SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 đã bị ảnh hưởng không nhỏ do những
diễn biến và hậu quả mà dịch COVID-19 đem lại, gây ra những thiệt hại nặng nề
trên nhiều phương diện của nền kinh tế Việt Nam, trong đó vấn đề về tài chính
luôn là một trong những sự quan tâm hàng đầu. Tình hình dịch bệnh đã gây nên
những sự thay đổi không nhỏ đến hoạt động kinh tế, quản lý và sử dụng tiền tệ
cũng như đưa ra các quyết tài chính của Ngân hàng Trung uơng và các Ngân hàng
Thương mại tại Việt Nam. Trong đó, các vấn đề về lạm phát, sự thay đổi tỷ giá,
lãi suất của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hành vi của người dân về sử dụng tiền, gửi tiền từ trước, trong và cho đến thời
hiện tại của đại dịch COVID-19. Chính vì vậy, việc nhìn nhận, đánh giá những
vấn đề nêu trên trong thực tiễn Việt Nam là cực kì cần thiết và cấp bách trong bất
kì thời điểm nào.
Vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Những ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 lần thứ tư đối với lạm phát, tỷ giá và lãi suất của thị trường tài
chính Việt Nam” để có những cái nhìn tổng quát về thị trường tài chính trong
thời điểm hiện tại.
Trên cơ sở những thông tin, số liệu được thu thập thông qua các báo cáo vĩ
mô về nền kinh tế Việt Nam, cùng những kiến thức nền tảng của bộ môn Kinh tế
Vĩ mô, nhóm sẽ thực hiện việc đánh giá, phân tích số liệu, lý giải những nguyên
nhân cụ thể đã ảnh hưởng đến những vấn đề về lạm phát, tý giá và lãi suất tại
Việt Nam trong thời điểm đại dịch bùng phát lần thứ tư. Từ đó đưa ra những nhận
định chi tiết, các quan điểm dự báo và đề xuất những chính sách nhằm góp phần
xây dựng, đánh giá cũng như thể hiện quan điểm và góc nhìn vĩ mô về nền kinh
tế tại Việt Nam trong thời gian tiếp theo.
NỘI DUNG
I. Tổng quan kiến thức Kinh tế Vĩ mô về lạm phát, tỷ giá và lãi suất.
1. Lạm phát
2. Tỷ giá hối đoái
3. Lãi suất
II. Hiện trạng về lạm phát, tỷ giá và lãi suất tại Việt Nam.
1. Lạm phát
Tình hình lạm phát của Việt Nam hiện nay sẽ được thể hiện thông qua biểu
đồ về chỉ số CPI dưới đây:
Tính đến tháng 10 năm 2021, CPI tăng 1,81% (YTD), mức tăng thấp nhất kể
từ năm 2016 cụ thể từ năm 2016 đến năm 2021 mức tăng lần lượt là 2,07%;
3,79%; 3,57%; 2,5%; 3,85% và 1,81% (tính đến tháng 10 năm 2021). Nguyên
nhân xuất phát từ những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Chính phủ
và các cơ quan chức năng phải đưa ra một số quy định cấm tụ tập, ăn uống tại chổ
và các quy định khác khiến cầu tiêu dùng giảm, từ đó mức giá chung bị giảm đi
và đã thể hiện rõ nét nhất trên thực tế khi giá của các mặt hàng thực phẩm, du lịch,
cước vận tải hàng hoá của tàu lửa, máy bay có xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc
CPI vẫn tăng tuy chỉ với mức nhỏ hơn so với các năm trước là do các mặt hàng
như xăng dầu, gas và một số hàng hoá bị ảnh hưởng bởi giá chung của thế giới có
dấu hiệu tăng lên đã kéo CPI chung tăng lên. Chính vì vậy, và việc chỉ tăng CPI
không nhiều khiến cho lạm phát cũng chỉ tăng ở một mức độ thấp và theo dự báo
của chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế -
Tài chính thì làm phát trung bình của năm 2021 chỉ ở mức từ 2-2,5%.
Đến tại thời điểm tháng cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2021, khi tình hình
dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu chững lại và bình thường
hoá các hoạt động kinh tế tại khu vực này. Tuy nhiên, một số các địa phương khác
lại có dấu hiệu tăng lên về số ca mắc COVID-19 bởi tính đến thời điểm hiện tại,
lượng vaccine cần có để cung cấp cho cả nước là chưa thật sự đủ đầy. Điều này
khiến cho cầu tiêu dùng đã có phần tăng nhưng không thật sự lớn khiến giá của
các mặt hàng tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Do đó, chỉ số CPI
được dự đoán là không có quá nhiều biến động cho đến cuối năm. Chỉ số CPI
YoY cả năm 2021 được dự báo sẽ nằm trong khoảng 2-2,5 với con số thấp như
vậy sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước tiếp tục có
các biện pháp nhằm nới lỏng tiền tệ.
Việc CPI tăng không nhiều và dự báo mức lạm phát sẽ thấp chưa hẳn đã là một
tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế bởi sự tìm ẩn những rủi ro do đại dịch
COVID-19 đã gây nên hiện tượng thất nghiệp với số lượng lớn bởi không thể đi
làm trong tình giai đoạn này. Bên cạnh đó, vấn đề lạm phát bị ảnh hưởng không
nhỏ bởi tình hình thay đổi của thế giới thông qua tác động của việc khủng hoảng
năng lượng toàn cầu khiến giá các nguyên vật liệu đầu vào mà nước ta nhập khẩu
như các sản phẩm từ dầu thô, khí thiên nhiên đã đẩy giá xăng dầu, gas và một số
nguyên, nhiên liệu khác lên mức đáng báo động. Kết hợp với tình hình tài chính
chưa thật sự ổn định của người dân bởi đại dịch gây ra, đây có thể là nguyên nhân
chính dẫn đến lạm phát có nguy cơ tăng cao một cách không được mong đợi và
quá trình kiềm chế làm phát sẽ thật sự khó khăn cho các nhà quản lý và hoạch
định chính sách.
2. Tỷ giá
Nhìn lại mối tương quan giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể thấy việc giữ
một tỷ lệ lạm phát thấp là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam có
được một tỷ giá hối đoái (VND/USD) tại thời điểm cuối năm 2021 thấp hơn cho
với đầu năm 2021. Tỷ giá được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tỷ giá hối đoái VND/USD tính đến thời điểm cuối tháng 10 là 23.131, giảm
đi 31 VND (tương đương 0,13%) so với cuối tháng 9/ 2021 và so với đầu năm
2021 đã giảm đi 1,9% điều này cho thấy rằng đồng Việt Nam đã mạnh hơn so
với đầu năm 2021.
Về lý thuyết, việc tỷ giá hối đoái VND/USD giảm sẽ làm cho hàng hoá xuất
khẩu của Việt Nam có giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường
quốc tế (so sánh với tỷ giá hối đoái lúc trước khi giảm) và điều này sẽ khiến sức
cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường quốc tế bị giảm sút vì các nước khác
phải bỏ ra một lượng tiền lớn hơn để có được hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy
nhiên, đây cũng không phải là nguyên nhân quá lớn vì cho đến 8 tháng đầu năm
tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được con số ấn tượng là 213,52 tỷ
USD theo báo cáo của bộ Công Thương và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Bởi nguyên nhân chủ yếu là do các nước trên thế giới sau khi trải qua đại dịch,
triển khai tiêm vaccine đều có xu hướng kích cầu tiêu dùng khiến nhu cầu nhập
khẩu từ Việt Nam tăng lên cùng với việc tận dụng triệt để các các ưu đãi sau khi
mở cửa thị trường từ các Hiệp định Thương mại mới được ký kết như EVFTA,
UKVFTA, CPTPP.
Cũng trong khi đó, Điều ngược lại là khi giá hàng hoá giảm, khiến đồng nội
tệ tăng lên sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu rẻ đi và vì thế lạm phát sẽ được kiềm
chế. Điều đó đã được thể hiện qua việc chỉ số làm phát hiện tại ở Việt Nam là rất
thấp.
Đại dịch COVID-19 là một trong những nguyên nhân khiến cho dòng vốn
FDI của Việt Nam giảm đi so với cùng kì năm 2020 nhưng trên cơ sở đảm bảo
tỷ giá hối đoái tương đối ổn đinh trong đại dịch đã khiến cho dòng vốn FDI của
Việt Nam vẫn đạt 23,74 tỷ USD đăng ký và đã giải ngân 15,15 tỷ USD (tính
trong 10 tháng đầu năm 2021), giảm 4,1% so với cùng kì 2020.
3. Lãi suất
Lãi suất được thể hiện tại biểu đồ dưới đây:
Theo kết quả nghiên cứu tại báo cáo vĩ mô tháng 10 năm 2021 của BVCS,
Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong năm 2021 hầu như không có những biến
động quá lớn. Tính đến cuối tháng 10 năm 2021, lãi suất huy động kỳ hạn 12
tháng giảm 0,06 điểm phần trăm xuống còn 5,5%. So với cùng kỳ, lãi suất này
đã giảm 0,57 điểm phần trăm và cũng thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với cuối
năm 2020. Ở các kì hạn khác, tính đến tháng 7 năm 2021, lãi suất huy động tiền
gửi bình quân ở các kì hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng cũng có xu hướng giảm
tương tự .
Nhìn chung diễn biến của đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động kinh doanh
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, chính phủ nhằm muốn kích thích đầu
tư tăng mạnh sẽ thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ, bơm tiền vào thị trường
để thúc đẩy đầu tư thông qua việc mua các tài sản dài hạn hay một số nghiệp vụ
có bao hàm cả việc mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Từ đó, đẩy lãi suất ngắn
hạn giảm xuống trên thị trường. Qua đó, có thể thấy được việc lãi suất ngày một
giảm xuống như một hệ quả tất yếu. Việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng là
một chính sách phù hợp bởi tỷ lệ lạm phát hiện tại vẫn đang ở mức thấp.
Ngoài ra, các chính sách như hạ trần lãi suất, giảm lãi suất chiết khấu, tái cấp
vốn, hạ lãi suất cho vay của Ngân hàng Trung ương cũng là một trong những
cách làm kích thích vay vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Với mục tiêu chung
trong việc sử dụng tối đa các nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiêp phục hồi sau
đại dịch đã làm cho lãi suất giảm trong suốt thời gian qua.
III. Đề xuất các chính sách, giải pháp về lạm phát, tỷ giá và lãi suất.
1. Những khó khăn
Tổng cầu chưa thực sự hồi phục do những diễn biến khó lường của đại dịch
COVID-19 trong khi đó, vaccine chưa được cung ứng toàn dân, đặc biệt là các
ngành như dịch vụ, giải trí, du lịch đã đặt Việt Nam đứng trước sự đánh đổi giữa
việc tăng nợ công để hỗ trợ người dân sau đại dịch nhằm thúc đấy tăng trưởng
kinh tế sau đại dịch nhưng vi phạm Luật quản lý nợ công 2017 và khiến nợ công
vượt trần như nhiều nước trên thế giới đã làm hay việc hỗ trợ về các quỹ hỗ trợ
khác nhưng đối mặt với thách thức về những hậu quả do việc tăng trưởng chậm
trong các năm tiếp theo cũng như an sinh xã hội.
Vấn đề đầu cơ, tích trữ trong đại dịch để từ có bán ra với mức giá cao hơn so
với giá thị trường tại thời điểm trước đó.
Áp lực ngắn hạn cuối năm về gia tăng mức lãi suất bởi nhu cầu tiêu dùng tăng
tăng cao vào các dịp lễ tết cuối năm trước áp lực từ những thiệt hại không nhỏ
do dịch bệnh gây ra.
Chính sách nới lỏng tiền tệ khiến lạm phát có nguy cơ tăng cao kết hợp với
khủng hoảng năng lượng toàn cầu cùng những rủi ro đối với lạm phát đến từ tình
hình thế giới làm tăng giá nguyên liệu đầu vào, khiến lạm phát có nguy cơ tăng
cao.
Hiện tượng thất nghiệp trong thời gian dài của dịch bệnh.
Tỷ giá hối đoái VND/USD giảm phần nào khiến hàng hoá Việt Nam mất dần
sức cạnh tranh (khó khăn không quá lớn).
2. Đề xuất chính sách và giải pháp
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://i.ndh.vn/attachment/2021/11/08/bvsckinh-te-vi-mo-thang-10-2021-
pdf.pdf
https://www.vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=9180
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/cpi-tang-thap-nhat-trong-
vong-5-nam.html
https://laodong.vn/kinh-te/dich-benh-covid-19-lam-giam-cau-tieu-dung-thach-
thuc-tang-truong-936060.ldo
http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Von-FDI-rot-vao-Viet-Nam-tang-
manh/451144.vgp
https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/viet-nam-tang-truong-
xuat-khau-tich-cuc-trong-8-thang-dau-nam-2021-du-dai-dich-covid-19-van-
dien-bien-phuc-tap.html
https://www.qdnd.vn/y-te/cac-van-de/gs-ts-nguyen-thien-nhan-cac-nuoc-dung-
ngan-sach-duoc-tang-cuong-boi-no-cong-de-ung-pho-voi-covid-19-nhu-the-
nao-673237

More Related Content

Similar to Nhóm Vĩ Mô.docx

Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxAnhThNguyn984756
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfTinAnhTrn11
 
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022CDKTCaoThangBMDTCN
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinhLe Thuy Hanh
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinhDat Nguyen
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)trannhi2806tg
 
202311_Monthly_Report_VI.pdf
202311_Monthly_Report_VI.pdf202311_Monthly_Report_VI.pdf
202311_Monthly_Report_VI.pdfTHAOHOANG881643
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Nguyễn Tuấn Anh
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxHaiDangTran4
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh côngMinhCng74
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...Jenny Hương
 

Similar to Nhóm Vĩ Mô.docx (20)

Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
 
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
 
Bt cuoi ky phan chung
Bt cuoi ky   phan chungBt cuoi ky   phan chung
Bt cuoi ky phan chung
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
 
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Ktvm pp
Ktvm ppKtvm pp
Ktvm pp
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
202311_Monthly_Report_VI.pdf
202311_Monthly_Report_VI.pdf202311_Monthly_Report_VI.pdf
202311_Monthly_Report_VI.pdf
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
 
Bao cao xuat nhap khau 2021.pdf
Bao cao xuat nhap khau 2021.pdfBao cao xuat nhap khau 2021.pdf
Bao cao xuat nhap khau 2021.pdf
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptx
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 

Recently uploaded (6)

Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 

Nhóm Vĩ Mô.docx

  • 1. MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 đã bị ảnh hưởng không nhỏ do những diễn biến và hậu quả mà dịch COVID-19 đem lại, gây ra những thiệt hại nặng nề trên nhiều phương diện của nền kinh tế Việt Nam, trong đó vấn đề về tài chính luôn là một trong những sự quan tâm hàng đầu. Tình hình dịch bệnh đã gây nên những sự thay đổi không nhỏ đến hoạt động kinh tế, quản lý và sử dụng tiền tệ cũng như đưa ra các quyết tài chính của Ngân hàng Trung uơng và các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam. Trong đó, các vấn đề về lạm phát, sự thay đổi tỷ giá, lãi suất của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của người dân về sử dụng tiền, gửi tiền từ trước, trong và cho đến thời hiện tại của đại dịch COVID-19. Chính vì vậy, việc nhìn nhận, đánh giá những vấn đề nêu trên trong thực tiễn Việt Nam là cực kì cần thiết và cấp bách trong bất kì thời điểm nào. Vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lần thứ tư đối với lạm phát, tỷ giá và lãi suất của thị trường tài chính Việt Nam” để có những cái nhìn tổng quát về thị trường tài chính trong thời điểm hiện tại. Trên cơ sở những thông tin, số liệu được thu thập thông qua các báo cáo vĩ mô về nền kinh tế Việt Nam, cùng những kiến thức nền tảng của bộ môn Kinh tế Vĩ mô, nhóm sẽ thực hiện việc đánh giá, phân tích số liệu, lý giải những nguyên nhân cụ thể đã ảnh hưởng đến những vấn đề về lạm phát, tý giá và lãi suất tại Việt Nam trong thời điểm đại dịch bùng phát lần thứ tư. Từ đó đưa ra những nhận định chi tiết, các quan điểm dự báo và đề xuất những chính sách nhằm góp phần xây dựng, đánh giá cũng như thể hiện quan điểm và góc nhìn vĩ mô về nền kinh tế tại Việt Nam trong thời gian tiếp theo.
  • 2. NỘI DUNG I. Tổng quan kiến thức Kinh tế Vĩ mô về lạm phát, tỷ giá và lãi suất. 1. Lạm phát 2. Tỷ giá hối đoái 3. Lãi suất II. Hiện trạng về lạm phát, tỷ giá và lãi suất tại Việt Nam. 1. Lạm phát Tình hình lạm phát của Việt Nam hiện nay sẽ được thể hiện thông qua biểu đồ về chỉ số CPI dưới đây: Tính đến tháng 10 năm 2021, CPI tăng 1,81% (YTD), mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 cụ thể từ năm 2016 đến năm 2021 mức tăng lần lượt là 2,07%; 3,79%; 3,57%; 2,5%; 3,85% và 1,81% (tính đến tháng 10 năm 2021). Nguyên nhân xuất phát từ những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Chính phủ và các cơ quan chức năng phải đưa ra một số quy định cấm tụ tập, ăn uống tại chổ và các quy định khác khiến cầu tiêu dùng giảm, từ đó mức giá chung bị giảm đi và đã thể hiện rõ nét nhất trên thực tế khi giá của các mặt hàng thực phẩm, du lịch, cước vận tải hàng hoá của tàu lửa, máy bay có xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc CPI vẫn tăng tuy chỉ với mức nhỏ hơn so với các năm trước là do các mặt hàng như xăng dầu, gas và một số hàng hoá bị ảnh hưởng bởi giá chung của thế giới có dấu hiệu tăng lên đã kéo CPI chung tăng lên. Chính vì vậy, và việc chỉ tăng CPI không nhiều khiến cho lạm phát cũng chỉ tăng ở một mức độ thấp và theo dự báo
  • 3. của chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính thì làm phát trung bình của năm 2021 chỉ ở mức từ 2-2,5%. Đến tại thời điểm tháng cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2021, khi tình hình dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu chững lại và bình thường hoá các hoạt động kinh tế tại khu vực này. Tuy nhiên, một số các địa phương khác lại có dấu hiệu tăng lên về số ca mắc COVID-19 bởi tính đến thời điểm hiện tại, lượng vaccine cần có để cung cấp cho cả nước là chưa thật sự đủ đầy. Điều này khiến cho cầu tiêu dùng đã có phần tăng nhưng không thật sự lớn khiến giá của các mặt hàng tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Do đó, chỉ số CPI được dự đoán là không có quá nhiều biến động cho đến cuối năm. Chỉ số CPI YoY cả năm 2021 được dự báo sẽ nằm trong khoảng 2-2,5 với con số thấp như vậy sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước tiếp tục có các biện pháp nhằm nới lỏng tiền tệ. Việc CPI tăng không nhiều và dự báo mức lạm phát sẽ thấp chưa hẳn đã là một tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế bởi sự tìm ẩn những rủi ro do đại dịch COVID-19 đã gây nên hiện tượng thất nghiệp với số lượng lớn bởi không thể đi làm trong tình giai đoạn này. Bên cạnh đó, vấn đề lạm phát bị ảnh hưởng không nhỏ bởi tình hình thay đổi của thế giới thông qua tác động của việc khủng hoảng năng lượng toàn cầu khiến giá các nguyên vật liệu đầu vào mà nước ta nhập khẩu như các sản phẩm từ dầu thô, khí thiên nhiên đã đẩy giá xăng dầu, gas và một số nguyên, nhiên liệu khác lên mức đáng báo động. Kết hợp với tình hình tài chính chưa thật sự ổn định của người dân bởi đại dịch gây ra, đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát có nguy cơ tăng cao một cách không được mong đợi và quá trình kiềm chế làm phát sẽ thật sự khó khăn cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách. 2. Tỷ giá Nhìn lại mối tương quan giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể thấy việc giữ một tỷ lệ lạm phát thấp là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam có
  • 4. được một tỷ giá hối đoái (VND/USD) tại thời điểm cuối năm 2021 thấp hơn cho với đầu năm 2021. Tỷ giá được thể hiện ở bảng dưới đây: Tỷ giá hối đoái VND/USD tính đến thời điểm cuối tháng 10 là 23.131, giảm đi 31 VND (tương đương 0,13%) so với cuối tháng 9/ 2021 và so với đầu năm 2021 đã giảm đi 1,9% điều này cho thấy rằng đồng Việt Nam đã mạnh hơn so với đầu năm 2021. Về lý thuyết, việc tỷ giá hối đoái VND/USD giảm sẽ làm cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế (so sánh với tỷ giá hối đoái lúc trước khi giảm) và điều này sẽ khiến sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường quốc tế bị giảm sút vì các nước khác phải bỏ ra một lượng tiền lớn hơn để có được hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng không phải là nguyên nhân quá lớn vì cho đến 8 tháng đầu năm tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được con số ấn tượng là 213,52 tỷ USD theo báo cáo của bộ Công Thương và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020. Bởi nguyên nhân chủ yếu là do các nước trên thế giới sau khi trải qua đại dịch, triển khai tiêm vaccine đều có xu hướng kích cầu tiêu dùng khiến nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam tăng lên cùng với việc tận dụng triệt để các các ưu đãi sau khi mở cửa thị trường từ các Hiệp định Thương mại mới được ký kết như EVFTA, UKVFTA, CPTPP.
  • 5. Cũng trong khi đó, Điều ngược lại là khi giá hàng hoá giảm, khiến đồng nội tệ tăng lên sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu rẻ đi và vì thế lạm phát sẽ được kiềm chế. Điều đó đã được thể hiện qua việc chỉ số làm phát hiện tại ở Việt Nam là rất thấp. Đại dịch COVID-19 là một trong những nguyên nhân khiến cho dòng vốn FDI của Việt Nam giảm đi so với cùng kì năm 2020 nhưng trên cơ sở đảm bảo tỷ giá hối đoái tương đối ổn đinh trong đại dịch đã khiến cho dòng vốn FDI của Việt Nam vẫn đạt 23,74 tỷ USD đăng ký và đã giải ngân 15,15 tỷ USD (tính trong 10 tháng đầu năm 2021), giảm 4,1% so với cùng kì 2020. 3. Lãi suất Lãi suất được thể hiện tại biểu đồ dưới đây: Theo kết quả nghiên cứu tại báo cáo vĩ mô tháng 10 năm 2021 của BVCS, Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong năm 2021 hầu như không có những biến động quá lớn. Tính đến cuối tháng 10 năm 2021, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng giảm 0,06 điểm phần trăm xuống còn 5,5%. So với cùng kỳ, lãi suất này đã giảm 0,57 điểm phần trăm và cũng thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với cuối năm 2020. Ở các kì hạn khác, tính đến tháng 7 năm 2021, lãi suất huy động tiền gửi bình quân ở các kì hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng cũng có xu hướng giảm tương tự . Nhìn chung diễn biến của đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, chính phủ nhằm muốn kích thích đầu
  • 6. tư tăng mạnh sẽ thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ, bơm tiền vào thị trường để thúc đẩy đầu tư thông qua việc mua các tài sản dài hạn hay một số nghiệp vụ có bao hàm cả việc mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Từ đó, đẩy lãi suất ngắn hạn giảm xuống trên thị trường. Qua đó, có thể thấy được việc lãi suất ngày một giảm xuống như một hệ quả tất yếu. Việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng là một chính sách phù hợp bởi tỷ lệ lạm phát hiện tại vẫn đang ở mức thấp. Ngoài ra, các chính sách như hạ trần lãi suất, giảm lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, hạ lãi suất cho vay của Ngân hàng Trung ương cũng là một trong những cách làm kích thích vay vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Với mục tiêu chung trong việc sử dụng tối đa các nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiêp phục hồi sau đại dịch đã làm cho lãi suất giảm trong suốt thời gian qua. III. Đề xuất các chính sách, giải pháp về lạm phát, tỷ giá và lãi suất. 1. Những khó khăn Tổng cầu chưa thực sự hồi phục do những diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 trong khi đó, vaccine chưa được cung ứng toàn dân, đặc biệt là các ngành như dịch vụ, giải trí, du lịch đã đặt Việt Nam đứng trước sự đánh đổi giữa việc tăng nợ công để hỗ trợ người dân sau đại dịch nhằm thúc đấy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch nhưng vi phạm Luật quản lý nợ công 2017 và khiến nợ công vượt trần như nhiều nước trên thế giới đã làm hay việc hỗ trợ về các quỹ hỗ trợ khác nhưng đối mặt với thách thức về những hậu quả do việc tăng trưởng chậm trong các năm tiếp theo cũng như an sinh xã hội. Vấn đề đầu cơ, tích trữ trong đại dịch để từ có bán ra với mức giá cao hơn so với giá thị trường tại thời điểm trước đó. Áp lực ngắn hạn cuối năm về gia tăng mức lãi suất bởi nhu cầu tiêu dùng tăng tăng cao vào các dịp lễ tết cuối năm trước áp lực từ những thiệt hại không nhỏ do dịch bệnh gây ra. Chính sách nới lỏng tiền tệ khiến lạm phát có nguy cơ tăng cao kết hợp với khủng hoảng năng lượng toàn cầu cùng những rủi ro đối với lạm phát đến từ tình
  • 7. hình thế giới làm tăng giá nguyên liệu đầu vào, khiến lạm phát có nguy cơ tăng cao. Hiện tượng thất nghiệp trong thời gian dài của dịch bệnh. Tỷ giá hối đoái VND/USD giảm phần nào khiến hàng hoá Việt Nam mất dần sức cạnh tranh (khó khăn không quá lớn). 2. Đề xuất chính sách và giải pháp KẾT LUẬN
  • 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO https://i.ndh.vn/attachment/2021/11/08/bvsckinh-te-vi-mo-thang-10-2021- pdf.pdf https://www.vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=9180 https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/cpi-tang-thap-nhat-trong- vong-5-nam.html https://laodong.vn/kinh-te/dich-benh-covid-19-lam-giam-cau-tieu-dung-thach- thuc-tang-truong-936060.ldo http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Von-FDI-rot-vao-Viet-Nam-tang- manh/451144.vgp https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/viet-nam-tang-truong- xuat-khau-tich-cuc-trong-8-thang-dau-nam-2021-du-dai-dich-covid-19-van- dien-bien-phuc-tap.html https://www.qdnd.vn/y-te/cac-van-de/gs-ts-nguyen-thien-nhan-cac-nuoc-dung- ngan-sach-duoc-tang-cuong-boi-no-cong-de-ung-pho-voi-covid-19-nhu-the- nao-673237