SlideShare a Scribd company logo
1 of 45
QUẢNG BÌNH, 2018
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ
PHAN THỊ ANH TÚ
ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA NẤM MỐI ĐEN
(Xerula radicata) TRÊN CƠ CHẤT MÙN CƯA TẠI ĐỒNG
HỚI – QUẢNG BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
QUẢNG BÌNH, 2018
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA NẤM MỐI ĐEN
(Xerula radicata) TRÊN CƠ CHẤT MÙN CƯA TẠI ĐỒNG
HỚI – QUẢNG BÌNH
Họ tên sinh viên: Phan Thị Anh Tú
Mã số sinh viên: DQB05140049
Chuyên ngành: Sư phạm Sinh
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hương Bình
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
của Th.S Nguyễn Thị Hương Bình. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.
Quảng Bình, ngày 13 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Anh Tú
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
Th.S Nguyễn Thị Hương Bình
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CÃM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự hỗ
trợ từ nhiều người, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Quý thầy, cô giáo trong khoa Nông - Lâm - Ngư trường Đại học Quảng Bình
đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, làm nền móng để tôi thực hiện đề tài và
làm tốt công việc sau này.
Cô Nguyễn Thị Hương Bình, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành chuyên đề báo cáo thực tập này.
Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Trung tâm tiến bộ khoa học công nghệ
Quảng bình, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt
quá trình thực tập tại trung tâm.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị phòng Công nghệ sinh học của Trung
tâm tiến bộ khoa học công nghệ Quảng Bình đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu
thực tế để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời cảm ơn trường Đại học Quảng Bình đã tạo cho tôi có cơ hội được
thực tập nơi mà tôi yêu thích, cho tôi bước ra đời sống thực tế để áp dụng những
kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này tôi nhận ra
nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc trồng nấm để giúp ích cho công việc sau này
của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực hiện khóa luận tôi
không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
quý thầy cô.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÃM ƠN
DANH MỤC CÁC BÃNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH ÃNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Phần I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................2
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................................9
8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI....................................................................................................9
Phần II. NỘI DUNG................................................................................................10
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................10
1.1. TỔNG QUAN VỀ NẤM MỐI ĐEN................................................................ 10
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố....................................................................................10
1.1.2. Phân loại và đặc điểm sinh học ......................................................................10
1.1.3. Giá trị của nấm mối đen .................................................................................12
1.1.4. Một số bệnh hại nấm mối đen thường gặp......................................................13
1.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẤT MÙN CƯA...................................................... 13
1.2.1. Mùn cưa là phế liệu nông nghiệp và những vấn đề phát sinh về môi trường 13
1.2.2. Thành phần về mùn cưa .................................................................................14
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NẤM MỐI ĐEN................................................17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu nấm mối đen trên thế giới...........................................17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu nấm mối đen trong nước.............................................18
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐẤT ĐAI VÙNG NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................... 18
Chương II: KẾT QUÃ NGHIÊN CỨU VÀ THÃO LUẬN................................20
2.1. Theo dõi tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa............................... 20
2.2. Theo dõi thời gian xuất hiện quả thế và quá trình thu hoạch ............................ 21
2.3. Theo dõi đặc điểm hình thái sinh trưởng của nấm mối đen .............................. 22
2.4. Đánh giá về năng suất .......................................................................................25
2.5. Tình hình bệnh hại của nấm mối đen ................................................................ 26
2.6. Những thuận lợi và khó khăn.............................................................................26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................27
3.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................27
3.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................... 27
PHỤ LỤC.................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHÃO ......................................................................................32
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC BÃNG BIỂU
Bảng 1: Tốc độ lan tơ của nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa.................................20
Bảng 2: Thời gian xuất hiện quả thể và thu hoạch....................................................21
Bảng 3: Hình thái sinh trưởng của nấm mối đen (tính từ thời gian bắt đầu phủ
luống). .......................................................................................................................22
Bảng 4: Năng suất của nấm mối đen.........................................................................25
Bảng 5: Tỷ lệ bệnh hại nấm trên các công thức thí nghiệm......................................26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC HÌNH ÃNH
Hình 1: Quy trình trồng nấm mối đen.................................................................4
Hình 2: Cấu tạo của nấm mối đen.....................................................................11
Hình 3: Chu trình sống của nấm mối đen .........................................................11
Hình 4: Mùn cưa cao su ....................................................................................14
Hình 5: Cấu trúc phân tử Cellulose...................................................................15
Hình 6: Cấu trúc phân tử Lignin .......................................................................15
Hình 7: Cấu trúc phân tử Hemicellulose...........................................................16
Hình 8: Biểu đồ tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa....................20
Hình 9: Biểu đồ chiều dài thân của nấm mối đen .............................................23
Hình 10: Biểu đồ đường kính mũ của nấm mối đen.........................................23
Hình 11: Biểu đồ đường kính gốc của nấm mối đen ........................................24
Hình 12: Năng suất nấm mối đen......................................................................25
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT: Công thức
TB: Trung bình
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nấm mối đen (Xerula radicata), thuộc họ Physalacriaceae là một loại nấm có
từ tự nhiên và chỉ thường vào đầu mùa mưa nên nấm mối đen rất hiếm và được xem
là đặc sản, chính vì vậy mà nấm mối đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Loại nấm
này còn được biết đến như là một loại nấm có tính dược liệu cao. Chính vì vậy tôi
quyết định chọn đề tài “Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen (Xerula
radicata) trên cơ chất mùn cưa tại Đồng Hới – Quảng Bình”. Nhằm bước đầu
đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của nấm mối đen ở điều kiện khí hậu
Đồng Hới – Quảng Bình và góp phần bổ sung thêm các quy trình kỹ thuật trồng
nấm đem lại năng suất cao. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu cho sinh viên bộ
môn Sinh học, nông nghiệp và những ai quan tâm đến sản xuất giống nấm mối đen.
- Đề tài này được thực hiện từ tháng 12/ 2017 đến tháng 04/ 2018 tại Trung
tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ Quảng Bình. Thí nghiệm trồng thử
nghiệm giống nấm mối đen được tiến hành với hai hình thức: Trồng trong bịch
(công thức 1 – CT1) và trồng phủ luống (công thức 2 – CT2) theo quy trình trồng
nấm mối đen bao gồm các bước: Xử lý nghiên liệu (ủ nguyên liệu, đảo đống ủ, trộn
nguyên liệu với chất phụ gia và đóng bịch), hấp thanh trùng, cấy giống, ươm sợi
nấm, phủ đất, chăm sóc và thu hoạch.
- Từ thí nghiệm trên ta tiến hành và theo dõi các chỉ tiêu sau: theo dõi tốc độ
lan tơ của nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa, thời gian xuất hiện quả thể và quá
trình thu hoạch, hình thái sinh trưởng của nấm mối đen, đánh giá về năng xuất, tình
hình bệnh hại nấm. Qua đó đối chiếu hai CT1 và CT2, đánh giá khả năng sinh
trưởng của nấm trên cơ chất mùn cưa tại Đồng Hới - Quảng Bình.
1
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Phần I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nấm ăn nói chung là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho
con người, hàm lượng protein (đạm thực vật) có trong nấm tương đương với thịt, cá
và rất giàu chất khoáng, acid amin. [12]
Trong những năm trở lại đây, ngành trồng nấm được phát triển mạnh mẽ.
Ngày càng có nhiều người biết đến tác dụng của nấm hơn. Sản lượng nấm thu
hoạch mỗi năm tăng lên rõ rệt. Nghề trồng nấm không những tạo nên nguồn thức ăn
sạch cho con người mà còn góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho
những người lao động, không những thế trồng nấm còn giúp cho môi trường giảm
thiểu sự ô nhiễm như hiện nay. Nghề trồng nấm đã tận dụng tất cả các phế thải
trong nông nghiệp cũng như công nghiệp ví dụ như rơm rạ, bã mía, mùn cưa hay
mạt cao su và bông vải. Nước ta có điều kiện thời tiết thuận lợi cho các loài nấm
phát triển. Với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho việc trồng nấm
quanh năm. Cùng với nguồn nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động đông càng
giúp cho nghề trồng nấm ở nước ta phát triển mạnh mẽ.
Mặt khác, nấm còn là nguồn dược liệu quý hiếm mà con người đang dần biết
đến. Trong đó, nấm mối đen (Xerula radicata) được biết đến như là một loại nấm
có tính dược liệu cao. Nó chứa nhiều oudenone là một trong những dược chất hóa
học quan trọng. Oudenone có tác dụng điều trị và ức chế các khối u ác tính phát
sinh trong mô (như mô liên kết, xương, sụn, hoặc cơ vân). Đặc biệt, nấm mối đen
có thể được sử dụng làm thực phẩm chức năng và thuốc tự nhiên để phòng ngừa
thương tích phổi trên chuột. [14]
Nấm mối đen chứa canxi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng khác
đem lại lợi ích cho dạ dày và lá lách của con người, chữa bệnh trĩ và giảm lipid, nó
cũng tốt cho việc điều trị tiêu chảy và biếng ăn. Do có hàm lượng phốt pho cao nên
có lợi cho người bệnh tật và người cao tuổi. Ăn nấm mối thường xuyên có thể cải
thiện khả năng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, chống lão hóa, giảm lượng
đường trong máu. Theo các nhà y học cổ truyền Trung Quốc ăn nấm mối thường
xuyên có lợi cho kinh nguyệt và làn da phụ nữ.[10]
Nấm mối đen được coi là một ứng cử viên tiềm năng cho việc sản xuất các
enzyme công nghiệp quan trọng sử dụng trong nông nghiệp chất thải.[19]
Nấm mối đen mọc hoang dã trong các khu rừng ở khu vực Bắc Mĩ, Hàn Quốc,
Trung Quốc. Nó thường chỉ xuất hiện vào đầu mùa mưa nên rất hiếm và được xem
như là đặc sản. Do đó, loại nấm mọc tự nhiên này hiện tại đã được trồng ở một số
nơi như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Anh,…tuy nhiên sản lượng nấm
không nhiều và không đủ cung cấp cho thị trường trong nước, cho nên việc nhân
2
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
giống và nuôi trồng loại nấm này ở Việt Nam là hoàn toàn mới mẻ và khả thi cho
việc đa dạng hóa thị trường nấm của nước ta.
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, giá trị dinh
dưỡng, năng xuất của nấm mối đen tại Việt Nam nên việc trồng nấm mối đen tại
Quảng Bình chưa được phổ biến và đang còn xa lạ với người dân, do đó tôi quyết
định chọn đề tài “Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen ( Xerula radicata)
trên cơ chất mùn cưa tại Đồng Hới – Quảng Bình”. Nhằm bước đầu đánh giá
khả năng sinh trưởng, phát triển của nấm mối đen ở điều kiện khí hậu Đồng Hới -
Quảng Bình và góp phần bổ sung thêm các quy trình kỹ thuật trồng nấm đem lại
năng suất cao. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu cho sinh viên bộ môn Sinh
học, nông nghiệp và những ai quan tâm đến sản xuất giống nấm mối đen.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Trồng thử nghiệm giống nấm mối đen (Xerula radicata)
- Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen ở điều kiện khí hậu Đồng Hới –
Quảng Bình, làm cơ sở cho việc mở rộng mô hình trồng nấm mối đen ở địa phương.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu điều kiện khí hậu tại Đồng Hới – Quảng Bình có phù hợp để trồng
nấm mối đen.
- Trồng thử nghiệm giống nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa với hai hình
thức: trồng bịch và trồng phủ luống.
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất để đánh giá hiệu quả của việc
trồng nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa cao su.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nấm mối đen (Xerula radicata)
- Nguồn gốc: Nấm mối đen được tác giả người Trung Quốc nghiên cứu và
đăng kí bản quyền năm 2010 và lấy tên là Black Termitomyces Heim.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 12/ 2017 đến tháng 04/ 2018
5.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ
Quảng Bình.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tổng quan tài liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến phương pháp trồng
thử nghiệm nấm mối đen, giá trị của nấm mối đen, điều kiện khí hậu ở Đồng Hới –
Quảng Bình.
- Nghiên cứu và xử lý các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài.
3
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
6.2. Phương pháp thực nghiệm
 Phương pháp bố trí thực nghiệm
- Vật liệu thí nghiệm: Giống nấm mối đen
Cơ chất mùn cưa cao su
- Thử nghiệm trồng giống nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa được tiến hành
với hai hình thức: Trồng trong bịch (công thức 1 – CT1) và trồng phủ luống (công
thức 2 – CT2).
4
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hấp thanh trùng
(Nhiệt độ phải đảm bảo từ 95 – 100o
C, nguyên liệu phải chín đều)
Cấy giống
(giống phải đảm bảo chất lượng)
Ra nồi – để nguội
Ươm sợi nấm mối đen từ 60 – 75 ngày
Nhiệt độ môi trường thích hợp từ 24 – 32o
C
Chăm sóc và thu hoạch
Đối với trồng trong bịch: để các bịch sát nhau
Đối với trồng luống: Xé bịch để các bịch sát nhau, phủ đất lên bề
mặt 2,5 – 3 cm.
Nhiệt độ 24 – 32o
C.
Hình 1: Quy trình trồng nấm mối đen
Đảo ủ đống nguyên liệu, ủ lại
(Chỉnh độ pH = 7, trộn bột nhẹ 1,2 - 2%, tạo độ xốp)
Ủ nguyên liệu
(Ủ mùn cưa cao su với nước vôi 0,5%, độ pH = 12)
Trộn nguyên liệu, trộn cám ngô 8%, cám gạo 8%, bột nhẹ 1,2% và
đóng bịch
5
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
 Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Chuẩn bị:
-Ngày 1/12/2017 đến ngày 04/12/2017 chuẩn bị mùn cưa cao su tươi, mịn và
không lẫn tạp chất.
-Nước vôi có độ pH = 12 (thử bằng giấy quỳ đo độ pH)
-Dụng cụ: xẻng, cào
-Bạt che
-Ngày 05/12/2017 – 28/01/2018 tiến hành xử lý và ủ nguyên liệu
+ Hòa nước vôi theo tỷ lệ 0,5% (1 kg vôi/200 lít nước, pH = 7)
+ Mùn cưa cao su tươi phải ủ từ 1 - 2 tháng để mùn cưa hoai mục, tạo độ ẩm.
+ Tưới nước vôi lên mùn cưa
+ Tiếp tục ủ mùn cưa cao su trong vòng 3 - 4 ngày
+ Dùng bạt phủ lại.
 Bước 2: Đảo đống ủ
- Sau 3 ngày ta tiến hành đảo đống ủ. Giai đoạn đảo này chúng ta có 2 việc cần
làm: kiểm tra nhiệt độ đống ủ và kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu
+ Kiểm tra nhiệt độ: Trước khi mở bạt che, dùng nhiệt kế cho sâu vào đống
mùn cưa ủ để kiểm tra nhiệt độ 50 – 60o
C là đạt. Ủ tiếp 3 – 4 ngày sau và tiến hành
kiểm tra độ ẩm đống ủ 60 – 65o
C.
+ Kiểm tra độ ẩm: Nén nguyên liệu trong nắm tay, nước hơi ẩm ở khẽ tay thì
độ ẩm khối ủ đã đạt yêu cầu. Độ pH = 7.
 Bước 3: Trộn nguyên liệu
-Sau khi nguyên liệu được xử lý đã chín đều, phối trộn nguyên liệu đã xử lý
với các chất phụ gia khác. Nguyên liệu trộn đều, làm ẩm, trộn nhiều lần với nước để
nước ngấm đều trong nguyên liệu. Độ ẩm của nguyên liệu khoảng 65 - 70o
C, nghĩa
là nếu nắm nguyên liệu (sau khi làm ẩm) trong tay bóp lại thì nguyên liệu sẽ kết
khối nhưng nước không nhỏ giọt.
-Công thức trộn:
Trộn cơ chất mùn cưa cao su với các chất phụ gia như bột ngô 8%, cám gạo
8%, bột nhẹ 1,2% lại với nhau, độ pH = 7 và độ ẩm 65 – 70%
 Bước 4: Đóng bịch
- Nguyên liệu sau khi đã được ủ trộn với các phụ gia khác theo tỷ lệ sau đó sẽ
được đảo đều và kiểm tra độ ẩm lần nữa trước khi đưa vào đóng bịch.
-Dụng cụ để đóng bịch bao gồm: túi PE, cổ nút, nắp đậy, giây chun, bông.
- Bịch PE dày khoảng 0,5 mm và có kích thước 19 x 37 cm. Dùng bịch cho
nguyên liệu đã tạo ẩm vào ém chặt vừa phải. Nên đóng bịch đồng loạt cho hết
nguyên liệu, không nên để nguyên liệu thừa qua đêm. Nguyên liệu đã được đóng
vào bịch dùng nút cổ nhựa hở hai đầu bẻ túi ra lấy giây chun buộc lại để làm cổ
6
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
bịch, rồi nhét bông thật chặt ở miệng bịch sau đó lấy nắp đậy lại. Một túi bịch như
vậy có cân nặng từ 1,4 – 1,5 kg.
 Bước 5: Hấp thanh trùng
-Hấp thanh trùng nhiệt độ 95 - 100o
C, thời gian hấp 8 – 10 tiếng.
- Sau khi hấp, bịch chín có mùi thơm, ta chuyển bịch vào phòng cấy đã vô
trùng để cấy giống.
-Bịch hấp xong để nguội trong phòng cấy giống.
 Bước 6: Cấy giống
-Tiến hành cấy giống trên mặt bịch. Giống phải được kiểm tra kĩ lưỡng, đảm
bảo chất lượng không bị nhiễm. Giống nấm mối đen phải đúng độ tuổi, không quá
già hoặc không quá non, giống nấm mối đen có mùi thơm đặc trưng của nấm.
- Chuẩn bị: Gồm có khay inox, que cấy, đèn cồn 97o
, bông gòn không thấm
nước.
- Cách lấy: Lấy bịch giống hơ lên đèn cồn, gỡ cổ nút, lấy bông ở miệng bịch
giống ra, sau đó gỡ bông ở bịch môi trường rồi dùng que cấy đã được khử trùng lấy
giống cho vào bịch môi trường khoảng 25 g giống rồi lấy bông nút đậy lại như lúc
đầu.
 Bước 7: Nuôi cấy tơ nấm
-Ngày 12/01/2018 đưa các bịch đã được cấy giống vào nhà ươm bịch.
- Nhà ươm bịch đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm không khí
từ 75 – 85%, không cần ánh sáng, nhiệt độ 24 – 32o
C.
- Các bịch phôi vừa được cấy giống nấm mối đen sẽ được chuyển ngay vào
nhà ươm sợi đặt lên giàn, giá, khoảng cách giữa các bịch là 1 - 2 cm. Giữa các giàn
luống có lối đi để kiểm tra. Trong thời gian ươm hạn chế tối đa việc vận chuyển.
-Cứ 5 – 7 ngày kểm tra 1 lần nhằm phát hiện những bịch bị nấm để hủy bỏ
không lây nhiễm qua các bịch nấm khác.
-Thời gian ủ tơ nấm mối đen trong vòng 60 – 75 ngày.
-Sợi tơ có màu trắng, đồng nhất. Kiểm tra thấy bịch rắn chắc là nấm phát triển
tốt.
-Trong quá trình ươm sợi phải luôn theo dõi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để
sợi nấm phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp là 24 – 32o
C và độ ẩm là 80 –
90%.
 Bước 8: Phủ đất
-Sau 60 – 75 ngày thì thời gian ươm sợi nấm mối đen kết thúc, sợi nấm ăn kín
đáy, bịch có màu trắng đồng nhất . Một nửa sẽ tiến hành trồng trong bịch, một nửa
sẽ tiến hành trồng luống. Phủ đất trồng luống vào ngày 12/03/2018
+ Đối với nấm được trồng trong bịch: các bịch sẽ được xếp sát nhau.
7
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
+ Đối với nấm được trồng luống: ta tiến hành bóc bỏ túi bóng, xếp bịch sát
nhau rồi phủ đất đã được ủ bột nhẹ và trấu, phủ qua mặt bịch 2,5 – 3 cm.
- Sau khi phủ đất cần tưới nước 2 lần trong ngày đối với 2 cách tiến hành trên.
Không được tưới nhiều nước quá sẽ bị trôi đất. Những ngày tiếp theo chỉ tưới nước
nhẹ, lượng nước giảm để giữ ẩm, nhiệt độ thích hợp để nấm hình thành quả thể và
phát triển khoảng 24 – 32o
C, độ ẩm 95 - 98%.
 Bước 9: Chăm sóc và thu hoạch
-Sau 20 - 30 ngày thì nấm mối đen hình thành quả thể (không được để mặt đất
khô nếu khô sẽ bị chết nấm). Luôn giữ ẩm bề mặt đất nhưng không quá ẩm. Từ khi
ra quả thể đến khi nấm phát triển trưởng thành và thu hoạch lứa đầu khoảng 2 - 4
ngày.
- Tưới nước: Sau khi quả thể nấm hình thành, dùng vòi nước tưới nhẹ, độ ẩm
không khí 95 – 98%, cần tưới 2 – 3 lượt nước cho một ngày. Tùy vào điều kiện khí
hậu, nấm mối đen khoảng sau 2 – 4 ngày chăm sóc thì thu hoạch nấm lần 2. Mỗi
bịch nấm cho nhiều lần thu hoạch
-Thu hoạch nấm:
+ Nấm mối đen: ngày 2/4/2018 tiến hành thu hoạch.
+ Nấm mối đen mọc đơn lẻ, nên khi cây nào đủ trưởng thành sẽ được hái
trước, hái sạch gốc. Hái nấm đúng độ tuổi (nấm mối đen trưởng thành có thân dài
khoảng 10 – 15 cm, thân cây tròn 1,5 – 2 cm, tai nấm hình mũ nồi tròn 3 – 5 cm, nở
xòe đầy đặn có thể đến 10 – 15 cm. Màu đất nâu xám hoặc màu xám trắng lúc còn
non. Khi già nấm trở màu trắng ngà như gạo nếp, mũ nở hình dù rộng 8 – 15 cm).
-Nên hái nấm vào buổi sáng, nếu có điều kiện ta có thể thu hái nấm mỗi ngày
2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối, nấm sẽ luôn đẹp vì không có nấm quá tuổi.
Thời gian thu hái kéo dài 16 ngày (mỗi đợt).
 Bước 10: Bảo quản và tiêu thụ
Sau khi thu hái, cắt chân nấm và đóng vào túi bóng và tiêu thụ. Bảo quản lạnh
trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 12 - 15o
C, dùng trong 10 – 15 ngày vẫn đảm bảo
chất lượng.
6.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
Chọn 20 bịch cấy giống trồng bịch và 20 bịch cấy giống bóc vỏ rồi phủ luống
để theo dõi cụ thể, đối chứng.
-Ngày cấy giống nấm vào bịch như nhau và được cấy giống vào ngày
15/1/2018
-Riêng ở phủ luống thì đặt 5 bịch xếp sát nhau theo hàng rồi phủ đất tạo
luống.
8
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
a. Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của nấm mối đen được trồng trên cơ
chất mùn cưa cao su (đối chứng hai phương thức trồng bịch - CT1 và trồng phủ
luống - CT2)
 Theo dõi tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa
- Dụng cụ: thước đo (mm), bút, sổ ghi chép
- Cách tiến hành: ta bắt đầu theo dõi sự lan tơ của nấm mối đen (mm) từ khi
đưa bịch nấm vào nhà ươm bịch. Đến ngày thứ 10 ta tiến hành đo chiều dài của sợi
nấm. Cứ như thế ta tiếp tục theo dõi và đo chiều dài sợi nấm vào ngày thứ 18, 26,
33, 40, 46, 51, 54, 58, 60 đến khi sợi nấm lan kín bịch.
 Theo dõi thời gian xuất hiện quả thể và quá trình thu hoạch
- Khi tơ đã lan kín bịch nấm mối đen, ta chuyển bịch ra nhà nuôi trồng. Xé
bịch xếp sát nhau rồi phủ đất tạo luống.
- Tiến hành theo dõi thời gian quả thể xuất hiện (ngày) ở cả hai công thức:
CT1 và CT2.
- Thời gian thu hái tính từ lúc quả thể xuất hiện đến khi nấm trưởng thành. Hái
nấm phải hái vào sáng sớm hoặc chiều tối, vì đây là thời gian nấm ngon và không bị
già.
 Theo dõi đặc điểm hình thái sinh trưởng của nấm mối đen
- Trong thời gian nấm phát triển ta tiến hành theo dõi đặc điểm hình thái sinh
trưởng của nấm qua các chỉ tiêu:
+ Chiều dài thân nấm (mm).
+ Đường kính mũ nấm (mm).
+ Đường kính gốc nấm (mm).
- Cách tiến hành: Theo dõi số nấm từng ngày kể từ khi nấm xuất hiện đến khi
nấm trưởng thành. Dùng thước đo mm đo chiều dài thân, đường kính mũ và đường
kính gốc của từng cây nấm. Số liệu được thu thập hàng ngày và xử lý kết quả trung
bình.
- Tiến hành theo dõi 16 ngày (mỗi đợt) đối với cả 2 CT.
b. Đánh giá về năng suất
Đánh giá năng suất trên cả hai công thức: CT1 và CT2 với các chỉ tiêu:
- Số lượng cây trung bình/ bịch (cây): đếm số lượng cây sau 16 ngày thu hoạch
của 20 bịch thí nghiệm ở mỗi công thức.
-Khối lượng nấm trung bình/bịch (kg): khối lượng nấm thu hoạch sau 16 ngày
của 20 bịch thí nghiệm ở mỗi công thức.
-Tổng số cây/kg (cây): đếm số cây trên 1 kg nấm ở mỗi công thức.
c. Theo dõi tình hình bệnh hại của nấm mối đen
Theo dõi bệnh nào gây hại nấm ở CT1 và CT2. Tỷ lệ nhiễm bệnh được xác
định bằng số bịch bị bệnh trên tổng số bịch thí nghiệm ở mỗi công thức.
9
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
6.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo kỹ thuật nuôi trồng nấm mối đen từ các cán bộ kỹ thuật tại Trung
tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ Quảng Bình.
6.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm như Word, Excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã
thu thập được, áp dụng các hàm tính tổng, giá trị trung bình .
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở nuôi trồng, tiến hành xác định điều kiện nuôi trồng thích hợp nhất
trong từng giai đoạn phát triển, góp phần hoàn thiện kỹ thuật nuôi trồng nấm mối
đen.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả trồng thử nghiệm của đề tài là cơ sở để góp phần phát triển công nghệ
trồng nấm, góp phần trồng nấm hiệu quả hơn, góp phần tăng chất lượng và góp
phần tận dụng những phế liệu nông nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tạo
nên nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng có giá trị kinh tế cao, đồng thời góp phần
giúp giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở vùng nông thôn.
8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
10
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Phần II. NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NẤM MỐI ĐEN
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Nấm mối đen có tên khoa học là: Xerula radicata
Tên đồng nghĩa là: Oudemansiella radicata [11]
a. Nguồn gốc
- Nấm mối đen được tác giả người Trung Quốc nghiên cứu, đăng kí bản
quyền vào năm 2010 và lấy tên là Black Termitomyces Heim.[11]
b. Phân bố
- Nấm mối đen thường mọc hoang dã trong các khu rừng ở khu vực Bắc mỹ,
Hàn Quốc, Trung Quốc. Nấm mối đen là một ứng cử viên tiềm năng cho việc sản
xuất các enzyme công nghiệp quan trọng sử dụng trong nông nghiệp chất thải.[19]
- Tại Việt Nam thì nấm mối đen đã được trồng ở một số tỉnh thành lớn như
Ninh Bình, Hồ Chí Minh….
- Hiện nay tại Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ Quảng Bình đã nhân
giống và trồng thử nghiệm thành công giống nấm mối đen.
1.1.2. Phân loại và đặc điểm sinh học
a. Phân loại nấm mối đen
Theo hệ thống phân loại
Giới (regnum): Fungi
Ngành (disivison): Basidiomycota
Lớp (class): Basidiomycetes
Bộ (ordo): Agaricales
Họ (familia): Physalacriaceae.
Chi (genus): Xerula
Loài (species): Xerula radicata
b. Đặc điểm hình thái và sinh thái
 Đặc điểm hình thái
-Nấm mối Đen có cấu tạo gồm các phần: mũ nấm, phiến nấm, thân nấm, gốc
nấm, sợi nấm
11
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 2: Cấu tạo của nấm mối đen
- Nấm mối đen có đặc điểm của nấm trưởng thành dài khoảng 10 – 15 cm, bán
kính thân nấm 0.5 - 1.5 cm, lớp ngoài đen, thịt trắng ăn ngọt và giòn, tai nấm hình
mũ nồi tròn 3 – 5 cm, nở xòe đầy đặn có thể đến 10 – 15 cm. Màu nâu nhạt hoặc
màu xám trắng lúc còn non. Khi già nấm trở màu trắng ngà như gạo nếp, mũ nở
hình dù rộng 8 – 15 cm.[11]
Hình 3: Chu trình sống của nấm mối đen
12
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
 Đặc điểm sinh thái
Nấm mối đen thường mọc ở những khu rừng hoang dã, nhiệt độ thích hợp 24
- 32o
C, thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, khá
phù hợp với điều kiện khí hậu tại Đồng Hới – Quảng Bình.
1.1.3. Giá trị của nấm mối đen
Nấm mối đen là một loại nấm mọc trong tự nhiên và chỉ thường xuất hiện vào
đầu mùa mưa nên nấm rất hiếm và được xem là đặc sản, chính vì vậy mà nấm mối
đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều công dụng như:
- Nấm mối đen có chứa oudenone là một trong những dược chất hóa học quan
trọng. Oudenone có tác dụng điều trị và ức chế các khối u ác tính phát sinh trong
mô (như mô liên kết, xương, sụn, hoặc cơ vân). Đặc biệt, nấm mối đen có thể được
sử dụng làm thực phẩm chức năng và thuốc tự nhiên để phòng ngừa thương tích
phổi trên chuột.[14]
- Theo các nhà y học cổ truyền Trung Quốc, việc ăn nấm mối đen thường
xuyên có thể cải thiện khả năng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, chống lão
hóa, giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, ăn nấm mối đen còn có lợi cho kinh
nguyệt và làn da phụ nữ.
- Nấm mối đen giàu can xi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng rất
tốt cho việc bồi bổ sức khỏe, đem lại lợi ích cho dạ dày và lá lách của con người,
chữa bệnh trĩ và giảm lipid, nó cũng tốt cho việc điều trị tiêu chảy và biếng ăn. Đặc
biệt tốt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. [10]
- Do có hàm lượng phốt pho cao nên có lợi cho người bị bệnh tật và người cao
tuổi.
- Gần đây, các nhà nghiên cứu mỹ phẩm ở Osaka (Nhật Bản) đã cho ra thị
trường loại mỹ phẩm chiết xuất từ nấm mối, nha đam, rau bồ ngót, bí đỏ, dùng cho
làn da bị dị ứng, nhất là da phụ nữ, trẻ em, vốn dễ có nguy cơ viêm nhiễm do các tia
hồng ngoại từ nắng mặt trời gây nám da, rám và ung thư da.[10]
- Ngoài ra, tạp chí Trung y lâm sàng cũng khẳng định nấm mối đen có hàm
lượng dinh dưỡng tự nhiên (từ nước bọt mối chúa và các vi sinh thực vật tạo thành)
giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể, chống lão hóa, phát triển chất interferon
có khả năng ức chế tối đa sự sinh trưởng của các loại virus, đồng thời giúp ngăn
ngừa và giảm tỷ lệ phát triển của các tế bào ung thư.
- Phụ nữ từ 28- 40 tuổi sau sinh, hoặc cho con bú nhiều, ăn nấm mối đen sẽ
giúp phòng ngừa ung thư vú vì nấm giàu chất xơ, sạch và là thuốc bổ âm, bổ máu,
vận thông kinh mạch, giúp thải độc cho cơ thể.
- Ở Nhật Bản và Trung Quốc: nấm mối đen tươi được nấu súp, chiên tươi,
hấp, chiên các loại thảo mộc khô. Rửa nấm khô nấu chín, sau đó thêm các thành
13
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
phần thực phẩm khác để nấu nướng. Nấm mối đen thường được ăn với thịt rán,
nướng, món hầm, súp, thịt gà nướng hoặc hầm để có hương vị pha trộn tốt hơn.[10]
- Ở Việt Nam: nấm mối đen có thể được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn
như: Cháo gà nấm mối đen (rất bổ dưỡng), lẩu nấm mối, nấm mối đen xào chay.
- Loài nấm này có thể phơi khô hoặc sấy tồn trữ để lâu dài. Sản phẩm được
đóng khay tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản.
1.1.4. Một số bệnh hại nấm mối đen thường gặp
-Bệnh chết sợi giống: sau một thời gian nuôi sợi ta không thấy các sợi nấm có
hiện tượng bung sợi hoặc sợi mọc nhưng không bám vào cơ chất. Nếu kéo dài thời
gian hạt có sợi giống sẽ bị mốc xanh hoặc nhũn nát, không còn màu trắng của sợi
nấm ban đầu. [20]
-Bệnh sợi nấm mọc yếu, nhanh chóng lão hóa: sợi nấm phát triển nhanh, hệ
sợi mảnh, mờ nhạt, không mọc sâu vào cơ chất.
-Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của nồng độ CO2: khi nhà trồng nấm mối đen
thiếu oxy, nồng độ CO2 quá cao thì ảnh hưởng rõ rệt đến sự kéo dài của cuống nấm.
Trong trường hợp này nấm mối đen có cuống dài, ốm và mảnh, không có mũ hoặc
có mũ rất nhỏ.
- Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của độ ẩm: ở độ ẩm thấp (50%) nấm mối đen sẽ
ngừng phát triển và chết [20]
-Bệnh nhiễm do mốc như:
+ Nấm mốc trứng cá: Loại mốc này có nhiều ở phương thức trồng phủ luống.
Mốc này có mày trắng đục hoặc nâu nhạt như trứng cá, rất cứng.
+ Nấm mốc cam: thường gặp ở phương thức trồng bịch, chúng mọc dày trên
bề mặt nút bông và các chỗ bị rách túi, xinh ra bào tử màu cam.
+ Nấm mốc xanh: có hệ sợi mảnh, mọc sát vào cơ chất. Mốc phát triển nhanh,
ban đầu có màu trắng sau chuyển sang xanh lục hoặc xanh lam.
+ Nấm mốc đen: xuất hiện ở cả hai phương thức trồng. Bào tử ban đầu có màu
trắng sau chuyển sang đen hoặc màu nâu.
-Bệnh do động vật hại như chuột, kiến, nhện thường ăn nấm.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẤT MÙN CƯA
1.2.1. Mùn cưa là phế liệu nông nghiệp và những vấn đề phát sinh về môi
trường
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, ít bị biến động lớn về thời tiết và
khí hậu, nên có nhiều điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Và điều này cũng đã
được chứng minh bằng thực tế, với những thành tựu vượt bậc của ngành nông
nghiệp nước ta trong những năm gần đây. Sự phát triển của nông nghiệp đặt ra
nhiều vấn đề, đặc biệt là các phế phẩm, phế liệu.
14
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Nguồn chất thải sau thu
hoạch thường bao giờ cũng khá
lớn, nó chiếm từ 60- 80% so với
sản phẩm thu được, nhất là ở cây
trồng. Mà nhất là cây cao su lấy
nhựa và thân cây làm gỗ, đồ mỹ
nghệ lượng mùn cưa thải ra là rất
lớn. Nguồn phế liệu này có thành
phần chủ yếu là chất xơ
(cellulose), là thức ăn chính cho
nấm. Do đó, việc đốt bỏ hoặc tệ
hại hơn là thải bỏ dưới dạng rác
đều là lãng phí. Một số trường
hợp lên men hiếu khí hoặc kỵ khí
để tạo ra sản phẩm cuối là chất
mùn bón lại cho đất, nhưng quá Hình 4: Mùn cưa cao su
trình này thường cần thời gian dài và làm mất đi một lượng lớn năng lượng dưới
dạng nhiệt năng. Nghiêm trọng hơn là các khí thải, nước thải, mầm bệnh… còn làm
ô nhiễm môi trường xung quanh. Từ những hạn chế trên, thì việc tận dụng các phế
liệu này làm cơ chất trồng nấm, nuôi giun quế và phân bón, là nhằm hợp lý hoá
trong việc sử dụng tối đa năng lượng mặt trời tích lũy ở các xác bã thực vật. Vừa
đảm bảo được chu trình tuần hoàn tự nhiên của vật chất, vừa tạo ra nhiều sản phẩm
trung gian giá trị cao (như: sinh khối nấm, sinh khối giun và phân bón hữu cơ cao
cấp). Và giải pháp này còn được gọi là giải pháp nông sinh học nhằm biến đổi phế
liệu nông lâm nghiệp thành sản phẩm chất lượng cao. [9]
Như vậy, trong sản xuất nông nghiệp, việc tận thu một cách tối đa các kết
quả của trồng trọt, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau là vấn đề thời sự và cũng là xu
hướng chung của thế giới. Vì thế, việc kết hợp trồng nấm với nuôi giun và làm phân
bón để tận dụng các phế liệu mùn cưa cao su là một trong những giải pháp không
thể thiếu được.
1.2.2. Thành phần về mùn cưa
a. Cellulose
Thành phần chủ yếu của vách tế bào thực vật và chiếm 50% tổng lượng
hydrocacbon trên trái đất. Ngoài thực vật là nguồn chủ yếu còn ở trong giới động
vật, nhưng số lượng rất ít.
Cellulose là polysaccarit liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 - glucozit, mức độ
polymer hóa của cellulose rất cao tới 10.000 – 14.000 đơn vị glucoza/phân tử. Số
15
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
lượng lớn liên kết hydro nội và ngoại phân tử làm cho phân tử cellulose có độ cứng
và vững chắc.
Liên kết glucozit không bền
với acid. Cellulose dễ bị phân hủy
bởi acid và tạo thành sản phẩm
phân hủy không hoàn toàn là
hydro - cellulose có độ bền cơ học
kém hơn cellulose nguyên thủy,
còn khi thủy phân hoàn toàn thì
sản phẩm tạo thành là D - glucoza.
Về bản chất hóa học
cellulose là một rượu đa chức có
phản ứng với kiềm hay kim loại
kiềm tạo thành cellulose-ancolat.
Nguyên tử hydro ở các nhóm –OH Hình 5: Cấu trúc phân tử Cellulose
bậc một và hai trong phân tử cellulose cũng có thể bị thay thế bởi các gốc – metyl, -
etyl,... tạo ra những chất có độ kết tinh và độ hòa tan cao trong nước khác nhau.
Cellulose cũng bị oxy hóa bởi một số tác nhân tạo thành sản phẩm oxy hóa
một phần là oxy – cellulose. Tác nhân oxy hóa chọn lọc nhất là acid iodic (HIO4),
và muối của nó. Cellulose không tan trong nước, dung dịch kiềm làm trương phồng
mạch cellulose và hòa tan một phần cellulose phân tử nhỏ. Đặc biệt cellulose dễ hòa
tan trong dung dịch cupri amin hydrat [Cu(NH3)4(OH)2], và hàng loạt các dung dịch
là các phức chất của đồng, niken, cadmi, kẽm,...
Lignin là một polymer gốc rượu, có cấu trúc 3 chiều rất phức tạp và có nhiệm
vụ nâng đỡ cấu trúc tế bào gỗ. Sau cellulose, lignin là một polymer phong phú trong
tự nhiên được thực vật tổng hợp và
là phần lớn nguồn chất thơm đa
dạng trên trái đất. Sự có mặt của
lignin giúp cho tế bào thực vật
cứng rắn hơn và đồng thời giúp
cho thực vật tránh được sự xâm
nhiễm của vi sinh vật. Lignin được
tìm thấy trong vách tế bào ở dạng
phức hợp với những
polysaccharide như cellulose và
hemicelluloses, nó cũng giúp bảo
vệ những polysaccharide này khỏi
sự phân hủy sinh học. Hình 6: Cấu trúc phân tử Lignin
16
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Lignin được sinh tổng hợp bởi sự polymer hóa các tiền chất phenylpropanoid.
Có 3 loại tiền chất được phân loại tùy thuộc theo số lượng nhóm methoxyl trên
vòng thơm. [6]
Lignin gỗ mềm chức hầu hết những đơn vị guaiacyl (1 nhóm methoxy), lignin
gỗ cứng chứa số lượng cân bằng guaiacyl và suringyl (2 nhóm methoxy), các lignin
khác chứa cả p-hidroxyphenyl (không có nhóm methoxy), và cả 2 loại kia. [6]
b. Hemicellulose
Hình 7: Cấu trúc phân tử Hemicellulose
Cũng là một phần polysacchrit thường gặp trong vách tế bào thực vật với hàm
lượng lớn sau cellulose. Tuy nhiên cellulose, hemicelluloses được không chỉ một
đường mà nhiều đường khác nhau, thậm chí cả từ acid urnoic của chúng. Người ta
gọi tên cụ thể 1 loại hemicelluloses là dựa theo tên loại đường chủ yếu tạo nên nó.
Ví dụ: xylan là một hemicelluloses mà thành phần chủ yếu của nó là xyloza, manan
– manoza,...Trong gỗ cây lá kim, chủ yếu lá henicellulose được tạo nên từ loại
đường 6 cacbon: galactam, manan... Khác với cellulose, phân tử hemicelluloses nhỏ
hơn nhiều. Thông thường không quá 150 gốc đường, được nối với nhau không chỉ
bằng liên kết -1,4 mà còn bằng liên kết -1,3 và -1,6 glucozit tạo ra mạch ngắn và
phân nhánh.
Vì độ polymer thấp, phân nhánh và hổn hợp nhiều đường nên hemicelluloses
không có cấu trúc chặt chẽ như ở cellulose và độ bền hóa lí cũng thấp hơn.
Hemicellulose dể tan trong dung dịch kiềm, trong nước nóng và dể bị phân hủy bởi
acid lỏng.
Xylan là một hemicelluloses phổ biến nhất trong tự nhiên chiếm 30% khối lượng
rơm, 20 - 25% cây gổ lá rộng, 7 – 17% cây gỗ lá kim [9]
c. Thành phần khác:
Mỗi thành phần cấu tạo nên lignin – cellulose riêng, do bản chất các liên kết
hóa học, do mức độ polymer hóa và tính không tan trong nước là đối tượng khó
17
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
phân hủy. Tính khó phân hủy là gia tăng lên nhiều lần khi chúng liên kết với nhau
và tới các thành phần khác nữa thành một thể cấu trúc chặt chẽ và phức tạp.
Các mặt phân tử cellulose không bao giờ tồn tại riêng lẻ mà nhờ liên kết hydro
giữa phân tử tạo thành các cấu trúc lớn hơn gọi là vi sợi, dọc theo sợ có những vùng
tại đó các phân tử xếp song song và chặt khít gọi là vùng kết tinh, xen kẽ những
vùng mà có sự sắp xếp kém trật tự và chặt chẽ là vùng vô định hình. Các vi sợi liên
kết với nhau bằng cách đan xen ở những vùng vô định hình này.[9]
Các vi sợi cellulose, lignin, đang xen theo những quy tắc những quy tắc nhất
định để định thành nên cấu trúc. Với cấu trúc nhiều lớp gồm nhiều thành phần có
bản chất hóa học khác nhau như vậy, lignin – cellulose có độ bền vật lí cao rất khó
xâm nhập đối với các vi sinh vật và enzyme. Hơn nữa để phân hủy bất cứ thành
phần nào của phức hợp một cách hiệu quả và triệt để cần phải tác động đến thành
phần khác.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NẤM MỐI ĐEN
1.3.1. Tình hình nghiên cứu nấm mối đen trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, có nhiều nước đang nuôi trồng loài nấm mối đen như:
Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc,Trung Quốc, ...
Năm 2006, báo cáo của nhóm các giảng viên thuộc các trường đại học danh
tiếng Hàn Quốc được đăng tải tại trang thông tin của Trung tâm Thông tin công
nghệ sinh học quốc gia (The National Center for Biotechnology Information), thân
của nấm mối đen (Oudemansiella radicata) có chứa oudenone là một trong những
dược chất hóa học quan trọng [7]. Oudenone có tác dụng điều trị và ức chế các khối
u ác tính phát sinh trong mô (như mô liên kết, xương, sụn, hoặc cơ vân) [7]
Nhà thực vật học người Anh (nhà giải phẫu học Richard Relhan) mô tả loại
nấm này vào năm 1785, ông đặt tên là Agaricus radicatus. Rooting Shank đã được
bởi mua nhiều tên khoa học khác trong 230 năm qua. Tên khoa học hiện tại của nó
là Xerula radicata có niên đại từ một ấn phẩm năm 1995 của nhà nghiên cứu người
Đức Heinrich Dörfelt (sinh năm 1940) [16]
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Christine Dzerko, chuyên gia nội tiết trung
tâm y khoa phụ nữ Austin Texas, thực hiện với 1.475 bệnh nhân trong 60 tuần cho
thấy, xác suất trị liệu ung thư vú từ nấm mối đối với phụ nữ và người béo phì đạt
mức 92,45%.[17]
Gần đây, các nhà nghiên cứu mỹ phẩm ở Osaka (Nhật Bản) đã cho ra thị
trường loại mỹ phẩm kết hợp các hoạt chất chiết xuất từ nấm mối, nha đam, rau bồ
ngót, bí đỏ, dùng cho làn da bị dị ứng, nhất là da phụ nữ, trẻ em, vốn dễ có nguy cơ
bị viêm nhiễm do các tia hồng ngoại từ nắng mặt trời gây nám da, rám và ung thư
da.[17]
18
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1.3.2. Tình hình nghiên cứu nấm mối đen trong nước
Ở Việt Nam, nấm mối đen vẫn đang là cái tên đang còn mới mẻ nên chưa có
nhiều nghiên cứu. Nông trại Fuha là đơn vị đầu tiên nghiên cứu, sản xuất và đưa
vào đào tạo cho hơn 150 học viên ở 9 khóa học cùng nhiều chuyên viên kỹ
thuật. [13]
Theo dự đoán của nông trại Fuha, thời gian tới nấm mối đen nuôi trồng sẽ trở
thành nấm được mọi người ưa chuộng, thay thế nhiều loài nấm ở thị trường Việt và
mở ra nhiều sản phẩm mới như: Đồ hộp, sản phẩm sấy khô, các món lẩu,
BBQ,... [13]
Nấm mối đen đã được nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng của nấm mọc hoang
năm 1996 và nước ta cô Bích Thùy và Thầy Trịnh Tam Kiệt đã nghiên cứu năm
2008. Các bài báo khoa học cho thấy nấm này ăn rất tốt. Nhưng cách trồng thì phải
cẩn thận vì nấm thì dễ hút kim loại nặng mọi người phải chọn lựa đất phải thật kỹ.
Trồng nấm rất vất vả và không đơn giản, nhưng cần phải đa dạng hóa thị trường
nấm Việt Nam chủ yếu để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Họ đã học các quy trình
trồng loại nấm này từ Thái Lan và Trung Quốc vì các nước này đã trồng nấm mối
đen.
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐẤT ĐAI VÙNG
NGHIÊN CỨU
- Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên
8.065,27km2
, có vị trí địa lý được giới hạn bởi các tọa độ địa lý ở phần đất liền là:
Điểm cực Bắc: 180
05’12” vĩ độ Bắc
Điểm cực Nam: 170
05’02” vĩ độ Bắc
Điểm cực Đông: 1060
59’37” kinh độ Đông
Điểm cực Tây: 1050
36’55” kinh độ Đông
Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông, có vịnh và cảng Hòn
La, cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, có chung biên giới với nước CHDCND Lào 201,87
km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa giới 136,5 km, phía
Nam giáp tỉnh Quảng Trị với địa giới 78,8 km.
-Khí hậu Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi
khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: [18]
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm
2.000 - 2.300 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24o
C - 25o
C. Ba
tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với
thời tiết khắc nghiệt bậc nhất, có mùa đông khá lạnh. Vào mùa hè thời tiết nóng oi bức
19
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
của gió lào khô nóng thổi liên tục với nhiệt độ luôn trên 35o
C, có lúc trên 40o
C. Mùa
đông lạnh, ẩm với nhiệt độ dưới 18o
C, có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 10o
C.
- Quảng Bình có 71.529 ha đất nông nghiệp, 623.378 ha đất lâm nghiệp, đất có
mặt nước nuôi trồng thủy sản 2.645 ha, đất chuyên dùng 24.292 ha, đất ở 5.047 ha
và 58.699 ha đất chưa sử dụng.
Diện tích cao su của tỉnh trước năm 2000 chủ yếu tập trung ở các nông trường
quốc doanh. Từ năm 2000 đến năm 2007 cây cao su được trồng khắp toàn tỉnh, đặc
biệt là sự phát triển diện tích cao su tiểu điền tại huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên
Hóa vì vậy diện tích cao su toàn tỉnh tăng lên nhanh chóng từ 5.884 ha (năm 2000)
lên 9.315 ha (năm 2007). [15]
Giai đoạn từ 2007 - 2010 thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Bình, các địa
phương, đơn vị đã cơ bản bám sát quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt để triển
khai thực hiện trồng mới cao su tiểu điền. Diện tích cao su tiếp tục được mở rộng
trồng mới ở TP. Đồng Hới và huyện Quảng Ninh nên tổng diện tích cao su tiếp tục
tăng lên trong những năm tiếp theo. Cụ thể hơn được thể hiện qua bảng 1.4
Bảng 1.4 : Diện tích cao su Quảng Bình từ năm 2007 - 2012 [15]
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Diện tích khai
thác
4.085 4.500 5.068 5.100 5.273
Diện tích trồng
mới
1.170 1.288 1.270 2.188 1.316
Diện tích KTCB 4.060 5.090 6.810 7.002 9.017
Tổng 9.315 10.878 13.148 14.290 15.606 17.230,5
Tỷ lệ tăng năm sau so với
năm trước
11,67% 12,08% 10,86% 10,92% 11,04%
Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình
Từ năm 2007 đến nay, diện tích cao su toàn tỉnh tăng bình quân từ 10 - 12%
mỗi năm. Tính đến năm 2010 tổng diện tích đạt 14.290 ha, diện tích vào khai thác
đạt 5.100 ha, và đến năm 2011 tổng diện tích cao su đạt 15.606,5 ha, trong đó diện
tích đưa vào khai thác đạt 5.273 ha.
Hệ thống sông ngòi Quảng Bình gồm 5 sông chính với chiều dài 343 km, tổng
diện tích lưu vực 7.977 km2
, mật độ sông suối 0,7 – 1,1 km/km2
.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2014)
20
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Chương II: KẾT QUÃ NGHIÊN CỨU VÀ THÃO LUẬN
2.1. Theo dõi tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa
Bảng 1: Tốc độ lan tơ của nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa
Thời gian
(ngày)
Chiều dài sợi nấm
(mm)
Thời gian
(ngày)
Chiều dài sợi nấm
(mm)
10 20 46 165
18 35 51 210
26 60 54 275
33 95 58 320
40 120 60 370
Hình 8: Biểu đồ tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa
Từ bảng 1 tính được tốc độ lan tơ trung bình của nấm mối đen trên cơ chất
mùn cưa
Tính từ ngày cấy giống đến ngày thứ 10 sợi nấm dài: 2 mm/ngày
21
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Trong 8 ngày (từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 18): 1,875 mm/ngày
Trong 8 ngày (từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 26): 3,125 mm/ngày
Trong 7 ngày (từ ngày thứ 26 đến ngày thứ 33): 5 mm/ngày
Trong 7 ngày (từ ngày thứ 33 đến ngày thứ 40): 3,57 mm/ngày
Trong 6 ngày (từ ngày thứ 40 đến ngày thứ 46): 7,5 mm/ngày
Trong 5 ngày (từ ngày thứ 46 đến ngày thứ 51): 9 mm/ngày
Trong 3 ngày (từ ngày thứ 51 đến ngày thứ 54): 21,67 mm/ngày
Trong 4 ngày (từ ngày thứ 54 đến ngày thứ 58): 11,25 mm/ngày
Trong 2 ngày (từ ngày thứ 58 đến ngày thứ 60): 25 mm/ngày
Theo kết quả thực tế được chỉ ra ở bảng 1 và biểu đồ hình 8 cho thấy: sau 10
ngày cấy giống thì tơ nấm bắt đầu thích nghi với nguồn cơ chất mùn cưa cao su, tơ
nấm ăn từ trong ra ngoài tạo nên một lớp có màu trắng ở phía ngoài bịch. Đến ngày
thứ 18 thì tơ nấm đã hoàn toàn thích nghi với môi trường cơ chất mùn cưa, biểu
hiện là sự lan tơ khá mạnh. Tuy nhiên lúc này hệ sợi còn thưa mảnh, chưa có sự bền
kết chặt chẽ.
Đến ngày thứ 46 thì hệ tơ đã dày hơn, kết cấu chặt chẽ, các gai nhọn mang
dịch đen xuất hiện dày đặc, lúc này kích thước sợi nấm là 165 mm. Tốc độ lan trung
bình của tơ nấm trên cơ chất mùn cưa ngày càng tăng.
Đến ngày thứ 58 tốc độ lan trung bình là 25 mm/ngày và lan mạnh cho đến
ngày 60 thì tơ đã lan kính đầy bịch. Sự lan tơ của nấm mối đen cần một khoảng thời
gian khá dài.
Tốc độ lan tơ của nấm mối đen kéo dài trong khoảng thời gian là 60 ngày.
2.2. Theo dõi thời gian xuất hiện quả thế và quá trình thu
hoạch Bảng 2: Thời gian xuất hiện quả thể và thu
hoạch
Hình thức
Chỉ tiêu
CT1 CT2
Thời gian xuất hiện quả
thể (ngày)
20 ngày
( 12/3 - 31/3/2018)
22 ngày
(12/3 – 2/4/2018)
Thời gian thu hái
(tính từ lúc quả thể xuất
hiện)
2 ngày sau khi quả thể
xuất hiện
1 ngày sau khi quả thể
xuất hiện
Sau 20 ngày kể từ khi đem bịch nấm ra nhà trồng thì nấm ở CT1 đã bắt đầu
xuất hiện quả thể.
22
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Còn ở CT2 sau 22 ngày mới bắt đầu xuất hiện quả thể.
Thời gian xuất hiện quả thể ở CT2 chậm hơn CT1 là 2 ngày (do khi trồng
luống ta phủ đất đã được ủ bột nhẹ và trấu, phủ qua mặt bịch 2,5 – 3 cm nên quả thể
mọc chậm hơn).
Khi nấm mối đen có đặc điểm của nấm trưởng thành dài khoảng 10 -15cm,
bán kính thân nấm 0,5 - 1,5 cm, lớp ngoài đen, thịt trắng, tai nấm hình mũ nồi tròn 3
– 5 cm, nở xòe đầy đặn có thể đến 10 – 15 cm ta tiến hành thu hái nấm.
Thời gian thu hái nấm ở CT1 là 2 ngày sau khi quả thể xuất hiện. Còn ở CT2
nhanh hơn chỉ 1 ngày sau khi quả thể xuất hiện.
Việc thu hái nấm mối đen tiến hành trong vòng 16 ngày (đối với mỗi đợt) tính
từ khi quả thể xuất hiện.
2.3. Theo dõi đặc điểm hình thái sinh trưởng của nấm mối đen
Bảng 3: Hình thái sinh trưởng của nấm mối đen (tính từ thời gian bắt
đầu phủ luống)
Chỉ tiêu
Ngày
Chiều dài thân nấm
(mm)
Đường kính mũ nấm
(mm)
Đường kính gốc
nấm (mm)
CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2
1 8,8 0 6,4 0 4.6 0
2 22,43 9,5 12,43 7,5 8,57 6
3 68 21 47,4 12,14 11,8 10,71
4 42,43 67,89 38,86 63,67 7,86 17,67
5 73,45 51 63,91 50,6 10,55 14,6
6 85,17 77,14 47,67 71,43 9,17 19
7 74,31 61,4 50,62 61,2 8,15 17,6
8 93,25 41,7 70 34,1 15,25 9,3
9 2 74,17 1 65 1 16,83
10 52,33 0 41,67 0 7,33 0
11 64,2 61,6 48,4 51,2 12 13,8
12 68,17 62,5 59,33 56,5 12 21,5
13 0 63,75 0 56,25 0 14,5
14 0 0 0 0 0 0
15 47 19 40,67 12,5 11 7,5
16 0 62,67 0 50,67 0 17
TB 43,85 42,08 33,02 37,05 7,45 11,63
23
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 9: Biểu đồ chiều dài thân của nấm mối đen
Tiến hành đo các chỉ tiêu của nấm mối đen trong 16 ngày ta được bảng 3. Qua
số liệu ở bảng 3 và biểu đồ hình 9 cho thấy chiều dài thân nấm của cả 2 CT biến
động theo thời gian. Chiều dài trung bình qua 16 ngày theo dõi của CT1 (43,85
mm) > CT2 (42,08 mm). Cụ thể ở các ngày thứ 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 15.
Qua đó cho thấy khi nấm mối đen được trồng trong bịch thì sẽ cho hình thái,
kích thước, năng suất về chiều dài thân hơn trồng theo luống.
Hình 10: Biểu đồ đường kính mũ của nấm mối đen
24
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Dựa vào số liệu ở bảng 3 và biểu đồ hình 10 trên ta thấy, đường kính mũ nấm
trung bình qua đợt theo dõi của CT1 (33,02 mm) < CT2 (37,05 mm). Cụ thể rõ ở
ngày thứ 4, 6, 7, 9, 11, 13, 16.
Qua đó cho thấy khi nấm mối được trồng phủ luống thì sẽ cho hình thái, kích
thước, năng suất về đường kính mũ (rộng, xòe to) hơn khi trồng trong bịch.
Hình 11: Biểu đồ đường kính gốc của nấm mối đen
Dựa vào số liệu đã đo được ở bảng 3 và biểu đồ hình 11 trên ta nhận thấy
đường kính gốc nấm mối đen ở CT2 (11,63 mm) cao hơn so với đường kính trung
bình gốc nấm ở CT1 (7,45 mm). Cụ thể ở các ngày 4, 5, 6, 7, 9, 11, 12, 13, 16.
Qua đó cho thấy khi nấm mối đen được trồng phủ luống thì sẽ cho hình thái,
kích thước, năng suất về đường kính gốc (gốc to) hơn trồng ở bịch.
Công thức trồng phủ luống kém hiệu quả hơn về hình thái chiều dài, nhưng lại
hiệu quả về hình thái gốc và mũ nấm hơn trồng ở bịch.
Qua bảng số liệu đã theo dõi về chiều dài thân nấm, đường kính mũ nấm,
đường kính gốc nấm và các biểu đồ trên ta thấy rõ đường kính mũ và đường kính
gốc gắn liền với nhau. Gốc nấm càng to thì mũ xòe càng rộng, thân nấm to, ngắn,
phiến nấm dài và dày. Đây chính là nấm có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn.
Vì vậy, trồng nấm ở luống phủ đất sẽ cho nấm có chất lượng hơn ở trồng bịch.
25
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2.4. Đánh giá về năng suất
Bảng 4: Năng suất của nấm mối đen
Phương thức
Tiêu chí CT1 CT2
Số lượng cây TB/bịch
(cây)
4,4500 3,4500
Khối lượng nấm
TB/bịch
(kg)
0,1016 0,0878
Tổng số cây/kg
(cây)
43,79 39,27
Hình 12: Năng suất nấm mối đen
- Số lượng cây TB/bịch (4,4500 cây) ở CT1 cao hơn số lượng cây TB/bịch
(3,4500 cây) ở CT2.
- Khối lượng nấm TB/bịch (0,1016 kg) ở CT1 cao hơn so khối lượng nấm
TB/bịch (0,0878 kg) ở CT2.
- Tuy số lượng cây TB và khối lượng nấm TB của mỗi bịch ở CT1 cao hơn
CT2 nhưng nấm ở CT2 lại chất lượng hơn, khối lượng của mỗi cây nấm lại có tỷ
trọng lớn hơn CT1 ( ở CT1 có 43,79 cây nặng 1 kg > CT2 chỉ có 39,27 cây nhưng
cũng nặng 1 kg)
26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Qua đó cho thấy, mỗi công thức đều đem lại năng suất riêng. Trồng bịch cho
số lượng cây nhiều hơn nhưng kích thước cây nấm lại nhỏ hơn so với trồng phủ
luống.
2.5. Tình hình bệnh hại của nấm mối đen
Qua nghiên cứu này cho thấy nấm mối đen sinh trưởng rất tốt trong điều kiện
khí hậu ở địa bàn Đồng Hới – Quảng Bình. Bên cạnh đó nấm cũng xuất hiện một số
bệnh hại như sau:
Bảng 5: Tỷ lệ bệnh hại nấm trên các công thức thí nghiệm
Hình thức
Chỉ tiêu
CT1 CT2
Số bịch bị nhiễm
bệnh (bịch)
2 3
Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) 10 15
Nguyên
nhân
Do nấm mốc x x
Chết sợi giống x
Sợi nấm mọc yếu,
nhanh chóng lão hóa
x
Do độ ẩm thấp x
Không xác định x x
Qua đó cho thấy trồng luống xuất hiện nhiều bệnh hại nấm hơn trồng bịch. Vì
vây, muốn nấm sinh trưởng tốt và đảm bảo chất lượng cần có biện pháp phòng ngừa
bệnh hại.
2.6. Những thuận lợi và khó khăn
 Thuận lợi
- Được sự ủng hộ và tạo điều kiện của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học
công nghệ Quảng Bình trong tất cả các hoạt động của đề tài.
-Chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ đề tài như: giống nấm mối đen,
mùn cưa cao su và các vật liệu liên quan đến đề tài.
 Khó khăn
Do tình hình thời tiết không thuận lợi nên nấm mối đen phát triển chưa được
chất lượng. Xuất hiện nhiều bệnh hại nấm.
27
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
-Tốc độ lan tơ của nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa khá lâu. Thời gian lan
kín đầy bịch là 60 ngày. Càng về những ngày cuối thì tốc độ lan tơ càng mạnh.
-Thời gian xuất hiện quả thể khi trồng trong bịch nhanh hơn ở khi trồng phủ
luống 2 ngày.
- Công thức trồng phủ luống kém hiệu quả hơn về hình thái chiều dài, nhưng
lại hiệu quả về hình thái gốc và mũ nấm hơn trồng ở bịch. Qua bảng số liệu đã theo
dõi về chiều dài thân nấm, đường kính mũ nấm, đường kính gốc nấm và các biểu đồ
trên ta thấy rõ đường kính mũ và đường kính gốc gắn liền với nhau. Gốc nấm càng
to thì mũ xòe càng rộng, thân nấm to, ngắn, phiến nấm dài và dày. Đây chính là
nấm có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn. Vì vậy mà việc trồng nấm ở luống sẽ cho nấm
có chất lượng hơn ở trồng bịch.
- Mỗi công thức đều đem lại năng suất riêng. Trồng bịch cho số lượng cây
nhiều hơn nhưng kích thước cây nấm lại nhỏ hơn so với trồng phủ luống (ở CT1 có
43,79 cây nặng 1 kg > CT2 chỉ có 39,27 cây nhưng cũng nặng 1 kg).
-Trong thời gian trồng thấy xuất hiện nhiều bệnh hại nấm như bệnh chết sợi
giống, bệnh sợi nấm mọc yếu nhanh lão hóa, bệnh sinh lý do ảnh hưởng của độ ẩm,
bệnh do nấm mốc.
3.2. ĐỀ NGHỊ
-Phát triển nghề trồng nấm mối đen rộng rãi tại Quảng Bình theo nhiều mô
hình như trồng ngoài trời, trồng trong nhà.
-Thử nghiệm trồng nấm mối đen trên nhiều loại cơ chất khác.
-Phối trộn các loại nguyên liệu để tăng năng suất trong trồng nấm mối đen.
-Tận dụng các bã phế phẩm sau khi trồng nấm mối đen để sản xuất phân hữu
cơ vi sinh, vừa tăng hiệu quả kinh tế lại tốt cho cây trồng.
-Nâng cao kỹ thuật trồng nấm mối đen từ nhiều trung tâm trồng nấm.
28
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
PHỤ LỤC
Hình 13: Giống nấm mối đen Hình 14: Bịch nấm ở nhà ươm bịch
Hình 15: Bóc bịch nấm phủ đất trồng luống
Hình 16: Tưới nấm Hình 17: Hình thái nấm trưởng thành
29
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 18: Sự lan tơ vào ngày thứ 18 Hình 19: Sự lan tơ vào ngày thứ 60
Hình 20: Quả thể xuất hiện đầu tiên
30
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 21: Thu hái nấm trưởng thành
Hình 22: Nấm mối đen trưởng thành ở cả 2 hình thức trồng bịch và trồng luống
Hình 23: Cân khối lượng nấm
31
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 24: Một số bệnh hại nấm
32
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
TÀI LIỆU THAM KHÃO
1. GS.TS. Nguyễn Lân Dũng ( 2009), Công nghệ trồng nấm I, II, Nhà xuất bản
nông nghiệp Hà Nội.
2. GS.TS. Nguyễn Lân Dũng (2009), Tự học nghề trồng nấm,Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
3. TS. Nguyễn Đại (2005), Thu thập chỉnh lý số liệu khí tượng thủy văn tỉnh
Quảng Bình từ năm 1956 đến năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng
Bình.
4. GS.TS. Trần Đình Đằng và TS. Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Tổ chức sản xuất
một số loại nấm ăn ở trang trại & gia đình (nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò), Nhà
xuất bản nông nghiệp TP.HCM.
5. Phạm Thanh Hải (2017), Mô hình thử nghiệm giống nấm mới Kim Phúc và
Hoàng Đế cho năng suất cao. Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng
Bình, số 05: p. 88 - 90.
6. Nguyễn Thị Thanh Kiều (.2004), Nghiên cứu sự phân hủy Lignin của một số
nấm đảm và khả năng ứng dụng, in Luận án Tiến sĩ sinh học. Trường Đại học
khoa học Tự Nhiên TP.HCM, Luận án Tiến sĩ sinh học. Trường Đại học khoa
học Tự Nhiên TP.HCM.
7. Jae-Ouk Shim và ctv (2006), The Fruiting Body Formation of Oudemansiella
radicata in the Sawdust of Oak (Quercus variabilis) Mixed with Rice Bran. US
National Library of Medicine National Institutes of Health.
8. TS. Võ Khắc Sơn, Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật cây cao su
và các giải pháp phát triển bền vững cây cao su tại Quảng Bình, Sở Khoa học
Công nghệ Quảng Bình.
9. Nguyễn Thanh Tuyền (2010), Kỹ thuật trồng nấm bào ngư Nhật trên mạt cưa,
Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ
tp Hồ Chí Minh. p. 71.
10. Đặc sản nấm mối. Available from: http://anthinhfood.vn/dinh-duong-nam-moi/.
11. Giới thiệu Nấm Mối Đen. 2017; Available from:
http://namquyvietnam.com/gioi-thieu-nam-moi-den.html.
12. Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm bào ngư (nấm sò). 2017; Available from:
http://thanhhoangminh.com/tin-tuc/huong-dan-ky-thuat-trong-nam-bao-ngu-nam- so-
32.html.
13. Nấm mối đen - chuyện đầu năm 2018. 2018; Available from:
https://www.facebook.com/nongtraifuha/.
14. Nấm mối đen. 2017 [cited 2018 10/05]; Available from:
http://namhuuco.vn/san-pham/nam-moi-den-2/.
33
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
15. Nghiên cứu, điều tra, xác định các loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây cao su
tại Quảng Bình và đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp. 2016; Available from:
http://www.hocday.com/nghin-cu-iu-tra-xc-nh-cc-loi-su-bnh-hi-ch-yu-trn-cy-
cao-su-ti.html?page=5.
16. Relhan, R. Xerula radicata - Rooting Shank 1785; Available from:
https://www.first-nature.com/fungi/xerula-radicata.php.
17. Tài liệu về nấm mối ( Đặc điểm, công dụng, món ăn). 2016; Available from:
https://www.slideshare.net/vunguyenlam1/ti-liu-v-nm-mi
18. Tổng quan về Quảng Bình. Available from:
https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/gioi-thieu-chung-14532.htm#khihau.
19. Video cấy truyền nấm Mối Đen. 2017; Available from:
http://namquyvietnam.com/video-cay-truyen-nam-moi-den.html.
20. http://www.udkhcnquangbinh.gov.vn
34
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hội đồng nghiệm thu
Chủ tịch:
Thư ký:
Ủy viên phản biện 1:
Ủy viên phản biện 2:
Ủy viên Hội đồng:
QUÃNG BÌNH, 2018
35
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM

More Related Content

What's hot

ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
Phan Nghi
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hau
tuanvip
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáo
Fink Đào Lan
 

What's hot (20)

CHAP1.pptx
CHAP1.pptxCHAP1.pptx
CHAP1.pptx
 
Hướng dẫn sấy gỗ
Hướng dẫn sấy gỗHướng dẫn sấy gỗ
Hướng dẫn sấy gỗ
 
Chủ đề biến đổi khí hậu
Chủ đề biến đổi khí hậuChủ đề biến đổi khí hậu
Chủ đề biến đổi khí hậu
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
 
Btl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới
Btl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giớiBtl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới
Btl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới
 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
 
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOT
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOTĐề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOT
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOT
 
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
 
TỔNG HỢP ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH (KHÔNG CHUY...
TỔNG HỢP ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH (KHÔNG CHUY...TỔNG HỢP ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH (KHÔNG CHUY...
TỔNG HỢP ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH (KHÔNG CHUY...
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các elicitor, hệ thống led cải tiến, môi trường hai ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các elicitor, hệ thống led cải tiến, môi trường hai ...Nghiên cứu ảnh hưởng của các elicitor, hệ thống led cải tiến, môi trường hai ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các elicitor, hệ thống led cải tiến, môi trường hai ...
 
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenolLuận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
 
Đề tài: Quá trình tổng hợp Biodiesel thân thiện môi trường, HAY
Đề tài: Quá trình tổng hợp Biodiesel thân thiện môi trường, HAYĐề tài: Quá trình tổng hợp Biodiesel thân thiện môi trường, HAY
Đề tài: Quá trình tổng hợp Biodiesel thân thiện môi trường, HAY
 
Nang luong mat troi
Nang luong mat troiNang luong mat troi
Nang luong mat troi
 
Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long ở huyện châu thà...
Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long ở huyện châu thà...Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long ở huyện châu thà...
Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long ở huyện châu thà...
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hau
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáo
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
 

Similar to Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen (xerula radicata) trên cơ chất mùn cưa tại đồng hới – quảng bình.docx

Similar to Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen (xerula radicata) trên cơ chất mùn cưa tại đồng hới – quảng bình.docx (20)

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất cốm dinh dưỡng từ bí đỏ..doc
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất cốm dinh dưỡng từ bí đỏ..docNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất cốm dinh dưỡng từ bí đỏ..doc
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất cốm dinh dưỡng từ bí đỏ..doc
 
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
 
Tính Toán Và Thiết Kế Hệ Thống Trích Ly Cà Phê Công Suất 1000 KgH.docx
Tính Toán Và Thiết Kế Hệ Thống Trích Ly Cà Phê Công Suất 1000 KgH.docxTính Toán Và Thiết Kế Hệ Thống Trích Ly Cà Phê Công Suất 1000 KgH.docx
Tính Toán Và Thiết Kế Hệ Thống Trích Ly Cà Phê Công Suất 1000 KgH.docx
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
 
Nghiên cứu thu hồi lignin từ dịch đen nhà máy giấy để sản xuất chất trợ nghiề...
Nghiên cứu thu hồi lignin từ dịch đen nhà máy giấy để sản xuất chất trợ nghiề...Nghiên cứu thu hồi lignin từ dịch đen nhà máy giấy để sản xuất chất trợ nghiề...
Nghiên cứu thu hồi lignin từ dịch đen nhà máy giấy để sản xuất chất trợ nghiề...
 
Ứng dụng nhựa Macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất ( Achyranthes...
Ứng dụng nhựa Macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất ( Achyranthes...Ứng dụng nhựa Macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất ( Achyranthes...
Ứng dụng nhựa Macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất ( Achyranthes...
 
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Ôxit Vanađi Già...
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Ôxit Vanađi Già...Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Ôxit Vanađi Già...
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Ôxit Vanađi Già...
 
Thiết Kế Website Bán Đồng Hồ Bằng Wordpress.docx
Thiết Kế Website Bán Đồng Hồ Bằng Wordpress.docxThiết Kế Website Bán Đồng Hồ Bằng Wordpress.docx
Thiết Kế Website Bán Đồng Hồ Bằng Wordpress.docx
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn.doc
 
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.docKhóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
 
Nghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.doc
Nghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.docNghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.doc
Nghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.doc
 
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên cứu qui trình sản xuất Bột khoáng từ xương cá ngừ.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên cứu qui trình sản xuất Bột khoáng từ xương cá ngừ.docLuận Văn Tốt Nghiệp Nghiên cứu qui trình sản xuất Bột khoáng từ xương cá ngừ.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên cứu qui trình sản xuất Bột khoáng từ xương cá ngừ.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Pnp.docx
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Pnp.docxBáo Cáo Thực Tập Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Pnp.docx
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Tnhh Pnp.docx
 
Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...
Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...
Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Tứ Kỳ Tỉn...
 
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
 
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.docNghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị ...Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị ...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 

Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen (xerula radicata) trên cơ chất mùn cưa tại đồng hới – quảng bình.docx

  • 1. QUẢNG BÌNH, 2018 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ PHAN THỊ ANH TÚ ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA NẤM MỐI ĐEN (Xerula radicata) TRÊN CƠ CHẤT MÙN CƯA TẠI ĐỒNG HỚI – QUẢNG BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
  • 2. QUẢNG BÌNH, 2018 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA NẤM MỐI ĐEN (Xerula radicata) TRÊN CƠ CHẤT MÙN CƯA TẠI ĐỒNG HỚI – QUẢNG BÌNH Họ tên sinh viên: Phan Thị Anh Tú Mã số sinh viên: DQB05140049 Chuyên ngành: Sư phạm Sinh Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hương Bình
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Hương Bình. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Quảng Bình, ngày 13 tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Phan Thị Anh Tú Xác nhận của giảng viên hướng dẫn (ký và ghi rõ họ tên) Th.S Nguyễn Thị Hương Bình
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CÃM ƠN Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự hỗ trợ từ nhiều người, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Quý thầy, cô giáo trong khoa Nông - Lâm - Ngư trường Đại học Quảng Bình đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, làm nền móng để tôi thực hiện đề tài và làm tốt công việc sau này. Cô Nguyễn Thị Hương Bình, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này. Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Trung tâm tiến bộ khoa học công nghệ Quảng bình, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại trung tâm. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị phòng Công nghệ sinh học của Trung tâm tiến bộ khoa học công nghệ Quảng Bình đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời cảm ơn trường Đại học Quảng Bình đã tạo cho tôi có cơ hội được thực tập nơi mà tôi yêu thích, cho tôi bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này tôi nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc trồng nấm để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực hiện khóa luận tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô. Tôi xin chân thành cám ơn!
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CÃM ƠN DANH MỤC CÁC BÃNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH ÃNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ĐỀ TÀI Phần I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................2 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................2 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................................9 8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI....................................................................................................9 Phần II. NỘI DUNG................................................................................................10 Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................10 1.1. TỔNG QUAN VỀ NẤM MỐI ĐEN................................................................ 10 1.1.1. Nguồn gốc và phân bố....................................................................................10 1.1.2. Phân loại và đặc điểm sinh học ......................................................................10 1.1.3. Giá trị của nấm mối đen .................................................................................12 1.1.4. Một số bệnh hại nấm mối đen thường gặp......................................................13 1.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẤT MÙN CƯA...................................................... 13 1.2.1. Mùn cưa là phế liệu nông nghiệp và những vấn đề phát sinh về môi trường 13 1.2.2. Thành phần về mùn cưa .................................................................................14 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NẤM MỐI ĐEN................................................17 1.3.1. Tình hình nghiên cứu nấm mối đen trên thế giới...........................................17 1.3.2. Tình hình nghiên cứu nấm mối đen trong nước.............................................18 1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐẤT ĐAI VÙNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 18 Chương II: KẾT QUÃ NGHIÊN CỨU VÀ THÃO LUẬN................................20 2.1. Theo dõi tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa............................... 20 2.2. Theo dõi thời gian xuất hiện quả thế và quá trình thu hoạch ............................ 21 2.3. Theo dõi đặc điểm hình thái sinh trưởng của nấm mối đen .............................. 22 2.4. Đánh giá về năng suất .......................................................................................25 2.5. Tình hình bệnh hại của nấm mối đen ................................................................ 26 2.6. Những thuận lợi và khó khăn.............................................................................26
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................27 3.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................27 3.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................... 27 PHỤ LỤC.................................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHÃO ......................................................................................32
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC BÃNG BIỂU Bảng 1: Tốc độ lan tơ của nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa.................................20 Bảng 2: Thời gian xuất hiện quả thể và thu hoạch....................................................21 Bảng 3: Hình thái sinh trưởng của nấm mối đen (tính từ thời gian bắt đầu phủ luống). .......................................................................................................................22 Bảng 4: Năng suất của nấm mối đen.........................................................................25 Bảng 5: Tỷ lệ bệnh hại nấm trên các công thức thí nghiệm......................................26
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC HÌNH ÃNH Hình 1: Quy trình trồng nấm mối đen.................................................................4 Hình 2: Cấu tạo của nấm mối đen.....................................................................11 Hình 3: Chu trình sống của nấm mối đen .........................................................11 Hình 4: Mùn cưa cao su ....................................................................................14 Hình 5: Cấu trúc phân tử Cellulose...................................................................15 Hình 6: Cấu trúc phân tử Lignin .......................................................................15 Hình 7: Cấu trúc phân tử Hemicellulose...........................................................16 Hình 8: Biểu đồ tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa....................20 Hình 9: Biểu đồ chiều dài thân của nấm mối đen .............................................23 Hình 10: Biểu đồ đường kính mũ của nấm mối đen.........................................23 Hình 11: Biểu đồ đường kính gốc của nấm mối đen ........................................24 Hình 12: Năng suất nấm mối đen......................................................................25
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT: Công thức TB: Trung bình
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nấm mối đen (Xerula radicata), thuộc họ Physalacriaceae là một loại nấm có từ tự nhiên và chỉ thường vào đầu mùa mưa nên nấm mối đen rất hiếm và được xem là đặc sản, chính vì vậy mà nấm mối đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Loại nấm này còn được biết đến như là một loại nấm có tính dược liệu cao. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen (Xerula radicata) trên cơ chất mùn cưa tại Đồng Hới – Quảng Bình”. Nhằm bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của nấm mối đen ở điều kiện khí hậu Đồng Hới – Quảng Bình và góp phần bổ sung thêm các quy trình kỹ thuật trồng nấm đem lại năng suất cao. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu cho sinh viên bộ môn Sinh học, nông nghiệp và những ai quan tâm đến sản xuất giống nấm mối đen. - Đề tài này được thực hiện từ tháng 12/ 2017 đến tháng 04/ 2018 tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ Quảng Bình. Thí nghiệm trồng thử nghiệm giống nấm mối đen được tiến hành với hai hình thức: Trồng trong bịch (công thức 1 – CT1) và trồng phủ luống (công thức 2 – CT2) theo quy trình trồng nấm mối đen bao gồm các bước: Xử lý nghiên liệu (ủ nguyên liệu, đảo đống ủ, trộn nguyên liệu với chất phụ gia và đóng bịch), hấp thanh trùng, cấy giống, ươm sợi nấm, phủ đất, chăm sóc và thu hoạch. - Từ thí nghiệm trên ta tiến hành và theo dõi các chỉ tiêu sau: theo dõi tốc độ lan tơ của nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa, thời gian xuất hiện quả thể và quá trình thu hoạch, hình thái sinh trưởng của nấm mối đen, đánh giá về năng xuất, tình hình bệnh hại nấm. Qua đó đối chiếu hai CT1 và CT2, đánh giá khả năng sinh trưởng của nấm trên cơ chất mùn cưa tại Đồng Hới - Quảng Bình.
  • 11. 1 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Phần I: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nấm ăn nói chung là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, hàm lượng protein (đạm thực vật) có trong nấm tương đương với thịt, cá và rất giàu chất khoáng, acid amin. [12] Trong những năm trở lại đây, ngành trồng nấm được phát triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người biết đến tác dụng của nấm hơn. Sản lượng nấm thu hoạch mỗi năm tăng lên rõ rệt. Nghề trồng nấm không những tạo nên nguồn thức ăn sạch cho con người mà còn góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho những người lao động, không những thế trồng nấm còn giúp cho môi trường giảm thiểu sự ô nhiễm như hiện nay. Nghề trồng nấm đã tận dụng tất cả các phế thải trong nông nghiệp cũng như công nghiệp ví dụ như rơm rạ, bã mía, mùn cưa hay mạt cao su và bông vải. Nước ta có điều kiện thời tiết thuận lợi cho các loài nấm phát triển. Với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho việc trồng nấm quanh năm. Cùng với nguồn nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động đông càng giúp cho nghề trồng nấm ở nước ta phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, nấm còn là nguồn dược liệu quý hiếm mà con người đang dần biết đến. Trong đó, nấm mối đen (Xerula radicata) được biết đến như là một loại nấm có tính dược liệu cao. Nó chứa nhiều oudenone là một trong những dược chất hóa học quan trọng. Oudenone có tác dụng điều trị và ức chế các khối u ác tính phát sinh trong mô (như mô liên kết, xương, sụn, hoặc cơ vân). Đặc biệt, nấm mối đen có thể được sử dụng làm thực phẩm chức năng và thuốc tự nhiên để phòng ngừa thương tích phổi trên chuột. [14] Nấm mối đen chứa canxi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng khác đem lại lợi ích cho dạ dày và lá lách của con người, chữa bệnh trĩ và giảm lipid, nó cũng tốt cho việc điều trị tiêu chảy và biếng ăn. Do có hàm lượng phốt pho cao nên có lợi cho người bệnh tật và người cao tuổi. Ăn nấm mối thường xuyên có thể cải thiện khả năng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, chống lão hóa, giảm lượng đường trong máu. Theo các nhà y học cổ truyền Trung Quốc ăn nấm mối thường xuyên có lợi cho kinh nguyệt và làn da phụ nữ.[10] Nấm mối đen được coi là một ứng cử viên tiềm năng cho việc sản xuất các enzyme công nghiệp quan trọng sử dụng trong nông nghiệp chất thải.[19] Nấm mối đen mọc hoang dã trong các khu rừng ở khu vực Bắc Mĩ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nó thường chỉ xuất hiện vào đầu mùa mưa nên rất hiếm và được xem như là đặc sản. Do đó, loại nấm mọc tự nhiên này hiện tại đã được trồng ở một số nơi như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Anh,…tuy nhiên sản lượng nấm không nhiều và không đủ cung cấp cho thị trường trong nước, cho nên việc nhân
  • 12. 2 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM giống và nuôi trồng loại nấm này ở Việt Nam là hoàn toàn mới mẻ và khả thi cho việc đa dạng hóa thị trường nấm của nước ta. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, giá trị dinh dưỡng, năng xuất của nấm mối đen tại Việt Nam nên việc trồng nấm mối đen tại Quảng Bình chưa được phổ biến và đang còn xa lạ với người dân, do đó tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen ( Xerula radicata) trên cơ chất mùn cưa tại Đồng Hới – Quảng Bình”. Nhằm bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của nấm mối đen ở điều kiện khí hậu Đồng Hới - Quảng Bình và góp phần bổ sung thêm các quy trình kỹ thuật trồng nấm đem lại năng suất cao. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu cho sinh viên bộ môn Sinh học, nông nghiệp và những ai quan tâm đến sản xuất giống nấm mối đen. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Trồng thử nghiệm giống nấm mối đen (Xerula radicata) - Đánh giá sự sinh trưởng của nấm mối đen ở điều kiện khí hậu Đồng Hới – Quảng Bình, làm cơ sở cho việc mở rộng mô hình trồng nấm mối đen ở địa phương. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu điều kiện khí hậu tại Đồng Hới – Quảng Bình có phù hợp để trồng nấm mối đen. - Trồng thử nghiệm giống nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa với hai hình thức: trồng bịch và trồng phủ luống. - Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất để đánh giá hiệu quả của việc trồng nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa cao su. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Nấm mối đen (Xerula radicata) - Nguồn gốc: Nấm mối đen được tác giả người Trung Quốc nghiên cứu và đăng kí bản quyền năm 2010 và lấy tên là Black Termitomyces Heim. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Thời gian nghiên cứu Thời gian: từ tháng 12/ 2017 đến tháng 04/ 2018 5.2. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ Quảng Bình. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Tổng quan tài liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến phương pháp trồng thử nghiệm nấm mối đen, giá trị của nấm mối đen, điều kiện khí hậu ở Đồng Hới – Quảng Bình. - Nghiên cứu và xử lý các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài.
  • 13. 3 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 6.2. Phương pháp thực nghiệm  Phương pháp bố trí thực nghiệm - Vật liệu thí nghiệm: Giống nấm mối đen Cơ chất mùn cưa cao su - Thử nghiệm trồng giống nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa được tiến hành với hai hình thức: Trồng trong bịch (công thức 1 – CT1) và trồng phủ luống (công thức 2 – CT2).
  • 14. 4 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hấp thanh trùng (Nhiệt độ phải đảm bảo từ 95 – 100o C, nguyên liệu phải chín đều) Cấy giống (giống phải đảm bảo chất lượng) Ra nồi – để nguội Ươm sợi nấm mối đen từ 60 – 75 ngày Nhiệt độ môi trường thích hợp từ 24 – 32o C Chăm sóc và thu hoạch Đối với trồng trong bịch: để các bịch sát nhau Đối với trồng luống: Xé bịch để các bịch sát nhau, phủ đất lên bề mặt 2,5 – 3 cm. Nhiệt độ 24 – 32o C. Hình 1: Quy trình trồng nấm mối đen Đảo ủ đống nguyên liệu, ủ lại (Chỉnh độ pH = 7, trộn bột nhẹ 1,2 - 2%, tạo độ xốp) Ủ nguyên liệu (Ủ mùn cưa cao su với nước vôi 0,5%, độ pH = 12) Trộn nguyên liệu, trộn cám ngô 8%, cám gạo 8%, bột nhẹ 1,2% và đóng bịch
  • 15. 5 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM  Bước 1: Xử lý nguyên liệu Chuẩn bị: -Ngày 1/12/2017 đến ngày 04/12/2017 chuẩn bị mùn cưa cao su tươi, mịn và không lẫn tạp chất. -Nước vôi có độ pH = 12 (thử bằng giấy quỳ đo độ pH) -Dụng cụ: xẻng, cào -Bạt che -Ngày 05/12/2017 – 28/01/2018 tiến hành xử lý và ủ nguyên liệu + Hòa nước vôi theo tỷ lệ 0,5% (1 kg vôi/200 lít nước, pH = 7) + Mùn cưa cao su tươi phải ủ từ 1 - 2 tháng để mùn cưa hoai mục, tạo độ ẩm. + Tưới nước vôi lên mùn cưa + Tiếp tục ủ mùn cưa cao su trong vòng 3 - 4 ngày + Dùng bạt phủ lại.  Bước 2: Đảo đống ủ - Sau 3 ngày ta tiến hành đảo đống ủ. Giai đoạn đảo này chúng ta có 2 việc cần làm: kiểm tra nhiệt độ đống ủ và kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu + Kiểm tra nhiệt độ: Trước khi mở bạt che, dùng nhiệt kế cho sâu vào đống mùn cưa ủ để kiểm tra nhiệt độ 50 – 60o C là đạt. Ủ tiếp 3 – 4 ngày sau và tiến hành kiểm tra độ ẩm đống ủ 60 – 65o C. + Kiểm tra độ ẩm: Nén nguyên liệu trong nắm tay, nước hơi ẩm ở khẽ tay thì độ ẩm khối ủ đã đạt yêu cầu. Độ pH = 7.  Bước 3: Trộn nguyên liệu -Sau khi nguyên liệu được xử lý đã chín đều, phối trộn nguyên liệu đã xử lý với các chất phụ gia khác. Nguyên liệu trộn đều, làm ẩm, trộn nhiều lần với nước để nước ngấm đều trong nguyên liệu. Độ ẩm của nguyên liệu khoảng 65 - 70o C, nghĩa là nếu nắm nguyên liệu (sau khi làm ẩm) trong tay bóp lại thì nguyên liệu sẽ kết khối nhưng nước không nhỏ giọt. -Công thức trộn: Trộn cơ chất mùn cưa cao su với các chất phụ gia như bột ngô 8%, cám gạo 8%, bột nhẹ 1,2% lại với nhau, độ pH = 7 và độ ẩm 65 – 70%  Bước 4: Đóng bịch - Nguyên liệu sau khi đã được ủ trộn với các phụ gia khác theo tỷ lệ sau đó sẽ được đảo đều và kiểm tra độ ẩm lần nữa trước khi đưa vào đóng bịch. -Dụng cụ để đóng bịch bao gồm: túi PE, cổ nút, nắp đậy, giây chun, bông. - Bịch PE dày khoảng 0,5 mm và có kích thước 19 x 37 cm. Dùng bịch cho nguyên liệu đã tạo ẩm vào ém chặt vừa phải. Nên đóng bịch đồng loạt cho hết nguyên liệu, không nên để nguyên liệu thừa qua đêm. Nguyên liệu đã được đóng vào bịch dùng nút cổ nhựa hở hai đầu bẻ túi ra lấy giây chun buộc lại để làm cổ
  • 16. 6 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM bịch, rồi nhét bông thật chặt ở miệng bịch sau đó lấy nắp đậy lại. Một túi bịch như vậy có cân nặng từ 1,4 – 1,5 kg.  Bước 5: Hấp thanh trùng -Hấp thanh trùng nhiệt độ 95 - 100o C, thời gian hấp 8 – 10 tiếng. - Sau khi hấp, bịch chín có mùi thơm, ta chuyển bịch vào phòng cấy đã vô trùng để cấy giống. -Bịch hấp xong để nguội trong phòng cấy giống.  Bước 6: Cấy giống -Tiến hành cấy giống trên mặt bịch. Giống phải được kiểm tra kĩ lưỡng, đảm bảo chất lượng không bị nhiễm. Giống nấm mối đen phải đúng độ tuổi, không quá già hoặc không quá non, giống nấm mối đen có mùi thơm đặc trưng của nấm. - Chuẩn bị: Gồm có khay inox, que cấy, đèn cồn 97o , bông gòn không thấm nước. - Cách lấy: Lấy bịch giống hơ lên đèn cồn, gỡ cổ nút, lấy bông ở miệng bịch giống ra, sau đó gỡ bông ở bịch môi trường rồi dùng que cấy đã được khử trùng lấy giống cho vào bịch môi trường khoảng 25 g giống rồi lấy bông nút đậy lại như lúc đầu.  Bước 7: Nuôi cấy tơ nấm -Ngày 12/01/2018 đưa các bịch đã được cấy giống vào nhà ươm bịch. - Nhà ươm bịch đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm không khí từ 75 – 85%, không cần ánh sáng, nhiệt độ 24 – 32o C. - Các bịch phôi vừa được cấy giống nấm mối đen sẽ được chuyển ngay vào nhà ươm sợi đặt lên giàn, giá, khoảng cách giữa các bịch là 1 - 2 cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra. Trong thời gian ươm hạn chế tối đa việc vận chuyển. -Cứ 5 – 7 ngày kểm tra 1 lần nhằm phát hiện những bịch bị nấm để hủy bỏ không lây nhiễm qua các bịch nấm khác. -Thời gian ủ tơ nấm mối đen trong vòng 60 – 75 ngày. -Sợi tơ có màu trắng, đồng nhất. Kiểm tra thấy bịch rắn chắc là nấm phát triển tốt. -Trong quá trình ươm sợi phải luôn theo dõi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để sợi nấm phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp là 24 – 32o C và độ ẩm là 80 – 90%.  Bước 8: Phủ đất -Sau 60 – 75 ngày thì thời gian ươm sợi nấm mối đen kết thúc, sợi nấm ăn kín đáy, bịch có màu trắng đồng nhất . Một nửa sẽ tiến hành trồng trong bịch, một nửa sẽ tiến hành trồng luống. Phủ đất trồng luống vào ngày 12/03/2018 + Đối với nấm được trồng trong bịch: các bịch sẽ được xếp sát nhau.
  • 17. 7 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM + Đối với nấm được trồng luống: ta tiến hành bóc bỏ túi bóng, xếp bịch sát nhau rồi phủ đất đã được ủ bột nhẹ và trấu, phủ qua mặt bịch 2,5 – 3 cm. - Sau khi phủ đất cần tưới nước 2 lần trong ngày đối với 2 cách tiến hành trên. Không được tưới nhiều nước quá sẽ bị trôi đất. Những ngày tiếp theo chỉ tưới nước nhẹ, lượng nước giảm để giữ ẩm, nhiệt độ thích hợp để nấm hình thành quả thể và phát triển khoảng 24 – 32o C, độ ẩm 95 - 98%.  Bước 9: Chăm sóc và thu hoạch -Sau 20 - 30 ngày thì nấm mối đen hình thành quả thể (không được để mặt đất khô nếu khô sẽ bị chết nấm). Luôn giữ ẩm bề mặt đất nhưng không quá ẩm. Từ khi ra quả thể đến khi nấm phát triển trưởng thành và thu hoạch lứa đầu khoảng 2 - 4 ngày. - Tưới nước: Sau khi quả thể nấm hình thành, dùng vòi nước tưới nhẹ, độ ẩm không khí 95 – 98%, cần tưới 2 – 3 lượt nước cho một ngày. Tùy vào điều kiện khí hậu, nấm mối đen khoảng sau 2 – 4 ngày chăm sóc thì thu hoạch nấm lần 2. Mỗi bịch nấm cho nhiều lần thu hoạch -Thu hoạch nấm: + Nấm mối đen: ngày 2/4/2018 tiến hành thu hoạch. + Nấm mối đen mọc đơn lẻ, nên khi cây nào đủ trưởng thành sẽ được hái trước, hái sạch gốc. Hái nấm đúng độ tuổi (nấm mối đen trưởng thành có thân dài khoảng 10 – 15 cm, thân cây tròn 1,5 – 2 cm, tai nấm hình mũ nồi tròn 3 – 5 cm, nở xòe đầy đặn có thể đến 10 – 15 cm. Màu đất nâu xám hoặc màu xám trắng lúc còn non. Khi già nấm trở màu trắng ngà như gạo nếp, mũ nở hình dù rộng 8 – 15 cm). -Nên hái nấm vào buổi sáng, nếu có điều kiện ta có thể thu hái nấm mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối, nấm sẽ luôn đẹp vì không có nấm quá tuổi. Thời gian thu hái kéo dài 16 ngày (mỗi đợt).  Bước 10: Bảo quản và tiêu thụ Sau khi thu hái, cắt chân nấm và đóng vào túi bóng và tiêu thụ. Bảo quản lạnh trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 12 - 15o C, dùng trong 10 – 15 ngày vẫn đảm bảo chất lượng. 6.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu Chọn 20 bịch cấy giống trồng bịch và 20 bịch cấy giống bóc vỏ rồi phủ luống để theo dõi cụ thể, đối chứng. -Ngày cấy giống nấm vào bịch như nhau và được cấy giống vào ngày 15/1/2018 -Riêng ở phủ luống thì đặt 5 bịch xếp sát nhau theo hàng rồi phủ đất tạo luống.
  • 18. 8 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM a. Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của nấm mối đen được trồng trên cơ chất mùn cưa cao su (đối chứng hai phương thức trồng bịch - CT1 và trồng phủ luống - CT2)  Theo dõi tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa - Dụng cụ: thước đo (mm), bút, sổ ghi chép - Cách tiến hành: ta bắt đầu theo dõi sự lan tơ của nấm mối đen (mm) từ khi đưa bịch nấm vào nhà ươm bịch. Đến ngày thứ 10 ta tiến hành đo chiều dài của sợi nấm. Cứ như thế ta tiếp tục theo dõi và đo chiều dài sợi nấm vào ngày thứ 18, 26, 33, 40, 46, 51, 54, 58, 60 đến khi sợi nấm lan kín bịch.  Theo dõi thời gian xuất hiện quả thể và quá trình thu hoạch - Khi tơ đã lan kín bịch nấm mối đen, ta chuyển bịch ra nhà nuôi trồng. Xé bịch xếp sát nhau rồi phủ đất tạo luống. - Tiến hành theo dõi thời gian quả thể xuất hiện (ngày) ở cả hai công thức: CT1 và CT2. - Thời gian thu hái tính từ lúc quả thể xuất hiện đến khi nấm trưởng thành. Hái nấm phải hái vào sáng sớm hoặc chiều tối, vì đây là thời gian nấm ngon và không bị già.  Theo dõi đặc điểm hình thái sinh trưởng của nấm mối đen - Trong thời gian nấm phát triển ta tiến hành theo dõi đặc điểm hình thái sinh trưởng của nấm qua các chỉ tiêu: + Chiều dài thân nấm (mm). + Đường kính mũ nấm (mm). + Đường kính gốc nấm (mm). - Cách tiến hành: Theo dõi số nấm từng ngày kể từ khi nấm xuất hiện đến khi nấm trưởng thành. Dùng thước đo mm đo chiều dài thân, đường kính mũ và đường kính gốc của từng cây nấm. Số liệu được thu thập hàng ngày và xử lý kết quả trung bình. - Tiến hành theo dõi 16 ngày (mỗi đợt) đối với cả 2 CT. b. Đánh giá về năng suất Đánh giá năng suất trên cả hai công thức: CT1 và CT2 với các chỉ tiêu: - Số lượng cây trung bình/ bịch (cây): đếm số lượng cây sau 16 ngày thu hoạch của 20 bịch thí nghiệm ở mỗi công thức. -Khối lượng nấm trung bình/bịch (kg): khối lượng nấm thu hoạch sau 16 ngày của 20 bịch thí nghiệm ở mỗi công thức. -Tổng số cây/kg (cây): đếm số cây trên 1 kg nấm ở mỗi công thức. c. Theo dõi tình hình bệnh hại của nấm mối đen Theo dõi bệnh nào gây hại nấm ở CT1 và CT2. Tỷ lệ nhiễm bệnh được xác định bằng số bịch bị bệnh trên tổng số bịch thí nghiệm ở mỗi công thức.
  • 19. 9 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 6.4. Phương pháp chuyên gia Tham khảo kỹ thuật nuôi trồng nấm mối đen từ các cán bộ kỹ thuật tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ Quảng Bình. 6.5. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các phần mềm như Word, Excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được, áp dụng các hàm tính tổng, giá trị trung bình . 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7.1. Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở nuôi trồng, tiến hành xác định điều kiện nuôi trồng thích hợp nhất trong từng giai đoạn phát triển, góp phần hoàn thiện kỹ thuật nuôi trồng nấm mối đen. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả trồng thử nghiệm của đề tài là cơ sở để góp phần phát triển công nghệ trồng nấm, góp phần trồng nấm hiệu quả hơn, góp phần tăng chất lượng và góp phần tận dụng những phế liệu nông nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tạo nên nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng có giá trị kinh tế cao, đồng thời góp phần giúp giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở vùng nông thôn. 8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
  • 20. 10 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Phần II. NỘI DUNG Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ NẤM MỐI ĐEN 1.1.1. Nguồn gốc và phân bố Nấm mối đen có tên khoa học là: Xerula radicata Tên đồng nghĩa là: Oudemansiella radicata [11] a. Nguồn gốc - Nấm mối đen được tác giả người Trung Quốc nghiên cứu, đăng kí bản quyền vào năm 2010 và lấy tên là Black Termitomyces Heim.[11] b. Phân bố - Nấm mối đen thường mọc hoang dã trong các khu rừng ở khu vực Bắc mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nấm mối đen là một ứng cử viên tiềm năng cho việc sản xuất các enzyme công nghiệp quan trọng sử dụng trong nông nghiệp chất thải.[19] - Tại Việt Nam thì nấm mối đen đã được trồng ở một số tỉnh thành lớn như Ninh Bình, Hồ Chí Minh…. - Hiện nay tại Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ Quảng Bình đã nhân giống và trồng thử nghiệm thành công giống nấm mối đen. 1.1.2. Phân loại và đặc điểm sinh học a. Phân loại nấm mối đen Theo hệ thống phân loại Giới (regnum): Fungi Ngành (disivison): Basidiomycota Lớp (class): Basidiomycetes Bộ (ordo): Agaricales Họ (familia): Physalacriaceae. Chi (genus): Xerula Loài (species): Xerula radicata b. Đặc điểm hình thái và sinh thái  Đặc điểm hình thái -Nấm mối Đen có cấu tạo gồm các phần: mũ nấm, phiến nấm, thân nấm, gốc nấm, sợi nấm
  • 21. 11 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 2: Cấu tạo của nấm mối đen - Nấm mối đen có đặc điểm của nấm trưởng thành dài khoảng 10 – 15 cm, bán kính thân nấm 0.5 - 1.5 cm, lớp ngoài đen, thịt trắng ăn ngọt và giòn, tai nấm hình mũ nồi tròn 3 – 5 cm, nở xòe đầy đặn có thể đến 10 – 15 cm. Màu nâu nhạt hoặc màu xám trắng lúc còn non. Khi già nấm trở màu trắng ngà như gạo nếp, mũ nở hình dù rộng 8 – 15 cm.[11] Hình 3: Chu trình sống của nấm mối đen
  • 22. 12 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM  Đặc điểm sinh thái Nấm mối đen thường mọc ở những khu rừng hoang dã, nhiệt độ thích hợp 24 - 32o C, thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, khá phù hợp với điều kiện khí hậu tại Đồng Hới – Quảng Bình. 1.1.3. Giá trị của nấm mối đen Nấm mối đen là một loại nấm mọc trong tự nhiên và chỉ thường xuất hiện vào đầu mùa mưa nên nấm rất hiếm và được xem là đặc sản, chính vì vậy mà nấm mối đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều công dụng như: - Nấm mối đen có chứa oudenone là một trong những dược chất hóa học quan trọng. Oudenone có tác dụng điều trị và ức chế các khối u ác tính phát sinh trong mô (như mô liên kết, xương, sụn, hoặc cơ vân). Đặc biệt, nấm mối đen có thể được sử dụng làm thực phẩm chức năng và thuốc tự nhiên để phòng ngừa thương tích phổi trên chuột.[14] - Theo các nhà y học cổ truyền Trung Quốc, việc ăn nấm mối đen thường xuyên có thể cải thiện khả năng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, chống lão hóa, giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, ăn nấm mối đen còn có lợi cho kinh nguyệt và làn da phụ nữ. - Nấm mối đen giàu can xi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe, đem lại lợi ích cho dạ dày và lá lách của con người, chữa bệnh trĩ và giảm lipid, nó cũng tốt cho việc điều trị tiêu chảy và biếng ăn. Đặc biệt tốt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. [10] - Do có hàm lượng phốt pho cao nên có lợi cho người bị bệnh tật và người cao tuổi. - Gần đây, các nhà nghiên cứu mỹ phẩm ở Osaka (Nhật Bản) đã cho ra thị trường loại mỹ phẩm chiết xuất từ nấm mối, nha đam, rau bồ ngót, bí đỏ, dùng cho làn da bị dị ứng, nhất là da phụ nữ, trẻ em, vốn dễ có nguy cơ viêm nhiễm do các tia hồng ngoại từ nắng mặt trời gây nám da, rám và ung thư da.[10] - Ngoài ra, tạp chí Trung y lâm sàng cũng khẳng định nấm mối đen có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên (từ nước bọt mối chúa và các vi sinh thực vật tạo thành) giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể, chống lão hóa, phát triển chất interferon có khả năng ức chế tối đa sự sinh trưởng của các loại virus, đồng thời giúp ngăn ngừa và giảm tỷ lệ phát triển của các tế bào ung thư. - Phụ nữ từ 28- 40 tuổi sau sinh, hoặc cho con bú nhiều, ăn nấm mối đen sẽ giúp phòng ngừa ung thư vú vì nấm giàu chất xơ, sạch và là thuốc bổ âm, bổ máu, vận thông kinh mạch, giúp thải độc cho cơ thể. - Ở Nhật Bản và Trung Quốc: nấm mối đen tươi được nấu súp, chiên tươi, hấp, chiên các loại thảo mộc khô. Rửa nấm khô nấu chín, sau đó thêm các thành
  • 23. 13 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM phần thực phẩm khác để nấu nướng. Nấm mối đen thường được ăn với thịt rán, nướng, món hầm, súp, thịt gà nướng hoặc hầm để có hương vị pha trộn tốt hơn.[10] - Ở Việt Nam: nấm mối đen có thể được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: Cháo gà nấm mối đen (rất bổ dưỡng), lẩu nấm mối, nấm mối đen xào chay. - Loài nấm này có thể phơi khô hoặc sấy tồn trữ để lâu dài. Sản phẩm được đóng khay tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản. 1.1.4. Một số bệnh hại nấm mối đen thường gặp -Bệnh chết sợi giống: sau một thời gian nuôi sợi ta không thấy các sợi nấm có hiện tượng bung sợi hoặc sợi mọc nhưng không bám vào cơ chất. Nếu kéo dài thời gian hạt có sợi giống sẽ bị mốc xanh hoặc nhũn nát, không còn màu trắng của sợi nấm ban đầu. [20] -Bệnh sợi nấm mọc yếu, nhanh chóng lão hóa: sợi nấm phát triển nhanh, hệ sợi mảnh, mờ nhạt, không mọc sâu vào cơ chất. -Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của nồng độ CO2: khi nhà trồng nấm mối đen thiếu oxy, nồng độ CO2 quá cao thì ảnh hưởng rõ rệt đến sự kéo dài của cuống nấm. Trong trường hợp này nấm mối đen có cuống dài, ốm và mảnh, không có mũ hoặc có mũ rất nhỏ. - Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của độ ẩm: ở độ ẩm thấp (50%) nấm mối đen sẽ ngừng phát triển và chết [20] -Bệnh nhiễm do mốc như: + Nấm mốc trứng cá: Loại mốc này có nhiều ở phương thức trồng phủ luống. Mốc này có mày trắng đục hoặc nâu nhạt như trứng cá, rất cứng. + Nấm mốc cam: thường gặp ở phương thức trồng bịch, chúng mọc dày trên bề mặt nút bông và các chỗ bị rách túi, xinh ra bào tử màu cam. + Nấm mốc xanh: có hệ sợi mảnh, mọc sát vào cơ chất. Mốc phát triển nhanh, ban đầu có màu trắng sau chuyển sang xanh lục hoặc xanh lam. + Nấm mốc đen: xuất hiện ở cả hai phương thức trồng. Bào tử ban đầu có màu trắng sau chuyển sang đen hoặc màu nâu. -Bệnh do động vật hại như chuột, kiến, nhện thường ăn nấm. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẤT MÙN CƯA 1.2.1. Mùn cưa là phế liệu nông nghiệp và những vấn đề phát sinh về môi trường Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, ít bị biến động lớn về thời tiết và khí hậu, nên có nhiều điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Và điều này cũng đã được chứng minh bằng thực tế, với những thành tựu vượt bậc của ngành nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây. Sự phát triển của nông nghiệp đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là các phế phẩm, phế liệu.
  • 24. 14 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Nguồn chất thải sau thu hoạch thường bao giờ cũng khá lớn, nó chiếm từ 60- 80% so với sản phẩm thu được, nhất là ở cây trồng. Mà nhất là cây cao su lấy nhựa và thân cây làm gỗ, đồ mỹ nghệ lượng mùn cưa thải ra là rất lớn. Nguồn phế liệu này có thành phần chủ yếu là chất xơ (cellulose), là thức ăn chính cho nấm. Do đó, việc đốt bỏ hoặc tệ hại hơn là thải bỏ dưới dạng rác đều là lãng phí. Một số trường hợp lên men hiếu khí hoặc kỵ khí để tạo ra sản phẩm cuối là chất mùn bón lại cho đất, nhưng quá Hình 4: Mùn cưa cao su trình này thường cần thời gian dài và làm mất đi một lượng lớn năng lượng dưới dạng nhiệt năng. Nghiêm trọng hơn là các khí thải, nước thải, mầm bệnh… còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Từ những hạn chế trên, thì việc tận dụng các phế liệu này làm cơ chất trồng nấm, nuôi giun quế và phân bón, là nhằm hợp lý hoá trong việc sử dụng tối đa năng lượng mặt trời tích lũy ở các xác bã thực vật. Vừa đảm bảo được chu trình tuần hoàn tự nhiên của vật chất, vừa tạo ra nhiều sản phẩm trung gian giá trị cao (như: sinh khối nấm, sinh khối giun và phân bón hữu cơ cao cấp). Và giải pháp này còn được gọi là giải pháp nông sinh học nhằm biến đổi phế liệu nông lâm nghiệp thành sản phẩm chất lượng cao. [9] Như vậy, trong sản xuất nông nghiệp, việc tận thu một cách tối đa các kết quả của trồng trọt, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau là vấn đề thời sự và cũng là xu hướng chung của thế giới. Vì thế, việc kết hợp trồng nấm với nuôi giun và làm phân bón để tận dụng các phế liệu mùn cưa cao su là một trong những giải pháp không thể thiếu được. 1.2.2. Thành phần về mùn cưa a. Cellulose Thành phần chủ yếu của vách tế bào thực vật và chiếm 50% tổng lượng hydrocacbon trên trái đất. Ngoài thực vật là nguồn chủ yếu còn ở trong giới động vật, nhưng số lượng rất ít. Cellulose là polysaccarit liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 - glucozit, mức độ polymer hóa của cellulose rất cao tới 10.000 – 14.000 đơn vị glucoza/phân tử. Số
  • 25. 15 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM lượng lớn liên kết hydro nội và ngoại phân tử làm cho phân tử cellulose có độ cứng và vững chắc. Liên kết glucozit không bền với acid. Cellulose dễ bị phân hủy bởi acid và tạo thành sản phẩm phân hủy không hoàn toàn là hydro - cellulose có độ bền cơ học kém hơn cellulose nguyên thủy, còn khi thủy phân hoàn toàn thì sản phẩm tạo thành là D - glucoza. Về bản chất hóa học cellulose là một rượu đa chức có phản ứng với kiềm hay kim loại kiềm tạo thành cellulose-ancolat. Nguyên tử hydro ở các nhóm –OH Hình 5: Cấu trúc phân tử Cellulose bậc một và hai trong phân tử cellulose cũng có thể bị thay thế bởi các gốc – metyl, - etyl,... tạo ra những chất có độ kết tinh và độ hòa tan cao trong nước khác nhau. Cellulose cũng bị oxy hóa bởi một số tác nhân tạo thành sản phẩm oxy hóa một phần là oxy – cellulose. Tác nhân oxy hóa chọn lọc nhất là acid iodic (HIO4), và muối của nó. Cellulose không tan trong nước, dung dịch kiềm làm trương phồng mạch cellulose và hòa tan một phần cellulose phân tử nhỏ. Đặc biệt cellulose dễ hòa tan trong dung dịch cupri amin hydrat [Cu(NH3)4(OH)2], và hàng loạt các dung dịch là các phức chất của đồng, niken, cadmi, kẽm,... Lignin là một polymer gốc rượu, có cấu trúc 3 chiều rất phức tạp và có nhiệm vụ nâng đỡ cấu trúc tế bào gỗ. Sau cellulose, lignin là một polymer phong phú trong tự nhiên được thực vật tổng hợp và là phần lớn nguồn chất thơm đa dạng trên trái đất. Sự có mặt của lignin giúp cho tế bào thực vật cứng rắn hơn và đồng thời giúp cho thực vật tránh được sự xâm nhiễm của vi sinh vật. Lignin được tìm thấy trong vách tế bào ở dạng phức hợp với những polysaccharide như cellulose và hemicelluloses, nó cũng giúp bảo vệ những polysaccharide này khỏi sự phân hủy sinh học. Hình 6: Cấu trúc phân tử Lignin
  • 26. 16 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Lignin được sinh tổng hợp bởi sự polymer hóa các tiền chất phenylpropanoid. Có 3 loại tiền chất được phân loại tùy thuộc theo số lượng nhóm methoxyl trên vòng thơm. [6] Lignin gỗ mềm chức hầu hết những đơn vị guaiacyl (1 nhóm methoxy), lignin gỗ cứng chứa số lượng cân bằng guaiacyl và suringyl (2 nhóm methoxy), các lignin khác chứa cả p-hidroxyphenyl (không có nhóm methoxy), và cả 2 loại kia. [6] b. Hemicellulose Hình 7: Cấu trúc phân tử Hemicellulose Cũng là một phần polysacchrit thường gặp trong vách tế bào thực vật với hàm lượng lớn sau cellulose. Tuy nhiên cellulose, hemicelluloses được không chỉ một đường mà nhiều đường khác nhau, thậm chí cả từ acid urnoic của chúng. Người ta gọi tên cụ thể 1 loại hemicelluloses là dựa theo tên loại đường chủ yếu tạo nên nó. Ví dụ: xylan là một hemicelluloses mà thành phần chủ yếu của nó là xyloza, manan – manoza,...Trong gỗ cây lá kim, chủ yếu lá henicellulose được tạo nên từ loại đường 6 cacbon: galactam, manan... Khác với cellulose, phân tử hemicelluloses nhỏ hơn nhiều. Thông thường không quá 150 gốc đường, được nối với nhau không chỉ bằng liên kết -1,4 mà còn bằng liên kết -1,3 và -1,6 glucozit tạo ra mạch ngắn và phân nhánh. Vì độ polymer thấp, phân nhánh và hổn hợp nhiều đường nên hemicelluloses không có cấu trúc chặt chẽ như ở cellulose và độ bền hóa lí cũng thấp hơn. Hemicellulose dể tan trong dung dịch kiềm, trong nước nóng và dể bị phân hủy bởi acid lỏng. Xylan là một hemicelluloses phổ biến nhất trong tự nhiên chiếm 30% khối lượng rơm, 20 - 25% cây gổ lá rộng, 7 – 17% cây gỗ lá kim [9] c. Thành phần khác: Mỗi thành phần cấu tạo nên lignin – cellulose riêng, do bản chất các liên kết hóa học, do mức độ polymer hóa và tính không tan trong nước là đối tượng khó
  • 27. 17 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM phân hủy. Tính khó phân hủy là gia tăng lên nhiều lần khi chúng liên kết với nhau và tới các thành phần khác nữa thành một thể cấu trúc chặt chẽ và phức tạp. Các mặt phân tử cellulose không bao giờ tồn tại riêng lẻ mà nhờ liên kết hydro giữa phân tử tạo thành các cấu trúc lớn hơn gọi là vi sợi, dọc theo sợ có những vùng tại đó các phân tử xếp song song và chặt khít gọi là vùng kết tinh, xen kẽ những vùng mà có sự sắp xếp kém trật tự và chặt chẽ là vùng vô định hình. Các vi sợi liên kết với nhau bằng cách đan xen ở những vùng vô định hình này.[9] Các vi sợi cellulose, lignin, đang xen theo những quy tắc những quy tắc nhất định để định thành nên cấu trúc. Với cấu trúc nhiều lớp gồm nhiều thành phần có bản chất hóa học khác nhau như vậy, lignin – cellulose có độ bền vật lí cao rất khó xâm nhập đối với các vi sinh vật và enzyme. Hơn nữa để phân hủy bất cứ thành phần nào của phức hợp một cách hiệu quả và triệt để cần phải tác động đến thành phần khác. 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NẤM MỐI ĐEN 1.3.1. Tình hình nghiên cứu nấm mối đen trên thế giới Hiện nay trên thế giới, có nhiều nước đang nuôi trồng loài nấm mối đen như: Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc,Trung Quốc, ... Năm 2006, báo cáo của nhóm các giảng viên thuộc các trường đại học danh tiếng Hàn Quốc được đăng tải tại trang thông tin của Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia (The National Center for Biotechnology Information), thân của nấm mối đen (Oudemansiella radicata) có chứa oudenone là một trong những dược chất hóa học quan trọng [7]. Oudenone có tác dụng điều trị và ức chế các khối u ác tính phát sinh trong mô (như mô liên kết, xương, sụn, hoặc cơ vân) [7] Nhà thực vật học người Anh (nhà giải phẫu học Richard Relhan) mô tả loại nấm này vào năm 1785, ông đặt tên là Agaricus radicatus. Rooting Shank đã được bởi mua nhiều tên khoa học khác trong 230 năm qua. Tên khoa học hiện tại của nó là Xerula radicata có niên đại từ một ấn phẩm năm 1995 của nhà nghiên cứu người Đức Heinrich Dörfelt (sinh năm 1940) [16] Theo một nghiên cứu của bác sĩ Christine Dzerko, chuyên gia nội tiết trung tâm y khoa phụ nữ Austin Texas, thực hiện với 1.475 bệnh nhân trong 60 tuần cho thấy, xác suất trị liệu ung thư vú từ nấm mối đối với phụ nữ và người béo phì đạt mức 92,45%.[17] Gần đây, các nhà nghiên cứu mỹ phẩm ở Osaka (Nhật Bản) đã cho ra thị trường loại mỹ phẩm kết hợp các hoạt chất chiết xuất từ nấm mối, nha đam, rau bồ ngót, bí đỏ, dùng cho làn da bị dị ứng, nhất là da phụ nữ, trẻ em, vốn dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm do các tia hồng ngoại từ nắng mặt trời gây nám da, rám và ung thư da.[17]
  • 28. 18 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1.3.2. Tình hình nghiên cứu nấm mối đen trong nước Ở Việt Nam, nấm mối đen vẫn đang là cái tên đang còn mới mẻ nên chưa có nhiều nghiên cứu. Nông trại Fuha là đơn vị đầu tiên nghiên cứu, sản xuất và đưa vào đào tạo cho hơn 150 học viên ở 9 khóa học cùng nhiều chuyên viên kỹ thuật. [13] Theo dự đoán của nông trại Fuha, thời gian tới nấm mối đen nuôi trồng sẽ trở thành nấm được mọi người ưa chuộng, thay thế nhiều loài nấm ở thị trường Việt và mở ra nhiều sản phẩm mới như: Đồ hộp, sản phẩm sấy khô, các món lẩu, BBQ,... [13] Nấm mối đen đã được nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng của nấm mọc hoang năm 1996 và nước ta cô Bích Thùy và Thầy Trịnh Tam Kiệt đã nghiên cứu năm 2008. Các bài báo khoa học cho thấy nấm này ăn rất tốt. Nhưng cách trồng thì phải cẩn thận vì nấm thì dễ hút kim loại nặng mọi người phải chọn lựa đất phải thật kỹ. Trồng nấm rất vất vả và không đơn giản, nhưng cần phải đa dạng hóa thị trường nấm Việt Nam chủ yếu để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Họ đã học các quy trình trồng loại nấm này từ Thái Lan và Trung Quốc vì các nước này đã trồng nấm mối đen. 1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐẤT ĐAI VÙNG NGHIÊN CỨU - Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.065,27km2 , có vị trí địa lý được giới hạn bởi các tọa độ địa lý ở phần đất liền là: Điểm cực Bắc: 180 05’12” vĩ độ Bắc Điểm cực Nam: 170 05’02” vĩ độ Bắc Điểm cực Đông: 1060 59’37” kinh độ Đông Điểm cực Tây: 1050 36’55” kinh độ Đông Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông, có vịnh và cảng Hòn La, cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, có chung biên giới với nước CHDCND Lào 201,87 km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa giới 136,5 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với địa giới 78,8 km. -Khí hậu Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: [18] + Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. + Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24o C - 25o C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8. Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với thời tiết khắc nghiệt bậc nhất, có mùa đông khá lạnh. Vào mùa hè thời tiết nóng oi bức
  • 29. 19 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM của gió lào khô nóng thổi liên tục với nhiệt độ luôn trên 35o C, có lúc trên 40o C. Mùa đông lạnh, ẩm với nhiệt độ dưới 18o C, có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 10o C. - Quảng Bình có 71.529 ha đất nông nghiệp, 623.378 ha đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 2.645 ha, đất chuyên dùng 24.292 ha, đất ở 5.047 ha và 58.699 ha đất chưa sử dụng. Diện tích cao su của tỉnh trước năm 2000 chủ yếu tập trung ở các nông trường quốc doanh. Từ năm 2000 đến năm 2007 cây cao su được trồng khắp toàn tỉnh, đặc biệt là sự phát triển diện tích cao su tiểu điền tại huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa vì vậy diện tích cao su toàn tỉnh tăng lên nhanh chóng từ 5.884 ha (năm 2000) lên 9.315 ha (năm 2007). [15] Giai đoạn từ 2007 - 2010 thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Bình, các địa phương, đơn vị đã cơ bản bám sát quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện trồng mới cao su tiểu điền. Diện tích cao su tiếp tục được mở rộng trồng mới ở TP. Đồng Hới và huyện Quảng Ninh nên tổng diện tích cao su tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Cụ thể hơn được thể hiện qua bảng 1.4 Bảng 1.4 : Diện tích cao su Quảng Bình từ năm 2007 - 2012 [15] Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Diện tích khai thác 4.085 4.500 5.068 5.100 5.273 Diện tích trồng mới 1.170 1.288 1.270 2.188 1.316 Diện tích KTCB 4.060 5.090 6.810 7.002 9.017 Tổng 9.315 10.878 13.148 14.290 15.606 17.230,5 Tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước 11,67% 12,08% 10,86% 10,92% 11,04% Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình Từ năm 2007 đến nay, diện tích cao su toàn tỉnh tăng bình quân từ 10 - 12% mỗi năm. Tính đến năm 2010 tổng diện tích đạt 14.290 ha, diện tích vào khai thác đạt 5.100 ha, và đến năm 2011 tổng diện tích cao su đạt 15.606,5 ha, trong đó diện tích đưa vào khai thác đạt 5.273 ha. Hệ thống sông ngòi Quảng Bình gồm 5 sông chính với chiều dài 343 km, tổng diện tích lưu vực 7.977 km2 , mật độ sông suối 0,7 – 1,1 km/km2 . (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2014)
  • 30. 20 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Chương II: KẾT QUÃ NGHIÊN CỨU VÀ THÃO LUẬN 2.1. Theo dõi tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa Bảng 1: Tốc độ lan tơ của nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa Thời gian (ngày) Chiều dài sợi nấm (mm) Thời gian (ngày) Chiều dài sợi nấm (mm) 10 20 46 165 18 35 51 210 26 60 54 275 33 95 58 320 40 120 60 370 Hình 8: Biểu đồ tốc độ lan tơ nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa Từ bảng 1 tính được tốc độ lan tơ trung bình của nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa Tính từ ngày cấy giống đến ngày thứ 10 sợi nấm dài: 2 mm/ngày
  • 31. 21 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Trong 8 ngày (từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 18): 1,875 mm/ngày Trong 8 ngày (từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 26): 3,125 mm/ngày Trong 7 ngày (từ ngày thứ 26 đến ngày thứ 33): 5 mm/ngày Trong 7 ngày (từ ngày thứ 33 đến ngày thứ 40): 3,57 mm/ngày Trong 6 ngày (từ ngày thứ 40 đến ngày thứ 46): 7,5 mm/ngày Trong 5 ngày (từ ngày thứ 46 đến ngày thứ 51): 9 mm/ngày Trong 3 ngày (từ ngày thứ 51 đến ngày thứ 54): 21,67 mm/ngày Trong 4 ngày (từ ngày thứ 54 đến ngày thứ 58): 11,25 mm/ngày Trong 2 ngày (từ ngày thứ 58 đến ngày thứ 60): 25 mm/ngày Theo kết quả thực tế được chỉ ra ở bảng 1 và biểu đồ hình 8 cho thấy: sau 10 ngày cấy giống thì tơ nấm bắt đầu thích nghi với nguồn cơ chất mùn cưa cao su, tơ nấm ăn từ trong ra ngoài tạo nên một lớp có màu trắng ở phía ngoài bịch. Đến ngày thứ 18 thì tơ nấm đã hoàn toàn thích nghi với môi trường cơ chất mùn cưa, biểu hiện là sự lan tơ khá mạnh. Tuy nhiên lúc này hệ sợi còn thưa mảnh, chưa có sự bền kết chặt chẽ. Đến ngày thứ 46 thì hệ tơ đã dày hơn, kết cấu chặt chẽ, các gai nhọn mang dịch đen xuất hiện dày đặc, lúc này kích thước sợi nấm là 165 mm. Tốc độ lan trung bình của tơ nấm trên cơ chất mùn cưa ngày càng tăng. Đến ngày thứ 58 tốc độ lan trung bình là 25 mm/ngày và lan mạnh cho đến ngày 60 thì tơ đã lan kính đầy bịch. Sự lan tơ của nấm mối đen cần một khoảng thời gian khá dài. Tốc độ lan tơ của nấm mối đen kéo dài trong khoảng thời gian là 60 ngày. 2.2. Theo dõi thời gian xuất hiện quả thế và quá trình thu hoạch Bảng 2: Thời gian xuất hiện quả thể và thu hoạch Hình thức Chỉ tiêu CT1 CT2 Thời gian xuất hiện quả thể (ngày) 20 ngày ( 12/3 - 31/3/2018) 22 ngày (12/3 – 2/4/2018) Thời gian thu hái (tính từ lúc quả thể xuất hiện) 2 ngày sau khi quả thể xuất hiện 1 ngày sau khi quả thể xuất hiện Sau 20 ngày kể từ khi đem bịch nấm ra nhà trồng thì nấm ở CT1 đã bắt đầu xuất hiện quả thể.
  • 32. 22 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Còn ở CT2 sau 22 ngày mới bắt đầu xuất hiện quả thể. Thời gian xuất hiện quả thể ở CT2 chậm hơn CT1 là 2 ngày (do khi trồng luống ta phủ đất đã được ủ bột nhẹ và trấu, phủ qua mặt bịch 2,5 – 3 cm nên quả thể mọc chậm hơn). Khi nấm mối đen có đặc điểm của nấm trưởng thành dài khoảng 10 -15cm, bán kính thân nấm 0,5 - 1,5 cm, lớp ngoài đen, thịt trắng, tai nấm hình mũ nồi tròn 3 – 5 cm, nở xòe đầy đặn có thể đến 10 – 15 cm ta tiến hành thu hái nấm. Thời gian thu hái nấm ở CT1 là 2 ngày sau khi quả thể xuất hiện. Còn ở CT2 nhanh hơn chỉ 1 ngày sau khi quả thể xuất hiện. Việc thu hái nấm mối đen tiến hành trong vòng 16 ngày (đối với mỗi đợt) tính từ khi quả thể xuất hiện. 2.3. Theo dõi đặc điểm hình thái sinh trưởng của nấm mối đen Bảng 3: Hình thái sinh trưởng của nấm mối đen (tính từ thời gian bắt đầu phủ luống) Chỉ tiêu Ngày Chiều dài thân nấm (mm) Đường kính mũ nấm (mm) Đường kính gốc nấm (mm) CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2 1 8,8 0 6,4 0 4.6 0 2 22,43 9,5 12,43 7,5 8,57 6 3 68 21 47,4 12,14 11,8 10,71 4 42,43 67,89 38,86 63,67 7,86 17,67 5 73,45 51 63,91 50,6 10,55 14,6 6 85,17 77,14 47,67 71,43 9,17 19 7 74,31 61,4 50,62 61,2 8,15 17,6 8 93,25 41,7 70 34,1 15,25 9,3 9 2 74,17 1 65 1 16,83 10 52,33 0 41,67 0 7,33 0 11 64,2 61,6 48,4 51,2 12 13,8 12 68,17 62,5 59,33 56,5 12 21,5 13 0 63,75 0 56,25 0 14,5 14 0 0 0 0 0 0 15 47 19 40,67 12,5 11 7,5 16 0 62,67 0 50,67 0 17 TB 43,85 42,08 33,02 37,05 7,45 11,63
  • 33. 23 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 9: Biểu đồ chiều dài thân của nấm mối đen Tiến hành đo các chỉ tiêu của nấm mối đen trong 16 ngày ta được bảng 3. Qua số liệu ở bảng 3 và biểu đồ hình 9 cho thấy chiều dài thân nấm của cả 2 CT biến động theo thời gian. Chiều dài trung bình qua 16 ngày theo dõi của CT1 (43,85 mm) > CT2 (42,08 mm). Cụ thể ở các ngày thứ 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 15. Qua đó cho thấy khi nấm mối đen được trồng trong bịch thì sẽ cho hình thái, kích thước, năng suất về chiều dài thân hơn trồng theo luống. Hình 10: Biểu đồ đường kính mũ của nấm mối đen
  • 34. 24 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Dựa vào số liệu ở bảng 3 và biểu đồ hình 10 trên ta thấy, đường kính mũ nấm trung bình qua đợt theo dõi của CT1 (33,02 mm) < CT2 (37,05 mm). Cụ thể rõ ở ngày thứ 4, 6, 7, 9, 11, 13, 16. Qua đó cho thấy khi nấm mối được trồng phủ luống thì sẽ cho hình thái, kích thước, năng suất về đường kính mũ (rộng, xòe to) hơn khi trồng trong bịch. Hình 11: Biểu đồ đường kính gốc của nấm mối đen Dựa vào số liệu đã đo được ở bảng 3 và biểu đồ hình 11 trên ta nhận thấy đường kính gốc nấm mối đen ở CT2 (11,63 mm) cao hơn so với đường kính trung bình gốc nấm ở CT1 (7,45 mm). Cụ thể ở các ngày 4, 5, 6, 7, 9, 11, 12, 13, 16. Qua đó cho thấy khi nấm mối đen được trồng phủ luống thì sẽ cho hình thái, kích thước, năng suất về đường kính gốc (gốc to) hơn trồng ở bịch. Công thức trồng phủ luống kém hiệu quả hơn về hình thái chiều dài, nhưng lại hiệu quả về hình thái gốc và mũ nấm hơn trồng ở bịch. Qua bảng số liệu đã theo dõi về chiều dài thân nấm, đường kính mũ nấm, đường kính gốc nấm và các biểu đồ trên ta thấy rõ đường kính mũ và đường kính gốc gắn liền với nhau. Gốc nấm càng to thì mũ xòe càng rộng, thân nấm to, ngắn, phiến nấm dài và dày. Đây chính là nấm có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, trồng nấm ở luống phủ đất sẽ cho nấm có chất lượng hơn ở trồng bịch.
  • 35. 25 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2.4. Đánh giá về năng suất Bảng 4: Năng suất của nấm mối đen Phương thức Tiêu chí CT1 CT2 Số lượng cây TB/bịch (cây) 4,4500 3,4500 Khối lượng nấm TB/bịch (kg) 0,1016 0,0878 Tổng số cây/kg (cây) 43,79 39,27 Hình 12: Năng suất nấm mối đen - Số lượng cây TB/bịch (4,4500 cây) ở CT1 cao hơn số lượng cây TB/bịch (3,4500 cây) ở CT2. - Khối lượng nấm TB/bịch (0,1016 kg) ở CT1 cao hơn so khối lượng nấm TB/bịch (0,0878 kg) ở CT2. - Tuy số lượng cây TB và khối lượng nấm TB của mỗi bịch ở CT1 cao hơn CT2 nhưng nấm ở CT2 lại chất lượng hơn, khối lượng của mỗi cây nấm lại có tỷ trọng lớn hơn CT1 ( ở CT1 có 43,79 cây nặng 1 kg > CT2 chỉ có 39,27 cây nhưng cũng nặng 1 kg)
  • 36. 26 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Qua đó cho thấy, mỗi công thức đều đem lại năng suất riêng. Trồng bịch cho số lượng cây nhiều hơn nhưng kích thước cây nấm lại nhỏ hơn so với trồng phủ luống. 2.5. Tình hình bệnh hại của nấm mối đen Qua nghiên cứu này cho thấy nấm mối đen sinh trưởng rất tốt trong điều kiện khí hậu ở địa bàn Đồng Hới – Quảng Bình. Bên cạnh đó nấm cũng xuất hiện một số bệnh hại như sau: Bảng 5: Tỷ lệ bệnh hại nấm trên các công thức thí nghiệm Hình thức Chỉ tiêu CT1 CT2 Số bịch bị nhiễm bệnh (bịch) 2 3 Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) 10 15 Nguyên nhân Do nấm mốc x x Chết sợi giống x Sợi nấm mọc yếu, nhanh chóng lão hóa x Do độ ẩm thấp x Không xác định x x Qua đó cho thấy trồng luống xuất hiện nhiều bệnh hại nấm hơn trồng bịch. Vì vây, muốn nấm sinh trưởng tốt và đảm bảo chất lượng cần có biện pháp phòng ngừa bệnh hại. 2.6. Những thuận lợi và khó khăn  Thuận lợi - Được sự ủng hộ và tạo điều kiện của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ Quảng Bình trong tất cả các hoạt động của đề tài. -Chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ đề tài như: giống nấm mối đen, mùn cưa cao su và các vật liệu liên quan đến đề tài.  Khó khăn Do tình hình thời tiết không thuận lợi nên nấm mối đen phát triển chưa được chất lượng. Xuất hiện nhiều bệnh hại nấm.
  • 37. 27 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN -Tốc độ lan tơ của nấm mối đen trên cơ chất mùn cưa khá lâu. Thời gian lan kín đầy bịch là 60 ngày. Càng về những ngày cuối thì tốc độ lan tơ càng mạnh. -Thời gian xuất hiện quả thể khi trồng trong bịch nhanh hơn ở khi trồng phủ luống 2 ngày. - Công thức trồng phủ luống kém hiệu quả hơn về hình thái chiều dài, nhưng lại hiệu quả về hình thái gốc và mũ nấm hơn trồng ở bịch. Qua bảng số liệu đã theo dõi về chiều dài thân nấm, đường kính mũ nấm, đường kính gốc nấm và các biểu đồ trên ta thấy rõ đường kính mũ và đường kính gốc gắn liền với nhau. Gốc nấm càng to thì mũ xòe càng rộng, thân nấm to, ngắn, phiến nấm dài và dày. Đây chính là nấm có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn. Vì vậy mà việc trồng nấm ở luống sẽ cho nấm có chất lượng hơn ở trồng bịch. - Mỗi công thức đều đem lại năng suất riêng. Trồng bịch cho số lượng cây nhiều hơn nhưng kích thước cây nấm lại nhỏ hơn so với trồng phủ luống (ở CT1 có 43,79 cây nặng 1 kg > CT2 chỉ có 39,27 cây nhưng cũng nặng 1 kg). -Trong thời gian trồng thấy xuất hiện nhiều bệnh hại nấm như bệnh chết sợi giống, bệnh sợi nấm mọc yếu nhanh lão hóa, bệnh sinh lý do ảnh hưởng của độ ẩm, bệnh do nấm mốc. 3.2. ĐỀ NGHỊ -Phát triển nghề trồng nấm mối đen rộng rãi tại Quảng Bình theo nhiều mô hình như trồng ngoài trời, trồng trong nhà. -Thử nghiệm trồng nấm mối đen trên nhiều loại cơ chất khác. -Phối trộn các loại nguyên liệu để tăng năng suất trong trồng nấm mối đen. -Tận dụng các bã phế phẩm sau khi trồng nấm mối đen để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, vừa tăng hiệu quả kinh tế lại tốt cho cây trồng. -Nâng cao kỹ thuật trồng nấm mối đen từ nhiều trung tâm trồng nấm.
  • 38. 28 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM PHỤ LỤC Hình 13: Giống nấm mối đen Hình 14: Bịch nấm ở nhà ươm bịch Hình 15: Bóc bịch nấm phủ đất trồng luống Hình 16: Tưới nấm Hình 17: Hình thái nấm trưởng thành
  • 39. 29 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 18: Sự lan tơ vào ngày thứ 18 Hình 19: Sự lan tơ vào ngày thứ 60 Hình 20: Quả thể xuất hiện đầu tiên
  • 40. 30 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 21: Thu hái nấm trưởng thành Hình 22: Nấm mối đen trưởng thành ở cả 2 hình thức trồng bịch và trồng luống Hình 23: Cân khối lượng nấm
  • 41. 31 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 24: Một số bệnh hại nấm
  • 42. 32 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM TÀI LIỆU THAM KHÃO 1. GS.TS. Nguyễn Lân Dũng ( 2009), Công nghệ trồng nấm I, II, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 2. GS.TS. Nguyễn Lân Dũng (2009), Tự học nghề trồng nấm,Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 3. TS. Nguyễn Đại (2005), Thu thập chỉnh lý số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình từ năm 1956 đến năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình. 4. GS.TS. Trần Đình Đằng và TS. Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Tổ chức sản xuất một số loại nấm ăn ở trang trại & gia đình (nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò), Nhà xuất bản nông nghiệp TP.HCM. 5. Phạm Thanh Hải (2017), Mô hình thử nghiệm giống nấm mới Kim Phúc và Hoàng Đế cho năng suất cao. Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, số 05: p. 88 - 90. 6. Nguyễn Thị Thanh Kiều (.2004), Nghiên cứu sự phân hủy Lignin của một số nấm đảm và khả năng ứng dụng, in Luận án Tiến sĩ sinh học. Trường Đại học khoa học Tự Nhiên TP.HCM, Luận án Tiến sĩ sinh học. Trường Đại học khoa học Tự Nhiên TP.HCM. 7. Jae-Ouk Shim và ctv (2006), The Fruiting Body Formation of Oudemansiella radicata in the Sawdust of Oak (Quercus variabilis) Mixed with Rice Bran. US National Library of Medicine National Institutes of Health. 8. TS. Võ Khắc Sơn, Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật cây cao su và các giải pháp phát triển bền vững cây cao su tại Quảng Bình, Sở Khoa học Công nghệ Quảng Bình. 9. Nguyễn Thanh Tuyền (2010), Kỹ thuật trồng nấm bào ngư Nhật trên mạt cưa, Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ tp Hồ Chí Minh. p. 71. 10. Đặc sản nấm mối. Available from: http://anthinhfood.vn/dinh-duong-nam-moi/. 11. Giới thiệu Nấm Mối Đen. 2017; Available from: http://namquyvietnam.com/gioi-thieu-nam-moi-den.html. 12. Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm bào ngư (nấm sò). 2017; Available from: http://thanhhoangminh.com/tin-tuc/huong-dan-ky-thuat-trong-nam-bao-ngu-nam- so- 32.html. 13. Nấm mối đen - chuyện đầu năm 2018. 2018; Available from: https://www.facebook.com/nongtraifuha/. 14. Nấm mối đen. 2017 [cited 2018 10/05]; Available from: http://namhuuco.vn/san-pham/nam-moi-den-2/.
  • 43. 33 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 15. Nghiên cứu, điều tra, xác định các loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây cao su tại Quảng Bình và đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp. 2016; Available from: http://www.hocday.com/nghin-cu-iu-tra-xc-nh-cc-loi-su-bnh-hi-ch-yu-trn-cy- cao-su-ti.html?page=5. 16. Relhan, R. Xerula radicata - Rooting Shank 1785; Available from: https://www.first-nature.com/fungi/xerula-radicata.php. 17. Tài liệu về nấm mối ( Đặc điểm, công dụng, món ăn). 2016; Available from: https://www.slideshare.net/vunguyenlam1/ti-liu-v-nm-mi 18. Tổng quan về Quảng Bình. Available from: https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/gioi-thieu-chung-14532.htm#khihau. 19. Video cấy truyền nấm Mối Đen. 2017; Available from: http://namquyvietnam.com/video-cay-truyen-nam-moi-den.html. 20. http://www.udkhcnquangbinh.gov.vn
  • 44. 34 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hội đồng nghiệm thu Chủ tịch: Thư ký: Ủy viên phản biện 1: Ủy viên phản biện 2: Ủy viên Hội đồng: QUÃNG BÌNH, 2018
  • 45. 35 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM