%/năm và giảm dần theo xu
hướng lạm phát. Bên cạnh đó, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại tệ, giá
vàng biến động phù hợp với giá vàng thế giới và không có biến động đột biến; tiếp
tục thực hiện các giải pháp để tăng cung ngoại tệ, giảm cầu ngoại tệ như trong năm
2010, đi đôi với chống đầu cơ và găm giữ ngoại tệ .
Lãi suất huy động VND không được vượt 14%/năm
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03 tháng
03 năm 2011 quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ
chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể: Tổ chức tín dụng ấn định
lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá)
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 12
của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại
dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/ năm. Riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ
sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm.
Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối
với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ
tương ứng với mức lãi suất huy
động vốn tối đa. Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất huy động vốn bằng
đồng Việt Nam tại các địa điểm huy động vốn (Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh,
phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nghiêm cấm tổ chức tín dụng thực hiện khuyến mại huy động vốn bằng tiền, lãi suất
và các hình thức khác không đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này. Ngân
hàng Nhà nước cho biết, mục đích của việc ban hành Thông tư này là nhằm thực hiện
giải pháp điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ lãi suất cùng với các công
cụ chính sách tiền tệ khác để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội theo chủ trương của Chính phủ; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để xử
lý đối với tổ chức tín dụng vi phạm quy địh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng.
Sau hơn 2 tuần NHNN áp dụng nhiều biện pháp ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất tiết
kiệm đã có dấu hiệu bình ổn. Lãi suất huy động VNĐ của khá nhiều NH dưới mức
trần 14%/năm. Đặc biệt từ ngày 1-4, NH Kiên Long (Kienlong Bank) phát hành
chứng chỉ tiền gửi để huy động 500 tỉ đồng nhưng lãi suất chỉ 13,5%/năm (dưới mức
cho phép 0,5%/năm).
Tuy lãi suất tiền gửi có kỳ hạn VNĐ đang giảm nhẹ nhưng những ngày gần đây, lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn lại biến động mạnh. Trước đây, lãi suất không kỳ hạn phổ
biến ở mức 3%/năm (mức lãi suất thấp nhất), ngân hàng chỉ được phép sử dụng 30%
số vốn huy động không kỳ hạn để cho vay. Mặt khác, một số ngân hàng vận động
khách hàng gửi tiền có kỳ hạn nhưng khi rút trước hạn lại được ngân hàng chi trả lãi
suất 12% – 13%/năm. Điều này thường làm ngân hàng thiếu hụt vốn tạm thời khiến
thị trường liên tục diễn ra các cuộc đua về lãi suất có thể dẫn đến rủi ro cho ngân
hàng.
Vì thế, mới đây, NHNN quy định khách hàng rút tiền trước hạn, các ngân hàng chỉ
được chi trả với mức lãi suất thấp (lãi suất không kỳ hạn), lập tức, một số ngân hàng
tăng mạnh lãi suất không kỳ hạn bằng nhiều hình thức. Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng (VP Bank) triển khai sản phẩm VP Super dành cho khách hàng luân chuyển
Lương Thị Dung. Đ10QBA2 13
tiền qua tài khoản thanh toán với lãi suất lên đến 9%/năm. Theo đó, doanh nghiệp
được cộng thưởng 2% cho tất cả các bậc lãi suất của tài khoản M – Business, đưa lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn lên 10%/năm. Kienlong Bank cũng nâng lãi suất tiền gửi
không kỳ hạn lên 6%/năm. Còn NH Việt Á không chỉ nâng lãi suất tiền gửi không kỳ
hạn mà còn áp dụng lãi suất tăng theo mức tiền gửi: Người gửi 1 tỉ đồng trở lên được
hưởng lãi suất không kỳ hạn 8%/năm, từ 400 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng lãi suất là
7,5%/năm; từ 20 triệu đồng – dưới 400 triệu đồng lãi suất 6%/năm trở lên
Có thể thấy rằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tăng đột biến không đồng nghĩa với
việc ngân hàng huy động vốn không kỳ hạn để cho vay. Việc tăng lãi suất không kỳ
hạn chủ yếu là để giữ chân khách hàng, bởi không một ngân hàng nào muốn khách
hàng rút tiền trước hạn làm xáo trộn nguồn vốn.
III. KÊT LUẬN
Vốn nhàn rỗi trong dân chiếm một lượng quan trọng rất lớn và chưa được đưa vào
quỹ đạo của nền kinh tế, chưa có sự kiểm soát chặt chẽ. Vậy để thu hút và sử dụng
được nguồn vốn này có hiệu quả thì các NHTM phải có những chính sách lãi suất
huy động vốn phù hợp để các bên cùng có lợi mà không vi phạm các quy định về lãi
suất huy động mà NHNN đã đưa ra. Ngược lại, NHNN cũng nên đưa ra các chính
sách lãi suất thận trọng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hiện tượng lãi
suất vẫn đang biến động theo từng ngày, từng giờ khắp trong và ngoài nước. Lãi suất
là một trong những biến số cần phải được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Sự
dao động của lãi suất được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó trực tiếp
tác động đến các quyết định của chính phủ, doanh nghiệp cũng như nhiều hoạt động
của các tổ chức tín dụng và các thành phần khác trong nền kinh tế. Do vậy, trong thời
gian tới lãi suất huy động vốn sẽ phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước sao cho phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính trong nước, trong
khu vực và thế giới.

More Related Content

What's hot

Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ươngaccordv12
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệNguyễn Minh
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápHuyền Trần
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfTinAnhTrn11
 
lãi suất, tình trạng lãi suất 2000-nay
lãi suất, tình trạng lãi suất 2000-naylãi suất, tình trạng lãi suất 2000-nay
lãi suất, tình trạng lãi suất 2000-nayKhanh Nhi Nguyen
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Nguyễn Tuấn Anh
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Potter VietHung
 
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ươngTiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ươngBUG Corporation
 
Lt tctt chương 1
Lt tctt   chương 1Lt tctt   chương 1
Lt tctt chương 1accordv12
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)Skillful_KimChi
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Quy Moke
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTMHương Nguyễn
 
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốcNghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốcThanh Hoa
 
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi MoDap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Modinhnguyenvn
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 

What's hot (19)

Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ương
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
 
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
 
lãi suất, tình trạng lãi suất 2000-nay
lãi suất, tình trạng lãi suất 2000-naylãi suất, tình trạng lãi suất 2000-nay
lãi suất, tình trạng lãi suất 2000-nay
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ươngTiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
 
Lt tctt chương 1
Lt tctt   chương 1Lt tctt   chương 1
Lt tctt chương 1
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốcNghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
 
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi MoDap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 

Viewers also liked

Kravställning i EPiServer 7
Kravställning i EPiServer 7Kravställning i EPiServer 7
Kravställning i EPiServer 77minds AB
 
Responsivew design - Vad, hur och varför
Responsivew design - Vad, hur och varförResponsivew design - Vad, hur och varför
Responsivew design - Vad, hur och varför7minds AB
 
Company Profile
Company ProfileCompany Profile
Company Profilejineshaya
 
Tips för bättre agila webbprojekt
Tips för bättre agila webbprojektTips för bättre agila webbprojekt
Tips för bättre agila webbprojekt7minds AB
 
National australia bank
National australia bankNational australia bank
National australia bankCCaptan
 
Webbstrategidagarna offentlig sektor 2015 #webbos
Webbstrategidagarna offentlig sektor 2015 #webbosWebbstrategidagarna offentlig sektor 2015 #webbos
Webbstrategidagarna offentlig sektor 2015 #webbos7minds AB
 
FACEBOOK ADS: Come trovare il tuo target
FACEBOOK ADS: Come trovare il tuo targetFACEBOOK ADS: Come trovare il tuo target
FACEBOOK ADS: Come trovare il tuo targetGabriele Prevato
 
International Journal of Engineering Research and Development
International Journal of Engineering Research and DevelopmentInternational Journal of Engineering Research and Development
International Journal of Engineering Research and DevelopmentIJERD Editor
 
International Journal of Engineering Research and Development
International Journal of Engineering Research and DevelopmentInternational Journal of Engineering Research and Development
International Journal of Engineering Research and DevelopmentIJERD Editor
 
My music influences
My music influencesMy music influences
My music influencesLauraJaneLee
 
Mayfair sub £5m Market Insight 2016
Mayfair sub £5m Market Insight 2016Mayfair sub £5m Market Insight 2016
Mayfair sub £5m Market Insight 2016Harvey Cyzer
 
M&A sandoris. Kur slypi pinigų medžio šaknys?
M&A sandoris. Kur slypi pinigų medžio šaknys? M&A sandoris. Kur slypi pinigų medžio šaknys?
M&A sandoris. Kur slypi pinigų medžio šaknys? Darius Radkevicius
 
אפשרות השבחה של דירות ללא השקעה כספית
אפשרות השבחה של דירות ללא השקעה כספיתאפשרות השבחה של דירות ללא השקעה כספית
אפשרות השבחה של דירות ללא השקעה כספיתIsrael Hass
 
Harnessing the Power of LinkedIn
Harnessing the Power of LinkedInHarnessing the Power of LinkedIn
Harnessing the Power of LinkedInLisa Marie Dias
 

Viewers also liked (17)

Kravställning i EPiServer 7
Kravställning i EPiServer 7Kravställning i EPiServer 7
Kravställning i EPiServer 7
 
Responsivew design - Vad, hur och varför
Responsivew design - Vad, hur och varförResponsivew design - Vad, hur och varför
Responsivew design - Vad, hur och varför
 
R.a. 180 2010-ce-pj
R.a. 180 2010-ce-pjR.a. 180 2010-ce-pj
R.a. 180 2010-ce-pj
 
i4invitation Concept
i4invitation Concepti4invitation Concept
i4invitation Concept
 
Company Profile
Company ProfileCompany Profile
Company Profile
 
Tips för bättre agila webbprojekt
Tips för bättre agila webbprojektTips för bättre agila webbprojekt
Tips för bättre agila webbprojekt
 
Tabel nutrisi
Tabel nutrisiTabel nutrisi
Tabel nutrisi
 
National australia bank
National australia bankNational australia bank
National australia bank
 
Webbstrategidagarna offentlig sektor 2015 #webbos
Webbstrategidagarna offentlig sektor 2015 #webbosWebbstrategidagarna offentlig sektor 2015 #webbos
Webbstrategidagarna offentlig sektor 2015 #webbos
 
FACEBOOK ADS: Come trovare il tuo target
FACEBOOK ADS: Come trovare il tuo targetFACEBOOK ADS: Come trovare il tuo target
FACEBOOK ADS: Come trovare il tuo target
 
International Journal of Engineering Research and Development
International Journal of Engineering Research and DevelopmentInternational Journal of Engineering Research and Development
International Journal of Engineering Research and Development
 
International Journal of Engineering Research and Development
International Journal of Engineering Research and DevelopmentInternational Journal of Engineering Research and Development
International Journal of Engineering Research and Development
 
My music influences
My music influencesMy music influences
My music influences
 
Mayfair sub £5m Market Insight 2016
Mayfair sub £5m Market Insight 2016Mayfair sub £5m Market Insight 2016
Mayfair sub £5m Market Insight 2016
 
M&A sandoris. Kur slypi pinigų medžio šaknys?
M&A sandoris. Kur slypi pinigų medžio šaknys? M&A sandoris. Kur slypi pinigų medžio šaknys?
M&A sandoris. Kur slypi pinigų medžio šaknys?
 
אפשרות השבחה של דירות ללא השקעה כספית
אפשרות השבחה של דירות ללא השקעה כספיתאפשרות השבחה של דירות ללא השקעה כספית
אפשרות השבחה של דירות ללא השקעה כספית
 
Harnessing the Power of LinkedIn
Harnessing the Power of LinkedInHarnessing the Power of LinkedIn
Harnessing the Power of LinkedIn
 

Similar to New microsoft office word document

báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfhoangkhanh33
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxAnhThNguyn984756
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07letmeflly
 
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàngđề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàngthanhhuong_ui
 
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01Elly Quan (Quan Thi Hanh Mai)
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1bong_bong
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdfBÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdfngnquyet
 

Similar to New microsoft office word document (20)

Sự cạnh tranh
Sự cạnh tranhSự cạnh tranh
Sự cạnh tranh
 
Tong ket 2009
Tong ket 2009Tong ket 2009
Tong ket 2009
 
1212 le thi loi
1212 le thi loi1212 le thi loi
1212 le thi loi
 
Bt cuoi ky phan chung
Bt cuoi ky   phan chungBt cuoi ky   phan chung
Bt cuoi ky phan chung
 
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07
 
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệpLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàngđề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
 
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdfBÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdf
 
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
 

New microsoft office word document

  • 1. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 1 Bài tiểu luận môn Tài Chính Tiền Tệ Tên đề tài: Thực trạng lãi suất huy động vốn bằng VNĐ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong thời gian vừa qua ( 2008-2011) Lời nói đầu Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển các ngành kinh tế nước ta.Một trong số đó là vốn kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất. Nói đến vốn chúng ta sẽ nhắc tới lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, lãi suất huy động vốn bằng VNĐ có nhiều biến động, và ngân hàng thương mại đã có nhiều điều chỉnh mới là mối quan tâm của nhiểu người. Vì vậy em xin trình bày bài tiểu luận môn Tài Chính Tiền Tệ với đề tài: Thực trạng lãi suất huy động vốn bằng VNĐ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong thời gian vừa qua ( 2008-2011). Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, em hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy. Em xin chân thành cảm ơn! I. TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT 1. Khái niệm Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng (là tỷ số giữa tổng số lợi tức và tổng số tiền cho vay), vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Tóm lại, lãi suất huy động vốn là là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người đi vay phải trả cho người cho vay. 2. Các nhân tố tác động đến lãi suất huy động - Sự thay đổi của cung cầu tiền tệ
  • 2. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 2 - Sự chi tiêu của Chính phủ - Chính sách tiền tệ - Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư 3. Vai trò, tác động của lãi suất đến việc huy động vốn trong nền kinh tế thị trường a. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm. Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia làm hai bộ phận: Tiêu dùng và Tiết kiệm. Do đó, khi lãi suất tăng đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, làm tiết kiệm tăng. b. Lãi suất với đầu tư. Hoạt động đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập, chi phí kỳ vọng trong kinh doanh. Khi lãi suất ở mức cao, ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, ngược lại khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư tăng c. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá trong ngắn hạn chịu ảnh hưởng của lãi suất: lãi suất là tiển gửi nội tệ và ngoại tệ. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng (lãi suất thực không đổi ) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổi) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng. Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá (tỷ giá giảm ) và ngược lại d. Lãi suất với lạm phát. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm lượng tiền cung ứng cũng sẽ giảm và lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát. e. Vai trò của lãi suất đến việc huy động vốn. Lãi suất là chi phí huy động vốn của doanh nghiệp và ngân hàng. Các doanh nghiệp phải xem xét khả năng lợi nhuận thu được với chi phí huy động vốn bỏ ra để quyết định huy động vốn từ nguồn nào và đầu tư vào đâu để có lợi cho doanh nghiệp nhất. Còn ngân hàng phải xem xét giữa lãi suất huy động với khả năng cho vay ở mức lãi suất cao hơn để đưa ra phương hướng hoạt động đảm bảo mục tiêu của ngân hàng tồn tại và phát triển. II. THỰC TRẠNG LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN BẰNG VNĐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
  • 3. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 3 1. Biến động lãi suất năm 2008 1.1. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam năm 2008 Đầu năm 2008, trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra Quyết định về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Tiếp đó là quyết định về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng. Các ngân hàng thương mại đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền đồng sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng thiếu hụt tiền đồng của các ngân hàng thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong vòng một tháng qua đã có lúc lên tới 30%. Điều này đã đẩy các ngân hàng đến chỗ đua nhau tăng lãi suất huy động. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm nhằm hạn chế cuộc đua này 1.2. Thực trạng lãi suất huy động vốn của các NHTM năm 2008 Năm 2008 gồm 2 giai đoạn chính: cuộc đua tăng lãi suất của các NHTM vào nửa đầu năm 2008 và một cuộc đua khác theo chiều ngược lại là giảm lãi suất, dù độ quyết liệt kém hơn. 6 tháng đầu năm 2008, lãi suất tăng mạnh : Từ mức lãi suất tháng 1 là 8,5%, các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua lãi suất, khởi đầu là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Lãi suất tăng cao đến đỉnh điểm vào tháng 6 năm 2008 là 18,5%. Hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Đây là lý do để có ngân hàng buộc phải cấp tốc điều chỉnh lãi suất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường do lạm phát trong nước cao 19.39% vào 1/2008. Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ làm khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút khiến các NH không muốn đẩy mạnh cho vay mà chú trọng vào việc bảo đảm an toàn hoạt động. Mặt khác kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu thế giới. Cú sốc giá lương thực thực phẩm, giá dầu, giá phôi thép, giá phân bón khiến hàng nội địa tăng giá chóng mặt trong nửa đầu năm 2008. Trước tình hình đó NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%/năm và nâng lãi suất cơ bản từ 8.25% lên 8.75%/năm kể từ 01/02/2008 lãi suất huy động có lúc lên
  • 4. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 4 trên 20%, lãi suất cho vay cũng tăng lên ở mức tương ứng, rút tiền khỏi thị trường thông qua việc phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc 17/03/2008, đồng thời buộc Kho bạc rút 50.000 tỷ từ các Ngân hàng Thương mại làm cho tính thanh khoản của các ngân hàng bị chặn đột ngột điều này gây ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng thể hiện rõ qua làn sóng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn trong toàn hệ thống ngân hàng. Mặc dù tùy thuộc vào chiến lược của từng ngân hàng nhưng nhìn chung các ngân hàng đều gặp phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay. Trong tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng, có tới 80% là tiền gửi có kỳ hạn ngắn (dưới 6 tháng). Nhưng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển lại rất lớn với kỳ hạn thường kéo dài từ 1 năm trở lên.Trong khi đó, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chưa phát triển nên gánh nặng về nguồn vốn trung và dài hạn chủ yếu dồn lên vai các ngân hàng thương mại. Bởi vậy, áp lực trong cân đối nguồn vốn các kỳ hạn của các ngân hàng là không hề nhỏ. Để thu hút nguồn vốn các ngân hàng đã tăng lãi suất để thu hút vốn. Thêm vào đó, sự ấm lên của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng. “Một nguồn vốn không nhỏ đã dịch chuyển từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này”. Và cũng không phải ngẫu nhiên có những khoản vay trong các chương trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng với lãi suất khá cao đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Đó là chưa kể những đợt sóng trên thị trường vàng và thị trường ngoại hối cũng khiến nhà đầu tư “sốt sắng” tham gia. 1 số ví dụ điển hình về các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất 6 tháng đầu năm: - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): lãi suất cho các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng là 15,12-15,48% mỗi năm, với kỳ hạn 13 tháng trở lên là 15,24%. - Lãi suất cao nhất tại Viettinbank là 16% mỗi năm cho kỳ hạn 12 tháng. Với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất là 15% và cho kỳ hạn 6-9 tháng là 15,5%. - Tại TP HCM, ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tiến hành nâng mức lãi suất huy động tiền gửi VND từ 16,08% lên 18,08% mỗi năm cho những khách hàng tham dự sản phẩm "Siêu lãi suất - siêu linh hoạt". Một thực tế khác đó là khi mà các NHTM đang ra sức chạy đua để tăng lãi suất huy động lên cao thì chắc chắn là lãi suất cho vay cũng không nằm ngoài cuộc chạy đua này. Diễn biến lãi suất phản ánh tác động tiêu cực của cả lạm phát và giảm phát lên hoạt động của hầu hết các DN. Lãi suất nóng (tháng 5 – 6/2008) khiến DN phải vay với lãi suất cao khiến cho chi phí tài chính tăng mạnh, ảnh hưởng tới lợi nhuận của
  • 5. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 5 DN. Báo cáo của VCCI (phòng thương mại và công nghiệp VN) tháng 7/2008 cho thấy có tới 93% DN cho rằng việc lãi suất NH tăng cao đã gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động SXKD. Và ảnh hưởng của lãi suất tới DN được thể hiện: - Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả SXKD của hầu hết các DN đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ nên khả năng trả nợ là khó khăn. - Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu hết các DN buộc phải cơ cấu lại hoạt động SXKD, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động - Nhiều DN có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động SXKD đã phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản. 6 tháng cuối năm lãi suất giảm mạnh: Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, các ngân hàng lại bước vào cuộc đua lãi suất mới nhưng với xu hướng ngược lại so với 6 tháng đầu năm. Cuộc đua ban đầu chỉ mới nhích nhẹ từ 18,5% xuống còn 17,5% và bắt đầu giảm mạnh từ tháng 10 năm 2008. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do các ngân hàng đã giữ được tính thanh khoản của dòng tiền, đảm bảo được độ an toàn cao và tính rủi ro thấp. Mặt khác, sau 6 tháng đã huy động được một lượng tiền khổng lồ về thì nay các ngân hàng giảm lãi suất cho vay để kích thích người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất cũng như cho các doanh nghiệp vay để đầu tư. Ngân hàng nào cũng chỉ muốn cho vay khách hàng tốt, nhưng khách hàng tốt thì chỉ vay khi lãi suất ở mức hợp lý (chỉ có khách hàng xấu là vay bằng mọi giá). Vì vậy để có vốn rẻ khuyến khích nhu cầu vay của doanh nghiệp tốt thì phải hạ lãi suất huy động. Thứ hai, tín hiệu tích cực từ lạm phát và chuyển biến kinh tế vĩ mô cũng là cơ sở để có được sự điều chỉnh này. Lạm phát có chiều hướng giảm - Do dư nợ tăng thấp nên vốn khả dụng VND dư thừa tương đối nhiều, cộng thêm tình hình kinh tế có dấu hiệu giảm phát, các NH đã liên tục hạ LS tiền gửi VND. Từ 16,5%- 17,5%/năm giảm về từ 10,5%-14,5%/năm. Và thứ ba, trên cơ sở xem xét các nhu cầu tín dụng, cân đối khả năng huy động cũng như yêu cầu quản trị , các ngân hàng đã có quyết định phù hợp với trường hợp của mình, cũng như theo hướng chung của hệ thống. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, chi phí đầu vào tăng lên, khi có điều kiện các ngân hàng sẽ xem xét để có điều chỉnh hợp lý, tính đến cả mục tiêu lợi nhuận của mình nữa, cùng với nhận định việc giảm lãi suất huy động sẽ không ảnh hưởng lớn tới tốc độ huy động trong thời
  • 6. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 6 gian tới. 1.3. Nguyên nhân chủ yếu Dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin. Về phía các NHTM, điều kiện kinh doanh thuận lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong bối cảnh đó, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt một cách quyết liệt nhằm thu về một khối lượng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lưu thông thì một số NHTM không thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư. Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng. Sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng trong thời gian qua, có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang hoặc sắp xảy ra với ngân hàng. Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm mạnh cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng xuất phát từ vấn đề thanh khoản. Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn định. Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác 2. Biến động lãi suất năm 2009 2.1.Chính sách lãi suất của NHNN VN năm 2009 Sau 10 tháng duy trì ổn định, từ ngày 1/12/09, lãi suất cơ bản tăng từ 7% lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7% lên 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 5% lên 6%/năm. Điều chỉnh này của NHNN với mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010. 2.2 Thực trạng lãi suất huy động vốn tại các NHTM năm 2009
  • 7. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 7 Ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng nhẹ. Một lý giải chắc chắn cho đợt điều chỉnh lãi suất huy động mới của các NH, vốn không chỉ dừng lại ở khối các NHTMCP, là nhằm chuẩn bị một nguồn vốn dồi dào trước các dự báo cho rằng nhu cầu vốn của DN sẽ đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009. Các điều chỉnh tăng vì thế được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Ngày 12.3 của các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn lần lượt được điều chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi xuất 7,44%/năm, 7,524%/năm và 8,004%/năm. Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động Việt nam đồng (VND) ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần. Trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ. Ở khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của tháng 5, làn sóng tăng lãi suất huy động bằng VND tăng khá mạnh. Cụ thể, tại Ngân hàng An Bình, mức lãi suất đỉnh đã lên tới 9,7% khi khách hàng gửi tiết kiệm bậc thang với kỳ hạn dài và số tiền lớn. Với kỳ hạn 18 tháng, người gửi tiền được hưởng lãi suất 9%/năm; 24 tháng: 9,2%/năm; 36 tháng: 9,4%/năm; 60 tháng: 9,5%/năm. trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ, ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối ngân hàng thương mại cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến 9,5%. Cụ thể, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) lãi suất tăng mạnh ở các kỳ hạn dài đều trên 9% và 36 tháng đã lên đến đỉnh 9,5%. Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), ngay khi lãi suất của nhiều ngân hàng tăng mạnh, ngân hàng nay cũng đã áp dụng lãi suất cao nhất lên tới 9,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có mức cao, 9,1% và 9,3%.
  • 8. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 8 Tiếp tục sau đó các ngân hàng thương mại đưa ra các mức lãi suất huy động cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8 lãi suất huy động vốn VND đã lên tới đỉnh là 10.3%. Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND với mức từ 0,1-0,3%/năm và tăng lãi suất huy động USD từ 0,1-0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Hiện nay, lãi suất của các ngân hàng đã lên tới 9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Ngày 25/11/2009, NHNN bất ngờ công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản lên mức 8% năm, áp dụng từ ngày 1/12/2009. Đây là quyết định khá bất ngờ, bởi trong 11 tháng liên tiếp duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7%/năm, NHNN vẫn khẳng định sẽ giữ mức này tối thiểu đến hết năm 2009. Với mức lãi suất cơ bản mới, trần lãi suất kinh doanh tại các ngân hàng thương mại sẽ là 12%/năm, thay vì mức 10,5%/năm trước đó. NHNN cũng tăng một loạt lãi suất tái cấp vốn (từ 7% lên 8%/năm) và lãi suất chiết khấu (từ 5% lên 6%/năm). Các mức lãi suất mới này cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12, qua đó gián tiếp hạn chế tín dụng bằng cách tăng chi phí vốn của các ngân hàng thương mại. Với trần lãi suất kinh doanh 12%/năm theo mức lãi suất cơ bản mới, các ngân hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn để “kéo” khách hàng đến gửi tiền, tăng cơ hội giành nguồn vốn từ các kênh đầu tư khác như vàng hay chứng khoán. 2.3. Nguyên nhân chủ yếu Có thể thấy, thực tế lãi suất huy động tăng gần sát lãi suất cho vay đã phản ánh sự căng thẳng nguồn vốn của các ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng tiến vào cuộc đua lãi suất vào cuối năm. Trước hết là do áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của chính phủ và nhu cầu đáo hạn các khoản tiền gởi vào cuối năm. Khi ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi suất, một yêu cầu bắt buộc là không được từ chối cho vay nếu đối tượng đủ điều kiện. Hơn nữa, những hợp đồng tín dụng đã ký từ trước đã đến ngày giải ngân cũng là một áp lực về vốn đối với ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn không chỉ đến với ngân hàng thương mại mà cả đối với Ngân hàng Nhà nước. Bởi lẽ, nếu giữ nguyên hoặc hạ lãi suất cơ bản để hạ giá vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ chống suy giảm kinh tế thì phải đối mặt với áp lực cung cầu vốn trên thị trường. Và điều này lại mâu thuẫn với việc nâng lãi suất cơ bản để giải tỏa cơn khát vốn cho ngân hàng. Mặt khác, để ổn định tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, chính phủ phải bảo vệ sự ổn
  • 9. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 9 định của lượng tiền cung ứng tăng thêm, do thực tế, nếu phát hành thêm một đồng thì vòng quay của một đồng đó trong một năm lên tới 4,85 lần. Ngoài ra, do tác động của việc nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ, nhất là cơ chế hỗ trợ lãi suất trong 10 tháng đầu năm 2009, làm cho việc kiểm soát tốc độ tăng ở mức hợp lý của hai chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không thuận lợi đối với việc kiềm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong các tháng cuối năm 2009 và sẽ kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động tiền tệ. 3. Biến động lãi suất năm 2010 3.1. Chính sách lãi suất của NHNN VN năm 2010 Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009. Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Ngày 03/3/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, TCTD ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá) của các tổ chức (trừ TCTD) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm. Đồng thời NHNN cũng cử các đoàn kiểm tra phải báo cáo hàng ngày với Thống đốc về tình trạng huy động lãi suất trên địa bàn. Trên thị trường OMO( nghiệp vụ thị trường mở), NHNN có thời điểm mỗi ngày bơm 20.000 tỷ đồng để bình ổn thị trường. Ngày 24/06/2010 NHNN đã ra quyết định số 1565/QĐ-NHNN lãi suất cơ bản bằng VNĐ là 8%/năm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/ 2010. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thị trường, có sự quản lý của nhà nước, NHNN từng bước bỏ các quy định rằng buộc về các loại lãi suất của các TCTD. Tuy nhiên trong năm vừa qua, chính sách điều hành cũng như chính sách lãi suất vẫn bị chi phối bởi chính sách kinh tế đa mục tiêu, chịu áp lực lớn từ biện pháp kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, đã tạo ra
  • 10. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 10 những khó khăn nhất định trong công tác điều hành ổn định mặt bằng lãi suất của NHNN. 3.2. Thực trạng lãi suất huy động vốn tại các NHTM VN năm 2010 Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng. Chúng ta có thể thấy rằng là lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Nếu như trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì bước sang tháng đầu tiên của Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận vì vậy đến tháng 7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực ngân hàng khi mà tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Và như vậy là sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10. Sau những diễn biến khó lường của tỷ giá và giá vàng trong nước vào những ngày cuối tháng 10/2010, trong cuộc họp ngày 04/11, Ủy ban Giám sát tài Chính Quốc gia công bố thả nổi lãi suất theo thị trường. Ngày 05/11, NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%. Các thành viên Hiệp hội ngân hàng nâng mức lãi suất huy động đồng thuận lên trần 12%/năm. Tuy nhiên liên tục sau đó các NHTM nhỏ cạnh tranh lãi suất huy động, đẩy lên mặt bằng 14%/năm, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng lên trên 13%/năm, có thời điểm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 20%/năm Cho đến ngày 15/10/2010, trên bình diện tốc độ huy động vốn đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2009 và trước nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất vay vốn ngày càng cao, dưới
  • 11. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 11 sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Sau những diễn biến khó lường của tỷ giá và giá vàng trong nước vào những ngày cuối tháng 10/2010, trong cuộc họp ngày 04/11, Ủy ban Giám sát tài Chính Quốc gia công bố thả nổi lãi suất theo thị trường. Điều này đã châm ngòi nổ cho các NHTM có cuộc đua tăng lãi suất huy động. Một ví dụ tiêu biểu đó là ngày 8/12, Techcombank công bố thực hiện chương trình “3 ngày vàng” với lãi suất 17,6%/năm, tạo tiền đề cho các NHTM nhỏ chuyển sang thỏa thuận ngầm với khách hàng với lãi suất 17 – 18%/năm. 3.3. Nguyên nhân chủ yếu Như vậy, có thể thấy rằng, mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng trong năm do một số nguyên nhân chính: Nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế; Chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do tác động trễ của các chính sách năm 2009 (trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng chỉ giữ được ổn định từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng còn lại biến động tăng cao đã ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN); Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTD và tâm lý, kỳ vọng của người dân. 4. Biến động lãi suất những tháng đầu năm 2011 Để ổn định thị trường tiền tệ năm 2011, báo cáo của NHNN đưa ra giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất ngay từ những tháng đầu năm (6 tháng đầu năm dưới 3,5%), phấn đấu đạt mục tiêu lạm phát cả năm không quá 7% là điều kiện cơ bản để ổn định và giảm dần lãi suất thị trường. Giải pháp tiếp theo là các tổ chức tín dụng tiếp tục ấn định lãi suất huy động vốn theo mức “trần” 14%/năm và giảm dần theo xu hướng lạm phát. Bên cạnh đó, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại tệ, giá vàng biến động phù hợp với giá vàng thế giới và không có biến động đột biến; tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng cung ngoại tệ, giảm cầu ngoại tệ như trong năm 2010, đi đôi với chống đầu cơ và găm giữ ngoại tệ . Lãi suất huy động VND không được vượt 14%/năm Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03 tháng 03 năm 2011 quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá)
  • 12. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 12 của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/ năm. Riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm. Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa. Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam tại các địa điểm huy động vốn (Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng thực hiện khuyến mại huy động vốn bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác không đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này. Ngân hàng Nhà nước cho biết, mục đích của việc ban hành Thông tư này là nhằm thực hiện giải pháp điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ lãi suất cùng với các công cụ chính sách tiền tệ khác để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo chủ trương của Chính phủ; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để xử lý đối với tổ chức tín dụng vi phạm quy địh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng. Sau hơn 2 tuần NHNN áp dụng nhiều biện pháp ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất tiết kiệm đã có dấu hiệu bình ổn. Lãi suất huy động VNĐ của khá nhiều NH dưới mức trần 14%/năm. Đặc biệt từ ngày 1-4, NH Kiên Long (Kienlong Bank) phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động 500 tỉ đồng nhưng lãi suất chỉ 13,5%/năm (dưới mức cho phép 0,5%/năm). Tuy lãi suất tiền gửi có kỳ hạn VNĐ đang giảm nhẹ nhưng những ngày gần đây, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lại biến động mạnh. Trước đây, lãi suất không kỳ hạn phổ biến ở mức 3%/năm (mức lãi suất thấp nhất), ngân hàng chỉ được phép sử dụng 30% số vốn huy động không kỳ hạn để cho vay. Mặt khác, một số ngân hàng vận động khách hàng gửi tiền có kỳ hạn nhưng khi rút trước hạn lại được ngân hàng chi trả lãi suất 12% – 13%/năm. Điều này thường làm ngân hàng thiếu hụt vốn tạm thời khiến thị trường liên tục diễn ra các cuộc đua về lãi suất có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Vì thế, mới đây, NHNN quy định khách hàng rút tiền trước hạn, các ngân hàng chỉ được chi trả với mức lãi suất thấp (lãi suất không kỳ hạn), lập tức, một số ngân hàng tăng mạnh lãi suất không kỳ hạn bằng nhiều hình thức. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) triển khai sản phẩm VP Super dành cho khách hàng luân chuyển
  • 13. Lương Thị Dung. Đ10QBA2 13 tiền qua tài khoản thanh toán với lãi suất lên đến 9%/năm. Theo đó, doanh nghiệp được cộng thưởng 2% cho tất cả các bậc lãi suất của tài khoản M – Business, đưa lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên 10%/năm. Kienlong Bank cũng nâng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên 6%/năm. Còn NH Việt Á không chỉ nâng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn mà còn áp dụng lãi suất tăng theo mức tiền gửi: Người gửi 1 tỉ đồng trở lên được hưởng lãi suất không kỳ hạn 8%/năm, từ 400 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng lãi suất là 7,5%/năm; từ 20 triệu đồng – dưới 400 triệu đồng lãi suất 6%/năm trở lên Có thể thấy rằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tăng đột biến không đồng nghĩa với việc ngân hàng huy động vốn không kỳ hạn để cho vay. Việc tăng lãi suất không kỳ hạn chủ yếu là để giữ chân khách hàng, bởi không một ngân hàng nào muốn khách hàng rút tiền trước hạn làm xáo trộn nguồn vốn. III. KÊT LUẬN Vốn nhàn rỗi trong dân chiếm một lượng quan trọng rất lớn và chưa được đưa vào quỹ đạo của nền kinh tế, chưa có sự kiểm soát chặt chẽ. Vậy để thu hút và sử dụng được nguồn vốn này có hiệu quả thì các NHTM phải có những chính sách lãi suất huy động vốn phù hợp để các bên cùng có lợi mà không vi phạm các quy định về lãi suất huy động mà NHNN đã đưa ra. Ngược lại, NHNN cũng nên đưa ra các chính sách lãi suất thận trọng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hiện tượng lãi suất vẫn đang biến động theo từng ngày, từng giờ khắp trong và ngoài nước. Lãi suất là một trong những biến số cần phải được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Sự dao động của lãi suất được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó trực tiếp tác động đến các quyết định của chính phủ, doanh nghiệp cũng như nhiều hoạt động của các tổ chức tín dụng và các thành phần khác trong nền kinh tế. Do vậy, trong thời gian tới lãi suất huy động vốn sẽ phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sao cho phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính trong nước, trong khu vực và thế giới.