SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
1
CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.............................................................4
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...............................................
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu...........................................................................
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC “TRỒNG NGƯỜI” TRONG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MiNH...................................................................................
1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người............................................
1.1.1 Con người là vốn quýnhất.....................................................................
1.1.2 Con người vừa là mụctiêu, vừa là động lực của Cách Mạng..............
1.1.3 Có mục tiêu, phương hướng đúng đắn sáng tạo để giải phóng con
người, pháttriển con người.......................................................................................
1.1.4 Kết hợp giải phóng con người về mặt chính trị với giải phóng con
người vềmặtkinhtế, văn hóa. Không ngừng pháttriển sản xuấtđểkhông ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân................................
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” và mục
đích của giáo dục trong chiến lược...........................................................................
1.2.1 Chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh........................................
1.2.2 Hồ Chí Minh bàn về vai trò, mụcđích của giáodục trong chiến lược
“trồngngười”..............................................................................................................
1.2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minhvề các lực lượng tham gia giáodục......
4
1.3. Những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng
người”
1.3.1. Chiến lượctrồng người phải làm saođàotạo được những con người
có đạo đức cách mạng.
1.3.2. Chiến lượctrồng người làphải tạonên những con người có ý chí học
hỏi, cầu tiến bộ, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hóa, khoa
học kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại.
1.3.3. Chiến lược trồng người phải tạo nên những con người có tinh thần
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC “TRỒNG NGƯỜI”TRONG GIÁO DỤC
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG………………………
2.1 Những nhân tố tác động đến công tác vận dụng chiến lược “trồng
người” cho sinh viên ở trường Cao đẳng Hải Dương hiện nay.............................
2.1.1 Điều kiện kinhtế - xã hội........................................................................
2.1.2 Đặcđiểm của sinhviên...........................................................................
2.1.3 Vai trò của gia đình.................................................................................
2.1.4 Vai trò của nhà trường............................................................................
2.1.5. Vai trò của tổ chức kinhtế, chính trị- xã hội ở địa phương................
2.2 Thực trạng về conngườivà chiếnlược “trồng người” ởsinhviêntrong
trường Cao đẳng Hải Dương .........................................................................
2.2.1 Một vài nét khái quátvề trường Cao đẳng Hải Dương.........................
2.2.2 Công tác vận dụng chiến lược “trồng người” cho sinh viên ở trường
Cao đẳng Hải Dương hiện nay.................................................................................
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜIVÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG HẢI DƯƠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN LƯỢC
‘TRỒNG NGƯỜI”………………………………………………………...
5
3.1 Về phía nhà trường...................................................................................
3.2 Về phía gia đình.........................................................................................
3.3 Về phía sinh viên.......................................................................................
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng dân tộc, một nhà lý luận cách mạng độc đáo. Bác
đã ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng toàn dân ta những di sản vô cùng to lớn và
chiến lược “trồng người” là một trong những di sản to lớn ấy. Tư tưởng, quan điểm
“trồng người” của Người mang đậm nét nhân văn và có giá trị to lớn đối với sự
nghiệp giáo dục đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”, rất toàn diện và sâu sắc.
Với tình thương yêu con người bao la, Bác đã để lại cho chúng ta di huấn hết sức
quý báu, đó là quan tâm đến việc bồi dưỡng cho thế hệ mai sau.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người” mãi mãi soi
đường cho sự phát triển giáo dục đất nước, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý
báu của Đảng và dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giành và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Suốtcuộc đời, Bác đặc biệt quan tâm đến sựnghiệp “trồng người”. Bác là một
tấm gương sáng cho việc tự học và là nhà giáo dục lớn trong lịch sử Việt Nam. Học
tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của mỗi sinh viên. Việc học
tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không những giúp chúng ta hiểu sâu hơn
tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối chính sáchcủa Đảng ta mà cònđể vận dụng
vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước.
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để
thữ hiện được việc đó thì việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
là một nhu cầu cao của xã hội như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục và đào tạo trong thời
kì đổi mới hiện nay là một tất yếu khách quan, với quan điểm đúng đắn của Đảng,
Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
phát triển, tạo điều kiện cho gióa dục đi trước một bước và phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa, mà tập trung đào tạo con người phát triển toàn
diện, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Ngành giáo dục ở nước ta đã và đang
có nhiều cố gắng, đạt được những thành tích đáng khích lệ.
7
Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến
lược “trồng người” nhằm soisáng cho việc hoạch định và thực hiện các chủ trương,
chính sách, mục tiêu, biện pháp đối với công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện
nay càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và mang tính thời sựnóng hổi, đặc biệt là việc
xây dựng con người càng trở nên cấp thiết. Vì lí do trên, tôi chọn vấn đề:Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến lược “trồng người” trong việc giáo dục
sinh viên ở trường Cao đẳng Hải Dương, tỉnh Hải Dương làm đề tài nghiên cứu khoa
học tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tíchmột cách khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về conngười và chiến lược "trồng người", đề tài làm sáng tỏ thực trạng
chiến lược "trồng người" trong quá trình giáo dục - đào tạo ở trường Cao đẳng Hải
Dươg, chỉ ra những mặt tíchcực và hạn chế, tìm nguyên nhân đểtừ đó đềxuất những
giải pháp phát triển giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương, tỉnh Hải
Dương.
2.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
và chiến lược "trồng người".
- Đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng
người” trong giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương cả hai mặt thành
tựu và hạn chế.
`- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục cho sinh viên
trường Cao đẳng Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” trong giáo dục
cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến lược "trồng
người, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về conngười và chiến lược "trồng người" cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.
8
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Đềtài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác -Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và
chiến lược "trồng người", đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu một số công trình
khoa học của các tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy
nạp, so sánh đối chiếu, gắn lý luận với thực tiễn…
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài NCKH gồm
có 3 chương 8 tiết.
Chương I:Con người và chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Chương II:Thực trạngvận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến
lược “trồng nguời”trong giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho sinh
viên trường Cao đẳng Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng
người”
9
Chương I: Con người và chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí
Minh
1.1. Quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về con người
Tuy không có một tác phẩm nào bàn riêng về con người, nhưng quan niệm về
con người lại được hiểu thật đa dạng, phong phú, trở thành một vấn đề xuyên suốt,
trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người. Trongquan niệm của Hồ Chí Minh: Chữ
người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả
nước. Rộng nữa là cả loài người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh con người là một
thực thể thống nhất giữa cái "riêng" và cái "chung" conngười tồn tại trong mối quan
hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương
con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.
1.1.1 Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự
nghiệp cách mạng
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lý luận, mà Người còn là nhà hoạt động thực
tiễn cáchmạng. Người không chỉ thể hiện tư tưởng của mình qua hành động của bản
thân trong những việc làm hàng ngày, mà còn đưa các tư tưởng đó vào trong chiến
lược và sách lược, trong việc thành lập, giáo dục, rèn luyện Đảng của Người.
Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế
giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Vì vậy, “Vô luận việc
gì, đều do conngười làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho
rằng “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có nhân dân liệu
cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần. Hồ Chí
Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân
từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù
đày, hi sinh, đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng
bộ đội và cán bộ cách mạng.
Dân ta tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách
giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ
mãi không ra”. Đặc biệt dân ta có lòng sốtsắng, hăng hái. Hồ Chí Minh có niềm tin
10
vững chắc rằng với tinh thần quật cường, lòng yêu nước, ý chí kiên định của dân và
quân ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Những luận điểm của Hồ Chí Minh về con người nói chung và con người là
vốn quý nhất là sự hun đúc, chắt lọc những thành quả trí tuệ loài người qua các thời
đại và được nâng lên tầm cao trên cơ sở của thế giới quan khoa học và nhân sinh
quan cáchmạng. Người nhìn nhận tin tưởng conngười là nhân tố quyết định tiến bộ
xã hội, quyết định sự thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội
mới. “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn,
không ai thắng nổi.”
1.1.2 Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
Vì sống gần dân, với dân, hiểu rõ tâm dân, Hồ Chí Minh thấy rõ yêu cầu giải
phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao động xã hội. Nhân dân vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, cảm thông sâu sắc với thân phận những
người cùng khổ và nô lệ lầm than. Người có niềm tin vững chắc vào trí tuệ, bản lĩnh
của con người, ở khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người. Người làm
hết sức để xây dựng, rèn luyện conngười và quyết tâm đấu tranh để đem lại độc lập,
tự do, hạnh phúc cho con người. Người xác định con người là mục tiêu trong điều
kiện cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. Khi đất nước cònnô lệ, lầm than thì mục
tiêu trước hết trên hết là giải phóng dân tộc. giành độc lập dân tộc. Sau khi chính
quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại
được ưu tiên hơn, bởi vì "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do,
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Vì vậy chúng ta phải thực hiện ngay: Làm
cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học
hành.
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước,
toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có
ý nghĩa to lớn trong sựnghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà
nước mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh lấy công - nông - trí làm nền tảng. Từ
thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười phải nhìn nhận và đánh giá đúng giai cấp
đứng ở trung tâm của thời đại mới,đó là giai cấp công nhân. Chỉ có giai cấp công
nhân với những đặc điểm chung và riêng mới lãnh đạo được dân tộc đào mồ chôn
chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy giai cấp công nhân chỉ có liên minh với giai cấp nông
dân và gắn bó với dân tộc mới trở thành lực lượng hùng mạnh.
11
Giữa conngười - mục tiêu và conngười - động lực có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Càng chăm lo cho con người - mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con
người -động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người
- động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
Trong khi khẳng định mục tiêu cách mạng là giải phóng con người, mang lại
tự do, hạnh phúc cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng định sự nghiệp
giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Đây là tư tưởng chủ đạo bao
trùm và xuyên suốt, vừa có ý nghĩa như tiền đề xuất phát đồng thời lại là mục đích
trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Con người là mục tiêu của cách mạng, nên
mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính
đáng của con người. Có thể là lợi íchlâu dài, lợi ích trước mắt; lợi íchcả dân tộc và
lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Con người là chiến lược số một
"vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Người phấn đấu cho một xã hội vì con
người hạnh phúc, tự do, được phát triển toàn diện.
1.1.3 Có mục tiêu, phương hướng đúng đắn sáng tạo để giải phóng
conngười, phát triển con người.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ: "Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa", "có dân thì
có tất cả"...
Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực
lượng. Nếu không có Chínhphủ thì nhân dân không có ai dẫn đường. Đảng lãnh đạo
nhưng nhân dân là chủ. Dân như nước, bộ đội như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở
dân hết. Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần
chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủ
và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân.
Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi íchchính đáng của con người. Có thể là lợi ích
lâu dài, lợi ích trước mắt, lợi ích cả dân tộc, lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp
và cá nhân. Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy - ta phải hết
sức làm. Việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy - ta phải hết sức tránh.
Mục tiêu phương hướng theo Hồ Chí Minh đó là: Giành độc lập dân tộc cho
các nước thuộc địa và phấn đấu cho sự bình đẳng cả tất cả các dân tộc; giành quyền
tự do cho những người bị áp bức bóc lột và phấn đấu cho quyền tự do, bình đẳng
12
của tất cả mọi người; đem lại cơm no, áo ấm, đáp ứng nhu cầu học hành cho những
người lao động nghèo khổ và phấn đấu hạnh phúc đầy đủ cho toàn nhân loại.
1.1.4 Kết hợp giải phóng con người về mặt chính trị với giải phóng
conngười về mặt kinh tế, văn hóa. Không ngừng phát triển sản xuất để không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước để giải phóng đồng bào, Hồ Chí Minh đã
nghĩ đến một xã hội mới, một cuộc sốngmới ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Muốn có cuộc sốngmới đó, trước tiên phải giành lại độc lập cho dân tộc, kế đó phải
xây dựng đất nước vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Đối với
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì dân, không có gì khác hơn là vì nhu cầu và đáp ứng ngày
càng cao lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của nhân dân. Một xã hội mới là một xã
hội mà mọi người dân phải được hưởng ấm no, hạnh phúc. Ðối với Người, nhân dân
luôn là lực lượng vĩ đại và quyền lợi của dân luôn là tối thượng. Ðó không chỉ là
quyền độc lập dân tộc mà còn là những lợi ích vật chất liên quan cuộc sống thường
ngày của mỗi con người như ăn, mặc, học hành.
1. 2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người" và mục
đích của giáo dục trong chiến lược.
1.2.1 Chiến lược "trồng người" của Hồ Chí Minh
Chiến lược "Trồng người" là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài
của cách mạng.
Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách
mạng. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con
người. Người nói đến "lợi ích trăm năm" và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là
những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng rất cấp
bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ "trước hết cần có những con người xã hội chủ
nghĩa" và "trồng người”. Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan
trọng có tính quyết định của nhân tố con người: tất cả vì con nguời, do con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về "trồng người” có thể được hiểu với những nội dung
chủ yếu sau đây:
"Trồngngười" phải được thường xuyên đẩy mạnh . Đây vừa là quyền lợi, vừa
là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Tư tưởng "trồng người" của Hồ Chí Minh rất khoa học và toàn diện, cả về nội
dung và phương pháp. Người luôn có một lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở
13
thanh niên, ở thế hệ trẻ, thấy trước những đỉnh cao mà conngười Việt Nam sẽ phải
đạt tới.
1.2.2. Hồ Chí Minh bàn về vai trò, mục đích của giáo dục trong chiến
lược"trồng người"
Giáo dục là một trong những động lực, yếu tố quyết định tạo nên thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Kế thừa truyền thống văn hóa, giáo dục Việt Nam, tiếp
thu sáng tạo tinh hoa văn hóa giáo dục thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng
chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ dân trí. Mục đích giáo dục
trong chiến lược "trồng người" được Hồ Chí Minh bàn tới từ rất sớm và là nội dung
nhất quán trong tư duy của Người. Đảng và Nhà nước vẫn luôn khẳng định "Giáo
dục là quốc sáchhàng đầu". Kết quả của việc "trồng người" không phải đợi đến trăm
năm mà chỉ sau vài chục năm, ba mươi năm chúng ta đã có thể gặt hái được những
thành quả tốt đẹp. Và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng
người" chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân
loại và tư tưởng của thời đại.
1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các lực lượng tham gia giáo dục
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, của quần chúng nhân dân lao động. Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải quán triệt
điều đó. Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng cho được
một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường,
chăm lo vun đắp sựnghiệp giáo dục học sinh, an tâm ổn định, không chao đảo vững
vàng về lý tưởng, không ngừng nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức, lý luận, tự đào
tạo, nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo, xứng đáng là
lớp người vẻ vang của đất nước -được tôn vinh là "kỹ sư tâm hồn".
1.3. Những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng
người”
1.3.1. Chiến lượctrồng người phải làm saođàotạo được những con người
có đạo đức cách mạng.
Chiến lược trồng người phải làm sao đào tạo được những con người có đạo
đức cách mạng, đó là lòng trung thành với tổ quốc và nhân dân, không ngừng bồi
dưỡng, trau dồi những phẩm chất đạo đức cách mạng: cần kiệm, liêm chính, chí
công, vô tư, có lòng yêu thương con người và tinh thần quốc tế vô sản, có ý thức và
tinh thần làm chủ tập thể “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, đồng thời Hồ
Chí Minh cũng yêu cầu phải đấu tranh chống lại những căn bệnh do chủ nghĩa cá
nhân sinh ra như tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, đó chính là thứ
14
giặc nguy hiểm, giặc nội xâm, giặc ở trong lòng, nó phá hoại sự nghiệp của chúng
ta từ bên trong, nó là “kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội” vì vậy phải kiên
quyết “quét sạch”.
1.3.2. Chiến lượctrồng người làphải tạonên những con người có ý chí học
hỏi, cầu tiến bộ, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hóa, khoa
học kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại.
Trong “Thư gửi các học học sinh” nhân ngày khai trường năm 1945, Người
đã chỉ ra nhiệm vụ cho thế hệ trẻ đó là “phải xây dựnglại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại
cho chúng ta”, để “cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu”, đó là một
trách nhiệm rất nặng nề song cũng vô cùng vẻ vang. Trong nhiệm vụ giáo dục vẻ
vang ấy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước phải hết sức quan tâm, chú ý vì
đó là tiền đồ, là tương lai của dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ của Đảng và
Chính phủ trong sự nghiệp cách mạng to lớn ấy là “Cần chọn một số ưu tú nhất, cho
các cháu ấy đihọc thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cánbộ và công
nhân có kĩ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân
chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta.”
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lí tưởng
cao xa, ở mức sống vật chất dồidào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết
là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sảnluôn sống
và chiến đấu cho lí tưởng đó của loài người thành hiện thực. Trong bài nói chuyện
tại buổi lễ khai mạc đại học nhân dân Việt Nam ngày 19/01/1955 Người đã chỉ ra
nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong thời kỳ kiến thiết nước nhà xây dựng chế độ mới đó là
“không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì
cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì
lợi ích nước nhà mà hy sinh hay phấn đấu nhường nào?”, vì vậy, thế hệ trẻ phải có
trách nhiệm với sự tồn vong, hưng thịnh của dân tộc.
1.3.3. Chiến lược trồng người phải tạo nên những con người có tinh thần
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo.
“Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thig làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kì
được. Phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học mãi. Học văn hóa, học
chính trị, học nghề nghiệp. Đó là những con người phải nhạy bén với cái mới, biết
vận dụng nó vào thực tế công tác để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đồng
thời, đó phải là những con người “có chí tự động, tự cường, tự lập, phải có khí khái
làm việc, chứ không ham địa vị. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu thế hệ trẻ phải hết sức
tránh xa basựham muốn đó là ham muốn về tiền tài, danh vọng và quyền lực, Người
còn cho rằng “thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và
15
sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống
thói xem khinh lao động, đặc biệt biệt nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng
xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị, chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang, có làm
được như thế thì “mới xứng đáng thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà”.
Người căn dặn thế hệ trẻ phải chú trọng bồidưỡng, rèn luyện không ngừng các phẩm
chất đạo đức cách mạng (cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư), những tác phong
đẹp đẽ của đạo đức (khiêm tốn, giản dị, siêng năng, gan dạ, sáng tạo) và những đức
tính tốt đẹp (trung thành, thật thà, chính trực). Hồ Chí Minh đã đặt chọn niềm tin và
sự kỳ vọng vào thế hệ trẻ. Người khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai
của nước nhà”, “nước nhà thịnh hay suy yếy một phần lớn là do các thanh niên”.
Với Hồ Chí Minh, tiền đồ và tương lai của dân tộc Việt Nam gắn bó chặt chẽ với
tiền đồ và tương lai của đội ngũ thanh niên.
16
Chương 2: Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến
lược “trồng người” trong giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương
2.1 Những nhân tố tác động đến công tác vận dụng chiến lược “trồng
người” cho sinh viên ở trường Cao đẳng Hải Dương hiện nay.
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Xu hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta nói chung và thành phố
Hải Dương nói riêng vừa là độnglực, vừa là đòihỏi của sự phát triển của khoa học-
công nghệ, văn hóa-giáo dục… Đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của sinh
viên trường Cao đẳng Hải Dương. Tuy nhiên, trong bốicảnh đó, sinh viên cũng chịu
những khó khăn, thách thức không nhỏ như: Sự bùng nổ dân số làm tăng sự cạnh
tranh trong giáo dục, đào tạo là nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực trong học tập
của sinh viên; sự phát triển của khoa học - công nghệ kéo theo những tác động tiêu
cực của internet và các phương tiện thông tin hiện đại; kinh tế thị trường dẫn đến
nguy cơ thất nghiệp cao, ảnh hưởng đến tâm lý và mục tiêu học tập, phấn đấu của
sinh viên; việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi nhịp sống, con
người bị cuốn hút vào công việc, vào các hoạt động xã hội. Điều đó có ảnh hưởng
đáng kể đến các mối quan hệ gia đình, làm giảm sựquan tâm của bố mẹ đối với việc
chăm sóc, giáo dục con cái. Đó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc
học tập của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.
2.1.2 Đặc điểm của sinh viên
Mỗi lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm khác nhau. Ở đây chúng ta
nhắc tới đặc điểm của sinh viên.
- Các ưu điểm:
Suốt cuộc đời, Bác đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”. Bác là
một tấm gương sáng cho việc tự học và là nhà giáo dục lớn trong lịch sử Việt
Nam. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của mỗi sinh
viên. Việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không những giúp chúng
ta hiểu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối chính sách của Đảng ta
mà còn để vận dụng vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước.
17
Sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức,
kĩ năng. Một trong những đặc điểm nổi bật của sinh viên đó là sự phát triển ý thức.
Nhờ có sự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh
giá bản thân để chủ động điều chỉnh để phù hợp với xu thế xã hội.
Một đặc điểm nổi bật nữa ở sinh viên là rất thích khám phá, tìm tòi cái mới,
đồng thời thích bộc lộ các thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị
vốn hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.
- Nhược điểm:
Sinh viên là lứa tuổiđang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm,
dễ bị kíchđộng, lôi kéo... Có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sựgiao tiếp với bạn
bè, từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích, nếu không được giáo dục
dễ bị sai lệch.
2.1.3 Vai trò của gia đình
Gia đình chính là môi trường hình thành nhân cách, bởitừ gia đình con người
có những định hướng giá trị đầu tiên về cuộc sống. Đâycũng là nơi gắn bó suốtcuộc
đời nên môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tình cảm, nếp sống của
mỗi người. Tuy nhiên, do điều kiện học tập, phần lớn sinh viên đều sống xa gia đình
nên sự quan tâm, uốn nắn, giáo dục các hành vi của sinh viên từ gia đình còn chưa
thực sự sát sao. Hiện nay nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về
giáo dục concái nên là quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; hoặc lại
sử dụng quyền uy và vũ lực của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện
của cha mẹ, người thân...đã tác độngkhông nhỏ đến sựhình thành và phát triển nhân
cách cho sinh viên . Sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương đa số là ở trong thành
phố Hải Dương, một số đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, phải ở trọ nên thiếu sự
quản lý, giáo dục thường xuyên của gia đình. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình học tập của sinh viên.
2.1.4 Vai trò của nhà trường
Trường học, có nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy kiến thức cho sinh viên. Để
có được môi trường giáo dục thân thiện, trong sạch, các chủ thể giáo dục bao gồm
Ban giám hiệu, Cấp uỷ chi bộ, các tổ chức chính trị-xã hội như Công đoàn, Đoàn
thanh niên, hội Sinh viên, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên
trách…phải có sự nhất quán và đồng thuận từ chủ trương đến hành động. Ban giám
hiệu, cấp uỷ chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên phải đề ra mục tiêu, kế hoạch để
lãnh đạo, chỉ đạo và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải tham mưu đề xuất những
giải pháp hiệu quả, thiết thực để làm tốt các mặt công tác của nhà trường, trong đó
18
trọng tâm là công tác “trồng người” cho sinh viên. Bản thân mỗi thầy, cô giáo luôn
là tấm gương gần gũi nhất, chân thực nhất để sinh viên học tập noi theo. Bên cạnh
đó, Đoàn thanh niên là nơi tập hợp, đoàn kết sinh viên và các phong trào của Đoàn
thanh niên tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho sinh viên của trường. Qua đó,
sinh viên được giao lưu học hỏi, được pháthuy khả năng sở trường, được nuôidưỡng
hoài bão ước mơ, được tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng…được
trưởng thành và phát triển.
2.1.5. Vai trò của tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội ở địa phương
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đề cao vai trò, vị trí của sinh viên, luôn.
Vì vậy, công tác giáo dục sinh viên ở thành phố Hải Dương nói chung và ở trường
Cao đẳng Hải Dương nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của Thành uỷ, UBND
thành phố Hải Dương, Thành Đoàn Hải Dương, Hội sinh viên Thành phố, Liên đoàn
lao động Thành phố và các tổ chức doanh nghiệp… Nhờ sự quan tâm, động viên về
tinh thần và sự hỗ trợ về vật chất của các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội mà sinh
viên thành phố Hải Dương cũng như sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương có nhiều
sân chơi, có nhiều cơ hội tham gia, được trải nghiệm, được thể hiện bản thân.
2.2 Thực trạng về conngườivà chiếnlược “trồng người” ởsinhviêntrong
trường Cao đẳng Hải Dương
2.2.1 Một vài nét khái quát về trường Cao đẳng Hải Dương
2.2.1.1 Một số đặc điểm chủ yếu
Trường Cao đẳng Hải Dương tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Hải
Dương, được thành lập năm 1960, là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trường đào tạo đa ngành: ngành
Sư phạm, ngành Kinh tế và Kỹ thuật, ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn. Trong
60 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo, bồidưỡng cho tỉnh Hải Dương và
các tỉnh lân cận gần 40.000 giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, cánbộ quản lí nhà
trường, đáp ứng nguồn nhân lực cho tỉnh và các tỉnh bạn . Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp
hàng năm đạttrung bình98%. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt 95%
trong đó nhiều sinh viên được giữ lại làm liệc trong trường Tiểu học Chu Văn An,
một số sinh viên sau khi ra trường được giữ những vịtrí then chốt, quan trọng trong
các cơquan, doanh nghiệp. Điều đó thểhiện uy tín và chất lượng đào tạo không
ngừng nâng cao của nhà trường. Đa số sinh viên nhập học đến từ các huyện của
thành phố Hải Dương, một số là đến từ các tỉnh lân cận khác ( như Bắc Giang, Hưng
Yên, Hải Phòng, Thái Bình). Do đặc điểm từ nông thôn lên thành phố học tập nên
hầu hết sinh viên có lối sống giản dị, chân thật; thái độ lễ phép với thầy cô giáo và
19
khiêm tốn, ham học hỏi; cần cù, chịu khó và có tinh thần phấn đấu trong học tập để
thực hiện hoài bão ước mơ của bản thân. Đây là ưu điểm của sinh viên trường Cao
đẳng Hải Dương, đồng thời là điều kiện thuận lợi để công tác giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh về chiến lược “trồng người” cho sinh viên nhà trường đạtkết quả cao. Tuy
nhiên, cũng do đặc điểm này mà sinh viên nhà trường có một số hạn chế so với sinh
viên các trường Đại học, Cao đẳng khác trên địa bàn thành phố. Đó là hạn chế về
trình độ nhận thức, vốn hiểu biết chính trị - xã hội không nhiều, khả năng giao tiếp
và một số kỹ năng còn yếu, thiếu linh hoạt và nhạy bén với cái mới, còn nhút nhát
và thiếu tự tin. Nguyên nhân là do các em không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ
thông tin hiện đại như sinh viên thành phố hoặc phải phụ giúp gia đình làm kinh tế
nông nghiệp nên không có thời gian và điều kiện để học tập, nghiên cứu. Mặc khác,
công tác thông tin tuyên truyền tới các vùng nông thôn, vùng xâu vùng xa ngày nay
tuy đã có nhiều tiến bộnhưng thực tếvẫn không kịp thời như ởthành thị. Điều đó ảnh
hưởng ít nhiều đến nhận thức và kỹnăng của sinh viên.
2.2.1.2 Tình hình sinh viên trường: ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
* Ưu điểm và nguyên nhân:
- Sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương có những ưu điểm nổi bật, đó là:
Thứ nhất, sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương có lòng yêu nước, lòng tựhào
dân tộc và tinh thần đoàn kết.
Trên cơsởnhận thức rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi íchcủa nhân dân lao động và cảdân tộc,
sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương luôn quan tâm đến Đảng, tin vào mục tiêu
và đường lối đúng đắn sáng suốt của Đảng. Rất nhiều sinh viên của trường có
nguyện vọng trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lòng yêu nước và tựhào dân tộc của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương
còn biểu hiện ởsự quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước,
địa phương và tình hình hoạt động của nhà trường. Có 42,5 % sinh viên được hỏi
cho rằng các bạn thường xuyên theo dõi thời sựtrong nước và thời sựquốc tếqua các
phương tiện nhưtivi, máy tính, điện thoại kết nối internet, nghe đài...
Lòng yêu nước và tựhào dân tộc của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương
còn được biểu hiện bằng chính những hoạt động học tập của sinh viên nhằm góp
phần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Khi được hỏi “Mục đích học
tập của em là gì?” thì có 40,3% sinh viên cho rằng đểtìm kiếm việc làm có thu nhập
ổn định; 45,5% cho biết học tập vì sở thích của bản thân, để có khả năng cống hiến
được nhiều hơn cho đất nước mình ;12,8% cho biết để làm hài lòng bố mẹ, người
20
thân và lý do khác là 1,2%. Nhìn chung, động cơhọc tập của sinh viên Trường Cao
đẳng Hải Dương là lành mạnh và luôn gắn với nhu cầu mưu sinh lập nghiệp.
Trong công tác tình nguyện vì cộng đồng, sinh viên trường Cao đẳng Hải
Dương luôn hăng hái tham gia.Các hoạt độngxã hội do các tổchức Đoànphát động
như: hiến máu nhân đạo, Đông ấm...được sự ủng hộ và tham gia tích cực của rất
nhiều sinh viên.Hầu hết sinh viên trường cho rằng việc tham gia phong trào xuất
phát từnguyện vọng muốn đóng góp công sức cho cộng đồng và xem đây là môi
trường rèn luyện tốt nhất.
Thứ hai, sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương có ý thức chủ động, tíchcực
trong học tập.
Ngày nay, khoa học công nghệ đang thực sựtrởthành một lực lượng sản xuất
trực tiếp và nòng cốt, là động lực cơbản của sựphát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức
rõ điều này, sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương rất tích cực học tập, trau dồi
kiến thức chuyên môn. Ngoài việc học tập trên lớp, nhiều sinh viên cònhăng say tìm
kiếm kiến thức trên mạng để tự học.
Thứ ba,sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương năng động, nhạy cảm trước
cái mới, biết hướng mọi hoạt động vềmột tương lai tốt đẹp, tính tíchcực xã hội ngày
càng cao.
Qua điều tra cho thấy phần đôngsinh viên trường đã ý thức được những phẩm
chất cần có ở người lao động Việt Nam hiện nay. Đó là giỏi chuyên môn (85%),
thái độ trung thực, thẳng thắn (100%); có lương tâm và trách nhiệm (84,6%); thông
minh, tháo vát (80%); tiết kiệm và quý trọng thời gian (60%); có chí tiến thủ, khiêm
tốn (79,2%); quan hệxã hội rộng (23%), bản lĩnh chính trịvững vàng, tin vào Đảng
và CNXH (47,3%); năngđộng, thích ứng nhanh với cơchếmới (90,5%).
- Nguyên nhân: Các biểu hiện tích cực của sinh viên Trường Cao đẳng Hải
Dương trong thời gian qua là kết quảcủa những nguyên nhân sau:
Một là, do gia đình, nhà trường và xã hội đã bước đầu ý thức được vai trò và
trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái, học trò và công dân của mình.
Hai là, Trường Cao đẳng Hải Dương là một trường công lập có chất lượng và
tốc độphát triển nhanh, đã ngày càng thu hút sinh viên vềhọc tập, tạo cho sinh viên
môi trường văn hoá, xã hội thuận lợi cho việc rèn luyện phát triển nhân cách.
Ba là, do có sựquan tâm, đầu tưcủa cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường
, các đoàn thểđối với đời sống và tâm tưnguyện vọng của sinh viên nên sinh viên
Trường Cao đẳng Hải Dương có điều kiện tốt đểhọc tập, rèn luyện và phát triển.
21
Bốn là, thành phốHải Dương là một thành phốcông nghiệp hiện đại với nền
kinh tếthịtrường phát triển mạnh. Để có việc làm với thu nhập ổn định trong một
môi trường cạnh tranh gay gắt ở đây buộc sinh viên phải không ngừng nỗlực học
tập, ra sức rèn luyện và vươn lên trong cuộc sống.
* Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm kể trên, sinh viên Trường Cao đẳng Hải
Dương còn có những hạn chế sau:
Một bộphậnsinh viên của Trường có tháiđộhọc tập chưa đúng, chưa có ý thức
tu dưỡng và rèn luyện bản thân. Một số sinh viên có những suy nghĩ lệch lạc trong
việc lựa chọn ngành nghềtheo học. Một số sinh viên cho rằng việc lựa chọn trường
và ngành học là do cha mẹ, người thân quyết định. Một số khác lại chọn những
ngành theo trào lưu, đểhọc cho vui, không phải học vì sở thích hay đam mê của bản
thân. Điều này trái với quan điểm của Chủtịch HồChí Minh là học đểlàm người,
đểphụng sựTổquốc, phục vụ nhân dân.
Thứnhất, một bộphận nhỏ sinh viên của trường có tinh thần, thái độhọc tập
chưa đúng.Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng hay đihọc muộn, trốntiết hoặc nghỉkhông
có lý do. Thời gian dành cho việc tựhọc và tựnghiên cứu cònthấp. Bên cạnh số đông
sinh viên ra sức nỗlực học tập vì tiền đồcủabản thân, của dân tộc thì vẫn có một số
nhỏ sinh viên học tập có tính chất đốiphó, lười biếng không biết tận dụng thời gian
đểhọc hành, trau dồi tri thức.
Thứhai, còn một số sinh viên chưa có ý chí phấn đấu, thờ ơ với các vấn đề
chính trị và, các hoạt động xã hội. Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều sinh viên đang
sống khép mình, xa rời tập thể, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ
ơvới các diễn biến chính trị, xã hội của đất nước, không hòa nhập với tập thể, trốn
tránh trách nhiệm chung, chỉtham gia những hoạt động gì có lợi cho bản thân mình.
*Nguyên nhân: Do đặc thù vềtâm lý lứa tuổi, sinh lý, năng lực...đang trong
quá trình hoàn thiện nên sinh viên còn chưa đủ chín chắn, còn bồng bột, nông nổi,
bản lĩnh chưa vững vàng. Do sựthiếu chủđộng, tựgiác trong tu dưỡng, rèn luyện nên
một bộphận sinh viên không biết kiềm chếtrước những cám dỗcủa cuộc sống.
Tóm lại, đặc điểm của sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương là sự đan xen
giữa hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong đó mặt tích cực chiếm ưu thế đáng được
trân trọng và phát huy. Tuy nhiên, những biểu hiện tiêu cực có ở một số sinh viên
cần kịp thời ngăn ngừa, uốn nắn, khắc phục.
22
2.2.2 Công tácvận dụngchiến lược“trồng người”trong giáodục sinhviên
ở trường Cao đẳng Hải Dương hiện nay: Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Ưu điểm
Một là, Nhà trường luôn triển khai nghiêm túc, đầy đủcác đợt sinh hoạt chính
trị, các phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho sinh viên theo kếhoạch của Bộ
Giáo dục và đào tạo, của Thành phố và kế hoạch riêng của Nhà trường. Ban giám
hiệu và Cấp uỷchi bộ đã chỉ đạo các phòng ban chức năng, tổchức Đoàn thanh niên
và đội ngũ giáo viên quan tâm, làm tốt công tác giáo dục “trồng người” cho sinh
viên. Nhà trường thường xuyên tổchức các buổi toạ đàm, đối thoại giữa lãnh đạo
trường với sinh viê, đểlắng nghe tâm tưnguyện vọng của sinh viên để qua đó kịp thời
điều chỉnh, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên.
Hai là, Đoàn Thanh niên của trường đã phát huy tốt vai trò chủđộng, tíchcực
của thanh niên, đặc biệt là đội TN tình nguyện luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm
vụcủa Thành phố, nhà trường giao phó. Các phong trào của Đoàn TN được tổchức
sôinổi, hình thức phong phú, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của TN và điều kiện
của nhà trường nên đã tạo được môi trường rèn luyện lành mạnh, được đoàn viên,
sinh viên nhiệt tình hưởng ứng và tham gia. Qua các phong trào, Đoàn thanh niên
đã phát hiện và bồidưỡng nhiều nhân tốxuất sắc, nhiều thanh niên điển hình đểgiới
thiệu với chi bộtrong công tác phát triển đảng viên.
Ba là, Chi bộnhà trường luôn quan tâm, làm tốt công tác phát triển đảng , tạo
được niềm tin và động lực cho sinh viên phấn đấu trong học tập.
Bốn là, đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên đầy nhiệt huyết, yêu nghề, yêu
trò, gần gũi với trò, luôn giữ gìn lối sống trong sạch, không tiêu cực để làm tấm
gương sáng cho sinh viên noi theo.
Năm là, Phòng Đào tạo và công tác sinh viên của trường luôn phát huy tốt vai
trò quản lý về mặt hành chínhđối với sinh viên. Phòng luôn chủ động tham mưu, đề
xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý sinh viên. Do đó, ý thức nề nếp
của sinh viên nhà trường ngày càng ổn định và tiến bộ.
Sáu là, các Khoa luôn có sự quan tâm, giải đáp kịp thời mọi thắc mắc chính
đáng của sinh viên.
23
2.2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế:
Một là, một số sinh viên chưa có ý thức tự giác tìm hiểu kiến thức, chưa tích
cực trong rèn luyện.
Hai là, việc kiểm soát đời sống của sinh viên ởcác khu nhà trọcònlỏng, chưa
nắm bắt được tình hình đời sống của sinh viên ngoại trú; việc nắm bắt tâm tư, diễn
biễn tưtưởng của sinh viên còn chậm.
Ba là, một bộphận sinh viên ngại lên các phòng, các Khoađểgặp thầy cô trao
đổi, sinh viên tựti và không dám phản ánh nên thầy cô, nhà trường không thể biết và
không thể giải quyết sự vướng mắc trong học tập của sinh viên.
* Nguyên nhân:
Thứnhất, do các điều kiện vật chất để học tập, cho sinh viên của trường còn
thiếu, ví du như phòng học tin số máy tính có thể sử dụng được ít, nhà trường chưa
kịp thời sửa chữa, bổ sung...
Thứ hai, quá trình sinh viên ở ngoại trú đông. Đây là nơi sinh viên dễtụtập,
tiếp xúc với nhiều thành phần phức tạp, tiếp xúc với các tệnạn xã hội và nhiều cám
dỗcủa cuộc sống. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý sinh viên
của trường.
Chương 3
24
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho sinh viên trường Cao
đẳng Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
3.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sốngcho
thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3.1.1. Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên.
Nội dung giáo dục đạo đức có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo rahiệu
quả giáo dục. Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên cần gắn liền với giáodục ý
thức chính trị, trước hết là giáo dục cho sinh viên về lý tưởng xã hội chủnghĩa, về
độc lập dân tộc. Những bài học này giúp cho sinh viên có cách hiểu đúngvà niềm tin
vào conđường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, từđó có thái độ tích
cực trong xác định lập trường, thế giới quan, cố gắng phấnđấu vì sự nghiệp chung
của nước nhà, đồng thời không bị dao độngtrướcnhững tư tưởng phản nghịch, chống
phá. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức cho sinh viên cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ
với giáo dục ý thức pháp luật. Đạo đức vàpháp luật đều có chức năng điều chỉnh
hành vi của con người. Mặc dù giữahai lĩnh vực có những điểm khác nhau nhất định
nhưng chúng có sự bổ sung,tương trợ nhau. Sống và làm việc theo pháp luật, sống
có đạo đức là tiêu chícủa mọi xã hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối
với việc xâydựng con người mới ở nước ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
Để đào tạo sinh viên thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa
“hồng”vừa “chuyên” cần tập trung vào những nội dung sau:
3.1.1.1. Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc
Vì vậy, giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc choSV-độingũ trí
thức tương lai của đấtnước có một ý nghĩa vô cùng quantrọng. Đây là quá trình khơi
dậy lòng nhiệt tình cách mạng tiềm ẩn trong mỗimột nhân cách sinh viên; giúp các
em thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thânđối với Tổ quốc và dân tộc mà nỗ lực
học tập, ra sức tu dưỡng rèn luyện đểgóp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, mang
lại hạnh phúc ấm no cho nhândân.
3.1.1.2. Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa và niềm tin vững chắc vào
sựnghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo
Để khắc phục tình trạng “suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng” trong mộtbộ
phận sinh viên hiện nay thì việc giáo dục lý tưởng, bồidưỡng niềm tin, xây dựngước
mơ hoài bão cho tuổi trẻ nói chung và sinh viên nói riêng là công tác vừa cấpbách,
vừa lâu dài. Là lớp người trẻ tuổi, sinh viên là những người có nhiều ước mơhoài
25
bão, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thế nhưng do đặc điểmtuổi đời còn
ít, vốn sống chưa nhiều, kinh nghiệm chính trị-xã hội còn hạn chếnên sinh viên đôi
khi tỏ ra thiếu chín chắn trong suy nghĩ và hành động, dễ ngộnhận giữa hiện tượng
và bản chất, đúng-sai, thật-giả, khó xác định hoặc lựachọn cho mình lý tưởng sống
đúng đắn phù hợp. Vì thế giáo dục để địnhhướng lý tưởng cho sinh viên là điều rất
cần thiết.
3.1.1.3. Giáo dục các phẩm chất đạo đức: dũng cảm, trung thực, khiêmtốn,
sáng tạo, tự lập
Dũng cảm là phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy sinh viên. Trong điều kiện nền kinh tế thịtrường
định hướng XHCN, lòng dũng cảm là tinh thần dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách
nhiệm. Đó cònlà thái độ dám đấu tranh và chiến thắng mọi kẻthù. Ngoài các thế lực
đang ra sức chống phá, cản trở công cuộc đổi mới củađất nước thì kẻ thù của sinh
viên hiện nay còn là sự cám dỗ ngọt ngào của danhvọng, tiền tài, những thú vui vật
chất xa hoa, tệ nạn xã hội, phim ảnh đồitrụy...đòi hỏi sinh viên phải nêu cao cảnh
giác, sáng suốt để nhận diện kẻ thù củamình. Thực hành dũng cảm, sinh viên phải
đoàn kết đấu tranh chống lại những biểuhiện suy thoái đạo đức trong đời sống xã
hội; phải thường xuyên tu dưỡng,rèn luyện để không sa vào tệ nạn xã hội hoặc lối
sống cá nhân ích kỷ, thựcdụng. Mặt khác, sinh viên cần nêu cao tinh thần vượt khó
trong học tập, hăng háitrong nghiên cứu khoa học, đấu tranh với những biểu hiện
tiêu cực sai trái củabạn bè trong quá trình học tập, thi cử.
Trung thực là thật thà ngay thẳng, không lừa người và không tự dốimình,
không bộitín, không giấu khuyết điểm sailầm của nhau. Trongnềnkinh tế thị trường
hiện nay, niềm tin vào tính trung thực của con người đangbị xói mòn trước những
biểu hiện vi phạm đạo đức trong sản xuất kinh doanh,cảtrong giáo dục đào tạo. Sinh
viên cần phải rèn luyện tính trung thực, trước hết làrèn luyện thói quen trung thực
với chính bản thân, trung thực trong mọi hoạtđộng và mọi mối quan hệ. Lòng trung
thực đòi hỏi sinh viên biết xa lánh, phê phánđối với thói kiêu ngạo, phô trương xu
nịnh giả dối.
Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang, tự cao, tự đại, tự phụ. Đức
khiêm tốn là động lực giúp sinh viên vươn lên trong học tập và cuộc sống.Sáng tạo
là một phẩm chất cần có của người lao động mới hiện nay. Sángtạo là sự kết hợp
giữa tri thức và đạo đức trong đó yếu tố đạo đức có ảnhhưởng rất lớn đến sức sáng
tạo củaconngười. Là những trí thức tương lai, sinh viên phải tiên phongđi đầu trong
mọi hoạt động sáng tạo mà trước hết là tronghọc tập và nghiên cứu khoa học.
26
Tính tự lập là một phẩm chất của con người mới mà sinh viên cần rèn
luyện.Tính tự lập đòihỏi mỗi người phải xác định hướng điriêng, conđườngriêngvà
chủ độnggiải quyết khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Ngày nay, sinh viên phải
rèn luyện tính tự lập để vững vàng trước những yêu cầu mới của sự pháttriển.
3.1.1.4. Giáo dục tinh thần yêu lao động, lối sống giản dị, tiết kiệm
Với sinh viên, học tập, nghiên cứu là một hình thức lao động; nhà trường
cầnphải giáo dục sinh viên tinh thần yêu lao động, đó là sự hiếu học và say mê
nghiêncứu khoa học. Ngoài ra, cần phải giáo dục sinh viên có lối sống giản dị tiết
kiệm.Sống giản dị, tiết kiệm là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu lao động, biết
quýtrọng thành quả lao động. Đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, người laođộng
cần có lối sống công nghiệp, trong đó có yếu tố tôn trọng và giữ vữngkỷ luật lao
động. Cần bồidưỡng cho sinh viên ý thức quý trọng thời gian, làm việccó kế hoạch,
khắc phục thói tuỳ tiện.
3.1.1.5. Giáodục tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ mọi người; sựchân
thành và thuỷ chung trong tình bạn, tình yêu
Tổ chức Đoàn TN và đội ngũ giáo viên, thông qua công tác tuyên truyềngiáo
dục, cần bồidưỡng cho sinh viên lối sốngphải biết yêu thương, quan tâm, quýtrọng
con người; lên án thái độ thờ ơ vô cảm trước những khổ đau của conngười và đấu
tranh chống lại các hành vi chà đạp lên phẩm giá của conngười.Thông qua các hoạt
động, phong trào tập thể để giáo dục cho sinh viên có tinh thầnđoàn kết, gắn bó, sự
quan tâm chia sẻvới bạn bè, đồng chí. Đó là độnglực để sinh viên vượt qua mọi khó
khăn, vươn lên và thành công trong cuộc sống.
Tình bạn, tình yêu là một phần quan trọng trong cuộc sống của sinh viên.
Nhàtrường, tổ chức Đoàn TN thông qua mô hình các CLB, hội, nhóm cần giáodục
cho sinh viên có quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu để giúp các em khắcphục
những sailệch trong tình cảm, xây dựng tình bạn và tình yêu chân chínhđể tiếp thêm
sức mạnh, nâng bước cho các em trên conđường phấn đấu học tập, rèn luyện để trở
thành người có ích cho xã hội.
3.1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên.
3.1.2.1. Phốihợp và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng vớiphổ
biến giáo dục pháp luật trong nhà trường
Một số sinh viên chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai tròcủa đạo đức, chỉ chú
trọng việc “học chữ”, “luyện tài” mà xem nhẹviệc “dạy người”, “rèn đức”. Vì thế,
để nâng cao hiệu quả công tác vận dụng chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh,
27
Chi ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và công tácSV, Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí
Minh, đội ngũ giáo viên… cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền vàquán triệt một
cách sâu, rộng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tới toàn thể cánbộ giáo viên, nhân
viên, sinh viên nhà trường; đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vậnđộng học tập và theo
tấm gươngChủ tịch Hồ Chí Minh.
3.1.2.2. Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên
Trong lĩnh vực giáo dục, các giải pháp củagia đình, nhà trườngvà xã hội dẫu
có làm thật tốt cũng không thể thay thế yếu tố tự giáo dục, rènluyện của bản thân
sinh viên. Do đó, cùng với giáo dục thì cần phải biết khích lệ,phát huy ý thức tự
giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên. Sinh viên cần rèn luyệnthái độ
nghiêm khắc với chính bản thân, chống tự kiêu, tự mãn; rèn luyện đứctự tin đểcó
nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Trong quan hệ với mọi người, sinh viên cần có
thái độ, hành vi ứng xử đúng mực, khiêm nhường; phải có lòngnhân ái, đức bao
dung, vị tha, biết quan tâm và giúp đỡ người khác; bỏ thói đốkỵ, thói xem khinh
người khác cũng như thái độ thờ ơ, bàng quan trước nỗiđau, sự bất hạnh của con
người. Ngoài ra, sinh viên còn phải rèn luyện tính kiên trì,nhẫn nại, trung thực học
tập; say mê, sáng tạo trong nghiên cứukhoa học;không ngừng trau dồiđạo đức, tác
phong, thực hành lối sống văn minh, tiếnbộ.Để việc tu dưỡng, rèn luyệncủa sinh
viên có kết quả, ngoài nỗ lực của bảnthân sinh viên thì cần có sự quan tâm, định
hướng giáo dục và hỗ trợ kịp thời từphíagia đình, nhà trường và xã hội. Là những
tổ chức đại biểu cho lợi ích củasinh viên, Đoàn TN có nhiệm vụ chủ yếu là tham
gia vào việc giáo dục lý tưởng,niềm tin cách mạng, tuyên truyền tư tưởng chính trị,
định hướng và vận độngsinh viên thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh. Thiết
nghĩ, để nâng cao hiệu quảcủa công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên;
ngoài việc tiếp tục củng cốvà phát huy các thành tựu đã đạt được thì Đoàn và Hội
cần chú ý thực hiệnnhững giải pháp có tính định hướng như sau:
Trước hết, cần tăng cường công tác tập hợp sinh viên. Tập hợp đối tượng
cầnđược giáo dục là điều kiện đầu tiên cần phải có trong công tác giáo dục.
Không tập hợp được sinh viên thì Đoàn không thể triển khai các hoạt động giáo
dụccủa mình. Ngoài việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho thiết thực,
phù hợp thì tổ chức Đoàn cần quan tâm nắm bắt và hỗ trợ kịp thời những nhu
cầu chính đáng của sinh viên như: chỗ thực tập tốt nghiệp, việclàm, vận động xã
hộigiáodục để hỗ trợ học bổng cho sinh viên vượt khó họcgiỏi, tạo sân chơi lành
mạnh bổ ích …
28
Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn vững mạnh làm trung tâm đoàn
kết, tập hợp, vận động, giáo dục sinh viên. Các cán bộ Đoàn cần nâng cao phẩm
chất, năng lực hoạt động của mình, gắn bó mật thiết với sinh viên; thường xuyên
nghiên cứu, nắm vững tình hình, dự báo diễn biến về tư tưởng, thái độ chính
trị, đạo đức, lối sống của sinh viên và chủ động đề xuất các giải pháp khả thi để
giáo dục, rèn luyện, định hướng sự phát triển nhân cách cho sinh viên.
Đoàn cần tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cho sinh viên. Đoàn cần thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm công tác giáo dục
ở từng đơn vị cơ sở, phát hiện và đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình, hình
thức giáo dục có hiệu quả cao.
Nội dung, chương trình giáo dục phải đảm bảo tính khách quan, khoa
học, phù hợp với những yêu cầu xã hội đặt ra đối với sinh viên. Chương trình, kế
hoạch phải thiết thực và mang tính khả thi cao, không nên đặt “những chương
trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được”
và “Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm
chương trình to tát mà làm không được”. Hình thức giáo dục cầnphong phú, đa
dạng, hấp dẫn, sinh động và khi triển khai thực hiện phải đảmbảo tính sâu rộng,
đều khắp, thường xuyên liên tục, cần khắc phục hiện tượnghình thức hoặc “đầu
voi đuôi chuột” của phong trào.
Cần quán triệt các nguyên tắc: nói đi đôi với làm, nêu gương, xây đi đôi
với chống trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Bên cạnh việc
đẩymạnh tuyên truyền, giáo dục cầnphảihướng dẫn, tổ chức sinh viênđấu tranh,xã
hội lên tiếng chống lại những tiêu cực nhằm góp phần lành mạnh hóa môitrường
xã hội.
Quá trình giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội có những đặctrưng
riêng, ưu thế riêng. Sự thống nhất biện chứng giữa giáo dục của giađình, nhà
trường và xã hội là yếu tố quyết định quá trình hình thành đạo đức một sinh viên
vừa có đức, vừa có tài.
3.1.2.3. Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tiễn.
Trong giáo dục, Hồ Chí Minh đòi hỏi cả người dạy lẫn người học phải
quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
29
Xuất phát từ mục đích của nền giáo dục cách mạng là đào tạo ra những
côngdân có các phẩm chất và năng lực cần thiết để“phụng sự Tổ quốc, phụng sự
nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh” mà Hồ Chí Minh quan niệm giáo dục
không thể dừng lại ở việc truyền đạt tri thức mà phải tiến tới hình thành năng
lực thực hành cho người học. Nghĩa là người học phải có khả năng vận dụng
những tri thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống. Theo Hồ Chí Minh, học là
để hành. Còn hành là điều kiện để củng cố, nâng cao kiến thức được tiếp thu,
rèn luyện kỹ năng và hình thành những phẩm chất cần có của người lao động
mới. Học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức gắn bó khăng khít với
nhau. “Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành
không trôi chảy”. Thực hiện phương châm học đi đôivới hành, lýluận gắn liền với
thực tiễn sẽgóp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáodục;Ban Giám hiệu nhà
trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn TN tổ chức các hoạt động ngoại khóa như:
giao lưu dã ngoại, tham quan du lịch, các hoạt động xã hội từ thiện, mùa hè
xanh, đền ơn đáp nghĩa … Các hoạt động này giúp Sinh viên liên hệ thực tiễn,
tránhđược sự nặng nề, thụ động của phương pháp giáo dục truyền thống. Trong
môi trường thực tiễn, thông qua hành vi của sinh viên mà giáo viên có thể phát
hiệnvà kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành động
của sinh viên. Hơn nữa, chính những hoạt động thực tiễn thiết thực sẽ tạo điều
kiệncho quá trình tự giáo dục củasinh viên, giúp quá trình hình thành những phẩm
chấtđạo đức tốt đẹp ở TN nhanh hơn, phong phú và sâu sắc hơn.
3.1.2.4. Chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt
Thứ nhất, hàng năm Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Thành Hội
Hải Dươngđều có các hoạt động biểu dương, khen thưởng đối với các SV đạt
danh hiệu “Thanh niên điển hình tiên tiến làm theolời Bác”. Các tấm gương sinh
viênđược biểu dương khen thưởng là những sinh viên cósự gắn bó, gần gũi với
các sinh viên khác thông qua hoạt động học tập và rèn luyệnhàng ngày, do vậy có
tầm ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến việc rèn luyệnđạo đưc, lối sống của các
sinh viên khác. Thiết nghĩ đây là một hình thức giáo dụchiệu quả, cần được duy trì
và phát huy rộng rãi hơn nữa.
Thứ hai, giáo dục thông qua nêu gương tốt, việc tốt của mọi người, đặc
biệt là sự gương mẫu của cha mẹ, thầy cô. Việc nêu gương tốt, việc tốt của mọi
người góp phầnxây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tiến bộ tạo điều kiện thuận
lợi chosinh viên rèn luyện nhân cách. Tuynhiên, cầnthấy rằng nhân cáchcủanhững
ngườitrực tiếp đảm nhận công tác giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đối với người
30
đượcgiáo dục. Vì thế, ông bà, cha mẹ, thầy cô phảithật sự là các tấm gương sángvề
đạo đức, lối sống đểsinh viên noi theo. Nêu gương trong giáo dục đạo đức đòihỏi
cán bộ, giáo viên phải tuân thủ nguyên tắc nói đi đôivới làm. Nguyên tắcnói đi đôi
với làm đòihỏi người làm côngtác giáo dục cũngphảiđược giáodục, khôngngừng
tự hoàn thiện nhân cáchcủamình đểtrở thành tấm gươngsáng về mọi mặt cho sinh
viên noi theo.
Thứ ba, nêu cao các hình tượng mẫu mực trong xã hội: những lãnh tụ
hết lòng vì nước vì dân tài đức vẹn toàn, các nhà khoa học lỗi lạc, các nhà
giáo tiêu biểu, nhà văn tên tuổi, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, người tốt
việc tốt. Do vốn sống hạn chế, sinh viên khó phân biệt đúng sai, thật giả, không
thểxác định đâu là những giá trị đích thực. Vì vậy, định hướng giá trị thông qua
việc nêu cao các hình tượng mẫu mực trong xã hội có một ý nghĩa rất lớn đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện ở sinh viên. Điều lưu ý là khi
giới thiệu chân dung của các lãnh tụ, nhà khoa học, nhà giáo, anh hùng lao
động… để sinh viên học tập noi theo phải gắn liền với việc làm rõ những cống
hiếnlớn lao của họ đối với Tổ quốc, với nhân dân, đạo đức nhân phẩm của họ,
lốisống của họ. Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua việc nêu cao các hình
tượng mẫu mực trong xã hội là giúp cho sinh viên xây dựng động cơ phấn đấu,
rènluyện đúng đắn. Bên cạnh việc nêu cao những tấm gương sáng, gương tốt để
sinh viên noi theo, thiết nghĩ hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn nhiều nếu chúng ta biết
kết hợp với việc chỉ ra và phê phán những gương mờ, gương xấu để sinh viên
biếtmà không mắc phải. Đặc biệt là cần lên án và có biện pháp ngăn chặn triệt để
những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nhằm
củng cố niềm tin của sinh viên vào lý tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra,
cũng nên tổ chức cho sinh viên giao lưu với những người một thời lầm lỡ nhưng
lạibiết hoàn lương làm lại cuộc đời, có ý chí nghị lực phấn đấu vươn lên trong
cuộc sống. Chính tiếng nói của những người trong cuộc là lời cảnh tỉnh đối
với sinh viên, giúp họ tránh đi vào vết xe đổ của người trước.
Thứ tư, giáo dục tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, lối sống cao
đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt vời, sáng
chói về con người mới với đạo đức mẫu mực trong sáng, lối sống cao đẹp.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức của người cộng sản. Hồ
Chí Minh còn là hiện thân thân của lối sống mới. Đó là lối sống có lý tưởng,
có đạo đức. Không chỉ kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh
còn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiến tiến.
31
“Bản thân Người là tấm gương sáng, là hiện thân của nền đạo đức cách
mạngViệt Nam, mãi mãi là ngọn đèn pha chiếu rọi con đường rèn luyện, phấn
đấuđể trở nên “tốt” hơn, đạt đến “chân thiện mỹ” của con người Việt Nam ngày
nay và mai sau”.
Giáo dục nhâncáchHồ Chí Minh là một giảipháp quantrọng nhằm hìnhthành
đạo đức, lối sống mới cho sinh viên hiện nay.
Giáo dục nhằm giúp sinh viên hiểu, ngẫm nghĩ về đạo lý làm người của Hồ
ChíMinh, để học tập tấm gương đẹp đẽ của Người. sinh viên cần học tập, noi
gươngNgười ở tinh thần suốt đời kiên trì đấu tranh cho độc lập tự do, cho CNXH
vàchủ nghĩa cộng sản; ở thái độ sống thắm thiết tình yêu thương với toàn thểnhân
dân lao động, lấy đó làm hạnh phúc cao nhất của mình; noi theo gương
chiến đấu, lao động và học tập của Người, đem hết tài năng và trí tuệ để cải
tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên, làm cho Tổ quốc ta và trái đất ta ngày thêm
tươi đẹp. Giáo dục cần kết hợp nhiều hình thức như: giới thiệu chuyên đề,
xem phim tư liệu, giao lưu với các nhân chứng lịch sử đã từng sống, làm việc
cùng Người, phát động các cuộc thi tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của
Hồ Chủ tịch, tham quan bảo tàng, lăng, đền thờ Hồ Chí Minh… Trọng tâm
của giáo dục là giúp sinh viên nhận thức “Vì sao Hồ Chí Minh trở thành tấm
gươngtuyệt vời về conngười mới?”. Những đức tínhcao quý ở Người không phải
làbẩm sinh mà là kết quảcủa việc không ngừng học tập, đấu tranh, rèn luyệnbền bỉ
hằng ngày. Hiểu rõ con đường hình thành và phát triển nhân cách củaHồ Chí Minh,
sinh viên ra sức phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để bản thân ngày cànghoàn thiện.
3.1.2.5. Lựa chọn phương hướng giáo dục phù hợp với thanh niên.
Trong giảng dạy môn các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đa phần giảng viên sử dụng phương pháp diễn thuyết là chủ yếu. Các
phương pháp khác không được sử dụng và nếu có chỉ ở một mức độ nhất
định. Phương pháp chung vẫn là thầy truyền thụ và trò ghi chép tiếp thu, ghi
nhớ một cách máy móc. Các hình thức thảo luận, đối thoại, tranh luận ở
nhóm, ở lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực độc
lập tư duy của SV chưa được đa số giảng viên quan tâm thực hiện đã biến
buổi giảng thành giờ truyền phát thông tin một cách xuôi chiều. Thêm vào đó,
việc giảng viên đơn thuần trình bày lý luận mà ít liên hệ thực tiễn càng làm
cho giờ học trở nên khô khan, nhàm chán. Từ thực tế đó, em cho rằng để nâng
cao chất lượng và hiệu quảcủacông tác giáo dục đứcvàtàicho sinh viên. Trường
Cao đẳng Hải Dươngcần phải đổi mới vềphương pháp, đa dạng về phương tiện
giáo dục đạo sao cho hấpdẫn, lôi cuốn, sinh động.
32
3.2. Tích cực hoá hoạt động của các chủ thể giáo dục theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
3.2.1. Nhà trường quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
văn hóa xã hội của sinh viên.
Với Hồ Chí Minh, giáo dục là một khoa học và hình thức giáo dục thì rất
phong phú, đa dạng. Một mặt, Hồ Chí Minh nhắc nhở các lực lượng giáo dục
cần quan tâm đến nhu cầu vui chơi giải trí của TN. Mặt khác, Người yêu cầu
phải biết gắn kết vui chơi với giáo dục.
Vận dụng phương châm “gắn giáo dục với vui chơi” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho TN, SV hiện nay,
Nhà trường cần nhanh chóng có chính sách và sự đầu tư thích đáng để xây
dựng ký túc xá, thư viện hiện đại, nhà thể thao đa năng, nhà văn hoá, phòng
sinh hoạt CLB chuyên biệt, hệ thống phòng thực hành hiện đại, sân
chơi…Đây là những cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức các hoạt động giao
lưu, vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác cho
TN.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng, lối sống mới không phải từ trên
trời sa xuống mà được hình thành thông qua con đường giáo dục và tự giáo
dục, tự rèn luyện của mỗi người. Đó là một quá trình lâu dài có nhiều khó
khăn, phức tạp bởi. Chính vì thế, việc giáo dục đạo đức, lối sống cần phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục, không được xem nhẹ hoặc xao nhãng.
Giáo dục hình thành đạo đức, lối sống mới cho TN ở nhà trường đòi hỏi Đảng
bộ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Công tác SV, Công đoàn, Đoàn thanh
niên và Hội sinh viên nhà trường phải tận tâm, tận lực, kiên trì, bền bỉ, không
ngừng tìm tòi các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
giáo dục. Cụ thể là:
Tăng cường công tác quản lý nền nếp trong học tập, sinh hoạt của SV
và duy trì kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường. Cần khắc phục hiện tượng đi
muộn về sớm, bỏ học, bỏ tiết của SV bằng việc buộc SV phải thực hiện
nghiêm túc nội quy, quy chế; phải học lại các môn đã vắng trên 20% số tiết
theo quy định; kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm quy chế thi cử. Nhà
trường cần phối hợp chặt chẽ với công an, chính quyền địa phương để quản lý
tình hình học tập, sinh hoạt của SV ngoại trú. Trong việc đánh giá kết quả rèn
luyện của SV ngoại trú, nhà trường cần dựa trên nhận xét, đánh giá của chính
quyền địa phương.
33
Tiếp tục phát huy vai trò, hiệu quả của website trường. Nhà trường phải
thường xuyên cập nhật thông tin tình hình hoạt động của trường; thông tin về
thi đua khen thưởng-kỷ luật HSSV; thông báo kết quả học tập, rèn luyện của
SV để SV và phụ huynh SV khi truy cập có thể nắm rõ. Trường cần mở một
số hộp thư điện tử và số điện thoại “nóng” để tiếp nhận những ý kiến phản
hồi, ý kiến xây dựng của SV và phụ huynh SV về các mặt, các lĩnh vực hoạt
động của nhà trường; từ đó để có những điều chỉnh phù hợp.
Cần chú trọng cả việc “dạy chữ” lẫn “dạy người”. Nhiệm vụ của nhà
trường không chỉ dạy học, trang bị cho SV những tri thức khoa học mà còn
rèn luyện SV về đạo đức, lối sống, nếp sống có văn hóa, đào tạo SV trở thành
những con người toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Kết hợp giữa học chính khóa
với hoạt động ngoại khóa, lồng ghép việc giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức
pháp luật trong các môn học, khuyến khích, biểu dương SV làm việc tốt hoặc
có nghĩa cử cao đẹp.
Phối hợp các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, các Khoa chức năng
torng trường hoặc liên kết phối hợp với các tổ chức, đơn vị bên ngoài trường
để tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng giảng dạy môn
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức
pháp luật, văn hóa xã hội của SV...để nâng cao ý thức tự giác nghiên cứu, học
tập chính trị của sinh viên.
Xây dựng đội ngũ giáo viên vừa có năng lực vừa có phẩm chất trong
sáng, mẫu mực, yêu nghề, yêu thương học trò và tâm huyết với sự nghiệp
giáo dục đào tạo. Kiên quyết xử lý buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác
giảng dạy đối với những giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp để làm lành
mạnh môi trường giáo dục. Trong hành vi của thầy, cô giáo cũng đều phải
định hướng cho sự phát triển nhân cách của SV, phải là tấm gương sáng cho
SV noi theo. Chi ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện
và có những hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động của Đoàn TN như: tổ chức hội
thi, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể dục, thể thao, các cuộc thi tìm hiểu truyền
thống cách mạng, các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện …
3.2.2. Phát huy vai trò tích cực của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên
trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên.
Thứ nhất, phải đổi mới nội dung và phương thức giáo dục chủ nghĩa Mác -
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
34
Nhà nước; tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử của Đảng và
dân tộc, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên TN.
Thứ hai, phải đổi mới các hình thức tuyên truyền như Cuộc thi tìm hiểu,
Hội thi dưới hình thức sân khấu hóa, tham quan thực tế, Hội thảo khoa học,
tọa đàm trao đổi, Diễn đàn, thành lập các CLB học tập… Thông qua các hoạt
động nhằm định hướng giá trị mới cho TN theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ ba, phải chủ động hơn trong công tác chính trị, tư tưởng; nắm bắt và
dự báo tình hình tư tưởng ĐV, TN; kịp thời đấu tranh, tuyên truyền làm rõ các
âm mưu, luận điệu sai trái, giúp sinh viên hiểu và tích cực đấu tranh với âm mưu
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Thứ tư, phải gần gũi, quan tâm, thường xuyên nắm tình hình định
hướng và kiểm tra việc thực hiện công tác thanh niên ở các cấp đoàn cơ sở
như Liên chi đoàn Khoa, chi đoàn; Các cơ sở Đoàn cần nắm bắt một cách
nhanh chóng, chính xác tình hình tư tưởng và dư luận trong ĐV, TN để kịp
thời định hướng và tham mưu xử lý các vấn đề có hiệu quả.
Thứ sáu, đội ngũ đảng viên trong độ tuổi đoàn cần nêu cao tinh thần
xung kích, là tấm gương sáng để sinh viên noi theo. Đoàn trường cần phát
hiện, bồi dưỡng các điển hình tiên tiến để tôn vinh và nhân rộng nhằm tạo ra
sức lan tỏa mạnh mẽ trong ĐV, TN. Qua đó sẽ có tác dụng giáo dục ĐV, TN
phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Thứ năm, cần hiểu rõ giáo dục “trồng người” một quá trình lâu dài,phải bền
bỉ, kiên trì và nhẫn nại.
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên là hết sức cần thiết và quan trọng. Việc
phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục
trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm
bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một
hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích
thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu
thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang,
dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách.
Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh
35
thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu
giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước
* Về phía gia đình:
Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò
và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Để
việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng
một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách
nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, đặc biệt
người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài
xã hội. Gia đình cần thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể
để nắm được tình hình học tập, đạo đức của con em mình để có sự phối hợp
chặt chẽ. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy
tín thầy cô giáo, tránh các hành vi coi thường thầy cô giáo trước mặt con
cái…
* Về phía nhà trường:
Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền
thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh. Để thống nhất và tập hợpđược
sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường một
mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên trong
nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã
hội để đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã
hội trong địa phương như đoàn thanh niên , hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,
câu lạc bộ những người cao tuổi…nhằm thống nhất định hướng tác động đốivới
quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Phát huy vai trò
nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ
biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…đặc biệt là những kiến
thức, biện pháp giáo dục trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị
trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm
trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay. Nhà trường phối hợp với địa
phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã
hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa,
xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình
và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá
kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề
xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các
môi trường giáo dục
36
* Về phía xã hội:
Các tổ chức kinh tế-xã hội cần hợp tác, hỗ trợ nhà trường trong việc
triển khai các chương trình học tập như tham gia đồng hành cùng các sự kiện
lớn của nhà trường, tài trợ và tặng các suất học bổng bằng tiền mặt hoặc hiện
vật để kịp thời biểu dương những sinh viênđạt kết quả cao. Đồng thời, các tập
đoàn, doanh nghiệp cần có cơ chế đãi ngộ thu hút sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp
ra trường để hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” như hiện nay. Chính
quyền, đoàn thể địa phương có sự phối hợp với nhà trường trong việc bảo
đảm an ninh khu vực, nhất là những địa bàn có nhiều sinh viênở trọ. Đối với gia
đình, chính quyền địa phương cần hỗ trợ kịp thời và khách quan đối với
những gia đình thuộc diện gia đình chính sách, hỗ trợ những sinh viên nghèo vượt
khó học giỏi. Đồng thời, đểtạo môi trường lành mạnh cho sinh viên giao lưu, học
hỏi, các tổ chức đoàn thể địa phương nên tổ chức nhiều chương trình văn hóa
văn nghệ thể thao, phong trào tình nguyện vì cộng đồng để thu hút sinh viênđịa
phương và sinh viênđang học tập, tạm trú trên địa bàn tham gia.
37
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" là một di
sản có giá trị to lớn mà Bác đã để lại cho dân tộc Việt Nam ta, là tư tưởng nhất quán,
xuyên suốttrong cuộc đờiNgười, mang tính nhân văn sâu sắc và có giá trị to lớn đối
với sựnghiệp đổimới và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.Dưới ánh sáng
của tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp lớp thế hệ người Việt Nam đã vững bước theo con
đường mà Người đã chọn. Đó là con đường của độc lập dân tộc và CNXH, con
đường mang tầm nhìn vượt thời gian, đưa đất nước và dân tộc ta vượt qua biết bao
khó khăn, thửthách, đi từthắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành CNH, HĐH, thoát khỏi
tình trạng nước kém phát triển, từng bước tiến lên "sánh vai cùng các cường quốc
năm châu.”
Là một người suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc, giải phóng conngười, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đên quyền conngười,
đó là “Quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Tư tưởng nhân
văn của Người luôn hướng về cộng đồng, conngười Việt Nam: “Tôichỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc, làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành...”. Chính vì vậy mà Người đã đề ra yêu cầu xây dựng một xã hội
mới tốt đẹp hơn - Chủ nghĩa xã hội, đồng thời Người cũng đã chỉ ra muốn có Chủ
nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, Bác cho rằng “Vô luận
việc gì cũng đều do con người làm ra”... và theo Người, conngười XHCN phải hội
tụ đủ 2 yếu tố “vừa hồng, vừa chuyên”. Thực ra là vừa đức, vừa tài, trong đó đức là
gốc, là nền tảng, yếu tố cốt lõi của con người mới, muốn có những con người vừa
có đức, vừa có tài thì phải tiến hành “trồng người”. Người căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Đó là kế sách lớn cho hướng phát triển. Trong di chúc, Người để lại cho toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Bác đã căn dặn công việc đầu tiên mà Đảng phải làm
sau khi đã “Chỉnh đốn” lại đó là “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.”
 Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh
 Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh
 Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh
 Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh
 Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh
 Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh
 Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh

More Related Content

What's hot

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Cat Love
 
Bai02 thong ke_mo_ta
Bai02 thong  ke_mo_taBai02 thong  ke_mo_ta
Bai02 thong ke_mo_ta
tqphi
 
Bài tập về nhà
Bài tập về nhàBài tập về nhà
Bài tập về nhà
ThTi6
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Võ Thùy Linh
 

What's hot (20)

Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
 
PPNCKT_Chuong 2 p1
PPNCKT_Chuong 2 p1PPNCKT_Chuong 2 p1
PPNCKT_Chuong 2 p1
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNGĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
 
Luận án: Tìm hiểu ứng dụng thống kê trong các nghiên cứu y học
Luận án: Tìm hiểu ứng dụng thống kê trong các nghiên cứu y họcLuận án: Tìm hiểu ứng dụng thống kê trong các nghiên cứu y học
Luận án: Tìm hiểu ứng dụng thống kê trong các nghiên cứu y học
 
Bai02 thong ke_mo_ta
Bai02 thong  ke_mo_taBai02 thong  ke_mo_ta
Bai02 thong ke_mo_ta
 
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Bài tập về nhà
Bài tập về nhàBài tập về nhà
Bài tập về nhà
 
Mẫu PowerPoint đẹp dành cho thiết kế powerpoint - Phần 4
Mẫu PowerPoint đẹp dành cho thiết kế powerpoint - Phần 4Mẫu PowerPoint đẹp dành cho thiết kế powerpoint - Phần 4
Mẫu PowerPoint đẹp dành cho thiết kế powerpoint - Phần 4
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
Dàn ý
Dàn ýDàn ý
Dàn ý
 
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
Giao trinh moi truong va con nguoi (le thi thanh mai)
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
 
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹMẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
 

Similar to Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh

Similar to Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh (20)

Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAYLuận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái NguyênLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo tư tươ...
Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo tư tươ...Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo tư tươ...
Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo tư tươ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đ...Giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đ...
 
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂMKhóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOTĐề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
 
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcQuan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
 
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOTĐề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
 
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149

More from Luanvantot.com 0934.573.149 (20)

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Con người và chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh

  • 1. 1 CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
  • 2. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.............................................................4 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................... 5. Kết cấu đề tài nghiên cứu...........................................................................
  • 3. 3 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC “TRỒNG NGƯỜI” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MiNH................................................................................... 1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người............................................ 1.1.1 Con người là vốn quýnhất..................................................................... 1.1.2 Con người vừa là mụctiêu, vừa là động lực của Cách Mạng.............. 1.1.3 Có mục tiêu, phương hướng đúng đắn sáng tạo để giải phóng con người, pháttriển con người....................................................................................... 1.1.4 Kết hợp giải phóng con người về mặt chính trị với giải phóng con người vềmặtkinhtế, văn hóa. Không ngừng pháttriển sản xuấtđểkhông ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân................................ 1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” và mục đích của giáo dục trong chiến lược........................................................................... 1.2.1 Chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh........................................ 1.2.2 Hồ Chí Minh bàn về vai trò, mụcđích của giáodục trong chiến lược “trồngngười”.............................................................................................................. 1.2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minhvề các lực lượng tham gia giáodục......
  • 4. 4 1.3. Những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” 1.3.1. Chiến lượctrồng người phải làm saođàotạo được những con người có đạo đức cách mạng. 1.3.2. Chiến lượctrồng người làphải tạonên những con người có ý chí học hỏi, cầu tiến bộ, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại. 1.3.3. Chiến lược trồng người phải tạo nên những con người có tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC “TRỒNG NGƯỜI”TRONG GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG……………………… 2.1 Những nhân tố tác động đến công tác vận dụng chiến lược “trồng người” cho sinh viên ở trường Cao đẳng Hải Dương hiện nay............................. 2.1.1 Điều kiện kinhtế - xã hội........................................................................ 2.1.2 Đặcđiểm của sinhviên........................................................................... 2.1.3 Vai trò của gia đình................................................................................. 2.1.4 Vai trò của nhà trường............................................................................ 2.1.5. Vai trò của tổ chức kinhtế, chính trị- xã hội ở địa phương................ 2.2 Thực trạng về conngườivà chiếnlược “trồng người” ởsinhviêntrong trường Cao đẳng Hải Dương ......................................................................... 2.2.1 Một vài nét khái quátvề trường Cao đẳng Hải Dương......................... 2.2.2 Công tác vận dụng chiến lược “trồng người” cho sinh viên ở trường Cao đẳng Hải Dương hiện nay................................................................................. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜIVÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN LƯỢC ‘TRỒNG NGƯỜI”………………………………………………………...
  • 5. 5 3.1 Về phía nhà trường................................................................................... 3.2 Về phía gia đình......................................................................................... 3.3 Về phía sinh viên....................................................................................... KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................
  • 6. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng dân tộc, một nhà lý luận cách mạng độc đáo. Bác đã ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng toàn dân ta những di sản vô cùng to lớn và chiến lược “trồng người” là một trong những di sản to lớn ấy. Tư tưởng, quan điểm “trồng người” của Người mang đậm nét nhân văn và có giá trị to lớn đối với sự nghiệp giáo dục đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”, rất toàn diện và sâu sắc. Với tình thương yêu con người bao la, Bác đã để lại cho chúng ta di huấn hết sức quý báu, đó là quan tâm đến việc bồi dưỡng cho thế hệ mai sau. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người” mãi mãi soi đường cho sự phát triển giáo dục đất nước, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý báu của Đảng và dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giành và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Suốtcuộc đời, Bác đặc biệt quan tâm đến sựnghiệp “trồng người”. Bác là một tấm gương sáng cho việc tự học và là nhà giáo dục lớn trong lịch sử Việt Nam. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của mỗi sinh viên. Việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không những giúp chúng ta hiểu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối chính sáchcủa Đảng ta mà cònđể vận dụng vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thữ hiện được việc đó thì việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là một nhu cầu cao của xã hội như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới hiện nay là một tất yếu khách quan, với quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện cho gióa dục đi trước một bước và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa, mà tập trung đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Ngành giáo dục ở nước ta đã và đang có nhiều cố gắng, đạt được những thành tích đáng khích lệ.
  • 7. 7 Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến lược “trồng người” nhằm soisáng cho việc hoạch định và thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, biện pháp đối với công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và mang tính thời sựnóng hổi, đặc biệt là việc xây dựng con người càng trở nên cấp thiết. Vì lí do trên, tôi chọn vấn đề:Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến lược “trồng người” trong việc giáo dục sinh viên ở trường Cao đẳng Hải Dương, tỉnh Hải Dương làm đề tài nghiên cứu khoa học tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục đích Trên cơ sở phân tíchmột cách khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến lược "trồng người", đề tài làm sáng tỏ thực trạng chiến lược "trồng người" trong quá trình giáo dục - đào tạo ở trường Cao đẳng Hải Dươg, chỉ ra những mặt tíchcực và hạn chế, tìm nguyên nhân đểtừ đó đềxuất những giải pháp phát triển giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương, tỉnh Hải Dương. 2.2 Nhiệm vụ - Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người". - Đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” trong giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương cả hai mặt thành tựu và hạn chế. `- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” trong giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến lược "trồng người, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến lược "trồng người" cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.
  • 8. 8 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Đềtài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và chiến lược "trồng người", đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu một số công trình khoa học của các tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, so sánh đối chiếu, gắn lý luận với thực tiễn… 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài NCKH gồm có 3 chương 8 tiết. Chương I:Con người và chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương II:Thực trạngvận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười và chiến lược “trồng nguời”trong giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
  • 9. 9 Chương I: Con người và chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1. Quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về con người Tuy không có một tác phẩm nào bàn riêng về con người, nhưng quan niệm về con người lại được hiểu thật đa dạng, phong phú, trở thành một vấn đề xuyên suốt, trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người. Trongquan niệm của Hồ Chí Minh: Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh con người là một thực thể thống nhất giữa cái "riêng" và cái "chung" conngười tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người. 1.1.1 Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lý luận, mà Người còn là nhà hoạt động thực tiễn cáchmạng. Người không chỉ thể hiện tư tưởng của mình qua hành động của bản thân trong những việc làm hàng ngày, mà còn đưa các tư tưởng đó vào trong chiến lược và sách lược, trong việc thành lập, giáo dục, rèn luyện Đảng của Người. Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Vì vậy, “Vô luận việc gì, đều do conngười làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho rằng “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có nhân dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần. Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đày, hi sinh, đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng. Dân ta tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”. Đặc biệt dân ta có lòng sốtsắng, hăng hái. Hồ Chí Minh có niềm tin
  • 10. 10 vững chắc rằng với tinh thần quật cường, lòng yêu nước, ý chí kiên định của dân và quân ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi. Những luận điểm của Hồ Chí Minh về con người nói chung và con người là vốn quý nhất là sự hun đúc, chắt lọc những thành quả trí tuệ loài người qua các thời đại và được nâng lên tầm cao trên cơ sở của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cáchmạng. Người nhìn nhận tin tưởng conngười là nhân tố quyết định tiến bộ xã hội, quyết định sự thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới. “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi.” 1.1.2 Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Vì sống gần dân, với dân, hiểu rõ tâm dân, Hồ Chí Minh thấy rõ yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao động xã hội. Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, cảm thông sâu sắc với thân phận những người cùng khổ và nô lệ lầm than. Người có niềm tin vững chắc vào trí tuệ, bản lĩnh của con người, ở khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người. Người làm hết sức để xây dựng, rèn luyện conngười và quyết tâm đấu tranh để đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người. Người xác định con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. Khi đất nước cònnô lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết trên hết là giải phóng dân tộc. giành độc lập dân tộc. Sau khi chính quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn, bởi vì "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Vì vậy chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành. Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có ý nghĩa to lớn trong sựnghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà nước mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh lấy công - nông - trí làm nền tảng. Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười phải nhìn nhận và đánh giá đúng giai cấp đứng ở trung tâm của thời đại mới,đó là giai cấp công nhân. Chỉ có giai cấp công nhân với những đặc điểm chung và riêng mới lãnh đạo được dân tộc đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy giai cấp công nhân chỉ có liên minh với giai cấp nông dân và gắn bó với dân tộc mới trở thành lực lượng hùng mạnh.
  • 11. 11 Giữa conngười - mục tiêu và conngười - động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người - mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người -động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người - động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng. Trong khi khẳng định mục tiêu cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng định sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Đây là tư tưởng chủ đạo bao trùm và xuyên suốt, vừa có ý nghĩa như tiền đề xuất phát đồng thời lại là mục đích trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể là lợi íchlâu dài, lợi ích trước mắt; lợi íchcả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Con người là chiến lược số một "vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Người phấn đấu cho một xã hội vì con người hạnh phúc, tự do, được phát triển toàn diện. 1.1.3 Có mục tiêu, phương hướng đúng đắn sáng tạo để giải phóng conngười, phát triển con người. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa", "có dân thì có tất cả"... Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chínhphủ thì nhân dân không có ai dẫn đường. Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ. Dân như nước, bộ đội như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân. Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi íchchính đáng của con người. Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt, lợi ích cả dân tộc, lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy - ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy - ta phải hết sức tránh. Mục tiêu phương hướng theo Hồ Chí Minh đó là: Giành độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa và phấn đấu cho sự bình đẳng cả tất cả các dân tộc; giành quyền tự do cho những người bị áp bức bóc lột và phấn đấu cho quyền tự do, bình đẳng
  • 12. 12 của tất cả mọi người; đem lại cơm no, áo ấm, đáp ứng nhu cầu học hành cho những người lao động nghèo khổ và phấn đấu hạnh phúc đầy đủ cho toàn nhân loại. 1.1.4 Kết hợp giải phóng con người về mặt chính trị với giải phóng conngười về mặt kinh tế, văn hóa. Không ngừng phát triển sản xuất để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước để giải phóng đồng bào, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một xã hội mới, một cuộc sốngmới ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Muốn có cuộc sốngmới đó, trước tiên phải giành lại độc lập cho dân tộc, kế đó phải xây dựng đất nước vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì dân, không có gì khác hơn là vì nhu cầu và đáp ứng ngày càng cao lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của nhân dân. Một xã hội mới là một xã hội mà mọi người dân phải được hưởng ấm no, hạnh phúc. Ðối với Người, nhân dân luôn là lực lượng vĩ đại và quyền lợi của dân luôn là tối thượng. Ðó không chỉ là quyền độc lập dân tộc mà còn là những lợi ích vật chất liên quan cuộc sống thường ngày của mỗi con người như ăn, mặc, học hành. 1. 2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người" và mục đích của giáo dục trong chiến lược. 1.2.1 Chiến lược "trồng người" của Hồ Chí Minh Chiến lược "Trồng người" là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói đến "lợi ích trăm năm" và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ "trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" và "trồng người”. Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người: tất cả vì con nguời, do con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về "trồng người” có thể được hiểu với những nội dung chủ yếu sau đây: "Trồngngười" phải được thường xuyên đẩy mạnh . Đây vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Tư tưởng "trồng người" của Hồ Chí Minh rất khoa học và toàn diện, cả về nội dung và phương pháp. Người luôn có một lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở
  • 13. 13 thanh niên, ở thế hệ trẻ, thấy trước những đỉnh cao mà conngười Việt Nam sẽ phải đạt tới. 1.2.2. Hồ Chí Minh bàn về vai trò, mục đích của giáo dục trong chiến lược"trồng người" Giáo dục là một trong những động lực, yếu tố quyết định tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Kế thừa truyền thống văn hóa, giáo dục Việt Nam, tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa giáo dục thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ dân trí. Mục đích giáo dục trong chiến lược "trồng người" được Hồ Chí Minh bàn tới từ rất sớm và là nội dung nhất quán trong tư duy của Người. Đảng và Nhà nước vẫn luôn khẳng định "Giáo dục là quốc sáchhàng đầu". Kết quả của việc "trồng người" không phải đợi đến trăm năm mà chỉ sau vài chục năm, ba mươi năm chúng ta đã có thể gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại. 1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các lực lượng tham gia giáo dục Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, của quần chúng nhân dân lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải quán triệt điều đó. Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng cho được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, chăm lo vun đắp sựnghiệp giáo dục học sinh, an tâm ổn định, không chao đảo vững vàng về lý tưởng, không ngừng nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức, lý luận, tự đào tạo, nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo, xứng đáng là lớp người vẻ vang của đất nước -được tôn vinh là "kỹ sư tâm hồn". 1.3. Những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” 1.3.1. Chiến lượctrồng người phải làm saođàotạo được những con người có đạo đức cách mạng. Chiến lược trồng người phải làm sao đào tạo được những con người có đạo đức cách mạng, đó là lòng trung thành với tổ quốc và nhân dân, không ngừng bồi dưỡng, trau dồi những phẩm chất đạo đức cách mạng: cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có lòng yêu thương con người và tinh thần quốc tế vô sản, có ý thức và tinh thần làm chủ tập thể “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, đồng thời Hồ Chí Minh cũng yêu cầu phải đấu tranh chống lại những căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân sinh ra như tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, đó chính là thứ
  • 14. 14 giặc nguy hiểm, giặc nội xâm, giặc ở trong lòng, nó phá hoại sự nghiệp của chúng ta từ bên trong, nó là “kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội” vì vậy phải kiên quyết “quét sạch”. 1.3.2. Chiến lượctrồng người làphải tạonên những con người có ý chí học hỏi, cầu tiến bộ, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại. Trong “Thư gửi các học học sinh” nhân ngày khai trường năm 1945, Người đã chỉ ra nhiệm vụ cho thế hệ trẻ đó là “phải xây dựnglại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta”, để “cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu”, đó là một trách nhiệm rất nặng nề song cũng vô cùng vẻ vang. Trong nhiệm vụ giáo dục vẻ vang ấy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước phải hết sức quan tâm, chú ý vì đó là tiền đồ, là tương lai của dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ trong sự nghiệp cách mạng to lớn ấy là “Cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đihọc thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cánbộ và công nhân có kĩ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta.” Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lí tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồidào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sảnluôn sống và chiến đấu cho lí tưởng đó của loài người thành hiện thực. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc đại học nhân dân Việt Nam ngày 19/01/1955 Người đã chỉ ra nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong thời kỳ kiến thiết nước nhà xây dựng chế độ mới đó là “không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh hay phấn đấu nhường nào?”, vì vậy, thế hệ trẻ phải có trách nhiệm với sự tồn vong, hưng thịnh của dân tộc. 1.3.3. Chiến lược trồng người phải tạo nên những con người có tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo. “Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thig làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kì được. Phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học mãi. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Đó là những con người phải nhạy bén với cái mới, biết vận dụng nó vào thực tế công tác để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, đó phải là những con người “có chí tự động, tự cường, tự lập, phải có khí khái làm việc, chứ không ham địa vị. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu thế hệ trẻ phải hết sức tránh xa basựham muốn đó là ham muốn về tiền tài, danh vọng và quyền lực, Người còn cho rằng “thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và
  • 15. 15 sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, đặc biệt biệt nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị, chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang, có làm được như thế thì “mới xứng đáng thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà”. Người căn dặn thế hệ trẻ phải chú trọng bồidưỡng, rèn luyện không ngừng các phẩm chất đạo đức cách mạng (cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư), những tác phong đẹp đẽ của đạo đức (khiêm tốn, giản dị, siêng năng, gan dạ, sáng tạo) và những đức tính tốt đẹp (trung thành, thật thà, chính trực). Hồ Chí Minh đã đặt chọn niềm tin và sự kỳ vọng vào thế hệ trẻ. Người khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, “nước nhà thịnh hay suy yếy một phần lớn là do các thanh niên”. Với Hồ Chí Minh, tiền đồ và tương lai của dân tộc Việt Nam gắn bó chặt chẽ với tiền đồ và tương lai của đội ngũ thanh niên.
  • 16. 16 Chương 2: Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người” trong giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương 2.1 Những nhân tố tác động đến công tác vận dụng chiến lược “trồng người” cho sinh viên ở trường Cao đẳng Hải Dương hiện nay. 2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Xu hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta nói chung và thành phố Hải Dương nói riêng vừa là độnglực, vừa là đòihỏi của sự phát triển của khoa học- công nghệ, văn hóa-giáo dục… Đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương. Tuy nhiên, trong bốicảnh đó, sinh viên cũng chịu những khó khăn, thách thức không nhỏ như: Sự bùng nổ dân số làm tăng sự cạnh tranh trong giáo dục, đào tạo là nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực trong học tập của sinh viên; sự phát triển của khoa học - công nghệ kéo theo những tác động tiêu cực của internet và các phương tiện thông tin hiện đại; kinh tế thị trường dẫn đến nguy cơ thất nghiệp cao, ảnh hưởng đến tâm lý và mục tiêu học tập, phấn đấu của sinh viên; việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi nhịp sống, con người bị cuốn hút vào công việc, vào các hoạt động xã hội. Điều đó có ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ gia đình, làm giảm sựquan tâm của bố mẹ đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái. Đó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương. 2.1.2 Đặc điểm của sinh viên Mỗi lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm khác nhau. Ở đây chúng ta nhắc tới đặc điểm của sinh viên. - Các ưu điểm: Suốt cuộc đời, Bác đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”. Bác là một tấm gương sáng cho việc tự học và là nhà giáo dục lớn trong lịch sử Việt Nam. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của mỗi sinh viên. Việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không những giúp chúng ta hiểu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối chính sách của Đảng ta mà còn để vận dụng vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước.
  • 17. 17 Sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kĩ năng. Một trong những đặc điểm nổi bật của sinh viên đó là sự phát triển ý thức. Nhờ có sự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh để phù hợp với xu thế xã hội. Một đặc điểm nổi bật nữa ở sinh viên là rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời thích bộc lộ các thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. - Nhược điểm: Sinh viên là lứa tuổiđang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ bị kíchđộng, lôi kéo... Có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sựgiao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích, nếu không được giáo dục dễ bị sai lệch. 2.1.3 Vai trò của gia đình Gia đình chính là môi trường hình thành nhân cách, bởitừ gia đình con người có những định hướng giá trị đầu tiên về cuộc sống. Đâycũng là nơi gắn bó suốtcuộc đời nên môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tình cảm, nếp sống của mỗi người. Tuy nhiên, do điều kiện học tập, phần lớn sinh viên đều sống xa gia đình nên sự quan tâm, uốn nắn, giáo dục các hành vi của sinh viên từ gia đình còn chưa thực sự sát sao. Hiện nay nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục concái nên là quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; hoặc lại sử dụng quyền uy và vũ lực của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân...đã tác độngkhông nhỏ đến sựhình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên . Sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương đa số là ở trong thành phố Hải Dương, một số đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, phải ở trọ nên thiếu sự quản lý, giáo dục thường xuyên của gia đình. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của sinh viên. 2.1.4 Vai trò của nhà trường Trường học, có nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy kiến thức cho sinh viên. Để có được môi trường giáo dục thân thiện, trong sạch, các chủ thể giáo dục bao gồm Ban giám hiệu, Cấp uỷ chi bộ, các tổ chức chính trị-xã hội như Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội Sinh viên, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách…phải có sự nhất quán và đồng thuận từ chủ trương đến hành động. Ban giám hiệu, cấp uỷ chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên phải đề ra mục tiêu, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải tham mưu đề xuất những giải pháp hiệu quả, thiết thực để làm tốt các mặt công tác của nhà trường, trong đó
  • 18. 18 trọng tâm là công tác “trồng người” cho sinh viên. Bản thân mỗi thầy, cô giáo luôn là tấm gương gần gũi nhất, chân thực nhất để sinh viên học tập noi theo. Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên là nơi tập hợp, đoàn kết sinh viên và các phong trào của Đoàn thanh niên tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho sinh viên của trường. Qua đó, sinh viên được giao lưu học hỏi, được pháthuy khả năng sở trường, được nuôidưỡng hoài bão ước mơ, được tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng…được trưởng thành và phát triển. 2.1.5. Vai trò của tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội ở địa phương Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đề cao vai trò, vị trí của sinh viên, luôn. Vì vậy, công tác giáo dục sinh viên ở thành phố Hải Dương nói chung và ở trường Cao đẳng Hải Dương nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của Thành uỷ, UBND thành phố Hải Dương, Thành Đoàn Hải Dương, Hội sinh viên Thành phố, Liên đoàn lao động Thành phố và các tổ chức doanh nghiệp… Nhờ sự quan tâm, động viên về tinh thần và sự hỗ trợ về vật chất của các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội mà sinh viên thành phố Hải Dương cũng như sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương có nhiều sân chơi, có nhiều cơ hội tham gia, được trải nghiệm, được thể hiện bản thân. 2.2 Thực trạng về conngườivà chiếnlược “trồng người” ởsinhviêntrong trường Cao đẳng Hải Dương 2.2.1 Một vài nét khái quát về trường Cao đẳng Hải Dương 2.2.1.1 Một số đặc điểm chủ yếu Trường Cao đẳng Hải Dương tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, được thành lập năm 1960, là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trường đào tạo đa ngành: ngành Sư phạm, ngành Kinh tế và Kỹ thuật, ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn. Trong 60 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo, bồidưỡng cho tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận gần 40.000 giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, cánbộ quản lí nhà trường, đáp ứng nguồn nhân lực cho tỉnh và các tỉnh bạn . Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm đạttrung bình98%. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt 95% trong đó nhiều sinh viên được giữ lại làm liệc trong trường Tiểu học Chu Văn An, một số sinh viên sau khi ra trường được giữ những vịtrí then chốt, quan trọng trong các cơquan, doanh nghiệp. Điều đó thểhiện uy tín và chất lượng đào tạo không ngừng nâng cao của nhà trường. Đa số sinh viên nhập học đến từ các huyện của thành phố Hải Dương, một số là đến từ các tỉnh lân cận khác ( như Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình). Do đặc điểm từ nông thôn lên thành phố học tập nên hầu hết sinh viên có lối sống giản dị, chân thật; thái độ lễ phép với thầy cô giáo và
  • 19. 19 khiêm tốn, ham học hỏi; cần cù, chịu khó và có tinh thần phấn đấu trong học tập để thực hiện hoài bão ước mơ của bản thân. Đây là ưu điểm của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương, đồng thời là điều kiện thuận lợi để công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” cho sinh viên nhà trường đạtkết quả cao. Tuy nhiên, cũng do đặc điểm này mà sinh viên nhà trường có một số hạn chế so với sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng khác trên địa bàn thành phố. Đó là hạn chế về trình độ nhận thức, vốn hiểu biết chính trị - xã hội không nhiều, khả năng giao tiếp và một số kỹ năng còn yếu, thiếu linh hoạt và nhạy bén với cái mới, còn nhút nhát và thiếu tự tin. Nguyên nhân là do các em không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin hiện đại như sinh viên thành phố hoặc phải phụ giúp gia đình làm kinh tế nông nghiệp nên không có thời gian và điều kiện để học tập, nghiên cứu. Mặc khác, công tác thông tin tuyên truyền tới các vùng nông thôn, vùng xâu vùng xa ngày nay tuy đã có nhiều tiến bộnhưng thực tếvẫn không kịp thời như ởthành thị. Điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức và kỹnăng của sinh viên. 2.2.1.2 Tình hình sinh viên trường: ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân * Ưu điểm và nguyên nhân: - Sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương có những ưu điểm nổi bật, đó là: Thứ nhất, sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương có lòng yêu nước, lòng tựhào dân tộc và tinh thần đoàn kết. Trên cơsởnhận thức rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi íchcủa nhân dân lao động và cảdân tộc, sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương luôn quan tâm đến Đảng, tin vào mục tiêu và đường lối đúng đắn sáng suốt của Đảng. Rất nhiều sinh viên của trường có nguyện vọng trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Lòng yêu nước và tựhào dân tộc của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương còn biểu hiện ởsự quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương và tình hình hoạt động của nhà trường. Có 42,5 % sinh viên được hỏi cho rằng các bạn thường xuyên theo dõi thời sựtrong nước và thời sựquốc tếqua các phương tiện nhưtivi, máy tính, điện thoại kết nối internet, nghe đài... Lòng yêu nước và tựhào dân tộc của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương còn được biểu hiện bằng chính những hoạt động học tập của sinh viên nhằm góp phần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Khi được hỏi “Mục đích học tập của em là gì?” thì có 40,3% sinh viên cho rằng đểtìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định; 45,5% cho biết học tập vì sở thích của bản thân, để có khả năng cống hiến được nhiều hơn cho đất nước mình ;12,8% cho biết để làm hài lòng bố mẹ, người
  • 20. 20 thân và lý do khác là 1,2%. Nhìn chung, động cơhọc tập của sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương là lành mạnh và luôn gắn với nhu cầu mưu sinh lập nghiệp. Trong công tác tình nguyện vì cộng đồng, sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương luôn hăng hái tham gia.Các hoạt độngxã hội do các tổchức Đoànphát động như: hiến máu nhân đạo, Đông ấm...được sự ủng hộ và tham gia tích cực của rất nhiều sinh viên.Hầu hết sinh viên trường cho rằng việc tham gia phong trào xuất phát từnguyện vọng muốn đóng góp công sức cho cộng đồng và xem đây là môi trường rèn luyện tốt nhất. Thứ hai, sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương có ý thức chủ động, tíchcực trong học tập. Ngày nay, khoa học công nghệ đang thực sựtrởthành một lực lượng sản xuất trực tiếp và nòng cốt, là động lực cơbản của sựphát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức rõ điều này, sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương rất tích cực học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn. Ngoài việc học tập trên lớp, nhiều sinh viên cònhăng say tìm kiếm kiến thức trên mạng để tự học. Thứ ba,sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương năng động, nhạy cảm trước cái mới, biết hướng mọi hoạt động vềmột tương lai tốt đẹp, tính tíchcực xã hội ngày càng cao. Qua điều tra cho thấy phần đôngsinh viên trường đã ý thức được những phẩm chất cần có ở người lao động Việt Nam hiện nay. Đó là giỏi chuyên môn (85%), thái độ trung thực, thẳng thắn (100%); có lương tâm và trách nhiệm (84,6%); thông minh, tháo vát (80%); tiết kiệm và quý trọng thời gian (60%); có chí tiến thủ, khiêm tốn (79,2%); quan hệxã hội rộng (23%), bản lĩnh chính trịvững vàng, tin vào Đảng và CNXH (47,3%); năngđộng, thích ứng nhanh với cơchếmới (90,5%). - Nguyên nhân: Các biểu hiện tích cực của sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương trong thời gian qua là kết quảcủa những nguyên nhân sau: Một là, do gia đình, nhà trường và xã hội đã bước đầu ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái, học trò và công dân của mình. Hai là, Trường Cao đẳng Hải Dương là một trường công lập có chất lượng và tốc độphát triển nhanh, đã ngày càng thu hút sinh viên vềhọc tập, tạo cho sinh viên môi trường văn hoá, xã hội thuận lợi cho việc rèn luyện phát triển nhân cách. Ba là, do có sựquan tâm, đầu tưcủa cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường , các đoàn thểđối với đời sống và tâm tưnguyện vọng của sinh viên nên sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương có điều kiện tốt đểhọc tập, rèn luyện và phát triển.
  • 21. 21 Bốn là, thành phốHải Dương là một thành phốcông nghiệp hiện đại với nền kinh tếthịtrường phát triển mạnh. Để có việc làm với thu nhập ổn định trong một môi trường cạnh tranh gay gắt ở đây buộc sinh viên phải không ngừng nỗlực học tập, ra sức rèn luyện và vươn lên trong cuộc sống. * Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm kể trên, sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương còn có những hạn chế sau: Một bộphậnsinh viên của Trường có tháiđộhọc tập chưa đúng, chưa có ý thức tu dưỡng và rèn luyện bản thân. Một số sinh viên có những suy nghĩ lệch lạc trong việc lựa chọn ngành nghềtheo học. Một số sinh viên cho rằng việc lựa chọn trường và ngành học là do cha mẹ, người thân quyết định. Một số khác lại chọn những ngành theo trào lưu, đểhọc cho vui, không phải học vì sở thích hay đam mê của bản thân. Điều này trái với quan điểm của Chủtịch HồChí Minh là học đểlàm người, đểphụng sựTổquốc, phục vụ nhân dân. Thứnhất, một bộphận nhỏ sinh viên của trường có tinh thần, thái độhọc tập chưa đúng.Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng hay đihọc muộn, trốntiết hoặc nghỉkhông có lý do. Thời gian dành cho việc tựhọc và tựnghiên cứu cònthấp. Bên cạnh số đông sinh viên ra sức nỗlực học tập vì tiền đồcủabản thân, của dân tộc thì vẫn có một số nhỏ sinh viên học tập có tính chất đốiphó, lười biếng không biết tận dụng thời gian đểhọc hành, trau dồi tri thức. Thứhai, còn một số sinh viên chưa có ý chí phấn đấu, thờ ơ với các vấn đề chính trị và, các hoạt động xã hội. Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều sinh viên đang sống khép mình, xa rời tập thể, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơvới các diễn biến chính trị, xã hội của đất nước, không hòa nhập với tập thể, trốn tránh trách nhiệm chung, chỉtham gia những hoạt động gì có lợi cho bản thân mình. *Nguyên nhân: Do đặc thù vềtâm lý lứa tuổi, sinh lý, năng lực...đang trong quá trình hoàn thiện nên sinh viên còn chưa đủ chín chắn, còn bồng bột, nông nổi, bản lĩnh chưa vững vàng. Do sựthiếu chủđộng, tựgiác trong tu dưỡng, rèn luyện nên một bộphận sinh viên không biết kiềm chếtrước những cám dỗcủa cuộc sống. Tóm lại, đặc điểm của sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương là sự đan xen giữa hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong đó mặt tích cực chiếm ưu thế đáng được trân trọng và phát huy. Tuy nhiên, những biểu hiện tiêu cực có ở một số sinh viên cần kịp thời ngăn ngừa, uốn nắn, khắc phục.
  • 22. 22 2.2.2 Công tácvận dụngchiến lược“trồng người”trong giáodục sinhviên ở trường Cao đẳng Hải Dương hiện nay: Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1. Ưu điểm Một là, Nhà trường luôn triển khai nghiêm túc, đầy đủcác đợt sinh hoạt chính trị, các phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho sinh viên theo kếhoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo, của Thành phố và kế hoạch riêng của Nhà trường. Ban giám hiệu và Cấp uỷchi bộ đã chỉ đạo các phòng ban chức năng, tổchức Đoàn thanh niên và đội ngũ giáo viên quan tâm, làm tốt công tác giáo dục “trồng người” cho sinh viên. Nhà trường thường xuyên tổchức các buổi toạ đàm, đối thoại giữa lãnh đạo trường với sinh viê, đểlắng nghe tâm tưnguyện vọng của sinh viên để qua đó kịp thời điều chỉnh, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên. Hai là, Đoàn Thanh niên của trường đã phát huy tốt vai trò chủđộng, tíchcực của thanh niên, đặc biệt là đội TN tình nguyện luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụcủa Thành phố, nhà trường giao phó. Các phong trào của Đoàn TN được tổchức sôinổi, hình thức phong phú, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của TN và điều kiện của nhà trường nên đã tạo được môi trường rèn luyện lành mạnh, được đoàn viên, sinh viên nhiệt tình hưởng ứng và tham gia. Qua các phong trào, Đoàn thanh niên đã phát hiện và bồidưỡng nhiều nhân tốxuất sắc, nhiều thanh niên điển hình đểgiới thiệu với chi bộtrong công tác phát triển đảng viên. Ba là, Chi bộnhà trường luôn quan tâm, làm tốt công tác phát triển đảng , tạo được niềm tin và động lực cho sinh viên phấn đấu trong học tập. Bốn là, đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên đầy nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trò, gần gũi với trò, luôn giữ gìn lối sống trong sạch, không tiêu cực để làm tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Năm là, Phòng Đào tạo và công tác sinh viên của trường luôn phát huy tốt vai trò quản lý về mặt hành chínhđối với sinh viên. Phòng luôn chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý sinh viên. Do đó, ý thức nề nếp của sinh viên nhà trường ngày càng ổn định và tiến bộ. Sáu là, các Khoa luôn có sự quan tâm, giải đáp kịp thời mọi thắc mắc chính đáng của sinh viên.
  • 23. 23 2.2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế: Một là, một số sinh viên chưa có ý thức tự giác tìm hiểu kiến thức, chưa tích cực trong rèn luyện. Hai là, việc kiểm soát đời sống của sinh viên ởcác khu nhà trọcònlỏng, chưa nắm bắt được tình hình đời sống của sinh viên ngoại trú; việc nắm bắt tâm tư, diễn biễn tưtưởng của sinh viên còn chậm. Ba là, một bộphận sinh viên ngại lên các phòng, các Khoađểgặp thầy cô trao đổi, sinh viên tựti và không dám phản ánh nên thầy cô, nhà trường không thể biết và không thể giải quyết sự vướng mắc trong học tập của sinh viên. * Nguyên nhân: Thứnhất, do các điều kiện vật chất để học tập, cho sinh viên của trường còn thiếu, ví du như phòng học tin số máy tính có thể sử dụng được ít, nhà trường chưa kịp thời sửa chữa, bổ sung... Thứ hai, quá trình sinh viên ở ngoại trú đông. Đây là nơi sinh viên dễtụtập, tiếp xúc với nhiều thành phần phức tạp, tiếp xúc với các tệnạn xã hội và nhiều cám dỗcủa cuộc sống. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý sinh viên của trường. Chương 3
  • 24. 24 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” 3.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sốngcho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh 3.1.1. Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên. Nội dung giáo dục đạo đức có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo rahiệu quả giáo dục. Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên cần gắn liền với giáodục ý thức chính trị, trước hết là giáo dục cho sinh viên về lý tưởng xã hội chủnghĩa, về độc lập dân tộc. Những bài học này giúp cho sinh viên có cách hiểu đúngvà niềm tin vào conđường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, từđó có thái độ tích cực trong xác định lập trường, thế giới quan, cố gắng phấnđấu vì sự nghiệp chung của nước nhà, đồng thời không bị dao độngtrướcnhững tư tưởng phản nghịch, chống phá. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức cho sinh viên cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ với giáo dục ý thức pháp luật. Đạo đức vàpháp luật đều có chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Mặc dù giữahai lĩnh vực có những điểm khác nhau nhất định nhưng chúng có sự bổ sung,tương trợ nhau. Sống và làm việc theo pháp luật, sống có đạo đức là tiêu chícủa mọi xã hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc xâydựng con người mới ở nước ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để đào tạo sinh viên thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng”vừa “chuyên” cần tập trung vào những nội dung sau: 3.1.1.1. Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc Vì vậy, giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc choSV-độingũ trí thức tương lai của đấtnước có một ý nghĩa vô cùng quantrọng. Đây là quá trình khơi dậy lòng nhiệt tình cách mạng tiềm ẩn trong mỗimột nhân cách sinh viên; giúp các em thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thânđối với Tổ quốc và dân tộc mà nỗ lực học tập, ra sức tu dưỡng rèn luyện đểgóp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, mang lại hạnh phúc ấm no cho nhândân. 3.1.1.2. Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa và niềm tin vững chắc vào sựnghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Để khắc phục tình trạng “suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng” trong mộtbộ phận sinh viên hiện nay thì việc giáo dục lý tưởng, bồidưỡng niềm tin, xây dựngước mơ hoài bão cho tuổi trẻ nói chung và sinh viên nói riêng là công tác vừa cấpbách, vừa lâu dài. Là lớp người trẻ tuổi, sinh viên là những người có nhiều ước mơhoài
  • 25. 25 bão, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thế nhưng do đặc điểmtuổi đời còn ít, vốn sống chưa nhiều, kinh nghiệm chính trị-xã hội còn hạn chếnên sinh viên đôi khi tỏ ra thiếu chín chắn trong suy nghĩ và hành động, dễ ngộnhận giữa hiện tượng và bản chất, đúng-sai, thật-giả, khó xác định hoặc lựachọn cho mình lý tưởng sống đúng đắn phù hợp. Vì thế giáo dục để địnhhướng lý tưởng cho sinh viên là điều rất cần thiết. 3.1.1.3. Giáo dục các phẩm chất đạo đức: dũng cảm, trung thực, khiêmtốn, sáng tạo, tự lập Dũng cảm là phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy sinh viên. Trong điều kiện nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, lòng dũng cảm là tinh thần dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm. Đó cònlà thái độ dám đấu tranh và chiến thắng mọi kẻthù. Ngoài các thế lực đang ra sức chống phá, cản trở công cuộc đổi mới củađất nước thì kẻ thù của sinh viên hiện nay còn là sự cám dỗ ngọt ngào của danhvọng, tiền tài, những thú vui vật chất xa hoa, tệ nạn xã hội, phim ảnh đồitrụy...đòi hỏi sinh viên phải nêu cao cảnh giác, sáng suốt để nhận diện kẻ thù củamình. Thực hành dũng cảm, sinh viên phải đoàn kết đấu tranh chống lại những biểuhiện suy thoái đạo đức trong đời sống xã hội; phải thường xuyên tu dưỡng,rèn luyện để không sa vào tệ nạn xã hội hoặc lối sống cá nhân ích kỷ, thựcdụng. Mặt khác, sinh viên cần nêu cao tinh thần vượt khó trong học tập, hăng háitrong nghiên cứu khoa học, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực sai trái củabạn bè trong quá trình học tập, thi cử. Trung thực là thật thà ngay thẳng, không lừa người và không tự dốimình, không bộitín, không giấu khuyết điểm sailầm của nhau. Trongnềnkinh tế thị trường hiện nay, niềm tin vào tính trung thực của con người đangbị xói mòn trước những biểu hiện vi phạm đạo đức trong sản xuất kinh doanh,cảtrong giáo dục đào tạo. Sinh viên cần phải rèn luyện tính trung thực, trước hết làrèn luyện thói quen trung thực với chính bản thân, trung thực trong mọi hoạtđộng và mọi mối quan hệ. Lòng trung thực đòi hỏi sinh viên biết xa lánh, phê phánđối với thói kiêu ngạo, phô trương xu nịnh giả dối. Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang, tự cao, tự đại, tự phụ. Đức khiêm tốn là động lực giúp sinh viên vươn lên trong học tập và cuộc sống.Sáng tạo là một phẩm chất cần có của người lao động mới hiện nay. Sángtạo là sự kết hợp giữa tri thức và đạo đức trong đó yếu tố đạo đức có ảnhhưởng rất lớn đến sức sáng tạo củaconngười. Là những trí thức tương lai, sinh viên phải tiên phongđi đầu trong mọi hoạt động sáng tạo mà trước hết là tronghọc tập và nghiên cứu khoa học.
  • 26. 26 Tính tự lập là một phẩm chất của con người mới mà sinh viên cần rèn luyện.Tính tự lập đòihỏi mỗi người phải xác định hướng điriêng, conđườngriêngvà chủ độnggiải quyết khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Ngày nay, sinh viên phải rèn luyện tính tự lập để vững vàng trước những yêu cầu mới của sự pháttriển. 3.1.1.4. Giáo dục tinh thần yêu lao động, lối sống giản dị, tiết kiệm Với sinh viên, học tập, nghiên cứu là một hình thức lao động; nhà trường cầnphải giáo dục sinh viên tinh thần yêu lao động, đó là sự hiếu học và say mê nghiêncứu khoa học. Ngoài ra, cần phải giáo dục sinh viên có lối sống giản dị tiết kiệm.Sống giản dị, tiết kiệm là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu lao động, biết quýtrọng thành quả lao động. Đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, người laođộng cần có lối sống công nghiệp, trong đó có yếu tố tôn trọng và giữ vữngkỷ luật lao động. Cần bồidưỡng cho sinh viên ý thức quý trọng thời gian, làm việccó kế hoạch, khắc phục thói tuỳ tiện. 3.1.1.5. Giáodục tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ mọi người; sựchân thành và thuỷ chung trong tình bạn, tình yêu Tổ chức Đoàn TN và đội ngũ giáo viên, thông qua công tác tuyên truyềngiáo dục, cần bồidưỡng cho sinh viên lối sốngphải biết yêu thương, quan tâm, quýtrọng con người; lên án thái độ thờ ơ vô cảm trước những khổ đau của conngười và đấu tranh chống lại các hành vi chà đạp lên phẩm giá của conngười.Thông qua các hoạt động, phong trào tập thể để giáo dục cho sinh viên có tinh thầnđoàn kết, gắn bó, sự quan tâm chia sẻvới bạn bè, đồng chí. Đó là độnglực để sinh viên vượt qua mọi khó khăn, vươn lên và thành công trong cuộc sống. Tình bạn, tình yêu là một phần quan trọng trong cuộc sống của sinh viên. Nhàtrường, tổ chức Đoàn TN thông qua mô hình các CLB, hội, nhóm cần giáodục cho sinh viên có quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu để giúp các em khắcphục những sailệch trong tình cảm, xây dựng tình bạn và tình yêu chân chínhđể tiếp thêm sức mạnh, nâng bước cho các em trên conđường phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. 3.1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên. 3.1.2.1. Phốihợp và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng vớiphổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường Một số sinh viên chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai tròcủa đạo đức, chỉ chú trọng việc “học chữ”, “luyện tài” mà xem nhẹviệc “dạy người”, “rèn đức”. Vì thế, để nâng cao hiệu quả công tác vận dụng chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh,
  • 27. 27 Chi ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và công tácSV, Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên… cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền vàquán triệt một cách sâu, rộng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tới toàn thể cánbộ giáo viên, nhân viên, sinh viên nhà trường; đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vậnđộng học tập và theo tấm gươngChủ tịch Hồ Chí Minh. 3.1.2.2. Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên Trong lĩnh vực giáo dục, các giải pháp củagia đình, nhà trườngvà xã hội dẫu có làm thật tốt cũng không thể thay thế yếu tố tự giáo dục, rènluyện của bản thân sinh viên. Do đó, cùng với giáo dục thì cần phải biết khích lệ,phát huy ý thức tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên. Sinh viên cần rèn luyệnthái độ nghiêm khắc với chính bản thân, chống tự kiêu, tự mãn; rèn luyện đứctự tin đểcó nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Trong quan hệ với mọi người, sinh viên cần có thái độ, hành vi ứng xử đúng mực, khiêm nhường; phải có lòngnhân ái, đức bao dung, vị tha, biết quan tâm và giúp đỡ người khác; bỏ thói đốkỵ, thói xem khinh người khác cũng như thái độ thờ ơ, bàng quan trước nỗiđau, sự bất hạnh của con người. Ngoài ra, sinh viên còn phải rèn luyện tính kiên trì,nhẫn nại, trung thực học tập; say mê, sáng tạo trong nghiên cứukhoa học;không ngừng trau dồiđạo đức, tác phong, thực hành lối sống văn minh, tiếnbộ.Để việc tu dưỡng, rèn luyệncủa sinh viên có kết quả, ngoài nỗ lực của bảnthân sinh viên thì cần có sự quan tâm, định hướng giáo dục và hỗ trợ kịp thời từphíagia đình, nhà trường và xã hội. Là những tổ chức đại biểu cho lợi ích củasinh viên, Đoàn TN có nhiệm vụ chủ yếu là tham gia vào việc giáo dục lý tưởng,niềm tin cách mạng, tuyên truyền tư tưởng chính trị, định hướng và vận độngsinh viên thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh. Thiết nghĩ, để nâng cao hiệu quảcủa công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên; ngoài việc tiếp tục củng cốvà phát huy các thành tựu đã đạt được thì Đoàn và Hội cần chú ý thực hiệnnhững giải pháp có tính định hướng như sau: Trước hết, cần tăng cường công tác tập hợp sinh viên. Tập hợp đối tượng cầnđược giáo dục là điều kiện đầu tiên cần phải có trong công tác giáo dục. Không tập hợp được sinh viên thì Đoàn không thể triển khai các hoạt động giáo dụccủa mình. Ngoài việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho thiết thực, phù hợp thì tổ chức Đoàn cần quan tâm nắm bắt và hỗ trợ kịp thời những nhu cầu chính đáng của sinh viên như: chỗ thực tập tốt nghiệp, việclàm, vận động xã hộigiáodục để hỗ trợ học bổng cho sinh viên vượt khó họcgiỏi, tạo sân chơi lành mạnh bổ ích …
  • 28. 28 Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn vững mạnh làm trung tâm đoàn kết, tập hợp, vận động, giáo dục sinh viên. Các cán bộ Đoàn cần nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động của mình, gắn bó mật thiết với sinh viên; thường xuyên nghiên cứu, nắm vững tình hình, dự báo diễn biến về tư tưởng, thái độ chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên và chủ động đề xuất các giải pháp khả thi để giáo dục, rèn luyện, định hướng sự phát triển nhân cách cho sinh viên. Đoàn cần tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên. Đoàn cần thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm công tác giáo dục ở từng đơn vị cơ sở, phát hiện và đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình, hình thức giáo dục có hiệu quả cao. Nội dung, chương trình giáo dục phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, phù hợp với những yêu cầu xã hội đặt ra đối với sinh viên. Chương trình, kế hoạch phải thiết thực và mang tính khả thi cao, không nên đặt “những chương trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được” và “Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được”. Hình thức giáo dục cầnphong phú, đa dạng, hấp dẫn, sinh động và khi triển khai thực hiện phải đảmbảo tính sâu rộng, đều khắp, thường xuyên liên tục, cần khắc phục hiện tượnghình thức hoặc “đầu voi đuôi chuột” của phong trào. Cần quán triệt các nguyên tắc: nói đi đôi với làm, nêu gương, xây đi đôi với chống trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Bên cạnh việc đẩymạnh tuyên truyền, giáo dục cầnphảihướng dẫn, tổ chức sinh viênđấu tranh,xã hội lên tiếng chống lại những tiêu cực nhằm góp phần lành mạnh hóa môitrường xã hội. Quá trình giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội có những đặctrưng riêng, ưu thế riêng. Sự thống nhất biện chứng giữa giáo dục của giađình, nhà trường và xã hội là yếu tố quyết định quá trình hình thành đạo đức một sinh viên vừa có đức, vừa có tài. 3.1.2.3. Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Trong giáo dục, Hồ Chí Minh đòi hỏi cả người dạy lẫn người học phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
  • 29. 29 Xuất phát từ mục đích của nền giáo dục cách mạng là đào tạo ra những côngdân có các phẩm chất và năng lực cần thiết để“phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh” mà Hồ Chí Minh quan niệm giáo dục không thể dừng lại ở việc truyền đạt tri thức mà phải tiến tới hình thành năng lực thực hành cho người học. Nghĩa là người học phải có khả năng vận dụng những tri thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống. Theo Hồ Chí Minh, học là để hành. Còn hành là điều kiện để củng cố, nâng cao kiến thức được tiếp thu, rèn luyện kỹ năng và hình thành những phẩm chất cần có của người lao động mới. Học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức gắn bó khăng khít với nhau. “Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Thực hiện phương châm học đi đôivới hành, lýluận gắn liền với thực tiễn sẽgóp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáodục;Ban Giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn TN tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: giao lưu dã ngoại, tham quan du lịch, các hoạt động xã hội từ thiện, mùa hè xanh, đền ơn đáp nghĩa … Các hoạt động này giúp Sinh viên liên hệ thực tiễn, tránhđược sự nặng nề, thụ động của phương pháp giáo dục truyền thống. Trong môi trường thực tiễn, thông qua hành vi của sinh viên mà giáo viên có thể phát hiệnvà kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành động của sinh viên. Hơn nữa, chính những hoạt động thực tiễn thiết thực sẽ tạo điều kiệncho quá trình tự giáo dục củasinh viên, giúp quá trình hình thành những phẩm chấtđạo đức tốt đẹp ở TN nhanh hơn, phong phú và sâu sắc hơn. 3.1.2.4. Chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt Thứ nhất, hàng năm Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Thành Hội Hải Dươngđều có các hoạt động biểu dương, khen thưởng đối với các SV đạt danh hiệu “Thanh niên điển hình tiên tiến làm theolời Bác”. Các tấm gương sinh viênđược biểu dương khen thưởng là những sinh viên cósự gắn bó, gần gũi với các sinh viên khác thông qua hoạt động học tập và rèn luyệnhàng ngày, do vậy có tầm ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến việc rèn luyệnđạo đưc, lối sống của các sinh viên khác. Thiết nghĩ đây là một hình thức giáo dụchiệu quả, cần được duy trì và phát huy rộng rãi hơn nữa. Thứ hai, giáo dục thông qua nêu gương tốt, việc tốt của mọi người, đặc biệt là sự gương mẫu của cha mẹ, thầy cô. Việc nêu gương tốt, việc tốt của mọi người góp phầnxây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tiến bộ tạo điều kiện thuận lợi chosinh viên rèn luyện nhân cách. Tuynhiên, cầnthấy rằng nhân cáchcủanhững ngườitrực tiếp đảm nhận công tác giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đối với người
  • 30. 30 đượcgiáo dục. Vì thế, ông bà, cha mẹ, thầy cô phảithật sự là các tấm gương sángvề đạo đức, lối sống đểsinh viên noi theo. Nêu gương trong giáo dục đạo đức đòihỏi cán bộ, giáo viên phải tuân thủ nguyên tắc nói đi đôivới làm. Nguyên tắcnói đi đôi với làm đòihỏi người làm côngtác giáo dục cũngphảiđược giáodục, khôngngừng tự hoàn thiện nhân cáchcủamình đểtrở thành tấm gươngsáng về mọi mặt cho sinh viên noi theo. Thứ ba, nêu cao các hình tượng mẫu mực trong xã hội: những lãnh tụ hết lòng vì nước vì dân tài đức vẹn toàn, các nhà khoa học lỗi lạc, các nhà giáo tiêu biểu, nhà văn tên tuổi, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, người tốt việc tốt. Do vốn sống hạn chế, sinh viên khó phân biệt đúng sai, thật giả, không thểxác định đâu là những giá trị đích thực. Vì vậy, định hướng giá trị thông qua việc nêu cao các hình tượng mẫu mực trong xã hội có một ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện ở sinh viên. Điều lưu ý là khi giới thiệu chân dung của các lãnh tụ, nhà khoa học, nhà giáo, anh hùng lao động… để sinh viên học tập noi theo phải gắn liền với việc làm rõ những cống hiếnlớn lao của họ đối với Tổ quốc, với nhân dân, đạo đức nhân phẩm của họ, lốisống của họ. Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua việc nêu cao các hình tượng mẫu mực trong xã hội là giúp cho sinh viên xây dựng động cơ phấn đấu, rènluyện đúng đắn. Bên cạnh việc nêu cao những tấm gương sáng, gương tốt để sinh viên noi theo, thiết nghĩ hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn nhiều nếu chúng ta biết kết hợp với việc chỉ ra và phê phán những gương mờ, gương xấu để sinh viên biếtmà không mắc phải. Đặc biệt là cần lên án và có biện pháp ngăn chặn triệt để những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nhằm củng cố niềm tin của sinh viên vào lý tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cũng nên tổ chức cho sinh viên giao lưu với những người một thời lầm lỡ nhưng lạibiết hoàn lương làm lại cuộc đời, có ý chí nghị lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Chính tiếng nói của những người trong cuộc là lời cảnh tỉnh đối với sinh viên, giúp họ tránh đi vào vết xe đổ của người trước. Thứ tư, giáo dục tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, lối sống cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt vời, sáng chói về con người mới với đạo đức mẫu mực trong sáng, lối sống cao đẹp. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức của người cộng sản. Hồ Chí Minh còn là hiện thân thân của lối sống mới. Đó là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Không chỉ kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiến tiến.
  • 31. 31 “Bản thân Người là tấm gương sáng, là hiện thân của nền đạo đức cách mạngViệt Nam, mãi mãi là ngọn đèn pha chiếu rọi con đường rèn luyện, phấn đấuđể trở nên “tốt” hơn, đạt đến “chân thiện mỹ” của con người Việt Nam ngày nay và mai sau”. Giáo dục nhâncáchHồ Chí Minh là một giảipháp quantrọng nhằm hìnhthành đạo đức, lối sống mới cho sinh viên hiện nay. Giáo dục nhằm giúp sinh viên hiểu, ngẫm nghĩ về đạo lý làm người của Hồ ChíMinh, để học tập tấm gương đẹp đẽ của Người. sinh viên cần học tập, noi gươngNgười ở tinh thần suốt đời kiên trì đấu tranh cho độc lập tự do, cho CNXH vàchủ nghĩa cộng sản; ở thái độ sống thắm thiết tình yêu thương với toàn thểnhân dân lao động, lấy đó làm hạnh phúc cao nhất của mình; noi theo gương chiến đấu, lao động và học tập của Người, đem hết tài năng và trí tuệ để cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên, làm cho Tổ quốc ta và trái đất ta ngày thêm tươi đẹp. Giáo dục cần kết hợp nhiều hình thức như: giới thiệu chuyên đề, xem phim tư liệu, giao lưu với các nhân chứng lịch sử đã từng sống, làm việc cùng Người, phát động các cuộc thi tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, tham quan bảo tàng, lăng, đền thờ Hồ Chí Minh… Trọng tâm của giáo dục là giúp sinh viên nhận thức “Vì sao Hồ Chí Minh trở thành tấm gươngtuyệt vời về conngười mới?”. Những đức tínhcao quý ở Người không phải làbẩm sinh mà là kết quảcủa việc không ngừng học tập, đấu tranh, rèn luyệnbền bỉ hằng ngày. Hiểu rõ con đường hình thành và phát triển nhân cách củaHồ Chí Minh, sinh viên ra sức phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để bản thân ngày cànghoàn thiện. 3.1.2.5. Lựa chọn phương hướng giáo dục phù hợp với thanh niên. Trong giảng dạy môn các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đa phần giảng viên sử dụng phương pháp diễn thuyết là chủ yếu. Các phương pháp khác không được sử dụng và nếu có chỉ ở một mức độ nhất định. Phương pháp chung vẫn là thầy truyền thụ và trò ghi chép tiếp thu, ghi nhớ một cách máy móc. Các hình thức thảo luận, đối thoại, tranh luận ở nhóm, ở lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực độc lập tư duy của SV chưa được đa số giảng viên quan tâm thực hiện đã biến buổi giảng thành giờ truyền phát thông tin một cách xuôi chiều. Thêm vào đó, việc giảng viên đơn thuần trình bày lý luận mà ít liên hệ thực tiễn càng làm cho giờ học trở nên khô khan, nhàm chán. Từ thực tế đó, em cho rằng để nâng cao chất lượng và hiệu quảcủacông tác giáo dục đứcvàtàicho sinh viên. Trường Cao đẳng Hải Dươngcần phải đổi mới vềphương pháp, đa dạng về phương tiện giáo dục đạo sao cho hấpdẫn, lôi cuốn, sinh động.
  • 32. 32 3.2. Tích cực hoá hoạt động của các chủ thể giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh 3.2.1. Nhà trường quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hóa xã hội của sinh viên. Với Hồ Chí Minh, giáo dục là một khoa học và hình thức giáo dục thì rất phong phú, đa dạng. Một mặt, Hồ Chí Minh nhắc nhở các lực lượng giáo dục cần quan tâm đến nhu cầu vui chơi giải trí của TN. Mặt khác, Người yêu cầu phải biết gắn kết vui chơi với giáo dục. Vận dụng phương châm “gắn giáo dục với vui chơi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho TN, SV hiện nay, Nhà trường cần nhanh chóng có chính sách và sự đầu tư thích đáng để xây dựng ký túc xá, thư viện hiện đại, nhà thể thao đa năng, nhà văn hoá, phòng sinh hoạt CLB chuyên biệt, hệ thống phòng thực hành hiện đại, sân chơi…Đây là những cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức các hoạt động giao lưu, vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác cho TN. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng, lối sống mới không phải từ trên trời sa xuống mà được hình thành thông qua con đường giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi người. Đó là một quá trình lâu dài có nhiều khó khăn, phức tạp bởi. Chính vì thế, việc giáo dục đạo đức, lối sống cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không được xem nhẹ hoặc xao nhãng. Giáo dục hình thành đạo đức, lối sống mới cho TN ở nhà trường đòi hỏi Đảng bộ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Công tác SV, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên nhà trường phải tận tâm, tận lực, kiên trì, bền bỉ, không ngừng tìm tòi các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục. Cụ thể là: Tăng cường công tác quản lý nền nếp trong học tập, sinh hoạt của SV và duy trì kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường. Cần khắc phục hiện tượng đi muộn về sớm, bỏ học, bỏ tiết của SV bằng việc buộc SV phải thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế; phải học lại các môn đã vắng trên 20% số tiết theo quy định; kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm quy chế thi cử. Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với công an, chính quyền địa phương để quản lý tình hình học tập, sinh hoạt của SV ngoại trú. Trong việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV ngoại trú, nhà trường cần dựa trên nhận xét, đánh giá của chính quyền địa phương.
  • 33. 33 Tiếp tục phát huy vai trò, hiệu quả của website trường. Nhà trường phải thường xuyên cập nhật thông tin tình hình hoạt động của trường; thông tin về thi đua khen thưởng-kỷ luật HSSV; thông báo kết quả học tập, rèn luyện của SV để SV và phụ huynh SV khi truy cập có thể nắm rõ. Trường cần mở một số hộp thư điện tử và số điện thoại “nóng” để tiếp nhận những ý kiến phản hồi, ý kiến xây dựng của SV và phụ huynh SV về các mặt, các lĩnh vực hoạt động của nhà trường; từ đó để có những điều chỉnh phù hợp. Cần chú trọng cả việc “dạy chữ” lẫn “dạy người”. Nhiệm vụ của nhà trường không chỉ dạy học, trang bị cho SV những tri thức khoa học mà còn rèn luyện SV về đạo đức, lối sống, nếp sống có văn hóa, đào tạo SV trở thành những con người toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Kết hợp giữa học chính khóa với hoạt động ngoại khóa, lồng ghép việc giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật trong các môn học, khuyến khích, biểu dương SV làm việc tốt hoặc có nghĩa cử cao đẹp. Phối hợp các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, các Khoa chức năng torng trường hoặc liên kết phối hợp với các tổ chức, đơn vị bên ngoài trường để tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng giảng dạy môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, văn hóa xã hội của SV...để nâng cao ý thức tự giác nghiên cứu, học tập chính trị của sinh viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên vừa có năng lực vừa có phẩm chất trong sáng, mẫu mực, yêu nghề, yêu thương học trò và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Kiên quyết xử lý buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác giảng dạy đối với những giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp để làm lành mạnh môi trường giáo dục. Trong hành vi của thầy, cô giáo cũng đều phải định hướng cho sự phát triển nhân cách của SV, phải là tấm gương sáng cho SV noi theo. Chi ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện và có những hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động của Đoàn TN như: tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể dục, thể thao, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống cách mạng, các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện … 3.2.2. Phát huy vai trò tích cực của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên. Thứ nhất, phải đổi mới nội dung và phương thức giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
  • 34. 34 Nhà nước; tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử của Đảng và dân tộc, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên TN. Thứ hai, phải đổi mới các hình thức tuyên truyền như Cuộc thi tìm hiểu, Hội thi dưới hình thức sân khấu hóa, tham quan thực tế, Hội thảo khoa học, tọa đàm trao đổi, Diễn đàn, thành lập các CLB học tập… Thông qua các hoạt động nhằm định hướng giá trị mới cho TN theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ ba, phải chủ động hơn trong công tác chính trị, tư tưởng; nắm bắt và dự báo tình hình tư tưởng ĐV, TN; kịp thời đấu tranh, tuyên truyền làm rõ các âm mưu, luận điệu sai trái, giúp sinh viên hiểu và tích cực đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Thứ tư, phải gần gũi, quan tâm, thường xuyên nắm tình hình định hướng và kiểm tra việc thực hiện công tác thanh niên ở các cấp đoàn cơ sở như Liên chi đoàn Khoa, chi đoàn; Các cơ sở Đoàn cần nắm bắt một cách nhanh chóng, chính xác tình hình tư tưởng và dư luận trong ĐV, TN để kịp thời định hướng và tham mưu xử lý các vấn đề có hiệu quả. Thứ sáu, đội ngũ đảng viên trong độ tuổi đoàn cần nêu cao tinh thần xung kích, là tấm gương sáng để sinh viên noi theo. Đoàn trường cần phát hiện, bồi dưỡng các điển hình tiên tiến để tôn vinh và nhân rộng nhằm tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ trong ĐV, TN. Qua đó sẽ có tác dụng giáo dục ĐV, TN phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Thứ năm, cần hiểu rõ giáo dục “trồng người” một quá trình lâu dài,phải bền bỉ, kiên trì và nhẫn nại. 3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên là hết sức cần thiết và quan trọng. Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh
  • 35. 35 thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước * Về phía gia đình: Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, đặc biệt người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Gia đình cần thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được tình hình học tập, đạo đức của con em mình để có sự phối hợp chặt chẽ. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi coi thường thầy cô giáo trước mặt con cái… * Về phía nhà trường: Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh. Để thống nhất và tập hợpđược sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội để đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như đoàn thanh niên , hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ những người cao tuổi…nhằm thống nhất định hướng tác động đốivới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…đặc biệt là những kiến thức, biện pháp giáo dục trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay. Nhà trường phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục
  • 36. 36 * Về phía xã hội: Các tổ chức kinh tế-xã hội cần hợp tác, hỗ trợ nhà trường trong việc triển khai các chương trình học tập như tham gia đồng hành cùng các sự kiện lớn của nhà trường, tài trợ và tặng các suất học bổng bằng tiền mặt hoặc hiện vật để kịp thời biểu dương những sinh viênđạt kết quả cao. Đồng thời, các tập đoàn, doanh nghiệp cần có cơ chế đãi ngộ thu hút sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp ra trường để hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” như hiện nay. Chính quyền, đoàn thể địa phương có sự phối hợp với nhà trường trong việc bảo đảm an ninh khu vực, nhất là những địa bàn có nhiều sinh viênở trọ. Đối với gia đình, chính quyền địa phương cần hỗ trợ kịp thời và khách quan đối với những gia đình thuộc diện gia đình chính sách, hỗ trợ những sinh viên nghèo vượt khó học giỏi. Đồng thời, đểtạo môi trường lành mạnh cho sinh viên giao lưu, học hỏi, các tổ chức đoàn thể địa phương nên tổ chức nhiều chương trình văn hóa văn nghệ thể thao, phong trào tình nguyện vì cộng đồng để thu hút sinh viênđịa phương và sinh viênđang học tập, tạm trú trên địa bàn tham gia.
  • 37. 37 KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" là một di sản có giá trị to lớn mà Bác đã để lại cho dân tộc Việt Nam ta, là tư tưởng nhất quán, xuyên suốttrong cuộc đờiNgười, mang tính nhân văn sâu sắc và có giá trị to lớn đối với sựnghiệp đổimới và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp lớp thế hệ người Việt Nam đã vững bước theo con đường mà Người đã chọn. Đó là con đường của độc lập dân tộc và CNXH, con đường mang tầm nhìn vượt thời gian, đưa đất nước và dân tộc ta vượt qua biết bao khó khăn, thửthách, đi từthắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành CNH, HĐH, thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, từng bước tiến lên "sánh vai cùng các cường quốc năm châu.” Là một người suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng conngười, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đên quyền conngười, đó là “Quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Tư tưởng nhân văn của Người luôn hướng về cộng đồng, conngười Việt Nam: “Tôichỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành...”. Chính vì vậy mà Người đã đề ra yêu cầu xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn - Chủ nghĩa xã hội, đồng thời Người cũng đã chỉ ra muốn có Chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, Bác cho rằng “Vô luận việc gì cũng đều do con người làm ra”... và theo Người, conngười XHCN phải hội tụ đủ 2 yếu tố “vừa hồng, vừa chuyên”. Thực ra là vừa đức, vừa tài, trong đó đức là gốc, là nền tảng, yếu tố cốt lõi của con người mới, muốn có những con người vừa có đức, vừa có tài thì phải tiến hành “trồng người”. Người căn dặn: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Đó là kế sách lớn cho hướng phát triển. Trong di chúc, Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Bác đã căn dặn công việc đầu tiên mà Đảng phải làm sau khi đã “Chỉnh đốn” lại đó là “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.”