SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
GIÀU LÒNG XÓT THƯƠNG
Tôi có một người quen, anh là giảng viên của một
trường đại học công lập nổi tiếng ở thành phố này. Cách
đây mấy ngày, anh hốt hoảng điện cho tôi xin cầu nguyện,
đứa con trai đầu của anh mê man lên cơn co giật, cháu
dược đưa vào phòng cấp cứu nhưng tình hình rất xấu,
các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm não !
Vài giờ sau tôi liên lạc lại với anh, trong nỗi âu lo
anh cho biết tình hình không sáng hơn, anh đang phải
ngồi bóp bóng giúp cháu thở, nhà thương không còn máy
trợ thở cho cháu dùng. Tôi đã có nhiều năm giúp các cha
các thầy già đau yếu, tôi thấu hiểu nỗi khổ và mệt mỏi của
người thân ngồi bóp bóng hàng giờ cho bệnh nhân.
Cách đây mấy năm, khi cha của anh biết anh cộng tác với tôi trong ngành chuyên môn của anh
để giúp việc cho Nhà Thờ, ông mừng lắm vì ông mơ ước những điều thật tốt đẹp mà ông dành cho
người con trai đầu lòng, ông bày tỏ ý định không muốn con mình bước vào thương trường, nhưng muốn
con ông là một nhà giáo, anh chiều lòng cha tiếp tục sau đại học để theo đuổi điều cha muốn. Công trình
anh làm với tôi, ông tham gia ý kiến một cách sôi nổi, thế rồi bất ngờ Chúa gọi ông đi sau một cơn tai
biến mạch máu não. Ngôi nhà thật xinh, trong một con hẻm im ắng, có những giàn cây do ông chăm
sóc, chỉ còn một mình bà, người góa phụ áo đen trong nỗi thương nhớ về chồng từng là một sĩ quan phi
công lãng mạn một thời, một nghệ sĩ với những tác phẩm để lại chất chứa nhiều ý tưởng sâu lắng. Từ
ngày đó bà âm thầm gắn bó với Nhà Thờ nhiều hơn.
Tôi cầu nguyện và dâng Lễ theo ý anh xin, tôi cầu cho gia đình anh được bình an, mọi sự theo
thánh ý Chúa. Tôi đề nghị anh chị cầu nguyện với hai vị Thánh Giáo Hoàng vừa được tuyên phong, Đức
Gioan 23 nhân hậu và Đức Gioan Phaolô 2 can đảm nhiệt thành, tôi cũng xin anh em trong Tu Viện cầu
nguyện cho gia đình anh chị, đặc biệt cho cháu bé. Giữ lời hứa với anh, tôi nhớ đến cháu trong mỗi giờ
kinh nguyện trong ngày của tôi.
Sáng qua, anh liên lạc với tôi, vui mừng báo tin: cháu bé đã qua cơn nguy kịch, cháu đã hồi
sinh ! Mặc dầu vướng nhiều dây nhợ y khoa nên không nói được, nhưng cháu đã tỉnh, đã nhận biết mọi
người, và bác sĩ đã đánh giá rất lạc quan. Chúng tôi cùng cất lời tạ ơn Chúa.
Niếm tin rất đơn giản, dù là ai, trí thức hay bình dân, chuyên gia hay người thợ, có một liên lạc
nào đó với Thiên Chúa, cái liên lạc ấy nằm sâu trong tiềm thức, nó trổi dậy bất cứ lúc nào, từ bất cứ lý
do nào, để mang con người lên một tầm cao tâm linh, một tầm nhìn xa hơn hẳn tầm nhìn thường ngày
mà chạm đến một Thiên Chúa nhân từ yêu thương, một Thiên Chúa gần gũi nhân hậu, một Thiên Chúa
rất đời thường ở ngay bên cạnh mỗi người chúng ta trong âm thầm, trong thinh lặng, nhưng không kém
phần mãnh liệt. Khi ấy người ta đi tìm Chúa chứ không đi tìm điều gì khác, tìm một sự tựa nương cho
dẫu có ý thức hay không.
Cũng sáng hôm qua, tôi đi thăm một người già quen biết, bà đau lâu ốm dài, bệnh tật nhiều năm
làm bà sợ hãi đủ điều, một tiếng động mạnh, một người lạ cũng làm bà lo âu. Khi thăm bà, bà nói với tôi
về một niềm tin và một lòng tạ ơn. Tuy bà không theo Công Giáo, nhưng hơn 40 năm trước, khi ông còn
đang làm việc ở Huế, bà đã theo người ta chỉ dẫn ra đến Quảng Trị để cầu nguyện với Mẹ La Vang,
trong ngôi Vương Cung Thánh Đường đã phải đổ nát do chiến tranh, bà thưa với Mẹ Maria về nỗi ước
ao có một người con trai mà bà mong muốn lâu nay, và Mẹ đã ban cho bà, người con trai ấy bà đặt tên
là Thiện, đứa con của Mẹ La Vang.
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 608 – CHÚA NHẬT 4.5.2014
Sáng sớm nay, cha Quang Uy chia sẻ với tôi một thông tin, một nhà trí thức lão thành nổi tiếng,
lúc cuối đời đã được tràn đầy ơn Chúa, cụ đã ra khỏi Đảng, nhận thức và tự do đón nhận ân huệ Chúa
ban, cụ hiểu biết giáo lý về tình thương cách nào đó ngay từ thiếu thời khi được học trường Dòng ngoài
Hà Nội. Và bây giờ cụ bày tỏ lòng tin và mong muốn được trở thành Kitô hữu. Kể từ ngày cụ nói với
chúng tôi về ý định xin theo Chúa Giêsu, anh em tôi đã đến tận nhà thăm viếng chuyện trò với cụ và gia
đình cụ, cầu nguyện với cụ và giúp cụ chuẩn bị mọi sự. Trong Nhà Nguyện Nhà Dòng, chúng tôi ghi lên
bảng để mọi người cùng nhớ đến cụ, gia tăng cầu nguyện cho cụ cũng như biết bao nhiêu người thành
tâm thiện chí đang khao khát tìm kiếm Chúa…
Thiên Chúa thật lạ lùng, giữa những sóng gió hiểm nguy, Thiên Chúa lại củng cố chúng tôi bằng
muôn vàn ánh diệu quang. Một cái ngước nhìn của người cùng khốn hướng về Chúa, một ước mơ nhỏ bé
của một người phụ nữ ngoại đạo dâng lên Chúa, một sự chọn lựa sau cả một đời dài tìm kiếm bỗng gặp
Chúa giữa cơn lao xao cuối đời… Tất cả như đan thành một bài tụng ca về tình Chúa giàu lòng xót thương.
Như hai Môn Đệ trên đường về Emmau ( Lc 24, 13 – 35 ), được gặp gỡ Chúa Giêsu rồi, ngay
trong đêm tối đang vây bủa cuộc đời, chúng tôi buông rơi tất cả mọi phiền muộn lo sợ, trỗi dậy, quay trở
về Giêrusalem, cũng chính là quay trở về với sứ vụ Chúa Giêsu đã trao phó cho chúng tôi, sứ vụ loan
báo cao rao về một Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót cho mọi người…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, thứ bảy 3.5.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
GIÀU LÒNG XÓT THƯƠNG ( Lm. Vĩnh Sang ) .................................................................................... 01
ĐƯỜNG HY VỌNG ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ............................................................................. 02
LỮ KHÁCH KHÔNG TÊN TRÊN ĐƯỜNG EMMAU ( AM. Trần Bình An ) ............................................ 04
"LẠY CHÚA, XIN Ở LẠI VỚI CHÚNG CON" ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .......................................... 05
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA VÀ LÒNG TÔN KÍNH ĐỨC MẸ… ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) .......................... 06
VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU ( Phùng Văn Hoá ) .......................................................................... 10
BÀI HỌC TỪ CÁC PHỤ NỮ VÔ DANH ( Trầm Thiên Thu ) .................................................................. 13
BA ĐIỀU RĂN YÊU THƯƠNG TRONG KINH THÁNH – Kỳ 1 ( Lm. Lê Minh Thông ) .......................... 14
BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ ƠN THÔNG HIỂU ( Bản dịch Phạm Xuân Khôi ) .................. 16
KÍNH GỬI THẦY CÔ PHƯƠNG XA ( Đa Minh Phan Văn Dũng ) ......................................................... 18
"HAY LÀ MÌNH CỨ BẤT CHẤP, YÊU NHAU ĐI !" ( Joseph C. Pham ) ................................................. 19
LÒNG TỰ TRỌNG ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ................................................................................ 21
KÝ ỨC THÁNG 4: MỘT THOÁNG THIÊN THU ( Bs. Vĩnh Chánh ) ...................................................... 24
CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 27
ĐƯỜNG HY VỌNG
Bài Tin Mừng hôm nay thật đẹp. Đẹp vì lời văn óng ả.
Đẹp vì tình tiết ly kỳ. Đẹp vì tình nghĩa đậm đà. Đẹp vì những tư
tưởng thần học thâm sâu. Nhưng đẹp nhất là vì bài tin Mừng
chất chứa một niềm hy vọng trong sáng, xua tan mọi bóng tối
thất vọng não nề.
Hai môn đệ rời Giêrusalem trở về làng cũ. Giêrusalem là
trung tâm tôn giáo. Rời Giêrusalem là dấu hiệu của sa sút niềm
tin. Giêrusalem là trung tâm hoạt động. Rời Giêrusalem là dấu
hiệu của chán nản buông xuôi. Trước kia hia ông đã bỏ nhà cửa,
gia đình để đi theo Chúa Giêsu. Nay hai ông trở về như hai kẻ
thua cuộc. Ngày ra đi ôm ấp giấc mộng thành đạt. Ngày trở về ôm
nặng một mối sầu. Sầu vì đã mất Người Thầy yêu quý. Sầu vì
giấc mộng không thành. Hai linh hồn sầu não, thất vọng lê bước trong ánh mặt trời chiều.
Những giữa lúc buồn tủi, thất vọng ấy, Chúa Giêsu đã xuất hiện. Lập tức ánh sáng rực lên giữa
màn đêm đen. Niềm vui rộn rã xoá tan u sầu. Ngọn lửa bừng lên sưởi ấm những trái tim lạnh giá. Vì
Chúa Giêsu đã đem đến cả một trời hy vọng.
Đọc trong bài Tin Mừng, ta thấy Chúa Giêsu đã nhen nhúm niềm hy vọng trong tâm hồn các môn
đệ Emmau bằng ba loại ánh sáng.
2
CÙNG SUY NIỆM
1. Ánh sáng Đức Tin thắp lên niềm hy vọng
Hai môn đệ đã chứng kiến cuộc sống và cái chết của Chúa Giêsu từ đầu cho đến cuối. Các ông
đã thấy biết bao nhiêu phép lạ Người làm. Các ông đã nghe biết bao lời hay ý đẹp từ miệng Người phán
ra. Các ông đã công nhận Người là một “Ngôn sứ đầy uy thế xét về việc làm cũng như lời nói”. Các ông
đã hy vọng Người là Đấng giải thoát Israel. Nhưng cuộc thương khó và cái chết của Đức giêsu khiến
các ông chán nản và thất vọng. Đến nỗi khi các phụ nữ ra mộ, gặp Thiên Thần báo tin Chúa đã phục
sinh, về kể lại cho các ông vẫn không tin.
Bấy giờ Chúa Giêsu bảo các ông “Lòng trí các anh sao mà chậm tin lời các ngôn sứ vậy”. Chúa
Giêsu kêu gọi Đức Tin trở về. Chúa Giêsu khơi dậy Đức Tin đã lụi tàn bằng cặp mắt phàm trần và các ông
không hiểu gì. Khi có Đức Tin, các ông sẽ hiểu tất cả. Đức Tin là nguồn ánh sáng giúp ta nhìn ra ý nghĩa
của các biến cố trong cuộc đời. Đức Tin là đốm lửa thắp lên niềm hy vọng giữa đêm đen tuyệt vọng.
2. Ánh sáng Lời Chúa gieo mầm hy vọng
Hai môn đệ đã đọc Kinh Thánh. Các ông thuộc vanh vách sách Lề Luật Môsê, các Ngôn sứ và
Thánh vịnh. Thế nhưng các ông vẫn thất vọng. Vì các ông đọc Kinh Thánh mà không hiểu Kinh Thánh.
Các ông học Kinh Thánh như học một bài thuộc lòng. Các ông đọc Kinh Thánh như đọc một bản văn cổ,
chỉ có những con chữ vô hồn.
Chúa Giêsu phải giải thích Kinh Thánh cho các ông. Bắt đầu từ sách Lề Luật, rồi lời các Ngôn
Sứ và các Thánh Vịnh. Khi nghe Chúa nói, tim các ông rộn ràng niềm vui, trí các ông bừng sáng như thể
một ngọn lửa nhen nhúm trong lòng. Chúa Giêsu đã dạy các ông một cách đọc Kinh Thánh mới mẻ.
Phải đọc giữa những hàng chữ để thấy rõ những ý nghĩa nhiệm mầu. Phải tìm sau những hàng chữ để
thấy được ý định kỳ diệu của Thiên Chúa. Phải đọc Kinh Thánh dưới sự hiện diện của Thiên Chúa. Phải
thấy bóng dáng Thiên Chúa thấp thoáng suốt những trang sách. Và phải đọc Kinh Thánh với một trái tim
yêu mến tha thiết.
Khi trái tim mở rộng đón nhận, lời Chúa sẽ gieo vào hồn ta những mầm mống hy vọng. Và cuộc
đời sẽ thấy lại ý nghĩa, tìm được niềm vui.
3. Ánh sáng Thánh Thể nuôi dưỡng niềm hy vọng
Niềm hy vọng trở thành hiện thực khi Chúa Giêsu bẻ bánh. Chính qua cử chỉ bẻ bánh mà các
môn đệ nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh. Niềm hy vọng không còn là hy vọng nữa, nhưng đã trở thành
hiện thực. Hết còn những bán tin bán nghi. Hết còn những hoang mang lo lắng. Hết còn những thấp
thỏm lo âu. Vì các ông đã gặp được chính niềm hy vọng.
Cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng các ông đã mãn nguyện. Chúa Giêsu bẻ bánh là nhắc lại cử
chỉ khi lập phép Thánh Thể. Nhờ phép Thánh Thể toàn bộ con người các ông đổi mới. Dường như một
linh hồn mới vừa nhập vào những xác thân mệt mỏi rã rời. Dường như dòng máu đã trở nên đỏ thắm.
Dường như những tế bào đã trở nên tươi trẻ. Dường như trái tim đã trở nên rộn rã nhịp yêu đời. Lập
tức các ông trở lại Giêrusalem. Đường đi khi trời còn sáng mà thấy xa xôi ngại ngùng. Đường đi về lúc
trời đã tối đen mà sao thấy tươi vui gần gũi. Lúc đi có Chúa ở bên mà vì con mắt Đức Tin mù tối nên
vẫn thấy buồn sầu. Lúc về tuy vắng bóng Chúa vẫn an tâm vì con mắt Đức Tin đã mở ra, vì vẫn biết có
Chúa ở bên. Thánh Thể Chúa chính là lương thực nuôi dưỡng niềm hy vọng.
Nhờ có Thánh Thể, đường xa trở nên gần. Nhờ có Thánh Thể, đường buồn trở nên vui. Vì nhờ
có Thánh Thể, ta luôn được ở bên Chúa.
Đời sống ta không thiếu những giờ phút khó khăn. Cuộc đời đầy thử thách nhiều lúc đẩy ta vào
hố thẳm tuyệt vọng. Ta hãy học bài học Chúa dạy các môn đệ trên đường Emmau: Hãy biết nhìn các
biến cố trong cuộc đời bằng con mắt Đức Tin. Dưới ánh sáng Đức Tin, mị đau khổ sẽ xuất hiện với một
ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc đời. Ánh sáng Đức Tin sẽ thắp sáng niềm hy vọng. Hãy biết nghe, đọc và suy
gẫm Lời Chúa. Đừng đọc Kinh Thánh như đọc tiểu thuyết. Đừng học hỏi Kinh Thánh như học một lý
thuyết. Hãy đọc với tình yêu. Hãy tìm bóng dáng Chúa xuyên qua các hàng chữ. Hãy mở rộng tâm hồn
đón nhận Lời Chúa. Lời Chúa sẽ như một hạt giống gieo vào lòng ta mầm hy vọng xanh tươi. Và sau
cùng hãy đến với Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể.
Hãy kết hiệp với Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Thánh Thể sẽ là lương thực nuôi dưỡng niềm hy
vọng của ta. Đường đời chúng ta cũng như quãng đường từ Giêrusalem đi Emmau. Khi ta không có
niềm hy vọng thì con đường ta đi thật dài, thật xa, thật buồn, thật tối dù ta đi giữa ban ngày. Nhưng khi
ta có niềm hy vọng, con đường sẽ trở nên gần gũi, vui tươi, và sáng sủa dù ta đi trong bóng đêm.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm hy vọng của con. Xin cho đường con đi trở thành
đường hy vọng vì luôn có Chúa ở bên con.
Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT
3
LỮ KHÁCH KHÔNG TÊN TRÊN ĐƯỜNG EMMAU
Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế tại Pháp thời hậu Thế Chiến thứ hai đã mời gọi Linh
Mục Pierre dấn thân hết mình cho những người nghèo nhất và bị bỏ rơi, những người nghèo phải đi
lượm rác để sống sót. Lúc đó cha lên tiếng trên đài phát thanh Luxembourg kêu gọi: "Quá nhiều sự
nghèo đói cho những người này, và quá dư thừa sự giàu sang cho những kẻ khác ! Ðiều khẩn thiết
cần làm ngay là Chia Sẻ !"
"Linh Mục Pierre" có tên thật là Henri Grouès, sinh tại Lyon, bên Pháp, vào năm 1912, trong một
gia đình khá giả. Năm lên 18 tuổi, Henri Grouès, tức "Linh Mục Pierre" sau này, đã quyết định từ bỏ tất
cả phần gia tài, để tận hiến hoàn toàn cho Chúa, trong đời tu dòng, theo tinh thần tu đức của Thánh
Phanxicô Khó Khăn, tức Dòng Capuccin. Nhưng vì lý do sức khoẻ, Henri Grouès phải rời bỏ Tu Viện
sáu năm sau đó. Tuy nhiên Henri Grouès không từ bỏ lý tưởng tận hiến để phục vụ; anh gia nhập hàng
Giáo Sĩ Giáo Phận Grenoble, và được thụ phong Linh Mục năm 1938, lúc 26 tuổi.
Thế Chiến thứ hai bùng nổ, cha Henri Grouès, bị động viên quân dịch, trong cấp bậc hạ sĩ quan
quân đội Pháp, chống xâm lăng Ðức. Năm 1942, cha hoạt động trong hàng ngũ lực lượng kháng chiến
Pháp chống quân đội Ðức Quốc Xã. Trong khoảng thời gian từ năm 1941 cho đến năm 1943, cha đã
giúp cho nhiều người Do Thái vượt biên giới trốn sang Thuỵ Sĩ. Và cũng trong thời gian này mà cha lấy
biệt hiệu là "Abbé Pierre." Năm 1944, cha bị quân đội Ðức bắt giữ, nhưng sau đó cha trốn thoát sang
Algérie, qua ngã Tây Ban Nha.
Năm 1949, tại vùng ngoại ô phía đông thành phố Paris, cha Henri Grouès thành lập Cộng Ðoàn
Emmau đầu tiên, để giúp cho những anh chị em nghèo cùng nhất, không nhà không cửa, phải đi lượm
rác thành phố để sống qua ngày. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Pháp thời hậu chiến vào năm 1954, làm
cho hàng ngàn gia đình sống ngoài đường phố, đã khổ nay lại khổ thêm nữa. Nhiều người lớn và trẻ
nhỏ phải chết vì lạnh. Linh Mục Henri Grouès, với biệt hiệu là "Abbé Pierre", đã dùng các làn sóng phát
thanh để thức tỉnh lương tâm con người và kêu gọi toàn dân Pháp lúc đó hăy thực hiện cuộc "Phục Sinh
của Lòng Tốt." Tiếng kêu của cha vang xa, ra ngoài ranh giới Pháp. Những cộng đoàn Emmau khác
được thành lập tại Genève, Thụy Sĩ, vào năm 1957. Và hiện nay, tại Thụy Sĩ đã có sáu "Cộng Ðoàn
Emmau" ( Ðặng Thế Dũng, Radio Veritas ).
Cộng đoàn Emmau phần nào phản ảnh tình yêu của Đức Giêsu Phục Sinh. Hôm nay Tin Mừng
thuật lại hai vị Tông Đồ trên đường Emmau tình cờ gặp một Lữ Khách không tên, đi cùng suốt 11 cây
số từ Giêrusalem. Qua trò chuyện, trao đổi, nhị vị biến đổi tâm trạng từ đau buồn sang hân hoan,
phấn khởi và hy vọng.
Đồng hành
Lữ Khách không tên chẳng hề hỏi quý danh hai vị Tông Đồ, cũng chẳng hề tự giới thiệu mình là
ai, mà mặc nhiên thoải mái y như bạn bè cố tri, thân thiết lâu năm. Lữ Khách không tên còn tỏ ra gần
gũi, xởi lởi, cởi mở, lôi cuốn, thuyết phục và gắn bó đồng hành.
“Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và đi với họ. Nhưng mắt
họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau chuyện
gì vậy ?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu“ ( Lc 24, 15 – 17 ).
Trên nẻo đường đời, Đức Giêsu luôn nhập vai một Lữ Khách thân thiết nào đó, đồng hành với
mỗi người trong từng giây phút cuộc đời. Nhưng con mắt Đức Tin vẫn thường bị ngăn cản, không
nhận ra Người, vì cái tôi vị kỷ, kiêu căng, tự phụ, hẹp hòi đố kỵ, tham lam, vô cảm che khuất, dửng
dưng với tha nhân, vì cái bả danh lợi che chắn tầm nhìn.
Làm sao nhận ra Người đang hiện diện qua người khác ? Qua những người thân thương lẫn
xa lạ ? Qua những thân phận đau khổ, tật nguyền, bệnh tật, khó nghèo, bị khinh bỉ, chà đạp, bị đàn
áp, bị tù đày, bị bỏ rơi ?
Lữ Khách không tên đồng hành còn sưởi ấm tâm hồn hai vị Tông Đồ đang giá lạnh buồn sầu, lo
âu và thất vọng, đốt cháy lên ngọn lửa hy vọng sáng ngời, rạng rỡ, nóng bỏng, qua Lời Chúa.“Dọc
đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy
lên sao ?” ( Lc 24, 32 ).
Từ Lời Chúa, Lữ Khách không tên khéo léo dẫn dắt họ vào bàn Tiệc Thánh Thể cao quý, sang
trọng, khiến “mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người”: Đức Giêsu Phục Sinh ! Chính nhờ lời tha thiết
khẩn cầu đã níu chân lữ khách, Đức Giêsu thân mật ở lại. Người vô cùng nhân từ, yêu thương với ai
hằng ao ước hạnh ngộ với Người.
Bây giờ, Người vẫn còn tiếp tục đồng hành, hướng dẫn, chỉ dạy từng Kitô hữu trên nẻo đường
hy vọng qua Lời Chúa khôn ngoan, thánh thiện và qua nhiệm mầu Thánh Thể, suối nguồn Tình Yêu.
4
Chí nhân, chí ái
Vì quá sức nhân từ, độ lượng, khiêm ái, Đức Giêsu đã không hề khiển trách nhị vị Tông Đồ, bỏ
về quê nhà, thiếu niềm tin cậy mến vào Người, chẳng nỡ xúc phạm hay hạch hỏi, nên mới nhập vai Lữ
Khách không tên gợi chuyện làm quen. Người làm bộ ngạc nhiên chẳng biết chuyện chi vừa xảy ra ở
Giêrusalem. Nhân câu trả lời của Tông Đồ Clêophas, Người mới nhẫn nại, ôn tồn giảng dạy: “Đoạn
Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về
Người.” Người lý giải cặn kẽ lịch sử cứu độ của Đức Giêsu, tiệm tiến từng thời kỳ các Ngôn Sứ. Thế rồi,
Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa, xem nhị vị môn đệ có tha thiết, mong muốn Người ở lại chăng.
Hai môn đệ liền thiết tha khẩn khỏa xin Người ngụ lại: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về
chiều, và ngày sắp tàn" ( Lc 24, 29 ).
Không phải Người làm bộ, giả vờ để tỏ ra kênh kiệu cao giá, hay vờ vịt như thói đời gian trá, ma
mãnh, thủ đoạn, mà chính vì người chí nhân, chí ái, chỉ biết yêu thương và tha thứ, chậm bất bình và rất
khoan dung, không muốn o ép, áp lực với bất cứ ai nhìn nhận hay đón tiếp Người. Luôn tôn trọng quyền
tự do cá nhân, quyền quyết định, lẫn tính cảm, tâm tư, nguyện vọng từng người. Người cũng không bao
giờ trách móc lỗi lầm đã qua, chắng nhắc đến sự bội phản, yếu đuối, vấp phạm của các môn đệ, đã bỏ
rơi Thầy chịu nạn oan ức.
Chúng ta thấy ở đây trí nhớ của Chúa Giêsu dường như không còn làm việc nữa ! Ngài quên vô
điều kiện, quên tức khắc tất cả quá khứ không hay không tốt của ta, mỗi khi chúng ta quay trở về. Ngài chỉ
nhớ mỗi người là con Cha Ngài, là em Ngài, nên khi ta quay lại gặp Ngài, thì tức khắc ta lại được mặc áo
vinh hiển sự sống của Thiên Chúa. ( Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận, Tại sao tôi chọn Chúa ? ).
Sự hiện diện âu yếm và phấn khởi của bạn thân, sự hiện hiện dịu hiền và thắm thiết của người mẹ,
sự hiện diện đầy tín nhiệm và tri ân của khách quý. Tất cả tình yêu, tất cả dịu dàng, tất cả vinh dự ấy sánh
với sự hiện diện Chúa bên con, còn xa vời hơn trời xa đất muôn ngàn lần ( Đường Hy Vọng, số 236 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại với chúng con, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn. Xin đốt cháy
lòng mến chúng con bằng Lời Chúa. Xin đổi mới và tái sinh chúng con bằng Thánh Thể Người.
Lạy Mẹ Maria, xưa kia mẹ đồng hành cùng Đức Giêsu suốt 33 năm trần thế, nay xin Mẹ
đồng hành cùng chúng con trong suốt cuộc đời, để chúng con mãi nhận được hồng ân cứu độ
của Chúa. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
"LẠY CHÚA,
XIN Ở LẠI VỚI CHÚNG CON…"
Ít ai biết đến "một làng tên là Emmau, cách
Giêrusalem độ sáu mươi dặm" ( Lc 24, 13 ), nếu
không có một Người Bộ Hành cùng đi với hai Môn
Đệ thì ngôi làng Emmau ấy đã bị lãng quên từ lầu
rồi. Theo hai ông thì đây là khách hành hương duy
nhất "không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong
thành mấy ngày nay" ( Lc 24, 18 ).
Chúng ta không biết tên của một trong hai
môn đệ, chỉ biết một người tên là Clêophas, còn người kia thì không, có thể là mỗi người trong chúng ta,
vào những giờ đen tối nhất của nghi ngờ, buồn thảm, mệt mỏi và chán nản, cuộc sống dường như thất
bại, không thay đổi được quá trình của các sự kiện. Chúng ta không tiến bước, mà lại quay về với thực
tại của quá khứ, trở thành gánh quá nặng, hoặc một mớ rối bòng bong, trốn chạy bằng con đường
Emmau. Hôm nay, Giáo hội mời gọi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong đời sống chúng ta.
Hai môn đệ trên đường Emmau đã gắn bó với Đức Giêsu thành Nagiarét "với hy vọng Người sẽ
cứu Israel" ( Lc 24, 21 ). Rõ ràng, hai ông đã không "nghe" những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của Thầy
dành cho tất cả những ai muốn theo Người: "Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không
thể làm môn đồ của Ta" ( Lc 14, 27 ).
Trong sự hào hứng của mình, họ đã "không ngồi mà trù liệu phí tổn, xem có đủ vốn đến lúc hoàn
thành hay không ?" ( Lc 14 , 28 ). Họ đã đặt nền móng, nhưng khi có thử thách về cuộc Khổ Nạn, họ bỏ
dở: làm thế nào họ có thể tiếp tục mà không có một kế hoạch và không có người đứng đầu, tức là thợ
cả ? Bằng chứng lời Chúa chứng minh rằng họ thiếu cái gì đấy để tiếp tục và đi đến cùng việc xây dựng
Nước Trời ở giữa họ.
5
Vì đã tham gia vào cuộc hành trình buồn bã của họ, giữa bóng đêm của ngày đang qua và bóng
tối đang phủ kín tâm trí họ, Chúa Giêsu Phục Sinh bắt đầu gợi chuyện: "Các ông có truyện gì vừa đi vừa
trao đổi với nhau mà buồn bã vậy ?" ( Lc 24, 17 ). Nghe hỏi thế, họ đã bộc bạch về sự đau khổ, thất
vọng, đắng cay của chính mình sau khi Thầy chết, các môn đệ tản mác mỗi người một ngả, Đức Tin của
họ bị tan vỡ, mọi sự xem ra đã hết, các xác tín sụp đổ, niềm hy vọng tắt ngúm. Chúa nói chuyện với hai
ông và "giải thích" Kinh Thánh. Chúa chủ động trình bày cho họ, "bắt đầu từ Môsê và các tiên tri", mà tất
cả Sách Thánh đều hướng về mầu nhiệm Con Người ( x. Lc 24, 27 ), làm cho tâm hồn họ “bừng cháy”.
Chúa đã đem lại một tia sáng khơi lên niềm hy vọng, đưa họ ra khỏi bóng tối của phiền muộn và thất
vọng, đánh thức nơi họ lòng khao khát muốn được ở gần Người, khiến họ nài ép: "Mời ông ở lại với
chúng tôi", với lý do "vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29 ).
"Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn" ( Lc 24, 29 ). Đây là lời mời xin
tha thiết của hai ông vào ngày thứ nhất trong tuần, lúc mà tâm hồn đang trĩu nặng vì buồn nản, đang
trên đường trở về quê. Họ không bao giờ nghĩ rằng người khách lạ ấy lại chính là Thầy mình mới sống
lại. Hai ông đã nhận ra Người tại bàn ăn chỉ với một hành vi "bẻ bánh" đơn giản ( Lc 24, 35 ). Khi trí
khôn được chiếu sáng, con tim được đốt nóng, những dấu chỉ bắt đầu gợi lên lòng sốt mến và thôi thúc
họ "trỗi dậy trở về Giêrusalem" ( Lc 24, 33 ) để thuật lại tất cả những gì họ đã thấy và đã nghe cho
"mười một Tông Đồ và các bạn khác đang tụ họp" ( Lc 24, 33 ).
Hình ảnh hai môn đệ trên đường Emmau có thể hình ảnh của mỗi gia đình chúng ta trong năm
Phúc Âm Hóa Gia Đình này. Giữa biết bao vấn đề và khó khăn, ngay cả những thất vọng nặng nề,
Người Bộ Hành Thần Linh vẫn tiếp tục đồng hành bên cạnh chúng ta, mở ra cho chúng ta những trang
Kinh Thánh và hướng dẫn chúng ta hiểu sâu hơn những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta hãy van
nài: "Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con..."
Chúa luôn ở với chúng ta, hãy năng đến gặp
Người nơi Bí Tích Thánh Thể và lắng nghe Lời Chúa.
Chính Ðấng Cứu Thế đã bảo đảm cho chúng ta về sự
hiện diện hữu hình của Người ở giữa chúng ta, ngang
qua Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể. Lời Chúa giúp
tâm hồn các ông nóng lại, mở trí cho các ông hiểu
Kinh Thánh. Cử chỉ bẻ bánh giúp các môn đệ nhận ra
Chúa Giêsu ( x. Lc 24, 35 ).
Chúng ta cũng vậy, bàn tiệc Lời Chúa và bàn
tiệc Thánh Thể luôn dọn sẵn cho chúng ta, chúng ta
nghe Chúa nói, gặp gỡ và đón rước Chúa trong khi cử
hành Thánh Lễ và rước lễ. Hai môn đệ nhận ra Ðức
Giêsu khi người bẻ bánh, liền về Giêrusalem kể lại
kinh nghiệm ngoại thường mà họ đã sống: đó là cuộc gặp gỡ với Ðấng Phục Sinh.
Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta: "Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan
truyền sự chết của Chúa cho tới khi Người đến" ( 1 Cr 11, 26 ). Như thế, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu
trở thành những chứng nhân, sẵn sàng loan báo cái chết và sự phục sinh của Ðức Kitô với lòng hăng
say và niềm vui vì được gặp gỡ Chúa. Niềm vui ấy phải lây sang người khác làm cho Giáo Hội tăng
trưởng. Giáo Hội lớn mạnh nhờ những chứng tá nảy sinh từ niềm vui được đón nhận và được biến
thành lời loan báo. Ðó là một niềm vui tông đồ, lan tỏa.
Cùng với Mẹ Maria trong Tháng Hoa này, chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria như gương mẫu để
bắt chước. Xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể và nghe Lời Chúa, nhất là hăng
say loan báo Tin Mừng Chúa sống lại để mọi người tin mà được cứu độ. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA VÀ LÒNG TÔN KÍNH ĐỨC MẸ
TRONG THÁNG NĂM
Có lẽ, không một ai trên Đất Việt là người Công Giáo mà lại không biết đến tháng Năm là Tháng Hoa
dâng kính Mẹ. Thật vậy, sinh hoạt tôn giáo tại các Giáo Xứ từ Bắc –Trung – Nam, cứ mỗi dịp tháng Năm
về, ấy là lúc muôn con tim dạo rực hướng về Mẹ Maria như một ngọn hải đăng để tỏ lòng tôn kính, mến yêu.
6
CÙNG TÌM HIỂU
Trong số vô vàn cách tỏ bày lòng tôn kính đối với Đức Mẹ nơi con dân Nước Việt, thì lòng đạo
đức bình dân như: dâng hoa kính mẹ; rước kiệu Mẹ; lần chuỗi Mai Khôi; rồi những bài Thánh Ca hết
sức dễ thương được cất lên để tôn vinh Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc.
Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào tháng Hoa. Tháng Hoa đối với Giáo Hội Công
Giáo mang một ý nghĩa đặc biệt vì nó được dành riêng để tôn vinh Mẹ Chúa Trời.
Trước tiên, xin được khởi đi từ lịch sử của tháng Hoa, để
thấy được diễn tiến của Giáo Hội trong việc sùng kính này.
1. Gốc tích Tháng Hoa
Mới đây, dịp phong Thánh cho hai vị Chân Phước Giáo
Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 vừa qua tại Rôma, qua màn
hình trực tiếp, chúng ta đều thấy thời tiết không còn lạnh lắm qua
cách ăn mặc của người dân khắp nơi đổ về. Thời tiết lúc này bên
Rôma cũng giống như khí tiết của Việt Nam tại các vùng Bắc Bộ.
Khí hậu lúc này không còn rét đậm rét hại, cái rét mà nhiều người
diễn tả: “rét cắt da cắt thịt”. Vì thế, cây cối trơ trụi và không phát
triển là bao.
Từ những nét đặc trưng của khí hậu như thế, nên ngay từ
những thế kỷ đầu, tại Rôma, thời điểm này, người ta tôn kính sự
thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên, bằng những cuộc
rước linh đình để tôn kính Hoa là nữ thần của mùa Xuân.
Người Công Giáo thời điểm đó đã tôn giáo hóa ý nghĩa này
và thánh hóa tập tục đó bằng cách rước kiệu hoa và cầu nguyện
cho mùa màng tốt tươi...
Ở nhiều nơi, người ta rước những cành lá có nụ, có hoa ở
đầu cành, gọi là “Rước xanh”. Những cành hoa, lá, được đưa về
Nhà Thờ trang trí và nhất là nơi ngai tòa Mẹ Maria.
Đối với các nghệ nhân, thì họ đua nhau điêu khắc hay vẽ những bông hoa thật đẹp để tôn lên vẻ
đẹp kiều mỹ của Mẹ trên các bức tranh hay trên vách tường...
Còn các nghệ sĩ thì sáng tác những bài hát mang đượm lòng tôn kính. Các bài giảng về Mẹ cũng
được soạn ra để cùng nhau sử dụng hầu bày tỏ lòng tôn kính.
Đến thế kỷ 14, Linh Mục Henri Suzo Dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã khởi xướng việc
trang hoàng hoa muôn sắc chung quanh tượng Mẹ.
Còn Thánh Philiphê Nêri, vào ngày 1 tháng 5, đã quy tụ các trẻ em lại quanh bàn thờ Mẹ, và
hướng dẫn các em dâng lên Mẹ những bông hoa tươi sắc. Ngài cũng dâng lên Mẹ những đóa hoa lòng
còn trong trắng đơn sơ để Mẹ dìu dắt các em.
Sang thế kỷ thứ 17, việc dâng hoa kính Mẹ được cử hành trong toàn dòng các nữ tu kín Clara.
Mỗi chiều đều vang lên những bài hát kính Đức Mẹ. Từ đó, dần dần được lan rộng ra bên ngoài nơi các
xứ đạo lân cận.
Đầu thế kỷ 19, việc tôn kính Mẹ được lan rộng nhiều nơi. Các nhà giảng thuyết đã có những bài
giảng suất sắc về Mẹ. Linh Mục Chardon là người có công nhiều nhất trong việc phổ biến lòng đạo đức
này. Thời điểm trên, lòng tôn kính Mẹ được cử hành rầm rộ nhất là tại nước Pháp và một số nước lân
cận.
Các Đức Thánh Cha được coi là gắn bó đặc biệt với Đức Mẹ, đó là: Đức Thánh Cha Piô VII, đã
cổ võ việc sùng kính Mẹ vào tháng Năm. Đức Piô IX đã ban ơn toàn xá cho những ai tham dự việc đạo
đức này. Và, đến thời Đức Piô XII, trong Thông điệp “Đấng Trung gian Thiên Chúa”, đã thêm vào và có
tính khuyến khích cao: “Việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi
thức Phụng Vụ, được Giáo Hội công nhận và cổ võ”.
Đầu thế kỷ 20, Tông Huấn về việc tôn kính Đức Mẹ được Đức Phaolô VI ban hành, trong đó có
đoạn viết: “Tháng Năm là tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó
là dịp để bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công Giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ
Nữ Vương Thiên Đàng. Trong tháng này, các kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia,
dâng lên Mẹ từ những tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc
biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai toà rất
dồi dào của Đức Mẹ” ( Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ, số 1 ).
7
Tháng 10 năm 2002, chuẩn bị mừng 25 năm Giáo Hoàng của đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II,
ngài gửi đến mọi thành phần dân Chúa bức Tông Thư “Kinh Rất Thánh Mai Khôi” về Kinh Mai Khôi,
lặp lại xác tín và lòng yêu mến Đức Mẹ. Và dịp Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2003, ngài chỉ muốn nhắc
lại xác tín này là “Hãy cùng với Đức Maria mà chiêm ngắm, bước theo và sinh Chúa Giêsu cho những
người đồng thời với mình”.
Ngài cũng đã viết hai văn kiện lớn về Đức Mẹ:
- Thông điệp “Mẹ Đấng Cứu Độ”, công bố ngày 25.3.1987, để chuẩn bị Năm thánh Mẫu, bắt đầu
từ lễ Hiện Xuống năm 1987 và bế mạc ngày lễ Mông Triệu năm 1988.
- Tông thư “Kinh Rất Thánh Mai Khôi”, công bố ngày 16.3.2002.
Chính ngài đã thêm vào Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng và công bố Năm Mai Khôi ( từ tháng 10.2002
đến tháng 10.2003 ).
Như thế, việc tôn sùng Đức Mẹ không tách rời mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, mà Mẹ được
ví như máng chuyển ơn của Người xuống cho nhân loại.
Lược qua một chút về lịch sử tháng Hoa, cũng như những hướng dẫn về lòng tôn sùng Đức Mẹ,
chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu thêm về ý nghĩa của tháng này.
2. Ý nghĩa của tháng Hoa
Mẹ Maria cũng được ví như Người Nữ tuyệt vời, đẹp nhất trong muôn ngàn phụ nữ, Mẹ đẹp tâm
hồn, Mẹ đẹp thân xác. Vì thế, nơi hoa tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, tượng trung cho các nhân đức nơi
Mẹ. Đồng thời, những sắc màu của hoa tượng trưng cho Mẹ là Mẹ muôn loài khi đón nhận vai trò làm
Mẹ Thiên Chúa.
Đức Mẹ còn được ví như Hòm Bia của Thiên Chúa, mà hoa lại là vật được dùng để trang trí cho
Hòm Bia Giao Ước thời Cựu Ước. Như thế, Đức Mẹ luôn ở bên Thiên Chúa. Và hoa lại ở bên Mẹ...!
Hẳn chúng ta còn nhớ, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã truyền lệnh cho Môsê làm những nụ và
cánh hoa để trang trí nơi cây đèn 7 ngọn đặt trước Hòm Bia Giao Ước. Hay như Salomon, ông đã ra lệnh
cho nghệ nhân điêu khắc những cánh hoa bên trong và bên ngoài để trang trí nơi Cực Thánh trong đền thờ.
Bắt nguồn từ đó, hoa trong phụng vụ hay truyền thống của người Công Giáo luôn được coi trọng.
Nó được dùng để trang hoàng cung thánh, bàn thờ hay để tỏ lòng tôn kính với các vị thánh, đặc biệt là
Đức Mẹ. Tức là hoa được dùng vào vị trí trang trọng trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội.
Mẹ Maria được ví như bông hoa thơm ngát trước tòa Chúa, nhưng trước đó Mẹ cũng là những con
người rất đỗi bình thường như bao người phụ nữ
khác. Tuy nhiên, được Thiên Chúa tuyển chọn, và
qua tiếng “Xin Vâng” nên Mẹ đã trở nên tuyệt mỹ
hơn muôn ngàn phụ nữ. Mẹ đã trở nên đóa hoa
thơm ngát trước Ngai Thiên Chúa. Mẹ đã trở nên
đóa hoa độc nhất vô nhị của thế giới loài người.
Tại sao lại như thế, thưa chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên
Chúa và như một sự tất yếu, Mẹ là Mẹ loài người.
Nhờ ơn Chúa, Mẹ đã trở nên đóa hoa kiệt
tác như: ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh
trọn đời, Mẹ Thiên Chúa, Hồn xác lên trời và Mẹ
như “hoa hường mầu nhiệm vậy”.
3. Ý nghĩa của việc dâng Hoa kính Mẹ
Tại sao lại dâng hoa mà không dâng
những thứ khác ? Thưa, rất đơn giản, vì hoa là thứ đẹp nhất trong mọi loài Chúa dựng nên, chẳng thế
mà Đức Giêsu đã ví sự lộng lẫy, tươi đẹp của hoa còn hơn cả vua Salomon: “Chúng con hãy xem hoa
huệ ngoài đồng. Chúng không canh cửa, không xe dệt, thế mà Thầy bảo cho chúng con biết, ngay cả
Vua Salômôn dù vinh hoa tột bậc, cũng không thể mặc đẹp bằng một bông hoa ấy”.
Các Nhà Thờ thường hay tổ chức dâng hoa kính Mẹ, lúc này, mỗi màu hoa lại tượng trung cho
một nỗi lòng của con cái muốn dâng lên Mẹ, hay ca ngợi một nhân đức nào đó của Mẹ. Như vậy, Hoa
biểu trưng cho lòng Mẹ và cũng là biểu trưng của lòng con người:
Hoa huệ trắng biểu trưng sự trong sạch khiết trinh nơi Mẹ;
Hoa hồng diễn tả lòng mến nồng nàn mà Mẹ dành cho Chúa;
Hoa lan toát lên sự trung thành, mạnh mẽ và can đảm nơi Mẹ;
Hoa sen tượng trưng phó thác, đại lượng và cung kính nơi Mẹ;
Hoa có màu tím tượng trung cho sự khiêm tốn ...
8
Người Việt Nam chúng ta khi biết ơn ai, hoặc kính trọng ai, thường hay biểu cảm qua bó hoa hay
bông hoa. Cũng vậy khi đón nhận được ơn lành từ Trên ban, người ta cũng dâng tạ bằng những bông
hoa. Với người Công Giáo, những biến cố quan trọng trong đời sống Đức Tin như: khi Rửa tôi; Thêm
Sức; lãnh nhận Hôn Phối; hay Truyền Chức Thánh, người ta cũng tặng hoa cho những người được
mừng, và ngay cả khi chết, người ta cũng biểu đạt bằng hoa trên quan tài, bên di ảnh hay nơi mộ phần.
Hay khi gặp rủi ro, tai nạn, bệnh tật, khi hết bệnh, người ta cũng dâng hoa để tỏ làng biết ơn với Thiên
Chúa, Đức Mẹ và các thánh...
Riêng với Đức Mẹ, người dân Việt Nam có lòng sùng kính đặc biệt. Từ khắp nơi, mọi thành phần,
lứa tuổi, đều hân hoan, nô nức dâng kính Mẹ những đóa hoa tươi thắm mối dịp tháng Năm về.
Tuy nhiên, hoa được dùng để qua đó, diễn tả hoa thiêng cõi lòng của con người. Hoa sẽ tàn
phai, héo úa, lòng người cũng sẽ tàn phai và ủ rũ nếu không đón nhận được sứ điệp từ những việc
đạo đức này. Vì thế, điều quan trọng chính là tấm lòng chân thành, đơn sơ, yêu mến, phó thác, cậy
trông của mỗi chúng ta dành nơi Mẹ. Như thế, nhờ những cách hoa lòng, chúng ta sẽ được nâng tâm
hồn lên với Mẹ để Mẹ đón nhận và bầu chữa cho chúng ta. Thật vậy, không một ai có lòng tôn kính
Mẹ mà mất ơn cứu rỗi bao giờ.
4. Lòng sùng kính Đức Mẹ đem lại hy vọng được Sự Sống đời đời
Công Đồng Vatican II đã khẳng định: "Trong nhiệm cục ân
sủng, kể từ khi Mẹ tin tưởng ưng thuận trong ngày truyền tin, sự
ưng thuận mà Mẹ đã kiên quyết giữ trọn cho đến bên Thập Giá.
Đức Maria tiếp tục thiên chức làm Mẹ cho tới lúc vĩnh viễn hoàn
tất việc cứu độ mọi người được tuyển chọn. Thực vậy, sau khi về
trời, vai trò của ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng
ngài vẫn tiếp tục liên lỉ chuyển cầu để đem lại cho chúng ta
những ân huệ giúp chúng ta được cứu độ đời đời... Vì thế, trong
Hội Thánh, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng
Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian" ( LG 62 ).
Vì Mẹ là Mẹ của Đầu thân thể mầu nhiệm Hội Thánh là
chính Đức Giêsu và là “mẹ của nhân loại” ( x. LG 54 ), và, Đấng
Cứu Thế đã mang lấy đau khổ của mọi người thì Mẹ Maria, Đấng
đồng công cứu chuộc, đã chia sẻ hơn ai hết các hậu quả tai ác của
tội lỗi nhân loại khi đảm nhận sứ mệnh làm Mẹ Đấng Cứu Thế:
“Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ
hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra” ( Lc 2, 35 ).
Tuy nhiên, vai trò Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và
Đấng Trung Gian của Đức Mẹ phải gắn liền với Đức Giêsu Đấng
là khơi nguyên và cùng đích của mọi điều thiện hảo.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cung minh định: “Trinh nữ Maria được công nhận và tôn kính
là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu chuộc... Mẹ cũng thật sự là ‘Mẹ các chi thể Chúa
Kitô’... vì Mẹ đã cộng tác bằng đức ái của mình vào việc sinh ra các tín hữu trong Hội Thánh, là những
chi thể của Đức Kitô là Đầu. Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, là Mẹ của Hội Thánh” (x. Sách Giáo Lý Hội
Thánh Công Giáo, số 963 ).
Việc sùng kính Đức Maria còn bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi vì: nhờ Người, với Người và trong
Người, mọi vinh quang, danh dự đều quy về Cha trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Vì vậy,
những biểu hiện tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria cần phải dẫn đến việc tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, phải
nhằm vào sự kết hợp trực tiếp với Đức Giêsu, thiếu yếu tố này, mọi việc kể như vô hiệu.
Qua những gì đã chia sẻ ở trên dựa trên Giáo Huấn của Giáo Hội, chúng ta có quyền tin tưởng
sẽ được cứu độ khi tôn sùng Đức Mẹ cách chính đáng và hợp với ý định và trong chương trình của
Thiên Chúa.
Về điểm này, Thánh An Phong, DCCT, quả quyết: "Hết mọi ơn thánh ở trong Chúa Giêsu như
nguồn mạch: nhưng do ý định mầu nhiệm và thương xót của Chúa, không một ơn nào ban xuống cho loài
người mà không có Mẹ cầu xin cho. Hơn nữa, Mẹ Maria là Mẹ đầy tình thương, Mẹ chỉ có một sứ mạng,
một chức vụ là thương xót: đến nỗi những tội nhân khốn nạn nhất, tuyệt vọng nhất là những người đầu
tiên được Mẹ cứu, Mẹ dấu yêu, miễn là họ đừng bỏ mất thiện chí cải tạo mà tin tưởng chạy đến với Mẹ".
Ngài còn kêu gọi tội nhân bằng lời tha thiết này: "Bạn hãy yêu mến Mẹ Maria! Hãy cầu xin Mẹ, thì bạn sẽ
được cứu rỗi"; "Chúng ta được rỗi là do Mẹ cầu bầu”; "Tôi tớ Mẹ không ai có thể hư mất đời đời”.
5. Những việc làm cụ thể tỏ lòng tôn sùng Đức Mẹ theo truyền thống Việt Nam
9
Bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người dân Việt Nam ngay từ lâu, đã có hình ảnh
tốt đối với Đức Mẹ qua hình ảnh người mẹ trong đời thường. Chắc chắn đã có lần anh chị em nghe lời
giới thiệu ngọt ngào, truyền cảm, đầy xúc động của ca sĩ Thanh Lan trong băng nhạc chủ đề Quê
Hương và Lòng Mẹ như sau: "Mẹ là dòng suối ngọt ngào", "Mẹ là bóng mát dịu dàng", "Mẹ là nguồn
thương yêu bất tận", "May mắn thay là những người còn mẹ", "Mất mát thay là những người thiếu Mẹ",
"Mỗi người chúng ta hãy dành một Bông Hồng cài áo Mẹ"… "Tất cả chúng ta đều trở nên bé nhỏ dưới
ánh mắt, trong vòng tay và trong tình thương yêu bao la như biển cả của Mẹ"… "Mẹ đã che chở cho
chúng ta trong những vinh nhục của cuộc sống, qua những sóng gió của cuộc đời".
Như vậy, lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta mang
đậm nét kính trọng và mến yêu vì mang nặng tình mẫu tử.
Qua hình ảnh người mẹ trần gian, thôi thúc chúng ta hướng
về Mẹ trên Trời. Thật vậy, trong cuộc sống, những lúc gặp
khó khăn hay hoạn nạn, nhiều người đã thuộc nằm lòng
những ca vãn ngợi khen, và cầu xin tha thiết như: “Lạy Mẹ là
ngôi sao sáng, soi lối cho con lúc vượt biển…"; “Mẹ ơi, đoái
thương xem nước Việt Nam…”; “Lạy Mẹ, xin yên ủi chúng
con luôn luôn…”, v.v… rồi những kinh Kính Mừng, tràng
chuỗi Mai Khôi được đọc lên râm ran trong các thánh
đường, nơi các gia đình, và trong mọi biến cố vui buồn,
thành công hay thất bại... Các cuộc rước linh đình, nhiều đền
đài được mọc lên, nhiều Nhà Thờ được mang tước hiệu của
Mẹ. Những thói quen đó đã đem lại cho Giáo Hội Việt Nam
một tinh thần sốt sắng, giàu Đức Tin, lòng mến và trung kiên
giữ đạo dù trải qua trăm nghìn thử thách gian truân.
Tuy nhiên, việc sùng kính đó nhiều lúc đã làm cho không ít người xa lạ với Đức Tin, tức là họ đã
nhìn nhận Đức Mẹ như là Đấng Trung Gian tuyệt đối, mà quên mất rằng: “Mọi ảnh hưởng có sức cứu
độ của Đức Trinh Nữ trên nhân loại, đều bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô" ( x. LG 60 ).
"Thực vậy, không bao giờ có thể đặt một thụ tạo nào ngang hàng với Ngôi Lời Nhập Thể và Cứu Chuộc”
( Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 970 ).
Thiết nghĩ, nhân dịp này, mỗi chúng ta hãy nhìn lại việc sùng kính của mình dành cho Đức Mẹ, và
nếu đang đi quá xa về cách thức biểu lộ niềm tin và cách tôn sùng Mẹ không đúng với Giáo Huấn của
Giáo Hội, thì hãy chỉnh lại sao cho phù hợp, để lòng tôn sùng Đức Mẹ không mất đi hay xa lạ với Đức
Tin Công Giáo mà lại làm cho Đức Tin được thêm khởi sắc và đúng như ý Chúa, ý Mẹ và Giáo Huấn
của Giáo Hội mong muốn.
Vì thế, Công Đồng đã nhắc nhở: “Lòng tôn sùng chân chính không hệ tại ở những tình cảm
chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại ở sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một Đức Tin chân
thật. Đức Tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta
lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” ( LG 67 ).
Mong sao, những việc tôn sùng Đức Mẹ của chúng ta sẽ dẫn đến việc noi gương Mẹ để sống
cho đẹp lòng Thiên Chúa như Mẹ đã sống, để sau cuộc đời này, chúng ta được cùng Mẹ ca ngợi Thiên
Chúa không ngừng trên Thiên Quốc.
Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con người Mẹ
tuyệt với là Đức Maria. Xin cho mỗi chúng con biết yêu mến Chúa như Mẹ, biết noi gương các
nhân đức của Mẹ, để sau cuộc đời nay, chúng con cũng được vào Thiên Quốc dự tiệc vui bên Mẹ.
Lạy Mẹ Maria, xin đón nhận muôn vàn ý nguyện của chúng con dâng lên Mẹ qua những
đóa hoa muôn sắc màu, ước gì chúng con được đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời
chuyển cầu của Mẹ. Amen.
Tu Sĩ Jos. Vinc NGỌC BIỂN
VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU
Cho đến nay thiên hạ vẫn còn tranh cãi về ý nghĩa cũng như nguyên nhân cái chết của Chúa
Giêsu, có người cho rằng đó là một bí ẩn “Thứ Sáu Tuần Thánh", ngày Đại Tang của các Kitô Hữu
chúng ta cùng nhau xem lại hồ sơ vụ án của gần hai ngàn năm trước xem có điều gì khuất tất mà Chúa
10
CÙNG NHẬN ĐỊNH
Giêsu đã phải bị chết oan tức tưởi như vậy. Trong cuốn “Killing Jesus The unknown Conspiracy Behind
the Worlds Most Famous Execution” ( Giết Chúa Giêsu: Âm mưu phía sau vụ hành hình nổi tiếng nhất
thế gian ), tác giả Stephen Mansfield viết: "Tôi đã nghiên cứu cuộc đóng đinh Chúa Giêsu trong 30 năm.
Khi tôi còn là một sinh viên chưa tốt nghiệp, một thần học gia của Tòa Thánh đã nói với lớp thần học
của chúng tôi rằng chúng ta không biết gì về cuộc đóng đinh Chúa Giêsu” ( Nguồn: Lamhong.org
16.4.2014, Bí ẩn về cái chết của Chúa Giêsu ).
Sau nhiều năm nghiên cứu người ta đã khám phá ra những bí ẩn được gọi là không bình
thường, đại khái như Chúa Giêsu bị giết vì đã cản trở các quan chức hối lộ, vì đã đe dọa chiếc ghế
quyền lực, vì luôn đòi đối chất với các thế lực v.v… Tóm lại, tất cả chung quy là vì lý do đối kháng “Kinh
Thánh mạc khải sự thật những sự kiện xảy ra trên thế gian như một tấn bi kịch rắc rối vô liêm sỉ và trần
tục. Chúa Giêsu không chủ ý làm chính trị nhưng mọi sự vẫn phải xảy ra trong xã hội với những con
người làm chính trị tham quyền và cố vị” ( Nguồn: Lamhong.org đã dẫn ).
Thật sự thì đâu có gì là bí ẩn khi đưa ra những
lý do nói là không bình thường ấy. Đó chẳng qua chỉ là
những suy diễn hoàn toàn không có cơ sở về cả lý do
cũng như tòa án đã kết án Chúa Giêsu.
Trước hết Chúa Giêsu có bị kết án bởi những
người làm chính trị, tham quyền cố vị hiểu như là
những kẻ cầm quyền hay không ? Hoàn toàn không
phải, bởi nên nhớ người cai trị khi ấy là quan tổng trấn
Philatô. Người này chẳng những không kết án mà còn
không muốn can dự gì trong việc kết án ấy: “Ta vô tội
về máu của người công chính này. Các ngươi hãy chịu
lấy” ( Mt 27, 25 ).
Philatô là người đại diện cho quyền bính của
Đế Quốc Rôma khi ấy, một khi tuyên bố mình vô tội
trong việc kết án thì không có lý do gì để nói ông ta e
sợ Chúa Giêsu sẽ tranh giành địa vị cũng như thế lực
của mình.
Mặt khác, sự e sợ tranh giành ảnh hưởng ấy
cũng không hề có đối với thầy thượng phẩm Caipha cũng như các trưởng lão của dân Do Thái. Họ hoàn
toàn không có gì để e sợ một điều như vậy bởi vì chức tư tế trong đền thờ là do tập truyền, không ai
bằng cách này cách khác có thể tự lập.
Với Philatô thì không có gì để nói, bởi vì ông ta không kết án Chúa Giêsu. Vậy với thượng phẩm
Caipha và các trưởng lão thì sao, họ kết án chúa Giêsu về tội gì ? Sau nhiều chứng cớ được nêu để
buộc tội nhưng không đủ thuyết phục, kể cả tội đe dọa phá đền thờ:
“Thầy tế lễ thượng phẩm bèn đứng dậy mà nói với Ngài rằng: Ngươi không trả lời gì sao ? Điều
những người này làm chứng cáo ngươi đó là gì ?" Nhưng Chúa Giêsu làm thinh. Thầy tế lễ thượng
phẩm lại nói với Ngài rằng: "Ta chỉ Đức Chúa Trời Hằng Sống buộc ngươi thề mà nói cho chúng ta,
ngươi có phải là Đấng Kitô Con Đức Chúa Trời chăng ?" Chúa Giêsu đáp: Phải như ngươi đã nói,
nhưng Ta lại nói cùng các ngươi: rồi đây các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu quyền năng, ngự
trên mây trời mà đến". Thầy tế lễ thượng phẩm bèn xé áo mình mà rằng: "Nó đã lộng ngôn, chúng ta
còn cần chứng cớ gì nữa. Kìa các ngươi vừa nghe lời lộng ngôn đó, các ngươi nghĩ thế nào ?" Chúng
bèn đáp rằng: "Nó đáng tội chết". Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, thoi Ngài, lại có kẻ vả Ngài mà nói: "Kitô ơi,
hãy nói tiên tri cho ta. Ai đánh ngươi đó ?" ( Mt 26, 57 – 68 ).
Như vậy rõ ràng cái tội mà Chúa Giêsu bị kết án là tội lộng ngôn phạm thượng chứ còn là gì nữa
? Chúa vì cái tội gọi là lộng ngôn ấy mà ngay sau đó đã bị người ta thẳng cánh thoi đạp, nhổ vào mặt và
buông lời chế giễu. Đối với người Do Thái nói riêng và loại người cuồng tín nói chung, ở bất cứ thời nào
nơi nào cũng vậy, việc xúc phạm đến niềm tin tôn giáo là không thể tha thứ. Chính vì vậy ta thấy cái
đám quần chúng trước dinh Philatô cứ khản cổ gào thét tha Baraba và giết Giêsu. Philatô lập lại câu hỏi:
"Trong hai người này, các ngươi muốn ta tha cho ai ?" Chúng đồng thanh đáp: "Tha Baraba !" Tổng trấn
Philatô hỏi tiếp: "Thế còn Giêsu cũng gọi là Kitô ta sẽ làm gì đây ?" Chúng càng la lớn: "Đóng đinh nó
vào thập giá !" Tổng trấn hỏi lại: "Người này đã làm điều gì ác ?" Nhưng chúng lại càng kêu ầm ĩ lên
rằng: "Đóng đinh nó vào thập giá” ( Mt 27, 21 – 23 ).
Quần chúng nhất quyết phải giết Chúa Giêsu mà tha cho Baraba, một tên cướp của giết người.
Philatô không sao hiểu được điều này nhưng người Do Thái thì biết rõ việc mình làm cũng như hậu quả
của nó: “Máu nó đổ lại trên chúng tôi và con cái chúng tôi” ( Mt 27, 25 ).
11
Tại sao Chúa Giêsu, một người đã cứu chữa biết bao người, kẻ liệt được đi, kẻ mù được sáng,
kẻ chết sống lại v.v… ấy vậy vẫn cứ bị người ta căm ghét tìm cách giết hại như thế ? Chính Chúa Giêsu
cũng đã có lần đặt ra câu hỏi này: “Người Do Thái lại lấy đá để ném Ngài. Chúa Giêsu hỏi: "Ta do Cha
mà tỏ nhiều việc lành cho các ngươi, vậy vì việc nào trong đó mà các ngươi lại ném đá Ta ?" Người Do
Thái đáp: "Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi đâu nhưng vì lộng ngôn, và vì
ngươi vốn là người lại tự tôn là Đức Chúa Trời” ( Ga 10, 31 – 33 ).
Người Do Thái cũng công nhận Chúa Giêsu đã làm nhiều việc lành cho họ, nào cứu chữa kẻ tật
nguyền, cho kẻ câm nói được, kẻ mù được sáng, kẻ liệt đi được v.v… Thế nhưng rồi họ vẫn cứ tìm
cách giết Ngài chỉ vì cái tội gọi là lộng ngôn ấy. Tại sao thế ? Đây là câu hỏi không dễ để trả lời. Thật
vậy, chính bởi không xác định đúng được nguyên nhân cái chết của Chúa Giêsu nên người ta mới cho
rằng Chúa Giêsu đã phải bị chết một cách oan ức tức tưởi !
Cho rằng Chúa Giêsu bị giết cách oan ức tức tưởi như vậy thì cũng chẳng khác nào nói Chúa
thật tình không muốn chết nhưng lại phải chết !?! Đang khi đó đây là cái chết hoàn toàn tự nguyện để
vâng theo Thánh Ý Chúa Cha.
Trước cái chết không ai lại không hãi sợ. Hơn nữa, cái chết của Chúa Giêsu đã được Ngài biết
trước là nó rất ư ghê rợn. Theo bản tính tự nhiên, Chúa Giêsu cũng sợ nhưng Ngài nhận thức ngay
được sứ mạng của mình khi đến với thế gian: “Lạy Cha, nếu có thể được xin cất chén này cho con,
nhưng đừng theo ý con mà theo Ý Cha” ( Mt 26, 39 ).
Chúa cũng sợ cái chết kinh hoàng đang đến gần kề, thế nhưng chính vì có nỗi sợ ấy mà cái
chết của Chúa trở nên giá trị vô song. Tại sao ? Bởi vì cái chết ấy là để trọn vẹn vâng theo Thánh Ý
Thiên Chúa.
Trong số con cái loài người, không phải là không có những cái chết tự nguyện. Có những người
không quản ngại gian lao tù đầy và cả cái chết để đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc mình. Lại
có những người dám chịu đựng bệnh tật, và nếu cần phải chết cũng sẵn sàng dùng chính thân xác mình
làm vật thí nghiệm cho một công trình y khoa nào đó v.v… Những cái chết tự nguyện như thế dưới con
mắt người đời rất đáng ca ngợi nể phục, nhưng đối với Thiên Chúa, hay nói cách khác, dưới cái nhìn
của tâm linh, nó lại chẳng ích lợi gì !
Lý do sâu xa là vì chẳng những nó không đem lại ích lợi gì cho bản thân, cho xã hội mà chỉ khiến
cho vô minh ngày càng dày đặc. Hy sinh đấu tranh giành độc lập cho dân tộc ư, rút cục để được cái gì ?
Có phải dân tộc đất nước thoát ách nô lệ ngoại bang để rồi lại phải choàng vào cổ một ách nô lệ khác
còn nặng nề và tàn bạo hơn bởi chính những người cùng màu da nòi giống với mình ? Có phải chữa
được một số dịch bệnh này để rồi lại phát sinh những dịch bệnh khác ngày càng bất trị ?
Nhận ra như vậy để cho thấy tất cả những
thiện chí hoặc hy sinh dù là tự nguyện đấy nhưng
sẽ chỉ là vô ích nếu không vâng theo Thánh Ý
Thiên Chúa. Vâng theo Thánh Ý đó là cốt lõi của
việc sống đạo.
Chúa Giêsu vì đã vâng theo Thánh Ý đến
cùng nên đã trở nên căn nguyên Ơn Cứu Độ: “Dẫu
Ngài là Con nhưng đã học tập vâng phục bởi những
nỗi khổ mà Ngài phải chịu và khi Ngài đã được trọn
vẹn rồi thì trở nên căn nguyên của sự cứu rỗi đời
đời cho mọi kẻ vâng phục Ngài” ( Dt 5, 8 – 9 ).
Chúa trở nên căn nguyên Ơn Cứu Độ bằng
cái chết của mình, điều ấy có nghĩa chính là do nơi
cái chết ấy mà có Giáo Hội, tức có các Bí Tích.
Thử hỏi nếu Chúa không cam lòng chịu
chết thì làm sao có được hoa trái tức phần rỗi các
linh hồn ? Dẫu vậy, cái chết của Chúa có thể hóa nên vô ích nếu mỗi người chúng ta không thực thi
những lời truyền dạy của Ngài. Bỏ ra thời gian tới ba mươi năm nghiên cứu cái chết của Chúa
Giêsu để rồi có được gì đâu ngoài một mớ văn tự vô nghĩa ? Văn tự làm cho chết, chỉ Thần Khí mới
làm cho sống ( 2 Cr 3, 6 ).
Thần Khí làm cho sống ấy, con người không thể tìm kiếm thấy ở đâu ngoài Bí Tích Thánh Thể:
“Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn bánh ấy sẽ sống đời đời. Còn bánh mà Ta ban cho vì sự
sống của thế gian ấy là thịt Ta” ( Ga 6, 51 ).
12
Chúa chết ví như hạt lúa mì gieo vào lòng đất để sản sinh hoa trái, những ai đón nhận Chúa Giêsu
Thánh Thể vào trong cung lòng mình với tất cả tin yêu thì ắt sẽ được lời Chúa hứa ban Sự Sống đời đời.
PHÙNG VĂN HÓA
BÀI HỌC TỪ CÁC PHỤ NỮ VÔ DANH
Có vài phụ nữ vô danh trong Phúc Âm, và vài phụ nữ xuất hiện vài lần như Maria ( Mẹ của Chúa
Giêsu ), Êlidabét ( chị họ của Đức Maria, mẹ của Thánh Gioan Tẩy Giả ), Mácta ( bạn của Chúa Giêsu ),
Maria ( em gái của cô Mácta, Maria Mađalêna, cũng được nhắc tới vài lần.
Các phụ nữ này đã được nhắc tới nhiều, nhưng chúng ta thường bỏ quên tầm quan trọng của
các chị em phụ nữ trong Kinh Thánh. Mặc dù họ xuất hiện trong chốc lát, nhưng họ có thể dạy chúng ta
những bài học giá trị.
1. PHU NHÂN CỦA PHILATÔ
Trong khi xét xử Chúa Giêsu, tổng trấn Phongxiô Philatô đã nhận được lời nhắc nhở của phu
nhân: “Ông đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính này, vì hôm nay, tôi chiêm bao thấy mình phải
khổ nhiều vì ông ấy” ( Mt 27, 19 ). Hẳn là phụ nữ này phải có chút can đảm lắm mới dám xen vào việc
công của chồng với lời nhắn gấp rút như vậy. Giấc mơ của bà rất mãnh liệt, đến nỗi bà phải chịu khổ sở
lắm, và bà cảm thấy phải nói ra.
Chúng ta cũng được mời gọi phải bảo vệ công lý khi thấy điều bất công. Như vợ của ông Philatô,
có thể chúng ta cũng đã từng cảm thấy bị dằn vặt, và có thể lời của chúng ta không được nghe, nhưng im
lặng trong những trường hợp như vậy là đồng lõa, có thể người khác vẫn biết.
2. NHẠC MẪU CỦA TÔNG ĐỒ PHÊRÔ
Chúa Giêsu đến nhà ông Simôn Phêrô, nơi có bà mẹ vợ của ông đang bị sốt cao. Sau khi Chúa
Giêsu chữa cho bà hết sốt, “tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các ngài” ( Lc 4, 39 ). Đa số chúng ta đã từng
được chữa khỏi những chứng bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta lại “ngủ quên trong vui sướng”.
Nhạc mẫu ông Phêrô không nằm nghỉ, mà ra khỏi giường và
phục vụ Chúa Giêsu, con rể và những người khách. Mối quan hệ
của chúng ta với Chúa Giêsu sẽ tác động trên chúng ta nếu chúng
ta kết hiệp với Ngài. Càng nhận biết và càng yêu mến Chúa Giêsu,
chúng ta càng muốn phục vụ tha nhân để noi gương Ngài.
3. PHỤ NỮ SAMARI
Tin Mừng theo Thánh Gioan kể câu chuyện về một phụ nữ vô
danh người Samari gặp Chúa Giêsu tại giếng Giacóp. Chị biết mình
gặp được Đấng Cứu Thế, chị báo tin cho cả thánh phố biết chuyện.
Kết quả là “có nhiều người Samari trong thành đó đã tin vào Đức
Giêsu, vì lời làm chứng của chị” ( Ga 4, 39 ).
Chúng ta cũng được mời gọi loan báo Tin Mừng về Đức Kitô
để mọi người cùng biết. Hãy tìm những dịp thuận lợi để nói về Đức
Kitô, và chúng ta sẽ thấy kết quả rất lạ lùng.
4. PHỤ NỮ BỊ BĂNG HUYẾT
Khi Chúa Giêsu đi trên con đường có đông người, một phụ
nữ bị băng huyết đã 12 năm, chị hầu như tuyệt vọng vì đã chạy chữa khắp nơi mà không thuyên giảm,
nhưng chị vẫn cố chạm cho được vào vạt áo của Chúa Giêsu, vì chị tin làm như vậy sẽ khỏi bệnh. Và
quả thật, chị khỏi hẳn ngay lập tức. Chúa Giêsu dừng bước và hỏi xem ai vừa chạm vào áo mình. Chị
vừa ngạc nhiên vừa sợ, đành thú thật mình là “thủ phạm” và kể bệnh án của chị. Chúa Giêsu cười hiền:
“Này chị, lòng tin của chị đã cứu chữa chị. Chị hãy đi bình an” ( Lc 8, 48 ). Chị lại ngạc nhiên hơn,
nhưng thấy sướng rơn !
Trong các Phúc Âm, Chúa Giêsu nhiều lần khen những người có Đức Tin mạnh mẽ khi họ gặp
được Ngài. Mặc dù chúng ta không có diễm phúc được chạm vào áo Ngài như nữ bệnh nhân kia,
nhưng chúng ta vẫn có thể tin thật rằng Ngài luôn lắng nghe những lời cầu xin của chúng ta, và Ngài
vẫn đáp lại cách tốt nhất cho chúng ta.
5. PHỤ NỮ GIÊRUSALEM
13
CÙNG HỌC HỎI
Các chị em phụ nữ thành Giêrusalem gặp Chúa Giêsu trên đường Ngài vác Thập Giá lên pháp
trường Canvê. Thật ngạc nhiên khi Ngài nhắc nhở họ: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc
thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” ( Lc 23, 28 ).
Chúa Giêsu vô tội, nhưng chịu hành hạ tới chết để cứu độ chúng ta. Lời Ngài nhắc nhở các phụ
nữ thành Giêrusalem cũng là lời Ngài nhắc nhở mỗi chúng ta là phải khóc cho tội mình. Trước tiên
chúng ta phải quý trọng cuộc sống của mình và phải quay lưng lại với tội lỗi, rồi chúng ta mới có thể
giúp người khác làm như vậy !
Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin
rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh
ngày đêm. Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. Nhưng Ngài
yêu thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan. Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy
con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết” ( Tv 51, 2 – 5, 7 – 9 ).
TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ beliefnet.com
BA ĐIỀU RĂN YÊU THƯƠNG TRONG KINH THÁNH – Kỳ 1
Dẫn nhập
Chúng ta thường nói đến điều răn yêu thương và mời gọi mọi người sống điều răn yêu thương
như Đức Giê-su dạy. Nhưng cụ thể là điều răn nào ? Điều răn “yêu thương người thân cận” hay “yêu
thương lẫn nhau” ? Điều răn mới là điều răn nào và có gì khác với “điều răn cũ” ? Đâu là sự khác biệt
giữa “điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Nhất Lãm và “điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Gio-an ?
Để xác định nội dung và cách thức yêu thương
trong các “điều răn yêu thương”, bài viết sẽ trình bày
sơ lược về ba điều răn yêu thương trong Kinh Thánh:
( I ) Điều răn yêu thương trong Cựu Ước, ( II ) Điều
răn yêu thương trong Tin Mừng Nhất Lãm, và ( III )
Điều răn yêu thương trong Tin Mừng Gio-an với
những đặc điểm riêng của điều răn này. ( Trích dẫn
Kinh Thánh lấy trong Bản dịch của NPD/CGKPV ấn
bản 2011, riêng Tin Mừng Gio-an và Ba thư Gio-an lấy
trong bản dịch song ngữ của Giu-se Lê Minh Thông ).
Nội dung “điều răn yêu thương” diễn tả bằng động từ
“agapaô” mà chúng tôi dịch là “yêu mến” để phân biệt
với động từ “phileô” dịch là “yêu thương.” Trong bài
viết này sự phân biệt trên không cần thiết nên chúng
tôi dùng kiểu nói thông dụng: “điều răn yêu thương”
cho xuôi vần tiếng Việt.
I. Điều răn yêu thương trong Cựu Ước
Tin Mừng Mát-thêu thuật lại cuộc trao đổi liên quan đến hai điều răn trong Cựu Ước ở Mt 22, 34-
40: “Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp
nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: ‘Thưa Thầy, trong Lề
Luật, điều răn ( entolê ) nào là điều răn trọng nhất ?’ Đức Giê-su đáp: ‘Ngươi phải yêu mến ( agapêseis )
Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng
nhất và đứng hàng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu mến ( agapêseis )
người thân cận ( plêsion ) như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai
điều răn ấy.’” Trong đoạn văn này, Đức Giê-su kết hợp hai điều răn trong Cựu Ước:
( 1 ) Điều răn yêu thương thứ nhất lấy trong sách Đệ Nhị Luật. Ông Mô-sê truyền lại cho dân Ít-ra-
en điều răn của Đức Chúa ở Đnl 6, 4 – 5: “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en ! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là
ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ( agapêseis ) ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh ( em ), hết lòng hết
dạ, hết sức anh ( em ).” Đây là “điều răn quan trọng nhất và đứng hàng đầu” ( Mt 22, 38 ). Sách Đệ nhị
luật nhấn mạnh việc tuân giữ và truyền lại điều răn này cho con cháu ở Đnl 6, 6 – 9: “Những lời này tôi
truyền cho anh ( em ) hôm nay, anh ( em ) phải ghi tạc vào lòng. Anh ( em ) phải lặp lại những lời ấy cho
con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức
dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà
anh ( em ), và lên cửa thành của anh ( em ).” Cụm từ “Những lời này” ở đầu c. 6 là nội dung điều răn yêu
mến ĐỨC CHÚA, đồng thời cũng gợi đến 10 điều răn trong chương trước đó ( Đnl 5, 1 – 22 ) như là nền
14
tảng của Giao Ước. Trong đó điều răn đứng hàng đầu là “yêu mến ĐỨC CHÚA” ( Đnl 6, 5 ). Việc tuân giữ
những điều răn và thánh chỉ khác của ĐỨC CHÚA đều dựa trên lòng “yêu mến ĐỨC CHÚA.”
( 2 ) Điều răn yêu thương thứ hai lấy trong sách Lê-vi. ĐỨC CHÚA phán: “Ngươi phải yêu ( agapêseis )
người thân cận ( plêsion ) như chính mình” ( Lv 19, 18b ). Điều răn này nằm trong đoạn văn Lv 19, 11 – 17,
trình bày những quy định có tính cách luân lý mà dân Ít-ra-en phải giữ, theo như Giao ước đã thiết lập giữa
Thiên Chúa và dân qua trung gian ông Mô-sê ( x. Lv 19, 1 – 2 ). Chẳng hạn, chỉ thị ở Lv 19, 17 – 18: “Ngươi
không được để lòng ghét người anh em, phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi
mang tội vì nó. Ngươi không được trả thù, không được oán hận con cái dân ngươi. Ngươi phải yêu người
thân cận như chính mình. Ta là ĐỨC CHÚA.”
Tin Mừng Nhất Lãm ( Mt 22, 36 – 40 // Mc 12, 28 – 34 // Lc 10, 25 – 28 ) nhắc lại hai điều răn
“Mến Chúa” – “yêu người” trong Cựu Ước, và xác định đây là hai điều răn quan trọng nhất, vì Đức Giê-
su nói ở Mt 22, 40: “Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy.” Tân
Ước áp dụng hai điều răn này cho các môn đệ: “Yêu mến Thiên Chúa” và “yêu thương người thân cận.”
Nhưng câu hỏi đặt ra: “Ai là người thân cận của tôi ?”
Trong Cựu Ước, nghĩa của từ “người thân cận” tuỳ thuộc thời đại và môi trường xã hội, tôn giáo.
Tự điển bách khoa Kinh Thánh ( Dictionnaire encyclopédique de la Bible ) định nghĩa “người thân cận”
như sau: “Trong cơ cấu thị tộc, người thân cận là thành viên của thị tộc hay thành viên của thị tộc đồng
minh ( St 31, 32; Tl 9, 18 ). Đó là công dân hay người đồng đạo theo quan niệm xã hội của dân Ít-ra-en
thời xưa ( Is 66, 20; Mk 5, 7; Nkm 5, 8 ). Đối với nhóm Ét-xê-nô ( esséniens ), sống tách biệt thành cộng
đoàn, người thân cận là thành viên của phái này ( 1QS; Fl. Jos, B.J. 2, 124 s ). Do Thái giáo chính thống
thời sau khi Kinh Thánh được biên soạn và thời talmud ( l’époque postbiblique et talmudique ) ít tán thành
việc giao tiếp với dân ngoại, nói chung họ xem người thân cận là đồng bào hay người theo đạo ( Do Thái )
( BabBQ 38a; 113b ). Đối với Do Thái giáo Hy Lạp hoá hay ở Alexandrin, họ giao tiếp hằng ngày với
người Hy lạp, với những cấp độ khác nhau, người thân cận là tất cả công dân ( concitoyen ) ( Kn 12, 19;
2Mcb 4, 36; Lettre d’Aristée ).” ( Mục từ “prochain” trong Dictionnaire encyclopédique de la Bible ( DEB ),
Centre Informatique et Bible Abbaye de Maredsous, ( dir. ), ( 3è éd. rev. et aug. ), Turnhout, Brepols,
2002 ). ( Các từ viết tắt trong trích dẫn trên: 1QS: Luật cộng đoàn ( Manuel de Discipline ou Règle de la
Communauté, Écrit qoumrânien ); Fl. Jos, B.J.: Tác phẩm Cuộc chiến Do Thái ( Guerre juive ) của Flavius
Josèphe; BabBQ: Talmud Babylone Baba’ qamma’; Lettre d’Aristée: ngụy thư ( Écrit pseudépigraphe ) viết
bằng tiếng Hy Lạp bởi một người Do Thái ở Ai Cập ).
Trong Cựu Ước, “yêu thương người thân cận” gợi đến “yêu thương ngoại kiều” nói đến ở Lv 19,
33 – 34 và Đnl 10, 19. ĐỨC CHÚA phán: “Khi có ngoại kiều cư ngụ với ( các ) ngươi trong xứ các ngươi,
các ngươi đừng bức hiếp nó. ( Các ) ngươi phải đối xử với người ngoại kiều cư ngụ với các ngươi như
với một người bản xứ, một người trong các ngươi; ( các ) ngươi phải yêu nó như chính mình, vì các ngươi
đã từng là ngoại kiều tại đất Ai Cập. Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi” ( Lv 19, 33 – 34 ); “Anh
em phải yêu thương ngoại kiều, vì anh em đã từng là ngoại kiều ở đất Ai Cập” ( Đnl 10, 19 ).
Tóm lại, định nghĩa “người thân cận” thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào môi trường xã hội
và tôn giáo. Không dễ trả lời câu hỏi “ai là người thân cận của tôi ?” Đức Giê-su trả lời câu hỏi này như
thế nào ? Nghĩa của từ “người thân cận” theo Tân Ước là gì ?
II. Điều răn yêu thương trong Tin Mừng Nhất Lãm
Tin Mừng Lu-ca thuật lại câu chuyện liên quan đến điều răn yêu thương ở Lc 10, 25 – 28: “Và
này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: ‘Thưa Thầy, tôi phải làm gì để
được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?’ Người đáp: ‘Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ?’ Ông ấy
thưa: ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết
trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.’ Đức Giê-su bảo ông ta: ‘Ông trả lời đúng
lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.’” Trong Lc 10, 25 – 28, người thông luật đã trả lời câu hỏi và nối kết
hai điều răn yêu thương trong Cựu Ước, trong khi ở Mt 22, 36 – 40 // Mc 12, 28 – 34 thì chính Đức Giê-su
trả lời. Có ba chi tiết đáng chú ý về hai điều răn trên: ( 1 ) Nối kết điều răn yêu mến ĐỨC CHÚA và yêu
mến người thân cận lại với nhau ( Mt 22, 37 – 39 ), ( 2 ) Đây là hai điều răn quan trọng hơn cả ( Mt 22, 38;
Mc 12, 31b ), ( 3 ) Lề Luật và các ngôn sứ qui vào hai điều răn đứng đầu này ( Mt 22, 40 ).
Sau khi Đức Giê-su mời gọi người thông luật thực thi điều răn yêu thương: “Ông trả lời đúng
lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống” ( Lc 10, 28 ), người thông luật hỏi Đức Giê-su: “Nhưng ai là
người thân cận của tôi ?” ( Lc 10, 29 ). Đây là câu hỏi khó trả lời đối với Ki-tô hữu, vì khi chỉ ra ai là
người thân cận, thì cùng lúc cho thấy có những người không phải là người thân cận. Đức Giê-su trả lời
câu hỏi này bằng cách kể dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu ở Lc 10, 30 – 35: “Một người kia từ Giê-ru-
sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi
bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy.
15
Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng
thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy,
cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và
băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra
hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: ‘Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu,
thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.’”
Sau khi kể dụ ngôn, Đức Giê-su hỏi người thông luật: “Theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ
ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?” ( Lc 10, 36 ). Người thông luật trả lời: “Chính là
kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy” ( 10, 37a ). Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi và hãy
làm như thế” ( Lc 10, 37b ). Trong câu hỏi Đức Giê-su đặt ra cho người thông luật ( Lc 10, 36 ), Người đã
đảo ngược câu hỏi ban đầu của ông. Ông ấy hỏi Đức Giê-su: “Ai là người thân cận của tôi ?” ( Lc 10, 29 )
thì Đức Giê-su lại hỏi ông ta: “Ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp” ( Lc 10,
36b ). Nghĩa là thay vì hỏi “ai là người thân cận của tôi” thì hãy tự hỏi “tôi là người thân cận của ai ?”
Đức Giê-su đề cao nhân vật chính của dụ ngôn: người Sa-ma-ri là người không thuộc dân
Do Thái. Qua đó, Đức Giê-su mở rộng khái niệm “người thân cận.” Từ nay người thân cận không chỉ
giới hạn trong dân Ít-ra-en, dân Thiên Chúa tuyển chọn. Đức Giê-su định nghĩa người thân cận là
người liên đới với người khác, là người cứu giúp những ai đang gặp hoạn nạn. Câu hỏi đặt ra không
còn là “ai là người thân cận của tôi ?” mà là tôi đã làm gì cho người khác để trở thành người thân
cận của họ ? Để tránh rơi vào tình trạng phân biệt: ai là người thân cận, ai không phải là người thân
cận, Đức Giê-su mời gọi: Hãy làm cho mình trở thành người thân cận của mọi người mà không cần
biết trước tình trạng của người ấy ( như về chủng tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, v.v... ). Điều quan trọng
là họ đang ở trong trình trạng khó khăn và cần được giúp đỡ. Nạn nhân trong dụ ngôn chỉ đơn là “một
người kia” ( anthrôpos tis ), độc giả không biết gì về nguồn gốc hay tình trạng xã hội của người ấy. Hơn
nữa, người Sa-ma-ri nhân hậu cũng không đi tìm nạn nhân, ông chỉ là người đang đi đường ( Lc 10,
33 ), tình cờ gặp nạn nhân “nửa sống nửa chết” ( 10, 30b ). Những chi tiết trong dụ ngôn đã định nghĩa
“người thân cận” theo quan điểm của Đức Giê-su.
Như thế theo giáo huấn Đức Giê-su trong dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu ( Lc 10, 29 – 37 ),
người thân cận là tất cả mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, văn hoá, ngôn ngữ. Tân Ước đã
nối kết hai điều răn trong Cựu Ước và mở rộng nghĩa của từ “người thân cận ( plêsion ).” Trong viễn cảnh
này, Phao-lô mời gọi các tín hữu Rô-ma sống điều răn yêu thương ở Rm 13, 8 – 10: “Anh em đừng mắc
nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái ( to allêlous agapan ); vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật.
Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp,
không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân
cận ( plêsion ) như chính mình. Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại ( plêsion ); yêu thương
là chu toàn Lề Luật vậy.” Từ “plêsion” ( thân cận, đồng loại ) ở Rm 13, 9.10 phải hiểu là “tất cả mọi người.”
“Yêu thương người thân cận” là yêu thương mọi người, không phân biệt hay loại trừ bất cứ ai. Như thế,
“yêu thương người thân cận” trong Tân Ước có chiều kích phổ quát ( x. Gl 5, 14; Gc 2, 8 ).
Tóm lại, phần trên đã trình bày điều răn kép: “yêu mến ĐỨC CHÚA” ( Đnl 6, 5 ) và “yêu thương
người thân cận” ( Lv 19, 18b ) trong Cựu Ước. Đây là những điều răn ĐỨC CHÚA ban cho dân Ít-ra-en.
Trong viễn cảnh này, “người thân cận” là thành viên của các cộng đồng Ít-ra-en. Chúng ta có thể gọi đây
là điều răn yêu thương thứ nhất trong Kinh Thánh.
Trong Tân Ước, Đức Giê-su nối kết hai điều răn này lại và mở rộng nghĩa từ “thân cận” đến tất
cả mọi người. Có thể gọi đây là điều răn yêu thương thứ hai trong Kinh Thánh, liên quan đến tất cả mọi
người. Nhân loại được mời gọi giữ điều răn này, đặc biệt là các môn đệ Đức Giê-su, họ yêu mến Thiên
Chúa và yêu thương tất cả mọi người bằng cách làm cho mình trở thành người thân cận của mọi người.
Còn có một điều răn yêu thương nữa, khác với hai điều răn trên, đó là “điều răn yêu thương” thứ ba,
được nói đến trong Tin Mừng Gio-an.
Lm. Giuse LÊ MINH THÔNG, OP. ( Còn tiếp 1 kỳ )
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2011/05/ba-ieu-ran-yeu-thuong-trong-kinh-thanh.html
BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ ƠN THÔNG HIỂU
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 30 tháng 4 năm
2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay Đức
Thánh Cha giải thích về Ơn Thông Hiểu.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em.
16
Sau khi đã xem xét về ơn khôn ngoan, là ơn đầu tiên trong bảy ơn Chúa Thánh Thần, hôm nay
tôi muốn chú tâm vào ơn thứ nhì, đó là ơn Thông Hiểu.
Không phải về sự hiểu biết của loài người, về khả năng thông minh mà chúng ta có thể có được
nhiều hay ít. Trái lại, đó là một ân sủng mà chỉ có Chúa Thánh Thần có thể đổ vào, và nó khơi dậy trong
Kitô hữu khả năng vượt qua khía cạnh bề ngoài của thực tại cùng dò xét kỹ lưỡng chiều sâu của tư
tưởng của Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ của Ngài.
Thánh Tông Đồ Phaolô, khi nói với cộng đoàn Côrinthô, mô tả cách hợp lý những hiệu quả của
ơn này - nghĩa là điều mà ơn thông hiểu làm trong chúng ta – và Thánh Phaolô nói thế này:
“Điều mà mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng người chưa từng nghĩ đến, là điều mà
Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người. Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta nhờ Thần
Khí” ( 1 Cr 2, 9 – 10 ).
Tất nhiên điều này không có nghĩa là một Kitô hữu có thể hiểu được tất cả mọi sự và có một kiến
thức đầy đủ về các kế hoạch của Thiên Chúa:
tất cả những điều này đang chờ để được tỏ lộ trong tất cả sự rõ ràng của chúng khi chúng ta
thấy mình ở trước nhan Thiên Chúa, và chúng ta thực sự nên một với Ngài.
Tuy nhiên, như chính từ này cho thấy, ơn thông hiểu cho phép “intus legere”, có nghĩa là “đọc từ
bên trong”: ơn này làm cho chúng ta hiểu được các sự vật như Thiên Chúa hiểu, với sự thông minh của
Thiên Chúa.
Bởi vì người ta có thể hiểu một hoàn cảnh với trí thông minh của con người, với sự thận trọng,
và điều đó cũng tốt. Nhưng hiểu biết một hoàn cảnh theo chiều sâu, như Thiên Chúa hiểu, là hiệu quả
của ơn này. Và Chúa Giêsu muốn gửi Chúa Thánh Thần xuống để chúng ta có được hồng ân này, ngõ
hầu tất cả chúng ta có thể hiểu mọi sự như Thiên Chúa hiểu, với sự thông minh của Thiên Chúa.
Đó là một hồng ân tốt đẹp mà Chúa đã ban cho tất cả chúng ta. Đó là ơn mà qua đó Chúa Thánh
Thần đưa chúng ta vào sự mật thiết với Thiên Chúa và làm cho chúng ta thành những người thông
phần vào kế hoạch yêu thương mà Ngài dành cho chúng ta.
Như thế rõ ràng là ơn thông hiểu liên hệ chặt chẽ với Đức Tin. Khi Chúa Thánh Thần ngự trong
tâm hồn chúng ta và soi sáng tâm trí chúng ta, Ngài làm cho chúng ta lớn lên từng ngày trong sự hiểu
biết về những gì Chúa đã nói và đã thực hiện.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Thầy sẽ sai Chúa Thánh Thần xuống và Ngài sẽ làm cho các
con hiểu tất cả những gì Thầy đã truyền dạy cho các con.
Hiểu giáo huấn của Chúa Giêsu, hiểu Lời Người, hiểu Tin Mừng, hiểu Lời Chúa. Một người có
thể đọc Tin Mừng và hiểu một điều gì đó, nhưng nếu chúng ta đọc Tin Mừng với ơn này của Chúa
Thánh Thần, chúng ta có thể hiểu được chiều sâu của Lời Chúa.
Và đây là một hồng ân tuyệt
vời, một ơn tuyệt vời mà tất cả
chúng ta phải cùng nhau cầu
nguyện và cầu xin: "Lạy Chúa, xin
ban cho chúng con ơn Thông Hiểu".
Có một tình tiết từ Tin
Mừng theo Thánh Luca, trong đó
diễn tả rất rõ ràng chiều sâu và
sức mạnh của ơn này. Sau khi đã
chứng kiến cái chết trên thập giá
và cuộc an táng của Chúa Giêsu,
hai môn đệ của Người, thất vọng và đau khổ, đã rời Giêrusalem để trở về ngôi làng của họ tên gọi là
Emmau. Trong khi đang đi đường thì Chúa Giêsu Phục Sinh đến gần và bắt đầu trò chuyện với họ,
nhưng mắt họ bị nỗi buồn và tuyệt vọng che khuất nên không thể nhận ra Người. Chúa Giêsu đi với họ,
nhưng họ quá buồn, quá tuyệt vọng, nên họ không nhận ra Người.
Nhưng khi Chúa giải thích Kinh Thánh cho họ, để họ hiểu rằng Người phải chịu đau khổ và chết
và sau đó sống lại, tâm trí họ mở ra và hy vọng được nhóm lại trong họ ( x. Lc 24, 13 – 27 ).
Và đây là điều mà Chúa Thánh Thần làm với chúng ta: Ngài mở trí khôn chúng ta, Ngài mở lòng
chúng ta ra để chúng ta hiểu rõ hơn, hiểu rõ hơn những điều về Thiên Chúa, về con người, hoàn cảnh
và tất cả mọi sự.
Ơn thông hiểu quan trọng đối với đời sống Kitô hữu của chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa ban
cho chúng ta, ban cho tất cả chúng ta ơn này để hiểu những điều xảy ra như Ngài hiểu và trên hết là
hiểu Lời Chúa trong Tin Mừng. Cảm ơn anh chị em !
17
Phaolô PHẠM XUÂN KHÔI chuyển ngữ, http://giaoly.org/vn/
KÍNH GỬI THẦY CÔ PHƯƠNG XA
Việt Nam, ngày 25 tháng 4 năm 2014
Kính thăm thầy cô yêu dấu,
Vậy là trời đã chuyển vào hè, mang
theo cái nóng hầm hập và những cơn mưa
bất chợt miền nhiệt đới. Nếu còn ở Việt Nam,
với độ tuổi bát tuần của thầy chắc sức khỏe
sẽ là một vấn đề lớn thầy ạ, ngay như chúng
em bây giờ còn cảm thấy nhiều rắc rối với
thời tiết, thế nên Đình Thiệu đã không qua
được trong năm rồi như thầy đã biết.
Em rất hạnh phúc khi viết lá thư này
để kính thăm sức khỏe của thầy cô và cũng là
để báo cho thầy một tin vui. Những cánh chim
bé nhỏ mà hơn 30 năm trước thầy đã vất vả
dạy dỗ, nay lại họp đàn trở thành nhóm thiện nguyện Martino 12C2. Đã hơn 30 năm rồi, có thể đây là
một hành động chậm trễ nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng mừng vì đàn chim nhỏ của thầy gần như
không ai đi lạc con đường mà thầy đã hướng dẫn. Con đường của công bằng, bác ái và yêu thương.
Chúng em đã đi thăm các trẻ em mồ côi khuyết tật, những cụ già neo đơn khổ đau không nơi nương
tựa, không nhà, không cửa, họ luôn cần đến sự ấm áp của tình người. Đã đi và chúng em đã thấy: quê
hương mình còn quá nhiều khổ đau, bất công, áp bức và bạo lực.
Điển hình như trong chuyến đi thăm ngôi nhà mở của các sơ Dòng Mến Thánh Giá Bình Thuận
vừa qua, nhìn những ánh mắt trong veo của các em bé bị cha mẹ bỏ rơi vì tật nguyền, những ánh mắt
khát khao tình người của các em bé may mắn được cứu sống trong các ca nạo phá thai, hay khi chúng
em đứng chết lặng giữa ngút ngàn ngôi mộ thai nhi, cả hàng trăm em chen chúc trong một ngôi mộ thầy
ạ. Thầy có thể tưởng tượng được không, chỉ là một huyện nghèo bé nhỏ xác xơ như Hàm Tân, chỉ gom
ở một điểm nạo phá thai và một bệnh viện mà 5 năm qua, số lượng thai nhi bị giết hại đã lên đến hơn
22 ngàn em. Một con số quá kinh khủng phải không thầy ?
Giữa thinh lặng của nghĩa trang thai nhi, thinh lặng của lòng người, của cuộc đời, giữa tiếng gió
reo buồn trên những rặng cây phủ bóng, em được vinh dự sẻ chia những cảm xúc một cuộc hành trình
của bản thân về BVSS với tất cả các bạn C2 cùng gia đình. Và tại đây, em bắt gặp được những tấm
lòng cảm thông sâu sắc, trong em lại trỗi dậy một niềm tin, rồi đây, các học trò của thầy sẽ là những
chiến sĩ BVSS của Chúa Giêsu. Nghe được tin này, thầy sẽ rất vui thầy nhỉ ?
À, mà quên, thầy biết không, tất cả các bạn 12C2 năm nào nay rất nhiệt thành với công việc
thiện nguyện của lớp, cho dù bận trăm công nghìn việc, cho dù nay có bạn đã lên chức ông nội, bà
ngoại, có bạn góp công, có bạn góp của, góp tài năng và đặc biệt, Phạm Trường Vĩnh ngày xưa thầy trò
mình thường gọi với cái biệt hiệu là Lomonoxop, nay đã thành Linh Mục truyền giáo tại Đài Loan cũng
góp mặt với nhóm mỗi khi về nước và rất chịu comment, chịu đăng status cả trên thế giới phẳng FB C2
thầy ạ. Facebook của nhóm có tên là Martino 12C2 thầy nhé, nếu thầy sử dụng FB. Chúng em sẽ add
thầy “làm bạn” thầy nhé.
Vâng, kính thưa thầy cô, lá thư này không chỉ là những tin vui, em hiểu tâm tình của thầy, một
người thầy đáng kính dù tha hương vẫn luôn trông ngóng về quê hương đất nước, nhất là với chương
trình giáo dục và lớp lớp học trò. Vì vậy, em sẽ chia sẻ những trăn trở, những thực tế phũ phàng trong
ngành giáo dục hiện nay.
Thầy ơi, có những khi, trong em luôn có những lắng lo, trăn trở cho lớp con em của mình. Chúng
không còn được như chúng em ngày xưa. Có được một người thầy luôn luôn bao dung lũ học trò
nghịch phá, không có được một cô giáo dịu dàng mến thương như cô Vân, cô Quý, Không có một người
thầy nhẫn nại như thầy Thăng, thầy Báo, muốn có một bác quản trường tuy nghiêm nghị nhưng đầy
trách nhiệm như bác Tấn thủa nào cũng khó như bắc thang lên trời. Cho dù ngày ấy, thầy trò mình đều
xe đạp như nhau, nghèo khó như nhau, nhưng thấm đậm tình nghĩa. Còn giờ đây, câu tục ngữ “Nhất tự
18
CÙNG TRĂN TRỞ
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608
Ephata 608

More Related Content

What's hot

Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaco_doc_nhan
 
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gaiHoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gaiDonald Trung
 
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The ChuaGmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chuamedom
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Tien Nguyen
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banco_doc_nhan
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newThe Golden Ages
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Nguyễn Bá Quý
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Ngukita Nguyen
 

What's hot (17)

Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
Ephata 607
Ephata 607Ephata 607
Ephata 607
 
Ephata 623
Ephata 623Ephata 623
Ephata 623
 
Hoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gaiHoa huệ giữa chông gai
Hoa huệ giữa chông gai
 
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The ChuaGmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
 
So 127
So 127So 127
So 127
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi ban
 
Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5new
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
 
So 176
So 176So 176
So 176
 
So 148
So 148So 148
So 148
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
 

Similar to Ephata 608

Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucLong Do Hoang
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucco_doc_nhan
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucco_doc_nhan
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).pptTOAN Kieu Bao
 
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnMaike Loes
 
Mẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tin
Mẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tinMẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tin
Mẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tingxduchoa
 
mau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.docmau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.docQuocBao33
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)gxduchoa
 
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...Donald Trung
 

Similar to Ephata 608 (20)

Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
 
Ephata 600
Ephata 600Ephata 600
Ephata 600
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
 
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
 
Mẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tin
Mẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tinMẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tin
Mẫu cầu nguyện Taize 6: Sức mạnh cùa lòng tin
 
mau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.docmau 5 sucmanhcualongtin.doc
mau 5 sucmanhcualongtin.doc
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
 
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
 

More from Vu Mai JMV (19)

Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 
Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 

Ephata 608

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com GIÀU LÒNG XÓT THƯƠNG Tôi có một người quen, anh là giảng viên của một trường đại học công lập nổi tiếng ở thành phố này. Cách đây mấy ngày, anh hốt hoảng điện cho tôi xin cầu nguyện, đứa con trai đầu của anh mê man lên cơn co giật, cháu dược đưa vào phòng cấp cứu nhưng tình hình rất xấu, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm não ! Vài giờ sau tôi liên lạc lại với anh, trong nỗi âu lo anh cho biết tình hình không sáng hơn, anh đang phải ngồi bóp bóng giúp cháu thở, nhà thương không còn máy trợ thở cho cháu dùng. Tôi đã có nhiều năm giúp các cha các thầy già đau yếu, tôi thấu hiểu nỗi khổ và mệt mỏi của người thân ngồi bóp bóng hàng giờ cho bệnh nhân. Cách đây mấy năm, khi cha của anh biết anh cộng tác với tôi trong ngành chuyên môn của anh để giúp việc cho Nhà Thờ, ông mừng lắm vì ông mơ ước những điều thật tốt đẹp mà ông dành cho người con trai đầu lòng, ông bày tỏ ý định không muốn con mình bước vào thương trường, nhưng muốn con ông là một nhà giáo, anh chiều lòng cha tiếp tục sau đại học để theo đuổi điều cha muốn. Công trình anh làm với tôi, ông tham gia ý kiến một cách sôi nổi, thế rồi bất ngờ Chúa gọi ông đi sau một cơn tai biến mạch máu não. Ngôi nhà thật xinh, trong một con hẻm im ắng, có những giàn cây do ông chăm sóc, chỉ còn một mình bà, người góa phụ áo đen trong nỗi thương nhớ về chồng từng là một sĩ quan phi công lãng mạn một thời, một nghệ sĩ với những tác phẩm để lại chất chứa nhiều ý tưởng sâu lắng. Từ ngày đó bà âm thầm gắn bó với Nhà Thờ nhiều hơn. Tôi cầu nguyện và dâng Lễ theo ý anh xin, tôi cầu cho gia đình anh được bình an, mọi sự theo thánh ý Chúa. Tôi đề nghị anh chị cầu nguyện với hai vị Thánh Giáo Hoàng vừa được tuyên phong, Đức Gioan 23 nhân hậu và Đức Gioan Phaolô 2 can đảm nhiệt thành, tôi cũng xin anh em trong Tu Viện cầu nguyện cho gia đình anh chị, đặc biệt cho cháu bé. Giữ lời hứa với anh, tôi nhớ đến cháu trong mỗi giờ kinh nguyện trong ngày của tôi. Sáng qua, anh liên lạc với tôi, vui mừng báo tin: cháu bé đã qua cơn nguy kịch, cháu đã hồi sinh ! Mặc dầu vướng nhiều dây nhợ y khoa nên không nói được, nhưng cháu đã tỉnh, đã nhận biết mọi người, và bác sĩ đã đánh giá rất lạc quan. Chúng tôi cùng cất lời tạ ơn Chúa. Niếm tin rất đơn giản, dù là ai, trí thức hay bình dân, chuyên gia hay người thợ, có một liên lạc nào đó với Thiên Chúa, cái liên lạc ấy nằm sâu trong tiềm thức, nó trổi dậy bất cứ lúc nào, từ bất cứ lý do nào, để mang con người lên một tầm cao tâm linh, một tầm nhìn xa hơn hẳn tầm nhìn thường ngày mà chạm đến một Thiên Chúa nhân từ yêu thương, một Thiên Chúa gần gũi nhân hậu, một Thiên Chúa rất đời thường ở ngay bên cạnh mỗi người chúng ta trong âm thầm, trong thinh lặng, nhưng không kém phần mãnh liệt. Khi ấy người ta đi tìm Chúa chứ không đi tìm điều gì khác, tìm một sự tựa nương cho dẫu có ý thức hay không. Cũng sáng hôm qua, tôi đi thăm một người già quen biết, bà đau lâu ốm dài, bệnh tật nhiều năm làm bà sợ hãi đủ điều, một tiếng động mạnh, một người lạ cũng làm bà lo âu. Khi thăm bà, bà nói với tôi về một niềm tin và một lòng tạ ơn. Tuy bà không theo Công Giáo, nhưng hơn 40 năm trước, khi ông còn đang làm việc ở Huế, bà đã theo người ta chỉ dẫn ra đến Quảng Trị để cầu nguyện với Mẹ La Vang, trong ngôi Vương Cung Thánh Đường đã phải đổ nát do chiến tranh, bà thưa với Mẹ Maria về nỗi ước ao có một người con trai mà bà mong muốn lâu nay, và Mẹ đã ban cho bà, người con trai ấy bà đặt tên là Thiện, đứa con của Mẹ La Vang. 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 608 – CHÚA NHẬT 4.5.2014
  • 2. Sáng sớm nay, cha Quang Uy chia sẻ với tôi một thông tin, một nhà trí thức lão thành nổi tiếng, lúc cuối đời đã được tràn đầy ơn Chúa, cụ đã ra khỏi Đảng, nhận thức và tự do đón nhận ân huệ Chúa ban, cụ hiểu biết giáo lý về tình thương cách nào đó ngay từ thiếu thời khi được học trường Dòng ngoài Hà Nội. Và bây giờ cụ bày tỏ lòng tin và mong muốn được trở thành Kitô hữu. Kể từ ngày cụ nói với chúng tôi về ý định xin theo Chúa Giêsu, anh em tôi đã đến tận nhà thăm viếng chuyện trò với cụ và gia đình cụ, cầu nguyện với cụ và giúp cụ chuẩn bị mọi sự. Trong Nhà Nguyện Nhà Dòng, chúng tôi ghi lên bảng để mọi người cùng nhớ đến cụ, gia tăng cầu nguyện cho cụ cũng như biết bao nhiêu người thành tâm thiện chí đang khao khát tìm kiếm Chúa… Thiên Chúa thật lạ lùng, giữa những sóng gió hiểm nguy, Thiên Chúa lại củng cố chúng tôi bằng muôn vàn ánh diệu quang. Một cái ngước nhìn của người cùng khốn hướng về Chúa, một ước mơ nhỏ bé của một người phụ nữ ngoại đạo dâng lên Chúa, một sự chọn lựa sau cả một đời dài tìm kiếm bỗng gặp Chúa giữa cơn lao xao cuối đời… Tất cả như đan thành một bài tụng ca về tình Chúa giàu lòng xót thương. Như hai Môn Đệ trên đường về Emmau ( Lc 24, 13 – 35 ), được gặp gỡ Chúa Giêsu rồi, ngay trong đêm tối đang vây bủa cuộc đời, chúng tôi buông rơi tất cả mọi phiền muộn lo sợ, trỗi dậy, quay trở về Giêrusalem, cũng chính là quay trở về với sứ vụ Chúa Giêsu đã trao phó cho chúng tôi, sứ vụ loan báo cao rao về một Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót cho mọi người… Lm. VĨNH SANG, DCCT, thứ bảy 3.5.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: GIÀU LÒNG XÓT THƯƠNG ( Lm. Vĩnh Sang ) .................................................................................... 01 ĐƯỜNG HY VỌNG ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ............................................................................. 02 LỮ KHÁCH KHÔNG TÊN TRÊN ĐƯỜNG EMMAU ( AM. Trần Bình An ) ............................................ 04 "LẠY CHÚA, XIN Ở LẠI VỚI CHÚNG CON" ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .......................................... 05 LỊCH SỬ, Ý NGHĨA VÀ LÒNG TÔN KÍNH ĐỨC MẸ… ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) .......................... 06 VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU ( Phùng Văn Hoá ) .......................................................................... 10 BÀI HỌC TỪ CÁC PHỤ NỮ VÔ DANH ( Trầm Thiên Thu ) .................................................................. 13 BA ĐIỀU RĂN YÊU THƯƠNG TRONG KINH THÁNH – Kỳ 1 ( Lm. Lê Minh Thông ) .......................... 14 BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ ƠN THÔNG HIỂU ( Bản dịch Phạm Xuân Khôi ) .................. 16 KÍNH GỬI THẦY CÔ PHƯƠNG XA ( Đa Minh Phan Văn Dũng ) ......................................................... 18 "HAY LÀ MÌNH CỨ BẤT CHẤP, YÊU NHAU ĐI !" ( Joseph C. Pham ) ................................................. 19 LÒNG TỰ TRỌNG ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ................................................................................ 21 KÝ ỨC THÁNG 4: MỘT THOÁNG THIÊN THU ( Bs. Vĩnh Chánh ) ...................................................... 24 CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 27 ĐƯỜNG HY VỌNG Bài Tin Mừng hôm nay thật đẹp. Đẹp vì lời văn óng ả. Đẹp vì tình tiết ly kỳ. Đẹp vì tình nghĩa đậm đà. Đẹp vì những tư tưởng thần học thâm sâu. Nhưng đẹp nhất là vì bài tin Mừng chất chứa một niềm hy vọng trong sáng, xua tan mọi bóng tối thất vọng não nề. Hai môn đệ rời Giêrusalem trở về làng cũ. Giêrusalem là trung tâm tôn giáo. Rời Giêrusalem là dấu hiệu của sa sút niềm tin. Giêrusalem là trung tâm hoạt động. Rời Giêrusalem là dấu hiệu của chán nản buông xuôi. Trước kia hia ông đã bỏ nhà cửa, gia đình để đi theo Chúa Giêsu. Nay hai ông trở về như hai kẻ thua cuộc. Ngày ra đi ôm ấp giấc mộng thành đạt. Ngày trở về ôm nặng một mối sầu. Sầu vì đã mất Người Thầy yêu quý. Sầu vì giấc mộng không thành. Hai linh hồn sầu não, thất vọng lê bước trong ánh mặt trời chiều. Những giữa lúc buồn tủi, thất vọng ấy, Chúa Giêsu đã xuất hiện. Lập tức ánh sáng rực lên giữa màn đêm đen. Niềm vui rộn rã xoá tan u sầu. Ngọn lửa bừng lên sưởi ấm những trái tim lạnh giá. Vì Chúa Giêsu đã đem đến cả một trời hy vọng. Đọc trong bài Tin Mừng, ta thấy Chúa Giêsu đã nhen nhúm niềm hy vọng trong tâm hồn các môn đệ Emmau bằng ba loại ánh sáng. 2 CÙNG SUY NIỆM
  • 3. 1. Ánh sáng Đức Tin thắp lên niềm hy vọng Hai môn đệ đã chứng kiến cuộc sống và cái chết của Chúa Giêsu từ đầu cho đến cuối. Các ông đã thấy biết bao nhiêu phép lạ Người làm. Các ông đã nghe biết bao lời hay ý đẹp từ miệng Người phán ra. Các ông đã công nhận Người là một “Ngôn sứ đầy uy thế xét về việc làm cũng như lời nói”. Các ông đã hy vọng Người là Đấng giải thoát Israel. Nhưng cuộc thương khó và cái chết của Đức giêsu khiến các ông chán nản và thất vọng. Đến nỗi khi các phụ nữ ra mộ, gặp Thiên Thần báo tin Chúa đã phục sinh, về kể lại cho các ông vẫn không tin. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo các ông “Lòng trí các anh sao mà chậm tin lời các ngôn sứ vậy”. Chúa Giêsu kêu gọi Đức Tin trở về. Chúa Giêsu khơi dậy Đức Tin đã lụi tàn bằng cặp mắt phàm trần và các ông không hiểu gì. Khi có Đức Tin, các ông sẽ hiểu tất cả. Đức Tin là nguồn ánh sáng giúp ta nhìn ra ý nghĩa của các biến cố trong cuộc đời. Đức Tin là đốm lửa thắp lên niềm hy vọng giữa đêm đen tuyệt vọng. 2. Ánh sáng Lời Chúa gieo mầm hy vọng Hai môn đệ đã đọc Kinh Thánh. Các ông thuộc vanh vách sách Lề Luật Môsê, các Ngôn sứ và Thánh vịnh. Thế nhưng các ông vẫn thất vọng. Vì các ông đọc Kinh Thánh mà không hiểu Kinh Thánh. Các ông học Kinh Thánh như học một bài thuộc lòng. Các ông đọc Kinh Thánh như đọc một bản văn cổ, chỉ có những con chữ vô hồn. Chúa Giêsu phải giải thích Kinh Thánh cho các ông. Bắt đầu từ sách Lề Luật, rồi lời các Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh. Khi nghe Chúa nói, tim các ông rộn ràng niềm vui, trí các ông bừng sáng như thể một ngọn lửa nhen nhúm trong lòng. Chúa Giêsu đã dạy các ông một cách đọc Kinh Thánh mới mẻ. Phải đọc giữa những hàng chữ để thấy rõ những ý nghĩa nhiệm mầu. Phải tìm sau những hàng chữ để thấy được ý định kỳ diệu của Thiên Chúa. Phải đọc Kinh Thánh dưới sự hiện diện của Thiên Chúa. Phải thấy bóng dáng Thiên Chúa thấp thoáng suốt những trang sách. Và phải đọc Kinh Thánh với một trái tim yêu mến tha thiết. Khi trái tim mở rộng đón nhận, lời Chúa sẽ gieo vào hồn ta những mầm mống hy vọng. Và cuộc đời sẽ thấy lại ý nghĩa, tìm được niềm vui. 3. Ánh sáng Thánh Thể nuôi dưỡng niềm hy vọng Niềm hy vọng trở thành hiện thực khi Chúa Giêsu bẻ bánh. Chính qua cử chỉ bẻ bánh mà các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh. Niềm hy vọng không còn là hy vọng nữa, nhưng đã trở thành hiện thực. Hết còn những bán tin bán nghi. Hết còn những hoang mang lo lắng. Hết còn những thấp thỏm lo âu. Vì các ông đã gặp được chính niềm hy vọng. Cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng các ông đã mãn nguyện. Chúa Giêsu bẻ bánh là nhắc lại cử chỉ khi lập phép Thánh Thể. Nhờ phép Thánh Thể toàn bộ con người các ông đổi mới. Dường như một linh hồn mới vừa nhập vào những xác thân mệt mỏi rã rời. Dường như dòng máu đã trở nên đỏ thắm. Dường như những tế bào đã trở nên tươi trẻ. Dường như trái tim đã trở nên rộn rã nhịp yêu đời. Lập tức các ông trở lại Giêrusalem. Đường đi khi trời còn sáng mà thấy xa xôi ngại ngùng. Đường đi về lúc trời đã tối đen mà sao thấy tươi vui gần gũi. Lúc đi có Chúa ở bên mà vì con mắt Đức Tin mù tối nên vẫn thấy buồn sầu. Lúc về tuy vắng bóng Chúa vẫn an tâm vì con mắt Đức Tin đã mở ra, vì vẫn biết có Chúa ở bên. Thánh Thể Chúa chính là lương thực nuôi dưỡng niềm hy vọng. Nhờ có Thánh Thể, đường xa trở nên gần. Nhờ có Thánh Thể, đường buồn trở nên vui. Vì nhờ có Thánh Thể, ta luôn được ở bên Chúa. Đời sống ta không thiếu những giờ phút khó khăn. Cuộc đời đầy thử thách nhiều lúc đẩy ta vào hố thẳm tuyệt vọng. Ta hãy học bài học Chúa dạy các môn đệ trên đường Emmau: Hãy biết nhìn các biến cố trong cuộc đời bằng con mắt Đức Tin. Dưới ánh sáng Đức Tin, mị đau khổ sẽ xuất hiện với một ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc đời. Ánh sáng Đức Tin sẽ thắp sáng niềm hy vọng. Hãy biết nghe, đọc và suy gẫm Lời Chúa. Đừng đọc Kinh Thánh như đọc tiểu thuyết. Đừng học hỏi Kinh Thánh như học một lý thuyết. Hãy đọc với tình yêu. Hãy tìm bóng dáng Chúa xuyên qua các hàng chữ. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Chúa. Lời Chúa sẽ như một hạt giống gieo vào lòng ta mầm hy vọng xanh tươi. Và sau cùng hãy đến với Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Hãy kết hiệp với Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Thánh Thể sẽ là lương thực nuôi dưỡng niềm hy vọng của ta. Đường đời chúng ta cũng như quãng đường từ Giêrusalem đi Emmau. Khi ta không có niềm hy vọng thì con đường ta đi thật dài, thật xa, thật buồn, thật tối dù ta đi giữa ban ngày. Nhưng khi ta có niềm hy vọng, con đường sẽ trở nên gần gũi, vui tươi, và sáng sủa dù ta đi trong bóng đêm. Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm hy vọng của con. Xin cho đường con đi trở thành đường hy vọng vì luôn có Chúa ở bên con. Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT 3
  • 4. LỮ KHÁCH KHÔNG TÊN TRÊN ĐƯỜNG EMMAU Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế tại Pháp thời hậu Thế Chiến thứ hai đã mời gọi Linh Mục Pierre dấn thân hết mình cho những người nghèo nhất và bị bỏ rơi, những người nghèo phải đi lượm rác để sống sót. Lúc đó cha lên tiếng trên đài phát thanh Luxembourg kêu gọi: "Quá nhiều sự nghèo đói cho những người này, và quá dư thừa sự giàu sang cho những kẻ khác ! Ðiều khẩn thiết cần làm ngay là Chia Sẻ !" "Linh Mục Pierre" có tên thật là Henri Grouès, sinh tại Lyon, bên Pháp, vào năm 1912, trong một gia đình khá giả. Năm lên 18 tuổi, Henri Grouès, tức "Linh Mục Pierre" sau này, đã quyết định từ bỏ tất cả phần gia tài, để tận hiến hoàn toàn cho Chúa, trong đời tu dòng, theo tinh thần tu đức của Thánh Phanxicô Khó Khăn, tức Dòng Capuccin. Nhưng vì lý do sức khoẻ, Henri Grouès phải rời bỏ Tu Viện sáu năm sau đó. Tuy nhiên Henri Grouès không từ bỏ lý tưởng tận hiến để phục vụ; anh gia nhập hàng Giáo Sĩ Giáo Phận Grenoble, và được thụ phong Linh Mục năm 1938, lúc 26 tuổi. Thế Chiến thứ hai bùng nổ, cha Henri Grouès, bị động viên quân dịch, trong cấp bậc hạ sĩ quan quân đội Pháp, chống xâm lăng Ðức. Năm 1942, cha hoạt động trong hàng ngũ lực lượng kháng chiến Pháp chống quân đội Ðức Quốc Xã. Trong khoảng thời gian từ năm 1941 cho đến năm 1943, cha đã giúp cho nhiều người Do Thái vượt biên giới trốn sang Thuỵ Sĩ. Và cũng trong thời gian này mà cha lấy biệt hiệu là "Abbé Pierre." Năm 1944, cha bị quân đội Ðức bắt giữ, nhưng sau đó cha trốn thoát sang Algérie, qua ngã Tây Ban Nha. Năm 1949, tại vùng ngoại ô phía đông thành phố Paris, cha Henri Grouès thành lập Cộng Ðoàn Emmau đầu tiên, để giúp cho những anh chị em nghèo cùng nhất, không nhà không cửa, phải đi lượm rác thành phố để sống qua ngày. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Pháp thời hậu chiến vào năm 1954, làm cho hàng ngàn gia đình sống ngoài đường phố, đã khổ nay lại khổ thêm nữa. Nhiều người lớn và trẻ nhỏ phải chết vì lạnh. Linh Mục Henri Grouès, với biệt hiệu là "Abbé Pierre", đã dùng các làn sóng phát thanh để thức tỉnh lương tâm con người và kêu gọi toàn dân Pháp lúc đó hăy thực hiện cuộc "Phục Sinh của Lòng Tốt." Tiếng kêu của cha vang xa, ra ngoài ranh giới Pháp. Những cộng đoàn Emmau khác được thành lập tại Genève, Thụy Sĩ, vào năm 1957. Và hiện nay, tại Thụy Sĩ đã có sáu "Cộng Ðoàn Emmau" ( Ðặng Thế Dũng, Radio Veritas ). Cộng đoàn Emmau phần nào phản ảnh tình yêu của Đức Giêsu Phục Sinh. Hôm nay Tin Mừng thuật lại hai vị Tông Đồ trên đường Emmau tình cờ gặp một Lữ Khách không tên, đi cùng suốt 11 cây số từ Giêrusalem. Qua trò chuyện, trao đổi, nhị vị biến đổi tâm trạng từ đau buồn sang hân hoan, phấn khởi và hy vọng. Đồng hành Lữ Khách không tên chẳng hề hỏi quý danh hai vị Tông Đồ, cũng chẳng hề tự giới thiệu mình là ai, mà mặc nhiên thoải mái y như bạn bè cố tri, thân thiết lâu năm. Lữ Khách không tên còn tỏ ra gần gũi, xởi lởi, cởi mở, lôi cuốn, thuyết phục và gắn bó đồng hành. “Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau chuyện gì vậy ?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu“ ( Lc 24, 15 – 17 ). Trên nẻo đường đời, Đức Giêsu luôn nhập vai một Lữ Khách thân thiết nào đó, đồng hành với mỗi người trong từng giây phút cuộc đời. Nhưng con mắt Đức Tin vẫn thường bị ngăn cản, không nhận ra Người, vì cái tôi vị kỷ, kiêu căng, tự phụ, hẹp hòi đố kỵ, tham lam, vô cảm che khuất, dửng dưng với tha nhân, vì cái bả danh lợi che chắn tầm nhìn. Làm sao nhận ra Người đang hiện diện qua người khác ? Qua những người thân thương lẫn xa lạ ? Qua những thân phận đau khổ, tật nguyền, bệnh tật, khó nghèo, bị khinh bỉ, chà đạp, bị đàn áp, bị tù đày, bị bỏ rơi ? Lữ Khách không tên đồng hành còn sưởi ấm tâm hồn hai vị Tông Đồ đang giá lạnh buồn sầu, lo âu và thất vọng, đốt cháy lên ngọn lửa hy vọng sáng ngời, rạng rỡ, nóng bỏng, qua Lời Chúa.“Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?” ( Lc 24, 32 ). Từ Lời Chúa, Lữ Khách không tên khéo léo dẫn dắt họ vào bàn Tiệc Thánh Thể cao quý, sang trọng, khiến “mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người”: Đức Giêsu Phục Sinh ! Chính nhờ lời tha thiết khẩn cầu đã níu chân lữ khách, Đức Giêsu thân mật ở lại. Người vô cùng nhân từ, yêu thương với ai hằng ao ước hạnh ngộ với Người. Bây giờ, Người vẫn còn tiếp tục đồng hành, hướng dẫn, chỉ dạy từng Kitô hữu trên nẻo đường hy vọng qua Lời Chúa khôn ngoan, thánh thiện và qua nhiệm mầu Thánh Thể, suối nguồn Tình Yêu. 4
  • 5. Chí nhân, chí ái Vì quá sức nhân từ, độ lượng, khiêm ái, Đức Giêsu đã không hề khiển trách nhị vị Tông Đồ, bỏ về quê nhà, thiếu niềm tin cậy mến vào Người, chẳng nỡ xúc phạm hay hạch hỏi, nên mới nhập vai Lữ Khách không tên gợi chuyện làm quen. Người làm bộ ngạc nhiên chẳng biết chuyện chi vừa xảy ra ở Giêrusalem. Nhân câu trả lời của Tông Đồ Clêophas, Người mới nhẫn nại, ôn tồn giảng dạy: “Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người.” Người lý giải cặn kẽ lịch sử cứu độ của Đức Giêsu, tiệm tiến từng thời kỳ các Ngôn Sứ. Thế rồi, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa, xem nhị vị môn đệ có tha thiết, mong muốn Người ở lại chăng. Hai môn đệ liền thiết tha khẩn khỏa xin Người ngụ lại: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn" ( Lc 24, 29 ). Không phải Người làm bộ, giả vờ để tỏ ra kênh kiệu cao giá, hay vờ vịt như thói đời gian trá, ma mãnh, thủ đoạn, mà chính vì người chí nhân, chí ái, chỉ biết yêu thương và tha thứ, chậm bất bình và rất khoan dung, không muốn o ép, áp lực với bất cứ ai nhìn nhận hay đón tiếp Người. Luôn tôn trọng quyền tự do cá nhân, quyền quyết định, lẫn tính cảm, tâm tư, nguyện vọng từng người. Người cũng không bao giờ trách móc lỗi lầm đã qua, chắng nhắc đến sự bội phản, yếu đuối, vấp phạm của các môn đệ, đã bỏ rơi Thầy chịu nạn oan ức. Chúng ta thấy ở đây trí nhớ của Chúa Giêsu dường như không còn làm việc nữa ! Ngài quên vô điều kiện, quên tức khắc tất cả quá khứ không hay không tốt của ta, mỗi khi chúng ta quay trở về. Ngài chỉ nhớ mỗi người là con Cha Ngài, là em Ngài, nên khi ta quay lại gặp Ngài, thì tức khắc ta lại được mặc áo vinh hiển sự sống của Thiên Chúa. ( Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận, Tại sao tôi chọn Chúa ? ). Sự hiện diện âu yếm và phấn khởi của bạn thân, sự hiện hiện dịu hiền và thắm thiết của người mẹ, sự hiện diện đầy tín nhiệm và tri ân của khách quý. Tất cả tình yêu, tất cả dịu dàng, tất cả vinh dự ấy sánh với sự hiện diện Chúa bên con, còn xa vời hơn trời xa đất muôn ngàn lần ( Đường Hy Vọng, số 236 ). Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại với chúng con, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn. Xin đốt cháy lòng mến chúng con bằng Lời Chúa. Xin đổi mới và tái sinh chúng con bằng Thánh Thể Người. Lạy Mẹ Maria, xưa kia mẹ đồng hành cùng Đức Giêsu suốt 33 năm trần thế, nay xin Mẹ đồng hành cùng chúng con trong suốt cuộc đời, để chúng con mãi nhận được hồng ân cứu độ của Chúa. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN "LẠY CHÚA, XIN Ở LẠI VỚI CHÚNG CON…" Ít ai biết đến "một làng tên là Emmau, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm" ( Lc 24, 13 ), nếu không có một Người Bộ Hành cùng đi với hai Môn Đệ thì ngôi làng Emmau ấy đã bị lãng quên từ lầu rồi. Theo hai ông thì đây là khách hành hương duy nhất "không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay" ( Lc 24, 18 ). Chúng ta không biết tên của một trong hai môn đệ, chỉ biết một người tên là Clêophas, còn người kia thì không, có thể là mỗi người trong chúng ta, vào những giờ đen tối nhất của nghi ngờ, buồn thảm, mệt mỏi và chán nản, cuộc sống dường như thất bại, không thay đổi được quá trình của các sự kiện. Chúng ta không tiến bước, mà lại quay về với thực tại của quá khứ, trở thành gánh quá nặng, hoặc một mớ rối bòng bong, trốn chạy bằng con đường Emmau. Hôm nay, Giáo hội mời gọi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong đời sống chúng ta. Hai môn đệ trên đường Emmau đã gắn bó với Đức Giêsu thành Nagiarét "với hy vọng Người sẽ cứu Israel" ( Lc 24, 21 ). Rõ ràng, hai ông đã không "nghe" những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của Thầy dành cho tất cả những ai muốn theo Người: "Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta" ( Lc 14, 27 ). Trong sự hào hứng của mình, họ đã "không ngồi mà trù liệu phí tổn, xem có đủ vốn đến lúc hoàn thành hay không ?" ( Lc 14 , 28 ). Họ đã đặt nền móng, nhưng khi có thử thách về cuộc Khổ Nạn, họ bỏ dở: làm thế nào họ có thể tiếp tục mà không có một kế hoạch và không có người đứng đầu, tức là thợ cả ? Bằng chứng lời Chúa chứng minh rằng họ thiếu cái gì đấy để tiếp tục và đi đến cùng việc xây dựng Nước Trời ở giữa họ. 5
  • 6. Vì đã tham gia vào cuộc hành trình buồn bã của họ, giữa bóng đêm của ngày đang qua và bóng tối đang phủ kín tâm trí họ, Chúa Giêsu Phục Sinh bắt đầu gợi chuyện: "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy ?" ( Lc 24, 17 ). Nghe hỏi thế, họ đã bộc bạch về sự đau khổ, thất vọng, đắng cay của chính mình sau khi Thầy chết, các môn đệ tản mác mỗi người một ngả, Đức Tin của họ bị tan vỡ, mọi sự xem ra đã hết, các xác tín sụp đổ, niềm hy vọng tắt ngúm. Chúa nói chuyện với hai ông và "giải thích" Kinh Thánh. Chúa chủ động trình bày cho họ, "bắt đầu từ Môsê và các tiên tri", mà tất cả Sách Thánh đều hướng về mầu nhiệm Con Người ( x. Lc 24, 27 ), làm cho tâm hồn họ “bừng cháy”. Chúa đã đem lại một tia sáng khơi lên niềm hy vọng, đưa họ ra khỏi bóng tối của phiền muộn và thất vọng, đánh thức nơi họ lòng khao khát muốn được ở gần Người, khiến họ nài ép: "Mời ông ở lại với chúng tôi", với lý do "vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29 ). "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn" ( Lc 24, 29 ). Đây là lời mời xin tha thiết của hai ông vào ngày thứ nhất trong tuần, lúc mà tâm hồn đang trĩu nặng vì buồn nản, đang trên đường trở về quê. Họ không bao giờ nghĩ rằng người khách lạ ấy lại chính là Thầy mình mới sống lại. Hai ông đã nhận ra Người tại bàn ăn chỉ với một hành vi "bẻ bánh" đơn giản ( Lc 24, 35 ). Khi trí khôn được chiếu sáng, con tim được đốt nóng, những dấu chỉ bắt đầu gợi lên lòng sốt mến và thôi thúc họ "trỗi dậy trở về Giêrusalem" ( Lc 24, 33 ) để thuật lại tất cả những gì họ đã thấy và đã nghe cho "mười một Tông Đồ và các bạn khác đang tụ họp" ( Lc 24, 33 ). Hình ảnh hai môn đệ trên đường Emmau có thể hình ảnh của mỗi gia đình chúng ta trong năm Phúc Âm Hóa Gia Đình này. Giữa biết bao vấn đề và khó khăn, ngay cả những thất vọng nặng nề, Người Bộ Hành Thần Linh vẫn tiếp tục đồng hành bên cạnh chúng ta, mở ra cho chúng ta những trang Kinh Thánh và hướng dẫn chúng ta hiểu sâu hơn những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta hãy van nài: "Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con..." Chúa luôn ở với chúng ta, hãy năng đến gặp Người nơi Bí Tích Thánh Thể và lắng nghe Lời Chúa. Chính Ðấng Cứu Thế đã bảo đảm cho chúng ta về sự hiện diện hữu hình của Người ở giữa chúng ta, ngang qua Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể. Lời Chúa giúp tâm hồn các ông nóng lại, mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Cử chỉ bẻ bánh giúp các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu ( x. Lc 24, 35 ). Chúng ta cũng vậy, bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể luôn dọn sẵn cho chúng ta, chúng ta nghe Chúa nói, gặp gỡ và đón rước Chúa trong khi cử hành Thánh Lễ và rước lễ. Hai môn đệ nhận ra Ðức Giêsu khi người bẻ bánh, liền về Giêrusalem kể lại kinh nghiệm ngoại thường mà họ đã sống: đó là cuộc gặp gỡ với Ðấng Phục Sinh. Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta: "Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền sự chết của Chúa cho tới khi Người đến" ( 1 Cr 11, 26 ). Như thế, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu trở thành những chứng nhân, sẵn sàng loan báo cái chết và sự phục sinh của Ðức Kitô với lòng hăng say và niềm vui vì được gặp gỡ Chúa. Niềm vui ấy phải lây sang người khác làm cho Giáo Hội tăng trưởng. Giáo Hội lớn mạnh nhờ những chứng tá nảy sinh từ niềm vui được đón nhận và được biến thành lời loan báo. Ðó là một niềm vui tông đồ, lan tỏa. Cùng với Mẹ Maria trong Tháng Hoa này, chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria như gương mẫu để bắt chước. Xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể và nghe Lời Chúa, nhất là hăng say loan báo Tin Mừng Chúa sống lại để mọi người tin mà được cứu độ. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ LỊCH SỬ, Ý NGHĨA VÀ LÒNG TÔN KÍNH ĐỨC MẸ TRONG THÁNG NĂM Có lẽ, không một ai trên Đất Việt là người Công Giáo mà lại không biết đến tháng Năm là Tháng Hoa dâng kính Mẹ. Thật vậy, sinh hoạt tôn giáo tại các Giáo Xứ từ Bắc –Trung – Nam, cứ mỗi dịp tháng Năm về, ấy là lúc muôn con tim dạo rực hướng về Mẹ Maria như một ngọn hải đăng để tỏ lòng tôn kính, mến yêu. 6 CÙNG TÌM HIỂU
  • 7. Trong số vô vàn cách tỏ bày lòng tôn kính đối với Đức Mẹ nơi con dân Nước Việt, thì lòng đạo đức bình dân như: dâng hoa kính mẹ; rước kiệu Mẹ; lần chuỗi Mai Khôi; rồi những bài Thánh Ca hết sức dễ thương được cất lên để tôn vinh Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc. Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào tháng Hoa. Tháng Hoa đối với Giáo Hội Công Giáo mang một ý nghĩa đặc biệt vì nó được dành riêng để tôn vinh Mẹ Chúa Trời. Trước tiên, xin được khởi đi từ lịch sử của tháng Hoa, để thấy được diễn tiến của Giáo Hội trong việc sùng kính này. 1. Gốc tích Tháng Hoa Mới đây, dịp phong Thánh cho hai vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 vừa qua tại Rôma, qua màn hình trực tiếp, chúng ta đều thấy thời tiết không còn lạnh lắm qua cách ăn mặc của người dân khắp nơi đổ về. Thời tiết lúc này bên Rôma cũng giống như khí tiết của Việt Nam tại các vùng Bắc Bộ. Khí hậu lúc này không còn rét đậm rét hại, cái rét mà nhiều người diễn tả: “rét cắt da cắt thịt”. Vì thế, cây cối trơ trụi và không phát triển là bao. Từ những nét đặc trưng của khí hậu như thế, nên ngay từ những thế kỷ đầu, tại Rôma, thời điểm này, người ta tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên, bằng những cuộc rước linh đình để tôn kính Hoa là nữ thần của mùa Xuân. Người Công Giáo thời điểm đó đã tôn giáo hóa ý nghĩa này và thánh hóa tập tục đó bằng cách rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng tốt tươi... Ở nhiều nơi, người ta rước những cành lá có nụ, có hoa ở đầu cành, gọi là “Rước xanh”. Những cành hoa, lá, được đưa về Nhà Thờ trang trí và nhất là nơi ngai tòa Mẹ Maria. Đối với các nghệ nhân, thì họ đua nhau điêu khắc hay vẽ những bông hoa thật đẹp để tôn lên vẻ đẹp kiều mỹ của Mẹ trên các bức tranh hay trên vách tường... Còn các nghệ sĩ thì sáng tác những bài hát mang đượm lòng tôn kính. Các bài giảng về Mẹ cũng được soạn ra để cùng nhau sử dụng hầu bày tỏ lòng tôn kính. Đến thế kỷ 14, Linh Mục Henri Suzo Dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã khởi xướng việc trang hoàng hoa muôn sắc chung quanh tượng Mẹ. Còn Thánh Philiphê Nêri, vào ngày 1 tháng 5, đã quy tụ các trẻ em lại quanh bàn thờ Mẹ, và hướng dẫn các em dâng lên Mẹ những bông hoa tươi sắc. Ngài cũng dâng lên Mẹ những đóa hoa lòng còn trong trắng đơn sơ để Mẹ dìu dắt các em. Sang thế kỷ thứ 17, việc dâng hoa kính Mẹ được cử hành trong toàn dòng các nữ tu kín Clara. Mỗi chiều đều vang lên những bài hát kính Đức Mẹ. Từ đó, dần dần được lan rộng ra bên ngoài nơi các xứ đạo lân cận. Đầu thế kỷ 19, việc tôn kính Mẹ được lan rộng nhiều nơi. Các nhà giảng thuyết đã có những bài giảng suất sắc về Mẹ. Linh Mục Chardon là người có công nhiều nhất trong việc phổ biến lòng đạo đức này. Thời điểm trên, lòng tôn kính Mẹ được cử hành rầm rộ nhất là tại nước Pháp và một số nước lân cận. Các Đức Thánh Cha được coi là gắn bó đặc biệt với Đức Mẹ, đó là: Đức Thánh Cha Piô VII, đã cổ võ việc sùng kính Mẹ vào tháng Năm. Đức Piô IX đã ban ơn toàn xá cho những ai tham dự việc đạo đức này. Và, đến thời Đức Piô XII, trong Thông điệp “Đấng Trung gian Thiên Chúa”, đã thêm vào và có tính khuyến khích cao: “Việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng Vụ, được Giáo Hội công nhận và cổ võ”. Đầu thế kỷ 20, Tông Huấn về việc tôn kính Đức Mẹ được Đức Phaolô VI ban hành, trong đó có đoạn viết: “Tháng Năm là tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công Giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên Đàng. Trong tháng này, các kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ những tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai toà rất dồi dào của Đức Mẹ” ( Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ, số 1 ). 7
  • 8. Tháng 10 năm 2002, chuẩn bị mừng 25 năm Giáo Hoàng của đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài gửi đến mọi thành phần dân Chúa bức Tông Thư “Kinh Rất Thánh Mai Khôi” về Kinh Mai Khôi, lặp lại xác tín và lòng yêu mến Đức Mẹ. Và dịp Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2003, ngài chỉ muốn nhắc lại xác tín này là “Hãy cùng với Đức Maria mà chiêm ngắm, bước theo và sinh Chúa Giêsu cho những người đồng thời với mình”. Ngài cũng đã viết hai văn kiện lớn về Đức Mẹ: - Thông điệp “Mẹ Đấng Cứu Độ”, công bố ngày 25.3.1987, để chuẩn bị Năm thánh Mẫu, bắt đầu từ lễ Hiện Xuống năm 1987 và bế mạc ngày lễ Mông Triệu năm 1988. - Tông thư “Kinh Rất Thánh Mai Khôi”, công bố ngày 16.3.2002. Chính ngài đã thêm vào Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng và công bố Năm Mai Khôi ( từ tháng 10.2002 đến tháng 10.2003 ). Như thế, việc tôn sùng Đức Mẹ không tách rời mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, mà Mẹ được ví như máng chuyển ơn của Người xuống cho nhân loại. Lược qua một chút về lịch sử tháng Hoa, cũng như những hướng dẫn về lòng tôn sùng Đức Mẹ, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu thêm về ý nghĩa của tháng này. 2. Ý nghĩa của tháng Hoa Mẹ Maria cũng được ví như Người Nữ tuyệt vời, đẹp nhất trong muôn ngàn phụ nữ, Mẹ đẹp tâm hồn, Mẹ đẹp thân xác. Vì thế, nơi hoa tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, tượng trung cho các nhân đức nơi Mẹ. Đồng thời, những sắc màu của hoa tượng trưng cho Mẹ là Mẹ muôn loài khi đón nhận vai trò làm Mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ còn được ví như Hòm Bia của Thiên Chúa, mà hoa lại là vật được dùng để trang trí cho Hòm Bia Giao Ước thời Cựu Ước. Như thế, Đức Mẹ luôn ở bên Thiên Chúa. Và hoa lại ở bên Mẹ...! Hẳn chúng ta còn nhớ, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã truyền lệnh cho Môsê làm những nụ và cánh hoa để trang trí nơi cây đèn 7 ngọn đặt trước Hòm Bia Giao Ước. Hay như Salomon, ông đã ra lệnh cho nghệ nhân điêu khắc những cánh hoa bên trong và bên ngoài để trang trí nơi Cực Thánh trong đền thờ. Bắt nguồn từ đó, hoa trong phụng vụ hay truyền thống của người Công Giáo luôn được coi trọng. Nó được dùng để trang hoàng cung thánh, bàn thờ hay để tỏ lòng tôn kính với các vị thánh, đặc biệt là Đức Mẹ. Tức là hoa được dùng vào vị trí trang trọng trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội. Mẹ Maria được ví như bông hoa thơm ngát trước tòa Chúa, nhưng trước đó Mẹ cũng là những con người rất đỗi bình thường như bao người phụ nữ khác. Tuy nhiên, được Thiên Chúa tuyển chọn, và qua tiếng “Xin Vâng” nên Mẹ đã trở nên tuyệt mỹ hơn muôn ngàn phụ nữ. Mẹ đã trở nên đóa hoa thơm ngát trước Ngai Thiên Chúa. Mẹ đã trở nên đóa hoa độc nhất vô nhị của thế giới loài người. Tại sao lại như thế, thưa chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và như một sự tất yếu, Mẹ là Mẹ loài người. Nhờ ơn Chúa, Mẹ đã trở nên đóa hoa kiệt tác như: ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, Mẹ Thiên Chúa, Hồn xác lên trời và Mẹ như “hoa hường mầu nhiệm vậy”. 3. Ý nghĩa của việc dâng Hoa kính Mẹ Tại sao lại dâng hoa mà không dâng những thứ khác ? Thưa, rất đơn giản, vì hoa là thứ đẹp nhất trong mọi loài Chúa dựng nên, chẳng thế mà Đức Giêsu đã ví sự lộng lẫy, tươi đẹp của hoa còn hơn cả vua Salomon: “Chúng con hãy xem hoa huệ ngoài đồng. Chúng không canh cửa, không xe dệt, thế mà Thầy bảo cho chúng con biết, ngay cả Vua Salômôn dù vinh hoa tột bậc, cũng không thể mặc đẹp bằng một bông hoa ấy”. Các Nhà Thờ thường hay tổ chức dâng hoa kính Mẹ, lúc này, mỗi màu hoa lại tượng trung cho một nỗi lòng của con cái muốn dâng lên Mẹ, hay ca ngợi một nhân đức nào đó của Mẹ. Như vậy, Hoa biểu trưng cho lòng Mẹ và cũng là biểu trưng của lòng con người: Hoa huệ trắng biểu trưng sự trong sạch khiết trinh nơi Mẹ; Hoa hồng diễn tả lòng mến nồng nàn mà Mẹ dành cho Chúa; Hoa lan toát lên sự trung thành, mạnh mẽ và can đảm nơi Mẹ; Hoa sen tượng trưng phó thác, đại lượng và cung kính nơi Mẹ; Hoa có màu tím tượng trung cho sự khiêm tốn ... 8
  • 9. Người Việt Nam chúng ta khi biết ơn ai, hoặc kính trọng ai, thường hay biểu cảm qua bó hoa hay bông hoa. Cũng vậy khi đón nhận được ơn lành từ Trên ban, người ta cũng dâng tạ bằng những bông hoa. Với người Công Giáo, những biến cố quan trọng trong đời sống Đức Tin như: khi Rửa tôi; Thêm Sức; lãnh nhận Hôn Phối; hay Truyền Chức Thánh, người ta cũng tặng hoa cho những người được mừng, và ngay cả khi chết, người ta cũng biểu đạt bằng hoa trên quan tài, bên di ảnh hay nơi mộ phần. Hay khi gặp rủi ro, tai nạn, bệnh tật, khi hết bệnh, người ta cũng dâng hoa để tỏ làng biết ơn với Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh... Riêng với Đức Mẹ, người dân Việt Nam có lòng sùng kính đặc biệt. Từ khắp nơi, mọi thành phần, lứa tuổi, đều hân hoan, nô nức dâng kính Mẹ những đóa hoa tươi thắm mối dịp tháng Năm về. Tuy nhiên, hoa được dùng để qua đó, diễn tả hoa thiêng cõi lòng của con người. Hoa sẽ tàn phai, héo úa, lòng người cũng sẽ tàn phai và ủ rũ nếu không đón nhận được sứ điệp từ những việc đạo đức này. Vì thế, điều quan trọng chính là tấm lòng chân thành, đơn sơ, yêu mến, phó thác, cậy trông của mỗi chúng ta dành nơi Mẹ. Như thế, nhờ những cách hoa lòng, chúng ta sẽ được nâng tâm hồn lên với Mẹ để Mẹ đón nhận và bầu chữa cho chúng ta. Thật vậy, không một ai có lòng tôn kính Mẹ mà mất ơn cứu rỗi bao giờ. 4. Lòng sùng kính Đức Mẹ đem lại hy vọng được Sự Sống đời đời Công Đồng Vatican II đã khẳng định: "Trong nhiệm cục ân sủng, kể từ khi Mẹ tin tưởng ưng thuận trong ngày truyền tin, sự ưng thuận mà Mẹ đã kiên quyết giữ trọn cho đến bên Thập Giá. Đức Maria tiếp tục thiên chức làm Mẹ cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu độ mọi người được tuyển chọn. Thực vậy, sau khi về trời, vai trò của ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng ngài vẫn tiếp tục liên lỉ chuyển cầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được cứu độ đời đời... Vì thế, trong Hội Thánh, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian" ( LG 62 ). Vì Mẹ là Mẹ của Đầu thân thể mầu nhiệm Hội Thánh là chính Đức Giêsu và là “mẹ của nhân loại” ( x. LG 54 ), và, Đấng Cứu Thế đã mang lấy đau khổ của mọi người thì Mẹ Maria, Đấng đồng công cứu chuộc, đã chia sẻ hơn ai hết các hậu quả tai ác của tội lỗi nhân loại khi đảm nhận sứ mệnh làm Mẹ Đấng Cứu Thế: “Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra” ( Lc 2, 35 ). Tuy nhiên, vai trò Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian của Đức Mẹ phải gắn liền với Đức Giêsu Đấng là khơi nguyên và cùng đích của mọi điều thiện hảo. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cung minh định: “Trinh nữ Maria được công nhận và tôn kính là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu chuộc... Mẹ cũng thật sự là ‘Mẹ các chi thể Chúa Kitô’... vì Mẹ đã cộng tác bằng đức ái của mình vào việc sinh ra các tín hữu trong Hội Thánh, là những chi thể của Đức Kitô là Đầu. Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, là Mẹ của Hội Thánh” (x. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 963 ). Việc sùng kính Đức Maria còn bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi vì: nhờ Người, với Người và trong Người, mọi vinh quang, danh dự đều quy về Cha trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, những biểu hiện tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria cần phải dẫn đến việc tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, phải nhằm vào sự kết hợp trực tiếp với Đức Giêsu, thiếu yếu tố này, mọi việc kể như vô hiệu. Qua những gì đã chia sẻ ở trên dựa trên Giáo Huấn của Giáo Hội, chúng ta có quyền tin tưởng sẽ được cứu độ khi tôn sùng Đức Mẹ cách chính đáng và hợp với ý định và trong chương trình của Thiên Chúa. Về điểm này, Thánh An Phong, DCCT, quả quyết: "Hết mọi ơn thánh ở trong Chúa Giêsu như nguồn mạch: nhưng do ý định mầu nhiệm và thương xót của Chúa, không một ơn nào ban xuống cho loài người mà không có Mẹ cầu xin cho. Hơn nữa, Mẹ Maria là Mẹ đầy tình thương, Mẹ chỉ có một sứ mạng, một chức vụ là thương xót: đến nỗi những tội nhân khốn nạn nhất, tuyệt vọng nhất là những người đầu tiên được Mẹ cứu, Mẹ dấu yêu, miễn là họ đừng bỏ mất thiện chí cải tạo mà tin tưởng chạy đến với Mẹ". Ngài còn kêu gọi tội nhân bằng lời tha thiết này: "Bạn hãy yêu mến Mẹ Maria! Hãy cầu xin Mẹ, thì bạn sẽ được cứu rỗi"; "Chúng ta được rỗi là do Mẹ cầu bầu”; "Tôi tớ Mẹ không ai có thể hư mất đời đời”. 5. Những việc làm cụ thể tỏ lòng tôn sùng Đức Mẹ theo truyền thống Việt Nam 9
  • 10. Bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người dân Việt Nam ngay từ lâu, đã có hình ảnh tốt đối với Đức Mẹ qua hình ảnh người mẹ trong đời thường. Chắc chắn đã có lần anh chị em nghe lời giới thiệu ngọt ngào, truyền cảm, đầy xúc động của ca sĩ Thanh Lan trong băng nhạc chủ đề Quê Hương và Lòng Mẹ như sau: "Mẹ là dòng suối ngọt ngào", "Mẹ là bóng mát dịu dàng", "Mẹ là nguồn thương yêu bất tận", "May mắn thay là những người còn mẹ", "Mất mát thay là những người thiếu Mẹ", "Mỗi người chúng ta hãy dành một Bông Hồng cài áo Mẹ"… "Tất cả chúng ta đều trở nên bé nhỏ dưới ánh mắt, trong vòng tay và trong tình thương yêu bao la như biển cả của Mẹ"… "Mẹ đã che chở cho chúng ta trong những vinh nhục của cuộc sống, qua những sóng gió của cuộc đời". Như vậy, lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta mang đậm nét kính trọng và mến yêu vì mang nặng tình mẫu tử. Qua hình ảnh người mẹ trần gian, thôi thúc chúng ta hướng về Mẹ trên Trời. Thật vậy, trong cuộc sống, những lúc gặp khó khăn hay hoạn nạn, nhiều người đã thuộc nằm lòng những ca vãn ngợi khen, và cầu xin tha thiết như: “Lạy Mẹ là ngôi sao sáng, soi lối cho con lúc vượt biển…"; “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam…”; “Lạy Mẹ, xin yên ủi chúng con luôn luôn…”, v.v… rồi những kinh Kính Mừng, tràng chuỗi Mai Khôi được đọc lên râm ran trong các thánh đường, nơi các gia đình, và trong mọi biến cố vui buồn, thành công hay thất bại... Các cuộc rước linh đình, nhiều đền đài được mọc lên, nhiều Nhà Thờ được mang tước hiệu của Mẹ. Những thói quen đó đã đem lại cho Giáo Hội Việt Nam một tinh thần sốt sắng, giàu Đức Tin, lòng mến và trung kiên giữ đạo dù trải qua trăm nghìn thử thách gian truân. Tuy nhiên, việc sùng kính đó nhiều lúc đã làm cho không ít người xa lạ với Đức Tin, tức là họ đã nhìn nhận Đức Mẹ như là Đấng Trung Gian tuyệt đối, mà quên mất rằng: “Mọi ảnh hưởng có sức cứu độ của Đức Trinh Nữ trên nhân loại, đều bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô" ( x. LG 60 ). "Thực vậy, không bao giờ có thể đặt một thụ tạo nào ngang hàng với Ngôi Lời Nhập Thể và Cứu Chuộc” ( Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 970 ). Thiết nghĩ, nhân dịp này, mỗi chúng ta hãy nhìn lại việc sùng kính của mình dành cho Đức Mẹ, và nếu đang đi quá xa về cách thức biểu lộ niềm tin và cách tôn sùng Mẹ không đúng với Giáo Huấn của Giáo Hội, thì hãy chỉnh lại sao cho phù hợp, để lòng tôn sùng Đức Mẹ không mất đi hay xa lạ với Đức Tin Công Giáo mà lại làm cho Đức Tin được thêm khởi sắc và đúng như ý Chúa, ý Mẹ và Giáo Huấn của Giáo Hội mong muốn. Vì thế, Công Đồng đã nhắc nhở: “Lòng tôn sùng chân chính không hệ tại ở những tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại ở sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một Đức Tin chân thật. Đức Tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” ( LG 67 ). Mong sao, những việc tôn sùng Đức Mẹ của chúng ta sẽ dẫn đến việc noi gương Mẹ để sống cho đẹp lòng Thiên Chúa như Mẹ đã sống, để sau cuộc đời này, chúng ta được cùng Mẹ ca ngợi Thiên Chúa không ngừng trên Thiên Quốc. Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con người Mẹ tuyệt với là Đức Maria. Xin cho mỗi chúng con biết yêu mến Chúa như Mẹ, biết noi gương các nhân đức của Mẹ, để sau cuộc đời nay, chúng con cũng được vào Thiên Quốc dự tiệc vui bên Mẹ. Lạy Mẹ Maria, xin đón nhận muôn vàn ý nguyện của chúng con dâng lên Mẹ qua những đóa hoa muôn sắc màu, ước gì chúng con được đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ. Amen. Tu Sĩ Jos. Vinc NGỌC BIỂN VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU Cho đến nay thiên hạ vẫn còn tranh cãi về ý nghĩa cũng như nguyên nhân cái chết của Chúa Giêsu, có người cho rằng đó là một bí ẩn “Thứ Sáu Tuần Thánh", ngày Đại Tang của các Kitô Hữu chúng ta cùng nhau xem lại hồ sơ vụ án của gần hai ngàn năm trước xem có điều gì khuất tất mà Chúa 10 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 11. Giêsu đã phải bị chết oan tức tưởi như vậy. Trong cuốn “Killing Jesus The unknown Conspiracy Behind the Worlds Most Famous Execution” ( Giết Chúa Giêsu: Âm mưu phía sau vụ hành hình nổi tiếng nhất thế gian ), tác giả Stephen Mansfield viết: "Tôi đã nghiên cứu cuộc đóng đinh Chúa Giêsu trong 30 năm. Khi tôi còn là một sinh viên chưa tốt nghiệp, một thần học gia của Tòa Thánh đã nói với lớp thần học của chúng tôi rằng chúng ta không biết gì về cuộc đóng đinh Chúa Giêsu” ( Nguồn: Lamhong.org 16.4.2014, Bí ẩn về cái chết của Chúa Giêsu ). Sau nhiều năm nghiên cứu người ta đã khám phá ra những bí ẩn được gọi là không bình thường, đại khái như Chúa Giêsu bị giết vì đã cản trở các quan chức hối lộ, vì đã đe dọa chiếc ghế quyền lực, vì luôn đòi đối chất với các thế lực v.v… Tóm lại, tất cả chung quy là vì lý do đối kháng “Kinh Thánh mạc khải sự thật những sự kiện xảy ra trên thế gian như một tấn bi kịch rắc rối vô liêm sỉ và trần tục. Chúa Giêsu không chủ ý làm chính trị nhưng mọi sự vẫn phải xảy ra trong xã hội với những con người làm chính trị tham quyền và cố vị” ( Nguồn: Lamhong.org đã dẫn ). Thật sự thì đâu có gì là bí ẩn khi đưa ra những lý do nói là không bình thường ấy. Đó chẳng qua chỉ là những suy diễn hoàn toàn không có cơ sở về cả lý do cũng như tòa án đã kết án Chúa Giêsu. Trước hết Chúa Giêsu có bị kết án bởi những người làm chính trị, tham quyền cố vị hiểu như là những kẻ cầm quyền hay không ? Hoàn toàn không phải, bởi nên nhớ người cai trị khi ấy là quan tổng trấn Philatô. Người này chẳng những không kết án mà còn không muốn can dự gì trong việc kết án ấy: “Ta vô tội về máu của người công chính này. Các ngươi hãy chịu lấy” ( Mt 27, 25 ). Philatô là người đại diện cho quyền bính của Đế Quốc Rôma khi ấy, một khi tuyên bố mình vô tội trong việc kết án thì không có lý do gì để nói ông ta e sợ Chúa Giêsu sẽ tranh giành địa vị cũng như thế lực của mình. Mặt khác, sự e sợ tranh giành ảnh hưởng ấy cũng không hề có đối với thầy thượng phẩm Caipha cũng như các trưởng lão của dân Do Thái. Họ hoàn toàn không có gì để e sợ một điều như vậy bởi vì chức tư tế trong đền thờ là do tập truyền, không ai bằng cách này cách khác có thể tự lập. Với Philatô thì không có gì để nói, bởi vì ông ta không kết án Chúa Giêsu. Vậy với thượng phẩm Caipha và các trưởng lão thì sao, họ kết án chúa Giêsu về tội gì ? Sau nhiều chứng cớ được nêu để buộc tội nhưng không đủ thuyết phục, kể cả tội đe dọa phá đền thờ: “Thầy tế lễ thượng phẩm bèn đứng dậy mà nói với Ngài rằng: Ngươi không trả lời gì sao ? Điều những người này làm chứng cáo ngươi đó là gì ?" Nhưng Chúa Giêsu làm thinh. Thầy tế lễ thượng phẩm lại nói với Ngài rằng: "Ta chỉ Đức Chúa Trời Hằng Sống buộc ngươi thề mà nói cho chúng ta, ngươi có phải là Đấng Kitô Con Đức Chúa Trời chăng ?" Chúa Giêsu đáp: Phải như ngươi đã nói, nhưng Ta lại nói cùng các ngươi: rồi đây các ngươi sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu quyền năng, ngự trên mây trời mà đến". Thầy tế lễ thượng phẩm bèn xé áo mình mà rằng: "Nó đã lộng ngôn, chúng ta còn cần chứng cớ gì nữa. Kìa các ngươi vừa nghe lời lộng ngôn đó, các ngươi nghĩ thế nào ?" Chúng bèn đáp rằng: "Nó đáng tội chết". Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, thoi Ngài, lại có kẻ vả Ngài mà nói: "Kitô ơi, hãy nói tiên tri cho ta. Ai đánh ngươi đó ?" ( Mt 26, 57 – 68 ). Như vậy rõ ràng cái tội mà Chúa Giêsu bị kết án là tội lộng ngôn phạm thượng chứ còn là gì nữa ? Chúa vì cái tội gọi là lộng ngôn ấy mà ngay sau đó đã bị người ta thẳng cánh thoi đạp, nhổ vào mặt và buông lời chế giễu. Đối với người Do Thái nói riêng và loại người cuồng tín nói chung, ở bất cứ thời nào nơi nào cũng vậy, việc xúc phạm đến niềm tin tôn giáo là không thể tha thứ. Chính vì vậy ta thấy cái đám quần chúng trước dinh Philatô cứ khản cổ gào thét tha Baraba và giết Giêsu. Philatô lập lại câu hỏi: "Trong hai người này, các ngươi muốn ta tha cho ai ?" Chúng đồng thanh đáp: "Tha Baraba !" Tổng trấn Philatô hỏi tiếp: "Thế còn Giêsu cũng gọi là Kitô ta sẽ làm gì đây ?" Chúng càng la lớn: "Đóng đinh nó vào thập giá !" Tổng trấn hỏi lại: "Người này đã làm điều gì ác ?" Nhưng chúng lại càng kêu ầm ĩ lên rằng: "Đóng đinh nó vào thập giá” ( Mt 27, 21 – 23 ). Quần chúng nhất quyết phải giết Chúa Giêsu mà tha cho Baraba, một tên cướp của giết người. Philatô không sao hiểu được điều này nhưng người Do Thái thì biết rõ việc mình làm cũng như hậu quả của nó: “Máu nó đổ lại trên chúng tôi và con cái chúng tôi” ( Mt 27, 25 ). 11
  • 12. Tại sao Chúa Giêsu, một người đã cứu chữa biết bao người, kẻ liệt được đi, kẻ mù được sáng, kẻ chết sống lại v.v… ấy vậy vẫn cứ bị người ta căm ghét tìm cách giết hại như thế ? Chính Chúa Giêsu cũng đã có lần đặt ra câu hỏi này: “Người Do Thái lại lấy đá để ném Ngài. Chúa Giêsu hỏi: "Ta do Cha mà tỏ nhiều việc lành cho các ngươi, vậy vì việc nào trong đó mà các ngươi lại ném đá Ta ?" Người Do Thái đáp: "Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi đâu nhưng vì lộng ngôn, và vì ngươi vốn là người lại tự tôn là Đức Chúa Trời” ( Ga 10, 31 – 33 ). Người Do Thái cũng công nhận Chúa Giêsu đã làm nhiều việc lành cho họ, nào cứu chữa kẻ tật nguyền, cho kẻ câm nói được, kẻ mù được sáng, kẻ liệt đi được v.v… Thế nhưng rồi họ vẫn cứ tìm cách giết Ngài chỉ vì cái tội gọi là lộng ngôn ấy. Tại sao thế ? Đây là câu hỏi không dễ để trả lời. Thật vậy, chính bởi không xác định đúng được nguyên nhân cái chết của Chúa Giêsu nên người ta mới cho rằng Chúa Giêsu đã phải bị chết một cách oan ức tức tưởi ! Cho rằng Chúa Giêsu bị giết cách oan ức tức tưởi như vậy thì cũng chẳng khác nào nói Chúa thật tình không muốn chết nhưng lại phải chết !?! Đang khi đó đây là cái chết hoàn toàn tự nguyện để vâng theo Thánh Ý Chúa Cha. Trước cái chết không ai lại không hãi sợ. Hơn nữa, cái chết của Chúa Giêsu đã được Ngài biết trước là nó rất ư ghê rợn. Theo bản tính tự nhiên, Chúa Giêsu cũng sợ nhưng Ngài nhận thức ngay được sứ mạng của mình khi đến với thế gian: “Lạy Cha, nếu có thể được xin cất chén này cho con, nhưng đừng theo ý con mà theo Ý Cha” ( Mt 26, 39 ). Chúa cũng sợ cái chết kinh hoàng đang đến gần kề, thế nhưng chính vì có nỗi sợ ấy mà cái chết của Chúa trở nên giá trị vô song. Tại sao ? Bởi vì cái chết ấy là để trọn vẹn vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa. Trong số con cái loài người, không phải là không có những cái chết tự nguyện. Có những người không quản ngại gian lao tù đầy và cả cái chết để đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc mình. Lại có những người dám chịu đựng bệnh tật, và nếu cần phải chết cũng sẵn sàng dùng chính thân xác mình làm vật thí nghiệm cho một công trình y khoa nào đó v.v… Những cái chết tự nguyện như thế dưới con mắt người đời rất đáng ca ngợi nể phục, nhưng đối với Thiên Chúa, hay nói cách khác, dưới cái nhìn của tâm linh, nó lại chẳng ích lợi gì ! Lý do sâu xa là vì chẳng những nó không đem lại ích lợi gì cho bản thân, cho xã hội mà chỉ khiến cho vô minh ngày càng dày đặc. Hy sinh đấu tranh giành độc lập cho dân tộc ư, rút cục để được cái gì ? Có phải dân tộc đất nước thoát ách nô lệ ngoại bang để rồi lại phải choàng vào cổ một ách nô lệ khác còn nặng nề và tàn bạo hơn bởi chính những người cùng màu da nòi giống với mình ? Có phải chữa được một số dịch bệnh này để rồi lại phát sinh những dịch bệnh khác ngày càng bất trị ? Nhận ra như vậy để cho thấy tất cả những thiện chí hoặc hy sinh dù là tự nguyện đấy nhưng sẽ chỉ là vô ích nếu không vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa. Vâng theo Thánh Ý đó là cốt lõi của việc sống đạo. Chúa Giêsu vì đã vâng theo Thánh Ý đến cùng nên đã trở nên căn nguyên Ơn Cứu Độ: “Dẫu Ngài là Con nhưng đã học tập vâng phục bởi những nỗi khổ mà Ngài phải chịu và khi Ngài đã được trọn vẹn rồi thì trở nên căn nguyên của sự cứu rỗi đời đời cho mọi kẻ vâng phục Ngài” ( Dt 5, 8 – 9 ). Chúa trở nên căn nguyên Ơn Cứu Độ bằng cái chết của mình, điều ấy có nghĩa chính là do nơi cái chết ấy mà có Giáo Hội, tức có các Bí Tích. Thử hỏi nếu Chúa không cam lòng chịu chết thì làm sao có được hoa trái tức phần rỗi các linh hồn ? Dẫu vậy, cái chết của Chúa có thể hóa nên vô ích nếu mỗi người chúng ta không thực thi những lời truyền dạy của Ngài. Bỏ ra thời gian tới ba mươi năm nghiên cứu cái chết của Chúa Giêsu để rồi có được gì đâu ngoài một mớ văn tự vô nghĩa ? Văn tự làm cho chết, chỉ Thần Khí mới làm cho sống ( 2 Cr 3, 6 ). Thần Khí làm cho sống ấy, con người không thể tìm kiếm thấy ở đâu ngoài Bí Tích Thánh Thể: “Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn bánh ấy sẽ sống đời đời. Còn bánh mà Ta ban cho vì sự sống của thế gian ấy là thịt Ta” ( Ga 6, 51 ). 12
  • 13. Chúa chết ví như hạt lúa mì gieo vào lòng đất để sản sinh hoa trái, những ai đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể vào trong cung lòng mình với tất cả tin yêu thì ắt sẽ được lời Chúa hứa ban Sự Sống đời đời. PHÙNG VĂN HÓA BÀI HỌC TỪ CÁC PHỤ NỮ VÔ DANH Có vài phụ nữ vô danh trong Phúc Âm, và vài phụ nữ xuất hiện vài lần như Maria ( Mẹ của Chúa Giêsu ), Êlidabét ( chị họ của Đức Maria, mẹ của Thánh Gioan Tẩy Giả ), Mácta ( bạn của Chúa Giêsu ), Maria ( em gái của cô Mácta, Maria Mađalêna, cũng được nhắc tới vài lần. Các phụ nữ này đã được nhắc tới nhiều, nhưng chúng ta thường bỏ quên tầm quan trọng của các chị em phụ nữ trong Kinh Thánh. Mặc dù họ xuất hiện trong chốc lát, nhưng họ có thể dạy chúng ta những bài học giá trị. 1. PHU NHÂN CỦA PHILATÔ Trong khi xét xử Chúa Giêsu, tổng trấn Phongxiô Philatô đã nhận được lời nhắc nhở của phu nhân: “Ông đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính này, vì hôm nay, tôi chiêm bao thấy mình phải khổ nhiều vì ông ấy” ( Mt 27, 19 ). Hẳn là phụ nữ này phải có chút can đảm lắm mới dám xen vào việc công của chồng với lời nhắn gấp rút như vậy. Giấc mơ của bà rất mãnh liệt, đến nỗi bà phải chịu khổ sở lắm, và bà cảm thấy phải nói ra. Chúng ta cũng được mời gọi phải bảo vệ công lý khi thấy điều bất công. Như vợ của ông Philatô, có thể chúng ta cũng đã từng cảm thấy bị dằn vặt, và có thể lời của chúng ta không được nghe, nhưng im lặng trong những trường hợp như vậy là đồng lõa, có thể người khác vẫn biết. 2. NHẠC MẪU CỦA TÔNG ĐỒ PHÊRÔ Chúa Giêsu đến nhà ông Simôn Phêrô, nơi có bà mẹ vợ của ông đang bị sốt cao. Sau khi Chúa Giêsu chữa cho bà hết sốt, “tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các ngài” ( Lc 4, 39 ). Đa số chúng ta đã từng được chữa khỏi những chứng bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta lại “ngủ quên trong vui sướng”. Nhạc mẫu ông Phêrô không nằm nghỉ, mà ra khỏi giường và phục vụ Chúa Giêsu, con rể và những người khách. Mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu sẽ tác động trên chúng ta nếu chúng ta kết hiệp với Ngài. Càng nhận biết và càng yêu mến Chúa Giêsu, chúng ta càng muốn phục vụ tha nhân để noi gương Ngài. 3. PHỤ NỮ SAMARI Tin Mừng theo Thánh Gioan kể câu chuyện về một phụ nữ vô danh người Samari gặp Chúa Giêsu tại giếng Giacóp. Chị biết mình gặp được Đấng Cứu Thế, chị báo tin cho cả thánh phố biết chuyện. Kết quả là “có nhiều người Samari trong thành đó đã tin vào Đức Giêsu, vì lời làm chứng của chị” ( Ga 4, 39 ). Chúng ta cũng được mời gọi loan báo Tin Mừng về Đức Kitô để mọi người cùng biết. Hãy tìm những dịp thuận lợi để nói về Đức Kitô, và chúng ta sẽ thấy kết quả rất lạ lùng. 4. PHỤ NỮ BỊ BĂNG HUYẾT Khi Chúa Giêsu đi trên con đường có đông người, một phụ nữ bị băng huyết đã 12 năm, chị hầu như tuyệt vọng vì đã chạy chữa khắp nơi mà không thuyên giảm, nhưng chị vẫn cố chạm cho được vào vạt áo của Chúa Giêsu, vì chị tin làm như vậy sẽ khỏi bệnh. Và quả thật, chị khỏi hẳn ngay lập tức. Chúa Giêsu dừng bước và hỏi xem ai vừa chạm vào áo mình. Chị vừa ngạc nhiên vừa sợ, đành thú thật mình là “thủ phạm” và kể bệnh án của chị. Chúa Giêsu cười hiền: “Này chị, lòng tin của chị đã cứu chữa chị. Chị hãy đi bình an” ( Lc 8, 48 ). Chị lại ngạc nhiên hơn, nhưng thấy sướng rơn ! Trong các Phúc Âm, Chúa Giêsu nhiều lần khen những người có Đức Tin mạnh mẽ khi họ gặp được Ngài. Mặc dù chúng ta không có diễm phúc được chạm vào áo Ngài như nữ bệnh nhân kia, nhưng chúng ta vẫn có thể tin thật rằng Ngài luôn lắng nghe những lời cầu xin của chúng ta, và Ngài vẫn đáp lại cách tốt nhất cho chúng ta. 5. PHỤ NỮ GIÊRUSALEM 13 CÙNG HỌC HỎI
  • 14. Các chị em phụ nữ thành Giêrusalem gặp Chúa Giêsu trên đường Ngài vác Thập Giá lên pháp trường Canvê. Thật ngạc nhiên khi Ngài nhắc nhở họ: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” ( Lc 23, 28 ). Chúa Giêsu vô tội, nhưng chịu hành hạ tới chết để cứu độ chúng ta. Lời Ngài nhắc nhở các phụ nữ thành Giêrusalem cũng là lời Ngài nhắc nhở mỗi chúng ta là phải khóc cho tội mình. Trước tiên chúng ta phải quý trọng cuộc sống của mình và phải quay lưng lại với tội lỗi, rồi chúng ta mới có thể giúp người khác làm như vậy ! Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan. Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết” ( Tv 51, 2 – 5, 7 – 9 ). TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ beliefnet.com BA ĐIỀU RĂN YÊU THƯƠNG TRONG KINH THÁNH – Kỳ 1 Dẫn nhập Chúng ta thường nói đến điều răn yêu thương và mời gọi mọi người sống điều răn yêu thương như Đức Giê-su dạy. Nhưng cụ thể là điều răn nào ? Điều răn “yêu thương người thân cận” hay “yêu thương lẫn nhau” ? Điều răn mới là điều răn nào và có gì khác với “điều răn cũ” ? Đâu là sự khác biệt giữa “điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Nhất Lãm và “điều răn yêu thương” trong Tin Mừng Gio-an ? Để xác định nội dung và cách thức yêu thương trong các “điều răn yêu thương”, bài viết sẽ trình bày sơ lược về ba điều răn yêu thương trong Kinh Thánh: ( I ) Điều răn yêu thương trong Cựu Ước, ( II ) Điều răn yêu thương trong Tin Mừng Nhất Lãm, và ( III ) Điều răn yêu thương trong Tin Mừng Gio-an với những đặc điểm riêng của điều răn này. ( Trích dẫn Kinh Thánh lấy trong Bản dịch của NPD/CGKPV ấn bản 2011, riêng Tin Mừng Gio-an và Ba thư Gio-an lấy trong bản dịch song ngữ của Giu-se Lê Minh Thông ). Nội dung “điều răn yêu thương” diễn tả bằng động từ “agapaô” mà chúng tôi dịch là “yêu mến” để phân biệt với động từ “phileô” dịch là “yêu thương.” Trong bài viết này sự phân biệt trên không cần thiết nên chúng tôi dùng kiểu nói thông dụng: “điều răn yêu thương” cho xuôi vần tiếng Việt. I. Điều răn yêu thương trong Cựu Ước Tin Mừng Mát-thêu thuật lại cuộc trao đổi liên quan đến hai điều răn trong Cựu Ước ở Mt 22, 34- 40: “Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: ‘Thưa Thầy, trong Lề Luật, điều răn ( entolê ) nào là điều răn trọng nhất ?’ Đức Giê-su đáp: ‘Ngươi phải yêu mến ( agapêseis ) Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và đứng hàng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu mến ( agapêseis ) người thân cận ( plêsion ) như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy.’” Trong đoạn văn này, Đức Giê-su kết hợp hai điều răn trong Cựu Ước: ( 1 ) Điều răn yêu thương thứ nhất lấy trong sách Đệ Nhị Luật. Ông Mô-sê truyền lại cho dân Ít-ra- en điều răn của Đức Chúa ở Đnl 6, 4 – 5: “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en ! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ( agapêseis ) ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh ( em ), hết lòng hết dạ, hết sức anh ( em ).” Đây là “điều răn quan trọng nhất và đứng hàng đầu” ( Mt 22, 38 ). Sách Đệ nhị luật nhấn mạnh việc tuân giữ và truyền lại điều răn này cho con cháu ở Đnl 6, 6 – 9: “Những lời này tôi truyền cho anh ( em ) hôm nay, anh ( em ) phải ghi tạc vào lòng. Anh ( em ) phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh ( em ), và lên cửa thành của anh ( em ).” Cụm từ “Những lời này” ở đầu c. 6 là nội dung điều răn yêu mến ĐỨC CHÚA, đồng thời cũng gợi đến 10 điều răn trong chương trước đó ( Đnl 5, 1 – 22 ) như là nền 14
  • 15. tảng của Giao Ước. Trong đó điều răn đứng hàng đầu là “yêu mến ĐỨC CHÚA” ( Đnl 6, 5 ). Việc tuân giữ những điều răn và thánh chỉ khác của ĐỨC CHÚA đều dựa trên lòng “yêu mến ĐỨC CHÚA.” ( 2 ) Điều răn yêu thương thứ hai lấy trong sách Lê-vi. ĐỨC CHÚA phán: “Ngươi phải yêu ( agapêseis ) người thân cận ( plêsion ) như chính mình” ( Lv 19, 18b ). Điều răn này nằm trong đoạn văn Lv 19, 11 – 17, trình bày những quy định có tính cách luân lý mà dân Ít-ra-en phải giữ, theo như Giao ước đã thiết lập giữa Thiên Chúa và dân qua trung gian ông Mô-sê ( x. Lv 19, 1 – 2 ). Chẳng hạn, chỉ thị ở Lv 19, 17 – 18: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em, phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó. Ngươi không được trả thù, không được oán hận con cái dân ngươi. Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Ta là ĐỨC CHÚA.” Tin Mừng Nhất Lãm ( Mt 22, 36 – 40 // Mc 12, 28 – 34 // Lc 10, 25 – 28 ) nhắc lại hai điều răn “Mến Chúa” – “yêu người” trong Cựu Ước, và xác định đây là hai điều răn quan trọng nhất, vì Đức Giê- su nói ở Mt 22, 40: “Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy.” Tân Ước áp dụng hai điều răn này cho các môn đệ: “Yêu mến Thiên Chúa” và “yêu thương người thân cận.” Nhưng câu hỏi đặt ra: “Ai là người thân cận của tôi ?” Trong Cựu Ước, nghĩa của từ “người thân cận” tuỳ thuộc thời đại và môi trường xã hội, tôn giáo. Tự điển bách khoa Kinh Thánh ( Dictionnaire encyclopédique de la Bible ) định nghĩa “người thân cận” như sau: “Trong cơ cấu thị tộc, người thân cận là thành viên của thị tộc hay thành viên của thị tộc đồng minh ( St 31, 32; Tl 9, 18 ). Đó là công dân hay người đồng đạo theo quan niệm xã hội của dân Ít-ra-en thời xưa ( Is 66, 20; Mk 5, 7; Nkm 5, 8 ). Đối với nhóm Ét-xê-nô ( esséniens ), sống tách biệt thành cộng đoàn, người thân cận là thành viên của phái này ( 1QS; Fl. Jos, B.J. 2, 124 s ). Do Thái giáo chính thống thời sau khi Kinh Thánh được biên soạn và thời talmud ( l’époque postbiblique et talmudique ) ít tán thành việc giao tiếp với dân ngoại, nói chung họ xem người thân cận là đồng bào hay người theo đạo ( Do Thái ) ( BabBQ 38a; 113b ). Đối với Do Thái giáo Hy Lạp hoá hay ở Alexandrin, họ giao tiếp hằng ngày với người Hy lạp, với những cấp độ khác nhau, người thân cận là tất cả công dân ( concitoyen ) ( Kn 12, 19; 2Mcb 4, 36; Lettre d’Aristée ).” ( Mục từ “prochain” trong Dictionnaire encyclopédique de la Bible ( DEB ), Centre Informatique et Bible Abbaye de Maredsous, ( dir. ), ( 3è éd. rev. et aug. ), Turnhout, Brepols, 2002 ). ( Các từ viết tắt trong trích dẫn trên: 1QS: Luật cộng đoàn ( Manuel de Discipline ou Règle de la Communauté, Écrit qoumrânien ); Fl. Jos, B.J.: Tác phẩm Cuộc chiến Do Thái ( Guerre juive ) của Flavius Josèphe; BabBQ: Talmud Babylone Baba’ qamma’; Lettre d’Aristée: ngụy thư ( Écrit pseudépigraphe ) viết bằng tiếng Hy Lạp bởi một người Do Thái ở Ai Cập ). Trong Cựu Ước, “yêu thương người thân cận” gợi đến “yêu thương ngoại kiều” nói đến ở Lv 19, 33 – 34 và Đnl 10, 19. ĐỨC CHÚA phán: “Khi có ngoại kiều cư ngụ với ( các ) ngươi trong xứ các ngươi, các ngươi đừng bức hiếp nó. ( Các ) ngươi phải đối xử với người ngoại kiều cư ngụ với các ngươi như với một người bản xứ, một người trong các ngươi; ( các ) ngươi phải yêu nó như chính mình, vì các ngươi đã từng là ngoại kiều tại đất Ai Cập. Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi” ( Lv 19, 33 – 34 ); “Anh em phải yêu thương ngoại kiều, vì anh em đã từng là ngoại kiều ở đất Ai Cập” ( Đnl 10, 19 ). Tóm lại, định nghĩa “người thân cận” thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào môi trường xã hội và tôn giáo. Không dễ trả lời câu hỏi “ai là người thân cận của tôi ?” Đức Giê-su trả lời câu hỏi này như thế nào ? Nghĩa của từ “người thân cận” theo Tân Ước là gì ? II. Điều răn yêu thương trong Tin Mừng Nhất Lãm Tin Mừng Lu-ca thuật lại câu chuyện liên quan đến điều răn yêu thương ở Lc 10, 25 – 28: “Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: ‘Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?’ Người đáp: ‘Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ?’ Ông ấy thưa: ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.’ Đức Giê-su bảo ông ta: ‘Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.’” Trong Lc 10, 25 – 28, người thông luật đã trả lời câu hỏi và nối kết hai điều răn yêu thương trong Cựu Ước, trong khi ở Mt 22, 36 – 40 // Mc 12, 28 – 34 thì chính Đức Giê-su trả lời. Có ba chi tiết đáng chú ý về hai điều răn trên: ( 1 ) Nối kết điều răn yêu mến ĐỨC CHÚA và yêu mến người thân cận lại với nhau ( Mt 22, 37 – 39 ), ( 2 ) Đây là hai điều răn quan trọng hơn cả ( Mt 22, 38; Mc 12, 31b ), ( 3 ) Lề Luật và các ngôn sứ qui vào hai điều răn đứng đầu này ( Mt 22, 40 ). Sau khi Đức Giê-su mời gọi người thông luật thực thi điều răn yêu thương: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống” ( Lc 10, 28 ), người thông luật hỏi Đức Giê-su: “Nhưng ai là người thân cận của tôi ?” ( Lc 10, 29 ). Đây là câu hỏi khó trả lời đối với Ki-tô hữu, vì khi chỉ ra ai là người thân cận, thì cùng lúc cho thấy có những người không phải là người thân cận. Đức Giê-su trả lời câu hỏi này bằng cách kể dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu ở Lc 10, 30 – 35: “Một người kia từ Giê-ru- sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. 15
  • 16. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: ‘Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.’” Sau khi kể dụ ngôn, Đức Giê-su hỏi người thông luật: “Theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?” ( Lc 10, 36 ). Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy” ( 10, 37a ). Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi và hãy làm như thế” ( Lc 10, 37b ). Trong câu hỏi Đức Giê-su đặt ra cho người thông luật ( Lc 10, 36 ), Người đã đảo ngược câu hỏi ban đầu của ông. Ông ấy hỏi Đức Giê-su: “Ai là người thân cận của tôi ?” ( Lc 10, 29 ) thì Đức Giê-su lại hỏi ông ta: “Ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp” ( Lc 10, 36b ). Nghĩa là thay vì hỏi “ai là người thân cận của tôi” thì hãy tự hỏi “tôi là người thân cận của ai ?” Đức Giê-su đề cao nhân vật chính của dụ ngôn: người Sa-ma-ri là người không thuộc dân Do Thái. Qua đó, Đức Giê-su mở rộng khái niệm “người thân cận.” Từ nay người thân cận không chỉ giới hạn trong dân Ít-ra-en, dân Thiên Chúa tuyển chọn. Đức Giê-su định nghĩa người thân cận là người liên đới với người khác, là người cứu giúp những ai đang gặp hoạn nạn. Câu hỏi đặt ra không còn là “ai là người thân cận của tôi ?” mà là tôi đã làm gì cho người khác để trở thành người thân cận của họ ? Để tránh rơi vào tình trạng phân biệt: ai là người thân cận, ai không phải là người thân cận, Đức Giê-su mời gọi: Hãy làm cho mình trở thành người thân cận của mọi người mà không cần biết trước tình trạng của người ấy ( như về chủng tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, v.v... ). Điều quan trọng là họ đang ở trong trình trạng khó khăn và cần được giúp đỡ. Nạn nhân trong dụ ngôn chỉ đơn là “một người kia” ( anthrôpos tis ), độc giả không biết gì về nguồn gốc hay tình trạng xã hội của người ấy. Hơn nữa, người Sa-ma-ri nhân hậu cũng không đi tìm nạn nhân, ông chỉ là người đang đi đường ( Lc 10, 33 ), tình cờ gặp nạn nhân “nửa sống nửa chết” ( 10, 30b ). Những chi tiết trong dụ ngôn đã định nghĩa “người thân cận” theo quan điểm của Đức Giê-su. Như thế theo giáo huấn Đức Giê-su trong dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu ( Lc 10, 29 – 37 ), người thân cận là tất cả mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, văn hoá, ngôn ngữ. Tân Ước đã nối kết hai điều răn trong Cựu Ước và mở rộng nghĩa của từ “người thân cận ( plêsion ).” Trong viễn cảnh này, Phao-lô mời gọi các tín hữu Rô-ma sống điều răn yêu thương ở Rm 13, 8 – 10: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái ( to allêlous agapan ); vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật. Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận ( plêsion ) như chính mình. Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại ( plêsion ); yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy.” Từ “plêsion” ( thân cận, đồng loại ) ở Rm 13, 9.10 phải hiểu là “tất cả mọi người.” “Yêu thương người thân cận” là yêu thương mọi người, không phân biệt hay loại trừ bất cứ ai. Như thế, “yêu thương người thân cận” trong Tân Ước có chiều kích phổ quát ( x. Gl 5, 14; Gc 2, 8 ). Tóm lại, phần trên đã trình bày điều răn kép: “yêu mến ĐỨC CHÚA” ( Đnl 6, 5 ) và “yêu thương người thân cận” ( Lv 19, 18b ) trong Cựu Ước. Đây là những điều răn ĐỨC CHÚA ban cho dân Ít-ra-en. Trong viễn cảnh này, “người thân cận” là thành viên của các cộng đồng Ít-ra-en. Chúng ta có thể gọi đây là điều răn yêu thương thứ nhất trong Kinh Thánh. Trong Tân Ước, Đức Giê-su nối kết hai điều răn này lại và mở rộng nghĩa từ “thân cận” đến tất cả mọi người. Có thể gọi đây là điều răn yêu thương thứ hai trong Kinh Thánh, liên quan đến tất cả mọi người. Nhân loại được mời gọi giữ điều răn này, đặc biệt là các môn đệ Đức Giê-su, họ yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tất cả mọi người bằng cách làm cho mình trở thành người thân cận của mọi người. Còn có một điều răn yêu thương nữa, khác với hai điều răn trên, đó là “điều răn yêu thương” thứ ba, được nói đến trong Tin Mừng Gio-an. Lm. Giuse LÊ MINH THÔNG, OP. ( Còn tiếp 1 kỳ ) http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2011/05/ba-ieu-ran-yeu-thuong-trong-kinh-thanh.html BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ ƠN THÔNG HIỂU Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay Đức Thánh Cha giải thích về Ơn Thông Hiểu. Anh chị em thân mến, chào anh chị em. 16
  • 17. Sau khi đã xem xét về ơn khôn ngoan, là ơn đầu tiên trong bảy ơn Chúa Thánh Thần, hôm nay tôi muốn chú tâm vào ơn thứ nhì, đó là ơn Thông Hiểu. Không phải về sự hiểu biết của loài người, về khả năng thông minh mà chúng ta có thể có được nhiều hay ít. Trái lại, đó là một ân sủng mà chỉ có Chúa Thánh Thần có thể đổ vào, và nó khơi dậy trong Kitô hữu khả năng vượt qua khía cạnh bề ngoài của thực tại cùng dò xét kỹ lưỡng chiều sâu của tư tưởng của Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ của Ngài. Thánh Tông Đồ Phaolô, khi nói với cộng đoàn Côrinthô, mô tả cách hợp lý những hiệu quả của ơn này - nghĩa là điều mà ơn thông hiểu làm trong chúng ta – và Thánh Phaolô nói thế này: “Điều mà mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng người chưa từng nghĩ đến, là điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người. Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta nhờ Thần Khí” ( 1 Cr 2, 9 – 10 ). Tất nhiên điều này không có nghĩa là một Kitô hữu có thể hiểu được tất cả mọi sự và có một kiến thức đầy đủ về các kế hoạch của Thiên Chúa: tất cả những điều này đang chờ để được tỏ lộ trong tất cả sự rõ ràng của chúng khi chúng ta thấy mình ở trước nhan Thiên Chúa, và chúng ta thực sự nên một với Ngài. Tuy nhiên, như chính từ này cho thấy, ơn thông hiểu cho phép “intus legere”, có nghĩa là “đọc từ bên trong”: ơn này làm cho chúng ta hiểu được các sự vật như Thiên Chúa hiểu, với sự thông minh của Thiên Chúa. Bởi vì người ta có thể hiểu một hoàn cảnh với trí thông minh của con người, với sự thận trọng, và điều đó cũng tốt. Nhưng hiểu biết một hoàn cảnh theo chiều sâu, như Thiên Chúa hiểu, là hiệu quả của ơn này. Và Chúa Giêsu muốn gửi Chúa Thánh Thần xuống để chúng ta có được hồng ân này, ngõ hầu tất cả chúng ta có thể hiểu mọi sự như Thiên Chúa hiểu, với sự thông minh của Thiên Chúa. Đó là một hồng ân tốt đẹp mà Chúa đã ban cho tất cả chúng ta. Đó là ơn mà qua đó Chúa Thánh Thần đưa chúng ta vào sự mật thiết với Thiên Chúa và làm cho chúng ta thành những người thông phần vào kế hoạch yêu thương mà Ngài dành cho chúng ta. Như thế rõ ràng là ơn thông hiểu liên hệ chặt chẽ với Đức Tin. Khi Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn chúng ta và soi sáng tâm trí chúng ta, Ngài làm cho chúng ta lớn lên từng ngày trong sự hiểu biết về những gì Chúa đã nói và đã thực hiện. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Thầy sẽ sai Chúa Thánh Thần xuống và Ngài sẽ làm cho các con hiểu tất cả những gì Thầy đã truyền dạy cho các con. Hiểu giáo huấn của Chúa Giêsu, hiểu Lời Người, hiểu Tin Mừng, hiểu Lời Chúa. Một người có thể đọc Tin Mừng và hiểu một điều gì đó, nhưng nếu chúng ta đọc Tin Mừng với ơn này của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể hiểu được chiều sâu của Lời Chúa. Và đây là một hồng ân tuyệt vời, một ơn tuyệt vời mà tất cả chúng ta phải cùng nhau cầu nguyện và cầu xin: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn Thông Hiểu". Có một tình tiết từ Tin Mừng theo Thánh Luca, trong đó diễn tả rất rõ ràng chiều sâu và sức mạnh của ơn này. Sau khi đã chứng kiến cái chết trên thập giá và cuộc an táng của Chúa Giêsu, hai môn đệ của Người, thất vọng và đau khổ, đã rời Giêrusalem để trở về ngôi làng của họ tên gọi là Emmau. Trong khi đang đi đường thì Chúa Giêsu Phục Sinh đến gần và bắt đầu trò chuyện với họ, nhưng mắt họ bị nỗi buồn và tuyệt vọng che khuất nên không thể nhận ra Người. Chúa Giêsu đi với họ, nhưng họ quá buồn, quá tuyệt vọng, nên họ không nhận ra Người. Nhưng khi Chúa giải thích Kinh Thánh cho họ, để họ hiểu rằng Người phải chịu đau khổ và chết và sau đó sống lại, tâm trí họ mở ra và hy vọng được nhóm lại trong họ ( x. Lc 24, 13 – 27 ). Và đây là điều mà Chúa Thánh Thần làm với chúng ta: Ngài mở trí khôn chúng ta, Ngài mở lòng chúng ta ra để chúng ta hiểu rõ hơn, hiểu rõ hơn những điều về Thiên Chúa, về con người, hoàn cảnh và tất cả mọi sự. Ơn thông hiểu quan trọng đối với đời sống Kitô hữu của chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta, ban cho tất cả chúng ta ơn này để hiểu những điều xảy ra như Ngài hiểu và trên hết là hiểu Lời Chúa trong Tin Mừng. Cảm ơn anh chị em ! 17
  • 18. Phaolô PHẠM XUÂN KHÔI chuyển ngữ, http://giaoly.org/vn/ KÍNH GỬI THẦY CÔ PHƯƠNG XA Việt Nam, ngày 25 tháng 4 năm 2014 Kính thăm thầy cô yêu dấu, Vậy là trời đã chuyển vào hè, mang theo cái nóng hầm hập và những cơn mưa bất chợt miền nhiệt đới. Nếu còn ở Việt Nam, với độ tuổi bát tuần của thầy chắc sức khỏe sẽ là một vấn đề lớn thầy ạ, ngay như chúng em bây giờ còn cảm thấy nhiều rắc rối với thời tiết, thế nên Đình Thiệu đã không qua được trong năm rồi như thầy đã biết. Em rất hạnh phúc khi viết lá thư này để kính thăm sức khỏe của thầy cô và cũng là để báo cho thầy một tin vui. Những cánh chim bé nhỏ mà hơn 30 năm trước thầy đã vất vả dạy dỗ, nay lại họp đàn trở thành nhóm thiện nguyện Martino 12C2. Đã hơn 30 năm rồi, có thể đây là một hành động chậm trễ nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng mừng vì đàn chim nhỏ của thầy gần như không ai đi lạc con đường mà thầy đã hướng dẫn. Con đường của công bằng, bác ái và yêu thương. Chúng em đã đi thăm các trẻ em mồ côi khuyết tật, những cụ già neo đơn khổ đau không nơi nương tựa, không nhà, không cửa, họ luôn cần đến sự ấm áp của tình người. Đã đi và chúng em đã thấy: quê hương mình còn quá nhiều khổ đau, bất công, áp bức và bạo lực. Điển hình như trong chuyến đi thăm ngôi nhà mở của các sơ Dòng Mến Thánh Giá Bình Thuận vừa qua, nhìn những ánh mắt trong veo của các em bé bị cha mẹ bỏ rơi vì tật nguyền, những ánh mắt khát khao tình người của các em bé may mắn được cứu sống trong các ca nạo phá thai, hay khi chúng em đứng chết lặng giữa ngút ngàn ngôi mộ thai nhi, cả hàng trăm em chen chúc trong một ngôi mộ thầy ạ. Thầy có thể tưởng tượng được không, chỉ là một huyện nghèo bé nhỏ xác xơ như Hàm Tân, chỉ gom ở một điểm nạo phá thai và một bệnh viện mà 5 năm qua, số lượng thai nhi bị giết hại đã lên đến hơn 22 ngàn em. Một con số quá kinh khủng phải không thầy ? Giữa thinh lặng của nghĩa trang thai nhi, thinh lặng của lòng người, của cuộc đời, giữa tiếng gió reo buồn trên những rặng cây phủ bóng, em được vinh dự sẻ chia những cảm xúc một cuộc hành trình của bản thân về BVSS với tất cả các bạn C2 cùng gia đình. Và tại đây, em bắt gặp được những tấm lòng cảm thông sâu sắc, trong em lại trỗi dậy một niềm tin, rồi đây, các học trò của thầy sẽ là những chiến sĩ BVSS của Chúa Giêsu. Nghe được tin này, thầy sẽ rất vui thầy nhỉ ? À, mà quên, thầy biết không, tất cả các bạn 12C2 năm nào nay rất nhiệt thành với công việc thiện nguyện của lớp, cho dù bận trăm công nghìn việc, cho dù nay có bạn đã lên chức ông nội, bà ngoại, có bạn góp công, có bạn góp của, góp tài năng và đặc biệt, Phạm Trường Vĩnh ngày xưa thầy trò mình thường gọi với cái biệt hiệu là Lomonoxop, nay đã thành Linh Mục truyền giáo tại Đài Loan cũng góp mặt với nhóm mỗi khi về nước và rất chịu comment, chịu đăng status cả trên thế giới phẳng FB C2 thầy ạ. Facebook của nhóm có tên là Martino 12C2 thầy nhé, nếu thầy sử dụng FB. Chúng em sẽ add thầy “làm bạn” thầy nhé. Vâng, kính thưa thầy cô, lá thư này không chỉ là những tin vui, em hiểu tâm tình của thầy, một người thầy đáng kính dù tha hương vẫn luôn trông ngóng về quê hương đất nước, nhất là với chương trình giáo dục và lớp lớp học trò. Vì vậy, em sẽ chia sẻ những trăn trở, những thực tế phũ phàng trong ngành giáo dục hiện nay. Thầy ơi, có những khi, trong em luôn có những lắng lo, trăn trở cho lớp con em của mình. Chúng không còn được như chúng em ngày xưa. Có được một người thầy luôn luôn bao dung lũ học trò nghịch phá, không có được một cô giáo dịu dàng mến thương như cô Vân, cô Quý, Không có một người thầy nhẫn nại như thầy Thăng, thầy Báo, muốn có một bác quản trường tuy nghiêm nghị nhưng đầy trách nhiệm như bác Tấn thủa nào cũng khó như bắc thang lên trời. Cho dù ngày ấy, thầy trò mình đều xe đạp như nhau, nghèo khó như nhau, nhưng thấm đậm tình nghĩa. Còn giờ đây, câu tục ngữ “Nhất tự 18 CÙNG TRĂN TRỞ