SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19
Nguyễn Thu Thảo, Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Thị Phương Thảo,
Ngô Mỹ Tâm, Lưu Thị Trúc Quyên
January 31, 2022
Đại học Quốc gia Hà Nội
Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2022
Preprint DOI:10.31219/osf.io/e56aw
1. Ảnh hưởng của dịch COVID-19
Cho đến nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có những tác động
tiêu cực đến các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu…). Ở Việt
Nam, dịch bệnh COVID-19 đã tác động nền kinh tế và khiến tăng trưởng kinh tế của nước ta
rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. (La, 2020; Nguyễn Quang
Thuấn, 2020)
1.1. Với kinh tế thế giới
Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các
trung tâm của chuỗi: Các biện pháp giãn cách xã hội khiến nhiều hoạt động sản xuất tạm
dừng, chuỗi cung ứng đứt đoạn. Dịch bệnh làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động đầu tư, sàn
thương mại toàn cầu và dẫn đến suy giảm tăng trưởng nền kinh tế của các quốc gia.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu thu hẹp mạnh. Theo dự báo của UNCTAD
(Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển), dòng FDI sẽ giảm thêm từ 5% - 10%
vào năm 2021 và bắt đầu phục hồi vào năm 2022. Tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh căng
thẳng, khả năng dòng vốn FDI phục hồi là bất khả thi và khá mịt mờ. (Gertler M & Karadi P,
2011)
Thương mại toàn cầu - vốn gắn kết chặt chẽ với FDI toàn cầu - cũng đang chịu tác
động tiêu cực trong thời buổi dịch bệnh: Vì một số trung tâm lớn cung ứng đầu vào có vai trò
quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu, cho nên khó khăn mà COVID-19
đem lại cho các trung tâm sản xuất sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thương mại toàn cầu. Trong
hoàn cảnh đó, vài quốc gia chuyển sang “tự cung tự cấp” như một giải pháp phản ứng trước
đại dịch nhưng lại không biết rằng tình trạng đó sẽ làm cho thương mại toàn cầu tồi tệ hơn.
COVID-19 làm suy giảm tăng trưởng sản lượng toàn cầu: Đặc biệt, tình hình tăng
trưởng kinh tế thế giới tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ - là bạn hàng thương mại của Việt
Nam, sẽ tác động trực tiếp đến thương mại và đầu tư của nền kinh tế nước ta.
Hình 1. Báo cáo GDP của năm 2020 theo Schroders. Nguồn: Schroders
Three graphics to help you picture what 2022 may bring - Luxembourg Professional -
Schroders
COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến việc làm toàn cầu. Theo Tổ chức Thương mại
Thế giới (ILO), tổng số giờ làm việc toàn cầu giảm 14% trong quý II năm 2020. Số giờ đó
tương đương 400 triệu lao động toàn thời gian. Các nguyên nhân gây ra như sản xuất đi
xuống, các biện pháp giãn cách xã hội để chống SARS-CoV-2…
Đại dịch COVID-19 là một cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động tiêu cực nền kinh tế thế giới. Tăng
trưởng toàn cầu ở mức âm; thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao.
1.2. Với kinh tế Việt Nam:
Đối với yếu tố cầu: Tổng cầu suy giảm mạnh trong cả đầu tư, tiêu dùng nội địa và nhu
cầu hàng hóa của thế giới. Đặc biệt là, cầu nội địa và quốc tế đều bị kìm hãm bởi các biện
pháp đóng cửa quốc gia, giãn cách xã hội.
Việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16/CT-
TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách
phòng, chống dịch COVID-19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. (Cổng Thông tin
Điện tử Bộ Tư pháp, 2020) Trong khi đó, các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc) cũng thực hiện giãn cách xã hội làm cho tăng trưởng kinh tế suy giảm. Tình
trạng này dẫn đến sự sụt giảm về cầu nhập khẩu của các nước, đặc biệt có hàng hóa nhập
khẩu từ Việt Nam. Các hoạt động dịch vụ khác như vận tải, nhất là vận tải hàng không, dịch
vụ lưu trú, ăn uống... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. (Đào Ngọc Dũng, 2020)
Hình 2. Biểu đồ dự đoán mức tăng trưởng GDP thực tế ở Việt Nam từ 2016 đến 2026.
Nguồn: IMF
• Vietnam - gross domestic product (GDP) growth rate 2026 | Statista
Đối với cầu đầu tư: Nhu cầu đầu tư của 2 khu vực: khu vực ngoài nhà nước và khu
vực FDI sụt giảm so với năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI giảm mạnh nhất.
Đối với nhu cầu bên ngoài (xuất khẩu): Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng tiêu biểu
như điện thoại, máy tính, hải sản,...có sự biến động.
Hình 3. Giá trị xuất khẩu của mười loại hàng hóa lớn nhất Việt Nam. Nguồn: Vietnam
Customs
FDI Data Shows Vietnam’s Steady Economic Growth (vietnam-briefing.com)
Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu
tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền
kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ yếu hướng tới kích thích
tổng cầu và phục hồi sản xuất.
Đối với yếu tố cung: Đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao
động: Khi nguồn cung lao động bị thiếu, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có
chuyên gia người nước ngoài và người lao động nước ngoài phải tuyên bố tạm dừng sản xuất.
Chi phí sử dụng lao động cũng cao hơn khi các doanh nghiệp phải đầu tư thêm khẩu trang,
nước sát khuẩn, thực hiện các biện pháp an toàn trong lao động để tránh lây nhiễm Covid-19.
Hiện nay, hầu hết DN hoạt động dựa vào các khoản vay mà được đảm bảo phải trả
bằng doanh thu trong tương lai tới: Khi nền kinh tế đình trệ, nhiều DN phải ngừng hoạt động,
nhưng cũng có những DN có các khoản vay cần phải trả nợ và lãi vay, dẫn đến làn sóng vỡ
nợ, phá sản các DN và tạo thành thảm họa khủng khiếp cho thị trường tài chính và hệ thống
các tổ chức tín dụng. Có thể nói, các CSTT truyền thống sẽ không còn có tác dụng. Việc
giảm lãi suất, tăng thanh khoản cũng không giúp cho doanh nghiệp vay mượn nhiều hơn, vì
doanh nghiệp hầu như không có nhu cầu vay mượn trong thời kỳ này. Đồng thời, nhiều
doanh nghiệp không có doanh thu vì không có nguồn cung, dẫn đến không thể trả nợ. Khi đó,
các doanh nghiệp sẽ tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó khăn hơn.
Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập
và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động. Quan trọng hơn, những
hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số, hộ gia đình có lao động phi chính thức và gia đình
những người nhập cư chịu tác động từ dịch bệnh lớn hơn. Theo kết quả khảo sát của Chương
trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và UN WOMEN (2020): “Trong tháng 4/2020,
trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 50,7%. Tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,5% vào tháng 4/2020”. Theo kết
quả điều tra của UNDP và UN WOMEN (2020): “Thu nhập trung bình của các hộ gia đình
dân tộc thiểu số trong tháng 5/2020 chỉ tương ứng 35,7% so với mức tháng 12/2019. Trong
tháng 5/2020, thu nhập trung bình của hộ di cư được ước tính chỉ tương đương 43,2% so với
mức của tháng 12/2019. Con số này là 52,5% đối với nhóm hộ gia đình không di cư”.
2. Chính sách tiền tệ Việt Nam
2.1. Tính cấp thiết
Ngay khi dịch bệnh bùng phát, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, cùng với
sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân trong công tác phòng, chống dịch. Chính phủ
đã ban hành hàng loạt chính sách, trong đó CSTT đã khẳng định được vai trò lưu thông
“dòng máu” trong nền kinh tế, hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. (Trần Quốc
Vượng, 2020) Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của CSTT trong bối cảnh Covid: Duy trì hoạt động
của doanh nghiệp, hạn chế tối đa tình trạng phá sản; Duy trì việc làm cho người lao động, hạn
chế tình trạng thất nghiệp, mất thu nhập; Đảm bảo hệ thống ngân hàng - huyết mạch của nền
kinh tế - duy trì được trạng thái ổn định, vận hành tốt, đủ năng lực vực dậy nền kinh tế sau
dịch bệnh. (Trần Quốc Vượng, 2020)
Trong bối cảnh này, CSTT có thể hỗ trợ khu vực sản xuất, kinh doanh thông qua việc NHNN
hỗ trợ các NHTM cơ cấu lại các khoản nợ hiện hành cho các khách hàng (giảm lãi suất đối
với các khoản nợ hiện hành, đảo nợ..); miễn giảm lãi trong thời kỳ doanh nghiệp không có
doanh thu. (Hồng Anh, 2021)
2.2.Chính sách tiền tệ Việt Nam 2020-2021:
* 2020- 2021
Thứ 1. Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT phối hợp chặt chẽ các
CSKTVM khác giảm thiểu áp lực gia tăng lạm phát hỗ trợ tăng trưởng KT. Lạm phát ổn định
duy trì niềm tin của cộng đồng đầu tư đối với MT kinh doanh VN, thu hút FDI. (Taylor J,
2007)
Thứ 2. Liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn để hỗ trợ
nền KT đồng thời chỉ đạo TCTD chủ động “cân đối khả năng tài chính” qua đó áp dụng lãi
suất cho vay hợp lý, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động.
Việt Nam là 1 trong các quốc gia có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (so với các nước
trong khu vực). (Taylor J, 2007)
Thứ 3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn phí, giảm
lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bên cạnh đó tổ chức các hội nghị kết nối Ngân hàng - DN trên
toàn quốc.
22/11/2021, hệ thống TCTD đã đạt được: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 266,191 khách với
dư nợ 366,309 tỷ đồng. Miễn, hạ lãi suất cho 625,064 khách với dư nợ 1,061,522 tỷ đồng.
Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020-22/02/2021 đạt 2,655,887 tỷ
cho 426,134 khách. Ngân hàng chính sách xã hội gia hạn nợ cho 169,770 khách- dư nợ 4,230
tỷ và cho vay mới 2,258,413 khách -81,000 tỷ. (Hồng Anh, 2021)
Thứ 4. TCTD tập trung mọi nguồn lực, cải thiện quy trình, thủ tục cho vay; chủ động
thường xuyên rà soát để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD có khả năng
mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh.
Tăng trưởng tín dụng đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu định hướng, khả năng hấp thụ vốn, đi đôi
với chất lượng tín dụng. (Hồng Anh, 2021)
Thứ 5. Điều hành và công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt mỗi ngày, phù hợp với thị
trường trong, ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT, kết hợp với các
giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, can thiệp mua/bán ngoại tệ
với TCTD.
Ngày 11/3/2021, tỷ giá trung tâm ở mức 23.204 VND/USD, tăng 0,32% so với mức cuối năm
2020. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 23.051 VND/USD, giảm -0,17% so với cuối
năm 2020. (Hồng Anh, 2021)
Thứ 6. CSTT phối hợp với CSTK và các chính sách khác.
NHNN trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành trong công tác điều hành CSTT,
giá hàng hóa dịch vụ, dự báo lạm phát, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính giúp ổn định
thanh khoản hệ thống, kiểm soát tiền tệ và tạo điều kiện để giảm lãi suất trái phiếu chính phủ
2 tháng đầu năm 2021, mặt bằng lãi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục xu hướng giảm khoảng
0,1 - 0,19%/năm ở các kỳ hạn. (Hồng Anh, 2021)
Kết quả góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, đóng góp lớn vào thành tựu
chung về các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của cả nước mà Đảng và Quốc hội đề ra.
* 2021- nay:
Thứ 1. Đảm bảo thanh khoản hệ thống.
Quý I/2021, CSTT phối hợp với CSTK thanh khoản thông suốt cho hệ thống, ổn định thị
trường tiền tệ và tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho tổ chức tín dụng (TCTD), giúp giảm
áp lực lên lãi suất huy động và cho vay. (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu
BIDV, 2020)
Thứ 2. Điều hành lãi suất.
Đầu năm đến nay, NHNN giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho TCTD tiếp
cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, nên có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Mặt bằng
lãi suất huy động và cho vay tháng 02/2021 giảm nhẹ (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo &
Nghiên cứu BIDV, 2020)
Thứ 3. Điều hành tín dụng.
Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ
đặt ra từ đầu năm, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụng cả năm 2021 đạt khoảng
12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, có thể lên đến 14-15%.
16/4/2021, tín dụng nền kinh tế tăng 3,34% so với cuối năm 2020. 05/4/2021 (Nhóm Chuyên
gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, 2020)
Thứ 4. Thanh toán điện tử tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng.
3/2021 đã có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet
và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động. (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên
cứu BIDV, 2020)
Thứ 5. Tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên.
3/2021, phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 2.327.762 tỷ đồng. Đây là lĩnh vực có dư nợ
lớn nhất trong 5 lĩnh vực ưu tiên. (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV,
2020)
2.3. So sánh
* Dự đoán nước ngoài
IMF dự báo tổn thất tích lũy của kinh tế do dịch sẽ chạm 9.000 tỷ USD vào năm
2021. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng ở quốc gia đang phát triển Đông Á và
Thái Bình Dương sẽ giảm 2,1% và tình huống thấp hơn giảm xuống mức -0,5% vào năm
2020, so với dự báo 5,8% vào 2019. (Trần Thị Vân Anh, 2020)
* Chính sách tiền tệ thế giới
Để giảm bớt những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 trong giai đoạn vừa qua, nhìn
chung tất cả các quốc gia đều liên tục cắt giảm lãi suất cũng như tung ra những gói hỗ trợ
khổng lồ nhằm vực dậy nền kinh tế, ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED): liên tiếp cắt
giảm lãi suất cơ bản về 0% chỉ trong vòng vài ngày nửa đầu tháng 3/2020 đi kèm với những
gói bơm tiền khổng lồ lên đến hàng ngàn tỷ USD. NHTW Hàn Quốc (BoK): ngày 16/3 đã hạ
lãi suất 0,5 điểm phần trăm xuống mức thấp 0,75%.Tiếp đó, ngày 28/5, BoK lại giảm thêm
0,25 điểm phần trăm xuống mức thấp kỷ lục. (Trần Thị Vân Anh, 2020)
Các NHTW lớn trên thế giới cũng tái khởi động lại các chương trình nới lỏng định
lượng (QE) với quy mô cao gấp nhiều lần so với trước để bơm thẳng tiền vào nền kinh tế:
ngày 2/3, NHTW Nhật Bản đã hỗ trợ 500 tỷ yên (4,6 tỷ USD) để đảm bảo đủ thanh khoản
trong hệ thống. (Trần Thị Vân Anh, 2020)
Hoãn, cắt giảm thuế, phí và các gói kích thích kinh tế khổng lồ để hỗ trợ cho các
thành phần trong nền kinh tế bị ảnh hưởng của dịch Covid-19: Anh công bố gói cứu trợ kinh
tế khổng lồ trị giá 330 tỷ bảng Anh, tương đương 15% GDP, cắt giảm khẩn cấp lãi suất từ
0.75% xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 0,25%. Tại châu Á, Singapore có kế hoạch giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, Hàn Quốc cung tiền mặt cho các công ty nhỏ đang
vật lộn trả lương. (Trần Thị Vân Anh, 2020)
So sánh khu vực, áp dụng chính sách : Lãi suất vay hợp lý, tập trung nguồn lực giảm
lãi suất huy động và lãi suất cho vay thì VIỆT NAM là một trong những nước có mức giảm
lãi suất điều hành mạnh nhất (Philip -2%, Thái Lan -0,75%, Malaysia -1,25%, Indonesia -
1,25%, Ấn Độ -1,15%, TQ -0,3%) . (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV,
2020)
Theo đánh giá của WB thì Chính phủ Việt Nam đã chủ động kiểm soát mọi tình hình
nên nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước cú sốc bên ngoài. WB nhận định, với dư địa
chính sách trong tay, Việt Nam đang ở vị thế vững vàng để vượt qua khủng hoảng về y tế và
kinh tế đang diễn ra. Việt Nam cũng đang có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ các hiệp định
thương mại tự do với mức tăng trưởng dự báo sẽ lên đến 7,5% trong năm 2021 và quanh mức
6,5% năm 2022 nhờ sức cầu bên ngoài được cải thiện, ngành dịch vụ được củng cố và sản
xuất nông nghiệp dần được khôi phục (WB, 2020). (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo &
Nghiên cứu BIDV, 2020)
3. Đánh giá
3.1. Hiệu quả
Điều hành CSTT hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô: Nhìn lại giai đoạn 2016-
2020, NHNN đã điều hành CSTT hiệu quả nhờ sự kiên định, chủ động, thận trọng và linh
hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát mức dưới 4% theo đúng mục tiêu của Quốc hội, góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, làm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. (Chari V
& Kehoe P, 1999)
NHNN đã điều hành tín dụng theo phương châm mở rộng kết hợp với an toàn, hiệu
quả, phù hợp chủ trương từng bước giảm tỷ lệ vốn đầu tư tín dụng ngân hàng, đổi mới mô
hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp, chính sách tín dụng của
NHNN đi đúng hướng, bảo đảm an toàn, cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, phù hợp mục
tiêu kiểm soát lạm phát. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung chủ yếu
các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Hoạt động thanh toán có nhiều bước tiến vượt bậc cả về chất, lượng với nhiều dịch vụ thanh
toán,sản phẩm mới, tiện ích và hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ
thanh toán có bước phát triển mang tính chất đột phá. Thanh toán không dùng tiền mặt được
đẩy mạnh, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, hoạt động chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ.
(Phạm Quang Hà & Hoàng Xuân Quế, 2011)
Công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được thực hiện
nghiêm túc, từng bước hiệu quả, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tăng
cường các công tác thanh tra, phòng chống rửa tiền, giám sát để nâng cao tính minh bạch
trong nền kinh tế. (Nguyễn Thị Kim Anh, n.d.)
Kiểm soát cung tiền ở mức hợp lý, mà nhất là tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát,
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế:
Chính sách tín dụng điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế làm góp phần kiềm chế
lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
NHNN có những điều chỉnh rất linh hoạt lãi suất trong điều hành CSTT khi xuất hiện một vài
diễn biến mới của tình hình, lãi suất bám sát diễn biến chỉ số giá, hỗ trợ thêm doanh nghiệp
trong điều kiện kinh tế khi còn nhiều khó khăn và củng cố niềm tin của xã hội đối với VND,
mặt bằng lãi suất huy động , cho vay đã giảm mạnh. (Phạm Quang Hà & Hoàng Xuân Quế,
2011)
Thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường tiền tệ, tình trạng đô la hóa, vàng hóa đã được
kiểm soát:
NHNN cũng đã rất nỗ lực trong công tác quản lý và điều tiết tiền tệ thông qua việc điều
hành công cụ CSTT theo cách linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với công tác quản lý
ngoại hối, từng bước gỡ bỏ các nút thắt của thị trường, bảo đảm sự ổn định của thị trường tiền
tệ. Sự chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành của NHNN trong thời gian qua truyền
dẫn chính sách vào thực tế một cách hiệu quả, cơ bản đã thực hiện được mục tiêu đề ra, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Thâm hụt cán cân thương mại đã thu hẹp mạnh, khu vực tài chính nói riêng đã bắt đầu ổn
định trở lại, tỷ giá, lãi suất và giá vàng diễn biến ổn định, thanh khoản của hệ thống được cải
thiện và đi dần vào ổn định. (Nguyễn Thị Thanh Hương & Nguyễn Thị Tuyết Ánh, 2011)
3.2. Hạn chế
Lạm phát vẫn cao
Mặt bằng lãi suất quá cao, có phần chưa được hợp lý:
Huy động vốn NHTM khó khăn, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thường căng
thẳng, nhưng về tốc độ tăng dư nợ của các NHTM vẫn cao. Có thể lý giải bởi các nguyên
nhân như: dịch vụ ngân hàng ngoài hoạt động tín dụng chưa được mở rộng và phát triển tốt,
thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các NHTM, cơ chế chính sách và
môi trường kinh doanh nói chung lại tạo động lực và có dư địa để các ngân hàng tăng trưởng
tín dụng mạnh mẽ: huy động vốn với lãi suất cao; lãi suất cho vay không bị khống chế. (Khan
Aubhik et al., 2003)
Thị trường liên ngân hàng chưa được tổ chức và kiểm soát tốt
Trong những năm trước đây, khi mà lạm phát có xu hướng tăng cao, NHNN vẫn điều
hành CSTT theo hướng tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành của NHNN, chỉ tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc với VND và ngoại tệ nhằm hạn chế gia tăng tín dụng, hút tiền từ lưu thông.
(Hồng Anh, 2021)
Kỷ luật thị trường chưa được nghiêm minh, hoạt động ngân hàng còn thiếu minh bạch
Thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào dòng vốn tài trợ từ hệ thống ngân hàng
và hiện nay đang suy giảm mạnh
4. Kết luận
COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao
động. Đứng trước cú sốc này, Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện hệ giải pháp (các giải pháp
mạnh sáng tạo), trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh
tế (La, 2020; Vuong, Q.H., 2022). Các giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu khi khống
chế được dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng và phát triển hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội. Do vậy, việc duy trì các giải pháp chính sách để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế
là cần thiết nhưng không thể chủ quan với áp lực lạm phát, đòi hỏi công tác phối hợp chính
sách phải thật chặt chẽ, nhịp nhàng về liều lượng, cách thức triển khai, nhất là CSTT và
CSTK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chari V, & Kehoe P. (1999). Chapter 26 Optimal fiscal and monetary policy. Handbook of
Macroeconomics, I(Part C), 1671–1745. https://doi.org/10.1016/S1574-0048(99)10039-
9
Chính, P. M., & Hoàng, V. Q. (2009). Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tư pháp. (2020). Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ
tháng 3 (Nghị Quyết). https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-
khac.aspx?ItemID=3088
Đào Ngọc Dũng. (2020, November 20). Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam
và vai trò của chính sách tiền tệ. Tạp Chí Tài Chính. https://tapchitaichinh.vn/ngan-
hang/tac-dong-cua-dich-covid19-den-kinh-te-viet-nam-va-vai-tro-cua-chinh-sach-tien-
te-329764.html
Gertler M, & Karadi P. (2011). A model of unconventional monetary policy. Journal of
Monetary Economics, 58(1), 17–34. https://doi.org/10.1016/J.JMONECO.2010.10.004
Hồng Anh. (2021, January 6). Chủ động, linh hoạt, thận trọng trong điều hành chính sách tiền
tệ - Báo Nhân Dân. Báo Nhân Dân . https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/-chu-dong-linh-
hoat-than-trong-trong-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-630767
Khan Aubhik, King Robert G., & Wolman Alexander L. (2003). Optimal Monetary Policy.
The Review of Economic Studies, 70(4), 825–860. https://doi.org/10.1111/1467-
937X.00269
La, V. P. et al. (2020). Policy response, social media and science journalism for the
sustainability of the public health system amid the COVID-19 outbreak: The vietnam
lessons. Sustainability (Switzerland), 12(7). https://doi.org/10.3390/su12072931
Nguyễn Quang Thuấn. (2020, September 23). Tác động của đại dịch COVID-19 và một số
giải pháp chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới. Tạp Chí Cộng Sản.
https://www.tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/819611/tac-dong-cua-dai-dich-covid-
19 va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-viet-nam-trong-giai-doan-toi.aspx
Nguyễn Thị Kim Anh. (n.d.). Chính sách tiền tệ: Hiệu quả của tính linh hoạt và đồng bộ.
Nguyễn Thị Thanh Hương, & Nguyễn Thị Tuyết Ánh. (2011). Một số tồn tại của thị trường
tiền tệ, ngân hàng hiện nay – những kiến nghị chính sách.
Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV. (2020). Các nước đang dùng chính
sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để vượt khó khăn do Covid-19?
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/cac-nuoc-dang-dung-chinh-sach-tien-te-va-tai-
khoa-nhu-the-nao-de-vuot-kho-khan-do-covid19-327773.html
Phạm Quang Hà, & Hoàng Xuân Quế. (2011). Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đại học Kinh tế Quốc dân.
Taylor J. (2007). Housing and Monetary Policy (No. 13682; Working Paper Series).
https://doi.org/10.3386/W13682
Trần Quốc Vượng. (2020). Kết luận 77-KL/TW 2020 chủ trương khắc phục tác động của đại
dịch Covid 19 phục hồi nền kinh tế (No. 77-KL/TW; Kết Luận).
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ket-luan-77-KL-TW-2020-chu-
truong-khac-phuc-tac-dong-cua-dai-dich-Covid-19-phuc-hoi-nen-kinh-te-446014.aspx
Trần Thị Vân Anh. (2020, September 24). Chính sách tiền tệ và tài khóa tại một số quốc gia
trong thời kỳ dịch Covid-19. Tạp Chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ.
https://thitruongtaichinhtiente.vn/chinh-sach-tien-te-va-tai-khoa-tai-mot-so-quoc-gia-
trong-thoi-ky-dich-covid-19-28994.html
Vuong, Q. H., et al. (2022). Covid-19 vaccines production and societal immunization under
the serendipity-mindsponge-3D knowledge management theory and conceptual
framework. Humanities & Social Sciences Communications, 9, 22.
https://www.nature.com/articles/s41599-022-01034-6

More Related Content

What's hot

Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Chương 6 thị trường các yếu tố sản xuất
Chương  6 thị trường các yếu tố sản xuấtChương  6 thị trường các yếu tố sản xuất
Chương 6 thị trường các yếu tố sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suấtChương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suấtDzung Phan Tran Trung
 
Tỷ giá & Can thiệp chính sách
Tỷ giá & Can thiệp chính sáchTỷ giá & Can thiệp chính sách
Tỷ giá & Can thiệp chính sáchPhanQuocTri
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếLe Nhung
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynesvxphuc
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáithienbinhqa
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầuQuyen Le
 
Nhóm 2 quản trị học
Nhóm 2 quản trị họcNhóm 2 quản trị học
Nhóm 2 quản trị họcTran Dat
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM nataliej4
 
Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMHuy Tran Ngoc
 
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁCHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁvictorybuh10
 
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáiChuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáibaconga
 

What's hot (20)

Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Chương 6 thị trường các yếu tố sản xuất
Chương  6 thị trường các yếu tố sản xuấtChương  6 thị trường các yếu tố sản xuất
Chương 6 thị trường các yếu tố sản xuất
 
Chương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suấtChương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suất
 
Tỷ giá & Can thiệp chính sách
Tỷ giá & Can thiệp chính sáchTỷ giá & Can thiệp chính sách
Tỷ giá & Can thiệp chính sách
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynes
 
Bai 7 lam phat
Bai 7   lam phatBai 7   lam phat
Bai 7 lam phat
 
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp ánBài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp có đáp án
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầu
 
Nhóm 2 quản trị học
Nhóm 2 quản trị họcNhóm 2 quản trị học
Nhóm 2 quản trị học
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
CHÍNH SÁCH BẢO HỘ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
 
Thư giá
Thư giáThư giá
Thư giá
 
Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LM
 
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁCHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
 
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáiChuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
 

Similar to CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf

TIEU LUAN_KINH TE HOC.pdf
TIEU LUAN_KINH TE HOC.pdfTIEU LUAN_KINH TE HOC.pdf
TIEU LUAN_KINH TE HOC.pdfLe Ha
 
Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Trần Hiệp
 
Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020KitNg30
 
Nhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docxNhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docxQuangTri10
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoaDat Nguyen
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoaLe Thuy Hanh
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86HAWA Viet Nam
 
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021Nguyen Ngoc
 
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022CDKTCaoThangBMDTCN
 
KINH TE HOC.pdf
KINH TE HOC.pdfKINH TE HOC.pdf
KINH TE HOC.pdfLe Ha
 
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfhoangkhanh33
 
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdfCL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdfTamNguyen183831
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnCong Do Thanh
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07letmeflly
 

Similar to CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf (20)

TIEU LUAN_KINH TE HOC.pdf
TIEU LUAN_KINH TE HOC.pdfTIEU LUAN_KINH TE HOC.pdf
TIEU LUAN_KINH TE HOC.pdf
 
Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020
 
Bao cao xuat nhap khau 2020
Bao cao xuat nhap khau 2020Bao cao xuat nhap khau 2020
Bao cao xuat nhap khau 2020
 
Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020
 
VĩVĩ
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
Nhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docxNhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docx
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86
 
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
 
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
 
Nhóm 2
Nhóm 2Nhóm 2
Nhóm 2
 
KINH TE HOC.pdf
KINH TE HOC.pdfKINH TE HOC.pdf
KINH TE HOC.pdf
 
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
 
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdfCL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAY
 
Tong ket 2009
Tong ket 2009Tong ket 2009
Tong ket 2009
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07
 

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf

  • 1. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19 Nguyễn Thu Thảo, Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Mỹ Tâm, Lưu Thị Trúc Quyên January 31, 2022 Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2022 Preprint DOI:10.31219/osf.io/e56aw 1. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 Cho đến nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có những tác động tiêu cực đến các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu…). Ở Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 đã tác động nền kinh tế và khiến tăng trưởng kinh tế của nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. (La, 2020; Nguyễn Quang Thuấn, 2020) 1.1. Với kinh tế thế giới Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các trung tâm của chuỗi: Các biện pháp giãn cách xã hội khiến nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng, chuỗi cung ứng đứt đoạn. Dịch bệnh làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động đầu tư, sàn thương mại toàn cầu và dẫn đến suy giảm tăng trưởng nền kinh tế của các quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu thu hẹp mạnh. Theo dự báo của UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển), dòng FDI sẽ giảm thêm từ 5% - 10% vào năm 2021 và bắt đầu phục hồi vào năm 2022. Tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, khả năng dòng vốn FDI phục hồi là bất khả thi và khá mịt mờ. (Gertler M & Karadi P, 2011) Thương mại toàn cầu - vốn gắn kết chặt chẽ với FDI toàn cầu - cũng đang chịu tác động tiêu cực trong thời buổi dịch bệnh: Vì một số trung tâm lớn cung ứng đầu vào có vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu, cho nên khó khăn mà COVID-19 đem lại cho các trung tâm sản xuất sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thương mại toàn cầu. Trong hoàn cảnh đó, vài quốc gia chuyển sang “tự cung tự cấp” như một giải pháp phản ứng trước đại dịch nhưng lại không biết rằng tình trạng đó sẽ làm cho thương mại toàn cầu tồi tệ hơn.
  • 2. COVID-19 làm suy giảm tăng trưởng sản lượng toàn cầu: Đặc biệt, tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ - là bạn hàng thương mại của Việt Nam, sẽ tác động trực tiếp đến thương mại và đầu tư của nền kinh tế nước ta. Hình 1. Báo cáo GDP của năm 2020 theo Schroders. Nguồn: Schroders Three graphics to help you picture what 2022 may bring - Luxembourg Professional - Schroders COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến việc làm toàn cầu. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (ILO), tổng số giờ làm việc toàn cầu giảm 14% trong quý II năm 2020. Số giờ đó tương đương 400 triệu lao động toàn thời gian. Các nguyên nhân gây ra như sản xuất đi xuống, các biện pháp giãn cách xã hội để chống SARS-CoV-2… Đại dịch COVID-19 là một cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động tiêu cực nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu ở mức âm; thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. 1.2. Với kinh tế Việt Nam: Đối với yếu tố cầu: Tổng cầu suy giảm mạnh trong cả đầu tư, tiêu dùng nội địa và nhu cầu hàng hóa của thế giới. Đặc biệt là, cầu nội địa và quốc tế đều bị kìm hãm bởi các biện pháp đóng cửa quốc gia, giãn cách xã hội. Việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16/CT- TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. (Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tư pháp, 2020) Trong khi đó, các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) cũng thực hiện giãn cách xã hội làm cho tăng trưởng kinh tế suy giảm. Tình trạng này dẫn đến sự sụt giảm về cầu nhập khẩu của các nước, đặc biệt có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Các hoạt động dịch vụ khác như vận tải, nhất là vận tải hàng không, dịch vụ lưu trú, ăn uống... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. (Đào Ngọc Dũng, 2020)
  • 3. Hình 2. Biểu đồ dự đoán mức tăng trưởng GDP thực tế ở Việt Nam từ 2016 đến 2026. Nguồn: IMF • Vietnam - gross domestic product (GDP) growth rate 2026 | Statista Đối với cầu đầu tư: Nhu cầu đầu tư của 2 khu vực: khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm so với năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI giảm mạnh nhất. Đối với nhu cầu bên ngoài (xuất khẩu): Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng tiêu biểu như điện thoại, máy tính, hải sản,...có sự biến động.
  • 4. Hình 3. Giá trị xuất khẩu của mười loại hàng hóa lớn nhất Việt Nam. Nguồn: Vietnam Customs FDI Data Shows Vietnam’s Steady Economic Growth (vietnam-briefing.com) Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất. Đối với yếu tố cung: Đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động: Khi nguồn cung lao động bị thiếu, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài và người lao động nước ngoài phải tuyên bố tạm dừng sản xuất. Chi phí sử dụng lao động cũng cao hơn khi các doanh nghiệp phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, thực hiện các biện pháp an toàn trong lao động để tránh lây nhiễm Covid-19. Hiện nay, hầu hết DN hoạt động dựa vào các khoản vay mà được đảm bảo phải trả bằng doanh thu trong tương lai tới: Khi nền kinh tế đình trệ, nhiều DN phải ngừng hoạt động, nhưng cũng có những DN có các khoản vay cần phải trả nợ và lãi vay, dẫn đến làn sóng vỡ nợ, phá sản các DN và tạo thành thảm họa khủng khiếp cho thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tín dụng. Có thể nói, các CSTT truyền thống sẽ không còn có tác dụng. Việc giảm lãi suất, tăng thanh khoản cũng không giúp cho doanh nghiệp vay mượn nhiều hơn, vì doanh nghiệp hầu như không có nhu cầu vay mượn trong thời kỳ này. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp không có doanh thu vì không có nguồn cung, dẫn đến không thể trả nợ. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó khăn hơn. Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động. Quan trọng hơn, những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số, hộ gia đình có lao động phi chính thức và gia đình những người nhập cư chịu tác động từ dịch bệnh lớn hơn. Theo kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và UN WOMEN (2020): “Trong tháng 4/2020, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 50,7%. Tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,5% vào tháng 4/2020”. Theo kết quả điều tra của UNDP và UN WOMEN (2020): “Thu nhập trung bình của các hộ gia đình
  • 5. dân tộc thiểu số trong tháng 5/2020 chỉ tương ứng 35,7% so với mức tháng 12/2019. Trong tháng 5/2020, thu nhập trung bình của hộ di cư được ước tính chỉ tương đương 43,2% so với mức của tháng 12/2019. Con số này là 52,5% đối với nhóm hộ gia đình không di cư”. 2. Chính sách tiền tệ Việt Nam 2.1. Tính cấp thiết Ngay khi dịch bệnh bùng phát, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân trong công tác phòng, chống dịch. Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách, trong đó CSTT đã khẳng định được vai trò lưu thông “dòng máu” trong nền kinh tế, hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. (Trần Quốc Vượng, 2020) Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của CSTT trong bối cảnh Covid: Duy trì hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế tối đa tình trạng phá sản; Duy trì việc làm cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp, mất thu nhập; Đảm bảo hệ thống ngân hàng - huyết mạch của nền kinh tế - duy trì được trạng thái ổn định, vận hành tốt, đủ năng lực vực dậy nền kinh tế sau dịch bệnh. (Trần Quốc Vượng, 2020) Trong bối cảnh này, CSTT có thể hỗ trợ khu vực sản xuất, kinh doanh thông qua việc NHNN hỗ trợ các NHTM cơ cấu lại các khoản nợ hiện hành cho các khách hàng (giảm lãi suất đối với các khoản nợ hiện hành, đảo nợ..); miễn giảm lãi trong thời kỳ doanh nghiệp không có doanh thu. (Hồng Anh, 2021) 2.2.Chính sách tiền tệ Việt Nam 2020-2021: * 2020- 2021 Thứ 1. Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT phối hợp chặt chẽ các CSKTVM khác giảm thiểu áp lực gia tăng lạm phát hỗ trợ tăng trưởng KT. Lạm phát ổn định duy trì niềm tin của cộng đồng đầu tư đối với MT kinh doanh VN, thu hút FDI. (Taylor J, 2007) Thứ 2. Liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn để hỗ trợ nền KT đồng thời chỉ đạo TCTD chủ động “cân đối khả năng tài chính” qua đó áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động. Việt Nam là 1 trong các quốc gia có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (so với các nước trong khu vực). (Taylor J, 2007) Thứ 3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn phí, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bên cạnh đó tổ chức các hội nghị kết nối Ngân hàng - DN trên toàn quốc. 22/11/2021, hệ thống TCTD đã đạt được: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 266,191 khách với dư nợ 366,309 tỷ đồng. Miễn, hạ lãi suất cho 625,064 khách với dư nợ 1,061,522 tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020-22/02/2021 đạt 2,655,887 tỷ cho 426,134 khách. Ngân hàng chính sách xã hội gia hạn nợ cho 169,770 khách- dư nợ 4,230 tỷ và cho vay mới 2,258,413 khách -81,000 tỷ. (Hồng Anh, 2021) Thứ 4. TCTD tập trung mọi nguồn lực, cải thiện quy trình, thủ tục cho vay; chủ động thường xuyên rà soát để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh. Tăng trưởng tín dụng đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu định hướng, khả năng hấp thụ vốn, đi đôi với chất lượng tín dụng. (Hồng Anh, 2021) Thứ 5. Điều hành và công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt mỗi ngày, phù hợp với thị trường trong, ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT, kết hợp với các
  • 6. giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, can thiệp mua/bán ngoại tệ với TCTD. Ngày 11/3/2021, tỷ giá trung tâm ở mức 23.204 VND/USD, tăng 0,32% so với mức cuối năm 2020. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 23.051 VND/USD, giảm -0,17% so với cuối năm 2020. (Hồng Anh, 2021) Thứ 6. CSTT phối hợp với CSTK và các chính sách khác. NHNN trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành trong công tác điều hành CSTT, giá hàng hóa dịch vụ, dự báo lạm phát, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính giúp ổn định thanh khoản hệ thống, kiểm soát tiền tệ và tạo điều kiện để giảm lãi suất trái phiếu chính phủ 2 tháng đầu năm 2021, mặt bằng lãi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục xu hướng giảm khoảng 0,1 - 0,19%/năm ở các kỳ hạn. (Hồng Anh, 2021) Kết quả góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, đóng góp lớn vào thành tựu chung về các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của cả nước mà Đảng và Quốc hội đề ra. * 2021- nay: Thứ 1. Đảm bảo thanh khoản hệ thống. Quý I/2021, CSTT phối hợp với CSTK thanh khoản thông suốt cho hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ và tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho tổ chức tín dụng (TCTD), giúp giảm áp lực lên lãi suất huy động và cho vay. (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, 2020) Thứ 2. Điều hành lãi suất. Đầu năm đến nay, NHNN giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, nên có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tháng 02/2021 giảm nhẹ (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, 2020) Thứ 3. Điều hành tín dụng. Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đặt ra từ đầu năm, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụng cả năm 2021 đạt khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, có thể lên đến 14-15%. 16/4/2021, tín dụng nền kinh tế tăng 3,34% so với cuối năm 2020. 05/4/2021 (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, 2020) Thứ 4. Thanh toán điện tử tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng. 3/2021 đã có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động. (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, 2020) Thứ 5. Tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. 3/2021, phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 2.327.762 tỷ đồng. Đây là lĩnh vực có dư nợ lớn nhất trong 5 lĩnh vực ưu tiên. (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, 2020) 2.3. So sánh * Dự đoán nước ngoài IMF dự báo tổn thất tích lũy của kinh tế do dịch sẽ chạm 9.000 tỷ USD vào năm 2021. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng ở quốc gia đang phát triển Đông Á và
  • 7. Thái Bình Dương sẽ giảm 2,1% và tình huống thấp hơn giảm xuống mức -0,5% vào năm 2020, so với dự báo 5,8% vào 2019. (Trần Thị Vân Anh, 2020) * Chính sách tiền tệ thế giới Để giảm bớt những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 trong giai đoạn vừa qua, nhìn chung tất cả các quốc gia đều liên tục cắt giảm lãi suất cũng như tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm vực dậy nền kinh tế, ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED): liên tiếp cắt giảm lãi suất cơ bản về 0% chỉ trong vòng vài ngày nửa đầu tháng 3/2020 đi kèm với những gói bơm tiền khổng lồ lên đến hàng ngàn tỷ USD. NHTW Hàn Quốc (BoK): ngày 16/3 đã hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm xuống mức thấp 0,75%.Tiếp đó, ngày 28/5, BoK lại giảm thêm 0,25 điểm phần trăm xuống mức thấp kỷ lục. (Trần Thị Vân Anh, 2020) Các NHTW lớn trên thế giới cũng tái khởi động lại các chương trình nới lỏng định lượng (QE) với quy mô cao gấp nhiều lần so với trước để bơm thẳng tiền vào nền kinh tế: ngày 2/3, NHTW Nhật Bản đã hỗ trợ 500 tỷ yên (4,6 tỷ USD) để đảm bảo đủ thanh khoản trong hệ thống. (Trần Thị Vân Anh, 2020) Hoãn, cắt giảm thuế, phí và các gói kích thích kinh tế khổng lồ để hỗ trợ cho các thành phần trong nền kinh tế bị ảnh hưởng của dịch Covid-19: Anh công bố gói cứu trợ kinh tế khổng lồ trị giá 330 tỷ bảng Anh, tương đương 15% GDP, cắt giảm khẩn cấp lãi suất từ 0.75% xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 0,25%. Tại châu Á, Singapore có kế hoạch giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, Hàn Quốc cung tiền mặt cho các công ty nhỏ đang vật lộn trả lương. (Trần Thị Vân Anh, 2020) So sánh khu vực, áp dụng chính sách : Lãi suất vay hợp lý, tập trung nguồn lực giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay thì VIỆT NAM là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philip -2%, Thái Lan -0,75%, Malaysia -1,25%, Indonesia - 1,25%, Ấn Độ -1,15%, TQ -0,3%) . (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, 2020) Theo đánh giá của WB thì Chính phủ Việt Nam đã chủ động kiểm soát mọi tình hình nên nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước cú sốc bên ngoài. WB nhận định, với dư địa chính sách trong tay, Việt Nam đang ở vị thế vững vàng để vượt qua khủng hoảng về y tế và kinh tế đang diễn ra. Việt Nam cũng đang có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do với mức tăng trưởng dự báo sẽ lên đến 7,5% trong năm 2021 và quanh mức 6,5% năm 2022 nhờ sức cầu bên ngoài được cải thiện, ngành dịch vụ được củng cố và sản xuất nông nghiệp dần được khôi phục (WB, 2020). (Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, 2020) 3. Đánh giá 3.1. Hiệu quả Điều hành CSTT hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô: Nhìn lại giai đoạn 2016- 2020, NHNN đã điều hành CSTT hiệu quả nhờ sự kiên định, chủ động, thận trọng và linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát mức dưới 4% theo đúng mục tiêu của Quốc hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, làm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. (Chari V & Kehoe P, 1999) NHNN đã điều hành tín dụng theo phương châm mở rộng kết hợp với an toàn, hiệu quả, phù hợp chủ trương từng bước giảm tỷ lệ vốn đầu tư tín dụng ngân hàng, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp, chính sách tín dụng của NHNN đi đúng hướng, bảo đảm an toàn, cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm phát. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung chủ yếu các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Hoạt động thanh toán có nhiều bước tiến vượt bậc cả về chất, lượng với nhiều dịch vụ thanh toán,sản phẩm mới, tiện ích và hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ
  • 8. thanh toán có bước phát triển mang tính chất đột phá. Thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, hoạt động chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ. (Phạm Quang Hà & Hoàng Xuân Quế, 2011) Công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được thực hiện nghiêm túc, từng bước hiệu quả, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tăng cường các công tác thanh tra, phòng chống rửa tiền, giám sát để nâng cao tính minh bạch trong nền kinh tế. (Nguyễn Thị Kim Anh, n.d.) Kiểm soát cung tiền ở mức hợp lý, mà nhất là tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế: Chính sách tín dụng điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế làm góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. NHNN có những điều chỉnh rất linh hoạt lãi suất trong điều hành CSTT khi xuất hiện một vài diễn biến mới của tình hình, lãi suất bám sát diễn biến chỉ số giá, hỗ trợ thêm doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khi còn nhiều khó khăn và củng cố niềm tin của xã hội đối với VND, mặt bằng lãi suất huy động , cho vay đã giảm mạnh. (Phạm Quang Hà & Hoàng Xuân Quế, 2011) Thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường tiền tệ, tình trạng đô la hóa, vàng hóa đã được kiểm soát: NHNN cũng đã rất nỗ lực trong công tác quản lý và điều tiết tiền tệ thông qua việc điều hành công cụ CSTT theo cách linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với công tác quản lý ngoại hối, từng bước gỡ bỏ các nút thắt của thị trường, bảo đảm sự ổn định của thị trường tiền tệ. Sự chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành của NHNN trong thời gian qua truyền dẫn chính sách vào thực tế một cách hiệu quả, cơ bản đã thực hiện được mục tiêu đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Thâm hụt cán cân thương mại đã thu hẹp mạnh, khu vực tài chính nói riêng đã bắt đầu ổn định trở lại, tỷ giá, lãi suất và giá vàng diễn biến ổn định, thanh khoản của hệ thống được cải thiện và đi dần vào ổn định. (Nguyễn Thị Thanh Hương & Nguyễn Thị Tuyết Ánh, 2011) 3.2. Hạn chế Lạm phát vẫn cao Mặt bằng lãi suất quá cao, có phần chưa được hợp lý: Huy động vốn NHTM khó khăn, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thường căng thẳng, nhưng về tốc độ tăng dư nợ của các NHTM vẫn cao. Có thể lý giải bởi các nguyên nhân như: dịch vụ ngân hàng ngoài hoạt động tín dụng chưa được mở rộng và phát triển tốt, thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các NHTM, cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh nói chung lại tạo động lực và có dư địa để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ: huy động vốn với lãi suất cao; lãi suất cho vay không bị khống chế. (Khan Aubhik et al., 2003) Thị trường liên ngân hàng chưa được tổ chức và kiểm soát tốt Trong những năm trước đây, khi mà lạm phát có xu hướng tăng cao, NHNN vẫn điều hành CSTT theo hướng tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành của NHNN, chỉ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với VND và ngoại tệ nhằm hạn chế gia tăng tín dụng, hút tiền từ lưu thông. (Hồng Anh, 2021) Kỷ luật thị trường chưa được nghiêm minh, hoạt động ngân hàng còn thiếu minh bạch
  • 9. Thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào dòng vốn tài trợ từ hệ thống ngân hàng và hiện nay đang suy giảm mạnh 4. Kết luận COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Đứng trước cú sốc này, Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện hệ giải pháp (các giải pháp mạnh sáng tạo), trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế (La, 2020; Vuong, Q.H., 2022). Các giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu khi khống chế được dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng và phát triển hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc duy trì các giải pháp chính sách để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế là cần thiết nhưng không thể chủ quan với áp lực lạm phát, đòi hỏi công tác phối hợp chính sách phải thật chặt chẽ, nhịp nhàng về liều lượng, cách thức triển khai, nhất là CSTT và CSTK. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chari V, & Kehoe P. (1999). Chapter 26 Optimal fiscal and monetary policy. Handbook of Macroeconomics, I(Part C), 1671–1745. https://doi.org/10.1016/S1574-0048(99)10039- 9 Chính, P. M., & Hoàng, V. Q. (2009). Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tư pháp. (2020). Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 (Nghị Quyết). https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin- khac.aspx?ItemID=3088 Đào Ngọc Dũng. (2020, November 20). Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam và vai trò của chính sách tiền tệ. Tạp Chí Tài Chính. https://tapchitaichinh.vn/ngan- hang/tac-dong-cua-dich-covid19-den-kinh-te-viet-nam-va-vai-tro-cua-chinh-sach-tien- te-329764.html Gertler M, & Karadi P. (2011). A model of unconventional monetary policy. Journal of Monetary Economics, 58(1), 17–34. https://doi.org/10.1016/J.JMONECO.2010.10.004 Hồng Anh. (2021, January 6). Chủ động, linh hoạt, thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ - Báo Nhân Dân. Báo Nhân Dân . https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/-chu-dong-linh- hoat-than-trong-trong-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-630767 Khan Aubhik, King Robert G., & Wolman Alexander L. (2003). Optimal Monetary Policy. The Review of Economic Studies, 70(4), 825–860. https://doi.org/10.1111/1467- 937X.00269 La, V. P. et al. (2020). Policy response, social media and science journalism for the sustainability of the public health system amid the COVID-19 outbreak: The vietnam lessons. Sustainability (Switzerland), 12(7). https://doi.org/10.3390/su12072931 Nguyễn Quang Thuấn. (2020, September 23). Tác động của đại dịch COVID-19 và một số giải pháp chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới. Tạp Chí Cộng Sản. https://www.tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/819611/tac-dong-cua-dai-dich-covid-
  • 10. 19 va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-viet-nam-trong-giai-doan-toi.aspx Nguyễn Thị Kim Anh. (n.d.). Chính sách tiền tệ: Hiệu quả của tính linh hoạt và đồng bộ. Nguyễn Thị Thanh Hương, & Nguyễn Thị Tuyết Ánh. (2011). Một số tồn tại của thị trường tiền tệ, ngân hàng hiện nay – những kiến nghị chính sách. Nhóm Chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV. (2020). Các nước đang dùng chính sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để vượt khó khăn do Covid-19? https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/cac-nuoc-dang-dung-chinh-sach-tien-te-va-tai- khoa-nhu-the-nao-de-vuot-kho-khan-do-covid19-327773.html Phạm Quang Hà, & Hoàng Xuân Quế. (2011). Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đại học Kinh tế Quốc dân. Taylor J. (2007). Housing and Monetary Policy (No. 13682; Working Paper Series). https://doi.org/10.3386/W13682 Trần Quốc Vượng. (2020). Kết luận 77-KL/TW 2020 chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid 19 phục hồi nền kinh tế (No. 77-KL/TW; Kết Luận). https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ket-luan-77-KL-TW-2020-chu- truong-khac-phuc-tac-dong-cua-dai-dich-Covid-19-phuc-hoi-nen-kinh-te-446014.aspx Trần Thị Vân Anh. (2020, September 24). Chính sách tiền tệ và tài khóa tại một số quốc gia trong thời kỳ dịch Covid-19. Tạp Chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ. https://thitruongtaichinhtiente.vn/chinh-sach-tien-te-va-tai-khoa-tai-mot-so-quoc-gia- trong-thoi-ky-dich-covid-19-28994.html Vuong, Q. H., et al. (2022). Covid-19 vaccines production and societal immunization under the serendipity-mindsponge-3D knowledge management theory and conceptual framework. Humanities & Social Sciences Communications, 9, 22. https://www.nature.com/articles/s41599-022-01034-6