SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
GIÁNG SINH, MẦU NHIỆM CON THIÊN CHÚA
MANG LẤY THÂN PHẬN LOÀI NGƯỜI
Mùa Giáng Sinh đã tới, tưng bừng
cuốn hút với những lễ hội phô diễn đầy màu
sắc và âm thanh, những chương trình vui chơi
hưởng thụ cuối năm quá hấp dẫn. Đại Lễ
Giáng Sinh đã tạo nên một nét văn hóa hấp
dẫn từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam,
qua nhiều thế kỷ, theo làn sóng thương mại và
chính trị lan nhanh từ các nước mạnh, nước
giàu, nước phát triển sang các nước nhỏ,
nước nghèo, nước thuộc địa, nước đang phát
triển, mau chóng làm nên nét văn hóa riêng
của các nước chịu ảnh hưởng.
Mùa lễ hội vui chơi và thụ hưởng
trong dịp ghi dấu Chúa Giêsu Giáng Sinh,
thật ra là một sinh hoạt chính đáng đáp ứng
được nhu cầu tất yếu của mọi người, cho
mọi người được vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái. Lễ hội Giáng Sinh dần dần trở thành phong tục tập quán,
tồn tại và phát triển qua dòng thời gian và lịch sử của nhiều dân tộc.
Ngày nay mùa lễ hội này được cả thế giới công nhận một cách đương nhiên, một số các biểu
tượng tôn giáo được phổ thông hóa và một số biểu tượng tôn giáo khác được biến đổi cho phù hợp với
sinh hoạt xã hội. Tuy nhiên những biến đổi này lại mất đi căn tính và ý nghĩa của niềm vui Chúa Giêsu
được ban cho nhân loại, làm lạc hướng những tâm tình thiêng liêng của con người khi bước vào Mùa
Giáng Sinh, thí dụ: thay vì ghi trên những tấm thiệp mừng Lễ phải là Merry Christmas, hoặc Chrismas
Season, thì ngày nay người ta dễ nhầm lẫn, không để ý, gởi cho nhau những tấm thiệp mang dòng chữ
Season’s Greetings.
Giáng Sinh, Giêsu – Ngôi Hai Thiên Chúa đến với nhân loại mang lấy thân phận con người, trọn
vẹn làm người ngoại trừ tội lỗi, gánh chịu tất cả mọi giới hạn của con người trong không gian và thời
gian. Kính Thánh nhiều lần cho chúng ta thấy rõ thân phận này: Chúa Giêsu mệt mỏi nên thiếp ngủ trên
thuyền ( “nhưng Người vẫn ngủ”, Mt 8, 24 ); Chúa Giêsu buồn giận nên bật khóc ( “Đức Giêsu khóc
thương”, Lc 19, 41 ); Chúa Giêsu thổn thức trước cái chết của bạn thân ( “Đức Giêsu lại thổn thức trong
lòng”, Ga 11, 38 ); Chúa Giêsu chạnh lòng thương kẻ đói nghèo (“Người chạnh lòng thương”, Mt 9, 36),
Chúa Giêsu đói ( “Người thấy đói”, Mt 4, 2 ) và khát ( “Người di đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ
giếng”, Ga 4, 6 ); Chúa Giêsu khiếp sợ trước cái chết ( “buồn rầu xao xuyến”, Mt 26, 37 )…
Giáng Sinh, mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu mang Ngài hạ mình xuống cận kề con người,
ở giữa con người, chính là cơ hội, là khởi đầu cho tiến trình chúng ta được tham gia vào mầu nhiệm
Cứu Rỗi, vì chính Chúa Giêsu cứu chúng ta ngay trong thân xác con người của chúng ta mà Ngài đã
cưu mang, “Xác loài người ngày sau sống lại”. Khi Chúa Giêsu phục sinh, Người đã phục sinh chính
thân xác con người Chúa đã nhập thể. Mầu nhiệm nhập thể báo hiệu cho chúng ta mầu nhiệm cứu độ,
bản tính con người của Ngôi Hai Thiên Chúa là bảo đảm cho chúng ta được sống lại và tham dự vào
bản tính Thiên Chúa...
1
NĂM THỨ 15 – SỐ 633 – CHÚA NHẬT 21.12.2014
Bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp biểu tỏ cho chúng ta rất rõ về hồng ân này. Chiếc dép Chúa
Giêsu mang nơi chân phải tuột ra khỏi chân Ngài, hình ảnh này muốn diễn tả khi làm người, Chúa đã
mang lấy thân phận bất toàn của con người, những bất toàn như chúng ta vừa có dịp chiêm ngắm qua
các đoạn Kinh Thánh nêu trên. Và rồi nơi những bất toàn đó, bàn tay Mẹ hướng chúng ta đến các dụng
cụ nhục hình mà Chúa sẽ phải chịu, nhưng đồng thời cũng sẽ làm cho chúng ta được phục sinh trong
vinh quang của Thiên Chúa.
Trong Kinh Thánh Cựu Ước, sách Rút kể cho chúng ta câu chuyện bà Rút, đó là một câu chuyện
cảm động về tình người và lòng trung thực. Trong sách Rút, theo thói tục Do Thái về quyền bảo tồn
giống nòi, người có trách nhiệm và có quyền bảo tồn giống nòi đã nhường quyền và trao trách nhiệm ấy
cho ông Boát bằng một cử chỉ là cởi chiếc dép của mình mà trao cho ông Boát. Phải chăng Chúa Giêsu
trong bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng muốn nói với chúng ta về quyền và trách nhiệm làm mẹ
chúng ta đã được trao cho Mẹ Maria, khi chiếc dép tuột khỏi chân Chúa ?!?
Lm. Vĩnh Sang, DCCT, 12.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
MẦU NHIỆM CON THIÊN CHÚA MANG LẤY THÂN PHẬN LOÀI NGƯỜI ( Lm. Vĩnh Sang ) .............. 01
NỮ TỲ CỦA CHÚA ( AM. Trần Bình An ) .............................................................................................. 02
ĐỪNG SỢ ! ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................................ 04
TIN MỪNG MUÔN THUỞ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ..................................................................... 06
KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ............................................................ 08
VUI LÊN, HỠI ĐẤNG ĐẦY ÂN SỦNG ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .................................................... 09
NHƯ MẸ ĐÃ VÂNG ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ................................................................................. 11
ÁNH SÁNG GIÁNG SINH ( Trầm Thiên Thu ) ....................................................................................... 12
MỪNG SINH NHẬT ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ 78 TUỔI ( Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh ) ............ 13
ĐIỂM TIN HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ( Trích Thế giới nhìn từ Vatican ) ................................................ 15
PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 27: DANH XƯNG HÈN MỌN ( Nguyễn Trung ) ............................... 17
NIỀM HY VỌNG ( Người Tôi Tớ Vô Dụng ) .......................................................................................... 23
TẤM LÒNG VÀNG CỦA MỘT BÁC SĨ MỸ… ( Nguyễn Tài Ngọc ) ........................................................ 24
THẬT KỲ LẠ ! ( Khuyết Danh, bản dịch của cố Gs. Trần Duy Nhiên ) ................................................... 26
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27
NỮ TỲ CỦA CHÚA
Chiều mùa đông đã thắp sáng đèn các
cửa hàng lộng lẫy. Dòng người tất bật trên đường
phố lát đá chẻ, tiếng nhạc réo rắt bắt đầu trổi lên.
Vang vọng giữa các tòa nhà, phố xá, dội vào
người qua kẻ lại, khiến họ tự hỏi nhạc phát xuất
từ đâu. Một số cặp mắt đổ dồn về người đàn ông
tuổi 60, đầu hói và lún phún râu quai nón, đứng
đơn độc, khoan thai giữa chốn thị tứ, với một
chiếc mũ dưới đường trước mặt.
Rồi người đàn ông bắt đầu cất tiếng hát.
Dần dần nhiều người dừng chân lắng nghe.
Giọng opera cao vút của ông phản ánh tài năng
đẳng cấp cao. Buồn thay, vẫn có những người vô
cảm tiếp tục rảo bước bỏ qua, vội vã mua sắm.
Nhưng đám thính giả dần tăng lên. Bị quyến rũ
bởi những giai điệu mượt mà, êm ái và sang
trọng, vài người bỏ tiền vào mũ. Hai cháu bé hồn nhiên dắt tay nhau cho một đồng xu. Dăm ba nụ cười
tươi tắn, đồng cảm, vài kẻ kín đáo, vụng về lau những giọt nước mắt xúc động, thấm thía lời bài Thánh
Ca "Ngài Nâng Đỡ Con" ( You Raise Me Up ). Hình như khán giả đều ngây ngất, xuất thần theo giọng ca
điêu luyện của Martin Hurkens, người chiến thắng của "Holland’s Got Talent 2010."
Từ lâu nay, Martin Hurkens, được dân chúng Hòa Lan thân thương gọi bằng biệt danh
"Paparotti" ( phỏng theo tên danh ca opera người Ý Luciano Pavarotti ). Ông vốn là thợ làm bánh. Đã
2
CÙNG SUY NIỆM
từng mơ ước làm ca sĩ, nhưng vì mưu sinh và trách nhiệm gánh vác gia đình, mà ông đành kiên nhẫn
chờ đợi ngày hiện thực ước mơ của mình. Sau khi về hưu được hai năm, thì gia đình ông khuyến khích
đi thi "Holland‘s Got Talent 2010". Martin Hurkens đã đoạt giải trong sự khiêm nhu. Ông xúc động, quỳ
gối cảm tạ Thượng Đế. Và từ đó ông thường đi hát rong, ca ngợi Chúa ở ngoài đường phố. Thật là một
cách rao giảng Tin Mừng tuyệt vời, một tông đồ âm thầm của Thầy Giêsu.
Nhìn hình ảnh lần đầu tiên Martin ra mắt khán giả với bộ quần áo nghèo nàn, với hàm răng ngả
vàng, cái còn cái mất vì tuổi tác, vì vất vả mưu sinh. Rồi so sánh với hình ảnh ngày vinh quang ông đạt
được, một Martin ăn mặc bảnh bao, hàm răng trắng tinh không mất cái nào. Tiếp đến, nhìn ngắm ông
đứng ngoài đường phố, thành kính cất lên bài Thánh ca Ave Mariacủa Schubert, thì không ai không
rung động, đồng cảm và mến phục. Và họ cảm tạ Chúa đã dùng người thợ về hưu này làm vườn nho
cho Ngài vào giờ thứ 11. Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho Martin ( Theo David A. Sargent & DT ).
Người thợ Giờ Thứ 11 Martin Hurkens đã noi gương Mẹ Maria khiêm nhường, vâng phục, yêu
thương và phục vụ. Tin Mừng Chúa Nhật 4 Mùa Vọng hôm nay, Thánh Luca tường thuật Đức Mẹ Maria
được Sứ thần Gabriel truyền tin.
Mẹ khiêm nhu
Cô Maria đang ngồi se chỉ luồn kim, miệng thầm hát Thánh Vịnh, thì Tổng Lãnh Thiên Thần
Gabriel hiện đến bái lậy, cất lời chào: ”Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng cô", khiến
cô giật mình, ngạc nhiên, đứng bật dậy, bẽn lẽn, dịu dàng cúi mình đáp lễ.
Sau khi nghe Sứ Thần Gabriel loan báo tin vui, cô bắt chéo tay trên ngực, cúi xuống rất sâu, kính
cẩn thưa: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời Sứ Thần truyền.”
Một Eva mới khiêm nhu, đơn sơ, hạ mình, xóa tan đi hình ảnh Eva xưa kiêu căng, ngạo mạn, tham
lam, đồng lõa với con rắn gian xảo, lừa gạt, nổi loạn. Eva cũ dìm nhân loại vào cõi chết. Eva mới đồng
công cứu chuộc, giải thoát con người khỏi bóng tối tử thần, dẫn vào đời sống huy hoàng, vĩnh cửu.
”Đức Maria càng khiêm tốn, thì càng trong sáng, vì càng thấy rõ những sự kỳ diệu Chúa làm
trong lòng Mẹ. Như ánh sáng qua một bóng đèn thủy tinh không vướng bụi” ( Đường Hy Vọng, số 512 ).
Mẹ vâng phục
Mẹ Maria nhận mình là nữ tỳ hèn mọn, trở nên hư không trước mặt Thiên Chúa. Tuyệt đối xả kỷ,
bỏ mình, coi mình chỉ là công cụ của Chúa, ngoan ngoãn vâng theo Thánh Ý nhiệm mầu, sẵn sàng đón
nhận sứ vụ cao cả, cưu mang Đấng Cứu Thế. Hai tiếng ”Xin Vâng” đủ nói lên tấm lòng tùng phục vô
điều kiện, lòng trung thành, biết ơn và hoàn toàn kính trọng. Hai chữ đó, còn bộc lộ tình yêu dâng hiến
tuyệt đối của Mẹ đối với Thiên Chúa.
Eva cũ bất tuân, bất trung, bất nghĩa, thì Eva mới hoàn toàn trái ngược. Mẹ trung kiên cho đến
khi lìa trần về trời, dù chịu bao gian nan, đau khổ, thách đố từ khi Mẹ thưa hai chữ ”Xin Vâng”.
”Xem một tâm hồn vui vẻ và nhanh chóng vâng phục chừng nào, con đoán được tâm hồn đó
thánh thiện chừng nấy” ( Đường Hy Vọng, số 392 ).
Mẹ yêu thương
Tràn đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần, Mẹ không vị kỷ, giữ làm của riêng, nhưng yêu thương chia sẻ
cho tha nhân. Mẹ mau mắn đi thăm bà chị họ Elisabeth già nua, cũng được đặc ân thụ thai được sáu tháng.
Trong tiệc cưới Cana, Mẹ yêu thương đôi tân hôn nghèo túng, khẩn cầu Con Mẹ ra tay cứu giúp,
khỏi mất mặt, thất lễ với khách mời dự tiệc.
Được Chúa trao phó, Mẹ
nhận lấy Gioan và các Tông Đồ làm
con Mẹ. Rồi toàn thể tín hữu Kitô
cũng được ưu ái, trở thành con Mẹ
dấu yêu. Biết bao lần Mẹ thân
thương hiện ra với những ai yêu mến
Mẹ, tín thác vào Mẹ, khẩn nguyện,
van xin Mẹ chở che, phù hộ.
”Mẹ có thể hiện ra nơi đô thị,
trong các Vương Cung Thánh
Đường, cho các nhân vật quan
trọng, các nhà thần học. Nhưng Mẹ
đã chọn nơi hoang vu, núi đồi, xa
vắng, với những kẻ chất phác, vì Mẹ muốn đến với những người không ai thèm đến, đến những chỗ
không ai muốn đến. Mẹ muốn con cùng đến với Mẹ” ( Đường Hy Vọng, số 930 ).
3
Mẹ phục vụ
Từ khi thưa hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ đã toàn tâm toàn ý hiến dâng trọn đời phục vụ Thiên Chúa.
Âm thầm mang nặng đẻ đau, chăm sóc, dưỡng nuôi Hài Nhi Giêsu. Lo lắng bôn ba tỵ nạn xứ người.
Thất thần lạc mất Con. Rồi cùng Con lận đận, rong ruổi trên đường rao giảng. Đau đớn theo Con lê
bước trên đường chịu nạn. Thổn thức dưới chân thập giá với Con sinh thì. Mẹ lại tiếp tục cưu mang,
đồng hành cùng những người con mới, ông Gioan, các Tông đồ và tín hữu Kitô. Mẹ xứng đáng nhận lời
khen ẩn ý: “Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta" ( Mc 3, 35 ).
“Không gì quý bằng món quà lòng Mẹ Maria tặng cho chúng ta: Chúa Giêsu, món quà duy nhất.
Chính lòng Đức Mẹ cũng quý nhất, vì “Giêsu Con lòng Bà” ( Đường Hy Vọng, số 923 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con noi gương Mẹ, sống khiêm nhường, vâng phục, yêu
thương và phục vụ, để chúng con xứng đáng trở nên anh em của Người.
Lạy Mẹ Maria, nữ tỳ trung thành của Thiên Chúa, xin Mẹ dẫn dắt chúng con tiến triển con
đường nhân đức, bằng cách học theo Mẹ, tuân theo Lời Chúa, để được hội ngộ cùng Mẹ vĩnh
viễn. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
ĐỪNG SỢ !
Khi Chúa Giêsu đi trên mặt biển hồ, tất cả các ông đều nhìn thấy Ngài và đều hoảng hốt. Lập
tức, Ngài bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” ( Mt 14, 27; Mc 6, 50; Ga 6, 20 ).
Nhiều lần khác, Kinh Thánh cũng có những lời động viên chúng ta về sự can đảm: “Đừng sợ !”
( Xh 14, 13; Đnl 31, 6; Is 43, 1; Gr 46, 27-28; Gr 51, 46; Is 41, 13; Mt 10, 26; Mt 10, 28; Mt 10, 31; Mt 14,
27; Mt 17, 7; Mt 28, 5; Mt 28, 10; Mc 5, 36; Mc 6, 50; Ga 14, 27; Lc 1, 13; Lc 2, 10; Lc 5, 10; Lc 12, 4; Lc
12, 7; Lc 12, 32; Lc 21, 9; Ga 6, 20; Ga 14, 27; Kh 1, 17-18 ). Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã
sống đúng theo “châm ngôn” này dù ngài đã bị những kẻ xấu ám sát vài lần.
Nỗi sợ hãi là một trong những điều có thể chi phối cuộc sống của chúng ta, vì thế rất cần có người
động viên. Có nhiều dạng và nhiều mức độ sợ hãi, lời động viên cũng đa dạng. Bà Amelia Mary Earhart ( * )
nhận định: “Điều khó khăn nhất là quyết định hành động, phần còn lại là sự kiên trì. Nỗi sợ hãi là những
con hổ giấy. Bạn có thể làm bất cứ điều gì mình quyết định làm, có thể hành động để thay đổi và chi
phối cuộc đời mình, và quá trình của đó chính là phần thưởng”. Người không sợ hãi, không lùi bước
trước bất công, đó là người can đảm. Khi đối diện thực tế, người ta phải thực sự can đảm mới không sợ
hãi. Trong cuộc sống, có nhiều người nói mạnh miệng nhưng thực ra chỉ là những kẻ nhát đảm !
Giải thưởng Nobel Hòa
Bình năm 2014 được trao cho cô
nữ sinh Malala Yousafzai ( sinh
1997, Pakistan ) và ông Kailash
Satyarthi ( sinh 1954, Ấn Độ ).
Cả hai đều là những nhân vật nổi
tiếng thế giới chống lại sự áp
bức bóc lột trẻ em lao động và
quyền được hưởng sự giáo dục
từ học đường. Cô Yousafzai bị
phe Taliban bắn trọng thương ở
đầu vào tháng 10 năm 2012 trên
một chiếc xe bus vì tranh đấu đòi
quyền cho các em gái được
hưởng sự công bằng về giáo dục học đường. Ông Satyarthi đã rất can đảm khi dẫn đầu các đoàn biểu
tình chống sự khai thác lao động trẻ em ở Ấn Độ. Ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng cho những
nỗ lực tranh đấu của mình. Điển hình vào năm 1994 với giải thưởng Hòa Bình ở Aachen, năm 1999 với
giải thưởng Nhân Quyền của Friedrich-Ebert-Stiftung. Một trẻ và một già, một nữ và một nam, nhưng họ
có “điểm chung” là lòng can đảm: Bảo vệ chân lý, đấu tranh vì công lý và đòi nhân quyền.
Nhạc sĩ Anh Bằng cũng đã viết ca khúc “Đừng Sợ Hãi” để động viên người Việt Nam, đặc biệt là
giới trẻ: “Đừng sợ hãi ! Hãy vươn lên, tranh đấu cho quê hương Việt Nam, niềm tin bác ái ! Đừng sợ
hãi ! Xiết tay nhau, mang trái tim yêu thương Việt Nam vào đời !” Sự giằng co giữa can đảm và sợ hãi là
cuộc chiến nội tâm. Tương tự, trong mỗi chúng ta cũng luôn có cuộc chiến tâm linh, có can đảm mới đủ
sức chiến thắng. Chưa chết thật, nhưng một số người đã “chết yểu” – chết giấc hoặc chết khiếp, họ đã
4
“chết” ngay khi đang sống ! Những người hung hãn, dữ tợn với người khác là những người yếu bóng
vía, sợ mình thua người khác nên muốn chứng tỏ “sức mạnh ảo” để chứng tỏ mình, nhưng đó chỉ là tự
tố cáo rằng “tôi sợ lắm !” Tục ngữ cũng nói “cáo mượn oai hổ” để chỉ loại người nhát đảm này.
Cuộc chiến nào cũng cần sự can đảm. Người can đảm là người dám nói thẳng nói thật vì công
ích, không xu nịnh, không bè phái, không luồn cúi… Muốn can đảm thì không gì hơn là bám vào Thiên
Chúa, vì Ngài là Sự Thật ( Ga 14, 6 ), tức là luôn biết tín thác vào Ngài, mà tín thác thì phải tuân phục –
xin vâng Thánh Ý. Sách Samuel, chương 7, cho biết: Khi vua được yên cửa yên nhà và Đức Chúa đã
cho vua được thảnh thơi mọi bề, không còn thù địch nào nữa, vua nói với ngôn sứ Nathan: “Ông xem,
tôi được ở nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa thì ở trong lều vải” ( 2 Sm 7, 2 ). Ông
Nathan thưa với vua: “Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì Đức Chúa ở
với ngài” ( 2 Sm 7, 3 ). Nhưng ngay đêm ấy, có lời Đức Chúa phán với ông Nathan rằng: “Hãy đi nói với
tôi tớ của Ta là Đavít: Đức Chúa phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao ?” ( 2 Sm 7, 5 ).
Thiên Chúa giao ước: “Bây giờ ngươi hãy nói với tôi tớ Ta là Đavít như sau: Đức Chúa các đạo
binh phán thế này: Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người
lãnh đạo dân Ta là Ítraen. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi, Ta đã diệt trừ
cho khuất mắt ngươi. Ta sẽ làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừng, như tên tuổi những bậc vĩ nhân trên mặt
đất. Ta sẽ cho dân Ta là Ítraen một chỗ ở, Ta sẽ định cư chúng, và chúng sẽ ở luôn tại đó, chúng sẽ
không còn run sợ, và quân gian ác cũng không còn tiếp tục áp bức chúng như thuở ban đầu, kể từ thời
Ta đặt các thủ lãnh cai quản dân Ta là Ítraen. Ta sẽ cho ngươi được thảnh thơi, không còn thù địch nào
nữa, Đức Chúa báo cho ngươi biết là Đức Chúa lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn
và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi – một người do
chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền” ( 2 Sm 7, 8-12 ).
Mỗi chúng ta cũng được Thiên Chúa giao ước tương tự, giao ước của Thiên Chúa là bất biến. Vấn
đề là chúng ta có can đảm tuân giữ huấn lệnh của Ngài hay không. Chúa Giêsu khuyến cáo chúng ta về
việc hoàn thiện ( Mt 5, 48 ), tức là bảo chúng ta cố gắng nên thánh. Thời Cựu Ước, Thiên Chúa nói rõ
ràng và dứt khoát hơn: “Các ngươi phải nên thánh và phải thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh” ( Lv 11,
44; Lv 20, 7 ). Nên thánh cần có lòng can đảm, những người nhát gan không thể nên thánh được, vì
Nước Trời không có loại công dân nhát đảm hoặc yếu bóng vía, không đủ sức chiến đấu !
Vâng, Thiên Chúa không chấp nhận những người thiếu can đảm. Và Ngài tiếp tục giao ước: “Đối
với nó, Ta sẽ là cha; đối với Ta, nó sẽ là con. Khi nó phạm lỗi, Ta sẽ sửa phạt nó bằng roi của người
phàm, bằng đòn của con người. Tình thương của Ta sẽ không rời khỏi nó, như Ta đã cho rời khỏi Sa-
un, kẻ Ta đã bắt rời khỏi mặt ngươi. Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước
mặt Ta; ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi mãi” ( 2 Sm 7, 14-16 ). Đó là giao ước của tình yêu, của
lòng thương xót. Tình yêu thương bao la đó vĩnh hằng: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” ( 1
Sbn 16, 34; Tv 106, 1; Tv 107, 1; Tv 118, 1-4; Tv 118, 29; Tv 136, 1-3; Tv 136, 26 ).
Nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa, tác giả Thánh
Vịnh đã tuyên xưng: “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua
muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài.
Vâng con nói: Tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu, lòng
thành tín Chúa được thiết lập trên trời” ( Tv 89, 2-3 ). Xưa Chúa
phán: “Ta đã giao ước với người Ta tuyển chọn, đã thề cùng Đavít,
nghĩa bộc Ta, rằng: dòng dõi ngươi, Ta thiết lập cho đến ngàn đời,
ngai vàng ngươi, Ta xây dựng qua muôn thế hệ. là Thiên Chúa con
thờ, là núi đá cho con được cứu độ !” ( Tv 89, 4-5 ).
Như Thánh vương Đavít, những ai tín thác vào Thiên
Chúa thì sẽ có cách sống chứng tỏ Đức Tin mãnh liệt: “Ngài
chính là Thân Phụ, là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được
cứu độ !” ( Tv 89, 27 ). Sống chứ không nói suông, không giả
hình, không “mặc” chiếc áo “sặc sỡ” như người Pharisêu. Đó mới
là người thực sự can đảm, và người này chắc chắn sẽ được
Thiên Chúa hứa: “Ta sẽ yêu thương Người đến muôn thuở và
thành tín giữ giao ước với Người” ( Tv 89, 29 ).
Tuần thứ tư Mùa Vọng là lúc chúng ta thắp sáng ngọn nến
thứ tư: Ngọn nến Hy Vọng – Đức Cậy. Nhờ ngọn nến này mà
chúng ta khả dĩ thắp sáng lại ba ngọn nến khác: Hòa Bình, Niềm
Tin và Tình Yêu. Nỗi mong chờ của nhân loại sẽ được khỏa lấp.
Vâng, Đấng Emmanuel đang đến rất gần. Thánh Phaolô nói: “Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền
năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giêsu Kitô. Tin
5
Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các
ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được
thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa” ( Rm 16, 25-26 ). Vô tri bất mộ. Biết
mới tin, không biết thì không có gì để tin. Thánh Phaolô xác định: “Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn
ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giêsu Kitô.
Amen” ( Rm 16, 27 ).
Trình thuật Lc 1, 26-38 nói về cuộc truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria, người được tiền định làm
Mẹ Thiên Chúa. Chưa đầy 20 tuổi, và chỉ là một thôn nữ bình thường nơi miền quê nhỏ bé, nhưng Đức
Maria đã biết sống thẳng thắn và can đảm, luôn tín thác vào Thiên Chúa, hiền thục nhưng rất cương
nghị, ít nói nhưng hành động cụ thể.
Sau khi bà Êlisabét mang thai ngôn sứ Gioan Tẩy Giả được sáu tháng, Thiên Chúa sai sứ thần
Gáprien đến một làng Nadarét, thuộc miền Galilê, gặp một trinh nữ đã đính hôn ( hoặc thành hôn ) với
một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ
và chúc: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Chị”. Nghe vậy, Trinh Nữ Maria rất
bối rối, không hiểu ý nghĩa. Sự khiêm nhường không cho phép Đức Mẹ nhận mình là thánh nhân, mà
chỉ dám coi mình là Nữ Tỳ của Thiên Chúa mà thôi. Nhưng sứ thần liền nói: “Thưa Chị Maria, xin
đừng sợ, vì Chị đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây Chị sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là
Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban
cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại
của Người sẽ vô cùng vô tận”.
Một người khấn đức khiết tịnh càng thấy lạ hơn khi nghe lời giải thích như vậy. Vì thế, Đức Maria
thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !” Sự thường là thế,
nhưng với Trinh Nữ Maria lại là điều khác thường, là mầu nhiệm, là đặc ân. Nhưng Trinh Nữ Maria khiêm
nhu, đâu dám nghĩ tới “4 V” ( vội vàng vơ vào ). Sứ thần giải thích cặn kẽ và minh chứng cụ thể: “Thánh
Thần sẽ ngự xuống trên Chị, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Chị, vì thế, Đấng Thánh sắp
sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa Cô Êlisabét, người họ hàng với Chị, tuy già rồi, mà cũng đang
cưu mang một người con trai: Cô ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì
đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Trinh Nữ Maria luôn tin vào quyền năng của
Thiên Chúa, giờ lại nghe giải thích vậy thì chẳng có gì phải lo. OK ngay ! Bấy giờ Đức Maria liền vui mừng
nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.
Một lời xin vâng tuyệt vời: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người”. Đó là “nhịp cầu” của Ơn
Cứu Độ, và Trinh Nữ Maria trở nên Đấng Đồng Công Cứu Độ. Thật kỳ diệu, lồng trong lời xin vâng đó là
nhiều nhân đức khác: Khiêm nhường, tín thác, trông cậy, yêu mến, can đảm, mau mắn
... Nói chung là chứa cả ba nhân đức đối thần và các nhân đức đối nhân. Ước gì mỗi chúng ta
cũng luôn biết sẵn sàng và mau mắn xin vâng như Đức Mẹ !
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết sẵn sàng và vững lòng trông chờ Chúa đến bất
cứ lúc nào. Xin giúp chúng con can đảm sống theo sự thật mà Ngài đã định hướng. Chúng con
cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
( * ) Bà Amelia Mary Earhart sinh 24.7.1897, mất tích 2.7.1937, được chính thức thông báo tử nạn
5.1.1939. Bà là nữ phi công và nhà văn người Mỹ, người phụ nữ đầu tiên bay một mình xuyên Đại Tây
Dương và được nhận giải thưởng Distinguished Flying Cross của Hoa Kỳ.
TIN MỪNG MUÔN THUỞ
Trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng, Hội Thánh cho chúng ta nghe lại đoạn Tin Mừng
quen thuộc: “Sứ Thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Maria”.
Thiên Chúa muốn Con của Ngài xuống thế làm người, để cứu độ nhân loại. Ngài đã muốn người
Con ấy là con người giữa nhân loại. Thiên Chúa đã chuần bị cho Con của Ngài một người mẹ trần thế.
Người mẹ ấy là Đức Maria, người làng Nadarét, vùng Galilê, nước Palestin.
Cô Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn giữa muôn vàn phụ nữ trên địa cầu. Ngài chọn
cô chẳng phải vì cô thánh thiện hơn người khác. Ngài chọn cô từ khi cô còn trong lòng mẹ. Ngài tuôn đổ
trên cô tràn trề ân sủng: "Hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng cô" ( Lc 1, 28 ). Được tràn trề ân
sủng là được Thiên Chúa mến thương, được đẹp lòng Thiên Chúa.
6
Thiên Chúa đã chuẩn bị rất kỹ cho cô Maria. Ngài đã tạo dựng cô như một thụ tạo tuyệt vời, độc
nhất vô nhị, chỉ vì Ngài muốn cô xứng đáng trở nên người mẹ cưu mang chính Con Một của Ngài. Maria
là một kiệt tác của Thiên Chúa, dù bề ngoài cô chỉ là một thôn nữ của một ngôi làng nhỏ bé vô
danh.Thiên Chúa không ép buộc cô Maria làm mẹ của Con Một Ngài, dù Ngài đã chuẩn bị cho cô một
cách đặc biệt để đón nhận trọng trách cao cả đó. Ngài tôn trọng tự do của cô, tự do mà chính Ngài đã
ban cho cô trong tư cách là người. Ngài không đặt cô trước một sự đã rồi. Ngài muốn hỏi ý cô, và chờ
cô ngỏ lời ưng thuận.
Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay kể câu chuyện Truyền Tin.
Truyền tin là một Tin Mừng muôn thuở. Tin mừng này đã được thực hiện qua một cuộc hòa đàm
chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Cuộc hòa đàm diễn ra giữa hai nhân vật, đại diện Thiên Chúa và loài người. Đại diện Thiên
Chúa là Sứ Thần Gabriel, đại diện loài người là trinh nữ Maria.
Khung cảnh cuộc hòa đàm, không phải trong cung điện vua chúa, lầu các sang trọng. Nơi đó,
trong căn nhà thanh bạch nghèo nàn thuộc vùng sâu thôn dã vô danh Nadarét. Khung cảnh thật giản dị,
quê mùa, thô sơ, nhưng Thiên Chúa đã chọn làm khởi điểm lịch sử cứu độ vĩ đại.
Maria dù là nữ tỳ nhưng Sứ Thần đến mở đầu cuộc hòa đàm, không phải với thái độ ông chủ
truyền lệnh. Ở đây, Sứ Thần hết sức khiêm cung, kính cẩn, lễ phép với lời chào: “Kính mừng Đấng đầy
ân phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Thật khác xa lời cậu thanh niên chào cô thanh nữ. Tử tế lắm, cậu chỉ
nói: Chào cô, chào em.
Sứ thần rất trân trọng thôn nữ Maria: vừa chúc tụng kính phục con người thánh thiện khả ái, vừa
tôn vinh chức vụ cao sang của bà được Thiên Chúa ở cùng.
Thôn nữ Maria sợ sự tôn vinh bất thường ấy, và tự nhủ lời chào ấy có ý nghĩa gì ? Quả là sự
tỉnh thức thận trọng của một thục nữ trinh trong, sáng ngời, đầy khiêm nhu và thùy mị.
Sứ thần đã nhận ra ý từ đó và giải thích thật rõ ràng cặn kẽ, trong suốt: “Thưa Bà Maria, xin
đừng sợ, Bà rất đẹp lòng Thiên Chúa, Thiên Chúa ban cho Bà sinh con, đặt tên là Giêsu, Người là Con
Đấng tối cao, Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít…”
Nhưng, đối với Maria, “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” hơn cả ngai vàng vua Đavít, vì Maria đã
tận hiến suốt đời đồng trinh cho Thiên Chúa, nên Maria từ tốn đáp lễ: Làm sao có chuyện ấy được, thưa
Ngài, vì tôi đã khấn trọn đời đồng trinh. Sứ thần liền minh giải: “Việc đó rất chí thánh, do Chúa Thánh
Thần với quyền phép Đấng Tối Cao, sẽ soi bóng trên bà, nên Hài Nhi khi bà sinh ra là Đấng Thánh, là
Con Thiên Chúa...”
Nhận ra đó là thánh ý Thiên Chúa, Maria đã sấp mình tôn thờ Thiên Chúa: “Này tôi là nữ tỳ của
Chúa, xin hết lòng vâng theo thánh ý Chúa như lời sứ thần truyền dạy”. Sứ thần đã thành công trong sứ
mạng vô cùng trọng đại. Maria đã hoàn toàn làm đẹp lòng Thiên Chúa, trọn vẹn hiến dâng đồng trinh với
chức vụ Thiên Mẫu lạ lùng.
Đây thật là một cuộc hòa đàm gương mẫu cho muôn đời. Gương mẫu vì cuộc hòa đàm đã diễn
ra đúng tinh thần đối thoại và hòa giải.
Đối thoại cần thiết phải có ba tính chất đặc biệt:
- Thứ nhất, hai bên rất khiêm tốn, tôn trọng lẫn nhau.
- Thứ hai, hai bên thưa đáp trình bày ý tứ của mình rất
trong sáng, rất đơn sơ và chân thành, mình nghĩ thế nào, lập
trường làm sao, cần những điều gì mới đưa đến thành công.
- Thứ ba, hai bên đã nhận ra những ân huệ rất ích
chung, rất thánh thiện mà Thiên Chúa muốn thực hiện.
Đây cũng là một cuộc hòa giải hoàn hảo:
- Vì đã giải quyết được những nỗi khó khăn vô cùng
phức tạp, loài người không thể gỡ mối tơ vò, chỉ có quyền
năng Thiên Chúa mới giải quyết được vấn đề: vừa đồng trinh,
vừa sinh con, con Bà vừa là người, vừa là Thiên Chúa.
- Vì đã giải quyết được chương trình cứu độ nhân
loại mà Thiên Chúa đã bao lần hòa giải thất bại với bao
nhiêu nhân vật từ Ađam Evà cho đến nay. Nay Thiên Chúa
mới thực hiện được chương trình thương yêu của Người nơi
Đức Trinh Nữ Maria.
7
Thiên Chúa đã giao ước với Ađam Evà, nhưng Nguyễn tổ đã trở mặt theo con rắn satan. Thiên
Chúa đã giao ước với Noe, nhưng con cháu đã xây tháp Babel kiêu căng. Thiên Chúa đã giao ước chọn
lựa Abraham làm tổ phụ dân Người, nhưng con cái Giacóp hằn thù chia rẽ, bán Giuse làm nô lệ cho con
buôn Ai Cập. Thiên Chúa đã giao ước với Môsê đưa dân về quê cha đất tổ để thờ phượng Thiên Chúa,
nhưng dân Israel đã chiều theo lối sống thờ thần Babylon.
Giờ đây, Thiên Chúa chỉ còn cách duy nhất là ký kết với Đức Maria, một đầy tớ trung tín và khôn
ngoan, luôn luôn làm theo ý chủ mình là Thiên Chúa, một tôi tớ dâng hiến trọn vẹn toàn diện đời mình từ
trong bào thai cho Thiên Chúa. Thiên Chúa đã toàn quyền sử dụng Maria theo thánh ý Người. Và Con
Thiên Chúa đã xuống cung lòng Maria để ở cùng loài người cho đến tận thế.
Bài Tin Mừng hôm nay thường gọi dưới tựa đề là "Sứ Thần truyền tin cho Đức Mẹ". Nhưng Sứ
Thần và Đức Mẹ đều không phải là nhân vật chính. Nhân vật chính là Đức Giêsu. Trang Tin Mừng này
giới thiệu căn tính của Đức Giêsu. Đó là nội dung chính của Truyền Tin. Qua lời của Sứ Thần mà chúng
ta biết Giêsu là “Con Đấng Tối Cao", là “Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa”.
Đức Maria sẽ nhận được một sự can thiệp diệu kỳ của Thiên Chúa. Mẹ sẽ đón lấy quyền năng
sáng tạo của Thánh Thần "Thánh Thần sẽ ngự trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên
bà." Vì thế Đấng Mẹ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Nếu việc thụ thai Gioan Tẩy Giả đòi hỏi một
phép lạ, thì việc thụ thai Đức Giêsu đòi hỏi một phép lạ lớn hơn nhiều, đó là Ngài được thụ thai bởi một
Trinh Nữ. Đức Giêsu không chỉ là Đấng Mêsia mà dân Do Thái hằng mong đợi, Ngài còn là Đấng cao
cả, thánh thiện hơn nhiều; Ngài là "Con Thiên Chúa" theo nghĩa viên mãn chưa từng có.
Sau tiếng Xin Vâng đầu tiên, Ngôi Hai Thiên Chúa đã làm người trong cung lòng Đức Trinh Nữ
Maria. Mầu nhiệm nhập thể đã bắt đầu ngay từ giây phút này. Lời thưa "Xin vâng" của Mẹ đã thay đổi cả
lịch sử nhân loại. Từ đó Mẹ hoàn toàn kết hiệp với công trình của Con Mẹ. Từ đó vai trò Trung Gian của
Mẹ đã khởi đầu. Từ đó, Mẹ trở nên Mẹ của tất cả những ai hiệp nhất trong Đức Kitô ( Gl 3, 28 ).
Chúng ta cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta một người Mẹ cao cả, thánh thiện, đáng
yêu, đáng mến. Mẹ cầu bàu cho chúng ta trước tôn nhan Chúa. Mẹ dẫn chúng ta đến với Chúa.
Xin Chúa cho chúng con được trở nên con ngoan thảo của Mẹ, để Mẹ dễ dàng tỏ cho
chúng con thánh ý Chúa và hướng dẫn chúng con biết sống đẹp lòng Chúa hàng ngày. Amen.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN
Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương
Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu
Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ
sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ
trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép
xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng
bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ
xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ
già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ
mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa.
Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt
dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần
thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé
này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc.
Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy
binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên
một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.
Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm
nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức Mẹ, ai cũng
mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó
là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Đức Mẹ khiêm nhường trong đời sống bình dị
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Sống trong một thôn xóm nghèo hèn vô danh. Ngày
ngày chu toàn những công việc tầm thường như nấu nướng, may vá, dọn dẹp nhà cửa.
8
Đức Mẹ khiêm nhường trong thái độ ứng xử
Trước mặt thiên sứ Gabriel, Đức Mẹ xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đã loan
báo Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Elidabet. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà
Elidabet đã ngợi khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận mình là phận hèn bé nhỏ.
Nếu có được ơn gì là do Thiên Chúa thương ban.
Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa
Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một
chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa, Đức Mẹ
đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết
rằng, chương trình của Chúa là vô cùng tốt đẹp, còn chương trình riêng chỉ là bất toàn. Thánh ý Thiên
chúa là tuyệt đối, còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết.
Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa
Khi thưa Xin vâng, Đức Mẹ đã mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép
mình vào bàn tay quan phòng của Thiên chúa. Nếu ta hiểu luật lệ khắc nghiệt của người Do thái đối với
phụ nữ không chồng mà có con, ta sẽ thấy Đức Mẹ liều lĩnh biết bao, và sự phó thác của Mẹ vào Thiên
chúa mãnh liệt đến thế nào.
Vì đã thưa Xin vâng, nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ý Thiên Chúa
Tại sao Con Thiên Chúa phải sinh ra trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn ? Tại sao Vua trời đất lại
phải chạy trốn như một kẻ yếu hèn ? Tại sao Đấng Cứu thế làm nhiều phép lạ đến thế để cứu nhân độ
thế lại bị người ta chống đối, hành hạ, giết chết nhục nhã như một tội nhân ? Hoàn toàn không hiểu,
nhưng Đức Mẹ vẫn khiêm nhường chấp nhận và tin tưởng phó thác. Vì thế Đức Mẹ vẫn kiên trì theo
Chúa Giêsu trên khắp mọi nẻo đường, cho đến dưới chân thánh giá.
Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống
chỗ trũng. Ân huệ Thiên chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được
nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn
ân phúc của Thiên chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc.
Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Ta mong được đón rước Chúa vào tâm hồn. Ta mong
được ân huệ dư đầy của Thiên Chúa. Ta hãy noi gương Đức Mẹ, biết khiêm nhường nhận mình tội lỗi
yếu hèn, biết khiêm nhường từ bỏ ý riêng để thi hành ý Chúa, biết khiêm nhường vâng theo ý Chúa
trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, biết khiêm nhường phó thác vân mệnh trong tay Chúa dù không hiểu
hết những ý định mầu nhiệm của Người. Chỉ khi khiêm nhường tan biến thành hư không, ta mới được
Chúa thương đổ đầy tràn ân phúc vào tâm hồn.
Lạy Đức Mẹ Maria, xin dạy con biết sống khiêm
nhường để con đi vào chương trình của Thiên Chúa.
Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT
VUI LÊN, HỠI ĐẤNG ĐẦY ÂN SỦNG
Sau khi đã ngưng nghỉ nhìn lại chặng đường đã qua với
niềm vui “Gaudete” vì những gì đã đạt được, nay lễ Giáng sinh
đã gần kề, tâm hồn chúng ta càng rạo rực hơn, nên chúng ta
phải làm hết sức những gì có thể để hưởng trọn vẹn niềm vui
ngày Chúa giáng sinh.
Khởi đầu Mùa Vọng, chúng ta đã nói lên đặc tính Mùa
Vọng là mùa tỉnh thức, đợi chờ, mùa của cầu nguyện, hoán cải
nội tâm, nhưng không thể không vui, vì niềm vui là đặc tính cơ
bản của mùa thánh thiêng này. Lý do rất rõ ràng, vui vì : "Chúa
đã gần đến" ( Phil 4, 5 ).
Lời đầu tiên Sứ Thần Gabriel cất lên chào Đức Trinh Nữ
Maria chất chứa niềm vui lớn lao khi mời Mẹ vui lên: "Mừng vui lên,
vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng! "( Lc 1, 28 ) Lời chào trên có liện hệ
mật thiết tới sự giáng lâm của Đấng Cứu Thế. Trước khi toàn dân được nhận biết tin vui, thì Đức Maria là
người đầu tiên được báo trước ( x. Lc 2, 10 ); Mẹ đã tham dự vào niềm vui ấy với cách thế lạ thường. Nơi Mẹ,
niềm vui của Israel được viên mãn ; với Mẹ, hạnh phúc thời Messia tròn đầy. Niềm vui của Đức Trinh Nữ
9
Maria là niềm vui đặc biệt của dân Israel "còn sót lại" ( Is 10, 20s ), những người nghèo, những người
đang chờ đợi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa và những người kinh nghiệm về lòng trung thành của Israel.
Chúng ta cũng thế, để tham dự vào lễ Giáng Sinh với niềm vui ngập tràn, điều cần thiết là phải
khiêm nhường, đón rước Đấng Cứu Thế với trọn niềm tin như lời Chân Phước Phaolô VI Giáo Hoàng
nói: "Tất cả các tín hữu, khi sống tinh thần Mùa Vọng theo phụng vụ, bằng việc nghĩ về tình yêu khôn tả
trong việc đón chờ Con của Người Mẹ Trinh Nguyên này, được mời gọi lấy Mẹ làm mô phạm để dọn
mình gặp gỡ Chúa Cứu Thế là Đấng phải đến. Họ cần phải “tỉnh thức nguyện cầu và hân hoan… ngợi
khen" ( Tông Huấn Việc Sùng Kính Đức Trinh Nữ Maria của Chân Phước Phaolô VI, số 4 ).
Hân hoan vì Thiên Chúa ở giữa loài người
Khi đặt mầu nhiệm Nhập Thể vào trong Mùa Vọng, Giáo Hội nhấn mạnh đến thời điểm quan
trọng của mầu nhiệm Nhập Thể và cứu chuộc.
Thiên Chúa đến "Cắm lều" trong dân Israel, chở chẻ Hòm Bia Giao Ước Lời Thiên Chúa, trong
suốt hành trình trong sa mạc ( x. Ds 9, 17 ). Vào năm 598 trước Chúa Giêsu giáng sinh, Giêrusalem bị
thất thủ, hòm bia mất tích, hòm bia chứng tỏ sự gần gũi Thiên Chúa ở giữa dân Ngài. Sự gần gũi ấy nay
được tỏ hiện trong mầu nhiệm Nhập Thể nơi Đức Trinh Nữ Maria, một người nữ trong chúng ta, đã
được Sứ Thần cho biết: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm
trinh nữ" ( Lc 1, 35 ). Thật là vui khi Thiên Chúa mặc lấy xác phàm ở giữa chúng ta.
Điều mà tưởng chừng như không thể, nay được biểu lộ như lời Sứ Thần nói :"Không có việc gì mà
Chúa không làm được " ( Lc 1, 37 ). Cả Đức Maria và Thiên Thần đều đồng ý với nhau về sự hiển nhiên
này của Đức Tin. Lời trên đã được tuyên phán trong sách Sáng Thế khi nói về sự ra đời của Isaac "Thì
nào có gì quá ư huyền diệu đối với Thiên Chúa ?" ( St 18, 14 ). Nay nói về sự sinh hạ của Chúa Giêsu để
mọi người nghe mà hiểu về ơn cứu độ con người là có thể ( x. Lc 18, 27 ). Sự sinh hạ của Con Thiên
Chúa giữa loài người và sự hạ sinh chúng ta, một nhân loại mới là công trình của Chúa Thánh Thần.
Đức Maria, Người Mẹ Trinh Nguyên
Trong giây phút đón nhận thánh ý Thiên Chúa, do quyền năng Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria đã cưu
mang Chúa Giêsu bởi Chính Thiên Chúa. Con Thiên Chúa bắt đầu sự sống trong cung lòng Mẹ. Chúa
Giêsu là người thật, nói theo ngôn ngữ biểu tượng của Kinh Thánh là tạo nên từ đất; nhưng Người đến từ
trời cao: "Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Đấng Tối Cao " ( Lc 1, 35 ).
Bởi lẽ đó, đang khi "rất bối rối", Đức Maria đã hỏi: "Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết
đến người nam ! ( Lc 1, 34 ). Trong sự đơn sơ của mình, Mẹ không hoài nghi quyền năng của Thiên
Chúa nhưng muốn hiểu hơn ý định của Chúa hầu sống trọn ý Chúa. Thiên Chúa trông chờ tiếng "Xin
vâng" từ Mẹ để thực hiện công trình của Người. Tiếng "Xin vâng" bao hàm cả tình mẫu tử lẫn sự đồng
trinh. Mẹ vừa muốn vinh quang Thiên Chúa hiện thực nơi mình vừa muốn Người Con sẽ sinh ra hoàn
toàn là quà tặng ân sủng.
Lúc Mẹ thưa "Xin vâng", lời thưa của Mẹ đã thay đổi cả lịch sử nhân loại. Thánh Bênađô kêu lên:
"Ôi lạy Mẹ, Mẹ là đấng cứu chuộc chúng con. Vì khi Mẹ thưa xin vâng, lập tức chúng con được giải thoát.
Toàn thể địa cầu trông đợi lời xin vâng của Mẹ. Lời ấy sinh ra Ngôi Lời Hằng Hữu. Thiên Chúa muốn nghe
Mẹ tự do trả lời, Mẹ "đầy ân sủng", khi Mẹ thưa: "Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ Thần
truyền !" ( Lc 1, 38 ). Từ ấy Mẹ hoàn toàn kết hiệp với công trình của Con Mẹ, hôm nay vai trò Trung Gian
của Mẹ khởi đầu. Kể từ đó Mẹ trở nên Mẹ của tất cả những ai hiệp nhất trong Đức Kitô ( Gl 3, 28 ).
Hôm nay chúng ta không thể quên khuôn mặt đặc biệt của Thánh Giuse, vì cả Mẹ Maria và
thánh Giuse đều đã sống một cách thật mãnh liệt duy nhất thời gian chờ đợi và chuẩn bị đón Chúa
Giêsu giáng sinh với niềm vui thiêng thánh.
Thánh Giuse người công chính
Thánh Luca trình bày Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria như là vị hôn thê của "một người tên là Giuse,
thuộc chi họ Đavít " ( Lc 1, 27 ). Nhờ qua thánh nhân, Trẻ Giêsu được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít
một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các
tiên tri loan báo như là "Con của Vua Ðavít".
Thánh Giuse là mẫu gương của người "công chính" ( Mt 1, 19 ); trong sự hoà hợp hoàn toàn với
vị hôn thê của mình, Thánh Giuse tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng
trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa.
Vì thế, trong những ngày trước Lễ Giáng Sinh, thật là thích hợp hơn bao giờ hết, để thiết lập một
cuộc đối thoại thiêng liêng với Thánh Giuse, với Mẹ Maria, xin các ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn
mầu nhiệm cao cả Ðức Tin này. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
10
NHƯ MẸ ĐÃ VÂNG
Có thể nói cuộc đời của những bậc thánh nhân đều gói trọn vào hai tiếng “xin vâng”. Phải, chỉ
những ai biết vâng phục thánh ý Thiên Chúa, người ấy mới có thể là thánh nhân. Vì chưng, không gì
tuyệt hải hơn sự vâng phục. Nhu cầu lớn nhất của nhân loại chính là sự tự khẳng định mình. Khi vừa lọt
lòng mẹ, đứa trẻ đã khẳng định chính nó bằng tiếng khóc chào đời. Mỗi người là một con người, mỗi
người là một cá vị, không ai giống ai, không ai có thể là ai. Vậy mà khi vâng phục, người ta phải từ bỏ
cái “tôi là ai” đấy để trở thành một người khác, sống cho người khác.
Niềm tin và tình yêu là hai nguyên lý nền tảng giúp ta thi hành thánh ý Thiên Chúa cách trọn hảo.
Không có niềm tin và tình yêu thì làm sao có thể vâng phục được. Vâng phục trong những việc nhẹ
nhàng đã khó, đàng này còn hy sinh cả cuộc đời, cả những ước mơ, những nhu cầu chính đáng của
mình để sống vì người khác, điều đó thực sự không đơn giản một chút nào.
Đức Maria đã khấn giữ mình đồng trinh, đó là một ước mơ thầm kín của bất kỳ cô gái nào trên thế
giới này. Mẹ đã định hướng cho cuộc đời mình bằng việc: “Không biết đến chuyện vợ chồng” ( Lc 1, 34 ),
vậy mà Thiên Chúa lại muốn Mẹ “Thụ thai và sinh hạ một con trai, đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả
và được gọi là con Đấng Tối Cao, Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa vít, tổ tiên
Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận” ( Lc 1, 33 ).
Sứ mệnh mà Sứ Thần Thiên Chúa đến trao cho Đức Maria
quả thật chẳng dễ để có thể chấp nhận. Vì chỉ cần gật đầu đồng ý
cũng đồng nghĩa với việc lý tưởng cuộc đời Mẹ sẽ hoàn toàn sang
trang. Một trang sử hoàn toàn trái ngược với ước muốn và dự định
thầm kín mà mẹ đã ấp ủ biết bao năm qua.
Thái độ lo lắng, bồn chồn, lo âu, hồi hộp của mẹ là hợp lý vì
quá đột ngột, và ngoài sức tưởng tượng của mẹ. Nhưng chính vì
tin tưởng và phó thác tuyệt đối vào quyền năng Thiên Chúa mà
cuộc đời đã mở sang một bước ngoặc mới. Mẹ đã cúi đầu vâng
phục thánh ý Thiên Chúa không phải vì lợi ích của mình nhưng
chính vì vinh danh Thiên Chúa: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên
Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, vì thế Đấng
Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” ( Lc 1, 35 ).
“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi
như lời sứ thần nói” ( Lc 1, 38 ). Lời thưa xin vâng được thớt lên
từ tận cùng trái tim Mẹ nghe chừng đơn giản nhưng cả là một lựa
chọn và quyết định lớn lao. Không ai có thể dễ dàng thưa vâng
trước những sự việc trái ngược với ý muốn của mình. Niềm tin và
tình yêu của Mẹ vào Thiên Chúa mãnh liệt và cao cả quá. Mẹ
sống nhưng không cho mình mà là vì Thiên Chúa. Chỉ có thế, Mẹ mới có thể hiến dâng trọn vẹn cả cuộc
đời vinh danh quyền năng Thiên Chúa được.
Mỗi người chúng ta khi được xuất hiện trong cuộc đời, trước tiên là kết quả vâng phục của cha
mẹ. Vâng phục ý muốn truyền sinh của Thiên Chúa mà cha mẹ đã sinh ra ta hiện diện trong cuộc đời
này. Và ngày chúng ta chào đời cũng là ngày chúng ta khởi đầu sống vâng phục. Chắc chắn để vâng
phục trọn hảo không dễ, luôn đòi hỏi ở ta sự hy sinh, cố gắng cùng với niềm tin và lòng mến tuyệt đối
vào Thiên Chúa, Đấng làm chủ sự sống và cái chết của chúng ta. Sống theo ý người khác đã khó, sống
vâng phục Thiên Chúa lại càng khó hơn. Vì khi vâng phục Thiên Chúa cũng là lúc Ngài huấn luyện
chúng ta nên tinh tuyền thánh thiện như Ngài vậy.
Lạy Mẹ Maria, con cảm ơn Mẹ. Chính nhờ sự vâng phục của Mẹ mà hôm nay con có được
niềm vui cứu độ. Nhờ Mẹ đã hy sinh quên mình, bỏ đi ý muốn bản thân để sống cho thánh ý
Thiên Chúa mà hôm nay con có được niềm vui giáng sinh – Thiên Chúa làm người để cứu độ
con. Sự vâng phục của Mẹ được ươm mầm trong sự vâng phục của Con Một Thiên Chúa. Vì yêu
thế gian Ngài đã thi hành thánh ý Chúa Cha đến làm người, cứu độ chúng con. Con muộn màng
nhận ra cuộc đời mình không gì khác hơn chính là kết quả sự vâng phục của những bậc thánh
nhân. Vậy thì há cớ gì con lại không thể vâng phục Thiên Chúa để có thể đem hạnh phúc đến cho
mọi người xung quanh ?
Xin giúp con có được tâm hồn khiêm nhượng, bé nhỏ, đơn sơ, hiền lành và phó thác như
Mẹ. Tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, từ bỏ ý riêng, sở thích, thói
quen, quan niệm… để biết sống chu toàn thánh ý Ngài như Mẹ đã vâng.
M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG
11
ÁNH SÁNG GIÁNG SINH
( Lễ Giáng Sinh, Lễ rạng đông )
Bóng tối không thể ở nơi nào có ánh sáng. Đêm đen
phải lùi xa khi ánh bình minh sáng ngời. Bóng đen tội lỗi
phải biến mất khi Ánh Sáng Giáng Sinh xuất hiện. Vâng,
thật hạnh phúc vì hôm nay sự sáng chiếu giãi trên chúng ta,
và Chúa đã giáng sinh cho chúng ta.
Ngày xưa, giữa đêm đen thăm thẳm, trong hơi
sương giá rét, Ánh Sao Lạ đã xuất hiện làm dấu chứng để
các mục đồng nhận biết nơi sinh của Đấng Cứu Độ. Ngày
nay, chúng ta cũng thực sự hạnh phúc vì có Ánh Sao Lạ
dẫn đường: Ánh Sáng Đức Tin. Nhờ đó, chúng ta nhận biết
Hài Nhi Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng hóa thành nhục thể
để cứu độ chúng ta. Chính Ngài là Ánh Sáng Cứu Độ dẫn
chúng ta về với Thiên Chúa Cha.
Hôm nay, niềm hạnh phúc đó đang tràn đầy thế giới,
từ đất tới trời, và ngập cõi lòng những người thành tâm
thiện chí. Niềm vui cứ ngồn ngộn !
Niềm vui sướng vỡ òa khắp nơi, như Ngôn Sứ Isaia
đã nói: “Đây là lời Đức Chúa loan truyền cho khắp cùng cõi đất: Hãy nói với thiếu nữ Sion: Kìa ơn cứu
độ ngươi đang tới. Kìa phần thưởng của Người theo sát một bên, và thành tích đi ngay trước mặt.
Chúng sẽ được gọi là Dân-Thánh, là những-người-được-Đức-Chúa-cứu-chuộc. Còn ngươi sẽ được gọi
là cô-gái-đắt-chồng, là thành-không-bị-bỏ” ( Is 62, 11-12 ). Những người hạnh phúc đó chẳng ai xa lạ, đó
cũng là chính chúng ta ngày nay. Thế thì làm sao chúng ta lại không vui sướng cho được !
Hài Nhi Giêsu nơi hang đá Belem là Con Thiên Chúa, là Đấng Emmanuel, Đấng ở cùng chúng
ta. Hãy chứng tỏ niềm vui đó và mời gọi muôn vật cùng đồng thanh tán dương: “Chúa là Vua hiển trị,
hỡi địa cầu, hãy nhảy mừng lên, vui đi nào, ngàn muôn hải đảo !” ( Tv 97, 1 ). Chứng cớ không mơ hồ,
vừa mặc nhên vừa minh nhiên: “Trời xanh tuyên bố Người là Đấng chính trực, hết mọi dân được thấy
vinh quang Người” ( Tv 97, 6 ). Không nhận ra Thiên Chúa qua vạn vật chỉ vì người ta cố chấp hoặc cố ý
nhắm mắt làm ngơ mà thôi.
Nièm vui tăng dần, hạnh phúc trào dâng như triều cường: “Ánh sáng bừng lên chiếu rọi người
công chính, niềm vui làm rạng rỡ kẻ lòng ngay. Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng
tưởng nhớ Thánh Danh mà dâng lời cảm tạ” ( Tv 97, 11-12 ). Vui mừng rồi phải biết tạ ơn. Rõ ràng tâm
tình tạ ơn rất quan trọng, nhưng chúng talại thường quên điều này. Niềm vui đó rõ nét cả ở những
người không tin Hài Nhi Giêsu là Con Thiên Chúa. Điều này thấy rõ ngay ở đời thường này.
Nhờ Ánh Sáng Đức Tin sáng soi từ khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, chúng ta trở thành
tín hữu – những người “có niềm tin”. Là tín hữu thì cũng có những bổn phận chung và riêng, đơn giản
nhất là sống Đức Tin. Thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân
hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại. Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm
nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa
ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới. Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh
Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta” ( Tt 3, 4-6 ).
Dù trước mặt người đời, chúng ta có làm được những việc mà người ta cho là tài giỏi, nhưng
cũng chẳng là gì đối với Thiên Chúa. Do đó, chúng ta không có lý do gì để mà vênh vang tự đắc hoặc
kiêu ngạo. Nếu chúng ta có làm được điều gì hơn người khác thì cũng là nhờ ơn Chúa, có tài năng gì
thì cũng là để phục vụ tha nhân, và luôn phải nhớ kỹ rằng “được nhiều thì bị đòi lại nhiều” ( x. Mt 25, 14-
30; Lc 19, 12-27 ). Đừng tưởng được nhiều thì sướng đâu đấy ! Thánh Phaolô kết luận: “Như vậy, một
khi nên công chính nhờ ân sủng của Đức Kitô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời, như chúng
ta vẫn hy vọng” ( Tt 3, 7 ).
Trình thuật Lc 2, 15-20 là đoạn Kinh Thánh tiếp theo Tin Mừng lễ đêm Giáng Sinh. Trình thuật
sáng nay đề cập các nhân chứng sống đầu tiên đối với việc Con Thiên Chúa giáng sinh làm người: Các
mục đồng – những người nghèo khổ và hèn mọn trong xã hội.
Nửa đêm giá lạnh, chắc chắn con nhà nghèo thì quần áo không đủ ấm, thậm chí có thể cũng
chẳng đủ no bụng chứ nói chi đồ ăn ngon, nhưng các mục đồng vẫn ngủ say sau một ngày chịu mệt mỏi
vì phải chăn chiên, đường xa lại đồi núi hiểm trở, họ phải ngủ lại nơi hang động. Các mục đồng đang
ngon giấc thì chợt tỉnh giấc vì đất trời khác thường, tiếng động và ánh sáng bao trùm, lại có các thiên
12
thần xuất hiện, ngạc nhiên hơn là có tin lạ. Các mục đồng đơn sơ và thật thà nên dễ tin, nhưng không
phải họ tin vô cớ.
Sau khi các thiên thần từ biệt họ để về trời, họ liền bảo nhau: “Nào chúng ta sang Belem, để
xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết” ( Lc 2, 15 ). Họ liền hối hả ra đi. Kinh Thánh dùng
trạng từ “hối hả”, chứng tỏ họ đã tin nên mới đi ngay giữa đêm khuya, không so đo, không tính toán,
không cần ngủ thêm nữa dù họ đang ngái ngủ vì dở giấc. Một bài học sống động về Đức Tin của các
mục đồng khiến chúng ta phải tự xem lại Đức Tin của chính mình.
Khi đến nơi có Ánh Sao Lạ tỏa sáng trên cao, các mục đồng trực tiếp gặp Cô Maria, Chú Giuse,
cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Một gia đình quá nghèo, nói theo ngôn ngữ ngày nay là
“nghèo rớt mồng tơi”. Te tua tơi tả thật ! Nhưng họ vẫn tin, tin ngay, không một chút do dự. Thế mới lạ !
Nếu là chúng ta, liệu chúng ta có đủ tin ? Chưa chắc. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta yêu tha nhân, yêu cả
kẻ thù, và làm điều gì cũng là làm cho Chúa, thế nhưng mấy ai thực sự nhìn thấy Chúa nơi những
người nghèo khổ và hèn mọn mà hằng ngày chúng ta gặp ? Đôi mắt Đức Tin của Chân Phúc Mẹ Teresa
Calcutta thật “sáng” khi Mẹ dặn các nữ tu: “Hãy phục vụ những người nghèo như phục vụ Đức Giêsu
Kitô”. Còn chúng ta ?
Các mục đồng không chỉ là chứng nhân về Con Thiên Chúa giáng sinh, là tấm gương sáng cho
chúng ta noi theo, mà có thể nói rằng họ là những “thầy dạy” về Đức Tin đối với chúng ta. Họ nhãn tiền
thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Biết Chúa rồi, họ không giữ cho riêng
mình, mà họ chia sẻ Chúa với người khác. Mà cũng thật lạ là khi nghe các người chăn chiên thuật
chuyện, ai cũng ngạc nhiên, nhưng họ tin. Những người này cũng có con mắt Đức Tin kỳ diệu, họ tin lời
các mục đồng thuật lại chứ không cho rằng các mục đồng thế này hoặc thế nọ, họ không cần phải cân
nhắc chi cả. Cả các mục đồng và những người nghe kể lại đều thấy lạ theo con mắt Đức Tin chứ không
vì hiếu kỳ hoặc tò mò. Những bài học về Đức Tin thật đắt giá !
Thánh Luca cho biết thêm “sự lạ” khác: “Còn Cô Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và
suy đi nghĩ lại trong lòng”. Ghi nhớ và suy tư là hai động thái cần thiết, nhưng người ta lại thích hành
động ngược lại. Im lặng và lắng nghe để Chúa Thánh Thần hành động, chứ không ba hoa chích chòe,
nhiều chuyện như “bà Tám”.
Sự thật tỏ tường, các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi
điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. Cuộc đời nghèo khổ của họ đã khiến
Thiên Chúa động lòng trắc ẩn mà ban cho họ niềm hạnh phúc khôn tả, những người khác không thể có
được. Nghèo khó là nhân đức, là con đường dẫn tới Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót. Ánh Sáng
Giáng Sinh đang chiếu tỏa khắp thế gian. Noel – Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, xin giúp chúng con biết sống đúng tinh thần nghèo khó, xin
giúp chúng con nhận ra Chúa nơi những người bé mọn trong cuộc sống đời thường, đồng thời
xin giúp chúng con biết mở rộng con tim và đôi tay đối với họ. Người là Đấng hằng sinh và hiển
trị cùng với Thiên Chúa Cha, hiệp nhất với Thiên Chúa Ngôi Ba, đến thiên thu vạn đại. Amen.
TRẦM THIÊN THU
MỪNG SINH NHẬT ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ 78 TUỔI
( 17.12.1936 – 2014 )
13
CÙNG HIỆP THÔNG
"Vẫn còn một điều con chưa dâng cho Cha..." – "Điều gì thưa Chúa ?" – "Chính tội lỗi của con !" –
"Lạy Chúa đây là các tội lỗi của con. Chúng
không phải là của anh này hay chị kia mà là của
con... Chúng là của con !"
Trong bài giảng Lễ Tuần III Mùa
Vọng sáng thứ ba ngày 16.12.2014 hôm nay,
căn cứ vào Phụng Vụ Lời Chúa ( Xôphônia 3, 1-
3, 9-12; Máthêu 21, 28-32 ), Đức Thánh Cha
Phanxicô đã bày tỏ cảm nghiệm lời Chúa của
ngài hết sức sâu xa mà lại thực tế như sau:
Trước hết, nếu nhóm hối nhân được
Ngôn Sứ Xôphônia bảo rằng là thánh phần có
"lòng khiêm nhượng, khó nghèo, và tin tưởng
vào Chúa", thì theo ngài, cũng có những kẻ "không chấp nhận sửa sai, họ không tin vào Chúa":
"Những con người này không thể lãnh nhận Ơn Cứu Độ. Ơn Cứu Độ không dành cho họ. 'Ta sẽ
lưu lại nơi ngươi thành phần hiền lành và khiêm hạ; họ sẽ tin tưởng vào danh Chúa suốt cuộc sống của
họ'. Và điều này vẫn còn hiệu lực cho tới ngày nay, đúng không ? Khi chúng ta nhìn vào Dân Thánh của
Chúa, thành phần khiêm hạ, thành phần dồi dào phong phú ở nơi Đức Tin của họ vào Chúa, nơi lòng tin
tưởng của họ vào Chúa – con người khiêm hạ khó nghèo là thành phần tin tưởng vào Chúa: Những
người này là những người được cứu độ và đó là đường lối của Giáo Hội, có phải không ? Đó là con
đường tôi cần phải theo đuổi, chứ không phải là đường lối không nghe tiếng của Chúa, không chấp
nhận sửa sai và không tin tưởng vào Chúa.
Lời Chúa Giêsu phán trong Phúc Âm hôm nay là "các người thu thuế và gái điếm là những kẻ
vào Vương Quốc của Thiên Chúa trước các người", theo Đức Thánh Cha Phanxicô, vẫn còn đúng nơi
thành phần cảm thấy rằng mình "tinh tuyền" bởi việc họ đi lễ và rước lễ. Nhưng ngài nhấn mạnh rằng đi
lễ rước lễ vẫn chưa đủ:
"Nếu tấm lòng của anh chị em không phải là một tấm lòng thống hối, nếu anh chị em không lắng
nghe Chúa, nếu anh chị em không chấp nhận sửa sai và nếu anh chị em không tin tưởng vào Người thì
tấm lòng của anh chị em là một tấm lòng bất hối. Những con người giả hình cảm thấy mình 'tinh
tuyền' này cảm thấy bị xúc phạm bởi những gì Chúa Giêsu nói về những người thu thuế và gái điếm,
nhưng rồi họ lại âm thầm chiều theo đam mê hay làm ăn – tất cả đều âm thầm kín đáo. Chúa không
muốn những hạng người như họ".
Đức Thánh Cha kể lại chuyện của một vị Thánh tưởng rằng mình đã dâng hết mọi sự cho Chúa,
như sau: "Ngài lắng nghe Chúa, ngài luôn tuân theo ý muốn của Chúa, ngài đã cống hiến cho Chúa và
Chúa đã nói với ngài rằng: 'Vẫn còn một điều nữa con chưa dâng cho Cha. Con người tốt lành tội
nghiệp này thưa lại: 'Nhưng lạy Chúa còn cái gì nữa con chưa dâng cho Chúa ? Con đã dâng cho Chúa
sự sống của con, con hoạt động cho người nghèo, con dạy giáo lý, con làm việc ở đây, ở đó...' 'Thế
nhưng vẫn còn một điều con chưa dâng cho Cha'. 'Điều gì thưa Chúa ? 'Tội lỗi của con'.
"Khi nào chúng ta có thể nói cùng Chúa rằng: 'Lạy Chúa đây là các tội lỗi của con. Chúng không
phải là của anh này hay chị kia mà là của con... chúng là của con... Chúng là của con. Xin Chúa hãy
nhận lấy chúng để con được cứu độ'. Khi nào chúng ta có thể làm như thế chúng ta mới là thành
phần ấy, thành phần hiền lành và khiêm hạ, thành phần tin tưởng vào danh Chúa. Xin Chúa ban cho
chúng ta ơn này".
Đức Thánh Cha Phanxicô,
vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa
Sở dĩ Đức Thánh Cha Phanxicô đương kim của chúng ta đang bị
một thiểu số âm thầm tấn công hay mới tỏ ra công khai chỉ trích là vì
ngài đã dám động chạm đến tận đáy hỏa ngục, qua những lời ngài nói và
việc ngài làm hoàn toàn phản ảnh Lòng Thương Xót Chúa, một Lòng
Thương Xót Chúa mà satan và ngụy thần không thể nào chấp nhận và
chịu đựng được, đến độ lực lượng hỏa ngục tìm hết cách quỉ quái nhất và
hiểm độc nhất để hủy diệt cho bằng được, và mục tiêu trước hết và trên
hết của bọn chúng đó là bản thân vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót
Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa hiện nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng của Lòng Thương Xót
Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa ở chỗ, qua những gì ngài đã nói
và làm, như tất cả những ai theo dõi kỹ ai cũng đều thấy:
14
1. Ngài cảm nhận rằng đây là thời điểm của tình thương, một thời điểm đầy những thương
tích ( về thể lý, tâm lý và luân lý ) cần phải được băng bó ( xem Huấn Từ Truyền Tin 12.1.2014 hay
Huấn Dụ hàng Giáo Sĩ Roma ngày 6.3.2014 );
2. Ngài đồng thời cũng thâm tín và xác tín rằng cốt lõi của Phúc Âm là tình thương, hay ngược
lại tình thương chính là trọng tâm của Phúc Âm ( xem Huấn từ ngỏ cùng các phần tử thuộc Tòa Ân Giải
của Tòa Thánh ngày 28.3.2014, hay Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lòng Thương Xót Chúa 27.4.2014 ),
hoặc Bài Giáo Lý về Giáo Hội ngày 10.9.2014 );
3. Vì thế, theo nguyên tắc, tất cả mọi cơ cấu, nguyên tắc, luật lẽ và tổ chức của Giáo Hội
đều phải làm sao để hướng về và đạt đến đích điểm tình thương ( xem Tông Huấn Niềm vui Phúc
Âm, đoạn 26, 27, 34, 35, 38, 39, 41, 43 và bài giảng lễ sáng thứ ba 9.12.2014 tại Nguyện Đường Nhà
Trọ Thánh Martha );
4. Bởi vậy, trong thực hành, Giáo Hội cần phải là một bệnh viện lưu động để chữa lành,
chứ không phải chỉ mở cửa đón nhận tội nhân và nạn nhân trở về mà thôi ( xem trả lời Phỏng Vấn 8
năm 2013, 4.12.2014 và Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, đoạn 44 và 47 );
5. Giáo Hội cần phải đi đến tận rìa mép, ngoại vi của xã hội để tìm kiếm các con chiên lạc đáng
thương, thậm chí Giáo Hội phải ăn uống với thành phần đàng điếm và thu thuế tội lỗi ( Huấn từ bế
mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III – 2014 ngày 18 tháng 10 );
6. Mà có vì thế Giáo Hội bị lem lấm bởi tội nhân chăng nữa, Giáo Hội mới thực sự sống đúng
cốt lõi của Phúc Âm và nên giống Đấng Sáng Lập của mình, Đấng đã bị và cố ý để cho bàn tay nhơ nhớp
của người phụ nữ tội lỗi là Maria Magdala chạm đến ( xem Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, đoạn 49 );
7. Riêng bản thân của mình, Đức Thánh Cha đã tỏ ra tôn trọng mọi người, kể cả thành
phần đồng tính, ly dị tái hôn và cộng sản v.v…, nhưng không phải vì thế mà ngài chấp nhận và ủng hộ
hành động tội lỗi hay sai trái của họ, ngược lại,
ngài cần phải làm sao có thể đến gần họ và họ có
thể đến gần ngài để mang họ về với Chúa bằng
việc hoán cải của họ ( xem trả lời Phỏng Vấn
tháng 7 và 8 năm 2013 );
8. Ngài đã không đặt luật lệ và tội lỗi
trước, mà là tình thương và tha thứ trước, như
chính Chúa Kitô đã tỏ ra với người phụ nữ bị bắt
quả tang phạm tội ngoại tình hay như người cha
tỏ ra với người con hoang đàng trở về ( xem Huấn
Từ Truyền Tin 17.3.2013, hoặc xem bài giảng Lễ
Lòng Thương Xót Chúa ngày 7.4.2013, hay xem
trả lời Phỏng Vấn tháng 7 năm 2013, và xem Tông
Huấn Niềm Vui Phúc Âm, đoạn 44 và 47 );
Một khi nắm bắt được cả chủ trương lẫn
thái độ về Lòng Thương Xót Chúa nơi vị Giáo Hoàng của chúng ta như thế, chúng ta mới có thể chẳng
những ngoan ngoãn tuân phục ngài, một dấu hiệu là Kitô hữu Công giáo chân chính, mà còn hiên ngang
can đảm bênh vực ngài là vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian nữa.
Do đó, xin hãy xem kỹ những gì ngài giáo huấn và gương sáng ngài làm, chứ đừng nghe kỹ
hay đọc kỹ những gì chống ngài rồi trở thành nạn nhân khốn khổ ! Nhưng đừng theo dõi ngài bằng con
mắt Pharisêu lúc nào cũng tìm cớ bắt bẻ Chúa Giêsu và xuyên tạc việc Chúa làm ( xem Mc 3, 2; Mt 9,
32-34, 12, 22-24 ), những con mắt duy luật mà phi nhân, đến thiển cận ( xem Mc 2, 5-7 ), không theo
nguyên tắc và tinh thần của Chúa Kitô và Phúc Âm.
Đaminh Maria CAO TẤN TĨNH, BVL
ĐIỂM TIN HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 2015
Hôm 10.12.2014, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày
Hòa Bình Thế Giới lần thứ 48, sẽ được cử hành ngày 1.1.2015 tới đây về đề tài: ”Không còn là nô lệ
nữa, nhưng là anh em”.
15
CÙNG THÔNG TIN
Đề tài này là một câu trích từ thư Thánh Phaolô gửi ông Philômênô ( Plm 1, 15-16 ). Sứ điệp
gồm 2 phần: Phần đầu Đức Thánh Cha nói về bao nhiêu khía cạnh của nạn nô lệ trong quá khứ và ngày
nay, và nhắc đến những nguyên nhân sâu xa của chúng. Trong phần thứ II ngài khuyến khích tìm ra
những giải pháp chung để bài trừ nạn nô lệ mà ngài gọi "hiện tượng đáng kinh tởm”.
Phần thứ I mang tựa đề "những khuôn mặt và nguyên nhân của nạn nô lệ", trong đó Đức
Thánh Cha nhận xét rằng mặc dù tệ nạn nô lệ đã được chính thức bãi bỏ trên thế giới, và quyền của
mỗi người không bị giữ trong tình trạng nô lệ cũng được công nhận, nhưng ngày nay hằng triệu người
vẫn còn phải sống trong những điều kiện giống như nô lệ. Đức Thánh Cha nhắc đến nhiều ví dụ bi thảm
như những người phải làm việc như nô lệ, người di dân bị tước đoạt tự do và của cải, bị lạm dụng thể
lý, bị giam cầm vô nhân đạo, bị chủ nhân lợi dụng tình trạng pháp lý bấp bênh, không có giấy tờ hợp
pháp, để ép họ làm việc như nô lệ; có những người nô lệ tình dục, đặc biệt là phụ nữ phải hành nghề
mại dâm, nhiều trẻ vị thành niên trở thành nạn nhân những vụ lấy cơ phận để buôn bán, các em cũng bị
xung vào quân ngũ, bị em bán ma túy v.v…
Trong số các nguyên do của tệ này nạn, có nạn nghèo đói, không được giáo dục, không tìm
được công ăn việc làm, nạn tham những nơi các nhân viên an ninh và công lực.
Phần thứ II của Sứ điệp có tựa đề: Bài trừ nạn nô lệ như một sự dấn thân chung và hoàn
cầu hóa tình huynh đệ.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng nạn buôn
người, buôn bán người di dân và bao nhiêu hình
thức khác của nạn nô lệ diễn ra trong sự dửng
dưng của bao nhiêu người, nhưng cũng có nhiều
người làm việc âm thầm chống lại tệ nạn này và
cứu giúp các nạn nhân, như nhiều dòng tu, nhất
là các dòng nữ, đang làm; họ tìm cách phá vỡ
xiềng xích vô hình liên kết giữa những kẻ bóc lột
và các nạn nhân. Với sự kiên nhẫn, can đảm và
kiên trì, các dòng tu đặt mình các nạn nhân bằng
cách cứu giúp họ, phục hồi họ về tâm lý và giúp
họ tái hội nhập vào xã hội.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới 3 nỗ lực
cần thực hiện trong lãnh vực này, đó là phòng
ngừa các tội ác bắt người làm nô lệ, bảo vệ các nạn nhân và truy tố những kẻ phạm pháp. Để bài trừ
nạn nô lệ, cần có một hoạt động chung và hoàn cầu từ phía toàn thể xã hội. Các Nhà Nước cần canh
chừng để luật lệ về di trú, lao động, nhận con nuôi, và di chuyển các xí nghiệp được thực thi trong sự
tôn trọng phẩm giá con người. Cần có những đạo luật đúng đắn, bảo vệ các quyền cơ bản của con
người, và cần có những cơ chế kiểm soát hữu hiệu, không để kẽ hở cho sự tham những và phạm pháp
mà không bị luật pháp trừng trị.
Công bố tài liệu đề cương Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ 14
Hôm 9 tháng 12, tài liệu đề cương ( Lineamenta ) của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa
14 đã được công bố. Công Nghị Giám Mục này sẽ tiến hành từ ngày 4 đến 25-10 năm 2015 về chủ đề
”Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay”.
Nội dung Tài liệu đề cương lần này là bản tường trình chung kết của Thượng Hội Đồng Giám
Mục khóa đặc biệt thứ 3, được các nghị phụ bỏ phiếu thông qua ngày 18 tháng 10 sau 2 tuần nhóm họp
tại Vatican.
Văn kiện gồm 3 phần, chia làm 62 đoạn: trước tiên là lắng nghe: nói về bối cảnh và những
thách đố về gia đình ngày nay; phần II là cái nhìn về Chúa Kitô: trình bày Tin Mừng về gia đình;
phần III là đối chiếu trình bày những viễn tượng mục vụ.
Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục giải thích rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục
năm tới là một sự tiếp nối Công Nghị Giám Mục ngoại thường đã tiến hành hồi tháng 10 năm nay. Khoảng
thời gian giữa hai công nghị là thời gian suy tư và đào sâu. Với mục đích ấy, Văn phòng đã gửi đến các
Hội Đồng Giám Mục, các Hội Đồng Công Nghị của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự quản ( sui
juris ), Hiệp hội các Bề Trên Tổng Quyền các Dòng nam, và các cơ quan trung ương Tòa Thánh một văn
kiện để đào sâu các vấn đề đã được nêu bật trong bản Tường trình chung kết Công Nghị Giám Mục vừa
qua, và thực tế đây là tài liệu đề cương, chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục năm tới.
16
Kèm theo tài liệu đề cương là một bản 64 câu hỏi để tham khảo ý kiến các Giáo Hội địa phương,
các cơ quan trung ương Tòa Thánh và một số cơ quan khác. Những câu hỏi đó đề cập tới các khía
cạnh của đời sống hôn nhân và gia đình và cả những người có xu hướng đồng tính luyến ái:
- Vấn đề hôn nhân hỗn hợp và khác đạo,
- Mục vụ bí tích đối với những người ly dị tái hôn dân sự,
- Việc nhìn nhận những trường hợp hôn phối vô hiệu,
- Giá trị của hôn phối bất khả phân lý,
- Phân định đúng đắn về những cặp chỉ kết hôn dân sự, hoặc sống chung mà không kết hôn;
- Nạn phá thai,
- Đối thoại với các khoa học và kỹ thuật sinh học để sinh con,
- Chính sách xã hội và kinh tế hỗ trợ gia đình, sự cộng tác với các tổ chức xã hội và chính trị,
- Sự đa nguyên và thuyết duy tương đối văn hóa, sự tục hóa xã hội,
- Hậu quả của những thay đổi về dân số, suy giảm số sinh,
- Chiều kích tội lỗi và tha thứ, những giá trị chứa đựng trong giáo huấn Kinh Thánh,
- Việc đào tạo Linh Mục,
- Ngôn ngữ truyền thông mục vụ, giáo huấn của Giáo Hội, sứ mạng giáo dục của cha mẹ, thông
truyền Đức Tin Kitô v.v…
Các bản trả lời góp ý được yêu cầu gửi về Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục
thế giới trước ngày 15.4.2015, và dựa vào các câu trả lời, một tài liệu làm việc sẽ được soạn thảo và
công bố trước mùa hè năm tới.
Quân khủng bố Hồi Giáo chặt đầu 4 trẻ em Kitô vì không chịu cải đạo sang Hồi Giáo
Linh Mục Tổng Đại Diện Anh
Giáo tại thủ đô Baghdad nói với tờ
The Independent của Anh Quốc
hôm 8.12.2014, rằng bọn khủng bố
Hồi Giáo IS đã chặt đầu bốn trẻ em
Kitô vì không chịu cải đạo sang Hồi
Giáo. Cha Canon Andrew White nói
rằng trong một vùng ngoại ô
gần Baghdad, quân khủng bố đã tụ
họp dân chúng trong vùng tạm
chiếm và bắt các trẻ con nói theo:
"Chúng tôi sẽ theo Muhammad."
Trong số những đứa trẻ, tất
cả đều dưới 15 tuổi, có bốn em đã
nói: "Không", "Chúng tôi yêu
Yeshua ( tiếng Iraq nghĩa là Chúa
Giêsu ), Đấng đã luôn luôn yêu thương chúng tôi và chúng tôi sẽ luôn luôn đi theo Yeshua, Yeshua
luôn ở với chúng tôi." Dù bị hăm giết, các em vẫn nói: "Không, chúng tôi không thể theo ai khác."
Cha Canon Andrew White nói quân khủng bố đã lập tức chặt đầu 4 đứa trẻ trước khi chặt thi thể
chúng ra thành nhiều phần để dằn mặt dân chúng.
Tờ The Guardian của Anh Quốc hôm 10.12.2014 cho biết 2 triệu người trong tổng số 36 triệu
dân Iraq đã phải rời bỏ nhà cửa của họ trước những tấn kích dai dẳng của quân khủng bố trong cái gọi
là Nhà Nước Hồi Giáo. Một nửa trong số những người tị nạn đã tìm đường đến Kurdistan, khu vực tự trị
phía bắc Iraq của người Kurd mà cho đến gần đây đã tăng lên đến 8,3 triệu người.
"Thách thức hiện tại và cấp bách nhất là mùa đông đã bắt đầu", một đại diện của Anh Quốc tại
Kurdistan nói: "Chúng ta cần phải cung cấp nơi trú ẩn thích hợp, hệ thống sưởi ấm, quần áo mùa đông và
chăn màn. Chúng tôi vẫn đang tiếp nhận người di tản... Cuộc khủng hoảng chưa có chiều hướng ổn định."
Trích Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12.12 đến 18.12.2014
17
CÙNG NHẬN ĐỊNH
PHONG CÁCH PHANXICÔ
Bài 27. Danh xưng hèn mọn
Bàn về nhu cầu chính đáng và cần thiết chỉnh sửa lại một số ngôn
từ trong đạo, ít có ai có được tầm hiểu biết và nhiệt tâm cho bằng Lm.
Huỳnh Trụ, phụ trách Từ vựng Công Giáo của TGP Saigon ( trích ) :
- “Đức” theo nghĩa Hán thì tuỳ theo tư tưởng triết học mà có nghĩa
khác nhau, nhưng đa số mang tính xã hội, chỉ riêng Công Giáo mới mang
nghĩa đối thần, tức là ơn Chúa. Còn trong nghĩa Nôm, Đức là từ tôn kính
và chỉ đứng trước danh xưng chức vị hay tước hiệu, nên xưng Đức
Giêsu, Đức Maria, Đức Mẫn… là cách dùng không chuẩn.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130129/20159
- Có người dùng cách gọi “Đức Giêsu” để nhấn mạnh đến nhân tính, còn từ “Chúa Giêsu” để nói
về thiên tính của Ngôi Hai Thiên Chúa. Nhưng khi nhấn mạnh như thế, liệu chúng ta có đi lệch với mầu
nhiệm ngôi hiệp không? Đây, không phải chỉ là cách dùng từ, mà còn liên quan đến phạm trù giáo lý
Đức Tin. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130129/20159
- Một số từ ngữ tôn giáo đôi khi chưa được sử dụng đúng hoặc bị dùng sai âm. Vì vậy những gì
tôi viết hoàn toàn dựa trên cơ sở ngữ pháp, chỉ mong muốn từ ngữ tôn giáo được sử dụng chính xác
hơn, mà không có tính cách dạy đời, cũng không mang tính tranh luận. http://tgpsaigon.net/baiviet-
tintuc/20131013/18865
- Trong giai đoạn trưởng thành, Giáo Hội tại Việt Nam may mắn đã sớm có được nhiều vị tiên
phong tài ba và nhiệt tâm xây dựng một hệ thống thuật ngữ triết học và thần học bằng chữ Quốc ngữ...
Đó cũng là di sản văn hoá quý báu… Chắc chắn cũng có một số thuật từ cần phải xem lại và thay thế
cho thích hợp hơn…Tránh thái độ phê phán, kích bác chỉ dựa trên cảm tính hay sở thích riêng.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20140903/27517
- Papa ( Pope, do bởi chữ Hy Lạp pappas nghĩa là “cha” ), tiếng thân mật của con cái gọi cha
mình hay của người vợ gọi người chồng… Trong tiếng Việt, Papa ngày xưa dịch là “đức thánh baba”,
sau này là đức thánh cha. Danh xưng này không có trong các bảng liệt kê chính thức, nhưng lại được
sử dụng nhiều nhất, thường xuất hiện dưới dạng viết tắt là “PP” ( viết tắt của chữ “Papa” ) sau danh
hiệu hoặc chữ ký của các vị giáo hoàng trong các văn kiện mang dấu ấn của các ngài. Ví dụ:
“Benedictus PP. XVI”. Có một điều rất lạ, trong khi người Hoa Công Giáo trên toàn thế giới đều xưng vị
lãnh đạo của chúng ta là giáo tông, thì chính quyền Trung Quốc lại gọi là giáo hoàng với ý mỉa mai, xem
ngài như di sản của chế độ phong kiến và vua của nước Vatican...
Chúng ta cần suy nghĩ có nên dùng thuật từ giáo tông ? Vì
thuật từ giáo tông ngoài nghĩa người đứng đầu, còn mang tính
cách tông truyền nữa. Ngoài ra, tất cả những gì thuộc về giáo tông
đều mang chữ tông và có cùng một hệ thống với những từ như:
Tông thư, Tông huấn, Tông sắc, Tông Toà... không thể nói Hoàng
thư, Hoàng huấn, Hoàng sắc, Hoàng Tòa... được. Tuy người ta
cũng gọi các uỷ ban của Toà Thánh là uỷ ban giáo hoàng, như Uỷ
ban Giáo Hoàng về Di sản Văn Hóa của Giáo Hội, Uỷ ban Giáo
Hoàng về Thánh Kinh..., nhưng những thuật từ này chúng ta có thể
thay thế bằng thuật từ giáo tông một cách dễ dàng.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130309/20595 ( ngưng trích )
Như thế, theo Lm Huỳnh Trụ, dùng từ Giáo Hoàng 教皇 là
ta đã vô hình trung đi theo cách gọi mỉa mai của chính quyền
Trung Quốc. Tuy các bài biên khảo rất có giá trị và công phu này
được phổ biến trên website Tổng Giáo Phận Saigon, có khi còn
được viết theo yêu cầu của Tiểu Ban Từ Vựng thuộc Uỷ Ban
Giáo Lý Đức Tin, nhưng ít thấy ai khác dùng Giáo Tông 教宗.
( Xưa nay đạo hữu Cao Đài vẫn dùng từ Giáo Tông ).
Đức Thánh Cha vẫn trang trọng và dễ cho Tín Hữu đọc hơn là “Đức Thánh Baba”. Dân chúng
thường gọi con rùa là con baba. ( Trích ) Hai con ba ba khổng lồ vừa được phát hiện tại thị trấn Sông
Mã ( Sơn La ). Một con nặng 45, 5kg, dài 85cm, ngang 50cm; một con nặng 20 kg, dài 50cm, ngang
40cm. http://www.tinmoi.vn/phat-hien-ba-ba-gai-lon-nhat-viet-nam-01647032.html.
Việt ngữ không hề có từ nào bắt đầu bằng phụ âm P ngoài một số ít từ Việt hóa như tấm panô
( panneau trong tiếng Pháp ), cục pin ( pile ), chơi ping-pong, thường được dân gian đọc là ba-nô, cục
18
bin, chơi bing bong. Ta có rất nhiều từ bắt đầu bằng âm B. Môn phát âm ( phonetics ) của khoa ngữ
học ( linguistics ) phân biệt P là phụ âm điếc ( unvoiced ) còn B là phụ âm vang ( voiced ).
Articulation Unvoiced ( âm điếc ) Voiced ( âm vang )
Pronounced with the lips closed [p] ( pin ) [b] ( bin )
Môi đóng lại Thanh quản không rung Thanh quản rung
Nói tiếng Tây Ban Nha ( tiếng mẹ của Papa Phanxicô ) thì còn phải cẩn thận hơn giữa hai âm B
và P. Du học sinh Việt Nam tại Cuba khi vào ăn tại các nhà hàng thường gây hiểu lầm vì hay phát âm
sai pollo ( thịt gà ) thành bollo ( tiếng tục tĩu gọi cơ quan sinh dục nữ ).
Mọi người trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, đều dùng từ Papa. Các Giáo Tông kể từ
Thánh Siricius ( 384-399 ) cho tới nay đều mang tước vị và chức vụ là Papa. Các ngài cũng đều tự gọi
mình là Papa cả. Ngày nay cả thế giới có khuynh hướng dùng chung thuật ngữ giống nhau cho nhiều từ
khoa học kỹ thuật, nhất là trong công nghệ thông tin, lãnh vực luôn phát sinh các từ vựng mới mà tiếng
Việt khó mà dịch tròn ý hết được.
( Trích Radio Vatican ) Nhà lãnh đạo Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới, Mục sư tiến sĩ Geoff
Tunnicliffe đã ca tụng việc Papa Phanxicô đến gặp Hội Thánh Ngũ Tuần ( Pentecostals ) tại Caserta và
công khai xin lỗi về sự kỳ thị của người Công Giáo đối với họ trong quá khứ. Nhận định đây là một cuộc
gặp gỡ mang tính lịch sử, vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới nói:
"Trong khi các cuộc đối thoại chính thức giữa Công Giáo và Tin Lành vẫn là một phần thiết yếu
của tiến trình hợp nhất, việc xây dựng lòng tin và tình bằng hữu sẽ thúc đẩy các trao đổi thần học đi đến
một tầm mức sâu xa hơn. Người ngoài cần hiểu rằng, dù cho có nhiều khác biệt trong các giáo phái
Kitô, về cốt lõi chúng ta có rất nhiều điểm chung. Lời xin lỗi công khai của Papa Phanxicô đã phản ánh
sứ điệp của Chúa Giêsu. Hy vọng nó cũng gởi đi một thông điệp mạnh mẽ trên khắp thế giới, đặc biệt
tại những quốc gia có những căng thẳng trầm trọng giữa Công Giáo và Tin Lành. Nhưng tôi cũng phải
nhìn nhận rằng cũng đã có tình trạng người Tin Lành kỳ thị người Công Giáo và rất tôi ân hận về điều
này. Các bất đồng về mặt thần học không bao giờ được dẫn ta tới chỗ kỳ thị và bách hại nhau. Ta cần
phải xin nhau tha thứ. Papa Phanxicô đã cho ta một gương mẫu sáng ngời."
( http://en.radiovaticana.va/news/2014/07/30/wea_hails_popes_caserta_visit_and_apologises_to_catholics/ )
Nói về tầm quan trọng của Phanxicô Assisi, ít có tác giả nào dám đi
tới mức nhận định như Mục Sư tiến sĩ Paul Sabatier ( 1858-1928 ), nhà
nghiên cứu sử, giáo sư thần học tại đại học Strasbourg, Pháp. Tác phẩm
Cuộc đời Thánh Phanxicô Assisi của ông được viết ra nhắm tới độc giả Tin
Lành, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là hay nhất và chính xác về
Phanxicô, đã mở ra một chương mới trong cách biên khảo về tôn giáo và
dấy lên phong trào nghiên cứu văn chương cũng như sử liệu vào thời Trung
Cổ, đặc biệt về Dòng Phanxicô. Sách của ông đã bị Công Giáo lên án và
cấm Tín Hữu đọc vì cho rằng sai lạc. Dù đã phân ly nhưng anh em Tin Lành
vẫn rất ngưỡng mộ Phanxicô Assisi, vẫn nhìn nhận anh là Thánh, là người
cải cách quan trọng đi trước Martin Luther. Họ còn giữ lại một số dòng tu
Phanxicô trong đó các tu sĩ vẫn sống khiết tịnh. Việc Papa hiện nay mang
tông hiệu Phanxicô làm cho họ cảm thấy gần gũi hơn với Công Giáo. Họ rất
quan tâm và ngưỡng mộ những việc làm của Papa Phanxicô.
( Trích ) Ta biết rằng Thánh Phanxicô khát khao và tin rằng đời anh
là một sự bắt chước Chúa Giêsu. Thâm tín rằng mình chỉ là một kẻ bắt
chước đã giữ cho anh không bị kiêu ngạo, giúp anh truyền giảng với một
lòng nhiệt tâm vô song, không hề bận tâm về bản thân mình. Thực trạng tôn giáo tại Italia vào năm 1205
đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và thúc đẩy Phanxicô đi theo con đường riêng của mình. Hàng giáo sỹ - tu
sỹ vào lúc đó đã bị suy đồi về luân lý trầm trọng tới mức làm cho việc cải tổ nghiêm chỉnh không thể khả
thi được. Thời đó có rất nhiều bè rối khác nhau. Đó là một bức tranh báo động. Sự tiến bộ trong khoa
nghiên cứu sử có thể cung cấp thêm nhiều chi tiết, nhưng kết luận bao giờ cũng giống nhau. Đó là
không có Phanxicô Assisi, Nhà Thờ có lẽ đã bị sụp đổ tan tành và bè rối Cathar đã toàn thắng. Chính
anh chàng nghèo khổ hèn mọn ở Assisi, dù bị giáo triều Papa Innocent III khinh thường, đã cứu vãn
Đạo Kitô. ( Paul Sabatier, Life of St. Francis Assisi, Chapter 3, Church in 1209, p. 30 )
19
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633
Ephata 633

More Related Content

What's hot

Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Nguyen
 
Drunvalo-melchizedek_Song-trong-trai-tim_Living-in-the-heart_Huongclass dich
Drunvalo-melchizedek_Song-trong-trai-tim_Living-in-the-heart_Huongclass dichDrunvalo-melchizedek_Song-trong-trai-tim_Living-in-the-heart_Huongclass dich
Drunvalo-melchizedek_Song-trong-trai-tim_Living-in-the-heart_Huongclass dichcongdongthien
 

What's hot (12)

Ephata 613
Ephata 613Ephata 613
Ephata 613
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 601
Ephata 601Ephata 601
Ephata 601
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010
 
Drunvalo-melchizedek_Song-trong-trai-tim_Living-in-the-heart_Huongclass dich
Drunvalo-melchizedek_Song-trong-trai-tim_Living-in-the-heart_Huongclass dichDrunvalo-melchizedek_Song-trong-trai-tim_Living-in-the-heart_Huongclass dich
Drunvalo-melchizedek_Song-trong-trai-tim_Living-in-the-heart_Huongclass dich
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 
So 183
So 183So 183
So 183
 

Viewers also liked

China coal industry development trend and investment strategic decision repor...
China coal industry development trend and investment strategic decision repor...China coal industry development trend and investment strategic decision repor...
China coal industry development trend and investment strategic decision repor...Qianzhan Intelligence
 
China bank industry market forecast and investment strategy report, 2013 2017
China bank industry market forecast and investment strategy report, 2013 2017China bank industry market forecast and investment strategy report, 2013 2017
China bank industry market forecast and investment strategy report, 2013 2017Qianzhan Intelligence
 
China methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast reportChina methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast reportQianzhan Intelligence
 
Elliott Fisher | Monitoring Variation in Health Care
Elliott Fisher | Monitoring Variation in Health CareElliott Fisher | Monitoring Variation in Health Care
Elliott Fisher | Monitoring Variation in Health CareSax Institute
 
Презентация тпмпк
Презентация тпмпкПрезентация тпмпк
Презентация тпмпк0lchik26
 
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...Qianzhan Intelligence
 
China methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast reportChina methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast reportQianzhan Intelligence
 
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017Qianzhan Intelligence
 
Moving Cellular Materials
Moving Cellular MaterialsMoving Cellular Materials
Moving Cellular MaterialsSawyer Science
 
A roda-da-fortuna-gicele-alakija
A roda-da-fortuna-gicele-alakijaA roda-da-fortuna-gicele-alakija
A roda-da-fortuna-gicele-alakijaTadeu Correia, PhD
 
งานนำเสนอ1
งานนำเสนอ1งานนำเสนอ1
งานนำเสนอ1Kasamesak Posing
 
China midwestern cement industry production and marketing demand and investme...
China midwestern cement industry production and marketing demand and investme...China midwestern cement industry production and marketing demand and investme...
China midwestern cement industry production and marketing demand and investme...Qianzhan Intelligence
 
China automated warehouse industry investment demand and development prospect...
China automated warehouse industry investment demand and development prospect...China automated warehouse industry investment demand and development prospect...
China automated warehouse industry investment demand and development prospect...Qianzhan Intelligence
 

Viewers also liked (20)

Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Lecture1
Lecture1Lecture1
Lecture1
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
China coal industry development trend and investment strategic decision repor...
China coal industry development trend and investment strategic decision repor...China coal industry development trend and investment strategic decision repor...
China coal industry development trend and investment strategic decision repor...
 
China bank industry market forecast and investment strategy report, 2013 2017
China bank industry market forecast and investment strategy report, 2013 2017China bank industry market forecast and investment strategy report, 2013 2017
China bank industry market forecast and investment strategy report, 2013 2017
 
Curso Antena3 TV
Curso Antena3 TVCurso Antena3 TV
Curso Antena3 TV
 
China methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast reportChina methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast report
 
Elliott Fisher | Monitoring Variation in Health Care
Elliott Fisher | Monitoring Variation in Health CareElliott Fisher | Monitoring Variation in Health Care
Elliott Fisher | Monitoring Variation in Health Care
 
IMTEC 2013 Monaco
IMTEC 2013 MonacoIMTEC 2013 Monaco
IMTEC 2013 Monaco
 
Merry Xmas Joyeux Nöel - TLTP
Merry Xmas Joyeux Nöel - TLTPMerry Xmas Joyeux Nöel - TLTP
Merry Xmas Joyeux Nöel - TLTP
 
Презентация тпмпк
Презентация тпмпкПрезентация тпмпк
Презентация тпмпк
 
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
 
China methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast reportChina methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast report
 
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
 
FK_SPARS15
FK_SPARS15FK_SPARS15
FK_SPARS15
 
Moving Cellular Materials
Moving Cellular MaterialsMoving Cellular Materials
Moving Cellular Materials
 
A roda-da-fortuna-gicele-alakija
A roda-da-fortuna-gicele-alakijaA roda-da-fortuna-gicele-alakija
A roda-da-fortuna-gicele-alakija
 
งานนำเสนอ1
งานนำเสนอ1งานนำเสนอ1
งานนำเสนอ1
 
China midwestern cement industry production and marketing demand and investme...
China midwestern cement industry production and marketing demand and investme...China midwestern cement industry production and marketing demand and investme...
China midwestern cement industry production and marketing demand and investme...
 
China automated warehouse industry investment demand and development prospect...
China automated warehouse industry investment demand and development prospect...China automated warehouse industry investment demand and development prospect...
China automated warehouse industry investment demand and development prospect...
 

Similar to Ephata 633

Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnMaike Loes
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Naymedom
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Tien Nguyen
 
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The ChuaGmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chuamedom
 
Con duong tam dai bi
Con duong tam dai biCon duong tam dai bi
Con duong tam dai biducminhngoc
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxVirgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxMartin M Flynn
 

Similar to Ephata 633 (20)

Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Ephata 607
Ephata 607Ephata 607
Ephata 607
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Long thuongxotchua
Long thuongxotchuaLong thuongxotchua
Long thuongxotchua
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
 
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
Thông Tin Dân Chúa - Tháng 02/2021
 
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The ChuaGmd.095.09   Duc Maria   Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
Gmd.095.09 Duc Maria Mau Guong Yeu Men Va Ton Kinh Thanh The Chua
 
Con duong tam dai bi
Con duong tam dai biCon duong tam dai bi
Con duong tam dai bi
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Ephata 603
Ephata 603Ephata 603
Ephata 603
 
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxVirgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
 

More from Vu Mai JMV

More from Vu Mai JMV (7)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 

Ephata 633

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com GIÁNG SINH, MẦU NHIỆM CON THIÊN CHÚA MANG LẤY THÂN PHẬN LOÀI NGƯỜI Mùa Giáng Sinh đã tới, tưng bừng cuốn hút với những lễ hội phô diễn đầy màu sắc và âm thanh, những chương trình vui chơi hưởng thụ cuối năm quá hấp dẫn. Đại Lễ Giáng Sinh đã tạo nên một nét văn hóa hấp dẫn từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, qua nhiều thế kỷ, theo làn sóng thương mại và chính trị lan nhanh từ các nước mạnh, nước giàu, nước phát triển sang các nước nhỏ, nước nghèo, nước thuộc địa, nước đang phát triển, mau chóng làm nên nét văn hóa riêng của các nước chịu ảnh hưởng. Mùa lễ hội vui chơi và thụ hưởng trong dịp ghi dấu Chúa Giêsu Giáng Sinh, thật ra là một sinh hoạt chính đáng đáp ứng được nhu cầu tất yếu của mọi người, cho mọi người được vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái. Lễ hội Giáng Sinh dần dần trở thành phong tục tập quán, tồn tại và phát triển qua dòng thời gian và lịch sử của nhiều dân tộc. Ngày nay mùa lễ hội này được cả thế giới công nhận một cách đương nhiên, một số các biểu tượng tôn giáo được phổ thông hóa và một số biểu tượng tôn giáo khác được biến đổi cho phù hợp với sinh hoạt xã hội. Tuy nhiên những biến đổi này lại mất đi căn tính và ý nghĩa của niềm vui Chúa Giêsu được ban cho nhân loại, làm lạc hướng những tâm tình thiêng liêng của con người khi bước vào Mùa Giáng Sinh, thí dụ: thay vì ghi trên những tấm thiệp mừng Lễ phải là Merry Christmas, hoặc Chrismas Season, thì ngày nay người ta dễ nhầm lẫn, không để ý, gởi cho nhau những tấm thiệp mang dòng chữ Season’s Greetings. Giáng Sinh, Giêsu – Ngôi Hai Thiên Chúa đến với nhân loại mang lấy thân phận con người, trọn vẹn làm người ngoại trừ tội lỗi, gánh chịu tất cả mọi giới hạn của con người trong không gian và thời gian. Kính Thánh nhiều lần cho chúng ta thấy rõ thân phận này: Chúa Giêsu mệt mỏi nên thiếp ngủ trên thuyền ( “nhưng Người vẫn ngủ”, Mt 8, 24 ); Chúa Giêsu buồn giận nên bật khóc ( “Đức Giêsu khóc thương”, Lc 19, 41 ); Chúa Giêsu thổn thức trước cái chết của bạn thân ( “Đức Giêsu lại thổn thức trong lòng”, Ga 11, 38 ); Chúa Giêsu chạnh lòng thương kẻ đói nghèo (“Người chạnh lòng thương”, Mt 9, 36), Chúa Giêsu đói ( “Người thấy đói”, Mt 4, 2 ) và khát ( “Người di đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng”, Ga 4, 6 ); Chúa Giêsu khiếp sợ trước cái chết ( “buồn rầu xao xuyến”, Mt 26, 37 )… Giáng Sinh, mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu mang Ngài hạ mình xuống cận kề con người, ở giữa con người, chính là cơ hội, là khởi đầu cho tiến trình chúng ta được tham gia vào mầu nhiệm Cứu Rỗi, vì chính Chúa Giêsu cứu chúng ta ngay trong thân xác con người của chúng ta mà Ngài đã cưu mang, “Xác loài người ngày sau sống lại”. Khi Chúa Giêsu phục sinh, Người đã phục sinh chính thân xác con người Chúa đã nhập thể. Mầu nhiệm nhập thể báo hiệu cho chúng ta mầu nhiệm cứu độ, bản tính con người của Ngôi Hai Thiên Chúa là bảo đảm cho chúng ta được sống lại và tham dự vào bản tính Thiên Chúa... 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 633 – CHÚA NHẬT 21.12.2014
  • 2. Bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp biểu tỏ cho chúng ta rất rõ về hồng ân này. Chiếc dép Chúa Giêsu mang nơi chân phải tuột ra khỏi chân Ngài, hình ảnh này muốn diễn tả khi làm người, Chúa đã mang lấy thân phận bất toàn của con người, những bất toàn như chúng ta vừa có dịp chiêm ngắm qua các đoạn Kinh Thánh nêu trên. Và rồi nơi những bất toàn đó, bàn tay Mẹ hướng chúng ta đến các dụng cụ nhục hình mà Chúa sẽ phải chịu, nhưng đồng thời cũng sẽ làm cho chúng ta được phục sinh trong vinh quang của Thiên Chúa. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, sách Rút kể cho chúng ta câu chuyện bà Rút, đó là một câu chuyện cảm động về tình người và lòng trung thực. Trong sách Rút, theo thói tục Do Thái về quyền bảo tồn giống nòi, người có trách nhiệm và có quyền bảo tồn giống nòi đã nhường quyền và trao trách nhiệm ấy cho ông Boát bằng một cử chỉ là cởi chiếc dép của mình mà trao cho ông Boát. Phải chăng Chúa Giêsu trong bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng muốn nói với chúng ta về quyền và trách nhiệm làm mẹ chúng ta đã được trao cho Mẹ Maria, khi chiếc dép tuột khỏi chân Chúa ?!? Lm. Vĩnh Sang, DCCT, 12.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: MẦU NHIỆM CON THIÊN CHÚA MANG LẤY THÂN PHẬN LOÀI NGƯỜI ( Lm. Vĩnh Sang ) .............. 01 NỮ TỲ CỦA CHÚA ( AM. Trần Bình An ) .............................................................................................. 02 ĐỪNG SỢ ! ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................................ 04 TIN MỪNG MUÔN THUỞ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ..................................................................... 06 KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ............................................................ 08 VUI LÊN, HỠI ĐẤNG ĐẦY ÂN SỦNG ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .................................................... 09 NHƯ MẸ ĐÃ VÂNG ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ................................................................................. 11 ÁNH SÁNG GIÁNG SINH ( Trầm Thiên Thu ) ....................................................................................... 12 MỪNG SINH NHẬT ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ 78 TUỔI ( Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh ) ............ 13 ĐIỂM TIN HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ( Trích Thế giới nhìn từ Vatican ) ................................................ 15 PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 27: DANH XƯNG HÈN MỌN ( Nguyễn Trung ) ............................... 17 NIỀM HY VỌNG ( Người Tôi Tớ Vô Dụng ) .......................................................................................... 23 TẤM LÒNG VÀNG CỦA MỘT BÁC SĨ MỸ… ( Nguyễn Tài Ngọc ) ........................................................ 24 THẬT KỲ LẠ ! ( Khuyết Danh, bản dịch của cố Gs. Trần Duy Nhiên ) ................................................... 26 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27 NỮ TỲ CỦA CHÚA Chiều mùa đông đã thắp sáng đèn các cửa hàng lộng lẫy. Dòng người tất bật trên đường phố lát đá chẻ, tiếng nhạc réo rắt bắt đầu trổi lên. Vang vọng giữa các tòa nhà, phố xá, dội vào người qua kẻ lại, khiến họ tự hỏi nhạc phát xuất từ đâu. Một số cặp mắt đổ dồn về người đàn ông tuổi 60, đầu hói và lún phún râu quai nón, đứng đơn độc, khoan thai giữa chốn thị tứ, với một chiếc mũ dưới đường trước mặt. Rồi người đàn ông bắt đầu cất tiếng hát. Dần dần nhiều người dừng chân lắng nghe. Giọng opera cao vút của ông phản ánh tài năng đẳng cấp cao. Buồn thay, vẫn có những người vô cảm tiếp tục rảo bước bỏ qua, vội vã mua sắm. Nhưng đám thính giả dần tăng lên. Bị quyến rũ bởi những giai điệu mượt mà, êm ái và sang trọng, vài người bỏ tiền vào mũ. Hai cháu bé hồn nhiên dắt tay nhau cho một đồng xu. Dăm ba nụ cười tươi tắn, đồng cảm, vài kẻ kín đáo, vụng về lau những giọt nước mắt xúc động, thấm thía lời bài Thánh Ca "Ngài Nâng Đỡ Con" ( You Raise Me Up ). Hình như khán giả đều ngây ngất, xuất thần theo giọng ca điêu luyện của Martin Hurkens, người chiến thắng của "Holland’s Got Talent 2010." Từ lâu nay, Martin Hurkens, được dân chúng Hòa Lan thân thương gọi bằng biệt danh "Paparotti" ( phỏng theo tên danh ca opera người Ý Luciano Pavarotti ). Ông vốn là thợ làm bánh. Đã 2 CÙNG SUY NIỆM
  • 3. từng mơ ước làm ca sĩ, nhưng vì mưu sinh và trách nhiệm gánh vác gia đình, mà ông đành kiên nhẫn chờ đợi ngày hiện thực ước mơ của mình. Sau khi về hưu được hai năm, thì gia đình ông khuyến khích đi thi "Holland‘s Got Talent 2010". Martin Hurkens đã đoạt giải trong sự khiêm nhu. Ông xúc động, quỳ gối cảm tạ Thượng Đế. Và từ đó ông thường đi hát rong, ca ngợi Chúa ở ngoài đường phố. Thật là một cách rao giảng Tin Mừng tuyệt vời, một tông đồ âm thầm của Thầy Giêsu. Nhìn hình ảnh lần đầu tiên Martin ra mắt khán giả với bộ quần áo nghèo nàn, với hàm răng ngả vàng, cái còn cái mất vì tuổi tác, vì vất vả mưu sinh. Rồi so sánh với hình ảnh ngày vinh quang ông đạt được, một Martin ăn mặc bảnh bao, hàm răng trắng tinh không mất cái nào. Tiếp đến, nhìn ngắm ông đứng ngoài đường phố, thành kính cất lên bài Thánh ca Ave Mariacủa Schubert, thì không ai không rung động, đồng cảm và mến phục. Và họ cảm tạ Chúa đã dùng người thợ về hưu này làm vườn nho cho Ngài vào giờ thứ 11. Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho Martin ( Theo David A. Sargent & DT ). Người thợ Giờ Thứ 11 Martin Hurkens đã noi gương Mẹ Maria khiêm nhường, vâng phục, yêu thương và phục vụ. Tin Mừng Chúa Nhật 4 Mùa Vọng hôm nay, Thánh Luca tường thuật Đức Mẹ Maria được Sứ thần Gabriel truyền tin. Mẹ khiêm nhu Cô Maria đang ngồi se chỉ luồn kim, miệng thầm hát Thánh Vịnh, thì Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel hiện đến bái lậy, cất lời chào: ”Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng cô", khiến cô giật mình, ngạc nhiên, đứng bật dậy, bẽn lẽn, dịu dàng cúi mình đáp lễ. Sau khi nghe Sứ Thần Gabriel loan báo tin vui, cô bắt chéo tay trên ngực, cúi xuống rất sâu, kính cẩn thưa: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời Sứ Thần truyền.” Một Eva mới khiêm nhu, đơn sơ, hạ mình, xóa tan đi hình ảnh Eva xưa kiêu căng, ngạo mạn, tham lam, đồng lõa với con rắn gian xảo, lừa gạt, nổi loạn. Eva cũ dìm nhân loại vào cõi chết. Eva mới đồng công cứu chuộc, giải thoát con người khỏi bóng tối tử thần, dẫn vào đời sống huy hoàng, vĩnh cửu. ”Đức Maria càng khiêm tốn, thì càng trong sáng, vì càng thấy rõ những sự kỳ diệu Chúa làm trong lòng Mẹ. Như ánh sáng qua một bóng đèn thủy tinh không vướng bụi” ( Đường Hy Vọng, số 512 ). Mẹ vâng phục Mẹ Maria nhận mình là nữ tỳ hèn mọn, trở nên hư không trước mặt Thiên Chúa. Tuyệt đối xả kỷ, bỏ mình, coi mình chỉ là công cụ của Chúa, ngoan ngoãn vâng theo Thánh Ý nhiệm mầu, sẵn sàng đón nhận sứ vụ cao cả, cưu mang Đấng Cứu Thế. Hai tiếng ”Xin Vâng” đủ nói lên tấm lòng tùng phục vô điều kiện, lòng trung thành, biết ơn và hoàn toàn kính trọng. Hai chữ đó, còn bộc lộ tình yêu dâng hiến tuyệt đối của Mẹ đối với Thiên Chúa. Eva cũ bất tuân, bất trung, bất nghĩa, thì Eva mới hoàn toàn trái ngược. Mẹ trung kiên cho đến khi lìa trần về trời, dù chịu bao gian nan, đau khổ, thách đố từ khi Mẹ thưa hai chữ ”Xin Vâng”. ”Xem một tâm hồn vui vẻ và nhanh chóng vâng phục chừng nào, con đoán được tâm hồn đó thánh thiện chừng nấy” ( Đường Hy Vọng, số 392 ). Mẹ yêu thương Tràn đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần, Mẹ không vị kỷ, giữ làm của riêng, nhưng yêu thương chia sẻ cho tha nhân. Mẹ mau mắn đi thăm bà chị họ Elisabeth già nua, cũng được đặc ân thụ thai được sáu tháng. Trong tiệc cưới Cana, Mẹ yêu thương đôi tân hôn nghèo túng, khẩn cầu Con Mẹ ra tay cứu giúp, khỏi mất mặt, thất lễ với khách mời dự tiệc. Được Chúa trao phó, Mẹ nhận lấy Gioan và các Tông Đồ làm con Mẹ. Rồi toàn thể tín hữu Kitô cũng được ưu ái, trở thành con Mẹ dấu yêu. Biết bao lần Mẹ thân thương hiện ra với những ai yêu mến Mẹ, tín thác vào Mẹ, khẩn nguyện, van xin Mẹ chở che, phù hộ. ”Mẹ có thể hiện ra nơi đô thị, trong các Vương Cung Thánh Đường, cho các nhân vật quan trọng, các nhà thần học. Nhưng Mẹ đã chọn nơi hoang vu, núi đồi, xa vắng, với những kẻ chất phác, vì Mẹ muốn đến với những người không ai thèm đến, đến những chỗ không ai muốn đến. Mẹ muốn con cùng đến với Mẹ” ( Đường Hy Vọng, số 930 ). 3
  • 4. Mẹ phục vụ Từ khi thưa hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ đã toàn tâm toàn ý hiến dâng trọn đời phục vụ Thiên Chúa. Âm thầm mang nặng đẻ đau, chăm sóc, dưỡng nuôi Hài Nhi Giêsu. Lo lắng bôn ba tỵ nạn xứ người. Thất thần lạc mất Con. Rồi cùng Con lận đận, rong ruổi trên đường rao giảng. Đau đớn theo Con lê bước trên đường chịu nạn. Thổn thức dưới chân thập giá với Con sinh thì. Mẹ lại tiếp tục cưu mang, đồng hành cùng những người con mới, ông Gioan, các Tông đồ và tín hữu Kitô. Mẹ xứng đáng nhận lời khen ẩn ý: “Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta" ( Mc 3, 35 ). “Không gì quý bằng món quà lòng Mẹ Maria tặng cho chúng ta: Chúa Giêsu, món quà duy nhất. Chính lòng Đức Mẹ cũng quý nhất, vì “Giêsu Con lòng Bà” ( Đường Hy Vọng, số 923 ). Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con noi gương Mẹ, sống khiêm nhường, vâng phục, yêu thương và phục vụ, để chúng con xứng đáng trở nên anh em của Người. Lạy Mẹ Maria, nữ tỳ trung thành của Thiên Chúa, xin Mẹ dẫn dắt chúng con tiến triển con đường nhân đức, bằng cách học theo Mẹ, tuân theo Lời Chúa, để được hội ngộ cùng Mẹ vĩnh viễn. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN ĐỪNG SỢ ! Khi Chúa Giêsu đi trên mặt biển hồ, tất cả các ông đều nhìn thấy Ngài và đều hoảng hốt. Lập tức, Ngài bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” ( Mt 14, 27; Mc 6, 50; Ga 6, 20 ). Nhiều lần khác, Kinh Thánh cũng có những lời động viên chúng ta về sự can đảm: “Đừng sợ !” ( Xh 14, 13; Đnl 31, 6; Is 43, 1; Gr 46, 27-28; Gr 51, 46; Is 41, 13; Mt 10, 26; Mt 10, 28; Mt 10, 31; Mt 14, 27; Mt 17, 7; Mt 28, 5; Mt 28, 10; Mc 5, 36; Mc 6, 50; Ga 14, 27; Lc 1, 13; Lc 2, 10; Lc 5, 10; Lc 12, 4; Lc 12, 7; Lc 12, 32; Lc 21, 9; Ga 6, 20; Ga 14, 27; Kh 1, 17-18 ). Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã sống đúng theo “châm ngôn” này dù ngài đã bị những kẻ xấu ám sát vài lần. Nỗi sợ hãi là một trong những điều có thể chi phối cuộc sống của chúng ta, vì thế rất cần có người động viên. Có nhiều dạng và nhiều mức độ sợ hãi, lời động viên cũng đa dạng. Bà Amelia Mary Earhart ( * ) nhận định: “Điều khó khăn nhất là quyết định hành động, phần còn lại là sự kiên trì. Nỗi sợ hãi là những con hổ giấy. Bạn có thể làm bất cứ điều gì mình quyết định làm, có thể hành động để thay đổi và chi phối cuộc đời mình, và quá trình của đó chính là phần thưởng”. Người không sợ hãi, không lùi bước trước bất công, đó là người can đảm. Khi đối diện thực tế, người ta phải thực sự can đảm mới không sợ hãi. Trong cuộc sống, có nhiều người nói mạnh miệng nhưng thực ra chỉ là những kẻ nhát đảm ! Giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2014 được trao cho cô nữ sinh Malala Yousafzai ( sinh 1997, Pakistan ) và ông Kailash Satyarthi ( sinh 1954, Ấn Độ ). Cả hai đều là những nhân vật nổi tiếng thế giới chống lại sự áp bức bóc lột trẻ em lao động và quyền được hưởng sự giáo dục từ học đường. Cô Yousafzai bị phe Taliban bắn trọng thương ở đầu vào tháng 10 năm 2012 trên một chiếc xe bus vì tranh đấu đòi quyền cho các em gái được hưởng sự công bằng về giáo dục học đường. Ông Satyarthi đã rất can đảm khi dẫn đầu các đoàn biểu tình chống sự khai thác lao động trẻ em ở Ấn Độ. Ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng cho những nỗ lực tranh đấu của mình. Điển hình vào năm 1994 với giải thưởng Hòa Bình ở Aachen, năm 1999 với giải thưởng Nhân Quyền của Friedrich-Ebert-Stiftung. Một trẻ và một già, một nữ và một nam, nhưng họ có “điểm chung” là lòng can đảm: Bảo vệ chân lý, đấu tranh vì công lý và đòi nhân quyền. Nhạc sĩ Anh Bằng cũng đã viết ca khúc “Đừng Sợ Hãi” để động viên người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ: “Đừng sợ hãi ! Hãy vươn lên, tranh đấu cho quê hương Việt Nam, niềm tin bác ái ! Đừng sợ hãi ! Xiết tay nhau, mang trái tim yêu thương Việt Nam vào đời !” Sự giằng co giữa can đảm và sợ hãi là cuộc chiến nội tâm. Tương tự, trong mỗi chúng ta cũng luôn có cuộc chiến tâm linh, có can đảm mới đủ sức chiến thắng. Chưa chết thật, nhưng một số người đã “chết yểu” – chết giấc hoặc chết khiếp, họ đã 4
  • 5. “chết” ngay khi đang sống ! Những người hung hãn, dữ tợn với người khác là những người yếu bóng vía, sợ mình thua người khác nên muốn chứng tỏ “sức mạnh ảo” để chứng tỏ mình, nhưng đó chỉ là tự tố cáo rằng “tôi sợ lắm !” Tục ngữ cũng nói “cáo mượn oai hổ” để chỉ loại người nhát đảm này. Cuộc chiến nào cũng cần sự can đảm. Người can đảm là người dám nói thẳng nói thật vì công ích, không xu nịnh, không bè phái, không luồn cúi… Muốn can đảm thì không gì hơn là bám vào Thiên Chúa, vì Ngài là Sự Thật ( Ga 14, 6 ), tức là luôn biết tín thác vào Ngài, mà tín thác thì phải tuân phục – xin vâng Thánh Ý. Sách Samuel, chương 7, cho biết: Khi vua được yên cửa yên nhà và Đức Chúa đã cho vua được thảnh thơi mọi bề, không còn thù địch nào nữa, vua nói với ngôn sứ Nathan: “Ông xem, tôi được ở nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa thì ở trong lều vải” ( 2 Sm 7, 2 ). Ông Nathan thưa với vua: “Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì Đức Chúa ở với ngài” ( 2 Sm 7, 3 ). Nhưng ngay đêm ấy, có lời Đức Chúa phán với ông Nathan rằng: “Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đavít: Đức Chúa phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao ?” ( 2 Sm 7, 5 ). Thiên Chúa giao ước: “Bây giờ ngươi hãy nói với tôi tớ Ta là Đavít như sau: Đức Chúa các đạo binh phán thế này: Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Ítraen. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi, Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi. Ta sẽ làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừng, như tên tuổi những bậc vĩ nhân trên mặt đất. Ta sẽ cho dân Ta là Ítraen một chỗ ở, Ta sẽ định cư chúng, và chúng sẽ ở luôn tại đó, chúng sẽ không còn run sợ, và quân gian ác cũng không còn tiếp tục áp bức chúng như thuở ban đầu, kể từ thời Ta đặt các thủ lãnh cai quản dân Ta là Ítraen. Ta sẽ cho ngươi được thảnh thơi, không còn thù địch nào nữa, Đức Chúa báo cho ngươi biết là Đức Chúa lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi – một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền” ( 2 Sm 7, 8-12 ). Mỗi chúng ta cũng được Thiên Chúa giao ước tương tự, giao ước của Thiên Chúa là bất biến. Vấn đề là chúng ta có can đảm tuân giữ huấn lệnh của Ngài hay không. Chúa Giêsu khuyến cáo chúng ta về việc hoàn thiện ( Mt 5, 48 ), tức là bảo chúng ta cố gắng nên thánh. Thời Cựu Ước, Thiên Chúa nói rõ ràng và dứt khoát hơn: “Các ngươi phải nên thánh và phải thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh” ( Lv 11, 44; Lv 20, 7 ). Nên thánh cần có lòng can đảm, những người nhát gan không thể nên thánh được, vì Nước Trời không có loại công dân nhát đảm hoặc yếu bóng vía, không đủ sức chiến đấu ! Vâng, Thiên Chúa không chấp nhận những người thiếu can đảm. Và Ngài tiếp tục giao ước: “Đối với nó, Ta sẽ là cha; đối với Ta, nó sẽ là con. Khi nó phạm lỗi, Ta sẽ sửa phạt nó bằng roi của người phàm, bằng đòn của con người. Tình thương của Ta sẽ không rời khỏi nó, như Ta đã cho rời khỏi Sa- un, kẻ Ta đã bắt rời khỏi mặt ngươi. Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước mặt Ta; ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi mãi” ( 2 Sm 7, 14-16 ). Đó là giao ước của tình yêu, của lòng thương xót. Tình yêu thương bao la đó vĩnh hằng: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” ( 1 Sbn 16, 34; Tv 106, 1; Tv 107, 1; Tv 118, 1-4; Tv 118, 29; Tv 136, 1-3; Tv 136, 26 ). Nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa, tác giả Thánh Vịnh đã tuyên xưng: “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài. Vâng con nói: Tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu, lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời” ( Tv 89, 2-3 ). Xưa Chúa phán: “Ta đã giao ước với người Ta tuyển chọn, đã thề cùng Đavít, nghĩa bộc Ta, rằng: dòng dõi ngươi, Ta thiết lập cho đến ngàn đời, ngai vàng ngươi, Ta xây dựng qua muôn thế hệ. là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được cứu độ !” ( Tv 89, 4-5 ). Như Thánh vương Đavít, những ai tín thác vào Thiên Chúa thì sẽ có cách sống chứng tỏ Đức Tin mãnh liệt: “Ngài chính là Thân Phụ, là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được cứu độ !” ( Tv 89, 27 ). Sống chứ không nói suông, không giả hình, không “mặc” chiếc áo “sặc sỡ” như người Pharisêu. Đó mới là người thực sự can đảm, và người này chắc chắn sẽ được Thiên Chúa hứa: “Ta sẽ yêu thương Người đến muôn thuở và thành tín giữ giao ước với Người” ( Tv 89, 29 ). Tuần thứ tư Mùa Vọng là lúc chúng ta thắp sáng ngọn nến thứ tư: Ngọn nến Hy Vọng – Đức Cậy. Nhờ ngọn nến này mà chúng ta khả dĩ thắp sáng lại ba ngọn nến khác: Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu. Nỗi mong chờ của nhân loại sẽ được khỏa lấp. Vâng, Đấng Emmanuel đang đến rất gần. Thánh Phaolô nói: “Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giêsu Kitô. Tin 5
  • 6. Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa” ( Rm 16, 25-26 ). Vô tri bất mộ. Biết mới tin, không biết thì không có gì để tin. Thánh Phaolô xác định: “Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen” ( Rm 16, 27 ). Trình thuật Lc 1, 26-38 nói về cuộc truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria, người được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa. Chưa đầy 20 tuổi, và chỉ là một thôn nữ bình thường nơi miền quê nhỏ bé, nhưng Đức Maria đã biết sống thẳng thắn và can đảm, luôn tín thác vào Thiên Chúa, hiền thục nhưng rất cương nghị, ít nói nhưng hành động cụ thể. Sau khi bà Êlisabét mang thai ngôn sứ Gioan Tẩy Giả được sáu tháng, Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một làng Nadarét, thuộc miền Galilê, gặp một trinh nữ đã đính hôn ( hoặc thành hôn ) với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và chúc: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Chị”. Nghe vậy, Trinh Nữ Maria rất bối rối, không hiểu ý nghĩa. Sự khiêm nhường không cho phép Đức Mẹ nhận mình là thánh nhân, mà chỉ dám coi mình là Nữ Tỳ của Thiên Chúa mà thôi. Nhưng sứ thần liền nói: “Thưa Chị Maria, xin đừng sợ, vì Chị đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây Chị sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”. Một người khấn đức khiết tịnh càng thấy lạ hơn khi nghe lời giải thích như vậy. Vì thế, Đức Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !” Sự thường là thế, nhưng với Trinh Nữ Maria lại là điều khác thường, là mầu nhiệm, là đặc ân. Nhưng Trinh Nữ Maria khiêm nhu, đâu dám nghĩ tới “4 V” ( vội vàng vơ vào ). Sứ thần giải thích cặn kẽ và minh chứng cụ thể: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Chị, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Chị, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa Cô Êlisabét, người họ hàng với Chị, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: Cô ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Trinh Nữ Maria luôn tin vào quyền năng của Thiên Chúa, giờ lại nghe giải thích vậy thì chẳng có gì phải lo. OK ngay ! Bấy giờ Đức Maria liền vui mừng nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Một lời xin vâng tuyệt vời: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người”. Đó là “nhịp cầu” của Ơn Cứu Độ, và Trinh Nữ Maria trở nên Đấng Đồng Công Cứu Độ. Thật kỳ diệu, lồng trong lời xin vâng đó là nhiều nhân đức khác: Khiêm nhường, tín thác, trông cậy, yêu mến, can đảm, mau mắn ... Nói chung là chứa cả ba nhân đức đối thần và các nhân đức đối nhân. Ước gì mỗi chúng ta cũng luôn biết sẵn sàng và mau mắn xin vâng như Đức Mẹ ! Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết sẵn sàng và vững lòng trông chờ Chúa đến bất cứ lúc nào. Xin giúp chúng con can đảm sống theo sự thật mà Ngài đã định hướng. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen. TRẦM THIÊN THU ( * ) Bà Amelia Mary Earhart sinh 24.7.1897, mất tích 2.7.1937, được chính thức thông báo tử nạn 5.1.1939. Bà là nữ phi công và nhà văn người Mỹ, người phụ nữ đầu tiên bay một mình xuyên Đại Tây Dương và được nhận giải thưởng Distinguished Flying Cross của Hoa Kỳ. TIN MỪNG MUÔN THUỞ Trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng, Hội Thánh cho chúng ta nghe lại đoạn Tin Mừng quen thuộc: “Sứ Thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Maria”. Thiên Chúa muốn Con của Ngài xuống thế làm người, để cứu độ nhân loại. Ngài đã muốn người Con ấy là con người giữa nhân loại. Thiên Chúa đã chuần bị cho Con của Ngài một người mẹ trần thế. Người mẹ ấy là Đức Maria, người làng Nadarét, vùng Galilê, nước Palestin. Cô Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn giữa muôn vàn phụ nữ trên địa cầu. Ngài chọn cô chẳng phải vì cô thánh thiện hơn người khác. Ngài chọn cô từ khi cô còn trong lòng mẹ. Ngài tuôn đổ trên cô tràn trề ân sủng: "Hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng cô" ( Lc 1, 28 ). Được tràn trề ân sủng là được Thiên Chúa mến thương, được đẹp lòng Thiên Chúa. 6
  • 7. Thiên Chúa đã chuẩn bị rất kỹ cho cô Maria. Ngài đã tạo dựng cô như một thụ tạo tuyệt vời, độc nhất vô nhị, chỉ vì Ngài muốn cô xứng đáng trở nên người mẹ cưu mang chính Con Một của Ngài. Maria là một kiệt tác của Thiên Chúa, dù bề ngoài cô chỉ là một thôn nữ của một ngôi làng nhỏ bé vô danh.Thiên Chúa không ép buộc cô Maria làm mẹ của Con Một Ngài, dù Ngài đã chuẩn bị cho cô một cách đặc biệt để đón nhận trọng trách cao cả đó. Ngài tôn trọng tự do của cô, tự do mà chính Ngài đã ban cho cô trong tư cách là người. Ngài không đặt cô trước một sự đã rồi. Ngài muốn hỏi ý cô, và chờ cô ngỏ lời ưng thuận. Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay kể câu chuyện Truyền Tin. Truyền tin là một Tin Mừng muôn thuở. Tin mừng này đã được thực hiện qua một cuộc hòa đàm chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Cuộc hòa đàm diễn ra giữa hai nhân vật, đại diện Thiên Chúa và loài người. Đại diện Thiên Chúa là Sứ Thần Gabriel, đại diện loài người là trinh nữ Maria. Khung cảnh cuộc hòa đàm, không phải trong cung điện vua chúa, lầu các sang trọng. Nơi đó, trong căn nhà thanh bạch nghèo nàn thuộc vùng sâu thôn dã vô danh Nadarét. Khung cảnh thật giản dị, quê mùa, thô sơ, nhưng Thiên Chúa đã chọn làm khởi điểm lịch sử cứu độ vĩ đại. Maria dù là nữ tỳ nhưng Sứ Thần đến mở đầu cuộc hòa đàm, không phải với thái độ ông chủ truyền lệnh. Ở đây, Sứ Thần hết sức khiêm cung, kính cẩn, lễ phép với lời chào: “Kính mừng Đấng đầy ân phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Thật khác xa lời cậu thanh niên chào cô thanh nữ. Tử tế lắm, cậu chỉ nói: Chào cô, chào em. Sứ thần rất trân trọng thôn nữ Maria: vừa chúc tụng kính phục con người thánh thiện khả ái, vừa tôn vinh chức vụ cao sang của bà được Thiên Chúa ở cùng. Thôn nữ Maria sợ sự tôn vinh bất thường ấy, và tự nhủ lời chào ấy có ý nghĩa gì ? Quả là sự tỉnh thức thận trọng của một thục nữ trinh trong, sáng ngời, đầy khiêm nhu và thùy mị. Sứ thần đã nhận ra ý từ đó và giải thích thật rõ ràng cặn kẽ, trong suốt: “Thưa Bà Maria, xin đừng sợ, Bà rất đẹp lòng Thiên Chúa, Thiên Chúa ban cho Bà sinh con, đặt tên là Giêsu, Người là Con Đấng tối cao, Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít…” Nhưng, đối với Maria, “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” hơn cả ngai vàng vua Đavít, vì Maria đã tận hiến suốt đời đồng trinh cho Thiên Chúa, nên Maria từ tốn đáp lễ: Làm sao có chuyện ấy được, thưa Ngài, vì tôi đã khấn trọn đời đồng trinh. Sứ thần liền minh giải: “Việc đó rất chí thánh, do Chúa Thánh Thần với quyền phép Đấng Tối Cao, sẽ soi bóng trên bà, nên Hài Nhi khi bà sinh ra là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa...” Nhận ra đó là thánh ý Thiên Chúa, Maria đã sấp mình tôn thờ Thiên Chúa: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin hết lòng vâng theo thánh ý Chúa như lời sứ thần truyền dạy”. Sứ thần đã thành công trong sứ mạng vô cùng trọng đại. Maria đã hoàn toàn làm đẹp lòng Thiên Chúa, trọn vẹn hiến dâng đồng trinh với chức vụ Thiên Mẫu lạ lùng. Đây thật là một cuộc hòa đàm gương mẫu cho muôn đời. Gương mẫu vì cuộc hòa đàm đã diễn ra đúng tinh thần đối thoại và hòa giải. Đối thoại cần thiết phải có ba tính chất đặc biệt: - Thứ nhất, hai bên rất khiêm tốn, tôn trọng lẫn nhau. - Thứ hai, hai bên thưa đáp trình bày ý tứ của mình rất trong sáng, rất đơn sơ và chân thành, mình nghĩ thế nào, lập trường làm sao, cần những điều gì mới đưa đến thành công. - Thứ ba, hai bên đã nhận ra những ân huệ rất ích chung, rất thánh thiện mà Thiên Chúa muốn thực hiện. Đây cũng là một cuộc hòa giải hoàn hảo: - Vì đã giải quyết được những nỗi khó khăn vô cùng phức tạp, loài người không thể gỡ mối tơ vò, chỉ có quyền năng Thiên Chúa mới giải quyết được vấn đề: vừa đồng trinh, vừa sinh con, con Bà vừa là người, vừa là Thiên Chúa. - Vì đã giải quyết được chương trình cứu độ nhân loại mà Thiên Chúa đã bao lần hòa giải thất bại với bao nhiêu nhân vật từ Ađam Evà cho đến nay. Nay Thiên Chúa mới thực hiện được chương trình thương yêu của Người nơi Đức Trinh Nữ Maria. 7
  • 8. Thiên Chúa đã giao ước với Ađam Evà, nhưng Nguyễn tổ đã trở mặt theo con rắn satan. Thiên Chúa đã giao ước với Noe, nhưng con cháu đã xây tháp Babel kiêu căng. Thiên Chúa đã giao ước chọn lựa Abraham làm tổ phụ dân Người, nhưng con cái Giacóp hằn thù chia rẽ, bán Giuse làm nô lệ cho con buôn Ai Cập. Thiên Chúa đã giao ước với Môsê đưa dân về quê cha đất tổ để thờ phượng Thiên Chúa, nhưng dân Israel đã chiều theo lối sống thờ thần Babylon. Giờ đây, Thiên Chúa chỉ còn cách duy nhất là ký kết với Đức Maria, một đầy tớ trung tín và khôn ngoan, luôn luôn làm theo ý chủ mình là Thiên Chúa, một tôi tớ dâng hiến trọn vẹn toàn diện đời mình từ trong bào thai cho Thiên Chúa. Thiên Chúa đã toàn quyền sử dụng Maria theo thánh ý Người. Và Con Thiên Chúa đã xuống cung lòng Maria để ở cùng loài người cho đến tận thế. Bài Tin Mừng hôm nay thường gọi dưới tựa đề là "Sứ Thần truyền tin cho Đức Mẹ". Nhưng Sứ Thần và Đức Mẹ đều không phải là nhân vật chính. Nhân vật chính là Đức Giêsu. Trang Tin Mừng này giới thiệu căn tính của Đức Giêsu. Đó là nội dung chính của Truyền Tin. Qua lời của Sứ Thần mà chúng ta biết Giêsu là “Con Đấng Tối Cao", là “Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa”. Đức Maria sẽ nhận được một sự can thiệp diệu kỳ của Thiên Chúa. Mẹ sẽ đón lấy quyền năng sáng tạo của Thánh Thần "Thánh Thần sẽ ngự trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà." Vì thế Đấng Mẹ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Nếu việc thụ thai Gioan Tẩy Giả đòi hỏi một phép lạ, thì việc thụ thai Đức Giêsu đòi hỏi một phép lạ lớn hơn nhiều, đó là Ngài được thụ thai bởi một Trinh Nữ. Đức Giêsu không chỉ là Đấng Mêsia mà dân Do Thái hằng mong đợi, Ngài còn là Đấng cao cả, thánh thiện hơn nhiều; Ngài là "Con Thiên Chúa" theo nghĩa viên mãn chưa từng có. Sau tiếng Xin Vâng đầu tiên, Ngôi Hai Thiên Chúa đã làm người trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Mầu nhiệm nhập thể đã bắt đầu ngay từ giây phút này. Lời thưa "Xin vâng" của Mẹ đã thay đổi cả lịch sử nhân loại. Từ đó Mẹ hoàn toàn kết hiệp với công trình của Con Mẹ. Từ đó vai trò Trung Gian của Mẹ đã khởi đầu. Từ đó, Mẹ trở nên Mẹ của tất cả những ai hiệp nhất trong Đức Kitô ( Gl 3, 28 ). Chúng ta cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta một người Mẹ cao cả, thánh thiện, đáng yêu, đáng mến. Mẹ cầu bàu cho chúng ta trước tôn nhan Chúa. Mẹ dẫn chúng ta đến với Chúa. Xin Chúa cho chúng con được trở nên con ngoan thảo của Mẹ, để Mẹ dễ dàng tỏ cho chúng con thánh ý Chúa và hướng dẫn chúng con biết sống đẹp lòng Chúa hàng ngày. Amen. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương. Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận. Đức Mẹ khiêm nhường trong đời sống bình dị Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Sống trong một thôn xóm nghèo hèn vô danh. Ngày ngày chu toàn những công việc tầm thường như nấu nướng, may vá, dọn dẹp nhà cửa. 8
  • 9. Đức Mẹ khiêm nhường trong thái độ ứng xử Trước mặt thiên sứ Gabriel, Đức Mẹ xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đã loan báo Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Elidabet. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà Elidabet đã ngợi khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận mình là phận hèn bé nhỏ. Nếu có được ơn gì là do Thiên Chúa thương ban. Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương trình của Chúa là vô cùng tốt đẹp, còn chương trình riêng chỉ là bất toàn. Thánh ý Thiên chúa là tuyệt đối, còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết. Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa Khi thưa Xin vâng, Đức Mẹ đã mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép mình vào bàn tay quan phòng của Thiên chúa. Nếu ta hiểu luật lệ khắc nghiệt của người Do thái đối với phụ nữ không chồng mà có con, ta sẽ thấy Đức Mẹ liều lĩnh biết bao, và sự phó thác của Mẹ vào Thiên chúa mãnh liệt đến thế nào. Vì đã thưa Xin vâng, nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ý Thiên Chúa Tại sao Con Thiên Chúa phải sinh ra trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn ? Tại sao Vua trời đất lại phải chạy trốn như một kẻ yếu hèn ? Tại sao Đấng Cứu thế làm nhiều phép lạ đến thế để cứu nhân độ thế lại bị người ta chống đối, hành hạ, giết chết nhục nhã như một tội nhân ? Hoàn toàn không hiểu, nhưng Đức Mẹ vẫn khiêm nhường chấp nhận và tin tưởng phó thác. Vì thế Đức Mẹ vẫn kiên trì theo Chúa Giêsu trên khắp mọi nẻo đường, cho đến dưới chân thánh giá. Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc. Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Ta mong được đón rước Chúa vào tâm hồn. Ta mong được ân huệ dư đầy của Thiên Chúa. Ta hãy noi gương Đức Mẹ, biết khiêm nhường nhận mình tội lỗi yếu hèn, biết khiêm nhường từ bỏ ý riêng để thi hành ý Chúa, biết khiêm nhường vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, biết khiêm nhường phó thác vân mệnh trong tay Chúa dù không hiểu hết những ý định mầu nhiệm của Người. Chỉ khi khiêm nhường tan biến thành hư không, ta mới được Chúa thương đổ đầy tràn ân phúc vào tâm hồn. Lạy Đức Mẹ Maria, xin dạy con biết sống khiêm nhường để con đi vào chương trình của Thiên Chúa. Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT VUI LÊN, HỠI ĐẤNG ĐẦY ÂN SỦNG Sau khi đã ngưng nghỉ nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui “Gaudete” vì những gì đã đạt được, nay lễ Giáng sinh đã gần kề, tâm hồn chúng ta càng rạo rực hơn, nên chúng ta phải làm hết sức những gì có thể để hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Chúa giáng sinh. Khởi đầu Mùa Vọng, chúng ta đã nói lên đặc tính Mùa Vọng là mùa tỉnh thức, đợi chờ, mùa của cầu nguyện, hoán cải nội tâm, nhưng không thể không vui, vì niềm vui là đặc tính cơ bản của mùa thánh thiêng này. Lý do rất rõ ràng, vui vì : "Chúa đã gần đến" ( Phil 4, 5 ). Lời đầu tiên Sứ Thần Gabriel cất lên chào Đức Trinh Nữ Maria chất chứa niềm vui lớn lao khi mời Mẹ vui lên: "Mừng vui lên, vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng! "( Lc 1, 28 ) Lời chào trên có liện hệ mật thiết tới sự giáng lâm của Đấng Cứu Thế. Trước khi toàn dân được nhận biết tin vui, thì Đức Maria là người đầu tiên được báo trước ( x. Lc 2, 10 ); Mẹ đã tham dự vào niềm vui ấy với cách thế lạ thường. Nơi Mẹ, niềm vui của Israel được viên mãn ; với Mẹ, hạnh phúc thời Messia tròn đầy. Niềm vui của Đức Trinh Nữ 9
  • 10. Maria là niềm vui đặc biệt của dân Israel "còn sót lại" ( Is 10, 20s ), những người nghèo, những người đang chờ đợi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa và những người kinh nghiệm về lòng trung thành của Israel. Chúng ta cũng thế, để tham dự vào lễ Giáng Sinh với niềm vui ngập tràn, điều cần thiết là phải khiêm nhường, đón rước Đấng Cứu Thế với trọn niềm tin như lời Chân Phước Phaolô VI Giáo Hoàng nói: "Tất cả các tín hữu, khi sống tinh thần Mùa Vọng theo phụng vụ, bằng việc nghĩ về tình yêu khôn tả trong việc đón chờ Con của Người Mẹ Trinh Nguyên này, được mời gọi lấy Mẹ làm mô phạm để dọn mình gặp gỡ Chúa Cứu Thế là Đấng phải đến. Họ cần phải “tỉnh thức nguyện cầu và hân hoan… ngợi khen" ( Tông Huấn Việc Sùng Kính Đức Trinh Nữ Maria của Chân Phước Phaolô VI, số 4 ). Hân hoan vì Thiên Chúa ở giữa loài người Khi đặt mầu nhiệm Nhập Thể vào trong Mùa Vọng, Giáo Hội nhấn mạnh đến thời điểm quan trọng của mầu nhiệm Nhập Thể và cứu chuộc. Thiên Chúa đến "Cắm lều" trong dân Israel, chở chẻ Hòm Bia Giao Ước Lời Thiên Chúa, trong suốt hành trình trong sa mạc ( x. Ds 9, 17 ). Vào năm 598 trước Chúa Giêsu giáng sinh, Giêrusalem bị thất thủ, hòm bia mất tích, hòm bia chứng tỏ sự gần gũi Thiên Chúa ở giữa dân Ngài. Sự gần gũi ấy nay được tỏ hiện trong mầu nhiệm Nhập Thể nơi Đức Trinh Nữ Maria, một người nữ trong chúng ta, đã được Sứ Thần cho biết: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ" ( Lc 1, 35 ). Thật là vui khi Thiên Chúa mặc lấy xác phàm ở giữa chúng ta. Điều mà tưởng chừng như không thể, nay được biểu lộ như lời Sứ Thần nói :"Không có việc gì mà Chúa không làm được " ( Lc 1, 37 ). Cả Đức Maria và Thiên Thần đều đồng ý với nhau về sự hiển nhiên này của Đức Tin. Lời trên đã được tuyên phán trong sách Sáng Thế khi nói về sự ra đời của Isaac "Thì nào có gì quá ư huyền diệu đối với Thiên Chúa ?" ( St 18, 14 ). Nay nói về sự sinh hạ của Chúa Giêsu để mọi người nghe mà hiểu về ơn cứu độ con người là có thể ( x. Lc 18, 27 ). Sự sinh hạ của Con Thiên Chúa giữa loài người và sự hạ sinh chúng ta, một nhân loại mới là công trình của Chúa Thánh Thần. Đức Maria, Người Mẹ Trinh Nguyên Trong giây phút đón nhận thánh ý Thiên Chúa, do quyền năng Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria đã cưu mang Chúa Giêsu bởi Chính Thiên Chúa. Con Thiên Chúa bắt đầu sự sống trong cung lòng Mẹ. Chúa Giêsu là người thật, nói theo ngôn ngữ biểu tượng của Kinh Thánh là tạo nên từ đất; nhưng Người đến từ trời cao: "Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Đấng Tối Cao " ( Lc 1, 35 ). Bởi lẽ đó, đang khi "rất bối rối", Đức Maria đã hỏi: "Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến người nam ! ( Lc 1, 34 ). Trong sự đơn sơ của mình, Mẹ không hoài nghi quyền năng của Thiên Chúa nhưng muốn hiểu hơn ý định của Chúa hầu sống trọn ý Chúa. Thiên Chúa trông chờ tiếng "Xin vâng" từ Mẹ để thực hiện công trình của Người. Tiếng "Xin vâng" bao hàm cả tình mẫu tử lẫn sự đồng trinh. Mẹ vừa muốn vinh quang Thiên Chúa hiện thực nơi mình vừa muốn Người Con sẽ sinh ra hoàn toàn là quà tặng ân sủng. Lúc Mẹ thưa "Xin vâng", lời thưa của Mẹ đã thay đổi cả lịch sử nhân loại. Thánh Bênađô kêu lên: "Ôi lạy Mẹ, Mẹ là đấng cứu chuộc chúng con. Vì khi Mẹ thưa xin vâng, lập tức chúng con được giải thoát. Toàn thể địa cầu trông đợi lời xin vâng của Mẹ. Lời ấy sinh ra Ngôi Lời Hằng Hữu. Thiên Chúa muốn nghe Mẹ tự do trả lời, Mẹ "đầy ân sủng", khi Mẹ thưa: "Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền !" ( Lc 1, 38 ). Từ ấy Mẹ hoàn toàn kết hiệp với công trình của Con Mẹ, hôm nay vai trò Trung Gian của Mẹ khởi đầu. Kể từ đó Mẹ trở nên Mẹ của tất cả những ai hiệp nhất trong Đức Kitô ( Gl 3, 28 ). Hôm nay chúng ta không thể quên khuôn mặt đặc biệt của Thánh Giuse, vì cả Mẹ Maria và thánh Giuse đều đã sống một cách thật mãnh liệt duy nhất thời gian chờ đợi và chuẩn bị đón Chúa Giêsu giáng sinh với niềm vui thiêng thánh. Thánh Giuse người công chính Thánh Luca trình bày Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria như là vị hôn thê của "một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít " ( Lc 1, 27 ). Nhờ qua thánh nhân, Trẻ Giêsu được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là "Con của Vua Ðavít". Thánh Giuse là mẫu gương của người "công chính" ( Mt 1, 19 ); trong sự hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, Thánh Giuse tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, trong những ngày trước Lễ Giáng Sinh, thật là thích hợp hơn bao giờ hết, để thiết lập một cuộc đối thoại thiêng liêng với Thánh Giuse, với Mẹ Maria, xin các ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm cao cả Ðức Tin này. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ 10
  • 11. NHƯ MẸ ĐÃ VÂNG Có thể nói cuộc đời của những bậc thánh nhân đều gói trọn vào hai tiếng “xin vâng”. Phải, chỉ những ai biết vâng phục thánh ý Thiên Chúa, người ấy mới có thể là thánh nhân. Vì chưng, không gì tuyệt hải hơn sự vâng phục. Nhu cầu lớn nhất của nhân loại chính là sự tự khẳng định mình. Khi vừa lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã khẳng định chính nó bằng tiếng khóc chào đời. Mỗi người là một con người, mỗi người là một cá vị, không ai giống ai, không ai có thể là ai. Vậy mà khi vâng phục, người ta phải từ bỏ cái “tôi là ai” đấy để trở thành một người khác, sống cho người khác. Niềm tin và tình yêu là hai nguyên lý nền tảng giúp ta thi hành thánh ý Thiên Chúa cách trọn hảo. Không có niềm tin và tình yêu thì làm sao có thể vâng phục được. Vâng phục trong những việc nhẹ nhàng đã khó, đàng này còn hy sinh cả cuộc đời, cả những ước mơ, những nhu cầu chính đáng của mình để sống vì người khác, điều đó thực sự không đơn giản một chút nào. Đức Maria đã khấn giữ mình đồng trinh, đó là một ước mơ thầm kín của bất kỳ cô gái nào trên thế giới này. Mẹ đã định hướng cho cuộc đời mình bằng việc: “Không biết đến chuyện vợ chồng” ( Lc 1, 34 ), vậy mà Thiên Chúa lại muốn Mẹ “Thụ thai và sinh hạ một con trai, đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và được gọi là con Đấng Tối Cao, Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận” ( Lc 1, 33 ). Sứ mệnh mà Sứ Thần Thiên Chúa đến trao cho Đức Maria quả thật chẳng dễ để có thể chấp nhận. Vì chỉ cần gật đầu đồng ý cũng đồng nghĩa với việc lý tưởng cuộc đời Mẹ sẽ hoàn toàn sang trang. Một trang sử hoàn toàn trái ngược với ước muốn và dự định thầm kín mà mẹ đã ấp ủ biết bao năm qua. Thái độ lo lắng, bồn chồn, lo âu, hồi hộp của mẹ là hợp lý vì quá đột ngột, và ngoài sức tưởng tượng của mẹ. Nhưng chính vì tin tưởng và phó thác tuyệt đối vào quyền năng Thiên Chúa mà cuộc đời đã mở sang một bước ngoặc mới. Mẹ đã cúi đầu vâng phục thánh ý Thiên Chúa không phải vì lợi ích của mình nhưng chính vì vinh danh Thiên Chúa: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” ( Lc 1, 35 ). “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” ( Lc 1, 38 ). Lời thưa xin vâng được thớt lên từ tận cùng trái tim Mẹ nghe chừng đơn giản nhưng cả là một lựa chọn và quyết định lớn lao. Không ai có thể dễ dàng thưa vâng trước những sự việc trái ngược với ý muốn của mình. Niềm tin và tình yêu của Mẹ vào Thiên Chúa mãnh liệt và cao cả quá. Mẹ sống nhưng không cho mình mà là vì Thiên Chúa. Chỉ có thế, Mẹ mới có thể hiến dâng trọn vẹn cả cuộc đời vinh danh quyền năng Thiên Chúa được. Mỗi người chúng ta khi được xuất hiện trong cuộc đời, trước tiên là kết quả vâng phục của cha mẹ. Vâng phục ý muốn truyền sinh của Thiên Chúa mà cha mẹ đã sinh ra ta hiện diện trong cuộc đời này. Và ngày chúng ta chào đời cũng là ngày chúng ta khởi đầu sống vâng phục. Chắc chắn để vâng phục trọn hảo không dễ, luôn đòi hỏi ở ta sự hy sinh, cố gắng cùng với niềm tin và lòng mến tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đấng làm chủ sự sống và cái chết của chúng ta. Sống theo ý người khác đã khó, sống vâng phục Thiên Chúa lại càng khó hơn. Vì khi vâng phục Thiên Chúa cũng là lúc Ngài huấn luyện chúng ta nên tinh tuyền thánh thiện như Ngài vậy. Lạy Mẹ Maria, con cảm ơn Mẹ. Chính nhờ sự vâng phục của Mẹ mà hôm nay con có được niềm vui cứu độ. Nhờ Mẹ đã hy sinh quên mình, bỏ đi ý muốn bản thân để sống cho thánh ý Thiên Chúa mà hôm nay con có được niềm vui giáng sinh – Thiên Chúa làm người để cứu độ con. Sự vâng phục của Mẹ được ươm mầm trong sự vâng phục của Con Một Thiên Chúa. Vì yêu thế gian Ngài đã thi hành thánh ý Chúa Cha đến làm người, cứu độ chúng con. Con muộn màng nhận ra cuộc đời mình không gì khác hơn chính là kết quả sự vâng phục của những bậc thánh nhân. Vậy thì há cớ gì con lại không thể vâng phục Thiên Chúa để có thể đem hạnh phúc đến cho mọi người xung quanh ? Xin giúp con có được tâm hồn khiêm nhượng, bé nhỏ, đơn sơ, hiền lành và phó thác như Mẹ. Tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, từ bỏ ý riêng, sở thích, thói quen, quan niệm… để biết sống chu toàn thánh ý Ngài như Mẹ đã vâng. M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG 11
  • 12. ÁNH SÁNG GIÁNG SINH ( Lễ Giáng Sinh, Lễ rạng đông ) Bóng tối không thể ở nơi nào có ánh sáng. Đêm đen phải lùi xa khi ánh bình minh sáng ngời. Bóng đen tội lỗi phải biến mất khi Ánh Sáng Giáng Sinh xuất hiện. Vâng, thật hạnh phúc vì hôm nay sự sáng chiếu giãi trên chúng ta, và Chúa đã giáng sinh cho chúng ta. Ngày xưa, giữa đêm đen thăm thẳm, trong hơi sương giá rét, Ánh Sao Lạ đã xuất hiện làm dấu chứng để các mục đồng nhận biết nơi sinh của Đấng Cứu Độ. Ngày nay, chúng ta cũng thực sự hạnh phúc vì có Ánh Sao Lạ dẫn đường: Ánh Sáng Đức Tin. Nhờ đó, chúng ta nhận biết Hài Nhi Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng hóa thành nhục thể để cứu độ chúng ta. Chính Ngài là Ánh Sáng Cứu Độ dẫn chúng ta về với Thiên Chúa Cha. Hôm nay, niềm hạnh phúc đó đang tràn đầy thế giới, từ đất tới trời, và ngập cõi lòng những người thành tâm thiện chí. Niềm vui cứ ngồn ngộn ! Niềm vui sướng vỡ òa khắp nơi, như Ngôn Sứ Isaia đã nói: “Đây là lời Đức Chúa loan truyền cho khắp cùng cõi đất: Hãy nói với thiếu nữ Sion: Kìa ơn cứu độ ngươi đang tới. Kìa phần thưởng của Người theo sát một bên, và thành tích đi ngay trước mặt. Chúng sẽ được gọi là Dân-Thánh, là những-người-được-Đức-Chúa-cứu-chuộc. Còn ngươi sẽ được gọi là cô-gái-đắt-chồng, là thành-không-bị-bỏ” ( Is 62, 11-12 ). Những người hạnh phúc đó chẳng ai xa lạ, đó cũng là chính chúng ta ngày nay. Thế thì làm sao chúng ta lại không vui sướng cho được ! Hài Nhi Giêsu nơi hang đá Belem là Con Thiên Chúa, là Đấng Emmanuel, Đấng ở cùng chúng ta. Hãy chứng tỏ niềm vui đó và mời gọi muôn vật cùng đồng thanh tán dương: “Chúa là Vua hiển trị, hỡi địa cầu, hãy nhảy mừng lên, vui đi nào, ngàn muôn hải đảo !” ( Tv 97, 1 ). Chứng cớ không mơ hồ, vừa mặc nhên vừa minh nhiên: “Trời xanh tuyên bố Người là Đấng chính trực, hết mọi dân được thấy vinh quang Người” ( Tv 97, 6 ). Không nhận ra Thiên Chúa qua vạn vật chỉ vì người ta cố chấp hoặc cố ý nhắm mắt làm ngơ mà thôi. Nièm vui tăng dần, hạnh phúc trào dâng như triều cường: “Ánh sáng bừng lên chiếu rọi người công chính, niềm vui làm rạng rỡ kẻ lòng ngay. Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng tưởng nhớ Thánh Danh mà dâng lời cảm tạ” ( Tv 97, 11-12 ). Vui mừng rồi phải biết tạ ơn. Rõ ràng tâm tình tạ ơn rất quan trọng, nhưng chúng talại thường quên điều này. Niềm vui đó rõ nét cả ở những người không tin Hài Nhi Giêsu là Con Thiên Chúa. Điều này thấy rõ ngay ở đời thường này. Nhờ Ánh Sáng Đức Tin sáng soi từ khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, chúng ta trở thành tín hữu – những người “có niềm tin”. Là tín hữu thì cũng có những bổn phận chung và riêng, đơn giản nhất là sống Đức Tin. Thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại. Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới. Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta” ( Tt 3, 4-6 ). Dù trước mặt người đời, chúng ta có làm được những việc mà người ta cho là tài giỏi, nhưng cũng chẳng là gì đối với Thiên Chúa. Do đó, chúng ta không có lý do gì để mà vênh vang tự đắc hoặc kiêu ngạo. Nếu chúng ta có làm được điều gì hơn người khác thì cũng là nhờ ơn Chúa, có tài năng gì thì cũng là để phục vụ tha nhân, và luôn phải nhớ kỹ rằng “được nhiều thì bị đòi lại nhiều” ( x. Mt 25, 14- 30; Lc 19, 12-27 ). Đừng tưởng được nhiều thì sướng đâu đấy ! Thánh Phaolô kết luận: “Như vậy, một khi nên công chính nhờ ân sủng của Đức Kitô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời, như chúng ta vẫn hy vọng” ( Tt 3, 7 ). Trình thuật Lc 2, 15-20 là đoạn Kinh Thánh tiếp theo Tin Mừng lễ đêm Giáng Sinh. Trình thuật sáng nay đề cập các nhân chứng sống đầu tiên đối với việc Con Thiên Chúa giáng sinh làm người: Các mục đồng – những người nghèo khổ và hèn mọn trong xã hội. Nửa đêm giá lạnh, chắc chắn con nhà nghèo thì quần áo không đủ ấm, thậm chí có thể cũng chẳng đủ no bụng chứ nói chi đồ ăn ngon, nhưng các mục đồng vẫn ngủ say sau một ngày chịu mệt mỏi vì phải chăn chiên, đường xa lại đồi núi hiểm trở, họ phải ngủ lại nơi hang động. Các mục đồng đang ngon giấc thì chợt tỉnh giấc vì đất trời khác thường, tiếng động và ánh sáng bao trùm, lại có các thiên 12
  • 13. thần xuất hiện, ngạc nhiên hơn là có tin lạ. Các mục đồng đơn sơ và thật thà nên dễ tin, nhưng không phải họ tin vô cớ. Sau khi các thiên thần từ biệt họ để về trời, họ liền bảo nhau: “Nào chúng ta sang Belem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết” ( Lc 2, 15 ). Họ liền hối hả ra đi. Kinh Thánh dùng trạng từ “hối hả”, chứng tỏ họ đã tin nên mới đi ngay giữa đêm khuya, không so đo, không tính toán, không cần ngủ thêm nữa dù họ đang ngái ngủ vì dở giấc. Một bài học sống động về Đức Tin của các mục đồng khiến chúng ta phải tự xem lại Đức Tin của chính mình. Khi đến nơi có Ánh Sao Lạ tỏa sáng trên cao, các mục đồng trực tiếp gặp Cô Maria, Chú Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Một gia đình quá nghèo, nói theo ngôn ngữ ngày nay là “nghèo rớt mồng tơi”. Te tua tơi tả thật ! Nhưng họ vẫn tin, tin ngay, không một chút do dự. Thế mới lạ ! Nếu là chúng ta, liệu chúng ta có đủ tin ? Chưa chắc. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta yêu tha nhân, yêu cả kẻ thù, và làm điều gì cũng là làm cho Chúa, thế nhưng mấy ai thực sự nhìn thấy Chúa nơi những người nghèo khổ và hèn mọn mà hằng ngày chúng ta gặp ? Đôi mắt Đức Tin của Chân Phúc Mẹ Teresa Calcutta thật “sáng” khi Mẹ dặn các nữ tu: “Hãy phục vụ những người nghèo như phục vụ Đức Giêsu Kitô”. Còn chúng ta ? Các mục đồng không chỉ là chứng nhân về Con Thiên Chúa giáng sinh, là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo, mà có thể nói rằng họ là những “thầy dạy” về Đức Tin đối với chúng ta. Họ nhãn tiền thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Biết Chúa rồi, họ không giữ cho riêng mình, mà họ chia sẻ Chúa với người khác. Mà cũng thật lạ là khi nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên, nhưng họ tin. Những người này cũng có con mắt Đức Tin kỳ diệu, họ tin lời các mục đồng thuật lại chứ không cho rằng các mục đồng thế này hoặc thế nọ, họ không cần phải cân nhắc chi cả. Cả các mục đồng và những người nghe kể lại đều thấy lạ theo con mắt Đức Tin chứ không vì hiếu kỳ hoặc tò mò. Những bài học về Đức Tin thật đắt giá ! Thánh Luca cho biết thêm “sự lạ” khác: “Còn Cô Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. Ghi nhớ và suy tư là hai động thái cần thiết, nhưng người ta lại thích hành động ngược lại. Im lặng và lắng nghe để Chúa Thánh Thần hành động, chứ không ba hoa chích chòe, nhiều chuyện như “bà Tám”. Sự thật tỏ tường, các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. Cuộc đời nghèo khổ của họ đã khiến Thiên Chúa động lòng trắc ẩn mà ban cho họ niềm hạnh phúc khôn tả, những người khác không thể có được. Nghèo khó là nhân đức, là con đường dẫn tới Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót. Ánh Sáng Giáng Sinh đang chiếu tỏa khắp thế gian. Noel – Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, xin giúp chúng con biết sống đúng tinh thần nghèo khó, xin giúp chúng con nhận ra Chúa nơi những người bé mọn trong cuộc sống đời thường, đồng thời xin giúp chúng con biết mở rộng con tim và đôi tay đối với họ. Người là Đấng hằng sinh và hiển trị cùng với Thiên Chúa Cha, hiệp nhất với Thiên Chúa Ngôi Ba, đến thiên thu vạn đại. Amen. TRẦM THIÊN THU MỪNG SINH NHẬT ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ 78 TUỔI ( 17.12.1936 – 2014 ) 13 CÙNG HIỆP THÔNG
  • 14. "Vẫn còn một điều con chưa dâng cho Cha..." – "Điều gì thưa Chúa ?" – "Chính tội lỗi của con !" – "Lạy Chúa đây là các tội lỗi của con. Chúng không phải là của anh này hay chị kia mà là của con... Chúng là của con !" Trong bài giảng Lễ Tuần III Mùa Vọng sáng thứ ba ngày 16.12.2014 hôm nay, căn cứ vào Phụng Vụ Lời Chúa ( Xôphônia 3, 1- 3, 9-12; Máthêu 21, 28-32 ), Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ cảm nghiệm lời Chúa của ngài hết sức sâu xa mà lại thực tế như sau: Trước hết, nếu nhóm hối nhân được Ngôn Sứ Xôphônia bảo rằng là thánh phần có "lòng khiêm nhượng, khó nghèo, và tin tưởng vào Chúa", thì theo ngài, cũng có những kẻ "không chấp nhận sửa sai, họ không tin vào Chúa": "Những con người này không thể lãnh nhận Ơn Cứu Độ. Ơn Cứu Độ không dành cho họ. 'Ta sẽ lưu lại nơi ngươi thành phần hiền lành và khiêm hạ; họ sẽ tin tưởng vào danh Chúa suốt cuộc sống của họ'. Và điều này vẫn còn hiệu lực cho tới ngày nay, đúng không ? Khi chúng ta nhìn vào Dân Thánh của Chúa, thành phần khiêm hạ, thành phần dồi dào phong phú ở nơi Đức Tin của họ vào Chúa, nơi lòng tin tưởng của họ vào Chúa – con người khiêm hạ khó nghèo là thành phần tin tưởng vào Chúa: Những người này là những người được cứu độ và đó là đường lối của Giáo Hội, có phải không ? Đó là con đường tôi cần phải theo đuổi, chứ không phải là đường lối không nghe tiếng của Chúa, không chấp nhận sửa sai và không tin tưởng vào Chúa. Lời Chúa Giêsu phán trong Phúc Âm hôm nay là "các người thu thuế và gái điếm là những kẻ vào Vương Quốc của Thiên Chúa trước các người", theo Đức Thánh Cha Phanxicô, vẫn còn đúng nơi thành phần cảm thấy rằng mình "tinh tuyền" bởi việc họ đi lễ và rước lễ. Nhưng ngài nhấn mạnh rằng đi lễ rước lễ vẫn chưa đủ: "Nếu tấm lòng của anh chị em không phải là một tấm lòng thống hối, nếu anh chị em không lắng nghe Chúa, nếu anh chị em không chấp nhận sửa sai và nếu anh chị em không tin tưởng vào Người thì tấm lòng của anh chị em là một tấm lòng bất hối. Những con người giả hình cảm thấy mình 'tinh tuyền' này cảm thấy bị xúc phạm bởi những gì Chúa Giêsu nói về những người thu thuế và gái điếm, nhưng rồi họ lại âm thầm chiều theo đam mê hay làm ăn – tất cả đều âm thầm kín đáo. Chúa không muốn những hạng người như họ". Đức Thánh Cha kể lại chuyện của một vị Thánh tưởng rằng mình đã dâng hết mọi sự cho Chúa, như sau: "Ngài lắng nghe Chúa, ngài luôn tuân theo ý muốn của Chúa, ngài đã cống hiến cho Chúa và Chúa đã nói với ngài rằng: 'Vẫn còn một điều nữa con chưa dâng cho Cha. Con người tốt lành tội nghiệp này thưa lại: 'Nhưng lạy Chúa còn cái gì nữa con chưa dâng cho Chúa ? Con đã dâng cho Chúa sự sống của con, con hoạt động cho người nghèo, con dạy giáo lý, con làm việc ở đây, ở đó...' 'Thế nhưng vẫn còn một điều con chưa dâng cho Cha'. 'Điều gì thưa Chúa ? 'Tội lỗi của con'. "Khi nào chúng ta có thể nói cùng Chúa rằng: 'Lạy Chúa đây là các tội lỗi của con. Chúng không phải là của anh này hay chị kia mà là của con... chúng là của con... Chúng là của con. Xin Chúa hãy nhận lấy chúng để con được cứu độ'. Khi nào chúng ta có thể làm như thế chúng ta mới là thành phần ấy, thành phần hiền lành và khiêm hạ, thành phần tin tưởng vào danh Chúa. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn này". Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa Sở dĩ Đức Thánh Cha Phanxicô đương kim của chúng ta đang bị một thiểu số âm thầm tấn công hay mới tỏ ra công khai chỉ trích là vì ngài đã dám động chạm đến tận đáy hỏa ngục, qua những lời ngài nói và việc ngài làm hoàn toàn phản ảnh Lòng Thương Xót Chúa, một Lòng Thương Xót Chúa mà satan và ngụy thần không thể nào chấp nhận và chịu đựng được, đến độ lực lượng hỏa ngục tìm hết cách quỉ quái nhất và hiểm độc nhất để hủy diệt cho bằng được, và mục tiêu trước hết và trên hết của bọn chúng đó là bản thân vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa hiện nay. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa ở chỗ, qua những gì ngài đã nói và làm, như tất cả những ai theo dõi kỹ ai cũng đều thấy: 14
  • 15. 1. Ngài cảm nhận rằng đây là thời điểm của tình thương, một thời điểm đầy những thương tích ( về thể lý, tâm lý và luân lý ) cần phải được băng bó ( xem Huấn Từ Truyền Tin 12.1.2014 hay Huấn Dụ hàng Giáo Sĩ Roma ngày 6.3.2014 ); 2. Ngài đồng thời cũng thâm tín và xác tín rằng cốt lõi của Phúc Âm là tình thương, hay ngược lại tình thương chính là trọng tâm của Phúc Âm ( xem Huấn từ ngỏ cùng các phần tử thuộc Tòa Ân Giải của Tòa Thánh ngày 28.3.2014, hay Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lòng Thương Xót Chúa 27.4.2014 ), hoặc Bài Giáo Lý về Giáo Hội ngày 10.9.2014 ); 3. Vì thế, theo nguyên tắc, tất cả mọi cơ cấu, nguyên tắc, luật lẽ và tổ chức của Giáo Hội đều phải làm sao để hướng về và đạt đến đích điểm tình thương ( xem Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, đoạn 26, 27, 34, 35, 38, 39, 41, 43 và bài giảng lễ sáng thứ ba 9.12.2014 tại Nguyện Đường Nhà Trọ Thánh Martha ); 4. Bởi vậy, trong thực hành, Giáo Hội cần phải là một bệnh viện lưu động để chữa lành, chứ không phải chỉ mở cửa đón nhận tội nhân và nạn nhân trở về mà thôi ( xem trả lời Phỏng Vấn 8 năm 2013, 4.12.2014 và Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, đoạn 44 và 47 ); 5. Giáo Hội cần phải đi đến tận rìa mép, ngoại vi của xã hội để tìm kiếm các con chiên lạc đáng thương, thậm chí Giáo Hội phải ăn uống với thành phần đàng điếm và thu thuế tội lỗi ( Huấn từ bế mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III – 2014 ngày 18 tháng 10 ); 6. Mà có vì thế Giáo Hội bị lem lấm bởi tội nhân chăng nữa, Giáo Hội mới thực sự sống đúng cốt lõi của Phúc Âm và nên giống Đấng Sáng Lập của mình, Đấng đã bị và cố ý để cho bàn tay nhơ nhớp của người phụ nữ tội lỗi là Maria Magdala chạm đến ( xem Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, đoạn 49 ); 7. Riêng bản thân của mình, Đức Thánh Cha đã tỏ ra tôn trọng mọi người, kể cả thành phần đồng tính, ly dị tái hôn và cộng sản v.v…, nhưng không phải vì thế mà ngài chấp nhận và ủng hộ hành động tội lỗi hay sai trái của họ, ngược lại, ngài cần phải làm sao có thể đến gần họ và họ có thể đến gần ngài để mang họ về với Chúa bằng việc hoán cải của họ ( xem trả lời Phỏng Vấn tháng 7 và 8 năm 2013 ); 8. Ngài đã không đặt luật lệ và tội lỗi trước, mà là tình thương và tha thứ trước, như chính Chúa Kitô đã tỏ ra với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình hay như người cha tỏ ra với người con hoang đàng trở về ( xem Huấn Từ Truyền Tin 17.3.2013, hoặc xem bài giảng Lễ Lòng Thương Xót Chúa ngày 7.4.2013, hay xem trả lời Phỏng Vấn tháng 7 năm 2013, và xem Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, đoạn 44 và 47 ); Một khi nắm bắt được cả chủ trương lẫn thái độ về Lòng Thương Xót Chúa nơi vị Giáo Hoàng của chúng ta như thế, chúng ta mới có thể chẳng những ngoan ngoãn tuân phục ngài, một dấu hiệu là Kitô hữu Công giáo chân chính, mà còn hiên ngang can đảm bênh vực ngài là vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian nữa. Do đó, xin hãy xem kỹ những gì ngài giáo huấn và gương sáng ngài làm, chứ đừng nghe kỹ hay đọc kỹ những gì chống ngài rồi trở thành nạn nhân khốn khổ ! Nhưng đừng theo dõi ngài bằng con mắt Pharisêu lúc nào cũng tìm cớ bắt bẻ Chúa Giêsu và xuyên tạc việc Chúa làm ( xem Mc 3, 2; Mt 9, 32-34, 12, 22-24 ), những con mắt duy luật mà phi nhân, đến thiển cận ( xem Mc 2, 5-7 ), không theo nguyên tắc và tinh thần của Chúa Kitô và Phúc Âm. Đaminh Maria CAO TẤN TĨNH, BVL ĐIỂM TIN HỘI THÁNH CÔNG GIÁO Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 2015 Hôm 10.12.2014, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 48, sẽ được cử hành ngày 1.1.2015 tới đây về đề tài: ”Không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh em”. 15 CÙNG THÔNG TIN
  • 16. Đề tài này là một câu trích từ thư Thánh Phaolô gửi ông Philômênô ( Plm 1, 15-16 ). Sứ điệp gồm 2 phần: Phần đầu Đức Thánh Cha nói về bao nhiêu khía cạnh của nạn nô lệ trong quá khứ và ngày nay, và nhắc đến những nguyên nhân sâu xa của chúng. Trong phần thứ II ngài khuyến khích tìm ra những giải pháp chung để bài trừ nạn nô lệ mà ngài gọi "hiện tượng đáng kinh tởm”. Phần thứ I mang tựa đề "những khuôn mặt và nguyên nhân của nạn nô lệ", trong đó Đức Thánh Cha nhận xét rằng mặc dù tệ nạn nô lệ đã được chính thức bãi bỏ trên thế giới, và quyền của mỗi người không bị giữ trong tình trạng nô lệ cũng được công nhận, nhưng ngày nay hằng triệu người vẫn còn phải sống trong những điều kiện giống như nô lệ. Đức Thánh Cha nhắc đến nhiều ví dụ bi thảm như những người phải làm việc như nô lệ, người di dân bị tước đoạt tự do và của cải, bị lạm dụng thể lý, bị giam cầm vô nhân đạo, bị chủ nhân lợi dụng tình trạng pháp lý bấp bênh, không có giấy tờ hợp pháp, để ép họ làm việc như nô lệ; có những người nô lệ tình dục, đặc biệt là phụ nữ phải hành nghề mại dâm, nhiều trẻ vị thành niên trở thành nạn nhân những vụ lấy cơ phận để buôn bán, các em cũng bị xung vào quân ngũ, bị em bán ma túy v.v… Trong số các nguyên do của tệ này nạn, có nạn nghèo đói, không được giáo dục, không tìm được công ăn việc làm, nạn tham những nơi các nhân viên an ninh và công lực. Phần thứ II của Sứ điệp có tựa đề: Bài trừ nạn nô lệ như một sự dấn thân chung và hoàn cầu hóa tình huynh đệ. Đức Thánh Cha nhận xét rằng nạn buôn người, buôn bán người di dân và bao nhiêu hình thức khác của nạn nô lệ diễn ra trong sự dửng dưng của bao nhiêu người, nhưng cũng có nhiều người làm việc âm thầm chống lại tệ nạn này và cứu giúp các nạn nhân, như nhiều dòng tu, nhất là các dòng nữ, đang làm; họ tìm cách phá vỡ xiềng xích vô hình liên kết giữa những kẻ bóc lột và các nạn nhân. Với sự kiên nhẫn, can đảm và kiên trì, các dòng tu đặt mình các nạn nhân bằng cách cứu giúp họ, phục hồi họ về tâm lý và giúp họ tái hội nhập vào xã hội. Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới 3 nỗ lực cần thực hiện trong lãnh vực này, đó là phòng ngừa các tội ác bắt người làm nô lệ, bảo vệ các nạn nhân và truy tố những kẻ phạm pháp. Để bài trừ nạn nô lệ, cần có một hoạt động chung và hoàn cầu từ phía toàn thể xã hội. Các Nhà Nước cần canh chừng để luật lệ về di trú, lao động, nhận con nuôi, và di chuyển các xí nghiệp được thực thi trong sự tôn trọng phẩm giá con người. Cần có những đạo luật đúng đắn, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, và cần có những cơ chế kiểm soát hữu hiệu, không để kẽ hở cho sự tham những và phạm pháp mà không bị luật pháp trừng trị. Công bố tài liệu đề cương Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ 14 Hôm 9 tháng 12, tài liệu đề cương ( Lineamenta ) của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa 14 đã được công bố. Công Nghị Giám Mục này sẽ tiến hành từ ngày 4 đến 25-10 năm 2015 về chủ đề ”Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay”. Nội dung Tài liệu đề cương lần này là bản tường trình chung kết của Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa đặc biệt thứ 3, được các nghị phụ bỏ phiếu thông qua ngày 18 tháng 10 sau 2 tuần nhóm họp tại Vatican. Văn kiện gồm 3 phần, chia làm 62 đoạn: trước tiên là lắng nghe: nói về bối cảnh và những thách đố về gia đình ngày nay; phần II là cái nhìn về Chúa Kitô: trình bày Tin Mừng về gia đình; phần III là đối chiếu trình bày những viễn tượng mục vụ. Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục giải thích rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục năm tới là một sự tiếp nối Công Nghị Giám Mục ngoại thường đã tiến hành hồi tháng 10 năm nay. Khoảng thời gian giữa hai công nghị là thời gian suy tư và đào sâu. Với mục đích ấy, Văn phòng đã gửi đến các Hội Đồng Giám Mục, các Hội Đồng Công Nghị của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự quản ( sui juris ), Hiệp hội các Bề Trên Tổng Quyền các Dòng nam, và các cơ quan trung ương Tòa Thánh một văn kiện để đào sâu các vấn đề đã được nêu bật trong bản Tường trình chung kết Công Nghị Giám Mục vừa qua, và thực tế đây là tài liệu đề cương, chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục năm tới. 16
  • 17. Kèm theo tài liệu đề cương là một bản 64 câu hỏi để tham khảo ý kiến các Giáo Hội địa phương, các cơ quan trung ương Tòa Thánh và một số cơ quan khác. Những câu hỏi đó đề cập tới các khía cạnh của đời sống hôn nhân và gia đình và cả những người có xu hướng đồng tính luyến ái: - Vấn đề hôn nhân hỗn hợp và khác đạo, - Mục vụ bí tích đối với những người ly dị tái hôn dân sự, - Việc nhìn nhận những trường hợp hôn phối vô hiệu, - Giá trị của hôn phối bất khả phân lý, - Phân định đúng đắn về những cặp chỉ kết hôn dân sự, hoặc sống chung mà không kết hôn; - Nạn phá thai, - Đối thoại với các khoa học và kỹ thuật sinh học để sinh con, - Chính sách xã hội và kinh tế hỗ trợ gia đình, sự cộng tác với các tổ chức xã hội và chính trị, - Sự đa nguyên và thuyết duy tương đối văn hóa, sự tục hóa xã hội, - Hậu quả của những thay đổi về dân số, suy giảm số sinh, - Chiều kích tội lỗi và tha thứ, những giá trị chứa đựng trong giáo huấn Kinh Thánh, - Việc đào tạo Linh Mục, - Ngôn ngữ truyền thông mục vụ, giáo huấn của Giáo Hội, sứ mạng giáo dục của cha mẹ, thông truyền Đức Tin Kitô v.v… Các bản trả lời góp ý được yêu cầu gửi về Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới trước ngày 15.4.2015, và dựa vào các câu trả lời, một tài liệu làm việc sẽ được soạn thảo và công bố trước mùa hè năm tới. Quân khủng bố Hồi Giáo chặt đầu 4 trẻ em Kitô vì không chịu cải đạo sang Hồi Giáo Linh Mục Tổng Đại Diện Anh Giáo tại thủ đô Baghdad nói với tờ The Independent của Anh Quốc hôm 8.12.2014, rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chặt đầu bốn trẻ em Kitô vì không chịu cải đạo sang Hồi Giáo. Cha Canon Andrew White nói rằng trong một vùng ngoại ô gần Baghdad, quân khủng bố đã tụ họp dân chúng trong vùng tạm chiếm và bắt các trẻ con nói theo: "Chúng tôi sẽ theo Muhammad." Trong số những đứa trẻ, tất cả đều dưới 15 tuổi, có bốn em đã nói: "Không", "Chúng tôi yêu Yeshua ( tiếng Iraq nghĩa là Chúa Giêsu ), Đấng đã luôn luôn yêu thương chúng tôi và chúng tôi sẽ luôn luôn đi theo Yeshua, Yeshua luôn ở với chúng tôi." Dù bị hăm giết, các em vẫn nói: "Không, chúng tôi không thể theo ai khác." Cha Canon Andrew White nói quân khủng bố đã lập tức chặt đầu 4 đứa trẻ trước khi chặt thi thể chúng ra thành nhiều phần để dằn mặt dân chúng. Tờ The Guardian của Anh Quốc hôm 10.12.2014 cho biết 2 triệu người trong tổng số 36 triệu dân Iraq đã phải rời bỏ nhà cửa của họ trước những tấn kích dai dẳng của quân khủng bố trong cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo. Một nửa trong số những người tị nạn đã tìm đường đến Kurdistan, khu vực tự trị phía bắc Iraq của người Kurd mà cho đến gần đây đã tăng lên đến 8,3 triệu người. "Thách thức hiện tại và cấp bách nhất là mùa đông đã bắt đầu", một đại diện của Anh Quốc tại Kurdistan nói: "Chúng ta cần phải cung cấp nơi trú ẩn thích hợp, hệ thống sưởi ấm, quần áo mùa đông và chăn màn. Chúng tôi vẫn đang tiếp nhận người di tản... Cuộc khủng hoảng chưa có chiều hướng ổn định." Trích Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12.12 đến 18.12.2014 17 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 18. PHONG CÁCH PHANXICÔ Bài 27. Danh xưng hèn mọn Bàn về nhu cầu chính đáng và cần thiết chỉnh sửa lại một số ngôn từ trong đạo, ít có ai có được tầm hiểu biết và nhiệt tâm cho bằng Lm. Huỳnh Trụ, phụ trách Từ vựng Công Giáo của TGP Saigon ( trích ) : - “Đức” theo nghĩa Hán thì tuỳ theo tư tưởng triết học mà có nghĩa khác nhau, nhưng đa số mang tính xã hội, chỉ riêng Công Giáo mới mang nghĩa đối thần, tức là ơn Chúa. Còn trong nghĩa Nôm, Đức là từ tôn kính và chỉ đứng trước danh xưng chức vị hay tước hiệu, nên xưng Đức Giêsu, Đức Maria, Đức Mẫn… là cách dùng không chuẩn. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130129/20159 - Có người dùng cách gọi “Đức Giêsu” để nhấn mạnh đến nhân tính, còn từ “Chúa Giêsu” để nói về thiên tính của Ngôi Hai Thiên Chúa. Nhưng khi nhấn mạnh như thế, liệu chúng ta có đi lệch với mầu nhiệm ngôi hiệp không? Đây, không phải chỉ là cách dùng từ, mà còn liên quan đến phạm trù giáo lý Đức Tin. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130129/20159 - Một số từ ngữ tôn giáo đôi khi chưa được sử dụng đúng hoặc bị dùng sai âm. Vì vậy những gì tôi viết hoàn toàn dựa trên cơ sở ngữ pháp, chỉ mong muốn từ ngữ tôn giáo được sử dụng chính xác hơn, mà không có tính cách dạy đời, cũng không mang tính tranh luận. http://tgpsaigon.net/baiviet- tintuc/20131013/18865 - Trong giai đoạn trưởng thành, Giáo Hội tại Việt Nam may mắn đã sớm có được nhiều vị tiên phong tài ba và nhiệt tâm xây dựng một hệ thống thuật ngữ triết học và thần học bằng chữ Quốc ngữ... Đó cũng là di sản văn hoá quý báu… Chắc chắn cũng có một số thuật từ cần phải xem lại và thay thế cho thích hợp hơn…Tránh thái độ phê phán, kích bác chỉ dựa trên cảm tính hay sở thích riêng. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20140903/27517 - Papa ( Pope, do bởi chữ Hy Lạp pappas nghĩa là “cha” ), tiếng thân mật của con cái gọi cha mình hay của người vợ gọi người chồng… Trong tiếng Việt, Papa ngày xưa dịch là “đức thánh baba”, sau này là đức thánh cha. Danh xưng này không có trong các bảng liệt kê chính thức, nhưng lại được sử dụng nhiều nhất, thường xuất hiện dưới dạng viết tắt là “PP” ( viết tắt của chữ “Papa” ) sau danh hiệu hoặc chữ ký của các vị giáo hoàng trong các văn kiện mang dấu ấn của các ngài. Ví dụ: “Benedictus PP. XVI”. Có một điều rất lạ, trong khi người Hoa Công Giáo trên toàn thế giới đều xưng vị lãnh đạo của chúng ta là giáo tông, thì chính quyền Trung Quốc lại gọi là giáo hoàng với ý mỉa mai, xem ngài như di sản của chế độ phong kiến và vua của nước Vatican... Chúng ta cần suy nghĩ có nên dùng thuật từ giáo tông ? Vì thuật từ giáo tông ngoài nghĩa người đứng đầu, còn mang tính cách tông truyền nữa. Ngoài ra, tất cả những gì thuộc về giáo tông đều mang chữ tông và có cùng một hệ thống với những từ như: Tông thư, Tông huấn, Tông sắc, Tông Toà... không thể nói Hoàng thư, Hoàng huấn, Hoàng sắc, Hoàng Tòa... được. Tuy người ta cũng gọi các uỷ ban của Toà Thánh là uỷ ban giáo hoàng, như Uỷ ban Giáo Hoàng về Di sản Văn Hóa của Giáo Hội, Uỷ ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh..., nhưng những thuật từ này chúng ta có thể thay thế bằng thuật từ giáo tông một cách dễ dàng. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130309/20595 ( ngưng trích ) Như thế, theo Lm Huỳnh Trụ, dùng từ Giáo Hoàng 教皇 là ta đã vô hình trung đi theo cách gọi mỉa mai của chính quyền Trung Quốc. Tuy các bài biên khảo rất có giá trị và công phu này được phổ biến trên website Tổng Giáo Phận Saigon, có khi còn được viết theo yêu cầu của Tiểu Ban Từ Vựng thuộc Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin, nhưng ít thấy ai khác dùng Giáo Tông 教宗. ( Xưa nay đạo hữu Cao Đài vẫn dùng từ Giáo Tông ). Đức Thánh Cha vẫn trang trọng và dễ cho Tín Hữu đọc hơn là “Đức Thánh Baba”. Dân chúng thường gọi con rùa là con baba. ( Trích ) Hai con ba ba khổng lồ vừa được phát hiện tại thị trấn Sông Mã ( Sơn La ). Một con nặng 45, 5kg, dài 85cm, ngang 50cm; một con nặng 20 kg, dài 50cm, ngang 40cm. http://www.tinmoi.vn/phat-hien-ba-ba-gai-lon-nhat-viet-nam-01647032.html. Việt ngữ không hề có từ nào bắt đầu bằng phụ âm P ngoài một số ít từ Việt hóa như tấm panô ( panneau trong tiếng Pháp ), cục pin ( pile ), chơi ping-pong, thường được dân gian đọc là ba-nô, cục 18
  • 19. bin, chơi bing bong. Ta có rất nhiều từ bắt đầu bằng âm B. Môn phát âm ( phonetics ) của khoa ngữ học ( linguistics ) phân biệt P là phụ âm điếc ( unvoiced ) còn B là phụ âm vang ( voiced ). Articulation Unvoiced ( âm điếc ) Voiced ( âm vang ) Pronounced with the lips closed [p] ( pin ) [b] ( bin ) Môi đóng lại Thanh quản không rung Thanh quản rung Nói tiếng Tây Ban Nha ( tiếng mẹ của Papa Phanxicô ) thì còn phải cẩn thận hơn giữa hai âm B và P. Du học sinh Việt Nam tại Cuba khi vào ăn tại các nhà hàng thường gây hiểu lầm vì hay phát âm sai pollo ( thịt gà ) thành bollo ( tiếng tục tĩu gọi cơ quan sinh dục nữ ). Mọi người trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, đều dùng từ Papa. Các Giáo Tông kể từ Thánh Siricius ( 384-399 ) cho tới nay đều mang tước vị và chức vụ là Papa. Các ngài cũng đều tự gọi mình là Papa cả. Ngày nay cả thế giới có khuynh hướng dùng chung thuật ngữ giống nhau cho nhiều từ khoa học kỹ thuật, nhất là trong công nghệ thông tin, lãnh vực luôn phát sinh các từ vựng mới mà tiếng Việt khó mà dịch tròn ý hết được. ( Trích Radio Vatican ) Nhà lãnh đạo Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới, Mục sư tiến sĩ Geoff Tunnicliffe đã ca tụng việc Papa Phanxicô đến gặp Hội Thánh Ngũ Tuần ( Pentecostals ) tại Caserta và công khai xin lỗi về sự kỳ thị của người Công Giáo đối với họ trong quá khứ. Nhận định đây là một cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử, vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới nói: "Trong khi các cuộc đối thoại chính thức giữa Công Giáo và Tin Lành vẫn là một phần thiết yếu của tiến trình hợp nhất, việc xây dựng lòng tin và tình bằng hữu sẽ thúc đẩy các trao đổi thần học đi đến một tầm mức sâu xa hơn. Người ngoài cần hiểu rằng, dù cho có nhiều khác biệt trong các giáo phái Kitô, về cốt lõi chúng ta có rất nhiều điểm chung. Lời xin lỗi công khai của Papa Phanxicô đã phản ánh sứ điệp của Chúa Giêsu. Hy vọng nó cũng gởi đi một thông điệp mạnh mẽ trên khắp thế giới, đặc biệt tại những quốc gia có những căng thẳng trầm trọng giữa Công Giáo và Tin Lành. Nhưng tôi cũng phải nhìn nhận rằng cũng đã có tình trạng người Tin Lành kỳ thị người Công Giáo và rất tôi ân hận về điều này. Các bất đồng về mặt thần học không bao giờ được dẫn ta tới chỗ kỳ thị và bách hại nhau. Ta cần phải xin nhau tha thứ. Papa Phanxicô đã cho ta một gương mẫu sáng ngời." ( http://en.radiovaticana.va/news/2014/07/30/wea_hails_popes_caserta_visit_and_apologises_to_catholics/ ) Nói về tầm quan trọng của Phanxicô Assisi, ít có tác giả nào dám đi tới mức nhận định như Mục Sư tiến sĩ Paul Sabatier ( 1858-1928 ), nhà nghiên cứu sử, giáo sư thần học tại đại học Strasbourg, Pháp. Tác phẩm Cuộc đời Thánh Phanxicô Assisi của ông được viết ra nhắm tới độc giả Tin Lành, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là hay nhất và chính xác về Phanxicô, đã mở ra một chương mới trong cách biên khảo về tôn giáo và dấy lên phong trào nghiên cứu văn chương cũng như sử liệu vào thời Trung Cổ, đặc biệt về Dòng Phanxicô. Sách của ông đã bị Công Giáo lên án và cấm Tín Hữu đọc vì cho rằng sai lạc. Dù đã phân ly nhưng anh em Tin Lành vẫn rất ngưỡng mộ Phanxicô Assisi, vẫn nhìn nhận anh là Thánh, là người cải cách quan trọng đi trước Martin Luther. Họ còn giữ lại một số dòng tu Phanxicô trong đó các tu sĩ vẫn sống khiết tịnh. Việc Papa hiện nay mang tông hiệu Phanxicô làm cho họ cảm thấy gần gũi hơn với Công Giáo. Họ rất quan tâm và ngưỡng mộ những việc làm của Papa Phanxicô. ( Trích ) Ta biết rằng Thánh Phanxicô khát khao và tin rằng đời anh là một sự bắt chước Chúa Giêsu. Thâm tín rằng mình chỉ là một kẻ bắt chước đã giữ cho anh không bị kiêu ngạo, giúp anh truyền giảng với một lòng nhiệt tâm vô song, không hề bận tâm về bản thân mình. Thực trạng tôn giáo tại Italia vào năm 1205 đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và thúc đẩy Phanxicô đi theo con đường riêng của mình. Hàng giáo sỹ - tu sỹ vào lúc đó đã bị suy đồi về luân lý trầm trọng tới mức làm cho việc cải tổ nghiêm chỉnh không thể khả thi được. Thời đó có rất nhiều bè rối khác nhau. Đó là một bức tranh báo động. Sự tiến bộ trong khoa nghiên cứu sử có thể cung cấp thêm nhiều chi tiết, nhưng kết luận bao giờ cũng giống nhau. Đó là không có Phanxicô Assisi, Nhà Thờ có lẽ đã bị sụp đổ tan tành và bè rối Cathar đã toàn thắng. Chính anh chàng nghèo khổ hèn mọn ở Assisi, dù bị giáo triều Papa Innocent III khinh thường, đã cứu vãn Đạo Kitô. ( Paul Sabatier, Life of St. Francis Assisi, Chapter 3, Church in 1209, p. 30 ) 19