SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ MAI HIÊN
QUYỀN CỦA PHỤ NỮ THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA PHỤ
11
NỮ Ở VIỆT NAM
1.1. Quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt
11
Nam
1.1.1. Khái niệm quyền của phụ nữ 11
1.1.2. Pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam 13
1.1.3. Vai trò của pháp luật trong việc ghi nhận quyền của phụ nữ 15
1.2. Các quyền của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế và
16
Việt Nam
1.3. Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy
định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam và các tiêu chí 27
để đánh giá chúng
1.3.1. Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy
27
định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam
1.3.2. Các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về
38
quyền của phụ nữ ở Việt Nam
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI
HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN CỦA PHỤ NỮ 47
Ở VIỆT NAM
2.1. Trong lĩnh vực chính trị 48
2.2. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động 58
2.3. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá
71
thông tin và thể thao
2.4. Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ gia đình 81
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN PHÁP
90
LUẬT VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt
90
Nam
3.2. Những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
92
quyền của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
97
quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LOẠI TÊN TRANG
BẢNG
2.1 Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp các nhiệm 54
kỳ từ 1985 - 2009
2.2 Thu nhập thực tế hàng tháng của lao động nữ ở các 67
doanh nghiệp ngoài nhà nước
2.3 Số vụ và bị cáo bị đưa ra xét xử về tội hiếp dâm, 85
hiếp dâm trẻ em
BIỂU ĐỒ
2.1 Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong các nhiệm kỳ từ 53
1976 - 2007
2.2 Tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong các cấp uỷ Đảng 55
nhiệm kỳ 2001 – 2006
PHỤ LỤC
2.1 Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 106
2004 – 2009 ở 17 tỉnh, thành phố trên toàn quốc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đất nước Việt Nam sau 20 năm đổi mới cùng với những thành tựu to lớn
về kinh tế, chính trị – xã hội thì những thành tựu về bình đẳng giới và tiến bộ
của phụ nữ cũng rất đáng được trân trọng. Một minh chứng cho sự thay đổi này
là tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá XI chiếm tỷ lệ 27,31% đã đưa Việt Nam dẫn
đầu các nước Châu á về tỷ lệ nữ trong Quốc hội. Kết quả trên đánh dấu sự quyết
tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ và mục tiêu vì
sự bình đẳng giới ở Việt Nam. Những thành tựu đó là kết quả trực tiếp, tất yếu
từ sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ, từ hệ
thống pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới ngày càng
được hoàn thiện, từ tinh thần vượt khó, phát huy nội lực phấn đấu vươn lên của
các tầng lớp phụ nữ.
Ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước, Nhà nước Việt Nam đánh giá cao những cống hiến này. Ở Việt
Nam việc bảo vệ quyền của phụ nữ không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà
còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình và của từng công dân. Ngay
từ Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập đã
thể hiện tính dân chủ, không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
Nguyên tắc bình đẳng đã được nhắc đến hai lần trong Điều 6, Điều 7 và đặc biệt
là Điều 9 đã ghi nhận: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”.
Cho đến nay, quyền của phụ nữ đã được pháp luật ghi nhận và chiếm một vị trí
đáng kể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ở hầu hết các ngành luật của Việt
Nam như: Luật Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Luật
Hình sự, Luật Tố tụng hình sự… đều đã ghi nhận và bảo vệ các quyền của phụ
nữ. Đặc biệt vào ngày 29/7/1980 Việt Nam đã quyết định gia nhập Công ước
quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (gọi là công ước
CEDAW) và có hiệu lực chính thức ở Việt Nam vào ngày 09/03/1982.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì quyền của phụ nữ ở Việt Nam còn
nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết. Trên thực tế không thể phủ nhận rằng,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khoảng cách giới, sự phân biệt đối xử về giới hay nói cách khác là sự phân biệt
đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội. Những khoảng cách hay
sự phân biệt đối xử đó có nguyên nhân từ tư tưởng định kiến giới, coi trọng nam
giới hơn phụ nữ; từ nhận thức về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội
chưa sâu sắc, toàn diện, còn cào bằng và chưa xuất phát trên quan điểm bình
đẳng giới. Vì vậy, để tiếp tục sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ và đảm bảo tốt
nhất quyền của phụ nữ trong việc tham gia vào công tác chính trị, quản lý nhà
nước - xã hội, lao động việc làm… Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp
hữu hiệu hơn nữa để giảm bớt, đi đến xoá bỏ sự bất bình đẳng giới ở nước ta
hiện nay. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ và đảm bảo quyền đó
được thực hiện trên thực tiễn được coi là xu hướng tất yếu, là việc làm cần thiết
cả về lý luận lẫn thực tiễn của Việt Nam hiện nay.
Để góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và
hoàn thiện cơ sở pháp lý của quyền phụ nữ, tôi đã chọn đề tài: “Quyền của phụ
nữ theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến thời điểm hiện nay, vấn đề nghiên cứu pháp luật về quyền của
phụ nữ đã được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đề cập đến ở các góc độ
khác nhau. Có rất nhiều chương trình, dự án cũng như các đề tài khoa học viết
về phụ nữ hoặc bình đẳng giới. Đặc biệt trước khi xây dựng và ban hành Luật
Bình đẳng giới, các tổ chức cá nhân của các cơ quan như Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, các trường đào tạo đã có
nhiều bài viết, hội thảo chuyên đề về quyền của phụ nữ và bình đẳng giới. Các
bài viết, tham luận tại các hội thảo chuyên đề cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề
cập đến quyền của phụ nữ ở từng lĩnh vực hoặc đưa ra những giải pháp về khía
cạnh pháp luật để thực thi các quyền này của phụ nữ. Ở tầm vĩ mô, thời gian qua
Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình, dự án tài trợ cho hoạt động nghiên cứu
và phân tích chính sách về quyền của phụ nữ. Chẳng hạn, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam có dự án “Hỗ trợ xây dựng Luật bình đẳng giới và văn bản hướng dẫn
thi hành” do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ hay dự án “Tăng cường khả năng tư
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vấn cấp Bộ” do Thuỵ Điển tài trợ cho Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn… được đánh giá là các chương trình, đề tài lớn nghiên
cứu mang tính khái quát, tổng hợp nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề quyền phụ
nữ.
Ngoài ra còn rất nhiều ấn phẩm, tác phẩm của các nhà nghiên cứu, các
chuyên gia viết về đề tài này như các bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về lao động
nữ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Dương Thị Ngọc Lan; “Bảo hiểm xã hội
đối với lao động nữ - cụ thể công ước CEDAW khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã
hội” của tác giả Nguyễn Kim Phượng; “Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc; “Bảo
vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Bùi Thị
Mừng. Gần đây nhất phải kể đến đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền
của phụ nữ trong một số lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Mai Thị
Diệu Thuý và một số bài viết đăng trên Tạp chí Luật học như “Pháp luật Việt
Nam với việc thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ” số tháng 3 năm 2006. Trong các công trình của mình, mỗi tác giả đều
có những phân tích, nhận định vấn đề quyền của phụ nữ ở những khía cạnh khác
nhau nhưng chưa khái quát được dưới góc độ chung nhất các vấn đề về quyền
của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ. Do vậy, vấn đề quyền của phụ nữ
ở Việt Nam vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống
pháp luật cũng như quá trình thực hiện có hiệu quả quyền của phụ nữ Việt Nam
trên thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là góp phần làm rõ hơn một số vấn
đề lý luận về quyền phụ nữ và pháp luật về quyền phụ nữ, đánh giá một cách có
hệ thống và tương đối toàn diện về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam,
từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về các quyền của
phụ nữ nhằm bảo đảm sự bình đẳng giới ở Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau đây:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt
Nam.
- Đánh giá các quy định pháp luật về quyền của phụ nữ trên những tiêu
chí nhất định và quá trình thực hiện chúng trên thực tế để làm sáng tỏ nội dung
cũng như chỉ ra những hạn chế, những điểm bất hợp lý trong các quy định của
pháp luật và việc thực hiện chúng trên thực tế.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện các quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về quyền của phụ
nữ, pháp luật về quyền của phụ nữ và thực tiễn thực hiện các quyền đó trên thực
tế ở Việt Nam từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về quyền của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập tập trung nghiên cứu những vấn đề
sau:
- Một số vấn đề lý luận về quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của
phụ nữ ở Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền
phụ nữ trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể như: lĩnh vực chính trị, lĩnh vực
kinh tế, lao động, lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá,
thông tin và thể thao và lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ gia đình.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện các quyền đó trên thực tế ở Việt
Nam hiện nay;
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về quyền con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng vì sự tiến bộ
của phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới cao cả.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã áp dụng một số phương pháp cụ
thể như: Phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi
nghiên cứu; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan
giữa những quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật Việt nam và đặc biệt là
thông qua phương pháp này để có được những đánh giá khách quan giữa quy
định của pháp luật với thực tiễn thực hiện các quy định ấy; phương pháp tổng
hợp và thống kê được sử dụng để khái quát hoá nội dung nghiên cứu một cách
hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Đồng
thời phương pháp này được dùng để thu thập và cung cấp một số số liệu liên
quan đến việc thực thi quyền của phụ nữ trên thực tiễn; phương pháp xã hội học
được dùng để đánh giá, phân tích những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội với
việc thực hiện quyền của phụ nữ ở Việt Nam...
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Phân tích làm rõ hơn khái niệm về quyền của phụ nữ và pháp luật về
quyền của phụ nữ ở Việt Nam.
- Đánh giá một cách khái quát những thành tựu, cũng như những hạn chế,
bất cập của các quy định pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật về các quyền
của phụ nữ ở Việt Nam. Phân tích những nguyên nhân, điều kiện làm cản trở
việc thực hiện các quyền của phụ nữ ở nước ta.
- Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện một số các quy định pháp luật về
quyền của phụ nữ ở Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện
pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền của phụ nữ ở Việt Nam
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về các
quyền của phụ nữ ở Việt Nam
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 3. Những giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ
nữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
1.1. Quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm quyền của phụ nữ
Theo cách hiểu thông thường thì quyền là “điều mà pháp luật hoặc xã hội
công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” [72, tr.786]. Hiện nay
trong khoa học luật khái niệm quyền của phụ nữ hiện chưa có một cách hiểu
thống nhất và chính thống. Còn rất nhiều ý kiến xung quanh khái niệm này
nhưng các nhà khoa học cũng như những nhà làm công tác thực tiễn đều thống
nhất rằng quyền của phụ nữ không thể tách rời quyền con người. Khái niệm
quyền con người từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như
trong đời sống xã hội. Có nhiều trường phái nghiên cứu khi tiếp cận khái niệm
quyền con người. Chẳng hạn, trường phái pháp luật tự nhiên thì cho rằng quyền
con người là đặc quyền tự nhiên, khẳng định quyền con người là tự nhiên, vốn
có, nhằm đối lập, phủ nhận quyền con người do vương quyền và thần quyền ban
phát, tặng cho. Trường phái thứ hai lại cho rằng, con người cũng như quyền con
người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Họ quan niệm: Quyền con người
không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con
người mang tính tự nhiên, bẩm sinh mà luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống
áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội, chịu sự giới hạn của chế độ kinh tế,
đặc biệt là chế độ chính trị – nhà nước [53, tr.15]. Khái niệm quyền con người
vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu và tranh luận nhưng qua nghiên cứu ý kiến của
các nhà khoa học, chúng tôi nhất trí với cách hiểu sau về quyền con người:
“Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được
pháp luật công nhận, điều chỉnh do cá nhân con người nắm giữ trong mối quan
hệ với nhà nước và với những cá nhân con người khác” [79, tr.16]. Làm sáng tỏ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thuộc tính của quyền con người sẽ giúp hiểu rõ bản chất của quyền của phụ nữ,
vì quyền của phụ nữ là một bộ phận của quyền con người nhưng có những thuộc
tính đặc biệt do liên quan đến phụ nữ. Thuộc tính cơ bản của quyền con người là
bao gồm những giá trị gắn với mỗi con người, vừa với tư cách là cá nhân, vừa
với tư cách là thành viên xã hội. Giá trị đó phải được xã hội hoá bằng cách thể
chế hoá thành các quyền năng cụ thể, có tính phổ cập, cần thiết cho mọi người.
Quyền con người vừa là thuộc tính tự nhiên của con người, vừa là giá trị nảy
sinh trong đời sống cộng đồng, gắn liền với một nhà nước cụ thể, với một chế độ
chính trị, pháp luật cụ thể. Dựa trên những tiêu chí khác nhau có thể có nhiều
cách phân loại nội dung quyền con người. Theo cách tiếp cận quyền con người
của khoa học pháp lý thì quyền con người được chia thành những nhóm chính
sau:
+ Các quyền tự do dân chủ về chính trị bao gồm: Quyền tham gia quản lý
nhà nước và xã hội; quyền bầu cử, ứng cử, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự
do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí…
+ Các quyền dân sự (quyền tự do cá nhân) bao gồm: Quyền tự do đi lại cư
trú trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, quyền được an toàn về thư tín, điện thoại, quyền khiếu
nại, tố cáo…
+ Các quyền trong lĩnh vực kinh tế – xã hội bao gồm: Quyền lao động,
quyền tự do kinh doanh, quyền được bảo hộ hôn nhân và gia đình, quyền sở hữu
hợp pháp và quyền thừa kế, được bảo vệ sức khoẻ, quyền được giáo dục đào
tạo, quyền nghiên cứu, phát minh… và một số quyền mang tính chất ưu tiên như
quyền trẻ em, quyền người già, người cô đơn không nơi nương tựa.
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm quyền con người, chúng ta nhận thấy
mối quan hệ tất yếu giữa việc nghiên cứu quyền con người với quyền của phụ
nữ. Hiện nay cũng chưa có một định nghĩa nào nói đến quyền của phụ nữ mặc
dù ở Việt Nam Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khoá XI thông qua và có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Luật Bình đẳng giới không chỉ ra thế nào
là quyền của phụ nữ mà đưa ra những nguyên tắc và biện pháp để thực hiện bình
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đẳng giới ở Việt Nam. Mục đích của cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới cũng là
cuộc đấu tranh cho quyền của phụ nữ trên thực tế.
Xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền con người với quyền của phụ nữ và
đặc điểm riêng của quyền phụ nữ ta có thể đưa ra khái niệm quyền của phụ nữ
như sau: Quyền của phụ nữ là quyền con người của phụ nữ. Quyền của phụ nữ
là những đặc quyền được pháp luật công nhận, điều chỉnh, hay nói cách khác,
phụ nữ có quyền quyết định những gì thuộc về họ và pháp luật bảo vệ những
quyền đó. Khi tiếp cận khái niệm quyền của phụ nữ, quyền con người được hiểu
theo nghĩa xác định hơn, nó phản ánh những quyền cụ thể của một đối tượng cụ
thể. Quyền của phụ nữ được quy định trong pháp luật luôn có sự xem xét những
yếu tố về tâm sinh lý của giới nữ, quan điểm về thuần phong mỹ tục, về văn hoá
của một dân tộc để xây dựng nên một khung quy tắc về hành vi ứng xử quan hệ
giao tiếp giữa người nam và nữ, sao cho vừa thể hiện lối sống bình đẳng văn
minh đồng thời vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, tránh xảy ra sự xung đột và
biến đổi xã hội gay gắt. Do đó quyền của phụ nữ không chỉ được hiểu đơn thuần
như quyền con người nhưng cũng không thể tách rời quyền con người.
Xuất phát từ thực tế thực hiện các quyền của phụ nữ hiện nay mà cuộc
đấu tranh cho quyền con người nói chung còn nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự
phát huy sức mạnh và sự phối hợp trách nhiệm của cả cộng đồng. Đã có nhiều
văn kiện quốc tế về quyền con người nhưng quyền của phụ nữ vẫn là mục tiêu
phấn đấu của không chỉ mỗi quốc gia mà còn của cả nhân loại. Mỗi quốc gia sẽ
xây dựng những quy phạm pháp luật riêng để bảo vệ quyền cho phụ nữ. Có như
vậy người phụ nữ mới thực sự được bình đẳng, được bảo vệ và có điều kiện phát
triển.
1.1.2. Pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam
“Quyền con người không phải là một nhân tố đầu tiên có trước Nhà nước
mà phải bằng pháp luật Nhà nước ghi nhận và thiết định mới trở thành hiện
thực” [79, tr.18]. Như vậy, quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói
riêng một mặt mang tính chất tự nhiên (quyền tự nhiên), người ta sinh ra đã có
các quyền đó, nhà nước không thể không ghi nhận nhưng mặt khác khi chưa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được nhà nước, pháp luật ghi nhận thì “các quyền tự nhiên” chưa có điều kiện
trở thành hiện thực. Hay nói cách khác, chỉ có pháp luật mới là công cụ hữu hiệu
để bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ. Pháp luật phải ghi nhận các
quyền của phụ nữ và đảm bảo thực hiện các quyền đó trên thực tế. Ngay tại
Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 10 tháng 12
năm 1948 cũng đã xác định nguyên tắc có tính chất khái quát về nhân quyền như
sau: Tất cả mọi người đều có những quyền bình đẳng và không thể chuyển
nhượng. Đó là nền tảng của tự do và chân lý trên thế giới. Và các quyền con
người phải được bảo vệ bằng chế độ pháp luật [52, tr.105].
Có nhiều phương thức để bảo vệ quyền của phụ nữ nhưng pháp luật là
phương thức quan trọng nhất và không thể thiếu. Để bảo vệ quyền con người nói
chung và quyền của phụ nữ nói riêng trước hết được hiểu là sự ghi nhận các
quyền đó bằng pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. Hơn nữa, xuất
phát từ đặc điểm riêng của phụ nữ nên quyền của phụ nữ phải được xem xét và
ghi nhận trên cơ sở những yếu tố đặc thù về giới và nguyên tắc bình đẳng giới.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người nói
chung và quyền của phụ nữ nói riêng, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, nhà nước Việt Nam đã quan tâm đến việc ghi nhận quyền của phụ
nữ. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền con người, quyền của phụ nữ và
coi đó là một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước.
Ngay trong tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng
định: Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc [80]. Thấm nhuần tư tưởng
nhân quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến
Hiến pháp năm 1992 hiện hành đều thể hiện tư tưởng xuyên suốt là đề cao các
quyền con người, quyền của phụ nữ. Ngay sau khi đất nước dành được độc lập,
trong Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định một cách rõ ràng: “Nước Việt Nam là
một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân
dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giáo” [18, tr. 8]. Trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, các bộ luật, luật và
những văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam đã và đang xác định nhiệm vụ
trọng tâm là ghi nhận và bảo vệ quyền của phụ nữ. Tuỳ vào những lĩnh vực bảo
vệ cụ thể mà quyền của phụ nữ được ghi nhận ở những văn bản pháp luật khác
nhau. Chẳng hạn Bộ luật lao động thì bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực lao
động và việc làm, Luật Hôn nhân và gia đình lại ghi nhận và bảo vệ nguyên tắc
nam, nữ bình đẳng trong hôn nhân gia đình, Luật Giáo dục lại tạo điều kiện để
phụ nữ được học tập và phát huy sự sáng tạo… hoặc cùng một vấn đề nhưng ở
những khía cạnh khác nhau, quyền của phụ nữ được pháp luật ghi nhận trong
các văn bản pháp lý khác nhau. Gần đây nhất Quốc hội khoá XI đã thông qua
Luật Bình đẳng giới và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 là cơ sở pháp lý
quan trọng của cuộc đấu tranh cho quyền phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới.
Luật Bình đẳng giới đã thể chế hoá quan điểm của Đảng nhất là Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
và phát huy nguồn lực con người, tạo cơ hội và điều kiện cho cả nam và nữ cùng
tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước và hưởng lợi từ các
thành quả của sự phát triển. Phấn đấu bình đẳng giới không chỉ đảm bảo mục
tiêu phát triển hài hoà mà là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền của phụ nữ.
Đạo luật này đã đưa ra một số quy định mới mà các quy phạm pháp luật hiện
hành chưa điều chỉnh, đòi hỏi các văn bản pháp luật hiện hành phải bổ sung,
hoàn thiện để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và đảm
bảo cho Luật Bình đẳng giới được thi hành trong thực tiễn.
1.1.3. Vai trò của pháp luật trong việc ghi nhận quyền của phụ nữ
Việc ghi nhận quyền của phụ nữ là vấn đề rất quan trọng trong thực tiễn
cũng như trong lý luận. Đặc biệt việc ghi nhận quyền này bằng các quy định
pháp luật thì càng có vai trò to lớn. Việc ghi nhận quyền của phụ nữ trong các
văn bản pháp luật như là minh chứng về sự nỗ lực và bước tiến lớn của Việt nam
trong quá trình đấu tranh cho bình đẳng giới và đảm bảo quyền cho phụ nữ.
Pháp luật ghi nhận quyền của phụ nữ và pháp luật cũng là phương tiện
đảm bảo cho những quyền đó được thực thi trong thực tiễn. Đảm bảo bằng pháp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để quyền con người nói chung
và quyền của phụ nữ nói riêng được thực hiện. Điều này được lý giải từ chính
những đặc trưng của pháp luật. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính
bắt buộc, do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bởi sức mạnh của
nhà nước. Với đặc trưng này việc ghi nhận các quyền của phụ nữ sẽ có cơ sở để
đảm bảo thực hiện. Pháp luật ghi nhận các quyền của phụ nữ và pháp luật cũng
ghi nhận các chế tài để ngăn chặn các hành vi vi phạm của bất kỳ chủ thể nào tới
các quyền đó.
Việc ghi nhận quyền của phụ nữ là cơ sở quan trọng cho quá trình đấu
tranh vì sự nghiệp bình đẳng giới ở Việt Nam. Việc Quốc hội Việt Nam thông
qua Luật Bình đẳng giới được đánh giá là văn bản pháp lý ghi nhận đầy đủ và
toàn diện nhất các quyền của phụ nữ ở Việt Nam từ trước tới nay. Luật Bình
đẳng giới là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ và đấu tranh cho mục tiêu phát
triển và bình đẳng giới ở nước ta. Đồng thời việc ghi nhận những quyền này
cũng là một phương thức giáo dục, tuyên truyền về quyền của phụ nữ để mọi
người tôn trọng và thực hiện đầy đủ, chính xác hơn. Thực tiễn trong thời gian
qua đã chứng minh bằng việc ghi nhận các quyền của phụ nữ trong pháp luật đã
là cơ sở thúc đẩy cho nhiệm vụ giải phóng phụ nữ và các chỉ tiêu phát triển phụ
nữ được nâng cao. Chẳng hạn, tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế đạt mức
cao của thế giới là 83%. Chỉ số bình đẳng giới (GDI) liên tục tăng cao và nhanh
hơn chỉ số kinh tế. Trong nhiều báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ và Uỷ ban vì
sự tiến bộ phụ nữ thì chỉ tiêu phát triển phụ nữ không ngừng được nâng cao. Từ
những phân tích trên cho thấy pháp luật luôn là công cụ hữu hiệu để ghi nhận,
củng cố, bảo vệ và hiện thực hóa quyền phụ nữ. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước Việt
Nam cần không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ,
thống nhất và toàn diện để ghi nhận, củng cố, bảo vệ và hiện thực hóa các quyền
của phụ nữ ở Việt Nam.
1.2. Các quyền của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế và
Việt Nam
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ghi nhận và bảo vệ quyền của phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng của mỗi
quốc gia mà nó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Mục tiêu xây dựng một xã
hội hoà bình, ổn định, dân chủ và bình đẳng là mục đích cao cả mà tất cả các
quốc gia đều hướng tới. Tuy nhiên thực tế xã hội từ trước đến nay luôn tồn tại sự
bất bình đẳng như bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới. Phụ nữ chiếm
hơn một nửa nhân loại, là lực lượng lao động quan trọng của xã hội nhưng thực
tế chưa được đối xử một cách xứng đáng. Quyền của phụ nữ bị vi phạm do sự
phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở khắp nơi trên thế giới cho nên vấn đề cốt
lõi trong việc bảo đảm các quyền của phụ nữ là đảm bảo quyền bình đẳng nam,
nữ. Để đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng nam, nữ, từ đầu thế kỷ XX cho đến nay
đã có rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ quyền của phụ nữ
trên tất cả các lĩnh vực đời sống. Ngay trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc tại
Điều 1 đã ghi nhận: “…Khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền con
người và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người, không phân biệt chủng
tộc, nam nữ, ngôn ngữ và tôn giáo” [12]. Và điều này tiếp tục được khẳng định
trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948: Mọi người đều được hưởng
các quyền tự do nêu trong bản tuyên ngôn này, không có bất kỳ sự phân biệt đối
xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác,
nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống nòi hay các tình trạng khác. Những khẳng
định này tiếp tục được cụ thể hoá tại một số văn kiện quốc tế khác. Chẳng hạn,
Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác được Liên
Hiệp Quốc ban hành năm 1949. Công ước có nội dung nhằm hạn chế và xoá bỏ
một trong những hình thức xâm hại phụ nữ tồi tệ nhất là buôn bán và bóc lột tình
dục phụ nữ. Các quyền về chính trị của phụ nữ như quyền được bầu cử, ứng cử,
quyền được nhận vào làm việc trong các cơ quan nhà nước được thể hiện trong
Công ước về các quyền chính trị được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua
năm 1952. Công ước về quốc tịch và phụ nữ khi kết hôn được thông qua năm
1957. Công ước ra đời nhằm mục đích bảo vệ quyền có quốc tịch hoặc quyền
thay đổi quốc tịch của người phụ nữ khi kết hôn hay ly hôn với chồng là người
nước ngoài. Công ước về các quyền dân sự – chính trị năm 1966. Công
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ước ghi nhận toàn bộ nội dung các quyền dân sự – chính trị ở phần III cụ thể là:
quyền sống, quyền không bị tra tấn, đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo, không bị bắt
và giam giữ vô cớ, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bầu cử… Các quốc
gia thành viên của Công ước cam kết đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ trong
việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Công ước đã đề ra.
Mặc dù đã có nhiều văn kiện quốc tế ghi nhận và bảo vệ quyền của phụ
nữ song thực tế trên thế giới vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ và diễn
ra khá phổ biến. Theo thống kê của nhiều quốc gia, phụ nữ thường chiếm đa số
trong diện những người nghèo khổ, mù chữ, thất học, có thu nhập thấp của thể
giới. Nói cách khác, phụ nữ luôn bị hạn chế trong việc tham gia vào các hoạt
động xã hội và không được đánh giá đúng với những đóng góp công sức cho lao
động gia đình. Hơn nữa những công ước quốc tế trên mới chỉ dừng lại ở việc ghi
nhận quyền của phụ nữ ở những khía cạnh riêng lẻ trong tổng thể các quyền của
phụ nữ vốn tồn tại là một thể thống nhất, do đó cần phải có một văn bản đề cập
đến quyền con người của phụ nữ một cách toàn diện và đề ra được các biện pháp
cụ thể nhằm khắc phục những cản trở trong việc thực hiện các quyền của phụ
nữ. Mục tiêu xây dựng công ước này một mặt sẽ đặt ra các hình thức ràng buộc
pháp lý có tính chất quốc tế đối với các quốc gia đã chấp nhận những nguyên tắc
về quyền của phụ nữ tại các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan, mặt khác góp
phần phát triển và hoàn thiện khung pháp luật quốc tế để từ đó có cơ sở cho việc
bảo đảm và hiện thực hoá các quyền của phụ nữ trên thực tế ở từng quốc gia.
Từ những lý do trên, Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ (CEDAW) - International Convention on the Elimination of
All Forms of Discrimination against Women đã được Liên Hiệp Quốc thông qua
ngày 18/12/1979 và có hiệu lực từ ngày 3/9/1981. Tính đến tháng 11 năm 2006
đã có 185 nước – hơn 90% số nước thành viên Liên Hợp Quốc là quốc gia thành
viên của Công ước. Việt Nam ký CEDAW ngày 29/7/1980 và phê chuẩn ngày
17/2/1982. CEDAW có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 19/3/1982.
Công ước CEDAW là một công ước đa phương phổ biến trong hệ thống
các công ước quốc tế về quyền con người của Liên Hiệp Quốc mà cụ thể là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quyền con người của phụ nữ. CEDAW trở thành cơ sở pháp lý quốc tế quan
trọng cho những cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ và phát triển
quyền con người cơ bản của phụ nữ trên phạm vi toàn thế giới.
Công ước CEDAW bao gồm lời nói đầu và 30 điều quy định cách thức,
biện pháp nhằm loại trừ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong thụ hưởng các
quyền con người cơ bản đã được xác định bởi các điều ước quốc tế về nhân
quyền khác. CEDAW cũng chỉ ra những lĩnh vực cụ thể hiện đang tồn tại sự
phân biệt đối xử với phụ nữ một cách nặng nề để từ đó xác định những biện
pháp thích hợp nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ
trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Bên cạnh công ước ngày 6/10/1999 Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị định thư không bắt buộc bổ sung
cho CEDAW và có hiệu lực từ ngày 22/12/2000. Nghị định thư một mặt tạo cho
phụ nữ quyền được gửi đơn khiếu nại cá nhân tới Uỷ ban CEDAW về tất cả các
vi phạm của Chính phủ nước họ và mặt khác tạo điều kiện cho Uỷ ban CEDAW
tiến hành những cuộc điều tra về các lạm dụng mà phụ nữ là nạn nhân ở những
nước đã phê chuẩn Nghị định thư. Tính đến tháng 11 năm 2006 đã có 83 nước là
quốc gia thành viên của Nghị định thư.
Phương pháp tiếp cận của CEDAW là quan tâm đến sự khác biệt về giới
và giới tính giữa nam và nữ, đồng thời cũng xác định một trong những nguyên
nhân sâu xa dẫn tới sự bất bình đẳng nam, nữ là sự tác động của phong tục tập
quán. Công ước không chỉ xác định những biện pháp chung, áp dụng cho cả nam
và nữ mà còn xây dựng những quy phạm pháp lý riêng, có tính chất ưu tiên chỉ
áp dụng cho phụ nữ nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ
nữ trong việc ghi nhận quyền cũng như thực tế thụ hưởng những quyền này
(Điều 4, CEDAW) [5, tr. 9]. Đồng thời công ước cũng chỉ ra rằng các quốc gia
trong quá trình đấu tranh cho bình đẳng giới thì yêu cầu quan trọng đầu tiên là
đổi mới tư duy nhận thức về bình đẳng nam nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Đó là biện pháp liên quan đến sự thay đổi mẫu hình văn hoá - xã hội, là biện
pháp giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội (Điều 5, Điều 6). Cách tiếp cận này
của Công ước đã khắc phục được sự phân biệt về giới tính của phụ nữ dẫn tới sự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hạn chế quyền của phụ nữ trong một số lĩnh vực xuất phát từ đặc điểm về giới
tính.
Là thành viên của Công ước CEDAW và một số công ước quốc tế khác,
Việt Nam có nghĩa vụ thực thi chúng. Đây vừa là nghĩa vụ, vừa mục tiêu phấn
đấu của Đảng và Nhà nước cho sự nghiệp bình đẳng giới để ngày càng đảm bảo
quyền của phụ nữ được thực thi trong cuộc sống. Những đóng góp của phụ nữ
trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ tổ quốc cũng như phát triển đất nước đã
được nhà nước Việt Nam đánh giá cao. Trên phương diện quốc tế, Việt Nam là
một trong các quốc gia rất tích cực tham gia vào các văn bản pháp lý quốc tế về
quyền con người nói chung. Ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến
pháp hiện hành năm 1992 được sửa đổi năm 2001 đều khẳng định: “Nhà nước
và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát
huy vai trò của mình trong xã hội, chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi,
nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo
điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi, làm bổn
phận của người mẹ” (Điều 63 Hiến pháp 1992) [18, tr.157]. Để chuyển hoá các
công ước quốc tế đã gia nhập, Việt Nam đã thể chế hoá vào trong các văn bản
quy phạm pháp luật trong nước hay nói cách khác bằng cách nội địa hoá các quy
định của công ước quốc tế đã trở thành các văn bản quy phạm trong các bộ luật,
luật và các văn bản pháp luật khác. Một số văn bản pháp luật như: Luật Quốc
tịch, Luật Giáo dục, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự… và các chính sách của
Nhà nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực đều thể hiện rõ nguyên tắc bình đẳng
nam, nữ, không có sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào. Trên tất cả các
phương diện của đời sống như chính trị, pháp lý và các quyền dân sự khác
không những được quy định trong các văn bản pháp luật mà còn được xác định
là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân.
Năm 2006 Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Bình đẳng giới với các
mục tiêu và nguyên tắc cơ bản phản ánh đầy đủ nội dung và tinh thần của công
ước CEDAW, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bình đẳng
giới và tiến bộ của phụ nữ. Luật Bình đẳng giới được đánh giá là văn bản pháp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lý quan trọng bao quát được nhiều nội dung trong việc ghi nhận và bảo vệ các
quyền của phụ nữ và sự nghiệp đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng giới. Các quy
phạm của Luật Bình đẳng giới đã được xây dựng theo hướng nội luật hoá các
quy định của điều ước quốc tế về chống phân biệt đối xử và bình đẳng giới, đảm
bảo thể chế hoá các quy định của các điều ước quốc tế này để thực hiện. Đặc
biệt Luật đã đưa vào những nội dung rất mới như quy định về việc lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Điều 21),
thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (Điều 22)…
Việc nghiên cứu các quy định của các điều ước quốc tế mà cụ thể là Công
ước CEDAW và quá trình nội luật hoá ở Việt Nam được thể hiện ở những khía
cạnh sau:
Thứ nhất là việc giải thích thuật ngữ. Công ước CEDAW tiếp cận vấn đề
phân biệt đối xử với phụ nữ một cách chi tiết và cụ thể để các quốc gia thành
viên cũng như cộng đồng quốc tế có căn cứ thực thi và giám sát việc thực thi các
yêu cầu về đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ. Ngay tại Điều 1 của Công ước
đã nêu “phân biệt đối xử với phụ nữ” là: “…bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn
chế nào dựa trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại
hoặc vô hiệu hoá việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các
quyền con người và những tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hoá, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác và trên cơ sở bình đẳng nam
nữ” [5, tr. 9]. CEDAW chi tiết hoá những biểu hiện “phân biệt đối xử với phụ
nữ” một cách thống nhất và xuyên suốt toàn bộ nội dung công ước nhằm hướng
đến đảm bảo, thực hiện và phát triển quyền bình đẳng của phụ nữ ở các lĩnh vực
hoạt động cụ thể: bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về kết quả trong việc hưởng
các quyền ở các lĩnh vực xã hội. Chính điều này đã tạo thuận lợi cho cơ chế thực
thi và giám sát thực thi công ước ở các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành
viên phải lên án và áp dụng các biện pháp thích hợp và không chậm trễ để xoá
bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Ở nước ta, theo quy định tại khoản 5
Điều 5 của Luật Bình đẳng giới thì: “Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế,
loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia
đình”. Việc quy định tại Luật Bình đẳng giới là phù hợp với Công ước CEDAW
nhưng quy định trên vẫn còn chung chung và sẽ được hướng dẫn cụ thể tại các
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
Thứ hai là các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Điều 2 mục a Công
ước CEDAW yêu cầu các nước thành viên phải quy định trong pháp luật nguyên
tắc bình đẳng nam nữ. Vấn đề này đã được thể hiện xuyên suốt trong hệ thống
pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp cho đến các văn bản luật và các văn bản hướng
dẫn của Chính phủ và các bộ ngành. Về cơ quan có trách nhiệm đảm bảo thực
thi các quy định về bình đẳng giới. Trong Luật bình đẳng giới, khoản 5 Điều 6
đã khẳng định: “Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và
thực thi pháp luật” [25, tr. 6 - 8]. Quy định này là cần thiết và phù hợp với nghĩa
vụ được đặt ra tại Công ước CEDAW.
Thứ ba là nội dung xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Nội dung này
được Công ước khái quát ở các lĩnh vực như bình đẳng trong đời sống chính trị,
bình đẳng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và bình đẳng trong các vấn đề
dân sự pháp lý. Cụ thể như sau:
 Bình đẳng trong đời sống chính trị và công cộng
Bình đẳng trong đời sống chính trị và công cộng được Công ước xác định
là lĩnh vực đầu tiên, quan trọng buộc Chính phủ các nước thành viên phải hành
động để tạo lập sự bình đẳng cho phụ nữ ở lĩnh vực này trên cả 2 cấp độ, quốc
gia và quốc tế. Công ước ghi nhận những quyền chính trị quan trọng của phụ nữ
như: quyền tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền bầu cử, ứng
cử, quyền bỏ phiếu kín, đặc biệt là quyền được đại diện một cách xứng đáng cho
quốc gia mà mình là công dân trong các cuộc tiếp xúc quốc tế với tư cách thành
viên của các phái đoàn tại các hội nghị hoặc tổ chức quốc tế, kể cả các hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ (Điều 7, Điều 8). Ở 2 cấp độ quốc gia và quốc tế,
để đảm bảo bình đẳng trong những lĩnh vực trên không phải là dễ dàng. Do đó
tại Điều 8 Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải sử dụng các biện
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
pháp đặc biệt tạm thời nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong các
thiết chế quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.
Ngoài ra, các quốc gia thành viên cũng phải dành cho phụ nữ quyền bình
đẳng với nam giới trong việc nhập, thay đổi hay giữ nguyên quốc tịch của mình
đặc biệt phải đảm bảo quyền quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn với người nước
ngoài, hay sự thay đổi quốc tịch của người chồng trong thời gian hôn nhân và
vấn đề quốc tịch của con cái họ (Điều 9). Những quy định này sẽ góp phần chấm
dứt trên thực tế sự lệ thuộc của phụ nữ vào nam giới khi thiết lập quan hệ hôn
nhân và gia đình, đồng thời nó còn giải phóng phụ nữ khỏi những áp lực không
mong muốn trong những hoạt động thực tiễn có liên quan đến nam giới.
Với trách nhiệm là một quốc gia thành viên của Công ước Việt Nam đã
từng bước nội luật hoá các quy định của Công ước. Bình đẳng giới trong lĩnh
vực chính trị được thể hiện trong quy định của nhiều văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước và các văn kiện của Đảng như: Hiến pháp 1992; Luật Bầu cử
đại biểu Quốc hội (ban hành 1997, sửa đổi, bổ sung 2001); Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003; Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân 2003; Luật Khiếu nại, tố cáo; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng 2005; Pháp lệnh cựu chiến binh; Pháp lệnh cán bộ công chức… và hàng
loạt các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản nêu trên. Đặc biệt Điều 11 của
Luật Bình đẳng giới đã nêu cụ thể bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam
nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, bình
đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng,
bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân... Luật Bình đẳng giới còn nêu rõ các biện pháp thúc
đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị và các hành vi vi phạm pháp luật về
bình đẳng giới.
 Đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trong đời sống kinh tế - văn hoá -
xã hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Công ước dành phần III gồm 5 điều để đề cập khá chi tiết tới nghĩa vụ của
các quốc gia thành viên trong việc tạo cơ chế để đảm bảo thực hiện những quyền
bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế – văn hoá - xã hội.
Trước hết là quyền được giáo dục và đào tạo như nam giới (bao gồm bình
đẳng trong hưởng cơ hội, điều kiện, chương trình, các cấp đào tạo, ngành nghề
và các chế độ trợ cấp học tập) (Điều 10). Đây là quyền thiết yếu và tối quan
trọng bởi trong một thời gian dài vì không được đảm bảo quyền bình đẳng trong
giáo dục và đào tạo nên phụ nữ đã chịu những thiệt thòi trong việc tham gia vào
công việc của nhà nước và xã hội. Những quy định về bình đẳng cho phụ nữ
trong giáo dục và đào tạo tại CEDAW buộc các quốc gia phải có nghĩa vụ bảo
đảm và thực thi.
Các quyền bình đẳng trong lao động, việc làm và y tế được quy định tại
Điều 11 và 12 của Công ước. Cụ thể là phụ nữ có quyền có việc làm và được
hưởng các cơ hội có việc làm như nam giới; được tự do chọn ngành nghề và
hưởng tất cả các phúc lợi, điều kiện làm việc, quyền được đào tạo nghề…bình
đẳng với nam giới; được bảo vệ quyền làm việc khi phụ nữ thực hiện thiên chức
là mẹ… Tất cả những quy định trên cũng nhằm mục tiêu giải phóng phụ nữ và
bảo vệ phụ nữ khỏi các hình thức xâm hại tại nơi làm việc nhất là nạn xâm hại
tình dục và bạo hành với phụ nữ. Đặc biệt đối với lĩnh vực y tế, Công ước đã có
sự liên hệ đặc biệt tới vấn đề thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở các quốc gia
thành viên, cụ thể là các quốc gia thành viên phải áp dụng tất cả các biện pháp
thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực chăm
sóc sức khoẻ nhằm bảo đảm cho họ được tiếp cận các dịch vụ liên quan đến kế
hoạch hoá gia đình trên cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ (Điều 12).
Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên được xác định tại Điều 13 và 14 của Công
ước là cung cấp thông tin có ích, giáo dục phương pháp thích hợp và được chập
nhận trên các phương tiện y tế về kế hoạch hoá gia đình cho công dân nước đó
nói chung và công dân nữ nói riêng. Đặc biệt Điều 14 của Công ước xác nhận
phụ nữ nông thôn thuộc nhóm phụ nữ có những vấn đề cần được quan tâm đặc
biệt, bởi họ là người phải chịu đựng nhiều nhất gánh nặng của sự bất bình đẳng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
về nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc hưởng những thành quả lao động của bản
thân hay lợi ích của sự phát triển.
Nội dung này của Công ước đã được khái quát từ Điều 12 đến Điều 17
của Luật Bình đẳng giới. Cụ thể, Luật đã nêu rõ nội dung của bình đẳng giới
trong lĩnh vực kinh tế, lao động, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và văn
hoá thông tin, thể dục, thể thao. Nam, nữ đều bình đẳng khi tham gia các quan
hệ trong các lĩnh vực nói trên: bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng,
bình đẳng trong lựa chọn ngành nghề, học tập, đào tạo, bình đẳng trong việc tiếp
cận, ứng dụng khoa học và công nghệ và trong các hoạt động văn hoá - thông
tin, thể dục, thể thao. Nội dung của các quyền của phụ nữ này không chỉ được
quy định tại Luật bình đẳng giới mà trước đó tại các văn bản pháp luật chuyên
ngành khác cũng đã quy định rất cụ thể. Chẳng hạn trong lĩnh vực việc làm, Bộ
luật lao động, một mặt luôn tạo cơ hội như nhau cho cả lao động nam và lao
động nữ. Mặt khác, có những quy định riêng thể hiện biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới như: người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc
khi người đó đủ tiêu chuẩn chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà
doanh nghiệp đang cần (khoản 2, Điều 111 Bộ luật lao động). Các quy định của
Luật bình đẳng giới đã phù hợp với các nội dung của Công ước CEDAW, song
để đảm bảo thực hiện tốt các quyền này của phụ nữ cần có hướng dẫn tại các văn
bản dưới luật. Chẳng hạn, tại Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cần quy định
cụ thể các vấn đề như: tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân, tỷ lệ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước
phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới là tỷ lệ nào. Cần có những
hướng dẫn cụ thể hơn nhằm thực hiện các khoản e, f, g và h của Điều 10 Công
ước CEDAW liên quan đến việc áp dụng các biện pháp nhằm: giảm bớt tỷ lệ nữ
sinh bỏ học và tổ chức các chương trình dành cho các em gái và phụ nữ phải bỏ
học sớm; tạo cơ hội như nhau giữa nam và nữ để tham gia tích cực vào các hoạt
động thể thao và giáo dục thể chất; tiếp cận tới thông tin giáo dục cụ thể giúp
bảo đảm sức khoẻ và hạnh phúc gia đình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
 Đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trong các vấn đề về dân sự, pháp
lý.
Điều 15, 16 của Công ước đã chính thức xác nhận địa vị bình đẳng của
phụ nữ với nam giới trước pháp luật. Quy định này tưởng chừng như dễ thực
hiện nhưng trên thực tế thì trong nhiều lĩnh vực giữa phụ nữ và nam giới vẫn có
những khoảng cách có lợi cho nam giới khi tham gia vào một số quan hệ pháp
luật. Do đó, Công ước tiếp tục chỉ ra những quy định pháp luật quốc gia có sự
hạn chế của phụ nữ khi tham gia các quan hệ về sở hữu tài sản, giao dịch dân sự
hay hạn chế quyền tự do đi lại, cư trú của phụ nữ… đều bị bãi bỏ. Mặt khác, các
quốc gia thành viên còn phải có nghĩa vụ tạo cơ chế và biện pháp thích hợp để
bảo đảm quyền bình đẳng và tự do cho phụ nữ trong các quan hệ kết hôn, tái hôn
và các quan hệ gia đình khác. Việt Nam đã nội luật hoá các quy định này trong
các quy định của Hiến pháp, các luật về tổ chức và tất cả các luật chuyên ngành.
Ngay từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp hiện hành 1992 luôn khẳng định mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng nam nữ không chỉ là quyền
công dân được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước mà xuất phát
từ nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc cũng như công cuộc đổi mới đất nước cho nên bình đẳng nam
nữ được ghi nhận là quyền cơ bản công dân. Bình đẳng nam nữ không chỉ là
nguyên tắc hiến định mà được xác định là quyền cơ bản công dân, được ghi
nhận trong Hiến pháp và cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam không chỉ thừa nhận về mặt pháp lý mà còn quy
định những biện pháp bảo đảm thực hiện, bao gồm: biện pháp tổ chức là việc có
các cơ quan như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam, Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ đã thực sự là nơi sinh hoạt chính trị, tư tưởng và là chỗ dựa tinh thần,
vật chất của chị em. Đồng thời các tổ chức này còn là cơ quan tham mưu các
chính sách, pháp luật cho Đảng và Nhà nước để bảo vệ tốt nhất quyền của phụ
nữ. Biện pháp về pháp lý trước hết ở bản Tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đọc
ngày 02/9/1945 là: Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá cho họ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
những quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tư tưởng bất hủ
của Tuyên ngôn đã được thể chế hoá trong các bản Hiến pháp Việt nam từ năm
1946 đến Hiến pháp hiện hành. Tiếp đó quyền bình đẳng nam nữ được thể chế
hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước như Bộ luật Lao động, Bộ luật
Hình sự, Luật đất đai, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ...
Ngoài những quy định cụ thể nêu trên, Công ước dành các điều từ 17 đến
30 để đề cập đến việc thành lập cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của Uỷ
ban xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ nhằm mục đích giám sát việc thi hành
CEDAW của các nước thành viên thông qua việc báo cáo định kỳ của các quốc
gia thành viên.
CEDAW thực sự là công ước quốc tế có giá trị pháp lý đối với quá trình
đấu tranh cho sự nghiệp bình đẳng giới và đảm bảo các quyền của phụ nữ trên
khắp thế giới. Công ước không những liệt kê cụ thể các lĩnh vực thường xảy ra
sự phân biệt đối xử mà còn nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia thành
viên trong sự nghiệp này.
185 nước là thành viên của Công ước CEDAW đã là một minh chứng cho
mục tiêu phát triển toàn diện các mặt cho phụ nữ được nhiều quốc gia công nhận
và hướng tới. Gần đây nhất, năm 2000 trong Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên
Hiệp Quốc một lần nữa khẳng định: Xúc tiến bình đẳng giới và nâng cao địa vị
của phụ nữ như là những biện pháp có hiệu quả trong cuộc chiến chống đói
nghèo và bệnh tật, và khuyến khích hoạt động phát triển thực sự bền vững. Các
thành viên của Liên Hiệp quốc tiếp tục quyết tâm: Tôn trọng triệt để và tiếp tục
thực hiện bản Tuyên ngôn nhân quyền và chống lại mọi hình thức bạo lực đối
với phụ nữ và thực hiện Công ước về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử đối với phụ nữ.
Nghĩa vụ thực thi các công ước quốc tế về quyền con người, quyền phụ
nữ của Việt Nam không chỉ bằng ghi nhận chúng trong những văn bản pháp luật
mà còn có cơ chế đảm bảo thực hiện. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính
trị, chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội trong hoạt động của mình đều có chức
năng nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ quyền của phụ nữ. Hội Liên hiệp phụ nữ là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam – tổ chức chính trị xã hội,
được thành lập từ trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, sự
tham gia tự nguyện, đông đảo của các hội viên. Hội đã có nhiều đóng góp vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc; quản lý nhà nước và xã hội đặc biệt là bảo vệ và phát
triển quyền con người của phụ nữ theo đúng chủ trương chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, sau 25 năm kể từ ngày Việt Nam tham gia Công ước CEDAW,
với sự nỗ lực của nhà nước và nhận thức đầy đủ trách nhiệm công dân, ý thức
chấp hành pháp luật của mỗi công dân không ngừng nâng cao. Tình hình vi
phạm những quy định về bình đẳng nam nữ, các vụ án nghiêm trọng về phân
biệt đối xử với phụ nữ có xu hướng giảm. Đồng thời hoạt động giám sát, kiểm
tra việc thực hiện các quy định về chống phân biệt đối xử với phụ nữ từ phía nhà
nước được thực hiện thường xuyên, có kế hoạch, có hiệu quả cùng với việc xét
xử và trừng phạt các loại tội phạm xâm hại quyền bình đẳng của phụ nữ đã phát
huy tác dụng to lớn trong đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và bảo đảm
quyền bình đẳng nam nữ.
1.3. Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy
định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam và các tiêu chí để đánh giá
chúng
1.3.1. Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy
định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam
Quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam có lịch
sử phát triển lâu dài, gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Có thể chia sự
hình thành và phát triển quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ
Việt Nam thành 2 giai đoạn là: giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm
1945 và giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sự phân chia này góp
phần đánh giá được những thành tựu, cố gắng của nhà nước Việt Nam trong việc
đấu tranh cho quyền của phụ nữ trong những năm qua.
* Giai đoạn trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đất nước Việt Nam, trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, là một nước
phong kiến thuộc địa do đó khi nghiên cứu quyền của phụ nữ trong pháp luật
phong kiến Việt Nam chúng ta thừa nhận về mặt lý luận rằng người phụ nữ
trong chế độ phong kiến không thể được giải phóng thực sự trên cơ sở của
nguyên tắc nam nữ bình đẳng. Có thể lý giải điều này là: thứ nhất, do chế độ
phong kiến là chế độ được xây dựng dựa trên phương thức sản xuất tư hữu về tư
liệu sản xuất; thứ hai, pháp luật phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc
của hệ tư tưởng Nho giáo nên địa vị của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào
nam giới. Người phụ nữ chuẩn mực trong giai đoạn này là người phụ nữ của chữ
“Tam tòng tứ đức”. Chính vì những điều này mà người phụ nữ xét trên bình diện
chung không thể có quyền bình đẳng với nam giới. Tư tưởng này không những
được pháp luật phong kiến bảo vệ mà nó còn ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống của
người Việt Nam. Hiện nay, một trong những nguyên nhân của sự bất bình đẳng
nam, nữ trong gia đình chính là những ảnh hưởng của phong tục thời phong
kiến. Vẫn biết rằng phụ nữ thực hiện các thiên chức của mình nhưng không vì
thế mà phụ nữ mất đi những quyền con người của mình. Thời kỳ này có hai Bộ
luật được đánh giá là đóng góp quan trọng trong việc quản lý nhà nước của chế
độ phong kiến là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long nhưng cũng đều xác
định nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ là tư tưởng chỉ đạo. Các quy
phạm ghi nhận quyền của phụ nữ còn tương đối ít và đặc biệt đều được ghi nhận
dựa trên nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ. Sự bất bình đẳng giữa nam
và nữ thường được thể hiện ở một số lĩnh vực như: quyền kết hôn; quyền nhân
thân giữa vợ và chồng; quyền xin ly hôn; quyền sở hữu tài sản; quyền thừa kế tài
sản giữa vợ và chồng.
Theo quy định của pháp luật, quyền tự do kết hôn không được ghi nhận
cho người phụ nữ. Điều 317 Bộ luật Hồng Đức và Điều 98 Bộ luật Gia Long đều
quy định việc cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hoặc tang chồng. Đây là
quy định thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ nữ. Luật pháp không cấm
người chồng kết hôn khi mang tang vợ. Do đó, trên thực tế nếu người chồng
chết, người vợ vẫn phải thờ chồng và nuôi dạy con mà không được phép tái giá.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Quy định này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, do đó “Khinh miệt,
coi thường phụ nữ, điều này có lẽ là sai lầm lớn nhất về lý luận và thực tiễn của
những người sáng lập ra đạo Nho” [67, tr. 47 ]. Trong quan hệ hôn nhân, người
chồng nắm vị trí quan trọng, người vợ phải “phục tùng chồng và chịu sự dạy dỗ
của người chồng” (Điều 481 Bộ luật Hồng Đức). Người vợ phải luôn luôn thực
hiện nghĩa vợ chung thuỷ với người chồng, trong khi đó người chồng được pháp
luật cho phép lấy nhiều vợ nên sự không chung thuỷ của người chồng không
được coi là có lỗi. Cũng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến, người chồng là
người chủ gia đình do đó người chồng thực hiện quyền quản lý tài sản, nắm giữ
quyền làm chủ toàn bộ tài sản trong gia đình. Kể cả trong mối quan hệ với các
con, người chồng vẫn chiếm ưu thế hơn so với người vợ. Mọi quyết định trong
gia đình đều trên cơ sở ý kiến của người gia trưởng (người chồng, người cha
trong gia đình). Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ này còn được thể hiện trong
quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng. Theo quy định tại Điều
374 Bộ luật Hồng Đức thì khi người chồng chết mà người phụ nữ tái giá sẽ
không được hưởng hoa lợi từ tài sản của người chồng đã chết, nhưng ngược lại
người vợ chết trước, mặc dù người chồng lấy vợ khác thì vẫn được hưởng hoa
lợi từ tài sản của người vợ đã chết. Song bên cạnh những quy định mang tính
chất phân biệt đối xử giữa phụ nữ và nam giới, pháp luật thời kỳ này cũng có
những điểm tiến bộ nhất định như trong việc thanh toán điền sản của vợ chồng
khi một trong hai bên vợ chồng chết: … còn điền sản của vợ chồng làm ra thì
chia làm hai phần vợ, chồng mỗi người hưởng một phần (Điều 375 Bộ luật
Hồng Đức) và việc con gái cũng được hưởng quyền thừa kế tài sản hương hoả.
Điều này được đánh giá là bước đột phá, có ý nghĩa quan trọng khi xác định
quyền bình đẳng của vợ được hưởng quyền tài sản ngang với chồng.
So với những quy định ngặt nghèo thể hiện sự bất bình đẳng của người
vợ, người phụ nữ so với nam giới của pháp luật phong kiến thì quyền của phụ nữ
trong pháp luật Việt Nam thời kỳ pháp thuộc cũng chưa có sự tiến bộ hơn. Thời
kỳ này Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ và chúng chia nước ta thành 3 miền:
Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Hình thức “chia để trị” này của thực dân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Pháp nhằm duy trì nền sản xuất phong kiến đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam để
củng cố địa vị thống trị của mình, mặt khác chúng thực hiện việc xây dựng các
quy phạm pháp luật là công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách “nô dịch”, “ngu
dân”. Thời kỳ này có 3 bộ dân luật: Bộ dân luật 1931 (hay còn gọi là bộ dân luật
Bắc Kỳ), Bộ dân luật 1936 (hay còn gọi là Bộ dân luật Trung Kỳ) và Tập giản
yếu 1883 nhưng đều mang tư tưởng của pháp luật phong kiến Việt Nam. Pháp
luật thời kỳ này vẫn thừa nhận hôn nhân một vợ, một chồng chỉ về phía người
đàn bà, nghĩa là cho phép người đàn ông lấy nhiều vợ: “có hai cách lập giá thú
là giá thú chính thất và giá thú thứ thất” (Bộ dân luật 1931) [37]. Người chồng
vẫn tiếp tục là người chi phối, nắm quyền điều hành mọi việc trong gia đình kể
cả trong mối quan hệ với con cái, do đó: “Việc kết hôn phải do cha mẹ đồng ý,
nếu mẹ không bằng lòng thì chỉ cần cha đồng ý là được” (Điều 77 bộ Dân luật
Bắc Kỳ). Trong quan hệ tài sản cũng thể hiện sự phân biệt đối xử sâu sắc giữa
nam và nữ. Các Toà án Nam Kỳ thời kỳ đó đã áp dụng nguyên tắc người chồng
là chủ sở hữu duy nhất các tài sản của gia đình bao gồm: Các động sản đã mua
trong thời kỳ hôn nhân, kể cả những động sản khi mua đứng tên vợ; các bất
động sản ban cấp riêng cho người vợ; các bất động sản có trong thời kỳ hôn
nhân, mặc dù những bất động sản đó đứng tên người vợ khi mua… Nhìn chung
những quy định thời kỳ này thể hiện sự phân biệt đối xử nhưng cũng có một số
điểm tiến bộ nhất định. Trước hết, pháp luật quy định việc kết hôn phải do hai
bên nam, nữ tự nguyện, bằng lòng (Điều 76 Bộ Dân luật Bắc Kỳ) hay ghi nhận
các duyên cớ mà theo đó người vợ có thể xin ly hôn người chồng như: chồng bỏ
nhà đi quá hai năm không có lý do chính đáng và không lo liệu việc nuôi nấng
vợ con hoặc không có lý do chính đáng mà chồng đuổi vợ con ra khỏi nhà mình
[37].
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, pháp luật trong giai đoạn này bảo vệ tư
tưởng trọng nam, khinh nữ, bảo vệ sự phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa nam
và nữ. Pháp luật không những chưa là công cụ ghi nhận bảo vệ quyền của phụ
nữ mà nó còn là quy định trói buộc phụ nữ trong sự bất biệt đối xử với nam giới.
Mặc dù pháp luật đã tồn tại quy định phân biệt đối xử nhưng trong giai đoạn này
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cũng đánh dấu một chiều hướng tiến bộ mới đó là sự ra đời và lãnh đạo nhân
dân của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930. Trong Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ và mục tiêu này
đã được công nhận chính thức bằng pháp luật khi nước Việt Nam giành được
độc lập năm 1945.
* Giai đoạn sauCách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà, chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến thực dân với
những quan niệm trọng nam khinh nữ và phân biệt đối xử với phụ nữ. Trong
tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất
cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và “người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [80].
Giá trị vĩnh cửu của tuyên ngôn còn tồn tại mãi mãi và mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam dân chủ, bình đẳng và phát triển con người được Đảng và Nhà
nước tiếp tục khẳng định từ năm 1945 đến nay. Quan điểm cơ bản của Đảng
cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về quyền con người là thành quả
phát triển lâu dài, là giá trị chung của nhân loại. Quyền con người được phát
triển liên tục qua các thời đại. Tất cả những dân tộc đều có những đóng góp vào
giá trị nhân quyền bằng những cách thức khác nhau. Bảo đảm quyền con người
thuộc bản chất của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Từ quan điểm đó,
chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam là: bảo
vệ quyền dân tộc tự quyết; bảo đảm và nâng cao các quyền dân sự, chính trị; bảo
đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá… Xuất phát từ quan điểm này từ sau
năm 1945 ở Việt Nam pháp luật đã trở thành công cụ ghi nhận và công vệ quyền
con người nói chung và quyền phụ nữ riêng. Và chỉ hơn một năm sau ngày độc
lập, ngày 09/11/1946 Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập, có chủ
quyền ra đời, cũng là mốc đánh dấu một thời kỳ mới cho người phụ nữ. Hiến
pháp 1946 thể hiện tính dân chủ, nhân đạo và tiến bộ về bình đẳng giới.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong số 7 chương 70 điều, Hiến pháp dành 3 điều cụ thể hoá nguyên tắc đoàn
kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo và đảm bảo
các quyền tự do dân chủ. Quyền của phụ nữ đã được Hiến pháp ghi nhận: “ Tất
cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt
giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều thứ 1) [18, tr. 8]. Như
vậy, lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước Việt Nam các thành viên trong xã hội
không phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, giới đều được nhà nước thừa nhận về mặt
pháp lý bình đẳng trên các phương tiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia
đình. Đặc biệt tại Điều thứ 9 của Hiến pháp đã khẳng định: “Đàn bà ngang
quyền với đàn ông về mọi phương diện” - điều không thể có trong suốt chiều dài
lịch sử của nhà nước phong kiến Việt Nam. Quyền bình đẳng nam, nữ là một
trong những giá trị bất hủ của Hiến pháp năm 1946. Quyền bình đẳng nam nữ
còn được cụ thể hoá tại Điều 18: “Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên
không phân biệt gái trai đều có quyền bầu cử” [18, tr. 11]. Có thể nói Hiến pháp
1946 đã chứa đựng những nội dung tiến bộ mặc dù nó ra đời trong bối cảnh Việt
Nam vừa thoát ra khỏi chế độ thực dân phong kiến và những tồn tại của tư tưởng
trọng nam, khinh nữ. Hiến pháp thực sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
đấu tranh cho sự bình đẳng của nam nữ trong những giai đoạn tiếp theo.
Kế thừa những giá trị của Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng
định, bổ sung thêm những nội dung mang tính cụ thể nhằm đảm bảo tốt hơn
quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều 24 Hiến
pháp 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình
đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia
đình. Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới.
Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước
và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của
người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn
trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” [18, tr. 39] Điều 25 của Hiến pháp
1959 tiếp tục khẳng định: “Công dân Việt Nam dân chủ cộng hoà không phân
biệt nam nữ đều có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tình. Nhà nước đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết để công dân được
hưởng các quyền đó” [18, tr. 39]. Trên cơ sở Hiến pháp 1959 có rất nhiều đạo
luật được ban hành để bảo vệ quyền của phụ nữ. Trong đó có thể kể đến Luật
Hôn nhân và gia đình được Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày
29/12/1959. Đây là văn bản hôn nhân và gia đình đầu tiên của nhà nước ta thể
hiện khá đầy đủ các quyền hôn nhân và gia đình của người phụ nữ theo tiêu chí
bình đẳng, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ các quyền này cho
người phụ nữ. Theo luật, phụ nữ bình đẳng với nam giới về quyền tự do kết hôn;
bình đẳng về quyền ly hôn; có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mối quan hệ
với các con và được ưu tiên bảo vệ xét theo góc độ đặc thù về giới.
Hiến pháp 1980 trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ của Hiến pháp
1946 và Hiến pháp 1959 nhưng tiếp tục mở rộng quyền công dân trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hoá… Trên tinh thần đó Hiến pháp 1980 bên cạnh
những quy định mang tính nguyên tắc xác định quyền của phụ nữ với tư cách là
một công dân: “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 55 Hiến
pháp 1980) thì Hiến pháp 1980 còn có những quy định riêng về quyền và lợi ích
của phụ nữ. Điều 63 Hiến pháp khẳng định: “Phụ nữ và nam giới có quyền
ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nhà nước
và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và
nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và
nam giới làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ
trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên
chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã. Nhà nước và xã hội
chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và
những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất,
công tác, học tập và nghỉ ngơi” [18, tr. 97].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đánh dấu bước phát triển
quan trọng của cách mạng Việt Nam. Nhiều chính sách kinh tế – xã hội được thi
hành nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quản lý của nhà nước đã xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp và mở đường
cho sự phát triển của đất nước. Tư tưởng này đã được thể chế hoá trong Hiến
pháp 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới. Tiếp tục kế thừa những tinh hoa của
những Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980, trong Hiến pháp
1992 quyền bình đẳng có nội dung toàn diện hơn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng
chung của toàn xã hội. Lần đầu tiên Hiến pháp thừa nhận việc tôn trọng quyền
con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội trở thành nguyên tắc
Hiến pháp (Điều 50) và nó là cơ sở pháp lý cho quá trình ghi nhận và đảm bảo
thực hiện các quyền công dân. Điều 63 của Hiến pháp 1992 đã ghi nhận về phía
nhà nước và xã hội không chỉ chăm lo mà có trách nhiệm tạo điều kiện để phụ
nữ nâng cao trình độ mọi mặt vì bình đẳng nam nữ chỉ có thể thực hiện khi bản
thân người phụ nữ tự khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội bởi tri thức và
trình độ hiểu biết. Từ nhận thức đó, Hiến pháp bổ sung quy định về trách nhiệm
của Nhà nước và xã hội trong việc bảo đảm thực hiện “nghiêm cấm mọi hành vi
phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”. Hiến pháp 1992
không những bảo đảm, tạo điều kiện cho người phụ nữ làm tròn bổn phận người
mẹ, cấm phân biệt đối xử giữa các con mà còn xác định trách nhiệm bảo vệ,
chăm sóc bà mẹ và trẻ em của nhà nước, xã hội, gia đình và công dân.
Nghị quyết số 51 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 ngày 25/12/2001
sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 cũng vẫn giữ nguyên những
quy định tiến bộ về quyền bình đẳng nam nữ đã được nêu trong Hiến pháp 1992.
Những sửa đổi của Hiến pháp cũng nhằm ghi nhận và bảo đảm cho các quyền
của phụ nữ được thực thi tốt hơn và phù hợp với sự phát triển của nền văn minh
nhân loại cũng như các chuẩn mực pháp lý quốc tế.
Ngoài ra, để cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, quyền của phụ nữ
còn được ghi nhận trong các bộ luật, luật và các văn bản dưới luật. Ở tất cả
những lĩnh vực trong đời sống xã hội quyền của phụ nữ đều được ghi nhận và
bảo vệ. Trong lĩnh vực chính trị, bên cạnh những quy định của Hiến pháp ghi
nhận các quyền trong lĩnh vực chính trị như công dân không phân biệt nam, nữ
34
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc

Similar to Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc (20)

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến nă...
 
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.docƯu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Bảo Đảm Quyền Của Lao Động Nữ Theo Pháp Luật.docx
Luận Văn Bảo Đảm Quyền Của Lao Động Nữ Theo Pháp Luật.docxLuận Văn Bảo Đảm Quyền Của Lao Động Nữ Theo Pháp Luật.docx
Luận Văn Bảo Đảm Quyền Của Lao Động Nữ Theo Pháp Luật.docx
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Tham Gia Của Phụ Nữ Trong Việc Ban Hành Các Quyết Định ...
 
Luận văn: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam
Luận văn: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt NamLuận văn: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam
Luận văn: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam
 
Luận án: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam, HAY
Luận án: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam, HAYLuận án: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam, HAY
Luận án: Đảm bảo quyền của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam, HAY
 
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.docBảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
 
Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam.doc
Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam.docBảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam.doc
Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam.doc
 
Báo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docx
Báo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docxBáo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docx
Báo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docx
 
Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...
Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...
Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
 
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã HộiLuận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
 
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docxKhóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
 
Giải pháp đảm bảo thực thi quyền trưng cầu dân ý ở Việt Nam hiện nay.docx
Giải pháp đảm bảo thực thi quyền trưng cầu dân ý ở Việt Nam hiện nay.docxGiải pháp đảm bảo thực thi quyền trưng cầu dân ý ở Việt Nam hiện nay.docx
Giải pháp đảm bảo thực thi quyền trưng cầu dân ý ở Việt Nam hiện nay.docx
 
Khóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ Nữ
Khóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ NữKhóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ Nữ
Khóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ Nữ
 
Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.doc
Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.docBảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.doc
Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.doc
 
LUẬN VĂN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
LUẬN VĂN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.docLUẬN VĂN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
LUẬN VĂN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ
Luận văn thạc sĩ: Bảo đảm quyền tham gia Chính trị của phụ nữ
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
 
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docxXem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
 
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docxCombo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docxTuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docxTuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
 
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docxTải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
 
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.docDOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
 
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docxTải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
 
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.docTiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 

Luận văn thạc sĩ Luật học - Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MAI HIÊN QUYỀN CỦA PHỤ NỮ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI 1
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA PHỤ 11 NỮ Ở VIỆT NAM 1.1. Quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt 11 Nam 1.1.1. Khái niệm quyền của phụ nữ 11 1.1.2. Pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam 13 1.1.3. Vai trò của pháp luật trong việc ghi nhận quyền của phụ nữ 15 1.2. Các quyền của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế và 16 Việt Nam 1.3. Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam và các tiêu chí 27 để đánh giá chúng 1.3.1. Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy 27 định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam 1.3.2. Các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về 38 quyền của phụ nữ ở Việt Nam Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN CỦA PHỤ NỮ 47 Ở VIỆT NAM 2.1. Trong lĩnh vực chính trị 48 2.2. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động 58 2.3. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá 71 thông tin và thể thao 2.4. Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ gia đình 81 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN PHÁP 90 LUẬT VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt 90 Nam 3.2. Những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về 92 quyền của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về 97 quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay KẾT LUẬN 104 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG BIỂU LOẠI TÊN TRANG BẢNG 2.1 Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp các nhiệm 54 kỳ từ 1985 - 2009 2.2 Thu nhập thực tế hàng tháng của lao động nữ ở các 67 doanh nghiệp ngoài nhà nước 2.3 Số vụ và bị cáo bị đưa ra xét xử về tội hiếp dâm, 85 hiếp dâm trẻ em BIỂU ĐỒ 2.1 Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong các nhiệm kỳ từ 53 1976 - 2007 2.2 Tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong các cấp uỷ Đảng 55 nhiệm kỳ 2001 – 2006 PHỤ LỤC 2.1 Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 106 2004 – 2009 ở 17 tỉnh, thành phố trên toàn quốc
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đất nước Việt Nam sau 20 năm đổi mới cùng với những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị – xã hội thì những thành tựu về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ cũng rất đáng được trân trọng. Một minh chứng cho sự thay đổi này là tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá XI chiếm tỷ lệ 27,31% đã đưa Việt Nam dẫn đầu các nước Châu á về tỷ lệ nữ trong Quốc hội. Kết quả trên đánh dấu sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ và mục tiêu vì sự bình đẳng giới ở Việt Nam. Những thành tựu đó là kết quả trực tiếp, tất yếu từ sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ, từ hệ thống pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới ngày càng được hoàn thiện, từ tinh thần vượt khó, phát huy nội lực phấn đấu vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước Việt Nam đánh giá cao những cống hiến này. Ở Việt Nam việc bảo vệ quyền của phụ nữ không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình và của từng công dân. Ngay từ Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập đã thể hiện tính dân chủ, không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo. Nguyên tắc bình đẳng đã được nhắc đến hai lần trong Điều 6, Điều 7 và đặc biệt là Điều 9 đã ghi nhận: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Cho đến nay, quyền của phụ nữ đã được pháp luật ghi nhận và chiếm một vị trí đáng kể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ở hầu hết các ngành luật của Việt Nam như: Luật Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự… đều đã ghi nhận và bảo vệ các quyền của phụ nữ. Đặc biệt vào ngày 29/7/1980 Việt Nam đã quyết định gia nhập Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (gọi là công ước CEDAW) và có hiệu lực chính thức ở Việt Nam vào ngày 09/03/1982. Bên cạnh những kết quả đạt được thì quyền của phụ nữ ở Việt Nam còn nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết. Trên thực tế không thể phủ nhận rằng,
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khoảng cách giới, sự phân biệt đối xử về giới hay nói cách khác là sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội. Những khoảng cách hay sự phân biệt đối xử đó có nguyên nhân từ tư tưởng định kiến giới, coi trọng nam giới hơn phụ nữ; từ nhận thức về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội chưa sâu sắc, toàn diện, còn cào bằng và chưa xuất phát trên quan điểm bình đẳng giới. Vì vậy, để tiếp tục sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ và đảm bảo tốt nhất quyền của phụ nữ trong việc tham gia vào công tác chính trị, quản lý nhà nước - xã hội, lao động việc làm… Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để giảm bớt, đi đến xoá bỏ sự bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ và đảm bảo quyền đó được thực hiện trên thực tiễn được coi là xu hướng tất yếu, là việc làm cần thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Để góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý của quyền phụ nữ, tôi đã chọn đề tài: “Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến thời điểm hiện nay, vấn đề nghiên cứu pháp luật về quyền của phụ nữ đã được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đề cập đến ở các góc độ khác nhau. Có rất nhiều chương trình, dự án cũng như các đề tài khoa học viết về phụ nữ hoặc bình đẳng giới. Đặc biệt trước khi xây dựng và ban hành Luật Bình đẳng giới, các tổ chức cá nhân của các cơ quan như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, các trường đào tạo đã có nhiều bài viết, hội thảo chuyên đề về quyền của phụ nữ và bình đẳng giới. Các bài viết, tham luận tại các hội thảo chuyên đề cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến quyền của phụ nữ ở từng lĩnh vực hoặc đưa ra những giải pháp về khía cạnh pháp luật để thực thi các quyền này của phụ nữ. Ở tầm vĩ mô, thời gian qua Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình, dự án tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phân tích chính sách về quyền của phụ nữ. Chẳng hạn, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có dự án “Hỗ trợ xây dựng Luật bình đẳng giới và văn bản hướng dẫn thi hành” do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ hay dự án “Tăng cường khả năng tư
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vấn cấp Bộ” do Thuỵ Điển tài trợ cho Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… được đánh giá là các chương trình, đề tài lớn nghiên cứu mang tính khái quát, tổng hợp nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề quyền phụ nữ. Ngoài ra còn rất nhiều ấn phẩm, tác phẩm của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia viết về đề tài này như các bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về lao động nữ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Dương Thị Ngọc Lan; “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ - cụ thể công ước CEDAW khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội” của tác giả Nguyễn Kim Phượng; “Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc; “Bảo vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Mừng. Gần đây nhất phải kể đến đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ trong một số lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Mai Thị Diệu Thuý và một số bài viết đăng trên Tạp chí Luật học như “Pháp luật Việt Nam với việc thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” số tháng 3 năm 2006. Trong các công trình của mình, mỗi tác giả đều có những phân tích, nhận định vấn đề quyền của phụ nữ ở những khía cạnh khác nhau nhưng chưa khái quát được dưới góc độ chung nhất các vấn đề về quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ. Do vậy, vấn đề quyền của phụ nữ ở Việt Nam vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật cũng như quá trình thực hiện có hiệu quả quyền của phụ nữ Việt Nam trên thực tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về quyền phụ nữ và pháp luật về quyền phụ nữ, đánh giá một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về các quyền của phụ nữ nhằm bảo đảm sự bình đẳng giới ở Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau đây:
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam. - Đánh giá các quy định pháp luật về quyền của phụ nữ trên những tiêu chí nhất định và quá trình thực hiện chúng trên thực tế để làm sáng tỏ nội dung cũng như chỉ ra những hạn chế, những điểm bất hợp lý trong các quy định của pháp luật và việc thực hiện chúng trên thực tế. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện các quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về quyền của phụ nữ, pháp luật về quyền của phụ nữ và thực tiễn thực hiện các quyền đó trên thực tế ở Việt Nam từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Một số vấn đề lý luận về quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam; - Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền phụ nữ trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể như: lĩnh vực chính trị, lĩnh vực kinh tế, lao động, lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá, thông tin và thể thao và lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ gia đình. - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện các quyền đó trên thực tế ở Việt Nam hiện nay; - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng vì sự tiến bộ của phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới cao cả.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã áp dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa những quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật Việt nam và đặc biệt là thông qua phương pháp này để có được những đánh giá khách quan giữa quy định của pháp luật với thực tiễn thực hiện các quy định ấy; phương pháp tổng hợp và thống kê được sử dụng để khái quát hoá nội dung nghiên cứu một cách hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Đồng thời phương pháp này được dùng để thu thập và cung cấp một số số liệu liên quan đến việc thực thi quyền của phụ nữ trên thực tiễn; phương pháp xã hội học được dùng để đánh giá, phân tích những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội với việc thực hiện quyền của phụ nữ ở Việt Nam... 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Phân tích làm rõ hơn khái niệm về quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam. - Đánh giá một cách khái quát những thành tựu, cũng như những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật về các quyền của phụ nữ ở Việt Nam. Phân tích những nguyên nhân, điều kiện làm cản trở việc thực hiện các quyền của phụ nữ ở nước ta. - Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện một số các quy định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền của phụ nữ ở Việt Nam Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về các quyền của phụ nữ ở Việt Nam
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 3. Những giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM 1.1. Quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam 1.1.1. Khái niệm quyền của phụ nữ Theo cách hiểu thông thường thì quyền là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” [72, tr.786]. Hiện nay trong khoa học luật khái niệm quyền của phụ nữ hiện chưa có một cách hiểu thống nhất và chính thống. Còn rất nhiều ý kiến xung quanh khái niệm này nhưng các nhà khoa học cũng như những nhà làm công tác thực tiễn đều thống nhất rằng quyền của phụ nữ không thể tách rời quyền con người. Khái niệm quyền con người từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như trong đời sống xã hội. Có nhiều trường phái nghiên cứu khi tiếp cận khái niệm quyền con người. Chẳng hạn, trường phái pháp luật tự nhiên thì cho rằng quyền con người là đặc quyền tự nhiên, khẳng định quyền con người là tự nhiên, vốn có, nhằm đối lập, phủ nhận quyền con người do vương quyền và thần quyền ban phát, tặng cho. Trường phái thứ hai lại cho rằng, con người cũng như quyền con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Họ quan niệm: Quyền con người không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con người mang tính tự nhiên, bẩm sinh mà luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội, chịu sự giới hạn của chế độ kinh tế, đặc biệt là chế độ chính trị – nhà nước [53, tr.15]. Khái niệm quyền con người vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu và tranh luận nhưng qua nghiên cứu ý kiến của các nhà khoa học, chúng tôi nhất trí với cách hiểu sau về quyền con người: “Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh do cá nhân con người nắm giữ trong mối quan hệ với nhà nước và với những cá nhân con người khác” [79, tr.16]. Làm sáng tỏ
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thuộc tính của quyền con người sẽ giúp hiểu rõ bản chất của quyền của phụ nữ, vì quyền của phụ nữ là một bộ phận của quyền con người nhưng có những thuộc tính đặc biệt do liên quan đến phụ nữ. Thuộc tính cơ bản của quyền con người là bao gồm những giá trị gắn với mỗi con người, vừa với tư cách là cá nhân, vừa với tư cách là thành viên xã hội. Giá trị đó phải được xã hội hoá bằng cách thể chế hoá thành các quyền năng cụ thể, có tính phổ cập, cần thiết cho mọi người. Quyền con người vừa là thuộc tính tự nhiên của con người, vừa là giá trị nảy sinh trong đời sống cộng đồng, gắn liền với một nhà nước cụ thể, với một chế độ chính trị, pháp luật cụ thể. Dựa trên những tiêu chí khác nhau có thể có nhiều cách phân loại nội dung quyền con người. Theo cách tiếp cận quyền con người của khoa học pháp lý thì quyền con người được chia thành những nhóm chính sau: + Các quyền tự do dân chủ về chính trị bao gồm: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền bầu cử, ứng cử, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí… + Các quyền dân sự (quyền tự do cá nhân) bao gồm: Quyền tự do đi lại cư trú trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được an toàn về thư tín, điện thoại, quyền khiếu nại, tố cáo… + Các quyền trong lĩnh vực kinh tế – xã hội bao gồm: Quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền được bảo hộ hôn nhân và gia đình, quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế, được bảo vệ sức khoẻ, quyền được giáo dục đào tạo, quyền nghiên cứu, phát minh… và một số quyền mang tính chất ưu tiên như quyền trẻ em, quyền người già, người cô đơn không nơi nương tựa. Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm quyền con người, chúng ta nhận thấy mối quan hệ tất yếu giữa việc nghiên cứu quyền con người với quyền của phụ nữ. Hiện nay cũng chưa có một định nghĩa nào nói đến quyền của phụ nữ mặc dù ở Việt Nam Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khoá XI thông qua và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Luật Bình đẳng giới không chỉ ra thế nào là quyền của phụ nữ mà đưa ra những nguyên tắc và biện pháp để thực hiện bình
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đẳng giới ở Việt Nam. Mục đích của cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới cũng là cuộc đấu tranh cho quyền của phụ nữ trên thực tế. Xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền con người với quyền của phụ nữ và đặc điểm riêng của quyền phụ nữ ta có thể đưa ra khái niệm quyền của phụ nữ như sau: Quyền của phụ nữ là quyền con người của phụ nữ. Quyền của phụ nữ là những đặc quyền được pháp luật công nhận, điều chỉnh, hay nói cách khác, phụ nữ có quyền quyết định những gì thuộc về họ và pháp luật bảo vệ những quyền đó. Khi tiếp cận khái niệm quyền của phụ nữ, quyền con người được hiểu theo nghĩa xác định hơn, nó phản ánh những quyền cụ thể của một đối tượng cụ thể. Quyền của phụ nữ được quy định trong pháp luật luôn có sự xem xét những yếu tố về tâm sinh lý của giới nữ, quan điểm về thuần phong mỹ tục, về văn hoá của một dân tộc để xây dựng nên một khung quy tắc về hành vi ứng xử quan hệ giao tiếp giữa người nam và nữ, sao cho vừa thể hiện lối sống bình đẳng văn minh đồng thời vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, tránh xảy ra sự xung đột và biến đổi xã hội gay gắt. Do đó quyền của phụ nữ không chỉ được hiểu đơn thuần như quyền con người nhưng cũng không thể tách rời quyền con người. Xuất phát từ thực tế thực hiện các quyền của phụ nữ hiện nay mà cuộc đấu tranh cho quyền con người nói chung còn nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự phát huy sức mạnh và sự phối hợp trách nhiệm của cả cộng đồng. Đã có nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người nhưng quyền của phụ nữ vẫn là mục tiêu phấn đấu của không chỉ mỗi quốc gia mà còn của cả nhân loại. Mỗi quốc gia sẽ xây dựng những quy phạm pháp luật riêng để bảo vệ quyền cho phụ nữ. Có như vậy người phụ nữ mới thực sự được bình đẳng, được bảo vệ và có điều kiện phát triển. 1.1.2. Pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam “Quyền con người không phải là một nhân tố đầu tiên có trước Nhà nước mà phải bằng pháp luật Nhà nước ghi nhận và thiết định mới trở thành hiện thực” [79, tr.18]. Như vậy, quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng một mặt mang tính chất tự nhiên (quyền tự nhiên), người ta sinh ra đã có các quyền đó, nhà nước không thể không ghi nhận nhưng mặt khác khi chưa
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được nhà nước, pháp luật ghi nhận thì “các quyền tự nhiên” chưa có điều kiện trở thành hiện thực. Hay nói cách khác, chỉ có pháp luật mới là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ. Pháp luật phải ghi nhận các quyền của phụ nữ và đảm bảo thực hiện các quyền đó trên thực tế. Ngay tại Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 cũng đã xác định nguyên tắc có tính chất khái quát về nhân quyền như sau: Tất cả mọi người đều có những quyền bình đẳng và không thể chuyển nhượng. Đó là nền tảng của tự do và chân lý trên thế giới. Và các quyền con người phải được bảo vệ bằng chế độ pháp luật [52, tr.105]. Có nhiều phương thức để bảo vệ quyền của phụ nữ nhưng pháp luật là phương thức quan trọng nhất và không thể thiếu. Để bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng trước hết được hiểu là sự ghi nhận các quyền đó bằng pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. Hơn nữa, xuất phát từ đặc điểm riêng của phụ nữ nên quyền của phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận trên cơ sở những yếu tố đặc thù về giới và nguyên tắc bình đẳng giới. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước Việt Nam đã quan tâm đến việc ghi nhận quyền của phụ nữ. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền con người, quyền của phụ nữ và coi đó là một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Ngay trong tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc [80]. Thấm nhuần tư tưởng nhân quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến Hiến pháp năm 1992 hiện hành đều thể hiện tư tưởng xuyên suốt là đề cao các quyền con người, quyền của phụ nữ. Ngay sau khi đất nước dành được độc lập, trong Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định một cách rõ ràng: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giáo” [18, tr. 8]. Trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, các bộ luật, luật và những văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam đã và đang xác định nhiệm vụ trọng tâm là ghi nhận và bảo vệ quyền của phụ nữ. Tuỳ vào những lĩnh vực bảo vệ cụ thể mà quyền của phụ nữ được ghi nhận ở những văn bản pháp luật khác nhau. Chẳng hạn Bộ luật lao động thì bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực lao động và việc làm, Luật Hôn nhân và gia đình lại ghi nhận và bảo vệ nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong hôn nhân gia đình, Luật Giáo dục lại tạo điều kiện để phụ nữ được học tập và phát huy sự sáng tạo… hoặc cùng một vấn đề nhưng ở những khía cạnh khác nhau, quyền của phụ nữ được pháp luật ghi nhận trong các văn bản pháp lý khác nhau. Gần đây nhất Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Bình đẳng giới và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 là cơ sở pháp lý quan trọng của cuộc đấu tranh cho quyền phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới. Luật Bình đẳng giới đã thể chế hoá quan điểm của Đảng nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và phát huy nguồn lực con người, tạo cơ hội và điều kiện cho cả nam và nữ cùng tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước và hưởng lợi từ các thành quả của sự phát triển. Phấn đấu bình đẳng giới không chỉ đảm bảo mục tiêu phát triển hài hoà mà là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền của phụ nữ. Đạo luật này đã đưa ra một số quy định mới mà các quy phạm pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh, đòi hỏi các văn bản pháp luật hiện hành phải bổ sung, hoàn thiện để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và đảm bảo cho Luật Bình đẳng giới được thi hành trong thực tiễn. 1.1.3. Vai trò của pháp luật trong việc ghi nhận quyền của phụ nữ Việc ghi nhận quyền của phụ nữ là vấn đề rất quan trọng trong thực tiễn cũng như trong lý luận. Đặc biệt việc ghi nhận quyền này bằng các quy định pháp luật thì càng có vai trò to lớn. Việc ghi nhận quyền của phụ nữ trong các văn bản pháp luật như là minh chứng về sự nỗ lực và bước tiến lớn của Việt nam trong quá trình đấu tranh cho bình đẳng giới và đảm bảo quyền cho phụ nữ. Pháp luật ghi nhận quyền của phụ nữ và pháp luật cũng là phương tiện đảm bảo cho những quyền đó được thực thi trong thực tiễn. Đảm bảo bằng pháp
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng được thực hiện. Điều này được lý giải từ chính những đặc trưng của pháp luật. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bởi sức mạnh của nhà nước. Với đặc trưng này việc ghi nhận các quyền của phụ nữ sẽ có cơ sở để đảm bảo thực hiện. Pháp luật ghi nhận các quyền của phụ nữ và pháp luật cũng ghi nhận các chế tài để ngăn chặn các hành vi vi phạm của bất kỳ chủ thể nào tới các quyền đó. Việc ghi nhận quyền của phụ nữ là cơ sở quan trọng cho quá trình đấu tranh vì sự nghiệp bình đẳng giới ở Việt Nam. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Bình đẳng giới được đánh giá là văn bản pháp lý ghi nhận đầy đủ và toàn diện nhất các quyền của phụ nữ ở Việt Nam từ trước tới nay. Luật Bình đẳng giới là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ và đấu tranh cho mục tiêu phát triển và bình đẳng giới ở nước ta. Đồng thời việc ghi nhận những quyền này cũng là một phương thức giáo dục, tuyên truyền về quyền của phụ nữ để mọi người tôn trọng và thực hiện đầy đủ, chính xác hơn. Thực tiễn trong thời gian qua đã chứng minh bằng việc ghi nhận các quyền của phụ nữ trong pháp luật đã là cơ sở thúc đẩy cho nhiệm vụ giải phóng phụ nữ và các chỉ tiêu phát triển phụ nữ được nâng cao. Chẳng hạn, tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế đạt mức cao của thế giới là 83%. Chỉ số bình đẳng giới (GDI) liên tục tăng cao và nhanh hơn chỉ số kinh tế. Trong nhiều báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ và Uỷ ban vì sự tiến bộ phụ nữ thì chỉ tiêu phát triển phụ nữ không ngừng được nâng cao. Từ những phân tích trên cho thấy pháp luật luôn là công cụ hữu hiệu để ghi nhận, củng cố, bảo vệ và hiện thực hóa quyền phụ nữ. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước Việt Nam cần không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và toàn diện để ghi nhận, củng cố, bảo vệ và hiện thực hóa các quyền của phụ nữ ở Việt Nam. 1.2. Các quyền của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ghi nhận và bảo vệ quyền của phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà nó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Mục tiêu xây dựng một xã hội hoà bình, ổn định, dân chủ và bình đẳng là mục đích cao cả mà tất cả các quốc gia đều hướng tới. Tuy nhiên thực tế xã hội từ trước đến nay luôn tồn tại sự bất bình đẳng như bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới. Phụ nữ chiếm hơn một nửa nhân loại, là lực lượng lao động quan trọng của xã hội nhưng thực tế chưa được đối xử một cách xứng đáng. Quyền của phụ nữ bị vi phạm do sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở khắp nơi trên thế giới cho nên vấn đề cốt lõi trong việc bảo đảm các quyền của phụ nữ là đảm bảo quyền bình đẳng nam, nữ. Để đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng nam, nữ, từ đầu thế kỷ XX cho đến nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ quyền của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực đời sống. Ngay trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc tại Điều 1 đã ghi nhận: “…Khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ và tôn giáo” [12]. Và điều này tiếp tục được khẳng định trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948: Mọi người đều được hưởng các quyền tự do nêu trong bản tuyên ngôn này, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống nòi hay các tình trạng khác. Những khẳng định này tiếp tục được cụ thể hoá tại một số văn kiện quốc tế khác. Chẳng hạn, Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác được Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1949. Công ước có nội dung nhằm hạn chế và xoá bỏ một trong những hình thức xâm hại phụ nữ tồi tệ nhất là buôn bán và bóc lột tình dục phụ nữ. Các quyền về chính trị của phụ nữ như quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được nhận vào làm việc trong các cơ quan nhà nước được thể hiện trong Công ước về các quyền chính trị được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1952. Công ước về quốc tịch và phụ nữ khi kết hôn được thông qua năm 1957. Công ước ra đời nhằm mục đích bảo vệ quyền có quốc tịch hoặc quyền thay đổi quốc tịch của người phụ nữ khi kết hôn hay ly hôn với chồng là người nước ngoài. Công ước về các quyền dân sự – chính trị năm 1966. Công
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ước ghi nhận toàn bộ nội dung các quyền dân sự – chính trị ở phần III cụ thể là: quyền sống, quyền không bị tra tấn, đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo, không bị bắt và giam giữ vô cớ, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bầu cử… Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Công ước đã đề ra. Mặc dù đã có nhiều văn kiện quốc tế ghi nhận và bảo vệ quyền của phụ nữ song thực tế trên thế giới vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ và diễn ra khá phổ biến. Theo thống kê của nhiều quốc gia, phụ nữ thường chiếm đa số trong diện những người nghèo khổ, mù chữ, thất học, có thu nhập thấp của thể giới. Nói cách khác, phụ nữ luôn bị hạn chế trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội và không được đánh giá đúng với những đóng góp công sức cho lao động gia đình. Hơn nữa những công ước quốc tế trên mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền của phụ nữ ở những khía cạnh riêng lẻ trong tổng thể các quyền của phụ nữ vốn tồn tại là một thể thống nhất, do đó cần phải có một văn bản đề cập đến quyền con người của phụ nữ một cách toàn diện và đề ra được các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những cản trở trong việc thực hiện các quyền của phụ nữ. Mục tiêu xây dựng công ước này một mặt sẽ đặt ra các hình thức ràng buộc pháp lý có tính chất quốc tế đối với các quốc gia đã chấp nhận những nguyên tắc về quyền của phụ nữ tại các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan, mặt khác góp phần phát triển và hoàn thiện khung pháp luật quốc tế để từ đó có cơ sở cho việc bảo đảm và hiện thực hoá các quyền của phụ nữ trên thực tế ở từng quốc gia. Từ những lý do trên, Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) - International Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women đã được Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 18/12/1979 và có hiệu lực từ ngày 3/9/1981. Tính đến tháng 11 năm 2006 đã có 185 nước – hơn 90% số nước thành viên Liên Hợp Quốc là quốc gia thành viên của Công ước. Việt Nam ký CEDAW ngày 29/7/1980 và phê chuẩn ngày 17/2/1982. CEDAW có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 19/3/1982. Công ước CEDAW là một công ước đa phương phổ biến trong hệ thống các công ước quốc tế về quyền con người của Liên Hiệp Quốc mà cụ thể là
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quyền con người của phụ nữ. CEDAW trở thành cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng cho những cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người cơ bản của phụ nữ trên phạm vi toàn thế giới. Công ước CEDAW bao gồm lời nói đầu và 30 điều quy định cách thức, biện pháp nhằm loại trừ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong thụ hưởng các quyền con người cơ bản đã được xác định bởi các điều ước quốc tế về nhân quyền khác. CEDAW cũng chỉ ra những lĩnh vực cụ thể hiện đang tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ một cách nặng nề để từ đó xác định những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Bên cạnh công ước ngày 6/10/1999 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho CEDAW và có hiệu lực từ ngày 22/12/2000. Nghị định thư một mặt tạo cho phụ nữ quyền được gửi đơn khiếu nại cá nhân tới Uỷ ban CEDAW về tất cả các vi phạm của Chính phủ nước họ và mặt khác tạo điều kiện cho Uỷ ban CEDAW tiến hành những cuộc điều tra về các lạm dụng mà phụ nữ là nạn nhân ở những nước đã phê chuẩn Nghị định thư. Tính đến tháng 11 năm 2006 đã có 83 nước là quốc gia thành viên của Nghị định thư. Phương pháp tiếp cận của CEDAW là quan tâm đến sự khác biệt về giới và giới tính giữa nam và nữ, đồng thời cũng xác định một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bất bình đẳng nam, nữ là sự tác động của phong tục tập quán. Công ước không chỉ xác định những biện pháp chung, áp dụng cho cả nam và nữ mà còn xây dựng những quy phạm pháp lý riêng, có tính chất ưu tiên chỉ áp dụng cho phụ nữ nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ trong việc ghi nhận quyền cũng như thực tế thụ hưởng những quyền này (Điều 4, CEDAW) [5, tr. 9]. Đồng thời công ước cũng chỉ ra rằng các quốc gia trong quá trình đấu tranh cho bình đẳng giới thì yêu cầu quan trọng đầu tiên là đổi mới tư duy nhận thức về bình đẳng nam nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là biện pháp liên quan đến sự thay đổi mẫu hình văn hoá - xã hội, là biện pháp giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội (Điều 5, Điều 6). Cách tiếp cận này của Công ước đã khắc phục được sự phân biệt về giới tính của phụ nữ dẫn tới sự
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hạn chế quyền của phụ nữ trong một số lĩnh vực xuất phát từ đặc điểm về giới tính. Là thành viên của Công ước CEDAW và một số công ước quốc tế khác, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi chúng. Đây vừa là nghĩa vụ, vừa mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước cho sự nghiệp bình đẳng giới để ngày càng đảm bảo quyền của phụ nữ được thực thi trong cuộc sống. Những đóng góp của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ tổ quốc cũng như phát triển đất nước đã được nhà nước Việt Nam đánh giá cao. Trên phương diện quốc tế, Việt Nam là một trong các quốc gia rất tích cực tham gia vào các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người nói chung. Ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp hiện hành năm 1992 được sửa đổi năm 2001 đều khẳng định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội, chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi, làm bổn phận của người mẹ” (Điều 63 Hiến pháp 1992) [18, tr.157]. Để chuyển hoá các công ước quốc tế đã gia nhập, Việt Nam đã thể chế hoá vào trong các văn bản quy phạm pháp luật trong nước hay nói cách khác bằng cách nội địa hoá các quy định của công ước quốc tế đã trở thành các văn bản quy phạm trong các bộ luật, luật và các văn bản pháp luật khác. Một số văn bản pháp luật như: Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự… và các chính sách của Nhà nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực đều thể hiện rõ nguyên tắc bình đẳng nam, nữ, không có sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào. Trên tất cả các phương diện của đời sống như chính trị, pháp lý và các quyền dân sự khác không những được quy định trong các văn bản pháp luật mà còn được xác định là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân. Năm 2006 Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Bình đẳng giới với các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản phản ánh đầy đủ nội dung và tinh thần của công ước CEDAW, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ. Luật Bình đẳng giới được đánh giá là văn bản pháp
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lý quan trọng bao quát được nhiều nội dung trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền của phụ nữ và sự nghiệp đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng giới. Các quy phạm của Luật Bình đẳng giới đã được xây dựng theo hướng nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế về chống phân biệt đối xử và bình đẳng giới, đảm bảo thể chế hoá các quy định của các điều ước quốc tế này để thực hiện. Đặc biệt Luật đã đưa vào những nội dung rất mới như quy định về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Điều 21), thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (Điều 22)… Việc nghiên cứu các quy định của các điều ước quốc tế mà cụ thể là Công ước CEDAW và quá trình nội luật hoá ở Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất là việc giải thích thuật ngữ. Công ước CEDAW tiếp cận vấn đề phân biệt đối xử với phụ nữ một cách chi tiết và cụ thể để các quốc gia thành viên cũng như cộng đồng quốc tế có căn cứ thực thi và giám sát việc thực thi các yêu cầu về đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ. Ngay tại Điều 1 của Công ước đã nêu “phân biệt đối xử với phụ nữ” là: “…bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác và trên cơ sở bình đẳng nam nữ” [5, tr. 9]. CEDAW chi tiết hoá những biểu hiện “phân biệt đối xử với phụ nữ” một cách thống nhất và xuyên suốt toàn bộ nội dung công ước nhằm hướng đến đảm bảo, thực hiện và phát triển quyền bình đẳng của phụ nữ ở các lĩnh vực hoạt động cụ thể: bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về kết quả trong việc hưởng các quyền ở các lĩnh vực xã hội. Chính điều này đã tạo thuận lợi cho cơ chế thực thi và giám sát thực thi công ước ở các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên phải lên án và áp dụng các biện pháp thích hợp và không chậm trễ để xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Ở nước ta, theo quy định tại khoản 5 Điều 5 của Luật Bình đẳng giới thì: “Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Việc quy định tại Luật Bình đẳng giới là phù hợp với Công ước CEDAW nhưng quy định trên vẫn còn chung chung và sẽ được hướng dẫn cụ thể tại các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Thứ hai là các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Điều 2 mục a Công ước CEDAW yêu cầu các nước thành viên phải quy định trong pháp luật nguyên tắc bình đẳng nam nữ. Vấn đề này đã được thể hiện xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp cho đến các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ ngành. Về cơ quan có trách nhiệm đảm bảo thực thi các quy định về bình đẳng giới. Trong Luật bình đẳng giới, khoản 5 Điều 6 đã khẳng định: “Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật” [25, tr. 6 - 8]. Quy định này là cần thiết và phù hợp với nghĩa vụ được đặt ra tại Công ước CEDAW. Thứ ba là nội dung xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Nội dung này được Công ước khái quát ở các lĩnh vực như bình đẳng trong đời sống chính trị, bình đẳng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và bình đẳng trong các vấn đề dân sự pháp lý. Cụ thể như sau:  Bình đẳng trong đời sống chính trị và công cộng Bình đẳng trong đời sống chính trị và công cộng được Công ước xác định là lĩnh vực đầu tiên, quan trọng buộc Chính phủ các nước thành viên phải hành động để tạo lập sự bình đẳng cho phụ nữ ở lĩnh vực này trên cả 2 cấp độ, quốc gia và quốc tế. Công ước ghi nhận những quyền chính trị quan trọng của phụ nữ như: quyền tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền bỏ phiếu kín, đặc biệt là quyền được đại diện một cách xứng đáng cho quốc gia mà mình là công dân trong các cuộc tiếp xúc quốc tế với tư cách thành viên của các phái đoàn tại các hội nghị hoặc tổ chức quốc tế, kể cả các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (Điều 7, Điều 8). Ở 2 cấp độ quốc gia và quốc tế, để đảm bảo bình đẳng trong những lĩnh vực trên không phải là dễ dàng. Do đó tại Điều 8 Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải sử dụng các biện
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 pháp đặc biệt tạm thời nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong các thiết chế quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Ngoài ra, các quốc gia thành viên cũng phải dành cho phụ nữ quyền bình đẳng với nam giới trong việc nhập, thay đổi hay giữ nguyên quốc tịch của mình đặc biệt phải đảm bảo quyền quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn với người nước ngoài, hay sự thay đổi quốc tịch của người chồng trong thời gian hôn nhân và vấn đề quốc tịch của con cái họ (Điều 9). Những quy định này sẽ góp phần chấm dứt trên thực tế sự lệ thuộc của phụ nữ vào nam giới khi thiết lập quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời nó còn giải phóng phụ nữ khỏi những áp lực không mong muốn trong những hoạt động thực tiễn có liên quan đến nam giới. Với trách nhiệm là một quốc gia thành viên của Công ước Việt Nam đã từng bước nội luật hoá các quy định của Công ước. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được thể hiện trong quy định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các văn kiện của Đảng như: Hiến pháp 1992; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ban hành 1997, sửa đổi, bổ sung 2001); Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003; Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003; Luật Khiếu nại, tố cáo; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005; Pháp lệnh cựu chiến binh; Pháp lệnh cán bộ công chức… và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản nêu trên. Đặc biệt Điều 11 của Luật Bình đẳng giới đã nêu cụ thể bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân... Luật Bình đẳng giới còn nêu rõ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị và các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.  Đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Công ước dành phần III gồm 5 điều để đề cập khá chi tiết tới nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc tạo cơ chế để đảm bảo thực hiện những quyền bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế – văn hoá - xã hội. Trước hết là quyền được giáo dục và đào tạo như nam giới (bao gồm bình đẳng trong hưởng cơ hội, điều kiện, chương trình, các cấp đào tạo, ngành nghề và các chế độ trợ cấp học tập) (Điều 10). Đây là quyền thiết yếu và tối quan trọng bởi trong một thời gian dài vì không được đảm bảo quyền bình đẳng trong giáo dục và đào tạo nên phụ nữ đã chịu những thiệt thòi trong việc tham gia vào công việc của nhà nước và xã hội. Những quy định về bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dục và đào tạo tại CEDAW buộc các quốc gia phải có nghĩa vụ bảo đảm và thực thi. Các quyền bình đẳng trong lao động, việc làm và y tế được quy định tại Điều 11 và 12 của Công ước. Cụ thể là phụ nữ có quyền có việc làm và được hưởng các cơ hội có việc làm như nam giới; được tự do chọn ngành nghề và hưởng tất cả các phúc lợi, điều kiện làm việc, quyền được đào tạo nghề…bình đẳng với nam giới; được bảo vệ quyền làm việc khi phụ nữ thực hiện thiên chức là mẹ… Tất cả những quy định trên cũng nhằm mục tiêu giải phóng phụ nữ và bảo vệ phụ nữ khỏi các hình thức xâm hại tại nơi làm việc nhất là nạn xâm hại tình dục và bạo hành với phụ nữ. Đặc biệt đối với lĩnh vực y tế, Công ước đã có sự liên hệ đặc biệt tới vấn đề thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở các quốc gia thành viên, cụ thể là các quốc gia thành viên phải áp dụng tất cả các biện pháp thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhằm bảo đảm cho họ được tiếp cận các dịch vụ liên quan đến kế hoạch hoá gia đình trên cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ (Điều 12). Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên được xác định tại Điều 13 và 14 của Công ước là cung cấp thông tin có ích, giáo dục phương pháp thích hợp và được chập nhận trên các phương tiện y tế về kế hoạch hoá gia đình cho công dân nước đó nói chung và công dân nữ nói riêng. Đặc biệt Điều 14 của Công ước xác nhận phụ nữ nông thôn thuộc nhóm phụ nữ có những vấn đề cần được quan tâm đặc biệt, bởi họ là người phải chịu đựng nhiều nhất gánh nặng của sự bất bình đẳng
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 về nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc hưởng những thành quả lao động của bản thân hay lợi ích của sự phát triển. Nội dung này của Công ước đã được khái quát từ Điều 12 đến Điều 17 của Luật Bình đẳng giới. Cụ thể, Luật đã nêu rõ nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và văn hoá thông tin, thể dục, thể thao. Nam, nữ đều bình đẳng khi tham gia các quan hệ trong các lĩnh vực nói trên: bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, bình đẳng trong lựa chọn ngành nghề, học tập, đào tạo, bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ và trong các hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục, thể thao. Nội dung của các quyền của phụ nữ này không chỉ được quy định tại Luật bình đẳng giới mà trước đó tại các văn bản pháp luật chuyên ngành khác cũng đã quy định rất cụ thể. Chẳng hạn trong lĩnh vực việc làm, Bộ luật lao động, một mặt luôn tạo cơ hội như nhau cho cả lao động nam và lao động nữ. Mặt khác, có những quy định riêng thể hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như: người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần (khoản 2, Điều 111 Bộ luật lao động). Các quy định của Luật bình đẳng giới đã phù hợp với các nội dung của Công ước CEDAW, song để đảm bảo thực hiện tốt các quyền này của phụ nữ cần có hướng dẫn tại các văn bản dưới luật. Chẳng hạn, tại Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cần quy định cụ thể các vấn đề như: tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, tỷ lệ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới là tỷ lệ nào. Cần có những hướng dẫn cụ thể hơn nhằm thực hiện các khoản e, f, g và h của Điều 10 Công ước CEDAW liên quan đến việc áp dụng các biện pháp nhằm: giảm bớt tỷ lệ nữ sinh bỏ học và tổ chức các chương trình dành cho các em gái và phụ nữ phải bỏ học sớm; tạo cơ hội như nhau giữa nam và nữ để tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao và giáo dục thể chất; tiếp cận tới thông tin giáo dục cụ thể giúp bảo đảm sức khoẻ và hạnh phúc gia đình.
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  Đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trong các vấn đề về dân sự, pháp lý. Điều 15, 16 của Công ước đã chính thức xác nhận địa vị bình đẳng của phụ nữ với nam giới trước pháp luật. Quy định này tưởng chừng như dễ thực hiện nhưng trên thực tế thì trong nhiều lĩnh vực giữa phụ nữ và nam giới vẫn có những khoảng cách có lợi cho nam giới khi tham gia vào một số quan hệ pháp luật. Do đó, Công ước tiếp tục chỉ ra những quy định pháp luật quốc gia có sự hạn chế của phụ nữ khi tham gia các quan hệ về sở hữu tài sản, giao dịch dân sự hay hạn chế quyền tự do đi lại, cư trú của phụ nữ… đều bị bãi bỏ. Mặt khác, các quốc gia thành viên còn phải có nghĩa vụ tạo cơ chế và biện pháp thích hợp để bảo đảm quyền bình đẳng và tự do cho phụ nữ trong các quan hệ kết hôn, tái hôn và các quan hệ gia đình khác. Việt Nam đã nội luật hoá các quy định này trong các quy định của Hiến pháp, các luật về tổ chức và tất cả các luật chuyên ngành. Ngay từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp hiện hành 1992 luôn khẳng định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng nam nữ không chỉ là quyền công dân được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước mà xuất phát từ nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc đổi mới đất nước cho nên bình đẳng nam nữ được ghi nhận là quyền cơ bản công dân. Bình đẳng nam nữ không chỉ là nguyên tắc hiến định mà được xác định là quyền cơ bản công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Như vậy, Nhà nước Việt Nam không chỉ thừa nhận về mặt pháp lý mà còn quy định những biện pháp bảo đảm thực hiện, bao gồm: biện pháp tổ chức là việc có các cơ quan như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam, Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đã thực sự là nơi sinh hoạt chính trị, tư tưởng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất của chị em. Đồng thời các tổ chức này còn là cơ quan tham mưu các chính sách, pháp luật cho Đảng và Nhà nước để bảo vệ tốt nhất quyền của phụ nữ. Biện pháp về pháp lý trước hết ở bản Tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 02/9/1945 là: Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá cho họ
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 những quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tư tưởng bất hủ của Tuyên ngôn đã được thể chế hoá trong các bản Hiến pháp Việt nam từ năm 1946 đến Hiến pháp hiện hành. Tiếp đó quyền bình đẳng nam nữ được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước như Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Luật đất đai, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ... Ngoài những quy định cụ thể nêu trên, Công ước dành các điều từ 17 đến 30 để đề cập đến việc thành lập cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của Uỷ ban xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ nhằm mục đích giám sát việc thi hành CEDAW của các nước thành viên thông qua việc báo cáo định kỳ của các quốc gia thành viên. CEDAW thực sự là công ước quốc tế có giá trị pháp lý đối với quá trình đấu tranh cho sự nghiệp bình đẳng giới và đảm bảo các quyền của phụ nữ trên khắp thế giới. Công ước không những liệt kê cụ thể các lĩnh vực thường xảy ra sự phân biệt đối xử mà còn nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong sự nghiệp này. 185 nước là thành viên của Công ước CEDAW đã là một minh chứng cho mục tiêu phát triển toàn diện các mặt cho phụ nữ được nhiều quốc gia công nhận và hướng tới. Gần đây nhất, năm 2000 trong Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc một lần nữa khẳng định: Xúc tiến bình đẳng giới và nâng cao địa vị của phụ nữ như là những biện pháp có hiệu quả trong cuộc chiến chống đói nghèo và bệnh tật, và khuyến khích hoạt động phát triển thực sự bền vững. Các thành viên của Liên Hiệp quốc tiếp tục quyết tâm: Tôn trọng triệt để và tiếp tục thực hiện bản Tuyên ngôn nhân quyền và chống lại mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và thực hiện Công ước về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Nghĩa vụ thực thi các công ước quốc tế về quyền con người, quyền phụ nữ của Việt Nam không chỉ bằng ghi nhận chúng trong những văn bản pháp luật mà còn có cơ chế đảm bảo thực hiện. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội trong hoạt động của mình đều có chức năng nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ quyền của phụ nữ. Hội Liên hiệp phụ nữ là
  • 51. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26
  • 52. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam – tổ chức chính trị xã hội, được thành lập từ trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, sự tham gia tự nguyện, đông đảo của các hội viên. Hội đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc; quản lý nhà nước và xã hội đặc biệt là bảo vệ và phát triển quyền con người của phụ nữ theo đúng chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Như vậy, sau 25 năm kể từ ngày Việt Nam tham gia Công ước CEDAW, với sự nỗ lực của nhà nước và nhận thức đầy đủ trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật của mỗi công dân không ngừng nâng cao. Tình hình vi phạm những quy định về bình đẳng nam nữ, các vụ án nghiêm trọng về phân biệt đối xử với phụ nữ có xu hướng giảm. Đồng thời hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chống phân biệt đối xử với phụ nữ từ phía nhà nước được thực hiện thường xuyên, có kế hoạch, có hiệu quả cùng với việc xét xử và trừng phạt các loại tội phạm xâm hại quyền bình đẳng của phụ nữ đã phát huy tác dụng to lớn trong đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ. 1.3. Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam và các tiêu chí để đánh giá chúng 1.3.1. Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam Quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Có thể chia sự hình thành và phát triển quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ Việt Nam thành 2 giai đoạn là: giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sự phân chia này góp phần đánh giá được những thành tựu, cố gắng của nhà nước Việt Nam trong việc đấu tranh cho quyền của phụ nữ trong những năm qua. * Giai đoạn trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945
  • 53. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27
  • 54. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đất nước Việt Nam, trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, là một nước phong kiến thuộc địa do đó khi nghiên cứu quyền của phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam chúng ta thừa nhận về mặt lý luận rằng người phụ nữ trong chế độ phong kiến không thể được giải phóng thực sự trên cơ sở của nguyên tắc nam nữ bình đẳng. Có thể lý giải điều này là: thứ nhất, do chế độ phong kiến là chế độ được xây dựng dựa trên phương thức sản xuất tư hữu về tư liệu sản xuất; thứ hai, pháp luật phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo nên địa vị của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới. Người phụ nữ chuẩn mực trong giai đoạn này là người phụ nữ của chữ “Tam tòng tứ đức”. Chính vì những điều này mà người phụ nữ xét trên bình diện chung không thể có quyền bình đẳng với nam giới. Tư tưởng này không những được pháp luật phong kiến bảo vệ mà nó còn ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống của người Việt Nam. Hiện nay, một trong những nguyên nhân của sự bất bình đẳng nam, nữ trong gia đình chính là những ảnh hưởng của phong tục thời phong kiến. Vẫn biết rằng phụ nữ thực hiện các thiên chức của mình nhưng không vì thế mà phụ nữ mất đi những quyền con người của mình. Thời kỳ này có hai Bộ luật được đánh giá là đóng góp quan trọng trong việc quản lý nhà nước của chế độ phong kiến là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long nhưng cũng đều xác định nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ là tư tưởng chỉ đạo. Các quy phạm ghi nhận quyền của phụ nữ còn tương đối ít và đặc biệt đều được ghi nhận dựa trên nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ. Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ thường được thể hiện ở một số lĩnh vực như: quyền kết hôn; quyền nhân thân giữa vợ và chồng; quyền xin ly hôn; quyền sở hữu tài sản; quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng. Theo quy định của pháp luật, quyền tự do kết hôn không được ghi nhận cho người phụ nữ. Điều 317 Bộ luật Hồng Đức và Điều 98 Bộ luật Gia Long đều quy định việc cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hoặc tang chồng. Đây là quy định thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ nữ. Luật pháp không cấm người chồng kết hôn khi mang tang vợ. Do đó, trên thực tế nếu người chồng chết, người vợ vẫn phải thờ chồng và nuôi dạy con mà không được phép tái giá.
  • 55. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28
  • 56. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Quy định này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, do đó “Khinh miệt, coi thường phụ nữ, điều này có lẽ là sai lầm lớn nhất về lý luận và thực tiễn của những người sáng lập ra đạo Nho” [67, tr. 47 ]. Trong quan hệ hôn nhân, người chồng nắm vị trí quan trọng, người vợ phải “phục tùng chồng và chịu sự dạy dỗ của người chồng” (Điều 481 Bộ luật Hồng Đức). Người vợ phải luôn luôn thực hiện nghĩa vợ chung thuỷ với người chồng, trong khi đó người chồng được pháp luật cho phép lấy nhiều vợ nên sự không chung thuỷ của người chồng không được coi là có lỗi. Cũng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến, người chồng là người chủ gia đình do đó người chồng thực hiện quyền quản lý tài sản, nắm giữ quyền làm chủ toàn bộ tài sản trong gia đình. Kể cả trong mối quan hệ với các con, người chồng vẫn chiếm ưu thế hơn so với người vợ. Mọi quyết định trong gia đình đều trên cơ sở ý kiến của người gia trưởng (người chồng, người cha trong gia đình). Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ này còn được thể hiện trong quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng. Theo quy định tại Điều 374 Bộ luật Hồng Đức thì khi người chồng chết mà người phụ nữ tái giá sẽ không được hưởng hoa lợi từ tài sản của người chồng đã chết, nhưng ngược lại người vợ chết trước, mặc dù người chồng lấy vợ khác thì vẫn được hưởng hoa lợi từ tài sản của người vợ đã chết. Song bên cạnh những quy định mang tính chất phân biệt đối xử giữa phụ nữ và nam giới, pháp luật thời kỳ này cũng có những điểm tiến bộ nhất định như trong việc thanh toán điền sản của vợ chồng khi một trong hai bên vợ chồng chết: … còn điền sản của vợ chồng làm ra thì chia làm hai phần vợ, chồng mỗi người hưởng một phần (Điều 375 Bộ luật Hồng Đức) và việc con gái cũng được hưởng quyền thừa kế tài sản hương hoả. Điều này được đánh giá là bước đột phá, có ý nghĩa quan trọng khi xác định quyền bình đẳng của vợ được hưởng quyền tài sản ngang với chồng. So với những quy định ngặt nghèo thể hiện sự bất bình đẳng của người vợ, người phụ nữ so với nam giới của pháp luật phong kiến thì quyền của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam thời kỳ pháp thuộc cũng chưa có sự tiến bộ hơn. Thời kỳ này Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ và chúng chia nước ta thành 3 miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Hình thức “chia để trị” này của thực dân
  • 57. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29
  • 58. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Pháp nhằm duy trì nền sản xuất phong kiến đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam để củng cố địa vị thống trị của mình, mặt khác chúng thực hiện việc xây dựng các quy phạm pháp luật là công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách “nô dịch”, “ngu dân”. Thời kỳ này có 3 bộ dân luật: Bộ dân luật 1931 (hay còn gọi là bộ dân luật Bắc Kỳ), Bộ dân luật 1936 (hay còn gọi là Bộ dân luật Trung Kỳ) và Tập giản yếu 1883 nhưng đều mang tư tưởng của pháp luật phong kiến Việt Nam. Pháp luật thời kỳ này vẫn thừa nhận hôn nhân một vợ, một chồng chỉ về phía người đàn bà, nghĩa là cho phép người đàn ông lấy nhiều vợ: “có hai cách lập giá thú là giá thú chính thất và giá thú thứ thất” (Bộ dân luật 1931) [37]. Người chồng vẫn tiếp tục là người chi phối, nắm quyền điều hành mọi việc trong gia đình kể cả trong mối quan hệ với con cái, do đó: “Việc kết hôn phải do cha mẹ đồng ý, nếu mẹ không bằng lòng thì chỉ cần cha đồng ý là được” (Điều 77 bộ Dân luật Bắc Kỳ). Trong quan hệ tài sản cũng thể hiện sự phân biệt đối xử sâu sắc giữa nam và nữ. Các Toà án Nam Kỳ thời kỳ đó đã áp dụng nguyên tắc người chồng là chủ sở hữu duy nhất các tài sản của gia đình bao gồm: Các động sản đã mua trong thời kỳ hôn nhân, kể cả những động sản khi mua đứng tên vợ; các bất động sản ban cấp riêng cho người vợ; các bất động sản có trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù những bất động sản đó đứng tên người vợ khi mua… Nhìn chung những quy định thời kỳ này thể hiện sự phân biệt đối xử nhưng cũng có một số điểm tiến bộ nhất định. Trước hết, pháp luật quy định việc kết hôn phải do hai bên nam, nữ tự nguyện, bằng lòng (Điều 76 Bộ Dân luật Bắc Kỳ) hay ghi nhận các duyên cớ mà theo đó người vợ có thể xin ly hôn người chồng như: chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có lý do chính đáng và không lo liệu việc nuôi nấng vợ con hoặc không có lý do chính đáng mà chồng đuổi vợ con ra khỏi nhà mình [37]. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, pháp luật trong giai đoạn này bảo vệ tư tưởng trọng nam, khinh nữ, bảo vệ sự phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa nam và nữ. Pháp luật không những chưa là công cụ ghi nhận bảo vệ quyền của phụ nữ mà nó còn là quy định trói buộc phụ nữ trong sự bất biệt đối xử với nam giới. Mặc dù pháp luật đã tồn tại quy định phân biệt đối xử nhưng trong giai đoạn này
  • 59. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30
  • 60. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cũng đánh dấu một chiều hướng tiến bộ mới đó là sự ra đời và lãnh đạo nhân dân của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ và mục tiêu này đã được công nhận chính thức bằng pháp luật khi nước Việt Nam giành được độc lập năm 1945. * Giai đoạn sauCách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến thực dân với những quan niệm trọng nam khinh nữ và phân biệt đối xử với phụ nữ. Trong tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [80]. Giá trị vĩnh cửu của tuyên ngôn còn tồn tại mãi mãi và mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, bình đẳng và phát triển con người được Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định từ năm 1945 đến nay. Quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về quyền con người là thành quả phát triển lâu dài, là giá trị chung của nhân loại. Quyền con người được phát triển liên tục qua các thời đại. Tất cả những dân tộc đều có những đóng góp vào giá trị nhân quyền bằng những cách thức khác nhau. Bảo đảm quyền con người thuộc bản chất của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Từ quan điểm đó, chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam là: bảo vệ quyền dân tộc tự quyết; bảo đảm và nâng cao các quyền dân sự, chính trị; bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá… Xuất phát từ quan điểm này từ sau năm 1945 ở Việt Nam pháp luật đã trở thành công cụ ghi nhận và công vệ quyền con người nói chung và quyền phụ nữ riêng. Và chỉ hơn một năm sau ngày độc lập, ngày 09/11/1946 Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền ra đời, cũng là mốc đánh dấu một thời kỳ mới cho người phụ nữ. Hiến pháp 1946 thể hiện tính dân chủ, nhân đạo và tiến bộ về bình đẳng giới.
  • 61. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31
  • 62. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong số 7 chương 70 điều, Hiến pháp dành 3 điều cụ thể hoá nguyên tắc đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo và đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Quyền của phụ nữ đã được Hiến pháp ghi nhận: “ Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều thứ 1) [18, tr. 8]. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước Việt Nam các thành viên trong xã hội không phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, giới đều được nhà nước thừa nhận về mặt pháp lý bình đẳng trên các phương tiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Đặc biệt tại Điều thứ 9 của Hiến pháp đã khẳng định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” - điều không thể có trong suốt chiều dài lịch sử của nhà nước phong kiến Việt Nam. Quyền bình đẳng nam, nữ là một trong những giá trị bất hủ của Hiến pháp năm 1946. Quyền bình đẳng nam nữ còn được cụ thể hoá tại Điều 18: “Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt gái trai đều có quyền bầu cử” [18, tr. 11]. Có thể nói Hiến pháp 1946 đã chứa đựng những nội dung tiến bộ mặc dù nó ra đời trong bối cảnh Việt Nam vừa thoát ra khỏi chế độ thực dân phong kiến và những tồn tại của tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Hiến pháp thực sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đấu tranh cho sự bình đẳng của nam nữ trong những giai đoạn tiếp theo. Kế thừa những giá trị của Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định, bổ sung thêm những nội dung mang tính cụ thể nhằm đảm bảo tốt hơn quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều 24 Hiến pháp 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” [18, tr. 39] Điều 25 của Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định: “Công dân Việt Nam dân chủ cộng hoà không phân biệt nam nữ đều có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu
  • 63. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32
  • 64. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tình. Nhà nước đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó” [18, tr. 39]. Trên cơ sở Hiến pháp 1959 có rất nhiều đạo luật được ban hành để bảo vệ quyền của phụ nữ. Trong đó có thể kể đến Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959. Đây là văn bản hôn nhân và gia đình đầu tiên của nhà nước ta thể hiện khá đầy đủ các quyền hôn nhân và gia đình của người phụ nữ theo tiêu chí bình đẳng, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ các quyền này cho người phụ nữ. Theo luật, phụ nữ bình đẳng với nam giới về quyền tự do kết hôn; bình đẳng về quyền ly hôn; có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mối quan hệ với các con và được ưu tiên bảo vệ xét theo góc độ đặc thù về giới. Hiến pháp 1980 trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 nhưng tiếp tục mở rộng quyền công dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá… Trên tinh thần đó Hiến pháp 1980 bên cạnh những quy định mang tính nguyên tắc xác định quyền của phụ nữ với tư cách là một công dân: “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 55 Hiến pháp 1980) thì Hiến pháp 1980 còn có những quy định riêng về quyền và lợi ích của phụ nữ. Điều 63 Hiến pháp khẳng định: “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội. Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã. Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi” [18, tr. 97]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đánh dấu bước phát triển quan trọng của cách mạng Việt Nam. Nhiều chính sách kinh tế – xã hội được thi hành nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự
  • 65. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33
  • 66. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quản lý của nhà nước đã xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp và mở đường cho sự phát triển của đất nước. Tư tưởng này đã được thể chế hoá trong Hiến pháp 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới. Tiếp tục kế thừa những tinh hoa của những Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980, trong Hiến pháp 1992 quyền bình đẳng có nội dung toàn diện hơn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chung của toàn xã hội. Lần đầu tiên Hiến pháp thừa nhận việc tôn trọng quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội trở thành nguyên tắc Hiến pháp (Điều 50) và nó là cơ sở pháp lý cho quá trình ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền công dân. Điều 63 của Hiến pháp 1992 đã ghi nhận về phía nhà nước và xã hội không chỉ chăm lo mà có trách nhiệm tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt vì bình đẳng nam nữ chỉ có thể thực hiện khi bản thân người phụ nữ tự khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội bởi tri thức và trình độ hiểu biết. Từ nhận thức đó, Hiến pháp bổ sung quy định về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc bảo đảm thực hiện “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”. Hiến pháp 1992 không những bảo đảm, tạo điều kiện cho người phụ nữ làm tròn bổn phận người mẹ, cấm phân biệt đối xử giữa các con mà còn xác định trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em của nhà nước, xã hội, gia đình và công dân. Nghị quyết số 51 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 ngày 25/12/2001 sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 cũng vẫn giữ nguyên những quy định tiến bộ về quyền bình đẳng nam nữ đã được nêu trong Hiến pháp 1992. Những sửa đổi của Hiến pháp cũng nhằm ghi nhận và bảo đảm cho các quyền của phụ nữ được thực thi tốt hơn và phù hợp với sự phát triển của nền văn minh nhân loại cũng như các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Ngoài ra, để cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, quyền của phụ nữ còn được ghi nhận trong các bộ luật, luật và các văn bản dưới luật. Ở tất cả những lĩnh vực trong đời sống xã hội quyền của phụ nữ đều được ghi nhận và bảo vệ. Trong lĩnh vực chính trị, bên cạnh những quy định của Hiến pháp ghi nhận các quyền trong lĩnh vực chính trị như công dân không phân biệt nam, nữ 34