SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
**********
NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG
XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI - 2013
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
BỘYTẾ
BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG
NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG
XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thu Hằng
TS. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện:
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu
Bộ môn Dược liệu
HÀ NỘI – 2013
HÀ NỘI – 2013
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới
TS. Nguyễn Thu Hằng, Bộ môn Dược liệu, trường ĐH Dược Hà Nội là người đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành khóa luận.
Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
DS. Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ
môn Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận
một cách tốt nhất.
Các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ môn
trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập
tại trường.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia
đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình
học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1. Tên gọi ............................................................................................................. 3
1.2. Đặc điểm thực vật ............................................................................................ 3
1.3. Phân bố ............................................................................................................ 3
1.4. Thu hái, chế biến.............................................................................................. 4
1.5. Thành phần hóa học......................................................................................... 4
1.6. Tác dụng sinh học.......................................................................................... 11
1.7. Công dụng...................................................................................................... 13
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 15
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu........................................................ 15
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 17
Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ....................................................... 19
3.1. Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây ............. 19
3.1.1. Mô tả dược liệu........................................................................................ 19
3.1.2. Soi bột...................................................................................................... 19
3.1.3. Vi phẫu .................................................................................................... 24
3.1.4. Định tính.................................................................................................. 29
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3.1.5. SKLM...................................................................................................... 30
3.1.6. Độ ẩm ...................................................................................................... 33
3.1.7. Tro toàn phần........................................................................................... 33
3.1.8. Xác định chất chiết được trong ethanol (phương pháp chiết nóng)........ 34
3.2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây. .................................... 35
BÀN LUẬN ............................................................................................................. 40
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 42
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
EtOH
EtOAc
SKLM
Rf
α
KHV
dd
pư
TB
Ethanol
Ethyl acetat
Sắc ký lớp mỏng
Hệ số lưu
Độ tin cậy
Kính hiển vi
dung dịch
phản ứng
Trung bình
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1
Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây
4
1.2 Một số flavonoid được phân lập từ thân lá cây Cần tây 7
1.3 Các coumarin được phân lập từ cây Cần tây 8
1.4 Một số thành phần khác có trong cây Cần tây 10
3.1 Độ ẩm trong 3 mẫu dược liệu Cần tây 33
3.2 Tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần trong các mẫu Cần tây 34
3.3 Phần trăm chất chiết được trong 3 mẫu dược liệu Cần tây 35
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1 Ảnh chụp cây Cần tây 15
3.1 Ảnh chụp các đặc điểm bột thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 21
3.2 Ảnh chụp các đặc điểm bột rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 22
3.3 Ảnh chụp các đặc điểm bột lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 23
3.4 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 26
3.5 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 27
3.6 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 28
3.7 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ 31
dung môi I
3.8 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ 32
dung môi II
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Dược liệu là nền tảng của ngành Dược” đã là chủ trương của Bộ Y tế Việt
Nam từ nhiều năm qua. Trong các thời kì, dược liệu đã khẳng định vị trí của nó đối
với sự nghiệp Chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong xu
thế hội nhập của đất nước, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đòi hỏi rất nhiều các
ngành, lĩnh vực, trong đó có công tác Dược liệu phải có những giải pháp để phát
triển và hội nhập quốc tế. Và để Dược liệu vẫn là con đường đưa ngành Dược nước
ta đón đầu trong xu thế hội nhập, vẫn là nền tảng của ngành Dược, các cơ quan chức
năng cần giải quyết một số vấn đề thực tiễn cấp bách, trong đó có tình trạng nhầm
lẫn giả mạo dược liệu trên thị trường hiện nay. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ
tới hiệu quả phòng và chữa bệnh bằng dược liệu. Một trong các nguyên nhân dẫn tới
tình trạng trên là chưa xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu. Để có
thể sử dụng dược liệu làm thuốc thì đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn chất
lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu chuẩn đó.
Cây Cần tây là một loại cây quen thuộc đối với nhân dân ta. Nó có nguồn gốc
từ châu Âu và được di thực vào Việt Nam. Cần tây được biết đến vừa là cây rau ăn
vừa là cây thuốc. Từ xa xưa, cây Cần tây đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc
dân gian để chữa cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tiểu tiện bí, đau khớp, cao huyết
áp [13],[16]… Một số nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh Cần tây có
tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, chống viêm, hạ lipid máu [11],[15],[24],[26]…
Với rất nhiều công dụng hữu ích, cây Cần tây đang ngày càng nhận được sự
quan tâm và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dược liệu Cần tây vẫn chưa được
tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, đề tài “Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu
Cần tây” nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu này. Đề tài được thực
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2
hiện với mục tiêu: Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần
tây (toàn cây).
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm được khảo sát và xây dựng như sau:
1, Mô tả dược liệu
2, Vi phẫu
3, Soi bột
4, Định tính
5, SKLM
6, Xác định độ ẩm
7, Tro toàn phần
8, Xác định các chất chiết được bằng ethanol
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tên gọi
- Tên khoa học: Apium graveolens L. họ Cần (Apiaceae)[12],[13],[16]
- Tên nước ngoài: Celery (Anh); céléri, persil des marais, ache des marais
(Pháp)[16]
- Tên thường gọi: Cây cần tây, cây cần tàu [12].
1.2. Đặc điểm thực vật
Cây thảo sống 1-2 năm, cao 0,5 – 1m. Thân mọc thẳng đứng, nhẵn, có nhiều
rãnh dọc, phân nhánh nhiều.[13],16],[41]. Lá ở gốc có cuống, bẹ to rộng [16],
thuôn dài hoặc hình trứng ngược, dài 7-18cm, rộng 3,5-8,0cm, chia làm 3 thùy hoặc
xẻ 3, thùy cuối có hình thoi, kích thước 1.2-2.5×0.8-2.5 cm, có răng cưa hoặc có
khía. Lá trên có cuống ngắn, phiến lá hình tam giác rộng, xẻ sâu 3 thùy, thùy cuối
có hình trứng [41]. Cụm hoa dạng tán, rộng 1,5-4,0 cm, mọc đối diện với lá, gồm
nhiều tán dài, ngắn không đều, các tán ở đầu có cuống dài hơn các tán bên trong và
có kích thước 4-15mm [41],[16], mang 8-12 tán đơn [12],[16] tán hoa có 7-25 hoa,
kích thước 6-9mm theo chiều ngang. Hoa phía ngoài có 3-8 (-16) cánh hoa mảnh,
kích thước 0,5-2,5cm[41]. Hoa nhỏ màu trắng hoặc lục nhạt, không có tổng bao và
tiểu bao[16], cánh hoa mẫu 5, dài 1mm [12], đài có răng rất ngắn, tràng có cánh
khum, bầu nhỏ[16]. Quả đôi dạng trứng, hơi dẹt, nhẵn, có cánh lồi chạy dọc thân
[16], có 5 cạnh, 2n=22[12], kích thước 1.3-1.5 x 1-2mm. Cuống quả dài 1-
1.5mm[41].
Mùa hoa quả: tháng 3 – 5 [16]
1.3. Phân bố
Loài Apium graveolens L. có nguồn gốc ở bờ biển Đại Tây dương và Địa
trung hải, được trồng lâu đời ở các nước phương Tây [7]. Loài Apium graveolens L.
có 3 thứ sau[16]:
- A. graveolens L. var. secalinum Alef (Cần tây cho lá): trồng nhiều ở Trung
Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
4
- A. graveolens L. var. dulce (Miller) Pers. (Cần tây cho cuống): trồng nhiều ở
vùng ôn đới ấm của châu Âu hay châu Á (Tây Liên bang Nga, Ucraina...).
- A. graveolens L. var. rapaceum (Miller) Gaudin (Cần tây cho củ): trồng ở
châu Âu.
Nhìn chung, tất cả các loại rau Cần tây đều ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung
bình từ 15 đến 21o
C (ở Việt Nam và Đông Nam Á [16].
Ở Việt Nam, loài A.graveolens L. thường gọi là cây Cần tây. Cây mới di nhập
vào nước ta và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm rau ăn.
1.4. Thu hái, chế biến
Cần tây sinh trưởng mạnh vào vụ đông xuân.Trồng bằng cây con, sau 30 –
35 ngày có thể thu hoạch. Nếu làm rau ăn cần thu lúc cây còn non, nhổ cả cây. Nếu
làm thuốc có thể để già hơn, thu và phơi hay sấy khô. Nếu cất tinh dầu đợi đến khi
cây bắt đầu ra hoa [16].
1.5. Thành phần hóa học
Các nhóm chất được phát hiện trong cây Cần tây (Apium graveolens L.) gồm
tinh dầu, flavonoid, coumarin và 1 số nhóm chất khác.
1.5.1.Tinh dầu
Hàm lượng tinh dầu trong thân, lá tươi là 0.145% [8].
Hàm lượng tinh dầu trong rễ khô là 0.0148% [8]
Hàm lượng tinh dầu toàn cây Cần tây là 0.1% [16]
Trong đó thành phần chính của tinh dầu Cần tây là 3-isobutyliden-3α, 4-
dihydrophthalid; 3-iso validin-3α, 3-isobutidin phthalid; 3-isovaliden phthalid;
cis-3-hexen-1-yl pyruvat; α-limonen; myrcen; anhydrid sedanonic, neral [16].
Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây được tổng kết ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây
STT Tên chất Bộ phận Hàm lượng (%)(nếu có) TLTK
1 d- limonen
Rễ 24,18 [8]
Thân lá 31,48 [8]
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
5
2 β- selinen
Rễ 8,27 [8]
Thân lá 3,43 [8]
3 α-pinen
Rễ 0,27 [8]
Thân lá 0,13 [8]
4 β-pinen
Rễ 5,52 [8]
Thân lá 0,59 [8]
5 Sabinen
Rễ 0,16 [8]
Thân lá 0,17 [8]
6 Trans-β-oximen Thân lá [14]
7 γ-terpinen
Rễ 4,83 [8]
Thân lá 2,65 [8]
8 Pentibenzen Thân lá [14]
9 α-humulen Thân lá [44]
10 Miristicin Thân lá 0,24 [14]
11 1,5,8-mentatrien Thân lá 0,28 [14]
12 3-methylbutanal Toàn cây [44]
13 2-methylbutanal Toàn cây [44]
14 Pyridin Toàn cây [44]
15 Hexanal Toàn cây [44]
16 n-octanal Rễ 1,62 [8]
17 Paracimen
Rễ 3,07 [8]
Thân lá 0,93 [8]
18 Cis- oximen Thân lá 16,00 [8]
19 Neo- alloximen Thân lá 0,12 [8]
20 Furfural Toàn cây [44]
21 3-methyl-4-ethylhexan Toàn cây [44]
22 Nonan Rễ 0,51 [8]
23 3-hexen-1-ol Thân lá 0,25 [8]
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
6
24 Heptanal Rễ 0,25 [8]
25 Sedanolid Toàn cây [16]
26 3-n- butylphthalid Toàn cây [16]
27 Butidenphthalid Thân lá 1,43 [14]
28 Butylidenephthalid Toàn cây [44]
29 Butylhexahydrophthalid Toàn cây [44]
30 Ligustilid Toàn cây [30]
31 Falcarinol Toàn cây 2,28 [14]
32 Cnidilid Toàn cây [30]
33 Apiol Thân lá [19]
34 Trans-farnesen
Phần trên [40]
mặt đất
Các hợp chất Phthalid là thành phần chính tạo nên mùi thơm của tinh dầu Cần tây.
Các hợp chất Phthalid có bộ khung cấu tạo chung như sau:
O
O
Một số tác dụng sinh học của các hợp chất phthalid như: tác dụng trên hệ thần kinh
trung ương, chống kết tập tiểu cầu, điều tiết chức năng tim và chống đau thắt ngực,
chống thiếu máu cục bộ não, giãn cơ trơn đã được chứng minh [37]. Một số hợp
chất Phthalid có trong tinh dầu Cần tây:
3-n- butylphthalid (3nB)
 Công thức cấu tạo:
O
O
3-n-butylphthalid
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
7
 Hợp chất 3nB được phân lập từ rễ, lá cây Cần tây.

 Tác dụng: hạ huyết áp, hạ cholesterol máu [37], giải độc gan, ức chế sự
phát triển của khối u [29], ức chế quá trình sinh tổng hợp acid uric
[32], chống viêm [37], giảm nhiễm độc Acrylamid [22], ngăn chặn
phát triển bệnh Parkinson [33].
Sedanolid (neocnidilid)
 Công thức cấu tạo:
O
O
Sedanolid
 Phân lập từ toàn cây Cần tây

 Tác dụng: giải độc gan [29], làm giảm nhiễm độc Acrylamid [23],
chống viêm [37], diệt ấu trùng Aedes aegyptii [36].
1.5.2.Hợp chất Flavonoid
Có 4 chất thuộc nhóm flavonoid đã được phát hiện từ thân lá cây Cần tây, được tổng
kết ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Một số flavonoid được phân lập từ thân lá cây Cần tây
STT Tên chất Công thức cấu tạo
Bộ Tác dụng sinh
TLTK
phận học
Thân - Hạ huyết áp [10]
OH
Lá [34].
HO O
1 Apigenin
- Chống kết tập
tiểu cầu trên in
OH O
Apigenin vitro (trên thỏ)
[43].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
8
OH
Thân [10]
HO
Lá
2 Luteolin
O OH
O OH
Thân Ức chế hiện [35]
Lá tượng cảm ứng
OH
OH
enzym Nitric
O
HO oxid synthase
HO O O
3 Apiin O O
(iNOS), làm
CH2OH OH O
OH OH
Apiin giảm sự tổng
hợp nitric oxid
(NO)[35].
Thân [45]
HO
Lá
7 Kaempferol
O OH
HO
O OH
1.5.3. Hợp chất coumarin
Có 9 hợp chất thuộc nhóm coumarin đã được phát hiện từ cây Cần tây.
Các hợp chất coumarin được phân lập từ cây Cần tây được tổng kết ở bảng 1.3
Bảng 1.3: Các coumarin được phân lập từ cây Cần tây
STT Tên chất Công thức cấu tạo Bộ phận TLTK
O
1 Bergapten
O O
O
Thân lá [9]
2 8-hydroxy-5-methoxypsoralen Toàn cây [21]
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
9
3
4
5
6
7
8
9
Apigravin Toàn cây [21]
HO O O
O
Apiumetin O O O
Toàn cây [21]
OH
Celerin Toàn cây [21]
Osthenol
O O OH
Toàn cây [21]
OH
O O
O
Rutaretin OH Toàn cây[21]
Seselin Toàn cây [21]
O O O
O O OH
Umbelliferon Toàn cây [21]
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
10
1.5.4. Một số thành phần khác có trong cây Cần tây
Bảng 1.4: Một số thành phần khác có trong cây Cần tây
Nhóm chất Tên chất Bộ phận TLTK
Citric acid Rễ [16]
Isocitric acid Rễ [16]
5-p-trans-coumaroylquinic acid Toàn cây [46]
Benzoic acid Toàn cây [46]
Caffeic acid Toàn cây [45]
Caffeoylquinic acid Toàn cây [46]
Acid hữu cơ Eugenic acid Toàn cây [46]
Ferulic acid Toàn cây [45]
Lunularic acid Toàn cây [46]
p-coumaric acid Toàn cây [45]
Succinic acid Toàn cây [46]
Trans-cinnamic acid Toàn cây [46]
Trans-ferulic acid Toàn cây [46]
D-galactose (Gal) Thân [38]
Đường
D-galacturonic acid (GalA) Thân [38]
L-arabinose (Ara) Thân [38]
L-rhamnose (Rha) Thân [38]
Chất khoáng Ca, P, Fe, Na, K Toàn cây [16]
Sterol
Sitosterol Thân lá [9]
Stigmasterol Thân lá [9]
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
11
1.6. Tác dụng sinh học
1.6.1. Tác dụng hạ huyết áp
Tác dụng hạ huyết áp của Cần tây (A. graveolens L.) là do 3-n-butylphthalid,
một thành phần của tinh dầu Cần tây.
Dịch chiết nước của phần trên mặt đất (thân, lá) và rễ, flavonoid toàn phần
có tác dụng lợi tiểu trên chuột cống trắng với liều 1ml/100 mg thể trọng , trên mèo
với liều 10g/ kg thể trọng [15].
Dịch chiết Flavonoid 10% của toàn bộ cây Cần tây với liều 4ml/kg thể trọng
có tác dụng hạ huyết áp trên chó 90 phút sau uống, liều 1 ml/kg thể trọng có tác
dụng lợi tiểu chuột cống trắng [6].
1.6.2. Tác dụng hạ lipid máu
Dịch chiết nước cây Cần tây có tác dụng giảm đáng kể lượng cholesterol toàn
phần, LDL-C và triglycerid trên nhóm chuột Wistar đã được cho ăn một chế độ giàu
chất béo trong 8 tuần để làm tăng lipid máu [24].
Sử dụng một phần nhỏ phân đoạn butanol và phân đoạn nước chiết xuất Cần
tây với 7 ngày tiêm phúc mạc có hiệu quả giảm Cholesterol toàn phần trong huyết
thanh và HDL-C trên chuột Rico trưởng thành [25].
1.6.3. Tác dụng chống viêm
Dịch chiết nước của thân Cần tây được chứng minh là có tác dụng chống viêm
trên tai chuột và ức chế carrageenan tác nhân gây phù nề [26].
Dịch chiết cồn/nước (1:1) của lá cây Cần tây có tác dụng chống viêm. Trong
mô hình invitro dịch chiết Cần tây có tác dụng ức chế hoạt tính của iNOS ở IC50 là
0.095mg/ml, ức chế sự tổng hợp NO ở IC50 là 0.073 mg/ml. Trong mô hình in-vivo,
dịch chiết Cần tây có tác dụng chống viêm trên tai chuột ở ID50 là 730 µg/cm2
[35].
1.6.4. Tác dụng giảm đau, an thần
Các thành phần phthalid trong tinh dầu Cần tây có tác dụng giảm đau an dịu
trên chuột. 3-n-butylphthalid có tác dụng chống co giật trên chuột cống thí nghiệm.
Tác dụng chống co giật yếu hơn dẫn chất diazepam nhưng không độc trên tế bào
não [11].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
12
Nghiên cứu vào những năm 1970 và 1980 đã chứng minh rằng tinh dầu Cần
tây dễ bay hơi có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương [1].
1.6.5. Tác dụng giải độc, bảo vệ gan
Dịch chiết nước từ rễ, lá và quả Cần tây có tác dụng làm giảm độc tính của
acrylamid trên chuột. Kết quả được đánh giá qua các thông số hóa sinh ASAT,
ALAT, lactate dehydrogenase, cholinesterase, protein toàn phần, albumins. Kết quả
cho thấy có khả năng giải độc đáng kể của dịch chiết Cần tây [22].
Dịch chiết trong methanol của quả Cần tây có tác dụng bảo vệ gan chống lại
sự nhiễm độc khi dùng quá liều paracetamol và thioacetamid [11].
1.6.6. Tác dụng chống ung thư
Dịch chiết methanol từ quả Cần tây có tác dụng chống lại các tác nhân gây ung
thư gan trên chuột Wistar [42].
Dịch chiết (ether dầu hỏa, methanol, aceton) của Cần tây có tác dụng bảo vệ
gan, chống lại tác nhân gây ung thư CCl4 trên chuột albino. Trong đó dịch chiết
methanol có tác dụng bảo vệ gan tốt nhất tương đương với thuốc silymarin [17].
1.6.7. Tác dụng chống oxi hóa
Dịch chiết ether, chloroform, ethyl acetate, n-butanol và nước của lá và rễ
Cần tây có khả năng chống oxi hóa, làm giảm các gốc tự do OH˙ và DPPH˙ và làm
giảm LPx (liposomal peroxidation) trong liposome. Kết quả được đánh giá trên thử
nghiệm invitro và invivo trên chuột. Trong đó dịch chiết n-buthanol có ảnh hưởng
lớn nhất [39].
1.6.8. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Tinh dầu quả Cần tây có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn:
Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes và Listeria ivanovii strains [28].
Các dịch chiết methanol, chloroform, n-hexan, etyl acetate, tinh dầu thân lá,
tinh dầu quả có tính kháng khuẩn với Gr (-) E.coli, P.aeruginosa, Gr (+)
B.subtillis, S.aureus, nấm mốc Asp.niger, F.oxyporum và nấm men S.cererisiae[9].
Cắn chiết Chloroform của quả Cần tây kháng P. aeuginosa với nồng độ ức chế tối
thiểu là 200μg/ml [10].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
13
1.6.9.Tác dụng chống loét dạ dày
Dịch chiết cồn của Cần tây có tác dụng bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày và ức chế
sự bài tiết dịch vị của dạ dày chuột ở 2 mức liều 250mg và 500 mg/kg thể trọng
[20].
Dịch chiết cồn thô của quả Cần tây được đánh giá có tác dụng chống lại
Helicobacter pylori gây bệnh trên dạ dày và những vi khuẩn khác. Nồng độ ức chế
tối thiểu và kháng khuẩn tối thiểu là 3.15μg/ml và 6.25-12.5μg/ ml [47].
1.6.10.Tác dụng chống kết tập tiểu cầu
Apigenin trong Cần tây có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu trong máu thỏ
gây ra bởi collagen, ADP, acid arachidonic, và các nhân tố hoạt động của tiểu cầu
nhưng không tác dụng trong trường hợp đông máu gây ra bởi thrombin hay
ionophore [43].
1.6.11.Tác dụng trên sự thải trừ acid uric
Với liều 500mg/kg dịch chiết ether dầu hỏa, dịch chiết methanol lá Cần tây có
tác dụng làm giảm acid uric trong nước tiểu, giảm nồng độ acid uric trong huyết
tương sau 3-6 h tiêm kali oxonat (trên chuột), trong đó dịch chiết ether dầu hỏa có
tác dụng mạnh nhất [27].
1.7. Công dụng
1.7.1.Trong y–dược
1.7.1.1. Toàn cây
- Mỗi ngày dùng toàn bộ một cây tươi (hoặc cây phơi khô trong mát) thái nhỏ, đun
nước uống chữa bệnh cao huyết áp[13],[31].
- Theo y học cổ truyền ở 1 số nước trên thế giới: Cần tây làm thuốc kích thích tử
cung khi đẻ ở Brazil, giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp ở
Trung Quốc, lợi tiểu và điều kinh ở Philippin [16].
1.7.1.2. Bộ phận trên mặt đất
- Nước ép từ lá Cần tây có tác dụng bổ dưỡng [1], [16], chữa loét miệng, viêm
họng, khản tiếng [16].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
14
- Lá Cần tây giã đắp vết thương, mụn nhọt, nước sắc lá gội đầu để làm bền chân tóc
[16].
- Nước sắc thân dùng ngâm chân chữa nứt nẻ [6].
1.7.1.3. Hạt Cần tây
- Tác dụng lợi tiểu nhẹ và tác dụng kháng khuẩn, là phương thuốc hữu hiệu cho
bệnh viêm bàng quang, giúp khử trùng bàng quang và ống dẫn nước tiểu [1].
- Trong y học dân gian Ấn Độ, quả khô của Cần tây được dùng làm thuốc kích
thích tiêu hóa, gây trung tiện và bổ[16]
- Giảm triệu chứng các bệnh phổi như bệnh suyễn, viêm phế quản [1].
- Chữa một số bệnh về khớp (thấp khớp, viêm khớp, đau xương khớp) trong y học
Ấn Độ, Australia[16].
- Kết hợp với các thảo dược khác làm giảm huyết áp [1].
1.7.1.4. Rễ
Rễ Cần tây sử dụng để hồi phục chức năng, điều trị phù toàn thân, đau bụng,
lợi tiểu, gây trung tiện và là thực phẩm cung cấp vitamin C cho cơ thể [16].
1.7.1.5. Tinh dầu
- Tinh dầu Cần tây có trong thành phần thuốc bổ, thuốc an thần, thông đường ruột.
- Tinh dầu còn được dùng trong bệnh phù thũng, đau bàng quang, làm thuốc an dịu
thần kinh, chống co thắt và trong trường hợp thấp khớp [18].
1.7.2. Trong kỹ nghệ hương liệu
Tinh dầu Cần tây làm hương liệu trong nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa [18].
1.7.3. Trong thực phẩm
Cây Cần tây từ lâu đã được sử dụng phổ biến làm rau ăn [2],[13], [18].
Tinh dầu quả Cần tây được sử dụng rộng rãi làm hương liệu trong các sản
phẩm thực phẩm (món tráng miệng có sữa lạnh, kẹo bánh, thịt đông, đồ gia vị, súp,
nước sốt, đồ ăn nhẹ …), đồ uống có cồn và không có cồn …[3], [13], [18].
Thân Cần tây được dùng như một loại rau bổ dưỡng và để ép nước uống [1].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
15
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu nghiên cứu là toàn cây Cần tây được thu hái ở 3 địa điểm : Từ Liêm – Hà Nội,
Hồng Tiến- Khoái Châu- Hưng Yên, Vân Nội- Đông Anh- Hà Nội.
Ký hiệu mẫu Địa điểm thu hái Thời gian thu mẫu
CT1 Từ Liêm- Hà Nội 26-11-2012
CT2 Khoái Châu- Hưng Yên 1-12-2012
CT3 Đông Anh- Hà Nội 1-2013
Hình 2.1: Ảnh chụp cây Cần tây
Căn cứ vào đặc điểm hình thái, đối chiếu với bản mô tả trong tài liệu Thực vật chí
Trung Quốc[40], cả 3 mẫu Cần tây đã được thẩm định tên khoa học cho kết quả là
Apium graveolens L. họ Cần (Apiaceae).
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
16
Xử lý mẫu: Mẫu được phơi, sấy khô và được bảo quản riêng trong túi nilon, để nơi
khô ráo, thoáng mát.
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ
∗ Hóa chất dùng cho nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích, gồm có:
- Các dung môi: Cồn 90o
, cồn tuyệt đối, EtOAc, toluen…
- Hóa chất vô cơ: NaOH, FeCl3, HCl, Mg, acid acetic 5%, Javen …
- Apigenin chuẩn của hãng Tauto Biotech, độ tinh khiết ≥ 98%.
- Thuốc nhuộm vi phẫu: Xanh methylen, Son phèn.
∗ Dụng cụ thí nghiệm:
- Pipet, ống nghiệm, bình cầu, cốc cỏ mỏ, ống đong, phễu...
- Bộ dụng cụ chiết hồi lưu.
2.1.3. Thiết bị và máy móc sử dụng
- Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S9 (Thụy Sĩ).
- Máy đo độ ẩm Sartorius.
- Tủ sấy Memmert (Đức).
- Kính hiển vi Leica (Đức).
- Máy cắt vi phẫu cầm tay.
- Máy ảnh Canon.
- Lò nung Naberthern.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài khảo sát và xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm sau của dược liệu Cần tây:
1, Mô tả dược liệu
2, Vi phẫu
3, Soi bột
4, Định tính
5, SKLM
6, Xác định độ ẩm
7, Tro toàn phần
8, Xác định các chất chiết được bằng ethanol
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
17
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Cảm quan
Quan sát mẫu ở ánh sáng thường. Mô tả hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi, vị và
thể chất của dược liệu[4].
2.3.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi
- Soi bột: Sấy khô dược liệu (lá, thân, rễ) trong tủ sấy ở nhiệt độ 1000
C sau đó
dùng thuyền tán và chày cối sứ nghiền nhỏ. Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy
bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen lên và
quan sát dưới kính hiển vi để xác định các đặc điểm bột.
- Đặc điểm vi phẫu: mẫu thân, lá, rễ Cần tây được cắt vi phẫu bằng máy cắt
cầm tay, tẩy nước Javen, nhuộm vi phẫu theo phương pháp nhuộm kép, quan sát
dưới kính hiển vi xác định đặc điểm vi phẫu [3].
- Mô tả và chụp ảnh đặc điểm bột và vi phẫu bằng máy ảnh Canon.
2.3.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hoá học
- Định tính flavonoid, coumarin có trong dược liệu cần tây bằng phản ứng hóa
học theo phương pháp ghi trong tài liệu [3].
• Định tính flavonoid: phản ứng Cyanidin, phản ứng với kiềm, với
FeCl3 5%.
• Định tính coumarin: phản ứng mở, đóng vòng lacton, quan sát hiện
tượng huỳnh quang.
- SKLM: Định tính dược liệu Cần tây bằng SKLM theo phụ lục 5.4 Dược điển
Việt Nam IV [5].
- Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng phương pháp chiết
nóng với ethanol tuyệt đối theo phụ lục 12.10 Dược điển Việt Nam IV [5].
2.3.4. Độ ẩm
- Dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định gọi là độ ẩm
an toàn, quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng. Việc xây dựng chỉ
tiêu độ ẩm cho dược liệu là xác định giới hạn tối đa cho phép của một dược
liệu để nó có thể giữ được chất lượng trong quá trình bảo quản [4].
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
18
- Xác định độ ẩm bằng phương pháp mất khối lượng do làm khô hay phương
pháp sấy theo phụ lục 9.6 Dược điển Việt Nam IV [5].
2.3.5. Tro toàn phần
- Tro toàn phần là lượng cắn vô cơ còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một
dược liệu. Cắn vô cơ có cấu tạo chủ yếu là các carbonat và oxyd kim loại[4].
- Tiến hành tro hóa hoàn toàn mẫu thử tại một điều kiện nung nhất định trong
1g mẫu thử theo phụ lục 9.8 Dược điển Việt Nam IV [5].
2.3.6. Xử lý số liệu
- Xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê với khoảng tin cậy
95% (α = 0,05).
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
19
Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây
3.1.1. Mô tả dược liệu
Toàn cây phơi hay sấy khô hoặc cây tươi của cây Cần tây (Apium graveolens
L.), họ Cần (Apiaceae).
- Mô tả: Những đoạn thân màu xanh nhạt, khô, dai, có nhiều rãnh dọc, dài 4 –
6cm. Đoạn thân ở ngọn mang lá hay cuống lá, đoạn cuống ở sát gốc có bẹ. Lá màu
xanh lục, mỏng, khô quăn, chia 3 thuỳ, mép có răng cưa không đều, dài 1,5 – 3cm.
Rễ chùm màu nâu nhạt, có nhiều rễ con, một số rễ con phát triển to hơn. Dược liệu
không vị, có mùi thơm đặc trưng.
3.1.2. Soi bột
- Đặc điểm bột thân: Bột màu xanh xám, mùi thơm, không vị. Soi dưới kính
hiển vi, bột thân cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3 đều có những đặc điểm sau:
1. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình trứng, thành mỏng.
2. Sợi dài, thường kết thành từng bó.
3. Mảnh mạch thường là mạch vạch, mạch xoắn.
4. Ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác.
5. Lỗ khí hình hạt đậu.
6. Tinh thể calci oxalate hình khối, hình hộp chữ nhật.
Ảnh chụp các đặc điểm bột thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới kính hiển vi được trình
bày ở hình 3.1.
- Đặc điểm bột rễ: Bột màu nâu xám, không mùi, không vị. Soi dưới kính hiển
vi, bột rễ cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3 đều có những đặc điểm sau:
1. Mảnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật, có thành dày.
2. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình trứng, thành mỏng.
3. Sợi dài, thường kết thành từng bó.
4. Mảnh mạch thường là mạch vạch, mạch xoắn.
5. Tinh thể calci oxalat hình khối, hình hộp chữ nhật.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
20
6. Hạt tinh bột hình tròn, rốn hạt hình sao rõ, có đường kính 8,2 – 12,3µm,
nằm riêng lẻ hay tập trung thành đám trong tế bào mô mềm.
Ảnh chụp các đặc điểm bột rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới kính hiển vi được trình bày
ở hình 3.2.
- Đặc điểm bột lá: Bột màu xanh, mùi thơm, vị đắng. Soi dưới kính hiển vi,
bột lá cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3 đều có những đặc điểm sau:
1. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình trứng, thành mỏng.
2. Sợi dài, thường kết thành từng bó.
3. Mảnh mạch thường là mạch vạch, mạch xoắn.
4. Ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác.
5. Lỗ khí hình hạt đậu.
6. Tinh thể calci oxalat hình khối, hình hộp chữ nhật.
Ảnh chụp các đặc điểm bột lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới kính hiển vi được trình bày
ở hình 3.3.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
21
Mẫu CT1
Mẫu CT2
Mẫu CT3
1. Mảnh mô mềm 2. Sợi 3. Mảnh mạch
4. Ống tiết tinh dầu 5. Lỗ khí 6. Tinh thể calci oxalat
Hình 3.1: Ảnh chụp các đặc điểm bột thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
22
Mẫu CT1
Mẫu CT2
Mẫu CT3
1. Mảnh bần 2. Mảnh mô mềm 3. Sợi
4. Mảnh mạch 5. Tinh thể calci oxalat 6. Tinh bột
Hình 3.2: Ảnh chụp các đặc điểm bột rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
23
Mẫu CT1
Mẫu CT2
Mẫu CT3
1. Mảnh mô mềm 2. Sợi 3. Mảnh mạch
4. Ống tiết tinh dầu 5. Lỗ khí 6. Tinh thể calci oxalat
Hình 3.3: Ảnh chụp các đặc điểm bột lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
24
Nhận xét: Kiểm nghiệm bột dược liệu bằng phương pháp hiển vi trên 3 mẫu thấy
những đặc điểm vi học của bột Cần tây: Mảnh bần, mảnh mô mềm, sợi, mảnh
mạch, lỗ khí, ống tiết tinh dầu, tinh thể calci oxalat, tinh bột.
3.1.3. Vi phẫu
Tiến hành trên mẫu thân, lá, rễ tươi cắt, tẩy và nhuộm theo phương pháp nhuộm
kép, soi dưới kính hiển vi.
- Đặc điểm vi phẫu thân: từ ngoài vào trong thấy
1. Biểu bì: Gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn.
2. Mô dày góc: Gồm những tế bào có thành dày, xếp sít nhau tạo thành từng
đám màu đỏ đậm sát dưới biểu bì.
3. Mô mềm: Gồm những tế bào hình trứng có thành mỏng, không đều, xếp
lộn xộn, bắt màu hồng.
4. Ống tiết: là những tế bào có thành tròn đều nằm trong lớp mô mềm.
5 – 6: Libe – gỗ: hình cung mặt lõm quay vào trong, tạo thành những bó to
nhỏ khác nhau xếp đều đặn. Có 7 bó libe-gỗ. Libe ở ngoài bắt màu hồng, gỗ
ở trong bắt màu xanh.
7. Mô mềm ruột: gồm các tế bào hình trứng to nhỏ không đều, có thành
mỏng bắt màu hồng. (Chỉ có ở mẫu 3)
Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV được trình bày ở
hình 3.4.
- Đặc điểm vi phẫu rễ:
1. Bần: gồm hai hàng tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau tạo thành vòng đồng
tâm, dãy xuyên tâm, bắt màu xanh.
2. Mô mềm vỏ: gồm những tế bào hình trứng thành mỏng, có vài lớp tế bào
nằm sau lớp bần, bắt màu hồng.
3-3’. Libe – gỗ: Libe phát triển mạnh, chiếm phần lớn rễ. Các mạch gỗ lớn
nằm sát nhau. Libe ở ngoài, gỗ ở trong tạo thành đám xếp sít nhau.
4. Tia ruột: gồm những tế bào hàng dọc nằm ngăn cách giữa các bó libe – gỗ.
Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV trình bày ở hình 3.5.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
25
- Đặc điểm vi phẫu lá:
Phần gân giữa
1- 1’. Biểu bì trên và biểu bì dưới: Gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp
đều đặn bắt màu hồng.
2- 2’. Mô dày: gồm những tế bào có thành dày, bắt màu hồng đậm, xếp sít
nhau thành đám ở chỗ lồi của gân chính.
3. Mô mềm: gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không đều, bắt
màu hồng.
4-4’. Libe – gỗ: Gồm 1 bó libe-gỗ có hình cung, quay mặt lõm lên trên. Libe
ở dưới dày hơn libe ở trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài.
5. Ống tiết tinh dầu: là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác trong phần
mô mềm.
Phần phiến lá
6- 6’. Biểu bì trên và biểu bì dưới: Gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp
đều đặn bắt màu hồng.
7. Mô mềm: gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không đều, bắt
màu hồng.
8- 8’. Bó libe – gỗ (có nếu phần phiến lá đó có gân phụ): có hình cung, quay
mặt lõm lên trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài.
Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV được trình bày ở
hình 3.6.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
26
1. Biểu bì 2. Mô dày góc
3. Mô mềm 4. Ống tiết
5 – 6: Libe – gỗ
7. Mô mềm ruột
7
Hình 3.4: Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
27
1
2
1. Bần 2. Mô mềm vỏ
3-3’. Libe–gỗ 4. Tia ruột
4
3’
3
Hình 3.5: Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
28
6
7
6’
6
7
6’
6
7
6’
1;6: Biểu bì trên
1’;6’: Biểu bì
dưới 2;2’:Mô dày
3;7: Mô mềm 4;8:
Libe
4’;8’: Gỗ
5. Ống tiết tinh dầu
Hình 3.6: Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
29
Nhận xét: Vi phẫu thân, lá, rễ Cần tây tiến hành trên 3 mẫu thấy sự tương đồng của
các đặc điểm. Riêng vi phẫu thân mẫu 3 có thêm mô mềm ruột có thể do khác nhau
về thời điểm sinh trưởng (thời gian lấy mẫu khác nhau). Lúc đầu tế bào mô mềm
ruột là các tế bào sống, sau đó có thể bị chết đi tạo thành một khoang rỗng giữa
thân.
3.1.4. Định tính
Tiến hành: Cân 10g bột dược liệu Cần tây cho vào bình nón dung tích 100 ml.
Thêm khoảng 30 ml ethanol 90º, đun sôi cách thủy 10 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc
làm các phản ứng định tính sau:
• Định tính coumarin
- Phản ứng mở, đóng vòng lacton
Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết ethanol.
Ống 1: Thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10%
Ống 2: Để nguyên
Đun cả 2 ống đến sôi, để nguội, quan sát thấy:
Ống 1: Xuất hiện tủa vàng
Ống 2: Trong
Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát thấy
Ống 1: Trong suốt
Ống 2: Có tủa đục
Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống 1 trở lại tủa đục như ống 2.
Kết quả: Phản ứng dương tính (+).
- Quan sát hiện tượng huỳnh quang
Nhỏ 2-3 giọt dịch chiết ethanol lên một khoanh giấy thấm. Nhỏ 2-3 giọt dung
dịch NaOH 5% lên vị trí có dịch chiết. Sấy nhẹ. Che một phần diện tích dịch chiết
trên giấy lọc bằng một miếng kim loại, rồi chiếu tia tử ngoại trong vài phút. Bỏ
miếng kim loại ra, quan sát tiếp dưới đèn tử ngoại thấy phần không bị che có huỳnh
quang sáng hơn phần bị che. Nếu tiếp tục chiếu tia tử ngoại, phần bị che sáng dần
lên, sau vài phút cả 2 phần đều phát quang như nhau.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
30
Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3.
Kết luận: Trong dược liệu Cần tây có chứa coumarin.
• Định tính flavonoid
Phần dịch chiết ethanol còn lại đem cô tới cắn, thêm vào khoảng 10ml nước nóng
rồi lọc nóng thu được dịch chiết nước. Cô dịch chiết nước tới cắn rồi thêm khoảng
10ml ethanol 90o
thu được dịch chiết cồn để làm phản ứng định tính flavonoid.
- Phản ứng Cyanidin: Cho 1ml dịch chiết ethanol vào ống nghiệm, thêm một ít
bột magnesi kim loại. Nhỏ từng giọt HCl đặc (3-5 giọt). Để yên một vài phút, dung
dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ cam .
Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3.
- Phản ứng với kiềm:
Phản ứng với NH3: Nhỏ 1-2 giọt dịch chiết ethanol lên một mảnh giấy lọc. Hơ
khô rồi để lên miệng lọ amoniac đặc đã được mở nút, sẽ thấy màu vàng của vết dịch
chiết được tăng lên.
Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3.
Phản ứng với dd NaOH: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết. Thêm vài giọt
dung dịch NaOH 10% thấy xuất hiện tủa vàng. Thêm 1 ml nước cất thấy tủa tan và
màu vàng của dung dịch tăng lên.
Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3.
- Phản ứng với dd FeCl3 5%: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết ethanol.
Thêm vào 2-3 giọt dung dich Sắt (III) clorid 5% thấy xuất hiện tủa xanh đen.
Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3.
Kết luận: Trong dược liệu Cần tây có flavonoid.
3.1.5. SKLM
- Bản mỏng: Silicagel F254 đã hoạt hóa ở 110ºC trong 1h
- Dung môi khai triển: Hệ I: Toluen – Ethyl acetat – Acid fomic (4:4:0,5)
Hệ II: Toluen – Ethyl acetat – Acid fomic (5:4:1)
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
31
- Dung dịch thử: Cân khoảng 3g bột dược liệu, thêm 15ml ethanol tuyệt đối, đun sôi
cách thủy 10 phút, lọc nóng. Bốc hơi dịch lọc còn khoảng 2ml, được dung dịch thử.
- Dung dịch đối chiếu: 0,1 mg Apigenin chuẩn được hoà tan trong 1ml methanol,
được dung dich chuẩn dùng để đối chiếu.
- Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát
dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 365 nm. Hiện màu bằng hơi
amoniac.
- Kết quả:
• Định tính DC dược liệu Cần tây bằng SKLM với hệ dung môi I được trình
bày ở sắc ký đồ hình 3.7
• Định tính DC dược liệu Cần tây bằng SKLM với hệ dung môi II được trình
bày ở sắc ký đồ hình 3.8
6,70 cm
3,40 cm
0 cm
Hình 3.7: Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ dung môi I
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
32
6,60 cm
3,35 cm
0 cm
Hình 3.8: Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ dung môi II
Chú thích hình 3.7 và 3.8:
AST: Sắc ký đồ chụp ở ánh sáng thường
UV254: Sắc ký đồ chụp ở UV254
UV356: Sắc ký đồ chụp ở UV356
NH3: Sắc ký đồ chụp sau khi hiện màu bằng hơi amoniac
CH: Apigenin chuẩn
Nhận xét:
- Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại và sau khi hiện màu thấy, sắc ký
đồ của dung dịch thử 3 mẫu CT1, CT2, CT3 tương tự nhau ở cả 2 hệ dung môi I, II
và đều có vết cùng giá trị Rf = 0,51 với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
- Hệ I tách tốt hơn hệ II.
Kết luận: Trong dịch chiết ethanol dược liệu Cần tây có Apigenin.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
33
3.1.6. Độ ẩm
* Nguyên tắc: Sấy dược liệu tới khối lượng không đổi ở 105o
C, Khối lượng mẫu
thử mất đi là khối lượng nước.
Độ ẩm (X%) của dược liệu được tính theo công thức sau:
X% =
P: Số gam của mẫu thử trước khi sấy
A: Số gam của mẫu thử sau khi sấy
* Tiến hành: Xác định độ ẩm dược liệu bằng máy xác định độ ẩm Sartorius. Dải
một lượng dược liệu khoảng 1g thành một lớp mỏng trên đĩa cân của máy. Đậy nắp
và đọc kết quả cuối cùng sau khi quá trình xác định độ ẩm kết thúc.
* Kết quả: Độ ẩm của 3 mẫu CT1, CT2, CT3 được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Độ ẩm trong 3 mẫu dược liệu Cần tây
CT1(%) CT2(%) CT3(%)
Lần 1 8,74 9,21 8,58
Lần 2 8,90 8,65 8,36
Lần 3 8,78 9,88 8,69
Lần 4 9,48 9,23 8,13
Lần 5 8,54 8,94 8,12
Lần 6 8,72 9,59 8,34
TB=8,86 TB=9,25 TB=8,37
Trung bình 8,83 ± 1,09% (mức ý nghĩa α = 0,05)
- Đề nghị: Độ ẩm của dược liệu Cần tây không vượt quá 11%.
3.1.7. Tro toàn phần.
* Tiến hành: Cân chính xác 1g mẫu thử rải đều vào một chén sứ đã nung và cân bì.
Nung ở nhiệt độ 600o
C trong 4 giờ đến khi thu được tro màu trắng hoặc gần như
trắng ( đến khối lượng không đổi). Tính tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần theo dược
liệu đã làm khô.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
34
Tro toàn phần được tính theo công thức:
X= m1: Khối lượng dược liệu khô tuyệt đối.
m2: Khối lượng tro
* Kết quả: Tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần trong các mẫu CT1, CT2, CT3 được
trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần trong các mẫu Cần tây
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
Lần m1(g) m2(g) X(%) m1(g) m2(g) X(%) m1(g) m2(g) X(%)
1 0,9324 0,2234 23,96 0,9307 0,2251 24,19 0,9413 0,2200 23,37
2 0,9288 0,2188 23,56 0,9313 0,2301 24,71 0,9330 0,2095 22,45
3 0,9306 0,2270 24,39 0,9294 0,2341 25,19 0,9302 0,2176 23,39
4 0,9511 0,2328 24,48 0,9518 0,2290 24,06 0,9358 0,2133 22,79
5 0,9522 0,2292 24,07 0,9470 0,2245 23,71 0,9312 0,2244 24,10
6 0,9572 0,2381 24,87 0,9435 0,2309 24,47 0,9503 0,2328 24,50
TB=24,22 TB=24,39 TB=23,43
TB 24,01 ± 1,27% (mức ý nghĩa α = 0,05)
- Đề nghị: Tro toàn phần của dược liệu Cần tây không vượt quá 26%.
3.1.8. Xác định các chất chiết được bằng ethanol (phương pháp chiết nóng)
Cân chính xác khoảng 4,0000 g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô cho vào bình
nón 100 hoặc 250 ml. Thêm chính xác 50,0 ml cồn tuyệt đối, đậy kín, cân xác định
khối lượng, để yên 1 giờ, sau đó đun sôi nhẹ dưới hồi lưu 1 giờ, để nguội, lấy bình
nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng, dùng cồn tuyết đối để bổ sung phần
khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy
chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trong cách thủy đến
cắn khô, cắn thu được sấy ở 105 0
C trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
35
30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết
được bằng cồn tuyết đối theo dược liệu khô.
Phần trăm chất chiết được trong dược liệu bằng ethanol tính theo công thức:
X(%) =
m1: Khối lượng dược liệu khô tuyệt đối.
m2: Khối lượng chất chiết được.
* Kết quả: Phần trăm lượng chất chiết được trong 3 mẫu dược liệu CT1, CT2, CT3
được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3: Phần trăm lượng chất chiết được trong 3 mẫu dược liệu Cần tây
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
Lần m1(g) m2(g) X(%) m1(g) m2(g) X(%) m1(g) m2(g) X(%)
1 3,5920 0,3764 10,48 3,7078 0,3010 8,12 3,6898 0,3384 9,18
2 3,5868 0,4224 11,78 3,7158 0,3494 9,40 3,6880 0,3690 10,00
3 3,5670 0,4218 11,82 3,7069 0,3522 9,50 3,6542 0,3658 10,02
4 3,5635 0,4210 11,82 3,7027 0,3464 9,36 3,6543 0,3566 9,76
5 3,5942 0,3844 10,70 3,7132 0,3892 1,48 3,6713 0,3646 9,94
6 3,5992 0,4322 12,00 3,7085 0,3720 10,04 3,6714 0,3290 8,96
TB = 11,44 TB = 9,48 TB = 9,64
TB 10,19 ± 2,70% (mức ý nghĩa α = 0,05)
- Đề nghị: Lượng chất chiết được trong ethanol của dược liệu Cần tây không
nhỏ hơn 7% .
3.2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây.
Dựa vào kết quả khảo sát ở mục 3.1, chúng tôi đề nghị dự thảo tiêu chuẩn kiểm
nghiệm dược liệu Cần tây như sau:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
36
CẦN TÂY (Toàn cây)
Herba Apii graveolens
Toàn cây phơi hay sấy khô hoặc cây tươi của cây Cần tây (Apium graveolens
L.), họ Cần (Apiaceae).
Mô tả
Những đoạn thân màu xanh nhạt, khô, dai, có nhiều rãnh dọc, dài 4 – 6cm. Đoạn
thân ở ngọn mang lá hay cuống lá, đoạn cuống ở sát gốc có bẹ. Lá màu xanh lục,
mỏng, khô quăn, chia 3 thuỳ, mép có răng cưa không đều, dài 1,5 – 3cm. Rễ chùm
màu nâu nhạt, có nhiều rễ con, một số rễ con phát triển to hơn. Dược liệu không vị,
có mùi thơm đặc trưng.
Vi phẫu
Thân: từ ngoài vào trong thấy biểu bì là một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn.
Mô dày gồm những tế bào có thành dày, xếp sít nhau tạo thành từng đám sát dưới
biểu bì. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình trứng có thành mỏng, không đều, xếp
lộn xộn. Nằm trong lớp mô mềm, ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn
đều. 7 bó libe – gỗ hình cung quay mặt lõm vào trong , tạo thành những bó to nhỏ
khác nhau xếp đều đặn. Tùy vào giai đoạn phát triển mà có thể có hoặc không mô
mềm ruột gồm các tế bào hình trứng to nhỏ không đều.
Phần gân giữa lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật
xếp đều đặn. Mô dày gồm những tế bào có thành dày, xếp sít nhau thành đám ở chỗ
lồi của gân chính. Mô mềm gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không
đều, xếp lộn xộn. 1 bó libe – gỗ có hình cung, quay mặt lõm lên trên. Libe ở dưới
dày hơn libe ở trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài. Ống tiết tinh dầu là những tế bào có
thành tròn đều nằm rải rác trong phần mô mềm.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
37
Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp
đều đặn. Mô mềm gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không đều. Bó libe
– gỗ của gân phụ có hình cung, quay mặt lõm lên trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài.
Rễ: Mặt cắt rễ hình gần tròn. Từ ngoài vào trong có lớp bần gồm hai hàng tế bào
hình chữ nhật xếp sát nhau tạo thành vòng đồng tâm, dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ
gồm những tế bào hình trứng thành mỏng, có vài lớp tế bào nằm sau lớp bần. Libe
phát triển mạnh, chiếm phần lớn rễ. Các mạch gỗ lớn nằm sát nhau. Libe ở ngoài,
gỗ ở trong tạo thành đám xếp sít nhau. Tia ruột là những tế bào hàng dọc nằm ngăn
cách giữa các bó libe – gỗ.
Bột
Bột màu xanh xám, soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm những tế bào hình chữ
nhật, có thành dày. Mảnh mô mềm hình trứng, thành mỏng. Sợi dài, thường kết
thành từng bó. Các mảnh mạch thường là mạch vạch, mạch xoắn. Lỗ khí hình hạt
đậu và ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác. Tinh thể calci
oxalat hình khối, hình hộp chữ nhật. Hạt tinh bột hình tròn, rốn hạt hình sao rõ, có
đường kính 8,2 – 12,3µm, nằm riêng lẻ hay tập trung thành đám trong tế bào mô
mềm.
Định tính
Cân khoảng 10g bột dược liệu Cần tây cho vào bình nón dung tích 100 ml.
Thêm khoảng 30 ml ethanol 90º, đun sôi cách thủy 10 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc
làm các phản ứng định tính sau:
A. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết ethanol. Ống 1 thêm 0,5 ml dd
NaOH 10%, ống 2 để nguyên. Đun cả 2 ống đến sôi, để nguội, thấy ống 1 xuất hiện
tủa vàng, ống 2 trong. Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều
thấy ống 1 trong suốt, ống 2 có tủa đục. Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống
1 trở lại tủa đục như ống 2.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
38
Phần dịch chiết ethanol còn lại đem cô tới cắn, thêm khoảng 10ml nước nóng rồi
lọc nóng thu được dịch chiết nước. Cô dịch chiết nước tới cắn rồi thêm khoảng
10ml ethanol 90o
thu được dịch chiết ethanol để làm phản ứng sau:
B. Cho 1ml dịch chiết ethanol vào ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi kim loại.
Nhỏ từng giọt HCl đặc (3-5 giọt). Để yên một vài phút, dd sẽ chuyển từ màu vàng
sang màu đỏ cam .
C. Nhỏ 1-2 giọt dịch chiết ethanol lên một mảnh giấy lọc. Hơ khô rồi để lên miệng
lọ amoniac đặc được mở nút, thấy màu vàng của vết dịch chiết được tăng lên.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silicagel F254
Dung môi khai triển: Toluen – Ethyl acetat – Acid fomic (4:4:0,5)
Dung dịch thử: Lấy khoảng 3g bột dược liệu, thêm 15ml ethanol tuyệt đối, đun sôi
cách thủy 10 phút, lọc nóng. Bốc hơi dịch lọc còn khoảng 2ml, được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: 0,1mg Apigenin chuẩn được hoà tan trong 1ml methanol thu
được dung dịch chuẩn dùng để đối chiếu.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát
dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 365 nm. Hiện màu bằng hơi
amoniac. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại và sau khi hiện màu, sắc ký đồ
của dung dịch thử phải có vết có cùng giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch
đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 11% (Phụ lục 9.6, 1g, 105o
C)
Tro toàn phần
Không quá 26% (Phụ lục 9.8, phương pháp 2)
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
39
Xác định các chất chiết được trong ethanol
Không nhỏ hơn 7% (Phụ lục 12.10, phương pháp chiết nóng)
Chế biến
Thu hoạch vào vụ đông xuân, nhổ cả cây, rửa sạch, cắt thành những đoạn dài 4-6
cm dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.
Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
40
BÀN LUẬN
Cần tây là một dược liệu có giá trị cao. Từ xa xưa, cây Cần tây được sử dụng
làm thực phẩm, gia vị và làm thuốc lợi tiểu. Gần đây, cây Cần tây đã được chứng
minh là có tác dụng tốt trong điều trị bệnh gout và các bệnh có liên quan đến hệ tim
mạch như cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch… Vì vậy,
dược liệu Cần tây ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đề tài đã xây dựng dự thảo tiêu
chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây, là cơ sở đề nghị đưa chuyên luận Cần tây
vào Dược điển Việt Nam V, góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu Cần tây.
Về thực vật, đề tài đã mô tả các đặc điểm chính của vi phẫu và bột dược liệu
giúp cho việc nhận định đúng dược liệu và phân biệt được với các dược liệu tương
tự tránh nhầm lẫn dược liệu. Trên cả vi phẫu và bột dược liệu đều xuất hiện ống tiết
tinh dầu. Đây là đặc điểm giải phẫu đặc trưng của họ Apiaceae. Khi quan sát vi
phẫu ta có thể thấy được sự khác nhau về thân Cần tây tuỳ giai đoạn, thời điểm sinh
trưởng. Thân Cần tây có thể đặc hay rỗng bởi lúc đầu tế bào mô mềm ruột là các tế
bào sống, sau đó có thể bị chết đi tạo thành một khoang rỗng giữa thân.
Kết quả định tính bằng phản ứng hoá học cho thấy thành phần chính của Cần
tây là flavonoid, coumarin. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu
trước đây về Cần tây [9], [10], [16]. Các phản ứng dễ thực hiện. sử dụng các dung
môi, hoá chất thông dụng, cho kết quả rõ ràng và dễ nhận biết như phản ứng
Cyanidin, phản ứng với kiềm, phản ứng mở, đóng vòng lacton được đề nghị đưa
vào tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây.
Trong kiểm nghiệm dược liệu, SKLM là phương pháp được sử dụng nhiều
nhất bởi khả năng phân tách tốt, linh động, dễ thực hiện, tính kinh tế và độ tin cậy
cao của nó. Dược điển nhiều nước (Anh, Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam…)
sử dụng rộng rãi phương pháp SKLM trong kiểm nghiệm dược liệu.Gần đây,
SKLM là chỉ tiêu bắt buộc khi xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu trong
Dược điển Việt Nam. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để xác nhận thành phần hoá
học của Cần tây, góp phần phân biệt Cần tây với các dược liệu thường gây nhầm
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
41
lẫn, giả mạo. Kết quả định tính dịch chiết EtOH Cần tây bằng SKLM một lần nữa
khẳng định trong dược liệu Cần tây có flavonoid và trong Cần tây có Apigenin là
một chất được quan tâm bởi nhiều tác dụng quan trọng như giãn mạch [34], chống
kết tập tiểu cầu [43]… Điều đó đã phần nào giải thích tác dụng hạ huyết áp của
dược liệu Cần tây theo kinh nghiệm dân gian.
Xác định chất chiết được trong ethanol theo phương pháp chiết nóng cho
hiệu suất cao hơn so với phương pháp chiết nguội. Hàm lượng chất chiết được trong
EtOH tương đối cao (10,19 %). Điều đó chứng tỏ chứng tỏ rằng dịch chiết giàu các
chất tan trong EtOH. Đó có thể gồm các nhóm hợp chất như flavonoid, coumarin,
tinh dầu, là các nhóm chất có hoạt tính sinh học mạnh, tạo nên các tác dụng của
dược liệu Cần tây.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
42
KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực hiện, đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra và đã xây dựng được
dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây với những chỉ tiêu sau :
- Mô tả dược liệu
- Vi phẫu
- Bột
- Định tính
- Sắc ký lớp mỏng
- Độ ẩm
- Xác định tro toàn phần
- Xác định các chất chiết được bằng ethanol (Phương pháp chiết nóng)
ĐỀ XUẤT
- Xây dựng thêm chỉ tiêu tro không tan trong acid để biết lượng các tạp chất vô cơ
lẫn vào dược liệu.
- Bổ sung chuyên luận Cần tây (toàn cây) vào Dược điển Việt Nam V.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo toàn thư, Nxb Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh, tr. 85-86,452-453.
2. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nxb y học, Hà Nội, tr.
198-294.
3. Bộ môn Dược liệu (2010), Thực tập dược liệu, Trường đại học Dược Hà Nội,
Hà Nội.
4. Bộ môn Dược liệu TP. Hồ Chí Minh (2012), Phương pháp nghiên cứu dược
liệu, tr. 105-118.
5. Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, PL 5.4, PL 9.6, PL 9.8,
PL 12.10.
6. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc việt nam, Nxb Y học, tr. 1433-1455.
7. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, Nxb Khoa học và kỹ thuật,
tp Hồ Chí Minh, tập 2, tr. 315.
8. Lê Thị Anh Đào, Phạm Thị Lan, Trần Hữu Mười, Đoàn Thanh Tường, Phạm
Hữu Điển (2004), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Cần tây (Apium
graveolens L.) ở Hà nội”, Tạp chí khoa học, 4, Đại học sư phạm Hà nội, tr.
79-82.
9. Lê Thị Anh Đào, Phạm Thị Lan, Trần Hữu Mười, Đoàn Thanh Tường, Phạm
Hữu Điển (2005), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Cần tây (Apium
graveolens L.) ở Hà nội”, Tạp chí khoa học, 1, Đại học sư phạm Hà nội, tr.
85-91.
10. Lê Thị Anh Đào, Trần Thị Hương Giang, Phạm Hữu Điển, Phạm Thị Thu
Hương (2005), Một số thành phần hóa học của hạt Cần tây (Apium graveolens
L.) Hưng Yên, Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ hóa hữu cơ toàn quốc
lần thứ III, tr. 286-289.
11. Lê Thị Hiền (2000), Thử một số tác dụng dược lý của cây Cần tây Việt Nam,
CTTN dược sĩ đại học k50, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
12. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, tp Hồ Chí Minh, tập II, tr.
482.
13. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà
Nội, tr. 314-315.
14. Trần Thị Phụng, Lê Thanh Hải, Phạm Ngọc Thạch, Khảo sát tinh dầu Cần tàu
(Apium graveolens L. var. graveolens), Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ
hóa hữu cơ toàn quốc lần thứ III (2005), tr. 409-412.
15. Hoàng Tùng (1997), Sơ bộ nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học
và một số tác dụng dược lý của cây rau Cần tây Việt Nam, CTTN dược sĩ đại
học, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
16. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2,
Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 566-568.
Tiếng anh
17. Ahmed B, Alam T, Varshney M, Khan SA (2002), “Hepatoprotective
activity of two plants belonging to the Apiaceae and the Euphorbiaceae
family”, J. Ethnopharmacol, 79(3), pp. 313-316.
18. Albert Y.Leung. Steven Foster (1996), Encyclopedia of common natural
ingredients used in food and comestics, Wiley-Interscience , pp. 141-143.
19. Alexander J. MacLeod, Glesni MacLeod, G. Subramanian (1988), “Volatile
aroma constituents of celery”, Phytochemistry, Vol. 27, Issue 2, pp. 373–
375.
20. Al-Howiriny T, Alsheikh A, Alqasoumi S, Al-Yahya M, ElTahir K,
Rafatullah S (2010), “Gastric antiulcer, antisecretory and cytoprotective
properties of celery (Apium graveolens) in rats”, Pharm. Biol., 48(7), 786-793.
21. Chaudhary SK. et al. (1985), “Increased furocoumarin content of celery
during storage”, J. Agric. Food Chem., 33(6), pp. 1153–1157.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
22.Cornelia Prisacaru, Anca Irina Burlacu (2009), “Evaluation of the antitoxic
effect of Phthalides from Apium graveolens in Acrylamide Intoxication”,
Not. Bot. Hort. Agrobot. Clu j, 37 (2), pp.129-133.
23. D.Tsi, B. K. H. Tan (1996), “Effects of celery extract and 3-n-butylphthalide
on lipid levels in genetically hypercholesterolaemic (rico) rats”, Clinical and
experimental pharmacology and physiology, vol. 23, issue 3, pp. 214–217.
24. D.Tsi, Das NP, Tan BK. (1995), “Effects of aqueous celery (Apium
graveolens) extract on lipid parameters of rats fed a high fat diet”, Planta
Med., 61(1), pp. 18-21.
25. D.Tsi, B. K. H. Tan (2000), “The mechanism underlying the
hypocholesterolaemic activity of aqueous celery extract, its butanol and
aqueous fractions in genetically hypercholesterolaemic rico rats”, Life
Sciences, Vol. 66, Issue 8 , pp. 755-767.
26. David A. Lewis, Saleh M. Tharib, G. Bryan A. Veitch (1985), “The Anti-
inflammatory Activity of Celery Apium graveolens L. (Fam. Umbelliferae)”,
Pharmaceutical Biology, Vol. 23(1), pp. 27-32.
27. Doha A. Mohamed, Sahar Y. Al-Okbi (2008), “Evaluation of anti-gout activity
of some plant food extract”, Pol. J. Food. Nutr. Sci.,Vol. 58, No.3, pp. 389-395.
28. Dušan Mišić, Irena Zizovic, Marko Stamenić, Ružica Ašanin, Mihailo Ristić,
Slobodan D. Petrović, and Dejan Skala (2008), “Antimicrobial activity of
celery fruit isolates and SFE process modeling”, Biochemical Engineering
Journal, Vol. 42, Issue 2, pp. 148-152.
29. G.-Q. Zheng , Jilun Zhang , P. M. Kenney, Luke K. T. Lam (1993),
“Stimulation of Glutathione S-Transferase and Inhibition of Carcinogenesis in
Mice by Celery Seed Oil Constituents”, food phytochemicals for prevention,
chapter 18, pp. 230–238.
30. Glesni MacLeod and Jennifer M. Amesa (1989), “Volatile components of
celery and celeriac”, Phytochemistry, Volume 28(7), pp 1817-1824.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
31. H. M. Asif, M. Akram et al. (2011), “Monograph of Apium graveolens Linn.”,
Journal of Medicinal plants research, Vol. 5(8), pp.1494-1496
32. Hu D, Huang XX, Feng YP (1996), “Effects of NBP on purine metabolites in
striatum extracellular fluid in four-vessel occlusion rats”, Yao Xue Xue Bao,
31(1), pp. 13 – 17.
33.Jin-zhong Huang, Ying-zhu Chen, Min Su, Hui-fen Zheng, Ya-ping Yang,
Jing Chen, Chun-Feng Liu (2010), “dl-3-n-Butylphthalide prevents
oxidative damage and reduces mitochondrial dysfunction in an MPP+
-
induced cellular model of Parkinson's disease”, Neuroscience Letters,Vol
475, pp. 89-94.
34. Mark C, Houston, M.D., M.S., SCH, ABAAM, FACP, FAHA (2009),
Treatment of hypertension with nutraceuticals, vitamins, antioxidants and
minerals, Hypertension Institute, pp. 686.
35. Mencherini T, Cau A, Bianco G, Della Loggia R, Aquino RP, Autore G.
(2007), “An extract of Apium graveolens var. dulce leaves: structure of the
major constituent, apiin, and its anti-inflammatory properties”, J. Pharm.
Pharmacol. , 259(6), pp. 891-897.
36. Momin R. A., Nair M.G. (2002), “Antioxidant, cyclooxygenase and
topoisomerase inhibitory compounds from Apium graveolens Linn. Seeds”.
Phytomedicine. 9(4), pp. 312-318.
37. Muhammad Owais, Ahmed Khan, E. Mohiuddin et al. (2011), “Clinical
evaluation of herbal medicines for the treatment of rheumatoid arthritis”,
Pakistan Journal of Nutrition, 10(1), pp. 51-53.
38. Ovodova, Golovchenko et al. (2009), “Chemical composition and anti-
inflammatory activity of pectic polysaccharide isolated from celery stalks”,
Journal Food Chemistry, Vol. 114, No. 2, pp. 610-615.
39. Popović M, Kaurinović B, Trivić S, Mimica-Dukić N, Bursać M (2006),
“Effect of celery (Apium graveolens) extracts on some biochemical
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
parameters of oxidative stress in mice treated with carbon tetrachloride”,
Phytother Res., 20(7), pp. 531-537.
40. Saleh MM, Zwaving J. H., Malingré T. M., Bos R. (1985), “The essential oil
of Apium graveolens var. secalinum and its cercaricidal activity”, Pharm.
Weekbl. Sci., 7(6), pp.277-279.
41. She Menglan, Pu Fading, Pan Zehui, Mark F. Watson, John F. M. Cannon,
Ingrid Holmes-Smith, Eugene V. Kljuykov5, Loy R. Phillippe, Michael G,
Pimenov (2005), ”Apiaceae”, Flora of China, 14, pp 1-205.
42. Sultana S., Ahmed S., Jahangir T., Sharma S. (2005), “Inhibitory effect of
celery seeds extract on chemically induced hepatocarcinogenesis:
modulation of cell proliferation, metabolism and altered hepatic foci
development”, Cancer Lett., 221(1), pp. 11-20.
43. Teng CM. et al. (1988), “Inhibition of platelet aggregation by apigenin from
Apium graveolens ”, Asia. Pac. J. Pharmacol., 1, pp. 85-89.
44. Wassenhove, F. van., Dirinck, P., Vulsteke, G., Schamp, N. (1990), “Aromatic
volatile composition of celery and celeriac cultivars”, HortScience, vol. 25 (5),
pp. 556-559.
45. Yao Y., Sang W., Zhou M., Ren G. (2010), “Phenolic composition and
antioxidant activities of 11 celery cultivars”, J Food Sci. 75(1), pp 9-13.
46. Zhou K., Wu B., Zhuang Y., Ding L., Liu Z., Qiu F. (2009), “Chemical
constituents of fresh celery”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi., 34(12), pp. 1512-
1515.
47. Zhou Y., Taylor B., Smith T. J., Liu Z. P., Clench M., Davies N. W., Rainsford
K. D. (2009), “A novel compound from celery seed with a bactericidal effect
against Helicobacter pylori”, J. Pharm Pharmacol, 61(8), pp. 1067-107.

More Related Content

What's hot

HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬNHỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
SoM
 
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPDỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
SoM
 
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯCÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
SoM
 

What's hot (20)

Bệnh thấp tim
Bệnh thấp timBệnh thấp tim
Bệnh thấp tim
 
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬNHỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
 
Tiếp cận ho trẻ em
Tiếp cận ho trẻ emTiếp cận ho trẻ em
Tiếp cận ho trẻ em
 
Thuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damThuoc ho long_dam
Thuoc ho long_dam
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
 
GÂY TÊ TỦY SỐNG
GÂY TÊ TỦY SỐNGGÂY TÊ TỦY SỐNG
GÂY TÊ TỦY SỐNG
 
SUY TIM Ứ HUYẾT
SUY TIM Ứ HUYẾTSUY TIM Ứ HUYẾT
SUY TIM Ứ HUYẾT
 
Bệnh án vẩy nến thể mủ.
Bệnh án vẩy nến thể mủ.Bệnh án vẩy nến thể mủ.
Bệnh án vẩy nến thể mủ.
 
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPDỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ VÀ LƯU LƯỢNG ĐỈNH KÝ ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN VÀ COPD
 
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯCÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
Sổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày ĐaySổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày Đay
 
CẬP NHẬT VỀ TIẾP CẬN HO TRẺ EM
CẬP NHẬT VỀ TIẾP CẬN HO TRẺ EMCẬP NHẬT VỀ TIẾP CẬN HO TRẺ EM
CẬP NHẬT VỀ TIẾP CẬN HO TRẺ EM
 
Sốt ở trẻ em
Sốt ở trẻ emSốt ở trẻ em
Sốt ở trẻ em
 
Bệnh án yhgđ online
Bệnh án yhgđ onlineBệnh án yhgđ online
Bệnh án yhgđ online
 
Bài 3 tọa cốt phong
Bài 3 tọa cốt phongBài 3 tọa cốt phong
Bài 3 tọa cốt phong
 
[Duoc ly] bai 3 nsaid
[Duoc ly] bai 3   nsaid[Duoc ly] bai 3   nsaid
[Duoc ly] bai 3 nsaid
 
Phcn ngon ngu
Phcn ngon nguPhcn ngon ngu
Phcn ngon ngu
 
Bài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khátBài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khát
 
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 
ÁP SUẤT ĐỔ ĐẦY HỆ THỐNG TRUNG BÌNH VÀ LƯU LƯỢNG MÁU VỀ TIM
ÁP SUẤT ĐỔ ĐẦY HỆ THỐNG TRUNG BÌNH VÀ LƯU LƯỢNG MÁU VỀ TIMÁP SUẤT ĐỔ ĐẦY HỆ THỐNG TRUNG BÌNH VÀ LƯU LƯỢNG MÁU VỀ TIM
ÁP SUẤT ĐỔ ĐẦY HỆ THỐNG TRUNG BÌNH VÀ LƯU LƯỢNG MÁU VỀ TIM
 

Similar to Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu cần tây.doc

Similar to Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu cần tây.doc (20)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá Sa kê.doc
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá Sa kê.docNghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá Sa kê.doc
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của lá Sa kê.doc
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
 
Luân Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Androgel Bôi Da Trong Kích Thích Buồng Trứng...
Luân Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Androgel Bôi Da Trong Kích Thích Buồng Trứng...Luân Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Androgel Bôi Da Trong Kích Thích Buồng Trứng...
Luân Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Androgel Bôi Da Trong Kích Thích Buồng Trứng...
 
Nghiên cứu ứng dụng bột trà xanh matcha trong sản xuất thực phẩm chức năng.docx
Nghiên cứu ứng dụng bột trà xanh matcha trong sản xuất thực phẩm chức năng.docxNghiên cứu ứng dụng bột trà xanh matcha trong sản xuất thực phẩm chức năng.docx
Nghiên cứu ứng dụng bột trà xanh matcha trong sản xuất thực phẩm chức năng.docx
 
Tài liệu định lượng đồng thời theophylin ephedrin hydroclorid phenobarbital t...
Tài liệu định lượng đồng thời theophylin ephedrin hydroclorid phenobarbital t...Tài liệu định lượng đồng thời theophylin ephedrin hydroclorid phenobarbital t...
Tài liệu định lượng đồng thời theophylin ephedrin hydroclorid phenobarbital t...
 
Nghiên cứu hoá học các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả Ké đầu ngựa.doc
Nghiên cứu hoá học các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả Ké đầu ngựa.docNghiên cứu hoá học các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả Ké đầu ngựa.doc
Nghiên cứu hoá học các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả Ké đầu ngựa.doc
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Nong Van Động Mạch Phổi Bằng Bóng Qua Da Trẻ Em D...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Nong Van Động Mạch Phổi Bằng Bóng Qua Da Trẻ Em D...Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Nong Van Động Mạch Phổi Bằng Bóng Qua Da Trẻ Em D...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Nong Van Động Mạch Phổi Bằng Bóng Qua Da Trẻ Em D...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
 
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng, Phát Hiện Đột Biến Gen V...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng, Phát Hiện Đột Biến Gen V...Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng, Phát Hiện Đột Biến Gen V...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng, Phát Hiện Đột Biến Gen V...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Một Số Chalcone Có Hoạt Tính.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Một Số Chalcone Có Hoạt Tính.docLuận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Một Số Chalcone Có Hoạt Tính.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Một Số Chalcone Có Hoạt Tính.doc
 
Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...
Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...
Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...
 
Nghiên cứu sự methyl hóa và mức độ biểu hiện của gen SOS1 đáp ứng với điều ki...
Nghiên cứu sự methyl hóa và mức độ biểu hiện của gen SOS1 đáp ứng với điều ki...Nghiên cứu sự methyl hóa và mức độ biểu hiện của gen SOS1 đáp ứng với điều ki...
Nghiên cứu sự methyl hóa và mức độ biểu hiện của gen SOS1 đáp ứng với điều ki...
 
Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...
Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...
Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...
 
Nghiên cứu biện pháp phòng trị Bệnh cháy bìa lá (xanthomonas oryzae pv.oryzae...
Nghiên cứu biện pháp phòng trị Bệnh cháy bìa lá (xanthomonas oryzae pv.oryzae...Nghiên cứu biện pháp phòng trị Bệnh cháy bìa lá (xanthomonas oryzae pv.oryzae...
Nghiên cứu biện pháp phòng trị Bệnh cháy bìa lá (xanthomonas oryzae pv.oryzae...
 
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Kỹ Thuật Gene Xpert MtbRi...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Kỹ Thuật Gene Xpert MtbRi...Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Kỹ Thuật Gene Xpert MtbRi...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Giá Trị Kỹ Thuật Gene Xpert MtbRi...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 

Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu cần tây.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 BỘYTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ********** NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2013
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 BỘYTẾ BỘYTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Hằng TS. Nguyễn Thu Hằng Nơi thực hiện: Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI – 2013 HÀ NỘI – 2013
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thu Hằng, Bộ môn Dược liệu, trường ĐH Dược Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới: DS. Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2013. Sinh viên Nguyễn Thị Thuỳ Dương
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3 1.1. Tên gọi ............................................................................................................. 3 1.2. Đặc điểm thực vật ............................................................................................ 3 1.3. Phân bố ............................................................................................................ 3 1.4. Thu hái, chế biến.............................................................................................. 4 1.5. Thành phần hóa học......................................................................................... 4 1.6. Tác dụng sinh học.......................................................................................... 11 1.7. Công dụng...................................................................................................... 13 Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 15 2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu........................................................ 15 2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 17 Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ....................................................... 19 3.1. Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây ............. 19 3.1.1. Mô tả dược liệu........................................................................................ 19 3.1.2. Soi bột...................................................................................................... 19 3.1.3. Vi phẫu .................................................................................................... 24 3.1.4. Định tính.................................................................................................. 29
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3.1.5. SKLM...................................................................................................... 30 3.1.6. Độ ẩm ...................................................................................................... 33 3.1.7. Tro toàn phần........................................................................................... 33 3.1.8. Xác định chất chiết được trong ethanol (phương pháp chiết nóng)........ 34 3.2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây. .................................... 35 BÀN LUẬN ............................................................................................................. 40 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 42
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT EtOH EtOAc SKLM Rf α KHV dd pư TB Ethanol Ethyl acetat Sắc ký lớp mỏng Hệ số lưu Độ tin cậy Kính hiển vi dung dịch phản ứng Trung bình
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây 4 1.2 Một số flavonoid được phân lập từ thân lá cây Cần tây 7 1.3 Các coumarin được phân lập từ cây Cần tây 8 1.4 Một số thành phần khác có trong cây Cần tây 10 3.1 Độ ẩm trong 3 mẫu dược liệu Cần tây 33 3.2 Tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần trong các mẫu Cần tây 34 3.3 Phần trăm chất chiết được trong 3 mẫu dược liệu Cần tây 35
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Ảnh chụp cây Cần tây 15 3.1 Ảnh chụp các đặc điểm bột thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 21 3.2 Ảnh chụp các đặc điểm bột rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 22 3.3 Ảnh chụp các đặc điểm bột lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 23 3.4 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 26 3.5 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 27 3.6 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 28 3.7 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ 31 dung môi I 3.8 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ 32 dung môi II
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1 ĐẶT VẤN ĐỀ “Dược liệu là nền tảng của ngành Dược” đã là chủ trương của Bộ Y tế Việt Nam từ nhiều năm qua. Trong các thời kì, dược liệu đã khẳng định vị trí của nó đối với sự nghiệp Chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập của đất nước, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đòi hỏi rất nhiều các ngành, lĩnh vực, trong đó có công tác Dược liệu phải có những giải pháp để phát triển và hội nhập quốc tế. Và để Dược liệu vẫn là con đường đưa ngành Dược nước ta đón đầu trong xu thế hội nhập, vẫn là nền tảng của ngành Dược, các cơ quan chức năng cần giải quyết một số vấn đề thực tiễn cấp bách, trong đó có tình trạng nhầm lẫn giả mạo dược liệu trên thị trường hiện nay. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả phòng và chữa bệnh bằng dược liệu. Một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là chưa xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu. Để có thể sử dụng dược liệu làm thuốc thì đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu chuẩn đó. Cây Cần tây là một loại cây quen thuộc đối với nhân dân ta. Nó có nguồn gốc từ châu Âu và được di thực vào Việt Nam. Cần tây được biết đến vừa là cây rau ăn vừa là cây thuốc. Từ xa xưa, cây Cần tây đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian để chữa cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tiểu tiện bí, đau khớp, cao huyết áp [13],[16]… Một số nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh Cần tây có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, chống viêm, hạ lipid máu [11],[15],[24],[26]… Với rất nhiều công dụng hữu ích, cây Cần tây đang ngày càng nhận được sự quan tâm và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dược liệu Cần tây vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, đề tài “Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây” nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu này. Đề tài được thực
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2 hiện với mục tiêu: Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây (toàn cây). Các chỉ tiêu kiểm nghiệm được khảo sát và xây dựng như sau: 1, Mô tả dược liệu 2, Vi phẫu 3, Soi bột 4, Định tính 5, SKLM 6, Xác định độ ẩm 7, Tro toàn phần 8, Xác định các chất chiết được bằng ethanol
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tên gọi - Tên khoa học: Apium graveolens L. họ Cần (Apiaceae)[12],[13],[16] - Tên nước ngoài: Celery (Anh); céléri, persil des marais, ache des marais (Pháp)[16] - Tên thường gọi: Cây cần tây, cây cần tàu [12]. 1.2. Đặc điểm thực vật Cây thảo sống 1-2 năm, cao 0,5 – 1m. Thân mọc thẳng đứng, nhẵn, có nhiều rãnh dọc, phân nhánh nhiều.[13],16],[41]. Lá ở gốc có cuống, bẹ to rộng [16], thuôn dài hoặc hình trứng ngược, dài 7-18cm, rộng 3,5-8,0cm, chia làm 3 thùy hoặc xẻ 3, thùy cuối có hình thoi, kích thước 1.2-2.5×0.8-2.5 cm, có răng cưa hoặc có khía. Lá trên có cuống ngắn, phiến lá hình tam giác rộng, xẻ sâu 3 thùy, thùy cuối có hình trứng [41]. Cụm hoa dạng tán, rộng 1,5-4,0 cm, mọc đối diện với lá, gồm nhiều tán dài, ngắn không đều, các tán ở đầu có cuống dài hơn các tán bên trong và có kích thước 4-15mm [41],[16], mang 8-12 tán đơn [12],[16] tán hoa có 7-25 hoa, kích thước 6-9mm theo chiều ngang. Hoa phía ngoài có 3-8 (-16) cánh hoa mảnh, kích thước 0,5-2,5cm[41]. Hoa nhỏ màu trắng hoặc lục nhạt, không có tổng bao và tiểu bao[16], cánh hoa mẫu 5, dài 1mm [12], đài có răng rất ngắn, tràng có cánh khum, bầu nhỏ[16]. Quả đôi dạng trứng, hơi dẹt, nhẵn, có cánh lồi chạy dọc thân [16], có 5 cạnh, 2n=22[12], kích thước 1.3-1.5 x 1-2mm. Cuống quả dài 1- 1.5mm[41]. Mùa hoa quả: tháng 3 – 5 [16] 1.3. Phân bố Loài Apium graveolens L. có nguồn gốc ở bờ biển Đại Tây dương và Địa trung hải, được trồng lâu đời ở các nước phương Tây [7]. Loài Apium graveolens L. có 3 thứ sau[16]: - A. graveolens L. var. secalinum Alef (Cần tây cho lá): trồng nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 4 - A. graveolens L. var. dulce (Miller) Pers. (Cần tây cho cuống): trồng nhiều ở vùng ôn đới ấm của châu Âu hay châu Á (Tây Liên bang Nga, Ucraina...). - A. graveolens L. var. rapaceum (Miller) Gaudin (Cần tây cho củ): trồng ở châu Âu. Nhìn chung, tất cả các loại rau Cần tây đều ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung bình từ 15 đến 21o C (ở Việt Nam và Đông Nam Á [16]. Ở Việt Nam, loài A.graveolens L. thường gọi là cây Cần tây. Cây mới di nhập vào nước ta và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm rau ăn. 1.4. Thu hái, chế biến Cần tây sinh trưởng mạnh vào vụ đông xuân.Trồng bằng cây con, sau 30 – 35 ngày có thể thu hoạch. Nếu làm rau ăn cần thu lúc cây còn non, nhổ cả cây. Nếu làm thuốc có thể để già hơn, thu và phơi hay sấy khô. Nếu cất tinh dầu đợi đến khi cây bắt đầu ra hoa [16]. 1.5. Thành phần hóa học Các nhóm chất được phát hiện trong cây Cần tây (Apium graveolens L.) gồm tinh dầu, flavonoid, coumarin và 1 số nhóm chất khác. 1.5.1.Tinh dầu Hàm lượng tinh dầu trong thân, lá tươi là 0.145% [8]. Hàm lượng tinh dầu trong rễ khô là 0.0148% [8] Hàm lượng tinh dầu toàn cây Cần tây là 0.1% [16] Trong đó thành phần chính của tinh dầu Cần tây là 3-isobutyliden-3α, 4- dihydrophthalid; 3-iso validin-3α, 3-isobutidin phthalid; 3-isovaliden phthalid; cis-3-hexen-1-yl pyruvat; α-limonen; myrcen; anhydrid sedanonic, neral [16]. Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây được tổng kết ở bảng 1.1 Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây STT Tên chất Bộ phận Hàm lượng (%)(nếu có) TLTK 1 d- limonen Rễ 24,18 [8] Thân lá 31,48 [8]
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 5 2 β- selinen Rễ 8,27 [8] Thân lá 3,43 [8] 3 α-pinen Rễ 0,27 [8] Thân lá 0,13 [8] 4 β-pinen Rễ 5,52 [8] Thân lá 0,59 [8] 5 Sabinen Rễ 0,16 [8] Thân lá 0,17 [8] 6 Trans-β-oximen Thân lá [14] 7 γ-terpinen Rễ 4,83 [8] Thân lá 2,65 [8] 8 Pentibenzen Thân lá [14] 9 α-humulen Thân lá [44] 10 Miristicin Thân lá 0,24 [14] 11 1,5,8-mentatrien Thân lá 0,28 [14] 12 3-methylbutanal Toàn cây [44] 13 2-methylbutanal Toàn cây [44] 14 Pyridin Toàn cây [44] 15 Hexanal Toàn cây [44] 16 n-octanal Rễ 1,62 [8] 17 Paracimen Rễ 3,07 [8] Thân lá 0,93 [8] 18 Cis- oximen Thân lá 16,00 [8] 19 Neo- alloximen Thân lá 0,12 [8] 20 Furfural Toàn cây [44] 21 3-methyl-4-ethylhexan Toàn cây [44] 22 Nonan Rễ 0,51 [8] 23 3-hexen-1-ol Thân lá 0,25 [8]
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 6 24 Heptanal Rễ 0,25 [8] 25 Sedanolid Toàn cây [16] 26 3-n- butylphthalid Toàn cây [16] 27 Butidenphthalid Thân lá 1,43 [14] 28 Butylidenephthalid Toàn cây [44] 29 Butylhexahydrophthalid Toàn cây [44] 30 Ligustilid Toàn cây [30] 31 Falcarinol Toàn cây 2,28 [14] 32 Cnidilid Toàn cây [30] 33 Apiol Thân lá [19] 34 Trans-farnesen Phần trên [40] mặt đất Các hợp chất Phthalid là thành phần chính tạo nên mùi thơm của tinh dầu Cần tây. Các hợp chất Phthalid có bộ khung cấu tạo chung như sau: O O Một số tác dụng sinh học của các hợp chất phthalid như: tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, chống kết tập tiểu cầu, điều tiết chức năng tim và chống đau thắt ngực, chống thiếu máu cục bộ não, giãn cơ trơn đã được chứng minh [37]. Một số hợp chất Phthalid có trong tinh dầu Cần tây: 3-n- butylphthalid (3nB)  Công thức cấu tạo: O O 3-n-butylphthalid
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 7  Hợp chất 3nB được phân lập từ rễ, lá cây Cần tây.   Tác dụng: hạ huyết áp, hạ cholesterol máu [37], giải độc gan, ức chế sự phát triển của khối u [29], ức chế quá trình sinh tổng hợp acid uric [32], chống viêm [37], giảm nhiễm độc Acrylamid [22], ngăn chặn phát triển bệnh Parkinson [33]. Sedanolid (neocnidilid)  Công thức cấu tạo: O O Sedanolid  Phân lập từ toàn cây Cần tây   Tác dụng: giải độc gan [29], làm giảm nhiễm độc Acrylamid [23], chống viêm [37], diệt ấu trùng Aedes aegyptii [36]. 1.5.2.Hợp chất Flavonoid Có 4 chất thuộc nhóm flavonoid đã được phát hiện từ thân lá cây Cần tây, được tổng kết ở bảng 1.2. Bảng 1.2: Một số flavonoid được phân lập từ thân lá cây Cần tây STT Tên chất Công thức cấu tạo Bộ Tác dụng sinh TLTK phận học Thân - Hạ huyết áp [10] OH Lá [34]. HO O 1 Apigenin - Chống kết tập tiểu cầu trên in OH O Apigenin vitro (trên thỏ) [43].
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 8 OH Thân [10] HO Lá 2 Luteolin O OH O OH Thân Ức chế hiện [35] Lá tượng cảm ứng OH OH enzym Nitric O HO oxid synthase HO O O 3 Apiin O O (iNOS), làm CH2OH OH O OH OH Apiin giảm sự tổng hợp nitric oxid (NO)[35]. Thân [45] HO Lá 7 Kaempferol O OH HO O OH 1.5.3. Hợp chất coumarin Có 9 hợp chất thuộc nhóm coumarin đã được phát hiện từ cây Cần tây. Các hợp chất coumarin được phân lập từ cây Cần tây được tổng kết ở bảng 1.3 Bảng 1.3: Các coumarin được phân lập từ cây Cần tây STT Tên chất Công thức cấu tạo Bộ phận TLTK O 1 Bergapten O O O Thân lá [9] 2 8-hydroxy-5-methoxypsoralen Toàn cây [21]
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 9 3 4 5 6 7 8 9 Apigravin Toàn cây [21] HO O O O Apiumetin O O O Toàn cây [21] OH Celerin Toàn cây [21] Osthenol O O OH Toàn cây [21] OH O O O Rutaretin OH Toàn cây[21] Seselin Toàn cây [21] O O O O O OH Umbelliferon Toàn cây [21]
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 10 1.5.4. Một số thành phần khác có trong cây Cần tây Bảng 1.4: Một số thành phần khác có trong cây Cần tây Nhóm chất Tên chất Bộ phận TLTK Citric acid Rễ [16] Isocitric acid Rễ [16] 5-p-trans-coumaroylquinic acid Toàn cây [46] Benzoic acid Toàn cây [46] Caffeic acid Toàn cây [45] Caffeoylquinic acid Toàn cây [46] Acid hữu cơ Eugenic acid Toàn cây [46] Ferulic acid Toàn cây [45] Lunularic acid Toàn cây [46] p-coumaric acid Toàn cây [45] Succinic acid Toàn cây [46] Trans-cinnamic acid Toàn cây [46] Trans-ferulic acid Toàn cây [46] D-galactose (Gal) Thân [38] Đường D-galacturonic acid (GalA) Thân [38] L-arabinose (Ara) Thân [38] L-rhamnose (Rha) Thân [38] Chất khoáng Ca, P, Fe, Na, K Toàn cây [16] Sterol Sitosterol Thân lá [9] Stigmasterol Thân lá [9]
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 11 1.6. Tác dụng sinh học 1.6.1. Tác dụng hạ huyết áp Tác dụng hạ huyết áp của Cần tây (A. graveolens L.) là do 3-n-butylphthalid, một thành phần của tinh dầu Cần tây. Dịch chiết nước của phần trên mặt đất (thân, lá) và rễ, flavonoid toàn phần có tác dụng lợi tiểu trên chuột cống trắng với liều 1ml/100 mg thể trọng , trên mèo với liều 10g/ kg thể trọng [15]. Dịch chiết Flavonoid 10% của toàn bộ cây Cần tây với liều 4ml/kg thể trọng có tác dụng hạ huyết áp trên chó 90 phút sau uống, liều 1 ml/kg thể trọng có tác dụng lợi tiểu chuột cống trắng [6]. 1.6.2. Tác dụng hạ lipid máu Dịch chiết nước cây Cần tây có tác dụng giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, LDL-C và triglycerid trên nhóm chuột Wistar đã được cho ăn một chế độ giàu chất béo trong 8 tuần để làm tăng lipid máu [24]. Sử dụng một phần nhỏ phân đoạn butanol và phân đoạn nước chiết xuất Cần tây với 7 ngày tiêm phúc mạc có hiệu quả giảm Cholesterol toàn phần trong huyết thanh và HDL-C trên chuột Rico trưởng thành [25]. 1.6.3. Tác dụng chống viêm Dịch chiết nước của thân Cần tây được chứng minh là có tác dụng chống viêm trên tai chuột và ức chế carrageenan tác nhân gây phù nề [26]. Dịch chiết cồn/nước (1:1) của lá cây Cần tây có tác dụng chống viêm. Trong mô hình invitro dịch chiết Cần tây có tác dụng ức chế hoạt tính của iNOS ở IC50 là 0.095mg/ml, ức chế sự tổng hợp NO ở IC50 là 0.073 mg/ml. Trong mô hình in-vivo, dịch chiết Cần tây có tác dụng chống viêm trên tai chuột ở ID50 là 730 µg/cm2 [35]. 1.6.4. Tác dụng giảm đau, an thần Các thành phần phthalid trong tinh dầu Cần tây có tác dụng giảm đau an dịu trên chuột. 3-n-butylphthalid có tác dụng chống co giật trên chuột cống thí nghiệm. Tác dụng chống co giật yếu hơn dẫn chất diazepam nhưng không độc trên tế bào não [11].
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 12 Nghiên cứu vào những năm 1970 và 1980 đã chứng minh rằng tinh dầu Cần tây dễ bay hơi có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương [1]. 1.6.5. Tác dụng giải độc, bảo vệ gan Dịch chiết nước từ rễ, lá và quả Cần tây có tác dụng làm giảm độc tính của acrylamid trên chuột. Kết quả được đánh giá qua các thông số hóa sinh ASAT, ALAT, lactate dehydrogenase, cholinesterase, protein toàn phần, albumins. Kết quả cho thấy có khả năng giải độc đáng kể của dịch chiết Cần tây [22]. Dịch chiết trong methanol của quả Cần tây có tác dụng bảo vệ gan chống lại sự nhiễm độc khi dùng quá liều paracetamol và thioacetamid [11]. 1.6.6. Tác dụng chống ung thư Dịch chiết methanol từ quả Cần tây có tác dụng chống lại các tác nhân gây ung thư gan trên chuột Wistar [42]. Dịch chiết (ether dầu hỏa, methanol, aceton) của Cần tây có tác dụng bảo vệ gan, chống lại tác nhân gây ung thư CCl4 trên chuột albino. Trong đó dịch chiết methanol có tác dụng bảo vệ gan tốt nhất tương đương với thuốc silymarin [17]. 1.6.7. Tác dụng chống oxi hóa Dịch chiết ether, chloroform, ethyl acetate, n-butanol và nước của lá và rễ Cần tây có khả năng chống oxi hóa, làm giảm các gốc tự do OH˙ và DPPH˙ và làm giảm LPx (liposomal peroxidation) trong liposome. Kết quả được đánh giá trên thử nghiệm invitro và invivo trên chuột. Trong đó dịch chiết n-buthanol có ảnh hưởng lớn nhất [39]. 1.6.8. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm Tinh dầu quả Cần tây có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes và Listeria ivanovii strains [28]. Các dịch chiết methanol, chloroform, n-hexan, etyl acetate, tinh dầu thân lá, tinh dầu quả có tính kháng khuẩn với Gr (-) E.coli, P.aeruginosa, Gr (+) B.subtillis, S.aureus, nấm mốc Asp.niger, F.oxyporum và nấm men S.cererisiae[9]. Cắn chiết Chloroform của quả Cần tây kháng P. aeuginosa với nồng độ ức chế tối thiểu là 200μg/ml [10].
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 13 1.6.9.Tác dụng chống loét dạ dày Dịch chiết cồn của Cần tây có tác dụng bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày và ức chế sự bài tiết dịch vị của dạ dày chuột ở 2 mức liều 250mg và 500 mg/kg thể trọng [20]. Dịch chiết cồn thô của quả Cần tây được đánh giá có tác dụng chống lại Helicobacter pylori gây bệnh trên dạ dày và những vi khuẩn khác. Nồng độ ức chế tối thiểu và kháng khuẩn tối thiểu là 3.15μg/ml và 6.25-12.5μg/ ml [47]. 1.6.10.Tác dụng chống kết tập tiểu cầu Apigenin trong Cần tây có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu trong máu thỏ gây ra bởi collagen, ADP, acid arachidonic, và các nhân tố hoạt động của tiểu cầu nhưng không tác dụng trong trường hợp đông máu gây ra bởi thrombin hay ionophore [43]. 1.6.11.Tác dụng trên sự thải trừ acid uric Với liều 500mg/kg dịch chiết ether dầu hỏa, dịch chiết methanol lá Cần tây có tác dụng làm giảm acid uric trong nước tiểu, giảm nồng độ acid uric trong huyết tương sau 3-6 h tiêm kali oxonat (trên chuột), trong đó dịch chiết ether dầu hỏa có tác dụng mạnh nhất [27]. 1.7. Công dụng 1.7.1.Trong y–dược 1.7.1.1. Toàn cây - Mỗi ngày dùng toàn bộ một cây tươi (hoặc cây phơi khô trong mát) thái nhỏ, đun nước uống chữa bệnh cao huyết áp[13],[31]. - Theo y học cổ truyền ở 1 số nước trên thế giới: Cần tây làm thuốc kích thích tử cung khi đẻ ở Brazil, giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp ở Trung Quốc, lợi tiểu và điều kinh ở Philippin [16]. 1.7.1.2. Bộ phận trên mặt đất - Nước ép từ lá Cần tây có tác dụng bổ dưỡng [1], [16], chữa loét miệng, viêm họng, khản tiếng [16].
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 14 - Lá Cần tây giã đắp vết thương, mụn nhọt, nước sắc lá gội đầu để làm bền chân tóc [16]. - Nước sắc thân dùng ngâm chân chữa nứt nẻ [6]. 1.7.1.3. Hạt Cần tây - Tác dụng lợi tiểu nhẹ và tác dụng kháng khuẩn, là phương thuốc hữu hiệu cho bệnh viêm bàng quang, giúp khử trùng bàng quang và ống dẫn nước tiểu [1]. - Trong y học dân gian Ấn Độ, quả khô của Cần tây được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, gây trung tiện và bổ[16] - Giảm triệu chứng các bệnh phổi như bệnh suyễn, viêm phế quản [1]. - Chữa một số bệnh về khớp (thấp khớp, viêm khớp, đau xương khớp) trong y học Ấn Độ, Australia[16]. - Kết hợp với các thảo dược khác làm giảm huyết áp [1]. 1.7.1.4. Rễ Rễ Cần tây sử dụng để hồi phục chức năng, điều trị phù toàn thân, đau bụng, lợi tiểu, gây trung tiện và là thực phẩm cung cấp vitamin C cho cơ thể [16]. 1.7.1.5. Tinh dầu - Tinh dầu Cần tây có trong thành phần thuốc bổ, thuốc an thần, thông đường ruột. - Tinh dầu còn được dùng trong bệnh phù thũng, đau bàng quang, làm thuốc an dịu thần kinh, chống co thắt và trong trường hợp thấp khớp [18]. 1.7.2. Trong kỹ nghệ hương liệu Tinh dầu Cần tây làm hương liệu trong nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa [18]. 1.7.3. Trong thực phẩm Cây Cần tây từ lâu đã được sử dụng phổ biến làm rau ăn [2],[13], [18]. Tinh dầu quả Cần tây được sử dụng rộng rãi làm hương liệu trong các sản phẩm thực phẩm (món tráng miệng có sữa lạnh, kẹo bánh, thịt đông, đồ gia vị, súp, nước sốt, đồ ăn nhẹ …), đồ uống có cồn và không có cồn …[3], [13], [18]. Thân Cần tây được dùng như một loại rau bổ dưỡng và để ép nước uống [1].
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 15 Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu Mẫu nghiên cứu là toàn cây Cần tây được thu hái ở 3 địa điểm : Từ Liêm – Hà Nội, Hồng Tiến- Khoái Châu- Hưng Yên, Vân Nội- Đông Anh- Hà Nội. Ký hiệu mẫu Địa điểm thu hái Thời gian thu mẫu CT1 Từ Liêm- Hà Nội 26-11-2012 CT2 Khoái Châu- Hưng Yên 1-12-2012 CT3 Đông Anh- Hà Nội 1-2013 Hình 2.1: Ảnh chụp cây Cần tây Căn cứ vào đặc điểm hình thái, đối chiếu với bản mô tả trong tài liệu Thực vật chí Trung Quốc[40], cả 3 mẫu Cần tây đã được thẩm định tên khoa học cho kết quả là Apium graveolens L. họ Cần (Apiaceae).
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 16 Xử lý mẫu: Mẫu được phơi, sấy khô và được bảo quản riêng trong túi nilon, để nơi khô ráo, thoáng mát. 2.1.2. Hóa chất và dụng cụ ∗ Hóa chất dùng cho nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích, gồm có: - Các dung môi: Cồn 90o , cồn tuyệt đối, EtOAc, toluen… - Hóa chất vô cơ: NaOH, FeCl3, HCl, Mg, acid acetic 5%, Javen … - Apigenin chuẩn của hãng Tauto Biotech, độ tinh khiết ≥ 98%. - Thuốc nhuộm vi phẫu: Xanh methylen, Son phèn. ∗ Dụng cụ thí nghiệm: - Pipet, ống nghiệm, bình cầu, cốc cỏ mỏ, ống đong, phễu... - Bộ dụng cụ chiết hồi lưu. 2.1.3. Thiết bị và máy móc sử dụng - Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S9 (Thụy Sĩ). - Máy đo độ ẩm Sartorius. - Tủ sấy Memmert (Đức). - Kính hiển vi Leica (Đức). - Máy cắt vi phẫu cầm tay. - Máy ảnh Canon. - Lò nung Naberthern. 2.2. Nội dung nghiên cứu Đề tài khảo sát và xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm sau của dược liệu Cần tây: 1, Mô tả dược liệu 2, Vi phẫu 3, Soi bột 4, Định tính 5, SKLM 6, Xác định độ ẩm 7, Tro toàn phần 8, Xác định các chất chiết được bằng ethanol
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Cảm quan Quan sát mẫu ở ánh sáng thường. Mô tả hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi, vị và thể chất của dược liệu[4]. 2.3.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi - Soi bột: Sấy khô dược liệu (lá, thân, rễ) trong tủ sấy ở nhiệt độ 1000 C sau đó dùng thuyền tán và chày cối sứ nghiền nhỏ. Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen lên và quan sát dưới kính hiển vi để xác định các đặc điểm bột. - Đặc điểm vi phẫu: mẫu thân, lá, rễ Cần tây được cắt vi phẫu bằng máy cắt cầm tay, tẩy nước Javen, nhuộm vi phẫu theo phương pháp nhuộm kép, quan sát dưới kính hiển vi xác định đặc điểm vi phẫu [3]. - Mô tả và chụp ảnh đặc điểm bột và vi phẫu bằng máy ảnh Canon. 2.3.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hoá học - Định tính flavonoid, coumarin có trong dược liệu cần tây bằng phản ứng hóa học theo phương pháp ghi trong tài liệu [3]. • Định tính flavonoid: phản ứng Cyanidin, phản ứng với kiềm, với FeCl3 5%. • Định tính coumarin: phản ứng mở, đóng vòng lacton, quan sát hiện tượng huỳnh quang. - SKLM: Định tính dược liệu Cần tây bằng SKLM theo phụ lục 5.4 Dược điển Việt Nam IV [5]. - Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng phương pháp chiết nóng với ethanol tuyệt đối theo phụ lục 12.10 Dược điển Việt Nam IV [5]. 2.3.4. Độ ẩm - Dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định gọi là độ ẩm an toàn, quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng. Việc xây dựng chỉ tiêu độ ẩm cho dược liệu là xác định giới hạn tối đa cho phép của một dược liệu để nó có thể giữ được chất lượng trong quá trình bảo quản [4].
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 18 - Xác định độ ẩm bằng phương pháp mất khối lượng do làm khô hay phương pháp sấy theo phụ lục 9.6 Dược điển Việt Nam IV [5]. 2.3.5. Tro toàn phần - Tro toàn phần là lượng cắn vô cơ còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một dược liệu. Cắn vô cơ có cấu tạo chủ yếu là các carbonat và oxyd kim loại[4]. - Tiến hành tro hóa hoàn toàn mẫu thử tại một điều kiện nung nhất định trong 1g mẫu thử theo phụ lục 9.8 Dược điển Việt Nam IV [5]. 2.3.6. Xử lý số liệu - Xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê với khoảng tin cậy 95% (α = 0,05).
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 19 Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 3.1. Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây 3.1.1. Mô tả dược liệu Toàn cây phơi hay sấy khô hoặc cây tươi của cây Cần tây (Apium graveolens L.), họ Cần (Apiaceae). - Mô tả: Những đoạn thân màu xanh nhạt, khô, dai, có nhiều rãnh dọc, dài 4 – 6cm. Đoạn thân ở ngọn mang lá hay cuống lá, đoạn cuống ở sát gốc có bẹ. Lá màu xanh lục, mỏng, khô quăn, chia 3 thuỳ, mép có răng cưa không đều, dài 1,5 – 3cm. Rễ chùm màu nâu nhạt, có nhiều rễ con, một số rễ con phát triển to hơn. Dược liệu không vị, có mùi thơm đặc trưng. 3.1.2. Soi bột - Đặc điểm bột thân: Bột màu xanh xám, mùi thơm, không vị. Soi dưới kính hiển vi, bột thân cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3 đều có những đặc điểm sau: 1. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình trứng, thành mỏng. 2. Sợi dài, thường kết thành từng bó. 3. Mảnh mạch thường là mạch vạch, mạch xoắn. 4. Ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác. 5. Lỗ khí hình hạt đậu. 6. Tinh thể calci oxalate hình khối, hình hộp chữ nhật. Ảnh chụp các đặc điểm bột thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới kính hiển vi được trình bày ở hình 3.1. - Đặc điểm bột rễ: Bột màu nâu xám, không mùi, không vị. Soi dưới kính hiển vi, bột rễ cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3 đều có những đặc điểm sau: 1. Mảnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật, có thành dày. 2. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình trứng, thành mỏng. 3. Sợi dài, thường kết thành từng bó. 4. Mảnh mạch thường là mạch vạch, mạch xoắn. 5. Tinh thể calci oxalat hình khối, hình hộp chữ nhật.
  • 28. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 20 6. Hạt tinh bột hình tròn, rốn hạt hình sao rõ, có đường kính 8,2 – 12,3µm, nằm riêng lẻ hay tập trung thành đám trong tế bào mô mềm. Ảnh chụp các đặc điểm bột rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới kính hiển vi được trình bày ở hình 3.2. - Đặc điểm bột lá: Bột màu xanh, mùi thơm, vị đắng. Soi dưới kính hiển vi, bột lá cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3 đều có những đặc điểm sau: 1. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình trứng, thành mỏng. 2. Sợi dài, thường kết thành từng bó. 3. Mảnh mạch thường là mạch vạch, mạch xoắn. 4. Ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác. 5. Lỗ khí hình hạt đậu. 6. Tinh thể calci oxalat hình khối, hình hộp chữ nhật. Ảnh chụp các đặc điểm bột lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới kính hiển vi được trình bày ở hình 3.3.
  • 29. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 21 Mẫu CT1 Mẫu CT2 Mẫu CT3 1. Mảnh mô mềm 2. Sợi 3. Mảnh mạch 4. Ống tiết tinh dầu 5. Lỗ khí 6. Tinh thể calci oxalat Hình 3.1: Ảnh chụp các đặc điểm bột thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
  • 30. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 22 Mẫu CT1 Mẫu CT2 Mẫu CT3 1. Mảnh bần 2. Mảnh mô mềm 3. Sợi 4. Mảnh mạch 5. Tinh thể calci oxalat 6. Tinh bột Hình 3.2: Ảnh chụp các đặc điểm bột rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
  • 31. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 23 Mẫu CT1 Mẫu CT2 Mẫu CT3 1. Mảnh mô mềm 2. Sợi 3. Mảnh mạch 4. Ống tiết tinh dầu 5. Lỗ khí 6. Tinh thể calci oxalat Hình 3.3: Ảnh chụp các đặc điểm bột lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
  • 32. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 24 Nhận xét: Kiểm nghiệm bột dược liệu bằng phương pháp hiển vi trên 3 mẫu thấy những đặc điểm vi học của bột Cần tây: Mảnh bần, mảnh mô mềm, sợi, mảnh mạch, lỗ khí, ống tiết tinh dầu, tinh thể calci oxalat, tinh bột. 3.1.3. Vi phẫu Tiến hành trên mẫu thân, lá, rễ tươi cắt, tẩy và nhuộm theo phương pháp nhuộm kép, soi dưới kính hiển vi. - Đặc điểm vi phẫu thân: từ ngoài vào trong thấy 1. Biểu bì: Gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. 2. Mô dày góc: Gồm những tế bào có thành dày, xếp sít nhau tạo thành từng đám màu đỏ đậm sát dưới biểu bì. 3. Mô mềm: Gồm những tế bào hình trứng có thành mỏng, không đều, xếp lộn xộn, bắt màu hồng. 4. Ống tiết: là những tế bào có thành tròn đều nằm trong lớp mô mềm. 5 – 6: Libe – gỗ: hình cung mặt lõm quay vào trong, tạo thành những bó to nhỏ khác nhau xếp đều đặn. Có 7 bó libe-gỗ. Libe ở ngoài bắt màu hồng, gỗ ở trong bắt màu xanh. 7. Mô mềm ruột: gồm các tế bào hình trứng to nhỏ không đều, có thành mỏng bắt màu hồng. (Chỉ có ở mẫu 3) Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV được trình bày ở hình 3.4. - Đặc điểm vi phẫu rễ: 1. Bần: gồm hai hàng tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau tạo thành vòng đồng tâm, dãy xuyên tâm, bắt màu xanh. 2. Mô mềm vỏ: gồm những tế bào hình trứng thành mỏng, có vài lớp tế bào nằm sau lớp bần, bắt màu hồng. 3-3’. Libe – gỗ: Libe phát triển mạnh, chiếm phần lớn rễ. Các mạch gỗ lớn nằm sát nhau. Libe ở ngoài, gỗ ở trong tạo thành đám xếp sít nhau. 4. Tia ruột: gồm những tế bào hàng dọc nằm ngăn cách giữa các bó libe – gỗ. Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV trình bày ở hình 3.5.
  • 33. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 25 - Đặc điểm vi phẫu lá: Phần gân giữa 1- 1’. Biểu bì trên và biểu bì dưới: Gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn bắt màu hồng. 2- 2’. Mô dày: gồm những tế bào có thành dày, bắt màu hồng đậm, xếp sít nhau thành đám ở chỗ lồi của gân chính. 3. Mô mềm: gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không đều, bắt màu hồng. 4-4’. Libe – gỗ: Gồm 1 bó libe-gỗ có hình cung, quay mặt lõm lên trên. Libe ở dưới dày hơn libe ở trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài. 5. Ống tiết tinh dầu: là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác trong phần mô mềm. Phần phiến lá 6- 6’. Biểu bì trên và biểu bì dưới: Gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn bắt màu hồng. 7. Mô mềm: gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không đều, bắt màu hồng. 8- 8’. Bó libe – gỗ (có nếu phần phiến lá đó có gân phụ): có hình cung, quay mặt lõm lên trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài. Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV được trình bày ở hình 3.6.
  • 34. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 26 1. Biểu bì 2. Mô dày góc 3. Mô mềm 4. Ống tiết 5 – 6: Libe – gỗ 7. Mô mềm ruột 7 Hình 3.4: Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
  • 35. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 27 1 2 1. Bần 2. Mô mềm vỏ 3-3’. Libe–gỗ 4. Tia ruột 4 3’ 3 Hình 3.5: Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
  • 36. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 28 6 7 6’ 6 7 6’ 6 7 6’ 1;6: Biểu bì trên 1’;6’: Biểu bì dưới 2;2’:Mô dày 3;7: Mô mềm 4;8: Libe 4’;8’: Gỗ 5. Ống tiết tinh dầu Hình 3.6: Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
  • 37. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 29 Nhận xét: Vi phẫu thân, lá, rễ Cần tây tiến hành trên 3 mẫu thấy sự tương đồng của các đặc điểm. Riêng vi phẫu thân mẫu 3 có thêm mô mềm ruột có thể do khác nhau về thời điểm sinh trưởng (thời gian lấy mẫu khác nhau). Lúc đầu tế bào mô mềm ruột là các tế bào sống, sau đó có thể bị chết đi tạo thành một khoang rỗng giữa thân. 3.1.4. Định tính Tiến hành: Cân 10g bột dược liệu Cần tây cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm khoảng 30 ml ethanol 90º, đun sôi cách thủy 10 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc làm các phản ứng định tính sau: • Định tính coumarin - Phản ứng mở, đóng vòng lacton Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết ethanol. Ống 1: Thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10% Ống 2: Để nguyên Đun cả 2 ống đến sôi, để nguội, quan sát thấy: Ống 1: Xuất hiện tủa vàng Ống 2: Trong Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát thấy Ống 1: Trong suốt Ống 2: Có tủa đục Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống 1 trở lại tủa đục như ống 2. Kết quả: Phản ứng dương tính (+). - Quan sát hiện tượng huỳnh quang Nhỏ 2-3 giọt dịch chiết ethanol lên một khoanh giấy thấm. Nhỏ 2-3 giọt dung dịch NaOH 5% lên vị trí có dịch chiết. Sấy nhẹ. Che một phần diện tích dịch chiết trên giấy lọc bằng một miếng kim loại, rồi chiếu tia tử ngoại trong vài phút. Bỏ miếng kim loại ra, quan sát tiếp dưới đèn tử ngoại thấy phần không bị che có huỳnh quang sáng hơn phần bị che. Nếu tiếp tục chiếu tia tử ngoại, phần bị che sáng dần lên, sau vài phút cả 2 phần đều phát quang như nhau.
  • 38. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 30 Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3. Kết luận: Trong dược liệu Cần tây có chứa coumarin. • Định tính flavonoid Phần dịch chiết ethanol còn lại đem cô tới cắn, thêm vào khoảng 10ml nước nóng rồi lọc nóng thu được dịch chiết nước. Cô dịch chiết nước tới cắn rồi thêm khoảng 10ml ethanol 90o thu được dịch chiết cồn để làm phản ứng định tính flavonoid. - Phản ứng Cyanidin: Cho 1ml dịch chiết ethanol vào ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi kim loại. Nhỏ từng giọt HCl đặc (3-5 giọt). Để yên một vài phút, dung dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ cam . Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3. - Phản ứng với kiềm: Phản ứng với NH3: Nhỏ 1-2 giọt dịch chiết ethanol lên một mảnh giấy lọc. Hơ khô rồi để lên miệng lọ amoniac đặc đã được mở nút, sẽ thấy màu vàng của vết dịch chiết được tăng lên. Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3. Phản ứng với dd NaOH: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết. Thêm vài giọt dung dịch NaOH 10% thấy xuất hiện tủa vàng. Thêm 1 ml nước cất thấy tủa tan và màu vàng của dung dịch tăng lên. Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3. - Phản ứng với dd FeCl3 5%: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết ethanol. Thêm vào 2-3 giọt dung dich Sắt (III) clorid 5% thấy xuất hiện tủa xanh đen. Kết quả: Phản ứng dương tính (+) với cả 3 mẫu CT1, CT2, CT3. Kết luận: Trong dược liệu Cần tây có flavonoid. 3.1.5. SKLM - Bản mỏng: Silicagel F254 đã hoạt hóa ở 110ºC trong 1h - Dung môi khai triển: Hệ I: Toluen – Ethyl acetat – Acid fomic (4:4:0,5) Hệ II: Toluen – Ethyl acetat – Acid fomic (5:4:1)
  • 39. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 31 - Dung dịch thử: Cân khoảng 3g bột dược liệu, thêm 15ml ethanol tuyệt đối, đun sôi cách thủy 10 phút, lọc nóng. Bốc hơi dịch lọc còn khoảng 2ml, được dung dịch thử. - Dung dịch đối chiếu: 0,1 mg Apigenin chuẩn được hoà tan trong 1ml methanol, được dung dich chuẩn dùng để đối chiếu. - Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 365 nm. Hiện màu bằng hơi amoniac. - Kết quả: • Định tính DC dược liệu Cần tây bằng SKLM với hệ dung môi I được trình bày ở sắc ký đồ hình 3.7 • Định tính DC dược liệu Cần tây bằng SKLM với hệ dung môi II được trình bày ở sắc ký đồ hình 3.8 6,70 cm 3,40 cm 0 cm Hình 3.7: Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ dung môi I
  • 40. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 32 6,60 cm 3,35 cm 0 cm Hình 3.8: Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ dung môi II Chú thích hình 3.7 và 3.8: AST: Sắc ký đồ chụp ở ánh sáng thường UV254: Sắc ký đồ chụp ở UV254 UV356: Sắc ký đồ chụp ở UV356 NH3: Sắc ký đồ chụp sau khi hiện màu bằng hơi amoniac CH: Apigenin chuẩn Nhận xét: - Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại và sau khi hiện màu thấy, sắc ký đồ của dung dịch thử 3 mẫu CT1, CT2, CT3 tương tự nhau ở cả 2 hệ dung môi I, II và đều có vết cùng giá trị Rf = 0,51 với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. - Hệ I tách tốt hơn hệ II. Kết luận: Trong dịch chiết ethanol dược liệu Cần tây có Apigenin.
  • 41. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 33 3.1.6. Độ ẩm * Nguyên tắc: Sấy dược liệu tới khối lượng không đổi ở 105o C, Khối lượng mẫu thử mất đi là khối lượng nước. Độ ẩm (X%) của dược liệu được tính theo công thức sau: X% = P: Số gam của mẫu thử trước khi sấy A: Số gam của mẫu thử sau khi sấy * Tiến hành: Xác định độ ẩm dược liệu bằng máy xác định độ ẩm Sartorius. Dải một lượng dược liệu khoảng 1g thành một lớp mỏng trên đĩa cân của máy. Đậy nắp và đọc kết quả cuối cùng sau khi quá trình xác định độ ẩm kết thúc. * Kết quả: Độ ẩm của 3 mẫu CT1, CT2, CT3 được trình bày ở bảng 3.1 Bảng 3.1: Độ ẩm trong 3 mẫu dược liệu Cần tây CT1(%) CT2(%) CT3(%) Lần 1 8,74 9,21 8,58 Lần 2 8,90 8,65 8,36 Lần 3 8,78 9,88 8,69 Lần 4 9,48 9,23 8,13 Lần 5 8,54 8,94 8,12 Lần 6 8,72 9,59 8,34 TB=8,86 TB=9,25 TB=8,37 Trung bình 8,83 ± 1,09% (mức ý nghĩa α = 0,05) - Đề nghị: Độ ẩm của dược liệu Cần tây không vượt quá 11%. 3.1.7. Tro toàn phần. * Tiến hành: Cân chính xác 1g mẫu thử rải đều vào một chén sứ đã nung và cân bì. Nung ở nhiệt độ 600o C trong 4 giờ đến khi thu được tro màu trắng hoặc gần như trắng ( đến khối lượng không đổi). Tính tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần theo dược liệu đã làm khô.
  • 42. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 34 Tro toàn phần được tính theo công thức: X= m1: Khối lượng dược liệu khô tuyệt đối. m2: Khối lượng tro * Kết quả: Tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần trong các mẫu CT1, CT2, CT3 được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần trong các mẫu Cần tây Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Lần m1(g) m2(g) X(%) m1(g) m2(g) X(%) m1(g) m2(g) X(%) 1 0,9324 0,2234 23,96 0,9307 0,2251 24,19 0,9413 0,2200 23,37 2 0,9288 0,2188 23,56 0,9313 0,2301 24,71 0,9330 0,2095 22,45 3 0,9306 0,2270 24,39 0,9294 0,2341 25,19 0,9302 0,2176 23,39 4 0,9511 0,2328 24,48 0,9518 0,2290 24,06 0,9358 0,2133 22,79 5 0,9522 0,2292 24,07 0,9470 0,2245 23,71 0,9312 0,2244 24,10 6 0,9572 0,2381 24,87 0,9435 0,2309 24,47 0,9503 0,2328 24,50 TB=24,22 TB=24,39 TB=23,43 TB 24,01 ± 1,27% (mức ý nghĩa α = 0,05) - Đề nghị: Tro toàn phần của dược liệu Cần tây không vượt quá 26%. 3.1.8. Xác định các chất chiết được bằng ethanol (phương pháp chiết nóng) Cân chính xác khoảng 4,0000 g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô cho vào bình nón 100 hoặc 250 ml. Thêm chính xác 50,0 ml cồn tuyệt đối, đậy kín, cân xác định khối lượng, để yên 1 giờ, sau đó đun sôi nhẹ dưới hồi lưu 1 giờ, để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng, dùng cồn tuyết đối để bổ sung phần khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trong cách thủy đến cắn khô, cắn thu được sấy ở 105 0 C trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm
  • 43. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 35 30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng cồn tuyết đối theo dược liệu khô. Phần trăm chất chiết được trong dược liệu bằng ethanol tính theo công thức: X(%) = m1: Khối lượng dược liệu khô tuyệt đối. m2: Khối lượng chất chiết được. * Kết quả: Phần trăm lượng chất chiết được trong 3 mẫu dược liệu CT1, CT2, CT3 được trình bày ở bảng 3.3 Bảng 3.3: Phần trăm lượng chất chiết được trong 3 mẫu dược liệu Cần tây Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Lần m1(g) m2(g) X(%) m1(g) m2(g) X(%) m1(g) m2(g) X(%) 1 3,5920 0,3764 10,48 3,7078 0,3010 8,12 3,6898 0,3384 9,18 2 3,5868 0,4224 11,78 3,7158 0,3494 9,40 3,6880 0,3690 10,00 3 3,5670 0,4218 11,82 3,7069 0,3522 9,50 3,6542 0,3658 10,02 4 3,5635 0,4210 11,82 3,7027 0,3464 9,36 3,6543 0,3566 9,76 5 3,5942 0,3844 10,70 3,7132 0,3892 1,48 3,6713 0,3646 9,94 6 3,5992 0,4322 12,00 3,7085 0,3720 10,04 3,6714 0,3290 8,96 TB = 11,44 TB = 9,48 TB = 9,64 TB 10,19 ± 2,70% (mức ý nghĩa α = 0,05) - Đề nghị: Lượng chất chiết được trong ethanol của dược liệu Cần tây không nhỏ hơn 7% . 3.2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây. Dựa vào kết quả khảo sát ở mục 3.1, chúng tôi đề nghị dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây như sau:
  • 44. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 36 CẦN TÂY (Toàn cây) Herba Apii graveolens Toàn cây phơi hay sấy khô hoặc cây tươi của cây Cần tây (Apium graveolens L.), họ Cần (Apiaceae). Mô tả Những đoạn thân màu xanh nhạt, khô, dai, có nhiều rãnh dọc, dài 4 – 6cm. Đoạn thân ở ngọn mang lá hay cuống lá, đoạn cuống ở sát gốc có bẹ. Lá màu xanh lục, mỏng, khô quăn, chia 3 thuỳ, mép có răng cưa không đều, dài 1,5 – 3cm. Rễ chùm màu nâu nhạt, có nhiều rễ con, một số rễ con phát triển to hơn. Dược liệu không vị, có mùi thơm đặc trưng. Vi phẫu Thân: từ ngoài vào trong thấy biểu bì là một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô dày gồm những tế bào có thành dày, xếp sít nhau tạo thành từng đám sát dưới biểu bì. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình trứng có thành mỏng, không đều, xếp lộn xộn. Nằm trong lớp mô mềm, ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều. 7 bó libe – gỗ hình cung quay mặt lõm vào trong , tạo thành những bó to nhỏ khác nhau xếp đều đặn. Tùy vào giai đoạn phát triển mà có thể có hoặc không mô mềm ruột gồm các tế bào hình trứng to nhỏ không đều. Phần gân giữa lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô dày gồm những tế bào có thành dày, xếp sít nhau thành đám ở chỗ lồi của gân chính. Mô mềm gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không đều, xếp lộn xộn. 1 bó libe – gỗ có hình cung, quay mặt lõm lên trên. Libe ở dưới dày hơn libe ở trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài. Ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác trong phần mô mềm.
  • 45. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 37 Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không đều. Bó libe – gỗ của gân phụ có hình cung, quay mặt lõm lên trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài. Rễ: Mặt cắt rễ hình gần tròn. Từ ngoài vào trong có lớp bần gồm hai hàng tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau tạo thành vòng đồng tâm, dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình trứng thành mỏng, có vài lớp tế bào nằm sau lớp bần. Libe phát triển mạnh, chiếm phần lớn rễ. Các mạch gỗ lớn nằm sát nhau. Libe ở ngoài, gỗ ở trong tạo thành đám xếp sít nhau. Tia ruột là những tế bào hàng dọc nằm ngăn cách giữa các bó libe – gỗ. Bột Bột màu xanh xám, soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật, có thành dày. Mảnh mô mềm hình trứng, thành mỏng. Sợi dài, thường kết thành từng bó. Các mảnh mạch thường là mạch vạch, mạch xoắn. Lỗ khí hình hạt đậu và ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác. Tinh thể calci oxalat hình khối, hình hộp chữ nhật. Hạt tinh bột hình tròn, rốn hạt hình sao rõ, có đường kính 8,2 – 12,3µm, nằm riêng lẻ hay tập trung thành đám trong tế bào mô mềm. Định tính Cân khoảng 10g bột dược liệu Cần tây cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm khoảng 30 ml ethanol 90º, đun sôi cách thủy 10 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc làm các phản ứng định tính sau: A. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết ethanol. Ống 1 thêm 0,5 ml dd NaOH 10%, ống 2 để nguyên. Đun cả 2 ống đến sôi, để nguội, thấy ống 1 xuất hiện tủa vàng, ống 2 trong. Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều thấy ống 1 trong suốt, ống 2 có tủa đục. Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống 1 trở lại tủa đục như ống 2.
  • 46. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 38 Phần dịch chiết ethanol còn lại đem cô tới cắn, thêm khoảng 10ml nước nóng rồi lọc nóng thu được dịch chiết nước. Cô dịch chiết nước tới cắn rồi thêm khoảng 10ml ethanol 90o thu được dịch chiết ethanol để làm phản ứng sau: B. Cho 1ml dịch chiết ethanol vào ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi kim loại. Nhỏ từng giọt HCl đặc (3-5 giọt). Để yên một vài phút, dd sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ cam . C. Nhỏ 1-2 giọt dịch chiết ethanol lên một mảnh giấy lọc. Hơ khô rồi để lên miệng lọ amoniac đặc được mở nút, thấy màu vàng của vết dịch chiết được tăng lên. D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4) Bản mỏng: Silicagel F254 Dung môi khai triển: Toluen – Ethyl acetat – Acid fomic (4:4:0,5) Dung dịch thử: Lấy khoảng 3g bột dược liệu, thêm 15ml ethanol tuyệt đối, đun sôi cách thủy 10 phút, lọc nóng. Bốc hơi dịch lọc còn khoảng 2ml, được dung dịch thử. Dung dịch đối chiếu: 0,1mg Apigenin chuẩn được hoà tan trong 1ml methanol thu được dung dịch chuẩn dùng để đối chiếu. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 365 nm. Hiện màu bằng hơi amoniac. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại và sau khi hiện màu, sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Độ ẩm Không quá 11% (Phụ lục 9.6, 1g, 105o C) Tro toàn phần Không quá 26% (Phụ lục 9.8, phương pháp 2)
  • 47. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 39 Xác định các chất chiết được trong ethanol Không nhỏ hơn 7% (Phụ lục 12.10, phương pháp chiết nóng) Chế biến Thu hoạch vào vụ đông xuân, nhổ cả cây, rửa sạch, cắt thành những đoạn dài 4-6 cm dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô. Bảo quản Để nơi khô, thoáng mát.
  • 48. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 40 BÀN LUẬN Cần tây là một dược liệu có giá trị cao. Từ xa xưa, cây Cần tây được sử dụng làm thực phẩm, gia vị và làm thuốc lợi tiểu. Gần đây, cây Cần tây đã được chứng minh là có tác dụng tốt trong điều trị bệnh gout và các bệnh có liên quan đến hệ tim mạch như cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch… Vì vậy, dược liệu Cần tây ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đề tài đã xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây, là cơ sở đề nghị đưa chuyên luận Cần tây vào Dược điển Việt Nam V, góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu Cần tây. Về thực vật, đề tài đã mô tả các đặc điểm chính của vi phẫu và bột dược liệu giúp cho việc nhận định đúng dược liệu và phân biệt được với các dược liệu tương tự tránh nhầm lẫn dược liệu. Trên cả vi phẫu và bột dược liệu đều xuất hiện ống tiết tinh dầu. Đây là đặc điểm giải phẫu đặc trưng của họ Apiaceae. Khi quan sát vi phẫu ta có thể thấy được sự khác nhau về thân Cần tây tuỳ giai đoạn, thời điểm sinh trưởng. Thân Cần tây có thể đặc hay rỗng bởi lúc đầu tế bào mô mềm ruột là các tế bào sống, sau đó có thể bị chết đi tạo thành một khoang rỗng giữa thân. Kết quả định tính bằng phản ứng hoá học cho thấy thành phần chính của Cần tây là flavonoid, coumarin. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây về Cần tây [9], [10], [16]. Các phản ứng dễ thực hiện. sử dụng các dung môi, hoá chất thông dụng, cho kết quả rõ ràng và dễ nhận biết như phản ứng Cyanidin, phản ứng với kiềm, phản ứng mở, đóng vòng lacton được đề nghị đưa vào tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây. Trong kiểm nghiệm dược liệu, SKLM là phương pháp được sử dụng nhiều nhất bởi khả năng phân tách tốt, linh động, dễ thực hiện, tính kinh tế và độ tin cậy cao của nó. Dược điển nhiều nước (Anh, Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam…) sử dụng rộng rãi phương pháp SKLM trong kiểm nghiệm dược liệu.Gần đây, SKLM là chỉ tiêu bắt buộc khi xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu trong Dược điển Việt Nam. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để xác nhận thành phần hoá học của Cần tây, góp phần phân biệt Cần tây với các dược liệu thường gây nhầm
  • 49. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 41 lẫn, giả mạo. Kết quả định tính dịch chiết EtOH Cần tây bằng SKLM một lần nữa khẳng định trong dược liệu Cần tây có flavonoid và trong Cần tây có Apigenin là một chất được quan tâm bởi nhiều tác dụng quan trọng như giãn mạch [34], chống kết tập tiểu cầu [43]… Điều đó đã phần nào giải thích tác dụng hạ huyết áp của dược liệu Cần tây theo kinh nghiệm dân gian. Xác định chất chiết được trong ethanol theo phương pháp chiết nóng cho hiệu suất cao hơn so với phương pháp chiết nguội. Hàm lượng chất chiết được trong EtOH tương đối cao (10,19 %). Điều đó chứng tỏ chứng tỏ rằng dịch chiết giàu các chất tan trong EtOH. Đó có thể gồm các nhóm hợp chất như flavonoid, coumarin, tinh dầu, là các nhóm chất có hoạt tính sinh học mạnh, tạo nên các tác dụng của dược liệu Cần tây.
  • 50. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 42 KẾT LUẬN Sau một thời gian thực hiện, đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra và đã xây dựng được dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây với những chỉ tiêu sau : - Mô tả dược liệu - Vi phẫu - Bột - Định tính - Sắc ký lớp mỏng - Độ ẩm - Xác định tro toàn phần - Xác định các chất chiết được bằng ethanol (Phương pháp chiết nóng) ĐỀ XUẤT - Xây dựng thêm chỉ tiêu tro không tan trong acid để biết lượng các tạp chất vô cơ lẫn vào dược liệu. - Bổ sung chuyên luận Cần tây (toàn cây) vào Dược điển Việt Nam V.
  • 51. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo toàn thư, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr. 85-86,452-453. 2. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nxb y học, Hà Nội, tr. 198-294. 3. Bộ môn Dược liệu (2010), Thực tập dược liệu, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 4. Bộ môn Dược liệu TP. Hồ Chí Minh (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, tr. 105-118. 5. Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, PL 5.4, PL 9.6, PL 9.8, PL 12.10. 6. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc việt nam, Nxb Y học, tr. 1433-1455. 7. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tp Hồ Chí Minh, tập 2, tr. 315. 8. Lê Thị Anh Đào, Phạm Thị Lan, Trần Hữu Mười, Đoàn Thanh Tường, Phạm Hữu Điển (2004), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Cần tây (Apium graveolens L.) ở Hà nội”, Tạp chí khoa học, 4, Đại học sư phạm Hà nội, tr. 79-82. 9. Lê Thị Anh Đào, Phạm Thị Lan, Trần Hữu Mười, Đoàn Thanh Tường, Phạm Hữu Điển (2005), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Cần tây (Apium graveolens L.) ở Hà nội”, Tạp chí khoa học, 1, Đại học sư phạm Hà nội, tr. 85-91. 10. Lê Thị Anh Đào, Trần Thị Hương Giang, Phạm Hữu Điển, Phạm Thị Thu Hương (2005), Một số thành phần hóa học của hạt Cần tây (Apium graveolens L.) Hưng Yên, Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ hóa hữu cơ toàn quốc lần thứ III, tr. 286-289. 11. Lê Thị Hiền (2000), Thử một số tác dụng dược lý của cây Cần tây Việt Nam, CTTN dược sĩ đại học k50, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
  • 52. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 12. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, tp Hồ Chí Minh, tập II, tr. 482. 13. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr. 314-315. 14. Trần Thị Phụng, Lê Thanh Hải, Phạm Ngọc Thạch, Khảo sát tinh dầu Cần tàu (Apium graveolens L. var. graveolens), Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ hóa hữu cơ toàn quốc lần thứ III (2005), tr. 409-412. 15. Hoàng Tùng (1997), Sơ bộ nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng dược lý của cây rau Cần tây Việt Nam, CTTN dược sĩ đại học, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 16. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 566-568. Tiếng anh 17. Ahmed B, Alam T, Varshney M, Khan SA (2002), “Hepatoprotective activity of two plants belonging to the Apiaceae and the Euphorbiaceae family”, J. Ethnopharmacol, 79(3), pp. 313-316. 18. Albert Y.Leung. Steven Foster (1996), Encyclopedia of common natural ingredients used in food and comestics, Wiley-Interscience , pp. 141-143. 19. Alexander J. MacLeod, Glesni MacLeod, G. Subramanian (1988), “Volatile aroma constituents of celery”, Phytochemistry, Vol. 27, Issue 2, pp. 373– 375. 20. Al-Howiriny T, Alsheikh A, Alqasoumi S, Al-Yahya M, ElTahir K, Rafatullah S (2010), “Gastric antiulcer, antisecretory and cytoprotective properties of celery (Apium graveolens) in rats”, Pharm. Biol., 48(7), 786-793. 21. Chaudhary SK. et al. (1985), “Increased furocoumarin content of celery during storage”, J. Agric. Food Chem., 33(6), pp. 1153–1157.
  • 53. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 22.Cornelia Prisacaru, Anca Irina Burlacu (2009), “Evaluation of the antitoxic effect of Phthalides from Apium graveolens in Acrylamide Intoxication”, Not. Bot. Hort. Agrobot. Clu j, 37 (2), pp.129-133. 23. D.Tsi, B. K. H. Tan (1996), “Effects of celery extract and 3-n-butylphthalide on lipid levels in genetically hypercholesterolaemic (rico) rats”, Clinical and experimental pharmacology and physiology, vol. 23, issue 3, pp. 214–217. 24. D.Tsi, Das NP, Tan BK. (1995), “Effects of aqueous celery (Apium graveolens) extract on lipid parameters of rats fed a high fat diet”, Planta Med., 61(1), pp. 18-21. 25. D.Tsi, B. K. H. Tan (2000), “The mechanism underlying the hypocholesterolaemic activity of aqueous celery extract, its butanol and aqueous fractions in genetically hypercholesterolaemic rico rats”, Life Sciences, Vol. 66, Issue 8 , pp. 755-767. 26. David A. Lewis, Saleh M. Tharib, G. Bryan A. Veitch (1985), “The Anti- inflammatory Activity of Celery Apium graveolens L. (Fam. Umbelliferae)”, Pharmaceutical Biology, Vol. 23(1), pp. 27-32. 27. Doha A. Mohamed, Sahar Y. Al-Okbi (2008), “Evaluation of anti-gout activity of some plant food extract”, Pol. J. Food. Nutr. Sci.,Vol. 58, No.3, pp. 389-395. 28. Dušan Mišić, Irena Zizovic, Marko Stamenić, Ružica Ašanin, Mihailo Ristić, Slobodan D. Petrović, and Dejan Skala (2008), “Antimicrobial activity of celery fruit isolates and SFE process modeling”, Biochemical Engineering Journal, Vol. 42, Issue 2, pp. 148-152. 29. G.-Q. Zheng , Jilun Zhang , P. M. Kenney, Luke K. T. Lam (1993), “Stimulation of Glutathione S-Transferase and Inhibition of Carcinogenesis in Mice by Celery Seed Oil Constituents”, food phytochemicals for prevention, chapter 18, pp. 230–238. 30. Glesni MacLeod and Jennifer M. Amesa (1989), “Volatile components of celery and celeriac”, Phytochemistry, Volume 28(7), pp 1817-1824.
  • 54. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 31. H. M. Asif, M. Akram et al. (2011), “Monograph of Apium graveolens Linn.”, Journal of Medicinal plants research, Vol. 5(8), pp.1494-1496 32. Hu D, Huang XX, Feng YP (1996), “Effects of NBP on purine metabolites in striatum extracellular fluid in four-vessel occlusion rats”, Yao Xue Xue Bao, 31(1), pp. 13 – 17. 33.Jin-zhong Huang, Ying-zhu Chen, Min Su, Hui-fen Zheng, Ya-ping Yang, Jing Chen, Chun-Feng Liu (2010), “dl-3-n-Butylphthalide prevents oxidative damage and reduces mitochondrial dysfunction in an MPP+ - induced cellular model of Parkinson's disease”, Neuroscience Letters,Vol 475, pp. 89-94. 34. Mark C, Houston, M.D., M.S., SCH, ABAAM, FACP, FAHA (2009), Treatment of hypertension with nutraceuticals, vitamins, antioxidants and minerals, Hypertension Institute, pp. 686. 35. Mencherini T, Cau A, Bianco G, Della Loggia R, Aquino RP, Autore G. (2007), “An extract of Apium graveolens var. dulce leaves: structure of the major constituent, apiin, and its anti-inflammatory properties”, J. Pharm. Pharmacol. , 259(6), pp. 891-897. 36. Momin R. A., Nair M.G. (2002), “Antioxidant, cyclooxygenase and topoisomerase inhibitory compounds from Apium graveolens Linn. Seeds”. Phytomedicine. 9(4), pp. 312-318. 37. Muhammad Owais, Ahmed Khan, E. Mohiuddin et al. (2011), “Clinical evaluation of herbal medicines for the treatment of rheumatoid arthritis”, Pakistan Journal of Nutrition, 10(1), pp. 51-53. 38. Ovodova, Golovchenko et al. (2009), “Chemical composition and anti- inflammatory activity of pectic polysaccharide isolated from celery stalks”, Journal Food Chemistry, Vol. 114, No. 2, pp. 610-615. 39. Popović M, Kaurinović B, Trivić S, Mimica-Dukić N, Bursać M (2006), “Effect of celery (Apium graveolens) extracts on some biochemical
  • 55. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 parameters of oxidative stress in mice treated with carbon tetrachloride”, Phytother Res., 20(7), pp. 531-537. 40. Saleh MM, Zwaving J. H., Malingré T. M., Bos R. (1985), “The essential oil of Apium graveolens var. secalinum and its cercaricidal activity”, Pharm. Weekbl. Sci., 7(6), pp.277-279. 41. She Menglan, Pu Fading, Pan Zehui, Mark F. Watson, John F. M. Cannon, Ingrid Holmes-Smith, Eugene V. Kljuykov5, Loy R. Phillippe, Michael G, Pimenov (2005), ”Apiaceae”, Flora of China, 14, pp 1-205. 42. Sultana S., Ahmed S., Jahangir T., Sharma S. (2005), “Inhibitory effect of celery seeds extract on chemically induced hepatocarcinogenesis: modulation of cell proliferation, metabolism and altered hepatic foci development”, Cancer Lett., 221(1), pp. 11-20. 43. Teng CM. et al. (1988), “Inhibition of platelet aggregation by apigenin from Apium graveolens ”, Asia. Pac. J. Pharmacol., 1, pp. 85-89. 44. Wassenhove, F. van., Dirinck, P., Vulsteke, G., Schamp, N. (1990), “Aromatic volatile composition of celery and celeriac cultivars”, HortScience, vol. 25 (5), pp. 556-559. 45. Yao Y., Sang W., Zhou M., Ren G. (2010), “Phenolic composition and antioxidant activities of 11 celery cultivars”, J Food Sci. 75(1), pp 9-13. 46. Zhou K., Wu B., Zhuang Y., Ding L., Liu Z., Qiu F. (2009), “Chemical constituents of fresh celery”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi., 34(12), pp. 1512- 1515. 47. Zhou Y., Taylor B., Smith T. J., Liu Z. P., Clench M., Davies N. W., Rainsford K. D. (2009), “A novel compound from celery seed with a bactericidal effect against Helicobacter pylori”, J. Pharm Pharmacol, 61(8), pp. 1067-107.