SlideShare a Scribd company logo
1 of 32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1. Khái quát chung về Chính quyền cấp xã và Hội đồng nhân dân
cấp xã
1.1.1. Những vấn đề chung về chính quyền cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm chính quyền cấp xã
Trong lịch sử nước ta, về mặt tổ chức chính quyền, xã luôn được xác định
là đơn vị hành chính cấp cơ sở, sát với dân cư. Tuy nhiên, quy mô xã, cách thức
tổ chức chính quyền cấp xã thì khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử. Hiện tại,
quy mô xã về cơ bản được xác định theo những quy định ban hành từ sau cách
mạng tháng Tám: xã có một diện tích nhất định, dưới xã là các làng, thôn.
Trong hệ thống hành chính nước ta, cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống
chính quyền bốn cấp hoàn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, xã, là đơn vị hành
chính cơ sở, là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của
Nhân dân.
Cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý hành chính nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa,
xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sống của Nhân dân. Sự trong
sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã đóng
vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp
dịch vụ công phục vụ Nhân dân; Là cầu nối giữa hệ thống chính quyền cấp trên
với Nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng
của Nhân dân.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tổ chức chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND, có vai trò rất
quan trọng trong việc tổ chức và vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã
hội, (KT-XH) tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Từ những phân tích trên đây, có thể nêu khái quát khái niệm chính quyền
cấp xã như sau: Cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở
Việt Nam, thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt
Nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của Nhân dân địa phương,
quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của Nhân dân địa phương,
theo Hiến pháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên.
1.1.1.2. Vị trí, vai trò của chính quyền xã trong bộ máy nhà nước
Theo Điều 110, Hiến pháp năm 2013 và Điều 2, Luật tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015 quy định Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam gồm:
“- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” [39, tr.5-6].
Chính quyền xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp của
bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nền tảng của HTCT.
Là cơ sở thực tiễn để hình thành cũng như thực hiện các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều 30 Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015 quy định “Chính quyền địa phương ở
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban
nhân dân xã”. [39, tr.45].
Chính quyền cơ sở cấp xã là trung tâm của HTCT ở cơ sở. Có vai trò quan
trọng và thể hiện trên những mặt chủ yếu sau:
Một là, hệ thống chính quyền cơ sở là hệ thống quyền lực có địa bàn rộng
lớn nhất, có quan hệ trực tiếp nhất với cơ sở, Nhân dân. Là cầu nối giữa nhà
nước với nhân dân. Chính quyền cấp xã là người tổ chức, quản lý mọi mặt đời
sống dân cư ở địa phương đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước đi vào đời sống người dân thông qua hoạt động của
chính quyền cấp xã.
Hai là, tất cả các quy định, chỉ thị, hướng dẫn của cơ quan Nhà nước cấp
trên có được triển khai thực hiện ở nông thôn hay không, hiệu quả đến dân đều
phải thông qua chính quyền cấp xã.
Ba là, nhân dân gắn bó, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước như thế nào cũng
thông qua hoạt động quản lý của chính quyền và quyền lực của cán bộ chính
quyền cơ sở với dân trong việc giải quyết những nhu cầu dân sinh, dân chủ, dân
quyền.
Bốn là, sức mạnh hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở là ở
nơi dân, là việc quy tụ được lòng dân, phát huy tình đoàn kết, truyền thống làng
xã, tinh thần làm chủ của Nhân dân.
Năm là, HTCT cơ sở có phát huy được vai trò lãnh đạo, tổ chức đoàn kết
toàn dân thực hiện được những mục tiêu xây dựng địa phương có KT-XH, văn
hoá phát triển hay không, điều đó tuỳ thuộc rất nhiều vào trình độ, phẩm chất,
năng lực, quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở.
1.1.1.3. Cơ cấu, tổ chức của chính quyền cấp xã
Chính quyền xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp của
bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều 30 Luật
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “Chính quyền địa phương
ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban
nhân dân xã”. [39, tr.41].
Điều 113 Hiến pháp 2013 và Khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015 quy định: “HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở
địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. [39, tr.10].
HĐND vừa là cơ quan quyền lực ở địa phương vừa là một bộ phận cấu
thành không thể tách rời với quyền lực Nhà nước. Qua HĐND sự thống nhất
giữa quyền lực Nhà nước và quyền lực của Nhân dân được biểu hiện rõ nhất,
với tư cách là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
Nhân dân ở địa phương. HĐND vừa chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương vừa chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên về mọi mặt KT -
XH, an ninh quốc phòng ổn định và nâng cao đời sống của Nhân dân. Trong tổ
chức và hoạt động của mình vai trò của HĐND còn được biểu hiện với tư cách
là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND được Nhân dân giao quyền
quyết định các vấn đề quan trọng để có thể phát huy được tiềm năng của địa
phương, xây dựng và phát triển KT-XH, từ ý chí của Nhân dân địa phương mà
đề ra những quy định pháp lý, yêu cầu mang tính nền tảng, bắt buộc nhằm quản
lý dân cư trên toàn địa phương. Ngoài ra việc giám sát của HĐND đối với
UBND xã và các cơ quan tổ chức Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội tại địa
phương cũng có một vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân và góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước.
Đối với UBND, vị trí pháp lý và vai trò được quy định tại Điều 114 Hiến
pháp 2013 và Khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:
“UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương,
HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”. [39, tr. 12].
UBND xã có hai tư cách vừa là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp
vừa là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp cơ sở.
Với tư cách là cơ quan chấp hành của HDND, UBND xã có vai trò quan
trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực đời sống xã hội ở địa phương bằng pháp luật, theo pháp luật. Tổ chức và
chỉ đạo việc thi hành chủ trương và Nghị quyết của HĐND xã biến ý chí,
nguyện vọng của Nhân dân làng xã thành những hoạt động cụ thể có hiệu quả.
Còn với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND xã
có vai trò quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực đời sống KT-XH
ở địa phương mình đồng thời cũng là cơ quan quản lý việc chấp hành, điều
hành các quyết định, chỉ thị của UBND huyện cũng như các chủ trương, đường
lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Như vậy chính quyền cấp xã là bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà
nước, là trung tâm, là lực lượng nòng cốt của HTCT ở địa phương.
1.1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương;
quyết định các vấn đề của của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám
sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm
năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội
(KT-XH), không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân
địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
- Chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển KT-
XH và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý
thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
1.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp
xã
1.1.2.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã
HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong xã, do Nhân dân xã bầu ra,
chịu trách nhiệm trước Nhân dân xã và cơ quan nhà nước cấp trên.
HĐND xã quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát
triển tiềm năng của xã, xây dựng và phát triển địa phương về KT-XH, củng cố
quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần của
Nhân dân xã, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với huyện.
HĐND xã thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của UBND cấp xã;
giám sát việc thực các hiện nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp
luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân và công dân ở cấp mình.
HĐND xã là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói của các tầng lớp nhân
dân trong xã, được lựa chọn từ các đại biểu ưu tú của các tầng lớp nhân dân,
các dân tộc, tôn giáo, nông dân, trí thức, v.v. HĐND xã đại diện cho trí tuệ, tinh
thần và sức mạnh tập thể của nhân dân địa phương trong xã. HĐND là tổ chức
chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi, khó
khăn và yêu cầu của nhân dân, do đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần quan trọng để đạt được
những thành tựu về KT-XH, quốc phòng - an ninh ở địa phương.
1.1.2.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân xã
Chức năng của HĐND cấp xã là những phương diện hoạt động chủ yếu
của HĐND nhằm thực hiện vai trò và nhiệm vụ là cơ quan quyền lực nhà
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nước ở xã, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; đại diện cho
ý chí nguyện vọng của Nhân dân. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
và nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định những
chức năng cơ bản của HĐND các cấp (trong đó có cấp xã) bao gồm:
- Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương:
Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của
HĐND cấp xã. Trong đó xác định cụ thể nội dung về chủ trương, biện pháp
quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa
phương về KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời
sống vất chất và tinh thần của Nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa
phương đối với cả nước.
Xác định cụ thể những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định
của HĐND về kế hoạch phát triển KT-XH; an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn
xã hội; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, đời sống, xã hội;
phát triển khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường; về thực hiện chính sách
dân tộc và chính sách tôn giáo; về việc thi hành pháp luật; về xây dựng chính
quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính.
Như vậy nội dung thực hiện chức năng quyết định của HĐND rất rộng,
toàn diện bao gồm mọi mặt của đời sống KT-XH, văn hoá, khoa học, quốc
phòng, an ninh... Điều này một lần nữa xác định rõ hơn vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của HĐND cấp xã trong chính quyền địa phương với tư cách là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Mặt khác đây cũng là căn cứ pháp lý
tạo ra môi trường thuận lợi để chính quyền địa phương khai thác hết tiềm năng,
nội lực sẵn có ở địa phương, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
Nhân dân địa phương.
Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, HĐND thực hiện chức năng
này trên từng lĩnh vực. HĐND nghe UBND trình bày định hướng phát
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
triển, biện pháp tổ chức thực hiện, xem chủ trương, chính sách đó có phù hợp
với Hiến pháp, pháp luật, với tình hình KT-XH và có bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của nhân dân địa phương hay không, trên cơ sở đó HĐND quyết định
ban hành hay không ban hành. Để đảm bảo các quyết định của HĐND hợp hiến,
hợp pháp, mỗi đại biểu HĐND và HĐND cần nắm bắt, am hiểu tình hình KT-
XH và chính sách pháp luật của nhà nước, tránh tình trạng hiện nay quyết định
của HĐND là bản sao của của UBND.
- Giám sát:
HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực
HĐND, UBND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND;
giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Chức năng giám sát của HĐND luôn gắn liền chức năng quyết định những
vấn đề cơ bản về KT-XH và vai trò của HĐND ở địa phương. Thực hiện tốt
chức năng giám sát không những cho phép HĐND kiểm tra đánh giá hoạt động
của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở địa phương trong việc tuân
thủ Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của HĐND mà còn giúp HĐND phát hiện
và sửa đổi, bổ sung những nội dung không phù hợp của nghị quyết HĐND. Kết
quả giám sát của HĐND cấp xã là căn cứ để HĐND cấp huyện thực hiện quyền
bãi miễn, bãi nhiệm các chức danh theo quy định của pháp luật (chủ tịch, phó
chủ tịch HĐND; chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên UBND); là căn cứ
để HĐND cấp xã bãi bỏ những quyết định trái pháp luật của UBND cùng cấp;
Để thực hiện các chức năng quan trọng, HĐND tập trung vào các hướng:
Quyết định dưới hình thức Nghị quyết về các vấn đề quan trọng của địa
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phương và các biện pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết đó; Giám sát việc thực
hiện các Nghị quyết.
Những hướng hoạt động trên đây thường được gọi là những chức năng cơ
bản của HĐND. Trong các chức năng trên, chức năng quyết định làm nổi bật
vị trí HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Vì vậy, chức năng
cơ bản của HĐND là thay mặt Nhân dân địa phương quyết định những vấn đề
có liên quan đến đời sống của Nhân dân địa phương.
Chức năng của HĐND từng cấp thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm
quyền của HĐND được quy định tại Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
và hiện nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
1.1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
Điều 33, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định
HĐND cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
"Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng nhân dân xã.
Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu,
tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ
quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND,
Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND là các Ủy viên UBND xã.
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê
chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự
án của xã trong phạm vi được phân quyền.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực
hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND,
UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp
luật của UBND cùng cấp.
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
HĐND xã bầu theo quy định.
Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND xã xin
thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch
UBND xã." [39, tr.43]
1.1.3. Tổ chức của hội đồng nhân dân cấp xã
1.1.3.1. Thường trực Hội đồng nhân dân
Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương
và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước HĐND.
Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên
của UBND cùng cấp.
Nhiệm kỳ của Thường trực HĐND, theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp.
Khi HĐND hết nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến
khi HĐND khóa mới bầu ra Thường trực HĐND khóa mới.
Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND.
Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
1.1.3.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân
Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân
địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.
Nhiệm kỳ của đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND. Đại biểu HĐND
được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp
sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa
sau.
Đại biểu HĐND phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
Thứ nhất: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu
thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Thứ hai: Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các
hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thứ ba: Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh
nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham
gia các hoạt động của HĐND.
Thứ tư: Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân,
được Nhân dân tín nhiệm.
Theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và
Luật Bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì tổng số đại
biểu HĐND xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu
mười lăm đại biểu;
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn
dân được bầu hai mươi đại biểu;
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân
được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn
dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại
biểu;
Xã không thuộc miền núi, vùng cao và hải đảo có từ bốn nghìn dân trở
xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai
nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm
đại biểu.
Nhiệm kỳ mới khoá HĐND các cấp là năm năm, kể kỳ họp thứ nhất của
HĐND khoá đó đến kỳ họp của HĐND khoá sau. Nhiệm kỳ của thường trực
HĐND, UBND, các ban của HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND. Chủ tịch
HĐND, Chủ tịch UBND ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá
hai nhiệm kỳ liên tục.
1.1.3.3. Các ban của Hội đồng nhân dân xã
Đây là điểm mới về cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo quy định của
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 hiện nay. Ban của HĐND là cơ
quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước
khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ
trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND.
HĐND xã thành lập Ban pháp chế, Ban KT-XH. Ban của HĐND xã gồm
có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các
Ban của HĐND xã do HĐND xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và
các Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm.
Nhiệm kỳ của các Ban của HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp.
Khi HĐND hết nhiệm kỳ, các Ban của HĐND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến
khi HĐND khóa mới bầu ra các Ban của HĐND khóa mới.
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã
1.2.1. Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân
Để nhận thức đúng bản chất, nội dung cũng như hình thức động giám sát
của HĐND, trước hết cần làm rõ khái niệm giám sát.
Trong các công trình nghiên cứu một số tài liệu, thuật ngữ "giám sát"
được hiểu theo nhiều cách, từ nhiều góc độ khác nhau:
- Có quan niệm cho rằng, giám sát là: sự theo dõi, xem xét, làm đúng
hoặc sai những điều đã quy định [41, tr.305].
- Quan niệm khác coi giám sát là việc theo dõi và kiểm tra xem có thực
hiện đúng những điều quy định không; là chức quan thời xưa trông nom, coi
sóc một loại công việc nhất định [44, tr.389].
- Có ý kiến chỉ coi giám sát là một nhóm hoặc một tổ chức để theo dõi
một việc nào đấy [43, tr.230].
Theo khoản 1, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng
nhân dân năm 2015. Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh
giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân
theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Như vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ "giám sát" có khác
nhau, nhưng các quan niệm trên đều đề cập đến nội dung cơ bản: giám sát là
việc theo dõi, xem xét và kiểm tra một chủ thể nào đó về một việc làm đã thực
hiện đúng hoặc thực hiện chưa đúng những điều đã quy định để từ đó có biện
pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việc làm sai, nhằm đạt được những mục
đích hiệu quả xác định từ trước, bảo đảm cho các quyết định thực hiện đúng và
đầy đủ.
Với quan niệm trên, giám sát có những đặc trưng sau:
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả lời được câu
hỏi ai (người hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem
xét, kiểm tra và đưa ra những nhận định, đánh giá về một việc làm nào đó đã
được thực hiện đúng hoặc không đúng với những điều đã quy định, quyết định.
- Giám sát bao giờ cũng cần 2 giai đoạn: giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm
tra và giai đoạn đánh giá, đưa ra kết luận. Trong đó, giai đoạn thứ nhất là cơ sở
để thực hiện giai đoạn thứ hai. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra làm
tốt thì việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát
sẽ có hiệu quả và ngược lại [27, tr.63].
- Giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là phải trả lời được
câu hỏi giám sát ai? giám sát việc gì? Đặc điểm cơ bản này cho chúng ta phân
biệt giữa giám sát và kiểm tra. Bởi nói tới kiểm tra thì chủ thể hoạt động kiểm
tra và đối tượng chịu sự tác động này có thể đồng nhất là một. Đó là trường hợp
chủ thể tự kiểm tra hoạt động của mình, tức là tự xem xét đánh giá tình trạng
tốt xấu của công việc đang làm để từ đó uốn nắn, sửa chữa. Nhưng trong hoạt
động giám sát thì không thể có tình trạng tự chủ thể hoạt động quan sát chính
hành vi của mình mà phải là hoạt động theo dõi, thẩm tra và xem xét của một
chủ thể khác, từ đó đưa ra kết luận và xử lý. Cũng có ý kiến cho rằng, trong cơ
chế giám sát có cả việc tự giám sát tức là sự tự theo dõi, xem xét và kiểm tra
chính mình có thực hiện đúng những điều đã quy định
không [5, tr.87]. Với quan niệm như vậy e rằng không đúng, không phù hợp
với bản chất của từ giám sát, bởi bên cạnh khái niệm giám sát còn có khái niệm
kiểm tra.
- Giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt
động giám sát. Nội dung của quan hệ này biểu hiện ở những quyền và nghĩa vụ
của chủ thể giám sát và đối tượng chịu giám sát.
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Giám sát phải được tiến hành trên những căn cứ do pháp luật quy định.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì: nếu như thiếu những quy định
này thì chủ thể giám sát không có cơ sở để thực hiện quyền giám sát và tiêu chí
để đưa ra những nhận định về hoạt động của đối tượng chịu giám sát.
- Giám sát là hoạt động có tính mục đích. Trước hết, mục đích của giám
sát là đưa ra được những nhận định chính xác của chủ thể giám sát đối với hoạt
động của đối tượng chịu giám sát, từ đó có các biện pháp xử lý đối với những
việc làm sai trái nhằm bảo đảm cho những quy định của pháp luật được thực
hiện đúng và có hiệu quả. Như vậy, mục đích chung của giám sát nhà nước
cũng như giám sát xã hội là bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn, minh bạch,
liên tục của các cơ quan tổ chức, cá nhân có chức vụ quyền hạn trong BMNN,
trên cơ sở tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật về nghĩa vụ, chức
năng và thẩm quyền của họ.
Tóm lại, thuật ngữ "giám sát" nếu hiểu theo nghĩa chung thì phạm vi áp
dụng của nó rất rộng, muốn có một khái niệm cụ thể thì hoạt động giám sát
bao giờ cũng gắn với một chủ thể xác định chẳng hạn như giám sát của Quốc
hội, giám sát của HĐND, giám sát của nhân dân.
1.2.2. Đối tượng giám sát
- Thường trực HĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND.
- Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các thành viên khác của UBND, cơ
quan chuyên môn thuộc UBND.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành, đối tượng giám sát của HĐND cấp xã
rất phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa
phương.
Tuy nhiên cần lưu ý, trong luật hiện hành không phân cấp giám sát giữa
HĐND các cấp, điều đó không có nghĩa HĐND mỗi cấp thực hiện thẩm
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quyền giám sát như nhau đối với mọi hoạt động của đối tượng chịu giám sát.
Đối tượng, phạm vi, mức độ giám sát của HĐND phụ thuộc vào vị trí, vai trò
và sự phân cấp, tính chất của mối quan hệ giữa HĐND với đối tượng chịu sự
giám sát. Chẳng hạn với UBND do mối quan hệ chấp hành (trực thuộc) của cơ
quan này với HĐND mà phạm vi mức độ giám sát của HĐND rất lớn, bao trùm
mọi hoạt động của UBND và khả năng xử lý lớn đối với quyết định, hành vi và
cả nhân sự của UBND.
Nhưng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương thì hoạt động
giám sát của HĐND chủ yếu ở việc xem xét tính pháp chế của các bản án đã
được giải quyết và sự phối hợp của Toà án, Viện kiểm sát với địa phương trong
việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kết quả giám sát của
HĐND đối với Toà án chỉ có thể là đề nghị. Nếu có hậu quả pháp lý nào đó đối
với Toà án chỉ là hậu quả gián tiếp không xuất phát từ thẩm quyền của HĐND.
1.2.3. Nội dung giám sát
Để có cơ sở pháp lý cho HĐND xã thực hiện tốt chức năng giám sát, trước
hết phải xác định rõ nội dung giám sát của cơ quan này. Theo các quy định của
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, nội dung giám sát của HĐND xã
gồm:
- Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của thường trực Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân
Đối với các cơ quan Nhà nước này, giám sát của HĐND được thực hiện
thông qua việc: Tại các kỳ họp HĐND, Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban hội đồng nhân dân, UBND phải báo cáo công tác trước HĐND. HĐND
giám sát hoạt động của các cơ quan này thông qua việc xem xét các báo cáo
công tác tại kỳ họp. Thông qua việc xem xét, thảo luận các báo cáo công tác,
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
HĐND nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, toàn diện về hoạt động của các cơ
quan này. Từ đó đánh giá chính xác, khách quan kết quả thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan Nhà nước theo quy định của Pháp luật và Nghị quyết
của HĐND.
Khi xem xét các báo cáo công tác, HĐND phải tập trung làm sáng tỏ tính
chính xác và thực tiễn của các báo cáo công tác nhằm xác định đúng thực trạng
của tình hình được nêu ra, vấn đề cần tập trung giải quyết, kết quả đạt được
cùng những khó khăn, yếu kém. Đây là một phương thức giám sát quan trọng
giúp HĐND nhận thông tin chính thức từ phía cơ quan đó.
Chất vấn tại kỳ họp là một hình thức chất vấn trực tiếp, có hiệu quả cao.
HĐND xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân, các thành viên khác của UBND, chuyên môn thuộc UBND.
Thông qua chất vấn, HĐND xem xét trách nhiệm cá nhân của những người
được chất vấn.
- Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
Nghị quyết của HĐND ban hành nhằm triển khai thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của cấp uỷ, phản ánh
ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nghị quyết của HĐND có vai trò rất quan
trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Do đó giám
sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND là một nội dung không thể thiếu
trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó
khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết, đảm bảo cho
Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống.
Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện có những văn bản của UBND cùng
cấp có dấu hiệu trái với văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết
của HĐND thì HĐND xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn
bản đó.
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của cơ quan, tổ chức,
cá nhân chịu sự giám sát.
Đây là quá trình HĐND xem xét việc áp dụng pháp luật trong tổ chức và
hoạt động thực tiễn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền giám sát. Vì
vậy phạm vi giám sát của HĐND trong lĩnh vực này rất rộng. Trên thực tế pháp
luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND có đi vào cuộc sống, trở thành hiện
thực hay không không chỉ thông qua hoạt động ban hành các văn bản hướng
dẫn, thi hành bảo đảm đúng đắn, phù hợp, kịp thời mà còn phụ thuộc vào quá
trình tổ chức thực hiện có hợp hiến, hợp pháp hay không? Có hiệu quả hay
không? Do vậy giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương là một
nội dung giám sát của HĐND, nhằm phát hiện kịp thời những
vi phạm pháp luật trong hoạt động thực tiễn của các đối tượng này để từ đó
nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn, đảm bảo cho pháp luật được thực thi
nghiêm chỉnh và thống nhất.
Như vậy, nội dung giám sát của HĐND cấp xã được thực hiện trên cơ
sở nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định, bao quát hoạt động
quản lý nhà nước tại địa phương trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng, củng cố chính quyền, thực hiện pháp
luật, bảo đảm phát huy quyền làm chủ nhân dân ở địa phương.
1.2.4. Hình thức giám sát
Hình thức ở đây được hiểu là cách thức mà HĐND cấp xã áp dụng để
giám sát các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 57 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015, quy định các hoạt động giám sát như sau:
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
“1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án
dân sự cùng cấp và các báo cáo khác theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này.
3. Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cùng cấp.
4. Giám sát chuyên đề.
5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Hội đồng nhân dân bầu” [38, tr.83].
Thứ nhất, xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ban của
HĐND , UBND cùng cấp.
Đây là một hình thức giám sát trực tiếp rất quan trọng của HĐND cấp xã.
HĐND xem xét thảo luận báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND,
cùng cấp tại kỳ họp cuối năm. Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo
cáo công tác đến các đại biểu HĐND, khi cần thiết HĐND có thể xem xét thảo
luận. Việc xem xét, thảo luận các báo cáo hàng năm hoặc 6 tháng tại các kỳ họp
cuối năm hay giữa năm được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ do luật định.
Trong đó có thẩm tra, phản biện, thảo luận, tranh luận của đại biểu HĐND đối
với các đối tượng thuộc quyền giám sát của HĐND xã. Theo quyết định của
Chủ tịch HĐND hoặc của người điều khiển phiên họp, báo cáo của các đối
tượng giám sát được chuyển cho các ban của HĐND thẩm tra, nghiên cứu trước.
Trên cơ sở ý kiến tham gia, thảo luận báo cáo của các thành viên, các ban phải
chuẩn bị báo cáo thuyết trình thẩm tra trước HĐND.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việc HĐND xem xét, thảo luận các báo cáo được diễn ra theo một trình
tự nhất định: người đứng đầu các cơ quan bị giám sát trình bày báo cáo; Trưởng
ban HĐND trình bày báo cáo thẩm tra; HĐND thảo luận; người đứng đầu cơ
quan bị giám sát trình bày báo cáo và có thể trình bày thêm những vấn đề có
liên quan mà HĐND quan tâm; HĐND ra nghị quyết về công tác của cơ quan
đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.
Việc xem xét báo cáo buộc chủ thể bị giám sát phải báo cáo về công tác
của mình là một hình thức giám sát quan trọng. Trên cơ sở đó, HĐND có thể
kiểm soát tình hình thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của hội đồng trong thực tiễn đời sống
xã hội; tăng cường trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu UBND và
các ban ngành về công tác của họ trước HĐND.
Thứ hai, chất vấn, nghe trả lời chất vấn.
Tại khoản 2, Điều 115 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đại biểu Hội đồng
nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của
Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả
lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị
với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến
nghị của đại biểu”.
Để cụ thể hóa Hiến pháp điểm đ, khoản 1, Điều 5 và Điều 60 Luật hoạt
động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã quy định một
cách chi tiết về trình tự, thủ tục chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp của đại
biểu HĐND. Cụ thể: - Đối với thẩm quyền của HĐND: “Đại biểu Hội đồng
nhân dân chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân
dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp; trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương”.
- Đối với Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn:
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin
minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
+ Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu
Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời
thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập
(nếu có);
+ Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung
trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
+ Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất
vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
- Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường
hợp sau đây: Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp; Vấn đề
chất vấn cần được điều tra, xác minh; Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại
kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất
vấn được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, Thường trực Hội
đồng nhân dân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.
Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động chất vấn cũng như ràng buộc trách
nhiệm của đối tượng bị chất vấn, luật còn quy định khi đại biểu Hội đồng không
hài lòng với câu trả lời của người nào đó thì có quyền yêu cầu HĐND thảo luận
và xem xét trách nhiệm đối với người đó. HĐND có thể ra nghị quyết về việc
trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thực chất hoạt động chất vấn là việc đại biểu HĐND đưa ra các câu hỏi
chất vấn cho các đối tượng bị chất vấn, nội dung của câu hỏi này thường xoay
quanh các vấn đề nóng bỏng mà nhân dân địa phương quan tâm thuộc lĩnh vực
quản lý trực tiếp hoặc có liên quan đến đối tượng bị chất vấn.
Thứ ba, xem xét quyết định của UBND cùng cấp
Theo Điều 61, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015 quy định về xem xét quyết định của UBND cùng cấp của HĐND
như sau:
Đây là hình thức HĐND giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các
VBQPPL do các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND. Để thực hiện tốt nhiệm
vụ trên, tại các kỳ họp HĐND cũng như giữa hai kỳ họp, Thường trực HĐND,
các ban HĐND và từng đại biểu HĐND phải thường xuyên thực hiện việc giám
sát các văn bản thuộc thẩm quyền của mình nhằm có những kiến nghị, đề xuất
kịp thời.
Các bước để HĐND xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản được
quy định như sau:
Đại diện của Thường trực HĐND trình VBQPPL có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; HĐND thảo luận. Trong
quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành VBQPPL có thể trình
bày bổ sung những vấn đề liên quan. Hệ quả của hoạt động này có thể dẫn đến
hai khả năng: HĐND ra nghị quyết khi VBQPPL trên không trái với Hiến pháp,
luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, hoặc quyết định bãi bỏ một
phần hoặc toàn bộ văn bản đó.
Thứ tư, giám sát chuyên đề.
Theo Điều 62, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015 quy định về giám sát chuyên đề của HĐND như sau:
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, khi xét thấy cần
thiết phải xác minh, làm rõ, hoặc muốn biết một số thông tin cụ thể trong quá
trình hoạt động của các đối tượng chịu giám sát thì HĐND thành lập Đoàn giám
sát. Hàng năm, căn cứ vào chương trình giám sát đề ra, HĐND ra nghị quyết
thành lập đoàn giám sát theo đề nghị của Thường trực HĐND. Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng,
phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan,
tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Trong quá trình làm việc với đối tượng bị
giám sát, Đoàn giám sát có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự
giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội
dung giám sát; đồng thời giải trình vấn đề mà đoàn giám sát quan tâm. Khi phát
hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời
chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức
vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
Việc HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người
giữ chức vụ do HĐND bầu là một công cụ giám sát mới của HĐND. Đây là
hình thức HĐND giám sát hoạt động của các cá nhân thuộc đối tượng bị giám
sát. Có ý kiến cho rằng, bỏ phiếu tín nhiệm là hệ quả của giám sát, song thực
chất đó là cơ sở để quy kết hệ quả, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện
pháp chế tài giám sát.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo Điều 63, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015 quy định về HĐND lấy phiếu tín nhiệm:
“1. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các
chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng
Ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên
Ủy ban nhân dân.
2. Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
theo trình tự sau đây:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định
danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm;
b) Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
c) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân thông qua
nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng
nhân dân đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội
đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Thường trực Hội đồng nhân
dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
4. Ngoài quy định tại Điều này, thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín
nhiệm đối với người được Hội đồng nhân dân bầu được thực hiện theo nghị
quyết của Quốc hội” [38, tr.93].
Điều 64 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
năm 2015 quy định về HĐND bỏ phiếu tín nhiệm:
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
“1. Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Hội đồng nhân dân bầu trong các trường hợp sau đây:
a) Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân
dân;
b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu
Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
2. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân
dân bầu được thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân theo trình tự sau đây:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín
nhiệm;
b) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến của mình;
c) Hội đồng nhân dân thảo luận;
d) Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
đ) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân thông qua nghị
quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng
nhân dân đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ
chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Hội đồng
nhân dân bầu có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc
miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với người đó.
4. Ngoài quy định tại Điều này, trình tự bỏ phiếu tín nhiệm đối với người
giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu được thực hiện theo nghị quyết của
Quốc hội.” [38, tr.94].
Như vậy, quy định lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm theo pháp
luật Việt Nam chỉ áp dụng đối với cá nhân chứ không áp dụng đối với tập thể.
Đây là một đặc thù của giám sát quyền lực ở Việt Nam.
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.5. Chủ thể giám sát
Theo Khoản 2, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng
nhân dân năm 2015: “Chủ thể giám sát bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội,
đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng
nhân dân”.
Khoản 6, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015: “Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm giám sát của Hội
đồng nhân dân tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu
Hội đồng nhân dân”.
Như vậy, chủ thể thực hiện quyền giám sát của HĐND cấp xã bao gồm:
- HĐND: một tập thể các đại biểu HĐND tại phiên họp hội đồng.
- Thường trực HĐND.
- Các ban của HĐND.
- Đại biểu HĐND.
Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 (sửa đổi), thường trực
HĐND lúc này chưa phải là chủ thể của hoạt động giám sát, mới chỉ là người
đôn đốc, kiểm tra các hoạt động của UBND cùng cấp cũng như vấn đề giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở địa phương. Như vậy, theo quy định của
pháp luật hiện hành, chủ thể giám sát của HĐND ngày càng được mở rộng và
quy định chặt chẽ hơn.
1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp xã.
1.3.1. Các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân cấp xã.
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND
xã. Các quy định pháp luật về giám sát có vai trò tạo cơ sở pháp lý cho HĐND
thực hiện quyền năng giám sát của mình. Nếu luật không quy định một cách cụ
thể về hoạt động giám sát của HĐND thì việc ghi nhận chức năng giám sát của
HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức. Điều này đã được minh chứng
trong thực tiễn phát triển của Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Luật Tổ chức HĐND
và UBND năm 1989 và năm 1994 có quy định về chức năng giám sát của Hội
đồng nhưng rất khái quát, chung chung... Điều này đã gây nên những khó khăn
cho hoạt động của HĐND và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả
hoạt động giám sát của HĐND thời gian qua rất thấp. Nhưng từ Luật Tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 đến nay là Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã cụ thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của
Hội đồng, nhờ đó hiệu quả giám sát của Hội đồng trong thực tiễn được nâng
lên rất nhiều.
Như vậy, vấn đề đặt ra là để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND xã đòi
hỏi Nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giám
sát cho HĐND nói riêng và toàn bộ hoạt động của HĐND nói chung.
1.3.2. Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thường trực và các Ban HĐND
cấp xã.
Yếu tố này đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy hoạt động đủ khả năng
thực hiện một cách tốt nhất chức năng giám sát trong phạm vi quyền hạn của
mình. Bất kỳ cơ quan nào, nếu có một tổ chức hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên
guồng máy làm việc nhịp nhàng và dễ mang lại hiệu quả.
HĐND ở nước ta là cơ quan hoạt động không thường xuyên, cùng với đặc
điểm đại biểu HĐND làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn,
trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và giám sát nói
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
riêng. Hơn nữa, HĐND là một cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương,
nên về mặt tổ chức lâu nay vẫn chưa được chú ý cả về lý luận và thực tiễn. Để
thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, HĐND ngày càng chú ý hoàn thiện
về mặt tổ chức. Từ khi HĐND mới chỉ có một ban thư ký đại biểu, không có
thường trực, đến nay HĐND đã thành lập các cơ quan của mình: Thường trực
HĐND, các ban HĐND, trong đó đã có những đại biểu hoạt động chuyên trách,
phần nào đáp ứng được nhu cầu công việc trước mắt. Tuy nhiên, với tình hình
nhiệm vụ như hiện nay, cần phải tập trung nghiên cứu đổi mới về mặt tổ chức
bộ máy của Hội đồng, trong đó phải chú ý đến bộ phận giúp việc cho thường
trực HĐND. Có như vậy mới đảm đương được công việc giám sát của Hội
đồng.
1.3.3. Năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng giám
sát của đại biểu HĐND cấp xã.
Đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan đến chất lượng và
hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Bởi thực tế
chứng minh rằng: một cơ quan tổ chức có cơ cấu hợp lý đầy đủ các phòng ban,
nhưng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, yếu tố con người trong
tổ chức đó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, bên cạnh đảm bảo về mặt
số lượng, năng lực của các đại biểu HĐND trong khi thực hiện chức năng giám
sát có vai trò rất lớn đến kết quả giám sát cũng như việc thực thi kết quả đó.
Các đại biểu dân cử phải có đủ tâm, đủ tầm và đủ tài, bởi người làm công
tác giám sát, ngoài công nhận cái đúng, còn phải chỉ rõ và đề ra những kiến
nghị, những biện pháp hữu hiệu để loại bỏ cho được cái tiêu cực, trái pháp luật.
Để phát hiện sai trái của người khác của các ngành chức năng, người đại biểu
nhân dân phải có quan điểm, trình độ, bản lĩnh vững vàng, có cách nhìn sáng
suốt và phương pháp làm việc khoa học, hợp lý, phải có bản
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lĩnh giám nói thẳng nói thật, không nể nang né tránh, phải vì lợi ích của dân
của Nhà nước [4, tr.19].
Điều này có nghĩa, giám sát là một công việc khó khăn và phức tạp, bên
cạnh nắm vững các quy định pháp luật về vấn đề giám sát, người đại biểu còn
phải có kỹ năng, trình độ, bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động
giám sát. Muốn vậy, các đại biểu dân cử phải luôn ý thức được đây là một trong
những điều kiện chủ quan mà bất cứ một người đại biểu nào cũng phải tự trau
dồi nâng cao nghiệp vụ.
1.3.4. Chương trình, kế hoạch, phương thức giám sát của HĐND cấp
xã.
Xây dựng chương trình, kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát phù hợp
là điều kiện đảm bảo thế chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả giám sát.
HĐND xã cần ra nghị quyết tổ chức giám sát, các cuộc giám sát đều phải lập
kế hoạch, xây dựng chương trình cụ thể, thông báo sớm về nội dung, thời gian
và thống nhất cách thức thực hiện, các thành viên của đoàn giám sát phải nắm
vững mục đích yêu cầu, phương pháp giám sát.
Nói chung, HĐND phải xây dựng chương trình giám sát hàng năm, kế
hoạch giám sát hàng quý, hàng tháng của thường trực, các ban, các đại biểu và
kế hoạch giám sát cụ thể bằng nội dung cũng như những cuộc giám sát đột xuất
theo yêu cầu của cử tri, dư luận xã hội. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang
thực hiện chương trình hoá hoạt động giám sát, tổ chức giám sát một cách toàn
diện, các lĩnh vực giám sát của HĐND rất rộng, cho nên khi xây dựng chương
trình giám sát cần phải có trọng tâm, trọng điểm; nội dung giám sát phải tập
trung vào những vấn đề thiết thực, bức xúc và đang được đông đảo cử tri ở địa
phương quan tâm.
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cũng cần phải thấy rằng mọi cố gắng trong việc xây dựng chương trình,
lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát có thể sẽ không đưa lại một kết
quả nào nếu HĐND thiếu kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát. Việc
kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát buộc đối tượng bị giám sát phải
kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp
luật và Nghị quyết của HĐND, và đó cũng là một trong những điều kiện nâng
cao hiệu lực, hiệu quả giám sát hiện nay.
1.3.5. Sự hợp tác của đối tượng chịu sự giám sát của HĐND cấp xã.
Pháp luật hiện hành quy định đối tượng giám sát của HĐND cấp xã gồm
Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, các
tổ chức và cá nhân khác trong thực hiện nghị quyết HĐND cấp mình và các
chính sách, pháp luật của cấp trên ở địa phương. Tuy nhiên, ý thức và sự hợp
tác của các đối tượng chịu sự giám sát trong quá trình giám sát như thế nào là
điều rất cần làm rõ, nó ảnh hưởng nhiều đến quá trình, kết quả giám sát của
HĐND cấp xã.
Điều này có nghĩa là, muốn hoạt động giám sát của HĐND đạt hiệu quả
cao thì ngoài các yếu tổ liên quan đến chủ thể giám sát thì còn có cả yếu tổ liên
quan đến đối tượng bị giám sát.
1.3.6. Điều kiện vật chất, chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND
cấp xã.
Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND xã cần phải đầu
tư chi phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát. Trong đánh giá hiệu
quả giám sát của HĐND cần hiểu tính chất hai mặt của đầu tư chi phí cho hoạt
động này.
Thứ nhất, phải tăng cường đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát của
HĐND theo yêu cầu của từng nội dung hoạt động. Nếu có đầu tư thoả đáng sẽ
góp phần tích cực nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng. Đối với các chức
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
danh kiêm nhiệm của HĐND nên có quy định được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm
để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình. Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa
các trang thiết bị cần thiết, khắc phục tình trạng khó khăn lâu nay trong công
việc giám sát là thiếu nguồn thông tin cập nhật.
Thứ hai, đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát phải tối ưu nghĩa là chỉ đủ
mức cần thiết và triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Không bao giờ và ở đâu hễ
cứ tăng đầu tư chi phí thì khi đó và ở đó, công tác giám sát có hiệu quả. Ngược
lại, nhiều khi chỉ với mức kinh phí hạn hẹp, nhưng nếu tổ chức thực hiện tốt,
tìm ra những hình thức phương pháp thích hợp, cũng có thể đưa lại hiệu quả
cao.
Tuy nhiên, do tính đặc thù của công tác giám sát, hơn nữa nhiều khi dư
luận xã hội cũng đóng vai trò rất lớn trong việc chấn chỉnh các vấn đề chính trị,
cho nên trong một số trường hợp không nên căn ke tính toán mức chi phí bỏ ra
là bao nhiêu, vấn đề chúng ta có thực hiện chương trình giám sát đến cùng hay
không. Nếu cuộc giám sát đưa lại kết quả tốt không những góp phần tích cực
vào sự phát triển kinh tế của địa phương mà còn có tác dụng to lớn trong việc
chấn chỉnh các vấn đề chính trị - xã hội. Như vậy, khi nói tới hiệu quả của bất
kỳ hoạt động nào nói chung và giám sát nói riêng đòi hỏi phải tính đến mức đầu
tư, chi phí hợp lý, tối ưu.
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiểu kết chƣơng 1
Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước là một yêu cầu khách
quan để góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
Trong hệ thống bộ máy nhà nước, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng
của Nhân dân địa phương trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương.
Chất lượng hoạt động của HĐND thể hiện việc ban hành các Nghị quyết, hoạt
động giám sát và các hoạt động khác. Với chức năng, nhiệm vụ được quy định,
HĐND có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực thuộc
về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy nhà nước ở địa phương.
Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói
riêng và HĐND các cấp nói chung là một trong những phương hướng và giải
pháp của quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói riêng, của sự
nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay nói chung, góp phần thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx

Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

Similar to Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx (20)

Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
 
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
Cơ Sở Lý Luận Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Huyện.
 
Cơ sở đề lý luận về năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.docx
Cơ sở đề lý luận về năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.docxCơ sở đề lý luận về năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.docx
Cơ sở đề lý luận về năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.docx
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...
Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...
Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...
 
cấp xã năm 2014
cấp xã năm 2014cấp xã năm 2014
cấp xã năm 2014
 
Cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban nhân ...
Cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban nhân ...Cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban nhân ...
Cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban nhân ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
 
Tonghop(tcbmnn)
Tonghop(tcbmnn)Tonghop(tcbmnn)
Tonghop(tcbmnn)
 
Tổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đ
Tổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đTổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đ
Tổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đ
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.doc
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.docTổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.doc
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.doc
 
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
 
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Từ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Từ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Từ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Từ...
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của công chức cấp xã.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của công chức cấp xã.docx
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội VụKhái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
 
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
Tiểu luận nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng xây dựng, thực hiện pháp lu...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện.docxCơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện.docx
 
On thi toan
On thi toanOn thi toan
On thi toan
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 

Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.1. Khái quát chung về Chính quyền cấp xã và Hội đồng nhân dân cấp xã 1.1.1. Những vấn đề chung về chính quyền cấp xã 1.1.1.1. Khái niệm chính quyền cấp xã Trong lịch sử nước ta, về mặt tổ chức chính quyền, xã luôn được xác định là đơn vị hành chính cấp cơ sở, sát với dân cư. Tuy nhiên, quy mô xã, cách thức tổ chức chính quyền cấp xã thì khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử. Hiện tại, quy mô xã về cơ bản được xác định theo những quy định ban hành từ sau cách mạng tháng Tám: xã có một diện tích nhất định, dưới xã là các làng, thôn. Trong hệ thống hành chính nước ta, cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền bốn cấp hoàn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, xã, là đơn vị hành chính cơ sở, là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Nhân dân. Cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sống của Nhân dân. Sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ Nhân dân; Là cầu nối giữa hệ thống chính quyền cấp trên với Nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của Nhân dân. 7
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tổ chức chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND, có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, (KT-XH) tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Từ những phân tích trên đây, có thể nêu khái quát khái niệm chính quyền cấp xã như sau: Cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt Nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của Nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của Nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên. 1.1.1.2. Vị trí, vai trò của chính quyền xã trong bộ máy nhà nước Theo Điều 110, Hiến pháp năm 2013 và Điều 2, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: “- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); - Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); - Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); - Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” [39, tr.5-6]. Chính quyền xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nền tảng của HTCT. Là cơ sở thực tiễn để hình thành cũng như thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều 30 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “Chính quyền địa phương ở 8
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã”. [39, tr.45]. Chính quyền cơ sở cấp xã là trung tâm của HTCT ở cơ sở. Có vai trò quan trọng và thể hiện trên những mặt chủ yếu sau: Một là, hệ thống chính quyền cơ sở là hệ thống quyền lực có địa bàn rộng lớn nhất, có quan hệ trực tiếp nhất với cơ sở, Nhân dân. Là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân. Chính quyền cấp xã là người tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống dân cư ở địa phương đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đi vào đời sống người dân thông qua hoạt động của chính quyền cấp xã. Hai là, tất cả các quy định, chỉ thị, hướng dẫn của cơ quan Nhà nước cấp trên có được triển khai thực hiện ở nông thôn hay không, hiệu quả đến dân đều phải thông qua chính quyền cấp xã. Ba là, nhân dân gắn bó, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước như thế nào cũng thông qua hoạt động quản lý của chính quyền và quyền lực của cán bộ chính quyền cơ sở với dân trong việc giải quyết những nhu cầu dân sinh, dân chủ, dân quyền. Bốn là, sức mạnh hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở là ở nơi dân, là việc quy tụ được lòng dân, phát huy tình đoàn kết, truyền thống làng xã, tinh thần làm chủ của Nhân dân. Năm là, HTCT cơ sở có phát huy được vai trò lãnh đạo, tổ chức đoàn kết toàn dân thực hiện được những mục tiêu xây dựng địa phương có KT-XH, văn hoá phát triển hay không, điều đó tuỳ thuộc rất nhiều vào trình độ, phẩm chất, năng lực, quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở. 1.1.1.3. Cơ cấu, tổ chức của chính quyền cấp xã Chính quyền xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều 30 Luật 9
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã”. [39, tr.41]. Điều 113 Hiến pháp 2013 và Khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. [39, tr.10]. HĐND vừa là cơ quan quyền lực ở địa phương vừa là một bộ phận cấu thành không thể tách rời với quyền lực Nhà nước. Qua HĐND sự thống nhất giữa quyền lực Nhà nước và quyền lực của Nhân dân được biểu hiện rõ nhất, với tư cách là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương. HĐND vừa chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương vừa chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên về mọi mặt KT - XH, an ninh quốc phòng ổn định và nâng cao đời sống của Nhân dân. Trong tổ chức và hoạt động của mình vai trò của HĐND còn được biểu hiện với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND được Nhân dân giao quyền quyết định các vấn đề quan trọng để có thể phát huy được tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển KT-XH, từ ý chí của Nhân dân địa phương mà đề ra những quy định pháp lý, yêu cầu mang tính nền tảng, bắt buộc nhằm quản lý dân cư trên toàn địa phương. Ngoài ra việc giám sát của HĐND đối với UBND xã và các cơ quan tổ chức Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội tại địa phương cũng có một vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước. Đối với UBND, vị trí pháp lý và vai trò được quy định tại Điều 114 Hiến pháp 2013 và Khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: “UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan 10
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”. [39, tr. 12]. UBND xã có hai tư cách vừa là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp vừa là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp cơ sở. Với tư cách là cơ quan chấp hành của HDND, UBND xã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương bằng pháp luật, theo pháp luật. Tổ chức và chỉ đạo việc thi hành chủ trương và Nghị quyết của HĐND xã biến ý chí, nguyện vọng của Nhân dân làng xã thành những hoạt động cụ thể có hiệu quả. Còn với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND xã có vai trò quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực đời sống KT-XH ở địa phương mình đồng thời cũng là cơ quan quản lý việc chấp hành, điều hành các quyết định, chỉ thị của UBND huyện cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Như vậy chính quyền cấp xã là bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, là trung tâm, là lực lượng nòng cốt của HTCT ở địa phương. 1.1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã - Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. - Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội (KT-XH), không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. - Chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển KT- XH và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. 11
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở. 1.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã 1.1.2.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong xã, do Nhân dân xã bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân xã và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND xã quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển tiềm năng của xã, xây dựng và phát triển địa phương về KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần của Nhân dân xã, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với huyện. HĐND xã thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của UBND cấp xã; giám sát việc thực các hiện nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở cấp mình. HĐND xã là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã, được lựa chọn từ các đại biểu ưu tú của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, nông dân, trí thức, v.v. HĐND xã đại diện cho trí tuệ, tinh thần và sức mạnh tập thể của nhân dân địa phương trong xã. HĐND là tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi, khó khăn và yêu cầu của nhân dân, do đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần quan trọng để đạt được những thành tựu về KT-XH, quốc phòng - an ninh ở địa phương. 1.1.2.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân xã Chức năng của HĐND cấp xã là những phương diện hoạt động chủ yếu của HĐND nhằm thực hiện vai trò và nhiệm vụ là cơ quan quyền lực nhà 12
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nước ở xã, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; đại diện cho ý chí nguyện vọng của Nhân dân. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định những chức năng cơ bản của HĐND các cấp (trong đó có cấp xã) bao gồm: - Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương: Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND cấp xã. Trong đó xác định cụ thể nội dung về chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vất chất và tinh thần của Nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Xác định cụ thể những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND về kế hoạch phát triển KT-XH; an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, đời sống, xã hội; phát triển khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường; về thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; về việc thi hành pháp luật; về xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính. Như vậy nội dung thực hiện chức năng quyết định của HĐND rất rộng, toàn diện bao gồm mọi mặt của đời sống KT-XH, văn hoá, khoa học, quốc phòng, an ninh... Điều này một lần nữa xác định rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐND cấp xã trong chính quyền địa phương với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Mặt khác đây cũng là căn cứ pháp lý tạo ra môi trường thuận lợi để chính quyền địa phương khai thác hết tiềm năng, nội lực sẵn có ở địa phương, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân địa phương. Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, HĐND thực hiện chức năng này trên từng lĩnh vực. HĐND nghe UBND trình bày định hướng phát 13
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 triển, biện pháp tổ chức thực hiện, xem chủ trương, chính sách đó có phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, với tình hình KT-XH và có bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân địa phương hay không, trên cơ sở đó HĐND quyết định ban hành hay không ban hành. Để đảm bảo các quyết định của HĐND hợp hiến, hợp pháp, mỗi đại biểu HĐND và HĐND cần nắm bắt, am hiểu tình hình KT- XH và chính sách pháp luật của nhà nước, tránh tình trạng hiện nay quyết định của HĐND là bản sao của của UBND. - Giám sát: HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Chức năng giám sát của HĐND luôn gắn liền chức năng quyết định những vấn đề cơ bản về KT-XH và vai trò của HĐND ở địa phương. Thực hiện tốt chức năng giám sát không những cho phép HĐND kiểm tra đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở địa phương trong việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của HĐND mà còn giúp HĐND phát hiện và sửa đổi, bổ sung những nội dung không phù hợp của nghị quyết HĐND. Kết quả giám sát của HĐND cấp xã là căn cứ để HĐND cấp huyện thực hiện quyền bãi miễn, bãi nhiệm các chức danh theo quy định của pháp luật (chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên UBND); là căn cứ để HĐND cấp xã bãi bỏ những quyết định trái pháp luật của UBND cùng cấp; Để thực hiện các chức năng quan trọng, HĐND tập trung vào các hướng: Quyết định dưới hình thức Nghị quyết về các vấn đề quan trọng của địa 14
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phương và các biện pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết đó; Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết. Những hướng hoạt động trên đây thường được gọi là những chức năng cơ bản của HĐND. Trong các chức năng trên, chức năng quyết định làm nổi bật vị trí HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Vì vậy, chức năng cơ bản của HĐND là thay mặt Nhân dân địa phương quyết định những vấn đề có liên quan đến đời sống của Nhân dân địa phương. Chức năng của HĐND từng cấp thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của HĐND được quy định tại Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và hiện nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 1.1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã Điều 33, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định HĐND cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: "Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND là các Ủy viên UBND xã. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền. 15
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu theo quy định. Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND xã." [39, tr.43] 1.1.3. Tổ chức của hội đồng nhân dân cấp xã 1.1.3.1. Thường trực Hội đồng nhân dân Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. Nhiệm kỳ của Thường trực HĐND, theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. Khi HĐND hết nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra Thường trực HĐND khóa mới. Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND. Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. 1.1.3.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. 16
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Nhiệm kỳ của đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND. Đại biểu HĐND được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa sau. Đại biểu HĐND phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Thứ nhất: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thứ hai: Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thứ ba: Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND. Thứ tư: Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì tổng số đại biểu HĐND xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu; Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu; 17
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu; Xã không thuộc miền núi, vùng cao và hải đảo có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu. Nhiệm kỳ mới khoá HĐND các cấp là năm năm, kể kỳ họp thứ nhất của HĐND khoá đó đến kỳ họp của HĐND khoá sau. Nhiệm kỳ của thường trực HĐND, UBND, các ban của HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND. Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục. 1.1.3.3. Các ban của Hội đồng nhân dân xã Đây là điểm mới về cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 hiện nay. Ban của HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. HĐND xã thành lập Ban pháp chế, Ban KT-XH. Ban của HĐND xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND xã do HĐND xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ của các Ban của HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. Khi HĐND hết nhiệm kỳ, các Ban của HĐND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra các Ban của HĐND khóa mới. 18
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã 1.2.1. Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân Để nhận thức đúng bản chất, nội dung cũng như hình thức động giám sát của HĐND, trước hết cần làm rõ khái niệm giám sát. Trong các công trình nghiên cứu một số tài liệu, thuật ngữ "giám sát" được hiểu theo nhiều cách, từ nhiều góc độ khác nhau: - Có quan niệm cho rằng, giám sát là: sự theo dõi, xem xét, làm đúng hoặc sai những điều đã quy định [41, tr.305]. - Quan niệm khác coi giám sát là việc theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không; là chức quan thời xưa trông nom, coi sóc một loại công việc nhất định [44, tr.389]. - Có ý kiến chỉ coi giám sát là một nhóm hoặc một tổ chức để theo dõi một việc nào đấy [43, tr.230]. Theo khoản 1, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Như vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ "giám sát" có khác nhau, nhưng các quan niệm trên đều đề cập đến nội dung cơ bản: giám sát là việc theo dõi, xem xét và kiểm tra một chủ thể nào đó về một việc làm đã thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đúng những điều đã quy định để từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việc làm sai, nhằm đạt được những mục đích hiệu quả xác định từ trước, bảo đảm cho các quyết định thực hiện đúng và đầy đủ. Với quan niệm trên, giám sát có những đặc trưng sau: 19
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả lời được câu hỏi ai (người hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra và đưa ra những nhận định, đánh giá về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc không đúng với những điều đã quy định, quyết định. - Giám sát bao giờ cũng cần 2 giai đoạn: giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra và giai đoạn đánh giá, đưa ra kết luận. Trong đó, giai đoạn thứ nhất là cơ sở để thực hiện giai đoạn thứ hai. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra làm tốt thì việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát sẽ có hiệu quả và ngược lại [27, tr.63]. - Giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là phải trả lời được câu hỏi giám sát ai? giám sát việc gì? Đặc điểm cơ bản này cho chúng ta phân biệt giữa giám sát và kiểm tra. Bởi nói tới kiểm tra thì chủ thể hoạt động kiểm tra và đối tượng chịu sự tác động này có thể đồng nhất là một. Đó là trường hợp chủ thể tự kiểm tra hoạt động của mình, tức là tự xem xét đánh giá tình trạng tốt xấu của công việc đang làm để từ đó uốn nắn, sửa chữa. Nhưng trong hoạt động giám sát thì không thể có tình trạng tự chủ thể hoạt động quan sát chính hành vi của mình mà phải là hoạt động theo dõi, thẩm tra và xem xét của một chủ thể khác, từ đó đưa ra kết luận và xử lý. Cũng có ý kiến cho rằng, trong cơ chế giám sát có cả việc tự giám sát tức là sự tự theo dõi, xem xét và kiểm tra chính mình có thực hiện đúng những điều đã quy định không [5, tr.87]. Với quan niệm như vậy e rằng không đúng, không phù hợp với bản chất của từ giám sát, bởi bên cạnh khái niệm giám sát còn có khái niệm kiểm tra. - Giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động giám sát. Nội dung của quan hệ này biểu hiện ở những quyền và nghĩa vụ của chủ thể giám sát và đối tượng chịu giám sát. 20
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Giám sát phải được tiến hành trên những căn cứ do pháp luật quy định. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì: nếu như thiếu những quy định này thì chủ thể giám sát không có cơ sở để thực hiện quyền giám sát và tiêu chí để đưa ra những nhận định về hoạt động của đối tượng chịu giám sát. - Giám sát là hoạt động có tính mục đích. Trước hết, mục đích của giám sát là đưa ra được những nhận định chính xác của chủ thể giám sát đối với hoạt động của đối tượng chịu giám sát, từ đó có các biện pháp xử lý đối với những việc làm sai trái nhằm bảo đảm cho những quy định của pháp luật được thực hiện đúng và có hiệu quả. Như vậy, mục đích chung của giám sát nhà nước cũng như giám sát xã hội là bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn, minh bạch, liên tục của các cơ quan tổ chức, cá nhân có chức vụ quyền hạn trong BMNN, trên cơ sở tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật về nghĩa vụ, chức năng và thẩm quyền của họ. Tóm lại, thuật ngữ "giám sát" nếu hiểu theo nghĩa chung thì phạm vi áp dụng của nó rất rộng, muốn có một khái niệm cụ thể thì hoạt động giám sát bao giờ cũng gắn với một chủ thể xác định chẳng hạn như giám sát của Quốc hội, giám sát của HĐND, giám sát của nhân dân. 1.2.2. Đối tượng giám sát - Thường trực HĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND. - Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các thành viên khác của UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương. Như vậy, theo pháp luật hiện hành, đối tượng giám sát của HĐND cấp xã rất phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương. Tuy nhiên cần lưu ý, trong luật hiện hành không phân cấp giám sát giữa HĐND các cấp, điều đó không có nghĩa HĐND mỗi cấp thực hiện thẩm 21
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quyền giám sát như nhau đối với mọi hoạt động của đối tượng chịu giám sát. Đối tượng, phạm vi, mức độ giám sát của HĐND phụ thuộc vào vị trí, vai trò và sự phân cấp, tính chất của mối quan hệ giữa HĐND với đối tượng chịu sự giám sát. Chẳng hạn với UBND do mối quan hệ chấp hành (trực thuộc) của cơ quan này với HĐND mà phạm vi mức độ giám sát của HĐND rất lớn, bao trùm mọi hoạt động của UBND và khả năng xử lý lớn đối với quyết định, hành vi và cả nhân sự của UBND. Nhưng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương thì hoạt động giám sát của HĐND chủ yếu ở việc xem xét tính pháp chế của các bản án đã được giải quyết và sự phối hợp của Toà án, Viện kiểm sát với địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kết quả giám sát của HĐND đối với Toà án chỉ có thể là đề nghị. Nếu có hậu quả pháp lý nào đó đối với Toà án chỉ là hậu quả gián tiếp không xuất phát từ thẩm quyền của HĐND. 1.2.3. Nội dung giám sát Để có cơ sở pháp lý cho HĐND xã thực hiện tốt chức năng giám sát, trước hết phải xác định rõ nội dung giám sát của cơ quan này. Theo các quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, nội dung giám sát của HĐND xã gồm: - Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Đối với các cơ quan Nhà nước này, giám sát của HĐND được thực hiện thông qua việc: Tại các kỳ họp HĐND, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban hội đồng nhân dân, UBND phải báo cáo công tác trước HĐND. HĐND giám sát hoạt động của các cơ quan này thông qua việc xem xét các báo cáo công tác tại kỳ họp. Thông qua việc xem xét, thảo luận các báo cáo công tác, 22
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 HĐND nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, toàn diện về hoạt động của các cơ quan này. Từ đó đánh giá chính xác, khách quan kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước theo quy định của Pháp luật và Nghị quyết của HĐND. Khi xem xét các báo cáo công tác, HĐND phải tập trung làm sáng tỏ tính chính xác và thực tiễn của các báo cáo công tác nhằm xác định đúng thực trạng của tình hình được nêu ra, vấn đề cần tập trung giải quyết, kết quả đạt được cùng những khó khăn, yếu kém. Đây là một phương thức giám sát quan trọng giúp HĐND nhận thông tin chính thức từ phía cơ quan đó. Chất vấn tại kỳ họp là một hình thức chất vấn trực tiếp, có hiệu quả cao. HĐND xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành viên khác của UBND, chuyên môn thuộc UBND. Thông qua chất vấn, HĐND xem xét trách nhiệm cá nhân của những người được chất vấn. - Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Nghị quyết của HĐND ban hành nhằm triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của cấp uỷ, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nghị quyết của HĐND có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Do đó giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết, đảm bảo cho Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện có những văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND thì HĐND xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. 23
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Đây là quá trình HĐND xem xét việc áp dụng pháp luật trong tổ chức và hoạt động thực tiễn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền giám sát. Vì vậy phạm vi giám sát của HĐND trong lĩnh vực này rất rộng. Trên thực tế pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực hay không không chỉ thông qua hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn, thi hành bảo đảm đúng đắn, phù hợp, kịp thời mà còn phụ thuộc vào quá trình tổ chức thực hiện có hợp hiến, hợp pháp hay không? Có hiệu quả hay không? Do vậy giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương là một nội dung giám sát của HĐND, nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật trong hoạt động thực tiễn của các đối tượng này để từ đó nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn, đảm bảo cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất. Như vậy, nội dung giám sát của HĐND cấp xã được thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định, bao quát hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng, củng cố chính quyền, thực hiện pháp luật, bảo đảm phát huy quyền làm chủ nhân dân ở địa phương. 1.2.4. Hình thức giám sát Hình thức ở đây được hiểu là cách thức mà HĐND cấp xã áp dụng để giám sát các đối tượng theo quy định của pháp luật. Theo Điều 57 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, quy định các hoạt động giám sát như sau: 24
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 “1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo cáo khác theo quy định tại Điều 59 của Luật này. 2. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này. 3. Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. 4. Giám sát chuyên đề. 5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu” [38, tr.83]. Thứ nhất, xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ban của HĐND , UBND cùng cấp. Đây là một hình thức giám sát trực tiếp rất quan trọng của HĐND cấp xã. HĐND xem xét thảo luận báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, cùng cấp tại kỳ họp cuối năm. Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến các đại biểu HĐND, khi cần thiết HĐND có thể xem xét thảo luận. Việc xem xét, thảo luận các báo cáo hàng năm hoặc 6 tháng tại các kỳ họp cuối năm hay giữa năm được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ do luật định. Trong đó có thẩm tra, phản biện, thảo luận, tranh luận của đại biểu HĐND đối với các đối tượng thuộc quyền giám sát của HĐND xã. Theo quyết định của Chủ tịch HĐND hoặc của người điều khiển phiên họp, báo cáo của các đối tượng giám sát được chuyển cho các ban của HĐND thẩm tra, nghiên cứu trước. Trên cơ sở ý kiến tham gia, thảo luận báo cáo của các thành viên, các ban phải chuẩn bị báo cáo thuyết trình thẩm tra trước HĐND. 25
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việc HĐND xem xét, thảo luận các báo cáo được diễn ra theo một trình tự nhất định: người đứng đầu các cơ quan bị giám sát trình bày báo cáo; Trưởng ban HĐND trình bày báo cáo thẩm tra; HĐND thảo luận; người đứng đầu cơ quan bị giám sát trình bày báo cáo và có thể trình bày thêm những vấn đề có liên quan mà HĐND quan tâm; HĐND ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết. Việc xem xét báo cáo buộc chủ thể bị giám sát phải báo cáo về công tác của mình là một hình thức giám sát quan trọng. Trên cơ sở đó, HĐND có thể kiểm soát tình hình thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của hội đồng trong thực tiễn đời sống xã hội; tăng cường trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu UBND và các ban ngành về công tác của họ trước HĐND. Thứ hai, chất vấn, nghe trả lời chất vấn. Tại khoản 2, Điều 115 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu”. Để cụ thể hóa Hiến pháp điểm đ, khoản 1, Điều 5 và Điều 60 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã quy định một cách chi tiết về trình tự, thủ tục chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp của đại biểu HĐND. Cụ thể: - Đối với thẩm quyền của HĐND: “Đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, 26
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương”. - Đối với Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn: + Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể; + Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có); + Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời; + Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. - Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp; Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh; Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp. Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn. Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động chất vấn cũng như ràng buộc trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn, luật còn quy định khi đại biểu Hội đồng không hài lòng với câu trả lời của người nào đó thì có quyền yêu cầu HĐND thảo luận và xem xét trách nhiệm đối với người đó. HĐND có thể ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết. 27
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thực chất hoạt động chất vấn là việc đại biểu HĐND đưa ra các câu hỏi chất vấn cho các đối tượng bị chất vấn, nội dung của câu hỏi này thường xoay quanh các vấn đề nóng bỏng mà nhân dân địa phương quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý trực tiếp hoặc có liên quan đến đối tượng bị chất vấn. Thứ ba, xem xét quyết định của UBND cùng cấp Theo Điều 61, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định về xem xét quyết định của UBND cùng cấp của HĐND như sau: Đây là hình thức HĐND giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các VBQPPL do các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, tại các kỳ họp HĐND cũng như giữa hai kỳ họp, Thường trực HĐND, các ban HĐND và từng đại biểu HĐND phải thường xuyên thực hiện việc giám sát các văn bản thuộc thẩm quyền của mình nhằm có những kiến nghị, đề xuất kịp thời. Các bước để HĐND xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản được quy định như sau: Đại diện của Thường trực HĐND trình VBQPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; HĐND thảo luận. Trong quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành VBQPPL có thể trình bày bổ sung những vấn đề liên quan. Hệ quả của hoạt động này có thể dẫn đến hai khả năng: HĐND ra nghị quyết khi VBQPPL trên không trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, hoặc quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Thứ tư, giám sát chuyên đề. Theo Điều 62, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định về giám sát chuyên đề của HĐND như sau: 28
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, khi xét thấy cần thiết phải xác minh, làm rõ, hoặc muốn biết một số thông tin cụ thể trong quá trình hoạt động của các đối tượng chịu giám sát thì HĐND thành lập Đoàn giám sát. Hàng năm, căn cứ vào chương trình giám sát đề ra, HĐND ra nghị quyết thành lập đoàn giám sát theo đề nghị của Thường trực HĐND. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Trong quá trình làm việc với đối tượng bị giám sát, Đoàn giám sát có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; đồng thời giải trình vấn đề mà đoàn giám sát quan tâm. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Thứ năm, Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. Việc HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu là một công cụ giám sát mới của HĐND. Đây là hình thức HĐND giám sát hoạt động của các cá nhân thuộc đối tượng bị giám sát. Có ý kiến cho rằng, bỏ phiếu tín nhiệm là hệ quả của giám sát, song thực chất đó là cơ sở để quy kết hệ quả, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện pháp chế tài giám sát. 29
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo Điều 63, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định về HĐND lấy phiếu tín nhiệm: “1. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân. 2. Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân theo trình tự sau đây: a) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm; b) Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín; c) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm. 3. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. 4. Ngoài quy định tại Điều này, thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Hội đồng nhân dân bầu được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội” [38, tr.93]. Điều 64 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định về HĐND bỏ phiếu tín nhiệm: 30
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 “1. Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong các trường hợp sau đây: a) Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp. 2. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu được thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân theo trình tự sau đây: a) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm; b) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến của mình; c) Hội đồng nhân dân thảo luận; d) Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín; đ) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm. 3. Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Hội đồng nhân dân bầu có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với người đó. 4. Ngoài quy định tại Điều này, trình tự bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội.” [38, tr.94]. Như vậy, quy định lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm theo pháp luật Việt Nam chỉ áp dụng đối với cá nhân chứ không áp dụng đối với tập thể. Đây là một đặc thù của giám sát quyền lực ở Việt Nam. 31
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.5. Chủ thể giám sát Theo Khoản 2, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015: “Chủ thể giám sát bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân”. Khoản 6, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015: “Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân”. Như vậy, chủ thể thực hiện quyền giám sát của HĐND cấp xã bao gồm: - HĐND: một tập thể các đại biểu HĐND tại phiên họp hội đồng. - Thường trực HĐND. - Các ban của HĐND. - Đại biểu HĐND. Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 (sửa đổi), thường trực HĐND lúc này chưa phải là chủ thể của hoạt động giám sát, mới chỉ là người đôn đốc, kiểm tra các hoạt động của UBND cùng cấp cũng như vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở địa phương. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể giám sát của HĐND ngày càng được mở rộng và quy định chặt chẽ hơn. 1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. 1.3.1. Các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. 32
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND xã. Các quy định pháp luật về giám sát có vai trò tạo cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng giám sát của mình. Nếu luật không quy định một cách cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND thì việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức. Điều này đã được minh chứng trong thực tiễn phát triển của Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 và năm 1994 có quy định về chức năng giám sát của Hội đồng nhưng rất khái quát, chung chung... Điều này đã gây nên những khó khăn cho hoạt động của HĐND và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thời gian qua rất thấp. Nhưng từ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đến nay là Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã cụ thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của Hội đồng, nhờ đó hiệu quả giám sát của Hội đồng trong thực tiễn được nâng lên rất nhiều. Như vậy, vấn đề đặt ra là để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND xã đòi hỏi Nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giám sát cho HĐND nói riêng và toàn bộ hoạt động của HĐND nói chung. 1.3.2. Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thường trực và các Ban HĐND cấp xã. Yếu tố này đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy hoạt động đủ khả năng thực hiện một cách tốt nhất chức năng giám sát trong phạm vi quyền hạn của mình. Bất kỳ cơ quan nào, nếu có một tổ chức hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng và dễ mang lại hiệu quả. HĐND ở nước ta là cơ quan hoạt động không thường xuyên, cùng với đặc điểm đại biểu HĐND làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và giám sát nói 33
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 riêng. Hơn nữa, HĐND là một cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, nên về mặt tổ chức lâu nay vẫn chưa được chú ý cả về lý luận và thực tiễn. Để thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, HĐND ngày càng chú ý hoàn thiện về mặt tổ chức. Từ khi HĐND mới chỉ có một ban thư ký đại biểu, không có thường trực, đến nay HĐND đã thành lập các cơ quan của mình: Thường trực HĐND, các ban HĐND, trong đó đã có những đại biểu hoạt động chuyên trách, phần nào đáp ứng được nhu cầu công việc trước mắt. Tuy nhiên, với tình hình nhiệm vụ như hiện nay, cần phải tập trung nghiên cứu đổi mới về mặt tổ chức bộ máy của Hội đồng, trong đó phải chú ý đến bộ phận giúp việc cho thường trực HĐND. Có như vậy mới đảm đương được công việc giám sát của Hội đồng. 1.3.3. Năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND cấp xã. Đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Bởi thực tế chứng minh rằng: một cơ quan tổ chức có cơ cấu hợp lý đầy đủ các phòng ban, nhưng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, yếu tố con người trong tổ chức đó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, bên cạnh đảm bảo về mặt số lượng, năng lực của các đại biểu HĐND trong khi thực hiện chức năng giám sát có vai trò rất lớn đến kết quả giám sát cũng như việc thực thi kết quả đó. Các đại biểu dân cử phải có đủ tâm, đủ tầm và đủ tài, bởi người làm công tác giám sát, ngoài công nhận cái đúng, còn phải chỉ rõ và đề ra những kiến nghị, những biện pháp hữu hiệu để loại bỏ cho được cái tiêu cực, trái pháp luật. Để phát hiện sai trái của người khác của các ngành chức năng, người đại biểu nhân dân phải có quan điểm, trình độ, bản lĩnh vững vàng, có cách nhìn sáng suốt và phương pháp làm việc khoa học, hợp lý, phải có bản 34
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lĩnh giám nói thẳng nói thật, không nể nang né tránh, phải vì lợi ích của dân của Nhà nước [4, tr.19]. Điều này có nghĩa, giám sát là một công việc khó khăn và phức tạp, bên cạnh nắm vững các quy định pháp luật về vấn đề giám sát, người đại biểu còn phải có kỹ năng, trình độ, bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động giám sát. Muốn vậy, các đại biểu dân cử phải luôn ý thức được đây là một trong những điều kiện chủ quan mà bất cứ một người đại biểu nào cũng phải tự trau dồi nâng cao nghiệp vụ. 1.3.4. Chương trình, kế hoạch, phương thức giám sát của HĐND cấp xã. Xây dựng chương trình, kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát phù hợp là điều kiện đảm bảo thế chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả giám sát. HĐND xã cần ra nghị quyết tổ chức giám sát, các cuộc giám sát đều phải lập kế hoạch, xây dựng chương trình cụ thể, thông báo sớm về nội dung, thời gian và thống nhất cách thức thực hiện, các thành viên của đoàn giám sát phải nắm vững mục đích yêu cầu, phương pháp giám sát. Nói chung, HĐND phải xây dựng chương trình giám sát hàng năm, kế hoạch giám sát hàng quý, hàng tháng của thường trực, các ban, các đại biểu và kế hoạch giám sát cụ thể bằng nội dung cũng như những cuộc giám sát đột xuất theo yêu cầu của cử tri, dư luận xã hội. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình hoá hoạt động giám sát, tổ chức giám sát một cách toàn diện, các lĩnh vực giám sát của HĐND rất rộng, cho nên khi xây dựng chương trình giám sát cần phải có trọng tâm, trọng điểm; nội dung giám sát phải tập trung vào những vấn đề thiết thực, bức xúc và đang được đông đảo cử tri ở địa phương quan tâm. 35
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cũng cần phải thấy rằng mọi cố gắng trong việc xây dựng chương trình, lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát có thể sẽ không đưa lại một kết quả nào nếu HĐND thiếu kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát. Việc kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát buộc đối tượng bị giám sát phải kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết của HĐND, và đó cũng là một trong những điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát hiện nay. 1.3.5. Sự hợp tác của đối tượng chịu sự giám sát của HĐND cấp xã. Pháp luật hiện hành quy định đối tượng giám sát của HĐND cấp xã gồm Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, các tổ chức và cá nhân khác trong thực hiện nghị quyết HĐND cấp mình và các chính sách, pháp luật của cấp trên ở địa phương. Tuy nhiên, ý thức và sự hợp tác của các đối tượng chịu sự giám sát trong quá trình giám sát như thế nào là điều rất cần làm rõ, nó ảnh hưởng nhiều đến quá trình, kết quả giám sát của HĐND cấp xã. Điều này có nghĩa là, muốn hoạt động giám sát của HĐND đạt hiệu quả cao thì ngoài các yếu tổ liên quan đến chủ thể giám sát thì còn có cả yếu tổ liên quan đến đối tượng bị giám sát. 1.3.6. Điều kiện vật chất, chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND cấp xã. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND xã cần phải đầu tư chi phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát. Trong đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND cần hiểu tính chất hai mặt của đầu tư chi phí cho hoạt động này. Thứ nhất, phải tăng cường đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND theo yêu cầu của từng nội dung hoạt động. Nếu có đầu tư thoả đáng sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng. Đối với các chức 36
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 danh kiêm nhiệm của HĐND nên có quy định được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình. Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa các trang thiết bị cần thiết, khắc phục tình trạng khó khăn lâu nay trong công việc giám sát là thiếu nguồn thông tin cập nhật. Thứ hai, đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát phải tối ưu nghĩa là chỉ đủ mức cần thiết và triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Không bao giờ và ở đâu hễ cứ tăng đầu tư chi phí thì khi đó và ở đó, công tác giám sát có hiệu quả. Ngược lại, nhiều khi chỉ với mức kinh phí hạn hẹp, nhưng nếu tổ chức thực hiện tốt, tìm ra những hình thức phương pháp thích hợp, cũng có thể đưa lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, do tính đặc thù của công tác giám sát, hơn nữa nhiều khi dư luận xã hội cũng đóng vai trò rất lớn trong việc chấn chỉnh các vấn đề chính trị, cho nên trong một số trường hợp không nên căn ke tính toán mức chi phí bỏ ra là bao nhiêu, vấn đề chúng ta có thực hiện chương trình giám sát đến cùng hay không. Nếu cuộc giám sát đưa lại kết quả tốt không những góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương mà còn có tác dụng to lớn trong việc chấn chỉnh các vấn đề chính trị - xã hội. Như vậy, khi nói tới hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào nói chung và giám sát nói riêng đòi hỏi phải tính đến mức đầu tư, chi phí hợp lý, tối ưu. 37
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiểu kết chƣơng 1 Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước là một yêu cầu khách quan để góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Trong hệ thống bộ máy nhà nước, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng của Nhân dân địa phương trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương. Chất lượng hoạt động của HĐND thể hiện việc ban hành các Nghị quyết, hoạt động giám sát và các hoạt động khác. Với chức năng, nhiệm vụ được quy định, HĐND có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói riêng và HĐND các cấp nói chung là một trong những phương hướng và giải pháp của quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói riêng, của sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay nói chung, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.