SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tài sản lưu động
1.1.1 Khái niệm tài sản lưu động
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch
sử tồn tại và phát triển của đất nước ta, với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong điều kiện đó, các mối quan hệ hàng hoá,
tiền tệ ngày càng được mở rộng và phát triển, trong nền kinh tế xuất hiện nhiều loại hình
doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau, cùng tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình
đẳng trước pháp luật. Cho dù có khác nhau về loại hình, về lĩnh vực kinh doanh nhưng các
doanh nghiệp luôn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nhiệm vụ chủ yếu
của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm
hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc
tất cả các công đoạn của quá trình đầu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ
trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: đối
tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá
trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu
lao động, đối tượng lao động (nhiên nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm...) chỉ tham
gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị
của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị
sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là
tài sản lưu động (TSLĐ). Trong các doanh nghiệp, TSLĐ gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ
lưu thông. TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được
liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không
đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ. TSLĐ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Quá
trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham
gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động
lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất
kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động
lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn tương ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số
tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình
kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện
ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Gía
trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất
quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của tài sản lưu động
Tài sản lưu động tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh. TSLĐ thường biểu hiện
dưới hình thái như tiền và tương đương tiền, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài
sản ngắn hạn khác. Các tài sản này được sử dụng trong một chu kì kinh doanh hoặc một
năm. TSLĐ này phân biệt với các thiết bị và tài sản cố định khác tham gia vào nhiều chu
kì kinh doanh nên được tách riêng và phân bổ chi phí vào nhiều kì khác nhau. Tài sản lưu
động thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Đặc điểm này
là điển hình của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hàng tồn không dùng cho mục đích sản
xuất thường trải qua một quá trình biến đổi thành thành phẩm, hàng hóa hoàn chỉnh để sản
xuất bán ra thị trường.
1.1.3 Vai trò của tài sản lưu động trong doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải
bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá
trình sản xuất. Như vậy tài sản lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt
động hay nói cách khác tài sản lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh
doanh. Ngoài ra tài sản lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tài sản lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá
quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Tài sản lưu động còn có
khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường
doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của
doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật
tư hàng hóa. Tài sản lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh
và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tài sản lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu
thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản
phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản
phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, tài sản lưu động đóng vai trò quyết định trong
việc tính giá cả hàng hóa bán ra.
1.1.4 Phân loại tài sản lưu động
Có thể phân loại TSLĐ theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế của
từng nhóm:
a. Tiền (Cash)
Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển. Lưu ý rằng,
ở đây tiền (hay vốn bằng tiền) không phải chỉ là tiền mặt. Nhiều người nhầm lẫn khái niệm
Cash trong tiếng Anh và cho nó đồng nghía với khái niệm tiền mặt trong tiếng Việt. Theo
ngôn ngữ tiếng Việt Nam, “tiền mặt” không bao gồm tiền gửi ngân hàng. Khi các doanh
nghiệp thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản thì được gọi là “thanh toán không dùng tiền
mặt “. Trong lĩnh vực tài chính - kế toán, tài sản bằng tiền “Cash” của một công ty hay
doanh nghiệp bao gồm:
+Tiền mặt (Cash on hand)
+Tiền gửi ngân hang (Bank accounts)
+Tiền dưới dạng séc các loại (Cheques)
+Tiền trong thanh toán (Floating money, Advanced payment)
+Tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
b. Vàng, bạc, đá quý và kim khí quý
Đây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ. Tuy vậy, trong một số
ngành như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, trị giá kim cương, đá qúy, vàng bạc, kim khí
quý vv… có thể rất lớn
c. Các tài sản tương đương với tiền (cash equivalents)
Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển
đổi thành tiền khi cần thiết. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc
nhóm này. Chỉ có các chứng khoán ngắn hạn dễ bán mới được coi là TSLĐ thuộc nhóm
này. Ngoài ra, các giấy tờ thương mại ngắn hạn, được bảo đảm có độ an toàn cao thì cũng
thuộc nhóm này. Ví dụ: hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, bộ chứng từ hoàn
chỉnh…
d. Chi phí trả trước (Prepaid expenses)
Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán, nhà cung
cấp hoặc các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có thể có mức độ rủi ro cao vì phụ
thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước.
e. Các khoản phải thu (Accounts receivable)
Các khoản phải thu là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty
kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Hoạt động mua bán chịu giữa các bên, phát
sinh các khoản tín dụng thương mại. Thực ra, các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục
khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng.
f. Tiền đặt cọc
Trong nhiều trường hơp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số tiền nhất
định. Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2 cách:
-Số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản được mua
bán.
-Số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiên cụ thể, hoặc một giá trị tối thiểu cho hợp.
Tiền đặt cọc là một tài sản không chắc chắn, độ tin cậy có thể giao động lớn, từ 90% đến
30% hay 40%. Do tính chất là một tài sản bảo đảm như vậy nên mặc dù tiền đặt cọc thuộc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TSLĐ nhưng nó không được các ngân hàng tính đến khi xác định khả năng thanh toán bằng
tiền của doanh nghiệp.
g. Hàng hoá vật tư (Inventory)
Hàng hoá vật tư được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho. “Hàng tồn kho”
trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, không bán được, mà thực chất
bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc
trong xưởng. Nó gồm nhiều chủng loại khác nhau như: NVL chính, NVL phụ, vật liệu bổ
trợ, nhiên liệu và các loại dầu mở, thành phẩm…
h. Các chi phí chờ phân bổ
Trong thực tế, một khối lượng NVL và một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng có thể
chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Những khoản này sẽ được đưa
vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp.
1.1.5. Cơ cấu tài sản lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản lưu động
Bên cạnh việc nghiên cứu các cách phân loại TSLĐ theo những tiêu thức khác nhau, doanh
nghiệp còn phải đánh giá, nắm bắt được kết cấu TSLĐ ở từngcách phân loại đó. Kết cấu
TSLĐ phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệgiữa thành phần trong tổng số TSLĐ
của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệpkhác nhau thì kết cấu TSLĐ cũng không giống nhau.
Việc phân tích kết cấuTSLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ
giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về TSLĐ mà mình đang quản lý, sử
dụng từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý TSLĐ có hiệu quả hơn phù
hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc đánh giá, tìm hiểu sự
thay đổi kết cấu TSLĐ trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi
tích cực cũng như những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý TSLĐ của từng doanh
nghiệp. Kết cấu TSLĐ của doanh nghiệp luôn thay đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố
khác nhau. Có thể phân ra thành ba nhóm chính sau:
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung
cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung
cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp, giá cả của vật tư...
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ
chức quá trình sản xuất...
- Các nhân tố về mặt thanh toán như phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp
đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hanh kỷ luật thanh toán giữa các doanh
nghiệp.
1.2. Quản lý tài sản lưu động
Bên cạnh tài sản cố định, tài sản lưu động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh (SXKD) của mọi doanh nghiệp. Dù việc giữ tài sản lưu động không đem lại
khả năng sinh lời quá cao nhưng việc giữ chúng lại đảm bảo cho hoạt động SXKD của
doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Vì vây, quản lý tài sản lưu động đóng
vai trò hết sức quan trọng vào thành công của doanh nghiệp.
1.2.1. Quản lý tiền mặt
Quản lý tiền mặt đề cập đến vấn đề quản lý tiền mặt trong két và các khoản tiền gửi ngân
hàng và các loại tài sản có tính lỏng cao. Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai
trò quan trọng vì nếu số dư tiền mặt nhiều, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán
có tính thanh khoản cao vì các loại chứng khoán này cho hiệu suất sinh lời cao và lúc cần
cũng dễ dàng chuyển sang tiền mặt. Vì thế mà trong quản trị tài chính, ngời ta thờng sử
dụng chứng khoán có tính thanh khoản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn. Tiền
mặt tại quỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong
quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ tiền mặt ở một quy
mô nhất định. Vốn tiền mặt đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý một cách chặt chẽ hơn các
loại tài sản khác vì nó rất dễ bị tham ô, lợi dụng, mất mát.
Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong các doanh nghiệp thông thường là để thực hiện nhiệm vụ
thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn dùng để đáp ứng yêu cầu giao dịch
hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài
ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thờng cha dự
đoán được và động lực " đầu cơ" trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất
hiện cơ hội kinh doanh tốt. Việc duy trì một mức dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu khi mua hàng, làm tăng hệ số khả năng thanh
toán.
Tuỳ theo điều kiện và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà các nhà tài chính có thể đa ra
các quyết định giữ tiền mặt khác nhau. Mô hình dự trữ tiền mặt đơn giản dưới đây cho ta
thấy:
Q = √
2×𝑀ứ𝑐 𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 𝑔𝑖ả𝑖 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 ×𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑚ộ𝑡 𝑙ầ𝑛 𝑏á𝑛 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜á𝑛
𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡
Đó là mô hình của Baumol, theo mô hình này thì khi lãi suất càng cao thì
mức dự trữ tiền mặt càng thấp. Nói chung khi lãi suất cao thì ngời ta muốn giữ tiền mặt ít
hơn, mặt khác nếu nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp nhiều hoặc chi phí cho một lần bán
chứng khoán có tính thanh khoản cao lớn thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng giữ nhiều tiền
mặt hơn.
Mô hình của Baumol hoạt động tốt với điều kiện doanh nghiệp thực hiện dự trữ tiền mặt
một cách đều đặn. Tuy nhiên điều này không thường xảy ra trong thực tế vì nhu cầu chi
tiêu tiền mặt của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đều nhau, mà phụ thuộc vào chu
kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế các nhà khoa học quản lý đã xây
dựng mô hình sát với thực tế hơn tức là có xét đến khả năng tiền ra vào ngân quỹ. Một
trong những mô hình đó là mô hình do Miller và Orr xây dựng, đây là mô hình kết hợp
chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế.
Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giới hạn dới của tiền
mặt, đó là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu tiến hành mua hoặc bán chứng khoán có tính
thanh khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến.
Giới hạn trên
Mức tiền mặt theo thiết kế
Giới hạn dưới
Nhìn vào đồ thị ta thấy rằng mức giao động tiền mặt lên xuống không thể dự đoán được.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có các nhu cầu tiền mặt khác nhau, có khi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lên đến giới hạn trên và cũng có khi nhu cầu tụt xuống giới hạn dới. Chính vì những biến
động không thể lường trớc đợc nh thế nên các doanh nghiệp đều băn khoăn không biết dự
trữ tiền mặt theo mức nào là hợp lý. Mô hình Miller và Orr chỉ ra rằng khoảng giao động
của mức cân đối phụ thuộc vào ba yếu tố. Nếu mức giao động của thu chi ngân quỹ hàng
ngày lớn hoặc chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán ngày càng cao thì doanh
nghiệp nên quy định khoản dao động tiền mặt lớn. Ngược lại, nếu như lãi suất cao, thì
doanh nghiệp nên thu hẹp khoảng dao động tiền mặt. Khoảng giao động tiền mặt được xác
định theo công thức sau:
Khoảng giao động TM = 3 x (
3
4
×
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑑ị𝑐ℎ,𝑚𝑢𝑎 𝑏á𝑛 𝐶𝐾 × 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑡ℎ𝑢 𝑐ℎ𝑖 𝑛𝑔â𝑛 𝑞𝑢ỹ
𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡
)
Mức tiền mặt = Mức tiền mặt + Khoảng giao động tiền mặt theo thiết kế giới hạn dưới 3
Mô hình Miller-Orr trên đây đã chỉ ra rằng: Nếu doanh nghiệp luôn duy trì được một mức
cân đối tiền mặt nh thiết kế ban đầu thì doanh nghiệp sẽ tối thiểu hoá được chi phí giao
dịch và chi phí do lãi suất gây ra.
Tuy nhiên trong thực tế, có những khi doanh nghiệp cần nhiều tiền mặt tạm thời trong một
khoản thời gian ngắn, khi đó thì việc bán đi các chứng khoán có tính thanh khoản cao có
thể là không có lợi bằng việc doanh nghiệp đi vay ngân hàng mặc dù lãi suất vay ngân hàng
cao hơn.
1.2.2. Quản lý dự trữ
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì dự trữ là yếu tố quan trọng
quyết định việc doanh nghiệp có sản xuất được ổn định hay không. Do vậy việc quản lý
tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản
xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý
tài sản lưu động.
Về cơ bản mục tiêu của việc quản lý tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các chi phí dự
trữ tài sản tồn kho với điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được
tiến hành bình thờng. Nếu các doanh nghiệp có mức vốn tồn kho quá lớn thì sẽ làm phát
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sinh thêm các chi phí như chi phí bảo quản, lưu kho... đồng thời doanh nghiệp không thể
sử dụng số vốn này cho mục đích sản xuất kinh doanh khác và làm tăng chi phí cơ hội của
số vốn này.
Để tối thiểu hoá chi phí tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thì doanh nghiệp phải
xác định được số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu mỗi lần đặt mua sao cho vẫn đáp ứng được
nhu cầu sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp quản lý hữu
hiệu để bảo đảm nguyên vật liệu trong kho không bị hư hỏng, biến chất, mất mát.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xác định mức dự trữ tối ưu, công thức chung để tính
quy mô dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp là:
Q* = √
2 × 𝐷 × 𝐶2
𝐶1
Q* : Mức dự trữ tối ưu.
D: Toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng.
C1 : Chi phí lưu kho hàng hoá (Bốc xếp, bảo hiểm, bảo quản…)
C2 : Chi phí cho một lần đặt hàng.
Khi xác định mức tồn kho dự trữ, doanh nghiệp nên xem xét, tính toán ảnh hưởng của các
nhân tố. Tuỳ theo từng loại tồn kho dự trữ mà các nhân tố ảnh hưởng có đặc điểm riêng.
Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào:
- Khả năng sãn sàng cung ứng của thị trường.
- Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa người bán với doanh nghiệp.
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng tới doanh nghiệp.
- Giá cả của các nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang các nhân tố ảnh hưởng
gồm:
- Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng là:
- Sự phối hợp giũa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.
Tóm lại, nếu thực hiện tốt công tác quản trị vốn tồn kho dự trữ, doan nghiệp có thể tăng
khả năng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà không cần tăng thêm nhu cầu về tài sản
lưu động cho sản xuất kinh doanh. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
thì doanh nghiệp cần phải đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
trị vốn tồn kho dự trữ.
1.2.3. Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường việc mua chịu, bán chịu là điều khó tránh khỏi. Doanh nghiệp
có thể sử dụng các khoản phải trả cha đến kỳ hạn thanh toán như một nguồn vốn bổ xung
để tài trợ cho các nhu cầu tài sản lưu động ngắn hạn và đương nhiên doanh nghiệp cũng bị
các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn.
Việc bán chịu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm đồng thời góp phần
xây dựng môí quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ trọng các khoản
phải thu quá lớn trong tổng số tài sản lưu động thì nó sẽ gây ra những khó khăn cho doanh
nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp.
Quản trị các khoản phải thu tốt, tức là hạn chế mức tối thiểu lượng tài sản lưu động bị
chiếm dụng sẽ làm giảm số ngày của chu kỳ thu tiền bình quân, thúc đẩy vòng tuần hoàn
của tài sản lưu động. Đồng thời sẽ làm giảm các chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu
hồi nợ, chi phí rủi ro...
Trong chính sách tín dụng thương mại doanh nghiệp cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính
sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời để hạn chế mức thấp nhất
mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía
cạnh mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng...Gọi chung là phân
tích tín dụng khách hàng. Trước khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng thì công
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
việc đầu tiên phải làm là phân tích tín dụng khách hàng. Khi phân tích tín dụng khách hàng
người ta thường đề ra các tiêu chuẩn, nếu khách hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì
có thể được mua chịu. Các tiêu chuẩn người ta có thể sử dụng để phân tích tín dụng khách
hàng là:
* Uy tín, phẩm chất của khách hàng: Nói lên uy tín của khách hàng qua các lần trả nợ trước,
tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ đối với doanh nghiệp và các doanh
nghiệp khác.
* Vốn: Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng.
* Khả năng thanh toán: Đánh giá các cac chỉ tiêu về khả năng thanh toán của khách hàng
và bảng dự trù ngân quỹ của họ.
* Thế chấp: Các tài sản mà khách hàng thế chấp để đảm bảo trả nợ.
* Điều kiện kinh tế: Phân tích về tiềm năng phát triển của khách hàng trong tương lai.
Nếu doanh nghiệp đủ các điều kiện và được chấp nhận cho mua chịu thìdoanh nghiệp phải
tiến hành xác định thời kỳ tín dụng thương mại và công cụ tín dụng thương mại được sử
dụng.
Thời kỳ tín dụng thương mại là khoảng thời gian doanh nghiệp cho phép khách hàng nợ.
Thời gian này khác nhau tuỳ thuộc ngành nghề kinh doanh, quy định của doanh nghiệp và
thoả thuận của hai bên. Thường thì doanh nghiệp đa ra một tỷ lệ % chiết khấu nhất định để
nếu khách hàng trả tiền đúng hạn sẽ được hưởng chiết khấu đó nhằm khuyến khích khách
hàng trả tiền sớm. Về công cụ tín dụng thương mại thì thường là sử dụng thương phiếu.
Thương phiếu là một cam kết tín dụng của người mua hứa sẽ trả tiền cho người bán theo
thời hạn ghi trên thương phiếu. Thương phiếu có thể được mua đi bán lại trong thời hạn
của nó.
Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu hạn chế rủi ro và các
chi phí không cần thiết phát sinh làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, doanh nghiệp
cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:
- Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường
xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng, giới hạn
giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc...)
- Tiến hành xác định và trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí sản xuất kinh
doanh. Quỹ này có thể được sử dụng trong trường hợp có khoản phải thu của doanh nghiệp
nhưng không thể thu hồi đợc thì doanh nghiệp sẽ trích từ quỹ ra để bù vào với mục đích
bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo
hợp đồng sẽ bị phạt hoặc được thu lãi suất như lãi suất quá hạn của ngân hàng. Hiện nay ở
nước ta còn chưa có luật rõ ràng về vấn đề này.
Tuy nhiên đối với các nước phát triển thì họ đã có luật để bảo vệ quyền lợi cho doanh
nghiệp trong trường hợp không đòi được nợ. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan
tâm đến vấn đề này để khi có luật có thể áp dụng được ngay hoặc trong trường hợp làm ăn
với các đối tác nước ngoài có thể áp dụng.
- Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử
lý thích hợp nh gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng, hoặc yêu
cầu toà án giải quyết.
1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung của tài sản lưu động
1.3.1.1. Vòng quay tài sản lưu động
Việc sử dụng tài sản lưu động đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ
luân chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Tài sản lưu động luân chuyển càng
nhanh thì hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Vòng quay TSLĐ trong kì =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇𝑆𝐿Đ 𝐵𝑄 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì
Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động của doanh
nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân trong
năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
1.3.1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Hệ số sinh lợi TSLĐ =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇𝑆𝐿Đ 𝐵𝑄 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Mức sinh lợi tài sản lưu động càng cao càng chứng
tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao.
1.3.1.3. Mức đảm nhiệm tài sản lưu động
Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động =
𝑇𝑆𝐿Đ
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng tài sản lưu
động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt đối với doanh nghiệp, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của
một đồng tài sản lưu động sẽ tăng lên.
1.3.1.4. Mức tiết kiệm tài sản lưu động:
Mức tiết kiệm tài sản lưu động là số tài sản lưu động doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng
tốc độ luân chuyển vốn. Doanh nghiệp càng tăng được vòng quay tái sản lưu động thì càng
có khả năng tiết kiệm được tài sản lưu động, càng nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản
lưu động.
Thời gian 1 vòng luân chuyển TSLĐ =
360
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑇𝑆𝐿Đ
Thời gian 1 vòng luân chuyển tài sản lưu động cho biết trong khoảng thời gian bao nhiêu
ngày thì tài sản lưu động luân chuyển được 1 vòng. Chỉ tiêu này càng bé cho thấy tốc độ
lưu chuyển tài sản lưu động càng nhanh.
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
- Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong ngắn hạn,
nghĩa là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán dưới một năm của các khoản mục tài
sản lưu động của doanh nghiệp.
Mức
tiết
kiệm
TSLĐ
=
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ
360
× (
Thời gian 1
vòng luân
chuyển kỳ
phân tích
-
Thời gian 1
vòng luân
chuyển kỳ
gốc
)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh =
𝑉ố𝑛 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛+𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của tiền và các khoản phải thu nghĩa là các
tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Hệ số thanh toán tức thời:
Hệ số thanh toán tức thời =
𝑉ố𝑛 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑁ợ đế𝑛 ℎạ𝑛
Hệ số này cho biết khả năng đáp ứng ngay các nhu cầu thanh toán đến hạn của doanh
nghiệp.
- Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐺í𝑎 𝑡𝑟ị ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Hoặc
Vòng quay hàng tồn kho =
𝐺í𝑎 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hóa tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này
phản ánh số lần hàng hóa tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty càng hiệu quả.
- Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là tốt vì doanh
nghiệp ít bị chiếm dụng vốn(ít phải cấp tín dụng cho khách hàng và nếu có cấp tín dụng
cho khách hàng thì chất lượng tín dụng cao)
- Kỳ thu tiền bình quân:
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên
cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Kỳ thu tiền bình quân =
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 1 𝑛𝑔à𝑦
Nó cho biết bình quân trong bao nhiêu ngày, doanh nghiệp có thể thu hồi các khoản
phải thu của mình. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng
nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể có
kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp
như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng,…
Các chỉ tiêu trên đây tuy không phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
nhưng nó cũng là những công cụ mà người quản lý tài chính cần xem xét để điều chỉnh
việc sử dụng tài sản lưu động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến các vấn đề cơ bản được sử dụng trong quá
trình phân tích tài sản lưu động của doanh nghiệp. Trong nội dung của chương này, tác giả
trình bày một số nội dung liên quan đến phân tích báo cáo tài sản lưu động dựa trên mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, đó là: Phân tích khái quát tình hình tài
chính, Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn; Phân tích hiệu quả sử
dụng TSLĐ của doanh nghiệp, Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc thù của các công ty
cổ phần. … Vì thế việc đánh giá các chỉ số tài chính cần phải được xem xét vận dụng linh
hoạt trong các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đề có được những đánh giá đúng đắn.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại doanh nghiệp.docx

Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)gamaham3
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệTài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệNgcMinh917564
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 

Similar to Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại doanh nghiệp.docx (20)

Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng...
Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng...Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng...
Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn và phân tích hiệu quả sử dụng...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu q...
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu q...Cơ sở lý luận về vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu q...
Cơ sở lý luận về vốn lưu động và sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu q...
 
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệpLuận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH SX – TM...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà NộiĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sản xuất thương mại Minh Đạt.doc
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sản xuất thương mại Minh Đạt.docPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sản xuất thương mại Minh Đạt.doc
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sản xuất thương mại Minh Đạt.doc
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty xi măng, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Tài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệTài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệ
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
QT047.doc
QT047.docQT047.doc
QT047.doc
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động của Công Ty than Nam Mẫu - Gửi miễn phí...
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đNâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty Viglacera Xuân Hòa, 9đ
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
 
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docxXem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
 
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docxCombo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docxTuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docxTuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
 
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docxTải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
 
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.docDOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
 
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docxTải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
 
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.docTiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại doanh nghiệp.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan tài sản lưu động 1.1.1 Khái niệm tài sản lưu động Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử tồn tại và phát triển của đất nước ta, với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong điều kiện đó, các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng và phát triển, trong nền kinh tế xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau, cùng tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luật. Cho dù có khác nhau về loại hình, về lĩnh vực kinh doanh nhưng các doanh nghiệp luôn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động (nhiên nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm...) chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động (TSLĐ). Trong các doanh nghiệp, TSLĐ gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ. TSLĐ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn tương ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Gía trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm của tài sản lưu động Tài sản lưu động tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh. TSLĐ thường biểu hiện dưới hình thái như tiền và tương đương tiền, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Các tài sản này được sử dụng trong một chu kì kinh doanh hoặc một năm. TSLĐ này phân biệt với các thiết bị và tài sản cố định khác tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh nên được tách riêng và phân bổ chi phí vào nhiều kì khác nhau. Tài sản lưu động thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Đặc điểm này là điển hình của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hàng tồn không dùng cho mục đích sản xuất thường trải qua một quá trình biến đổi thành thành phẩm, hàng hóa hoàn chỉnh để sản xuất bán ra thị trường. 1.1.3 Vai trò của tài sản lưu động trong doanh nghiệp Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy tài sản lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác tài sản lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra tài sản lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tài sản lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Tài sản lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Tài sản lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tài sản lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, tài sản lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra. 1.1.4 Phân loại tài sản lưu động Có thể phân loại TSLĐ theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế của từng nhóm: a. Tiền (Cash) Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển. Lưu ý rằng, ở đây tiền (hay vốn bằng tiền) không phải chỉ là tiền mặt. Nhiều người nhầm lẫn khái niệm Cash trong tiếng Anh và cho nó đồng nghía với khái niệm tiền mặt trong tiếng Việt. Theo ngôn ngữ tiếng Việt Nam, “tiền mặt” không bao gồm tiền gửi ngân hàng. Khi các doanh nghiệp thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản thì được gọi là “thanh toán không dùng tiền mặt “. Trong lĩnh vực tài chính - kế toán, tài sản bằng tiền “Cash” của một công ty hay doanh nghiệp bao gồm: +Tiền mặt (Cash on hand) +Tiền gửi ngân hang (Bank accounts) +Tiền dưới dạng séc các loại (Cheques) +Tiền trong thanh toán (Floating money, Advanced payment) +Tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 b. Vàng, bạc, đá quý và kim khí quý Đây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ. Tuy vậy, trong một số ngành như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, trị giá kim cương, đá qúy, vàng bạc, kim khí quý vv… có thể rất lớn c. Các tài sản tương đương với tiền (cash equivalents) Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này. Chỉ có các chứng khoán ngắn hạn dễ bán mới được coi là TSLĐ thuộc nhóm này. Ngoài ra, các giấy tờ thương mại ngắn hạn, được bảo đảm có độ an toàn cao thì cũng thuộc nhóm này. Ví dụ: hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, bộ chứng từ hoàn chỉnh… d. Chi phí trả trước (Prepaid expenses) Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có thể có mức độ rủi ro cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước. e. Các khoản phải thu (Accounts receivable) Các khoản phải thu là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Hoạt động mua bán chịu giữa các bên, phát sinh các khoản tín dụng thương mại. Thực ra, các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng. f. Tiền đặt cọc Trong nhiều trường hơp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số tiền nhất định. Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2 cách: -Số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản được mua bán. -Số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiên cụ thể, hoặc một giá trị tối thiểu cho hợp. Tiền đặt cọc là một tài sản không chắc chắn, độ tin cậy có thể giao động lớn, từ 90% đến 30% hay 40%. Do tính chất là một tài sản bảo đảm như vậy nên mặc dù tiền đặt cọc thuộc
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TSLĐ nhưng nó không được các ngân hàng tính đến khi xác định khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp. g. Hàng hoá vật tư (Inventory) Hàng hoá vật tư được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho. “Hàng tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, không bán được, mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Nó gồm nhiều chủng loại khác nhau như: NVL chính, NVL phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu và các loại dầu mở, thành phẩm… h. Các chi phí chờ phân bổ Trong thực tế, một khối lượng NVL và một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp. 1.1.5. Cơ cấu tài sản lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản lưu động Bên cạnh việc nghiên cứu các cách phân loại TSLĐ theo những tiêu thức khác nhau, doanh nghiệp còn phải đánh giá, nắm bắt được kết cấu TSLĐ ở từngcách phân loại đó. Kết cấu TSLĐ phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệgiữa thành phần trong tổng số TSLĐ của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệpkhác nhau thì kết cấu TSLĐ cũng không giống nhau. Việc phân tích kết cấuTSLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về TSLĐ mà mình đang quản lý, sử dụng từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý TSLĐ có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc đánh giá, tìm hiểu sự thay đổi kết cấu TSLĐ trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực cũng như những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý TSLĐ của từng doanh nghiệp. Kết cấu TSLĐ của doanh nghiệp luôn thay đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Có thể phân ra thành ba nhóm chính sau: - Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp, giá cả của vật tư...
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất... - Các nhân tố về mặt thanh toán như phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hanh kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp. 1.2. Quản lý tài sản lưu động Bên cạnh tài sản cố định, tài sản lưu động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của mọi doanh nghiệp. Dù việc giữ tài sản lưu động không đem lại khả năng sinh lời quá cao nhưng việc giữ chúng lại đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Vì vây, quản lý tài sản lưu động đóng vai trò hết sức quan trọng vào thành công của doanh nghiệp. 1.2.1. Quản lý tiền mặt Quản lý tiền mặt đề cập đến vấn đề quản lý tiền mặt trong két và các khoản tiền gửi ngân hàng và các loại tài sản có tính lỏng cao. Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò quan trọng vì nếu số dư tiền mặt nhiều, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có tính thanh khoản cao vì các loại chứng khoán này cho hiệu suất sinh lời cao và lúc cần cũng dễ dàng chuyển sang tiền mặt. Vì thế mà trong quản trị tài chính, ngời ta thờng sử dụng chứng khoán có tính thanh khoản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn. Tiền mặt tại quỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ tiền mặt ở một quy mô nhất định. Vốn tiền mặt đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý một cách chặt chẽ hơn các loại tài sản khác vì nó rất dễ bị tham ô, lợi dụng, mất mát. Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong các doanh nghiệp thông thường là để thực hiện nhiệm vụ thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn dùng để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thờng cha dự đoán được và động lực " đầu cơ" trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện cơ hội kinh doanh tốt. Việc duy trì một mức dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu khi mua hàng, làm tăng hệ số khả năng thanh toán. Tuỳ theo điều kiện và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà các nhà tài chính có thể đa ra các quyết định giữ tiền mặt khác nhau. Mô hình dự trữ tiền mặt đơn giản dưới đây cho ta thấy: Q = √ 2×𝑀ứ𝑐 𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 𝑔𝑖ả𝑖 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 ×𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑚ộ𝑡 𝑙ầ𝑛 𝑏á𝑛 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜á𝑛 𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 Đó là mô hình của Baumol, theo mô hình này thì khi lãi suất càng cao thì mức dự trữ tiền mặt càng thấp. Nói chung khi lãi suất cao thì ngời ta muốn giữ tiền mặt ít hơn, mặt khác nếu nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp nhiều hoặc chi phí cho một lần bán chứng khoán có tính thanh khoản cao lớn thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng giữ nhiều tiền mặt hơn. Mô hình của Baumol hoạt động tốt với điều kiện doanh nghiệp thực hiện dự trữ tiền mặt một cách đều đặn. Tuy nhiên điều này không thường xảy ra trong thực tế vì nhu cầu chi tiêu tiền mặt của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đều nhau, mà phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế các nhà khoa học quản lý đã xây dựng mô hình sát với thực tế hơn tức là có xét đến khả năng tiền ra vào ngân quỹ. Một trong những mô hình đó là mô hình do Miller và Orr xây dựng, đây là mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giới hạn dới của tiền mặt, đó là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu tiến hành mua hoặc bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến. Giới hạn trên Mức tiền mặt theo thiết kế Giới hạn dưới Nhìn vào đồ thị ta thấy rằng mức giao động tiền mặt lên xuống không thể dự đoán được. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có các nhu cầu tiền mặt khác nhau, có khi
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lên đến giới hạn trên và cũng có khi nhu cầu tụt xuống giới hạn dới. Chính vì những biến động không thể lường trớc đợc nh thế nên các doanh nghiệp đều băn khoăn không biết dự trữ tiền mặt theo mức nào là hợp lý. Mô hình Miller và Orr chỉ ra rằng khoảng giao động của mức cân đối phụ thuộc vào ba yếu tố. Nếu mức giao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hoặc chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán ngày càng cao thì doanh nghiệp nên quy định khoản dao động tiền mặt lớn. Ngược lại, nếu như lãi suất cao, thì doanh nghiệp nên thu hẹp khoảng dao động tiền mặt. Khoảng giao động tiền mặt được xác định theo công thức sau: Khoảng giao động TM = 3 x ( 3 4 × 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑑ị𝑐ℎ,𝑚𝑢𝑎 𝑏á𝑛 𝐶𝐾 × 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑡ℎ𝑢 𝑐ℎ𝑖 𝑛𝑔â𝑛 𝑞𝑢ỹ 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 ) Mức tiền mặt = Mức tiền mặt + Khoảng giao động tiền mặt theo thiết kế giới hạn dưới 3 Mô hình Miller-Orr trên đây đã chỉ ra rằng: Nếu doanh nghiệp luôn duy trì được một mức cân đối tiền mặt nh thiết kế ban đầu thì doanh nghiệp sẽ tối thiểu hoá được chi phí giao dịch và chi phí do lãi suất gây ra. Tuy nhiên trong thực tế, có những khi doanh nghiệp cần nhiều tiền mặt tạm thời trong một khoản thời gian ngắn, khi đó thì việc bán đi các chứng khoán có tính thanh khoản cao có thể là không có lợi bằng việc doanh nghiệp đi vay ngân hàng mặc dù lãi suất vay ngân hàng cao hơn. 1.2.2. Quản lý dự trữ Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì dự trữ là yếu tố quan trọng quyết định việc doanh nghiệp có sản xuất được ổn định hay không. Do vậy việc quản lý tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài sản lưu động. Về cơ bản mục tiêu của việc quản lý tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các chi phí dự trữ tài sản tồn kho với điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thờng. Nếu các doanh nghiệp có mức vốn tồn kho quá lớn thì sẽ làm phát
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sinh thêm các chi phí như chi phí bảo quản, lưu kho... đồng thời doanh nghiệp không thể sử dụng số vốn này cho mục đích sản xuất kinh doanh khác và làm tăng chi phí cơ hội của số vốn này. Để tối thiểu hoá chi phí tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thì doanh nghiệp phải xác định được số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu mỗi lần đặt mua sao cho vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu để bảo đảm nguyên vật liệu trong kho không bị hư hỏng, biến chất, mất mát. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xác định mức dự trữ tối ưu, công thức chung để tính quy mô dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp là: Q* = √ 2 × 𝐷 × 𝐶2 𝐶1 Q* : Mức dự trữ tối ưu. D: Toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng. C1 : Chi phí lưu kho hàng hoá (Bốc xếp, bảo hiểm, bảo quản…) C2 : Chi phí cho một lần đặt hàng. Khi xác định mức tồn kho dự trữ, doanh nghiệp nên xem xét, tính toán ảnh hưởng của các nhân tố. Tuỳ theo từng loại tồn kho dự trữ mà các nhân tố ảnh hưởng có đặc điểm riêng. Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào: - Khả năng sãn sàng cung ứng của thị trường. - Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa người bán với doanh nghiệp. - Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất. - Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng tới doanh nghiệp. - Giá cả của các nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng. Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang các nhân tố ảnh hưởng gồm: - Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm. - Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng là: - Sự phối hợp giũa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng. - Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tóm lại, nếu thực hiện tốt công tác quản trị vốn tồn kho dự trữ, doan nghiệp có thể tăng khả năng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà không cần tăng thêm nhu cầu về tài sản lưu động cho sản xuất kinh doanh. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thì doanh nghiệp cần phải đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị vốn tồn kho dự trữ. 1.2.3. Quản lý các khoản phải thu Trong nền kinh tế thị trường việc mua chịu, bán chịu là điều khó tránh khỏi. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả cha đến kỳ hạn thanh toán như một nguồn vốn bổ xung để tài trợ cho các nhu cầu tài sản lưu động ngắn hạn và đương nhiên doanh nghiệp cũng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Việc bán chịu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm đồng thời góp phần xây dựng môí quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ trọng các khoản phải thu quá lớn trong tổng số tài sản lưu động thì nó sẽ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Quản trị các khoản phải thu tốt, tức là hạn chế mức tối thiểu lượng tài sản lưu động bị chiếm dụng sẽ làm giảm số ngày của chu kỳ thu tiền bình quân, thúc đẩy vòng tuần hoàn của tài sản lưu động. Đồng thời sẽ làm giảm các chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro... Trong chính sách tín dụng thương mại doanh nghiệp cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời để hạn chế mức thấp nhất mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng...Gọi chung là phân tích tín dụng khách hàng. Trước khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng thì công
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 việc đầu tiên phải làm là phân tích tín dụng khách hàng. Khi phân tích tín dụng khách hàng người ta thường đề ra các tiêu chuẩn, nếu khách hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì có thể được mua chịu. Các tiêu chuẩn người ta có thể sử dụng để phân tích tín dụng khách hàng là: * Uy tín, phẩm chất của khách hàng: Nói lên uy tín của khách hàng qua các lần trả nợ trước, tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ đối với doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác. * Vốn: Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng. * Khả năng thanh toán: Đánh giá các cac chỉ tiêu về khả năng thanh toán của khách hàng và bảng dự trù ngân quỹ của họ. * Thế chấp: Các tài sản mà khách hàng thế chấp để đảm bảo trả nợ. * Điều kiện kinh tế: Phân tích về tiềm năng phát triển của khách hàng trong tương lai. Nếu doanh nghiệp đủ các điều kiện và được chấp nhận cho mua chịu thìdoanh nghiệp phải tiến hành xác định thời kỳ tín dụng thương mại và công cụ tín dụng thương mại được sử dụng. Thời kỳ tín dụng thương mại là khoảng thời gian doanh nghiệp cho phép khách hàng nợ. Thời gian này khác nhau tuỳ thuộc ngành nghề kinh doanh, quy định của doanh nghiệp và thoả thuận của hai bên. Thường thì doanh nghiệp đa ra một tỷ lệ % chiết khấu nhất định để nếu khách hàng trả tiền đúng hạn sẽ được hưởng chiết khấu đó nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền sớm. Về công cụ tín dụng thương mại thì thường là sử dụng thương phiếu. Thương phiếu là một cam kết tín dụng của người mua hứa sẽ trả tiền cho người bán theo thời hạn ghi trên thương phiếu. Thương phiếu có thể được mua đi bán lại trong thời hạn của nó. Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu hạn chế rủi ro và các chi phí không cần thiết phát sinh làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau: - Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc...) - Tiến hành xác định và trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí sản xuất kinh doanh. Quỹ này có thể được sử dụng trong trường hợp có khoản phải thu của doanh nghiệp nhưng không thể thu hồi đợc thì doanh nghiệp sẽ trích từ quỹ ra để bù vào với mục đích bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. - Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng sẽ bị phạt hoặc được thu lãi suất như lãi suất quá hạn của ngân hàng. Hiện nay ở nước ta còn chưa có luật rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên đối với các nước phát triển thì họ đã có luật để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong trường hợp không đòi được nợ. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm đến vấn đề này để khi có luật có thể áp dụng được ngay hoặc trong trường hợp làm ăn với các đối tác nước ngoài có thể áp dụng. - Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp nh gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng, hoặc yêu cầu toà án giải quyết. 1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung của tài sản lưu động 1.3.1.1. Vòng quay tài sản lưu động Việc sử dụng tài sản lưu động đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Tài sản lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Vòng quay TSLĐ trong kì = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇𝑆𝐿Đ 𝐵𝑄 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. 1.3.1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Hệ số sinh lợi TSLĐ = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑆𝐿Đ 𝐵𝑄 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Mức sinh lợi tài sản lưu động càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao. 1.3.1.3. Mức đảm nhiệm tài sản lưu động Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động = 𝑇𝑆𝐿Đ 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt đối với doanh nghiệp, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng tài sản lưu động sẽ tăng lên. 1.3.1.4. Mức tiết kiệm tài sản lưu động: Mức tiết kiệm tài sản lưu động là số tài sản lưu động doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn. Doanh nghiệp càng tăng được vòng quay tái sản lưu động thì càng có khả năng tiết kiệm được tài sản lưu động, càng nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Thời gian 1 vòng luân chuyển TSLĐ = 360 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑇𝑆𝐿Đ Thời gian 1 vòng luân chuyển tài sản lưu động cho biết trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày thì tài sản lưu động luân chuyển được 1 vòng. Chỉ tiêu này càng bé cho thấy tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động càng nhanh. 1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động - Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Hệ số này cho biết khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong ngắn hạn, nghĩa là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán dưới một năm của các khoản mục tài sản lưu động của doanh nghiệp. Mức tiết kiệm TSLĐ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 360 × ( Thời gian 1 vòng luân chuyển kỳ phân tích - Thời gian 1 vòng luân chuyển kỳ gốc )
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh = 𝑉ố𝑛 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛+𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của tiền và các khoản phải thu nghĩa là các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Hệ số thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời = 𝑉ố𝑛 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑁ợ đế𝑛 ℎạ𝑛 Hệ số này cho biết khả năng đáp ứng ngay các nhu cầu thanh toán đến hạn của doanh nghiệp. - Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐺í𝑎 𝑡𝑟ị ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Hoặc Vòng quay hàng tồn kho = 𝐺í𝑎 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hóa tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hóa tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty càng hiệu quả. - Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn(ít phải cấp tín dụng cho khách hàng và nếu có cấp tín dụng cho khách hàng thì chất lượng tín dụng cao) - Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Kỳ thu tiền bình quân = 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 1 𝑛𝑔à𝑦 Nó cho biết bình quân trong bao nhiêu ngày, doanh nghiệp có thể thu hồi các khoản phải thu của mình. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng,… Các chỉ tiêu trên đây tuy không phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nhưng nó cũng là những công cụ mà người quản lý tài chính cần xem xét để điều chỉnh việc sử dụng tài sản lưu động sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tóm tắt chương 1 Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến các vấn đề cơ bản được sử dụng trong quá trình phân tích tài sản lưu động của doanh nghiệp. Trong nội dung của chương này, tác giả trình bày một số nội dung liên quan đến phân tích báo cáo tài sản lưu động dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, đó là: Phân tích khái quát tình hình tài chính, Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn; Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp, Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc thù của các công ty cổ phần. … Vì thế việc đánh giá các chỉ số tài chính cần phải được xem xét vận dụng linh hoạt trong các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đề có được những đánh giá đúng đắn.