SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA TỔNG HỢP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Đề tài:
CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ HIỆN NAY Ở
VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện
1. Nguyễn Thùy Anh
2. Tạ Thị Kim Chi
3. Nguyễn Kim Hòa
4. Vũ Thị Thúy Nga
5. Đỗ Thái Ngọc
6. Nguyễn Thị Tuyết Sương
7. Nguyễn Thiên Hương Trà
8. Thiều Thị Thu Thảo
9. Nguyễn Thị Thu Thủy
Thành phố Biên Hòa, tháng 2/2014
MỤC LỤC
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.Khái niệm và vị trí của chính sách tiền tệ
1.1. Khái niệm
1.2. Các loại chính sách tiềntệ
1.3. Vị trí
2. Mục tiêu của chính sách tiềntệ
CHƯƠNG II: CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Các công cụ của chính sách tiền tệ.
2. Thực trạng công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam 2013
3. Những dự báo về công cụ chính sách tiềntệ ở Việt Nam 2014
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
1. Định hướng
2. Giải pháp
Lời nói đầu
CHƯƠNG I:
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.Khái niệm và vị trí của chính sáchtiền tệ
1.1. Khái niệm
Chính sách tiềntệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực
thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu :ổn định giá trị đồng tiền, tạo
công ăn việc làm ,tăng trởng kinh tế .
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ
mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt.
1.2. Vị trí
Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những
chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lu thông tiền tệ .Song nó cũng có
quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá,chính sách thu
nhập,chính sách kinh tế đối ngoại.
Đối với Ngân hàng trung ương ,việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản
nhất ,mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia đợc thực hiện có hiệu quả
hơn.
1.3. Vai trò
Chính sách tiền tệ có một vai trò quan trọng và tương đối độc lập với các chính sách kinh tế khác
xuất phát từ 3 điểm mang tính định hướng sau:
 Thứ nhất: Sẽ không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư
 Thứ hai: Không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm.
 Thứ ba: Không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả và tiền tệ.
Chính vì vậy, chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng nhăm: tạo ra đầu tư, tạo ra
tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ, ổn định giá cả,ổn định tỷ giá hối đoái.
Như vậy, chính sách tiền tệ góp phần vào sự thành công hay thất bại của sự phát triển kinh tế Một
chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ dẫn đến sự khan hiếm về tiền tệ và đắt đỏ về chi phí. Ngược lại, một
chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm cho tiền tệ gia tăng, kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính
sách Kinh tế - Tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân.
2. Mục tiêu của chính sáchtiền tệ
2.1 Mục tiêucuối cùng
Các quốc gia đều có chính sách tiền tệ riêng phù hợp với nền kinh tế đặc thù của mỗi nước.
Chính sách tiền tệ đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu sau:
 Ổn định tiền tệ, bảo vệ giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát được lạm phát
 Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và ổn
định tỷ giá hối đoái
 Tăng trưởng kinh tế trong sự ổn định
 Tạo công ăn việc làm và giảm bớt thất nghiệp
2.1.1. Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định sức mua đối nội của tiềntệ
Khi toàn thế giới sử dụng tiền giấy bất khả hoán thì chứa đựng bên trong nó khả năng tiềm tàng
của lạm phát.
Nếu lạm phát ở tỷ lệ cao sẽ phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải giữa các giai cấp
khác nhau. Khi giá cả tăng lên một cách bất thường thì mọi người nhất là các chủ đầu tư không
an tâm, tin tưởng trong việc tính toán công việc đầu tư nên không khuyến khích đầu tư.
Nếu lạm phát cân bằng có dự tính trước thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng thực tế,
đến hiệu quả hoặc phân phối thu nhập quốc dân. Nếu mọi người đều biết được, thấy trước được
sự vận động của lạm phát thì họ sẽ thực hiện các hành vi của mình cho có lợi nhất.
- Trên thực tế, lạm phát là việc đưa một khối lượng tiền ra lưu thông. Trong nền kinh tế thị trường,
việc đưa tiền ra lưu thông thường thông qua con đường tín dụng. Khi tăng trưởng tiền tệ cho nền
kinh tế bằng con đường tín dụng thì sẽ phát triển các doanh nghiệp, tạo điều kiện đầu tư chiều rộng
và chiều sâu. Do đó sẽ thu hút nhiều lao động, thất nghiệp giảm, kinh tế tăng trưởng cao hơn trước.
Lạm phát tồn tại rất lâu dài trong nền kinh tế hàng hóa. Như vậy, bên cạnh tác hại thì lạm phát
trong chừng mực nào đó lại là một yếu tố để kích thích kinh tế tăng trưởng.
Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, tạo tiền đề cho nền
kinh tế phát triển bình thường, đảm bảo đời sống cho người lao động
Thực chất của việc kiểm soát lạm phát là duy trì lạm phát ở mức vừa phải.
2.1.2. Ổn định sức mua đối ngoại của tiềntệ.
Trong nền kinh tế mở, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế - tài chính thế giới diễn ra rất nhanh
chóng và sâu sắc. Trước tình hình đó, các nước trên thế giới đều hướng về các thị trường tài chính
quốc tế để theo dõi sự biến động của các ngoại tệ mạnh, nhằm tránh các tác dụng tiêu cực của các
biến động trên thị trường tài chính, thông qua hệ thống tỷ giá hối đoái. Một sự biến động của tỷ giá
hối đoái ít hay nhiều, đều ảnh hưởng tới haotj động kinh tế trong nước tùy theo mức độ hướng ngoại
của nền kinh tế.
Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động mạnh của dự trữ ngoại hối, thị trường hối đoái và chính sách hối
đoái, tình hình giá cả trong nước. Do đó, một chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế trong nước,
cần phải đi đôi với những biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế của một nước, đặc biệt là hoạt động
xuất nhập khẩu.
Một tỷ giá hối đoái quá thấp (bản tệ có giá trị cao hơn so với ngoại tệ) có tác dụng khuyến
khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng hóa xuất khẩu tương đối đắt, khó bán cho
nước ngoài. Điều này sẽ khiến sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu, gây bất lợi cho những
cuộc chuyển dịch ngoai tệ từ nước ngoài vào tỏng nước, làm cho khối lượng dự trữ ngoại hối dễ
bị giảm
Một tỷ giá hối đoái quá cao (bản tệ có giá trị thấp hơn so với ngoại tệ) sẽ bất lợi cho nhập
khẩu, khuyến khích xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn để cạnh tranh trên thị trường quốc
tế. Nhờ vậy, lưu lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào trong nước khá hơn, khối lượng
dự trữ ngoại tệ có cơ hội tăng.
Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là sử dụng những công cụ của chính sách tiền tệ để can
thiệp giữ cho tỷ giá hối đoái không tăng cũng không giảm quá đáng, làm dịu bớt những tình trạng
bất ổn định của nền kinh tế trong nước.
2.1.3. Tăng trưởng kinh tế
Mỗi quốc gia luôn quan tâm đến 3 vấn đề sau:
Thứ nhất: Tăng trưởng chính là sự tăng sản lượng tính trên đầu người và tăng mức sống cá
nhân, chứ không phải sự gia tăng tổng sản lượng.
Thứ hai: Sự cải tiến năng suất lao động một lần duy nhất chỉ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế
tạm thời. Tăng trưởng ổn định đòi hỏi năng suất lao động phải ổn định lâu dài.
Thứ ba:Mặc dù sự tăng trưởng sẽ làm tăng mức sản lượng và tiêu dùng trong tương lai. Tuy
nhiên, nó có thể sinh ra một số chi phí ngắn hạn.
Để tăng trưởng kinh tế, ngân hàng trung ương thực hiện tiền tệ nới rộng. Khi khối tiền tệ tăng sẽ
làm giảm lãi suất. Lãi suất giảm sẽ khuyễn khích các chủ doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất.
Đầu tư gia tăng dẫn đến tổng sản phẩm xã hội cũng tăng.
Bên cạnh đó, sự gia tăng khối tiền đưa đến sự gia tăng số cầu tổng hợp. Các thành phần dân cư có
tiền nhiều hơn sẽ tăng mức tiêu thụ giúp các doanh nghiệp giải quyết hàng tồn đọng, đồng thời gia
tăng sản xuất, hàng hóa lưu thông, phân phối nhộn nhịp hơn.
Kết quả là doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm để gia tăng sản xuất hơn nữa làm cho xả sức cầu về sản
phẩm tiêu dùng và sức cầu về đầu tư đều tăng.
Ngân hàng trung ương thường sử dụng công cụ hạn mức tín dụng. Khi nền kinh tế vận động một
cách thuần thục thì việc cung ứng tiền tệ chủ yếu được thực hiện thông qua các cong cụ gián tiếp
như: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, lãi suất và công cụ thị trường mở.
2.1.4. Tăng mức nhân dụng
Trong nền kinh tế thị trường, giữa tăng trưởng kinh tế hoặc suy thoái được diễn ra theo chu kì, việc
toàn dụng nhân công và thất nghiệp luôn đan xen nhau.
Trên thực tế, khi kinh tế tăng trưởng liên tục, cầu tiếp tục gia tăng nhưng số cung không thể đáp
ứng mãi được. Nó bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như: nhân công không đủ, nguyên liệu khan hiếm sẽ
làm tăng chi phí sản xuất, nâng cao giá thành và giá bán trên thị trường.
Cầu tăng mạnh dẫn đến lạm phát. Ngân hàng trung ương buộc phải giảm khối tiền tệ để giảm cầu.
Hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ. Kết quả nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái và
thất nghiệp gia tăng.
Giải quyết vấn đề công ăn việc làm là nhu cầu bức thiết của mọi quốc gia. Sức lao động là một
hàng hóa trên thị trường, mà cầu về sức lao động luôn có xu hướng giảm do sự phát triển của khao
học công nghệ kĩ thuật. Chính vì vậy, khi kinh tế tăng trưởng thì vẫn luôn có một bộ phận lao động
bị thất nghiệp.
Do đó, nhiệm vụ của chính sách tiền tệ là hạn chế tối đa mức thất nghiệp chứ không thể triệt tiêu
nạn thất nghiệp được.
Từ đó, ta thấy sự can thiệp của Nhà nước để chủ động điều chỉnh mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ngày càng trở nên hết sức quan trọng trong việc điều tiết kinh tế vĩ
mô theo cơ chế thị trường. Để làm được điều đó,Nhà nước phải sử dụng các công cụ để điều hành
chính sách tiền tệ.
2.2. Mục tiêu trung gian
2.2.1. Chỉ tiêutổng lượng tiềncung ứng
Để duy trì mục tiêu lượng tiền cung ứng, ngân hàng trung ương buộc phải chấp nhậ sự thay đổi lãi
suất vì sự biến động tất yếu của nhu cầu tiền tệ trong nền kinh tế
2.2.2. Chỉ tiêulãi suất
Để duy trì mục tiêu lãi suất, mức cung ứng tiền và tiền cơ sở sẽ biến động.
2.2.3. Lựa chọn mục tiêu trung gian
Việc lựa chọn lãi suất hay lượng tiền cung ứng làm mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ tùy
thuộc vào mức độ biến động tương đối của nhu cầu tiền tệ so với nhu cầu hàng hóa được phản ánh
thông qua sự biến động tương đối của mô hình IS-LM.
2.3. Mục tiêu hoạt động
Là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ chính sách tiền tệ.
2.3.1. Lãi suất liênNgân hàng.
Với điều kiện cầu tiền tệ ổn định, việc khống chế lãi suất cho phép đạt được mứccung tiền tệ mục
tiêu. Trên cơ sở đó, mức lãi suất liên ngân hàng cụ thể được xác định nhằm đạt được mục tiêu trung
gian.
2.3.2. Dự trữ không vay
Dự trữ không vay được sử dụng căn cứ vào cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại và
tổng lượng tiền cung ứng làm mục tiêu.
Mục tiêu tức thời của chính sách tiền tệ là lượng dự trữ không vay mà ngân hàng trung ương có thể
chi phối thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Cơ chế điều hành qua dự trữ không vay có hiẹu quả khi có các dự tính chính xác về dự trữ đi vay,
nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng và hệ số nhân tiền. Quan trong hơn, mối quan hệ giữa dự trữ
không vay và khối tiền cung ứng phải chặt chẽ.
2.3.3. Dự trữ đi vay
Mục tiêu hoạt động này thực chất là lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian và để cho tổng khối
tiền khỏi biến động.
Khi lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng lên làm cho mức dự trữ đi vay có thể vượt
quá mức mục tiêu, buộc ngân hàng trung ương phải tăng thêm mức dự trữ không vay thông ua
nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất giảm xuống làm cho tổng tiền trung ương tăng lên và tổng lượng
tiền cung ứng cũng tăng
CHƯƠNG II:
CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Các công cụ của chính sáchtiền tệ.
1.1. Công cụ tái cấp vốn
Khi người gửi tiền đến rút tiền quá nhiều, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng thiếu vốn, dẫn tới khả
năng thiếu chi trả.
Lúc này, ngân hàng trung ương sẽ cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại qua nhiều hình thức,
thông dụng nhất là tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu và tái chiết khấu các thương phiếu. Khi
chấp nhận chiết khấu hay tái chiết khấu là ngân hàng trung ương đã làm tăng khối lượng tiền lưu
thông.
Bên cạnh đó, việc cho vay này luôn gắn liền với yêu cầu của nền kinh tế do sự tác động trực tiếp
của quy luật cung cầu.
Việc điều hành công cụ tái cấp vốn để thực thi chính sách tiền tệ được thông qua lãi suất tái chiết
khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụng của ngân
hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hoặc tăng mức cung tiền.
Khi thực hiện chính sách tăhts chặt tiền tệ, NHTW sẽ nâng lãi suất tái chiết khấu lên. Khi đó,
các NHTM sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt những cơ hội cho vay và ngược lại.
Nếu thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, NHTW hạ thấp lãi suất chiết khấu, NHTM trong
trường hợp này đi vay rẻ, nên có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay gia
tăng.
Tái cấp vốn cho các NHTM là công cụ đắc lực tropng định hướng phát triển kinh tế. Đối với chính
sách kích thích xuất khẩu, NHTW sẽ ưu tiên tái chiết khẩu các thương phiếu xuất khẩu.
Khi chấp nhận tái chiết khấu là NHTW đã tăng khối lượng tièn cung ứng. Chính vì tầm quan trọng
đó nên NHTW chỉ có thể tái chiết khấu theo điều kiện:
 Khối lượng tiền cung ứng bằng con đường tín dụng, tức ấp tín dụng cho nền kinh tế còn được
phép cung ứng thêm.
 Bản thân các NHTM đem hối phiếu để tái chiết khấu phải là những hối phiếu tốt.
 Ưu điểm và nhược điểm của tái chiết khấu:
 Ưu điểm: Các khoản cho vay của NHTW đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá do nó có
khả năng tự thanh toán. Đồng thời công cụ tái chiết khấu có tính chất chủ động trong việc thực
hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay hạn chế.
 Nhược điểm: NHTW thụ động do việc vay hay không vay chủ động nằm ở NHTM.
1.2. Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements)
Dự trữ bắt buộc hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tính trên tổng tiền gửi huy động được
mà các NHTM không được sử dụng để kinh doanh
Mục đích của việc thực hiện dự trữ bắt buộc là nhằm:
 Duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của các ngân hàng trung gian hoặc trong những
trường trường hợp khẩn cấp như trường hợp xảy ra tình trạng đồng loạt rút tiền gửi (bank run)
của công chúng, tránh được tình trạng khủng hoảng ngân hàng.
 Giới hạn khả năng cho vay của ngân hàng trung gian, tránh được trường hợp ngân hàng này
quá ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quá mức, có thể phơng hại tới quyền lợi của người
ký gửi tiền ở ngân hàng, tức là đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng.
 Việc tập trung dự trữ của các ngân hàng trung gian ở NHTW còn là một phơng tiện để
NHTW có thêm quyền lực điều khiẻn hệ thống ngân hàng, tạo sự lệ thuộc của các ngân hàng
trung gian đối với NHTW.
- Khi ấn định một mức dự trữ bắt buộc ở mức thấp, NHTW muốn khuyến khích các ngân hàng
trung gian mở rộng mức cho vay của họ. Điều này sẽ kích thích được các hoạt động kinh tế, tăng khả
năng giao lưu các nguồn vốn tài chính giữa các doanh nghiệp, thể hiện một chính sách tiền tệ “nới
lỏng”.
- Khi nâng cao mức dự trữ bắt buộc, NHTW muốn giới hạn khả năng cho vay của ngân hàng trung
gian, báo hiệu một chính sách tiền tệ “thắt chặt”. Điều này tác động tới khả năng thu lợi của ngân
hàng trung gian.
Để ngan hàng trung gian không bị lỗ và cộng tác với NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ,
NHTW có thể trả lãi cho mức dự trữ thặng dư nào đố của ngân hàng trung gian, kèm theo một lãi
suất thích hợp.. Thêm vào đó, NHTW có thể vận dụng mức dự trữ bắt buộc một cách uyển chuyển
hơn, bằng cách phân biệt nhiều mức dự trữ bắt buộc
Tóm lại, biện pháp thay đổi dự trữ bắt buộc cần thực hiện một cách thận trọng. Muốn có hiệu quả,
cần phải đi kèm với những biện pháp khác. Việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc thay đổi tùy theo mỗi
nước, mỗi thời kì khác nhau.
1.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation)
Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW tham gia mua hoặc bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị
trường tiền tệ với các NHTM với mục đích tác động đến thị trường tiền tệ, điều hòa cung và cầu về
giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM tại NHTW, từ đó tác động đến khả
năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng này.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1920. Nó là công cụ tác
động nhanh, linh hoạt và chủ động. Nó có thể hạn chế được những khiếm khuyết của công cụ dự trữ
bắt buộc. Công cụ này linh hoạt ở chỗ là dễ đảo ngược được tình huống khi phát hiện tiền lưu thông
thừa hay thiếu bằng cách bán hay mua giấy tờ có giá trị.
Tuy nhiên, hạn chế của nó là chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông đều
nằm ở tài khoản tại ngân hàng. Ở Việt Nam, công cụ thị trường mở được thực hiện bằng việc phát
hành tín phiếu NHNN và tổ chức đấu thầu Tín phiếu Kho bạc Nhà nước.
Thị trường mở được xem là một trong những cửa ngõ để NHTW phát hành tiền vào lưu thông hoặc
rút bớt khối lượng tiền tệ lưu thông. Nếu như chính sách chiết khấu, tái chiết khẩu có tác động tổng
hợp và có những hạn chế tạm thời, thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ tác động nhanh và linh
hoạt.
1.2.4. Công cụ tỷ giá hối đoái
NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm ổn định tỷ giá hối đoái bằng cách mua hoặc bán một
lượng ngoại tệ.
 Khi tỷ giá giảm mạnh thì NHTW đưa tiền mặt ra mua ngoại tệ, dẫn đến giá trị ngoại tệ lên
cao, đồng bản tệ giảm giá trị làm cho tỷ giá được cải thiện, nhưng sẽ làm gia tăng lượng tiền
trong lưu thông
 Khi tỷ giá hối đoái tăng thì NHTW đưa ngoại tệ ra bán, dẫn đến giá trị ngoại tệ giảm, làm
cho tỷ giá được cải thiện nhưng sẽ là giảm lượng tiền trong lưu thông.
Kết quả của sự can thiệp của NHTW vào thị trường hối đoái nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, để giữ
vững sức mua đối ngoại của đồng tiền bản tệ sẽ làm cho tiền lưu thông tăng lên hoặc giảm đi.
1.2.5. Công cụ lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được hằng năm so với tổng số tiền cho vay.
 Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, NHTW thường điều chỉnh hạ lãi suất để kích thích
NHTM và tổ chức tín dụng sử dụng tiền vay của NHTW để tăng cường tín dụng cho nền kinh tế
 Để thực hiện chính sách tiền tệ hạn chế, NHTW điều chỉnh tăng lãi suất để hạn chế quy mô tín
dụng của các NHTM cho nền kinh tế
Đây là công cụ linh hoạt và được NHTW sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia . Như
vậy, để thực hiện chính sách tiền tệ như đã xây dựng, NHTW của các nước sử dụng các công cụ trên
để điều hành tiền tệ quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế đã định.
Ở Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái
cấp vốn và quy định lãi suất cơ bản, làm cơ sở cho các NHTM xác định lãi suất cho vay, từ lãi suất
này sẽ tác dụng điều hcỉnh lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, lãi suất tiền gửi cua các NHTM.
2. Thực trạng công cụ chính sáchtiền tệ ở Việt Nam 2011 – 2013
Bước sang năm 2011, kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, tác
động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Trong 6 tháng đầu năm, lạm phát tăng 13,29% so với
đầu năm và tăng 20% so cùng kỳ năm trước, gây khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát dưới 15%
theo mục tiêu đề ra, thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để
kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ
các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu
tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, giảm tỉ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất
xuống 22% đến 30/6/2011 và xuống 16% đến 31/12/2011.
Nhờ đó, đến cuối năm 2011, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng lần lượt tăng khoảng 10%
và 12%, các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và
chỉ đạo của Chính phủ. Việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm trần lãi suất huy động đã tạo điều kiện cho việc giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho
vay trong những tháng cuối năm. Trong đó, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu
giảm 0,5-1%/năm và dao động ở mức 14,5-17%/năm, thậm chí chỉ còn 13,5%/năm.
Tình hình kinh tế những tháng cuối năm đã có dấu hiệu cải thiện, GDP năm 2011 tăng 5,89%,
lạm phát so cùng kỳ năm trước bắt đầu có dấu hiệu chững lại và giảm dần từ mức 22% trong tháng
10/2011 xuống 20% trong tháng 11 và 18,13% trong tháng 12.
Để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy
động xuống còn 9-10%/năm vào cuối năm 2012, đồng thời đưa ra lộ trình giảm trung bình mỗi quí
1%/năm. Từ tháng 5/2012, NHNN đã qui định trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với lĩnh vực
ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu
tiên được điều chỉnh giảm từ mức 15%/năm xuống 12%/năm, phù hợp với xu hướng giảm của trần
lãi suất tiền gửi VND.
Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VND giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5-
9%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007. Lãi suất cho vay ưu tiên giảm
về mức 12%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác và cho vay tiêu dùng ở mức 12-15%/năm, riêng
lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ còn 9-11%/năm. Tổng phương tiện thanh toán và tín
dụng tăng lần lượt khoảng 20% và 9%, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức thấp (6,8%),
góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trên cơ sở kết quả điều hành chính sách tiền tệ đã đạt được, và các mục tiêu do Quốc hội và
Chính phủ đề ra trong năm 2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ
trợ thị trường, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chủ
động điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và
kiểm soát tiền tệ.
Đến cuối tháng 8/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16% so với cuối năm 2012, phù hợp
với định hướng tăng 14-16% trong năm 2013, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo.
Các mức lãi suất chủ chốt được điều hành theo hướng giảm dần, góp phần tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp và nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất VND trong 8 tháng đầu năm đã giảm khoảng 2-
5%/năm so với đầu năm, trong đó lãi suất huy động giảm 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3-
5%/năm và đã trở về mức lãi suất của thời kỳ 2005-2006, các TCTD cũng chủ động giảm lãi suất đối
với những khoản cho vay còn tồn đọng.
Đến nay, trần lãi suất huy động đã giảm về mức 7%/năm và chỉ áp dụng đối với kỳ hạn dưới 6
tháng, trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là 9%/năm, tỉ trọng những khoản cho vay có lãi
suất đến 13%/năm chiếm khoảng 74,97%.
Sau nhiều tháng tăng chậm, tín dụng bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, nhu cầu của doanh nghiệp về
vốn cho sản xuất kinh doanh đã tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đã cải thiện mạnh. Tính đến
cuối tháng 8/2013, tín dụng cho nền kinh tế đã tăng 6,45% so với đầu năm, khả năng đạt mục tiêu
tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 đang trở thành hiện thực.
Như vậy, từ năm 2011 đến nay, tín dụng tuy tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đây, nhưng
chất lượng tín dụng đã tăng cao, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Việc điều hành
lãi suất đã định hướng, dẫn dắt thị trường, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với những
diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ; mặt bằng lãi suất cho vay và huy động đã giảm mạnh so với cuối
năm 2011.
Điều này cho thấy, điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng đã gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương giảm dần
tỉ trọng cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống các tổ chức tín dụng tập trung vốn tín dụng
ngân hàng cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
3. Những dự báo về công cụ chính sáchtiền tệ ở Việt Nam 2014
Theo một kết quả khảo sát gần đây, lạm phát trong năm 2014 được các tổ chức tín dụng kỳ vọng
chỉ tăng ở mức một con số, với mức tăng trung bình 6,74%, mức kỳ vọng này nằm trong ngưỡng
mục tiêu đề ra của Quốc hội (khoảng 7%).
Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn là một thách thức lớn đối việc việc kiểm soát lạm phát năm 2014.
Bởi vì, theo nhận định của các tổ chức tín dụng, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản
lý tiếp tục là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến diễn biến lạm phát trong năm 2014.
Đặc biệt, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn trong năm 2014 (5,8%), nới lỏng bội chi ngân
sách lên 5,3% GDP, cùng với phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ thì mục tiêu kiểm soát lạm
phát sẽ lại tạo ra áp lực lớn cho cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ.
Với câu hỏi, chính sách điều hành tỷ giá sẽ thực hiện thế nào trong năm 2014, Phó Thống đốc
NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ, do
vậy, điều hành chính sách tỷ giá phải gắn với điều hành chính sách tiền tệ và các công cụ chính sách
tiền tệ khác. Đồng thời, chính sách về điều hành tỷ giá luôn phải phù hợp với bối cảnh trong và
ngoài nước. Ông Tiến khẳng định, chính sách về tỷ giá sẽ được thực hiện nhất quán, đó là ổn định tỷ
giá, thực hiện linh hoạt các biện pháp đối với thị trường ngoại hối, tích cực nâng cao dự trữ ngoại
hối, giảm dần tình trạng đôla hóa cũng như vàng hóa nền kinh tế và tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. "Tôi cho rằng, chính sách tỷ giá cơ bản sẽ được điều hành một
cách ổn định”, ông Tiến khẳng định.
Theo bản dự báo tình hình kinh tế vĩ mô năm 2014, Trung tâm nghiên cứu thuộc Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi
suất thấp (tương đương mức cuối 2013) để đảm bảo đồng thời ổn định vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp.
Trung tâm nghiên cứu BIDV cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục phát huy hoạt động của
thị trường mở hỗ trợ thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng, kết hợp công tác thanh tra giám sát
để đảm bảo tính lành mạnh trong hoạt động huy động vốn.
“Khi thanh khoản toàn ngành và lạm phát đã đi vào ổn định, chỉ số CPI giảm về mức dưới 7%, cần
đưa ra lộ trình cụ thể nhằm tự do hóa lãi suất, đảm bảo lãi suất cho vay và huy động được xác định
trên cơ sở cung cầu vốn của thị trường. Cùng với quá trình tự do hóa lãi suất, các công cụ lãi suất
chính sách cũng cần từng bước được đổi mới, dần phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo hình thành
được các mức lãi suất chỉ đạo theo tín hiệu thị trường, nâng cao tính hiệu quả của cơ chế chuyển tải
chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất”, nghiên cứu nhấn mạnh.
Và để các ngân hàng thương mại có cơ sở xác định lãi suất phù hợp, Ngân hàng Nhà nước cần
thiết lập đường cong lãi suất chuẩn của thị trường đối với tất cả các dải kỳ hạn.
CHƯƠNG III:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
1. Định hướng
Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt, song trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn
biến phức tạp và khó lường; kinh tế trong nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, do đó, công tác điều hành CSTT năm 2014 vẫn tiếp tục phải đối mặt
với những khó khăn, thách thức cần phải được xử lý trong thời gian tới.
Trước tiên là những thách thức đến từ diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới: Trong năm
2014, mặc dù kinh tế thế giới dự báo đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt là sự hồi phục của các
nền kinh tế đầu tàu. Tuy nhiên, những thách thức lớn của kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng chưa
được giải quyết một cách bền vững, cụ thể như tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, chính sách nợ công tại
một số quốc gia vẫn chưa được thống nhất, các gói nới lỏng định lượng vẫn tiếp tục được duy trì, rủi
ro vẫn còn tiềm ẩn trên phần lớn các thị trường, bất ổn chính trị - xã hội và tình hình thiên tai diễn
biến phức tạp... Điều đó có thể tác động bất lợi đến hoạt động thương mại trong nước, đến sự dịch
chuyển của các dòng vốn đầu tư... nên vẫn có thể tạo ra những áp lực đối với công tác quản lý ngoại
hối, đặc biệt khi các nền kinh tế mới nổi tập trung phát triển với cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới
thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác quốc tế song phương và đa phương mà trước mắt là Hiệp
định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), có thể dẫn đến những thay đổi cần
thiết trong quan điểm, nguyên tắc điều hành các chính sách quản lý kinh tế.
Tiếp đến là những thách thức đến từ diễn biến kinh tế trong nước: Kinh tế vĩ mô có những dấu
hiệu tích cực, song chuyển biến còn chậm, chưa ổn định, vững chắc. Tăng trưởng tiềm năng của Việt
Nam đang có xu hướng giảm dần, tăng trưởng kinh tế trong hai năm trở lại đây chủ yếu dựa vào xuất
khẩu trong khi nhu cầu trong nước phục hồi chậm, sức mua còn yếu, lạm phát tuy đã được kiểm soát
nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại…
Bên cạnh đó, dòng vốn tín dụng còn chưa thông suốt, nợ xấu còn ở mức cao, khó khăn của thị
trường bất động sản chưa thể giải quyết và đặc biệt là áp lực bội chi ngân sách ngày càng lớn,… đã
trở thành những thách thức lớn cho công tác điều hành CSTT trong năm 2014 nói chung và đặc biệt
là sẽ tạo ra áp lực trong công tác quản lý tín dụng của NHNN. Những thách thức này sẽ buộc NHNN
phải theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu trong quá trình điều hành chính sách, đặc biệt là việc
phải tập trung theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi khả năng
hỗ trợ của chính sách tài khóa ngày càng yếu đã tạo ra nhiều khó khăn cho NHNN trong việc theo
đuổi mục tiêu quan trọng nhất của CSTT là ổn định giá cả, thể hiện ở mức lạm phát thấp và ổn định
trong trung và dài hạn.
Cuối cùng là những thách thức của quá trình tái cấu trúc: Trong hai năm vừa qua, mặc dù đã đạt
được những kết quả bước đầu trong việc thực hiện chương trình tái cấu trúc các TCTD giai đoạn
2011 - 2015, song đó mới chỉ là việc giải quyết những khó khăn trước mắt. Còn những vấn đề cốt lõi
của chương trình tái cấu trúc như giải quyết triệt để nợ xấu, tăng cường năng lực quản trị điều hành
sau tái cơ cấu, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là khắc phục vấn đề sở hữu chéo vẫn đang trong
thời gian khởi động… chưa thật sự dẫn đến những thay đổi về chất.
Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý cho việc tái cơ cấu các TCTD chưa được hoàn thiện, đặc biệt là
cơ chế mua bán nợ xấu, quy chế điều tiết thống nhất các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A),..;
nguồn lực tài chính công còn hạn chế, nguồn lực tài chính bên ngoài chưa có cơ chế phù hợp để thu
hút; quá trình tái cơ cấu trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước chưa có nhiều khởi
sắc,… sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ và tính hiệu quả của chương trình tái cơ cấu hệ thống các
TCTD giai đoạn 2011 - 2015.
Những thách thức chính yếu trên đòi hỏi NHNN tiếp tục phải kiên định với mục tiêu điều hành,
phải tăng cường phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa với các Bộ, ngành, phải có những chiến lược
mạnh mẽ và nỗ lực cao hơn để giải quyết thành công những thách thức. Trên cơ sở đó, bám sát mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã được Quốc hội phê duyệt, với chỉ tiêu tăng trưởng đạt
mức khoảng 5,8%; lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng - CPI) ở mức khoảng 7%. Do vậy, mục tiêu CSTT
cần đạt được trong năm 2014 là: tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát không vượt quá mục
tiêu Quốc hội phê chuẩn, ổn định tiền tệ và hệ thống các TCTD, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ
trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế.
2. Giải pháp
Để đạt được mục tiêu trên, việc điều hành CSTT phải đảm bảo tính linh hoạt, tiếp tục phát huy tính
chủ động cao, định hướng thị trường theo mục tiêu đã đặt ra. Theo đó, việc điều hành các công cụ
CSTT cần được điều hành linh hoạt, đồng bộ, đảm bảo kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theo định
hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 12 - 14%; tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng khoảng 16 -
18%; điều hành chủ động các mức lãi suất chỉ đạo của NHNN để định hướng lãi suất thị trường, đảm
bảo tính ổn định, không gây ra những biến động bất thường, nhằm tiếp tục tạo sự ổn định bền vững
trên thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát; theo dõi sát diễn biến tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối,
cung cầu ngoại tệ để điều hành tỷ giá phù hợp;
Tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng, không để những biến động của thị trường
vàng ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô; tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa nền kinh tế bằng nhiều
biện pháp, trong đó cần có sự phối chặt chẽ giữa điều hành tỷ giá với lãi suất theo hướng khuyến
khích giữ VNĐ, hạn chế dịch chuyển sang USD. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế
chính sách cho hoạt động tiền tệ tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các TCTD tái cơ cấu và phát triển
mạnh mẽ;
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu các TCTD để tăng cường tính hiệu quả của
cơ chế tác động CSTT và tạo đà phát triển hệ thống các TCTD trong những năm tiếp theo; Tiếp tục
tăng cường năng lực thanh tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi kinh doanh
thiếu lành mạnh có thể gây bất ổn định hệ thống; Tăng cường công tác truyền thông, tăng cường
trách nhiệm cần được đẩy mạnh để nâng cao hơn nữa lòng tin của xã hội, tránh những thông tin sai
lệnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành.

More Related Content

What's hot

TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆOnTimeVitThu
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPLê Thiện Tín
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)pikachukt04
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếnhiepphongx5
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoYenPhuong16
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tếHọc Huỳnh Bá
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Linh Khánh
 
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa senBai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa senthesharingbankers
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...vietlod.com
 
Tieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thiTieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thingapham96
 
Chương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suấtChương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suấtDzung Phan Tran Trung
 
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạnnghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạndoyenanh
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA nataliej4
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roDzung Phan Tran Trung
 
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngCâu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngdissapointed
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ươngaccordv12
 

What's hot (20)

TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPP
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
 
Silde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tếSilde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tế
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
 
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa senBai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩuLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
 
Tieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thiTieu luan bo ba bat kha thi
Tieu luan bo ba bat kha thi
 
Chương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suấtChương 4: Các vấn đề về lãi suất
Chương 4: Các vấn đề về lãi suất
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạnnghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
 
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngCâu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ương
 

Similar to Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam

26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_6567126552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671Trung Nam Hoàng
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...phamquyenbt9191
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc ttMơ Vũ
 
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦTỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦcobala1012
 
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giáMô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giálekieuvan94
 
Tỷ giá hối đoái 1
Tỷ giá hối đoái 1Tỷ giá hối đoái 1
Tỷ giá hối đoái 1nhomhivong
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáhaiduabatluc
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh côngMinhCng74
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxThCmTDng
 
Ty gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopTy gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopnhomhivong
 
hành vi tỷ giá
hành vi tỷ giáhành vi tỷ giá
hành vi tỷ giánhomhivong
 
hành vi tỷ giá
hành vi tỷ giáhành vi tỷ giá
hành vi tỷ giánhomhivong
 
Ty gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopTy gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopnhomhivong
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ môKinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ môChjp Lily
 

Similar to Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam (20)

26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_6567126552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc tt
 
Bài tập cstt
Bài tập csttBài tập cstt
Bài tập cstt
 
Thuyết trình
Thuyết trìnhThuyết trình
Thuyết trình
 
Cstg
CstgCstg
Cstg
 
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦTỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
 
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giáMô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
 
Tỷ giá hối đoái 1
Tỷ giá hối đoái 1Tỷ giá hối đoái 1
Tỷ giá hối đoái 1
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docx
 
1371104
13711041371104
1371104
 
Ty gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopTy gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hop
 
hành vi tỷ giá
hành vi tỷ giáhành vi tỷ giá
hành vi tỷ giá
 
hành vi tỷ giá
hành vi tỷ giáhành vi tỷ giá
hành vi tỷ giá
 
Ty gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hopTy gia hoi doai tong hop
Ty gia hoi doai tong hop
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ môKinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô
 

More from Sương Tuyết

NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốpNGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốpSương Tuyết
 
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skinTÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skinSương Tuyết
 
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamQuản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamSương Tuyết
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhSương Tuyết
 
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngKỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngSương Tuyết
 
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụĐề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụSương Tuyết
 
Quản trị tài chính vingroup
Quản trị tài chính vingroupQuản trị tài chính vingroup
Quản trị tài chính vingroupSương Tuyết
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 
Công nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh họcCông nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh họcSương Tuyết
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếSương Tuyết
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcSương Tuyết
 
Quản trị rủi ro nguồn nhân lực
Quản trị rủi ro nguồn nhân lựcQuản trị rủi ro nguồn nhân lực
Quản trị rủi ro nguồn nhân lựcSương Tuyết
 
Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệQuản trị công nghệ
Quản trị công nghệSương Tuyết
 
Thị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung QuốcThị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung QuốcSương Tuyết
 
Quản trị rủi ro nguồn nhân lực
Quản trị rủi ro nguồn nhân lựcQuản trị rủi ro nguồn nhân lực
Quản trị rủi ro nguồn nhân lựcSương Tuyết
 

More from Sương Tuyết (17)

NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốpNGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
NGƯỜI TRONG BAO - A.P. Sê-khốp
 
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skinTÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin
 
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamQuản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngKỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
 
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụĐề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
Đề cương ôn tập Marketing Dịch vụ
 
Quản trị tài chính vingroup
Quản trị tài chính vingroupQuản trị tài chính vingroup
Quản trị tài chính vingroup
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Fdi
FdiFdi
Fdi
 
Nước Anh
Nước AnhNước Anh
Nước Anh
 
Công nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh họcCông nghệ Xăng sinh học
Công nghệ Xăng sinh học
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lược
 
Quản trị rủi ro nguồn nhân lực
Quản trị rủi ro nguồn nhân lựcQuản trị rủi ro nguồn nhân lực
Quản trị rủi ro nguồn nhân lực
 
Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệQuản trị công nghệ
Quản trị công nghệ
 
Thị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung QuốcThị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung Quốc
 
Quản trị rủi ro nguồn nhân lực
Quản trị rủi ro nguồn nhân lựcQuản trị rủi ro nguồn nhân lực
Quản trị rủi ro nguồn nhân lực
 

Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TỔNG HỢP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH  TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Đề tài: CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện 1. Nguyễn Thùy Anh 2. Tạ Thị Kim Chi 3. Nguyễn Kim Hòa 4. Vũ Thị Thúy Nga 5. Đỗ Thái Ngọc 6. Nguyễn Thị Tuyết Sương 7. Nguyễn Thiên Hương Trà 8. Thiều Thị Thu Thảo 9. Nguyễn Thị Thu Thủy Thành phố Biên Hòa, tháng 2/2014
  • 2. MỤC LỤC Lời nói đầu CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.Khái niệm và vị trí của chính sách tiền tệ 1.1. Khái niệm 1.2. Các loại chính sách tiềntệ 1.3. Vị trí 2. Mục tiêu của chính sách tiềntệ CHƯƠNG II: CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Các công cụ của chính sách tiền tệ. 2. Thực trạng công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam 2013 3. Những dự báo về công cụ chính sách tiềntệ ở Việt Nam 2014 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 1. Định hướng 2. Giải pháp
  • 3. Lời nói đầu CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.Khái niệm và vị trí của chính sáchtiền tệ 1.1. Khái niệm Chính sách tiềntệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu :ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trởng kinh tế . Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt. 1.2. Vị trí Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lu thông tiền tệ .Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá,chính sách thu nhập,chính sách kinh tế đối ngoại. Đối với Ngân hàng trung ương ,việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất ,mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia đợc thực hiện có hiệu quả hơn. 1.3. Vai trò Chính sách tiền tệ có một vai trò quan trọng và tương đối độc lập với các chính sách kinh tế khác xuất phát từ 3 điểm mang tính định hướng sau:  Thứ nhất: Sẽ không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư  Thứ hai: Không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm.  Thứ ba: Không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả và tiền tệ. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng nhăm: tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ, ổn định giá cả,ổn định tỷ giá hối đoái. Như vậy, chính sách tiền tệ góp phần vào sự thành công hay thất bại của sự phát triển kinh tế Một chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ dẫn đến sự khan hiếm về tiền tệ và đắt đỏ về chi phí. Ngược lại, một chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm cho tiền tệ gia tăng, kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách Kinh tế - Tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân. 2. Mục tiêu của chính sáchtiền tệ 2.1 Mục tiêucuối cùng Các quốc gia đều có chính sách tiền tệ riêng phù hợp với nền kinh tế đặc thù của mỗi nước. Chính sách tiền tệ đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu sau:  Ổn định tiền tệ, bảo vệ giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát được lạm phát  Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái  Tăng trưởng kinh tế trong sự ổn định
  • 4.  Tạo công ăn việc làm và giảm bớt thất nghiệp 2.1.1. Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định sức mua đối nội của tiềntệ Khi toàn thế giới sử dụng tiền giấy bất khả hoán thì chứa đựng bên trong nó khả năng tiềm tàng của lạm phát. Nếu lạm phát ở tỷ lệ cao sẽ phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải giữa các giai cấp khác nhau. Khi giá cả tăng lên một cách bất thường thì mọi người nhất là các chủ đầu tư không an tâm, tin tưởng trong việc tính toán công việc đầu tư nên không khuyến khích đầu tư. Nếu lạm phát cân bằng có dự tính trước thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng thực tế, đến hiệu quả hoặc phân phối thu nhập quốc dân. Nếu mọi người đều biết được, thấy trước được sự vận động của lạm phát thì họ sẽ thực hiện các hành vi của mình cho có lợi nhất. - Trên thực tế, lạm phát là việc đưa một khối lượng tiền ra lưu thông. Trong nền kinh tế thị trường, việc đưa tiền ra lưu thông thường thông qua con đường tín dụng. Khi tăng trưởng tiền tệ cho nền kinh tế bằng con đường tín dụng thì sẽ phát triển các doanh nghiệp, tạo điều kiện đầu tư chiều rộng và chiều sâu. Do đó sẽ thu hút nhiều lao động, thất nghiệp giảm, kinh tế tăng trưởng cao hơn trước. Lạm phát tồn tại rất lâu dài trong nền kinh tế hàng hóa. Như vậy, bên cạnh tác hại thì lạm phát trong chừng mực nào đó lại là một yếu tố để kích thích kinh tế tăng trưởng. Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển bình thường, đảm bảo đời sống cho người lao động Thực chất của việc kiểm soát lạm phát là duy trì lạm phát ở mức vừa phải. 2.1.2. Ổn định sức mua đối ngoại của tiềntệ. Trong nền kinh tế mở, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế - tài chính thế giới diễn ra rất nhanh chóng và sâu sắc. Trước tình hình đó, các nước trên thế giới đều hướng về các thị trường tài chính quốc tế để theo dõi sự biến động của các ngoại tệ mạnh, nhằm tránh các tác dụng tiêu cực của các biến động trên thị trường tài chính, thông qua hệ thống tỷ giá hối đoái. Một sự biến động của tỷ giá hối đoái ít hay nhiều, đều ảnh hưởng tới haotj động kinh tế trong nước tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động mạnh của dự trữ ngoại hối, thị trường hối đoái và chính sách hối đoái, tình hình giá cả trong nước. Do đó, một chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế trong nước, cần phải đi đôi với những biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế của một nước, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái quá thấp (bản tệ có giá trị cao hơn so với ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng hóa xuất khẩu tương đối đắt, khó bán cho nước ngoài. Điều này sẽ khiến sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu, gây bất lợi cho những cuộc chuyển dịch ngoai tệ từ nước ngoài vào tỏng nước, làm cho khối lượng dự trữ ngoại hối dễ bị giảm Một tỷ giá hối đoái quá cao (bản tệ có giá trị thấp hơn so với ngoại tệ) sẽ bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhờ vậy, lưu lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào trong nước khá hơn, khối lượng dự trữ ngoại tệ có cơ hội tăng.
  • 5. Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là sử dụng những công cụ của chính sách tiền tệ để can thiệp giữ cho tỷ giá hối đoái không tăng cũng không giảm quá đáng, làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế trong nước. 2.1.3. Tăng trưởng kinh tế Mỗi quốc gia luôn quan tâm đến 3 vấn đề sau: Thứ nhất: Tăng trưởng chính là sự tăng sản lượng tính trên đầu người và tăng mức sống cá nhân, chứ không phải sự gia tăng tổng sản lượng. Thứ hai: Sự cải tiến năng suất lao động một lần duy nhất chỉ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế tạm thời. Tăng trưởng ổn định đòi hỏi năng suất lao động phải ổn định lâu dài. Thứ ba:Mặc dù sự tăng trưởng sẽ làm tăng mức sản lượng và tiêu dùng trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể sinh ra một số chi phí ngắn hạn. Để tăng trưởng kinh tế, ngân hàng trung ương thực hiện tiền tệ nới rộng. Khi khối tiền tệ tăng sẽ làm giảm lãi suất. Lãi suất giảm sẽ khuyễn khích các chủ doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất. Đầu tư gia tăng dẫn đến tổng sản phẩm xã hội cũng tăng. Bên cạnh đó, sự gia tăng khối tiền đưa đến sự gia tăng số cầu tổng hợp. Các thành phần dân cư có tiền nhiều hơn sẽ tăng mức tiêu thụ giúp các doanh nghiệp giải quyết hàng tồn đọng, đồng thời gia tăng sản xuất, hàng hóa lưu thông, phân phối nhộn nhịp hơn. Kết quả là doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm để gia tăng sản xuất hơn nữa làm cho xả sức cầu về sản phẩm tiêu dùng và sức cầu về đầu tư đều tăng. Ngân hàng trung ương thường sử dụng công cụ hạn mức tín dụng. Khi nền kinh tế vận động một cách thuần thục thì việc cung ứng tiền tệ chủ yếu được thực hiện thông qua các cong cụ gián tiếp như: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, lãi suất và công cụ thị trường mở. 2.1.4. Tăng mức nhân dụng Trong nền kinh tế thị trường, giữa tăng trưởng kinh tế hoặc suy thoái được diễn ra theo chu kì, việc toàn dụng nhân công và thất nghiệp luôn đan xen nhau. Trên thực tế, khi kinh tế tăng trưởng liên tục, cầu tiếp tục gia tăng nhưng số cung không thể đáp ứng mãi được. Nó bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như: nhân công không đủ, nguyên liệu khan hiếm sẽ làm tăng chi phí sản xuất, nâng cao giá thành và giá bán trên thị trường. Cầu tăng mạnh dẫn đến lạm phát. Ngân hàng trung ương buộc phải giảm khối tiền tệ để giảm cầu. Hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ. Kết quả nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp gia tăng. Giải quyết vấn đề công ăn việc làm là nhu cầu bức thiết của mọi quốc gia. Sức lao động là một hàng hóa trên thị trường, mà cầu về sức lao động luôn có xu hướng giảm do sự phát triển của khao học công nghệ kĩ thuật. Chính vì vậy, khi kinh tế tăng trưởng thì vẫn luôn có một bộ phận lao động bị thất nghiệp. Do đó, nhiệm vụ của chính sách tiền tệ là hạn chế tối đa mức thất nghiệp chứ không thể triệt tiêu nạn thất nghiệp được. Từ đó, ta thấy sự can thiệp của Nhà nước để chủ động điều chỉnh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ngày càng trở nên hết sức quan trọng trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô theo cơ chế thị trường. Để làm được điều đó,Nhà nước phải sử dụng các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ.
  • 6. 2.2. Mục tiêu trung gian 2.2.1. Chỉ tiêutổng lượng tiềncung ứng Để duy trì mục tiêu lượng tiền cung ứng, ngân hàng trung ương buộc phải chấp nhậ sự thay đổi lãi suất vì sự biến động tất yếu của nhu cầu tiền tệ trong nền kinh tế 2.2.2. Chỉ tiêulãi suất Để duy trì mục tiêu lãi suất, mức cung ứng tiền và tiền cơ sở sẽ biến động. 2.2.3. Lựa chọn mục tiêu trung gian Việc lựa chọn lãi suất hay lượng tiền cung ứng làm mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ tùy thuộc vào mức độ biến động tương đối của nhu cầu tiền tệ so với nhu cầu hàng hóa được phản ánh thông qua sự biến động tương đối của mô hình IS-LM. 2.3. Mục tiêu hoạt động Là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ chính sách tiền tệ. 2.3.1. Lãi suất liênNgân hàng. Với điều kiện cầu tiền tệ ổn định, việc khống chế lãi suất cho phép đạt được mứccung tiền tệ mục tiêu. Trên cơ sở đó, mức lãi suất liên ngân hàng cụ thể được xác định nhằm đạt được mục tiêu trung gian. 2.3.2. Dự trữ không vay Dự trữ không vay được sử dụng căn cứ vào cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại và tổng lượng tiền cung ứng làm mục tiêu. Mục tiêu tức thời của chính sách tiền tệ là lượng dự trữ không vay mà ngân hàng trung ương có thể chi phối thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Cơ chế điều hành qua dự trữ không vay có hiẹu quả khi có các dự tính chính xác về dự trữ đi vay, nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng và hệ số nhân tiền. Quan trong hơn, mối quan hệ giữa dự trữ không vay và khối tiền cung ứng phải chặt chẽ. 2.3.3. Dự trữ đi vay Mục tiêu hoạt động này thực chất là lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian và để cho tổng khối tiền khỏi biến động. Khi lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng lên làm cho mức dự trữ đi vay có thể vượt quá mức mục tiêu, buộc ngân hàng trung ương phải tăng thêm mức dự trữ không vay thông ua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất giảm xuống làm cho tổng tiền trung ương tăng lên và tổng lượng tiền cung ứng cũng tăng CHƯƠNG II: CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Các công cụ của chính sáchtiền tệ. 1.1. Công cụ tái cấp vốn Khi người gửi tiền đến rút tiền quá nhiều, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng thiếu vốn, dẫn tới khả năng thiếu chi trả. Lúc này, ngân hàng trung ương sẽ cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại qua nhiều hình thức, thông dụng nhất là tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu và tái chiết khấu các thương phiếu. Khi
  • 7. chấp nhận chiết khấu hay tái chiết khấu là ngân hàng trung ương đã làm tăng khối lượng tiền lưu thông. Bên cạnh đó, việc cho vay này luôn gắn liền với yêu cầu của nền kinh tế do sự tác động trực tiếp của quy luật cung cầu. Việc điều hành công cụ tái cấp vốn để thực thi chính sách tiền tệ được thông qua lãi suất tái chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hoặc tăng mức cung tiền. Khi thực hiện chính sách tăhts chặt tiền tệ, NHTW sẽ nâng lãi suất tái chiết khấu lên. Khi đó, các NHTM sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt những cơ hội cho vay và ngược lại. Nếu thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, NHTW hạ thấp lãi suất chiết khấu, NHTM trong trường hợp này đi vay rẻ, nên có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay gia tăng. Tái cấp vốn cho các NHTM là công cụ đắc lực tropng định hướng phát triển kinh tế. Đối với chính sách kích thích xuất khẩu, NHTW sẽ ưu tiên tái chiết khẩu các thương phiếu xuất khẩu. Khi chấp nhận tái chiết khấu là NHTW đã tăng khối lượng tièn cung ứng. Chính vì tầm quan trọng đó nên NHTW chỉ có thể tái chiết khấu theo điều kiện:  Khối lượng tiền cung ứng bằng con đường tín dụng, tức ấp tín dụng cho nền kinh tế còn được phép cung ứng thêm.  Bản thân các NHTM đem hối phiếu để tái chiết khấu phải là những hối phiếu tốt.  Ưu điểm và nhược điểm của tái chiết khấu:  Ưu điểm: Các khoản cho vay của NHTW đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá do nó có khả năng tự thanh toán. Đồng thời công cụ tái chiết khấu có tính chất chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay hạn chế.  Nhược điểm: NHTW thụ động do việc vay hay không vay chủ động nằm ở NHTM. 1.2. Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements) Dự trữ bắt buộc hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tính trên tổng tiền gửi huy động được mà các NHTM không được sử dụng để kinh doanh Mục đích của việc thực hiện dự trữ bắt buộc là nhằm:  Duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của các ngân hàng trung gian hoặc trong những trường trường hợp khẩn cấp như trường hợp xảy ra tình trạng đồng loạt rút tiền gửi (bank run) của công chúng, tránh được tình trạng khủng hoảng ngân hàng.  Giới hạn khả năng cho vay của ngân hàng trung gian, tránh được trường hợp ngân hàng này quá ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quá mức, có thể phơng hại tới quyền lợi của người ký gửi tiền ở ngân hàng, tức là đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng.  Việc tập trung dự trữ của các ngân hàng trung gian ở NHTW còn là một phơng tiện để NHTW có thêm quyền lực điều khiẻn hệ thống ngân hàng, tạo sự lệ thuộc của các ngân hàng trung gian đối với NHTW. - Khi ấn định một mức dự trữ bắt buộc ở mức thấp, NHTW muốn khuyến khích các ngân hàng trung gian mở rộng mức cho vay của họ. Điều này sẽ kích thích được các hoạt động kinh tế, tăng khả năng giao lưu các nguồn vốn tài chính giữa các doanh nghiệp, thể hiện một chính sách tiền tệ “nới lỏng”.
  • 8. - Khi nâng cao mức dự trữ bắt buộc, NHTW muốn giới hạn khả năng cho vay của ngân hàng trung gian, báo hiệu một chính sách tiền tệ “thắt chặt”. Điều này tác động tới khả năng thu lợi của ngân hàng trung gian. Để ngan hàng trung gian không bị lỗ và cộng tác với NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ, NHTW có thể trả lãi cho mức dự trữ thặng dư nào đố của ngân hàng trung gian, kèm theo một lãi suất thích hợp.. Thêm vào đó, NHTW có thể vận dụng mức dự trữ bắt buộc một cách uyển chuyển hơn, bằng cách phân biệt nhiều mức dự trữ bắt buộc Tóm lại, biện pháp thay đổi dự trữ bắt buộc cần thực hiện một cách thận trọng. Muốn có hiệu quả, cần phải đi kèm với những biện pháp khác. Việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc thay đổi tùy theo mỗi nước, mỗi thời kì khác nhau. 1.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation) Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW tham gia mua hoặc bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với các NHTM với mục đích tác động đến thị trường tiền tệ, điều hòa cung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM tại NHTW, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng này. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1920. Nó là công cụ tác động nhanh, linh hoạt và chủ động. Nó có thể hạn chế được những khiếm khuyết của công cụ dự trữ bắt buộc. Công cụ này linh hoạt ở chỗ là dễ đảo ngược được tình huống khi phát hiện tiền lưu thông thừa hay thiếu bằng cách bán hay mua giấy tờ có giá trị. Tuy nhiên, hạn chế của nó là chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông đều nằm ở tài khoản tại ngân hàng. Ở Việt Nam, công cụ thị trường mở được thực hiện bằng việc phát hành tín phiếu NHNN và tổ chức đấu thầu Tín phiếu Kho bạc Nhà nước. Thị trường mở được xem là một trong những cửa ngõ để NHTW phát hành tiền vào lưu thông hoặc rút bớt khối lượng tiền tệ lưu thông. Nếu như chính sách chiết khấu, tái chiết khẩu có tác động tổng hợp và có những hạn chế tạm thời, thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ tác động nhanh và linh hoạt. 1.2.4. Công cụ tỷ giá hối đoái NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm ổn định tỷ giá hối đoái bằng cách mua hoặc bán một lượng ngoại tệ.  Khi tỷ giá giảm mạnh thì NHTW đưa tiền mặt ra mua ngoại tệ, dẫn đến giá trị ngoại tệ lên cao, đồng bản tệ giảm giá trị làm cho tỷ giá được cải thiện, nhưng sẽ làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông  Khi tỷ giá hối đoái tăng thì NHTW đưa ngoại tệ ra bán, dẫn đến giá trị ngoại tệ giảm, làm cho tỷ giá được cải thiện nhưng sẽ là giảm lượng tiền trong lưu thông. Kết quả của sự can thiệp của NHTW vào thị trường hối đoái nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, để giữ vững sức mua đối ngoại của đồng tiền bản tệ sẽ làm cho tiền lưu thông tăng lên hoặc giảm đi. 1.2.5. Công cụ lãi suất Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được hằng năm so với tổng số tiền cho vay.
  • 9.  Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, NHTW thường điều chỉnh hạ lãi suất để kích thích NHTM và tổ chức tín dụng sử dụng tiền vay của NHTW để tăng cường tín dụng cho nền kinh tế  Để thực hiện chính sách tiền tệ hạn chế, NHTW điều chỉnh tăng lãi suất để hạn chế quy mô tín dụng của các NHTM cho nền kinh tế Đây là công cụ linh hoạt và được NHTW sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia . Như vậy, để thực hiện chính sách tiền tệ như đã xây dựng, NHTW của các nước sử dụng các công cụ trên để điều hành tiền tệ quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế đã định. Ở Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và quy định lãi suất cơ bản, làm cơ sở cho các NHTM xác định lãi suất cho vay, từ lãi suất này sẽ tác dụng điều hcỉnh lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, lãi suất tiền gửi cua các NHTM. 2. Thực trạng công cụ chính sáchtiền tệ ở Việt Nam 2011 – 2013 Bước sang năm 2011, kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Trong 6 tháng đầu năm, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm và tăng 20% so cùng kỳ năm trước, gây khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát dưới 15% theo mục tiêu đề ra, thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, giảm tỉ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 22% đến 30/6/2011 và xuống 16% đến 31/12/2011. Nhờ đó, đến cuối năm 2011, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng lần lượt tăng khoảng 10% và 12%, các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ. Việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động đã tạo điều kiện cho việc giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong những tháng cuối năm. Trong đó, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu giảm 0,5-1%/năm và dao động ở mức 14,5-17%/năm, thậm chí chỉ còn 13,5%/năm. Tình hình kinh tế những tháng cuối năm đã có dấu hiệu cải thiện, GDP năm 2011 tăng 5,89%, lạm phát so cùng kỳ năm trước bắt đầu có dấu hiệu chững lại và giảm dần từ mức 22% trong tháng 10/2011 xuống 20% trong tháng 11 và 18,13% trong tháng 12. Để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy động xuống còn 9-10%/năm vào cuối năm 2012, đồng thời đưa ra lộ trình giảm trung bình mỗi quí 1%/năm. Từ tháng 5/2012, NHNN đã qui định trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên được điều chỉnh giảm từ mức 15%/năm xuống 12%/năm, phù hợp với xu hướng giảm của trần lãi suất tiền gửi VND. Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VND giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5- 9%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007. Lãi suất cho vay ưu tiên giảm về mức 12%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác và cho vay tiêu dùng ở mức 12-15%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ còn 9-11%/năm. Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng lần lượt khoảng 20% và 9%, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức thấp (6,8%), góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
  • 10. Trên cơ sở kết quả điều hành chính sách tiền tệ đã đạt được, và các mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra trong năm 2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chủ động điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kiểm soát tiền tệ. Đến cuối tháng 8/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16% so với cuối năm 2012, phù hợp với định hướng tăng 14-16% trong năm 2013, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Các mức lãi suất chủ chốt được điều hành theo hướng giảm dần, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất VND trong 8 tháng đầu năm đã giảm khoảng 2- 5%/năm so với đầu năm, trong đó lãi suất huy động giảm 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3- 5%/năm và đã trở về mức lãi suất của thời kỳ 2005-2006, các TCTD cũng chủ động giảm lãi suất đối với những khoản cho vay còn tồn đọng. Đến nay, trần lãi suất huy động đã giảm về mức 7%/năm và chỉ áp dụng đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là 9%/năm, tỉ trọng những khoản cho vay có lãi suất đến 13%/năm chiếm khoảng 74,97%. Sau nhiều tháng tăng chậm, tín dụng bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, nhu cầu của doanh nghiệp về vốn cho sản xuất kinh doanh đã tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đã cải thiện mạnh. Tính đến cuối tháng 8/2013, tín dụng cho nền kinh tế đã tăng 6,45% so với đầu năm, khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 đang trở thành hiện thực. Như vậy, từ năm 2011 đến nay, tín dụng tuy tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đây, nhưng chất lượng tín dụng đã tăng cao, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Việc điều hành lãi suất đã định hướng, dẫn dắt thị trường, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với những diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ; mặt bằng lãi suất cho vay và huy động đã giảm mạnh so với cuối năm 2011. Điều này cho thấy, điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng đã gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương giảm dần tỉ trọng cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống các tổ chức tín dụng tập trung vốn tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. 3. Những dự báo về công cụ chính sáchtiền tệ ở Việt Nam 2014 Theo một kết quả khảo sát gần đây, lạm phát trong năm 2014 được các tổ chức tín dụng kỳ vọng chỉ tăng ở mức một con số, với mức tăng trung bình 6,74%, mức kỳ vọng này nằm trong ngưỡng mục tiêu đề ra của Quốc hội (khoảng 7%). Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn là một thách thức lớn đối việc việc kiểm soát lạm phát năm 2014. Bởi vì, theo nhận định của các tổ chức tín dụng, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý tiếp tục là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến diễn biến lạm phát trong năm 2014. Đặc biệt, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn trong năm 2014 (5,8%), nới lỏng bội chi ngân sách lên 5,3% GDP, cùng với phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ thì mục tiêu kiểm soát lạm phát sẽ lại tạo ra áp lực lớn cho cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ.
  • 11. Với câu hỏi, chính sách điều hành tỷ giá sẽ thực hiện thế nào trong năm 2014, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ, do vậy, điều hành chính sách tỷ giá phải gắn với điều hành chính sách tiền tệ và các công cụ chính sách tiền tệ khác. Đồng thời, chính sách về điều hành tỷ giá luôn phải phù hợp với bối cảnh trong và ngoài nước. Ông Tiến khẳng định, chính sách về tỷ giá sẽ được thực hiện nhất quán, đó là ổn định tỷ giá, thực hiện linh hoạt các biện pháp đối với thị trường ngoại hối, tích cực nâng cao dự trữ ngoại hối, giảm dần tình trạng đôla hóa cũng như vàng hóa nền kinh tế và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. "Tôi cho rằng, chính sách tỷ giá cơ bản sẽ được điều hành một cách ổn định”, ông Tiến khẳng định. Theo bản dự báo tình hình kinh tế vĩ mô năm 2014, Trung tâm nghiên cứu thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất thấp (tương đương mức cuối 2013) để đảm bảo đồng thời ổn định vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp. Trung tâm nghiên cứu BIDV cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục phát huy hoạt động của thị trường mở hỗ trợ thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng, kết hợp công tác thanh tra giám sát để đảm bảo tính lành mạnh trong hoạt động huy động vốn. “Khi thanh khoản toàn ngành và lạm phát đã đi vào ổn định, chỉ số CPI giảm về mức dưới 7%, cần đưa ra lộ trình cụ thể nhằm tự do hóa lãi suất, đảm bảo lãi suất cho vay và huy động được xác định trên cơ sở cung cầu vốn của thị trường. Cùng với quá trình tự do hóa lãi suất, các công cụ lãi suất chính sách cũng cần từng bước được đổi mới, dần phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo hình thành được các mức lãi suất chỉ đạo theo tín hiệu thị trường, nâng cao tính hiệu quả của cơ chế chuyển tải chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất”, nghiên cứu nhấn mạnh. Và để các ngân hàng thương mại có cơ sở xác định lãi suất phù hợp, Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập đường cong lãi suất chuẩn của thị trường đối với tất cả các dải kỳ hạn. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 1. Định hướng Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt, song trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và khó lường; kinh tế trong nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, do đó, công tác điều hành CSTT năm 2014 vẫn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức cần phải được xử lý trong thời gian tới. Trước tiên là những thách thức đến từ diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới: Trong năm 2014, mặc dù kinh tế thế giới dự báo đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt là sự hồi phục của các nền kinh tế đầu tàu. Tuy nhiên, những thách thức lớn của kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng chưa được giải quyết một cách bền vững, cụ thể như tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, chính sách nợ công tại một số quốc gia vẫn chưa được thống nhất, các gói nới lỏng định lượng vẫn tiếp tục được duy trì, rủi ro vẫn còn tiềm ẩn trên phần lớn các thị trường, bất ổn chính trị - xã hội và tình hình thiên tai diễn biến phức tạp... Điều đó có thể tác động bất lợi đến hoạt động thương mại trong nước, đến sự dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư... nên vẫn có thể tạo ra những áp lực đối với công tác quản lý ngoại hối, đặc biệt khi các nền kinh tế mới nổi tập trung phát triển với cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn.
  • 12. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác quốc tế song phương và đa phương mà trước mắt là Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), có thể dẫn đến những thay đổi cần thiết trong quan điểm, nguyên tắc điều hành các chính sách quản lý kinh tế. Tiếp đến là những thách thức đến từ diễn biến kinh tế trong nước: Kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu tích cực, song chuyển biến còn chậm, chưa ổn định, vững chắc. Tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, tăng trưởng kinh tế trong hai năm trở lại đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước phục hồi chậm, sức mua còn yếu, lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại… Bên cạnh đó, dòng vốn tín dụng còn chưa thông suốt, nợ xấu còn ở mức cao, khó khăn của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết và đặc biệt là áp lực bội chi ngân sách ngày càng lớn,… đã trở thành những thách thức lớn cho công tác điều hành CSTT trong năm 2014 nói chung và đặc biệt là sẽ tạo ra áp lực trong công tác quản lý tín dụng của NHNN. Những thách thức này sẽ buộc NHNN phải theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu trong quá trình điều hành chính sách, đặc biệt là việc phải tập trung theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi khả năng hỗ trợ của chính sách tài khóa ngày càng yếu đã tạo ra nhiều khó khăn cho NHNN trong việc theo đuổi mục tiêu quan trọng nhất của CSTT là ổn định giá cả, thể hiện ở mức lạm phát thấp và ổn định trong trung và dài hạn. Cuối cùng là những thách thức của quá trình tái cấu trúc: Trong hai năm vừa qua, mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc thực hiện chương trình tái cấu trúc các TCTD giai đoạn 2011 - 2015, song đó mới chỉ là việc giải quyết những khó khăn trước mắt. Còn những vấn đề cốt lõi của chương trình tái cấu trúc như giải quyết triệt để nợ xấu, tăng cường năng lực quản trị điều hành sau tái cơ cấu, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là khắc phục vấn đề sở hữu chéo vẫn đang trong thời gian khởi động… chưa thật sự dẫn đến những thay đổi về chất. Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý cho việc tái cơ cấu các TCTD chưa được hoàn thiện, đặc biệt là cơ chế mua bán nợ xấu, quy chế điều tiết thống nhất các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A),..;
  • 13. nguồn lực tài chính công còn hạn chế, nguồn lực tài chính bên ngoài chưa có cơ chế phù hợp để thu hút; quá trình tái cơ cấu trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước chưa có nhiều khởi sắc,… sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ và tính hiệu quả của chương trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015. Những thách thức chính yếu trên đòi hỏi NHNN tiếp tục phải kiên định với mục tiêu điều hành, phải tăng cường phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa với các Bộ, ngành, phải có những chiến lược mạnh mẽ và nỗ lực cao hơn để giải quyết thành công những thách thức. Trên cơ sở đó, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã được Quốc hội phê duyệt, với chỉ tiêu tăng trưởng đạt mức khoảng 5,8%; lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng - CPI) ở mức khoảng 7%. Do vậy, mục tiêu CSTT cần đạt được trong năm 2014 là: tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát không vượt quá mục tiêu Quốc hội phê chuẩn, ổn định tiền tệ và hệ thống các TCTD, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. 2. Giải pháp Để đạt được mục tiêu trên, việc điều hành CSTT phải đảm bảo tính linh hoạt, tiếp tục phát huy tính chủ động cao, định hướng thị trường theo mục tiêu đã đặt ra. Theo đó, việc điều hành các công cụ CSTT cần được điều hành linh hoạt, đồng bộ, đảm bảo kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theo định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 12 - 14%; tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng khoảng 16 - 18%; điều hành chủ động các mức lãi suất chỉ đạo của NHNN để định hướng lãi suất thị trường, đảm bảo tính ổn định, không gây ra những biến động bất thường, nhằm tiếp tục tạo sự ổn định bền vững trên thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát; theo dõi sát diễn biến tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối, cung cầu ngoại tệ để điều hành tỷ giá phù hợp; Tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng, không để những biến động của thị trường vàng ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô; tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa nền kinh tế bằng nhiều biện pháp, trong đó cần có sự phối chặt chẽ giữa điều hành tỷ giá với lãi suất theo hướng khuyến khích giữ VNĐ, hạn chế dịch chuyển sang USD. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho hoạt động tiền tệ tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các TCTD tái cơ cấu và phát triển mạnh mẽ; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu các TCTD để tăng cường tính hiệu quả của cơ chế tác động CSTT và tạo đà phát triển hệ thống các TCTD trong những năm tiếp theo; Tiếp tục tăng cường năng lực thanh tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi kinh doanh thiếu lành mạnh có thể gây bất ổn định hệ thống; Tăng cường công tác truyền thông, tăng cường trách nhiệm cần được đẩy mạnh để nâng cao hơn nữa lòng tin của xã hội, tránh những thông tin sai lệnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành.