SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành
Quyết định số 2151/QĐ-TTg phê
duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch
quốc gia giai đoạn 2013-2020. Theo
Quyết định, đến năm 2020, đối với
mỗi thị trường du lịch quốc tế trọng
điểm (Đông Bắc Á, Đông Nam Á và
Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Tây Âu và
Đông Âu), tổ chức triển khai được từ
3-4 hoạt động xúc tiến quảng bá du
lịch; với mỗi thị trường tiềm năng
(Nam Á và Trung Đông), tổ chức triển
khai được ít nhất 1 hoạt động xúc tiến
quảng bá du lịch. Đảm bảo ít nhất 50%
hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch
được mở rộng về phạm vi, quy mô và
đa dạng về hình thức, nội dung so với
giai đoạn trước.
(Xem tiếp trang 2)

troNg số Này

- Những Ngày văn hóa Nga
tại Việt Nam
(Tr.3)
- Việt Nam - Ủy ban Châu Âu
hợp tác phát triển du lịch
bền vững
(Tr.7)
- Triển khai thành lập
Trung tâm hỗ trợ khách du lịch
(Tr.8)
- Tập huấn công tác pháp chế
trong lĩnh vực văn hóa,
gia đình, TDTT và du lịch
(Tr.6)

Số 1051 ngày 21/11/2013

Khai mạc Tuần lễ
“Đại đoàn kết các dân tộc Di sản văn hóa Việt Nam”

Ảnh: MINH ƯỚC

Phê duyệt Chương trình
Xúc tiến du lịch quốc gia
giai đoạn 2013-2020

Phát hành Thứ Năm hằng tuần

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong Lễ khai mạc

Tối 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn
Tây, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn
kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân,
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành
Trung ương, địa phương, các quan khách quốc tế và đại diện đồng bào các dân
tộc trên cả nước đã về dự.
(Xem tiếp trang 13)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc mừng
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013, thay mặt Ban Cán sự Đảng,
lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã gửi
tới các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công chức, viên chức các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, trung tâm văn hoá nghệ thuật, thể dục
thể thao và du lịch lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm đến sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy,
cùng với những nỗ lực phấn đấu của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện
viên, cán bộ, công chức, viên chức, chất lượng đào tạo từng bước được nâng
cao, các loại hình đào tạo được đa dạng hoá, đáp ứng nhu cầu xã hội; công tác
đào tạo nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được ưu tiên,
chú trọng.
(Xem tiếp trang 9)
quản lý nhà nước

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hoá LB Nga
Sáng 12/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đã có buổi tiếp Bộ
trưởng Bộ Văn hoá Liên bang Nga,
Vladimir Medinskiy.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh khẳng định, quan hệ hợp tác giao
lưu trong lĩnh vực văn hoá giữa hai nước
đã có bước phát triển tốt đẹp. Hai bên đã
phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giao
lưu văn hoá, trong đó, sự thành công của
các chương trình “Những ngày Văn hoá
Nga tại Việt Nam” và “Những ngày Văn
hoá Việt Nam tại Liên bang Nga”, góp
phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, đối
tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh hy vọng mối quan hệ
hợp tác văn hoá, thể thao và du lịch sẽ
ngày càng phát triển, hai bên cùng tích
cực triển khai các nội dung đã thống nhất
trong Chương trình hợp tác trong lĩnh
vực văn hoá giai đoạn 2013 - 2015; Năm

2014, theo kế hoạch, hai bên sẽ phối hợp
tổ chức “Những ngày Văn hoá Việt Nam
tại Nga”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
mong muốn sẽ nhận được sự phối hợp
tích cực của Bộ Văn hoá Liên bang Nga
để sự kiện được tổ chức thành công, góp
phần tăng cường hơn nữa quan hệ hai
nước trên mọi lĩnh vực.
Để thúc đẩy hơn nữa việc phát triển
du lịch giữa Việt Nam và Liên bang Nga,
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị,
thời gian tới hai bên tiếp tục thực hiện
nội dung Kế hoạch hợp tác về du lịch
giai đoạn 2013-2015; phối hợp triển khai
một số thỏa thuận, tập trung trao đổi
đoàn các cấp, tổ chức cho các nhà đầu
tư, doanh nghiệp du lịch, báo chí Nga tới
khảo sát thị trường du lịch Việt Nam và
ngược lại; hai bên cùng tăng cường hợp
tác, quảng bá tiềm năng du lịch của
nhau… qua đó đẩy mạnh khách du lịch
Việt Nam sang Nga và khách du lịch

Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch...
Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động
tuyên tuyền, quảng bá và xúc tiến du lịch
ở trong nước nhằm nâng cao ý thức về
gìn giữ và bảo vệ môi trường du lịch, văn
hóa ứng xử với khách du lịch và thúc đẩy
phát triển du lịch nội địa. Đến năm 2020,
hằng năm tổ chức và tham gia từ 3 - 5 sự
kiện du lịch (hoặc có liên quan) tại các
địa phương có tiềm năng du lịch; phối
hợp với 15-20 đơn vị báo chí truyền
thông lớn trong nước tuyên truyền quảng
bá du lịch; xây dựng, thuê duy trì và bảo
dưỡng từ 15-20 biển quảng cáo tấm lớn,
biển điện tử để giới thiệu, quảng bá hình

ảnh du lịch Việt Nam ở các thành phố
lớn. Chương trình cũng đưa ra các nhiệm
vụ và giải pháp gồm: Đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến
du lịch Việt Nam ở nước ngoài; Đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá,
xúc tiến du lịch trong nước; Tập trung
phát triển marketing điện tử phục vụ xúc
tiến, quảng bá du lịch; Tổ chức sản xuất
ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến du
lịch; Đa dạng hoá các nguồn kinh phí
thực hiện Chương trình.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL thành lập
Ban Chủ nhiệm Chương trình và ban

Khai mạc Ngày hội VHTTDL các dân tộc
vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013
Tối 16/11, tại Quảng trường Cung
Văn hóa tỉnh Hoà Bình, Lễ khai mạc
Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch
các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 đã diễn ra với sự tham dự của
hơn 600 diễn viên, nghệ nhân, huấn

2

số 1051 l 21.11.2013

luyện viên, vận động viên 6 tỉnh: Sơn
La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên
Bái và Hoà Bình. Phát biểu khai mạc
Ngày hội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL
Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Đồng bào
các dân tộc Vùng Tây Bắc là chủ thể

Nga sang Việt Nam...
Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bộ
Văn hoá Nga Vladimir Medinskiy cho
biết, trên cơ sở nền tảng là sự hiểu biết
lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, mối
quan hệ đang phát triển rất tốt đẹp. Tin
vui là khách du lịch Nga đến Việt Nam
đang ngày càng tăng, năm 2012 tăng gấp
đôi so với năm trước và năm 2013 dự
kiến sẽ tăng đến 65%. Bộ trưởng
Vladimir Medinskiy sẵn sàng mời Việt
Nam tham dự các sự kiện du lịch tổ
chức ở Matxcơva cũng như ở các thành
phố khác của Nga, đồng thời bày tỏ
nhất trí cao với đề nghị của Bộ trưởng
Hoàng tuấn Anh về việc tiếp tục duy trì
tổ chức Tuần Văn hoá giữa hai nước,
mở rộng ra các thành phố khác, tạo cơ
hội cho nhân dân các thành phố được
tìm hiểu về văn hoá, đất nước và con
người hai nước.
t.Hợp
(Tiếp theo trang 1)
hành Quy chế hoạt động của Ban Chủ
nhiệm Chương trình. Ban Chủ nhiệm
Chương trình có nhiệm vụ giúp Bộ
trưởng Bộ VHTTDL xem xét, đánh giá,
thẩm định nội dung các đề án tham gia
Chương trình của các đơn vị, chương
trình và điều chỉnh, tổng hợp thành
Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia
hàng năm, trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL
xem xét, phê duyệt. Định kỳ hằng năm,
tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
kết quả thực hiện Chương trình, đề xuất
giải quyết những vấn đề phát sinh vượt
thẩm quyền.
tHtt
sáng tạo nhiều giá trị văn hóa, phong
phú, đa dạng, giàu bản sắc, đó là những
di sản quý giá đã được bao thế hệ gìn
giữ, trao truyền, xây dựng nên nền văn
hóa Việt Nam, thống nhất trong đa dạng,
trong đó, Hoà Bình có nền “Văn hoá
Hoà Bình” nổi tiếng - cái nôi văn hoá
của người Việt cổ.
(Xem tiếp trang 5)
quản lý nhà nước

Những Ngày văn hóa Nga tại Việt Nam
Tối 12/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội,
Những Ngày văn hóa Nga tại Việt Nam
đã chính thức khai mạc. Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang và Tổng thống Liên
bang Nga Vladimir Putin đã tới dự.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt
Nam và Liên bang Nga gắn bó với nhau
bằng lịch sử quan hệ lâu đời và tình hữu
nghị thủy chung. Đối với nhân dân Việt
Nam, nhân dân Nga anh em là những
người bạn chí tình, thân thiết. Việt Nam
luôn luôn ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ,
giúp đỡ quý báu mà nhân dân Liên
bang Nga đã dành cho Việt Nam trong
công cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng
như trong sự nghiệp xây dựng đất nước
ngày nay. “Những ngày Văn hóa Nga
tại Việt Nam được tổ chức đúng dịp
Tổng thống Liên bang Nga V. Putin

thăm Việt Nam là sự kiện có ý nghĩa
quan trọng, góp phần thiết thực vào việc
tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược
toàn diện giữa hai nước Việt-Nga và
tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống
giữa hai dân tộc. Các chương trình biểu
diễn nghệ thuật của những nghệ sỹ tài
năng, triển lãm tranh ảnh, nghệ thuật
sắp đặt cùng Những ngày phim Nga là
cơ hội tuyệt vời để khán giả Việt Nam
và bạn bè quốc tế đang sinh sống, làm
việc tại đây được cảm nhận, được hiểu
sâu hơn về nền văn hóa Nga phong phú
và giàu bản sắc”, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang khẳng định.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Tổng
thống Nga V. Putin bày tỏ sự tin tưởng
các hoạt động được tổ chức trong
những Ngày văn hóa này sẽ góp phần
củng cố hơn nữa mối quan hệ song
phương đối tác chiến lược giữa hai

nước Liên bang Nga-Việt Nam. Tổng
thống Putin khẳng định, đây là hoạt
động thiết thực cụ thể hóa các chương
trình hợp tác giữa hai nước Liên bang
Nga và Việt Nam trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế và văn hóa, góp
phần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác chặt
chẽ trên nền tảng vững chắc và hữu
nghị truyền thống. Điều này đặc biệt
quan trọng trong bối cảnh người dân tại
Liên bang Nga ngày càng quan tâm đến
văn hóa Việt Nam.
Ngay sau phần Lễ là chương trình
biểu diễn nghệ thuật với sự tham gia
của Dàn Hợp xướng Dân gian Hàn lâm
và nhóm ngũ tấu Timophei Docsiser,
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng
các nghệ sĩ nhạc thính phòng Liên bang
Nga (Alexander Polyanichko, Evgenhia
Smirnova, Andrey Valenti…).
tuệ AnH

Hợp tác về văn hóa, thể thao, du lịch giữa Việt Nam - Sudan
Ngày 14/11/2013, tại Hà Nội, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tiếp ngài
Sayed Altayeb Ahmed - Đại sứ Cộng hòa
Sudan tại Việt Nam nhân dịp Đại sứ sang
nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh nhấn mạnh, Việt Nam và Sudan có
mối quan hệ lịch sử truyền thống lâu đời,
Sudan luôn là người bạn đồng hành, ủng
hộ và hỗ trợ tích cực cho nhân dân Việt
Nam.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh đã giới thiệu đến ngài Sayed Altayeb
Ahmed một vài nét chính về sự phát triển

kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời
gian gần đây, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa,
thể thao và du lịch.
Với những thành tựu mà Việt Nam đã
đạt được trong thời gian qua, đồng thời
dựa trên mối quan hệ truyền thống lâu
đời giữa Việt Nam và Sudan, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh mong muốn trong thời
gian tới hai nước sẽ tăng cường hơn nữa
mối quan hệ hợp tác chiến lược, cụ thể:
Xây dựng các hiệp định về hợp tác văn
hóa, thể thao và du lịch; tổ chức các họat
động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể dục
thể thao, trao đổi các đoàn sinh viên, các

đoàn công tác cấp cao sang học tập và
chia sẻ kinh nghiệm…
Cảm kích trước sự đón tiếp nồng
nhiệt của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh,
ngài Sayed Altayeb Ahmed khẳng định,
Việt Nam và Sudan có bề dày lịch sử về
mối quan hệ hợp tác. Việt Nam là đất
nước tươi đẹp, thân thiện, đa dạng về văn
hóa, trong thời gian tới Chính phủ và
nhân dân Sudan rất mong muốn được
hợp tác cùng Việt Nam để qua đó người
dân Sudan có thêm hiểu biết về đất nước,
con người Việt Nam.
A.Vi

Hoạt động Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại Hội An
UBND TP. Hội An (Quảng Nam)
vừa triển khai Kế hoạch tổ chức hoạt
động Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa
Việt Nam (23/11) và 14 năm ngày Đô
thị cổ Hội An được công nhận là Di
sản Văn hóa Thế giới (04/11/199904/11/2013).
TP. Hội An sẽ tổ chức một số hoạt
động trưng bày, triển lãm như: Triển

lãm ảnh về di sản thiên nhiên, văn hóa
Việt Nam; trưng bày hình ảnh Di sản
Văn hóa Hội An với chủ đề “Hội An
- Ngày ấy và bây giờ”, tranh thiếu nhi
Hội An vì Di sản Văn hóa, tổ chức
đêm văn nghệ giới thiệu những ca
khúc về Hội An...
Các hoạt động này nhằm mục đích
đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về

hình ảnh Hội An với bạn bè trong
nước và quốc tế, nâng cao ý thức
trách nhiệm của cộng đồng vì sự
nghiệp bảo tồn di sản văn hóa và phát
triển du lịch bền vững ở Hội An. Đặc
biệt, Hội An sẽ miễn phí vé tham
quan khu phố cổ cho du khách trong
ngày 04/12/2013.
H.Quân

số 1051

l

21.11.2013

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

VăN BảN mớI
- Ngày 08/11/2013, Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 3962/QĐBVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo
Festival Đờn ca tài tử cấp quốc gia
lần thứ nhất năm 2014 tại tỉnh Bạc
Liêu. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
làm Trưởng Ban, ông Võ Văn Dũng
- Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và ông
Nguyễn Quang Phong - Phó Ban Chỉ
đạo Tây Nam bộ đồng Trưởng Ban.
04 Phó Trưởng Ban gồm Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái, ông Phạm Hoàng
Bê, ông Trương Minh Chiến - Phó Bí
thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và bà Lê Thị
Ái Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Bạc Liêu, 23 Ủy viên.
- Bộ VHTTDL ban hành các
Quyết định về xếp hạng di tích quốc
gia đối với các di tích lịch sử, di tích
khảo cổ, danh lam thắng cảnh, di tích
kiến trúc nghệ thuật. Theo Quyết
định, Bộ VHTTDL xếp hạng di tích
quốc gia đối với: Di tích lịch sử “Địa
điểm lưu niệm Chiến thắng Iunction
City”, “Địa điểm lưu niệm vành đai
diệt Mỹ Trảng Lớn”, “Địa điểm

thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu
tiên của tỉnh Tây Ninh tại Giồng
Nần” huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh, “Thành cổ Biên Hòa” phường
Quang Vinh, thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai, “Địa điểm Sở ấn loát
Tài chính Trung bộ” xã Sơn Thịnh,
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; Di
tích khảo cổ “Hang mộ Tạng Mè” xã
Suối Bàng, huyện Mộc Châu (Sơn
La); Danh lam thắng cảnh “Động
Áng Toòng” xã Xuất Hóa, thị xã Bắc
Kạn (Bắc Kạn); Di tích khảo cổ và
danh lam thắng cảnh “Khu vực hóa
thạch Tay cuộn tại Má Lé” xã Má Lé,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; Di
tích kiến trúc nghệ thuật “Đền cửa
Đông, Đền cửa Tây, Đền cửa Nam,
Đền của Bắc” phường Chi Lăng, TP.
Lạng Sơn (Lạng Sơn).
- Ngày 12/11/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 4007/QĐBVHTTDL, cho phép Sở VHTTDL
tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện
Khảo cổ học khai quật tại di chỉ hang
Nà Mò, xã Hương Nê, huyện Ngân

Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian khai
quật từ ngày 12/11-12/12/2013 với
diện tích 15m2. Những hiện vật thu
thập được trong quá trình khai quật
giao cho Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn
giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải
có biên bản giao nhận, tránh để hiện
vật hư hỏng, thất lạc.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4027/QĐ-BVHTTDL ngày
14/11/2013, giao Vụ Gia đình chủ trì,
phối hợp với cá nhân, đơn vị có liên
quan triển khai hoạt động tuyên truyền
hưởng ứng Ngày thế giới xóa bỏ bạo
lực đối với phụ nữ 25/11 với nội dung
“Xây dựng phóng sự, clip, chạy chữ
chủ để, thông điệp về gia đình và
phòng, chống bạo lực gia đình”.
- Tại Quyết đinh số 4028/QĐBVHTTDL ngày 14/11/2013, Bộ
VHTTDL giao Vụ Gia đình chủ trì,
phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp
ảnh và Triển lãm và các đơn vị có
liên quan tổ chức triển lãm mẫu logo
của cuộc thi sáng tác logo Gia đình.
tHtt

Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hoá
Ngày 13/11, Bộ VHTTDL đã có
Thông báo số 4187/TB-BVHTTDL
thông báo kết luận của Thứ trưởng Hồ
Anh Tuấn tại cuộc họp chuẩn bị tổ chức
Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh
Hoá, nội dung như sau:
Hoan nghênh tỉnh Thanh Hoá đã
sớm chuẩn bị tích cực, tương đối đầy đủ,
đồng bộ các công việc tổ chức Năm Du
lịch quốc gia 2015 - Thanh Hoá, nhưng
công việc sắp tới còn nhiều và phải làm
khẩn trương. Trung ương và các địa
phương cần thống nhất cách làm và quan
điểm tổ chức Năm Du lịch quốc gia
hướng tới mục đích thu hút khách du lịch
nhiều hơn đến khu vực, Việt Nam qua
điểm đến, đường tiếp cận và quảng bá,
không nặng về tổ chức các hoạt động, sự
kiện tập trung mang tính tổng hợp; các

4

số 1051 l 21.11.2013

nội dung cần đồng bộ với việc phát triển
cơ sở hạ tầng và các điều kiện thiết yếu
phục vụ du lịch, phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương.
Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tiếp thu ý
kiến góp ý của đại diện các Tổng cục,
Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL, cân nhắc
việc đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu
Quý bà thế giới 2015 và việc tổ chức
Trại sáng tác điêu khắc quốc tế.
Về tên gọi, chủ đề: Giao Tổng cục
Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở
VHTTDL tỉnh Thanh Hoá và các địa
phương liên quan tổ chức toạ đàm, lấy ý
kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu về
văn hoá, du lịch đề xuất tên gọi, chủ đề
phù hợp gắn với đặc trưng của Thanh
Hoá và các địa phương tham gia Năm
Du lịch quốc gia 2015.

Về nội dung, hoạt động: Giao Tổng
cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở
VHTTDL tỉnh Thanh Hoá và các địa
phương liên quan: Đề xuất nội dung,
hoạt động tập trung điểm nhấn, tăng
cường tính liên kết, hình thành sản phẩm
du lịch mới, đặc sắc của vùng, chú ý khai
thác Di sản văn hoá của Thanh Hoá, khu
vực và hình thành sản phẩm du lịch riêng
có của Năm Du lịch quốc gia 2015, nên
nghiên cứu theo Vùng, kết hợp với
tuyến, điểm; tổ chức Đoàn khảo sát gồm
các doanh nghiệp lữ hành, các chuyên
gia về du lịch để đánh giá sản phẩm, tour,
tuyến, thương hiệu du lịch của Năm Du
lịch quốc gia 2015, các điều kiện cơ sở
hạ tầng có liên quan trong tháng
12/2013, báo cáo lãnh đạo Bộ.
Đề nghị tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo Sở
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Khai mạc Ngày hội...

(Tiếp theo trang 1)

Nhiều năm qua, Bộ VHTTDL đã chỉ
đạo, chủ trì phối hợp với các Ban, Bộ,
ngành và các địa phương vùng, miền,
định kỳ tổ chức các hoạt động giao lưu
văn hóa mang tính cộng đồng, nhằm
thực hiện tốt các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóa
dân tộc, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng
của nhân dân, từng bước nâng cao mức
hưởng thụ về đời sống tinh thần của
nhân dân, để văn hóa thực sự là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo;
giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa tốt
đẹp, xóa bỏ thói quen lạc hậu, xây dựng
đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ, bảo
vệ môi trường thiên nhiên, vì cuộc sống
tốt đẹp của con người. “Các hoạt động
văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn
khổ Ngày hội lần này được các diễn
viên, nghệ nhân, vận động viên thể hiện
sẽ là sự hội tụ, tỏa sáng về nét đẹp các
giá trị văn hóa truyền thống, giàu bản

sắc, để lại những ấn tượng trong lòng du
khách, bạn bè trong nước và ngoài nước
về hình ảnh đất nước, con người vùng
Tây Bắc, thiết thực chào mừng Ngày hội
Đại đoàn kết toàn dân tộc - 18/11”.
Khẳng định đăng cai Ngày hội là
niềm vinh dự lớn của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh
Hòa Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà
Bình - Bùi Văn Tỉnh cũng nhấn mạnh,
đây là Ngày hội của cộng đồng các dân
tộc anh em cùng chung sống trên vùng
Tây Bắc, thể hiện sức mạnh đại đoàn
kết, nêu cao tinh thần tự hào dân tộc,
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của
các dân tộc Việt Nam.
Sau tiếng cồng khai hội của Phó Chủ
tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, trong
ánh sáng rực rỡ sắc màu, các âm thanh
mang đậm âm hưởng của vùng Tây Bắc
hoà nhịp cùng tiếng cồng chiêng do 100
nghệ nhân đất Mường thể hiện. Chương
trình nghệ thuật quy mô, hoành tráng có
chủ đề: “Hoà điệu Tây Bắc - thiên nhiên

kỳ ảo và hồn người đắm say” (bao gồm
3 chương: Chương I: Đường lên Tây
Bắc; Chương II: Hoà điệu kỳ ảo;
Chương III: Hoà Bình trong khát vọng
mới) khái quát nên một bức tranh Tây
Bắc muôn màu của trên 30 dân tộc anh
em trong tiến trình phát triển.
Với chủ đề “Các dân tộc Tây Bắc Đoàn kết - Hội nhập hướng tới tương
lai”, Ngày hội văn hoá, thể thao và du
lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ
XII sẽ tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động:
Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các
dân tộc vùng Tây Bắc; Trình diễn, giới
thiệu nghi thức, sinh hoạt văn hoá và
trình diễn trang phục truyền thống các
dân tộc; Trưng bày giới thiệu, quảng bá
sản phẩm văn hoá và du lịch; Triển lãm
ảnh nghệ thuật và trưng bày ảnh về con
người và tiềm năng vùng Tây Bắc trong
quá trình hội nhập và phát triển; Hoạt
động thể thao các dân tộc vùng Tây Bắc;
Thi thuyết minh viên du lịch...
K.A

VHTTDL phối hợp với Tổng cục Du
lịch phân loại, tổng hợp các nhóm công
việc triển khai tổ chức Năm Du lịch quốc
gia 2015 (phần việc của năm 2014), sắp
xếp thứ tự ưu tiên, nguồn kinh phí, phân
công thực hiện, báo cáo lãnh đạo Bộ và
lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét
trước 30/11/2013.
Về thành lâp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ
chức: Giao Tổng cục Du lịch chủ trì,
phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thanh
Hoá đề xuất thủ tục đề nghị các Ban, Bộ,
ngành, địa phương liên quan cử nhân sự
tham gia, tổng hợp báo cáo Bộ trưởng
xem xét, quyết định trước 30/11/2013.
Về Kế hoạch, tiến độ: Trước
30/11/2013, Tổng cục Du lịch phối hợp
với tỉnh Thanh Hoá mời một số nhà
nghiên cứu, chuyên gia văn hoá, du lịch
toạ đàm về chủ đề, tên gọi. Trước
30/11/2013, thành lập Ban Chỉ đạo, Ban
Tổ chức. Trong tháng 12/2013, họp Ban
Chỉ đạo, Ban Tổ chức lần 1 để xem xét

chủ đề, nội dung, kế hoạch, phương thức
tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015.
Nhất trí về chủ trương đề xuất hỗ trợ
đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch năm 2014,
2015, đề nghị tỉnh Thanh Hoá sớm có
báo cáo cụ thể các dự án hạ tầng đủ điều
kiện hỗ trợ, sắp xếp thứ tự ưu tiên gửi Bộ
VHTTDL có ý kiến với Bộ Kế hoạch và
Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định.
Đồng ý chủ trương giao Tổng cục
Du lịch, Cục Hợp tác quốc tế tạo điều
kiện để Thanh Hóa được tham gia,
quảng bá văn hoá, du lịch tại các sự
kiện giới thiệu, quảng bá văn hoá, xúc
tiến du lịch trong và ngoài nước năm
2014, 2015.
Về hỗ trợ của các đơn vị thuộc Bộ:
Nhất trí, trên cơ sở Kế hoạch được Ban
Chỉ đạo thống nhất, Bộ sẽ chỉ đạo các
đơn vị tham gia có trách nhiệm phối
hợp tổ chức Năm Du lịch quốc gia
2015; đề nghị các đơn vị thuộc Bộ đề

xuất các hoạt động phối hợp, hưởng
ứng với kế hoạch, dự trù kinh phí tổ
chức phù hợp, lưu ý việc lồng ghép các
hoạt động năm 2015.
Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ
đạo Sở VHTTDL và các Sở, ngành chức
năng: Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục
Du lịch đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức, hoàn thiện dự thảo kế
hoạch tổ chức Năm Du lịch quốc gia
2015. Chủ động phối hợp với Sở
VHTTDL các tỉnh dự kiến tham gia và
các doanh nghiệp du lịch khảo sát tour,
tuyến du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng
cho Năm Du lịch quốc gia 2015. Tập
trung xây dựng, hoàn chỉnh về cơ sở hạ
tầng du lịch, chỉnh trang cảnh quan các
địa điểm dự kiến tổ chức các hoạt động
của Năm Du lịch quốc gia 2015. Làm rõ
mục tiêu, các chỉ tiêu phấn đấu, dự kiến
kết quả đạt được qua tổ chức Năm Du
lịch quốc gia 2015 tại địa phương.
tHtt

số 1051

l

21.11.2013

5
quản lý nhà nước

Trung tâm Chiếu phim quốc gia đón nhận
Huân chương Lao động hạng Nhì

Trung tâm Chiếu phim quốc gia thành
trung tâm giải trí về điện ảnh tầm cỡ quốc
gia và quốc tế, góp phần xây dựng nền
Điện ảnh Việt Nam ngày một vững
mạnh, từng bước hội nhập, khẳng định vị
thế của Điện ảnh Việt Nam trong khu vực
và thế giới. Tuyên truyền, định hướng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động Trung tâm giữ vững bản
lĩnh chính trị, thường xuyên trau dồi đạo
đức cách mạng, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; chủ động
cập nhật thông tin về sự phát triển của
điện ảnh và tiếp cận khoa học, công nghệ
cao của điện ảnh thế giới…
Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ
tịch nước, Thứ trưởng Đặng Thị Bích
Liên đã trao Huân chương Lao động
hạng Nhì cho Trung tâm Chiếu phim
quốc gia.
tHtt

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Trung tâm
Chiếu phim quốc gia (Bộ VHTTDL) đã
tổ chức Kỷ niệm 15 năm Thành lập và
đón nhận Huân chương Lao động hạng
Nhì. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã
tới dự.
Được thành lập vào năm 1997, chính
thức đi vào hoạt động ngày 20/11/1998,
trải qua 15 năm phấn đấu và trưởng
thành, từng bước khắc phục khó khăn,
Trung tâm Chiếu phim quốc gia đã ngày
càng khẳng định vị thế là một trung tâm
điện ảnh lớn của thủ đô và được khán
giản trong nước và bạn bè quốc tế công
nhận.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên ghi nhận và biểu

dương những kết quả mà Trung tâm
Chiếu phim quốc gia đã đạt được trong
15 năm qua; đồng thời tin tưởng rằng, với
truyền thống 15 năm xây dựng và phát
triển, Trung tâm Chiếu phim quốc gia sẽ
tiếp tục đạt được những thành tựu quan
trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây
dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị
quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị
Khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển
văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Thứ trưởng yêu cầu trong thời gian
tới, Trung tâm Chiếu phim quốc gia cần
tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết,
phấn đấu, khắc phục khó khăn, xây dựng

Bộ VHTTDL đã có Quyết định số
3933, 3934/QĐ-BVHTTDL, giao Vụ
Pháp chế tổ chức Hội nghị - Hội thảo
tập huấn công tác pháp chế và quán
triệt các văn bản quy phạm pháp luật
mới ban hành trong lĩnh vực văn hóa,
gia đình, thể dục, thể thao và du lịch tại
Hải Phòng và Đồng Nai, từ tháng 11 tháng 12/2013.
Nhằm mục đích, bồi dưỡng, tập
huấn nghiệp vụ pháp chế cho cán bộ,
công chức pháp chế, nghiệp vụ tại các

Tập huấn công tác pháp chế trong lĩnh vực
văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch
địa phương từ cấp huyện trở lên. Đồng
thời, tiếp thu, giải đáp những vướng
mắc trong quá trình thi hành pháp luật
thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể
thao và du lịch ở địa phương; giúp cán
bộ, công chức nắm bắt kịp thời những
văn bản mới ban hành, hiểu đúng, đủ
văn bản để có cơ sở áp dụng pháp luật
một cách đúng đắn và hợp lý.

Nội dung Hội nghị - Hội thảo tập
trung vào việc tập huấn nghiệp vụ pháp
chế ngành VHTTDL cho các cán bộ,
công chức; Quán triệt nội dung cơ bản
có liên quan đến công tác quản lý của
địa phương tại các văn bản mới ban
hành trong các lĩnh vực văn hóa, du
lịch…
Duyên trần

Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL lần I - 2013
Tối 15/11, tại TP. Sóc Trăng đã
diễn ra Lễ Khai mạc Festival Đua
Ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013.
Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: “Đua
Ghe Ngo là lễ hội truyền thống hằng
năm của đồng bào Khmer, đây là
hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy
truyền thống văn hóa dân tộc Khmer
cần được giữ gìn và phát huy. Với ý
nghĩa đó, năm 2013, Chính phủ đồng
ý nâng cấp lễ hội này thành Festival

6

số 1051 l 21.11.2013

Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng
bằng sông Cửu Long tầm quốc gia.
Festival Đua Ghe Ngo đồng bào
Khmer ĐBSCL thể hiện tình đoàn
kết, gắn bó cộng đồng cũng như thể
hiện được tính thượng võ của 3 dân
tộc Kinh - Khmer - Hoa anh em trong
khu vực. Do đó, cần phải được tôn
vinh, gìn giữ và phát huy cho tốt,
xem đây là một trong những hoạt
động tạo động lực cho sự phát triển
và vun đắp thêm tình đoàn kết, gắn
bó của các dân tộc anh em trong

vùng”.
Bộ trưởng đề nghị, tỉnh Sóc Trăng
phải tập trung khai thác tiềm năng, thế
mạnh mang tính đặc thù của địa
phương về phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, quốc phòng và an ninh, gắn với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của đồng bào dân tộc
Khmer Sóc Trăng nói riêng, của
ĐBSCL nói chung, góp phần cùng cả
nước xây dựng một nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong khuôn khổ ngày hội,
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Kiểm tra hiện trạng di tích Chùa Chân Long, Hà Nội
Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Hà Nội kiểm tra hiện trạng di tích
quốc gia chùa Chân Long và làm việc với
chính quyền xã Chàng Sơn, các ngành
chức năng huyện Thạch Thất sau sự việc
sư trụ trì tự ý thay đổi tượng thờ, xây
dựng nhà vệ sinh, nhà để xe… không
đúng quy định tại chùa Chân Long, vi
phạm quy định của Luật Di sản văn hóa,
gây bức xúc trong nhân dân.
Theo UBND xã Chàng Sơn, từ năm
2010 đến nay, sư trụ trì chùa Chân Long
- Thích Minh Phượng liên tục có những
vi phạm đối với di tích. Tại thời điểm
kiểm tra, bức tượng mới được tặng giống
sư trụ trì chùa Thích Minh Phượng đã
được rời đi nơi khác, một số bức tượng
mới khác vẫn lưu giữ trong nhà Tứ Ân.
Đoàn thanh tra cũng ghi nhận, công trình
vệ sinh, nhà để xe xây dựng trong khu
vực bảo vệ I của di tích đã ảnh hưởng tới

không gian, cảnh quan trang nghiêm, vi
phạm các quy định của pháp luật về di
sản văn hóa. Các hạng mục này hiện
chưa được tháo dỡ. Trước cửa chùa,
người dân chăng các băng rôn, khẩu hiệu
bày tỏ nguyện vọng sư trụ trì Thích Minh
Phượng chuyển khỏi chùa Chân Long;
khẳng định quyết tâm giữ di sản văn hóa
của làng.
Trước những vụ việc trên, UBND xã
Chàng Sơn đều phối hợp với các cơ quan
chức năng tuyên truyền, vận động, thuyết
phục để nhà sư tự điều chỉnh, thậm chí
có lúc xã lập biên bản yêu cầu xử lý.
Riêng vụ việc xảy ra khi người dân phản
đối mạnh mẽ những sai phạm của sư trụ
trì chùa Chân Long, ngày 11/11, UBND
huyện Thạch Thất đã mời đại diện Ban
Trị sự Phật giáo, Ban Dân vận, Ban Tôn
giáo, MTTQ cùng một số phòng, ban
chức năng của huyện và xã Chàng Sơn

bàn phương án khắc phục những diễn
biến phức tạp tại chùa Chân Long.
Với trách nhiệm quản lý nhà nước về
di sản, UBND huyện Thạch Thất khẳng
định sẽ yêu cầu tháo dỡ, loại bỏ toàn bộ
các công trình, hạng mục, hiện vật mới
được đưa vào di tích, giữ nguyên các
công trình kiến trúc cổ của nhà chùa, đảm
bảo an toàn cho các hiện vật gốc… Đối
với sư trụ trì Thích Minh Phượng, chính
quyền không có chức năng điều chuyển,
xử lý, UBND huyện Thạch Thất đã đề
nghị Ban Trị sự Phật giáo huyện báo cáo
vụ việc lên Ban Trị sự Phật giáo Thành
phố để tìm biện pháp giải quyết thích hợp.
Trước mắt, huyện chỉ đạo xã
Chàng Sơn vận động nhân dân yên
tâm lao động, sản xuất, đảm bảo an
ninh trật tự tại địa phương và an toàn
cho nhà sư…
t.t.n

Việt Nam - Ủy ban Châu Âu hợp tác phát triển du lịch bền vững
Ngày 13/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng
Bộ VHTTDL Việt Nam - Hoàng Tuấn
Anh và Phó Chủ tịch, Cao uỷ phụ trách
Công Thương, đại diện Uỷ ban Châu Âu
- Antonio Tajani đã cùng ký Ý định thư
về Hợp tác trong lĩnh vực du lịch bền
vững.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh cám ơn Liên minh
Châu Âu và ngài Phó Chủ tịch Antonio
Tajani đã quan tâm, ủng hộ và thúc đẩy
hợp tác giữa Liên minh Châu Âu và Việt
Nam trên lĩnh vực du lịch, đánh giá cao
sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu đối với
ngành du lịch Việt Nam thông qua
“Chương trình phát triển năng lực du
lịch có trách nhiệm với môi trường và xã
hội” với tổng viện trợ hơn 11 triệu Euro

trong giai đoạn 2011-2015. Đây là
chương trình hỗ trợ kỹ thuật lớn nhất đối
với ngành du lịch Việt Nam, góp phần
hỗ trợ chính sách và tăng cường thể chế,
nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác
công-tư; đồng thời tiến hành giáo dục và
đào tạo nghề, đóng góp thiết thực vào
việc thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước. Hơn 10 năm
qua, Liên minh Châu Âu là nhà tài trợ
lớn nhất đối với du lịch Việt Nam. Các
dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ đã
phát huy những kết quả đáng ghi nhận,
góp phần vào sự tăng trưởng của ngành”,
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định.
Khẳng định mong muốn tăng cường
hơn nữa hợp tác chung giữa Liên minh
Châu Âu và Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ

ban Châu Âu Antonio Tajani cho rằng,
việc ký kết Ý định thư mới là bước khởi
đầu cho sự phát triển hợp tác du lịch giữa
Việt Nam và Liên minh Châu Âu trong
tương lai. Cho rằng, mối quan hệ giữa
văn hoá, thể thao và du lịch là rất quan
trọng, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trên
cả ba lĩnh vực này, Phó Chủ tịch Antonio
Tajani cũng bày tỏ mong muốn ngày
càng có nhiều du khách Châu Âu sang
Việt Nam và ngược lại.
Cũng tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đã trao tặng Kỷ niệm chương
“Vì sự nghiệp văn hoá, thể thao và du
lịch” cho Đại sứ, Trưởng Đại diện Phái
đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam,
Franz Jessen.
t.Hợp

Festival còn có các hoạt động kết
hợp như Hội chợ Thương mại và
Triển lãm; Liên hoan ẩm thực 3 dân
tộc Kinh - Khmer - Hoa; Trò chơi
dân gian - Hội thao dân tộc; Triển

làm ảnh Sóc Trăng xưa; Ca múa
nhạc tổng hợp; Liên hoan Nghệ
thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam
Bộ; Lễ Cúng trăng - Ok-Om-Bok;
Thả đèn nước; Hội thi trang phục 3

dân tộc Kinh - Khmer - Hoa sẽ
được diễn ra song song với các hoạt
động chính trong suốt thời gian
diễn ra lễ hội.
tHtt

số 1051

l

21.11.2013

7
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

Triển khai thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch
Ngày 16/11, tại thành phố Đà
Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn,
triển khai việc thành lập Trung tâm
hỗ trợ khách du lịch tại các địa bàn
du lịch trọng điểm có lượng khách du
lịch đạt trên 1 triệu lượt khách/năm.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh
Tuấn, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ
đạo Nhà nước về Du lịch và lãnh đạo
UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì
hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị đã được
giới thiệu về: việc cần thiết phải thành
lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch,
một số vấn đề cần quan tâm trong
công tác thành lập đơn vị hỗ trợ khách
du lịch; đồng thời tập trung trao đổi
những kinh nghiệm qua việc các địa
phương đã thành lập Trung tâm hỗ trợ
khách du lịch.
Tại một số thành phố lớn và trọng
điểm du lịch như Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa...
đã thành lập Trung tâm hỗ trợ khách
du lịch. Các Trung tâm hỗ trợ khách
du lịch đã thật sự góp phần quan trọng
trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho
khách du lịch mỗi khi đến tại các địa
điểm du lịch này.
Trung tâm hỗ trợ khách du lịch
hoạt động nhằm khắc phục sự thiếu
hụt việc hỗ trợ du khách khi đến du
lịch tại các khu vực, đồng thời hỗ trợ
kinh tế địa phương bằng cách cung
cấp cho các doanh nghiệp địa phương
cơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanh
của họ trực tiếp đến khách hàng. Sự
có mặt của Trung tâm trong vùng du
lịch phù hợp với mức tiêu dùng gia
tăng của du khách. Nghiên cứu cho
thấy, những khách đến Trung tâm lưu
trú lâu hơn và cũng tham quan nhiều
điểm du lịch hơn. Trung tâm có vai trò
quan trọng trong việc khai thác kinh
doanh phục vụ kinh tế địa phương

bằng việc tối đa hóa mức tiêu dùng
đôla của khách trong vùng và hướng
họ đến các doanh nghiệp phù hợp.
Hiện nay, xu thế các Trung tâm
đăng ký kinh doanh cho cả vùng thông
qua các đăng ký lưu trú, tour và tàu du
lịch... Để có thể cung cấp dịch vụ khách
hàng tốt, điều đầu tiên và quan trọng
nhất là phải hiểu được khách hàng.
Trung tâm cung cấp dịch vụ tới khách
hàng, người dân địa phương, doanh
nghiệp địa phương, các công ty du lịch
và lữ hành không ở địa phương nhưng
có kế hoạch đưa đoàn tới khu vực; thúc
đẩy và khuyến khích khách du lịch
chọn các sản phẩm du lịch có trách
nhiệm và có được cam kết của cả công
ty du lịch; giúp nâng cao nhận thức của
người dân địa phương và các cơ hội
thông tin cho du khách, kết nối với
điểm đến và hướng dẫn du khách đóng
góp cho sự phát triển của địa phương.
Văn Sơn

Tưng bừng lễ hội Ok- Om- Bok tại Trà Vinh
Ngày 17/11, (tức 15/10 âm lịch),
hàng vạn người dân ở trong và ngoài
tỉnh Trà Vinh đã đổ về khu di tích văn
hoá Ao Bà Om - nơi diễn ra lễ hội
Ok-Om-Bok năm 2013 để trẩy hội. Từ
sáng sớm, không khí đã tưng bừng,
tràn ngập cờ hoa; tiếng nhạc ngũ âm
hoà cùng tiếng hò reo, cổ vũ của các
trò chơi dân gian đã tạo nên không khí
náo nhiệt, đậm chất lễ hội của tộc
người Khmer.
Lễ hội Ok- Om- Bok hay còn gọi
là lễ cúng trăng là một trong ba lễ
chính hàng năm của tộc người Khmer
Nam bộ (Sêne Đolta, Ok-Om-Bok và
Chôl-Chhnam-Thmây) được tổ chức
định kỳ hàng năm đúng vào ngày rằm
tháng 10 âm lịch với nhiều họat động
vui chơi, giải trí vừa mang tính dân
gian vừa mang tính hiện đại. Lễ hội
ngày càng thu hút nhiều du khách đến

8

số 1051 l 21.11.2013

từ các tỉnh, thành trong khu vực,
trong đó có một bộ phận Việt kiều về
thăm quê vào dịp lễ hội Ok-Om-Bok
hàng năm.
Ở Trà Vinh, Ok-Om-Bok được
công nhận là lễ hội cấp tỉnh, nhằm
quảng bá, giới thiệu hình ảnh về vùng
đất, con người Trà Vinh với bạn bè gần
xa. Năm nay, Trà Vinh tổ chức lễ hội
Ok-Om-Bok gắn với Hội chợ Lúa gạo
và xúc tiến Thương mại-Du lịch. Hội
chợ đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày,
giới thiệu gần 400 gian hàng với nhiều
mặt hàng nông sản, máy nông cụ, sản
phẩm của các làng nghề, hàng hóa tiêu
dùng thiết yếu… Ban Tổ chức còn
dành nhiều thời gian để các doanh
nghiệp gặp gỡ, hội thảo thúc đẩy quảng
bá các thương hiệu hàng hóa, dịch vụ;
giới thiệu những chính sách ưu đãi và

tiềm năng của Trà Vinh. Qua đó, kêu
gọi và tạo điều tốt nhất để các nhà đầu
tư tìm hiểu, đầu tư sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn tỉnh.
Trong khuôn khổ hoạt động lễ hội
Ok-Om-Bok, Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức thi đấu
giải Bóng chuyền thanh niên dân tộc
Khmer năm 2013. Chiều 16/11 trên
sông Long Bình - con sông đẹp nhất
của thành phố Trà Vinh diễn ra cuộc
đua Ghe Ngo, thu hút khoảng 15.000
người từ khắp nơi đến xem, cổ vũ 7 đội
Ghe Ngo đại diện cho 7 huyện, thành
phố trong tỉnh, tranh tài ở hai cự ly
800m và 1.200m. Đây là môn thể thao
truyền thống của đồng bào Khmer,
mang tính đồng đội cao, đã được khôi
phục và phát triển mạnh những năm
gần đây.
tHế Hoàng
Sự kiện vấn đề

Hội nghị “Chính sách du lịch có trách nhiệm”
Ngày 14/11, tại TP. Đà Nẵng đã diễn
ra Hội nghị “Du lịch có trách nhiệm” với
chủ đề “Xây dựng chính sách hiệu quả
cho du lịch có trách nhiệm tại Việt
Nam”. Hội nghị do Dự án “Chương
trình phát triển năng lực du lịch có trách
nhiệm với môi trường và xã hội” (do
Liên minh Châu Âu tài trợ, gọi tắt là Dự
án EU) tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ
VHTTDL. Hội nghị thu hút 200 đại biểu
đến từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức
tư nhân và tổ chức phi Chính phủ.
Hội nghị dành nhiều thời gian thảo
luận khung chính sách đối với du lịch có
trách nhiệm ở Việt Nam do Dự án EU đề
xuất, biện pháp và công cụ của chính
sách có trách nhiệm, so sánh các thực tế
được thực hiện và kinh nghiệm, các nhãn
hiệu được công nhận trên thế giới dành
cho các doanh nghiệp du lịch thân thiện
với môi trường, bờ biển an toàn, các
khách sạn tiết kiệm năng lượng…
Ông Kai Partale, chuyên gia ngành
Du lịch, Dự án EU - ESRT cho biết, du
lịch có trách nhiệm nhận được sự quan
tâm lớn và có cam kết trong một số lĩnh
vực quan trọng, điều này được chứng
minh qua những thí dụ như: Trung tâm
hỗ trợ khách du lịch; xúc tiến vai trò và
trách nhiệm của các hiệp hội; nâng cao
chất lượng dịch vụ, vệ sinh, an toàn và
an ninh, Chương trình Bông sen xanh,
Chiến lược marketing du lịch Việt Nam
và xây dựng các tiêu chuẩn du lịch có
trách nhiệm trong bộ Tiêu chuẩn nghề du

lịch Việt Nam. Giữa năm 2013, Chương
trình phát triển năng lực du lịch có trách
nhiệm với môi trường và xã hội do Liên
minh Châu Âu tài trợ đã thiết lập một
khung chính sách du lịch có trách nhiệm
cho Việt Nam với mục đích nhằm cung
cấp cho ngành Du lịch một tài liệu
hướng dẫn tổng thể gắn kết với những
hành động cụ thể. Sáng kiến này nhằm
đóng góp cho ngành Du lịch bền vững,
có lợi nhuận, cạnh tranh hơn.
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng
cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam:
Trong suốt hai thập kỷ qua, ngành Du
lịch đã tăng trưởng mạnh mẽ. Sự tăng
trưởng của du lịch Việt Nam có những
tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, môi
trường. Tuy nhiên, tăng trưởng du lịch
cũng tạo ra những thách thức lớn đối với
phát triển bền vững. Chiến lược Phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định
chuyển hướng tăng trưởng sang tập
trung phát triển theo chiều sâu. Điều này
quan trọng đối với phát triển sản phẩm
du lịch có chất lượng, cung cấp dịch vụ
du lịch tiêu chuẩn cao, nâng cao hiệu
quả, đảm bảo tính bền vững, tạo thương
hiệu quốc tế và tăng sức cạnh tranh.
Ngành Du lịch Việt Nam cần có hệ
thống chính sách du lịch có trách nhiệm
về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
để cân đối trong quá trình tăng trưởng.
Trong năm 2013, mặc dù tình hình
kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều

khó khăn nhưng du lịch Việt Nam vẫn
duy trì được sự tăng trưởng đáng ghi
nhận. Chỉ tính trong 10 tháng của năm
nay, du lịch Việt Nam đã đón trên 6,12
triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,4% so
với cùng kỳ năm 2012; khách du lịch nội
địa đạt 32,5 triệu lượt người; doanh thu
đạt 165.000 tỷ đồng... Với tốc độ này,
ước tính năm 2013 Việt Nam sẽ đạt mốc
7,4 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu
lượt khách nội địa, tổng thu sẽ đạt
195.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 4 năm
phục hồi suy thoái, lượng khách quốc tế
đến Việt Nam đã tăng gáp 2 lần, tổng thu
du lịch tăng trên 2,2 lần. Với những chỉ
tiêu tổng thể này thì mục tiêu Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2015 đã cán đích trước 2 năm.
Dự án EU là chương trình hỗ trợ kỹ
thuật du lịch lớn nhất tại Việt Nam do
Liên minh Châu Âu tài trợ, trị giá 11
triệu Euro và Chính phủ Việt Nam đóng
góp 1,1 triệu Euro, được triển khai trong
giai đoạn từ 2011-2015. Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản,
và Tổng cục Du lịch là cơ quan trực tiếp
triển khai thực hiện Dự án. Các trọng
tâm chính của Dự án: Hỗ trợ chính sách
và tăng cường thể chế; Thiết lập cơ cấu
tổ chức và xây dựng mạng lưới hợp tác
hiệu quả giữa khu vực nhà nước và tư
nhân; Xây dựng lực lượng lao động du
lịch có trình độ; Tăng cường tính cạnh
tranh của du lịch; Nâng cao nhận thức về
Văn Sơn
du lịch có trách nhiệm.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh...
Các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc
tế trong đào tạo tiếp tục được duy trì và
phát triển, nhiều Nhà giáo được trao tặng
những phần thưởng cao quý của Đảng và
Nhà nước; nhiều học sinh, sinh viên, vận
động viên đạt được những thành tích cao
trong học tập, đoạt giải cao tại các kỳ thi
nghệ thuật, thể thao và thi tay nghề Du
lịch trong nước và quốc tế. Trong không
khí toàn Ngành văn hoá, thể thao và du

lịch đang tích cực thi đua, quyết tâm thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ Nghị quyết
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng,
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực các
lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường,

(Tiếp theo trang 1)
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế. Bộ trưởng tin tưởng rằng, với tinh
thần trách nhiệm và lòng yêu nghề, các
thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán
bộ, công chức, viên chức tiếp tục phấn
đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, làm tốt
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện
và thực hiện trách nhiệm vẻ vang của Nhà
giáo Việt Nam trong sự nghiệp
trồng người.
tHu Hằng

số 1051

l

21.11.2013

9
Sự kiện kiện đề đề
Sự vấn vấn

Kiên Giang: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp lễ OkOm-Bok hàng năm của đồng bào dân
tộc Khmer, tỉnh Kiên Giang lại tưng
bừng diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể
thao và Du lịch dân tộc Khmer, thu hút
hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh
đến xem và cổ vũ. Năm nay, sự kiện này
sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 15/11
đến ngày 18/11/2013 (nhằm ngày 13/10
đến 16/10 âm lịch) tại thị trấn Gò Quao,
huyện Gò Quao với nhiều đổi mới về nội
dung, hình thức và chất lượng hoạt động.
Với sức lan tỏa ngày càng sâu rộng,
lễ hội Ok-Om-Bok hàng năm của đồng
bào dân tộc Khmer tại huyện Gò Quao
được Ủy ban nhân tỉnh nâng tầm trở
thành Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du
lịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang từ
năm 2007. Trải qua 6 năm tổ chức, ngày
hội ngày càng đi vào nền nếp, chuyên
nghiệp, sự lan tỏa ngày càng mạnh mẽ,
không chỉ đơn thuần là ngày hội của
đồng bào dân tộc Khmer mà đã trở thành
ngày hội chung của mọi người dân; đặc
biệt là công tác tổ chức ngày hội mang
tính xã hội hóa rất cao.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du
lịch dân tộc Khmer năm nay được Ban
Tổ chức điều chỉnh, đầu tư công phu với
nhiều đổi mới về nội dung, hình thức,
nâng cao chất lượng các hoạt động, vừa
tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc nhằm tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn.
Ngoài các môn thi đấu hàng năm
như: đua Ghe Ngo, thuyền rồng, thể
thao, năm nay có nét mới là liên hoan
văn nghệ với sự tham gia của Đoàn Ca

nhạc nghệ thuật tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh, Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên
Giang, các đội văn nghệ Khmer các
huyện, thị, thành phố trong tỉnh; thi giàn
thủy lục đẹp. Hội chợ thương mại - triển
lãm cũng đã giới thiệu quảng bá sản
phẩm, thương hiệu hàng Việt Nam chất
lượng cao, triển lãm tranh, ảnh, hiện vật,
các gian hàng văn hóa ẩm thực cùng với
hoạt động vui chơi, giải trí, trò chơi dân
gian...
Còn tại Trung tâm thương mại huyện
Gò Quao diễn ra hoạt động văn hóa ẩm
thực miền quê. Những gian hàng ẩm
thực do những người con huyện Gò
Quao tự nấu bán đã làm cho Ngày hội
văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc
Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ VII thêm
ý nghĩa. Tham gia hoạt động văn hóa ẩm
thực là những cán bộ, nhân viên của 11
xã, thị trấn huyện Gò Quao. Những món
ăn mang đậm hồn quê, như: lẩu cá lóc,
bún cà chơi, mắm bò hóc (loại ẩm thực
đặc trưng của đồng bào Khmer Nam
Bộ), khóm, hủ tiếu xương, cháo cá lóc,
vịt xiêm… được bày bán tại các gian
hàng đã tạo không khí gần gũi, ấm áp.
Qua đó, tạo ấn tượng đẹp cho những
người khách phương xa khi đến thưởng
thức món ăn ở đây.
Là đầu bếp nghiệp dư nhưng những
người nấu ăn phục vụ các gian hàng ẩm
thực đều thực hiện thuần thục các thao
tác như thợ nấu chuyên nghiệp. Bà con
nấu ăn cho khách như nấu ăn cho chính
những người thân trong gia đình. Bởi
vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, bà
con còn phải thể hiện những món ăn
mang hương vị đặc trưng riêng. Ẩm thực
miền quê sẽ góp phần quảng bá hình ảnh
đất nước, con người huyện Gò Quao đến
với du khách gần xa. Đây là năm đầu
tiên diễn ra hoạt động văn hóa ẩm thực.
Một trong những hoạt động tạo nên
nét mới lần này đó là hoạt động triển lãm
tranh, ảnh, hiện vật có liên quan đến đời
sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc
Khmer và tuyên truyền về biên giới, biển
đảo. Có 83 hiện vật cùng nhiều tranh,
ảnh do Trung tâm văn hóa và Bảo tàng
tỉnh Kiên Giang cung cấp được triển lãm
tại khu công viên huyện Gò Quao.
Những tranh, ảnh, hiện vật trưng bày
xoay quanh 4 chủ đề chính là: hoạt động
văn nghệ, thể thao của đồng bào Khmer;
phong tục tập quán của đồng bào dân tộc
Khmer; đời sống kinh tế của đồng bào
dân tộc Khmer; sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước đối với đồng bào dân tộc
Khmer tỉnh Kiên Giang.
Với những nét mới, ngày hội năm
nay đã góp phần mở rộng không gian,
nội dung các chương trình hoạt động
được nâng lên về quy mô hơn so với
những năm trước nhằm duy trì lễ hội
truyền thống của đồng bào dân tộc
Khmer, qua đó giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Khmer; tạo điều kiện
để đồng bào có dịp gặp gỡ, giao lưu văn
hóa, học tập kinh nghiệm; tăng cường
tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc
anh em.
M.HạnH

Sóc Trăng: Hội thi “món ngon các tỉnh”
Trong chuỗi các sự kiện nhân dịp
Festival đua Ghe Ngo đồng bào Khmer
Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất,
ngày 15/11, tại Trung tâm Văn hóa triển
lãm Khu du lịch Hồ Nước Ngọt, thành
phố Sóc Trăng, Ban Tổ chức Festival
phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi

10

số 1051 l 21.11.2013

“Món ngon các tỉnh”.
22 đội với 60 thí sinh là những đầu
bếp giỏi của các nhà hàng, khách sạn
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các tỉnh khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông
Nam bộ, Tây Nguyên đã tham dự Hội
thi. Mỗi đội tham dự gồm 3 người (1 bếp
chính và 2 bếp phụ). Theo quy định của

Ban Tổ chức, các đội phải thực hiện nấu
cho 4 người ăn với món ăn nằm trong 3
nhóm là lẩu (lẩu thái, lẩu ngót, lẩu thập
cẩm, lẩu mắm…), bún (gồm bún nước
lèo, bún tiêu, bún măng …), món xào
(mì xào giòn, hải sản…). Các đội cũng
có thể chọn các món ăn đặc sắc của dân
tộc Việt Nam được chế biến từ gia súc,
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hóa dân gian
và thi thuyết minh viên du lịch
Ngày 17/11, tại Hòa Bình đã diễn ra
màn trình diễn giới thiệu nghi thức sinh
hoạt văn hóa, tâm linh và các trò chơi
dân gian của các dân tộc, thể hiện tinh
hoa của nền văn hóa bản địa, quan niệm
nhân sinh quan, nếp sống, lối sống sinh
động của của các dân tộc Tây Bắc. Màn
trình diễn giới thiệu nghi thức này có
chung ý nghĩa giáo dục truyền thống
với ước nguyện cầu trời, cầu đất cho
mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Các tỉnh đã trình diễn những nghi
thức sinh hoạt văn hoá tiêu biểu như:
Lễ hội Xên Mường, xã Mường Và,
huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Dựng cây
đu của dân tộc Hà Nhì, tỉnh Lai Châu.
Nghi thức tổ chức ăn mừng của người
Thái trắng tỉnh Điện Biên. Lễ hội Cầu
mùa, dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn,

huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Lễ hội
Đu Mường Vôi, xã Nhân Nghĩa, huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình và nghi lễ Zơ
Chá của dân tộc Mông tỉnh Lào Cai.
Hội thi thuyết minh viên du lịch với
chủ đề “Tây Bắc thân thiện và quyến
rũ” với sự tham gia của 14 thí sinh đến
từ 6 tỉnh vùng Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn
La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Điện
Biên. Mỗi thí sinh phải trải qua 3 phần
thi: Giới thiệu về một điểm du lịch của
tỉnh mình, năng khiếu (hát, múa) và
giới thiệu về một điểm du lịch của tỉnh
chủ nhà Hòa Bình. Nhiều điểm du lịch
của Hòa Bình và các tỉnh đã được giới
thiệu đến khán giả và du khách như:
Mai Châu, bản Giang Mỗ (Hòa Bình);
Mộc Châu (Sơn La); Sa Pa (Lào Cai).
Hội thi nhằm giới thiệu, tuyên

truyền, quảng bá về văn hóa, con người
và các khu, điểm du lịch tiêu biểu đặc
trưng, có tiềm năng thế mạnh của các
tỉnh trong vùng Tây Bắc nói chung và
tỉnh Hòa Bình nói riêng. Hoạt động
này, góp phần thu hút đầu tư phát triển
du lịch và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch có cơ hội mở
rộng liên doanh, liên kết phát triển các
tuyến, thị trường du lịch. Hội thi cũng
là dịp để nhân dân các dân tộc Tây Bắc
thể hiện sự hiếu khách, văn minh, lịch
sự nhằm tạo ấn tượng riêng của vùng
để thu hút du khách. Đây cũng là dịp
để các thuyết minh viên thể hiện tính
năng động, sáng tạo trong công tác
biên tập, thuyết trình trước du khách và
trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm.
Huy Long

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hơn 175.600 gia đình đạt chuẩn văn hóa
Ngày 15/11, tại thành phố Bà Rịa,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức Hội
nghị Biểu dương các điển hình tiêu
biểu trong cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” tỉnh lần thứ 5 giai đoạn
(2009-2013).
5 năm thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư” đã đạt được
những kết quả nhất định. Đến nay, toàn
tỉnh có 448 khu dân cư được công nhận
khu dân cư đạt chuẩn văn hóa 5 năm
liền; có hơn 175.600 gia đình đạt chuẩn
văn hóa. Tính đến cuối năm 2012, toàn
tỉnh có 40 xã đạt danh hiệu xã văn hóa;

01 huyện được công nhận huyện văn
hóa và 01 thành phố được công nhận
thành phố văn hóa. Kết quả nổi bật
nhất trong cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” là đời sống vật chất, tinh
thần của người dân trên địa bàn tỉnh
được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình
quân đầu người, mức hưởng thụ tăng.
Thực hiện nội dung đoàn kết giúp
nhau phát triển kinh tế, nhiều khu dân
cư đã vận động trên 113 tỷ đồng giúp
nhau phát triển kinh tế; gần 57 tỷ đồng
giúp nhau về cây, con giống, phương
tiện sản xuất. Quỹ xóa đói giảm nghèo
ưu tiên cho các hộ nghèo vay trước với
lãi suất thấp hoặc không lấy lãi; giải

quyết việc làm cho hơn 14.700 lượt lao
động; giúp hơn 3.900 lượt hộ nghèo
vay vốn với kinh phí 48,4 tỷ đồng.
Hiện số hộ thoát nghèo chuẩn tỉnh là
3.144 hộ, đạt 62% kế hoạch, tỷ lệ hộ
nghèo đạt chuẩn tỉnh chỉ còn 4,04%, số
hộ thoát nghèo chuẩn quốc gia 917 hộ.
Dịp này, hội nghị đã trao 32 kỷ
niệm chương của Ủy Ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 131 bằng
khen của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu cho các cá nhân, hộ gia
đình và tập thể tiêu biểu trong cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” giai đoạn
(2009-2013).
t.LâM

gia cầm, thủy sản, rau, củ, quả…
Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao
giải Nhất cho Khách sạn Sa Đéc (tỉnh
Đồng Tháp), giải Nhì thuộc về đội Vườn
Ẩm Thực 36 (thành phố Sóc Trăng),
Khách sạn Bông Hồng (Đồng Tháp),
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cù
Lao Dung (Sóc Trăng) đồng giải Ba.

Hội thi là dịp để đầu bếp của các đơn
vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà
hàng, vườn ẩm thực, quán ăn trong tỉnh
Sóc Trăng và các tỉnh, thành phố khu
vực phía Nam có cơ hội trổ tài nấu
nướng, giới thiệu các món ăn đặc sản địa
phương, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
trong chế biến món ăn, góp phần tìm

hiểu và nâng cao tay nghề. Hội thi “Món
ngon các tỉnh” cũng là dịp tăng cường
quảng bá tiềm năng ẩm thực khu vực
phía Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói
riêng, nâng cao chất lượng phục vụ du
khách trong nước và quốc tế về tham dự,
tham quan Festival đua Ghe Ngo đồng
bào Khmer.
tHAnH LâM

số 1051

l

21.11.2013

11
Sự kiện vấn đề

Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội hoạt động vì trẻ em
Ngày 16/11, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ
quyền trẻ em Việt Nam tổ chức Hội
thảo “Vai trò của các tổ chức xã hội
trong việc thực hiện chương trình hành
động quốc gia vì trẻ em giai đoạn
2012-2020”.
Tại Hội thảo, đại diện các tổ chức
xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc
trẻ em tại Việt Nam đã chỉ ra những
thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt
động và triển khai các chương trình vì
trẻ em cũng như đưa ra những kiến
nghị, đề xuất với cơ quan quản lý nhà
nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi để
thúc đẩy các hoạt động bảo vệ, chăm
sóc trẻ em.
Theo đó, trong những năm qua, có
rất nhiều các tổ chức xã hội đã và đang
thực hiện các hoạt động chăm sóc và
hỗ trợ trẻ em. Các tổ chức xã hội này
hoạt động với nhiều lĩnh vực về trẻ em
như: hỗ trợ tài chính cho trẻ em nghèo;

thực hiện các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ
cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
truyền thông tư vấn pháp luật về quyền
trẻ em ở cộng đồng; vận động chính
sách, giám sát việc thực hiện quyền trẻ
em… Tuy nhiên, việc phối kết hợp
giữa các tổ chức xã hội và cơ quan nhà
nước vẫn còn một số hạn chế nhất định
như chưa được sự ủng hộ của nhiều cơ
quan ban ngành. Bên cạnh đó, các tổ
chức xã hội hầu hết đều là những đơn
vị nhỏ với ít nhân sự hoạt động nên rất
cần sự phối kết hợp với các cán bộ
chuyên trách địa phương về trẻ em.
Để các tổ chức xã hội hỗ trợ tích
cực với các cơ quan ban ngành Trung
ương và địa phương nhằm thực hiện tốt
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ
em giai đoạn 2012-2020, các đại biểu
đề xuất: cơ quan quản lý nhà nước cần
tạo cơ chế phối hợp với các tổ chức xã
hội. Việc này có thể thực hiện theo một

số hình thức như: tổ chức họp định kỳ
giữa các cán bộ địa phương và các tổ
chức xã hội hoạt động trong địa bàn liên
quan đến bảo vệ quyền trẻ em; chuyển
giao một số dịch vụ công cho các tổ
chức xã hội thực hiện như truyền thông
định kỳ, tư vấn cho gia đình và trẻ em,
tập huấn kỹ năng tham gia và thực hiện
các quyền của trẻ em cho các thành
viên trong hệ thống đoàn thể tại địa
phương. Bên cạnh đó, trong các hoạt
động đại chúng như sự kiện truyền
thông, vận động xã hội tham gia thực
hiện quyền trẻ em… các tổ chức xã hội
đều có thể tham gia hỗ trợ, đóng góp
nguồn nhân lực hay kêu gọi việc vận
động tham gia của doanh nghiệp, của
các nhà tài trợ và cộng đồng nhằm hỗ
trợ các cơ quan địa phương thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình trong Chương
trình quốc gia hành động vì trẻ em.
V.Hà

Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II
Ngày 14/11/2013, tại tỉnh Gia Lai,
Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số
toàn quốc khu vực II, lần thứ VIII năm
2013 đã bế mạc.
Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, đoàn
Đắk Lắk đã xuất sắc giành giải nhất
toàn đoàn với 20 Huy chương Vàng, 11
Huy chương Bạc và 08 Huy chương
Đồng; đoàn Gia Lai đoạt giải Nhì toàn
đoàn với 13 Huy chương Vàng, 20
Huy chương Bạc và 09 Huy Chương
Đồng; đoàn Đồng Nai đoạt giải ba với
02 Huy chương Vàng, 09 Huy chương

Bạc và 10 Huy chương Đồng.
Hội thao thu hút gần 600 cán bộ,
huấn luyện viên và vận động viên
thuộc 21 dân tộc thiểu số đến từ 15
tỉnh/thành của khu vực phía Nam. Các
vận động viên tranh tài ở 07 bộ môn
gồm: Bóng đá nam (11 người), Việt dã,
Bóng chuyền, Kéo co, Đẩy gậy, Bắn nỏ
và Chạy cà kheo. Hội thi Thể thao các
dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II
năm nay thực sự là ngày hội của đồng
bào các dân tộc thiểu số các tỉnh phía
Nam. Hội thi được duy trì thường

xuyên 2 năm một lần và là dịp để các
dân tộc anh em giao lưu, học hỏi, tăng
thêm sự đoàn kết gắn bó, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Đây là lần thứ 2, tỉnh Gia Lai
được vinh dự đăng cai tổ chức Hội thi
(lần thứ 1 vào năm 2001).
Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu
số toàn quốc khu vực II, lần thứ IX
năm 2015 sẽ được tổ chức tại tỉnh Kon
Tum.
MạnH Huân

Đảm bảo tiến độ các công trình phục vụ Đại hội TDTT toàn quốc
Ông Nguyễn Hưng Thái - Phó
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Nam Định
cho biết: Tỉnh đảm bảo đúng tiến độ và
chất lượng các công trình phục vụ Đại
hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ
VII năm 2014 do Nam Định đăng cai
tổ chức.

12

số 1051 l 21.11.2013

Dự án Nhà thi đấu đa năng (có sức
chứa 4.000 người, vốn đầu tư 854,177
tỷ đồng từ ngân sách Trung ương) dự
kiến sẽ được khánh thành ngày
30/4/2014. Đến nay, dự án đã hoàn
thành được trên 40% khối lượng công
trình. Công trình bể bơi có mái che (có

sức chứa 1.000 chỗ ngồi, vốn đầu tư
150 tỷ từ ngân sách tỉnh) cũng đang
được gấp rút thi công. Công trình đến
nay đã đạt 65% tiến độ và dự kiến được
hoàn thành vào cuối tháng 3/2014. Bên
cạnh đó, Nam Định cũng đầu tư kinh
phí trên 70 tỷ đồng để nâng cấp, sửa
Sự kiện vấn đề

Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc ...”

(Tiếp theo trang 1)

Chương trình Khai mạc Tuần lễ
“Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn
hóa Việt Nam” do Bộ VHTTDL phối
hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các Ban, Bộ,
Ngành và các địa phương tổ chức nhân
Kỷ niệm 83 năm Ngày Thành lập Mặt
trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam
(18/11/1930-18/11/2013), chào mừng
Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
(23/11/2013); Giới thiệu, quảng bá, tôn
vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật
thể của các dân tộc Việt Nam, góp
phần xây dựng, củng cố, tăng cường
giao lưu, gắn kết cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh,
Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống
và di sản văn hóa quý báu của dân tộc
ta, được hun đúc qua lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Đại đoàn kết các dân tộc, tập hợp mọi
tầng lớp nhân dân dưới ngọn cờ đại
nghĩa đã tạo nên sức mạnh vô địch để
dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng,
vượt qua mọi thách thức của lịch sử.
Từ khi thành lập, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng
việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, tập hợp, đoàn kết rộng
rãi mọi tầng lớp nhân dân, không phân
biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tạo nên
sức mạnh vô địch đưa sự nghiệp cách
mạng của Đảng và nhân dân ta đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm
nên thắng lợi lịch sử của Cách mạng
Tháng 8 năm 1945, đánh bại các cuộc

chiến tranh xâm lược của những thế lực
thực dân, đế quốc hùng mạnh nhất thời
đại, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ
quốc.
Ngày nay, sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc vẫn là nguồn lực
quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để Đảng
ta, nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn,
thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế, xây dựng thành công
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước ta
lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh làm điểm
tương đồng để tập hợp đoàn kết mọi
người vào mặt trận chung.
Để xây dựng và củng cố đại đoàn
kết toàn dân tộc phải giải quyết hài hòa
quan hệ lợi ích giữa các thành viên
trong xã hội; chăm lo phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc
thiểu số; bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa tốt đẹp của các dân tộc để các
dân tộc trong đại gia đình Việt Nam
bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn
trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Đây là nhiệm vụ chiến lược của đất
nước ta, của toàn Đảng, toàn dân, của
cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến
cơ sở và cần phải được thực hiện qua
những việc làm hết sức phong phú, sinh
động, thiết thực, cụ thể, từ miền xuôi
đến miền ngược, từ biên giới, hải đảo,
từ bàn tay, khối óc của mỗi cán bộ, đảng

viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang,
của đồng bào 54 dân tộc anh em. Ngay
sau phần Lễ là Chương trình nghệ thuật
với chủ đề xuyên suốt là tinh thần đại
đoàn kết các dân tộc - di sản quý báu
nhất của toàn dân tộc. Đó cũng là sợi
dây kết nối bền chặt và sức mạnh nguồn
cội của ý chí, nghị lực Việt Nam.
Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản văn hóa Việt Nam” có sự tham
gia của 17 cộng đồng dân tộc gồm hơn
400 người đến từ 13 tỉnh/thành như Sơn
La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang,
Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà
Vinh, An Giang.
Đặc biệt, nhiều lễ hội đặc sắc sẽ
được tái hiện trong khuôn khổ tuần
lễ này như: không gian văn hóa Chợ
nổi Nam bộ; Chợ vùng cao phía Bắc;
Hội đua bò Bảy Núi; Lễ hội Ok-OmBok; Lễ hội Nàng Hai; Lễ mừng nhà
mới; Nghi lễ cưới của người
H’Mông; Lễ Kết nghĩa của dân tộc
Mơ Nông và Ê đê…
Ngoài ra, Tuần lễ cũng sẽ có nhiều
chương trình, hoạt động khác như Trại
sáng tác điêu khắc Tây Nguyên;
Chương trình giao lưu đoàn kết các dân
tộc; Triển lãm, giới thiệu Văn hóa
truyền thống các dân tộc Việt Nam; Hội
thảo với chủ đề: “Giải pháp để bảo tồn,
phát huy trang phục truyền thống các
dân tộc thiếu số trong giai đoạn hiện
nay”; Các hoạt động biểu diễn văn hóa,
nghệ thuật và giao lưu giữa cộng đồng
các dân tộc.
t.Hợp

chữa các công trình khác như Sân vận
động Thiên Trường, Nhà thi đấu Trần
Quốc Toản; cải tạo Nhà thi đấu các
huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nhà thi
đấu Trường Cao đẳng Sư phạm Nam
Định. Các công trình này dự kiến hoàn
hoàn thành vào cuối năm nay hoặc đầu
năm 2014.

Hệ thống cơ sở lưu trú của Nam
Định hiện nay gồm có 02 khách sạn đạt
tiêu chuẩn 3 sao, 15 khách sạn 2 sao,
18 khách sạn 1 sao và 46 cơ sở lưu trú
với tổng số 2.486 giường sẽ được huy
động tối đa. Ngoài ra, nơi ăn, nghỉ của
lực lượng vận động viên, huấn luyện
viên... sẽ được bố trí tại Trung tâm Đào

tạo Vận động viên tỉnh, các khu ký túc
xá các trường Đại học, Cao đẳng... với
trên 2.600 giường.
Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc
lần thứ VII năm 2014 được Chính phủ
giao tỉnh Nam Định đăng cai tổ chức dự
kiến diễn ra vào cuối năm 2014.
nAM AnH

số 1051

l

21.11.2013

13
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Kết thúc Giải Cầu lông vô địch Hà Nội mở rộng 2013
Sau bốn ngày thi đấu sôi nổi, hấp
dẫn và kịch tính, Giải Cầu lông vô
địch Hà Nội mở rộng tranh cúp
ASTEC lần thứ nhất năm 2013 đã
khép lại vào tối 17/11 tại Nhà thi đấu
Hà Nội (số 12 Trịnh Hoài Đức).
Ban Tổ chức đã lần lượt trao
thưởng cho các tay vợt đoạt thứ hạng
cao ở 02 nội dung: nâng cao và giải
phong trào. Cụ thể, ở giải nâng cao, có
5 giải Nhất, 5 giải Nhì và 10 giải Ba;
giải phong trào gồm: 20 giải Nhất, 20
giải Nhì và 40 giải Ba.
Trong nhiều năm qua, hoạt động
thi đấu cầu lông trên địa bàn Hà Nội
phát triển mạnh, nhất là khi Thủ đô
được mở rộng địa giới hành chính.

Giải thi đấu được tổ chức không chỉ
tạo ra một phong trào rộng lớn hơn,
mà còn cổ vũ, động viên để Giải cầu
lông trên địa bàn Hà Nội ngày càng
“nở rộ”, góp phần thúc đẩy phòng trào
rèn luyện sức khỏe của các tầng lớp
nhân dân. Bên cạnh đó, Giải Cầu lông
vô địch Hà Nội mở rộng tranh cúp
ASTEC lần thứ nhất còn là cơ hội
giúp các vận động viên nâng cao năng
lực thi đấu, phát hiện nhân tài, tìm ra
những nhà vô địch để tiếp tục bồi
dưỡng nâng cao.
Diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11,
Giải Cầu lông vô địch Hà Nội mở
rộng tranh cúp ASTEC lần thứ nhất
năm 2013 là giải đấu do Liên đoàn

Cầu lông Hà Nội phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ
chức với tổng giá trị giải thưởng lên
tới trên 100 triệu đồng. Ở hệ thi đấu
phong trào, giải chia thành 3 nhóm
tuổi với nhiều nội dung thi đấu khác
nhau. Hệ nâng cao của giải không chia
lứa tuổi và thi đấu ở 5 nội dung: Đơn
nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi
nam nữ. Giải đấu thu hút nhiều vận
động viên tên tuổi của làng cầu lông
quốc gia như Vũ Thị Trang (tay vợt nữ
số 1 Việt Nam, hạng 102 thế giới),
Nguyễn Thị Sen (hạng 3 đơn nữ Việt
Nam) hay Đinh Thị Hồng Phượng
(hạng 4 đơn nữ Việt Nam).
AnH tùng

Liên hoan Đờn ca tài tử Cần Thơ lần thứ VI
Từ 12-19/11, tại Bến Ninh Kiều, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành
phố Cần Thơ phối hợp với Đài Phát
thanh và Truyền hình thành phố Cần
Thơ đã tổ chức “Liên hoan Đờn ca tài
tử thành phố Cần Thơ” lần thứ VI năm
2013. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ
niệm 10 năm Thành lập thành phố Cần
Thơ trực thuộc Trung ương.
Ông Trần Việt Phường, Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành
phố Cần Thơ cho biết: Liên hoan Đờn
ca tài tử thành phố Cần Thơ nhằm phát
triển và nâng cao chất lượng phong trào

Đờn ca tài tử của Thành phố, góp phần
vào công tác bảo tồn và phát huy loại
hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc
của Nam bộ. Đờn ca tài tử đang được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập
hồ sơ trình đề nghị Tổ chức UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại. Đây còn là dịp
để các câu lạc bộ, ban, nhóm Đờn ca
tài tử, các nghệ sĩ, nghệ nhân gặp gỡ,
giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau
và trình diễn phục vụ nhân dân.
Liên hoan lần này diễn ra từ ngày
13/11 đến ngày 16/11, nội dung ca ngợi

Đảng, Bác Hồ, ca ngợi gương anh
hùng liệt sĩ, ca ngợi đất nước, ca ngợi
Cần Thơ đã và đang trên đường phát
triển. Sau lễ khai mạc, 9 đội của 9
quận, huyện lần lượt thi diễn ở 5 địa
điểm là quận Ninh Kiều, huyện Thới
Lai, huyện Vĩnh Thạnh, quận Bình
Thủy, quận Ô Môn. Mỗi đội có khoảng
15 thành viên, trong đó có ít nhất 3
nghệ nhân đờn sử dụng các loại nhạc
cụ như kìm, cò, tranh, bầu, guitar phím
lõm. Thời gian thi của mỗi đội không
quá 35 phút.
Hồ tHAnH

Khai quật khảo cổ tại tỉnh Bắc Kạn
Ngày 12/11, Bộ VHTTDL đã ban
hành Quyết định số 4007/QĐBVHTTDL cho phép khai quật khảo
cổ tại di chỉ hang Nà Mò, xã Hương
Nê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Theo Quyết định, Bộ VHTTDL đã
cho phép Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn
khai quật từ ngày 12/11/2013 đến ngày
12/12/2013, với diện tích là 15m2, ông
Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học
chủ trì khai quật.

14

số 1051 l 21.11.2013

Quyết định cũng nêu rõ, trong thời
gian khai quật, các cơ quan được cấp
giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền
cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn
hóa ở địa phương, không công bố
những kết luận khi chưa được cơ quan
chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng
ý. Đồng thời những hiện vật thu thập
được trong quá trình khai quật giao cho
Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn giữ gìn, bảo
quản; khi bàn giao phải có biên bản

giao nhận, tránh để hiện vật bị hư hỏng,
thất lạc. Sau khi kết thúc đợt khai quật,
chậm nhất 03 tháng, Sở VHTTDL tỉnh
Bắc Kạn và Viện Khảo cổ học phải có
báo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải có
báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản
văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt
khai quật, các cơ quan được cấp giấy
phép cần trao đổi với Cục Di sản văn
hóa.
Duyên trần
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tọa đàm khoa học về “Văn hóa Tây Nguyên”
Sáng 14/11, tại thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo Tây
Nguyên phối hợp với Ban Tuyên giáo
Trung ương, Viện Nghiên cứu phát
triển Phương Đông (Liên hiệp các Hội
Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức
tọa đàm khoa học về “Văn hóa Tây
Nguyên”.
Với sự tham dự của lãnh đạo các
Bộ, ngành, các nhà khoa học, nhà quản
lý văn hóa, các nhân sĩ trí thức, các
nghệ sĩ, nghệ nhân và lãnh đạo các tỉnh
trong khu vực Tây Nguyên, tọa đàm
nhằm góp phần phát huy, bảo tồn và

tôn vinh các giá trị văn hóa truyền
thống của đồng bào Tây Nguyên theo
đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương
5 Khóa VIII “về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”. Các tham luận đã tập
trung phân tích thực trạng về văn hóa
Tây Nguyên và đưa ra các giải pháp để
bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống của Tây Nguyên, góp
phần vào việc xây dựng, phát triển kinh
tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
trên địa bàn Tây Nguyên.
Các đại biểu khẳng định từ khi có

Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII
“Về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”, với sự chỉ đạo sâu sắc, thống nhất
trong toàn hệ thống chính trị, sự hưởng
ứng tham gia của các tầng lớp nhân
dân, các tỉnh Tây Nguyên đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính
trị được giữ vững, khối đại đoàn kết
dân tộc được tăng cường, đời sống văn
hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc
được coi trọng và ngày một nâng cao.
Q.Huy

Lễ hội cúng biển mỹ Long được công nhận là Di sản quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
vừa công bố danh mục Di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia đợt 4 năm 2013.
Trong 8 di sản của cả nước được công
nhận lần này, có lễ hội cúng biển Mỹ
Long ở xã Mỹ Long Bắc, Mỹ Long
Nam và thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu
Ngang, tỉnh Trà Vinh. Đây là cơ hội
để huyện Cầu Ngang nói riêng, tỉnh
Trà Vinh nói chung quảng bá, giới
thiệu những hình ảnh về đất nước, con
người vùng biển với bạn bè gần xa.
Đây là di sản phi vật thể thứ hai

của Trà Vinh được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch công nhận. Trước đó
(tháng 4/2013) nghệ thuật Chầm riêng Chà pây của nghệ nhân Khmer
ở xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú đã được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công
nhận Di sản văn hoá phi vật thể cấp
quốc gia.
Theo các lão ngư, lễ hội cúng biển
Mỹ Long hay còn gọi lễ hội Nghinh
Ông, hàng năm được tổ chức vào các
ngày 10, 11 và 12 tháng 5 Âm lịch. Lễ
hội thể hiện lòng biết ơn của ngư dân

Hòa Bình: Đón Bằng di tích quốc gia
quần thể hang động núi Đầu Rồng
Ngày 17/11, huyện Cao Phong (Hòa
Bình) tổ chức Lễ công bố và đón nhận
Bằng xếp hạng Di tích quốc gia danh
lam thắng cảnh quần thể hang động núi
Đầu Rồng.
Dãy núi Đầu Rồng ở khu III, Thị
trấn Cao Phong (Hòa Bình) trải dài như
con rồng khổng lồ đang phủ phục, tạo
nên bức tường thành trấn ngữ phía
Đông Nam cho thị trấn Cao Phong,
cách Quốc lộ 6 khoảng 500m về phía
Đông Nam. Dãy núi dài hơn 1km, cao
khoảng 200m so với chân núi. Trong
dãy núi có nhiều hang động đẹp với các

tên Hoa Sơn thạch động, động Không
Đáy, Nhãn Long Sơn động, động
Thanh Thủy, Phong Sơn động và hang
Nước. Các hang, động được phân bố
khá đều trong dãy núi, khoảng cách mỗi
động chỉ vài trăm mét và được hình
thành nhờ vào hiện tượng phong hóa
đặc trưng của những miền núi đá vôi bị
nước chảy xói mòn. Mỗi hang động có
vẻ đẹp riêng. Có động trông như một
khu vườn thượng uyển mà nơi đó các
loài hoa rực rỡ đã được bàn tay khéo léo
của tạo hoá ban cho. Có động tái hiện
lại câu chuyện tình yêu vĩnh hằng của

đối với biển cả, đã đem lại cuộc sống
ấm no, hạnh phúc cho họ. Đây là lễ
hội được người dân địa phương duy
trì gần 100 năm nay. Quy mô tổ chức
lễ hội ngày càng lớn cùng với các nghi
thức được tiến hành chu đáo theo
truyền thống. Phần hội được tổ chức,
phục vụ nhu cầu giải trí của ngư dân
địa phương và du khách. Vào dịp này,
hàng vạn người dân khắp nơi về thị
trấn Mỹ Long (huyện Cầu Ngang) để
vui đón lễ hội cúng biển.
tHế Hoàng
lứa đôi. Động thì như sợi dây nối liền
giữa trời và đất. Động lại như một thiền
viện với rất nhiều nhũ đá hình Phật,
Thánh. Cả quần thể là một công trình
hoàn chỉnh.
Đây là một di tích mà thiên nhiên đã
ban tặng cho huyện Cao Phong. Trong
thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền và
các ban, ngành, đoàn thể cùng nhân dân
địa phương đã nỗ lực thực hiện hiệu quả
công tác bảo vệ, đầu tư vào khu di tích.
Thời gian tới, huyện Cao Phong kêu gọi
các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng phối
hợp với chính quyền địa phương đầu tư
xây dựng các hạng mục như khách sạn,
nhà hàng, khu tâm linh, tín ngưỡng theo
quy định được phê duyệt.
H.L

số 1051

l

21.11.2013

15
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Liên hoan Hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc
Tối 17/11, tại Cung Thiếu nhi Hà
Nội đã tổ chức chung kết Liên hoan
Hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc
cho thanh thiếu nhi Thủ đô. Liên hoan
thu hút sự tham gia của gần 200 thí
sinh đến từ 12 Nhà Văn hóa, Câu lạc
bộ và các trường nghệ thuật trên địa
bàn thành phố.
Trải qua hơn 15 năm với 8 lần tổ
chức, Liên hoan thanh thiếu nhi Thủ
đô hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân
tộc được ví như một nhịp cầu văn hóa
vắt qua hai thế kỷ, thể hiện thuyết phục
sức sống bền bỉ và tất yếu của nghệ
thuật truyền thống trên đất Thăng
Long nghìn năm văn hiến. Liên hoan
dành cho đối tượng thanh thiếu nhi,
nhằm hướng đến xây dựng lớp “người
trẻ” biết kế truyền từ các nghệ nhân để
tiếp nối mạch nguồn văn hóa dân tộc.

Trong Liên hoan, việc hát dân ca cùng
với biểu diễn nhạc cụ dân tộc như một
sự gắn bó chặt chẽ, đưa nghệ thuật
truyền thống về với nguyên bản, để
những thế hệ trẻ thấm hiểu được thần
thái, hồn cốt của nghệ thuật truyền
thống. Từ đó, góp phần nuôi dưỡng và
phát triển những mạch nguồn văn hoá
truyền thống trong thế hệ trẻ hôm nay
và mai sau.
Liên hoan lần này đã trình diễn
nhiều hình thức nghệ thuật phong phú
đặc sắc như Chèo, hát Xẩm, hát Dân
ca, độc tấu và hòa tấu các nhạc cụ dân
tộc đàn Tranh, đàn T’rưng, Sáo trúc,
Đàn bầu, Đàn nhị… Nhiều giọng hát
tuy không chuyên nhưng được đánh
giá là khá mượt mà, luyến láy, thể hiện
khổ công rèn luyện, chuyển tải được
hồn cốt của mỗi loại hình nghệ thuật

dân gian. Các làn điệu dân ca mang
tính đỉnh cao như Hát Văn, Xẩm được
các em thể hiện bài bản, đạt trình độ
nghệ thuật cao, thể hiện sự gắn bó và
khả năng thẩm thấu cái hay, cái đẹp
trong nghệ thuật truyền thống. Bên
cạnh đó, tại Liên hoan, các thí sinh
cũng đã thể hiện sự sáng tạo trong việc
mang âm hưởng hiện đại vào các tiết
mục dân gian, như một hướng phát
triển mới của dân ca trong đời sống âm
nhạc hiện đại.
Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức
đã trao 10 giải Nhất, 15 giải Nhì cho
các khối chuyên nghiệp và không
chuyên. Đặc biệt, tại Liên hoan còn có
1 giải động viên phong trào của NSND
Thanh Hoa tặng Trường Tiểu học quốc
tế Nguyễn Bỉnh Khiêm.
trần nguyện

Sóc Trăng: Hội thi trình diễn trang phục dân tộc
Nằm trong chuỗi hoạt động Festival
Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer đồng
bằng sông Cửu Long lần thứ nhất Sóc
Trăng năm 2013, sau 06 ngày trình diễn
tranh tài hấp dẫn, Hội thi trình diễn
trang phục ba dân tộc Kinh-Khmer-Hoa
đã khép lại với các giải thưởng được
trao cho các thí sinh trình diễn trang
phục và có hình thể đẹp nhất vào đêm
16/11.
Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho
thí sinh Hứa Bảo Trâm, huyện Mỹ
Xuyên (Sóc Trăng), giải thưởng 15
triệu đồng. Giải Nhì thuộc về thí sinh

Thạch Môly Đana, Trường Phổ thông
dân tộc Nội trú Huỳnh Cương (giải
thưởng 12 triệu đồng). Thí sinh Võ
Thị Xuân Thùy (thành phố Sóc Trăng)
và Nguyễn Thị Bích Thủy (huyện
Thạnh Trị) đạt đồng giải Ba (giải
thưởng 10 triệu đồng).
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng đã trao
12 giải khuyến khích cho các thí sinh
có thành tích cao và giải phụ gồm: Giải
trang phục dân tộc, gương mặt khả ái,
thí sinh có hình thể đẹp, thí sinh có
phong cách trình diễn ấn tượng.
Hội thi trình diễn trang phục dân tộc

tại Sóc Trăng lần này có gần 60 thí sinh
của các địa phương trong khu vực đồng
bằng sông Cửu Long tham dự ở ba thể
loại gồm: Trang phục sinh hoạt, trang
phục truyền thống và trang phục lễ hội.
Các thí sinh đã trình diễn qua vòng thi
sơ tuyển, chọn 20 thí sinh có thành tích
tốt nhất vào vòng chung kết xếp hạng.
Qua các đêm diễn, các thí sinh đã có
những thuyết minh, lời bình phù hợp
với trang phục của mỗi loại hình, mang
dấu ấn văn hóa truyền thống đặc sắc.
trung Hiếu

Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2013 tại Việt Nam
Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2013
được tổ chức bởi Phái đoàn Liên minh
Châu Âu (EU) tại Việt Nam, 06 Đại sứ
quán thành viên EU là Áo, Phái đoàn
Wallonia-Brussels (Bỉ), Đức, Hungary,
Ba Lan, Thụy Điển và Việt Nam
Điểm nổi bật của Liên hoan Âm
nhạc Châu Âu 2013 là các buổi biểu
diễn đặc sắc của các nghệ sĩ piano tài

16

số 1051 l 21.11.2013

danh đến từ Hungary và Ba Lan. Ngoài
ra, Liên hoan còn giới thiệu tới công
chúng các đêm diễn sôi động của thể
loại nhạc pop, classics, điện tử và jazz
của các nghệ sĩ đến từ Bỉ, Thụy Điển,
Áo và Đức.
Liên hoan năm nay có sự tham gia
của nhóm nhạc khách mời Việt Nam
“Diva's Club”, với hai giọng ca opera

hàng đầu Việt Nam Ngọc Tuyền và
Triệu Yên trình diễn các tác phẩm nhạc
kịch nổi tiếng trên nền nhạc điện tử.
Đây cũng là sự kết hợp mới lạ lần đầu
tiên tại Việt Nam.
Chương trình sẽ được mở màn ngày
22/11 tại Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội và ngày
24/11 tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.
H.Quân
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Westlux waterproofing system
Westlux waterproofing systemWestlux waterproofing system
Westlux waterproofing systemwestlux
 
How to Optimize Your Online Business with EV SSL - Infographic
How to Optimize Your Online Business with EV SSL - InfographicHow to Optimize Your Online Business with EV SSL - Infographic
How to Optimize Your Online Business with EV SSL - InfographicThe SSL Store™
 
Comarca A Fonsagrada
Comarca A FonsagradaComarca A Fonsagrada
Comarca A Fonsagradamonadela
 
Social Media Marketing Trends 2014
Social Media Marketing Trends 2014Social Media Marketing Trends 2014
Social Media Marketing Trends 2014Madalina Balaban
 
wide area network
wide area networkwide area network
wide area networkonllyaisah
 
Strategisch energiemanagement in de praktijk
Strategisch energiemanagement in de praktijkStrategisch energiemanagement in de praktijk
Strategisch energiemanagement in de praktijkLode Denecker
 
Knowing ahead can save lives: How to realize an Early Warning System for chol...
Knowing ahead can save lives: How to realize an Early Warning System for chol...Knowing ahead can save lives: How to realize an Early Warning System for chol...
Knowing ahead can save lives: How to realize an Early Warning System for chol...Global Risk Forum GRFDavos
 
How To Avoid Phishing Scams
How To Avoid Phishing ScamsHow To Avoid Phishing Scams
How To Avoid Phishing ScamsThe SSL Store™
 
Redaccion liliana otero
Redaccion liliana oteroRedaccion liliana otero
Redaccion liliana oteroLiliana Otero
 
Kole Creegan Resume
Kole Creegan ResumeKole Creegan Resume
Kole Creegan ResumeKole Creegan
 

Viewers also liked (16)

Westlux waterproofing system
Westlux waterproofing systemWestlux waterproofing system
Westlux waterproofing system
 
Ponencia Tomas Manzanares sobre Mossegalapoma al Curs Community Manager de la...
Ponencia Tomas Manzanares sobre Mossegalapoma al Curs Community Manager de la...Ponencia Tomas Manzanares sobre Mossegalapoma al Curs Community Manager de la...
Ponencia Tomas Manzanares sobre Mossegalapoma al Curs Community Manager de la...
 
How to Optimize Your Online Business with EV SSL - Infographic
How to Optimize Your Online Business with EV SSL - InfographicHow to Optimize Your Online Business with EV SSL - Infographic
How to Optimize Your Online Business with EV SSL - Infographic
 
Comarca A Fonsagrada
Comarca A FonsagradaComarca A Fonsagrada
Comarca A Fonsagrada
 
A Few Words on Ghana
A Few Words on GhanaA Few Words on Ghana
A Few Words on Ghana
 
Social Media Marketing Trends 2014
Social Media Marketing Trends 2014Social Media Marketing Trends 2014
Social Media Marketing Trends 2014
 
wide area network
wide area networkwide area network
wide area network
 
Strategisch energiemanagement in de praktijk
Strategisch energiemanagement in de praktijkStrategisch energiemanagement in de praktijk
Strategisch energiemanagement in de praktijk
 
Knowing ahead can save lives: How to realize an Early Warning System for chol...
Knowing ahead can save lives: How to realize an Early Warning System for chol...Knowing ahead can save lives: How to realize an Early Warning System for chol...
Knowing ahead can save lives: How to realize an Early Warning System for chol...
 
Freedom Writers
Freedom WritersFreedom Writers
Freedom Writers
 
0. pendahuluan
0. pendahuluan0. pendahuluan
0. pendahuluan
 
WorkHappier
WorkHappierWorkHappier
WorkHappier
 
How To Avoid Phishing Scams
How To Avoid Phishing ScamsHow To Avoid Phishing Scams
How To Avoid Phishing Scams
 
Flores_Rec
Flores_RecFlores_Rec
Flores_Rec
 
Redaccion liliana otero
Redaccion liliana oteroRedaccion liliana otero
Redaccion liliana otero
 
Kole Creegan Resume
Kole Creegan ResumeKole Creegan Resume
Kole Creegan Resume
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn (17)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2151/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020. Theo Quyết định, đến năm 2020, đối với mỗi thị trường du lịch quốc tế trọng điểm (Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Âu), tổ chức triển khai được từ 3-4 hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch; với mỗi thị trường tiềm năng (Nam Á và Trung Đông), tổ chức triển khai được ít nhất 1 hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Đảm bảo ít nhất 50% hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được mở rộng về phạm vi, quy mô và đa dạng về hình thức, nội dung so với giai đoạn trước. (Xem tiếp trang 2) troNg số Này - Những Ngày văn hóa Nga tại Việt Nam (Tr.3) - Việt Nam - Ủy ban Châu Âu hợp tác phát triển du lịch bền vững (Tr.7) - Triển khai thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch (Tr.8) - Tập huấn công tác pháp chế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch (Tr.6) Số 1051 ngày 21/11/2013 Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản văn hóa Việt Nam” Ảnh: MINH ƯỚC Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020 Phát hành Thứ Năm hằng tuần Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong Lễ khai mạc Tối 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương, các quan khách quốc tế và đại diện đồng bào các dân tộc trên cả nước đã về dự. (Xem tiếp trang 13) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã gửi tới các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công chức, viên chức các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, trung tâm văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy, cùng với những nỗ lực phấn đấu của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công chức, viên chức, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao, các loại hình đào tạo được đa dạng hoá, đáp ứng nhu cầu xã hội; công tác đào tạo nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được ưu tiên, chú trọng. (Xem tiếp trang 9)
  • 2. quản lý nhà nước Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hoá LB Nga Sáng 12/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hoá Liên bang Nga, Vladimir Medinskiy. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định, quan hệ hợp tác giao lưu trong lĩnh vực văn hoá giữa hai nước đã có bước phát triển tốt đẹp. Hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, trong đó, sự thành công của các chương trình “Những ngày Văn hoá Nga tại Việt Nam” và “Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Liên bang Nga”, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Trong thời gian tới, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh hy vọng mối quan hệ hợp tác văn hoá, thể thao và du lịch sẽ ngày càng phát triển, hai bên cùng tích cực triển khai các nội dung đã thống nhất trong Chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hoá giai đoạn 2013 - 2015; Năm 2014, theo kế hoạch, hai bên sẽ phối hợp tổ chức “Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Nga”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh mong muốn sẽ nhận được sự phối hợp tích cực của Bộ Văn hoá Liên bang Nga để sự kiện được tổ chức thành công, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực. Để thúc đẩy hơn nữa việc phát triển du lịch giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị, thời gian tới hai bên tiếp tục thực hiện nội dung Kế hoạch hợp tác về du lịch giai đoạn 2013-2015; phối hợp triển khai một số thỏa thuận, tập trung trao đổi đoàn các cấp, tổ chức cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch, báo chí Nga tới khảo sát thị trường du lịch Việt Nam và ngược lại; hai bên cùng tăng cường hợp tác, quảng bá tiềm năng du lịch của nhau… qua đó đẩy mạnh khách du lịch Việt Nam sang Nga và khách du lịch Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch... Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động tuyên tuyền, quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong nước nhằm nâng cao ý thức về gìn giữ và bảo vệ môi trường du lịch, văn hóa ứng xử với khách du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch nội địa. Đến năm 2020, hằng năm tổ chức và tham gia từ 3 - 5 sự kiện du lịch (hoặc có liên quan) tại các địa phương có tiềm năng du lịch; phối hợp với 15-20 đơn vị báo chí truyền thông lớn trong nước tuyên truyền quảng bá du lịch; xây dựng, thuê duy trì và bảo dưỡng từ 15-20 biển quảng cáo tấm lớn, biển điện tử để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ở các thành phố lớn. Chương trình cũng đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp gồm: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài; Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước; Tập trung phát triển marketing điện tử phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch; Tổ chức sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến du lịch; Đa dạng hoá các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình. Bộ trưởng Bộ VHTTDL thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình và ban Khai mạc Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 Tối 16/11, tại Quảng trường Cung Văn hóa tỉnh Hoà Bình, Lễ khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 diễn viên, nghệ nhân, huấn 2 số 1051 l 21.11.2013 luyện viên, vận động viên 6 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hoà Bình. Phát biểu khai mạc Ngày hội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Đồng bào các dân tộc Vùng Tây Bắc là chủ thể Nga sang Việt Nam... Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Nga Vladimir Medinskiy cho biết, trên cơ sở nền tảng là sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, mối quan hệ đang phát triển rất tốt đẹp. Tin vui là khách du lịch Nga đến Việt Nam đang ngày càng tăng, năm 2012 tăng gấp đôi so với năm trước và năm 2013 dự kiến sẽ tăng đến 65%. Bộ trưởng Vladimir Medinskiy sẵn sàng mời Việt Nam tham dự các sự kiện du lịch tổ chức ở Matxcơva cũng như ở các thành phố khác của Nga, đồng thời bày tỏ nhất trí cao với đề nghị của Bộ trưởng Hoàng tuấn Anh về việc tiếp tục duy trì tổ chức Tuần Văn hoá giữa hai nước, mở rộng ra các thành phố khác, tạo cơ hội cho nhân dân các thành phố được tìm hiểu về văn hoá, đất nước và con người hai nước. t.Hợp (Tiếp theo trang 1) hành Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình. Ban Chủ nhiệm Chương trình có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ VHTTDL xem xét, đánh giá, thẩm định nội dung các đề án tham gia Chương trình của các đơn vị, chương trình và điều chỉnh, tổng hợp thành Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia hàng năm, trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL xem xét, phê duyệt. Định kỳ hằng năm, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền. tHtt sáng tạo nhiều giá trị văn hóa, phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, đó là những di sản quý giá đã được bao thế hệ gìn giữ, trao truyền, xây dựng nên nền văn hóa Việt Nam, thống nhất trong đa dạng, trong đó, Hoà Bình có nền “Văn hoá Hoà Bình” nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ. (Xem tiếp trang 5)
  • 3. quản lý nhà nước Những Ngày văn hóa Nga tại Việt Nam Tối 12/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Những Ngày văn hóa Nga tại Việt Nam đã chính thức khai mạc. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã tới dự. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam và Liên bang Nga gắn bó với nhau bằng lịch sử quan hệ lâu đời và tình hữu nghị thủy chung. Đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Nga anh em là những người bạn chí tình, thân thiết. Việt Nam luôn luôn ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu mà nhân dân Liên bang Nga đã dành cho Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay. “Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam được tổ chức đúng dịp Tổng thống Liên bang Nga V. Putin thăm Việt Nam là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt-Nga và tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật của những nghệ sỹ tài năng, triển lãm tranh ảnh, nghệ thuật sắp đặt cùng Những ngày phim Nga là cơ hội tuyệt vời để khán giả Việt Nam và bạn bè quốc tế đang sinh sống, làm việc tại đây được cảm nhận, được hiểu sâu hơn về nền văn hóa Nga phong phú và giàu bản sắc”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Tổng thống Nga V. Putin bày tỏ sự tin tưởng các hoạt động được tổ chức trong những Ngày văn hóa này sẽ góp phần củng cố hơn nữa mối quan hệ song phương đối tác chiến lược giữa hai nước Liên bang Nga-Việt Nam. Tổng thống Putin khẳng định, đây là hoạt động thiết thực cụ thể hóa các chương trình hợp tác giữa hai nước Liên bang Nga và Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa, góp phần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ trên nền tảng vững chắc và hữu nghị truyền thống. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh người dân tại Liên bang Nga ngày càng quan tâm đến văn hóa Việt Nam. Ngay sau phần Lễ là chương trình biểu diễn nghệ thuật với sự tham gia của Dàn Hợp xướng Dân gian Hàn lâm và nhóm ngũ tấu Timophei Docsiser, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng các nghệ sĩ nhạc thính phòng Liên bang Nga (Alexander Polyanichko, Evgenhia Smirnova, Andrey Valenti…). tuệ AnH Hợp tác về văn hóa, thể thao, du lịch giữa Việt Nam - Sudan Ngày 14/11/2013, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tiếp ngài Sayed Altayeb Ahmed - Đại sứ Cộng hòa Sudan tại Việt Nam nhân dịp Đại sứ sang nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, Việt Nam và Sudan có mối quan hệ lịch sử truyền thống lâu đời, Sudan luôn là người bạn đồng hành, ủng hộ và hỗ trợ tích cực cho nhân dân Việt Nam. Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã giới thiệu đến ngài Sayed Altayeb Ahmed một vài nét chính về sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian gần đây, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Với những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời dựa trên mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa Việt Nam và Sudan, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh mong muốn trong thời gian tới hai nước sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác chiến lược, cụ thể: Xây dựng các hiệp định về hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch; tổ chức các họat động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, trao đổi các đoàn sinh viên, các đoàn công tác cấp cao sang học tập và chia sẻ kinh nghiệm… Cảm kích trước sự đón tiếp nồng nhiệt của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, ngài Sayed Altayeb Ahmed khẳng định, Việt Nam và Sudan có bề dày lịch sử về mối quan hệ hợp tác. Việt Nam là đất nước tươi đẹp, thân thiện, đa dạng về văn hóa, trong thời gian tới Chính phủ và nhân dân Sudan rất mong muốn được hợp tác cùng Việt Nam để qua đó người dân Sudan có thêm hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam. A.Vi Hoạt động Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại Hội An UBND TP. Hội An (Quảng Nam) vừa triển khai Kế hoạch tổ chức hoạt động Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và 14 năm ngày Đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (04/11/199904/11/2013). TP. Hội An sẽ tổ chức một số hoạt động trưng bày, triển lãm như: Triển lãm ảnh về di sản thiên nhiên, văn hóa Việt Nam; trưng bày hình ảnh Di sản Văn hóa Hội An với chủ đề “Hội An - Ngày ấy và bây giờ”, tranh thiếu nhi Hội An vì Di sản Văn hóa, tổ chức đêm văn nghệ giới thiệu những ca khúc về Hội An... Các hoạt động này nhằm mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh Hội An với bạn bè trong nước và quốc tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch bền vững ở Hội An. Đặc biệt, Hội An sẽ miễn phí vé tham quan khu phố cổ cho du khách trong ngày 04/12/2013. H.Quân số 1051 l 21.11.2013 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà VăN BảN mớI - Ngày 08/11/2013, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3962/QĐBVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo Festival Đờn ca tài tử cấp quốc gia lần thứ nhất năm 2014 tại tỉnh Bạc Liêu. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng Ban, ông Võ Văn Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và ông Nguyễn Quang Phong - Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đồng Trưởng Ban. 04 Phó Trưởng Ban gồm Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, ông Phạm Hoàng Bê, ông Trương Minh Chiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và bà Lê Thị Ái Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, 23 Ủy viên. - Bộ VHTTDL ban hành các Quyết định về xếp hạng di tích quốc gia đối với các di tích lịch sử, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc nghệ thuật. Theo Quyết định, Bộ VHTTDL xếp hạng di tích quốc gia đối với: Di tích lịch sử “Địa điểm lưu niệm Chiến thắng Iunction City”, “Địa điểm lưu niệm vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn”, “Địa điểm thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần” huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, “Thành cổ Biên Hòa” phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, “Địa điểm Sở ấn loát Tài chính Trung bộ” xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; Di tích khảo cổ “Hang mộ Tạng Mè” xã Suối Bàng, huyện Mộc Châu (Sơn La); Danh lam thắng cảnh “Động Áng Toòng” xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn (Bắc Kạn); Di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh “Khu vực hóa thạch Tay cuộn tại Má Lé” xã Má Lé, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; Di tích kiến trúc nghệ thuật “Đền cửa Đông, Đền cửa Tây, Đền cửa Nam, Đền của Bắc” phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn). - Ngày 12/11/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4007/QĐBVHTTDL, cho phép Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại di chỉ hang Nà Mò, xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian khai quật từ ngày 12/11-12/12/2013 với diện tích 15m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4027/QĐ-BVHTTDL ngày 14/11/2013, giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với cá nhân, đơn vị có liên quan triển khai hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 với nội dung “Xây dựng phóng sự, clip, chạy chữ chủ để, thông điệp về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình”. - Tại Quyết đinh số 4028/QĐBVHTTDL ngày 14/11/2013, Bộ VHTTDL giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm và các đơn vị có liên quan tổ chức triển lãm mẫu logo của cuộc thi sáng tác logo Gia đình. tHtt Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hoá Ngày 13/11, Bộ VHTTDL đã có Thông báo số 4187/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại cuộc họp chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hoá, nội dung như sau: Hoan nghênh tỉnh Thanh Hoá đã sớm chuẩn bị tích cực, tương đối đầy đủ, đồng bộ các công việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hoá, nhưng công việc sắp tới còn nhiều và phải làm khẩn trương. Trung ương và các địa phương cần thống nhất cách làm và quan điểm tổ chức Năm Du lịch quốc gia hướng tới mục đích thu hút khách du lịch nhiều hơn đến khu vực, Việt Nam qua điểm đến, đường tiếp cận và quảng bá, không nặng về tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung mang tính tổng hợp; các 4 số 1051 l 21.11.2013 nội dung cần đồng bộ với việc phát triển cơ sở hạ tầng và các điều kiện thiết yếu phục vụ du lịch, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tiếp thu ý kiến góp ý của đại diện các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL, cân nhắc việc đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu Quý bà thế giới 2015 và việc tổ chức Trại sáng tác điêu khắc quốc tế. Về tên gọi, chủ đề: Giao Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hoá và các địa phương liên quan tổ chức toạ đàm, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu về văn hoá, du lịch đề xuất tên gọi, chủ đề phù hợp gắn với đặc trưng của Thanh Hoá và các địa phương tham gia Năm Du lịch quốc gia 2015. Về nội dung, hoạt động: Giao Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hoá và các địa phương liên quan: Đề xuất nội dung, hoạt động tập trung điểm nhấn, tăng cường tính liên kết, hình thành sản phẩm du lịch mới, đặc sắc của vùng, chú ý khai thác Di sản văn hoá của Thanh Hoá, khu vực và hình thành sản phẩm du lịch riêng có của Năm Du lịch quốc gia 2015, nên nghiên cứu theo Vùng, kết hợp với tuyến, điểm; tổ chức Đoàn khảo sát gồm các doanh nghiệp lữ hành, các chuyên gia về du lịch để đánh giá sản phẩm, tour, tuyến, thương hiệu du lịch của Năm Du lịch quốc gia 2015, các điều kiện cơ sở hạ tầng có liên quan trong tháng 12/2013, báo cáo lãnh đạo Bộ. Đề nghị tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo Sở
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Khai mạc Ngày hội... (Tiếp theo trang 1) Nhiều năm qua, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo, chủ trì phối hợp với các Ban, Bộ, ngành và các địa phương vùng, miền, định kỳ tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa mang tính cộng đồng, nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, từng bước nâng cao mức hưởng thụ về đời sống tinh thần của nhân dân, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo; giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp, xóa bỏ thói quen lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ, bảo vệ môi trường thiên nhiên, vì cuộc sống tốt đẹp của con người. “Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội lần này được các diễn viên, nghệ nhân, vận động viên thể hiện sẽ là sự hội tụ, tỏa sáng về nét đẹp các giá trị văn hóa truyền thống, giàu bản sắc, để lại những ấn tượng trong lòng du khách, bạn bè trong nước và ngoài nước về hình ảnh đất nước, con người vùng Tây Bắc, thiết thực chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - 18/11”. Khẳng định đăng cai Ngày hội là niềm vinh dự lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình - Bùi Văn Tỉnh cũng nhấn mạnh, đây là Ngày hội của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống trên vùng Tây Bắc, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết, nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các dân tộc Việt Nam. Sau tiếng cồng khai hội của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, trong ánh sáng rực rỡ sắc màu, các âm thanh mang đậm âm hưởng của vùng Tây Bắc hoà nhịp cùng tiếng cồng chiêng do 100 nghệ nhân đất Mường thể hiện. Chương trình nghệ thuật quy mô, hoành tráng có chủ đề: “Hoà điệu Tây Bắc - thiên nhiên kỳ ảo và hồn người đắm say” (bao gồm 3 chương: Chương I: Đường lên Tây Bắc; Chương II: Hoà điệu kỳ ảo; Chương III: Hoà Bình trong khát vọng mới) khái quát nên một bức tranh Tây Bắc muôn màu của trên 30 dân tộc anh em trong tiến trình phát triển. Với chủ đề “Các dân tộc Tây Bắc Đoàn kết - Hội nhập hướng tới tương lai”, Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII sẽ tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động: Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các dân tộc vùng Tây Bắc; Trình diễn, giới thiệu nghi thức, sinh hoạt văn hoá và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; Trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hoá và du lịch; Triển lãm ảnh nghệ thuật và trưng bày ảnh về con người và tiềm năng vùng Tây Bắc trong quá trình hội nhập và phát triển; Hoạt động thể thao các dân tộc vùng Tây Bắc; Thi thuyết minh viên du lịch... K.A VHTTDL phối hợp với Tổng cục Du lịch phân loại, tổng hợp các nhóm công việc triển khai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 (phần việc của năm 2014), sắp xếp thứ tự ưu tiên, nguồn kinh phí, phân công thực hiện, báo cáo lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét trước 30/11/2013. Về thành lâp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức: Giao Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hoá đề xuất thủ tục đề nghị các Ban, Bộ, ngành, địa phương liên quan cử nhân sự tham gia, tổng hợp báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định trước 30/11/2013. Về Kế hoạch, tiến độ: Trước 30/11/2013, Tổng cục Du lịch phối hợp với tỉnh Thanh Hoá mời một số nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hoá, du lịch toạ đàm về chủ đề, tên gọi. Trước 30/11/2013, thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức. Trong tháng 12/2013, họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lần 1 để xem xét chủ đề, nội dung, kế hoạch, phương thức tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015. Nhất trí về chủ trương đề xuất hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch năm 2014, 2015, đề nghị tỉnh Thanh Hoá sớm có báo cáo cụ thể các dự án hạ tầng đủ điều kiện hỗ trợ, sắp xếp thứ tự ưu tiên gửi Bộ VHTTDL có ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Đồng ý chủ trương giao Tổng cục Du lịch, Cục Hợp tác quốc tế tạo điều kiện để Thanh Hóa được tham gia, quảng bá văn hoá, du lịch tại các sự kiện giới thiệu, quảng bá văn hoá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước năm 2014, 2015. Về hỗ trợ của các đơn vị thuộc Bộ: Nhất trí, trên cơ sở Kế hoạch được Ban Chỉ đạo thống nhất, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị tham gia có trách nhiệm phối hợp tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015; đề nghị các đơn vị thuộc Bộ đề xuất các hoạt động phối hợp, hưởng ứng với kế hoạch, dự trù kinh phí tổ chức phù hợp, lưu ý việc lồng ghép các hoạt động năm 2015. Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo Sở VHTTDL và các Sở, ngành chức năng: Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, hoàn thiện dự thảo kế hoạch tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015. Chủ động phối hợp với Sở VHTTDL các tỉnh dự kiến tham gia và các doanh nghiệp du lịch khảo sát tour, tuyến du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng cho Năm Du lịch quốc gia 2015. Tập trung xây dựng, hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng du lịch, chỉnh trang cảnh quan các địa điểm dự kiến tổ chức các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2015. Làm rõ mục tiêu, các chỉ tiêu phấn đấu, dự kiến kết quả đạt được qua tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 tại địa phương. tHtt số 1051 l 21.11.2013 5
  • 6. quản lý nhà nước Trung tâm Chiếu phim quốc gia đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì Trung tâm Chiếu phim quốc gia thành trung tâm giải trí về điện ảnh tầm cỡ quốc gia và quốc tế, góp phần xây dựng nền Điện ảnh Việt Nam ngày một vững mạnh, từng bước hội nhập, khẳng định vị thế của Điện ảnh Việt Nam trong khu vực và thế giới. Tuyên truyền, định hướng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Trung tâm giữ vững bản lĩnh chính trị, thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chủ động cập nhật thông tin về sự phát triển của điện ảnh và tiếp cận khoa học, công nghệ cao của điện ảnh thế giới… Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trung tâm Chiếu phim quốc gia. tHtt Sáng 15/11, tại Hà Nội, Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Kỷ niệm 15 năm Thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã tới dự. Được thành lập vào năm 1997, chính thức đi vào hoạt động ngày 20/11/1998, trải qua 15 năm phấn đấu và trưởng thành, từng bước khắc phục khó khăn, Trung tâm Chiếu phim quốc gia đã ngày càng khẳng định vị thế là một trung tâm điện ảnh lớn của thủ đô và được khán giản trong nước và bạn bè quốc tế công nhận. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Trung tâm Chiếu phim quốc gia đã đạt được trong 15 năm qua; đồng thời tin tưởng rằng, với truyền thống 15 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Chiếu phim quốc gia sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Thứ trưởng yêu cầu trong thời gian tới, Trung tâm Chiếu phim quốc gia cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu, khắc phục khó khăn, xây dựng Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 3933, 3934/QĐ-BVHTTDL, giao Vụ Pháp chế tổ chức Hội nghị - Hội thảo tập huấn công tác pháp chế và quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch tại Hải Phòng và Đồng Nai, từ tháng 11 tháng 12/2013. Nhằm mục đích, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ pháp chế cho cán bộ, công chức pháp chế, nghiệp vụ tại các Tập huấn công tác pháp chế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch địa phương từ cấp huyện trở lên. Đồng thời, tiếp thu, giải đáp những vướng mắc trong quá trình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch ở địa phương; giúp cán bộ, công chức nắm bắt kịp thời những văn bản mới ban hành, hiểu đúng, đủ văn bản để có cơ sở áp dụng pháp luật một cách đúng đắn và hợp lý. Nội dung Hội nghị - Hội thảo tập trung vào việc tập huấn nghiệp vụ pháp chế ngành VHTTDL cho các cán bộ, công chức; Quán triệt nội dung cơ bản có liên quan đến công tác quản lý của địa phương tại các văn bản mới ban hành trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch… Duyên trần Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL lần I - 2013 Tối 15/11, tại TP. Sóc Trăng đã diễn ra Lễ Khai mạc Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013. Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: “Đua Ghe Ngo là lễ hội truyền thống hằng năm của đồng bào Khmer, đây là hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Khmer cần được giữ gìn và phát huy. Với ý nghĩa đó, năm 2013, Chính phủ đồng ý nâng cấp lễ hội này thành Festival 6 số 1051 l 21.11.2013 Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long tầm quốc gia. Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL thể hiện tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng cũng như thể hiện được tính thượng võ của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa anh em trong khu vực. Do đó, cần phải được tôn vinh, gìn giữ và phát huy cho tốt, xem đây là một trong những hoạt động tạo động lực cho sự phát triển và vun đắp thêm tình đoàn kết, gắn bó của các dân tộc anh em trong vùng”. Bộ trưởng đề nghị, tỉnh Sóc Trăng phải tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh mang tính đặc thù của địa phương về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng nói riêng, của ĐBSCL nói chung, góp phần cùng cả nước xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong khuôn khổ ngày hội,
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Kiểm tra hiện trạng di tích Chùa Chân Long, Hà Nội Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội kiểm tra hiện trạng di tích quốc gia chùa Chân Long và làm việc với chính quyền xã Chàng Sơn, các ngành chức năng huyện Thạch Thất sau sự việc sư trụ trì tự ý thay đổi tượng thờ, xây dựng nhà vệ sinh, nhà để xe… không đúng quy định tại chùa Chân Long, vi phạm quy định của Luật Di sản văn hóa, gây bức xúc trong nhân dân. Theo UBND xã Chàng Sơn, từ năm 2010 đến nay, sư trụ trì chùa Chân Long - Thích Minh Phượng liên tục có những vi phạm đối với di tích. Tại thời điểm kiểm tra, bức tượng mới được tặng giống sư trụ trì chùa Thích Minh Phượng đã được rời đi nơi khác, một số bức tượng mới khác vẫn lưu giữ trong nhà Tứ Ân. Đoàn thanh tra cũng ghi nhận, công trình vệ sinh, nhà để xe xây dựng trong khu vực bảo vệ I của di tích đã ảnh hưởng tới không gian, cảnh quan trang nghiêm, vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Các hạng mục này hiện chưa được tháo dỡ. Trước cửa chùa, người dân chăng các băng rôn, khẩu hiệu bày tỏ nguyện vọng sư trụ trì Thích Minh Phượng chuyển khỏi chùa Chân Long; khẳng định quyết tâm giữ di sản văn hóa của làng. Trước những vụ việc trên, UBND xã Chàng Sơn đều phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục để nhà sư tự điều chỉnh, thậm chí có lúc xã lập biên bản yêu cầu xử lý. Riêng vụ việc xảy ra khi người dân phản đối mạnh mẽ những sai phạm của sư trụ trì chùa Chân Long, ngày 11/11, UBND huyện Thạch Thất đã mời đại diện Ban Trị sự Phật giáo, Ban Dân vận, Ban Tôn giáo, MTTQ cùng một số phòng, ban chức năng của huyện và xã Chàng Sơn bàn phương án khắc phục những diễn biến phức tạp tại chùa Chân Long. Với trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản, UBND huyện Thạch Thất khẳng định sẽ yêu cầu tháo dỡ, loại bỏ toàn bộ các công trình, hạng mục, hiện vật mới được đưa vào di tích, giữ nguyên các công trình kiến trúc cổ của nhà chùa, đảm bảo an toàn cho các hiện vật gốc… Đối với sư trụ trì Thích Minh Phượng, chính quyền không có chức năng điều chuyển, xử lý, UBND huyện Thạch Thất đã đề nghị Ban Trị sự Phật giáo huyện báo cáo vụ việc lên Ban Trị sự Phật giáo Thành phố để tìm biện pháp giải quyết thích hợp. Trước mắt, huyện chỉ đạo xã Chàng Sơn vận động nhân dân yên tâm lao động, sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương và an toàn cho nhà sư… t.t.n Việt Nam - Ủy ban Châu Âu hợp tác phát triển du lịch bền vững Ngày 13/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam - Hoàng Tuấn Anh và Phó Chủ tịch, Cao uỷ phụ trách Công Thương, đại diện Uỷ ban Châu Âu - Antonio Tajani đã cùng ký Ý định thư về Hợp tác trong lĩnh vực du lịch bền vững. Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cám ơn Liên minh Châu Âu và ngài Phó Chủ tịch Antonio Tajani đã quan tâm, ủng hộ và thúc đẩy hợp tác giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam trên lĩnh vực du lịch, đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu đối với ngành du lịch Việt Nam thông qua “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” với tổng viện trợ hơn 11 triệu Euro trong giai đoạn 2011-2015. Đây là chương trình hỗ trợ kỹ thuật lớn nhất đối với ngành du lịch Việt Nam, góp phần hỗ trợ chính sách và tăng cường thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác công-tư; đồng thời tiến hành giáo dục và đào tạo nghề, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hơn 10 năm qua, Liên minh Châu Âu là nhà tài trợ lớn nhất đối với du lịch Việt Nam. Các dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ đã phát huy những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự tăng trưởng của ngành”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định. Khẳng định mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác chung giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Antonio Tajani cho rằng, việc ký kết Ý định thư mới là bước khởi đầu cho sự phát triển hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu trong tương lai. Cho rằng, mối quan hệ giữa văn hoá, thể thao và du lịch là rất quan trọng, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trên cả ba lĩnh vực này, Phó Chủ tịch Antonio Tajani cũng bày tỏ mong muốn ngày càng có nhiều du khách Châu Âu sang Việt Nam và ngược lại. Cũng tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch” cho Đại sứ, Trưởng Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Franz Jessen. t.Hợp Festival còn có các hoạt động kết hợp như Hội chợ Thương mại và Triển lãm; Liên hoan ẩm thực 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa; Trò chơi dân gian - Hội thao dân tộc; Triển làm ảnh Sóc Trăng xưa; Ca múa nhạc tổng hợp; Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ; Lễ Cúng trăng - Ok-Om-Bok; Thả đèn nước; Hội thi trang phục 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa sẽ được diễn ra song song với các hoạt động chính trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. tHtt số 1051 l 21.11.2013 7
  • 8. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà Triển khai thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch Ngày 16/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai việc thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm có lượng khách du lịch đạt trên 1 triệu lượt khách/năm. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì hội nghị. Các đại biểu dự hội nghị đã được giới thiệu về: việc cần thiết phải thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch, một số vấn đề cần quan tâm trong công tác thành lập đơn vị hỗ trợ khách du lịch; đồng thời tập trung trao đổi những kinh nghiệm qua việc các địa phương đã thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch. Tại một số thành phố lớn và trọng điểm du lịch như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa... đã thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch. Các Trung tâm hỗ trợ khách du lịch đã thật sự góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch mỗi khi đến tại các địa điểm du lịch này. Trung tâm hỗ trợ khách du lịch hoạt động nhằm khắc phục sự thiếu hụt việc hỗ trợ du khách khi đến du lịch tại các khu vực, đồng thời hỗ trợ kinh tế địa phương bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương cơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ trực tiếp đến khách hàng. Sự có mặt của Trung tâm trong vùng du lịch phù hợp với mức tiêu dùng gia tăng của du khách. Nghiên cứu cho thấy, những khách đến Trung tâm lưu trú lâu hơn và cũng tham quan nhiều điểm du lịch hơn. Trung tâm có vai trò quan trọng trong việc khai thác kinh doanh phục vụ kinh tế địa phương bằng việc tối đa hóa mức tiêu dùng đôla của khách trong vùng và hướng họ đến các doanh nghiệp phù hợp. Hiện nay, xu thế các Trung tâm đăng ký kinh doanh cho cả vùng thông qua các đăng ký lưu trú, tour và tàu du lịch... Để có thể cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải hiểu được khách hàng. Trung tâm cung cấp dịch vụ tới khách hàng, người dân địa phương, doanh nghiệp địa phương, các công ty du lịch và lữ hành không ở địa phương nhưng có kế hoạch đưa đoàn tới khu vực; thúc đẩy và khuyến khích khách du lịch chọn các sản phẩm du lịch có trách nhiệm và có được cam kết của cả công ty du lịch; giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương và các cơ hội thông tin cho du khách, kết nối với điểm đến và hướng dẫn du khách đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Văn Sơn Tưng bừng lễ hội Ok- Om- Bok tại Trà Vinh Ngày 17/11, (tức 15/10 âm lịch), hàng vạn người dân ở trong và ngoài tỉnh Trà Vinh đã đổ về khu di tích văn hoá Ao Bà Om - nơi diễn ra lễ hội Ok-Om-Bok năm 2013 để trẩy hội. Từ sáng sớm, không khí đã tưng bừng, tràn ngập cờ hoa; tiếng nhạc ngũ âm hoà cùng tiếng hò reo, cổ vũ của các trò chơi dân gian đã tạo nên không khí náo nhiệt, đậm chất lễ hội của tộc người Khmer. Lễ hội Ok- Om- Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng là một trong ba lễ chính hàng năm của tộc người Khmer Nam bộ (Sêne Đolta, Ok-Om-Bok và Chôl-Chhnam-Thmây) được tổ chức định kỳ hàng năm đúng vào ngày rằm tháng 10 âm lịch với nhiều họat động vui chơi, giải trí vừa mang tính dân gian vừa mang tính hiện đại. Lễ hội ngày càng thu hút nhiều du khách đến 8 số 1051 l 21.11.2013 từ các tỉnh, thành trong khu vực, trong đó có một bộ phận Việt kiều về thăm quê vào dịp lễ hội Ok-Om-Bok hàng năm. Ở Trà Vinh, Ok-Om-Bok được công nhận là lễ hội cấp tỉnh, nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh về vùng đất, con người Trà Vinh với bạn bè gần xa. Năm nay, Trà Vinh tổ chức lễ hội Ok-Om-Bok gắn với Hội chợ Lúa gạo và xúc tiến Thương mại-Du lịch. Hội chợ đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu gần 400 gian hàng với nhiều mặt hàng nông sản, máy nông cụ, sản phẩm của các làng nghề, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu… Ban Tổ chức còn dành nhiều thời gian để các doanh nghiệp gặp gỡ, hội thảo thúc đẩy quảng bá các thương hiệu hàng hóa, dịch vụ; giới thiệu những chính sách ưu đãi và tiềm năng của Trà Vinh. Qua đó, kêu gọi và tạo điều tốt nhất để các nhà đầu tư tìm hiểu, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong khuôn khổ hoạt động lễ hội Ok-Om-Bok, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức thi đấu giải Bóng chuyền thanh niên dân tộc Khmer năm 2013. Chiều 16/11 trên sông Long Bình - con sông đẹp nhất của thành phố Trà Vinh diễn ra cuộc đua Ghe Ngo, thu hút khoảng 15.000 người từ khắp nơi đến xem, cổ vũ 7 đội Ghe Ngo đại diện cho 7 huyện, thành phố trong tỉnh, tranh tài ở hai cự ly 800m và 1.200m. Đây là môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer, mang tính đồng đội cao, đã được khôi phục và phát triển mạnh những năm gần đây. tHế Hoàng
  • 9. Sự kiện vấn đề Hội nghị “Chính sách du lịch có trách nhiệm” Ngày 14/11, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị “Du lịch có trách nhiệm” với chủ đề “Xây dựng chính sách hiệu quả cho du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam”. Hội nghị do Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (do Liên minh Châu Âu tài trợ, gọi tắt là Dự án EU) tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL. Hội nghị thu hút 200 đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư nhân và tổ chức phi Chính phủ. Hội nghị dành nhiều thời gian thảo luận khung chính sách đối với du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam do Dự án EU đề xuất, biện pháp và công cụ của chính sách có trách nhiệm, so sánh các thực tế được thực hiện và kinh nghiệm, các nhãn hiệu được công nhận trên thế giới dành cho các doanh nghiệp du lịch thân thiện với môi trường, bờ biển an toàn, các khách sạn tiết kiệm năng lượng… Ông Kai Partale, chuyên gia ngành Du lịch, Dự án EU - ESRT cho biết, du lịch có trách nhiệm nhận được sự quan tâm lớn và có cam kết trong một số lĩnh vực quan trọng, điều này được chứng minh qua những thí dụ như: Trung tâm hỗ trợ khách du lịch; xúc tiến vai trò và trách nhiệm của các hiệp hội; nâng cao chất lượng dịch vụ, vệ sinh, an toàn và an ninh, Chương trình Bông sen xanh, Chiến lược marketing du lịch Việt Nam và xây dựng các tiêu chuẩn du lịch có trách nhiệm trong bộ Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam. Giữa năm 2013, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ đã thiết lập một khung chính sách du lịch có trách nhiệm cho Việt Nam với mục đích nhằm cung cấp cho ngành Du lịch một tài liệu hướng dẫn tổng thể gắn kết với những hành động cụ thể. Sáng kiến này nhằm đóng góp cho ngành Du lịch bền vững, có lợi nhuận, cạnh tranh hơn. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam: Trong suốt hai thập kỷ qua, ngành Du lịch đã tăng trưởng mạnh mẽ. Sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam có những tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, tăng trưởng du lịch cũng tạo ra những thách thức lớn đối với phát triển bền vững. Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định chuyển hướng tăng trưởng sang tập trung phát triển theo chiều sâu. Điều này quan trọng đối với phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, cung cấp dịch vụ du lịch tiêu chuẩn cao, nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính bền vững, tạo thương hiệu quốc tế và tăng sức cạnh tranh. Ngành Du lịch Việt Nam cần có hệ thống chính sách du lịch có trách nhiệm về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường để cân đối trong quá trình tăng trưởng. Trong năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng du lịch Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng đáng ghi nhận. Chỉ tính trong 10 tháng của năm nay, du lịch Việt Nam đã đón trên 6,12 triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2012; khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt người; doanh thu đạt 165.000 tỷ đồng... Với tốc độ này, ước tính năm 2013 Việt Nam sẽ đạt mốc 7,4 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu sẽ đạt 195.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 4 năm phục hồi suy thoái, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gáp 2 lần, tổng thu du lịch tăng trên 2,2 lần. Với những chỉ tiêu tổng thể này thì mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015 đã cán đích trước 2 năm. Dự án EU là chương trình hỗ trợ kỹ thuật du lịch lớn nhất tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ, trị giá 11 triệu Euro và Chính phủ Việt Nam đóng góp 1,1 triệu Euro, được triển khai trong giai đoạn từ 2011-2015. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản, và Tổng cục Du lịch là cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Dự án. Các trọng tâm chính của Dự án: Hỗ trợ chính sách và tăng cường thể chế; Thiết lập cơ cấu tổ chức và xây dựng mạng lưới hợp tác hiệu quả giữa khu vực nhà nước và tư nhân; Xây dựng lực lượng lao động du lịch có trình độ; Tăng cường tính cạnh tranh của du lịch; Nâng cao nhận thức về Văn Sơn du lịch có trách nhiệm. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... Các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong đào tạo tiếp tục được duy trì và phát triển, nhiều Nhà giáo được trao tặng những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước; nhiều học sinh, sinh viên, vận động viên đạt được những thành tích cao trong học tập, đoạt giải cao tại các kỳ thi nghệ thuật, thể thao và thi tay nghề Du lịch trong nước và quốc tế. Trong không khí toàn Ngành văn hoá, thể thao và du lịch đang tích cực thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, (Tiếp theo trang 1) định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ trưởng tin tưởng rằng, với tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề, các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, làm tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và thực hiện trách nhiệm vẻ vang của Nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp trồng người. tHu Hằng số 1051 l 21.11.2013 9
  • 10. Sự kiện kiện đề đề Sự vấn vấn Kiên Giang: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp lễ OkOm-Bok hàng năm của đồng bào dân tộc Khmer, tỉnh Kiên Giang lại tưng bừng diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer, thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến xem và cổ vũ. Năm nay, sự kiện này sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 15/11 đến ngày 18/11/2013 (nhằm ngày 13/10 đến 16/10 âm lịch) tại thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao với nhiều đổi mới về nội dung, hình thức và chất lượng hoạt động. Với sức lan tỏa ngày càng sâu rộng, lễ hội Ok-Om-Bok hàng năm của đồng bào dân tộc Khmer tại huyện Gò Quao được Ủy ban nhân tỉnh nâng tầm trở thành Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang từ năm 2007. Trải qua 6 năm tổ chức, ngày hội ngày càng đi vào nền nếp, chuyên nghiệp, sự lan tỏa ngày càng mạnh mẽ, không chỉ đơn thuần là ngày hội của đồng bào dân tộc Khmer mà đã trở thành ngày hội chung của mọi người dân; đặc biệt là công tác tổ chức ngày hội mang tính xã hội hóa rất cao. Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer năm nay được Ban Tổ chức điều chỉnh, đầu tư công phu với nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng các hoạt động, vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn. Ngoài các môn thi đấu hàng năm như: đua Ghe Ngo, thuyền rồng, thể thao, năm nay có nét mới là liên hoan văn nghệ với sự tham gia của Đoàn Ca nhạc nghệ thuật tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang, các đội văn nghệ Khmer các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; thi giàn thủy lục đẹp. Hội chợ thương mại - triển lãm cũng đã giới thiệu quảng bá sản phẩm, thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, triển lãm tranh, ảnh, hiện vật, các gian hàng văn hóa ẩm thực cùng với hoạt động vui chơi, giải trí, trò chơi dân gian... Còn tại Trung tâm thương mại huyện Gò Quao diễn ra hoạt động văn hóa ẩm thực miền quê. Những gian hàng ẩm thực do những người con huyện Gò Quao tự nấu bán đã làm cho Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ VII thêm ý nghĩa. Tham gia hoạt động văn hóa ẩm thực là những cán bộ, nhân viên của 11 xã, thị trấn huyện Gò Quao. Những món ăn mang đậm hồn quê, như: lẩu cá lóc, bún cà chơi, mắm bò hóc (loại ẩm thực đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ), khóm, hủ tiếu xương, cháo cá lóc, vịt xiêm… được bày bán tại các gian hàng đã tạo không khí gần gũi, ấm áp. Qua đó, tạo ấn tượng đẹp cho những người khách phương xa khi đến thưởng thức món ăn ở đây. Là đầu bếp nghiệp dư nhưng những người nấu ăn phục vụ các gian hàng ẩm thực đều thực hiện thuần thục các thao tác như thợ nấu chuyên nghiệp. Bà con nấu ăn cho khách như nấu ăn cho chính những người thân trong gia đình. Bởi vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, bà con còn phải thể hiện những món ăn mang hương vị đặc trưng riêng. Ẩm thực miền quê sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người huyện Gò Quao đến với du khách gần xa. Đây là năm đầu tiên diễn ra hoạt động văn hóa ẩm thực. Một trong những hoạt động tạo nên nét mới lần này đó là hoạt động triển lãm tranh, ảnh, hiện vật có liên quan đến đời sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Khmer và tuyên truyền về biên giới, biển đảo. Có 83 hiện vật cùng nhiều tranh, ảnh do Trung tâm văn hóa và Bảo tàng tỉnh Kiên Giang cung cấp được triển lãm tại khu công viên huyện Gò Quao. Những tranh, ảnh, hiện vật trưng bày xoay quanh 4 chủ đề chính là: hoạt động văn nghệ, thể thao của đồng bào Khmer; phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Khmer; đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Khmer; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang. Với những nét mới, ngày hội năm nay đã góp phần mở rộng không gian, nội dung các chương trình hoạt động được nâng lên về quy mô hơn so với những năm trước nhằm duy trì lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer; tạo điều kiện để đồng bào có dịp gặp gỡ, giao lưu văn hóa, học tập kinh nghiệm; tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em. M.HạnH Sóc Trăng: Hội thi “món ngon các tỉnh” Trong chuỗi các sự kiện nhân dịp Festival đua Ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất, ngày 15/11, tại Trung tâm Văn hóa triển lãm Khu du lịch Hồ Nước Ngọt, thành phố Sóc Trăng, Ban Tổ chức Festival phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi 10 số 1051 l 21.11.2013 “Món ngon các tỉnh”. 22 đội với 60 thí sinh là những đầu bếp giỏi của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Tây Nguyên đã tham dự Hội thi. Mỗi đội tham dự gồm 3 người (1 bếp chính và 2 bếp phụ). Theo quy định của Ban Tổ chức, các đội phải thực hiện nấu cho 4 người ăn với món ăn nằm trong 3 nhóm là lẩu (lẩu thái, lẩu ngót, lẩu thập cẩm, lẩu mắm…), bún (gồm bún nước lèo, bún tiêu, bún măng …), món xào (mì xào giòn, hải sản…). Các đội cũng có thể chọn các món ăn đặc sắc của dân tộc Việt Nam được chế biến từ gia súc,
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hóa dân gian và thi thuyết minh viên du lịch Ngày 17/11, tại Hòa Bình đã diễn ra màn trình diễn giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa, tâm linh và các trò chơi dân gian của các dân tộc, thể hiện tinh hoa của nền văn hóa bản địa, quan niệm nhân sinh quan, nếp sống, lối sống sinh động của của các dân tộc Tây Bắc. Màn trình diễn giới thiệu nghi thức này có chung ý nghĩa giáo dục truyền thống với ước nguyện cầu trời, cầu đất cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các tỉnh đã trình diễn những nghi thức sinh hoạt văn hoá tiêu biểu như: Lễ hội Xên Mường, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Dựng cây đu của dân tộc Hà Nhì, tỉnh Lai Châu. Nghi thức tổ chức ăn mừng của người Thái trắng tỉnh Điện Biên. Lễ hội Cầu mùa, dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Lễ hội Đu Mường Vôi, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình và nghi lễ Zơ Chá của dân tộc Mông tỉnh Lào Cai. Hội thi thuyết minh viên du lịch với chủ đề “Tây Bắc thân thiện và quyến rũ” với sự tham gia của 14 thí sinh đến từ 6 tỉnh vùng Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên. Mỗi thí sinh phải trải qua 3 phần thi: Giới thiệu về một điểm du lịch của tỉnh mình, năng khiếu (hát, múa) và giới thiệu về một điểm du lịch của tỉnh chủ nhà Hòa Bình. Nhiều điểm du lịch của Hòa Bình và các tỉnh đã được giới thiệu đến khán giả và du khách như: Mai Châu, bản Giang Mỗ (Hòa Bình); Mộc Châu (Sơn La); Sa Pa (Lào Cai). Hội thi nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về văn hóa, con người và các khu, điểm du lịch tiêu biểu đặc trưng, có tiềm năng thế mạnh của các tỉnh trong vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Hoạt động này, góp phần thu hút đầu tư phát triển du lịch và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có cơ hội mở rộng liên doanh, liên kết phát triển các tuyến, thị trường du lịch. Hội thi cũng là dịp để nhân dân các dân tộc Tây Bắc thể hiện sự hiếu khách, văn minh, lịch sự nhằm tạo ấn tượng riêng của vùng để thu hút du khách. Đây cũng là dịp để các thuyết minh viên thể hiện tính năng động, sáng tạo trong công tác biên tập, thuyết trình trước du khách và trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm. Huy Long Bà Rịa-Vũng Tàu: Hơn 175.600 gia đình đạt chuẩn văn hóa Ngày 15/11, tại thành phố Bà Rịa, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức Hội nghị Biểu dương các điển hình tiêu biểu trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tỉnh lần thứ 5 giai đoạn (2009-2013). 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã đạt được những kết quả nhất định. Đến nay, toàn tỉnh có 448 khu dân cư được công nhận khu dân cư đạt chuẩn văn hóa 5 năm liền; có hơn 175.600 gia đình đạt chuẩn văn hóa. Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 40 xã đạt danh hiệu xã văn hóa; 01 huyện được công nhận huyện văn hóa và 01 thành phố được công nhận thành phố văn hóa. Kết quả nổi bật nhất trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” là đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người, mức hưởng thụ tăng. Thực hiện nội dung đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, nhiều khu dân cư đã vận động trên 113 tỷ đồng giúp nhau phát triển kinh tế; gần 57 tỷ đồng giúp nhau về cây, con giống, phương tiện sản xuất. Quỹ xóa đói giảm nghèo ưu tiên cho các hộ nghèo vay trước với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi; giải quyết việc làm cho hơn 14.700 lượt lao động; giúp hơn 3.900 lượt hộ nghèo vay vốn với kinh phí 48,4 tỷ đồng. Hiện số hộ thoát nghèo chuẩn tỉnh là 3.144 hộ, đạt 62% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn tỉnh chỉ còn 4,04%, số hộ thoát nghèo chuẩn quốc gia 917 hộ. Dịp này, hội nghị đã trao 32 kỷ niệm chương của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 131 bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho các cá nhân, hộ gia đình và tập thể tiêu biểu trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” giai đoạn (2009-2013). t.LâM gia cầm, thủy sản, rau, củ, quả… Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho Khách sạn Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), giải Nhì thuộc về đội Vườn Ẩm Thực 36 (thành phố Sóc Trăng), Khách sạn Bông Hồng (Đồng Tháp), Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đồng giải Ba. Hội thi là dịp để đầu bếp của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, vườn ẩm thực, quán ăn trong tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam có cơ hội trổ tài nấu nướng, giới thiệu các món ăn đặc sản địa phương, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong chế biến món ăn, góp phần tìm hiểu và nâng cao tay nghề. Hội thi “Món ngon các tỉnh” cũng là dịp tăng cường quảng bá tiềm năng ẩm thực khu vực phía Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, nâng cao chất lượng phục vụ du khách trong nước và quốc tế về tham dự, tham quan Festival đua Ghe Ngo đồng bào Khmer. tHAnH LâM số 1051 l 21.11.2013 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội hoạt động vì trẻ em Ngày 16/11, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức Hội thảo “Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020”. Tại Hội thảo, đại diện các tổ chức xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại Việt Nam đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động và triển khai các chương trình vì trẻ em cũng như đưa ra những kiến nghị, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Theo đó, trong những năm qua, có rất nhiều các tổ chức xã hội đã và đang thực hiện các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ trẻ em. Các tổ chức xã hội này hoạt động với nhiều lĩnh vực về trẻ em như: hỗ trợ tài chính cho trẻ em nghèo; thực hiện các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; truyền thông tư vấn pháp luật về quyền trẻ em ở cộng đồng; vận động chính sách, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em… Tuy nhiên, việc phối kết hợp giữa các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước vẫn còn một số hạn chế nhất định như chưa được sự ủng hộ của nhiều cơ quan ban ngành. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội hầu hết đều là những đơn vị nhỏ với ít nhân sự hoạt động nên rất cần sự phối kết hợp với các cán bộ chuyên trách địa phương về trẻ em. Để các tổ chức xã hội hỗ trợ tích cực với các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương nhằm thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020, các đại biểu đề xuất: cơ quan quản lý nhà nước cần tạo cơ chế phối hợp với các tổ chức xã hội. Việc này có thể thực hiện theo một số hình thức như: tổ chức họp định kỳ giữa các cán bộ địa phương và các tổ chức xã hội hoạt động trong địa bàn liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em; chuyển giao một số dịch vụ công cho các tổ chức xã hội thực hiện như truyền thông định kỳ, tư vấn cho gia đình và trẻ em, tập huấn kỹ năng tham gia và thực hiện các quyền của trẻ em cho các thành viên trong hệ thống đoàn thể tại địa phương. Bên cạnh đó, trong các hoạt động đại chúng như sự kiện truyền thông, vận động xã hội tham gia thực hiện quyền trẻ em… các tổ chức xã hội đều có thể tham gia hỗ trợ, đóng góp nguồn nhân lực hay kêu gọi việc vận động tham gia của doanh nghiệp, của các nhà tài trợ và cộng đồng nhằm hỗ trợ các cơ quan địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong Chương trình quốc gia hành động vì trẻ em. V.Hà Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II Ngày 14/11/2013, tại tỉnh Gia Lai, Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II, lần thứ VIII năm 2013 đã bế mạc. Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, đoàn Đắk Lắk đã xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn với 20 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc và 08 Huy chương Đồng; đoàn Gia Lai đoạt giải Nhì toàn đoàn với 13 Huy chương Vàng, 20 Huy chương Bạc và 09 Huy Chương Đồng; đoàn Đồng Nai đoạt giải ba với 02 Huy chương Vàng, 09 Huy chương Bạc và 10 Huy chương Đồng. Hội thao thu hút gần 600 cán bộ, huấn luyện viên và vận động viên thuộc 21 dân tộc thiểu số đến từ 15 tỉnh/thành của khu vực phía Nam. Các vận động viên tranh tài ở 07 bộ môn gồm: Bóng đá nam (11 người), Việt dã, Bóng chuyền, Kéo co, Đẩy gậy, Bắn nỏ và Chạy cà kheo. Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II năm nay thực sự là ngày hội của đồng bào các dân tộc thiểu số các tỉnh phía Nam. Hội thi được duy trì thường xuyên 2 năm một lần và là dịp để các dân tộc anh em giao lưu, học hỏi, tăng thêm sự đoàn kết gắn bó, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là lần thứ 2, tỉnh Gia Lai được vinh dự đăng cai tổ chức Hội thi (lần thứ 1 vào năm 2001). Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II, lần thứ IX năm 2015 sẽ được tổ chức tại tỉnh Kon Tum. MạnH Huân Đảm bảo tiến độ các công trình phục vụ Đại hội TDTT toàn quốc Ông Nguyễn Hưng Thái - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Nam Định cho biết: Tỉnh đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng các công trình phục vụ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 do Nam Định đăng cai tổ chức. 12 số 1051 l 21.11.2013 Dự án Nhà thi đấu đa năng (có sức chứa 4.000 người, vốn đầu tư 854,177 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương) dự kiến sẽ được khánh thành ngày 30/4/2014. Đến nay, dự án đã hoàn thành được trên 40% khối lượng công trình. Công trình bể bơi có mái che (có sức chứa 1.000 chỗ ngồi, vốn đầu tư 150 tỷ từ ngân sách tỉnh) cũng đang được gấp rút thi công. Công trình đến nay đã đạt 65% tiến độ và dự kiến được hoàn thành vào cuối tháng 3/2014. Bên cạnh đó, Nam Định cũng đầu tư kinh phí trên 70 tỷ đồng để nâng cấp, sửa
  • 13. Sự kiện vấn đề Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc ...” (Tiếp theo trang 1) Chương trình Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” do Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Ban, Bộ, Ngành và các địa phương tổ chức nhân Kỷ niệm 83 năm Ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2013), chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2013); Giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng, củng cố, tăng cường giao lưu, gắn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đại đoàn kết các dân tộc, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân dưới ngọn cờ đại nghĩa đã tạo nên sức mạnh vô địch để dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng, vượt qua mọi thách thức của lịch sử. Từ khi thành lập, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tạo nên sức mạnh vô địch đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên thắng lợi lịch sử của Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của những thế lực thực dân, đế quốc hùng mạnh nhất thời đại, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn là nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để Đảng ta, nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước ta lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng để tập hợp đoàn kết mọi người vào mặt trận chung. Để xây dựng và củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc để các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đây là nhiệm vụ chiến lược của đất nước ta, của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và cần phải được thực hiện qua những việc làm hết sức phong phú, sinh động, thiết thực, cụ thể, từ miền xuôi đến miền ngược, từ biên giới, hải đảo, từ bàn tay, khối óc của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, của đồng bào 54 dân tộc anh em. Ngay sau phần Lễ là Chương trình nghệ thuật với chủ đề xuyên suốt là tinh thần đại đoàn kết các dân tộc - di sản quý báu nhất của toàn dân tộc. Đó cũng là sợi dây kết nối bền chặt và sức mạnh nguồn cội của ý chí, nghị lực Việt Nam. Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản văn hóa Việt Nam” có sự tham gia của 17 cộng đồng dân tộc gồm hơn 400 người đến từ 13 tỉnh/thành như Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang. Đặc biệt, nhiều lễ hội đặc sắc sẽ được tái hiện trong khuôn khổ tuần lễ này như: không gian văn hóa Chợ nổi Nam bộ; Chợ vùng cao phía Bắc; Hội đua bò Bảy Núi; Lễ hội Ok-OmBok; Lễ hội Nàng Hai; Lễ mừng nhà mới; Nghi lễ cưới của người H’Mông; Lễ Kết nghĩa của dân tộc Mơ Nông và Ê đê… Ngoài ra, Tuần lễ cũng sẽ có nhiều chương trình, hoạt động khác như Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên; Chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc; Triển lãm, giới thiệu Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam; Hội thảo với chủ đề: “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiếu số trong giai đoạn hiện nay”; Các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật và giao lưu giữa cộng đồng các dân tộc. t.Hợp chữa các công trình khác như Sân vận động Thiên Trường, Nhà thi đấu Trần Quốc Toản; cải tạo Nhà thi đấu các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nhà thi đấu Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Các công trình này dự kiến hoàn hoàn thành vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2014. Hệ thống cơ sở lưu trú của Nam Định hiện nay gồm có 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 15 khách sạn 2 sao, 18 khách sạn 1 sao và 46 cơ sở lưu trú với tổng số 2.486 giường sẽ được huy động tối đa. Ngoài ra, nơi ăn, nghỉ của lực lượng vận động viên, huấn luyện viên... sẽ được bố trí tại Trung tâm Đào tạo Vận động viên tỉnh, các khu ký túc xá các trường Đại học, Cao đẳng... với trên 2.600 giường. Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 được Chính phủ giao tỉnh Nam Định đăng cai tổ chức dự kiến diễn ra vào cuối năm 2014. nAM AnH số 1051 l 21.11.2013 13
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Kết thúc Giải Cầu lông vô địch Hà Nội mở rộng 2013 Sau bốn ngày thi đấu sôi nổi, hấp dẫn và kịch tính, Giải Cầu lông vô địch Hà Nội mở rộng tranh cúp ASTEC lần thứ nhất năm 2013 đã khép lại vào tối 17/11 tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 Trịnh Hoài Đức). Ban Tổ chức đã lần lượt trao thưởng cho các tay vợt đoạt thứ hạng cao ở 02 nội dung: nâng cao và giải phong trào. Cụ thể, ở giải nâng cao, có 5 giải Nhất, 5 giải Nhì và 10 giải Ba; giải phong trào gồm: 20 giải Nhất, 20 giải Nhì và 40 giải Ba. Trong nhiều năm qua, hoạt động thi đấu cầu lông trên địa bàn Hà Nội phát triển mạnh, nhất là khi Thủ đô được mở rộng địa giới hành chính. Giải thi đấu được tổ chức không chỉ tạo ra một phong trào rộng lớn hơn, mà còn cổ vũ, động viên để Giải cầu lông trên địa bàn Hà Nội ngày càng “nở rộ”, góp phần thúc đẩy phòng trào rèn luyện sức khỏe của các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, Giải Cầu lông vô địch Hà Nội mở rộng tranh cúp ASTEC lần thứ nhất còn là cơ hội giúp các vận động viên nâng cao năng lực thi đấu, phát hiện nhân tài, tìm ra những nhà vô địch để tiếp tục bồi dưỡng nâng cao. Diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11, Giải Cầu lông vô địch Hà Nội mở rộng tranh cúp ASTEC lần thứ nhất năm 2013 là giải đấu do Liên đoàn Cầu lông Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức với tổng giá trị giải thưởng lên tới trên 100 triệu đồng. Ở hệ thi đấu phong trào, giải chia thành 3 nhóm tuổi với nhiều nội dung thi đấu khác nhau. Hệ nâng cao của giải không chia lứa tuổi và thi đấu ở 5 nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Giải đấu thu hút nhiều vận động viên tên tuổi của làng cầu lông quốc gia như Vũ Thị Trang (tay vợt nữ số 1 Việt Nam, hạng 102 thế giới), Nguyễn Thị Sen (hạng 3 đơn nữ Việt Nam) hay Đinh Thị Hồng Phượng (hạng 4 đơn nữ Việt Nam). AnH tùng Liên hoan Đờn ca tài tử Cần Thơ lần thứ VI Từ 12-19/11, tại Bến Ninh Kiều, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ đã tổ chức “Liên hoan Đờn ca tài tử thành phố Cần Thơ” lần thứ VI năm 2013. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 10 năm Thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ cho biết: Liên hoan Đờn ca tài tử thành phố Cần Thơ nhằm phát triển và nâng cao chất lượng phong trào Đờn ca tài tử của Thành phố, góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Nam bộ. Đờn ca tài tử đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ trình đề nghị Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây còn là dịp để các câu lạc bộ, ban, nhóm Đờn ca tài tử, các nghệ sĩ, nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và trình diễn phục vụ nhân dân. Liên hoan lần này diễn ra từ ngày 13/11 đến ngày 16/11, nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi gương anh hùng liệt sĩ, ca ngợi đất nước, ca ngợi Cần Thơ đã và đang trên đường phát triển. Sau lễ khai mạc, 9 đội của 9 quận, huyện lần lượt thi diễn ở 5 địa điểm là quận Ninh Kiều, huyện Thới Lai, huyện Vĩnh Thạnh, quận Bình Thủy, quận Ô Môn. Mỗi đội có khoảng 15 thành viên, trong đó có ít nhất 3 nghệ nhân đờn sử dụng các loại nhạc cụ như kìm, cò, tranh, bầu, guitar phím lõm. Thời gian thi của mỗi đội không quá 35 phút. Hồ tHAnH Khai quật khảo cổ tại tỉnh Bắc Kạn Ngày 12/11, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 4007/QĐBVHTTDL cho phép khai quật khảo cổ tại di chỉ hang Nà Mò, xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Theo Quyết định, Bộ VHTTDL đã cho phép Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn khai quật từ ngày 12/11/2013 đến ngày 12/12/2013, với diện tích là 15m2, ông Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học chủ trì khai quật. 14 số 1051 l 21.11.2013 Quyết định cũng nêu rõ, trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý. Đồng thời những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc. Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 03 tháng, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa. Duyên trần
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Tọa đàm khoa học về “Văn hóa Tây Nguyên” Sáng 14/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức tọa đàm khoa học về “Văn hóa Tây Nguyên”. Với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành, các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, các nhân sĩ trí thức, các nghệ sĩ, nghệ nhân và lãnh đạo các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, tọa đàm nhằm góp phần phát huy, bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Nguyên theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Các tham luận đã tập trung phân tích thực trạng về văn hóa Tây Nguyên và đưa ra các giải pháp để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên, góp phần vào việc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Các đại biểu khẳng định từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, với sự chỉ đạo sâu sắc, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân, các tỉnh Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị được giữ vững, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc được coi trọng và ngày một nâng cao. Q.Huy Lễ hội cúng biển mỹ Long được công nhận là Di sản quốc gia Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 4 năm 2013. Trong 8 di sản của cả nước được công nhận lần này, có lễ hội cúng biển Mỹ Long ở xã Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam và thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Đây là cơ hội để huyện Cầu Ngang nói riêng, tỉnh Trà Vinh nói chung quảng bá, giới thiệu những hình ảnh về đất nước, con người vùng biển với bạn bè gần xa. Đây là di sản phi vật thể thứ hai của Trà Vinh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. Trước đó (tháng 4/2013) nghệ thuật Chầm riêng Chà pây của nghệ nhân Khmer ở xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Theo các lão ngư, lễ hội cúng biển Mỹ Long hay còn gọi lễ hội Nghinh Ông, hàng năm được tổ chức vào các ngày 10, 11 và 12 tháng 5 Âm lịch. Lễ hội thể hiện lòng biết ơn của ngư dân Hòa Bình: Đón Bằng di tích quốc gia quần thể hang động núi Đầu Rồng Ngày 17/11, huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng. Dãy núi Đầu Rồng ở khu III, Thị trấn Cao Phong (Hòa Bình) trải dài như con rồng khổng lồ đang phủ phục, tạo nên bức tường thành trấn ngữ phía Đông Nam cho thị trấn Cao Phong, cách Quốc lộ 6 khoảng 500m về phía Đông Nam. Dãy núi dài hơn 1km, cao khoảng 200m so với chân núi. Trong dãy núi có nhiều hang động đẹp với các tên Hoa Sơn thạch động, động Không Đáy, Nhãn Long Sơn động, động Thanh Thủy, Phong Sơn động và hang Nước. Các hang, động được phân bố khá đều trong dãy núi, khoảng cách mỗi động chỉ vài trăm mét và được hình thành nhờ vào hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Mỗi hang động có vẻ đẹp riêng. Có động trông như một khu vườn thượng uyển mà nơi đó các loài hoa rực rỡ đã được bàn tay khéo léo của tạo hoá ban cho. Có động tái hiện lại câu chuyện tình yêu vĩnh hằng của đối với biển cả, đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ. Đây là lễ hội được người dân địa phương duy trì gần 100 năm nay. Quy mô tổ chức lễ hội ngày càng lớn cùng với các nghi thức được tiến hành chu đáo theo truyền thống. Phần hội được tổ chức, phục vụ nhu cầu giải trí của ngư dân địa phương và du khách. Vào dịp này, hàng vạn người dân khắp nơi về thị trấn Mỹ Long (huyện Cầu Ngang) để vui đón lễ hội cúng biển. tHế Hoàng lứa đôi. Động thì như sợi dây nối liền giữa trời và đất. Động lại như một thiền viện với rất nhiều nhũ đá hình Phật, Thánh. Cả quần thể là một công trình hoàn chỉnh. Đây là một di tích mà thiên nhiên đã ban tặng cho huyện Cao Phong. Trong thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cùng nhân dân địa phương đã nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ, đầu tư vào khu di tích. Thời gian tới, huyện Cao Phong kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng phối hợp với chính quyền địa phương đầu tư xây dựng các hạng mục như khách sạn, nhà hàng, khu tâm linh, tín ngưỡng theo quy định được phê duyệt. H.L số 1051 l 21.11.2013 15
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Liên hoan Hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc Tối 17/11, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã tổ chức chung kết Liên hoan Hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc cho thanh thiếu nhi Thủ đô. Liên hoan thu hút sự tham gia của gần 200 thí sinh đến từ 12 Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ và các trường nghệ thuật trên địa bàn thành phố. Trải qua hơn 15 năm với 8 lần tổ chức, Liên hoan thanh thiếu nhi Thủ đô hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc được ví như một nhịp cầu văn hóa vắt qua hai thế kỷ, thể hiện thuyết phục sức sống bền bỉ và tất yếu của nghệ thuật truyền thống trên đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Liên hoan dành cho đối tượng thanh thiếu nhi, nhằm hướng đến xây dựng lớp “người trẻ” biết kế truyền từ các nghệ nhân để tiếp nối mạch nguồn văn hóa dân tộc. Trong Liên hoan, việc hát dân ca cùng với biểu diễn nhạc cụ dân tộc như một sự gắn bó chặt chẽ, đưa nghệ thuật truyền thống về với nguyên bản, để những thế hệ trẻ thấm hiểu được thần thái, hồn cốt của nghệ thuật truyền thống. Từ đó, góp phần nuôi dưỡng và phát triển những mạch nguồn văn hoá truyền thống trong thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Liên hoan lần này đã trình diễn nhiều hình thức nghệ thuật phong phú đặc sắc như Chèo, hát Xẩm, hát Dân ca, độc tấu và hòa tấu các nhạc cụ dân tộc đàn Tranh, đàn T’rưng, Sáo trúc, Đàn bầu, Đàn nhị… Nhiều giọng hát tuy không chuyên nhưng được đánh giá là khá mượt mà, luyến láy, thể hiện khổ công rèn luyện, chuyển tải được hồn cốt của mỗi loại hình nghệ thuật dân gian. Các làn điệu dân ca mang tính đỉnh cao như Hát Văn, Xẩm được các em thể hiện bài bản, đạt trình độ nghệ thuật cao, thể hiện sự gắn bó và khả năng thẩm thấu cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật truyền thống. Bên cạnh đó, tại Liên hoan, các thí sinh cũng đã thể hiện sự sáng tạo trong việc mang âm hưởng hiện đại vào các tiết mục dân gian, như một hướng phát triển mới của dân ca trong đời sống âm nhạc hiện đại. Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức đã trao 10 giải Nhất, 15 giải Nhì cho các khối chuyên nghiệp và không chuyên. Đặc biệt, tại Liên hoan còn có 1 giải động viên phong trào của NSND Thanh Hoa tặng Trường Tiểu học quốc tế Nguyễn Bỉnh Khiêm. trần nguyện Sóc Trăng: Hội thi trình diễn trang phục dân tộc Nằm trong chuỗi hoạt động Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất Sóc Trăng năm 2013, sau 06 ngày trình diễn tranh tài hấp dẫn, Hội thi trình diễn trang phục ba dân tộc Kinh-Khmer-Hoa đã khép lại với các giải thưởng được trao cho các thí sinh trình diễn trang phục và có hình thể đẹp nhất vào đêm 16/11. Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho thí sinh Hứa Bảo Trâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), giải thưởng 15 triệu đồng. Giải Nhì thuộc về thí sinh Thạch Môly Đana, Trường Phổ thông dân tộc Nội trú Huỳnh Cương (giải thưởng 12 triệu đồng). Thí sinh Võ Thị Xuân Thùy (thành phố Sóc Trăng) và Nguyễn Thị Bích Thủy (huyện Thạnh Trị) đạt đồng giải Ba (giải thưởng 10 triệu đồng). Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng đã trao 12 giải khuyến khích cho các thí sinh có thành tích cao và giải phụ gồm: Giải trang phục dân tộc, gương mặt khả ái, thí sinh có hình thể đẹp, thí sinh có phong cách trình diễn ấn tượng. Hội thi trình diễn trang phục dân tộc tại Sóc Trăng lần này có gần 60 thí sinh của các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long tham dự ở ba thể loại gồm: Trang phục sinh hoạt, trang phục truyền thống và trang phục lễ hội. Các thí sinh đã trình diễn qua vòng thi sơ tuyển, chọn 20 thí sinh có thành tích tốt nhất vào vòng chung kết xếp hạng. Qua các đêm diễn, các thí sinh đã có những thuyết minh, lời bình phù hợp với trang phục của mỗi loại hình, mang dấu ấn văn hóa truyền thống đặc sắc. trung Hiếu Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2013 tại Việt Nam Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2013 được tổ chức bởi Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam, 06 Đại sứ quán thành viên EU là Áo, Phái đoàn Wallonia-Brussels (Bỉ), Đức, Hungary, Ba Lan, Thụy Điển và Việt Nam Điểm nổi bật của Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2013 là các buổi biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ piano tài 16 số 1051 l 21.11.2013 danh đến từ Hungary và Ba Lan. Ngoài ra, Liên hoan còn giới thiệu tới công chúng các đêm diễn sôi động của thể loại nhạc pop, classics, điện tử và jazz của các nghệ sĩ đến từ Bỉ, Thụy Điển, Áo và Đức. Liên hoan năm nay có sự tham gia của nhóm nhạc khách mời Việt Nam “Diva's Club”, với hai giọng ca opera hàng đầu Việt Nam Ngọc Tuyền và Triệu Yên trình diễn các tác phẩm nhạc kịch nổi tiếng trên nền nhạc điện tử. Đây cũng là sự kết hợp mới lạ lần đầu tiên tại Việt Nam. Chương trình sẽ được mở màn ngày 22/11 tại Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội và ngày 24/11 tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. H.Quân