SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoa học pháp lý, vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn vô cùng phong phú. Việc nghiên cứu thấu đáo vấn đề vi phạm
pháp luật sẽ giúp nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, góp phần kiểm soát
xã hội tốt, phát hiện nhanh, nhận diện đúng bản chất và xử lý chính xác các vi
phạm pháp luật, tìm ra phương cách hữu hiệu điều chỉnh xã hội và định
hướng việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả.
Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự
nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng,
là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh".
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề
lớn, khó khăn, phức tạp cần phải tập trung giải quyết, khắc phục. Một trong
những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội là tình trạng vi
phạm pháp luật hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia
đình (BLGĐ) đang ngày một gia tăng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn
diện của xã hội.
Ngày nay, bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức
nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả cho con người. BLGĐ đang trở
thành vấn đề phổ biến, là biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa
nam và nữ, giữa người lớn và trẻ em trên toàn thế giới, là một trong những
nguyên nhân ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của
con người, làm suy giảm chất lượng cuộc sống nói chung. BLGĐ đã và đang
là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng trong xã hội, là lực cản trên con
đường xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại. Vì vậy, trong nhiều năm qua,
sự gia tăng và mức độ nghiêm trọng của BLGĐ là mối quan tâm của nhiều
quốc gia và các tổ chức quốc tế, đặc biệt, tổ chức Liên hợp quốc đã thông qua
Công ước về các quyền dân sự và chính trị; Công ước về quyền trẻ em; Công
ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
(CEDAW)… đã thể hiện sự quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế trong
2
vấn đề bình đẳng giới và phòng, chống BLGĐ. Bước sang thế kỷ XXI, bạo
lực gia đình không giảm mà vẫn tiếp tục lan rộng, trở thành vấn đề nghiêm
trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bạo lực gia đình đang trở thành
vấn đề phổ biến có quy mô của một đại dịch và là một biểu hiện của các mối
quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trên toàn thế giới. Bạo lực gia đình đã
và đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng, là sự vi phạm thô bạo các
quyền con người.
Chính tính nguy hiểm và tác hại của bạo lực gia đình mà vấn đề bạo lực
gia đình tại Việt Nam đã được Luật hoá, được đặt dưới sự kiểm soát của pháp
luật. Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. Ở nước ta, thúc đẩy bình đẳng
giới, tôn trọng và bảo đảm quyền con người chống lại mọi hành vi bạo lực là
quan điểm nhất quán của nhà nước Việt Nam. Việt Nam đã phê chuẩn và
tham gia nhiều công ước liên liên quan đến phòng, chống bao lực, cụ thể như
phê chuẩn Công ước CEDAW vào ngày 17/12/1982, phê chuẩn Công ước
quốc tế về quyền trẻ em….Vấn đề phòng, chống BLGĐ cũng được thể hiện
trong các văn bản quy phạm pháp luật, theo đó đều coi BLGĐ là hành vi vi
phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm của con người, cụ thể như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự;
Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Bình đẳng giới; đặc biệt là Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Những văn bản pháp luật nêu trên và các văn
bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thực
hiện pháp luật và xử lý các hành vi BLGĐ.
Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu
quả xấu cho xã hội, trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân
phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Vi phạm
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn làm xói mòn đạo đức, mất tính
dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Kết quả nghiên cứu
cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà
khi còn nhỏ chúng đã được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây
tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt nam. Ngoài hậu quả về xã
hội, đạo đức và sự bền vững gia đình, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình còn gây ra những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và
phục hồi sức khoẻ nạn nhân, chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi
phí gián tiếp khác liên quan đến tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia
lao động sản xuất của nạn nhân.
3
Nhiều vụ án thương tâm liên quan đến bạo lực gia đình đã xảy ra và số
lượng tăng lên từng ngày, gây hậu qủa nhức nhối cho xã hội và đặt ra cho xã
hội một lời giải đáp cần phải làm gì trước thực trạng vi phạm pháp luật về bạo
lực gia đình. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, pháp luật và các
nhà thực thi pháp luật cùng các cơ quan có thẩm quyền cần có một cơ chế và
biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người, giúp họ
thoát khỏi bạo lực đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các chủ
thể vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình, tạo ổn định và phát triển cho xã
hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp phòng, chống bạo
lực gia đình, loại bỏ vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình trong xã hội, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, đề tài "Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay" đã được tác giả lựa chọn làm đề tại
luận văn thạc sỹ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mới mẻ, mà là hiện tượng xã hội
có tính lịch sử và tương đối phổ biến trên thế giới. Bạo lực gia đình là vấn đề
thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước.
Một số công trình nghiên cứu được công bố về vấn đề này, cụ thể như: “Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới” do Ủy ban về
các vấn đề xã hội của Quốc hội XI biên soạn; “Trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước trong việc phòng chống bạo lực gia đình” của Nguyễn Thị Ngọc
Bích, Đại học Luật Hà Nội; “Tìm hiểu và thực hiện Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình” của Phạm Văn Dũng, Nguyễn Đình Thơ;“Bàn về ranh giới giữa
xử lý hình sự và xử lý hành chính các hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam
hiện nay” của tác giả Lê Lan Chi, Viện Nhà nước và Pháp luật; “Phòng
chống BLGĐ đối với phụ nữ ở nước ta hiện nay - Thực trạng vấn đề và giải
pháp” của Viện nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia
HCM 2008; “Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với BLGĐ- đề xuất giải
pháp” của TS. Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình-
Trẻ em Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Trí Dũng, Phó Viện Trưởng Viện Xã hội
học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý Học viện Chính trị Quốc gia HCM; “Bình
luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện;
“Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ” của tác
giả Trần Thị Hòe; “Tính hợp lý, khả thi của một số biện pháp xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình” của tác giả Phan
Thị Lan Hương; “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - thực trạng và nguyên
nhân” của Ngô Thị Hường, Đại học Luật Hà Nội;“Tổng quan về bạo lực và
4
pháp luật phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em” của Nguyễn Thị Kim
Phụng…. Ngoài ra, còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa
học, các Luận văn, đề tài đã được nghiệm thu liên quan đến vấn đề BLGĐ.
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá vấn đề BLGĐ
dưới nhiều góc độ khác nhau, Tuy nhiên nghiên cứu một cách có hệ thống vấn
đề phòng, chống bạo lực gia đình dưới góc độ pháp lý - vi phạm pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc đến nay hầu như chưa có.
Trong khi đó, tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
diễn ra ngày càng nhiều với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng,
ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vì vậy, đề tài
nghiên cứu này không có sự trùng lắp với những công trình nghiên cứu đã
được công bố, các kết quả nghiên cứu trước đó chỉ có giá trị tham khảo khi
tác giả nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Đề tài có mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở
lý luận về vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh
Phúc hiện nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp
cơ bản nhằm phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo
lực gia đình ở Vĩnh Phúc.
3.2. Nhiệm vụ
Để đảm bảo mục đích nêu trên trên, luận văn xác định các nhiệm vụ
chính sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật và
vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. Trên cơ sở lý luận về
vi phạm pháp luật, các yêu cầu của hành vi hợp pháp trong việc phòng, chống
bạo lực gia đình, luận văn có nhiệm vụ chỉ ra được các đặc điểm của vi phạm
pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình; nội dung vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình vi phạm pháp luật, làm
rõ các hành vi vi phạm pháp luật cơ bản trong phòng, chống bạo lực gia đình
trong những năm qua để có một bức tranh về thực trạng vi phạm pháp luật
một cách cơ bản nhất trong phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, phân tích
các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên làm cơ sở cho
việc đưa ra các giải pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
5
- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, toàn diện, khả thi trong phòng,
chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình góp phần hạn chế tiến
tới đẩy lùi hiện tượng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong
xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận văn
xác định đối tượng nghiên cứu là các hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình, việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý trên cơ sở lý luận
chung về Nhà nước, pháp luật và pháp luật thực định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống
bạo lực gia đình trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng và Nhà nước, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu cụ thể: thống kê, tổng hợp,
diễn giải, phân tích, so sánh để phân tích và làm rõ các vấn đề khoa học cần
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận, những vấn đề được nghiên cứu trong luận văn góp
phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về pháp luật phòng chống
BLGĐ, đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ ở
nước ta hiện nay.
- Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần thay đổi phần nào nhận thức của
người dân về vấn đề BLGĐ, bên cạnh đó, những giải pháp được đề xuất vận
dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống
BLGĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và có thể là kinh nghiệm thực tiễn để tham
khảo, áp dụng cho những địa phương khác trên cả nước, đồng thời luận văn
cũng là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về những
vấn đề vi phạm pháp luật phòng, chống BLGĐ.
6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận vi phạm pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình.
Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2009 đến nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc.
7
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1.1.1. Khái niệm về bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, Điều 1 Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định bạo lực gia đình là "Bạo lực gia
đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây
tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia
đình" [29, tr.1]. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội
nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với
nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể chia bạo lực gia đình
thành các hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia
đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương
tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế
của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép
trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép
sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác
nhau. Hiểu một cách thông dụng thì bạo lực gia đình là một thuật ngữ dùng để
chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Đây là
hiện tượng một hay nhiều thành viên dùng quyền lực và bạo lực trong cả một
quá trình để thực hiện hành vi làm cho người khác đau đớn về thể xác, bị
khủng hoàng về tinh thần và bị bế tắc về mặt xã hội nhằm khuất phục, khống
8
chế và kiểm soát người đó. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn
hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.
Như vậy, dù được định nghĩa với nhiều cách khác nhau nhưng khi xem
xét bạo lực gia đình, ta có thể thấy các đặc điểm:
+ Thứ nhất, bạo lực gia đình là hành vi bạo lực xảy ra giữa các thành
viên trong gia đình tức là chủ thể có hành vi bạo lực gia đình (người gây ra
bạo lực gia đình) phải là thành viên trong gia đình và nạn nhân của bạo lực
gia đình là một trong những thành viên còn lại của gia đình đó.
+ Thứ hai, bạo lực gia đình được thực hiện bởi lỗi cố ý chứ không thể
là lỗi vô ý.
+ Thứ ba, bạo lực gia đình là hành vi gây tổn hại hoặc có khả năng gây
tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm sâu sắc.
Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương, vùng miền mà
là một vấn đề toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, nước đang phát
triển cho đến nước giàu có, phát triển mạnh về kinh tế và xã hội. Mọi gia đình
thuộc mọi tầng lớp của xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn này. Đối tượng của
các hành vi bạo lực gia đình có thể là bất kỳ ai trong đó có cả nam giới nhưng
thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các
trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em.
Bạo lực gia đình đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, tâm lý, tình cảm
của mỗi cá nhân. Đặc biệt đối với trẻ em, bạo lực còn ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một
cuộc sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này.
1.1.2. Phòng, chống bạo lực gia đình
a) Khái niệm phòng bạo lực gia đình
Phòng bạo lực gia đình nhằm mục đích tìm ra được những biện pháp
tác động và quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của bạo bực gia đình, đồng
thời khắc phục được nguyên nhân và điều kiện xuất hiện bạo lực gia đình.
9
Phòng bạo lực gia đình và sự cần thiết của phòng bạo lực gia đình là để bảo
vệ, duy trì trật sự và công bằng xã hội, góp phần bảo vệ các lợi ích chung của
cộng đồng, của xã hội.
Bạo lực gia đình phát sinh, tồn tại là do những nguyên nhân và điều
kiện khác nhau, song chúng ta hoàn toàn có khả năng tiến hành phòng ngừa
và ngăn chặn hàng vi bạo lực gia đình khi nó chưa xảy ra.
Trong ngành tư pháp: Xét xử là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì
càng tốt hơn. Quan điểm này thể hiện phương châm rất quan trọng là lấy giáo
dục, phòng ngừa là chính, phòng ngừa tốt cũng chính là chống bạo lực gia
đình tốt. Yêu cầu là phải phòng bạo lực gia đình ngay từ lúc đầu, làm cho bạo
lực gia đình ít xảy ra hơn và tiến tới không xảy ra bạo lực gia đình hay xử lý
bạo lực gia đình chỉ là hãn hữu, là việc làm bất đắc dĩ.
Do đó, phòng bạo lực gia đình cần lấy việc tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật là quan trọng, hàng đầu. Thực hiện tư tưởng phòng ngừa này thì
phòng bạo lực gia đình được coi là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và
toàn xã hội.
b) Khái niệm chống bạo lực gia đình
Khi bạo lực gia đình đã tiến triển lên mức độ trầm trọng hơn, tần suất
cũng như cường độ mạnh hơn, hoặc ở vào tình thế nguy hiểm thì nạn nhân
thường nhờ cậy các tổ chức đoàn thể, chính quyền, công an, với huy vọng là
các tổ chức này gây áp lực và có biện pháp hữu hiệu cũng như mong muốn
chống lại bạo lực gia đình.
Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp chống bạo lực gia đình, lấy
phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư
vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình thường mang tính khép kín,
với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh, việc trong gia
đình thì người ngoài ít có cơ hội xen vào. Vì thế, những vụ việc bạo hành gia
đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngại
10
của nạn nhân và cả những người biết chuyện, và thậm chí nếu xử lý rồi thì
khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra biện pháp ngăn chặn phù hợp là
không dễ. Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi nhận thức
của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp giữa các thành viên gia
đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa
giải trong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi
người, nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi
bạo lực thì nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt
hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống
bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp.
Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khi
xảy ra để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội. Riêng
trong lĩnh vực chống bạo lực gia đình thì việc phòng ngừa càng có ý nghĩa
quan trọng. Bởi vì hành vi bạo lực nếu xảy ra thì ít nhiều đã gây ra những tổn
thương nhất định cho các thành viên trong gia đình, làn xấu đi mối liên kết và
tình cảm gia đình, và việc hàn gắn là không dễ; nếu hành vi bị phát hiện và xử
ký theo pháp luật thì quan hệ gia đình có thể sẽ chuyển biến xấu hơn nữa. Vì
vậy, cần phải lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động chống bạo lực gia
đình.
Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổn
thương cho nạn nhân, tổn hại tới mối quan hệ gia đình. Điều này sẽ được hạn
chế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và xử lý kịp thời. Do đó, cần phát huy
vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong
chống bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà
còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội, do đó việc chống bạo lực
gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà nước
và những người có liên quan. Việc chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó
khăn khi triển khai trên thực tế, do không có nhiều chủ thể tích cực tham gia
công tác này vì nhận thức không đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của nó. Điều
11
đó một lần nữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc
phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng động, cơ quan, tổ
chức trong việc phòng chống bạo lực gia đình.
c) Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình
Phòng chống bạo lực gia đình là hoạt động của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, cá nhân và gia đình trong việc phòng ngừa và ngăn chặn
các hành vi bạo lực gia đình; xử lý các hành vi vi phạm các quy định của pháp
luật về phòng chống bạo lực gia đình. Công tác phòng, chống bạo lực gia đình
của nước ta hiện nay chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố về
nhận thức, kinh tế và pháp luật là cơ bản nhất.
- Yếu tố nhận thức: Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những
quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới nằm ngay trong truyền thống
văn hóa, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức với tư tưởng trọng nam
khinh nữ, chồng chúa vợ tôi. Suy nghĩ sai lầm đó đã củng cố niềm tin rằng
đàn ông có quyền dạy dỗ vợ của họ thông qua các hành động có tính bạo lực.
Họ cũng tự cho mình có vai trò trụ cột gia đình, có quyền định đoạt mọi việc,
có thể mắng chửi vợ con một vài câu là bình thường, nhiều bậc cha mẹ tự cho
mình quyền được mắng chửi con cái. Họ luôn có tư tưởng cam chịu, vì sợ
vạch áo cho người xem lưng, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười.
- Yếu tố về kinh tế: Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên
nhân có thể dẫn tới bạo lực gia đình. Khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp
lực, căng thẳng, bế tắc đối với các thành viên gia đình. Do khó khăn về kinh
tế nên các cặp vợ chồng rất dễ xung đột, cãi cọ người này đổ lỗi cho người
khác làm nảy sinh bạo lực. Những bất hòa nhỏ thường ngày trở nên càng
nghiêm trọng trong bối cảnh kinh tế khó khăn làm cho con người không còn
bình tĩnh để ứng xử một cách khôn ngoan và dễ dẫn đến bạo lực gia đình.
- Yếu tố luật pháp: Sự thiếu hiểu biết pháp luật của người bị bạo lực
làm cho họ không tự bảo vệ được chính bản thân mình, không đấu tranh vì lẽ
phải. Mặt khác, việc thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong
12
thực tiễn chưa nghiêm, chưa hiệu quả, chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe đối với
những người có hành vi bạo lực gia đình.
Ảnh hưởng của yếu tố nhận thức, kinh tế và pháp luật dẫn đến việc
phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tế hiện nay hầu như chưa có hiệu
quả. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình cần
quan tâm và chú trọng đến những yếu tố trên trong quá trình xây dựng và thực
thi văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
1.1.3. Nội dung của pháp luật phòng chống bạo lực gia đình
Trong hệ thống pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, Hiến pháp
là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Điều 26 Hiến pháp năm 2013
quy định “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Điều 20 “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất
kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm”. Điều 36 “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo
nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn
trọng lẫn nhau” [26].
Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp; nội dung phòng, chống bạo lực
gia đình được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác. Tiêu biểu là
những quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 là một trong những văn bản
đó. Bộ luật Hình sự là căn cứ để xác định hành vi bạo lực gia đình nào là hành
vi phạm tội. Điều 130, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội xâm phạm
quyền bình đẳng của phụ nữ: "người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm
trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn
hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị
phạt tù từ ba tháng đến một năm" [27]. Ngoài ra, Bộ luật hình sự Việt Nam đã
hình sự hoá nhiều hành vi bạo lực gia đình, quy định thành nhiều tội phạm
liên quan đến bạo lực gia đình. Tuy nhiên, những điều luật đó mới chỉ quy
13
định gián tiếp về hành vi bạo lực gia đình, chưa có nhiều quy định trực tiếp về
phòng, chống bạo lực gia đình.
Cùng với Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Chính phủ cũng quy định
nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ: "Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính
sách xây dựng gia đình Việt Nam bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; bảo đảm
quyền bình đẳng nam, nữ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình;
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ và trẻ em; có biện pháp ngăn ngừa và
chống mọi hành vi bạo lực, xúc phạm nhân phẩm đối với phụ nữ và trẻ em".
[31]. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 là một trong những văn
bản pháp luật quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ
hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử
của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức
tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc, bền vững. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam còn là phương
tiện hữu hiệu trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Luật đã có nhiều điều
khoản quy định trực tiếp và gián tiếp đến việc phòng, chống bạo lực gia đình.
Tại khoản 2, điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Cấm Kết hôn giả
tạo, ly hôn giả tạo; Cấm Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở
kết hôn; cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; cấm kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người
đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con
rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; cấm yêu
sách của cải trong kết hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly
hôn; cấm thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương
mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh
sản vô tính; Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và
14
gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có
hành vi khác nhằm mục đích trục lợi [30].
Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 cũng như các
văn bản pháp luật kể trên đã có nhiều quy phạm pháp luật nhằm phòng, chống
bạo lực gia đình. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, những quy định đó vẫn
còn sơ sài, tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, thiếu tính cụ thể và chưa có
những quy định pháp lý đặc thù.
Để khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình đồng thời nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong việc
phòng, chống bạo lực gia đình, hạn chế tiến tới đẩy lùi bạo lực gia đình, tạo
nên một cuộc cách mạng thực sự trong phòng, chống bạo lực gia đình, Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội khoá XII nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2008. Luật phòng, chống bạo lực gia đình gồm 6 chương
và 46 điều. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách trực tiếp, cụ
thể về hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình năm 2007 đã điều chỉnh một cách có hệ thống các hành vi bạo lực
gia đình để trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về phạm vi điều chỉnh;
định nghĩa về bạo lực gia đình, xác định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình;
nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình; nghĩa vụ của người có hành vi bạo
lực gia đình; quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình; chính sách của
Nhà nước, hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình và những hành vi
bị nghiêm cấm.
Về phạm vi điều chỉnh được quy định tại điều 1, Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình: "Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ,
hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan,
tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình". Như vậy phạm vi điều chỉnh của Luật khá
rộng. Luật điều chỉnh nhiều vấn đề, quy định về tất cả hành vi bạo lực của các
15
thành viên trong gia đình kể cả đối với gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc
nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng, các
phương thức phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực
gia đình đồng thời xác định trách nhiệm của toàn xã hội đối với vấn đề này và
quy định về xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lần đầu tiên, bạo lực gia đình được quy định trong văn bản pháp luật
Việt Nam. Theo đó, hành vi bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi cố ý
chứ không thể là hành vi vô ý. Thứ hai, người thực hiện hành vi bạo lực chính
là một trong những thành viên trong gia đình (các chủ thể ngoài gia đình bị
loại trừ). Thứ ba, hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây
tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngoài việc định nghĩa về bạo lực
gia đình còn quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình: Hành hạ, ngược
đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua
đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà
và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc
cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có
hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia
đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình; Cưỡng ép thành
viên trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ;
kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc
về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
[29].
Các hành vi bạo lực trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình
của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống
với nhau như vợ chồng. Khi chủ thể là thành viên trong gia đình mà có những
hành vi trên đối với một trong những thành viên trong gia đình thì bị coi là
16
hành vi bạo lực gia đình đồng thời là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống
bạo lực gia đình. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan thực thi
pháp luật, các cá nhân cũng như toàn xã hội nhận thức và xác định và hiểu rõ
hơn về các hành vi bạo lực gia đình, khắc phục được tình trạng chưa có và
chưa hiểu rõ quy định về hành vi bạo lực gia đình, tránh được quan niệm của
một số người, bạo lực gia đình là chồng đánh vợ hoặc vợ đánh chồng, có
nghĩa là phải có "đánh đập", còn "chửi mắng, lăng mạ, cô lập, xua đuổi, hay
cưỡng ép..." thì không phải là hành vi bạo lực gia đình hay một số người thì
cho rằng hành vi đánh vợ hay chồng là chuyện bình thường xảy ra trong cuộc
sống, vì vậy, không phải là hành vi bạo lực gia đình và như vậy, không phải là
vi phạm pháp luật.
Cũng như các đạo luật khác, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Việt
Nam cũng quy định "nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình" điều 3, Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình 1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp
phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác
tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống
văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 2. Hành vi bạo
lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của
pháp luật. 3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu
tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật
và phụ nữ. 4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng,
cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình [29].
Như vậy, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã đưa ra các nguyên tắc
rất cơ bản trong phòng, chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình đang là một
căn bệnh nguy hiểm trong xã hội, là vấn đề toàn cầu, gây ảnh hưởng đến tính
mạng, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm của người phụ nữ trong gia đình. Do
vậy, để ngăn chặn đẩy lùi bạo lực gia đình thì nguyên tắc phòng ngừa là chính
được đặt lên hàng đầu; hành vi bạo lực gia đình phải nhanh chóng được phát
hiện để bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân đồng thời xử lý nghiêm minh đối với người
17
có hành vi bạo hành; mỗi cá nhân và cả xã hội phải có trách nhiệm trong việc
phòng, chống bạo lực gia đình. Nội dung của các nguyên tắc này được thể
hiện xuyên suốt toàn bộ 46 điều luật, thể hiện tính nhân đạo của nhà nước ta
đồng thời xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội trong chiến
dịch đẩy lùi và xoá bỏ nạn bạo hành gia đình, thể hiện tính nghiêm minh của
pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh việc quy định các hành vi bạo lực gia đình, Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình còn quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt
động phòng, chống bạo lực gia đình điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình. Điều này cho chúng ta thấy, ngoài các chủ thể thực hiện hành vi bạo lực
gia đình đối với thành viên trong gia đình mình còn có các chủ thể khác ngoài
gia đình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều này giúp ta phân biệt chủ thể của bạo lực gia đình với chủ thể vi phạm
pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định các biện pháp như: quy
định về thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; hoà giải
mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; tư vấn, góp ý, phê bình
trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình từ điều 9 đến điều 17.
Có thể thấy rằng, phòng ngừa là một biện pháp rất quan trọng và có tác
dụng lớn trong việc ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực gia đình. Nếu như thực hiện
phòng ngừa tốt, bạo lực gia đình sẽ xảy ra ít hơn rất nhiều. Để ngăn ngừa và
xử lý có hiệu quả về bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chú
trọng tới các giải pháp giáo dục tại cộng đồng bởi vì khi ý thức và kiến thức
của các cá nhân trong xã hội về pháp luật hôn nhân và gia đình; về pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình được nâng cao sẽ là điều kiện quan trọng nhất
để tránh được bạo lực gia đình xảy ra. Luật còn chú trọng tới việc phát huy
hết khả năng và vai trò của gia đình, dòng họ; bạo lực gia đình cần được phát
hiện và xử lý sớm từ mâu thuẫn xích mích nhỏ, không để phát sinh thành mâu
thuẫn lớn gây bạo lực gia đình. Việc xử lý xích mích mâu thuẫn nhỏ thông
qua các biện pháp hoà giải cơ sở. Tuỳ theo từng sự việc mà việc hoà giải do
18
gia đình, dòng họ tiến hành hay cơ quan, tổ chức tiến hành hoặc do tổ chức
hoà giải cơ sở tiến hành. Quy định này rất quan trọng nhằm phát huy vai trò
và trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên trong xã hội, phát huy
được tính dân chủ trong nhân dân, từ đó góp phần thay đổi nhận thức và nâng
cao ý thức pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật đặc biệt là pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình.
Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ ở mức cao nhất thông qua các
biện pháp như: phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình điều 18; biện pháp ngăn
chặn, bảo vệ điều 19; cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch uỷ ban nhân
dân cấp xã điều 20, quyết định của toà án điều 21; biện pháp chăm sóc tại cơ
sở khám chữa bệnh điều 23; biện pháp tư vấn điều 24; hỗ trợ khẩn cấp các
nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân [29]. Những quy định trên thể hiện tính nhân
đạo của Nhà nước ta, thể hiện sự quan tâm, bảo vệ quyền con người, kế thừa
truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Một trong những biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân rất quan trọng là
biện pháp cấm tiếp xúc và biện pháp này được thực hiện theo điều 20 và điều
21 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Khoản 1, điều 20, Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình quy định: "Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy
ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn
không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây: a. có đơn yêu cầu của nạn
nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có
đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; b. hành vi
bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khoẻ hoặc đe
doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình; c. người có hành vi bạo lực gia
đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp
xúc". Điều 21, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: "toà án đang thụ
lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có
hành vi bạo lực gia đình quyết định biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn
không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây: a. có đơn yêu cầu của nạn
19
nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có
đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; b. hành vi
bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khoẻ hoặc đe
doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình; c. Người có hành vi bạo lực gia
đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp
xúc" [29]. Có thể nói các quy định về biện pháp cấm tiếp xúc rất chặt chẽ,
không phải vụ bạo lực gia đình nào cũng áp dụng được biện pháp này mà cần
có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình. Biện pháp cấm tiếp xúc là một
trong những giải pháp đặc biệt và hữu ích để bảo vệ nạn nhân, giảm thiểu hậu
quả bạo lực gia đình, hạn chế tội phạm. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp
này, các chủ thể có thẩm quyền phải đảm bảo các điều kiện mà Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình quy định.
Luật quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức
trong phòng, chống bạo lực gia đình, tại chương IV: "Trách nhiệm của cá
nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình" từ
điều 31 đến điều 41 quy định về trách nhiệm cụ thể của cá nhân; trách nhiệm
của gia đình; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên; trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; trách nhiệm của
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; trách nhiệm của Bộ Y tế; trách nhiệm của
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại
chúng và trách nhiệm của cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát [29].
Mỗi cá nhân trong xã hội phải thực hiện đúng quy định của pháp luật
về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới,
phòng, chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác đồng thời kịp thời
ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người
có thẩm quyền. Mỗi gia đình phải giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực
20
hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp với
cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình quy định về việc áp dụng các biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo
dưỡng; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định chi tiết
tại Chương V "Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và
khiếu nại, tố cáo [29]. Theo quy định của điều 42, Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình, khi chủ thể có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật bạo lực gia đình
nào, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử
lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, cũng như các loại vi phạm
pháp luật trong các lĩnh vực khác, khi chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, chủ thể phải chịu trách nhiệm
pháp lý tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm. Quy định này sẽ giúp việc
phòng, chống bạo lực gia đình đạt kết quả cao hơn bởi trước đây, rất nhiều
chủ thể còn chưa nhận thức được hậu quả mình phải gánh chịu khi thực hiện
hành vi bạo lực gia đình đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai có
ý định, hành động bạo lực đối với những người thân của mình.
Đối với các chủ thể vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức, người
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy
định trên thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có
thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục. Chính phủ quy định cụ thể các
hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 43, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn quy định: "1. Người
thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng
đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn
còn hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm
hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; 2.
21
Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa
đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị ấp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng" [29]. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng nhằm ngăn chặn,
hạn chế bạo lực gia đình, mặt khác giúp đỡ, tạo cơ hội cho người vi phạm có
thể sửa chữa tại cộng đồng. Điều này làm tăng hiệu quả công tác phòng,
chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, với những quy định trực tiếp, cụ thể, rõ ràng, sâu sát về bạo
lực gia đình, các hành vi bạo lực gia đình cũng như cách thức xử lý vi phạm
pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình là chuẩn mực pháp lý cơ bản và quan trọng trong việc đấu tranh, hạn chế
và đẩy lùi bạo lực gia đình. Luật ra đời là một dấu ấn pháp lý quan trọng trên
con đường hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình,
phòng, chống bạo lực gia đình. Để Luật được đi vào cuộc sống, phát huy tác
dụng của nó, ngày 04 tháng 02 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 08/2009/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Chính phủ
ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Nghị định Quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã
hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình. Cùng với các
văn bản pháp luật khác, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo nên một hệ
thống pháp luật khá đầy đủ trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Với
tính chính xác, kịp thời, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của
Việt Nam, hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là một trong
những công cụ hữu hiệu nhất để hạn chế, chặn đứng, đẩy lùi được nạn bạo lực
gia đình đang gia tăng hiện nay.
1.1.4. Vai trò pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
22
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở pháp lý thống nhất để bảo
vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, góp phần củng cố và
xây dựng gia đình Việt nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Đây là một đạo luật quan trọng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện
rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề phòng, chống bạo hành và
là cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên
trong gia đình.
Có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội,
tạo ra trật tự và ổn định cho xã hội nhất là trong việc ngăn chặn và đẩy lùi
hiện tượng vi phạm pháp luật. Một hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực
gia đình hoàn thiện, đầy đủ, thống nhất, cụ thể, tính khả thi cao, dân chủ, tiến
bộ, hướng tới các giá trị nhân văn cùng với hệ thống các biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật phòng,
chống bạo lực gia đình ngày càng đầy đủ; hoạt động của hệ thống các cơ quan
bảo vệ pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao hơn sẽ là những đảm bảo pháp lý
để ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
1.2. Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
Cho đến nay, chúng ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh
về bạo lực gia đình. Lần đầu tiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được
Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 . Phòng, chống
bạo lực gia đình đã được Luật hoá. Vì vậy, bạo lực gia đình là vi phạm pháp
luật. Những hành vi xâm hại đến các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp
luật phòng, chống bạo lực gia đình là những hành vi vi phạm pháp luật phòng,
chống bạo lực gia đình. Từ những phân tích trên, vi phạm pháp luật phòng,
chống bạo lực gia đình được hiểu là những hành vi trái pháp luật phòng,
chống bạo lực gia đình, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ trong lĩnh
vực phòng, chống bạo lực gia đình mà nạn nhân của bạo hành gia đình là
các thành viên trong gia đình.
23
Như vậy, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là các hành
vi bạo hành trong gia đình. Đồng thời, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình còn là các hành vi liên quan đến việc phòng, chống bạo lực gia
đình đối với các thành viên trong gia đình như những hành vi trái pháp luật
trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp bạo hành gia đình.
1.2.2. Đặc điểm của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
Thứ nhất, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình luôn là
hành vi được xác định của con người.
Cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác, vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi cụ thể của con người.
Suy nghĩ của con người dù xấu như thế nào chăng nữa, nếu không được biểu
hiện ra ngoài thành hành động cụ thể thì không bị coi là vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ những hành vi được thể hiện bằng hành
động cụ thể mới có thể bị quy kết là đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật.
Hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được biểu
hiện dưới hai hình thức là hành động như người chồng đã có hành vi đánh vợ
gây thương tích hoặc không hành động như người chồng đã hành hạ người vợ
bằng cách trong một thời gian dài thờ ơ, không nói chuyện, không về nhà làm
người vợ bị tổn thất nặng về tinh thần.
Như vậy, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết vi phạm pháp luật phòng,
chống bạo lực gia đình là nó phải biểu hiện ra ngoài bằng hành vi bởi pháp
luật phòng, chống bạo lực gia đình không điều chỉnh những suy nghĩ của con
người.
Thứ hai, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là hành vi
trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Tính trái pháp luật thể hiện sự chống đối, làm ngược lại những quy
định của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể, chủ thể có những
hành vi trái với quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hay các quy
định trong các văn bản pháp luật khác có quy định về phòng, chống bạo lực
gia đình như Hiến pháp 2013, Luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự
24
2003, Bộ luật Dân sự 2005... Chẳng hạn, chủ thể có một trong những hành vi
quy định tại điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như cưỡng ép quan
hệ tình dục; ...[29]. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình cấm hành vi trên,
mọi người có quyền được bảo vệ về tính mạng, danh dự, nhân phẩm nhưng
người chồng đã xâm hại đến quyền đó của người phụ nữ, làm trái lại những gì
mà pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình yêu cầu, đặt ra thì đó chính là
hành vi trái pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật nhưng là hành vi trái pháp
luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ các hành vi liên quan
đến lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, trái với các quy định trong hệ
thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình mà nạn nhân của bạo lực gia
đình phải là các thành viên trong gia đình là vi phạm pháp luật phòng, chống
bạo lực gia đình. Đặc điểm này giúp ta phân biệt vi phạm pháp luật phòng,
chống bạo lực gia đình với các loại vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác.
Thứ ba, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải là hành
vi có lỗi.
Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải là hành vi có lỗi.
Đây là dấu hiệu không thể thiếu được của bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào
bởi vì dấu hiệu này xác định thái độ tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi
trái pháp luật. Lỗi chính là thái độ phủ nhận của chủ thể vi phạm pháp luật
trước những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Trong một hoàn cảnh nhất định,
chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện để lựa chọn một xử xự khác phù hợp với
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhưng chủ thể đã không lựa chọn mà
quyết định một xử sự trái với yêu cầu của pháp luật phòng, chống bạo lực gia
đình. Con người là đối tượng được bảo vệ của pháp luật trước bạo lực gia
đình, nhưng các chủ thể đã xâm hại đến quyền được bảo vệ đó hay chủ thể, cơ
quan có thẩm quyền đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc bảo
vệ quyền đó của con người.
25
Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình có thể là lỗi cố ý
hoặc lỗi vô ý. Nhưng nếu là hành vi bạo lực gia đình thì lỗi phải là cố ý. Còn
các trường hợp khác thì không nhất thiết phải là lỗi cố ý.
Thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực
gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý đầy đủ.
Điều này đòi hỏi, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải đạt
một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng nhận thức
được sự việc và điều khiển được hành vi và tự do ý chí. Hay nói khác đi, chủ
thể thực hiện hành vi vi phạm phải đạt một độ tuổi nhất định, không mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.
Trong thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp, người chồng thường uống
rượu say rồi về hành hạ, đánh đập vợ thì vẫn bị coi là vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình và phải chịu trách nhiệm pháp lý vì mặc dù lúc
đó họ không đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng họ đã có lỗi
trong việc tự đặt mình vào trong tình trạng say đó.
Trong mỗi trường hợp vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
khác nhau, thì chủ thể gây ra vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
là khác nhau: có trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, ngoài các điều
kiện trên còn bắt buộc phải là nam giới (trường hợp bạo lực gia đình đối với
phụ nữ). Có trường hợp, chủ thể phải là người có nhiệm vụ, quyền hạn (không
thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực phòng, chống
bạo lực gia đình) như: người có thẩm quyền đã không xử lý người có hành vi
bạo lực gia đình, điều tra viên không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can khi
biết chính xác và có đầy đủ căn cứ pháp lý rằng bị can đó đã có hành vi phạm
tội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Từ những phân tích trên ta thấy, khi xem xét hành vi vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình, phải căn cứ vào cả bốn dấu hiệu kể trên. Các
dấu hiệu trên là tiêu chí để ta phân biệt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
26
phòng, chống bạo lực gia đình với các dạng vi phạm pháp luật trong các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội.
1.2.3. Các loại bạo lực gia đình
- Theo phương cách ứng xử có thể phân bạo lực gia đình thành hai loại
hình chính:
Bạo lực thể chất là loại bạo lực có sử dụng vũ lực, tác động trực tiếp
lên thân thể nạn nhân như đánh đập; nhục hình; tước đoạt tùy tiện về tiền của;
tài sản; cưỡng bức tình dục.
Bạo lực tinh thần là loại bạo lực không sử dụng vũ lực, tác động lên
tinh thần của nạn nhân như chì triết, mắng chửi, lăng ma, tỏ thái độ lạnh lùng,
không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện.
- Theo quan hệ của các đối tượng bạo lực gia đình có thể phân thành
một số loại hình bạo lực gia đình:
Bạo lực giữa vợ chồng với nhau loại bạo lực gia đình phổ biến, được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong loại hình bạo lực gia đình có một số
hình thức chính như cưỡng bức thân thể, cưỡng bức tình dục, cưỡng bức tâm
lý, tình cảm, cưỡng bức về xã hội và cưỡng bức về tài chính.
Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là lạo bạo lực giữa
anh, chị,em, bố/mẹ chồng nàng dâu, anh/chị/em với chồng với chị/em dâu.
Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với
con cái, ông bà với nhau, anh chị đối với em.
Bạo lực ngược, bạo lực của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn như
con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà, em hành hạ anh/chị
1.3. Các yếu tố bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình
1.3.1. Yếu tố chính trị
Hệ thống chính trị là trụ cột của nền chính trị xã hội của nước ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị ở nước ta,
Đảng là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nước là trung tâm , là tổ chức cốt yếu để thực
thi quyền lực của nhân dân. Ngoài ra, hệ thống chính trị còn bao gồm: Mặt
27
trận, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và
Hội Cựu chiến binh.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội do đại hội VII thông qua, đã xác định rõ mục tiêu tổng quát của
hệ thống chính trị: "Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước
ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân" Văn kiện Đại hội
XII đồng thời xác định: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống
chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế
nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân
và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt
Nam trong khu vực và trên thế giới” [18].. Thực hiện dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Đây vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới". Để đất nước phát triển, đạt
được những thành quả tốt đẹp trên con đường đổi mới, Hệ thống chính trị
nước ta cần phải đổi mới để ngày càng thống nhất, phát triển và bền vững
hơn, thể hiện đúng đắn và đầy đủ hơn bản chất xã hội chủ nghĩa, phát huy tính
ưu việt và vai trò tích cực của chính trị đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị hoạt động có hiệu lực và hiệu quả
cao hơn, khắc phục bệnh quan liêu, hình thức, trên cơ sở xác định rõ, thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và xác lập cơ chế vận hành
thông suốt, chặt chẽ của cả hệ thống dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
28
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò quyết định đến thành công của
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tạo ra sự ổn định và trật tự xã hội
trong đó góp phần bảo đảm, hạn chế vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội. Vì
vậy, trong công cuộc đổi mới, Đảng phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng nâng tầm trí tuệ,
bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh. Một mặt, Đảng cần nâng cao năng lực
hoạch định đường lối, chính sách để có nhiều đường lối, chủ trương chính
sách phù hợp với thực tiễn đời sống và nguyện vọng của nhân dân; nâng cao
năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện; năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng; năng lực lãnh đạo
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết
với nhân dân. Mặt khác, mỗi cán bộ, đảng viên, từng tổ chức và cấp uỷ đảng
(toàn đảng) phải có ý chí phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao; thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức; kiên quyết đấu tranh
với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng
không làm thay Nhà nước mà nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt
động của Nhà nước. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đảng cần có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp trong việc phòng, chống
bạo lực gia đình, để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu
quả, từ đó Nhà nước sẽ cụ thể hoá trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình một cách kịp thời, cụ thể, thể hiện ý chí chung của toàn xã hội,
tạo nên sự hoàn thiện, thống nhất trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ đảm bảo hạn chế được tình
trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Với
nhiệm vụ chính trị của mình, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng cần
đổi mới, thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng,
quản lý toàn diện xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước cần ban
hành các chính sách, pháp luật phản ánh ý chí, là tổng hoà ý chí của nhân dân,
phản ánh thực tiễn đời sống xã hội nhằm nâng cao mọi mặt đời sống của nhân
29
dân; quản lý nhà nước đạt được hiệu lực và hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc là liên
minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai
cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân, có vai trò quan trọng trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,
phản biện và giám sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân.
Các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị và hoạt động của các bộ phận
đó đã tạo nên sự thống nhất và thành công của hệ thống chính trị nước ta. Sự
phát triển của hệ thống chính trị và các thể chế chính trị, sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản đối với Nhà nước và hệ thống chính trị thống nhất là những bảo
đảm, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực
gia đình.
1.3.2. Yếu tố kinh tế
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự
đột phá về tư duy lý luận của Đảng ta. Đại hội VI (1986) đã đánh dấu sự đổi
mới toàn diện, cả cấu trúc và cơ chế vận hành của nền kinh tế với nội dung
chính là từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, đại hội IX của Đảng (2001)
đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
"mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội", đề ra nhiệm vụ xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế
thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý sang nhận thức mới, coi kinh
tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa tư duy Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI,
Đại hội XII đã làm sáng tỏ thêm một bước nội dung cơ bản của định hướng xã
hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Mục tiêu của nền kinh tế thị trường là nhằm thực hiện "dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; giải phóng mạnh mẽ và không
30
ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói,
giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ
người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Mục tiêu trên đây thể hiện
phát triển kinh tế vì con người. Trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng cho sự
phát triển sức sản xuất, phát triển kinh tế để làm cho mọi người đều được
hưởng những thành quả phát triển. Điều đó khác hẳn với mục tiêu tất cả vì lợi
nhuận phục vụ lợi ích các nhà tư sản, xây dựng cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa tư
bản, bảo vệ chế độ tư bản, phát triển chủ nghĩa tư bản.
Với những ưu điểm của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước, sự làm chủ của nhân dân, nền kinh tế nước ta đã có sự phát
triển vượt bậc và tăng trưởng khá nhanh, đời sống của nhân dân được cải
thiện và nâng cao rõ rệt. Nền kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng tạo sự
phát triển cho xã hội, nâng cao mức sống và thoả mãn nhu cầu vật chất của
nhân dân lao động. Điều này sẽ là điều kiện quan trọng đảm bảo, hạn chế vi
phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Nghèo đói là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia
đình. Vì vậy, phát triển kinh tế là yếu tố trực tiếp tạo sự ổn định cho xã hội;
nâng cao nhận thức của nhân dân, nhu cầu của con người dần được thoả mãn.
Điều này quyết định đến việc thực hiện hành vi của con người phù hợp với
yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật và như vậy, hiện tượng vi phạm pháp luật sẽ
được hạn chế và dần bị đẩy lùi. Mặt khác, khi kinh tế phát triển sẽ là yếu tố
tác động đến pháp luật, làm cho pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày
càng hoàn thiện trong điều kiện kinh tế mới.
1.3.3. Yếu tố tư tưởng
Một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật phòng, chống
bạo lực gia đình là do nhận thức của nhân dân còn thấp. Chính vì vậy, để ngăn
chặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thì không thể
xem nhẹ yếu tố tư tưởng. Vì vậy, cần đề cao và đẩy mạnh công tác giáo dục,
đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Khi trong xã hội, mỗi công dân đều
có trình độ chính trị, trình độ văn hoá và ý thức pháp luật cao thì sẽ có ý thức
31
tuân thủ pháp luật và thực hiện theo những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.
Chính vì vậy, vi phạm pháp luật nói chung và trong lĩnh vực phòng, chống
bạo lực gia đình sẽ bị hạn chế và đẩy lùi.
1.3.4. Yếu tố pháp lý
Việt nam đang tiếp tục hoàn thiện và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, pháp luật có vai trò rất quan
trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tạo ra trật tự và ổn định
cho xã hội nhất là trong việc ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng vi phạm pháp
luật. Một hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hoàn thiện, đầy
đủ, thống nhất, cụ thể, tính khả thi cao, dân chủ, tiến bộ, hướng tới các giá trị
nhân văn cùng với hệ thống các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ
nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày
càng đầy đủ; hoạt động của hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng
đạt hiệu quả cao hơn sẽ là những đảm bảo pháp lý để ngăn chặn, hạn chế vi
phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, để công cuộc
phòng chống bạo lực trong gia đình đạt hiệu quả thì không chỉ xây dựng một
đạo luật về phòng chống bạo lực gia đình là đủ, cần phải có các văn bản pháp
luật khác điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình để mọi người có cơ chế
tự bảo vệ mình, tự tránh khỏi các áp lực, các yếu tố và hành vi dẫn đến bạo
hành, nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ và văn minh. Pháp luật cũng
phải là đại lượng công bằng nhất, xóa tan khoảng cách và xây dựng lại các gia
đình từ các đổ vỡ, bất đồng, xung đột tiềm ẩn hoặc đã thể hiện trong thực tế,
tạo cơ sở pháp lý để mọi người thể hiện được thái độ đúng đắn của mình,
những ứng xử phù hợp với pháp luật đối với nhau trước những bất đồng, xung
đột của gia đình. Như vậy, trong các yếu tố đảm bảo thì pháp luật được xem là
yếu tố đảm bảo cơ bản nhất nhằm phòng và chống bạo lực trong gia đình.
1.3.5. Yếu tố xã hội
Một xã hội phát triển, ổn định, có sự tham gia hoạt động xã hội của các
tổ chức và đoàn thể quần chúng sẽ tạo ra những bảo đảm về mặt xã hội cho
việc hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi công dân
32
sẽ phát huy quyền làm chủ của mình đối với đất nước, đối với xã hội; mỗi tổ
chức sẽ phát huy khả năng tập hợp lực lượng, tạo ra khối đoàn kết chặt chẽ
trong xã hội nhằm phát huy sức mạnh của tập thể. Cả xã hội liên kết gắn bó
chặt chẽ với nhau tạo nên một sức mạnh lớn mà sức mạnh đó có thể đẩy lùi sự
xuất hiện của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Nếu như, nhà
nước tạo ra các cơ chế bảo đảm cho pháp luật đi vào đời sống, thì xã hội chính
là môi trường nuôi dưỡng pháp luật đó, đảm bảo cho pháp luật hiện hữu và có
sức sống. Do đó, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực trong gia đình, xã hội
luôn luôn được xem là cái nôi cho sự phát triển lành mạnh của gia đình và là
cơ sở, là tiền đề để Nhà nước cũng như mọi cá nhân, tổ chức tỏ thái độ và có
hành vi phản ứng lại với những hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện ra những
hành vi vi phạm pháp luật cũng như bảo vệ, che chắn cho người phụ nữ thoát
khỏi nạn bạo hành gia đình. Nạn bạo lực gia đình chỉ có thể bị hạn chế nếu xã
hội, cộng đồng lên tiếng bảo vệ và thực sự chung tay, góp sức chống lại nó.
33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, là mối quan tâm không chỉ
ở mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về bạo lực gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu dưới góc độ pháp lý,
xem xét bạo lực gia đình dưới góc độ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực
gia đình thì cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu. Vì vậy, việc
nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là việc
làm rất cần thiết đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân.
Trong phạm vi của luận văn này, chương 1 đề cập đến những vấn đề lý
luận cơ bản nhất về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; vi phạm pháp
luật phòng, chống bạo lực gia đình; từ đó chỉ ra những hậu quả mà vi phạm
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình gây ra đồng thời nghiên cứu kinh
nghiệm một số tỉnh trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Đây chính là
những cơ sở cho việc phân tích thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống
bạo lực gia đình, xây dựng những giải pháp nhằm hạn chế tiến tới đẩy lùi tình
trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc trong
những chương tiếp theo. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là
vấn đề cần được nghiên cứu và xem xét một cách cấp thiết, kịp thời, khoa học
bởi nó là vấn đề mang tính toàn xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.
34
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO
LỰC GIA ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Khái quát về đặc điểm tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc thuộc Vùng quy hoạch Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và
Tuyên Quang, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh
Phú Thọ. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, 137 xã, phường, thị trấn, 1.368 thôn,
tổ dân phố. Gần 80% dân số sống ở nông thôn. Toàn tỉnh có 252.110 hộ gia
đình, trong đó có 220.807 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa
(87,5%); 1.304 thôn, TDP, trong đó có 869 thôn, TDP đạt tiêu chuẩn văn hóa
(66,6%). Kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo, công tác an sinh xã hội được coi trọng. [33]
Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng với sự phối hợp
vào cuộc của các cấp, các ngành đã tạo tiền và đề thúc đẩy sự nghiệp văn hóa
gia đình ngày càng phát triển; đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về Phòng
chống BLGĐ ngày càng có hiệu quả, góp phần vào thực hiện mục tiêu xây
dựng gia đình "no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc".
Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mặt trái của cơ
chế thị trường tác động đến lối sống giới trẻ nói chung, một bộ phận cán bộ
đảng viên, công chức xuống cấp về đạo đức, tác động mạnh tới các giá trị đạo
đức truyền thống, lối sống lành mạnh trong gia đình Việt Nam. Nhiều gia
đình chưa quan tâm đến việc xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh,
nhận thức của xã hội về vai trò, tầm quan trọng của gia đình, phòng, chống
bạo lực gia đình còn hạn chế, sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy đảng
chính quyền ở cơ sở còn chưa quyết liệt, nên tình trạng bạo lực gia đình nảy
sinh nhiều vấn đề cần sự quan tâm vào cuộc tích cự của các cấp các ngành.
35
2.2. Thực trạng phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc
Như một căn bệnh nguy hiểm có trong bất kỳ xã hội nào, bạo lực gia
đình đang len lỏi vào mỗi vùng miền, mỗi gia đình và làm cản trở sự phát
triển bình thường của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền và mỗi gia đình. Với một
hệ thống pháp luật cho đến nay có thể nói tương đối đầy đủ trong lĩnh vực
phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời đã thực hiện hệ thống các biện pháp
thiết thực, tích cực nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình. Tuy
nhiên, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình vẫn còn rất nghiêm
trọng. Nhiều lúc, nhiều nơi, ở nhiều địa phương trong tỉnh vẫn có nhiều gia
đình, nhiều người còn là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình, họ còn phải
sống trong bạo lực đang hoành hành mà người gây ra những nỗi đau cho họ
lại chính là những người gần gũi nhất, thân yêu nhất. Tiếng kêu cứu của rất
nhiều người phụ nữ vang lên, nhiều vụ án đau lòng, thương tâm, gây bức xúc
trong xã hội về bạo lực gia đình đã cho chúng ta thấy một bức tranh ảm đạm
về tình trạng bạo lực gia đình. Hơn nữa, các cấp chính quyền, các cơ quan
chức năng còn có thái độ thờ ơ, bàng quan, vô trách nhiệm đối với các vụ bạo
lực gia đình. Họ chưa làm đúng chức năng, trách nhiệm của mình, còn bao
che, bỏ qua, xử lý chưa đúng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Những người đứng ngoài khi biết có bạo lực gia đình xảy ra thì né tránh,
không tố cáo, thậm chí có người còn kích động, xúi giục giúp sức, tạo điều
kiện cho hành vi bạo lực gia đình được thực hiện. Nhiều chủ thể thì lợi dụng
tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ để kiếm lời. Từ thực tế đã cho
chúng ta thấy tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở
mức báo động.
Mặc dù chưa có cuộc điều tra tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh; nhưng
theo báo cáo kết quả thống kê số liệu về bạo lực gia đình của các huyện, thành
thị, báo cáo của các sở, ngành, tuy chưa đầy đủ, song cũng cho thấy tình hình
về bạo lực gia đình có chiều hướng ra tăng, các số liệu cụ thể như sau:
36
Theo số liệu thu thập thống kê hàng năm của các cơ quan quản lý nhà
nước về gia đình, và báo cáo tổng kết tình hình triển khai kế hoạch thi hành
luật phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015 của tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ năm 2009 đến năm 2015 số vụ có bạo lực gia đình được phát hiện trên địa
bàn tỉnh qua từng năm cụ thể như sau: Năm 2009 xảy ra 276 vụ; Năm 2010
xảy ra 276 vụ; Năm 2011 xảy ra 497 vụ; Năm 2012 xảy ra 635 vụ; Năm 2013
xảy ra 552 vụ. Năm 2014 xảy ra 395 vụ, năm 2015 xảy ra 265 vụ. Trong 7
năm từ 2009-2015 tổng số vụ bạo lực gia đình được phát hiện là 2.859 vụ,
trong đó có 1.474 vụ bạo lực thể xác (51,5%); 854 vụ bạo lực tinh thần
(29,9%); 230 vụ bạo lực kinh tế (8%); 73 vụ bạo lực tình dục (2,5%) [33].
Biểu 2.1. Tổng hợp số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc từ 2009-2014
STT Huyện, thành,
thị
Tổng số vụ bạo lực gia đình
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
1 Vĩnh Tường 22 29 28 27 40 19 25
2 Yên Lạc 29 35 50 87 88 58 20
3 Tam Dương 54 56 48 92 73 60 43
4 Tam Đảo 76 88 132 102 134 87 70
5 Lập Thạch 30 12 37 33 24 26 20
6 Sông Lô 26 26 30 33 23 13 15
7 Bình Xuyên 24 17 138 121 70 69 35
8 Vĩnh Yên 4 7 10 20 9 20 12
9 Phúc Yên 11 6 24 120 91 43 25
Tổng số 276 276 497 635 552 395 265
Nguồn: Số liệu báo cáo 8 năm thực hiện luật phòng, chống BLGĐ tỉnh Vĩnh Phúc
37
Tuy nhiên trong tổng số vụ BLGĐ nêu trên, tính chất, mức độ là ít
nghiêm trọng, chủ yếu là mâu thuẫn gia đình và cơ bản được hòa giải ngay tại
cơ sở. Tỷ lệ BLGĐ phải xử lý về hành chính hoặc phải truy cứu trách nhiệm
hình sự chiếm tỷ lệ không nhiều. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh,
Năm 2010 toàn tỉnh có 979 vụ ly hôn; Năm 2011 có 1.173 vụ án ly hôn tăng
194 vụ so với năm 2010, trong đó có 240 vụ án ly hôn liên quan đến bạo lực
gia đình (20,46%). Đặc biệt có 164 vụ bạo lực gia đình phải truy cứu trách
nhiệm hình. Theo số liệu của Công an tỉnh từ năm 2008-2015 đã thụ lý giải
quyết 142 vụ BLGĐ, điều tra, khởi tố 17 vụ, xử lý vi phạm hành chính 115 vụ
BLGĐ; trong 142 vụ có 8 vụ dẫn đến hậu quả chết người, 79 vụ dẫn đến hậu
quả thương tích. Điển hình như Chồng là Nguyễn Tiến Thịnh bạo hành vợ là
Lê Thị Lý ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên; Vụ cha đẻ cưỡng bức con
gái ở xã Kim Long, huyện Tam Dương; Vụ con trai đánh mẹ đẻ gãy chân ở
Yên Thạch, Sông Lô; Vụ chồng là Nguyễn Văn Hải, thôn Dừa Cả, xã Hải
Lựu, Sông Lô dùng dao quắm chém vợ là Phạm Thị Thắm gây tử vong; Vụ
chồng Dương Đức Yên, thôn An Khang, xã Yên Thạch, Sông Lô tưới xăng
lên người vợ là chị Hà Thị Hiền đốt dẫn đến tử vong; Trường hợp Đỗ Cao
Cường Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên dùng phích đập đầu vợ; vụ Chồng
đánh vợ gây thương tích nặng ở Đồng Cương, Yên Lạc; vụ bênh vợ, con ném
bát vào mặt mẹ ở thôn Hòa Loan, xã Lũng Hòa; vụ Phạm Thị Liên ở thôn 5,
nhà máy gạch Bồ Sao Vĩnh Tường bị chồng đánh phải nhập viện cấp cứu... .
Các vụ bạo lực gia đình thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bạo lực
thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế, trong đó nạn nhân
bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em. Theo số liệu của Sở Y
tế từ năm 2008-2015 có 864 nạn nhân bạo lực gia đình đến cơ sở Y tế khám
và điều trị, trong đó tuyến tỉnh 91 trường hợp, tuyến huyện 332 trường hợp,
tuyến xã 441 trường hợp [33]. Tuy có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban
ngành đoàn thể và sự đồng tình lên án các hành vi BLGĐ của người dân
nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nạn nhân im lặng, cam chịu không khai báo,
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc
Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc

More Related Content

What's hot

What's hot (12)

Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
 
Luận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận án: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu luật phòng, chống bạo lực gia đình, luật bình đẳ...
Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu luật phòng, chống bạo lực gia đình, luật bình đẳ...Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu luật phòng, chống bạo lực gia đình, luật bình đẳ...
Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu luật phòng, chống bạo lực gia đình, luật bình đẳ...
 
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khacBinh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
 
Đề tài: Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội
Đề tài: Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tộiĐề tài: Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội
Đề tài: Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
 
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
 

Similar to Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc

Similar to Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc (20)

Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAYLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HAY
 
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAYPháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
 
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAYPháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang, HAY
 
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đLuận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Tuyên Quang, 9đ
 
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại quận Cẩm Lệ, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại quận Cẩm Lệ, HAYPháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại quận Cẩm Lệ, HAY
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại quận Cẩm Lệ, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
 
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt NamQuan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
Quan Điểm Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Ở Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tội loạn luân trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ C...
 
Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đ
Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đPhòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đ
Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam
Luận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt NamLuận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam
Luận văn :Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam
 
luanvancactoihiepdamtheoquydinhcualuathinhsu-190517085817.doc
luanvancactoihiepdamtheoquydinhcualuathinhsu-190517085817.docluanvancactoihiepdamtheoquydinhcualuathinhsu-190517085817.doc
luanvancactoihiepdamtheoquydinhcualuathinhsu-190517085817.doc
 
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khoa học pháp lý, vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng phong phú. Việc nghiên cứu thấu đáo vấn đề vi phạm pháp luật sẽ giúp nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, góp phần kiểm soát xã hội tốt, phát hiện nhanh, nhận diện đúng bản chất và xử lý chính xác các vi phạm pháp luật, tìm ra phương cách hữu hiệu điều chỉnh xã hội và định hướng việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả. Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, khó khăn, phức tạp cần phải tập trung giải quyết, khắc phục. Một trong những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội là tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) đang ngày một gia tăng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của xã hội. Ngày nay, bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả cho con người. BLGĐ đang trở thành vấn đề phổ biến, là biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa người lớn và trẻ em trên toàn thế giới, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con người, làm suy giảm chất lượng cuộc sống nói chung. BLGĐ đã và đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng trong xã hội, là lực cản trên con đường xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại. Vì vậy, trong nhiều năm qua, sự gia tăng và mức độ nghiêm trọng của BLGĐ là mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, đặc biệt, tổ chức Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về các quyền dân sự và chính trị; Công ước về quyền trẻ em; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW)… đã thể hiện sự quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế trong
  • 2. 2 vấn đề bình đẳng giới và phòng, chống BLGĐ. Bước sang thế kỷ XXI, bạo lực gia đình không giảm mà vẫn tiếp tục lan rộng, trở thành vấn đề nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề phổ biến có quy mô của một đại dịch và là một biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trên toàn thế giới. Bạo lực gia đình đã và đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng, là sự vi phạm thô bạo các quyền con người. Chính tính nguy hiểm và tác hại của bạo lực gia đình mà vấn đề bạo lực gia đình tại Việt Nam đã được Luật hoá, được đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật. Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. Ở nước ta, thúc đẩy bình đẳng giới, tôn trọng và bảo đảm quyền con người chống lại mọi hành vi bạo lực là quan điểm nhất quán của nhà nước Việt Nam. Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia nhiều công ước liên liên quan đến phòng, chống bao lực, cụ thể như phê chuẩn Công ước CEDAW vào ngày 17/12/1982, phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em….Vấn đề phòng, chống BLGĐ cũng được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, theo đó đều coi BLGĐ là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, cụ thể như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Bình đẳng giới; đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Những văn bản pháp luật nêu trên và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thực hiện pháp luật và xử lý các hành vi BLGĐ. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả xấu cho xã hội, trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng đã được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt nam. Ngoài hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững gia đình, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn gây ra những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và phục hồi sức khoẻ nạn nhân, chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác liên quan đến tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia lao động sản xuất của nạn nhân.
  • 3. 3 Nhiều vụ án thương tâm liên quan đến bạo lực gia đình đã xảy ra và số lượng tăng lên từng ngày, gây hậu qủa nhức nhối cho xã hội và đặt ra cho xã hội một lời giải đáp cần phải làm gì trước thực trạng vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, pháp luật và các nhà thực thi pháp luật cùng các cơ quan có thẩm quyền cần có một cơ chế và biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người, giúp họ thoát khỏi bạo lực đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các chủ thể vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình, tạo ổn định và phát triển cho xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp phòng, chống bạo lực gia đình, loại bỏ vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình trong xã hội, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đề tài "Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay" đã được tác giả lựa chọn làm đề tại luận văn thạc sỹ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mới mẻ, mà là hiện tượng xã hội có tính lịch sử và tương đối phổ biến trên thế giới. Bạo lực gia đình là vấn đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Một số công trình nghiên cứu được công bố về vấn đề này, cụ thể như: “Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới” do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XI biên soạn; “Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phòng chống bạo lực gia đình” của Nguyễn Thị Ngọc Bích, Đại học Luật Hà Nội; “Tìm hiểu và thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” của Phạm Văn Dũng, Nguyễn Đình Thơ;“Bàn về ranh giới giữa xử lý hình sự và xử lý hành chính các hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Lan Chi, Viện Nhà nước và Pháp luật; “Phòng chống BLGĐ đối với phụ nữ ở nước ta hiện nay - Thực trạng vấn đề và giải pháp” của Viện nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia HCM 2008; “Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với BLGĐ- đề xuất giải pháp” của TS. Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình- Trẻ em Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Trí Dũng, Phó Viện Trưởng Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý Học viện Chính trị Quốc gia HCM; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện; “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ” của tác giả Trần Thị Hòe; “Tính hợp lý, khả thi của một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình” của tác giả Phan Thị Lan Hương; “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - thực trạng và nguyên nhân” của Ngô Thị Hường, Đại học Luật Hà Nội;“Tổng quan về bạo lực và
  • 4. 4 pháp luật phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em” của Nguyễn Thị Kim Phụng…. Ngoài ra, còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, các Luận văn, đề tài đã được nghiệm thu liên quan đến vấn đề BLGĐ. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá vấn đề BLGĐ dưới nhiều góc độ khác nhau, Tuy nhiên nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình dưới góc độ pháp lý - vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc đến nay hầu như chưa có. Trong khi đó, tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình diễn ra ngày càng nhiều với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này không có sự trùng lắp với những công trình nghiên cứu đã được công bố, các kết quả nghiên cứu trước đó chỉ có giá trị tham khảo khi tác giả nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Đề tài có mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc. 3.2. Nhiệm vụ Để đảm bảo mục đích nêu trên trên, luận văn xác định các nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. Trên cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật, các yêu cầu của hành vi hợp pháp trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, luận văn có nhiệm vụ chỉ ra được các đặc điểm của vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình; nội dung vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình vi phạm pháp luật, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật cơ bản trong phòng, chống bạo lực gia đình trong những năm qua để có một bức tranh về thực trạng vi phạm pháp luật một cách cơ bản nhất trong phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
  • 5. 5 - Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, toàn diện, khả thi trong phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình góp phần hạn chế tiến tới đẩy lùi hiện tượng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong xã hội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là các hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý trên cơ sở lý luận chung về Nhà nước, pháp luật và pháp luật thực định. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu cụ thể: thống kê, tổng hợp, diễn giải, phân tích, so sánh để phân tích và làm rõ các vấn đề khoa học cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Về mặt lý luận, những vấn đề được nghiên cứu trong luận văn góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về pháp luật phòng chống BLGĐ, đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ ở nước ta hiện nay. - Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần thay đổi phần nào nhận thức của người dân về vấn đề BLGĐ, bên cạnh đó, những giải pháp được đề xuất vận dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống BLGĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và có thể là kinh nghiệm thực tiễn để tham khảo, áp dụng cho những địa phương khác trên cả nước, đồng thời luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về những vấn đề vi phạm pháp luật phòng, chống BLGĐ.
  • 6. 6 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2009 đến nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc.
  • 7. 7 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1. Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình 1.1.1. Khái niệm về bạo lực gia đình Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định bạo lực gia đình là "Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình" [29, tr.1]. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau: - Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ. - Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình - Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…) - Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con. Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Hiểu một cách thông dụng thì bạo lực gia đình là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Đây là hiện tượng một hay nhiều thành viên dùng quyền lực và bạo lực trong cả một quá trình để thực hiện hành vi làm cho người khác đau đớn về thể xác, bị khủng hoàng về tinh thần và bị bế tắc về mặt xã hội nhằm khuất phục, khống
  • 8. 8 chế và kiểm soát người đó. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp. Như vậy, dù được định nghĩa với nhiều cách khác nhau nhưng khi xem xét bạo lực gia đình, ta có thể thấy các đặc điểm: + Thứ nhất, bạo lực gia đình là hành vi bạo lực xảy ra giữa các thành viên trong gia đình tức là chủ thể có hành vi bạo lực gia đình (người gây ra bạo lực gia đình) phải là thành viên trong gia đình và nạn nhân của bạo lực gia đình là một trong những thành viên còn lại của gia đình đó. + Thứ hai, bạo lực gia đình được thực hiện bởi lỗi cố ý chứ không thể là lỗi vô ý. + Thứ ba, bạo lực gia đình là hành vi gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm sâu sắc. Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương, vùng miền mà là một vấn đề toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, nước đang phát triển cho đến nước giàu có, phát triển mạnh về kinh tế và xã hội. Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn này. Đối tượng của các hành vi bạo lực gia đình có thể là bất kỳ ai trong đó có cả nam giới nhưng thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em. Bạo lực gia đình đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân. Đặc biệt đối với trẻ em, bạo lực còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một cuộc sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này. 1.1.2. Phòng, chống bạo lực gia đình a) Khái niệm phòng bạo lực gia đình Phòng bạo lực gia đình nhằm mục đích tìm ra được những biện pháp tác động và quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của bạo bực gia đình, đồng thời khắc phục được nguyên nhân và điều kiện xuất hiện bạo lực gia đình.
  • 9. 9 Phòng bạo lực gia đình và sự cần thiết của phòng bạo lực gia đình là để bảo vệ, duy trì trật sự và công bằng xã hội, góp phần bảo vệ các lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Bạo lực gia đình phát sinh, tồn tại là do những nguyên nhân và điều kiện khác nhau, song chúng ta hoàn toàn có khả năng tiến hành phòng ngừa và ngăn chặn hàng vi bạo lực gia đình khi nó chưa xảy ra. Trong ngành tư pháp: Xét xử là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn. Quan điểm này thể hiện phương châm rất quan trọng là lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, phòng ngừa tốt cũng chính là chống bạo lực gia đình tốt. Yêu cầu là phải phòng bạo lực gia đình ngay từ lúc đầu, làm cho bạo lực gia đình ít xảy ra hơn và tiến tới không xảy ra bạo lực gia đình hay xử lý bạo lực gia đình chỉ là hãn hữu, là việc làm bất đắc dĩ. Do đó, phòng bạo lực gia đình cần lấy việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là quan trọng, hàng đầu. Thực hiện tư tưởng phòng ngừa này thì phòng bạo lực gia đình được coi là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội. b) Khái niệm chống bạo lực gia đình Khi bạo lực gia đình đã tiến triển lên mức độ trầm trọng hơn, tần suất cũng như cường độ mạnh hơn, hoặc ở vào tình thế nguy hiểm thì nạn nhân thường nhờ cậy các tổ chức đoàn thể, chính quyền, công an, với huy vọng là các tổ chức này gây áp lực và có biện pháp hữu hiệu cũng như mong muốn chống lại bạo lực gia đình. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình thường mang tính khép kín, với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh, việc trong gia đình thì người ngoài ít có cơ hội xen vào. Vì thế, những vụ việc bạo hành gia đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngại
  • 10. 10 của nạn nhân và cả những người biết chuyện, và thậm chí nếu xử lý rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra biện pháp ngăn chặn phù hợp là không dễ. Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp giữa các thành viên gia đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải trong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người, nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi bạo lực thì nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp. Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khi xảy ra để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội. Riêng trong lĩnh vực chống bạo lực gia đình thì việc phòng ngừa càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì hành vi bạo lực nếu xảy ra thì ít nhiều đã gây ra những tổn thương nhất định cho các thành viên trong gia đình, làn xấu đi mối liên kết và tình cảm gia đình, và việc hàn gắn là không dễ; nếu hành vi bị phát hiện và xử ký theo pháp luật thì quan hệ gia đình có thể sẽ chuyển biến xấu hơn nữa. Vì vậy, cần phải lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn hại tới mối quan hệ gia đình. Điều này sẽ được hạn chế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và xử lý kịp thời. Do đó, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội, do đó việc chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà nước và những người có liên quan. Việc chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, do không có nhiều chủ thể tích cực tham gia công tác này vì nhận thức không đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của nó. Điều
  • 11. 11 đó một lần nữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng động, cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống bạo lực gia đình. c) Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình Phòng chống bạo lực gia đình là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân và gia đình trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình; xử lý các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Công tác phòng, chống bạo lực gia đình của nước ta hiện nay chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố về nhận thức, kinh tế và pháp luật là cơ bản nhất. - Yếu tố nhận thức: Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức với tư tưởng trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi. Suy nghĩ sai lầm đó đã củng cố niềm tin rằng đàn ông có quyền dạy dỗ vợ của họ thông qua các hành động có tính bạo lực. Họ cũng tự cho mình có vai trò trụ cột gia đình, có quyền định đoạt mọi việc, có thể mắng chửi vợ con một vài câu là bình thường, nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được mắng chửi con cái. Họ luôn có tư tưởng cam chịu, vì sợ vạch áo cho người xem lưng, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười. - Yếu tố về kinh tế: Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bạo lực gia đình. Khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với các thành viên gia đình. Do khó khăn về kinh tế nên các cặp vợ chồng rất dễ xung đột, cãi cọ người này đổ lỗi cho người khác làm nảy sinh bạo lực. Những bất hòa nhỏ thường ngày trở nên càng nghiêm trọng trong bối cảnh kinh tế khó khăn làm cho con người không còn bình tĩnh để ứng xử một cách khôn ngoan và dễ dẫn đến bạo lực gia đình. - Yếu tố luật pháp: Sự thiếu hiểu biết pháp luật của người bị bạo lực làm cho họ không tự bảo vệ được chính bản thân mình, không đấu tranh vì lẽ phải. Mặt khác, việc thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong
  • 12. 12 thực tiễn chưa nghiêm, chưa hiệu quả, chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe đối với những người có hành vi bạo lực gia đình. Ảnh hưởng của yếu tố nhận thức, kinh tế và pháp luật dẫn đến việc phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tế hiện nay hầu như chưa có hiệu quả. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình cần quan tâm và chú trọng đến những yếu tố trên trong quá trình xây dựng và thực thi văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. 1.1.3. Nội dung của pháp luật phòng chống bạo lực gia đình Trong hệ thống pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Điều 26 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Điều 20 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Điều 36 “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” [26]. Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp; nội dung phòng, chống bạo lực gia đình được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác. Tiêu biểu là những quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 là một trong những văn bản đó. Bộ luật Hình sự là căn cứ để xác định hành vi bạo lực gia đình nào là hành vi phạm tội. Điều 130, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ: "người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm" [27]. Ngoài ra, Bộ luật hình sự Việt Nam đã hình sự hoá nhiều hành vi bạo lực gia đình, quy định thành nhiều tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình. Tuy nhiên, những điều luật đó mới chỉ quy
  • 13. 13 định gián tiếp về hành vi bạo lực gia đình, chưa có nhiều quy định trực tiếp về phòng, chống bạo lực gia đình. Cùng với Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Chính phủ cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ: "Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách xây dựng gia đình Việt Nam bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; bảo đảm quyền bình đẳng nam, nữ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ và trẻ em; có biện pháp ngăn ngừa và chống mọi hành vi bạo lực, xúc phạm nhân phẩm đối với phụ nữ và trẻ em". [31]. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 là một trong những văn bản pháp luật quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam còn là phương tiện hữu hiệu trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Luật đã có nhiều điều khoản quy định trực tiếp và gián tiếp đến việc phòng, chống bạo lực gia đình. Tại khoản 2, điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Cấm Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Cấm Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; cấm yêu sách của cải trong kết hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; cấm thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và
  • 14. 14 gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi [30]. Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 cũng như các văn bản pháp luật kể trên đã có nhiều quy phạm pháp luật nhằm phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, những quy định đó vẫn còn sơ sài, tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, thiếu tính cụ thể và chưa có những quy định pháp lý đặc thù. Để khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, hạn chế tiến tới đẩy lùi bạo lực gia đình, tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội khoá XII nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Luật phòng, chống bạo lực gia đình gồm 6 chương và 46 điều. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách trực tiếp, cụ thể về hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã điều chỉnh một cách có hệ thống các hành vi bạo lực gia đình để trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình. Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về phạm vi điều chỉnh; định nghĩa về bạo lực gia đình, xác định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình; nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình; nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình; quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình; chính sách của Nhà nước, hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình và những hành vi bị nghiêm cấm. Về phạm vi điều chỉnh được quy định tại điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: "Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình". Như vậy phạm vi điều chỉnh của Luật khá rộng. Luật điều chỉnh nhiều vấn đề, quy định về tất cả hành vi bạo lực của các
  • 15. 15 thành viên trong gia đình kể cả đối với gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng, các phương thức phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đồng thời xác định trách nhiệm của toàn xã hội đối với vấn đề này và quy định về xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Lần đầu tiên, bạo lực gia đình được quy định trong văn bản pháp luật Việt Nam. Theo đó, hành vi bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi cố ý chứ không thể là hành vi vô ý. Thứ hai, người thực hiện hành vi bạo lực chính là một trong những thành viên trong gia đình (các chủ thể ngoài gia đình bị loại trừ). Thứ ba, hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngoài việc định nghĩa về bạo lực gia đình còn quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình; Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. [29]. Các hành vi bạo lực trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Khi chủ thể là thành viên trong gia đình mà có những hành vi trên đối với một trong những thành viên trong gia đình thì bị coi là
  • 16. 16 hành vi bạo lực gia đình đồng thời là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan thực thi pháp luật, các cá nhân cũng như toàn xã hội nhận thức và xác định và hiểu rõ hơn về các hành vi bạo lực gia đình, khắc phục được tình trạng chưa có và chưa hiểu rõ quy định về hành vi bạo lực gia đình, tránh được quan niệm của một số người, bạo lực gia đình là chồng đánh vợ hoặc vợ đánh chồng, có nghĩa là phải có "đánh đập", còn "chửi mắng, lăng mạ, cô lập, xua đuổi, hay cưỡng ép..." thì không phải là hành vi bạo lực gia đình hay một số người thì cho rằng hành vi đánh vợ hay chồng là chuyện bình thường xảy ra trong cuộc sống, vì vậy, không phải là hành vi bạo lực gia đình và như vậy, không phải là vi phạm pháp luật. Cũng như các đạo luật khác, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam cũng quy định "nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình" điều 3, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. 3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. 4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình [29]. Như vậy, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã đưa ra các nguyên tắc rất cơ bản trong phòng, chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình đang là một căn bệnh nguy hiểm trong xã hội, là vấn đề toàn cầu, gây ảnh hưởng đến tính mạng, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm của người phụ nữ trong gia đình. Do vậy, để ngăn chặn đẩy lùi bạo lực gia đình thì nguyên tắc phòng ngừa là chính được đặt lên hàng đầu; hành vi bạo lực gia đình phải nhanh chóng được phát hiện để bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân đồng thời xử lý nghiêm minh đối với người
  • 17. 17 có hành vi bạo hành; mỗi cá nhân và cả xã hội phải có trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Nội dung của các nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt toàn bộ 46 điều luật, thể hiện tính nhân đạo của nhà nước ta đồng thời xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội trong chiến dịch đẩy lùi và xoá bỏ nạn bạo hành gia đình, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh việc quy định các hành vi bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Điều này cho chúng ta thấy, ngoài các chủ thể thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với thành viên trong gia đình mình còn có các chủ thể khác ngoài gia đình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Điều này giúp ta phân biệt chủ thể của bạo lực gia đình với chủ thể vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định các biện pháp như: quy định về thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình từ điều 9 đến điều 17. Có thể thấy rằng, phòng ngừa là một biện pháp rất quan trọng và có tác dụng lớn trong việc ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực gia đình. Nếu như thực hiện phòng ngừa tốt, bạo lực gia đình sẽ xảy ra ít hơn rất nhiều. Để ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả về bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chú trọng tới các giải pháp giáo dục tại cộng đồng bởi vì khi ý thức và kiến thức của các cá nhân trong xã hội về pháp luật hôn nhân và gia đình; về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được nâng cao sẽ là điều kiện quan trọng nhất để tránh được bạo lực gia đình xảy ra. Luật còn chú trọng tới việc phát huy hết khả năng và vai trò của gia đình, dòng họ; bạo lực gia đình cần được phát hiện và xử lý sớm từ mâu thuẫn xích mích nhỏ, không để phát sinh thành mâu thuẫn lớn gây bạo lực gia đình. Việc xử lý xích mích mâu thuẫn nhỏ thông qua các biện pháp hoà giải cơ sở. Tuỳ theo từng sự việc mà việc hoà giải do
  • 18. 18 gia đình, dòng họ tiến hành hay cơ quan, tổ chức tiến hành hoặc do tổ chức hoà giải cơ sở tiến hành. Quy định này rất quan trọng nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên trong xã hội, phát huy được tính dân chủ trong nhân dân, từ đó góp phần thay đổi nhận thức và nâng cao ý thức pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật đặc biệt là pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ ở mức cao nhất thông qua các biện pháp như: phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình điều 18; biện pháp ngăn chặn, bảo vệ điều 19; cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã điều 20, quyết định của toà án điều 21; biện pháp chăm sóc tại cơ sở khám chữa bệnh điều 23; biện pháp tư vấn điều 24; hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân [29]. Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta, thể hiện sự quan tâm, bảo vệ quyền con người, kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Một trong những biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân rất quan trọng là biện pháp cấm tiếp xúc và biện pháp này được thực hiện theo điều 20 và điều 21 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Khoản 1, điều 20, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: "Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây: a. có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; b. hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khoẻ hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình; c. người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc". Điều 21, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: "toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây: a. có đơn yêu cầu của nạn
  • 19. 19 nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; b. hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khoẻ hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình; c. Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc" [29]. Có thể nói các quy định về biện pháp cấm tiếp xúc rất chặt chẽ, không phải vụ bạo lực gia đình nào cũng áp dụng được biện pháp này mà cần có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình. Biện pháp cấm tiếp xúc là một trong những giải pháp đặc biệt và hữu ích để bảo vệ nạn nhân, giảm thiểu hậu quả bạo lực gia đình, hạn chế tội phạm. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, các chủ thể có thẩm quyền phải đảm bảo các điều kiện mà Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định. Luật quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình, tại chương IV: "Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình" từ điều 31 đến điều 41 quy định về trách nhiệm cụ thể của cá nhân; trách nhiệm của gia đình; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; trách nhiệm của Bộ Y tế; trách nhiệm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng và trách nhiệm của cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát [29]. Mỗi cá nhân trong xã hội phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác đồng thời kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. Mỗi gia đình phải giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực
  • 20. 20 hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình quy định về việc áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định chi tiết tại Chương V "Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và khiếu nại, tố cáo [29]. Theo quy định của điều 42, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, khi chủ thể có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật bạo lực gia đình nào, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, cũng như các loại vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác, khi chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm. Quy định này sẽ giúp việc phòng, chống bạo lực gia đình đạt kết quả cao hơn bởi trước đây, rất nhiều chủ thể còn chưa nhận thức được hậu quả mình phải gánh chịu khi thực hiện hành vi bạo lực gia đình đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai có ý định, hành động bạo lực đối với những người thân của mình. Đối với các chủ thể vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định trên thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Điều 43, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn quy định: "1. Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn còn hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; 2.
  • 21. 21 Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị ấp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng" [29]. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng nhằm ngăn chặn, hạn chế bạo lực gia đình, mặt khác giúp đỡ, tạo cơ hội cho người vi phạm có thể sửa chữa tại cộng đồng. Điều này làm tăng hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Như vậy, với những quy định trực tiếp, cụ thể, rõ ràng, sâu sát về bạo lực gia đình, các hành vi bạo lực gia đình cũng như cách thức xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là chuẩn mực pháp lý cơ bản và quan trọng trong việc đấu tranh, hạn chế và đẩy lùi bạo lực gia đình. Luật ra đời là một dấu ấn pháp lý quan trọng trên con đường hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Để Luật được đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng của nó, ngày 04 tháng 02 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình. Cùng với các văn bản pháp luật khác, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo nên một hệ thống pháp luật khá đầy đủ trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Với tính chính xác, kịp thời, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để hạn chế, chặn đứng, đẩy lùi được nạn bạo lực gia đình đang gia tăng hiện nay. 1.1.4. Vai trò pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
  • 22. 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đây là một đạo luật quan trọng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề phòng, chống bạo hành và là cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình. Có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tạo ra trật tự và ổn định cho xã hội nhất là trong việc ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng vi phạm pháp luật. Một hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hoàn thiện, đầy đủ, thống nhất, cụ thể, tính khả thi cao, dân chủ, tiến bộ, hướng tới các giá trị nhân văn cùng với hệ thống các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày càng đầy đủ; hoạt động của hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao hơn sẽ là những đảm bảo pháp lý để ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. 1.2. Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình 1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình Cho đến nay, chúng ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về bạo lực gia đình. Lần đầu tiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 . Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Luật hoá. Vì vậy, bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. Những hành vi xâm hại đến các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là những hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Từ những phân tích trên, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được hiểu là những hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình mà nạn nhân của bạo hành gia đình là các thành viên trong gia đình.
  • 23. 23 Như vậy, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là các hành vi bạo hành trong gia đình. Đồng thời, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn là các hành vi liên quan đến việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với các thành viên trong gia đình như những hành vi trái pháp luật trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp bạo hành gia đình. 1.2.2. Đặc điểm của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình Thứ nhất, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình luôn là hành vi được xác định của con người. Cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi cụ thể của con người. Suy nghĩ của con người dù xấu như thế nào chăng nữa, nếu không được biểu hiện ra ngoài thành hành động cụ thể thì không bị coi là vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ những hành vi được thể hiện bằng hành động cụ thể mới có thể bị quy kết là đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được biểu hiện dưới hai hình thức là hành động như người chồng đã có hành vi đánh vợ gây thương tích hoặc không hành động như người chồng đã hành hạ người vợ bằng cách trong một thời gian dài thờ ơ, không nói chuyện, không về nhà làm người vợ bị tổn thất nặng về tinh thần. Như vậy, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là nó phải biểu hiện ra ngoài bằng hành vi bởi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình không điều chỉnh những suy nghĩ của con người. Thứ hai, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tính trái pháp luật thể hiện sự chống đối, làm ngược lại những quy định của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể, chủ thể có những hành vi trái với quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hay các quy định trong các văn bản pháp luật khác có quy định về phòng, chống bạo lực gia đình như Hiến pháp 2013, Luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự
  • 24. 24 2003, Bộ luật Dân sự 2005... Chẳng hạn, chủ thể có một trong những hành vi quy định tại điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như cưỡng ép quan hệ tình dục; ...[29]. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình cấm hành vi trên, mọi người có quyền được bảo vệ về tính mạng, danh dự, nhân phẩm nhưng người chồng đã xâm hại đến quyền đó của người phụ nữ, làm trái lại những gì mà pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình yêu cầu, đặt ra thì đó chính là hành vi trái pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật nhưng là hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ các hành vi liên quan đến lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, trái với các quy định trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình mà nạn nhân của bạo lực gia đình phải là các thành viên trong gia đình là vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Đặc điểm này giúp ta phân biệt vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình với các loại vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác. Thứ ba, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải là hành vi có lỗi. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải là hành vi có lỗi. Đây là dấu hiệu không thể thiếu được của bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào bởi vì dấu hiệu này xác định thái độ tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Lỗi chính là thái độ phủ nhận của chủ thể vi phạm pháp luật trước những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Trong một hoàn cảnh nhất định, chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện để lựa chọn một xử xự khác phù hợp với pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhưng chủ thể đã không lựa chọn mà quyết định một xử sự trái với yêu cầu của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Con người là đối tượng được bảo vệ của pháp luật trước bạo lực gia đình, nhưng các chủ thể đã xâm hại đến quyền được bảo vệ đó hay chủ thể, cơ quan có thẩm quyền đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ quyền đó của con người.
  • 25. 25 Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Nhưng nếu là hành vi bạo lực gia đình thì lỗi phải là cố ý. Còn các trường hợp khác thì không nhất thiết phải là lỗi cố ý. Thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý đầy đủ. Điều này đòi hỏi, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng nhận thức được sự việc và điều khiển được hành vi và tự do ý chí. Hay nói khác đi, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải đạt một độ tuổi nhất định, không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Trong thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp, người chồng thường uống rượu say rồi về hành hạ, đánh đập vợ thì vẫn bị coi là vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và phải chịu trách nhiệm pháp lý vì mặc dù lúc đó họ không đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng họ đã có lỗi trong việc tự đặt mình vào trong tình trạng say đó. Trong mỗi trường hợp vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình khác nhau, thì chủ thể gây ra vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là khác nhau: có trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, ngoài các điều kiện trên còn bắt buộc phải là nam giới (trường hợp bạo lực gia đình đối với phụ nữ). Có trường hợp, chủ thể phải là người có nhiệm vụ, quyền hạn (không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình) như: người có thẩm quyền đã không xử lý người có hành vi bạo lực gia đình, điều tra viên không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can khi biết chính xác và có đầy đủ căn cứ pháp lý rằng bị can đó đã có hành vi phạm tội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Từ những phân tích trên ta thấy, khi xem xét hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, phải căn cứ vào cả bốn dấu hiệu kể trên. Các dấu hiệu trên là tiêu chí để ta phân biệt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
  • 26. 26 phòng, chống bạo lực gia đình với các dạng vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. 1.2.3. Các loại bạo lực gia đình - Theo phương cách ứng xử có thể phân bạo lực gia đình thành hai loại hình chính: Bạo lực thể chất là loại bạo lực có sử dụng vũ lực, tác động trực tiếp lên thân thể nạn nhân như đánh đập; nhục hình; tước đoạt tùy tiện về tiền của; tài sản; cưỡng bức tình dục. Bạo lực tinh thần là loại bạo lực không sử dụng vũ lực, tác động lên tinh thần của nạn nhân như chì triết, mắng chửi, lăng ma, tỏ thái độ lạnh lùng, không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện. - Theo quan hệ của các đối tượng bạo lực gia đình có thể phân thành một số loại hình bạo lực gia đình: Bạo lực giữa vợ chồng với nhau loại bạo lực gia đình phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong loại hình bạo lực gia đình có một số hình thức chính như cưỡng bức thân thể, cưỡng bức tình dục, cưỡng bức tâm lý, tình cảm, cưỡng bức về xã hội và cưỡng bức về tài chính. Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là lạo bạo lực giữa anh, chị,em, bố/mẹ chồng nàng dâu, anh/chị/em với chồng với chị/em dâu. Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với con cái, ông bà với nhau, anh chị đối với em. Bạo lực ngược, bạo lực của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn như con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà, em hành hạ anh/chị 1.3. Các yếu tố bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình 1.3.1. Yếu tố chính trị Hệ thống chính trị là trụ cột của nền chính trị xã hội của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nước là trung tâm , là tổ chức cốt yếu để thực thi quyền lực của nhân dân. Ngoài ra, hệ thống chính trị còn bao gồm: Mặt
  • 27. 27 trận, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội VII thông qua, đã xác định rõ mục tiêu tổng quát của hệ thống chính trị: "Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân" Văn kiện Đại hội XII đồng thời xác định: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới” [18].. Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới". Để đất nước phát triển, đạt được những thành quả tốt đẹp trên con đường đổi mới, Hệ thống chính trị nước ta cần phải đổi mới để ngày càng thống nhất, phát triển và bền vững hơn, thể hiện đúng đắn và đầy đủ hơn bản chất xã hội chủ nghĩa, phát huy tính ưu việt và vai trò tích cực của chính trị đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị hoạt động có hiệu lực và hiệu quả cao hơn, khắc phục bệnh quan liêu, hình thức, trên cơ sở xác định rõ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và xác lập cơ chế vận hành thông suốt, chặt chẽ của cả hệ thống dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
  • 28. 28 đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò quyết định đến thành công của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tạo ra sự ổn định và trật tự xã hội trong đó góp phần bảo đảm, hạn chế vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới, Đảng phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng nâng tầm trí tuệ, bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh. Một mặt, Đảng cần nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách để có nhiều đường lối, chủ trương chính sách phù hợp với thực tiễn đời sống và nguyện vọng của nhân dân; nâng cao năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện; năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng; năng lực lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Mặt khác, mỗi cán bộ, đảng viên, từng tổ chức và cấp uỷ đảng (toàn đảng) phải có ý chí phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức; kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước mà nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động của Nhà nước. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng cần có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả, từ đó Nhà nước sẽ cụ thể hoá trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình một cách kịp thời, cụ thể, thể hiện ý chí chung của toàn xã hội, tạo nên sự hoàn thiện, thống nhất trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ đảm bảo hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Với nhiệm vụ chính trị của mình, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng cần đổi mới, thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, quản lý toàn diện xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước cần ban hành các chính sách, pháp luật phản ánh ý chí, là tổng hoà ý chí của nhân dân, phản ánh thực tiễn đời sống xã hội nhằm nâng cao mọi mặt đời sống của nhân
  • 29. 29 dân; quản lý nhà nước đạt được hiệu lực và hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có vai trò quan trọng trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phản biện và giám sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị và hoạt động của các bộ phận đó đã tạo nên sự thống nhất và thành công của hệ thống chính trị nước ta. Sự phát triển của hệ thống chính trị và các thể chế chính trị, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và hệ thống chính trị thống nhất là những bảo đảm, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. 1.3.2. Yếu tố kinh tế Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự đột phá về tư duy lý luận của Đảng ta. Đại hội VI (1986) đã đánh dấu sự đổi mới toàn diện, cả cấu trúc và cơ chế vận hành của nền kinh tế với nội dung chính là từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, đại hội IX của Đảng (2001) đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là "mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội", đề ra nhiệm vụ xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý sang nhận thức mới, coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa tư duy Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI, Đại hội XII đã làm sáng tỏ thêm một bước nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của nền kinh tế thị trường là nhằm thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; giải phóng mạnh mẽ và không
  • 30. 30 ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Mục tiêu trên đây thể hiện phát triển kinh tế vì con người. Trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng cho sự phát triển sức sản xuất, phát triển kinh tế để làm cho mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Điều đó khác hẳn với mục tiêu tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích các nhà tư sản, xây dựng cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa tư bản, bảo vệ chế độ tư bản, phát triển chủ nghĩa tư bản. Với những ưu điểm của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự làm chủ của nhân dân, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc và tăng trưởng khá nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Nền kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng tạo sự phát triển cho xã hội, nâng cao mức sống và thoả mãn nhu cầu vật chất của nhân dân lao động. Điều này sẽ là điều kiện quan trọng đảm bảo, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Nghèo đói là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Vì vậy, phát triển kinh tế là yếu tố trực tiếp tạo sự ổn định cho xã hội; nâng cao nhận thức của nhân dân, nhu cầu của con người dần được thoả mãn. Điều này quyết định đến việc thực hiện hành vi của con người phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật và như vậy, hiện tượng vi phạm pháp luật sẽ được hạn chế và dần bị đẩy lùi. Mặt khác, khi kinh tế phát triển sẽ là yếu tố tác động đến pháp luật, làm cho pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày càng hoàn thiện trong điều kiện kinh tế mới. 1.3.3. Yếu tố tư tưởng Một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là do nhận thức của nhân dân còn thấp. Chính vì vậy, để ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thì không thể xem nhẹ yếu tố tư tưởng. Vì vậy, cần đề cao và đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Khi trong xã hội, mỗi công dân đều có trình độ chính trị, trình độ văn hoá và ý thức pháp luật cao thì sẽ có ý thức
  • 31. 31 tuân thủ pháp luật và thực hiện theo những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Chính vì vậy, vi phạm pháp luật nói chung và trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình sẽ bị hạn chế và đẩy lùi. 1.3.4. Yếu tố pháp lý Việt nam đang tiếp tục hoàn thiện và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tạo ra trật tự và ổn định cho xã hội nhất là trong việc ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng vi phạm pháp luật. Một hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hoàn thiện, đầy đủ, thống nhất, cụ thể, tính khả thi cao, dân chủ, tiến bộ, hướng tới các giá trị nhân văn cùng với hệ thống các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày càng đầy đủ; hoạt động của hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao hơn sẽ là những đảm bảo pháp lý để ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, để công cuộc phòng chống bạo lực trong gia đình đạt hiệu quả thì không chỉ xây dựng một đạo luật về phòng chống bạo lực gia đình là đủ, cần phải có các văn bản pháp luật khác điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình để mọi người có cơ chế tự bảo vệ mình, tự tránh khỏi các áp lực, các yếu tố và hành vi dẫn đến bạo hành, nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ và văn minh. Pháp luật cũng phải là đại lượng công bằng nhất, xóa tan khoảng cách và xây dựng lại các gia đình từ các đổ vỡ, bất đồng, xung đột tiềm ẩn hoặc đã thể hiện trong thực tế, tạo cơ sở pháp lý để mọi người thể hiện được thái độ đúng đắn của mình, những ứng xử phù hợp với pháp luật đối với nhau trước những bất đồng, xung đột của gia đình. Như vậy, trong các yếu tố đảm bảo thì pháp luật được xem là yếu tố đảm bảo cơ bản nhất nhằm phòng và chống bạo lực trong gia đình. 1.3.5. Yếu tố xã hội Một xã hội phát triển, ổn định, có sự tham gia hoạt động xã hội của các tổ chức và đoàn thể quần chúng sẽ tạo ra những bảo đảm về mặt xã hội cho việc hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi công dân
  • 32. 32 sẽ phát huy quyền làm chủ của mình đối với đất nước, đối với xã hội; mỗi tổ chức sẽ phát huy khả năng tập hợp lực lượng, tạo ra khối đoàn kết chặt chẽ trong xã hội nhằm phát huy sức mạnh của tập thể. Cả xã hội liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một sức mạnh lớn mà sức mạnh đó có thể đẩy lùi sự xuất hiện của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Nếu như, nhà nước tạo ra các cơ chế bảo đảm cho pháp luật đi vào đời sống, thì xã hội chính là môi trường nuôi dưỡng pháp luật đó, đảm bảo cho pháp luật hiện hữu và có sức sống. Do đó, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực trong gia đình, xã hội luôn luôn được xem là cái nôi cho sự phát triển lành mạnh của gia đình và là cơ sở, là tiền đề để Nhà nước cũng như mọi cá nhân, tổ chức tỏ thái độ và có hành vi phản ứng lại với những hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật cũng như bảo vệ, che chắn cho người phụ nữ thoát khỏi nạn bạo hành gia đình. Nạn bạo lực gia đình chỉ có thể bị hạn chế nếu xã hội, cộng đồng lên tiếng bảo vệ và thực sự chung tay, góp sức chống lại nó.
  • 33. 33 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, là mối quan tâm không chỉ ở mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bạo lực gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu dưới góc độ pháp lý, xem xét bạo lực gia đình dưới góc độ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thì cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là việc làm rất cần thiết đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong phạm vi của luận văn này, chương 1 đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản nhất về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; từ đó chỉ ra những hậu quả mà vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình gây ra đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Đây chính là những cơ sở cho việc phân tích thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng những giải pháp nhằm hạn chế tiến tới đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc trong những chương tiếp theo. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là vấn đề cần được nghiên cứu và xem xét một cách cấp thiết, kịp thời, khoa học bởi nó là vấn đề mang tính toàn xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.
  • 34. 34 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Khái quát về đặc điểm tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc thuộc Vùng quy hoạch Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, 137 xã, phường, thị trấn, 1.368 thôn, tổ dân phố. Gần 80% dân số sống ở nông thôn. Toàn tỉnh có 252.110 hộ gia đình, trong đó có 220.807 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (87,5%); 1.304 thôn, TDP, trong đó có 869 thôn, TDP đạt tiêu chuẩn văn hóa (66,6%). Kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác an sinh xã hội được coi trọng. [33] Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng với sự phối hợp vào cuộc của các cấp, các ngành đã tạo tiền và đề thúc đẩy sự nghiệp văn hóa gia đình ngày càng phát triển; đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về Phòng chống BLGĐ ngày càng có hiệu quả, góp phần vào thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình "no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc". Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến lối sống giới trẻ nói chung, một bộ phận cán bộ đảng viên, công chức xuống cấp về đạo đức, tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống lành mạnh trong gia đình Việt Nam. Nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh, nhận thức của xã hội về vai trò, tầm quan trọng của gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế, sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy đảng chính quyền ở cơ sở còn chưa quyết liệt, nên tình trạng bạo lực gia đình nảy sinh nhiều vấn đề cần sự quan tâm vào cuộc tích cự của các cấp các ngành.
  • 35. 35 2.2. Thực trạng phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc Như một căn bệnh nguy hiểm có trong bất kỳ xã hội nào, bạo lực gia đình đang len lỏi vào mỗi vùng miền, mỗi gia đình và làm cản trở sự phát triển bình thường của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền và mỗi gia đình. Với một hệ thống pháp luật cho đến nay có thể nói tương đối đầy đủ trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời đã thực hiện hệ thống các biện pháp thiết thực, tích cực nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình vẫn còn rất nghiêm trọng. Nhiều lúc, nhiều nơi, ở nhiều địa phương trong tỉnh vẫn có nhiều gia đình, nhiều người còn là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình, họ còn phải sống trong bạo lực đang hoành hành mà người gây ra những nỗi đau cho họ lại chính là những người gần gũi nhất, thân yêu nhất. Tiếng kêu cứu của rất nhiều người phụ nữ vang lên, nhiều vụ án đau lòng, thương tâm, gây bức xúc trong xã hội về bạo lực gia đình đã cho chúng ta thấy một bức tranh ảm đạm về tình trạng bạo lực gia đình. Hơn nữa, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng còn có thái độ thờ ơ, bàng quan, vô trách nhiệm đối với các vụ bạo lực gia đình. Họ chưa làm đúng chức năng, trách nhiệm của mình, còn bao che, bỏ qua, xử lý chưa đúng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Những người đứng ngoài khi biết có bạo lực gia đình xảy ra thì né tránh, không tố cáo, thậm chí có người còn kích động, xúi giục giúp sức, tạo điều kiện cho hành vi bạo lực gia đình được thực hiện. Nhiều chủ thể thì lợi dụng tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ để kiếm lời. Từ thực tế đã cho chúng ta thấy tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở mức báo động. Mặc dù chưa có cuộc điều tra tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh; nhưng theo báo cáo kết quả thống kê số liệu về bạo lực gia đình của các huyện, thành thị, báo cáo của các sở, ngành, tuy chưa đầy đủ, song cũng cho thấy tình hình về bạo lực gia đình có chiều hướng ra tăng, các số liệu cụ thể như sau:
  • 36. 36 Theo số liệu thu thập thống kê hàng năm của các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, và báo cáo tổng kết tình hình triển khai kế hoạch thi hành luật phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015 của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm 2009 đến năm 2015 số vụ có bạo lực gia đình được phát hiện trên địa bàn tỉnh qua từng năm cụ thể như sau: Năm 2009 xảy ra 276 vụ; Năm 2010 xảy ra 276 vụ; Năm 2011 xảy ra 497 vụ; Năm 2012 xảy ra 635 vụ; Năm 2013 xảy ra 552 vụ. Năm 2014 xảy ra 395 vụ, năm 2015 xảy ra 265 vụ. Trong 7 năm từ 2009-2015 tổng số vụ bạo lực gia đình được phát hiện là 2.859 vụ, trong đó có 1.474 vụ bạo lực thể xác (51,5%); 854 vụ bạo lực tinh thần (29,9%); 230 vụ bạo lực kinh tế (8%); 73 vụ bạo lực tình dục (2,5%) [33]. Biểu 2.1. Tổng hợp số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2009-2014 STT Huyện, thành, thị Tổng số vụ bạo lực gia đình Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Vĩnh Tường 22 29 28 27 40 19 25 2 Yên Lạc 29 35 50 87 88 58 20 3 Tam Dương 54 56 48 92 73 60 43 4 Tam Đảo 76 88 132 102 134 87 70 5 Lập Thạch 30 12 37 33 24 26 20 6 Sông Lô 26 26 30 33 23 13 15 7 Bình Xuyên 24 17 138 121 70 69 35 8 Vĩnh Yên 4 7 10 20 9 20 12 9 Phúc Yên 11 6 24 120 91 43 25 Tổng số 276 276 497 635 552 395 265 Nguồn: Số liệu báo cáo 8 năm thực hiện luật phòng, chống BLGĐ tỉnh Vĩnh Phúc
  • 37. 37 Tuy nhiên trong tổng số vụ BLGĐ nêu trên, tính chất, mức độ là ít nghiêm trọng, chủ yếu là mâu thuẫn gia đình và cơ bản được hòa giải ngay tại cơ sở. Tỷ lệ BLGĐ phải xử lý về hành chính hoặc phải truy cứu trách nhiệm hình sự chiếm tỷ lệ không nhiều. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh, Năm 2010 toàn tỉnh có 979 vụ ly hôn; Năm 2011 có 1.173 vụ án ly hôn tăng 194 vụ so với năm 2010, trong đó có 240 vụ án ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình (20,46%). Đặc biệt có 164 vụ bạo lực gia đình phải truy cứu trách nhiệm hình. Theo số liệu của Công an tỉnh từ năm 2008-2015 đã thụ lý giải quyết 142 vụ BLGĐ, điều tra, khởi tố 17 vụ, xử lý vi phạm hành chính 115 vụ BLGĐ; trong 142 vụ có 8 vụ dẫn đến hậu quả chết người, 79 vụ dẫn đến hậu quả thương tích. Điển hình như Chồng là Nguyễn Tiến Thịnh bạo hành vợ là Lê Thị Lý ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên; Vụ cha đẻ cưỡng bức con gái ở xã Kim Long, huyện Tam Dương; Vụ con trai đánh mẹ đẻ gãy chân ở Yên Thạch, Sông Lô; Vụ chồng là Nguyễn Văn Hải, thôn Dừa Cả, xã Hải Lựu, Sông Lô dùng dao quắm chém vợ là Phạm Thị Thắm gây tử vong; Vụ chồng Dương Đức Yên, thôn An Khang, xã Yên Thạch, Sông Lô tưới xăng lên người vợ là chị Hà Thị Hiền đốt dẫn đến tử vong; Trường hợp Đỗ Cao Cường Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên dùng phích đập đầu vợ; vụ Chồng đánh vợ gây thương tích nặng ở Đồng Cương, Yên Lạc; vụ bênh vợ, con ném bát vào mặt mẹ ở thôn Hòa Loan, xã Lũng Hòa; vụ Phạm Thị Liên ở thôn 5, nhà máy gạch Bồ Sao Vĩnh Tường bị chồng đánh phải nhập viện cấp cứu... . Các vụ bạo lực gia đình thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế, trong đó nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em. Theo số liệu của Sở Y tế từ năm 2008-2015 có 864 nạn nhân bạo lực gia đình đến cơ sở Y tế khám và điều trị, trong đó tuyến tỉnh 91 trường hợp, tuyến huyện 332 trường hợp, tuyến xã 441 trường hợp [33]. Tuy có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể và sự đồng tình lên án các hành vi BLGĐ của người dân nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nạn nhân im lặng, cam chịu không khai báo,