SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
CHUYÊN NGÀNH: PHÁP LUẬT QUYỀN CON NGƯỜI
MÃ SÔ: 8380109
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên: Nguyễn Cao Kỳ
Lớp: Cao học khóa 26 đợt 2
Hà Nội, tháng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Các trích dẫn được chú
thích đầy đủ và có thể truy xuất nguồn của tài liệu tham khảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Cao Kỳ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
3
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN VỀ
QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
1. LỊCH SỬ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1. Một số nước phương Tây:
1.2. Một số nước phương Đông
1.3. Việt Nam
2. LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
2.1. Khái niệm người đồng tính
2.2. Khái niệm quyền của người đồng tính
3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
Tiểu kết Chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG
TÍNH
2.1.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng
tính
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật về quyền của
người đồng tính ở Việt Nam
2.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.2.1. Tổng quan về người đồng tính tại thành phố Hải Phòng
2.2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân
Tiểu kết Chương 2
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM
QUYỀN CỦA NGƯƠI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
4
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA
NGƯƠI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Tiểu kết Chương 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
5
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là một trong những giá trị thiêng liêng mà các quốc gia
đều đề cao và bảo vệ. Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng dựa
trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống văn hóa của
quốc gia để bảo đảm các quyền con người được thực hiện một cách tốt nhất và đầy
đủ nhất. Sự phát triển của quyền con người gắn liền với sự phát triển của kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Trong lý luận về quyền con người hiện
đại, quyền của người đồng cũng như quyền của nhóm khác như người nhiễm
HIV/AIDS, lao động di cư… ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong đó, nhóm
người đồng tính liên quan rất nhiều đến các vấn đề về giới, giới tính, thể hiện giới,
xu hướng tính dục và bản dạng giới. Quyền của các đối tượng này trở thành vấn đề
gây tranh luận ở nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình xây dựng và thi hành
pháp luật.
Hiện tượng đồng tính (đồng tính luyến ái) cũng là một trong những vấn đề
mà loài người hiện nay còn đang trên đường tìm hiểu về bản chất cũng như nguyên
nhân và giải pháp cho nó. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng đây có thể được
coi là một loại bệnh tâm thần xét về mặt y học. Họ xếp đồng tính luyến ái vào
nhóm bệnh về lệch lạc đối tượng. Và họ cho rằng nguyên nhân dẫn đến nó không
đơn thuần chỉ nằm ở khía cạnh bệnh lý mà còn ở cả khía cạnh tâm lý. Họ đưa ra lí
lẽ rằng, có thể đó là do cách giáo dục của gia đình không phù hợp dẫn đến sự phát
triển lệch lạc từ khi còn nhỏ hoặc bị người đồng giới lợi dụng. Và theo quan điểm
của nhiều người, đồng tính luyến ái là một hiện tượng lệch chuẩn, đây là một lối
sống không có lợi cho xã hội cả về mặt đạo đức cũng như phát triển. Bởi những gia
đình của người đồng tính (nếu có) sẽ không thể thực hiện được một chức năng
quan trọng - duy trì nòi giống để đảm bảo sự phát triển của xã hội.
Ở Việt Nam, một số ý kiến cho rằng hiện tượng đồng tính được quan niệm
như một lối sống, một ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường khác với những giá trị
truyền thống, nền tảng văn hoá của dân tộc. Đã có rất nhiều bài báo viết về hiện
tượng đồng tính luyến ái, chỉ ra những trường hợp coi đồng tính luyến ái như cái
để đua theo, hoặc do đối tượng bị cuốn hút bởi những miếng mồi vật chất của kẻ
xấu. Đồng thời đồng tính luyến ái còn phát triển trở thành một tệ nạn xã hội - đặc
biệt là đồng tính luyến ái nam. Chính vì thế, dư luận xã hội thường không đồng
tình và coi đây không chỉ là một loại bệnh lý thông thường mà còn phát triển thành
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
6
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
một lối sống lệch lạc, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thêm nữa, họ còn
hiểu nhầm rằng người đồng tính luyến ái còn là nhóm nguy cơ cao về bệnh HIV do
họ thường xuyên thay đổi bạn tình, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng.
Tuy vậy, thực tiễn cho thấy xu hướng ủng hộ quyền của các đối tượng này
trên thế giới cũng ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây trên thế giới xuất
hiện những phong trào đòi quyền bình đẳng, đòi quyền được kết hôn cho những
người đồng tính luyến ái. Còn ở Việt Nam, từ sau thời điểm mở cửa giao lưu kinh
tế, nhận thức của cộng đồng đã có những sự thay đáng kể về khái niệm người đồng
tính.Cụ thể bằng việc, bộ luật Hôn nhân và gia đình 2014 gần đây được thông qua
và đưa có hiệu lực trong đó khoản 5 điều 10 của Luật 2000 quy định cấm kết hôn
“giữa những người cùng giới tính” đã bị loại bỏ.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013
đã nhấn mạnh “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật” (khoản 1 Điều 14) và “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không
ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”
(Điều 16). Những quy định mới này của Hiến pháp năm 2013 đặt ra nhiều yêu cầu
đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền về quyền con người nói
chung và quyền của người đồng tính nói riêng. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam
đang trong quá trình tổ chức thi hành hoặc xây dựng, hoàn thiện một số văn bản
pháp luật liên quan đến quyền của các đối tượng này như: Bộ luật dân sự năm
2015, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014, Luật chuyển đổi giới tính, Bộ luật lao động…
Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu về quyền của người đồng
tính là rất cần thiết sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền con
người, nâng cao giá trị xã hội của pháp luật tại Việt Nam và phù hợp với xu hướng
chung của thế giới. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn thực hiện Luận văn tốt
nghiệp cao học với đề tài “Bảo đảm Quyền của người đồng tính tại thành phố
Hải Phòng” .
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2. Tình hình nghiên cứu
Bảo vệ quyền của cộng đồng người đồng tính hiện nay tại Việt Nam nói
chung cũng như trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng không phải là vấn đề
mới nhưng vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề
Quyền của người đồng tính nhưng đại đa số cộng đồng dân cư vẫn kì thị và không
thừa nhận, công nhân thế giới thứ ba “ đồng tính ” trong xã hội hiện đại hiện này.
Họ xa lánh và coi là người không bình thường, gần như là một mô típ người
khuyết tất. Chỉ có một số bộ phân dân hiểu biết, trí thức mới chấp nhận và ủng hộ
quyền của người đồng tính cũng như việc ủng hộ tình yêu, hôn nhân của người
đồng tính. Chính vì vậy các nhà lập pháp Việt Nam, chủ trì là Bộ Tư Pháp hiện
đang tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến dư luận về vấn đề có những quy
định pháp luật đảm bảo quyền của nhóm người thiểu số này. góc độ nghiên cứu
khoa học, thì mới chỉ dừng lại đa số là các bài viết và tác phẩm của các chuyên gia
đặc biệt quan tâm đến vấn đề quyền của người đồng tính tại Việt Nam hoặc nếu có
thì Luận văn nghiên cứu về nhận thức của nhòm người về người đồng tính. Có thể
kể ra bao gồm:
Nguyễn Thị Minh Tâm “ Quyền của người đồng tính lý luận và thực tiễn”
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Chuyên ngành Pháp luật về quyền con
người năm 2013. Đại học luật Hà Nội.
Bùi Bích Hà "Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với
hiện tượng đồng tính luyến ái", Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xã Hội
học năm 2002, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội.
Trương Hồng Quang, “Đồng tính” Nguồn:
http://hongtquang.wordpress.com
Trương Hồng Quang, “Nhận thức về người đồng tính và quyền của người
đồng tính”. Tạp chí Aau – Tạp chí phát thanh của cộng đồng LGBT Việt Nam
ngày 4/12/2011.
Cộng tác nghiên cứu iSEE và Khoa Xã hội học, Học viện báo chí và tuyên
truyền (2010), Nghiên cứu khoa học:Thông điệp về đồng tính trên báo in và báo
mạng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
8
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử và lý luận về quyền
của người đồng tính; thực trạng pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về quyền
của người đồng tính; thực trạng bảo đảm quyền của người đồng tính trên địa bàn
thành phố Hải Phòng; đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện
quyền của người đồng tinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện
nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, Luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ
sau đây:
- Làm rõ vấn đề lý luận chung về lịch sử, lý luận về quyền của người đồng
tính.
- Pháp luật quốc tế và Việt Nam về quyền của người đồng tính.
- Thực trạng việc bảo đảm quyền của người đồng tính trên địa bàn thành
phố Hải Phòng, từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả việc bảo đảm
quyền cho người đồng tính tại Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quyền của người đồng tính và thực tiễn bảo đảm quyền của
người đồng tính trên địa bàn thành phố Hải Phòng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quyền của người đồng tính trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách và tổ chức
thực thi pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền của người đồng tính trên địa bàn
thành phố Hải Phòng hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
9
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nước, pháp luật, pháp luật về quyền con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, trong
quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp một
cách có hệ thống mang tính lý luận về người đồng tính; giúp người đọc nhận thức
đầy đủ và toàn diện hơn về người đồng tính, đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền con
người của nhóm người này.
Về mặt thực tiễn: Luận văn cũng nêu lên những thực trạng, tồn tại và thách
thức trong việc thực hiện và bảo đảm quyền của người đồng tính ở Việt Nam nói
chung và thành phố Hải Phòng nói riêng; từ đó nêu ra một số kiến nghị giải pháp
cơ bản về thực hiên bảo vệ quyền của người đồng tính.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn này kết cấu gồm phần mở đầu, ba chương, và phần kết luận:
+ Chương 1: Một số vấn đề lịch sử và lý luận về quyền của Người đồng
tính.
+ Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền người đồng tính trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
+ Chương 3: Quan điểm giải pháp nâng cao Quyền của người đồng tính tại
thành phố Hải Phòng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
10
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN
VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
1. LỊCH SỬ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH CỦA MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1. Một số nước phương Tây:
Cách đây hơn 6000 năm các nhà khảo cổ học phương Tây đã tìm thấy dấu
tích của đồng tính đó là bộ hài cốt tại ngôi làng Prague, Cộng Hòa Czech.. và các
tác phẩm văn học nghệ thuật, mỹ thuật, truyền thuyết thì đồng tính tìm thấy ở thời
kỳ La Mã, Hy Lạp thời kỳ thượng cổ.
Plato - một nhà triết học thời cổ đại đã viết rằng, chuyện đồng tính trong
quân đội được khuyến khích vì “tình yêu sẽ biến đổi một kẻ nhát gan nhất trở
thành một người hùng đầy năng lực", chính tình yêu đã cho họ tinh thần chiến đấu.
Đội quân gồm 150 cặp đồng tính nam trong lịch sử Hy Lạp chính là minh chứng
cho điều đó. Năm 371 TCN trận đánh trên cánh đồng Leuctra giữa hai thành bang
Sparta và Thebes của Hy Lạp cổ nổi tiếng trong lịch sử với việc lực lượng hùng
mạnh của Sparta bị đội quân đồng tính người Thebes đánh bại thê thảm. Bên cạnh
đó xã hội Hy Lạp cổ đại còn rất cởi mở trong vấn đề đồng tính nữ không bị kỳ thị
hay phân biệt trong xã hội La mã cổ đại.
Pháp luật trong thời kỳ này, có nhiều tài liệu bằng văn bản ghi lại các quy
định pháp luật điều chỉnh các dạng khác nhau của hành vi đồng tính. Các quy định
pháp luật ngăn chặn mại dâm nam cũng được áp dụng cho đồng tính nam. Hay các
quy định về cưỡng dâm đều áp dụng cho tất cả các hành vi tình dục dù đó là dị tính
hay đồng tính trong tự nhiên.
Xã hội La Mã cổ đại cũng rất cởi mở đối với vấn đề đồng tính nam, thậm
chí yêu đương đồng tính nam và đồng tính nữ là chuyện bình thường và rất phổ
biến, nhất là trong giới thượng lưu. Người La Mã không cấm quý tộc quan hệ đồng
tính với nam nô lệ. Chính vì vậy quý tộc La Mã còn mua nam nô lệ để phục vụ
nhu cầu tính dục mặc dù họ đang có vợ con. Nhiều quý tộc và hoàng đế không
thoát khỏi xu hướng này. Danh tướng Julius Caesar (tướng Julius Caesar (năm
100-44 TCN) giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nền cộng hòa La Mã
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thành đế quốc La Mã) và Hoàng đế Elagabalus (trị vì năm 218-222) là hai ví dụ
điển hình.
Thời kỳ Trung cổ đánh dấu là sự sụp đổ của Đế quốc La Mã ở thế kỷ thứ V
kéo dài đến thời Phục hung thế kỷ XIII. Toàn bộ châu âu bị bao trùm bởi sự kìm
hãm phát triển nhiều mặt, bị thống trị bởi tôn giáo và nhà thờ. Mọi vấn đề thời
gian này chịu sự kiểm soát của tôn giáo, tôn giáo kiểm soát kinh tế chính trị, và
các vấn đề con người. Chính vì vậy người có quan hệ đồng tính cũng không ngoại
trừ và còn là thời kỳ khắc nghiệt nhất trong lịch sử Châu Âu. Thời kỳ này Đạo
Thiên chúa giáo cho rằng Đồng tính luyến ái là “ hành vi chống lại tự nhiên ” bị
cấm một cách triệt để. Từ thế kỷ XII nhờ thờ đã áp dụng những hình phạt khắc
nghiệt cho những người mắc lỗi đồng tính luyến ái. Hình phạt có thể thiêu sống,
tra tấn tới chết, nhốt vào lồng, treo cao và bỏ đói đến chết.
Giai đoạn Phục hưng Châu âu thế kỷ XIV đến XVI. Giai đoạn này diễn ra
hai phòng trào, một là phong trào “ cải cách tôn giáo ” và phong trào văn hóa Phục
hưng diễn ra trên nhiều lĩnh vực, văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học. Phòng
trào này diễn ra đầu tiên tại Ý.
Quốc gia Illinois (tiểu bang Hoa Kỳ) hợp pháp hóa hành vi đồng tính vào
năm 1961.
Người Mỹ đồng tính vào những năm 1950 và 1960 phải đối diện với một hệ
thống luật pháp kỳ thị rất khắc nghiệt. Bởi vậy, năm cuối thập niên 1960 rất căng
thẳng khi có nhiều phong trào xã hội tích cực bao gồm Phong trào Nhân quyền cho
người Mỹ gốc Phi (African American Civil Rights Movement), Phản văn hóa
những năm 1960 (Counterculture of the 1960s) và Phong trào phản chiến trong
Chiến tranh Việt Nam. Những ảnh hưởng này cùng với một môi trường tự do của
Làng Greenwich đã xúc tác cho bạo loạn Stonewall.
1.2. Một số nước phương Đông
1.2.1 Lịch sử về đồng tính ở phương Đông
1.2.1.1 Lịch sử đồng tính ở Trung Quốc:
Katchadouria trong cuốn Cơ sở của hành vi tính dục con người: "Trong số
những người đồng tính luyến ái, có người nghèo cũng có người giàu, có
người được giáo dục đến nơi đến chốn cũng có những người vô tri vô thức, có
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
người có quyền lực cũng có người chẳng có chút quyền lực nào, có người thông
minh và cũng có người ngu ngốc. Đồng tính luyến ái tồn tại ở mọi dân tộc, mọi
giai tầng, mọi chủng tộc và mọi tín ngưỡng tôn giáo….". Và tất nhiên, không thể
thiếu là câu trích dẫn quen thuộc trong thiên "Hội ẩm" của Platon: "Nhân loại thời
viễn cổ vốn có ba loại tính biệt là "song trùng nam tính" (Doppelmann), "song
trùng nữ tính" (Dopplweib), và "nam nữ kiêm tính" (Mannweib)". Đồng nhất với
quan điểm đó, Thi Diệp - một trong những tác giả nổi tiếng Trung Quốc - người
được coi là “khai sơn phá thạch” trong lĩnh vực nghiên cứu về văn học đồng tính.
“Luan Feng” là từ ngữ được sử dụng để mô tả về quan hệ đồng tính trong
tài liệu này. Trong đó có ghi lại rằng: Tướng Y Doãn của nhà Thương (thế kỷ 16-
11 trước công nguyên) đã đề ra một số hình phạt đối với “10 tội nặng” của các
quan trong triều, trong đó có tội quan hệ tình dục đồng giới. Trong quá trình
nghiên cứu của mình, ông Pan Guangdan đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có ghi
chép về câu phương ngôn mà trở nên rất phổ biến vào thời nhà Chu (từ thế kỷ 11
đến 256 tr.CN) tiếp theo nhà Thương, “những anh chàng đẹp trai có thể khiến các
hoàng đế mất cả trí khôn”. Những ghi chép của lịch sử của Trung Quốc được tìm
thấy có niên đại cổ nhất từ đời nhà Thương và quan hệ đồng tính cũng xuất hiện ở
thời này và còn cho thấy nó rất phổ biến. Con đường lịch sử của tình dục đồng tính
nam trải dài từ vương triều này sang vương triều khác, từ thời điểm cổ đại, và
không bao giờ bị mất đi. Những câu chuyện đồng tính ở thời nào cũng có sách sử
ghi chép lại. Vào thời Xuân Thu Chiến quốc (từ 722 đến 481 TCN) nổi tiếng với
“mối tình chia đào” của Vua Vệ Linh Công với Di Tử Hà, chuyện “mê Long
Dương” của Ngụy vương. Đến thời thịnh vượng như triều Hán, những cuộc tình
đồng tính của các đế vương càng trở nên phổ biến và bình thường. Theo ghi chép
của Sử ký và Hán thư, những bộ sử sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, trong số
25 Hoàng đế triều Tây Hán (206 tr.CN – 24 sau CN) thì có tới 10 vị có hiện tượng
“thích đàn ông”. Điều này có nghĩa rằng có tới gần một nửa con cháu của Lưu
Bang có khuynh hướng yêu người cùng giới. Nên nhiều người đã gọi triều đại nhà
Hán là triều đại của những Hoàng đế đồng tính. Trong số đó, nổi tiếng nhất với
chuyện đồng tính của vua Hán Văn Đế Lưu Hằng và Hán Ai Đế Lưu Hân. Gắn với
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chuyêṇ tinh̀ đồng giới của Hán Ai Đế Lưu Hân đó là“mối tình cắt tay áo” – lối nói
giảm để chỉ quan hệ yêu đương đồng tính của những người vốn vẫn e ngại dư luận.
Từ đời Hán về sau, số lượng các vị Hoàng đế đồng tính có giảm nhưng
không phải là hoàn toàn biến mất.
Thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, quan hệ đồng tính còn trở nên phố biến hơn
trong tầng lớp quan lại, và thực tế này cũng được đề cập đến trong nhiều tài liệu
chính thức và nó còn trở thành trào lưu của các thi nhân thời này. Nguyên nhân
của trào lưu này, tác giả Thi Diệp đã nói rằng do sự thịnh hành của tư tưởng
“huyền học”. Sỹ phu thời này sùng thượng tinh thần tự do, tự nhiên và phác thực
nên họ theo đuổi đời sống phóng thích, hành động theo ý mình và không ngần ngại
bộc lộ tính cách cá nhân, thoát khỏi sự ràng buộc của tập tục. Đến thời nhà Tùy
(581 - 618), quan hệ đồng tính dần biến mất khỏi các ghi chép chính thức. Thực tế
này kéo dài đến đời Đường (618-907) tới nhà Nguyên (1271-1263).
Đến thời nhà Thanh, vị vua được coi là “thập toàn”, vị “đại đế” của triều
Thanh cũng có một mối tình tai tiếng với người đồng giới. Càn Long là vị Hoàng
đế nổi tiếng bậc nhất của triều đình Mãn Thanh, vương triều cuối cùng ở Trung
Quốc. Nhắc tới vị Hoàng đế này, người ta thường gắn liền với mỹ từ “Đại đế”, chỉ
những Hoàng đế có công trạng lớn. Tuy nhiên, ít người biết rằng, vị đại đế oai
hùng của mình lại cũng là một người “thích đàn ông”. Và điều người ta ít ngờ tới
nhất chính là, người tình đồng tính của Càn Long đại đế chính là đại gian thần nổi
tiếng không kém gì ông vua: Hoạn quan Hòa Thân.
Ở giai đoạn nhà Thanh đặc biệt, lần đầu tiên xuất hiện tiểu thuyết đồng tính,
đó là tác phẩm “Phẩm hoa bảo giám” của Trần Sâm.
Trong những năm cách mạng văn hóa (1966-1976), những người đồng tính
ái đã phải đối mặt với tình trạng ngược đãi tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà nước đã xem đồng tính ái là một sự ô nhục xã hội, hay là một hình thức của
bệnh tâm thần. Mặc dù bị đối xử tệ hại như vậy, nhưng cũng không có quy định
của pháp luật chống lại tình dục đồng giới.
Hiện tượng đồng tính tồn tại suốt chiều dài lịch sử, mặc dù không được ca
ngợi, tán tụng, không tẩy chay và ở nhiều giai đoạn còn trở thành trào lưu sáng tác
văn học của nhiều thi sĩ và trong lịch sử Trung Quốc đi đầu trong việc chấp nhận
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quan hệ đồng tính. Những bước chuyển của lịch sử, kéo theo là thay đổi xã hội và
nhận thức của con người đã đẩy người đồng tính vào góc tối, phải sống giấu mình.
Cho đến ngày nay, thì vấn đề đồng tính lại đang dần dần hé mở ra con đường mới
tự do hơn và được Nhà nước, xã hội chấp nhận, tôn trọng và bảo đảm các quyền
cho nhóm người đồng tính.
1.2. Lịch sử đồng tính ở Nhật Bản
Là một trong những nước có ghi chép lịch sử về tình dục đồng giới sớm
nhất Châu Á, có những giai đoạn, mối quan hệ vô cùng nhạy cảm này rất được ủng
hộ tại Nhật Bản. Bởi vậy, đến ngay cả quan hệ đồng tính nam nam của tầng lớp
cao quý trong xã hội như các võ sỹ đạo Samurai cũng một thời được coi là dạng
tình yêu thuần khiết và cao quý nhất.
Phật giáo và Nho giáo lần đầu du nhập vào Nhật Bản năm 513 và 522. Hơn
nữa, hầu hết đến từ Hàn Quốc cùng với nghệ thuật viết. Tuy nhiên, không có một
tài liệu viết nào tồn tại cho đến thế kỷ VII. Điều có ý nghĩa đặc biệt là mặc dù triều
đình Yamato đã thông qua những tài liệu viết bằng tiếng Trung Quốc, lịch Trung
Quốc và một bộ máy nhà nước kiểu Trung Quốc, và thực tế một Hiến Pháp đã
được ban hành bởi Hoàng tử Shotoku vào năm 604 đã ghi nhận Phật giáo là quốc
giáo của quốc gia này. Do đó, Nhật Bản trở thành quốc gia với ba tôn giáo: Phật
giáo, Nho giáo và Shinto giáo do tổ tiên truyền lại.
Trong các tu viện Phật giáo ở cuối thời kỳ cổ đại Nhật Bản, giai đoạn Heian,
794 – 1192 là một hình thức thể chế hóa các quan hệ đồng tính. Và được biết dưới
tên gọi “nanshoku”.
* Nanshoku và các thầy tu Phật giáo
Theo quan điểm đạo đức về quan hệ đồng tính ở Nhật Bản cổ xưa, cả đạo
Shinto và Phật giáo đều không cho rằng quan hệ đồng tính là tội lỗi. Shinto là một
tín ngưỡng đã dạy rằng sự hài hòa và thiêng liêng của cuộc sống con người, tự
nhiên và tôn trọng con người và đời sống riêng tư của mỗi người. Mặc dù đạo
Shinto không có một hệ thống thần học và lý luận về tình dục, nhưng khi bàn luận
về tình dục thì bao giờ cũng coi đó là một điều tốt, một “con đường” xuất phát từ
tổ tiên. Tới tận bây giờ người ta vẫn có thể chứng kiến những ngày hội làng có
những dương vật tạc bằng gỗ khổng lồ được đem ra khỏi điện thờ và rước quanh
ruộng đồng để cầu xin sự mầu mỡ. Từ nam sắc chỉ quan hệ nam – nam được dùng
phổ biến ở Nhật Bản cổ xưa. Hành vi tình dục đồng giới được đạo Shinto chấp
nhận bởi vì nó không phá vỡ tính cộng đồng, cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc
sống của con người mà đạo Shinto luôn đặt con người trong mối quan tâm hàng
đầu. Còn đối với Phật giáo đại thừa cũng không phân loại hành vi tốt, xấu dựa vào
bản thân chúng mà xét trên mục đích và hậu quả của hành vi đó. Quan điểm của
Phật giáo Nhật Bản xem mục đích đó “khôn ngoan” hay “không khôn ngoan” là
dựa vào khả năng làm giảm bớt đi hay tăng lên dục vọng. Phật giáo về cơ bản
không quan tâm đến sự sinh sôi, nảy nở. Điều nổi bật khác nữa là Phật giáo Nhật
Bản còn coi tình dục là biểu tượng tôn giáo, thậm chí coi chính nó là hành vi tôn
giáo và tách tình dục khỏi nhiệm vụ sinh sản[44]. Việc tách tình dục khỏi nhiệm
vụ duy trì nòi giống này khiến tình dục trở thành hình tượng tôn giáo.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
* Tình yêu giữa các samurai – tình yêu cao quý và thuần khiết
Vào những ngày đầu của trận uji hay cuộc chiến tranh giữa các Thị tộc được
hiểu như cuộc chiến tranh giữa các Thị tộc ở Scotland. Trong suốt thời kỳ Nara
(710 – 794), hệ thống quân đội của địa phương của các kỵ sĩ đã được thành lập.
Mặc dù ban đầu những chiến binh này là các đầy tớ hay samurai của Nhà vua, sau
đó dần dần trở thành quân đội thuộc sở hữu riêng của các gia đình quý tộc lớn. Lúc
đầu, các samurai không phải xuất thân từ quý tộc hay các chiến binh chuyên
nghiệp có học thức mà là những người được đào tạo theo tập hợp các quy tắc mà
sau này gọi là Bushido. Và các Samurai không nổi bật cho đến triều đại Tokugawa
ở thế kỷ XVII, khi đó các Samurai thuộc tầng lớp cao quý [44]. Đã có rất nhiều ghi
chép trong lịch sử Nhật Bản về các chuyện tình của các võ sĩ đạo Samurai. Thậm
chí những ghi chép còn cho thấy các quan hệ đồng giới giữa các Samurai rất phát
triển và được ca ngợi. Ở giai đoạn này khá nhiều từ được dùng để diễn tả về đồng
tính và một vài trong số đó bao hàm cả sự chấp nhận của xã hội và biểu trưng của
cái đẹp. Trong thời Edo, "shudo" (đường lối của tuổi trẻ) được dùng để miêu tả
những quy định giữa mối quan hệ đồng tính nam. Các từ thông dụng khác bao
gồm "doseiai" (tình yêu đồng giới) và "senyai" (tình yêu của anh em trai),
"geisha", mang hàm ý nghệ thuật, vẻ đẹp. Những từ ngữ thông dụng khác bao gồm
"danshopede", "buruboro" (chàng trai xanh), "nyu hafu" (nửa mới - new half), "Mr
redi" (cậu nữ), và những từ này không mang nghĩa tiêu cực hay có tính lăng mạ
dành cho người đồng tính tại Nhật.
Bên cạnh đó, kể từ thời Edo đến nay các sản phẩm văn hóa đại chúng cũng
diễn tả sự chấp nhận của xã hội Nhật dành cho người đồng tính. Từ thế kỷ 16,
Kabuki, thể loại kịch truyền thống của Nhật chỉ sử dụng nam diễn viên. Những
thanh niên này có thể thay thế vai trò của phụ nữ vì họ có ít nam tính hơn và có
giọng cao hơn so với đa phần đàn ông trưởng thành.
Sau thời kỳ Edo, sự chấp nhận của xã hội dành cho quan hệ đồng tính đã trở
nên dè dặt hơn vì sự thâm nhập của văn hóa Tây phương trong giai đoạn Minh trị
duy tân. Sau khi triều đại Edo sụp đổ năm 1868, giai đoạn Minh Trị duy tân bắt
đầu và tiến hành xây dựng đất nước theo mô hình xã hội phương Tây. Chính vì
vậy, những quan điểm của phương Tây ở giai đoạn này đã ít nhiều ảnh hưởng đến
thái độ của người Nhật đối với quan hệ tình dục đồng giới và làm cho sự chấp
nhận dành cho người đồng tính không còn mạnh mẽ như trước kia. Tại thời điểm
này, hệ thống luật Nhật Bản vẫn chưa công nhận quan hệ đồng giới.
Lịch sử về quan hệ đồng giới ở Nhật Bản chúng ta luôn thấy sự cởi mở, thái
độ chấp nhận người đồng tính và thậm chí coi đó là dạng tình yêu thuần khiết, cao
quý. Những quan điểm truyền thống đó cho đến Nhật Bản hiện đại này vẫn tồn tại
thể hiện chính là phần lớn người dân vẫn chấp nhận quan hệ đồng giới hay người
đồng tính và tình trạng phân biệt đối xử người đồng tính ở Nhật gần như không có.
* Nanshoku và các thầy tu Phật giáo
1.3. Quan điểm của Phật giáo về đồng tính:
Đạo Phật là đạo Từ Bi, Trí Tuệ và Hỷ Xã. Đức Phật Như Lai đã phá bỏ những
đối xử phân biệt đặt căn bản trên giai cấp, nam nữ. Trong giáo đoàn của ngài có
mặt đầy đủ mọi thành phần xã hội từ giai cấp vương tôn quý tộc đến hạng hạ tiện
nô lệ. Ngài tuyên bố: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong nước mắt
cùng mặn”. Với tinh thần Từ Bi đó ngài đã giải phóng cho phụ nữ vốn bị khinh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
miệt trong xã hội Ấn Độ, Ngài đã thành lập giáo đoàn nữ khất sĩ đầu tiên trên thế
giới, Cho đến ngày nay giáo đoàn nữ tu Phật Giáo này vẫn là giáo đoàn duy nhất
bình đẳng với giáo đoàn nam tu sĩ trên mọi phương diện.
Còn đối với đồng tính thái độ của đức Phật như thế nào? Đạo Phật chủ trương
mọi hiện hữu do nhân duyên. Con người cũng thế, khi đầy đủ yếu tố để thọ sinh
thân nam thì sinh làm người nam, đầy đủ yếu tố nữ thì sinh thân nữ, hay giới tính
thứ ba. Các thân này là kết quả của Nghiệp. Do đó dị tính hay đống tính là khuynh
hướng tính dục tự nhiên của từng giới tính và khuynh hướng này không phải là hệ
quả của tập quán xã hội, vấn đề tâm sinh lý hay đạo đức. “Chính Đức Phật không
bao giờ phê phán về mặt đạo đức đối với những hành động tình dục đồng tính.
Những nguồn tư liệu sớm nhất cho thấy rằng đồng tính luyến ái không được bàn
luận như là vấn đề đạo đức.” (7) Tại Ấn Độ cũng như tại Trung Quốc vấn đề đồng
tính không được quan niệm là một tội ác như tại các nước Thiên Chúa Giáo, Tin
Lành và Hồi Giáo. Trong quan hệ tình dục của người tại gia, đức Phật chỉ ngăn
cấm chuyện tà dâm để bảo vệ hạnh phúc gia đình và không gây đau khổ cho người
khác. Tà Dâm là giới thứ ba trong năm giới. Phật Giáo quan niệm tà dâm là sự
quan hệ không chung thủy, ngoài hôn nhân, bạo lực tình dục hay quan hệ với súc
vật. Đức Phật nói “hành động nào mang đến hạnh phúc cho người khác là hành
động thiện và hành động nào mang đến đau khổ cho kẻ khác là hành động bất
thiện” (Dhammapada). “Nguyên tắc Ahimsa (bất hại) yêu cầu rằng không nên cố ý
làm tổn thương tâm hồn và thể xác của người khác, chẳng hạn, nghiêm cấm hiếp
dâm, giao cấu với trẻ em, quấy rối tình dục, loạn luân. Hơn nữa, tất cả mọi mối
quan hệ, trong đó có quan hệ tính dục, phải được thể hiện bằng đức tính thương
yêu và lòng từ bi vô hạn. “Nguyên tắc vàng” dạy rằng: Cái gì mà mình không
muốn thì đừng làm cho người khác” (10) Với những nguyên tắc hạnh phúc như thế
đức Phật không phân biệt đồng tính hay dị tính.
Còn đức Đạt Lai Lạt Ma thì có thái độ thủ cựu của Phật Giáo Tây Tạng vẫn
cho rằng quan hệ đồng tính là tà dâm! Tuy rằng ngài tìm cách cảm thông với cộng
đồng đồng tính, không kết án đồng tính như các tôn giáo độc thần, nhưng vẫn
không xem đồng tính là bình thường (15).
1.3. Việt Nam
1.3.1 Lịch sử đồng tính ở Việt Nam
Mặc dù hiếm có ghi nhận, đồng tính trong các thời kỳ lịch sử được nhắc đến
trong một số tài liệu. Trong thế kỷ XVI và XVII có một vài vua chúa có thê thiếp
là người đàn ông. Ngoài ra, sách sử có ghi chép rằng vua Khải Định tuy có tất cả
12 bà vợ nhưng bất lực hoặc không thích đàn bà, chỉ thích đàn ông. Luật pháp
trong suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam các vua chúa cũng không có đưa ra luật về
quan hệ đồng tính. Bộ luật Hồng Đức (nhà Lê 1428 - 1787), Luật Gia Long (nhà
Nguyễn 1802 - 1945) tuy có đề cập đến tội hiếp dâm, cưỡng dâm, loạn luân, ngoại
tình giữa hai người khác giới nhưng không hề nhắc đến tình dục đồng giới. Tuy
nhiên nếu hiếp dâm và ngoại tình xảy ra giữa hai người đàn ông mà cả hai hoặc
một trong hai đã có vợ thì cũng bị trừng phạt tương tự như trường hợp khi những
sự việc đó xảy ra giữa hai người khác giới. Việc đàn ông ăn mặc quần áo phụ nữ,
thiến và tự thiến bị coi là phạm pháp. Theo tiến sĩ Marie-Eve Blanc (một giảng
viên ở Đại học Montreal, Québec, Canada) đã từng nghiên cứu về nguy cơ sức
khỏe của nhóm hành vi nam có quan hệ tình dục với nam ở Việt Nam cho rằng sở
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
17
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dĩ đồng tính chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam là do ảnh hưởng của tư tưởng
Khổng giáo. Còn theo một nhóm nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam cho rằng Việt
Nam bị ảnh hưởng rất lớn từ các tôn giáo là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Cả
ba tôn giáo này không nói gì đến tình dục đồng giới, khác hẳn với sự lên án quyết
liệt của Thiên chúa giáo và Đạo Hồi của các quốc gia khác [37]. Vì vậy, nó phần
nào ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của đa số nhân dân. Nhất là khi có sự
củng cố từ luật pháp không có ghi nhận nào về sự cấm đoán, không trừng phạt đối
với tình dục đồng tính, hành vi đồng tính cũng không bị coi là tội phạm phải trừng
phạt.
Vua Lê Thánh Tông xử vụ án quan hệ đồng tính nữ sinh con:
2. Quan điểm của một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam về người đồng tính
và quyền của người đồng tính
2.1 Quan điểm của Đạo Phật về đồng tính:
Đại đức Thích Minh Trí, trụ trì chùa Phúc Lâm (Biên Hòa, Đồng Nai) đã nói
rằng “đối với người xuất gia cầu sự giải thoát, giới luật nhà Phật hoàn toàn cấm
các tu sỹ quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả quan hệ tình dục đồng
tính. Nếu vị xuất gia nào phạm giới dâm dục thì phải bị trục xuất khỏi tăng đoàn
nhà Phật”. Ngài cũng khẳng định rằng “không có bất kỳ một giới luật nào của nhà
Phật không cho phép người phật tử tại gia quan hệ tình dục đồng tính”, chỉ khuyên
răn họ nên giữ gìn giới tà dâm (không quan hệ chăn gối với người không phải là
vợ hay chồng của mình, không quan hệ tình dục với trẻ em vị thành niên, không
cưỡng dâm, không quan hệ với người cùng huyết thống và không loạn luân)
2.2 Quan điểm của Đạo Thiên Chúa về đồng tính:
“Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hoặc những
người nữ với nhau: họ cảm thấy sức quyến rũ về mặt tính dục một cách mạnh
hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc
lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hóa khác nhau.
Sự phát sinh về tâm lý của nó vẫn còn nhiều điểm chưa giải thích được. Dựa trên
thánh kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống
luôn luôn tuyên bố “những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn tự bản chất của
chúng”. Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho
hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết
cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong
bất cứ trường hợp nào”. (Điều 2357)
“Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh
hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến
ái của họ; đối với đa số trong họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón
nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu
hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ. Những người này được gọi thực thi ý Chúa
trong đời sống của họ, và nếu họ là những kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với
hy sinh thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của
họ”. (Điều 2358)
“Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những
nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
18
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và
ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo
Kitô giáo”. (Điều 2359)
3. Quan hệ đồng tính trong văn học:
1.2.1 Quan hệ đồng tính trong văn học dân gian:
1.2.2 Quan hệ đồng tính trong thơ Xuân Diệu:
Tại Việt Nam vấn đề đồng tính xuất hiện khá muộn so với văn học thế giới
cũng như trong khu vực. Thời kỳ trước, tác phẩm duy nhất và hiếm hoi ám chỉ
đồng tính có lẽ là bài thơ Tình trai của Xuân Diệu.
Những trong những năm gần đây vấn đề đồng tính được xã hội cởi mở đón
nhận lên đề tài đồng tính đã bắt đầu được khai thác một cách khá mạnh dạn. Nhiều
tác giả đã chọn đề tài nhạy cảm này để thử bút. Có một số người đã thành công và
gây được những tiếng vang nhất định về đề tài nhạy cảm này. Có thể kể ra ở đây
những tác phẩm như Một thế giới không có đàn bà, Les - Vòng tay không đàn ông (Bùi Anh Tấn), Song
song (Vũ Đình Giang), Nháp (Nguyễn Đình Tú), Thành phố không lạc loài (Phạm
Thành Trung)…
Việc đề tài đồng tính được các nhà văn khai thác thể hiện sự biến chuyển lớn.
Thứ nhất, đồng tính đã được coi là một hiện tượng tự nhiên, một thực thể tồn tại
trong xã hội. Một chức năng quan trọng của văn học là phản ánh cuộc sống, vậy
nên đề tài đồng tính được đề cập đến trong tác phẩm văn chương âu cũng là điều
hết sức bình thường. Thứ hai, không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của đề tài
đồng tính của văn học Việt Nam phát triển cùng với sự mở rộng giao lưu với văn
học thế giới ở thời điểm sự đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng cho giới tính thứ
ba được phổ rộng ở cấp độ toàn cầu.
Nhưng việc chỉ xoáy vào chuyện đồng tính để mong sự “lạ” sẽ gánh đỡ chất
lượng tác phẩm sẽ dẫn đến sai lầm. Xét cho cùng, tác phẩm về đồng tính cũng như
tác phẩm về những đề tài khác, để có thể trở thành tác phẩm hay, cần phải có sự nỗ
lực và tài năng của người viết. Đồng tính có thể là đề tài ăn khách nhưng sức mạnh
trường tồn vẫn là nội dung, chất lượng của tác phẩm văn học.
2. LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
2.1. Khái niệm người đồng tính
2.2. Khái niệm quyền của người đồng tính
3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
Tiểu kết Chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
19
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
2.1.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng
tính
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật về quyền của người
đồng tính ở Việt Nam
2.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.2.1. Tổng quan về người đồng tính tại thành phố Hải Phòng
2.2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân
Tiểu kết Chương 2
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM
QUYỀN CỦA NGƯƠI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA
NGƯƠI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Tiểu kết Chương 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 2
QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRONG
LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
20
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.6.1 Khái niệm giới tính:
2.1.6.2 Khái niệm giới:
3. Thực tiễn về vấn đề quyền người đồng tính ở Việt Nam hiện nay
Kỳ thị là hiện tượng mà một cá nhân (hoặc một nhóm người) có những
thuộc tính khác biệt và không được chấp nhận bởi các nhóm xã hội thường là
đa số và thống trị và bị chối bỏ vì những thuộc tính đó. Theo Parker và
Aggleton kỳ thị đã được sử dụng để chuyển sự khác biệt thành sự bất công -
bao gồm sự bất công dựa trên các khía cạnh như giới, độ tuổi, xu hướng tình
dục, giai cấp, chủng tộc hoặc sắc tộc - và như vậy cho phép một vài nhóm hạ
thấp giá trị của các nhóm khác dựa trên cơ sở của những khác biệt đó Kỳ thị
được thể hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau như chế nhạo bằng lời nói,
xa lánh, phân biệt đối xử, tấn công đánh đập và thậm chí huỷ diệt như chủ
nghĩa phát xít đối với người do thái.
Phân biệt đối xử là thể hiện sự đối xử không công bằng với một người/
nhóm người khác vì họ bị coi là “khác biệt” với cộng đồng. Phân biệt đối xử
có thể dựa trên kỳ thị hoặc không.
3.1 Hoạt động của các tổ chức, cá nhân về quyền của người đồng
tính ở Việt Nam hiện nay
Những hoạt động vì quyền của người đồng tính trong xã hội Việt Nam
những năm gần đây mới sôi nổi và công khai. Nhất là khi các phương tiện
truyền thông phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sự bùng nổ Internet là một trong
những công cụ hữu hiệu đưa con người vươn ra ngoài cũng như gắn kết, chia
sẻ mọi người về các vấn đề trong xã hội. Hiện nay, nếu các bạn gõ tìm kiếm
trên www.google.com.vn về đồng tính thì kết quả cho các bạn rất nhiều diễn
đàn của người đồng tính với số lượng thành viên lên đến hàng chục ngàn,
thậm chí có diễn đàn lên đến hơn một trăm nghìn người. Ví dụ, diễn đàn
www.taoxanh.net có số thành viên đăng ký là 59,000 đa số người trưởng
thành, đi làm và nhiều người trung niên đã lập gia đình. Diễn đàn
www.vuontinhnhan.net là diễn đàn đồng tính nam tổng hợp, kết bạn với số
thành viên đăng ký lên đến 150,000 người; Diễn đàn www.bangaivietnam.net
là diễn đàn đồng tính nữ với số thành viên đăng ký là 15,000 members; Diễn
đàn www.thegioithuba.vn
- Sự kiện Hand in hand
- Vở Diễn kịch Được là chính mình
- Các hoạt động tổ chức của cộng đồng LGBT trên các thành phố Hà
Nội, Hồ Chính Minh, Đà Nẵng ….
3.2 Hoạt động của các tổ chức, cá nhân về quyền của người đồng
tính ở Hải Phòng hiện nay:
3.3. Một số phương hướng, giải pháp bảo đảm quyền của người
đồng tính ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng:
3.1 Quyền được đổi tên và giới tính trong giấy khai sinh:
3.1.1 Phân tích Điều 37 Điều luật bổ sung năm 2015. Chuyển đổi
giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá
nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
21
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính
đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
3.1.2 Điều 28 Điều luật bổ sung năm 2015 . Quyền thay đổi tên:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn,
ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của
người đó
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con
nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ
đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ
cho con
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống
của mình
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người
nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi
giới tính
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý
của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”
3.2 Quyền được kết hôn:
Tại Việt Nam hiện nay chưa có văn bản nào phản đối hay thừa nhận
hôn nhân đồng giới của hai người có cùng giới tính. Qua đó ta thấy được vấn
đề này nhà nước ta đang vô cùng cẩn trọng để quyết định bảo vệ quyền lợi,
lợi ích riêng tư của người đồng tính tại nước ta.
Theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện nay vẫn đang còn hiệu lực,
những người đồng giới kết hôn với nhau không công bị phạt. Quy định này
nhằm đồng bộ việc “ Không thừa nhận mà không còn cấm ” tại Luật hôn nhân
gia đình năm 2014.
Phân tích điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 : Hôn nhân đồng giới:
Luật Hôn nhân và Gia đình được ban hành ngày 19/06/2014 và có hiệu
lực từ 01/01/2015 với 133 Điều, quy định về các vấn đề liên quan đến đời
sống gia đình. Trong đó có quy định điều Không cấm hôn nhân cùng giới
tính.
Hiện nay trên thế giới vấn đề hôn nhân cùng giới đã được chấp nhận và
nhận nhiều sự ủng hộ của các chính phủ và người dân. Pháp luật nhà nước
Việt Nam cũng vậy đã dần nới lỏng những định kiến về hôn nhân cùng giới.
Điều đó thể hiện tại Khoản 2 Điều 8 của Bộ Luật Hôn nhân và Gia đình. Đây
là một bước tiến lớn trong sự thay đổi tư duy tiềm thức của những người làm
công tác lập pháp về Người đồng giới.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
22
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.3 Quyền được có con tự chọn bố hoặc mẹ bằng phương pháp
nhân tạo ( IVF ) và xin nhận con nuôi hợp pháp:
3.4 Hỗ trợ pháo lý và bảo đảm quyền con người cho Người đồng
tính khi bị bạo hành.
Mặc dù nhận thức xã hội đã nới rộng vòng tay chào đón và chấp nhận
tình trạng đồng tính, cộng đồng đã có những chia sẻ cảm thông đối với hiện
tượng đồng tính trong xã hội nhưng Bản thân người đồng tính vẫn còn mặc
cảm và chưa tự tin với bản thân của mình. Họ vẫn còn e ngại, dấu mình trong
xã hội chính vì vậy họ bị nạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động bị xâm
hại tinh thần và thể xác. Họ là một trong nhóm người dễ bị tổn thương. Họ
cần được bảo vệ về Pháp lý, về y tế về chỗ tạm trú tạm thời.
Giải quyết vấn đề: Trung tâm Công tác xã hội thành phố sẽ là nơi mà
đáp ứng cho họ những nhu cầu đó, sẽ là nơi giáp mối giải quyết những vấn đề
của họ và cũng là nơi họ có thể yên tâm tin tưởng bảo vệ Quyền của những
người đồng tính.
3.5 Người đồng tính tham gia nghĩa vụ quận sự:
Theo Điều 3 của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 mọi công dân ( cả
nam và nữ ) từ 18 đến hết 25 tuổi đều được tham gia nghĩa vụ quân sự. Vì vậy
Nhóm người đồng tính đều có thể tham gia nghĩa vụ bảo vệ biên cương tổ
quốc.
Nhưng bên cạnh môi trường lao động, học tập, rèn luyện cả về tinh
thần yêu nước cũng lên xem xét ưu tiên đối với nhóm người đồng tính. Ví dụ
như: Phân công lao động vừa với sức khỏe bản thân, bố trí chỗ sinh hoạt hợp
lý tránh bị lạm dụng về tình dụng, thân thể, và tránh sự lạm dụng tình dụng
của nhóm người đồng tính với các thành viên trong đơn vị.
3.6 Chỗ giam giữ khi Người đồng tính vi phạm pháp luật:
Cùng với sự cảm thông của xã hội thì vẫn có một số người đồng tính đã
vi phạm pháp luật nghiêm trọng như : Mại dâm đồng tính, tổ chức cướp giật,
lừa đảo, buôn bán chất ma túy… Ví dụ như : Năm 2014 phạm nhân Nguyễn
Văn Hiếu ( hot gril Trâm Anh ) ngày 30/9/2014 đã bị công an quận Hai Bà
Trưng bắt về tội “ Mua bán trái phép chất ma túy ”. Mặc dù bị can đã thay đổi
diện mạo ( từ nam sang nữ ) nhưng pháp luật Việt Nam còn lúng túng trong
vấn đề tạm giam, tạm giữ phạm nhân. Lúc đấy Trung tướng Tạ Xuân Bình –
Phó tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ
Công an cho biết: Với trưởng hợp hotgirl chuyển giới Trâm Anh ( Nguyễn
Văn Hiếu ) thì việc áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ đối với phạm nhân
này hết sức thân trọng. Trước khi thực hiện biện pháp này, cơ quant hi hành
án phải nghiên cứu hồ sơ về phạm nhân, danh chỉ bản, nếu phạm nhân đã
chuyển đổi giới tính thì phải có sự xã nhận của cơ quan chức năng hoặc các
bằng chứng khác.
Luật thi hành tạm giam tạm giữ năm 2015. Có hiệu lực từ ngày
1/7/2016
Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, có hiệu từ ngày 01/7/2016,
người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng.
Như vậy, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 lần đầu tiên đã có
quy định về việc giam, giữ riêng đối với người đồng tính, người chuyển giới.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Quy định này góp phần bảo đảm cho các đối tượng này (đặc biệt là người
chuyển giới) tránh khỏi sự kỳ thị của người khác khi bị tạm giam, tạm giữ.
Tuy nhiên, quy định này có một số vướng mắc sau:
Thứ nhất, quy định tại Điều 18 Luật Tạm giữ, tạm giam năm 2015 chỉ
quy định giam, giữ riêng đối với những người đồng tính và người chuyển
giới, còn người song tính luyến ái (những người chưa chuyển giới) thì không
quy định.
Thứ hai, điều này cũng chỉ quy định về giam, giữ tại buồng riêng
nhưng lại chưa có quy định cụ thể về buồng giam giành cho những người này
như thế nào.Do vậy, khi thực hiện những quy định mới này, các cơ quan tư
pháp gặp nhiều khó khăn trong khi thi hành tạm giữ, tạm giam do không biết
buồng giam giữ những người này phải bố trí trong phòng giam, giữ những gì
và như thế nào.
Cần phải có chỗ giam đảm bảo quyền sống, quyền bảo vệ thân thể cho
phạm nhân đồng tính cũng như bố trí lao động hợp lý cho họ. Tránh cho họ bi
quan tiêu cực trong phấn đấu lao động, rèn luyện và sau khi hoàn thành án
phạt họ hòa nhập cộng đồng với hướng tích cực.
4. Truyền thông, tư vấn thay đổi hành vi nhận thức về Người đồng
tính trong cộng đồng:
4.1 Truyền thông, tư vấn, giáo dục cho học sinh, sinh viên.
4.1.1: Đưa các bài giảng về nội Bảo vệ quyền con người vào các bài
giảng, học phần trong chương trình sách giáo khoa “ Giáo dục công dân ” từ
các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở.
4.1.2: Truyền thông giáo dục cho vị thành niên/thanh, học sinh Trung
học phổ thông, sinh viên về nội dung “ Giới tính ” đề phòng tránh bị xâm hại
tình dục, thân thể khi người lớn, người khác giới lam dụng.
4.2 Truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi đối với các cấp chính
quyền địa phương.
Mở các buổi tập huấn, truyền thông cho đội ngũ cán bộ Tư pháp, phụ
nữ, thương binh xã hội, y tế cộng đồng, các ban ngành đoàn thể từ thành phố
đến xã phường về Bảo đảm quyền con người nhất là bảo đảm quyền cho
Người đồng tính. Để đội ngũ chính quyền địa phương có cái nhìn thiện cảm,
chia sẻ với hoàn cảnh người đồng tính sinh sống trên địa bàn. Giúp họ có
cuộc sống tốt hơn ý nghĩa và yêu đời yêu bản thân mình hơn.
Hướng dẫn, tạo điều kiện cho họ về mặt giấy tờ pháp nhân của họ (
thay đổi họ tên, giới tính sau khi đã thực hiện chuyển giới mà pháp luật nhà
nước yêu cầu ).
4.3 Truyền thông, tư vấn thay đổi nhận thức, hành vi đối với cộng
đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.https://viet8.net/wp-content/uploads/2019/08/nhung-quoc-gia-chap-
nhan-hon-nhan-dong-tinh-tren-the-gioi.jpg
2.https://cuasotinhyeu.vn/chang-nang/dong-tinh/bi-kich-tinh-yeu-dau-
thuong-nhat-lich-su-co-nhung-moi-tinh-dong-tinh-chi-goi
3.https://khoavanhue.husc.edu.vn/van-hoc-dong-tinh-o-viet-nam-tu-
nhung-hinh-thuc-nguy-trang-den-cac-tu-thuat-thu-nhan/
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
24
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4.https://xemtailieu.net/tai-lieu/dieu-chinh-phap-luat-doi-voi-ket-hop-
dan-su-giua-nhung-nguoi-dong-gioi-o-viet-nam-2561611.html
5.https://123docz.net/document/5378141-ly-luan-chung-ve-nguoi-
dong-tinh-va-quyen-cua-nguoi-dong-tinh.htm
6.http://forum.hiv.vn/posts/m163909-%C4%90ong-tinh-luyen-ai--bi-
kich-nhieu-the-ky#post163909
7.http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207845
8.https://kenh14.vn/lgbt-viet-sau-10-nam-dau-tranh-va-di-tim-ban-nga-
mot-thap-ky-tu-hao-chung-ta-co-quyen-noi-nhu-vay-
20191230162551848.chn
9.http://www.cpcs.vn/ha-lan-la-quoc-gia-dau-tien-cong-nhan-hon-
nhan-dong-gioi-d9242.html
10.http://www.tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n24516/Mot-
khai-quat-ve-lich-su-va-xu-huong-tiep-can-de-tai-dong-tinh-trong-dien-
anh.html
11.https://phunumoi.net.vn/hoang-tu-dong-tinh-an-do-va-hanh-trinh-
xay-dung-mai-nha-cho-cong-dong-lgbtq-tai-gujarat-d201243.html
12.https://laodong.vn/y-te/bao-dong-nhiem-hiv-tang-cao-o-nhom-dong-
tinh-nam-765722.ldo
13.https://vuonhoaphatgiao.com/van-hoa/doi-song-gia-dinh/quan-diem-
c
phat-giao-ve-tinh-duc-hon-nhan-va-dong-tinh/ quan điểm phật giáo với
đồng tín
14.https://www.phattuvietnam.net/quan-diem-cua-phat-giao-ve-tinh-
duc-hon-nhan-va-dong-tinh/amp/
15.https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/dong-tinh-hon-nhan-dong-
tinh-quan-diem-cua-giao-hoi-cong-giao-41869
http://www.tailieu.tv/tai-lieu/de-tai-dong-tinh-trong-mot-so-tac-pham-
van-hoc-viet-nam-29952/hoạt động cộng đồng đồng tính
https://zingnews.vn/9-hoat-dong-ve-nguoi-dong-tinh-gay-xon-xao-
nam-2012-post293806.htmlhttps://zingnews.vn/9-hoat-dong-ve-nguoi-dong-
tinh-gay-xon-xao-nam-2012-post293806.html
https://luatminhkhue.vn/thuc-hien-viec-chuyen-doi-gioi-tinh-va-thay-
doi-ho--ten.aspx
https://luatvietnam.vn/dan-su/quy-dinh-ve-hon-nhan-dong-gioi-568-
28402-article.html
https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/bao-gio-viet-nam-cho-phep-ket-
hon-dong-gioi-230-17434-article.html
https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/bao-dam-quyen-cua-
nguoi-dong-tinh-song-tinh-va-chuyen-gioi-trong-hoat-dong-giam-giu-theo-
quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-71520.htm
Trương Hồng Quang, “Đồng tính” Nguồn:
http://hongtquang.wordpress.com
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
25
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trương Hồng Quang, “Nhận thức về người đồng tính và quyền của
người đồng tính”. Tạp chí Aau – Tạp chí phát thanh của cộng đồng LGBT
Việt Nam ngày 4/12/2011.
Cộng tác nghiên cứu iSEE và Khoa Xã hội học, Học viện báo chí và
tuyên truyền (2010), Nghiên cứu khoa học:Thông điệp về đồng tính trên báo
in và báo mạng.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ts. Nguyễn Thị Thu Hà
HỌC VIÊN
Nguyễn Cao Kỳ

More Related Content

Similar to Bảo đảm Quyền của người đồng tính tại thành phố Hải Phòng.docx

Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Bảo đảm Quyền của người đồng tính tại thành phố Hải Phòng.docx (20)

Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
 
Luận văn: Pháp luật và thực tiễn về Quyền tình dục, HOT
Luận văn: Pháp luật và thực tiễn về Quyền tình dục, HOTLuận văn: Pháp luật và thực tiễn về Quyền tình dục, HOT
Luận văn: Pháp luật và thực tiễn về Quyền tình dục, HOT
 
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docxKhóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
 
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt NamQuan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
 
Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.doc
Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.docThực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.doc
Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.docLuận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
 
Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...
Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...
Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.doc
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.docPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.doc
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Về Bình Đẳng Giới, Quyền Cuả Phụ Nữ.doc
Báo Cáo Thực Tập Về Bình Đẳng Giới, Quyền Cuả Phụ Nữ.docBáo Cáo Thực Tập Về Bình Đẳng Giới, Quyền Cuả Phụ Nữ.doc
Báo Cáo Thực Tập Về Bình Đẳng Giới, Quyền Cuả Phụ Nữ.doc
 
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOTLuận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
 
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh PhúcLuận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
 
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAYPhòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
 
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh PhúcVi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Bảo đảm Quyền của người đồng tính tại thành phố Hải Phòng.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CHUYÊN NGÀNH: PHÁP LUẬT QUYỀN CON NGƯỜI MÃ SÔ: 8380109 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Thu Hà Học viên: Nguyễn Cao Kỳ Lớp: Cao học khóa 26 đợt 2 Hà Nội, tháng
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Các trích dẫn được chú thích đầy đủ và có thể truy xuất nguồn của tài liệu tham khảo. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Cao Kỳ
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 1. LỊCH SỬ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số nước phương Tây: 1.2. Một số nước phương Đông 1.3. Việt Nam 2. LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 2.1. Khái niệm người đồng tính 2.2. Khái niệm quyền của người đồng tính 3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH Tiểu kết Chương 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 2.1.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật về quyền của người đồng tính ở Việt Nam 2.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.2.1. Tổng quan về người đồng tính tại thành phố Hải Phòng 2.2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân Tiểu kết Chương 2 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯƠI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯƠI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Tiểu kết Chương 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là một trong những giá trị thiêng liêng mà các quốc gia đều đề cao và bảo vệ. Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia để bảo đảm các quyền con người được thực hiện một cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Sự phát triển của quyền con người gắn liền với sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Trong lý luận về quyền con người hiện đại, quyền của người đồng cũng như quyền của nhóm khác như người nhiễm HIV/AIDS, lao động di cư… ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong đó, nhóm người đồng tính liên quan rất nhiều đến các vấn đề về giới, giới tính, thể hiện giới, xu hướng tính dục và bản dạng giới. Quyền của các đối tượng này trở thành vấn đề gây tranh luận ở nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật. Hiện tượng đồng tính (đồng tính luyến ái) cũng là một trong những vấn đề mà loài người hiện nay còn đang trên đường tìm hiểu về bản chất cũng như nguyên nhân và giải pháp cho nó. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng đây có thể được coi là một loại bệnh tâm thần xét về mặt y học. Họ xếp đồng tính luyến ái vào nhóm bệnh về lệch lạc đối tượng. Và họ cho rằng nguyên nhân dẫn đến nó không đơn thuần chỉ nằm ở khía cạnh bệnh lý mà còn ở cả khía cạnh tâm lý. Họ đưa ra lí lẽ rằng, có thể đó là do cách giáo dục của gia đình không phù hợp dẫn đến sự phát triển lệch lạc từ khi còn nhỏ hoặc bị người đồng giới lợi dụng. Và theo quan điểm của nhiều người, đồng tính luyến ái là một hiện tượng lệch chuẩn, đây là một lối sống không có lợi cho xã hội cả về mặt đạo đức cũng như phát triển. Bởi những gia đình của người đồng tính (nếu có) sẽ không thể thực hiện được một chức năng quan trọng - duy trì nòi giống để đảm bảo sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, một số ý kiến cho rằng hiện tượng đồng tính được quan niệm như một lối sống, một ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường khác với những giá trị truyền thống, nền tảng văn hoá của dân tộc. Đã có rất nhiều bài báo viết về hiện tượng đồng tính luyến ái, chỉ ra những trường hợp coi đồng tính luyến ái như cái để đua theo, hoặc do đối tượng bị cuốn hút bởi những miếng mồi vật chất của kẻ xấu. Đồng thời đồng tính luyến ái còn phát triển trở thành một tệ nạn xã hội - đặc biệt là đồng tính luyến ái nam. Chính vì thế, dư luận xã hội thường không đồng tình và coi đây không chỉ là một loại bệnh lý thông thường mà còn phát triển thành
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 một lối sống lệch lạc, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thêm nữa, họ còn hiểu nhầm rằng người đồng tính luyến ái còn là nhóm nguy cơ cao về bệnh HIV do họ thường xuyên thay đổi bạn tình, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy xu hướng ủng hộ quyền của các đối tượng này trên thế giới cũng ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây trên thế giới xuất hiện những phong trào đòi quyền bình đẳng, đòi quyền được kết hôn cho những người đồng tính luyến ái. Còn ở Việt Nam, từ sau thời điểm mở cửa giao lưu kinh tế, nhận thức của cộng đồng đã có những sự thay đáng kể về khái niệm người đồng tính.Cụ thể bằng việc, bộ luật Hôn nhân và gia đình 2014 gần đây được thông qua và đưa có hiệu lực trong đó khoản 5 điều 10 của Luật 2000 quy định cấm kết hôn “giữa những người cùng giới tính” đã bị loại bỏ. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 đã nhấn mạnh “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1 Điều 14) và “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.” (Điều 16). Những quy định mới này của Hiến pháp năm 2013 đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền về quyền con người nói chung và quyền của người đồng tính nói riêng. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình tổ chức thi hành hoặc xây dựng, hoàn thiện một số văn bản pháp luật liên quan đến quyền của các đối tượng này như: Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật chuyển đổi giới tính, Bộ luật lao động… Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu về quyền của người đồng tính là rất cần thiết sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người, nâng cao giá trị xã hội của pháp luật tại Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn thực hiện Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Bảo đảm Quyền của người đồng tính tại thành phố Hải Phòng” .
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2. Tình hình nghiên cứu Bảo vệ quyền của cộng đồng người đồng tính hiện nay tại Việt Nam nói chung cũng như trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng không phải là vấn đề mới nhưng vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề Quyền của người đồng tính nhưng đại đa số cộng đồng dân cư vẫn kì thị và không thừa nhận, công nhân thế giới thứ ba “ đồng tính ” trong xã hội hiện đại hiện này. Họ xa lánh và coi là người không bình thường, gần như là một mô típ người khuyết tất. Chỉ có một số bộ phân dân hiểu biết, trí thức mới chấp nhận và ủng hộ quyền của người đồng tính cũng như việc ủng hộ tình yêu, hôn nhân của người đồng tính. Chính vì vậy các nhà lập pháp Việt Nam, chủ trì là Bộ Tư Pháp hiện đang tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến dư luận về vấn đề có những quy định pháp luật đảm bảo quyền của nhóm người thiểu số này. góc độ nghiên cứu khoa học, thì mới chỉ dừng lại đa số là các bài viết và tác phẩm của các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề quyền của người đồng tính tại Việt Nam hoặc nếu có thì Luận văn nghiên cứu về nhận thức của nhòm người về người đồng tính. Có thể kể ra bao gồm: Nguyễn Thị Minh Tâm “ Quyền của người đồng tính lý luận và thực tiễn” Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Chuyên ngành Pháp luật về quyền con người năm 2013. Đại học luật Hà Nội. Bùi Bích Hà "Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái", Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xã Hội học năm 2002, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Trương Hồng Quang, “Đồng tính” Nguồn: http://hongtquang.wordpress.com Trương Hồng Quang, “Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính”. Tạp chí Aau – Tạp chí phát thanh của cộng đồng LGBT Việt Nam ngày 4/12/2011. Cộng tác nghiên cứu iSEE và Khoa Xã hội học, Học viện báo chí và tuyên truyền (2010), Nghiên cứu khoa học:Thông điệp về đồng tính trên báo in và báo mạng.
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài: giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử và lý luận về quyền của người đồng tính; thực trạng pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính; thực trạng bảo đảm quyền của người đồng tính trên địa bàn thành phố Hải Phòng; đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền của người đồng tinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, Luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ vấn đề lý luận chung về lịch sử, lý luận về quyền của người đồng tính. - Pháp luật quốc tế và Việt Nam về quyền của người đồng tính. - Thực trạng việc bảo đảm quyền của người đồng tính trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả việc bảo đảm quyền cho người đồng tính tại Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quyền của người đồng tính và thực tiễn bảo đảm quyền của người đồng tính trên địa bàn thành phố Hải Phòng 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quyền của người đồng tính trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền của người đồng tính trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước, pháp luật, pháp luật về quyền con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp một cách có hệ thống mang tính lý luận về người đồng tính; giúp người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về người đồng tính, đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền con người của nhóm người này. Về mặt thực tiễn: Luận văn cũng nêu lên những thực trạng, tồn tại và thách thức trong việc thực hiện và bảo đảm quyền của người đồng tính ở Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng; từ đó nêu ra một số kiến nghị giải pháp cơ bản về thực hiên bảo vệ quyền của người đồng tính. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn này kết cấu gồm phần mở đầu, ba chương, và phần kết luận: + Chương 1: Một số vấn đề lịch sử và lý luận về quyền của Người đồng tính. + Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền người đồng tính trên địa bàn thành phố Hải Phòng. + Chương 3: Quan điểm giải pháp nâng cao Quyền của người đồng tính tại thành phố Hải Phòng.
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 1. LỊCH SỬ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số nước phương Tây: Cách đây hơn 6000 năm các nhà khảo cổ học phương Tây đã tìm thấy dấu tích của đồng tính đó là bộ hài cốt tại ngôi làng Prague, Cộng Hòa Czech.. và các tác phẩm văn học nghệ thuật, mỹ thuật, truyền thuyết thì đồng tính tìm thấy ở thời kỳ La Mã, Hy Lạp thời kỳ thượng cổ. Plato - một nhà triết học thời cổ đại đã viết rằng, chuyện đồng tính trong quân đội được khuyến khích vì “tình yêu sẽ biến đổi một kẻ nhát gan nhất trở thành một người hùng đầy năng lực", chính tình yêu đã cho họ tinh thần chiến đấu. Đội quân gồm 150 cặp đồng tính nam trong lịch sử Hy Lạp chính là minh chứng cho điều đó. Năm 371 TCN trận đánh trên cánh đồng Leuctra giữa hai thành bang Sparta và Thebes của Hy Lạp cổ nổi tiếng trong lịch sử với việc lực lượng hùng mạnh của Sparta bị đội quân đồng tính người Thebes đánh bại thê thảm. Bên cạnh đó xã hội Hy Lạp cổ đại còn rất cởi mở trong vấn đề đồng tính nữ không bị kỳ thị hay phân biệt trong xã hội La mã cổ đại. Pháp luật trong thời kỳ này, có nhiều tài liệu bằng văn bản ghi lại các quy định pháp luật điều chỉnh các dạng khác nhau của hành vi đồng tính. Các quy định pháp luật ngăn chặn mại dâm nam cũng được áp dụng cho đồng tính nam. Hay các quy định về cưỡng dâm đều áp dụng cho tất cả các hành vi tình dục dù đó là dị tính hay đồng tính trong tự nhiên. Xã hội La Mã cổ đại cũng rất cởi mở đối với vấn đề đồng tính nam, thậm chí yêu đương đồng tính nam và đồng tính nữ là chuyện bình thường và rất phổ biến, nhất là trong giới thượng lưu. Người La Mã không cấm quý tộc quan hệ đồng tính với nam nô lệ. Chính vì vậy quý tộc La Mã còn mua nam nô lệ để phục vụ nhu cầu tính dục mặc dù họ đang có vợ con. Nhiều quý tộc và hoàng đế không thoát khỏi xu hướng này. Danh tướng Julius Caesar (tướng Julius Caesar (năm 100-44 TCN) giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nền cộng hòa La Mã
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thành đế quốc La Mã) và Hoàng đế Elagabalus (trị vì năm 218-222) là hai ví dụ điển hình. Thời kỳ Trung cổ đánh dấu là sự sụp đổ của Đế quốc La Mã ở thế kỷ thứ V kéo dài đến thời Phục hung thế kỷ XIII. Toàn bộ châu âu bị bao trùm bởi sự kìm hãm phát triển nhiều mặt, bị thống trị bởi tôn giáo và nhà thờ. Mọi vấn đề thời gian này chịu sự kiểm soát của tôn giáo, tôn giáo kiểm soát kinh tế chính trị, và các vấn đề con người. Chính vì vậy người có quan hệ đồng tính cũng không ngoại trừ và còn là thời kỳ khắc nghiệt nhất trong lịch sử Châu Âu. Thời kỳ này Đạo Thiên chúa giáo cho rằng Đồng tính luyến ái là “ hành vi chống lại tự nhiên ” bị cấm một cách triệt để. Từ thế kỷ XII nhờ thờ đã áp dụng những hình phạt khắc nghiệt cho những người mắc lỗi đồng tính luyến ái. Hình phạt có thể thiêu sống, tra tấn tới chết, nhốt vào lồng, treo cao và bỏ đói đến chết. Giai đoạn Phục hưng Châu âu thế kỷ XIV đến XVI. Giai đoạn này diễn ra hai phòng trào, một là phong trào “ cải cách tôn giáo ” và phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra trên nhiều lĩnh vực, văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học. Phòng trào này diễn ra đầu tiên tại Ý. Quốc gia Illinois (tiểu bang Hoa Kỳ) hợp pháp hóa hành vi đồng tính vào năm 1961. Người Mỹ đồng tính vào những năm 1950 và 1960 phải đối diện với một hệ thống luật pháp kỳ thị rất khắc nghiệt. Bởi vậy, năm cuối thập niên 1960 rất căng thẳng khi có nhiều phong trào xã hội tích cực bao gồm Phong trào Nhân quyền cho người Mỹ gốc Phi (African American Civil Rights Movement), Phản văn hóa những năm 1960 (Counterculture of the 1960s) và Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam. Những ảnh hưởng này cùng với một môi trường tự do của Làng Greenwich đã xúc tác cho bạo loạn Stonewall. 1.2. Một số nước phương Đông 1.2.1 Lịch sử về đồng tính ở phương Đông 1.2.1.1 Lịch sử đồng tính ở Trung Quốc: Katchadouria trong cuốn Cơ sở của hành vi tính dục con người: "Trong số những người đồng tính luyến ái, có người nghèo cũng có người giàu, có người được giáo dục đến nơi đến chốn cũng có những người vô tri vô thức, có
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 người có quyền lực cũng có người chẳng có chút quyền lực nào, có người thông minh và cũng có người ngu ngốc. Đồng tính luyến ái tồn tại ở mọi dân tộc, mọi giai tầng, mọi chủng tộc và mọi tín ngưỡng tôn giáo….". Và tất nhiên, không thể thiếu là câu trích dẫn quen thuộc trong thiên "Hội ẩm" của Platon: "Nhân loại thời viễn cổ vốn có ba loại tính biệt là "song trùng nam tính" (Doppelmann), "song trùng nữ tính" (Dopplweib), và "nam nữ kiêm tính" (Mannweib)". Đồng nhất với quan điểm đó, Thi Diệp - một trong những tác giả nổi tiếng Trung Quốc - người được coi là “khai sơn phá thạch” trong lĩnh vực nghiên cứu về văn học đồng tính. “Luan Feng” là từ ngữ được sử dụng để mô tả về quan hệ đồng tính trong tài liệu này. Trong đó có ghi lại rằng: Tướng Y Doãn của nhà Thương (thế kỷ 16- 11 trước công nguyên) đã đề ra một số hình phạt đối với “10 tội nặng” của các quan trong triều, trong đó có tội quan hệ tình dục đồng giới. Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông Pan Guangdan đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có ghi chép về câu phương ngôn mà trở nên rất phổ biến vào thời nhà Chu (từ thế kỷ 11 đến 256 tr.CN) tiếp theo nhà Thương, “những anh chàng đẹp trai có thể khiến các hoàng đế mất cả trí khôn”. Những ghi chép của lịch sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất từ đời nhà Thương và quan hệ đồng tính cũng xuất hiện ở thời này và còn cho thấy nó rất phổ biến. Con đường lịch sử của tình dục đồng tính nam trải dài từ vương triều này sang vương triều khác, từ thời điểm cổ đại, và không bao giờ bị mất đi. Những câu chuyện đồng tính ở thời nào cũng có sách sử ghi chép lại. Vào thời Xuân Thu Chiến quốc (từ 722 đến 481 TCN) nổi tiếng với “mối tình chia đào” của Vua Vệ Linh Công với Di Tử Hà, chuyện “mê Long Dương” của Ngụy vương. Đến thời thịnh vượng như triều Hán, những cuộc tình đồng tính của các đế vương càng trở nên phổ biến và bình thường. Theo ghi chép của Sử ký và Hán thư, những bộ sử sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, trong số 25 Hoàng đế triều Tây Hán (206 tr.CN – 24 sau CN) thì có tới 10 vị có hiện tượng “thích đàn ông”. Điều này có nghĩa rằng có tới gần một nửa con cháu của Lưu Bang có khuynh hướng yêu người cùng giới. Nên nhiều người đã gọi triều đại nhà Hán là triều đại của những Hoàng đế đồng tính. Trong số đó, nổi tiếng nhất với chuyện đồng tính của vua Hán Văn Đế Lưu Hằng và Hán Ai Đế Lưu Hân. Gắn với
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chuyêṇ tinh̀ đồng giới của Hán Ai Đế Lưu Hân đó là“mối tình cắt tay áo” – lối nói giảm để chỉ quan hệ yêu đương đồng tính của những người vốn vẫn e ngại dư luận. Từ đời Hán về sau, số lượng các vị Hoàng đế đồng tính có giảm nhưng không phải là hoàn toàn biến mất. Thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, quan hệ đồng tính còn trở nên phố biến hơn trong tầng lớp quan lại, và thực tế này cũng được đề cập đến trong nhiều tài liệu chính thức và nó còn trở thành trào lưu của các thi nhân thời này. Nguyên nhân của trào lưu này, tác giả Thi Diệp đã nói rằng do sự thịnh hành của tư tưởng “huyền học”. Sỹ phu thời này sùng thượng tinh thần tự do, tự nhiên và phác thực nên họ theo đuổi đời sống phóng thích, hành động theo ý mình và không ngần ngại bộc lộ tính cách cá nhân, thoát khỏi sự ràng buộc của tập tục. Đến thời nhà Tùy (581 - 618), quan hệ đồng tính dần biến mất khỏi các ghi chép chính thức. Thực tế này kéo dài đến đời Đường (618-907) tới nhà Nguyên (1271-1263). Đến thời nhà Thanh, vị vua được coi là “thập toàn”, vị “đại đế” của triều Thanh cũng có một mối tình tai tiếng với người đồng giới. Càn Long là vị Hoàng đế nổi tiếng bậc nhất của triều đình Mãn Thanh, vương triều cuối cùng ở Trung Quốc. Nhắc tới vị Hoàng đế này, người ta thường gắn liền với mỹ từ “Đại đế”, chỉ những Hoàng đế có công trạng lớn. Tuy nhiên, ít người biết rằng, vị đại đế oai hùng của mình lại cũng là một người “thích đàn ông”. Và điều người ta ít ngờ tới nhất chính là, người tình đồng tính của Càn Long đại đế chính là đại gian thần nổi tiếng không kém gì ông vua: Hoạn quan Hòa Thân. Ở giai đoạn nhà Thanh đặc biệt, lần đầu tiên xuất hiện tiểu thuyết đồng tính, đó là tác phẩm “Phẩm hoa bảo giám” của Trần Sâm. Trong những năm cách mạng văn hóa (1966-1976), những người đồng tính ái đã phải đối mặt với tình trạng ngược đãi tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhà nước đã xem đồng tính ái là một sự ô nhục xã hội, hay là một hình thức của bệnh tâm thần. Mặc dù bị đối xử tệ hại như vậy, nhưng cũng không có quy định của pháp luật chống lại tình dục đồng giới. Hiện tượng đồng tính tồn tại suốt chiều dài lịch sử, mặc dù không được ca ngợi, tán tụng, không tẩy chay và ở nhiều giai đoạn còn trở thành trào lưu sáng tác văn học của nhiều thi sĩ và trong lịch sử Trung Quốc đi đầu trong việc chấp nhận
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quan hệ đồng tính. Những bước chuyển của lịch sử, kéo theo là thay đổi xã hội và nhận thức của con người đã đẩy người đồng tính vào góc tối, phải sống giấu mình. Cho đến ngày nay, thì vấn đề đồng tính lại đang dần dần hé mở ra con đường mới tự do hơn và được Nhà nước, xã hội chấp nhận, tôn trọng và bảo đảm các quyền cho nhóm người đồng tính. 1.2. Lịch sử đồng tính ở Nhật Bản Là một trong những nước có ghi chép lịch sử về tình dục đồng giới sớm nhất Châu Á, có những giai đoạn, mối quan hệ vô cùng nhạy cảm này rất được ủng hộ tại Nhật Bản. Bởi vậy, đến ngay cả quan hệ đồng tính nam nam của tầng lớp cao quý trong xã hội như các võ sỹ đạo Samurai cũng một thời được coi là dạng tình yêu thuần khiết và cao quý nhất. Phật giáo và Nho giáo lần đầu du nhập vào Nhật Bản năm 513 và 522. Hơn nữa, hầu hết đến từ Hàn Quốc cùng với nghệ thuật viết. Tuy nhiên, không có một tài liệu viết nào tồn tại cho đến thế kỷ VII. Điều có ý nghĩa đặc biệt là mặc dù triều đình Yamato đã thông qua những tài liệu viết bằng tiếng Trung Quốc, lịch Trung Quốc và một bộ máy nhà nước kiểu Trung Quốc, và thực tế một Hiến Pháp đã được ban hành bởi Hoàng tử Shotoku vào năm 604 đã ghi nhận Phật giáo là quốc giáo của quốc gia này. Do đó, Nhật Bản trở thành quốc gia với ba tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo và Shinto giáo do tổ tiên truyền lại. Trong các tu viện Phật giáo ở cuối thời kỳ cổ đại Nhật Bản, giai đoạn Heian, 794 – 1192 là một hình thức thể chế hóa các quan hệ đồng tính. Và được biết dưới tên gọi “nanshoku”. * Nanshoku và các thầy tu Phật giáo Theo quan điểm đạo đức về quan hệ đồng tính ở Nhật Bản cổ xưa, cả đạo Shinto và Phật giáo đều không cho rằng quan hệ đồng tính là tội lỗi. Shinto là một tín ngưỡng đã dạy rằng sự hài hòa và thiêng liêng của cuộc sống con người, tự nhiên và tôn trọng con người và đời sống riêng tư của mỗi người. Mặc dù đạo Shinto không có một hệ thống thần học và lý luận về tình dục, nhưng khi bàn luận về tình dục thì bao giờ cũng coi đó là một điều tốt, một “con đường” xuất phát từ tổ tiên. Tới tận bây giờ người ta vẫn có thể chứng kiến những ngày hội làng có những dương vật tạc bằng gỗ khổng lồ được đem ra khỏi điện thờ và rước quanh ruộng đồng để cầu xin sự mầu mỡ. Từ nam sắc chỉ quan hệ nam – nam được dùng phổ biến ở Nhật Bản cổ xưa. Hành vi tình dục đồng giới được đạo Shinto chấp nhận bởi vì nó không phá vỡ tính cộng đồng, cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người mà đạo Shinto luôn đặt con người trong mối quan tâm hàng đầu. Còn đối với Phật giáo đại thừa cũng không phân loại hành vi tốt, xấu dựa vào bản thân chúng mà xét trên mục đích và hậu quả của hành vi đó. Quan điểm của Phật giáo Nhật Bản xem mục đích đó “khôn ngoan” hay “không khôn ngoan” là dựa vào khả năng làm giảm bớt đi hay tăng lên dục vọng. Phật giáo về cơ bản không quan tâm đến sự sinh sôi, nảy nở. Điều nổi bật khác nữa là Phật giáo Nhật Bản còn coi tình dục là biểu tượng tôn giáo, thậm chí coi chính nó là hành vi tôn giáo và tách tình dục khỏi nhiệm vụ sinh sản[44]. Việc tách tình dục khỏi nhiệm vụ duy trì nòi giống này khiến tình dục trở thành hình tượng tôn giáo.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 * Tình yêu giữa các samurai – tình yêu cao quý và thuần khiết Vào những ngày đầu của trận uji hay cuộc chiến tranh giữa các Thị tộc được hiểu như cuộc chiến tranh giữa các Thị tộc ở Scotland. Trong suốt thời kỳ Nara (710 – 794), hệ thống quân đội của địa phương của các kỵ sĩ đã được thành lập. Mặc dù ban đầu những chiến binh này là các đầy tớ hay samurai của Nhà vua, sau đó dần dần trở thành quân đội thuộc sở hữu riêng của các gia đình quý tộc lớn. Lúc đầu, các samurai không phải xuất thân từ quý tộc hay các chiến binh chuyên nghiệp có học thức mà là những người được đào tạo theo tập hợp các quy tắc mà sau này gọi là Bushido. Và các Samurai không nổi bật cho đến triều đại Tokugawa ở thế kỷ XVII, khi đó các Samurai thuộc tầng lớp cao quý [44]. Đã có rất nhiều ghi chép trong lịch sử Nhật Bản về các chuyện tình của các võ sĩ đạo Samurai. Thậm chí những ghi chép còn cho thấy các quan hệ đồng giới giữa các Samurai rất phát triển và được ca ngợi. Ở giai đoạn này khá nhiều từ được dùng để diễn tả về đồng tính và một vài trong số đó bao hàm cả sự chấp nhận của xã hội và biểu trưng của cái đẹp. Trong thời Edo, "shudo" (đường lối của tuổi trẻ) được dùng để miêu tả những quy định giữa mối quan hệ đồng tính nam. Các từ thông dụng khác bao gồm "doseiai" (tình yêu đồng giới) và "senyai" (tình yêu của anh em trai), "geisha", mang hàm ý nghệ thuật, vẻ đẹp. Những từ ngữ thông dụng khác bao gồm "danshopede", "buruboro" (chàng trai xanh), "nyu hafu" (nửa mới - new half), "Mr redi" (cậu nữ), và những từ này không mang nghĩa tiêu cực hay có tính lăng mạ dành cho người đồng tính tại Nhật. Bên cạnh đó, kể từ thời Edo đến nay các sản phẩm văn hóa đại chúng cũng diễn tả sự chấp nhận của xã hội Nhật dành cho người đồng tính. Từ thế kỷ 16, Kabuki, thể loại kịch truyền thống của Nhật chỉ sử dụng nam diễn viên. Những thanh niên này có thể thay thế vai trò của phụ nữ vì họ có ít nam tính hơn và có giọng cao hơn so với đa phần đàn ông trưởng thành. Sau thời kỳ Edo, sự chấp nhận của xã hội dành cho quan hệ đồng tính đã trở nên dè dặt hơn vì sự thâm nhập của văn hóa Tây phương trong giai đoạn Minh trị duy tân. Sau khi triều đại Edo sụp đổ năm 1868, giai đoạn Minh Trị duy tân bắt đầu và tiến hành xây dựng đất nước theo mô hình xã hội phương Tây. Chính vì vậy, những quan điểm của phương Tây ở giai đoạn này đã ít nhiều ảnh hưởng đến thái độ của người Nhật đối với quan hệ tình dục đồng giới và làm cho sự chấp nhận dành cho người đồng tính không còn mạnh mẽ như trước kia. Tại thời điểm này, hệ thống luật Nhật Bản vẫn chưa công nhận quan hệ đồng giới. Lịch sử về quan hệ đồng giới ở Nhật Bản chúng ta luôn thấy sự cởi mở, thái độ chấp nhận người đồng tính và thậm chí coi đó là dạng tình yêu thuần khiết, cao quý. Những quan điểm truyền thống đó cho đến Nhật Bản hiện đại này vẫn tồn tại thể hiện chính là phần lớn người dân vẫn chấp nhận quan hệ đồng giới hay người đồng tính và tình trạng phân biệt đối xử người đồng tính ở Nhật gần như không có. * Nanshoku và các thầy tu Phật giáo 1.3. Quan điểm của Phật giáo về đồng tính: Đạo Phật là đạo Từ Bi, Trí Tuệ và Hỷ Xã. Đức Phật Như Lai đã phá bỏ những đối xử phân biệt đặt căn bản trên giai cấp, nam nữ. Trong giáo đoàn của ngài có mặt đầy đủ mọi thành phần xã hội từ giai cấp vương tôn quý tộc đến hạng hạ tiện nô lệ. Ngài tuyên bố: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn”. Với tinh thần Từ Bi đó ngài đã giải phóng cho phụ nữ vốn bị khinh
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 miệt trong xã hội Ấn Độ, Ngài đã thành lập giáo đoàn nữ khất sĩ đầu tiên trên thế giới, Cho đến ngày nay giáo đoàn nữ tu Phật Giáo này vẫn là giáo đoàn duy nhất bình đẳng với giáo đoàn nam tu sĩ trên mọi phương diện. Còn đối với đồng tính thái độ của đức Phật như thế nào? Đạo Phật chủ trương mọi hiện hữu do nhân duyên. Con người cũng thế, khi đầy đủ yếu tố để thọ sinh thân nam thì sinh làm người nam, đầy đủ yếu tố nữ thì sinh thân nữ, hay giới tính thứ ba. Các thân này là kết quả của Nghiệp. Do đó dị tính hay đống tính là khuynh hướng tính dục tự nhiên của từng giới tính và khuynh hướng này không phải là hệ quả của tập quán xã hội, vấn đề tâm sinh lý hay đạo đức. “Chính Đức Phật không bao giờ phê phán về mặt đạo đức đối với những hành động tình dục đồng tính. Những nguồn tư liệu sớm nhất cho thấy rằng đồng tính luyến ái không được bàn luận như là vấn đề đạo đức.” (7) Tại Ấn Độ cũng như tại Trung Quốc vấn đề đồng tính không được quan niệm là một tội ác như tại các nước Thiên Chúa Giáo, Tin Lành và Hồi Giáo. Trong quan hệ tình dục của người tại gia, đức Phật chỉ ngăn cấm chuyện tà dâm để bảo vệ hạnh phúc gia đình và không gây đau khổ cho người khác. Tà Dâm là giới thứ ba trong năm giới. Phật Giáo quan niệm tà dâm là sự quan hệ không chung thủy, ngoài hôn nhân, bạo lực tình dục hay quan hệ với súc vật. Đức Phật nói “hành động nào mang đến hạnh phúc cho người khác là hành động thiện và hành động nào mang đến đau khổ cho kẻ khác là hành động bất thiện” (Dhammapada). “Nguyên tắc Ahimsa (bất hại) yêu cầu rằng không nên cố ý làm tổn thương tâm hồn và thể xác của người khác, chẳng hạn, nghiêm cấm hiếp dâm, giao cấu với trẻ em, quấy rối tình dục, loạn luân. Hơn nữa, tất cả mọi mối quan hệ, trong đó có quan hệ tính dục, phải được thể hiện bằng đức tính thương yêu và lòng từ bi vô hạn. “Nguyên tắc vàng” dạy rằng: Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (10) Với những nguyên tắc hạnh phúc như thế đức Phật không phân biệt đồng tính hay dị tính. Còn đức Đạt Lai Lạt Ma thì có thái độ thủ cựu của Phật Giáo Tây Tạng vẫn cho rằng quan hệ đồng tính là tà dâm! Tuy rằng ngài tìm cách cảm thông với cộng đồng đồng tính, không kết án đồng tính như các tôn giáo độc thần, nhưng vẫn không xem đồng tính là bình thường (15). 1.3. Việt Nam 1.3.1 Lịch sử đồng tính ở Việt Nam Mặc dù hiếm có ghi nhận, đồng tính trong các thời kỳ lịch sử được nhắc đến trong một số tài liệu. Trong thế kỷ XVI và XVII có một vài vua chúa có thê thiếp là người đàn ông. Ngoài ra, sách sử có ghi chép rằng vua Khải Định tuy có tất cả 12 bà vợ nhưng bất lực hoặc không thích đàn bà, chỉ thích đàn ông. Luật pháp trong suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam các vua chúa cũng không có đưa ra luật về quan hệ đồng tính. Bộ luật Hồng Đức (nhà Lê 1428 - 1787), Luật Gia Long (nhà Nguyễn 1802 - 1945) tuy có đề cập đến tội hiếp dâm, cưỡng dâm, loạn luân, ngoại tình giữa hai người khác giới nhưng không hề nhắc đến tình dục đồng giới. Tuy nhiên nếu hiếp dâm và ngoại tình xảy ra giữa hai người đàn ông mà cả hai hoặc một trong hai đã có vợ thì cũng bị trừng phạt tương tự như trường hợp khi những sự việc đó xảy ra giữa hai người khác giới. Việc đàn ông ăn mặc quần áo phụ nữ, thiến và tự thiến bị coi là phạm pháp. Theo tiến sĩ Marie-Eve Blanc (một giảng viên ở Đại học Montreal, Québec, Canada) đã từng nghiên cứu về nguy cơ sức khỏe của nhóm hành vi nam có quan hệ tình dục với nam ở Việt Nam cho rằng sở
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 17 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dĩ đồng tính chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam là do ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo. Còn theo một nhóm nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam cho rằng Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn từ các tôn giáo là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Cả ba tôn giáo này không nói gì đến tình dục đồng giới, khác hẳn với sự lên án quyết liệt của Thiên chúa giáo và Đạo Hồi của các quốc gia khác [37]. Vì vậy, nó phần nào ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của đa số nhân dân. Nhất là khi có sự củng cố từ luật pháp không có ghi nhận nào về sự cấm đoán, không trừng phạt đối với tình dục đồng tính, hành vi đồng tính cũng không bị coi là tội phạm phải trừng phạt. Vua Lê Thánh Tông xử vụ án quan hệ đồng tính nữ sinh con: 2. Quan điểm của một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam về người đồng tính và quyền của người đồng tính 2.1 Quan điểm của Đạo Phật về đồng tính: Đại đức Thích Minh Trí, trụ trì chùa Phúc Lâm (Biên Hòa, Đồng Nai) đã nói rằng “đối với người xuất gia cầu sự giải thoát, giới luật nhà Phật hoàn toàn cấm các tu sỹ quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả quan hệ tình dục đồng tính. Nếu vị xuất gia nào phạm giới dâm dục thì phải bị trục xuất khỏi tăng đoàn nhà Phật”. Ngài cũng khẳng định rằng “không có bất kỳ một giới luật nào của nhà Phật không cho phép người phật tử tại gia quan hệ tình dục đồng tính”, chỉ khuyên răn họ nên giữ gìn giới tà dâm (không quan hệ chăn gối với người không phải là vợ hay chồng của mình, không quan hệ tình dục với trẻ em vị thành niên, không cưỡng dâm, không quan hệ với người cùng huyết thống và không loạn luân) 2.2 Quan điểm của Đạo Thiên Chúa về đồng tính: “Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ với nhau: họ cảm thấy sức quyến rũ về mặt tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hóa khác nhau. Sự phát sinh về tâm lý của nó vẫn còn nhiều điểm chưa giải thích được. Dựa trên thánh kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống luôn luôn tuyên bố “những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn tự bản chất của chúng”. Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào”. (Điều 2357) “Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ; đối với đa số trong họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ. Những người này được gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của họ, và nếu họ là những kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với hy sinh thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ”. (Điều 2358) “Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 18 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo”. (Điều 2359) 3. Quan hệ đồng tính trong văn học: 1.2.1 Quan hệ đồng tính trong văn học dân gian: 1.2.2 Quan hệ đồng tính trong thơ Xuân Diệu: Tại Việt Nam vấn đề đồng tính xuất hiện khá muộn so với văn học thế giới cũng như trong khu vực. Thời kỳ trước, tác phẩm duy nhất và hiếm hoi ám chỉ đồng tính có lẽ là bài thơ Tình trai của Xuân Diệu. Những trong những năm gần đây vấn đề đồng tính được xã hội cởi mở đón nhận lên đề tài đồng tính đã bắt đầu được khai thác một cách khá mạnh dạn. Nhiều tác giả đã chọn đề tài nhạy cảm này để thử bút. Có một số người đã thành công và gây được những tiếng vang nhất định về đề tài nhạy cảm này. Có thể kể ra ở đây những tác phẩm như Một thế giới không có đàn bà, Les - Vòng tay không đàn ông (Bùi Anh Tấn), Song song (Vũ Đình Giang), Nháp (Nguyễn Đình Tú), Thành phố không lạc loài (Phạm Thành Trung)… Việc đề tài đồng tính được các nhà văn khai thác thể hiện sự biến chuyển lớn. Thứ nhất, đồng tính đã được coi là một hiện tượng tự nhiên, một thực thể tồn tại trong xã hội. Một chức năng quan trọng của văn học là phản ánh cuộc sống, vậy nên đề tài đồng tính được đề cập đến trong tác phẩm văn chương âu cũng là điều hết sức bình thường. Thứ hai, không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của đề tài đồng tính của văn học Việt Nam phát triển cùng với sự mở rộng giao lưu với văn học thế giới ở thời điểm sự đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng cho giới tính thứ ba được phổ rộng ở cấp độ toàn cầu. Nhưng việc chỉ xoáy vào chuyện đồng tính để mong sự “lạ” sẽ gánh đỡ chất lượng tác phẩm sẽ dẫn đến sai lầm. Xét cho cùng, tác phẩm về đồng tính cũng như tác phẩm về những đề tài khác, để có thể trở thành tác phẩm hay, cần phải có sự nỗ lực và tài năng của người viết. Đồng tính có thể là đề tài ăn khách nhưng sức mạnh trường tồn vẫn là nội dung, chất lượng của tác phẩm văn học. 2. LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 2.1. Khái niệm người đồng tính 2.2. Khái niệm quyền của người đồng tính 3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH Tiểu kết Chương 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 19 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 2.1.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật về quyền của người đồng tính ở Việt Nam 2.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.2.1. Tổng quan về người đồng tính tại thành phố Hải Phòng 2.2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân Tiểu kết Chương 2 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯƠI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯƠI ĐỒNG TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Tiểu kết Chương 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2 QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRONG LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 20 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.6.1 Khái niệm giới tính: 2.1.6.2 Khái niệm giới: 3. Thực tiễn về vấn đề quyền người đồng tính ở Việt Nam hiện nay Kỳ thị là hiện tượng mà một cá nhân (hoặc một nhóm người) có những thuộc tính khác biệt và không được chấp nhận bởi các nhóm xã hội thường là đa số và thống trị và bị chối bỏ vì những thuộc tính đó. Theo Parker và Aggleton kỳ thị đã được sử dụng để chuyển sự khác biệt thành sự bất công - bao gồm sự bất công dựa trên các khía cạnh như giới, độ tuổi, xu hướng tình dục, giai cấp, chủng tộc hoặc sắc tộc - và như vậy cho phép một vài nhóm hạ thấp giá trị của các nhóm khác dựa trên cơ sở của những khác biệt đó Kỳ thị được thể hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau như chế nhạo bằng lời nói, xa lánh, phân biệt đối xử, tấn công đánh đập và thậm chí huỷ diệt như chủ nghĩa phát xít đối với người do thái. Phân biệt đối xử là thể hiện sự đối xử không công bằng với một người/ nhóm người khác vì họ bị coi là “khác biệt” với cộng đồng. Phân biệt đối xử có thể dựa trên kỳ thị hoặc không. 3.1 Hoạt động của các tổ chức, cá nhân về quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay Những hoạt động vì quyền của người đồng tính trong xã hội Việt Nam những năm gần đây mới sôi nổi và công khai. Nhất là khi các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sự bùng nổ Internet là một trong những công cụ hữu hiệu đưa con người vươn ra ngoài cũng như gắn kết, chia sẻ mọi người về các vấn đề trong xã hội. Hiện nay, nếu các bạn gõ tìm kiếm trên www.google.com.vn về đồng tính thì kết quả cho các bạn rất nhiều diễn đàn của người đồng tính với số lượng thành viên lên đến hàng chục ngàn, thậm chí có diễn đàn lên đến hơn một trăm nghìn người. Ví dụ, diễn đàn www.taoxanh.net có số thành viên đăng ký là 59,000 đa số người trưởng thành, đi làm và nhiều người trung niên đã lập gia đình. Diễn đàn www.vuontinhnhan.net là diễn đàn đồng tính nam tổng hợp, kết bạn với số thành viên đăng ký lên đến 150,000 người; Diễn đàn www.bangaivietnam.net là diễn đàn đồng tính nữ với số thành viên đăng ký là 15,000 members; Diễn đàn www.thegioithuba.vn - Sự kiện Hand in hand - Vở Diễn kịch Được là chính mình - Các hoạt động tổ chức của cộng đồng LGBT trên các thành phố Hà Nội, Hồ Chính Minh, Đà Nẵng …. 3.2 Hoạt động của các tổ chức, cá nhân về quyền của người đồng tính ở Hải Phòng hiện nay: 3.3. Một số phương hướng, giải pháp bảo đảm quyền của người đồng tính ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng: 3.1 Quyền được đổi tên và giới tính trong giấy khai sinh: 3.1.1 Phân tích Điều 37 Điều luật bổ sung năm 2015. Chuyển đổi giới tính Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 21 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.” 3.1.2 Điều 28 Điều luật bổ sung năm 2015 . Quyền thay đổi tên: 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.” 3.2 Quyền được kết hôn: Tại Việt Nam hiện nay chưa có văn bản nào phản đối hay thừa nhận hôn nhân đồng giới của hai người có cùng giới tính. Qua đó ta thấy được vấn đề này nhà nước ta đang vô cùng cẩn trọng để quyết định bảo vệ quyền lợi, lợi ích riêng tư của người đồng tính tại nước ta. Theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện nay vẫn đang còn hiệu lực, những người đồng giới kết hôn với nhau không công bị phạt. Quy định này nhằm đồng bộ việc “ Không thừa nhận mà không còn cấm ” tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Phân tích điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 : Hôn nhân đồng giới: Luật Hôn nhân và Gia đình được ban hành ngày 19/06/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015 với 133 Điều, quy định về các vấn đề liên quan đến đời sống gia đình. Trong đó có quy định điều Không cấm hôn nhân cùng giới tính. Hiện nay trên thế giới vấn đề hôn nhân cùng giới đã được chấp nhận và nhận nhiều sự ủng hộ của các chính phủ và người dân. Pháp luật nhà nước Việt Nam cũng vậy đã dần nới lỏng những định kiến về hôn nhân cùng giới. Điều đó thể hiện tại Khoản 2 Điều 8 của Bộ Luật Hôn nhân và Gia đình. Đây là một bước tiến lớn trong sự thay đổi tư duy tiềm thức của những người làm công tác lập pháp về Người đồng giới.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 22 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.3 Quyền được có con tự chọn bố hoặc mẹ bằng phương pháp nhân tạo ( IVF ) và xin nhận con nuôi hợp pháp: 3.4 Hỗ trợ pháo lý và bảo đảm quyền con người cho Người đồng tính khi bị bạo hành. Mặc dù nhận thức xã hội đã nới rộng vòng tay chào đón và chấp nhận tình trạng đồng tính, cộng đồng đã có những chia sẻ cảm thông đối với hiện tượng đồng tính trong xã hội nhưng Bản thân người đồng tính vẫn còn mặc cảm và chưa tự tin với bản thân của mình. Họ vẫn còn e ngại, dấu mình trong xã hội chính vì vậy họ bị nạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động bị xâm hại tinh thần và thể xác. Họ là một trong nhóm người dễ bị tổn thương. Họ cần được bảo vệ về Pháp lý, về y tế về chỗ tạm trú tạm thời. Giải quyết vấn đề: Trung tâm Công tác xã hội thành phố sẽ là nơi mà đáp ứng cho họ những nhu cầu đó, sẽ là nơi giáp mối giải quyết những vấn đề của họ và cũng là nơi họ có thể yên tâm tin tưởng bảo vệ Quyền của những người đồng tính. 3.5 Người đồng tính tham gia nghĩa vụ quận sự: Theo Điều 3 của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 mọi công dân ( cả nam và nữ ) từ 18 đến hết 25 tuổi đều được tham gia nghĩa vụ quân sự. Vì vậy Nhóm người đồng tính đều có thể tham gia nghĩa vụ bảo vệ biên cương tổ quốc. Nhưng bên cạnh môi trường lao động, học tập, rèn luyện cả về tinh thần yêu nước cũng lên xem xét ưu tiên đối với nhóm người đồng tính. Ví dụ như: Phân công lao động vừa với sức khỏe bản thân, bố trí chỗ sinh hoạt hợp lý tránh bị lạm dụng về tình dụng, thân thể, và tránh sự lạm dụng tình dụng của nhóm người đồng tính với các thành viên trong đơn vị. 3.6 Chỗ giam giữ khi Người đồng tính vi phạm pháp luật: Cùng với sự cảm thông của xã hội thì vẫn có một số người đồng tính đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng như : Mại dâm đồng tính, tổ chức cướp giật, lừa đảo, buôn bán chất ma túy… Ví dụ như : Năm 2014 phạm nhân Nguyễn Văn Hiếu ( hot gril Trâm Anh ) ngày 30/9/2014 đã bị công an quận Hai Bà Trưng bắt về tội “ Mua bán trái phép chất ma túy ”. Mặc dù bị can đã thay đổi diện mạo ( từ nam sang nữ ) nhưng pháp luật Việt Nam còn lúng túng trong vấn đề tạm giam, tạm giữ phạm nhân. Lúc đấy Trung tướng Tạ Xuân Bình – Phó tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an cho biết: Với trưởng hợp hotgirl chuyển giới Trâm Anh ( Nguyễn Văn Hiếu ) thì việc áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ đối với phạm nhân này hết sức thân trọng. Trước khi thực hiện biện pháp này, cơ quant hi hành án phải nghiên cứu hồ sơ về phạm nhân, danh chỉ bản, nếu phạm nhân đã chuyển đổi giới tính thì phải có sự xã nhận của cơ quan chức năng hoặc các bằng chứng khác. Luật thi hành tạm giam tạm giữ năm 2015. Có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, có hiệu từ ngày 01/7/2016, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng. Như vậy, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 lần đầu tiên đã có quy định về việc giam, giữ riêng đối với người đồng tính, người chuyển giới.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Quy định này góp phần bảo đảm cho các đối tượng này (đặc biệt là người chuyển giới) tránh khỏi sự kỳ thị của người khác khi bị tạm giam, tạm giữ. Tuy nhiên, quy định này có một số vướng mắc sau: Thứ nhất, quy định tại Điều 18 Luật Tạm giữ, tạm giam năm 2015 chỉ quy định giam, giữ riêng đối với những người đồng tính và người chuyển giới, còn người song tính luyến ái (những người chưa chuyển giới) thì không quy định. Thứ hai, điều này cũng chỉ quy định về giam, giữ tại buồng riêng nhưng lại chưa có quy định cụ thể về buồng giam giành cho những người này như thế nào.Do vậy, khi thực hiện những quy định mới này, các cơ quan tư pháp gặp nhiều khó khăn trong khi thi hành tạm giữ, tạm giam do không biết buồng giam giữ những người này phải bố trí trong phòng giam, giữ những gì và như thế nào. Cần phải có chỗ giam đảm bảo quyền sống, quyền bảo vệ thân thể cho phạm nhân đồng tính cũng như bố trí lao động hợp lý cho họ. Tránh cho họ bi quan tiêu cực trong phấn đấu lao động, rèn luyện và sau khi hoàn thành án phạt họ hòa nhập cộng đồng với hướng tích cực. 4. Truyền thông, tư vấn thay đổi hành vi nhận thức về Người đồng tính trong cộng đồng: 4.1 Truyền thông, tư vấn, giáo dục cho học sinh, sinh viên. 4.1.1: Đưa các bài giảng về nội Bảo vệ quyền con người vào các bài giảng, học phần trong chương trình sách giáo khoa “ Giáo dục công dân ” từ các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở. 4.1.2: Truyền thông giáo dục cho vị thành niên/thanh, học sinh Trung học phổ thông, sinh viên về nội dung “ Giới tính ” đề phòng tránh bị xâm hại tình dục, thân thể khi người lớn, người khác giới lam dụng. 4.2 Truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi đối với các cấp chính quyền địa phương. Mở các buổi tập huấn, truyền thông cho đội ngũ cán bộ Tư pháp, phụ nữ, thương binh xã hội, y tế cộng đồng, các ban ngành đoàn thể từ thành phố đến xã phường về Bảo đảm quyền con người nhất là bảo đảm quyền cho Người đồng tính. Để đội ngũ chính quyền địa phương có cái nhìn thiện cảm, chia sẻ với hoàn cảnh người đồng tính sinh sống trên địa bàn. Giúp họ có cuộc sống tốt hơn ý nghĩa và yêu đời yêu bản thân mình hơn. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho họ về mặt giấy tờ pháp nhân của họ ( thay đổi họ tên, giới tính sau khi đã thực hiện chuyển giới mà pháp luật nhà nước yêu cầu ). 4.3 Truyền thông, tư vấn thay đổi nhận thức, hành vi đối với cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.https://viet8.net/wp-content/uploads/2019/08/nhung-quoc-gia-chap- nhan-hon-nhan-dong-tinh-tren-the-gioi.jpg 2.https://cuasotinhyeu.vn/chang-nang/dong-tinh/bi-kich-tinh-yeu-dau- thuong-nhat-lich-su-co-nhung-moi-tinh-dong-tinh-chi-goi 3.https://khoavanhue.husc.edu.vn/van-hoc-dong-tinh-o-viet-nam-tu- nhung-hinh-thuc-nguy-trang-den-cac-tu-thuat-thu-nhan/
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 24 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4.https://xemtailieu.net/tai-lieu/dieu-chinh-phap-luat-doi-voi-ket-hop- dan-su-giua-nhung-nguoi-dong-gioi-o-viet-nam-2561611.html 5.https://123docz.net/document/5378141-ly-luan-chung-ve-nguoi- dong-tinh-va-quyen-cua-nguoi-dong-tinh.htm 6.http://forum.hiv.vn/posts/m163909-%C4%90ong-tinh-luyen-ai--bi- kich-nhieu-the-ky#post163909 7.http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207845 8.https://kenh14.vn/lgbt-viet-sau-10-nam-dau-tranh-va-di-tim-ban-nga- mot-thap-ky-tu-hao-chung-ta-co-quyen-noi-nhu-vay- 20191230162551848.chn 9.http://www.cpcs.vn/ha-lan-la-quoc-gia-dau-tien-cong-nhan-hon- nhan-dong-gioi-d9242.html 10.http://www.tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n24516/Mot- khai-quat-ve-lich-su-va-xu-huong-tiep-can-de-tai-dong-tinh-trong-dien- anh.html 11.https://phunumoi.net.vn/hoang-tu-dong-tinh-an-do-va-hanh-trinh- xay-dung-mai-nha-cho-cong-dong-lgbtq-tai-gujarat-d201243.html 12.https://laodong.vn/y-te/bao-dong-nhiem-hiv-tang-cao-o-nhom-dong- tinh-nam-765722.ldo 13.https://vuonhoaphatgiao.com/van-hoa/doi-song-gia-dinh/quan-diem- c phat-giao-ve-tinh-duc-hon-nhan-va-dong-tinh/ quan điểm phật giáo với đồng tín 14.https://www.phattuvietnam.net/quan-diem-cua-phat-giao-ve-tinh- duc-hon-nhan-va-dong-tinh/amp/ 15.https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/dong-tinh-hon-nhan-dong- tinh-quan-diem-cua-giao-hoi-cong-giao-41869 http://www.tailieu.tv/tai-lieu/de-tai-dong-tinh-trong-mot-so-tac-pham- van-hoc-viet-nam-29952/hoạt động cộng đồng đồng tính https://zingnews.vn/9-hoat-dong-ve-nguoi-dong-tinh-gay-xon-xao- nam-2012-post293806.htmlhttps://zingnews.vn/9-hoat-dong-ve-nguoi-dong- tinh-gay-xon-xao-nam-2012-post293806.html https://luatminhkhue.vn/thuc-hien-viec-chuyen-doi-gioi-tinh-va-thay- doi-ho--ten.aspx https://luatvietnam.vn/dan-su/quy-dinh-ve-hon-nhan-dong-gioi-568- 28402-article.html https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/bao-gio-viet-nam-cho-phep-ket- hon-dong-gioi-230-17434-article.html https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/bao-dam-quyen-cua- nguoi-dong-tinh-song-tinh-va-chuyen-gioi-trong-hoat-dong-giam-giu-theo- quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-71520.htm Trương Hồng Quang, “Đồng tính” Nguồn: http://hongtquang.wordpress.com
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 25 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trương Hồng Quang, “Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính”. Tạp chí Aau – Tạp chí phát thanh của cộng đồng LGBT Việt Nam ngày 4/12/2011. Cộng tác nghiên cứu iSEE và Khoa Xã hội học, Học viện báo chí và tuyên truyền (2010), Nghiên cứu khoa học:Thông điệp về đồng tính trên báo in và báo mạng. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Ts. Nguyễn Thị Thu Hà HỌC VIÊN Nguyễn Cao Kỳ