SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG THỊ THU HUYỀN
NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN N
HÂ
N
VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG THỊ THU HUYỀN
NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN N
HÂ
N
VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số : 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bính
Hà nội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Hoàng Thị Thu Huyền
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Lời cam đoan Trang
Mục lục
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH................................................................ 6
1.1. Lịch sử phát triển của nghĩa vụ cấp dƣỡng................................................. 6
1.1.1. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam trƣớc năm 1959............. 6
1.1.2. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1959 đến năm
1986 13
1.1.3. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1986 đến năm
2000 17
1.1.4. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 2000 đến nay.20
1.2. Lý luận chung về nghĩa vụ cấp dƣỡng...................................................... 22
1.2.1. Khái niệm nghĩa vụcấp dƣỡng.............................................................. 22
1.2.2. Đặc điểm của nghĩa vụ cấp dƣỡng ........................................................ 23
1.2.3. Ý nghĩa của nghĩa vụcấp dƣỡng........................................................... 27
1.3. Phân biệt nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng............................ 29
1.4. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong Luật một số nƣớc trên thế giới....................... 33
1.4.1. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong hệ thống pháp luật Anh............................... 33
1.4.2. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong hệ thống pháp luật Hàn Quốc..................... 37
CHƢƠNG 2: NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH NĂM 2014 ................................................................................................... 40
2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng .................................................. 40
2.2. Mức cấp dƣỡng ........................................................................................ 46
2.3. Phƣơng thức thực hiện cấp dƣỡng............................................................ 49
2.4. Các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng trong các trƣờng hợp cụ thể .......... 54
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.4.1. Các trƣờng hợp cấp dƣỡng đặc biệt....................................................... 54
2.4.2. Nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình....................... 59
2.5. Chấm dứt nghĩa vụcấp dƣỡng ................................................................. 75
2.6. Ngƣời có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng .......................... 80
2.7. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng................................................... 82
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC THI NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG VÀ
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNHVỀ
NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG CÙNG NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ.... 85
3.1. Thực tiễn thực thi nghĩa vụ cấp dƣỡng theo quy định của luật năm2014...... 85
3.2. Một số vƣớng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về
nghĩa vụcấp dƣỡng ......................................................................................... 87
3.3. Những khuyến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về nghĩa
vụcấpdƣỡng.................................................................................................... 94
KẾT LUẬN................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 101
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xƣa tới nay, gia đình luôn luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát
triển của một đất nƣớc.Bác Hồ đã dạy “Quan tâm đến gia đình là đúng và
nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia
đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [15, tr. 251].Tuy
nhiên, hiện nay, song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa
thúc đẩy xã hội hóa và hiện đại hóa lối sống, đạo đức của các thành viên trong
xã hội thì luôn luôn tồn tại những ảnh hƣởng tiêu cực đến lối sống, đạo đức
của rất nhiều gia đình, điều đó dẫn đến việc các vi phạm quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình ngày càng phổ biến. Trong một số gia đình đã bắt đầu có
những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, thể hiện qua lối sống thực dụng, ích
kỷ, không quan tâm đến nhau. Trong khi đó gia đình là cái nôi nuôi dƣỡng
con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con
ngƣời, là tập hợp đặc biệt của một số thành viên nhỏ trong xã hội đƣợc gắn bó
với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dƣỡng. Với tƣ cách là
thành viên trong gia đình, trong mối quan hệ của họ với nhau thì điều gắn bó
trƣớc hết là tình cảm. Bình thƣờng khi những ngƣời này sống chung thì họ có
nghĩa vụ, bổn phận nuôi dƣỡng nhau thông qua việc cùng quan tâm, chăm sóc,
giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chăm lo cuộc sống gia đình nhƣng vì một số lý
do nhất định họ không cùng sống chung nên họ không thể chăm sóc, nuôi
dƣỡng, chia sẻ. Khi đó ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng phải thực hiện nghĩa
vụ của mình bằng cách đóng góp tiền hoặc tài sản khác để bảo đảm nhu cầu
thiết yếu của ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng. Nhƣ vậy, việc nuôi dƣỡng đƣợc thực
hiện dƣới một phƣơng thức khác đó là nghĩa vụ cấp dƣỡng.
Cấp dƣỡng là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn
nhân và gia đình ở nƣớc ta và vấn đề này ngày càng nhận đƣợc sự chú ý của
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
cộng đồng. Việc cấp dƣỡng nhằm đảm bảo cho ngƣời đƣợc cấp dƣỡng đƣợc
hƣởng sự quan tâm, chăm sóc về vật chất và tinh thần, đảm bảo cho ngƣời
đƣợc cấp dƣỡng có đủ điều kiện tồn tại và phát triển. Nó còn thể hiện sự
thƣơng yêu, đoàn kết của mọi ngƣời quan tâm lẫn nhau và góp phần ổn định
xã hội. Để củng cố sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân, gia đình và toàn
xã hội, chế định cấp dƣỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình góp phần quan
trọng vào việc giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, có thể xuất phát từ sự thiếu
hiểu biết pháp luật, từ sự vô trách nhiệm của ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng
hoặc có thể do các quy định của pháp luật về chế định này chƣa đầy đủ cho
nên các vi phạm về nghĩa vụ cấp dƣỡng còn xẩy ra rất nhiều. Trong khi đó,
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời với nhiều điểm mới về nghĩa vụ cấp
dƣỡng mới chỉ có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên
cứu các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về vấn đề này và
thực tiễn thực thi là điều rất quan trọng và cần thiết. Với mục đích nghiên cứu
sâu cả lý luận và thực tiễn thực thi đồng thời có sự so sánh với pháp luật nƣớc
ngoài về vấn đề này để có thể đƣa ra những giải pháp thích hợp cho những
quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng, học viên chọn đề tài “Nghĩa vụ cấp dưỡng
theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuđề tài
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mới chỉ đi vào thực tiễn đời sống
một thời gian ngắn. Mặc dù, các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc kếthừa
từ những văn bản trƣớc đây nhƣng những quy định mới thậm chí là cảcác quy
định cũ vẫn chƣa thực sự đƣợc hoàn thiện. Việc hoàn thiện pháp luật về Hôn
nhân và gia đình nói chung và nghĩa vụ cấp dƣỡng nói riêng là vấn đề lâu dài,
đòi hỏi sự nghiên cứu sâu và rộng hơn. Trong khuôn khổ của một đề tài luận
văn, mục đích của đề tài là làm sáng tỏ vấn đề chung về nghĩa vụ cấp
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình. Đồng thời, hiểu thêm một phần nào
đó hệ thống pháp luật của một số nƣớc khác về vấn đề này. Qua đó, chỉ ra
những tồn tại, vƣớng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về
nghĩa vụ cấp dƣỡng để từ đó đƣa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm
góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Giúp cho
ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng tránh đƣợc các trƣờng hợp vi phạm nghĩa vụ
cấp dƣỡng và có thể thực hiện tốt hơn nữa nghĩa vụ của chính mình đồng thời
tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ những ngƣời có nhiệm vụ
thực thi pháp luật giải quyết vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những mục đích nêu trên mà đề tài nghiên cứu có những
nhiệm vụ sau đây:
Nghiên cứu những vấn đề chung về nghĩa vụ cấp dƣỡng làm sáng tỏ
các trƣờng hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng, các vấn đề liên quan đến nghĩa
vụ cấp dƣỡng nhƣ mức cấp dƣỡng, phƣơng thức cấp dƣỡng… tập trung v
à
o
những quy định tiến bộ của luật hiện hành so với những văn bản pháp luật
trƣớc đó. Qua đó, khẳng định vai trò và ý nghĩa của nghĩa vụ này trong lýluận
và thực tiễn.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật một vài nƣớc trên thế giới để từ
đó có cái nhìn khách quan hơn trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam về
vấn đề này.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, đề tài còn phân
tích một số hạn chế, vƣớng mắc còn tồn tại trong quá trình vận hành và áp
dụng pháp luật về nghĩa vụ cấp dƣỡng, từ đó trình bày hƣớng hoàn thiện
thông qua việc đƣa ra các khuyến nghị cụ thể.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Nghĩa vụ cấp dƣỡng.
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu xoay quanh vấn đề về nghĩa vụ cấp
dƣỡng đƣợc quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đồng thời
tìm hiểu sơ lƣợc những quy định trƣớc đây cũng nhƣ các quy định trong
pháp luật của một số nƣớc về vấn đề này. Từ đó, tìm ra đƣợc sự kế thừa và
phát triển các quy định về vấn đề nghĩa vụ cấp dƣỡng của pháp luật hiện
hành.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về
Nhà nƣớc và Pháp luật, về hôn nhân và gia đình.
Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là phân tích, tổng
hợp, lịch sử, so sánh, thống kê.
5. Tổng quan tài liệu
Từ lâu các vấn đề xung quanh nghĩa vụ cấp dƣỡng đã đƣợc các nhà
khoa học, giảng viên, học viên luật quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Rất nhiều
bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này nhƣ: “Chế định
cấp dƣỡng trong luật hôn nhân và gia đình - vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận
án tiến sĩ Luật học của Ngô Thị Hƣờng năm 2006”; “Cấp dƣỡng theo pháp
luật Việt Nam, Tác giả Thu Anh, Nhà xuất bản Tƣ pháp năm 2006”; “Cấp
dƣỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ của Lê
Tuyết Nhung năm 2014;….. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã
có hiệu lực, thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Do đó, các quy định về
nghĩa vụ nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng có những thay đổi đáng kể, xuất hiện nhiều
điểm mới cần phải tìm hiểu, nghiên cứu. Chính vì vậy, để có thể tìm hiểu,
nghiên cứu đề tài trên cần phải khai thác, kế thừa một số dạng tài liệu nhƣ:
Những tài liệu, bài giảng, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học đã
có về nghĩa vụ cấp dƣỡng;
Các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng trong thời gian qua;
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng của một số nƣớc trên thế giới.
6. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tính mới và đóng góp của đề tài
Hiện nay, ngoài các công trình cứu khoa học đề cập tới vấn đề nghĩa vụ
cấp dƣỡng đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật cũ về Hôn nhân và gia
đình thì chƣa có công trình nghiên cứu tổng quan nào về vấn đề này. Có
chăng chỉ dừng lại ở các bài viết mang tính chất phân tích các điểm mới của
Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong đó có nghĩa vụ cấpdƣỡng.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhànƣớc
trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến hôn nhân và gia
đình. Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở
đào tạo khác ở Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 03 chƣơng với kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1: Lý luận chung về nghĩa vụ cấp dƣỡng theo Luật Hôn nhân
và gia đình
Chƣơng 2:Nghĩa vụ cấp dƣỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014
Chƣơng 3: Thực tiễn thực thi nghĩa vụ cấp dƣỡng và những hạn chế
trong áp dụng pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cấp dƣỡng cùng những khuyến
nghị cụ thể
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP
DƢỠNGTHEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1. Lịch sử phát triển của nghĩa vụ cấp dƣỡng
1.1.1. Nghĩa vụcấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam trước năm 1959
Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng luật pháp, sức mạnh của nhà nƣớc thể
hiện thông qua sức mạnh của pháp luật. Không có nhà nƣớc nào không ban
hành pháp luật. Ngƣợc lại, luật pháp do nhà nƣớc đặt ra, luật pháp không
đứng tách rời với nhà nƣớc. Khi nói về luật pháp là nói về luật pháp của thể
chế nhà nƣớc nhất định nào đó. Do đó, trong mỗi thời kỳ khác nhau của lịch
sử, pháp luật đều luôn có sự thay đổi phù hợp với sự biến đổi của xã hội.
Từ thời nhà Lý và nhà Trần, nền luật pháp đã phát triển hơn nhiều so
với các triều đại trƣớc đó, phải kể đến các bộ luật nhƣ: Hình - Thƣ (năm
Nhâm Ngọ - 1042), Quốc triều thông chế (năm Canh Dần - 1230) và Hình
Luật thƣ (năm Tân Tỵ - 1341). Tuy nhiên, các đạo luật này đã bị thất lạc trong
các cuộc chiến chống xâm lƣợc phƣơng Bắc. Tiêu biểu cho pháp luật thời
phong kiến còn lại cho đến ngày nay là các đạo luật đƣợc ban hành dƣới triều
Lê và triều Nguyễn. Trong đó, dƣới triều Lê, một số văn bản pháp luật còn
đƣợc giữ lại là Quốc triều hình luật (ban hành vào khoảng cuối thế kỉ thứ 15
dƣới đời vua Lê Thánh Tông), Hồng Đức thiện chính thƣ (ghi chép lại nhiều
điềulệ đƣợc ban hành dƣới triều vua Lê Thánh Tông cùng nhiều bản án thời kì
đó), Thiên nam dƣ hạ tập (năm 1483).... và dƣới triều Nguyễn có Hoàng Việt
luật lệ ban hành dƣới đời vua Gia Long (năm 1815). Trong các đạo luật kể
trên, vấn đề cấp dƣỡng đã đƣợc tiếp cận nhƣng mới chỉ ở bƣớc sơ khai.
Dƣới triều Lê, nho học đang ở giai đoạn thịnh vƣợng nhất, Nho giáo
đƣợc đề cao nhƣ hệ tƣ tƣởng chính thống của Nhà nƣớc. Do đó, pháp luật thời
kỳ này chịu ảnh hƣởng sâu sắc tƣ tƣởng của Khổng Tử và Mạnh Tử. Các
quan hệ gia đình đƣợc Nho giáo coi trọng, các quy định của pháp luật về gia
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
đình liên quan mật thiết đến quyền lợi của quốc gia. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên
đã khẳng định: “Vua tôi, cha con, vợ chồng là ba cƣơng lớn trong đạo luân lý
của ngƣời, ngoài ra không có gì lớn hơn” [16, tr.190]. Trên nền tƣ tƣởng đ
ó
,
trong sách Hồng Đức thiện chính thƣ đã ghi rõ: “Làm ngƣời phải coi trọng sự
giáo dƣỡng, cha hiền con hiếu làm đầu. Làm cha mẹ ngƣời ta, phải cấp dƣỡng
cho cơm áo, không nên vì đứa con một buổi sớm dỗi không ăn, mà cha mẹ
giận đổ bỏ đi” hay “Làm ngƣời con thì phải kính nuôi cha mẹ, không đƣợc
hiềm vì nỗi nghèo khó mà để đến nỗi bội nghĩa cha mẹ. Trái lệnh thì phải
chiếu pháp luật mà luận tội, để cho đƣợc chọn thâm tình đối với hai thân” [7,
Điều 161]. Con cái phải hết sức thành kính, vâng lời và phụng dƣỡng cha mẹ.
Đó chính là đạo hiếu, là nhân tố đạo đức cốt lõi của nho giáo. Trong các sắc
luật của nhà vua về đạo đức xã hội và gia đình thì sau chữ trung với vua đạo
hiếu đứng ở hàng thứ hai. Chính vì vậy mà trong điều thứ hai của Quốc triều
hình luật quy định về mƣời tội ác thì trong đó có tội bất hiếu. Một trong
những hành vi của tội bất hiếu là nuôi nấng cha mẹ thiếu thốn hoặc không săn
sóc, phụng dƣỡng cha mẹ. Chữ hiếu không bó hẹp trong phạm vi là nghĩa vụ
của con đối với cha mẹ mà rộng hơn nữa đó là nghĩa vụ của con cháu đối với
bề trên. Quốc triều hình luật đã quy định: "Con cháu trái lời dạy bảo và không
phụng dƣỡng bề trên, mà bị ông bà, cha mẹ trình lên quan thì bị xử tội đồ làm
khao đinh" [19, Điều 506]. Do chịu sự ảnh hƣởng rất lớn của thuyết nhân trị
nên trong Quốc triều hình luật quy định của pháp luật cũng chính là quy tắc
đạo đức, đó là sự đan xen giữa đạo đức và pháp luật. Cha mẹ chăm sóc, nuôi
dƣỡng con; con phụng dƣỡng cha mẹ là một nghĩa vụ về đạo đức. Vì vậy, khi
nghĩa vụ đó không đƣợc thực hiện một cách tự giác thì pháp luật quy định
biện pháp trừng phạt thích đáng.
Dƣới triều Nguyễn, nhà Nguyễn rất coi trọng pháp luật. Tuy nhiên, có
thể nói rằng đây là thời kì suy thoái của nền pháp lí nƣớc ta. Các nhà soạn
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
thảo pháp luật đã quá tôn sùng nhà Thanh mà sao chép lại hầu nhƣ toàn bộ
luật nhà Thanh. Bộ Hoàng Việt luật lệ đƣợc soạn thảo với tinh thần đề cao
quyền uy của vua và triều đình cho nên nội dung chủ yếu là hình luật và hình
phạt đƣợc quy định hết sức hà khắc. Ngay trong quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình cũng đƣợc luật quy định dƣới các điều khoản về hình luật.
Chẳng hạn nhƣ tại quyển 16 về hình luật, trong mục 15 có quy định: “con
cháu vi phạm lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ hoặc phụng dƣỡng mà cố ý làm
thiếu xót thì phạt 100 trƣợng”. Trong quyển 2 phần về Danh lệ, tại mục 17
quy định về trƣờng hợp ngƣời phạm tử tội nhƣng còn phải nuôi dƣỡng cha mẹ.
Theo quy định này thì nếu một ngƣời phạm tử tội không đƣợc ân xá mà ông
bà nội, cha mẹ già (trên 70 tuổi hay bị tàn tật) cần đƣợc săn sóc nhƣng trong
gia đình không còn ai từ 16 tuổi trở lên thì pháp quan phải tâu lên vua. Nếu
phạm tội đồ lƣu thì xử phạt 100 trƣợng, tội còn thừa thì nhận giá chuộc và
cho ở nhà nuôi dƣỡng ông bà, cha mẹ [18, tr.133]. Nhƣ vậy, dù không có
điều khoản riêng quy định về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng hoặc phụng
dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình nhƣng trong Hoàng Việt luật lệ đã
gián tiếp khẳng định nghĩa vụ đó.
Trong quan hệ vợ chồng, pháp luật nhà Lê và nhà Nguyễn đều quy định
những quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng nhƣ nghĩa vụ đồng cƣ, nghĩa
vụ phù trợ, nghĩa vụ trung thành và nghĩa vụ tòng phu. Trong đó, nghĩa vụ
phù trợ thực chất chính là nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc về mặt vật chất giữa
vợ và chồng. Mặc dù vợ chồng có nghĩa vụ phù trợ lẫn nhau nhƣng pháp luật
thời kì này không quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ và chồng khi li hôn.
Bởi lẽ, khi li hôn, ngƣời vợ chuyển về nƣơng tựa gia đình cha mẹ đẻ của
mình nên vấn đề ngƣời vợ có thể gặp khó khăn trong cuộc sống không cần
phải đặt ra. Trong trƣờng hợp, ngƣời vợ không còn nơi nƣơng tựa nào thì
ngƣời chồng không đƣợc bỏ vợ vì điều này thuộc một trong ba trƣờng hợp
bất khứ là “hữu
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
sở thú, vô sở quy” (có chỗ nƣơng tựa lúc đi lấy chồng, bây giờ không có chỗ
trở về). Tuy nhiên, trong trƣờng hợp li hôn (mà không phải là trƣờng hợp r
ẫ
y
vợ), quyền lợi của ngƣời vợ đƣợc bảo đảm hơn. Họ có thể sẽ đƣợc ngƣời
chồng cấp dƣỡng nếu thắng kiện [14, tr.279].
Ngoài nghĩa vụ phù trợ, pháp luật thời kỳ này quy định vợ chồng có
nghĩa vụ đồng cƣ. Khi ngƣời vợ sinh con, đứa con đƣợc sống chung với cha
mẹ và đƣợc cha mẹ chăm sóc nuôi dƣỡng. Khi ly hôn, con cái thƣờng thuộc
về chồng, nhƣng nếu muốn giữ con ngƣời vợ có quyền đòi chia một nửa số
con. Trong trƣờng hợp các con đƣợc ở lại với cha, tất cả tài sản đƣợc coi là tài
sản riêng của ngƣời mẹ đƣợc gộp vào tài sản của ngƣời chồng thành một
khối do ngƣời cha nắm giữ và dùng để nuôi con. Trong trƣờng hợp hai vợ
chồng chia nhau nuôi con thì thông thƣờng họ thƣờng chia nhau tài sản. Vì
vậy, vấn đề cấp dƣỡng của cha, mẹ cho con khi ly hôn không cần phải đặt ra.
Pháp luật thời kỳ này cũng không cho phép ngƣời con ngoài giá thú đƣợc
quyền kiện tìm cha để hƣởng quyền cấp dƣỡng. Do đó, cấp dƣỡng của cha
đối với con ngoài giá thú không đƣợc pháp luật quy định.
Nhƣ vậy, Pháp luật thời phong kiến quan tâm đặc biệt đối với nghĩa vụ
phụng dƣỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà. Pháp luật thời kỳ này quy
định nghĩa vụ nuôi dƣỡng mà không quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng của cha mẹ
đối với con.
Bƣớc sang thời kỳ Pháp thuộc, nƣớc ta bị chia làm ba miền: miền B
ắ
c
,
Miền Trung và miền Nam. Ở miền Bắc có Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931, ở miền
Trung có Bộ dân luật Trung Kỳ 1936, ở miền Nam có Bộ dân luật giản yếu
Nam kỳ năm 1883. Riêng Bộ Dân luật giản yếu chịu nhiều ảnh hƣởng của Bộ
dân luật Pháp nên nhìn chung nội dung của nó khác hẳn với tinh thần luật
pháp truyền thống của nƣớc ta. Vấn đề gia đình không đƣợc coi trọng, vấn đề
cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình hầu nhƣ không đƣợc ghi nhận
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
trong bộ luật này cho nên quan hệ về gia đình nói chung và quan hệ về cấp
dƣỡng nói riêng chủ yếu dựa vào các quy định của hai Bộ dân luật miền Bắc
và miền Trung.
Pháp luật thời kì này quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa cha mẹ và
con, giữa vợ và chồng và giữa các thành viên trong gia đình một cách rõ nét
hơn so với pháp luật thời kì phong kiến.
Trong quan hệ giữa cha mẹ và con, pháp luật quy định cha mẹ có nghĩa
vụ nuôi nấng, cƣu mang con. Điều đó thể hiện trong quy định về nghĩa vụ vợ
chồng tại Điều 91 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ: “Vợ chồng
phải cùng nhau làm cho gia đình hưng thịnh và lo toan việc nuôi nấng, dạy
dỗ con cái”. Bên cạnh đó, pháp luật thời kỳ này cũng đề cập đến việc cấp
dƣỡng giữa con cháu với ông bà, cha mẹ tại Điều 207 Bộ dân luật Bắc kỳ và
Bộ dân luật Trung kỳ nhƣ sau: “Làm người con phải suốt đời hiếu thuận,
cung kính với ông bà cha mẹ, phải cấp dưỡng cho cha mẹ ông bà”. Quy định
này có lẽ đƣợc xuất phát từ thực tế nƣớc ta lúc bấy giờ. Đó là gia đình thƣờng
đƣợc tồn tại với mô hình đại gia đình - gia đình, tức là gia đình gồm có nhiều
thế hệ sống chung với nhau dƣới một mái nhà. Nghĩa vụ cấp dƣỡng của con
cháu đối với ông bà, cha mẹ trong trƣờng hợp này có thể hiểu là bao gồm cả
nghĩa vụ phụng dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng.
Dựa trên nghĩa vụ nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ đối với con mà pháp
luật quy định trong trƣờng hợp cha hoặc mẹ không chung sống với con để
thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải cấp dƣỡng cho con. Điều 182 Bộ dân
luật Bắc Kỳ và Điều 180 Bộ dân luật Trung Kỳ quy định: “Khi toà án tuyên
bốmột ngườiđàn ông làcha của đứa con ngoài giá thú thì đồng thời toà án
phải tuyên bố người đó phải cấp dưỡng cho đứa con đến khi nó 18 tuổi. Nếu
cha đón đứa con về nhà nuôi dưỡng, chăm sóc như con chính thức thì không
phải cấp dưỡng nữa”. Nhƣ vậy, pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ cấp
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
dƣỡng của cha đối với con ngoài giá thú. Bên cạnh đó, pháp luật thời kỳ này
cũng quy định vấn đề nuôi con nuôi và khẳng định con nuôi có quyền đƣợc
cha mẹ nuôi dƣỡng, chăm sóc nhƣ con đẻ. Vì vậy, cha mẹ nuôi phải có nghĩa
vụ cấp dƣỡng cho con nuôi và đối đãi nhƣ con đẻ [8,21, Điều 193].
Trong quan hệ vợ chồng, pháp luật thời kì này quy định về nghĩa vụ
cấp dƣỡng trong trƣờng hợp hôn nhân còn tồn tại và cả trong trƣờng hợp v
ợ
chồng li hôn. Theo quy định của pháp luật thời kỳ này thì trong thời kỳ hôn
nhân ngƣời vợ cả có nghĩa vụ và có quyền sống chung với chồng và ngƣời
chồng phải phù trợ, chi độ những thứ cần thiết cho cuộc sống của mình còn
ngƣời vợ lẽ không có quyền đƣợc ở chung với chồng. Do đó, ngƣời chồng có
nghĩa vụ cấp dƣỡng cho vợ lẽ bởi vì ngƣời vợ lẽ vẫn có quyền đƣợc ngƣời
chồng phù trợ, cƣu mang. Mặc dù,về nguyên tắc vấn đề cấp dƣỡng không
đƣợc đặt ra đối với ngƣời vợ cả nhƣng án lệ lại cho phép ngƣời vợ cả có
quyền đƣợc yêu cầu ngƣời chồng cấp dƣỡng nếu dẫn chứng đƣợc rằng ngƣời
chồng đã không cho sống chung hoặc đã làm tổn hại đến tƣ cách của mình tại
nơi ở chung (nhƣ ngƣời chồng đã nuôi dƣỡng tại nhà một ngƣời tình nhân
không có giá thú) làm cho ngƣời vợ cả không thể sống chung với ngƣời
chồng đƣợc [13, tr.78]. Đồng thời, pháp luật thời kỳ này còn quy định nghĩa
vụ cấp dƣỡng của ngƣời chồng đối với vợ trong thời gian đang giải quyết việc
ly hôn. Điều 139 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 137 Bộ dân luật Trung Kỳ quy
định: “Sau khi quan chánh ánđã thụlýđơn xin ly hônthì có thể truyền cho thi
hành các phương pháp tạm thời như: định chỗ ở cho vợ chồng, việc trông
nom con cái, việc quản trị tài sản và nếu cần thì định cả quyền cấp dưỡng”.
Khi vợ chồng li hôn, ngƣời chồng có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho ngƣời vợ theo
quy định tại Điều 144 Bộ dân luật Bắc kỳvà Điều 142 Bộ dân luật Trung kỳ.
Tuy nhiên, trong trƣờng hợp ngƣời vợ tái giá, vô hạnh hoặc ăn ở tƣ tình với
ngƣời khác thì không đƣợc lĩnh tiền cấp dƣỡng [8, Điều 143] [21, Điều
154].
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Pháp luật thời kì này không quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng của vợ đối với
chồng.
Nhƣ vậy, đến thời kỳ này pháp luật đã đề cập tới thuật ngữ cấp dƣỡng
khi quy định các nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng. Tuy nhiên,
có thể nhận xét rằng pháp luật thời kì này sử dụng các thuật ngữ cấp dƣỡng và
nuôi dƣỡng đồng nhất với nhau, chƣa có sự phân biệt rõ ràng giữa nghĩa vụ
cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời (2/9/1945), tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự có sự
thay đổi lớn. Đặc biệt là sự ra đời của Hiến pháp nƣớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa năm 1946. Trên cơ sở đó là sự ra đời của những văn bản pháp lý
đầu tiên về dân luật, hôn nhân và gia đình nhƣ Sắc lệnh số 159/SL ngày 17
tháng 11 năm 1950 và Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 05 năm 1950. Đây là
cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến,
tạo cơ sở cho việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ và tiến
bộ hơn trƣớc. Trong đó vấn đề về cấp dƣỡng đƣợc đề cập đến trong Sắc lệnh
số 159/SL nhƣ sau: “Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành
niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng. Hai vợ chồng đã
ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tuỳ theo khả
năng của mình”[6, Điều 6].Nhƣ vậy, Sắc lệnh 159 chƣa có quy định cụ thể v
ề
cấpdƣỡng,chƣacóhìnhthứccấp dƣỡng mà chỉ đƣợcxemlàcấpdƣỡngd
ƣ
ớ
ihình
thức là “góp phí tổn để nuôi dạy con”.
Có thể nói rằng, hai sắc lệnh số 159/SL và 97/SL đã hoàn thành tốt vai
trò lịch sử của mình, góp phần vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình
phong kiến. Tuy nhiên, hai Sắc lệnh này quá đơn giản và còn nhiều hạn chế,
nhiều vấn đề xảy ra trong xã hội mà hai Sắc lệnh này chƣa điều chỉnh hết.
Trƣớc tình hình đó, việc ban hành đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
thành “mộtđòi hỏi cấp bách cho toàn thểxã hội -Đó là tất yếu kháchquan thúc
đẩy sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta” [2].
1.1.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1959 đến năm
1986
Tính đến năm 1959, Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời
và phát triển đƣợc 14 năm. Đó là một khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính
trị quan trọng, làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nƣớc.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946, thực dân Pháp lại gây
ra chiến tranh để xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa. Trải qua thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp trƣờng kỳ, gian khổ đất nƣớc ta giành thắng lợi nhƣng
tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Ở miền Bắc cuộc Cách mạng ruộng đất đã
căn bản hoàn thành, quan hệ sản xuất phong kiến cơ sở của chế độ hôn nhân
và gia đình phong kiến bị xóa bỏ. Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ
mệnh của nó nhƣng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần đƣợc
bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong Kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội nƣớc Việt Nam
Dân chủ cộng hòa Khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946. Đến
ngày 31/12/1959 Quốc hội thông qua Hiến pháp 1959, Điều 24 Hiến pháp ghi
nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội và gia đình. Đây chính là cơ sở pháp lý cho chế độ hôn nhân và gia
đình và là tiền đề cho sự ra đời của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 (đƣợc thông qua ngày
29/12/1959) là công cụ pháp lý quan trọng, có tác dụng một mặt góp phần
thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới – xã hội chủ nghĩa, mặt khác góp
phần xoá bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc
hậu. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 gồm6 Chƣơng chia thành 35 Điều,
trong đó vấn đề cấp dƣỡng đã đƣợc đề cập tại các Điều 30, 31, 32, 33. Theo
đó, nghĩa vụ cấp dƣỡng chỉ đƣợc đề cập giữa cha mẹ và con; giữa vợ và
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
chồng khi ly hôn. Chúng ta không tìm thấy quy định nào liên quan đến nghĩa
vụ cấp dƣỡng giữa các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, Luật Hôn
nhân và gia đình năm 1959 chƣa quy định một cách cụ thể mà nó đƣợc đồng
nhất với nghĩa vụ nuôi dƣỡng của cha mẹ đối với con và nghĩa vụ phụng
dƣỡng của con đối với cha mẹ giống nhƣ hiểu theo pháp luật thời phong kiến
về cấp dƣỡng. Điều 17 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng,
giáo dục con cái. Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”
[23, Điều 17]. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 còn nhắc đến vấn đề đóng
góp phí tổn nuôi con khi vợ chồng ly hôn tại Điều 32 nhƣsau:
Khi ly hôn, việc giao cho ai trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái chưa
thành niên, phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái. Về nguyên tắc,
con còn bú phải do mẹ phụ trách. Người không giữ con vẫn có quyền thăm
nom, săn sóc con.
Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục
con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình.
Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ hoặc việc
góp phần vào phí tổn nuôi nấng, giáo dục con cái.
Và theo Điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì:
Việc trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn
nuôi nấng và giáo dục con cái sẽ do hai bên thoả thuận giải quyết.
Trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được hoặc trong sự thoả
thuận xét thấy có chỗ không hợp lý, thì Toà án nhân dân sẽ quyết định.
Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 cũng quy định nghĩa
vụ cấp dƣỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn rất cụ thể, là tiền đề cho các
quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ chồng sau này. Theo Điều 30 Luật
hôn nhân và gia đình năm 1959 thì:
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Khi ly hôn, nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng, thì bên kia phải cấp
dưỡng tuỳ theo khả năng của mình.
Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng sẽ do hai bên thoả thuận; trường
hợp hai bên không thoả thuận với nhau được thì Toà án nhân dân sẽ quyết
định. Khi người được cấp dưỡng lấy vợ, lấy chồng khác thì sẽ không được
cấp dưỡng nữa.
Mặc dù, vấn đề về hôn nhân và gia đình đã đƣợc điều chỉnh bởi Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 nhƣng do thời kỳ này đất nƣớc ta đang tạm
thời bị chia cắt cho nên nếu nhƣ ở miền Bắc Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu
lực thi hành ngay từ ngày 15/01/1060 thì ở miền Nam cho đến ngày 25/3/1977
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 mới có hiệu lực thi hành. Trong thời gian
đó, ở Miền Nam tồn tại các đạo luậtvề hôn nhân và gia đình làLuật giađìnhsố
1/59 ngày 2/1/1959, Sắc lệnh 15/64 ngày 23/7/1964vàBộ Dân luật Việt Nam
Cộng hoà năm 1972. Trong đó, vấn đề cấp dƣỡng chỉ đƣợc đề cập đến trong Bộ
Dân luật Việt Nam Cộng hoà năm 1972. Cụ thể nhƣ sau:
Tòa án có thể buộc người phối ngẫu có lỗi trong việc ly hôn phải cấp
dưỡng cho người kia tùy theo tư lực của mình. Tiền cấp dưỡng này có thể bất
cứ lúc nào tăng giảm tùy theo nhu cầu và khả năng của hai bên.
Tòa án cũng có thể ấn định một số bồi khoản mà người phối ngẫu có lỗi
phải gánh chịu đối với người phối ngẫu kia để đền bù những sự thiệt hại vật
chất và tinh thần do sự ly hôn gây nên.
Hai người phối ngẫu có nghĩa vụ cấp dưỡng con chung tùy theo tư lực của
họ [20, Điều 197].
Thậm chí, nếu hai ngƣời chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không có hôn
ƣớc thì vấn đề cấp dƣỡng cũng đƣợc đặt ra trong giai đoạn đang tiến hành thủ
tục ly hôn theo quy định tại Điều thứ 201. Bộ Dân luật Việt nam cộng hoà năm
1972 cũng thừa nhận vấn đề con ngoài giá thú cũng đƣợc cấp dƣỡng nhƣ sau:
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Nếu trong thời kỳ hôn thú, một người phối ngẫu thừa nhận một đứa con đã
có với một người khác trước khi kết hôn, sự thừa nhận sẽ không làm thiệt hại
quyền lợi của người phối ngẫu kia và của con chính thức.
Đứa trẻ được thừa nhận như vậy chỉ được cấp dưỡng. Tuy nhiên, sau khi
hôn thú đoạn tiêu, nếu không có con chính thức, đứa trẻ được thừa nhận sẽ
được hưởng mọi quyền lợi về di sản[20, Điều 224].
Có thể nói rằng, so với các quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959 thì các quy định tại Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hoà năm 1972 về nghĩa
vụ cấp dƣỡng khá chi tiết và cụ thể hơn rất nhiều.
Sau năm 1975 đất nƣớc ta đã hoàn toàn thống nhất, cả nƣớc đi lên chủ
nghĩa xã hội. Tiếp đến là sự ra đời của Hiến pháp năm 1980 với các quy định
mới về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; quyền nghĩa vụ cơ bản của công
dân sao cho phù hợp với giai đoạn mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đặc
biệt, Hiến pháp còn quy định các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình
xã hội chủ nghĩa nhƣ sau:
Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã
hội.
Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con [24,
Điều 64].
Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội nƣớc ta thời kỳ này đã thay đổi căn
bản so với năm 1959, một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình 1959
không còn phù hợp nữa. Trƣớc những thay đổi lớn lao của nƣớc ta trong giai
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
đoạn này, việc xây dựng và ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình mới là một
đòi hỏi tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn quốc.
1.1.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1986 đến
năm 2000
Ngày 25/12/1986, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 chính thức
đƣợc Quốc hội khoá VII kỳ họp thứ 12 thông qua và đƣợc Hội đồng Nhà
nƣớc công bố ngày 03/01/1987. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 tiếp tục
hoàn thiện hệ thống quy tắc về cấp dƣỡng.
Kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 1986 tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ
gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Trong đó,
nghĩa vụ nuôi dƣỡng giữa cha mẹ - con một lần nữa đƣợc ghi nhận trong pháp
luật về hôn nhân và gia đình. Theo quy định ở Điều 19, 20, 21 Luật hôn nhân
và gia đình năm 1986: cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng con (bao gồm nghĩa vụ
nuôi dƣỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi
mình), các con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ. Nghĩa
vụ nuôi dƣỡng giữa cha mẹ -con là nghĩa vụ pháp lý đồng thời nó còn mang
tính chất tình cảm tự nhiên. Trƣớc hết nghĩa vụ này đƣợc thực hiện một c
ác
htự
giác đối với cả cha mẹ cũng nhƣ đối với các con. Ngoài ra, Luật Hôn nhân và
gia đình năm 1986 cũng đã đề cập tới vấn đề nuôi con nuôi. Theo đó, giữa
ngƣời nuôi và con nuôi có những nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con quy
định ở các Điều từ 19 đến 25 của Luật.
Đối với mối quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình, Luật Hôn
nhân và gia đình 1986 cũng đã quy định nhƣ sau:“Ông, bà có nghĩa vụ nuôi
dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không còn cha
mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
bà không còn con. Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau trong trường
hợp không còn cha mẹ”[25, Điều 27].
Trong trƣờng hợp vợ chồng ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp
dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình. Khoản cấp dưỡng
và thời gian cấp dưỡng do hai bên thoả thuận. Nếu hai bên không thoả thuận
được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định. Khi hoàn cảnh thay đổi, người
được cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng có thể yêu cầu sửa đổi mức hoặc
thời gian cấp dưỡng. Nếu người cấp dưỡng kết hôn với người khác thì không
được cấp dưỡng nữa[25, Điều 42]. Quy định này là sự kế thừa quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình 1959 về cấp dƣỡng khi vợ chồng ly hôn nhƣng có
sự tiến bộ hơn khi quy định ngƣời đƣợc cấp dƣỡng hoặc ngƣời phải cấp
dƣỡng có thể yêu cầu sửa đổi mức hoặc thời gian cấp dƣỡng. Điều này là phù
hợp với tình hình thực tế, bởi lẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của
ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng và nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc cấp dƣỡngmà
thỏa thuận mức và thời gian cấp dƣỡng. Bởi vì, trong cuộc sống ngƣời phải
cấp dƣỡng cũng có thể gặp hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu hoặc trải qua một
thời gian cuộc sống của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng đƣợc cải thiện, họ khôngcòn
nhu cầu nhận mức cấp dƣỡng đó. Khi đó, việc thay đổi mức và thời gian cấp
dƣỡng là điều hợp lý, có thể bảo đảm nhu cầu sống thiết yếu của hai bên.
Ngoài ra, khi vợ chồng mà ly hôn thì ngƣời không trực tiếp nuôi con
phải đóng góp phí tổn cấp dƣỡng nuôi con theo quy định của pháp luật. Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định:
Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con
và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hoãn hoặc lẩn
tránh việc đóng góp, thì Toà án nhân dân quyết định khấu trừ vào thu nhập
hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Vì lợi ích của con, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ con hoặc mức
đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con[25, Điều 45].
Luật Hôn nhân và gia đình 1986 cũng chỉ đề cập tới vấn đề đóng góp phí tổn
nuôi dưỡng nhƣ các quy định cũ trƣớc đây.
Nhƣ vậy, cũng giống nhƣ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 mặc d
ù
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1968 có nhắc đến cụm từ “cấp dưỡng”
nhƣng vẫn chƣa có định nghĩa rõ ràng cấp dƣỡng là gì cũng nhƣ chƣa có q
u
y
định
một cách cụ thể về chế độ cấp dƣỡng, mức cấp dƣỡng, thời gian cấpdƣỡng.
Do đƣợc ban hành trong thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc,
phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cho nên qua hơn
10 năm thi hành bên cạnh những điểm tiến bộ Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 đã bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Vì vậy, xuất phát từ lý do trên, việc xây dựng và ban hành Luật hôn nhân và
gia đình mới là điều hoàn toàn cần thiết và phù hợp với đòi hỏi của xã hội và
phát triển của đất nƣớc.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đƣợc quốc hội khóa X thông qua
ngày 09 tháng 06 năm 2000 đã dành chƣơng thứ VI để quy định về việc cấp
dƣỡng một cách có hệ thống, đầy đủ và cụ thể. Đây là chƣơng mới đƣợc phát
triển từ Điều 43, Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Lần đầu tiên
khái niệm cấp dƣỡng đƣợc quy định một cách rõ ràng và cụ thể trong Luật
Hôn nhân và gia đình: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp
tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống
chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong
trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người
gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này[28,Điều 8].Luật Hôn
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
nhân và Gia đình năm 2000 đã cụ thể hoá, chi tiết hoá các quy định có tính
khái quát, chung chung của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, đặc biệt là
các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản của các thành viên trong gia
đình. Luật cũng đã mở rộng phạm vi quan hệ cấp dƣỡng, không chỉ có nghĩa
vụ cấp dƣỡng giữa vợ chồng khi ly hôn mà còn quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng
giữa các thành viên trong gia đình bao gồm cha, mẹ và con, giữa anh chị em
với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng. Nghĩa vụ
cấp dƣỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn cũng đƣợc quy định một cách
chặt chẽ, luật cũng quy định rõ những ngƣời có quyền yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ cấp dƣỡng, phƣơng thức thực hiện cấp dƣỡng và các trƣờng hợp
chấm dứt cấp dƣỡng.
Với những điểm mới quan trọng trên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 đã khắc phục đƣợc phần nào những thiếu sót của Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 1986 góp phần điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình theo hƣớng
tốt đẹp, duy trì những quan hệ truyền thống, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính
đáng của các thành viên trong gia đình.
1.1.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Trong điều kiện hiện nay, dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa đã phần nào ảnh hƣởng đến các quan hệ hôn nhân và gia
đình. Trong một số gia đình có biểu hiện xuống cấp về đạo đức thể hiện qua lối
sống thực dụng, ích kỷ, không quan tâm đến nhau. Điều đó đòi hỏi phải có
những quy định cụ thể đề cao trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình đối
với nhau, nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững và hạnh phúc của gia đình.
Với cách nhận nhìn gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng
con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con
ngƣời, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Vai trò của gia đình đối với xã
hội là vô cùng quan trong nên các chế đin
̣ h pháp luâṭ điêu
̀ chỉnh vấn đề không
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
những phải đáp ƣ
́ ng đƣợc điṇh hƣớng pháp luâṭ mà còn phải phù hơp với thƣc
tiên x ã hội . Luâṭ hôn nhân và giađình năm 2000 qua gần 15 năm ápdung
đƣợc coi là hành lang pháp lý quan tron g trong viêc kế thƣ
̀ a và phát huy chế
đô ̣hôn nhân và gia đình tốt đep của dân tôc ta . Tuy nhiên, đời sống vâṭ chất
cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân hiện nay phát triển không ngƣ
̀ ng trong khi
Luâṭ hôn nhân và gia đình năm 2000 đãbôc lô ̣nhiều bất câp , hạn chế…gây
khó khăn cho ngƣời dân cũng nhƣ cơ quan giải quyết các vấn đề liên quan
đến hôn nhân và gia đ ình. Chính vì vậy, viêc thay đổi luâṭ đã là môt điều tất
yếu để phù hơp với yêu cầu thƣc tiên . Luâṭ hôn nhân vàgia đình 2014 (có
hiêu lƣc từ ngày 1/1/2015) đã đƣợc Quốc hôi thông qua đã mang laị nhiều
điều tích cƣc và đổi mới trong vấn đề hôn nhân và gia đình này.
Ngoài các điểm mới khác, các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng có
những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Bên cạnh việc
hoàn thiện các quy định cũ liên quan đến nghĩa vụ cấp dƣỡng nhƣ sửa đổi, bổ
sung nghĩa vụ cấp dƣỡng của cha, mẹ đối với con - Điều 105 trên cơ sở Điều
56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung nghĩa vụ cấp
dƣỡng giữa anh, chị, em đƣợc quy định tại Điều 112 trên cơ sở Điều 58 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000,Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn
việc mở
rôn
g đốitƣơn g có quyền yêu cầu cấp dƣỡng . Nội dung này đƣợc quy
định tại Điều 109 và điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 50 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó, bổ sung nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa
cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Nhƣ vậy, quá trình phát triển của lịch sử xã hội với sự điều chỉnh tƣơng
ứng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình đã cho thấy bản chất thực
trạng và sự phát triển của đời sống gia đình, kinh tế, văn hóa ở mỗi thời kỳ
cũng nhƣ tƣ tƣởng chính sách, thái độ của nhà nƣớc và xã hội đối với các vấnđề
hôn nhân và gia đình. Từ đó cho thấy, để có một chế định về cấp dƣỡng
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
hoàn chỉnh phù hợp với thực tế xã hội phải trải qua quá trình lâu dài để chọn
lọc, nâng cao và hoàn thiện.
1.2. Lý luận chung về nghĩa vụcấp dƣỡng
1.2.1. Khái niệm nghĩa vụ cấp dưỡng
Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên xã hội, là
cái nôi nuôi dƣỡng, chăm sóc và phát triển nhân cách của con ngƣời. Xuất
phát từ quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dƣỡng, các thành viên trong
gia đình nhƣ: Ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em, cô, dì, chú, bác đƣợc gắn
kết bằng sợi dây tình cảm vô hình. Muốn gia đình yên ấm, hạnh phúc giữa các
thành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau. Sự quan tâm,
chăm sóc không chỉ tồn tại một cách tự nhiên mà còn là nhu cầu tất yếu về
mặt tình cảm và đạo đức và không thể mất đi vì bất cứ lí do gì. Đó vừa là
quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Tuy
nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dƣỡng cũng có thể thực hiện đƣợc.
Ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng không có điều kiện thực hiện việc nuôi dƣỡng
trong những hoàn cảnh nhất định nhƣ: họ phải đi công tác xa, phải chấp hành
hình phạt tù, bị bệnh nặng kéo dài, hay điển hình nhƣ trong trƣờng hợp vợ
chồng li hôn…. Trong những trƣờng hợp này để đảm bảo cuộc sống của
ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng đồng thời để thể hiện một phần nào đó sự quan tâm,
chăm sóc giữa ngƣời nuôi dƣỡng và ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng thì nghĩa vụ cấp
dƣỡng đƣợc đặt ra. Do vậy, nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia
đình có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp"tƣơng
thân, tƣơng ái" của dân tộc ta.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong công tác lập
pháp, Nhà nƣớc ta đã quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng trong các đạo luật. Tuy
nhiên, nhƣ đã tìm hiểu ở mục 1.1 thì vấn đề cấp dƣỡng đã đƣợc đề cập từ lâu
nhƣng phải đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì lần đầu tiên khái
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
niệm cấp dƣỡng mới đƣợc nhắc đến. Tiếp đến Luật Hôn nhân và gia đình n
ă
m
2014 ra đời tiếp tục giữ vững quan điểm của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 về khái niệm cấp dƣỡng nhƣ sau:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có
quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó
là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu
theo quy định của Luật này [32, Điều 3].
Nhƣ vậy, cấp dƣỡng bao giờ cũng là mối quan hệ giữa các cá nhân với
nhau, không thể có quan hệ cấp dƣỡng giữa hai tổ chức hoặc giữa tổ chức với
cá nhân. Trong đó, các bên bao gồm ngƣời cấp dƣỡng và ngƣời đƣợc cấp
dƣỡng có quan hệ rất gần gũi, thân thiết với nhau thể hiện ở một trong ba mối
quan hệ: quan hệ hôn nhân; quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng. Tuy
nhiên, nghĩa vụ cấp dƣỡng bao giờ cũng là loại quan hệ có điều kiện, tức là
không phải cứ các bên có một trong ba mối quan hệ kể trên là đƣơng nhiên
giữa các bên tồn tại nghĩa vụ cấp dƣỡng mà chỉ trong những trƣờng hợp cụ
thể thì mới phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng.
Tóm lại, có thể nói một cách tổng quát, nghĩa vụ cấp dƣỡng là sự biểu
đạt vật chất của tình đoàn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình, là
nghĩa vụ mà luật áp đặt đối với một thành viên gia đình phải giúp đỡ thành
viên khác về phƣơng diện vật chất khi họ không còn chung sống với nhau,
trong điều kiện thành viên đó sống trong tình trạng túng quẩn và không thể tự
mình giải quyết vấn đề ổn định cuộc sống vật chất của mình.
1.2.2. Đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng
Qua việc tìm hiểu khái niệm nghĩa vụ cấp dƣỡng, ta có thể thấy nghĩa
vụ cấp dƣỡng có những đặc điểm sau.
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Thứ nhất: Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong
gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên ba cơ sở đó là quan hệ
hôn nhân, huyết thống, nuôi dƣỡng. Cũng chính các quan hệ này là sợi dây liên
kết giữa các thành viên trong gia đình, là nền tảng cho những tình cảm cao đẹp
giữa các thành viên. Trong đó tinh thần tƣơng trợ, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là
yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của gia đình, đó cũng chính là
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Các thành viên này tồn tại trong mối quan hệ
gần gũi, gắn bó. Trong phạm vi quan hệ cấp dƣỡng, họ có quyền và nghĩa vụ
chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau, tƣơng trợ cho cuộc sống vật chất và tinh thần cho
ngƣời cần đƣợc cấp dƣỡng. Cũng chỉ trong phạm vi những quan hệ này, nghĩa
vụ cấp dƣỡng mới đƣợc phát sinh và đƣợc pháp luật bảo hộ: “Nghĩa vụ cấp
dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa
ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này” [32, Điều 107].
Thứ hai: nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với nhân thân của người có
nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như người được cấp dưỡng, không thể thay thế
bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Tính nhân thân của nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc thể hiện ở chỗ “không thể
thay thế” của nghĩa vụ này. Điều này có nghĩa là một khi nghĩa vụ này xuất
hiện, ngƣời phải cấp dƣỡng hay thậm chí ngƣời đƣợc cấp dƣỡng cũng không
đƣợc đơn phƣơng hoặc thoả thuận việc thay thế nghĩa vụ cấp dƣỡng bằng
nghĩa vụ khác. Bên có nghĩa vụ cấp dƣỡng không thể cam kết sẽ dùng nghĩa
vụ khác để thay thế, bù trừ nghĩa vụ cấp dƣỡng nhƣ là bồi thƣờng thiệt hại
hay phạt vi phạm; hoặc cũng không thể sử dụng chúng để làm cơ sở bảo đảm
cho những nghĩa vụ khác. Tính không thể thay thế của nghĩa vụ cấp dƣỡng là
sự kế thừa quy định tại Điều 385, 387 Bộ Luật Dân Sự 1995 và tại
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Điều379,381Bộ Luật Dân Sự 2005 về nghĩa vụ dân sự. Theo đó “Trong
trường hợp nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ
khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không
được thay thế bằng nghĩa vụ khác” [27, Điều 385] hay:
Nghĩa vụ dân sự không được bù trừ trong các trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp;
2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín;
3. Nghĩa vụ cấp dưỡng…[29, Điều 381]
Tính nhân thân của nghĩa vụ cấp dƣỡng còn đƣợc thể hiện ở đặc đ
i
ể
m
“không thể chuyển giao” của nghĩa vụ này. Nếu nhƣ một ngƣời có nghĩa vụ
cấp dƣỡng cho ngƣời khác thì không thể chuyển giao nghĩa vụ này cho ngƣời
thứ ba cấp dƣỡng thay cho mình, thậm chí ngay cả ngƣời đƣợc cấp dƣỡng
cũng không đƣợc chuyển giao quyền nhận cấp dƣỡng của mình cho ngƣời
khác vì nghĩa vụ cấp dƣỡng gắn liền với nhân thân của chủ thể trên cơ sở các
mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dƣỡng. Ví dụ: cha hoặc mẹ cấp
dƣỡng cho con khi ly hôn thì ngƣời con này không đƣợc chuyển giao quyền
nhận cấp dƣỡng cho bạn của mình. Tính không thể chuyển giao của nghĩa vụ
cấp dƣỡng là sự kế thừa quy định tại Điều 315 Bộ luật dân sự 1995 và Điều
309 Bộ luật dân sự 2005 về nghĩa vụ dân sự. Theo đó: “Bên có quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế
quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại,……” [29,
Điều 309].
Thứ ba: nghĩa vụ cấp dưỡng không những là nghĩa vụ mang tính nhân
thân thuần túy mà còn mang tính tài sản.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Bản chất của việc cấp dƣỡng là ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng phải chu
cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
ngƣời đƣợc cấp dƣỡng. Do đó, tính tài sản của nghĩa vụ cấp dƣỡng thể hiện ở
chỗ: khi tham gia quan hệ cấp dƣỡng bên đƣợc cấp dƣỡng trƣớc hết phải
hƣớng tới việc thụ hƣởng một lƣợng vật chất nào đó [17]. Khi thực hiện nghĩa
vụ cấp dƣỡng, luôn có sự chuyển giao một phần lợi ích nhất định từ phía
ngƣời cấp dƣỡng sang ngƣời đƣợc cấp dƣỡng. Trƣờng hợp bên có nghĩa vụ
cấp dƣỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không thể thực hiện việc
cấp dƣỡng thì tuy nghĩa vụ cấp dƣỡng chƣa chấm dứt, nhƣng ý nghĩa thực tế
của nghĩa vụ này cũng hầu nhƣ không có bởi vì lợi ích tài sản của nghĩa vụ
không còn tồn tại. Tuy nhiên, nghĩa vụ cấp dƣỡng mang tính tài sản
song không mang tính đền bù ngang giá. Do yếu tố tình cảm gắn bó giữa các
chủ thể, nên nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc thực hiện một cách tự nguyện, không
tính toán đến giá trị tài sản đã cấp dƣỡng, không đòi hỏi ngƣời đƣợc cấp
dƣỡng sẽ phải hoàn lại một số tiền tƣơng ứng. Mặt khác, không phải lúc nào
nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng đặt ra, chỉ trong trƣờng hợp nhất định và với điều
kiện nhất định, nghĩa vụ cấp dƣỡng mới phát sinh. Vì vậy, quan hệ cấp
dƣỡng không mang tính đền bù tƣơng đƣơng, không có tính tuyệt đối và
không diễn ra đồngthời.
Thứ tư: nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong điều kiện nhất định.
Xét về bản chất, nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc đặt ra nhằm mục đích tƣơng
trợ cho các thành viên khác trong gia đình gặp khó khăn, thiếu thốn về
phƣơng diện vật chất, kinh tế. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thành viên nào
trong gia đình rơi vào hoàn cảnh không đầy đủ hoặc thiếu hụt về vật chất, làm
ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của họ thì nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc đặt r
a
mà nghĩa vụ cấp dƣỡng chỉ xuất hiện khi ngƣời đƣợc cấp dƣỡng không sống
chung với ngƣời cấp dƣỡng mà giữa họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
hoặc nuôi dƣỡng. Bên cạnh đó, ngƣời đƣợc cấp dƣỡng phải là ngƣời c
h
ƣ
a
thành niên, ngƣời đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có
tài sản để tự nuôi mình hoặc ngƣời gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định
của Luật.
Chính vì quan hệ cấp dƣỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia
đình trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dƣỡng nên sự chăm sóc,
giúp đỡ lẫn nhau giữa những ngƣời ruột thịt bên cạnh ý nghĩa vật chất còn là
nhu cầu tình cảm cần đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo sự gắn bó với nhau. Vì thế
các chủ thể cấp dƣỡng thực hiện nghĩa vụ chủ yếu trên cở sở tự nguyện và việc
thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng chính là làm tròn bổn phận của mình với gia đình.
Nếu nhƣ thành viên nào đó trong gia đình cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì
quyền và lợi ích của thành viên khác sẽ bị ảnh hƣởng. Do vậy, trong trƣờng
hợp này ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình [32, Điều 107].
Từ những phân tích trên và làm rõ khái niệm nghĩa vụ cấp dƣỡng, ta
thấy nghĩa vụ cấp dƣỡng với đặc thù về yếu tố tình cảm và tính truyền thống,
đạo lý cao đẹp đã sớm đƣợc pháp luật điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện,
đáp ứng kịp thời những nhu cầu của xã hội với những biến động của nền kinh
tế thì trƣờng đem lại.
1.2.3. Ý nghĩa của nghĩa vụ cấp dưỡng
Xuất phát từ mục đích của việc cấp dƣỡng là nhằm giúp ngƣời đƣợc
cấp dƣỡng có cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn cho nên nghĩa vụ cấp dƣỡng có
ý nghĩa vô cùng to lớn.
Trƣớc tiên, nghĩa vụ cấp dƣỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc củng
cố chức năng của gia đình. Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nƣớc thì gia đình Việt Nam có sự đan xen giữa yếu tố truyền
thống và hiện đại. Các chức năng cơ bản của gia đình nhƣ chức năng sinh sản,
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
tái sản xuất con ngƣời, chức năng kinh tế thông qua việc chăm sóc, đùm bọc
nhau giữa thành viên trong gia đình mà đƣợc duy trì. Nhờ vào quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng nên các thành viên gia đình
có tình yêu thƣơng,ý thứcvà trách nhiệm với nhau. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong
Luật Hôn nhân và gia đình đã góp phần củng cố chức năng của gia đình qua
việc một ngƣời có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để duy trì cuộc
sống thiết yếu của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật, khôngcó
khả năng lao động trong gia đình, là cơ sở pháp lí cần thiết để đảm bảo cho
con cái đƣợc nuôi dạy tốt trong những hoàn cảnh đặc biệt nhƣ cha mẹ li hôn
hoặc ngƣời mẹ sinh con ngoài giá thú… Nghĩa vụ cấp dƣỡng đã có đóng góp
đáng kể vào việc củng cố chức năng xã hội cơ bản của gia đình, giúp cho gia
đình hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng mà xã hội và tự nhiên giao cho mà
không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế đƣợc.
Ngoài ra, nghĩa vụ cấp dƣỡng còn góp phần tăng cƣờng sự gắn bó giữa
các thành viên trong gia đình, nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc
chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ em, ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật,….với quan điểm
dành những gì đẹp nhất cho trẻ em, tạo điều kiện cho ngƣời cao tuổi sống vui,
khỏe, có ích và ngƣời tàn tật đƣợc hòa nhập cùng cộng đồng. Nhờ đó quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình ngày càng đƣợc củng cố và gắn bó bền chặt.
Bên cạnh đó, các nghĩa vụ về cấp dƣỡng còn là cơ sở pháp lí nhằm gắn kết các
thành viên trong gia đình trong một cộng đồng trách nhiệm. Khi mà các giá trị
đạo đức bị thay đổi thì các quy phạm pháp luật sẽ là dây xích gắn kết các thành
viên trong gia đình với nhau, làm thức tỉnh ở họ ý thức trách nhiệm mà trƣớc hết
là trách nhiệm đối với những ngƣời có quan hệ gia đình.
Nghĩa vụ cấp dƣỡng còn có ý nghĩa trong việc giáo dục tƣ tƣởng, đạo
đức, lối sống của mọi thành viên trong xã hội. Các quy định trong nghĩa vụ
cấp dƣỡng có sự đan xen với các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán, truyền
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
thống gia đình. Các quy định đó thấm sâu vào tƣ tƣởng của ngƣời Việt Nam
và nhanh chóng trở thành xử sự chung của đông đảo ngƣời dân Việt Nam.
Qua đó giáo dục tinh thần “tƣơng thân tƣơng ái”, “lá lành đùm lá rách”, sự
đùm bọc sẻ chia khi gặp khó khăn, hoạn nạn không chỉ những ngƣời có quan
hệ gia đình mà phát triển rộng ra toàn xã hội. Nghĩa vụ cấp dƣỡng đã góp
phần tôn vinh các giá trị đạo đức truyền thống của ngƣời Việt Nam, thể hiện
tính nhân đạo trong pháp luật Việt Nam.
1.3. Phân biệt nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôidƣỡng
Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng và
nghĩa vụ nuôi dƣỡng. Xét dƣới góc độ luật học thì hai nghĩa vụ này có mối
quan hệ với nhau. Xuất phát từ mối quan hệ với nhau đó mà trong những điều
kiện nhất định hai nghĩa vụ này có thể thay thế cho nhau và cũng chính điều
đó khiến cho nhiều ngƣời nhầm lẫn cấp dƣỡng là nuôi dƣỡng và nuôi dƣỡng
là cấp dƣỡng [15].
Nhƣ chúng ta đã biết, nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng có
cùng chủ thể, đó là những ngƣời có mối quan hệ đặc biệt trong các quan hệ
huyết thống; quan hệ nuôi dƣỡng và quan hệ hôn nhân. Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 quy định tại các Điều 71, Điều 79, Điều 80; Điều 104, Điều
105, Điều 106 những ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng nhau bao gồm: Cha mẹ
và con; cha dƣợng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng; con dâu, con
rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; anh chị em với nhau; ông bà và cháu; cô, dì, chú,
cậu, bác ruột và cháu ruột. Bên cạnh đó, Điều 107 của Luật cũng quy định:
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em
với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác
ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. Ngoài ra, xét về điều kiện phát sinh
nghĩa vụ thì hai loại nghĩa vụ này cũng có nét tƣơng đồng đó là: một hoặc
nhiều ngƣời trong số những thành viên của gia đình không có khả năng để tự
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
nuôi mình. Không có khả năng tự nuôi mình bao gồm nhiều yếu tố nhƣ: ngƣời
chƣa thành niên, ngƣời đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động; ngƣời không có tài sản để tự nuôi mình mà
không có ngƣời nuôi dƣỡng.
Mặc dù, có những nét tƣơng đồng nhƣ trên nhƣng nghĩa vụ cấp dƣỡngvà
nghĩa vụ nuôi dƣỡng lại mang những đặc điểm khácbiệt.
Xét về khái niệm, khái niệm cấp dƣỡng đã đƣợc quy định khá chi tiết
tại khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và đƣợc làm rõ hơn
qua việc phân tích các đặc điểm tại mục 1.2.2. Còn nghĩa vụ nuôi dƣỡng tuy
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không đƣa ra một định nghĩa hay khái
niệm chính thức nào nhƣng nghĩa vụ nuôi dƣỡng cũng đƣợc nhắc đến khá
nhiều trong các điều luật. Trong từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn
ngữ học, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh thì nuôi là cho ăn uống chăm
sóc để duy trì và phát triển sự sống, chăm sóc để cho tồn tại và cho phát triển.
Còn dƣỡng là tạo điều kiện, thƣờng bằng cách cung cấp những thứ cần thiết
giúp cho (cơ thể yếu ớt) có thể duy trì và phát triển tốt hơn.
Xét về nội dung, nghĩa vụ nuôi dƣỡng có phạm vi rộng hơn cấp dƣỡng.
Nuôi dƣỡng là quan hệ thiên về tính chất tự nhiên, truyền thống đạo đức nhiều
hơn cho nên cha mẹ, con, anh chị em,… phải nuôi dƣỡng lẫn nhau bằng tất cả
những khả năng của mình có thể. Trong quan hệ nuôi dƣỡng thì ngƣời đƣợc
nuôi dƣỡng và ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng sống trong cảnh “giàu nghèo
có nhau” không lệ thuộc vào các điều kiện khác. Ví dụ: cha mẹ dù có khó
khăn, túng thiếu đến đâu cũng nuôi dƣỡng con cái của mình cho đến khi họ
trƣởng thành có thể tự lo cho cuộc sống của chính bản thân họ. Còn nghĩa vụ
cấp dƣỡng thì phải xét đến nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng,
khả năng kinh tế của ngƣời cấp dƣỡng. Nếu nhƣ ngƣời cấp dƣỡng gặp khó
khăn về phƣơng diện vật chất, thậm chí là không thể tự trang trải cuộc sống
của
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
mình thì chế độ cấp dƣỡng không còn ý nghĩa. Nếu nhƣ cha mẹ sinh con ra thì
phải có nghĩa vụ nuôi dƣỡng con tức là phải chu cấp cho con, đáp ứng các
nhu cầu thiết yếu của con trong việc ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh,…thì
nghĩa vụ cấp dƣỡng chỉ đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp cha mẹ không sống
cùng con hoặc cha mẹ sống cùng con nhƣng có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi
dƣỡng. Khi đó, họ phải thực hiện cấp dƣỡng cho con chƣa thành niên hoặc
con đã thành niên bị nhƣng không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình. Trƣờng hợp con đã thành niên không sống chung với cha,
mẹ có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho cha, mẹ không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình.
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định cấp dƣỡng là việc một
ngƣời có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của ngƣời “không sống chung” với mình. Đây chính là điểm mấu chốt để phân
biệt nghĩa vụ nuôi dƣỡng và nghĩa vụ cấp dƣỡng. Nếu trong quan hệ nuôi dƣỡng,
ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng và ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng sống chung với nhauthì
ngƣợclạitrong quanhệ cấpdƣỡng ngƣờiđƣợccấpdƣỡng và ngƣờiphải c
ấ
p
dƣỡng
không sống chung với nhau. Vấn đề đặt ra là cần hiểu thế nào là “sống chung”
và thế nào là “không sống chung”. Theo Thạc sỹ Ngô Thị Hƣờng trong bài “Mối
quan hệ giữa nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng trong Luật hôn nhân
và gia đình” đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 4/2005 thì hiện nay có
ba quan điểm khác nhau về “sống chung” nhƣ sau:
Quan điểm thứ nhất: Những ngƣời sống chung là những ngƣời có cùng
nơi đăng kí hộ khẩu thƣờng trú.
Quan điểm thứ hai: Chỉ coi là sống chung khi họ cùng sinh sống
thƣờng xuyên dƣới một mái nhà và không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu
thƣờng trú.
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Quan điểm thứ ba: Việc xác định thế nào là những ngƣời sống chung
với nhau không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu thƣờng trú hoặc tạm trú
mà căn cứ vào nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu vật chất hằng ngày của họ.
Do đó những ngƣời đƣợc coi là sống chung khi họ có cùng quỹ tiêu dùng.
Từ những quan điểm khác nhau về “sống chung”, học viên cho rằng
quan điểm thứ ba đầy đủ và sát nghĩa hơn cả. Bởi lẽ, quan điểm thứ nhất và
thứ hai đều có những điểm không hợp lý. Xét quan điểm thứ nhất ta thấy:
trong thực tế có rất nhiều trƣờng hợp những ngƣời có cùng nơi đăng kí hộ
khẩu thƣờng trú nhƣng lại không cùng ăn chung ở chung với nhau. Chẳng hạn
nhƣ cha mẹ sinh sống tại nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú nhƣng con cái lại
thoát ly đi làm việc ở những nơi khác, hay vợ chồng kết hôn đăng ký hộ khẩu
thƣờng trú tại quê nhà nhƣng làm việc và sinh sống tại Hà Nội,…. Còn nếu
theo quan điểm thứ hai thì cũng bất hợp lý, bởi vì vẫn tồn tại trƣờng hợp các
thành viên trong gia đình cùng sinh sống dƣới một mái nhà nhƣng lại không
ăn chung nhƣ việc cha mẹ cho con ăn riêng trong khi họ vẫn cùng ở chung
một nhà với nhau.
Nhƣ vậy, theo quan điểm thứ ba, thì những ngƣời “ không sống chung”
là những ngƣời không có quỹ tiêu dùng chung. Điều đó có nghĩa là khi xem
xét một quan hệ có phải là quan hệ cấp dƣỡng hay quan hệ nuôi dƣỡng cần
xác định giữa các chủ thể này có quỹ tiêu dùng chung hay không? Khi họ
không có quỹ tiêu dùng chung thì quan hệ giữa họ là quan hệ cấp dƣỡng. Tuy
nhiên, chúng ta cũng phải lƣu ý đến một trƣờng hợp đặc biệt đó là ngày n
a
y
trong nhiều gia đình các thành viên không có quỹ tiêu dùng chung nhƣng vẫn
đƣợc coi là sống chung. Có thể thấy rằng đây là kiểu gia đình hiện đại, khi mà
các thành viên đều có thu nhập riêng tự đảm bảo cho cuộc sống của bản thân
và họ đồng ý với nhau rằng không nhất thiết phải hình thành quỹ tiêu dùng
chung cho cả gia đình. Do đó, theo học viên việc hiểu nhƣ thế nào là “sống
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
chung” và “không sống chung” nhƣ quan điểm thứ ba vẫn là đầy đủ và sát
thực nhất.Điều này đảm bảo cho việc phân biệt giữa cấp dƣỡng và nuôi dƣỡng
đƣợc chính xác.
Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng ranh giới để xác định đâu là nghĩa
vụ cấp dƣỡng đâu là nghĩa vụ nuôi dƣỡng khá mờ nhạt và khó khăn. Tuy vậy,
không phải vì khó mà chúng ta có thể đánh đồng hai khái niệm cấp dƣỡng và
nuôi dƣỡng là một. Cần phải xác định khi nào thì nghĩa vụ cấp dƣỡng phát
sinh, khi nào thì nghĩa vụ nuôi dƣỡng phát sinh để đảm bảo quyền lợi cho các
chủ thể trong quan hệ đó. Đặc biệt là những chủ thể chƣa thành niên, hoặc đã
thành niên nhƣng không có khả năng lao động, không có tài sản nuôi mình.
1.4. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong Luật một số nƣớc trên thếgiới
1.4.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật Anh
Nghĩa vụ cấp dƣỡng không chỉ là vấn đềquan trọng và cần thiết trong
hệ pháp luật Việt Nam mà trong hệ thống pháp luật của các nƣớc phát triển
khác nó cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm.
Trong hệ thống pháp luật của Anh thì nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng đƣợc
quy định khá rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta không tìm thấy khái niệm thế nào
là cấp dƣỡng trong hệ thống pháp luật nƣớc Anh.Pháp luật Anh quy định
rằng vợ, chồng có nghĩa vụ pháp lý phải hỗ trợ ngƣời kia. Nếu ngƣời vợ
hoặc chồng không hỗ trợ cho ngƣời kia và cả hai vẫn đang sống chung thì
một bên có thể yêu cầu Tòa án ban hành phán quyết yêu cầu vợ hoặc chồng
hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu một ngƣời sống chung mà không kết hôn với ngƣời
khác thì không một bên nào có nghĩa vụ pháp lý phải hỗ trợ tài chính cho bên
kia trừ trƣờng hợp có con cái. Do đó, nghĩa vụ cấp dƣỡng ở đây đƣợc hình
thành khi có mối quan hệ vợ chồng trên cơ sở của pháp luật, việc này đồng
nghĩa là nếu nhƣ không có kết hôn thì cấp dƣỡng không xảy ra.
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Pháp luật Anh cũng quy định khi ly hôn, vợ, chồng có thể phải tiếp tục
hỗ trợ cho nhau nếu cả hai có thỏa thuận pháp lý hoặc nếu có phán quyết của
tòa án. Tuy nhiên, nếu vợ, chồng có thể thỏa thuận rằng, không một bên nào
sẽ hỗ trợ cho bên kia thì vấn đề cấp dƣỡng cũng sẽ không đƣợc đặt ra.Cấp
dƣỡng giữa vợ chồng phát sinh khi thu nhập hoặc tài sản của một bên không
đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày, ví dụ họ có thu nhập thấp hơn ngƣời kia
hoặc không làm việc trong suốt một khoảng thời gian hay toàn bộ thời gian
của cuộc hôn nhân và không có khả năng ngay lập tức trở nên độc lập khi ly
hôn.Không có công thức đặt ra để tính toán phí cấp dƣỡng giữa vợ chồng nhƣ
trong trƣờng hợp cấp dƣỡng cho con cái. Do đó, khi xác định mức độ cấp
dƣỡng, cần cân nhắc ràng buộc về mặt tài chính hàng ngày của các bên, bao
gồm mọi nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con cái, cũng nhƣ làm cách nào thực hiện
đƣợc nghĩa vụ này với nguồn tài chính hiện có.
Trong trƣờng hợp vợ chồng ly hôn thì phƣơng thức cấp dƣỡng giữa v
ợ
chồng luôn đƣợc chi trả trên cơ sở hàng tháng hoặc trong một khoảng thời
gian xác định (theo năm) hoặc trong suốt phần đời còn lại của các bên. Đa
phần, thời gian cấp dƣỡng giữa vợ và chồng là cấp dƣỡng có thời hạn. Tòa án
có thể ra phán quyết cấp dƣỡng trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn
nhƣ 2 hoặc 5 năm khi phù hợp để cho phép ngƣời đƣợc cấp dƣỡng chuyển
sang độc lập về tài chính, ví dụ nhƣ bằng cách đào tạo lại hoặc đi làm trở lại
sau khi nuôi nấng con cái. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp khi hôn nhân đang tồn
tại mà một ngƣời đã nghỉ việc trong nhiều năm để nuôi nâng con cái thì tòa án
có thể ra phán quyết cấp dƣỡng trên cơ sở suốt đời. Trƣờng hợp này đƣợc
gọi là cấp dƣỡng cho phần đời chung. Cấp dƣỡng giữa vợ chồng chấm dứt
nếu bên nhận cấp dƣỡng tái hôn hoặc một trong hai bên qua đời. Cấp dƣỡng
giữa vợ chồng không tự động chấm dứt khi khi ngƣời nhận cấp dƣỡng sống
chung với ngƣời khác.Mỗi bên đều có thể đề nghị tòa án điều chỉnh phí cấp
dƣỡng
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
lên hoặc xuống, nếu có thay đổi về hoàn cảnh. Ví dụ, bên trả phí cấp dƣỡng
có thu nhập thay đổi và bên nhận phí cấp dƣỡng có thay đổi phù hợp và chính
đáng về nhu cầu tài chính hoặc thu nhập, dẫn đến không cần cấp dƣỡng hoặc
không cần nhiều phí cấp dƣỡng.
Luật pháp và chính sách của Anh coi việc cấp dƣỡng cho con cái luôn
là vấn đề trên hết. Pháp luật Anh quy định cha mẹ với trách nhiệm làm cha
mẹ có quyền lên tiếng trong quyết định quan trọng về cuộc sống của con cái,
chẳng hạn nhƣ chỗ ở, sức khỏe, giáo dục, tôn giáo, tên, tiền bạc và tài sản.
Trách nhiệm làm cha mẹ kéo dài cho tới khi con cái đƣợc 18 tuổi hoặc kết
hôn trong độ tuổi từ 16 đến 18. Và pháp luật nƣớc này cũng quy định những
ngƣời có trách nhiệm làmcha, mẹ là cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi. Xuất phát từ
trách nhiệm làm cha, mẹ mà pháp luật Anh quy định về vấn đề cấp dƣỡng cho
con nhƣ sau:
Cấp dƣỡng cho con đƣợc quy định ngay cả khi con còn sống chung với
cha mẹ thế nhƣng hệ thống pháp luật này không xen vào nguồn tài chính
trong gia đình của họ miễn là trẻ em đƣợc cung cấp ở một mức cơ bản và sẽ
không phải chịu đựng những thiệt hại gì. Cả cha và mẹ đều có trách nhiệm hỗ
trợ về mặt tài chính cho con cái. Ngƣời cha có trách nhiệm ngang nhƣ ngƣời
mẹ kể cả nếu không sống cùng ngƣời mẹ hay không có tên trên giấy khaisinh
của đứa trẻ.Cha, mẹ kết hôn đồng tính đều có trách nhiệm hỗ trợ về mặt tài
chính cho con cái nếu là chamẹ hợp pháp của đứa trẻ.
Khi cuộc sống vợ chồng có sự thay đổi nhƣ ly hôn thì đứa trẻ buộc phải
sống chung với cha hoặc mẹ thì lúc này pháp luật mới xen vào đòi quyền cấp
dƣỡng cho trẻ để đảm bảo đƣợc nhu cầu cơ bản. Thế nhƣng chỉ áp dụng cho
việc đòi quyền lợi cho đứa trẻ mà không can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tƣ
của họ vì đây là một trong khía cạnh pháp luật nƣớc Anh đặt trên sự bảo hộ về
cuộc sống riêng tƣ của gia đình họ. Ở Anh tồn tại một khái niệm gọi là
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
“Family-based arrangements”, tạm dịch là "Thỏa thuận dựa vào gia đình".
Thỏa thuận dựa vào gia đình là cách riêng tƣ để bố trí cấp dƣỡng cho con cái.
Cha mẹ tự bố trí mọi thứ và không ai khác phải tham gia. Cách này linh hoạt
và có thể thay đổi nếu tình huống thay đổi. Cha mẹ sẽ thống nhất về lƣợng
tiền sẽ cấp dƣỡng và thời điểm sẽ thực hiện chi trả. Không có hồ sơ chính
thức, nhƣng cha mẹ có thể viết thỏa thuận thành giấy trong trƣờng hợp sau
này có bất đồng. Ví dụ, cả cha và mẹ đều đồng ý rằng ngƣời cấp dƣỡng sẽ chi
trả một phần thu nhập của mình cho những thứ nhƣ đồng phục đến trƣờng
thay vì đƣa tiền, một khoản tiền cố định đƣợc đặt ra và gửi trực tiếp cho
ngƣời nuôi con. Thỏa thuận dựa vào gia đình này không ràng buộc về mặt
pháp lý.
Cấp dƣỡng cho con cái là hỗ trợ về mặt tài chính đối với chi phí sinh
hoạt hàng ngày của con cái khi bố mẹ chia tay. Tuy nhiên, cấp dƣỡng chocon
cái chỉ dành cho những đứa trẻ thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
Dƣới 16 tuổi;
Dƣới 20 tuổi và vẫn đang học toàn thời gian;
Dƣới 20 tuổi và đang sống cùng bố hoặc mẹ ngƣời đã đăng ký Trợ c
ấ
p
nuôi con cho họ.
Với quy định nhƣ trên thì thời điểm chấm dứt chi trả cấp dƣỡng cho
con cái sẽ kết thúc khi đứa trẻ đến 16 tuổi (hoặc 20 tuổi nếu vẫn đang học
toàn thời gian tới cấp A hoặc tƣơng đƣơng); đứa trẻ không còn đủ điều kiện
để nhận Trợ cấp nuôi con; bên nhận tiền cấp dƣỡng không còn là ngƣời chăm
sóc chính cho đứa trẻ; bên nhận tiền cấp dƣỡng không muốn nhận nữa; ngƣời
có nghĩa vụ cấp dƣỡng là bố hoặc mẹ qua đời; bên trả tiền cấp dƣỡng đủ điều
kiện hƣởng “nil rate” (mức 0), ví dụ bên trả tiền cấp dƣỡng là học sinh hoặc
tù nhân. Nếu bên trả tiền cấp dƣỡng thôi không đủ điều kiện hƣởng “nil rate”
(mức 0), khoản thanh toán sẽ tự động bắt đầu trở lại. Bên nhận tiền không cần
đăng ký lại để nhận tiền cấp dƣỡng cho con cái.Khi cấp dƣỡng cho con cái
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
chấm dứt, mọi khoản tiền chƣa trả tính tới thời điểm đó phải đƣợc chi trả.
Các khoản tiền đó đƣợc gọi là “khoản chƣa trả/khất lại” [33].
Tuy nhiên, trong pháp luật nƣớc Anh chúng ta không tìm thấy việc cấp
dƣỡng cho con ngoài giá thú và quan hệ cấp dƣỡng nhƣ giữa Ông bà- cháu;
giữa anh chị- em cũng không đƣợc nhắc đến trong bất kỳ điều khoản nào.
1.4.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật Hàn Quốc
Khác với nƣớc ta, ở Hàn Quốc không tồn tại một bộ luật riêng về hôn
nhân và gia đình mà các quan hệ hôn nhân gia đình đƣợc quy định tại Phần 5
trong Bộ Luật dân sự với tên gọi là Luật Gia đình.
Tìm hiểu Phần 5 – Luật Gia đình của Hàn Quốc ta thấy nghĩa vụ cấp
dƣỡng đƣợc quy định khá rõ ràng. Pháp luật quy định rõ hai chủ thể của quan
hệ cấp dƣỡng là đối tƣợng cấp dƣỡng và đƣợc cấp dƣỡng. Tuy nhiên, khác
với pháp luật nƣớc ta, pháp luật nƣớc này gọi chung ngƣời có nghĩa vụ cấp
dƣỡng là “ngƣời lao động” có thu nhập. Tùy thuộc vào mối quan hệ với các
thành viên còn lại trong gia đình mà ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc xác
định cụ thể. Pháp luật Hàn Quốc cũng dự vào yếu tố huyết thống là một trong
những điều kiện phát sinh quan hệ cấp dƣỡng. Khoản 1 Điều 974 Bộ Luật
dân sự có quy định những ngƣời có quan hệ huyết thống trong phạm vị ba đời
có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho nhau. Theo đó, đối tƣợng đƣợc cấp dƣỡng bao
gồm: vợ/chồng của ngƣời lao động, bố mẹ, ông bà, cụ ông, cụ bà và anh chị
em ruột của ngƣời lao động. Cô, dì, chú, bác,…không thuộc phạm vi đối
tƣợng đƣợc cấp dƣỡng. Ngoài ra con cái, cháu, chắt của ngƣời lao động
cũng đƣợc pháp luật quy định nằm trong phạm vi đối tƣợng đƣợc cấp dƣỡng.
Trong Bộ luật dân sự Hàn Quốc cần chú ý một điểm đó là vợ và chồng
có thể coi là có vị trí ngang nhau. Vì thế bố mẹ của vợ/chồng của ngƣời lao
động (bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng), anh chị em ruột của vợ/chồng của
ngƣời lao động đều là đối tƣợng đƣợc cấp dƣỡng. Luật cũng quy định
Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx

NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOTCăn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.docThừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc - lý luận...
Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc -  lý luận...Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc -  lý luận...
Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc - lý luận...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docxHậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docxQuyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di ChúcKhoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.docƯu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docxChuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docxĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.docLuận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docxĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx (20)

NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
 
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOTCăn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
 
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.docThừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
 
Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc - lý luận...
Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc -  lý luận...Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc -  lý luận...
Thừa kế và giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế theo di chúc - lý luận...
 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
 
Đề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đề Tài Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docxHậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
 
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docxQuyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di ChúcKhoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
 
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
 
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.docƯu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
 
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
 
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docxChuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
 
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docxĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
 
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.docLuận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
Luận Văn Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Và Chồng Theo Luật Hôn Nhân.doc
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docxĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ THU HUYỀN NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN N HÂ N VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ THU HUYỀN NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN N HÂ N VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bính Hà nội
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Hoàng Thị Thu Huyền
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Lời cam đoan Trang Mục lục MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH................................................................ 6 1.1. Lịch sử phát triển của nghĩa vụ cấp dƣỡng................................................. 6 1.1.1. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam trƣớc năm 1959............. 6 1.1.2. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1959 đến năm 1986 13 1.1.3. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 17 1.1.4. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 2000 đến nay.20 1.2. Lý luận chung về nghĩa vụ cấp dƣỡng...................................................... 22 1.2.1. Khái niệm nghĩa vụcấp dƣỡng.............................................................. 22 1.2.2. Đặc điểm của nghĩa vụ cấp dƣỡng ........................................................ 23 1.2.3. Ý nghĩa của nghĩa vụcấp dƣỡng........................................................... 27 1.3. Phân biệt nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng............................ 29 1.4. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong Luật một số nƣớc trên thế giới....................... 33 1.4.1. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong hệ thống pháp luật Anh............................... 33 1.4.2. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong hệ thống pháp luật Hàn Quốc..................... 37 CHƢƠNG 2: NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 ................................................................................................... 40 2.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng .................................................. 40 2.2. Mức cấp dƣỡng ........................................................................................ 46 2.3. Phƣơng thức thực hiện cấp dƣỡng............................................................ 49 2.4. Các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng trong các trƣờng hợp cụ thể .......... 54
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.4.1. Các trƣờng hợp cấp dƣỡng đặc biệt....................................................... 54 2.4.2. Nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình....................... 59 2.5. Chấm dứt nghĩa vụcấp dƣỡng ................................................................. 75 2.6. Ngƣời có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng .......................... 80 2.7. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng................................................... 82 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC THI NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNHVỀ NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNG CÙNG NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ.... 85 3.1. Thực tiễn thực thi nghĩa vụ cấp dƣỡng theo quy định của luật năm2014...... 85 3.2. Một số vƣớng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về nghĩa vụcấp dƣỡng ......................................................................................... 87 3.3. Những khuyến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụcấpdƣỡng.................................................................................................... 94 KẾT LUẬN................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 101
  • 6. 1 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xƣa tới nay, gia đình luôn luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của một đất nƣớc.Bác Hồ đã dạy “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [15, tr. 251].Tuy nhiên, hiện nay, song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa thúc đẩy xã hội hóa và hiện đại hóa lối sống, đạo đức của các thành viên trong xã hội thì luôn luôn tồn tại những ảnh hƣởng tiêu cực đến lối sống, đạo đức của rất nhiều gia đình, điều đó dẫn đến việc các vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình ngày càng phổ biến. Trong một số gia đình đã bắt đầu có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, thể hiện qua lối sống thực dụng, ích kỷ, không quan tâm đến nhau. Trong khi đó gia đình là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con ngƣời, là tập hợp đặc biệt của một số thành viên nhỏ trong xã hội đƣợc gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dƣỡng. Với tƣ cách là thành viên trong gia đình, trong mối quan hệ của họ với nhau thì điều gắn bó trƣớc hết là tình cảm. Bình thƣờng khi những ngƣời này sống chung thì họ có nghĩa vụ, bổn phận nuôi dƣỡng nhau thông qua việc cùng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chăm lo cuộc sống gia đình nhƣng vì một số lý do nhất định họ không cùng sống chung nên họ không thể chăm sóc, nuôi dƣỡng, chia sẻ. Khi đó ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách đóng góp tiền hoặc tài sản khác để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng. Nhƣ vậy, việc nuôi dƣỡng đƣợc thực hiện dƣới một phƣơng thức khác đó là nghĩa vụ cấp dƣỡng. Cấp dƣỡng là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nƣớc ta và vấn đề này ngày càng nhận đƣợc sự chú ý của
  • 7. 2 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com cộng đồng. Việc cấp dƣỡng nhằm đảm bảo cho ngƣời đƣợc cấp dƣỡng đƣợc hƣởng sự quan tâm, chăm sóc về vật chất và tinh thần, đảm bảo cho ngƣời đƣợc cấp dƣỡng có đủ điều kiện tồn tại và phát triển. Nó còn thể hiện sự thƣơng yêu, đoàn kết của mọi ngƣời quan tâm lẫn nhau và góp phần ổn định xã hội. Để củng cố sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, chế định cấp dƣỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật, từ sự vô trách nhiệm của ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng hoặc có thể do các quy định của pháp luật về chế định này chƣa đầy đủ cho nên các vi phạm về nghĩa vụ cấp dƣỡng còn xẩy ra rất nhiều. Trong khi đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời với nhiều điểm mới về nghĩa vụ cấp dƣỡng mới chỉ có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về vấn đề này và thực tiễn thực thi là điều rất quan trọng và cần thiết. Với mục đích nghiên cứu sâu cả lý luận và thực tiễn thực thi đồng thời có sự so sánh với pháp luật nƣớc ngoài về vấn đề này để có thể đƣa ra những giải pháp thích hợp cho những quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng, học viên chọn đề tài “Nghĩa vụ cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuđề tài Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mới chỉ đi vào thực tiễn đời sống một thời gian ngắn. Mặc dù, các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc kếthừa từ những văn bản trƣớc đây nhƣng những quy định mới thậm chí là cảcác quy định cũ vẫn chƣa thực sự đƣợc hoàn thiện. Việc hoàn thiện pháp luật về Hôn nhân và gia đình nói chung và nghĩa vụ cấp dƣỡng nói riêng là vấn đề lâu dài, đòi hỏi sự nghiên cứu sâu và rộng hơn. Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn, mục đích của đề tài là làm sáng tỏ vấn đề chung về nghĩa vụ cấp
  • 8. 3 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình. Đồng thời, hiểu thêm một phần nào đó hệ thống pháp luật của một số nƣớc khác về vấn đề này. Qua đó, chỉ ra những tồn tại, vƣớng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dƣỡng để từ đó đƣa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Giúp cho ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng tránh đƣợc các trƣờng hợp vi phạm nghĩa vụ cấp dƣỡng và có thể thực hiện tốt hơn nữa nghĩa vụ của chính mình đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ những ngƣời có nhiệm vụ thực thi pháp luật giải quyết vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả hơn. Xuất phát từ những mục đích nêu trên mà đề tài nghiên cứu có những nhiệm vụ sau đây: Nghiên cứu những vấn đề chung về nghĩa vụ cấp dƣỡng làm sáng tỏ các trƣờng hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng, các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ cấp dƣỡng nhƣ mức cấp dƣỡng, phƣơng thức cấp dƣỡng… tập trung v à o những quy định tiến bộ của luật hiện hành so với những văn bản pháp luật trƣớc đó. Qua đó, khẳng định vai trò và ý nghĩa của nghĩa vụ này trong lýluận và thực tiễn. Nghiên cứu các quy định của pháp luật một vài nƣớc trên thế giới để từ đó có cái nhìn khách quan hơn trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, đề tài còn phân tích một số hạn chế, vƣớng mắc còn tồn tại trong quá trình vận hành và áp dụng pháp luật về nghĩa vụ cấp dƣỡng, từ đó trình bày hƣớng hoàn thiện thông qua việc đƣa ra các khuyến nghị cụ thể. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Nghĩa vụ cấp dƣỡng.
  • 9. 4 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu xoay quanh vấn đề về nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đồng thời tìm hiểu sơ lƣợc những quy định trƣớc đây cũng nhƣ các quy định trong pháp luật của một số nƣớc về vấn đề này. Từ đó, tìm ra đƣợc sự kế thừa và phát triển các quy định về vấn đề nghĩa vụ cấp dƣỡng của pháp luật hiện hành. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về Nhà nƣớc và Pháp luật, về hôn nhân và gia đình. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê. 5. Tổng quan tài liệu Từ lâu các vấn đề xung quanh nghĩa vụ cấp dƣỡng đã đƣợc các nhà khoa học, giảng viên, học viên luật quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Rất nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này nhƣ: “Chế định cấp dƣỡng trong luật hôn nhân và gia đình - vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học của Ngô Thị Hƣờng năm 2006”; “Cấp dƣỡng theo pháp luật Việt Nam, Tác giả Thu Anh, Nhà xuất bản Tƣ pháp năm 2006”; “Cấp dƣỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ của Lê Tuyết Nhung năm 2014;….. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có hiệu lực, thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Do đó, các quy định về nghĩa vụ nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng có những thay đổi đáng kể, xuất hiện nhiều điểm mới cần phải tìm hiểu, nghiên cứu. Chính vì vậy, để có thể tìm hiểu, nghiên cứu đề tài trên cần phải khai thác, kế thừa một số dạng tài liệu nhƣ: Những tài liệu, bài giảng, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học đã có về nghĩa vụ cấp dƣỡng; Các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng trong thời gian qua;
  • 10. 5 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng của một số nƣớc trên thế giới. 6. Địa điểm nghiên cứu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Tính mới và đóng góp của đề tài Hiện nay, ngoài các công trình cứu khoa học đề cập tới vấn đề nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật cũ về Hôn nhân và gia đình thì chƣa có công trình nghiên cứu tổng quan nào về vấn đề này. Có chăng chỉ dừng lại ở các bài viết mang tính chất phân tích các điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong đó có nghĩa vụ cấpdƣỡng. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhànƣớc trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chƣơng với kết cấu nhƣ sau: Chƣơng 1: Lý luận chung về nghĩa vụ cấp dƣỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình Chƣơng 2:Nghĩa vụ cấp dƣỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Chƣơng 3: Thực tiễn thực thi nghĩa vụ cấp dƣỡng và những hạn chế trong áp dụng pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cấp dƣỡng cùng những khuyến nghị cụ thể
  • 11. 6 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƢỠNGTHEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1.1. Lịch sử phát triển của nghĩa vụ cấp dƣỡng 1.1.1. Nghĩa vụcấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam trước năm 1959 Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng luật pháp, sức mạnh của nhà nƣớc thể hiện thông qua sức mạnh của pháp luật. Không có nhà nƣớc nào không ban hành pháp luật. Ngƣợc lại, luật pháp do nhà nƣớc đặt ra, luật pháp không đứng tách rời với nhà nƣớc. Khi nói về luật pháp là nói về luật pháp của thể chế nhà nƣớc nhất định nào đó. Do đó, trong mỗi thời kỳ khác nhau của lịch sử, pháp luật đều luôn có sự thay đổi phù hợp với sự biến đổi của xã hội. Từ thời nhà Lý và nhà Trần, nền luật pháp đã phát triển hơn nhiều so với các triều đại trƣớc đó, phải kể đến các bộ luật nhƣ: Hình - Thƣ (năm Nhâm Ngọ - 1042), Quốc triều thông chế (năm Canh Dần - 1230) và Hình Luật thƣ (năm Tân Tỵ - 1341). Tuy nhiên, các đạo luật này đã bị thất lạc trong các cuộc chiến chống xâm lƣợc phƣơng Bắc. Tiêu biểu cho pháp luật thời phong kiến còn lại cho đến ngày nay là các đạo luật đƣợc ban hành dƣới triều Lê và triều Nguyễn. Trong đó, dƣới triều Lê, một số văn bản pháp luật còn đƣợc giữ lại là Quốc triều hình luật (ban hành vào khoảng cuối thế kỉ thứ 15 dƣới đời vua Lê Thánh Tông), Hồng Đức thiện chính thƣ (ghi chép lại nhiều điềulệ đƣợc ban hành dƣới triều vua Lê Thánh Tông cùng nhiều bản án thời kì đó), Thiên nam dƣ hạ tập (năm 1483).... và dƣới triều Nguyễn có Hoàng Việt luật lệ ban hành dƣới đời vua Gia Long (năm 1815). Trong các đạo luật kể trên, vấn đề cấp dƣỡng đã đƣợc tiếp cận nhƣng mới chỉ ở bƣớc sơ khai. Dƣới triều Lê, nho học đang ở giai đoạn thịnh vƣợng nhất, Nho giáo đƣợc đề cao nhƣ hệ tƣ tƣởng chính thống của Nhà nƣớc. Do đó, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hƣởng sâu sắc tƣ tƣởng của Khổng Tử và Mạnh Tử. Các quan hệ gia đình đƣợc Nho giáo coi trọng, các quy định của pháp luật về gia
  • 12. 7 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com đình liên quan mật thiết đến quyền lợi của quốc gia. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã khẳng định: “Vua tôi, cha con, vợ chồng là ba cƣơng lớn trong đạo luân lý của ngƣời, ngoài ra không có gì lớn hơn” [16, tr.190]. Trên nền tƣ tƣởng đ ó , trong sách Hồng Đức thiện chính thƣ đã ghi rõ: “Làm ngƣời phải coi trọng sự giáo dƣỡng, cha hiền con hiếu làm đầu. Làm cha mẹ ngƣời ta, phải cấp dƣỡng cho cơm áo, không nên vì đứa con một buổi sớm dỗi không ăn, mà cha mẹ giận đổ bỏ đi” hay “Làm ngƣời con thì phải kính nuôi cha mẹ, không đƣợc hiềm vì nỗi nghèo khó mà để đến nỗi bội nghĩa cha mẹ. Trái lệnh thì phải chiếu pháp luật mà luận tội, để cho đƣợc chọn thâm tình đối với hai thân” [7, Điều 161]. Con cái phải hết sức thành kính, vâng lời và phụng dƣỡng cha mẹ. Đó chính là đạo hiếu, là nhân tố đạo đức cốt lõi của nho giáo. Trong các sắc luật của nhà vua về đạo đức xã hội và gia đình thì sau chữ trung với vua đạo hiếu đứng ở hàng thứ hai. Chính vì vậy mà trong điều thứ hai của Quốc triều hình luật quy định về mƣời tội ác thì trong đó có tội bất hiếu. Một trong những hành vi của tội bất hiếu là nuôi nấng cha mẹ thiếu thốn hoặc không săn sóc, phụng dƣỡng cha mẹ. Chữ hiếu không bó hẹp trong phạm vi là nghĩa vụ của con đối với cha mẹ mà rộng hơn nữa đó là nghĩa vụ của con cháu đối với bề trên. Quốc triều hình luật đã quy định: "Con cháu trái lời dạy bảo và không phụng dƣỡng bề trên, mà bị ông bà, cha mẹ trình lên quan thì bị xử tội đồ làm khao đinh" [19, Điều 506]. Do chịu sự ảnh hƣởng rất lớn của thuyết nhân trị nên trong Quốc triều hình luật quy định của pháp luật cũng chính là quy tắc đạo đức, đó là sự đan xen giữa đạo đức và pháp luật. Cha mẹ chăm sóc, nuôi dƣỡng con; con phụng dƣỡng cha mẹ là một nghĩa vụ về đạo đức. Vì vậy, khi nghĩa vụ đó không đƣợc thực hiện một cách tự giác thì pháp luật quy định biện pháp trừng phạt thích đáng. Dƣới triều Nguyễn, nhà Nguyễn rất coi trọng pháp luật. Tuy nhiên, có thể nói rằng đây là thời kì suy thoái của nền pháp lí nƣớc ta. Các nhà soạn
  • 13. 8 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com thảo pháp luật đã quá tôn sùng nhà Thanh mà sao chép lại hầu nhƣ toàn bộ luật nhà Thanh. Bộ Hoàng Việt luật lệ đƣợc soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của vua và triều đình cho nên nội dung chủ yếu là hình luật và hình phạt đƣợc quy định hết sức hà khắc. Ngay trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng đƣợc luật quy định dƣới các điều khoản về hình luật. Chẳng hạn nhƣ tại quyển 16 về hình luật, trong mục 15 có quy định: “con cháu vi phạm lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ hoặc phụng dƣỡng mà cố ý làm thiếu xót thì phạt 100 trƣợng”. Trong quyển 2 phần về Danh lệ, tại mục 17 quy định về trƣờng hợp ngƣời phạm tử tội nhƣng còn phải nuôi dƣỡng cha mẹ. Theo quy định này thì nếu một ngƣời phạm tử tội không đƣợc ân xá mà ông bà nội, cha mẹ già (trên 70 tuổi hay bị tàn tật) cần đƣợc săn sóc nhƣng trong gia đình không còn ai từ 16 tuổi trở lên thì pháp quan phải tâu lên vua. Nếu phạm tội đồ lƣu thì xử phạt 100 trƣợng, tội còn thừa thì nhận giá chuộc và cho ở nhà nuôi dƣỡng ông bà, cha mẹ [18, tr.133]. Nhƣ vậy, dù không có điều khoản riêng quy định về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng hoặc phụng dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình nhƣng trong Hoàng Việt luật lệ đã gián tiếp khẳng định nghĩa vụ đó. Trong quan hệ vợ chồng, pháp luật nhà Lê và nhà Nguyễn đều quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng nhƣ nghĩa vụ đồng cƣ, nghĩa vụ phù trợ, nghĩa vụ trung thành và nghĩa vụ tòng phu. Trong đó, nghĩa vụ phù trợ thực chất chính là nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc về mặt vật chất giữa vợ và chồng. Mặc dù vợ chồng có nghĩa vụ phù trợ lẫn nhau nhƣng pháp luật thời kì này không quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ và chồng khi li hôn. Bởi lẽ, khi li hôn, ngƣời vợ chuyển về nƣơng tựa gia đình cha mẹ đẻ của mình nên vấn đề ngƣời vợ có thể gặp khó khăn trong cuộc sống không cần phải đặt ra. Trong trƣờng hợp, ngƣời vợ không còn nơi nƣơng tựa nào thì ngƣời chồng không đƣợc bỏ vợ vì điều này thuộc một trong ba trƣờng hợp bất khứ là “hữu
  • 14. 9 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com sở thú, vô sở quy” (có chỗ nƣơng tựa lúc đi lấy chồng, bây giờ không có chỗ trở về). Tuy nhiên, trong trƣờng hợp li hôn (mà không phải là trƣờng hợp r ẫ y vợ), quyền lợi của ngƣời vợ đƣợc bảo đảm hơn. Họ có thể sẽ đƣợc ngƣời chồng cấp dƣỡng nếu thắng kiện [14, tr.279]. Ngoài nghĩa vụ phù trợ, pháp luật thời kỳ này quy định vợ chồng có nghĩa vụ đồng cƣ. Khi ngƣời vợ sinh con, đứa con đƣợc sống chung với cha mẹ và đƣợc cha mẹ chăm sóc nuôi dƣỡng. Khi ly hôn, con cái thƣờng thuộc về chồng, nhƣng nếu muốn giữ con ngƣời vợ có quyền đòi chia một nửa số con. Trong trƣờng hợp các con đƣợc ở lại với cha, tất cả tài sản đƣợc coi là tài sản riêng của ngƣời mẹ đƣợc gộp vào tài sản của ngƣời chồng thành một khối do ngƣời cha nắm giữ và dùng để nuôi con. Trong trƣờng hợp hai vợ chồng chia nhau nuôi con thì thông thƣờng họ thƣờng chia nhau tài sản. Vì vậy, vấn đề cấp dƣỡng của cha, mẹ cho con khi ly hôn không cần phải đặt ra. Pháp luật thời kỳ này cũng không cho phép ngƣời con ngoài giá thú đƣợc quyền kiện tìm cha để hƣởng quyền cấp dƣỡng. Do đó, cấp dƣỡng của cha đối với con ngoài giá thú không đƣợc pháp luật quy định. Nhƣ vậy, Pháp luật thời phong kiến quan tâm đặc biệt đối với nghĩa vụ phụng dƣỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà. Pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ nuôi dƣỡng mà không quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng của cha mẹ đối với con. Bƣớc sang thời kỳ Pháp thuộc, nƣớc ta bị chia làm ba miền: miền B ắ c , Miền Trung và miền Nam. Ở miền Bắc có Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931, ở miền Trung có Bộ dân luật Trung Kỳ 1936, ở miền Nam có Bộ dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883. Riêng Bộ Dân luật giản yếu chịu nhiều ảnh hƣởng của Bộ dân luật Pháp nên nhìn chung nội dung của nó khác hẳn với tinh thần luật pháp truyền thống của nƣớc ta. Vấn đề gia đình không đƣợc coi trọng, vấn đề cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình hầu nhƣ không đƣợc ghi nhận
  • 15. 10 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com trong bộ luật này cho nên quan hệ về gia đình nói chung và quan hệ về cấp dƣỡng nói riêng chủ yếu dựa vào các quy định của hai Bộ dân luật miền Bắc và miền Trung. Pháp luật thời kì này quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng và giữa các thành viên trong gia đình một cách rõ nét hơn so với pháp luật thời kì phong kiến. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con, pháp luật quy định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi nấng, cƣu mang con. Điều đó thể hiện trong quy định về nghĩa vụ vợ chồng tại Điều 91 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ: “Vợ chồng phải cùng nhau làm cho gia đình hưng thịnh và lo toan việc nuôi nấng, dạy dỗ con cái”. Bên cạnh đó, pháp luật thời kỳ này cũng đề cập đến việc cấp dƣỡng giữa con cháu với ông bà, cha mẹ tại Điều 207 Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ nhƣ sau: “Làm người con phải suốt đời hiếu thuận, cung kính với ông bà cha mẹ, phải cấp dưỡng cho cha mẹ ông bà”. Quy định này có lẽ đƣợc xuất phát từ thực tế nƣớc ta lúc bấy giờ. Đó là gia đình thƣờng đƣợc tồn tại với mô hình đại gia đình - gia đình, tức là gia đình gồm có nhiều thế hệ sống chung với nhau dƣới một mái nhà. Nghĩa vụ cấp dƣỡng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong trƣờng hợp này có thể hiểu là bao gồm cả nghĩa vụ phụng dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng. Dựa trên nghĩa vụ nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ đối với con mà pháp luật quy định trong trƣờng hợp cha hoặc mẹ không chung sống với con để thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải cấp dƣỡng cho con. Điều 182 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 180 Bộ dân luật Trung Kỳ quy định: “Khi toà án tuyên bốmột ngườiđàn ông làcha của đứa con ngoài giá thú thì đồng thời toà án phải tuyên bố người đó phải cấp dưỡng cho đứa con đến khi nó 18 tuổi. Nếu cha đón đứa con về nhà nuôi dưỡng, chăm sóc như con chính thức thì không phải cấp dưỡng nữa”. Nhƣ vậy, pháp luật thời kỳ này quy định nghĩa vụ cấp
  • 16. 11 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com dƣỡng của cha đối với con ngoài giá thú. Bên cạnh đó, pháp luật thời kỳ này cũng quy định vấn đề nuôi con nuôi và khẳng định con nuôi có quyền đƣợc cha mẹ nuôi dƣỡng, chăm sóc nhƣ con đẻ. Vì vậy, cha mẹ nuôi phải có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con nuôi và đối đãi nhƣ con đẻ [8,21, Điều 193]. Trong quan hệ vợ chồng, pháp luật thời kì này quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng trong trƣờng hợp hôn nhân còn tồn tại và cả trong trƣờng hợp v ợ chồng li hôn. Theo quy định của pháp luật thời kỳ này thì trong thời kỳ hôn nhân ngƣời vợ cả có nghĩa vụ và có quyền sống chung với chồng và ngƣời chồng phải phù trợ, chi độ những thứ cần thiết cho cuộc sống của mình còn ngƣời vợ lẽ không có quyền đƣợc ở chung với chồng. Do đó, ngƣời chồng có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho vợ lẽ bởi vì ngƣời vợ lẽ vẫn có quyền đƣợc ngƣời chồng phù trợ, cƣu mang. Mặc dù,về nguyên tắc vấn đề cấp dƣỡng không đƣợc đặt ra đối với ngƣời vợ cả nhƣng án lệ lại cho phép ngƣời vợ cả có quyền đƣợc yêu cầu ngƣời chồng cấp dƣỡng nếu dẫn chứng đƣợc rằng ngƣời chồng đã không cho sống chung hoặc đã làm tổn hại đến tƣ cách của mình tại nơi ở chung (nhƣ ngƣời chồng đã nuôi dƣỡng tại nhà một ngƣời tình nhân không có giá thú) làm cho ngƣời vợ cả không thể sống chung với ngƣời chồng đƣợc [13, tr.78]. Đồng thời, pháp luật thời kỳ này còn quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng của ngƣời chồng đối với vợ trong thời gian đang giải quyết việc ly hôn. Điều 139 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 137 Bộ dân luật Trung Kỳ quy định: “Sau khi quan chánh ánđã thụlýđơn xin ly hônthì có thể truyền cho thi hành các phương pháp tạm thời như: định chỗ ở cho vợ chồng, việc trông nom con cái, việc quản trị tài sản và nếu cần thì định cả quyền cấp dưỡng”. Khi vợ chồng li hôn, ngƣời chồng có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho ngƣời vợ theo quy định tại Điều 144 Bộ dân luật Bắc kỳvà Điều 142 Bộ dân luật Trung kỳ. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp ngƣời vợ tái giá, vô hạnh hoặc ăn ở tƣ tình với ngƣời khác thì không đƣợc lĩnh tiền cấp dƣỡng [8, Điều 143] [21, Điều 154].
  • 17. 12 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Pháp luật thời kì này không quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng của vợ đối với chồng. Nhƣ vậy, đến thời kỳ này pháp luật đã đề cập tới thuật ngữ cấp dƣỡng khi quy định các nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng pháp luật thời kì này sử dụng các thuật ngữ cấp dƣỡng và nuôi dƣỡng đồng nhất với nhau, chƣa có sự phân biệt rõ ràng giữa nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945), tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự có sự thay đổi lớn. Đặc biệt là sự ra đời của Hiến pháp nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Trên cơ sở đó là sự ra đời của những văn bản pháp lý đầu tiên về dân luật, hôn nhân và gia đình nhƣ Sắc lệnh số 159/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 và Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 05 năm 1950. Đây là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, tạo cơ sở cho việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ và tiến bộ hơn trƣớc. Trong đó vấn đề về cấp dƣỡng đƣợc đề cập đến trong Sắc lệnh số 159/SL nhƣ sau: “Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng. Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình”[6, Điều 6].Nhƣ vậy, Sắc lệnh 159 chƣa có quy định cụ thể v ề cấpdƣỡng,chƣacóhìnhthứccấp dƣỡng mà chỉ đƣợcxemlàcấpdƣỡngd ƣ ớ ihình thức là “góp phí tổn để nuôi dạy con”. Có thể nói rằng, hai sắc lệnh số 159/SL và 97/SL đã hoàn thành tốt vai trò lịch sử của mình, góp phần vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến. Tuy nhiên, hai Sắc lệnh này quá đơn giản và còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề xảy ra trong xã hội mà hai Sắc lệnh này chƣa điều chỉnh hết. Trƣớc tình hình đó, việc ban hành đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở
  • 18. 13 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com thành “mộtđòi hỏi cấp bách cho toàn thểxã hội -Đó là tất yếu kháchquan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta” [2]. 1.1.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1959 đến năm 1986 Tính đến năm 1959, Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời và phát triển đƣợc 14 năm. Đó là một khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nƣớc. Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946, thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh để xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa. Trải qua thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp trƣờng kỳ, gian khổ đất nƣớc ta giành thắng lợi nhƣng tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Ở miền Bắc cuộc Cách mạng ruộng đất đã căn bản hoàn thành, quan hệ sản xuất phong kiến cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến bị xóa bỏ. Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhƣng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần đƣợc bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong Kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa Khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946. Đến ngày 31/12/1959 Quốc hội thông qua Hiến pháp 1959, Điều 24 Hiến pháp ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và gia đình. Đây chính là cơ sở pháp lý cho chế độ hôn nhân và gia đình và là tiền đề cho sự ra đời của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 (đƣợc thông qua ngày 29/12/1959) là công cụ pháp lý quan trọng, có tác dụng một mặt góp phần thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới – xã hội chủ nghĩa, mặt khác góp phần xoá bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 gồm6 Chƣơng chia thành 35 Điều, trong đó vấn đề cấp dƣỡng đã đƣợc đề cập tại các Điều 30, 31, 32, 33. Theo đó, nghĩa vụ cấp dƣỡng chỉ đƣợc đề cập giữa cha mẹ và con; giữa vợ và
  • 19. 14 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com chồng khi ly hôn. Chúng ta không tìm thấy quy định nào liên quan đến nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 chƣa quy định một cách cụ thể mà nó đƣợc đồng nhất với nghĩa vụ nuôi dƣỡng của cha mẹ đối với con và nghĩa vụ phụng dƣỡng của con đối với cha mẹ giống nhƣ hiểu theo pháp luật thời phong kiến về cấp dƣỡng. Điều 17 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái. Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ” [23, Điều 17]. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 còn nhắc đến vấn đề đóng góp phí tổn nuôi con khi vợ chồng ly hôn tại Điều 32 nhƣsau: Khi ly hôn, việc giao cho ai trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái chưa thành niên, phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái. Về nguyên tắc, con còn bú phải do mẹ phụ trách. Người không giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con. Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình. Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ hoặc việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng, giáo dục con cái. Và theo Điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì: Việc trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng và giáo dục con cái sẽ do hai bên thoả thuận giải quyết. Trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được hoặc trong sự thoả thuận xét thấy có chỗ không hợp lý, thì Toà án nhân dân sẽ quyết định. Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 cũng quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn rất cụ thể, là tiền đề cho các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ chồng sau này. Theo Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì:
  • 20. 15 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Khi ly hôn, nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng, thì bên kia phải cấp dưỡng tuỳ theo khả năng của mình. Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng sẽ do hai bên thoả thuận; trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được thì Toà án nhân dân sẽ quyết định. Khi người được cấp dưỡng lấy vợ, lấy chồng khác thì sẽ không được cấp dưỡng nữa. Mặc dù, vấn đề về hôn nhân và gia đình đã đƣợc điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 nhƣng do thời kỳ này đất nƣớc ta đang tạm thời bị chia cắt cho nên nếu nhƣ ở miền Bắc Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 15/01/1060 thì ở miền Nam cho đến ngày 25/3/1977 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 mới có hiệu lực thi hành. Trong thời gian đó, ở Miền Nam tồn tại các đạo luậtvề hôn nhân và gia đình làLuật giađìnhsố 1/59 ngày 2/1/1959, Sắc lệnh 15/64 ngày 23/7/1964vàBộ Dân luật Việt Nam Cộng hoà năm 1972. Trong đó, vấn đề cấp dƣỡng chỉ đƣợc đề cập đến trong Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hoà năm 1972. Cụ thể nhƣ sau: Tòa án có thể buộc người phối ngẫu có lỗi trong việc ly hôn phải cấp dưỡng cho người kia tùy theo tư lực của mình. Tiền cấp dưỡng này có thể bất cứ lúc nào tăng giảm tùy theo nhu cầu và khả năng của hai bên. Tòa án cũng có thể ấn định một số bồi khoản mà người phối ngẫu có lỗi phải gánh chịu đối với người phối ngẫu kia để đền bù những sự thiệt hại vật chất và tinh thần do sự ly hôn gây nên. Hai người phối ngẫu có nghĩa vụ cấp dưỡng con chung tùy theo tư lực của họ [20, Điều 197]. Thậm chí, nếu hai ngƣời chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không có hôn ƣớc thì vấn đề cấp dƣỡng cũng đƣợc đặt ra trong giai đoạn đang tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định tại Điều thứ 201. Bộ Dân luật Việt nam cộng hoà năm 1972 cũng thừa nhận vấn đề con ngoài giá thú cũng đƣợc cấp dƣỡng nhƣ sau:
  • 21. 16 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Nếu trong thời kỳ hôn thú, một người phối ngẫu thừa nhận một đứa con đã có với một người khác trước khi kết hôn, sự thừa nhận sẽ không làm thiệt hại quyền lợi của người phối ngẫu kia và của con chính thức. Đứa trẻ được thừa nhận như vậy chỉ được cấp dưỡng. Tuy nhiên, sau khi hôn thú đoạn tiêu, nếu không có con chính thức, đứa trẻ được thừa nhận sẽ được hưởng mọi quyền lợi về di sản[20, Điều 224]. Có thể nói rằng, so với các quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 thì các quy định tại Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hoà năm 1972 về nghĩa vụ cấp dƣỡng khá chi tiết và cụ thể hơn rất nhiều. Sau năm 1975 đất nƣớc ta đã hoàn toàn thống nhất, cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đến là sự ra đời của Hiến pháp năm 1980 với các quy định mới về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân sao cho phù hợp với giai đoạn mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, Hiến pháp còn quy định các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa nhƣ sau: Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con [24, Điều 64]. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội nƣớc ta thời kỳ này đã thay đổi căn bản so với năm 1959, một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình 1959 không còn phù hợp nữa. Trƣớc những thay đổi lớn lao của nƣớc ta trong giai
  • 22. 17 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com đoạn này, việc xây dựng và ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình mới là một đòi hỏi tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. 1.1.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 Ngày 25/12/1986, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 chính thức đƣợc Quốc hội khoá VII kỳ họp thứ 12 thông qua và đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc công bố ngày 03/01/1987. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy tắc về cấp dƣỡng. Kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Trong đó, nghĩa vụ nuôi dƣỡng giữa cha mẹ - con một lần nữa đƣợc ghi nhận trong pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo quy định ở Điều 19, 20, 21 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986: cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng con (bao gồm nghĩa vụ nuôi dƣỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình), các con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ. Nghĩa vụ nuôi dƣỡng giữa cha mẹ -con là nghĩa vụ pháp lý đồng thời nó còn mang tính chất tình cảm tự nhiên. Trƣớc hết nghĩa vụ này đƣợc thực hiện một c ác htự giác đối với cả cha mẹ cũng nhƣ đối với các con. Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng đã đề cập tới vấn đề nuôi con nuôi. Theo đó, giữa ngƣời nuôi và con nuôi có những nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con quy định ở các Điều từ 19 đến 25 của Luật. Đối với mối quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình 1986 cũng đã quy định nhƣ sau:“Ông, bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không còn cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông
  • 23. 18 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com bà không còn con. Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau trong trường hợp không còn cha mẹ”[25, Điều 27]. Trong trƣờng hợp vợ chồng ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình. Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng do hai bên thoả thuận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định. Khi hoàn cảnh thay đổi, người được cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng có thể yêu cầu sửa đổi mức hoặc thời gian cấp dưỡng. Nếu người cấp dưỡng kết hôn với người khác thì không được cấp dưỡng nữa[25, Điều 42]. Quy định này là sự kế thừa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1959 về cấp dƣỡng khi vợ chồng ly hôn nhƣng có sự tiến bộ hơn khi quy định ngƣời đƣợc cấp dƣỡng hoặc ngƣời phải cấp dƣỡng có thể yêu cầu sửa đổi mức hoặc thời gian cấp dƣỡng. Điều này là phù hợp với tình hình thực tế, bởi lẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng và nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc cấp dƣỡngmà thỏa thuận mức và thời gian cấp dƣỡng. Bởi vì, trong cuộc sống ngƣời phải cấp dƣỡng cũng có thể gặp hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu hoặc trải qua một thời gian cuộc sống của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng đƣợc cải thiện, họ khôngcòn nhu cầu nhận mức cấp dƣỡng đó. Khi đó, việc thay đổi mức và thời gian cấp dƣỡng là điều hợp lý, có thể bảo đảm nhu cầu sống thiết yếu của hai bên. Ngoài ra, khi vợ chồng mà ly hôn thì ngƣời không trực tiếp nuôi con phải đóng góp phí tổn cấp dƣỡng nuôi con theo quy định của pháp luật. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định: Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hoãn hoặc lẩn tránh việc đóng góp, thì Toà án nhân dân quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó.
  • 24. 19 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Vì lợi ích của con, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ con hoặc mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con[25, Điều 45]. Luật Hôn nhân và gia đình 1986 cũng chỉ đề cập tới vấn đề đóng góp phí tổn nuôi dưỡng nhƣ các quy định cũ trƣớc đây. Nhƣ vậy, cũng giống nhƣ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 mặc d ù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1968 có nhắc đến cụm từ “cấp dưỡng” nhƣng vẫn chƣa có định nghĩa rõ ràng cấp dƣỡng là gì cũng nhƣ chƣa có q u y định một cách cụ thể về chế độ cấp dƣỡng, mức cấp dƣỡng, thời gian cấpdƣỡng. Do đƣợc ban hành trong thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cho nên qua hơn 10 năm thi hành bên cạnh những điểm tiến bộ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Vì vậy, xuất phát từ lý do trên, việc xây dựng và ban hành Luật hôn nhân và gia đình mới là điều hoàn toàn cần thiết và phù hợp với đòi hỏi của xã hội và phát triển của đất nƣớc. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đƣợc quốc hội khóa X thông qua ngày 09 tháng 06 năm 2000 đã dành chƣơng thứ VI để quy định về việc cấp dƣỡng một cách có hệ thống, đầy đủ và cụ thể. Đây là chƣơng mới đƣợc phát triển từ Điều 43, Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Lần đầu tiên khái niệm cấp dƣỡng đƣợc quy định một cách rõ ràng và cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này[28,Điều 8].Luật Hôn
  • 25. 20 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com nhân và Gia đình năm 2000 đã cụ thể hoá, chi tiết hoá các quy định có tính khái quát, chung chung của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, đặc biệt là các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản của các thành viên trong gia đình. Luật cũng đã mở rộng phạm vi quan hệ cấp dƣỡng, không chỉ có nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ chồng khi ly hôn mà còn quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình bao gồm cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng. Nghĩa vụ cấp dƣỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn cũng đƣợc quy định một cách chặt chẽ, luật cũng quy định rõ những ngƣời có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng, phƣơng thức thực hiện cấp dƣỡng và các trƣờng hợp chấm dứt cấp dƣỡng. Với những điểm mới quan trọng trên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã khắc phục đƣợc phần nào những thiếu sót của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 góp phần điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình theo hƣớng tốt đẹp, duy trì những quan hệ truyền thống, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các thành viên trong gia đình. 1.1.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ năm 2000 đến nay Trong điều kiện hiện nay, dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã phần nào ảnh hƣởng đến các quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong một số gia đình có biểu hiện xuống cấp về đạo đức thể hiện qua lối sống thực dụng, ích kỷ, không quan tâm đến nhau. Điều đó đòi hỏi phải có những quy định cụ thể đề cao trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình đối với nhau, nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững và hạnh phúc của gia đình. Với cách nhận nhìn gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con ngƣời, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Vai trò của gia đình đối với xã hội là vô cùng quan trong nên các chế đin ̣ h pháp luâṭ điêu ̀ chỉnh vấn đề không
  • 26. 21 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com những phải đáp ƣ ́ ng đƣợc điṇh hƣớng pháp luâṭ mà còn phải phù hơp với thƣc tiên x ã hội . Luâṭ hôn nhân và giađình năm 2000 qua gần 15 năm ápdung đƣợc coi là hành lang pháp lý quan tron g trong viêc kế thƣ ̀ a và phát huy chế đô ̣hôn nhân và gia đình tốt đep của dân tôc ta . Tuy nhiên, đời sống vâṭ chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân hiện nay phát triển không ngƣ ̀ ng trong khi Luâṭ hôn nhân và gia đình năm 2000 đãbôc lô ̣nhiều bất câp , hạn chế…gây khó khăn cho ngƣời dân cũng nhƣ cơ quan giải quyết các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đ ình. Chính vì vậy, viêc thay đổi luâṭ đã là môt điều tất yếu để phù hơp với yêu cầu thƣc tiên . Luâṭ hôn nhân vàgia đình 2014 (có hiêu lƣc từ ngày 1/1/2015) đã đƣợc Quốc hôi thông qua đã mang laị nhiều điều tích cƣc và đổi mới trong vấn đề hôn nhân và gia đình này. Ngoài các điểm mới khác, các quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định cũ liên quan đến nghĩa vụ cấp dƣỡng nhƣ sửa đổi, bổ sung nghĩa vụ cấp dƣỡng của cha, mẹ đối với con - Điều 105 trên cơ sở Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa anh, chị, em đƣợc quy định tại Điều 112 trên cơ sở Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn việc mở rôn g đốitƣơn g có quyền yêu cầu cấp dƣỡng . Nội dung này đƣợc quy định tại Điều 109 và điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó, bổ sung nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. Nhƣ vậy, quá trình phát triển của lịch sử xã hội với sự điều chỉnh tƣơng ứng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình đã cho thấy bản chất thực trạng và sự phát triển của đời sống gia đình, kinh tế, văn hóa ở mỗi thời kỳ cũng nhƣ tƣ tƣởng chính sách, thái độ của nhà nƣớc và xã hội đối với các vấnđề hôn nhân và gia đình. Từ đó cho thấy, để có một chế định về cấp dƣỡng
  • 27. 22 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com hoàn chỉnh phù hợp với thực tế xã hội phải trải qua quá trình lâu dài để chọn lọc, nâng cao và hoàn thiện. 1.2. Lý luận chung về nghĩa vụcấp dƣỡng 1.2.1. Khái niệm nghĩa vụ cấp dưỡng Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng, chăm sóc và phát triển nhân cách của con ngƣời. Xuất phát từ quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dƣỡng, các thành viên trong gia đình nhƣ: Ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em, cô, dì, chú, bác đƣợc gắn kết bằng sợi dây tình cảm vô hình. Muốn gia đình yên ấm, hạnh phúc giữa các thành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau. Sự quan tâm, chăm sóc không chỉ tồn tại một cách tự nhiên mà còn là nhu cầu tất yếu về mặt tình cảm và đạo đức và không thể mất đi vì bất cứ lí do gì. Đó vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dƣỡng cũng có thể thực hiện đƣợc. Ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng không có điều kiện thực hiện việc nuôi dƣỡng trong những hoàn cảnh nhất định nhƣ: họ phải đi công tác xa, phải chấp hành hình phạt tù, bị bệnh nặng kéo dài, hay điển hình nhƣ trong trƣờng hợp vợ chồng li hôn…. Trong những trƣờng hợp này để đảm bảo cuộc sống của ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng đồng thời để thể hiện một phần nào đó sự quan tâm, chăm sóc giữa ngƣời nuôi dƣỡng và ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng thì nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc đặt ra. Do vậy, nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp"tƣơng thân, tƣơng ái" của dân tộc ta. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong công tác lập pháp, Nhà nƣớc ta đã quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng trong các đạo luật. Tuy nhiên, nhƣ đã tìm hiểu ở mục 1.1 thì vấn đề cấp dƣỡng đã đƣợc đề cập từ lâu nhƣng phải đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì lần đầu tiên khái
  • 28. 23 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com niệm cấp dƣỡng mới đƣợc nhắc đến. Tiếp đến Luật Hôn nhân và gia đình n ă m 2014 ra đời tiếp tục giữ vững quan điểm của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về khái niệm cấp dƣỡng nhƣ sau: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này [32, Điều 3]. Nhƣ vậy, cấp dƣỡng bao giờ cũng là mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, không thể có quan hệ cấp dƣỡng giữa hai tổ chức hoặc giữa tổ chức với cá nhân. Trong đó, các bên bao gồm ngƣời cấp dƣỡng và ngƣời đƣợc cấp dƣỡng có quan hệ rất gần gũi, thân thiết với nhau thể hiện ở một trong ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân; quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng. Tuy nhiên, nghĩa vụ cấp dƣỡng bao giờ cũng là loại quan hệ có điều kiện, tức là không phải cứ các bên có một trong ba mối quan hệ kể trên là đƣơng nhiên giữa các bên tồn tại nghĩa vụ cấp dƣỡng mà chỉ trong những trƣờng hợp cụ thể thì mới phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng. Tóm lại, có thể nói một cách tổng quát, nghĩa vụ cấp dƣỡng là sự biểu đạt vật chất của tình đoàn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình, là nghĩa vụ mà luật áp đặt đối với một thành viên gia đình phải giúp đỡ thành viên khác về phƣơng diện vật chất khi họ không còn chung sống với nhau, trong điều kiện thành viên đó sống trong tình trạng túng quẩn và không thể tự mình giải quyết vấn đề ổn định cuộc sống vật chất của mình. 1.2.2. Đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng Qua việc tìm hiểu khái niệm nghĩa vụ cấp dƣỡng, ta có thể thấy nghĩa vụ cấp dƣỡng có những đặc điểm sau.
  • 29. 24 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Thứ nhất: Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên ba cơ sở đó là quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dƣỡng. Cũng chính các quan hệ này là sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình, là nền tảng cho những tình cảm cao đẹp giữa các thành viên. Trong đó tinh thần tƣơng trợ, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của gia đình, đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Các thành viên này tồn tại trong mối quan hệ gần gũi, gắn bó. Trong phạm vi quan hệ cấp dƣỡng, họ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau, tƣơng trợ cho cuộc sống vật chất và tinh thần cho ngƣời cần đƣợc cấp dƣỡng. Cũng chỉ trong phạm vi những quan hệ này, nghĩa vụ cấp dƣỡng mới đƣợc phát sinh và đƣợc pháp luật bảo hộ: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này” [32, Điều 107]. Thứ hai: nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như người được cấp dưỡng, không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Tính nhân thân của nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc thể hiện ở chỗ “không thể thay thế” của nghĩa vụ này. Điều này có nghĩa là một khi nghĩa vụ này xuất hiện, ngƣời phải cấp dƣỡng hay thậm chí ngƣời đƣợc cấp dƣỡng cũng không đƣợc đơn phƣơng hoặc thoả thuận việc thay thế nghĩa vụ cấp dƣỡng bằng nghĩa vụ khác. Bên có nghĩa vụ cấp dƣỡng không thể cam kết sẽ dùng nghĩa vụ khác để thay thế, bù trừ nghĩa vụ cấp dƣỡng nhƣ là bồi thƣờng thiệt hại hay phạt vi phạm; hoặc cũng không thể sử dụng chúng để làm cơ sở bảo đảm cho những nghĩa vụ khác. Tính không thể thay thế của nghĩa vụ cấp dƣỡng là sự kế thừa quy định tại Điều 385, 387 Bộ Luật Dân Sự 1995 và tại
  • 30. 25 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Điều379,381Bộ Luật Dân Sự 2005 về nghĩa vụ dân sự. Theo đó “Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác” [27, Điều 385] hay: Nghĩa vụ dân sự không được bù trừ trong các trường hợp sau đây: 1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp; 2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín; 3. Nghĩa vụ cấp dưỡng…[29, Điều 381] Tính nhân thân của nghĩa vụ cấp dƣỡng còn đƣợc thể hiện ở đặc đ i ể m “không thể chuyển giao” của nghĩa vụ này. Nếu nhƣ một ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho ngƣời khác thì không thể chuyển giao nghĩa vụ này cho ngƣời thứ ba cấp dƣỡng thay cho mình, thậm chí ngay cả ngƣời đƣợc cấp dƣỡng cũng không đƣợc chuyển giao quyền nhận cấp dƣỡng của mình cho ngƣời khác vì nghĩa vụ cấp dƣỡng gắn liền với nhân thân của chủ thể trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dƣỡng. Ví dụ: cha hoặc mẹ cấp dƣỡng cho con khi ly hôn thì ngƣời con này không đƣợc chuyển giao quyền nhận cấp dƣỡng cho bạn của mình. Tính không thể chuyển giao của nghĩa vụ cấp dƣỡng là sự kế thừa quy định tại Điều 315 Bộ luật dân sự 1995 và Điều 309 Bộ luật dân sự 2005 về nghĩa vụ dân sự. Theo đó: “Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây: a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại,……” [29, Điều 309]. Thứ ba: nghĩa vụ cấp dưỡng không những là nghĩa vụ mang tính nhân thân thuần túy mà còn mang tính tài sản.
  • 31. 26 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Bản chất của việc cấp dƣỡng là ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng. Do đó, tính tài sản của nghĩa vụ cấp dƣỡng thể hiện ở chỗ: khi tham gia quan hệ cấp dƣỡng bên đƣợc cấp dƣỡng trƣớc hết phải hƣớng tới việc thụ hƣởng một lƣợng vật chất nào đó [17]. Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng, luôn có sự chuyển giao một phần lợi ích nhất định từ phía ngƣời cấp dƣỡng sang ngƣời đƣợc cấp dƣỡng. Trƣờng hợp bên có nghĩa vụ cấp dƣỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không thể thực hiện việc cấp dƣỡng thì tuy nghĩa vụ cấp dƣỡng chƣa chấm dứt, nhƣng ý nghĩa thực tế của nghĩa vụ này cũng hầu nhƣ không có bởi vì lợi ích tài sản của nghĩa vụ không còn tồn tại. Tuy nhiên, nghĩa vụ cấp dƣỡng mang tính tài sản song không mang tính đền bù ngang giá. Do yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể, nên nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến giá trị tài sản đã cấp dƣỡng, không đòi hỏi ngƣời đƣợc cấp dƣỡng sẽ phải hoàn lại một số tiền tƣơng ứng. Mặt khác, không phải lúc nào nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng đặt ra, chỉ trong trƣờng hợp nhất định và với điều kiện nhất định, nghĩa vụ cấp dƣỡng mới phát sinh. Vì vậy, quan hệ cấp dƣỡng không mang tính đền bù tƣơng đƣơng, không có tính tuyệt đối và không diễn ra đồngthời. Thứ tư: nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong điều kiện nhất định. Xét về bản chất, nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc đặt ra nhằm mục đích tƣơng trợ cho các thành viên khác trong gia đình gặp khó khăn, thiếu thốn về phƣơng diện vật chất, kinh tế. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thành viên nào trong gia đình rơi vào hoàn cảnh không đầy đủ hoặc thiếu hụt về vật chất, làm ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của họ thì nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc đặt r a mà nghĩa vụ cấp dƣỡng chỉ xuất hiện khi ngƣời đƣợc cấp dƣỡng không sống chung với ngƣời cấp dƣỡng mà giữa họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống
  • 32. 27 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com hoặc nuôi dƣỡng. Bên cạnh đó, ngƣời đƣợc cấp dƣỡng phải là ngƣời c h ƣ a thành niên, ngƣời đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc ngƣời gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật. Chính vì quan hệ cấp dƣỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dƣỡng nên sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa những ngƣời ruột thịt bên cạnh ý nghĩa vật chất còn là nhu cầu tình cảm cần đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo sự gắn bó với nhau. Vì thế các chủ thể cấp dƣỡng thực hiện nghĩa vụ chủ yếu trên cở sở tự nguyện và việc thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng chính là làm tròn bổn phận của mình với gia đình. Nếu nhƣ thành viên nào đó trong gia đình cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì quyền và lợi ích của thành viên khác sẽ bị ảnh hƣởng. Do vậy, trong trƣờng hợp này ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình [32, Điều 107]. Từ những phân tích trên và làm rõ khái niệm nghĩa vụ cấp dƣỡng, ta thấy nghĩa vụ cấp dƣỡng với đặc thù về yếu tố tình cảm và tính truyền thống, đạo lý cao đẹp đã sớm đƣợc pháp luật điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng kịp thời những nhu cầu của xã hội với những biến động của nền kinh tế thì trƣờng đem lại. 1.2.3. Ý nghĩa của nghĩa vụ cấp dưỡng Xuất phát từ mục đích của việc cấp dƣỡng là nhằm giúp ngƣời đƣợc cấp dƣỡng có cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn cho nên nghĩa vụ cấp dƣỡng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Trƣớc tiên, nghĩa vụ cấp dƣỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố chức năng của gia đình. Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc thì gia đình Việt Nam có sự đan xen giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Các chức năng cơ bản của gia đình nhƣ chức năng sinh sản,
  • 33. 28 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com tái sản xuất con ngƣời, chức năng kinh tế thông qua việc chăm sóc, đùm bọc nhau giữa thành viên trong gia đình mà đƣợc duy trì. Nhờ vào quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng nên các thành viên gia đình có tình yêu thƣơng,ý thứcvà trách nhiệm với nhau. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình đã góp phần củng cố chức năng của gia đình qua việc một ngƣời có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để duy trì cuộc sống thiết yếu của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật, khôngcó khả năng lao động trong gia đình, là cơ sở pháp lí cần thiết để đảm bảo cho con cái đƣợc nuôi dạy tốt trong những hoàn cảnh đặc biệt nhƣ cha mẹ li hôn hoặc ngƣời mẹ sinh con ngoài giá thú… Nghĩa vụ cấp dƣỡng đã có đóng góp đáng kể vào việc củng cố chức năng xã hội cơ bản của gia đình, giúp cho gia đình hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng mà xã hội và tự nhiên giao cho mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế đƣợc. Ngoài ra, nghĩa vụ cấp dƣỡng còn góp phần tăng cƣờng sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ em, ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật,….với quan điểm dành những gì đẹp nhất cho trẻ em, tạo điều kiện cho ngƣời cao tuổi sống vui, khỏe, có ích và ngƣời tàn tật đƣợc hòa nhập cùng cộng đồng. Nhờ đó quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng đƣợc củng cố và gắn bó bền chặt. Bên cạnh đó, các nghĩa vụ về cấp dƣỡng còn là cơ sở pháp lí nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình trong một cộng đồng trách nhiệm. Khi mà các giá trị đạo đức bị thay đổi thì các quy phạm pháp luật sẽ là dây xích gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, làm thức tỉnh ở họ ý thức trách nhiệm mà trƣớc hết là trách nhiệm đối với những ngƣời có quan hệ gia đình. Nghĩa vụ cấp dƣỡng còn có ý nghĩa trong việc giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của mọi thành viên trong xã hội. Các quy định trong nghĩa vụ cấp dƣỡng có sự đan xen với các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán, truyền
  • 34. 29 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com thống gia đình. Các quy định đó thấm sâu vào tƣ tƣởng của ngƣời Việt Nam và nhanh chóng trở thành xử sự chung của đông đảo ngƣời dân Việt Nam. Qua đó giáo dục tinh thần “tƣơng thân tƣơng ái”, “lá lành đùm lá rách”, sự đùm bọc sẻ chia khi gặp khó khăn, hoạn nạn không chỉ những ngƣời có quan hệ gia đình mà phát triển rộng ra toàn xã hội. Nghĩa vụ cấp dƣỡng đã góp phần tôn vinh các giá trị đạo đức truyền thống của ngƣời Việt Nam, thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật Việt Nam. 1.3. Phân biệt nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôidƣỡng Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng. Xét dƣới góc độ luật học thì hai nghĩa vụ này có mối quan hệ với nhau. Xuất phát từ mối quan hệ với nhau đó mà trong những điều kiện nhất định hai nghĩa vụ này có thể thay thế cho nhau và cũng chính điều đó khiến cho nhiều ngƣời nhầm lẫn cấp dƣỡng là nuôi dƣỡng và nuôi dƣỡng là cấp dƣỡng [15]. Nhƣ chúng ta đã biết, nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng có cùng chủ thể, đó là những ngƣời có mối quan hệ đặc biệt trong các quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dƣỡng và quan hệ hôn nhân. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại các Điều 71, Điều 79, Điều 80; Điều 104, Điều 105, Điều 106 những ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng nhau bao gồm: Cha mẹ và con; cha dƣợng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng; con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; anh chị em với nhau; ông bà và cháu; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. Bên cạnh đó, Điều 107 của Luật cũng quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. Ngoài ra, xét về điều kiện phát sinh nghĩa vụ thì hai loại nghĩa vụ này cũng có nét tƣơng đồng đó là: một hoặc nhiều ngƣời trong số những thành viên của gia đình không có khả năng để tự
  • 35. 30 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com nuôi mình. Không có khả năng tự nuôi mình bao gồm nhiều yếu tố nhƣ: ngƣời chƣa thành niên, ngƣời đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; ngƣời không có tài sản để tự nuôi mình mà không có ngƣời nuôi dƣỡng. Mặc dù, có những nét tƣơng đồng nhƣ trên nhƣng nghĩa vụ cấp dƣỡngvà nghĩa vụ nuôi dƣỡng lại mang những đặc điểm khácbiệt. Xét về khái niệm, khái niệm cấp dƣỡng đã đƣợc quy định khá chi tiết tại khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và đƣợc làm rõ hơn qua việc phân tích các đặc điểm tại mục 1.2.2. Còn nghĩa vụ nuôi dƣỡng tuy Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không đƣa ra một định nghĩa hay khái niệm chính thức nào nhƣng nghĩa vụ nuôi dƣỡng cũng đƣợc nhắc đến khá nhiều trong các điều luật. Trong từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh thì nuôi là cho ăn uống chăm sóc để duy trì và phát triển sự sống, chăm sóc để cho tồn tại và cho phát triển. Còn dƣỡng là tạo điều kiện, thƣờng bằng cách cung cấp những thứ cần thiết giúp cho (cơ thể yếu ớt) có thể duy trì và phát triển tốt hơn. Xét về nội dung, nghĩa vụ nuôi dƣỡng có phạm vi rộng hơn cấp dƣỡng. Nuôi dƣỡng là quan hệ thiên về tính chất tự nhiên, truyền thống đạo đức nhiều hơn cho nên cha mẹ, con, anh chị em,… phải nuôi dƣỡng lẫn nhau bằng tất cả những khả năng của mình có thể. Trong quan hệ nuôi dƣỡng thì ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng và ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng sống trong cảnh “giàu nghèo có nhau” không lệ thuộc vào các điều kiện khác. Ví dụ: cha mẹ dù có khó khăn, túng thiếu đến đâu cũng nuôi dƣỡng con cái của mình cho đến khi họ trƣởng thành có thể tự lo cho cuộc sống của chính bản thân họ. Còn nghĩa vụ cấp dƣỡng thì phải xét đến nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng, khả năng kinh tế của ngƣời cấp dƣỡng. Nếu nhƣ ngƣời cấp dƣỡng gặp khó khăn về phƣơng diện vật chất, thậm chí là không thể tự trang trải cuộc sống của
  • 36. 31 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com mình thì chế độ cấp dƣỡng không còn ý nghĩa. Nếu nhƣ cha mẹ sinh con ra thì phải có nghĩa vụ nuôi dƣỡng con tức là phải chu cấp cho con, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con trong việc ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh,…thì nghĩa vụ cấp dƣỡng chỉ đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp cha mẹ không sống cùng con hoặc cha mẹ sống cùng con nhƣng có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dƣỡng. Khi đó, họ phải thực hiện cấp dƣỡng cho con chƣa thành niên hoặc con đã thành niên bị nhƣng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trƣờng hợp con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định cấp dƣỡng là việc một ngƣời có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của ngƣời “không sống chung” với mình. Đây chính là điểm mấu chốt để phân biệt nghĩa vụ nuôi dƣỡng và nghĩa vụ cấp dƣỡng. Nếu trong quan hệ nuôi dƣỡng, ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng và ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng sống chung với nhauthì ngƣợclạitrong quanhệ cấpdƣỡng ngƣờiđƣợccấpdƣỡng và ngƣờiphải c ấ p dƣỡng không sống chung với nhau. Vấn đề đặt ra là cần hiểu thế nào là “sống chung” và thế nào là “không sống chung”. Theo Thạc sỹ Ngô Thị Hƣờng trong bài “Mối quan hệ giữa nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng trong Luật hôn nhân và gia đình” đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 4/2005 thì hiện nay có ba quan điểm khác nhau về “sống chung” nhƣ sau: Quan điểm thứ nhất: Những ngƣời sống chung là những ngƣời có cùng nơi đăng kí hộ khẩu thƣờng trú. Quan điểm thứ hai: Chỉ coi là sống chung khi họ cùng sinh sống thƣờng xuyên dƣới một mái nhà và không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu thƣờng trú.
  • 37. 32 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Quan điểm thứ ba: Việc xác định thế nào là những ngƣời sống chung với nhau không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu thƣờng trú hoặc tạm trú mà căn cứ vào nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu vật chất hằng ngày của họ. Do đó những ngƣời đƣợc coi là sống chung khi họ có cùng quỹ tiêu dùng. Từ những quan điểm khác nhau về “sống chung”, học viên cho rằng quan điểm thứ ba đầy đủ và sát nghĩa hơn cả. Bởi lẽ, quan điểm thứ nhất và thứ hai đều có những điểm không hợp lý. Xét quan điểm thứ nhất ta thấy: trong thực tế có rất nhiều trƣờng hợp những ngƣời có cùng nơi đăng kí hộ khẩu thƣờng trú nhƣng lại không cùng ăn chung ở chung với nhau. Chẳng hạn nhƣ cha mẹ sinh sống tại nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú nhƣng con cái lại thoát ly đi làm việc ở những nơi khác, hay vợ chồng kết hôn đăng ký hộ khẩu thƣờng trú tại quê nhà nhƣng làm việc và sinh sống tại Hà Nội,…. Còn nếu theo quan điểm thứ hai thì cũng bất hợp lý, bởi vì vẫn tồn tại trƣờng hợp các thành viên trong gia đình cùng sinh sống dƣới một mái nhà nhƣng lại không ăn chung nhƣ việc cha mẹ cho con ăn riêng trong khi họ vẫn cùng ở chung một nhà với nhau. Nhƣ vậy, theo quan điểm thứ ba, thì những ngƣời “ không sống chung” là những ngƣời không có quỹ tiêu dùng chung. Điều đó có nghĩa là khi xem xét một quan hệ có phải là quan hệ cấp dƣỡng hay quan hệ nuôi dƣỡng cần xác định giữa các chủ thể này có quỹ tiêu dùng chung hay không? Khi họ không có quỹ tiêu dùng chung thì quan hệ giữa họ là quan hệ cấp dƣỡng. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải lƣu ý đến một trƣờng hợp đặc biệt đó là ngày n a y trong nhiều gia đình các thành viên không có quỹ tiêu dùng chung nhƣng vẫn đƣợc coi là sống chung. Có thể thấy rằng đây là kiểu gia đình hiện đại, khi mà các thành viên đều có thu nhập riêng tự đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và họ đồng ý với nhau rằng không nhất thiết phải hình thành quỹ tiêu dùng chung cho cả gia đình. Do đó, theo học viên việc hiểu nhƣ thế nào là “sống
  • 38. 33 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com chung” và “không sống chung” nhƣ quan điểm thứ ba vẫn là đầy đủ và sát thực nhất.Điều này đảm bảo cho việc phân biệt giữa cấp dƣỡng và nuôi dƣỡng đƣợc chính xác. Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng ranh giới để xác định đâu là nghĩa vụ cấp dƣỡng đâu là nghĩa vụ nuôi dƣỡng khá mờ nhạt và khó khăn. Tuy vậy, không phải vì khó mà chúng ta có thể đánh đồng hai khái niệm cấp dƣỡng và nuôi dƣỡng là một. Cần phải xác định khi nào thì nghĩa vụ cấp dƣỡng phát sinh, khi nào thì nghĩa vụ nuôi dƣỡng phát sinh để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ đó. Đặc biệt là những chủ thể chƣa thành niên, hoặc đã thành niên nhƣng không có khả năng lao động, không có tài sản nuôi mình. 1.4. Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong Luật một số nƣớc trên thếgiới 1.4.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật Anh Nghĩa vụ cấp dƣỡng không chỉ là vấn đềquan trọng và cần thiết trong hệ pháp luật Việt Nam mà trong hệ thống pháp luật của các nƣớc phát triển khác nó cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm. Trong hệ thống pháp luật của Anh thì nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng đƣợc quy định khá rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta không tìm thấy khái niệm thế nào là cấp dƣỡng trong hệ thống pháp luật nƣớc Anh.Pháp luật Anh quy định rằng vợ, chồng có nghĩa vụ pháp lý phải hỗ trợ ngƣời kia. Nếu ngƣời vợ hoặc chồng không hỗ trợ cho ngƣời kia và cả hai vẫn đang sống chung thì một bên có thể yêu cầu Tòa án ban hành phán quyết yêu cầu vợ hoặc chồng hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu một ngƣời sống chung mà không kết hôn với ngƣời khác thì không một bên nào có nghĩa vụ pháp lý phải hỗ trợ tài chính cho bên kia trừ trƣờng hợp có con cái. Do đó, nghĩa vụ cấp dƣỡng ở đây đƣợc hình thành khi có mối quan hệ vợ chồng trên cơ sở của pháp luật, việc này đồng nghĩa là nếu nhƣ không có kết hôn thì cấp dƣỡng không xảy ra.
  • 39. 34 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Pháp luật Anh cũng quy định khi ly hôn, vợ, chồng có thể phải tiếp tục hỗ trợ cho nhau nếu cả hai có thỏa thuận pháp lý hoặc nếu có phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, nếu vợ, chồng có thể thỏa thuận rằng, không một bên nào sẽ hỗ trợ cho bên kia thì vấn đề cấp dƣỡng cũng sẽ không đƣợc đặt ra.Cấp dƣỡng giữa vợ chồng phát sinh khi thu nhập hoặc tài sản của một bên không đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày, ví dụ họ có thu nhập thấp hơn ngƣời kia hoặc không làm việc trong suốt một khoảng thời gian hay toàn bộ thời gian của cuộc hôn nhân và không có khả năng ngay lập tức trở nên độc lập khi ly hôn.Không có công thức đặt ra để tính toán phí cấp dƣỡng giữa vợ chồng nhƣ trong trƣờng hợp cấp dƣỡng cho con cái. Do đó, khi xác định mức độ cấp dƣỡng, cần cân nhắc ràng buộc về mặt tài chính hàng ngày của các bên, bao gồm mọi nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con cái, cũng nhƣ làm cách nào thực hiện đƣợc nghĩa vụ này với nguồn tài chính hiện có. Trong trƣờng hợp vợ chồng ly hôn thì phƣơng thức cấp dƣỡng giữa v ợ chồng luôn đƣợc chi trả trên cơ sở hàng tháng hoặc trong một khoảng thời gian xác định (theo năm) hoặc trong suốt phần đời còn lại của các bên. Đa phần, thời gian cấp dƣỡng giữa vợ và chồng là cấp dƣỡng có thời hạn. Tòa án có thể ra phán quyết cấp dƣỡng trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn nhƣ 2 hoặc 5 năm khi phù hợp để cho phép ngƣời đƣợc cấp dƣỡng chuyển sang độc lập về tài chính, ví dụ nhƣ bằng cách đào tạo lại hoặc đi làm trở lại sau khi nuôi nấng con cái. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp khi hôn nhân đang tồn tại mà một ngƣời đã nghỉ việc trong nhiều năm để nuôi nâng con cái thì tòa án có thể ra phán quyết cấp dƣỡng trên cơ sở suốt đời. Trƣờng hợp này đƣợc gọi là cấp dƣỡng cho phần đời chung. Cấp dƣỡng giữa vợ chồng chấm dứt nếu bên nhận cấp dƣỡng tái hôn hoặc một trong hai bên qua đời. Cấp dƣỡng giữa vợ chồng không tự động chấm dứt khi khi ngƣời nhận cấp dƣỡng sống chung với ngƣời khác.Mỗi bên đều có thể đề nghị tòa án điều chỉnh phí cấp dƣỡng
  • 40. 35 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com lên hoặc xuống, nếu có thay đổi về hoàn cảnh. Ví dụ, bên trả phí cấp dƣỡng có thu nhập thay đổi và bên nhận phí cấp dƣỡng có thay đổi phù hợp và chính đáng về nhu cầu tài chính hoặc thu nhập, dẫn đến không cần cấp dƣỡng hoặc không cần nhiều phí cấp dƣỡng. Luật pháp và chính sách của Anh coi việc cấp dƣỡng cho con cái luôn là vấn đề trên hết. Pháp luật Anh quy định cha mẹ với trách nhiệm làm cha mẹ có quyền lên tiếng trong quyết định quan trọng về cuộc sống của con cái, chẳng hạn nhƣ chỗ ở, sức khỏe, giáo dục, tôn giáo, tên, tiền bạc và tài sản. Trách nhiệm làm cha mẹ kéo dài cho tới khi con cái đƣợc 18 tuổi hoặc kết hôn trong độ tuổi từ 16 đến 18. Và pháp luật nƣớc này cũng quy định những ngƣời có trách nhiệm làmcha, mẹ là cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi. Xuất phát từ trách nhiệm làm cha, mẹ mà pháp luật Anh quy định về vấn đề cấp dƣỡng cho con nhƣ sau: Cấp dƣỡng cho con đƣợc quy định ngay cả khi con còn sống chung với cha mẹ thế nhƣng hệ thống pháp luật này không xen vào nguồn tài chính trong gia đình của họ miễn là trẻ em đƣợc cung cấp ở một mức cơ bản và sẽ không phải chịu đựng những thiệt hại gì. Cả cha và mẹ đều có trách nhiệm hỗ trợ về mặt tài chính cho con cái. Ngƣời cha có trách nhiệm ngang nhƣ ngƣời mẹ kể cả nếu không sống cùng ngƣời mẹ hay không có tên trên giấy khaisinh của đứa trẻ.Cha, mẹ kết hôn đồng tính đều có trách nhiệm hỗ trợ về mặt tài chính cho con cái nếu là chamẹ hợp pháp của đứa trẻ. Khi cuộc sống vợ chồng có sự thay đổi nhƣ ly hôn thì đứa trẻ buộc phải sống chung với cha hoặc mẹ thì lúc này pháp luật mới xen vào đòi quyền cấp dƣỡng cho trẻ để đảm bảo đƣợc nhu cầu cơ bản. Thế nhƣng chỉ áp dụng cho việc đòi quyền lợi cho đứa trẻ mà không can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tƣ của họ vì đây là một trong khía cạnh pháp luật nƣớc Anh đặt trên sự bảo hộ về cuộc sống riêng tƣ của gia đình họ. Ở Anh tồn tại một khái niệm gọi là
  • 41. 36 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com “Family-based arrangements”, tạm dịch là "Thỏa thuận dựa vào gia đình". Thỏa thuận dựa vào gia đình là cách riêng tƣ để bố trí cấp dƣỡng cho con cái. Cha mẹ tự bố trí mọi thứ và không ai khác phải tham gia. Cách này linh hoạt và có thể thay đổi nếu tình huống thay đổi. Cha mẹ sẽ thống nhất về lƣợng tiền sẽ cấp dƣỡng và thời điểm sẽ thực hiện chi trả. Không có hồ sơ chính thức, nhƣng cha mẹ có thể viết thỏa thuận thành giấy trong trƣờng hợp sau này có bất đồng. Ví dụ, cả cha và mẹ đều đồng ý rằng ngƣời cấp dƣỡng sẽ chi trả một phần thu nhập của mình cho những thứ nhƣ đồng phục đến trƣờng thay vì đƣa tiền, một khoản tiền cố định đƣợc đặt ra và gửi trực tiếp cho ngƣời nuôi con. Thỏa thuận dựa vào gia đình này không ràng buộc về mặt pháp lý. Cấp dƣỡng cho con cái là hỗ trợ về mặt tài chính đối với chi phí sinh hoạt hàng ngày của con cái khi bố mẹ chia tay. Tuy nhiên, cấp dƣỡng chocon cái chỉ dành cho những đứa trẻ thỏa mãn một trong các điều kiện sau: Dƣới 16 tuổi; Dƣới 20 tuổi và vẫn đang học toàn thời gian; Dƣới 20 tuổi và đang sống cùng bố hoặc mẹ ngƣời đã đăng ký Trợ c ấ p nuôi con cho họ. Với quy định nhƣ trên thì thời điểm chấm dứt chi trả cấp dƣỡng cho con cái sẽ kết thúc khi đứa trẻ đến 16 tuổi (hoặc 20 tuổi nếu vẫn đang học toàn thời gian tới cấp A hoặc tƣơng đƣơng); đứa trẻ không còn đủ điều kiện để nhận Trợ cấp nuôi con; bên nhận tiền cấp dƣỡng không còn là ngƣời chăm sóc chính cho đứa trẻ; bên nhận tiền cấp dƣỡng không muốn nhận nữa; ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng là bố hoặc mẹ qua đời; bên trả tiền cấp dƣỡng đủ điều kiện hƣởng “nil rate” (mức 0), ví dụ bên trả tiền cấp dƣỡng là học sinh hoặc tù nhân. Nếu bên trả tiền cấp dƣỡng thôi không đủ điều kiện hƣởng “nil rate” (mức 0), khoản thanh toán sẽ tự động bắt đầu trở lại. Bên nhận tiền không cần đăng ký lại để nhận tiền cấp dƣỡng cho con cái.Khi cấp dƣỡng cho con cái
  • 42. 37 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com chấm dứt, mọi khoản tiền chƣa trả tính tới thời điểm đó phải đƣợc chi trả. Các khoản tiền đó đƣợc gọi là “khoản chƣa trả/khất lại” [33]. Tuy nhiên, trong pháp luật nƣớc Anh chúng ta không tìm thấy việc cấp dƣỡng cho con ngoài giá thú và quan hệ cấp dƣỡng nhƣ giữa Ông bà- cháu; giữa anh chị- em cũng không đƣợc nhắc đến trong bất kỳ điều khoản nào. 1.4.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật Hàn Quốc Khác với nƣớc ta, ở Hàn Quốc không tồn tại một bộ luật riêng về hôn nhân và gia đình mà các quan hệ hôn nhân gia đình đƣợc quy định tại Phần 5 trong Bộ Luật dân sự với tên gọi là Luật Gia đình. Tìm hiểu Phần 5 – Luật Gia đình của Hàn Quốc ta thấy nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc quy định khá rõ ràng. Pháp luật quy định rõ hai chủ thể của quan hệ cấp dƣỡng là đối tƣợng cấp dƣỡng và đƣợc cấp dƣỡng. Tuy nhiên, khác với pháp luật nƣớc ta, pháp luật nƣớc này gọi chung ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng là “ngƣời lao động” có thu nhập. Tùy thuộc vào mối quan hệ với các thành viên còn lại trong gia đình mà ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc xác định cụ thể. Pháp luật Hàn Quốc cũng dự vào yếu tố huyết thống là một trong những điều kiện phát sinh quan hệ cấp dƣỡng. Khoản 1 Điều 974 Bộ Luật dân sự có quy định những ngƣời có quan hệ huyết thống trong phạm vị ba đời có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho nhau. Theo đó, đối tƣợng đƣợc cấp dƣỡng bao gồm: vợ/chồng của ngƣời lao động, bố mẹ, ông bà, cụ ông, cụ bà và anh chị em ruột của ngƣời lao động. Cô, dì, chú, bác,…không thuộc phạm vi đối tƣợng đƣợc cấp dƣỡng. Ngoài ra con cái, cháu, chắt của ngƣời lao động cũng đƣợc pháp luật quy định nằm trong phạm vi đối tƣợng đƣợc cấp dƣỡng. Trong Bộ luật dân sự Hàn Quốc cần chú ý một điểm đó là vợ và chồng có thể coi là có vị trí ngang nhau. Vì thế bố mẹ của vợ/chồng của ngƣời lao động (bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng), anh chị em ruột của vợ/chồng của ngƣời lao động đều là đối tƣợng đƣợc cấp dƣỡng. Luật cũng quy định