SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
                TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

                        ----------




       ĐỀ ÁN MÔN HỌC
       TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
  Đề tài:
NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
CỦA NHNN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2011




Giáo viên hướng dẫn               : T.S. Hồ Hữu Tiến
Sinh viên thực hiện               : Tán Anh Kha
Lớp         : 35K15.2
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                      GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến


                          Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012




SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                         Trang 2
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                      GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

                                   LỜI CAM ĐOAN

     Em xin cam đoan rằng Đề án này là do chính em thực hiện trên cơ sở tham
khảo một số giáo trình, tạp chí và một vài đề án, luận án khác.




SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                          Trang 3
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                         GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

                            DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.

       OMO           : Open Market Operations-Thị trường mở.
       NHNN          : Ngân hàng nhà nước.
       CSTT          : Chính sách tiền tệ.
       NHTW          : Ngân hàng trung ương.
       DTBB          : Dự trữ bắt buộc.
       GTCG          : Giấy tờ có giá.
       TCTD          : Tổ chức tín dụng.
       TVC           : Lãi suất tái cấp vốn
       NHTM          : Ngân hàng thương mại
       CD            : Chứng Chỉ tiền gửi.
       BOJ           : Ngân hàng Nhật Bản.
       Fed           : Cục dự trữ liên bang
       BOT           : Ngân hàng Thái Lan.




SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                            Trang 4
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                                                  GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

                         DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU

                                              CHƯƠNG 1
     Sơ đồ 1.1. Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng.........................16
     Sơ đồ 1.2. Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất.......................................16

                                              CHƯƠNG 2
     Bảng 2.1. Số lượng thành viên thị trường mở qua các năm..........................44
     Bảng 2.2. Tình hình hoạt động NV thị trường mở 6 tháng
     đầu năm 2011...............................................................................................49
     Bảng 2.3. Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở..............51
     Bảng 2.4. Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm..........52
     Biểu đồ 2.1. Lượng tiền NHNN hút ròng 9 tuần liên tục 4/5
     đến hết 1/7 /2011..........................................................................................50
     Biểu đồ 2.2. Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở.........51
     Biểu đồ 2.3. Bơm ròng trên thị trường mở năm 2011 theo tháng.................53
     Biểu đồ 2.4. Số dư trên thị trường mở năm 2011 và đầu năm 2012.............54




SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                                               Trang 5
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                                                                                     GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

                                                                     MỤC LỤC

......................................................................................................................................................... 1

GIÁO VIÊN HƯỚ NG DẪ N : T.S. HỒ HỮ U TIẾ N................................................................1

SINH VIÊN THỰ C HIỆ N : TÁN ANH KHA............................................................................1

LỚ P : 35K15.2........................................................................................................................... 1

DANH MỤ C TỪ VIẾ T TẮ T....................................................................................................... 4

DANH MỤ C CÁC ĐỒ THỊ , BẢ NG BIỂ U.................................................................................. 5

MỤ C LỤ C....................................................................................................................................... 6

NHẬ N XÉT CỦ A GIÁO VIÊN PHẢ N BIỆ N 64.......................................................................7

LỜ I MỞ ĐẦ U................................................................................................................................ 8
    1. Tính cấ p thiế t củ a đề tài................................................................................................................ 8
    2. Mụ c đích nghiên cứ u...................................................................................................................... 8
    3. Đố i tượ ng và phạ m vi nghiên cứ u.................................................................................................. 8
    4. Phươ ng pháp nghiên cứ u................................................................................................................ 8
    5. Kế t cấ u củ a đề án.......................................................................................................................... 9


......................................................................................................................................................... 9

CHƯƠ NG I.................................................................................................................................. 10

 MỘ T SỐ VẤ N ĐỀ CƠ BẢ N VỀ NGHIỆ P VỤ THỊ TRƯỜ NG MỞ CỦ A NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠ NG........................................................................................................................... 10
    1.1. NGHIỆ P VỤ THỊ TRƯỜ NG MỞ - MỘ T CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀ N TỆ CỦ A NGÂN HÀNG TRUNG
    ƯƠ NG.............................................................................................................................................. 10
    1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của nghiệp vụ TTM...................................................................................17
    1.2.3.1. Ư u điể m.............................................................................................................................. 17
    1.2.3.2. Nhượ c điể m......................................................................................................................... 18
    2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ N NGHI Ệ P VỤ TH Ị TRƯỜ NG MỞ C Ủ A NGÂN
    HÀNG NHÀ NƯỚ C VIỆ T NAM........................................................................................................... 36
    2.1.1. Sự cần thiết ra đời nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền t ệ c ủa Ngân hàng
    Nhà nước......................................................................................................................................................36
    2.1.1.1. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thấp.................................................................................36
    2.1.1.2. Sự tồn tại của các thị trường chứng khoán nợ..............................................................................37
    2.1.1.3. Xu thế hội nhập kinh tế .................................................................................................................38
    2.1.2. Quá trình hình thành và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý c ủa nghiệp v ụ th ị tr ường m ở...................38
    2.1.6. Phương thức giao dịch trên thị trường mở.......................................................................................45

SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                                                                                          Trang 6
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                                                                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

   2.1.6.1. Phương thức mua bán....................................................................................................................45
   2.1.6.1.1. Giao dịch mua và bán hẳn: NHNN sẽ mua hoặc bán các GTCG v ới toàn b ộ th ời h ạn còn l ại c ủa
   chúng. Sau khi giao dịch, quyền sở hữu GTCG sẽ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua và không
   kèm thoả thuận mua bán lại các GTCG.......................................................................................................46
   2.1.6.1.2. Giao dịch bán và cam kết mua lại (giao d ịch có kỳ hạn) đ ược NHNN th ực hiện nh ư sau: .........46
   2.1.6.2. Phương thức đấu thầu...................................................................................................................46
   2.1.6.2.1. Đấu thầu khối lượng....................................................................................................................46
   2.1.6.2.2. Đấu thầu lãi suất.........................................................................................................................46
   2.3.2 Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ...................................................................56


DANH MỤ C TÀI LIỆ U THAM KHẢ O.................................................................................... 63
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................63
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN........................................................64




SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                                                                                 Trang 7
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                            GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

                                   LỜI MỞ ĐẦU
      1. Tính cấp thiết của đề tài
      Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng
trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tiền
tệ thực sự có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mình hay không lại phụ
thuộc vào quá trình sử dụng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của ngân
hàng trung ương. Để thực hiện vai trò và trách nhiệm đã được quy định tại Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sử dụng các
công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường
mở.
      Sau một thời gian dài chuẩn bị về hàng lang pháp lý, trang thiết bị, nhân lực,
… nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức
khai trương vào ngày 12/7/2000. Trải qua hơn 11 năm hoạt động, nghiệp vụ thị
trường mở đã được thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc điều tiết và
kiểm soát lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cũng như các
công cụ chính sách tiền tệ khác của Ngân hàng nhà nước, nghiệp vụ thị trường mở
đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Số lượng các tổ chức tín dụng tham gia ít, doanh
số giao dịch nhỏ, hàng hoá giao dịch chưa nhiều, các quy định về quy trình, xử lý
thông tin còn chưa hoàn thiện. Nhận thức được điều dó, em đã lựa chọn đề tài
“NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHNN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007 - 2011” để làm đề tài nghiên cứu của Đề án.
      2. Mục đích nghiên cứu
      - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ, công cụ chính sách
tiền tệ và nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng trung ương.
      - Phân tích, đánh giá hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam từ năm 2007 đến nay.
      - Một vài Đề xuất góp phần hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
      3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
      - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
      - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2007 đến nay.
      4. Phương pháp nghiên cứu
      Trong quá trình thực hiện đề án, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng
là phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                  Trang 8
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                        GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

pháp phân tích, tổng hợp, thống kê ... Ngoài ra, trong Đề án còn sử dụng một số
biểu, bảng để minh hoạ.
      5. Kết cấu của đề án
      Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đề án bao
gồm 2 chương:
      Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng
trung ương
      Chương 2. Thực trạng sử dụng nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam giai đoạn 2007 đến năm 2011.
      Em xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Hữu Tiến và các thầy cô khác trong
khoa TC-NH, Trường ĐHKT Đà Nẵng đã hướng dẫn tận tình và luôn em trong
suốt thời gian làm Đề án.



                                                               SVTH
                                                             Tán Anh Kha




SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                             Trang 9
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến



                                    CHƯƠNG I.
   MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA
                   NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

      1.1. NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ - MỘT CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
      Tại bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế thị trường, để đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế vĩ mô đều phải sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô như
chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại và chính
sách tiền tệ (CSTT). Thông qua việc điều hành các chính sách này để tác động đến
các mục tiêu như tăng trưởng, lạm phát, việc làm … Vì vậy, CSTT đóng vai trò là
một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô
của Nhà nước.
      1.1.1. Khái niệm về chính sách tiền tệ
      CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW sử dụng các công
cụ của mình để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm
đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và
duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý.
      Theo nghĩa rộng, CSTT là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ
trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm thực
hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền
quốc gia. Theo nghĩa hẹp, CSTT là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiền
cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số
lạm phát nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh
tế vĩ mô.
      NHTW có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các vấn đề liên quan
đến CSTT vì mọi hoạt động của NHTW và hệ thống ngân hàng đều ảnh hưởng đến
hệ thống điều kiện tiền tệ của nền kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu như khối
lượng tiền, tín dụng, lãi suất, tỷ giá … Vì thế công tác xây dựng và điều hành CSTT
là trọng tâm hoạt động của một NHTW.
      1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
      Nội dung của CSTT thể hiện thông qua việc thiết kế hệ thống mục tiêu của
CSTT trong từng thời kỳ bao gồm các mục tiêu tổng quát và hệ thống mục tiêu điều
hành.



SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                  Trang 10
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                            GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

      1.1.2.1. Mục tiêu tổng quát (mục tiêu cuối cùng)
      Mục tiêu CSTT hầu như thống nhất ở các nước. Sự điều chỉnh lượng tiền cung
ứng nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng
trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Ngoài các mục tiêu vĩ mô trên, một số nước
còn tập trung vào các mục tiêu cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế phát triển đặc
thù quốc gia. Tuy nhiên do tính chất mâu thuẫn giữa các mục tiêu nên NHTW
không thể theo đuổi tất cả các mục tiêu trên trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều này buộc NHTW phải có sự lựa chọn và ưu tiên cho những mục tiêu quan
trọng trong từng thời kỳ mặc dù mục tiêu ổn định giá cả luôn là mục tiêu dài hạn
của NHTW.
      1.1.2.2. Mục tiêu điều hành
      Các mục tiêu chính sách trên chỉ là mục tiêu cuối cùng mà các CSTT nhắm
tới. Đây là các mục tiêu mang tính định tính nên để tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình điều hành CSTT, các NHTW đều xây dựng hệ thống mục tiêu điều hành mang
tính định lượng cụ thể hơn.
      Mục tiêu điều hành là các biến số tiền tệ có tác động mạnh theo một chiều
nhất định đến mục tiêu cuối cùng (mục tiêu chính sách) của CSTT. Căn cứ vào sự
phát triển và diễn biến của thị trường tiền tệ, NHTW các nước đều lựa chọn các
mục tiêu điều hành của CSTT. Mục tiêu điều hành của CSTT bao gồm mục tiêu
trung gian và mục tiêu hoạt động.
      1.1.2.2.1 Mục tiêu trung gian
      NHTW không thể sử dụng các công cụ CSTT tác động trực tiếp và ngay lập
tức đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế. Ảnh hướng của CSTT chỉ xuất hiện
sau một thời gian nhất định. Để khắc phục hạn chế này, NHTW của tất cả các nước
thường xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng.
      Tiêu chuẩn của chỉ tiêu trung gian: (1) Có thể đo lường được một cách chính
xác và nhanh chóng, bởi vì các chỉ tiêu này chỉ có ích khi nó phản ánh được tình
trạng của CSTT nhanh hơn mục tiêu cuối cùng; (2) Có thể kiểm soát được để có thể
điều chỉnh mục tiêu đó cho phù hợp với định hướng của CSTT; (3) Có mối liên hệ
chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng.
      Cả tổng lượng tiền cung ứng và lãi suất đều thoả mãn các tiêu chuẩn trên,
nhưng NHTW không thể chọn cả hai chỉ tiêu trên làm mục tiêu trung gian mà chỉ có
thể chọn một trong hai chỉ tiêu đó. Bởi lẽ, nếu đạt được mục tiêu về tổng khối lượng
tiền cung ứng thì phải chấp nhận sự biến động của lãi suất và ngược lại.
      1.1.2.2.2 Mục tiêu hoạt động
      Mục tiêu hoạt động là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                 Trang 11
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                              GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

công cụ CSTT đồng thời có mối quan hệ chi phối tới các mục tiêu trung gian. Việc
lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thích hợp làm mục tiêu hoạt động có ý nghĩa quan trọng
quyết định hiệu quả tác động của CSTT. Hệ thống chỉ tiêu này vừa đóng vai trò
phản ánh tình trạng CSTT đồng thời phản ánh dấu hiệu về định hướng CSTT của
NHTW.
      Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm mục tiêu hoạt động cũng tương tự như
tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian, bao gồm: (1) Phải đo lường được nhằm
tránh những suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu của CSTT; (2) Phải có
mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của CSTT; (3) Phải có mối quan
hệ chặt chẽ và ổn định với mụcc tiêu trung gian được lựa chọn. Căn cứ vào tiêu
chuẩn trên, các chỉ tiêu thường được lựa chọn làm mục tiêu hoạt động của NHTW
bao gồm: lãi suất liên ngân hàng và dự trữ ngân hàng.
      1.1.3. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
      Để thực hiện CSTT theo các mục tiêu đã xác định trong từng thời kỳ, NHTW sử
dụng một số công cụ CSTT nhằm tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi
suất (chi phí) vay vốn. Công cụ CSTT là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi
NHTW nhằm tác động trực tiếp tới các mục tiêu hoạt động, qua đó ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới mục tiêu trung gian, từ đó đạt được các mục tiêu cuối cùng của CSTT.
      1.1.3.1. Dự trữ bắt buộc
      Dự trữ bắt buộc (DTBB) là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một
tài khoản tiền gửi tại NHTW trong một thời kỳ nhất định. DTBB được tính trên cơ
sở tỷ lệ DTBB do NHTW quy định đối với từng loại tiền gửi cấu thành nên nguồn
vốn hoạt động của một ngân hàng. Tỷ lệ DTBB do NHTW quy định và được xác
định bằng một tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại
NHTM. Tỷ lệ DTBB được áp dụng có phân biệt đối với các loại tiền gửi có thời
hạn khác nhau, quy mô và tính chất hoạt động của NHTM.
      DTBB tác động tới cung ứng tiền tệ bằng cách gây ra thay đổi số nhân cung
ứng tiền tệ. Tỷ lệ DTBB tăng lên sẽ làm giảm số tiền gửi được nâng đỡ bởi một
mức nhất định của cơ số tiền tệ và dẫn đến việc thu hẹp cung ứng tiền. Mặt khác,
tỷ lệ DTBB giảm xuống sẽ dẫn đến một sự tăng lên của cung ứng tiền tệ do việc
tạo thêm tiền gửi gấp nhiều lần. Việc quy định tỷ lệ DTBB do NHTW quyết định
tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế.
      1.1.3.2. Chính sách chiết khấu
      Chiết khấu là một trong những hình thức cho vay của NHTW đối với các NHTM.
Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt NHTW đã làm tăng lượng tiền cung
ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                   Trang 12
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                               GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

thanh toán của họ.
      Chính sách chiết khấu bao gồm các quy định về hạn mức chiết khấu, lãi suất chiết
khấu và điều kiện cho vay của NHTW đối với các ngân hàng. NHTW cho vay ngắn hạn
trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá của ngân hàng. NHTW kiểm soát công cụ này
chủ yếu bằng cách tác động tới giá cả khoản vay thông qua lãi suất chiết khấu căn cứ vào
mục tiêu của CSTT là thắt chặt hay nới lỏng, từ đó tác động tới lượng tiền trong lưu
thông.
      Sự thay đổi về lãi suất chiết khấu được xem là một dấu hiệu thông báo của NHTW
trong định hướng thực hiện CSTT. Các tuyên bố của NHTW về chiều hướng biến động
lãi suất chiết khấu (tăng lên hoặc giảm xuống) có tác dụng hướng dẫn hành vi của thị
trường theo định hướng CSTT.
      1.1.3.3. Nghiệp vụ thị trường mở
      Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động NHTW mua, bán GTCG như
tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền gửi ... trên thị
trường tiền tệ, nhằm làm thay đổi cơ số tiền tệ mà đặc biệt là tiền dự trữ trong hệ
thống ngân hàng, qua đó tác động đến khối lượng tiền cung ứng. Do vậy, thị trường
này có khả năng tiếp nhận được một lượng rất lớn nghiệp vụ của NHTW mà không
làm cho giá cả biến động mạnh.
      OMO là công cụ CSTT quan trọng của NHTW. Nghiệp vụ này là yếu tố quyết
định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ và đó cũng là nguồn
gốc chính gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ.
      OMO là một trong những cửa ngõ quan trọng để NHTW phát hành tiền vào
lưu thông hoặc rút bớt tiền trong lưu thông về thông qua mua hay bán các các loại
GTCG. Qua nghiệp vụ mua bán này NHTW làm tăng hay giảm dự trữ của các
NHTM, tác động đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này và từ đó làm tăng
hay giảm lượng tiền cung ứng.
      1.1.3.4. Lãi suất
      Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện CSTT trong điều khiển mức
cung ứng tiền cho nền kinh tế, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối
lượng tiền tệ trong lưu thông. Sự biến động của lãi suất có thể kích thích hoặc kìm hãm
sản xuất. Do vậy, lãi suất là một công cụ quan trọng của NHTW trong thực hiện CSTT.
      Thông qua chính sách chiết khấu đối với các ngân hàng, NHTW thực hiện quản lý
gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với nền kinh tế. Khi muốn điều chỉnh lãi
suất của các ngân hàng, NHTW điều chỉnh các lãi suất của mình, từ đó tác động đến lãi
suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất huy động,
cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, NHTW có thể quản lý trực tiếp lãi suất của các
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                     Trang 13
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                              GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

TCTD đối với nền kinh tế thông qua quy định các mức lãi suất cụ thể về cho vay và huy
động. Tuy nhiên hình thức quản lý trực tiếp lãi suất này chỉ phù hợp tại các nước có hệ
thống tài chính tiền tệ chưa phát triển, và xu hướng chung là giảm dần sự quản lý trực
tiếp này.
      1.1.3.5. Hạn mức tín dụng
      Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp trực tiếp của NHTW để
khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng cho
nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề
ra. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các ngân hàng phải tôn trọng
khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức dư nợ quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào
đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, trong định hướng cơ cấu kinh tế và trong giới hạn
tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một thời gian xác định.
      Hạn mức tín dụng được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống
chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy cơ chế tác động của nó mang tính
áp đặt của NHTW đối với hệ thống ngân hàng.
      1.1.3.6. Tỷ giá hối đoái
      Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ,
hay có thể nói là giá cả của đồng tiền này đo bằng một đồng tiền khác. Tỷ giá vừa
phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại tệ. Đến
lượt mình, tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, có tác
động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Chính sách tỷ giá tác động nhạy bén và mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng
hoá, tình trạng tài chính tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, vốn đầu tư và dự trữ của
quốc gia.
      Về thực chất thì tỷ giá không phải là công cụ CSTT bởi lẽ tỷ giá không làm
tăng giảm khối lượng tiền trong lưu thông, mà chỉ góp phần thay đổi cơ cấu khối
lượng tiền. Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế
đang phát triển, có mức độ đôla hoá cao, thì tỷ giá được xem là một công cụ bổ trợ
quan trọng cho điều hành CSTT.
      1.2. NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG
      1.2.1. Khái niệm
      Theo cách hiểu chung nhất thì khái niệm “Nghiệp vụ thị trường mở” là hoạt
động mua bán các GTCG của NHTW với các đối tác được lựa chọn để qua đó tác
động tới lãi suất của thị trường hoặc dự trữ của các đối tác này, vì thế có thể ảnh
hưởng tới các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế thông qua những ảnh hưởng về mặt
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                   Trang 14
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

lượng và giá cả. Thuật ngữ "Thị trường mở" ở đây được hiểu là một thị trường có
tính chất mở, nghĩa là đa dạng về các đối tác tham gia thị trường và đa dạng về các
loại giao dịch trên thị trường.
      Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) được Ngân hàng Anh áp dụng đầu tiên từ
năm 1914 trong nỗ lực tìm kiếm công cụ có hiệu quả hơn để điều chỉnh lãi suất thị
trường theo hướng mong muốn.
      OMO là một trong các công cụ CSTT có hiệu quả cao và hiện đang được các
nước trên thế giới sử dụng. Mặc dù OMO được sử dụng phổ biến nhưng việc đưa ra
một khái niệm chung là không thống nhất. Sự không thống nhất này thể hiện ở sự
khác nhau về hàng hoá giao dịch, các đối tác tham gia thị trường và các loại giao
dịch trên thị trường.
      Các GTCG được sử dụng trên thị trường mở là các GTCG ngắn hạn và dài hạn
như tín phiếu, trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHTW, trái phiếu doanh nghiệp, trái
phiếu ngân hàng v.v.. Các chủ thể của thị trường mở là NHTW và các đối tác chủ
yếu là các ngân hàng, và có thể là các tổ chức tài chính, tín dụng phi ngân hàng.
      Xét về mặt hình thức, thị trường mở là thị trường giao dịch các chứng khoán
nợ cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên khác với các khái niệm có phạm vi và loại
hình công cụ rõ ràng như thị trường chứng khoán hay thị trường tiền tệ, thị trường
mở ở các nước khác nhau lại khác nhau về phạm vi, loại hình công cụ và thời hạn
của các công cụ giao dịch trên thị trường. Đối với một số nước, hàng hoá giao dịch
trên thị trường mở chỉ gồm các GTCG ngắn hạn và đối tác tham gia chỉ là các
TCTD. Khi đó, thị trường mở là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Đối với nước
khác như Mỹ, Đức thì các GTCG dài hạn cũng có thể giao dịch, khi đó thị trường
mở bao gồm cả một phần của thị trường chứng khoán. Điều đó có nghĩa là các giới
hạn, quy định khác nhau về hàng hoá và đối tác tham gia OMO với NHTW sẽ quyết
định khái niệm cụ thể về thị trường mở ở từng nước.
      1.2.2. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
      Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW đã tác
động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi
suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ
cả về mặt giá và mặt lượng.
      1.2.2.1. Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
      Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác
động ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến
tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối tác tham gia OMO) và
tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác tham
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                  Trang 15
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

gia OMO).
            Sơ đồ 1.1. Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng
 NHTW               Dự trữ         Dự trữ mở            Khối                MS
  bán                 NH            rộng cho          lượng TD             giảm
 GTCG                giảm           vay giảm            giảm

      Khi NHTW thực hiện bán GTCG cho các ngân hàng thì tiền gửi của ngân
hàng tại NHTW sẽ giảm xuống tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra.
Trường hợp người mua là các khách hàng của ngân hàng thì số tiền mua GTCG sẽ
làm giảm số dư tiền gửi của họ tại hệ thống ngân hàng. Kết quả là dự trữ của hệ
thống ngân hàng giảm sút tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Sự
giảm sút dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cho vay của ngân
hàng và vì thế khối lượng tín dụng giảm dẫn đến cung tiền sẽ giảm. Ngược lại, khi
NHTW thực hiện mua GTCG trên thị trường mở, kết quả làm dự trữ của các ngân
hàng tăng lên. Như vậy, khi NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường nó sẽ tác động
đến dự trữ của các ngân hàng, làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng, từ đó ảnh
hưởng đến lượng tiền cung ứng.
      1.2.2.2. Về mặt giá - Tác động qua lãi suất
      Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng gián
tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:
      Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu
vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đến lượt nó, cung cầu tiền trung
ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn
hạn này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ
truyền tác động tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tại
một mức lãi suất thị trường xác định, tổng cầu AD của nền kinh tế, và do đó tốc độ
tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết định.
                   Sơ đồ 1.2. Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất
  Cung TPKB                  Giá TPKB             LS thị trường
     tăng                      giảm                   tăng
                                                      tăng

  NHTW bán                                                              Đầu tư
    TPKB                                                                 giảm


  Dự trữ NH              Cung của quỹ        Lãi suất ngắn         Lãi suất thị
    giảm                 cho vay giảm          hạn tăng            trường tăng


SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                Trang 16
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

      Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu
về loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ
lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi. Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ
trọng lớn trong các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời
của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, và vì thế mà tác động đến tổng cầu AD
và sản lượng.
      Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng.
Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi
suất ngắn hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị trường.
Bên cạnh đó khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm
tăng cung tín phiếu kho bạc trên thị trường, từ đó làm giảm giá của tín phiếu kho
bạc. Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo hướng
tăng lên, dẫn đến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang tín phiếu kho bạc. Để cân bằng lãi
suất và hạn chế sự dịch chuyển vốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên. Khi lãi
suất thị trường tăng lên thì hoạt động đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh tế sẽ
giảm xuống do tỷ suất sinh lời giảm. Từ đó tổng cầu trên thị trường giảm xuống và
góp phần làm giảm sản lượng, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
      1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của nghiệp vụ TTM
1.2.3.1. Ưu điểm
      Nghiệp vụ TTM có nhiều ưu điểm hơn so với các công cụ khác của CSTT:
      - Nghiệp vụ TTM xảy ra theo sáng kiến của NHTW và vì vậy NHTW kiểm
soát quy mô của nó một cách hoàn toàn. Sự phát triển như vậy không thể đạt được
khi sử dụng các nghiệp vụ khác, ví dụ cho vay chiết khấu, trong đó NHTW có thể
khuyến khích hoặc cản trở các Ngân hàng vay chiết khấu thông qua việc thay đổi lãi
suất chiết khấu, nhưng không thể kiểm soát khối lượng cho vay chiết khấu.
      - Nghiệp vụ TTM vừa linh hoạt, vừa chính xác. Nó có thể được sử dụng với
bất kì quy mô nào. Nếu NHTW muốn có sự thay đổi nhỏ trong dự trữ hoặc cơ sở
tiền tệ, nghiệp vụ TTM có thể giúp nó đạt được mục tiêu này thông qua bán hoặc
mua một lượng nhỏ chứng khoán. Ngược lại nếu nó muốn có sự thay đổi rất lớn
trong dự trữ hoặc thay đổi tiền tệ, thì công cụ nhiệp vụ TTM cũng mạnh đủ để làm
điều đó thông qua việc mua hoặc bán một lượng CK rất lớn.
      - Nghiệp vụ TTM có thể dễ dàng đảo ngược. Nếu phạm phải một sai lầm nào
đó trong nghiệp vụ TTM, NHTW có thể sửa chữa ngay. Nếu NHTW cho rằng lãi
suất vốn liên bang quá thấp do đã mua quá nhiều trên TTM, nó có thể ngay lập tức
sửa đổi tình trạng này bằng cách thực thi việc bán trên TTM.


SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                  Trang 17
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

       - Nghiệp vụ TTM có thể được thực hiện một cách nhanh chóng. Nó không gắn
với bất kỳ độ trễ hành chính nào. Khi NHTW quyết định thay đổi cơ sở tiền tệ hoặc
dự trữ, nó chỉ cần ra lệnh cho các CK nhà buôn thực hiện và hoạt động giao dịch
ngay lập tức được thực hiện.
1.2.3.2. Nhược điểm
       - Vì ảnh hưởng của nghiệp vụ TTM đến cơ số tiền bị triệt tiêu bởi các tác động
ngược chiều nên dự trữ của Ngân Hàng không tăng hoặc giảm tương ứng sau các
hoạt động mua, bán CK của NHTW. Chẳng hạn, dòng tiền chảy ngược chiều của
vốn, do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc do số dư tiền gửi ngân sách ở
NHTW tăng lên, các hoạt động mua chứng khoán của NHTW nhằm tăng lượng tiền
cung ứng sẽ bị triệt tiêu một phần hay toàn bộ.
       - Các NHTW không phải lúc nào cũng tăng, hay giảm lượng cung ứng tín
dụng và đầu tư khi dự trữ tăng lên hay giảm xuống dưới tác động của nghiệp vụ
TTM. Có nhiều yếu tố ngăn cản NHTM sử dụng tối đa số dự trữ dư thừa cho mục
tiêu mở rộng tín dụng như: nhu cầu trả nợ NHTW, nhu cầu sử dụng tiền mặt tăng
lên...
       - Khi lãi suất thị trường giảm xuống như là kết quả tất yếu của sự tăng lên của
MB (lượng tiền cung ứng của NHNN tăng thêm hằng năm), không phải lúc nào
khối lượng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng
hấp thụ vốn của nề kinh tế, mức độ rủi ro và thiếu ổn định trong môi trường đầu tư.
       - Như vậy khả năng phát huy hiệu quả tối đa của nghiệp vụ TTM nhiều khi
không phụ thuộc vào NHTW, mà nó còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô,
hành vi của công chúng và các quyết định của các NHTM.
       1.2.4. Vai trò và sự cần thiết của nghiệp vụ thị trường mở
       1.2.4.1. Đối với ngân hàng trung ương
       Để thực hiện nhiệm vụ ổn định giá trị đồng tiền, NHTW đã xây dựng và thực
thi các công cụ CSTT nhằm đưa tiền ra và rút tiền về từ lưu thông theo tín hiệu thị
trường. Trong đó, OMO là công cụ CSTT gián tiếp quan trọng nhất tại nhiều quốc
gia làm thay đổi cung - cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Thông qua việc mua bán GTCG tại thị trường mở, NHTW có thể mở rộng hoặc thu
hẹp khối lượng tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng và tác động một cách tốt nhất
đến cơ số tiền tệ, lượng tiền cung ứng. Như vậy, OMO đã tạo điều kiện cho NHTW
hạn chế sử dụng các công cụ mang tính trực tiếp trong điều hành CSTT.
       Bên cạnh mục đích điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, thông qua
mua bán GTCG trên thị trường mở, NHTW còn cấp tín hiệu cho thị trường về định
hướng điều hành CSTT trong tương lai là nới lỏng hay thắt chặt. Đặc biệt khi thực
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                  Trang 18
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                           GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

hiện OMO thường xuyên và hiệu quả, lãi suất thị trường mở có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc định hướng, chỉ đạo lãi suất thị trường và qua đó NHTW có thể hạn
chế những biến động của lãi suất thị trường.
      OMO là một công cụ CSTT có tính chủ động cao. OMO do NHTW chủ động
khởi xướng, khác với các nghiệp vụ cho vay hỗ trợ vốn khác của NHTW thường do
các ngân hàng có nhu cầu vay vốn chủ động khởi xướng. Như vậy, NHTW có thể
chủ động thực hiện OMO theo định kỳ hoặc vào các thời điểm cần thiết. OMO có
thể được thực hiện linh hoạt xét trên góc độ về khối lượng cũng như thời gian giao
dịch. NHTW có thể thực hiện OMO ở quy mô lớn/nhỏ (khối lượng mua bán GTCG
lớn/nhỏ) với thời hạn dài/ngắn tuỳ theo quyết định mua/bán GTCG.
      OMO có thể khắc phục được những hạn chế của các công cụ kiểm soát tiền tệ
trực tiếp và các công cụ gián tiếp khác. Các giao dịch OMO có tính hai chiều, qua
đó NHTW có thể bơm thêm tiền vào lưu thông hoặc rút tiền từ lưu thông, trong khi
công cụ TCV chỉ có thể bơm thêm tiền vào lưu thông. Mặt khác, với công cụ OMO,
NHTW có thể chủ động hơn trong việc điều tiết lưu thông, không phụ thuộc nhiều
vào ý muốn chủ quan của NHTM như trong công cụ TCV. Qua việc tính toán và dự
báo vốn khả dụng cũng như lượng tiền cung ứng, NHTW có thể biết chính xác được
khối lượng tiền cần bơm thêm hoặc rút về từ lưu thông.
      1.2.4.2. Đối với các đối tác của ngân hàng trung ương
      Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong cơ chế thị trường ngày càng đa
dạng dẫn đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn khả dụng cần phải chủ động và linh
hoạt hơn. Hiện nay trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng, tiền gửi không kỳ
hạn và có kỳ hạn với thời gian dưới 12 tháng thường chiếm tỷ trọng từ 60-70%. Vì
vậy, vấn đề cấp bách hiện nay đối với các ngân hàng là làm thế nào để sử dụng vốn
linh hoạt hiệu quả và giải quyết được khó khăn tạm thời về vốn khả dụng trong thời
gian ngắn, không gây ách tắc trong thanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng tín dụng.
      Thị trường mở là nơi các đối tác của NHTW được chủ động tham gia mua bán
GTCG với NHTW và lãi suất thực sự là mang tính thị trường. Thông qua thị trường
mở, các ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào
các GTCG để thu được lợi tức và đáp ứng nhu cầu dự trữ thứ cấp. Khi cần thiết, các
ngân hàng có thể bán lại các GTCG này trên thị trường mở để giải quyết khó khăn
về nguồn vốn. Các thành viên tham gia thị trường mở thường là các đối tác có độ tin
cậy cao, nên việc mua bán GTCG trên thị trường mở có độ an toàn rất cao. Bên
cạnh đó, những điều kiện về chủng loại và chất lượng các GTCG được giao dịch
trong OMO sẽ gián tiếp làm thay đổi danh mục đầu tư GTCG của các ngân hàng, từ
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                               Trang 19
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

đó cải thiện theo hướng tích cực cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng, làm giảm dự
trữ không sinh lợi và cải thiện bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.
      Ngoài ra, OMO góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của các
TCTD. Các TCTD không chỉ đơn thuần thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền
thống như cho vay, bảo lãnh, dịch vụ … mà còn sử dụng một nguồn vốn nhất định
để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mới là mua bán các GTCG. OMO cũng thúc đẩy
các mối quan hệ mang tính kinh doanh giữa các thành viên tham gia thị trường.
      OMO do các ngân hàng tự nguyện tham gia thực hiện theo các nguyên tắc thị
trường, không mang tính chất bắt buộc như DTBB và cũng không có tác động như
một hình thức "đánh thuế" đối với hoạt động của các ngân hàng như DTBB. Lãi
suất trên thị trường mở cũng mang tính chất thị trường chứ không bị áp đặt như
trong công cụ chiết khấu GTCG của NHTW.
      Như vậy, thị trường mở tạo điều kiện cho các ngân hàng sử dụng nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi hiệu quả hơn và đa dạng hoá thêm các nghiệp vụ kinh doanh của
các ngân hàng.
      1.2.4.3. Đối với nền kinh tế
      Mặc dù thành viên của OMO chủ yếu là các tổ chức tín dụng, tài chính và
NHTW nhưng OMO cũng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
      Thông qua việc phát hành, mua bán GTCG trên thị trường mở, các chủ thể của
thị trường mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho các GTCG này. Điều này góp
phần thúc đẩy các thị trường tài chính phát triển. Từ đó, tạo điều kiện cho các trung
gian tài chính thu hút vốn trong nền kinh tế và thay đổi thói quen tiết kiệm, tiêu
dùng của các hộ gia đình trong nền kinh tế.
      Thị trường mở có sự gắn kết chặt chẽ với các thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị
trường nội tệ liên ngân hàng. Sự phát triển của thị trường mở tác động mạnh đến sự
hoàn thiện và phát triển của thị trường liên ngân hàng.
      Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập vào
nền kinh tế thế giới. Việt Nam phải thực hiện các cam kết yêu cầu của các tổ chức
tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế hay các quốc gia phát triển, trong đó có yêu
cầu về cải cách hệ thống ngân hàng và nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động
của NHTW. Tại các quốc gia phát triển hay các quốc gia trong khu vực Đông Nam
á đều sử dụng OMO trong điều hành CSTT để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Chính vì vậy, việc sử dụng OMO là một điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế
vào khu vực và thế giới.
      1.2.5. Thành viên nghiệp vụ thị trường mở


SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                  Trang 20
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                            GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

      Thị trường mở là một thị trường có tính chất mở nên các thành viên thị trường
rất đa dạng với các mục đích khác nhau. Nhìn chung, mọi nhà đầu tư đều có thể là
đối tác giao dịch với NHTW trong các giao dịch OMO nếu thoả mãn những tiêu
chuẩn cụ thể của NHTW ở các nước. Các tiêu chuẩn này nhằm mục đích: (i) Các
đối tác phải đảm bảo độ tin cậy nhất định và (ii) Việc giao dịch với các đối tác phải
có hiệu quả xét trên khía cạnh can thiệp của NHTW. Thông thường, thành viên
OMO bao gồm:
      1.2.5.1. Ngân hàng trung ương
      NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở
theo các mục tiêu CSTT. NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại
OMO và tần suất sử dụng OMO. NHTW tham gia thị trường thông qua việc mua
bán các GTCG nhằm tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng để đảm bảo khả
năng thanh toán và gián tiếp tác động đến các lãi suất thị trường theo mục tiêu
CSTT. NHTW cũng là người can thiệp thị trường khi cần thiết thông qua thực hiện
chức năng người cho vay cuối cùng nhằm kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đủ phương
tiện thanh toán cho các TCTD cũng như nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.
      Như vậy, NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh
mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các
mục tiêu xác định của nó.
      1.2.5.2. Các đối tác của ngân hàng trung ương
      1.2.5.2.1. Các ngân hàng thương mại
      Các NHTM là thành viên chủ yếu tham gia OMO của NHTW và là đối tác
quan trọng của NHTW xét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả. Các
NHTM tham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng
thanh toán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi.
      Sự tham gia của các NHTM trong các giao dịch OMO có ý nghĩa quan trọng
xét trên góc độ hiệu quả CSTT do: (i) NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, có
mạng lưới hoạt động rộng. NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn
cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển; (ii) Hơn nữa NHTM vừa là
người đi vay, vừa là người cho vay trên thị trường tiền tệ.
      1.2.5.2.2. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
      Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được tham gia
OMO. Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm … coi thị
trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua
bán các GTCG.
      1.2.5.2.3. Các nhà giao dịch sơ cấp
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                 Trang 21
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                            GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

      Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào OMO với tư cách là người trung gian
trong việc mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác. Các nhà giao dịch
sơ cấp có thể là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính. Thực tế ở
nhiều nước, 70% giao dịch can thiệp của NHTW trên thị trường mở được thực hiện
thông qua các nhà giao dịch sơ cấp. Khi đó, NHTW chỉ thực hiện mua bán GTCG
với các nhà giao dịch sơ cấp. Và để thực hiện được vai trò này, các nhà giao dịch sơ
cấp phải có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng yêu cầu quy định của NHTW và phải sẵn
sàng thực hiện vai trò người tạo lập thị trường trong tất cả các phiên đấu thầu tín
phiếu kho bạc.
      1.2.6. Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở
      Các loại GTCG được sử dụng trong các giao dịch OMO ở các nước có khác
nhau. Tại Anh, Mỹ, OMO được hiểu là nghiệp vụ mua bán các chứng khoán Chính
phủ của NHTW nhưng chủng loại các GTCG của Chính phủ được sử dụng lại
phong phú hơn ở một số nước khác như Nhật Bản, úc, Pháp. Hơn nữa, tại một số
nước chỉ cho phép các GTCG ngắn hạn được sử dụng trong OMO, nhưng tại một số
nước khác thì các GTCG dài hạn cũng được sử dụng làm hàng hoá của OMO. Như
vậy, OMO không giới hạn cụ thể về chủng loại cũng như thời hạn các GTCG giao
dịch, nhưng bao gồm những loại chủ yếu sau:
      1.2.6.1. Tín phiếu kho bạc
      Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán Chính phủ được phát hành nhằm mục
đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính. Thời hạn của tín
phiếu kho bạc thường dưới 12 tháng. Đây là loại hàng hoá chủ yếu của OMO ở hầu
hết thị trường mở các nước vì một số lý do sau: (i) Có tính thanh khoản cao, (ii)
Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và đáp ứng nhu cầu can thiệp của
NHTW với mức độ và quy mô khác nhau.
      Việc sử dụng tín phiếu kho bạc trong OMO có một số ưu điểm nhất định. Khi
NHTW bán tín phiếu kho bạc thay cho việc phát hành tín phiếu NHTW để thực
hiện CSTT thắt chặt thì gánh nặng về thực hiện CSTT sẽ chuyển sang ngân sách và
được thể hiện rõ ràng trên số liệu ngân sách. Mặt khác khi thị trường tiền tệ chưa
phát triển, số dư tín phiếu kho bạc lại khá lớn thì việc sử dụng tín phiếu kho bạc để
thực hiện CSTT sẽ giảm rủi ro của việc phân tách thị trường.
      1.2.6.2. Tín phiếu ngân hàng trung ương
      Tín phiếu NHTW là loại GTCG ngắn hạn do NHTW phát hành để làm công
cụ cho OMO. Việc sử dụng tín phiếu NHTW làm hàng hoá trên thị trường mở có
một số ưu điểm như tăng cường tính độc lập của NHTW trong việc thực thi CSTT
và là công cụ linh hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                 Trang 22
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

      Tuy nhiên, việc phát hành tín phiếu NHTW để thực thi CSTT sẽ làm cho chi
phí hoạt động của NHTW tăng lên, mặc dù NHTW hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận. Việc sử dụng tín phiếu NHTW đòi hỏi phải có sự phối hợp nhất định với Bộ
Tài chính. Khi NHTW và Bộ Tài chính đồng thời phát hành tín phiếu NHTW và tín
phiếu kho bạc, nếu lãi suất chênh lệch thì các đối tác trên thị trường mở sẽ tập trung
mua loại tín phiếu có lãi suất cao hơn. Khi đó sẽ có sự phân khúc giữa thị trường tín
phiếu kho bạc và thị trường tín phiếu NHTW, làm cho mục đích phát hành các
GTCG này không đạt được và có thể làm giảm hiệu quả tác động của 2 loại hàng
hoá này.
      1.2.6.3. Trái phiếu Chính phủ
      Trái phiếu chính phủ là giấy nhận nợ dài hạn do Chính phủ phát hành nhằm
mục đích huy động vốn cho ngân sách. Mặc dù là GTCG dài hạn có thời hạn lên
đến 10-30 năm nhưng trái phiếu Chính phủ được sử dụng khá rộng rãi trong các
giao dịch OMO ở một số nước bởi tính an toàn, ổn định trong phát hành và khối
lượng phát hành thường lớn, có khả năng tác động trực tiếp giá cả trên thị trường tài
chính.
      1.2.6.4. Trái phiếu Chính quyền địa phương
      Tương tự như trái phiếu Chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương
khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu và thường do
các chính quyền địa phương lớn phát hành. Sự can thiệp của NHTW thông qua việc
mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự như trái phiếu Chính phủ.
      1.2.6.5. Chứng chỉ tiền gửi
      Chứng chỉ tiền gửi (CD) là giấy nhận nợ của ngân hàng hay tổ chức tài chính
phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với
một kỳ hạn và lãi suất nhất định. Thời hạn của CD có thể từ 7 ngày đến 7 năm
nhưng thường là ngắn hạn. CD được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ do
các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết mà không phải rút
tiền gửi trước hạn.
      1.2.7. Phương thức giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở
      1.2.7.1. Các loại giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở
      Có 2 loại giao dịch trên thị trường mở là giao dịch không hoàn lại (mua bán
hẳn) và giao dịch (mua bán) có kỳ hạn.
      1.2.7.1.1. Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn)
      Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn) là các giao dịch mua bán GTCG của
NHTW theo phương thức mua đứt, bán đoạn trên cơ sở giá thị trường. Theo phương
thức này, quyền sở hữu của GTCG là đối tượng giao dịch được chuyển sang cho
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                  Trang 23
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                          GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

NHTW hoặc ngược lại cho các thành viên tham gia giao dịch. Do vậy tác động của
giao dịch này đối với dự trữ ngân hàng thường là dài hạn.
      1.2.7.1.2. Giao dịch mua bán có kỳ hạn
      Phương thức giao dịch này thường được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm
thời thông qua các hợp đồng mua lại (Repos) hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược.
Repos được sử dụng khi NHTW thực hiện mua GTCG với thoả thuận là sau một
thời gian ngắn trong tương lai người bán sẽ mua lại các GTCG đó. Repos đảo
ngược được sử dụng khi NHTW thực hiện bán GTCG với thoả thuận người mua sẽ
bán lại vào một ngày xác định trong tương lai. Thông thường, Repos và Repos đảo
ngược được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích điều tiết vốn
khả dụng của các NHTM một cách linh hoạt. Giao dịch theo hợp đồng Repos thực
chất là một khoản cho vay của NHTW có bảo đảm bằng các GTCG có tính thị
trường cao.
      Các giao dịch mua bán có kỳ hạn được sử dụng chủ yếu trong OMO do các lý
do: (i) Đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng
không dự tính trước đến dự trữ ngân hàng, (ii) Chi phí giao dịch thấp hơn các giao
dịch mua bán hẳn, (iii) Thích hợp trong trường hợp các định hướng của CSTT
không hoàn hảo dẫn đến phải sử dụng các giải pháp khắc phục, (iiii) Làm giảm bớt
thời gian thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết
định hàng ngày của NHTW.
      1.2.7.2. Phương thức đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở
      Các giao dịch OMO thường được thực hiện thông qua 2 phương thức đấu thầu
là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.



      1.2.7.2.1. Đấu thầu khối lượng
      Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu với lãi suất được NHTW công
bố trước. NHTW công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằng phương thức
đấu thầu và ấn định mức lãi suất thực hiện. NHTW công bố điều kiện đặt thầu để
các thành viên đăng ký số tiền dự thầu trên cơ sở chấp thuận mức lãi suất đã xác
định trước. Sau khi mở thầu NHTW sẽ xác định tỷ lệ giá trị đạt thầu và phân bổ cho
từng tổ chức tham gia đặt thầu.
      Việc phân bổ thầu được tiến hành thực hiện như sau: Trước hết toàn bộ số
lượng đăng ký dự thầu được cộng lại với nhau. Nếu tổng khối lượng đặt thầu nhỏ
hơn hoặc bằng khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì toàn bộ các đơn dự thầu
đều được phân bổ theo khối lượng đặt thầu. Nếu tổng khối lượng đặt thầu lớn hơn
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                               Trang 24
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                               GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì khối lượng trúng thầu của từng thành
viên được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng đặt thầu của thành viên đó. Các đơn
dự thầu sẽ được phân bổ như sau:
                                     n

     Tỷ lệ % phân bổ thầu: k = A/ ∑ bi trong đó:
                                    i =1

      - A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán
      - n: là tổng số thành viên tham gia dự thầu
      - bi là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i
      - k là tỷ lệ phân bổ thầu
      Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k, khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i
(Wi) được xác định như sau:
                                           Wi = k x bi
      1.2.7.2.2. Đấu thầu lãi suất
      Theo phương thức đấu thầu lãi suất thì các thành viên tham gia tự đăng ký số
tiền ứng với mỗi mức lãi suất do tự mình lựa chọn.
      - Trường hợp NHTW cần cung ứng tiền thêm vào lưu thông thông qua việc
mua GTCG, các đơn dự thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổ theo các
mức lãi suất từ cao xuống thấp. Nghĩa là những đơn dự thầu ứng với lãi suất cao sẽ
được ưu tiên phân bổ trước cho đến khi khối lượng phân phối được sử dụng hết.
Nếu tại mức lãi suất thấp nhất được chấp nhận, khối lượng đăng ký dự thầu lớn hơn
khối lượng được phân phối thì quá trình phân bổ như sau:
      Gọi: - A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán
           - rt : là mức lãi suất thứ t được đăng ký
            - b(rt)i là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i ứng với mức lãi suất rt
            - b(rt) là tổng khối lượng đặt thầu của các thành viên ứng với mức lãi suất
                       rt
            - rm là mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận.
      Đối với trường hợp NHTW đấu thầu để bơm thêm vốn khả dụng cho hệ thống
ngân hàng thì: r1 ≥ rt ≥ rm
         - k(rm) là tỷ lệ % trúng thầu được phân bổ tại mức lãi suất cuối
     cùng

                                                m −1
                                           A-   ∑ b( r )
                                                t =1
                                                       t




SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                    Trang 25
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến


                                             B(rm)
                                   k(rm) =


      Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k(r m), khối lượng trúng thầu của thành viên thứ
i (Wi) tại mức lãi suất rm được xác định như sau:
                                      W(rm) = k(rm) x b(rm)
      - Trường hợp NHTW cần hút tiền từ lưu thông về thông qua việc bán GTCG
thì các quy trình diễn ra ngược lại.
      Trên thế giới có hai phương thức đấu thầu lãi suất là đấu thầu theo kiểu Mỹ và
đấu thầu theo kiểu Hà Lan. Nếu đấu thầu theo kiểu Mỹ thì tất cả các mức lãi suất đã
đăng ký trong phạm vi đặt thầu đều thực hiện theo đúng mức lãi suất đã đăng ký.
Nếu đấu thầu theo kiểu Hà Lan thì tất cả lượng đặt thầu được xác định cùng mức lãi
suất đạt thầu.
      1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự vận hành nghiệp vụ thị trường mở
của Ngân hàng trung ương
      OMO là một công cụ CSTT có tính chất tự nguyện theo các nguyên tắc thị
trường và linh hoạt nên sự vận hành của OMO phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xuất
phát từ bản thân NHTW và từ các thành viên thị trường.
      1.2.8.1. Nhân tố chủ quan
      1.2.8.1.1. Dự báo về vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng
      Với vai trò tổ chức, xây dựng và điều hành các hoạt động OMO, trên cơ sở dự báo
các diễn biến tiền tệ, tình hình vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, NHTW quyết định
thời điểm, khối lượng chào mua-bán GTCG, thời hạn và phương thức giao dịch OMO
nhằm điều tiết thị trường tiền tệ theo mục tiêu đã xác định.
      Khi dự báo vốn khả dụng dư thừa trong ngắn hạn, NHTW sẽ thực hiện các phiên
chào bán GTCG hoặc phát hành tín phiếu NHTW nhằm thu hút và hấp thụ vốn khả dụng
dư thừa của hệ thống ngân hàng. Trường hợp dự báo vốn khả dụng thiết hụt thì NHTW
sẽ thực hiện chào mua GTCG hoặc chứng chỉ tiền gửi để cung ứng vốn cho hệ thống
ngân hàng. Vì vậy, việc quyết định thực hiện các phiên giao dịch OMO và kết quả giao
dịch OMO phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của việc dự báo vốn khả dụng của hệ
thống ngân hàng. Nếu việc dự báo vốn khả dụng của NHTW phù hợp với thực tế diễn
biến thị trường thì khả năng tham gia phiên giao dịch OMO của các ngân hàng sẽ cao
hơn. Nếu dự báo sai hoặc ngược chiều thì kết quả giao dịch OMO sẽ rất thấp hoặc không
có đối tác nào khác tham gia giao dịch OMO.
      1.2.8.1.2. Các quy định về nghiệp vụ thị trường mở
      Nhìn chung, nghiệp vụ thị trường mở rất đa dạng về hình thức giao dịch, hàng hoá

SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                  Trang 26
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                                GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

giao dịch, tần suất giao dịch, đối tác giao dịch, kỳ hạn giao dịch. Các quy định về OMO
này đều có tác động nhất định đến sự vận hành của OMO.
       Hiện nay, OMO thường được NHTW thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
NHTW mua hẳn hoặc bán hẳn GTCG, NHTW mua hoặc bán có kỳ hạn các GTCG,
NHTW phát hành tín phiếu NHTW, cầm cố các chứng chỉ tiền gửi, cho vay không có
bảo đảm hoặc hoán đổi ngoại tệ. Việc quyết định sử dụng các hình thức nào phụ thuộc
vào thực tế diễn biến thị trường và sự phát triển của NHTW và hệ thống ngân hàng tài
chính. Hình thức mua bán có kỳ hạn GTCG là hình thức giao dịch OMO chủ yếu tại
nhiều NHTW xuất phát từ tính linh hoạt của hình thức này và tiết kiệm chi phí giao dịch.
Hơn nữa, NHTW sử dụng hình thức này có thể khắc phục dễ dàng các sai lầm của mình.
Bên cạnh đó, hàng hoá của OMO thường là các GTCG có thu nhập cố định (lãi suất cố
định) và tính thanh khoản cao như chứng khoán của chính phủ, tín phiếu NHTW. Vấn đề
nổi lên gần đây là sự thiếu hụt các GTCG đủ điều kiện giao dịch trên thị trường mở của
các ngân hàng, xuất phát từ quy mô thị trường trái phiếu chính phủ nhỏ. Ngoài ra, các
giao dịch hoán đổi ngoại tệ cũng chỉ được thực hiện tại một số quốc gia.
       Một quy định nữa của NHTW cũng tác động đến sự vận hành OMO là quy định về
đối tác tham gia thị trường. Tại nhiều quốc gia, chỉ có các ngân hàng mới được giao dịch
trên thị trường mở. Tuy nhiên tại Ấn Độ và Ba Lan thì các đối tác chủ yếu lại là các nhà
giao dịch sơ cấp. Tại Hàn Quốc thì ngân hàng, công ty tín thác và đầu tư, công ty chứng
khoán cũng là các đối tác trên thị trường mở. Chính vì vậy, quy định về đối tác thị trường
mở của NHTW tác động rất lớn tới sự sôi động và quy mô hoạt động của thị trường.
       1.2.8.2. Các nhân tố khách quan
       1.2.8.2.1. Trình độ phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia
       OMO là công cụ có tính chất tự nguyện theo các nguyên tắc thị trường, không có
tính chất bắt buộc. Chính vì vậy, hoạt động OMO không chỉ phụ thuộc vào NHTW mà
còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng, sự tham gia thị
trường và nhu cầu giao dịch của các ngân hàng.
       Các ngân hàng tham gia OMO nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản và mục tiêu lợi
nhuận từ việc kinh doanh GTCG. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình, các ngân
hàng có thể thực hiện việc bán các GTCG, vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác
trên thị trường vốn hoặc vay từ NHTW. Việc giao dịch trên thị trường mở phụ thuộc vào
khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng thông qua thị trường tiền tệ và
thường được lựa chọn cuối cùng bởi vì các lý do phi kinh tế. Khả năng tìm kiếm các
nguồn vốn khác của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của thị trường
tiền tệ quốc gia.
       Chính vì vậy, nếu ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của mình
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                      Trang 27
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                             GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

trên thị trường tiền tệ qua việc huy động các nguồn vốn mới, bán các tài sản, vay các
ngân hàng khác, … hoặc thông qua các công cụ khác thì việc giao dịch OMO tại NHTW
sẽ giảm thiểu. Khi đó khả năng tác động của OMO sẽ bị hạn chế.
      1.2.8.2.2. Hàng hoá thị trường mở do các ngân hàng nắm giữ
      Để tham gia thị trường mở, nhất là khi cần bổ sung nguồn vốn, các ngân hàng phải
nắm giữ một lượng hàng hoá nhất định về cả khối lượng và chủng loại phù hợp với điều
kiện và nhu cầu giao dịch của NHTW. Chỉ khi các hàng hoá nắm giữ của ngân hàng phù
hợp với nhu cầu giao dịch của NHTW thì các ngân hàng mới có thể tham gia giao dịch
OMO.
      Khi thực hiện giao dịch OMO, NHTW thường yêu cầu sử dụng các GTCG có độ
rủi ro rất thấp và tính thanh khoản cao. Chính vì vậy, các GTCG do Bộ Tài chính hay
chính NHTW phát hành thường được NHTW ưu tiên chấp thuận. Các GTCG này
thường được nắm giữ bởi các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô lớn hoặc
nguồn vốn dồi dào. Bên cạnh đó, NHTW cũng chấp thuận các GTCG khác như: GTCG
do Chính phủ các nước phát triển phát hành, GTCG do chính quyền địa phương phát
hành hoặc GTCG do các tổ chức tín dụng, tài chính có độ tín nhiệm cao phát hành.
      Chính vì vậy, danh mục GTCG được chấp thuận sử dụng trong giao dịch OMO
càng đa dạng thì các ngân hàng cũng có thêm sự lựa chọn trong cơ cấu đầu tư GTCG
nhằm đảm bảo tính thanh khoản và khả năng sinh lợi.
      1.3. KHẢO CỨU SỰ VẬN HÀNH NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM
      1.3.1. Sự vận hành OMO của NHTW các nước phát triển
      1.3.1.1. Ngân hàng Nhật Bản
      Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) là NHTW của Nhật Bản, có một quá trình lịch sử
thực hiện mua bán GTCG khá lâu năm từ thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên lúc
đầu các hoạt động OMO được thực hiện rất hạn chế trong những trường hợp ngoại
lệ để hỗ trợ cho hoạt động tái cấp vốn của BOJ.
      Đến tháng 11/1962, BOJ bắt đầu thực hiện mua bán GTCG một cách linh hoạt
hơn cùng với việc áp dụng hạn mức tín dụng nhằm đa dạng hoá các công cụ điều
hành CSTT, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ. Thông qua các hoạt động mua bán
GTCG trên thị trường mở, BOJ cung ứng khối lượng tiền cần thiết cho phát triển
kinh tế thay cho việc cung ứng tiền qua kênh TCV như trước đây. Dần dần OMO đã
trở thành một trong các công cụ CSTT được BOJ sử dụng thường xuyên và ngày
càng quan tọng trong thực thi CSTT.
      Hàng hoá được sử dụng đầu tiên trong OMO là các GTCG có tính thanh
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                  Trang 28
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                            GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

khoản cao như trái phiếu và tín phiếu Chính phủ. Hiện nay ngoài các chứng khoán
Chính phủ, BOJ còn sử dụng các trái phiếu công ty làm hàng hoá cho các giao dịch
này. Tuy nhiên, đến nay thị trường tín phiếu, trái phiếu Chính phủ vẫn là cơ sở quan
trọng cho các hoạt động của thị trường mở của Nhật Bản. Đặc biệt là trên thị trường
đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, BOJ được phép thực hiện vai trò là người
mua cuối cùng. Điều này giúp cho BOJ luôn có công cụ chủ động điều hoà thị
trường tiền tệ mà không nhất thiết phải phát hành tín phiếu NHTW.
      Ban đầu phương thức giao dịch được áp dụng trong OMO của BOJ là giao
dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua lại theo lãi suất cố định. Sua
đó phương thức giao dịch được chuyển sang thực hiện trên cơ sở mua bán GTCG
theo giá thị trường, thông qua hình thức đấu thầu nhằm nâng cao khả năng điều
chỉnh lãi suất trên thị trường. Việc tổ chức đấu thầu không chỉ được thực hiện theo
định kỳ mà BOJ còn tổ chức đấu thầu nhanh, trong đó khối lượng GTCG mà
NHTW cần mua được xác định và thực hiện ngay trong một ngày. Điều này góp
phần nâng cao tính linh hoạt của thị trường.
      Đối tác của BOJ chủ yếu là các ngân hàng. Ban đầu BOJ thực hiện mua bán
GGCG trực tiếp với các ngân hàng. Hiện nay, BOJ đã thực hiện các giao dịch OMO
chủ yếu thông qua các nhà giao dịch sơ cấp và chỉ giới hạn trong phạm vi các ngân
hàng mà không bao gồm các trung gian tài chính phi ngân hàng và các doanh
nghiệp. Vì vậy, tác động của OMO tại Nhật Bản không mạnh như tại các NHTW
của các nước phát triển khác trên thế giới.
      1.3.1.2. Cục dự trữ liên bang Mỹ
      Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed, NHTW của Mỹ) bắt đầu thực hiện OMO từ
cuối những năm 1920. Khi đó, OMO được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thực
hiện cho vay chiết khấu của Fed. Nhưng đến nay, OMO được coi là công cụ CSTT
linh hoạt, có hiệu quả và quan trọng nhất của Fed vì hoạt động OMO có tính chất
quyết định đến sự thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng và lãi suất thị trường. Để
điều hành OMO, Fed đã thành lập Uỷ ban nghiệp vụ thị trường mở (FOMC). Theo
định kỳ 6 tuần/lần, FOMC họp bàn phân tích các diễn biến kinh tế - tiền tệ và các
yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các quyết định về mục tiêu tăng trưởng M1, M2 và lãi
suất liên ngân hàng định hướng, lãi suất chiết khấu từ đó quyết định khối lượng
GTCG giao dịch trên thị trường mở, phương thức giao dịch và thời hạn giao dịch.
      Fed lựa chọn những chứng khoán có tính thanh khoản và độ an toàn cao làm
công cụ thực hiện OMO nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vốn khả dụng của hệ
thống ngân hàng một cách có hiệu quả nhất. Chứng khoán Chính phủ Mỹ (đặc biệt
là tín phiếu kho bạc) là công cụ chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch OMO do
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                                Trang 29
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                           GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

có khối lượng giao dịch trên thị trường lớn, có tính thanh khoản và độ an toàn cao.
Thời hạn của các chứng khoán Chính phủ được giao dịch trên thị trường khá đa
dạng, từ dưới 01 năm đến trên 10 năm.
      Đối tác giao dịch chủ yếu của Fed là các ngân hàng. Tuy nhiên hầu hết các
giao dịch OMO thực hiện thông qua các nhà giao dịch chứng khoán chính phủ
chuyên nghiệp (ngân hàng).
      Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà Fed áp dụng hình thức mua bán hẳn hoặc
mua bán có kỳ hạn, thông qua hình thức đấu thầu lãi suất. Các giao dịch mua bán
hẳn thường được sử dụng khi việc dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến mức dự trữ
của các NHTM như khối lượng tiền ngoài lưu thông, khả năng chi tiêu của Chính
phủ … cho thấy mức dự trữ cần được tiếp tục điều chỉnh trong một thời gian dài.
Ngoài ra khi cần tăng dự trữ, bên cạnh việc mua hẳn, Fed có thể sử dụng thêm hình
thức cho trả trước hạn các chứng khoán. Thực chất cả 2 nghiệp vụ mua bán hẳn và
thanh toán trước hạn chứng khoán đều có tác động giống nhau.
      Trong trường hợp dự báo cho thấy cần thay đổi tạm thời dự trữ của các ngân
hàng, hoặc không dự báo được chính xác mức độ cũng như thời hạn biến động của
dự trữ, Fed có thể thực hiện phương thức mua bán có kỳ hạn ngắn thông qua các
hợp đồng Repos, với thời gian thường không quá 15 ngày.
      1.3.2. Sự vận hành OMO của Ngân hàng Thái Lan
      Ngân hàng Thái Lan (BOT, NHTW của Thái Lan) thực hiện OMO thông qua
mua bán GTCG với các thành viên (bao gồm các NHTM, tất cả các định chế tài
chính khác và một số DNNN).
      Hàng hoá sử dụng trong các OMO bao gồm các chứng khoán chính phủ, tín
phiếu NHTW và trái phiếu DNNN được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành và được
gửi tại NHTW. Tại Thái Lan, do số dư trái phiếu chính phủ giảm mạnh trong một
vài năm qua từ tình trạng ngân sách nhà nước bội thu và nhiều trái phiếu chính phủ
đã được thanh toán trước hạn nên BOT đã mở rộng giao dịch bằng chứng khoán
khác và tự phát hành tín phiếu NHTW để tạo điều kiện thuận lợi cho OMO.
      Phương thức giao dịch OMO chủ yếu của BOT là các giao dịch có kỳ hạn
thông qua các hợp đồng repo. Thậm chí đã có thời gian BOT dựa hoàn toàn vào
hình thức giao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua bán lại trên thị
trường thứ cấp mà không thực hiện các hoạt động OMO trên thị trường sơ cấp.
Nhưng sau này, khi số dư trái phiếu chính phủ giảm mạnh, BOT cũng thực hiện
việc đấu thầu tín phiếu NHTW trên thị trường mở.
      Do thị trường tiền tệ có quy mô nhỏ và tính cạnh tranh giữa các thành viên so
với các nước phát triển, phạm vi hoạt động OMO của BOT tương đối rộng. Mặc dù
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                               Trang 30
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                           GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

vậy, sự hạn chế về hàng hoá cũng như sự phát triển thị trường chưa hoàn hảo làm
cho tác động có thể thiệp của BOT thông qua OMO còn hạn chế. Hiện nay, hoạt
động OMO của BOT vẫn còn hai hạn chế chủ yếu:
     Thứ nhất là, BOT chưa thực hiện OMO năng động vơi mục đích thay đổi mức
dự trữ của các ngân hàng theo các mục tiêu của CSTT, mà chủ yếu thực hiện OMO
nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
     Thứ hai là, quy mô và mức độ biến động của các luồng vốn quốc tế ngày càng
tăng khiến cho BOT tăng cường quy mô hoạt động OMO nhằm bù đắp lại những
biến động của các nhân tố khác gây ra đối dự trữ của các ngân hàng (mà cụ thể là
nhằm bù đắp lại việc bơm/hút đồng Baht của Quỹ ổn định tỷ giá).
     Khác với các nước khác, thị trường tài chính Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh bởi
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo CSTT độc lập, BOT phải sử dụng OMO
một cách tích cực để điều chỉnh luồng vốn này. Một sự điều tiết có hiệu quả trong
trường hợp này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động có thể thiệp của
NHTW trên thị trường mở với chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá. Đây là vấn
đề mà BOT đang phải đương đầu, để đảm bảo tính hiệu quả của CSTT.
     Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện hai chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả
hoạt động của OMO:
     Trước tiên, BOT đưa ra thêm nhiều công cụ thực hiện OMO nhằm tăng cường
khả năng can thiệp của NHTW cả thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Chẳng
hạn BOT đã phát hành các tín phiếu NHTW vào các ngày thứ sáu hàng tuần. Danh
mục các GTCG đủ điều kiện sử dụng trên thị trường mua lại sẽ được mở rộng bao
gồm cả các trái phiếu của các DNNN không được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành.
Nghiệp vụ swap cũng được coi như một phương tiện khác để thực hiện việc bơm
hay rút tiền Baht thông qua sử dụng USD.
     Thứ hai, BOT coi việc thiết lập một hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp như
một kênh bổ sung thực hiện thị trường mở. Theo kế hoạch, bước đầu, BOT sẽ có
lựa chọn một số các NHTM, các công ty tài chính và các công ty chứng khoán thực
hiện vai trò các đối tác không chính thức mua bán các GTCG với NHTW. Chứng
khoán được giao dịch giữa NHTW và các đối tác này sẽ giới hạn, chỉ gồm chứng
khoán chính phủ, trái phiếu NHTW và các trái phiếu DNNN. Trong giai đoạn này,
các định chế tài chính thực hiện vai trò các nhà giao dịch sơ cấp không chính thức
sẽ không phải chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cụ thể nào. Tuy nhiên, các hoạt động
kinh doanh và tạo lập thị trường của các đối tác này sẽ được đánh giá làm cơ sở lựa
chọn tiếp các nhà giao dịch sơ cấp chính thức. Khi được chỉ định chính thức, các
nhà giao dịch sẽ phải chấp nhận các nghĩa vụ nào đó như tham gia đều đặn vào các
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                               Trang 31
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                          GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

phiên đấu thầu trái phiếu NHTW hàng tuần và thực hiện vai trò tạo lập thị trường
đối với trái phiếu Chính phủ và trái phiếu NHTW thông qua việc sẵn sàng chào giá
hai chiều đối với BOT và các đối tượng khác (gồm các thể chế tài chính và các nhà
đầu tư tư nhân) và cung cấp thông tin thị trường theo yêu cầu của NHTW.
      1.3.3. Sự vận hành OMO của Ngân hàng quốc gia Ba Lan
      Ba Lan là một quốc gia thuộc khối Đông Âu, đã và đang chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường. Ba Lan cũng đang chuẩn bị gia nhập khối EU và thực hiện những
cải cách quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng. Cũng như các quốc gia khác, công cụ
OMO trở thành công cụ chính của NBP trong thực thi CSTT.
      Việc phát hành tín phiếu NBP vào năm 1990 là hình thức đầu tiên của OMO.
Các giao dịch đảo ngược (repo và repo đảo ngược) được NBP đưa vào sử dụng vào
năm 1993, khi thị trường tiền gửi liên ngân hàng tại Ba Lan đã phát triển. Lúc này
NBP đã có thể thực hiện các giao dịch nhằm bổ sung hoặc hấp thụ vốn cho hệ thống
ngân hàng. Sau một thời gian, do nguồn vốn của các ngân hàng gia tăng nên giao
dịch cung ứng vốn của NBP đã ngừng lại. Giao dịch repo cuối cùng thực hiện vào
ngày 27/01/1995. Kể từ đó, NBP chỉ thực hiện các giao dịch nhằm hấp thụ vốn dư
thừa từ hệ thống ngân hàng.
      NBP cũng đã từng nhận tiền gửi từ nền kinh tế trong thời kỳ từ tháng 9 đến
tháng 12/1997 và đây là một công cụ ngoại lệ trong OMO. Việc nhận tiền gửi của
NBP đã làm gia tăng lãi suất huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng. Hiện nay
NBP thực hiện các hình thức của OMO như sau:
      - Các giao dịch hấp thụ vốn như bán hẳn, bán có kỳ hạn tín phiếu kho bạc và
trái phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NBP;
      - Các giao dịch bổ sung vốn như mua đảo ngược, mua hẳn tín phiếu kho bạc,
trái phiếu kho bạc.
      Mặc dù quy định về thời hạn giao dịch khá rộng nhưng NBP chủ yếu sử dụng
hình thức phát hành tín phiếu NBP với thời hạn 14 ngày trong các giao dịch thị
trường mở. Hiện nay, các giao dịch bổ sung vốn không được sử dụng do nguồn vốn
của hệ thống ngân hàng liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, các giao dịch đảo ngược hay
hoặc bán hẳn tín phiếu kho bạc không được thực hiện do NBP không nắm giữ các
GTCG này. Nguyên nhân là do NBP chỉ có thể mua các GTCG này trên thị trường
mở do việc tài trợ thâm hụt ngân sách của NBP kể cả việc mua trực tiếp các GTCG
do kho bạc phát hành đã bị cấm thực hiện theo quy định tại Hiến pháp của Ba Lan.
      Từ tháng 9/2000, NBP đã bán các trái phiếu kho bạc hiện đang nắm giữ. Đây
là các trái phiếu mà NBP mua được từ các giao dịch trước khi thay đổi quy định về
việc tài trợ ngân sách của NBP, được thực hiện trong tháng 9 và tháng 12/1999.
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                              Trang 32
Đề án môn học: Tài chính tiền tệ                           GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến

NBP bán các GTCG này là một hình thức giao dịch OMO cấu trúc nhằm giảm bớt
sự dư thừa nguồn vốn của hệ thống ngân hàng. Từ tháng 2/2002, giao dịch OMO cơ
bản - hình thức phát hành tín phiếu NBP thời hạn 28 ngày (và 14 ngày kể từ
01/01/2003), được thực hiện vào ngày thứ 6 hàng tuần. Khối lượng phát hành tín
phiếu NBP được xác định trên cơ sở tình hình thị trường và nhu cầu thanh toán của
hệ thống ngân hàng. Kể từ khi Ban điều hành CSTT được thành lập vào năm 1998,
NBP bắt đầu đưa vào áp dụng lãi suất tham chiếu, được xác định từ lãi suất tín
phiếu NBP thời hạn 28 ngày. Kể từ năm 2003, lãi suất tham chiếu được xác định từ
lãi suất tín phiếu NBP thời hạn 14 ngày. Quy mô phát hành tín phiếu NBP được
công bố trên mạng Reuters. Các nhà giao dịch thị trường tiền tệ và Quỹ bảo hiểm
ngân hàng có thể mua các tín phiếu này tại thị trường sơ cấp, trong khi các NHTM
chỉ có thể mua các tín phiếu trên thị trường thứ cấp.
      Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, NBP trở thành một thành viên của hệ
thống NHTW châu Âu (ESCB). Vì vậy, NBP phải điều chỉnh các công cụ CSTT
của mình phù hợp với quy định của ESCB. Lý do điều chỉnh xuất phát từ thực tế
tình trạng dư thừa vốn của hệ thống ngân hàng Ba Lan và sự thay đổi trong địa vị
pháp lý của NBP. Sự khác biệt trong công cụ OMO của NBP và ESCB xuất phát từ
tình trạng dư thừa vốn do đó NBP không sử dụng các giao dịch TCV ngắn hạn (14
ngày) và dài hạn (3 tháng) mà chỉ thực hiện các giao dịch hấp thụ vốn.
      Trong các giao dịch dài hạn, NBP không loại trừ việc sử dụng các công cụ có
thời hạn dài hơn. Vì vậy, NBP đã phát hành tín phiếu NBP thời hạn 3 tháng nhằm
phù hợp với quy định về công cụ thời hạn 3 tháng của ECB. Ngoài ra NBP đã thực
hiện các giao dịch bán hẳn đối với trái phiếu kho bạc với toàn bộ thời hạn còn lại
của trái phiếu.
      1.3.4. Một số kiến nghị đối với Việt Nam
      Qua thực tế sử dụng công cụ OMO của NHTW một số nước trên thế giới nêu
trên với các trình độ phát triển khác nhau, chúng ta có thể rút ra một số kiến nghị
đối với việc vận hành OMO để điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng trong
điều kiện cụ thể của Việt Nam như sau:
      Thứ nhất, tuỳ theo điều kiện cụ thể của nền kinh tế và mức độ phát triển của
thị trường tài chính của từng quốc gia để vận dụng và xử lý linh hoạt công cụ OMO
trong điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng nhằm thực thi CSTT. Công cụ
OMO ngày càng được sử dụng phổ biến tại các quốc gia có trình độ phát triển khác
nhau và vai trò đang ngày càng quan trọng. Tại hầu hết các quốc gia hiện nay, công
cụ OMO đều được sử dụng với các hình thức và mức độ khác nhau. Điều này chứng
tỏ sự ưu việt của công cụ này trong điều hành CSTT. Tại các quốc gia phát triển
SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2                                               Trang 33
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo
Omo

More Related Content

What's hot

Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Sương Tuyết
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápHuyền Trần
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệNguyễn Minh
 
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ươngTiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
BUG Corporation
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngJenny Pham
 
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Thanh Huyền
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngDoãn Dũng
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Cong Do Thanh
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nướcNgân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước
le hue
 
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ bookboomingslide
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Trường An
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Tạ Đình Chương
 
Slide của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Slide của Ngân hàng Nhà nước Việt NamSlide của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Slide của Ngân hàng Nhà nước Việt NamHán Nhung
 
Tin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTuấn Phạm
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệLuận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namQuỳnh Trọng
 
ChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba PoChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba Po
guest800532
 

What's hot (20)

Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ươngTiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nướcNgân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước
 
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Nhtw
NhtwNhtw
Nhtw
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Slide của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Slide của Ngân hàng Nhà nước Việt NamSlide của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Slide của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 
Tin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuoc
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệLuận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt nam
 
ChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba PoChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba Po
 

Similar to Omo

Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
NOT
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đĐề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
phamhieu56
 
luan van tot nghiep ke toan (37).pdf
luan van tot nghiep ke toan (37).pdfluan van tot nghiep ke toan (37).pdf
luan van tot nghiep ke toan (37).pdfNguyễn Công Huy
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoán
Mỹ Hằng
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
La0140
La0140La0140
La0140
luanvanviet
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSBĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng SacombankĐề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định, 2018
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định,  2018Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định,  2018
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định, 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Omo (20)

Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
 
Đề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài giải pháp chống đô la hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
 
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đĐề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
luan van tot nghiep ke toan (37).pdf
luan van tot nghiep ke toan (37).pdfluan van tot nghiep ke toan (37).pdf
luan van tot nghiep ke toan (37).pdf
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoán
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
 
20242
2024220242
20242
 
La0140
La0140La0140
La0140
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
 
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSBĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 
Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
 
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng SacombankĐề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
 
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định, 2018
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định,  2018Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định,  2018
Đề tài cho vay trong điều kiện kinh tế không ổn định, 2018
 

Omo

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- ĐỀ ÁN MÔN HỌC TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài: NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHNN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2011 Giáo viên hướng dẫn : T.S. Hồ Hữu Tiến Sinh viên thực hiện : Tán Anh Kha Lớp : 35K15.2
  • 2. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012 SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 2
  • 3. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng Đề án này là do chính em thực hiện trên cơ sở tham khảo một số giáo trình, tạp chí và một vài đề án, luận án khác. SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 3
  • 4. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. OMO : Open Market Operations-Thị trường mở. NHNN : Ngân hàng nhà nước. CSTT : Chính sách tiền tệ. NHTW : Ngân hàng trung ương. DTBB : Dự trữ bắt buộc. GTCG : Giấy tờ có giá. TCTD : Tổ chức tín dụng. TVC : Lãi suất tái cấp vốn NHTM : Ngân hàng thương mại CD : Chứng Chỉ tiền gửi. BOJ : Ngân hàng Nhật Bản. Fed : Cục dự trữ liên bang BOT : Ngân hàng Thái Lan. SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 4
  • 5. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1 Sơ đồ 1.1. Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng.........................16 Sơ đồ 1.2. Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất.......................................16 CHƯƠNG 2 Bảng 2.1. Số lượng thành viên thị trường mở qua các năm..........................44 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động NV thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011...............................................................................................49 Bảng 2.3. Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở..............51 Bảng 2.4. Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm..........52 Biểu đồ 2.1. Lượng tiền NHNN hút ròng 9 tuần liên tục 4/5 đến hết 1/7 /2011..........................................................................................50 Biểu đồ 2.2. Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở.........51 Biểu đồ 2.3. Bơm ròng trên thị trường mở năm 2011 theo tháng.................53 Biểu đồ 2.4. Số dư trên thị trường mở năm 2011 và đầu năm 2012.............54 SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 5
  • 6. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến MỤC LỤC ......................................................................................................................................................... 1 GIÁO VIÊN HƯỚ NG DẪ N : T.S. HỒ HỮ U TIẾ N................................................................1 SINH VIÊN THỰ C HIỆ N : TÁN ANH KHA............................................................................1 LỚ P : 35K15.2........................................................................................................................... 1 DANH MỤ C TỪ VIẾ T TẮ T....................................................................................................... 4 DANH MỤ C CÁC ĐỒ THỊ , BẢ NG BIỂ U.................................................................................. 5 MỤ C LỤ C....................................................................................................................................... 6 NHẬ N XÉT CỦ A GIÁO VIÊN PHẢ N BIỆ N 64.......................................................................7 LỜ I MỞ ĐẦ U................................................................................................................................ 8 1. Tính cấ p thiế t củ a đề tài................................................................................................................ 8 2. Mụ c đích nghiên cứ u...................................................................................................................... 8 3. Đố i tượ ng và phạ m vi nghiên cứ u.................................................................................................. 8 4. Phươ ng pháp nghiên cứ u................................................................................................................ 8 5. Kế t cấ u củ a đề án.......................................................................................................................... 9 ......................................................................................................................................................... 9 CHƯƠ NG I.................................................................................................................................. 10 MỘ T SỐ VẤ N ĐỀ CƠ BẢ N VỀ NGHIỆ P VỤ THỊ TRƯỜ NG MỞ CỦ A NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠ NG........................................................................................................................... 10 1.1. NGHIỆ P VỤ THỊ TRƯỜ NG MỞ - MỘ T CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀ N TỆ CỦ A NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠ NG.............................................................................................................................................. 10 1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của nghiệp vụ TTM...................................................................................17 1.2.3.1. Ư u điể m.............................................................................................................................. 17 1.2.3.2. Nhượ c điể m......................................................................................................................... 18 2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂ N NGHI Ệ P VỤ TH Ị TRƯỜ NG MỞ C Ủ A NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚ C VIỆ T NAM........................................................................................................... 36 2.1.1. Sự cần thiết ra đời nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền t ệ c ủa Ngân hàng Nhà nước......................................................................................................................................................36 2.1.1.1. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thấp.................................................................................36 2.1.1.2. Sự tồn tại của các thị trường chứng khoán nợ..............................................................................37 2.1.1.3. Xu thế hội nhập kinh tế .................................................................................................................38 2.1.2. Quá trình hình thành và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý c ủa nghiệp v ụ th ị tr ường m ở...................38 2.1.6. Phương thức giao dịch trên thị trường mở.......................................................................................45 SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 6
  • 7. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến 2.1.6.1. Phương thức mua bán....................................................................................................................45 2.1.6.1.1. Giao dịch mua và bán hẳn: NHNN sẽ mua hoặc bán các GTCG v ới toàn b ộ th ời h ạn còn l ại c ủa chúng. Sau khi giao dịch, quyền sở hữu GTCG sẽ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua và không kèm thoả thuận mua bán lại các GTCG.......................................................................................................46 2.1.6.1.2. Giao dịch bán và cam kết mua lại (giao d ịch có kỳ hạn) đ ược NHNN th ực hiện nh ư sau: .........46 2.1.6.2. Phương thức đấu thầu...................................................................................................................46 2.1.6.2.1. Đấu thầu khối lượng....................................................................................................................46 2.1.6.2.2. Đấu thầu lãi suất.........................................................................................................................46 2.3.2 Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ...................................................................56 DANH MỤ C TÀI LIỆ U THAM KHẢ O.................................................................................... 63 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................63 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN........................................................64 SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 7
  • 8. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thực sự có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mình hay không lại phụ thuộc vào quá trình sử dụng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Để thực hiện vai trò và trách nhiệm đã được quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở. Sau một thời gian dài chuẩn bị về hàng lang pháp lý, trang thiết bị, nhân lực, … nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức khai trương vào ngày 12/7/2000. Trải qua hơn 11 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cũng như các công cụ chính sách tiền tệ khác của Ngân hàng nhà nước, nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Số lượng các tổ chức tín dụng tham gia ít, doanh số giao dịch nhỏ, hàng hoá giao dịch chưa nhiều, các quy định về quy trình, xử lý thông tin còn chưa hoàn thiện. Nhận thức được điều dó, em đã lựa chọn đề tài “NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHNN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2011” để làm đề tài nghiên cứu của Đề án. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ, công cụ chính sách tiền tệ và nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng trung ương. - Phân tích, đánh giá hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2007 đến nay. - Một vài Đề xuất góp phần hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2007 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề án, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng là phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 8
  • 9. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến pháp phân tích, tổng hợp, thống kê ... Ngoài ra, trong Đề án còn sử dụng một số biểu, bảng để minh hoạ. 5. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đề án bao gồm 2 chương: Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng trung ương Chương 2. Thực trạng sử dụng nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2007 đến năm 2011. Em xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Hữu Tiến và các thầy cô khác trong khoa TC-NH, Trường ĐHKT Đà Nẵng đã hướng dẫn tận tình và luôn em trong suốt thời gian làm Đề án. SVTH Tán Anh Kha SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 9
  • 10. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1.1. NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ - MỘT CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Tại bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế thị trường, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô đều phải sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách tiền tệ (CSTT). Thông qua việc điều hành các chính sách này để tác động đến các mục tiêu như tăng trưởng, lạm phát, việc làm … Vì vậy, CSTT đóng vai trò là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. 1.1.1. Khái niệm về chính sách tiền tệ CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW sử dụng các công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý. Theo nghĩa rộng, CSTT là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. Theo nghĩa hẹp, CSTT là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. NHTW có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến CSTT vì mọi hoạt động của NHTW và hệ thống ngân hàng đều ảnh hưởng đến hệ thống điều kiện tiền tệ của nền kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu như khối lượng tiền, tín dụng, lãi suất, tỷ giá … Vì thế công tác xây dựng và điều hành CSTT là trọng tâm hoạt động của một NHTW. 1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ Nội dung của CSTT thể hiện thông qua việc thiết kế hệ thống mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ bao gồm các mục tiêu tổng quát và hệ thống mục tiêu điều hành. SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 10
  • 11. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến 1.1.2.1. Mục tiêu tổng quát (mục tiêu cuối cùng) Mục tiêu CSTT hầu như thống nhất ở các nước. Sự điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Ngoài các mục tiêu vĩ mô trên, một số nước còn tập trung vào các mục tiêu cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế phát triển đặc thù quốc gia. Tuy nhiên do tính chất mâu thuẫn giữa các mục tiêu nên NHTW không thể theo đuổi tất cả các mục tiêu trên trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này buộc NHTW phải có sự lựa chọn và ưu tiên cho những mục tiêu quan trọng trong từng thời kỳ mặc dù mục tiêu ổn định giá cả luôn là mục tiêu dài hạn của NHTW. 1.1.2.2. Mục tiêu điều hành Các mục tiêu chính sách trên chỉ là mục tiêu cuối cùng mà các CSTT nhắm tới. Đây là các mục tiêu mang tính định tính nên để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều hành CSTT, các NHTW đều xây dựng hệ thống mục tiêu điều hành mang tính định lượng cụ thể hơn. Mục tiêu điều hành là các biến số tiền tệ có tác động mạnh theo một chiều nhất định đến mục tiêu cuối cùng (mục tiêu chính sách) của CSTT. Căn cứ vào sự phát triển và diễn biến của thị trường tiền tệ, NHTW các nước đều lựa chọn các mục tiêu điều hành của CSTT. Mục tiêu điều hành của CSTT bao gồm mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động. 1.1.2.2.1 Mục tiêu trung gian NHTW không thể sử dụng các công cụ CSTT tác động trực tiếp và ngay lập tức đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế. Ảnh hướng của CSTT chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định. Để khắc phục hạn chế này, NHTW của tất cả các nước thường xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Tiêu chuẩn của chỉ tiêu trung gian: (1) Có thể đo lường được một cách chính xác và nhanh chóng, bởi vì các chỉ tiêu này chỉ có ích khi nó phản ánh được tình trạng của CSTT nhanh hơn mục tiêu cuối cùng; (2) Có thể kiểm soát được để có thể điều chỉnh mục tiêu đó cho phù hợp với định hướng của CSTT; (3) Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng. Cả tổng lượng tiền cung ứng và lãi suất đều thoả mãn các tiêu chuẩn trên, nhưng NHTW không thể chọn cả hai chỉ tiêu trên làm mục tiêu trung gian mà chỉ có thể chọn một trong hai chỉ tiêu đó. Bởi lẽ, nếu đạt được mục tiêu về tổng khối lượng tiền cung ứng thì phải chấp nhận sự biến động của lãi suất và ngược lại. 1.1.2.2.2 Mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 11
  • 12. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến công cụ CSTT đồng thời có mối quan hệ chi phối tới các mục tiêu trung gian. Việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thích hợp làm mục tiêu hoạt động có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả tác động của CSTT. Hệ thống chỉ tiêu này vừa đóng vai trò phản ánh tình trạng CSTT đồng thời phản ánh dấu hiệu về định hướng CSTT của NHTW. Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm mục tiêu hoạt động cũng tương tự như tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian, bao gồm: (1) Phải đo lường được nhằm tránh những suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu của CSTT; (2) Phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của CSTT; (3) Phải có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với mụcc tiêu trung gian được lựa chọn. Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, các chỉ tiêu thường được lựa chọn làm mục tiêu hoạt động của NHTW bao gồm: lãi suất liên ngân hàng và dự trữ ngân hàng. 1.1.3. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ Để thực hiện CSTT theo các mục tiêu đã xác định trong từng thời kỳ, NHTW sử dụng một số công cụ CSTT nhằm tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất (chi phí) vay vốn. Công cụ CSTT là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm tác động trực tiếp tới các mục tiêu hoạt động, qua đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu trung gian, từ đó đạt được các mục tiêu cuối cùng của CSTT. 1.1.3.1. Dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc (DTBB) là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại NHTW trong một thời kỳ nhất định. DTBB được tính trên cơ sở tỷ lệ DTBB do NHTW quy định đối với từng loại tiền gửi cấu thành nên nguồn vốn hoạt động của một ngân hàng. Tỷ lệ DTBB do NHTW quy định và được xác định bằng một tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại NHTM. Tỷ lệ DTBB được áp dụng có phân biệt đối với các loại tiền gửi có thời hạn khác nhau, quy mô và tính chất hoạt động của NHTM. DTBB tác động tới cung ứng tiền tệ bằng cách gây ra thay đổi số nhân cung ứng tiền tệ. Tỷ lệ DTBB tăng lên sẽ làm giảm số tiền gửi được nâng đỡ bởi một mức nhất định của cơ số tiền tệ và dẫn đến việc thu hẹp cung ứng tiền. Mặt khác, tỷ lệ DTBB giảm xuống sẽ dẫn đến một sự tăng lên của cung ứng tiền tệ do việc tạo thêm tiền gửi gấp nhiều lần. Việc quy định tỷ lệ DTBB do NHTW quyết định tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế. 1.1.3.2. Chính sách chiết khấu Chiết khấu là một trong những hình thức cho vay của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt NHTW đã làm tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 12
  • 13. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến thanh toán của họ. Chính sách chiết khấu bao gồm các quy định về hạn mức chiết khấu, lãi suất chiết khấu và điều kiện cho vay của NHTW đối với các ngân hàng. NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá của ngân hàng. NHTW kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động tới giá cả khoản vay thông qua lãi suất chiết khấu căn cứ vào mục tiêu của CSTT là thắt chặt hay nới lỏng, từ đó tác động tới lượng tiền trong lưu thông. Sự thay đổi về lãi suất chiết khấu được xem là một dấu hiệu thông báo của NHTW trong định hướng thực hiện CSTT. Các tuyên bố của NHTW về chiều hướng biến động lãi suất chiết khấu (tăng lên hoặc giảm xuống) có tác dụng hướng dẫn hành vi của thị trường theo định hướng CSTT. 1.1.3.3. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động NHTW mua, bán GTCG như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền gửi ... trên thị trường tiền tệ, nhằm làm thay đổi cơ số tiền tệ mà đặc biệt là tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng, qua đó tác động đến khối lượng tiền cung ứng. Do vậy, thị trường này có khả năng tiếp nhận được một lượng rất lớn nghiệp vụ của NHTW mà không làm cho giá cả biến động mạnh. OMO là công cụ CSTT quan trọng của NHTW. Nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ và đó cũng là nguồn gốc chính gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ. OMO là một trong những cửa ngõ quan trọng để NHTW phát hành tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền trong lưu thông về thông qua mua hay bán các các loại GTCG. Qua nghiệp vụ mua bán này NHTW làm tăng hay giảm dự trữ của các NHTM, tác động đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này và từ đó làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng. 1.1.3.4. Lãi suất Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện CSTT trong điều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Sự biến động của lãi suất có thể kích thích hoặc kìm hãm sản xuất. Do vậy, lãi suất là một công cụ quan trọng của NHTW trong thực hiện CSTT. Thông qua chính sách chiết khấu đối với các ngân hàng, NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với nền kinh tế. Khi muốn điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng, NHTW điều chỉnh các lãi suất của mình, từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, NHTW có thể quản lý trực tiếp lãi suất của các SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 13
  • 14. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến TCTD đối với nền kinh tế thông qua quy định các mức lãi suất cụ thể về cho vay và huy động. Tuy nhiên hình thức quản lý trực tiếp lãi suất này chỉ phù hợp tại các nước có hệ thống tài chính tiền tệ chưa phát triển, và xu hướng chung là giảm dần sự quản lý trực tiếp này. 1.1.3.5. Hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp trực tiếp của NHTW để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề ra. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các ngân hàng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức dư nợ quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, trong định hướng cơ cấu kinh tế và trong giới hạn tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một thời gian xác định. Hạn mức tín dụng được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy cơ chế tác động của nó mang tính áp đặt của NHTW đối với hệ thống ngân hàng. 1.1.3.6. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, hay có thể nói là giá cả của đồng tiền này đo bằng một đồng tiền khác. Tỷ giá vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại tệ. Đến lượt mình, tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, có tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động nhạy bén và mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, vốn đầu tư và dự trữ của quốc gia. Về thực chất thì tỷ giá không phải là công cụ CSTT bởi lẽ tỷ giá không làm tăng giảm khối lượng tiền trong lưu thông, mà chỉ góp phần thay đổi cơ cấu khối lượng tiền. Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, có mức độ đôla hoá cao, thì tỷ giá được xem là một công cụ bổ trợ quan trọng cho điều hành CSTT. 1.2. NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1.2.1. Khái niệm Theo cách hiểu chung nhất thì khái niệm “Nghiệp vụ thị trường mở” là hoạt động mua bán các GTCG của NHTW với các đối tác được lựa chọn để qua đó tác động tới lãi suất của thị trường hoặc dự trữ của các đối tác này, vì thế có thể ảnh hưởng tới các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế thông qua những ảnh hưởng về mặt SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 14
  • 15. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến lượng và giá cả. Thuật ngữ "Thị trường mở" ở đây được hiểu là một thị trường có tính chất mở, nghĩa là đa dạng về các đối tác tham gia thị trường và đa dạng về các loại giao dịch trên thị trường. Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) được Ngân hàng Anh áp dụng đầu tiên từ năm 1914 trong nỗ lực tìm kiếm công cụ có hiệu quả hơn để điều chỉnh lãi suất thị trường theo hướng mong muốn. OMO là một trong các công cụ CSTT có hiệu quả cao và hiện đang được các nước trên thế giới sử dụng. Mặc dù OMO được sử dụng phổ biến nhưng việc đưa ra một khái niệm chung là không thống nhất. Sự không thống nhất này thể hiện ở sự khác nhau về hàng hoá giao dịch, các đối tác tham gia thị trường và các loại giao dịch trên thị trường. Các GTCG được sử dụng trên thị trường mở là các GTCG ngắn hạn và dài hạn như tín phiếu, trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHTW, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng v.v.. Các chủ thể của thị trường mở là NHTW và các đối tác chủ yếu là các ngân hàng, và có thể là các tổ chức tài chính, tín dụng phi ngân hàng. Xét về mặt hình thức, thị trường mở là thị trường giao dịch các chứng khoán nợ cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên khác với các khái niệm có phạm vi và loại hình công cụ rõ ràng như thị trường chứng khoán hay thị trường tiền tệ, thị trường mở ở các nước khác nhau lại khác nhau về phạm vi, loại hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường. Đối với một số nước, hàng hoá giao dịch trên thị trường mở chỉ gồm các GTCG ngắn hạn và đối tác tham gia chỉ là các TCTD. Khi đó, thị trường mở là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Đối với nước khác như Mỹ, Đức thì các GTCG dài hạn cũng có thể giao dịch, khi đó thị trường mở bao gồm cả một phần của thị trường chứng khoán. Điều đó có nghĩa là các giới hạn, quy định khác nhau về hàng hoá và đối tác tham gia OMO với NHTW sẽ quyết định khái niệm cụ thể về thị trường mở ở từng nước. 1.2.2. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW đã tác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá và mặt lượng. 1.2.2.1. Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác động ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối tác tham gia OMO) và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác tham SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 15
  • 16. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến gia OMO). Sơ đồ 1.1. Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng NHTW Dự trữ Dự trữ mở Khối MS bán NH rộng cho lượng TD giảm GTCG giảm vay giảm giảm Khi NHTW thực hiện bán GTCG cho các ngân hàng thì tiền gửi của ngân hàng tại NHTW sẽ giảm xuống tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Trường hợp người mua là các khách hàng của ngân hàng thì số tiền mua GTCG sẽ làm giảm số dư tiền gửi của họ tại hệ thống ngân hàng. Kết quả là dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm sút tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Sự giảm sút dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng và vì thế khối lượng tín dụng giảm dẫn đến cung tiền sẽ giảm. Ngược lại, khi NHTW thực hiện mua GTCG trên thị trường mở, kết quả làm dự trữ của các ngân hàng tăng lên. Như vậy, khi NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường nó sẽ tác động đến dự trữ của các ngân hàng, làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng. 1.2.2.2. Về mặt giá - Tác động qua lãi suất Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau: Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đến lượt nó, cung cầu tiền trung ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tác động tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tại một mức lãi suất thị trường xác định, tổng cầu AD của nền kinh tế, và do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết định. Sơ đồ 1.2. Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất Cung TPKB Giá TPKB LS thị trường tăng giảm tăng tăng NHTW bán Đầu tư TPKB giảm Dự trữ NH Cung của quỹ Lãi suất ngắn Lãi suất thị giảm cho vay giảm hạn tăng trường tăng SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 16
  • 17. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi. Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, và vì thế mà tác động đến tổng cầu AD và sản lượng. Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng. Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi suất ngắn hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị trường. Bên cạnh đó khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm tăng cung tín phiếu kho bạc trên thị trường, từ đó làm giảm giá của tín phiếu kho bạc. Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo hướng tăng lên, dẫn đến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang tín phiếu kho bạc. Để cân bằng lãi suất và hạn chế sự dịch chuyển vốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên. Khi lãi suất thị trường tăng lên thì hoạt động đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh tế sẽ giảm xuống do tỷ suất sinh lời giảm. Từ đó tổng cầu trên thị trường giảm xuống và góp phần làm giảm sản lượng, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng. 1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của nghiệp vụ TTM 1.2.3.1. Ưu điểm Nghiệp vụ TTM có nhiều ưu điểm hơn so với các công cụ khác của CSTT: - Nghiệp vụ TTM xảy ra theo sáng kiến của NHTW và vì vậy NHTW kiểm soát quy mô của nó một cách hoàn toàn. Sự phát triển như vậy không thể đạt được khi sử dụng các nghiệp vụ khác, ví dụ cho vay chiết khấu, trong đó NHTW có thể khuyến khích hoặc cản trở các Ngân hàng vay chiết khấu thông qua việc thay đổi lãi suất chiết khấu, nhưng không thể kiểm soát khối lượng cho vay chiết khấu. - Nghiệp vụ TTM vừa linh hoạt, vừa chính xác. Nó có thể được sử dụng với bất kì quy mô nào. Nếu NHTW muốn có sự thay đổi nhỏ trong dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, nghiệp vụ TTM có thể giúp nó đạt được mục tiêu này thông qua bán hoặc mua một lượng nhỏ chứng khoán. Ngược lại nếu nó muốn có sự thay đổi rất lớn trong dự trữ hoặc thay đổi tiền tệ, thì công cụ nhiệp vụ TTM cũng mạnh đủ để làm điều đó thông qua việc mua hoặc bán một lượng CK rất lớn. - Nghiệp vụ TTM có thể dễ dàng đảo ngược. Nếu phạm phải một sai lầm nào đó trong nghiệp vụ TTM, NHTW có thể sửa chữa ngay. Nếu NHTW cho rằng lãi suất vốn liên bang quá thấp do đã mua quá nhiều trên TTM, nó có thể ngay lập tức sửa đổi tình trạng này bằng cách thực thi việc bán trên TTM. SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 17
  • 18. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến - Nghiệp vụ TTM có thể được thực hiện một cách nhanh chóng. Nó không gắn với bất kỳ độ trễ hành chính nào. Khi NHTW quyết định thay đổi cơ sở tiền tệ hoặc dự trữ, nó chỉ cần ra lệnh cho các CK nhà buôn thực hiện và hoạt động giao dịch ngay lập tức được thực hiện. 1.2.3.2. Nhược điểm - Vì ảnh hưởng của nghiệp vụ TTM đến cơ số tiền bị triệt tiêu bởi các tác động ngược chiều nên dự trữ của Ngân Hàng không tăng hoặc giảm tương ứng sau các hoạt động mua, bán CK của NHTW. Chẳng hạn, dòng tiền chảy ngược chiều của vốn, do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc do số dư tiền gửi ngân sách ở NHTW tăng lên, các hoạt động mua chứng khoán của NHTW nhằm tăng lượng tiền cung ứng sẽ bị triệt tiêu một phần hay toàn bộ. - Các NHTW không phải lúc nào cũng tăng, hay giảm lượng cung ứng tín dụng và đầu tư khi dự trữ tăng lên hay giảm xuống dưới tác động của nghiệp vụ TTM. Có nhiều yếu tố ngăn cản NHTM sử dụng tối đa số dự trữ dư thừa cho mục tiêu mở rộng tín dụng như: nhu cầu trả nợ NHTW, nhu cầu sử dụng tiền mặt tăng lên... - Khi lãi suất thị trường giảm xuống như là kết quả tất yếu của sự tăng lên của MB (lượng tiền cung ứng của NHNN tăng thêm hằng năm), không phải lúc nào khối lượng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nề kinh tế, mức độ rủi ro và thiếu ổn định trong môi trường đầu tư. - Như vậy khả năng phát huy hiệu quả tối đa của nghiệp vụ TTM nhiều khi không phụ thuộc vào NHTW, mà nó còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng và các quyết định của các NHTM. 1.2.4. Vai trò và sự cần thiết của nghiệp vụ thị trường mở 1.2.4.1. Đối với ngân hàng trung ương Để thực hiện nhiệm vụ ổn định giá trị đồng tiền, NHTW đã xây dựng và thực thi các công cụ CSTT nhằm đưa tiền ra và rút tiền về từ lưu thông theo tín hiệu thị trường. Trong đó, OMO là công cụ CSTT gián tiếp quan trọng nhất tại nhiều quốc gia làm thay đổi cung - cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ. Thông qua việc mua bán GTCG tại thị trường mở, NHTW có thể mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng và tác động một cách tốt nhất đến cơ số tiền tệ, lượng tiền cung ứng. Như vậy, OMO đã tạo điều kiện cho NHTW hạn chế sử dụng các công cụ mang tính trực tiếp trong điều hành CSTT. Bên cạnh mục đích điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, thông qua mua bán GTCG trên thị trường mở, NHTW còn cấp tín hiệu cho thị trường về định hướng điều hành CSTT trong tương lai là nới lỏng hay thắt chặt. Đặc biệt khi thực SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 18
  • 19. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến hiện OMO thường xuyên và hiệu quả, lãi suất thị trường mở có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo lãi suất thị trường và qua đó NHTW có thể hạn chế những biến động của lãi suất thị trường. OMO là một công cụ CSTT có tính chủ động cao. OMO do NHTW chủ động khởi xướng, khác với các nghiệp vụ cho vay hỗ trợ vốn khác của NHTW thường do các ngân hàng có nhu cầu vay vốn chủ động khởi xướng. Như vậy, NHTW có thể chủ động thực hiện OMO theo định kỳ hoặc vào các thời điểm cần thiết. OMO có thể được thực hiện linh hoạt xét trên góc độ về khối lượng cũng như thời gian giao dịch. NHTW có thể thực hiện OMO ở quy mô lớn/nhỏ (khối lượng mua bán GTCG lớn/nhỏ) với thời hạn dài/ngắn tuỳ theo quyết định mua/bán GTCG. OMO có thể khắc phục được những hạn chế của các công cụ kiểm soát tiền tệ trực tiếp và các công cụ gián tiếp khác. Các giao dịch OMO có tính hai chiều, qua đó NHTW có thể bơm thêm tiền vào lưu thông hoặc rút tiền từ lưu thông, trong khi công cụ TCV chỉ có thể bơm thêm tiền vào lưu thông. Mặt khác, với công cụ OMO, NHTW có thể chủ động hơn trong việc điều tiết lưu thông, không phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của NHTM như trong công cụ TCV. Qua việc tính toán và dự báo vốn khả dụng cũng như lượng tiền cung ứng, NHTW có thể biết chính xác được khối lượng tiền cần bơm thêm hoặc rút về từ lưu thông. 1.2.4.2. Đối với các đối tác của ngân hàng trung ương Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong cơ chế thị trường ngày càng đa dạng dẫn đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn khả dụng cần phải chủ động và linh hoạt hơn. Hiện nay trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn với thời gian dưới 12 tháng thường chiếm tỷ trọng từ 60-70%. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay đối với các ngân hàng là làm thế nào để sử dụng vốn linh hoạt hiệu quả và giải quyết được khó khăn tạm thời về vốn khả dụng trong thời gian ngắn, không gây ách tắc trong thanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Thị trường mở là nơi các đối tác của NHTW được chủ động tham gia mua bán GTCG với NHTW và lãi suất thực sự là mang tính thị trường. Thông qua thị trường mở, các ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào các GTCG để thu được lợi tức và đáp ứng nhu cầu dự trữ thứ cấp. Khi cần thiết, các ngân hàng có thể bán lại các GTCG này trên thị trường mở để giải quyết khó khăn về nguồn vốn. Các thành viên tham gia thị trường mở thường là các đối tác có độ tin cậy cao, nên việc mua bán GTCG trên thị trường mở có độ an toàn rất cao. Bên cạnh đó, những điều kiện về chủng loại và chất lượng các GTCG được giao dịch trong OMO sẽ gián tiếp làm thay đổi danh mục đầu tư GTCG của các ngân hàng, từ SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 19
  • 20. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến đó cải thiện theo hướng tích cực cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng, làm giảm dự trữ không sinh lợi và cải thiện bảng tổng kết tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, OMO góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD. Các TCTD không chỉ đơn thuần thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho vay, bảo lãnh, dịch vụ … mà còn sử dụng một nguồn vốn nhất định để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mới là mua bán các GTCG. OMO cũng thúc đẩy các mối quan hệ mang tính kinh doanh giữa các thành viên tham gia thị trường. OMO do các ngân hàng tự nguyện tham gia thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, không mang tính chất bắt buộc như DTBB và cũng không có tác động như một hình thức "đánh thuế" đối với hoạt động của các ngân hàng như DTBB. Lãi suất trên thị trường mở cũng mang tính chất thị trường chứ không bị áp đặt như trong công cụ chiết khấu GTCG của NHTW. Như vậy, thị trường mở tạo điều kiện cho các ngân hàng sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hiệu quả hơn và đa dạng hoá thêm các nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng. 1.2.4.3. Đối với nền kinh tế Mặc dù thành viên của OMO chủ yếu là các tổ chức tín dụng, tài chính và NHTW nhưng OMO cũng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Thông qua việc phát hành, mua bán GTCG trên thị trường mở, các chủ thể của thị trường mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho các GTCG này. Điều này góp phần thúc đẩy các thị trường tài chính phát triển. Từ đó, tạo điều kiện cho các trung gian tài chính thu hút vốn trong nền kinh tế và thay đổi thói quen tiết kiệm, tiêu dùng của các hộ gia đình trong nền kinh tế. Thị trường mở có sự gắn kết chặt chẽ với các thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường nội tệ liên ngân hàng. Sự phát triển của thị trường mở tác động mạnh đến sự hoàn thiện và phát triển của thị trường liên ngân hàng. Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam phải thực hiện các cam kết yêu cầu của các tổ chức tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế hay các quốc gia phát triển, trong đó có yêu cầu về cải cách hệ thống ngân hàng và nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của NHTW. Tại các quốc gia phát triển hay các quốc gia trong khu vực Đông Nam á đều sử dụng OMO trong điều hành CSTT để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, việc sử dụng OMO là một điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế vào khu vực và thế giới. 1.2.5. Thành viên nghiệp vụ thị trường mở SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 20
  • 21. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến Thị trường mở là một thị trường có tính chất mở nên các thành viên thị trường rất đa dạng với các mục đích khác nhau. Nhìn chung, mọi nhà đầu tư đều có thể là đối tác giao dịch với NHTW trong các giao dịch OMO nếu thoả mãn những tiêu chuẩn cụ thể của NHTW ở các nước. Các tiêu chuẩn này nhằm mục đích: (i) Các đối tác phải đảm bảo độ tin cậy nhất định và (ii) Việc giao dịch với các đối tác phải có hiệu quả xét trên khía cạnh can thiệp của NHTW. Thông thường, thành viên OMO bao gồm: 1.2.5.1. Ngân hàng trung ương NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở theo các mục tiêu CSTT. NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại OMO và tần suất sử dụng OMO. NHTW tham gia thị trường thông qua việc mua bán các GTCG nhằm tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và gián tiếp tác động đến các lãi suất thị trường theo mục tiêu CSTT. NHTW cũng là người can thiệp thị trường khi cần thiết thông qua thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng nhằm kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các TCTD cũng như nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Như vậy, NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các mục tiêu xác định của nó. 1.2.5.2. Các đối tác của ngân hàng trung ương 1.2.5.2.1. Các ngân hàng thương mại Các NHTM là thành viên chủ yếu tham gia OMO của NHTW và là đối tác quan trọng của NHTW xét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả. Các NHTM tham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi. Sự tham gia của các NHTM trong các giao dịch OMO có ý nghĩa quan trọng xét trên góc độ hiệu quả CSTT do: (i) NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, có mạng lưới hoạt động rộng. NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển; (ii) Hơn nữa NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay trên thị trường tiền tệ. 1.2.5.2.2. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được tham gia OMO. Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm … coi thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua bán các GTCG. 1.2.5.2.3. Các nhà giao dịch sơ cấp SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 21
  • 22. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào OMO với tư cách là người trung gian trong việc mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác. Các nhà giao dịch sơ cấp có thể là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính. Thực tế ở nhiều nước, 70% giao dịch can thiệp của NHTW trên thị trường mở được thực hiện thông qua các nhà giao dịch sơ cấp. Khi đó, NHTW chỉ thực hiện mua bán GTCG với các nhà giao dịch sơ cấp. Và để thực hiện được vai trò này, các nhà giao dịch sơ cấp phải có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng yêu cầu quy định của NHTW và phải sẵn sàng thực hiện vai trò người tạo lập thị trường trong tất cả các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc. 1.2.6. Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở Các loại GTCG được sử dụng trong các giao dịch OMO ở các nước có khác nhau. Tại Anh, Mỹ, OMO được hiểu là nghiệp vụ mua bán các chứng khoán Chính phủ của NHTW nhưng chủng loại các GTCG của Chính phủ được sử dụng lại phong phú hơn ở một số nước khác như Nhật Bản, úc, Pháp. Hơn nữa, tại một số nước chỉ cho phép các GTCG ngắn hạn được sử dụng trong OMO, nhưng tại một số nước khác thì các GTCG dài hạn cũng được sử dụng làm hàng hoá của OMO. Như vậy, OMO không giới hạn cụ thể về chủng loại cũng như thời hạn các GTCG giao dịch, nhưng bao gồm những loại chủ yếu sau: 1.2.6.1. Tín phiếu kho bạc Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán Chính phủ được phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu kho bạc thường dưới 12 tháng. Đây là loại hàng hoá chủ yếu của OMO ở hầu hết thị trường mở các nước vì một số lý do sau: (i) Có tính thanh khoản cao, (ii) Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và đáp ứng nhu cầu can thiệp của NHTW với mức độ và quy mô khác nhau. Việc sử dụng tín phiếu kho bạc trong OMO có một số ưu điểm nhất định. Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc thay cho việc phát hành tín phiếu NHTW để thực hiện CSTT thắt chặt thì gánh nặng về thực hiện CSTT sẽ chuyển sang ngân sách và được thể hiện rõ ràng trên số liệu ngân sách. Mặt khác khi thị trường tiền tệ chưa phát triển, số dư tín phiếu kho bạc lại khá lớn thì việc sử dụng tín phiếu kho bạc để thực hiện CSTT sẽ giảm rủi ro của việc phân tách thị trường. 1.2.6.2. Tín phiếu ngân hàng trung ương Tín phiếu NHTW là loại GTCG ngắn hạn do NHTW phát hành để làm công cụ cho OMO. Việc sử dụng tín phiếu NHTW làm hàng hoá trên thị trường mở có một số ưu điểm như tăng cường tính độc lập của NHTW trong việc thực thi CSTT và là công cụ linh hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 22
  • 23. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến Tuy nhiên, việc phát hành tín phiếu NHTW để thực thi CSTT sẽ làm cho chi phí hoạt động của NHTW tăng lên, mặc dù NHTW hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Việc sử dụng tín phiếu NHTW đòi hỏi phải có sự phối hợp nhất định với Bộ Tài chính. Khi NHTW và Bộ Tài chính đồng thời phát hành tín phiếu NHTW và tín phiếu kho bạc, nếu lãi suất chênh lệch thì các đối tác trên thị trường mở sẽ tập trung mua loại tín phiếu có lãi suất cao hơn. Khi đó sẽ có sự phân khúc giữa thị trường tín phiếu kho bạc và thị trường tín phiếu NHTW, làm cho mục đích phát hành các GTCG này không đạt được và có thể làm giảm hiệu quả tác động của 2 loại hàng hoá này. 1.2.6.3. Trái phiếu Chính phủ Trái phiếu chính phủ là giấy nhận nợ dài hạn do Chính phủ phát hành nhằm mục đích huy động vốn cho ngân sách. Mặc dù là GTCG dài hạn có thời hạn lên đến 10-30 năm nhưng trái phiếu Chính phủ được sử dụng khá rộng rãi trong các giao dịch OMO ở một số nước bởi tính an toàn, ổn định trong phát hành và khối lượng phát hành thường lớn, có khả năng tác động trực tiếp giá cả trên thị trường tài chính. 1.2.6.4. Trái phiếu Chính quyền địa phương Tương tự như trái phiếu Chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu và thường do các chính quyền địa phương lớn phát hành. Sự can thiệp của NHTW thông qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự như trái phiếu Chính phủ. 1.2.6.5. Chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi (CD) là giấy nhận nợ của ngân hàng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với một kỳ hạn và lãi suất nhất định. Thời hạn của CD có thể từ 7 ngày đến 7 năm nhưng thường là ngắn hạn. CD được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ do các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết mà không phải rút tiền gửi trước hạn. 1.2.7. Phương thức giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở 1.2.7.1. Các loại giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở Có 2 loại giao dịch trên thị trường mở là giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn) và giao dịch (mua bán) có kỳ hạn. 1.2.7.1.1. Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn) Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn) là các giao dịch mua bán GTCG của NHTW theo phương thức mua đứt, bán đoạn trên cơ sở giá thị trường. Theo phương thức này, quyền sở hữu của GTCG là đối tượng giao dịch được chuyển sang cho SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 23
  • 24. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến NHTW hoặc ngược lại cho các thành viên tham gia giao dịch. Do vậy tác động của giao dịch này đối với dự trữ ngân hàng thường là dài hạn. 1.2.7.1.2. Giao dịch mua bán có kỳ hạn Phương thức giao dịch này thường được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời thông qua các hợp đồng mua lại (Repos) hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược. Repos được sử dụng khi NHTW thực hiện mua GTCG với thoả thuận là sau một thời gian ngắn trong tương lai người bán sẽ mua lại các GTCG đó. Repos đảo ngược được sử dụng khi NHTW thực hiện bán GTCG với thoả thuận người mua sẽ bán lại vào một ngày xác định trong tương lai. Thông thường, Repos và Repos đảo ngược được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích điều tiết vốn khả dụng của các NHTM một cách linh hoạt. Giao dịch theo hợp đồng Repos thực chất là một khoản cho vay của NHTW có bảo đảm bằng các GTCG có tính thị trường cao. Các giao dịch mua bán có kỳ hạn được sử dụng chủ yếu trong OMO do các lý do: (i) Đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ ngân hàng, (ii) Chi phí giao dịch thấp hơn các giao dịch mua bán hẳn, (iii) Thích hợp trong trường hợp các định hướng của CSTT không hoàn hảo dẫn đến phải sử dụng các giải pháp khắc phục, (iiii) Làm giảm bớt thời gian thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW. 1.2.7.2. Phương thức đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở Các giao dịch OMO thường được thực hiện thông qua 2 phương thức đấu thầu là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất. 1.2.7.2.1. Đấu thầu khối lượng Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu với lãi suất được NHTW công bố trước. NHTW công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằng phương thức đấu thầu và ấn định mức lãi suất thực hiện. NHTW công bố điều kiện đặt thầu để các thành viên đăng ký số tiền dự thầu trên cơ sở chấp thuận mức lãi suất đã xác định trước. Sau khi mở thầu NHTW sẽ xác định tỷ lệ giá trị đạt thầu và phân bổ cho từng tổ chức tham gia đặt thầu. Việc phân bổ thầu được tiến hành thực hiện như sau: Trước hết toàn bộ số lượng đăng ký dự thầu được cộng lại với nhau. Nếu tổng khối lượng đặt thầu nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì toàn bộ các đơn dự thầu đều được phân bổ theo khối lượng đặt thầu. Nếu tổng khối lượng đặt thầu lớn hơn SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 24
  • 25. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng đặt thầu của thành viên đó. Các đơn dự thầu sẽ được phân bổ như sau: n Tỷ lệ % phân bổ thầu: k = A/ ∑ bi trong đó: i =1 - A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán - n: là tổng số thành viên tham gia dự thầu - bi là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i - k là tỷ lệ phân bổ thầu Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k, khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i (Wi) được xác định như sau: Wi = k x bi 1.2.7.2.2. Đấu thầu lãi suất Theo phương thức đấu thầu lãi suất thì các thành viên tham gia tự đăng ký số tiền ứng với mỗi mức lãi suất do tự mình lựa chọn. - Trường hợp NHTW cần cung ứng tiền thêm vào lưu thông thông qua việc mua GTCG, các đơn dự thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổ theo các mức lãi suất từ cao xuống thấp. Nghĩa là những đơn dự thầu ứng với lãi suất cao sẽ được ưu tiên phân bổ trước cho đến khi khối lượng phân phối được sử dụng hết. Nếu tại mức lãi suất thấp nhất được chấp nhận, khối lượng đăng ký dự thầu lớn hơn khối lượng được phân phối thì quá trình phân bổ như sau: Gọi: - A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán - rt : là mức lãi suất thứ t được đăng ký - b(rt)i là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i ứng với mức lãi suất rt - b(rt) là tổng khối lượng đặt thầu của các thành viên ứng với mức lãi suất rt - rm là mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận. Đối với trường hợp NHTW đấu thầu để bơm thêm vốn khả dụng cho hệ thống ngân hàng thì: r1 ≥ rt ≥ rm - k(rm) là tỷ lệ % trúng thầu được phân bổ tại mức lãi suất cuối cùng m −1 A- ∑ b( r ) t =1 t SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 25
  • 26. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến B(rm) k(rm) = Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k(r m), khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i (Wi) tại mức lãi suất rm được xác định như sau: W(rm) = k(rm) x b(rm) - Trường hợp NHTW cần hút tiền từ lưu thông về thông qua việc bán GTCG thì các quy trình diễn ra ngược lại. Trên thế giới có hai phương thức đấu thầu lãi suất là đấu thầu theo kiểu Mỹ và đấu thầu theo kiểu Hà Lan. Nếu đấu thầu theo kiểu Mỹ thì tất cả các mức lãi suất đã đăng ký trong phạm vi đặt thầu đều thực hiện theo đúng mức lãi suất đã đăng ký. Nếu đấu thầu theo kiểu Hà Lan thì tất cả lượng đặt thầu được xác định cùng mức lãi suất đạt thầu. 1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự vận hành nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng trung ương OMO là một công cụ CSTT có tính chất tự nguyện theo các nguyên tắc thị trường và linh hoạt nên sự vận hành của OMO phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xuất phát từ bản thân NHTW và từ các thành viên thị trường. 1.2.8.1. Nhân tố chủ quan 1.2.8.1.1. Dự báo về vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng Với vai trò tổ chức, xây dựng và điều hành các hoạt động OMO, trên cơ sở dự báo các diễn biến tiền tệ, tình hình vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, NHTW quyết định thời điểm, khối lượng chào mua-bán GTCG, thời hạn và phương thức giao dịch OMO nhằm điều tiết thị trường tiền tệ theo mục tiêu đã xác định. Khi dự báo vốn khả dụng dư thừa trong ngắn hạn, NHTW sẽ thực hiện các phiên chào bán GTCG hoặc phát hành tín phiếu NHTW nhằm thu hút và hấp thụ vốn khả dụng dư thừa của hệ thống ngân hàng. Trường hợp dự báo vốn khả dụng thiết hụt thì NHTW sẽ thực hiện chào mua GTCG hoặc chứng chỉ tiền gửi để cung ứng vốn cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc quyết định thực hiện các phiên giao dịch OMO và kết quả giao dịch OMO phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của việc dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Nếu việc dự báo vốn khả dụng của NHTW phù hợp với thực tế diễn biến thị trường thì khả năng tham gia phiên giao dịch OMO của các ngân hàng sẽ cao hơn. Nếu dự báo sai hoặc ngược chiều thì kết quả giao dịch OMO sẽ rất thấp hoặc không có đối tác nào khác tham gia giao dịch OMO. 1.2.8.1.2. Các quy định về nghiệp vụ thị trường mở Nhìn chung, nghiệp vụ thị trường mở rất đa dạng về hình thức giao dịch, hàng hoá SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 26
  • 27. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến giao dịch, tần suất giao dịch, đối tác giao dịch, kỳ hạn giao dịch. Các quy định về OMO này đều có tác động nhất định đến sự vận hành của OMO. Hiện nay, OMO thường được NHTW thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau: NHTW mua hẳn hoặc bán hẳn GTCG, NHTW mua hoặc bán có kỳ hạn các GTCG, NHTW phát hành tín phiếu NHTW, cầm cố các chứng chỉ tiền gửi, cho vay không có bảo đảm hoặc hoán đổi ngoại tệ. Việc quyết định sử dụng các hình thức nào phụ thuộc vào thực tế diễn biến thị trường và sự phát triển của NHTW và hệ thống ngân hàng tài chính. Hình thức mua bán có kỳ hạn GTCG là hình thức giao dịch OMO chủ yếu tại nhiều NHTW xuất phát từ tính linh hoạt của hình thức này và tiết kiệm chi phí giao dịch. Hơn nữa, NHTW sử dụng hình thức này có thể khắc phục dễ dàng các sai lầm của mình. Bên cạnh đó, hàng hoá của OMO thường là các GTCG có thu nhập cố định (lãi suất cố định) và tính thanh khoản cao như chứng khoán của chính phủ, tín phiếu NHTW. Vấn đề nổi lên gần đây là sự thiếu hụt các GTCG đủ điều kiện giao dịch trên thị trường mở của các ngân hàng, xuất phát từ quy mô thị trường trái phiếu chính phủ nhỏ. Ngoài ra, các giao dịch hoán đổi ngoại tệ cũng chỉ được thực hiện tại một số quốc gia. Một quy định nữa của NHTW cũng tác động đến sự vận hành OMO là quy định về đối tác tham gia thị trường. Tại nhiều quốc gia, chỉ có các ngân hàng mới được giao dịch trên thị trường mở. Tuy nhiên tại Ấn Độ và Ba Lan thì các đối tác chủ yếu lại là các nhà giao dịch sơ cấp. Tại Hàn Quốc thì ngân hàng, công ty tín thác và đầu tư, công ty chứng khoán cũng là các đối tác trên thị trường mở. Chính vì vậy, quy định về đối tác thị trường mở của NHTW tác động rất lớn tới sự sôi động và quy mô hoạt động của thị trường. 1.2.8.2. Các nhân tố khách quan 1.2.8.2.1. Trình độ phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia OMO là công cụ có tính chất tự nguyện theo các nguyên tắc thị trường, không có tính chất bắt buộc. Chính vì vậy, hoạt động OMO không chỉ phụ thuộc vào NHTW mà còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng, sự tham gia thị trường và nhu cầu giao dịch của các ngân hàng. Các ngân hàng tham gia OMO nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận từ việc kinh doanh GTCG. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình, các ngân hàng có thể thực hiện việc bán các GTCG, vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác trên thị trường vốn hoặc vay từ NHTW. Việc giao dịch trên thị trường mở phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng thông qua thị trường tiền tệ và thường được lựa chọn cuối cùng bởi vì các lý do phi kinh tế. Khả năng tìm kiếm các nguồn vốn khác của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia. Chính vì vậy, nếu ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của mình SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 27
  • 28. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến trên thị trường tiền tệ qua việc huy động các nguồn vốn mới, bán các tài sản, vay các ngân hàng khác, … hoặc thông qua các công cụ khác thì việc giao dịch OMO tại NHTW sẽ giảm thiểu. Khi đó khả năng tác động của OMO sẽ bị hạn chế. 1.2.8.2.2. Hàng hoá thị trường mở do các ngân hàng nắm giữ Để tham gia thị trường mở, nhất là khi cần bổ sung nguồn vốn, các ngân hàng phải nắm giữ một lượng hàng hoá nhất định về cả khối lượng và chủng loại phù hợp với điều kiện và nhu cầu giao dịch của NHTW. Chỉ khi các hàng hoá nắm giữ của ngân hàng phù hợp với nhu cầu giao dịch của NHTW thì các ngân hàng mới có thể tham gia giao dịch OMO. Khi thực hiện giao dịch OMO, NHTW thường yêu cầu sử dụng các GTCG có độ rủi ro rất thấp và tính thanh khoản cao. Chính vì vậy, các GTCG do Bộ Tài chính hay chính NHTW phát hành thường được NHTW ưu tiên chấp thuận. Các GTCG này thường được nắm giữ bởi các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô lớn hoặc nguồn vốn dồi dào. Bên cạnh đó, NHTW cũng chấp thuận các GTCG khác như: GTCG do Chính phủ các nước phát triển phát hành, GTCG do chính quyền địa phương phát hành hoặc GTCG do các tổ chức tín dụng, tài chính có độ tín nhiệm cao phát hành. Chính vì vậy, danh mục GTCG được chấp thuận sử dụng trong giao dịch OMO càng đa dạng thì các ngân hàng cũng có thêm sự lựa chọn trong cơ cấu đầu tư GTCG nhằm đảm bảo tính thanh khoản và khả năng sinh lợi. 1.3. KHẢO CỨU SỰ VẬN HÀNH NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.3.1. Sự vận hành OMO của NHTW các nước phát triển 1.3.1.1. Ngân hàng Nhật Bản Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) là NHTW của Nhật Bản, có một quá trình lịch sử thực hiện mua bán GTCG khá lâu năm từ thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên lúc đầu các hoạt động OMO được thực hiện rất hạn chế trong những trường hợp ngoại lệ để hỗ trợ cho hoạt động tái cấp vốn của BOJ. Đến tháng 11/1962, BOJ bắt đầu thực hiện mua bán GTCG một cách linh hoạt hơn cùng với việc áp dụng hạn mức tín dụng nhằm đa dạng hoá các công cụ điều hành CSTT, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ. Thông qua các hoạt động mua bán GTCG trên thị trường mở, BOJ cung ứng khối lượng tiền cần thiết cho phát triển kinh tế thay cho việc cung ứng tiền qua kênh TCV như trước đây. Dần dần OMO đã trở thành một trong các công cụ CSTT được BOJ sử dụng thường xuyên và ngày càng quan tọng trong thực thi CSTT. Hàng hoá được sử dụng đầu tiên trong OMO là các GTCG có tính thanh SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 28
  • 29. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến khoản cao như trái phiếu và tín phiếu Chính phủ. Hiện nay ngoài các chứng khoán Chính phủ, BOJ còn sử dụng các trái phiếu công ty làm hàng hoá cho các giao dịch này. Tuy nhiên, đến nay thị trường tín phiếu, trái phiếu Chính phủ vẫn là cơ sở quan trọng cho các hoạt động của thị trường mở của Nhật Bản. Đặc biệt là trên thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, BOJ được phép thực hiện vai trò là người mua cuối cùng. Điều này giúp cho BOJ luôn có công cụ chủ động điều hoà thị trường tiền tệ mà không nhất thiết phải phát hành tín phiếu NHTW. Ban đầu phương thức giao dịch được áp dụng trong OMO của BOJ là giao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua lại theo lãi suất cố định. Sua đó phương thức giao dịch được chuyển sang thực hiện trên cơ sở mua bán GTCG theo giá thị trường, thông qua hình thức đấu thầu nhằm nâng cao khả năng điều chỉnh lãi suất trên thị trường. Việc tổ chức đấu thầu không chỉ được thực hiện theo định kỳ mà BOJ còn tổ chức đấu thầu nhanh, trong đó khối lượng GTCG mà NHTW cần mua được xác định và thực hiện ngay trong một ngày. Điều này góp phần nâng cao tính linh hoạt của thị trường. Đối tác của BOJ chủ yếu là các ngân hàng. Ban đầu BOJ thực hiện mua bán GGCG trực tiếp với các ngân hàng. Hiện nay, BOJ đã thực hiện các giao dịch OMO chủ yếu thông qua các nhà giao dịch sơ cấp và chỉ giới hạn trong phạm vi các ngân hàng mà không bao gồm các trung gian tài chính phi ngân hàng và các doanh nghiệp. Vì vậy, tác động của OMO tại Nhật Bản không mạnh như tại các NHTW của các nước phát triển khác trên thế giới. 1.3.1.2. Cục dự trữ liên bang Mỹ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed, NHTW của Mỹ) bắt đầu thực hiện OMO từ cuối những năm 1920. Khi đó, OMO được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thực hiện cho vay chiết khấu của Fed. Nhưng đến nay, OMO được coi là công cụ CSTT linh hoạt, có hiệu quả và quan trọng nhất của Fed vì hoạt động OMO có tính chất quyết định đến sự thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng và lãi suất thị trường. Để điều hành OMO, Fed đã thành lập Uỷ ban nghiệp vụ thị trường mở (FOMC). Theo định kỳ 6 tuần/lần, FOMC họp bàn phân tích các diễn biến kinh tế - tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các quyết định về mục tiêu tăng trưởng M1, M2 và lãi suất liên ngân hàng định hướng, lãi suất chiết khấu từ đó quyết định khối lượng GTCG giao dịch trên thị trường mở, phương thức giao dịch và thời hạn giao dịch. Fed lựa chọn những chứng khoán có tính thanh khoản và độ an toàn cao làm công cụ thực hiện OMO nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng một cách có hiệu quả nhất. Chứng khoán Chính phủ Mỹ (đặc biệt là tín phiếu kho bạc) là công cụ chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch OMO do SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 29
  • 30. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến có khối lượng giao dịch trên thị trường lớn, có tính thanh khoản và độ an toàn cao. Thời hạn của các chứng khoán Chính phủ được giao dịch trên thị trường khá đa dạng, từ dưới 01 năm đến trên 10 năm. Đối tác giao dịch chủ yếu của Fed là các ngân hàng. Tuy nhiên hầu hết các giao dịch OMO thực hiện thông qua các nhà giao dịch chứng khoán chính phủ chuyên nghiệp (ngân hàng). Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà Fed áp dụng hình thức mua bán hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn, thông qua hình thức đấu thầu lãi suất. Các giao dịch mua bán hẳn thường được sử dụng khi việc dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến mức dự trữ của các NHTM như khối lượng tiền ngoài lưu thông, khả năng chi tiêu của Chính phủ … cho thấy mức dự trữ cần được tiếp tục điều chỉnh trong một thời gian dài. Ngoài ra khi cần tăng dự trữ, bên cạnh việc mua hẳn, Fed có thể sử dụng thêm hình thức cho trả trước hạn các chứng khoán. Thực chất cả 2 nghiệp vụ mua bán hẳn và thanh toán trước hạn chứng khoán đều có tác động giống nhau. Trong trường hợp dự báo cho thấy cần thay đổi tạm thời dự trữ của các ngân hàng, hoặc không dự báo được chính xác mức độ cũng như thời hạn biến động của dự trữ, Fed có thể thực hiện phương thức mua bán có kỳ hạn ngắn thông qua các hợp đồng Repos, với thời gian thường không quá 15 ngày. 1.3.2. Sự vận hành OMO của Ngân hàng Thái Lan Ngân hàng Thái Lan (BOT, NHTW của Thái Lan) thực hiện OMO thông qua mua bán GTCG với các thành viên (bao gồm các NHTM, tất cả các định chế tài chính khác và một số DNNN). Hàng hoá sử dụng trong các OMO bao gồm các chứng khoán chính phủ, tín phiếu NHTW và trái phiếu DNNN được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành và được gửi tại NHTW. Tại Thái Lan, do số dư trái phiếu chính phủ giảm mạnh trong một vài năm qua từ tình trạng ngân sách nhà nước bội thu và nhiều trái phiếu chính phủ đã được thanh toán trước hạn nên BOT đã mở rộng giao dịch bằng chứng khoán khác và tự phát hành tín phiếu NHTW để tạo điều kiện thuận lợi cho OMO. Phương thức giao dịch OMO chủ yếu của BOT là các giao dịch có kỳ hạn thông qua các hợp đồng repo. Thậm chí đã có thời gian BOT dựa hoàn toàn vào hình thức giao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua bán lại trên thị trường thứ cấp mà không thực hiện các hoạt động OMO trên thị trường sơ cấp. Nhưng sau này, khi số dư trái phiếu chính phủ giảm mạnh, BOT cũng thực hiện việc đấu thầu tín phiếu NHTW trên thị trường mở. Do thị trường tiền tệ có quy mô nhỏ và tính cạnh tranh giữa các thành viên so với các nước phát triển, phạm vi hoạt động OMO của BOT tương đối rộng. Mặc dù SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 30
  • 31. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến vậy, sự hạn chế về hàng hoá cũng như sự phát triển thị trường chưa hoàn hảo làm cho tác động có thể thiệp của BOT thông qua OMO còn hạn chế. Hiện nay, hoạt động OMO của BOT vẫn còn hai hạn chế chủ yếu: Thứ nhất là, BOT chưa thực hiện OMO năng động vơi mục đích thay đổi mức dự trữ của các ngân hàng theo các mục tiêu của CSTT, mà chủ yếu thực hiện OMO nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thứ hai là, quy mô và mức độ biến động của các luồng vốn quốc tế ngày càng tăng khiến cho BOT tăng cường quy mô hoạt động OMO nhằm bù đắp lại những biến động của các nhân tố khác gây ra đối dự trữ của các ngân hàng (mà cụ thể là nhằm bù đắp lại việc bơm/hút đồng Baht của Quỹ ổn định tỷ giá). Khác với các nước khác, thị trường tài chính Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh bởi nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo CSTT độc lập, BOT phải sử dụng OMO một cách tích cực để điều chỉnh luồng vốn này. Một sự điều tiết có hiệu quả trong trường hợp này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động có thể thiệp của NHTW trên thị trường mở với chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá. Đây là vấn đề mà BOT đang phải đương đầu, để đảm bảo tính hiệu quả của CSTT. Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện hai chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của OMO: Trước tiên, BOT đưa ra thêm nhiều công cụ thực hiện OMO nhằm tăng cường khả năng can thiệp của NHTW cả thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Chẳng hạn BOT đã phát hành các tín phiếu NHTW vào các ngày thứ sáu hàng tuần. Danh mục các GTCG đủ điều kiện sử dụng trên thị trường mua lại sẽ được mở rộng bao gồm cả các trái phiếu của các DNNN không được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành. Nghiệp vụ swap cũng được coi như một phương tiện khác để thực hiện việc bơm hay rút tiền Baht thông qua sử dụng USD. Thứ hai, BOT coi việc thiết lập một hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp như một kênh bổ sung thực hiện thị trường mở. Theo kế hoạch, bước đầu, BOT sẽ có lựa chọn một số các NHTM, các công ty tài chính và các công ty chứng khoán thực hiện vai trò các đối tác không chính thức mua bán các GTCG với NHTW. Chứng khoán được giao dịch giữa NHTW và các đối tác này sẽ giới hạn, chỉ gồm chứng khoán chính phủ, trái phiếu NHTW và các trái phiếu DNNN. Trong giai đoạn này, các định chế tài chính thực hiện vai trò các nhà giao dịch sơ cấp không chính thức sẽ không phải chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cụ thể nào. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh và tạo lập thị trường của các đối tác này sẽ được đánh giá làm cơ sở lựa chọn tiếp các nhà giao dịch sơ cấp chính thức. Khi được chỉ định chính thức, các nhà giao dịch sẽ phải chấp nhận các nghĩa vụ nào đó như tham gia đều đặn vào các SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 31
  • 32. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến phiên đấu thầu trái phiếu NHTW hàng tuần và thực hiện vai trò tạo lập thị trường đối với trái phiếu Chính phủ và trái phiếu NHTW thông qua việc sẵn sàng chào giá hai chiều đối với BOT và các đối tượng khác (gồm các thể chế tài chính và các nhà đầu tư tư nhân) và cung cấp thông tin thị trường theo yêu cầu của NHTW. 1.3.3. Sự vận hành OMO của Ngân hàng quốc gia Ba Lan Ba Lan là một quốc gia thuộc khối Đông Âu, đã và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Ba Lan cũng đang chuẩn bị gia nhập khối EU và thực hiện những cải cách quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng. Cũng như các quốc gia khác, công cụ OMO trở thành công cụ chính của NBP trong thực thi CSTT. Việc phát hành tín phiếu NBP vào năm 1990 là hình thức đầu tiên của OMO. Các giao dịch đảo ngược (repo và repo đảo ngược) được NBP đưa vào sử dụng vào năm 1993, khi thị trường tiền gửi liên ngân hàng tại Ba Lan đã phát triển. Lúc này NBP đã có thể thực hiện các giao dịch nhằm bổ sung hoặc hấp thụ vốn cho hệ thống ngân hàng. Sau một thời gian, do nguồn vốn của các ngân hàng gia tăng nên giao dịch cung ứng vốn của NBP đã ngừng lại. Giao dịch repo cuối cùng thực hiện vào ngày 27/01/1995. Kể từ đó, NBP chỉ thực hiện các giao dịch nhằm hấp thụ vốn dư thừa từ hệ thống ngân hàng. NBP cũng đã từng nhận tiền gửi từ nền kinh tế trong thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 12/1997 và đây là một công cụ ngoại lệ trong OMO. Việc nhận tiền gửi của NBP đã làm gia tăng lãi suất huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng. Hiện nay NBP thực hiện các hình thức của OMO như sau: - Các giao dịch hấp thụ vốn như bán hẳn, bán có kỳ hạn tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NBP; - Các giao dịch bổ sung vốn như mua đảo ngược, mua hẳn tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc. Mặc dù quy định về thời hạn giao dịch khá rộng nhưng NBP chủ yếu sử dụng hình thức phát hành tín phiếu NBP với thời hạn 14 ngày trong các giao dịch thị trường mở. Hiện nay, các giao dịch bổ sung vốn không được sử dụng do nguồn vốn của hệ thống ngân hàng liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, các giao dịch đảo ngược hay hoặc bán hẳn tín phiếu kho bạc không được thực hiện do NBP không nắm giữ các GTCG này. Nguyên nhân là do NBP chỉ có thể mua các GTCG này trên thị trường mở do việc tài trợ thâm hụt ngân sách của NBP kể cả việc mua trực tiếp các GTCG do kho bạc phát hành đã bị cấm thực hiện theo quy định tại Hiến pháp của Ba Lan. Từ tháng 9/2000, NBP đã bán các trái phiếu kho bạc hiện đang nắm giữ. Đây là các trái phiếu mà NBP mua được từ các giao dịch trước khi thay đổi quy định về việc tài trợ ngân sách của NBP, được thực hiện trong tháng 9 và tháng 12/1999. SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 32
  • 33. Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến NBP bán các GTCG này là một hình thức giao dịch OMO cấu trúc nhằm giảm bớt sự dư thừa nguồn vốn của hệ thống ngân hàng. Từ tháng 2/2002, giao dịch OMO cơ bản - hình thức phát hành tín phiếu NBP thời hạn 28 ngày (và 14 ngày kể từ 01/01/2003), được thực hiện vào ngày thứ 6 hàng tuần. Khối lượng phát hành tín phiếu NBP được xác định trên cơ sở tình hình thị trường và nhu cầu thanh toán của hệ thống ngân hàng. Kể từ khi Ban điều hành CSTT được thành lập vào năm 1998, NBP bắt đầu đưa vào áp dụng lãi suất tham chiếu, được xác định từ lãi suất tín phiếu NBP thời hạn 28 ngày. Kể từ năm 2003, lãi suất tham chiếu được xác định từ lãi suất tín phiếu NBP thời hạn 14 ngày. Quy mô phát hành tín phiếu NBP được công bố trên mạng Reuters. Các nhà giao dịch thị trường tiền tệ và Quỹ bảo hiểm ngân hàng có thể mua các tín phiếu này tại thị trường sơ cấp, trong khi các NHTM chỉ có thể mua các tín phiếu trên thị trường thứ cấp. Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, NBP trở thành một thành viên của hệ thống NHTW châu Âu (ESCB). Vì vậy, NBP phải điều chỉnh các công cụ CSTT của mình phù hợp với quy định của ESCB. Lý do điều chỉnh xuất phát từ thực tế tình trạng dư thừa vốn của hệ thống ngân hàng Ba Lan và sự thay đổi trong địa vị pháp lý của NBP. Sự khác biệt trong công cụ OMO của NBP và ESCB xuất phát từ tình trạng dư thừa vốn do đó NBP không sử dụng các giao dịch TCV ngắn hạn (14 ngày) và dài hạn (3 tháng) mà chỉ thực hiện các giao dịch hấp thụ vốn. Trong các giao dịch dài hạn, NBP không loại trừ việc sử dụng các công cụ có thời hạn dài hơn. Vì vậy, NBP đã phát hành tín phiếu NBP thời hạn 3 tháng nhằm phù hợp với quy định về công cụ thời hạn 3 tháng của ECB. Ngoài ra NBP đã thực hiện các giao dịch bán hẳn đối với trái phiếu kho bạc với toàn bộ thời hạn còn lại của trái phiếu. 1.3.4. Một số kiến nghị đối với Việt Nam Qua thực tế sử dụng công cụ OMO của NHTW một số nước trên thế giới nêu trên với các trình độ phát triển khác nhau, chúng ta có thể rút ra một số kiến nghị đối với việc vận hành OMO để điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam như sau: Thứ nhất, tuỳ theo điều kiện cụ thể của nền kinh tế và mức độ phát triển của thị trường tài chính của từng quốc gia để vận dụng và xử lý linh hoạt công cụ OMO trong điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng nhằm thực thi CSTT. Công cụ OMO ngày càng được sử dụng phổ biến tại các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau và vai trò đang ngày càng quan trọng. Tại hầu hết các quốc gia hiện nay, công cụ OMO đều được sử dụng với các hình thức và mức độ khác nhau. Điều này chứng tỏ sự ưu việt của công cụ này trong điều hành CSTT. Tại các quốc gia phát triển SVTH: Tán Anh Kha - 35k15.2 Trang 33