SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
"ĐƯỜNG CHÂN LÝ, NÀY CON ĐÃ CHỌN…"
( Thánh Vịnh 118, 30 )
Trong lịch sử Hội Thánh, một trong những sự kiện quan trọng đầu tiên là việc chọn người thay
thế ông Giuđa, kẻ đã phản bội Chúa Giêsu và chia tay với Tông Đồ Đoàn. Vị nào thay thế chỗ của
Giuđa cũng có nghĩa là trở nên Tông Đồ, lãnh nhận sứ mạng làm chứng về Chúa Giêsu, sung công
hoàn toàn cuộc đời mình và sống chết cho Tin Mừng, thay chỗ Giuđa cũng có nghĩa là nhận lấy vị thế
thuộc về Chúa Giêsu hoàn toàn, có đầy đủ uy tín để làm chứng, một chứng xác thực về Chúa Giêsu.
"Vậy trong số những anh em đã cùng
chúng tôi theo Chúa Giêsu suốt thời gian
Người dẫn đầu chúng ta, kể từ phép rửa của
ông Gioan cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta
và được rước lên Trời, phải có một người trở
thành chứng nhân cùng với chúng tôi về cuộc
Phục Sinh của Người" ( Cv 1, 15 – 26 ).
Thánh Phêrô đã chia sẻ với Tông Đồ Đoàn
về điều kiện thiết yếu để trở nên người làm chứng
về Chúa Giêsu, đây là điều kiện quan trọng nhất
không thể bỏ qua. Phải là người đã từng theo
Chúa Giêsu kể từ khi ông Gioan thực hiện phép
rửa, cho đến ngày Ngài lên Trời.
Hành trình theo Chúa là hành trình được
huấn luyện bởi chính Chúa Giêsu về sự nhận biết
chương trình cứu độ của Thiên Chúa và lòng tin
vào chính Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Chính Chúa Giêsu huấn luyện bằng phương pháp
độc đáo của Ngài chứ không phải bởi ai khác, một giáo huấn tinh tuyền, sống động, không sai chạy,
không bị cắt nghĩa hoặc giải thích bởi bất kỳ luồng tư tưởng hay bất kỳ khuynh hướng nào, một giáo
huấn được truyền ban và kiểm nghiệm bởi chính Đấng xây dựng giáo huấn, một giáo huấn được đích
thân Ngài dạy dỗ một cách sống động, diện đối diện, từng chút một.
Chính Chúa Giêsu huấn luyện các Tông Đồ để xây dựng mối tương quan chặt chẽ, gắn bó, đích thực
của họ với chính Ngài. Không chỉ là giáo thuyết nhưng là chính con người, chính mối tương giao mật thiết với
Chúa, mối tương giao xác định tính cách môn đệ, mối tương giao CON NGƯỜI với con người. Chúng ta nhận
thấy Thánh Phêrô nhấn mạnh yếu tố “theo Chúa Giêsu…” và “Người dẫn đầu chúng ta”.
Mối tương giao với Chúa Giêsu quyết định tính cách làm chứng, bởi người làm chứng phải là
người có kinh nghiệm trong cuộc đời mình về các biến cố liên quan, về chính con người mình làm
chứng. Ở đây không còn thuần tuý là công việc nữa, nhưng là một dấn thân trọn vẹn, đích thực. Điều
mình làm chứng hoàn toàn thuộc về mình, không gì có thể chia tách.
Đối tượng của lời chứng là chính Chúa Giêsu mà biến cố trọng tâm là cuộc Phục Sinh. Phục
Sinh là hệ quả tất yếu của cuộc khổ nạn, của thập giá, một hệ quả vượt sức hiểu biết và tiên đoán của
con người. Phục Sinh là hệ quả tất yếu của cuộc thương khó trong một chương trình được vận hành
bằng quyền năng Thánh Linh.
Biến cố Phục Sinh làm đảo lộn mọi tính toán của thế gian, sức công phá của biến cố Phục Sinh
đã làm bật tung Cửa Tử Thần bấy lâu nay tưởng như bất bại. Biến cố Phục Sinh quyết định số phận con
người, mở ra cho nhân loại niềm hy vọng bất diệt, giải phóng nhân loại trong tự do, vĩnh cửu.
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 609 – CHÚA NHẬT 11.5.2014
Chúng ta nhận ra hình ảnh Mẹ Maria bao
trùm lên sự kiện vừa nêu. Mẹ không chỉ có mặt bên
Chúa Giêsu kể từ khi Gioan làm phép rửa, nhưng
Mẹ hiện diện bên Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu,
ngay khi sứ thần ngỏ lời công bố Chúa vào trần
gian. Mẹ không chỉ theo chân Chúa ra vào lui tới
trên bước đường loan báo Tin Mừng, nhưng Mẹ
bao bọc, gần gũi, bồng ẵm và không bao giờ rời xa
Con của mình trong bất kỳ tình huống nào.
Nếu hỏi ai là người được nghe Chúa giảng
dạy nhiều nhất, lâu nhất và sâu nhất, thì câu trả lời
chỉ có thể là chính Mẹ Maria. Khi chưa có một vị
Tông Đồ nào biết Chúa thì Mẹ đã nuốt vào lòng
mình bao lời yêu thương của Chúa. Khi chưa có
một Môn Đệ nào được mặc khải ý định của Thiên Chúa, thì Mẹ đã ghi nhớ mà suy đi gẫm lại trong lòng.
Giáo huấn của Chúa Giêsu in sâu vào lòng mẹ, hình ảnh của Chúa thẫm đượm trong tâm Mẹ, ngôn ngữ
của Chúa vang vọng trong lòng Mẹ.
Vâng, không ai gắn bó với Chúa Giêsu hơn Mẹ !
Mẹ theo Con yếu dấu của mình đến tận chân thập giá, chấp nhận đi hết con đường đau khổ,
chấp nhận chương trình của Thiên Chúa trong mù tối chỉ với một ánh sáng tin yêu. Mẹ chấp nhận để
Thần Khí của Chúa vận hành cuộc đời Mẹ thì lẽ nào trong biến cố Phục Sinh Mẹ lại không được thụ
lãnh những gì là cao quý và thẳm sâu nhất ?
Là người theo Chúa Giêsu từng giây từng phút, là người gắn bó mật thiết với Chúa, là người
chứng kiến, hiệp thông, tham dự vào toàn bộ biến cố khổ nạn, thập giá và phục sinh của Chúa, chắc
chắn Mẹ là người Tông Đồ đích thực, là Tông Đồ của mọi Tông Đồ, là người thu giữ kho tàng Đức Tin
của Hội Thánh, là người chia sẻ Đức Tin cho nhân loại.
Công cuộc Tái Phúc Âm Hóa hôm nay cần đặt lại cùng một vấn đề như Hội Thánh xưa, không
thể có kẻ nào được sai đi mà đã không từng theo Chúa Giêsu, có mối tương quan gắn bó mật thiết với
Ngài, thuộc trọn về Ngài và đi trọn con đường Ngài đã đi. Nếu không đủ các điều kiện đó, chúng ta chỉ
có những người hành nghề tôn giáo, một loại… cán bộ dịch vụ tín ngưỡng mà thôi !
Nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của chúng ta, xin Mẹ trao cho chúng ta kinh nghiệm đi theo
Chúa với tất cả lòng cậy trông phó thác. Chúng ta cần kinh nghiệm của Mẹ biết bao khi chúng ta đặt
chân bước đi trên Đường Chân lý đã chọn.
"Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân
lạy Mẹ…" Amen.
Lm. VĨNH SANG, DCCT
MỤC LỤC TÌM BÀI:
"ĐƯỜNG CHÂN LÝ, NÀY CON ĐÃ CHỌN…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ......................................................... 01
CỬA CHUỒNG CHIÊN ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ....................................................................... 03
CHỦ CHIÊN HOÀN HẢO DUY NHẤT ( AM. Trần Bình An ) .................................................................. 04
ĐỨC GIÊSU LÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) ............................................... 05
NGƯỜI LẠ ( PM. Cao Huy Hoàng ) ....................................................................................................... 07
TA ĐẾN ĐỂ CHÚNG ĐƯỢC SỐNG, VÀ SỐNG DỒI DÀO" ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ................... 08
CỨ THEO LỐI ẤY MÀ VÀO ( M. Hoàng Thị Thuỳ Trang ) ..................................................................... 10
MẦU NHIỆM CỨU CHUỘC VÀ MẸ MARIA ( G. Tuấn Anh ) ................................................................. 10
ĐỨC MARIA VÀ SỰ HIỆP NHẤT ( Phùng Văn Hoá ) ........................................................................... 11
SỐNG TRONG LỜI CẦU CỦA MẸ ( Lm. GB. Nguyễn Minh Đức ) ........................................................ 13
HÃY NHỚ MỆNH LỆNH FATIMA ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) ...................................................... 14
GIANNA BERETTA MOLLA NƯỚC Ý VÀ MARIA NGUYỄN THỊ YẾN CỦA VN ( Trần Thị Hường ) .... 16
VƯỜN HOA ĐỨC MẸ ( Vân Mai ) ......................................................................................................... 17
NĂM ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐỨC GIÊSU ( Lm. James Martin, bản dịch của Nguyễn Trung ) ...... 18
BA ĐIỀU RĂN YÊU THƯƠNG TRONG KINH THÁNH – Kỳ 2 ( Lm. Lê Minh Thông ) .......................... 14
KHI CÁI ÁC LÊN NGÔI ( Phỏng vấn Gs. Nguyễn Đăng Hưng ) ............................................................ 23
MẸ LÀ BÓNG MÁT ĐỜI CON ( Trần Mỹ Duyệt ) .................................................................................. 26
MỘT THOÁNG SUY TƯ ( Người Tôi Tớ Vô Dụng ) .............................................................................. 28
CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 30
2
CỬA CHUỒNG CHIÊN
Cửa có hai công dụng. Để đóng vào và để mở ra. Có những
cánh cửa như cửa tù ngục để giam kín phạm nhân. Có những cánh cửa
giam hãm, bưng bít con người không cho thông giao với thế giới bên
ngoài. Có những cánh cửa lò sát sinh nhốt thú vật để giết chết. Đó là
những cánh cửa đóng kín chết chóc, huỷ hoại. Có những cánh cửa mở ra
đón gió mát, đón khí trong lành, đón ánh sáng mặt trời tươi vui. Có những
cánh cửa mở ra những chân trời xa tắp, khơi lên trong tâm hồn mơ ước
cao xa. Có những cánh cửa mở ra đón nhận anh em trong tình huynh đệ
thân mến. Đó là những cánh cửa mở ra sự sống.
Hôm nay, Chúa Kitô nói: “Ta là cửa chuồng chiên”, Người đã
tự nhận mình là cánh cửa. Chúa Giêsu là cánh cửa không phải để đóng
kín giam hãm đàn chiên. Nhưng là cánh cửa mở ra.
Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra những chân trời vô tận
Thỉnh thoảng ta nghe có dư luân xôn xao về ngày tận thế. Tất
nhiên đó là một tin đồn thất thiệt, nhảm nhí, đượm mầu sắc mê tín dị
đoan. Nhưng tin đồn đó cũng nói lên một sự thực là: Thế giới mà chúng
ta đang sống là một thế giới hạn hẹp, sinh mạng con người là bèo bọt, kiếp sống con người là monh
manh. Thật đáng buồn nếu con người chỉ có thế, bị kết án chung thân vào một thân xác mau tan rã, bị
giam hãm trong một thế giới vật chất mau tàn tạ.
Chúa Giêsu Phục sinh đã phá vỡ vòng vây giam hãm đó. Khi tảng đá lấp cửa mộ lăn ra, Chúa
Giêsu đã mở ra cho nhân loại một cánh cửa. Cánh cửa đó dẫn vào một không gian vô tận. Từ nay con
người không còn bị kết án chung thân vào thân xác mau tan rã nữa, vì Chúa Giêsu Phục Sinh đã mặc
lấy thân xác vinh hiển không bao giờ chết. Từ nay con người không còn bị giam hãm trong thế giới vật
chất mau tàn tạ nữa, vì Chúa Giêsu Phục sinh đã mở lối ra thế giới thần linh, trong đó con người sống
trong tự do, không còn bị ràng buộc trong không gian. Đó là một thế giới mới, thế giới vĩnh hằng, không
bao giờ tàn tạ, thế giới vô biên chẳng có giới hạn.
Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã đẩy lùi ranh giới của thế giới vật chất đến
vô hạn. Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã chắp cánh cho ước mơ của con người.
Ước mơ ấy chẳng còn hạn hẹp trong những hạn chế của vòng vây thế giới, nhưng bay lên ngang tầm
trăng sao để mơ những giấc mơ thần thánh. Khi mở cửa và thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã giải phóng
con người khỏi cảnh ngộ nô lệ vật chất hư hèn, nâng con người lên cuộc sống tự do của con Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra suối nguồn sự sống
Thật là vô lý nếu con người sống chỉ để chết. Thật là vô lý nếu chết là hết. Nếu định mệnh con
người là như thế, thà không sống còn hơn. Mỗi khi vào bệnh viện, ta không khỏi suy nghĩ khi nhìn những
bệnh nhân rên xiết, quằn quại đau đớn hoặc thấy những tấm thân gầy còm, những khuôn mặt hốc hác. Đó
là cái chết đang sống hay là một sự sống đang chết ? Đời sống như thế còn có ý nghĩa gì không ?
Chúa Giêsu đã bước vào thế giới kẻ chết để chiến đấu chống lại thần chết. Người đã chiến
thắng. Và khi Người mở cửa mộ bước ra, Người đã mở cánh cửa dẫn vào một cuộc sống mới. Cuộc
sống mới là một cuộc sống trọn vẹn bởi vì không còn bóng dáng Thần chết. Cuộc sống mới là một cuộc
sống sung mãn bởi vì chẳng còn vết tích của đau khổ, bệnh tật, đói khát. Cuộc sống mới là một cuộc
sống siêu nhiên trong đó con người được nâng lên làm con Thiên Chúa, được tham dự vào chính sự
sống của chúa. Cuộc sống mới là một cuộc sống hạnh phúc vì được kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi
trong một tình yêu trọn hảo.
Như thế cuộc sống con người vẫn có một hướng đi lên, để được nâng cao, để được phong phú,
để được hoàn hảo. Chính vì thế mà dù biết cuộc sống khổ đau, người ta vẫn vui mừng khi một em bé
chào đời. Chính vì thế người ta vẫn ăn mừng sinh nhật, coi đó là ngày trọng đại trong đời người.
Chính Chúa Giêsu đã biến đổi thân phận con người. Con người sinh ra không phải để chết,
nhưng để sống, sống sung mãn, sống trọn vẹn, sống vĩnh viễn trong suối nguồn sự sống.
3
CÙNG SUY NIỆM
Nhưng để mở ra cho ta những chân trời vô tận của con Thiên Chúa, chúa Giêsu đã chịu nhận
lấy kiếp sống mong manh, phù du, bèo bọt của con người. Để mở ra cho suối nguồn sự sống, Người đã
phải đón nhận cái chết đau đớn. Người chính là vị Mục tử chân chính đã thí mạng vì đàn chiên.
Chúa Giêsu quả thật là cánh cửa mở ra cho đàn chiên đi đến những chân trời xa rộng, đi đến
những đồng cỏ xanh tươi, đi đến những dòng suối trong lành.
Chúa Giêsu quả là vị mục tử tốt lành luôn chăm sóc đoàn chiên, luôn nuôi dưỡng đoàn chiên
bằng những lương thực bổ dưỡng. Chúa Giêsu đã đến cho ta được sống và được sống dồi dào.
Đó là cánh cửa duy nhất dẫn đến sự sống, ta hãy theo sát gót Người. Đó là người mục tử duy
nhất, ta hãy nghe tiếng Người. Hãy đến với Người để Người đưa ta đến những chân trời xa rộng. Hãy
đến với Người để Người băng bó vết thương, xoa dịu nỗi đau và phục hồi sự sống. Hãy đến với Người
để Người đổ tràn tình yêu và sự sống vào tâm hồn ta.
Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT
CHỦ CHIÊN HOÀN HẢO DUY NHẤT
Thuyền trưởng chiếc tàu đầu tiên tiếp cận khu vực chìm phà Sewol ( Hàn Quốc ) đã đinh ninh
rằng ông sẽ thấy hàng trăm hành khách trôi trên mặt nước. Nhưng những thứ ông thấy trên mặt biển chỉ
là các kiện hàng. “Chiếc phà lúc ấy đã nghiêng rất nhiều, khoảng 30, 40 độ. Tình trạng của Sewol lúc đó
rất tệ, ai cũng mặc nhiên nghĩ là hành khách sắp được sơ tán”. CNN dẫn lời ông Moon Ye-shik, thuyền
trưởng tàu Doola Ace, ngày 29.4.2014.
Vào lúc 9 giờ 15 ( giờ địa phương ) sáng 16.4.2014, tàu của ông Moon đang ở cách phà Sewol
không quá 200m khi nhận được cuộc gọi cầu cứu. Ngay lập tức, ông cùng thủy thủ đoàn chuẩn bị sẵn
phao, xuồng cứu hộ. Nhưng bất chấp chiếc phà đã nghiêng ở một góc đáng báo động, vẫn có rất ít dấu
hiệu cho thấy hành khách trên tàu đang được sơ tán, vị thuyền trưởng tàu Doola Ace cho hay. Ông
Moon cùng thủy thủ đoàn trên chiếc Doola Ace không biết rằng thủy thủ đoàn của phà Sewol đã yêu cầu
hành khách trên phà, bao gồm 325 học sinh của trường Trung Học Danwon, nên ở yên tại chỗ. Ông
Moon khi đó đã liên lạc bằng điện đàm với phà Sewol, nói rằng người của ông đã sẵn sàng hỗ trợ cứu
hộ ngay lập tức, đồng thời kêu gọi đầu dây bên kia cần yêu cầu hành khách tìm đường thoát ra.
Đến 10 phút sau đó, thành viên thủy thủ đoàn trên phà Sewol vẫn cứ hỏi: “Nếu chúng tôi chạy
thoát, có thể cứu họ ( hành khách ) được không ?” Ông Moon nói những gì ông chứng kiến rõ ràng là
một sự phung phí thời gian và tính mạng con người, một việc hoàn toàn không đáng có. “Có lẽ họ chờ
tàu cứu hộ, nhưng trong trường hợp này, bạn còn chờ gì nữa ? Lẽ ra họ nên ra lệnh sơ tán. Rất nhiều
sinh mạng lẽ ra đã được cứu sống.” Ông Moon cũng kể lại rằng giọng người liên lạc với ông bên phía
phà Sewol nghe rất hoảng loạn và rõ ràng là non kinh nghiệm.
Khi đề cập đến việc thuyền trưởng phà Sewol đã bỏ chạy khi chiếc phà đang sắp chìm, ông
Moon trở nên giận dữ, theo CNN. Được biết, thuyền trưởng phà Sewol Lee Joon-seok đã bị truy tố vì
hành động bỏ mặc tàu của mình, tắc trách, gây thương tích cho người khác và không tìm kiếm trợ giúp
từ tàu thuyền khác. Thuyền trưởng tàu Doola Ace nói thuyền trưởng phà Sewol đã bôi nhọ tên tuổi của
toàn bộ các thuyền trưởng ở Hàn Quốc. ( Hoàng Uy, báo Thanh Niên Online )
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay giới thiệu một siêu thủ lãnh bản lĩnh vô song. Bởi vì Người
dám bỏ lại chín mươi chín con chiên, để đi tìm một chiên lạc. Bởi Người dám xả thân, chịu chết cho
đoàn chiên được sống, không hề hiếu sanh úy tử, ham sống sợ chết như thuyền trưởng phà Sewol.
Chủ Chiên duy nhất
Đức Giêsu
khẳng định công
khai là Đấng trung
gian độc nhất, là
cửa dẫn đàn
chiên: “Ta là cửa
cho chiên ra
vào.” Cánh cửa
duy nhất hướng
dẫn đến sự sống
sung mãn: "Tôi là
cửa. Ai qua tôi mà vào sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” ( Ga 10, 7 và 9 ).
4
Nhân trả lời ông Tôma thắc mắc không biết Người sẽ đi đâu, không biết đường nào mà theo,
Người liền mặc khải: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa
Cha mà không qua thầy" ( Ga 14, 6 ). Cửa và đường Người thật chật hẹp, cheo leo, gập ghềnh, khúc
khuỷu, quanh co, lên bờ xưống ruộng, chẳng mấy được phẳng phiu, rộng rãi như xa lộ, vi vu tốc độ cao.
Người giải thích vì sao nên dấn thân vào cửa hẹp, đường chật: "Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì
cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và
đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” ( Mt 7, 13 – 14 ).
Hơn nữa, Người còn đòi hỏi sự dứt khoát, lòng can đảm, dám hy sinh, liều mạng: "Ai muốn theo
Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì
sẽ mất; còn ai liều mạng sống Ta, thì sẽ được cứu mạng sống ấy" ( Lc 9, 23 – 24 ).
Người luôn sống và dạy con chiên theo Người, kiên quyết lội ngược dòng đời. Tìm cái khó hơn
là cái dễ dàng, tìm cái dại khờ hơn là cái khôn ngoan, giỏi giang trần tục, tìm cái khổ sở, đớn đau hơn là
cái thoải mái, sung sướng, dễ chịu. Xả kỷ vị tha, chứ không ve vuốt, chiều chuộng cái tôi đáng ghét, phù
du. Vác thánh giá bản thân, gia đình và cả bá nhơn bá tánh, chứ không chạy trốn khó khăn gánh nặng,
nếu muốn sống viên mãn thảnh thơi.
Chủ Chiên chí ái
Con chiên hẳn thắc mắc vì sao Chủ Chăn lại chỉ dẫn, đòi hỏi
khắc nghiệt đến thế, nếu đã chan chứa yêu thương đàn chiên ? Đơn
giản thôi: Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ! Người
khuyên xả kỷ vị tha, sao không đau xót, nhức nhối, tội nghiệp
cho tấm thân quen nuông chiều ?
Thực sự, từ khi Ađam ăn trái cấm lìa xa Thiên Chúa, con
người đã cảm thấy đau khổ, bất an và sống trong kiếp lầm than,
tối tăm. Từ đó, con người cứ bị giam cầm, mù quáng trong đam
mê thân xác, trong nhu cầu vị kỷ, trong tham sân si nối tiếp vô
tận. Vì yêu thương, nhân từ, chí ái, Đức Giêsu đến giải thoát con
người khỏi ngục tù bản thân hẹp hòi, khỏi kiếp nô lệ thế gian, ma
quỷ, khỏi cuộc sống phù du hư nát, để được sống dồi dào, viên
mãn.
Chủ Chiên chí ái không hoa mắt vì số lượng, đám đông, mà
quên chăm sóc đến từng cá thể, từng con chiên. Người luôn tìm kiếm
chiên lạc đàn: “Như một mục tử đem chiên đi ăn, bồng bế chiên
trong tay, ôm lên ngực, đưa các chiên mẹ đến chỗ nghỉ ngơi” ( Is 40, 11 ).
Chủ Chiên hoàn hảo
”Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” ( Ga 15,
13 ). Chủ Chiên khiêm tốn hạ mình làm bạn hữu với đàn chiên. Người nhìn nhận vai trò và trách nhiệm
cao cả với đàn chiên: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho
đoàn chiên” ( Ga 10, 11 ).
Để cứu chuộc đoàn chiên, Người không những chịu vu oan cáo vạ, đánh đập, mà còn hiến thân
mình chịu chết nhục nhã trên thập giá. Người giang hai cánh tay ôm lấy, đoàn tụ những con chiên phân
tán, xa lạ thành một đoàn chiên duy nhất được hưởng hồng ân cứu độ.
Con phải tin vào sứ mạng của con, cảm hóa và truyền thông lòng tin tưởng, bầu nhiệt huyết
trong con cho kẻ khác" ( Đường Hy Vọng, số 838 ).
Lạy Chúa Chiên Nhân Lành, xin tìm đến và đón nhận chúng con đang còn mê muội lạc
đàn về cùng. Xin nâng đỡ, chăm sóc, bồi dưỡng chúng con đang bị suy nhược, thương tích và
bệnh hoạn, để chúng con được tái sinh trong đoàn chiên duy nhất.
Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ thương xót hướng dẫn, bảo vệ chúng con đang lạc bước, bơ
vơ, đơn côi, giữa dòng đời tràn đầy cạm bẫy, dối gian, hận thù. Xin Mẹ dẫn chúng con bình an về
với đoàn chiên của Chúa Chiên Lành. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
ĐỨC GIÊSU LÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta được hỏi hay chính mình đặt ra cho mình câu hỏi: “Đức
Giêsu là ai ?” Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc đời của con người nói chung và của
5
những người tin Đức Giêsu nói riêng. Tuy nhiên, câu hỏi đó hôm nay chúng ta được chính Đức Giêsu
mặc khải khi nói: “Ta là cửa chuồng chiên”. Tại sao lại là “cửa chuồng chiên ?”
1. Cửa chuồng chiên là gì ?
Trước khi nói đến “cửa chuồng chiên”, chúng ta nên nhắc lại hình ảnh người mục tử chăn chiên
nơi đất nước Dothái:
Ở đất nước này, người ta thường hay có những đàn gia súc như chiên hoặc cừu. Mỗi đàn như thế
thường có người chăn dắt. Bổn phận của các mục tử chăn chiên chính là lo sao tìm được cho chúng những
đồng cỏ xanh tươi, những dòng suối mát trong lành. Bảo vệ chúng khỏi bị tấn công bởi những sói dữ, hùm
beo... Khi chăm lo cho chúng như thế, người mục tử phải biết rõ từng con: con nào đau ốm; ghẻ lở; con nào
đi hoang, lạc đàn... Biết để làm gì ? Thưa để yêu thương, để chăm sóc... để có tương quan thân tình.
Khi đêm về, người mục tử có trách nhiệm dẫn chiên về dàn và cho chúng vào chuồng. Lúc này,
họ lại được ví như “cửa chuồng chiên”.
Hình ảnh “cửa chuồng chiên” là một hình ảnh được dùng để biểu đạt cho sự an toàn.
Thật vậy, khi nói đến cửa thì ai cũng hiểu là để đóng vào hoặc mở ra. Khi đóng vào thì như một
sự bảo vệ để khỏi bị kẻ thù tấn công và trộm cắp. Đóng vào để tránh sương gió lùa vào. Đóng vào thì
mọi người an tâm ngon giấc.
Còn khi cánh cửa mở ra, thì như chào đón một luồng gió mới vào nhà, làm cho nhà khỏi bị ẩm
mốc, hôi hám. Mở ra là để cho mọi người và súc vật trong nhà được tự do ra vào, lui tới...
2. Đức Giêsu là Mục Tử và là Cửa Chuồng Chiên
Khi tự cho mình là Mục Tử và Cửa Chuồng Chiên, Đức Giêsu muốn sống những đặc tính của
người mục tử và vai trò của cửa chuồng chiên trong khi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Mặt khác,
Ngài cũng muốn giới thiệu và trao cho các Tông Dồ và môn đệ những đặc tính của người mục tử nhân
lành và cửa chuồng chiên trong Giáo Hội.
Thật vậy, Đức Giêsu chính là Mục Tử Nhân Lành, Ngài đã biết rõ từng con chiên, Ngài đã yêu
thương chúng và làm cho chúng được hạnh phúc. Ngài đã chữa lành mọi vết thương thân xác và tâm hồn
để cho chiên được bình an, và Ngài đã hy sinh cả mạng sống để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Khi mời gọi các Tông đồ, môn đệ và những ai dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng, Đức
Giêsu cũng mời gọi họ hãy đi trên con đường mà Ngài đã đi. Con đường đó là gì, nếu không phải là con
đường của hiền lành, khiêm nhường, vâng lời và yêu thương. Con đường đó chính là con đường của
hạt lúa mục nát, con đường của thánh giá... ?
Trở nên như Ngài, tức là cũng phải trở nên như những cánh cửa của chuồng chiên. Như vậy, các
ngài như là người lính canh chừng. Canh chừng cho khỏi kẻ thù tấn công là những thứ học thuyết vô bổ,
tạm thời, chóng qua vô ích. Canh chừng để đàn chiên không bị kẻ thù gian dối, lọc lừa và tội lỗi lôi kéo. Canh
chừng như một người cha, người mẹ canh giấc ngủ của con mình. Nếu cần, hình ảnh người Mục Tử hy
sinh cả mạng sống của mình cho đoàn chiên cũng là lời mời gọi cho các mục tử ngày nay trong Giáo Hội.
3. Mọi kitô hữu đều là mục tử nhân lành và cửa chuồng chiên
Khi nói đến ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu, nhiều
người nghĩ đây là ngày dành riêng cho các Linh Mục và Tu Sĩ. Nghĩ
như vậy không sai. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì hôm nay cũng
là ngày của mỗi chúng ta, những người đã lãnh nhận Bí Tích Thánh
Tẩy nhân danh Chúa Ba Ngôi để thi hành chức năng Tư Tế, Ngôn Sứ
và Vương Dế của Đức Giêsu Kitô.
Vì thế, khi kết hợp với Đức Giêsu là vị Mục Tử Tối Cao, mỗi
người đều có thể và như một trách nhiệm phải là mục tử cho mình và
gia đình mình.
Mục tử cho mình và gia đình, tức là hãy tự lo cho chính mình. Lo
cho chính mình là biết làm điều lành, tránh điều ác. Biết trở nên gương
sáng, chứng nhân cho người khác. Những bậc làm cha mẹ khi thi hành
sứ vụ mục tử này chính là sống sự chung thủy với nhau, trở thành những
người mẫu mực, khôn ngoan, luôn làm gương sáng, yêu thương các con
mình. Biết lo cho các con mình được học hành, trao dồi đạo đức cho
chúng, dạy cho chúng biết mến Chúa và yêu người... Biết cảnh giác và
canh trừng trước những nguy hại của thời buổi kinh tế thị trường, công
nghệ thông tin... Biết giáo dục con cái hướng thiện, làm ăn chân chính...
6
Với những người làm con, chúng ta nghĩ ngay đến bổn phận trước tiên phải có chính là sự hiếu
kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên... biết làm những gì có lợi cho đời sống thiêng liêng trước rồi mới nghĩ
đến các lợi vật chất sau.
Nói chung, mọi thành phần trong gia đình phải lo chu toàn bổn phận cách tốt đẹp trong sự yêu
mến Chúa, kính trọng và yêu thương nhau, để xây dựng tình đoàn kết, hiệp nhất trong gia đình.
Làm được như thế, ấy là lúc chúng ta thể hiện vai trò mục tử phổ quát của mình cách rõ nét nhất.
Mong thay, trong năm “Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình”, mỗi người hãy trở nên mục tử của chính
mình, gia đình và tha nhân... Lấy nền tảng Lời Chúa để hướng dẫn hành vi của chúng ta. Lấy tình
thương làm căn cốt. Lấy tình huynh đệ làm động lực...
4. Cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu
Hôm nay, Giáo Hội cũng dành riêng Chúa Nhật này để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu; đồng thời
Giáo Hội cũng muốn mọi thành phần trong Giáo Hội biết liên đới với nhau để cùng giúp nhau chu toàn
sứ mạng đem Chúa đến cho muôn dân.
Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bạn trẻ, biết quảng đại đáp lại lời mời gọi đầy yêu
thương của Chúa, sẵn sàng dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Xin cũng cầu
nguyện cho các Linh Mục đang làm mục vụ khắp nơi trên thế giới, được trở nên mục tử đích thực của
Chúa giữa trần gian. Gặp được nhiều điều thuận lợi trong khi thi hành sứ vụ. Xin cũng nhớ đến các linh
mục đang gặp khó khăn trên hành trình ơn gọi cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Và mỗi người chúng ta cũng hãy đóng góp phần mình vào trong việc vun trồng ơn gọi bằng cách
khuyến khích con em mình tiến bước trên hành trình dâng hiến; sẵn sàng hy sinh dâng con cho Chúa,
đồng thời quảng đại giúp đỡ các Chủng Viện, Dòng Tu trong khả năng của mình, để góp phần vào việc
đào tạo ơn gọi Linh Mục, Tu Sĩ cho Chúa và cho Giáo Hội.
Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con những mục tử là các linh mục. Xin Chúa tiếp
tục thánh hóa các ngài, để các ngài trở nên những mục tử như lòng Chúa ước mong. Xin Chúa
cũng đón nhận sự chân thành, cộng tác của mỗi người chúng con trong việc bảo vệ, cổ võ và
vun trồng ơn Thiên Triệu. Amen.
Tu Sĩ Jos. Vinc. NGỌC BIỂN
NGƯỜI LẠ
Chúng ta đang sống trong Mùa
Phục Sinh. Phụng Vụ mời gọi chúng ta
chiêm niệm hình ảnh Đức Giêsu, Chúa
Chiên Lành vào Chúa Nhật thứ IV Phục
Sinh này, hẳn là Phụng Vụ muốn làm nổi
bật sứ vụ “chết và sống lại của Mục Tử
Giêsu Nhân Lành”.
Hơn nữa, Hội Thánh lại chọn ngày
này để cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu,
hẳn là không ngoài ý hướng cầu cho
những người theo Chúa Kitô trong đời sống dâng hiến được ơn noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân
Lành mà “chết và sống lại cho đoàn chiên được sống lại”.
Hầu hết các bài suy niệm hôm nay đều nói đến tính cách “mục tử nhân lành của Chúa Giêsu”.
Riêng tôi, tôi muốn nhìn vào một góc khuất rất thời sự, rất khẩn thiết mà người ta hay tránh né: “Chúng
sẽ không theo người lạ, trái lại, còn trốn tránh, vì chúng không quen tiếng người lạ" ( Ga 10, 5 ).
- Người lạ là người không giống Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, không có lòng nhân, không có
lòng lành, vô cảm trước bao cảnh ngộ của con chiên đáng lý ra phải chạnh lòng, dửng dưng trước
những nhu cầu đời sống của con chiên, chẳng động lòng cũng chẳng động tay động chân trước những
nỗi khốn khổ của con chiên, nhất là những con chiên lâm vòng lao lý vì đấu tranh cho chính nghĩa, cho
công bằng, cho sự thật. Nhân Lành không có nghĩa là hiền lành cầu an, mà là làm hết sức mình để con
người được thương xót, được sống, được bình an, được hạnh phúc.
- Người lạ là người không dám “hy sinh mạng sống vì đàn chiên”, mà ngược lại, “đàn chiên phải
hy sinh mạng sống mình cho họ”. Người lạ đến không với mục đích “cho đàn chiên được sống và sống
dồi dào”, mà ngược lại, đàn chiên phải cung phụng hầu hạ họ đủ mọi sự.
7
- Người lạ là người không “ban Bí Tích” nhưng ngược lại, “bán Bí Tích” với đủ mọi giá. Giá nào
có bậc nấy: qua loa, trung bình hay long trọng tùy theo phí dịch vụ phải nạp !
- Người lạ là người không biết con chiên mình, không biết đàn có bao nhiêu con, hoặc nếu biết,
chỉ quan tâm đến mấy con chiên mập béo, mấy con chiên hay tới lui dâng quà, biếu tiền, tặng xe, tặng
nhà, tặng villa… cho mình, còn bấy nhiêu con chiên bệnh hoạn, đau yếu, ghẻ lở thì không hề biết tên,
biết tuổi, biết nhà, biết cửa. Vì thế, người lạ ấy không thể gọi “đích danh” được những con chiên mà
mình đã chẳng hề ngó ngàng tới làm chi cho thêm rầy rà rách việc lớn !
- Người lạ là người không dám gánh lấy tội trần gian, chỉ toàn đập bàn, xô ghế trong phòng họp
khi có ai đó không chiều theo ý mình, hoặc la toáng lên trên tòa giảng rằng kẻ nầy chống đối, kẻ khác
cứng đầu hoặc không có cái đầu, kẻ khác lại bất tuân luật Hội Thánh do chính mình lập ra !
- Người lạ là người ăn trộm công khai thành ăn cướp, cướp của con chiên. Đến đâu, cũng chỉ lo
xây dựng công trình này, công trình nọ, hết Nhà Thờ, rồi Nhà Xứ, phòng hội… Đang khi xây thì xin chỗ
này, xin chỗ kia, không ai biết ai đã cho, đã hiến bao nhiêu cả. Cuối cùng khi xong công trình, thì người
lạ phán rằng: “Giáo Xứ còn mắc nợ tôi 700 triệu”. Có ông Hội Đồng nghe vậy thì tự an ủi: “May quá, xứ
kia mắc nợ ngài tới 1 tỷ 3 cơ.” Vậy ai mắc nợ ai nhỉ ?
- Người lạ là người không giống Chúa Giêsu Kitô trong cách sống Mục Tử. Rất quen thuộc đấy
chứ, nhưng lại rất xa lạ. Bởi vì người lạ ấy là “người khác với Đức Kitô”, chứ không phải là một “Đức
Kitô Khác” ( Alter Christus ), lại càng không thể là hiện thân cho “chính Đức Kitô” ( Ipse Christus ).
Thỉnh thoảng, nghe Giáo Xứ này có chuyện bất nhất nội bộ, Giáo Xứ kia có chuyện bất bình, có
người bị đuổi việc hoặc bỏ việc, bỏ tham dự Thánh Lễ tại xứ mình… Do đâu ? Vì họ không muốn nghe
tiếng người lạ !
Xin chớ vội trách móc, nhưng xin hãy biết rằng, con chiên ở Việt Nam có truyền thống rất ngoan
đạo, họ đang vâng nghe theo chủ chiên của mình, nhưng không hẳn là họ đã nể phục, nếu chủ chiên
của mình giống người lạ nhiều hơn là mục tử. Họ cũng không có thói quen chống đối mục tử của mình,
vì từ ngàn xưa cha ông ta đã dạy: “Chống cha là chống Chúa”. Như thế thật là tốt lành, nhưng không
phải vì thế mà các mục tử được miễn giảm cho việc “trở nên mục tử nhân lành theo gương Chúa
Giêsu”. Có nơi người ta nói rất lễ độ nhưng thẳng thắn: "Thưa cha, hai chữ "vâng phục" thì chúng con
chỉ sẵn sàng xin "vâng", còn "phục" thì chưa chắc ạ !"
Cái thiểu số “người lạ” kia cũng làm ảnh hưởng không ít đến uy tín của Hội Thánh Công Giáo và
uy tín của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Ảnh hưởng ấy dẫn đến việc “dậm chân tại chỗ của Tin
Mừng”, “người ta tin Đạo mà người ta không tin người có Đạo, càng không hẳn phải tin người lãnh
Đạo”, hoặc “những người lãnh đạo vô thần cũng có cách sống y như thế, có hơn gì đâu ?”…
Một thiểu số thôi. Không vơ đũa cả nắm ! Không bi quan ! Không mất niềm hy vọng ! Vì chúng ta
vẫn còn một tuyệt đại đa số mục tử như lòng Chúa mong ước ! Tuy nhiên, trước trào lưu tục hóa hàng
Giáo Sĩ của một xã hội duy vật, vô thần càng gia tăng, mà cụ thể đang có dấu hiệu tục hóa ngay nơi
những góc khuất – khuất vì bao che, khuất vì không ai dám nói, khuất vì chưa chắc có tự do ngôn luận
trong Hội Thánh, khuất vì đủ thứ lý do… thì Ngày Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu càng có ý nghĩa khẩn
thiết hơn bao giờ hết:
Lạy Chúa, xin cho TẤT CẢ LINH MỤC của chúng con đều là những MỤC TỬ NHÂN LÀNH
NHƯ LÒNG CHÚA MONG ƯỚC. Amen.
PM. CAO HUY HOÀNG, 7.5.2014
"TA ĐẾN ĐỂ CHÚNG ĐƯỢC SỐNG, VÀ SỐNG DỒI DÀO"
"Đức Chúa phán thế này: Này Ta chống
lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay
chúng" ( Ed 34, 10 ). Các mục tử đã làm gì để
Thiên Chúa nổi giận và đòi lại chiên đây ?
Qua miệng Ngôn Sứ Edêkien, Thiên
Chúa còn nói mạnh hơn nữa: "Ta sẽ không để
chúng chăn chiên Ta nữa. Các mục tử sẽ
không còn được chăn nuôi lấy mình chúng
nữa. Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mõm chúng,
khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho
chúng ăn thịt nữa" ( Ed 34, 10 ).
8
À thì ra, các mục tử chỉ để ý đến lợi ích của mình, không dám xả thân vì để cứu chiên, nay Chúa
đòi lại chiên và Ngài tuyên bố: "Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng" ( Ed
34, 10 ).
Thiên Chúa chăm nom chiên như thế nào ? Ngài phán: "Như người mục tử chăm nom đàn chiên
của mình vào ngày nó ở giữa chiên phiêu bạt thế nào, cũng vậy Ta sẽ chăm nom chiên của Ta. Ta sẽ
kéo chúng ra khỏi nơi chúng tán loại, vào ngày mây mù đen tối. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân. Ta sẽ
thâu họp chúng lại từ các xứ. Ta sẽ dẫn chúng về lại thửa đất của chúng. Và Ta sẽ chăn nuôi chúng trên
núi Israen" ( Ed 34, 13 – 14 ).
Những "ngọn núi Israen" theo các tác giả Thánh Kinh là nơi an nhàn, có suối nước trong lành,
không có gì độc hại và nguy hiểm, nơi ấy có đồng cỏ non xanh tốt, màu mỡ ( x. Ed 34, 13 – 15 ). Nếu ta
muốn an toàn thoải mái, hãy đến đó tận hưởng. "Đức Chúa phán: Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên
tản mác, Ta sẽ lùa về. Chiên xây xát, Ta sẽ băng bó. Chiên bệnh hoạn, Ta sẽ bổ sức" ( Ed 34, 16 ).
Những ngọn núi chúng ta vừa nói ở trên còn ám chỉ dòng suối chảy Tin Mừng được rao giảng từ
các Tông Đồ cho đến tận cùng thế giới: "Tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân
trời góc biển" ( Tv 18, 5 ).
Thật là hình ảnh cụ thể tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm
đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người,
được Chúa Cha phái đến, cũng tuyên bố: "Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta
biết Ta" ( Ga 10, 14 ).
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi: tôi có phải là chiên của Chúa không, nếu phải thì tôi có biết
Chúa không, biết thì biết thế nào ? "Biết" ở đây, không có nghĩa là "biết" nhờ Đức Tin, nhưng là "biết"
nhờ Đức Mến. "Biết" không có nghĩa là "biết" được diễn tả qua thái độ tin, nhưng là "biết" được diễn tả
qua việc làm. Chính Thánh Gioan Tông Đồ đã viết điều này và làm chứng ở nơi khác: "Ai nói mình biết
Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối" ( 1 Ga 2, 4 ).
Chúa Giêsu còn nói về các con chiên: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo
Ta, Ta cho chúng được sống đời đời và chúng sẽ không bao giờ hư mất" ( Ga 10, 27 ).
Vậy, ai chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời.
Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn
ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ
được hân hoan mừng lễ cùng với bao công dân Nước Trời.
Trên đây là những lý do với nhiều lý do khác mà Giáo Hội gọi Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh là
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, đồng thời mời gọi con cái mình suy nghĩ đặc biệt về hình ảnh của Thiên
Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao đã hy sinh Mạng Sống Mình vì đoàn chiên. Chúa Giêsu
muốn không chỉ có các mục tử tiếp bước, Người muốn những người nam nữ dâng mình cho Chúa trong
đời thánh hiến, đến lượt mình, cũng xả thân mình để bảo vệ đàn chiên, đưa các con chiên lạc trở vể.
Người mong ước các mục tử với ơn Người trợ giúp sẽ hoàn thành trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên đến
đồng cỏ Nước Trời.
Chúa nhật Chúa Chiên Lành cũng là một Chúa Nhật đặc biệt đối với các mục tử khi đặt mình vào
vị trí của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành duy nhất. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu:
nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam có thêm
nhiều Linh Mục lành thánh. Ý chỉ này cũng thật khẩn thiết cho Giáo Hội hoàn vũ.
"Ơn gọi, chứng tá cho sự thật" là chủ đề ngày thế giới cầu cho ơn kêu gọi năm nay. Ðức
Thánh Cha Phanxicô yêu cầu người Công Giáo hãy "mở lòng chúng ta ra cho những lý tưởng tuyệt
vời, cho những điều cao cả với niềm tín thác rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi công nghiệp tay Ngài
là chúng ta. "Chính Ngài là Ðấng dựng nên ta, ta thuộc về Người; ta là dân Người, là đoàn chiên
Người dẫn dắt" ( Tv 100, 3 ).
Và cùng với Ngài, chúng ta có thể tiến bước, trở thành những môn đệ và những chứng nhân cho
tình yêu của Thiên Chúa, trong khi mở rộng con tim của chúng ta với những lý tưởng tuyệt vời, và
những điều cao cả.
Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI viết rằng: "Ngày nay vẫn vậy, sống trong cộng đồng các
môn đệ là Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô kêu gọi đi theo Người". Ngài cũng đặc biệt mời giới trẻ "hãy trau
dồi nét hấp dẫn các giá trị, các mục tiêu nâng cao, các chọn lựa triệt để, để có thể phục vụ tha nhân
theo chân Chúa Giêsu".
Chúa Giêsu không ngừng lặp đi lặp lại "Hãy đến ! Hãy theo ta". Theo Chúa Giêsu "có nghĩa là
nhấn chìm ý muốn của chính mình vào thánh ý Chúa Giêsu, dành ưu tiên cho thánh ý Người và đặt
9
Chúa Giêsu ở vị trí đầu so với tất cả những gì làm nên cuộc sống chúng ta: gia đình, công việc, những
lợi ích ca nhân và bản thân".
Xin cho giới trẻ hôm nay đang ở giữa biết bao những gợi ý nông cạn và phù phiếm, tạm thời, biết
chuyên tâm trau dồi nét hấp dẫn đối với các giá trị, các mục tiêu cao thượng, những chọn lựa triệt để,
hầu phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu. Đáp trả quảng đại và mau lẹ tiếng Chúa Kitô kêu gọi đi
theo Người sát sao hơn nữa, đặc biệt với các thế hệ mới. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
CỨ THEO LỐI ẤY MÀ VÀO
Trong các bài giảng của Đức Giêsu, hầu như Ngài luôn dùng các hình ảnh ví dụ rất cụ thể sinh
động, được lấy từ sự thật vật thật trong cuộc sống, vì chúng gần gũi và thân thiết với con người giúp
cho người thụ huấn dễ hiểu, dễ tin. Hình ảnh người chăn chiên trong bài Tin Mừng hôm nay cũng vậy.
Chiên gắn liền với đời sống du mục của người Do Thái. Họ luôn thay đổi từ cánh đồng này sang
cánh đồng khác để chăn dắt bầy chiên của mình. Người chủ chăn chăm lo cho từng con chiên trong đàn
của mình, những con vật hiền lành, bé bỏng và đáng yêu, sao cho không bị thú dữ ăn thịt. Và Đức
Giêsu tự ví mình là Mục Tử tốt lành, là Cửa chuồng chiên.
Đúng vậy, Đức Giêsu chính là vị Mục Tử nhân lành,
Đấng duy nhất có thể mang lại sự sống và bình an cho nhân
loại. Những ai không đến từ chân lý và sự thật đều là “kẻ
trộm, kẻ cướp” ( Ga 10, 1 ). Đức Giêsu chính là Cửa chuồng
chiên, là Cửa chân lý và sự thật, là cửa mang lại hạnh phúc
vĩnh cửu và sự sống đời đời.
Những mục tử giả, những người đội lốt là chủ chiên
nhưng không đến từ Thiên Chúa, không quy phục Thiên
Chúa đều bị coi là trộm cướp, là kẻ tiêu diệt. Ngày nay có
rất nhiều mục tử giả không sống đúng vai trò mục tử. Đó là
những con người không đến từ Thiên Chúa. Họ chỉ mang
đến cho nhân loại sự diệt vong mà thôi.
Đức Giêsu đã khẳng định: “Tôi là cửa cho chiên ra
vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã
không nghe theo họ. Tôi là cửa, ai qua tôi mà vào thì sẽ được
cứu. Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi,
tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” ( Ga 10, 7 – 10 ).
Mỗi người Kitô hữu chúng ta, đều là đàn chiên và cũng là mục tử. Chúng ta là đàn chiên của
Chúa, thuộc về Đức Kitô và đi theo Ngài. Đi theo Đấng là Cửa chuồng chiên, là Cửa dẫn vào cõi phúc,
chúng ta được sự sống dồi dào viên mãn trong ân sủng của Thiên Chúa. Khi đã trở thành đàn chiên của
Chúa, chúng ta lại trở thành mục tử của chính anh em đồng loại, mang đến niềm vui, hạnh phúc cho mọi
người xung quanh.
Cửa, chính là ngõ để dẫn con người đến nơi cần đến, đạt được điều mong muốn. Ngày nay có
rất nhiều cửa giúp con người được sung sướng thoả mãn. Nhưng cửa nào cũng cần phải có tiền. Tiền
chính là chìa khóa mở toang mọi cánh cửa. Chỉ cần có tiền là cửa nào cũng lọt. Tiền càng nhiều cửa
càng cao, càng sâu, càng dẫn đến tột đỉnh danh vọng. Những cánh cửa ấy tưởng chừng như là cửa
thiên đàng tại thế, nhưng sự thật lại là cửa dẫn đến hủy diệt, đưa con người sa lầy vào hết vũng bùn
này đến tội lỗi khác.
Cánh Cửa Thiên Chúa chỉ mở được bằng tình yêu và lòng mến. Ai thu tích càng nhiều của cải
vật chất thì càng không thể nào qua.
Lạy Chúa, có rất nhiều cánh cửa trong đời. Hết cửa này mở ra rồi cửa kia đóng lại. Đường
đời trăm vạn nẻo, không biết đâu là cửa thật, đâu là ngõ cụt khiến con sa vào hố diệt vong. Cho
dù nhiều cửa, nhiều ngõ, nhiều đường thật đấy, nhưng chỉ có một lối duy nhất đưa con đến hạnh
phúc vĩnh cửu, đến nguồn sự sống dồi dào. Đức Kitô chính là Cửa mở ra cho con hạnh phúc
ngàn đời. Xin giúp con, hãy biết cứ theo lối ấy mà vào, đừng mất công ngày ngày bôn ba kiếm
tìm chi nữa. Amen.
M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG
10
CÙNG XÁC TÍN
MẦU NHIỆM CỨU CHUỘC VÀ MẸ MARIA
Khi bàn về Đức Tin và sự Phục Sinh, Thánh Phaolô viết trong
1 Cr 15, 22: “Quả thế, như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải
chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa
cho sống”. Như vậy, nhu cầu đối với tất cả mọi người cần có về ơn
cứu chuộc bởi Đức Kitô qua cuộc thương khó – phục sinh và ân phúc
vô nhiễm nguyên tội dành cho Đức Maria đã gây ra các cuộc tranh
luận. Đến đầu thế kỷ 16, Chân Phước Gioan Dons Scot đề xuất một
giải pháp dung hòa về sự vô nhiễm nguyên tội của Đức Maria và Giáo
Lý về sự Cứu Chuộc của Đức Kitô bằng cách phân rõ 2 trường hợp
của Ơn Cứu Chuộc:
- Ơn Cứu Chuộc bằng cách gìn giữ
- Ơn Cứu Chuộc bằng cách chữa trị.
Thiên Chúa đã dùng phương cách thứ nhất cho Đức Maria và
cách thứ hai cho chúng ta. Và như thế, nếu mọi người đều phạm tội
trong Ađam, thì Đức Maria lại được gìn giữ để trở thành một ngoại lệ.
Chính Mẹ đã nhận được ân sủng lớn lao này, khi Thiên Chúa lập trình
cho chương trình cứu chuộc con người từ muôn đời. Còn chúng ta
chỉ được thụ hưởng ơn này sau ngày lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội có quan hệ mật thiết với chương trình Ngôi Hai nhập thể,
chịu khổ nạn và phục sinh. Tổng quát hơn, nhà thần học H. Urs von Balthasar nói rằng: “Toàn bộ Thánh
Mẫu học phải được giải thích theo Kitô học, và chính điều này làm nên sự cao cả của Đức Maria”. Thiên
Chúa đã chọn Đức Maria cùng hiệp thông cho chương trình cứu rỗi và ban cho Mẹ sự tinh tuyền ban đầu.
Suy niệm về Thánh Mẫu học, chúng ta hay nghiêng về các chủ đề liên quan đến những ân phúc
mà Đức Maria được Thiên Chúa trao ban một cách đặc biệt. Nhưng có một quy luật tự nhiên mà chúng
ta từng biết và Chúa Giêsu đã nói trong Ga 12, 24: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì
nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Và Mẹ Maria, để đến bờ
vinh quang viên mãn cũng trải qua con đường thập giá, con đường mà Người Con đã chọn lựa. Con
đường ấy cũng trở thành một biểu trưng trong đời sống các Kitô hữu trên đường lữ hành về Quê Trời.
Những ai đã từng nhận thiên chức làm cha làm mẹ, chắc sẽ thấu hiểu phần nào nỗi đau của Đức
Maria, nếu phải chứng kiến người con duy nhất – đầy quyền năng với vô vàn các phép lạ, bị hành hình,
bị treo lên, bị sỉ nhục, bị đóng đinh thập tự giá cho đến chết.
Giáo Hội chọn ngày 15.9 làm Lễ nhớ bảy sự thương khó của Đức Maria, ngay sau ngày 14.9 là
Lễ suy tôn Thánh Giá, nhằm nhắc nhở cho chúng ta sự tử đạo tinh thần của Mẹ Thiên Chúa. Đây là một
dạng thức Thập Giá mà Mẹ đón nhận, được bao hàm trong cụm từ “fiat – xin vâng” nổi tiếng của Đức
Maria, khi đối đáp với thiên sứ Gabriel.
Chính Chúa Giêsu trong vườn cây dầu cũng đã dùng cụm từ “fiat – xin vâng” này để cầu nguyện
với Chúa Cha, và nó khởi sự cho một chặng đường khổ nạn: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con
khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha" ( Mt 26, 33 ). Như thế, xin
vâng theo ý Thiên Chúa là con đường thập giá phổ quát của các Kitô hữu.
Đức Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận chia sẻ như sau: “Bằng cả cuộc sống, Mẹ Maria cũng kết
hiệp với cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu cho toàn nhân loại. Một lưỡi gươm đã đâm thâu tâm
hồn Mẹ. Nhưng Mẹ vẫn đứng vững, một mình, can đảm”. Một lưỡi gươm mà tiên tri Simeôn đã tiên
đoán trong Tin Mừng theo Thánh Luca 2, 33.
Lạy Đức Maria, cứ mỗi Mùa Phục Sinh, phần hồn con lại được sạch nhờ Bí Tích Hòa Giải, sau
đó chúng con lại tiếp tục đi trên con đường tội lỗi vì sự yếu đuối và kém Đức Tin. Xin hãy cầm tay dẫn
dắt, ủi an vì chúng con luôn mong muốn đi đúng đường và đi bình yên trên con đường ấy, cho dù đó là
đường Thập Giá. Amen.
G. TUẤN ANH
11
CÙNG NHẬN ĐỊNH
ĐỨC MARIA VÀ SỰ HIỆP NHẤT
Phong trào Đại Kết tính từ ngày khai sinh đến nay đã hơn một thế kỷ. Vào năm 1910 đại hội của
các Hội Truyền Giáo Tin Lành ( World Missionary Conference ) đã được tổ chức ở Edinburgh ( Scotland ).
Lý do đưa tới việc tổ chức Đại Hội là thực trạng chua chát của các xứ truyền giáo khi mà các Giáo Đoàn
trẻ chất vấn với những nhóm Thừa Sai: "Tại sao các ông đều rao giảng một Đức Kitô như nhau mà các
ông lại chia rẽ thành bao nhiêu là phe nhóm, nào là Metodist, nào là Luteranist, nào là Episcopalist ? Tại
sao các ông vừa mang cho chúng tôi Tin Mừng của Đức Kitô mà vừa mang theo các sự phân hóa từ Âu
Mỹ sang đây làm gì ?" ( Nguồn Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia – Phong Trào Đại Kết ).
Thắc mắc của các Giáo Đoàn trẻ Tin Lành ngày ấy một lần nữa lại được lấy làm chủ đề cho Tuần
Lễ cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo đang được nhiều Giáo Hội ở Bắc bán cầu cử hành từ ngày 18
đến 25.1.2014, tập trung vào một câu hỏi đầy thách thức của Thánh Phaolô gửi cộng đoàn Kitô Hữu tiên
khởi ở Côrintô: “Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư ? ( 1 Cr 1, 13 ) – ( Nguồn Lamhong.org
31.3.2014 – Đức Hồng Y Koch nói về sự hiệp nhất Kitô Giáo và mối quan hệ Do Thái Giáo – Công Giáo ).
Qua câu chất vấn của Thánh Phaolô với giáo đoàn Côrintô cho thấy vấn đề chia rẽ giữa các Kitô
hữu là một thực trạng nhức nhối đã có ngay từ thuở sơ khai Giáo Hội. Chính vì nhận thức được tác hại
của sự chia rẽ ấy đối với công cuộc truyền giáo, thế nên các Giáo Hội mới lập ra các ủy ban, tổ chức hết
hội nghị này đến hội nghị khác chỉ với mục đích là để tiến tới sự hiệp nhất trong Kitô Giáo. Thông qua các
hội nghị này người ta đưa ra các chủ trương khác nhau, chẳng hạn tại Hội Nghị Stockholme có phương
châm “Đạo lý năng gây chia rẽ còn hành động thì gây đoàn kết”. Tuy nhiên về sau tại Hội Nghị Amsterdam
( Hòa Lan ) năm 1948, nhận ra rằng sự chia rẽ về đạo lý sẽ mang theo chia rẽ về hành động, thế nên đã
đề ra một tiêu chuẩn mới là phải chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Mặc dầu vậy phải chờ tới năm
1961, Đại Hội New Delhi mới hoàn chỉnh công thức đạo lý căn bản như sau: Hội Đồng Thế Giới các Giáo
Hội tuyên xưng "Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế theo Kinh Thánh”.
Giáo Hội Công Giáo không gia nhập Hội Đồng Thế Giới các Giáo Hội này hiện nay đã có tới hơn
300 Giáo Hội, nhưng từ năm 1961 đã gửi các quan sát viên tham dự các đại hội, nhất là từ năm 1961
đã cử 12 đại biểu làm thành viên chính thức của Ủy Ban “Đức Tin và Định Chế” với vai trò là nghiên cứu
những khía cạnh thần học nhằm tiến tới sự hợp nhất các Kitô Hữu. Sự cộng tác của Giáo Hội Công
Giáo với phong trào Đại Kết ngày càng tỏ ra khăng khít cùng với những bước đi cụ thể. Đặc biệt ngày
30.10.1999, Giáo Hội Công Giáo đã ký kết với Liên Đoàn Quốc tế Giáo Hội Luther một văn bản có nội
dung liên quan đến Giáo Lý chung về ơn Công Chính Hóa bởi Đức Tin ( Nguồn Wikipedia đã dẫn ).
Việc ký kết này cho thấy Giáo Hội Công Giáo vô hình chung
đã làm mất đi bốn tính chất quan trọng cần tuyên xưng, đó là: Duy
Nhất – Thánh Thiện – Công Giáo và Tông Truyền. Bốn tính chất ấy
có quan hệ mật thiết với nhau mà nếu tách đi bất cứ tính chất nào thì
ba tính chất còn lại sẽ không thể thành tựu. Lý do bởi vì toàn thể Kitô
hữu chúng ta đều có chung một ơn gọi: “Chỉ có một thân thể, một
Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi
đến một hy vọng, một Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa, một Đức
Chúa Trời là Cha mọi người, Ngài vượt trên mọi người, suốt qua mọi
người, và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4 – 6 ).
Chỉ có một ơn gọi và ơn gọi đó là để trở về với Đấng Cha ở nơi
mình, và cũng chính trong sự trở về ấy, chúng ta mới có được niềm hy
vọng vào cái chưa thấy: “Vì chúng ta được cứu trong sự hy vọng,
nhưng sự hy vọng đã thấy được thì chẳng phải là sự hy vọng, vì có ai
lại hy vọng điều mình đã thấy rồi ư ?
Song nếu chúng ta hy vọng điều mình chưa thấy thì chúng ta
mới nhẫn nại mà đợi trông ( Rm 8, 24 – 25 ). Để có và sống với niềm
hy vọng đó thì cũng chỉ có một Chúa là Đức Kitô, Ngài là con đường
dẫn tới Chúa Cha “Ta là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống, không ai
đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ).
Đức Kitô tự nhận mình là con đường và con đường đây chính là
Đạo Công Giáo Tông Truyền đã được thiết lập dựa trên nền tảng các Tông Đồ với Phêrô là đại diện: “Còn
Ta lại bảo ngươi rằng ngươi là Phêrô, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên tảng đá này. Cửa Hỏa Ngục cũng chẳng
thể thắng được nó. Ta sẽ trao chìa khóa Nước Trời cho ngươi, điều gì ngươi cầm buộc dưới đất thì trên
Trời cũng cầm buộc. Điều gì ngươi cởi mở dưới đất thì trên Trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 18 – 19 ).
12
Lời Chúa trên đây cho thấy một điều hết sức rõ ràng không thể cắt nghĩa theo bất cứ cách nào
khác, đó là Đức Kitô đã thiết lập Giáo Hội và trao cho Giáo Hội ấy tất cả quyền bính. Tuy nhiên có một câu
hỏi nhất thiết cần đặt ra: Tại sao Chúa chỉ thiết lập một Giáo Hội duy nhất lại còn trao quyền bính tối
thượng như thế để làm gì ? Câu trả lời chỉ có thể có được khi nào nhận ra bản chất đích thực của Giáo
Hội chính là Thân Mầu Nhiệm Chúa Kitô và cũng chỉ khi ấy chúng ta mới thấy được vai trò của Đức Maria
quan trọng đến bực nào đối với công cuộc hiệp nhất mà Giáo Hội đã và đang theo đuổi từ bấy lâu nay.
Hàng năm phong trào Đại Kết đều có tổ chức tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo. Thế
nhưng sau nhiều thập kỷ, việc hiệp nhất ấy vẫn là một thách đố không thể vượt qua. Lý do không thể
vượt là bởi ý nghĩa đích thực của hiệp nhất không phải là giữa các Giáo Hội mệnh danh Kitô Giáo với
nhau nhưng là giữa các chi thể trong Thân Mầu Nhiệm Đức Kitô. Trước khi nộp mình chịu chết, Chúa
Giêsu đã dâng lời cầu nguyện: “Con chẳng những vì họ mà cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ nhân lời
họ mà tin Con nữa để họ thảy hiệp làm một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, lại để họ cũng ở
trong chúng ta hầu thế gian tin rằng Cha đã sai Con” ( Ga 17, 20 – 21 ).
Đối tượng cầu nguyện cho sự hiệp nhất ở đây trước hết là các Tông Đồ và sau nữa là cho những ai
tin vào lời giảng dạy của các ngài. Nhận ra như thế để thấy rằng sự hiệp nhất trong Giáo Hội tức giữa các
chi thể với nhau là vô cùng quan hệ đến phần rỗi đời đời của mỗi người. Mặt khác tính chất hiệp nhất ấy còn
là giữa các chi thể với Đức Kitô là đầu Hội Thánh: “Ta là cây nho các ngươi là cành. Ai cứ ở trong Ta và Ta
ở trong họ thì người ấy kết quả nhiều. Vì ngoài Ta các ngươi không thể làm chi được. Nếu ai không ở trong
Ta thì bị ném ra như cành kia khô héo rồi người ta lượm lấy quăng vào lửa mà đốt đi” ( Ga 15, 5 – 6 ).
Cũng như tất cả cành nhánh phải gắn chặt vào thân để được chuyển thông nhựa sống thế nào
thì chúng ta là những chi thể cũng phải “ở” trong Chúa như vậy. Mỗi một Kitô Hữu từ khi lãnh nhận Bí
Tích Thánh Tẩy đều đã trở nên chi thể của Đức Kitô. Thế nhưng việc trở nên ấy hoàn toàn không như
một điều gì đó mặc nhiên mà cần phải được Đức Mẹ cưu mang và chăm sóc trong suốt cả cuộc đời tín
hữu. Lại nữa sự cưu mang và chăm sóc của Đức Mẹ với từng mỗi chi thể cũng không khác nào với
Chúa Giêsu. Nếu Chúa là đầu được sinh ra bởi Đức Maria thì chúng ta là những chi thể, chẳng lẽ lại
không được sinh ra bởi Đức Maria sao ?
Nói cách khác, Đức Maria hạ sinh và chăm sóc linh hồn chúng ta cũng chính là hạ sinh nuôi
dưỡng chăm sóc Chúa Con ở trong ta: “Chính Người lãnh đạo sự đào luyện và tăng tiến của Kitô Bí
Nhiệm và gầy tạo Hội Thánh và các Thánh. Vì chính Giêsu hạt cải nhỏ đang lớn lên trong Hội Thánh và
chính Maria chăm nom cho lớn lên như đã chăm nom cho thân thể Chúa Giêsu lớn lên những ngày
sống ở Bêlem và Nadarét” ( MV. Bernadot, OP. – Mẹ Trong Đời Tôi ).
Đức Maria sinh ra chúng ta và tận tình chăm sóc từng người bằng các Ơn Thánh mục đích là để
cho ta được hiệp nhất trong Chúa: “Như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” Hiểu như thế thì hiệp
nhất chỉ có thể là hiệp trong Chúa thông qua con đường duy nhất là Đức Maria bởi vì Ngài là Đấng
Thiên Chúa ở cùng ( Lc 1, 28 ).
PHÙNG VĂN HÓA
SỐNG TRONG LỜI CẦU CỦA MẸ
Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí,
chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ,
với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu ( Cv 1, 14 )
Có lần tôi trông thấy một người cha nóng
giận đánh con túi bụi, người mẹ chẳng dám làm
gì, chỉ ôm mặt khóc. Tàn cơn giận, người cha bỏ
đi, đứa con chạy lại ôm lấy mẹ, người mẹ vừa
khóc vừa lấy dầu bôi cho con những vết bầm
tím... Thường trong gia đình Việt Nam chúng ta,
cha là người giữ kỷ cương, nề nếp nên được gọi
là nghiêm đường, còn mẹ thì nhân từ bao dung,
lắm khi thương con chẳng suy nghĩ hơn thiệt,
nên gọi là từ đường. Tại sao cha mẹ lại yêu
thương con cái ? Câu hỏi này phải hỏi ông Trời,
13
CÙNG NGHIỆM SINH
đã là cha là mẹ thì tự nhiên là thương con, không ai dạy, chẳng ai bắt, cứ thương thôi mà chẳng được
trả xu nào.
Thế Đức Mẹ có thương Chúa Giêsu không ? Câu hỏi xem ra thừa. Có mỗi một con trai, lại là một
bà góa thời điểm Chúa Giêsu bị giết, Chúa Giêsu là tất cả những gì Đức Mẹ có. Ở phương Đông này,
một bà mẹ góa mà mất đứa con trai duy nhất là mất cả cuộc đời.
Bước vào cuộc thương khó, Chúa Giêsu biết mình sẽ chết, bỏ lại mẹ mình, bỏ lại các môn đệ
yêu quý. Rồi đây sẽ có Chúa Thánh Thần thay thế Ngài lo cho các môn đệ. Ngài ở lại với họ bằng Mình
và Máu là sự hiện diện cách cụ thể cầm được chạm được. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ, vẫn còn
thiếu một... từ đường. Khi còn ở dương gian, Chúa Giêsu đã nếm hưởng một tình mẹ thật ngọt ngào mà
chúng ta vẫn ca ngợi là "khoan thay, nhân thay, dịu thay", thì khi từ giã cõi đời, ngài cũng muốn các môn
đệ yêu dấu của mình có được người mẹ đó.
Vì vậy cho nên khi hấp hối, Chúa Giêsu trao mẹ mình cho Thánh Gioan: "Này là mẹ của anh".
Từ đó Hội Thánh đã ca tụng Mẹ của mình với bao nhiêu là tước hiệu cao sang: Mẹ Thiên Chúa, Nữ
Vương Thiên Đàng, Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu, Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Mẹ Hằng Cứu Giúp... nhưng
không có danh hiệu nào đơn giản mà cảm động hơn danh hiệu chính Chúa Giêsu nói: "MẸ CỦA ANH".
Nghĩa là khi chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ, chúng ta chỉ cần nói "Lạy Mẹ CỦA CON". Thế là đủ ! Một
đứa con nhỏ nó không gọi mẹ nó là Mẹ nhà giáo ưu tú, Mẹ nghệ sĩ nhân dân... nó chỉ gọi mẹ của nó là
Mẹ ơi, Má ơi... và mẹ nó bế nó lên, chỉ vậy thôi là nó hạnh phúc rồi.
Chúa Giêsu muốn để mẹ mình lại cho các môn đệ vì ngài biết rằng thật phúc cho ai được người
khác cầu nguyện cho mình, bảo bọc mình bằng kinh nguyện. Có bà mẹ nào mà trong lòng lại không có
những đứa con của mình. Bà sinh lũ con ra đời rồi đấy, chúng chạy nhảy tung tăng, chúng cưới vợ lấy
chồng, chúng làm ông này bà nọ... nhưng cho đến chết, cả đến khi bà về với Chúa trên Trời, chúng vẫn
cứ còn ở trong dạ mẹ, ở trong lòng bà. Đơn giản vì đã là mẹ thì không thể quên con, đã là mẹ thì thương
con. Thế nên đâu có cần nhắc các bà mẹ phải cầu nguyện cho con cái mình, chuyện đó các bà mẹ làm y
như chuyện phải ăn cơm uống nước, không có không sống được. Thế nên xưa nay người ta chỉ cần nhắc
con cái phải cầu nguyện cho cha mẹ chứ cần gì phải dặn dò các bà mẹ cầu nguyện cho con.
Các môn đệ cần một người mẹ bên cạnh vì chính Chúa Giêsu biết thế gian này ác tâm đến thế
nào. Chính nó lập mưu giết chết Ngài. Các môn đệ cần có Mẹ để như đứa con nhỏ chạy vào lòng mẹ
khi nó sợ hãi, để được nâng đỡ, chở che bằng sự cầu bầu thần thế của Mẹ.
Các môn đệ phải có một bà mẹ cầu nguyện cho họ vì họ cũng là những kẻ có tội, những kẻ gây
chia rẽ bất hòa, họ đều có thể là những Augustino cần có bà mẹ Monica trong đời. Mỗi ngày họ đều xin
“cầu cho chúng con là kẻ có tội”.
Mẹ của các môn đệ Chúa chính là Mẹ chúng ta.
Lm. GB. NGUYỄN MINH ĐỨC, DCCT
HÃY NHỚ MỆNH LỆNH FATIMA
Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần, nhưng nổi bật là những lần
hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha, nổi bật vì các sứ điệp quan
trọng dành cho nhân loại. Các sứ điệp Fatima thuộc phạm vi
rộng đến nỗi không thể ghi trong một cuốn sách. Các chủ đề
như sự tận hiến, lòng sùng kính ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, cuộc
nổi dậy và lan rộng của Cộng Sản vô thần, Chuỗi Mai Khôi là khí
cụ hòa bình, lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, thị kiến
về Hỏa Ngục, Bí Mật Thứ Ba,… Tất cả những điều này có thể
thấy trong các sứ điệp Fatima.
Một sứ điệp nổi bật là cuộc nổi dậy của chủ nghĩa Cộng
Sản vô thần do Nga tuyên truyền. Với sự sụp đổ của Cộng Sản
Soviet năm 1990 – 1991 và việc tiết lộ Bí Mật Thứ Ba Fatima
ngày 13.5.2000, chúng ta có thể nói rằng các Mệnh Lệnh
Fatima đã trọn vẹn chưa ? Vẫn tiếp tục nhắc nhở nhân loại.
Trong chuyến viếng thăm Fatima ngày 13.10.2010, Đức
Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói: “Những người tự lừa dối mình
đều nghĩ rằng Mệnh Lệnh Fatima đã kết thúc”.
14
CÙNG GHI NHỚ
Tầm quan trọng của việc tận hiến đã rõ khi chúng ta muốn có hòa bình trên thế giới và sự hoán cải
của nước Nga, Đức Mẹ nói rằng Thiên Chúa muốn dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Đây
là lời Đức Mẹ nói năm 1917: “Để ngăn cản điều đó ( sự trừng phạt thế giới bằng chiến tranh, nạn đói
khát, sự bách hại Giáo Hội ), Mẹ sẽ xin tận hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm và rước lễ các
ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu họ vâng lời Mẹ, nước Nga sẽ hoán cải và sẽ có hòa bình; nếu không,
nó sẽ lan truyền sự sai lầm tới khắp thế giới, thúc đẩy chiến tranh và bách hại Giáo hội…”
Rõ ràng nhân loại đã không lắng nghe, đa số không vâng lời Đức Mẹ. Thế chiến thứ nhất đã
xảy ra ( 1914 – 1918 ), và chỉ 21 năm sau lại xảy ra thế chiến thứ hai. Hồi đó, đại sứ tại Tòa Thánh là
Howard Dee đã viết trong cuốn “God’s Greatest Gift to Mankind Today” ( Tặng Phẩm Lớn Nhất của
Thiên Chúa Dành Cho Nhân Loại Ngày Nay ): “Từ nước Nga, chứng ung thư Mácxít lan rộng mau
chóng. Nước này tới nước khác, các lãnh địa và các quốc gia sụp đổ… Ngày nay, gần một nửa nhân
loại bị cộng sản thống trị và nửa kia chịu đau khổ vì bệnh tật dữ dội”.
Tháng 6 năm 1929, Đức Mẹ nói với Nữ Tu Lucia: “Đã đến lúc Thiên Chúa yêu cầu Đức Giáo
Hoàng, cùng với các Giám Mục trên thế giới, tận hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ. Chúa
hứa cứu nước Nga bằng cách này”.
Trong khi đó, các hội tông đồ quốc tế như Đạo Binh Xanh Đức Mẹ Fatima ( Blue Army of Our
Lady of Fatima ) loan truyền Mệnh Lệnh Fatima. Đối với việc hoán cải của nước Nga và hòa bình thế
giới, những người sùng kính hứa hằng ngày đọc Kinh Sáng, dâng những hy sinh theo nhiệm vụ hằng
ngày, lần Chuỗi Mai Khôi, dâng mình cho Đức Mẹ và đeo Áo Đức Bà Camêlô làm dấu hiệu tận hiến. Nữ
Tu Lucia nói rằng Thiên Chúa sẽ cho phép tận hiến nước Nga khi đủ số người hoàn tất yêu cầu nói trên.
Sau nhiều cố gắng, việc dâng hiến nước Nga được thực hiện ngày 25.3.1984 với văn bản của
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II xin các Giám Mục trên thế giới cùng ngài tận hiến cho Đức Mẹ, mỗi
Giám Mục thực hiện tại Giáo Phận của mình. Khi nước Nga chưa được trực tiếp đề cập, Đức Giáo
Hoàng cầu nguyện: “Chúng con tận hiến cho Mẹ mọi người và mọi nước có nhu cầu đặc biệt là tận hiến
cho Mẹ theo cách này. Xin soi sáng cho các dân tộc mà Mẹ chờ họ tận hiến”. Nữ Tu Lucia nói với Sứ
Thần Tòa Thánh rằng việc tận hiến này đã được Thiên Chúa chấp nhận.
Tháng 3 năm 1985, ông Mikhail Gorbachev là chủ
tịch Liên Sô. Ông đã bắt đầu cuộc cải cách và về sau dẫn tới
sự sụp đổ khối cộng sản Soviet. Sau đó là Năm Đức Mẹ tại
Philippines, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai mạc
Năm Đức Mẹ đặc biệt này và kết thúc vào ngày 15.8.1988,
lễ Đức Mẹ Mông Triệu.
Trong những năm tiếp theo – có thể nhờ lời cầu
nguyện của Đạo Binh Xanh Đức Mẹ Fatima và của những
người đạo đức trên thế giới, các Giám Mục đã cùng tận hiến
và công bố Năm Đức Mẹ Đặc Biệt – khối Cộng Sản Soviet
bắt đầu tan rã, khởi đầu là Cộng Sản của nước Ba Lan.
Ngày 13.5.1991, Thánh Gioan Phaolô II hành hương Đức
Mẹ Fatima và công khai tạ ơn Đức Mẹ đã giải thoát Đông Âu
và Trung Âu thoát khỏi ách Cộng Sản vô thần. Trong những
năm tiếp theo, thế giới tương đối hòa bình. Phải chăng vì “lò
lửa” Nga đã dịu bớt ?
Nên lưu ý rằng nước Nga ngày nay trở nên quả
quyết dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Vladimir Putin, cựu
trưởng tổ chức KGB của Soviet. Về chính trị thế giới, nó có
tầm ảnh hưởng mạnh. Nga giàu nguồn năng lượng như dầu
hỏa và khí thiên nhiên, trong những năm gần đây, các nguồn
này được sử dụng làm đòn bẩy chính trị tại Đông Âu. Các
cuộc tập trận gồm đến 160.000 binh sĩ, hơn 1.000 xe tăng, 130 máy bay, và 70 tàu chiến. Khi ông Putin
biết các kế hoạch của Hoa Kỳ và EU về chiến tranh đối với Bắc Mỹ, với Phi Châu và Á Châu, bao gồm
cả Trung Đông, ông tuyên bố “chuẩn bị cuộc chiến quyết liệt” ( Prepare for Armageddon ).
Rõ ràng, sự hoán cải của Ngà đã được Đức Mẹ tiên báo vẫn chưa hoàn tất. Điều Đức Mẹ ban
cho chúng ta là sự sụp đổ của khối Cộng Sản Soviet tại Đông Âu và sự giải thoát nhiều nước khỏi ách
vô thần. Nhưng mối đe dọa vẫn còn đó, và thế giới lại có một lực lượng cộng sản khác cần lưu ý là
Trung Cộng. Nếu hai tên khổng lồ cộng sản này liên kết với nhau thì sao đây ?
Chúng ta thấy rõ các mối đe dọa đối với hòa bình thế giới. Chúng ta không chỉ nói về Trung
Đông, mà đặc biệt là Syria. Hãy lần Chuỗi Mai Khôi cầu xin hòa bình cho thế giới !
15
Đây là lúc ghi nhớ các Mệnh Lệnh Fatima và và kế hoạch hòa bình của Đức Mẹ cũng có trong
đó. Với lời cầu nguyện bằng Chuỗi Mai Khôi, Đông Âu đã thoát ách Cộng Sản vô thần. Tại sao chúng ta
không cầu nguyện nhiều cho hòa bình thế giới ? “Vũ khí” của Đức Mẹ rất đơn giản, luôn được Đức Mẹ
nhấn mạnh không chỉ tại Fatima mà còn ở hầu hết các lần hiện ra tại các nơi khác: Chuỗi Mai Khôi.
LOURDES R. POLICARPIO
TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com
GIANNA BERETTA MOLLA NƯỚC Ý
VÀ MARIA NGUYỄN THỊ YẾN CỦA VIỆT NAM
Chúng ta nghe nói nhiều về gương hy sinh của một bác sĩ
bên nước Ý tên là Gianna Beretta Molla mới được phong Thánh
cách đây không lâu. Chị đã hy sinh chính mạng sống của mình để
giữ lại thai nhi con yêu dấu của mình khi bác sĩ chẩn đoán chị bị
ung thư, và nền y khoa dù hết sức tiên tiến hiện đại của nước Ý
cũng chỉ bảo đảm cứu sống được chỉ một trong hai mẹ con. Cũng
phải nói thêm, nếu quyết định giữ lại em bé, người mẹ phải ngưng
tất cả mọi liệu pháp chữa trị nên có nguy cơ cuối cùng là mẹ sẽ
chết vì ung thư trước khi kịp sinh con.
Đó là bên nước Ý. Bên Việt Nam mình, chúng tôi xin được
thuật lại câu chuyện tương tự. Chị Maria Nguyễn Thị Yến, sinh
ngày 19.7.1981, lập gia đình với một người không Công Giáo, hiện
ngụ tại xóm 1, thôn Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà
Nội 2 ( tỉnh Hà Tây cũ ). Đến một ngày, tự dưng chị thấy đau đầu
dữ dội và khó thở vô cùng, đi khám thì phát hiện đã bị ung thư vòm họng di căn lên não, mà cùng lúc chị
lại đang mang thai con đầu lòng hơn 5 tháng rồi. Các bác sĩ quân đội của Bệnh Viện 103 yêu cầu: muốn
chữa trị bệnh ung thư và được cứu sống, chị buộc phải phá bào thai đang tăng trưởng trong tử cung…
Chị gần như tuyệt vọng trong nỗi day dứt giằng co, còn cả gia đình chị thì khẩn nguyện trong đau buồn,
cùng hiệp ý làm Tuần Cửu Nhật xin Chúa và Đức Mẹ soi sáng cho biết phải quyết định ra sao, có nên
phá thai, bỏ em bé theo yêu cầu của bác sĩ để cứu người mẹ hay không ?
Sau khi làm xong Tuần Cửu Nhật, chính bản thân chị dường như tìm được một sức mạnh lạ
lùng, chị cương quyết giữ lại thai nhi bằng mọi giá ! Chị can đảm chịu mọi cơn đau đớn của căn bệnh,
ngưng mọi liệu pháp chữa trị để quà tặng vô giá mà Thiên Chúa trao ban cho chị được bảo vệ an toàn.
Còn đến 4 tháng thai kỳ ( 120 ngày ), không được hoá trị hay xạ trị, căn bệnh ung thư di căn liên tục gây
ra những cơn kinh khủng, hoàn toàn ngoài sức chịu đựng của chị… Tất cả đã nghĩ đến giải pháp mong
manh cuối cùng, đó là nếu bệnh trạng chuyển nhanh đến mức trầm trọng nguy hiểm, người mẹ sẽ
không cầm cự được thêm, có thể chết bất cứ lúc nào, đồng thời đã đến một thời hạn tối thiểu để em bé
có thể sống được bên ngoài dạ mẹ, chị và cả gia đình sẽ tự nguyện xin các bác sĩ cho phẫu thuật "bắt
con", nói trắng ra là chấp nhận hy sinh mẹ để ưu tiên cứu lấy con.
Với hoàn cảnh gia đình quá neo đơn, cô Hiến là chị
ruột của chị Yến, đang tu tại Tu Hội Thánh Tâm, phải xin
nghỉ việc để cùng gia đình chăm sóc thuốc thang cho em
gái tại Bệnh Viện 103 cách xa nhà chừng 40 cây số chờ
đến ngày sinh em bé, đồng thời cô Hiến cũng phụ lo cho
các chị em bầu tại Mái Ấm BVSS của các cha DCCT Thái
Hà ngay trong làng…
Thế rồi đến ngày 5.11.2013, chị Yến phải chịu một
cơn đau dữ dội chưa từng thấy, có nguy cơ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự an toàn của em bé, bác sĩ trực đã
quyết định phải cho sinh mổ lấy em bé ra ngay… Tạ ơn
Chúa, “mẹ tròn con vuông”, bé gái nặng 1,9Kg, khóc váng
lên trong niềm vui mừng khôn tả của chị Yến và mọi người
thân trong gia đình, của cả Nhóm BVSS Thái Hà…
16
CÙNG TRÂN TRỌNG
Sau khi sinh mổ, chị Yến tỉnh lãi thì ung thư di căn đã làm hai mắt của chị không còn nhìn thấy gì
nữa. Được ôm con mình phải sinh ra là một hạnh phúc lớn của người phụ nữ, hoàn thành thiên chức
làm mẹ, vậy mà bây giờ chị Yến lại không còn được tận mắt ngắm nhìn con của mình. Thế nhưng chị
đã không hề cảm thấy chút bất hạnh nào, chị một tay bế con, một tay nhẹ nhàng sờ soạng vuốt ve
khuôn mặt bé bỏng xinh xắn của con, nước mắt hạnh phúc cứ lã chã rơi xuống ướt đầm mặt con, cả
ngực áo con, trong khi con thì oe oe khóc thật hồn nhiên vô tự… Mọi người vây quanh, nhìn cảnh ấy ai
cũng nghẹn ngào xúc động trước tình yêu cao cả người mẹ đã dũng cảm hy sinh cho con mình được
cất tiếng khóc chào đời… Cháu bé đã được cha xứ địa phương, cử hành Bí Tích Thánh Tẩy và đặt tên:
Giêrađô Maria Lê Hoàng Cẩm Tú.
Cháu bé sinh được tròn một tháng rưỡi, thì cha Lê Quang Uy,
cùng với hai bạn trẻ Nhóm Fiat có dịp ra miền Bắc, đã cùng chúng tôi
đến thăm chị và cháu bé tại gia đình bên ngoại, cháu đã nặng 4kg.
Tăng được 2kg100. Gia đình xin bệnh viện cho chị xin về mừng Lễ
Noel 2013, đầu năm 2014 chị mới trở lại bệnh viện. Chị và gia đình
cũng xác định không nạo phá thai để cứu em bé xong rồi sẽ đến
bệnh viện xạ trị chữa bệnh ung thư vòm của chị theo phác đồ điều trị
của bác sĩ Quân Y Viện 103… Nhưng tất cả đều tín thác nơi Chúa
trong việc chữa trị ung thư của chị. Hiện mắt chị đã không nhìn thấy
gì do ung thư đã di căn sau khi mổ sinh con.
Chúng tôi đến thăm chị và con chị trong một chiều đông giá
lạnh. Lòng quặn đau khi nhìn thấy chị quờ quạng tìm con bên cạnh
chị đang khát sữa khóc oe oe… để tìm hơi ấm, tìm bầu sữa mẹ khi
bé đói… Thật đáng tiếc, đã gần hai tháng từ khi chị bé Giêrađô sinh
ra, căn bệnh ung thư đã làm cạn dòng sữa nuôi con của chị và bé
Cẩm Tú đã phải bú sữa bình…
Để kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Nhóm BVSS Thái Hà, tôi xin ghi lại vài suy nghĩ: Người thật
việc thật và những hình ảnh của chị Maria Nguyễn Thị Yến có thể nói là một chứng tá sống động cho sự
hy sinh cao quý vô bờ bến của một người mẹ Việt Nam dứt khoát không nạo phá thai để cứu con mình,
chị đã quyết định ngưng việc chữa trị ung thư nghĩa là sẵn sàng chịu chết để con mình được sống… Chị
đã chịu đựng đau đớn vì căn bệnh nan y nghiệt ngã, chịu cả cảnh mù loà xót xa để bây giờ được ôm
con trong vòng tay hạnh phúc chan hoà.
Chúng tôi tin chị Yến sẽ là tấm gương sống động cho nhiều bà mẹ khác cũng biết hy sinh tất cả
cho con mình, cho sự sống, cho quà tặng vô giá mà Thiên Chúa đã trao ban để không nạo phá thai
trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Viết nhân kỷ niệm 5 năm thành lập nhóm BVSS Hà Nội
Maria TRẦN THỊ HƯỜNG
VƯỜN HOA ĐỨC MẸ
Tháng Năm về, vườn hoa Đức Mẹ nở rộ trăm sắc hương hoa, từ thành thị tới nông thôn, từ các
Thánh Đường lớn tới những ngôi Nhà Thờ bé nhỏ thân thương, từ người thành phố đến từng nông dân,
tất cả mọi Kitô hữu trong muôn màu sắc của những đóa hoa lòng
kính về Mẹ mến yêu, Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh,
Mẹ của tất cả chúng sinh, Mẹ hiền, Mẹ đẹp, Mẹ là biểu tượng của
tất cả các loài hoa, Mẹ là máng thông ơn Thiên Chúa đến với
từng người con tin Mẹ.
Ai đó đã ví von Mẹ qua các đóa hoa thế này:
Mẹ là hoa thủy tiên, sáng trong muôn đời…
Mẹ tựa đóa hướng dương, tỏa ánh sáng mặt trời
Mẹ thật lòng khiết trinh như bông huệ, bông sen
Mẹ dịu dàng nhân ái như mộc lan thắm tình
Mẹ đầy tình trong Chúa tựa trúc thủy xanh tươi
Mẹ mến yêu nồng nàn như hoa hồng đỏ thắm
Mẹ lộng lẫy huy hoàng tựa ngàn sắc đào mai
17
CÙNG HIỆP THÔNG
Mẹ xinh xắn mỹ miều giống ngọc lan tố nữ
Mẹ tỏa ngát hương lòng của dạ lý hương tinh tế
Mẹ chung thủy một lòng như màu tím hoa bâng khuâng
Mẹ từ ái phúc hậu như mẫu đơn bền thắm lâu dài
Mẹ đơn sơ khó nghèo như ngàn hoa đồng nội
Mẹ thân tình dịu ái tựa hoa tigôn leo thành giàn
Mẹ hiền lành dễ mến tựa các đóa hồng bạch,vàng ươm
Mẹ mỉm cười ban phước như cam đỏ hoa cúc tàu lai.
Mẹ sầu bi ôm thi hài Chúa, ôi, màu tím buồn hoa sim.
Mẹ đau khổ thấy loài người tội lỗi, ôi, hoa gai xương rồng…
Mẹ Maria, hai tiếng thật gần gũi thân yêu với từng người Kitô hữu chúng ta, chỉ nhờ ơn Mẹ chúng
ta mới có thể đến gần với Chúa, được Chúa thương yêu. Người ta làm sao hiểu hết được tình Mẹ Maria,
chỉ có thể diễn đạt mối tình bao la đó qua một bà mẹ trần gian, tấm lòng mẹ được biết bao thơ ca nói đến:
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình…”, “Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày…”, “Cây chuối sau hè…”
Ước chi mỗi chúng ta sẽ là một đóa hồng xinh ( một tràng Hoa Mai Khôi ) đầy lòng yêu mến Mẹ
chân thành, vì chỉ có lòng yêu mến mới có thể biến đổi con người tội lỗi xấu xa thấp hèn của chúng ta,
để quy phục “cải tà, quy chánh” thật tâm quay về làm con thảo của Chúa và của Mẹ được.
Mẹ không cần ta dâng những đóa hoa màu mè trần tục, những bó hoa hình thức bề ngoài mà trong
lòng thì trống rỗng. Mẹ cần ta với bông hoa thật lòng yêu mến, bông hoa khiêm nhu ẩn sâu trong cõi lòng
như chính những bông hoa mà con người đã ví von cho Mẹ. Vâng ! cầu mong chúng ta, mỗi tâm hồn sẽ
liên kết với nhau thành một vườn hoa lòng xinh thắm, để chúng ta dâng kính Mẹ Maria trong năm Tân
Phúc Âm Hóa gia đình, và sẽ dâng lên Mẹ mãi mãi trong suốt cuộc đời của mỗi gia đình chúng ta.
VÂN MAI
NĂM ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐỨC GIÊSU
Bài viết riêng cho CNN của Lm. James Martin, Dòng Tên, Tổng Biên Tập tạp chí America, tác giả
tác phẩm "Đức Giêsu là một cuộc hành hương" ( Jesus: A Pilgrimage ) nhân mùa Phục Sinh 2014.
Mỗi khi đến mùa Phục Sinh là Đức Giêsu lại được nhắc đến rất nhiều kể cả theo lối tiêu cực do
một số người mang nhiều thành kiến là Người chưa bao giờ thực sự hiện hữu. Hầu hết những gì chúng
ta biết về Người thì đã được biết đến trong 2.000 năm qua. Nhưng nhờ có những tiến bộ trong sử liệu
và ngành khảo cổ, các Kitô hữu nhiệt thành vẫn có những khám phá đầy kinh ngạc và mới mẻ về cuộc
đời và thời đại của Người.
Đây là 5 điều có lẽ bạn chưa biết về Người:
1. Đức Giêsu xuất thân từ một làng quê hẻo lánh
Hầu hết các nhà khảo cổ bây giờ đồng ý rằng
Nazareth chỉ có từ 200 đến 400 nhân khẩu. Toàn bộ Cựu
Ước và sách Talmud không hề nhắc đến Nazareth. Còn
trong Tân Ước nó thường được nhắc đến với một sự châm
biếm, Tin Mừng theo Thánh Gioan kể rằng khi Nathanael
nghe về một Đấng Messiah có tên là “Giêsu Nazareth”, ông
đã hoài nghi ngay: “Ở Nazareth thì làm sao có gì hay ho ?”
2. Đức Giêsu không biết tất cả mọi sự
Đây là một nan đề gai góc của thần học. Nếu Người mang thần tính thì Người phải am tường tất
cả. Thật vậy, trong nhiều dịp Người đã tiên báo về cái chết và sự trỗi dậy của mình. Tin Mừng theo
Thánh Máccô ghi lại thoạt tiên Đức Giêsu thẳng thừng từ chối chữa bệnh theo yêu cầu của một phụ nữ
không phải Do Thái: “Không thể lấy bánh của con cái mà ném cho chó được.” Nhưng khi chị ta trả lời
rằng chó cũng được ăn mảnh vụn rớt xuống gầm bàn thì Người đã kinh ngạc và chữa lành cho đứa con
gái của chị ta. Dường như Người nhận ra sứ vụ của mình không dừng ở nơi người Do Thái.
3. Đức Giêsu đã sống đời dầm mưa giãi nắng
Từ năm 12 đến 30 tuổi, Đức Giêsu làm công việc của một người thợ mộc tại Nazareth. Khi
Người bắt đầu rao giảng dân chúng đã ngỡ ngàng: “Đây có phải là anh thợ mộc không ?” Nghề nghiệp
18
CÙNG TÌM HIỂU
của Người theo nguyên gốc Hy Lạp là tekton. Xưa nay vẫn quen dịch là thợ mộc. Nhưng hầu hết các
học giả bây giờ đều cho rằng đó là một thứ tạp vụ, một số còn dịch là “người làm công nhật”. Một tekton
có thể làm cửa, bàn ghế, giá đèn, lưỡi cầy. Nhưng có lẽ người cũng còn xây tường gạch hay phụ giúp
vào việc xây nhà ( thợ hồ – Người thường đưa vào dụ ngôn những vật liệu này ). Đó là một nghề nghiệp
cơ cực, phải kéo lê dụng cụ, các thanh gỗ và tảng đá trên toàn miền Galilê.
Đức Giêsu đâu có phải là loại người nổi đình nổi đám, nhảy vào hí trường thế giới sau một cuộc
đời nhàn hạ của một bác phó mộc chỉ sống thoải mái tại nhà, hàng ngày chỉ ngắm nghía và trau truốt
một vài thanh gỗ đâu. Trong 18 năm, Người đã làm việc cật lực và nặng nề. ( Thánh Luca đã nói về giai
đoạn này một cách vắn gọn: "Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng
phục các ngài. Có lẽ ta cần hiểu rằng Người đã chấp nhận gia cảnh nghèo hèn của cha mẹ, tức là từ khi
còn rất trẻ Người đã phải làm lụng quần quật để mưu sinh ).
4. Đức Giêsu cần đến thời gian riêng
Tin Mừng thường nói về nhu cầu của Đức Giêsu tách khỏi đám đông và ngay cả các môn đệ
nữa. Nếu có dịp đến thăm khu vực biển Galilê nơi Đức Giêsu thực hiện hầu hết các sứ vụ của Người,
các bạn sẽ thấy các thị xã nằm rất san sát nhau. Tìm được một khoảng trống riêng cho mình là điều rất
khó. Tại đó vẫn còn một cái hang nằm trên bờ biển gần với Capharnaum, khu vực tập trung các hoạt
động của Người. Có lẽ Người đã thường đến đó để cầu nguyện. Hang đó có tên Eremos, nghĩa là hẻo
lánh hay cô tịnh, từ đó phát xuất ra từ ẩn sĩ.
Dù là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu vẫn cần có thời gian sống một mình để cầu nguyện với Cha
của Người.
5. Đức Giêsu không muốn chết
Khi gần đến cuộc thương khó, Người đã xin “cất chén này đi”. Đó là một lời cầu nguyện thống thiết
với Cha mà Người gọi một cách trìu mến là Abba. Rõ ràng Người không muốn chết. Một số Kitô Hữu cho
rằng Đức Giêsu yêu mến và mong chờ cái chết. Nhưng như tất cả mọi người khác, cái chết là một nỗi kinh
hoàng đối với Người. Tâm hồn Thầy buồn đến chết được ( Mt 26, 38 ). Buồn đến chết tức là buồn ghê
gớm vì không có gì ghê gớm bằng cái chết. Nhưng khi Người nhận ra đó là ý muốn của Cha thì Người
bằng lòng đón nhận cái chết, ngay cả một cái chết trên thập giá.
Người ta thường nói về những khát vọng của họ khi xuyên tạc cuộc đời của Đức Giêsu. Nào là
Người lấy Maria Mácđala làm vợ, sinh ra nhiều đứa con, ngao du qua Ấn Độ…
Chung cuộc lại Đức Giêsu không bao giờ là một vấn nạn lịch sử để người ta tìm hiểu, nhưng
Người luôn luôn là một huyền nhiệm mời gọi mọi người đào sâu.
Lm. JAMES MARTIN, Dòng Tên, bản dịch của NGUYỄN TRUNG
Nguồn: http://religion.blogs.cnn.com/2014/03/15/five-things-you-didnt-know-about-jesus/
BA ĐIỀU RĂN YÊU THƯƠNG TRONG KINH THÁNH – Kỳ 2
III. Điều răn yêu thương trong Tin Mừng Gioan
“Điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Gioan
được Đức Giêsu gọi là “điều răn mới” ( Ga 13, 34 ).
Điều răn này có ý nghĩa thần học độc đáo riêng so
với điều răn “yêu thương người thân cận” đã phân
tích trên đây. Tin Mừng Gioan không nói đến “yêu
thương người thân cận ( plêsion )” mà là “yêu
thương lẫn nhau ( allêlous )” giữa các môn đệ. Phần
sau sẽ phân tích “điều răn yêu thương” trong Tin
Mừng Gioan qua năm mục: ( 1 ) Điều răn mới, nền
tảng đời sống các môn đệ, ( 2 ) Điều răn mới so với
Cựu Ước, ( 3 ) “Điều răn mới” là “điều răn cũ” trong
thư Gioan, ( 4 ) Điều răn của Đức Giêsu, ( 5 ) Cách thức yêu thương trong điều răn mới.
1. Điều răn mới, nền tảng đời sống các môn đệ
Trước khi bước vào cuộc Thương Khó, Đức Giêsu nói với các môn đệ ở Ga 13, 34 – 35: “34 Thầy
ban cho anh em một điều răn mới ( entolên kainên ) là anh em hãy yêu mến nhau ( hina agapate allêlous ),
19
CÙNG HỌC HỎI
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609
Ephata 609

More Related Content

What's hot

Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieOanh Huỳnh Thúy
 
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)hoanghaibang
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dauan hoa thanh nien
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014gxduchoa
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinhTam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinhLe Vu
 
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhSách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhgxduchoa
 
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạSự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạAndy Truong
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)gxduchoa
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Kinh Tinh Yếu Cúng Dường Đức Bạt Già Phạm Phật Dược Sư tôn xưng Như Ý Châu
Kinh Tinh Yếu Cúng Dường Đức Bạt Già Phạm Phật Dược Sư tôn xưng Như Ý ChâuKinh Tinh Yếu Cúng Dường Đức Bạt Già Phạm Phật Dược Sư tôn xưng Như Ý Châu
Kinh Tinh Yếu Cúng Dường Đức Bạt Già Phạm Phật Dược Sư tôn xưng Như Ý ChâuTrongDorje
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dongco_doc_nhan
 

What's hot (20)

Tin lanh
Tin lanhTin lanh
Tin lanh
 
Ephata 601
Ephata 601Ephata 601
Ephata 601
 
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
 
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinhTam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
Tam su voi chua moi ngay tuan 6 phuc sinh
 
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đìnhSách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
Sách Chặng đàng Thánh Giá - chủ đề gia đình
 
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạSự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
Sự thật về hiện tượng nói tiếng lạ
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
So 161
So 161So 161
So 161
 
Cn 32 thuong nien
Cn 32 thuong nienCn 32 thuong nien
Cn 32 thuong nien
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Kinh Tinh Yếu Cúng Dường Đức Bạt Già Phạm Phật Dược Sư tôn xưng Như Ý Châu
Kinh Tinh Yếu Cúng Dường Đức Bạt Già Phạm Phật Dược Sư tôn xưng Như Ý ChâuKinh Tinh Yếu Cúng Dường Đức Bạt Già Phạm Phật Dược Sư tôn xưng Như Ý Châu
Kinh Tinh Yếu Cúng Dường Đức Bạt Già Phạm Phật Dược Sư tôn xưng Như Ý Châu
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
Nep song cong dong
Nep song cong dongNep song cong dong
Nep song cong dong
 

Viewers also liked

TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬTTÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬTtongdokhuyettat
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
Cn chua chiu phep rua baptism of the lord
Cn chua chiu phep rua baptism of the lordCn chua chiu phep rua baptism of the lord
Cn chua chiu phep rua baptism of the lorddonboscochoir
 
La virgen, modelo para seguir a jesús
La virgen, modelo para seguir a jesúsLa virgen, modelo para seguir a jesús
La virgen, modelo para seguir a jesúsamzcs
 

Viewers also liked (8)

TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬTTÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
Cn31 tnb
Cn31 tnbCn31 tnb
Cn31 tnb
 
Long thuongxotchua
Long thuongxotchuaLong thuongxotchua
Long thuongxotchua
 
G M D
G M DG M D
G M D
 
Cn chua chiu phep rua baptism of the lord
Cn chua chiu phep rua baptism of the lordCn chua chiu phep rua baptism of the lord
Cn chua chiu phep rua baptism of the lord
 
12.la virgen maría
12.la virgen maría12.la virgen maría
12.la virgen maría
 
La virgen, modelo para seguir a jesús
La virgen, modelo para seguir a jesúsLa virgen, modelo para seguir a jesús
La virgen, modelo para seguir a jesús
 

Similar to Ephata 609

Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christco_doc_nhan
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)co_doc_nhan
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfThngThn2
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary Little Daisy
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 
Lich su cuu do đăng face
Lich su cuu do đăng faceLich su cuu do đăng face
Lich su cuu do đăng faceNgoc Quynh
 
Thông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen FideiThông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen Fideigxduchoa
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptxPope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptxMartin M Flynn
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiNgoc Que Vu
 

Similar to Ephata 609 (20)

Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christ
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Lich su cuu do đăng face
Lich su cuu do đăng faceLich su cuu do đăng face
Lich su cuu do đăng face
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Thông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen FideiThông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen Fidei
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptxPope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
 
Be banh va chia se okok
Be banh va chia se okokBe banh va chia se okok
Be banh va chia se okok
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côi
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 

More from Vu Mai JMV (20)

Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 623
Ephata 623Ephata 623
Ephata 623
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 
Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 
Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 

Ephata 609

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com "ĐƯỜNG CHÂN LÝ, NÀY CON ĐÃ CHỌN…" ( Thánh Vịnh 118, 30 ) Trong lịch sử Hội Thánh, một trong những sự kiện quan trọng đầu tiên là việc chọn người thay thế ông Giuđa, kẻ đã phản bội Chúa Giêsu và chia tay với Tông Đồ Đoàn. Vị nào thay thế chỗ của Giuđa cũng có nghĩa là trở nên Tông Đồ, lãnh nhận sứ mạng làm chứng về Chúa Giêsu, sung công hoàn toàn cuộc đời mình và sống chết cho Tin Mừng, thay chỗ Giuđa cũng có nghĩa là nhận lấy vị thế thuộc về Chúa Giêsu hoàn toàn, có đầy đủ uy tín để làm chứng, một chứng xác thực về Chúa Giêsu. "Vậy trong số những anh em đã cùng chúng tôi theo Chúa Giêsu suốt thời gian Người dẫn đầu chúng ta, kể từ phép rửa của ông Gioan cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta và được rước lên Trời, phải có một người trở thành chứng nhân cùng với chúng tôi về cuộc Phục Sinh của Người" ( Cv 1, 15 – 26 ). Thánh Phêrô đã chia sẻ với Tông Đồ Đoàn về điều kiện thiết yếu để trở nên người làm chứng về Chúa Giêsu, đây là điều kiện quan trọng nhất không thể bỏ qua. Phải là người đã từng theo Chúa Giêsu kể từ khi ông Gioan thực hiện phép rửa, cho đến ngày Ngài lên Trời. Hành trình theo Chúa là hành trình được huấn luyện bởi chính Chúa Giêsu về sự nhận biết chương trình cứu độ của Thiên Chúa và lòng tin vào chính Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Chính Chúa Giêsu huấn luyện bằng phương pháp độc đáo của Ngài chứ không phải bởi ai khác, một giáo huấn tinh tuyền, sống động, không sai chạy, không bị cắt nghĩa hoặc giải thích bởi bất kỳ luồng tư tưởng hay bất kỳ khuynh hướng nào, một giáo huấn được truyền ban và kiểm nghiệm bởi chính Đấng xây dựng giáo huấn, một giáo huấn được đích thân Ngài dạy dỗ một cách sống động, diện đối diện, từng chút một. Chính Chúa Giêsu huấn luyện các Tông Đồ để xây dựng mối tương quan chặt chẽ, gắn bó, đích thực của họ với chính Ngài. Không chỉ là giáo thuyết nhưng là chính con người, chính mối tương giao mật thiết với Chúa, mối tương giao xác định tính cách môn đệ, mối tương giao CON NGƯỜI với con người. Chúng ta nhận thấy Thánh Phêrô nhấn mạnh yếu tố “theo Chúa Giêsu…” và “Người dẫn đầu chúng ta”. Mối tương giao với Chúa Giêsu quyết định tính cách làm chứng, bởi người làm chứng phải là người có kinh nghiệm trong cuộc đời mình về các biến cố liên quan, về chính con người mình làm chứng. Ở đây không còn thuần tuý là công việc nữa, nhưng là một dấn thân trọn vẹn, đích thực. Điều mình làm chứng hoàn toàn thuộc về mình, không gì có thể chia tách. Đối tượng của lời chứng là chính Chúa Giêsu mà biến cố trọng tâm là cuộc Phục Sinh. Phục Sinh là hệ quả tất yếu của cuộc khổ nạn, của thập giá, một hệ quả vượt sức hiểu biết và tiên đoán của con người. Phục Sinh là hệ quả tất yếu của cuộc thương khó trong một chương trình được vận hành bằng quyền năng Thánh Linh. Biến cố Phục Sinh làm đảo lộn mọi tính toán của thế gian, sức công phá của biến cố Phục Sinh đã làm bật tung Cửa Tử Thần bấy lâu nay tưởng như bất bại. Biến cố Phục Sinh quyết định số phận con người, mở ra cho nhân loại niềm hy vọng bất diệt, giải phóng nhân loại trong tự do, vĩnh cửu. 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 609 – CHÚA NHẬT 11.5.2014
  • 2. Chúng ta nhận ra hình ảnh Mẹ Maria bao trùm lên sự kiện vừa nêu. Mẹ không chỉ có mặt bên Chúa Giêsu kể từ khi Gioan làm phép rửa, nhưng Mẹ hiện diện bên Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu, ngay khi sứ thần ngỏ lời công bố Chúa vào trần gian. Mẹ không chỉ theo chân Chúa ra vào lui tới trên bước đường loan báo Tin Mừng, nhưng Mẹ bao bọc, gần gũi, bồng ẵm và không bao giờ rời xa Con của mình trong bất kỳ tình huống nào. Nếu hỏi ai là người được nghe Chúa giảng dạy nhiều nhất, lâu nhất và sâu nhất, thì câu trả lời chỉ có thể là chính Mẹ Maria. Khi chưa có một vị Tông Đồ nào biết Chúa thì Mẹ đã nuốt vào lòng mình bao lời yêu thương của Chúa. Khi chưa có một Môn Đệ nào được mặc khải ý định của Thiên Chúa, thì Mẹ đã ghi nhớ mà suy đi gẫm lại trong lòng. Giáo huấn của Chúa Giêsu in sâu vào lòng mẹ, hình ảnh của Chúa thẫm đượm trong tâm Mẹ, ngôn ngữ của Chúa vang vọng trong lòng Mẹ. Vâng, không ai gắn bó với Chúa Giêsu hơn Mẹ ! Mẹ theo Con yếu dấu của mình đến tận chân thập giá, chấp nhận đi hết con đường đau khổ, chấp nhận chương trình của Thiên Chúa trong mù tối chỉ với một ánh sáng tin yêu. Mẹ chấp nhận để Thần Khí của Chúa vận hành cuộc đời Mẹ thì lẽ nào trong biến cố Phục Sinh Mẹ lại không được thụ lãnh những gì là cao quý và thẳm sâu nhất ? Là người theo Chúa Giêsu từng giây từng phút, là người gắn bó mật thiết với Chúa, là người chứng kiến, hiệp thông, tham dự vào toàn bộ biến cố khổ nạn, thập giá và phục sinh của Chúa, chắc chắn Mẹ là người Tông Đồ đích thực, là Tông Đồ của mọi Tông Đồ, là người thu giữ kho tàng Đức Tin của Hội Thánh, là người chia sẻ Đức Tin cho nhân loại. Công cuộc Tái Phúc Âm Hóa hôm nay cần đặt lại cùng một vấn đề như Hội Thánh xưa, không thể có kẻ nào được sai đi mà đã không từng theo Chúa Giêsu, có mối tương quan gắn bó mật thiết với Ngài, thuộc trọn về Ngài và đi trọn con đường Ngài đã đi. Nếu không đủ các điều kiện đó, chúng ta chỉ có những người hành nghề tôn giáo, một loại… cán bộ dịch vụ tín ngưỡng mà thôi ! Nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của chúng ta, xin Mẹ trao cho chúng ta kinh nghiệm đi theo Chúa với tất cả lòng cậy trông phó thác. Chúng ta cần kinh nghiệm của Mẹ biết bao khi chúng ta đặt chân bước đi trên Đường Chân lý đã chọn. "Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ…" Amen. Lm. VĨNH SANG, DCCT MỤC LỤC TÌM BÀI: "ĐƯỜNG CHÂN LÝ, NÀY CON ĐÃ CHỌN…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ......................................................... 01 CỬA CHUỒNG CHIÊN ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ....................................................................... 03 CHỦ CHIÊN HOÀN HẢO DUY NHẤT ( AM. Trần Bình An ) .................................................................. 04 ĐỨC GIÊSU LÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) ............................................... 05 NGƯỜI LẠ ( PM. Cao Huy Hoàng ) ....................................................................................................... 07 TA ĐẾN ĐỂ CHÚNG ĐƯỢC SỐNG, VÀ SỐNG DỒI DÀO" ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ................... 08 CỨ THEO LỐI ẤY MÀ VÀO ( M. Hoàng Thị Thuỳ Trang ) ..................................................................... 10 MẦU NHIỆM CỨU CHUỘC VÀ MẸ MARIA ( G. Tuấn Anh ) ................................................................. 10 ĐỨC MARIA VÀ SỰ HIỆP NHẤT ( Phùng Văn Hoá ) ........................................................................... 11 SỐNG TRONG LỜI CẦU CỦA MẸ ( Lm. GB. Nguyễn Minh Đức ) ........................................................ 13 HÃY NHỚ MỆNH LỆNH FATIMA ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) ...................................................... 14 GIANNA BERETTA MOLLA NƯỚC Ý VÀ MARIA NGUYỄN THỊ YẾN CỦA VN ( Trần Thị Hường ) .... 16 VƯỜN HOA ĐỨC MẸ ( Vân Mai ) ......................................................................................................... 17 NĂM ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐỨC GIÊSU ( Lm. James Martin, bản dịch của Nguyễn Trung ) ...... 18 BA ĐIỀU RĂN YÊU THƯƠNG TRONG KINH THÁNH – Kỳ 2 ( Lm. Lê Minh Thông ) .......................... 14 KHI CÁI ÁC LÊN NGÔI ( Phỏng vấn Gs. Nguyễn Đăng Hưng ) ............................................................ 23 MẸ LÀ BÓNG MÁT ĐỜI CON ( Trần Mỹ Duyệt ) .................................................................................. 26 MỘT THOÁNG SUY TƯ ( Người Tôi Tớ Vô Dụng ) .............................................................................. 28 CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 30 2
  • 3. CỬA CHUỒNG CHIÊN Cửa có hai công dụng. Để đóng vào và để mở ra. Có những cánh cửa như cửa tù ngục để giam kín phạm nhân. Có những cánh cửa giam hãm, bưng bít con người không cho thông giao với thế giới bên ngoài. Có những cánh cửa lò sát sinh nhốt thú vật để giết chết. Đó là những cánh cửa đóng kín chết chóc, huỷ hoại. Có những cánh cửa mở ra đón gió mát, đón khí trong lành, đón ánh sáng mặt trời tươi vui. Có những cánh cửa mở ra những chân trời xa tắp, khơi lên trong tâm hồn mơ ước cao xa. Có những cánh cửa mở ra đón nhận anh em trong tình huynh đệ thân mến. Đó là những cánh cửa mở ra sự sống. Hôm nay, Chúa Kitô nói: “Ta là cửa chuồng chiên”, Người đã tự nhận mình là cánh cửa. Chúa Giêsu là cánh cửa không phải để đóng kín giam hãm đàn chiên. Nhưng là cánh cửa mở ra. Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra những chân trời vô tận Thỉnh thoảng ta nghe có dư luân xôn xao về ngày tận thế. Tất nhiên đó là một tin đồn thất thiệt, nhảm nhí, đượm mầu sắc mê tín dị đoan. Nhưng tin đồn đó cũng nói lên một sự thực là: Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới hạn hẹp, sinh mạng con người là bèo bọt, kiếp sống con người là monh manh. Thật đáng buồn nếu con người chỉ có thế, bị kết án chung thân vào một thân xác mau tan rã, bị giam hãm trong một thế giới vật chất mau tàn tạ. Chúa Giêsu Phục sinh đã phá vỡ vòng vây giam hãm đó. Khi tảng đá lấp cửa mộ lăn ra, Chúa Giêsu đã mở ra cho nhân loại một cánh cửa. Cánh cửa đó dẫn vào một không gian vô tận. Từ nay con người không còn bị kết án chung thân vào thân xác mau tan rã nữa, vì Chúa Giêsu Phục Sinh đã mặc lấy thân xác vinh hiển không bao giờ chết. Từ nay con người không còn bị giam hãm trong thế giới vật chất mau tàn tạ nữa, vì Chúa Giêsu Phục sinh đã mở lối ra thế giới thần linh, trong đó con người sống trong tự do, không còn bị ràng buộc trong không gian. Đó là một thế giới mới, thế giới vĩnh hằng, không bao giờ tàn tạ, thế giới vô biên chẳng có giới hạn. Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã đẩy lùi ranh giới của thế giới vật chất đến vô hạn. Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã chắp cánh cho ước mơ của con người. Ước mơ ấy chẳng còn hạn hẹp trong những hạn chế của vòng vây thế giới, nhưng bay lên ngang tầm trăng sao để mơ những giấc mơ thần thánh. Khi mở cửa và thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã giải phóng con người khỏi cảnh ngộ nô lệ vật chất hư hèn, nâng con người lên cuộc sống tự do của con Thiên Chúa. Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra suối nguồn sự sống Thật là vô lý nếu con người sống chỉ để chết. Thật là vô lý nếu chết là hết. Nếu định mệnh con người là như thế, thà không sống còn hơn. Mỗi khi vào bệnh viện, ta không khỏi suy nghĩ khi nhìn những bệnh nhân rên xiết, quằn quại đau đớn hoặc thấy những tấm thân gầy còm, những khuôn mặt hốc hác. Đó là cái chết đang sống hay là một sự sống đang chết ? Đời sống như thế còn có ý nghĩa gì không ? Chúa Giêsu đã bước vào thế giới kẻ chết để chiến đấu chống lại thần chết. Người đã chiến thắng. Và khi Người mở cửa mộ bước ra, Người đã mở cánh cửa dẫn vào một cuộc sống mới. Cuộc sống mới là một cuộc sống trọn vẹn bởi vì không còn bóng dáng Thần chết. Cuộc sống mới là một cuộc sống sung mãn bởi vì chẳng còn vết tích của đau khổ, bệnh tật, đói khát. Cuộc sống mới là một cuộc sống siêu nhiên trong đó con người được nâng lên làm con Thiên Chúa, được tham dự vào chính sự sống của chúa. Cuộc sống mới là một cuộc sống hạnh phúc vì được kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong một tình yêu trọn hảo. Như thế cuộc sống con người vẫn có một hướng đi lên, để được nâng cao, để được phong phú, để được hoàn hảo. Chính vì thế mà dù biết cuộc sống khổ đau, người ta vẫn vui mừng khi một em bé chào đời. Chính vì thế người ta vẫn ăn mừng sinh nhật, coi đó là ngày trọng đại trong đời người. Chính Chúa Giêsu đã biến đổi thân phận con người. Con người sinh ra không phải để chết, nhưng để sống, sống sung mãn, sống trọn vẹn, sống vĩnh viễn trong suối nguồn sự sống. 3 CÙNG SUY NIỆM
  • 4. Nhưng để mở ra cho ta những chân trời vô tận của con Thiên Chúa, chúa Giêsu đã chịu nhận lấy kiếp sống mong manh, phù du, bèo bọt của con người. Để mở ra cho suối nguồn sự sống, Người đã phải đón nhận cái chết đau đớn. Người chính là vị Mục tử chân chính đã thí mạng vì đàn chiên. Chúa Giêsu quả thật là cánh cửa mở ra cho đàn chiên đi đến những chân trời xa rộng, đi đến những đồng cỏ xanh tươi, đi đến những dòng suối trong lành. Chúa Giêsu quả là vị mục tử tốt lành luôn chăm sóc đoàn chiên, luôn nuôi dưỡng đoàn chiên bằng những lương thực bổ dưỡng. Chúa Giêsu đã đến cho ta được sống và được sống dồi dào. Đó là cánh cửa duy nhất dẫn đến sự sống, ta hãy theo sát gót Người. Đó là người mục tử duy nhất, ta hãy nghe tiếng Người. Hãy đến với Người để Người đưa ta đến những chân trời xa rộng. Hãy đến với Người để Người băng bó vết thương, xoa dịu nỗi đau và phục hồi sự sống. Hãy đến với Người để Người đổ tràn tình yêu và sự sống vào tâm hồn ta. Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT CHỦ CHIÊN HOÀN HẢO DUY NHẤT Thuyền trưởng chiếc tàu đầu tiên tiếp cận khu vực chìm phà Sewol ( Hàn Quốc ) đã đinh ninh rằng ông sẽ thấy hàng trăm hành khách trôi trên mặt nước. Nhưng những thứ ông thấy trên mặt biển chỉ là các kiện hàng. “Chiếc phà lúc ấy đã nghiêng rất nhiều, khoảng 30, 40 độ. Tình trạng của Sewol lúc đó rất tệ, ai cũng mặc nhiên nghĩ là hành khách sắp được sơ tán”. CNN dẫn lời ông Moon Ye-shik, thuyền trưởng tàu Doola Ace, ngày 29.4.2014. Vào lúc 9 giờ 15 ( giờ địa phương ) sáng 16.4.2014, tàu của ông Moon đang ở cách phà Sewol không quá 200m khi nhận được cuộc gọi cầu cứu. Ngay lập tức, ông cùng thủy thủ đoàn chuẩn bị sẵn phao, xuồng cứu hộ. Nhưng bất chấp chiếc phà đã nghiêng ở một góc đáng báo động, vẫn có rất ít dấu hiệu cho thấy hành khách trên tàu đang được sơ tán, vị thuyền trưởng tàu Doola Ace cho hay. Ông Moon cùng thủy thủ đoàn trên chiếc Doola Ace không biết rằng thủy thủ đoàn của phà Sewol đã yêu cầu hành khách trên phà, bao gồm 325 học sinh của trường Trung Học Danwon, nên ở yên tại chỗ. Ông Moon khi đó đã liên lạc bằng điện đàm với phà Sewol, nói rằng người của ông đã sẵn sàng hỗ trợ cứu hộ ngay lập tức, đồng thời kêu gọi đầu dây bên kia cần yêu cầu hành khách tìm đường thoát ra. Đến 10 phút sau đó, thành viên thủy thủ đoàn trên phà Sewol vẫn cứ hỏi: “Nếu chúng tôi chạy thoát, có thể cứu họ ( hành khách ) được không ?” Ông Moon nói những gì ông chứng kiến rõ ràng là một sự phung phí thời gian và tính mạng con người, một việc hoàn toàn không đáng có. “Có lẽ họ chờ tàu cứu hộ, nhưng trong trường hợp này, bạn còn chờ gì nữa ? Lẽ ra họ nên ra lệnh sơ tán. Rất nhiều sinh mạng lẽ ra đã được cứu sống.” Ông Moon cũng kể lại rằng giọng người liên lạc với ông bên phía phà Sewol nghe rất hoảng loạn và rõ ràng là non kinh nghiệm. Khi đề cập đến việc thuyền trưởng phà Sewol đã bỏ chạy khi chiếc phà đang sắp chìm, ông Moon trở nên giận dữ, theo CNN. Được biết, thuyền trưởng phà Sewol Lee Joon-seok đã bị truy tố vì hành động bỏ mặc tàu của mình, tắc trách, gây thương tích cho người khác và không tìm kiếm trợ giúp từ tàu thuyền khác. Thuyền trưởng tàu Doola Ace nói thuyền trưởng phà Sewol đã bôi nhọ tên tuổi của toàn bộ các thuyền trưởng ở Hàn Quốc. ( Hoàng Uy, báo Thanh Niên Online ) Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay giới thiệu một siêu thủ lãnh bản lĩnh vô song. Bởi vì Người dám bỏ lại chín mươi chín con chiên, để đi tìm một chiên lạc. Bởi Người dám xả thân, chịu chết cho đoàn chiên được sống, không hề hiếu sanh úy tử, ham sống sợ chết như thuyền trưởng phà Sewol. Chủ Chiên duy nhất Đức Giêsu khẳng định công khai là Đấng trung gian độc nhất, là cửa dẫn đàn chiên: “Ta là cửa cho chiên ra vào.” Cánh cửa duy nhất hướng dẫn đến sự sống sung mãn: "Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” ( Ga 10, 7 và 9 ). 4
  • 5. Nhân trả lời ông Tôma thắc mắc không biết Người sẽ đi đâu, không biết đường nào mà theo, Người liền mặc khải: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua thầy" ( Ga 14, 6 ). Cửa và đường Người thật chật hẹp, cheo leo, gập ghềnh, khúc khuỷu, quanh co, lên bờ xưống ruộng, chẳng mấy được phẳng phiu, rộng rãi như xa lộ, vi vu tốc độ cao. Người giải thích vì sao nên dấn thân vào cửa hẹp, đường chật: "Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” ( Mt 7, 13 – 14 ). Hơn nữa, Người còn đòi hỏi sự dứt khoát, lòng can đảm, dám hy sinh, liều mạng: "Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống Ta, thì sẽ được cứu mạng sống ấy" ( Lc 9, 23 – 24 ). Người luôn sống và dạy con chiên theo Người, kiên quyết lội ngược dòng đời. Tìm cái khó hơn là cái dễ dàng, tìm cái dại khờ hơn là cái khôn ngoan, giỏi giang trần tục, tìm cái khổ sở, đớn đau hơn là cái thoải mái, sung sướng, dễ chịu. Xả kỷ vị tha, chứ không ve vuốt, chiều chuộng cái tôi đáng ghét, phù du. Vác thánh giá bản thân, gia đình và cả bá nhơn bá tánh, chứ không chạy trốn khó khăn gánh nặng, nếu muốn sống viên mãn thảnh thơi. Chủ Chiên chí ái Con chiên hẳn thắc mắc vì sao Chủ Chăn lại chỉ dẫn, đòi hỏi khắc nghiệt đến thế, nếu đã chan chứa yêu thương đàn chiên ? Đơn giản thôi: Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ! Người khuyên xả kỷ vị tha, sao không đau xót, nhức nhối, tội nghiệp cho tấm thân quen nuông chiều ? Thực sự, từ khi Ađam ăn trái cấm lìa xa Thiên Chúa, con người đã cảm thấy đau khổ, bất an và sống trong kiếp lầm than, tối tăm. Từ đó, con người cứ bị giam cầm, mù quáng trong đam mê thân xác, trong nhu cầu vị kỷ, trong tham sân si nối tiếp vô tận. Vì yêu thương, nhân từ, chí ái, Đức Giêsu đến giải thoát con người khỏi ngục tù bản thân hẹp hòi, khỏi kiếp nô lệ thế gian, ma quỷ, khỏi cuộc sống phù du hư nát, để được sống dồi dào, viên mãn. Chủ Chiên chí ái không hoa mắt vì số lượng, đám đông, mà quên chăm sóc đến từng cá thể, từng con chiên. Người luôn tìm kiếm chiên lạc đàn: “Như một mục tử đem chiên đi ăn, bồng bế chiên trong tay, ôm lên ngực, đưa các chiên mẹ đến chỗ nghỉ ngơi” ( Is 40, 11 ). Chủ Chiên hoàn hảo ”Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” ( Ga 15, 13 ). Chủ Chiên khiêm tốn hạ mình làm bạn hữu với đàn chiên. Người nhìn nhận vai trò và trách nhiệm cao cả với đàn chiên: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” ( Ga 10, 11 ). Để cứu chuộc đoàn chiên, Người không những chịu vu oan cáo vạ, đánh đập, mà còn hiến thân mình chịu chết nhục nhã trên thập giá. Người giang hai cánh tay ôm lấy, đoàn tụ những con chiên phân tán, xa lạ thành một đoàn chiên duy nhất được hưởng hồng ân cứu độ. Con phải tin vào sứ mạng của con, cảm hóa và truyền thông lòng tin tưởng, bầu nhiệt huyết trong con cho kẻ khác" ( Đường Hy Vọng, số 838 ). Lạy Chúa Chiên Nhân Lành, xin tìm đến và đón nhận chúng con đang còn mê muội lạc đàn về cùng. Xin nâng đỡ, chăm sóc, bồi dưỡng chúng con đang bị suy nhược, thương tích và bệnh hoạn, để chúng con được tái sinh trong đoàn chiên duy nhất. Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ thương xót hướng dẫn, bảo vệ chúng con đang lạc bước, bơ vơ, đơn côi, giữa dòng đời tràn đầy cạm bẫy, dối gian, hận thù. Xin Mẹ dẫn chúng con bình an về với đoàn chiên của Chúa Chiên Lành. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN ĐỨC GIÊSU LÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta được hỏi hay chính mình đặt ra cho mình câu hỏi: “Đức Giêsu là ai ?” Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc đời của con người nói chung và của 5
  • 6. những người tin Đức Giêsu nói riêng. Tuy nhiên, câu hỏi đó hôm nay chúng ta được chính Đức Giêsu mặc khải khi nói: “Ta là cửa chuồng chiên”. Tại sao lại là “cửa chuồng chiên ?” 1. Cửa chuồng chiên là gì ? Trước khi nói đến “cửa chuồng chiên”, chúng ta nên nhắc lại hình ảnh người mục tử chăn chiên nơi đất nước Dothái: Ở đất nước này, người ta thường hay có những đàn gia súc như chiên hoặc cừu. Mỗi đàn như thế thường có người chăn dắt. Bổn phận của các mục tử chăn chiên chính là lo sao tìm được cho chúng những đồng cỏ xanh tươi, những dòng suối mát trong lành. Bảo vệ chúng khỏi bị tấn công bởi những sói dữ, hùm beo... Khi chăm lo cho chúng như thế, người mục tử phải biết rõ từng con: con nào đau ốm; ghẻ lở; con nào đi hoang, lạc đàn... Biết để làm gì ? Thưa để yêu thương, để chăm sóc... để có tương quan thân tình. Khi đêm về, người mục tử có trách nhiệm dẫn chiên về dàn và cho chúng vào chuồng. Lúc này, họ lại được ví như “cửa chuồng chiên”. Hình ảnh “cửa chuồng chiên” là một hình ảnh được dùng để biểu đạt cho sự an toàn. Thật vậy, khi nói đến cửa thì ai cũng hiểu là để đóng vào hoặc mở ra. Khi đóng vào thì như một sự bảo vệ để khỏi bị kẻ thù tấn công và trộm cắp. Đóng vào để tránh sương gió lùa vào. Đóng vào thì mọi người an tâm ngon giấc. Còn khi cánh cửa mở ra, thì như chào đón một luồng gió mới vào nhà, làm cho nhà khỏi bị ẩm mốc, hôi hám. Mở ra là để cho mọi người và súc vật trong nhà được tự do ra vào, lui tới... 2. Đức Giêsu là Mục Tử và là Cửa Chuồng Chiên Khi tự cho mình là Mục Tử và Cửa Chuồng Chiên, Đức Giêsu muốn sống những đặc tính của người mục tử và vai trò của cửa chuồng chiên trong khi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Mặt khác, Ngài cũng muốn giới thiệu và trao cho các Tông Dồ và môn đệ những đặc tính của người mục tử nhân lành và cửa chuồng chiên trong Giáo Hội. Thật vậy, Đức Giêsu chính là Mục Tử Nhân Lành, Ngài đã biết rõ từng con chiên, Ngài đã yêu thương chúng và làm cho chúng được hạnh phúc. Ngài đã chữa lành mọi vết thương thân xác và tâm hồn để cho chiên được bình an, và Ngài đã hy sinh cả mạng sống để cho chiên được sống và sống dồi dào. Khi mời gọi các Tông đồ, môn đệ và những ai dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng, Đức Giêsu cũng mời gọi họ hãy đi trên con đường mà Ngài đã đi. Con đường đó là gì, nếu không phải là con đường của hiền lành, khiêm nhường, vâng lời và yêu thương. Con đường đó chính là con đường của hạt lúa mục nát, con đường của thánh giá... ? Trở nên như Ngài, tức là cũng phải trở nên như những cánh cửa của chuồng chiên. Như vậy, các ngài như là người lính canh chừng. Canh chừng cho khỏi kẻ thù tấn công là những thứ học thuyết vô bổ, tạm thời, chóng qua vô ích. Canh chừng để đàn chiên không bị kẻ thù gian dối, lọc lừa và tội lỗi lôi kéo. Canh chừng như một người cha, người mẹ canh giấc ngủ của con mình. Nếu cần, hình ảnh người Mục Tử hy sinh cả mạng sống của mình cho đoàn chiên cũng là lời mời gọi cho các mục tử ngày nay trong Giáo Hội. 3. Mọi kitô hữu đều là mục tử nhân lành và cửa chuồng chiên Khi nói đến ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu, nhiều người nghĩ đây là ngày dành riêng cho các Linh Mục và Tu Sĩ. Nghĩ như vậy không sai. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì hôm nay cũng là ngày của mỗi chúng ta, những người đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy nhân danh Chúa Ba Ngôi để thi hành chức năng Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Dế của Đức Giêsu Kitô. Vì thế, khi kết hợp với Đức Giêsu là vị Mục Tử Tối Cao, mỗi người đều có thể và như một trách nhiệm phải là mục tử cho mình và gia đình mình. Mục tử cho mình và gia đình, tức là hãy tự lo cho chính mình. Lo cho chính mình là biết làm điều lành, tránh điều ác. Biết trở nên gương sáng, chứng nhân cho người khác. Những bậc làm cha mẹ khi thi hành sứ vụ mục tử này chính là sống sự chung thủy với nhau, trở thành những người mẫu mực, khôn ngoan, luôn làm gương sáng, yêu thương các con mình. Biết lo cho các con mình được học hành, trao dồi đạo đức cho chúng, dạy cho chúng biết mến Chúa và yêu người... Biết cảnh giác và canh trừng trước những nguy hại của thời buổi kinh tế thị trường, công nghệ thông tin... Biết giáo dục con cái hướng thiện, làm ăn chân chính... 6
  • 7. Với những người làm con, chúng ta nghĩ ngay đến bổn phận trước tiên phải có chính là sự hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên... biết làm những gì có lợi cho đời sống thiêng liêng trước rồi mới nghĩ đến các lợi vật chất sau. Nói chung, mọi thành phần trong gia đình phải lo chu toàn bổn phận cách tốt đẹp trong sự yêu mến Chúa, kính trọng và yêu thương nhau, để xây dựng tình đoàn kết, hiệp nhất trong gia đình. Làm được như thế, ấy là lúc chúng ta thể hiện vai trò mục tử phổ quát của mình cách rõ nét nhất. Mong thay, trong năm “Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình”, mỗi người hãy trở nên mục tử của chính mình, gia đình và tha nhân... Lấy nền tảng Lời Chúa để hướng dẫn hành vi của chúng ta. Lấy tình thương làm căn cốt. Lấy tình huynh đệ làm động lực... 4. Cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu Hôm nay, Giáo Hội cũng dành riêng Chúa Nhật này để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu; đồng thời Giáo Hội cũng muốn mọi thành phần trong Giáo Hội biết liên đới với nhau để cùng giúp nhau chu toàn sứ mạng đem Chúa đến cho muôn dân. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bạn trẻ, biết quảng đại đáp lại lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, sẵn sàng dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Xin cũng cầu nguyện cho các Linh Mục đang làm mục vụ khắp nơi trên thế giới, được trở nên mục tử đích thực của Chúa giữa trần gian. Gặp được nhiều điều thuận lợi trong khi thi hành sứ vụ. Xin cũng nhớ đến các linh mục đang gặp khó khăn trên hành trình ơn gọi cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng. Và mỗi người chúng ta cũng hãy đóng góp phần mình vào trong việc vun trồng ơn gọi bằng cách khuyến khích con em mình tiến bước trên hành trình dâng hiến; sẵn sàng hy sinh dâng con cho Chúa, đồng thời quảng đại giúp đỡ các Chủng Viện, Dòng Tu trong khả năng của mình, để góp phần vào việc đào tạo ơn gọi Linh Mục, Tu Sĩ cho Chúa và cho Giáo Hội. Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con những mục tử là các linh mục. Xin Chúa tiếp tục thánh hóa các ngài, để các ngài trở nên những mục tử như lòng Chúa ước mong. Xin Chúa cũng đón nhận sự chân thành, cộng tác của mỗi người chúng con trong việc bảo vệ, cổ võ và vun trồng ơn Thiên Triệu. Amen. Tu Sĩ Jos. Vinc. NGỌC BIỂN NGƯỜI LẠ Chúng ta đang sống trong Mùa Phục Sinh. Phụng Vụ mời gọi chúng ta chiêm niệm hình ảnh Đức Giêsu, Chúa Chiên Lành vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh này, hẳn là Phụng Vụ muốn làm nổi bật sứ vụ “chết và sống lại của Mục Tử Giêsu Nhân Lành”. Hơn nữa, Hội Thánh lại chọn ngày này để cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, hẳn là không ngoài ý hướng cầu cho những người theo Chúa Kitô trong đời sống dâng hiến được ơn noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành mà “chết và sống lại cho đoàn chiên được sống lại”. Hầu hết các bài suy niệm hôm nay đều nói đến tính cách “mục tử nhân lành của Chúa Giêsu”. Riêng tôi, tôi muốn nhìn vào một góc khuất rất thời sự, rất khẩn thiết mà người ta hay tránh né: “Chúng sẽ không theo người lạ, trái lại, còn trốn tránh, vì chúng không quen tiếng người lạ" ( Ga 10, 5 ). - Người lạ là người không giống Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, không có lòng nhân, không có lòng lành, vô cảm trước bao cảnh ngộ của con chiên đáng lý ra phải chạnh lòng, dửng dưng trước những nhu cầu đời sống của con chiên, chẳng động lòng cũng chẳng động tay động chân trước những nỗi khốn khổ của con chiên, nhất là những con chiên lâm vòng lao lý vì đấu tranh cho chính nghĩa, cho công bằng, cho sự thật. Nhân Lành không có nghĩa là hiền lành cầu an, mà là làm hết sức mình để con người được thương xót, được sống, được bình an, được hạnh phúc. - Người lạ là người không dám “hy sinh mạng sống vì đàn chiên”, mà ngược lại, “đàn chiên phải hy sinh mạng sống mình cho họ”. Người lạ đến không với mục đích “cho đàn chiên được sống và sống dồi dào”, mà ngược lại, đàn chiên phải cung phụng hầu hạ họ đủ mọi sự. 7
  • 8. - Người lạ là người không “ban Bí Tích” nhưng ngược lại, “bán Bí Tích” với đủ mọi giá. Giá nào có bậc nấy: qua loa, trung bình hay long trọng tùy theo phí dịch vụ phải nạp ! - Người lạ là người không biết con chiên mình, không biết đàn có bao nhiêu con, hoặc nếu biết, chỉ quan tâm đến mấy con chiên mập béo, mấy con chiên hay tới lui dâng quà, biếu tiền, tặng xe, tặng nhà, tặng villa… cho mình, còn bấy nhiêu con chiên bệnh hoạn, đau yếu, ghẻ lở thì không hề biết tên, biết tuổi, biết nhà, biết cửa. Vì thế, người lạ ấy không thể gọi “đích danh” được những con chiên mà mình đã chẳng hề ngó ngàng tới làm chi cho thêm rầy rà rách việc lớn ! - Người lạ là người không dám gánh lấy tội trần gian, chỉ toàn đập bàn, xô ghế trong phòng họp khi có ai đó không chiều theo ý mình, hoặc la toáng lên trên tòa giảng rằng kẻ nầy chống đối, kẻ khác cứng đầu hoặc không có cái đầu, kẻ khác lại bất tuân luật Hội Thánh do chính mình lập ra ! - Người lạ là người ăn trộm công khai thành ăn cướp, cướp của con chiên. Đến đâu, cũng chỉ lo xây dựng công trình này, công trình nọ, hết Nhà Thờ, rồi Nhà Xứ, phòng hội… Đang khi xây thì xin chỗ này, xin chỗ kia, không ai biết ai đã cho, đã hiến bao nhiêu cả. Cuối cùng khi xong công trình, thì người lạ phán rằng: “Giáo Xứ còn mắc nợ tôi 700 triệu”. Có ông Hội Đồng nghe vậy thì tự an ủi: “May quá, xứ kia mắc nợ ngài tới 1 tỷ 3 cơ.” Vậy ai mắc nợ ai nhỉ ? - Người lạ là người không giống Chúa Giêsu Kitô trong cách sống Mục Tử. Rất quen thuộc đấy chứ, nhưng lại rất xa lạ. Bởi vì người lạ ấy là “người khác với Đức Kitô”, chứ không phải là một “Đức Kitô Khác” ( Alter Christus ), lại càng không thể là hiện thân cho “chính Đức Kitô” ( Ipse Christus ). Thỉnh thoảng, nghe Giáo Xứ này có chuyện bất nhất nội bộ, Giáo Xứ kia có chuyện bất bình, có người bị đuổi việc hoặc bỏ việc, bỏ tham dự Thánh Lễ tại xứ mình… Do đâu ? Vì họ không muốn nghe tiếng người lạ ! Xin chớ vội trách móc, nhưng xin hãy biết rằng, con chiên ở Việt Nam có truyền thống rất ngoan đạo, họ đang vâng nghe theo chủ chiên của mình, nhưng không hẳn là họ đã nể phục, nếu chủ chiên của mình giống người lạ nhiều hơn là mục tử. Họ cũng không có thói quen chống đối mục tử của mình, vì từ ngàn xưa cha ông ta đã dạy: “Chống cha là chống Chúa”. Như thế thật là tốt lành, nhưng không phải vì thế mà các mục tử được miễn giảm cho việc “trở nên mục tử nhân lành theo gương Chúa Giêsu”. Có nơi người ta nói rất lễ độ nhưng thẳng thắn: "Thưa cha, hai chữ "vâng phục" thì chúng con chỉ sẵn sàng xin "vâng", còn "phục" thì chưa chắc ạ !" Cái thiểu số “người lạ” kia cũng làm ảnh hưởng không ít đến uy tín của Hội Thánh Công Giáo và uy tín của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Ảnh hưởng ấy dẫn đến việc “dậm chân tại chỗ của Tin Mừng”, “người ta tin Đạo mà người ta không tin người có Đạo, càng không hẳn phải tin người lãnh Đạo”, hoặc “những người lãnh đạo vô thần cũng có cách sống y như thế, có hơn gì đâu ?”… Một thiểu số thôi. Không vơ đũa cả nắm ! Không bi quan ! Không mất niềm hy vọng ! Vì chúng ta vẫn còn một tuyệt đại đa số mục tử như lòng Chúa mong ước ! Tuy nhiên, trước trào lưu tục hóa hàng Giáo Sĩ của một xã hội duy vật, vô thần càng gia tăng, mà cụ thể đang có dấu hiệu tục hóa ngay nơi những góc khuất – khuất vì bao che, khuất vì không ai dám nói, khuất vì chưa chắc có tự do ngôn luận trong Hội Thánh, khuất vì đủ thứ lý do… thì Ngày Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu càng có ý nghĩa khẩn thiết hơn bao giờ hết: Lạy Chúa, xin cho TẤT CẢ LINH MỤC của chúng con đều là những MỤC TỬ NHÂN LÀNH NHƯ LÒNG CHÚA MONG ƯỚC. Amen. PM. CAO HUY HOÀNG, 7.5.2014 "TA ĐẾN ĐỂ CHÚNG ĐƯỢC SỐNG, VÀ SỐNG DỒI DÀO" "Đức Chúa phán thế này: Này Ta chống lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay chúng" ( Ed 34, 10 ). Các mục tử đã làm gì để Thiên Chúa nổi giận và đòi lại chiên đây ? Qua miệng Ngôn Sứ Edêkien, Thiên Chúa còn nói mạnh hơn nữa: "Ta sẽ không để chúng chăn chiên Ta nữa. Các mục tử sẽ không còn được chăn nuôi lấy mình chúng nữa. Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mõm chúng, khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho chúng ăn thịt nữa" ( Ed 34, 10 ). 8
  • 9. À thì ra, các mục tử chỉ để ý đến lợi ích của mình, không dám xả thân vì để cứu chiên, nay Chúa đòi lại chiên và Ngài tuyên bố: "Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng" ( Ed 34, 10 ). Thiên Chúa chăm nom chiên như thế nào ? Ngài phán: "Như người mục tử chăm nom đàn chiên của mình vào ngày nó ở giữa chiên phiêu bạt thế nào, cũng vậy Ta sẽ chăm nom chiên của Ta. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi nơi chúng tán loại, vào ngày mây mù đen tối. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân. Ta sẽ thâu họp chúng lại từ các xứ. Ta sẽ dẫn chúng về lại thửa đất của chúng. Và Ta sẽ chăn nuôi chúng trên núi Israen" ( Ed 34, 13 – 14 ). Những "ngọn núi Israen" theo các tác giả Thánh Kinh là nơi an nhàn, có suối nước trong lành, không có gì độc hại và nguy hiểm, nơi ấy có đồng cỏ non xanh tốt, màu mỡ ( x. Ed 34, 13 – 15 ). Nếu ta muốn an toàn thoải mái, hãy đến đó tận hưởng. "Đức Chúa phán: Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên tản mác, Ta sẽ lùa về. Chiên xây xát, Ta sẽ băng bó. Chiên bệnh hoạn, Ta sẽ bổ sức" ( Ed 34, 16 ). Những ngọn núi chúng ta vừa nói ở trên còn ám chỉ dòng suối chảy Tin Mừng được rao giảng từ các Tông Đồ cho đến tận cùng thế giới: "Tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển" ( Tv 18, 5 ). Thật là hình ảnh cụ thể tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, được Chúa Cha phái đến, cũng tuyên bố: "Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta" ( Ga 10, 14 ). Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi: tôi có phải là chiên của Chúa không, nếu phải thì tôi có biết Chúa không, biết thì biết thế nào ? "Biết" ở đây, không có nghĩa là "biết" nhờ Đức Tin, nhưng là "biết" nhờ Đức Mến. "Biết" không có nghĩa là "biết" được diễn tả qua thái độ tin, nhưng là "biết" được diễn tả qua việc làm. Chính Thánh Gioan Tông Đồ đã viết điều này và làm chứng ở nơi khác: "Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối" ( 1 Ga 2, 4 ). Chúa Giêsu còn nói về các con chiên: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta, Ta cho chúng được sống đời đời và chúng sẽ không bao giờ hư mất" ( Ga 10, 27 ). Vậy, ai chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với bao công dân Nước Trời. Trên đây là những lý do với nhiều lý do khác mà Giáo Hội gọi Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, đồng thời mời gọi con cái mình suy nghĩ đặc biệt về hình ảnh của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao đã hy sinh Mạng Sống Mình vì đoàn chiên. Chúa Giêsu muốn không chỉ có các mục tử tiếp bước, Người muốn những người nam nữ dâng mình cho Chúa trong đời thánh hiến, đến lượt mình, cũng xả thân mình để bảo vệ đàn chiên, đưa các con chiên lạc trở vể. Người mong ước các mục tử với ơn Người trợ giúp sẽ hoàn thành trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên đến đồng cỏ Nước Trời. Chúa nhật Chúa Chiên Lành cũng là một Chúa Nhật đặc biệt đối với các mục tử khi đặt mình vào vị trí của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành duy nhất. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu: nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam có thêm nhiều Linh Mục lành thánh. Ý chỉ này cũng thật khẩn thiết cho Giáo Hội hoàn vũ. "Ơn gọi, chứng tá cho sự thật" là chủ đề ngày thế giới cầu cho ơn kêu gọi năm nay. Ðức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu người Công Giáo hãy "mở lòng chúng ta ra cho những lý tưởng tuyệt vời, cho những điều cao cả với niềm tín thác rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi công nghiệp tay Ngài là chúng ta. "Chính Ngài là Ðấng dựng nên ta, ta thuộc về Người; ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt" ( Tv 100, 3 ). Và cùng với Ngài, chúng ta có thể tiến bước, trở thành những môn đệ và những chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa, trong khi mở rộng con tim của chúng ta với những lý tưởng tuyệt vời, và những điều cao cả. Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI viết rằng: "Ngày nay vẫn vậy, sống trong cộng đồng các môn đệ là Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô kêu gọi đi theo Người". Ngài cũng đặc biệt mời giới trẻ "hãy trau dồi nét hấp dẫn các giá trị, các mục tiêu nâng cao, các chọn lựa triệt để, để có thể phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu". Chúa Giêsu không ngừng lặp đi lặp lại "Hãy đến ! Hãy theo ta". Theo Chúa Giêsu "có nghĩa là nhấn chìm ý muốn của chính mình vào thánh ý Chúa Giêsu, dành ưu tiên cho thánh ý Người và đặt 9
  • 10. Chúa Giêsu ở vị trí đầu so với tất cả những gì làm nên cuộc sống chúng ta: gia đình, công việc, những lợi ích ca nhân và bản thân". Xin cho giới trẻ hôm nay đang ở giữa biết bao những gợi ý nông cạn và phù phiếm, tạm thời, biết chuyên tâm trau dồi nét hấp dẫn đối với các giá trị, các mục tiêu cao thượng, những chọn lựa triệt để, hầu phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu. Đáp trả quảng đại và mau lẹ tiếng Chúa Kitô kêu gọi đi theo Người sát sao hơn nữa, đặc biệt với các thế hệ mới. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ CỨ THEO LỐI ẤY MÀ VÀO Trong các bài giảng của Đức Giêsu, hầu như Ngài luôn dùng các hình ảnh ví dụ rất cụ thể sinh động, được lấy từ sự thật vật thật trong cuộc sống, vì chúng gần gũi và thân thiết với con người giúp cho người thụ huấn dễ hiểu, dễ tin. Hình ảnh người chăn chiên trong bài Tin Mừng hôm nay cũng vậy. Chiên gắn liền với đời sống du mục của người Do Thái. Họ luôn thay đổi từ cánh đồng này sang cánh đồng khác để chăn dắt bầy chiên của mình. Người chủ chăn chăm lo cho từng con chiên trong đàn của mình, những con vật hiền lành, bé bỏng và đáng yêu, sao cho không bị thú dữ ăn thịt. Và Đức Giêsu tự ví mình là Mục Tử tốt lành, là Cửa chuồng chiên. Đúng vậy, Đức Giêsu chính là vị Mục Tử nhân lành, Đấng duy nhất có thể mang lại sự sống và bình an cho nhân loại. Những ai không đến từ chân lý và sự thật đều là “kẻ trộm, kẻ cướp” ( Ga 10, 1 ). Đức Giêsu chính là Cửa chuồng chiên, là Cửa chân lý và sự thật, là cửa mang lại hạnh phúc vĩnh cửu và sự sống đời đời. Những mục tử giả, những người đội lốt là chủ chiên nhưng không đến từ Thiên Chúa, không quy phục Thiên Chúa đều bị coi là trộm cướp, là kẻ tiêu diệt. Ngày nay có rất nhiều mục tử giả không sống đúng vai trò mục tử. Đó là những con người không đến từ Thiên Chúa. Họ chỉ mang đến cho nhân loại sự diệt vong mà thôi. Đức Giêsu đã khẳng định: “Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe theo họ. Tôi là cửa, ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” ( Ga 10, 7 – 10 ). Mỗi người Kitô hữu chúng ta, đều là đàn chiên và cũng là mục tử. Chúng ta là đàn chiên của Chúa, thuộc về Đức Kitô và đi theo Ngài. Đi theo Đấng là Cửa chuồng chiên, là Cửa dẫn vào cõi phúc, chúng ta được sự sống dồi dào viên mãn trong ân sủng của Thiên Chúa. Khi đã trở thành đàn chiên của Chúa, chúng ta lại trở thành mục tử của chính anh em đồng loại, mang đến niềm vui, hạnh phúc cho mọi người xung quanh. Cửa, chính là ngõ để dẫn con người đến nơi cần đến, đạt được điều mong muốn. Ngày nay có rất nhiều cửa giúp con người được sung sướng thoả mãn. Nhưng cửa nào cũng cần phải có tiền. Tiền chính là chìa khóa mở toang mọi cánh cửa. Chỉ cần có tiền là cửa nào cũng lọt. Tiền càng nhiều cửa càng cao, càng sâu, càng dẫn đến tột đỉnh danh vọng. Những cánh cửa ấy tưởng chừng như là cửa thiên đàng tại thế, nhưng sự thật lại là cửa dẫn đến hủy diệt, đưa con người sa lầy vào hết vũng bùn này đến tội lỗi khác. Cánh Cửa Thiên Chúa chỉ mở được bằng tình yêu và lòng mến. Ai thu tích càng nhiều của cải vật chất thì càng không thể nào qua. Lạy Chúa, có rất nhiều cánh cửa trong đời. Hết cửa này mở ra rồi cửa kia đóng lại. Đường đời trăm vạn nẻo, không biết đâu là cửa thật, đâu là ngõ cụt khiến con sa vào hố diệt vong. Cho dù nhiều cửa, nhiều ngõ, nhiều đường thật đấy, nhưng chỉ có một lối duy nhất đưa con đến hạnh phúc vĩnh cửu, đến nguồn sự sống dồi dào. Đức Kitô chính là Cửa mở ra cho con hạnh phúc ngàn đời. Xin giúp con, hãy biết cứ theo lối ấy mà vào, đừng mất công ngày ngày bôn ba kiếm tìm chi nữa. Amen. M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG 10 CÙNG XÁC TÍN
  • 11. MẦU NHIỆM CỨU CHUỘC VÀ MẸ MARIA Khi bàn về Đức Tin và sự Phục Sinh, Thánh Phaolô viết trong 1 Cr 15, 22: “Quả thế, như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống”. Như vậy, nhu cầu đối với tất cả mọi người cần có về ơn cứu chuộc bởi Đức Kitô qua cuộc thương khó – phục sinh và ân phúc vô nhiễm nguyên tội dành cho Đức Maria đã gây ra các cuộc tranh luận. Đến đầu thế kỷ 16, Chân Phước Gioan Dons Scot đề xuất một giải pháp dung hòa về sự vô nhiễm nguyên tội của Đức Maria và Giáo Lý về sự Cứu Chuộc của Đức Kitô bằng cách phân rõ 2 trường hợp của Ơn Cứu Chuộc: - Ơn Cứu Chuộc bằng cách gìn giữ - Ơn Cứu Chuộc bằng cách chữa trị. Thiên Chúa đã dùng phương cách thứ nhất cho Đức Maria và cách thứ hai cho chúng ta. Và như thế, nếu mọi người đều phạm tội trong Ađam, thì Đức Maria lại được gìn giữ để trở thành một ngoại lệ. Chính Mẹ đã nhận được ân sủng lớn lao này, khi Thiên Chúa lập trình cho chương trình cứu chuộc con người từ muôn đời. Còn chúng ta chỉ được thụ hưởng ơn này sau ngày lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội có quan hệ mật thiết với chương trình Ngôi Hai nhập thể, chịu khổ nạn và phục sinh. Tổng quát hơn, nhà thần học H. Urs von Balthasar nói rằng: “Toàn bộ Thánh Mẫu học phải được giải thích theo Kitô học, và chính điều này làm nên sự cao cả của Đức Maria”. Thiên Chúa đã chọn Đức Maria cùng hiệp thông cho chương trình cứu rỗi và ban cho Mẹ sự tinh tuyền ban đầu. Suy niệm về Thánh Mẫu học, chúng ta hay nghiêng về các chủ đề liên quan đến những ân phúc mà Đức Maria được Thiên Chúa trao ban một cách đặc biệt. Nhưng có một quy luật tự nhiên mà chúng ta từng biết và Chúa Giêsu đã nói trong Ga 12, 24: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Và Mẹ Maria, để đến bờ vinh quang viên mãn cũng trải qua con đường thập giá, con đường mà Người Con đã chọn lựa. Con đường ấy cũng trở thành một biểu trưng trong đời sống các Kitô hữu trên đường lữ hành về Quê Trời. Những ai đã từng nhận thiên chức làm cha làm mẹ, chắc sẽ thấu hiểu phần nào nỗi đau của Đức Maria, nếu phải chứng kiến người con duy nhất – đầy quyền năng với vô vàn các phép lạ, bị hành hình, bị treo lên, bị sỉ nhục, bị đóng đinh thập tự giá cho đến chết. Giáo Hội chọn ngày 15.9 làm Lễ nhớ bảy sự thương khó của Đức Maria, ngay sau ngày 14.9 là Lễ suy tôn Thánh Giá, nhằm nhắc nhở cho chúng ta sự tử đạo tinh thần của Mẹ Thiên Chúa. Đây là một dạng thức Thập Giá mà Mẹ đón nhận, được bao hàm trong cụm từ “fiat – xin vâng” nổi tiếng của Đức Maria, khi đối đáp với thiên sứ Gabriel. Chính Chúa Giêsu trong vườn cây dầu cũng đã dùng cụm từ “fiat – xin vâng” này để cầu nguyện với Chúa Cha, và nó khởi sự cho một chặng đường khổ nạn: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha" ( Mt 26, 33 ). Như thế, xin vâng theo ý Thiên Chúa là con đường thập giá phổ quát của các Kitô hữu. Đức Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận chia sẻ như sau: “Bằng cả cuộc sống, Mẹ Maria cũng kết hiệp với cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu cho toàn nhân loại. Một lưỡi gươm đã đâm thâu tâm hồn Mẹ. Nhưng Mẹ vẫn đứng vững, một mình, can đảm”. Một lưỡi gươm mà tiên tri Simeôn đã tiên đoán trong Tin Mừng theo Thánh Luca 2, 33. Lạy Đức Maria, cứ mỗi Mùa Phục Sinh, phần hồn con lại được sạch nhờ Bí Tích Hòa Giải, sau đó chúng con lại tiếp tục đi trên con đường tội lỗi vì sự yếu đuối và kém Đức Tin. Xin hãy cầm tay dẫn dắt, ủi an vì chúng con luôn mong muốn đi đúng đường và đi bình yên trên con đường ấy, cho dù đó là đường Thập Giá. Amen. G. TUẤN ANH 11 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 12. ĐỨC MARIA VÀ SỰ HIỆP NHẤT Phong trào Đại Kết tính từ ngày khai sinh đến nay đã hơn một thế kỷ. Vào năm 1910 đại hội của các Hội Truyền Giáo Tin Lành ( World Missionary Conference ) đã được tổ chức ở Edinburgh ( Scotland ). Lý do đưa tới việc tổ chức Đại Hội là thực trạng chua chát của các xứ truyền giáo khi mà các Giáo Đoàn trẻ chất vấn với những nhóm Thừa Sai: "Tại sao các ông đều rao giảng một Đức Kitô như nhau mà các ông lại chia rẽ thành bao nhiêu là phe nhóm, nào là Metodist, nào là Luteranist, nào là Episcopalist ? Tại sao các ông vừa mang cho chúng tôi Tin Mừng của Đức Kitô mà vừa mang theo các sự phân hóa từ Âu Mỹ sang đây làm gì ?" ( Nguồn Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia – Phong Trào Đại Kết ). Thắc mắc của các Giáo Đoàn trẻ Tin Lành ngày ấy một lần nữa lại được lấy làm chủ đề cho Tuần Lễ cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo đang được nhiều Giáo Hội ở Bắc bán cầu cử hành từ ngày 18 đến 25.1.2014, tập trung vào một câu hỏi đầy thách thức của Thánh Phaolô gửi cộng đoàn Kitô Hữu tiên khởi ở Côrintô: “Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư ? ( 1 Cr 1, 13 ) – ( Nguồn Lamhong.org 31.3.2014 – Đức Hồng Y Koch nói về sự hiệp nhất Kitô Giáo và mối quan hệ Do Thái Giáo – Công Giáo ). Qua câu chất vấn của Thánh Phaolô với giáo đoàn Côrintô cho thấy vấn đề chia rẽ giữa các Kitô hữu là một thực trạng nhức nhối đã có ngay từ thuở sơ khai Giáo Hội. Chính vì nhận thức được tác hại của sự chia rẽ ấy đối với công cuộc truyền giáo, thế nên các Giáo Hội mới lập ra các ủy ban, tổ chức hết hội nghị này đến hội nghị khác chỉ với mục đích là để tiến tới sự hiệp nhất trong Kitô Giáo. Thông qua các hội nghị này người ta đưa ra các chủ trương khác nhau, chẳng hạn tại Hội Nghị Stockholme có phương châm “Đạo lý năng gây chia rẽ còn hành động thì gây đoàn kết”. Tuy nhiên về sau tại Hội Nghị Amsterdam ( Hòa Lan ) năm 1948, nhận ra rằng sự chia rẽ về đạo lý sẽ mang theo chia rẽ về hành động, thế nên đã đề ra một tiêu chuẩn mới là phải chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Mặc dầu vậy phải chờ tới năm 1961, Đại Hội New Delhi mới hoàn chỉnh công thức đạo lý căn bản như sau: Hội Đồng Thế Giới các Giáo Hội tuyên xưng "Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế theo Kinh Thánh”. Giáo Hội Công Giáo không gia nhập Hội Đồng Thế Giới các Giáo Hội này hiện nay đã có tới hơn 300 Giáo Hội, nhưng từ năm 1961 đã gửi các quan sát viên tham dự các đại hội, nhất là từ năm 1961 đã cử 12 đại biểu làm thành viên chính thức của Ủy Ban “Đức Tin và Định Chế” với vai trò là nghiên cứu những khía cạnh thần học nhằm tiến tới sự hợp nhất các Kitô Hữu. Sự cộng tác của Giáo Hội Công Giáo với phong trào Đại Kết ngày càng tỏ ra khăng khít cùng với những bước đi cụ thể. Đặc biệt ngày 30.10.1999, Giáo Hội Công Giáo đã ký kết với Liên Đoàn Quốc tế Giáo Hội Luther một văn bản có nội dung liên quan đến Giáo Lý chung về ơn Công Chính Hóa bởi Đức Tin ( Nguồn Wikipedia đã dẫn ). Việc ký kết này cho thấy Giáo Hội Công Giáo vô hình chung đã làm mất đi bốn tính chất quan trọng cần tuyên xưng, đó là: Duy Nhất – Thánh Thiện – Công Giáo và Tông Truyền. Bốn tính chất ấy có quan hệ mật thiết với nhau mà nếu tách đi bất cứ tính chất nào thì ba tính chất còn lại sẽ không thể thành tựu. Lý do bởi vì toàn thể Kitô hữu chúng ta đều có chung một ơn gọi: “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng, một Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa, một Đức Chúa Trời là Cha mọi người, Ngài vượt trên mọi người, suốt qua mọi người, và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4 – 6 ). Chỉ có một ơn gọi và ơn gọi đó là để trở về với Đấng Cha ở nơi mình, và cũng chính trong sự trở về ấy, chúng ta mới có được niềm hy vọng vào cái chưa thấy: “Vì chúng ta được cứu trong sự hy vọng, nhưng sự hy vọng đã thấy được thì chẳng phải là sự hy vọng, vì có ai lại hy vọng điều mình đã thấy rồi ư ? Song nếu chúng ta hy vọng điều mình chưa thấy thì chúng ta mới nhẫn nại mà đợi trông ( Rm 8, 24 – 25 ). Để có và sống với niềm hy vọng đó thì cũng chỉ có một Chúa là Đức Kitô, Ngài là con đường dẫn tới Chúa Cha “Ta là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Đức Kitô tự nhận mình là con đường và con đường đây chính là Đạo Công Giáo Tông Truyền đã được thiết lập dựa trên nền tảng các Tông Đồ với Phêrô là đại diện: “Còn Ta lại bảo ngươi rằng ngươi là Phêrô, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên tảng đá này. Cửa Hỏa Ngục cũng chẳng thể thắng được nó. Ta sẽ trao chìa khóa Nước Trời cho ngươi, điều gì ngươi cầm buộc dưới đất thì trên Trời cũng cầm buộc. Điều gì ngươi cởi mở dưới đất thì trên Trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 18 – 19 ). 12
  • 13. Lời Chúa trên đây cho thấy một điều hết sức rõ ràng không thể cắt nghĩa theo bất cứ cách nào khác, đó là Đức Kitô đã thiết lập Giáo Hội và trao cho Giáo Hội ấy tất cả quyền bính. Tuy nhiên có một câu hỏi nhất thiết cần đặt ra: Tại sao Chúa chỉ thiết lập một Giáo Hội duy nhất lại còn trao quyền bính tối thượng như thế để làm gì ? Câu trả lời chỉ có thể có được khi nào nhận ra bản chất đích thực của Giáo Hội chính là Thân Mầu Nhiệm Chúa Kitô và cũng chỉ khi ấy chúng ta mới thấy được vai trò của Đức Maria quan trọng đến bực nào đối với công cuộc hiệp nhất mà Giáo Hội đã và đang theo đuổi từ bấy lâu nay. Hàng năm phong trào Đại Kết đều có tổ chức tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo. Thế nhưng sau nhiều thập kỷ, việc hiệp nhất ấy vẫn là một thách đố không thể vượt qua. Lý do không thể vượt là bởi ý nghĩa đích thực của hiệp nhất không phải là giữa các Giáo Hội mệnh danh Kitô Giáo với nhau nhưng là giữa các chi thể trong Thân Mầu Nhiệm Đức Kitô. Trước khi nộp mình chịu chết, Chúa Giêsu đã dâng lời cầu nguyện: “Con chẳng những vì họ mà cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ nhân lời họ mà tin Con nữa để họ thảy hiệp làm một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, lại để họ cũng ở trong chúng ta hầu thế gian tin rằng Cha đã sai Con” ( Ga 17, 20 – 21 ). Đối tượng cầu nguyện cho sự hiệp nhất ở đây trước hết là các Tông Đồ và sau nữa là cho những ai tin vào lời giảng dạy của các ngài. Nhận ra như thế để thấy rằng sự hiệp nhất trong Giáo Hội tức giữa các chi thể với nhau là vô cùng quan hệ đến phần rỗi đời đời của mỗi người. Mặt khác tính chất hiệp nhất ấy còn là giữa các chi thể với Đức Kitô là đầu Hội Thánh: “Ta là cây nho các ngươi là cành. Ai cứ ở trong Ta và Ta ở trong họ thì người ấy kết quả nhiều. Vì ngoài Ta các ngươi không thể làm chi được. Nếu ai không ở trong Ta thì bị ném ra như cành kia khô héo rồi người ta lượm lấy quăng vào lửa mà đốt đi” ( Ga 15, 5 – 6 ). Cũng như tất cả cành nhánh phải gắn chặt vào thân để được chuyển thông nhựa sống thế nào thì chúng ta là những chi thể cũng phải “ở” trong Chúa như vậy. Mỗi một Kitô Hữu từ khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy đều đã trở nên chi thể của Đức Kitô. Thế nhưng việc trở nên ấy hoàn toàn không như một điều gì đó mặc nhiên mà cần phải được Đức Mẹ cưu mang và chăm sóc trong suốt cả cuộc đời tín hữu. Lại nữa sự cưu mang và chăm sóc của Đức Mẹ với từng mỗi chi thể cũng không khác nào với Chúa Giêsu. Nếu Chúa là đầu được sinh ra bởi Đức Maria thì chúng ta là những chi thể, chẳng lẽ lại không được sinh ra bởi Đức Maria sao ? Nói cách khác, Đức Maria hạ sinh và chăm sóc linh hồn chúng ta cũng chính là hạ sinh nuôi dưỡng chăm sóc Chúa Con ở trong ta: “Chính Người lãnh đạo sự đào luyện và tăng tiến của Kitô Bí Nhiệm và gầy tạo Hội Thánh và các Thánh. Vì chính Giêsu hạt cải nhỏ đang lớn lên trong Hội Thánh và chính Maria chăm nom cho lớn lên như đã chăm nom cho thân thể Chúa Giêsu lớn lên những ngày sống ở Bêlem và Nadarét” ( MV. Bernadot, OP. – Mẹ Trong Đời Tôi ). Đức Maria sinh ra chúng ta và tận tình chăm sóc từng người bằng các Ơn Thánh mục đích là để cho ta được hiệp nhất trong Chúa: “Như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” Hiểu như thế thì hiệp nhất chỉ có thể là hiệp trong Chúa thông qua con đường duy nhất là Đức Maria bởi vì Ngài là Đấng Thiên Chúa ở cùng ( Lc 1, 28 ). PHÙNG VĂN HÓA SỐNG TRONG LỜI CẦU CỦA MẸ Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu ( Cv 1, 14 ) Có lần tôi trông thấy một người cha nóng giận đánh con túi bụi, người mẹ chẳng dám làm gì, chỉ ôm mặt khóc. Tàn cơn giận, người cha bỏ đi, đứa con chạy lại ôm lấy mẹ, người mẹ vừa khóc vừa lấy dầu bôi cho con những vết bầm tím... Thường trong gia đình Việt Nam chúng ta, cha là người giữ kỷ cương, nề nếp nên được gọi là nghiêm đường, còn mẹ thì nhân từ bao dung, lắm khi thương con chẳng suy nghĩ hơn thiệt, nên gọi là từ đường. Tại sao cha mẹ lại yêu thương con cái ? Câu hỏi này phải hỏi ông Trời, 13 CÙNG NGHIỆM SINH
  • 14. đã là cha là mẹ thì tự nhiên là thương con, không ai dạy, chẳng ai bắt, cứ thương thôi mà chẳng được trả xu nào. Thế Đức Mẹ có thương Chúa Giêsu không ? Câu hỏi xem ra thừa. Có mỗi một con trai, lại là một bà góa thời điểm Chúa Giêsu bị giết, Chúa Giêsu là tất cả những gì Đức Mẹ có. Ở phương Đông này, một bà mẹ góa mà mất đứa con trai duy nhất là mất cả cuộc đời. Bước vào cuộc thương khó, Chúa Giêsu biết mình sẽ chết, bỏ lại mẹ mình, bỏ lại các môn đệ yêu quý. Rồi đây sẽ có Chúa Thánh Thần thay thế Ngài lo cho các môn đệ. Ngài ở lại với họ bằng Mình và Máu là sự hiện diện cách cụ thể cầm được chạm được. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ, vẫn còn thiếu một... từ đường. Khi còn ở dương gian, Chúa Giêsu đã nếm hưởng một tình mẹ thật ngọt ngào mà chúng ta vẫn ca ngợi là "khoan thay, nhân thay, dịu thay", thì khi từ giã cõi đời, ngài cũng muốn các môn đệ yêu dấu của mình có được người mẹ đó. Vì vậy cho nên khi hấp hối, Chúa Giêsu trao mẹ mình cho Thánh Gioan: "Này là mẹ của anh". Từ đó Hội Thánh đã ca tụng Mẹ của mình với bao nhiêu là tước hiệu cao sang: Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Thiên Đàng, Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu, Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Mẹ Hằng Cứu Giúp... nhưng không có danh hiệu nào đơn giản mà cảm động hơn danh hiệu chính Chúa Giêsu nói: "MẸ CỦA ANH". Nghĩa là khi chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ, chúng ta chỉ cần nói "Lạy Mẹ CỦA CON". Thế là đủ ! Một đứa con nhỏ nó không gọi mẹ nó là Mẹ nhà giáo ưu tú, Mẹ nghệ sĩ nhân dân... nó chỉ gọi mẹ của nó là Mẹ ơi, Má ơi... và mẹ nó bế nó lên, chỉ vậy thôi là nó hạnh phúc rồi. Chúa Giêsu muốn để mẹ mình lại cho các môn đệ vì ngài biết rằng thật phúc cho ai được người khác cầu nguyện cho mình, bảo bọc mình bằng kinh nguyện. Có bà mẹ nào mà trong lòng lại không có những đứa con của mình. Bà sinh lũ con ra đời rồi đấy, chúng chạy nhảy tung tăng, chúng cưới vợ lấy chồng, chúng làm ông này bà nọ... nhưng cho đến chết, cả đến khi bà về với Chúa trên Trời, chúng vẫn cứ còn ở trong dạ mẹ, ở trong lòng bà. Đơn giản vì đã là mẹ thì không thể quên con, đã là mẹ thì thương con. Thế nên đâu có cần nhắc các bà mẹ phải cầu nguyện cho con cái mình, chuyện đó các bà mẹ làm y như chuyện phải ăn cơm uống nước, không có không sống được. Thế nên xưa nay người ta chỉ cần nhắc con cái phải cầu nguyện cho cha mẹ chứ cần gì phải dặn dò các bà mẹ cầu nguyện cho con. Các môn đệ cần một người mẹ bên cạnh vì chính Chúa Giêsu biết thế gian này ác tâm đến thế nào. Chính nó lập mưu giết chết Ngài. Các môn đệ cần có Mẹ để như đứa con nhỏ chạy vào lòng mẹ khi nó sợ hãi, để được nâng đỡ, chở che bằng sự cầu bầu thần thế của Mẹ. Các môn đệ phải có một bà mẹ cầu nguyện cho họ vì họ cũng là những kẻ có tội, những kẻ gây chia rẽ bất hòa, họ đều có thể là những Augustino cần có bà mẹ Monica trong đời. Mỗi ngày họ đều xin “cầu cho chúng con là kẻ có tội”. Mẹ của các môn đệ Chúa chính là Mẹ chúng ta. Lm. GB. NGUYỄN MINH ĐỨC, DCCT HÃY NHỚ MỆNH LỆNH FATIMA Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần, nhưng nổi bật là những lần hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha, nổi bật vì các sứ điệp quan trọng dành cho nhân loại. Các sứ điệp Fatima thuộc phạm vi rộng đến nỗi không thể ghi trong một cuốn sách. Các chủ đề như sự tận hiến, lòng sùng kính ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, cuộc nổi dậy và lan rộng của Cộng Sản vô thần, Chuỗi Mai Khôi là khí cụ hòa bình, lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, thị kiến về Hỏa Ngục, Bí Mật Thứ Ba,… Tất cả những điều này có thể thấy trong các sứ điệp Fatima. Một sứ điệp nổi bật là cuộc nổi dậy của chủ nghĩa Cộng Sản vô thần do Nga tuyên truyền. Với sự sụp đổ của Cộng Sản Soviet năm 1990 – 1991 và việc tiết lộ Bí Mật Thứ Ba Fatima ngày 13.5.2000, chúng ta có thể nói rằng các Mệnh Lệnh Fatima đã trọn vẹn chưa ? Vẫn tiếp tục nhắc nhở nhân loại. Trong chuyến viếng thăm Fatima ngày 13.10.2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói: “Những người tự lừa dối mình đều nghĩ rằng Mệnh Lệnh Fatima đã kết thúc”. 14 CÙNG GHI NHỚ
  • 15. Tầm quan trọng của việc tận hiến đã rõ khi chúng ta muốn có hòa bình trên thế giới và sự hoán cải của nước Nga, Đức Mẹ nói rằng Thiên Chúa muốn dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Đây là lời Đức Mẹ nói năm 1917: “Để ngăn cản điều đó ( sự trừng phạt thế giới bằng chiến tranh, nạn đói khát, sự bách hại Giáo Hội ), Mẹ sẽ xin tận hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm và rước lễ các ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu họ vâng lời Mẹ, nước Nga sẽ hoán cải và sẽ có hòa bình; nếu không, nó sẽ lan truyền sự sai lầm tới khắp thế giới, thúc đẩy chiến tranh và bách hại Giáo hội…” Rõ ràng nhân loại đã không lắng nghe, đa số không vâng lời Đức Mẹ. Thế chiến thứ nhất đã xảy ra ( 1914 – 1918 ), và chỉ 21 năm sau lại xảy ra thế chiến thứ hai. Hồi đó, đại sứ tại Tòa Thánh là Howard Dee đã viết trong cuốn “God’s Greatest Gift to Mankind Today” ( Tặng Phẩm Lớn Nhất của Thiên Chúa Dành Cho Nhân Loại Ngày Nay ): “Từ nước Nga, chứng ung thư Mácxít lan rộng mau chóng. Nước này tới nước khác, các lãnh địa và các quốc gia sụp đổ… Ngày nay, gần một nửa nhân loại bị cộng sản thống trị và nửa kia chịu đau khổ vì bệnh tật dữ dội”. Tháng 6 năm 1929, Đức Mẹ nói với Nữ Tu Lucia: “Đã đến lúc Thiên Chúa yêu cầu Đức Giáo Hoàng, cùng với các Giám Mục trên thế giới, tận hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ. Chúa hứa cứu nước Nga bằng cách này”. Trong khi đó, các hội tông đồ quốc tế như Đạo Binh Xanh Đức Mẹ Fatima ( Blue Army of Our Lady of Fatima ) loan truyền Mệnh Lệnh Fatima. Đối với việc hoán cải của nước Nga và hòa bình thế giới, những người sùng kính hứa hằng ngày đọc Kinh Sáng, dâng những hy sinh theo nhiệm vụ hằng ngày, lần Chuỗi Mai Khôi, dâng mình cho Đức Mẹ và đeo Áo Đức Bà Camêlô làm dấu hiệu tận hiến. Nữ Tu Lucia nói rằng Thiên Chúa sẽ cho phép tận hiến nước Nga khi đủ số người hoàn tất yêu cầu nói trên. Sau nhiều cố gắng, việc dâng hiến nước Nga được thực hiện ngày 25.3.1984 với văn bản của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II xin các Giám Mục trên thế giới cùng ngài tận hiến cho Đức Mẹ, mỗi Giám Mục thực hiện tại Giáo Phận của mình. Khi nước Nga chưa được trực tiếp đề cập, Đức Giáo Hoàng cầu nguyện: “Chúng con tận hiến cho Mẹ mọi người và mọi nước có nhu cầu đặc biệt là tận hiến cho Mẹ theo cách này. Xin soi sáng cho các dân tộc mà Mẹ chờ họ tận hiến”. Nữ Tu Lucia nói với Sứ Thần Tòa Thánh rằng việc tận hiến này đã được Thiên Chúa chấp nhận. Tháng 3 năm 1985, ông Mikhail Gorbachev là chủ tịch Liên Sô. Ông đã bắt đầu cuộc cải cách và về sau dẫn tới sự sụp đổ khối cộng sản Soviet. Sau đó là Năm Đức Mẹ tại Philippines, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai mạc Năm Đức Mẹ đặc biệt này và kết thúc vào ngày 15.8.1988, lễ Đức Mẹ Mông Triệu. Trong những năm tiếp theo – có thể nhờ lời cầu nguyện của Đạo Binh Xanh Đức Mẹ Fatima và của những người đạo đức trên thế giới, các Giám Mục đã cùng tận hiến và công bố Năm Đức Mẹ Đặc Biệt – khối Cộng Sản Soviet bắt đầu tan rã, khởi đầu là Cộng Sản của nước Ba Lan. Ngày 13.5.1991, Thánh Gioan Phaolô II hành hương Đức Mẹ Fatima và công khai tạ ơn Đức Mẹ đã giải thoát Đông Âu và Trung Âu thoát khỏi ách Cộng Sản vô thần. Trong những năm tiếp theo, thế giới tương đối hòa bình. Phải chăng vì “lò lửa” Nga đã dịu bớt ? Nên lưu ý rằng nước Nga ngày nay trở nên quả quyết dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Vladimir Putin, cựu trưởng tổ chức KGB của Soviet. Về chính trị thế giới, nó có tầm ảnh hưởng mạnh. Nga giàu nguồn năng lượng như dầu hỏa và khí thiên nhiên, trong những năm gần đây, các nguồn này được sử dụng làm đòn bẩy chính trị tại Đông Âu. Các cuộc tập trận gồm đến 160.000 binh sĩ, hơn 1.000 xe tăng, 130 máy bay, và 70 tàu chiến. Khi ông Putin biết các kế hoạch của Hoa Kỳ và EU về chiến tranh đối với Bắc Mỹ, với Phi Châu và Á Châu, bao gồm cả Trung Đông, ông tuyên bố “chuẩn bị cuộc chiến quyết liệt” ( Prepare for Armageddon ). Rõ ràng, sự hoán cải của Ngà đã được Đức Mẹ tiên báo vẫn chưa hoàn tất. Điều Đức Mẹ ban cho chúng ta là sự sụp đổ của khối Cộng Sản Soviet tại Đông Âu và sự giải thoát nhiều nước khỏi ách vô thần. Nhưng mối đe dọa vẫn còn đó, và thế giới lại có một lực lượng cộng sản khác cần lưu ý là Trung Cộng. Nếu hai tên khổng lồ cộng sản này liên kết với nhau thì sao đây ? Chúng ta thấy rõ các mối đe dọa đối với hòa bình thế giới. Chúng ta không chỉ nói về Trung Đông, mà đặc biệt là Syria. Hãy lần Chuỗi Mai Khôi cầu xin hòa bình cho thế giới ! 15
  • 16. Đây là lúc ghi nhớ các Mệnh Lệnh Fatima và và kế hoạch hòa bình của Đức Mẹ cũng có trong đó. Với lời cầu nguyện bằng Chuỗi Mai Khôi, Đông Âu đã thoát ách Cộng Sản vô thần. Tại sao chúng ta không cầu nguyện nhiều cho hòa bình thế giới ? “Vũ khí” của Đức Mẹ rất đơn giản, luôn được Đức Mẹ nhấn mạnh không chỉ tại Fatima mà còn ở hầu hết các lần hiện ra tại các nơi khác: Chuỗi Mai Khôi. LOURDES R. POLICARPIO TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com GIANNA BERETTA MOLLA NƯỚC Ý VÀ MARIA NGUYỄN THỊ YẾN CỦA VIỆT NAM Chúng ta nghe nói nhiều về gương hy sinh của một bác sĩ bên nước Ý tên là Gianna Beretta Molla mới được phong Thánh cách đây không lâu. Chị đã hy sinh chính mạng sống của mình để giữ lại thai nhi con yêu dấu của mình khi bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư, và nền y khoa dù hết sức tiên tiến hiện đại của nước Ý cũng chỉ bảo đảm cứu sống được chỉ một trong hai mẹ con. Cũng phải nói thêm, nếu quyết định giữ lại em bé, người mẹ phải ngưng tất cả mọi liệu pháp chữa trị nên có nguy cơ cuối cùng là mẹ sẽ chết vì ung thư trước khi kịp sinh con. Đó là bên nước Ý. Bên Việt Nam mình, chúng tôi xin được thuật lại câu chuyện tương tự. Chị Maria Nguyễn Thị Yến, sinh ngày 19.7.1981, lập gia đình với một người không Công Giáo, hiện ngụ tại xóm 1, thôn Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội 2 ( tỉnh Hà Tây cũ ). Đến một ngày, tự dưng chị thấy đau đầu dữ dội và khó thở vô cùng, đi khám thì phát hiện đã bị ung thư vòm họng di căn lên não, mà cùng lúc chị lại đang mang thai con đầu lòng hơn 5 tháng rồi. Các bác sĩ quân đội của Bệnh Viện 103 yêu cầu: muốn chữa trị bệnh ung thư và được cứu sống, chị buộc phải phá bào thai đang tăng trưởng trong tử cung… Chị gần như tuyệt vọng trong nỗi day dứt giằng co, còn cả gia đình chị thì khẩn nguyện trong đau buồn, cùng hiệp ý làm Tuần Cửu Nhật xin Chúa và Đức Mẹ soi sáng cho biết phải quyết định ra sao, có nên phá thai, bỏ em bé theo yêu cầu của bác sĩ để cứu người mẹ hay không ? Sau khi làm xong Tuần Cửu Nhật, chính bản thân chị dường như tìm được một sức mạnh lạ lùng, chị cương quyết giữ lại thai nhi bằng mọi giá ! Chị can đảm chịu mọi cơn đau đớn của căn bệnh, ngưng mọi liệu pháp chữa trị để quà tặng vô giá mà Thiên Chúa trao ban cho chị được bảo vệ an toàn. Còn đến 4 tháng thai kỳ ( 120 ngày ), không được hoá trị hay xạ trị, căn bệnh ung thư di căn liên tục gây ra những cơn kinh khủng, hoàn toàn ngoài sức chịu đựng của chị… Tất cả đã nghĩ đến giải pháp mong manh cuối cùng, đó là nếu bệnh trạng chuyển nhanh đến mức trầm trọng nguy hiểm, người mẹ sẽ không cầm cự được thêm, có thể chết bất cứ lúc nào, đồng thời đã đến một thời hạn tối thiểu để em bé có thể sống được bên ngoài dạ mẹ, chị và cả gia đình sẽ tự nguyện xin các bác sĩ cho phẫu thuật "bắt con", nói trắng ra là chấp nhận hy sinh mẹ để ưu tiên cứu lấy con. Với hoàn cảnh gia đình quá neo đơn, cô Hiến là chị ruột của chị Yến, đang tu tại Tu Hội Thánh Tâm, phải xin nghỉ việc để cùng gia đình chăm sóc thuốc thang cho em gái tại Bệnh Viện 103 cách xa nhà chừng 40 cây số chờ đến ngày sinh em bé, đồng thời cô Hiến cũng phụ lo cho các chị em bầu tại Mái Ấm BVSS của các cha DCCT Thái Hà ngay trong làng… Thế rồi đến ngày 5.11.2013, chị Yến phải chịu một cơn đau dữ dội chưa từng thấy, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của em bé, bác sĩ trực đã quyết định phải cho sinh mổ lấy em bé ra ngay… Tạ ơn Chúa, “mẹ tròn con vuông”, bé gái nặng 1,9Kg, khóc váng lên trong niềm vui mừng khôn tả của chị Yến và mọi người thân trong gia đình, của cả Nhóm BVSS Thái Hà… 16 CÙNG TRÂN TRỌNG
  • 17. Sau khi sinh mổ, chị Yến tỉnh lãi thì ung thư di căn đã làm hai mắt của chị không còn nhìn thấy gì nữa. Được ôm con mình phải sinh ra là một hạnh phúc lớn của người phụ nữ, hoàn thành thiên chức làm mẹ, vậy mà bây giờ chị Yến lại không còn được tận mắt ngắm nhìn con của mình. Thế nhưng chị đã không hề cảm thấy chút bất hạnh nào, chị một tay bế con, một tay nhẹ nhàng sờ soạng vuốt ve khuôn mặt bé bỏng xinh xắn của con, nước mắt hạnh phúc cứ lã chã rơi xuống ướt đầm mặt con, cả ngực áo con, trong khi con thì oe oe khóc thật hồn nhiên vô tự… Mọi người vây quanh, nhìn cảnh ấy ai cũng nghẹn ngào xúc động trước tình yêu cao cả người mẹ đã dũng cảm hy sinh cho con mình được cất tiếng khóc chào đời… Cháu bé đã được cha xứ địa phương, cử hành Bí Tích Thánh Tẩy và đặt tên: Giêrađô Maria Lê Hoàng Cẩm Tú. Cháu bé sinh được tròn một tháng rưỡi, thì cha Lê Quang Uy, cùng với hai bạn trẻ Nhóm Fiat có dịp ra miền Bắc, đã cùng chúng tôi đến thăm chị và cháu bé tại gia đình bên ngoại, cháu đã nặng 4kg. Tăng được 2kg100. Gia đình xin bệnh viện cho chị xin về mừng Lễ Noel 2013, đầu năm 2014 chị mới trở lại bệnh viện. Chị và gia đình cũng xác định không nạo phá thai để cứu em bé xong rồi sẽ đến bệnh viện xạ trị chữa bệnh ung thư vòm của chị theo phác đồ điều trị của bác sĩ Quân Y Viện 103… Nhưng tất cả đều tín thác nơi Chúa trong việc chữa trị ung thư của chị. Hiện mắt chị đã không nhìn thấy gì do ung thư đã di căn sau khi mổ sinh con. Chúng tôi đến thăm chị và con chị trong một chiều đông giá lạnh. Lòng quặn đau khi nhìn thấy chị quờ quạng tìm con bên cạnh chị đang khát sữa khóc oe oe… để tìm hơi ấm, tìm bầu sữa mẹ khi bé đói… Thật đáng tiếc, đã gần hai tháng từ khi chị bé Giêrađô sinh ra, căn bệnh ung thư đã làm cạn dòng sữa nuôi con của chị và bé Cẩm Tú đã phải bú sữa bình… Để kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Nhóm BVSS Thái Hà, tôi xin ghi lại vài suy nghĩ: Người thật việc thật và những hình ảnh của chị Maria Nguyễn Thị Yến có thể nói là một chứng tá sống động cho sự hy sinh cao quý vô bờ bến của một người mẹ Việt Nam dứt khoát không nạo phá thai để cứu con mình, chị đã quyết định ngưng việc chữa trị ung thư nghĩa là sẵn sàng chịu chết để con mình được sống… Chị đã chịu đựng đau đớn vì căn bệnh nan y nghiệt ngã, chịu cả cảnh mù loà xót xa để bây giờ được ôm con trong vòng tay hạnh phúc chan hoà. Chúng tôi tin chị Yến sẽ là tấm gương sống động cho nhiều bà mẹ khác cũng biết hy sinh tất cả cho con mình, cho sự sống, cho quà tặng vô giá mà Thiên Chúa đã trao ban để không nạo phá thai trong bất cứ hoàn cảnh nào. Viết nhân kỷ niệm 5 năm thành lập nhóm BVSS Hà Nội Maria TRẦN THỊ HƯỜNG VƯỜN HOA ĐỨC MẸ Tháng Năm về, vườn hoa Đức Mẹ nở rộ trăm sắc hương hoa, từ thành thị tới nông thôn, từ các Thánh Đường lớn tới những ngôi Nhà Thờ bé nhỏ thân thương, từ người thành phố đến từng nông dân, tất cả mọi Kitô hữu trong muôn màu sắc của những đóa hoa lòng kính về Mẹ mến yêu, Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh, Mẹ của tất cả chúng sinh, Mẹ hiền, Mẹ đẹp, Mẹ là biểu tượng của tất cả các loài hoa, Mẹ là máng thông ơn Thiên Chúa đến với từng người con tin Mẹ. Ai đó đã ví von Mẹ qua các đóa hoa thế này: Mẹ là hoa thủy tiên, sáng trong muôn đời… Mẹ tựa đóa hướng dương, tỏa ánh sáng mặt trời Mẹ thật lòng khiết trinh như bông huệ, bông sen Mẹ dịu dàng nhân ái như mộc lan thắm tình Mẹ đầy tình trong Chúa tựa trúc thủy xanh tươi Mẹ mến yêu nồng nàn như hoa hồng đỏ thắm Mẹ lộng lẫy huy hoàng tựa ngàn sắc đào mai 17 CÙNG HIỆP THÔNG
  • 18. Mẹ xinh xắn mỹ miều giống ngọc lan tố nữ Mẹ tỏa ngát hương lòng của dạ lý hương tinh tế Mẹ chung thủy một lòng như màu tím hoa bâng khuâng Mẹ từ ái phúc hậu như mẫu đơn bền thắm lâu dài Mẹ đơn sơ khó nghèo như ngàn hoa đồng nội Mẹ thân tình dịu ái tựa hoa tigôn leo thành giàn Mẹ hiền lành dễ mến tựa các đóa hồng bạch,vàng ươm Mẹ mỉm cười ban phước như cam đỏ hoa cúc tàu lai. Mẹ sầu bi ôm thi hài Chúa, ôi, màu tím buồn hoa sim. Mẹ đau khổ thấy loài người tội lỗi, ôi, hoa gai xương rồng… Mẹ Maria, hai tiếng thật gần gũi thân yêu với từng người Kitô hữu chúng ta, chỉ nhờ ơn Mẹ chúng ta mới có thể đến gần với Chúa, được Chúa thương yêu. Người ta làm sao hiểu hết được tình Mẹ Maria, chỉ có thể diễn đạt mối tình bao la đó qua một bà mẹ trần gian, tấm lòng mẹ được biết bao thơ ca nói đến: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình…”, “Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày…”, “Cây chuối sau hè…” Ước chi mỗi chúng ta sẽ là một đóa hồng xinh ( một tràng Hoa Mai Khôi ) đầy lòng yêu mến Mẹ chân thành, vì chỉ có lòng yêu mến mới có thể biến đổi con người tội lỗi xấu xa thấp hèn của chúng ta, để quy phục “cải tà, quy chánh” thật tâm quay về làm con thảo của Chúa và của Mẹ được. Mẹ không cần ta dâng những đóa hoa màu mè trần tục, những bó hoa hình thức bề ngoài mà trong lòng thì trống rỗng. Mẹ cần ta với bông hoa thật lòng yêu mến, bông hoa khiêm nhu ẩn sâu trong cõi lòng như chính những bông hoa mà con người đã ví von cho Mẹ. Vâng ! cầu mong chúng ta, mỗi tâm hồn sẽ liên kết với nhau thành một vườn hoa lòng xinh thắm, để chúng ta dâng kính Mẹ Maria trong năm Tân Phúc Âm Hóa gia đình, và sẽ dâng lên Mẹ mãi mãi trong suốt cuộc đời của mỗi gia đình chúng ta. VÂN MAI NĂM ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐỨC GIÊSU Bài viết riêng cho CNN của Lm. James Martin, Dòng Tên, Tổng Biên Tập tạp chí America, tác giả tác phẩm "Đức Giêsu là một cuộc hành hương" ( Jesus: A Pilgrimage ) nhân mùa Phục Sinh 2014. Mỗi khi đến mùa Phục Sinh là Đức Giêsu lại được nhắc đến rất nhiều kể cả theo lối tiêu cực do một số người mang nhiều thành kiến là Người chưa bao giờ thực sự hiện hữu. Hầu hết những gì chúng ta biết về Người thì đã được biết đến trong 2.000 năm qua. Nhưng nhờ có những tiến bộ trong sử liệu và ngành khảo cổ, các Kitô hữu nhiệt thành vẫn có những khám phá đầy kinh ngạc và mới mẻ về cuộc đời và thời đại của Người. Đây là 5 điều có lẽ bạn chưa biết về Người: 1. Đức Giêsu xuất thân từ một làng quê hẻo lánh Hầu hết các nhà khảo cổ bây giờ đồng ý rằng Nazareth chỉ có từ 200 đến 400 nhân khẩu. Toàn bộ Cựu Ước và sách Talmud không hề nhắc đến Nazareth. Còn trong Tân Ước nó thường được nhắc đến với một sự châm biếm, Tin Mừng theo Thánh Gioan kể rằng khi Nathanael nghe về một Đấng Messiah có tên là “Giêsu Nazareth”, ông đã hoài nghi ngay: “Ở Nazareth thì làm sao có gì hay ho ?” 2. Đức Giêsu không biết tất cả mọi sự Đây là một nan đề gai góc của thần học. Nếu Người mang thần tính thì Người phải am tường tất cả. Thật vậy, trong nhiều dịp Người đã tiên báo về cái chết và sự trỗi dậy của mình. Tin Mừng theo Thánh Máccô ghi lại thoạt tiên Đức Giêsu thẳng thừng từ chối chữa bệnh theo yêu cầu của một phụ nữ không phải Do Thái: “Không thể lấy bánh của con cái mà ném cho chó được.” Nhưng khi chị ta trả lời rằng chó cũng được ăn mảnh vụn rớt xuống gầm bàn thì Người đã kinh ngạc và chữa lành cho đứa con gái của chị ta. Dường như Người nhận ra sứ vụ của mình không dừng ở nơi người Do Thái. 3. Đức Giêsu đã sống đời dầm mưa giãi nắng Từ năm 12 đến 30 tuổi, Đức Giêsu làm công việc của một người thợ mộc tại Nazareth. Khi Người bắt đầu rao giảng dân chúng đã ngỡ ngàng: “Đây có phải là anh thợ mộc không ?” Nghề nghiệp 18 CÙNG TÌM HIỂU
  • 19. của Người theo nguyên gốc Hy Lạp là tekton. Xưa nay vẫn quen dịch là thợ mộc. Nhưng hầu hết các học giả bây giờ đều cho rằng đó là một thứ tạp vụ, một số còn dịch là “người làm công nhật”. Một tekton có thể làm cửa, bàn ghế, giá đèn, lưỡi cầy. Nhưng có lẽ người cũng còn xây tường gạch hay phụ giúp vào việc xây nhà ( thợ hồ – Người thường đưa vào dụ ngôn những vật liệu này ). Đó là một nghề nghiệp cơ cực, phải kéo lê dụng cụ, các thanh gỗ và tảng đá trên toàn miền Galilê. Đức Giêsu đâu có phải là loại người nổi đình nổi đám, nhảy vào hí trường thế giới sau một cuộc đời nhàn hạ của một bác phó mộc chỉ sống thoải mái tại nhà, hàng ngày chỉ ngắm nghía và trau truốt một vài thanh gỗ đâu. Trong 18 năm, Người đã làm việc cật lực và nặng nề. ( Thánh Luca đã nói về giai đoạn này một cách vắn gọn: "Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng phục các ngài. Có lẽ ta cần hiểu rằng Người đã chấp nhận gia cảnh nghèo hèn của cha mẹ, tức là từ khi còn rất trẻ Người đã phải làm lụng quần quật để mưu sinh ). 4. Đức Giêsu cần đến thời gian riêng Tin Mừng thường nói về nhu cầu của Đức Giêsu tách khỏi đám đông và ngay cả các môn đệ nữa. Nếu có dịp đến thăm khu vực biển Galilê nơi Đức Giêsu thực hiện hầu hết các sứ vụ của Người, các bạn sẽ thấy các thị xã nằm rất san sát nhau. Tìm được một khoảng trống riêng cho mình là điều rất khó. Tại đó vẫn còn một cái hang nằm trên bờ biển gần với Capharnaum, khu vực tập trung các hoạt động của Người. Có lẽ Người đã thường đến đó để cầu nguyện. Hang đó có tên Eremos, nghĩa là hẻo lánh hay cô tịnh, từ đó phát xuất ra từ ẩn sĩ. Dù là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu vẫn cần có thời gian sống một mình để cầu nguyện với Cha của Người. 5. Đức Giêsu không muốn chết Khi gần đến cuộc thương khó, Người đã xin “cất chén này đi”. Đó là một lời cầu nguyện thống thiết với Cha mà Người gọi một cách trìu mến là Abba. Rõ ràng Người không muốn chết. Một số Kitô Hữu cho rằng Đức Giêsu yêu mến và mong chờ cái chết. Nhưng như tất cả mọi người khác, cái chết là một nỗi kinh hoàng đối với Người. Tâm hồn Thầy buồn đến chết được ( Mt 26, 38 ). Buồn đến chết tức là buồn ghê gớm vì không có gì ghê gớm bằng cái chết. Nhưng khi Người nhận ra đó là ý muốn của Cha thì Người bằng lòng đón nhận cái chết, ngay cả một cái chết trên thập giá. Người ta thường nói về những khát vọng của họ khi xuyên tạc cuộc đời của Đức Giêsu. Nào là Người lấy Maria Mácđala làm vợ, sinh ra nhiều đứa con, ngao du qua Ấn Độ… Chung cuộc lại Đức Giêsu không bao giờ là một vấn nạn lịch sử để người ta tìm hiểu, nhưng Người luôn luôn là một huyền nhiệm mời gọi mọi người đào sâu. Lm. JAMES MARTIN, Dòng Tên, bản dịch của NGUYỄN TRUNG Nguồn: http://religion.blogs.cnn.com/2014/03/15/five-things-you-didnt-know-about-jesus/ BA ĐIỀU RĂN YÊU THƯƠNG TRONG KINH THÁNH – Kỳ 2 III. Điều răn yêu thương trong Tin Mừng Gioan “Điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Gioan được Đức Giêsu gọi là “điều răn mới” ( Ga 13, 34 ). Điều răn này có ý nghĩa thần học độc đáo riêng so với điều răn “yêu thương người thân cận” đã phân tích trên đây. Tin Mừng Gioan không nói đến “yêu thương người thân cận ( plêsion )” mà là “yêu thương lẫn nhau ( allêlous )” giữa các môn đệ. Phần sau sẽ phân tích “điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Gioan qua năm mục: ( 1 ) Điều răn mới, nền tảng đời sống các môn đệ, ( 2 ) Điều răn mới so với Cựu Ước, ( 3 ) “Điều răn mới” là “điều răn cũ” trong thư Gioan, ( 4 ) Điều răn của Đức Giêsu, ( 5 ) Cách thức yêu thương trong điều răn mới. 1. Điều răn mới, nền tảng đời sống các môn đệ Trước khi bước vào cuộc Thương Khó, Đức Giêsu nói với các môn đệ ở Ga 13, 34 – 35: “34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới ( entolên kainên ) là anh em hãy yêu mến nhau ( hina agapate allêlous ), 19 CÙNG HỌC HỎI