SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
ĐỪNG SỢ !
"Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi
các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ
người Do Thái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và
nói: "Chúc anh em được bình an !" ( Ga 20, 19 ).
Bài Tin Mừng cho Chúa Nhật II Phục Sinh bắt đầu
bằng một trình thuật về sự hiện ra của Chúa Giêsu, tác giả
ghi chú rất rõ về nỗi lo sợ của các môn đệ, và tình trạng
đóng kín cửa của những người đang sống trong sợ hãi.
Chúa Giêsu Phuc Sinh vượt qua giời hạn của con người,
Ngài hiện diện giữa các môn đệ cho dù cửa đóng kín, để
ban Bình An cho các ông. Sau đó là cánh cửa căn phòng
được mở ra, và cả cánh cửa lòng cũng được mở ra nữa, nỗi
sợ hãi không còn và Bình An ở cùng các ông cho đến ngày
vào Thiên Quốc.
Sợ hãi là thuộc tính của con người, kể từ khi rời khỏi chốn Bình An là vườn địa đàng, con
người mang lấy sự bất lực của thân phận, sợ hãi xuất hiện cư ngụ trong cuộc sống từ sự bất lực,
mãnh lực của sự dữ lợi dụng nỗi sợ hãi để tung hoành. Sự Bình An đến do sự có mặt của Đấng Phục
Sinh, không do bất cứ một yếu tố nào khác. Vẫn những con người đấy, vẫn với những bộ óc, con tim
và da thịt đấy, nhưng nỗi sợ hãi không còn, Bình An cư ngụ vĩnh viễn. Bình An của Đấng Phục Sinh
ban tặng giải thoát con người.
Hôm nay, Chúa Nhật II Phục Sinh, Hôi Thánh tuyên phong hai vị
Thánh của thế kỷ vừa qua, rất gần gũi thân quen với chúng ta, mới hôm
qua đây còn nghe các ngài nói, cười, di chuyển, chúc lành, dạy dỗ, cử
hành Bí Tích, viếng thăm… Hôm nay cửa nướ trời mở ra, chúng ta
được chiêm ngắm hai vị tươi cười bên Đấng Phục Sinh.
Thật là một sự trùng hợp kỳ diệu, cả hai vị xuất hiện giữa thế
gian đếu mang theo sự Bình An của Đấng Phục Sinh. Giữa sóng gió
của nhân loại và của chính Hội Thánh, chỉ trong vài năm ngắn ngủi,
Đức Gioan XXIII đã mang lại bầu khí bình an cho nhân loại, cho thế giới
và cho Hội Thánh. Đầu nhiệm kỳ Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II
tuyên bố “Đừng sợ !” và ngài làm hết cách để cho con người không còn
sợ các thế lực trần gian, can đảm đứng lên đối diện với thử thách. Ngài
đã đi dọc lịch sử nhân loại trong nhọc nhằn nhưng Bình An, con người
xuyên thế kỷ ấy luôn là người kiến tạo sự Bình An.
Chúng ta đang sống trong tình trạng bấp bênh của thân phận,
quyền lực sự dữ bủa vây “rảo quanh tìm mồi cắn xé”. Lời Chúa và hành
ảnh của hai vị Thánh có làm cho chúng ta vững tin không ? Tại sao
chúng ta cứ mãi giam mình trong sợ hãi mà không can đảm bước ra hít thở bầu khí tự do ? Phải chăng
sợ hãi khu trú trong ta như là dấu hiệu hiển nhiên tố cáo không có sự hiện diện của Đấng Phục Sinh ?
Tại sao nói cái gì cũng sợ, làm cái gì cũng sợ, sợ cái không đáng sợ ?
Lạy Đấng Phục Sinh, xin đến ban Bình An cho chúng con.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 27.4.2014
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 607 – CHÚA NHẬT 27.4.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
ĐỪNG SỢ ! ( Lm. Vĩnh Sang ) .............................................................................................................. 01
TIN ĐỂ ĐƯỢC XÓT THƯƠNG ( Vincente Nguyễn Văn Hà ) ................................................................ 02
ĐỪNG SỢ, THẦY LUÔN XÓT THƯƠNG ( Lm. Lê Quang Uy ) ............................................................ 03
CHÚA KITÔ VINH QUANG VÀ CỘNG ĐOÀN GIAO ƯỚC MỚI ( Lm. Nguyễn Công Đoan ) ................ 03
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT THẬT BÁT CÔNG ? ( PM. Cao Huy Hoàng ) ......................................... 06
TIN ĐỂ ĐƯỢC THƯƠNG XÓT ( Trầm Thiên Thu ) .............................................................................. 08
ĐỂ ĐƯỢC CHÚA XÓT THƯƠNG ( AM. Trần Bình An ) ....................................................................... 11
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI THẾ GIỚI… ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ......... 12
TÔMA, VỊ TÔNG ĐỒ ĐA NGHI ( Fx. Trần Duy Nhiên ) ........................................................................ 13
CHÚA NHẬT PHỤC SINH 2014 TẠI ANSAN, HÀN QUỐC ( Nguyễn Trung ) ....................................... 17
DI CHÚC CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ 2 ( Trầm Thiên Thu ) .................................... 19
NĂM GIA ĐÌNH, ĐỌC TÔNG HUẤN GIA ĐÌNH… ( Bs. Nguyễn Đăng Phấn ) ....................................... 22
NHỮNG ĐỨA TRẺ ĐƯỢC NUÔI DẠY BẰNG LỜI NÓI DỐI ( Minh Anh ) ............................................ 24
LÀM NGƯỜI VIỆT, KHÓ LẮM ! THẬT VẬY SAO ? ( Một du học sinh người Nhật ) .............................. 25
CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 27
ĐẠI LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TIN ĐỂ ĐƯỢC XÓT THƯƠNG
Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên
Lành, ngày nay gọi là Đại Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót,
được cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chính thức thiết lập
vào ngày 30.4.2000, ngày tuyên Thánh Nữ Tu Faustina
Kowalska ( 1905 – 1938 ).
Chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh Nữ
Faustina, vị Tông Đồ tiên khởi của Lòng Chúa Thương Xót,
về ước muốn của Ngài: “Ta muốn một tấm hình được làm
phép trọng thể vào Chúa Nhật sau Đại Lễ Phục Sinh, và Ta
muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi linh hồn
đều biết đến tấm hình đó” ( Nhật Ký, số 341 ).
Chúa Giêsu hứa: “Ta muốn ban ơn tha thứ hoàn
toàn cho các linh hồn nào xưng tội và rước lễ trong ngày lễ
kính Lòng Thương Xót của Ta” ( Nhật Ký, số 1109 ). Ơn tha thứ hoàn toàn đó là Ơn Toàn Xá mà Người
Trộm Lành Dimas đã được lãnh nhận ngay trước khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng, lúc 3 giờ chiều
ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 3 tháng 4 năm 33.
Cũng từ Giờ Cứu Độ đó, Nguồn Mạch Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã tuôn trào chan hòa
mãi đến muôn đời cho mọi người, chỉ với một điều kiện đơn giản là thật lòng SÁM HỐI và TIN TƯỞNG
vào Lòng Chúa Thương Xót.
ƠN TOÀN XÁ NGÀY KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định các tín hữu có thể được hưởng ơn toàn xá
trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh. Quyết định trên
đây được công bố trong sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma của
Tòa Thánh.
Sắc lệnh khẳng định rằng Ơn Toàn Xá được ban với những điều kiện thường lệ là xưng tội,
rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những tín hữu nào trong Chúa Nhật thứ hai
Phục Sinh tức là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa tại bất kỳ Nhà Thờ nào có lòng quyết
tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi kể cả tội nhẹ và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh lòng từ
bi Chúa hay ít là đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính cùng với sự kêu cầu Chúa Giêsu từ bi trước
sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được trưng bày công khai hoặc giữ trong nhà tạm.
Vincente NGUYỄN VĂN HÀ
2
CÙNG THÔNG TIN
CHÚA KITÔ VINH QUANG
VÀ CỘNG ĐOÀN GIAO ƯỚC MỚI
Mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh là hai thì của một mầu nhiệm: Chúa Giêsu được tôn vinh: thì
thứ nhất là tôn vinh trên thập giá, thì thứ hai là Chúa tỏ Vinh Quang cho cộng đoàn của Giao Ước Mới.
Trong thì thứ nhất, chúng ta đã thấy cả Lịch Sử Cứu Độ trong Cựu Ước được làm mới: Tạo
Dựng mới, Ixaac mới, Xuất Hành mới, Giao Ước mới và Điều Răn mới, Đền Thờ mới, Đất Hứa mới…
tất cả trong Chúa Giêsu và nhờ Chúa Giêsu: Khởi Đầu Mới ( Phụng Vụ Vọng Phục Sinh có các bài đọc
Cựu Ước tương ứng với các chủ đề trên: tạo dựng, Ixaac, Xuất Hành, Giao Ước, Giao Ước mới ).
Không có sách Tin Mừng nào kể việc Chúa sống lại, vì đâu có ai ở trong mộ mà thấy ! Tất cả
bốn sách Tin Mừng và lời rao giảng của các Tông Đồ chỉ kể lại kinh
nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh. Gioan kể những cuộc gặp
tại Giêrusalem ( chương 20 ) và tại Biển Hồ ( chương 21 ). Chúng ta
sẽ lần lượt đọc hai chương này.
Trước hết nên chú ý tới lối viết của Gioan, rất giống nghệ thuật
điện ảnh hiện đại, vì điện ảnh là kể chuyện bằng hình ảnh, kể chuyện
thì dùng lời. Điện ảnh thì người xem phải “nối” các hình hoặc chuỗi
hình với nhau. Nghe kể chuyện thì phải để cho lời kể vào qua lỗ tai,
tác động trên trí tưởng tượng và tình cảm của mình. Con nít nghe kể
chuyện thì thấy như mọi sự đang xảy ra trước mắt, và phản ứng bằng
vui, buồn, lo, sợ… Tin Mừng theo Thánh Gioan không chỉ súc tích,
nhiều tầng ý nghĩa, nhiều cách qui chiếu với Cựu Ước như chúng ta
đã thấy trong cuộc Thương Khó; nhưng còn là bậc thầy trong nghệ
thuật kể chuyện. Ta cần nghe với tâm tình và thái độ trẻ thơ.
Ngày thứ nhất trong tuần tức là Chúa Nhật của chúng ta bây
giờ. Người Do Thái nghỉ ngày thứ bảy để tham dự vào sự nghỉ ngơi
3
CÙNG SUY NIỆM
của Thiên Chúa ( Xh 20, 11 ) và để nhớ Chúa đã giải thoát khói ách khổ sai bên Ai Cập ( Đnl 5, 14 – 15
). Ngày thứ nhất bắt đầu khi mặt trời lặn buổi chiều ngày thứ bảy. Ngày thứ nhất là ngày Thiên Chúa
bắt đầu tạo dựng. “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng,
bóng tối bao trùm vực thẳm” ( St 1, 1 – 2 ).
“Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn
khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Chúa Giêsu thương mến. Bà nói:
“Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” ( Ga 20, 1 – 2 ).
Tôi xin phép đọc đoạn mở đầu này như xem một đoạn phim để giúp bạn đọc làm quen với cách
đọc này. Câu mở đầu của Gioan 20 và câu mở đầu của sách Sáng Thế có nhiều yêu tố giống nhau: trời
còn tối thì đâu đã thấy được hình dạng rõ ràng, cửa mộ mở toang như vực thẳm. Cái chưa có hình dạng
và bóng tối xâm nhập tâm trí bà Maria Macđala. Chúng ta nghe tiếng động đầu tiên: bước chân phụ nữ
chạy. Tiếng gõ cửa. Hai người đàn ông thò đầu ra. Giọng phụ nữ hốt hoảng: “Người ta đã đem Chúa đi
khỏi mộ”: người ta là ai ? Bà đã vô mộ đâu mà biết người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ ? Dĩ nhiên làm sao
biết họ để Người ở đâu ! Bà lại gọi Người là “Chúa” nữa ! Là Chúa thì ai mà đem đi được ? Trong cái
hoang vu của ngôi mộ mở toang giữa bóng đêm, tất cả đều hoang mang. Nhưng câu thứ hai của bà gợi
lại câu hỏi đầu tiên của hai môn đệ: “Rabbi, Thầy ở đâu ?” ( Ga 1, 38 ). Maria Macđala trong bối cảnh này
cũng gợi lại hình ảnh và lời các bà đỡ chống chế với Pharaô về việc để cho con trai Hipri sống: “Chúng tôi
đến chưa kịp thì họ đã sanh rồi”. “Ađam mới” nằm trong mộ như bào thai trong lòng mẹ, bà đỡ tới thì đã ra
rồi và “Họ đã đem đi rồi”.
Tuy nhiên bà “phản” đạo diễn, vì đạo diễn ra lệnh cho trên màn hình cho thấy chỉ có mình bà đi
ra mộ, thế mà bà lại nói “Chúng tôi không biết”. Chúng tôi là những ai ? Tại sao “đạo diễn” lại cho thấy
một mình bà Maria Macđala ? Chúng ta sẽ phải chú ý đặc biệt tới nhân vật này. Xin nhớ lại cảnh đứng
gần thập giá, ta chỉ thấy thân mẫu, Dì Maria và bà Maria Macđala, cho tới khi máy quay phim đưa hình
từ tầm mắt của Chúa Giêsu chúng ta mới thấy người môn đệ Chúa Giêsu thương mến đứng bên thân
mẫu. Bây giờ thì chúng ta thấy hai người đàn ông, Simon Phêrô ( đã biến khỏi màn hình từ lúc gà gáy
cái đêm trong dinh thượng tế ) và người môn đệ Chúa Giêsu thương mến đã “đón Đức Mẹ về nhà mình”
từ trên Núi Sọ, sau khi được “sinh làm con” của thân mẫu Chúa Giêsu, có Dì Maria và bà Maria Macđala
chứng kiến. Chúng ta chờ Dì Maria tới gọi, nhưng không phải. “Bà đỡ” tới báo tin vui: “Sanh rồi, mà
không biết họ để ở đâu”.
Bây giờ thì hai người đàn ông vọt ra khỏi cửa, chạy đi xác minh và làm chứng. Một người “nhà”:
“người môn đệ Chúa Giêsu thương mến”, đứa “con mới” của thân mẫu đã trở thành Evà mới; và một
người đã trở thành “xa lạ” vì ba lần chối không biết, không có liên hệ gì với Chúa Giêsu. Tiếng bước
chân hai người đàn ông cùng chạy. Người môn đệ kia nhanh chân hơn, tới trước. Ông không vào, chỉ
cúi nhìn vào, thấy các băng vải còn đó… Ông Phêrô tới sau, chạy thẳng vào bên trong và thấy rõ hơn:
khăn che đầu cuốn riêng ra một nơi, không để lẫn với các băng vải. Người tới trước vào theo, và cũng
thấy như vậy. “Ông đã thấy và ông đã tin”. Thế là hai nhân chứng kiểm tra đúng phương pháp: người tới
trước đứng chờ, nhìn vào đã thấy, tuy chưa hoàn toàn rõ. Ông chứng kiến ông Phêrô đi vào, rồi ông vào
sau. Như vậy không ai làm xáo trộn hiện trường, và hai người thấy như nhau. Ông “người nhà” thấy và
tin, nhưng không nói tin cái gì. “Thực ra, trước đó hai ông chưa hiểu rằng theo lời Kinh Thánh thì Đức
Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết”; vậy nếu như đã hiểu Kinh Thánh thì khỏi cần chạy ra mộ kiểm chứng !
Rồi cả hai ông lững thững ra về.
Nhìn hai ông quay lưng đi, ta bỗng nghe tiếng phụ nữ thút
thít. Bà Maria Macđala trở lại từ hồi nào và đang khóc bên mộ. Trở
lại cảnh bà Maria Macđala một mình ra mộ lúc trời còn tối rồi chạy
về la hoảng, ta lại nhớ sách Diễm Ca, đã được gợi lên từ chuyện
xức dầu ở Bêtania.
“Suốt đêm trên giường ngủ, tôi tìm người lòng tôi yêu dấu, tôi
đi tìm chàng mà đâu có gặp. Vậy tôi sẽ đứng lên, đi rảo quanh khắp
thành, nơi đầu đường cuối phố, để tìm người yêu dấu của lòng tôi…
Bọn lính gác gặp tôi, tôi hỏi họ: “Các anh có thấy chăng người lòng
tôi yêu dấu ?” Vừa rời họ, tôi đã gặp người lòng tôi yêu dấu. Tôi vội
níu lấy chàng và chẳng chịu buông ra cho đến khi đưa vào nhà thân
mẫu, tới khuê phòng người đã cưu mang tôi” ( Dc 3, 1 – 4 ).
Ở chương 5, người yêu gõ cửa giữa đêm khuya, nàng không
chịu mở. Đến khi nghĩ lại và mở thì người yêu đã bỏ đi rồi. “Chàng đi
rồi hồn tôi như đã mất, tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp, tôi mãi gọi
chàng, không một tiếng đáp… Bọn lính gác gặp tôi, chúng đánh tôi
đến mang thương tích. Này thiếu nữ Giêrusalem, tôi van nài các bạn:
4
gặp người tôi yêu dấu các bạn sẽ nói gì ? Xin cho nhắn rằng: tôi đang ốm tương tư” ( 5, 4 – 8 ). Cuối cùng
nàng cũng biết người yêu đang ở đâu: “Người tôi yêu đã xuống vườn nhà” ( 6, 2 ).
Sách Diễm Ca nói về những giai đoạn khác nhau trong Giao Ước giữa Thiên Chúa và Dân. Cuộc
tìm kiếm thứ nhất gợi lại biến cố Xuất Hành và vào Đất Hứa, cuộc tìm kiếm thứ hai gợi lại biến cố lưu
đầy và trở về.
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Phục Sinh với Maria Macđala được diễn tả bằng nhiều lời và hình ảnh
gợi lại hai lần mất, tìm và gặp trong sách Diễm Ca. Maria đi ra mộ lúc trời còn tối. Sau khi la hoảng,
hoang mang, lại thơ thẩn đứng khóc bên mộ Chúa. Hai người đàn ông chạy ra mộ, vào kiểm tra rồi đi
về, gợi hình ảnh lính canh đi tuần. Bà cúi nhìn vào như tìm lại trong mộ lần nữa thì lại thấy hai thiên thần
canh giữ hai đầu nơi Chúa đã nằm. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc ?” Bà thưa: “Người ta đã
lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu !” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giêsu
đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. Đức Giêsu hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc ? Bà tìm ai ?” Bà
Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi
biết ông để người ở đâu, tôi sẽ đem người về". Đức Giêsu gọi bà: "Maria !" Bà quay lại và nói bằng
tiếng Hipri: "Rapbuni !", nghĩa là "Lạy Thầy !" Đức Giêsu bảo: "Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa
lên cùng Chúa Cha, nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: "Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng
là Cha của anh em, cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em".
Thế là vừa rời bọn lính gác, tôi đã gặp người lòng tôi yêu dấu ! Câu hỏi của thiên thần tạo dịp cho bà
nói lên nỗi lòng. Chúa Giêsu hỏi cùng một câu, nhưng thêm: "Bà tìm ai ?"; chúng ta nghe gợi lại câu hỏi đầu
tiên Chúa đặt cho hai môn đệ ( 1, 38 ). Hai lần trả lời bà lặp lại cùng một nội dung bà đã báo động cho hai
môn đệ. Thấy Chúa Giêsu bà lại tưởng ông làm vườn; gợi lời trong Diễm Ca: "người yêu tôi đã xuống vườn
nhà". Chúa gọi tên bà; gợi lại lời Chúa nói về mình như mục tử: "Anh gọi tên từng con chiên" ( Ga 10, 3 ) và
Diễm Ca: "Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh, như chiếc ấn trên cánh tay anh" ( 8, 6 ).
Ta giật mình vì không thấy nói bà níu lấy Chúa, nhưng đã nghe Chúa bảo: "Thôi, đừng giữ
Thầy lại…" Có bản dịch là "đừng chạm đến Thầy", nhưng cách dùng động từ trong tiếng Hy Lạp có
nghĩa là bảo người kia ngưng việc gì đã bắt đầu rồi. Diễm Ca: "Tôi vội níu lấy chàng và chẳng chịu
buông ra cho đến khi đưa vào nhà thân mẫu". Khi Ixaac cưới Rebecca, dù bà Sara không còn nữa
nhưng "cậu Ixaac đưa Rebecca vào lều của bà Sara, mẹ cậu. Cậu lấy cô làm vợ" ( St 21, 67 ). Lý do
Chúa Giêsu bảo Maria đừng níu Người lại là “vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha”. Giao ước Chúa
Giêsu đã lập là cho chúng ta được đến với Chúa Cha, nên Chúa Giêsu đóng vai chủ động: chờ Thầy
lên cùng Chúa Cha đã ! Nhưng trong khi chờ đợi thì Maria nhận được nhiệm vụ phải thi hành ngay:
“nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ”.
Chúng ta lại ngạc nhiên vì Chúa sai bà Maria "đi tìm gặp anh em của Thầy" chứ không phải "các
môn đệ của Thầy" ! Sau tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đi xuống Capharnaum cùng với thân mẫu, anh em
của Chúa và các môn đệ. Đến chương thứ bảy thì Chúa tách khỏi anh em: “Thời của tôi chưa đến,
nhưng thời của các anh lúc nào cũng thuận tiện. Thế gian không thể ghét các anh, nhưng tôi thì nó
ghét… Các anh cứ lên dự lễ đi.” ( 7, 6 – 8 ). Từ trên thập giá Chúa cho người môn đệ yêu dấu thành con
của thân mẫu, tức là em của mình. Như đã giải thích, người môn đệ ấy tiêu biểu cho tất cả các môn đệ:
“Ai đón nhận, tức là tin vào Người thì Người cho họ trở nên con Thiên Chúa, sinh ra do bởi Thiên Chúa”
( Ga 1, 12 ). Bây giờ không còn môn đệ, chỉ còn anh em, những người anh em sinh trên Núi Sọ.
Tại sao Chúa lại sai bà Maria đi tìm anh em ? Bà Maria đã đóng vai "bà đỡ” trên Núi Sọ và sáng
sớm nay hốt hoảng đi báo tin “sanh rồi” ! “Bà đỡ” thì biết anh em mới sanh của Chúa ! Bản tin nhắn bà
phải đem là: ”Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng là Cha của anh em, cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là
Thiên Chúa của anh em”. Bà đỡ cho biết ai là Cha của những người anh em. Với tin nhắn này thì Chúa
công bố là Giao Ước đã thành tựu: Cha của Thầy cũng là Cha của anh em; Thiên Chúa của Thầy
cũng là Thiên Chúa của anh em.
Bà nói với các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa” hoàn chỉnh những lời tuyên xưng của họ từ ban
đầu; Anrê: “Chúng tôi đã thấy Đấng Kitô”, Nathanaen: “Thầy là Con Thiên Chúa, là vua Itraen”. Từ
lúc hoàn tất mọi sự trên thập giá thì vinh quang Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu đã biểu lộ trọn vẹn: Đức
Giêsu đã được tôn vinh là Chúa; Đức Giêsu nằm trong mộ với tư cách là Chúa. Trong cái hoang mang
giữa đêm tối, bà Maria còn lẫn lộn nên nói “người ta đã đem Chúa đi khỏi mồ”, nhưng về mặt khác thì lại
đúng, chính là Chúa Cha đã tôn vinh Con, đem Con đi khỏi mộ, như Chúa Giêsu đã cầu xin.
Trước khi đi xa hơn, cần nói riêng về nhân vật Maria Macđala này vì có những sự lẫn lộn trong
hình ảnh quen thuộc về bà. Trong ba sách Phúc Âm Nhất Lãm bà đều đứng đầu danh sách các bà đứng
xa xa nhìn Chúa Giêsu trên thập giá và đi ra mộ ( Mt 27, 55 – 56 và 28, 1 // Mc 15, 40 và 16, 1 // Lc 24,
10 ). Riêng Luca cho danh sách các bà đi theo Chúa Giêsu từ Galilê ( 8, 2 ) thì cũng kể tên bà đầu tiên;
và cũng chỉ có Luca cho biết thêm: “Bà Maria gọi là Maria Macđala, là người đã được giải thoát khỏi bảy
5
quỷ”. Khi kể về các bà đứng xa xa nhìn Chúa Giêsu trên thập giá thì Luca chỉ nói “tất cả những người
quen biết Đức Giêsu cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Galilê”.
Trong câu chuyện thông thường và có khi cả trong các bài giảng, người ta hay đồng hóa bà
với người phụ nữ tội lỗi vào xức dầu cho Chúa khi Chúa đang ăn ở nhà một người Pharisêu ( Lc 7, 36
– 50 ). Chẳng có gì cho phép đồng hóa hai nhân vật này.
Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan thì ta thấy bà xuất hiện trên Núi Sọ, tên bà đứng sau thân
mẫu Chúa Giêsu và Dì Maria, rồi bà là người đi ra mộ, cũng chẳng đem theo dầu thơm như trong Luca
23, 56 – 24, 1. Vậy ta hãy tôn trọng các “thông tin” của mỗi sách Tin Mừng, đừng “xào chung” các nhân
vật hay các sách tin Mừng, vì sẽ gây lẫn lộn và không hiểu được ý nghĩa. Đừng “vẽ rắn thêm chân”. Tin
Mừng theo Thánh Gioan không cho thêm thông tin riêng về bà Maria Macđala ngoài cái tên và vị trí của
bà trên Núi Sọ: sau thân mẫu và Dì Maria thôi, và hai lần bà ra mộ một mình.
Như vậy có nghĩa là trong Tin Mừng thứ tư, về phía
phụ nữ ngoài họ hàng của Chúa Giêsu thì bà Maria
Macđala là người gần Chúa Giêsu nhất. Phía đàn ông thì
Người Môn Đệ yêu dấu trong bản văn không có tên gọi, trở
thành biểu tượng của mọi người được Chúa yêu mến và
thí mạng cho. Maria Macđala thì có tên riêng, là người
ngoài gia đình ruột thịt của Chúa Giêsu, trở thành hình ảnh
của cộng đoàn Dân của Giao Ước mới đi tìm Chúa của
mình. [ Những suy diễn ngoại đạo và phạm thượng về
tương quan giữa nhân vật này với Chúa Giêsu trong các
tiểu thuyết từ cổ chí kim, không đáng chúng ta quan tâm, ví
đó chỉ là suy diễn của kẻ không hiểu gì về Lời Chúa mà chỉ
biết những chuyện phàm tục, chỉ đáng chúng ta xóa bỏ tức
thì như bao nhiêu cái nhảm nhí chui vào hộp thư điện tử mỗi ngày ].
Gợi hình ảnh của sự đi tìm và gặp được người yêu trong sách Diễm Ca để nói về việc cộng đoàn
của Giao Ước mới đi tìm Chúa của mình quả là tuyệt vời. Cả lịch sử Hội Thánh, cộng đoàn của Giao Ước
mới cũng như đời sống của mỗi Kitô hữu là một lịch sử xoay vần theo bốn thì: có, mất, tìm và gặp Chúa,
cũng giống như Dân Chúa trong Cựu Ước. Vì thế mà Chúa Giêsu bảo “Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa” (
Lc 12, 31 ). Chừng nào được ở với Chúa Giêsu tại nơi Chúa ở ( x. Ga 17, 24 ), tức là trong lòng Chúa Cha
thì mới hết phải đi tìm, vì lúc đó “tôi thuộc trọn về người tôi yêu và người tôi yêu thuộc trọn về chàng” ( Dc 8,
3 ).
Trong Diễm Ca, nàng là thửa vườn của chàng: “Gió bấc nổi lên đi và gió nam hãy ùa tới, thổi
mát vườn của tôi cho hương thơm lan tỏa ! Người tôi yêu cứ vào vườn của chàng mà thưởng thức hoa
thơm trái ngọt. Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới, vườn của anh, anh đã vào rồi, đã hái mộc
dược, hái cỏ thơm…” ( Dc 4, 26 – 5, 1 ).
Khi Maria Macđala tưởng Chúa Giêsu là người làm vườn thì hóa ra là đúng rồi. Chúa Giêsu vừa
là người yêu trong sách Diễm Ca vừa là Ađam mới. Sách Sáng Thế chép: "Đức Chúa là Thiên Chúa
đem con người đặt vào vườn Eđen để cầy cấy và canh giữ đất đai" ( St 2, 15 ). Chúa chết nằm ở mộ
trong vườn, Chúa sống lại cũng xuất hiện trước tiên trong vườn. Hội Thánh là thửa vườn của Chúa. Mỗi
người là thửa vườn của Chúa. Maria đóng vai "nàng" trong sách Diễm Ca tượng trưng cho Hội Thánh,
trong khi người môn đệ yêu dấu tượng trưng cho mỗi người đã tin vào Chúa để lãnh Ơn Cứu Độ và
được tái sinh làm con Thiên Chúa.
Trên bình diện Hội Thánh thì ông Phêrô và người môn đệ yêu dấu lại tượng trưng cho hai khía
cạnh không thể tách rời: cơ cấu và lòng tin yêu. Những trình thuật tiếp theo trong hai chương 20 – 21 sẽ
diễn tả hai khía cạnh này. Tôi sẽ viết tiếp, xin đón đọc phần tiếp theo.
Mừng Chúa Phục Sinh, Halleluia !
Lm. NGUYỄN CÔNG ĐOAN, Dòng Tên
Giêrusalem, Thứ Bảy Tuần Thánh 2014
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT THẬT BẤT CÔNG ?
“Em Đạo dòng. Đạo từ đời ông cố, ông sơ. Ông nội em là ông trùm cả 20 năm liền. Bà nội em
không từ nan một việc gì khi giúp các Đấng. Đến thời cha mẹ em cũng đóng góp không biết bao nhiêu
là thời gian cho việc Nhà Chúa. Vợ chồng em cũng theo gương ấy mà cộng tác đủ các việc Nhà
Thờ…. Nhưng, lắm lúc buồn lắm anh ạ. Nhìn lại cái cảnh nhà mình, không giống ai. Ông xã em với
6
chiếc xe cánh én hơn 20 năm rồi, cọc ca cọc cạch đi Lễ đi làm việc Nhà Thờ. Có mấy lần bị "thiên hạ"
mời đến trụ sở để "làm việc" và bị hỏi: “Làm ở Nhà Thờ lương tháng bao nhiêu mà hăng vậy ?” Thấy
mà thương ! Mấy đứa nhỏ đi học ở Sàigòn, đứa nào cũng phải tự bươn trải, vừa học vừa làm kiếm tiền
học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ… Tội nghiệp !
Mấy hôm nay chuẩn bị Lễ Lòng Chúa Thương Xót, có vài người
đến nói với chồng em xin cho họ được làm chứng về Lòng Chúa Thương
Xót trong Đại Hội. Nghe chuyện vài người kể với nhà em, người thì được
ơn chữa lành, người trúng đất, người mới mua được đất, người mua được
xe…, đủ các thứ mà người ta cho là Lòng Chúa Thương Xót đã… thương
xót họ ! Hầu hết đó là những người mà trong con mắt em, họ chẳng ra
chi, hoặc là người tân tòng mới theo Đạo vài năm mà ra vẻ, hoặc là người
đã từng tội lỗi công khai, giang hồ, tai tiếng, mà nay đi đâu cũng bô bô
Chúa Xót Thương, Chúa Thương Xót…
Trong số những người xin làm chứng, đáng kể nhất là một người
tân tòng: một chị, lấy chồng Đạo được 9 năm nay, kể rằng: Ban đầu, chị
đến với Lòng Chúa Thương Xót nhờ mấy chị bạn rủ đi đọc kinh và chị đã
kêu cầu Chúa như vái tứ phương, cầu may, hên xui. Không ngờ Chúa đã
ban cho chị được như ý. Ông bố của chị, vốn là người vô thần, ghét đạo
kinh khủng, đến mức đã không cho chị theo đạo, rồi khi chị có đứa con
trai là thằng cu Bin, vợ chồng chị đem con đi rửa tội và mời ông ngoại sang ăn đầy tháng. Ổng không
đến, không cho bà ngoại đến, cấm các cậu các dì đến, còn chửi em thậm tệ: “Mới đẻ, nó có tội gì mà đè
nó ra xối nước rửa ?” Từ đó, ổng từ chị luôn. Đến với Lòng Chúa Thương Xót, chị chỉ xin là “Nếu bố con
có ghét Chúa thì kệ ổng, chỉ ráng xin cho ổng đừng ghét con thôi”.
Thế rồi hơn sáu tháng chị van vái cầu may, chị thấy bố thay đổi. Chiều Thứ Năm Tuần Thánh
năm ấy, tự động ổng đến thăm Cu Bin, nay đã 7 tuổi rồi, cho cu Bin 100 ngàn. Ổng nói: “Mai là ngày
Chúa tụi mày chết, rồi nghe nói được vài hôm thì ổng sống lại. Tao qua thăm tụi mày. Cho Cu Bin 100
ngàn nè. Nói với ổng nếu tao có chết, thì cho tao sống lại với nghen”. Thế là chị nghĩ Lòng Chúa
Thương Xót đã thương xót chị. Chuyện ba với Chúa thì chưa biết, nhưng ít là ba của chị đã đến thăm
con, thăm cháu…
Anh nghĩ xem, có phải thấy mà phát ghét, nghe mà phát ganh, nhìn mà phát điên tiết không ! ? !
Chúa có Lòng Thương Xót như vậy sao ? Thiệt bất công quá đi ! Em Đạo dòng… Xin Chúa hoài mà
chẳng thấy Chúa ban cho điều gì. Còn mấy cái thứ người kia…”
Vậy đó, chợt nghĩ, trong chúng ta không ít người có lòng ganh tỵ như người kể chuyện trên đây.
Có khi phản ứng bất bình với Chúa còn hơn như vậy nữa. Phát ghét, còn đỡ hơn là không ít kẻ thấy
người khác được Chúa xót thương mà đâm ra thù hận, tìm cách hại người ta mới ghê !
Ước gì mỗi chúng ta đều nhận ra Lòng Chúa đang thương xót từng người, và ban ân lộc cho
từng người, “như mưa xuống trên ruộng người lành, lẫn ruộng kẻ dữ". Thiên Chúa không bất công
nhưng Ngài khôn ngoan và cân nhắc cho con cái Ngài từng chút một, từng việc nhỏ. Ngài luôn dành
cho chúng ta những gì tốt nhất theo ý Ngài, không phải tốt nhất theo ý của chúng ta. Mà, ý tốt nhất
của Thiên Chúa là “để chúng ta được cứu rỗi”, “để chúng ta được sống đời đời”, kẻo uổng công trình
trút hết đến giọt máu, đến giọt nước cuối cùng để chết đi vì yêu, rồi sống lại vì yêu, sống lại để người
mình yêu được sống lại.
Trở lại câu chuyện của chị Đạo dòng, thiết tưởng, chị phải nhận ra rằng Chúa đã ban cho cả họ
tộc của chị, và cho chồng chị nữa một ơn đặc biệt là sống nghèo hèn thanh thoát trước của cải phù vân,
sống cho Danh Thiên Chúa cả sáng, cho Nước Thiên Chúa trị đến… là đã sống trước cuộc sống phục
sinh ngay trên dương thế này rồi. Như vậy, chắc hẳn sẽ khác với những người đang sống ở trần gian
mà không tin có đời sau, không tin sự sống lại, không dám chắc một cuộc sống mai hậu chứ ? Hơn nữa,
của cải vật chất Chúa ban cho là để chúng ta sử dụng trong việc tìm kiếm Nước Trời, để được sống đời
đời, chứ nào phải để chúng ta hưởng dùng cho thoải mái ở đời này đâu !
Tôi không dám giải thích gì cho chị, người kể chuyện ấy. Nhưng bất ngờ, qua một chị bạn của
chị, tôi mới hiểu một nguyên nhân vui vui là: “Người ta lên đời cả rồi, bạn chị, đứa thì Air Blade, đứa thì
Atila, đứa còn có chiếc xe con 7 chỗ, còn chị, ngồi sau chiếc Honda cánh én cũ rích mà mắc cỡ…”
Lạy Chúa, ai trong chúng con cũng có thể giống như chị kia, luôn than thở trách móc
Lòng Chúa Thương Xót bất công quá. Xin cho chúng con nhận ra lòng Chúa Xót Thương không
bao giờ bất công cả, vì Chúa là Đấng Khôn Ngoan, luôn dành cho mỗi chúng con điều tốt nhất là
cho chúng con được phục sinh trong Nước Thiên Chúa. Amen.
PM. CAO HUY HOÀNG
7
TIN ĐỂ ĐƯỢC THƯƠNG XÓT
Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày nay gọi là Đại Lễ kính Lòng Chúa
Thương Xót, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chính thức thiết lập vào ngày 30.4.2000, ngày
tuyên Thánh Nữ tu Faustina Kowalska ( 1905 – 1938 ).
Tuy là hai cách gọi nhưng vẫn chỉ là một. Tương tự, Tình Yêu Chúa, Thánh Tâm Chúa, và Lòng
Chúa Thương Xót tuy ba mà một. Chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina, vị Tông Đồ
tiên khởi của Lòng Chúa Thương Xót, về ước muốn của Ngài: “Ta muốn một tấm hình được làm phép
trọng thể vào Chúa Nhật sau Đại lễ Phục Sinh, và Ta muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi
linh hồn đều biết đến tấm hình đó” ( Nhật Ký, số 341 ).
Chúa Giêsu hứa: “Ta muốn ban ơn tha thứ hoàn toàn cho các linh hồn nào xưng tội và rước lễ
trong ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Ta” ( Nhật Ký, số 1109 ). Ơn tha thứ hoàn toàn đó là Ơn Toàn
Xá mà Người Trộm Lành Dimas đã được lãnh nhận ngay trước khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng,
lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 3 tháng 4 năm 33. Cũng từ Giờ Cứu Độ đó, Nguồn
Mạch Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã tuôn trào chan hòa mãi đến muôn đời cho mọi người, chỉ
với một điều kiện đơn giản là thật lòng SÁM HỐI và TIN TƯỞNG vào Lòng Chúa Thương Xót.
Quả thật, Đức Tin rất quan trọng. Thánh Phaolô nói: “Người
ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật
dạy” ( Rm 3, 28 ). Ngoài Tám Mối Phúc, còn có Mối Phúc đặc biệt
liên quan Đức Tin, có thể gọi là “mối phúc thứ chín”, do chính Chúa
Giêsu xác nhận: “Phúc thay những người không thấy mà tin !” ( Ga
20, 29 ). Và chắc chắn rằng bất kỳ ai tín thác vào Ngài, Đức-Kitô-
làm-người-chịu-chết-và-phục-sinh, sẽ không phải thất vọng” ( x. Rm
10, 11; 1 Pr 2, 16 ).
Nói tới Đức Tin trong ngày lễ kính Lòng Chúa Thương Xót,
xin “mở ngoặc” nhỏ: Thấy có những người hằng ngày tới Nhà
Thờ lần Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót với cộng đoàn, nhìn bề
ngoài thấy là người đạo đức lắm, thế nhưng họ vẫn tin vào tử
vi. Họ lý luận rằng đó là khoa học, không có tội ( sic ). Lạy Chúa,
thật “khó hiểu” quá !
Tử vi ( * ) là gì ? Tử vi cũng gọi là “tử vi đẩu số”, một hình
thức bói toán để biết trước vận mệnh con người được xây dựng
trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành,
can và chi… Người ta lập lá số tử vi với Thiên bàn, Địa bàn và các Cung sao – gọi là “chấm tử vi”. Căn
cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những diễn biến xảy ra trong
đời người. Vậy không phải là dị đoan ư ? Miệng leo lẻo nói tin Chúa mà lòng có tin chưa ? Tương lai
chúng ta phó thác trong tay Chúa hay tử vi ? Như vậy không phải là “tin bằng môi miệng” ư ?
Ngoài ra cũng thấy có những người vẫn còn “chạy đua” theo những “sự lạ” trong khi lại không để
ý các phép lạ hằng ngày: Thánh Thể và không khí. Phải chăng như vậy cũng chỉ là “lẻo mép”, chúng ta
đến với Lòng Chúa Thương Xót mà chưa thực sự vì yêu mến ? Thiết nghĩ, cách thể hiện Đức Tin như
vậy cũng nên “xét lại” lắm !
Người Việt nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đúng vậy, cái “phẩm” quan trọng hơn cái “lượng”. Rễ
càng sâu thì cây càng vững, loại cây nào có rễ ăn nổi thì dễ đổ khi gặp mưa gió. Thực tế minh nhiên. Vấn đề
Đức Tin cũng vậy, nếu không có chiều sâu thì chỉ là Đức Tin trống rỗng, hào nhoáng bề ngoài mà thôi !
Thánh Faustina nói về việc sống Đức Tin: “Tôi đã thấy rõ thánh ý Chúa đang và sẽ được thực hiện
đến từng chi tiết cuối cùng. Những nỗ lực điên cuồng của kẻ thù không thể cản trở chi tiết nhỏ nhặt
nhất trong những điều Chúa đã tiền định. Chẳng hề gì nếu có những lần công cuộc dường như hoàn
toàn bị tiêu tan; vì chính khi ấy, công cuộc lại càng được củng cố hơn nữa” ( Nhật Ký, số 1659 ).
Tác giả Thánh Vịnh luôn vững tin: “Dẫu cho hồn xác suy tàn, thì nơi ẩn náu, kỷ phần lòng con,
muôn đời là Chúa cao tôn” ( Tv 73, 26 ). Chỉ người nào có Đức Tin son sắt như vậy mới có thể nói như
Thánh Phaolô: “Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô
Giêsu, Chúa chúng ta” ( Rm 8, 39 ). Tin vào Chúa là tin vào Tình Yêu của Ngài, là tín thác vào Lòng
Thương Xót của Ngài.
Trình thuật Cv 2, 42 – 47 cho biết: “Ngày xưa, các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng
dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi
người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau,
và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu.
8
Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa
với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn
mỗi ngày có thêm những người được cứu độ”.
Một đoạn văn ngắn gọn nhưng cho thấy rõ nét của một xã hội đại đồng, một cộng đoàn lý tưởng,
luôn đầy ắp tình yêu thương, tình liên đới và sự hiệp nhất. Sống trong tình yêu thương như vậy là sống
trong lòng thương xót, ai cũng thể hiện lòng thương xót với nhau ở mọi góc độ và mọi cấp độ, không chi
li, không so đo, tính toán, không phe cánh, không vụ lợi, biết quên mình vì người khác... Những ai sống
đúng lòng thương xót như vậy thì chắc chắn được Thiên Chúa cứu độ.
Trước sau như một, Thiên Chúa mãi là Đấng giàu lòng thương xót: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn
trọn tình thương” ( Tv 118, 2 – 3 ). Thật vậy, Thiên Chúa muốn mọi người đều được hưởng Ơn Cứu Độ.
Chúng ta có nhiệm vụ phải loan báo Lòng Chúa Thương Xót, chứng tỏ cho mọi người biết Ngài, và
tuyên xưng: “Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi, chính Người cứu độ tôi” ( Tv 118, 14 ).
Chúa Giêsu là “tảng đá thợ xây nhà loại bỏ” nhưng lại “trở nên đá tảng góc tường” ( Tv 118, 22 ).
Thật là kỳ công vô song của Thiên Chúa ! Vì thế, chúng ta hãy đồng thanh: “Đây là ngày Chúa đã làm
ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ !” ( Tv 118, 24 ).
Trong tâm tình hân hoan đó, Thánh Phêrô nói: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta ! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng
sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại,
không thể vẩn đục và tàn phai. Gia tài này dành ở trên Trời cho anh em, là những người, nhờ lòng
tin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng Ơn Cứu Độ Người đã dành sẵn, và sẽ bày
tỏ ra trong thời sau hết” ( 1 Pr 1, 3 – 5 ). Đó là lời chứng của người đã trải nghiệm các cung bậc sống,
thực sự là lời chứng đáng tin vì hoàn toàn chính xác.
Thánh Phêrô nhắn nhủ thêm để động viên chúng ta: “Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan
vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm
tinh luyện Đức Tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử
lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, Đức Tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và
đem lại vinh quang, danh dự” ( 1 Pr 1, 6 – 7 ).
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Qua gian khổ mà vẫn trung tín thì mới chứng tỏ Đức Tin sắt
son, không nao núng trước mọi cám dỗ. “Không thấy mà tin” là một Mối Phúc là vậy, chứ miệng nói tín
thác vào Lòng Chúa Thương Xót, thế mà lại tin vào tử vi thì hoàn toàn bất xứng. Việc lặp đi lặp lại “lời
tín thác” cũng chỉ như niệm thần chú, đọc như con vẹt, chứ trong lòng chưa thực sự tin tưởng. Vô ích !
Thật vậy, Chúa Giêsu đã nói chắc chắn: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa ! lạy
Chúa !’ là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên
trời, mới được vào mà thôi” ( Mt 7, 21 ).
Về Mối Phúc “không thấy mà tin”, Thánh Phêrô giải thích rạch ròi: “Tuy không thấy Người, anh
em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một
niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của Đức Tin, là Ơn Cứu Độ con
người” ( 1 Pr 1, 8 – 9 ).
Trình thuật Ga 20, 19 – 31 là đoạn Tin Mừng quen thuộc nói về việc cứng lòng tin của Tông Đồ
Tôma. Trong một bộ phim hoặc cuốn truyện, nhân vật phản diện thường không được người ta có cảm
tình. Thế nhưng chúng ta quên rằng, nhân vật phản diện đó lại
làm “nền” để nhân vật chính diện được nổi bật. Có lẽ Thánh
Tôma cũng là “đích nhắm” của chúng ta mỗi khi nói tới Đức Tin,
nhất là trong Mùa Phục Sinh.
Có lẽ Tông Đồ Tôma là người thực tế nên cần cụ thể, rõ
ràng. Chúng ta cứ chê ông cứng lòng, nhưng chúng ta cũng vẫn
cứng lòng đó thôi, bằng chứng là chúng ta chưa tin vào Kinh
Thánh và các chứng cớ của Giáo Hội, thế nên Đức Tin của
chúng ta vẫn bị “lung lay” mỗi khi gặp gian khổ, và chúng ta vẫn
“chạy đua” về các “sự lạ” ở chỗ này hoặc chỗ nọ vì “máu” tò mò
hoặc hiếu kỳ hơn là “máu” Đức Tin. Như vậy không gọi là cứng
lòng tin thì gọi là gì ?
Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, ngày Chúa Giêsu
phục sinh, các môn đệ ở trong phòng đóng kín cửa vì họ sợ
người Do Thái, trong “khoảng sợ hãi” đó có thể có phần họ “ớn”
vì biết đâu họ cũng bị lôi cổ ra hành hình nếu bị phát hiện. Nếu
vậy thì cũng lạnh xương sống lắm chứ ! Nhưng bất ngờ Đức
9
Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !” Nói xong, Ngài cho các ông xem tay và
cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được gặp lại Thầy thật rồi. Rồi Ngài lại nói với các ông: “Bình an
cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Ngài thổi hơi vào các
ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em
cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ”.
Nhưng chiều hôm đó không có mặt Tông Đồ Tôma, cũng gọi là Điđymô. Sau đó, các môn đệ
khác nói với ông về thấy Chúa nhãn tiền, nhưng ông Tôma nói chắc nịch: “Nếu tôi không thấy dấu đinh
ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi
chẳng có tin”. Coi bộ “căng” dữ nghen !
Tám ngày sau, các ông lại quy tụ và có cả ông Tôma. Các cửa cũng vẫn đóng kín. Đức Giêsu lại
hiện đến, đứng giữa và chúc bình an cho họ. Rồi Ngài bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy
nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ngại
hết sức ! Biết rồi còn nói, Thầy kỳ ghê đi ! Ngại thì ngại lắm, ông Tôma chỉ còn biết vội sụp lạy và thưa:
“Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Đó là một dạng thú tội. Ngài ôn tồn: “Vì đã thấy Thầy, nên
anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !” ( Ga 20, 29 ).
Sau khi sống lại, hai lần đầu tiên Chúa Giêsu hiện ra đều vào “ngày thứ nhất trong tuần”, khi
các Tông Đồ đang tụ họp nhau. Điều đó cho thấy việc thờ phượng Chúa ngày Chúa Nhật là việc quan
trọng trong đời sống tâm linh của các Kitô hữu, đó cũng là ngày nhận phúc lành bình an của Chúa
Giêsu Phục Sinh.
Thánh sử Gioan cho biết: Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ;
nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép lại. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em
TIN rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh
Ngài. Về Đức Tin, Thánh Giacôbê cũng có cách nói tương tự: “Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa
và có Ngài làm chỗ nương thân” ( Gr 17, 7 ).
Chúa Giêsu là Thiên Chúa tình yêu, là Đấng giàu lòng thương xót, và đã yêu thương chúng ta
đến cùng ( Ga 13, 1 ). Chính vết thương nơi Thánh Tâm Ngài là ấn tín của tình yêu vô biên và vô điều
kiện, là nơi tuôn trào Máu và Nước trường sinh, là Nguồn Mạch Lòng Thương Xót, chính Máu và Nước
đó đã làm cho viên đội trưởng Longinô sáng mắt ( 2 ), và rồi ông này đã phải thú nhận ngay tại chân
Thập Giá vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa, là người công chính !”
( Mt 27, 59; Mc 15, 39; Lc 23, 47 ).
TIN để được Thiên Chúa thương xót là hệ lụy liên kết chặt chẽ, không thể tách rời. Chúa Giêsu
được Chúa Cha trao trọn quyền, thế nên không ai có thể đến với Chúa Cha nếu không qua Đức Kitô:
“Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua
Thầy” ( Ga 14, 6 ).
Trong niềm vui tưng bừng của Tin Mừng Phục Sinh, chúng ta cùng nhớ lại lời Thầy Giêsu đã nói
trước khi Ngài chịu chết và sống lại: “Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.
Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh
em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh
em cũng ở đó” ( Ga 14, 1 – 3 ).
Lời này là lực đẩy mạnh mẽ để chúng ta tiếp tục cuộc lữ hành trần gian cho đến khi hoàn tất cuộc
đời, cũng là lúc chúng ta được gặp và sống với Đức Kitô Phục Sinh mãi mãi.
Lạy Thiên Chúa hằng hữu và giàu lòng thương xót, xin giúp chúng con biết thật lòng và
chỉ tín thác vào Con Chúa, Đấng đã chịu tử nạn vì thương xót chúng con và đã phục sinh để
chúng con được sống dồi dào.
Xin Chúa thương xót chúng con và toàn thế giới. Chúng con cầu xin nhân danh Đức
Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng đã yêu thương chúng con đến cùng, và là Thiên Chúa cứu độ của
chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
( 1 ) Tử vi là tên một loài hoa tím – TỬ là tím, VI là huyền diệu. Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh
Đông phương dùng loại hoa tím này để chiêm bốc.
( 2 ) Đội trưởng Longinus ( cổ ngữ Hy Lạp: Λογγ νος, Longĩnos ) kém thị lực, khi ông cầm ngọnῖ
giáo đâm vào Trái Tim Chúa Giêsu, Máu và Nước chảy theo ngọn giáo xuống tay, ông lấy tay dụi mắt và
được sáng mắt, ông đã thật lòng tin Đức Kitô là Con Thiên Chúa và ông đã nên thánh, Giáo Hội có đặt
tượng Thánh Longinô ở Đền Thờ Thánh Phêrô ( Rôma ).
10
ĐỂ ĐƯỢC CHÚA XÓT THƯƠNG
Tokichi Ishi-I, một tên giết người không gớm tay, đã đạt được kỷ
lục hạ sát nhiều nạn nhân nhất, bằng những phương thế dã man không
thể tưởng tượng nối. Hắn tàn nhẫn hạ sát đàn ông, phụ nữ, kể cả trẻ con.
Với bàn tay khát máu, hắn đã thủ tiêu bất cứ người nào tình cờ hắn gặp
và muốn giết. Nhưng cuối cùng, hắn cũng bị bắt và kết án tử hình.
Lúc ở nhà tù chờ ngày hành quyết, hai phụ nữ công tác tông đồ thử
khuyên nhủ hắn. Nhưng tất cả những câu hỏi han, trò chuyện của họ không
làm cho hắn mảy may động tâm. Trái lại, hắn nhìn thẳng vào họ với cặp mắt
dữ tợn như hung thú.
Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, hai phụ nữ ra về. Họ chỉ để lại cho
hắn quyển Tân Ước, với hy vọng mong manh là hắn sẽ đọc và Lời Chúa sẽ
hoạt động nơi tiếng nói con người trở nên hoàn toàn bất lực. Nềm hy vọng
của họ đã trở thành sự thật. Ishi-I đã đọc và những câu chuyện trong Tân
Ước hình như có sự thu hút mãnh liệt, khiến hắn cứ tiếp tục đọc, đọc mãi
và cuối cùng hắn đọc đến câu chuyện diễn tả cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Câu Chúa Giêsu cầu nguyện với
Chúa Cha trên thập giá: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm,” đã thắng sự
chống trả cuối cùng trong tâm hồn của hắn. Sau đó anh thuật lại: “Đọc đến câu này tôi mới dừng lại. Con tim
tôi hình như bị đánh động, bị đâm thâu bằng một con dao dài. Tôi có thể gọi đó là tình yêu của ông Giêsu,
hay tôi phải gọi đó là lòng thương xót của Ngài ? Tôi không biết, nhưng điều duy nhất tôi biết là sự hung dữ,
tàn bạo nơi tôi đã tan biến và tôi đã tin.”
Nhân viên trại giam vô cùng ngạc nhiên, khi dẫn độ Ishi-I đi hành quyết. Họ đã không gặp một
tên sát nhân hung bạo như họ chờ đợi, nhưng là một người hòa nhã, lễ độ. Ishi-I, tên sát nhân đã được
Lời Chúa tái sinh ( Lẽ Sống ).
Nhờ biết tận dụng những ngày tháng cưối cùng, tín thác vào Đức Giêsu, người tử tội Ishi-I đã
nhận được Lòng Chúa Thương Xót hải hà. Hôm nay, Giáo Hội long trọng mừng lễ Lòng Chúa Thương
Xót, vậy làm sao để được Chúa xót thương ? Tín hữu Đức Kitô cùng noi gương người phụ nữ tội lỗi
khóc lóc, sám hối tại nhà ông Simon, tông đồ Phêrô tuôn lệ sầu ân hận, cùng người gian phi hoán cải
muộn màng mà kịp thời.
Thoát khỏi bóng tối
“Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối” ( Ga 13, 30 ). Ngay trong bữa Tiệc
Ly, trong khi tất cả các môn đệ đang cùng chia sẻ với Đức Giêsu hào quang Thánh Thể, ánh sáng sự
sống, thì người môn đệ Giuđa lại tự tách mình khỏi cộng đoàn thánh thiện, mà đi ra ngoài, lao vào bóng
tối phản bội chết chóc.
Để nhận được Lòng Chúa Thương Xót, cần thoát ra khỏi bóng tối cuộc đời, như người con
hoang đàng. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư
gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói. Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con
thật đắc tội với Trời và với cha, con chẳng đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công
cho cha vậy.” Thế là anh ta đứng lên, đi về cùng cha. ( Lc 15, 17 – 20 )
Tước tiên, dám dứt khoát, bạo dạn thoát ra khỏi cái bóng tối của chính mình, khỏi đam mê dục
vọng, khỏi tham lam, ganh ghét, đố kỵ, khỏi cám dỗ vị kỷ, bất nhân, mới có thể đi tìm và thấy được ánh
sáng công chính. Bao lâu còn say mê, chìm đắm trong khoái lạc nhục dục, cậy dựa vào tấm thân mỹ
miều khêu gợi, quyến rũ, thì người phụ nữ kia làm sao dám thân hành đến nhà ông Simon. Rồi chị khép
nép, “đứng đàng sau, sát chân Đức Giêsu mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc
mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.” ( Lc 7, 37 – 38 )
Một khi thoát ra khỏi bóng tối môi trường xã hội duy vật, cơ hội, bon chen, đấu đá, tranh giành,
đua nhau khấu đầu, tôn thờ con bò vàng, tôn vinh của cải, danh vọng, với biết bao trò tiểu xảo lừa đảo,
thủ đoạn ma mãnh, âm mưu quỷ quyệt, mới tha thiết cần đến Lòng Chúa Thương Xót, để được bình an,
hoan lạc và sống viên mãn.
Thành khẩn hạ mình
Tuy nhiên, biết bao người hiện nay, từ lâu đã đánh mất đi ý thức tội lỗi, vẫn công khai khẳng định
chắc nịch như đinh đóng cột rằng, mình vô tội, chẳng thiết tha đến tòa cáo giải, thì họ cần chi đến Chúa
xót thương ? Hay là chờ đến khi trút hơi thở cuối cùng mới thấy cần kíp ? Liệu có kịp hối, hay kịp kêu
xin, khi tai ương hoạn nạn bất ngờ, khi đột tử vì nhồi máu cơ tim, hay đột quỵ tai biến mạch máu não ?
11
“Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa
thưa rằng: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” ( Lc 18, 13 ) Thái độ khiêm tốn, hạ mình, cúi
đầu, đấm ngực, thừa nhận mình bê tha, xấu xa, tội lỗi, mới xứng đáng cho Chúa xót thương cứu giúp.
Bởi vì Đức Giêsu từng phán:“Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những
người tội lỗi. ( Mc 2, 17 )
Ăn năn thống hối
Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh
đã chối Thầy ba lần.” Và ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết ( Lc 22, 61 – 62 ).
Những giọt lệ thống hối nóng hổi lã chã trên khuôn mặt người phụ nữ lầm lỡ, trên khuôn mặt ông
Phêrô rắn rỏi và già dặn, đã xóa đi bao tội lỗi xấu xa, đê hèn, bất tín, bất trung, bất nghĩa.
Hoặc lời hoán cải rất nhiệt thành của người gian phi: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy
mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc
đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !” Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: “Khi ông vào Nước của
ông, xin nhớ đến tôi !” ( Lc 23, 41 – 42 ).
Người trộm lành đã hạnh phúc, vì hy vọng ở Tình Yêu Chúa. Giuđa đã khốn nạn vì thất vọng.
( Đường Hy Vọng, số 53 ).
Lạy Chúa, Lòng Thương Xót Chúa luôn mở rộng đón chờ chúng con đi hoang trở về mọi
nơi, mọi lúc, xin giải thoát chúng con khỏi bóng tối tội lỗi, chết chóc, khỏi thân xác ươn hèn, để
chúng con biết khiêm cung hối cải, xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ.
Lạy Mẹ Maria từ bi nhân hậu, biết bao lần Mẹ đã hiện ra khuyên nhủ chúng con hồi tâm trở
về với Chúa. Kính xin Mẹ luôn nhắc nhở chúng con Lòng Chúa Thương Xót vô biên, vẫn luôn
rộng tay đón chờ chúng con sám hối trở về. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI LÀ VÔ CÙNG VÔ HẠN
Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa được tiếp liền sau Đại Lễ Phục Sinh, Phụng Vụ Giáo Hội mời
gọi chúng ta cách đặc biệt, kể từ ngày 22.4.2001 là sùng kính Lòng Thương Xót Chúa. Chính Thánh Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II, hôm nay Giáo Hội tôn phong lên bậc hiển Thánh muốn đáp lại ý muốn của Thiên
Chúa cách minh nhiên được truyền lại cho vị Thánh đồng hương của mình là Faustina Kowalska sứ điệp
về lòng thương xót Chúa đối với thế giới là vô cùng vô hạn. Chúng ta cùng nhau thực hành lời khuyên của
Chúa, để nhận được ơn tha thứ tội lỗi và mọi hình phạt, do đó, trong lời Ca nhập lễ hôm nay : " Như
những trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát sữa thiêng liêng tinh khiết, nhờ đó anh em sẽ lớn lên để hưởng
ơn cứu độ. Allêluia".
Tin Mừng chung cho cả ba Năm Phụng Vụ A, B, C được trích từ Tin Mừng theo Thánh Gioan ( 20,
19 – 31 ), tường thuật lại sự kiện Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra gặp gỡ các Tông Đồ thật là cảm động. Cử
chỉ trao ban bình an của Chúa cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở
nên những tác viên của Lòng Chúa Thương Xót. Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của
cuộc thương khó và nói với các ông: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con".
Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì
tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" ( Ga 20, 21 – 23 ).
Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân "tha thứ các tội lỗi" diễn tả lòng xót thương vô bờ của
Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất
là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn
sống, ngay cả sau khi Phục Sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám
ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa: "Thiên Chúa đã yêu
thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài" ( Ga 3, 16 ). Từ đó, một làn sóng tình thương nhân
từ đổ xuống trên toàn thế giới.
Chúa Kitô Phục Sinh đã ban tặng cho nhân loại hồng ân tha thứ, những con người lầm lạc đang
bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, của ích kỷ và sợ hãi, tình yêu của Thiên Chúa tha thứ tất cả, hòa giải
tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng . Đó là tình yêu có sức biến đổi con tim
và ban tặng bình an. Thế giới ngày nay cần thiết biết bao lòng thương xót của Thiên Chúa !
Hôm nay, Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa chúng ta cùng nhau lặp lại câu Thánh Vịnh mà suốt
cả tuần Bát Nhật Phục Sinh toàn thế giới ca vang: "Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của
12
Người muôn thủa" ( Tv 117, 1 ). Quả thật: "Tình thương Chúa tồn tại muôn đời !" Cái chết và sự sống lại
của Chúa Kitô đã thay đổi tận căn số phận của nhân loại nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng. Ðây
là điều kỳ diệu trong đó được thể hiện trọn vẹn tình yêu thương xót của Thiên Chúa Cha, một tình yêu
không ai hiểu thấu, Ðấng vì phần rỗi chúng ta, và để cứu chúng ta, Chúa đã nộp chính Con yêu.
Chúa Giêsu Kitô bị hành hạ và chịu đau khổ vì xót thương chúng ta, thật quá mọi mức độ có thể
tưởng nghĩ được. Cả sau biến cố Phục Sinh của Con Thiên Chúa, Thập Giá nói lên và không ngừng nói
về Thiên Chúa là Cha, Ðấng tuyệt đối trung thành với tình thương muôn đời của Ngài đối với con nguời.
Tin vào tình thương này có nghĩa là tin vào lòng nhân từ của Thiên Chúa" ( Dives in misericordia, số 7 ).
Hãy cảm tạ Chúa vì Chúa hảo tâm, một tình thương mạnh hơn sự chết và tội lỗi. Giờ đây, nhân
loại vẫn đang tiếp tục được thừa hưởng tình thương và sự tha thứ của Thiên Chúa đổ ra từ những vết
thương vinh hiển và từ trái tim của Chúa, nguồn mạch không bao giờ cạn.
Trái Tim của Chúa Kitô đã trao ban tất cả cho
con người: sự cứu chuộc, ơn cứu rỗi, sự thánh hóa.
Từ Trái Tim Chúa tuôn tràn sự dịu dàng, Thánh nữ
Faustina Kowalska thấy xuất phát ra hai tia sáng
chiếu tỏa thế gian. Theo lời Chúa giải thích cho
Thánh nữ, "Hai tia sáng nầy tượng trưng cho máu và
nước". Máu nhắc lại hy tế trên đồi Golgotha và mầu
nhiệm Thánh Thể; còn nước, theo hình ảnh phong
phú của Thánh Gioan, làm cho ta nghĩ đến Bí Tích
Rửa Tội và hồng ân Chúa Thánh Thần ( x. Ga 3, 5;
4, 14 ), cũng như khi người lính lấy lưỡi đòng đâm
sâu vào lồng ngực Chúa Giêsu đã sinh thì trên Thập
Giá, "tức thì nước cùng máu chảy ra !"
Lời kinh chúng ta vẫn đọc: "Lạy Chúa Giêsu,
con tín thác vào Chúa", diễn tả đúng thái độ mà
chúng ta muốn có, để chúng ta đặt niềm tin tưởng và phó thác tuyệt đối vào tay Thiên Chúa, Ðấng cứu
rỗi duy nhất của chúng ta ! Những tia sáng của lòng nhân từ Chúa ban lại niềm hy vọng, một cách đặc
biệt, cho những ai cảm thấy mình bị đè bẹp dưới gánh nặng của tội lỗi.
Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót do chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập.
Ngài mất vào đúng vọng ngày Kính Lòng Chúa Thương Xót năm 2005, và ngài lại được tuyên phong
hiển Thánh đúng Đại Lễ năm nay, ngài quả là vị Thánh Giáo Hoàng của lòng xót thương. Cùng với
Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII nhân hậu hay tỏ lòng thương xót đối với mọi người, phần nào diễn tả
thái độ nội tâm của ngài trước Thiên Chúa giàu lòng nhân hậu và hay thương xót.
Lạy Chúa, nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa, Chúa đã mạc khải tình yêu của Thiên
Chúa Cha cho chúng con, chúng con tin thác vào Chúa, chúng con lặp lại ngày lúc này với xác
tín rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, xin thương xót chúng con và thế giới.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ của lòng nhân từ hay thương xót, xin giúp chúng con là con cái Mẹ duy trì
lòng tin vào Con Mẹ, Ðấng cứu chuộc chúng con. Lạy Thánh Gioan XXIII, Thánh Gioan Phaolô II
hôm nay hiển thánh và Thánh nữ Faustina chúng con nhớ đến với hết lòng mộ mến, xin cũng trợ
giúp chúng con. Xin cho chúng con được cùng với các thánh, hướng nhìn về Ðấng Cứu Chuộc, và
lặp lại lời nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa". Bây giờ và mãi mãi. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
TÔMA, VỊ TÔNG ĐỒ ĐA NGHI ( Ga 20, 24 – 29 )
Khỏi cần phải nói, đây là vị Tông Đồ bi quan nhất.
Con người luôn luôn buồn rầu, sầu thảm,
và hình như không thể tin điều gì mà ông không thấy.
Ông thực tế nhìn vào bề trái của vấn đề,
Ông nhìn thế gian, đời sống, khổ đau qua cặp kính màu đen.
Gọi ông là vị Tông Đồ đa nghi hình như chưa đủ,
Phải gọi ông là vị Tông Đồ nhăn nhó,
sầu thảm, cằn nhằn, càu nhàu...
Ông đã làm gì với tư cách Tông Đồ Chúa Giêsu ?
Vì sao ông được chọn ?
13
Câu trả lời chân thành nhất là tôi không biết.
Phải chăng Chúa muốn khuyến khích tất cả mọi người,
dù người đó khó tính, càu nhàu, bi quan, và trong lòng chỉ biết nghi ngờ ?
Dù sao, trong sự nghi ngờ chính đáng,
vẫn có nhiều Đức Tin hơn một niềm tin nửa vời.
Chúng ta gặp Tôma lần đầu tiên khi nghe tin Ladarô chết. Lúc bấy giờ Chúa đang ở ngoài vùng
Giuđê. Người muốn tránh mặt một thời gian vì ở Giuđê, Người đã tranh luận với người Do Thái và nói
những lời mà họ cho là phạm thượng. Hai lần họ đã muốn ném đá và bắt giữ Người. Người đã lánh đi, bỏ
qua bên kia bờ sông Giođan ( Ga 10, 29 – 40 ). Bây giờ, Chúa Giêsu muốn trở lại Giuđê. Tôma thấy sự
nguy hiểm, nhưng ông không tìm cách ngăn cản. Ông biết rằng Chúa can đảm và dám đối diện với tất cả.
Nhưng dù sao thì người Do Thái cũng có thể
giết Chúa. Tôma bíết rõ như thế. Vả lại, Người cũng đã
từng nói đến cuộc Thương Khó sắp tới của Người ( Mc
10, 33 ). Khi Chúa Giêsu nói rằng Người sẽ về Giuđê
sang Bêtania, Tôma quay lại nói với các Tông Đồ: "Cả
chúng ta nữa, chúng ta cũng hãy cùng qua để chết với
Người." ( Ga 11, 10 )
Đây là một câu nói tận hiến nhưng đồng thời
cũng là tiếng nói u sầu buồn thảm của một người mà
đầu óc lúc nào cũng đầy những ý tưởng bi quan, yếm
thế. Ông không để ý rằng Chúa đi cứu sống Ladarô,
ông chỉ nghĩ rằng mình đi chịu chết. Cách nói của ông
có vẻ như không có một tí gì là hy vọng. Ông cam chịu
định mệnh, tai ông nghe văng vẳng câu nói Cựu Ước:
"Ngày ngươi chết thì tốt hơn ngày ngươi sinh ra, tốt
hơn là đi đến một nhà tang chế hơn là một nhà mừng
tiệc, vì đấy là bước cùng của mỗi người..." ( Giảng viên 7, 1 – 2 ).
Giọng nói của ông như thế đấy ! Ý nghĩ của ông như thế đấy: "Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng
hãy cùng đi để chết với Người".
Chúng ta lại gặp Tôma bên bàn Tiệc Ly. Chúa Giêsu nhắn nhủ các môn đệ, họ yên lặng ngồi
nghe: "Lòng anh em chớ xao xuyến, hãy tin vào Thầy. Trong Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở... Và Thầy đã dọn
chỗ cho anh em, ắt Thầy sẽ đến lại mà đem anh em theo Thầy. Để Thầy ở đâu thì anh em cũng sẽ ở đó, Và
Thầy đi đâu thì anh em cũng biết rõ đường rồi.” ( Ga 14, 1 – 4 ).
Tôma thấy khó hiểu. Vấn đề này có vẻ lạ. Ông biết rằng Chúa sẽ chết và ông theo để cùng chết.
Nhưng bây giờ thì Người lại nói đến chỗ ở, đến nhà cửa, đến sự sống. Tôma là người bi quan, ông chỉ
nghĩ đến đêm tối chứ không bao giờ nghĩ đến mặt trời. Ông không hề biết rằng có con đường đó, thế
mà Chúa lại bảo: “Anh em biết rõ đường rồi..." Tôma không thể im lặng nữa. Vị Tông Đồ sầu thảm bi
quan đó đã hỏi lại Chúa: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được
đường ?" Và Chúa Giêsu trả lời: "Thầy là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống, không ai đến được với Cha Thầy
mà không qua Thầy" ( Ga 14, 5 – 6 )
Anh không biết đường sao ? Hỡi Tôma, “Thầy là Đường đây..."
Anh là người bi quan, anh nghĩ nhiều đến điều sai lầm, "Thầy là Sự Thật...”
Anh chỉ nghĩ đến cái chết, “Thầy là Sự Sống...”
Anh không biết Nhà Cha,
thì hãy đi qua Thầy...
Tôma được trả lời nhiều hơn ông hỏi.
Nhưng con người thực tế, bi quan đó khó mà hiểu được ngay.
Bằng chứng ?
Bằng chứng là ngày Chúa sống lại, ông cũng chưa kịp hiểu.
Ta gặp lại ông vào ngày thứ nhất trong tuần Phục Sinh.
Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết,
Người hiện ra cho Maria Mácđala,
Người hiện ra cho các Tông Đồ, cho tất cả mọi Tông Đồ,
chỉ trừ Giuđa, vì Giuđa đã chết,
chỉ trừ Tôma, vì Tôma vắng mặt.
Tại sao Tôma lại không gặp Chúa ? Lại hụt mất cơ hội ?
14
Tôma buồn rầu, bi quan, choáng váng
đến độ không muốn gặp các thân hữu,
Ông đóng cửa ở nhà một mình.
Ông luôn ôm ấp sự bất mãn, thất vọng, buồn phiền...
Thế là Tôma vắng mặt khi Chúa hiện đến với các Tông Đồ.
Thử nghĩ xem:
Tôma đánh mất cơ hội gặp Chúa Kitô Phục Sinh,
Tôma mất dịp thấy Sự Thật và Sự Sống,
Tôma mất dây liên lạc của cộng đoàn tín hữu.
Trên con đường ngắn ngủi của cuộc đời này,
Chúng ta đánh mất quá nhiều cơ hội.
Chúng ta bỏ lỡ mất cơ hội để tin, để hy vọng, để lớn lên trong Chúa.
Chúng ta bỏ lỡ sự hiện diện của Chúa, ơn tha thứ của Chúa,
lòng can đảm để chịu thử thách, niềm hy vọng tỏa lên từ những khổ đau,
sự thu hút khiến ta không thất vọng, và sự chiến thắng vinh quang trên cái chết...
Phải chăng vì bỏ lỡ những cơ hội như thế
mà Đức Tin của chúng ta bị già nua, tuổi tác, cằn cỗi, khô gầy,
thay vì một Đức Tin tươi trẻ và sống động ?
Vì Tôma đã vắng mặt,
Nên ông không tin những gì mà các bạn ông chia sẻ.
Họ nói với ông rằng:
Họ đã gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, Người vẫn hằng sống !
Tôma không thể tin được,
Ông biết rằng các bạn ông là những người đáng tin cậy,
nhưng trước một việc như thế thì ông không tin.
Ông biết rằng họ là những người đáng trọng,
nhưng lời nói của họ thì không thể trọng trong vụ này.
Ông đã quá quen với những tin tức đen tối.
Nếu họ nói cho ông những tin tức buồn nản đau đớn,
hoặc bị bách hại, thì ông sẽ tin ngay.
Nhưng với tin tức đầy lạc quan kia, ông đâm ra nghi ngờ.
Không phải vì họ không đáng tin,
Nhưng vì con người của ông không cho phép ông tin.
"Nếu tôi không thấy dấu đinh nơi tay Người,
và tra tay tôi vào lỗ đinh và cạnh sườn Người, tôi sẽ không tin..." ( Ga 20, 25 )
Đây không phải là một người yếu Đức Tin,
Đây là một người không có một chút Đức Tin nào cả.
Không phải là một Tôma đa nghi nữa,
mà là một Tôma đóng cửa, bịt tai và cứng lòng.
Câu nói của ông xúc phạm đến Đức Kitô quá !
Tuy nhiên, ông nói "nếu" tức là ông còn cho Chúa một điều kiện.
Chúa đã chấp nhận điều kiện ấy.
Chúa đã chấp nhận một lời thỉnh cầu,
Dù cho lời thỉnh cầu ấy xúc phạm đến đâu, miễn là chân thành.
Một tuần trôi qua…
Mỗi ngày, các bạn ông đều thuyết phục ông.
Vô ích, ông không nghe gì cả.
Thế nhưng, sự nhiệt thành của nhóm môn đệ
đã kêu gọi Tôma đến cầu nguyện với họ tám ngày sau đó.
Và Chúa Giêsu lại hiện đến.
Người chịu thua sự cứng lòng của kẻ đa nghi,
Người hạ mình trước một kẻ nghi ngờ và bi quan,
Người hiện đến với câu nói hôm trước của Tôma,
Người lập lại: "Tôma, hãy đặt ngón tay anh vào đây,
Hãy nhìn xem tay Thầy, hãy đưa ngón tay anh tra vào cạnh sườn Thầy,
15
Và đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy Tin" ( Ga 20, 27 ).
Đây là một việc quá sức tưởng tượng của Tôma,
Trong khoảnh khắc, Tôma biến đổi
từ một kẻ thờ ơ thành một người bạn,
từ một kẻ chối Chúa thành một kẻ tuyên xưng Chúa,
từ một kẻ hoài nghi thành một người đầy tin tưởng.
Hơn thế nữa, ông còn qua mặt tất cả các bạn khi ông tuyên xưng:
"Lạy Chúa của con và là Thiên Chúa của con..." ( Ga 20, 28 )
Từ một người tối đen, ông trở nên một kẻ tin ngời sáng...
Ông đã không thực hiện điều ông đòi hỏi trước đây.
Ông không tự đặt tay mình vào các vết thương,
Không còn cần thiết nữa rồi...
Dù cho đường ông đi tràn đầy nghi ngờ và sợ hãi,
Ông đã đến được vùng ánh sáng.
Bây giờ, tất cả đối với ông là chắc chắn, tất cả những gì mà trước đây ông đã nghi ngờ... Truyền
thống cho thấy rằng ông đã đến rao giảng ở Ấn Độ và chịu tử đạo ở đây. Vâng, trong sự nghi ngờ chính
đáng vẫn có nhiều Đức Tin hơn là một niềm tin nửa vời...
Chúa còn nói thêm với Tôma,
câu Người nói với kẻ nghi ngờ giờ đây đã trở nên thành tín:
"Bởi thấy Thầy, anh đã tin,
Phúc cho những ai không thấy mà vẫn tin" ( Ga 20, 29 ).
Nếu tìm ý nghĩa cho câu nói ấy, thì ta phải hiểu rằng:
Không phải các Tông Đồ may mắn, còn chúng ta thì thiệt thòi.
Chúng ta không có quyền nói: "Như vậy là thiếu công bình...
Các Tông Đồ đã thấy Người, còn chúng ta thì không được thấy.
Nếu chúng ta không thấy được Người
Thì làm sao Người lại có thể chờ đợi lòng tin ở chúng ta ?”
Thế thì, Đức Tin là gì ?
Tin có nghĩa là hiểu biết điều mình không trông thấy.
Và quả thật, phúc cho những ai Tin vì họ sẽ thấy.
Ta để ý chỉ có Gioan mới nhắc tới Tôma, nhắc tới ba lần.
Lý do là vì Gioan viết Phúc Âm cốt để nhấn mạnh về Đức Tin.
Một người như Tôma sẽ cho chúng ta một bài học, một niềm hy vọng.
Tôma thực tế đến như thế...
Tôma bi quan đến thế,
Tôma thực tế đến thế,
Tôma nghi ngờ đến thế,
Vậy mà cuối cùng,
Tôma đã tin mà không cần phải thử nữa...
Điều này nói lên rằng:
Chúng ta không thể nào sống mãi trong bóng tối,
nếu chúng ta vẫn còn thắc mắc một cách chính đáng,
trong khi vẫn một lòng sánh bước với Đức Kitô...
Nếu ngày nay chúng ta có đi đến Thánh Địa, chúng ta sẽ thấy
nơi Chúa đã đến, đường Chúa đã đi qua, nhưng chúng ta không thể
chứng kiến Chúa chữa bệnh, không thể nghe tận tai Lời Chúa giảng,
không thể chiêm ngưỡng Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta chỉ thấy núi
non, sông biển, sa mạc. Nhưng Chúa Giêsu thì chúng ta không thể
gặp. Vậy, có đến đó hay ở nơi đây cũng chẳng khác gì...
"Phúc thay ai không thấy mà tin".
Nếu chúng ta thật sự thắc mắc,
thì chúng ta có thể tìm đến Chúa Kitô Phục Sinh qua Đức Tin.
Ngay cả Tôma, khi ông nói: "Lạy Chúa của con..."
thì ông đã nói bằng kinh nghiệm,
16
Nhưng khi ông nói thêm: "...và là Thiên Chúa của con"
thì ông đã nói bằng Đức Tin.
Cái gì mắt thấy tai nghe đã cho phép ông kết luận rằng:
Thầy của ông là Thiên Chúa Hằng Sống ?
"Tin là cách chiếm hữu những điều còn trong hy vọng,
Tin là cách nhận thức những thực tại không trông thấy,
Còn không có Đức Tin thì vô phương làm đẹp lòng Thiên Chúa,
Vì ai đến gần Thiên Chúa thì phải tin là Người hiện hữu,
Và Người sẽ thưởng công những ai tìm kiếm Người" ( Dt 11, 1 – 6 ).
Chúa Giêsu đã sống lại:
Người đã hiện ra cho các Tông Đồ,
Người đã hiện ra cho Tôma.
Đó là sự kiện không thể phủ nhận.
Vậy mà, điều đó chúng ta lại không có đủ chứng cứ.
Kitô giáo đặt nền tảng là Chúa Kitô Phục Sinh.
Vì thế, vấn đề của chúng ta là chọn lựa:
Chọn tin Người hay là phủ nhận Người mà thôi.
Nhưng, dù ta tin hay là ta phủ nhận thì ...
Người vẫn còn đó: Con Thiên Chúa,
Người đã sống lại và Người hằng sống, Người ở giữa chúng ta...
"Ở giữa các ông có một Người mà các ông không biết" ( Ga 1, 26 )
Người ở đó, trước mặt chúng ta, Tay Người đưa ra, vết thương còn rướm máu,
Người bảo chúng ta: "Hãy tra tay vào đây, hãy nhìn rõ tay Thầy,
Hãy đặt tay vào cạnh sườn Thầy, đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy Tin..."
Quả thật, “Phúc cho những ai không thấy mà tin..."
FX. TRẦN DUY NHIÊN, Trích "13 người đã thay đổi thế giới
CHÚA NHẬT PHỤC SINH 2014 TẠI ANSAN, HÀN QUỐC
Tai nạn chìm phà tại Hàn Quốc vào ngày thứ tư Tuần Thánh 16.4.2014 với 64 người tử nạn và
240 người vẫn còn mất tích ( tính đến ngày 21.4 ) đã dìm thành phố Ansan vào một bầu khí chết chóc.
Nhà Thờ Ansan Jeil chỉ cách trường trung học Danwon 20 phút đi bộ. Đây là ngôi trường đã tổ
chức chuyến đi dã ngoại cho 338 em học sinh trên chuyến phà bạc mệnh Sewol.
Bài chia sẻ của Mục Sư Go được phụ họa bằng lời hát thầm thì của 130 ca viên với tiếng nhạc
đệm của ban tứ tấu cello, violin, viola và sáo: “Hỡi biển ! Hỡi biển lạnh Jindo ! Tại sao ngươi lại dìm chết
những đứa con trai và con gái vô tội của ta trong dòng nước của ngươi ?”
Có 10 em học sinh trong số nạn nhân
còn mất tích thuộc về cộng đoàn thờ phượng
này. Một em trong số đó bị mồ côi cha mẹ từ
nhỏ và được bà ngoại nuôi dưỡng. Bà thường
xuyên nhận được thực phẩm và sự nâng đỡ
của Nhà Thờ.
Nói rằng Chúa đã Phục Sinh thì không
thể diễn tả được hết bản chất của biến cố trọng
đại nhất này nơi mỗi cuộc đời cá nhân cũng như
toàn thể nhân loại trong toàn bộ lịch sử.
"Phục Sinh" trong tiếng Việt có nguồn
gốc Hán Tự là 復生 ( fù shēng ). "Phục" có
nghĩa là đã đi rồi mà lại quay về, lập lại như trước, hoàn nguyên. Tả Truyện có câu Chiêu Vương nam
chinh nhi bất phục ( Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại ). "Khôi phục" là lấy lại cái gì
đã bị mất. "Hồi phục" là khỏe mạnh trở lại. "Sinh" có nghĩa mạng sống, sự sống, đời sống như trong
17
CÙNG HIỆP THÔNG
sinh tồn, sinh hoạt, sinh sống. Luận Ngữ có câu "Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên" ( Sống chết có
số, phú quý do trời ).
"Phục Sinh" chỉ có nghĩa chết rồi mà sống lại. "Tử giả bất khả phục sinh" ( Kẻ chết không thể
sống lại ). Bây giờ một số người thích dùng từ "Chúa Sống Lại". Ta thấy một số Nhà Thờ có treo
băng-rôn với hàng chữ "Mừng Chúa Sống Lại". Sống lại có vẻ dễ hiểu hơn nhưng cũng không khác
Phục Sinh bao nhiêu.
Trong tiếng Latin là "resurrectio" mang tính cách mạnh mẽ hơn nhiều, vừa có nghĩa được sống
lại sau khi đã chết nơi mỗi cá nhân, vừa có nghĩa là sự trỗi dậy từ cõi chết của toàn thể nhân loại vào
thời cánh chung. Cái chết và sự trỗi dậy từ cõi chết của Đức Kitô, trọng tâm của Đạo Kitô, bao hàm sự
giải thoát khỏi cái chết nơi mỗi người và của toàn thể nhân loại trong toàn bộ lịch sử. Nhờ cái chết và sự
sống lại của Người, mỗi người và tất cả mọi người, đã tức thì và ngay lập tức, được mang vào trong
bên trong Nước Đời Đời của Cha Người.
Điều này Philatô, đại diện cho cái thế gian không những từ khước mà còn kết án và đóng đinh
Người, không thể hiểu được: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian
này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không
thuộc chốn này" ( Ga 18, 36 ).
Nơi Chúa Phục Sinh, người Do Thái thời xưa đã không tìm thấy sự thỏa mãn cho khát vọng trần
thế của họ. Ngay vào cận điểm của thời khắc Lên Trời của Người, tất cả các môn đệ quây quần chung
quanh Người để được chứng kiến biến cố phi thường này vẫn còn rất ngô nghê trong nhãn giới tầm
thường của họ về Ơn Cứu Độ.
Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy
khôi phục vương quốc Ítraen không ?” Người đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha
đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống
trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê,
Samari và cho đến tận cùng trái đất.” Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám
mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa" ( Cv 1, 6 ).
Ngay theo sau sự Lên Trời hoành tráng đến
như thế của Người là trên 300 năm Đạo Kitô bị bách
hại tàn khốc trong Đế Quốc Roma. Những điều đó
không tai hại cho bằng sự ngộ nhận về Ơn Cứu Độ cho
đến tận ngày nay, nhất là nơi những Kitô Hữu. Người
ta hồ hởi xây dựng nên những đền đài nguy nga tôn
vinh Người, đổ dồn đến các Thánh Đường và trung
tâm hành hương để long trọng mừng kính sự Phục
Sinh của Người. Nhưng họ lại luôn mang tâm trạng
muôn thưở của những người đã tận mắt chứng kiến
cuộc Khổ Nạn, Phục Sinh và Lên Trời của Người, để
mong mỏi Người thi hành điều duy nhất họ ấp ủ: Khôi
phục vương quốc Ítraen. Đó có thể là một khát vọng
vinh hoa trong đời ( và nhất là ngay cả trong đạo nữa )
mà lại không phải là sự quyết liệt dấn thân đi theo Người trong hành trình khổ nạn và phục sinh của
Người.
Khi cộng đoàn Nhà Thờ Ansan Jeil đón mừng Chúa Phục Sinh trong màn nước mắt với quá nhiều
mất mát đau đớn nhất như thế, họ đã nghe được tiếng của Người mà chỉ có Chiên của Người mới nhận
ra được: "Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời
đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban
chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha ( Ga 10, 27 – 29 ).
Trong tiếng Anh để mô tả biến cố trọng đại này, người ta nói rằng Our Lord Is Risen. "Chúa của
Ta đã trỗi dậy". Dịch như thế cũng chưa hoàn hảo. Người ta đã dùng động từ to rise để nói lên sự kiện
này mà động từ to rise được dùng nhiều nhất dành cho mặt trời. The sun rises in the east: Mặt trời mọc
lên từ phía đông.
Mặt trời mọc lên để mang lại ánh sáng và hơi ấm, nhờ thế mà muôn loài muôn vật mới có được
sự sống. ( Xin mở ngoặc nói thêm, để tạo nên được một năng lượng tương đương với mặt trời tức là 3,
8 x 1026
Joule, thì trong mỗi giây phải cho nổ đến tới 4 ngàn tỷ quả bom nguyên tử tương đương với quả
bom đã bỏ xuống thành phố Hiroshima nước Nhật năm 1945 ).
Sự trỗi dậy từ cõi chết của Đức Kitô chính là sự tỏa sáng của mặt trời nơi nỗi u sầu đau buồn
của anh chị em Kitô Hữu tại Ansan. Khi tin như thế, mắt ta mới được nhìn thấy vinh quang của Người
18
và trong hoàn cảnh nào đi nữa, các Kitô Hữu vẫn có thể hát vang: "Giêsu khởi thắng. Giêsu vinh
quang. Giêsu toàn thống trị. Halleluia."
NGUYỄN TRUNG, 4.2014
DI CHÚC CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG
GIOAN PHAOLÔ 2
Chúa Giêsu đã hứa qua Thánh Nữ Faustina: “Từ Ba Lan sẽ trổi lên
một tia sáng để chuẩn bị cho lần trở lại thế giới thứ hai của Ta”. Tia sáng
đó chính là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, người thiết lập Đại Lễ Kính
Lòng Chúa Thương Xót cho toàn thế giới, mừng kính vào Chúa Nhật II sau
Lễ Phục Sinh. Ngài đã được phong Chân Phước vào chính ngày Lễ Kính
Lòng Chúa Thương Xót, 1.5.2011, và nay được Giáo Hội tuyên Hiển Thánh,
ngày 27.4.2014, cũng là Lễ Kính Lòng Chúa Thuơng Xót.
Các con thân mến !
Hiện nay các con đang sống trong thời đại đầy gian nguy và thử thách. Các con hãy cố gắng kiên
tâm vững tin vào Lời Chúa. Chính Chúa Giêsu đã hiện ra nói với cha, nhờ cha thông báo lại cho các con
những sứ điệp này: “Các con hãy cầu khẩn Thiên Chúa giải trừ nguy nan trong thế giới sắp sụp đổ này”.
Các con thân mến, khi cha ra đi cũng chính là lúc những biến cố thảm họa sẽ đổ xuống thế giới
này: chiến tranh ngày càng lan rộng, động đất khắp nơi, các cuộc đại nạn lớn lao sẽ xảy ra, tại các nước
lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines.
Các con là những người cha tin yêu nhất, những người con thuộc dòng dõi Đavít, các con hãy
kêu xin Thiên Chúa bằng cách đọc kinh cầu nguyện với những lời kinh tha thiết sau đây:
Xướng: Xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót chúng con !
Đáp: Vì Chúa đã sinh ra chúng con, và đặt chúng con trên trái đất này.
Xướng: Xin an ủi nâng đỡ chúng con trong lúc gian nguy.
Đáp: Vì Chúa là nguồn an ủi của chúng con.
Xướng: Xin xua đuổi những giặc thù xa chân chúng con.
Đáp: Vì Chúa là Đấng đã bảo vệ chúng con.
Kết: Xin phù hộ chúng con trên đường dương thế, tránh xa kẻ thù tội lỗi, để chúng con một ngày kia,
sẽ được hưởng phúc vinh quang muôn đời, cùng với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.
Sau những lời nguyện trên, các con hãy đọc: Một Kinh Tin Kính, Một Kinh Chúa Thánh Thần,
Một Kinh Ăn Năn Tội, và lời nguyện tắt: “Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn con và
muôn dân muôn nước”.
Khi các con phổ biến một bản kinh này cho một người thì các con được hưởng một Ơn Tiểu Xá,
cứ 100 người thì được một Ơn Đại Xá. Và khi các con rời thế gian này sẽ được các Thiên Thần đưa về
Trời hưởng hạnh phúc muôn đời. Cha ban phép lành và chúc phúc cho những ai phổ biến bản kinh này.
Dưới đây là Di Chúc Tâm Linh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tòa Thánh Vatican
ấn hành ngày 7.4.2005.
DI CHÚC
Di chúc ngày 6.3.1979 ( và những lần thêm kế tiếp )
Con tùy thuộc tất cả về Mẹ ( Totus Tuus ego sum ), nhân danh Chúa Ba Ngôi cực thánh.
Amen.
“Hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào Chủ các con đến” ( x. Mt 24, 42 ). Những lời
này gợi trong tôi lời gọi cuối cùng sẽ đến vào lúc mà Chúa sẽ muốn. Tôi ao ước theo Ngài và tôi
ao ước tất cả những gì thuộc về đời sống trần gian của tôi đều chuẩn bị tôi cho lúc này. Tôi
không biết khi nào Ngài đến, nhưng như với mọi sự, tôi cũng đặt cả giây phút này trong tay
Người Mẹ của Chúa tôi: Tất cả dâng cho Mẹ ( Totus Tuus ). Trong đôi tay mẫu tử, tôi đặt hết mọi
sự và tất cả những người mà đời sống cũng như ơn gọi của tôi đã có mối dây liên lạc. Trong Đôi
Tay này, tôi xin trao cách đặc biệt Giáo Hội cũng như Quê Hương tôi và tất cả nhân loại. Tôi cảm
19
CÙNG TƯỞNG NHỚ
tạ tất cả. Tôi xin tất cả thứ lỗi cho tôi. Tôi cũng xin một lời nguyện để Lòng Nhân Từ của Chúa tỏ hiện
lớn hơn sự yếu đuối và sự bất xứng của tôi.
Trong những dịp linh thao, tôi đã đọc lại lời di chúc của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Bài đọc
đó thúc đẩy tôi viết bản di chúc này.
Tôi không để lại sau tôi một của cải gì mà cần thiết phải giữ cả. Về những đồ vật mà tôi dùng
thường ngày và hữu ích cho tôi, tôi mong sao chúng được phân phối một cách thuận tiện nhất.
Những điều ghi chép bằng tay, xin được đốt đi. Về điểm này, tôi yêu cầu Lm. Stanislao lo liệu,
người mà tôi cảm ơn về sự cộng tác và giúp đỡ trong suốt bao năm trường với đầy sự cảm thông.
Ngược lại, tất cả những lời cảm tạ khác, tôi xin giữ trong tim tôi trước Thiên Chúa, bởi vì rất khó
để diễn tả những lời đó.
Về phần mai táng, tôi lập lại những điều khoản mà Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã đặt ra. ( Ở
đây có một lời ghi chú bên lề: Quan tài trong đất chứ không trong hòm đá, 13.3.1992 ).
“Vì ở nơi Chúa là lòng nhân từ, và nơi Người là ơn cứu độ chan hòa” ( kinh “Từ Vực Sâu ) –
De Profundis: “Qui apud Dominum misericordia: et copiosa apud Eum redemptio”.
Ký tên: GIOAN-PHAOLÔ II
Rôma, 6.3.1979
Sau khi tôi chết, tôi xin những Thánh Lễ và lời cầu nguyện.
Ngày 5.3.1990
Tôi diễn tả với lòng trông cậy sâu xa nhất, mặc dù với tất cả sự yếu đuối của tôi, rằng
Chúa sẽ cho tôi tất cả ân sủng cần thiết để đối phó, theo Thánh Ý Ngài, bất cứ công việc nào, thử
thách nào và khổ đau nào mà Ngài muốn cho đầy tớ của Ngài chịu trong cuộc sống. Tôi cũng tin
tưởng rằng, qua thái độ của tôi: những lời nói, những công việc và những sơ sót, Ngài sẽ không
bao giờ để tôi có thể phản bội những bổn phận của tôi trên Ngai Thánh Giáo Hoàng này.
24.2 tới 1.3.1980
Cũng trong dịp linh thao này, tôi đã suy ngẫm về chân lý của Chức Vụ Linh Mục của Đức
Kitô trong viễn tượng của chuyến hành trình, đối với mỗi người trong chúng ta, là chính lúc
mình chết. Đối với chúng ta, Sự Phục Sinh của Đức Kitô là một dấu chỉ hùng hồn ( được viết
thêm phía trên: “quan trọng” ) của lúc từ giã cõi đời này, để được sinh ra trong thế giới bên kia,
thế giới tương lai.
Như thế tôi cũng đã đọc lại bản di chúc của tôi viết hồi năm ngoái, cũng vào dịp cấm phòng –
tôi đã so sánh bản ấy với bản di chúc của vị vĩ đại đi trước tôi là Cha Phaolô VI, với chứng tá
tuyệt vời về sự chết của một Kitô hữu và một Giáo Hoàng – và tôi đã canh tân trong tôi ý thức về
những câu hỏi mà bản di chúc ngày 6.3.1979 đã đề cập mà tôi đã chuẩn bị ( đúng hơn là chỉ tạm
thời ).
Hôm nay, tôi chỉ mong thêm vào bản di chúc đó điều này:
Chớ gì mỗi người phải giữ trong tâm trí viễn tượng của sự chết và
phải biết sẵn sàng trình diện trước Thiên Chúa là Đấng Thẩm Phán
– đồng thời là Đấng Cứu Độ và Người Cha. Tôi cũng thế, tôi ý thức
sự nối tiếp này, giao phó giờ quan trọng này cho Mẹ của Đức Kitô
và của Giáo Hội – Người Mẹ của niềm hy vọng nơi tôi.
Thời gian mà chúng ta đang sống rất khó diễn tả, thật là khó
khăn và đáng quan ngại. Con đường của Giáo Hội cũng thật khó
khăn và khô cằn, bằng chứng tiêu biểu của thời đại này, vừa đối
với các tín hữu cũng như các chủ chăn. Trong vài quốc gia –
chẳng hạn quốc gia mà tôi đã đọc một vài điều liên quan đến
trong những dịp cấm phòng, Giáo Hội lâm vào một giai đoạn của
bách hại đến độ cũng chẳng kém gì những thế kỷ đầu, và còn
hơn thế nữa, nó còn vượt quá bởi mức độ của sự khinh bỉ và
oán ghét. “Máu các Thánh Tử Đạo – mầm giống của các Tín
Hữu” ( Sanguis martyrum – semen christianorum ). Và thêm vào
điều đó biết bao người vô tội mất tích, kể cả trong quốc gia mà
chúng ta đang sống…
Tôi ao ước một lần nữa trao phó trọn vẹn bản thân tôi vào ân sủng của Thiên Chúa. Chỉ mình Ngài
sẽ quyết định khi nào và như thế nào về đời sống trần gian và chức phận mục vụ của tôi phải kết thúc.
20
Ephata 607
Ephata 607
Ephata 607
Ephata 607
Ephata 607
Ephata 607
Ephata 607
Ephata 607
Ephata 607
Ephata 607
Ephata 607

More Related Content

What's hot

Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Tien Nguyen
 
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newChuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newThe Golden Ages
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newThe Golden Ages
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The ChuaGmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chuamedom
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014gxduchoa
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Nguyễn Bá Quý
 
Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh   Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh Little Daisy
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banco_doc_nhan
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dauan hoa thanh nien
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)hoanghaibang
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaco_doc_nhan
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 

What's hot (19)

Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 newChuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
Chuyen tinh qua nhieu kiep luan hoi a5 new
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5new
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The ChuaGmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
 
Luật nhân quả
Luật nhân quả Luật nhân quả
Luật nhân quả
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
 
Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh   Phương pháp phát triển tâm linh
Phương pháp phát triển tâm linh
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi ban
 
Long thuongxotchua
Long thuongxotchuaLong thuongxotchua
Long thuongxotchua
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 

Similar to Ephata 607

Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàoJesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàogianggianglc
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)co_doc_nhan
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)co_doc_nhan
 
Giao ly tom luoc
Giao ly tom luocGiao ly tom luoc
Giao ly tom luocTam Jos
 
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm cSlideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm ccadoanstbernadette
 
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)co_doc_nhan
 
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxBÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxTOAN Kieu Bao
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary Little Daisy
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christco_doc_nhan
 

Similar to Ephata 607 (20)

Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàoJesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
 
Giao ly tom luoc
Giao ly tom luocGiao ly tom luoc
Giao ly tom luoc
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm cSlideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
 
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxBÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christ
 
Ephata 601
Ephata 601Ephata 601
Ephata 601
 
Kinh Mân Côi cho bạn trẻ
Kinh Mân Côi cho bạn trẻKinh Mân Côi cho bạn trẻ
Kinh Mân Côi cho bạn trẻ
 

More from Vu Mai JMV (20)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 623
Ephata 623Ephata 623
Ephata 623
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 
Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 613
Ephata 613Ephata 613
Ephata 613
 

Ephata 607

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com ĐỪNG SỢ ! "Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an !" ( Ga 20, 19 ). Bài Tin Mừng cho Chúa Nhật II Phục Sinh bắt đầu bằng một trình thuật về sự hiện ra của Chúa Giêsu, tác giả ghi chú rất rõ về nỗi lo sợ của các môn đệ, và tình trạng đóng kín cửa của những người đang sống trong sợ hãi. Chúa Giêsu Phuc Sinh vượt qua giời hạn của con người, Ngài hiện diện giữa các môn đệ cho dù cửa đóng kín, để ban Bình An cho các ông. Sau đó là cánh cửa căn phòng được mở ra, và cả cánh cửa lòng cũng được mở ra nữa, nỗi sợ hãi không còn và Bình An ở cùng các ông cho đến ngày vào Thiên Quốc. Sợ hãi là thuộc tính của con người, kể từ khi rời khỏi chốn Bình An là vườn địa đàng, con người mang lấy sự bất lực của thân phận, sợ hãi xuất hiện cư ngụ trong cuộc sống từ sự bất lực, mãnh lực của sự dữ lợi dụng nỗi sợ hãi để tung hoành. Sự Bình An đến do sự có mặt của Đấng Phục Sinh, không do bất cứ một yếu tố nào khác. Vẫn những con người đấy, vẫn với những bộ óc, con tim và da thịt đấy, nhưng nỗi sợ hãi không còn, Bình An cư ngụ vĩnh viễn. Bình An của Đấng Phục Sinh ban tặng giải thoát con người. Hôm nay, Chúa Nhật II Phục Sinh, Hôi Thánh tuyên phong hai vị Thánh của thế kỷ vừa qua, rất gần gũi thân quen với chúng ta, mới hôm qua đây còn nghe các ngài nói, cười, di chuyển, chúc lành, dạy dỗ, cử hành Bí Tích, viếng thăm… Hôm nay cửa nướ trời mở ra, chúng ta được chiêm ngắm hai vị tươi cười bên Đấng Phục Sinh. Thật là một sự trùng hợp kỳ diệu, cả hai vị xuất hiện giữa thế gian đếu mang theo sự Bình An của Đấng Phục Sinh. Giữa sóng gió của nhân loại và của chính Hội Thánh, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Đức Gioan XXIII đã mang lại bầu khí bình an cho nhân loại, cho thế giới và cho Hội Thánh. Đầu nhiệm kỳ Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố “Đừng sợ !” và ngài làm hết cách để cho con người không còn sợ các thế lực trần gian, can đảm đứng lên đối diện với thử thách. Ngài đã đi dọc lịch sử nhân loại trong nhọc nhằn nhưng Bình An, con người xuyên thế kỷ ấy luôn là người kiến tạo sự Bình An. Chúng ta đang sống trong tình trạng bấp bênh của thân phận, quyền lực sự dữ bủa vây “rảo quanh tìm mồi cắn xé”. Lời Chúa và hành ảnh của hai vị Thánh có làm cho chúng ta vững tin không ? Tại sao chúng ta cứ mãi giam mình trong sợ hãi mà không can đảm bước ra hít thở bầu khí tự do ? Phải chăng sợ hãi khu trú trong ta như là dấu hiệu hiển nhiên tố cáo không có sự hiện diện của Đấng Phục Sinh ? Tại sao nói cái gì cũng sợ, làm cái gì cũng sợ, sợ cái không đáng sợ ? Lạy Đấng Phục Sinh, xin đến ban Bình An cho chúng con. Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 27.4.2014 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 607 – CHÚA NHẬT 27.4.2014
  • 2. MỤC LỤC TÌM BÀI: ĐỪNG SỢ ! ( Lm. Vĩnh Sang ) .............................................................................................................. 01 TIN ĐỂ ĐƯỢC XÓT THƯƠNG ( Vincente Nguyễn Văn Hà ) ................................................................ 02 ĐỪNG SỢ, THẦY LUÔN XÓT THƯƠNG ( Lm. Lê Quang Uy ) ............................................................ 03 CHÚA KITÔ VINH QUANG VÀ CỘNG ĐOÀN GIAO ƯỚC MỚI ( Lm. Nguyễn Công Đoan ) ................ 03 LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT THẬT BÁT CÔNG ? ( PM. Cao Huy Hoàng ) ......................................... 06 TIN ĐỂ ĐƯỢC THƯƠNG XÓT ( Trầm Thiên Thu ) .............................................................................. 08 ĐỂ ĐƯỢC CHÚA XÓT THƯƠNG ( AM. Trần Bình An ) ....................................................................... 11 LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI THẾ GIỚI… ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ......... 12 TÔMA, VỊ TÔNG ĐỒ ĐA NGHI ( Fx. Trần Duy Nhiên ) ........................................................................ 13 CHÚA NHẬT PHỤC SINH 2014 TẠI ANSAN, HÀN QUỐC ( Nguyễn Trung ) ....................................... 17 DI CHÚC CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ 2 ( Trầm Thiên Thu ) .................................... 19 NĂM GIA ĐÌNH, ĐỌC TÔNG HUẤN GIA ĐÌNH… ( Bs. Nguyễn Đăng Phấn ) ....................................... 22 NHỮNG ĐỨA TRẺ ĐƯỢC NUÔI DẠY BẰNG LỜI NÓI DỐI ( Minh Anh ) ............................................ 24 LÀM NGƯỜI VIỆT, KHÓ LẮM ! THẬT VẬY SAO ? ( Một du học sinh người Nhật ) .............................. 25 CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 27 ĐẠI LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TIN ĐỂ ĐƯỢC XÓT THƯƠNG Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày nay gọi là Đại Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, được cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chính thức thiết lập vào ngày 30.4.2000, ngày tuyên Thánh Nữ Tu Faustina Kowalska ( 1905 – 1938 ). Chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh Nữ Faustina, vị Tông Đồ tiên khởi của Lòng Chúa Thương Xót, về ước muốn của Ngài: “Ta muốn một tấm hình được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật sau Đại Lễ Phục Sinh, và Ta muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi linh hồn đều biết đến tấm hình đó” ( Nhật Ký, số 341 ). Chúa Giêsu hứa: “Ta muốn ban ơn tha thứ hoàn toàn cho các linh hồn nào xưng tội và rước lễ trong ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Ta” ( Nhật Ký, số 1109 ). Ơn tha thứ hoàn toàn đó là Ơn Toàn Xá mà Người Trộm Lành Dimas đã được lãnh nhận ngay trước khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng, lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 3 tháng 4 năm 33. Cũng từ Giờ Cứu Độ đó, Nguồn Mạch Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã tuôn trào chan hòa mãi đến muôn đời cho mọi người, chỉ với một điều kiện đơn giản là thật lòng SÁM HỐI và TIN TƯỞNG vào Lòng Chúa Thương Xót. ƠN TOÀN XÁ NGÀY KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định các tín hữu có thể được hưởng ơn toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh. Quyết định trên đây được công bố trong sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh. Sắc lệnh khẳng định rằng Ơn Toàn Xá được ban với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những tín hữu nào trong Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh tức là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa tại bất kỳ Nhà Thờ nào có lòng quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi kể cả tội nhẹ và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh lòng từ bi Chúa hay ít là đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính cùng với sự kêu cầu Chúa Giêsu từ bi trước sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được trưng bày công khai hoặc giữ trong nhà tạm. Vincente NGUYỄN VĂN HÀ 2 CÙNG THÔNG TIN
  • 3. CHÚA KITÔ VINH QUANG VÀ CỘNG ĐOÀN GIAO ƯỚC MỚI Mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh là hai thì của một mầu nhiệm: Chúa Giêsu được tôn vinh: thì thứ nhất là tôn vinh trên thập giá, thì thứ hai là Chúa tỏ Vinh Quang cho cộng đoàn của Giao Ước Mới. Trong thì thứ nhất, chúng ta đã thấy cả Lịch Sử Cứu Độ trong Cựu Ước được làm mới: Tạo Dựng mới, Ixaac mới, Xuất Hành mới, Giao Ước mới và Điều Răn mới, Đền Thờ mới, Đất Hứa mới… tất cả trong Chúa Giêsu và nhờ Chúa Giêsu: Khởi Đầu Mới ( Phụng Vụ Vọng Phục Sinh có các bài đọc Cựu Ước tương ứng với các chủ đề trên: tạo dựng, Ixaac, Xuất Hành, Giao Ước, Giao Ước mới ). Không có sách Tin Mừng nào kể việc Chúa sống lại, vì đâu có ai ở trong mộ mà thấy ! Tất cả bốn sách Tin Mừng và lời rao giảng của các Tông Đồ chỉ kể lại kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh. Gioan kể những cuộc gặp tại Giêrusalem ( chương 20 ) và tại Biển Hồ ( chương 21 ). Chúng ta sẽ lần lượt đọc hai chương này. Trước hết nên chú ý tới lối viết của Gioan, rất giống nghệ thuật điện ảnh hiện đại, vì điện ảnh là kể chuyện bằng hình ảnh, kể chuyện thì dùng lời. Điện ảnh thì người xem phải “nối” các hình hoặc chuỗi hình với nhau. Nghe kể chuyện thì phải để cho lời kể vào qua lỗ tai, tác động trên trí tưởng tượng và tình cảm của mình. Con nít nghe kể chuyện thì thấy như mọi sự đang xảy ra trước mắt, và phản ứng bằng vui, buồn, lo, sợ… Tin Mừng theo Thánh Gioan không chỉ súc tích, nhiều tầng ý nghĩa, nhiều cách qui chiếu với Cựu Ước như chúng ta đã thấy trong cuộc Thương Khó; nhưng còn là bậc thầy trong nghệ thuật kể chuyện. Ta cần nghe với tâm tình và thái độ trẻ thơ. Ngày thứ nhất trong tuần tức là Chúa Nhật của chúng ta bây giờ. Người Do Thái nghỉ ngày thứ bảy để tham dự vào sự nghỉ ngơi 3 CÙNG SUY NIỆM
  • 4. của Thiên Chúa ( Xh 20, 11 ) và để nhớ Chúa đã giải thoát khói ách khổ sai bên Ai Cập ( Đnl 5, 14 – 15 ). Ngày thứ nhất bắt đầu khi mặt trời lặn buổi chiều ngày thứ bảy. Ngày thứ nhất là ngày Thiên Chúa bắt đầu tạo dựng. “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm” ( St 1, 1 – 2 ). “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Chúa Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” ( Ga 20, 1 – 2 ). Tôi xin phép đọc đoạn mở đầu này như xem một đoạn phim để giúp bạn đọc làm quen với cách đọc này. Câu mở đầu của Gioan 20 và câu mở đầu của sách Sáng Thế có nhiều yêu tố giống nhau: trời còn tối thì đâu đã thấy được hình dạng rõ ràng, cửa mộ mở toang như vực thẳm. Cái chưa có hình dạng và bóng tối xâm nhập tâm trí bà Maria Macđala. Chúng ta nghe tiếng động đầu tiên: bước chân phụ nữ chạy. Tiếng gõ cửa. Hai người đàn ông thò đầu ra. Giọng phụ nữ hốt hoảng: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ”: người ta là ai ? Bà đã vô mộ đâu mà biết người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ ? Dĩ nhiên làm sao biết họ để Người ở đâu ! Bà lại gọi Người là “Chúa” nữa ! Là Chúa thì ai mà đem đi được ? Trong cái hoang vu của ngôi mộ mở toang giữa bóng đêm, tất cả đều hoang mang. Nhưng câu thứ hai của bà gợi lại câu hỏi đầu tiên của hai môn đệ: “Rabbi, Thầy ở đâu ?” ( Ga 1, 38 ). Maria Macđala trong bối cảnh này cũng gợi lại hình ảnh và lời các bà đỡ chống chế với Pharaô về việc để cho con trai Hipri sống: “Chúng tôi đến chưa kịp thì họ đã sanh rồi”. “Ađam mới” nằm trong mộ như bào thai trong lòng mẹ, bà đỡ tới thì đã ra rồi và “Họ đã đem đi rồi”. Tuy nhiên bà “phản” đạo diễn, vì đạo diễn ra lệnh cho trên màn hình cho thấy chỉ có mình bà đi ra mộ, thế mà bà lại nói “Chúng tôi không biết”. Chúng tôi là những ai ? Tại sao “đạo diễn” lại cho thấy một mình bà Maria Macđala ? Chúng ta sẽ phải chú ý đặc biệt tới nhân vật này. Xin nhớ lại cảnh đứng gần thập giá, ta chỉ thấy thân mẫu, Dì Maria và bà Maria Macđala, cho tới khi máy quay phim đưa hình từ tầm mắt của Chúa Giêsu chúng ta mới thấy người môn đệ Chúa Giêsu thương mến đứng bên thân mẫu. Bây giờ thì chúng ta thấy hai người đàn ông, Simon Phêrô ( đã biến khỏi màn hình từ lúc gà gáy cái đêm trong dinh thượng tế ) và người môn đệ Chúa Giêsu thương mến đã “đón Đức Mẹ về nhà mình” từ trên Núi Sọ, sau khi được “sinh làm con” của thân mẫu Chúa Giêsu, có Dì Maria và bà Maria Macđala chứng kiến. Chúng ta chờ Dì Maria tới gọi, nhưng không phải. “Bà đỡ” tới báo tin vui: “Sanh rồi, mà không biết họ để ở đâu”. Bây giờ thì hai người đàn ông vọt ra khỏi cửa, chạy đi xác minh và làm chứng. Một người “nhà”: “người môn đệ Chúa Giêsu thương mến”, đứa “con mới” của thân mẫu đã trở thành Evà mới; và một người đã trở thành “xa lạ” vì ba lần chối không biết, không có liên hệ gì với Chúa Giêsu. Tiếng bước chân hai người đàn ông cùng chạy. Người môn đệ kia nhanh chân hơn, tới trước. Ông không vào, chỉ cúi nhìn vào, thấy các băng vải còn đó… Ông Phêrô tới sau, chạy thẳng vào bên trong và thấy rõ hơn: khăn che đầu cuốn riêng ra một nơi, không để lẫn với các băng vải. Người tới trước vào theo, và cũng thấy như vậy. “Ông đã thấy và ông đã tin”. Thế là hai nhân chứng kiểm tra đúng phương pháp: người tới trước đứng chờ, nhìn vào đã thấy, tuy chưa hoàn toàn rõ. Ông chứng kiến ông Phêrô đi vào, rồi ông vào sau. Như vậy không ai làm xáo trộn hiện trường, và hai người thấy như nhau. Ông “người nhà” thấy và tin, nhưng không nói tin cái gì. “Thực ra, trước đó hai ông chưa hiểu rằng theo lời Kinh Thánh thì Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết”; vậy nếu như đã hiểu Kinh Thánh thì khỏi cần chạy ra mộ kiểm chứng ! Rồi cả hai ông lững thững ra về. Nhìn hai ông quay lưng đi, ta bỗng nghe tiếng phụ nữ thút thít. Bà Maria Macđala trở lại từ hồi nào và đang khóc bên mộ. Trở lại cảnh bà Maria Macđala một mình ra mộ lúc trời còn tối rồi chạy về la hoảng, ta lại nhớ sách Diễm Ca, đã được gợi lên từ chuyện xức dầu ở Bêtania. “Suốt đêm trên giường ngủ, tôi tìm người lòng tôi yêu dấu, tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp. Vậy tôi sẽ đứng lên, đi rảo quanh khắp thành, nơi đầu đường cuối phố, để tìm người yêu dấu của lòng tôi… Bọn lính gác gặp tôi, tôi hỏi họ: “Các anh có thấy chăng người lòng tôi yêu dấu ?” Vừa rời họ, tôi đã gặp người lòng tôi yêu dấu. Tôi vội níu lấy chàng và chẳng chịu buông ra cho đến khi đưa vào nhà thân mẫu, tới khuê phòng người đã cưu mang tôi” ( Dc 3, 1 – 4 ). Ở chương 5, người yêu gõ cửa giữa đêm khuya, nàng không chịu mở. Đến khi nghĩ lại và mở thì người yêu đã bỏ đi rồi. “Chàng đi rồi hồn tôi như đã mất, tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp, tôi mãi gọi chàng, không một tiếng đáp… Bọn lính gác gặp tôi, chúng đánh tôi đến mang thương tích. Này thiếu nữ Giêrusalem, tôi van nài các bạn: 4
  • 5. gặp người tôi yêu dấu các bạn sẽ nói gì ? Xin cho nhắn rằng: tôi đang ốm tương tư” ( 5, 4 – 8 ). Cuối cùng nàng cũng biết người yêu đang ở đâu: “Người tôi yêu đã xuống vườn nhà” ( 6, 2 ). Sách Diễm Ca nói về những giai đoạn khác nhau trong Giao Ước giữa Thiên Chúa và Dân. Cuộc tìm kiếm thứ nhất gợi lại biến cố Xuất Hành và vào Đất Hứa, cuộc tìm kiếm thứ hai gợi lại biến cố lưu đầy và trở về. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Phục Sinh với Maria Macđala được diễn tả bằng nhiều lời và hình ảnh gợi lại hai lần mất, tìm và gặp trong sách Diễm Ca. Maria đi ra mộ lúc trời còn tối. Sau khi la hoảng, hoang mang, lại thơ thẩn đứng khóc bên mộ Chúa. Hai người đàn ông chạy ra mộ, vào kiểm tra rồi đi về, gợi hình ảnh lính canh đi tuần. Bà cúi nhìn vào như tìm lại trong mộ lần nữa thì lại thấy hai thiên thần canh giữ hai đầu nơi Chúa đã nằm. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc ?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu !” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. Đức Giêsu hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc ? Bà tìm ai ?” Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để người ở đâu, tôi sẽ đem người về". Đức Giêsu gọi bà: "Maria !" Bà quay lại và nói bằng tiếng Hipri: "Rapbuni !", nghĩa là "Lạy Thầy !" Đức Giêsu bảo: "Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha, nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: "Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng là Cha của anh em, cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em". Thế là vừa rời bọn lính gác, tôi đã gặp người lòng tôi yêu dấu ! Câu hỏi của thiên thần tạo dịp cho bà nói lên nỗi lòng. Chúa Giêsu hỏi cùng một câu, nhưng thêm: "Bà tìm ai ?"; chúng ta nghe gợi lại câu hỏi đầu tiên Chúa đặt cho hai môn đệ ( 1, 38 ). Hai lần trả lời bà lặp lại cùng một nội dung bà đã báo động cho hai môn đệ. Thấy Chúa Giêsu bà lại tưởng ông làm vườn; gợi lời trong Diễm Ca: "người yêu tôi đã xuống vườn nhà". Chúa gọi tên bà; gợi lại lời Chúa nói về mình như mục tử: "Anh gọi tên từng con chiên" ( Ga 10, 3 ) và Diễm Ca: "Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh, như chiếc ấn trên cánh tay anh" ( 8, 6 ). Ta giật mình vì không thấy nói bà níu lấy Chúa, nhưng đã nghe Chúa bảo: "Thôi, đừng giữ Thầy lại…" Có bản dịch là "đừng chạm đến Thầy", nhưng cách dùng động từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là bảo người kia ngưng việc gì đã bắt đầu rồi. Diễm Ca: "Tôi vội níu lấy chàng và chẳng chịu buông ra cho đến khi đưa vào nhà thân mẫu". Khi Ixaac cưới Rebecca, dù bà Sara không còn nữa nhưng "cậu Ixaac đưa Rebecca vào lều của bà Sara, mẹ cậu. Cậu lấy cô làm vợ" ( St 21, 67 ). Lý do Chúa Giêsu bảo Maria đừng níu Người lại là “vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha”. Giao ước Chúa Giêsu đã lập là cho chúng ta được đến với Chúa Cha, nên Chúa Giêsu đóng vai chủ động: chờ Thầy lên cùng Chúa Cha đã ! Nhưng trong khi chờ đợi thì Maria nhận được nhiệm vụ phải thi hành ngay: “nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ”. Chúng ta lại ngạc nhiên vì Chúa sai bà Maria "đi tìm gặp anh em của Thầy" chứ không phải "các môn đệ của Thầy" ! Sau tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đi xuống Capharnaum cùng với thân mẫu, anh em của Chúa và các môn đệ. Đến chương thứ bảy thì Chúa tách khỏi anh em: “Thời của tôi chưa đến, nhưng thời của các anh lúc nào cũng thuận tiện. Thế gian không thể ghét các anh, nhưng tôi thì nó ghét… Các anh cứ lên dự lễ đi.” ( 7, 6 – 8 ). Từ trên thập giá Chúa cho người môn đệ yêu dấu thành con của thân mẫu, tức là em của mình. Như đã giải thích, người môn đệ ấy tiêu biểu cho tất cả các môn đệ: “Ai đón nhận, tức là tin vào Người thì Người cho họ trở nên con Thiên Chúa, sinh ra do bởi Thiên Chúa” ( Ga 1, 12 ). Bây giờ không còn môn đệ, chỉ còn anh em, những người anh em sinh trên Núi Sọ. Tại sao Chúa lại sai bà Maria đi tìm anh em ? Bà Maria đã đóng vai "bà đỡ” trên Núi Sọ và sáng sớm nay hốt hoảng đi báo tin “sanh rồi” ! “Bà đỡ” thì biết anh em mới sanh của Chúa ! Bản tin nhắn bà phải đem là: ”Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng là Cha của anh em, cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em”. Bà đỡ cho biết ai là Cha của những người anh em. Với tin nhắn này thì Chúa công bố là Giao Ước đã thành tựu: Cha của Thầy cũng là Cha của anh em; Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em. Bà nói với các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa” hoàn chỉnh những lời tuyên xưng của họ từ ban đầu; Anrê: “Chúng tôi đã thấy Đấng Kitô”, Nathanaen: “Thầy là Con Thiên Chúa, là vua Itraen”. Từ lúc hoàn tất mọi sự trên thập giá thì vinh quang Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu đã biểu lộ trọn vẹn: Đức Giêsu đã được tôn vinh là Chúa; Đức Giêsu nằm trong mộ với tư cách là Chúa. Trong cái hoang mang giữa đêm tối, bà Maria còn lẫn lộn nên nói “người ta đã đem Chúa đi khỏi mồ”, nhưng về mặt khác thì lại đúng, chính là Chúa Cha đã tôn vinh Con, đem Con đi khỏi mộ, như Chúa Giêsu đã cầu xin. Trước khi đi xa hơn, cần nói riêng về nhân vật Maria Macđala này vì có những sự lẫn lộn trong hình ảnh quen thuộc về bà. Trong ba sách Phúc Âm Nhất Lãm bà đều đứng đầu danh sách các bà đứng xa xa nhìn Chúa Giêsu trên thập giá và đi ra mộ ( Mt 27, 55 – 56 và 28, 1 // Mc 15, 40 và 16, 1 // Lc 24, 10 ). Riêng Luca cho danh sách các bà đi theo Chúa Giêsu từ Galilê ( 8, 2 ) thì cũng kể tên bà đầu tiên; và cũng chỉ có Luca cho biết thêm: “Bà Maria gọi là Maria Macđala, là người đã được giải thoát khỏi bảy 5
  • 6. quỷ”. Khi kể về các bà đứng xa xa nhìn Chúa Giêsu trên thập giá thì Luca chỉ nói “tất cả những người quen biết Đức Giêsu cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Galilê”. Trong câu chuyện thông thường và có khi cả trong các bài giảng, người ta hay đồng hóa bà với người phụ nữ tội lỗi vào xức dầu cho Chúa khi Chúa đang ăn ở nhà một người Pharisêu ( Lc 7, 36 – 50 ). Chẳng có gì cho phép đồng hóa hai nhân vật này. Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan thì ta thấy bà xuất hiện trên Núi Sọ, tên bà đứng sau thân mẫu Chúa Giêsu và Dì Maria, rồi bà là người đi ra mộ, cũng chẳng đem theo dầu thơm như trong Luca 23, 56 – 24, 1. Vậy ta hãy tôn trọng các “thông tin” của mỗi sách Tin Mừng, đừng “xào chung” các nhân vật hay các sách tin Mừng, vì sẽ gây lẫn lộn và không hiểu được ý nghĩa. Đừng “vẽ rắn thêm chân”. Tin Mừng theo Thánh Gioan không cho thêm thông tin riêng về bà Maria Macđala ngoài cái tên và vị trí của bà trên Núi Sọ: sau thân mẫu và Dì Maria thôi, và hai lần bà ra mộ một mình. Như vậy có nghĩa là trong Tin Mừng thứ tư, về phía phụ nữ ngoài họ hàng của Chúa Giêsu thì bà Maria Macđala là người gần Chúa Giêsu nhất. Phía đàn ông thì Người Môn Đệ yêu dấu trong bản văn không có tên gọi, trở thành biểu tượng của mọi người được Chúa yêu mến và thí mạng cho. Maria Macđala thì có tên riêng, là người ngoài gia đình ruột thịt của Chúa Giêsu, trở thành hình ảnh của cộng đoàn Dân của Giao Ước mới đi tìm Chúa của mình. [ Những suy diễn ngoại đạo và phạm thượng về tương quan giữa nhân vật này với Chúa Giêsu trong các tiểu thuyết từ cổ chí kim, không đáng chúng ta quan tâm, ví đó chỉ là suy diễn của kẻ không hiểu gì về Lời Chúa mà chỉ biết những chuyện phàm tục, chỉ đáng chúng ta xóa bỏ tức thì như bao nhiêu cái nhảm nhí chui vào hộp thư điện tử mỗi ngày ]. Gợi hình ảnh của sự đi tìm và gặp được người yêu trong sách Diễm Ca để nói về việc cộng đoàn của Giao Ước mới đi tìm Chúa của mình quả là tuyệt vời. Cả lịch sử Hội Thánh, cộng đoàn của Giao Ước mới cũng như đời sống của mỗi Kitô hữu là một lịch sử xoay vần theo bốn thì: có, mất, tìm và gặp Chúa, cũng giống như Dân Chúa trong Cựu Ước. Vì thế mà Chúa Giêsu bảo “Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa” ( Lc 12, 31 ). Chừng nào được ở với Chúa Giêsu tại nơi Chúa ở ( x. Ga 17, 24 ), tức là trong lòng Chúa Cha thì mới hết phải đi tìm, vì lúc đó “tôi thuộc trọn về người tôi yêu và người tôi yêu thuộc trọn về chàng” ( Dc 8, 3 ). Trong Diễm Ca, nàng là thửa vườn của chàng: “Gió bấc nổi lên đi và gió nam hãy ùa tới, thổi mát vườn của tôi cho hương thơm lan tỏa ! Người tôi yêu cứ vào vườn của chàng mà thưởng thức hoa thơm trái ngọt. Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới, vườn của anh, anh đã vào rồi, đã hái mộc dược, hái cỏ thơm…” ( Dc 4, 26 – 5, 1 ). Khi Maria Macđala tưởng Chúa Giêsu là người làm vườn thì hóa ra là đúng rồi. Chúa Giêsu vừa là người yêu trong sách Diễm Ca vừa là Ađam mới. Sách Sáng Thế chép: "Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Eđen để cầy cấy và canh giữ đất đai" ( St 2, 15 ). Chúa chết nằm ở mộ trong vườn, Chúa sống lại cũng xuất hiện trước tiên trong vườn. Hội Thánh là thửa vườn của Chúa. Mỗi người là thửa vườn của Chúa. Maria đóng vai "nàng" trong sách Diễm Ca tượng trưng cho Hội Thánh, trong khi người môn đệ yêu dấu tượng trưng cho mỗi người đã tin vào Chúa để lãnh Ơn Cứu Độ và được tái sinh làm con Thiên Chúa. Trên bình diện Hội Thánh thì ông Phêrô và người môn đệ yêu dấu lại tượng trưng cho hai khía cạnh không thể tách rời: cơ cấu và lòng tin yêu. Những trình thuật tiếp theo trong hai chương 20 – 21 sẽ diễn tả hai khía cạnh này. Tôi sẽ viết tiếp, xin đón đọc phần tiếp theo. Mừng Chúa Phục Sinh, Halleluia ! Lm. NGUYỄN CÔNG ĐOAN, Dòng Tên Giêrusalem, Thứ Bảy Tuần Thánh 2014 LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT THẬT BẤT CÔNG ? “Em Đạo dòng. Đạo từ đời ông cố, ông sơ. Ông nội em là ông trùm cả 20 năm liền. Bà nội em không từ nan một việc gì khi giúp các Đấng. Đến thời cha mẹ em cũng đóng góp không biết bao nhiêu là thời gian cho việc Nhà Chúa. Vợ chồng em cũng theo gương ấy mà cộng tác đủ các việc Nhà Thờ…. Nhưng, lắm lúc buồn lắm anh ạ. Nhìn lại cái cảnh nhà mình, không giống ai. Ông xã em với 6
  • 7. chiếc xe cánh én hơn 20 năm rồi, cọc ca cọc cạch đi Lễ đi làm việc Nhà Thờ. Có mấy lần bị "thiên hạ" mời đến trụ sở để "làm việc" và bị hỏi: “Làm ở Nhà Thờ lương tháng bao nhiêu mà hăng vậy ?” Thấy mà thương ! Mấy đứa nhỏ đi học ở Sàigòn, đứa nào cũng phải tự bươn trải, vừa học vừa làm kiếm tiền học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ… Tội nghiệp ! Mấy hôm nay chuẩn bị Lễ Lòng Chúa Thương Xót, có vài người đến nói với chồng em xin cho họ được làm chứng về Lòng Chúa Thương Xót trong Đại Hội. Nghe chuyện vài người kể với nhà em, người thì được ơn chữa lành, người trúng đất, người mới mua được đất, người mua được xe…, đủ các thứ mà người ta cho là Lòng Chúa Thương Xót đã… thương xót họ ! Hầu hết đó là những người mà trong con mắt em, họ chẳng ra chi, hoặc là người tân tòng mới theo Đạo vài năm mà ra vẻ, hoặc là người đã từng tội lỗi công khai, giang hồ, tai tiếng, mà nay đi đâu cũng bô bô Chúa Xót Thương, Chúa Thương Xót… Trong số những người xin làm chứng, đáng kể nhất là một người tân tòng: một chị, lấy chồng Đạo được 9 năm nay, kể rằng: Ban đầu, chị đến với Lòng Chúa Thương Xót nhờ mấy chị bạn rủ đi đọc kinh và chị đã kêu cầu Chúa như vái tứ phương, cầu may, hên xui. Không ngờ Chúa đã ban cho chị được như ý. Ông bố của chị, vốn là người vô thần, ghét đạo kinh khủng, đến mức đã không cho chị theo đạo, rồi khi chị có đứa con trai là thằng cu Bin, vợ chồng chị đem con đi rửa tội và mời ông ngoại sang ăn đầy tháng. Ổng không đến, không cho bà ngoại đến, cấm các cậu các dì đến, còn chửi em thậm tệ: “Mới đẻ, nó có tội gì mà đè nó ra xối nước rửa ?” Từ đó, ổng từ chị luôn. Đến với Lòng Chúa Thương Xót, chị chỉ xin là “Nếu bố con có ghét Chúa thì kệ ổng, chỉ ráng xin cho ổng đừng ghét con thôi”. Thế rồi hơn sáu tháng chị van vái cầu may, chị thấy bố thay đổi. Chiều Thứ Năm Tuần Thánh năm ấy, tự động ổng đến thăm Cu Bin, nay đã 7 tuổi rồi, cho cu Bin 100 ngàn. Ổng nói: “Mai là ngày Chúa tụi mày chết, rồi nghe nói được vài hôm thì ổng sống lại. Tao qua thăm tụi mày. Cho Cu Bin 100 ngàn nè. Nói với ổng nếu tao có chết, thì cho tao sống lại với nghen”. Thế là chị nghĩ Lòng Chúa Thương Xót đã thương xót chị. Chuyện ba với Chúa thì chưa biết, nhưng ít là ba của chị đã đến thăm con, thăm cháu… Anh nghĩ xem, có phải thấy mà phát ghét, nghe mà phát ganh, nhìn mà phát điên tiết không ! ? ! Chúa có Lòng Thương Xót như vậy sao ? Thiệt bất công quá đi ! Em Đạo dòng… Xin Chúa hoài mà chẳng thấy Chúa ban cho điều gì. Còn mấy cái thứ người kia…” Vậy đó, chợt nghĩ, trong chúng ta không ít người có lòng ganh tỵ như người kể chuyện trên đây. Có khi phản ứng bất bình với Chúa còn hơn như vậy nữa. Phát ghét, còn đỡ hơn là không ít kẻ thấy người khác được Chúa xót thương mà đâm ra thù hận, tìm cách hại người ta mới ghê ! Ước gì mỗi chúng ta đều nhận ra Lòng Chúa đang thương xót từng người, và ban ân lộc cho từng người, “như mưa xuống trên ruộng người lành, lẫn ruộng kẻ dữ". Thiên Chúa không bất công nhưng Ngài khôn ngoan và cân nhắc cho con cái Ngài từng chút một, từng việc nhỏ. Ngài luôn dành cho chúng ta những gì tốt nhất theo ý Ngài, không phải tốt nhất theo ý của chúng ta. Mà, ý tốt nhất của Thiên Chúa là “để chúng ta được cứu rỗi”, “để chúng ta được sống đời đời”, kẻo uổng công trình trút hết đến giọt máu, đến giọt nước cuối cùng để chết đi vì yêu, rồi sống lại vì yêu, sống lại để người mình yêu được sống lại. Trở lại câu chuyện của chị Đạo dòng, thiết tưởng, chị phải nhận ra rằng Chúa đã ban cho cả họ tộc của chị, và cho chồng chị nữa một ơn đặc biệt là sống nghèo hèn thanh thoát trước của cải phù vân, sống cho Danh Thiên Chúa cả sáng, cho Nước Thiên Chúa trị đến… là đã sống trước cuộc sống phục sinh ngay trên dương thế này rồi. Như vậy, chắc hẳn sẽ khác với những người đang sống ở trần gian mà không tin có đời sau, không tin sự sống lại, không dám chắc một cuộc sống mai hậu chứ ? Hơn nữa, của cải vật chất Chúa ban cho là để chúng ta sử dụng trong việc tìm kiếm Nước Trời, để được sống đời đời, chứ nào phải để chúng ta hưởng dùng cho thoải mái ở đời này đâu ! Tôi không dám giải thích gì cho chị, người kể chuyện ấy. Nhưng bất ngờ, qua một chị bạn của chị, tôi mới hiểu một nguyên nhân vui vui là: “Người ta lên đời cả rồi, bạn chị, đứa thì Air Blade, đứa thì Atila, đứa còn có chiếc xe con 7 chỗ, còn chị, ngồi sau chiếc Honda cánh én cũ rích mà mắc cỡ…” Lạy Chúa, ai trong chúng con cũng có thể giống như chị kia, luôn than thở trách móc Lòng Chúa Thương Xót bất công quá. Xin cho chúng con nhận ra lòng Chúa Xót Thương không bao giờ bất công cả, vì Chúa là Đấng Khôn Ngoan, luôn dành cho mỗi chúng con điều tốt nhất là cho chúng con được phục sinh trong Nước Thiên Chúa. Amen. PM. CAO HUY HOÀNG 7
  • 8. TIN ĐỂ ĐƯỢC THƯƠNG XÓT Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày nay gọi là Đại Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chính thức thiết lập vào ngày 30.4.2000, ngày tuyên Thánh Nữ tu Faustina Kowalska ( 1905 – 1938 ). Tuy là hai cách gọi nhưng vẫn chỉ là một. Tương tự, Tình Yêu Chúa, Thánh Tâm Chúa, và Lòng Chúa Thương Xót tuy ba mà một. Chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina, vị Tông Đồ tiên khởi của Lòng Chúa Thương Xót, về ước muốn của Ngài: “Ta muốn một tấm hình được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật sau Đại lễ Phục Sinh, và Ta muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi linh hồn đều biết đến tấm hình đó” ( Nhật Ký, số 341 ). Chúa Giêsu hứa: “Ta muốn ban ơn tha thứ hoàn toàn cho các linh hồn nào xưng tội và rước lễ trong ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Ta” ( Nhật Ký, số 1109 ). Ơn tha thứ hoàn toàn đó là Ơn Toàn Xá mà Người Trộm Lành Dimas đã được lãnh nhận ngay trước khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng, lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 3 tháng 4 năm 33. Cũng từ Giờ Cứu Độ đó, Nguồn Mạch Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã tuôn trào chan hòa mãi đến muôn đời cho mọi người, chỉ với một điều kiện đơn giản là thật lòng SÁM HỐI và TIN TƯỞNG vào Lòng Chúa Thương Xót. Quả thật, Đức Tin rất quan trọng. Thánh Phaolô nói: “Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy” ( Rm 3, 28 ). Ngoài Tám Mối Phúc, còn có Mối Phúc đặc biệt liên quan Đức Tin, có thể gọi là “mối phúc thứ chín”, do chính Chúa Giêsu xác nhận: “Phúc thay những người không thấy mà tin !” ( Ga 20, 29 ). Và chắc chắn rằng bất kỳ ai tín thác vào Ngài, Đức-Kitô- làm-người-chịu-chết-và-phục-sinh, sẽ không phải thất vọng” ( x. Rm 10, 11; 1 Pr 2, 16 ). Nói tới Đức Tin trong ngày lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, xin “mở ngoặc” nhỏ: Thấy có những người hằng ngày tới Nhà Thờ lần Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót với cộng đoàn, nhìn bề ngoài thấy là người đạo đức lắm, thế nhưng họ vẫn tin vào tử vi. Họ lý luận rằng đó là khoa học, không có tội ( sic ). Lạy Chúa, thật “khó hiểu” quá ! Tử vi ( * ) là gì ? Tử vi cũng gọi là “tử vi đẩu số”, một hình thức bói toán để biết trước vận mệnh con người được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, can và chi… Người ta lập lá số tử vi với Thiên bàn, Địa bàn và các Cung sao – gọi là “chấm tử vi”. Căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người. Vậy không phải là dị đoan ư ? Miệng leo lẻo nói tin Chúa mà lòng có tin chưa ? Tương lai chúng ta phó thác trong tay Chúa hay tử vi ? Như vậy không phải là “tin bằng môi miệng” ư ? Ngoài ra cũng thấy có những người vẫn còn “chạy đua” theo những “sự lạ” trong khi lại không để ý các phép lạ hằng ngày: Thánh Thể và không khí. Phải chăng như vậy cũng chỉ là “lẻo mép”, chúng ta đến với Lòng Chúa Thương Xót mà chưa thực sự vì yêu mến ? Thiết nghĩ, cách thể hiện Đức Tin như vậy cũng nên “xét lại” lắm ! Người Việt nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đúng vậy, cái “phẩm” quan trọng hơn cái “lượng”. Rễ càng sâu thì cây càng vững, loại cây nào có rễ ăn nổi thì dễ đổ khi gặp mưa gió. Thực tế minh nhiên. Vấn đề Đức Tin cũng vậy, nếu không có chiều sâu thì chỉ là Đức Tin trống rỗng, hào nhoáng bề ngoài mà thôi ! Thánh Faustina nói về việc sống Đức Tin: “Tôi đã thấy rõ thánh ý Chúa đang và sẽ được thực hiện đến từng chi tiết cuối cùng. Những nỗ lực điên cuồng của kẻ thù không thể cản trở chi tiết nhỏ nhặt nhất trong những điều Chúa đã tiền định. Chẳng hề gì nếu có những lần công cuộc dường như hoàn toàn bị tiêu tan; vì chính khi ấy, công cuộc lại càng được củng cố hơn nữa” ( Nhật Ký, số 1659 ). Tác giả Thánh Vịnh luôn vững tin: “Dẫu cho hồn xác suy tàn, thì nơi ẩn náu, kỷ phần lòng con, muôn đời là Chúa cao tôn” ( Tv 73, 26 ). Chỉ người nào có Đức Tin son sắt như vậy mới có thể nói như Thánh Phaolô: “Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” ( Rm 8, 39 ). Tin vào Chúa là tin vào Tình Yêu của Ngài, là tín thác vào Lòng Thương Xót của Ngài. Trình thuật Cv 2, 42 – 47 cho biết: “Ngày xưa, các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. 8
  • 9. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ”. Một đoạn văn ngắn gọn nhưng cho thấy rõ nét của một xã hội đại đồng, một cộng đoàn lý tưởng, luôn đầy ắp tình yêu thương, tình liên đới và sự hiệp nhất. Sống trong tình yêu thương như vậy là sống trong lòng thương xót, ai cũng thể hiện lòng thương xót với nhau ở mọi góc độ và mọi cấp độ, không chi li, không so đo, tính toán, không phe cánh, không vụ lợi, biết quên mình vì người khác... Những ai sống đúng lòng thương xót như vậy thì chắc chắn được Thiên Chúa cứu độ. Trước sau như một, Thiên Chúa mãi là Đấng giàu lòng thương xót: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” ( Tv 118, 2 – 3 ). Thật vậy, Thiên Chúa muốn mọi người đều được hưởng Ơn Cứu Độ. Chúng ta có nhiệm vụ phải loan báo Lòng Chúa Thương Xót, chứng tỏ cho mọi người biết Ngài, và tuyên xưng: “Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi, chính Người cứu độ tôi” ( Tv 118, 14 ). Chúa Giêsu là “tảng đá thợ xây nhà loại bỏ” nhưng lại “trở nên đá tảng góc tường” ( Tv 118, 22 ). Thật là kỳ công vô song của Thiên Chúa ! Vì thế, chúng ta hãy đồng thanh: “Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ !” ( Tv 118, 24 ). Trong tâm tình hân hoan đó, Thánh Phêrô nói: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta ! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai. Gia tài này dành ở trên Trời cho anh em, là những người, nhờ lòng tin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng Ơn Cứu Độ Người đã dành sẵn, và sẽ bày tỏ ra trong thời sau hết” ( 1 Pr 1, 3 – 5 ). Đó là lời chứng của người đã trải nghiệm các cung bậc sống, thực sự là lời chứng đáng tin vì hoàn toàn chính xác. Thánh Phêrô nhắn nhủ thêm để động viên chúng ta: “Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện Đức Tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, Đức Tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” ( 1 Pr 1, 6 – 7 ). Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Qua gian khổ mà vẫn trung tín thì mới chứng tỏ Đức Tin sắt son, không nao núng trước mọi cám dỗ. “Không thấy mà tin” là một Mối Phúc là vậy, chứ miệng nói tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót, thế mà lại tin vào tử vi thì hoàn toàn bất xứng. Việc lặp đi lặp lại “lời tín thác” cũng chỉ như niệm thần chú, đọc như con vẹt, chứ trong lòng chưa thực sự tin tưởng. Vô ích ! Thật vậy, Chúa Giêsu đã nói chắc chắn: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa ! lạy Chúa !’ là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” ( Mt 7, 21 ). Về Mối Phúc “không thấy mà tin”, Thánh Phêrô giải thích rạch ròi: “Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của Đức Tin, là Ơn Cứu Độ con người” ( 1 Pr 1, 8 – 9 ). Trình thuật Ga 20, 19 – 31 là đoạn Tin Mừng quen thuộc nói về việc cứng lòng tin của Tông Đồ Tôma. Trong một bộ phim hoặc cuốn truyện, nhân vật phản diện thường không được người ta có cảm tình. Thế nhưng chúng ta quên rằng, nhân vật phản diện đó lại làm “nền” để nhân vật chính diện được nổi bật. Có lẽ Thánh Tôma cũng là “đích nhắm” của chúng ta mỗi khi nói tới Đức Tin, nhất là trong Mùa Phục Sinh. Có lẽ Tông Đồ Tôma là người thực tế nên cần cụ thể, rõ ràng. Chúng ta cứ chê ông cứng lòng, nhưng chúng ta cũng vẫn cứng lòng đó thôi, bằng chứng là chúng ta chưa tin vào Kinh Thánh và các chứng cớ của Giáo Hội, thế nên Đức Tin của chúng ta vẫn bị “lung lay” mỗi khi gặp gian khổ, và chúng ta vẫn “chạy đua” về các “sự lạ” ở chỗ này hoặc chỗ nọ vì “máu” tò mò hoặc hiếu kỳ hơn là “máu” Đức Tin. Như vậy không gọi là cứng lòng tin thì gọi là gì ? Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, ngày Chúa Giêsu phục sinh, các môn đệ ở trong phòng đóng kín cửa vì họ sợ người Do Thái, trong “khoảng sợ hãi” đó có thể có phần họ “ớn” vì biết đâu họ cũng bị lôi cổ ra hành hình nếu bị phát hiện. Nếu vậy thì cũng lạnh xương sống lắm chứ ! Nhưng bất ngờ Đức 9
  • 10. Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !” Nói xong, Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được gặp lại Thầy thật rồi. Rồi Ngài lại nói với các ông: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ”. Nhưng chiều hôm đó không có mặt Tông Đồ Tôma, cũng gọi là Điđymô. Sau đó, các môn đệ khác nói với ông về thấy Chúa nhãn tiền, nhưng ông Tôma nói chắc nịch: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Coi bộ “căng” dữ nghen ! Tám ngày sau, các ông lại quy tụ và có cả ông Tôma. Các cửa cũng vẫn đóng kín. Đức Giêsu lại hiện đến, đứng giữa và chúc bình an cho họ. Rồi Ngài bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ngại hết sức ! Biết rồi còn nói, Thầy kỳ ghê đi ! Ngại thì ngại lắm, ông Tôma chỉ còn biết vội sụp lạy và thưa: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Đó là một dạng thú tội. Ngài ôn tồn: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !” ( Ga 20, 29 ). Sau khi sống lại, hai lần đầu tiên Chúa Giêsu hiện ra đều vào “ngày thứ nhất trong tuần”, khi các Tông Đồ đang tụ họp nhau. Điều đó cho thấy việc thờ phượng Chúa ngày Chúa Nhật là việc quan trọng trong đời sống tâm linh của các Kitô hữu, đó cũng là ngày nhận phúc lành bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh. Thánh sử Gioan cho biết: Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép lại. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em TIN rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Ngài. Về Đức Tin, Thánh Giacôbê cũng có cách nói tương tự: “Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa và có Ngài làm chỗ nương thân” ( Gr 17, 7 ). Chúa Giêsu là Thiên Chúa tình yêu, là Đấng giàu lòng thương xót, và đã yêu thương chúng ta đến cùng ( Ga 13, 1 ). Chính vết thương nơi Thánh Tâm Ngài là ấn tín của tình yêu vô biên và vô điều kiện, là nơi tuôn trào Máu và Nước trường sinh, là Nguồn Mạch Lòng Thương Xót, chính Máu và Nước đó đã làm cho viên đội trưởng Longinô sáng mắt ( 2 ), và rồi ông này đã phải thú nhận ngay tại chân Thập Giá vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa, là người công chính !” ( Mt 27, 59; Mc 15, 39; Lc 23, 47 ). TIN để được Thiên Chúa thương xót là hệ lụy liên kết chặt chẽ, không thể tách rời. Chúa Giêsu được Chúa Cha trao trọn quyền, thế nên không ai có thể đến với Chúa Cha nếu không qua Đức Kitô: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Trong niềm vui tưng bừng của Tin Mừng Phục Sinh, chúng ta cùng nhớ lại lời Thầy Giêsu đã nói trước khi Ngài chịu chết và sống lại: “Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” ( Ga 14, 1 – 3 ). Lời này là lực đẩy mạnh mẽ để chúng ta tiếp tục cuộc lữ hành trần gian cho đến khi hoàn tất cuộc đời, cũng là lúc chúng ta được gặp và sống với Đức Kitô Phục Sinh mãi mãi. Lạy Thiên Chúa hằng hữu và giàu lòng thương xót, xin giúp chúng con biết thật lòng và chỉ tín thác vào Con Chúa, Đấng đã chịu tử nạn vì thương xót chúng con và đã phục sinh để chúng con được sống dồi dào. Xin Chúa thương xót chúng con và toàn thế giới. Chúng con cầu xin nhân danh Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng đã yêu thương chúng con đến cùng, và là Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen. TRẦM THIÊN THU ( 1 ) Tử vi là tên một loài hoa tím – TỬ là tím, VI là huyền diệu. Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương dùng loại hoa tím này để chiêm bốc. ( 2 ) Đội trưởng Longinus ( cổ ngữ Hy Lạp: Λογγ νος, Longĩnos ) kém thị lực, khi ông cầm ngọnῖ giáo đâm vào Trái Tim Chúa Giêsu, Máu và Nước chảy theo ngọn giáo xuống tay, ông lấy tay dụi mắt và được sáng mắt, ông đã thật lòng tin Đức Kitô là Con Thiên Chúa và ông đã nên thánh, Giáo Hội có đặt tượng Thánh Longinô ở Đền Thờ Thánh Phêrô ( Rôma ). 10
  • 11. ĐỂ ĐƯỢC CHÚA XÓT THƯƠNG Tokichi Ishi-I, một tên giết người không gớm tay, đã đạt được kỷ lục hạ sát nhiều nạn nhân nhất, bằng những phương thế dã man không thể tưởng tượng nối. Hắn tàn nhẫn hạ sát đàn ông, phụ nữ, kể cả trẻ con. Với bàn tay khát máu, hắn đã thủ tiêu bất cứ người nào tình cờ hắn gặp và muốn giết. Nhưng cuối cùng, hắn cũng bị bắt và kết án tử hình. Lúc ở nhà tù chờ ngày hành quyết, hai phụ nữ công tác tông đồ thử khuyên nhủ hắn. Nhưng tất cả những câu hỏi han, trò chuyện của họ không làm cho hắn mảy may động tâm. Trái lại, hắn nhìn thẳng vào họ với cặp mắt dữ tợn như hung thú. Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, hai phụ nữ ra về. Họ chỉ để lại cho hắn quyển Tân Ước, với hy vọng mong manh là hắn sẽ đọc và Lời Chúa sẽ hoạt động nơi tiếng nói con người trở nên hoàn toàn bất lực. Nềm hy vọng của họ đã trở thành sự thật. Ishi-I đã đọc và những câu chuyện trong Tân Ước hình như có sự thu hút mãnh liệt, khiến hắn cứ tiếp tục đọc, đọc mãi và cuối cùng hắn đọc đến câu chuyện diễn tả cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Câu Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha trên thập giá: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm,” đã thắng sự chống trả cuối cùng trong tâm hồn của hắn. Sau đó anh thuật lại: “Đọc đến câu này tôi mới dừng lại. Con tim tôi hình như bị đánh động, bị đâm thâu bằng một con dao dài. Tôi có thể gọi đó là tình yêu của ông Giêsu, hay tôi phải gọi đó là lòng thương xót của Ngài ? Tôi không biết, nhưng điều duy nhất tôi biết là sự hung dữ, tàn bạo nơi tôi đã tan biến và tôi đã tin.” Nhân viên trại giam vô cùng ngạc nhiên, khi dẫn độ Ishi-I đi hành quyết. Họ đã không gặp một tên sát nhân hung bạo như họ chờ đợi, nhưng là một người hòa nhã, lễ độ. Ishi-I, tên sát nhân đã được Lời Chúa tái sinh ( Lẽ Sống ). Nhờ biết tận dụng những ngày tháng cưối cùng, tín thác vào Đức Giêsu, người tử tội Ishi-I đã nhận được Lòng Chúa Thương Xót hải hà. Hôm nay, Giáo Hội long trọng mừng lễ Lòng Chúa Thương Xót, vậy làm sao để được Chúa xót thương ? Tín hữu Đức Kitô cùng noi gương người phụ nữ tội lỗi khóc lóc, sám hối tại nhà ông Simon, tông đồ Phêrô tuôn lệ sầu ân hận, cùng người gian phi hoán cải muộn màng mà kịp thời. Thoát khỏi bóng tối “Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối” ( Ga 13, 30 ). Ngay trong bữa Tiệc Ly, trong khi tất cả các môn đệ đang cùng chia sẻ với Đức Giêsu hào quang Thánh Thể, ánh sáng sự sống, thì người môn đệ Giuđa lại tự tách mình khỏi cộng đoàn thánh thiện, mà đi ra ngoài, lao vào bóng tối phản bội chết chóc. Để nhận được Lòng Chúa Thương Xót, cần thoát ra khỏi bóng tối cuộc đời, như người con hoang đàng. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói. Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, con chẳng đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.” Thế là anh ta đứng lên, đi về cùng cha. ( Lc 15, 17 – 20 ) Tước tiên, dám dứt khoát, bạo dạn thoát ra khỏi cái bóng tối của chính mình, khỏi đam mê dục vọng, khỏi tham lam, ganh ghét, đố kỵ, khỏi cám dỗ vị kỷ, bất nhân, mới có thể đi tìm và thấy được ánh sáng công chính. Bao lâu còn say mê, chìm đắm trong khoái lạc nhục dục, cậy dựa vào tấm thân mỹ miều khêu gợi, quyến rũ, thì người phụ nữ kia làm sao dám thân hành đến nhà ông Simon. Rồi chị khép nép, “đứng đàng sau, sát chân Đức Giêsu mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.” ( Lc 7, 37 – 38 ) Một khi thoát ra khỏi bóng tối môi trường xã hội duy vật, cơ hội, bon chen, đấu đá, tranh giành, đua nhau khấu đầu, tôn thờ con bò vàng, tôn vinh của cải, danh vọng, với biết bao trò tiểu xảo lừa đảo, thủ đoạn ma mãnh, âm mưu quỷ quyệt, mới tha thiết cần đến Lòng Chúa Thương Xót, để được bình an, hoan lạc và sống viên mãn. Thành khẩn hạ mình Tuy nhiên, biết bao người hiện nay, từ lâu đã đánh mất đi ý thức tội lỗi, vẫn công khai khẳng định chắc nịch như đinh đóng cột rằng, mình vô tội, chẳng thiết tha đến tòa cáo giải, thì họ cần chi đến Chúa xót thương ? Hay là chờ đến khi trút hơi thở cuối cùng mới thấy cần kíp ? Liệu có kịp hối, hay kịp kêu xin, khi tai ương hoạn nạn bất ngờ, khi đột tử vì nhồi máu cơ tim, hay đột quỵ tai biến mạch máu não ? 11
  • 12. “Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” ( Lc 18, 13 ) Thái độ khiêm tốn, hạ mình, cúi đầu, đấm ngực, thừa nhận mình bê tha, xấu xa, tội lỗi, mới xứng đáng cho Chúa xót thương cứu giúp. Bởi vì Đức Giêsu từng phán:“Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi. ( Mc 2, 17 ) Ăn năn thống hối Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” Và ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết ( Lc 22, 61 – 62 ). Những giọt lệ thống hối nóng hổi lã chã trên khuôn mặt người phụ nữ lầm lỡ, trên khuôn mặt ông Phêrô rắn rỏi và già dặn, đã xóa đi bao tội lỗi xấu xa, đê hèn, bất tín, bất trung, bất nghĩa. Hoặc lời hoán cải rất nhiệt thành của người gian phi: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !” Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: “Khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !” ( Lc 23, 41 – 42 ). Người trộm lành đã hạnh phúc, vì hy vọng ở Tình Yêu Chúa. Giuđa đã khốn nạn vì thất vọng. ( Đường Hy Vọng, số 53 ). Lạy Chúa, Lòng Thương Xót Chúa luôn mở rộng đón chờ chúng con đi hoang trở về mọi nơi, mọi lúc, xin giải thoát chúng con khỏi bóng tối tội lỗi, chết chóc, khỏi thân xác ươn hèn, để chúng con biết khiêm cung hối cải, xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ. Lạy Mẹ Maria từ bi nhân hậu, biết bao lần Mẹ đã hiện ra khuyên nhủ chúng con hồi tâm trở về với Chúa. Kính xin Mẹ luôn nhắc nhở chúng con Lòng Chúa Thương Xót vô biên, vẫn luôn rộng tay đón chờ chúng con sám hối trở về. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA ĐỐI VỚI THẾ GIỚI LÀ VÔ CÙNG VÔ HẠN Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa được tiếp liền sau Đại Lễ Phục Sinh, Phụng Vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cách đặc biệt, kể từ ngày 22.4.2001 là sùng kính Lòng Thương Xót Chúa. Chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, hôm nay Giáo Hội tôn phong lên bậc hiển Thánh muốn đáp lại ý muốn của Thiên Chúa cách minh nhiên được truyền lại cho vị Thánh đồng hương của mình là Faustina Kowalska sứ điệp về lòng thương xót Chúa đối với thế giới là vô cùng vô hạn. Chúng ta cùng nhau thực hành lời khuyên của Chúa, để nhận được ơn tha thứ tội lỗi và mọi hình phạt, do đó, trong lời Ca nhập lễ hôm nay : " Như những trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát sữa thiêng liêng tinh khiết, nhờ đó anh em sẽ lớn lên để hưởng ơn cứu độ. Allêluia". Tin Mừng chung cho cả ba Năm Phụng Vụ A, B, C được trích từ Tin Mừng theo Thánh Gioan ( 20, 19 – 31 ), tường thuật lại sự kiện Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra gặp gỡ các Tông Đồ thật là cảm động. Cử chỉ trao ban bình an của Chúa cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những tác viên của Lòng Chúa Thương Xót. Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" ( Ga 20, 21 – 23 ). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân "tha thứ các tội lỗi" diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi Phục Sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài" ( Ga 3, 16 ). Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ đổ xuống trên toàn thế giới. Chúa Kitô Phục Sinh đã ban tặng cho nhân loại hồng ân tha thứ, những con người lầm lạc đang bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, của ích kỷ và sợ hãi, tình yêu của Thiên Chúa tha thứ tất cả, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng . Đó là tình yêu có sức biến đổi con tim và ban tặng bình an. Thế giới ngày nay cần thiết biết bao lòng thương xót của Thiên Chúa ! Hôm nay, Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa chúng ta cùng nhau lặp lại câu Thánh Vịnh mà suốt cả tuần Bát Nhật Phục Sinh toàn thế giới ca vang: "Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của 12
  • 13. Người muôn thủa" ( Tv 117, 1 ). Quả thật: "Tình thương Chúa tồn tại muôn đời !" Cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô đã thay đổi tận căn số phận của nhân loại nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng. Ðây là điều kỳ diệu trong đó được thể hiện trọn vẹn tình yêu thương xót của Thiên Chúa Cha, một tình yêu không ai hiểu thấu, Ðấng vì phần rỗi chúng ta, và để cứu chúng ta, Chúa đã nộp chính Con yêu. Chúa Giêsu Kitô bị hành hạ và chịu đau khổ vì xót thương chúng ta, thật quá mọi mức độ có thể tưởng nghĩ được. Cả sau biến cố Phục Sinh của Con Thiên Chúa, Thập Giá nói lên và không ngừng nói về Thiên Chúa là Cha, Ðấng tuyệt đối trung thành với tình thương muôn đời của Ngài đối với con nguời. Tin vào tình thương này có nghĩa là tin vào lòng nhân từ của Thiên Chúa" ( Dives in misericordia, số 7 ). Hãy cảm tạ Chúa vì Chúa hảo tâm, một tình thương mạnh hơn sự chết và tội lỗi. Giờ đây, nhân loại vẫn đang tiếp tục được thừa hưởng tình thương và sự tha thứ của Thiên Chúa đổ ra từ những vết thương vinh hiển và từ trái tim của Chúa, nguồn mạch không bao giờ cạn. Trái Tim của Chúa Kitô đã trao ban tất cả cho con người: sự cứu chuộc, ơn cứu rỗi, sự thánh hóa. Từ Trái Tim Chúa tuôn tràn sự dịu dàng, Thánh nữ Faustina Kowalska thấy xuất phát ra hai tia sáng chiếu tỏa thế gian. Theo lời Chúa giải thích cho Thánh nữ, "Hai tia sáng nầy tượng trưng cho máu và nước". Máu nhắc lại hy tế trên đồi Golgotha và mầu nhiệm Thánh Thể; còn nước, theo hình ảnh phong phú của Thánh Gioan, làm cho ta nghĩ đến Bí Tích Rửa Tội và hồng ân Chúa Thánh Thần ( x. Ga 3, 5; 4, 14 ), cũng như khi người lính lấy lưỡi đòng đâm sâu vào lồng ngực Chúa Giêsu đã sinh thì trên Thập Giá, "tức thì nước cùng máu chảy ra !" Lời kinh chúng ta vẫn đọc: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa", diễn tả đúng thái độ mà chúng ta muốn có, để chúng ta đặt niềm tin tưởng và phó thác tuyệt đối vào tay Thiên Chúa, Ðấng cứu rỗi duy nhất của chúng ta ! Những tia sáng của lòng nhân từ Chúa ban lại niềm hy vọng, một cách đặc biệt, cho những ai cảm thấy mình bị đè bẹp dưới gánh nặng của tội lỗi. Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót do chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập. Ngài mất vào đúng vọng ngày Kính Lòng Chúa Thương Xót năm 2005, và ngài lại được tuyên phong hiển Thánh đúng Đại Lễ năm nay, ngài quả là vị Thánh Giáo Hoàng của lòng xót thương. Cùng với Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII nhân hậu hay tỏ lòng thương xót đối với mọi người, phần nào diễn tả thái độ nội tâm của ngài trước Thiên Chúa giàu lòng nhân hậu và hay thương xót. Lạy Chúa, nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa, Chúa đã mạc khải tình yêu của Thiên Chúa Cha cho chúng con, chúng con tin thác vào Chúa, chúng con lặp lại ngày lúc này với xác tín rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, xin thương xót chúng con và thế giới. Lạy Mẹ Maria, Mẹ của lòng nhân từ hay thương xót, xin giúp chúng con là con cái Mẹ duy trì lòng tin vào Con Mẹ, Ðấng cứu chuộc chúng con. Lạy Thánh Gioan XXIII, Thánh Gioan Phaolô II hôm nay hiển thánh và Thánh nữ Faustina chúng con nhớ đến với hết lòng mộ mến, xin cũng trợ giúp chúng con. Xin cho chúng con được cùng với các thánh, hướng nhìn về Ðấng Cứu Chuộc, và lặp lại lời nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa". Bây giờ và mãi mãi. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ TÔMA, VỊ TÔNG ĐỒ ĐA NGHI ( Ga 20, 24 – 29 ) Khỏi cần phải nói, đây là vị Tông Đồ bi quan nhất. Con người luôn luôn buồn rầu, sầu thảm, và hình như không thể tin điều gì mà ông không thấy. Ông thực tế nhìn vào bề trái của vấn đề, Ông nhìn thế gian, đời sống, khổ đau qua cặp kính màu đen. Gọi ông là vị Tông Đồ đa nghi hình như chưa đủ, Phải gọi ông là vị Tông Đồ nhăn nhó, sầu thảm, cằn nhằn, càu nhàu... Ông đã làm gì với tư cách Tông Đồ Chúa Giêsu ? Vì sao ông được chọn ? 13
  • 14. Câu trả lời chân thành nhất là tôi không biết. Phải chăng Chúa muốn khuyến khích tất cả mọi người, dù người đó khó tính, càu nhàu, bi quan, và trong lòng chỉ biết nghi ngờ ? Dù sao, trong sự nghi ngờ chính đáng, vẫn có nhiều Đức Tin hơn một niềm tin nửa vời. Chúng ta gặp Tôma lần đầu tiên khi nghe tin Ladarô chết. Lúc bấy giờ Chúa đang ở ngoài vùng Giuđê. Người muốn tránh mặt một thời gian vì ở Giuđê, Người đã tranh luận với người Do Thái và nói những lời mà họ cho là phạm thượng. Hai lần họ đã muốn ném đá và bắt giữ Người. Người đã lánh đi, bỏ qua bên kia bờ sông Giođan ( Ga 10, 29 – 40 ). Bây giờ, Chúa Giêsu muốn trở lại Giuđê. Tôma thấy sự nguy hiểm, nhưng ông không tìm cách ngăn cản. Ông biết rằng Chúa can đảm và dám đối diện với tất cả. Nhưng dù sao thì người Do Thái cũng có thể giết Chúa. Tôma bíết rõ như thế. Vả lại, Người cũng đã từng nói đến cuộc Thương Khó sắp tới của Người ( Mc 10, 33 ). Khi Chúa Giêsu nói rằng Người sẽ về Giuđê sang Bêtania, Tôma quay lại nói với các Tông Đồ: "Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng hãy cùng qua để chết với Người." ( Ga 11, 10 ) Đây là một câu nói tận hiến nhưng đồng thời cũng là tiếng nói u sầu buồn thảm của một người mà đầu óc lúc nào cũng đầy những ý tưởng bi quan, yếm thế. Ông không để ý rằng Chúa đi cứu sống Ladarô, ông chỉ nghĩ rằng mình đi chịu chết. Cách nói của ông có vẻ như không có một tí gì là hy vọng. Ông cam chịu định mệnh, tai ông nghe văng vẳng câu nói Cựu Ước: "Ngày ngươi chết thì tốt hơn ngày ngươi sinh ra, tốt hơn là đi đến một nhà tang chế hơn là một nhà mừng tiệc, vì đấy là bước cùng của mỗi người..." ( Giảng viên 7, 1 – 2 ). Giọng nói của ông như thế đấy ! Ý nghĩ của ông như thế đấy: "Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng hãy cùng đi để chết với Người". Chúng ta lại gặp Tôma bên bàn Tiệc Ly. Chúa Giêsu nhắn nhủ các môn đệ, họ yên lặng ngồi nghe: "Lòng anh em chớ xao xuyến, hãy tin vào Thầy. Trong Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở... Và Thầy đã dọn chỗ cho anh em, ắt Thầy sẽ đến lại mà đem anh em theo Thầy. Để Thầy ở đâu thì anh em cũng sẽ ở đó, Và Thầy đi đâu thì anh em cũng biết rõ đường rồi.” ( Ga 14, 1 – 4 ). Tôma thấy khó hiểu. Vấn đề này có vẻ lạ. Ông biết rằng Chúa sẽ chết và ông theo để cùng chết. Nhưng bây giờ thì Người lại nói đến chỗ ở, đến nhà cửa, đến sự sống. Tôma là người bi quan, ông chỉ nghĩ đến đêm tối chứ không bao giờ nghĩ đến mặt trời. Ông không hề biết rằng có con đường đó, thế mà Chúa lại bảo: “Anh em biết rõ đường rồi..." Tôma không thể im lặng nữa. Vị Tông Đồ sầu thảm bi quan đó đã hỏi lại Chúa: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ?" Và Chúa Giêsu trả lời: "Thầy là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống, không ai đến được với Cha Thầy mà không qua Thầy" ( Ga 14, 5 – 6 ) Anh không biết đường sao ? Hỡi Tôma, “Thầy là Đường đây..." Anh là người bi quan, anh nghĩ nhiều đến điều sai lầm, "Thầy là Sự Thật...” Anh chỉ nghĩ đến cái chết, “Thầy là Sự Sống...” Anh không biết Nhà Cha, thì hãy đi qua Thầy... Tôma được trả lời nhiều hơn ông hỏi. Nhưng con người thực tế, bi quan đó khó mà hiểu được ngay. Bằng chứng ? Bằng chứng là ngày Chúa sống lại, ông cũng chưa kịp hiểu. Ta gặp lại ông vào ngày thứ nhất trong tuần Phục Sinh. Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết, Người hiện ra cho Maria Mácđala, Người hiện ra cho các Tông Đồ, cho tất cả mọi Tông Đồ, chỉ trừ Giuđa, vì Giuđa đã chết, chỉ trừ Tôma, vì Tôma vắng mặt. Tại sao Tôma lại không gặp Chúa ? Lại hụt mất cơ hội ? 14
  • 15. Tôma buồn rầu, bi quan, choáng váng đến độ không muốn gặp các thân hữu, Ông đóng cửa ở nhà một mình. Ông luôn ôm ấp sự bất mãn, thất vọng, buồn phiền... Thế là Tôma vắng mặt khi Chúa hiện đến với các Tông Đồ. Thử nghĩ xem: Tôma đánh mất cơ hội gặp Chúa Kitô Phục Sinh, Tôma mất dịp thấy Sự Thật và Sự Sống, Tôma mất dây liên lạc của cộng đoàn tín hữu. Trên con đường ngắn ngủi của cuộc đời này, Chúng ta đánh mất quá nhiều cơ hội. Chúng ta bỏ lỡ mất cơ hội để tin, để hy vọng, để lớn lên trong Chúa. Chúng ta bỏ lỡ sự hiện diện của Chúa, ơn tha thứ của Chúa, lòng can đảm để chịu thử thách, niềm hy vọng tỏa lên từ những khổ đau, sự thu hút khiến ta không thất vọng, và sự chiến thắng vinh quang trên cái chết... Phải chăng vì bỏ lỡ những cơ hội như thế mà Đức Tin của chúng ta bị già nua, tuổi tác, cằn cỗi, khô gầy, thay vì một Đức Tin tươi trẻ và sống động ? Vì Tôma đã vắng mặt, Nên ông không tin những gì mà các bạn ông chia sẻ. Họ nói với ông rằng: Họ đã gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, Người vẫn hằng sống ! Tôma không thể tin được, Ông biết rằng các bạn ông là những người đáng tin cậy, nhưng trước một việc như thế thì ông không tin. Ông biết rằng họ là những người đáng trọng, nhưng lời nói của họ thì không thể trọng trong vụ này. Ông đã quá quen với những tin tức đen tối. Nếu họ nói cho ông những tin tức buồn nản đau đớn, hoặc bị bách hại, thì ông sẽ tin ngay. Nhưng với tin tức đầy lạc quan kia, ông đâm ra nghi ngờ. Không phải vì họ không đáng tin, Nhưng vì con người của ông không cho phép ông tin. "Nếu tôi không thấy dấu đinh nơi tay Người, và tra tay tôi vào lỗ đinh và cạnh sườn Người, tôi sẽ không tin..." ( Ga 20, 25 ) Đây không phải là một người yếu Đức Tin, Đây là một người không có một chút Đức Tin nào cả. Không phải là một Tôma đa nghi nữa, mà là một Tôma đóng cửa, bịt tai và cứng lòng. Câu nói của ông xúc phạm đến Đức Kitô quá ! Tuy nhiên, ông nói "nếu" tức là ông còn cho Chúa một điều kiện. Chúa đã chấp nhận điều kiện ấy. Chúa đã chấp nhận một lời thỉnh cầu, Dù cho lời thỉnh cầu ấy xúc phạm đến đâu, miễn là chân thành. Một tuần trôi qua… Mỗi ngày, các bạn ông đều thuyết phục ông. Vô ích, ông không nghe gì cả. Thế nhưng, sự nhiệt thành của nhóm môn đệ đã kêu gọi Tôma đến cầu nguyện với họ tám ngày sau đó. Và Chúa Giêsu lại hiện đến. Người chịu thua sự cứng lòng của kẻ đa nghi, Người hạ mình trước một kẻ nghi ngờ và bi quan, Người hiện đến với câu nói hôm trước của Tôma, Người lập lại: "Tôma, hãy đặt ngón tay anh vào đây, Hãy nhìn xem tay Thầy, hãy đưa ngón tay anh tra vào cạnh sườn Thầy, 15
  • 16. Và đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy Tin" ( Ga 20, 27 ). Đây là một việc quá sức tưởng tượng của Tôma, Trong khoảnh khắc, Tôma biến đổi từ một kẻ thờ ơ thành một người bạn, từ một kẻ chối Chúa thành một kẻ tuyên xưng Chúa, từ một kẻ hoài nghi thành một người đầy tin tưởng. Hơn thế nữa, ông còn qua mặt tất cả các bạn khi ông tuyên xưng: "Lạy Chúa của con và là Thiên Chúa của con..." ( Ga 20, 28 ) Từ một người tối đen, ông trở nên một kẻ tin ngời sáng... Ông đã không thực hiện điều ông đòi hỏi trước đây. Ông không tự đặt tay mình vào các vết thương, Không còn cần thiết nữa rồi... Dù cho đường ông đi tràn đầy nghi ngờ và sợ hãi, Ông đã đến được vùng ánh sáng. Bây giờ, tất cả đối với ông là chắc chắn, tất cả những gì mà trước đây ông đã nghi ngờ... Truyền thống cho thấy rằng ông đã đến rao giảng ở Ấn Độ và chịu tử đạo ở đây. Vâng, trong sự nghi ngờ chính đáng vẫn có nhiều Đức Tin hơn là một niềm tin nửa vời... Chúa còn nói thêm với Tôma, câu Người nói với kẻ nghi ngờ giờ đây đã trở nên thành tín: "Bởi thấy Thầy, anh đã tin, Phúc cho những ai không thấy mà vẫn tin" ( Ga 20, 29 ). Nếu tìm ý nghĩa cho câu nói ấy, thì ta phải hiểu rằng: Không phải các Tông Đồ may mắn, còn chúng ta thì thiệt thòi. Chúng ta không có quyền nói: "Như vậy là thiếu công bình... Các Tông Đồ đã thấy Người, còn chúng ta thì không được thấy. Nếu chúng ta không thấy được Người Thì làm sao Người lại có thể chờ đợi lòng tin ở chúng ta ?” Thế thì, Đức Tin là gì ? Tin có nghĩa là hiểu biết điều mình không trông thấy. Và quả thật, phúc cho những ai Tin vì họ sẽ thấy. Ta để ý chỉ có Gioan mới nhắc tới Tôma, nhắc tới ba lần. Lý do là vì Gioan viết Phúc Âm cốt để nhấn mạnh về Đức Tin. Một người như Tôma sẽ cho chúng ta một bài học, một niềm hy vọng. Tôma thực tế đến như thế... Tôma bi quan đến thế, Tôma thực tế đến thế, Tôma nghi ngờ đến thế, Vậy mà cuối cùng, Tôma đã tin mà không cần phải thử nữa... Điều này nói lên rằng: Chúng ta không thể nào sống mãi trong bóng tối, nếu chúng ta vẫn còn thắc mắc một cách chính đáng, trong khi vẫn một lòng sánh bước với Đức Kitô... Nếu ngày nay chúng ta có đi đến Thánh Địa, chúng ta sẽ thấy nơi Chúa đã đến, đường Chúa đã đi qua, nhưng chúng ta không thể chứng kiến Chúa chữa bệnh, không thể nghe tận tai Lời Chúa giảng, không thể chiêm ngưỡng Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta chỉ thấy núi non, sông biển, sa mạc. Nhưng Chúa Giêsu thì chúng ta không thể gặp. Vậy, có đến đó hay ở nơi đây cũng chẳng khác gì... "Phúc thay ai không thấy mà tin". Nếu chúng ta thật sự thắc mắc, thì chúng ta có thể tìm đến Chúa Kitô Phục Sinh qua Đức Tin. Ngay cả Tôma, khi ông nói: "Lạy Chúa của con..." thì ông đã nói bằng kinh nghiệm, 16
  • 17. Nhưng khi ông nói thêm: "...và là Thiên Chúa của con" thì ông đã nói bằng Đức Tin. Cái gì mắt thấy tai nghe đã cho phép ông kết luận rằng: Thầy của ông là Thiên Chúa Hằng Sống ? "Tin là cách chiếm hữu những điều còn trong hy vọng, Tin là cách nhận thức những thực tại không trông thấy, Còn không có Đức Tin thì vô phương làm đẹp lòng Thiên Chúa, Vì ai đến gần Thiên Chúa thì phải tin là Người hiện hữu, Và Người sẽ thưởng công những ai tìm kiếm Người" ( Dt 11, 1 – 6 ). Chúa Giêsu đã sống lại: Người đã hiện ra cho các Tông Đồ, Người đã hiện ra cho Tôma. Đó là sự kiện không thể phủ nhận. Vậy mà, điều đó chúng ta lại không có đủ chứng cứ. Kitô giáo đặt nền tảng là Chúa Kitô Phục Sinh. Vì thế, vấn đề của chúng ta là chọn lựa: Chọn tin Người hay là phủ nhận Người mà thôi. Nhưng, dù ta tin hay là ta phủ nhận thì ... Người vẫn còn đó: Con Thiên Chúa, Người đã sống lại và Người hằng sống, Người ở giữa chúng ta... "Ở giữa các ông có một Người mà các ông không biết" ( Ga 1, 26 ) Người ở đó, trước mặt chúng ta, Tay Người đưa ra, vết thương còn rướm máu, Người bảo chúng ta: "Hãy tra tay vào đây, hãy nhìn rõ tay Thầy, Hãy đặt tay vào cạnh sườn Thầy, đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy Tin..." Quả thật, “Phúc cho những ai không thấy mà tin..." FX. TRẦN DUY NHIÊN, Trích "13 người đã thay đổi thế giới CHÚA NHẬT PHỤC SINH 2014 TẠI ANSAN, HÀN QUỐC Tai nạn chìm phà tại Hàn Quốc vào ngày thứ tư Tuần Thánh 16.4.2014 với 64 người tử nạn và 240 người vẫn còn mất tích ( tính đến ngày 21.4 ) đã dìm thành phố Ansan vào một bầu khí chết chóc. Nhà Thờ Ansan Jeil chỉ cách trường trung học Danwon 20 phút đi bộ. Đây là ngôi trường đã tổ chức chuyến đi dã ngoại cho 338 em học sinh trên chuyến phà bạc mệnh Sewol. Bài chia sẻ của Mục Sư Go được phụ họa bằng lời hát thầm thì của 130 ca viên với tiếng nhạc đệm của ban tứ tấu cello, violin, viola và sáo: “Hỡi biển ! Hỡi biển lạnh Jindo ! Tại sao ngươi lại dìm chết những đứa con trai và con gái vô tội của ta trong dòng nước của ngươi ?” Có 10 em học sinh trong số nạn nhân còn mất tích thuộc về cộng đoàn thờ phượng này. Một em trong số đó bị mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được bà ngoại nuôi dưỡng. Bà thường xuyên nhận được thực phẩm và sự nâng đỡ của Nhà Thờ. Nói rằng Chúa đã Phục Sinh thì không thể diễn tả được hết bản chất của biến cố trọng đại nhất này nơi mỗi cuộc đời cá nhân cũng như toàn thể nhân loại trong toàn bộ lịch sử. "Phục Sinh" trong tiếng Việt có nguồn gốc Hán Tự là 復生 ( fù shēng ). "Phục" có nghĩa là đã đi rồi mà lại quay về, lập lại như trước, hoàn nguyên. Tả Truyện có câu Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục ( Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại ). "Khôi phục" là lấy lại cái gì đã bị mất. "Hồi phục" là khỏe mạnh trở lại. "Sinh" có nghĩa mạng sống, sự sống, đời sống như trong 17 CÙNG HIỆP THÔNG
  • 18. sinh tồn, sinh hoạt, sinh sống. Luận Ngữ có câu "Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên" ( Sống chết có số, phú quý do trời ). "Phục Sinh" chỉ có nghĩa chết rồi mà sống lại. "Tử giả bất khả phục sinh" ( Kẻ chết không thể sống lại ). Bây giờ một số người thích dùng từ "Chúa Sống Lại". Ta thấy một số Nhà Thờ có treo băng-rôn với hàng chữ "Mừng Chúa Sống Lại". Sống lại có vẻ dễ hiểu hơn nhưng cũng không khác Phục Sinh bao nhiêu. Trong tiếng Latin là "resurrectio" mang tính cách mạnh mẽ hơn nhiều, vừa có nghĩa được sống lại sau khi đã chết nơi mỗi cá nhân, vừa có nghĩa là sự trỗi dậy từ cõi chết của toàn thể nhân loại vào thời cánh chung. Cái chết và sự trỗi dậy từ cõi chết của Đức Kitô, trọng tâm của Đạo Kitô, bao hàm sự giải thoát khỏi cái chết nơi mỗi người và của toàn thể nhân loại trong toàn bộ lịch sử. Nhờ cái chết và sự sống lại của Người, mỗi người và tất cả mọi người, đã tức thì và ngay lập tức, được mang vào trong bên trong Nước Đời Đời của Cha Người. Điều này Philatô, đại diện cho cái thế gian không những từ khước mà còn kết án và đóng đinh Người, không thể hiểu được: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này" ( Ga 18, 36 ). Nơi Chúa Phục Sinh, người Do Thái thời xưa đã không tìm thấy sự thỏa mãn cho khát vọng trần thế của họ. Ngay vào cận điểm của thời khắc Lên Trời của Người, tất cả các môn đệ quây quần chung quanh Người để được chứng kiến biến cố phi thường này vẫn còn rất ngô nghê trong nhãn giới tầm thường của họ về Ơn Cứu Độ. Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ítraen không ?” Người đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất.” Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa" ( Cv 1, 6 ). Ngay theo sau sự Lên Trời hoành tráng đến như thế của Người là trên 300 năm Đạo Kitô bị bách hại tàn khốc trong Đế Quốc Roma. Những điều đó không tai hại cho bằng sự ngộ nhận về Ơn Cứu Độ cho đến tận ngày nay, nhất là nơi những Kitô Hữu. Người ta hồ hởi xây dựng nên những đền đài nguy nga tôn vinh Người, đổ dồn đến các Thánh Đường và trung tâm hành hương để long trọng mừng kính sự Phục Sinh của Người. Nhưng họ lại luôn mang tâm trạng muôn thưở của những người đã tận mắt chứng kiến cuộc Khổ Nạn, Phục Sinh và Lên Trời của Người, để mong mỏi Người thi hành điều duy nhất họ ấp ủ: Khôi phục vương quốc Ítraen. Đó có thể là một khát vọng vinh hoa trong đời ( và nhất là ngay cả trong đạo nữa ) mà lại không phải là sự quyết liệt dấn thân đi theo Người trong hành trình khổ nạn và phục sinh của Người. Khi cộng đoàn Nhà Thờ Ansan Jeil đón mừng Chúa Phục Sinh trong màn nước mắt với quá nhiều mất mát đau đớn nhất như thế, họ đã nghe được tiếng của Người mà chỉ có Chiên của Người mới nhận ra được: "Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha ( Ga 10, 27 – 29 ). Trong tiếng Anh để mô tả biến cố trọng đại này, người ta nói rằng Our Lord Is Risen. "Chúa của Ta đã trỗi dậy". Dịch như thế cũng chưa hoàn hảo. Người ta đã dùng động từ to rise để nói lên sự kiện này mà động từ to rise được dùng nhiều nhất dành cho mặt trời. The sun rises in the east: Mặt trời mọc lên từ phía đông. Mặt trời mọc lên để mang lại ánh sáng và hơi ấm, nhờ thế mà muôn loài muôn vật mới có được sự sống. ( Xin mở ngoặc nói thêm, để tạo nên được một năng lượng tương đương với mặt trời tức là 3, 8 x 1026 Joule, thì trong mỗi giây phải cho nổ đến tới 4 ngàn tỷ quả bom nguyên tử tương đương với quả bom đã bỏ xuống thành phố Hiroshima nước Nhật năm 1945 ). Sự trỗi dậy từ cõi chết của Đức Kitô chính là sự tỏa sáng của mặt trời nơi nỗi u sầu đau buồn của anh chị em Kitô Hữu tại Ansan. Khi tin như thế, mắt ta mới được nhìn thấy vinh quang của Người 18
  • 19. và trong hoàn cảnh nào đi nữa, các Kitô Hữu vẫn có thể hát vang: "Giêsu khởi thắng. Giêsu vinh quang. Giêsu toàn thống trị. Halleluia." NGUYỄN TRUNG, 4.2014 DI CHÚC CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ 2 Chúa Giêsu đã hứa qua Thánh Nữ Faustina: “Từ Ba Lan sẽ trổi lên một tia sáng để chuẩn bị cho lần trở lại thế giới thứ hai của Ta”. Tia sáng đó chính là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, người thiết lập Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót cho toàn thế giới, mừng kính vào Chúa Nhật II sau Lễ Phục Sinh. Ngài đã được phong Chân Phước vào chính ngày Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót, 1.5.2011, và nay được Giáo Hội tuyên Hiển Thánh, ngày 27.4.2014, cũng là Lễ Kính Lòng Chúa Thuơng Xót. Các con thân mến ! Hiện nay các con đang sống trong thời đại đầy gian nguy và thử thách. Các con hãy cố gắng kiên tâm vững tin vào Lời Chúa. Chính Chúa Giêsu đã hiện ra nói với cha, nhờ cha thông báo lại cho các con những sứ điệp này: “Các con hãy cầu khẩn Thiên Chúa giải trừ nguy nan trong thế giới sắp sụp đổ này”. Các con thân mến, khi cha ra đi cũng chính là lúc những biến cố thảm họa sẽ đổ xuống thế giới này: chiến tranh ngày càng lan rộng, động đất khắp nơi, các cuộc đại nạn lớn lao sẽ xảy ra, tại các nước lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines. Các con là những người cha tin yêu nhất, những người con thuộc dòng dõi Đavít, các con hãy kêu xin Thiên Chúa bằng cách đọc kinh cầu nguyện với những lời kinh tha thiết sau đây: Xướng: Xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót chúng con ! Đáp: Vì Chúa đã sinh ra chúng con, và đặt chúng con trên trái đất này. Xướng: Xin an ủi nâng đỡ chúng con trong lúc gian nguy. Đáp: Vì Chúa là nguồn an ủi của chúng con. Xướng: Xin xua đuổi những giặc thù xa chân chúng con. Đáp: Vì Chúa là Đấng đã bảo vệ chúng con. Kết: Xin phù hộ chúng con trên đường dương thế, tránh xa kẻ thù tội lỗi, để chúng con một ngày kia, sẽ được hưởng phúc vinh quang muôn đời, cùng với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen. Sau những lời nguyện trên, các con hãy đọc: Một Kinh Tin Kính, Một Kinh Chúa Thánh Thần, Một Kinh Ăn Năn Tội, và lời nguyện tắt: “Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn con và muôn dân muôn nước”. Khi các con phổ biến một bản kinh này cho một người thì các con được hưởng một Ơn Tiểu Xá, cứ 100 người thì được một Ơn Đại Xá. Và khi các con rời thế gian này sẽ được các Thiên Thần đưa về Trời hưởng hạnh phúc muôn đời. Cha ban phép lành và chúc phúc cho những ai phổ biến bản kinh này. Dưới đây là Di Chúc Tâm Linh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tòa Thánh Vatican ấn hành ngày 7.4.2005. DI CHÚC Di chúc ngày 6.3.1979 ( và những lần thêm kế tiếp ) Con tùy thuộc tất cả về Mẹ ( Totus Tuus ego sum ), nhân danh Chúa Ba Ngôi cực thánh. Amen. “Hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào Chủ các con đến” ( x. Mt 24, 42 ). Những lời này gợi trong tôi lời gọi cuối cùng sẽ đến vào lúc mà Chúa sẽ muốn. Tôi ao ước theo Ngài và tôi ao ước tất cả những gì thuộc về đời sống trần gian của tôi đều chuẩn bị tôi cho lúc này. Tôi không biết khi nào Ngài đến, nhưng như với mọi sự, tôi cũng đặt cả giây phút này trong tay Người Mẹ của Chúa tôi: Tất cả dâng cho Mẹ ( Totus Tuus ). Trong đôi tay mẫu tử, tôi đặt hết mọi sự và tất cả những người mà đời sống cũng như ơn gọi của tôi đã có mối dây liên lạc. Trong Đôi Tay này, tôi xin trao cách đặc biệt Giáo Hội cũng như Quê Hương tôi và tất cả nhân loại. Tôi cảm 19 CÙNG TƯỞNG NHỚ
  • 20. tạ tất cả. Tôi xin tất cả thứ lỗi cho tôi. Tôi cũng xin một lời nguyện để Lòng Nhân Từ của Chúa tỏ hiện lớn hơn sự yếu đuối và sự bất xứng của tôi. Trong những dịp linh thao, tôi đã đọc lại lời di chúc của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Bài đọc đó thúc đẩy tôi viết bản di chúc này. Tôi không để lại sau tôi một của cải gì mà cần thiết phải giữ cả. Về những đồ vật mà tôi dùng thường ngày và hữu ích cho tôi, tôi mong sao chúng được phân phối một cách thuận tiện nhất. Những điều ghi chép bằng tay, xin được đốt đi. Về điểm này, tôi yêu cầu Lm. Stanislao lo liệu, người mà tôi cảm ơn về sự cộng tác và giúp đỡ trong suốt bao năm trường với đầy sự cảm thông. Ngược lại, tất cả những lời cảm tạ khác, tôi xin giữ trong tim tôi trước Thiên Chúa, bởi vì rất khó để diễn tả những lời đó. Về phần mai táng, tôi lập lại những điều khoản mà Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã đặt ra. ( Ở đây có một lời ghi chú bên lề: Quan tài trong đất chứ không trong hòm đá, 13.3.1992 ). “Vì ở nơi Chúa là lòng nhân từ, và nơi Người là ơn cứu độ chan hòa” ( kinh “Từ Vực Sâu ) – De Profundis: “Qui apud Dominum misericordia: et copiosa apud Eum redemptio”. Ký tên: GIOAN-PHAOLÔ II Rôma, 6.3.1979 Sau khi tôi chết, tôi xin những Thánh Lễ và lời cầu nguyện. Ngày 5.3.1990 Tôi diễn tả với lòng trông cậy sâu xa nhất, mặc dù với tất cả sự yếu đuối của tôi, rằng Chúa sẽ cho tôi tất cả ân sủng cần thiết để đối phó, theo Thánh Ý Ngài, bất cứ công việc nào, thử thách nào và khổ đau nào mà Ngài muốn cho đầy tớ của Ngài chịu trong cuộc sống. Tôi cũng tin tưởng rằng, qua thái độ của tôi: những lời nói, những công việc và những sơ sót, Ngài sẽ không bao giờ để tôi có thể phản bội những bổn phận của tôi trên Ngai Thánh Giáo Hoàng này. 24.2 tới 1.3.1980 Cũng trong dịp linh thao này, tôi đã suy ngẫm về chân lý của Chức Vụ Linh Mục của Đức Kitô trong viễn tượng của chuyến hành trình, đối với mỗi người trong chúng ta, là chính lúc mình chết. Đối với chúng ta, Sự Phục Sinh của Đức Kitô là một dấu chỉ hùng hồn ( được viết thêm phía trên: “quan trọng” ) của lúc từ giã cõi đời này, để được sinh ra trong thế giới bên kia, thế giới tương lai. Như thế tôi cũng đã đọc lại bản di chúc của tôi viết hồi năm ngoái, cũng vào dịp cấm phòng – tôi đã so sánh bản ấy với bản di chúc của vị vĩ đại đi trước tôi là Cha Phaolô VI, với chứng tá tuyệt vời về sự chết của một Kitô hữu và một Giáo Hoàng – và tôi đã canh tân trong tôi ý thức về những câu hỏi mà bản di chúc ngày 6.3.1979 đã đề cập mà tôi đã chuẩn bị ( đúng hơn là chỉ tạm thời ). Hôm nay, tôi chỉ mong thêm vào bản di chúc đó điều này: Chớ gì mỗi người phải giữ trong tâm trí viễn tượng của sự chết và phải biết sẵn sàng trình diện trước Thiên Chúa là Đấng Thẩm Phán – đồng thời là Đấng Cứu Độ và Người Cha. Tôi cũng thế, tôi ý thức sự nối tiếp này, giao phó giờ quan trọng này cho Mẹ của Đức Kitô và của Giáo Hội – Người Mẹ của niềm hy vọng nơi tôi. Thời gian mà chúng ta đang sống rất khó diễn tả, thật là khó khăn và đáng quan ngại. Con đường của Giáo Hội cũng thật khó khăn và khô cằn, bằng chứng tiêu biểu của thời đại này, vừa đối với các tín hữu cũng như các chủ chăn. Trong vài quốc gia – chẳng hạn quốc gia mà tôi đã đọc một vài điều liên quan đến trong những dịp cấm phòng, Giáo Hội lâm vào một giai đoạn của bách hại đến độ cũng chẳng kém gì những thế kỷ đầu, và còn hơn thế nữa, nó còn vượt quá bởi mức độ của sự khinh bỉ và oán ghét. “Máu các Thánh Tử Đạo – mầm giống của các Tín Hữu” ( Sanguis martyrum – semen christianorum ). Và thêm vào điều đó biết bao người vô tội mất tích, kể cả trong quốc gia mà chúng ta đang sống… Tôi ao ước một lần nữa trao phó trọn vẹn bản thân tôi vào ân sủng của Thiên Chúa. Chỉ mình Ngài sẽ quyết định khi nào và như thế nào về đời sống trần gian và chức phận mục vụ của tôi phải kết thúc. 20