SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------
TRẦN THANH HÕA
SỰ NHẬN THỨC VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI DÂN VEN
BIỂN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------
TRẦN THANH HÕA
SỰ NHẬN THỨC VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI DÂN VEN
BIỂN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong
sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Ngƣời thực hiện luận văn
Trần Thanh Hòa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
1.5 Bố cục luận văn................................................................................................. 4
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 6
2.1 Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 6
2.1.1 Biến đổi khí hậu (climate change) ............................................................. 6
2.1.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu .................................................................. 6
2.1.3 Sản xuất nông nghiệp ................................................................................ 7
2.1.4 Vùng ven biển ............................................................................................ 8
2.1.5 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ..................... 9
2.1.6 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ......................................................... 10
2.1.7 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ................... 10
2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 12
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu
trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển ............................... 12
2.2.2 Kinh nghiệm về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản
xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển Việt Nam ............................... 15
2.2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ..................... 16
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 25
3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Xuyên Mộc .... 25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 25
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội .................................................................... 28
3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp .............................................................. 29
3.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của các xã ven biển huyện
Xuyên Mộc ........................................................................................................... 33
3.3 Chọn điểm nghiên cứu: ................................................................................... 35
3.4 Quy trình các bước nghiên cứu ....................................................................... 36
3.5 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 36
3.5.1 Dữ liệu thứ cấp ........................................................................................ 36
3.5.2 Dữ liệu sơ cấp .......................................................................................... 36
3.6 Xử lý và phân tích dữ liệu............................................................................... 37
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 38
4.1 Tình hình biến đổi khí hậu tại huyện Xuyên Mộc .......................................... 38
4.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................... 38
4.1.2 Lượng mưa............................................................................................... 39
4.1.3 Độ ẩm ...................................................................................................... 40
4.1.4 Mực nước biển ......................................................................................... 40
4.1.5 Các hiện tượng thời tiết cực đoan đi kèm với những thiệt hại do nó gây
ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ........................................................... 41
4.1.6 Tác động của BĐKH đến khu vực nghiên cứu ........................................ 44
4.2 Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH tại huyện Xuyên Mộc ............ 48
4.2.1 Nhận thức chung của người dân về BĐKH ............................................. 48
4.2.2 Nhận thức của người dân về xu thế biến động các biểu hiện của BĐKH
.......................................................................................................................... 51
4.3 Thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên
Mộc ....................................................................................................................... 52
4.3.1 Nguồn tiếp cận thông tin về tình hình thời tiết, thiên tai của người dân
tại địa phương .................................................................................................. 52
4.3.2 Thích ứng với BĐKH của người dân trong trồng trọt ............................ 53
4.3.3 Thích ứng với BĐKH của người dân trong chăn nuôi ............................ 55
4.3.4 Thích ứng với BĐKH của người dân trong nuôi trồng thủy sản ............. 56
4.3.5 Thích ứng với BĐKH của người dân trong khai thác thủy sản ............... 57
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.3.6 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về sự thích ứng với BĐKH trong
SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc........................................... 59
4.4 Vai trò của chính quyền địa phương trong ứng phó với BĐKH để đảm bảo
SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc .............................................. 60
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 64
5.1 Kết luận........................................................................................................... 64
5.2 Khuyến nghị.................................................................................................... 65
5.3 Hạn chế của đề tài........................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt
BĐKH Biến đổi khí hậu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GTSX Giá trị sản xuất
IPCC Intergovernmental Panel on Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi
Climate Change khí hậu
SXNN Sản xuất nông nghiệp
UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hiệp
Programme Quốc
UNFCCC United Nations Framework Công ước khung của Liên Hiệp
Convention on Climate Change Quốc về Biến đổi khí hậu
USAID United States Agency for Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
International Development
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên huyện Xuyên Mộc ...................................... 28
Bảng 3.2 GTSX huyện Xuyên Mộc giai đoạn năm 2010 - 2016............................. 29
Bảng 3.3 Diễn biến quy mô sản xuất một số cây trồng chính.................................. 30
Bảng 3.4 Diễn biến quy mô đàn và sản phẩm chăn nuôi ......................................... 32
Bảng 4.1 Tác động của BĐKH đối với trồng trọt.................................................... 45
Bảng 4.2 Tác động của BĐKH đối với chăn nuôi ................................................... 46
Bảng 4.3 Tác động của BĐKH đối với nuôi trồng thủy sản.................................... 47
Bảng 4.4 Tác động của BĐKH đối với khai thác thủy sản ...................................... 48
Bảng 4.5 Nhận thức chung về BĐKH của người dân huyện Xuyên Mộc ............... 48
Bảng 4.6 Sự cảm nhận của người dân về xu hướng BĐKH .................................... 51
Bảng 4.7 Đánh giá của người dân về biện pháp thích ứng BĐKH trong SXNN..... 59
Bảng 4.8 Hỗ trợ của địa phương trong thích ứng với BĐKH trong SXNN ............ 62
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Khung phân tích sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN ....... 24
Hình 3.1 Bản đồ vị trí huyện Xuyên Mộc................................................................ 25
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu của luận văn ............................................................................ 36
Hình 4.1 Nhiệt độ trung bình tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 1980 - 2016................. 39
Hình 4.2 Lượng mưa trung bình tại Xuyên Mộc giai đoạn 1986 - 2016 ................. 39
Hình 4.3 Độ ẩm trung bình tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 1980 - 2016.................... 40
Hình 4.4 Sự hiểu biết thông tin về BĐKH............................................................... 49
Hình 4.5 Nhận thức về biểu hiện của BĐKH........................................................... 50
Hình 4.6 Nhận thức về diễn biến của thời tiết, khí hậu............................................ 50
Hình 4.7 Nhận thức về nguyên nhân của BĐKH..................................................... 51
Hình 4.8 Nguồn tiếp cận thông tin thời tiết, thiên tai của người dân....................... 52
Hình 4.9 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong trồng trọt ...................................... 54
Hình 4.10 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong chăn nuôi ................................... 55
Hình 4.11 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong nuôi trồng thủy sản .................... 56
Hình 4.12 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong khai thác thủy sản ...................... 57
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM TẮT
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề đang được nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm bao gồm cả Việt Nam và ngày càng có những tác động
mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp (SXNN). Các hiện tượng thời tiết cực đoạn như
bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài, hạn hán, xói lở bờ biển,… đã tác động rất
lớn đến các hoạt động SXNN của người dân nhất là tại khu vực ven biển. Xuyên
Mộc là huyện ven biển có tiềm năng phát triển SXNN của tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu,
tuy nhiên lĩnh vực SXNN tại huyện luôn chứa đựng nhiều rủi ro và rất nhạy cảm
trước các yếu tố cực đoan của BĐKH.
Luận văn này góp phần đánh giá bước đầu về sự nhận thức và thích ứng với
BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, qua đó đưa ra
những kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao nhận thức và thích ứng với BĐKH trong
SXNN cho người dân. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là thống kê mô
tả thông qua các nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập tại địa bàn nghiên
cứu là 03 xã ven biển Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu. Qua quá trình
nghiên cứu, một số kết quả chính có được như sau: (i) Các biểu hiện về BĐKH tại
Xuyên Mộc thể hiện như sau: Nhiệt độ trung bình từ năm 1980 đến năm 2016 tăng
0,0220
C/năm, độ ẩm tăng 0,08%/10năm nhưng khôn
0,325 cm/năm, tình hình thời tiết có những biến đổi thất
thường theo hướng tiêu cực, các hiện tượng thời tiết cực đoạn xảy ra ngày càng
nhiều; (ii) BĐKH có những tác động rất rõ đến các hoạt động SXNN của người dân,
đa số người dân cho rằng các hiện tượng như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo
dài, nắng nóng bất thường,… gây thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng các loại cây
trồng, vật nuôi, làm hư hỏng chuồng trại, cơ sở hạ tầng phục vụ trồng trọt, chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, thủy sản nuôi bị chết
hàng loạt, nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm,…; (iii) Người dân ven biển Xuyên
Mộc đã áp dụng những biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN như thay đổi
giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi,
chuyển đổi sang nghề nông nghiệp phù hợp hơn, nâng cấp, tu sửa cơ sở hạ tầng,…;
(iv) Nghiên cứu cũng cho thấy được vai trò của chính quyền địa phương trong ứng
phó với BĐKH để đảm bảo SXNN của người dân. Từ những kết quả trên, đề xuất
các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhằm giúp người dân ven biển nâng cao nhận thức về BĐKH để có thể chủ động
thích ứng với những tác động mà BĐKH gây ra cho SXNN.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương này trình bày các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu của đề tài.
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam được cảnh báo thuộc nhóm 5 nước trên thế giới bị tác động nặng
nề nhất của BĐKH. Trong 5 nước này, Việt Nam nằm trong số hai nước có nguy cơ
nhất cùng với Bangladesh. Thực tế trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở Việt
Nam tăng khoảng 0,7o
C, mực nước biển dâng cao khoảng 20 cm. Thiên tai và các
hiện tượng BĐKH đã tác động đến nước ta ngày càng khốc liệt. Ảnh hưởng của
BĐKH ngày càng rõ rệt mà không còn là dự đoán nữa, cường độ triều cường, bão lũ
liên tiếp xảy ra và không theo quy luật. BĐKH trong thời gian tới sẽ tác động rất
lớn tới các nguồn nước, dòng chảy có xu hướng thấp đi, nhưng mùa lũ, có thể lại dữ
dội hơn so với nhiều năm trước. Như vậy sự khắc nghiệt ngày càng gia tăng đối với
nguồn tài nguyên nước của Việt Nam. Nước biển dâng, kèm theo bão tố, triều
cường làm xâm nhập mặn, ngập lụt, xói lở sẽ ngày càng nghiêm trọng1
.
Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh ven biển được đánh giá sẽ chịu tác động mạnh của
BĐKH và nước biển dâng. Thực tế hơn 10 năm qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã chịu tác
động khá rõ của BĐKH với 02 cơn bão lớn kế tiếp (tháng 11-1997) và (tháng 12-
2006) gây thiệt hại đáng kể về người và của mà theo thống kê trước đây, trung bình
gần 100 năm Bà Rịa - Vũng Tàu mới có một cơn bão lớn. Với dải ven bờ dài
156km (không kể Côn Đảo) là khu vực hết sức nhạy cảm với tác động của BĐKH.
Nước biển dâng cùng với triều cường, sóng lớn và gió bão, chỉ sau một đêm làm xói
lở và biến mất cả một dải đồi cát cao 3 - 4m rộng hàng chục mét và dài hàng trăm
mét (khu vực cửa Lộc An năm 1997). Biến động bất thường của biển đã từng gây ra
những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với vùng ven bờ, bồi lấp luồng lạch các
cửa sông, ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các khu vực đáng lo ngại nhất về
xói lở và bồi lấp đã được nghiên cứu, xác định là khu vực Long Sơn thuộc thành
phố Vũng Tàu; khu vực Cửa Lấp, Phước Tỉnh thuộc huyện Long Điền; Các khu vực
cửa Lộc An thuộc huyện Đất Đỏ, khu vực Hồ Tràm, Hồ Cốc và khu vực Bình Châu
1
http://baobariavungtau.com.vn/chinh-tri/201102/bien-doi-khi-hau-tac-dong-sau-sac-den-ba-ria-vung-tau-
221485/
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
thuộc huyện Xuyên Mộc. Như vậy, chắc chắn các ngành nông nghiệp, nuôi trồng
thủy hải sản và nghề đánh bắt ven bờ, du lịch, các công trình xây dựng, cảng, đường
giao thông và cư dân sinh sống ven bờ sẽ chịu ảnh hưởng lớn (Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2013).
Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như: Nhiệt độ,
số ngày nắng, lượng mưa,… Vì vậy, BĐKH tác động rất lớn đến nông nghiệp. Đặc
biệt là cuộc sống của người nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mức độ xâm
thực ngày càng lớn, đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao
thông, thủy lợi bị hư hại.
Xuyên Mộc là một huyện ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng
phát triển SXNN của tỉnh (có diện tích đất nông nghiệp chiếm 35% toàn tỉnh, giá trị
sản xuất (GTSX) nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 chiếm trên 40% GTSX nông
nghiệp toàn tỉnh, lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm
40% toàn tỉnh). Tuy nhiên, việc SXNN lại lệ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên
mà nhất là hiện nay tình hình bão, lụt, hạn hán, nước biển dâng, xói lở bờ biển,…
diễn ra ngày càng gây gắt do ảnh hưởng của BĐKH đã gây ảnh hưởng lớn đến
SXNN và cuộc sống của người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và huyện
Xuyên Mộc nói riêng.
Do đó, việc thực hiện đề tài “Sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí
hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu” là việc làm có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hiện tại của
huyện. Việc nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của các nông hộ ven
biển góp phần ổn định thu nhập, cuộc sống và phát triển nông nghiệp bền vững của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và tại huyện Xuyên Mộc nói riêng.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài đánh giá sự nhận thức và thích ứng với BĐKH
trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ
đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức và thích ứng với
BĐKH trong SXNN cho người dân ven biển trong thời gian tới. Các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể bao gồm:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
(i) Đánh giá thực trạng nhận thức về BĐKH cũng như những tác động của nó
đến hoạt động SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
(ii) Đánh giá thực trạng về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người
dân ven biển huyên Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
(iii) Đề xuất các giải pháp phù hợp với bối cảnh địa phương nhằm nâng cao
nhận thức và khả năng thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được 03 mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi
nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng nhận thức về BĐKH cũng như những tác động của nó
đến hoạt động SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu như thế nào?.
Câu hỏi 2: Người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đã thực hiện những biện pháp gì để thích ứng với BĐKH trong SXNN?.
Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào để nâng cao khả năng nhận thức và
thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu?.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhận thức và
thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển tại huyện Xuyên Mộc,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Xuyên
Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó tập trung nghiên cứu sâu tại các xã ven biển
có SXNN chịu tác động của BĐKH gồm: Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu.
Ngoài ra, các thông tin, dữ liệu còn được thu thập tại các xã thuộc huyện Xuyên
Mộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Văn phòng Thường trực Ban Chỉ
huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh,… trong thời gian từ năm 2010 đến 2016.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính, thống kê mô tả và so sánh,
đối chiếu với ý kiến khảo sát của người dân và phân tích tình huống thực tế để đưa
ra các đánh giá và trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại các xã ven biển thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, gồm: Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu. Mỗi xã chọn thuận tiện
35 hộ để nghiên cứu điều tra, phỏng vấn.
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan nghiên cứu, các cấp cơ quan
quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phiếu khảo sát điều tra, phỏng vấn
tại các xã nghiên cứu, mỗi xã điều tra 35 hộ.
1.5 Bố cục luận văn
Các nội dung nghiên cứu của đề tài được viết trong luận văn gồm 5 chương.
Chương 1, trình bày vấn đề nghiên cứu đề tài và giới thiệu tổng quát về câu
hỏi, đối tượng, phạm vi và cách thu thập, phân tích số liệu nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu.
Chương 2, trình bày chi tiết về cơ sở lý luận và thực tiễn về sự nhận thức và
thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân.
Chương 3, thể hiện các quy trình, phương pháp nghiên cứu được áp dụng
trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 4, phân tích kết quả nghiên cứu về những biểu hiện BĐKH và ảnh
hưởng của nó đến hoạt động SXNN, đồng thời thể hiện được nhận thức của người
dân về BĐKH cũng như những biện pháp mà người dân ven biển đã áp dụng trong
hoạt động SXNN để thích ứng với BĐKH.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Chương 5, đưa ra kết luận và đề xuất các kiến nghị để nâng cao khả năng
nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện
Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nội dung của chương này nhằm mục đích giới thiệu những cơ sở lý luận và
thực tiễn liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự nhận thức và thích
ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển. Phần thứ nhất, giới thiệu
những khái niệm về BĐKH, thích ứng với BĐKH, SXNN, vùng ven biển, các biểu
hiện của BĐKH và ảnh hưởng của nó đến SXNN, cũng như nêu khái niệm về sự
thích ứng với BĐKH trong SXNN. Phần thứ hai, trình bày những kinh nghiệm về sự
nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân vùng ven biển của
một số nước trên thế giới cũng như tại các tỉnh của Việt Nam. Phần thứ ba của
chương, tác giả lược khảo một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài, từ đó đề
xuất khung phân tích của đề tài.
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Biến đổi khí hậu (climate change)
Theo Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC)
thì “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của con người gây ra
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và
do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so
sánh được” (United Nations, 1992).
Theo Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) thì BĐKH là
sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết qua sự biến đổi về
trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian
dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên
bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt
tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) định nghĩa BĐKH là sự biến đổi trạng
thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong
một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
2.1.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu
Để ứng phó với BĐKH, thế giới đang thực hiện cùng lúc 02 chiến lược:
Giảm thiểu BĐKH và thích ứng với BĐKH. Các thách thức đối với 02 chiến lược
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
này đều rất lớn. Tuy nhiên, những thách thức này có thể được giải quyết thông qua
những chính sách chủ động và phù hợp về khí hậu (Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài
Thu, 2012).
Năng lực thích ứng thường được xem xét trong bối cảnh thay đổi về môi
trường để gắn kết giữa năng lực thích ứng với những vấn đề về quản trị môi trường.
Gần đây, năng lực thích ứng được xem xét trong bối cảnh BĐKH toàn cầu. Năng
lực thích ứng với BĐKH được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
IPCC (2007) định nghĩa thích ứng với BĐKH là khả năng tự điều chỉnh của
một hệ thống trước sự biến đổi của khí hậu để làm giảm nhẹ các thiệt hại tiềm tàng,
tận dụng các cơ hội, hoặc đương đầu với các hậu quả.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), thì thích ứng với BĐKH là sự
điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội đối với hoàn cảnh hoặc môi
trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và
BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dung các cơ hội do nó mang lại.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID, 2009) cho rằng thích ứng với
BĐKH là năng lực của xã hội để thay đổi theo cách làm cho xã hội được trang bị tốt
hơn để có thể quản lý những rủi ro hoặc nhạy cảm từ những ảnh hưởng của BĐKH.
Mặt khác, theo Quyen Dinh Ha (2013) thì thích ứng với BĐKH còn có nghĩa
là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổng thương. Cây
cối động vật, và con người không thể tồn tại một cách đơn giản như trước khi có
BĐKH nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của mình để thích ứng và giảm
thiểu các rủi ro từ những thay đổi đó.
Như vậy, có thể thấy rằng, năng lực thích ứng với BĐKH phản ánh khả năng
của một hệ thống hoặc xã hội trong việc điều chỉnh hoặc ứng phó với BĐKH nhằm
đạt được 3 mục tiêu: (i) giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra, (ii) giảm
nhẹ các thiệt hại có thể xảy ra, và (iii) tận dụng các cơ hội mới do BĐKH mang lại.
2.1.3 Sản xuất nông nghiệp
Theo Vũ Đình Thắng (2006) thì nông nghiệp là một trong những ngành kinh
tế quan trọng và phức tạp, vì cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm
năng sinh học – cây trồng, vật nuôi. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
cả ngành lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa
hẹp là chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Trong đó, trồng
trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp.
Ben G (2014) nêu khái niệm nông nghiệp là ngành có liên quan đến nuôi
trồng và chăn nuôi gia súc. Thuật ngữ "nông nghiệp" có thể được định nghĩa là:
Nghệ thuật và khoa học của cây trồng, cây trồng khác và vật nuôi nhằm cung cấp
thực phẩm cho con người hoặc mang lại các lợi ích kinh tế khác. Nông nghiệp là cả
một nghệ thuật và khoa học, nó có hai bộ phận chính: Thực vật hoặc trồng trọt và
động vật hoặc chăn nuôi. Mục đích cuối cùng của nông nghiệp là để sản xuất thực
phẩm, đáp ứng nhu cầu của con người quần áo, thuốc men, dụng cụ, nhà ở, hoặc
cho lợi ích kinh tế hay lợi nhuận.
Theo quan điểm của Đặng Thị Hoa (2017) thì SXNN là ngành sản xuất vật
chất với đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp các sản
phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Với quan điểm này, tùy theo phạm vi và mục tiêu nghiên cứu mà SXNN có
thể được hiểu theo nghĩa rộng (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp)
hay nghĩa hẹp (trồng trọt, chăn nuôi).
2.1.4 Vùng ven biển
Ngân hàng phát triển tây Châu Phi (BOAD – Banque Ouest Africaine De
Developpement, 1973) cho rằng không có định nghĩa chính xác về vùng ven biển.
Họ cho rằng vùng ven biển bao gồm vùng nước, vùng biển, cửa sông và một số
phần đất dọc bờ biển nơi có hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên. Giới
hạn của những vùng đất khác nhau được xác định không chỉ bằng sinh thái và địa
chất, đặc điểm mà còn được xác định dưới góc độ chính trị và quản lý hành chính.
Theo Scialabba and Nadia (1998), vùng ven biển được định nghĩa là giao
diện hoặc các khu vực chuyển tiếp giữa đất liền và biển, bao gồm cả các hồ nội địa
lớn. Vùng ven biển không giống như các lưu vực sông, không có ranh giới tự nhiên
chính xác, rõ ràng để khoanh định khu vực ven biển.
Đặng Thị Hoa (2017) định nghĩa vùng ven biển là các mảng không gian nằm
chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tương hỗ giữa lục địa và biển,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
hệ tự nhiên và hệ nhân văn, các ngành và người sử dụng tài nguyên vùng bờ theo cả
cấu trúc dọc và cấu trúc ngang, giữa cộng đồng dân địa phương và các thành phần
kinh tế khác.
Như vậy, vùng ven biển là dải tương đối hẹp của nước, đất đai và các yếu tố
tự nhiên có tính năng là bãi biển, vùng đất ngập nước, cửa sông, đầm phá, các rạn
san hô và cồn.
2.1.5 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
Dựa trên những khái niệm, quan điểm về BĐKH, về thích ứng với BĐKH,
về SXNN, và theo Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013) thì thích ứng với BĐKH
trong SXNN là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoạt động
canh tác nông nghiệp nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra và có thể
tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại cho SXNN.
Như vậy, bản chất của thích ứng với BĐKH trong SXNN chính là thay đổi
nhận thức, là thay đổi hành vi ứng xử của người dân nhằm ứng phó với các điều
kiện khí hậu, thời tiết cực đoan ở hiện tại hoặc tiềm ẩn trong tương lai để giảm thiểu
thiệt hại và có thể tận dụng các cơ hội của nó nếu có cho SXNN. Thích ứng với
BĐKH trong SXNN là cách mà người dân làm để ngày càng giảm thiểu được thiệt
hại do BĐKH gây ra cho SXNN, để hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, nuôi
trồng thủy sản,… ít bị tổn thương, giữ được năng suất cao và ổn định,… từ đó góp
phần nâng cao kết quả và hiệu quả trong SXNN cho gia đình (Đặng Thị Hoa và Chu
Thị Thu, 2013).
Cũng theo nghiên cứu của Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013) thì: (i)
Nghiên cứu thích ứng với BĐKH trong SXNN bao gồm những nghiên cứu thích
ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai; (ii) Thích ứng diễn ra
ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội
đều phải thích ứng ở mức độ nhất định với BĐKH, và ngay cả sự thích ứng này
cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH; (iii) Thích ứng với
BĐKH trong SXNN là đầu tư tập trung dài hạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự
án tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu và hệ thống thoát nước mùa bão) và nếu
được quan tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mới quyết định đầu tư thì chi phí
đầu tư thích ứng sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với điều chỉnh sau khi xây dựng. Vì thế,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
thích ứng dài hạn là một quá trình dài hạn và là một quá trình liên tục, liên quan đến
hệ sinh thái và các hệ thống kinh tế - xã hội ở mức độ tổng quát. Sự thích ứng, về
bản chất là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hóa. Về lý thuyết, mọi vật và mọi
người đều có khả năng thích ứng.
2.1.6 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Biểu hiện của BĐKH rất phức tạp, bao gồm các biểu hiện chính như sau: (i)
Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng lên;
(ii) Lượng mưa thay đổi; (iii) Mực nước biển dâng lên do sự tan băng ở các Cực và
các đỉnh núi cao; (iv) Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá
rét, bão, lũ lụt, hạn hán,…) xảy ra với tần suất, độ bất thường và có thể cả cường độ
tăng lên (Trương Quang Học, 2012).
2.1.7 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Nghiên cứu các tác giả Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường, và Vũ Thị Hoài
Thu (2017) đã chỉ ra những tác động của BĐKH lên một số lĩnh vực chủ chốt của
nền kinh tế, trong đó hoạt động SXNN phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên
như: Đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm,… nên sẽ là
ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH ở Việt Nam, cụ thể:
 Trong ngành nông nghiệp:
Tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông
nghiệp. Nếu mực nước biển dâng thêm 1m, ước tính khoảng 40% diện tích ĐBSCL,
11% diện tích ĐBSH và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị
ngập. Ngập lụt sẽ làm mất đất canh tác ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất
của Việt Nam là ĐBSCL và ĐBSH vì khoảng 80% diện tích ĐBSCL và 30% diện
tích ĐBSH có độ cao dưới 2,5 m so với mực nước biển. Hiện tại, diện tích đất gieo
trồng của Việt Nam là khoảng 9,4 triệu ha (trong đó có 4 triệu ha đất trồng lúa).
Tính trên phạm vi cả nước, Việt Nam sẽ bị mất đi khoảng hơn 2 triệu ha đất trồng
lúa (khoảng 50%) nếu mực nước biển dâng thêm 1m.
Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích
đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng ĐBSH và
ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử
dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc
biệt nghiêm trọng ở vùng ĐBSCL. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng
1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở ĐBSCL và ước tính
rằng có khoảng 85% người dân ở vùng ĐBSCL cần được hỗ trợ về nông nghiệp.
Nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nước tưới) sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của
cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là năng suất lúa của vụ xuân có xu
hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; năng suất ngô vụ đông có
xu hướng tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ. Ước tính rằng,
năng suất lúa xuân ở vùng ĐBSH có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới
16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào
năm 2070 nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Mất đất canh tác trong nông nghiệp và năng suất cây trồng suy giảm sẽ đặt ra
những thách thức và đe dọa đến đời sống của nông dân, vấn đề xuất khẩu gạo và an
ninh lương thực quốc gia đối với một quốc gia mà nông nghiệp đóng vai vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như Việt Nam: nông nghiệp chiếm 52,6% lực
lượng lao động và 20% GDP của cả nước. Dự báo đến năm 2100, nếu mực nước
biển dâng 1m, vựa lúa ở ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ bị mất đi khoảng
7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,5% sản lượng lúa của cả vùng. Do đó,
Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng vào năm
2100 vì mất đi khoảng 21,39% sản lượng lúa (mới tính riêng cho vùng ĐBSCL).
Trong một tương lai gần hơn, dự báo đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng
120 triệu người. Trong bối cảnh BĐKH ngày càng gia tăng thì mục tiêu đảm bảo an
ninh lương thực cho 120 triệu người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
 Trong ngành thủy sản:
Việt Nam hiện có khoảng 480.000 người trực tiếp tham gia vào đánh bắt;
100.000 người làm việc ở ngành chế biến thủy sản và khoảng 2.140.000 người tham
gia vào các dịch vụ nghề cá. Các sinh kế thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng,
là những sinh kế phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven
biển, nên là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất và dễ bị tổn thương nhất trước
tác động của BĐKH.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Nhìn chung, BĐKH có xu hướng làm thay đổi môi trường sống của các loài
thủy sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng các loài thuỷ hải sản do di cư hoặc do chất
lượng môi trường sống bị suy giảm; từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt, sản
lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng. Kết quả khảo sát của Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội năm 2011 cho thấy, các địa phương được khảo sát đều có tỷ lệ lao
động đang làm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản khá cao, dao động từ trên
50% đến 90% lực lượng lao động. Do hạn chế về vốn đầu tư và kiến thức/kỹ thuật
nên hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân hầu như phụ thuộc vào môi trường
tự nhiên, thời tiết,… Thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản có xu hướng gia tăng trong
những năm gần đây do ảnh hưởng của nước biển dâng, khô hạn, xâm nhập mặn,
mưa lũ trái mùa, thay đổi môi trường nước. Thiệt hại về sản lượng nuôi trồng thủy
sản ở một số tỉnh, ví dụ như Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau,… đã tăng tới 30-
40%/năm.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu
trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển
 Tại Trung Quốc:
Theo Fan D. and C. Li (2006), Trung Quốc là nước nằm trong các quốc gia
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ BĐKH đặc biệt là ảnh hưởng của mực nước biển dâng.
Mực nước biển dâng làm tăng xói lở bờ biển, nước mặn xâm thực vào đất liền
nhanh hơn. Ở Châu thổ sông Hoàng Hà phía Bắc tỉnh Giang Tô, bờ biển khu vực
này bị lùi vào sâu 20km và 14.000km2
bị nhấn chìm từ năm 1985. Trước những ảnh
hưởng nặng nề trên, Trung Quốc đã có những chiến lược nhằm thích ứng với
BĐKH, đặc biệt trong nông nghiệp: (i) Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông
nghiệp, cải thiện các hệ thống tưới tiêu và cấp thoát nước; (ii) Thay đổi, điều chỉnh
lại cơ cấu nông nghiệp và các hệ thống canh tác, phương thức canh tác mới; chọn
lọc, nuôi trồng, nhân giống các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu
nhiệt; và (iii) Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới, công nghệ sinh học tiên tiến.
Theo Fulu T. et al. (2014) thì số liệu thống kê về sự thay đổi khí hậu và năng
suất quan sát được thể hiện tác động tích cực của khí hậu ấm dần lên đến năng suất
ở miền Bắc Trung Quốc và tác động tiêu cực ở miền Nam (Bức xạ có tác động
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
mạnh hơn đến năng suất ở nhiều khu vực). Do vậy, việc mở rộng canh tác lúa ở khu
vực miền Bắc Trung Quốc, thực hiện quản lý sản xuất lúa tốt hơn là biện pháp thích
ứng được người dân áp dụng phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của Wei X. (2014) về tác động của BĐKH đến sản xuất lúa
gạo ở Trung Quốc thì những biện pháp thích ứng được người dân Trung Quốc áp
dụng nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng lúa gạo là: Tăng cường sản xuất lúa ở
khu vực Đông - Bắc Trung Quốc; Mở rộng sản xuất lúa lai (siêu năng suất 14
tấn/ha) ở miền Nam và lưu vực sông Dương Tử; Nghiên cứu và thử nghiệm các
giống lúa biến đổi gien; Hạn chế tác động của thiên tai đối với sản xuất lúa; Tiết
kiệm nước trong sản xuất lúa: Trồng lúa có tưới ở vùng cao thay cho lúa ở đồng
bằng; thay đổi lịch điều hành tưới; Đưa các giống mới (chịu nóng/kháng sâu
bệnh/dịch hại) vào sản xuất; Sản xuất lúa thích với khí hậu (các mô hình lúa–cá,
lúa–vịt, lúa–cua,...).
 Tại Thái Lan:
Theo Corinne K. (2008), Thái Lan là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á,
BĐKH đã và đang đe dọa nghiêm trọng nền kinh tế của Thái Lan, ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống của quốc gia “vựa lúa của Châu Á”. Tác động của BĐKH: Nhiệt
độ bề mặt tăng cao hơn, lũ lụt, hạn hán, bão và nước biển dâng đe dọa nhấn chìm
Bangkok trong vòng 20 năm. Bangkok là nơi cư trú của hơn 10 triệu người, đã bị
chìm xuống 10cm mỗi năm do sức lún của đất, cộng với nước biển dâng, Bangkok
sẽ chìm trong khoảng 15 - 20 năm nữa nếu Chính phủ nước này không có biện pháp
thích ứng.
Để đối phó với mối đe dọa này, các chuyên gia phòng chống thảm họa hiện
nay ủng hộ việc xây dựng một bức tường phòng chống lũ lụt trị giá 100 tỷ baht (3 tỷ
USD), để bảo vệ Bangkok. Thiết kế ban đầu cho một bức tường dài 80 km, và cao
hơn mực nước biển trung bình 3 mét, được xây dựng 300 mét ngoài khơi để cho
phép các rừng ngập mặn để phục vụ như một rào cản tự nhiên chống lại xói mòn bờ
biển. Việc xây dựng của bức tường là hành động của Thái Lan trong thích ứng với
thay đổi môi trường.
Thái Lan phải đối mặt với những thách thức nông nghiệp, và các giải pháp
để đối phó của người nông dân Thái Lan là thực hiện trồng hàng chục ngàn giống
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
cây trồng (mặc dù các cải tiến di truyền đã giảm con số đáng kể), đa dạng sinh học
giống lúa, làm tăng màu mỡ của đất, góp phần vào việc giảm thiểu thiệt hại do
BĐKH gây ra và giúp các hệ sinh thái phát triển mạnh.
Trong thập kỷ qua, hạn hán nghiệm trọng xảy ra liên tục tại Thái Lan như:
Năm 2008, 55/76 tỉnh của đất nước bị hạn nặng, làm hư hại hơn 60.000 ha đất nông
nghiệp, chủ yếu trồng lúa. Để làm giảm bớt khổ nạn do hạn hán, vua Bhumibol
Adulyadej của Thái Lan đã thực hiện dự án “mưa Hoàng gia”: Sử dụng máy bay
gieo các giống muối vào các đám mây kết tụ ẩm độ bên trong, tạo ra mưa. Phương
pháp này rất tốn kém nhưng nó cũng là giải pháp giúp người dân khi không có mưa
tự nhiên.
 Tại Camerun:
Theo nghiên cứu của Molua E. (2009), với diện tích 475.442 km2
và đường
bờ biển dài 360 km, Camerun nằm ở phía Tây của Trung Phi, một phần của Vịnh
Guinea và Đại Tây Dương. Đất nước này hiện đang phải đối mặt với những mối đe
dọa ngày càng tăng về sự biến đổi của khí hậu. Vùng đồng bằng ven biển kéo dài
150 km là một vùng nóng, ẩm với mùa khô ngắn. Các vùng khô hơn ở phía Bắc
Camerun bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng nhiệt độ và hạn hán; trong khi các vùng ẩm
ướt hơn ở phía Nam phải chịu ảnh hưởng của tình trạng ẩm ướt gia tăng làm tăng
khả năng phát sinh sâu bệnh, gây áp lực đối với mùa màng và vật nuôi. Khu vực ven
biển đặc biệt bị thiệt hại do lũ lụt và triều cường gây sạt lở đất. Những ảnh hưởng từ
BĐKH đang gây thiệt hại nghiêm trọng về người, cây trồng, vật nuôi, tài sản và thu
nhập trong nông nghiệp.
Với phía Tây hướng ra biển và phía Đông là dải đất bazan màu mỡ, cộng
đồng dân cư ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp và khai thác thủy sản.
Những sinh kế này lại rất dễ bị tổn thương bởi các hiểm họa thiên nhiên, trong đó
nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ngập úng, lũ lụt, xâm nhập mặn và lốc
xoáy. Bên cạnh ảnh hưởng đến nông nghiệp, các hiểm họa thiên nhiên còn gây thiệt
hại nặng nề về người và tài sản. Nhà cửa bị ngập lụt và tài sản trong nhà bị phá hủy.
Những hộ dân làm nghề thủy sản bị mất thuyền, ca nô và lụt lội ở các ao nuôi trồng
thủy sản. Các công trình công cộng như điện, đường, trường, trạm cũng bị phá hủy
bởi các hiểm họa thiên nhiên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Các hộ gia đình ven biển Tây Nam Camerun đều cảm nhận được những ảnh
hưởng ngày càng tăng của lũ lụt, bão, sóng lớn và đã cố gắng giảm thiểu tác động
bằng nhiều cách khác nhau. Đối với hoạt động nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng
(ví dụ như trồng thêm các loại cây ăn quả bên cạnh các cây trồng truyền thống) là
cách mà người dân thường áp dụng. Bên cạnh đó, người dân cũng nỗ lực đa dạng
hóa các nguồn thu nhập (ví dụ như di dân khỏi khu vực bị ảnh hưởng nặng nề) để
tìm kiếm các khoản thu nhập thay thế thu nhập từ nông nghiệp bị giảm hoặc mất đi.
Ngoài ra, người dân cũng nỗ lực giảm thiệt hại trong nông nghiệp bằng cách lập kế
hoạch phòng ngừa rủi ro (như thu thập thông tin về các mối hiểm họa thiên nhiên
thường xuyên xảy ra, phối hợp với hàng xóm và tham gia vào các cuộc họp cộng
đồng để xây dựng và triển khai kế hoạch). Đối với các thảm họa tự nhiên, người dân
đã áp dụng các phương thức thích ứng và phòng ngừa như di dời nhà cửa, xây dựng
lại nhà cửa, kiên cố hóa nhà cửa, xây dựng tường phòng hộ và trồng thêm nhiều cây
xanh. Họ cũng nhận được những hỗ trợ nhất định từ chính quyền địa phương và các
tổ chức phi chính phủ, có thể là tiền mặt hoặc các vật dụng và thiết bị cần thiết như
ximăng, gỗ, thuốc men, nước uống và quần áo.
Kinh nghiệm của Camerun cho thấy việc hộ gia đình lập kế hoạch phòng
ngừa rủi ro trong nông nghiệp là một hoạt động thích ứng khá chủ động, được lập
kế hoạch mặc dù ở cấp quốc gia hay địa phương, Camerun chưa có chiến lược hay
chính sách về thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Nhìn chung, hỗ trợ kỹ thuật và tài
chính nhằm thích ứng với BĐKH cấp quốc gia ở Camerun còn rất hạn chế. Chính
quyền địa phương và cộng đồng dân cư thường chịu trách nhiệm chính về việc thực
hiện các biện pháp thích ứng trước tác động của BĐKH để giảm thiểu thiệt hại đối
với cuộc sống của họ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực thích ứng cấp quốc gia và
địa phương đóng vai trò thiết yếu đối với Camerun nhằm đảm bảo rằng các chính
sách ứng phó được thiết kế đầy đủ và có hiệu quả.
2.2.2 Kinh nghiệm về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản
xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển Việt Nam
Theo Nguyễn Quốc Đạt (2016) đã liệt kê một số mô hình thích ứng với
BĐKH trong nông nghiệp đang được áp dụng tại Việt Nam:
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI: Là phương pháp canh tác lúa giải
không những giải quyết vấn đề lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu mà còn giải
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
quyết thiếu nước và tăng khả năng chống chịu của cây lúa trước những hiện tượng
thời tiết cực đoan. Những hiệu quả của phương pháp SRI như sau: Tăng khả năng
chống chịu của lúa trước sâu bệnh và các điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt,
tiêu tốn ít nước gấp 2-3 lần/vụ so với phương pháp canh tác truyền thống, giảm
lượng thuốc trừ sâu nhưng vẫn đảm bảo khả năng sâu bệnh cao, giảm phát thải khí
nhà kính và đơn giản, dễ áp dụng, chi phí thấp.
Nông trại kinh tế vườn-ao-chuồng (VAC): Mô hình VAC tận dụng cách tiếp
cận 3 lớp giúp giảm xâm nhập mặn, xói mòn đất, hoang hoá, giảm mức phân bón
hoá học và thuốc trừ sâu. Bên canh đó, mô hình cũng làm giảm lượng phát thải khí
nhà kính.
Thay đổi phương thức canh tác và đa dạng hoá sinh kế tại Quảng Trị: Mô
hình là sự kết hợp giữa việc lựa chọn giống cây trồng, lên kế hoạch và kết hợp với
các kiến thức bản địa của người dân. Những hiệu quả đem lại từ mô hình: Hạn chế
nguy cơ hoang mạc hoá nhờ sự duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng cường
khả năng chống chịu trước sâu bênh và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng: Mô hình nhằm
tăng cường quản lý tài nguyên liên xã, tăng cường sinh kế chống chịu với BĐKH,
đa dạng hoá nguồn thu nhập, lập và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Mô
hình cũng giúp đem lại sự công bằng xã hội, an ninh sinh kế cho người dân và tăng
cường được năng lực quản lý cho cả chính quyền địa phương và cộng đồng.
Tăng cường quản lý hệ sinh thái ven biển và phát triển sinh kế cộng đồng
nhằm ứng phó với BĐKH tại Nam Định và Khánh Hoà: Mô hình tập trung vào tăng
cường năng lực, kiến thức và nhận thức cho những đối tượng sử dụng tài nguyên
ven biển, hỗ trợ đa dạng hoá sinh kế và hỗ trợ phổ biến kinh nghiệm và thông tin
cho các nhà hoạch định chính sách.
2.2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
 Thế giới:
Các nghiên cứu về BĐKH do con người thực hiện trong thập kỷ qua trên
khắp Châu Âu chỉ ra rằng những thay đổi bất thường của khí hậu được dự kiến sẽ
ảnh hưởng lớn đến tất cả các thành phần của nền nông nghiệp Châu Âu như cây
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
trồng, năng suất và sản xuất, chăn nuôi,... Nghiên cứu “Biến đổi khí hậu tác động
đến nền nông nghiệp Châu Âu” của Olesen (2006) cho thấy, tại các khu vực phía
Bắc thay đổi khí hậu có thể tạo ra hiệu ứng tích cực đối với nông nghiệp thông qua
việc tạo ra các loài cây trồng mới, giống, sản xuất cây trồng mới cao hơn và mở
rộng phù hợp khu vực cho việc trồng trọt. Tuy nhiên, nó làm gia tăng nhu cầu bảo
vệ thực vật, nguy cơ rửa trôi chất dinh dưỡng và sự suy giảm của các chất hữu cơ
trong đất. Tại các khu vực miền Nam nhược điểm sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn so với
miền Bắc. Sự gia tăng có thể trong tình trạng thiếu nước và các sự kiện thời tiết
khắc nghiệt có thể gây ra sản lượng thu hoạch thấp, năng suất biến đổi cao hơn và
giảm ở các khu vực phù hợp với truyền thống cây trồng. Nghiên cứu đã đưa ra các
chiến lược thích ứng để giảm thiểu tác động tiêu cực và khai thác tốt tác động tích
cực của BĐKH. Cả hai điều chỉnh ngắn hạn như thay đổi trong các loài cây trồng,
giống cây trồng và ngày gieo hạt và sự thích nghi lâu dài như giao đất và hệ thống
canh tác đang được sử dụng. Tuy nhiên, sự khác biệt về khí hậu, độ nhạy và khả
năng thích ứng sẽ ảnh hưởng theo một cách khác nhau lên các hệ sinh thái nông
nghiệp trên khắp Châu Âu. Đặc biệt, nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải sẽ là
vùng dễ bị tổn thương hơn so với ở Châu Âu khác vùng (Olesen, J.E., 2006).
Tại Mỹ, nông nghiệp là một ngành quan trọng của nền kinh tế. Ngoài việc
cung cấp nhiều thực phẩm, các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản, ngành nông
nghiệp còn đóng góp ít nhất 200 tỷ đô la cho nền kinh tế nước nhà mỗi năm. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động cực đoan của BĐKH đã tác động
mạnh mẽ đến năng suất cây trồng, vật nuôi của nước Mỹ. Nghiên cứu “Tác động
của biến đổi khí hậu về Nông nghiệp, tài nguyên đất, tài nguyên đa dạng nước và đa
dạng sinh học tại Hoa Kỳ” của nhóm tác giả thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ,
Washington, DC, Mỹ cho thấy diễn biến thời tiết ngày một diễn ra cực đoan, đặc
biệt là lũ lụt và hạn hán xảy ra thất thường làm cho cây trồng, giảm sản lượng. Việc
cung cấp nước gặp khó khăn hơn việc đáp ứng nhu cầu nước. Nhiều cỏ dại, sâu
bệnh và nấm phát triển mạnh dưới nhiệt độ ấm hơn, khí hậu ẩm ướt hơn và nồng độ
CO2 tăng. Sự biến động của cỏ dại và sâu bệnh có khả năng mở rộng về phía bắc.
Đối với vật nuôi, hạn hán đã đe dọa các đồng cỏ và nguồn cung cấp thức ăn cho
chăn nuôi. BĐKH còn làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các bệnh ảnh hưởng đến hoạt
động chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đông ấm hơn có thể cho phép
một số ký sinh trùng và các mầm bệnh tồn tại và phát triển một cách dễ dàng hơn.
Trong nuôi trồng thủy sản, một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống thủy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
sinh đã trở nên phổ biến hơn trong môi trường nước ấm. Ví dụ, ở miền nam New
England, sản lượng đánh bắt tôm hùm đã giảm đáng kể. Ở Tây Bắc ấm hơn nhiệt độ
của nước có thể ảnh hưởng đến vòng đời của cá hồi và tăng khả năng gây bệnh. Kết
hợp với các tác động khí hậu khác, những hiệu ứng này được dự đoán sẽ dẫn đến sự
suy giảm lớn trong các quần thể cá hồi (Backlund, et al., 2008).
Dunnington (2010) trong nghiên cứu “Các tác động tiềm tàng của biến đổi
khí hậu với nông nghiệp ở Vermont” đã mô tả đầy đủ tất cả các tác động của BĐKH
đối với nền nông nghiệp của Vermont. Đó là sự lây lan của sâu, bệnh gây áp lực cho
người nông dân vào việc sử dụng liều nặng của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ dẫn
đến năng suất, chất lượng của cây trồng giảm; năng suất sữa giảm ở bò sữa; tăng xói
mòn do sự gia tăng của lượng mưa; tăng biến đổi trong ngày sương giá đầu tiên và
cuối cùng, tăng nguy cơ mất mùa; tăng sự kiện khô hạn ngắn hạn, mà có thể đòi hỏi
một nhu cầu lớn về chi phí và công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã
đưa ra các giải pháp tăng cường sự đa dạng của các loại cây trồng trên trang trại
cũng như sự đa dạng di truyền trong loài cây trồng; cách ly các loài thực vật xâm
lấn, độc hại, côn trùng; Hỗ trợ các sáng kiến thực phẩm địa phương thông qua các
sáng kiến; đồng thời, hỗ trợ các địa phương trong việc cấp vốn, thay đổi trồng và
thử nghiệm các giống cây trồng vật nuôi liên quan đến tất cả các thời kỳ có nguy cơ
cao nhằm hạn chế các tác động của BĐKH đến nề nông nghiệp của đất nước
(Dunnington, G.,2010).
Nghiên cứu “Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu lên nền nông nghiệp Ailen”
của Flood (2013) đã cung cấp một danh mục các mối đe dọa nghiêm trọng cho nền
nông nghiệp Ailen dưới tác động của tác động BĐKH. Nghiên cứu đã bắt đầu phát
hiện ra một số các hạn chế trong nỗ lực xây dựng mô hình trước đó như ngưỡng mô
hình của hiệu ứng nhiệt độ trên năng suất cây trồng; khả năng hấp thụ carbon và
phân tích lượng mưa và khí hậu thay đổi theo vùng. Ngoài ra, BĐKH đã làm thay
đổi phạm vi và các loại dịch hại, sâu bệnh trong nông nghiệp. Ngành chăn nuôi và
ngành sữa phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, 90% thịt bò Ailen sản xuất dùng để xuất
khẩu. Tuy nhiên, do thời tiết và khí hậu diễn ra bất lợi đã dẫn đến cuộc khủng hoảng
thức ăn gia súc năm 2012 cho ngành chăn nuôi ở Ailen. Để phát triển nền nông
nghiệp, đề tài đã đưa ra các chiến lược để đối phó với BĐKH. Chiến lược thích ứng
bao gồm tăng đa dạng cây trồng và giống, thay đổi trồng và ngày thu hoạch, lập kế
hoạch và triển khai thực hiện cấp nước; chiến lược quản lý và nghiên cứu hỗ trợ tập
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
trung vào các loại cây trồng xác định có thể phát triển tốt hơn thích ứng với BĐKH
trong 10 hoặc 20 năm tới. Tiếp tục những thay đổi dự kiến trong khí hậu và phát
triển mùa (Flood, D.S., 2013).
 Trong nước:
Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương,
với hơn 75% dân số sống dọc theo một bở biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp
nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Theo cảnh báo
của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đến năm 2100, nếu mực nước biển
dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai của Việt Nam, 10% dân số, tác động đến
7% SXNN, giảm 10% GDP (theo Dagupta, et al., 2007), riêng sản xuất kinh tế biển
sẽ suy giảm 1/3 (nguồn UNDP). Còn theo dựa vào các kịch bản khác, nếu mực
nước biển có thể dâng cao từ 3 - 5m thì đối với Việt Nam sẽ là thảm họa tiềm tàng
(Lê Huy Bá, Lương Văn Việt, và Nguyễn Thị Nga, 2016).
Nghiên cứu “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của
người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” của tác giả Đặng Thị Hoa và
Quyền Đình Hà đã cho thấy tác động của BĐKH tới hoạt động SXNN trong vùng là
hết sức rõ ràng: diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn tăng, mưa bão gây thiệt hại
lớn đến sản lượng và năng suất cây trồng/vật nuôi; thiên tai làm hư hại cơ sở hạ tầng
khu chăn nuôi và trồng trọt của dân cư; thủy sản bị giảm năng suất, chết hàng loạt
do thiên tai; nguồn lợi hải sản suy giảm, rạt ra xa bờ, thiên tai diễn biến phức tạp
gây khó khăn cho các hộ dân,... Để thích ứng với BĐKH, người dân Giao Thủy đã
sử dụng các giải pháp: chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi; thay đổi giống cây
trồng/vật nuôi; chuyển mục đích sử dụng đất; thay đổi kỹ thuật canh tác/nuôi trồng;
nâng cấp/gia cố khu nuôi trồng đảm bảo vững chắc hơn; thay đổi/trang bị phương
tiện đánh bắt hiện đại hơn; tăng cường theo dõi công tác dự báo thời tiết trên các
phương tiện thông tin,… Các biện pháp thích ứng người dân Giao Thủy áp dụng đã
góp phần giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra, nâng cao đời sống người dân mặc
dù kết quả của các biện pháp là khác nhau (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà,
2014).
BĐKH đã và đang tác động rất lớn đến sự phát triển ngành nông nghiệp của
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng có ảnh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế và đời sống người dân. Nhiệt độ tăng cao
vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao và có nhiều biến động là điều kiện để phát
sinh các loại sâu bệnh như rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ trĩ gây thiệt hại lớn đến một
phần lúa trong vụ mùa. Đối với ngành chăn nuôi gia súc làm nảy sinh các dịch bệnh
lở mồm, long móng và đối với gia cầm là dịch cúm. Hạn hán ngày càng tăng cũng
gây khô hạn tương đối lớn một số diện tích đất trồng lúa, dịch bệnh trên vật nuôi
triền miên. Bên cạnh đó, vào mùa khô nước sông cạn nên hiện tượng xâm nhập mặn
diễn ra sâu sắc, ranh giới nước mặt dịch chuyển vào gần 5 - 6 km, gây nhiễm mặn
một số diện tích đất nông nghiệp và sẽ tốn nhiều chi phí cho việc cải tạo. Hạn hán
kéo dài còn gây cháy rừng trên diện rộng, tính từ năm 2010 đến nay đã có hơn 10
vụ cháy rừng xảy ra. Mưa lớn gây ngập lụt và hư hỏng một số công trình thủy lợi,
cơ sở hạ tầng giao thông và một số dịch vụ kèm theo phục vụ cho phát triển nông
nghiệp và diện tích đất canh tác nông nghiệp trong vùng. Hàng năm, mưa lũ có thể
làm cuốn trôi đi khoảng 200 - 300 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản, 40 tấn cá
tôm và hàng trăm các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bị
hư hỏng nặng thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Để hạn chế các tác động của BĐKH
lên nền nông nghiệp của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đề
án quy hoạch cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản. Xây dựng những vùng nuôi an
toàn, phát triển bền vững, phía ngoài các ao nuôi tôm hiện có nằm trong đường bao
an toàn thoát lũ. Đối với đất nhiễm mặn trung bình và ít, những khu vực có địa hình
thấp có thể chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa kết hợp
nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Đức Tôn và Trương Văn Tuấn, 2014).
Tại Quảng Bình, nghiên cứu của tác giả Lê Hà Phương cho thấy, các hiện
tượng thủy tai như mưa lớn, hạn hán, ngập lụt xuất hiện nhiều hơn so với các hiện
tượng khác, đặc biệt là mưa lớn và hạn hán. Tần suất xuất hiện của bão ít hơn tuy
nhiên cường độ của từng trận bão lại gia tăng đáng kể, và gây thiệt hại nghiêm
trọng. Hạn hán gây ra tác động và thiệt hại nhiều nhất, sau đó là ngập lụt và mưa
lớn. Canh tác nông nghiệp và chăn nuôi bị tác động do thủy tai nhiều nhất, sau đó
đến nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản. Các hoạt động sinh kế của các hộ gia
đình dễ bị tổn thương do tác hại của các hiện tượng thủy tai vì vốn con người không
đủ cả về số lượng và trình độ, vốn vật chất bị hạn chế chủ yếu là thiếu phương tiện
sản xuất và điều kiện nhà ở còn thô sơ, vốn tài chính thấp do thu nhập của các hộ
gia đình không ổn định, vốn tự nhiên liên quan đến diện tích đất canh tác mỗi hộ gia
đình còn thấp và vốn xã hội mặc dù khá đa dạng nhưng đa phần vẫn không đủ để
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
khắc phục thiệt hại do thủy tai. Những hiện tượng thủy tai đã làm thay đổi cơ cấu
nguồn thu của các hộ gia đình và họ đều phải tự điều chỉnh bằng những thay đổi để
thích ứng được với điều kiện hiện tại. Trong các hoạt động sản xuất, các hộ gia đình
nuôi trồng thủy sản có nhiều cách ứng phó đa dạng và chủ động hơn cả, sau đó là
canh tác nông nghiệp, chăn nuôi và cuối cùng là đánh bắt thủy sản. Người dân cũng
vận dụng những kiến thức bản địa phục vụ cho việc dự báo thời tiết cũng như trong
các hoạt động sản xuất hàng ngày, tuy nhiên đối với những lĩnh vực sản xuất có rủi
ro cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn thì người dân tin tưởng vào các phương tiện thông tin
đại chúng, các kênh thông tin chính thống có độ tin cậy và chính xác cao hơn (Lê
Hà Phương, 2014).
Tại Quảng Ngãi, trong bối cảnh BĐKH, nhiệt độ tăng lên, bốc thoát hơi tiềm
năng tăng tương ứng, đồng thời lượng mưa trong mùa khô giảm trên tỉnh Quảng
Ngãi, dẫn đến nhu cầu nước cho tưới có xu thế tăng lên trên tất cả các tiểu vùng
nông nghiệp. Nước biển có khả năng dâng cao, gây ngập lụt vùng đồng bằng ven
biển. Theo tính toán, diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị ngập do BĐKH và
nước biển dâng lớn nhất (kịch bản A2 giai đoạn 2080 - 2099) là 31.977 ha chiếm
6,21% tổng diện tích toàn tỉnh và 23,5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó,
diện tích đất lúa có nguy cơ bị ngập tương ứng là 28890 ha chiếm 39,76 tổng diện
tích đất trồng lúa. Nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Huỳnh Thị Lan Hương đã mô
phỏng năng suất lúa trong tương lai, kịch bản BĐKH trung bình trong Kịch bản
BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố
năm 2011 được sử dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở tỉnh
Quảng Ngãi. Kết quả tính toán cho thấy, dưới tác động của BĐKH năng suất hạt ở
vụ xuân và hè thu đều giảm. Trong đó, ở vụ hè thu có năng suất lúa giảm nhiều hơn
so với vụ xuân (Huỳnh Thị Lan Hương, 2015).
ĐBSCL là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước khi đổ ra biển.
ĐBSCL được xem là vùng canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lớn nhất Việt
Nam. Đây là vùng đất nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, địa hình thấp, hệ thống
sông rạch, kênh mương chằng chịt, hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng và nhạy
cảm. Vùng đồng bằng này rất phức tạp về đặc điểm thủy văn - nguồn nước: chịu
ảnh hưởng của lũ lụt vào cuối giữa và mùa mưa hằng năm, thiếu nguồn nước
nghiêm trọng vào mùa khô. Vùng ĐBSCL có 9/13 tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
nề do xâm nhập mặn: tổng diện tích trồng lúa ước thiệt hại 139.000ha; 155.000 hộ
gia đình (khoảng 575.000 khẩu) thiếu nước sinh hoạt. Nghiên cứu “Tác động của
biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long” của tác giả Lê Anh Tuấn cho thấy vùng ĐBSCL đang và sẽ chịu những tác
động nghiêm trọng do hiện tượng BĐKH - nước biển dâng lên toàn bộ hệ sinh thái,
cơ cấu canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội - sinh kế - văn
hóa khác nhau. Nguy cơ này đe dọa sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng nếu
ngay bây giờ chúng ta không có những đối sách thích ứng hợp lý đối với các tác
động này. Nghiên cứu đã tập trung phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn
thương cho hệ sinh thái và hoạt động SXNN, dân sinh. Đây là cơ sở khoa học cho
các nhà hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô có những chính sách hợp lý cần triển
khai áp dụng kịp thời để hạn chế các thiệt hại cho cư dân cả nước nói chung và vùng
ĐBSCL nói riêng (Lê Anh Tuấn, 2009).
Mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi là một nguy cơ nghiêm trọng có
tính toàn cầu, và nguy cơ này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với những nước có
mật độ dân cư dày đặc ở những vùng đất thấp và ven biển như Việt Nam. Mực nước
biển dâng cao làm quá trình xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc dải ven biển
đồng bằng Bắc Bộ diễn biến phức tạp và càng lấn sâu vào trong đất liền, ảnh hưởng
đến quá trình lấy nước phục vụ các ngành kinh tế. “Nghiên cứu, dự báo xu thế diễn
biến xâm nhập mặn do nước biển dâng cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ” của tác
giả Vũ Hoàng Hoa và Lương Hữu Dũng đã sử dụng mô hình MIKE để mô phỏng
dòng chảy kiệt vùng Bắc Bộ nhằm tính toán xác định diễn biến quá trình thủy lực
và xâm nhập mặn của hệ thống vùng cửa sông ven biển. Nghiên cứu đã sử dụng hai
mô-đun 1 chiều: thủy động lực HD và xâm nhập mặn AD để mô phỏng chế độ thủy
lực và xâm nhập mặn mùa kiệt trên hệ thống hạ lưu sông Hồng - Thái Bình. Khi bài
toán thủy lực được mô phỏng, hiệu chỉnh tốt thông qua mô đun HD, khi đó tiếp tục
sử dụng mô đun AD để tính toán diễn biến và xâm nhập mặn trên các sông chính
của vùng nghiên cứu để làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp ứng phó với biến
đổi khí hậu, nước biển dâng (Vũ Hoàng Hoa và Lương Hữu Dũng, 2017).
Trên đây là một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến vấn đề BĐKH, về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH vùng ven biển, các
nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các vấn đề: phân tích sự thay đổi của thời tiết,
khí hậu ở quá khứ, hiện tại và tương lai; đánh giá những tác động của BĐKH đối
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
với các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường cũng như các đối tượng bị tổn
thương trước tác động của BĐKH; phân tích một số mô hình thích ứng với BĐKH
tại các địa bàn nghiên cứu; chỉ ra cách tiếp cận và khung lý thuyết về đánh giá
những vấn đề liên quan đến BĐKH ở vùng ven biển. Qua đó, ta thấy rằng có rất
nhiều nghiên cứu khác nhau về BĐKH và sự nhận thức và thích ứng với BĐKH tại
các địa phương trong nước cũng như ở nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
đề tài nghiên cứu về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người
dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do đó, việc lựa chọn đề
tài này là việc làm có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hiện tại của huyện.
Từ việc tiếp cận với các nghiên cứu đi trước, đồng thời dựa vào mục tiêu và
nội dung nghiên cứu của đề tài, khung phân tích sự nhận thức và thích ứng với
BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc được tác giả thực
hiện theo các bước sau (hình 2.1):
Bước 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng về sự nhận thức và thích ứng với
BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, cụ thể đề tài sẽ thực hiện các nội dung sau: (i) Nhận diện các biểu hiện của
BĐKH như: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, nước biển dâng, bão, lũ,…; (ii) Đánh giá
ảnh hưởng của BĐKH đến các lĩnh vực SXNN: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, khai thác thủy sản; (iii) Đánh giá nhận thức, các biện pháp thích ứng của
người dân với BĐKH trong các lĩnh vực SXNN: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, khai thác thủy sản.
Bước 2: Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để nâng cao khả năng nhận
thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên
Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
B1
Thực trạng về sự nhận thức
và thích ứng với BĐKH
(i) (ii) (iii)
Nhận diện Ảnh hưởng Nhận thức và
các biểu hiện của BĐKH thích ứng với
của BĐKH đến SXNN BĐKH của
người dân
B2
Giải pháp nâng cao khả
năng nhận thức và thích ứng
Hình 2.1 Khung phân tích sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì phương pháp nghiên cứu phù hợp đóng
vai trò rất quan trọng. Nội dung của chương này nhằm mục đích giới thiệu các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn để trả lời các câu hỏi nghiên
cứu, bao gồm: (i) Lựa chọn địa bàn nghiên cứu (giới thiệu đặc điểm về điều kiện tự
nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Xuyên Mộc và 03 xã ven biển của huyện được
chọn làm địa bàn nghiên cứu là Phước Thuận, Bưng Riềng, và Bình Châu); (ii)
Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu (nguồn thông tin số liệu bao gồm
các loại số liệu thứ cấp và sơ cấp); (iii) Từ đó, tác giả tiến hành xử lý và phân tích
dữ liệu theo khung phân tích đã đề xuất, phương pháp phân tích chủ yếu được sử
dụng là thống kê mô tả để phân tích về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của
người dân.
3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Xuyên Mộc
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý, địa hình:
Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Xuyên Mộc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Theo báo cáo của UBND huyện Xuyên Mộc, toàn huyện có 13 đơn vị hành
chính, bao gồm 01 thị trấn và 12 xã. Tổng diện tích đất tự nhiên 63.924,41 ha chiếm
32,27% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Phước Bửu, cách thành phố Bà Rịa khoảng 30 km về
phía Đông theo Quốc lộ 55 và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 130 km về phía Đông
Đông Bắc. Địa giới hành chính của huyện như sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình
Thuận; Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp huyện Châu Đức và huyện Đất
Đỏ; Phía Nam giáp Biển Đông.
Địa hình tổng quát của huyện Xuyên Mộc thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nếu
chỉ xét về độ dốc để chọn đất cho SXNN (< 15o
) thì quỹ đất nông nghiệp có khả
năng khai thác lên đến 96,2% diện tích tự nhiên, nên địa hình được đánh giá là
tương đối thuận lợi cho phát triển cây lâu năm với phương thức canh tác cơ giới
hóa. Nhưng muốn duy trì độ phì nhiêu của đất, tránh thoái hóa, cần gia tăng các
biện pháp cải tạo đất và xây dựng đồng ruộng, riêng vùng đất thấp cần tiêu úng, cấp
nước tưới để đa dạng hóa các loại hình canh tác cây hàng năm, nuôi thủy sản,...
 Điều kiện khí hậu:
Huyện Xuyên Mộc nằm trong khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ mang
đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ vùng ven
biển và dọc thung lũng sông lên các vùng phía Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 260
-270
C, các tháng nóng
nhất trong năm thường vào những tháng cuối mùa khô và đầu mùa mưa, tháng có
nhiệt độ cao nhất vẫn là tháng IV-V khoảng 280
-290
C. Số giờ nắng 2.500 giờ/năm;
trong đó, có đến 7 tháng có số giờ nắng lớn hơn 200 giờ/tháng, năng lượng bức xạ
cao, nên rất thích hợp cho các cây ưa sáng đạt hiệu suất quang hợp cao, đây là lợi
thế cho việc tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là các cây ngắn ngày.
Độ ẩm trung bình năm ở các nơi thường trong khoảng 79-82‰. Độ ẩm lớn
thường vào các tháng trong mùa mưa và độ ẩm nhỏ vào các tháng mùa khô.
Theo số liệu quan trắc đo đạc hàng năm cho thấy lượng mưa trên địa bàn
huyện vào loại trung bình đạt khoảng trên 1.680 mm, nhưng phân bố không đều
theo không gian và thời gian. Số ngày trong mùa mưa thực sự từ 150-160 ngày/năm.
Nhìn chung lượng mưa giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu (Bắc xuống
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Nam) và từ phía Tây sang phía Đông. Nơi có lượng mưa nhỏ trên địa bàn là vùng
đồng bằng thấp ven biển, lượng mưa ở vùng này chỉ đạt từ 1.500 mm - 1.700 mm.
 Điều kiện thủy văn:
Sông suối: Địa bàn huyện Xuyên Mộc thuộc phạm vi của 2 lưu vực sông đó
là lưu vực sông Ray và sông Đu Đủ, kèm theo một loạt các sông suối nhỏ như sông
Hỏa, suối Các, suối Sóc, suối Đá, suối Nước Nóng,... với tổng chiều dài là 177,25
km.
Thủy triều: Xuyên Mộc có đường ranh giới giáp biển Đông dài 32 km, nên
chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều. Song, tác động của
thủy triều chỉ ảnh hưởng đến vùng đất thấp ven biển (Bình Châu) và cửa sông Ray
(Phước Thuận). Do vậy, có thể lợi dụng thủy triều điều tiết nước trong ao đầm để
nuôi thủy sản và duy trì sinh thái rừng ngập mặn cửa sông đồng thời bảo vệ môi
trường và nguồn lợi thủy sản.
Lũ lụt: Do địa hình đồi núi cao dốc, rừng đầu nguồn bị cạn kiệt nên hàng
năm về mùa mưa thường xuất hiện những trận lũ quét ở ven một số suối trong vùng.
Tuy nhiên, hiện tượng lũ quét gây tác hại không lớn, do chủ động phòng tránh lũ
tốt, nhất là các công trình xây dựng và nhà ở hầu hết được bố trí ở địa hình cao hơn
khu vực lũ có thể xảy ra.
 Cơ cấu sử dụng đất:
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, tổng diện tích đất tự
nhiên của huyện Xuyên Mộc tính đến ngày 31/12/2016 là 63.924,41 ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 2/3 diện tích đất tự nhiên toàn huyện 79,76%.
Trong diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm 45,74%, đất trồng lúa chiếm
2,02%, đất trồng cây hàng năm khác chiếm 5,43%, đất lâm nghiệp chiếm 25,21%
và đất nuôi trồng thủy sản chỉ chếm 1,03% diện tích tự nhiên toàn huyện (bảng 3.1).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên huyện Xuyên Mộc
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 63.924,41 100
1. Đất nông nghiệp 50.984,83 79,76
- Đất lúa 1.293,48 2,02
- Đất cây hàng năm 3.472,13 5,43
- Đất cây lâu năm 29.238,69 45,74
- Đất lâm nghiệp 16.113,04 25,21
- Đất nuôi trồng thủy sản 658,94 1,03
- Đất nông nghiệp khác 208,55 0,33
2. Đất phi nông nghiệp 12.598,54 19,71
3. Đất chưa sử dụng 341,04 0,53
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2017
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
 Kinh tế:
Theo báo cáo của UBND huyện Xuyên Mộc (2016), trong giai đoạn 2011-
2016, kinh tế huyện phát triển khá ổn định, GTSX tăng đều qua các năm, từ 4.928,8
tỷ đồng năm 2010 lên 7.281,98 tỷ đồng năm 2016, bình quân tăng 6,7%/năm (theo
giá so sánh 2010). Trong cơ cấu kinh tế của huyện, có sự chuyển dịch tích cực từ
khu vực nông, lâm, ngư nghiệp sang thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây
dựng, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm. Qua các năm, nông lâm ngư nghiệp
từ vị trí dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế huyện, đóng góp 46,4% GTSX năm 2010 giảm
còn 39,9% GTSX năm 2016 (bảng 3.2).
Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành của huyện năm 2016 đạt
29,25 triệu đồng/người/năm, bằng 65% so với bình quân toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu (44,82 triệu đồng/người/năm - không tính dầu khí). Đại bộ phận lao động là
giản đơn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ 2,86%.
Tóm lại, cơ cấu kinh tế huyện Xuyên Mộc hiện tại nông lâm nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp chậm phát triển, dịch vụ và du lịch đang trong quá
trình đầu tư phát triển nên đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Trước thực
trạng BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN ngày càng tăng, nhiều hộ dân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
ven biển đã thực hiện chuyển nghề từ SXNN sang dịch vụ, nhất là các loại hình du
lịch và dịch vụ ven biển.
Bảng 3.2 GTSX huyện Xuyên Mộc giai đoạn năm 2010 - 2016
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1. Tổng GTSX Tỷ đồng 4.928,8 5.171,3 5.378 5.567,6 6.557 6.912 7.281,98
- Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 2.285,3 2.394,5 2.429,3 2.538,8 2.689,9 2.805,8 2.905
- Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 537,8 615,1 646,4 685,1 803,9 875 960,31
- Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 2.105,7 2.161,7 2.302,3 2.343,7 3.063,2 3.231,2 3.416,67
2. Cơ cấu GTSX % 100 100 100 100 100 100 100
- Nông, lâm, ngư nghiệp % 46,37 46,30 45,17 45,60 41,02 40,59 39,89
- Công nghiệp - xây dựng % 10,91 11,89 12,02 12,31 12,26 12,66 13,19
- Thương mại - dịch vụ % 42,72 41,80 42,81 42,10 46,72 46,75 46,92
Nguồn: UBND huyện Xuyên Mộc và kết quả tính toán, 2017.
 Dân số và lao động:
Trong giai đoạn 2011 - 2016, dân số trung bình của huyện Xuyên Mộc tăng
từ 136.373 người vào năm 2010 lên 143.576 người năm 2016, mật độ dân số 225
người/km2
, chỉ bằng 40,8% mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu (551 người/km2
) nên Xuyên Mộc được xem là huyện có mật độ người thưa.
Huyện Xuyên Mộc có lực lượng lao động khá dồi dào, năm 2016, số người
trong độ tuổi lao động vào khoảng 93.673 người, chiếm khoảng 65% dân số huyện.
Trong đó, ngành nông lâm ngư nghiệp có số lao động cao nhất là 68.660 người
(chiếm 73,3%).
Như vậy, nguồn nhân lực của huyện tập trung chủ yếu khu vực nông lâm ngư
nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm. Ngành nông nghiệp sử
dụng nhiều lao động, nhưng đa số chưa tốt nghiệp phổ thông, làm việc dựa trên
kinh nghiệm là chính.
3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp
 Trồng trọt:
Hiện tại, trồng trọt vẫn đang là lĩnh vực sản xuất chính trong nông nghiệp
huyện Xuyên Mộc (chiếm trên 54,78% tổng GTSX ngành nông nghiệp), tạo ra
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
nguồn thu nhập chính cho trên 70% số hộ nông nghiệp, mức tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2011 - 2016 2,18%/năm, đến năm 2016
1.243 . Sau đây là diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng một số cây
trồng chính:
Bảng 3.3 Diễn biến quy mô sản xuất một số cây trồng chính
Cây trồng ĐVT Năm 2010 Năm 2016
So sánh Tăng BQ
(2016 - 2010) (%/năm)
I. CÂY HÀNG NĂM
1. Lúa
Diện tích Ha 2.665 2.767 102 0,63
Năng suất Tấn/ha 3,92 4,72 0,80 3,14
Sản lượng Tấn 10.447 13.055 2.608 3,78
2. Bắp
Diện tích Ha 2.227 1.734 -493 -4,08
Năng suất Tấn/ha 3,59 4,11 0,52 2,29
Sản lượng Tấn 7.990 7.126 -864 -1,89
3. Rau đậu các loại
Diện tích Ha 1.803 1.382 -421 -4,34
Năng suất Tấn/ha 8,15 12,56 4,41 7,48
Sản lượng Tấn 14.689 17.357 2.669 2,82
4. Khoai mì
Diện tích Ha 4.117 3.506 -611 -2,64
Năng suất Tấn/ha 23,00 24,44 1,44 1,02
Sản lượng Tấn 94.688 85.685 -9.003 -1,65
II. CÂY LÂU NĂM
5. Cao su Ha 12.418 10.929 -1.489 -2,11
Diện tích thu hoạch Ha 6.633 4.820 -1.813 -5,18
Năng suất Tấn/ha 1,36 1,17 -0,19 -2,49
Sản lượng Tấn 9.052 5.656 -3.396 -7,54
6. Cà phê Ha 1.430 804 -626 -9,15
Diện tích thu hoạch Ha 1.368 572 -796 -13,53
Năng suất Tấn/ha 1,93 2,10 0,17 1,42
Sản lượng Tấn 2.640 1.201 -1.439 -12,30
7. Hồ tiêu Ha 1.281 4.953 3.672 25,28
Diện tích thu hoạch Ha 1.020 2.877 1.857 18,87
Năng suất Tấn/ha 1,90 2,30 0,40 3,27
Sản lượng Tấn 1.938 6.629 4.691 22,75
8. Điều Ha 8.006 4.530 -3.476 -9,05
Diện tích thu hoạch Ha 7.675 4.343 -3.332 -9,05
Năng suất Tấn/ha 1,21 1,67 0,46 5,50
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc
Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc

Similar to Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc (20)

Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.docNâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Khu Vực...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Khu Vực...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Khu Vực...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Khu Vực...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Chứng Khoán Việt Nam.doc
 
Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...
Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...
Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...
 
Luận Văn Giải Pháp Cải Thiện Sinh Kế Cho Hộ Nghèo, Thoát Nghèo Bền Vững.doc
Luận Văn Giải Pháp Cải Thiện Sinh Kế Cho Hộ Nghèo, Thoát Nghèo Bền Vững.docLuận Văn Giải Pháp Cải Thiện Sinh Kế Cho Hộ Nghèo, Thoát Nghèo Bền Vững.doc
Luận Văn Giải Pháp Cải Thiện Sinh Kế Cho Hộ Nghèo, Thoát Nghèo Bền Vững.doc
 
Các Thành Phần Của Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Tác Động Đến Cân Đối Ngân Sách ...
Các Thành Phần Của Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Tác Động Đến Cân Đối Ngân Sách ...Các Thành Phần Của Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Tác Động Đến Cân Đối Ngân Sách ...
Các Thành Phần Của Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Tác Động Đến Cân Đối Ngân Sách ...
 
Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Người Dân Đối Với Dịch Vụ Hành Chính Công Lĩnh Vực Đ...
Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Người Dân Đối Với Dịch Vụ Hành Chính Công Lĩnh Vực Đ...Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Người Dân Đối Với Dịch Vụ Hành Chính Công Lĩnh Vực Đ...
Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Người Dân Đối Với Dịch Vụ Hành Chính Công Lĩnh Vực Đ...
 
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.docLuận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy Trư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy Trư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy Trư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy Trư...
 
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.docLuận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...
 
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docxNhững Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Nhân Sự Cho Ngân Hàng An Bình.doc
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Nhân Sự Cho Ngân Hàng An Bình.docLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Nhân Sự Cho Ngân Hàng An Bình.doc
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Nhân Sự Cho Ngân Hàng An Bình.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Hỗ Trợ Thương Hiệu Của Người Lao Động Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn  Hỗ Trợ Thương Hiệu Của Người Lao Động Tại Ngân Hàng.docLuận Văn  Hỗ Trợ Thương Hiệu Của Người Lao Động Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Hỗ Trợ Thương Hiệu Của Người Lao Động Tại Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.docGiải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
 
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.docSự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
 
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
 
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
 
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.docHoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
 
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
 
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
 
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
 
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Luận Văn Sự Nhận Thức Và Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ TRẦN THANH HÕA SỰ NHẬN THỨC VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI DÂN VEN BIỂN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ TRẦN THANH HÕA SỰ NHẬN THỨC VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI DÂN VEN BIỂN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Ngƣời thực hiện luận văn Trần Thanh Hòa
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.5 Bố cục luận văn................................................................................................. 4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 6 2.1 Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 6 2.1.1 Biến đổi khí hậu (climate change) ............................................................. 6 2.1.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu .................................................................. 6 2.1.3 Sản xuất nông nghiệp ................................................................................ 7 2.1.4 Vùng ven biển ............................................................................................ 8 2.1.5 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ..................... 9 2.1.6 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ......................................................... 10 2.1.7 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ................... 10 2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 12 2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển ............................... 12 2.2.2 Kinh nghiệm về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển Việt Nam ............................... 15 2.2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ..................... 16 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 25 3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Xuyên Mộc .... 25
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 25 3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội .................................................................... 28 3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp .............................................................. 29 3.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của các xã ven biển huyện Xuyên Mộc ........................................................................................................... 33 3.3 Chọn điểm nghiên cứu: ................................................................................... 35 3.4 Quy trình các bước nghiên cứu ....................................................................... 36 3.5 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 36 3.5.1 Dữ liệu thứ cấp ........................................................................................ 36 3.5.2 Dữ liệu sơ cấp .......................................................................................... 36 3.6 Xử lý và phân tích dữ liệu............................................................................... 37 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 38 4.1 Tình hình biến đổi khí hậu tại huyện Xuyên Mộc .......................................... 38 4.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................... 38 4.1.2 Lượng mưa............................................................................................... 39 4.1.3 Độ ẩm ...................................................................................................... 40 4.1.4 Mực nước biển ......................................................................................... 40 4.1.5 Các hiện tượng thời tiết cực đoan đi kèm với những thiệt hại do nó gây ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ........................................................... 41 4.1.6 Tác động của BĐKH đến khu vực nghiên cứu ........................................ 44 4.2 Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH tại huyện Xuyên Mộc ............ 48 4.2.1 Nhận thức chung của người dân về BĐKH ............................................. 48 4.2.2 Nhận thức của người dân về xu thế biến động các biểu hiện của BĐKH .......................................................................................................................... 51 4.3 Thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc ....................................................................................................................... 52 4.3.1 Nguồn tiếp cận thông tin về tình hình thời tiết, thiên tai của người dân tại địa phương .................................................................................................. 52 4.3.2 Thích ứng với BĐKH của người dân trong trồng trọt ............................ 53 4.3.3 Thích ứng với BĐKH của người dân trong chăn nuôi ............................ 55 4.3.4 Thích ứng với BĐKH của người dân trong nuôi trồng thủy sản ............. 56 4.3.5 Thích ứng với BĐKH của người dân trong khai thác thủy sản ............... 57
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.3.6 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc........................................... 59 4.4 Vai trò của chính quyền địa phương trong ứng phó với BĐKH để đảm bảo SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc .............................................. 60 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 64 5.1 Kết luận........................................................................................................... 64 5.2 Khuyến nghị.................................................................................................... 65 5.3 Hạn chế của đề tài........................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt BĐKH Biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GTSX Giá trị sản xuất IPCC Intergovernmental Panel on Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Climate Change khí hậu SXNN Sản xuất nông nghiệp UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hiệp Programme Quốc UNFCCC United Nations Framework Công ước khung của Liên Hiệp Convention on Climate Change Quốc về Biến đổi khí hậu USAID United States Agency for Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ International Development
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên huyện Xuyên Mộc ...................................... 28 Bảng 3.2 GTSX huyện Xuyên Mộc giai đoạn năm 2010 - 2016............................. 29 Bảng 3.3 Diễn biến quy mô sản xuất một số cây trồng chính.................................. 30 Bảng 3.4 Diễn biến quy mô đàn và sản phẩm chăn nuôi ......................................... 32 Bảng 4.1 Tác động của BĐKH đối với trồng trọt.................................................... 45 Bảng 4.2 Tác động của BĐKH đối với chăn nuôi ................................................... 46 Bảng 4.3 Tác động của BĐKH đối với nuôi trồng thủy sản.................................... 47 Bảng 4.4 Tác động của BĐKH đối với khai thác thủy sản ...................................... 48 Bảng 4.5 Nhận thức chung về BĐKH của người dân huyện Xuyên Mộc ............... 48 Bảng 4.6 Sự cảm nhận của người dân về xu hướng BĐKH .................................... 51 Bảng 4.7 Đánh giá của người dân về biện pháp thích ứng BĐKH trong SXNN..... 59 Bảng 4.8 Hỗ trợ của địa phương trong thích ứng với BĐKH trong SXNN ............ 62
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Khung phân tích sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN ....... 24 Hình 3.1 Bản đồ vị trí huyện Xuyên Mộc................................................................ 25 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu của luận văn ............................................................................ 36 Hình 4.1 Nhiệt độ trung bình tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 1980 - 2016................. 39 Hình 4.2 Lượng mưa trung bình tại Xuyên Mộc giai đoạn 1986 - 2016 ................. 39 Hình 4.3 Độ ẩm trung bình tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 1980 - 2016.................... 40 Hình 4.4 Sự hiểu biết thông tin về BĐKH............................................................... 49 Hình 4.5 Nhận thức về biểu hiện của BĐKH........................................................... 50 Hình 4.6 Nhận thức về diễn biến của thời tiết, khí hậu............................................ 50 Hình 4.7 Nhận thức về nguyên nhân của BĐKH..................................................... 51 Hình 4.8 Nguồn tiếp cận thông tin thời tiết, thiên tai của người dân....................... 52 Hình 4.9 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong trồng trọt ...................................... 54 Hình 4.10 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong chăn nuôi ................................... 55 Hình 4.11 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong nuôi trồng thủy sản .................... 56 Hình 4.12 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong khai thác thủy sản ...................... 57
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm bao gồm cả Việt Nam và ngày càng có những tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp (SXNN). Các hiện tượng thời tiết cực đoạn như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài, hạn hán, xói lở bờ biển,… đã tác động rất lớn đến các hoạt động SXNN của người dân nhất là tại khu vực ven biển. Xuyên Mộc là huyện ven biển có tiềm năng phát triển SXNN của tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu, tuy nhiên lĩnh vực SXNN tại huyện luôn chứa đựng nhiều rủi ro và rất nhạy cảm trước các yếu tố cực đoan của BĐKH. Luận văn này góp phần đánh giá bước đầu về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, qua đó đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN cho người dân. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả thông qua các nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập tại địa bàn nghiên cứu là 03 xã ven biển Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu. Qua quá trình nghiên cứu, một số kết quả chính có được như sau: (i) Các biểu hiện về BĐKH tại Xuyên Mộc thể hiện như sau: Nhiệt độ trung bình từ năm 1980 đến năm 2016 tăng 0,0220 C/năm, độ ẩm tăng 0,08%/10năm nhưng khôn 0,325 cm/năm, tình hình thời tiết có những biến đổi thất thường theo hướng tiêu cực, các hiện tượng thời tiết cực đoạn xảy ra ngày càng nhiều; (ii) BĐKH có những tác động rất rõ đến các hoạt động SXNN của người dân, đa số người dân cho rằng các hiện tượng như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài, nắng nóng bất thường,… gây thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, làm hư hỏng chuồng trại, cơ sở hạ tầng phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, thủy sản nuôi bị chết hàng loạt, nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm,…; (iii) Người dân ven biển Xuyên Mộc đã áp dụng những biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN như thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi sang nghề nông nghiệp phù hợp hơn, nâng cấp, tu sửa cơ sở hạ tầng,…; (iv) Nghiên cứu cũng cho thấy được vai trò của chính quyền địa phương trong ứng phó với BĐKH để đảm bảo SXNN của người dân. Từ những kết quả trên, đề xuất các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhằm giúp người dân ven biển nâng cao nhận thức về BĐKH để có thể chủ động thích ứng với những tác động mà BĐKH gây ra cho SXNN.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương này trình bày các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài. 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam được cảnh báo thuộc nhóm 5 nước trên thế giới bị tác động nặng nề nhất của BĐKH. Trong 5 nước này, Việt Nam nằm trong số hai nước có nguy cơ nhất cùng với Bangladesh. Thực tế trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng khoảng 0,7o C, mực nước biển dâng cao khoảng 20 cm. Thiên tai và các hiện tượng BĐKH đã tác động đến nước ta ngày càng khốc liệt. Ảnh hưởng của BĐKH ngày càng rõ rệt mà không còn là dự đoán nữa, cường độ triều cường, bão lũ liên tiếp xảy ra và không theo quy luật. BĐKH trong thời gian tới sẽ tác động rất lớn tới các nguồn nước, dòng chảy có xu hướng thấp đi, nhưng mùa lũ, có thể lại dữ dội hơn so với nhiều năm trước. Như vậy sự khắc nghiệt ngày càng gia tăng đối với nguồn tài nguyên nước của Việt Nam. Nước biển dâng, kèm theo bão tố, triều cường làm xâm nhập mặn, ngập lụt, xói lở sẽ ngày càng nghiêm trọng1 . Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh ven biển được đánh giá sẽ chịu tác động mạnh của BĐKH và nước biển dâng. Thực tế hơn 10 năm qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã chịu tác động khá rõ của BĐKH với 02 cơn bão lớn kế tiếp (tháng 11-1997) và (tháng 12- 2006) gây thiệt hại đáng kể về người và của mà theo thống kê trước đây, trung bình gần 100 năm Bà Rịa - Vũng Tàu mới có một cơn bão lớn. Với dải ven bờ dài 156km (không kể Côn Đảo) là khu vực hết sức nhạy cảm với tác động của BĐKH. Nước biển dâng cùng với triều cường, sóng lớn và gió bão, chỉ sau một đêm làm xói lở và biến mất cả một dải đồi cát cao 3 - 4m rộng hàng chục mét và dài hàng trăm mét (khu vực cửa Lộc An năm 1997). Biến động bất thường của biển đã từng gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với vùng ven bờ, bồi lấp luồng lạch các cửa sông, ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các khu vực đáng lo ngại nhất về xói lở và bồi lấp đã được nghiên cứu, xác định là khu vực Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu; khu vực Cửa Lấp, Phước Tỉnh thuộc huyện Long Điền; Các khu vực cửa Lộc An thuộc huyện Đất Đỏ, khu vực Hồ Tràm, Hồ Cốc và khu vực Bình Châu 1 http://baobariavungtau.com.vn/chinh-tri/201102/bien-doi-khi-hau-tac-dong-sau-sac-den-ba-ria-vung-tau- 221485/
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 thuộc huyện Xuyên Mộc. Như vậy, chắc chắn các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và nghề đánh bắt ven bờ, du lịch, các công trình xây dựng, cảng, đường giao thông và cư dân sinh sống ven bờ sẽ chịu ảnh hưởng lớn (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2013). Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như: Nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa,… Vì vậy, BĐKH tác động rất lớn đến nông nghiệp. Đặc biệt là cuộc sống của người nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mức độ xâm thực ngày càng lớn, đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi bị hư hại. Xuyên Mộc là một huyện ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng phát triển SXNN của tỉnh (có diện tích đất nông nghiệp chiếm 35% toàn tỉnh, giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 chiếm trên 40% GTSX nông nghiệp toàn tỉnh, lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 40% toàn tỉnh). Tuy nhiên, việc SXNN lại lệ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên mà nhất là hiện nay tình hình bão, lụt, hạn hán, nước biển dâng, xói lở bờ biển,… diễn ra ngày càng gây gắt do ảnh hưởng của BĐKH đã gây ảnh hưởng lớn đến SXNN và cuộc sống của người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và huyện Xuyên Mộc nói riêng. Do đó, việc thực hiện đề tài “Sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là việc làm có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hiện tại của huyện. Việc nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của các nông hộ ven biển góp phần ổn định thu nhập, cuộc sống và phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và tại huyện Xuyên Mộc nói riêng. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài đánh giá sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN cho người dân ven biển trong thời gian tới. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 (i) Đánh giá thực trạng nhận thức về BĐKH cũng như những tác động của nó đến hoạt động SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (ii) Đánh giá thực trạng về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyên Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (iii) Đề xuất các giải pháp phù hợp với bối cảnh địa phương nhằm nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được 03 mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau: Câu hỏi 1: Thực trạng nhận thức về BĐKH cũng như những tác động của nó đến hoạt động SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như thế nào?. Câu hỏi 2: Người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện những biện pháp gì để thích ứng với BĐKH trong SXNN?. Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào để nâng cao khả năng nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó tập trung nghiên cứu sâu tại các xã ven biển có SXNN chịu tác động của BĐKH gồm: Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu. Ngoài ra, các thông tin, dữ liệu còn được thu thập tại các xã thuộc huyện Xuyên Mộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh,… trong thời gian từ năm 2010 đến 2016.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính, thống kê mô tả và so sánh, đối chiếu với ý kiến khảo sát của người dân và phân tích tình huống thực tế để đưa ra các đánh giá và trả lời các câu hỏi nghiên cứu. 1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tại các xã ven biển thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm: Phước Thuận, Bưng Riềng và Bình Châu. Mỗi xã chọn thuận tiện 35 hộ để nghiên cứu điều tra, phỏng vấn. 1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan nghiên cứu, các cấp cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phiếu khảo sát điều tra, phỏng vấn tại các xã nghiên cứu, mỗi xã điều tra 35 hộ. 1.5 Bố cục luận văn Các nội dung nghiên cứu của đề tài được viết trong luận văn gồm 5 chương. Chương 1, trình bày vấn đề nghiên cứu đề tài và giới thiệu tổng quát về câu hỏi, đối tượng, phạm vi và cách thu thập, phân tích số liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 2, trình bày chi tiết về cơ sở lý luận và thực tiễn về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân. Chương 3, thể hiện các quy trình, phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Chương 4, phân tích kết quả nghiên cứu về những biểu hiện BĐKH và ảnh hưởng của nó đến hoạt động SXNN, đồng thời thể hiện được nhận thức của người dân về BĐKH cũng như những biện pháp mà người dân ven biển đã áp dụng trong hoạt động SXNN để thích ứng với BĐKH.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 Chương 5, đưa ra kết luận và đề xuất các kiến nghị để nâng cao khả năng nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nội dung của chương này nhằm mục đích giới thiệu những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển. Phần thứ nhất, giới thiệu những khái niệm về BĐKH, thích ứng với BĐKH, SXNN, vùng ven biển, các biểu hiện của BĐKH và ảnh hưởng của nó đến SXNN, cũng như nêu khái niệm về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN. Phần thứ hai, trình bày những kinh nghiệm về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân vùng ven biển của một số nước trên thế giới cũng như tại các tỉnh của Việt Nam. Phần thứ ba của chương, tác giả lược khảo một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài, từ đó đề xuất khung phân tích của đề tài. 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Biến đổi khí hậu (climate change) Theo Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) thì “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được” (United Nations, 1992). Theo Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) thì BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) định nghĩa BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. 2.1.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu Để ứng phó với BĐKH, thế giới đang thực hiện cùng lúc 02 chiến lược: Giảm thiểu BĐKH và thích ứng với BĐKH. Các thách thức đối với 02 chiến lược
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 này đều rất lớn. Tuy nhiên, những thách thức này có thể được giải quyết thông qua những chính sách chủ động và phù hợp về khí hậu (Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2012). Năng lực thích ứng thường được xem xét trong bối cảnh thay đổi về môi trường để gắn kết giữa năng lực thích ứng với những vấn đề về quản trị môi trường. Gần đây, năng lực thích ứng được xem xét trong bối cảnh BĐKH toàn cầu. Năng lực thích ứng với BĐKH được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: IPCC (2007) định nghĩa thích ứng với BĐKH là khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống trước sự biến đổi của khí hậu để làm giảm nhẹ các thiệt hại tiềm tàng, tận dụng các cơ hội, hoặc đương đầu với các hậu quả. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), thì thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dung các cơ hội do nó mang lại. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID, 2009) cho rằng thích ứng với BĐKH là năng lực của xã hội để thay đổi theo cách làm cho xã hội được trang bị tốt hơn để có thể quản lý những rủi ro hoặc nhạy cảm từ những ảnh hưởng của BĐKH. Mặt khác, theo Quyen Dinh Ha (2013) thì thích ứng với BĐKH còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổng thương. Cây cối động vật, và con người không thể tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của mình để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ những thay đổi đó. Như vậy, có thể thấy rằng, năng lực thích ứng với BĐKH phản ánh khả năng của một hệ thống hoặc xã hội trong việc điều chỉnh hoặc ứng phó với BĐKH nhằm đạt được 3 mục tiêu: (i) giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra, (ii) giảm nhẹ các thiệt hại có thể xảy ra, và (iii) tận dụng các cơ hội mới do BĐKH mang lại. 2.1.3 Sản xuất nông nghiệp Theo Vũ Đình Thắng (2006) thì nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp, vì cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật nuôi. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 cả ngành lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp là chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Trong đó, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp. Ben G (2014) nêu khái niệm nông nghiệp là ngành có liên quan đến nuôi trồng và chăn nuôi gia súc. Thuật ngữ "nông nghiệp" có thể được định nghĩa là: Nghệ thuật và khoa học của cây trồng, cây trồng khác và vật nuôi nhằm cung cấp thực phẩm cho con người hoặc mang lại các lợi ích kinh tế khác. Nông nghiệp là cả một nghệ thuật và khoa học, nó có hai bộ phận chính: Thực vật hoặc trồng trọt và động vật hoặc chăn nuôi. Mục đích cuối cùng của nông nghiệp là để sản xuất thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của con người quần áo, thuốc men, dụng cụ, nhà ở, hoặc cho lợi ích kinh tế hay lợi nhuận. Theo quan điểm của Đặng Thị Hoa (2017) thì SXNN là ngành sản xuất vật chất với đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Với quan điểm này, tùy theo phạm vi và mục tiêu nghiên cứu mà SXNN có thể được hiểu theo nghĩa rộng (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp) hay nghĩa hẹp (trồng trọt, chăn nuôi). 2.1.4 Vùng ven biển Ngân hàng phát triển tây Châu Phi (BOAD – Banque Ouest Africaine De Developpement, 1973) cho rằng không có định nghĩa chính xác về vùng ven biển. Họ cho rằng vùng ven biển bao gồm vùng nước, vùng biển, cửa sông và một số phần đất dọc bờ biển nơi có hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên. Giới hạn của những vùng đất khác nhau được xác định không chỉ bằng sinh thái và địa chất, đặc điểm mà còn được xác định dưới góc độ chính trị và quản lý hành chính. Theo Scialabba and Nadia (1998), vùng ven biển được định nghĩa là giao diện hoặc các khu vực chuyển tiếp giữa đất liền và biển, bao gồm cả các hồ nội địa lớn. Vùng ven biển không giống như các lưu vực sông, không có ranh giới tự nhiên chính xác, rõ ràng để khoanh định khu vực ven biển. Đặng Thị Hoa (2017) định nghĩa vùng ven biển là các mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tương hỗ giữa lục địa và biển,
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 hệ tự nhiên và hệ nhân văn, các ngành và người sử dụng tài nguyên vùng bờ theo cả cấu trúc dọc và cấu trúc ngang, giữa cộng đồng dân địa phương và các thành phần kinh tế khác. Như vậy, vùng ven biển là dải tương đối hẹp của nước, đất đai và các yếu tố tự nhiên có tính năng là bãi biển, vùng đất ngập nước, cửa sông, đầm phá, các rạn san hô và cồn. 2.1.5 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp Dựa trên những khái niệm, quan điểm về BĐKH, về thích ứng với BĐKH, về SXNN, và theo Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013) thì thích ứng với BĐKH trong SXNN là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoạt động canh tác nông nghiệp nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra và có thể tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại cho SXNN. Như vậy, bản chất của thích ứng với BĐKH trong SXNN chính là thay đổi nhận thức, là thay đổi hành vi ứng xử của người dân nhằm ứng phó với các điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan ở hiện tại hoặc tiềm ẩn trong tương lai để giảm thiểu thiệt hại và có thể tận dụng các cơ hội của nó nếu có cho SXNN. Thích ứng với BĐKH trong SXNN là cách mà người dân làm để ngày càng giảm thiểu được thiệt hại do BĐKH gây ra cho SXNN, để hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, nuôi trồng thủy sản,… ít bị tổn thương, giữ được năng suất cao và ổn định,… từ đó góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả trong SXNN cho gia đình (Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu, 2013). Cũng theo nghiên cứu của Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013) thì: (i) Nghiên cứu thích ứng với BĐKH trong SXNN bao gồm những nghiên cứu thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai; (ii) Thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội đều phải thích ứng ở mức độ nhất định với BĐKH, và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH; (iii) Thích ứng với BĐKH trong SXNN là đầu tư tập trung dài hạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự án tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu và hệ thống thoát nước mùa bão) và nếu được quan tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mới quyết định đầu tư thì chi phí đầu tư thích ứng sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với điều chỉnh sau khi xây dựng. Vì thế,
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 thích ứng dài hạn là một quá trình dài hạn và là một quá trình liên tục, liên quan đến hệ sinh thái và các hệ thống kinh tế - xã hội ở mức độ tổng quát. Sự thích ứng, về bản chất là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hóa. Về lý thuyết, mọi vật và mọi người đều có khả năng thích ứng. 2.1.6 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu Biểu hiện của BĐKH rất phức tạp, bao gồm các biểu hiện chính như sau: (i) Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng lên; (ii) Lượng mưa thay đổi; (iii) Mực nước biển dâng lên do sự tan băng ở các Cực và các đỉnh núi cao; (iv) Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán,…) xảy ra với tần suất, độ bất thường và có thể cả cường độ tăng lên (Trương Quang Học, 2012). 2.1.7 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp Nghiên cứu các tác giả Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường, và Vũ Thị Hoài Thu (2017) đã chỉ ra những tác động của BĐKH lên một số lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế, trong đó hoạt động SXNN phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như: Đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm,… nên sẽ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH ở Việt Nam, cụ thể:  Trong ngành nông nghiệp: Tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng thêm 1m, ước tính khoảng 40% diện tích ĐBSCL, 11% diện tích ĐBSH và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Ngập lụt sẽ làm mất đất canh tác ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam là ĐBSCL và ĐBSH vì khoảng 80% diện tích ĐBSCL và 30% diện tích ĐBSH có độ cao dưới 2,5 m so với mực nước biển. Hiện tại, diện tích đất gieo trồng của Việt Nam là khoảng 9,4 triệu ha (trong đó có 4 triệu ha đất trồng lúa). Tính trên phạm vi cả nước, Việt Nam sẽ bị mất đi khoảng hơn 2 triệu ha đất trồng lúa (khoảng 50%) nếu mực nước biển dâng thêm 1m. Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng ĐBSH và ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng ĐBSCL. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở ĐBSCL và ước tính rằng có khoảng 85% người dân ở vùng ĐBSCL cần được hỗ trợ về nông nghiệp. Nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nước tưới) sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là năng suất lúa của vụ xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; năng suất ngô vụ đông có xu hướng tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ. Ước tính rằng, năng suất lúa xuân ở vùng ĐBSH có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070 nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả. Mất đất canh tác trong nông nghiệp và năng suất cây trồng suy giảm sẽ đặt ra những thách thức và đe dọa đến đời sống của nông dân, vấn đề xuất khẩu gạo và an ninh lương thực quốc gia đối với một quốc gia mà nông nghiệp đóng vai vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như Việt Nam: nông nghiệp chiếm 52,6% lực lượng lao động và 20% GDP của cả nước. Dự báo đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng 1m, vựa lúa ở ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ bị mất đi khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,5% sản lượng lúa của cả vùng. Do đó, Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 vì mất đi khoảng 21,39% sản lượng lúa (mới tính riêng cho vùng ĐBSCL). Trong một tương lai gần hơn, dự báo đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 120 triệu người. Trong bối cảnh BĐKH ngày càng gia tăng thì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực cho 120 triệu người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.  Trong ngành thủy sản: Việt Nam hiện có khoảng 480.000 người trực tiếp tham gia vào đánh bắt; 100.000 người làm việc ở ngành chế biến thủy sản và khoảng 2.140.000 người tham gia vào các dịch vụ nghề cá. Các sinh kế thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, là những sinh kế phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, nên là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất và dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Nhìn chung, BĐKH có xu hướng làm thay đổi môi trường sống của các loài thủy sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng các loài thuỷ hải sản do di cư hoặc do chất lượng môi trường sống bị suy giảm; từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt, sản lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng. Kết quả khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2011 cho thấy, các địa phương được khảo sát đều có tỷ lệ lao động đang làm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản khá cao, dao động từ trên 50% đến 90% lực lượng lao động. Do hạn chế về vốn đầu tư và kiến thức/kỹ thuật nên hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân hầu như phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, thời tiết,… Thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây do ảnh hưởng của nước biển dâng, khô hạn, xâm nhập mặn, mưa lũ trái mùa, thay đổi môi trường nước. Thiệt hại về sản lượng nuôi trồng thủy sản ở một số tỉnh, ví dụ như Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau,… đã tăng tới 30- 40%/năm. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển  Tại Trung Quốc: Theo Fan D. and C. Li (2006), Trung Quốc là nước nằm trong các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ BĐKH đặc biệt là ảnh hưởng của mực nước biển dâng. Mực nước biển dâng làm tăng xói lở bờ biển, nước mặn xâm thực vào đất liền nhanh hơn. Ở Châu thổ sông Hoàng Hà phía Bắc tỉnh Giang Tô, bờ biển khu vực này bị lùi vào sâu 20km và 14.000km2 bị nhấn chìm từ năm 1985. Trước những ảnh hưởng nặng nề trên, Trung Quốc đã có những chiến lược nhằm thích ứng với BĐKH, đặc biệt trong nông nghiệp: (i) Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, cải thiện các hệ thống tưới tiêu và cấp thoát nước; (ii) Thay đổi, điều chỉnh lại cơ cấu nông nghiệp và các hệ thống canh tác, phương thức canh tác mới; chọn lọc, nuôi trồng, nhân giống các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu nhiệt; và (iii) Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới, công nghệ sinh học tiên tiến. Theo Fulu T. et al. (2014) thì số liệu thống kê về sự thay đổi khí hậu và năng suất quan sát được thể hiện tác động tích cực của khí hậu ấm dần lên đến năng suất ở miền Bắc Trung Quốc và tác động tiêu cực ở miền Nam (Bức xạ có tác động
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 mạnh hơn đến năng suất ở nhiều khu vực). Do vậy, việc mở rộng canh tác lúa ở khu vực miền Bắc Trung Quốc, thực hiện quản lý sản xuất lúa tốt hơn là biện pháp thích ứng được người dân áp dụng phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Wei X. (2014) về tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo ở Trung Quốc thì những biện pháp thích ứng được người dân Trung Quốc áp dụng nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng lúa gạo là: Tăng cường sản xuất lúa ở khu vực Đông - Bắc Trung Quốc; Mở rộng sản xuất lúa lai (siêu năng suất 14 tấn/ha) ở miền Nam và lưu vực sông Dương Tử; Nghiên cứu và thử nghiệm các giống lúa biến đổi gien; Hạn chế tác động của thiên tai đối với sản xuất lúa; Tiết kiệm nước trong sản xuất lúa: Trồng lúa có tưới ở vùng cao thay cho lúa ở đồng bằng; thay đổi lịch điều hành tưới; Đưa các giống mới (chịu nóng/kháng sâu bệnh/dịch hại) vào sản xuất; Sản xuất lúa thích với khí hậu (các mô hình lúa–cá, lúa–vịt, lúa–cua,...).  Tại Thái Lan: Theo Corinne K. (2008), Thái Lan là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, BĐKH đã và đang đe dọa nghiêm trọng nền kinh tế của Thái Lan, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của quốc gia “vựa lúa của Châu Á”. Tác động của BĐKH: Nhiệt độ bề mặt tăng cao hơn, lũ lụt, hạn hán, bão và nước biển dâng đe dọa nhấn chìm Bangkok trong vòng 20 năm. Bangkok là nơi cư trú của hơn 10 triệu người, đã bị chìm xuống 10cm mỗi năm do sức lún của đất, cộng với nước biển dâng, Bangkok sẽ chìm trong khoảng 15 - 20 năm nữa nếu Chính phủ nước này không có biện pháp thích ứng. Để đối phó với mối đe dọa này, các chuyên gia phòng chống thảm họa hiện nay ủng hộ việc xây dựng một bức tường phòng chống lũ lụt trị giá 100 tỷ baht (3 tỷ USD), để bảo vệ Bangkok. Thiết kế ban đầu cho một bức tường dài 80 km, và cao hơn mực nước biển trung bình 3 mét, được xây dựng 300 mét ngoài khơi để cho phép các rừng ngập mặn để phục vụ như một rào cản tự nhiên chống lại xói mòn bờ biển. Việc xây dựng của bức tường là hành động của Thái Lan trong thích ứng với thay đổi môi trường. Thái Lan phải đối mặt với những thách thức nông nghiệp, và các giải pháp để đối phó của người nông dân Thái Lan là thực hiện trồng hàng chục ngàn giống
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 cây trồng (mặc dù các cải tiến di truyền đã giảm con số đáng kể), đa dạng sinh học giống lúa, làm tăng màu mỡ của đất, góp phần vào việc giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra và giúp các hệ sinh thái phát triển mạnh. Trong thập kỷ qua, hạn hán nghiệm trọng xảy ra liên tục tại Thái Lan như: Năm 2008, 55/76 tỉnh của đất nước bị hạn nặng, làm hư hại hơn 60.000 ha đất nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa. Để làm giảm bớt khổ nạn do hạn hán, vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan đã thực hiện dự án “mưa Hoàng gia”: Sử dụng máy bay gieo các giống muối vào các đám mây kết tụ ẩm độ bên trong, tạo ra mưa. Phương pháp này rất tốn kém nhưng nó cũng là giải pháp giúp người dân khi không có mưa tự nhiên.  Tại Camerun: Theo nghiên cứu của Molua E. (2009), với diện tích 475.442 km2 và đường bờ biển dài 360 km, Camerun nằm ở phía Tây của Trung Phi, một phần của Vịnh Guinea và Đại Tây Dương. Đất nước này hiện đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng tăng về sự biến đổi của khí hậu. Vùng đồng bằng ven biển kéo dài 150 km là một vùng nóng, ẩm với mùa khô ngắn. Các vùng khô hơn ở phía Bắc Camerun bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng nhiệt độ và hạn hán; trong khi các vùng ẩm ướt hơn ở phía Nam phải chịu ảnh hưởng của tình trạng ẩm ướt gia tăng làm tăng khả năng phát sinh sâu bệnh, gây áp lực đối với mùa màng và vật nuôi. Khu vực ven biển đặc biệt bị thiệt hại do lũ lụt và triều cường gây sạt lở đất. Những ảnh hưởng từ BĐKH đang gây thiệt hại nghiêm trọng về người, cây trồng, vật nuôi, tài sản và thu nhập trong nông nghiệp. Với phía Tây hướng ra biển và phía Đông là dải đất bazan màu mỡ, cộng đồng dân cư ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp và khai thác thủy sản. Những sinh kế này lại rất dễ bị tổn thương bởi các hiểm họa thiên nhiên, trong đó nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ngập úng, lũ lụt, xâm nhập mặn và lốc xoáy. Bên cạnh ảnh hưởng đến nông nghiệp, các hiểm họa thiên nhiên còn gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Nhà cửa bị ngập lụt và tài sản trong nhà bị phá hủy. Những hộ dân làm nghề thủy sản bị mất thuyền, ca nô và lụt lội ở các ao nuôi trồng thủy sản. Các công trình công cộng như điện, đường, trường, trạm cũng bị phá hủy bởi các hiểm họa thiên nhiên.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 Các hộ gia đình ven biển Tây Nam Camerun đều cảm nhận được những ảnh hưởng ngày càng tăng của lũ lụt, bão, sóng lớn và đã cố gắng giảm thiểu tác động bằng nhiều cách khác nhau. Đối với hoạt động nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng (ví dụ như trồng thêm các loại cây ăn quả bên cạnh các cây trồng truyền thống) là cách mà người dân thường áp dụng. Bên cạnh đó, người dân cũng nỗ lực đa dạng hóa các nguồn thu nhập (ví dụ như di dân khỏi khu vực bị ảnh hưởng nặng nề) để tìm kiếm các khoản thu nhập thay thế thu nhập từ nông nghiệp bị giảm hoặc mất đi. Ngoài ra, người dân cũng nỗ lực giảm thiệt hại trong nông nghiệp bằng cách lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro (như thu thập thông tin về các mối hiểm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra, phối hợp với hàng xóm và tham gia vào các cuộc họp cộng đồng để xây dựng và triển khai kế hoạch). Đối với các thảm họa tự nhiên, người dân đã áp dụng các phương thức thích ứng và phòng ngừa như di dời nhà cửa, xây dựng lại nhà cửa, kiên cố hóa nhà cửa, xây dựng tường phòng hộ và trồng thêm nhiều cây xanh. Họ cũng nhận được những hỗ trợ nhất định từ chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ, có thể là tiền mặt hoặc các vật dụng và thiết bị cần thiết như ximăng, gỗ, thuốc men, nước uống và quần áo. Kinh nghiệm của Camerun cho thấy việc hộ gia đình lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro trong nông nghiệp là một hoạt động thích ứng khá chủ động, được lập kế hoạch mặc dù ở cấp quốc gia hay địa phương, Camerun chưa có chiến lược hay chính sách về thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Nhìn chung, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thích ứng với BĐKH cấp quốc gia ở Camerun còn rất hạn chế. Chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư thường chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện các biện pháp thích ứng trước tác động của BĐKH để giảm thiểu thiệt hại đối với cuộc sống của họ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực thích ứng cấp quốc gia và địa phương đóng vai trò thiết yếu đối với Camerun nhằm đảm bảo rằng các chính sách ứng phó được thiết kế đầy đủ và có hiệu quả. 2.2.2 Kinh nghiệm về sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ven biển Việt Nam Theo Nguyễn Quốc Đạt (2016) đã liệt kê một số mô hình thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp đang được áp dụng tại Việt Nam: Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI: Là phương pháp canh tác lúa giải không những giải quyết vấn đề lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu mà còn giải
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 quyết thiếu nước và tăng khả năng chống chịu của cây lúa trước những hiện tượng thời tiết cực đoan. Những hiệu quả của phương pháp SRI như sau: Tăng khả năng chống chịu của lúa trước sâu bệnh và các điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, tiêu tốn ít nước gấp 2-3 lần/vụ so với phương pháp canh tác truyền thống, giảm lượng thuốc trừ sâu nhưng vẫn đảm bảo khả năng sâu bệnh cao, giảm phát thải khí nhà kính và đơn giản, dễ áp dụng, chi phí thấp. Nông trại kinh tế vườn-ao-chuồng (VAC): Mô hình VAC tận dụng cách tiếp cận 3 lớp giúp giảm xâm nhập mặn, xói mòn đất, hoang hoá, giảm mức phân bón hoá học và thuốc trừ sâu. Bên canh đó, mô hình cũng làm giảm lượng phát thải khí nhà kính. Thay đổi phương thức canh tác và đa dạng hoá sinh kế tại Quảng Trị: Mô hình là sự kết hợp giữa việc lựa chọn giống cây trồng, lên kế hoạch và kết hợp với các kiến thức bản địa của người dân. Những hiệu quả đem lại từ mô hình: Hạn chế nguy cơ hoang mạc hoá nhờ sự duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng cường khả năng chống chịu trước sâu bênh và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng: Mô hình nhằm tăng cường quản lý tài nguyên liên xã, tăng cường sinh kế chống chịu với BĐKH, đa dạng hoá nguồn thu nhập, lập và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Mô hình cũng giúp đem lại sự công bằng xã hội, an ninh sinh kế cho người dân và tăng cường được năng lực quản lý cho cả chính quyền địa phương và cộng đồng. Tăng cường quản lý hệ sinh thái ven biển và phát triển sinh kế cộng đồng nhằm ứng phó với BĐKH tại Nam Định và Khánh Hoà: Mô hình tập trung vào tăng cường năng lực, kiến thức và nhận thức cho những đối tượng sử dụng tài nguyên ven biển, hỗ trợ đa dạng hoá sinh kế và hỗ trợ phổ biến kinh nghiệm và thông tin cho các nhà hoạch định chính sách. 2.2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài  Thế giới: Các nghiên cứu về BĐKH do con người thực hiện trong thập kỷ qua trên khắp Châu Âu chỉ ra rằng những thay đổi bất thường của khí hậu được dự kiến sẽ ảnh hưởng lớn đến tất cả các thành phần của nền nông nghiệp Châu Âu như cây
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 trồng, năng suất và sản xuất, chăn nuôi,... Nghiên cứu “Biến đổi khí hậu tác động đến nền nông nghiệp Châu Âu” của Olesen (2006) cho thấy, tại các khu vực phía Bắc thay đổi khí hậu có thể tạo ra hiệu ứng tích cực đối với nông nghiệp thông qua việc tạo ra các loài cây trồng mới, giống, sản xuất cây trồng mới cao hơn và mở rộng phù hợp khu vực cho việc trồng trọt. Tuy nhiên, nó làm gia tăng nhu cầu bảo vệ thực vật, nguy cơ rửa trôi chất dinh dưỡng và sự suy giảm của các chất hữu cơ trong đất. Tại các khu vực miền Nam nhược điểm sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn so với miền Bắc. Sự gia tăng có thể trong tình trạng thiếu nước và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt có thể gây ra sản lượng thu hoạch thấp, năng suất biến đổi cao hơn và giảm ở các khu vực phù hợp với truyền thống cây trồng. Nghiên cứu đã đưa ra các chiến lược thích ứng để giảm thiểu tác động tiêu cực và khai thác tốt tác động tích cực của BĐKH. Cả hai điều chỉnh ngắn hạn như thay đổi trong các loài cây trồng, giống cây trồng và ngày gieo hạt và sự thích nghi lâu dài như giao đất và hệ thống canh tác đang được sử dụng. Tuy nhiên, sự khác biệt về khí hậu, độ nhạy và khả năng thích ứng sẽ ảnh hưởng theo một cách khác nhau lên các hệ sinh thái nông nghiệp trên khắp Châu Âu. Đặc biệt, nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải sẽ là vùng dễ bị tổn thương hơn so với ở Châu Âu khác vùng (Olesen, J.E., 2006). Tại Mỹ, nông nghiệp là một ngành quan trọng của nền kinh tế. Ngoài việc cung cấp nhiều thực phẩm, các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản, ngành nông nghiệp còn đóng góp ít nhất 200 tỷ đô la cho nền kinh tế nước nhà mỗi năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động cực đoan của BĐKH đã tác động mạnh mẽ đến năng suất cây trồng, vật nuôi của nước Mỹ. Nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu về Nông nghiệp, tài nguyên đất, tài nguyên đa dạng nước và đa dạng sinh học tại Hoa Kỳ” của nhóm tác giả thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, Washington, DC, Mỹ cho thấy diễn biến thời tiết ngày một diễn ra cực đoan, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán xảy ra thất thường làm cho cây trồng, giảm sản lượng. Việc cung cấp nước gặp khó khăn hơn việc đáp ứng nhu cầu nước. Nhiều cỏ dại, sâu bệnh và nấm phát triển mạnh dưới nhiệt độ ấm hơn, khí hậu ẩm ướt hơn và nồng độ CO2 tăng. Sự biến động của cỏ dại và sâu bệnh có khả năng mở rộng về phía bắc. Đối với vật nuôi, hạn hán đã đe dọa các đồng cỏ và nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. BĐKH còn làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các bệnh ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đông ấm hơn có thể cho phép một số ký sinh trùng và các mầm bệnh tồn tại và phát triển một cách dễ dàng hơn. Trong nuôi trồng thủy sản, một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống thủy
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 sinh đã trở nên phổ biến hơn trong môi trường nước ấm. Ví dụ, ở miền nam New England, sản lượng đánh bắt tôm hùm đã giảm đáng kể. Ở Tây Bắc ấm hơn nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến vòng đời của cá hồi và tăng khả năng gây bệnh. Kết hợp với các tác động khí hậu khác, những hiệu ứng này được dự đoán sẽ dẫn đến sự suy giảm lớn trong các quần thể cá hồi (Backlund, et al., 2008). Dunnington (2010) trong nghiên cứu “Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu với nông nghiệp ở Vermont” đã mô tả đầy đủ tất cả các tác động của BĐKH đối với nền nông nghiệp của Vermont. Đó là sự lây lan của sâu, bệnh gây áp lực cho người nông dân vào việc sử dụng liều nặng của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ dẫn đến năng suất, chất lượng của cây trồng giảm; năng suất sữa giảm ở bò sữa; tăng xói mòn do sự gia tăng của lượng mưa; tăng biến đổi trong ngày sương giá đầu tiên và cuối cùng, tăng nguy cơ mất mùa; tăng sự kiện khô hạn ngắn hạn, mà có thể đòi hỏi một nhu cầu lớn về chi phí và công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra các giải pháp tăng cường sự đa dạng của các loại cây trồng trên trang trại cũng như sự đa dạng di truyền trong loài cây trồng; cách ly các loài thực vật xâm lấn, độc hại, côn trùng; Hỗ trợ các sáng kiến thực phẩm địa phương thông qua các sáng kiến; đồng thời, hỗ trợ các địa phương trong việc cấp vốn, thay đổi trồng và thử nghiệm các giống cây trồng vật nuôi liên quan đến tất cả các thời kỳ có nguy cơ cao nhằm hạn chế các tác động của BĐKH đến nề nông nghiệp của đất nước (Dunnington, G.,2010). Nghiên cứu “Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu lên nền nông nghiệp Ailen” của Flood (2013) đã cung cấp một danh mục các mối đe dọa nghiêm trọng cho nền nông nghiệp Ailen dưới tác động của tác động BĐKH. Nghiên cứu đã bắt đầu phát hiện ra một số các hạn chế trong nỗ lực xây dựng mô hình trước đó như ngưỡng mô hình của hiệu ứng nhiệt độ trên năng suất cây trồng; khả năng hấp thụ carbon và phân tích lượng mưa và khí hậu thay đổi theo vùng. Ngoài ra, BĐKH đã làm thay đổi phạm vi và các loại dịch hại, sâu bệnh trong nông nghiệp. Ngành chăn nuôi và ngành sữa phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, 90% thịt bò Ailen sản xuất dùng để xuất khẩu. Tuy nhiên, do thời tiết và khí hậu diễn ra bất lợi đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thức ăn gia súc năm 2012 cho ngành chăn nuôi ở Ailen. Để phát triển nền nông nghiệp, đề tài đã đưa ra các chiến lược để đối phó với BĐKH. Chiến lược thích ứng bao gồm tăng đa dạng cây trồng và giống, thay đổi trồng và ngày thu hoạch, lập kế hoạch và triển khai thực hiện cấp nước; chiến lược quản lý và nghiên cứu hỗ trợ tập
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 trung vào các loại cây trồng xác định có thể phát triển tốt hơn thích ứng với BĐKH trong 10 hoặc 20 năm tới. Tiếp tục những thay đổi dự kiến trong khí hậu và phát triển mùa (Flood, D.S., 2013).  Trong nước: Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75% dân số sống dọc theo một bở biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Theo cảnh báo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai của Việt Nam, 10% dân số, tác động đến 7% SXNN, giảm 10% GDP (theo Dagupta, et al., 2007), riêng sản xuất kinh tế biển sẽ suy giảm 1/3 (nguồn UNDP). Còn theo dựa vào các kịch bản khác, nếu mực nước biển có thể dâng cao từ 3 - 5m thì đối với Việt Nam sẽ là thảm họa tiềm tàng (Lê Huy Bá, Lương Văn Việt, và Nguyễn Thị Nga, 2016). Nghiên cứu “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” của tác giả Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà đã cho thấy tác động của BĐKH tới hoạt động SXNN trong vùng là hết sức rõ ràng: diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn tăng, mưa bão gây thiệt hại lớn đến sản lượng và năng suất cây trồng/vật nuôi; thiên tai làm hư hại cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi và trồng trọt của dân cư; thủy sản bị giảm năng suất, chết hàng loạt do thiên tai; nguồn lợi hải sản suy giảm, rạt ra xa bờ, thiên tai diễn biến phức tạp gây khó khăn cho các hộ dân,... Để thích ứng với BĐKH, người dân Giao Thủy đã sử dụng các giải pháp: chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi; thay đổi giống cây trồng/vật nuôi; chuyển mục đích sử dụng đất; thay đổi kỹ thuật canh tác/nuôi trồng; nâng cấp/gia cố khu nuôi trồng đảm bảo vững chắc hơn; thay đổi/trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại hơn; tăng cường theo dõi công tác dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin,… Các biện pháp thích ứng người dân Giao Thủy áp dụng đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra, nâng cao đời sống người dân mặc dù kết quả của các biện pháp là khác nhau (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014). BĐKH đã và đang tác động rất lớn đến sự phát triển ngành nông nghiệp của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng có ảnh
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế và đời sống người dân. Nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao và có nhiều biến động là điều kiện để phát sinh các loại sâu bệnh như rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ trĩ gây thiệt hại lớn đến một phần lúa trong vụ mùa. Đối với ngành chăn nuôi gia súc làm nảy sinh các dịch bệnh lở mồm, long móng và đối với gia cầm là dịch cúm. Hạn hán ngày càng tăng cũng gây khô hạn tương đối lớn một số diện tích đất trồng lúa, dịch bệnh trên vật nuôi triền miên. Bên cạnh đó, vào mùa khô nước sông cạn nên hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra sâu sắc, ranh giới nước mặt dịch chuyển vào gần 5 - 6 km, gây nhiễm mặn một số diện tích đất nông nghiệp và sẽ tốn nhiều chi phí cho việc cải tạo. Hạn hán kéo dài còn gây cháy rừng trên diện rộng, tính từ năm 2010 đến nay đã có hơn 10 vụ cháy rừng xảy ra. Mưa lớn gây ngập lụt và hư hỏng một số công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng giao thông và một số dịch vụ kèm theo phục vụ cho phát triển nông nghiệp và diện tích đất canh tác nông nghiệp trong vùng. Hàng năm, mưa lũ có thể làm cuốn trôi đi khoảng 200 - 300 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản, 40 tấn cá tôm và hàng trăm các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng nặng thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Để hạn chế các tác động của BĐKH lên nền nông nghiệp của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đề án quy hoạch cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản. Xây dựng những vùng nuôi an toàn, phát triển bền vững, phía ngoài các ao nuôi tôm hiện có nằm trong đường bao an toàn thoát lũ. Đối với đất nhiễm mặn trung bình và ít, những khu vực có địa hình thấp có thể chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Đức Tôn và Trương Văn Tuấn, 2014). Tại Quảng Bình, nghiên cứu của tác giả Lê Hà Phương cho thấy, các hiện tượng thủy tai như mưa lớn, hạn hán, ngập lụt xuất hiện nhiều hơn so với các hiện tượng khác, đặc biệt là mưa lớn và hạn hán. Tần suất xuất hiện của bão ít hơn tuy nhiên cường độ của từng trận bão lại gia tăng đáng kể, và gây thiệt hại nghiêm trọng. Hạn hán gây ra tác động và thiệt hại nhiều nhất, sau đó là ngập lụt và mưa lớn. Canh tác nông nghiệp và chăn nuôi bị tác động do thủy tai nhiều nhất, sau đó đến nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản. Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình dễ bị tổn thương do tác hại của các hiện tượng thủy tai vì vốn con người không đủ cả về số lượng và trình độ, vốn vật chất bị hạn chế chủ yếu là thiếu phương tiện sản xuất và điều kiện nhà ở còn thô sơ, vốn tài chính thấp do thu nhập của các hộ gia đình không ổn định, vốn tự nhiên liên quan đến diện tích đất canh tác mỗi hộ gia đình còn thấp và vốn xã hội mặc dù khá đa dạng nhưng đa phần vẫn không đủ để
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 khắc phục thiệt hại do thủy tai. Những hiện tượng thủy tai đã làm thay đổi cơ cấu nguồn thu của các hộ gia đình và họ đều phải tự điều chỉnh bằng những thay đổi để thích ứng được với điều kiện hiện tại. Trong các hoạt động sản xuất, các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản có nhiều cách ứng phó đa dạng và chủ động hơn cả, sau đó là canh tác nông nghiệp, chăn nuôi và cuối cùng là đánh bắt thủy sản. Người dân cũng vận dụng những kiến thức bản địa phục vụ cho việc dự báo thời tiết cũng như trong các hoạt động sản xuất hàng ngày, tuy nhiên đối với những lĩnh vực sản xuất có rủi ro cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn thì người dân tin tưởng vào các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin chính thống có độ tin cậy và chính xác cao hơn (Lê Hà Phương, 2014). Tại Quảng Ngãi, trong bối cảnh BĐKH, nhiệt độ tăng lên, bốc thoát hơi tiềm năng tăng tương ứng, đồng thời lượng mưa trong mùa khô giảm trên tỉnh Quảng Ngãi, dẫn đến nhu cầu nước cho tưới có xu thế tăng lên trên tất cả các tiểu vùng nông nghiệp. Nước biển có khả năng dâng cao, gây ngập lụt vùng đồng bằng ven biển. Theo tính toán, diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị ngập do BĐKH và nước biển dâng lớn nhất (kịch bản A2 giai đoạn 2080 - 2099) là 31.977 ha chiếm 6,21% tổng diện tích toàn tỉnh và 23,5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích đất lúa có nguy cơ bị ngập tương ứng là 28890 ha chiếm 39,76 tổng diện tích đất trồng lúa. Nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Huỳnh Thị Lan Hương đã mô phỏng năng suất lúa trong tương lai, kịch bản BĐKH trung bình trong Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2011 được sử dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả tính toán cho thấy, dưới tác động của BĐKH năng suất hạt ở vụ xuân và hè thu đều giảm. Trong đó, ở vụ hè thu có năng suất lúa giảm nhiều hơn so với vụ xuân (Huỳnh Thị Lan Hương, 2015). ĐBSCL là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước khi đổ ra biển. ĐBSCL được xem là vùng canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lớn nhất Việt Nam. Đây là vùng đất nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, địa hình thấp, hệ thống sông rạch, kênh mương chằng chịt, hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng và nhạy cảm. Vùng đồng bằng này rất phức tạp về đặc điểm thủy văn - nguồn nước: chịu ảnh hưởng của lũ lụt vào cuối giữa và mùa mưa hằng năm, thiếu nguồn nước nghiêm trọng vào mùa khô. Vùng ĐBSCL có 9/13 tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 nề do xâm nhập mặn: tổng diện tích trồng lúa ước thiệt hại 139.000ha; 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 khẩu) thiếu nước sinh hoạt. Nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Lê Anh Tuấn cho thấy vùng ĐBSCL đang và sẽ chịu những tác động nghiêm trọng do hiện tượng BĐKH - nước biển dâng lên toàn bộ hệ sinh thái, cơ cấu canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội - sinh kế - văn hóa khác nhau. Nguy cơ này đe dọa sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng nếu ngay bây giờ chúng ta không có những đối sách thích ứng hợp lý đối với các tác động này. Nghiên cứu đã tập trung phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ sinh thái và hoạt động SXNN, dân sinh. Đây là cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô có những chính sách hợp lý cần triển khai áp dụng kịp thời để hạn chế các thiệt hại cho cư dân cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng (Lê Anh Tuấn, 2009). Mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi là một nguy cơ nghiêm trọng có tính toàn cầu, và nguy cơ này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với những nước có mật độ dân cư dày đặc ở những vùng đất thấp và ven biển như Việt Nam. Mực nước biển dâng cao làm quá trình xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ diễn biến phức tạp và càng lấn sâu vào trong đất liền, ảnh hưởng đến quá trình lấy nước phục vụ các ngành kinh tế. “Nghiên cứu, dự báo xu thế diễn biến xâm nhập mặn do nước biển dâng cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ” của tác giả Vũ Hoàng Hoa và Lương Hữu Dũng đã sử dụng mô hình MIKE để mô phỏng dòng chảy kiệt vùng Bắc Bộ nhằm tính toán xác định diễn biến quá trình thủy lực và xâm nhập mặn của hệ thống vùng cửa sông ven biển. Nghiên cứu đã sử dụng hai mô-đun 1 chiều: thủy động lực HD và xâm nhập mặn AD để mô phỏng chế độ thủy lực và xâm nhập mặn mùa kiệt trên hệ thống hạ lưu sông Hồng - Thái Bình. Khi bài toán thủy lực được mô phỏng, hiệu chỉnh tốt thông qua mô đun HD, khi đó tiếp tục sử dụng mô đun AD để tính toán diễn biến và xâm nhập mặn trên các sông chính của vùng nghiên cứu để làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng (Vũ Hoàng Hoa và Lương Hữu Dũng, 2017). Trên đây là một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề BĐKH, về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH vùng ven biển, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các vấn đề: phân tích sự thay đổi của thời tiết, khí hậu ở quá khứ, hiện tại và tương lai; đánh giá những tác động của BĐKH đối
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 với các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường cũng như các đối tượng bị tổn thương trước tác động của BĐKH; phân tích một số mô hình thích ứng với BĐKH tại các địa bàn nghiên cứu; chỉ ra cách tiếp cận và khung lý thuyết về đánh giá những vấn đề liên quan đến BĐKH ở vùng ven biển. Qua đó, ta thấy rằng có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về BĐKH và sự nhận thức và thích ứng với BĐKH tại các địa phương trong nước cũng như ở nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do đó, việc lựa chọn đề tài này là việc làm có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hiện tại của huyện. Từ việc tiếp cận với các nghiên cứu đi trước, đồng thời dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, khung phân tích sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc được tác giả thực hiện theo các bước sau (hình 2.1): Bước 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể đề tài sẽ thực hiện các nội dung sau: (i) Nhận diện các biểu hiện của BĐKH như: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, nước biển dâng, bão, lũ,…; (ii) Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến các lĩnh vực SXNN: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản; (iii) Đánh giá nhận thức, các biện pháp thích ứng của người dân với BĐKH trong các lĩnh vực SXNN: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản. Bước 2: Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để nâng cao khả năng nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 B1 Thực trạng về sự nhận thức và thích ứng với BĐKH (i) (ii) (iii) Nhận diện Ảnh hưởng Nhận thức và các biểu hiện của BĐKH thích ứng với của BĐKH đến SXNN BĐKH của người dân B2 Giải pháp nâng cao khả năng nhận thức và thích ứng Hình 2.1 Khung phân tích sự nhận thức và thích ứng với BĐKH trong SXNN Nguồn: Tác giả tự xây dựng
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì phương pháp nghiên cứu phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Nội dung của chương này nhằm mục đích giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, bao gồm: (i) Lựa chọn địa bàn nghiên cứu (giới thiệu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Xuyên Mộc và 03 xã ven biển của huyện được chọn làm địa bàn nghiên cứu là Phước Thuận, Bưng Riềng, và Bình Châu); (ii) Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu (nguồn thông tin số liệu bao gồm các loại số liệu thứ cấp và sơ cấp); (iii) Từ đó, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu theo khung phân tích đã đề xuất, phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng là thống kê mô tả để phân tích về sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân. 3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Xuyên Mộc 3.1.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý, địa hình: Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Xuyên Mộc
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 Theo báo cáo của UBND huyện Xuyên Mộc, toàn huyện có 13 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn và 12 xã. Tổng diện tích đất tự nhiên 63.924,41 ha chiếm 32,27% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Phước Bửu, cách thành phố Bà Rịa khoảng 30 km về phía Đông theo Quốc lộ 55 và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 130 km về phía Đông Đông Bắc. Địa giới hành chính của huyện như sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp huyện Châu Đức và huyện Đất Đỏ; Phía Nam giáp Biển Đông. Địa hình tổng quát của huyện Xuyên Mộc thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nếu chỉ xét về độ dốc để chọn đất cho SXNN (< 15o ) thì quỹ đất nông nghiệp có khả năng khai thác lên đến 96,2% diện tích tự nhiên, nên địa hình được đánh giá là tương đối thuận lợi cho phát triển cây lâu năm với phương thức canh tác cơ giới hóa. Nhưng muốn duy trì độ phì nhiêu của đất, tránh thoái hóa, cần gia tăng các biện pháp cải tạo đất và xây dựng đồng ruộng, riêng vùng đất thấp cần tiêu úng, cấp nước tưới để đa dạng hóa các loại hình canh tác cây hàng năm, nuôi thủy sản,...  Điều kiện khí hậu: Huyện Xuyên Mộc nằm trong khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ vùng ven biển và dọc thung lũng sông lên các vùng phía Bắc. Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 260 -270 C, các tháng nóng nhất trong năm thường vào những tháng cuối mùa khô và đầu mùa mưa, tháng có nhiệt độ cao nhất vẫn là tháng IV-V khoảng 280 -290 C. Số giờ nắng 2.500 giờ/năm; trong đó, có đến 7 tháng có số giờ nắng lớn hơn 200 giờ/tháng, năng lượng bức xạ cao, nên rất thích hợp cho các cây ưa sáng đạt hiệu suất quang hợp cao, đây là lợi thế cho việc tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là các cây ngắn ngày. Độ ẩm trung bình năm ở các nơi thường trong khoảng 79-82‰. Độ ẩm lớn thường vào các tháng trong mùa mưa và độ ẩm nhỏ vào các tháng mùa khô. Theo số liệu quan trắc đo đạc hàng năm cho thấy lượng mưa trên địa bàn huyện vào loại trung bình đạt khoảng trên 1.680 mm, nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Số ngày trong mùa mưa thực sự từ 150-160 ngày/năm. Nhìn chung lượng mưa giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu (Bắc xuống
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Nam) và từ phía Tây sang phía Đông. Nơi có lượng mưa nhỏ trên địa bàn là vùng đồng bằng thấp ven biển, lượng mưa ở vùng này chỉ đạt từ 1.500 mm - 1.700 mm.  Điều kiện thủy văn: Sông suối: Địa bàn huyện Xuyên Mộc thuộc phạm vi của 2 lưu vực sông đó là lưu vực sông Ray và sông Đu Đủ, kèm theo một loạt các sông suối nhỏ như sông Hỏa, suối Các, suối Sóc, suối Đá, suối Nước Nóng,... với tổng chiều dài là 177,25 km. Thủy triều: Xuyên Mộc có đường ranh giới giáp biển Đông dài 32 km, nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều. Song, tác động của thủy triều chỉ ảnh hưởng đến vùng đất thấp ven biển (Bình Châu) và cửa sông Ray (Phước Thuận). Do vậy, có thể lợi dụng thủy triều điều tiết nước trong ao đầm để nuôi thủy sản và duy trì sinh thái rừng ngập mặn cửa sông đồng thời bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Lũ lụt: Do địa hình đồi núi cao dốc, rừng đầu nguồn bị cạn kiệt nên hàng năm về mùa mưa thường xuất hiện những trận lũ quét ở ven một số suối trong vùng. Tuy nhiên, hiện tượng lũ quét gây tác hại không lớn, do chủ động phòng tránh lũ tốt, nhất là các công trình xây dựng và nhà ở hầu hết được bố trí ở địa hình cao hơn khu vực lũ có thể xảy ra.  Cơ cấu sử dụng đất: Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Xuyên Mộc tính đến ngày 31/12/2016 là 63.924,41 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 2/3 diện tích đất tự nhiên toàn huyện 79,76%. Trong diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm 45,74%, đất trồng lúa chiếm 2,02%, đất trồng cây hàng năm khác chiếm 5,43%, đất lâm nghiệp chiếm 25,21% và đất nuôi trồng thủy sản chỉ chếm 1,03% diện tích tự nhiên toàn huyện (bảng 3.1).
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên huyện Xuyên Mộc Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 63.924,41 100 1. Đất nông nghiệp 50.984,83 79,76 - Đất lúa 1.293,48 2,02 - Đất cây hàng năm 3.472,13 5,43 - Đất cây lâu năm 29.238,69 45,74 - Đất lâm nghiệp 16.113,04 25,21 - Đất nuôi trồng thủy sản 658,94 1,03 - Đất nông nghiệp khác 208,55 0,33 2. Đất phi nông nghiệp 12.598,54 19,71 3. Đất chưa sử dụng 341,04 0,53 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2017 3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội  Kinh tế: Theo báo cáo của UBND huyện Xuyên Mộc (2016), trong giai đoạn 2011- 2016, kinh tế huyện phát triển khá ổn định, GTSX tăng đều qua các năm, từ 4.928,8 tỷ đồng năm 2010 lên 7.281,98 tỷ đồng năm 2016, bình quân tăng 6,7%/năm (theo giá so sánh 2010). Trong cơ cấu kinh tế của huyện, có sự chuyển dịch tích cực từ khu vực nông, lâm, ngư nghiệp sang thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm. Qua các năm, nông lâm ngư nghiệp từ vị trí dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế huyện, đóng góp 46,4% GTSX năm 2010 giảm còn 39,9% GTSX năm 2016 (bảng 3.2). Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành của huyện năm 2016 đạt 29,25 triệu đồng/người/năm, bằng 65% so với bình quân toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (44,82 triệu đồng/người/năm - không tính dầu khí). Đại bộ phận lao động là giản đơn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ 2,86%. Tóm lại, cơ cấu kinh tế huyện Xuyên Mộc hiện tại nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp chậm phát triển, dịch vụ và du lịch đang trong quá trình đầu tư phát triển nên đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN ngày càng tăng, nhiều hộ dân
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 ven biển đã thực hiện chuyển nghề từ SXNN sang dịch vụ, nhất là các loại hình du lịch và dịch vụ ven biển. Bảng 3.2 GTSX huyện Xuyên Mộc giai đoạn năm 2010 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Tổng GTSX Tỷ đồng 4.928,8 5.171,3 5.378 5.567,6 6.557 6.912 7.281,98 - Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 2.285,3 2.394,5 2.429,3 2.538,8 2.689,9 2.805,8 2.905 - Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 537,8 615,1 646,4 685,1 803,9 875 960,31 - Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 2.105,7 2.161,7 2.302,3 2.343,7 3.063,2 3.231,2 3.416,67 2. Cơ cấu GTSX % 100 100 100 100 100 100 100 - Nông, lâm, ngư nghiệp % 46,37 46,30 45,17 45,60 41,02 40,59 39,89 - Công nghiệp - xây dựng % 10,91 11,89 12,02 12,31 12,26 12,66 13,19 - Thương mại - dịch vụ % 42,72 41,80 42,81 42,10 46,72 46,75 46,92 Nguồn: UBND huyện Xuyên Mộc và kết quả tính toán, 2017.  Dân số và lao động: Trong giai đoạn 2011 - 2016, dân số trung bình của huyện Xuyên Mộc tăng từ 136.373 người vào năm 2010 lên 143.576 người năm 2016, mật độ dân số 225 người/km2 , chỉ bằng 40,8% mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (551 người/km2 ) nên Xuyên Mộc được xem là huyện có mật độ người thưa. Huyện Xuyên Mộc có lực lượng lao động khá dồi dào, năm 2016, số người trong độ tuổi lao động vào khoảng 93.673 người, chiếm khoảng 65% dân số huyện. Trong đó, ngành nông lâm ngư nghiệp có số lao động cao nhất là 68.660 người (chiếm 73,3%). Như vậy, nguồn nhân lực của huyện tập trung chủ yếu khu vực nông lâm ngư nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm. Ngành nông nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhưng đa số chưa tốt nghiệp phổ thông, làm việc dựa trên kinh nghiệm là chính. 3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp  Trồng trọt: Hiện tại, trồng trọt vẫn đang là lĩnh vực sản xuất chính trong nông nghiệp huyện Xuyên Mộc (chiếm trên 54,78% tổng GTSX ngành nông nghiệp), tạo ra
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 nguồn thu nhập chính cho trên 70% số hộ nông nghiệp, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2016 2,18%/năm, đến năm 2016 1.243 . Sau đây là diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính: Bảng 3.3 Diễn biến quy mô sản xuất một số cây trồng chính Cây trồng ĐVT Năm 2010 Năm 2016 So sánh Tăng BQ (2016 - 2010) (%/năm) I. CÂY HÀNG NĂM 1. Lúa Diện tích Ha 2.665 2.767 102 0,63 Năng suất Tấn/ha 3,92 4,72 0,80 3,14 Sản lượng Tấn 10.447 13.055 2.608 3,78 2. Bắp Diện tích Ha 2.227 1.734 -493 -4,08 Năng suất Tấn/ha 3,59 4,11 0,52 2,29 Sản lượng Tấn 7.990 7.126 -864 -1,89 3. Rau đậu các loại Diện tích Ha 1.803 1.382 -421 -4,34 Năng suất Tấn/ha 8,15 12,56 4,41 7,48 Sản lượng Tấn 14.689 17.357 2.669 2,82 4. Khoai mì Diện tích Ha 4.117 3.506 -611 -2,64 Năng suất Tấn/ha 23,00 24,44 1,44 1,02 Sản lượng Tấn 94.688 85.685 -9.003 -1,65 II. CÂY LÂU NĂM 5. Cao su Ha 12.418 10.929 -1.489 -2,11 Diện tích thu hoạch Ha 6.633 4.820 -1.813 -5,18 Năng suất Tấn/ha 1,36 1,17 -0,19 -2,49 Sản lượng Tấn 9.052 5.656 -3.396 -7,54 6. Cà phê Ha 1.430 804 -626 -9,15 Diện tích thu hoạch Ha 1.368 572 -796 -13,53 Năng suất Tấn/ha 1,93 2,10 0,17 1,42 Sản lượng Tấn 2.640 1.201 -1.439 -12,30 7. Hồ tiêu Ha 1.281 4.953 3.672 25,28 Diện tích thu hoạch Ha 1.020 2.877 1.857 18,87 Năng suất Tấn/ha 1,90 2,30 0,40 3,27 Sản lượng Tấn 1.938 6.629 4.691 22,75 8. Điều Ha 8.006 4.530 -3.476 -9,05 Diện tích thu hoạch Ha 7.675 4.343 -3.332 -9,05 Năng suất Tấn/ha 1,21 1,67 0,46 5,50