SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
Truyền bá Tin Lành thời Tân Ước
Tác giả: Micheal Green
Nội Dung
Lời Tựa: Học hỏi từ nơi các Cơ đốc nhân đầu tiên
1. Bí quyết sự tác động của họ
2. Phẩm chất các sinh hoạt Hội Thánh của họ
3. Dạng thức sứ điệp của họ
4. Mức độ chăm sóc của họ
5. Động cơ và phương pháp của họ
6. Kiến trúc sư của sự thành công của họ
Lời tựa
Học hỏi từ các Cơ đốc nhân đầu tiên
Ủa kìa, không phải là một cuốn sách khác về sự truyền bá Tin Lành sao?
Điều đó sẽ không cần nếu như các Cơ đốc nhận biết đặt những việc ưu tiên
lên hàng đầu. Tiền nhân của chúng ta trong đức tin đã bị vu cáo là “làm đảo
lộn cả thiên hạ” với tin tức tốt lành họ đã thuật cho dân chúng về Chúa Jesus
(Cong Cv 17:6). Nhưng ở thế giới Tây phương, trước tất cả mọi biến cố, Cơ
đốc giáo chẳng có chút nào là một sự truyền bá tin tức tốt lành làm hưng
phấn, mang tính cách mạng cả. Người ta xem nó như một cái gì đó phụ thêm
của hiện trạng, như là kẻ bảo thủ, như là một kẻ trung lưu, như là kẻ ngu
đần. Dường như có rất ít “tin tức” về nó, và điều gì đã xảy ra thì khá “tốt
lành”. Nhưng đó chính là điều mà sự truyền bá Tin Lành muốn nói! Tôi
không biết chắc được hầu hết các Cơ đốc nhân có cho rằng truyền bá Tin
Lành là sự chia sẻ tin tức tốt lành hay không. Chắc chắn là họ không xem
điều đó là công việc làm của họ. Điều mà chúng ta khác xa với Hội Thánh
ban đầu là ở chỗ mọi người, nam cũng như nữ, đã xem việc truyền bá Tin
Lành là nhiệm vụ của họ, nhằm làm chứng cho Chúa Jesus Christ bằng mọi
phương tiện trong sự xếp đặt của họ. Cơ đốc nhân thời Tân ước đã chứng
kiến sự thờ phượng năng động cùng với sự truyền bá Tin Lành một cách dạn
dĩ và giàu trí tưởng tượng như là những mục đích song đôi mà vì đó Hội
Thánh đã hiện hữu. Họ đã biết đặt những điều ưu tiên lên hàng đầu. Còn với
chúng ta thì những sự ở hàng đầu thường được giải quyết sau cùng. Sự thờ
phượng thì tẻ nhạt và có thể đoán biết trước, được quản trị bởi linh mục và
ca đoàn, đó là một bổn phận hơn là một niềm vui. Và sự truyền bá Tin Lành
thì cũng vậy, trong vòng nhiều nhóm người, đó chỉ là một từ ngữ bẩn thỉu.
Thực ra, nếu nhờ một phép lạ mà sự truyền bá Tin Lành được xếp trở lại
thành “những công việc hàng đầu” thì có lẽ nó chỉ lọt vào những lỗ tai điếc,
vì trong nhiều trường hợp, cuộc sống cá nhân và đời sống trong Hội Thánh
thật khác xa với những gì đã được giảng truyền. Ngay cả khi sự truyền bá
Tin Lành được thực hiện một cách năng nổ, thì nó thường phải chịu ba
khuyết điểm: Sứ điệp được rao giảng chỉ là sự rút gọn thiếu sót của Tin Lành
trong Tân ước. Các phương pháp được sử dụng thì rập khuôn. Sự quan tâm
chăm sóc sau đó thì bị bỏ sót. Nói chung, toàn cả công việc là sự hoạt động
tập trung vào chính con người, nương cậy nơi sự hiệu lực và kỹ thuật hơn là
nhờ cậy nơi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Tôi đã cố gắng xem xét những
khuynh hướng nầy trong cuốn sách hiện có nầy và cũng hết sức liên hệ đến
cái trở ngại lớn nhất, đó là sự hờ hững của chúng ta.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn cùng Hội Thánh Liên Hiệp Giám Lý Hoa Kỳ
(United Methodist Church of the USA) đã mời tôi diễn thuyết về “những
nền tảng cho sự Truyền bá Tin Lành trong Tân ước” tại Hội đồng của họ ở
Miami vào tháng Giêng năm 1978. Chính từ nơi các bài thuyết trình nầy và
nhiều buổi thuyết trình khác về sự truyền bá Tin Lành ở Anh Quốc, Phi Châu
và Úc Châu mà cuốn sách nầy đã bắt nguồn.
Nếu có độc giả nào hỏi rằng có gì khác nhau giữa cuốn sách nầy với cuốn
sách lớn hơn của tôi, cuốn Evangelism in the Early Church (Sự Truyền Bá
Phúc Âm Trong Hội Thánh Ban Đầu), thì câu trả lời thật giản dị: Cuốn sách
kia là một cuốn sách để nghiên cứu, còn cuốn sách nầy là một cuốn sách
dành cho những ai muốn khám phá và áp dụng các nguyên tắc, động cơ và
những phương pháp của Hội Thánh ban đầu vào khung cảnh đương thời.
Thực ra, tôi đã không mở cuốn Evangelism in the Early Church ra trong khi
đang viết sách nầy, dầu vậy, dĩ nhiên có nhiều điểm giống nhau được gồm
tóm ở trong đó, nhưng cách xem xét thì lại hoàn toàn khác nhau. Sách nầy
được viết ra nhằm khích lệ sự truyền bá Tin Lành thời nay trong ánh sáng
của những gì đã được thực hiện rồi. Nó được neo vững chắc nơi Kinh Thánh
Tân ước, đặc biệt là Sách Công-vụ các sứ-đồ. Nó cũng được lập nền vững
vàng trong thời nay, đặc biệt qua kinh nghiệm của sự truyền bá Tin Lành mà
tôi đã được đặc ân dự phần, hầu hết là mới gần đây ở tại Hội Thánh St.
Aldate, Oxford.
Nếu bạn không thích cuốn sách nầy, mà tôi cho là tốt, thì bạn đừng phí thì
giờ để lên án nó. Hãy đi và gieo rắc Tin Lành theo cách riêng của bạn. Với
sự cố vấn của Đức Thánh Linh, sự hướng dẫn của Kinh Thánh, hãy đi ra và
thương yêu người ta vì cớ Chúa Jesus, và hãy nói cho người ta biết tình yêu
thương đó đến từ đâu. Hãy đặt những việc hàng đầu lên hàng đầu và “giảng
đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời” (IITi 2Tm 4:2). Nền
văn minh nầy đang hấp hối vì thiếu sự truyền bá Tin Lành. Nếu chúng ta thật
là Cơ đốc nhân thì chúng ta phải làm công việc của Tin Lành. Không có điều
gì ưu tiên đối với các Hội Thánh mà họ đã lạc lối trong chủ nghĩa toàn cầu,
trong sự tái thiết, trong sự tu chỉnh sự thờ phượng và sự cần thiết khác
nhưng chỉ là những sự theo đuổi hướng nội, hơn là noi theo mạng lệnh cuối
cùng của Chúa Jesus Christ, “Hãy đi, khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta”.
Chính trong lãnh vực biến muôn dân trở nên môn đồ nầy mà các Cơ đốc
nhân đầu tiên có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta.
Michael Green St. Aldate's Church Oxford
Bí quyết sự tác động của họ
Khi mười một môn đồ bắt đầu truyền bá Tin Lành cho thế giới, chúng ta có
thể tự hỏi họ đã làm công việc đó như thế nào.
Trong vòng mười năm sau cái chết của Chúa Jesus, Tin Lành về Ngài đã lan
đến Alexandria và An-ti-ốt, là các thành phố lớn nhất ở Phi Châu và Á-châu.
Hầu như chắc chắn rằng Tin Lành cũng đã truyền đến La-mã vào thời kỳ ấy:
Nó là một phong trào hiển nhiên trong thành phố thủ đô của thế giới thời ấy
đến nỗi các Cơ đốc nhân đã bị Hoàng đế Neron biến thành vật hi sinh cho
trận Đại hoả hoạn xảy ra vào năm 64 S.C. Sứ điệp Tin Lành lan truyền như
ngọn lửa dại khắp cả Đế quốc, và nếu không vì những khuynh hướng bách
hại của Hoàng đế Domitian thì có lẽ vào cuối thế kỷ đầu tiên đã có một vị
hoàng đế người Cơ đốc rồi. Phong trào ấy đã phải đợi thêm 230 năm nữa
mới có được điều ấy, nhưng rồi nó cũng đã chinh phục nhiều chủng tộc và
nhiều nền văn hoá trong Đế quốc ấy, rồi nó cũng đã rầm rộ tràn vào trong
giới quí tộc và trong vòng giới trí thức, nó đã làm thay đổi cuộc đời của vô
số những con người nam nữ bình thường. Rõ ràng sự truyền bá Tin Lành là
điều ưu tiên giữa vòng những con người đầu tiên theo chân Chúa Jesus.
Truyền bá Tin Lành là gì?
Một trong số các định nghĩa hay nhất xuất xứ từ Tổng Giám mục William
Temple. “Truyền bá Tin Lành là trình bày Chúa Jesus Christ trong quyền
năng của Đức Thánh Linh đến nỗi người ta đi đến chỗ đặt đức tin của họ nơi
Đức Chúa Trời thông qua Chúa Jesus Christ, tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa
của họ, và phục vụ Ngài như là Vua của họ trong sự thông công của Hội
Thánh Ngài”. Đó là truyền bá Tin Lành, không thể kém hơn chút nào. Nó là
một vấn đề cộng đồng Cơ đốc chia sẻ tin tức tốt lành về một Cứu Chúa vơi
những người chưa từng biết Ngài. Tóm lại, các Cơ đốc nhân ban đầu đã làm
gì? Chẳng có gì nhiều cả. Họ không có Uỷ Ban Truyền Giáo hay Ban Truyền
Giảng. Họ không có các buổi hội thảo hay các khoá huấn luyện về đề tài
nầy. Họ không có bản tín điều xác định. Họ không có luật về cách hành xử
khác với của Do-thái giáo là nơi họ đã xuất thân. Họ không có nghi thức. Họ
không có nhà thờ, không có linh mục. Họ chỉ có một sự biết chắc rằng Chúa
Jesus là Đấng Giải Cứu đã được trông đợi từ lâu, Ngài đã chết, đã sống lại
và hiện đang cầm quyền trong cõi vũ trụ nầy. Rồi họ nói cho người ta biết về
Ngài. Họ tham gia vào sự truyền bá Tin Lành. Nhưng chúng ta hãy xem kỹ
càng thêm chút nữa, vì sự truyền bá Tin Lành dễ dàng có thể bị lẫn lộn với
những điều khác.
Thứ nhất, sự truyền bá Tin Lành không phải là công tác truyền giáo. Truyền
giáo là một từ ngữ rộng nghĩa hơn truyền bá Tin Lành. Nó nói đến sự tác
động toàn thể của Hội Thánh trên xã hội, trong khi đó, truyền bá Tin Lành
thì giới hạn hơn, nó là truyền lại cái tức tức tốt lành.
Truyền bá Tin Lành không mang tính cá nhân chủ nghĩa. Dầu nó có thể xảy
ra giữa hai người, giống như một người hành khất nói cho người hành khất
khác chỗ mà mình đã xin được bánh, sự truyền bá Tin Lành luôn luôn đem
người ta vào sự thông công với những người đã tìm thấy Đức Chúa Trời
hằng sống thông qua Đấng Christ.
Truyền bá Tin Lành không phải là một hệ thống. Có nhiều sứ điệp đã được
chế thành khuôn dạng, nào là bài giảng ba điểm, bốn định luật thuộc linh,
nào là “sơ đồ nhịp cầu”, và tương tự như vậy, đang lưu hành trong các giới
Cơ đốc. Trong khi những tài liệu nầy đôi khi là những công cụ hữu ích cho
sự truyền bá Tin Lành, nhưng chúng cũng là một mối đe doạ khi chúng được
sử dụng cứng ngắt trong các hệ thống. Vì Chúa của chúng ta không phải là
một hệ thống; Ngài là một con người. Truyền bá Tin Lành tức là đem một
người nào đó đến đối diện với con người nầy. Nó không thể được thực hiện
bởi một hệ thống.
Truyền bá Tin Lành không phải là một công việc phụ tuỳ ý lựa chọn cho
những con người thích công việc như vậy. Nó không phải là một sự tiêu
khiển có thể chấp nhận được cho người thích mua vui cho mình trên một
chiếc hộp xà phòng ở ngoài trời, hoặc là thích chọc cười cái bản ngã của
mình bằng cách nói chuyện cho một đám đông người tụ tập trong một sảnh
đường công cộng. Truyền bá Tin Lành là chia sẻ tin tức tốt lành về những gì
Đức Chúa Trời đã làm cho tất cả chúng ta. Đó là một nhiệm vụ thiêng liêng
của mọi người Cơ đốc.
Truyền bá Tin Lành cũng không phải là nông cạn bề ngoài. Dĩ nhiên nó
thường bị xem là nông cạn bởi những người không làm công tác truyền bá
Tin Lành và bởi một số ít người có làm công tác đó. Thực ra, đa số người bỏ
qua cái tên gọi truyền bá Tin Lành mới là nông cạn. Nhưng đó không phải là
điều sự truyền bá Tin Lành muốn. Nó được dự định để trở thành tin tức tốt
lành về cách Đức Chúa Trời tiếp đón tội nhân và xây dựng họ thành một xã
hội mới mà nó cấu thành sự thiết lập hàng đầu về sự cai trị vương quyền của
Đức Chúa Trời trong một thế giới loạn nghịch. Không có gì là nông cạn bề
ngoài trong sứ điệp ấy và sự hàm ý của nó cả. Nó tác động đến trí tuệ, nhãn
quan, những mối tương quan - nghĩa là mọi sự.
Truyền bá Tin Lành không phải là nhiệm vụ của những người thi hành chức
vụ được tấn phong mà thôi. Chủ yếu nó không phải là nhiệm vụ của họ gì
cả. Họ là những người giảng dạy về đức tin, nhưng trong chính bản chất của
sự việc thì họ không tiếp xúc gần gũi với những người chưa tin nhiều cho
bằng các tín hữu của các Hội Thánh tiếp xúc từ Thứ Hai cho đến Thứ Bảy.
Không có hàm ý nào trong các bài ký thuật ngày xưa rằng Hội Thánh ban
đầu đã xem sự truyền bá Tin Lành như là nhiệm vụ của thành phần lãnh đạo
mà thôi. Mọi người được kêu gọi phải truyền bá tin tức tốt lành nầy. Có
những người chuyên trách thì cũng là rất tốt.
Truyền bá Tin Lành cũng không phải là tìm cách lấp đầy những hàng ghế.
Đôi khi một Hội Thánh cố gắng làm mọi sự khác - một cách vô ích - đã miễn
cưỡng quanh quẩn với cái ý nghĩ cho rằng nếu phải cứ làm việc thì tốt hơn
nên rút mình vào một chiến dịch truyền bá Tin Lành. Nếu sự truyền bá Tin
Lành là một điều gì đó khác hơn là sự bộc phát tự nhiên của ngọn lửa mà
Đấng Christ đã chiếu sáng ở bên trong đó thì nó sẽ là giả tạo và chẳng hoàn
thành được điều gì cả.
Truyền bá Tin Lành cũng không phải là sự tuyên truyền do con người lập ra.
Đức Chúa Trời tham dự vào trong đó. Đức Chúa Cha có can dự vào khi Ngài
sai phái Con độc sanh của Ngài. Chúa Jesus Christ đã cho nó một sự ưu tiên
đến nỗi Ngài lập nó thành chủ đề trong mạng lịnh cuối cùng của Ngài. Đức
Thánh Linh được ban cho một cách đặc biệt để trang bị Hội Thánh cho công
tác làm chứng. Truyền bá Tin Lành là sự bày tỏ ra tình yêu thương của Đức
Chúa Trời trong một thế giới đã sa ngã. Nó không phải là thứ thuốc an thần
do con người làm ra.
Hơn nữa, truyền bá Tin Lành cũng không phải chỉ là sự cao rao của người
Cơ đốc, cũng không phải là sự hiện diện của người Cơ đốc mà thôi; nó là cả
hai. Đã có một khuynh hướng tai hại đối với một số Cơ đốc nhân nhằm tập
trung vào sự rao truyền Tin Lành mà không bày tỏ Tin Lành, quá nhấn mạnh
đến sự rao giảng, đến nỗi việc chăm sóc, việc chữa lành, việc giáo dục và
việc giải thoát bị bỏ lại đằng sau. Để phản ứng lại, những người chú tâm vào
một “Tin Lành xã hội” đã bằng lòng ở giữa những người khác, ôm ấp họ
bằng cánh tay của tình yêu thương của Đấng Christ, nhưng lại không công
khai làm chứng cho Đấng mà họ đã làm những công việc kia nhơn danh
Ngài. Chính cái tư tưởng phân chia Tin Lành thuộc linh với Tin Lành xã hội
đã coi thường Kinh Thánh Tân ước. Chúa Jesus đã ra đi vừa làm việc lành
vừa rao giảng Tin Lành về nước Đức Chúa Trời. Các môn đồ của Ngài cũng
nhắm vào một sự quân bình như vậy. Chỉ có một Tin Lành mà thôi - đó là
Tin Lành về một Đức Chúa Trời, Đấng đã đến với những kẻ đang có cần và
giải cứu họ, xây dựng họ thành một xã hội mới và quan tâm đến mọi khía
cạnh của cuộc sống họ trong đời nầy và đời sau. Sứ điệp nầy phải vừa được
rao truyền, vừa được sống theo. Chỉ hiện diện mà thôi hay chỉ rao truyền mà
thôi đều không có ích lợi như nhau. Các Cơ đốc nhân ban đầu đã sử dụng cả
hai điều nầy. Chúng ta cũng cần phải như vậy.
Sự truyền bá Tin Lành có dễ dàng đối với các Cơ đốc nhân đầu tiên không?
Khi chúng ta xem xét sự thành tựu trong xã hội xưa kia do nhóm môn đồ
đếm được trên bàn tay ấy đã làm ra, thì chúng ta thử giả định rằng đã có
những điều nầy hay điều nọ dễ dàng hơn cho họ. Tóm lại, chúng ta hãy xem
xét những thuận lợi mà họ đã có.
Những sự thuận lợi của họ.
Họ đã có những sự giao thông liên lạc dễ dàng. Dưới sự cai trị của Đế quốc
La-mã, bạn có thể đi từ Hắc Hải đến Vịnh Biscay mà không cần có hộ chiếu,
không cần phải đóng thuế nhiều ở các hải cảng, không sợ sự khuấy phá của
bọn hải tặc. Hơn nữa, bạn còn có một mạng lưới đường giao thông tuyệt vời
của người La-mã. Phải, điều đó giải thích cho sự thuận lợi. Nhưng xin chờ
một chút. Tôi phải mất bao nhiêu thời gian để đáp máy bay đi từ Vancouver
đến Heathrow? Mười tiếng đồng hồ phải không? Vậy thì, cần phải có nhiều
điều hơn là hệ thống đường giao thông tốt.
Họ đã có một ngôn ngữ chung - tiếng Hi-lạp là lingua franca (ngôn ngữ
thông dụng) khắp thế giới thời cổ. Phi-e-rơ có thể giảng bằng ngôn ngữ ấy
trong ngày Lễ Ngũ Tuần và mọi người đều có thể hiểu ông, dù họ là người
đảo Cơ-rết, là cư dân vùng Mê-sô-bô-ta-mi, là du khách đến từ La-mã, Ả-rập
hoặc là Ai-cập. Phải chăng ngày nay chúng ta không có một lingua franca
như vậy? Anh ngữ sẽ được sử dụng rộng rãi ở hơn một nửa thế giới. Theo đà
ngôn ngữ lưu hành, thật dễ dàng cho chúng ta truyền bá Tin Lành cũng như
đã có đối với các sứ đồ vậy.
Họ có sự thuận lợi về điều mới lạ. Phải, điều đó là đúng. Chưa có người nào
từng được nghe Tin Lành trước đó, do đó dĩ nhiên họ cũng muốn thích nuốt
trọng Tin Lành trong lần thử đầu tiên. Người ta có làm điều đó không? Có
bao giờ bạn thử đến với các tín đồ của các đức tin khác bằng Tin Lành của
Chúa Jesus không? Họ có nuốt chửng Tin Lành trong lần thử đầu tiên
không? Hãy nhớ rằng tất cả những người qui đạo ban đầu, chớ không phải
chỉ vài trường hợp lẻ tẻ trong số đó, đều là những người qui đạo từ những
đức tin khác. Nếu bạn cảm thấy rằng sự mới lạ là chìa khoá cho sự truyền bá
Tin Lành thì đã có hàng tỉ người trên thế giới nầy chưa từng được nghe về
Chúa Jesus Christ và có hàng triệu người khác mà đối với họ danh của Ngài
chỉ là một từ để thề nguyện. Hãy thử thực hiện cái thuyết về tính mới lạ ở
trên họ đi.
Xin đừng nghĩ như vậy, thay vì tự lừa dối mình khi nghĩ rằng nếu chúng ta
sống trong thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai thì chúng ta cũng đã thấy sự truyền
bá Tin Lành nầy là một công việc dễ dàng hơn nhiều so với chúng ta hiện
đang sống, chúng ta hãy dành một chút suy nghĩ đến những sự khó khăn mà
họ đã phải làm việc khó nhọc dưới những hoàn cảnh đó.
Những sự khó khăn của họ
Trước tiên, họ rất ít người. Chỉ có mười một người nam và một nhóm phụ nữ
đếm được trên đầu ngón tay. Họ cùng cỡ với Hội chúng của một hội truyền
giáo bị thất bại trong một làng bản nào đó ở chốn đồi núi hoang vu.
Còn gì nữa? Họ không có học thức. Họ chỉ là những ngư phủ dốt nát. Đúng
hơn thì họ có một nhân viên thuế vụ giữa vòng họ, thậm chí một con người
thần bí kỳ lạ - và một hoặc hai người mà sau nầy chứng tỏ là khá tốt về ngôn
ngữ và sự giảng dạy một cách không mong đợi. Nhưng, so với những người
được đào tạo, hoặc là trong sự hiểu biết rộng rãi của Plato, hoặc là những sự
tinh tế của Do-thái giáo của các ra-bi, thì họ thực sự là những con người ngu
dốt, không có học thức.
Về mặt văn hoá, họ cũng bị tước đoạt nữa. Ít có điều gì trong nền văn hoá cổ
sử đã thấm xuống đến họ. Ngay cả người có văn hoá nhất trong số họ là Sau-
lơ, xuất thân từ trường đại học vùng Tạt-sơ, cũng chưa hề bước chân đến
Đền Parthenon*, và khi đến A- thên, ông đã nói rằng “cuối cùng ta có thể
thấy được những gì ta đã được đọc nhiều về nó”. Ông đã động lòng tức giận
vì thấy thành đều đầy dẫy những hình tượng. Đó không phải là phản ứng đầu
tiên của tôi khi tôi đến thành A-thên. Còn phản ứng của bạn thì sao?
Họ không có một tổ chức nào đứng ở đằng sau họ cả. Họ là những Cơ đốc
nhân đầu tiên. Họ có rất ít những người giảng đạo thực sự có khả năng. Thực
ra, việc nói chuyện với đám đông người dường như không phải là nằm trong
khả năng của họ gì cả, sau lần phát động sơ khởi xảy ra ở Giê-ru-sa-lem mà
nó gây ra một cuộc đàn áp sau cái chết của Ê-tiên. Nói tóm lại, các hoàng đế
La-mã có phần khó chịu về những sự tụ họp mà nó có thể được giải thích
như là những hoạt động chính trị. Há không phải điều đó được sáng tỏ trong
việc một hoàng đế như Trajan đã cảnh giác Pliny, viên tổng trấn của ông ở
tại xứ Bi-thi-ni trong thế kỷ thứ hai, rằng ông không được để cho nhiều hơn
mười lăm người tụ họp với một mục đích vô thưởng vô phạt, vì nó vẫn có
thể trở thành một đội binh chiến đấu ở địa phương đó sao? Thật đáng kinh
ngạc nếu cho rằng các nhà truyền giảng phúc âm ban đầu đã có những chiến
dịch truyền giảng toàn thành phố.
Thực ra, sự việc còn tệ hơn điều nầy nữa. Các Cơ đốc nhân đã bị dân Do-
thái cũng như dân Ngoại khinh dể và căm ghét. Trong thế giới Hi-La họ phải
đối diện với những hàng rào cản ngăn đáng sợ nhất khó hình dung nổi.
Những hàng rào cản ngăn họ đến với dân ngoại giáo
Có hàng rào về chủng tộc. Thế giới thời ấy được chia thành hai trại quân đối
nghịch, dân Do- thái và dân Ngoại. Người La-mã đã cố kết chặt những dân
mà họ đã chinh phục thành một loại đồng chủng bất chấp những bối cảnh
chủng tộc khác nhau của họ. Nhưng người Do-thái nhất định từ chối điều đó.
Họ thờ phượng một Đức Chúa Trời chớ không phải thờ phượng nhiều thần -
dân ngoại giáo gọi họ là những kẻ vô thần. Họ có những thói quen buồn cười
như là không ăn thịt heo, làm cắt bì cho các bé trai và muốn ở không một
ngày trong bảy ngày. Người La-mã không bao giờ hiểu được người Do-thái
nhưng họ đã học cách sống với người Do Thái và ban cho họ một số đặc ân
đáng kinh ngạc. Còn các Cơ đốc nhân không thuộc loại cá cũng chẳng thuộc
loại chim. Họ tự xem mình như là một “chủng tộc thứ ba”, không phải là
Do-thái cũng chẳng phải là dân Ngoại. Họ đã sống theo cách ấy. Họ đã hợp
lại thành những thành viên thuộc cái chủng tộc thứ ba lạ lùng nầy của cả hai
xã hội trong thế giới thời xưa và đã kết hiệp thành một đoàn thể hiệp nhất.
Cũng có những hàng rào về giai cấp nữa - những kẻ có của và những kẻ vô
sản. Thế giới thời xưa, theo một ý nghĩa, đã phân chia giai cấp còn hơn trong
Ấn độ giáo hay trong đời sống cộng đồng của người Anh nữa. Đó là sự phân
chia giữa chủ và thợ, giữa chủ nô và nô lệ. Không có cách nào mà trong đó
hai tầng lớp người nầy của nhân loại có thể quan hệ bình đẳng - mãi cho tới
khi có sự xuất hiện của Tin Lành của Chúa Jesus Christ.
Có hàng rào về chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo. Cũng như xã hội chúng ta, xã
hội của họ cũng rất là đa nguyên. Quan niệm thường được chấp nhận đó là
mọi tôn giáo đều tốt như nhau - người La-mã đã có một cách khám phá hấp
dẫn những vị thần nào ở địa phương khi họ đã chinh phục được một xứ, rồi
họ nhận các vị thần đó làm thành viên của đền thần Hi-La. Họ hẳn đã vui vẻ
tiếp đón Chúa Jesus và mời Ngài gia nhập vào hội nếu các Cơ đốc nhân yêu
cầu điều đó: thực ra, đến cuối thế kỷ thứ hai, một hoàng đế dân Ngoại đã có
một đền thờ với năm vị thần linh ở trong đó, mà một trong số các vị đó là
Chúa Jesus. Nhưng ông đã bắt bớ các Cơ đốc nhân. Tại sao vậy? Bởi vì họ
đã khẳng khái đòi sự độc tôn cho Chúa Jesus. Ngài không thể là một vị trong
đoàn thể đông đảo các thần linh được. Ngài là Đấng duy nhất, Đấng không
ai sánh kịp. Chắc chắn rằng những người xưa đã đối diện nhiều với một nan
đề trong sự dung nhượng về tôn giáo và chủ nghĩa đa nguyên ở thời của họ
như chúng ta đang đối diện trong bầu không khí đương thời.
Còn có hàng rào về sự suy đồi trong xã hội nữa. Trong thế kỷ thứ nhất, thế
giới của người La- mã đã bị ô danh vì dục vọng, sự tham lam và sự độc ác ở
mức độ tập thể đông đảo. Có những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện trong sự suy
đồi của xã hội, những dấu hiệu tương ứng một cách lạ lùng với thời đại
chúng ta ngày nay. Đối diện với sự đe doạ về một nền văn minh đang sụp
đổ, các Cơ đốc nhân không những đã tăng trưởng và chế phục được cái nền
văn minh ấy, nhưng họ còn làm cho nó tồn tại như họ đã làm cho tồn tại mọi
nền văn minh kể từ thời đó.
Có hàng rào về sự ngờ vực chính trị nữa. Dầu lúc dầu họ không náo động về
mặt chính trị, nhưng sứ điệp của họ xuyên suốt vào lòng như một bài tuyên
truyền có ý nghĩa nhiều nhất mà những nhà chính trị đã thành đạt - huyền
thoại cho rằng Sê-sa là Chủ Tể tối cao, là bậc oai nghi, là vị sáng lập Thời
đại Hoàng kim. Các Cơ đốc nhân từ chối dành cho Sê-sa tước hiệu Chúa Tể
vũ trụ. Họ từ chối dâng hương cho các tượng của ông. Do đó họ bị kết vào
sự ngờ vực. Làm một thành viên của một Hội Thánh Cơ đốc tại La- mã
trong thế kỷ thứ nhất cũng nguy hiểm như là làm một thành viên của một
nhóm Cộng sản ở tại Hoa Thịnh Đốn trong thế kỷ hai mươi vậy. Ngoài ra,
người ta đòi hỏi nhiều về luân lý đáng sỉ hổ của họ: những bữa tiệc của thần
Thyestes a và những hành vi của thần Oedipus b ấy mà. Bộ không nghe họ
nói đến sự yêu thương giữa anh chị em, và ăn thịt cùng uống huyết ai đó
trong bữa ăn sao? Bạn không thể tin cậy họ được. Họ đúng là một loại người
chống xã hội, có thể họ đốt cháy thành La-mã đấy - Đó là lý do tại sao
Hoàng đế Nero thấy thuận tiện để đổ cho họ tội gây ra cuộc hoả hoạn mà có
thể lắm chính ông là người gây ra cuộc hoả hoạn đó.
Còn có hàng rào của chủ nghĩa khuyển nho * nữa. Cái xã hội mà Cơ đốc
giáo được sinh ra đã được bồi bổ bằng tôn giáo. Cũng như xã hội của chúng
ta, chắc chắn nó đã bị gậm nhấm với Khoa chiêm tinh và pháp thuật. Còn
trái tim thì đã đi ra khỏi cái tôn giáo thời cổ. Chỉ khi bạn đã đọc cuốn Satires
(trào phúng) của Juvenal thì bạn mới thấy được ông ta khinh miệt cái tôn
giáo của người La-mã thời cổ như thế nào, nhưng một lời đề tặng mới đây
đã tỏ lộ cái điều mà nó cho thấy rằng chính ông đã từng là một tư tế ở trong
đó! Thật khó lường được cái chủ nghĩa khuyển nho. Ngày nay, có nhiều
người trong Hội Thánh Cơ đốc, họ vốn là những người thi hành chức vụ
được tín nhiệm, nhưng đã công khai thừa nhận sự tỉnh ngộ và sự vô tín của
họ - và cái người ở ngoài đường kia đúng là vô liêm sỉ. Nếu những người
được trả công để làm người phục vụ không tỏ ra tin nơi đức tin Cơ đốc giáo,
thì tại sao họ lại phải làm phiền toái đầu óc của mình về nó như vậy?
Còn có những hàng rào đáng kể khác ngăn chặn sự thành công của Cơ đốc
giáo trong thế giới dân Ngoại. Trong vòng dân Do-thái, nó cũng chẳng dễ
dàng gì hơn.
Những nan đề trong việc đến với người Do-thái
Thứ nhất, các Cơ đốc nhân chẳng là ai cả. Ai uỷ nhiệm cho họ? Họ đã xuất
thân ở trường học ra-bi nào? Trong vòng những người lãnh đạo quốc gia có
ai đã quay về với đức tin mới nầy không? Chẳng có ai cả. Cái Hệ-thống-đã-
được-kiến-lập là quá kiên cố đối với họ. Chẳng có một chỗ nào để họ chen
chân.
Còn gì nữa? Họ đã không giữ luật pháp của Y-sơ-ra-ên. Họ theo phe dân
Ngoại - chẳng giữ luật Kosher về thức ăn tinh sạch gì cả. Họ bỏ qua nghi lễ
cắt bì thiêng liêng. Há không phải sách Sáng-thế Ký đã buông lời rủa sả trên
đầu những kẻ nào từ chối làm cắt bì cho con trai mình đó sao? Dường như
những con người theo Jesus nầy chẳng tuân giữ Cựu ước lắm, chỉ đòi giữ
phần còn lại mà thôi. Điều nầy khó có thể hy vọng được hoan nghinh.
Còn đứng đầu mọi việc đó, họ đã rao giảng Đấng Mê-si là một con người,
một người mà chắc chắn đã nếm mùi thất bại. Việc suy cứu về Đấng Mê-si ở
thế kỷ thứ nhất vừa thịnh hành vừa khá mơ hồ, nhưng công việc đó chắc
chắn bao gồm cả việc giải thoát đất nước Y-sơ-ra-ên ra khỏi quyền cai trị của
người La-mã. Thay vì làm được điều đó, Chúa Jesus đã bị người La-mã
hành quyết - theo sự xúi giục của người Do-thái. Thật là xấc láo mới cho
rằng con người đó là Đấng Mê-si! Tệ hơn nữa, đó là một sự phạm thượng.
Cựu ước đã nói rõ ràng rằng kẻ bị treo thân trên cây gỗ là ở dưới sự rủa sả
của Đức Chúa Trời. Chúa Jesus chẳng những đã thất bại, nhưng Ngài còn ở
dưới một sự rủa sả nữa. Làm thế nào Ngài có thể là Đấng Mê-si được?
Đây là một số những sự khó khăn đáng sợ mà các Cơ đốc nhân phải đối diện
khi họ tìm cách truyền bá Tin Lành cho người Do-thái. Còn có một điều
khác nữa cáo nghịch cùng họ: họ không góp phần bảo vệ chính quyền Y-sơ-
ra-ên. Khi ấy đất nước Y-sơ-ra-ên đang bị áp bức bởi người La-mã, nhất là
trong những năm 66-70 S.C, giống như hiện nay bị áp bức bởi người Ả-rập
vậy. Các Cơ đốc nhân chẳng làm gì để ủng hộ chính nghĩa của những người
quốc gia cả; họ tự cắt đứt mình với cái chính nghĩa đó. Trong con mắt của
người Do-thái, những con người như vậy thật đáng khinh bỉ.
Có dễ dàng để cho họ thực hiện công tác truyền bá Tin Lành nầy không? Tôi
rất hoài nghi về điều đó.
Họ đã thành công như thế nào?
Chắc chắn cái bí quyết chính của sự tác động của họ là sự thay đổi thấy rõ
trong đời sống của chính họ. Nó bày tỏ ra bằng nhiều cách.
Những con người mới
Không phải là nói quá, họ là những con người mới. Đây là cái ấn tượng mà
họ đã tạo ra trong lần xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên - họ đã quá
xúc động với tin tức tốt lành của họ đến nỗi họ có vẻ như là bị say rượu.
Điều khác lạ là không có triệu chứng tàn dư (của sự say rượu). Phẩm chất
mới của nếp sống họ kéo dài bền lâu và nó đã thành công trong việc làm
sửng sốt cái thế giới thời cổ. Dĩ nhiên cũng có những sự thất bại, chẳng hạn
như A-na-nia và Sa-phi-ra, sự tranh cạnh giữa Phao-lô và Phi-e-rơ, và những
điều lộn xộn ở Hội Thánh Cô-rinh-tô. Nhưng nói chung, sự tác động toàn bộ
là một sự tác động của một sự sống mới tuyệt đối. Họ đã nhận rằng nguyên
nhân của điều nầy là sự kiện Đức Thánh Linh đã đến ngự ở trong họ. Họ
sống theo cái sứ điệp của họ.
Hãy nghĩ đến Giăng, “con trai của sấm sét”, người đã từng có lần đòi giáng
lửa từ trời đến trên một làng của người Sa-ma-ri vì cớ họ thiếu sự hiếu
khách. Vậy mà ông đã trở nên vị sứ đồ tối cao của tình yêu. Hãy nghĩ đến
Phi-e-rơ, một con người chập chờn và hay thay đổi. Ông đã trở thành con
người đá mà Hội Thánh Cơ đốc đã được lập trên cá tính và sự rao giảng của
ông. Lần lượt những môn đồ ban đầu nầy đã được biến đổi theo ảnh tượng
của Đấng mà họ rao giảng. Tình cờ, điều nầy cũng giúp giải thích được một
nan đề của thần học. Người ta thường nhận thấy rằng dường như có một sự
tương ứng được xem xét kỹ lưỡng giữa những hành động của Phi-e-rơ và
những hành động của Phao-lô ở trong sách Công-vụ. Đây là trường hợp
đúng thật, xin đừng cho đó là sự bày đặt của tác giả! Lu-ca đã nhọc công để
nêu ra rằng có một sự tương tự sâu xa giữa đời sống của Phi-e-rơ, đời sống
của Phao-lô, đời sống của Ê-tiên và đời sống của Chúa Jesus như được ghi
trong tác phẩm đầu của ông, Sách Phúc âm Lu-ca. Đó là đề tài về sự biến
đổi. Những con người đi theo Chúa Jesus dần dần được làm cho trở nên
giống như Ngài. Đó là tất cả những gì về Cơ đốc giáo.
Trong lần từ giã các trưởng lão ở Ê-phê-sô, Phao-lô nói rằng: “Tôi.... hằng ở
luôn với anh em cách nào, anh em vẫn biết”. Đời sống của ông thật trong
trắng và đó là điều đã làm cho sứ điệp của ông có sức mạnh. Bạn không thể
giả vờ làm một người của Đức Chúa Trời. Cuộc sống của chúng ta phải biểu
lộ ra một phẩm chất mới như vậy, những dấu hiệu của sự biến đổi như vậy,
khiến cho người ta thắc mắc và muốn biết tại sao như vậy. Chỉ khi đó Tin
Lành mà chúng ta đã nói cho họ mới gây được ấn tượng cho họ.
Khi tôi nghĩ đến những người đến đặt đức tin nơi Đấng Christ thông qua Hội
Thánh của chúng tôi ở Oxford, tôi tin rằng cái yếu tố quan trọng nhất trong
cái quá trình đó chính là cuộc sống được thay đổi của bạn hữu họ. Họ biết có
một điều gì đó khác lạ về những con người đó, và họ đã quyết định tìm xem
đó là điều gì. Một khi đời sống chúng ta bén lửa với Đấng Christ, thì chúng
ta sẽ truyền bá Tin Lành một cách không thể tránh khỏi: chúng ta sẽ không
cần phải có những hướng dẫn về kỹ thuật. Tóm lại, điều gì đã kích thích nhà
thám hiểm cần đến những kỹ thuật để mà truyền thông những sự khám phá
của họ? Nếu chúng ta không được cảm động với Đấng Christ và không được
Ngài thay đổi, thì dù chúng ta có đủ mọi kỹ thuật của thế giới nầy cũng
chẳng đi đến đâu.
Sự tận hiến của họ
Sự tận hiến và sự sẵn lòng vâng phục của họ, với bất cứ giá nào, là một điểm
đáng chú ý khác của cuộc đời được thay đổi của họ. Đức Chúa Trời ban
Thánh Linh Ngài cho những kẻ biết vâng phục Ngài (Cong Cv 5:32) và họ
đã chứng minh cho lẽ thật đó. Điều đó gần như là trọng tâm của “sự thánh
khiết” của Kinh Thánh mà nếu không có nó thì chẳng ai có thể phản chiếu
nhiều về Chúa và có thể thu hút người khác đến với Ngài được. Đức Thánh
Linh và đời sống vâng phục thánh khiết liên kết với nhau một cách tích hợp.
Hãy thử nghĩ đến sách Công-vụ các sứ-đồ xem. Trong chương 1, Chúa Jesus
bảo các môn đồ hãy chờ đợi cho đến khi quyền phép của Đức Thánh Linh
giáng trên họ; sau đó họ sẽ làm chứng nhân cho Ngài theo những vòng lan
rộng mãi - từ Giê-ru-sa-lem, đến Giu-đê, đến Sa-ma-ri, cho đến tận cùng trái
đất. Họ đã chờ đợi, họ đã được đầy dẫy, họ đã ra đi loan báo Tin Lành trong
năng quyền của Đức Thánh Linh. Trong chương 8, Đức Thánh Linh truyền
bảo Phi-líp, một nhà truyền bá Tin Lành lừng danh nhất, phải rời bỏ một khu
vực phấn hưng đang phát triển ở Sa-ma-ri để đi vào nơi hoang mạc - nơi mà
theo như bình thường thì ông không thể mong đợi tìm thấy một người nào
cả. Ông đã vâng lời và ra đi. Và như vậy, Thánh Linh của Đức Chúa Trời có
thể dẫn đưa ông đến với hoạn quan Ê-thi-ô-bi, một con người có ảnh hưởng
lớn mà ông đã chinh phục về cho Đấng Christ. Trong chương 9, A-na-nia
được truyền bảo phải đi và tìm gặp một đối thủ khét tiếng của đức tin, đó là
Sau-lơ người Tạt-sơ. A-na-nia không thích cái ý tưởng đó. Ông sợ sệt và
ngần ngại. Nhưng ông đã đi. Và rồi Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể
hoàn thành sự hoán cải cho Phao-lô và làm đầy dẫy ông bằng sự sống mới.
Phi-e-rơ biết rõ rằng Đức Chúa Trời chẳng có ích chi cho dân Ngoại. Thánh
Linh của Đức Chúa Trời thuyết phục ông rằng ông thực sự phải đi và rao
bảo cho một người trong số họ về Chúa Jesus: ông vâng lời và ra đi. Kết quả
là Cọt-nây và cả nhà của ông đã trở lại đạo và một sự tuôn đổ Thánh Linh
của Đức Chúa Trời xảy ra ở Sê-sa-rê (chương 10). Trong chương 20, chính
Phao-lô cũng nhận biết rõ rằng nếu ông cứ khăng khăng tiến hành cuộc hành
trình dự tính đi lên thành Giê-ru-sa-lem của mình thì có thể cuối cùng ông sẽ
gặp rắc rối. Nhưng ông vẫn kiên quyết ra đi: và Thánh Linh của Đức Chúa
Trời đã đồng công một cách mạnh mẽ với ông. Tất cả những gương mẫu nầy
bày ra trước mắt chúng ta sự liên kết giữa sự vâng phục và quyền năng của
Đức Thánh Linh trong sự truyền bá Tin Lành, nhưng chúng ta không lưu ý
đến. Đức Chúa Trời truyền bảo chúng ta phải hạ mình và cầu nguyện nếu
chúng ta muốn thấy sự ban phước của Ngài, và chúng ta đã không làm điều
đó. Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta phải quan tâm đến người nghèo thiếu
và đừng ưu đãi kẻ giàu sang; chúng ta đã chọn sự không vâng theo lời Ngài.
Đức Chúa Trời phán bảo rằng chúng ta phải đặt Ngài lên hàng đầu nếu
chúng ta muốn thấy quyền năng của Ngài hành động; nhưng rồi hầu hết, nếu
không phải là tất cả, những thần tượng của chúng ta đã đứng phía trước
Ngài. Do đó, đừng lấy làm lạ tại sao chúng ta không có quyền năng!
Ý thức mừng vui về sự khám phá của họ
Những con người nầy đã tìm được của báu và họ muốn cho những người
khác biết điều đó. Những người nầy là những con người nhiệt thành đối với
Đấng Christ và họ chia sẻ lòng nhiệt thành ấy với người khác. Những người
nầy tin chắc rằng ý nghĩa của vũ trụ nầy được bày tỏ ra trong sự giáng trần,
sự chết và sự phục sinh của Chúa Jesus, và họ không thể giữ im lặng về điều
đó. Họ đã không nói rằng “Nhà thờ là nơi hợp lý để đi đến đó vào mỗi sáng
Chúa Nhật - chúng tôi có âm nhạc rất hay”, nhưng họ nói “Hãy đến xem
Đấng đã bảo cho tôi về tất cả mọi điều mà tôi đã từng làm”, hoặc họ nói:
“Chúng tôi đã tìm thấy Đấng Mê-si - Hãy đến xem!”. Họ là những nhân
chứng và đã hành động như là những nhân chứng. Còn ngày nay bạn thường
thấy điều đó như thế nào trong vòng những tổ chức người Cơ đốc? Trong cái
thời đại không mộng mơ nầy, lòng nhiệt thành đã bị nghi ngờ. Nói chung,
mọi người đều đề cao ý kiến riêng của mình... chúng ta không muốn bị cáo
buộc về việc lôi kéo người ta theo đạo... chúng ta phải tôn trọng sự riêng tư
của người ta! Và như vậy chúng ta giữ được sự bình yên cho chúng ta, còn
những người nam nữ chung quanh chúng ta, những người mà Đấng Christ
đã chết thay cho họ và Ngài truyền cho chúng ta phải đến với họ, thì chẳng
được nghe điều gì cả và chúng ta hoàn toàn lãng quên sự kiện (nếu đó là sự
thật) chúng ta đã tìm được của báu quí nhất trên thế gian.
Tôi nhớ đến một nữ sinh viên người Do-thái đã theo học tại trường Oxford,
cô vừa được nghe nói về Chúa Jesus và cô đã đặt lòng tin cậy nơi Ngài. Cô
bảo tôi rằng trong vòng mười ngày cô đã đọc hết cuốn Tân ước qua ba lần và
cô đã cảm nhận được Đức Chúa Trời tuôn đổ tình yêu Ngài vào trong cô.
Tôi nghĩ đến khoảng ba mươi thanh niên nam nữ ở trong trường đại học đó
trong tám tuần lễ qua họ đã bước đi cùng một bước đức tin ấy - không phải
vì có người nào đã giảng đạo cho họ nhưng là vì các bạn hữu Cơ đốc của họ
không thể giữ im lặng về phúc âm của Cứu Chúa, và họ đã thấy mình được
tình yêu của Ngài buộc phải sống một cuộc sống của người môn đồ. Đó là
cách mà Tin Lành đã lan rộng trong thời kỳ ban đầu, đó là cách mà Tin Lành
sẽ lan rộng ở thời nay khi chúng ta để cho người ta thấy lòng sốt sắng của
mình đối với Chúa.
Tình yêu thương trong sáng của họ
Nhưng cũng còn có một điều khác đánh dấu cho những Cơ đốc nhân ban
đầu ấy, nếu nó không đánh dấu cho chúng ta thì sẽ không có ai quan tâm đến
những gì chúng ta nói, đó chính là tình yêu thương trong sáng của họ. Có rất
nhiều sự bất bình đẳng về sự giàu có và về cơ hội ở giữa vòng đa số người
thời xưa, nhưng những sự bất bình đẳng như vậy không tồn tại giữa vòng
những người Cơ đốc. Cong Cv 4:32 cho chúng ta biết rằng tập thể các tín đồ
có cùng một lòng, một ý. Không có người nào đòi hỏi quyền lợi riêng về tài
sản của mình. Họ xem mọi vật là của chung. Và chúng ta đọc thấy các sứ đồ
có quyền phép rất lớn để làm chứng cho Chúa Jesus. Có thể nào khác đi
không khi mà giữa vòng họ chẳng có người nào bị thiếu thốn cả? Khi mà
những người có nhà cửa bán đi các nhà cửa đó và góp vào các công việc từ
thiện? Sự thông công yêu thương của họ đã đạp đổ những hàng rào ngăn
cách tự nhiên giữa những người da đen và da trắng, giữa chủ và tôi tớ, giữa
người giàu và người nghèo, giữa những người xuất thân từ bối cảnh Do-thái
với những người xuất thân từ bối cảnh Hi-lạp. Họ chia sẻ cho nhau của cải,
bữa ăn, sự thờ phượng của nó - chia sẻ mọi thứ, như Justin đã nêu ra, ngoại
trừ chia sẻ vợ của họ (lãnh vực mà hầu hết người ngoại hầu như sẵn sàng
chia sẻ, khi mà ông nhắc đến họ một cách không thiện cảm). Hãy thử nghĩ
đến các môn đồ ban đầu ấy. Điều gì đã làm cho Si-môn người Xê-lốt có thể
chung phần với Ma-thi-ơ là người thâu thuế? Họ là những con người không
thể hoà giải với nhau về chính trị. Những người Xê-lốt quyết tâm sát hại
người La-mã trong khi những người thâu thuế làm giàu cho mình nhờ thuế
của người La-mã. Nhưng tình yêu thương của Chúa Jesus đã ràng rịt hai con
người nầy lại với nhau. Hãy thử nghĩ đến các anh em của Chúa Jesus, những
con người đã có lần không tin Ngài và họ tưởng là Ngài cuồng trí. Trong
sách Công-vụ, chúng ta lại thấy họ cùng với mẹ Ngài hiệp chung với các
môn đồ mà họ đã từng có lần nhạo báng, hiệp chung trong tình thân và họ đã
được đầy dẫy cùng một Đức Thánh Linh.
Tình yêu thương đối với anh em nầy là quyết định. Không có nó thì không
thể nào có được sự truyền bá Tin Lành hữu hiệu. Thế gian phải nhìn thấy
giữa các vòng người Cơ đốc một sự thông công ấm áp, tiếp nhận và quan
tâm nhiều hơn là họ có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác - và cho tới khi họ
thấy rằng đó chưa phải là tất cả những gì thu hút hoặc gây ấn tượng với sự
tiếp chuyện cùng Đức Chúa Trời.
Sự chịu đựng của họ
Một nét kỳ lạ khác của những người Cơ đốc ban đầu nầy đó là sự chịu đựng
của họ. Không phải chỉ chịu đựng những sự nhạo cười, những cái nhún vai
nhưng là chịu đựng sự khuấy rối, sự bắt bớ, tù đày và sự chết. Thử nghĩ đến
sự bình an mà nó đánh dấu cho sứ đồ Phi-e-rơ khi ông nằm ngủ giữa những
người lính canh trong cái đêm trước ngày ông bị hành quyết. Hãy nghĩ đến
Ê-tiên đang quì với khuôn mặt rạng rỡ cầu nguyện cho những kẻ giết mình
khi mà những cục đá được ném vào mình ông và cất lấy mạng sống của ông.
Hãy nghĩ đến Phao-lô và Si-la đang nằm trong tù với chân họ bị cùm và lưng
họ bị xé rách vì sự đánh đòn oan uổng. Và họ đã làm gì? Hát ca ngợi Đức
Chúa Trời vào giữa đêm, nếu bạn thích! Đối với tôi, điều đó là một phép lạ
còn lớn hơn cả thời điểm động đất đã giải thoát họ ra khỏi tù và đã đem lại
sự hoán cải cho viên cai ngục nữa. Đó là một loại chịu đựng mà bạn không
thể dập tắt được. Tất cả những gì bạn có thể làm đó là giết những con người
không thể có nầy - và họ hát ngợi khen cho đến chết. Thế giới thời cổ đều
biết về chủ nghĩa khắc kỷ, ngậm cứng miệng trong những lúc khó khăn.
Nhưng thế giới đó đã không bắt đầu hiểu được một người mà họ có thể chịu
khổ và chịu chết với một sự vui mừng rạng rỡ và hớn hở.
Thế giới thời nay cũng không hiểu được cái phẩm chất ấy của sự chịu đựng,
nhưng họ chú ý đến nó với một sự kinh ngạc. Ba người U-gan-đa bị cáo
buộc là phạm tội chính trị chống lại Tướng Amin, họ bị tống giam vào ngục.
Họ đã lớn lên trong năng quyền và tình yêu của Đức Thánh Linh. Họ bị đưa
ra hành quyết trước công chúng. Họ thúc giục Giám mục Festo Kivengere,
người được phép đến đó để khích lệ họ, đi nói về Tin Lành cho những kẻ
hành quyết họ, đang khi họ làm chứng cách vui mừng cho Đấng Christ trước
đám đông, và họ cứ tiếp tục ca ngợi Đức Chúa Trời là Đấng đã tha thứ và
sắp sửa tiếp nhận họ thì những loạt đạn nổ ra từ phía tiểu đội hành quyết
đang kinh ngạc. Câu chuyện đó được lan ra trong vùng như một đám cháy.
Bạn không thể nhận được điều gì tốt hơn về cái phẩm chất chịu đựng một
cách mừng vui ấy. Nơi đâu nó được bày tỏ ra thì ở đó Hội Thánh phát triển.
Huyết của người tuận đạo luôn luôn là hạt giống của Tin Lành.
Sự quan tâm của họ đến những người chưa tin Chúa
Những Cơ đốc nhân ban đầu nầy đã hết sức quan tâm đến những “kẻ hư
mất” - những kẻ đã lạc lối và không được tiếp xúc với Đức Chúa Trời như
Cơ đốc nhân đã nếm biết một cách cá nhân. Họ thực sự quan tâm đến những
người ấy. Cường độ của sự quan tâm đó được bày tỏ ra trong các trang đầu
của sách Công-vụ. Giới thẩm quyền Do- thái bảo các sứ đồ phải im lặng,
nhưng họ nhã nhặn chối từ làm theo những điều như vậy. Họ bị bắt bỏ tù;
nhưng khi được thả ra, sau khi quay lại cùng các bạn hữu, họ tham gia vào
sự cầu nguyện sốt sắng, và rồi họ lại vào tù. Ngoài đường phố, trong sa mạc,
trong các nhà, trước các vua và các quan quyền, thậm chí khi Phao-lô được
đem ra trước mặt chính Hoàng đế Nero, thì cũng là câu chuyện ấy: họ không
thể giữ im lặng. Họ tìm cách thuyết phục, cảnh cáo, dạy dỗ và mời mọc
những người khác bước vào mối liên hệ với Đấng Christ phục sinh, Ngài đã
trở thành động lực chính cho cuộc đời của họ. Bạn có thể thấy sự quan tâm
ấy đã nung đốt trong linh hồn của Phao-lô như thế nào qua lời ông từ giã các
trưởng lão ở thành Ê-phê-sô, như đã được ghi lại trong sách Công-vụ
chương 20. Ông nói rằng “tôi tinh sạch về huyết anh em hết thảy, vì tôi
không trễ nãi một chút nào để tỏ ra cho anh em biết hết thảy ý muốn của
Đức Chúa Trời” (câu 26-27). Ông đang nghĩ đến người canh của sách Ê-xê-
chi- ên. Ê-xê-chi-ên đã xem chính mình như là người canh của Đức Chúa
Trời ở trên các vách thành, người đã thấy được sự nguy hiểm đang gần kề.
Nếu ông nói cho người ta và họ không chịu làm gì cả thì ông được tinh sạch
về chính mình. Nhưng nếu ông không nói cho người ta, thì dân cư ở trong
thành sẽ bị hư mất, nhưng huyết của họ sẽ bị đổ lại trên đầu ông. Phao-lô đã
cảm thức về trách nhiệm un đốt như vậy. Huyết của người ta sẽ đổ lại trên
đầu ông nếu ông không chịu rao báo cho họ tin tốt lành về Chúa Jesus.
Đây không phải là đặc điểm riêng của Phao-lô. Những người đã đem Tin
Lành đến thành An- ti-ốt (Cong Cv 11:19 trở đi) đã phải bị ép buộc bởi cùng
một sự quan tâm đối với kẻ khác như vậy. Cũng như Phao-lô, họ đã cảm
thấy rằng “Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho
những kẻ hư mất (IICo 2Cr 4:3). Vì vậy họ quả quyết rằng Tin Lành đó đã
không bị che khuất, nhưng họ đã nói Tin Lành ấy ra không những chỉ cho
người Do-thái nhưng “cho người Ngoại nữa, rao giảng về Chúa Jesus”. Làm
thế nào bạn có thể làm khác đi được nếu như, cũng giống như Phi-e-rơ, bạn
tin rằng “chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác, vì ở dưới trời, chẳng có
danh nào khác ban cho loài người để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu”
(Cong Cv 4:12)?
Những việc ưu tiên của họ
Người ta không thể không nhận thấy những việc ưu tiên của các Cơ đốc
nhân ban đầu ấy trong toàn cả vấn đề chia sẻ đức tin với người khác. Dầu
Cong Cv 6:4 đề cập đến các sứ đồ chứ không đề cập đến sự hoạt động chung
của các Cơ đốc nhân, nhưng khó có thể nghi ngờ rằng khi những người lãnh
đạo biệt riêng chính mình để “chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng
đạo”, thì các chức viên bên dưới và hàng giáo dân cũng làm như vậy. Ngược
lại, sẽ rất khó để thấy được làm sao mà các Cơ đốc nhân không có học thức
lại có thể dùng Kinh Thánh Cựu ước biện luận được rằng Đấng Mê-si là
Chúa Jesus. Bạn có biết một Hội Thánh nào mà ở đó việc ưu tiên là cầu
nguyện không? Cầu nguyện trong từng đời sống cá nhân, cầu nguyện trong
từng tiểu tổ, cầu nguyện thâu đêm? Nếu bạn có biết thì tôi có thể nói với bạn
một điều về Hội Thánh ấy. Đó sẽ là Hội Thánh truyền bá phúc âm. Bằng
cách nầy hay cách khác, tin tức tốt lành về Chúa Jesus sẽ được đồn ra. Sự
cầu nguyện là một việc ưu tiên trong công tác truyền bá Tin Lành. Không có
nó thì đời sống sẽ không được thay đổi dù cho năng nổ hoạt động và dù cho
sự rao giảng có nhiệt thành đến đâu chăng nữa. Đa số các Hội Thánh không
nhìn thấy được sự tăng trưởng của Hội Thánh bởi vì họ không khao khát đủ
để cầu nguyện cho sự tăng trưởng đó.
Trong chức vụ giảng Lời Đức Chúa Trời cũng vậy. Bạn có biết những Hội
Thánh nào mà ở đó có một sự phô bày thành thực và tin tưởng đối với Lời
Đức Chúa Trời không? Ở đó những người giảng đạo vật lộn với Kinh Thánh,
ở đó từng cá nhân người tín đồ dùng Kinh Thánh để thử nghiệm những gì
mình đã nghe, ở đó Hội chúng đọc Kinh Thánh một cách đều đặn và sốt
sắng, và họ xem Kinh Thánh như là kim chỉ nam cho đời sống mình và như
là khí cụ đầy sức mạnh để dùng nó mà cắt nghĩa về đức tin cho những người
khác không? Tôi có thể nói với bạn một điều về một Hội Thánh như vậy. Họ
là những người đang sốt sắng truyền bá Tin Lành. Vì “lời của Đức Chúa
Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi” (HeDt 4:12). Lời đó
sẽ thu hút người ta. Nó sẽ thách thức người ta. Nó sẽ gây dựng người ta
trong đức tin. Nó sai phái người ta vào công tác truyền giáo. Sống như
chúng ta đang sống trong một xã hội cuồng loạn, nơi mà sự ưu tiên được
dành cho các cuộc họp hội đồng, các buổi hội thảo, cho sự tổ chức, cho các
buổi họp giữa tuần dành cho các công dân lớn tuổi, cho các công việc từ
thiện của nhà thờ, và những việc giống như vậy, thì công việc thực sự ở trên
chúng ta vẫn phải là làm cho sự cầu nguyện và chức vụ giảng Lời Đức Chúa
Trời trở thành những việc ưu tiên của chúng ta. Đó vẫn là cách thức để các
Hội Thánh tăng trưởng. Tôi viết những lời nầy ở tại Vancouver. Tôi không
còn ở đó đã năm năm rồi. Tôi thật ngạc nhiên về cách thức mà các Hội
Thánh và các nhóm Cơ đốc đã dành quyền ưu tiên cho việc đọc Kinh Thánh
và cầu nguyện, trong khoảng thời gian ấy và họ đã lớn mạnh cả về số lượng
lẫn về ảnh hưởng. Những Hội Thánh mà sứ điệp của họ không vững chắc,
những Hội Thánh mà ở đó sự cầu nguyện không phải là nét nổi bật thì đều sa
sút. Đó là một sự tàn tạ và tương phản không thể tránh khỏi. Như Phao-lô đã
đề ra, “những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc
về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để
đạp đổ các đồn luỹ” (IICo 2Cr 10:4). Những đồn luỹ của sự vô tín và sự thờ
ơ sẽ không sụp đổ đối với những vũ khí kém quyền năng hơn sự cầu nguyện
và Lời của Đức Chúa Trời - và những con người làm đảo lộn thế giới nầy đã
biết được điều đó.
Năng quyền của họ
Tôi kết thúc chương nầy với một trong số những đặc điểm đáng chú ý nhất:
quyền năng vô song của những nhà truyền giáo ban đầu nầy. Chúa Jesus đã
hứa với họ rằng họ sẽ nhận lãnh quyền năng khi Đức Thánh Linh giáng
xuống trên họ và rồi họ sẽ làm chứng về Ngài ở tại Giu-đê, Sa-ma-ri và xa
hơn nữa. Năng quyền nầy mọi người đều nhìn thấy. Nó là quyền năng biến
đổi cuộc đời. Nó là quyền năng biến cải tâm tánh; thử tưởng tượng xem điều
gì phải nằm ở phía sau lời phát biểu rõ ràng rằng nhiều người trong Hội
chúng ở Cô-rinh-tô đã từng là những kẻ thờ hình tượng, dâm loạn, trộm
cướp, say sưa và trộm cắp. “Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người
như thế, nhưng nhân danh Đức Chúa Jesus Christ và nhờ Đức Thánh Linh
của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em đã được rửa sạch, được nên thánh,
được xưng công bình rồi” (ICo1Cr 6:11). Hãy nghĩ đến quyền năng biến cải
đạo đức nằm ở đằng sau một sự hàm ý về sự vứt bỏ đi như vậy. Người ta có
thể thấy năng quyền ở trong những Cơ đốc nhân nầy: quyền năng của sự
khám phá mới, của nguồn đạo đức mới, của lòng nhiệt thành mới. Họ cũng
có thể thấy quyền năng chữa bệnh và đuổi quỉ mà các Cơ đốc nhân ban đầu
đã thực thi.
Ngày hôm nay cũng còn như vậy. Tôi có biết nhiều người đã đến với đức tin,
một số người trong số ấy ở tại các nước theo Ấn-độ giáo, khi mà một người
trong gia đình họ được chữa lành một cách thình lình qua sự đáp lời cầu
nguyện, hoặc có một người bị quỉ ám và đã được đuổi ra khỏi đời sống họ.
Quyền phép vô song của Đức Thánh Linh trong đời sống người Cơ đốc là
một trong những nam châm có sức thu hút đã lôi kéo người ta đến với Đấng
Christ. “Tin Lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời
nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin
quyết nữa”, Phao-lô đã tuyên bố như thế (ITe1Tx 1:5). Người ta không chỉ
bị thu hút ở trong đợt rao giảng ba tuần lễ ngắn ngủi của ông ở tại Tê-sa-lô-
ni-ca, nhưng họ còn được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn vào sự xác tín
và bởi Đức Thánh Linh đó họ đã được hoán cải. Từ ngữ Phao-lô dùng cho
“sự tin quyết” là một từ ngữ rất hay, đó là plèrophoria. Nó gợi ý về một cái
chén đầy cho tới miệng đến nỗi tràn ra. Nó gợi lên ý tưởng người Cơ đốc
đầy dẫy Đức Thánh Linh đến nỗi khi họ được đụng vào thì họ tuôn tràn ra,
không phải tuôn tràn phản ứng riêng của họ về sự thất vọng hay sự châm
chọc, nhưng là tuôn tràn Thánh Linh ban sự sống khoan nhân của Đức Chúa
Trời.
Cách truyền đạt siêu lời nói nầy rất là có sức mạnh. Chính quyền năng của
Đức Thánh Linh được Chúa ban cho đã trang bị cho các tôi tớ Ngài để thực
hiện sứ mạng của Ngài. Lẽ thật của vấn đề nầy đó là Đức Thánh Linh và
người làm chứng cùng đồng công. Đó há không phải là ý nghĩa của khúc
Kinh Thánh Mac Mc 13:10 trở đi hay sao? Tin Lành phải được rao giảng
cho người ngoại, người tín đồ phải làm công việc đó, còn Đức Thánh Linh
thì sẽ phán thông qua họ. Nhưng trước khi Ngài có thể làm điều đó, Ngài
phải hạ chúng ta xuống. Ngài loại bỏ khỏi chúng ta sự kiêu ngạo và sự độc
lập đã đến với chúng ta một cách tự nhiên. Ngài loại bỏ khỏi chúng ta sự
không vâng lời và sự mê muội mà nó làm cho chúng ta im lặng trong ngày
có Tin Lành. Đức Thánh Linh không luôn luôn là một ngọn gió hiu hiu dịu
mềm, đôi khi Ngài như một đám lửa hừng thiêu đốt mọi rác rến của đời sống
chúng ta, hoặc như một cơn bão quét những rác rến ấy đi. Khi Ngài được để
cho cầm quyền trong một Hội Thánh, trong một đời sống cá nhân, thì khi ấy
những khả năng cho sự truyền bá Tin Lành là vô bờ bến, nhưng chỉ khi ấy
mà thôi.
Năm 1736, Giám mục Butler đã viết cuốn sách Analogy of Religion (Sự
Tương Tự của Tôn Giáo của ông. Lúc ấy ông là triết gia lừng danh nhất ở
Anh quốc, và ông đã hoài nghi không biết người nào sẽ kế nhiệm ông để làm
giám mục, bởi vì đối với ông dường như không chắc rằng Cơ đốc giáo sẽ
còn tồn tại trong suốt cả cuộc đời ông. Đó là một thời đại thật vô tín, không
có tôn giáo, tự kỷ trung tâm, không phải là không giống như thời đại của
chúng ta. Butler đã viết rằng “Nhiều người đã mặc nhiên công nhận rằng Cơ
đốc giáo không phải là vấn đề đáng để tìm hiểu nhiều, giờ đây người ta
khám phá ra nó chỉ là giả tưởng. Theo đó, họ xem như thể là trong thời đại
hiện nay, Cơ đốc giáo là một điểm được đồng ý giữa vòng những người
không biết phân biệt, và chẳng có gì còn lại nhưng chỉ dùng làm đề tài chính
cho sự vui đùa và sự chế nhạo, như là cách trả thù cho việc nó đã làm gián
đoạn niềm vui của nhân loại khá lâu”. Vào cuối cuộc đời của Butler, thay vì
bị quét sạch, tin tức tốt lành về Chúa Jesus Christ đã được giảng ra bởi
Wesley và Whitefield và đã làm biến đổi bộ mặt của Anh quốc. Điều nầy đã
có thể diễn lại nữa.
Phẩm chất các sinh hoạt Hội Thánh của họ
Cho đến đây, chúng ta đã xem xét những phẩm chất của tâm tính mà các Cơ
đốc nhân ban đầu đã biểu lộ. Giờ đây, chúng ta hãy xem xét đến phẩm chất
của sinh hoạt trong Hội Thánh của họ. Đây là nơi mà những nan đề lớn nhất
trong sự truyền bá phúc âm thường xảy ra. Hội Thánh tạo đá vấp chân cho
rất nhiều người từ bên ngoài nhìn vào xem thử Cơ đốc giáo có gì để nói
không. “Thưa vâng đối với Đức Chúa Trời và thưa không đối với giáo hội”
là thái độ rất dễ hiểu của họ. Tôi nghĩ rằng bạn có thể thấy được điều nầy sẽ
trải rộng như thế nào khi bạn bắt đầu hỏi những người không đi nhà thờ xem
họ có cầu nguyện không. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy rằng phần lớn họ đều
có cầu nguyện. Nhưng họ không bao giờ chen chân vào cửa nhà thờ. Tóm
lại, có điều gì xảy ra thế?
Dường như không ai có cái thái độ ấy trong những ngày đầu cả. Tác động
của Hội Thánh như vậy là do từng ấn tượng của tác động từng cá nhân gây
nên. Thực ra, phần lớn chính là do tác động hỗ tương lẫn nhau của họ đã bày
tỏ tình yêu Cơ đốc bằng hành động, và không có điều gì gây chú ý nhiều hơn
điều đó. Dường như không ai đã nghĩ rằng nhà thờ thì quá u ám, quá trang
nghiêm, quá khiếm nhã - mà đó là những điều mà giờ đây người ta thường
nghĩ đến. Và có thể họ đã có lý. Đó là lý do tại sao đáng để chúng ta xem xét
một trong những Hội Thánh ở trong sách Công-vụ các sứ đồ, và tìm xem
Hội Thánh đó có thể đem lại cho chúng ta những nhận định gì về một số
những nan đề chúng ta hiện đang gặp ở trong Hội Thánh. Câu chuyện nầy có
thể được thấy ở trong sách Công-vụ chương 11.
Thành An-ti-ốt trên lưu vực sông Orontes là thủ phủ của xứ Sy-ri giàu có
hùng mạnh của đế quốc La-mã. Nó được xếp vào thành phố đứng hàng thứ
ba trên thế giới sau La-mã và Alexandria. Thành phố ấy có nhiều sắc dân,
theo chủ nghĩa quân phiệt, phóng túng, giàu có và dâm loạn. Ở đó có nhiều
người Do-thái sinh sống, họ có những đặc quyền dân sự mà họ rất kiêu hãnh.
Coi thường sự phồn vinh cực đại của cuộc sống, công dân thành An-ti-ốt
dường như không hoàn toàn thoả lòng. Những bia kỷ niệm được dựng lên
cho Thần May mắn, Thần Số mệnh, cho Thần Serapis, cho sự Bất tử v.v...
Có nhiều người xem tử vi, và cũng có bằng chứng cho thấy họ ưa chuộng
khoa chiêm tinh và sử dụng pháp thuật.
Chính trong thành phố khó khăn nhưng tân tiến một cách kỳ lạ nầy mà Cơ
đốc giáo đã trở thành một đức tin của cả thế giới. Chính từ nơi đây mà đầu
cầu bắt vào Âu Châu của Hội Truyền Giáo Cơ Đốc đã phát khởi. Phải chăng
vì An-ti-ốt mà Cơ đốc giáo đã vẫn cứ là nền văn hoá phụ của Do-thái giáo?
Thay vào đó, Cơ đốc giáo đã trở thành một nền văn hoá đối kháng và vẫn cứ
tồn tại trước sự suy vong của Do-thái giáo lẫn sự sụp đổ của đế quốc La-mã.
Chúng ta sống trong một thời đại mà Cơ đốc giáo có khuynh hướng được
xem không phải như là một nền văn hoá đối kháng bởi hầu hết các nước
Phương Tây, cũng không phải là như muối ở giữa một xã hội suy đồi, nhưng
như là một nền văn hoá phụ sùng kính dành cho những người sẽ hy sinh đầu
óc của họ và đồng hoá hành vi của họ theo niềm hy vọng rằng họ có thể, sau
khi cõi đời nầy qua đi, thành một vì sao ở trên bầu trời. Một sự thờ phượng
riêng tư và tận tâm cho một sự thờ phượng vị kỷ. Có thể Hội Thánh Cơ đốc
đã chìm vào sự thờ phượng mà có rất nhiều ở trong nền văn minh Tây
Phương. Hội Thánh Cơ đốc không có ảnh hưởng có ý nghĩa nào ở trong
chính trị, tư tưởng, luận bàn tương lai, thương mại, quan niệm học, giáo dục
hay là luân lý. Hội Thánh Cơ đốc không có lối sống nào dễ dàng phân biệt
biệt lập với thói quen kỳ lạ nhóm họp trong một khu nhà rộng lớn và lạnh
lẽo một tuần một lần - hoặc một tháng một lần.
Ngược lại, tại An-ti-ốt, Hội Thánh được xem thấy là một sự thay đổi triệt để,
một nền văn hoá đối kháng, một chủng loại thứ ba không phải là ngoại giáo
cũng không phải là Do- thái giáo. Họ đã không tạo nên ấn tượng nầy vì cớ
dựa vào tổ chức đã thành lập: chưa có một Hội Thánh nào được thành lập.
Cũng không phải vì các giáo phẩm tài ba: họ thảy đều là giáo dân. Cũng
chẳng phải vì họ đã xem xét những nan đề về sự tăng trưởng của Hội Thánh
một cách kỹ lưỡng nhờ sự viếng thăm của một bậc cao kiến ở tại hội nghị.
Họ thành công bởi vì họ thuộc vào nền văn hóa đối kháng của Đức Chúa
Trời. hội hết mọi khía cạnh của sự thay đối triệt để nầy đối với những cách
sống bình thường ở An-ti-ốt đều phải trả giá rất đắt. Tôi khó tin rằng, trong
thời đại của chúng ta, chúng ta có thể có sự truyền bá Tin Lành hữu hiệu mà
không cần phải có một cuộc cách mạng đắt giá ở trong sinh hoạt của Hội
Thánh, trong những sự ưu tiên và trong thái độ của Hội Thánh. Chúng ta
cũng chẳng kỳ vọng được điều đó.
Đây là một Hội Thánh mà mỗi tín hữu đều thi hành chức vụ
Điều đầu tiên chúng ta ta học biết về việc thành lập Hội Thánh đáng chú ý
nầy sẽ chận chúng ta lại ở giữa đường. Không có ai nêu nó ra như là mục
tiêu chính yếu cho việc tăng trưởng Hội Thánh cả. Chẳng ai sai phái giáo sĩ
đến đó cả. Nó xảy ra hầu như là do lầm lỗi! Những người Cơ đốc, những
con người rất tầm thường, thấy Giê-ru-sa-lem là quá nóng bỏng để cho họ ở
lại đó sau cái chết của Ê-tiên, họ đã rời bỏ nhà cửa, lang thang từ thành nầy
đến thành khác, lên tận vùng bờ biển xứ Phê-ni-xi, và cuối cùng họ đến An-
ti-ốt. Đương nhiên họ thường xuyên đàm luận với tất cả những người mà họ
gặp về sự việc mới mẻ kỳ diệu đã xảy ra: Đấng Mê-si của Đức Chúa Trời,
mà người ta trông đợi từ lâu, đã thực sự đến, Ngài đã chịu chết, đã sống lại
và người ta có thể đến để nhận biết Ngài. Họ giới hạn thông tin nầy vào dân
của Đấng Mê-si, tức là dân Do-thái. Nhưng khi họ phản ánh về sự nhìn thấy
của vị lãnh đạo Ê-tiên của họ, thì họ đã tự hỏi tại sao họ phải giới hạn chỉ
vào dân Do-thái mà thôi, vì sự chết của Chúa Jesus có ý nghĩa phổ quát cho
mọi người kia mà. Vậy họ bắt đầu thuật cho dân tộc khác, đó là người Hi-lạp
(Cong Cv 11:20). Và họ thấy người ta nghênh tiếp sứ điệp của họ. Há không
phải dân chúng thành An-ti-ốt đang tìm kiếm sự thoả đáp sao? Họ có thể tìm
thấy sự thoả đáp đó bởi Tin Lành. Há chẳng phải họ đang tìm kiếm sự giải
thoát khỏi sự thất vọng, khỏi xiềng xích của dục lạc, khỏi những mối quan
hệ xấu, khỏi sự đòi hỏi cuồng điên về sự giàu có và khỏi sự kiềm toả của
quyền lực quỉ ma đó sao? Những người dân quê lang bạt nầy nói cho họ
rằng sự giải thoát có thể xảy ra cho họ thông qua Con độc sanh của Đức
Chúa Trời là Chúa Jesus. Và trong một thành phố, nơi mà chúng ta biết họ
đã thờ phượng nhiều “chủ” thì quyền chủ trị của Chúa Jesus là một phần
quan trọng ở trong cái giá phải trả để làm môn đồ. Họ xuất hiện như vậy đó,
dường như khá lâu trước đó, đã có một Hội Thánh, bao gồm cả người Do-
thái lẫn các tín đồ người Ngoại bang. Một sự tiến bộ hoàn toàn mới trong sự
làm chứng Cơ đốc đã được kết quả vì một nhóm người Cơ đốc đếm được
trên bàn tay đã không thể giữ im lặng về Chúa trong ngày nghỉ.
Không phải cho tới khi các tín đồ trong Hội Thánh có lòng sốt sắng nói cho
thân hữu họ và giới thiệu về Chúa Jesus mà người ta thực sự tin rằng chúng
ta có tin tức tốt lành để mà nói. Những hàng rào về sự tôn kính, hàng rào về
giáo phẩm phải bị hạ xuống nếu Hội Thánh muốn gây tín nhiệm trở lại. Điều
đó có thể làm được. Tôi nghĩ đến một Hội Thánh mà tôi đã có lần truyền
giáo ở đó. Đó là một Hội chúng Anh quốc giáo Công giáo khá truyền thống.
Kết quả của sự truyền giáo đó là không những nhiều người ở đó đã vui
mừng nhìn nhận quyền chủ trị của Chúa Jesus, nhưng chính họ cũng không
thể giữ im lặng về Ngài. Nhiều người trong số những người đã được hoán
cải trong tuần lễ đầu đã dẫn đưa người khác đến với Chúa vào tuần lễ thứ
nhì, và công việc ấy cứ tiếp tục phát triển. Tôi nghĩ đến một người bạn ở
Srilanka (Tích-lan), người nầy thường giảng dạy ngoài đường phố, và kết
quả đã có một số đều đặn những người Phật giáo quay về với Chúa. Vào một
buổi sáng trong Tháng Năm, ở tại Oxford, khi có khoảng 10.000 người ở
ngoài đường vào lúc 6 giờ sáng để xem các cuộc rước lễ, bạn sẽ thấy một số
người Cơ đốc chụp lấy cơ hội để nói cho khách qua đường về quyền chủ trị
của Chúa Jesus. Cũng vậy, ở trong nhiều khu cư xá của sinh viên và các nhà
trọ, Tin Lành được bàn đến qua các tách cà phê mãi cho đến tận khuya.
Nhưng đây là một ngoại lệ hơn là một qui luật. Nếu chúng ta thấy được sự
bùng nổ rộng rãi của sự làm chứng của hàng tín hữu thì sẽ phải có sự cách
mạng ở trong các Hội Thánh. Sự cách mạng ở trong thái độ của hàng giáo
phẩm: họ phải thôi xem mình là những tác nhân duy nhất trong sự truyền
giáo. Sự cách mạng ở trong sự hiểu biết của Hội chúng: họ phải thấy rằng
việc làm chứng theo một hình thức nào đó là trách nhiệm của mọi Cơ đốc
nhân. Sự cách mạng ở trong sinh hoạt của Hội Thánh, sẽ có những cuộc
huấn luyện, người ta sẽ chấm dứt những sinh hoạt hướng nội tầm thường để
mà trở thành “đoàn thể hoạt động vì ích lợi của những người chưa phải là tín
đồ” mà Hội Thánh được chỉ định phải trở thành. Việc huấn luyện là quan
trọng. Trong Hội Thánh của chúng tôi, chúng tôi có một khoá huấn luyện dài
mười lăm tuần, được tiếp theo đó bằng một chuyến tham quan kéo dài ba
tuần ở trong một giáo khu gần đó, bao gồm các buổi nhóm tư gia ở các đêm
trong tuần và buổi giảng vào đêm Chúa Nhật, một trong số các buổi giảng
nầy là buổi đặc biệt cho truyền giảng. Các học viên của khoá học dự các
buổi nhóm tư gia, nói chuyện trong các buổi nhóm và giúp đỡ những người
tìm hiểu đến với đức tin. Không cần phải nói, điều nầy làm tăng thêm sức
mạnh rất nhiều cho quan niệm về chức vụ của mỗi tín đồ ở trong Hội Thánh.
Các tín đồ thấy rằng họ có thể làm được việc đó, và họ thấy rằng không có
niềm vui nào lớn hơn là giúp đỡ người khác đến với đức tin.
Sự khó khăn lớn nhất thường là phải làm cho một Hội Thánh nghĩ đến việc
truyền bá Tin Lành và thực sự muốn tăng trưởng. Nhiều Hội Thánh muốn
mọi việc cứ tiếp tục đều đều như xưa nay. Đó không phải là điều dành cho
Hội Thánh! Tôi nghĩ đến một Hội Thánh mà tôi biết ở tại Singapore, Hội
Thánh nầy có rất nhiều ý kiến về sinh hoạt Hội Thánh. Một cặp vợ chồng ở
trong hội chúng được thúc giục để dự định mua hoặc thuê một căn hộ ở
trong một khu cao ốc gần đó trong khi nó gần xây dựng xong. Họ đã làm
việc đó và dọn đến ở cùng với những người cư ngụ đầu tiên. Họ đi quanh
nơi đó và mời mọi người đến nhà thờ. Người ta hỏi: “Nhà thờ hả, ở đâu
vậy?”. Câu trả lời là: “Ở trong căn hộ của chúng tôi, số nhà 126”. Tôi đã
nhìn thấy một “nhà thờ” như vậy, nhà thờ ấy có sáu mươi người nhóm thờ
phượng đều đặn ở đó vào các ngày Chúa Nhật, có một số tiểu tổ họp lại
trong tuần để cầu nguyện, học Kinh Thánh và chia sẻ cho nhau. Đây là tinh
thần mà những người truyền bá Tin Lành ở An-ti-ốt đã có. Chúng ta cần
giống họ nhiều hơn nữa.
Đây là một Hội Thánh biết chăm sóc
Họ quan tâm đến tín đồ mới
Ba-na-ba, người khích lệ vĩ đại, được sai đến, ông đã làm việc nhiều để giữ
vững các Cơ đốc nhân mới, ông khuyên bảo họ “phải cứ vững lòng theo
Chúa” (Cong Cv 11:23). Phương diện chăm sóc của công tác truyền bá Tin
Lành đã bị bỏ qua nhiều ở thời nay, đây là điều thật xấu hổ. Đức Chúa Trời
không sinh ra những con trẻ để rồi bỏ mặc cho chúng lạnh cóng hay chết
đói. Có lẽ lý do tại sao nhiều Hội Thánh thấy có quá ít người trở về tin Chúa
là vì họ không được chuẩn bị để đặt mình vào công tác chăm sóc như vầy.
Tuy nhiên, một số Hội Thánh đang phát triển một hệ thống những nhóm
người chăm sóc, ở đó, các loạt tín đồ mới họp mặt hằng tuần trong vòng hai
tháng để được học những điều cơ bản trong đời sống Cơ đốc. Một cặp “Ba-
na-ba” được đặt trông coi nhóm ấy, không những họ chỉ dạy dỗ khích lệ;
nhưng không bao lâu nhóm ấy, bằng nhiều cách, họ có mục sư riêng thông
qua các buổi nhóm thân hữu, việc khích lệ và tìm hiểu chung, việc cầu
nguyện và học Kinh Thánh chung với nhau. Mỗi đêm đều có đề tài riêng liên
quan đến một trong các khía cạnh chính của niềm tin và cách xử sự của
người Cơ đốc. Lãnh đạo của nhóm sẽ dạy dỗ, nêu ra câu hỏi và rồi khích lệ
các nhóm viên nói lại những việc đã diễn tiến trong tuần qua như thế nào.
Kế đó họ quay sang một khúc Kinh Thánh có liên hệ đến đề tài, họ bàn thảo
khúc Kinh Thánh ấy và rút ra những ý tưởng từ nơi khúc Kinh Thánh; trước
khi kết thúc, mỗi người cầu nguyện ngắn. Bằng cách nầy, các nhóm viên
tăng trưởng nhanh và đáng tin cậy. Đó là một khía cạnh của việc chăm sóc
mà các Cơ đốc nhân ở An-ti-ốt biết rất rành rẽ, nhưng hầu hết các Hội Thánh
thời nay thì rất yếu kém về điều nầy. Các buổi nhóm từng lớp của Wesley đã
thành ra lỗi thời bao lâu rồi?
Họ quan tâm đến người nghèo đói
Câu 28 cho thấy một con người đáng chú ý, có ơn nói tiên tri, đó là A-ga-
bút, ông đã đến trong buổi nhóm và nói về một cơn đói kém sẽ ảnh hưởng
đến các Cơ đốc nhân ở tại Giê-ru-sa-lem. Điều đó đã xảy ra đến nỗi chúng ta
có được chứng cớ độc lập cho biến cố nầy, cơn đói kém đã xảy ra vào cuối
thập niên 40 (của thế kỷ thứ nhất). Nhưng đối với tôi, phản ứng của Hội
Thánh An-ti-ốt còn đáng chú ý hơn nan đề ở tại Giê-ru- sa-lem, mà sự khó
khăn nầy có lẽ do một năm Sa-bát về mặt nông nghiệp (một trong bảy năm,
để đất nghỉ theo luật pháp thời Cựu ước) bị trầm trọng bởi việc hùn hạp tư
bản mà các Cơ đốc nhân ban đầu ở Giê-ru-sa-lem thường làm. Hội Thánh
An-ti-ốt có thể nói: “Chúng ta không rành lắm về thần học và những điểm
trọng yếu về Do-thái giáo của những Cơ đốc nhân nầy ở tại Giê-ru-sa-lem”.
Họ cũng có thể nói: “Điều đó sẽ dạy cho họ học biết thêm về kinh tế: những
người sinh sống bằng cách bỏ tiền ra để kiếm lợi luôn luôn là gặp rắc rối”.
Họ chẳng nói điều gì như vậy cả, nhưng họ đã bày tỏ tình yêu thương và sự
quan tâm của họ đối với anh em mình bằng cách quyên trợ và gửi đến cho
những người đó trong lúc có cần.
Đó là một cách quan tâm thực tiễn mà nó tạo một sự chấn động đối với Tin
Lành. Cho đến khá gần đây, tôi thâu thập được rằng đã có rất ít hoặc chẳng
có sự đáp ứng nào cả đối với Tin Lành ở giữa vòng sắc tộc Masai, một bộ
lạc hung dữ, ở Kenyan gồm những người lang bạt hiếu chiến. Nhưng giờ
đây đã có một nhà thờ sống động tại đó. Phần lớn sự thành công ấy là do sự
giúp đỡ ưu ái thực tiễn trong những lúc hạn hán và hiểm nghèo do kẻ thù
truyền kiếp của họ, bộ tộc Kikuyu, giúp cho. Trừ phi có một sự quan tâm ưu
ái, sâu sắc, thực tiễn đối với người nghèo khó trong tình cảnh khó khăn của
họ được bày tỏ ra, bằng không thì sự rao giảng Tin Lành suôn sẻ thành vô
dụng. Tôi đã gặp một mục sư Hoa Kỳ, ông đã trải qua nhiều năm công tác
giữa hàng trăm gái mãi dâm tại Seoul trong những giai đoạn sau nầy của
cuộc chiến Việt Nam. Hàng chục người trong số họ đã được dẫn về với
Đấng Christ, nhưng điều đó đã không xảy ra trước khi ông thấy được những
nhu cầu của họ để tìm công việc làm mới và trợ cấp cho những đứa con bất
hợp pháp của họ, và những việc đại loại như vậy. Không thể có sự phân chia
giữa một Tin Lành xã hội với một Tin Lành thuộc linh. Chúng thuộc về
nhau, và nếu không có cả hai yếu tố thì Tin Lành về Chúa Jesus sẽ không
vượt qua được.
Họ quan tâm đến những người chưa từng được nghe Tin Lành
Đây là một nét đáng chú ý của Hội Thánh An-ti-ốt. Họ không chỉ đã nói về
Chúa Jesus cho người Hi-lạp, tức là những người Hi-lạp hư mất đáng thương
chưa bao giờ được nghe nói về Ngài. Họ còn trông ra bên ngoài và quan tâm
đến các vùng xa xôi, sẵn sàng để cho hai người lãnh đạo tài ba nhất của họ,
là Phao-lô và Ba-na-ba, ra đi trong chuyến hành trình truyền giáo thứ nhất để
đến với càng nhiều người trong các vùng ấy càng tốt. Bạn không chịu mất
hai người trong số những người lãnh đạo đầy ơn nhất của bạn vì cớ những
người mà bạn chưa từng thấy họ trừ khi bạn quan tâm nhiều đến những
người đó. Chính ở nơi cả ba khía cạnh nầy của một Hội Thánh biết chăm sóc
mà có những Hội Thánh đã chinh phục và giữ vững những người trở về với
Chúa.
Đây là một Hội Thánh mà ở đó có sự thông công thực sự
Điểm nầy nổi bật thật rõ nét. Vì chính ở tại thành An-ti-ốt mà lần đầu tiên
các tín đồ Do-thái và Ngoại bang ngồi ăn chung với nhau như là một vấn đề
vừa thuộc về nguyên tắc vừa thuộc về thói quen. Thật khó để cho chúng ta
cảm nhận được điều nầy có ý nghĩa như thế nào. Đủ để có thể nói rằng cả
người Do-thái và người Hi-lạp đã xem nhau như là không đáng để cho họ
khạc nhổ! Ngồi ăn chung với nhau thật là một sự cách mạng. Nó cho thấy
phẩm chất của sự thông công mà họ đã không sẵn sàng đảo ngược sự thoả
thuận nầy khi những vị quan trọng từ Giê-ru-sa-lem đến vào dựa vào họ. Sự
thông công là quan trọng hơn cả sự cấm cản
Một khía cạnh khác về phẩm chất của sự thông công ở trong Hội Thánh nầy
được cung cấp bởi những tên tuổi trong ban lãnh đạo ở tại An-ti-ốt (Cong Cv
13:1). Họ có Ba-na-ba, một điền chủ quê ở Chíp-rơ thuộc về họ Lê-vi; Si-
mê-ôn biệt danh là “da sậm” (ni-giê), rõ ràng là người da đen; Lu-si-út người
Sy-ren ở tại Bắc Phi, người nầy có lẽ cũng là da đen; Ma-na-hem là một
trong số những người thân thiết với gia đình Hê-rốt, và do đó ông là một nhà
quí tộc; và một người học thức uyên bác đến từ Tạt-sơ tên gọi là Sau-lơ. Tôi
không hình dung được thật dễ dàng để cho nhóm người nầy sống chung hoà
bình. Nhưng họ đã phải hoàn thành được điều đó, bằng không thì sự hiệp tác
lãnh đạo của họ đã không thể có được. Rõ ràng rằng sự thông công là một
thực tại sâu nhiệm ở tại An-ti-ốt. Nó vượt trên những hàng rào chủng tộc,
màu da, bối cảnh xã hội và học vấn. Nó nói lên được rất nhiều điều.
Giờ đây, phẩm chất của sự thông công nầy phải được nhìn thấy ở giữa vòng
chúng ta nếu như người ta sẽ tin lời chúng ta nói về sự giải hoà. Đức Chúa
Trời sẽ không dùng các nhà thờ của chúng ta trong sự truyền bá Tin Lành
nếu chúng chất chứa sự chia rẽ, sự nói hành, sự bực tức và sự quan hệ lạnh
nhạt giữa các tín đồ của Hội Thánh. Sự thông công của Hội Thánh mà nó
truyền bá Tin Lành phải được nóng ấm hơn bất kỳ nơi nào khác ở trong
thành phố. Há không phải Chúa Jesus đã ban cho chúng ta một điều răn mới
rằng chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta hay
sao? Ngài đã yêu thương chúng ta như thế nào? Một cách hy sinh và hoàn
toàn. Đó là phẩm chất của tình yêu thương mà Ngài mong đợi nhìn thấy ở
trong các Hội Thánh giữa vòng các tín hữu. Ngài truyền bảo cho chúng ta
loại tình yêu thương nầy. Ngài đã cầu thay cho nó ở trong bài cầu nguyện
như thầy tế lễ cả của Ngài. Ngài đã chết để làm cho nó có thể hiện thực bằng
việc phá bỏ bức tường ngăn cách ở giữa dân Do-thái và dân ngoại bang.
Ngài đã ban Đức Thánh Linh Ngài đến để làm nẩy nở ở trong đời sống
không có tình yêu thương của chúng ta bông trái đẹp đẽ của tình yêu.
Gần đây, Hội Thánh của chúng tôi đón tiếp một nhóm người được mệnh
danh là Sacred Dance Group (Nhóm khiêu vũ thánh). Họ thường dùng sự
nhảy múa làm phương tiện để thờ phượng, và điều nầy rất là gây ấn tượng.
Nhưng điều gây ấn tượng hơn nữa là tình yêu thương rất rõ ràng họ đã dành
cho nhau. Điều nầy đụng chạm và thách thức nhiều người một cách sâu xa.
Tôi nghĩ đến một buổi hội thảo ở Tân Tây Lan, nơi một người bạn của tôi đã
mời một người Mác-xít đến, người mà bạn tôi biết rất rõ. Đó là một buổi hội
thảo truyền giáo, nó thật sự sống động trong sự thờ phượng và ở trong cảm
xúc yêu thương của sự liên lạc của những người thuộc về Chúa. Người nầy
đã phải kinh ngạc. Vì trong tất cả kinh nghiệm của anh về các tiểu tổ của
người Cộng sản, anh đã thú nhận rằng anh chưa bao giờ từng trải một sự
thông công nào như vậy trước đây. Đó là điều phải xảy ra khi những Cơ đốc
nhân hiệp lại cùng nhau, nhưng thường thường điều đó đã không xảy ra.
Tôi nhớ lại một giám mục người Úc đã kể cho tôi về các cuộc viếng thăm
của ông đến một bộ lạc thời đại đồ đá ở Indonesia (Nam Dương). Ông đã
thấy họ đem mười hai con heo lên một ngọn đồi. Ông hỏi cho biết lý do, và
đây là điều đã nổi lên. Đã từng có hai bộ lạc ở trong vùng thù địch nhau.
Một thanh niên ở trong bộ lạc nầy đã ngủ với một thiếu nữ ở trong bộ lạc
kia. Vị tù trưởng bộ lạc của cô gái giận dữ và tuyên án tử hình cô. Người
thanh niên là một người Cơ đốc. Anh đã phạm tội một cách đáng buồn.
Nhưng các anh em ở trong bộ lạc đó đem anh trở lại ngọn đồi. Họ trình cho
vị tù trưởng thù địch thấy anh đã tỏ lòng ăn năn như thế nào và họ nài xin
ông tha mạng sống cho anh. Cuối cùng vị tù trưởng đồng ý và chấp nhận
mười hai con heo thay thế. Nhóm người Cơ đốc ở đó không có mười hai con
heo; chúng rất có giá trị và không dễ dàng để mà kiếm được. Nhưng họ đã
xoay xở và cùng trả giá, từ bỏ mình cho đến khi họ có được cách để nhận
được mười hai con heo, và họ đã mang chúng lên ngọn đồi ấy cho bộ lạc kia
vừa khi vị giám mục đến. Họ đã yêu thương một thành viên có sai lầm ở
trong nhóm thông công của họ đủ để có thể làm được điều ấy! Không có gì
đáng ngạc nhiên Tin Lành đã lan ra như một đám cháy ở trong bộ lạc ấy.
Đây là một Hội Thánh mà ở đó sự lãnh đạo được san sẻ
Sự lãnh đạo được san sẻ
Trong một Hội Thánh như An-ti-ốt, bạn có thể hi vọng tìm được một giám
mục, chắc chắn bạn sẽ hi vọng tìm được một mục sư năng động và một hay
hai người phụ tá. Nhưng bạn không thấy được điều gì như thế. Thay vào đó,
có năm người gồm các chủng tộc, màu da và học vấn khác nhau, họ đã lập
thành một ban lãnh đạo. Thậm chí chúng ta không biết người nào trong số
họ đã chủ toạ các buổi nhóm. Sự lãnh đạo của họ là một sự lãnh đạo hiệp
tác. Dĩ nhiên, điều hành một mẫu lãnh đạo dạng kim tự tháp thì dễ dàng hơn
nhiều, như hầu hết các Hội Thánh đều có. Nhưng một sự lãnh đạo cùng chia
sẻ thì hiệu quả hơn nhiều. Nó giữ gìn Hội chúng khỏi những tính đặc thù của
một con người. Nó động viên được nhiều tài năng và ân tứ. Nó cung cấp một
hội trường để thảo luận một cách sống động và cầu nguyện sốt sắng. Những
người ở tại An-ti-ốt tin nơi sự lãnh đạo đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng sẽ
lắng nghe họ.
Vài năm trước, tôi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của một trường thần đạo,
và được thừa kế một cơ cấu lãnh đạo kim tự tháp, với hiệu trưởng là người
đứng đầu một cách không thể tránh khỏi. Khi tôi rời khỏi chức vụ sáu năm
sau đó, chúng tôi đã hoạt động theo cách của chúng tôi qua một sự lãnh đạo
theo nhóm. Tất cả mọi vấn đề về đường lối đều được mổ xẻ giữa vòng
chúng tôi trong sự bàn bạc đầy sự cầu nguyện. Chúng tôi không nhổ bỏ
những người cản trở nhưng yêu thương nhau ngay cả khi chúng tôi nghĩ
rằng một số người trong chúng tôi đang nói chuyện tầm phào! Khi chúng tôi
không thể đồng ý con đường trước mắt, chúng tôi đã không đầu phiếu nhưng
hoãn vấn đề lại cho đến khi chúng tôi đi đếm một ý kiến chung. Sự lãnh đạo
được san sẻ và nó kết quả nhiều. Dĩ nhiên, phải trả giá nhiều - phải hạ mình
lắng nghe lẫn nhau và học hỏi ở nơi nhau, phải phó thác và trung thành đối
với nhau, phải sẵn sàng cầu nguyện khi giải pháp chưa được sự chấp nhận
chung. Nhưng sự lãnh đạo như vậy thật đáng giá.
Tôi thấy rằng nguyên tắc nầy hoàn toàn có thể vận hành ở trong một giáo
khu. Thực ra, chúng tôi đã thực hiện nó ở trong giáo khu của chúng tôi. Mọi
vấn đề về đường lối sẽ xảy đến trước cuộc họp ban cán sự hay ban trị sự, và
chúng tôi thảo luận, làm việc và cầu nguyện cho tới khi chúng tôi có đồng
một ý. Sự can dự đến một đội ngũ nầy trong sự quyết định làm cho chúng tôi
tránh được những ý kiến riêng, tránh khỏi những sai lầm mà một người
không nhìn thấy trước và khỏi sự mất quân bình. Nó có thể tạo nhiều điều
khác nhau trong sự gây dựng và đi ra chứng đạo của nhiều Hội Thánh địa
phương. Chính cách thức mà trong đó ban lãnh đạo yêu mến và tin cậy lẫn
nhau sẽ là một minh chứng hùng hồn cho Tin Lành được rao giảng tại toà
giảng. Tại sao có quá nhiều Hội Thánh vẫn cứ hoạt động theo những nhóm-
một-người? Phải chăng mục sư sợ có những người đồng công? Phải chăng
hội chúng sợ có liên can đến? Đây không thể là điều được nói đến về Hội
Thánh ở An-ti-ốt.
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ
Truong dang christ

More Related Content

What's hot

Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớNguyen Kim Son
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)co_doc_nhan
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doco_doc_nhan
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoco_doc_nhan
 
Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)co_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capco_doc_nhan
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhco_doc_nhan
 

What's hot (18)

Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup do
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
 
Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan cap
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinh
 
Be banh va chia se okok
Be banh va chia se okokBe banh va chia se okok
Be banh va chia se okok
 
Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 

Similar to Truong dang christ

Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)gxduchoa
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatco_doc_nhan
 
C7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moiC7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moico_doc_nhan
 
Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)co_doc_nhan
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary Little Daisy
 
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trờivấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trờiThHi12
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptxPope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptxMartin M Flynn
 

Similar to Truong dang christ (20)

Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christ
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
 
Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
 
C7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moiC7 gay dung hoi thanh moi
C7 gay dung hoi thanh moi
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
 
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trờivấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
vấn đề tôn giáo của Thiên chúa giáo và Hội thánh đức chúa trời
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptxPope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
Pope Francis in Mongolia (Viet Namese).pptx
 

More from co_doc_nhan

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 

Truong dang christ

  • 1. Truyền bá Tin Lành thời Tân Ước Tác giả: Micheal Green Nội Dung Lời Tựa: Học hỏi từ nơi các Cơ đốc nhân đầu tiên 1. Bí quyết sự tác động của họ 2. Phẩm chất các sinh hoạt Hội Thánh của họ 3. Dạng thức sứ điệp của họ 4. Mức độ chăm sóc của họ 5. Động cơ và phương pháp của họ 6. Kiến trúc sư của sự thành công của họ Lời tựa Học hỏi từ các Cơ đốc nhân đầu tiên Ủa kìa, không phải là một cuốn sách khác về sự truyền bá Tin Lành sao? Điều đó sẽ không cần nếu như các Cơ đốc nhận biết đặt những việc ưu tiên lên hàng đầu. Tiền nhân của chúng ta trong đức tin đã bị vu cáo là “làm đảo lộn cả thiên hạ” với tin tức tốt lành họ đã thuật cho dân chúng về Chúa Jesus (Cong Cv 17:6). Nhưng ở thế giới Tây phương, trước tất cả mọi biến cố, Cơ đốc giáo chẳng có chút nào là một sự truyền bá tin tức tốt lành làm hưng phấn, mang tính cách mạng cả. Người ta xem nó như một cái gì đó phụ thêm của hiện trạng, như là kẻ bảo thủ, như là một kẻ trung lưu, như là kẻ ngu đần. Dường như có rất ít “tin tức” về nó, và điều gì đã xảy ra thì khá “tốt lành”. Nhưng đó chính là điều mà sự truyền bá Tin Lành muốn nói! Tôi không biết chắc được hầu hết các Cơ đốc nhân có cho rằng truyền bá Tin Lành là sự chia sẻ tin tức tốt lành hay không. Chắc chắn là họ không xem điều đó là công việc làm của họ. Điều mà chúng ta khác xa với Hội Thánh ban đầu là ở chỗ mọi người, nam cũng như nữ, đã xem việc truyền bá Tin Lành là nhiệm vụ của họ, nhằm làm chứng cho Chúa Jesus Christ bằng mọi phương tiện trong sự xếp đặt của họ. Cơ đốc nhân thời Tân ước đã chứng kiến sự thờ phượng năng động cùng với sự truyền bá Tin Lành một cách dạn dĩ và giàu trí tưởng tượng như là những mục đích song đôi mà vì đó Hội Thánh đã hiện hữu. Họ đã biết đặt những điều ưu tiên lên hàng đầu. Còn với chúng ta thì những sự ở hàng đầu thường được giải quyết sau cùng. Sự thờ phượng thì tẻ nhạt và có thể đoán biết trước, được quản trị bởi linh mục và ca đoàn, đó là một bổn phận hơn là một niềm vui. Và sự truyền bá Tin Lành thì cũng vậy, trong vòng nhiều nhóm người, đó chỉ là một từ ngữ bẩn thỉu.
  • 2. Thực ra, nếu nhờ một phép lạ mà sự truyền bá Tin Lành được xếp trở lại thành “những công việc hàng đầu” thì có lẽ nó chỉ lọt vào những lỗ tai điếc, vì trong nhiều trường hợp, cuộc sống cá nhân và đời sống trong Hội Thánh thật khác xa với những gì đã được giảng truyền. Ngay cả khi sự truyền bá Tin Lành được thực hiện một cách năng nổ, thì nó thường phải chịu ba khuyết điểm: Sứ điệp được rao giảng chỉ là sự rút gọn thiếu sót của Tin Lành trong Tân ước. Các phương pháp được sử dụng thì rập khuôn. Sự quan tâm chăm sóc sau đó thì bị bỏ sót. Nói chung, toàn cả công việc là sự hoạt động tập trung vào chính con người, nương cậy nơi sự hiệu lực và kỹ thuật hơn là nhờ cậy nơi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Tôi đã cố gắng xem xét những khuynh hướng nầy trong cuốn sách hiện có nầy và cũng hết sức liên hệ đến cái trở ngại lớn nhất, đó là sự hờ hững của chúng ta. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn cùng Hội Thánh Liên Hiệp Giám Lý Hoa Kỳ (United Methodist Church of the USA) đã mời tôi diễn thuyết về “những nền tảng cho sự Truyền bá Tin Lành trong Tân ước” tại Hội đồng của họ ở Miami vào tháng Giêng năm 1978. Chính từ nơi các bài thuyết trình nầy và nhiều buổi thuyết trình khác về sự truyền bá Tin Lành ở Anh Quốc, Phi Châu và Úc Châu mà cuốn sách nầy đã bắt nguồn. Nếu có độc giả nào hỏi rằng có gì khác nhau giữa cuốn sách nầy với cuốn sách lớn hơn của tôi, cuốn Evangelism in the Early Church (Sự Truyền Bá Phúc Âm Trong Hội Thánh Ban Đầu), thì câu trả lời thật giản dị: Cuốn sách kia là một cuốn sách để nghiên cứu, còn cuốn sách nầy là một cuốn sách dành cho những ai muốn khám phá và áp dụng các nguyên tắc, động cơ và những phương pháp của Hội Thánh ban đầu vào khung cảnh đương thời. Thực ra, tôi đã không mở cuốn Evangelism in the Early Church ra trong khi đang viết sách nầy, dầu vậy, dĩ nhiên có nhiều điểm giống nhau được gồm tóm ở trong đó, nhưng cách xem xét thì lại hoàn toàn khác nhau. Sách nầy được viết ra nhằm khích lệ sự truyền bá Tin Lành thời nay trong ánh sáng của những gì đã được thực hiện rồi. Nó được neo vững chắc nơi Kinh Thánh Tân ước, đặc biệt là Sách Công-vụ các sứ-đồ. Nó cũng được lập nền vững vàng trong thời nay, đặc biệt qua kinh nghiệm của sự truyền bá Tin Lành mà tôi đã được đặc ân dự phần, hầu hết là mới gần đây ở tại Hội Thánh St. Aldate, Oxford. Nếu bạn không thích cuốn sách nầy, mà tôi cho là tốt, thì bạn đừng phí thì giờ để lên án nó. Hãy đi và gieo rắc Tin Lành theo cách riêng của bạn. Với sự cố vấn của Đức Thánh Linh, sự hướng dẫn của Kinh Thánh, hãy đi ra và thương yêu người ta vì cớ Chúa Jesus, và hãy nói cho người ta biết tình yêu thương đó đến từ đâu. Hãy đặt những việc hàng đầu lên hàng đầu và “giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời” (IITi 2Tm 4:2). Nền văn minh nầy đang hấp hối vì thiếu sự truyền bá Tin Lành. Nếu chúng ta thật
  • 3. là Cơ đốc nhân thì chúng ta phải làm công việc của Tin Lành. Không có điều gì ưu tiên đối với các Hội Thánh mà họ đã lạc lối trong chủ nghĩa toàn cầu, trong sự tái thiết, trong sự tu chỉnh sự thờ phượng và sự cần thiết khác nhưng chỉ là những sự theo đuổi hướng nội, hơn là noi theo mạng lệnh cuối cùng của Chúa Jesus Christ, “Hãy đi, khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta”. Chính trong lãnh vực biến muôn dân trở nên môn đồ nầy mà các Cơ đốc nhân đầu tiên có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta. Michael Green St. Aldate's Church Oxford Bí quyết sự tác động của họ Khi mười một môn đồ bắt đầu truyền bá Tin Lành cho thế giới, chúng ta có thể tự hỏi họ đã làm công việc đó như thế nào. Trong vòng mười năm sau cái chết của Chúa Jesus, Tin Lành về Ngài đã lan đến Alexandria và An-ti-ốt, là các thành phố lớn nhất ở Phi Châu và Á-châu. Hầu như chắc chắn rằng Tin Lành cũng đã truyền đến La-mã vào thời kỳ ấy: Nó là một phong trào hiển nhiên trong thành phố thủ đô của thế giới thời ấy đến nỗi các Cơ đốc nhân đã bị Hoàng đế Neron biến thành vật hi sinh cho trận Đại hoả hoạn xảy ra vào năm 64 S.C. Sứ điệp Tin Lành lan truyền như ngọn lửa dại khắp cả Đế quốc, và nếu không vì những khuynh hướng bách hại của Hoàng đế Domitian thì có lẽ vào cuối thế kỷ đầu tiên đã có một vị hoàng đế người Cơ đốc rồi. Phong trào ấy đã phải đợi thêm 230 năm nữa mới có được điều ấy, nhưng rồi nó cũng đã chinh phục nhiều chủng tộc và nhiều nền văn hoá trong Đế quốc ấy, rồi nó cũng đã rầm rộ tràn vào trong giới quí tộc và trong vòng giới trí thức, nó đã làm thay đổi cuộc đời của vô số những con người nam nữ bình thường. Rõ ràng sự truyền bá Tin Lành là điều ưu tiên giữa vòng những con người đầu tiên theo chân Chúa Jesus. Truyền bá Tin Lành là gì? Một trong số các định nghĩa hay nhất xuất xứ từ Tổng Giám mục William Temple. “Truyền bá Tin Lành là trình bày Chúa Jesus Christ trong quyền năng của Đức Thánh Linh đến nỗi người ta đi đến chỗ đặt đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời thông qua Chúa Jesus Christ, tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của họ, và phục vụ Ngài như là Vua của họ trong sự thông công của Hội Thánh Ngài”. Đó là truyền bá Tin Lành, không thể kém hơn chút nào. Nó là một vấn đề cộng đồng Cơ đốc chia sẻ tin tức tốt lành về một Cứu Chúa vơi những người chưa từng biết Ngài. Tóm lại, các Cơ đốc nhân ban đầu đã làm gì? Chẳng có gì nhiều cả. Họ không có Uỷ Ban Truyền Giáo hay Ban Truyền Giảng. Họ không có các buổi hội thảo hay các khoá huấn luyện về đề tài nầy. Họ không có bản tín điều xác định. Họ không có luật về cách hành xử khác với của Do-thái giáo là nơi họ đã xuất thân. Họ không có nghi thức. Họ
  • 4. không có nhà thờ, không có linh mục. Họ chỉ có một sự biết chắc rằng Chúa Jesus là Đấng Giải Cứu đã được trông đợi từ lâu, Ngài đã chết, đã sống lại và hiện đang cầm quyền trong cõi vũ trụ nầy. Rồi họ nói cho người ta biết về Ngài. Họ tham gia vào sự truyền bá Tin Lành. Nhưng chúng ta hãy xem kỹ càng thêm chút nữa, vì sự truyền bá Tin Lành dễ dàng có thể bị lẫn lộn với những điều khác. Thứ nhất, sự truyền bá Tin Lành không phải là công tác truyền giáo. Truyền giáo là một từ ngữ rộng nghĩa hơn truyền bá Tin Lành. Nó nói đến sự tác động toàn thể của Hội Thánh trên xã hội, trong khi đó, truyền bá Tin Lành thì giới hạn hơn, nó là truyền lại cái tức tức tốt lành. Truyền bá Tin Lành không mang tính cá nhân chủ nghĩa. Dầu nó có thể xảy ra giữa hai người, giống như một người hành khất nói cho người hành khất khác chỗ mà mình đã xin được bánh, sự truyền bá Tin Lành luôn luôn đem người ta vào sự thông công với những người đã tìm thấy Đức Chúa Trời hằng sống thông qua Đấng Christ. Truyền bá Tin Lành không phải là một hệ thống. Có nhiều sứ điệp đã được chế thành khuôn dạng, nào là bài giảng ba điểm, bốn định luật thuộc linh, nào là “sơ đồ nhịp cầu”, và tương tự như vậy, đang lưu hành trong các giới Cơ đốc. Trong khi những tài liệu nầy đôi khi là những công cụ hữu ích cho sự truyền bá Tin Lành, nhưng chúng cũng là một mối đe doạ khi chúng được sử dụng cứng ngắt trong các hệ thống. Vì Chúa của chúng ta không phải là một hệ thống; Ngài là một con người. Truyền bá Tin Lành tức là đem một người nào đó đến đối diện với con người nầy. Nó không thể được thực hiện bởi một hệ thống. Truyền bá Tin Lành không phải là một công việc phụ tuỳ ý lựa chọn cho những con người thích công việc như vậy. Nó không phải là một sự tiêu khiển có thể chấp nhận được cho người thích mua vui cho mình trên một chiếc hộp xà phòng ở ngoài trời, hoặc là thích chọc cười cái bản ngã của mình bằng cách nói chuyện cho một đám đông người tụ tập trong một sảnh đường công cộng. Truyền bá Tin Lành là chia sẻ tin tức tốt lành về những gì Đức Chúa Trời đã làm cho tất cả chúng ta. Đó là một nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người Cơ đốc. Truyền bá Tin Lành cũng không phải là nông cạn bề ngoài. Dĩ nhiên nó thường bị xem là nông cạn bởi những người không làm công tác truyền bá Tin Lành và bởi một số ít người có làm công tác đó. Thực ra, đa số người bỏ qua cái tên gọi truyền bá Tin Lành mới là nông cạn. Nhưng đó không phải là điều sự truyền bá Tin Lành muốn. Nó được dự định để trở thành tin tức tốt lành về cách Đức Chúa Trời tiếp đón tội nhân và xây dựng họ thành một xã hội mới mà nó cấu thành sự thiết lập hàng đầu về sự cai trị vương quyền của Đức Chúa Trời trong một thế giới loạn nghịch. Không có gì là nông cạn bề
  • 5. ngoài trong sứ điệp ấy và sự hàm ý của nó cả. Nó tác động đến trí tuệ, nhãn quan, những mối tương quan - nghĩa là mọi sự. Truyền bá Tin Lành không phải là nhiệm vụ của những người thi hành chức vụ được tấn phong mà thôi. Chủ yếu nó không phải là nhiệm vụ của họ gì cả. Họ là những người giảng dạy về đức tin, nhưng trong chính bản chất của sự việc thì họ không tiếp xúc gần gũi với những người chưa tin nhiều cho bằng các tín hữu của các Hội Thánh tiếp xúc từ Thứ Hai cho đến Thứ Bảy. Không có hàm ý nào trong các bài ký thuật ngày xưa rằng Hội Thánh ban đầu đã xem sự truyền bá Tin Lành như là nhiệm vụ của thành phần lãnh đạo mà thôi. Mọi người được kêu gọi phải truyền bá tin tức tốt lành nầy. Có những người chuyên trách thì cũng là rất tốt. Truyền bá Tin Lành cũng không phải là tìm cách lấp đầy những hàng ghế. Đôi khi một Hội Thánh cố gắng làm mọi sự khác - một cách vô ích - đã miễn cưỡng quanh quẩn với cái ý nghĩ cho rằng nếu phải cứ làm việc thì tốt hơn nên rút mình vào một chiến dịch truyền bá Tin Lành. Nếu sự truyền bá Tin Lành là một điều gì đó khác hơn là sự bộc phát tự nhiên của ngọn lửa mà Đấng Christ đã chiếu sáng ở bên trong đó thì nó sẽ là giả tạo và chẳng hoàn thành được điều gì cả. Truyền bá Tin Lành cũng không phải là sự tuyên truyền do con người lập ra. Đức Chúa Trời tham dự vào trong đó. Đức Chúa Cha có can dự vào khi Ngài sai phái Con độc sanh của Ngài. Chúa Jesus Christ đã cho nó một sự ưu tiên đến nỗi Ngài lập nó thành chủ đề trong mạng lịnh cuối cùng của Ngài. Đức Thánh Linh được ban cho một cách đặc biệt để trang bị Hội Thánh cho công tác làm chứng. Truyền bá Tin Lành là sự bày tỏ ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong một thế giới đã sa ngã. Nó không phải là thứ thuốc an thần do con người làm ra. Hơn nữa, truyền bá Tin Lành cũng không phải chỉ là sự cao rao của người Cơ đốc, cũng không phải là sự hiện diện của người Cơ đốc mà thôi; nó là cả hai. Đã có một khuynh hướng tai hại đối với một số Cơ đốc nhân nhằm tập trung vào sự rao truyền Tin Lành mà không bày tỏ Tin Lành, quá nhấn mạnh đến sự rao giảng, đến nỗi việc chăm sóc, việc chữa lành, việc giáo dục và việc giải thoát bị bỏ lại đằng sau. Để phản ứng lại, những người chú tâm vào một “Tin Lành xã hội” đã bằng lòng ở giữa những người khác, ôm ấp họ bằng cánh tay của tình yêu thương của Đấng Christ, nhưng lại không công khai làm chứng cho Đấng mà họ đã làm những công việc kia nhơn danh Ngài. Chính cái tư tưởng phân chia Tin Lành thuộc linh với Tin Lành xã hội đã coi thường Kinh Thánh Tân ước. Chúa Jesus đã ra đi vừa làm việc lành vừa rao giảng Tin Lành về nước Đức Chúa Trời. Các môn đồ của Ngài cũng nhắm vào một sự quân bình như vậy. Chỉ có một Tin Lành mà thôi - đó là Tin Lành về một Đức Chúa Trời, Đấng đã đến với những kẻ đang có cần và
  • 6. giải cứu họ, xây dựng họ thành một xã hội mới và quan tâm đến mọi khía cạnh của cuộc sống họ trong đời nầy và đời sau. Sứ điệp nầy phải vừa được rao truyền, vừa được sống theo. Chỉ hiện diện mà thôi hay chỉ rao truyền mà thôi đều không có ích lợi như nhau. Các Cơ đốc nhân ban đầu đã sử dụng cả hai điều nầy. Chúng ta cũng cần phải như vậy. Sự truyền bá Tin Lành có dễ dàng đối với các Cơ đốc nhân đầu tiên không? Khi chúng ta xem xét sự thành tựu trong xã hội xưa kia do nhóm môn đồ đếm được trên bàn tay ấy đã làm ra, thì chúng ta thử giả định rằng đã có những điều nầy hay điều nọ dễ dàng hơn cho họ. Tóm lại, chúng ta hãy xem xét những thuận lợi mà họ đã có. Những sự thuận lợi của họ. Họ đã có những sự giao thông liên lạc dễ dàng. Dưới sự cai trị của Đế quốc La-mã, bạn có thể đi từ Hắc Hải đến Vịnh Biscay mà không cần có hộ chiếu, không cần phải đóng thuế nhiều ở các hải cảng, không sợ sự khuấy phá của bọn hải tặc. Hơn nữa, bạn còn có một mạng lưới đường giao thông tuyệt vời của người La-mã. Phải, điều đó giải thích cho sự thuận lợi. Nhưng xin chờ một chút. Tôi phải mất bao nhiêu thời gian để đáp máy bay đi từ Vancouver đến Heathrow? Mười tiếng đồng hồ phải không? Vậy thì, cần phải có nhiều điều hơn là hệ thống đường giao thông tốt. Họ đã có một ngôn ngữ chung - tiếng Hi-lạp là lingua franca (ngôn ngữ thông dụng) khắp thế giới thời cổ. Phi-e-rơ có thể giảng bằng ngôn ngữ ấy trong ngày Lễ Ngũ Tuần và mọi người đều có thể hiểu ông, dù họ là người đảo Cơ-rết, là cư dân vùng Mê-sô-bô-ta-mi, là du khách đến từ La-mã, Ả-rập hoặc là Ai-cập. Phải chăng ngày nay chúng ta không có một lingua franca như vậy? Anh ngữ sẽ được sử dụng rộng rãi ở hơn một nửa thế giới. Theo đà ngôn ngữ lưu hành, thật dễ dàng cho chúng ta truyền bá Tin Lành cũng như đã có đối với các sứ đồ vậy. Họ có sự thuận lợi về điều mới lạ. Phải, điều đó là đúng. Chưa có người nào từng được nghe Tin Lành trước đó, do đó dĩ nhiên họ cũng muốn thích nuốt trọng Tin Lành trong lần thử đầu tiên. Người ta có làm điều đó không? Có bao giờ bạn thử đến với các tín đồ của các đức tin khác bằng Tin Lành của Chúa Jesus không? Họ có nuốt chửng Tin Lành trong lần thử đầu tiên không? Hãy nhớ rằng tất cả những người qui đạo ban đầu, chớ không phải chỉ vài trường hợp lẻ tẻ trong số đó, đều là những người qui đạo từ những đức tin khác. Nếu bạn cảm thấy rằng sự mới lạ là chìa khoá cho sự truyền bá Tin Lành thì đã có hàng tỉ người trên thế giới nầy chưa từng được nghe về Chúa Jesus Christ và có hàng triệu người khác mà đối với họ danh của Ngài chỉ là một từ để thề nguyện. Hãy thử thực hiện cái thuyết về tính mới lạ ở trên họ đi.
  • 7. Xin đừng nghĩ như vậy, thay vì tự lừa dối mình khi nghĩ rằng nếu chúng ta sống trong thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai thì chúng ta cũng đã thấy sự truyền bá Tin Lành nầy là một công việc dễ dàng hơn nhiều so với chúng ta hiện đang sống, chúng ta hãy dành một chút suy nghĩ đến những sự khó khăn mà họ đã phải làm việc khó nhọc dưới những hoàn cảnh đó. Những sự khó khăn của họ Trước tiên, họ rất ít người. Chỉ có mười một người nam và một nhóm phụ nữ đếm được trên đầu ngón tay. Họ cùng cỡ với Hội chúng của một hội truyền giáo bị thất bại trong một làng bản nào đó ở chốn đồi núi hoang vu. Còn gì nữa? Họ không có học thức. Họ chỉ là những ngư phủ dốt nát. Đúng hơn thì họ có một nhân viên thuế vụ giữa vòng họ, thậm chí một con người thần bí kỳ lạ - và một hoặc hai người mà sau nầy chứng tỏ là khá tốt về ngôn ngữ và sự giảng dạy một cách không mong đợi. Nhưng, so với những người được đào tạo, hoặc là trong sự hiểu biết rộng rãi của Plato, hoặc là những sự tinh tế của Do-thái giáo của các ra-bi, thì họ thực sự là những con người ngu dốt, không có học thức. Về mặt văn hoá, họ cũng bị tước đoạt nữa. Ít có điều gì trong nền văn hoá cổ sử đã thấm xuống đến họ. Ngay cả người có văn hoá nhất trong số họ là Sau- lơ, xuất thân từ trường đại học vùng Tạt-sơ, cũng chưa hề bước chân đến Đền Parthenon*, và khi đến A- thên, ông đã nói rằng “cuối cùng ta có thể thấy được những gì ta đã được đọc nhiều về nó”. Ông đã động lòng tức giận vì thấy thành đều đầy dẫy những hình tượng. Đó không phải là phản ứng đầu tiên của tôi khi tôi đến thành A-thên. Còn phản ứng của bạn thì sao? Họ không có một tổ chức nào đứng ở đằng sau họ cả. Họ là những Cơ đốc nhân đầu tiên. Họ có rất ít những người giảng đạo thực sự có khả năng. Thực ra, việc nói chuyện với đám đông người dường như không phải là nằm trong khả năng của họ gì cả, sau lần phát động sơ khởi xảy ra ở Giê-ru-sa-lem mà nó gây ra một cuộc đàn áp sau cái chết của Ê-tiên. Nói tóm lại, các hoàng đế La-mã có phần khó chịu về những sự tụ họp mà nó có thể được giải thích như là những hoạt động chính trị. Há không phải điều đó được sáng tỏ trong việc một hoàng đế như Trajan đã cảnh giác Pliny, viên tổng trấn của ông ở tại xứ Bi-thi-ni trong thế kỷ thứ hai, rằng ông không được để cho nhiều hơn mười lăm người tụ họp với một mục đích vô thưởng vô phạt, vì nó vẫn có thể trở thành một đội binh chiến đấu ở địa phương đó sao? Thật đáng kinh ngạc nếu cho rằng các nhà truyền giảng phúc âm ban đầu đã có những chiến dịch truyền giảng toàn thành phố. Thực ra, sự việc còn tệ hơn điều nầy nữa. Các Cơ đốc nhân đã bị dân Do- thái cũng như dân Ngoại khinh dể và căm ghét. Trong thế giới Hi-La họ phải đối diện với những hàng rào cản ngăn đáng sợ nhất khó hình dung nổi.
  • 8. Những hàng rào cản ngăn họ đến với dân ngoại giáo Có hàng rào về chủng tộc. Thế giới thời ấy được chia thành hai trại quân đối nghịch, dân Do- thái và dân Ngoại. Người La-mã đã cố kết chặt những dân mà họ đã chinh phục thành một loại đồng chủng bất chấp những bối cảnh chủng tộc khác nhau của họ. Nhưng người Do-thái nhất định từ chối điều đó. Họ thờ phượng một Đức Chúa Trời chớ không phải thờ phượng nhiều thần - dân ngoại giáo gọi họ là những kẻ vô thần. Họ có những thói quen buồn cười như là không ăn thịt heo, làm cắt bì cho các bé trai và muốn ở không một ngày trong bảy ngày. Người La-mã không bao giờ hiểu được người Do-thái nhưng họ đã học cách sống với người Do Thái và ban cho họ một số đặc ân đáng kinh ngạc. Còn các Cơ đốc nhân không thuộc loại cá cũng chẳng thuộc loại chim. Họ tự xem mình như là một “chủng tộc thứ ba”, không phải là Do-thái cũng chẳng phải là dân Ngoại. Họ đã sống theo cách ấy. Họ đã hợp lại thành những thành viên thuộc cái chủng tộc thứ ba lạ lùng nầy của cả hai xã hội trong thế giới thời xưa và đã kết hiệp thành một đoàn thể hiệp nhất. Cũng có những hàng rào về giai cấp nữa - những kẻ có của và những kẻ vô sản. Thế giới thời xưa, theo một ý nghĩa, đã phân chia giai cấp còn hơn trong Ấn độ giáo hay trong đời sống cộng đồng của người Anh nữa. Đó là sự phân chia giữa chủ và thợ, giữa chủ nô và nô lệ. Không có cách nào mà trong đó hai tầng lớp người nầy của nhân loại có thể quan hệ bình đẳng - mãi cho tới khi có sự xuất hiện của Tin Lành của Chúa Jesus Christ. Có hàng rào về chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo. Cũng như xã hội chúng ta, xã hội của họ cũng rất là đa nguyên. Quan niệm thường được chấp nhận đó là mọi tôn giáo đều tốt như nhau - người La-mã đã có một cách khám phá hấp dẫn những vị thần nào ở địa phương khi họ đã chinh phục được một xứ, rồi họ nhận các vị thần đó làm thành viên của đền thần Hi-La. Họ hẳn đã vui vẻ tiếp đón Chúa Jesus và mời Ngài gia nhập vào hội nếu các Cơ đốc nhân yêu cầu điều đó: thực ra, đến cuối thế kỷ thứ hai, một hoàng đế dân Ngoại đã có một đền thờ với năm vị thần linh ở trong đó, mà một trong số các vị đó là Chúa Jesus. Nhưng ông đã bắt bớ các Cơ đốc nhân. Tại sao vậy? Bởi vì họ đã khẳng khái đòi sự độc tôn cho Chúa Jesus. Ngài không thể là một vị trong đoàn thể đông đảo các thần linh được. Ngài là Đấng duy nhất, Đấng không ai sánh kịp. Chắc chắn rằng những người xưa đã đối diện nhiều với một nan đề trong sự dung nhượng về tôn giáo và chủ nghĩa đa nguyên ở thời của họ như chúng ta đang đối diện trong bầu không khí đương thời. Còn có hàng rào về sự suy đồi trong xã hội nữa. Trong thế kỷ thứ nhất, thế giới của người La- mã đã bị ô danh vì dục vọng, sự tham lam và sự độc ác ở mức độ tập thể đông đảo. Có những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện trong sự suy đồi của xã hội, những dấu hiệu tương ứng một cách lạ lùng với thời đại chúng ta ngày nay. Đối diện với sự đe doạ về một nền văn minh đang sụp
  • 9. đổ, các Cơ đốc nhân không những đã tăng trưởng và chế phục được cái nền văn minh ấy, nhưng họ còn làm cho nó tồn tại như họ đã làm cho tồn tại mọi nền văn minh kể từ thời đó. Có hàng rào về sự ngờ vực chính trị nữa. Dầu lúc dầu họ không náo động về mặt chính trị, nhưng sứ điệp của họ xuyên suốt vào lòng như một bài tuyên truyền có ý nghĩa nhiều nhất mà những nhà chính trị đã thành đạt - huyền thoại cho rằng Sê-sa là Chủ Tể tối cao, là bậc oai nghi, là vị sáng lập Thời đại Hoàng kim. Các Cơ đốc nhân từ chối dành cho Sê-sa tước hiệu Chúa Tể vũ trụ. Họ từ chối dâng hương cho các tượng của ông. Do đó họ bị kết vào sự ngờ vực. Làm một thành viên của một Hội Thánh Cơ đốc tại La- mã trong thế kỷ thứ nhất cũng nguy hiểm như là làm một thành viên của một nhóm Cộng sản ở tại Hoa Thịnh Đốn trong thế kỷ hai mươi vậy. Ngoài ra, người ta đòi hỏi nhiều về luân lý đáng sỉ hổ của họ: những bữa tiệc của thần Thyestes a và những hành vi của thần Oedipus b ấy mà. Bộ không nghe họ nói đến sự yêu thương giữa anh chị em, và ăn thịt cùng uống huyết ai đó trong bữa ăn sao? Bạn không thể tin cậy họ được. Họ đúng là một loại người chống xã hội, có thể họ đốt cháy thành La-mã đấy - Đó là lý do tại sao Hoàng đế Nero thấy thuận tiện để đổ cho họ tội gây ra cuộc hoả hoạn mà có thể lắm chính ông là người gây ra cuộc hoả hoạn đó. Còn có hàng rào của chủ nghĩa khuyển nho * nữa. Cái xã hội mà Cơ đốc giáo được sinh ra đã được bồi bổ bằng tôn giáo. Cũng như xã hội của chúng ta, chắc chắn nó đã bị gậm nhấm với Khoa chiêm tinh và pháp thuật. Còn trái tim thì đã đi ra khỏi cái tôn giáo thời cổ. Chỉ khi bạn đã đọc cuốn Satires (trào phúng) của Juvenal thì bạn mới thấy được ông ta khinh miệt cái tôn giáo của người La-mã thời cổ như thế nào, nhưng một lời đề tặng mới đây đã tỏ lộ cái điều mà nó cho thấy rằng chính ông đã từng là một tư tế ở trong đó! Thật khó lường được cái chủ nghĩa khuyển nho. Ngày nay, có nhiều người trong Hội Thánh Cơ đốc, họ vốn là những người thi hành chức vụ được tín nhiệm, nhưng đã công khai thừa nhận sự tỉnh ngộ và sự vô tín của họ - và cái người ở ngoài đường kia đúng là vô liêm sỉ. Nếu những người được trả công để làm người phục vụ không tỏ ra tin nơi đức tin Cơ đốc giáo, thì tại sao họ lại phải làm phiền toái đầu óc của mình về nó như vậy? Còn có những hàng rào đáng kể khác ngăn chặn sự thành công của Cơ đốc giáo trong thế giới dân Ngoại. Trong vòng dân Do-thái, nó cũng chẳng dễ dàng gì hơn. Những nan đề trong việc đến với người Do-thái Thứ nhất, các Cơ đốc nhân chẳng là ai cả. Ai uỷ nhiệm cho họ? Họ đã xuất thân ở trường học ra-bi nào? Trong vòng những người lãnh đạo quốc gia có ai đã quay về với đức tin mới nầy không? Chẳng có ai cả. Cái Hệ-thống-đã-
  • 10. được-kiến-lập là quá kiên cố đối với họ. Chẳng có một chỗ nào để họ chen chân. Còn gì nữa? Họ đã không giữ luật pháp của Y-sơ-ra-ên. Họ theo phe dân Ngoại - chẳng giữ luật Kosher về thức ăn tinh sạch gì cả. Họ bỏ qua nghi lễ cắt bì thiêng liêng. Há không phải sách Sáng-thế Ký đã buông lời rủa sả trên đầu những kẻ nào từ chối làm cắt bì cho con trai mình đó sao? Dường như những con người theo Jesus nầy chẳng tuân giữ Cựu ước lắm, chỉ đòi giữ phần còn lại mà thôi. Điều nầy khó có thể hy vọng được hoan nghinh. Còn đứng đầu mọi việc đó, họ đã rao giảng Đấng Mê-si là một con người, một người mà chắc chắn đã nếm mùi thất bại. Việc suy cứu về Đấng Mê-si ở thế kỷ thứ nhất vừa thịnh hành vừa khá mơ hồ, nhưng công việc đó chắc chắn bao gồm cả việc giải thoát đất nước Y-sơ-ra-ên ra khỏi quyền cai trị của người La-mã. Thay vì làm được điều đó, Chúa Jesus đã bị người La-mã hành quyết - theo sự xúi giục của người Do-thái. Thật là xấc láo mới cho rằng con người đó là Đấng Mê-si! Tệ hơn nữa, đó là một sự phạm thượng. Cựu ước đã nói rõ ràng rằng kẻ bị treo thân trên cây gỗ là ở dưới sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Chúa Jesus chẳng những đã thất bại, nhưng Ngài còn ở dưới một sự rủa sả nữa. Làm thế nào Ngài có thể là Đấng Mê-si được? Đây là một số những sự khó khăn đáng sợ mà các Cơ đốc nhân phải đối diện khi họ tìm cách truyền bá Tin Lành cho người Do-thái. Còn có một điều khác nữa cáo nghịch cùng họ: họ không góp phần bảo vệ chính quyền Y-sơ- ra-ên. Khi ấy đất nước Y-sơ-ra-ên đang bị áp bức bởi người La-mã, nhất là trong những năm 66-70 S.C, giống như hiện nay bị áp bức bởi người Ả-rập vậy. Các Cơ đốc nhân chẳng làm gì để ủng hộ chính nghĩa của những người quốc gia cả; họ tự cắt đứt mình với cái chính nghĩa đó. Trong con mắt của người Do-thái, những con người như vậy thật đáng khinh bỉ. Có dễ dàng để cho họ thực hiện công tác truyền bá Tin Lành nầy không? Tôi rất hoài nghi về điều đó. Họ đã thành công như thế nào? Chắc chắn cái bí quyết chính của sự tác động của họ là sự thay đổi thấy rõ trong đời sống của chính họ. Nó bày tỏ ra bằng nhiều cách. Những con người mới Không phải là nói quá, họ là những con người mới. Đây là cái ấn tượng mà họ đã tạo ra trong lần xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên - họ đã quá xúc động với tin tức tốt lành của họ đến nỗi họ có vẻ như là bị say rượu. Điều khác lạ là không có triệu chứng tàn dư (của sự say rượu). Phẩm chất mới của nếp sống họ kéo dài bền lâu và nó đã thành công trong việc làm sửng sốt cái thế giới thời cổ. Dĩ nhiên cũng có những sự thất bại, chẳng hạn như A-na-nia và Sa-phi-ra, sự tranh cạnh giữa Phao-lô và Phi-e-rơ, và những
  • 11. điều lộn xộn ở Hội Thánh Cô-rinh-tô. Nhưng nói chung, sự tác động toàn bộ là một sự tác động của một sự sống mới tuyệt đối. Họ đã nhận rằng nguyên nhân của điều nầy là sự kiện Đức Thánh Linh đã đến ngự ở trong họ. Họ sống theo cái sứ điệp của họ. Hãy nghĩ đến Giăng, “con trai của sấm sét”, người đã từng có lần đòi giáng lửa từ trời đến trên một làng của người Sa-ma-ri vì cớ họ thiếu sự hiếu khách. Vậy mà ông đã trở nên vị sứ đồ tối cao của tình yêu. Hãy nghĩ đến Phi-e-rơ, một con người chập chờn và hay thay đổi. Ông đã trở thành con người đá mà Hội Thánh Cơ đốc đã được lập trên cá tính và sự rao giảng của ông. Lần lượt những môn đồ ban đầu nầy đã được biến đổi theo ảnh tượng của Đấng mà họ rao giảng. Tình cờ, điều nầy cũng giúp giải thích được một nan đề của thần học. Người ta thường nhận thấy rằng dường như có một sự tương ứng được xem xét kỹ lưỡng giữa những hành động của Phi-e-rơ và những hành động của Phao-lô ở trong sách Công-vụ. Đây là trường hợp đúng thật, xin đừng cho đó là sự bày đặt của tác giả! Lu-ca đã nhọc công để nêu ra rằng có một sự tương tự sâu xa giữa đời sống của Phi-e-rơ, đời sống của Phao-lô, đời sống của Ê-tiên và đời sống của Chúa Jesus như được ghi trong tác phẩm đầu của ông, Sách Phúc âm Lu-ca. Đó là đề tài về sự biến đổi. Những con người đi theo Chúa Jesus dần dần được làm cho trở nên giống như Ngài. Đó là tất cả những gì về Cơ đốc giáo. Trong lần từ giã các trưởng lão ở Ê-phê-sô, Phao-lô nói rằng: “Tôi.... hằng ở luôn với anh em cách nào, anh em vẫn biết”. Đời sống của ông thật trong trắng và đó là điều đã làm cho sứ điệp của ông có sức mạnh. Bạn không thể giả vờ làm một người của Đức Chúa Trời. Cuộc sống của chúng ta phải biểu lộ ra một phẩm chất mới như vậy, những dấu hiệu của sự biến đổi như vậy, khiến cho người ta thắc mắc và muốn biết tại sao như vậy. Chỉ khi đó Tin Lành mà chúng ta đã nói cho họ mới gây được ấn tượng cho họ. Khi tôi nghĩ đến những người đến đặt đức tin nơi Đấng Christ thông qua Hội Thánh của chúng tôi ở Oxford, tôi tin rằng cái yếu tố quan trọng nhất trong cái quá trình đó chính là cuộc sống được thay đổi của bạn hữu họ. Họ biết có một điều gì đó khác lạ về những con người đó, và họ đã quyết định tìm xem đó là điều gì. Một khi đời sống chúng ta bén lửa với Đấng Christ, thì chúng ta sẽ truyền bá Tin Lành một cách không thể tránh khỏi: chúng ta sẽ không cần phải có những hướng dẫn về kỹ thuật. Tóm lại, điều gì đã kích thích nhà thám hiểm cần đến những kỹ thuật để mà truyền thông những sự khám phá của họ? Nếu chúng ta không được cảm động với Đấng Christ và không được Ngài thay đổi, thì dù chúng ta có đủ mọi kỹ thuật của thế giới nầy cũng chẳng đi đến đâu. Sự tận hiến của họ
  • 12. Sự tận hiến và sự sẵn lòng vâng phục của họ, với bất cứ giá nào, là một điểm đáng chú ý khác của cuộc đời được thay đổi của họ. Đức Chúa Trời ban Thánh Linh Ngài cho những kẻ biết vâng phục Ngài (Cong Cv 5:32) và họ đã chứng minh cho lẽ thật đó. Điều đó gần như là trọng tâm của “sự thánh khiết” của Kinh Thánh mà nếu không có nó thì chẳng ai có thể phản chiếu nhiều về Chúa và có thể thu hút người khác đến với Ngài được. Đức Thánh Linh và đời sống vâng phục thánh khiết liên kết với nhau một cách tích hợp. Hãy thử nghĩ đến sách Công-vụ các sứ-đồ xem. Trong chương 1, Chúa Jesus bảo các môn đồ hãy chờ đợi cho đến khi quyền phép của Đức Thánh Linh giáng trên họ; sau đó họ sẽ làm chứng nhân cho Ngài theo những vòng lan rộng mãi - từ Giê-ru-sa-lem, đến Giu-đê, đến Sa-ma-ri, cho đến tận cùng trái đất. Họ đã chờ đợi, họ đã được đầy dẫy, họ đã ra đi loan báo Tin Lành trong năng quyền của Đức Thánh Linh. Trong chương 8, Đức Thánh Linh truyền bảo Phi-líp, một nhà truyền bá Tin Lành lừng danh nhất, phải rời bỏ một khu vực phấn hưng đang phát triển ở Sa-ma-ri để đi vào nơi hoang mạc - nơi mà theo như bình thường thì ông không thể mong đợi tìm thấy một người nào cả. Ông đã vâng lời và ra đi. Và như vậy, Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể dẫn đưa ông đến với hoạn quan Ê-thi-ô-bi, một con người có ảnh hưởng lớn mà ông đã chinh phục về cho Đấng Christ. Trong chương 9, A-na-nia được truyền bảo phải đi và tìm gặp một đối thủ khét tiếng của đức tin, đó là Sau-lơ người Tạt-sơ. A-na-nia không thích cái ý tưởng đó. Ông sợ sệt và ngần ngại. Nhưng ông đã đi. Và rồi Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể hoàn thành sự hoán cải cho Phao-lô và làm đầy dẫy ông bằng sự sống mới. Phi-e-rơ biết rõ rằng Đức Chúa Trời chẳng có ích chi cho dân Ngoại. Thánh Linh của Đức Chúa Trời thuyết phục ông rằng ông thực sự phải đi và rao bảo cho một người trong số họ về Chúa Jesus: ông vâng lời và ra đi. Kết quả là Cọt-nây và cả nhà của ông đã trở lại đạo và một sự tuôn đổ Thánh Linh của Đức Chúa Trời xảy ra ở Sê-sa-rê (chương 10). Trong chương 20, chính Phao-lô cũng nhận biết rõ rằng nếu ông cứ khăng khăng tiến hành cuộc hành trình dự tính đi lên thành Giê-ru-sa-lem của mình thì có thể cuối cùng ông sẽ gặp rắc rối. Nhưng ông vẫn kiên quyết ra đi: và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã đồng công một cách mạnh mẽ với ông. Tất cả những gương mẫu nầy bày ra trước mắt chúng ta sự liên kết giữa sự vâng phục và quyền năng của Đức Thánh Linh trong sự truyền bá Tin Lành, nhưng chúng ta không lưu ý đến. Đức Chúa Trời truyền bảo chúng ta phải hạ mình và cầu nguyện nếu chúng ta muốn thấy sự ban phước của Ngài, và chúng ta đã không làm điều đó. Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta phải quan tâm đến người nghèo thiếu và đừng ưu đãi kẻ giàu sang; chúng ta đã chọn sự không vâng theo lời Ngài. Đức Chúa Trời phán bảo rằng chúng ta phải đặt Ngài lên hàng đầu nếu chúng ta muốn thấy quyền năng của Ngài hành động; nhưng rồi hầu hết, nếu
  • 13. không phải là tất cả, những thần tượng của chúng ta đã đứng phía trước Ngài. Do đó, đừng lấy làm lạ tại sao chúng ta không có quyền năng! Ý thức mừng vui về sự khám phá của họ Những con người nầy đã tìm được của báu và họ muốn cho những người khác biết điều đó. Những người nầy là những con người nhiệt thành đối với Đấng Christ và họ chia sẻ lòng nhiệt thành ấy với người khác. Những người nầy tin chắc rằng ý nghĩa của vũ trụ nầy được bày tỏ ra trong sự giáng trần, sự chết và sự phục sinh của Chúa Jesus, và họ không thể giữ im lặng về điều đó. Họ đã không nói rằng “Nhà thờ là nơi hợp lý để đi đến đó vào mỗi sáng Chúa Nhật - chúng tôi có âm nhạc rất hay”, nhưng họ nói “Hãy đến xem Đấng đã bảo cho tôi về tất cả mọi điều mà tôi đã từng làm”, hoặc họ nói: “Chúng tôi đã tìm thấy Đấng Mê-si - Hãy đến xem!”. Họ là những nhân chứng và đã hành động như là những nhân chứng. Còn ngày nay bạn thường thấy điều đó như thế nào trong vòng những tổ chức người Cơ đốc? Trong cái thời đại không mộng mơ nầy, lòng nhiệt thành đã bị nghi ngờ. Nói chung, mọi người đều đề cao ý kiến riêng của mình... chúng ta không muốn bị cáo buộc về việc lôi kéo người ta theo đạo... chúng ta phải tôn trọng sự riêng tư của người ta! Và như vậy chúng ta giữ được sự bình yên cho chúng ta, còn những người nam nữ chung quanh chúng ta, những người mà Đấng Christ đã chết thay cho họ và Ngài truyền cho chúng ta phải đến với họ, thì chẳng được nghe điều gì cả và chúng ta hoàn toàn lãng quên sự kiện (nếu đó là sự thật) chúng ta đã tìm được của báu quí nhất trên thế gian. Tôi nhớ đến một nữ sinh viên người Do-thái đã theo học tại trường Oxford, cô vừa được nghe nói về Chúa Jesus và cô đã đặt lòng tin cậy nơi Ngài. Cô bảo tôi rằng trong vòng mười ngày cô đã đọc hết cuốn Tân ước qua ba lần và cô đã cảm nhận được Đức Chúa Trời tuôn đổ tình yêu Ngài vào trong cô. Tôi nghĩ đến khoảng ba mươi thanh niên nam nữ ở trong trường đại học đó trong tám tuần lễ qua họ đã bước đi cùng một bước đức tin ấy - không phải vì có người nào đã giảng đạo cho họ nhưng là vì các bạn hữu Cơ đốc của họ không thể giữ im lặng về phúc âm của Cứu Chúa, và họ đã thấy mình được tình yêu của Ngài buộc phải sống một cuộc sống của người môn đồ. Đó là cách mà Tin Lành đã lan rộng trong thời kỳ ban đầu, đó là cách mà Tin Lành sẽ lan rộng ở thời nay khi chúng ta để cho người ta thấy lòng sốt sắng của mình đối với Chúa. Tình yêu thương trong sáng của họ Nhưng cũng còn có một điều khác đánh dấu cho những Cơ đốc nhân ban đầu ấy, nếu nó không đánh dấu cho chúng ta thì sẽ không có ai quan tâm đến những gì chúng ta nói, đó chính là tình yêu thương trong sáng của họ. Có rất nhiều sự bất bình đẳng về sự giàu có và về cơ hội ở giữa vòng đa số người
  • 14. thời xưa, nhưng những sự bất bình đẳng như vậy không tồn tại giữa vòng những người Cơ đốc. Cong Cv 4:32 cho chúng ta biết rằng tập thể các tín đồ có cùng một lòng, một ý. Không có người nào đòi hỏi quyền lợi riêng về tài sản của mình. Họ xem mọi vật là của chung. Và chúng ta đọc thấy các sứ đồ có quyền phép rất lớn để làm chứng cho Chúa Jesus. Có thể nào khác đi không khi mà giữa vòng họ chẳng có người nào bị thiếu thốn cả? Khi mà những người có nhà cửa bán đi các nhà cửa đó và góp vào các công việc từ thiện? Sự thông công yêu thương của họ đã đạp đổ những hàng rào ngăn cách tự nhiên giữa những người da đen và da trắng, giữa chủ và tôi tớ, giữa người giàu và người nghèo, giữa những người xuất thân từ bối cảnh Do-thái với những người xuất thân từ bối cảnh Hi-lạp. Họ chia sẻ cho nhau của cải, bữa ăn, sự thờ phượng của nó - chia sẻ mọi thứ, như Justin đã nêu ra, ngoại trừ chia sẻ vợ của họ (lãnh vực mà hầu hết người ngoại hầu như sẵn sàng chia sẻ, khi mà ông nhắc đến họ một cách không thiện cảm). Hãy thử nghĩ đến các môn đồ ban đầu ấy. Điều gì đã làm cho Si-môn người Xê-lốt có thể chung phần với Ma-thi-ơ là người thâu thuế? Họ là những con người không thể hoà giải với nhau về chính trị. Những người Xê-lốt quyết tâm sát hại người La-mã trong khi những người thâu thuế làm giàu cho mình nhờ thuế của người La-mã. Nhưng tình yêu thương của Chúa Jesus đã ràng rịt hai con người nầy lại với nhau. Hãy thử nghĩ đến các anh em của Chúa Jesus, những con người đã có lần không tin Ngài và họ tưởng là Ngài cuồng trí. Trong sách Công-vụ, chúng ta lại thấy họ cùng với mẹ Ngài hiệp chung với các môn đồ mà họ đã từng có lần nhạo báng, hiệp chung trong tình thân và họ đã được đầy dẫy cùng một Đức Thánh Linh. Tình yêu thương đối với anh em nầy là quyết định. Không có nó thì không thể nào có được sự truyền bá Tin Lành hữu hiệu. Thế gian phải nhìn thấy giữa các vòng người Cơ đốc một sự thông công ấm áp, tiếp nhận và quan tâm nhiều hơn là họ có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác - và cho tới khi họ thấy rằng đó chưa phải là tất cả những gì thu hút hoặc gây ấn tượng với sự tiếp chuyện cùng Đức Chúa Trời. Sự chịu đựng của họ Một nét kỳ lạ khác của những người Cơ đốc ban đầu nầy đó là sự chịu đựng của họ. Không phải chỉ chịu đựng những sự nhạo cười, những cái nhún vai nhưng là chịu đựng sự khuấy rối, sự bắt bớ, tù đày và sự chết. Thử nghĩ đến sự bình an mà nó đánh dấu cho sứ đồ Phi-e-rơ khi ông nằm ngủ giữa những người lính canh trong cái đêm trước ngày ông bị hành quyết. Hãy nghĩ đến Ê-tiên đang quì với khuôn mặt rạng rỡ cầu nguyện cho những kẻ giết mình khi mà những cục đá được ném vào mình ông và cất lấy mạng sống của ông. Hãy nghĩ đến Phao-lô và Si-la đang nằm trong tù với chân họ bị cùm và lưng
  • 15. họ bị xé rách vì sự đánh đòn oan uổng. Và họ đã làm gì? Hát ca ngợi Đức Chúa Trời vào giữa đêm, nếu bạn thích! Đối với tôi, điều đó là một phép lạ còn lớn hơn cả thời điểm động đất đã giải thoát họ ra khỏi tù và đã đem lại sự hoán cải cho viên cai ngục nữa. Đó là một loại chịu đựng mà bạn không thể dập tắt được. Tất cả những gì bạn có thể làm đó là giết những con người không thể có nầy - và họ hát ngợi khen cho đến chết. Thế giới thời cổ đều biết về chủ nghĩa khắc kỷ, ngậm cứng miệng trong những lúc khó khăn. Nhưng thế giới đó đã không bắt đầu hiểu được một người mà họ có thể chịu khổ và chịu chết với một sự vui mừng rạng rỡ và hớn hở. Thế giới thời nay cũng không hiểu được cái phẩm chất ấy của sự chịu đựng, nhưng họ chú ý đến nó với một sự kinh ngạc. Ba người U-gan-đa bị cáo buộc là phạm tội chính trị chống lại Tướng Amin, họ bị tống giam vào ngục. Họ đã lớn lên trong năng quyền và tình yêu của Đức Thánh Linh. Họ bị đưa ra hành quyết trước công chúng. Họ thúc giục Giám mục Festo Kivengere, người được phép đến đó để khích lệ họ, đi nói về Tin Lành cho những kẻ hành quyết họ, đang khi họ làm chứng cách vui mừng cho Đấng Christ trước đám đông, và họ cứ tiếp tục ca ngợi Đức Chúa Trời là Đấng đã tha thứ và sắp sửa tiếp nhận họ thì những loạt đạn nổ ra từ phía tiểu đội hành quyết đang kinh ngạc. Câu chuyện đó được lan ra trong vùng như một đám cháy. Bạn không thể nhận được điều gì tốt hơn về cái phẩm chất chịu đựng một cách mừng vui ấy. Nơi đâu nó được bày tỏ ra thì ở đó Hội Thánh phát triển. Huyết của người tuận đạo luôn luôn là hạt giống của Tin Lành. Sự quan tâm của họ đến những người chưa tin Chúa Những Cơ đốc nhân ban đầu nầy đã hết sức quan tâm đến những “kẻ hư mất” - những kẻ đã lạc lối và không được tiếp xúc với Đức Chúa Trời như Cơ đốc nhân đã nếm biết một cách cá nhân. Họ thực sự quan tâm đến những người ấy. Cường độ của sự quan tâm đó được bày tỏ ra trong các trang đầu của sách Công-vụ. Giới thẩm quyền Do- thái bảo các sứ đồ phải im lặng, nhưng họ nhã nhặn chối từ làm theo những điều như vậy. Họ bị bắt bỏ tù; nhưng khi được thả ra, sau khi quay lại cùng các bạn hữu, họ tham gia vào sự cầu nguyện sốt sắng, và rồi họ lại vào tù. Ngoài đường phố, trong sa mạc, trong các nhà, trước các vua và các quan quyền, thậm chí khi Phao-lô được đem ra trước mặt chính Hoàng đế Nero, thì cũng là câu chuyện ấy: họ không thể giữ im lặng. Họ tìm cách thuyết phục, cảnh cáo, dạy dỗ và mời mọc những người khác bước vào mối liên hệ với Đấng Christ phục sinh, Ngài đã trở thành động lực chính cho cuộc đời của họ. Bạn có thể thấy sự quan tâm ấy đã nung đốt trong linh hồn của Phao-lô như thế nào qua lời ông từ giã các trưởng lão ở thành Ê-phê-sô, như đã được ghi lại trong sách Công-vụ chương 20. Ông nói rằng “tôi tinh sạch về huyết anh em hết thảy, vì tôi
  • 16. không trễ nãi một chút nào để tỏ ra cho anh em biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời” (câu 26-27). Ông đang nghĩ đến người canh của sách Ê-xê- chi- ên. Ê-xê-chi-ên đã xem chính mình như là người canh của Đức Chúa Trời ở trên các vách thành, người đã thấy được sự nguy hiểm đang gần kề. Nếu ông nói cho người ta và họ không chịu làm gì cả thì ông được tinh sạch về chính mình. Nhưng nếu ông không nói cho người ta, thì dân cư ở trong thành sẽ bị hư mất, nhưng huyết của họ sẽ bị đổ lại trên đầu ông. Phao-lô đã cảm thức về trách nhiệm un đốt như vậy. Huyết của người ta sẽ đổ lại trên đầu ông nếu ông không chịu rao báo cho họ tin tốt lành về Chúa Jesus. Đây không phải là đặc điểm riêng của Phao-lô. Những người đã đem Tin Lành đến thành An- ti-ốt (Cong Cv 11:19 trở đi) đã phải bị ép buộc bởi cùng một sự quan tâm đối với kẻ khác như vậy. Cũng như Phao-lô, họ đã cảm thấy rằng “Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất (IICo 2Cr 4:3). Vì vậy họ quả quyết rằng Tin Lành đó đã không bị che khuất, nhưng họ đã nói Tin Lành ấy ra không những chỉ cho người Do-thái nhưng “cho người Ngoại nữa, rao giảng về Chúa Jesus”. Làm thế nào bạn có thể làm khác đi được nếu như, cũng giống như Phi-e-rơ, bạn tin rằng “chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác, vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Cong Cv 4:12)? Những việc ưu tiên của họ Người ta không thể không nhận thấy những việc ưu tiên của các Cơ đốc nhân ban đầu ấy trong toàn cả vấn đề chia sẻ đức tin với người khác. Dầu Cong Cv 6:4 đề cập đến các sứ đồ chứ không đề cập đến sự hoạt động chung của các Cơ đốc nhân, nhưng khó có thể nghi ngờ rằng khi những người lãnh đạo biệt riêng chính mình để “chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo”, thì các chức viên bên dưới và hàng giáo dân cũng làm như vậy. Ngược lại, sẽ rất khó để thấy được làm sao mà các Cơ đốc nhân không có học thức lại có thể dùng Kinh Thánh Cựu ước biện luận được rằng Đấng Mê-si là Chúa Jesus. Bạn có biết một Hội Thánh nào mà ở đó việc ưu tiên là cầu nguyện không? Cầu nguyện trong từng đời sống cá nhân, cầu nguyện trong từng tiểu tổ, cầu nguyện thâu đêm? Nếu bạn có biết thì tôi có thể nói với bạn một điều về Hội Thánh ấy. Đó sẽ là Hội Thánh truyền bá phúc âm. Bằng cách nầy hay cách khác, tin tức tốt lành về Chúa Jesus sẽ được đồn ra. Sự cầu nguyện là một việc ưu tiên trong công tác truyền bá Tin Lành. Không có nó thì đời sống sẽ không được thay đổi dù cho năng nổ hoạt động và dù cho sự rao giảng có nhiệt thành đến đâu chăng nữa. Đa số các Hội Thánh không nhìn thấy được sự tăng trưởng của Hội Thánh bởi vì họ không khao khát đủ để cầu nguyện cho sự tăng trưởng đó.
  • 17. Trong chức vụ giảng Lời Đức Chúa Trời cũng vậy. Bạn có biết những Hội Thánh nào mà ở đó có một sự phô bày thành thực và tin tưởng đối với Lời Đức Chúa Trời không? Ở đó những người giảng đạo vật lộn với Kinh Thánh, ở đó từng cá nhân người tín đồ dùng Kinh Thánh để thử nghiệm những gì mình đã nghe, ở đó Hội chúng đọc Kinh Thánh một cách đều đặn và sốt sắng, và họ xem Kinh Thánh như là kim chỉ nam cho đời sống mình và như là khí cụ đầy sức mạnh để dùng nó mà cắt nghĩa về đức tin cho những người khác không? Tôi có thể nói với bạn một điều về một Hội Thánh như vậy. Họ là những người đang sốt sắng truyền bá Tin Lành. Vì “lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi” (HeDt 4:12). Lời đó sẽ thu hút người ta. Nó sẽ thách thức người ta. Nó sẽ gây dựng người ta trong đức tin. Nó sai phái người ta vào công tác truyền giáo. Sống như chúng ta đang sống trong một xã hội cuồng loạn, nơi mà sự ưu tiên được dành cho các cuộc họp hội đồng, các buổi hội thảo, cho sự tổ chức, cho các buổi họp giữa tuần dành cho các công dân lớn tuổi, cho các công việc từ thiện của nhà thờ, và những việc giống như vậy, thì công việc thực sự ở trên chúng ta vẫn phải là làm cho sự cầu nguyện và chức vụ giảng Lời Đức Chúa Trời trở thành những việc ưu tiên của chúng ta. Đó vẫn là cách thức để các Hội Thánh tăng trưởng. Tôi viết những lời nầy ở tại Vancouver. Tôi không còn ở đó đã năm năm rồi. Tôi thật ngạc nhiên về cách thức mà các Hội Thánh và các nhóm Cơ đốc đã dành quyền ưu tiên cho việc đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, trong khoảng thời gian ấy và họ đã lớn mạnh cả về số lượng lẫn về ảnh hưởng. Những Hội Thánh mà sứ điệp của họ không vững chắc, những Hội Thánh mà ở đó sự cầu nguyện không phải là nét nổi bật thì đều sa sút. Đó là một sự tàn tạ và tương phản không thể tránh khỏi. Như Phao-lô đã đề ra, “những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn luỹ” (IICo 2Cr 10:4). Những đồn luỹ của sự vô tín và sự thờ ơ sẽ không sụp đổ đối với những vũ khí kém quyền năng hơn sự cầu nguyện và Lời của Đức Chúa Trời - và những con người làm đảo lộn thế giới nầy đã biết được điều đó. Năng quyền của họ Tôi kết thúc chương nầy với một trong số những đặc điểm đáng chú ý nhất: quyền năng vô song của những nhà truyền giáo ban đầu nầy. Chúa Jesus đã hứa với họ rằng họ sẽ nhận lãnh quyền năng khi Đức Thánh Linh giáng xuống trên họ và rồi họ sẽ làm chứng về Ngài ở tại Giu-đê, Sa-ma-ri và xa hơn nữa. Năng quyền nầy mọi người đều nhìn thấy. Nó là quyền năng biến đổi cuộc đời. Nó là quyền năng biến cải tâm tánh; thử tưởng tượng xem điều gì phải nằm ở phía sau lời phát biểu rõ ràng rằng nhiều người trong Hội
  • 18. chúng ở Cô-rinh-tô đã từng là những kẻ thờ hình tượng, dâm loạn, trộm cướp, say sưa và trộm cắp. “Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế, nhưng nhân danh Đức Chúa Jesus Christ và nhờ Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em đã được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi” (ICo1Cr 6:11). Hãy nghĩ đến quyền năng biến cải đạo đức nằm ở đằng sau một sự hàm ý về sự vứt bỏ đi như vậy. Người ta có thể thấy năng quyền ở trong những Cơ đốc nhân nầy: quyền năng của sự khám phá mới, của nguồn đạo đức mới, của lòng nhiệt thành mới. Họ cũng có thể thấy quyền năng chữa bệnh và đuổi quỉ mà các Cơ đốc nhân ban đầu đã thực thi. Ngày hôm nay cũng còn như vậy. Tôi có biết nhiều người đã đến với đức tin, một số người trong số ấy ở tại các nước theo Ấn-độ giáo, khi mà một người trong gia đình họ được chữa lành một cách thình lình qua sự đáp lời cầu nguyện, hoặc có một người bị quỉ ám và đã được đuổi ra khỏi đời sống họ. Quyền phép vô song của Đức Thánh Linh trong đời sống người Cơ đốc là một trong những nam châm có sức thu hút đã lôi kéo người ta đến với Đấng Christ. “Tin Lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa”, Phao-lô đã tuyên bố như thế (ITe1Tx 1:5). Người ta không chỉ bị thu hút ở trong đợt rao giảng ba tuần lễ ngắn ngủi của ông ở tại Tê-sa-lô- ni-ca, nhưng họ còn được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn vào sự xác tín và bởi Đức Thánh Linh đó họ đã được hoán cải. Từ ngữ Phao-lô dùng cho “sự tin quyết” là một từ ngữ rất hay, đó là plèrophoria. Nó gợi ý về một cái chén đầy cho tới miệng đến nỗi tràn ra. Nó gợi lên ý tưởng người Cơ đốc đầy dẫy Đức Thánh Linh đến nỗi khi họ được đụng vào thì họ tuôn tràn ra, không phải tuôn tràn phản ứng riêng của họ về sự thất vọng hay sự châm chọc, nhưng là tuôn tràn Thánh Linh ban sự sống khoan nhân của Đức Chúa Trời. Cách truyền đạt siêu lời nói nầy rất là có sức mạnh. Chính quyền năng của Đức Thánh Linh được Chúa ban cho đã trang bị cho các tôi tớ Ngài để thực hiện sứ mạng của Ngài. Lẽ thật của vấn đề nầy đó là Đức Thánh Linh và người làm chứng cùng đồng công. Đó há không phải là ý nghĩa của khúc Kinh Thánh Mac Mc 13:10 trở đi hay sao? Tin Lành phải được rao giảng cho người ngoại, người tín đồ phải làm công việc đó, còn Đức Thánh Linh thì sẽ phán thông qua họ. Nhưng trước khi Ngài có thể làm điều đó, Ngài phải hạ chúng ta xuống. Ngài loại bỏ khỏi chúng ta sự kiêu ngạo và sự độc lập đã đến với chúng ta một cách tự nhiên. Ngài loại bỏ khỏi chúng ta sự không vâng lời và sự mê muội mà nó làm cho chúng ta im lặng trong ngày có Tin Lành. Đức Thánh Linh không luôn luôn là một ngọn gió hiu hiu dịu mềm, đôi khi Ngài như một đám lửa hừng thiêu đốt mọi rác rến của đời sống
  • 19. chúng ta, hoặc như một cơn bão quét những rác rến ấy đi. Khi Ngài được để cho cầm quyền trong một Hội Thánh, trong một đời sống cá nhân, thì khi ấy những khả năng cho sự truyền bá Tin Lành là vô bờ bến, nhưng chỉ khi ấy mà thôi. Năm 1736, Giám mục Butler đã viết cuốn sách Analogy of Religion (Sự Tương Tự của Tôn Giáo của ông. Lúc ấy ông là triết gia lừng danh nhất ở Anh quốc, và ông đã hoài nghi không biết người nào sẽ kế nhiệm ông để làm giám mục, bởi vì đối với ông dường như không chắc rằng Cơ đốc giáo sẽ còn tồn tại trong suốt cả cuộc đời ông. Đó là một thời đại thật vô tín, không có tôn giáo, tự kỷ trung tâm, không phải là không giống như thời đại của chúng ta. Butler đã viết rằng “Nhiều người đã mặc nhiên công nhận rằng Cơ đốc giáo không phải là vấn đề đáng để tìm hiểu nhiều, giờ đây người ta khám phá ra nó chỉ là giả tưởng. Theo đó, họ xem như thể là trong thời đại hiện nay, Cơ đốc giáo là một điểm được đồng ý giữa vòng những người không biết phân biệt, và chẳng có gì còn lại nhưng chỉ dùng làm đề tài chính cho sự vui đùa và sự chế nhạo, như là cách trả thù cho việc nó đã làm gián đoạn niềm vui của nhân loại khá lâu”. Vào cuối cuộc đời của Butler, thay vì bị quét sạch, tin tức tốt lành về Chúa Jesus Christ đã được giảng ra bởi Wesley và Whitefield và đã làm biến đổi bộ mặt của Anh quốc. Điều nầy đã có thể diễn lại nữa. Phẩm chất các sinh hoạt Hội Thánh của họ Cho đến đây, chúng ta đã xem xét những phẩm chất của tâm tính mà các Cơ đốc nhân ban đầu đã biểu lộ. Giờ đây, chúng ta hãy xem xét đến phẩm chất của sinh hoạt trong Hội Thánh của họ. Đây là nơi mà những nan đề lớn nhất trong sự truyền bá phúc âm thường xảy ra. Hội Thánh tạo đá vấp chân cho rất nhiều người từ bên ngoài nhìn vào xem thử Cơ đốc giáo có gì để nói không. “Thưa vâng đối với Đức Chúa Trời và thưa không đối với giáo hội” là thái độ rất dễ hiểu của họ. Tôi nghĩ rằng bạn có thể thấy được điều nầy sẽ trải rộng như thế nào khi bạn bắt đầu hỏi những người không đi nhà thờ xem họ có cầu nguyện không. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy rằng phần lớn họ đều có cầu nguyện. Nhưng họ không bao giờ chen chân vào cửa nhà thờ. Tóm lại, có điều gì xảy ra thế? Dường như không ai có cái thái độ ấy trong những ngày đầu cả. Tác động của Hội Thánh như vậy là do từng ấn tượng của tác động từng cá nhân gây nên. Thực ra, phần lớn chính là do tác động hỗ tương lẫn nhau của họ đã bày tỏ tình yêu Cơ đốc bằng hành động, và không có điều gì gây chú ý nhiều hơn điều đó. Dường như không ai đã nghĩ rằng nhà thờ thì quá u ám, quá trang nghiêm, quá khiếm nhã - mà đó là những điều mà giờ đây người ta thường
  • 20. nghĩ đến. Và có thể họ đã có lý. Đó là lý do tại sao đáng để chúng ta xem xét một trong những Hội Thánh ở trong sách Công-vụ các sứ đồ, và tìm xem Hội Thánh đó có thể đem lại cho chúng ta những nhận định gì về một số những nan đề chúng ta hiện đang gặp ở trong Hội Thánh. Câu chuyện nầy có thể được thấy ở trong sách Công-vụ chương 11. Thành An-ti-ốt trên lưu vực sông Orontes là thủ phủ của xứ Sy-ri giàu có hùng mạnh của đế quốc La-mã. Nó được xếp vào thành phố đứng hàng thứ ba trên thế giới sau La-mã và Alexandria. Thành phố ấy có nhiều sắc dân, theo chủ nghĩa quân phiệt, phóng túng, giàu có và dâm loạn. Ở đó có nhiều người Do-thái sinh sống, họ có những đặc quyền dân sự mà họ rất kiêu hãnh. Coi thường sự phồn vinh cực đại của cuộc sống, công dân thành An-ti-ốt dường như không hoàn toàn thoả lòng. Những bia kỷ niệm được dựng lên cho Thần May mắn, Thần Số mệnh, cho Thần Serapis, cho sự Bất tử v.v... Có nhiều người xem tử vi, và cũng có bằng chứng cho thấy họ ưa chuộng khoa chiêm tinh và sử dụng pháp thuật. Chính trong thành phố khó khăn nhưng tân tiến một cách kỳ lạ nầy mà Cơ đốc giáo đã trở thành một đức tin của cả thế giới. Chính từ nơi đây mà đầu cầu bắt vào Âu Châu của Hội Truyền Giáo Cơ Đốc đã phát khởi. Phải chăng vì An-ti-ốt mà Cơ đốc giáo đã vẫn cứ là nền văn hoá phụ của Do-thái giáo? Thay vào đó, Cơ đốc giáo đã trở thành một nền văn hoá đối kháng và vẫn cứ tồn tại trước sự suy vong của Do-thái giáo lẫn sự sụp đổ của đế quốc La-mã. Chúng ta sống trong một thời đại mà Cơ đốc giáo có khuynh hướng được xem không phải như là một nền văn hoá đối kháng bởi hầu hết các nước Phương Tây, cũng không phải là như muối ở giữa một xã hội suy đồi, nhưng như là một nền văn hoá phụ sùng kính dành cho những người sẽ hy sinh đầu óc của họ và đồng hoá hành vi của họ theo niềm hy vọng rằng họ có thể, sau khi cõi đời nầy qua đi, thành một vì sao ở trên bầu trời. Một sự thờ phượng riêng tư và tận tâm cho một sự thờ phượng vị kỷ. Có thể Hội Thánh Cơ đốc đã chìm vào sự thờ phượng mà có rất nhiều ở trong nền văn minh Tây Phương. Hội Thánh Cơ đốc không có ảnh hưởng có ý nghĩa nào ở trong chính trị, tư tưởng, luận bàn tương lai, thương mại, quan niệm học, giáo dục hay là luân lý. Hội Thánh Cơ đốc không có lối sống nào dễ dàng phân biệt biệt lập với thói quen kỳ lạ nhóm họp trong một khu nhà rộng lớn và lạnh lẽo một tuần một lần - hoặc một tháng một lần. Ngược lại, tại An-ti-ốt, Hội Thánh được xem thấy là một sự thay đổi triệt để, một nền văn hoá đối kháng, một chủng loại thứ ba không phải là ngoại giáo cũng không phải là Do- thái giáo. Họ đã không tạo nên ấn tượng nầy vì cớ dựa vào tổ chức đã thành lập: chưa có một Hội Thánh nào được thành lập. Cũng không phải vì các giáo phẩm tài ba: họ thảy đều là giáo dân. Cũng chẳng phải vì họ đã xem xét những nan đề về sự tăng trưởng của Hội Thánh
  • 21. một cách kỹ lưỡng nhờ sự viếng thăm của một bậc cao kiến ở tại hội nghị. Họ thành công bởi vì họ thuộc vào nền văn hóa đối kháng của Đức Chúa Trời. hội hết mọi khía cạnh của sự thay đối triệt để nầy đối với những cách sống bình thường ở An-ti-ốt đều phải trả giá rất đắt. Tôi khó tin rằng, trong thời đại của chúng ta, chúng ta có thể có sự truyền bá Tin Lành hữu hiệu mà không cần phải có một cuộc cách mạng đắt giá ở trong sinh hoạt của Hội Thánh, trong những sự ưu tiên và trong thái độ của Hội Thánh. Chúng ta cũng chẳng kỳ vọng được điều đó. Đây là một Hội Thánh mà mỗi tín hữu đều thi hành chức vụ Điều đầu tiên chúng ta ta học biết về việc thành lập Hội Thánh đáng chú ý nầy sẽ chận chúng ta lại ở giữa đường. Không có ai nêu nó ra như là mục tiêu chính yếu cho việc tăng trưởng Hội Thánh cả. Chẳng ai sai phái giáo sĩ đến đó cả. Nó xảy ra hầu như là do lầm lỗi! Những người Cơ đốc, những con người rất tầm thường, thấy Giê-ru-sa-lem là quá nóng bỏng để cho họ ở lại đó sau cái chết của Ê-tiên, họ đã rời bỏ nhà cửa, lang thang từ thành nầy đến thành khác, lên tận vùng bờ biển xứ Phê-ni-xi, và cuối cùng họ đến An- ti-ốt. Đương nhiên họ thường xuyên đàm luận với tất cả những người mà họ gặp về sự việc mới mẻ kỳ diệu đã xảy ra: Đấng Mê-si của Đức Chúa Trời, mà người ta trông đợi từ lâu, đã thực sự đến, Ngài đã chịu chết, đã sống lại và người ta có thể đến để nhận biết Ngài. Họ giới hạn thông tin nầy vào dân của Đấng Mê-si, tức là dân Do-thái. Nhưng khi họ phản ánh về sự nhìn thấy của vị lãnh đạo Ê-tiên của họ, thì họ đã tự hỏi tại sao họ phải giới hạn chỉ vào dân Do-thái mà thôi, vì sự chết của Chúa Jesus có ý nghĩa phổ quát cho mọi người kia mà. Vậy họ bắt đầu thuật cho dân tộc khác, đó là người Hi-lạp (Cong Cv 11:20). Và họ thấy người ta nghênh tiếp sứ điệp của họ. Há không phải dân chúng thành An-ti-ốt đang tìm kiếm sự thoả đáp sao? Họ có thể tìm thấy sự thoả đáp đó bởi Tin Lành. Há chẳng phải họ đang tìm kiếm sự giải thoát khỏi sự thất vọng, khỏi xiềng xích của dục lạc, khỏi những mối quan hệ xấu, khỏi sự đòi hỏi cuồng điên về sự giàu có và khỏi sự kiềm toả của quyền lực quỉ ma đó sao? Những người dân quê lang bạt nầy nói cho họ rằng sự giải thoát có thể xảy ra cho họ thông qua Con độc sanh của Đức Chúa Trời là Chúa Jesus. Và trong một thành phố, nơi mà chúng ta biết họ đã thờ phượng nhiều “chủ” thì quyền chủ trị của Chúa Jesus là một phần quan trọng ở trong cái giá phải trả để làm môn đồ. Họ xuất hiện như vậy đó, dường như khá lâu trước đó, đã có một Hội Thánh, bao gồm cả người Do- thái lẫn các tín đồ người Ngoại bang. Một sự tiến bộ hoàn toàn mới trong sự làm chứng Cơ đốc đã được kết quả vì một nhóm người Cơ đốc đếm được trên bàn tay đã không thể giữ im lặng về Chúa trong ngày nghỉ. Không phải cho tới khi các tín đồ trong Hội Thánh có lòng sốt sắng nói cho
  • 22. thân hữu họ và giới thiệu về Chúa Jesus mà người ta thực sự tin rằng chúng ta có tin tức tốt lành để mà nói. Những hàng rào về sự tôn kính, hàng rào về giáo phẩm phải bị hạ xuống nếu Hội Thánh muốn gây tín nhiệm trở lại. Điều đó có thể làm được. Tôi nghĩ đến một Hội Thánh mà tôi đã có lần truyền giáo ở đó. Đó là một Hội chúng Anh quốc giáo Công giáo khá truyền thống. Kết quả của sự truyền giáo đó là không những nhiều người ở đó đã vui mừng nhìn nhận quyền chủ trị của Chúa Jesus, nhưng chính họ cũng không thể giữ im lặng về Ngài. Nhiều người trong số những người đã được hoán cải trong tuần lễ đầu đã dẫn đưa người khác đến với Chúa vào tuần lễ thứ nhì, và công việc ấy cứ tiếp tục phát triển. Tôi nghĩ đến một người bạn ở Srilanka (Tích-lan), người nầy thường giảng dạy ngoài đường phố, và kết quả đã có một số đều đặn những người Phật giáo quay về với Chúa. Vào một buổi sáng trong Tháng Năm, ở tại Oxford, khi có khoảng 10.000 người ở ngoài đường vào lúc 6 giờ sáng để xem các cuộc rước lễ, bạn sẽ thấy một số người Cơ đốc chụp lấy cơ hội để nói cho khách qua đường về quyền chủ trị của Chúa Jesus. Cũng vậy, ở trong nhiều khu cư xá của sinh viên và các nhà trọ, Tin Lành được bàn đến qua các tách cà phê mãi cho đến tận khuya. Nhưng đây là một ngoại lệ hơn là một qui luật. Nếu chúng ta thấy được sự bùng nổ rộng rãi của sự làm chứng của hàng tín hữu thì sẽ phải có sự cách mạng ở trong các Hội Thánh. Sự cách mạng ở trong thái độ của hàng giáo phẩm: họ phải thôi xem mình là những tác nhân duy nhất trong sự truyền giáo. Sự cách mạng ở trong sự hiểu biết của Hội chúng: họ phải thấy rằng việc làm chứng theo một hình thức nào đó là trách nhiệm của mọi Cơ đốc nhân. Sự cách mạng ở trong sinh hoạt của Hội Thánh, sẽ có những cuộc huấn luyện, người ta sẽ chấm dứt những sinh hoạt hướng nội tầm thường để mà trở thành “đoàn thể hoạt động vì ích lợi của những người chưa phải là tín đồ” mà Hội Thánh được chỉ định phải trở thành. Việc huấn luyện là quan trọng. Trong Hội Thánh của chúng tôi, chúng tôi có một khoá huấn luyện dài mười lăm tuần, được tiếp theo đó bằng một chuyến tham quan kéo dài ba tuần ở trong một giáo khu gần đó, bao gồm các buổi nhóm tư gia ở các đêm trong tuần và buổi giảng vào đêm Chúa Nhật, một trong số các buổi giảng nầy là buổi đặc biệt cho truyền giảng. Các học viên của khoá học dự các buổi nhóm tư gia, nói chuyện trong các buổi nhóm và giúp đỡ những người tìm hiểu đến với đức tin. Không cần phải nói, điều nầy làm tăng thêm sức mạnh rất nhiều cho quan niệm về chức vụ của mỗi tín đồ ở trong Hội Thánh. Các tín đồ thấy rằng họ có thể làm được việc đó, và họ thấy rằng không có niềm vui nào lớn hơn là giúp đỡ người khác đến với đức tin. Sự khó khăn lớn nhất thường là phải làm cho một Hội Thánh nghĩ đến việc truyền bá Tin Lành và thực sự muốn tăng trưởng. Nhiều Hội Thánh muốn mọi việc cứ tiếp tục đều đều như xưa nay. Đó không phải là điều dành cho
  • 23. Hội Thánh! Tôi nghĩ đến một Hội Thánh mà tôi biết ở tại Singapore, Hội Thánh nầy có rất nhiều ý kiến về sinh hoạt Hội Thánh. Một cặp vợ chồng ở trong hội chúng được thúc giục để dự định mua hoặc thuê một căn hộ ở trong một khu cao ốc gần đó trong khi nó gần xây dựng xong. Họ đã làm việc đó và dọn đến ở cùng với những người cư ngụ đầu tiên. Họ đi quanh nơi đó và mời mọi người đến nhà thờ. Người ta hỏi: “Nhà thờ hả, ở đâu vậy?”. Câu trả lời là: “Ở trong căn hộ của chúng tôi, số nhà 126”. Tôi đã nhìn thấy một “nhà thờ” như vậy, nhà thờ ấy có sáu mươi người nhóm thờ phượng đều đặn ở đó vào các ngày Chúa Nhật, có một số tiểu tổ họp lại trong tuần để cầu nguyện, học Kinh Thánh và chia sẻ cho nhau. Đây là tinh thần mà những người truyền bá Tin Lành ở An-ti-ốt đã có. Chúng ta cần giống họ nhiều hơn nữa. Đây là một Hội Thánh biết chăm sóc Họ quan tâm đến tín đồ mới Ba-na-ba, người khích lệ vĩ đại, được sai đến, ông đã làm việc nhiều để giữ vững các Cơ đốc nhân mới, ông khuyên bảo họ “phải cứ vững lòng theo Chúa” (Cong Cv 11:23). Phương diện chăm sóc của công tác truyền bá Tin Lành đã bị bỏ qua nhiều ở thời nay, đây là điều thật xấu hổ. Đức Chúa Trời không sinh ra những con trẻ để rồi bỏ mặc cho chúng lạnh cóng hay chết đói. Có lẽ lý do tại sao nhiều Hội Thánh thấy có quá ít người trở về tin Chúa là vì họ không được chuẩn bị để đặt mình vào công tác chăm sóc như vầy. Tuy nhiên, một số Hội Thánh đang phát triển một hệ thống những nhóm người chăm sóc, ở đó, các loạt tín đồ mới họp mặt hằng tuần trong vòng hai tháng để được học những điều cơ bản trong đời sống Cơ đốc. Một cặp “Ba- na-ba” được đặt trông coi nhóm ấy, không những họ chỉ dạy dỗ khích lệ; nhưng không bao lâu nhóm ấy, bằng nhiều cách, họ có mục sư riêng thông qua các buổi nhóm thân hữu, việc khích lệ và tìm hiểu chung, việc cầu nguyện và học Kinh Thánh chung với nhau. Mỗi đêm đều có đề tài riêng liên quan đến một trong các khía cạnh chính của niềm tin và cách xử sự của người Cơ đốc. Lãnh đạo của nhóm sẽ dạy dỗ, nêu ra câu hỏi và rồi khích lệ các nhóm viên nói lại những việc đã diễn tiến trong tuần qua như thế nào. Kế đó họ quay sang một khúc Kinh Thánh có liên hệ đến đề tài, họ bàn thảo khúc Kinh Thánh ấy và rút ra những ý tưởng từ nơi khúc Kinh Thánh; trước khi kết thúc, mỗi người cầu nguyện ngắn. Bằng cách nầy, các nhóm viên tăng trưởng nhanh và đáng tin cậy. Đó là một khía cạnh của việc chăm sóc mà các Cơ đốc nhân ở An-ti-ốt biết rất rành rẽ, nhưng hầu hết các Hội Thánh thời nay thì rất yếu kém về điều nầy. Các buổi nhóm từng lớp của Wesley đã thành ra lỗi thời bao lâu rồi? Họ quan tâm đến người nghèo đói
  • 24. Câu 28 cho thấy một con người đáng chú ý, có ơn nói tiên tri, đó là A-ga- bút, ông đã đến trong buổi nhóm và nói về một cơn đói kém sẽ ảnh hưởng đến các Cơ đốc nhân ở tại Giê-ru-sa-lem. Điều đó đã xảy ra đến nỗi chúng ta có được chứng cớ độc lập cho biến cố nầy, cơn đói kém đã xảy ra vào cuối thập niên 40 (của thế kỷ thứ nhất). Nhưng đối với tôi, phản ứng của Hội Thánh An-ti-ốt còn đáng chú ý hơn nan đề ở tại Giê-ru- sa-lem, mà sự khó khăn nầy có lẽ do một năm Sa-bát về mặt nông nghiệp (một trong bảy năm, để đất nghỉ theo luật pháp thời Cựu ước) bị trầm trọng bởi việc hùn hạp tư bản mà các Cơ đốc nhân ban đầu ở Giê-ru-sa-lem thường làm. Hội Thánh An-ti-ốt có thể nói: “Chúng ta không rành lắm về thần học và những điểm trọng yếu về Do-thái giáo của những Cơ đốc nhân nầy ở tại Giê-ru-sa-lem”. Họ cũng có thể nói: “Điều đó sẽ dạy cho họ học biết thêm về kinh tế: những người sinh sống bằng cách bỏ tiền ra để kiếm lợi luôn luôn là gặp rắc rối”. Họ chẳng nói điều gì như vậy cả, nhưng họ đã bày tỏ tình yêu thương và sự quan tâm của họ đối với anh em mình bằng cách quyên trợ và gửi đến cho những người đó trong lúc có cần. Đó là một cách quan tâm thực tiễn mà nó tạo một sự chấn động đối với Tin Lành. Cho đến khá gần đây, tôi thâu thập được rằng đã có rất ít hoặc chẳng có sự đáp ứng nào cả đối với Tin Lành ở giữa vòng sắc tộc Masai, một bộ lạc hung dữ, ở Kenyan gồm những người lang bạt hiếu chiến. Nhưng giờ đây đã có một nhà thờ sống động tại đó. Phần lớn sự thành công ấy là do sự giúp đỡ ưu ái thực tiễn trong những lúc hạn hán và hiểm nghèo do kẻ thù truyền kiếp của họ, bộ tộc Kikuyu, giúp cho. Trừ phi có một sự quan tâm ưu ái, sâu sắc, thực tiễn đối với người nghèo khó trong tình cảnh khó khăn của họ được bày tỏ ra, bằng không thì sự rao giảng Tin Lành suôn sẻ thành vô dụng. Tôi đã gặp một mục sư Hoa Kỳ, ông đã trải qua nhiều năm công tác giữa hàng trăm gái mãi dâm tại Seoul trong những giai đoạn sau nầy của cuộc chiến Việt Nam. Hàng chục người trong số họ đã được dẫn về với Đấng Christ, nhưng điều đó đã không xảy ra trước khi ông thấy được những nhu cầu của họ để tìm công việc làm mới và trợ cấp cho những đứa con bất hợp pháp của họ, và những việc đại loại như vậy. Không thể có sự phân chia giữa một Tin Lành xã hội với một Tin Lành thuộc linh. Chúng thuộc về nhau, và nếu không có cả hai yếu tố thì Tin Lành về Chúa Jesus sẽ không vượt qua được. Họ quan tâm đến những người chưa từng được nghe Tin Lành Đây là một nét đáng chú ý của Hội Thánh An-ti-ốt. Họ không chỉ đã nói về Chúa Jesus cho người Hi-lạp, tức là những người Hi-lạp hư mất đáng thương chưa bao giờ được nghe nói về Ngài. Họ còn trông ra bên ngoài và quan tâm đến các vùng xa xôi, sẵn sàng để cho hai người lãnh đạo tài ba nhất của họ,
  • 25. là Phao-lô và Ba-na-ba, ra đi trong chuyến hành trình truyền giáo thứ nhất để đến với càng nhiều người trong các vùng ấy càng tốt. Bạn không chịu mất hai người trong số những người lãnh đạo đầy ơn nhất của bạn vì cớ những người mà bạn chưa từng thấy họ trừ khi bạn quan tâm nhiều đến những người đó. Chính ở nơi cả ba khía cạnh nầy của một Hội Thánh biết chăm sóc mà có những Hội Thánh đã chinh phục và giữ vững những người trở về với Chúa. Đây là một Hội Thánh mà ở đó có sự thông công thực sự Điểm nầy nổi bật thật rõ nét. Vì chính ở tại thành An-ti-ốt mà lần đầu tiên các tín đồ Do-thái và Ngoại bang ngồi ăn chung với nhau như là một vấn đề vừa thuộc về nguyên tắc vừa thuộc về thói quen. Thật khó để cho chúng ta cảm nhận được điều nầy có ý nghĩa như thế nào. Đủ để có thể nói rằng cả người Do-thái và người Hi-lạp đã xem nhau như là không đáng để cho họ khạc nhổ! Ngồi ăn chung với nhau thật là một sự cách mạng. Nó cho thấy phẩm chất của sự thông công mà họ đã không sẵn sàng đảo ngược sự thoả thuận nầy khi những vị quan trọng từ Giê-ru-sa-lem đến vào dựa vào họ. Sự thông công là quan trọng hơn cả sự cấm cản Một khía cạnh khác về phẩm chất của sự thông công ở trong Hội Thánh nầy được cung cấp bởi những tên tuổi trong ban lãnh đạo ở tại An-ti-ốt (Cong Cv 13:1). Họ có Ba-na-ba, một điền chủ quê ở Chíp-rơ thuộc về họ Lê-vi; Si- mê-ôn biệt danh là “da sậm” (ni-giê), rõ ràng là người da đen; Lu-si-út người Sy-ren ở tại Bắc Phi, người nầy có lẽ cũng là da đen; Ma-na-hem là một trong số những người thân thiết với gia đình Hê-rốt, và do đó ông là một nhà quí tộc; và một người học thức uyên bác đến từ Tạt-sơ tên gọi là Sau-lơ. Tôi không hình dung được thật dễ dàng để cho nhóm người nầy sống chung hoà bình. Nhưng họ đã phải hoàn thành được điều đó, bằng không thì sự hiệp tác lãnh đạo của họ đã không thể có được. Rõ ràng rằng sự thông công là một thực tại sâu nhiệm ở tại An-ti-ốt. Nó vượt trên những hàng rào chủng tộc, màu da, bối cảnh xã hội và học vấn. Nó nói lên được rất nhiều điều. Giờ đây, phẩm chất của sự thông công nầy phải được nhìn thấy ở giữa vòng chúng ta nếu như người ta sẽ tin lời chúng ta nói về sự giải hoà. Đức Chúa Trời sẽ không dùng các nhà thờ của chúng ta trong sự truyền bá Tin Lành nếu chúng chất chứa sự chia rẽ, sự nói hành, sự bực tức và sự quan hệ lạnh nhạt giữa các tín đồ của Hội Thánh. Sự thông công của Hội Thánh mà nó truyền bá Tin Lành phải được nóng ấm hơn bất kỳ nơi nào khác ở trong thành phố. Há không phải Chúa Jesus đã ban cho chúng ta một điều răn mới rằng chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta hay sao? Ngài đã yêu thương chúng ta như thế nào? Một cách hy sinh và hoàn toàn. Đó là phẩm chất của tình yêu thương mà Ngài mong đợi nhìn thấy ở
  • 26. trong các Hội Thánh giữa vòng các tín hữu. Ngài truyền bảo cho chúng ta loại tình yêu thương nầy. Ngài đã cầu thay cho nó ở trong bài cầu nguyện như thầy tế lễ cả của Ngài. Ngài đã chết để làm cho nó có thể hiện thực bằng việc phá bỏ bức tường ngăn cách ở giữa dân Do-thái và dân ngoại bang. Ngài đã ban Đức Thánh Linh Ngài đến để làm nẩy nở ở trong đời sống không có tình yêu thương của chúng ta bông trái đẹp đẽ của tình yêu. Gần đây, Hội Thánh của chúng tôi đón tiếp một nhóm người được mệnh danh là Sacred Dance Group (Nhóm khiêu vũ thánh). Họ thường dùng sự nhảy múa làm phương tiện để thờ phượng, và điều nầy rất là gây ấn tượng. Nhưng điều gây ấn tượng hơn nữa là tình yêu thương rất rõ ràng họ đã dành cho nhau. Điều nầy đụng chạm và thách thức nhiều người một cách sâu xa. Tôi nghĩ đến một buổi hội thảo ở Tân Tây Lan, nơi một người bạn của tôi đã mời một người Mác-xít đến, người mà bạn tôi biết rất rõ. Đó là một buổi hội thảo truyền giáo, nó thật sự sống động trong sự thờ phượng và ở trong cảm xúc yêu thương của sự liên lạc của những người thuộc về Chúa. Người nầy đã phải kinh ngạc. Vì trong tất cả kinh nghiệm của anh về các tiểu tổ của người Cộng sản, anh đã thú nhận rằng anh chưa bao giờ từng trải một sự thông công nào như vậy trước đây. Đó là điều phải xảy ra khi những Cơ đốc nhân hiệp lại cùng nhau, nhưng thường thường điều đó đã không xảy ra. Tôi nhớ lại một giám mục người Úc đã kể cho tôi về các cuộc viếng thăm của ông đến một bộ lạc thời đại đồ đá ở Indonesia (Nam Dương). Ông đã thấy họ đem mười hai con heo lên một ngọn đồi. Ông hỏi cho biết lý do, và đây là điều đã nổi lên. Đã từng có hai bộ lạc ở trong vùng thù địch nhau. Một thanh niên ở trong bộ lạc nầy đã ngủ với một thiếu nữ ở trong bộ lạc kia. Vị tù trưởng bộ lạc của cô gái giận dữ và tuyên án tử hình cô. Người thanh niên là một người Cơ đốc. Anh đã phạm tội một cách đáng buồn. Nhưng các anh em ở trong bộ lạc đó đem anh trở lại ngọn đồi. Họ trình cho vị tù trưởng thù địch thấy anh đã tỏ lòng ăn năn như thế nào và họ nài xin ông tha mạng sống cho anh. Cuối cùng vị tù trưởng đồng ý và chấp nhận mười hai con heo thay thế. Nhóm người Cơ đốc ở đó không có mười hai con heo; chúng rất có giá trị và không dễ dàng để mà kiếm được. Nhưng họ đã xoay xở và cùng trả giá, từ bỏ mình cho đến khi họ có được cách để nhận được mười hai con heo, và họ đã mang chúng lên ngọn đồi ấy cho bộ lạc kia vừa khi vị giám mục đến. Họ đã yêu thương một thành viên có sai lầm ở trong nhóm thông công của họ đủ để có thể làm được điều ấy! Không có gì đáng ngạc nhiên Tin Lành đã lan ra như một đám cháy ở trong bộ lạc ấy. Đây là một Hội Thánh mà ở đó sự lãnh đạo được san sẻ Sự lãnh đạo được san sẻ Trong một Hội Thánh như An-ti-ốt, bạn có thể hi vọng tìm được một giám
  • 27. mục, chắc chắn bạn sẽ hi vọng tìm được một mục sư năng động và một hay hai người phụ tá. Nhưng bạn không thấy được điều gì như thế. Thay vào đó, có năm người gồm các chủng tộc, màu da và học vấn khác nhau, họ đã lập thành một ban lãnh đạo. Thậm chí chúng ta không biết người nào trong số họ đã chủ toạ các buổi nhóm. Sự lãnh đạo của họ là một sự lãnh đạo hiệp tác. Dĩ nhiên, điều hành một mẫu lãnh đạo dạng kim tự tháp thì dễ dàng hơn nhiều, như hầu hết các Hội Thánh đều có. Nhưng một sự lãnh đạo cùng chia sẻ thì hiệu quả hơn nhiều. Nó giữ gìn Hội chúng khỏi những tính đặc thù của một con người. Nó động viên được nhiều tài năng và ân tứ. Nó cung cấp một hội trường để thảo luận một cách sống động và cầu nguyện sốt sắng. Những người ở tại An-ti-ốt tin nơi sự lãnh đạo đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng sẽ lắng nghe họ. Vài năm trước, tôi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của một trường thần đạo, và được thừa kế một cơ cấu lãnh đạo kim tự tháp, với hiệu trưởng là người đứng đầu một cách không thể tránh khỏi. Khi tôi rời khỏi chức vụ sáu năm sau đó, chúng tôi đã hoạt động theo cách của chúng tôi qua một sự lãnh đạo theo nhóm. Tất cả mọi vấn đề về đường lối đều được mổ xẻ giữa vòng chúng tôi trong sự bàn bạc đầy sự cầu nguyện. Chúng tôi không nhổ bỏ những người cản trở nhưng yêu thương nhau ngay cả khi chúng tôi nghĩ rằng một số người trong chúng tôi đang nói chuyện tầm phào! Khi chúng tôi không thể đồng ý con đường trước mắt, chúng tôi đã không đầu phiếu nhưng hoãn vấn đề lại cho đến khi chúng tôi đi đếm một ý kiến chung. Sự lãnh đạo được san sẻ và nó kết quả nhiều. Dĩ nhiên, phải trả giá nhiều - phải hạ mình lắng nghe lẫn nhau và học hỏi ở nơi nhau, phải phó thác và trung thành đối với nhau, phải sẵn sàng cầu nguyện khi giải pháp chưa được sự chấp nhận chung. Nhưng sự lãnh đạo như vậy thật đáng giá. Tôi thấy rằng nguyên tắc nầy hoàn toàn có thể vận hành ở trong một giáo khu. Thực ra, chúng tôi đã thực hiện nó ở trong giáo khu của chúng tôi. Mọi vấn đề về đường lối sẽ xảy đến trước cuộc họp ban cán sự hay ban trị sự, và chúng tôi thảo luận, làm việc và cầu nguyện cho tới khi chúng tôi có đồng một ý. Sự can dự đến một đội ngũ nầy trong sự quyết định làm cho chúng tôi tránh được những ý kiến riêng, tránh khỏi những sai lầm mà một người không nhìn thấy trước và khỏi sự mất quân bình. Nó có thể tạo nhiều điều khác nhau trong sự gây dựng và đi ra chứng đạo của nhiều Hội Thánh địa phương. Chính cách thức mà trong đó ban lãnh đạo yêu mến và tin cậy lẫn nhau sẽ là một minh chứng hùng hồn cho Tin Lành được rao giảng tại toà giảng. Tại sao có quá nhiều Hội Thánh vẫn cứ hoạt động theo những nhóm- một-người? Phải chăng mục sư sợ có những người đồng công? Phải chăng hội chúng sợ có liên can đến? Đây không thể là điều được nói đến về Hội Thánh ở An-ti-ốt.