SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Download to read offline
Hệ thần kinh tự chủ và tủy thượng thận
Hệ thần kinh tự chủ là bộ phận thần kinh kiểm soát các chức năng quan trọng cua cơ thể như
huyết áp, hoạt động cơ học và bài tiết của hệ tiêu hóa, hoạt động thải nước tiểu của bàng quang,
sự đổ mồ hôi, thân nhiệt và nhiều hoạt động khác của các tạng.
Có bốn nhóm nơrôn tạo nên hệ TKTC:
- Hệ giao cảm
- Hệ phó giao cảm
- Hệ thần kinh ruột
- Nhóm nơrôn của hạ đồi, than não và tủy sống.
Cách tổ chức của hệ thần kinh tự chủ
Bộ phận trung ương của hệ thần kinh tự chủ nằm tại hạ đồi, thân não và tủy sống. Các trung khu
thần kinh cao cấp hơn là hệ viền và một phần của vỏ não có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự
chủ bằng cách truyền tín hiệu cho hạ đồi và các vùng phía dưới của não.
Hệ thần kinh tự chủ là hệ vận động của các tạng, mạch máu và tuyến bài tiết. Thân tế bào của
nơrôn trước hạch ở trong thân não hay tủy sống. Sợi trục của nơrôn vận động có bao myelin
mỏng, tận cùng tại hạch thần kinh tự chủ. Nơrôn sau hạch có thân tế bào nằm trong hạch và sợi
trục không có myelin tận cùng tại tế bào hiệu ứng của các tạng.
Nhìn chung hạch giao cảm nằm gần hệ thần kinh trung ương trong khi hạch phó giao cảm nằm
gần mô hiệu ứng. Đường dẫn truyền thần kinh giao cảm có dây thần kinh trước hạch ngắn và dây
thần kinh sau hạch dài trong khi hệ phó giao cảm có dây thần kinh trước hạch dài và dây thần
kinh sau hạch ngắn.
 Hệ giao cảm
Các dây thần kinh giao cảm có thân tế bào nằm tại sừng bên tủy sống từ T1 đến L2. Sợi trục của
các nơrôn này đi ra khỏi tủy sống qua rễ trước, từ đó nó có thể đi vào chuỗi hạch giao cảm hay
hạch trước sống. Nơrôn sau hạch bắt nguồn từ chuỗi hạch giao cảm hay hạch trước sống. Nơrôn
trước hạch phân phối cho tủy thượng thận bắt nguồn từ sừng bên tủy sống và đi qua chuỗi hạch
giao cảm mà không tạo xináp và theo thần kinh tạng để đến tủy thượng thận, tận cùng tại các tế
bào thần kinh bài tiết epinephrine và norepinephrine vào máu. Các tế bào của tủy thượng thận có
nguồn gốc mô phôi từ mô thần kinh và tương đương với nơrôn sau hạch.
 Hệ phó giao cảm
Các dây thần kinh phó giao cảm có thân tế bào nằm tại nhân thân não hay đoạn cùng của tủy
sống S2-S4. Sợi trục của các nơrôn này đi ra khỏi thân não trong các dây thần kinh sọ III, VII, IX
và X hay đi ra khỏi tủy sống cùng qua các dây thần kinh chậu.
Dây thần kinh phó giao cảm trong thần kinh III đi đến các cơ thắt đồng tử và cơ thể mi của mắt.
Dây thần kinh phó giao cảm trong dây thần kinh VII đi đến các tuyến lệ, mũi, tuyến nước bọt
dưới hàm. Dây thần kinh phó giao cảm trong dây thần kinh IX đi đến tuyến mang tai. Khoảng
75% các dây thần kinh phó giao cảm nằm trong dây thần kinh X. Dây thần kinh X phân phối cho
tim, phổi, thực quản, dạ dày, ruột non, phần gần của đại tràng, gan, túi mật, tụy và phần trên niệu
quản.
Các dây thần kinh cùng phân phối cho đại tràng xuống, trực tràng, bàng quang và phần dưới của
niệu quản và cơ quan sinh dục.
Đặc điểm căn bản của chức năng giao cảm và phó giao cảm
Hai chất TGTK quan trọng nhất của hệ thần kinh tự chủ là acetylcholine và norepinephrine.
Nơrôn thần kinh tự chủ bài tiết acetylcholine được gọi là nơrôn cholinergic, nơrôn bài tiết
norepinephrine được gọi là nơrôn adrenergic. Tất cả các nơrôn trước hạch của hệ giao cảm và
phó giao cảm là cholinergic. Acetylcholine và các chất giống acetylcholine kích thích các nơrôn
sau hạch giao cảm và phó giao cảm.
Hầu như tất cả các nơrôn sau hạch của hệ phó giao cảm bài tiết acetylcholine, là thần kinh
cholinergic. Một số nơrôn sau hạch giao cảm bài tiết norepinephrine, là thần kinh adrenergic.
Tuy nhiên một số nơrôn sau hạch giao cảm lại là thần kinh cholinergic. Các dây thần kinh này
phân phối cho tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch máu.
 Tổng hợp và bài tiết acetylcholine và norepinephrine trong các tận cùng thần kinh
sau hạch.
Acetylcholine được tổng hợp trong đầu thần kinh tận cùng của dây thần kinh cholinergic qua sự
kết hợp của acetyl-coenzym A với choline. Một khi được phóng thích ra khỏi tận cùng thần kinh
cholinergic acetylcholine được thoái hóa nhanh chóng bởi acetylcholinesterase thành acetate và
choline. Choline dduwwojc vận chuyển trở lại vào sợi trục để tổng hợp acetylcholine trở lại.
Norepinephrine và epinephrine được tổng hợp từ aminoacid tyrosine. Tyrosine được biến dổi
thành DOPA rồi thành dopamine và cuối cùng thành norepinephrine. Trong tủy thượng thận
phản ứng này tiếp tục một bước nữa để biến 80% norepinephrine thành epinephrine. Tác dụng
của norepinephrine chấm dứt khi được lấy trở lại vào tận cùng thần kinh hay khuếch tán từ tận
cùng thần kinh vào dịch xung quanh. Khi vào trở lại trong sợi trục norepinephrine được đưa vào
trong các túi hay bị thoái hóa bởi mono-amino-oxidase (MAO).
 Thụ thể trên cơ quan hiệu ứng
- Thụ thể cholinergic được chia thành thụ thể muscarinic và nicotinic. Thụ thể muscarinic
được tìm thấy trên tất cả các tế bào hiệu ứng được phân phối các nơrôn sau hạch của hệ thần
kinh phó giao cảm cũng như các nơrôn sau hạch cholinergic của hệ thần kinh giao cảm. Thụ
thể nicotinic được tìm thấy trong các xináp giữa các nơrôn trước hạch và sau hạch cũng như
tại nơi tiếp hợp thần kinh cơ vân.
- Thụ thể adrenergic được chia thành thụ thể  và β, liên kết với protein G. Norepinephrine và
epinephrine có ái lực hơi khác nhau với thụ thể  và β. Norepinephrine kích thích chủ yếu
thụ thể  nhưng nó cũng kích thích thụ thể β ở mức thấp hơn. Epinephrine kích thích cả hai
loại thụ thể hầu như tương đương. Tác dụng tương đối của norepinephrine và epinephrine
trên các cơ quan phụ thuộc các loại thụ thể trên các cơ quan này.
+ Kích thích thụ thể  gây co mạch, giãn đồng tử, co cơ thắt tiêu hóa và bàng quang và co
cơ dựng lông.
+ Thụ thể β được chia thành thụ thể β1, β2 và 3. Kích thích thụ thể β1 làm tăng nhịp tim
và sự co bóp cơ tim. Kích thích thụ thể β2 làm giãn mạch cơ vân, giãn phế quản, giãn cơ
tử cung, sinh nhiệt và thủy phân glucose. Kích thích thụ thể 3 của tế bào mỡ khiến các
tế bào này bài tiết leptin, đến kích thích nơrôn hạ đồi của trung tâm thèm ăn.
 Tác dụng kích thích và ức chế của hệ giao cảm và phó giao cảm
Kích thích hệ giao cảm có tác dụng kích thích tại một số cơ quan nhưng tác dụng ức chế tại một
số cơ quan khác. Hệ phó giao cảm cũng vậy. Đôi khi cả hai hệ thần kinh này cùng tác dụng lên
một cơ quan với một hệ làm tăng hoạt động còn hệ kia làm giảm hoạt động tuy nhiên đối với
phần lớn các cơ quan thì có một hệ sẽ trội hơn.
 Tác dụng của hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan chuyên biệt
 Mắt. Hai chức năng của mắt do hệ thần kinh tự chủ kiểm soát là thay đổi đường kính đồng tử
và độ khúc xạ của thấu kính. Kích thích hệ giao cảm làm co cơ tia của mống mắt, gây giãn
đồng tử, trong khi kích thích hệ phó giao cảm làm co cơ thắt của mống mắt, gây co đồng tử.
Sự gia tăng độ khúc xạ của thấu kính mắt hoàn toàn do hệ phó giao cảm kiểm soát. Kích
thích hệ phó giao cảm gây co cơ thể mi, làm trùng dây chằng treo thấu kính và làm cho thấu
kính phồng lên. Điều này giúp cho mắt nhìn gần.
 Các tuyến của cơ thể. Các tuyến mũi, nước bọt và tiêu hóa do hệ phó giao cảm kích thích bài
tiết một lượng lớn chất tiết chứa nhiều nước. Hệ giao cảm gây co mạch phân phối cho các
tuyến nên thường làm giảm tốc độ bài tiết của các tuyến này. Hệ giao cảm có tác dụng trực
tiếp trên các tế bào tuyến gây bài tiết một chất tiết nhiều enzym và chất nhầy.
Tuyến mồ hôi bài tiết nhiều mồ hôi khi kích thích hệ giao cảm. Hệ phó giao cảm không có
tác dụng trên sự bài tiết mồ hôi. Dây thần kinh giao cảm đến tuyến mồ hôi là thần kinh
cholinergic; hầu hết các dây thần kinh giao cảm khác là adrenergic.
Tuyến tại nách bài tiết một chất tiết đặc, có mùi, dưới sự kích thích của hệ giao cảm. Các
tuyến này không đáp ứng với hệ phó giao cảm. Dây thần kinh giao cảm đến tuyến tại nách là
thần kinh adrenergic.
 Đám rối thần kinh trong thành hệ tiêu hóa. Hệ giao cảm và phó giao cảm làm tăng hoặc
giảm hoạt động của hệ tiêu hóa chủ yếu bằng cách làm tăng hay giảm tác động lên hệ thần
kinh ruột. Nhìn chung hệ phó giao cảm làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa. Hoạt động bình
thường của hệ tiêu hóa ít chịu ảnh hưởng của hệ giao cảm nhưng sự kích thích mạnh hệ giao
cảm ức chế nhu động và làm tăng trương lực của của các cơ thắt tiêu hóa.
 Tim. Kích thích hệ giao cảm làm tăng tần số và cường độ co bóp cơ tim. Hệ phó giao cảm có
tác dụng ngược lại.
 Mạch máu đại tuần hoàn. Kích thích giao cảm gây co mạch, đặc biệt là mạch máu của các
tạng trong bụng và mạch máu da của các chi.
 Huyết áp động mạch. Huyết áp được quyết định bởi lực đẩy máu của tim và sức cản đối với
sự lưu thông máu qua các mạch máu. Kích thích hệ giao cảm làm tăng lực đẩy của tim và sức
cản đối với dòng máu, dẫn đến tăng huyết áp động mạch. Kích thích hệ phó giao cảm làm
giảm lực đẩy của tim nhưng không có tác dụng lên sức cản ngoại biên, dẫn đến giảm nhẹ
huyết áp động mạch.
 Chức năng của tủy thượng thận
Kích thích các dây thần kinh giao cảm đên tủy thượng thận làm cho một lượng lớn epinephrine
và norepinephrine được phóng thích vào máu. Khoảng 80% chất tiết là epinephrine và 20% là
norepinephrine. Tác dụng của epinephrine và norepinephrine được phóng thích từ tủy thượng
thận kéo dài 5-10 lần hơn nếu được bài tiết từ các nơrôn giao cảm vì các hormone này bị lấy ra
khỏi máu chậm hơn.
Norepinephrine lưu thông trong máu gây co mạch, làm tăng nhịp và sức co bóp của tim, ức chế
hệ tiêu hóa và làm giãn đồng tử. Epinephrine lưu thông trong máu, do tác dụng kích thích mạnh
các thụ thể β nên có tác dụng trên tim nhiều hơn là norepinephrine. Epinephrine chỉ gây co mạch
yếu tại cơ, dẫn đến tăng nhẹ huyết áp động mạch nhưng làm tăng nhiều cung lượng tim.
Epinephrine và norepinephrine được phóng thích từ tủy thượng thận cùng lúc với khi các cơ
quan bị kích thích bởi hệ giao cảm. Cơ chế cặp đôi này trong sự kích thích hệ giao cảm bảo đảm
hiệu quả tối ưu khi cần đến.
 Trương lực giao cảm và phó giao cảm
Hoạt động căn bản của hệ giao cảm và phó giao cảm được gọi là trương lực giao cảm và phó
giao cảm. Bình thường trương lực giao cảm gây co tiểu động mạch hệ đại tuần hoàn làm đường
kính động mạch giảm còn một nửa trong khi trương lực hệ phó giao cảm duy trì cử động bình
thường của hệ tiêu hóa.
 Sự phóng thích toàn thể của hệ thần kinh tự chủ
Trong một số trường hợp hệ giao cảm hoạt động rất mạnh và gây ra một phản ứng rộng khắp cơ
thể được gọi là đáp ứng báo động hay đáp ứng stress. Trường hợp khác sự hoạt hóa giao cảm xảy
ra tại các vùng riêng lẻ; thí dụ giãn mạch và đổ mồ hôi do tăng nhiệt độ tại chỗ. Hệ phó giao cảm
thường chịu trách nhiệm cho những thay đổi chuyên biệt trong chức năng của các tạng, thí dụ
thay đổi trong sự bài tiết nước bọt và dạ dày hay tống chất thải ra khỏi bàng quang hay trực
tràng.
Tác dụng toàn thể của hệ giao cảm có thể do sợ hãi, tức giận hay đau nhiều. Đáp ứng báo động
hay đáp ứng stress thường được gọi là phản ứng chiến đấu hay là chạy. Tác dụng toàn thể của hệ
giao cảm làm tăng huyết áp, lưu lượng máu đến cơ, đường huyết, thủy phân glycogen, kích hoạt
hệ thần kinh và giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa và thận và thời gian đông máu ngắn hơn.
Các tác dụng này cho phép người ta có thể thực hiện những hoạt động nặng hơn nhiều mà bình
thường khó có thể thực hiện.
Trung tâm điều hòa hệ TKTC là hạ đồi
Hệ TKTC được điều hòa bởi hạ đồi là trung tâm thần kinh có rất nhiều chức năng liên qua đến
- Sự điều hòa thân nhiệt
- Việc ăn và uống
- Nhịp tim và huyết áp
- Hoạt động bài xuất chất thải
- Hoạt động tình dục
- Sự tạo sữa
- Sự tăng trưởng

More Related Content

What's hot

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙSoM
 
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬAHỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬASoM
 
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦVIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦSoM
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sốngSong sau
 
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINHGIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINHTín Nguyễn-Trương
 
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤUHÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤUSoM
 
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinhDr NgocSâm
 
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)SoM
 
Tiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoTiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoSauDaiHocYHGD
 
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực Bs. Nhữ Thu Hà
 
BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
ĐÁI RA MÁU _ TIỂU MÁU
ĐÁI RA MÁU _ TIỂU MÁUĐÁI RA MÁU _ TIỂU MÁU
ĐÁI RA MÁU _ TIỂU MÁUSoM
 
ÁP XE PHỔI.docx
ÁP XE PHỔI.docxÁP XE PHỔI.docx
ÁP XE PHỔI.docxSoM
 
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTMÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTSoM
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DASoM
 

What's hot (20)

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
 
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬAHỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
 
Tiếng tim
Tiếng timTiếng tim
Tiếng tim
 
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦVIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sống
 
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINHGIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
 
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤUHÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
 
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
 
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xươngDấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
 
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
 
Não bộ
Não bộNão bộ
Não bộ
 
Tiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoTiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng ho
 
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
 
BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09BLách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
ĐÁI RA MÁU _ TIỂU MÁU
ĐÁI RA MÁU _ TIỂU MÁUĐÁI RA MÁU _ TIỂU MÁU
ĐÁI RA MÁU _ TIỂU MÁU
 
ÁP XE PHỔI.docx
ÁP XE PHỔI.docxÁP XE PHỔI.docx
ÁP XE PHỔI.docx
 
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTMÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DA
 

Similar to HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN

VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGSoM
 
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCMCác chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Co che chong stress
Co che chong stressCo che chong stress
Co che chong stresstaka_team
 
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhViet Nguyen
 
VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptx
VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptxVAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptx
VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptxLimDanhDng
 
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptxBài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptxDr K-OGN
 
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv GiangNguyn317
 
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023TrmBo99
 
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Long Nguyen
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docHongBiThi1
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiếtLam Nguyen
 
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdftailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdfKhion12
 
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨCTHUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨCSoM
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 

Similar to HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN (20)

He tuan hoan p3
He tuan hoan p3He tuan hoan p3
He tuan hoan p3
 
He tuan hoan p3
He tuan hoan p3He tuan hoan p3
He tuan hoan p3
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
 
than kinh.PDF
than kinh.PDFthan kinh.PDF
than kinh.PDF
 
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCMCác chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
 
Co che chong stress
Co che chong stressCo che chong stress
Co che chong stress
 
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
 
Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)
 
VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptx
VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptxVAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptx
VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptx
 
Gp.than kinh
Gp.than kinhGp.than kinh
Gp.than kinh
 
Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)
 
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptxBài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
 
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
 
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
 
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiết
 
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdftailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
 
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨCTHUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfHongBiThi1
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 

HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN

  • 1. Hệ thần kinh tự chủ và tủy thượng thận Hệ thần kinh tự chủ là bộ phận thần kinh kiểm soát các chức năng quan trọng cua cơ thể như huyết áp, hoạt động cơ học và bài tiết của hệ tiêu hóa, hoạt động thải nước tiểu của bàng quang, sự đổ mồ hôi, thân nhiệt và nhiều hoạt động khác của các tạng. Có bốn nhóm nơrôn tạo nên hệ TKTC: - Hệ giao cảm - Hệ phó giao cảm - Hệ thần kinh ruột - Nhóm nơrôn của hạ đồi, than não và tủy sống. Cách tổ chức của hệ thần kinh tự chủ Bộ phận trung ương của hệ thần kinh tự chủ nằm tại hạ đồi, thân não và tủy sống. Các trung khu thần kinh cao cấp hơn là hệ viền và một phần của vỏ não có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự chủ bằng cách truyền tín hiệu cho hạ đồi và các vùng phía dưới của não. Hệ thần kinh tự chủ là hệ vận động của các tạng, mạch máu và tuyến bài tiết. Thân tế bào của nơrôn trước hạch ở trong thân não hay tủy sống. Sợi trục của nơrôn vận động có bao myelin mỏng, tận cùng tại hạch thần kinh tự chủ. Nơrôn sau hạch có thân tế bào nằm trong hạch và sợi trục không có myelin tận cùng tại tế bào hiệu ứng của các tạng. Nhìn chung hạch giao cảm nằm gần hệ thần kinh trung ương trong khi hạch phó giao cảm nằm gần mô hiệu ứng. Đường dẫn truyền thần kinh giao cảm có dây thần kinh trước hạch ngắn và dây thần kinh sau hạch dài trong khi hệ phó giao cảm có dây thần kinh trước hạch dài và dây thần kinh sau hạch ngắn.  Hệ giao cảm Các dây thần kinh giao cảm có thân tế bào nằm tại sừng bên tủy sống từ T1 đến L2. Sợi trục của các nơrôn này đi ra khỏi tủy sống qua rễ trước, từ đó nó có thể đi vào chuỗi hạch giao cảm hay hạch trước sống. Nơrôn sau hạch bắt nguồn từ chuỗi hạch giao cảm hay hạch trước sống. Nơrôn trước hạch phân phối cho tủy thượng thận bắt nguồn từ sừng bên tủy sống và đi qua chuỗi hạch giao cảm mà không tạo xináp và theo thần kinh tạng để đến tủy thượng thận, tận cùng tại các tế bào thần kinh bài tiết epinephrine và norepinephrine vào máu. Các tế bào của tủy thượng thận có nguồn gốc mô phôi từ mô thần kinh và tương đương với nơrôn sau hạch.  Hệ phó giao cảm
  • 2. Các dây thần kinh phó giao cảm có thân tế bào nằm tại nhân thân não hay đoạn cùng của tủy sống S2-S4. Sợi trục của các nơrôn này đi ra khỏi thân não trong các dây thần kinh sọ III, VII, IX và X hay đi ra khỏi tủy sống cùng qua các dây thần kinh chậu. Dây thần kinh phó giao cảm trong thần kinh III đi đến các cơ thắt đồng tử và cơ thể mi của mắt. Dây thần kinh phó giao cảm trong dây thần kinh VII đi đến các tuyến lệ, mũi, tuyến nước bọt dưới hàm. Dây thần kinh phó giao cảm trong dây thần kinh IX đi đến tuyến mang tai. Khoảng 75% các dây thần kinh phó giao cảm nằm trong dây thần kinh X. Dây thần kinh X phân phối cho tim, phổi, thực quản, dạ dày, ruột non, phần gần của đại tràng, gan, túi mật, tụy và phần trên niệu quản. Các dây thần kinh cùng phân phối cho đại tràng xuống, trực tràng, bàng quang và phần dưới của niệu quản và cơ quan sinh dục. Đặc điểm căn bản của chức năng giao cảm và phó giao cảm Hai chất TGTK quan trọng nhất của hệ thần kinh tự chủ là acetylcholine và norepinephrine. Nơrôn thần kinh tự chủ bài tiết acetylcholine được gọi là nơrôn cholinergic, nơrôn bài tiết norepinephrine được gọi là nơrôn adrenergic. Tất cả các nơrôn trước hạch của hệ giao cảm và phó giao cảm là cholinergic. Acetylcholine và các chất giống acetylcholine kích thích các nơrôn sau hạch giao cảm và phó giao cảm. Hầu như tất cả các nơrôn sau hạch của hệ phó giao cảm bài tiết acetylcholine, là thần kinh cholinergic. Một số nơrôn sau hạch giao cảm bài tiết norepinephrine, là thần kinh adrenergic. Tuy nhiên một số nơrôn sau hạch giao cảm lại là thần kinh cholinergic. Các dây thần kinh này phân phối cho tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch máu.  Tổng hợp và bài tiết acetylcholine và norepinephrine trong các tận cùng thần kinh sau hạch. Acetylcholine được tổng hợp trong đầu thần kinh tận cùng của dây thần kinh cholinergic qua sự kết hợp của acetyl-coenzym A với choline. Một khi được phóng thích ra khỏi tận cùng thần kinh cholinergic acetylcholine được thoái hóa nhanh chóng bởi acetylcholinesterase thành acetate và choline. Choline dduwwojc vận chuyển trở lại vào sợi trục để tổng hợp acetylcholine trở lại. Norepinephrine và epinephrine được tổng hợp từ aminoacid tyrosine. Tyrosine được biến dổi thành DOPA rồi thành dopamine và cuối cùng thành norepinephrine. Trong tủy thượng thận phản ứng này tiếp tục một bước nữa để biến 80% norepinephrine thành epinephrine. Tác dụng của norepinephrine chấm dứt khi được lấy trở lại vào tận cùng thần kinh hay khuếch tán từ tận cùng thần kinh vào dịch xung quanh. Khi vào trở lại trong sợi trục norepinephrine được đưa vào trong các túi hay bị thoái hóa bởi mono-amino-oxidase (MAO).
  • 3.  Thụ thể trên cơ quan hiệu ứng - Thụ thể cholinergic được chia thành thụ thể muscarinic và nicotinic. Thụ thể muscarinic được tìm thấy trên tất cả các tế bào hiệu ứng được phân phối các nơrôn sau hạch của hệ thần kinh phó giao cảm cũng như các nơrôn sau hạch cholinergic của hệ thần kinh giao cảm. Thụ thể nicotinic được tìm thấy trong các xináp giữa các nơrôn trước hạch và sau hạch cũng như tại nơi tiếp hợp thần kinh cơ vân. - Thụ thể adrenergic được chia thành thụ thể  và β, liên kết với protein G. Norepinephrine và epinephrine có ái lực hơi khác nhau với thụ thể  và β. Norepinephrine kích thích chủ yếu thụ thể  nhưng nó cũng kích thích thụ thể β ở mức thấp hơn. Epinephrine kích thích cả hai loại thụ thể hầu như tương đương. Tác dụng tương đối của norepinephrine và epinephrine trên các cơ quan phụ thuộc các loại thụ thể trên các cơ quan này. + Kích thích thụ thể  gây co mạch, giãn đồng tử, co cơ thắt tiêu hóa và bàng quang và co cơ dựng lông. + Thụ thể β được chia thành thụ thể β1, β2 và 3. Kích thích thụ thể β1 làm tăng nhịp tim và sự co bóp cơ tim. Kích thích thụ thể β2 làm giãn mạch cơ vân, giãn phế quản, giãn cơ tử cung, sinh nhiệt và thủy phân glucose. Kích thích thụ thể 3 của tế bào mỡ khiến các tế bào này bài tiết leptin, đến kích thích nơrôn hạ đồi của trung tâm thèm ăn.  Tác dụng kích thích và ức chế của hệ giao cảm và phó giao cảm Kích thích hệ giao cảm có tác dụng kích thích tại một số cơ quan nhưng tác dụng ức chế tại một số cơ quan khác. Hệ phó giao cảm cũng vậy. Đôi khi cả hai hệ thần kinh này cùng tác dụng lên một cơ quan với một hệ làm tăng hoạt động còn hệ kia làm giảm hoạt động tuy nhiên đối với phần lớn các cơ quan thì có một hệ sẽ trội hơn.  Tác dụng của hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan chuyên biệt  Mắt. Hai chức năng của mắt do hệ thần kinh tự chủ kiểm soát là thay đổi đường kính đồng tử và độ khúc xạ của thấu kính. Kích thích hệ giao cảm làm co cơ tia của mống mắt, gây giãn đồng tử, trong khi kích thích hệ phó giao cảm làm co cơ thắt của mống mắt, gây co đồng tử. Sự gia tăng độ khúc xạ của thấu kính mắt hoàn toàn do hệ phó giao cảm kiểm soát. Kích thích hệ phó giao cảm gây co cơ thể mi, làm trùng dây chằng treo thấu kính và làm cho thấu kính phồng lên. Điều này giúp cho mắt nhìn gần.  Các tuyến của cơ thể. Các tuyến mũi, nước bọt và tiêu hóa do hệ phó giao cảm kích thích bài tiết một lượng lớn chất tiết chứa nhiều nước. Hệ giao cảm gây co mạch phân phối cho các tuyến nên thường làm giảm tốc độ bài tiết của các tuyến này. Hệ giao cảm có tác dụng trực tiếp trên các tế bào tuyến gây bài tiết một chất tiết nhiều enzym và chất nhầy. Tuyến mồ hôi bài tiết nhiều mồ hôi khi kích thích hệ giao cảm. Hệ phó giao cảm không có tác dụng trên sự bài tiết mồ hôi. Dây thần kinh giao cảm đến tuyến mồ hôi là thần kinh cholinergic; hầu hết các dây thần kinh giao cảm khác là adrenergic. Tuyến tại nách bài tiết một chất tiết đặc, có mùi, dưới sự kích thích của hệ giao cảm. Các tuyến này không đáp ứng với hệ phó giao cảm. Dây thần kinh giao cảm đến tuyến tại nách là thần kinh adrenergic.
  • 4.  Đám rối thần kinh trong thành hệ tiêu hóa. Hệ giao cảm và phó giao cảm làm tăng hoặc giảm hoạt động của hệ tiêu hóa chủ yếu bằng cách làm tăng hay giảm tác động lên hệ thần kinh ruột. Nhìn chung hệ phó giao cảm làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa. Hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa ít chịu ảnh hưởng của hệ giao cảm nhưng sự kích thích mạnh hệ giao cảm ức chế nhu động và làm tăng trương lực của của các cơ thắt tiêu hóa.  Tim. Kích thích hệ giao cảm làm tăng tần số và cường độ co bóp cơ tim. Hệ phó giao cảm có tác dụng ngược lại.  Mạch máu đại tuần hoàn. Kích thích giao cảm gây co mạch, đặc biệt là mạch máu của các tạng trong bụng và mạch máu da của các chi.  Huyết áp động mạch. Huyết áp được quyết định bởi lực đẩy máu của tim và sức cản đối với sự lưu thông máu qua các mạch máu. Kích thích hệ giao cảm làm tăng lực đẩy của tim và sức cản đối với dòng máu, dẫn đến tăng huyết áp động mạch. Kích thích hệ phó giao cảm làm giảm lực đẩy của tim nhưng không có tác dụng lên sức cản ngoại biên, dẫn đến giảm nhẹ huyết áp động mạch.  Chức năng của tủy thượng thận Kích thích các dây thần kinh giao cảm đên tủy thượng thận làm cho một lượng lớn epinephrine và norepinephrine được phóng thích vào máu. Khoảng 80% chất tiết là epinephrine và 20% là norepinephrine. Tác dụng của epinephrine và norepinephrine được phóng thích từ tủy thượng thận kéo dài 5-10 lần hơn nếu được bài tiết từ các nơrôn giao cảm vì các hormone này bị lấy ra khỏi máu chậm hơn. Norepinephrine lưu thông trong máu gây co mạch, làm tăng nhịp và sức co bóp của tim, ức chế hệ tiêu hóa và làm giãn đồng tử. Epinephrine lưu thông trong máu, do tác dụng kích thích mạnh các thụ thể β nên có tác dụng trên tim nhiều hơn là norepinephrine. Epinephrine chỉ gây co mạch yếu tại cơ, dẫn đến tăng nhẹ huyết áp động mạch nhưng làm tăng nhiều cung lượng tim. Epinephrine và norepinephrine được phóng thích từ tủy thượng thận cùng lúc với khi các cơ quan bị kích thích bởi hệ giao cảm. Cơ chế cặp đôi này trong sự kích thích hệ giao cảm bảo đảm hiệu quả tối ưu khi cần đến.  Trương lực giao cảm và phó giao cảm Hoạt động căn bản của hệ giao cảm và phó giao cảm được gọi là trương lực giao cảm và phó giao cảm. Bình thường trương lực giao cảm gây co tiểu động mạch hệ đại tuần hoàn làm đường kính động mạch giảm còn một nửa trong khi trương lực hệ phó giao cảm duy trì cử động bình thường của hệ tiêu hóa.  Sự phóng thích toàn thể của hệ thần kinh tự chủ Trong một số trường hợp hệ giao cảm hoạt động rất mạnh và gây ra một phản ứng rộng khắp cơ thể được gọi là đáp ứng báo động hay đáp ứng stress. Trường hợp khác sự hoạt hóa giao cảm xảy ra tại các vùng riêng lẻ; thí dụ giãn mạch và đổ mồ hôi do tăng nhiệt độ tại chỗ. Hệ phó giao cảm
  • 5. thường chịu trách nhiệm cho những thay đổi chuyên biệt trong chức năng của các tạng, thí dụ thay đổi trong sự bài tiết nước bọt và dạ dày hay tống chất thải ra khỏi bàng quang hay trực tràng. Tác dụng toàn thể của hệ giao cảm có thể do sợ hãi, tức giận hay đau nhiều. Đáp ứng báo động hay đáp ứng stress thường được gọi là phản ứng chiến đấu hay là chạy. Tác dụng toàn thể của hệ giao cảm làm tăng huyết áp, lưu lượng máu đến cơ, đường huyết, thủy phân glycogen, kích hoạt hệ thần kinh và giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa và thận và thời gian đông máu ngắn hơn. Các tác dụng này cho phép người ta có thể thực hiện những hoạt động nặng hơn nhiều mà bình thường khó có thể thực hiện. Trung tâm điều hòa hệ TKTC là hạ đồi Hệ TKTC được điều hòa bởi hạ đồi là trung tâm thần kinh có rất nhiều chức năng liên qua đến - Sự điều hòa thân nhiệt - Việc ăn và uống - Nhịp tim và huyết áp - Hoạt động bài xuất chất thải - Hoạt động tình dục - Sự tạo sữa - Sự tăng trưởng