SlideShare a Scribd company logo
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
ĐỀ TÀI: CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
A. LỜI MỞ ĐẦU
Theo yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy nhà
nước ở nước ta đã không ngừng được củng cố và ngày càng hoàn thiện nhằm tăng cường
quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sau 37
năm thống nhất đất nước và 26 năm đổi mới, cùng với đà tăng trưởng kinh tế - xã hội,
quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, tạo ra sự khác biệt về kinh tế - văn hóa – xã hội,
nếp sống đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, do đối ngoại và theo quy định của pháp luật
hiện hành thì chúng ta vẫn áp dụng một loại chính quyền chung cho tất cả các địa phương
trong cả nước, đều tổ chức 3 cấp chính quyền và vẫn dựa trên cách thức quản lý của
chính quyền nông thôn. Theo đó, chính quyền ở địa bàn đô thị chưa được quy định cụ thể
mà vẫn phải “mặc chung áo” với các quy định về tổ chức và hoạt động của các cấp chính
quyền địa phương trong cả nước, đồng thời có thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý
trên địa bàn đô thị, dẫn đến nhiều vấn đề cấp thiết của đô thị không được giải quyết kịp
thời và cũng chưa phù hợp với nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo
lãnh thổ. Bên cạnh đó, kinh nghiệm lịch sử cũng đã cho chúng ta thấy rõ để thay “chiếc
áo quá chật” cần phải tìm ra “chiếc áo phù hợp” hơn là “mặc vội vàng một chiếc áo
mới”rồi chỉnh sửa, thêm bớt cho vừa vặn. Sự thành công không chỉ nằm ở việc có được
một “mẫu” chính quyền đô thị hoàn hảo mà còn ở cách vận hành bộ máy.
Từ thực trạng đã nêu trên, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức được vấn đề quan trọng và
cấp thiết hiện nay là xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình chính quyền đô thị, lựa chọn
mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp với Việt Nam. Và đó cũng chính là lý do để
nhóm chúng em chọn đề tài: “tổ chức chính quyền đô thị ”.
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
1. Khái niệm
* Đô thị:
Có nhiều quan điểm khác nhau về đô thị:
- Theo từ điển bách khoa Việt Nam, đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng
người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
- Theo giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến Trúc, đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ
yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị.
- Luật quy hoạch đô thị 2009 của nước ta quy định đô thị là khu vực tập trung dân cư
sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là
trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Như vậy đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có hạ tầng kỹ thuật cơ sở thích hợp; là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của một nước hoặc một vùng miền hoặc một tỉnh,
huyện, hoặc một vùng trong huyện.
* Chính quyền đô thị:
Theo TS.Võ Trí Hảo (Khoa Luật kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM) thì chính quyền
đô thị là thuật ngữ để chỉ một mô hình chính quyền địa phương thành lập ở các đô thị,
dùng để phân biệt với mô hình chính quyền nông thôn.
Mô hình chính quyền đô thị là mô hình tập trung quản lý ở cấp thành phố.
2. Đặc điểm
Thứ nhất, được tổ chức rút gọn một số cấp chính quyền, nhưng vẫn bảo đảm khoảng
cách "nhân dân - chính quyền” không quá xa về mặt không gian.
Thứ hai, người đứng đầu chính quyền đô thị do dân bầu trực tiếp, hay nói cách khác
bộ máy chính quyền được tổ chức theo mô hình thị trưởng, đòi hỏi người đứng đầu chính
quyền chịu trách nhiệm trước dân cao hơn, cũng có thể bị phế truất trực tiếp bởi lá phiếu
của người dân.
Thứ ba, một trong những mục tiêu mà chính quyền đô thị hướng tới là bộ máy hành
chính được tinh giản đến mức tối đa. Người thủ trưởng đô thị sẽ có quyền quyết định
nhanh và tức thì nhiều vấn đề quan trọng với đô thị.
Thứ tư, vai trò của người dân cũng được đề cập trong việc xây dựng chính quyền đô
thị hiện đại. Nhiều ý kiến cho rằng chính quyền đô hiện đại là "nhà nước thu nhỏ lại, tư
nhân phình ra", nhà nước chỉ làm chức năng quản lý, đề ra chính sách hợp lý, còn huy
động người dân tham gia phát triển TP; xây dựng trong người dân thói quen ứng xử đô
thị, tuân thủ luật pháp triệt để...
II. NỘI DUNG
1. Đánh giá hiện trạng tổ chức chính quyền địa phương ở các đô thị nước ta
1.1. Việc thành lập , địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và phương thức hoạt động của HĐND và UBND
a) Đối với HĐND
- Mặt được:
+ HĐND quyết định những vấn đề quan trọng,tạo cơ sở cho việc quản lý, điều hành
kinh tế - xã hội ở địa phương. Các nghị quyết của HĐND được ban hành đẻ triển khai
thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao hoặc để cụ thể hóa các nghịu quyết của cấp ủy Đảng
cùng cấp chi phù hợp với thực tiễn, bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương.
+ Hoạt động giám sát của HĐND đã có nhiều đổi mới cả về nội dung va hình thức,
góp phần thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật của nhà nước và nghị quyết của
HĐND trên địa bàn.
- Hạn chế, bất cập:
+ HĐND ban nghị quyết để thế chế hóa về mặt nhà nước các nghị quyết của cấp ủy
Đảng cùng cấp,, đồng thời HĐND với vai trò là cơ quan đại diện cho nhân dân địa
phương thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa
phương. Vì vậy, vai trò của +HĐND là rất quan trọng trong tổ chức chính quyền địa
phương, tuy nhiên trong thực tế ở huyện ở quận, phường( khu vực nội thành, nội thị) thì
vai trò cuả HĐND chỉ mang tính hình thức.
+ Vị trí pháp lý cuả HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương chưa rõ và
còn nhiều ý kiến khác nhau. Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở đia
phương còn nhiều hạn chế. +HĐND thường chỉ quyết nghị những vấn đề có tính thủ tục
hành chính để tguwcj hiện mà cấp trên hoặc cấp ủy cùng cấp đã quyết định. Hiệu lực,
hiệu quả của các hoạt động giám sát và đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kiến nghị sau
giám sát chưa tốt(thiếu chế tào nếu các kiến nghị không được thực hiện).
+ Chất lượng đại biểu HĐND còn nhiều hạn chế cả về trình độ năng lực và kỹ năng
thực hiện nhiệm vụ. Việc bầu cử HĐND nặng về cơ cấu, chưa có các quy định phù hợp
để nhân dân tham gia ngay từ khâu lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND.
b) Đối với UBND:
- Mặt được:
+ UBND do HĐND cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà
nước cấp trên. Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính đã có nhiều đổi mới về tổ
chức, lề lối làm việc và phương thức quản lý, điều hành; chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức và hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực từng bước được nâng cao.
+ UBND đã thể hiện được vai trò là cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương, đề suất
để HĐND cùng cấp quyết định các chủ trương, chính sách phát triển địa phương; thực
hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và chỉ đạo điều hành các mặt kinh tế
xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Do đó hiệu lực, hiệu quả trên các lĩnh vực đã
được nâng cao.
+ UBND đã từng bước thực hiện có hiệu quả việc đẩy mạnh phân cấp các cấp chính
quyền địa phương, đặc biệt là các lĩnh vực đầu tư xây dựng, tài chính, ngân sách, quản lý
đô thị, tổ chức cán bộ, giáo dục, y tế.
- Hạn chế và bất cập:
+ Trong hoạt động của UBND chưa làm rõ những vấn đề phải do tập thể UBND thảo
luận, quyết định và những vấn đề do chủ tịch UBND quyết định nên đã hạn chế vai trò,
trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là ở đô thị đòi hỏi phải quyết định nhanh
chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh trên địa bàn. Mặt khác, những vấn đề quan trọng ở
địa phương đã được tập thể cấp ủy và HĐND cùng cấp quyết định nên trong vai trò thực
tế của UBND chỉ là ban các biện pháp thực thi của nghị quyết của cấp ủy và của
HĐND, nếu quá đề cao vai trò của tập thể của UBND thì sẽ hạn chế hiệu lực, hiệu quả
trong việc thực thi pháp luật ở địa phương.
+ Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền và phương thức hoạt động của UBND các
cấp được lập quy định chung cho cả 3 cấp ( cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) đã hạn chế sự
chủ động của cấp dưới và hạn chế sự chủ đạo, quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên;
chưa phân biệt rõ sự khca nhau trong quản lý nhà nước giữa địa bàn đô thị và địa bàn
nông thôn.
+ Còn sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn về một
số lĩnh vực nên khó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan. Công tác phân cấp của bộ,
cơ quan trung ương đối với địa phương thiếu đồng bộ nên đã ảnh hưởng đến quản lý tập
trung, thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
1.2. Kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo
nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội.
- Mặt được:
+ Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã đạt được mục
tiêu, yêu cầu của nghị quyết trung ương 5 khóa X; việc thí điểm là bước đi thích hợp
trong cải cách hành chính, đổi mới và hoan thiện chính quyền địa phương các cấp;quyền
dân chủ đại diện của người dân vẫn được đảm bảo thông qua hoạt động của đại biểu quốc
hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh,thành phố thuộc tỉnh, thị xã, xã, thị trấn.
+ Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cơ
sở bảo đảm được tính thống nhất, thông suốt, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự phối
hợp đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với chính quyền; việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương
thực hiện thí điểm được đảm bảo.
+ Các địa phương thực hiện thí điểm và nhiều địa phương đã đề nghị sửa đổi Hiến
pháp 1992 để thực hiện trong cả nước việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.
- Hạn chế, bất cập:
+ Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường mới dừng lại ở việc
điểu chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, quận, phường. Ở nơi không tổ chức
HĐND vẫn duy trì mô hình tổ chức UBND, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
thông qua các kỳ họp của UBND và quyết định theo đa số đã hạn chế vai trò của người
đứng đàu cơ quan hành chính trong việc xử lý, giải quyết của chính quyền trước các tình
huống và các vấn đề bức xúc trong quản lý đô thị.
+ Việc tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của nhân dân trên địa bàn huyện, quận,
phường trước đây thông qua đại biểu HĐND cùng cấp, khi thực hiện thí điểm chưa có
quy định thống nhất giao cụ thể cho cơ quan, tổ chức nào làm đầu mối tiếp nhận; nội
dung giám sát của HĐND cấp tỉnh và cơ chế góp ý, tiếp thu, thực hiện sau giám sát còn
thiếu cụ thể.
2. Tổ chức chính quyền đô thị
a) Quan điểm
Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương trên sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động khác nhau giữa chính quyền ở địa
bàn đô thị và chính quyền ở địa bàn nông thôn, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất,
thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ
sở.
Chính quyền địa phương là bộ máy do nhân dân lập ra, của nhân dân, phục vụ nhân
dân, chịu sự giám sát của nhân dân; tổ chức,hoạt động của chính quyền địa phương phải
đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, đồng
thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan nha nước cấp trên và của Trung ương.
Tổ chức và hoạt động của chính quyển đô thị phải phù hợp với đội tượng quản lý,
yêu cầu và tính chất quản lý ở địa bàn đô thị, phù hợp với quá trình hình thành và phát
triển đô thị ở Việt Nam, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đô thị trong quà
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và chính quyền
đô thị nói riêng là vấn đề rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ, có
quyết tâm chính trị và phải gắn vời quá trình cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
b) Mục tiêu, yêu cầu
Xây dựng bộ máy chính quyền đô thị tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,
phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cơ quan trong chính quyền đô thị, giữa
tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính.
Việc xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án phải được chuẩn bị kỹ
lưỡng và có bước đi phù hợp để không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ
thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp.
Căn cứ trên kết quả của Đề án, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên
quan đển chính quyền địa phương nhằm tổ chức hợp lý chính quyền ở địa bàn đô thị phù
hợp với quy mô, tính chất của từng loại hình đô thị, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của hệ thống hành chính nhà nước
c) Nguyên tắc
Quán triệt nguyên tắc đổi mới trong cải cách hành chính nói chung, tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương nói riêng, trước hết là đổi mới chính quyền đô thị bảo
đảm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong nhà nước đơn
nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất.
Đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với nhà nước nói chung, chính
quyền đô thị các cấp nói riêng; đổi mới đồng bộ tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức đoàn thể và cơ quan tư pháp ở đô thị phù hợp với đổi mới tổ chức chính quyền địa
phương các cấp; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cấp
chính quyền địa phương.
Cải cách toàn diện các lĩnh vực nhưng ưu tiên trong giai đoạn này là đẩy mạnh phân
cấp, ủy quyền và tăng cường tự quản cho địa phương và các đô thị trực thuộc tỉnh, tạo
động lực phát triển cho mỗi địa phương, mỗi vùng, miền và cả nước.
d) Một số phương án mô hình tổ chức chính quyền đô thị hiện nay
Căn cứ đánh giá tổ chức chính quyền địa phương nói chung, chính quyền ở các đô thị
nói riêng ,kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện , quận, phường và các
yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa chính quyền đô thị và nông thôn nêu trên có thể đưa
ra 3 phương án tổ chức chính quyền đô thị như sau:
* PHƯƠNG ÁN 1:
Thực hiện không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trong cả nước; đồng thời để
khắc phục những hạn chế trong việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường
hiện nay, có thể đưa ra đề xuất mới là ở huyện, quận, phường cũng không tổ chức UBND
mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn
huyện, quận, phường.
Theo phương án này thì ở khu vực nội thành, nội thị chỉ có một cấp chính quyền ( có
HĐND và UBND), không tổ chức cấp chính quyền ở các đơn vị hành chính trực thuộc
(quận, phường); khu vực ngoại thành, ngoại thị chỉ tổ chức cấp chính quyền ở xã ,thị trấn,
không tổ chức cấp chính quyền ở huyện. Ở các đơn vị hành chính quận, huyện, phường
không tổ chức cấp chính quyền ( không có HĐND và UBND) thì tổ chức cơ quan đại
diện hành chính của thành phố trên địa bàn quận, huyện và cơ quan đại diện hành chính
quận tại địa bàn phường. Cụ thể mô hình tổ chức chính quyền ở từng loại hình đô thị như
sau:
1. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương có HĐND và UBHC thành phố:
- Vị trí, tính chất và chức năng của HĐND và cơ quan hành chính thành phố (UBHC)
+ Đối với HĐND
Vị trí, tính chất của HĐND thành phố: Là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, chịu sự
chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Chính phủ trong bộ máy hành chính nhà nước thống nhất;
Là cơ quan đại diện cho nhân dân thành phố (không xác định HĐND là cơ quan quyền
lực nhà nước ở địa phương).
Chức năng của HĐND thành phố: Quyết nghị những chủ trương, chính sách, pháp
luật trên địa bàn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…theo thẩm
quyền được phân cấp. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, và quyền làm chủ của nhân dân
thành phố; Quyết định những vấn đề riêng của đô thị, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của
người dân đô thị; Giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND, hoạt động của cơ quan
hành chính thành phố.
+ Đối với cơ quan hành chính thành phố (UBHC)
Vị trí, tính chất của UBHC thành phố: Là cơ quan chấp hành của HĐND thành phố;
Là cơ quan hành chính của thành phố, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Cính phủ
và sự giám sát của HĐND thành phố.
Chức năng của UBHC thành phố: Quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; Tổ chức ung ứng các
dịch vụ công đáp ứng nhu cầu, lợi ích của nhân dân trên địa bàn thuộc thẩm quyền, trách
nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBHC thành phố:
+ Đối với HĐND thành phố: Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND
thành phố trên các lĩnh vực, nhất là trong quản lý và phát triển đô thị, làm rõ những đặc
thù khác với HĐND tỉnh. HĐND quyết nghi những vấn đề trên địa bàn toàn thành phố
theo phân cấp và ủy quyền, tập trung vào các vấn đề: Quy hoạch, ngân sách, tổ chức biên
chế, đầu tư trên địa bàn thành phố.
+ Đối với UBHC thành phố: Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy
định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật, nghị quyết của HĐND thành phố và các
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ. Các nhiệm vụ, quyền hạn của UBHC thành phố có sự phân định rõ, khác với nhiệm
vụ, quyền hạn của UBHC tỉnh về những vấn đề liên quan đến quản lý và phát triển đô thị.
Phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền của Chủ tịch UBHC thành phố với tập thể UBHC
thành phố theo hướng đề cao trách hiệm người đứng đầu là Chủ tịch UBHC thành phố.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBHC thành phố trực thuộc Trung
ương do Luật tổ chức chính quyền địa phương và các Luật chuyên nghành quy định.
- Cơ cấu tổ chức của HĐND và UBHC thành phố:
+ HĐND thành phố có Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch và 04 ban là Ban Kinh tế_ngân
sách, Ban Văn hóa_xã hội, Ban Pháp chế, Ban Đô thị (thành lập thêm). Tăng số lượng đại
biểu HDND thành phố cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và số đơn vị
hành chính trực thuộc không tổ chức HĐND (quận, huyện, phường); tăng đại biểu hoạt
động chuyên trách lên 1/3 tổng số đai biểu HĐND thành phố, tổ chức lại các Tổ đại biểu
HĐND thành phố ở các đơn vị trực thuộc nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ khi
không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.
+ UBHC thành phố đứng đầu là Chủ tịch UBHC do HĐND bầu (kết quả bầu cử do
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn). UBHC thành phố có một số Phó Chủ tịch do HĐND
thành phố bầu và Chủ tịch UBHC thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn
hoặc do Chủ tịch UBHC thành phố bổ nhiệm (theo tinh thần Nghi quyết Trung ương 4
khóa XI). Cơ cấu thành viên UBHC thành phố có thể lựa chọn một trong mô hình: Mô
hình 1: UBHC gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và uỷ viên thư ký, không có các ủy viên
khác. Mô hình 2: UBHC gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Chánh văn phòng và người
đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND.
+ Tổ chức lại các cơ quan chuyên môn và bộ máy giúp việc của UBHC thành phố
theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan chuyên môn,
đặc biệt là các cơ quan mang tính đặc thù của đô thị và phân cấp cho HĐND thành phố tự
quyết định các cơ quan đặc thù này.
- Phương thức hoạt động của HĐND và UBND thành phố
+ Đối với HĐND thành phố
HĐND thành phố tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động
theo chế độ tập thể, thảo luận, quyết định theo đa số tại kỳ họp của HĐND. Nâng cao
chất lượng các kỳ họp, cải tiến chất lượng chất vấn, trả lời chất vấn; Nâng cao chất lượng
tổng hợp ý kiến, chất lượng soạn thảo các nghị quyết, chất lượng các báo cáo thẩm tra
theo quy định. Tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, các ban của HĐND,
đại biểu HĐND và quy định chế tài giải quyết các kiến nghị sau giám sát của HĐND
thành phố.
+ Đối với UBHC thành phố:
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề bắt buộc phải đưa ra bàn và quyết định tập thể của
UBHC thành phố; các vấn đề do Chủ tịch UBHC thành phố được quyền quyết định để
quy định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của UBHC và của Chủ
tịch UBHC thành phố cho phù hợp ; đồng thời quy định các cơ quan chuyên môn tham
mưu, giúp việc cho Chủ tịch UBHC thành phố ( không quy định là cơ quan tham mưu,
giúp việc UBHC) nhằm đảm bảo hiệu quả điều hành, quản lý của Chủ tịch UBHC thành
phố theo cơ chế đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
b) Đối với các đơn vị hành chính trong khu vực nội thành của thành phố trực thuộc
Trung ương ( quận, phường):
Các quận, phường ở nội thành không tổ chức HĐND, đồng thời cũng không tổ chức
UBHC mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính quận, phường. Tên gọi của cơ quan hành
chính quận, phường có thể theo một trong hai phương án: 1.Ban đại diện hành chính
(quận, phường) 2.Vẫn giữ tên gọi UBHC nhưng tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ
trưởng hành chính.
- Vị trí, tính chất, chức năng của Ban đại diện hành chính: Không phải là một cấp
hành chính mà là cơ quan tản quyền ( đại diện UBHC thành phố đặt tại quận, phường) để
thực hiện các nhiệm vụ hành chính theo phân cấp và ủy quyền của UBHC thành phố. Ban
đại diện hành chính không phải là một cấp quy hoạch và cấp ngân sách; không có đội ngũ
công chức riêng mà là các công chức của UBHC thành phố cử xuống làm việc tại Ban đại
diện hành chính.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban đại diện hành chính quận, phường: Do Chủ tịch
UBHC thành phố quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy
quyền của UBHC thành phố đối với quận và đối với phường. Ban đại diện hành chính và
người dứng đầu không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ được
ban hành một số loại văn bản cá biệt theo ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Ban đại diện hành chính quận là cơ quan đại diện ( thuộc cơ cấu) của cơ quan
hành chính thành phố, có con dấu, tài khoản riêng. Ban đại diện hành chính quận có
Trưởng ban do Chủ tịch UBHC thành phố bổ nhiệm ( theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XI). Ban đại diện hành chính quận có các bộ phận tham mưu, giúp việc
Trưởng ban do Chủ tịch UBHC thành phố quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và biên chế công chức trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban đại diện hành chính quận (
không tổ chức phòng chuyên môn ở quận như hiện nay mà thực hiện theo mô hình trong
cơ cấu của cơ quan hành chính quận có bộ phận hoặc công chức chuyên môn theo từng
lĩnh vực).
+ Ban đại diện hành chính phường là cơ quan đại diện ( thuộc cơ cấu) của Ban đại
diện hành chính quận ( Phương án 1) hoặc của UBHC thành phố ( Phương án 2) , có con
dấu, tài khoản riêng. Ban đại diện hành chính phường có Trưởng ban do Trưởng ban đại
diện hành chính quận bổ nhiệm ( Phương án 1) hoặc của UBHC thành phố (phương án
2), có 02 Phó Trưởng ban và các chức danh chuyên môn theo từng nhóm lĩnh vực công
tác do quận bổ nhiệm. Các công chức của phường thuộc cơ cấu công chức của quận (
theo phương án 1) hoặc của thành phố ( theo phương án 2)
c) Đối với thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương:
Phần nội thị của thị xã nâng cấp thành quận, ngoại thị thì sáp nhập với huyện khác.
d) Đối với huyện ngoại thành thuộc thành phố trực thuộc Trung ương:
Mô hình tổ chức thực hiện tương tự như quận ( không tổ chức HĐND và UBHC mà
chỉ đặt các Ban đại diện hành chính của thành phố tại huyện) để thực hiện các nhiệm vụ.
quyền hạn của UBHC thành phố được phân cấp, ủy quyền trên địa bàn huyện. Đối với xã,
thị trấn thuộc huyện vẫn tổ chức HĐND và UBHC như hiện nay ( chỉ đổi tên UBND xã ,
trị trấn thành UBHC xã, thị trấn).
2. Đối với thủ đô Hà Nội và TP.Hố Chí Minh:
Do tính chất đặc biệt về vị trí và quy mô của 2 Thành phố này nên có thể cân nhắc để
tổ chức theo một trong hai phương án sau:
- Phương án 1a: Nếu vẫn tổ chức đơn vị hành chính trực thuộc như hiện nay (quận,
huyện trực thuộc) thì áp dụng chung chung cho Thành phố trực thuộc Trung ương nêu
trên.
- Phương án 1b: Do tính đặc thù riêng quy mô quá lớn của 2 Thành phố này và để
đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai, cần nghiên cứu đề xuất theo hướng mỗi thành
phố không phải là một đô thị riêng lẻ mà là mô hình chum đô thị, trong đó có đô thị lõi và
các đô thị trực thuộc( thành phố nhỏ trong thành phố lớn).
Trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng mô hình chính quyền hai cấp, gồm cấp thành phố
và cấp thành phố trực thuộc. Trong đó, chính quyền các thành phố trực thuộc là cấp chính
quyền cấp cơ sở. Ban hành tiêu chuẩn thành lập thành phố lõi và thành phố vệ tinh trực
thuộc . Ở các quận nội thành đáp ứng ddue tiêu chuẩn của thành phố lõi thì tổ chức lại để
thành lập thành phố lõi ,tổ chức các Ban đại diện như các thành phố khác. Ở các quận
chưa đủ tiêu chuẩn của thành phố lõi và các huyện đang trong quá trình đô thị hóa từng
bước thành lập thành phố vệ tinh trực thuộc cho phù hợp.
3. Đối với thành phố thuộc tỉnh và thị xã thuộc tỉnh
Chính quyền thành phố, thị xã thuộc tỉnh có HĐND và UBHC. Các phường thuộc
khu vực nội thành, nội thị không tổ chức HĐND và UBHC mà chỉ đặt Ban đại diện hành
chính của UBHC thành phố, thị xã tại địa bàn phường. Các xã thuộc khu vực ngoại
thành, ngoại thị là cấp chính quyền (có HĐND và UBHC).
- Vị trí, tính chất, chức năng của HĐND và UBHC thành phố, thị xã thuộc tỉnh, xã
trực thuộc và vị trí, tính chất của Ban đại diện hành chính phường thực hiện tương tự như
tổ chức tương ứng ở thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên ( cấp độ quản lý có hẹp
hơn so với thành phố trực thuộc Trung ương).
- Nhiệm vụ, quyền hạn
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBHC thành phố, thị xã thuộc tỉnh về cơ
bản thực hiện như đối với HĐND và UBHC thành phố trực thuộc Trung ương nhưng
phạm vi, cấp độ quản lý hẹp hơn và do Luật tổ chức chính quyền địa phương, các luật
chuyên nghành quy định ( được xây dựng mới sau khi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi được
ban hành).
- Cơ cấu tổ chức
+ HĐND thành phố, thị xã có Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 3 ban là Ban Kinh tế -
xã hôị, Ban Pháp chế, Ban Đô thị ( thành lập thêm). Tăng số lượng đại biểu HĐND thành
phố, thị xã cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và số đơn vị hành chính
trực thuộc không tổ chức HĐND phường ; tăng đại biểu hoạt động chuyên trách lên
khoảng 1/3 tổng số đại biểu HĐND; tổ chức lại các Tổ đại biểu HĐND thành phố, thị xã
ở các đơn vị trực thuộc nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, khi không tổ chức
HĐND phường.
+ UBHC thành phố, thị xã đứng đầu là Chủ tịch UBHC do HĐND bầu kết quả bầu
cử do Chủ tịch UBHC tỉnh phê chuẩn). UBHC có một số Phó Chủ tịch do HĐND thành
phố, thị xã bầu và Chu tịch UBHC thành phố, thị xã đề nghị Chủ tịch UBHC tỉnh phê
chuẩn hoặc do Chủ tịch UBHC thị xã bổ nhiệm ( theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI). Cơ c ấu thành viên UBHC thành phố, thị xã có thể lựa chọn một trong mô hình
: Mô hình 1 gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và ủy viên thư ký, không có các ủy viên khác.
Mô hình 2: UBHC gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, chánh văn phòng và người đứng đầu
các cơ quan chuyên môn của UBND.
+ Tổ chức lại các cơ quan chuyên môn và bộ máy giúp việc của UBHC thành phố,
thị xã theo hứng xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan chuyên môn, đặc biệt
là các cơ quan mang tính đặc thù của đô thị và phân cấp cho HĐND thành phố, thị xã tự
quyết định các cơ quan đặc thù này.
+ Đối với xã thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh:
Vẫn tổ chức UBND và HĐND như hiện nay ( chỉ đổi tên UBND xã thành UBHC xã).
- Phương thức hoạt động của HĐND và UBHC thành phố , thị xã thuộc tỉnh được
thực hiện cơ bản như đối với thành phố trực thuộc Trung ương( cấp độ có hẹp hơn so với
thành phố trực thuộc Trung ương).
4. Ưu điểm,hạn chế của phương án
- Ưu điểm:
Kế thừa được những kết quả tích cực và khắc phục được những hạn chế, bất cập của
việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Bộ máy tổ chức. chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của chính quyền tinh gọn, thống nhất, thông suốt trên
địa bàn toàn đô thị. Xây dựng mô hình cơ quan đại diện hành chính tại huyện, quận,
phường là “ cánh tay nối dài” của cơ quan hành chính cấp trên và thực hiện chế độ bổ
nhiệm trong bộ máy hành chính sẽ nâng cao được trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan hành chính, tạo điều kiện để giải quyết nhanh chóng,kịp thời các vấn đề bức xúc
phát sinh trên địa bàn đô thị.
- Hạn chế:
Có nhiều thay đổi trong thực hiện chức năng giám sát của cơ quan dân cử trên địa
bàn toàn đô thị, đặc biệt ở huyện, quận, phường vừa không tổ chức HĐND vừa không tổ
chức UBHC mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính của cơ quan hành chính cấp trên trên
địa bàn.
5. Điều kiện thực hiện phương án 1
Phải củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử để thực
hiện tốt chức năng của cơ quan dân cử trên địa bàn toàn đô thị. Thực hiện ác giải pháp
xây dựng, kiện toàn đồng bộ hệ thống chính trị ở địa phương ( tổ chức Đảng, đoàn thể,
cơ quan tư pháp) phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền đô thị.
* PHƯƠNG ÁN 2
Thực hiện không tổ chức HĐND ở tất cả các đơn vị hành chính thuộc đô thị
Theo phương án 2 tổ chức mô hình đô thị như sau:
1. Mỗi đô thị chỉ tổ chức một cấp chính quyền (HĐND và UBHC) , không tổ chức
chính quyền ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc kể cả nội thành, nội thị và ngoại
thị, ngoại thành.
Theo đó chỉ tổ chức chính quyền (có HĐND và UBHC) ở các thành phố trực thuộc
Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thuộc tỉnh. Ở các đơn vị hành chính quận huyện
xã phường, thị trấn trong thành phố trực thuộc Trung ương và xã phường thuộc thành
phố, thị xã thuộc tỉnh không tổ chức cấp chính quyền (không có HĐND và UBHC) , chỉ
có Ban đại diện hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp ủy quyền
của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn.
2. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn,mô hình tổ chức và phương thức
hoạt động của HĐND và UBHC, cơ quan đại diện hành chính theo mô hình 2 (Ban đại
diện hành chính hoặc UBHC) ở các đơn vị hành chính trực thuộc đô thị thực hiện như
phương án 1.
*Phương án tổ chức chính quyền đô thị TP trực thuộc trung ương theo phương án:
Mô hình 1:Có Ban đại diện tại cơ quan không tổ chức HĐND
Chú thích: Bầu ra
Bổ nhiệm
HĐND THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG
BAN ĐẠI DIỆN
HÀNH CHÍNH
QUẬN
BAN ĐẠI DIỆN
HÀNH CHÍNH
HUYỆN
BAN ĐẠI DIỆN
HÀNH CHÍNH
PHƯỜNG
BAN ĐẠI DIỆN
HÀNH CHÍNH XÃ,
THỊ TRẤN
UBHC TP
TRỰC THUỘC
TW
Môhình 2: Có UBHC tại nơi không tổ chức HĐND, song hoạt động theo cơ chế thủ
trưởng hành chính
HĐND TP
TRỰC
THUỘC TW
UBHC QUẬN
UBHC
HUYỆN
UBHC
PHƯỜNG
UBHC XÃ,THỊ
TRẤN
UBHC TRỰC
THUỘC TW
*** Phương án tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền đô thị TP trực thuộc
trung ương theo phương án 2
Chú thích: chỉ đạo, điều hành trực tiếp
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo ngành
Môhình 1: Có Ban đại diện hành chính nơi không tổ chức HĐND
UBHC THÀNH PHỐ
KHỐI CƠ QUAN
TỔNG HỢP: THỊ
CHÍNH, THANH TRA,
KẾ HOẠCH , NỘI VỤ,
TƯ PHÁP
KHỐI CƠ QUAN QUẢN
LÝ CHUYÊN NGÀNH:
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ (GTVT,
TN&MT,XD).GIÁO DỤC-
ĐÀO TẠO,Y TẾ,LAO
ĐỘNGTHƯƠNGBINH
VÀ XÃ HỘI,VH-TT VÀ
DL,TTTT, KHCN,NNPTNT
VĂN
PHÒNG
UBHC TP
CÁC PHÒNG
CHUYÊN MÔN
VĂN PHÒNG
BAN ĐẠI DIỆN
HC QUẬN,
HUYỆN
CÁC CÔNG
CHỨC
CHUYÊN MÔN
 BỘ PHẬN DỊCH VỤ HÀNHCHÍNH
CÔNG:
 CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP
VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
 CÔNGCHỨC GIÚP VIỆC,PHỤC VỤ
KHÁC
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
XÃ , PHƯỜNG THỊ
TRẤN
Môhình 2: Có UBHC tại nơi không tổ chức HĐND, song hoạt động theo cơ
chế thủ trưởng
UBHC THÀNH
PHỐ
KHỐI CƠ QUAN
TỔNGHỢP: THỊ
CHÍNH, THANH
TRA, KẾ HOẠCH
, NỘI VỤ, TƯ
PHÁP
VĂN PHÒNG
UBHC TP
KHỐI CƠ QUAN
QUẢN LÝ CHUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ
ĐÔ THỊ (GTVT,
TN&MT,XD).GIÁOD
ỤC- ĐÀO TẠO,Y
TẾ,LAO ĐỌNG
THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI,VH-TT VÀ
DL,TTTT,
KHCN,NNPTNT
UBHC QUẬN
,HUYỆN
VĂN PHÒNG
CÁC CÔNG
CHỨC
CHUYÊN
MÔN
• BỘ PHẬN DỊCH VỤ HÀNH
CHÍNH CÔNG:
• CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN
NGÀNH
• CÔNGCHỨC GIÚP VIỆC,
PHỤC VỤ KHÁC
UBHC XÃ,
PHƯƠNG ,
THỊ TRẤN
CÁC PHÒNG
CHUYÊN MÔN
***Phương án tổ chức chính quyền đô thị thành phố, thị xã thuộc tỉnh theo phương
án 2
Chú thích: Bầura
Bổ nhiệm
Chỉ đạo,hướngdẫnhoạtđộng
Môhình 1: Có Ban đạị diệnhànhchínhnơikhôngtổ chức HĐND
HĐND TỈNH UBHC TỈNH
HĐND THÀNH PHỐ
THỊ XÃ THUỘC
TỈNH
UBHC THÀNH
PHỐ THỊ XÃ
THUỘC TỈNH
BAN ĐẠI DIỆN
HC PHƯỜNG
BAN ĐẠI DIỆN
HÀNH CHÍNH XÃ
Môhình 2:
*** Sơ đồ cơ quan chuyên môn giúp việc cho thủ trưởng
* PHƯƠNG ÁN 3
Phương án 3: tổ chức chính quyền đô thị theo mô hình thị trưởng
Thiết lập cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố,
thị xã thuộc tỉnh là tòa Thị chính và đứng đầu là Thị trưởng ( có các cơ quan chuyên môn giúp
việc thuộc Thị trưởng)
THỊ TRƯỞNG
VĂN PHÒNG
THỊ
TRƯỞNG
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN:THANH
TRA,SỞ NỌI VỤ, SỞ TƯ PHÁP, SỞ
XÂY DỰNG , SỞ GT –CC, SỞ CÔN
THƯƠNG, SỞ NÔNG NGHIỆP, SỞ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯƠNG, SỞ
KHCB –BCVT, SỞ KH-ĐT, SỞ TÀI
CHÍNH,SỞ GD-ĐT, SỞ TBLĐ VÀ XH,
SỞ Y TẾ, SỞ VHTT, SỞ NGOẠI VỤ
HĐND THÀNH PHỐ
THỊ XÃ THUỘC
TỈNH
UBHC THÀNH
PHỐ THỊ XÃ
THUỘC TỈNH
UBHC PHƯỜNG UB HÀNH CHÍNH
XÃ
HĐND TỈNH UBHC TỈNH
1. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì có HĐND, Toàn Thị chính và
Thị trưởng
a. Vị trí, tính chất và chức năng của HĐND, Tòa Thị chính và Thị trưởng
- HĐND: giống phương án 1
- Tòa Thị chính: là cơ quan hành chính của thành phố thuộc Trung ương, thuộc hệ thống
hành pháp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
- Thị trưởng: là người đứng đầu tòa thị chính, thực hiện chế độ thị trưởng tức là chuyển từ
chế độ lãnh đạo tập thể của UBND hiện nay sang chế độ lãnh đạo và chịu trách nhiệm cá nhân
của Thị trưởng( chế độ thủ trưởng hành chính). Thị trưởng có thể do cử tri thành phố trực tiếp
bầu ra hoặc do HĐND thành phố bầu, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước HĐND và
nhân dân thành phố về mọi hoạt động của bộ máy hành chính thành phố .
b. Cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương:
Sơ đồ chính quyền thành phố trực thuộc tw
THỊ TRƯỞNG
VĂN PHÒNG THỊ
TRƯỞNG
Cơ quan chuyên môn trực thuộc
Thị trưởng
1. Thanh tra thành phố
2. Sở Tư pháp
3. Sở Nội vụ
4. Sở Xây dựng
5. Sở GT – CC
6. Sở Công thương
7. Sở Tài nguyên MT
8. Sở KHCN – BCVT
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư
10. Sở Tài chính
11. Sở GD-ĐT
12. Sở LĐTB và XH
13. Sở y tế
14. Sở văn hóa -thể thao
15. Sở Ngoại vụ
16. Sở Nông nghiệp.
- HĐND thành phố do cử tri thành phố trực tiếp bầu ra; cơ cấu tổ chức HĐND như phương
án 1.
- Tòa thị chính do Thị trưởng đứng đầu, cơ cấu tổ chức theo 2 mô hình:
 Mô hình 1: thị trưởng do HĐND bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm. Kết quả bầu, miễn
nhiệm và bãi nhiệm do Thủ Tướng Chính phủ phê chuẩn. Trong mô hình này Tòa Thị chính như
UBHC, là cơ quan chấp hành của HĐND nhưng có khác là Thị trưởng thực hiện theo chế độ thủ
trưởng hành chính (không phải chế độ tập thể như UBHC), Thị trưởng chịu trách nhiệm cá nhân
về toàn bộ hoạt động của Tòa thị chính trước HĐND.
 Mô hình 2: Thị trưởng do cử tri thành phố trực tiếp bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân
dân thành phố ( không do HĐND cùng cấp bầu và cũng không phải phê chuẩn kết quả bầu cử
như hiện nay). Thị trưởng thực hiện các cam kết khi tranh cử phù hợp với Nghị quyết của HĐND
thành phố . trường hợp Thị trưởng thực hiện các nhiệm vụ không phù hợp với Nghị quyết
HĐND thành phố thì HĐND thành phố bỏ phiếu bất tín nhiệm như nêu ở trên, nếu số phiếu
không quá bán thì Thị trưởng có quyền giải tán HĐND để cử tri thành phố bầu HĐND mới ( cơ
chế kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa HĐND và Thị trưởng )
- Trong cả hai mô hình, tùy theo số dân và diện tích, Tòa Thị chính có từ 3 đến 4 Phó Thị
trưởng do thị trưởng bổ nhiệm. Phó thị trưởng được Thị trưởng ủy quyền quản lý một số nhóm
lĩnh vực.
HĐND THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TW
TÒA THỊ CHÍNH
THÀNH PHỐ
QUẬN
TRƯỞNG
TRƯỞNG
PHƯỜNG
BAN ĐẠI DIỆN
HÀNH CHÍNH
QUẬN
BAN ĐẠI DIỆN
HÀNH CHÍNH
PHƯỜNG
HUYỆN
TRƯỞNG
BAN ĐẠI
DIỆN HC
HUYỆN
HĐND
XÃ,
THỊ
TRẤN
CQ HC
XÃ, THỊ
TRẤN
TRƯỞNG
THỊ
TRẤN
- Tổ chức lại hệ thống cơ quan chuyên môn trực thuộc thị trưởng phù hợp với chức năng
đô thị và cơ chế thủ trưởng hành chính( theo nhóm ngành).
c. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, Tòa thị chính và Thị trưởng
- Nhiệm vịu, quyền hạn của HĐND thành phố về cơ bản như phương án 1. Riêng đối với
Thị trưởng thực hiện theo mô hình 2 (cử tri thành phố trực tiếp bầu Thị trưởng) thì HĐND có
quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thị trưởng (nếu số phiếu quá bán thì Thị trưởng phải từ
chức để cử tri thành phố bầu Thị trưởng mới).
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa Thị chính và Thị trưởng: chịu trách nhiệm chấp hành Hiến
pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND thành phố và
những nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp hoặc ủy quyển của Chính Phủ,Thủ tướng Chính Phủ.
Riêng đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Thị trưởng theo mô hình 2 (cử tri thành phố trực tiếp bầu
Thị trưởng) thì Thị trưởng còn có quyển giải tán HĐND (HĐND bị giải tán và cử tri thành phố
bầu trực tiếp HĐND mới).
- Nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của HĐND, Tòa Thị chính và Thị trưởng thành phố trực
thuộc Trung ương do Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định (được xây dựng mới sau
khi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi được ban hành ) nếu phương án này được thông qua.
d. Phương thức hoạt động:
- Đối với HĐND thành phố: như Phương án 1.
- Đối với Tòa Thị chính và Thị trưởng: hoạt động theo chế độ thủ trưởng hành chính. Thị
trưởng hoạt động theo nguyên tắc cá nhân về các quyết định của Tòa Thị chính và của cá nhân
Thị trưởng. Trường hợp thực hiện theo mô hình 1 (Thị trưởng do HĐND bầu ra) thì Thị trưởng
còn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa Thị chính và Thị
trưởng trước HĐND thành phố.
2. Đối với các đơn vị hành chính thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Đối với thị xã thực hiện phương án 1 (không tổ chức hành chính là thị xã trong thành
phố trực thuộc Trung ương).
b) Đối với quận, phường thực hiện tương tự Phương án 1, trong đó người đứng đầu cơ
quan đại diện hành chính được gọi là Quân trưởng; người Quận trưởng do Thị trưởng thành phố
bổ nhiệm và chỉ đạo trực tuyến. Trưởng phường do Quận trưởng bổ nhiệm và chỉ đạo trực tuyến.
c) Đối với huyện ngoại thành: thực hiện tương tự Phương án 1, trong đó người đứng đầu
cơ quan đại diện hành chính được gọi là Huyện trưởng do Thị trưởng thành phố bổ nhiệm và chỉ
đạo trực tuyến.
d) Đối với xã, thị trấn thuộc huyện ngoại thành: vẫn có tổ chức HĐND và cơ quan hành
chính xã, thị trấn (hoạt động theo chế độ thủ trưởng hành chính). Theo đó người đứng đầu cơ
quan hành chính xã gọi là Xã trưởng, người đứng đầu cơ quan hành chính Thị trấn gọi là Trưởng
Thị trấn. Hai chức danh này do HĐND bầu hoặc do nhân dân bầu trực tiếp. Cơ chế kiểm soát
quyền lực tương tự như đối với cấp thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Đối với thành phố thuộc tỉnh và thị xã thuộc tỉnh.
Sơ đồ chính quyền thành phố thuộc tỉnh và thị xã thuộc tỉnh
a) Thành phố, thị xã thuộc tỉnh: tổ chức mô hình HĐND, Tòa Thị chính và Thị trưởng
tương tự như thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên (phạm vi hẹp hơn và cơ cấu tổ chức tỉnh
thu gọn hơn so với thành phố trực thuộc Trung ương).
b) Đối với các đơn vị trực thuộc thành phố, thị xã:
- Đối với phường: tổ chức cơ quan đại diện hành chính của Tòa Thị chính thành phố, thị
xã thuộc tỉnh tương tự như phường thuộc quận trong thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên
của phương án này.
- Đối với xã: vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động như xã thuộc huyên trong thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên.
4. Ưu điểm hạn chế của phương án 3.
a) Ưu điểm: thay đổi cơ bản mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của chính quyền
địa phương trên cơ sơ phân biệt chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn theo mô hình
chính quyền đô thị hiện đại của nhiều nước trên thế giới. Áp dụng hình thức tổ chức mới (Thị
trưởng, Tòa Thị chính) gắn với đổi mới cơ bản và đồng bộ về phương thức tổ chức, hoạt động
của chính quyển đô thị. Nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính, rõ chế độ trách
nhiệm cá nhân người đứng đầu, phù hợp với hoạt động quản lý, điều hành.
b) Hạn chế: dễ dẫn đến tình trạng độc đoán chuyên quyền, quan liêu của người đứng
đầu (Thị trưởng) nếu không có cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu. Thiết lập định chế mới
trong chính quyền đô thị (Tòa Thị chính, Thị trưởng, Quận trưởng,Huyện trưởng, Trưởng
phường, Xã trưởng, Trưởng thị trấn) là vấn đề mới mẻ trong tổ chức chính quyền địa phương,
chưa có tiền lệ trong lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước của nước ta, vì vậy khó tạo sự đồng thuận
về phương án tổ chức.
5. Điều kiện thực hiện phương án 3: phải thay đổi đồng bộ và toàn diện phương
thức hoạt động của hệ thống chính trị ở địa Phuong, nhất là cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm và bầu
cử(cử tri bầu trực tiếp HĐND và bầu trực tiếp Thị trưởng) trong bộ máy chính quyền địa
phương.
3. Phân biệt
Về cơ cấu tổ chức
Thành phố sẽ là cấp chính quyền hoàn chỉnh, các thành phố trực thuộc và thị xã có
Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính (hay Thị trưởng). Ở các quận-huyện, phường
không tổ chức Hội đồng nhân dân, chỉ có Ủy ban hành chính thực hiện một số chức năng
nhiệm vụ có tính chất đại diện của cơ quan hành chính thành phố, đóng vai trò trung gian,
đảm bảo hiệu quả quản lý.
Đối với khu vực nông thôn trong đô thị thì ở cấp huyện chỉ tổ chức cơ quan quản lý
hành chính. Ở các xã, thị trấn sẽ có cấp chính quyền hoàn chỉnh hoặc chỉ có Ủy ban hành
chính. Chức năng, nhiệm vụ sẽ được xác định phù hợp với đặc điểm và quy mô của địa
bàn.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở - ngành được điều chỉnh từ chủ
yếu là cơ quan tham mưu thành cơ quan quản lý nhà nước theo luật định đối với lĩnh vực
được phân công. Giám đốc sở có quyền ra quyết định quản lý, chỉ đạo điều hành thực
hiện quy hoạch, kế hoạch ngành của thành phố và được giao trực tiếp quản lý, sử dụng
đội ngũ công chức theo ngành dọc từ thành phố đến cơ sở, khắc phục tình trạng đùn đẩy
công việc có tính chất sự vụ lên Ủy ban thành phố.
Đô thị có đặc trưng cơ bản khác với nông thôn bởi mật độ dân số cao, kết cấu dân cư
phức hợp, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có tính liên thông, đồng bộ,
không chỉ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quận, mỗi phường...
Việc quản lý đô thị không chỉ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và liên thông mà còn đáp
ứng các nguyên tắc quản trị đô thị với hàng loạt mối quan tâm cụ thể nhằm vận hành
quản lý các công việc của đô thị theo thẩm quyền, chế độ trách nhiệm, sự minh bạch và
sự tham gia của nhân dân.
Đô thị như một thực thể sống và vận động trong khuôn khổ của hệ thống kinh tế, xã
hội, môi trường; không chỉ có thể chế nhà nước mà còn có yếu tố thị trường và cộng
đồng; không chỉ có không gian địa phương mà còn là không gian mở đối với cả nước và
toàn cầu. Đô thị còn là trung tâm của các chuyển biến về kinh tế - xã hội, là điểm kết nối
và lan tỏa về giao thông, truyền thông và tri thức.
Việc thiết kế chính quyền đô thị tuân theo nguyên tắc chủ thể quản lý phải phù hợp
với khách thể (đối tượng quản lý) nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước, phù hợp với điều kiện vận hành của cơ chế thị trường và xu hướng hội
nhập quốc tế. Chính quyền đô thị sẽ nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, huy động
mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững theo hướng văn minh, hiện đại.
Để phát huy vai trò đầu tàu và tiềm lực của đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm,
chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa phân cấp theo hướng tăng thẩm quyền về quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy quản lý (chủ động trong tổ chức các cơ
quan chuyên môn trực thuộc, biên chế, sắp xếp nhân sự và chế độ trả lương cho cán bộ
công chức viên, viên chức trong bộ máy hành chính), ngân sách nhà nước và quyền lập
quy phù hợp với yêu cầu phát triển và quản lý đô thị để thành phố có thể chủ động hơn
đồng thời chịu sự giám sát của chính phủ và nhân dân thành phố.
Một số căn cứ để thiết kế chính quyền đô thị khác biệt với chính quyền nông thôn
- Vai trò:
Chính quyền đô thị với tư cách là các đầu tàu, động lực, các cực tăng trưởng kinh tế,
thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước đều vươn lên về năng suất lao động, thu
nhập của người dân, đóng góp cho ngân sách trung ương, bảo đảm an sinh xã hộithực
hiện nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương như chủ trương của Đảng sẽ có điều kiện thực tế để triển khai.
Còn ở các đô thị nông thôn do hạn chế về nhiều mặt nên không đáp ứng được vai trò
này, ví dụ: các tỉnh ở tây nguyên: giao thông không thuận lợi, không giao lưu với các
nước 1 cách thuận lợi nên không thể là nơi phát triển kinh tế, thúc đẩy đất nước. bên cạnh
đó, dân trí thấp, không để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, của nhà nước đi vào
thực tế.
-Về hạ tầng:
Chính quyền Đô thị là nơi cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển có tính liên
thông, đồng bộ. Chính cơ sở hạ tầng liên thông, đồng bộ này góp phần làm cho mỗi đô thị
trở thành một cơ thể sống có tính thống nhất, không thể chia cắt một cách giản đơn. Sự
“chia ranh giới” để quản lý theo quận, phường phải tôn trọng tính đồng bộ, liên thông
này. Ngoài ra, đô thị cũng thường có lợi thế về “giao thông, về bộ máy quản lý cùng đội
ngũ cán bộ công chức vận hành một cách chuyên nghiệp, bài bản. Còn chính quyền địa
phương có nhiều bất cập, hạn chế hơn.
- Mật độ dân số:
Ở đô thị thường rất cao. Số lượng người dân tập trung sinh sống ở các đô thị thường
rất lớn. Điều này tất yếu phát sinh nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật
tự, cơ sở hạ tầng cần phải giải quyết.
4. Các mô hình thí điểm chính quyền đô thị ở Việt Nam
Điểm cần nhấn mạnh ở đây là mô hình tổ chức chính quyền áp dụng thống nhất cho
toànbộ Việt Nam, không có bất kỳ sự điều chỉnh nào cho những điểm đặc thù do sự khác
biệt về vị trí hay cộng đồng dân cư hoặc năng lực của các chủ thể quản lý ở mỗi cấp. Mô
hình tổ chức chính quyền địa phương được áp dụng cho TP. HCM chẳng hạn, không
khác gì mô hình tổ chức chính quyền cho nông thôn Sơn La, mặc dù Sơn La có diện tích
là 14.200 km2, so với diện tích của TP. HCM 2.100 km2. Dân số Sơn La ít hơn 1,1 triệu
người, mật độ dân cư là 76 người/km2. Ngược lại TP. HCM có dân số gần 8 triệu, mật độ
dân số là trên 3.500 người/km2. Mặc dù có đặc điểm trái ngược như vậy nhưng mô hình
tổ chức chính quyền của hai địa phương này là hoàn toàn như nhau. Điều rõ ràng, đặc
biệt đối với đô thị tập trung đông dân, các chức năng và trách nhiệm của các tổ chức, bộ
phận khác nhau trong chính quyền địa phương ba cấp - chưa kể cấp chính quyền trung
ương - có khuynh hướng trùng lặp (theo chiều dọc và/hoặc theo chiều ngang), với các
quyết định chính yếu thường yêu cầu có sự đồng ý ở mỗi cấp chính quyền tương ứng là
tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường. Điều phức tạp này sau đó có thể gây ra các khó
khăn và rắc rối cho người dân với tư cách là những “người tiêu dùng” các dịch vụ và các
thủ tục hành chính của chính quyền địa phương cũng như làm chậm trễ và tăng thêm chi
phí cho các tổ chức của chính quyền địa phương với tư cách là “người cung cấp dịch vụ”.
* Các đề án về thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Năm 2006 - 2007, TP. HCM đã đầu tư nghiên cứu đề án thí điểm chính quyền đô
thị trình Trung ương, nhưng cho đến nay đề án thí điểm vẫn chưa được Quốc hội, Chính
phủ thông qua. Cùng với TP. HCM, năm 2009, Đà Nẵng cũng tiến hành nghiên cứu đề án
thí điểm mô hình chính quyền đô thị cho Đà Nẵng và đến nay đề án này cũng chưa được
Quốc hội, Chính phủ chấp nhận. Mô hình đề xuất năm 2012 của TP. HCM chuyển một số
quận và phường nội thành vào cấp hành chính trung gian, giảm một số cấp quản lý địa
phương dưới cấp thành phố. Các quận ngoại thành có hai cấp quản lý. Mô hình đề xuất
được minh hoạ như trong sơ đồ 2.1 dưới đây.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức Chính quyền đô thị theo mô hình đề xuất
Mỗi cấp chính quyền đầy đủ có: i) cơ quan dân cử (HĐND) và cơ quan hành chính
(UBND); ii) có tư cách pháp nhân, có ngân sách riêng; iii) cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân
sự để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cấp hành chính trung gian không có HĐND, không
có tư cách pháp nhân, chỉ có cơ quan hành chính nhằm thực hiện các chức năng do chính
quyền cấp trên giao. Theo mô hình đề xuất, TP. HCM có cấp thành phố, khu (thị xã), xã
có HĐND và UBND, các cấp còn lại chỉ là cấp hành chính trung gian. Trong đề án, quy
định có 13 quận nội thành (quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp,
Tân Bình, Tân Phú) là cấp hành chính trung gian. Địa bàn đang đô thị hóa: gồm 06 quận
(quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân) và 02 huyện (Hóc Môn và Nhà Bè). Địa bàn nông
thôn: bao gồm 3 huyện (Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh).
Đối với 13 quận nội thành cũ, Chính quyền đô thị TP. HCM được tổ chức thành 02
cấp chính quyền hoàn chỉnh: cấp TP. HCM và cấp đô thị trực thuộc TP. HCM, không có
HĐND và do chính quyền đô thị cấp TP. HCM trực tiếp quản lý. Dưới cấp hành chính
quận sẽ tổ chức UBND cấp phường. Công chức phường là công chức của quận được
phân bổ trên địa bàn phường.
Đối với địa bàn đang đô thị hóa, đây là địa bàn đô thị mới và đang đô thị hóa thuộc
06 quận và 02 huyện được tổ chức thành các khu đô thị với một cấp chính quyền đô thị
hoàn chỉnh trực thuộc chính quyền đô thị cấp TP. HCM. Trên địa bàn này dự kiến tổ
chức thành 4 khu đô thị: khu đô thị Đông, Nam, Tây, Bắc. Mỗi khu đô thị là một cấp
chính quyền đô thị, trực thuộc chính quyền đô thị TP. HCM. Những khu vực này có cơ
cấu giống như năm đô thị trực thuộc trung ương. Dưới cấp này là UBND cấp phường/xã.
Cấp chính quyền đô thị này ngang bằng cấp quận, nhưng họ có một cấp chính quyền nữa
ở dưới.
Đà Nẵng đề xuất hai mô hình chính quyền đô thị. Tuy nhiên, mục đích của cả hai mô
hình là để phát triển kinh tế - xã hội và phát triển không gian đô thị Đà Nẵng. Theo đó, đề
án đề xuất mỗi cấp chính quyền hoàn chỉnh có những đặc điểm chính sau đây: có cơ quan
dân cử và cơ quan hành chính hoàn chỉnh; có tư cách pháp nhân; có ngân sách riêng; cơ
cấu tổ chức bộ máy và nhân sự để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cấp hành chính trung
gian không có cơ quan dân cử, không có tư cách pháp nhân, chỉ có cơ quan hành chính
nhằm tổ chức thực hiện một số chức năng quản lý được chính quyền cấp trên giao cho.
Bộ Nội vụ quản lý nội dung này và kết hợp với Văn phòng Chính phủ để tập hợp các
bộ ngành phát triển một phương hướng cụ thể. Sau rất nhiều hội thảo để lấy ý kiến
chuyêngia và lãnh đạo các bộ ngành, Bộ Nội vụ đã hoàn thành báo cáo về mô hình tổ
chức chính quyền đô thị và trình bày báo cáo tại hội nghị ngày 24 - 25 tháng 12 năm
2012.
Sơ đồ 2.2. Đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị cho Đà Nẵng năm 2012
(Không có HĐND quận, huyện, phường, xã)
5. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN THẾ
GIỚI VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA
*** CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới hiện nay đang tồn tại nhiều mô hình tổ chức chính quyền địa phương khác
nhau, nhưng có thể phân thành 4 loại chủ yếu sau:
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc phân quyền. Đây chính là
mô hình chính quyền tự quản địa phương. Điển hình cho mô hình này là Anh, Mỹ và các
nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, nơi thực hiện nguyên tắc phân quyền theo lãnh
thổ triệt để nhất. Theo Hiến pháp Liên bang và Hiến pháp hơn 40 bang ở Mỹ, tổ chức và
hoạt đông của các tổ chức tự quản địa phương do các địa phương tự quy định nên rất tự
do, đặc biệt đối với các đô thị, cách thức tổ chức và thảm quyền của chúng rất đa dạng,
không theo một khuôn mẫu nào. Trong mô hình này ở chính quyền tự quản địa phương
không có đại diện chính quyền Trung ương hay chính quyền bang. Chức năng quản lí các
chính quyền địa phương nói chung, chính quyền tự quản địa phương nói riêng thường
giao cho một bộ chuyên trách ở Trung ương, có nơi là Bộ Nội vụ, có nơi là Bộ về chính
quyền địa phương.
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc tập quyền. Hiện còn rất ít
quốc gia theo mô hình này, như ArapXeut, Brunay, Cô-oet, Kenya,… Mô hình này có
đặc điểm là chính quyền địa phương do Trung ương đặt ra, trực tiếp bổ nhiệm nhân sự
hoặc có phân cấp và nằm trong hệ thống hành chính nhà nước thông suốt thống nhất từ
trung ương đến cơ sở. Bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lí của nhà nước Trung
ương, các cơ quan chính quyền địa phương còn thực hiện chức năng quản lí nhà nước ở
địa phương. Mô hình kiểu quân quản này thường tồn tại trong các nước đang có chiến
tranh hay thời kí hậu chiến. Hiện nay mô hình này có lúc có nơi còn tồn tại ở một vài
nước đang phát triển. cùng với xu hướng dân chủ hóa, mô hình này đang thu hẹp phạm vi
áp dụng.
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc kết hợp tản quyền và phân
quyền: Đặc trưng của mô hình này là trong một địa phương đồng thời tồn tại hai bộ máy
chính quyền: i) Cơ quan đại diện của chính quyền trung ương ở địa phương với bộ máy
rất gọn có nhiệm vụ chính là giám sát chính quyền tự quản địa phương, đảm bảo sự thống
nhất của chính sách quốc gia. ii) bộ máy chính quyền tự quản địa phương, gồm cơ quan
Hội đồng địa phương có chức năng quyết định những vấn đề riêng có của địa phương, do
người dân địa phương yêu cầu và cơ quan hành chính địa phương, trực thuộc Hội đồng
địa phương để thực hiện những nhiệm vụ do Hội đồng địa phương đề ra. Điển hình của
mô hình này là Pháp, Italia, Ai Cập…CHLB Đức tuy là theo chế độ tự quản địa phương
nhưng cũng có yếu tố tản quyền ở cấp hành chính cao nhất.
Trong cả ba loại mô hình trên, về tổ chức bộ máy hành chính (hành pháp) đều áp
dụng thiết chế thủ trưởng hành chính (tỉnh trưởng, thị trưởng, xã trưởng…); trong đó
người đứng đầu hành chính có thể do dân bầu trực tiếp hay do Hội đồng địa phương bầu
ra hoặc cũng có thể do Chính phủ trung ương bổ nhiệm, tùy theo đặc điểm, truyền thống
của từng quốc gia.
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương xã hội chủ nghĩa. Đây là mô hình ở các
nước xã hội chủ nghĩa cũ và Trung Quốc, Việt Nam hiện nay. Có thể gọi nó là mô hình
Xô Viết. Ở mỗi cấp hành chính lãnh thổ, cả ở thành thị lẫn nông thôn đều thành lập các
Xô viết, là cơ quan chính quyền địa phương, vừa đại diện cho địa phương, vừa đại diện
cho nhà nước trung ương, tạo thành hệ thống thứ bậc trực thuộc trên dưới. Xô viết tối cao
là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước (như Quốc hội), các Xô viết địa phương là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương (như hội đồng nhân dân). Mỗi Xô viết đều bầu ra
Ủy ban chấp hành của mình là cơ quan tập thể. Ở Trung ương là Hội đồng bộ trưởng
(chính phủ), ở địa phương là các Ủy ban chấp hành (như UBND). Các Ủy ban chấp hành
có các cơ quan trực thuộc mình và đều hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc.
Trong cơ cấu của các nước cộng hòa tự trị, vùng, khu tự trị nhưng tất cả đều tổ chức theo
một khuôn mẫu như vậy. Có người gọi đây là mô hình tổng hòa, có dấu hiệu của tất cả
các mô hình khác và có them đặc trưng riêng.
Theo mô hình Xô viết, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được tổ chức và
hoạt động theo thiết chế ủy ban (Ủy ban chấp hành, Ủy ban hành chính, Ủy ban nhân
dân), điều hành công việc hành chính theo chế độ tập thể, những vấn đề quan trọng đều
được quyết định theo đa số (biểu quyết tập thể ủy ban); thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân
người đứng đầu rất hạn hẹp.
*** MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
1. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở Nhật Bản.
Tổ chức chính quyền địa phương ở Nhật Bản: Theo Luật tự trị địa phương, chính
quyền địa phương ở Nhật Bản được chia thành hai loại: loại thông thường và loại đặc
biệt. Chính quyền thông thường gồm hai cấp là cấp tỉnh và cấp hạt. chính quyền đặc biệt
bao gồm chính quyền các đặc khu, chính quyền hợp tác giữa các hạt, chính quyền khu sở
hữu tài sản và chính quyền hiệp hội phát triển địa phương.s
Chính quyền đô thị ở Nhật Bản có hai nhánh cơ bản: lập pháp và hành pháp.
Thứ nhất, nhánh lập pháp ban hành các quy định của thành phố, quyết định ngân
sách. Hội đồng thành phố thuộc nhánh này.
Thứ hai, nhánh hành pháp thực thi các chính sách do nhánh lập pháp quyết định.
Thị trưởng thành hố và các Ủy ban hành chính thuộc nhánh hành pháp. Thị trưởng do
nhân dân trực tiếp bầu ra và có nhiệm kỳ 4 năm. Thị trưởng chịu trách nhiệm đối với toàn
bộ hoạt động của chính quyền đô thị và có quyền đại diện chính quyền đô thị trong quan
hệ với bên ngoài. Ngoài ra, Thị trưởng còn có một số quyền quan trọng khác như quyền
ban hánh các quy định, dự thảo ngân sách, đề xuất các dự án và luật bổ nhiệm hay miễn
nhiệm các nhan viên dưới quyền.
Ngoài ra, Hội đồng đô thị cúng do nhân dân trực tiếp bầu ra với các thành viên có
nhiệm kỳ 4 năm. Đây là bộ hoạch định chính sách cho chính quyền đô thị, có quyền bỏ
phiếu đối với các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình.
Bên cạnh đó, Hội đồng còn có một số quyền khác như quyền bầu cử, quyền thanh
tra và quyền điều tra. Các Ủy ban hành chính được lập ra để hỗ trợ Thị trưởng trong việc
thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt tùy thuộc vào chức năng, quyền hạn của từng ủy ban.
Về cơ chế hoạt động:
Chính quyền địa phương nói chung và chính quyền đô thị của Nhật Bản nói riêng
áp dụng " hệ thống tổng thống" để đảm bảo sự tách biệt về quyền lực giữ các bên. Các
điểm chính của cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực như sau:
Bỏ phiếu bất tín nhiệm Thị trưởng và việc giải tán Hội đồng đô thị: Trong trường
hợp xảy ra mâu thuẫn khồn thể giải quyết giữa Thị trưởng và Hội đông đô thị thì Hội
đồng có quyền tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thị trưởng. Bất kỳ cuộc bỏ phiếu
nào như vậy để được thông qua thì số đại biểu cần thiết theo ưuy định phải từ hai phần ba
số thành viên Hội đồng trở lên và bản liến nghị phải được sự đồng ý của ít nhất ba phần
tư số thành viên Hội đồng. Nếu bản kiến nghị bất tín nhiệm được chấp thuận thì đến lượt
thị trưởng có quyền giải tán Hội đồng.
Đây là cơ chế nhờ đó sự bế tắc giữa Thị trưởng và Hội đồng cuối cùng có thể được
giải quyết, thông qua yêu cầu đánh giá công bằng của cử tri.
Nếu Hội đồng đồng thông qua bản kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thị trưởng và
Thị trưởng không giải tán Hội đồng trong vòng 10 ngày thì Thị trưởng đương nhiên bị
mất chức. Tương tự, nếu Hội đồng một lần nữa thông qua bản kiến nghị bất tín nhiệm Thị
trưởng trong cuộc họp đầu tiên được nhóm họp sau khi giải tán thì Thị trưởng không còn
quyền giải tán và sẽ bị mất chức vào ngày thông báo thừa nhận của cuộc bỏ phiếu bất tín
nhiệm lần hai.
2. Chính quyền đô thị trong hệ thống chính quyền địa phương ở Trung Quốc.
Hiến pháp 1982 của Trung Quốc quy định nước này chia thành tỉnh, khu tự trị và
thành phố trực thuộc Trung ương. các tỉnh và khu tự trị được chia thành các địa khu tự
trị, huyện, huyện tự trị và thành phố cấp huyện. Các huyện và huyện tự trị được chia
thành các hương, hương dân tộc và trấn. Các thành phố trực thuộc trung ương và các
thành phố lớn bao gồm các đơn vị hành chính quận và huyện. Các địa khu tự trị được
chia thành huyện, huyện tự trị và thành phố. Các khu tự trị, địa khu tự trị và huyện tự trị
là nơi tự trị của người dân tộc. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, thành phố
cấp huyện, hương, hương dân tộc và trấn thiết lập cơ quan đại đại hội, đại biểu nhân
dân(HĐND) và chính quyền địa phương(UBND), là các cơ quan chính quyền địa
phương. Thành phố là quy chế địa vị hành chính được chính quyền trung ương giao cho
chính quyền địa phương.
Trong cơ cấu hành chính của Trung Quốc,có 4 cấp chính quyền địa phương: chính
quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp địa khu, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp
hương. Ở thành phố trực thuộc trung ương áp dụng mô hình" lưỡng cấp chính quyền, tam
cấp quản lý"; theo đó có hai cấp chính quyền là cấp thành phố và cấp khu phố; ba cấp
quản lý là thành phố, khu phố và đường phố.
Trên phương diện pháp luật, Trung Quốc chưa có quy định tách biệt mô hình chính
quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Trung Quốc chỉ có Luật Tổ chức chính quyền địa
phương và Luật tổ chức đại hội đại biểu nhân dân địa phương. Tuy nhiên, các đạo luật
này không tách biệt về mặt mô hình tổ chức của chính quyền đô thị và chính quyền nông
thôn. Tuy vậy, trên thực tế, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị có sự khác biệt
so với chính quyền nông thôn.
Kinh nghiệm rút ra qua hai mô hình chính quyền đô thị của hai nước:
Trung Quốc và Nhật Bản:
Thứ nhất, đô thị là nơi tiêu biểu cho sự phát triển, thịnh vượng và văn minh của một
quốc gia, một khu vực hoặc một vùng lãnh thổ; là động lực thúc đẩy các vùng xung
quanh phát triển.
Thứ hai,hệ thống cấu trúc thứ bậc chính quyền đô thị gồm chính quyền đô thị thành
phố và chính quyền cơ sở(quận); có thể có chính quyền trung gian(huyện).
Thứ ba, Ở các nước có quá trình công nghiêp hóa và đô thị hóa diễn ra từ lâu và ở
trình độ cao, hầu hết các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố là quận.
Thứ tư,tùy thuộc thể chế chính trị mỗi quốc gia, cơ quan đại diện nhân dân của chính
quyền đô thị quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phê chuẩn
ngân sách, có thể quyết định về tổ chức, nhân sự của bộ máy cơ quan hành chính.
III. KẾT LUẬN
Đô thị ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa- xã
hội, không có một quốc gia nào gọi là phát triển nếu như không có đô thị có tính quốc tế.
Với những chức năng, đặc trưng riêng có của đô thị đòi hỏi phải có cách tổ chức
chính quyền đô thị với những chức năng, quyền hạn, tính tự quản khác với chính quyền ở
nông thôn.
Từ thực tiễn đó cho thấy nhu cầu đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương thời gian qua ở Việt Nam có căn nguyên trực tiếp từ quá trình phát
triển kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn tới
đô thị hóa, đưa các đô thị thành những động lực phát triển mạnh mẽ của đất nước và yêu
cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Những đề
xuất của các thành phố có sự phát triển năng động và mong muốn đổi mới như TP.HCM,
Đà Nẵng đều mang logic này. Vì vậy việc thiết lập tổ chức chính quyền đô thị là rất cần
thiết.
Nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền đô thị và áp dụng mô hình này trong thực
tế là một quá trình lâu dài, phức tạp động chạm tới nhiều vấn đề mang tính chính trị, kinh
tế, văn hóa- xã hội đòi hỏi quyết tâm của các nhà chính trị, các nhà lập pháp, nó vượt ra
khỏi những quan niệm khoa học thông thường về tổ chức chính quyền địa phương.
Mô hình tổ chức chính quyền đô thị phải đảm bảo được sự ổn định về mặt chính trị,
kinh tế xã hội, không làm đảo lộn đời sống của các cán bộ, công chức làm việc trong bộ
máy chính quyền địa phương. Thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị phải xuất
phát từ đòi hỏi khách quan của đời sống đô thị, bảo đảm sao cho việc quản lý đô thị được
thống nhất, thông suốt, không bị chia cắt, cản trở các cấp quản lý đô thị như hiện nay.
Trong khi chưa có những căn cứ pháp lý mới cho việc tổ chức chính quyền đô thị,
các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng đã có những cuộc thí điểm chuyển từ chính
quyền 3 cấp thành chính quyền 2 cấp và dần tiến tới 1 cấp chính quyền thành phố hoàn
chỉnh gồm HĐND và UBND, trên địa bàn các quận, phường chỉ có các cơ quan đại diện
của thành phố, thay mặt thành phố thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền và thực hiện
các dịch vụ hành chính.
Để áp dụng mô hình mới về tổ chức chính quyền đô thị cần phải có những bước thí
điểm thích hợp, tránh tình trạng duy ý chí chủ quan, hay chỉ là cảm nhận. Thực tiễn đã
chỉ ra rằng khi nhìn thấy bộ máy hoạt động kém hiệu quả là người ta thường nghĩ đến cơ
cấu của bộ máy đó chưa hợp lý, mà ít đi tìm nguyên nhân khác nằm ngoài bộ máy. Để
mô hình này áp dụng trong thực tế ta phải đổi mới cả phương thức thiết lập các cơ quan
quản lý tại các đô thị chuyển từ chế độ bầu và phê chuẩn sang chế độ bổ nhiệm, thành
phần ủy ban chỉ có chủ tịch và phó chủ tịch. Bên cạnh việc đổi mới cơ cấu chính quyền
đô thị cần phải đổi mới các cơ quan “chuyên môn” thuộc UBND, phân biệt 2 loại cơ quan
“nội thuộc” và cơ quan “ngoai thuộc”. Để thực hiện điều này cần phải áp dụng nguyên
tắc tản quyền và phân quyền theo chiều dọc nhằm bảo đảm tập trung trong quản lý, đồng
thời tăng tính tự quản, tự quyết của chính quyền địa phương. Ngoài ra, chúng ta cần phải
tiếp thu những kinh nghiệm của nước ngoài trong việc tổ chức chính quyền đô thị để
hoàn thiện hơn cơn cấu tổ chức của mô hình này.

More Related Content

What's hot

Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM hieu anh
 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015Tran Minh
 
Chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xãChính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xãVThnhNam7
 
Cap xa thanh hoa
Cap xa thanh hoaCap xa thanh hoa
Cap xa thanh hoabuixuan
 
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
00.00.h57 3286-qd-ubnd-2021-pl1 signed
00.00.h57 3286-qd-ubnd-2021-pl1 signed00.00.h57 3286-qd-ubnd-2021-pl1 signed
00.00.h57 3286-qd-ubnd-2021-pl1 signedDngNg398363
 

What's hot (20)

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
 
Tổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đ
Tổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đTổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đ
Tổ chức và hoạt động của UNBD phường theo Luật Tổ chức, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phươngLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương
 
Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đ
Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đTổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đ
Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường quận Phú Nhuận, 9đ
 
Chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xãChính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã
 
Cap xa thanh hoa
Cap xa thanh hoaCap xa thanh hoa
Cap xa thanh hoa
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấyLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOTLuận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
 
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh HóaTổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
 
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà BèLuận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình ThuậnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận
 
Luận văn: Giám sát đối với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam bộ
Luận văn: Giám sát đối với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam bộLuận văn: Giám sát đối với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam bộ
Luận văn: Giám sát đối với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam bộ
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOTLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
 
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyền tham gia quản lý nhà nước cấp xã tại Nình Thuận - Gửi miễn ph...
 
00.00.h57 3286-qd-ubnd-2021-pl1 signed
00.00.h57 3286-qd-ubnd-2021-pl1 signed00.00.h57 3286-qd-ubnd-2021-pl1 signed
00.00.h57 3286-qd-ubnd-2021-pl1 signed
 

Similar to Tonghop(tcbmnn)

Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.doc
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.docTổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.doc
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG ...
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG ...TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG ...
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG ...Bùi Quang Xuân
 

Similar to Tonghop(tcbmnn) (20)

Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docxCơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
 
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docxCơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã.docx
 
Luận văn: Tổ chức và Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã, HAY
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...
Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...
Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá thực hiện công việc đối với côn...
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ hội đồng nhân dân, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, HOT
 
Luận án: Pháp luật về quyền tự chủ của chính quyền địa phương
Luận án: Pháp luật về quyền tự chủ của chính quyền địa phươngLuận án: Pháp luật về quyền tự chủ của chính quyền địa phương
Luận án: Pháp luật về quyền tự chủ của chính quyền địa phương
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về ủy ban nhân dân cấp xã, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về ủy ban nhân dân cấp xã, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về ủy ban nhân dân cấp xã, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về ủy ban nhân dân cấp xã, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân phường, HAY
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.doc
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.docTổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.doc
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Phường Từ Thực Tiễn Thành Phố Hải Phòng.doc
 
Giám sát hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã tại tỉnh Lâm Đồng.docx
Giám sát hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã tại tỉnh Lâm Đồng.docxGiám sát hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã tại tỉnh Lâm Đồng.docx
Giám sát hoạt động của hội đồng nhân dân cấp xã tại tỉnh Lâm Đồng.docx
 
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt NamLuận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giang
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giangĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giang
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giang
 
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docxCơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã.docx
 
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG ...
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG ...TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG ...
TS BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRONG ...
 
BÀI MẪU Luận văn Tổ chức hội đồng nhân dân, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Tổ chức hội đồng nhân dân, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Tổ chức hội đồng nhân dân, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Tổ chức hội đồng nhân dân, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn thạc sĩ: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, HAY
Luận văn thạc sĩ: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, HAYLuận văn thạc sĩ: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, HAY
Luận văn thạc sĩ: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 

Tonghop(tcbmnn)

  • 1. BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỀ TÀI: CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ A. LỜI MỞ ĐẦU Theo yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy nhà nước ở nước ta đã không ngừng được củng cố và ngày càng hoàn thiện nhằm tăng cường quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sau 37 năm thống nhất đất nước và 26 năm đổi mới, cùng với đà tăng trưởng kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, tạo ra sự khác biệt về kinh tế - văn hóa – xã hội, nếp sống đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, do đối ngoại và theo quy định của pháp luật hiện hành thì chúng ta vẫn áp dụng một loại chính quyền chung cho tất cả các địa phương trong cả nước, đều tổ chức 3 cấp chính quyền và vẫn dựa trên cách thức quản lý của chính quyền nông thôn. Theo đó, chính quyền ở địa bàn đô thị chưa được quy định cụ thể mà vẫn phải “mặc chung áo” với các quy định về tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong cả nước, đồng thời có thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý trên địa bàn đô thị, dẫn đến nhiều vấn đề cấp thiết của đô thị không được giải quyết kịp thời và cũng chưa phù hợp với nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Bên cạnh đó, kinh nghiệm lịch sử cũng đã cho chúng ta thấy rõ để thay “chiếc áo quá chật” cần phải tìm ra “chiếc áo phù hợp” hơn là “mặc vội vàng một chiếc áo mới”rồi chỉnh sửa, thêm bớt cho vừa vặn. Sự thành công không chỉ nằm ở việc có được một “mẫu” chính quyền đô thị hoàn hảo mà còn ở cách vận hành bộ máy. Từ thực trạng đã nêu trên, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức được vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay là xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình chính quyền đô thị, lựa chọn mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp với Việt Nam. Và đó cũng chính là lý do để nhóm chúng em chọn đề tài: “tổ chức chính quyền đô thị ”. B. NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
  • 2. 1. Khái niệm * Đô thị: Có nhiều quan điểm khác nhau về đô thị: - Theo từ điển bách khoa Việt Nam, đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. - Theo giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến Trúc, đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị. - Luật quy hoạch đô thị 2009 của nước ta quy định đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Như vậy đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng kỹ thuật cơ sở thích hợp; là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của một nước hoặc một vùng miền hoặc một tỉnh, huyện, hoặc một vùng trong huyện. * Chính quyền đô thị: Theo TS.Võ Trí Hảo (Khoa Luật kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM) thì chính quyền đô thị là thuật ngữ để chỉ một mô hình chính quyền địa phương thành lập ở các đô thị, dùng để phân biệt với mô hình chính quyền nông thôn. Mô hình chính quyền đô thị là mô hình tập trung quản lý ở cấp thành phố. 2. Đặc điểm Thứ nhất, được tổ chức rút gọn một số cấp chính quyền, nhưng vẫn bảo đảm khoảng cách "nhân dân - chính quyền” không quá xa về mặt không gian. Thứ hai, người đứng đầu chính quyền đô thị do dân bầu trực tiếp, hay nói cách khác bộ máy chính quyền được tổ chức theo mô hình thị trưởng, đòi hỏi người đứng đầu chính quyền chịu trách nhiệm trước dân cao hơn, cũng có thể bị phế truất trực tiếp bởi lá phiếu của người dân.
  • 3. Thứ ba, một trong những mục tiêu mà chính quyền đô thị hướng tới là bộ máy hành chính được tinh giản đến mức tối đa. Người thủ trưởng đô thị sẽ có quyền quyết định nhanh và tức thì nhiều vấn đề quan trọng với đô thị. Thứ tư, vai trò của người dân cũng được đề cập trong việc xây dựng chính quyền đô thị hiện đại. Nhiều ý kiến cho rằng chính quyền đô hiện đại là "nhà nước thu nhỏ lại, tư nhân phình ra", nhà nước chỉ làm chức năng quản lý, đề ra chính sách hợp lý, còn huy động người dân tham gia phát triển TP; xây dựng trong người dân thói quen ứng xử đô thị, tuân thủ luật pháp triệt để... II. NỘI DUNG 1. Đánh giá hiện trạng tổ chức chính quyền địa phương ở các đô thị nước ta 1.1. Việc thành lập , địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của HĐND và UBND a) Đối với HĐND - Mặt được: + HĐND quyết định những vấn đề quan trọng,tạo cơ sở cho việc quản lý, điều hành kinh tế - xã hội ở địa phương. Các nghị quyết của HĐND được ban hành đẻ triển khai thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao hoặc để cụ thể hóa các nghịu quyết của cấp ủy Đảng cùng cấp chi phù hợp với thực tiễn, bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. + Hoạt động giám sát của HĐND đã có nhiều đổi mới cả về nội dung va hình thức, góp phần thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật của nhà nước và nghị quyết của HĐND trên địa bàn. - Hạn chế, bất cập: + HĐND ban nghị quyết để thế chế hóa về mặt nhà nước các nghị quyết của cấp ủy Đảng cùng cấp,, đồng thời HĐND với vai trò là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Vì vậy, vai trò của +HĐND là rất quan trọng trong tổ chức chính quyền địa phương, tuy nhiên trong thực tế ở huyện ở quận, phường( khu vực nội thành, nội thị) thì vai trò cuả HĐND chỉ mang tính hình thức.
  • 4. + Vị trí pháp lý cuả HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương chưa rõ và còn nhiều ý kiến khác nhau. Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở đia phương còn nhiều hạn chế. +HĐND thường chỉ quyết nghị những vấn đề có tính thủ tục hành chính để tguwcj hiện mà cấp trên hoặc cấp ủy cùng cấp đã quyết định. Hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động giám sát và đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kiến nghị sau giám sát chưa tốt(thiếu chế tào nếu các kiến nghị không được thực hiện). + Chất lượng đại biểu HĐND còn nhiều hạn chế cả về trình độ năng lực và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ. Việc bầu cử HĐND nặng về cơ cấu, chưa có các quy định phù hợp để nhân dân tham gia ngay từ khâu lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND. b) Đối với UBND: - Mặt được: + UBND do HĐND cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính đã có nhiều đổi mới về tổ chức, lề lối làm việc và phương thức quản lý, điều hành; chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực từng bước được nâng cao. + UBND đã thể hiện được vai trò là cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương, đề suất để HĐND cùng cấp quyết định các chủ trương, chính sách phát triển địa phương; thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và chỉ đạo điều hành các mặt kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Do đó hiệu lực, hiệu quả trên các lĩnh vực đã được nâng cao. + UBND đã từng bước thực hiện có hiệu quả việc đẩy mạnh phân cấp các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là các lĩnh vực đầu tư xây dựng, tài chính, ngân sách, quản lý đô thị, tổ chức cán bộ, giáo dục, y tế. - Hạn chế và bất cập: + Trong hoạt động của UBND chưa làm rõ những vấn đề phải do tập thể UBND thảo luận, quyết định và những vấn đề do chủ tịch UBND quyết định nên đã hạn chế vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là ở đô thị đòi hỏi phải quyết định nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh trên địa bàn. Mặt khác, những vấn đề quan trọng ở
  • 5. địa phương đã được tập thể cấp ủy và HĐND cùng cấp quyết định nên trong vai trò thực tế của UBND chỉ là ban các biện pháp thực thi của nghị quyết của cấp ủy và của HĐND, nếu quá đề cao vai trò của tập thể của UBND thì sẽ hạn chế hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi pháp luật ở địa phương. + Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền và phương thức hoạt động của UBND các cấp được lập quy định chung cho cả 3 cấp ( cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) đã hạn chế sự chủ động của cấp dưới và hạn chế sự chủ đạo, quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên; chưa phân biệt rõ sự khca nhau trong quản lý nhà nước giữa địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn. + Còn sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn về một số lĩnh vực nên khó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan. Công tác phân cấp của bộ, cơ quan trung ương đối với địa phương thiếu đồng bộ nên đã ảnh hưởng đến quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. 1.2. Kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội. - Mặt được: + Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã đạt được mục tiêu, yêu cầu của nghị quyết trung ương 5 khóa X; việc thí điểm là bước đi thích hợp trong cải cách hành chính, đổi mới và hoan thiện chính quyền địa phương các cấp;quyền dân chủ đại diện của người dân vẫn được đảm bảo thông qua hoạt động của đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh,thành phố thuộc tỉnh, thị xã, xã, thị trấn. + Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cơ sở bảo đảm được tính thống nhất, thông suốt, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với chính quyền; việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương thực hiện thí điểm được đảm bảo. + Các địa phương thực hiện thí điểm và nhiều địa phương đã đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 để thực hiện trong cả nước việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. - Hạn chế, bất cập:
  • 6. + Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường mới dừng lại ở việc điểu chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, quận, phường. Ở nơi không tổ chức HĐND vẫn duy trì mô hình tổ chức UBND, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua các kỳ họp của UBND và quyết định theo đa số đã hạn chế vai trò của người đứng đàu cơ quan hành chính trong việc xử lý, giải quyết của chính quyền trước các tình huống và các vấn đề bức xúc trong quản lý đô thị. + Việc tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của nhân dân trên địa bàn huyện, quận, phường trước đây thông qua đại biểu HĐND cùng cấp, khi thực hiện thí điểm chưa có quy định thống nhất giao cụ thể cho cơ quan, tổ chức nào làm đầu mối tiếp nhận; nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh và cơ chế góp ý, tiếp thu, thực hiện sau giám sát còn thiếu cụ thể. 2. Tổ chức chính quyền đô thị a) Quan điểm Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương trên sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động khác nhau giữa chính quyền ở địa bàn đô thị và chính quyền ở địa bàn nông thôn, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Chính quyền địa phương là bộ máy do nhân dân lập ra, của nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; tổ chức,hoạt động của chính quyền địa phương phải đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan nha nước cấp trên và của Trung ương. Tổ chức và hoạt động của chính quyển đô thị phải phù hợp với đội tượng quản lý, yêu cầu và tính chất quản lý ở địa bàn đô thị, phù hợp với quá trình hình thành và phát triển đô thị ở Việt Nam, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đô thị trong quà trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và chính quyền đô thị nói riêng là vấn đề rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ, có
  • 7. quyết tâm chính trị và phải gắn vời quá trình cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. b) Mục tiêu, yêu cầu Xây dựng bộ máy chính quyền đô thị tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cơ quan trong chính quyền đô thị, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính. Việc xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và có bước đi phù hợp để không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp. Căn cứ trên kết quả của Đề án, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan đển chính quyền địa phương nhằm tổ chức hợp lý chính quyền ở địa bàn đô thị phù hợp với quy mô, tính chất của từng loại hình đô thị, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước c) Nguyên tắc Quán triệt nguyên tắc đổi mới trong cải cách hành chính nói chung, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói riêng, trước hết là đổi mới chính quyền đô thị bảo đảm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong nhà nước đơn nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất. Đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với nhà nước nói chung, chính quyền đô thị các cấp nói riêng; đổi mới đồng bộ tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và cơ quan tư pháp ở đô thị phù hợp với đổi mới tổ chức chính quyền địa phương các cấp; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cấp chính quyền địa phương. Cải cách toàn diện các lĩnh vực nhưng ưu tiên trong giai đoạn này là đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền và tăng cường tự quản cho địa phương và các đô thị trực thuộc tỉnh, tạo động lực phát triển cho mỗi địa phương, mỗi vùng, miền và cả nước. d) Một số phương án mô hình tổ chức chính quyền đô thị hiện nay Căn cứ đánh giá tổ chức chính quyền địa phương nói chung, chính quyền ở các đô thị nói riêng ,kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện , quận, phường và các
  • 8. yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa chính quyền đô thị và nông thôn nêu trên có thể đưa ra 3 phương án tổ chức chính quyền đô thị như sau: * PHƯƠNG ÁN 1: Thực hiện không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trong cả nước; đồng thời để khắc phục những hạn chế trong việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường hiện nay, có thể đưa ra đề xuất mới là ở huyện, quận, phường cũng không tổ chức UBND mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn huyện, quận, phường. Theo phương án này thì ở khu vực nội thành, nội thị chỉ có một cấp chính quyền ( có HĐND và UBND), không tổ chức cấp chính quyền ở các đơn vị hành chính trực thuộc (quận, phường); khu vực ngoại thành, ngoại thị chỉ tổ chức cấp chính quyền ở xã ,thị trấn, không tổ chức cấp chính quyền ở huyện. Ở các đơn vị hành chính quận, huyện, phường không tổ chức cấp chính quyền ( không có HĐND và UBND) thì tổ chức cơ quan đại diện hành chính của thành phố trên địa bàn quận, huyện và cơ quan đại diện hành chính quận tại địa bàn phường. Cụ thể mô hình tổ chức chính quyền ở từng loại hình đô thị như sau: 1. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương a) Chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương có HĐND và UBHC thành phố: - Vị trí, tính chất và chức năng của HĐND và cơ quan hành chính thành phố (UBHC) + Đối với HĐND Vị trí, tính chất của HĐND thành phố: Là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Chính phủ trong bộ máy hành chính nhà nước thống nhất; Là cơ quan đại diện cho nhân dân thành phố (không xác định HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương). Chức năng của HĐND thành phố: Quyết nghị những chủ trương, chính sách, pháp luật trên địa bàn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…theo thẩm quyền được phân cấp. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, và quyền làm chủ của nhân dân thành phố; Quyết định những vấn đề riêng của đô thị, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của
  • 9. người dân đô thị; Giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND, hoạt động của cơ quan hành chính thành phố. + Đối với cơ quan hành chính thành phố (UBHC) Vị trí, tính chất của UBHC thành phố: Là cơ quan chấp hành của HĐND thành phố; Là cơ quan hành chính của thành phố, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Cính phủ và sự giám sát của HĐND thành phố. Chức năng của UBHC thành phố: Quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; Tổ chức ung ứng các dịch vụ công đáp ứng nhu cầu, lợi ích của nhân dân trên địa bàn thuộc thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. - Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBHC thành phố: + Đối với HĐND thành phố: Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trên các lĩnh vực, nhất là trong quản lý và phát triển đô thị, làm rõ những đặc thù khác với HĐND tỉnh. HĐND quyết nghi những vấn đề trên địa bàn toàn thành phố theo phân cấp và ủy quyền, tập trung vào các vấn đề: Quy hoạch, ngân sách, tổ chức biên chế, đầu tư trên địa bàn thành phố. + Đối với UBHC thành phố: Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật, nghị quyết của HĐND thành phố và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các nhiệm vụ, quyền hạn của UBHC thành phố có sự phân định rõ, khác với nhiệm vụ, quyền hạn của UBHC tỉnh về những vấn đề liên quan đến quản lý và phát triển đô thị. Phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền của Chủ tịch UBHC thành phố với tập thể UBHC thành phố theo hướng đề cao trách hiệm người đứng đầu là Chủ tịch UBHC thành phố. + Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBHC thành phố trực thuộc Trung ương do Luật tổ chức chính quyền địa phương và các Luật chuyên nghành quy định. - Cơ cấu tổ chức của HĐND và UBHC thành phố: + HĐND thành phố có Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch và 04 ban là Ban Kinh tế_ngân sách, Ban Văn hóa_xã hội, Ban Pháp chế, Ban Đô thị (thành lập thêm). Tăng số lượng đại biểu HDND thành phố cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và số đơn vị
  • 10. hành chính trực thuộc không tổ chức HĐND (quận, huyện, phường); tăng đại biểu hoạt động chuyên trách lên 1/3 tổng số đai biểu HĐND thành phố, tổ chức lại các Tổ đại biểu HĐND thành phố ở các đơn vị trực thuộc nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ khi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. + UBHC thành phố đứng đầu là Chủ tịch UBHC do HĐND bầu (kết quả bầu cử do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn). UBHC thành phố có một số Phó Chủ tịch do HĐND thành phố bầu và Chủ tịch UBHC thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn hoặc do Chủ tịch UBHC thành phố bổ nhiệm (theo tinh thần Nghi quyết Trung ương 4 khóa XI). Cơ cấu thành viên UBHC thành phố có thể lựa chọn một trong mô hình: Mô hình 1: UBHC gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và uỷ viên thư ký, không có các ủy viên khác. Mô hình 2: UBHC gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Chánh văn phòng và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND. + Tổ chức lại các cơ quan chuyên môn và bộ máy giúp việc của UBHC thành phố theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan chuyên môn, đặc biệt là các cơ quan mang tính đặc thù của đô thị và phân cấp cho HĐND thành phố tự quyết định các cơ quan đặc thù này. - Phương thức hoạt động của HĐND và UBND thành phố + Đối với HĐND thành phố HĐND thành phố tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo chế độ tập thể, thảo luận, quyết định theo đa số tại kỳ họp của HĐND. Nâng cao chất lượng các kỳ họp, cải tiến chất lượng chất vấn, trả lời chất vấn; Nâng cao chất lượng tổng hợp ý kiến, chất lượng soạn thảo các nghị quyết, chất lượng các báo cáo thẩm tra theo quy định. Tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, các ban của HĐND, đại biểu HĐND và quy định chế tài giải quyết các kiến nghị sau giám sát của HĐND thành phố. + Đối với UBHC thành phố: Trên cơ sở làm rõ các vấn đề bắt buộc phải đưa ra bàn và quyết định tập thể của UBHC thành phố; các vấn đề do Chủ tịch UBHC thành phố được quyền quyết định để quy định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của UBHC và của Chủ
  • 11. tịch UBHC thành phố cho phù hợp ; đồng thời quy định các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch UBHC thành phố ( không quy định là cơ quan tham mưu, giúp việc UBHC) nhằm đảm bảo hiệu quả điều hành, quản lý của Chủ tịch UBHC thành phố theo cơ chế đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. b) Đối với các đơn vị hành chính trong khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương ( quận, phường): Các quận, phường ở nội thành không tổ chức HĐND, đồng thời cũng không tổ chức UBHC mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính quận, phường. Tên gọi của cơ quan hành chính quận, phường có thể theo một trong hai phương án: 1.Ban đại diện hành chính (quận, phường) 2.Vẫn giữ tên gọi UBHC nhưng tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng hành chính. - Vị trí, tính chất, chức năng của Ban đại diện hành chính: Không phải là một cấp hành chính mà là cơ quan tản quyền ( đại diện UBHC thành phố đặt tại quận, phường) để thực hiện các nhiệm vụ hành chính theo phân cấp và ủy quyền của UBHC thành phố. Ban đại diện hành chính không phải là một cấp quy hoạch và cấp ngân sách; không có đội ngũ công chức riêng mà là các công chức của UBHC thành phố cử xuống làm việc tại Ban đại diện hành chính. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban đại diện hành chính quận, phường: Do Chủ tịch UBHC thành phố quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của UBHC thành phố đối với quận và đối với phường. Ban đại diện hành chính và người dứng đầu không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ được ban hành một số loại văn bản cá biệt theo ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên. - Cơ cấu tổ chức: + Ban đại diện hành chính quận là cơ quan đại diện ( thuộc cơ cấu) của cơ quan hành chính thành phố, có con dấu, tài khoản riêng. Ban đại diện hành chính quận có Trưởng ban do Chủ tịch UBHC thành phố bổ nhiệm ( theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI). Ban đại diện hành chính quận có các bộ phận tham mưu, giúp việc Trưởng ban do Chủ tịch UBHC thành phố quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế công chức trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban đại diện hành chính quận (
  • 12. không tổ chức phòng chuyên môn ở quận như hiện nay mà thực hiện theo mô hình trong cơ cấu của cơ quan hành chính quận có bộ phận hoặc công chức chuyên môn theo từng lĩnh vực). + Ban đại diện hành chính phường là cơ quan đại diện ( thuộc cơ cấu) của Ban đại diện hành chính quận ( Phương án 1) hoặc của UBHC thành phố ( Phương án 2) , có con dấu, tài khoản riêng. Ban đại diện hành chính phường có Trưởng ban do Trưởng ban đại diện hành chính quận bổ nhiệm ( Phương án 1) hoặc của UBHC thành phố (phương án 2), có 02 Phó Trưởng ban và các chức danh chuyên môn theo từng nhóm lĩnh vực công tác do quận bổ nhiệm. Các công chức của phường thuộc cơ cấu công chức của quận ( theo phương án 1) hoặc của thành phố ( theo phương án 2) c) Đối với thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương: Phần nội thị của thị xã nâng cấp thành quận, ngoại thị thì sáp nhập với huyện khác. d) Đối với huyện ngoại thành thuộc thành phố trực thuộc Trung ương: Mô hình tổ chức thực hiện tương tự như quận ( không tổ chức HĐND và UBHC mà chỉ đặt các Ban đại diện hành chính của thành phố tại huyện) để thực hiện các nhiệm vụ. quyền hạn của UBHC thành phố được phân cấp, ủy quyền trên địa bàn huyện. Đối với xã, thị trấn thuộc huyện vẫn tổ chức HĐND và UBHC như hiện nay ( chỉ đổi tên UBND xã , trị trấn thành UBHC xã, thị trấn). 2. Đối với thủ đô Hà Nội và TP.Hố Chí Minh: Do tính chất đặc biệt về vị trí và quy mô của 2 Thành phố này nên có thể cân nhắc để tổ chức theo một trong hai phương án sau: - Phương án 1a: Nếu vẫn tổ chức đơn vị hành chính trực thuộc như hiện nay (quận, huyện trực thuộc) thì áp dụng chung chung cho Thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên. - Phương án 1b: Do tính đặc thù riêng quy mô quá lớn của 2 Thành phố này và để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai, cần nghiên cứu đề xuất theo hướng mỗi thành phố không phải là một đô thị riêng lẻ mà là mô hình chum đô thị, trong đó có đô thị lõi và các đô thị trực thuộc( thành phố nhỏ trong thành phố lớn).
  • 13. Trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng mô hình chính quyền hai cấp, gồm cấp thành phố và cấp thành phố trực thuộc. Trong đó, chính quyền các thành phố trực thuộc là cấp chính quyền cấp cơ sở. Ban hành tiêu chuẩn thành lập thành phố lõi và thành phố vệ tinh trực thuộc . Ở các quận nội thành đáp ứng ddue tiêu chuẩn của thành phố lõi thì tổ chức lại để thành lập thành phố lõi ,tổ chức các Ban đại diện như các thành phố khác. Ở các quận chưa đủ tiêu chuẩn của thành phố lõi và các huyện đang trong quá trình đô thị hóa từng bước thành lập thành phố vệ tinh trực thuộc cho phù hợp. 3. Đối với thành phố thuộc tỉnh và thị xã thuộc tỉnh Chính quyền thành phố, thị xã thuộc tỉnh có HĐND và UBHC. Các phường thuộc khu vực nội thành, nội thị không tổ chức HĐND và UBHC mà chỉ đặt Ban đại diện hành chính của UBHC thành phố, thị xã tại địa bàn phường. Các xã thuộc khu vực ngoại thành, ngoại thị là cấp chính quyền (có HĐND và UBHC). - Vị trí, tính chất, chức năng của HĐND và UBHC thành phố, thị xã thuộc tỉnh, xã trực thuộc và vị trí, tính chất của Ban đại diện hành chính phường thực hiện tương tự như tổ chức tương ứng ở thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên ( cấp độ quản lý có hẹp hơn so với thành phố trực thuộc Trung ương). - Nhiệm vụ, quyền hạn Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBHC thành phố, thị xã thuộc tỉnh về cơ bản thực hiện như đối với HĐND và UBHC thành phố trực thuộc Trung ương nhưng phạm vi, cấp độ quản lý hẹp hơn và do Luật tổ chức chính quyền địa phương, các luật chuyên nghành quy định ( được xây dựng mới sau khi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi được ban hành). - Cơ cấu tổ chức + HĐND thành phố, thị xã có Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 3 ban là Ban Kinh tế - xã hôị, Ban Pháp chế, Ban Đô thị ( thành lập thêm). Tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố, thị xã cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và số đơn vị hành chính trực thuộc không tổ chức HĐND phường ; tăng đại biểu hoạt động chuyên trách lên khoảng 1/3 tổng số đại biểu HĐND; tổ chức lại các Tổ đại biểu HĐND thành phố, thị xã
  • 14. ở các đơn vị trực thuộc nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, khi không tổ chức HĐND phường. + UBHC thành phố, thị xã đứng đầu là Chủ tịch UBHC do HĐND bầu kết quả bầu cử do Chủ tịch UBHC tỉnh phê chuẩn). UBHC có một số Phó Chủ tịch do HĐND thành phố, thị xã bầu và Chu tịch UBHC thành phố, thị xã đề nghị Chủ tịch UBHC tỉnh phê chuẩn hoặc do Chủ tịch UBHC thị xã bổ nhiệm ( theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI). Cơ c ấu thành viên UBHC thành phố, thị xã có thể lựa chọn một trong mô hình : Mô hình 1 gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và ủy viên thư ký, không có các ủy viên khác. Mô hình 2: UBHC gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, chánh văn phòng và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND. + Tổ chức lại các cơ quan chuyên môn và bộ máy giúp việc của UBHC thành phố, thị xã theo hứng xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan chuyên môn, đặc biệt là các cơ quan mang tính đặc thù của đô thị và phân cấp cho HĐND thành phố, thị xã tự quyết định các cơ quan đặc thù này. + Đối với xã thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh: Vẫn tổ chức UBND và HĐND như hiện nay ( chỉ đổi tên UBND xã thành UBHC xã). - Phương thức hoạt động của HĐND và UBHC thành phố , thị xã thuộc tỉnh được thực hiện cơ bản như đối với thành phố trực thuộc Trung ương( cấp độ có hẹp hơn so với thành phố trực thuộc Trung ương). 4. Ưu điểm,hạn chế của phương án - Ưu điểm: Kế thừa được những kết quả tích cực và khắc phục được những hạn chế, bất cập của việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Bộ máy tổ chức. chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của chính quyền tinh gọn, thống nhất, thông suốt trên địa bàn toàn đô thị. Xây dựng mô hình cơ quan đại diện hành chính tại huyện, quận, phường là “ cánh tay nối dài” của cơ quan hành chính cấp trên và thực hiện chế độ bổ nhiệm trong bộ máy hành chính sẽ nâng cao được trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính, tạo điều kiện để giải quyết nhanh chóng,kịp thời các vấn đề bức xúc phát sinh trên địa bàn đô thị.
  • 15. - Hạn chế: Có nhiều thay đổi trong thực hiện chức năng giám sát của cơ quan dân cử trên địa bàn toàn đô thị, đặc biệt ở huyện, quận, phường vừa không tổ chức HĐND vừa không tổ chức UBHC mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính của cơ quan hành chính cấp trên trên địa bàn. 5. Điều kiện thực hiện phương án 1 Phải củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử để thực hiện tốt chức năng của cơ quan dân cử trên địa bàn toàn đô thị. Thực hiện ác giải pháp xây dựng, kiện toàn đồng bộ hệ thống chính trị ở địa phương ( tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan tư pháp) phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền đô thị. * PHƯƠNG ÁN 2 Thực hiện không tổ chức HĐND ở tất cả các đơn vị hành chính thuộc đô thị Theo phương án 2 tổ chức mô hình đô thị như sau: 1. Mỗi đô thị chỉ tổ chức một cấp chính quyền (HĐND và UBHC) , không tổ chức chính quyền ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc kể cả nội thành, nội thị và ngoại thị, ngoại thành. Theo đó chỉ tổ chức chính quyền (có HĐND và UBHC) ở các thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thuộc tỉnh. Ở các đơn vị hành chính quận huyện xã phường, thị trấn trong thành phố trực thuộc Trung ương và xã phường thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh không tổ chức cấp chính quyền (không có HĐND và UBHC) , chỉ có Ban đại diện hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn. 2. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn,mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của HĐND và UBHC, cơ quan đại diện hành chính theo mô hình 2 (Ban đại diện hành chính hoặc UBHC) ở các đơn vị hành chính trực thuộc đô thị thực hiện như phương án 1. *Phương án tổ chức chính quyền đô thị TP trực thuộc trung ương theo phương án: Mô hình 1:Có Ban đại diện tại cơ quan không tổ chức HĐND
  • 16. Chú thích: Bầu ra Bổ nhiệm HĐND THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG BAN ĐẠI DIỆN HÀNH CHÍNH QUẬN BAN ĐẠI DIỆN HÀNH CHÍNH HUYỆN BAN ĐẠI DIỆN HÀNH CHÍNH PHƯỜNG BAN ĐẠI DIỆN HÀNH CHÍNH XÃ, THỊ TRẤN UBHC TP TRỰC THUỘC TW
  • 17. Môhình 2: Có UBHC tại nơi không tổ chức HĐND, song hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính HĐND TP TRỰC THUỘC TW UBHC QUẬN UBHC HUYỆN UBHC PHƯỜNG UBHC XÃ,THỊ TRẤN UBHC TRỰC THUỘC TW
  • 18. *** Phương án tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền đô thị TP trực thuộc trung ương theo phương án 2 Chú thích: chỉ đạo, điều hành trực tiếp Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo ngành Môhình 1: Có Ban đại diện hành chính nơi không tổ chức HĐND UBHC THÀNH PHỐ KHỐI CƠ QUAN TỔNG HỢP: THỊ CHÍNH, THANH TRA, KẾ HOẠCH , NỘI VỤ, TƯ PHÁP KHỐI CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ (GTVT, TN&MT,XD).GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO,Y TẾ,LAO ĐỘNGTHƯƠNGBINH VÀ XÃ HỘI,VH-TT VÀ DL,TTTT, KHCN,NNPTNT VĂN PHÒNG UBHC TP CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN VĂN PHÒNG BAN ĐẠI DIỆN HC QUẬN, HUYỆN CÁC CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN  BỘ PHẬN DỊCH VỤ HÀNHCHÍNH CÔNG:  CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH  CÔNGCHỨC GIÚP VIỆC,PHỤC VỤ KHÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN XÃ , PHƯỜNG THỊ TRẤN
  • 19. Môhình 2: Có UBHC tại nơi không tổ chức HĐND, song hoạt động theo cơ chế thủ trưởng UBHC THÀNH PHỐ KHỐI CƠ QUAN TỔNGHỢP: THỊ CHÍNH, THANH TRA, KẾ HOẠCH , NỘI VỤ, TƯ PHÁP VĂN PHÒNG UBHC TP KHỐI CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ (GTVT, TN&MT,XD).GIÁOD ỤC- ĐÀO TẠO,Y TẾ,LAO ĐỌNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI,VH-TT VÀ DL,TTTT, KHCN,NNPTNT UBHC QUẬN ,HUYỆN VĂN PHÒNG CÁC CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN • BỘ PHẬN DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG: • CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH • CÔNGCHỨC GIÚP VIỆC, PHỤC VỤ KHÁC UBHC XÃ, PHƯƠNG , THỊ TRẤN CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN
  • 20. ***Phương án tổ chức chính quyền đô thị thành phố, thị xã thuộc tỉnh theo phương án 2 Chú thích: Bầura Bổ nhiệm Chỉ đạo,hướngdẫnhoạtđộng Môhình 1: Có Ban đạị diệnhànhchínhnơikhôngtổ chức HĐND HĐND TỈNH UBHC TỈNH HĐND THÀNH PHỐ THỊ XÃ THUỘC TỈNH UBHC THÀNH PHỐ THỊ XÃ THUỘC TỈNH BAN ĐẠI DIỆN HC PHƯỜNG BAN ĐẠI DIỆN HÀNH CHÍNH XÃ
  • 21. Môhình 2: *** Sơ đồ cơ quan chuyên môn giúp việc cho thủ trưởng * PHƯƠNG ÁN 3 Phương án 3: tổ chức chính quyền đô thị theo mô hình thị trưởng Thiết lập cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố, thị xã thuộc tỉnh là tòa Thị chính và đứng đầu là Thị trưởng ( có các cơ quan chuyên môn giúp việc thuộc Thị trưởng) THỊ TRƯỞNG VĂN PHÒNG THỊ TRƯỞNG CƠ QUAN CHUYÊN MÔN:THANH TRA,SỞ NỌI VỤ, SỞ TƯ PHÁP, SỞ XÂY DỰNG , SỞ GT –CC, SỞ CÔN THƯƠNG, SỞ NÔNG NGHIỆP, SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯƠNG, SỞ KHCB –BCVT, SỞ KH-ĐT, SỞ TÀI CHÍNH,SỞ GD-ĐT, SỞ TBLĐ VÀ XH, SỞ Y TẾ, SỞ VHTT, SỞ NGOẠI VỤ HĐND THÀNH PHỐ THỊ XÃ THUỘC TỈNH UBHC THÀNH PHỐ THỊ XÃ THUỘC TỈNH UBHC PHƯỜNG UB HÀNH CHÍNH XÃ HĐND TỈNH UBHC TỈNH
  • 22. 1. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì có HĐND, Toàn Thị chính và Thị trưởng a. Vị trí, tính chất và chức năng của HĐND, Tòa Thị chính và Thị trưởng - HĐND: giống phương án 1 - Tòa Thị chính: là cơ quan hành chính của thành phố thuộc Trung ương, thuộc hệ thống hành pháp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, thủ tướng chính phủ. - Thị trưởng: là người đứng đầu tòa thị chính, thực hiện chế độ thị trưởng tức là chuyển từ chế độ lãnh đạo tập thể của UBND hiện nay sang chế độ lãnh đạo và chịu trách nhiệm cá nhân của Thị trưởng( chế độ thủ trưởng hành chính). Thị trưởng có thể do cử tri thành phố trực tiếp bầu ra hoặc do HĐND thành phố bầu, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước HĐND và nhân dân thành phố về mọi hoạt động của bộ máy hành chính thành phố . b. Cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương: Sơ đồ chính quyền thành phố trực thuộc tw THỊ TRƯỞNG VĂN PHÒNG THỊ TRƯỞNG Cơ quan chuyên môn trực thuộc Thị trưởng 1. Thanh tra thành phố 2. Sở Tư pháp 3. Sở Nội vụ 4. Sở Xây dựng 5. Sở GT – CC 6. Sở Công thương 7. Sở Tài nguyên MT 8. Sở KHCN – BCVT 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư 10. Sở Tài chính 11. Sở GD-ĐT 12. Sở LĐTB và XH 13. Sở y tế 14. Sở văn hóa -thể thao 15. Sở Ngoại vụ 16. Sở Nông nghiệp.
  • 23. - HĐND thành phố do cử tri thành phố trực tiếp bầu ra; cơ cấu tổ chức HĐND như phương án 1. - Tòa thị chính do Thị trưởng đứng đầu, cơ cấu tổ chức theo 2 mô hình:  Mô hình 1: thị trưởng do HĐND bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm. Kết quả bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm do Thủ Tướng Chính phủ phê chuẩn. Trong mô hình này Tòa Thị chính như UBHC, là cơ quan chấp hành của HĐND nhưng có khác là Thị trưởng thực hiện theo chế độ thủ trưởng hành chính (không phải chế độ tập thể như UBHC), Thị trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt động của Tòa thị chính trước HĐND.  Mô hình 2: Thị trưởng do cử tri thành phố trực tiếp bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân thành phố ( không do HĐND cùng cấp bầu và cũng không phải phê chuẩn kết quả bầu cử như hiện nay). Thị trưởng thực hiện các cam kết khi tranh cử phù hợp với Nghị quyết của HĐND thành phố . trường hợp Thị trưởng thực hiện các nhiệm vụ không phù hợp với Nghị quyết HĐND thành phố thì HĐND thành phố bỏ phiếu bất tín nhiệm như nêu ở trên, nếu số phiếu không quá bán thì Thị trưởng có quyền giải tán HĐND để cử tri thành phố bầu HĐND mới ( cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa HĐND và Thị trưởng ) - Trong cả hai mô hình, tùy theo số dân và diện tích, Tòa Thị chính có từ 3 đến 4 Phó Thị trưởng do thị trưởng bổ nhiệm. Phó thị trưởng được Thị trưởng ủy quyền quản lý một số nhóm lĩnh vực. HĐND THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW TÒA THỊ CHÍNH THÀNH PHỐ QUẬN TRƯỞNG TRƯỞNG PHƯỜNG BAN ĐẠI DIỆN HÀNH CHÍNH QUẬN BAN ĐẠI DIỆN HÀNH CHÍNH PHƯỜNG HUYỆN TRƯỞNG BAN ĐẠI DIỆN HC HUYỆN HĐND XÃ, THỊ TRẤN CQ HC XÃ, THỊ TRẤN TRƯỞNG THỊ TRẤN
  • 24. - Tổ chức lại hệ thống cơ quan chuyên môn trực thuộc thị trưởng phù hợp với chức năng đô thị và cơ chế thủ trưởng hành chính( theo nhóm ngành). c. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, Tòa thị chính và Thị trưởng - Nhiệm vịu, quyền hạn của HĐND thành phố về cơ bản như phương án 1. Riêng đối với Thị trưởng thực hiện theo mô hình 2 (cử tri thành phố trực tiếp bầu Thị trưởng) thì HĐND có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thị trưởng (nếu số phiếu quá bán thì Thị trưởng phải từ chức để cử tri thành phố bầu Thị trưởng mới). - Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa Thị chính và Thị trưởng: chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND thành phố và những nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp hoặc ủy quyển của Chính Phủ,Thủ tướng Chính Phủ. Riêng đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Thị trưởng theo mô hình 2 (cử tri thành phố trực tiếp bầu Thị trưởng) thì Thị trưởng còn có quyển giải tán HĐND (HĐND bị giải tán và cử tri thành phố bầu trực tiếp HĐND mới). - Nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của HĐND, Tòa Thị chính và Thị trưởng thành phố trực thuộc Trung ương do Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định (được xây dựng mới sau khi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi được ban hành ) nếu phương án này được thông qua. d. Phương thức hoạt động: - Đối với HĐND thành phố: như Phương án 1. - Đối với Tòa Thị chính và Thị trưởng: hoạt động theo chế độ thủ trưởng hành chính. Thị trưởng hoạt động theo nguyên tắc cá nhân về các quyết định của Tòa Thị chính và của cá nhân Thị trưởng. Trường hợp thực hiện theo mô hình 1 (Thị trưởng do HĐND bầu ra) thì Thị trưởng còn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa Thị chính và Thị trưởng trước HĐND thành phố. 2. Đối với các đơn vị hành chính thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. a) Đối với thị xã thực hiện phương án 1 (không tổ chức hành chính là thị xã trong thành phố trực thuộc Trung ương). b) Đối với quận, phường thực hiện tương tự Phương án 1, trong đó người đứng đầu cơ quan đại diện hành chính được gọi là Quân trưởng; người Quận trưởng do Thị trưởng thành phố bổ nhiệm và chỉ đạo trực tuyến. Trưởng phường do Quận trưởng bổ nhiệm và chỉ đạo trực tuyến. c) Đối với huyện ngoại thành: thực hiện tương tự Phương án 1, trong đó người đứng đầu cơ quan đại diện hành chính được gọi là Huyện trưởng do Thị trưởng thành phố bổ nhiệm và chỉ đạo trực tuyến. d) Đối với xã, thị trấn thuộc huyện ngoại thành: vẫn có tổ chức HĐND và cơ quan hành chính xã, thị trấn (hoạt động theo chế độ thủ trưởng hành chính). Theo đó người đứng đầu cơ quan hành chính xã gọi là Xã trưởng, người đứng đầu cơ quan hành chính Thị trấn gọi là Trưởng Thị trấn. Hai chức danh này do HĐND bầu hoặc do nhân dân bầu trực tiếp. Cơ chế kiểm soát quyền lực tương tự như đối với cấp thành phố trực thuộc Trung ương.
  • 25. 3. Đối với thành phố thuộc tỉnh và thị xã thuộc tỉnh. Sơ đồ chính quyền thành phố thuộc tỉnh và thị xã thuộc tỉnh a) Thành phố, thị xã thuộc tỉnh: tổ chức mô hình HĐND, Tòa Thị chính và Thị trưởng tương tự như thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên (phạm vi hẹp hơn và cơ cấu tổ chức tỉnh thu gọn hơn so với thành phố trực thuộc Trung ương). b) Đối với các đơn vị trực thuộc thành phố, thị xã: - Đối với phường: tổ chức cơ quan đại diện hành chính của Tòa Thị chính thành phố, thị xã thuộc tỉnh tương tự như phường thuộc quận trong thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên của phương án này. - Đối với xã: vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động như xã thuộc huyên trong thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên. 4. Ưu điểm hạn chế của phương án 3. a) Ưu điểm: thay đổi cơ bản mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương trên cơ sơ phân biệt chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn theo mô hình chính quyền đô thị hiện đại của nhiều nước trên thế giới. Áp dụng hình thức tổ chức mới (Thị trưởng, Tòa Thị chính) gắn với đổi mới cơ bản và đồng bộ về phương thức tổ chức, hoạt động của chính quyển đô thị. Nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính, rõ chế độ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, phù hợp với hoạt động quản lý, điều hành. b) Hạn chế: dễ dẫn đến tình trạng độc đoán chuyên quyền, quan liêu của người đứng đầu (Thị trưởng) nếu không có cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu. Thiết lập định chế mới trong chính quyền đô thị (Tòa Thị chính, Thị trưởng, Quận trưởng,Huyện trưởng, Trưởng phường, Xã trưởng, Trưởng thị trấn) là vấn đề mới mẻ trong tổ chức chính quyền địa phương, chưa có tiền lệ trong lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước của nước ta, vì vậy khó tạo sự đồng thuận về phương án tổ chức. 5. Điều kiện thực hiện phương án 3: phải thay đổi đồng bộ và toàn diện phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở địa Phuong, nhất là cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm và bầu cử(cử tri bầu trực tiếp HĐND và bầu trực tiếp Thị trưởng) trong bộ máy chính quyền địa phương. 3. Phân biệt Về cơ cấu tổ chức Thành phố sẽ là cấp chính quyền hoàn chỉnh, các thành phố trực thuộc và thị xã có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính (hay Thị trưởng). Ở các quận-huyện, phường không tổ chức Hội đồng nhân dân, chỉ có Ủy ban hành chính thực hiện một số chức năng
  • 26. nhiệm vụ có tính chất đại diện của cơ quan hành chính thành phố, đóng vai trò trung gian, đảm bảo hiệu quả quản lý. Đối với khu vực nông thôn trong đô thị thì ở cấp huyện chỉ tổ chức cơ quan quản lý hành chính. Ở các xã, thị trấn sẽ có cấp chính quyền hoàn chỉnh hoặc chỉ có Ủy ban hành chính. Chức năng, nhiệm vụ sẽ được xác định phù hợp với đặc điểm và quy mô của địa bàn. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở - ngành được điều chỉnh từ chủ yếu là cơ quan tham mưu thành cơ quan quản lý nhà nước theo luật định đối với lĩnh vực được phân công. Giám đốc sở có quyền ra quyết định quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch ngành của thành phố và được giao trực tiếp quản lý, sử dụng đội ngũ công chức theo ngành dọc từ thành phố đến cơ sở, khắc phục tình trạng đùn đẩy công việc có tính chất sự vụ lên Ủy ban thành phố. Đô thị có đặc trưng cơ bản khác với nông thôn bởi mật độ dân số cao, kết cấu dân cư phức hợp, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có tính liên thông, đồng bộ, không chỉ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quận, mỗi phường... Việc quản lý đô thị không chỉ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và liên thông mà còn đáp ứng các nguyên tắc quản trị đô thị với hàng loạt mối quan tâm cụ thể nhằm vận hành quản lý các công việc của đô thị theo thẩm quyền, chế độ trách nhiệm, sự minh bạch và sự tham gia của nhân dân. Đô thị như một thực thể sống và vận động trong khuôn khổ của hệ thống kinh tế, xã hội, môi trường; không chỉ có thể chế nhà nước mà còn có yếu tố thị trường và cộng đồng; không chỉ có không gian địa phương mà còn là không gian mở đối với cả nước và toàn cầu. Đô thị còn là trung tâm của các chuyển biến về kinh tế - xã hội, là điểm kết nối và lan tỏa về giao thông, truyền thông và tri thức. Việc thiết kế chính quyền đô thị tuân theo nguyên tắc chủ thể quản lý phải phù hợp với khách thể (đối tượng quản lý) nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phù hợp với điều kiện vận hành của cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế. Chính quyền đô thị sẽ nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững theo hướng văn minh, hiện đại.
  • 27. Để phát huy vai trò đầu tàu và tiềm lực của đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm, chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa phân cấp theo hướng tăng thẩm quyền về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy quản lý (chủ động trong tổ chức các cơ quan chuyên môn trực thuộc, biên chế, sắp xếp nhân sự và chế độ trả lương cho cán bộ công chức viên, viên chức trong bộ máy hành chính), ngân sách nhà nước và quyền lập quy phù hợp với yêu cầu phát triển và quản lý đô thị để thành phố có thể chủ động hơn đồng thời chịu sự giám sát của chính phủ và nhân dân thành phố. Một số căn cứ để thiết kế chính quyền đô thị khác biệt với chính quyền nông thôn - Vai trò: Chính quyền đô thị với tư cách là các đầu tàu, động lực, các cực tăng trưởng kinh tế, thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước đều vươn lên về năng suất lao động, thu nhập của người dân, đóng góp cho ngân sách trung ương, bảo đảm an sinh xã hộithực hiện nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như chủ trương của Đảng sẽ có điều kiện thực tế để triển khai. Còn ở các đô thị nông thôn do hạn chế về nhiều mặt nên không đáp ứng được vai trò này, ví dụ: các tỉnh ở tây nguyên: giao thông không thuận lợi, không giao lưu với các nước 1 cách thuận lợi nên không thể là nơi phát triển kinh tế, thúc đẩy đất nước. bên cạnh đó, dân trí thấp, không để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, của nhà nước đi vào thực tế. -Về hạ tầng: Chính quyền Đô thị là nơi cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển có tính liên thông, đồng bộ. Chính cơ sở hạ tầng liên thông, đồng bộ này góp phần làm cho mỗi đô thị trở thành một cơ thể sống có tính thống nhất, không thể chia cắt một cách giản đơn. Sự “chia ranh giới” để quản lý theo quận, phường phải tôn trọng tính đồng bộ, liên thông này. Ngoài ra, đô thị cũng thường có lợi thế về “giao thông, về bộ máy quản lý cùng đội ngũ cán bộ công chức vận hành một cách chuyên nghiệp, bài bản. Còn chính quyền địa phương có nhiều bất cập, hạn chế hơn. - Mật độ dân số:
  • 28. Ở đô thị thường rất cao. Số lượng người dân tập trung sinh sống ở các đô thị thường rất lớn. Điều này tất yếu phát sinh nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, cơ sở hạ tầng cần phải giải quyết. 4. Các mô hình thí điểm chính quyền đô thị ở Việt Nam Điểm cần nhấn mạnh ở đây là mô hình tổ chức chính quyền áp dụng thống nhất cho toànbộ Việt Nam, không có bất kỳ sự điều chỉnh nào cho những điểm đặc thù do sự khác biệt về vị trí hay cộng đồng dân cư hoặc năng lực của các chủ thể quản lý ở mỗi cấp. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương được áp dụng cho TP. HCM chẳng hạn, không khác gì mô hình tổ chức chính quyền cho nông thôn Sơn La, mặc dù Sơn La có diện tích là 14.200 km2, so với diện tích của TP. HCM 2.100 km2. Dân số Sơn La ít hơn 1,1 triệu người, mật độ dân cư là 76 người/km2. Ngược lại TP. HCM có dân số gần 8 triệu, mật độ dân số là trên 3.500 người/km2. Mặc dù có đặc điểm trái ngược như vậy nhưng mô hình tổ chức chính quyền của hai địa phương này là hoàn toàn như nhau. Điều rõ ràng, đặc biệt đối với đô thị tập trung đông dân, các chức năng và trách nhiệm của các tổ chức, bộ phận khác nhau trong chính quyền địa phương ba cấp - chưa kể cấp chính quyền trung ương - có khuynh hướng trùng lặp (theo chiều dọc và/hoặc theo chiều ngang), với các quyết định chính yếu thường yêu cầu có sự đồng ý ở mỗi cấp chính quyền tương ứng là tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường. Điều phức tạp này sau đó có thể gây ra các khó khăn và rắc rối cho người dân với tư cách là những “người tiêu dùng” các dịch vụ và các thủ tục hành chính của chính quyền địa phương cũng như làm chậm trễ và tăng thêm chi phí cho các tổ chức của chính quyền địa phương với tư cách là “người cung cấp dịch vụ”. * Các đề án về thí điểm mô hình chính quyền đô thị Năm 2006 - 2007, TP. HCM đã đầu tư nghiên cứu đề án thí điểm chính quyền đô thị trình Trung ương, nhưng cho đến nay đề án thí điểm vẫn chưa được Quốc hội, Chính phủ thông qua. Cùng với TP. HCM, năm 2009, Đà Nẵng cũng tiến hành nghiên cứu đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị cho Đà Nẵng và đến nay đề án này cũng chưa được Quốc hội, Chính phủ chấp nhận. Mô hình đề xuất năm 2012 của TP. HCM chuyển một số quận và phường nội thành vào cấp hành chính trung gian, giảm một số cấp quản lý địa
  • 29. phương dưới cấp thành phố. Các quận ngoại thành có hai cấp quản lý. Mô hình đề xuất được minh hoạ như trong sơ đồ 2.1 dưới đây. Sơ đồ 2.1. Tổ chức Chính quyền đô thị theo mô hình đề xuất Mỗi cấp chính quyền đầy đủ có: i) cơ quan dân cử (HĐND) và cơ quan hành chính (UBND); ii) có tư cách pháp nhân, có ngân sách riêng; iii) cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cấp hành chính trung gian không có HĐND, không có tư cách pháp nhân, chỉ có cơ quan hành chính nhằm thực hiện các chức năng do chính quyền cấp trên giao. Theo mô hình đề xuất, TP. HCM có cấp thành phố, khu (thị xã), xã có HĐND và UBND, các cấp còn lại chỉ là cấp hành chính trung gian. Trong đề án, quy định có 13 quận nội thành (quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú) là cấp hành chính trung gian. Địa bàn đang đô thị hóa: gồm 06 quận (quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân) và 02 huyện (Hóc Môn và Nhà Bè). Địa bàn nông thôn: bao gồm 3 huyện (Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh). Đối với 13 quận nội thành cũ, Chính quyền đô thị TP. HCM được tổ chức thành 02 cấp chính quyền hoàn chỉnh: cấp TP. HCM và cấp đô thị trực thuộc TP. HCM, không có HĐND và do chính quyền đô thị cấp TP. HCM trực tiếp quản lý. Dưới cấp hành chính quận sẽ tổ chức UBND cấp phường. Công chức phường là công chức của quận được phân bổ trên địa bàn phường. Đối với địa bàn đang đô thị hóa, đây là địa bàn đô thị mới và đang đô thị hóa thuộc 06 quận và 02 huyện được tổ chức thành các khu đô thị với một cấp chính quyền đô thị hoàn chỉnh trực thuộc chính quyền đô thị cấp TP. HCM. Trên địa bàn này dự kiến tổ chức thành 4 khu đô thị: khu đô thị Đông, Nam, Tây, Bắc. Mỗi khu đô thị là một cấp chính quyền đô thị, trực thuộc chính quyền đô thị TP. HCM. Những khu vực này có cơ cấu giống như năm đô thị trực thuộc trung ương. Dưới cấp này là UBND cấp phường/xã. Cấp chính quyền đô thị này ngang bằng cấp quận, nhưng họ có một cấp chính quyền nữa ở dưới. Đà Nẵng đề xuất hai mô hình chính quyền đô thị. Tuy nhiên, mục đích của cả hai mô hình là để phát triển kinh tế - xã hội và phát triển không gian đô thị Đà Nẵng. Theo đó, đề án đề xuất mỗi cấp chính quyền hoàn chỉnh có những đặc điểm chính sau đây: có cơ quan
  • 30. dân cử và cơ quan hành chính hoàn chỉnh; có tư cách pháp nhân; có ngân sách riêng; cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cấp hành chính trung gian không có cơ quan dân cử, không có tư cách pháp nhân, chỉ có cơ quan hành chính nhằm tổ chức thực hiện một số chức năng quản lý được chính quyền cấp trên giao cho. Bộ Nội vụ quản lý nội dung này và kết hợp với Văn phòng Chính phủ để tập hợp các bộ ngành phát triển một phương hướng cụ thể. Sau rất nhiều hội thảo để lấy ý kiến chuyêngia và lãnh đạo các bộ ngành, Bộ Nội vụ đã hoàn thành báo cáo về mô hình tổ chức chính quyền đô thị và trình bày báo cáo tại hội nghị ngày 24 - 25 tháng 12 năm 2012. Sơ đồ 2.2. Đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị cho Đà Nẵng năm 2012 (Không có HĐND quận, huyện, phường, xã) 5. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA *** CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới hiện nay đang tồn tại nhiều mô hình tổ chức chính quyền địa phương khác nhau, nhưng có thể phân thành 4 loại chủ yếu sau: Mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc phân quyền. Đây chính là mô hình chính quyền tự quản địa phương. Điển hình cho mô hình này là Anh, Mỹ và các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, nơi thực hiện nguyên tắc phân quyền theo lãnh thổ triệt để nhất. Theo Hiến pháp Liên bang và Hiến pháp hơn 40 bang ở Mỹ, tổ chức và hoạt đông của các tổ chức tự quản địa phương do các địa phương tự quy định nên rất tự do, đặc biệt đối với các đô thị, cách thức tổ chức và thảm quyền của chúng rất đa dạng, không theo một khuôn mẫu nào. Trong mô hình này ở chính quyền tự quản địa phương không có đại diện chính quyền Trung ương hay chính quyền bang. Chức năng quản lí các chính quyền địa phương nói chung, chính quyền tự quản địa phương nói riêng thường giao cho một bộ chuyên trách ở Trung ương, có nơi là Bộ Nội vụ, có nơi là Bộ về chính quyền địa phương.
  • 31. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc tập quyền. Hiện còn rất ít quốc gia theo mô hình này, như ArapXeut, Brunay, Cô-oet, Kenya,… Mô hình này có đặc điểm là chính quyền địa phương do Trung ương đặt ra, trực tiếp bổ nhiệm nhân sự hoặc có phân cấp và nằm trong hệ thống hành chính nhà nước thông suốt thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lí của nhà nước Trung ương, các cơ quan chính quyền địa phương còn thực hiện chức năng quản lí nhà nước ở địa phương. Mô hình kiểu quân quản này thường tồn tại trong các nước đang có chiến tranh hay thời kí hậu chiến. Hiện nay mô hình này có lúc có nơi còn tồn tại ở một vài nước đang phát triển. cùng với xu hướng dân chủ hóa, mô hình này đang thu hẹp phạm vi áp dụng. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc kết hợp tản quyền và phân quyền: Đặc trưng của mô hình này là trong một địa phương đồng thời tồn tại hai bộ máy chính quyền: i) Cơ quan đại diện của chính quyền trung ương ở địa phương với bộ máy rất gọn có nhiệm vụ chính là giám sát chính quyền tự quản địa phương, đảm bảo sự thống nhất của chính sách quốc gia. ii) bộ máy chính quyền tự quản địa phương, gồm cơ quan Hội đồng địa phương có chức năng quyết định những vấn đề riêng có của địa phương, do người dân địa phương yêu cầu và cơ quan hành chính địa phương, trực thuộc Hội đồng địa phương để thực hiện những nhiệm vụ do Hội đồng địa phương đề ra. Điển hình của mô hình này là Pháp, Italia, Ai Cập…CHLB Đức tuy là theo chế độ tự quản địa phương nhưng cũng có yếu tố tản quyền ở cấp hành chính cao nhất. Trong cả ba loại mô hình trên, về tổ chức bộ máy hành chính (hành pháp) đều áp dụng thiết chế thủ trưởng hành chính (tỉnh trưởng, thị trưởng, xã trưởng…); trong đó người đứng đầu hành chính có thể do dân bầu trực tiếp hay do Hội đồng địa phương bầu ra hoặc cũng có thể do Chính phủ trung ương bổ nhiệm, tùy theo đặc điểm, truyền thống của từng quốc gia. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương xã hội chủ nghĩa. Đây là mô hình ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ và Trung Quốc, Việt Nam hiện nay. Có thể gọi nó là mô hình Xô Viết. Ở mỗi cấp hành chính lãnh thổ, cả ở thành thị lẫn nông thôn đều thành lập các Xô viết, là cơ quan chính quyền địa phương, vừa đại diện cho địa phương, vừa đại diện
  • 32. cho nhà nước trung ương, tạo thành hệ thống thứ bậc trực thuộc trên dưới. Xô viết tối cao là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước (như Quốc hội), các Xô viết địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (như hội đồng nhân dân). Mỗi Xô viết đều bầu ra Ủy ban chấp hành của mình là cơ quan tập thể. Ở Trung ương là Hội đồng bộ trưởng (chính phủ), ở địa phương là các Ủy ban chấp hành (như UBND). Các Ủy ban chấp hành có các cơ quan trực thuộc mình và đều hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Trong cơ cấu của các nước cộng hòa tự trị, vùng, khu tự trị nhưng tất cả đều tổ chức theo một khuôn mẫu như vậy. Có người gọi đây là mô hình tổng hòa, có dấu hiệu của tất cả các mô hình khác và có them đặc trưng riêng. Theo mô hình Xô viết, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được tổ chức và hoạt động theo thiết chế ủy ban (Ủy ban chấp hành, Ủy ban hành chính, Ủy ban nhân dân), điều hành công việc hành chính theo chế độ tập thể, những vấn đề quan trọng đều được quyết định theo đa số (biểu quyết tập thể ủy ban); thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu rất hạn hẹp. *** MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA 1. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở Nhật Bản. Tổ chức chính quyền địa phương ở Nhật Bản: Theo Luật tự trị địa phương, chính quyền địa phương ở Nhật Bản được chia thành hai loại: loại thông thường và loại đặc biệt. Chính quyền thông thường gồm hai cấp là cấp tỉnh và cấp hạt. chính quyền đặc biệt bao gồm chính quyền các đặc khu, chính quyền hợp tác giữa các hạt, chính quyền khu sở hữu tài sản và chính quyền hiệp hội phát triển địa phương.s Chính quyền đô thị ở Nhật Bản có hai nhánh cơ bản: lập pháp và hành pháp. Thứ nhất, nhánh lập pháp ban hành các quy định của thành phố, quyết định ngân sách. Hội đồng thành phố thuộc nhánh này. Thứ hai, nhánh hành pháp thực thi các chính sách do nhánh lập pháp quyết định. Thị trưởng thành hố và các Ủy ban hành chính thuộc nhánh hành pháp. Thị trưởng do nhân dân trực tiếp bầu ra và có nhiệm kỳ 4 năm. Thị trưởng chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của chính quyền đô thị và có quyền đại diện chính quyền đô thị trong quan hệ với bên ngoài. Ngoài ra, Thị trưởng còn có một số quyền quan trọng khác như quyền
  • 33. ban hánh các quy định, dự thảo ngân sách, đề xuất các dự án và luật bổ nhiệm hay miễn nhiệm các nhan viên dưới quyền. Ngoài ra, Hội đồng đô thị cúng do nhân dân trực tiếp bầu ra với các thành viên có nhiệm kỳ 4 năm. Đây là bộ hoạch định chính sách cho chính quyền đô thị, có quyền bỏ phiếu đối với các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình. Bên cạnh đó, Hội đồng còn có một số quyền khác như quyền bầu cử, quyền thanh tra và quyền điều tra. Các Ủy ban hành chính được lập ra để hỗ trợ Thị trưởng trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt tùy thuộc vào chức năng, quyền hạn của từng ủy ban. Về cơ chế hoạt động: Chính quyền địa phương nói chung và chính quyền đô thị của Nhật Bản nói riêng áp dụng " hệ thống tổng thống" để đảm bảo sự tách biệt về quyền lực giữ các bên. Các điểm chính của cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực như sau: Bỏ phiếu bất tín nhiệm Thị trưởng và việc giải tán Hội đồng đô thị: Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn khồn thể giải quyết giữa Thị trưởng và Hội đông đô thị thì Hội đồng có quyền tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thị trưởng. Bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào như vậy để được thông qua thì số đại biểu cần thiết theo ưuy định phải từ hai phần ba số thành viên Hội đồng trở lên và bản liến nghị phải được sự đồng ý của ít nhất ba phần tư số thành viên Hội đồng. Nếu bản kiến nghị bất tín nhiệm được chấp thuận thì đến lượt thị trưởng có quyền giải tán Hội đồng. Đây là cơ chế nhờ đó sự bế tắc giữa Thị trưởng và Hội đồng cuối cùng có thể được giải quyết, thông qua yêu cầu đánh giá công bằng của cử tri. Nếu Hội đồng đồng thông qua bản kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thị trưởng và Thị trưởng không giải tán Hội đồng trong vòng 10 ngày thì Thị trưởng đương nhiên bị mất chức. Tương tự, nếu Hội đồng một lần nữa thông qua bản kiến nghị bất tín nhiệm Thị trưởng trong cuộc họp đầu tiên được nhóm họp sau khi giải tán thì Thị trưởng không còn quyền giải tán và sẽ bị mất chức vào ngày thông báo thừa nhận của cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần hai. 2. Chính quyền đô thị trong hệ thống chính quyền địa phương ở Trung Quốc.
  • 34. Hiến pháp 1982 của Trung Quốc quy định nước này chia thành tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương. các tỉnh và khu tự trị được chia thành các địa khu tự trị, huyện, huyện tự trị và thành phố cấp huyện. Các huyện và huyện tự trị được chia thành các hương, hương dân tộc và trấn. Các thành phố trực thuộc trung ương và các thành phố lớn bao gồm các đơn vị hành chính quận và huyện. Các địa khu tự trị được chia thành huyện, huyện tự trị và thành phố. Các khu tự trị, địa khu tự trị và huyện tự trị là nơi tự trị của người dân tộc. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, thành phố cấp huyện, hương, hương dân tộc và trấn thiết lập cơ quan đại đại hội, đại biểu nhân dân(HĐND) và chính quyền địa phương(UBND), là các cơ quan chính quyền địa phương. Thành phố là quy chế địa vị hành chính được chính quyền trung ương giao cho chính quyền địa phương. Trong cơ cấu hành chính của Trung Quốc,có 4 cấp chính quyền địa phương: chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp địa khu, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp hương. Ở thành phố trực thuộc trung ương áp dụng mô hình" lưỡng cấp chính quyền, tam cấp quản lý"; theo đó có hai cấp chính quyền là cấp thành phố và cấp khu phố; ba cấp quản lý là thành phố, khu phố và đường phố. Trên phương diện pháp luật, Trung Quốc chưa có quy định tách biệt mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Trung Quốc chỉ có Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật tổ chức đại hội đại biểu nhân dân địa phương. Tuy nhiên, các đạo luật này không tách biệt về mặt mô hình tổ chức của chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Tuy vậy, trên thực tế, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị có sự khác biệt so với chính quyền nông thôn. Kinh nghiệm rút ra qua hai mô hình chính quyền đô thị của hai nước: Trung Quốc và Nhật Bản: Thứ nhất, đô thị là nơi tiêu biểu cho sự phát triển, thịnh vượng và văn minh của một quốc gia, một khu vực hoặc một vùng lãnh thổ; là động lực thúc đẩy các vùng xung quanh phát triển. Thứ hai,hệ thống cấu trúc thứ bậc chính quyền đô thị gồm chính quyền đô thị thành phố và chính quyền cơ sở(quận); có thể có chính quyền trung gian(huyện).
  • 35. Thứ ba, Ở các nước có quá trình công nghiêp hóa và đô thị hóa diễn ra từ lâu và ở trình độ cao, hầu hết các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố là quận. Thứ tư,tùy thuộc thể chế chính trị mỗi quốc gia, cơ quan đại diện nhân dân của chính quyền đô thị quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phê chuẩn ngân sách, có thể quyết định về tổ chức, nhân sự của bộ máy cơ quan hành chính. III. KẾT LUẬN Đô thị ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa- xã hội, không có một quốc gia nào gọi là phát triển nếu như không có đô thị có tính quốc tế. Với những chức năng, đặc trưng riêng có của đô thị đòi hỏi phải có cách tổ chức chính quyền đô thị với những chức năng, quyền hạn, tính tự quản khác với chính quyền ở nông thôn. Từ thực tiễn đó cho thấy nhu cầu đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương thời gian qua ở Việt Nam có căn nguyên trực tiếp từ quá trình phát triển kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn tới đô thị hóa, đưa các đô thị thành những động lực phát triển mạnh mẽ của đất nước và yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Những đề xuất của các thành phố có sự phát triển năng động và mong muốn đổi mới như TP.HCM, Đà Nẵng đều mang logic này. Vì vậy việc thiết lập tổ chức chính quyền đô thị là rất cần thiết. Nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền đô thị và áp dụng mô hình này trong thực tế là một quá trình lâu dài, phức tạp động chạm tới nhiều vấn đề mang tính chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội đòi hỏi quyết tâm của các nhà chính trị, các nhà lập pháp, nó vượt ra khỏi những quan niệm khoa học thông thường về tổ chức chính quyền địa phương. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị phải đảm bảo được sự ổn định về mặt chính trị, kinh tế xã hội, không làm đảo lộn đời sống của các cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của đời sống đô thị, bảo đảm sao cho việc quản lý đô thị được thống nhất, thông suốt, không bị chia cắt, cản trở các cấp quản lý đô thị như hiện nay.
  • 36. Trong khi chưa có những căn cứ pháp lý mới cho việc tổ chức chính quyền đô thị, các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng đã có những cuộc thí điểm chuyển từ chính quyền 3 cấp thành chính quyền 2 cấp và dần tiến tới 1 cấp chính quyền thành phố hoàn chỉnh gồm HĐND và UBND, trên địa bàn các quận, phường chỉ có các cơ quan đại diện của thành phố, thay mặt thành phố thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền và thực hiện các dịch vụ hành chính. Để áp dụng mô hình mới về tổ chức chính quyền đô thị cần phải có những bước thí điểm thích hợp, tránh tình trạng duy ý chí chủ quan, hay chỉ là cảm nhận. Thực tiễn đã chỉ ra rằng khi nhìn thấy bộ máy hoạt động kém hiệu quả là người ta thường nghĩ đến cơ cấu của bộ máy đó chưa hợp lý, mà ít đi tìm nguyên nhân khác nằm ngoài bộ máy. Để mô hình này áp dụng trong thực tế ta phải đổi mới cả phương thức thiết lập các cơ quan quản lý tại các đô thị chuyển từ chế độ bầu và phê chuẩn sang chế độ bổ nhiệm, thành phần ủy ban chỉ có chủ tịch và phó chủ tịch. Bên cạnh việc đổi mới cơ cấu chính quyền đô thị cần phải đổi mới các cơ quan “chuyên môn” thuộc UBND, phân biệt 2 loại cơ quan “nội thuộc” và cơ quan “ngoai thuộc”. Để thực hiện điều này cần phải áp dụng nguyên tắc tản quyền và phân quyền theo chiều dọc nhằm bảo đảm tập trung trong quản lý, đồng thời tăng tính tự quản, tự quyết của chính quyền địa phương. Ngoài ra, chúng ta cần phải tiếp thu những kinh nghiệm của nước ngoài trong việc tổ chức chính quyền đô thị để hoàn thiện hơn cơn cấu tổ chức của mô hình này.