SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
PHAN THỊ NỮ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chính sách Công
Mã ngành: 603114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI
TP. HỒ CHÍ MINH
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
PHAN THỊ NỮ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chính sách Công
Mã ngành: 603114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI
TP. HỒ CHÍ MINH
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Tác giả
Phan Thị Nữ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................. i
MỤC LỤC ...........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ...................................................................v
TÓM TẮT ...........................................................................................................................vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................3
2.1. Khái niệm về đói nghèo ........................................................................................3
2.2. Các phương pháp xác định nghèo ..........................................................................3
2.2.1. Phương pháp chi tiêu ......................................................................................3
2.2.2. Phương pháp thu nhập ....................................................................................4
2.2.3. Phương pháp xếp loại của địa phương ...........................................................4
2.2.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói .................................................................4
2.3. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập............................. 5
2.4. Lý thuyết về vòng xoáy nghèo đói .........................................................................6
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo .............................................9
2.5.1. Vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ......................................................10
2.5.2. Các yếu tố về nhân khẩu học………………………………………………..11
2.5.3. Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ ........................................................12
2.5.4. Năng lực sản xuất của hộ .............................................................................12
2.5.5. Các điều kiện bên ngoài ................................................................................13
2.5.6. Đặc điểm dân tộc ..........................................................................................13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN VỀ ....................15
THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ..............................................15
3.1. Tiêu chí xác định nghèo ...........................................................................................15
3.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................15
3.2.1. Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước ......................15
3.2.2.Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) ..............................................16
3.2.3. Kết hợp phương pháp Khác biệt trong khác biệt với hồi qui OLS ...............17
3.3. Mô tả dữ liệu ............................................................................................................21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iii
3.4. Đặc điểm về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam ............................................22
3.4.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng cho người nghèo ........................................22
3.4.2. Đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam ....................................23
3.4.3. Mục tiêu của tín dụng cho người nghèo ...........................................................26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................27
4.1. Tác động của tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo ............................................27
4.2. Tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống hộ nghèo............................................ 30
4.3. So sánh tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên mức sống
của người nghèo ..............................................................................................................33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ..................................................36
5.1. Kết luận ....................................................................................................................36
5.2. Gợi ý chính sách ......................................................................................................37
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 42
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 445
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAID
Bộ LĐTBXH
DID
IFPRI
IDS
Ngân hàng NNPTNT
Ngân hàng CSXH
VHLSS 2004
VHLSS 2006
UNDP
USD
WB
Australian Agency of
International
Development
Difference In Difference
International Food Policy
Research Institute
Institute of Development
Studies
Viet Nam Household
Living Standard Survey
Viet Nam Household
Living Standard Survey
United Nations
Development Programme
World Bank
: Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia
: Bộ Lao động và Thương binh xã hội
: Khác biệt trong khác biệt (khác biệt kép)
: Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực
Quốc tế
: Viện Nghiên cứu Phát triển
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
: Ngân hàng Chính sách xã hội
: Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
năm 2004
: Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
năm 2006
: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
: Đồng đô la Mỹ
: Ngân hàng thế giới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Danh mục các bảng biểu
Bảng 1. Nguồn tín dụng nông thôn ……………………………………………… 23
Bảng 2. Thông tin về đặc điểm của hai nhóm hộ vào năm 2004 ……. …..............33
Bảng 3. Tác động của tín dụng đối với thu nhập thực của hộ nghèo…….………. 35
Bảng 4. Tác động của tín dụng đối với chi tiêu cho đời sống của hộ nghèo ..…... .39
Bảng 5. Tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên
thu nhập và chi tiêu thực bình quân đầu người của hộ nghèo……………..43
Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 1: Vòng xoáy nghèo đói……………………………………………………..9
Sơ đồ 2: Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp tín dụng……………………..10
Sơ đồ 3: Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế ………………………….11
Sơ đồ 4: Vòng xoáy nghèo đói của quốc gia………………………………………11
Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo…………………….19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vi
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt
Nam dựa trên số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 và 2006. Điểm đặc biệt so
với những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo là nghiên
cứu này sử dụng phương khác biệt trong khác biệt (DID) kết hợp với hồi qui OLS, nhờ vậy
phản ánh chính xác hơn tác động của tín dụng đối với mức sống của người nghèo. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tín dụng có tác động tích cực lên mức sống của người nghèo thông
qua làm tăng chi tiêu cho đời sống của họ. Tuy nhiên, tín dụng không có tác động cải thiện
thu nhập cho người nghèo vì vậy có thể sẽ không giúp người nghèo thoát nghèo một cách
bền vững. Hơn nữa, khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn Việt Nam
cũng rất thấp. Tín dụng chính thức mặc dù có giá rẻ nhưng rất khó đến được với người
nghèo do những thủ tục rườm rà và khoảng cách xa so với người nghèo. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng tìm thấy tác động tích cực của giáo dục và đa dạng hóa việc làm đến mức sống
của hộ nghèo. Dựa trên những kết luận đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính sách để cải
thiện mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam, bao gồm: Đơn giản hóa thủ tục
vay vốn và mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng; điều chỉnh
chính sách lãi suất ở nông thôn; kết hợp cho vay vốn và hướng dẫn đầu tư sản xuất và một
số chính sách khác.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Việt Nam được xem là một trong số ít nước có thành tựu đáng khích lệ về xóa đói
giảm nghèo. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (dựa trên chuẩn nghèo quốc tế 1
USD/người/ngày), trong vòng 12 năm từ 1993 đến 2004, Việt Nam đã đưa hơn 40% dân số
thoát khỏi nghèo đói. Con số này có thể khác đi nếu như sử dụng các thước đo về nghèo
đói khác nhau, ngay cả như vậy, đây cũng là một kết quả mà rất ít nước có thể đạt được. Để
đạt được thành quả này, nhiều chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện
tại Việt Nam, trong đó có các chương trình tín dụng. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác
nhau về chính sách tín dụng cho người nghèo. Một quan điểm phổ biến cho rằng hỗ trợ tín
dụng cho người nghèo là cách tốt để giúp họ thoát khỏi nghèo đói. Nhưng cũng có quan
điểm ngược lại cho rằng, tín dụng ưu đãi cho người nghèo không phải là cách tốt để giảm
nghèo mà thậm chí sẽ làm cho người nghèo lún sâu vào nợ nần nếu họ không biết cách sử
dụng hiệu quả. Vậy, thực tế chính sách tín dụng có tác động như thế nào đến việc nâng cao
mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” dựa
trên dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và 2006.
Có một sự thừa nhận rộng rãi rằng cung cấp tín dụng cho người nghèo là một cách
để giúp người nghèo tăng cường thế lực và nâng cao mức sống. Mối quan hệ tích cực giữa
tín dụng và giảm nghèo đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu: World Bank (2004),
Khandker (2006), Mordutch (2006), Nguyễn Trọng Hoài (2006), Ryu Fukui và Gilberto M.
Llanto (2003): Tín dụng làm tăng tín tự chủ cho hộ nghèo và giảm tác động của những bất
ổn kinh tế. Những nghiên cứu của Margaret Madajewicz (1999) ở BangLades và James
Copestake, Sonia Blalotra (2000) ở Zambia nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ
giúp họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh
nhỏ mà đây là cơ hội để họ thoát nghèo.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ở nhiều
nước khác nhau nhưng cho đến nay chưa có một đánh giá đầy đủ nào về tác động của tín
dụng đối với giảm nghèo ở Việt Nam. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chủ yếu dựa vào
nghiên cứu tình huống hoặc phương pháp hồi qui đa biến thông thường và dữ liệu chéo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
Theo đó, kết quả được rút ra dựa vào sự so sánh những hộ có vay với hộ không vay vốn tại
cùng một thời điểm nhất định nào đó sẽ có những hạn chế nhất định, do có thể có sự khác
nhau trong nội tại năng lực sản xuất giữa các hộ.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm
nghèo dựa trên dữ liệu bảng và phương pháp Khác biệt trong khác biệt kết hợp với hồi quy
OLS. Phương pháp này có ưu điểm là tách bạch được tác động của tín dụng với tác động
của các yếu tố khác lên mức sống của hộ nghèo, vừa phản ánh được những khác biệt về
mặt thời gian (trước và sau khi vay vốn) vừa phản ánh được sự khác biệt chéo (giữa hộ có
vay và hộ không vay).
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tín dụng và mức sống
của người nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên những cơ sở và bằng chứng thuyết phục.
Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách giúp cải thiện đời sống cho người nghèo ở
nông thôn Việt Nam.
Vì nghèo ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở nông thôn do đó đề tài chỉ nghiên cứu tác
động của tín dụng đến mức sống của hộ nghèo ở nông thôn. Dữ liệu mà chúng tôi sử dụng
để phân tích là hai bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và Điều tra mức sống hộ
gia đình 2006.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao
mức sống cho người nghèo. Tuy nhiên, tác động của tín dụng chỉ mới dừng lại ở việc cải
thiện chi tiêu đời sống cho người nghèo mà chưa tạo ra được những nguồn thu nhập bền
vững. Hơn nữa, người nghèo ở nông thôn Việt Nam rất khó tiếp cận với các nguồn tín
dụng, đặc biệt là tín dụng chính thức. Chính vì vậy, cần thiết phải có những chính sách để
phát triển thị trường tín dụng nông thôn theo hướng hỗ trợ cho người nghèo.
Báo cáo được chia làm bốn chương. Chương I giới thiệu vấn đề chính sách, câu hỏi,
phương pháp, mục tiêu nghiên cứu. Chương II trình bày cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu được sử dụng trong luận văn, đặc biệt chú trọng đến phương pháp Khác biệt
trong khác biệt. Chương III phản ánh kết quả nghiên cứu về tác động của tín dụng đến mức
sống của người nghèo trên hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu đời sống. Chương IV tóm tắt
những phát hiện của luận văn và đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện đời sống cho
người nghèo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về đói nghèo
Nghèo thường được định nghĩa như một mức thu nhập hay chi tiêu không mang lại
cuộc sống vừa đủ cho một người hay một gia đình để họ có thể tham gia đầy đủ vào cuộc
sống cộng đồng. Nhưng cho đến nay, không có một định nghĩa duy nhất về nghèo. Theo
quan điểm của nhà kinh tế học người Mỹ, Galbraith thì “Người được cho là nghèo khi mà
thu nhập của họ rơi xuống dưới mức thu nhập bình quân của cộng đồng, ngay cả khi mức
thu nhập đó được cho là thích đáng để tồn tại. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số
cộng đồng xem là cái tối thiểu để có một cuộc sống đúng mức”.
Trong khi đó, khái niệm nghèo được đưa ra tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát
triển xã hội được tổ chức tại Đan Mạch vào năm 1995 cho rằng: “Nghèo là những người có
thu nhập bình quân dưới một đô la một ngày cho một người.” Khái niệm này cụ thể hơn và
dễ xác định tuy nhiên, có thể phù hợp với một số quốc gia nhưng một số khác thì không.
Nghèo đói theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc là “Không có khả năng tham gia vào
cuộc sống quốc gia, đặc biệt là về mặt kinh tế” (Liên Hiệp quốc, 1995).
Theo Ngân hàng thế giới, “Nghèo là tình trạng thiếu thốn nhiều phương diện, thu
nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong
những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những hoàn cảnh bất lợi, ít có khả năng truyền
đạt nhu cầu đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra
quyết định, cảm giác bị xỉ nhục…” (Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004).
Mặc dù nghèo được thể hiện ở nhiều khía cạnh như vậy và không có một khái niệm
duy nhất về nghèo nhưng chung quy, nghèo thường thể hiện trên ba khía cạnh chính: có thu
nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của dân cư, có mức sống không đảm bảo những
nhu cầu tối thiểu để tồn tại và không có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của xã hội.
2.2. Các phương pháp xác định nghèo
2.2.1. Phương pháp chi tiêu
Phương pháp này xác định các hộ nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao
gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho lương thực phải đảm bảo 2100
calo mỗi người/ngày. Các hộ được cho là nghèo nếu như mức tiêu dùng không đạt được
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
mức này. Đây là phương pháp được Tổng cục thống kê sử dụng để xác định hộ nghèo trong
các cuộc điều tra mức sống dân cư và điều tra mức sống hộ gia đình.
2.2.2. Phương pháp thu nhập
Đây là phương pháp xác định hộ nghèo dựa trên tiêu chuẩn về một mức thu nhập tối
thiểu đảm bảo cho họ có một cuộc sống tối thiểu. Theo chuẩn nghèo thế giới, một người có
mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày được xem là nghèo (chuẩn nghèo 1 đô la). Chuẩn
nghèo theo thu nhập ở mỗi quốc gia lại khác nhau, tùy theo mức thu nhập trung bình của
quốc gia đó. Ở Việt Nam, chuẩn nghèo theo thu nhập mới nhất do Bộ lao động và thương
binh xã hội (LĐTBXH) ban hành áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là 350 nghìn
đồng/người/tháng ở nông thôn và 450 nghìn đồng/người/tháng ở thành thị.
Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng đồng nhất ở các địa phương. Bởi vì rất
khó để lấy được thông tin chính xác về thu nhập của các hộ gia đình. Thông thường người
dân có tâm lý khai thấp thu nhập của mình khi được hỏi. Hơn nữa, việc tính toán đầy đủ
các nguồn thu nhập của người dân là rất khó khăn.
2.2.3. Phương pháp xếp loại của địa phương
Đây là phương pháp được Bộ LĐTBXH sử dụng để lập danh sách các hộ nghèo đói
theo địa phương dựa trên thông tin được cung cấp từ chính quyền địa phương, nhất là chính
quyền cấp thôn, bản. Dựa trên một số tiêu chí để xác định hộ nghèo do Bộ LĐTBXH cung
cấp, chính quyền các thôn sẽ tổ chức bình bầu xem những hộ nào trong thôn là nghèo, sau
đó lên danh sách và gửi cho cấp xã, cấp xã sẽ xem xét và trình lên Phòng LĐTBXH cấp
huyện để cấp sổ hộ nghèo cho hộ đó. Thông tin này được sử dụng để xác định những hộ
nghèo nhất được hưởng các chương trình trợ cấp đặc biệt như: tín dụng ưu đãi, thẻ khám
chữa bệnh miễn phí, nước sạch, trợ cấp nhà ở… Vì số tiền trợ cấp thường ít nên mỗi lần
như vậy các thôn phải bình bầu xem ai sẽ là người đáng được hưởng trợ cấp, do vậy danh
sách các hộ nghèo có thể được thay đổi mỗi khi có các chương trình trợ cấp mới.
2.2.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói
Phương pháp này do Nicholas Minot, Bob Baulch, Micheal Epprecht (IFPRI) phối
hợp với Nhóm tác chiến lập bản đồ nghèo đói liên bộ (2003) sử dụng để ước lượng các chỉ
số nghèo đói ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Phương pháp này kết hợp giữa phỏng vấn
sâu của điều tra hộ với phạm vi rộng để tính mức chi tiêu dự báo của hộ. Mức chi tiêu dự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
báo được dùng để phản ánh mức sống của hộ và so sánh mức độ nghèo đói giữa các vùng
khác nhau.
2.3. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
Có nhiều lý thuyết kinh tế giải thích thu nhập được tạo ra từ đâu và yếu tố nào có
ảnh hưởng quyết định đến thu nhập của người lao động, hộ gia đình hay các doanh nghiệp.
Lý thuyết sản xuất của trường phái Kinh tế học cổ điển cho rằng có ba yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến thu nhập là đất đai, lao động và vốn vật chất. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học
Tân cổ điển cho rằng những yếu tố này chỉ là điểm đầu của câu chuyện, họ đã đưa ra Lý
thuyết vốn nhân lực, Lý thuyết Thu nhập và sự phân biệt đối xử, Lý thuyết phát tín hiệu…
để giải thích cho nguồn gốc sâu xa của sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân. Đó là do
những yếu tố như: Đặc thù của nghề nghiệp, vốn nhân lực, năng lực tự nhiên, trình độ giáo
dục, sự phân biệt đối xử…
- Đặc thù của nghề nghiệp: Trong chừng mực nào đó, sự khác nhau về thu nhập
giữa các cá nhân là để đền bù cho những đặc trưng của nghề nghiệp. Với những yếu tố
khác không đổi, người lao động thực hiện những công việc nặng nhọc, nguy hiểm sẽ được
trả lương cao hơn những người có công việc dễ dàng, nhẹ nhàng.
- Vốn nhân lực: Là sự tích lũy các khoản đầu tư vào con người. Vốn nhân lực quan
trọng nhất là giáo dục. Đầu tư vào vốn nhân lực làm tăng năng suất lao động vì vậy những
người có mức trang bị vốn nhân lực cao hơn sẽ nhận được mức thu nhập cao hơn những
người có mức trang bị vốn nhân lực thấp.
- Năng lực tự nhiên: Mỗi người sinh ra có thể có những năng lực bẩm sinh khác
nhau và nỗ lực, cơ hội của mỗi cá nhân để phát triển năng lực đó cũng khác nhau. Điều này
có thể giải thích cho phần lớn sự khác biệt thu nhập giữa mỗi cá nhân mà những nhân tố
khác không giải thích được.
- Lý thuyết về phân biệt đối xử cho rằng một sự khác biệt về tiền lương cũng có thể
do phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc một số nhân tố khác. Tuy nhiên, xác định mức độ
phân biệt là việc làm khó khăn vì người ta loại trừ những khác biệt về vốn nhân lực và
những đặc trưng của công việc.
- Lý thuyết phát tín hiệu giáo dục cho rằng những người có trình độ cao thường có
thu nhập cao hơn không phải do giáo dục làm tăng năng suất lao động mà do người lao
động sử dụng bằng cấp như một tín hiệu để phân biệt người có năng lực cao với những
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
D
n
 
6
người có năng lực thấp hơn. Người có trình độ cao là những người có năng lực bẩm sinh
cao hơn vì vậy các doanh nghiệp sẽ thuê họ.
- Vốn xã hội (social capital): Vốn xã hội được xem là sự tin cẩn giữa các thành viên
khác nhau trong cùng một cộng đồng, sự tuân theo lề thói hay phong tục tập quán của cộng
đồng ấy (Bourdieu, 1983). Vốn xã hội có thể tạo thành một yếu tố sản xuất độc lập. Trên
cấp độ vĩ mô, các nghiên cứu thường xem xét vai trò của vốn xã hội đối với tăng trưởng.
Trên cấp độ vi mô, vốn xã hội được xem như là lợi ích của sự hợp tác và có vai trò quan
trọng trong thu nhập của từng cá nhân, hộ gia đình. Những người có mối quan hệ xã hội tốt,
được người khác tin cậy có thể có việc làm tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực vì
vậy có cơ hội nhận thu nhập cao hơn những người khác.
Như vậy, thu nhập là một hàm đa biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau,
Y=f(x1, x2, x3… xn). Dạng hàm sản xuất được sử dụng phổ biến để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập là hàm sản xuất Cobb – Douglas:
Y= A. X1
1
.X2
2
.X3
3
...X
n
.e
i
Dxi 1
 i
D2
Trong đó, Y là thu nhập, A là hằng số; Xi (i=1,n ) là các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ như: vốn, lao động, đất đai, trình độ giáo dục…, e là các yếu tố khác ngoài Xi.
Ngoài ra, dạng hàm bán logarit: LN(Y)= 0 1X1 2 X2 ...n Xn +i (Mincer,1974) hoặc
dạng hàm tuyến tính đa biến: Y= 0 1X1 2 X2 ...n Xn + i cũng được sử dụng khá
rộng rãi để ước lượng thu nhập và chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình.
2.4. Lý thuyết về vòng xoáy nghèo đói
Vòng xoáy nghèo đói được định nghĩa là sự tiếp diễn dường như không kết thúc của
nghèo đói. Là tập hợp những nhân tố, những sự kiện mà nghèo mỗi khi đã xuất hiện thì sẽ
tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ khi có một sự can thiệp từ bên ngoài (Bussiness
Dictionary).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Sơ đồ 1. Vòng xoáy nghèo đói1
Sơ đồ 1 mô tả vòng xoáy nghèo đói. Trong đó, người nghèo bị mắc kẹt trong một
loạt các tình huống xã hội bất lợi: thu nhập thấp, giáo dục thấp, thiếu thốn nhà ở, sức khỏe
yếu kém… Thu nhập thấp làm giảm khả năng tiếp cận nguồn lực như giáo dục, tín dụng,
không có đủ lương thực và nước sạch cho sinh hoạt… vì thế không có đủ điều kiện để cải
thiện thu nhập, họ rơi vào tình trạng đói nghèo, dẫn đến bệnh tật, suy dinh dưỡng và chết
chóc; kết quả là kiệt quệ sức lao động và dẫn đến kinh tế gia đình càng suy giảm hơn, thu
nhập càng thấp hơn.
Vấn đề là làm thế nào để giúp người nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn này? Có thể
cung cấp cho họ những phương tiện có giá trị để giúp họ thoát khỏi sự bần cùng. Quan
trọng nhất là những khoản vay tín dụng, nó giúp người nghèo có vốn để tự sản xuất, nhờ đó
đảm bảo tốt hơn những nhu cầu cơ bản như lương thực, nước sạch…
1
Tham khảo từ nguồn: CRNA Ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
Sơ đồ 2. Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng các khoản tín dụng1
Cung cấp thuốc men hoặc dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo sẽ giúp họ có
sức khỏe tốt hơn, khỏe mạnh hơn để làm việc và nuôi sống bản thân, vượt qua khỏi vòng
luẩn quẩn của bệnh tật, nợ nần và nghèo đói.
Sơ đồ 3. Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế1
1
Tham khảo từ nguồn: CRNA Ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Ngoài ra, vòng xoáy này có thể được mở rộng thành một vòng xoáy nghèo đói ở
cấp độ quốc gia. Ở những nước nghèo, hộ nghèo không chỉ không được tiếp cận với lương
thực hay nước sạch mà còn bị hạn chế hoặc không có tiền trang trải chi phí giáo dục cho
con cái. Vì thế trình độ giáo dục ngày càng thấp, dẫn đến thiếu cơ hội làm việc, dẫn đến các
hoạt động tội phạm, nghiện ngập, kiệt quệ sức khỏe, chết sớm, tan vỡ gia đình, và dẫn đến
cả tương lai ảm đạm cho thế hệ tương lai…
Sơ đồ 4. Vòng xoáy nghèo đói ở những quốc gia thu nhập thấp1
Có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này bằng cách giúp người nghèo có được kiến thức
và công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất, hoặc cung cấp cho họ các khoản tín dụng nhỏ…
Ngoài ra, đảm bảo sức khỏe và giáo dục cho trẻ em sẽ giúp cải thiện chất lượng và năng
suất lao động trong tương lai, nhờ đó vượt qua đói nghèo.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo
Mức sống của người nghèo được phản ánh trên nhiều khía cạnh như thu nhập, chi
tiêu đời sống, mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục… Các nghiên cứu thực
1
Tham khảo từ nguồn: CRNA Ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
nghiệm về nghèo đói đã phân tích và chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của
người nghèo ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó tín dụng là một yếu tố quan trọng.
2.5.1. Vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo
Vốn là đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, chính vì vậy thiếu vốn là một trong
những nguyên nhân rơi vào nghèo, làm cho thu nhập và chi tiêu của người nghèo bị hạn
chế. Có nhiều vốn sản xuất và dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn sẽ tạo cơ hội nâng cao
mức sống cho người nghèo.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để người
nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con cái… Nhờ đó,
nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ngân hàng thế giới (1995) đã
khuyến cáo rằng cải thiện thị trường tín dụng là một chính sách quan trọng để giảm nghèo
đói ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, tín dụng ở nông thôn Việt Nam vẫn rất kém phát
triển.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo ở một số quốc gia Châu Phi,
các tác giả Yasmine F. Nader (2007), Shahidur R. Khandker (2005), Jonathan Morduch,
Barbara Haley (2002) đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cấp tín dụng với những
điều kiện ưu đãi cho người nghèo, đó là phương tiện để giúp họ thoát nghèo. Ryu Fukui,
Gilberto M. Llanto (2003): Vai trò của hoạt động tín dụng cho người nghèo thể hiện qua sự
đóng góp của nó vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tác động của sự bất ổn kinh tế và
tăng tính tự chủ cho các hộ nghèo. Margaret Madajewicz – Colombia University (1999) và
James Copestake, Sonia Blalotra (2000) nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp
họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ,
đó chính là cơ hội để họ thoát nghèo.
Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam như Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), Nguyễn Trọng
Hoài (2005) cũng khẳng định rằng tín dụng và tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng
quyết định đến khả năng nâng cao mức sống và thoát khỏi đói nghèo của các hộ nghèo.
Tín dụng vi mô cũng được nhiều nghiên cứu khẳng định có vai trò tích cực trong việc
giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn. Sudan Jhonson and Ben Rogaly (1997), Hege Gulli
(1998), Beatriz Amendáris de Aghion, Jonathan Morduch (2005) khẳng định rằng tài chính
vi mô giúp giảm nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất thông
qua việc cung cấp tín dụng dễ dàng kết hợp với những hướng dẫn về cách thức sử dụng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Nhờ đó giúp người nghèo tăng cường được vị thế của mình trong xã hội, phát triển các hoạt
động sản xuất kinh doanh nhỏ, kể cả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và giảm khả năng
dễ tổn thương.
Những người bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ tin rằng tín dụng cho người nghèo làm
tăng quyền lợi cho phụ nữ bởi vì nó thúc đẩy phát triển đồng thời với việc loại bỏ bất bình
đẳng nam nữ.
Nhìn chung, tín dụng cho người nghèo được ủng hộ bởi các chuyên gia kinh tế vì nó
thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong dài hạn ở các vùng khó khăn.
2.5.2. Các yếu tố về nhân khẩu học
Số nhân khẩu trong hộ: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 chỉ ra rằng những hộ gia
đình càng đông người thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người càng giảm xuống.
Dorter Verner (2005), Dự án Diễn đàn miền núi (2005), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng
có kết luận tương tự về mối quan hệ nghịch biến giữa số nhân khẩu trong hộ và phúc lợi
của người nghèo.
Tỷ lệ phụ thuộc: Tỷ lệ phụ thuộc là số người ăn theo trên một lao động trong hộ. Các
nghiên cứu về nghèo đói của Ngân hàng thế giới và các chuyên gia kinh tế phát triển đều
nhất trí rằng tỷ lệ phụ thuộc là một yếu tố quan trọng quyết định sự sung túc hay nghèo khó
của các hộ gia đình ở các địa phương. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúc lợi mà mỗi người
trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động phải nuôi sống nhiều người hơn. Đặc
biệt là những hộ có nhiều trẻ em sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn những
hộ có ít trẻ em.
Giới tính của chủ hộ: Có những quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa giới
tính của chủ hộ và nghèo đói. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những hộ có chủ hộ là nam
thường có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người cao hơn hộ có chủ hộ là nữ. Những hộ
gia đình mà vợ (hoặc chồng) của chủ hộ bị chết hay li dị có mức thu nhập và chi tiêu đầu
người thấp hơn những hộ có đầy đủ cả vợ và chồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của UNDP
(1995), ở Việt Nam, những hộ do phụ nữ làm chủ hộ không nghèo hơn so với những hộ do
nam giới làm chủ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
2.5.3. Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ
Những hộ gia đình có nhiều người có trình độ cao có khả năng có thu nhập cao hơn
những hộ khác do họ có thể tiếp cận được những công việc được trả lương cao hơn. Baulch
và McCulloch (1998) đã nghiên cứu về nghèo đói ở Pakistan trong năm năm và kết luận
rằng trình độ giáo dục cao hơn, đặc biệt là giáo dục phổ thông làm tăng khả năng thoát
nghèo của các hộ. World Bank (2004) cho rằng đầu tư vào giáo dục là cách tốt nhất để
người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Người nghèo có trình độ cao hơn không chỉ
có khả năng sản xuất tốt hơn mà có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp hơn nếu như có
một biến cố nào đó xảy ra với công việc của họ.
Dorter Verner (2005), R.Khandker (2009) chỉ ra rằng những hộ gia đình có người
làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp hay làm việc hưởng lương sẽ có mức sống cao hơn
những hộ chỉ làm nông nghiệp. Krishna (2004) theo dõi việc rơi vào nghèo và thoát nghèo
ở 35 ngôi làng ở vùng Rajashthan, Ấn Độ và kết luận rằng sự đa dạng hóa thu nhập và khả
năng tiếp cận các việc làm công ăn lương (kể cả việc làm không thường xuyên) sẽ tăng khả
năng thoát nghèo của người dân.
Nguyễn Trọng Hoài (2005) nghiên cứu về nghèo đói ở các tỉnh Đông Nam Bộ đã kết
luận yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phúc lợi của hộ là việc làm. Một hộ gia đình có việc
làm chi tiêu nhiều hơn hộ không có việc làm và một hộ có việc làm thuần nông có mức chi
tiêu bình quân đầu người thấp hơn hộ có việc làm phi nông nghiệp.
Chứng tỏ có một sự nhất trí cao giữa các nghiên cứu rằng việc làm là một yếu tố quan
trọng có ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo và việc làm phi nông nghiệp là cơ hội để
họ thoát nghèo.
2.5.4. Năng lực sản xuất của hộ
Đất đai: Vì đa số người nghèo ở Việt Nam sống ở nông thôn và phụ thuộc rất lớn vào
sản xuất nông nghiệp. Do đó đất đai là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập,
chi tiêu cũng như những cơ hội cải thiện phúc lợi khác của người nghèo.
Báo cáo tổng hợp về đánh giá nghèo đói ở Việt Nam có sự tham gia của người dân
(1999) đã chỉ ra rằng có đủ đất đai tương đối tốt để sản xuất là cơ sở để hộ nghèo cải thiện
cuộc sống. Những hộ gia đình có đất đai tốt hơn (độ dốc thấp, gần gủi với nhà ở, có hệ
thống tưới tiêu tốt và không nhiễm mặn) sẽ khấm khá hơn những hộ khác. Những hộ sở
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
hữu nhiều đất đai có thể đa dạng hóa loại cây trồng, nhờ đó cải thiện mức sống tốt hơn
những hộ khác.
R. Khandker (2009), GayaTri Datar (2009), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng khẳng
định diện tích đất đai và khả năng tiếp cận đất đai có ảnh hưởng cùng chiều tới mức thu
nhập và chi tiêu của hộ nghèo.
Tư liệu sản xuất: Đối với các hộ nghèo ở nông thôn, gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn
nái…) là một phần quan trọng của tư liệu sản xuất vì nó cung cấp sức cày bừa, kéo và phân
bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra, lợn nái, bò cái… cung cấp con giống cho chăn nuôi của hộ
gia đình.
2.5.5. Các điều kiện bên ngoài
Điều kiện địa lý, giao thông, khoảng cách đến khu vực trung tâm có tác động đáng kể đến
mức sống của các hộ gia đình. Báo cáo phát triển Việt Nam, 2004 đã khẳng định rằng
những hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa có mức chi tiêu đầu người thấp hơn những hộ ở
đồng bằng và thành thị. Trong báo cáo “Việt Nam – Đánh giá sự nghèo đói và chiến lược”
(1995), World Bank khẳng định cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới năng
suất nông nghiệp, gắn liền với sự phát triển việc làm phi nông nghiệp và thúc đẩy sự tham
gia của người nghèo vào nền kinh tế thị trường. Những người dân sống gần cơ sở hạ tầng
có mức sống cao hơn và có khả năng tận dụng những ưu thế của thị trường hơn những hộ ở
xa.
Nicholas Minot, Bob Baulch kết hợp với Nhóm tác chiến lập bản đồ nghèo đói
(2003) cho rằng nghèo đói ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẻ với các yếu tố địa lí như
địa hình, độ dốc, đặc điểm đất đai, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm. Đặc biệt, nghèo đói
ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên.
2.5.6. Đặc điểm dân tộc
Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng các hộ thuộc dân tộc thiểu số có thu nhập thấp hơn
các hộ người Kinh hay người Hoa. Trong điều kiện như nhau, người dân tộc thiểu số có
mức chi tiêu thấp hơn người Kinh và người Hoa 13% (WB, 2004). Bởi vì phần lớn dân tộc
thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển;
ít có điều kiện học hành vì thế kỹ năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất
kém. Hơn nữa, các hộ dân tộc thiểu số thường có đông con, đất đai ít và không màu mỡ…
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Tóm lại, dựa vào lý thuyết về thu nhập và những nghiên cứu thực nghiệm về nghèo
đói, có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo thành các cấp độ sau
đây.
- Cấp độ cá nhân: Gồm có trình độ giáo dục, tuổi, giới tính, năng lực tự nhiên, cơ hội và sự
nỗ lực cá nhân…
- Cấp độ hộ gia đình: Qui mô nhân khẩu của hộ, diện tích đất, số lao động, tỷ lệ phụ thuộc,
đặc điểm dân tộc, trang thiết bị sản xuất, nợ...
- Cấp độ vùng: Khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, đặc điểm vùng, giao thông
- Cấp độ chính phủ: Sự hỗ trợ về giáo dục, y tế, tín dụng…
Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi hộ nghèo
Tuổi
Cấp độ cá nhân
Giới tính
Trình độ
Tình trạng việc làm
Số nhân khẩu
Số lao động
Tỷ lệ phụ thuộc
Cấp độ hộ
Diện tích đất
Tiếp cận tín dụng
Thu nhập phi nông nghiệp
Dân tộc
Vùng miền sinh sống
Cấp độ vùng
Khoảng cách đến trung tâm
Giao thông
Chính sách tín dụng
Cấp độ chính phủ Bảo hiểm y tế
Trợ cấp về giáo dục
Phúc lợi của hộ
nghèo
Thu nhập
Chi tiêu đời sống
Sức khỏe
Nước sạch
Cải thiện mức độ
tiếp cận giáo dục
….
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN VỀ
THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1. Tiêu chí xác định nghèo
Nghiên cứu này xác định hộ nghèo dựa trên sự phân loại của chính quyền địa
phương. Những hộ nghèo là những hộ trả lời “Có” đối với câu hỏi “Hộ có được địa phương
xếp vào diện hộ nghèo trong năm hay không?” trong điều tra mức sống hộ gia đình 2004.
Mục đích là nhằm hạn chế sự khác biệt về khả năng được hưởng lợi từ các chính sách khác
ngoài chính sách tín dụng giữa các hộ nghèo.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng. Sử dụng phương pháp khác biệt
kép (DID) để đánh giá mức độ tác động của tín dụng đối với mức sống của hộ nghèo. Sử
dụng phương pháp thống kê mô tả để phản ánh đặc điểm của hộ nghèo và khả năng tiếp
cận tín dụng của hộ.
3.2.1. Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước
Có nhiều nghiên cứu về nghèo đói cho rằng tín dụng là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến mức sống của người nghèo. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó đều đánh giá tác
động của tín dụng đối với thu nhập hay chi tiêu của hộ nghèo dựa vào mô hình hồi qui đa
biến thông thường. Mô hình hồi qui OLS thường được các nghiên cứu trước sử dụng là: Y
= α+β1X1+β2X2 +....+βkXk
Trong đó, Y là biến phụ thuộc thường thể hiện thu nhập (hoặc logarit của thu nhập)
hay chi tiêu (hoặc logarit của chi tiêu) bình quân đầu người. Các Xi (i=1,k ) là các biến độc
lập giải thích mức độ đóng góp của các yếu tố khác nhau đến thu nhập hay chi tiêu bình
quân đầu người của hộ, tình trạng tín dụng là một trong những biến giải thích đó. Các ước
lượng này thường dựa trên số liệu chéo về thu nhập hay chi tiêu và các đặc điểm khác của
hộ được quan sát tại một thời điểm nào đó. Như vậy, ước lượng này sẽ cho biết tác động
của tín dụng và các yếu tố khác lên thu nhập hay chi tiêu bình quân đầu người của hộ là
bao nhiêu thông qua hệ số ước lượng βi .
Tuy nhiên, cách ước lượng này có hạn chế là không tách bạch được tác động của tín
dụng và tác động của những yếu tố khác lên thu nhập của người dân. Do kết quả ước lượng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
của mô hình đa biến dựa vào so sánh thu nhập hoặc chi tiêu giữa hộ có vay vốn và hộ
không vay vốn tại một thời điểm nhất định. Nhưng có rất nhiều đặc điểm khác nhau trong
nội tại các hộ này nên rất khó để nói rằng đó là tác động do tín dụng đem lại. Chính vì vậy,
đánh giá tác động của chính sách hay các chương trình tín dụng đối với mức sống của
người dân bằng phương pháp hồi qui đa biến thông thường là không chính xác.
3.2.2. Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID)
Ngày nay, phương pháp Khác biệt trong khác biệt được sử dụng khá rộng rãi trong
nghiên cứu để đánh giá tác động của một chính sách kinh tế, một phương pháp chữa bệnh
mới, hay một công nghệ mới, chiến lược kinh doanh mới… Để áp dụng được phương pháp
DID, cần phải có số liệu bảng, tức là số liệu phải vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa
phản ánh thông tin chéo của nhiều đối tượng quan sát khác nhau.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai
nhóm, một nhóm được áp dụng chính sách (nhóm tham gia), nhóm còn lại không được áp
dụng chính sách (gọi là nhóm so sánh). Gọi D là biến giả phản ánh nhóm quan sát, D=0: hộ
quan sát thuộc nhóm so sánh, D=1: hộ quan sát thuộc nhóm tham gia.
Một giả định quan trọng của phương pháp này là hai nhóm này phải có đặc điểm
tương tự nhau vào thời điểm trước khi áp dụng chính sách. Do đó đầu ra của hai nhóm này
phải có xu hướng biến thiên giống nhau theo thời gian nếu không có chính sách.
Gọi Y là đầu ra của chính sách (thu nhập, lợi nhuận, …). Với T=0 là trước khi có
chính sách, T=1 là sau khi chính sách. Trước khi áp dụng một chính sách hay chương trình
mới, tiến hành thu thập thông tin về đầu ra (Y) của cả hai nhóm và so sánh xem có sự khác
nhau như thế nào. Sau đó, áp dụng chính sách lên nhóm tham gia và không áp dụng chính
sách lên nhóm so sánh. Khi chương trình kết thúc hoặc sau một thời gian áp dụng nhất
định, thu thập thông tin về đầu ra của hai nhóm này một lần nữa. So sánh sự khác biệt trước
và sau khi có chính sách trong đầu ra của cả hai nhóm. Nếu có sự khác biệt trong mức độ
biến thiên trong đầu ra giữa hai nhóm này thì đó chính là tác động của chính sách. Kết quả
này vừa phản ánh sự khác biệt về mặt thời gian trước và sau khi có chính sách vừa phản
ánh sự khác biệt chéo giữa nhóm tham gia và nhóm không tham gia. Vì thế được gọi là
khác biệt trong khác biệt (khác biệt kép).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Phương pháp DID được mô tả cụ thể như sau:
Vào thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y00 (D=0, T=0)
và đầu ra của nhóm tham gia là Y10 (D=1, T=0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này
trước khi có chính sách là Y10-Y00.
Tại thời điểm x nào đó sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y01
(D=0, T=1) và đầu ra của nhóm tham gia là Y11 (D=1, T=1). Khi đó, chênh lệch đầu ra giữa
hai nhóm này là Y11-Y01.
Tác động của chính sách là (Y11-Y01) – (Y10-Y00).
Đầu ra, Y
Y11[D=1]
Ước lượng DID
Y10[D=1]
Y01 [D=0]
Y00 [D=0]
T= 0 T = 1 Thời gian, T
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2006, Phân tích tác động chính sách công)
Đồ thị trên đây mô tả phương pháp DID. Giả thiết tối quan trọng của phương pháp này là
nếu không có chính sách thì đầu ra của nhóm so sánh và nhóm tham gia có xu hướng biến
thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do tác
động của chính sách hay chương trình mới.
3.2.3. Kết hợp phương pháp Khác biệt trong khác biệt với hồi qui OLS
Để đánh giá tác động của tín dụng đến mức sống của hộ nghèo, đề tài sử dụng
phương pháp DID, trong đó, tín dụng được xem là một biến chính sách. Đề tài chọn ngẫu
nhiên hai nhóm hộ nghèo phù hợp với giả định của phương pháp DID. Nhóm 1, được gọi là
nhóm tham gia, bao gồm những hộ nghèo theo phân loại của địa phương có tham gia vay
vốn trong vòng một năm trong VHLSS 2006 và không vay vốn trong VHLSS 2004. Nhóm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
2, gọi là nhóm so sánh là những hộ nghèo không tham gia vay vốn trong cả hai cuộc điều
tra.
Tuy nhiên, mức sống của hộ nghèo là hàm đa biến, không chỉ phụ thuộc vào tín
dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, đánh giá tác động của tín
dụng đối với mức sống của hộ nghèo sẽ chính xác hơn nếu đưa thêm các biến này vào làm
biến kiểm soát. Để làm được điều này đề tài kết hợp giữa phương pháp khác biệt kép và
phương pháp hồi qui đa biến OLS.
3.2.3.1. Mô hình kinh tế lượng
Yit = β0 +β1D+β2T+β3D*T+β4Zit +εit
Trong đó, Yit là chỉ tiêu phản ánh mức sống của hộ i tại thời điểm t
D = 1: Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia; =0: Hộ khảo sát thuộc nhóm so sánh.
T = 0: Hộ khảo sát năm 2004; =1: Hộ khảo sát trong năm 2006
Zit là các biến kiểm soát: bao gồm các nhóm biến phản ánh đặc điểm nhân khẩu, đặc
điểm về giáo dục và việc làm, năng lực sản xuất của hộ…
+ Hộ thuộc nhóm so sánh vào năm 2004 có D =0 và T = 0 nên mức sống là:
E(Y00) = β0 +β4Zit
+ Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2004 có D=1, T =0 nên mức sống là:
E(Y10) =β0 +β1+β4Zit
=> Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2004 là:
E(Y10) – E(Y00) =β1
+ Hộ thuộc nhóm so sánh, năm 2006 có D=0, T=1 nên mức sống là:
E(Y01) = β0 +β2 +β4Zit
+ Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2006 có D=1, T=1 nên mức sống là:
E(Y11) = β0 +β1+β2 +β3 +β4Zit
=> Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2006 là:
E(Y11 ) – E(Y01) = β1+β3
=> Tác động của tín dụng lên mức sông của hộ nghèo là:
= {E(Y11) –E(Y01 )} –{E(Y10) – E(Y00)} = β3 = DID
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
3.2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình
a/ Biến phụ thuộc: Mặc dù mức sống của người nghèo thể hiện ở nhiều khía cạnh,
nhưng quan trọng nhất là thu nhập và chi tiêu cho đời sống, do đó đề tài sử dụng hai biến
phụ thuộc: thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu đời sống bình quân đầu người theo giá
thực đại diện cho mức sống của hộ nghèo.
b/ Các biến độc lập
Dưới đây là danh sách và định nghĩa các biến độc lập mà tác giả dự định sẽ đưa vào
mô hình hồi qui để giải thích cho thu nhập hoặc chi tiêu của hộ nghèo dựa trên cơ sở lý
thuyết và kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm về nghèo đói. Tuy nhiên trong quá
trình hồi qui có thể thêm vào hay bớt ra một số biến cho phù hợp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Ký hiệu Định nghĩa ĐVT Dấu kỳ
vọng
CREDIT
Biến dumy về nhóm hộ, =0 nếu hộ thuộc nhóm so
sánh (không vay vốn), =1 nếu hộ thuộc nhóm
tham gia (có vay vốn).
T
Biến dumy về thời điểm khảo sát, = 0 nếu thời điểm
khảo sát là năm 2004, = 1 nếu là năm 2006.
+
T*CREDIT
Biến tương tác giữa nhóm hộ và thời gian, hệ số ước
lượng của biến này chính là tác động của tín dụng đối
với thu nhập hoặc chi tiêu của hộ
+
HHSIZE Qui mô hộ, bằng số nhân khẩu trong hộ
Người -
DEPRATE
Tỷ lệ phụ thuộc của hộ, bằng số người ăn theo trên một
lao động.
Người -
HEADAGE Tuổi của chủ hộ Tuổi -
HEADMALE
Giới tính của chủ hộ, =1 nếu chủ hộ là nam, =0 nếu chủ
hộ là nữ
+
ETHNIC
Dân tộc của chủ hộ, =1 nếu là dân tộc Kinh hoặc dân
tộc Hoa, =0 nếu là dân tộc khác
+
AVERHHEDU
Trình độ giáo dục trung bình của hộ, bằng số năm đi
học bình quân/1 người trong hộ
Năm +
NONFARMINC Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập
% +
LANDPERCA Diện tích đất canh tác bình quân đầu người M2
+
NORTH
Miền Bắc, =1 nếu hộ thuộc miền Bắc, =0 nếu hộ thuộc
miền khác
+/-
SOUTH
Miền Nam, =1 nếu hộ thuộc miền Nam, =0 nếu hộ
thuộc miền khác
+
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
3.3. Mô tả dữ liệu
Đề tài sử dụng số liệu của hai cuộc điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm
2004 và 2006. VHLSS 2004 khảo sát thu nhập và chi tiêu trên 9180 hộ và VHLSS 2006
khảo sát thu nhập và chi tiêu trên 9189 hộ. Trong đó, có 4270 tham gia cả hai cuộc điều tra
này. Trong số đó, có 457 hộ được các địa phương xếp loại nghèo vào năm 2004. Trong 457
hộ này, có 157 hộ trả lời có vay vốn trong vòng 1 năm trong cuộc điều tra năm 2006 và trả
lời không vay vốn trong cuộc điều tra 2004, và 147 hộ trả lời không vay vốn trong cả hai
cuộc điều tra này. Vì cách lấy mẫu của hai cuộc khảo sát mức sống này được chọn một
cách ngẫu nhiên nên đáp ứng yêu cầu lấy mẫu của phương pháp DID là phải đảm bảo tính
ngẫu nhiên. Đồng thời, căn cứ vào chuẩn nghèo của Việt Nam là 200 nghìn
đồng/người/tháng ở nông thôn vào năm 2006 và chuẩn nghèo quốc tế 1 đô la/người/ngày
(tương đương khoảng 500 nghìn đồng/người/tháng), đề tài loại bỏ bớt những hộ nghèo có
thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người vượt ra xa khỏi ngưỡng này để loại bỏ trường hợp
hộ không nghèo thực chất nhưng vẫn được xếp vào diện hộ nghèo. Đề tài đã chọn ra 113
hộ nghèo theo phân loại của địa phương vào năm 2004 có tham gia vay vốn trong VHLSS
2006 và không vay vốn trong VHLSS 2004 làm nhóm tham gia, và 104 hộ nghèo theo xếp
loại của địa phương vào năm 2004 nhưng không tham gia vay vốn trong cả hai cuộc điều
tra có đặc điểm tương tự với các hộ có vay vốn làm nhóm so sánh. Vì hai nhóm này đều là
những hộ nghèo theo phân loại của địa phương cho nên nếu có chính sách hỗ trợ nào khác
thì cả hai đều được hưởng lợi như nhau. Với giả định rằng vào năm 2004, hai nhóm này có
xuất phát điểm như nhau, nếu hai nhóm đều không vay vốn thì thu nhập và chi tiêu của họ
thay đổi tương tự nhau từ năm 2004 đến 2006.
Kiểm định thống kê t-student (bảng 2) về sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm hộ
cho thấy, năm 2004, hai nhóm này có nhiều đặc điểm tương đồng nhau như đặc điểm giới
tính của chủ hộ, thu nhập, chi tiêu bình quân đầu người, diện tích đất bình quân/hộ, tỷ lệ
thu nhập phi nông nghiệp… Tuy nhiên, có một số đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm hộ
này như tỷ lệ phụ thuộc, số nhân khẩu/hộ, tuổi chủ hộ. Chính vì vậy, trong mô hình hồi qui
sẽ đưa những biến này vào làm biến kiểm soát.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864

22
Bảng 2: Thông tin về đặc điểm của hai nhóm hộ vào năm 2004
Ghi chú: * Hai nhóm có đặc điểm tương đồng (giả thiết H0 không được bác bỏ ở mức ý nghĩa thống kê 5% hoặc
10%)
3.4. Đặc điểm về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam
3.4.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng cho người nghèo
Theo điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, hoạt
động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để
cấp tín dụng.
Theo Ts. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền
sử dụng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác trong một khoảng thời gian nhất định với
một khoản chi phí nhất định”.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
Như vậy, tín dụng bao gồm cả hoạt động vay và cho vay. Nhưng đề tài này chủ yếu
xem xét tác động của tín dụng đến mức sống của người nghèo theo nghĩa tín dụng cho
người nghèo là hoạt động cho người nghèo vay vốn.
3.4.2. Đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam
Đặc điểm chung của tín dụng nông thôn là bao gồm cả tín dụng chính thức và tín
dụng không chính thức. Có thể chia tín dụng nông thôn Việt Nam thành ba nhóm: tín dụng
chính thức, tín dụng phi chính thức và tín dụng bán chính thức.
Tín dụng chính thức được cung cấp bởi ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật ngân hàng. Mặc dù Việt Nam là nước
nông nghiệp, hơn 75% dân số sống ở nông thôn nhưng tín dụng chính thức cho khu vực
nông nghiệp nông thôn phát triển rất chậm. Tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam chủ
yếu do hai ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NNPTNT) và Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đảm nhận. Ngân hàng NNPTNT
được thành lập từ năm 1988, lĩnh vực cho vay chủ yếu là khu vực nông nghiệp nông thôn
và hộ nông dân được xem là khách hàng chủ yếu của ngân hàng này. Cho đến nay, ngân
hàng NNPTNT đã có hệ thống chi nhánh khá rộng khắp ở tất cả các tỉnh trong cả nước, và
là tổ chức tín dụng quan trọng nhất ở nông thôn.
Ngân hàng CSXH được thành lập vào tháng 10/2002 trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ
người nghèo trước đây và chính thức hoạt động vào năm 2003. Ngân hàng CSXH có 64 chi
nhánh và 592 phòng giao dịch tại các tỉnh thành. Chức năng chủ yếu là thực hiện các
chương trình cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách, học sinh sinh viên và các đối tượng
được trợ giúp xã hội khác. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng này là từ ngân sách Nhà
nước, có thể được cấp trực tiếp hoặc thông qua các chương trình trợ giúp xã hội như:
chương trình 135, chương trình 134, chương trình cho học sinh, sinh viên nghèo vay
vốn,… Theo đó, vốn trợ cấp của các chương trình này sẽ được giải ngân thông qua ngân
hàng CSXH thay vì giải ngân trực tiếp như trước đây. Sau bảy năm thành lập, Ngân hàng
CSXH cũng có vai trò quan trọng trong cung cấp tín dụng cho khu vực nông thôn với lãi
suất thấp, đặc biệt là tín dụng cho người nghèo.
Ngoài ra, tín dụng chính thức còn được cung cấp bởi các ngân hàng cổ phần và các
qũy tín dụng. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ có vai trò rất mờ nhạt ở khu vực nông thôn.
Tín dụng phi chính thức thường được cung cấp bởi những cá thể, hộ gia đình cho
vay lãi, người quen, các nhóm hụi… Đặc điểm của tín dụng phi chính thức là có lãi suất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
cao hơn mức lãi suất của khu vực chính thức, khối lượng cho vay thường không lớn nhưng
thủ tục đơn giản, nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các hộ. Những người
cung cấp tín dụng phi chính thức thường ở trong cùng thôn, bản với người đi vay nên họ
hiểu rất rõ về điều kiện, khả năng trả nợ của người đi vay. Vì vậy, thường cho vay không
cần thế chấp, thậm chí không cần giấy tờ và có thể vay được vốn ngay lập tức nếu cần.
Điều này thật sự rất phù hợp với nông dân, nhất là người nghèo.
Tín dụng bán chính thức là nguồn tín dụng được cung cấp bởi các dự án, các
chương trình tài trợ của nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể, chính
trị xã hội. Trong đó, hiệu quả nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ (HLHPN) các cấp - cầu nối
giữa ngân hàng với người dân, nhất là phụ nữ. HLHPN thường nhận triển khai các chương
trình hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng CSXH hay ngân hàng NNPTNT,
hoặc vay tiền của ngân hàng với lãi suất thấp sau đó cho các hội viên vay lại. Vì có mạng
lưới tổ chức đến từng bản, làng, và có sinh hoạt rất gần gủi với người dân nên HLHPN có
thể đưa vốn tới tận tay người nông dân. Nhờ vậy hỗ trợ rất lớn cho các hộ nghèo. Ngoài ra,
các tổ chức đoàn thể này còn kết hợp cung cấp tín dụng với hướng dẫn kỹ thuật, chia sẽ
kinh nghiệm làm ăn, giúp cho người dân sử dụng vốn hiệu quả.
Số liệu từ VHLSS 2006 (bảng1) cho thấy tín dụng chính thức đến từ các ngân hàng
quốc doanh và các tổ chức tín dụng thường có lãi suất thấp nhưng hộ nghèo rất khó tiếp cận.
Chỉ có 47% các hộ nghèo được vay vốn, trong đó có 50% các khoản vay của hộ nghèo là từ
khu vực chính thức và đa số là từ ngân hàng CSXH (38%) nhưng mức vốn vay được từ
Ngân hàng CSXH thấp hơn một số nguồn khác. Các khoản vay từ khu vực phi chính thức
chiếm tới 38% trong số các khoản vay. Điều này cho thấy tín dụng phi chính thức có vai trò
rất quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho người nghèo. Hơn nữa, người nghèo sẵn sàng trả
giá cao để có được khoản vay kịp thời, nhanh chóng. Bằng chứng là lãi suất từ khu vực phi
chính thức cao hơn từ 2 đến 5 lần so với lãi suất của khu vực chính thức nhưng người
nghèo vẫn chấp nhận. Chứng tỏ lãi suất thấp, hay tín dụng giá rẻ không phải là cách hỗ trợ
tốt đối với người nghèo mà quan trọng hơn là thủ tục đơn giản, nhanh chóng, và dễ dàng
tiếp cận.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Bảng 1: Nguồn tín dụng nông thôn
Nguồn tín dụng
Hộ nghèo Hộ không nghèo Lãi
suất/tháng
(%)
% Giá trị
(ngđ)
% Giá trị (ngđ)
Tỷ lệ hộ được vay vốn 47 56
Tổng số khoản vay 100 100
Tín dụng chính thức 50 8476 64 15991
Ngân hàng CSXH 30 5703 14 5548 0.41
Ngân hàng NN&PTNT 18 13481 42 19429 0.95
Ngân hàng khác 0 0 3 21430 1.02
Quỹ tín dụng 2 2500 5 13124
Tín dụng phi chính thức 38 7720 27 8607 2.50
Bạn bè, người thân 28 8115 20 8834
Người cho vay cá thể 10 6644 6 7878
Tín dụng bán chính thức 12 2500 9 8374 0.56
Tổ chức chính trị xã hội 8 2500 6 4825
Khác 4 2500 3 14527
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2006)
Số liệu trên cũng cho thấy tín dụng chính thức chủ yếu được dành cho những hộ
khá giả, hộ không nghèo. Có tới 64% khoản vay của những hộ không nghèo là từ khu vực
chính thức, so với 50% đối với nhóm hộ nghèo. Hơn nữa, mức vốn vay của hộ không
nghèo cũng cao hơn so với mức vốn vay của các hộ nghèo. Lý do là đối với các ngân hàng,
cho người nghèo vay vốn là rất rủi ro. Người nghèo thường không có tài sản thế chấp nên
mức vốn vay được sẽ thấp. Ngoài ra còn do thủ tục phức tạp và thiếu sự thân thiện giữa
ngân hàng với người nghèo.
Vấn đề khó khăn hiện nay đối với thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam là thiếu
cơ chế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực phi chính thức, khu vực bán chính thức cũng
như không có cơ chế để thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng cổ phần ở khu vực nông
thôn. Thông thường các chính sách tín dụng dành cho người nghèo của chính phủ thường
với mức lãi suất ưu đãi hoặc thậm chí là cho không. Nhưng để vay được nguồn vốn này thì
người nghèo phải điền rất nhiều giấy tờ, phải qua rất nhiều cấp phê duyệt và mất rất lâu để
chờ đợi. Người nghèo thường thiếu thông tin, trình độ thấp và khả năng quan hệ kém nên
những khoản vay ưu đãi này rất khó đến được với họ, thường trở thành khoản hỗ trợ cho
những hộ khá giả có quan hệ thân quen với những người xét duyệt. Hơn nữa, những khoản
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
vay với lãi suất ưu đãi này thường làm cho lãi suất thực âm, điều này ngăn cản sự thâm
nhập của các ngân hàng cổ phần vào khu vực nông thôn.
3.4.3. Mục tiêu của tín dụng cho người nghèo
Hầu hết các chương trình tín dụng cho người nghèo đều nhằm mục tiêu giúp người
nghèo cải thiện mức sống, cụ thể như: cải thiện thu nhập, chi tiêu đời sống, nhà ở, cải thiện
mức độ tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống… Tùy theo từng chương
trình cho vay khác nhau mà mục tiêu cụ thể cũng khác nhau. Chương trình cho người
nghèo vay vốn để phát triển nhà ở có mục tiêu là giúp người nghèo cải thiện nhà ở, môi
trường sống; Chương trình cho người nghèo vay vốn để phát triển chăn nuôi có mục tiêu là
để cải thiện thu nhập cho hộ nghèo; Chương trình cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn có
mục tiêu là cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo, nâng cao trình độ và
năng lực cho người nghèo. Nói tóm lại, mỗi chương trình cho vay đều có một mục tiêu
riêng, nhưng chung quy đều nhằm giúp người nghèo cải thiện được cuộc sống trong hiện
tại (trang trải cho những nhu cầu cơ bản nhất) và thoát nghèo bền vững trong tương lai (cải
thiện thu nhập và tự trang trải cuộc sống trong tương lai).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tác động của tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo
Để đánh giá xem tín dụng có giúp nâng cao mức sống của hộ nghèo hay không, đề
tài tiến hành xem xét tác động của tín dụng đối với thu nhập của người nghèo bằng phương
pháp Khác biệt trong khác biệt kết hợp hồi qui OLS. Kiểm định White cho thấy có hiện
tượng phương sai sai số thay đổi (HET) nên đề tài điều chỉnh bằng cách ước lượng ma trận
hệ số đồng phương sai nhất quán của Het (phụ lục 1), kết quả được trình bày ở bảng 3 (đã
điều chỉnh HET).
Trước hết, tiến hành hồi qui mối quan hệ giữa thu nhập thực bình quân đầu người
với tín dụng, thời gian và biến tương tác giữa tín dụng và thời gian. Kết quả mô hình hồi
qui 1 cho thấy tín dụng có tác động làm tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo. Nếu các
yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 5%, việc vay vốn làm tăng thu nhập của hộ lên
42.9 nghìn đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, ngoài tín dụng còn có nhiều biến khác tác động đến thu nhập chính vì
vậy sẽ không hợp lý nếu như không đưa thêm các biến này vào mô hình. Khi đưa thêm các
biến kiểm soát khác vào mô hình, kết quả hồi qui ở mô hình hồi qui 2 cho thấy: với mức ý
nghĩa 5%, tín dụng có tác động làm tăng thu nhập của hộ nghèo lên 39.3 nghìn
đồng/người/tháng so với trường hợp không vay vốn. Ngoài ra, với mức ý nghĩa 1%, qui mô
hộ càng lớn thì thu nhập bình quân càng giảm, một hộ có thêm một nhân khẩu sẽ làm thu
nhập thực bình quân đầu người sẽ giảm đi 10.8 nghìn đồng/tháng.
Trình độ giáo dục của hộ được đại diện bởi số năm đi học bình quân/người. Trình
độ giáo dục bình quân của hộ càng cao thì thu nhập bình quân càng lớn. Với mức ý nghĩa
1%, một hộ có số năm đi học bình quân tăng thêm một năm sẽ có thu nhập cao hơn 6.6
nghìn đồng/người/tháng. Vì có trình độ cao hơn sẽ giúp người nghèo dễ dàng lĩnh hội và
ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, có cơ hội làm những công việc được trả lương cao
hơn nhờ đó làm tăng thu nhập. Tuy nhiên, hầu hết người nghèo ở nông thôn Việt Nam đều
thiếu điều kiện học hành.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
Bảng 3: Tác động của tín dụng đối với thu nhập thực của hộ nghèo
Biến phụ thuộc: Thu nhập thực bình quân đầu người/tháng (Realincperca)
ĐVT: 1000 đồng/người/tháng
Tên biến độc lập
Hệ số ước lượng
Hồi qui 1 Hồi qui 2 Hồi qui 3
Tung độ gốc 206.127 201.37 206.469
(0.000) (0.000) (0.000)
Nhóm hộ -11.133+
-5.997+
6.488+
(0.3561) (0.6034) (0.5895)
Thời gian 15.100+
16.193+
18.600+
(0.2725) (0.1975) (0.1338)
Thời gian*Nhóm hộ 42.854** 39.323** 25.142+
(0.0336) (0.0402) (0.1907)
Qui mô hộ -10.754* -8.071*
(0.000) (0.0018)
Trình độ giáo dục
trung bình
6.610* 6.462*
(0.0021) (0.0010)
Tỷ lệ thu nhập phi
nông nghiệp
57.150* 52.806*
(0.0005) (0.0001)
Dân tộc -1.910+
(0.8601)
Miền Nam -1.470+
(0.9145)
Tuổi chủ hộ 0.280+
0.167+
(0.3666) (0.5831)
Giới tính chủ hộ 0.745+
(0.9537)
Diện tích đất bình
quân đầu người
0.0013+
(0.8314)
Tỷ lệ phụ thuộc -14.484*
(0.0001)
R2
điều chỉnh 0.036 0.1293 0.1554
Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là Pvalue, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; **
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%,
+
không có ý nghĩa ở mức 10%.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Mô hình 2 cũng cho thấy, những hộ có tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp càng cao thì
thu nhập bình quân đầu người càng lớn. Nếu những yếu tố khác là như nhau, những hộ có
thu nhập phi nông nghiệp có thu nhập bình quân đầu người cao hơn những hộ chỉ có thu
nhập thuần nông 57.2 nghìn đồng/tháng. Điều này cho thấy, đa dạng hóa hoạt động kinh tế
sẽ giúp người nghèo cải thiện mức sống tốt hơn so với chỉ chuyên vào sản xuất nông
nghiệp. Bởi vì hoạt động nông nghiệp thường rủi ro mà suất sinh lợi lại rất thấp, hơn nữa
thời gian nhàn rỗi lớn. Nếu các hộ nghèo biết tận dụng thời gian nhàn rỗi này để làm những
công việc khác như làm thuê, làm thợ nề, thợ mộc … thì sẽ cải thiện tốt hơn thu nhập của
hộ.
Đất đai không có tác động đến thu nhập bình quân đầu người của hộ ở mức ý nghĩa
10%. Điều này cho thấy tăng thêm đất đai chưa hẵn là cách tốt để giúp người nghèo cải
thiện thu nhập nếu như không cải thiện về trình độ giáo dục, việc làm và những yếu tố khác.
Đặc điểm dân tộc cũng không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, do ở Việt
Nam, mặc dù các hộ nghèo dân tộc thiểu số thường ở vùng sâu vùng xa nhưng nhận được
nhiều ưu ái trong các chính sách hỗ trợ của chính phủ nên có thể không có sự khác nhau
trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực để đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập. Đặc điểm giới
tính và tuổi của chủ hộ cũng không có tác động đến thu nhập của hộ nghèo, điều này cho
thấy thu nhập của người nghèo không nhất thiết phụ thuộc vào những đặc điểm nhân chủng
học của chủ hộ mà quan trọng là cơ hội tiếp cận các nguồn lực và đầu vào để đầu tư sản
xuất.
Ngoài ra, đặc điểm về vùng miền sinh sống của hộ nghèo không có ý nghĩa thống
kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy không có sự khác nhau trong thu nhập của người
nghèo ở nông thôn giữa các vùng miền khác nhau.
Trong mô hình hồi qui 3, tác giả đưa thêm biến tỷ lệ phụ thuộc (Deprate) vào mô
hình làm biến kiểm soát, đồng thời căn cứ vào kết quả kiểm định Wald (phụ lục 1.3 và 1.4)
để loại bỏ những biến không có ý nghĩa thông kê trong mô hình 2. Ở mức ý nghĩa 1%, tỷ lệ
phụ thuộc tăng lên 1 làm giảm thu nhập thực 14.5 nghìn đồng/người/tháng. Theo lý thuyết
và các nghiên cứu trước, tỷ lệ phụ thuộc là một biến quan trọng. Hơn nữa, kết quả kiểm
định Wald về ý nghĩa của các nhóm biến cho thấy việc loại bỏ các biến không có ý nghĩa
trong mô hình hồi qui 2 ra khỏi mô hình là hợp lý và kết quả kiểm định thống kê về mức độ
phù hợp của mô hình (phụ lục 1.5) cho thấy, giá trị Pvalue(F-stat) <1% và R2
của mô hình
hồi qui 3 lớn hơn hai mô hình hồi qui còn lại. Điều này chứng tỏ mô hình hồi qui 3 giải
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
thích tốt hơn cho thu nhập thực bình quân của hộ. Chính vì vậy, mô hình cuối cùng được
chấp nhận là mô hình 3.
Kết quả mô hình 3 cho thấy, quy mô hộ, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, trình độ
giáo dục và tỷ lệ phụ thuộc có tác động đến thu nhập bình quân đầu người của hộ ở mức ý
nghĩa 1%. Tuy nhiên, tác động của tín dụng đối với thu nhập bình quân đầu người lại
không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này có thể giải thích bởi hai lý do:
Thứ nhất, do các hộ vay vốn chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trước mắt, chưa có phương
án sử dụng vốn hiệu quả. Hơn nữa, vốn cho người nghèo vay chủ yếu là từ khu vực không
chính thức với mức vốn thấp, lãi suất cao và thời hạn ngắn trong khi đó để đầu tư sản xuất
thì cần lượng vốn đủ lớn, thời gian đủ dài để thu hồi vốn. Một lý do khác cũng rất quan
trọng là số liệu về thu nhập thường không chính xác do các hộ thường không khai thật thu
nhập của mình khi được hỏi, hơn nữa việc tính toán đầy đủ, chính xác thu nhập của hộ
cũng rất khó khăn. Do vậy, đánh giá tác động của tín dụng đối với thu nhập có thể sẽ không
chính xác.
4.2. Tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống của hộ nghèo
Mức sống của người nghèo không chỉ thể hiện ở thu nhập mà còn thể hiện qua mức
chi tiêu cho đời sống của họ. Chính vì vậy, để xem xét tín dụng có tác động như thế nào
đến mức sống của hộ nghèo, đề tài tiến hành hồi qui mối quan hệ giữa mức chi tiêu cho đời
sống bình quân đầu người với tín dụng và các biến kiểm soát khác. Trong đó, hệ số hồi qui
của biến tương tác giữa tín dụng và thời gian phản ánh tác động của tín dụng đến chi tiêu
đời sống bình quân đầu người. Để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát, đề tài sử dụng chi tiêu
theo giá thực. Các bước hồi qui cũng được thực hiện tương tự như khi xem xét tác động
của tín dụng đối với thu nhập (phụ lục 2). Kết quả hồi qui được phản ánh ở bảng 4 (đã
chỉnh HET).
Với mức ý nghĩa thống kê 5%, trong cả ba mô hình hồi qui đều cho thấy tín dụng
có tác động làm tăng chi tiêu thực cho đời sống của hộ nghèo. Kiểm định thống kê về mức
độ phù hợp của mô hình cho thấy mô hình 3 phù hợp hơn hai mô hình còn lại do có
Pvalue(Fstatic)=0.000<1% và R2
lớn hơn hai mô hình còn lại (phụ lục 2.5) chứng tỏ mô
hình 3 giải thích tốt hơn cho chi tiêu bình quân của hộ nên đề tài sử dụng kết quả của hồi
qui 3 để phân tích.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Bảng 4: Tác động của tín dụng đối với chi tiêu đời sống của hộ nghèo
Biến phụ thuộc: Chi tiêu thực cho đời sống/người/tháng (nghìn đồng)
Tên biến
Hệ số ước lượng
Hồi qui 1 Hồi qui 2 Hồi qui 3
Tung độ gốc 166.567 131.924 133.279
(0.0000) (0.0000) (0.0000)
Nhóm hộ -9.125+
5.376+
5.473+
(0.3316) (0.5299) (0.5211)
Thời gian 3.287+
0.237+
-0.270+
(0.7683) (0.9810) (0.9779)
Thời gian*Nhóm hộ 37.191**
29.056** 28.985**
(0.0129) (0.0272) (0.0273)
Qui mô hộ -9.550* -9.468*
(0.0000) (0.0000)
Trình độ giáo dục
trung bình
6.950* 6.974*
(0.0000) (0.0000)
Tuổi chủ hộ 0.416*** 0.401***
(0.0584) (0.0664)
Giới tính 21.059** 21.410**
(0.0216) (0.0175)
Tỷ lệ thu nhập phi
nông nghiệp
5.994+
(0.5924)
Tỷ lệ phụ thuộc -5.457** -5.657**
(0.0416) (0.0302)
Diện tích đất bình
quân đầu người
0.0002+
(0.6011)
Dân tộc 16.224** 16.791**
(0.0478) (0.0238)
Miền Nam 36.190* 38.613*
(0.0013) (0.0001)
Miền Bắc -1.122+
(0.8860)
R2
điều chỉnh 0.032 0.2516 0.2561
Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là Pvalue, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 5%, *** có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, +
không có ý nghĩa ở mức 10%.
Theo kết quả ở mô hình hồi qui 3, tín dụng đã làm tăng mức chi tiêu cho đời sống
của hộ nghèo thuộc nhóm tham gia 29 nghìn đồng/người/tháng. Đối với người nghèo, đây
là một mức cải thiện có ý nghĩa rất lớn, tương đương 20% mức chi tiêu thực bình quân của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
hộ. Chi tiêu cho đời sống cao hơn có nghĩa là người nghèo có thể đảm bảo một mức sống
tốt hơn, nhờ đó đảm bảo cho thế hệ tương lai có thể phát triển tốt hơn về thể chất và tinh
thần. Vì thế, việc tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận được nguồn tín dụng là
thật sự cần thiết.
Các biến kiểm soát được đưa vào mô hình hồi qui 2 và hồi qui 3 để giải thích tốt
hơn về chi tiêu đời sống của hộ nghèo. Kết quả hồi qui cũng cho thấy qui mô hộ càng lớn
thì mức chi tiêu cho đời sống của hộ càng thấp. Qui mô hộ được đo lường bằng tổng số
lượng nhân khẩu trong hộ. Ở mức ý nghĩa 1%, nếu các yếu tố khác không đổi, hộ nghèo có
thêm một nhân khẩu sẽ có mức chi tiêu cho đời sống thấp hơn 9.5 nghìn đồng/người/tháng.
Trình độ giáo dục là một biến có ảnh hưởng đáng kể đến chi tiêu của hộ. Nếu các
yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1%, số năm đi học bình quân của hộ tăng thêm 1
năm thì mức chi tiêu đời sống tăng thêm 7 nghìn đồng/người/tháng. Điều này là do những
người có trình độ học vấn cao sẽ có nhiều cơ hội hơn để có thu nhập cao hơn do đó đảm
bảo tốt hơn cho nhu cầu của cuộc sống.
Mức chi tiêu cho đời sống của hộ nghèo còn phụ thuộc vào tuổi của chủ hộ. Với
mức ý nghĩa 5%, tuổi của chủ hộ càng cao thì chi tiêu càng lớn. Giới tính của chủ hộ cũng
có ảnh hưởng đến chi tiêu cho đời sống của hộ. Ở mức ý nghĩa 5%, những hộ có chủ hộ là
nam có mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người cao hơn những hộ có chủ hộ là nữ
21.4 nghìn đồng/người/tháng. Kết quả này thể hiện tồn tại sự bất bình đẳng lớn giữa nam
và nữ ở nông thôn Việt Nam. Nguyên nhân là do ở nông thôn, công việc chủ yếu là nông
nghiệp đòi hỏi sức lao động lớn. Chủ hộ là nữ thường là những phụ nữ một mình nuôi con
hoặc có chồng bị ốm đau nên thiếu sức lao động và do vậy thu nhập thấp, hơn nữa bản chất
của phụ nữ vẫn luôn tiết kiệm hơn nam giới ngay cả những nhu cầu chi tiêu cơ bản nhất, vì
thế mức chi tiêu thấp hơn những hộ có chủ hộ là nam giới.
Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì mức chi tiêu đời sống càng thấp. Điều này hoàn toàn
phù hợp với lý thuyết, thực tế và kết quả của các nghiên cứu trước. Nếu tỷ lệ phụ thuộc
càng cao có nghĩa là một người lao động phải nuôi sống nhiều người hơn, do đó mức chi
tiêu đời sống bình quân sẽ giảm xuống. Ở mức ý nghĩa 5%, nếu tỷ lệ phụ thuộc tăng lên 1
thì mức chi tiêu cho đời sống bình của hộ xuống 5.7 nghìn đồng/người/tháng.
Khác với kết luận của những nghiên cứu trước, tác động của tỷ lệ thu nhập phi nông
nghiệp đến chi tiêu đời sống của hộ không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Những hộ thuộc dân tộc Kinh hoặc dân tộc Hoa có mức chi tiêu cho đời sống cao
hơn những hộ thuộc dân tộc thiểu số. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì hộ dân tộc kinh
thường sống ở đồng bằng nên có đủ hàng hóa, thực phẩm hơn những hộ dân tộc thiểu số
thường sống ở những vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Hơn nữa, các hộ người
Kinh hoặc người Hoa có thể có kỹ năng sản xuất tốt hơn nên mức thu nhập cao hơn và nhờ
vậy làm tăng chi tiêu. Đông con và sinh đẻ không có kế hoạch cũng là một đặc trưng của
người dân tộc thiểu số, vì thế mức sống càng thấp hơn.
Nếu chia các các hộ thành 3 miền khác nhau, Miền Bắc, Miền Nam và Miền Trung
và đặt hai biến giả là South (Miền Nam) và North (Miền Bắc), kết quả hồi qui cho thấy chỉ
có hệ số hồi qui của biến giả South là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số hồi
qui của biến giả North không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Nghĩa là có đủ cơ sở để
khẳng định rằng nếu các yếu tố khác là như nhau, các hộ nghèo ở Miền Nam có mức chi
tiêu đời sống cao hơn các hộ nghèo ở Miền Trung và Miền Bắc 38.6 nghìn
đồng/người/tháng.
Như vậy, dựa trên dữ liệu VHLSS 2004 và VHLSS 2006, sử dụng phương pháp
Khác biệt kép kết hợp với OLS, đề tài đã chỉ ra rằng tín dụng có tác động tích cực đến cải
thiện mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam thông qua làm tăng chi tiêu cho
đời sống của họ. Nhưng không có đủ cơ sở để kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa tín
dụng và thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo. Có thể do sai số về mặt số liệu hoặc
do vốn vay chưa thực sự được đầu tư vào sản xuất hiệu quả. Mặc dù vậy, tác động tích cực
của tín dụng đến chi tiêu đời sống của hộ nghèo cũng góp phần quan trọng cải thiện đời
sống cho người nghèo, giúp cho họ có cơ hội để hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng.
Chính vì vậy, cải thiện chính sách để tín dụng phục vụ người nghèo ở nông thôn là thật sự
cần thiết.
4.3. So sánh tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên mức
sống cửa người nghèo
Khi đánh giá tác động của tín dụng đối với mức sống của người nghèo, một câu hỏi
đặt ra là liệu có sự khác nhau nào giữa tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi
chính thức hay không? Để trả lời câu hỏi này tác giả tiến hành hồi qui hai mô hình, một
phản ánh tác động của tín dụng chính thức và phi chính thức lên thu nhập và mô hình khác
phản ánh tác động của tín dụng chính thức và phi chính thức lên chi tiêu của hộ nghèo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Kết quả hồi qui được thể hiện ở bảng 5 (đã điều chỉnh HET) cho thấy tác động của
tín dụng chính thức và phi chính thức lên thu nhập của hộ nghèo đều không có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Do đó không có đủ cơ sở để kết luận có sự khác biệt giữa tác
động của tín dụng chính thức và phi chính thức đối với thu nhập của người nghèo.
Tuy nhiên, ở mức ý nghĩa 10%, tác động của cả hai loại tín dụng này lên chi tiêu
đều dương và có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là cả hai loại tín dụng này đều có tác động làm
tăng chi tiêu của hộ nghèo đáng kể. Nếu các yếu tố khác không đổi, trung bình một hộ
nghèo vay vốn từ khu vực chính thức sẽ cải thiện chi tiêu cho đời sống 27.3 nghìn
đồng/người/tháng so với trường hợp không vay, nếu hộ nghèo vay vốn từ khu vực phi
chính thức sẽ tăng chi tiêu thực cho đời sống thêm 31.8 nghìn đồng/người/tháng so với
trường hợp không vay vốn. Như vậy, việc tiếp cận tín dụng đã giúp người nghèo cải thiện
đời sống không kể đó là tín dụng chính thức hay tín dụng phi chính thức.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
Bảng 5: Tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên thu
nhập và chi tiêu thực của hộ nghèo
ĐVT: 1000 đ/người/tháng
Biến độc lập REALINCPERCA REALEXPERCA
Tung độ gốc 216.83 131.564
(0.0000) (0.0000)
Thời gian 18.763+
-0.286+
(0.1317) (0.9767)
Tín dụng chính thức 11.058+
12.078+
(0.4157) (0.2100)
Tín dụng phi chính thức -1.649+
-3.350+
(0.9048) (0.7216)
Thời gian* Tín dụng
chính thức
28.130+
27.330***
(0.2294) (0.0711)
Thời gian* Tín dụng
phi chính thức
21.316+
31.856***
(0.3773) (0.0540)
Qui mô hộ -8.495* -9.534*
(0.0013) (0.0000)
Trình độ giáo dục trung
bình
6.469* 6.860*
(0.0010) (0.0000)
Tỷ lệ phụ thuộc -14.504* -5.439**
(0.0002) (0.0402)
Tỷ lệ thu nhập phi nông
nghiệp
52.477*
(0.0002)
Giới tính chủ hộ 22.470**
(0.0116)
Tuổi chủ hộ 0.412***
(0.0639)
Dân tộc 18.526**
(0.0125)
Miền Nam 38.270*
(0.0001)
Số quan sát 434 434
R2
điều chỉnh 0.156 0.2562
Ghi chú: - Tín dụngchính thức =1 nếuhộ có vay vốn từ khuvực chính thứctrongnăm 2006 và khôngvay trongnăm 2004,
=0 nếu hộ khôngvay vốn trong cả hai thời điểm trên. Tín dụng phi chính thức=1 nếu hộ có vay vốntừ khu vực phi chính thứctrongnăm
2006 và khôngvaytrong năm 2004, =0 nếu hộ khôngvay vốn trong cả hai thời điểmtrên.
- Số trong ngoặc đơnlà Pvalue, * có ý nghĩ
a thốngkê ở mức 1%; ** có ý ngha
ĩ thốngkê ở mức ý nghĩa 5%, *** có ý nghĩa
thốngkê ở mức 10%, +
khôngcó ý nghĩ
a ở mức 10%..
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx

More Related Content

Similar to ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx

Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx (16)

Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãi Suất Đến Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng.doc
 
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.dockHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Kiên Long.docx
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân,Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội.doc
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân,Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội.docNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân,Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội.doc
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân,Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội.doc
 
Đồ án quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại bidv.docx
Đồ án quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại bidv.docxĐồ án quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại bidv.docx
Đồ án quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại bidv.docx
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
 
Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế bắt buộc và đề xuất giải pháp bảo đảm t...
Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế bắt buộc và đề xuất giải pháp bảo đảm t...Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế bắt buộc và đề xuất giải pháp bảo đảm t...
Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế bắt buộc và đề xuất giải pháp bảo đảm t...
 
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân ...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân ...Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân ...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân ...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân...Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân...
 
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...
 
Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty xây dựng và thương mại ...
Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty xây dựng và thương mại ...Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty xây dựng và thương mại ...
Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty xây dựng và thương mại ...
 
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...
 
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docxCơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.docLuận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHAN THỊ NỮ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách Công Mã ngành: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHAN THỊ NỮ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách Công Mã ngành: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả Phan Thị Nữ
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................. i MỤC LỤC ...........................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ...................................................................v TÓM TẮT ...........................................................................................................................vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................3 2.1. Khái niệm về đói nghèo ........................................................................................3 2.2. Các phương pháp xác định nghèo ..........................................................................3 2.2.1. Phương pháp chi tiêu ......................................................................................3 2.2.2. Phương pháp thu nhập ....................................................................................4 2.2.3. Phương pháp xếp loại của địa phương ...........................................................4 2.2.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói .................................................................4 2.3. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập............................. 5 2.4. Lý thuyết về vòng xoáy nghèo đói .........................................................................6 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo .............................................9 2.5.1. Vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ......................................................10 2.5.2. Các yếu tố về nhân khẩu học………………………………………………..11 2.5.3. Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ ........................................................12 2.5.4. Năng lực sản xuất của hộ .............................................................................12 2.5.5. Các điều kiện bên ngoài ................................................................................13 2.5.6. Đặc điểm dân tộc ..........................................................................................13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN VỀ ....................15 THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ..............................................15 3.1. Tiêu chí xác định nghèo ...........................................................................................15 3.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................15 3.2.1. Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước ......................15 3.2.2.Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) ..............................................16 3.2.3. Kết hợp phương pháp Khác biệt trong khác biệt với hồi qui OLS ...............17 3.3. Mô tả dữ liệu ............................................................................................................21
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iii 3.4. Đặc điểm về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam ............................................22 3.4.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng cho người nghèo ........................................22 3.4.2. Đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam ....................................23 3.4.3. Mục tiêu của tín dụng cho người nghèo ...........................................................26 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................27 4.1. Tác động của tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo ............................................27 4.2. Tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống hộ nghèo............................................ 30 4.3. So sánh tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên mức sống của người nghèo ..............................................................................................................33 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ..................................................36 5.1. Kết luận ....................................................................................................................36 5.2. Gợi ý chính sách ......................................................................................................37 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 42 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 445
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAID Bộ LĐTBXH DID IFPRI IDS Ngân hàng NNPTNT Ngân hàng CSXH VHLSS 2004 VHLSS 2006 UNDP USD WB Australian Agency of International Development Difference In Difference International Food Policy Research Institute Institute of Development Studies Viet Nam Household Living Standard Survey Viet Nam Household Living Standard Survey United Nations Development Programme World Bank : Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia : Bộ Lao động và Thương binh xã hội : Khác biệt trong khác biệt (khác biệt kép) : Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế : Viện Nghiên cứu Phát triển : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Ngân hàng Chính sách xã hội : Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004 : Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2006 : Chương trình phát triển Liên hiệp quốc : Đồng đô la Mỹ : Ngân hàng thế giới
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Danh mục các bảng biểu Bảng 1. Nguồn tín dụng nông thôn ……………………………………………… 23 Bảng 2. Thông tin về đặc điểm của hai nhóm hộ vào năm 2004 ……. …..............33 Bảng 3. Tác động của tín dụng đối với thu nhập thực của hộ nghèo…….………. 35 Bảng 4. Tác động của tín dụng đối với chi tiêu cho đời sống của hộ nghèo ..…... .39 Bảng 5. Tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên thu nhập và chi tiêu thực bình quân đầu người của hộ nghèo……………..43 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1: Vòng xoáy nghèo đói……………………………………………………..9 Sơ đồ 2: Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp tín dụng……………………..10 Sơ đồ 3: Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế ………………………….11 Sơ đồ 4: Vòng xoáy nghèo đói của quốc gia………………………………………11 Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo…………………….19
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vi TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 và 2006. Điểm đặc biệt so với những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo là nghiên cứu này sử dụng phương khác biệt trong khác biệt (DID) kết hợp với hồi qui OLS, nhờ vậy phản ánh chính xác hơn tác động của tín dụng đối với mức sống của người nghèo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tín dụng có tác động tích cực lên mức sống của người nghèo thông qua làm tăng chi tiêu cho đời sống của họ. Tuy nhiên, tín dụng không có tác động cải thiện thu nhập cho người nghèo vì vậy có thể sẽ không giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Hơn nữa, khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn Việt Nam cũng rất thấp. Tín dụng chính thức mặc dù có giá rẻ nhưng rất khó đến được với người nghèo do những thủ tục rườm rà và khoảng cách xa so với người nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tích cực của giáo dục và đa dạng hóa việc làm đến mức sống của hộ nghèo. Dựa trên những kết luận đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam, bao gồm: Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng; điều chỉnh chính sách lãi suất ở nông thôn; kết hợp cho vay vốn và hướng dẫn đầu tư sản xuất và một số chính sách khác.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Việt Nam được xem là một trong số ít nước có thành tựu đáng khích lệ về xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (dựa trên chuẩn nghèo quốc tế 1 USD/người/ngày), trong vòng 12 năm từ 1993 đến 2004, Việt Nam đã đưa hơn 40% dân số thoát khỏi nghèo đói. Con số này có thể khác đi nếu như sử dụng các thước đo về nghèo đói khác nhau, ngay cả như vậy, đây cũng là một kết quả mà rất ít nước có thể đạt được. Để đạt được thành quả này, nhiều chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện tại Việt Nam, trong đó có các chương trình tín dụng. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tín dụng cho người nghèo. Một quan điểm phổ biến cho rằng hỗ trợ tín dụng cho người nghèo là cách tốt để giúp họ thoát khỏi nghèo đói. Nhưng cũng có quan điểm ngược lại cho rằng, tín dụng ưu đãi cho người nghèo không phải là cách tốt để giảm nghèo mà thậm chí sẽ làm cho người nghèo lún sâu vào nợ nần nếu họ không biết cách sử dụng hiệu quả. Vậy, thực tế chính sách tín dụng có tác động như thế nào đến việc nâng cao mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” dựa trên dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và 2006. Có một sự thừa nhận rộng rãi rằng cung cấp tín dụng cho người nghèo là một cách để giúp người nghèo tăng cường thế lực và nâng cao mức sống. Mối quan hệ tích cực giữa tín dụng và giảm nghèo đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu: World Bank (2004), Khandker (2006), Mordutch (2006), Nguyễn Trọng Hoài (2006), Ryu Fukui và Gilberto M. Llanto (2003): Tín dụng làm tăng tín tự chủ cho hộ nghèo và giảm tác động của những bất ổn kinh tế. Những nghiên cứu của Margaret Madajewicz (1999) ở BangLades và James Copestake, Sonia Blalotra (2000) ở Zambia nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ mà đây là cơ hội để họ thoát nghèo. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ở nhiều nước khác nhau nhưng cho đến nay chưa có một đánh giá đầy đủ nào về tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở Việt Nam. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chủ yếu dựa vào nghiên cứu tình huống hoặc phương pháp hồi qui đa biến thông thường và dữ liệu chéo.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 Theo đó, kết quả được rút ra dựa vào sự so sánh những hộ có vay với hộ không vay vốn tại cùng một thời điểm nhất định nào đó sẽ có những hạn chế nhất định, do có thể có sự khác nhau trong nội tại năng lực sản xuất giữa các hộ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo dựa trên dữ liệu bảng và phương pháp Khác biệt trong khác biệt kết hợp với hồi quy OLS. Phương pháp này có ưu điểm là tách bạch được tác động của tín dụng với tác động của các yếu tố khác lên mức sống của hộ nghèo, vừa phản ánh được những khác biệt về mặt thời gian (trước và sau khi vay vốn) vừa phản ánh được sự khác biệt chéo (giữa hộ có vay và hộ không vay). Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tín dụng và mức sống của người nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên những cơ sở và bằng chứng thuyết phục. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách giúp cải thiện đời sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam. Vì nghèo ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở nông thôn do đó đề tài chỉ nghiên cứu tác động của tín dụng đến mức sống của hộ nghèo ở nông thôn. Dữ liệu mà chúng tôi sử dụng để phân tích là hai bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và Điều tra mức sống hộ gia đình 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao mức sống cho người nghèo. Tuy nhiên, tác động của tín dụng chỉ mới dừng lại ở việc cải thiện chi tiêu đời sống cho người nghèo mà chưa tạo ra được những nguồn thu nhập bền vững. Hơn nữa, người nghèo ở nông thôn Việt Nam rất khó tiếp cận với các nguồn tín dụng, đặc biệt là tín dụng chính thức. Chính vì vậy, cần thiết phải có những chính sách để phát triển thị trường tín dụng nông thôn theo hướng hỗ trợ cho người nghèo. Báo cáo được chia làm bốn chương. Chương I giới thiệu vấn đề chính sách, câu hỏi, phương pháp, mục tiêu nghiên cứu. Chương II trình bày cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn, đặc biệt chú trọng đến phương pháp Khác biệt trong khác biệt. Chương III phản ánh kết quả nghiên cứu về tác động của tín dụng đến mức sống của người nghèo trên hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu đời sống. Chương IV tóm tắt những phát hiện của luận văn và đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện đời sống cho người nghèo.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm về đói nghèo Nghèo thường được định nghĩa như một mức thu nhập hay chi tiêu không mang lại cuộc sống vừa đủ cho một người hay một gia đình để họ có thể tham gia đầy đủ vào cuộc sống cộng đồng. Nhưng cho đến nay, không có một định nghĩa duy nhất về nghèo. Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Mỹ, Galbraith thì “Người được cho là nghèo khi mà thu nhập của họ rơi xuống dưới mức thu nhập bình quân của cộng đồng, ngay cả khi mức thu nhập đó được cho là thích đáng để tồn tại. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số cộng đồng xem là cái tối thiểu để có một cuộc sống đúng mức”. Trong khi đó, khái niệm nghèo được đưa ra tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội được tổ chức tại Đan Mạch vào năm 1995 cho rằng: “Nghèo là những người có thu nhập bình quân dưới một đô la một ngày cho một người.” Khái niệm này cụ thể hơn và dễ xác định tuy nhiên, có thể phù hợp với một số quốc gia nhưng một số khác thì không. Nghèo đói theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc là “Không có khả năng tham gia vào cuộc sống quốc gia, đặc biệt là về mặt kinh tế” (Liên Hiệp quốc, 1995). Theo Ngân hàng thế giới, “Nghèo là tình trạng thiếu thốn nhiều phương diện, thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những hoàn cảnh bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục…” (Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004). Mặc dù nghèo được thể hiện ở nhiều khía cạnh như vậy và không có một khái niệm duy nhất về nghèo nhưng chung quy, nghèo thường thể hiện trên ba khía cạnh chính: có thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của dân cư, có mức sống không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu để tồn tại và không có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của xã hội. 2.2. Các phương pháp xác định nghèo 2.2.1. Phương pháp chi tiêu Phương pháp này xác định các hộ nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho lương thực phải đảm bảo 2100 calo mỗi người/ngày. Các hộ được cho là nghèo nếu như mức tiêu dùng không đạt được
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 mức này. Đây là phương pháp được Tổng cục thống kê sử dụng để xác định hộ nghèo trong các cuộc điều tra mức sống dân cư và điều tra mức sống hộ gia đình. 2.2.2. Phương pháp thu nhập Đây là phương pháp xác định hộ nghèo dựa trên tiêu chuẩn về một mức thu nhập tối thiểu đảm bảo cho họ có một cuộc sống tối thiểu. Theo chuẩn nghèo thế giới, một người có mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày được xem là nghèo (chuẩn nghèo 1 đô la). Chuẩn nghèo theo thu nhập ở mỗi quốc gia lại khác nhau, tùy theo mức thu nhập trung bình của quốc gia đó. Ở Việt Nam, chuẩn nghèo theo thu nhập mới nhất do Bộ lao động và thương binh xã hội (LĐTBXH) ban hành áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là 350 nghìn đồng/người/tháng ở nông thôn và 450 nghìn đồng/người/tháng ở thành thị. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng đồng nhất ở các địa phương. Bởi vì rất khó để lấy được thông tin chính xác về thu nhập của các hộ gia đình. Thông thường người dân có tâm lý khai thấp thu nhập của mình khi được hỏi. Hơn nữa, việc tính toán đầy đủ các nguồn thu nhập của người dân là rất khó khăn. 2.2.3. Phương pháp xếp loại của địa phương Đây là phương pháp được Bộ LĐTBXH sử dụng để lập danh sách các hộ nghèo đói theo địa phương dựa trên thông tin được cung cấp từ chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp thôn, bản. Dựa trên một số tiêu chí để xác định hộ nghèo do Bộ LĐTBXH cung cấp, chính quyền các thôn sẽ tổ chức bình bầu xem những hộ nào trong thôn là nghèo, sau đó lên danh sách và gửi cho cấp xã, cấp xã sẽ xem xét và trình lên Phòng LĐTBXH cấp huyện để cấp sổ hộ nghèo cho hộ đó. Thông tin này được sử dụng để xác định những hộ nghèo nhất được hưởng các chương trình trợ cấp đặc biệt như: tín dụng ưu đãi, thẻ khám chữa bệnh miễn phí, nước sạch, trợ cấp nhà ở… Vì số tiền trợ cấp thường ít nên mỗi lần như vậy các thôn phải bình bầu xem ai sẽ là người đáng được hưởng trợ cấp, do vậy danh sách các hộ nghèo có thể được thay đổi mỗi khi có các chương trình trợ cấp mới. 2.2.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói Phương pháp này do Nicholas Minot, Bob Baulch, Micheal Epprecht (IFPRI) phối hợp với Nhóm tác chiến lập bản đồ nghèo đói liên bộ (2003) sử dụng để ước lượng các chỉ số nghèo đói ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Phương pháp này kết hợp giữa phỏng vấn sâu của điều tra hộ với phạm vi rộng để tính mức chi tiêu dự báo của hộ. Mức chi tiêu dự
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 báo được dùng để phản ánh mức sống của hộ và so sánh mức độ nghèo đói giữa các vùng khác nhau. 2.3. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập Có nhiều lý thuyết kinh tế giải thích thu nhập được tạo ra từ đâu và yếu tố nào có ảnh hưởng quyết định đến thu nhập của người lao động, hộ gia đình hay các doanh nghiệp. Lý thuyết sản xuất của trường phái Kinh tế học cổ điển cho rằng có ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập là đất đai, lao động và vốn vật chất. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học Tân cổ điển cho rằng những yếu tố này chỉ là điểm đầu của câu chuyện, họ đã đưa ra Lý thuyết vốn nhân lực, Lý thuyết Thu nhập và sự phân biệt đối xử, Lý thuyết phát tín hiệu… để giải thích cho nguồn gốc sâu xa của sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân. Đó là do những yếu tố như: Đặc thù của nghề nghiệp, vốn nhân lực, năng lực tự nhiên, trình độ giáo dục, sự phân biệt đối xử… - Đặc thù của nghề nghiệp: Trong chừng mực nào đó, sự khác nhau về thu nhập giữa các cá nhân là để đền bù cho những đặc trưng của nghề nghiệp. Với những yếu tố khác không đổi, người lao động thực hiện những công việc nặng nhọc, nguy hiểm sẽ được trả lương cao hơn những người có công việc dễ dàng, nhẹ nhàng. - Vốn nhân lực: Là sự tích lũy các khoản đầu tư vào con người. Vốn nhân lực quan trọng nhất là giáo dục. Đầu tư vào vốn nhân lực làm tăng năng suất lao động vì vậy những người có mức trang bị vốn nhân lực cao hơn sẽ nhận được mức thu nhập cao hơn những người có mức trang bị vốn nhân lực thấp. - Năng lực tự nhiên: Mỗi người sinh ra có thể có những năng lực bẩm sinh khác nhau và nỗ lực, cơ hội của mỗi cá nhân để phát triển năng lực đó cũng khác nhau. Điều này có thể giải thích cho phần lớn sự khác biệt thu nhập giữa mỗi cá nhân mà những nhân tố khác không giải thích được. - Lý thuyết về phân biệt đối xử cho rằng một sự khác biệt về tiền lương cũng có thể do phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc một số nhân tố khác. Tuy nhiên, xác định mức độ phân biệt là việc làm khó khăn vì người ta loại trừ những khác biệt về vốn nhân lực và những đặc trưng của công việc. - Lý thuyết phát tín hiệu giáo dục cho rằng những người có trình độ cao thường có thu nhập cao hơn không phải do giáo dục làm tăng năng suất lao động mà do người lao động sử dụng bằng cấp như một tín hiệu để phân biệt người có năng lực cao với những
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 D n   6 người có năng lực thấp hơn. Người có trình độ cao là những người có năng lực bẩm sinh cao hơn vì vậy các doanh nghiệp sẽ thuê họ. - Vốn xã hội (social capital): Vốn xã hội được xem là sự tin cẩn giữa các thành viên khác nhau trong cùng một cộng đồng, sự tuân theo lề thói hay phong tục tập quán của cộng đồng ấy (Bourdieu, 1983). Vốn xã hội có thể tạo thành một yếu tố sản xuất độc lập. Trên cấp độ vĩ mô, các nghiên cứu thường xem xét vai trò của vốn xã hội đối với tăng trưởng. Trên cấp độ vi mô, vốn xã hội được xem như là lợi ích của sự hợp tác và có vai trò quan trọng trong thu nhập của từng cá nhân, hộ gia đình. Những người có mối quan hệ xã hội tốt, được người khác tin cậy có thể có việc làm tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực vì vậy có cơ hội nhận thu nhập cao hơn những người khác. Như vậy, thu nhập là một hàm đa biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, Y=f(x1, x2, x3… xn). Dạng hàm sản xuất được sử dụng phổ biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập là hàm sản xuất Cobb – Douglas: Y= A. X1 1 .X2 2 .X3 3 ...X n .e i Dxi 1  i D2 Trong đó, Y là thu nhập, A là hằng số; Xi (i=1,n ) là các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ như: vốn, lao động, đất đai, trình độ giáo dục…, e là các yếu tố khác ngoài Xi. Ngoài ra, dạng hàm bán logarit: LN(Y)= 0 1X1 2 X2 ...n Xn +i (Mincer,1974) hoặc dạng hàm tuyến tính đa biến: Y= 0 1X1 2 X2 ...n Xn + i cũng được sử dụng khá rộng rãi để ước lượng thu nhập và chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình. 2.4. Lý thuyết về vòng xoáy nghèo đói Vòng xoáy nghèo đói được định nghĩa là sự tiếp diễn dường như không kết thúc của nghèo đói. Là tập hợp những nhân tố, những sự kiện mà nghèo mỗi khi đã xuất hiện thì sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ khi có một sự can thiệp từ bên ngoài (Bussiness Dictionary).
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Sơ đồ 1. Vòng xoáy nghèo đói1 Sơ đồ 1 mô tả vòng xoáy nghèo đói. Trong đó, người nghèo bị mắc kẹt trong một loạt các tình huống xã hội bất lợi: thu nhập thấp, giáo dục thấp, thiếu thốn nhà ở, sức khỏe yếu kém… Thu nhập thấp làm giảm khả năng tiếp cận nguồn lực như giáo dục, tín dụng, không có đủ lương thực và nước sạch cho sinh hoạt… vì thế không có đủ điều kiện để cải thiện thu nhập, họ rơi vào tình trạng đói nghèo, dẫn đến bệnh tật, suy dinh dưỡng và chết chóc; kết quả là kiệt quệ sức lao động và dẫn đến kinh tế gia đình càng suy giảm hơn, thu nhập càng thấp hơn. Vấn đề là làm thế nào để giúp người nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn này? Có thể cung cấp cho họ những phương tiện có giá trị để giúp họ thoát khỏi sự bần cùng. Quan trọng nhất là những khoản vay tín dụng, nó giúp người nghèo có vốn để tự sản xuất, nhờ đó đảm bảo tốt hơn những nhu cầu cơ bản như lương thực, nước sạch… 1 Tham khảo từ nguồn: CRNA Ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 Sơ đồ 2. Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng các khoản tín dụng1 Cung cấp thuốc men hoặc dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo sẽ giúp họ có sức khỏe tốt hơn, khỏe mạnh hơn để làm việc và nuôi sống bản thân, vượt qua khỏi vòng luẩn quẩn của bệnh tật, nợ nần và nghèo đói. Sơ đồ 3. Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế1 1 Tham khảo từ nguồn: CRNA Ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Ngoài ra, vòng xoáy này có thể được mở rộng thành một vòng xoáy nghèo đói ở cấp độ quốc gia. Ở những nước nghèo, hộ nghèo không chỉ không được tiếp cận với lương thực hay nước sạch mà còn bị hạn chế hoặc không có tiền trang trải chi phí giáo dục cho con cái. Vì thế trình độ giáo dục ngày càng thấp, dẫn đến thiếu cơ hội làm việc, dẫn đến các hoạt động tội phạm, nghiện ngập, kiệt quệ sức khỏe, chết sớm, tan vỡ gia đình, và dẫn đến cả tương lai ảm đạm cho thế hệ tương lai… Sơ đồ 4. Vòng xoáy nghèo đói ở những quốc gia thu nhập thấp1 Có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này bằng cách giúp người nghèo có được kiến thức và công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất, hoặc cung cấp cho họ các khoản tín dụng nhỏ… Ngoài ra, đảm bảo sức khỏe và giáo dục cho trẻ em sẽ giúp cải thiện chất lượng và năng suất lao động trong tương lai, nhờ đó vượt qua đói nghèo. 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo Mức sống của người nghèo được phản ánh trên nhiều khía cạnh như thu nhập, chi tiêu đời sống, mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục… Các nghiên cứu thực 1 Tham khảo từ nguồn: CRNA Ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 nghiệm về nghèo đói đã phân tích và chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của người nghèo ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó tín dụng là một yếu tố quan trọng. 2.5.1. Vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo Vốn là đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, chính vì vậy thiếu vốn là một trong những nguyên nhân rơi vào nghèo, làm cho thu nhập và chi tiêu của người nghèo bị hạn chế. Có nhiều vốn sản xuất và dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn sẽ tạo cơ hội nâng cao mức sống cho người nghèo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con cái… Nhờ đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ngân hàng thế giới (1995) đã khuyến cáo rằng cải thiện thị trường tín dụng là một chính sách quan trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, tín dụng ở nông thôn Việt Nam vẫn rất kém phát triển. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo ở một số quốc gia Châu Phi, các tác giả Yasmine F. Nader (2007), Shahidur R. Khandker (2005), Jonathan Morduch, Barbara Haley (2002) đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo, đó là phương tiện để giúp họ thoát nghèo. Ryu Fukui, Gilberto M. Llanto (2003): Vai trò của hoạt động tín dụng cho người nghèo thể hiện qua sự đóng góp của nó vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tác động của sự bất ổn kinh tế và tăng tính tự chủ cho các hộ nghèo. Margaret Madajewicz – Colombia University (1999) và James Copestake, Sonia Blalotra (2000) nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ, đó chính là cơ hội để họ thoát nghèo. Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam như Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng khẳng định rằng tín dụng và tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng quyết định đến khả năng nâng cao mức sống và thoát khỏi đói nghèo của các hộ nghèo. Tín dụng vi mô cũng được nhiều nghiên cứu khẳng định có vai trò tích cực trong việc giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn. Sudan Jhonson and Ben Rogaly (1997), Hege Gulli (1998), Beatriz Amendáris de Aghion, Jonathan Morduch (2005) khẳng định rằng tài chính vi mô giúp giảm nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất thông qua việc cung cấp tín dụng dễ dàng kết hợp với những hướng dẫn về cách thức sử dụng.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Nhờ đó giúp người nghèo tăng cường được vị thế của mình trong xã hội, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, kể cả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và giảm khả năng dễ tổn thương. Những người bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ tin rằng tín dụng cho người nghèo làm tăng quyền lợi cho phụ nữ bởi vì nó thúc đẩy phát triển đồng thời với việc loại bỏ bất bình đẳng nam nữ. Nhìn chung, tín dụng cho người nghèo được ủng hộ bởi các chuyên gia kinh tế vì nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong dài hạn ở các vùng khó khăn. 2.5.2. Các yếu tố về nhân khẩu học Số nhân khẩu trong hộ: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 chỉ ra rằng những hộ gia đình càng đông người thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người càng giảm xuống. Dorter Verner (2005), Dự án Diễn đàn miền núi (2005), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng có kết luận tương tự về mối quan hệ nghịch biến giữa số nhân khẩu trong hộ và phúc lợi của người nghèo. Tỷ lệ phụ thuộc: Tỷ lệ phụ thuộc là số người ăn theo trên một lao động trong hộ. Các nghiên cứu về nghèo đói của Ngân hàng thế giới và các chuyên gia kinh tế phát triển đều nhất trí rằng tỷ lệ phụ thuộc là một yếu tố quan trọng quyết định sự sung túc hay nghèo khó của các hộ gia đình ở các địa phương. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúc lợi mà mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động phải nuôi sống nhiều người hơn. Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ em sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn những hộ có ít trẻ em. Giới tính của chủ hộ: Có những quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa giới tính của chủ hộ và nghèo đói. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những hộ có chủ hộ là nam thường có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người cao hơn hộ có chủ hộ là nữ. Những hộ gia đình mà vợ (hoặc chồng) của chủ hộ bị chết hay li dị có mức thu nhập và chi tiêu đầu người thấp hơn những hộ có đầy đủ cả vợ và chồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của UNDP (1995), ở Việt Nam, những hộ do phụ nữ làm chủ hộ không nghèo hơn so với những hộ do nam giới làm chủ.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 2.5.3. Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ Những hộ gia đình có nhiều người có trình độ cao có khả năng có thu nhập cao hơn những hộ khác do họ có thể tiếp cận được những công việc được trả lương cao hơn. Baulch và McCulloch (1998) đã nghiên cứu về nghèo đói ở Pakistan trong năm năm và kết luận rằng trình độ giáo dục cao hơn, đặc biệt là giáo dục phổ thông làm tăng khả năng thoát nghèo của các hộ. World Bank (2004) cho rằng đầu tư vào giáo dục là cách tốt nhất để người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Người nghèo có trình độ cao hơn không chỉ có khả năng sản xuất tốt hơn mà có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp hơn nếu như có một biến cố nào đó xảy ra với công việc của họ. Dorter Verner (2005), R.Khandker (2009) chỉ ra rằng những hộ gia đình có người làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp hay làm việc hưởng lương sẽ có mức sống cao hơn những hộ chỉ làm nông nghiệp. Krishna (2004) theo dõi việc rơi vào nghèo và thoát nghèo ở 35 ngôi làng ở vùng Rajashthan, Ấn Độ và kết luận rằng sự đa dạng hóa thu nhập và khả năng tiếp cận các việc làm công ăn lương (kể cả việc làm không thường xuyên) sẽ tăng khả năng thoát nghèo của người dân. Nguyễn Trọng Hoài (2005) nghiên cứu về nghèo đói ở các tỉnh Đông Nam Bộ đã kết luận yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phúc lợi của hộ là việc làm. Một hộ gia đình có việc làm chi tiêu nhiều hơn hộ không có việc làm và một hộ có việc làm thuần nông có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn hộ có việc làm phi nông nghiệp. Chứng tỏ có một sự nhất trí cao giữa các nghiên cứu rằng việc làm là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo và việc làm phi nông nghiệp là cơ hội để họ thoát nghèo. 2.5.4. Năng lực sản xuất của hộ Đất đai: Vì đa số người nghèo ở Việt Nam sống ở nông thôn và phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp. Do đó đất đai là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu cũng như những cơ hội cải thiện phúc lợi khác của người nghèo. Báo cáo tổng hợp về đánh giá nghèo đói ở Việt Nam có sự tham gia của người dân (1999) đã chỉ ra rằng có đủ đất đai tương đối tốt để sản xuất là cơ sở để hộ nghèo cải thiện cuộc sống. Những hộ gia đình có đất đai tốt hơn (độ dốc thấp, gần gủi với nhà ở, có hệ thống tưới tiêu tốt và không nhiễm mặn) sẽ khấm khá hơn những hộ khác. Những hộ sở
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 hữu nhiều đất đai có thể đa dạng hóa loại cây trồng, nhờ đó cải thiện mức sống tốt hơn những hộ khác. R. Khandker (2009), GayaTri Datar (2009), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng khẳng định diện tích đất đai và khả năng tiếp cận đất đai có ảnh hưởng cùng chiều tới mức thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo. Tư liệu sản xuất: Đối với các hộ nghèo ở nông thôn, gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn nái…) là một phần quan trọng của tư liệu sản xuất vì nó cung cấp sức cày bừa, kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra, lợn nái, bò cái… cung cấp con giống cho chăn nuôi của hộ gia đình. 2.5.5. Các điều kiện bên ngoài Điều kiện địa lý, giao thông, khoảng cách đến khu vực trung tâm có tác động đáng kể đến mức sống của các hộ gia đình. Báo cáo phát triển Việt Nam, 2004 đã khẳng định rằng những hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa có mức chi tiêu đầu người thấp hơn những hộ ở đồng bằng và thành thị. Trong báo cáo “Việt Nam – Đánh giá sự nghèo đói và chiến lược” (1995), World Bank khẳng định cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất nông nghiệp, gắn liền với sự phát triển việc làm phi nông nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của người nghèo vào nền kinh tế thị trường. Những người dân sống gần cơ sở hạ tầng có mức sống cao hơn và có khả năng tận dụng những ưu thế của thị trường hơn những hộ ở xa. Nicholas Minot, Bob Baulch kết hợp với Nhóm tác chiến lập bản đồ nghèo đói (2003) cho rằng nghèo đói ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẻ với các yếu tố địa lí như địa hình, độ dốc, đặc điểm đất đai, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm. Đặc biệt, nghèo đói ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên. 2.5.6. Đặc điểm dân tộc Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng các hộ thuộc dân tộc thiểu số có thu nhập thấp hơn các hộ người Kinh hay người Hoa. Trong điều kiện như nhau, người dân tộc thiểu số có mức chi tiêu thấp hơn người Kinh và người Hoa 13% (WB, 2004). Bởi vì phần lớn dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển; ít có điều kiện học hành vì thế kỹ năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém. Hơn nữa, các hộ dân tộc thiểu số thường có đông con, đất đai ít và không màu mỡ…
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Tóm lại, dựa vào lý thuyết về thu nhập và những nghiên cứu thực nghiệm về nghèo đói, có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo thành các cấp độ sau đây. - Cấp độ cá nhân: Gồm có trình độ giáo dục, tuổi, giới tính, năng lực tự nhiên, cơ hội và sự nỗ lực cá nhân… - Cấp độ hộ gia đình: Qui mô nhân khẩu của hộ, diện tích đất, số lao động, tỷ lệ phụ thuộc, đặc điểm dân tộc, trang thiết bị sản xuất, nợ... - Cấp độ vùng: Khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, đặc điểm vùng, giao thông - Cấp độ chính phủ: Sự hỗ trợ về giáo dục, y tế, tín dụng… Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi hộ nghèo Tuổi Cấp độ cá nhân Giới tính Trình độ Tình trạng việc làm Số nhân khẩu Số lao động Tỷ lệ phụ thuộc Cấp độ hộ Diện tích đất Tiếp cận tín dụng Thu nhập phi nông nghiệp Dân tộc Vùng miền sinh sống Cấp độ vùng Khoảng cách đến trung tâm Giao thông Chính sách tín dụng Cấp độ chính phủ Bảo hiểm y tế Trợ cấp về giáo dục Phúc lợi của hộ nghèo Thu nhập Chi tiêu đời sống Sức khỏe Nước sạch Cải thiện mức độ tiếp cận giáo dục ….
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1. Tiêu chí xác định nghèo Nghiên cứu này xác định hộ nghèo dựa trên sự phân loại của chính quyền địa phương. Những hộ nghèo là những hộ trả lời “Có” đối với câu hỏi “Hộ có được địa phương xếp vào diện hộ nghèo trong năm hay không?” trong điều tra mức sống hộ gia đình 2004. Mục đích là nhằm hạn chế sự khác biệt về khả năng được hưởng lợi từ các chính sách khác ngoài chính sách tín dụng giữa các hộ nghèo. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng. Sử dụng phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá mức độ tác động của tín dụng đối với mức sống của hộ nghèo. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phản ánh đặc điểm của hộ nghèo và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. 3.2.1. Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước Có nhiều nghiên cứu về nghèo đói cho rằng tín dụng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức sống của người nghèo. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó đều đánh giá tác động của tín dụng đối với thu nhập hay chi tiêu của hộ nghèo dựa vào mô hình hồi qui đa biến thông thường. Mô hình hồi qui OLS thường được các nghiên cứu trước sử dụng là: Y = α+β1X1+β2X2 +....+βkXk Trong đó, Y là biến phụ thuộc thường thể hiện thu nhập (hoặc logarit của thu nhập) hay chi tiêu (hoặc logarit của chi tiêu) bình quân đầu người. Các Xi (i=1,k ) là các biến độc lập giải thích mức độ đóng góp của các yếu tố khác nhau đến thu nhập hay chi tiêu bình quân đầu người của hộ, tình trạng tín dụng là một trong những biến giải thích đó. Các ước lượng này thường dựa trên số liệu chéo về thu nhập hay chi tiêu và các đặc điểm khác của hộ được quan sát tại một thời điểm nào đó. Như vậy, ước lượng này sẽ cho biết tác động của tín dụng và các yếu tố khác lên thu nhập hay chi tiêu bình quân đầu người của hộ là bao nhiêu thông qua hệ số ước lượng βi . Tuy nhiên, cách ước lượng này có hạn chế là không tách bạch được tác động của tín dụng và tác động của những yếu tố khác lên thu nhập của người dân. Do kết quả ước lượng
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 của mô hình đa biến dựa vào so sánh thu nhập hoặc chi tiêu giữa hộ có vay vốn và hộ không vay vốn tại một thời điểm nhất định. Nhưng có rất nhiều đặc điểm khác nhau trong nội tại các hộ này nên rất khó để nói rằng đó là tác động do tín dụng đem lại. Chính vì vậy, đánh giá tác động của chính sách hay các chương trình tín dụng đối với mức sống của người dân bằng phương pháp hồi qui đa biến thông thường là không chính xác. 3.2.2. Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) Ngày nay, phương pháp Khác biệt trong khác biệt được sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu để đánh giá tác động của một chính sách kinh tế, một phương pháp chữa bệnh mới, hay một công nghệ mới, chiến lược kinh doanh mới… Để áp dụng được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng, tức là số liệu phải vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của nhiều đối tượng quan sát khác nhau. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm, một nhóm được áp dụng chính sách (nhóm tham gia), nhóm còn lại không được áp dụng chính sách (gọi là nhóm so sánh). Gọi D là biến giả phản ánh nhóm quan sát, D=0: hộ quan sát thuộc nhóm so sánh, D=1: hộ quan sát thuộc nhóm tham gia. Một giả định quan trọng của phương pháp này là hai nhóm này phải có đặc điểm tương tự nhau vào thời điểm trước khi áp dụng chính sách. Do đó đầu ra của hai nhóm này phải có xu hướng biến thiên giống nhau theo thời gian nếu không có chính sách. Gọi Y là đầu ra của chính sách (thu nhập, lợi nhuận, …). Với T=0 là trước khi có chính sách, T=1 là sau khi chính sách. Trước khi áp dụng một chính sách hay chương trình mới, tiến hành thu thập thông tin về đầu ra (Y) của cả hai nhóm và so sánh xem có sự khác nhau như thế nào. Sau đó, áp dụng chính sách lên nhóm tham gia và không áp dụng chính sách lên nhóm so sánh. Khi chương trình kết thúc hoặc sau một thời gian áp dụng nhất định, thu thập thông tin về đầu ra của hai nhóm này một lần nữa. So sánh sự khác biệt trước và sau khi có chính sách trong đầu ra của cả hai nhóm. Nếu có sự khác biệt trong mức độ biến thiên trong đầu ra giữa hai nhóm này thì đó chính là tác động của chính sách. Kết quả này vừa phản ánh sự khác biệt về mặt thời gian trước và sau khi có chính sách vừa phản ánh sự khác biệt chéo giữa nhóm tham gia và nhóm không tham gia. Vì thế được gọi là khác biệt trong khác biệt (khác biệt kép).
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Phương pháp DID được mô tả cụ thể như sau: Vào thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y00 (D=0, T=0) và đầu ra của nhóm tham gia là Y10 (D=1, T=0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00. Tại thời điểm x nào đó sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y01 (D=0, T=1) và đầu ra của nhóm tham gia là Y11 (D=1, T=1). Khi đó, chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01. Tác động của chính sách là (Y11-Y01) – (Y10-Y00). Đầu ra, Y Y11[D=1] Ước lượng DID Y10[D=1] Y01 [D=0] Y00 [D=0] T= 0 T = 1 Thời gian, T (Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2006, Phân tích tác động chính sách công) Đồ thị trên đây mô tả phương pháp DID. Giả thiết tối quan trọng của phương pháp này là nếu không có chính sách thì đầu ra của nhóm so sánh và nhóm tham gia có xu hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do tác động của chính sách hay chương trình mới. 3.2.3. Kết hợp phương pháp Khác biệt trong khác biệt với hồi qui OLS Để đánh giá tác động của tín dụng đến mức sống của hộ nghèo, đề tài sử dụng phương pháp DID, trong đó, tín dụng được xem là một biến chính sách. Đề tài chọn ngẫu nhiên hai nhóm hộ nghèo phù hợp với giả định của phương pháp DID. Nhóm 1, được gọi là nhóm tham gia, bao gồm những hộ nghèo theo phân loại của địa phương có tham gia vay vốn trong vòng một năm trong VHLSS 2006 và không vay vốn trong VHLSS 2004. Nhóm
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 2, gọi là nhóm so sánh là những hộ nghèo không tham gia vay vốn trong cả hai cuộc điều tra. Tuy nhiên, mức sống của hộ nghèo là hàm đa biến, không chỉ phụ thuộc vào tín dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, đánh giá tác động của tín dụng đối với mức sống của hộ nghèo sẽ chính xác hơn nếu đưa thêm các biến này vào làm biến kiểm soát. Để làm được điều này đề tài kết hợp giữa phương pháp khác biệt kép và phương pháp hồi qui đa biến OLS. 3.2.3.1. Mô hình kinh tế lượng Yit = β0 +β1D+β2T+β3D*T+β4Zit +εit Trong đó, Yit là chỉ tiêu phản ánh mức sống của hộ i tại thời điểm t D = 1: Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia; =0: Hộ khảo sát thuộc nhóm so sánh. T = 0: Hộ khảo sát năm 2004; =1: Hộ khảo sát trong năm 2006 Zit là các biến kiểm soát: bao gồm các nhóm biến phản ánh đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm về giáo dục và việc làm, năng lực sản xuất của hộ… + Hộ thuộc nhóm so sánh vào năm 2004 có D =0 và T = 0 nên mức sống là: E(Y00) = β0 +β4Zit + Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2004 có D=1, T =0 nên mức sống là: E(Y10) =β0 +β1+β4Zit => Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2004 là: E(Y10) – E(Y00) =β1 + Hộ thuộc nhóm so sánh, năm 2006 có D=0, T=1 nên mức sống là: E(Y01) = β0 +β2 +β4Zit + Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2006 có D=1, T=1 nên mức sống là: E(Y11) = β0 +β1+β2 +β3 +β4Zit => Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2006 là: E(Y11 ) – E(Y01) = β1+β3 => Tác động của tín dụng lên mức sông của hộ nghèo là: = {E(Y11) –E(Y01 )} –{E(Y10) – E(Y00)} = β3 = DID
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 3.2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình a/ Biến phụ thuộc: Mặc dù mức sống của người nghèo thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là thu nhập và chi tiêu cho đời sống, do đó đề tài sử dụng hai biến phụ thuộc: thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu đời sống bình quân đầu người theo giá thực đại diện cho mức sống của hộ nghèo. b/ Các biến độc lập Dưới đây là danh sách và định nghĩa các biến độc lập mà tác giả dự định sẽ đưa vào mô hình hồi qui để giải thích cho thu nhập hoặc chi tiêu của hộ nghèo dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm về nghèo đói. Tuy nhiên trong quá trình hồi qui có thể thêm vào hay bớt ra một số biến cho phù hợp.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Ký hiệu Định nghĩa ĐVT Dấu kỳ vọng CREDIT Biến dumy về nhóm hộ, =0 nếu hộ thuộc nhóm so sánh (không vay vốn), =1 nếu hộ thuộc nhóm tham gia (có vay vốn). T Biến dumy về thời điểm khảo sát, = 0 nếu thời điểm khảo sát là năm 2004, = 1 nếu là năm 2006. + T*CREDIT Biến tương tác giữa nhóm hộ và thời gian, hệ số ước lượng của biến này chính là tác động của tín dụng đối với thu nhập hoặc chi tiêu của hộ + HHSIZE Qui mô hộ, bằng số nhân khẩu trong hộ Người - DEPRATE Tỷ lệ phụ thuộc của hộ, bằng số người ăn theo trên một lao động. Người - HEADAGE Tuổi của chủ hộ Tuổi - HEADMALE Giới tính của chủ hộ, =1 nếu chủ hộ là nam, =0 nếu chủ hộ là nữ + ETHNIC Dân tộc của chủ hộ, =1 nếu là dân tộc Kinh hoặc dân tộc Hoa, =0 nếu là dân tộc khác + AVERHHEDU Trình độ giáo dục trung bình của hộ, bằng số năm đi học bình quân/1 người trong hộ Năm + NONFARMINC Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập % + LANDPERCA Diện tích đất canh tác bình quân đầu người M2 + NORTH Miền Bắc, =1 nếu hộ thuộc miền Bắc, =0 nếu hộ thuộc miền khác +/- SOUTH Miền Nam, =1 nếu hộ thuộc miền Nam, =0 nếu hộ thuộc miền khác +
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 3.3. Mô tả dữ liệu Đề tài sử dụng số liệu của hai cuộc điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2004 và 2006. VHLSS 2004 khảo sát thu nhập và chi tiêu trên 9180 hộ và VHLSS 2006 khảo sát thu nhập và chi tiêu trên 9189 hộ. Trong đó, có 4270 tham gia cả hai cuộc điều tra này. Trong số đó, có 457 hộ được các địa phương xếp loại nghèo vào năm 2004. Trong 457 hộ này, có 157 hộ trả lời có vay vốn trong vòng 1 năm trong cuộc điều tra năm 2006 và trả lời không vay vốn trong cuộc điều tra 2004, và 147 hộ trả lời không vay vốn trong cả hai cuộc điều tra này. Vì cách lấy mẫu của hai cuộc khảo sát mức sống này được chọn một cách ngẫu nhiên nên đáp ứng yêu cầu lấy mẫu của phương pháp DID là phải đảm bảo tính ngẫu nhiên. Đồng thời, căn cứ vào chuẩn nghèo của Việt Nam là 200 nghìn đồng/người/tháng ở nông thôn vào năm 2006 và chuẩn nghèo quốc tế 1 đô la/người/ngày (tương đương khoảng 500 nghìn đồng/người/tháng), đề tài loại bỏ bớt những hộ nghèo có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người vượt ra xa khỏi ngưỡng này để loại bỏ trường hợp hộ không nghèo thực chất nhưng vẫn được xếp vào diện hộ nghèo. Đề tài đã chọn ra 113 hộ nghèo theo phân loại của địa phương vào năm 2004 có tham gia vay vốn trong VHLSS 2006 và không vay vốn trong VHLSS 2004 làm nhóm tham gia, và 104 hộ nghèo theo xếp loại của địa phương vào năm 2004 nhưng không tham gia vay vốn trong cả hai cuộc điều tra có đặc điểm tương tự với các hộ có vay vốn làm nhóm so sánh. Vì hai nhóm này đều là những hộ nghèo theo phân loại của địa phương cho nên nếu có chính sách hỗ trợ nào khác thì cả hai đều được hưởng lợi như nhau. Với giả định rằng vào năm 2004, hai nhóm này có xuất phát điểm như nhau, nếu hai nhóm đều không vay vốn thì thu nhập và chi tiêu của họ thay đổi tương tự nhau từ năm 2004 đến 2006. Kiểm định thống kê t-student (bảng 2) về sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm hộ cho thấy, năm 2004, hai nhóm này có nhiều đặc điểm tương đồng nhau như đặc điểm giới tính của chủ hộ, thu nhập, chi tiêu bình quân đầu người, diện tích đất bình quân/hộ, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp… Tuy nhiên, có một số đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm hộ này như tỷ lệ phụ thuộc, số nhân khẩu/hộ, tuổi chủ hộ. Chính vì vậy, trong mô hình hồi qui sẽ đưa những biến này vào làm biến kiểm soát.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  22 Bảng 2: Thông tin về đặc điểm của hai nhóm hộ vào năm 2004 Ghi chú: * Hai nhóm có đặc điểm tương đồng (giả thiết H0 không được bác bỏ ở mức ý nghĩa thống kê 5% hoặc 10%) 3.4. Đặc điểm về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam 3.4.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng cho người nghèo Theo điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Theo Ts. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định”.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 Như vậy, tín dụng bao gồm cả hoạt động vay và cho vay. Nhưng đề tài này chủ yếu xem xét tác động của tín dụng đến mức sống của người nghèo theo nghĩa tín dụng cho người nghèo là hoạt động cho người nghèo vay vốn. 3.4.2. Đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam Đặc điểm chung của tín dụng nông thôn là bao gồm cả tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức. Có thể chia tín dụng nông thôn Việt Nam thành ba nhóm: tín dụng chính thức, tín dụng phi chính thức và tín dụng bán chính thức. Tín dụng chính thức được cung cấp bởi ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật ngân hàng. Mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp, hơn 75% dân số sống ở nông thôn nhưng tín dụng chính thức cho khu vực nông nghiệp nông thôn phát triển rất chậm. Tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam chủ yếu do hai ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đảm nhận. Ngân hàng NNPTNT được thành lập từ năm 1988, lĩnh vực cho vay chủ yếu là khu vực nông nghiệp nông thôn và hộ nông dân được xem là khách hàng chủ yếu của ngân hàng này. Cho đến nay, ngân hàng NNPTNT đã có hệ thống chi nhánh khá rộng khắp ở tất cả các tỉnh trong cả nước, và là tổ chức tín dụng quan trọng nhất ở nông thôn. Ngân hàng CSXH được thành lập vào tháng 10/2002 trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây và chính thức hoạt động vào năm 2003. Ngân hàng CSXH có 64 chi nhánh và 592 phòng giao dịch tại các tỉnh thành. Chức năng chủ yếu là thực hiện các chương trình cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách, học sinh sinh viên và các đối tượng được trợ giúp xã hội khác. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng này là từ ngân sách Nhà nước, có thể được cấp trực tiếp hoặc thông qua các chương trình trợ giúp xã hội như: chương trình 135, chương trình 134, chương trình cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn,… Theo đó, vốn trợ cấp của các chương trình này sẽ được giải ngân thông qua ngân hàng CSXH thay vì giải ngân trực tiếp như trước đây. Sau bảy năm thành lập, Ngân hàng CSXH cũng có vai trò quan trọng trong cung cấp tín dụng cho khu vực nông thôn với lãi suất thấp, đặc biệt là tín dụng cho người nghèo. Ngoài ra, tín dụng chính thức còn được cung cấp bởi các ngân hàng cổ phần và các qũy tín dụng. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ có vai trò rất mờ nhạt ở khu vực nông thôn. Tín dụng phi chính thức thường được cung cấp bởi những cá thể, hộ gia đình cho vay lãi, người quen, các nhóm hụi… Đặc điểm của tín dụng phi chính thức là có lãi suất
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 cao hơn mức lãi suất của khu vực chính thức, khối lượng cho vay thường không lớn nhưng thủ tục đơn giản, nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các hộ. Những người cung cấp tín dụng phi chính thức thường ở trong cùng thôn, bản với người đi vay nên họ hiểu rất rõ về điều kiện, khả năng trả nợ của người đi vay. Vì vậy, thường cho vay không cần thế chấp, thậm chí không cần giấy tờ và có thể vay được vốn ngay lập tức nếu cần. Điều này thật sự rất phù hợp với nông dân, nhất là người nghèo. Tín dụng bán chính thức là nguồn tín dụng được cung cấp bởi các dự án, các chương trình tài trợ của nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội. Trong đó, hiệu quả nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ (HLHPN) các cấp - cầu nối giữa ngân hàng với người dân, nhất là phụ nữ. HLHPN thường nhận triển khai các chương trình hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng CSXH hay ngân hàng NNPTNT, hoặc vay tiền của ngân hàng với lãi suất thấp sau đó cho các hội viên vay lại. Vì có mạng lưới tổ chức đến từng bản, làng, và có sinh hoạt rất gần gủi với người dân nên HLHPN có thể đưa vốn tới tận tay người nông dân. Nhờ vậy hỗ trợ rất lớn cho các hộ nghèo. Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể này còn kết hợp cung cấp tín dụng với hướng dẫn kỹ thuật, chia sẽ kinh nghiệm làm ăn, giúp cho người dân sử dụng vốn hiệu quả. Số liệu từ VHLSS 2006 (bảng1) cho thấy tín dụng chính thức đến từ các ngân hàng quốc doanh và các tổ chức tín dụng thường có lãi suất thấp nhưng hộ nghèo rất khó tiếp cận. Chỉ có 47% các hộ nghèo được vay vốn, trong đó có 50% các khoản vay của hộ nghèo là từ khu vực chính thức và đa số là từ ngân hàng CSXH (38%) nhưng mức vốn vay được từ Ngân hàng CSXH thấp hơn một số nguồn khác. Các khoản vay từ khu vực phi chính thức chiếm tới 38% trong số các khoản vay. Điều này cho thấy tín dụng phi chính thức có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho người nghèo. Hơn nữa, người nghèo sẵn sàng trả giá cao để có được khoản vay kịp thời, nhanh chóng. Bằng chứng là lãi suất từ khu vực phi chính thức cao hơn từ 2 đến 5 lần so với lãi suất của khu vực chính thức nhưng người nghèo vẫn chấp nhận. Chứng tỏ lãi suất thấp, hay tín dụng giá rẻ không phải là cách hỗ trợ tốt đối với người nghèo mà quan trọng hơn là thủ tục đơn giản, nhanh chóng, và dễ dàng tiếp cận.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Bảng 1: Nguồn tín dụng nông thôn Nguồn tín dụng Hộ nghèo Hộ không nghèo Lãi suất/tháng (%) % Giá trị (ngđ) % Giá trị (ngđ) Tỷ lệ hộ được vay vốn 47 56 Tổng số khoản vay 100 100 Tín dụng chính thức 50 8476 64 15991 Ngân hàng CSXH 30 5703 14 5548 0.41 Ngân hàng NN&PTNT 18 13481 42 19429 0.95 Ngân hàng khác 0 0 3 21430 1.02 Quỹ tín dụng 2 2500 5 13124 Tín dụng phi chính thức 38 7720 27 8607 2.50 Bạn bè, người thân 28 8115 20 8834 Người cho vay cá thể 10 6644 6 7878 Tín dụng bán chính thức 12 2500 9 8374 0.56 Tổ chức chính trị xã hội 8 2500 6 4825 Khác 4 2500 3 14527 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2006) Số liệu trên cũng cho thấy tín dụng chính thức chủ yếu được dành cho những hộ khá giả, hộ không nghèo. Có tới 64% khoản vay của những hộ không nghèo là từ khu vực chính thức, so với 50% đối với nhóm hộ nghèo. Hơn nữa, mức vốn vay của hộ không nghèo cũng cao hơn so với mức vốn vay của các hộ nghèo. Lý do là đối với các ngân hàng, cho người nghèo vay vốn là rất rủi ro. Người nghèo thường không có tài sản thế chấp nên mức vốn vay được sẽ thấp. Ngoài ra còn do thủ tục phức tạp và thiếu sự thân thiện giữa ngân hàng với người nghèo. Vấn đề khó khăn hiện nay đối với thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam là thiếu cơ chế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực phi chính thức, khu vực bán chính thức cũng như không có cơ chế để thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng cổ phần ở khu vực nông thôn. Thông thường các chính sách tín dụng dành cho người nghèo của chính phủ thường với mức lãi suất ưu đãi hoặc thậm chí là cho không. Nhưng để vay được nguồn vốn này thì người nghèo phải điền rất nhiều giấy tờ, phải qua rất nhiều cấp phê duyệt và mất rất lâu để chờ đợi. Người nghèo thường thiếu thông tin, trình độ thấp và khả năng quan hệ kém nên những khoản vay ưu đãi này rất khó đến được với họ, thường trở thành khoản hỗ trợ cho những hộ khá giả có quan hệ thân quen với những người xét duyệt. Hơn nữa, những khoản
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 vay với lãi suất ưu đãi này thường làm cho lãi suất thực âm, điều này ngăn cản sự thâm nhập của các ngân hàng cổ phần vào khu vực nông thôn. 3.4.3. Mục tiêu của tín dụng cho người nghèo Hầu hết các chương trình tín dụng cho người nghèo đều nhằm mục tiêu giúp người nghèo cải thiện mức sống, cụ thể như: cải thiện thu nhập, chi tiêu đời sống, nhà ở, cải thiện mức độ tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống… Tùy theo từng chương trình cho vay khác nhau mà mục tiêu cụ thể cũng khác nhau. Chương trình cho người nghèo vay vốn để phát triển nhà ở có mục tiêu là giúp người nghèo cải thiện nhà ở, môi trường sống; Chương trình cho người nghèo vay vốn để phát triển chăn nuôi có mục tiêu là để cải thiện thu nhập cho hộ nghèo; Chương trình cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn có mục tiêu là cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo, nâng cao trình độ và năng lực cho người nghèo. Nói tóm lại, mỗi chương trình cho vay đều có một mục tiêu riêng, nhưng chung quy đều nhằm giúp người nghèo cải thiện được cuộc sống trong hiện tại (trang trải cho những nhu cầu cơ bản nhất) và thoát nghèo bền vững trong tương lai (cải thiện thu nhập và tự trang trải cuộc sống trong tương lai).
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tác động của tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo Để đánh giá xem tín dụng có giúp nâng cao mức sống của hộ nghèo hay không, đề tài tiến hành xem xét tác động của tín dụng đối với thu nhập của người nghèo bằng phương pháp Khác biệt trong khác biệt kết hợp hồi qui OLS. Kiểm định White cho thấy có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (HET) nên đề tài điều chỉnh bằng cách ước lượng ma trận hệ số đồng phương sai nhất quán của Het (phụ lục 1), kết quả được trình bày ở bảng 3 (đã điều chỉnh HET). Trước hết, tiến hành hồi qui mối quan hệ giữa thu nhập thực bình quân đầu người với tín dụng, thời gian và biến tương tác giữa tín dụng và thời gian. Kết quả mô hình hồi qui 1 cho thấy tín dụng có tác động làm tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo. Nếu các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 5%, việc vay vốn làm tăng thu nhập của hộ lên 42.9 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên, ngoài tín dụng còn có nhiều biến khác tác động đến thu nhập chính vì vậy sẽ không hợp lý nếu như không đưa thêm các biến này vào mô hình. Khi đưa thêm các biến kiểm soát khác vào mô hình, kết quả hồi qui ở mô hình hồi qui 2 cho thấy: với mức ý nghĩa 5%, tín dụng có tác động làm tăng thu nhập của hộ nghèo lên 39.3 nghìn đồng/người/tháng so với trường hợp không vay vốn. Ngoài ra, với mức ý nghĩa 1%, qui mô hộ càng lớn thì thu nhập bình quân càng giảm, một hộ có thêm một nhân khẩu sẽ làm thu nhập thực bình quân đầu người sẽ giảm đi 10.8 nghìn đồng/tháng. Trình độ giáo dục của hộ được đại diện bởi số năm đi học bình quân/người. Trình độ giáo dục bình quân của hộ càng cao thì thu nhập bình quân càng lớn. Với mức ý nghĩa 1%, một hộ có số năm đi học bình quân tăng thêm một năm sẽ có thu nhập cao hơn 6.6 nghìn đồng/người/tháng. Vì có trình độ cao hơn sẽ giúp người nghèo dễ dàng lĩnh hội và ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, có cơ hội làm những công việc được trả lương cao hơn nhờ đó làm tăng thu nhập. Tuy nhiên, hầu hết người nghèo ở nông thôn Việt Nam đều thiếu điều kiện học hành.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 Bảng 3: Tác động của tín dụng đối với thu nhập thực của hộ nghèo Biến phụ thuộc: Thu nhập thực bình quân đầu người/tháng (Realincperca) ĐVT: 1000 đồng/người/tháng Tên biến độc lập Hệ số ước lượng Hồi qui 1 Hồi qui 2 Hồi qui 3 Tung độ gốc 206.127 201.37 206.469 (0.000) (0.000) (0.000) Nhóm hộ -11.133+ -5.997+ 6.488+ (0.3561) (0.6034) (0.5895) Thời gian 15.100+ 16.193+ 18.600+ (0.2725) (0.1975) (0.1338) Thời gian*Nhóm hộ 42.854** 39.323** 25.142+ (0.0336) (0.0402) (0.1907) Qui mô hộ -10.754* -8.071* (0.000) (0.0018) Trình độ giáo dục trung bình 6.610* 6.462* (0.0021) (0.0010) Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp 57.150* 52.806* (0.0005) (0.0001) Dân tộc -1.910+ (0.8601) Miền Nam -1.470+ (0.9145) Tuổi chủ hộ 0.280+ 0.167+ (0.3666) (0.5831) Giới tính chủ hộ 0.745+ (0.9537) Diện tích đất bình quân đầu người 0.0013+ (0.8314) Tỷ lệ phụ thuộc -14.484* (0.0001) R2 điều chỉnh 0.036 0.1293 0.1554 Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là Pvalue, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, + không có ý nghĩa ở mức 10%.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Mô hình 2 cũng cho thấy, những hộ có tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp càng cao thì thu nhập bình quân đầu người càng lớn. Nếu những yếu tố khác là như nhau, những hộ có thu nhập phi nông nghiệp có thu nhập bình quân đầu người cao hơn những hộ chỉ có thu nhập thuần nông 57.2 nghìn đồng/tháng. Điều này cho thấy, đa dạng hóa hoạt động kinh tế sẽ giúp người nghèo cải thiện mức sống tốt hơn so với chỉ chuyên vào sản xuất nông nghiệp. Bởi vì hoạt động nông nghiệp thường rủi ro mà suất sinh lợi lại rất thấp, hơn nữa thời gian nhàn rỗi lớn. Nếu các hộ nghèo biết tận dụng thời gian nhàn rỗi này để làm những công việc khác như làm thuê, làm thợ nề, thợ mộc … thì sẽ cải thiện tốt hơn thu nhập của hộ. Đất đai không có tác động đến thu nhập bình quân đầu người của hộ ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy tăng thêm đất đai chưa hẵn là cách tốt để giúp người nghèo cải thiện thu nhập nếu như không cải thiện về trình độ giáo dục, việc làm và những yếu tố khác. Đặc điểm dân tộc cũng không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, do ở Việt Nam, mặc dù các hộ nghèo dân tộc thiểu số thường ở vùng sâu vùng xa nhưng nhận được nhiều ưu ái trong các chính sách hỗ trợ của chính phủ nên có thể không có sự khác nhau trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực để đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập. Đặc điểm giới tính và tuổi của chủ hộ cũng không có tác động đến thu nhập của hộ nghèo, điều này cho thấy thu nhập của người nghèo không nhất thiết phụ thuộc vào những đặc điểm nhân chủng học của chủ hộ mà quan trọng là cơ hội tiếp cận các nguồn lực và đầu vào để đầu tư sản xuất. Ngoài ra, đặc điểm về vùng miền sinh sống của hộ nghèo không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy không có sự khác nhau trong thu nhập của người nghèo ở nông thôn giữa các vùng miền khác nhau. Trong mô hình hồi qui 3, tác giả đưa thêm biến tỷ lệ phụ thuộc (Deprate) vào mô hình làm biến kiểm soát, đồng thời căn cứ vào kết quả kiểm định Wald (phụ lục 1.3 và 1.4) để loại bỏ những biến không có ý nghĩa thông kê trong mô hình 2. Ở mức ý nghĩa 1%, tỷ lệ phụ thuộc tăng lên 1 làm giảm thu nhập thực 14.5 nghìn đồng/người/tháng. Theo lý thuyết và các nghiên cứu trước, tỷ lệ phụ thuộc là một biến quan trọng. Hơn nữa, kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa của các nhóm biến cho thấy việc loại bỏ các biến không có ý nghĩa trong mô hình hồi qui 2 ra khỏi mô hình là hợp lý và kết quả kiểm định thống kê về mức độ phù hợp của mô hình (phụ lục 1.5) cho thấy, giá trị Pvalue(F-stat) <1% và R2 của mô hình hồi qui 3 lớn hơn hai mô hình hồi qui còn lại. Điều này chứng tỏ mô hình hồi qui 3 giải
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 thích tốt hơn cho thu nhập thực bình quân của hộ. Chính vì vậy, mô hình cuối cùng được chấp nhận là mô hình 3. Kết quả mô hình 3 cho thấy, quy mô hộ, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, trình độ giáo dục và tỷ lệ phụ thuộc có tác động đến thu nhập bình quân đầu người của hộ ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, tác động của tín dụng đối với thu nhập bình quân đầu người lại không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này có thể giải thích bởi hai lý do: Thứ nhất, do các hộ vay vốn chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trước mắt, chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả. Hơn nữa, vốn cho người nghèo vay chủ yếu là từ khu vực không chính thức với mức vốn thấp, lãi suất cao và thời hạn ngắn trong khi đó để đầu tư sản xuất thì cần lượng vốn đủ lớn, thời gian đủ dài để thu hồi vốn. Một lý do khác cũng rất quan trọng là số liệu về thu nhập thường không chính xác do các hộ thường không khai thật thu nhập của mình khi được hỏi, hơn nữa việc tính toán đầy đủ, chính xác thu nhập của hộ cũng rất khó khăn. Do vậy, đánh giá tác động của tín dụng đối với thu nhập có thể sẽ không chính xác. 4.2. Tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống của hộ nghèo Mức sống của người nghèo không chỉ thể hiện ở thu nhập mà còn thể hiện qua mức chi tiêu cho đời sống của họ. Chính vì vậy, để xem xét tín dụng có tác động như thế nào đến mức sống của hộ nghèo, đề tài tiến hành hồi qui mối quan hệ giữa mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người với tín dụng và các biến kiểm soát khác. Trong đó, hệ số hồi qui của biến tương tác giữa tín dụng và thời gian phản ánh tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống bình quân đầu người. Để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát, đề tài sử dụng chi tiêu theo giá thực. Các bước hồi qui cũng được thực hiện tương tự như khi xem xét tác động của tín dụng đối với thu nhập (phụ lục 2). Kết quả hồi qui được phản ánh ở bảng 4 (đã chỉnh HET). Với mức ý nghĩa thống kê 5%, trong cả ba mô hình hồi qui đều cho thấy tín dụng có tác động làm tăng chi tiêu thực cho đời sống của hộ nghèo. Kiểm định thống kê về mức độ phù hợp của mô hình cho thấy mô hình 3 phù hợp hơn hai mô hình còn lại do có Pvalue(Fstatic)=0.000<1% và R2 lớn hơn hai mô hình còn lại (phụ lục 2.5) chứng tỏ mô hình 3 giải thích tốt hơn cho chi tiêu bình quân của hộ nên đề tài sử dụng kết quả của hồi qui 3 để phân tích.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Bảng 4: Tác động của tín dụng đối với chi tiêu đời sống của hộ nghèo Biến phụ thuộc: Chi tiêu thực cho đời sống/người/tháng (nghìn đồng) Tên biến Hệ số ước lượng Hồi qui 1 Hồi qui 2 Hồi qui 3 Tung độ gốc 166.567 131.924 133.279 (0.0000) (0.0000) (0.0000) Nhóm hộ -9.125+ 5.376+ 5.473+ (0.3316) (0.5299) (0.5211) Thời gian 3.287+ 0.237+ -0.270+ (0.7683) (0.9810) (0.9779) Thời gian*Nhóm hộ 37.191** 29.056** 28.985** (0.0129) (0.0272) (0.0273) Qui mô hộ -9.550* -9.468* (0.0000) (0.0000) Trình độ giáo dục trung bình 6.950* 6.974* (0.0000) (0.0000) Tuổi chủ hộ 0.416*** 0.401*** (0.0584) (0.0664) Giới tính 21.059** 21.410** (0.0216) (0.0175) Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp 5.994+ (0.5924) Tỷ lệ phụ thuộc -5.457** -5.657** (0.0416) (0.0302) Diện tích đất bình quân đầu người 0.0002+ (0.6011) Dân tộc 16.224** 16.791** (0.0478) (0.0238) Miền Nam 36.190* 38.613* (0.0013) (0.0001) Miền Bắc -1.122+ (0.8860) R2 điều chỉnh 0.032 0.2516 0.2561 Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là Pvalue, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, *** có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, + không có ý nghĩa ở mức 10%. Theo kết quả ở mô hình hồi qui 3, tín dụng đã làm tăng mức chi tiêu cho đời sống của hộ nghèo thuộc nhóm tham gia 29 nghìn đồng/người/tháng. Đối với người nghèo, đây là một mức cải thiện có ý nghĩa rất lớn, tương đương 20% mức chi tiêu thực bình quân của
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 hộ. Chi tiêu cho đời sống cao hơn có nghĩa là người nghèo có thể đảm bảo một mức sống tốt hơn, nhờ đó đảm bảo cho thế hệ tương lai có thể phát triển tốt hơn về thể chất và tinh thần. Vì thế, việc tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận được nguồn tín dụng là thật sự cần thiết. Các biến kiểm soát được đưa vào mô hình hồi qui 2 và hồi qui 3 để giải thích tốt hơn về chi tiêu đời sống của hộ nghèo. Kết quả hồi qui cũng cho thấy qui mô hộ càng lớn thì mức chi tiêu cho đời sống của hộ càng thấp. Qui mô hộ được đo lường bằng tổng số lượng nhân khẩu trong hộ. Ở mức ý nghĩa 1%, nếu các yếu tố khác không đổi, hộ nghèo có thêm một nhân khẩu sẽ có mức chi tiêu cho đời sống thấp hơn 9.5 nghìn đồng/người/tháng. Trình độ giáo dục là một biến có ảnh hưởng đáng kể đến chi tiêu của hộ. Nếu các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 1%, số năm đi học bình quân của hộ tăng thêm 1 năm thì mức chi tiêu đời sống tăng thêm 7 nghìn đồng/người/tháng. Điều này là do những người có trình độ học vấn cao sẽ có nhiều cơ hội hơn để có thu nhập cao hơn do đó đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu của cuộc sống. Mức chi tiêu cho đời sống của hộ nghèo còn phụ thuộc vào tuổi của chủ hộ. Với mức ý nghĩa 5%, tuổi của chủ hộ càng cao thì chi tiêu càng lớn. Giới tính của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến chi tiêu cho đời sống của hộ. Ở mức ý nghĩa 5%, những hộ có chủ hộ là nam có mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người cao hơn những hộ có chủ hộ là nữ 21.4 nghìn đồng/người/tháng. Kết quả này thể hiện tồn tại sự bất bình đẳng lớn giữa nam và nữ ở nông thôn Việt Nam. Nguyên nhân là do ở nông thôn, công việc chủ yếu là nông nghiệp đòi hỏi sức lao động lớn. Chủ hộ là nữ thường là những phụ nữ một mình nuôi con hoặc có chồng bị ốm đau nên thiếu sức lao động và do vậy thu nhập thấp, hơn nữa bản chất của phụ nữ vẫn luôn tiết kiệm hơn nam giới ngay cả những nhu cầu chi tiêu cơ bản nhất, vì thế mức chi tiêu thấp hơn những hộ có chủ hộ là nam giới. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì mức chi tiêu đời sống càng thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, thực tế và kết quả của các nghiên cứu trước. Nếu tỷ lệ phụ thuộc càng cao có nghĩa là một người lao động phải nuôi sống nhiều người hơn, do đó mức chi tiêu đời sống bình quân sẽ giảm xuống. Ở mức ý nghĩa 5%, nếu tỷ lệ phụ thuộc tăng lên 1 thì mức chi tiêu cho đời sống bình của hộ xuống 5.7 nghìn đồng/người/tháng. Khác với kết luận của những nghiên cứu trước, tác động của tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp đến chi tiêu đời sống của hộ không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 Những hộ thuộc dân tộc Kinh hoặc dân tộc Hoa có mức chi tiêu cho đời sống cao hơn những hộ thuộc dân tộc thiểu số. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì hộ dân tộc kinh thường sống ở đồng bằng nên có đủ hàng hóa, thực phẩm hơn những hộ dân tộc thiểu số thường sống ở những vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Hơn nữa, các hộ người Kinh hoặc người Hoa có thể có kỹ năng sản xuất tốt hơn nên mức thu nhập cao hơn và nhờ vậy làm tăng chi tiêu. Đông con và sinh đẻ không có kế hoạch cũng là một đặc trưng của người dân tộc thiểu số, vì thế mức sống càng thấp hơn. Nếu chia các các hộ thành 3 miền khác nhau, Miền Bắc, Miền Nam và Miền Trung và đặt hai biến giả là South (Miền Nam) và North (Miền Bắc), kết quả hồi qui cho thấy chỉ có hệ số hồi qui của biến giả South là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số hồi qui của biến giả North không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Nghĩa là có đủ cơ sở để khẳng định rằng nếu các yếu tố khác là như nhau, các hộ nghèo ở Miền Nam có mức chi tiêu đời sống cao hơn các hộ nghèo ở Miền Trung và Miền Bắc 38.6 nghìn đồng/người/tháng. Như vậy, dựa trên dữ liệu VHLSS 2004 và VHLSS 2006, sử dụng phương pháp Khác biệt kép kết hợp với OLS, đề tài đã chỉ ra rằng tín dụng có tác động tích cực đến cải thiện mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam thông qua làm tăng chi tiêu cho đời sống của họ. Nhưng không có đủ cơ sở để kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa tín dụng và thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo. Có thể do sai số về mặt số liệu hoặc do vốn vay chưa thực sự được đầu tư vào sản xuất hiệu quả. Mặc dù vậy, tác động tích cực của tín dụng đến chi tiêu đời sống của hộ nghèo cũng góp phần quan trọng cải thiện đời sống cho người nghèo, giúp cho họ có cơ hội để hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng. Chính vì vậy, cải thiện chính sách để tín dụng phục vụ người nghèo ở nông thôn là thật sự cần thiết. 4.3. So sánh tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên mức sống cửa người nghèo Khi đánh giá tác động của tín dụng đối với mức sống của người nghèo, một câu hỏi đặt ra là liệu có sự khác nhau nào giữa tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức hay không? Để trả lời câu hỏi này tác giả tiến hành hồi qui hai mô hình, một phản ánh tác động của tín dụng chính thức và phi chính thức lên thu nhập và mô hình khác phản ánh tác động của tín dụng chính thức và phi chính thức lên chi tiêu của hộ nghèo.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Kết quả hồi qui được thể hiện ở bảng 5 (đã điều chỉnh HET) cho thấy tác động của tín dụng chính thức và phi chính thức lên thu nhập của hộ nghèo đều không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Do đó không có đủ cơ sở để kết luận có sự khác biệt giữa tác động của tín dụng chính thức và phi chính thức đối với thu nhập của người nghèo. Tuy nhiên, ở mức ý nghĩa 10%, tác động của cả hai loại tín dụng này lên chi tiêu đều dương và có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là cả hai loại tín dụng này đều có tác động làm tăng chi tiêu của hộ nghèo đáng kể. Nếu các yếu tố khác không đổi, trung bình một hộ nghèo vay vốn từ khu vực chính thức sẽ cải thiện chi tiêu cho đời sống 27.3 nghìn đồng/người/tháng so với trường hợp không vay, nếu hộ nghèo vay vốn từ khu vực phi chính thức sẽ tăng chi tiêu thực cho đời sống thêm 31.8 nghìn đồng/người/tháng so với trường hợp không vay vốn. Như vậy, việc tiếp cận tín dụng đã giúp người nghèo cải thiện đời sống không kể đó là tín dụng chính thức hay tín dụng phi chính thức.
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 Bảng 5: Tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên thu nhập và chi tiêu thực của hộ nghèo ĐVT: 1000 đ/người/tháng Biến độc lập REALINCPERCA REALEXPERCA Tung độ gốc 216.83 131.564 (0.0000) (0.0000) Thời gian 18.763+ -0.286+ (0.1317) (0.9767) Tín dụng chính thức 11.058+ 12.078+ (0.4157) (0.2100) Tín dụng phi chính thức -1.649+ -3.350+ (0.9048) (0.7216) Thời gian* Tín dụng chính thức 28.130+ 27.330*** (0.2294) (0.0711) Thời gian* Tín dụng phi chính thức 21.316+ 31.856*** (0.3773) (0.0540) Qui mô hộ -8.495* -9.534* (0.0013) (0.0000) Trình độ giáo dục trung bình 6.469* 6.860* (0.0010) (0.0000) Tỷ lệ phụ thuộc -14.504* -5.439** (0.0002) (0.0402) Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp 52.477* (0.0002) Giới tính chủ hộ 22.470** (0.0116) Tuổi chủ hộ 0.412*** (0.0639) Dân tộc 18.526** (0.0125) Miền Nam 38.270* (0.0001) Số quan sát 434 434 R2 điều chỉnh 0.156 0.2562 Ghi chú: - Tín dụngchính thức =1 nếuhộ có vay vốn từ khuvực chính thứctrongnăm 2006 và khôngvay trongnăm 2004, =0 nếu hộ khôngvay vốn trong cả hai thời điểm trên. Tín dụng phi chính thức=1 nếu hộ có vay vốntừ khu vực phi chính thứctrongnăm 2006 và khôngvaytrong năm 2004, =0 nếu hộ khôngvay vốn trong cả hai thời điểmtrên. - Số trong ngoặc đơnlà Pvalue, * có ý nghĩ a thốngkê ở mức 1%; ** có ý ngha ĩ thốngkê ở mức ý nghĩa 5%, *** có ý nghĩa thốngkê ở mức 10%, + khôngcó ý nghĩ a ở mức 10%..