SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
QUÀ TẶNG TIN MỪNG
Mấy hôm nay chúng tôi đã nhìn thấy, đã được nâng niu trân
trọng trên tay cuốn “Phúc Âm Bỏ Túi” ( PABT ) như cách gọi của
những người thực hiện công việc này ( www.conggiaovietnam.net ).
Cách đây không lâu, Đức Thánh Cha Phanxicô có sáng kiến biếu tặng
cuốn Phúc Âm dành cho mọi người, với khổ nhỏ nên dễ dàng mang
theo bên mình để đọc và suy gẫm ( ảnh kèm theo, sách PABT
"Vangelo", bản tiếng Ý, được Đức Thánh Cha trao tặng vào Chúa Nhật
6.4.2014 sau Kinh Truyền Tin ở quảng trường Thánh Phêrô ). Ở Việt
Nam, một số anh chị em tốt lành muốn bước theo Đức Thanh Cha nên
cố gắng thực hiện công việc cho ra đời cuốn PABT bằng tiếng Việt, và
cũng dành để trao tặng mọi người, đặc biệt những anh chị em vùng
sâu vùng xa và có hoàn cảnh khó khăn.
Công việc này làm chúng tôi nhớ đến một công việc khác trong
quá khứ. Giữa những năm chiến tranh ác liệt trên quê hương đất nước,
các vị có trách nhiệm trong Hội Thánh Việt Nam lúc bấy giờ có sáng kiến
“Mỗi quân nhân một Tân Ước”. Những bản Tân Ước đầu tiên được in
ấn ở Hồng Kông ( Ảnh sách Tân Ước cho quân nhân năm 1970, chụp
chung với bản PABT năm 2014 ) đã theo chân người lính đi khắp mọi nơi, hẳn không thể kể ra hết được
những hiệu quả tích cực trong đời sống thiêng liêng do việc đọc Lời Chúa mang lại. Những vị thực hiện
chương trình này hiện nay đã lần lượt theo nhau về Quê Trời ( Cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, cha Giuse
Trần Hữu Thanh, cha GB. Nguyễn Văn Vàng, cha Roco Nguyễn Tự Do… ).
Hội Thánh nói chung, cách riêng Hội Thánh Việt Nam luôn nhắc nhở con cái mình đọc, suy gẫm
và học hỏi Lời Chúa. Có rất nhiều nỗ lực giúp mọi người tiếp cận với Lời Chúa. Sự phát triển các kênh
truyền thông làm tăng thêm những hoạt động đầy cố gắng và đáng khích lệ này. Dù vậy, giữa bao nhiêu
những bề bộn công việc, một lượng thông tin khổng lồ dày đặc trên các mạng truyền thông, Lời Chúa
xem ra vẫn lẻ loi và tầng suất hiện diện việc còn hết sức khiêm tốn.
Trong một lần đi công việc ở một miền quê nọ, mô hình sống đạo cũng tương tự như mọi miền quê
trên đất nước chúng ta, về tối nghe rân ran những lời
kinh ê a ở các khu xóm, Giáo Phận đã dọn ra một số lời
kinh có tính cách Giáo Lý, những “giáo trình” này được
truyền về đến tận các khu xóm để mọi người học hỏi.
Thật là một nỗ lực cụ thể và thích ứng với một xã hội nhỏ
không còn thanh niên bao nhiêu, vì phần đông đã kéo
nhau ra thành thị để mưu sinh, thích ứng với một xã hội
vùng miền chỉ còn những ông bà già và con trẻ. Tuy
nhiên, khi cố gắng tìm hiểu thêm thì thấy không mấy nhà
có cuốn Kinh Thánh, mà nếu có, rất tiếc là người ta lại
chỉ để cuốn Kinh Thánh trên bàn thờ với một lớp bụi
đóng trên bìa sách chứng tỏ lâu ngày chưa cầm đến.
Chắc chắn các em nhỏ và các bạn thiếu niên sẽ
không “đủ no” khi chỉ được cung cấp loại “thực phẩm”
như “giáo trình” kể trên, những bạn thanh niên Công
1
NĂM THỨ 15 – SỐ 630 – CHÚA NHẬT.2014
Giáo trôi dạt trên các phố thị đông người đầy cạm bẫy sẽ sử dụng loại lương thực nào để nuôi sống đời
sống thiêng liêng của mình ? Nếu những bản văn Phúc Âm được chuyển đến những vùng quê như vậy,
nếu trong túi các bạn thanh niên có bản Kinh Thánh nhỏ bé vừa vặn với cuộc sống lao động của anh em
thì thật hay biết bao ! Sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô đã là một khởi hứng tuyệt vời ít là trong
môi trường Giáo Hội Việt Nam hôm nay.
Nỗi trăn trở của những người thực hiện là làm sao những cuốn “Phúc Âm Bỏ Túi” này đến được
từng gia đình, từng tay các bạn trẻ lao động ? Nói chung đến với mọi tầng lớp dân chúng ? Làm sao đế
những cuốn PABT này không quanh quẩn trong những gia đình giàu có, lẫn lộn trong những mớ sách hỗn
độn, trở thành những món quà biếu cho vừa lòng, cho thỏa mãn lòng kiêu hãnh ? PABT phải đến được
với mọi người, nhưng những người nghèo, những vùng sâu vùng xa cần hơn nhiều lắm.
Và cuối cùng nỗi trăn trở của những người thực hiện là làm sao có nhiều PABT để chia sẻ đến tất cả
những ai thật sự cần thiết. Cầu chúc cho việc làm quý hóa vô vị lợi này được phúc lành của Thiên Chúa.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 6.11.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
QUÀ TẶNG TIN MỪNG ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................................ 01
ĐỀN THỜ TÂM HỒN ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ............................................................................. 02
ĐỀN THỜ SỐNG ĐỘNG ( AM. Trần Bình An ) ..................................................................................... 05
PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 25: Bong bóng xà phòng ( Nguyễn Trung ) ..................................... 06
HÔN NHÂN CÔNG GIÁO DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LINH ( Phùng Văn Hóa ) ........................................... 12
LM. RÔCÔ NGUYỄN VĂN TỰ DO, MỘT CHIẾN SĨ TIN MỪNG… ( Khải Triều Nguyễn An Tôn ) ........ 15
PARAGUAY – ÔN CỐ TRI TÂN ( Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD ) .................................................. 17
10 LÝ DO TÔI LÀ MỤC SƯ ( John MacArthur, bản dịch Huỳnh Thiên Nga ) ........................................ 21
CHIẾN DỊCH LÀM GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG CỦA CÁC BÀ MẸ ( Thế Giới nhìn từ Vatican ) ................. 22
MỘT CÁI NHÌN VỀ NGƯỜI CUBA – DÂN CUBA ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM ( Misha Đoàn ) ..... 23
BÁC SĨ CHẨN ĐOÁN KHÔNG RA BỆNH… ( Đào Sơn, báo Đời Sống và Pháp Luật ) ......................... 27
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 28
ĐỀN THỜ TÂM HỒN
Kỷ niệm ngày cung hiến Vương Cung Thánh
Đường Latêranô là dịp suy nghĩ về Đền Thờ đích
thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô ( Ga 2, 21 ).
Chính nơi Đền Thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả
quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi Đền
Thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng
lên Thiên Chúa.
1. Giới thiệu Đền Thờ Latêranô
Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan
Latêranô là một trong những Thánh Đường đầu tiên
được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu.
Thánh đường được Hoàng Đế Constantinô xây và
được Đức Thánh Cha Sylvestro thánh hiến năm 324. Thánh Đường này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa
của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et
Orbis’, Mẹ của tất cả các Thánh Đường ở Rôma và trên thế giới.
Năm 313, sau khi ra chiếu chỉ ở Milano cho Giáo hội được tự do hành đạo, Hoàng Đế
Constantine cho xây Đền Thờ ở Laterano trong thời gian 313-318 để dâng kính Chúa Cứu Thế. Thời
Đức Giáo Hoàng Gregorio I ( 590-604 ) Đền Thờ được dâng kính cả Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh
Gioan Tông Đồ. Đức Giáo Hoàng Lucio II đã ấn định tên Đền Thờ như hiện nay, Đền Thờ Thánh Gioan
ở Laterano, năm 1144.Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14, Đền Thờ này là trung tâm của Giáo Hội Roma,
trụ sở và biểu tượng của Đức Giáo Hoàng.
Như các Đền Thờ khác, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhiều lần bị tàn phá, hỏa hoạn,
hoang tàn sau hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời về Avignon, Pháp, đươc xây lại như ngày nay
thời Đức Giáo Hoàng Sisto V ( 1585-1590 ).
2
CÙNG SUY NIỆM
Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ
bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào Đền Thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau
tòa giám quản có Giếng Rửa Tội ( theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantine được Đức Giáo
Hoàng Silvestro rửa tội nơi đây ). Ngoài Nhà Thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất ( 47m ) và cổ kính
nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa Kitô. Là Mẹ của các Nhà
Thờ và là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giáo Phận Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các
tín hữu “hồng ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng
chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. ( x. BGCN 2008 ).
2. Chúa Giêsu thánh tẩy Đền Thờ
Đối với Do Thái Giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng
niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được
tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là tháng 4 dương lịch. Mọi
người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ. Cả những
người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên
cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này. Dầu sống ở xứ nào, người
Do Thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại
Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời.
Trong dịp này, Chúa Giêsu cùng đi lên Giêrusalem dự lễ
Vượt Qua với các môn đệ.
Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do Thái từ 9
tuổi trở lên đều phải đóng. Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương
với 2 công nhật. Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều
có giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền Thờ phải nộp bằng
đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ.
Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì
vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là một phần tư ngày
công cho 1đồng. 4 đồng siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền Thờ và
lợi tức đổi tiền thật là lớn.
Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền
bóc lột với giá cắt cổ. Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh tôn giáo để trục lợi.
Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua
làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ.
Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét
con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền Thờ. Khốn nổi, mỗi
con vật mua trong Đền Thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn
khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.
Trong Phúc Âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội
của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh
mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền
lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đã nổi giận đùng đùng, lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm
roi xua đuổi tất cả.
Khung cảnh Đền Thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua
bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ
này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" ( Ga 2, 16 ). "Nhà của Ta là Nhà Cầu
Nguyện, còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21, 12-13 ). Chúa Giêsu thất vọng biết bao
trong tiếng than thở ấy. "Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền Thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức
Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời Ngôn Sứ Giêrêmia quở
trách dân Do Thái xưa đã nên ứng nghiệm ( x. Gr 7, 11 ).
Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền Thờ vì Ngài yêu mến Đền Thờ. "Vì nhiệt
tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" ( Tv 69, 10 ). Lòng nhiệt thành với Đền Thờ sẽ dẫn
Đức Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại ( x. Ga 15, 5 ).
3. Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ ?
Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ vì Nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm
Trong sân Đền Thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính. Thờ phượng mà không có lòng
tôn kính là việc bất xứng.Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ. Trong sân Đền Thờ người ta cãi vã
về giá cả, tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền Thờ.
3
Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không còn
thích đáng nữa.
Các Ngôn Sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý
gì ? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta chán ngấy. Máu chiên dê Ta chẳng thèm.” ( Is 1, 11 ). "Chúa
chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" ( Tv 50, 16 ).
Thái độ thanh tẩy Đền Thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính. Lễ vật đẹp
lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.
Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ vì "Nhà Cha Ta là Nhà Cầu Nguyện"
Đền Thờ là nơi Thánh, là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và
thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.
Các chức sắc Đền Thờ, các con buôn người Do Thái đã biến
Đền Thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên
kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho
khách hành hương không thể cầu nguyện được.
4. Xây dựng Đền Thờ tâm hồn
Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem. Chúa muốn
chúng ta thanh tẩy Đền Thờ tâm hồn mình. Đền Thờ tâm hồn không
xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại
gỗ quý giá. Đền Thờ tâm hồn được xây bằng các Bí Tích, các việc
lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.
Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên Đền Thờ sống động và đã
được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh
định: “Anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa
ngự trong Đền Thờ ấy”.
Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu
qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi Đền Thờ tâm hồn
chúng ta hơn là Đền Thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ Đền
Thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như Đền Thờ Latêranô đi
chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan.
Không có Đền Thờ nào đẹp bằng Đền Thờ Giêrusalem, một công trình nguy nga tráng lệ xây cất
ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền Thờ,
nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do Thái chất vấn:
Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: "Cứ phá Đền Thờ này đi, trong ba ngày Ta sẽ xây
dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người". Đền Thờ ở đây chính là thân thể Đức
Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên Đền Thờ ấy. Thân thể phục sinh
của Chúa là Đền Thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong
chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là Đền Thờ vững bền.
Kỷ niệm ngày cung hiến Vương Cung Thánh Đường Latêranô là dịp suy nghĩ về Đền Thờ đích
thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô ( Ga 2, 21 ). Chính nơi Đền Thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả
quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi Đền Thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng
lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm
Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại ( x. 2Tm 2, 5; Dt 9, 15; 12, 24 ).
Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của Vương Cung Thánh Đường Latêranô cũng như mọi Thánh
Đường Khác đều phải bắt nguồn từ Đền Thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác
ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” ( 1Cr 3, 11 ). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu
tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” ( Ed 47, 9 ).
Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” ( 2Cr 12, 27 ).
Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” ( 1Cr 3, 16 ).
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ vì họ đã đem
Đền Thờ biến thành nơi buôn bán, đổi chác. Xin Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm
hồn chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng là Đền Thờ sống động của Thiên Chúa Ba
Ngôi ngự trị. Amen.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
4
ĐỀN THỜ SỐNG ĐỘNG
Vào năm 1866, cha Trần Lục thừa
lệnh Đức Cha Chiêu ( Mgr. Theurel ) đến kinh
đố Huế, triều yết Vua Tự Đức, để xin trả lại
làng Vĩnh Trị cho người Công Giáo, ngài có
dịp quan sát các đền đài, lăng tẩm thật lộng
lẫy. Cha Trần Lục tự hỏi: “Tại sao một vì Vua
trần thế thì ở trong một ngôi đền lộng lẫy như
thế, mà Vua Trên Trời lại không ở một ngôi
đền như vậy ?” Từ cuộc thăm viếng này, ngài
nảy ra ý định xây một ngôi đền theo kiến trúc
dân tộc Việt Nam, như các đền đài ở Huế, để
dâng kính Thiên Chúa, dâng kính Mẹ Maria
và các Thánh…
Năm 1891, Cha Trần Lục khởi xây Nhà Thờ kính Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi, cũng gọi là Nhà
Thờ Lớn, bây giờ là Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm, sau này thánh hiến ngày 7.10.1991. Nhà Thờ 4 mái
ngói, xây theo phong cách Á Đông, pha chút Gôtích. Cả kiến trúc gồm có 9 vì kèo với 9 giai thợ khác
nhau, do vậy mỗi vỉ kèo mang một nét văn hoá riêng biệt, thể hiện khiếu thẩm mỹ phong phú của những
người thợ thủ công lành nghề.
Nhà Thờ dài 74m, cao 16m, rộng 21m. Có 48 cột lim lớn, trong đó 16 cột ở giữa, chu vi mỗi cột
2,35m, cao 11m và nặng 7 tấn. Trên mỗi cột khắc tên Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse. Nhà Thờ gồm 9
gian: gian cung thánh, gian kiệu và 7 gian Giáo Dân. Gian cung thánh đặt một bàn thờ lớn làm bằng một
phiến đá nguyên khối, dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được
chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa, làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu
thạch sáng. Chiêm ngưỡng, Bà Yvonne Schultz xúc động: “Các ngài hãy ngắm cả cái bàn thờ chính đục
nổi, chạm bóng mà sơn son thiếp vàng chói lọi… Có lẽ khắp hoàn cầu không có những Nhà Thờ nào
rực rỡ như trong Nhà Thờ ở Phát Diệm, trùng trùng điệp điệp những bức phù điêu, càng vào trong, càng
lộng lẫy” ( Illustration, 9.11.1929 ).
Gian cung thánh hoàn toàn chạm trổ, sơn son thiếp vàng lộng lẫy trên gỗ theo kiểu Á Đông, với
mây, tre trúc và các hoa văn dân tộc, mà đường nét, màu sắc vẫn còn rực rỡ sau hơn 100 năm. Ngoài ảnh
Đức Mẹ Mân Côi, Thánh Đa Minh và Thánh nữ Catarina, củng như các Thiên Thần, Cha Sáu còn khắc họa
đậm nét Giáo Hội tại Việt Nam qua chân dung 6 vị Tử Đạo: Thánh Anê Đê Lê Thị Thành, Thánh Micae Hồ
Đình Hy, Thánh Phêrô Cao, Thánh Phaolô Phan Khắc Khoan, Thánh Nicôla Bùi Đức Thể, Thánh Micae
Nguyễn Huy Mỹ. Trên tường hai bên, 14 bức phù điêu Đàng Thánh Giá chạm nổi trên gỗ khá tinh vi nghệ
thuật. ( Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm, Trần Lục ).
Hành hương Nhà Thờ Chánh Tòa Phát Diệm phong phú bản sắc kiến trúc, để cùng nhau hướng
tâm hồn mừng lễ cung hiến Đền Thờ Latêranô, cũng được gọi là “Mẹ và là đầu của mọi Nhà Thờ trên
thế giới.” Tin Mừng theo Thánh Gioan tường thuật Đức Giêsu tẩy uế Đền Thờ Giêrusalem, để mời gọi
Kitô hữu thanh luyện tâm hồn mình, xứng đáng trở nên Đền Thờ sống động, như chính Người đã thực
thi gương mẫu.
Đền Thờ khiêm nhu
Vào Đền Thờ, nổi giận, Đức Giêsu lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả chiên cũng như bò, ra khỏi
đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với
những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến Nhà Cha tôi thành nơi buôn
bán.” ( Ga 2, 15-16 ).
Trong khi đó, Tin Mừng Nhất Lãm đều ghi Lời Chúa còn xung thiên nộ khí, dữ dội, đau đớn,
nhức nhối, phẫn uất và xót xa hơn thế nữa: “Nhà Ta sẽ được gọi là Nhà Cầu Nguyện, thế mà các ngươi
lại biến thành sào huyệt của bọn cướp !” ( Mt 21, 13; Mc 11, 17; Lc 19, 46 ).
Đức Giêsu luôn mong đợi tín hữu khiêm tốn, ý thức thân phận tội lỗi, phản bội, đến Đền Thờ cầu
xin ăn năn, sám hối, như người thu thuế thành tâm đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên
trời, nhưng vừa đấm ngực, vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” ( Lc 18, 13 )
Xua đuổi của cải, tiền bạc, gian xảo, lưu manh, chức tước, danh lợi, kiêu căng, bất nhân, ra khỏi
tâm hồn, là noi gương Đức Giêsu đã xua đuổi khỏi Đền Thờ chiên bò, bồ câu, tiền bạc. Ngày xưa, Môsê
đã buộc tư tế phải thanh tẩy toàn thân trước khi bước vào Lều Hội Ngộ ( Xh 40, 32 ). Bởi vì, "không ai
làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó chủ này mà khinh dể chủ nọ.
Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được" ( Mt 6, 24; Lc 16, 13 ).
5
Đền Thờ hạnh ngộ
Trong các đại lễ, Đức Giêsu vẫn lên Đến Thờ gặp gỡ Cha
Người ( Lc 2, 41-50 ). Đồng thời Đền Thờ còn là nơi gặp gỡ tha
nhân, như người công chính Simêon và ngôn sứ Anna. ( Lc 2, 25-
35; 36-38 ). Hằng ngày, Đức Giêsu đều sốt sắng cầu nguyện sáng
tối, để Đền Thờ Người luôn được hạnh ngộ với Chúa Cha. Cũng
như Người luôn tìm đến và kêu gọi những con chiên lạc bầy, lem
lấm tội lỗi, bất hạnh, người thu thuế, kẻ bán hoa, người hoang
đàng, nghèo khổ, bệnh tật, …
Mỗi khi cầu nguyện, suy gẫm, mỗi khi viếng Thánh Thể, đọc
và nghe Lời Chúa, rước Mình Thánh Chúa, là tín hữu được tiếp
đón Chúa ngự vào Đền Thờ cá nhân. Đồng thời, mỗi khi xả kỷ vị
tha, dấn thân, phục vụ cộng đồng, giúp đỡ người nghèo khổ, là
Đền Thờ tín hữu cũng đón tiếp, gặp gỡ tha nhân chân tình, chứa
chan thương yêu. Như thế, Đền Thờ sống động trở thành nơi hạnh
ngộ giữa Thiên Chúa và tha nhân. “Ta bảo thật, mỗi lần anh em
làm những sự ấy cho một kẻ hèn mọn trong anh em Ta, thì được
kể như làm cho chính Ta vậy” ( Mt 25, 31-40 ).
Đền Thờ hiến tế
“Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” ( Tv 69, 10 ). Lời tiên báo của Đức
Giêsu về cuộc khổ nạn và chết trên thập giá sau này của Người, vì hoàn toàn vâng phục thực hiện
Thánh Ý Chúa Cha, muốn cứu độ con người khỏi cái chết đời đời.“Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi;
nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” ( Ga 2, 19 ). Đền Thờ là chính thân thể Đức Giêsu sẽ chịu khổ nạn
và chịu chết, sau ba ngày phục sinh.
Với tư cách là chi thể của Đức Giêsu, mỗi Kitô hữu đều là Đền Thờ của Thiên Chúa. “Nào anh
em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao ?” ( 1Cr 6, 15 ). Vì thế Thánh
Phaolô khuyên tín hữu sống sao xứng hợp để tôn thờ Thiên Chúa: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa
thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện
và đẹp lòng Thiên Chúa” ( Rm 12, 1 ).
Hiến dâng thân thể cho Thiên Chúa là noi gương Đức Giêsu hiến thân, Mình và Máu đổ ra cứu
chuộc thế gian, sẵn sàng chịu mọi khổ nhục, tra tấn, roi vọt, hoạn nạn vì danh Chúa. "Ai muốn theo Ta,
hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta.” ( Lc 9, 23 ).
“Trong một cuộc hành hương long trọng, nghìn vạn người tham gia, ai cũng muốn vác Thánh
Giá đi tiên phong. Nhưng trong cuộc hành hương của mỗi ngày, mấy ai sẵn lòng vác Thánh Giá của
mình ? Anh hùng thinh lặng khó lắm !” ( Đường Hy Vọng, số 171 ).
Lạy Chúa Giêsu, Người vốn là Đền Thờ Thiên Chúa, kinh xin Người cải hóa, canh tân,
thanh tẩy Đền Thờ bản thân chúng con trở nên xứng đáng để long trọng đón tiếp, hạnh ngộ
Chúa và tha nhân.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã vinh dự trở nên Đền Thờ Thiên Chúa, khi Mẹ thưa hai tiếng “Xin
Vâng.” Kính xin Mẹ dạy chúng con luôn biết chân thành thưa hai tiếng ấy cùng Chúa luôn. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
PHONG CÁCH PHANXICÔ
Bài 25. Bong bóng xà phòng
Khi lên tiếng an ủi ca tụng ai thì người nói rất thoải mái, người nghe cũng hồ hởi, nhưng Papa
Phanxicô, trong tình thương và trọng trách của vị Cha Chung, lại chọn con đường khó khăn khi phải
thường xuyên cảnh giác Tín Hữu về những sai lạc trên bước đường theo Chúa. Radio Vatican ghi lại
bài giảng của ngài trong Thánh Lễ ngày 25.9.2014 ( Bài đọc 1, Gv 1, 2-11, nói về phù vân ).
( Trích ) Nếu không có một nền tảng vững chắc, ta sẽ qua đi giống như mọi cái khác. Phù vân
là một cám dỗ không phải chỉ của dân ngoại mà còn của Kitô hữu. Đức Giêsu công kích những ai tự
mãn. Người cảnh báo các thầy thông luật đừng đi xuống phố phục sức như ông hoàng. Khi cầu
6
CÙNG NHẬN ĐỊNH
nguyện, đừng để người ta thấy, mà ở nơi kín đáo trong phòng riêng. Khi bố thí, đừng đánh trống thổi
kèn, hãy lặng lẽ. Cha ta biết là đủ rồi.
Kẻ phù phiếm nói rằng: Tôi tặng tấm séc này cho Nhà Thờ. Nhưng sau đó y lại bóc lột Nhà Thờ
ở một khoản khác. Kẻ phù phiếm sống theo hình thức. Chúa dạy ta khi ăn chay đừng ra vẻ thiểu não để
người ta nhận ra. Không, ta phải ăn chay trong hân hoan, ăn năn đền tội trong vui mừng để đừng ai biết.
Phù vân là sống theo bề ngoài, cho người khác nhìn thấy.
Kitô Hữu sống như thế, theo hình thức phù phiếm, có vẻ giống như những con công, kênh kiệu
vênh váo như những con công hay múa. Họ tự hào là Kitô Hữu, quen với Linh Mục này, bà sơ kia,
Giám Mục đó, gia đình đạo gốc. Nhưng họ sống với Chúa ra sao, cầu nguyện thế nào, bố thí theo
phong cách gì, có bao giờ thăm viếng kẻ ốm đau không ? Đức Giêsu dạy ta dựng nhà, tức là đời sống
Kitô, ở trên đá và sự thật. Người cảnh giác về phù vân khi xây nhà trên cát. Nhà sẽ sụp đổ, cuộc sống
Kitô của ta sẽ tan tành bởi vì không chống trả nổi các cám dỗ.
Có bao nhiêu Kitô Hữu sống theo hình thức ?
Họ giống như những bong bóng xà phòng. Xinh
đẹp mầu sắc sặc sỡ thật đấy nhưng chỉ tồn tại được
một giây, rồi sau đó sẽ ra sao ? Ngay tại một số lễ
an táng, ta cảm thấy phù vân, bởi vì chung cuộc
lại, người chết vẫn phải trở về với cát bụi.
Như Chân Phước Papa VI đã nói: Cát bụi
chờ đợi ta, đó là chân lý tối thượng. Vậy lúc còn
sống ta nên tự mãn hay ta nên làm gì ? Ta có làm
điều tốt không ? Ta có tìm kiếm Chúa không ? Ta có
cầu nguyện không ? Đâu là điều thiết yếu nhất ? Phù
phiếm là tên dối trá hoang tưởng, lừa gạt chính nó
và người ưa thích phù phiếm. Bởi vì ngay từ đầu
người phù phiếm đã hoang tưởng về mình và sau
cùng lại tin thật về mình là như thế. Thật đáng thương cho họ !
Điều này đã xẩy ra cho bạo chúa Hêrôđê ( Bài Phúc Âm trích, Lc 9, 7-9 ). Ông lo lắng điều tra về
thân phận Đức Giêsu. Phù phiếm gieo xuống hạt giống lo âu, cướp mất bình an của ta, giống như người
trang điểm lòe loẹt phải sợ trời mưa. Phù vân không mang lại an bình. Chỉ có chân lý mới ban cho ta
bình yên. Đức Giêsu là đá tảng duy nhất mà trên đó ta có thể xây lên đời ta. Cám dỗ mà Quỷ đưa ra với
Người trong sa mạc là: Đi với hắn lên đỉnh Đền Thờ, làm cho thật ấn tượng vào, bay xuống cho thật
hoành tráng vào, thiên hạ sẽ tin răm rắp ngay. Tên Quỷ đặt phù phiếm trên một cái mâm vàng dâng lên
cho Đức Giêsu. Phù phiếm là một chứng bệnh tâm linh trầm trọng. ( video clip có phụ đề tiếng Anh và
toàn văn tại http://www.romereports.com/pg158445-pope-vain-christians-are-like-bubbles-they-may-look-
nice-but-they-re-bound-to-pop-en )
Phù phiếm trong đời sống đạo mà Papa Phanxicô phải lên tiếng cảnh tỉnh chỗ nào cũng có. Việt
Nam ta không phải là ngoại lệ, có khi còn hơn các nơi khác.
( Trích ) Hôm thứ sáu 19 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các đại biểu tham dự hội
nghị quốc tế về Tân Phúc Âm hóa. Cuộc họp kéo hai ngày tập trung vào những suy tư trong việc thực
hiện Tông Huấn Evangelii Gaudium ( Niềm Vui Phúc Âm ) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài kêu gọi
các tham dự viên tập trung vào các dấn thân cần thiết để truyền giáo chứ đừng biến thừa tác vụ của
mình thành “một con số điên cuồng những sáng kiến.”
Đôi khi có vẻ như chúng ta bận tâm nhiều đến việc nhân lên các hoạt động hơn là chú ý tới con
người và cuộc gặp gỡ của họ với Thiên Chúa. ( http://www.vietcatholic.net/News/Html/129841.htm )
( Trích ) Papa Phanxicô liên tục thách đố ta tìm ra một ngôn ngữ mới, không những ta phải
hiểu được con người trong thời đại này nhưng còn đi đến được với họ trong thực tại của họ. Tôi cho
rằng đây chính là một thách đố thực sự cho Nhà Thờ. ( Radio Vatican ghi lại lời phát biểu của Tổng
Giám Mục Fisichella về hội nghị Evangelii Gaudium vào ngày 19.9.2014
http://www.news.va/en/news/archbishop-fisichella-on-evangelii-gaudium-meeting )
Nhà Thờ Việt Nam vẫn duy trì nhiều lễ nghi sinh hoạt truyền thống, thời gian gần đây lại nở rộ
những đại hội này nọ và những địa điểm hành hương mới với rất đông người tham dự. Ta có ăn cơm
chúa múa tối ngày không ? Ta có cố gắng tự vấn tại sao việc truyền giảng Tin Mừng ở Việt Nam chưa
có được kết quả mỹ mãn. Tại sao đồng bào ta, dân ta đó, vẫn luôn thờ ơ với Tin Mừng ? Có phải ngôn
ngữ của ta đã lỗi thời và ta không chịu bắt đầu tìm ra một ngôn ngữ mới ? Ta có đón nhận thách đố của
Papa Phanxicô, rà lại ngôn ngữ đã lạc hậu ( có khi còn sai lạc nữa ), để tìm ra một ngôn ngữ mới phù
hợp hơn với nguồn gội Kitô và Tin Mừng ?
7
Đặt mình vào vị trí một người khác lòng tin, ta có
muốn đọc tin về đạo tràn ngập các danh xưng quá hoành
tráng như Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các Đức
Hồng Y, các Đức Tổng Giám Mục, các Đức Cha tại Phủ
Giáo Hoàng nhân dịp kỷ niệm một năm ngày đăng quang
lên Ngôi Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô,
người đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ
Nhị trao mũ Hồng Y vào năm 2001. Tin Mừng cho người
nghèo có phải là như thế không ? Có nơi nào khác trên
thế giới đưa tin về đạo giống như ta đâu.
Truyện xưa kể rằng ở một phủ chúa có một con
công quý. Nó đẹp sặc sỡ và múa rất hay khiến chúa không
thèm màng đến đội kỹ nữ, suốt ngày thả công ra khuê văn
để xem nó xoè cánh, xoè đuôi, liệng chân, lấy làm mãn nguyện lắm. Từ đó “ăn cơm chúa, múa tối ngày”
nói về những người vô tích sự, sống chây lười phè phỡn ăn bám vào quyền lực. Ăn nhà chúa, ngủ nhà
quan. Ngày ngày vác mặt ra làng rêu rao. Các thiếu nhi thường hát: Con công hay múa. Nó múa làm sao.
Nó rụt cổ vào. Nó xòe cánh ra. Nó đỗ cành đa. Nó kêu riu rít. Người Hoa có câu: Bão thực chung nhật, vô
sở dụng tâm 飽食終日, 無所用心 Ăn no suốt ngày, không làm hết tâm.
Ngày nay ăn cơm chúa, múa tối ngày thường ám chỉ các cán bộ quanh năm suốt tháng họp
hành liên miên, làm nhiều việc đầu voi đuôi chuột, liên tục ra nghị quyết, hạ quyết tâm, rồi tổng kết liên
hoan tưng bừng, mừng công ầm ĩ mà thực tế chỉ ăn hại, chẳng có gì lợi dân ích nước.
( Trích ) Theo quy định hiện hành, thì nước thải ra từ trại heo phải đạt tiêu chuẩn loại A, hoặc loại
B – tức là nước uống được và tắm được ! Người nuôi heo khốn khó than trời, cán bộ nông nghiệp tha
hồ kèo nài để bảo vệ nông dân, nhưng bên tài nguyên-môi trường vẫn cứ “găng” chẳng chịu hạ chuẩn.
Chả biết để làm gì. ( 31.10.2014, Tịnh Sơn, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/khi-nuoc-rua-chuong-lon-
phai-uong-duoc-777653.tpo )
( Trích ) “Ăn cơm chúa phải múa tối ngày” ( dù 100% cơm áo là của nhân dân ). Cuộc “triển lãm
Cải Cách Ruộng Đất ngày 8.9.2014 vừa diêm dúa, múa hát, khai mạc tưng bừng thì liền ngay sau đó đã
nhận được vô số “ép phê” ngược đầy bất lợi, phải âm thầm đóng cửa với lý do “mất điện, thiếu sáng”.
Sau đó một sự kiện văn hóa khác không kém mỉa mai, chua chát là bộ phim tài liệu có tựa đề “Sống
cùng lịch sử” về chiến thắng Điện Biên Phủ có kinh phí 21 tỉ ( 1 triệu USD ). Dù vậy, cũng không ai buồn
tới xem phim ! ? http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/khong-muon-song-cung-lich-su.html )
Tại sao Kitô Hữu Việt Nam lại gọi Đấng họ tôn thờ là
Chúa thay vì Ông Trời, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Giàng...
như đã có sẵn trong tiếng Việt ? Trước khi Tin Mừng đến
với Việt Nam khoảng năm 1627, người Việt chưa gọi Đấng
Tối Cao là Chúa. Năm 1651, Alexander de Rhodes xuất bản
cuốn tự điển Việt-Bồ-La đầu tiên trong đó đã có từ “Đức
Chúa BLời”.
Vào giai đoạn đó, trên danh nghĩa Việt Nam thuộc
triều Hậu Lê ( 1428-1788 ) nhưng thực tế lại ở trong thời kỳ
Trịnh Nguyễn phân tranh ( 1545-1777 ). Thực quyền chính
trị tại Đàng Ngoài ( bắc sông Gianh ) là của các chúa Trịnh,
còn tại Đàng Trong thuộc về các chúa Nguyễn. Năm 1593,
Trịnh Tùng đuổi nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, dưới danh
nghĩa phò Lê, diệt Mạc. Sau đó ông lập phủ Liêu, thu tóm mọi quyền hành, vua Lê Kính Tông chỉ còn hư
vị. Do đó có cụm từ cung vua – phủ chúa.
( Trích ) Truyền thuyết dân gian có rất nhiều Chúa, như bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc ( hình miếu
đính kèm ), bà Chúa núi Đen Tây Ninh ( Linh Sơn thánh mẫu ), bà Chúa Thiên Y A-na tại Trung phần. Ngoài
ra, dân chúng còn tôn xưng các nhà lãnh đạo trên bình diện chánh trị là chúa, như Chúa Trịnh, Chúa
Nguyễn, Chúa Sãi, bà Chúa Chè, bà Chúa Ba, v.v… Ngay cả công chúa huyền thoại Ngọc Hoa ( Mỵ nương
) mà Sơn Tinh cưới được trong trận tranh dành với Thủy Tinh cũng được gọi là “Chúa Gái”.
( nguồn: http://vietbao.com/p112a228450/doan-thi-diem-chua-lieu-hanh-va-tin-nguong-tu-phu )
Ngay từ đầu, trong tiếng Việt, “Chúa” không có nghĩa là Thiên Chúa mà là những người không
phải là vua chính thức nhưng lại có quyền lực hơn cả vua. “Chúa” mang ý nghĩa Chúa Trời, Chúa Cứu
Thế là dùng theo tiếng Hán Tự phân biệt Thiên Chúa của Đạo Kitô với các Đấng Thần Linh khác.
8
Chúa là bắt chước cách gọi của Tầu phân biệt Thiên Chúa của Đạo Kitô với các Đấng Thần Linh
khác. Người Hoa gọi Chúa Giêsu là 救世主 Cứu Thế Chúa, khi viết tắt là 主 Chúa vẫn mang đầy đủ
nghĩa là Đấng Con Trời đến cứu nhân độ thế. Anh em Tin Lành gọi Người là Cứu Chúa.
"Cứu Chúa, Ngài tươi đẹp thay.
Lòng con mong thấy Thánh nhan.
Mỗi khi mắt Ngài nhìn đến con đây.
Ân điển dẫy đầy trên con". ( Thánh ca Tin Lành )
Trong Hán Tự, 王 wáng – vương – vua, ba gạch ngang tượng trưng cho thiên, nhân, địa được
nối kết bằng một gạch đứng, ý nói vua là người nối kết trời đất và con người. 大王 đại vương. 閻王 diêm
vương. 君王 quân vương. 先王 tiên vương. 勤王 cần vương là cứu vua. Khi Pháp mới xâm lăng Việt Nam,
hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, đã có các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại Pháp
trên khắp cả nước, kéo dài từ 1885 đến 1896.
Gần gũi với chữ 王 vương là chữ 主 ( Zhǔ ) Chúa hay Chủ viết gần giống như chữ Vương nhưng
còn có thêm ngọn lửa ở trên đầu, ban đầu chữ này được viết giống một cái đèn khi có lửa thắp sáng.
Chúa cũng là vua nhưng có đức độ, gần gũi với ta, ta thấy đốm lửa trên đầu ngài, ánh sáng đó soi sáng
đời ta, thúc bách ta đi theo ngài vì đó là ý nghĩa của đời ta.
Chúa hay Chủ cũng là thiên tử ( con trời ) và có quyền lực cao nhất. 主日 chủ nhật/chúa nhật,
ngày thống trị tất cả những ngày khác. 公主 công chúa, công ở đây nghĩa là con gái, khác với công trong
公教 Công Giáo, nghĩa là công cộng; chúa có nghĩa là hoàng đế. Quận chúa: em gái của vua. Bề tôi
xưng với vua, nô bộc xưng với chủ nhân, khách xưng với gia chủ là 主公 chủ công/chúa công. Chỉ có
vua mới được gọi là 主上 chủ thượng/chúa thượng.
Bản Kinh Thánh của NPVCGK, phần Cựu Ước nhiều lần dùng từ Chúa Thượng vừa để chỉ Đức
Chúa, vừa để chỉ vua. Ông Ápram thưa: “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Chúa sẽ ban cho con cái
gì ? Con ra đi mà không con cái, và người thừa tự gia đình con là Êliede, một người Đamát ( St 15, 2 );
Đavít bảo người của ông: "Xin ĐỨC CHÚA đừng để tôi làm điều này cho chúa thượng của tôi, đấng
ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong, là tra tay hại vua, vì người là đấng ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn
phong” ( Sm 24, 7 ).
Trong tiếng Hoa, con ong đầu đàn và cũng là mẹ đẻ ra các con ong khác là 蜂王 Fēngwáng –
phong vương nghĩa là ong vua. Nhưng tiếng Việt không gọi ong vua vì vua không đẻ ra con được, mà
gọi là ong chúa, mối chúa, kiến chúa.
Người Việt ai cũng biết đến sự kiện quan trọng thay đổi lịch sử Việt Nam “Lê Lai cứu chúa”.
Chúa dùng ở đây chính xác và hay hơn Vua. Vua là vua chung của toàn dân. Vua ở rất cao và rất xa
vời, chúa không những là vua nhưng còn là chủ nhân rất thân thương của ta, vì chúa ta dám hy sinh
mạng sống của mình. Năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy về Trịnh Cao, quân Minh đuổi
theo vây chặt các lối hiểm yếu. Lê Lai đổi áo cho Lê Lợi tiến ra để cho quân Minh xúm lại bắt và đem
hành hình. Trước khi Lê Lợi băng hà có dặn lại đời sau phải làm giỗ Lê Lai trước một ngày. Từ đó có
câu Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Ở Sàigòn đường Lê Lợi và Lê Lai nằm kế nhau để tưởng nhớ
công lao liều mình cứu chúa của Lê Lai.
Nhưng nếu gọi là Chúa trống không thì lại không khác gì
các chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Có lẽ vì thế mà tổ tiên ta đã tôn
kính là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức
Chúa Thánh Thần. Đây là nét độc đáo của Việt Ngữ. Tất cả các
ngôn ngữ trên thế giới, ngay cả tiếng Hoa gần gũi với tiếng Việt
nhất, không hề có cách dùng kính từ “đức” như vậy.
Trong Hán Tự, 德 đức nghĩa là phẩm chất tốt đẹp; quy
phạm mà con người phải tuân theo; tác phong; ân huệ, 以怨報德 dĩ
oán báo đức, làm ơn mắc oán; tâm ý, 一心一德 nhất tâm nhất đức,
một lòng một ý; tốt lành; 大德 đại đức: đức độ cao đẹp; tăng đã thọ
giới Tỳ kheo; 功德 công đức: công nghiệp và đức hạnh.
Đức là đức tính tốt do tu thân mà có. Chỉ có người mới có
đức. Đức không thể áp dụng cho thần linh hay các loài vật khác.
Người Hoa không nói nhân đức vì như thế là thừa thãi, họ dùng
9
mỹ đức 美德 ( měidé, đức tính tốt đẹp ). Nhân đức chỉ phổ biến trong giới Công Giáo Việt Nam như trau
dồi nhân đức, đi đàng nhân đức ( Zenit.org, ROMA, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chỉ thị cho Bộ
Phong Thánh công bố vào ngày 28.6.2012 những sắc lệnh liên quan đến nhân đức anh hùng của 9 vị
Tôi Tớ Chúa thuộc 6 quốc gia ).
Trong tiếng Việt, đức cũng chỉ áp dụng cho con người. Người mới tu đức và có nhân đức. Một số
vua chúa, danh nhân văn hóa, đấng lập đạo, vì đều là những con người có tài cao đức trọng tỏa sáng nên
được cung kính gọi là Đức Phật ( Phật phiên âm từ tiếng Phạn buddha sang Hán-Việt có nghĩa là “Người
tỉnh thức”. Nhưng người Việt còn phiên âm trực tiếp là Bụt. Thiền Sư Nhất Hạnh thích dùng từ Bụt hơn là
Phật. Khi gọi là Bụt thì lại gọi trống, không bao giờ có kính từ Đức đi kèm ), Đức Khổng, Đức Quan Thế
Âm, Đức Thánh Trần, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, Đức Phật Thầy Tân An,
Đức Vua ( hôn quân bạo chúa như Lê Chiêu Thống, Lê Ngọa Triều, không được gọi là đức vua ).
Còn thần thánh siêu phàm chưa bao giờ là con người thì vượt lên đức của con người, không
cần phải mang thêm kính từ đức để tôn vinh. Người Việt xưng tôn kính là Ngọc Hoàng, Thượng Đế,
Ông Trời, Thái Thượng Lão Quân ( theo Đạo giáo, Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất, do
nguyên khí thời hỗn mang kết đọng mà tạo nên, chưa bao giờ là con người ), Thiên Lôi, Long Vương,
Diêm Vương, Hà Bá, Ông Tiên, Bà Tiên. Không cần thêm Đức cho các vị này vì không cần thiết và đúng
chỗ.
Ta gọi Chúa Cứu Thế là Đức Giêsu, Đức Kitô rất hợp lý vì Người đã làm Người. Thánh Kinh luôn
gọi là Người là Con Người. Người cũng có những mỹ đức tỏa sáng của con người: "Người không hề
phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu
đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Vì Người phải mang
những vết thương mà anh em đã được chữa lành" ( 1Pr 2, 22-25 ). Khi nhìn thấy Người ta cũng thấy
được Thiên Chúa. Ai thấy tôi là thấy là thấy Đấng đã sai tôi ( Ga 12, 45 ). Người nói ra những đức tính rất
người của Thiên Chúa: "Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà
cho nó ? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp ? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con
cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin
Người sao ?" ( Lc 11, 11-13 ). Người và Cha chỉ là một: "Tôi và Chúa Cha là một" ( Ga 10, 30 ). Vì thế nếu
ta có thể gọi Chúa Cứu Thế là Đức Giêsu, Đức Kitô, thì ta cũng có thể gọi Cha Trên Trời là Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, người khác lòng tin ( 90% người Việt Nam ) nhiều khi lại rất dị ứng và khó chịu với
ngôn từ của ta. Dù vậy, người Kitô Hữu vẫn phải tôn Chúa vì lẽ: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã
ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy,
Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ
Con của Người, mà được cứu độ" ( Ga 3, 16-17 ). Nhưng đây là Chúa đến để hầu hạ, phục vụ, chết vì
ta và muốn ta cũng sống cho anh em với thái độ này. Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là Chúa”, điều đó phải
lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, “nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em,
thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. ( Ga 13, 13-14 )
Thánh Kinh gọi Chúa bằng nhiều tên khác nhau như Elohim ( Đấng Toàn Năng ), Adonai ( Chúa
Thượng ), Jehovah/Yahweh ( Ta Là Đấng Mà Ta Đang Là ), Jehovah-Rohi ( Mục Tử ), Jehovah-
Shammah ( Đấng Có Mặt ), Jehovah-Rapha ( Đấng Chữa Lành ) Jehovah-Tsidkenu ( Chúa là sự công
chính của ta ), Jehovah-Jireh ( Đấng Ban Ơn )… Tất cả những tên này đều do con người tự đặt ra và gọi
Chúa. Người Hồi Giáo gọi Người là Allah ( tiếng Ả Rập là ‫الل‬ al ilāh ). Nhưng họ chỉ tin Mohamed ( 570-
632 ) là Tiên Tri duy nhất của Allah. Những ai không tuân giữ kinh Koran do Mohamed soạn ra đều là
dị giáo và có thể bị tàn sát như đang xẩy ra với Nhà Nước Hồi Giáo hiện nay.
Chỉ có một trường hợp duy nhất Chúa tự nói ra tên mình. Ông Môsê thưa với Thiên Chúa: “Bây
giờ, con đến gặp con cái Ítraen và nói với họ: Thiên
Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy
nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì ? Thì con sẽ nói với
họ làm sao ?” Thiên Chúa phán với ông Môsê: “Ta là
Đấng Hiện Hữu.” Người phán: “Ngươi nói với con cái
Ítraen thế này: "Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh
em” ( Xh 3, 13-14 ).
Bản tiếng Anh NIV dịch là: God God said to
Moses, “I am who I am. This is what you are to say to
the Israelites: ‘I am has sent me to you.’ Chúa nói với 
Môsê: “Ta là Đấng mà Ta đang là ( sum qui sum theo
tiếng Latin ). Ngươi sẽ nói với con cái Ítraen thế này:
Đấng-mà-Ta-đang-là sai tôi đến với anh em.”
10
Như thế, Thiên Chúa cho con người toàn quyền tự do gọi Người bằng bất kỳ danh xưng nào
cũng được, tùy theo ngôn ngữ và tầm hiểu biết của họ về Ngài, tuy rằng chỉ có một Đấng Tối Cao Duy
Nhất mà thôi. Ta là ĐỨC CHÚA, không còn chúa nào khác; chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta. Dù
ngươi không biết Ta, Ta làm cho ngươi được vững mạnh, để từ Đông sang Tây, thiên hạ biết rằng
chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta. Ta là ĐỨC CHÚA, không còn chúa nào khác ( Is 45, 5-6 ).
Nhưng việc đặt tên cho Con Thiên Chúa làm người mang một tầm quan trọng tới độ Sứ Thần
phải kính cẩn thông báo cho Mẹ Maria: Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là
Giêsu ( Lc 1, 31 ).
Trong tiếng Do Thái, Giêsu nghĩa là Thiên Chúa Cứu Độ. Tên Giêsu vừa nói lên bản tính Thiên
Chúa và sứ mạng Cứu Thế của Người. Vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha thứ tội lỗi, nên chỉ có
Giêsu, Thiên Chúa Làm Người mới có thể cứu dân Người khỏi tội của họ như lời Sứ Thần nói với Thánh
Giuse ( x. Mt 1, 31 ) ( Giáo Lý Công Giáo 430 ).
Lịch sử Ơn Cứu Độ cho thấy Thiên Chúa không bao giờ dừng lại với việc cứu dân Israen khỏi
ách nô lệ bằng cách đưa họ ra khỏi Ai Cập, Người còn luôn muốn cứu họ khỏi tội lỗi. Vì tội lỗi là sai
phạm với Chúa nên chỉ có Người mới tha thứ cho ta được. Danh xưng Giêsu nói lên rằng Thiên Chúa
luôn hiện diện nơi Con của Người ( The Son of Man ). Đây là tên duy nhất ban phát Ơn Cứu Độ và tất
cả mọi người có thể kêu cầu danh này vì Chúa Giêsu đã trở nên thiết thân với tất cả người qua mầu
nhiệm Nhập Thể. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một
danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ ( Cv 4,
12 ) ( GLCG 431-432 )
Mỗi năm một lần, người Do Thái cử hành Yom Kippur ( Ngày đền tội ), lễ trọng nhất trong Do
Thái Giáo. Thầy Cả xướng lên danh Thiên Chúa Cứu Độ để xin ơn tha thứ cho mặt toàn dân. Ngài vẩy
máu của con vật hiến tế lên trên ngai thương xót ( chiếc ghế để trống trong Đền Thờ tượng trưng cho
Thiên Chúa ) ( GLCG 433 ). Ông Dacaria, cha của Gioan Tẩy Giả, đang làm việc này thì sứ thần hiện ra
với ông ( x. Lc 1, 5-25 ). Thiên Chúa đã đặt Người ( Đức Giêsu ) làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho
những ai có lòng tin. ( Rm 3, 25 ). Thật vậy, trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải
với Người ( 2Cr 5, 19 ). ( GLCG 433 )
Danh Giêsu luôn ở trong trung tâm tất cả mọi lời cầu nguyện của Kitô hữu. Kết thúc của tất cả
mọi kinh nguyện trong phụng vụ luôn là “nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con”. Đỉnh cao của kinh Mai
Khôi là “Bà có phúc hơn mọi phụ nữ và Giêsu, con lòng Bà gồm phúc lạ.” Đây là lời của bà Êlisabét với
Mẹ Maria: Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được
chúc phúc ( Lc 1, 42 ). Rất nhiều Kitô hữu như Thánh Jeanne d’Arc ( Joan of Arc ) trong lúc lâm chung
đều thốt lên tiếng cuối cùng là Giêsu. ( GLCG 435 )
Chúa Giêsu không bao giờ đặt ra một tên mới cho Đấng Tối Cao để thay thế cho Jehovah của
người Do Thái, Zeus của người Hy Lạp, Jupiter của người Rôma, Ngọc Hoàng Thượng Đế hoặc Thái
Thượng Lão Quân của người Hoa, hay Ông Trời của người Việt Nam. Người chỉ dùng một từ rất thân
thương trong mọi ngôn ngữ mà mọi đứa trẻ bập bẹ mới biết nói đều thốt lên được, đó là ABBA, Cha ơi ( x.
Gl 4, 6; Mc 14, 36; Rm 8, 15 ).
Khi cầu cho Trời mưa thì dân mình phải: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi
cầy, lấy đầy bát cơm… Kẻ hành khất thì phải: Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại. Kẻ cùng đường thì phải
( trích ): Khi nhìn những đứa trẻ trong xóm nô đùa chạy nhảy, vợ chồng trẻ nấc lên tiếng khóc chua xót.
Vật vờ ẵm con, chị Hoa nén lòng bày tỏ nguyện ước: “Tôi cắn rơm cắn cỏ lạy mọi người cứu lấy con
tôi. Nếu phải chết tôi xin nguyện chết thay để cho con được sống ( http://kienthuc.net.vn/chia-se/toi-can-
rom-can-co-lay-moi-nguoi-cuu-con-181052.html ).
Thế nhưng một đứa trẻ lên ba xin cha nó cục kẹo mút có bao giờ lại phải nói “lạy bố” không ? Ấy
thế mà ta cứ vô tư đọc Lạy Cha chúng con ở trên
Trời. Đây cũng là một loại ngôn từ chỉ có riêng trong
giới Công Giáo Việt Nam, tuy cung kính nhưng
không chính xác với nguồn cội Kitô. Ta có dám đón
nhận thách đố của Papa Phanxicô tìm ra một ngôn
ngữ mới cho Tin Mừng của ta không ?
Ta vẫn phải luôn gọi là Chúa của ta là Đức
Kitô, Đức Giêsu, Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con,
Đức Chúa Thánh Thần. Nhưng nếu đã gọi Chúa
Cứu Thế và Ba Ngôi Thiên Chúa bằng kính từ Đức
thì ta không thể gọi các Giáo Sĩ là đang sống là Đức
Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y, Đức
11
Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục, Đức Cha, Đức Ông được. Ta có đang thổi lên những bong bóng xà
phòng không ? Họ đều là những người xác đất vật hèn như mọi người khác, có những yếu đuối sai
phạm không tránh khỏi. Gọi như thế, vô tình ta lại đào sâu thêm khoảng cách với những người khác
đang thờ kính các Đạo Sư Lập Đạo của họ như Đức Phật, Đức Khổng, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Đức Hộ
Pháp Phạm Công Tắc…
( Trích ) 10.11.2013.
Kính thưa quý con dân Chúa,
Trong Hội Thánh của Chúa, mỗi một con dân Chúa đều là một thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, có
bổn phận và trách nhiệm hầu việc Chúa. Vì thế, mỗi người cũng đều là tôi tớ Chúa. Dầu vậy, Chúa có
đặt ra một số công tác hầu việc Chúa với chức vụ trong Hội Thánh.
Tôi là một người được Chúa kêu gọi và ban cho chức vụ rao giảng Lời Chúa, chăm sóc những
con chiên của Ngài. Nếu xét về phương diện chức vụ, thì hiện tại tôi là một trưởng lão, một người chăn,
một người giảng và dạy Lời Chúa ( gọi theo tiếng Anh là: elder, pastor, preacher and teacher ).
Người Việt Nam chúng ta rất tôn trọng những người hầu việc Chúa trong chức vụ, và có thói
quen gọi người hầu việc Chúa bằng chức vụ của họ. Điều đó không có gì sai. Tuy nhiên, theo Thánh
Kinh, chúng ta thấy con dân Chúa trong Hội Thánh lúc ban đầu ít khi gọi những người hầu việc Chúa
bằng chức vụ của họ, mà chỉ gọi bằng tên. Chỉ khi nào cần thiết nhấn mạnh đến vai trò của một người
trong chức vụ, thì Thánh Kinh mới nhắc đến chức vụ của người ấy. Những người có chức vụ khi trò
chuyện với các anh chị em khác trong Hội Thánh, cũng không mỗi câu tự xưng ra chức vụ của mình, mà
chỉ xưng "tôi." Chỉ mỗi khi viết một thư tín gửi cho các Hội Thánh, thì các sứ đồ mới tự xưng về chức vụ
của mình, khi mở đầu lá thư, để cho người nhận thư biết, nội dung của lá thư được viết trong thẩm
quyền của một sứ đồ.
Thiết tưởng, chúng ta nên theo truyền thống tốt đẹp của Thánh Kinh trong việc xưng hô lẫn nhau
trong Hội Thánh. Mọi người tùy theo tuổi tác mà xưng hô với nhau. Chỉ khi nào cần thiết, thì mới gọi
nhau hay tự xưng mình bằng danh xưng của chức vụ.
Hội Thánh Việt Nam còn có một nan đề, đó là việc dịch sai danh từ “poimen” có nghĩa là “người
chăn” thành “mục sư.” Danh từ “mục sư” có nghĩa là “thầy chăn”. Thiết tưởng, chỉ một mình Đức Chúa
Jesus Christ mới xứng đáng được gọi là “mục sư”, vì Ngài là Đấng đứng đầu mọi kẻ chăn. Dầu vậy, trong
Thánh Kinh cũng không có danh xưng “mục sư” hay “thầy chăn”. Vì thế, tôi xin quý con dân Chúa đừng gọi
tôi bằng danh xưng “mục sư”. Tôi đã có một bài viết, trình bày rất rõ ràng về vấn đề danh xưng mục sư.
Tôi sinh năm 1954. Tên Timothy của tôi thường được gọi tắt là “Tim”. Quý con dân Chúa có thể
tùy theo tuổi tác mà xưng hô với tôi theo phép giao tiếp của người Việt, như: anh Tim, chú Tim, bác Tim,
chú em Tim, cậu em Tim, cháu Tim... Khi cần nói đến chức vụ chăn bầy thì có thể dùng các danh từ:
Người chăn, mục tử, hay pastor.
Cám ơn quý con dân Chúa. Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
( Nguồn: https://www.facebook.com/notes/huynh-christian-timothy-priscilla )
NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp nhiều kỳ )
HÔN NHÂN CÔNG GIÁO DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LINH
Trong diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng về
Gia Đình, Đức Phanxicô nói có 5 cơn cám dỗ mà các
nghị phụ có thể đã trải qua và một trong số đó là:
“Khuynh hướng muốn phá hủy sự thiện tức là nhân
danh lòng từ tâm, lừa đảo băng bó các vết thương mà
trước đó không chữa chạy gì cả, là chỉ trị các triệu
chứng mà không chịu trị nguyên nhân và gốc rễ. Đây là
cơn cám dỗ của người lo làm điều tốt ( do – gooders )
của người sợ sệt và của cả những người gọi là cấp tiến
và duy tự do” ( Nguồn: Vietcatholic News – Vũ Văn An
19.10.2014 – Thượng Hội Đồng về Gia Đình – Diễn
Văn bế Mạc của đức Phanxicô ).
12
CÙNG PHÂN TÍCH
Ở đây có hai "vết thương” được các nghị phụ đưa vào nghị sự và tìm cách băng bó, đó là người
đồng tính kết hôn và người ly dị tái hôn rước lễ.
Về người đồng tính: “Tài liệu nói rằng những người đồng tính có nhiều ơn phúc và tài năng để
cung hiến cho cộng đồng Kitô Hữu, liệu ta có thể chào đón những con người này, bảo đảm với họ một
không gian huynh đệ trong cộng đồng của ta hay không ? Họ thường mong muốn gặp được một Giáo Hội
cung hiến cho họ một mái ấm đón chào. Các cộng đồng của ta có khả năng cung cấp điều đó, chấp nhận
và trân trọng xu hướng tính dục của họ mà vẫn không làm hại gì tới tín lý Công Giáo về gia đình và hôn
nhân hay không ?” ( Nguồn Vietcatholic – Vũ Văn An 13.10.2014 – Thượng Hội Đồng về Gia Đình gây
chấn động với Phúc Trình sau thảo luận ).
Cho rằng người đồng tính có nhiều ơn phúc và tài năng để cung hiến cho cộng đồng Kitô Hữu
thì chẳng biết đó là những ơn phúc và tài năng nào, nhưng quan điểm này đã gặp phản ứng gay gắt từ
nhiều phía: “Maria Madise phối trí viên của Tiếng Nói Gia Đình, tự hỏi liệu các bậc cha mẹ từ nay có
dám nói cho con cái thấy cái sai của ngừa thai, sống chung hay sống đồng tính nữa không. Họ có thể
nói với chúng là Tòa Thánh dạy rằng có những khía cạnh tích cực và xây dựng trong các tội trọng này
không ? Phương thức này quả tiêu diệt Ơn Thánh trong các linh hồn” ( Nguồn Vietcatholic – Vũ Văn An
13.10.2014 đã dẫn ).
Đã gọi là tội thì không thể có gì là tích cực, là xây dựng, mà nó chỉ đem lại cái chết về phần tâm
linh. Quan hệ đồng tính là tội trọng đáng phải kết án: “Bởi cớ ấy nên Đức Chúa Trời để mặc họ buông
theo tà tình xấu hổ. Vì đàn bà của họ đổi cách dùng thuận tánh ra cách dùng nghịch tánh. Đàn ông cũng
vậy, họ bỏ cách dùng thuận tánh với đàn bà mà nung đốt tình dục người này với kẻ kia, đàn ông cùng đàn
ông làm sự nhơ nhớp với nhau rồi tự chuốc lấy cho mình sự báo ứng với sự lầm lạc của họ” ( Rm 1, 26 –
27 ).
Quan hệ đồng tính là nghịch tánh bởi vì nó trái với mục đích của hành vi tính dục là để sinh con đẻ
cái. Con người nói riêng và muôn loài vạn vật nói chung đều phải tuân thủ luật Sinh Hóa gọi là Dịch: “Sinh
sinh chi vị Dịch” ( Hệ Từ Thượng ). Theo minh triết thì sự sinh hóa của vũ trụ khởi đầu là do âm dương cơ
ngẫu. Bất cứ cái gì “lẻ một” thì đều không thể sinh. Cơ là lẻ, ngẫu là chẵn. Một cái cơ ( lẻ ) lại phải tìm đến
một cái cơ ( lẻ ) khác thì mới sinh được. Chân lý muôn đời là một, về định luật Sinh Hóa này Kinh Thánh
cũng nói không khác với minh triết Đông Phương. Sau khi tạo ra Ađam Đức Chúa Giehova phán: Con
người ở một mình không tốt. Ta sẽ làm nên một kẻ trợ giúp giống như nó” ( St 2, 18 ).
Cần kẻ trợ giúp ( phụ nữ ) mới có sinh sản và mục
đích của sự sinh sản ấy là để duy trì nòi giống. Chính bởi mục
đích sinh sản là để duy trì và phát triển nòi giống thế nên mới
có lời chúc phúc của Chúa: “Hãy sanh sản thêm nhiều dẫy
đầy mặt đất. Hãy làm cho đất phục tùng hãy quản trị loài cá
dưới biển loài chim trên trời cùng các vật sống trên đất” ( St 2,
28 ). Việc sinh sản thêm nhiều dẫy đầy mặt đất cần hiểu theo
nghĩa nào ? Nếu theo nghĩa mặt chữ ( Sens Litteral ) thì
chúng ta phải giải thích ra sao về nạn nhân mãn hiện đang là
mối lo của nhiều quốc gia ? Mặt khác, Đức Chúa nói hãy
“quản trị” ( Bản dịch của Phan Khôi ) chứ không phải “thống
trị” ( Bản dịch của Nhóm Các giờ Kinh Phụng Vụ ). Quản trị dĩ
nhiên phải khác với thống trị chứ ? Chính bởi trong bấy lâu
nay Kinh Thánh đặc biệt là Sách Sáng Thế vẫn được giải
theo nghĩa mặt chữ như thế nên không có cách chi hiểu được
nghĩa của việc sinh sản là sinh sản về mặt tâm linh chứ không phải thể lý.
Cũng bởi giải Kinh Thánh theo nghĩa… đen nên mới cho rằng quan hệ đồng tính không có tội lại
nhiều ơn phúc ? Người đồng tính không có khả năng sinh sản vì vậy vấn đề duy trì nòi giống đối với họ
không được đặt ra. Đang khi đó duy trì nòi giống là mục đích tối thượng của hành vi tính dục ở cả vật cũng
như người. Mặc dầu vậy có sự khác biệt lớn lao giữa người và vật ở nơi cái động cơ. Đối với con vật thì
động cơ ấy chỉ là sự thôi thúc của bản năng và vì thế vấn đề hạnh phúc hay khổ đau không được đặt ra. Trái
lại con người vì là loài linh tánh nên nó phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình có nghĩa hạnh phúc
hay đau khổ đều do mình quyết định. Tính chất quyết định như đã nói tất cả đều do nơi động cơ thúc đẩy.
Ngoài việc duy trì nòi giống như là bản năng, con người còn có nhiều động cơ khác nhau khi tiến
hành các cuộc hôn nhân. Có thể là để kiếm con trai nối dõi tông đường. Có thể là để tạo những mối làm
ăn liên kết trong kinh tế, chính trị và cũng có thể chỉ vì tiêu chuẩn trai tài gái sắc v.v… Toàn bộ những cuộc
hôn nhân mang tính vị kỷ như thế đều không chân thật vững bền. Lý do bởi họ đã không được xây dựng
dựa trên một nền tảng vững chắc nào cả. Lấy vợ để có con trai nối dõi nhưng sau vài năm vợ không đẻ
hoặc đẻ toàn con gái thế là dẫn tới ly dị… Lấy vợ lấy chồng chỉ vì của cải địa vị nhưng không đạt được
13
yêu cầu thế là bỏ nhau… Lấy vợ lấy chồng chỉ vì sắc dục thì khi ốm đau bệnh hoạn già yếu cũng sẽ mỗi
người mỗi ngả. Hôn nhân không được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc thì không thể vững bền.
Hiện tượng ly dị đổ vỡ khủng hoảng gia đình ngay trong bộ phận người Công Giáo là đáng báo động.
Phải chăng cũng chính vì cuộc khủng hoảng đó mà Giáo Hội mới đây đã cho triệu tập Thượng
Hội Đồng về Gia Đình ? Tuy nhiên thông qua những gì được biết qua các phương tiện truyền thông cho
thấy khủng hoảng chẳng những không có cơ giải quyết mà còn đẩy tới một mức trầm trọng hơn rất
nhiều: “Dù sao Thượng Hội Đồng cũng chỉ là một cơ chế tham vấn không hẳn là cơ chế quyết định.
Nhưng đọc bản phúc trình qua các bản tóm lược như thế này nghe ra có cái gì rờn rợn vẽ ra trước mắt
một cuộc khủng hoảng còn sâu sắc vạn lần hơn cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình. Nhưng nghĩ
cho cùng mục tiêu của nó chỉ là nêu vấn đề để toàn thể Giáo Hội cùng suy nghĩ và đóng góp ý kiến từ
nay tới ngày Thượng Hội Đồng thông thường sẽ được tổ chức một năm sau. Muốn kích thích khối
người lên tới cả tỷ hiện nay chịu suy nghĩ và đóng góp không gì bằng đụng tới những điều xem ra cốt lõi
đối với họ chứ khơi khơi nhẹ nhàng “bàn vớ bàn vẩn” làm sao kích thích được họ ? ( Nguồn Vietcatholic
– Vũ Văn An, 13.10.2014 đã dẫn ).
Cái điều cốt lõi của con người trong mọi thời đại suy cho cùng vẫn là vấn đề tâm linh. Con người
sinh bởi đâu, sống trên đời để làm gì và chết rồi đi đâu ? Ba vấn nạn này là của triết học nhưng để giải
quyết nó thì duy chỉ trong tôn giáo mới có thể. Lý do là vì ở đó có câu trả lời và trả lời dứt khoát. Con
người bởi Thiên Chúa là Con Thiên Chúa, sống để nhận biết và cuối cùng là trở về với Ngài. Nguyên
nhân sâu xa đưa đến khủng hoảng hiện nay cách chung cho nhân loại và cách riêng cho hôn nhân gia
đình là vì người ta đã không đặt cứu cánh đời mình vào việc nhận biết Thiên Chúa. Bởi không lấy cứu
cánh là nhận biết Thiên Chúa thế nên tất cả những cuộc hôn nhân của người đời đều mang tính vị kỷ
chỉ biết có mình. Ngược lại hôn nhân Công Giáo lại đặt nền tảng dựa trên sự nhận biết Thiên Chúa:
“Buổi tối hôm thành hôn Tôbia nói với Sara rằng: “Chúng ta là con cháu các Thánh, chúng ta không thể
kết bạn như những chư dân, họ không nhận biết Thiên Chúa” ( Tb 8, 5 ).
Người đời vì không nhận biết Thiên Chúa Đấng
là Cha mình thế nên những cuộc hôn nhân của họ chỉ có
mục đích là để duy trì nòi giống xác thịt. Trái lại hôn
nhân Công Giáo là để sản sinh nòi giống tâm linh. Để có
thể sản sinh nòi giống tâm linh ấy, toàn thể Kitô Hữu
chúng ta đều mang nơi mình một ơn gọi: “Chỉ có một
thân thể một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi
mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng một
Chúa một đức tin một phép rửa một Đức Chúa Trời là
Cha mọi người. Ngài vượt trên mọi người suốt qua mọi
người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4 – 6 ).
Dù là Giáo Sĩ hay Giáo Dân đều có chung ơn
gọi làm Con Chúa. Thế nhưng khác với người được
thánh hiến, người sống bậc gia đình có cách thế riêng
do Đức Kitô thiết lập gọi là Bí Tích Hôn Nhân. Hôn nhân là Bí Tích khi hai người nam nữ tự nguyện nói
lên lời hứa trước vị đại diện Giáo Hội và trước cộng đoàn. Hứa sẽ yêu thương và tôn trọng nhau cho
đến trọn đời. Hứa sẽ sẵn sàng đón nhận con cái Chúa ban và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và
luật Hội Thánh. Hứa sẽ chung thủy với nhau trọn đời khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc mạnh
khỏe cũng như khi đau yếu v.v… Đã hứa thì phải giữ và giữ như thế cho đến hết đời đó là sống Bí Tích
Hôn Nhân. Phá vỡ bất kỳ lời hứa nào đó là đã phá hỏng Bí Tích, đồng thời cũng làm mất đi ơn gọi làm
Con Chúa. ( Ảnh chụp một gia đình Công Giáo hạnh phúc với 15 người con tại Kênh 2, tỉnh Kiên Giang,
Giáo Phận Long Xuyên ).
Để sống Bí Tích Hôn Nhân đòi hỏi phải thực hiện những lời cam kết ấy cho đến cùng là việc
không thể nếu không có ơn Chúa nâng đỡ. Thật vậy làm sao có thể yêu thương nhau khi hai người nam
nữ ấy khác biệt nhau về cả tâm sinh lý cho đến hoàn cảnh gia đình xã hội v.v… ? Làm sao có thể chung
thủy với nhau khi thân xác quá già nua tinh thần mỏi mệt… Làm sao… ?
Chung thủy trong hôn nhân chính là cái cốt lõi của hôn nhân Công Giáo, bởi chưng đó là sự kết
hợp của Thiên Chúa: “Sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không thể phân ly” ( Mt 19, 6 ). Sự kết hợp
là của Thiên Chúa và sự kết hợp ấy chắc hẳn phải có mục đích và như đã biết mục đích ấy là để thực
hiện ơn gọi làm Con Chúa. Nhận ra như thế để cho thấy người Công Giáo không được phép ly dị vì bất
cứ lý do nào. Mặc dầu vậy Thiên Chúa muôn đời vẫn là Thiên Chúa Cứu Độ chậm bất bình và giàu lòng
xót thương. Điều mà con người không thể được thì Thiên Chúa lại được. Khi nghe Chúa Giêsu nói
người giàu vào Nước Thiên Đàng khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim. Có môn đệ hỏi: "Thế thì ai có thể
14
được cứu ?" Ngài đáp: "Đối với loài người điều ấy vẫn bất năng nhưng với Thiên Chúa mọi sự đều khả
năng cả” ( Mt 19, 23 – 26 ).
Người Công Giáo ly dị tái hôn không được phép rước lễ là vì họ đang mang trong mình tội
trọng ( phạm điều răn thứ sáu cấm sự dâm dục ). Đã mắc tội trọng thì không thể rước lễ, vì như thế
chẳng những không được ơn ích gì mà tội càng thêm tội: “Vì người nào không phân biệt Thân Chúa
mà ăn Bánh uống Chén đó tức là chuốc lấy án phạt vào mình” ( 1Cr 11, 29 ).
Không được phép rước lễ, như vậy người ly dị tái hôn phải chăng là vô phương trong Ơn Nghĩa
Chúa ? Không phải vậy, vì chưng những gì loài người không được thì Thiên Chúa lại được. Rước lễ là
ơn trọng chỉ dành cho những ai xứng đáng. Thế nhưng việc cứu rỗi vẫn có thể cho người ly dị tái hôn
miễn sao họ thực tình sám hối ăn năn giốc lòng chừa không tiếp tục bước đi trên con đường dữ hầu có
thể trở về với Chúa, Đấng sẵn lòng thứ tha vì họ chính là đối tượng mà Ngài hằng tìm kiếm: “Ta đến
không phải là để kêu gọi kẻ công chính bèn là kẻ có tội” ( Mt 9, 13 ).
PHÙNG VĂN HÓA
Nhân sự kiện cuốn "Phúc Âm Bỏ Túi" ( PABT ) vừa được các anh em Công Giáo Việt Nam
( www.conggiaovietnam.net ) phát hành và trao tặng cho các vùng sâu vùng xa, bài viết giới
thiệu của Lm. Vĩnh Sang đăng ở đầu số báo Ephata này có nhắc đến chương trình "Mỗi Quân
nhân một Tân Ước". Ephata xin đăng lại một chia sẻ của tác giả Khải Triều Nguyễn An Tôn về
cha Nguyễn Tự Do, người khởi xướng và thực hiện chương trình này…
Lm. RÔCÔ NGUYỄN VĂN TỰ DO:
MỘT CHIẾN SĨ TIN MỪNG KHÔNG CÒN NỮA !
Liên tiếp trong hai ngày 5 và 6.3.2011, tôi nhận
được tin: Cha Tự Do mất rồi ! Một người bạn khác thì
gọi điện hỏi tôi về tiểu sử của ngài. Ngay khi nhận
được tin báo lần thứ nhất, tôi đã liên lạc với gia đình
của ngài ở Giáo Xứ Tân Phú và được biết là Nhà
Dòng đã lập tức đưa thi hài của ngài về với cộng đoàn
của ngài, DCCT Việt Nam, trên đường Kỳ Đồng, quận
3, Sàigòn ( Di ảnh cha Nguyễn Tự Do ).
Khi tôi tới Dòng Chúa Cứu Thế viếng xác ngài
và dự một Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Rôcô, bởi
cộng đòan Tình Thương do ngài tập hợp từ nhiều năm
nay để làm công tác từ thiện tại những trại phong trên
cả nước mà họ đăng ký trước, một bản tiểu sử của
ngài, do Văn Phòng Tỉnh DCCT Việt Nam lập, dán
trước cửa phòng quàn thi hài, trên đó có ghi nhận:
“Cha Rôcô Nguyễn Văn Tự Do được gọi về Nhà Cha lúc 17g00 ngày 5.3.2011, hoàn tất hành
trình 83 năm ở trần gian, 60 năm Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 55 năm thi hành sứ vụ Linh Mục.
Trong 60 năm làm Tu Sĩ DCCT, điểm nổi bật ta có thể thấy nơi con người cha Rôcô Tự Do là:
ngài tha thiết với cuộc sống của Nhà Dòng, cách riêng Tỉnh Dòng Việt Nam. Bằng những ơn riêng Chúa
ban cho ngài, ngài đã không ngừng thu thập một cách chi tiết các biến cố trong Tỉnh Dòng, nhất là thời
các cha thừa sai Canada cống hiến cho sự nghiệp thiết lập Dòng tại Việt Nam. Các công trình biên sọan
của ngài có một giá trị bảo tồn rất quan trọng cho các thế hệ mai sau của Tỉnh Dòng. Ngài cũng biết sử
dụng những ơn riêng Chúa ban để phục vụ Tin Mừng một cách hết sức hiệu quả trong lãnh vực truyền
thông, cụ thể là chương trình “Mỗi quân nhân một Tân Ước” và Trung Tâm ATAS.”
Có thể nói, buổi sáng ngày quân nhân Công Giáo chúng tôi, khoảng 3.000 người, thuộc các đơn
vị Bộ Binh, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Không Quân, Hải Quân… đã về Nhà Thờ
Đồng Tiến để tham dự Thánh Lễ và được trao tặng mỗi người một cuốn Tin Mừng thu nhỏ do Lm.
Nguyễn Thế Thuấn, DCCT dịch, là một sự kiện rất lớn, nếu không nói là một biến cố lớn của Giáo Hội
Công Giáo Việt Nam từ trước cho tới lúc đó, chúng tôi được nhìn thấy tận mắt hàng trăm ngàn cuốn Tin
Mừng như thế, nhất là chúng tôi lại là đối tượng có một không hai trong việc trực tiếp nhận sách Tin
Mừng từ tay các vị Mục Tử. Tôi thấy các bạn hữu tôi, khi nhận được sách Tin Mừng, người nào cũng rất
15
CÙNG HỒI TƯỞNG
phấn khởi, vui và nhẹ nhàng đưa sách lên miệng hôn. Có người nói: “Sách đẹp quá !” Người khác thì
nghiêm trang hơn, nói: “Bạn hôn sách đẹp hay là hôn Lời Chúa ?”
Đấy là dấu ấn lần đầu tiên trong đời một Kitô hữu của tôi và chắc chắn cũng là lần đầu tiên trong
đời những quân nhân Công Giáo khác, một dấu ấn không thấy phai mờ từ ngày đó, khoảng cuối những
năm 1970. Thời gian này cha Tự Do là Tuyên úy QLVNCH, phụ tá Trưởng khối Giáo Vụ, lo phát thanh,
báo chí, truyền hình… tại Nha Tuyên Úy Công Giáo.
Tuy nhiên, chiến dịch “mỗi quân nhân một Tân Ước” Cha Tự Do khởi xướng, không được thuận
buồm xuôi gió đâu, ngay trong thành phần Giáo Sĩ. Ngài bị chống đối, hiểu lầm và còn bị xúc phạm danh
dự. Trong cuốn Niềm Vui Vĩ Đại – Hồi ký 50 năm Linh Mục – 1956-2006, cha Nguyễn Tự Do đã kể lại sự
việc này như sau:
“Không phải hết mọi người đều hưởng ứng và hợp tác. Chiến dịch phải đương đầu với bao khó
khăn, nhiều “cám dỗ”. Nhiều lời nói xuyên tạc, nhiều lập trường khác luôn tạo những khó khăn lắm khi
khó vượt khỏi. “Người Công Giáo Việt Nam không thể đọc Kinh Thánh được, họ chưa đủ trình độ…;
mấy ông DCCT chỉ bày trò”, “làm tiền”, “họ sẽ in sách nhưng vài ngàn cuốn thôi còn tiền thì…”
Tôi không hiểu được tại sao người ta lại có thể “sáng chế” ra những điều kỳ lạ như thế đến mức
mà chỉ nghĩ tới cũng đã phải xấu hổ. Có một số các vị muốn lấy hết số tiền chiến dịch để “mua lại” một
số sách Kinh Thánh bằng hình vẽ của một tác giả nào đó. Có những vị không hề phát động chiến dịch
trong đơn vị mình. Có mấy Nhà Thờ không cho chúng tôi đến giảng, nói rằng họ tự làm lấy, nhưng
không bao giờ chúng tôi nhận được món tiền nào từ đó.
“Trong những lời phê phán, suy đoán có tính cách “bất đồng nhuốm
mầu phá hoại đó”, có những điều xúc phạm đến cá nhân tôi, đến các cha
hợp tác và đến cả DCCT, cả tập thể Linh Mục” ( Dẫn từ cuốn: Niềm Vui Vĩ
Đại – Hồi ký 50 năm Linh Mục, tr. 34 ).
Nhưng có điều làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên là, những điều cha
Nguyễn Tự Do kể lại trên đây không phải chỉ xảy ra bên ngoài Nha Tuyên
Úy Công Giáo, song là từ chính nơi đây, từ quyền thế cao nhất của Nha này.
Cha Tự Do viết tiếp:
“Đáng lẽ mọi sự đã “xuôi chèo” khi nhiều lần Nha Tuyên Úy Công Giáo
“đòi” Bộ Tổng Tham Mưu giải ngũ tôi hay ít là đưa tôi đi một đơn vị tác chiến
xa Sàigòn. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn đã tự tay viết thư cho Trung tướng
Tổng cục Trưởng Tổng Cục CTCT Trần Văn Trung với chỉ thị: “Không được
giải ngũ Linh Mục Nguyễn Tự Do nếu không có sự đồng ý của Giám Mục đặc
trách.” ( nt. )
Viết đến đây, bỗng dưng tôi không thể viết thêm được gì nữa, mặc
dù còn có nhiều công trình mà cha Nguyễn Tự Do đã hoàn thành, như cuốn
Hành Hương Công Giáo Việt Nam phổ biến năm 2009. Đây là một cách viết
lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của ngài, hướng về sứ vụ truyền giáo
và đời sống tâm linh, mà tôi nghĩ rằng người Kitô hữu nào cũng cần có trong
cuộc đời làm con Chúa của mình. ( Ảnh chụp cha Nguyễn Thế Thuấn,
DCCT, tác giả bản dịch sách Tân Ước được in trong chiến dịch "Mỗi Quân Nhân một Tân Ước ).
Tôi không viết thêm được chính là vì những lời cha Tự Do viết về những điều tưởng chỉ có nơi
người trần tục, không ngờ một chiến địch “mỗi Quân Nhân một Tân Ước” cần thiết như vậy, lý tưởng
như vậy, tuyệt vời như vậy mà một vài Linh Mục thời đó, lại có những suy nghĩ như của một số người
bên ngoài Giáo Hội, luôn tìm cách gây nghi kỵ và chia rẽ nội bộ Công Giáo.
Chắc chắn những lời lẽ và cách xử sự như vậy trong vấn đề phổ biến Kinh Thánh mà cha Tự Do
và một số cha trong DCCT, như cha Nguyễn Văn Vàng, cha Trần Hữu Thanh… đã hợp tác và giúp đỡ
ngài, là một điều đáng buồn và không thể có. Nhất là, chiến dịch “mỗi Quân Nhân một Tân Ước” được
thực hiện sau khi Công Đồng Vatican II kết thúc được gần mười năm rồi. Không lẽ những văn kiện đặc
biệt của Vatican II như VUI MỪNG VÀ HY VỌNG, GIÁO HỘI TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY, đã không
được các vị đó để mắt tới !
Nhắc đến việc trên đây liên quan đến cha Nguyễn Văn Tự Do DCCT, nhân sau ngày ngài nằm
xuống, không phải để ca tụng ngài hay chống đối những ai đã chống đối việc làm mang tinh thần truyền
giáo của ngài. Nhưng trước hết vẫn là một việc làm “ăn năn” khi Mùa Chay năm 2011 vừa bắt đầu với
Lễ Tro, Thứ Tư ngày 9.3.2011.
Khải Triều NGUYỄN AN TÔN
( http://www.nhomai.vn/forum/archive/index.php/t-10597.html )
16
PARAGUAY – ÔN CỐ TRI TÂN
Công tác mục vụ
Hơn 3 tháng kiêm nhiệm quyền Tổng Hiệu trưởng một trường học với hơn 1.500 học sinh và gần
100 giáo viên với biết bao công việc chuyên môn cộng với công việc huấn luyện ơn gọi nhiều lúc đã
khiến chúng tôi kiệt sức. Tuy nhiên, nhờ sự động viên và giúp đỡ của cha Giám Tỉnh và một số anh em
trong Ban Đào Tạo nên phần nào chúng tôi cũng lấy lại được cân bằng trong đời tu.
Như chúng ta cũng biết, lĩnh vực giáo dục ngày nay không dễ chút nào, nhất là mỗi quốc gia có
một hế thống giáo dục khác nhau. Ở Nam Mỹ thì học sinh là trọng tâm và các em cũng như phụ huynh
có nhiều quyền, nhất là quyền phát biểu và đòi hỏi những nhu cầu chính đáng cho việc học hành của
con em. Chính vì thế, các trường tư thục có rất nhiều thách đố. Những người làm công tác giáo dục ở
các trường tư thục Công Giáo vừa phải luôn cạnh tranh, phải cải tiến không ngừng phương pháp dạy
học cũng như quản trị, vừa phải có một cái tâm của những nhà giáo dục Công Giáo vì khi người ta gởi
con em họ đến các trường tư thục phải trả tiền cao thì họ có quyền yêu cầu hợp lý cho con em mình
không những về tri thức mà cả tri đức nữa.
Thế hệ @ và văn hóa Click đòi hỏi những người hướng dẫn phải cập nhập thường xuyên để hiểu
ngôn ngữ mới lạ của giới trẻ và cách hành xử hợp tình, hợp lý với một số học trò ma mãnh, vì nếu không
sẽ bị tụt hậu và các học trò nhỏ ấy sẽ qua mặt và xem thường khi những người hướng dẫn họ quá chậm
tiến. Chính vì thế, những nhà giáo dục Công Giáo hay có những buổi thường huấn để gặp gỡ, chia sẻ
những kinh nghiệm trong các trường tư thục để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và góp ý cho nhau.
Hơn 3 tháng chúng tôi phải
gánh vác trọng trách đứng đầu một
trường Công Giáo lớn tại thủ đô
Paraguay mà trong lòng luôn thấp
thỏm, lo âu vì chỉ cần nóng tính hay lỡ
lời một tí coi như hỏng việc, và truyền
thông sẽ lập tức vào cuộc, vì thế giới
‘digital’ ngày nay họ thường làm rùm
beng dù một chuyện chẳng ra gì. Tạ ơn
Chúa vì suốt những tháng ngày lo lắng
vừa qua mọi sự đều trôi chảy và khi
người anh em người Ba Lan trở về sau
dịp tạ ơn ngân khánh Linh Mục đã nhận
lại chức vụ và ngôi trường của mình không bị ‘sứt mẻ’ gì.
Đầu tháng 10, tháng Đức Mẹ, chúng tôi có những công tác mục vụ đặc biệt cho các chủng sinh
và ứng sinh muốn gia nhập Chủng Viện Truyền Giáo. Chúng tôi đã tổ chức cho các em những buổi
thăm các Giáo Điểm ngắn ngày, giúp các em lần hạt Mai Khôi truyền giáo qua những cách sáng tạo khi
các em chuẩn bị bằng giấy và vải để làm những lá cờ 5 châu lục và
chia thành 5 nhóm để lần chuỗi Mai Khôi truyền giáo.
Trong chuyến mục vụ trung tuần tháng 10 này chúng tôi nhận
được một hung tin là một người bạn nhà báo người Paraguay đã bị sát
hại dã man khi những tên trùm Mafia đã thuê những tên sát thủ khát
máu bắn anh khi anh cùng hai nhân viên thực tập đang trên đường tác
nghiệp. Anh là người đã chiến đấu không ngơi nghỉ cho một xã hội công
bằng, an sinh, quyền con người và bảo vệ các giá trị nhân bản. Tuy
nhiên anh là người biết quá nhiều các hoạt động phi pháp của những kẻ
đang mượn danh những nhà cầm quyền để cấu kết với bọn Mafia làm
giàu cách bất chính nên anh đã nhận cái chết thương tâm này.
Còn nhớ những ngày đầu mới đến Paraguay và được sai đến
Giáo Xứ biên giới đầy khó khăn và bạo lực này, anh đã luôn đến động
17
CÙNG TRUYỀN GIÁO
viên chúng tôi và sẵn sàng dùng xe riêng của anh để đưa chúng tôi đến những Giáo Điểm truyền giáo xa
xôi. Ngày ấy thực sự chúng tôi không hề biết gì đến chính chị chính em, hay những xấu xa bỉ ổi của những
người núp bóng chiêu bài chính trị để làm chuyện xấu. Anh, một nhà báo công minh đã giúp chúng tôi hiểu
nhiều điều, và chân thành nói với chúng tôi rằng là Linh Mục thì cha đừng dính vào chính trị hay đảng phái
nhưng hãy dùng Lời Chúa để chống lại những bất công, và hãy luôn biết bênh vực những người cô thế cô
thân thì cha sẽ thành công.
Chính anh đã làm điều này và dù anh đã không còn nữa, nhưng chúng tôi nhận ra một điều rằng
Paraguay đã thay đổi nhiều dù bọn Mafia như những bóng ma thi thoảng vẫn lượn lờ và sát hại những
con người đáng quý như anh. Cái chết của anh đã thức tỉnh chính phủ trong nước cũng như quốc tế và
họ đã vào cuộc khi phát hiện được nhiều manh mối tội phạm trong đó có viên Quận Trưởng và bà Nghị
Viên Quốc Hội đầy quyền lực đang chuẩn bị trong vòng lao lý để làm rõ vụ ám sát kinh hoàng này nhằm
trừng trị bọn Mafia và đem lại niềm tin cho dân lành.
Chuyến kinh lý của cố vấn Tổng Quyền
Cứ mỗi ba năm một lần, một vị cố vấn hay chính cha Bề Trên từ Tổng Quyền của Dòng Ngôi Lời
ở Rôma sẽ đi kinh lý để gặp từng thành viên trong Dòng và để biết thêm về tình hình của các quốc gia
trên thế giới nơi Dòng Ngôi Lời hiện diện và phục vụ. Tháng 10 năm 2014 này, vị cố vấn đến từ Tổng
quyền đi kinh lý ở Paraguay là người Ấn Độ. Ngoài tiếng bản xứ Hindi của người Ấn, vị này còn nói
thành thạo tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Vóc người nhỏ nhắn nhưng rất uy lực và thông thái.
Vì ngài là người Á châu nên chúng tôi cảm thấy rất gần ngay từ giây phút đầu. Ngài từng đảm nhận
những trọng trách quan trọng như làm Bề Trên Giám Tỉnh tại Ấn Độ hai nhiệm kỳ trước khi được bầu
chọn làm cố vấn Tổng Quyền ở Rôma từ năm 2006.
Nhìn thấy cách làm việc khoa học của những vị hữu trách trong Dòng đến từ Tổng Quyền mà
trong lòng chúng tôi rất khâm phục. Người làm lớn không chỉ là người chỉ biết ra lệnh và nói bừa, nói
càn. Những người làm lớn trong đời tu lại càng phải biết hạ mình hơn nữa.
Tấm gương ấy phản ánh rất chân thực với vị Giáo Hoàng đương kim Phanxicô. Ngài không chỉ
lắng nghe mà còn hành động rất dứt khoát dù đau đớn khi phải quyết định những điều hệ trọng liên
quan đến Giáo Hội. Cụ thế là trong tháng 7 năm nay Giáo hội Paraguay đã trải qua một cuộc khủng
hoảng tâm linh chưa từng thấy khi một vị Giám Mục thuộc hội Opus Dei đã dùng truyền thông lên án
không thương tiếc một vị Tổng Giám Mục chỉ vì vị này có lời khuyên chân thành vị Giám mục Opus Dei
kia nên điều tra kỹ lưỡng về một vụ tố giác trong Giáo Phận của ông. Thay vì cảm ơn lời khuyên thì vị
Giám Mục đầy quyền lực Opus Dei kia đã mượn truyền thông để nói những lời rất khó nghe đối với tư
cách một vị Giám Mục và gây chia rẽ nội bộ Giáo hội. Sự việc đến tai Tòa Thánh và đích thân Đức
Thánh Cha đã gởi hai vị ở Giáo Triều đến điều tra.
Trung tuần tháng 9 vừa qua Tòa Thánh đã mời vị Giám Mục Opus Dei ở Paraguay đến Roma để
giải trình và Tòa Thánh đã yêu cầu vị này từ chức để giữ sự hiệp thông trong Giáo Hội, nhưng vị này đã
nhất quyết bất tuân vì nghĩ rằng có Hội Opus Dei "chống lưng" ở Rôma. Chính Đức Thánh Cha đã truất
phế ngay lập tức về sự bất tuân này để nhổ đi một cái gai trong Giáo Hội nhưng đến nay vị này dù đã
không còn làm Giám Mục nữa nhưng vẫn cứ dùng những trang mạng để đả kích Đức Thánh Cha và
Giáo Hội. ( tham khảo thêm: http://www.losandes.com.ar/article/el-papa-destituye-al-obispo-paraguayo-
rogelio-livieres-812085 )
Nói thêm về vị cựu Giám Mục được cho là đầy
quyền thế này thuộc hội Opus Dei. Từ khi nhận chức Giám
Mục năm 2004, ông đã lập một Chủng Viện riêng mà không
hề tham khảo Hội Đồng Giám Mục vì tự cho rằng mình có
bằng cấp tiến sĩ Giáo Luật và Luật Sư dân sự. Ông đã thu
nhận tất cả những ứng sinh bị thải hồi từ các Giáo Phận
hay Dòng Tu khác và đào tạo cấp tốc vì một số ứng sinh ấy
nói rằng họ đã hoàn tất chương trình Triết hay Thần Học
của các Giáo Phận hay các Hội Dòng đã thải hồi.
Chỉ trong hai năm từ khi mở Đại Chủng Viện, ông
đã phong chức rất nhiều Linh Mục và lấy lại các Giáo Xứ
mà trước đây các Dòng đã có hợp đồng với các vị Giám
Mục tiền nhiệm với lý do là nhu cầu của Giám Mục. Các vị Linh Mục kỳ cựu và đầy kinh nghiệm đã
nhiều lần góp ý nhưng ông đều phớt lờ và cho các vị ấy về hưu sớm. Khi lựa chọn ứng sinh mới vào
Chủng Viện, chương trình đào tạo Linh Mục của ông chỉ vỏn vẹn trong 4 năm và Linh Mục được thụ
phong chỉ nằm trong độ tuổi 24 hay 25. Ông biện minh với Tòa Thánh rằng do nhu cầu thiếu Linh Mục
18
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631
Ephata 631

More Related Content

What's hot

Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Nguyen
 
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giảmedom
 
Tapsannhodenvoi Chua
Tapsannhodenvoi ChuaTapsannhodenvoi Chua
Tapsannhodenvoi ChuaNguyen
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Hiep Tran
 

What's hot (17)

Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Tap san Thang 4
Tap san Thang 4
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Tapsannhodenvoi Chua
Tapsannhodenvoi ChuaTapsannhodenvoi Chua
Tapsannhodenvoi Chua
 
Ephata 606
Ephata 606Ephata 606
Ephata 606
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Long thuongxotchua
Long thuongxotchuaLong thuongxotchua
Long thuongxotchua
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
 

Viewers also liked

China coatings industry production & marketing demand and investment forecast...
China coatings industry production & marketing demand and investment forecast...China coatings industry production & marketing demand and investment forecast...
China coatings industry production & marketing demand and investment forecast...Qianzhan Intelligence
 
China cardiovascular system drugs industry market demand forecast and investm...
China cardiovascular system drugs industry market demand forecast and investm...China cardiovascular system drugs industry market demand forecast and investm...
China cardiovascular system drugs industry market demand forecast and investm...Qianzhan Intelligence
 
China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...Qianzhan Intelligence
 
China methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast reportChina methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast reportQianzhan Intelligence
 
China quality testing industry development prospects and investment forecast ...
China quality testing industry development prospects and investment forecast ...China quality testing industry development prospects and investment forecast ...
China quality testing industry development prospects and investment forecast ...Qianzhan Intelligence
 
Prognostic factors of toxicity of chemotherapy
Prognostic factors of toxicity of chemotherapyPrognostic factors of toxicity of chemotherapy
Prognostic factors of toxicity of chemotherapyKateryna Filonenko
 
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!melbats
 
"Школа дошколят" МБОУ «ЦО №23»
"Школа дошколят" МБОУ «ЦО №23»"Школа дошколят" МБОУ «ЦО №23»
"Школа дошколят" МБОУ «ЦО №23»shlyop
 
China accounting firm indepth research and investment strategic planning repo...
China accounting firm indepth research and investment strategic planning repo...China accounting firm indepth research and investment strategic planning repo...
China accounting firm indepth research and investment strategic planning repo...Qianzhan Intelligence
 
Hadoop的etl任务—flume使用及其 优化-品友互动
 Hadoop的etl任务—flume使用及其 优化-品友互动 Hadoop的etl任务—flume使用及其 优化-品友互动
Hadoop的etl任务—flume使用及其 优化-品友互动Shaoning Pan
 
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...Qianzhan Intelligence
 

Viewers also liked (20)

Air Quality Map
Air Quality MapAir Quality Map
Air Quality Map
 
Primary education
Primary educationPrimary education
Primary education
 
Pencil vs camera
Pencil vs cameraPencil vs camera
Pencil vs camera
 
FK_SPARS15
FK_SPARS15FK_SPARS15
FK_SPARS15
 
China coatings industry production & marketing demand and investment forecast...
China coatings industry production & marketing demand and investment forecast...China coatings industry production & marketing demand and investment forecast...
China coatings industry production & marketing demand and investment forecast...
 
ACTIVIDAD DE APRENDIZAJE 8
ACTIVIDAD DE APRENDIZAJE  8 ACTIVIDAD DE APRENDIZAJE  8
ACTIVIDAD DE APRENDIZAJE 8
 
Tarea seminario 9 Cecilia
Tarea seminario 9 CeciliaTarea seminario 9 Cecilia
Tarea seminario 9 Cecilia
 
China cardiovascular system drugs industry market demand forecast and investm...
China cardiovascular system drugs industry market demand forecast and investm...China cardiovascular system drugs industry market demand forecast and investm...
China cardiovascular system drugs industry market demand forecast and investm...
 
China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...
 
China methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast reportChina methanol industry market research and investment forecast report
China methanol industry market research and investment forecast report
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
China quality testing industry development prospects and investment forecast ...
China quality testing industry development prospects and investment forecast ...China quality testing industry development prospects and investment forecast ...
China quality testing industry development prospects and investment forecast ...
 
Prognostic factors of toxicity of chemotherapy
Prognostic factors of toxicity of chemotherapyPrognostic factors of toxicity of chemotherapy
Prognostic factors of toxicity of chemotherapy
 
Curso Antena3 TV
Curso Antena3 TVCurso Antena3 TV
Curso Antena3 TV
 
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
EclipseCon NA 2015 - Arduino designer : the making of!
 
"Школа дошколят" МБОУ «ЦО №23»
"Школа дошколят" МБОУ «ЦО №23»"Школа дошколят" МБОУ «ЦО №23»
"Школа дошколят" МБОУ «ЦО №23»
 
Lecture1
Lecture1Lecture1
Lecture1
 
China accounting firm indepth research and investment strategic planning repo...
China accounting firm indepth research and investment strategic planning repo...China accounting firm indepth research and investment strategic planning repo...
China accounting firm indepth research and investment strategic planning repo...
 
Hadoop的etl任务—flume使用及其 优化-品友互动
 Hadoop的etl任务—flume使用及其 优化-品友互动 Hadoop的etl任务—flume使用及其 优化-品友互动
Hadoop的etl任务—flume使用及其 优化-品友互动
 
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
 

Similar to Ephata 631

Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Naymedom
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdfSAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdfMai
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucTam Jos
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 
Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Nguyen
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 

Similar to Ephata 631 (20)

Ephata 603
Ephata 603Ephata 603
Ephata 603
 
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
 
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
 
Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG
 
Ephata 600
Ephata 600Ephata 600
Ephata 600
 
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdfSAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+muluc
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thang 8.2011 3
Thang 8.2011 3Thang 8.2011 3
Thang 8.2011 3
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 

More from Vu Mai JMV

More from Vu Mai JMV (11)

Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 

Ephata 631

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com QUÀ TẶNG TIN MỪNG Mấy hôm nay chúng tôi đã nhìn thấy, đã được nâng niu trân trọng trên tay cuốn “Phúc Âm Bỏ Túi” ( PABT ) như cách gọi của những người thực hiện công việc này ( www.conggiaovietnam.net ). Cách đây không lâu, Đức Thánh Cha Phanxicô có sáng kiến biếu tặng cuốn Phúc Âm dành cho mọi người, với khổ nhỏ nên dễ dàng mang theo bên mình để đọc và suy gẫm ( ảnh kèm theo, sách PABT "Vangelo", bản tiếng Ý, được Đức Thánh Cha trao tặng vào Chúa Nhật 6.4.2014 sau Kinh Truyền Tin ở quảng trường Thánh Phêrô ). Ở Việt Nam, một số anh chị em tốt lành muốn bước theo Đức Thanh Cha nên cố gắng thực hiện công việc cho ra đời cuốn PABT bằng tiếng Việt, và cũng dành để trao tặng mọi người, đặc biệt những anh chị em vùng sâu vùng xa và có hoàn cảnh khó khăn. Công việc này làm chúng tôi nhớ đến một công việc khác trong quá khứ. Giữa những năm chiến tranh ác liệt trên quê hương đất nước, các vị có trách nhiệm trong Hội Thánh Việt Nam lúc bấy giờ có sáng kiến “Mỗi quân nhân một Tân Ước”. Những bản Tân Ước đầu tiên được in ấn ở Hồng Kông ( Ảnh sách Tân Ước cho quân nhân năm 1970, chụp chung với bản PABT năm 2014 ) đã theo chân người lính đi khắp mọi nơi, hẳn không thể kể ra hết được những hiệu quả tích cực trong đời sống thiêng liêng do việc đọc Lời Chúa mang lại. Những vị thực hiện chương trình này hiện nay đã lần lượt theo nhau về Quê Trời ( Cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, cha Giuse Trần Hữu Thanh, cha GB. Nguyễn Văn Vàng, cha Roco Nguyễn Tự Do… ). Hội Thánh nói chung, cách riêng Hội Thánh Việt Nam luôn nhắc nhở con cái mình đọc, suy gẫm và học hỏi Lời Chúa. Có rất nhiều nỗ lực giúp mọi người tiếp cận với Lời Chúa. Sự phát triển các kênh truyền thông làm tăng thêm những hoạt động đầy cố gắng và đáng khích lệ này. Dù vậy, giữa bao nhiêu những bề bộn công việc, một lượng thông tin khổng lồ dày đặc trên các mạng truyền thông, Lời Chúa xem ra vẫn lẻ loi và tầng suất hiện diện việc còn hết sức khiêm tốn. Trong một lần đi công việc ở một miền quê nọ, mô hình sống đạo cũng tương tự như mọi miền quê trên đất nước chúng ta, về tối nghe rân ran những lời kinh ê a ở các khu xóm, Giáo Phận đã dọn ra một số lời kinh có tính cách Giáo Lý, những “giáo trình” này được truyền về đến tận các khu xóm để mọi người học hỏi. Thật là một nỗ lực cụ thể và thích ứng với một xã hội nhỏ không còn thanh niên bao nhiêu, vì phần đông đã kéo nhau ra thành thị để mưu sinh, thích ứng với một xã hội vùng miền chỉ còn những ông bà già và con trẻ. Tuy nhiên, khi cố gắng tìm hiểu thêm thì thấy không mấy nhà có cuốn Kinh Thánh, mà nếu có, rất tiếc là người ta lại chỉ để cuốn Kinh Thánh trên bàn thờ với một lớp bụi đóng trên bìa sách chứng tỏ lâu ngày chưa cầm đến. Chắc chắn các em nhỏ và các bạn thiếu niên sẽ không “đủ no” khi chỉ được cung cấp loại “thực phẩm” như “giáo trình” kể trên, những bạn thanh niên Công 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 630 – CHÚA NHẬT.2014
  • 2. Giáo trôi dạt trên các phố thị đông người đầy cạm bẫy sẽ sử dụng loại lương thực nào để nuôi sống đời sống thiêng liêng của mình ? Nếu những bản văn Phúc Âm được chuyển đến những vùng quê như vậy, nếu trong túi các bạn thanh niên có bản Kinh Thánh nhỏ bé vừa vặn với cuộc sống lao động của anh em thì thật hay biết bao ! Sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô đã là một khởi hứng tuyệt vời ít là trong môi trường Giáo Hội Việt Nam hôm nay. Nỗi trăn trở của những người thực hiện là làm sao những cuốn “Phúc Âm Bỏ Túi” này đến được từng gia đình, từng tay các bạn trẻ lao động ? Nói chung đến với mọi tầng lớp dân chúng ? Làm sao đế những cuốn PABT này không quanh quẩn trong những gia đình giàu có, lẫn lộn trong những mớ sách hỗn độn, trở thành những món quà biếu cho vừa lòng, cho thỏa mãn lòng kiêu hãnh ? PABT phải đến được với mọi người, nhưng những người nghèo, những vùng sâu vùng xa cần hơn nhiều lắm. Và cuối cùng nỗi trăn trở của những người thực hiện là làm sao có nhiều PABT để chia sẻ đến tất cả những ai thật sự cần thiết. Cầu chúc cho việc làm quý hóa vô vị lợi này được phúc lành của Thiên Chúa. Lm. VĨNH SANG, DCCT, 6.11.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: QUÀ TẶNG TIN MỪNG ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................................ 01 ĐỀN THỜ TÂM HỒN ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ............................................................................. 02 ĐỀN THỜ SỐNG ĐỘNG ( AM. Trần Bình An ) ..................................................................................... 05 PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 25: Bong bóng xà phòng ( Nguyễn Trung ) ..................................... 06 HÔN NHÂN CÔNG GIÁO DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LINH ( Phùng Văn Hóa ) ........................................... 12 LM. RÔCÔ NGUYỄN VĂN TỰ DO, MỘT CHIẾN SĨ TIN MỪNG… ( Khải Triều Nguyễn An Tôn ) ........ 15 PARAGUAY – ÔN CỐ TRI TÂN ( Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD ) .................................................. 17 10 LÝ DO TÔI LÀ MỤC SƯ ( John MacArthur, bản dịch Huỳnh Thiên Nga ) ........................................ 21 CHIẾN DỊCH LÀM GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG CỦA CÁC BÀ MẸ ( Thế Giới nhìn từ Vatican ) ................. 22 MỘT CÁI NHÌN VỀ NGƯỜI CUBA – DÂN CUBA ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM ( Misha Đoàn ) ..... 23 BÁC SĨ CHẨN ĐOÁN KHÔNG RA BỆNH… ( Đào Sơn, báo Đời Sống và Pháp Luật ) ......................... 27 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 28 ĐỀN THỜ TÂM HỒN Kỷ niệm ngày cung hiến Vương Cung Thánh Đường Latêranô là dịp suy nghĩ về Đền Thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô ( Ga 2, 21 ). Chính nơi Đền Thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi Đền Thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. 1. Giới thiệu Đền Thờ Latêranô Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô là một trong những Thánh Đường đầu tiên được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng Đế Constantinô xây và được Đức Thánh Cha Sylvestro thánh hiến năm 324. Thánh Đường này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, Mẹ của tất cả các Thánh Đường ở Rôma và trên thế giới. Năm 313, sau khi ra chiếu chỉ ở Milano cho Giáo hội được tự do hành đạo, Hoàng Đế Constantine cho xây Đền Thờ ở Laterano trong thời gian 313-318 để dâng kính Chúa Cứu Thế. Thời Đức Giáo Hoàng Gregorio I ( 590-604 ) Đền Thờ được dâng kính cả Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Tông Đồ. Đức Giáo Hoàng Lucio II đã ấn định tên Đền Thờ như hiện nay, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano, năm 1144.Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14, Đền Thờ này là trung tâm của Giáo Hội Roma, trụ sở và biểu tượng của Đức Giáo Hoàng. Như các Đền Thờ khác, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhiều lần bị tàn phá, hỏa hoạn, hoang tàn sau hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời về Avignon, Pháp, đươc xây lại như ngày nay thời Đức Giáo Hoàng Sisto V ( 1585-1590 ). 2 CÙNG SUY NIỆM
  • 3. Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào Đền Thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội ( theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantine được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội nơi đây ). Ngoài Nhà Thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất ( 47m ) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa Kitô. Là Mẹ của các Nhà Thờ và là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giáo Phận Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. ( x. BGCN 2008 ). 2. Chúa Giêsu thánh tẩy Đền Thờ Đối với Do Thái Giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là tháng 4 dương lịch. Mọi người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ. Cả những người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này. Dầu sống ở xứ nào, người Do Thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời. Trong dịp này, Chúa Giêsu cùng đi lên Giêrusalem dự lễ Vượt Qua với các môn đệ. Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do Thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng. Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 công nhật. Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều có giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền Thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ. Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là một phần tư ngày công cho 1đồng. 4 đồng siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền Thờ và lợi tức đổi tiền thật là lớn. Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ. Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh tôn giáo để trục lợi. Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền Thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong Đền Thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo. Trong Phúc Âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đã nổi giận đùng đùng, lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất cả. Khung cảnh Đền Thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" ( Ga 2, 16 ). "Nhà của Ta là Nhà Cầu Nguyện, còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21, 12-13 ). Chúa Giêsu thất vọng biết bao trong tiếng than thở ấy. "Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền Thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời Ngôn Sứ Giêrêmia quở trách dân Do Thái xưa đã nên ứng nghiệm ( x. Gr 7, 11 ). Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền Thờ vì Ngài yêu mến Đền Thờ. "Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" ( Tv 69, 10 ). Lòng nhiệt thành với Đền Thờ sẽ dẫn Đức Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại ( x. Ga 15, 5 ). 3. Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ ? Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ vì Nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm Trong sân Đền Thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính. Thờ phượng mà không có lòng tôn kính là việc bất xứng.Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ. Trong sân Đền Thờ người ta cãi vã về giá cả, tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền Thờ. 3
  • 4. Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không còn thích đáng nữa. Các Ngôn Sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý gì ? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta chán ngấy. Máu chiên dê Ta chẳng thèm.” ( Is 1, 11 ). "Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" ( Tv 50, 16 ). Thái độ thanh tẩy Đền Thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính. Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành. Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ vì "Nhà Cha Ta là Nhà Cầu Nguyện" Đền Thờ là nơi Thánh, là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người. Các chức sắc Đền Thờ, các con buôn người Do Thái đã biến Đền Thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể cầu nguyện được. 4. Xây dựng Đền Thờ tâm hồn Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền Thờ tâm hồn mình. Đền Thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền Thờ tâm hồn được xây bằng các Bí Tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa. Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên Đền Thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong Đền Thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi Đền Thờ tâm hồn chúng ta hơn là Đền Thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ Đền Thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như Đền Thờ Latêranô đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có Đền Thờ nào đẹp bằng Đền Thờ Giêrusalem, một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền Thờ, nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do Thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: "Cứ phá Đền Thờ này đi, trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người". Đền Thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên Đền Thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là Đền Thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là Đền Thờ vững bền. Kỷ niệm ngày cung hiến Vương Cung Thánh Đường Latêranô là dịp suy nghĩ về Đền Thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô ( Ga 2, 21 ). Chính nơi Đền Thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi Đền Thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại ( x. 2Tm 2, 5; Dt 9, 15; 12, 24 ). Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của Vương Cung Thánh Đường Latêranô cũng như mọi Thánh Đường Khác đều phải bắt nguồn từ Đền Thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” ( 1Cr 3, 11 ). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” ( Ed 47, 9 ). Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” ( 2Cr 12, 27 ). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” ( 1Cr 3, 16 ). Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ vì họ đã đem Đền Thờ biến thành nơi buôn bán, đổi chác. Xin Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng là Đền Thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN 4
  • 5. ĐỀN THỜ SỐNG ĐỘNG Vào năm 1866, cha Trần Lục thừa lệnh Đức Cha Chiêu ( Mgr. Theurel ) đến kinh đố Huế, triều yết Vua Tự Đức, để xin trả lại làng Vĩnh Trị cho người Công Giáo, ngài có dịp quan sát các đền đài, lăng tẩm thật lộng lẫy. Cha Trần Lục tự hỏi: “Tại sao một vì Vua trần thế thì ở trong một ngôi đền lộng lẫy như thế, mà Vua Trên Trời lại không ở một ngôi đền như vậy ?” Từ cuộc thăm viếng này, ngài nảy ra ý định xây một ngôi đền theo kiến trúc dân tộc Việt Nam, như các đền đài ở Huế, để dâng kính Thiên Chúa, dâng kính Mẹ Maria và các Thánh… Năm 1891, Cha Trần Lục khởi xây Nhà Thờ kính Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi, cũng gọi là Nhà Thờ Lớn, bây giờ là Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm, sau này thánh hiến ngày 7.10.1991. Nhà Thờ 4 mái ngói, xây theo phong cách Á Đông, pha chút Gôtích. Cả kiến trúc gồm có 9 vì kèo với 9 giai thợ khác nhau, do vậy mỗi vỉ kèo mang một nét văn hoá riêng biệt, thể hiện khiếu thẩm mỹ phong phú của những người thợ thủ công lành nghề. Nhà Thờ dài 74m, cao 16m, rộng 21m. Có 48 cột lim lớn, trong đó 16 cột ở giữa, chu vi mỗi cột 2,35m, cao 11m và nặng 7 tấn. Trên mỗi cột khắc tên Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse. Nhà Thờ gồm 9 gian: gian cung thánh, gian kiệu và 7 gian Giáo Dân. Gian cung thánh đặt một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối, dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa, làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Chiêm ngưỡng, Bà Yvonne Schultz xúc động: “Các ngài hãy ngắm cả cái bàn thờ chính đục nổi, chạm bóng mà sơn son thiếp vàng chói lọi… Có lẽ khắp hoàn cầu không có những Nhà Thờ nào rực rỡ như trong Nhà Thờ ở Phát Diệm, trùng trùng điệp điệp những bức phù điêu, càng vào trong, càng lộng lẫy” ( Illustration, 9.11.1929 ). Gian cung thánh hoàn toàn chạm trổ, sơn son thiếp vàng lộng lẫy trên gỗ theo kiểu Á Đông, với mây, tre trúc và các hoa văn dân tộc, mà đường nét, màu sắc vẫn còn rực rỡ sau hơn 100 năm. Ngoài ảnh Đức Mẹ Mân Côi, Thánh Đa Minh và Thánh nữ Catarina, củng như các Thiên Thần, Cha Sáu còn khắc họa đậm nét Giáo Hội tại Việt Nam qua chân dung 6 vị Tử Đạo: Thánh Anê Đê Lê Thị Thành, Thánh Micae Hồ Đình Hy, Thánh Phêrô Cao, Thánh Phaolô Phan Khắc Khoan, Thánh Nicôla Bùi Đức Thể, Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ. Trên tường hai bên, 14 bức phù điêu Đàng Thánh Giá chạm nổi trên gỗ khá tinh vi nghệ thuật. ( Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm, Trần Lục ). Hành hương Nhà Thờ Chánh Tòa Phát Diệm phong phú bản sắc kiến trúc, để cùng nhau hướng tâm hồn mừng lễ cung hiến Đền Thờ Latêranô, cũng được gọi là “Mẹ và là đầu của mọi Nhà Thờ trên thế giới.” Tin Mừng theo Thánh Gioan tường thuật Đức Giêsu tẩy uế Đền Thờ Giêrusalem, để mời gọi Kitô hữu thanh luyện tâm hồn mình, xứng đáng trở nên Đền Thờ sống động, như chính Người đã thực thi gương mẫu. Đền Thờ khiêm nhu Vào Đền Thờ, nổi giận, Đức Giêsu lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả chiên cũng như bò, ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến Nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.” ( Ga 2, 15-16 ). Trong khi đó, Tin Mừng Nhất Lãm đều ghi Lời Chúa còn xung thiên nộ khí, dữ dội, đau đớn, nhức nhối, phẫn uất và xót xa hơn thế nữa: “Nhà Ta sẽ được gọi là Nhà Cầu Nguyện, thế mà các ngươi lại biến thành sào huyệt của bọn cướp !” ( Mt 21, 13; Mc 11, 17; Lc 19, 46 ). Đức Giêsu luôn mong đợi tín hữu khiêm tốn, ý thức thân phận tội lỗi, phản bội, đến Đền Thờ cầu xin ăn năn, sám hối, như người thu thuế thành tâm đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực, vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” ( Lc 18, 13 ) Xua đuổi của cải, tiền bạc, gian xảo, lưu manh, chức tước, danh lợi, kiêu căng, bất nhân, ra khỏi tâm hồn, là noi gương Đức Giêsu đã xua đuổi khỏi Đền Thờ chiên bò, bồ câu, tiền bạc. Ngày xưa, Môsê đã buộc tư tế phải thanh tẩy toàn thân trước khi bước vào Lều Hội Ngộ ( Xh 40, 32 ). Bởi vì, "không ai làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được" ( Mt 6, 24; Lc 16, 13 ). 5
  • 6. Đền Thờ hạnh ngộ Trong các đại lễ, Đức Giêsu vẫn lên Đến Thờ gặp gỡ Cha Người ( Lc 2, 41-50 ). Đồng thời Đền Thờ còn là nơi gặp gỡ tha nhân, như người công chính Simêon và ngôn sứ Anna. ( Lc 2, 25- 35; 36-38 ). Hằng ngày, Đức Giêsu đều sốt sắng cầu nguyện sáng tối, để Đền Thờ Người luôn được hạnh ngộ với Chúa Cha. Cũng như Người luôn tìm đến và kêu gọi những con chiên lạc bầy, lem lấm tội lỗi, bất hạnh, người thu thuế, kẻ bán hoa, người hoang đàng, nghèo khổ, bệnh tật, … Mỗi khi cầu nguyện, suy gẫm, mỗi khi viếng Thánh Thể, đọc và nghe Lời Chúa, rước Mình Thánh Chúa, là tín hữu được tiếp đón Chúa ngự vào Đền Thờ cá nhân. Đồng thời, mỗi khi xả kỷ vị tha, dấn thân, phục vụ cộng đồng, giúp đỡ người nghèo khổ, là Đền Thờ tín hữu cũng đón tiếp, gặp gỡ tha nhân chân tình, chứa chan thương yêu. Như thế, Đền Thờ sống động trở thành nơi hạnh ngộ giữa Thiên Chúa và tha nhân. “Ta bảo thật, mỗi lần anh em làm những sự ấy cho một kẻ hèn mọn trong anh em Ta, thì được kể như làm cho chính Ta vậy” ( Mt 25, 31-40 ). Đền Thờ hiến tế “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” ( Tv 69, 10 ). Lời tiên báo của Đức Giêsu về cuộc khổ nạn và chết trên thập giá sau này của Người, vì hoàn toàn vâng phục thực hiện Thánh Ý Chúa Cha, muốn cứu độ con người khỏi cái chết đời đời.“Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” ( Ga 2, 19 ). Đền Thờ là chính thân thể Đức Giêsu sẽ chịu khổ nạn và chịu chết, sau ba ngày phục sinh. Với tư cách là chi thể của Đức Giêsu, mỗi Kitô hữu đều là Đền Thờ của Thiên Chúa. “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao ?” ( 1Cr 6, 15 ). Vì thế Thánh Phaolô khuyên tín hữu sống sao xứng hợp để tôn thờ Thiên Chúa: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” ( Rm 12, 1 ). Hiến dâng thân thể cho Thiên Chúa là noi gương Đức Giêsu hiến thân, Mình và Máu đổ ra cứu chuộc thế gian, sẵn sàng chịu mọi khổ nhục, tra tấn, roi vọt, hoạn nạn vì danh Chúa. "Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta.” ( Lc 9, 23 ). “Trong một cuộc hành hương long trọng, nghìn vạn người tham gia, ai cũng muốn vác Thánh Giá đi tiên phong. Nhưng trong cuộc hành hương của mỗi ngày, mấy ai sẵn lòng vác Thánh Giá của mình ? Anh hùng thinh lặng khó lắm !” ( Đường Hy Vọng, số 171 ). Lạy Chúa Giêsu, Người vốn là Đền Thờ Thiên Chúa, kinh xin Người cải hóa, canh tân, thanh tẩy Đền Thờ bản thân chúng con trở nên xứng đáng để long trọng đón tiếp, hạnh ngộ Chúa và tha nhân. Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã vinh dự trở nên Đền Thờ Thiên Chúa, khi Mẹ thưa hai tiếng “Xin Vâng.” Kính xin Mẹ dạy chúng con luôn biết chân thành thưa hai tiếng ấy cùng Chúa luôn. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN PHONG CÁCH PHANXICÔ Bài 25. Bong bóng xà phòng Khi lên tiếng an ủi ca tụng ai thì người nói rất thoải mái, người nghe cũng hồ hởi, nhưng Papa Phanxicô, trong tình thương và trọng trách của vị Cha Chung, lại chọn con đường khó khăn khi phải thường xuyên cảnh giác Tín Hữu về những sai lạc trên bước đường theo Chúa. Radio Vatican ghi lại bài giảng của ngài trong Thánh Lễ ngày 25.9.2014 ( Bài đọc 1, Gv 1, 2-11, nói về phù vân ). ( Trích ) Nếu không có một nền tảng vững chắc, ta sẽ qua đi giống như mọi cái khác. Phù vân là một cám dỗ không phải chỉ của dân ngoại mà còn của Kitô hữu. Đức Giêsu công kích những ai tự mãn. Người cảnh báo các thầy thông luật đừng đi xuống phố phục sức như ông hoàng. Khi cầu 6 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 7. nguyện, đừng để người ta thấy, mà ở nơi kín đáo trong phòng riêng. Khi bố thí, đừng đánh trống thổi kèn, hãy lặng lẽ. Cha ta biết là đủ rồi. Kẻ phù phiếm nói rằng: Tôi tặng tấm séc này cho Nhà Thờ. Nhưng sau đó y lại bóc lột Nhà Thờ ở một khoản khác. Kẻ phù phiếm sống theo hình thức. Chúa dạy ta khi ăn chay đừng ra vẻ thiểu não để người ta nhận ra. Không, ta phải ăn chay trong hân hoan, ăn năn đền tội trong vui mừng để đừng ai biết. Phù vân là sống theo bề ngoài, cho người khác nhìn thấy. Kitô Hữu sống như thế, theo hình thức phù phiếm, có vẻ giống như những con công, kênh kiệu vênh váo như những con công hay múa. Họ tự hào là Kitô Hữu, quen với Linh Mục này, bà sơ kia, Giám Mục đó, gia đình đạo gốc. Nhưng họ sống với Chúa ra sao, cầu nguyện thế nào, bố thí theo phong cách gì, có bao giờ thăm viếng kẻ ốm đau không ? Đức Giêsu dạy ta dựng nhà, tức là đời sống Kitô, ở trên đá và sự thật. Người cảnh giác về phù vân khi xây nhà trên cát. Nhà sẽ sụp đổ, cuộc sống Kitô của ta sẽ tan tành bởi vì không chống trả nổi các cám dỗ. Có bao nhiêu Kitô Hữu sống theo hình thức ? Họ giống như những bong bóng xà phòng. Xinh đẹp mầu sắc sặc sỡ thật đấy nhưng chỉ tồn tại được một giây, rồi sau đó sẽ ra sao ? Ngay tại một số lễ an táng, ta cảm thấy phù vân, bởi vì chung cuộc lại, người chết vẫn phải trở về với cát bụi. Như Chân Phước Papa VI đã nói: Cát bụi chờ đợi ta, đó là chân lý tối thượng. Vậy lúc còn sống ta nên tự mãn hay ta nên làm gì ? Ta có làm điều tốt không ? Ta có tìm kiếm Chúa không ? Ta có cầu nguyện không ? Đâu là điều thiết yếu nhất ? Phù phiếm là tên dối trá hoang tưởng, lừa gạt chính nó và người ưa thích phù phiếm. Bởi vì ngay từ đầu người phù phiếm đã hoang tưởng về mình và sau cùng lại tin thật về mình là như thế. Thật đáng thương cho họ ! Điều này đã xẩy ra cho bạo chúa Hêrôđê ( Bài Phúc Âm trích, Lc 9, 7-9 ). Ông lo lắng điều tra về thân phận Đức Giêsu. Phù phiếm gieo xuống hạt giống lo âu, cướp mất bình an của ta, giống như người trang điểm lòe loẹt phải sợ trời mưa. Phù vân không mang lại an bình. Chỉ có chân lý mới ban cho ta bình yên. Đức Giêsu là đá tảng duy nhất mà trên đó ta có thể xây lên đời ta. Cám dỗ mà Quỷ đưa ra với Người trong sa mạc là: Đi với hắn lên đỉnh Đền Thờ, làm cho thật ấn tượng vào, bay xuống cho thật hoành tráng vào, thiên hạ sẽ tin răm rắp ngay. Tên Quỷ đặt phù phiếm trên một cái mâm vàng dâng lên cho Đức Giêsu. Phù phiếm là một chứng bệnh tâm linh trầm trọng. ( video clip có phụ đề tiếng Anh và toàn văn tại http://www.romereports.com/pg158445-pope-vain-christians-are-like-bubbles-they-may-look- nice-but-they-re-bound-to-pop-en ) Phù phiếm trong đời sống đạo mà Papa Phanxicô phải lên tiếng cảnh tỉnh chỗ nào cũng có. Việt Nam ta không phải là ngoại lệ, có khi còn hơn các nơi khác. ( Trích ) Hôm thứ sáu 19 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các đại biểu tham dự hội nghị quốc tế về Tân Phúc Âm hóa. Cuộc họp kéo hai ngày tập trung vào những suy tư trong việc thực hiện Tông Huấn Evangelii Gaudium ( Niềm Vui Phúc Âm ) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài kêu gọi các tham dự viên tập trung vào các dấn thân cần thiết để truyền giáo chứ đừng biến thừa tác vụ của mình thành “một con số điên cuồng những sáng kiến.” Đôi khi có vẻ như chúng ta bận tâm nhiều đến việc nhân lên các hoạt động hơn là chú ý tới con người và cuộc gặp gỡ của họ với Thiên Chúa. ( http://www.vietcatholic.net/News/Html/129841.htm ) ( Trích ) Papa Phanxicô liên tục thách đố ta tìm ra một ngôn ngữ mới, không những ta phải hiểu được con người trong thời đại này nhưng còn đi đến được với họ trong thực tại của họ. Tôi cho rằng đây chính là một thách đố thực sự cho Nhà Thờ. ( Radio Vatican ghi lại lời phát biểu của Tổng Giám Mục Fisichella về hội nghị Evangelii Gaudium vào ngày 19.9.2014 http://www.news.va/en/news/archbishop-fisichella-on-evangelii-gaudium-meeting ) Nhà Thờ Việt Nam vẫn duy trì nhiều lễ nghi sinh hoạt truyền thống, thời gian gần đây lại nở rộ những đại hội này nọ và những địa điểm hành hương mới với rất đông người tham dự. Ta có ăn cơm chúa múa tối ngày không ? Ta có cố gắng tự vấn tại sao việc truyền giảng Tin Mừng ở Việt Nam chưa có được kết quả mỹ mãn. Tại sao đồng bào ta, dân ta đó, vẫn luôn thờ ơ với Tin Mừng ? Có phải ngôn ngữ của ta đã lỗi thời và ta không chịu bắt đầu tìm ra một ngôn ngữ mới ? Ta có đón nhận thách đố của Papa Phanxicô, rà lại ngôn ngữ đã lạc hậu ( có khi còn sai lạc nữa ), để tìm ra một ngôn ngữ mới phù hợp hơn với nguồn gội Kitô và Tin Mừng ? 7
  • 8. Đặt mình vào vị trí một người khác lòng tin, ta có muốn đọc tin về đạo tràn ngập các danh xưng quá hoành tráng như Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các Đức Hồng Y, các Đức Tổng Giám Mục, các Đức Cha tại Phủ Giáo Hoàng nhân dịp kỷ niệm một năm ngày đăng quang lên Ngôi Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị trao mũ Hồng Y vào năm 2001. Tin Mừng cho người nghèo có phải là như thế không ? Có nơi nào khác trên thế giới đưa tin về đạo giống như ta đâu. Truyện xưa kể rằng ở một phủ chúa có một con công quý. Nó đẹp sặc sỡ và múa rất hay khiến chúa không thèm màng đến đội kỹ nữ, suốt ngày thả công ra khuê văn để xem nó xoè cánh, xoè đuôi, liệng chân, lấy làm mãn nguyện lắm. Từ đó “ăn cơm chúa, múa tối ngày” nói về những người vô tích sự, sống chây lười phè phỡn ăn bám vào quyền lực. Ăn nhà chúa, ngủ nhà quan. Ngày ngày vác mặt ra làng rêu rao. Các thiếu nhi thường hát: Con công hay múa. Nó múa làm sao. Nó rụt cổ vào. Nó xòe cánh ra. Nó đỗ cành đa. Nó kêu riu rít. Người Hoa có câu: Bão thực chung nhật, vô sở dụng tâm 飽食終日, 無所用心 Ăn no suốt ngày, không làm hết tâm. Ngày nay ăn cơm chúa, múa tối ngày thường ám chỉ các cán bộ quanh năm suốt tháng họp hành liên miên, làm nhiều việc đầu voi đuôi chuột, liên tục ra nghị quyết, hạ quyết tâm, rồi tổng kết liên hoan tưng bừng, mừng công ầm ĩ mà thực tế chỉ ăn hại, chẳng có gì lợi dân ích nước. ( Trích ) Theo quy định hiện hành, thì nước thải ra từ trại heo phải đạt tiêu chuẩn loại A, hoặc loại B – tức là nước uống được và tắm được ! Người nuôi heo khốn khó than trời, cán bộ nông nghiệp tha hồ kèo nài để bảo vệ nông dân, nhưng bên tài nguyên-môi trường vẫn cứ “găng” chẳng chịu hạ chuẩn. Chả biết để làm gì. ( 31.10.2014, Tịnh Sơn, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/khi-nuoc-rua-chuong-lon- phai-uong-duoc-777653.tpo ) ( Trích ) “Ăn cơm chúa phải múa tối ngày” ( dù 100% cơm áo là của nhân dân ). Cuộc “triển lãm Cải Cách Ruộng Đất ngày 8.9.2014 vừa diêm dúa, múa hát, khai mạc tưng bừng thì liền ngay sau đó đã nhận được vô số “ép phê” ngược đầy bất lợi, phải âm thầm đóng cửa với lý do “mất điện, thiếu sáng”. Sau đó một sự kiện văn hóa khác không kém mỉa mai, chua chát là bộ phim tài liệu có tựa đề “Sống cùng lịch sử” về chiến thắng Điện Biên Phủ có kinh phí 21 tỉ ( 1 triệu USD ). Dù vậy, cũng không ai buồn tới xem phim ! ? http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/khong-muon-song-cung-lich-su.html ) Tại sao Kitô Hữu Việt Nam lại gọi Đấng họ tôn thờ là Chúa thay vì Ông Trời, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Giàng... như đã có sẵn trong tiếng Việt ? Trước khi Tin Mừng đến với Việt Nam khoảng năm 1627, người Việt chưa gọi Đấng Tối Cao là Chúa. Năm 1651, Alexander de Rhodes xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La đầu tiên trong đó đã có từ “Đức Chúa BLời”. Vào giai đoạn đó, trên danh nghĩa Việt Nam thuộc triều Hậu Lê ( 1428-1788 ) nhưng thực tế lại ở trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh ( 1545-1777 ). Thực quyền chính trị tại Đàng Ngoài ( bắc sông Gianh ) là của các chúa Trịnh, còn tại Đàng Trong thuộc về các chúa Nguyễn. Năm 1593, Trịnh Tùng đuổi nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, dưới danh nghĩa phò Lê, diệt Mạc. Sau đó ông lập phủ Liêu, thu tóm mọi quyền hành, vua Lê Kính Tông chỉ còn hư vị. Do đó có cụm từ cung vua – phủ chúa. ( Trích ) Truyền thuyết dân gian có rất nhiều Chúa, như bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc ( hình miếu đính kèm ), bà Chúa núi Đen Tây Ninh ( Linh Sơn thánh mẫu ), bà Chúa Thiên Y A-na tại Trung phần. Ngoài ra, dân chúng còn tôn xưng các nhà lãnh đạo trên bình diện chánh trị là chúa, như Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, Chúa Sãi, bà Chúa Chè, bà Chúa Ba, v.v… Ngay cả công chúa huyền thoại Ngọc Hoa ( Mỵ nương ) mà Sơn Tinh cưới được trong trận tranh dành với Thủy Tinh cũng được gọi là “Chúa Gái”. ( nguồn: http://vietbao.com/p112a228450/doan-thi-diem-chua-lieu-hanh-va-tin-nguong-tu-phu ) Ngay từ đầu, trong tiếng Việt, “Chúa” không có nghĩa là Thiên Chúa mà là những người không phải là vua chính thức nhưng lại có quyền lực hơn cả vua. “Chúa” mang ý nghĩa Chúa Trời, Chúa Cứu Thế là dùng theo tiếng Hán Tự phân biệt Thiên Chúa của Đạo Kitô với các Đấng Thần Linh khác. 8
  • 9. Chúa là bắt chước cách gọi của Tầu phân biệt Thiên Chúa của Đạo Kitô với các Đấng Thần Linh khác. Người Hoa gọi Chúa Giêsu là 救世主 Cứu Thế Chúa, khi viết tắt là 主 Chúa vẫn mang đầy đủ nghĩa là Đấng Con Trời đến cứu nhân độ thế. Anh em Tin Lành gọi Người là Cứu Chúa. "Cứu Chúa, Ngài tươi đẹp thay. Lòng con mong thấy Thánh nhan. Mỗi khi mắt Ngài nhìn đến con đây. Ân điển dẫy đầy trên con". ( Thánh ca Tin Lành ) Trong Hán Tự, 王 wáng – vương – vua, ba gạch ngang tượng trưng cho thiên, nhân, địa được nối kết bằng một gạch đứng, ý nói vua là người nối kết trời đất và con người. 大王 đại vương. 閻王 diêm vương. 君王 quân vương. 先王 tiên vương. 勤王 cần vương là cứu vua. Khi Pháp mới xâm lăng Việt Nam, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, đã có các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại Pháp trên khắp cả nước, kéo dài từ 1885 đến 1896. Gần gũi với chữ 王 vương là chữ 主 ( Zhǔ ) Chúa hay Chủ viết gần giống như chữ Vương nhưng còn có thêm ngọn lửa ở trên đầu, ban đầu chữ này được viết giống một cái đèn khi có lửa thắp sáng. Chúa cũng là vua nhưng có đức độ, gần gũi với ta, ta thấy đốm lửa trên đầu ngài, ánh sáng đó soi sáng đời ta, thúc bách ta đi theo ngài vì đó là ý nghĩa của đời ta. Chúa hay Chủ cũng là thiên tử ( con trời ) và có quyền lực cao nhất. 主日 chủ nhật/chúa nhật, ngày thống trị tất cả những ngày khác. 公主 công chúa, công ở đây nghĩa là con gái, khác với công trong 公教 Công Giáo, nghĩa là công cộng; chúa có nghĩa là hoàng đế. Quận chúa: em gái của vua. Bề tôi xưng với vua, nô bộc xưng với chủ nhân, khách xưng với gia chủ là 主公 chủ công/chúa công. Chỉ có vua mới được gọi là 主上 chủ thượng/chúa thượng. Bản Kinh Thánh của NPVCGK, phần Cựu Ước nhiều lần dùng từ Chúa Thượng vừa để chỉ Đức Chúa, vừa để chỉ vua. Ông Ápram thưa: “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Chúa sẽ ban cho con cái gì ? Con ra đi mà không con cái, và người thừa tự gia đình con là Êliede, một người Đamát ( St 15, 2 ); Đavít bảo người của ông: "Xin ĐỨC CHÚA đừng để tôi làm điều này cho chúa thượng của tôi, đấng ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong, là tra tay hại vua, vì người là đấng ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong” ( Sm 24, 7 ). Trong tiếng Hoa, con ong đầu đàn và cũng là mẹ đẻ ra các con ong khác là 蜂王 Fēngwáng – phong vương nghĩa là ong vua. Nhưng tiếng Việt không gọi ong vua vì vua không đẻ ra con được, mà gọi là ong chúa, mối chúa, kiến chúa. Người Việt ai cũng biết đến sự kiện quan trọng thay đổi lịch sử Việt Nam “Lê Lai cứu chúa”. Chúa dùng ở đây chính xác và hay hơn Vua. Vua là vua chung của toàn dân. Vua ở rất cao và rất xa vời, chúa không những là vua nhưng còn là chủ nhân rất thân thương của ta, vì chúa ta dám hy sinh mạng sống của mình. Năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Lê Lai đổi áo cho Lê Lợi tiến ra để cho quân Minh xúm lại bắt và đem hành hình. Trước khi Lê Lợi băng hà có dặn lại đời sau phải làm giỗ Lê Lai trước một ngày. Từ đó có câu Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Ở Sàigòn đường Lê Lợi và Lê Lai nằm kế nhau để tưởng nhớ công lao liều mình cứu chúa của Lê Lai. Nhưng nếu gọi là Chúa trống không thì lại không khác gì các chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Có lẽ vì thế mà tổ tiên ta đã tôn kính là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Thần. Đây là nét độc đáo của Việt Ngữ. Tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, ngay cả tiếng Hoa gần gũi với tiếng Việt nhất, không hề có cách dùng kính từ “đức” như vậy. Trong Hán Tự, 德 đức nghĩa là phẩm chất tốt đẹp; quy phạm mà con người phải tuân theo; tác phong; ân huệ, 以怨報德 dĩ oán báo đức, làm ơn mắc oán; tâm ý, 一心一德 nhất tâm nhất đức, một lòng một ý; tốt lành; 大德 đại đức: đức độ cao đẹp; tăng đã thọ giới Tỳ kheo; 功德 công đức: công nghiệp và đức hạnh. Đức là đức tính tốt do tu thân mà có. Chỉ có người mới có đức. Đức không thể áp dụng cho thần linh hay các loài vật khác. Người Hoa không nói nhân đức vì như thế là thừa thãi, họ dùng 9
  • 10. mỹ đức 美德 ( měidé, đức tính tốt đẹp ). Nhân đức chỉ phổ biến trong giới Công Giáo Việt Nam như trau dồi nhân đức, đi đàng nhân đức ( Zenit.org, ROMA, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chỉ thị cho Bộ Phong Thánh công bố vào ngày 28.6.2012 những sắc lệnh liên quan đến nhân đức anh hùng của 9 vị Tôi Tớ Chúa thuộc 6 quốc gia ). Trong tiếng Việt, đức cũng chỉ áp dụng cho con người. Người mới tu đức và có nhân đức. Một số vua chúa, danh nhân văn hóa, đấng lập đạo, vì đều là những con người có tài cao đức trọng tỏa sáng nên được cung kính gọi là Đức Phật ( Phật phiên âm từ tiếng Phạn buddha sang Hán-Việt có nghĩa là “Người tỉnh thức”. Nhưng người Việt còn phiên âm trực tiếp là Bụt. Thiền Sư Nhất Hạnh thích dùng từ Bụt hơn là Phật. Khi gọi là Bụt thì lại gọi trống, không bao giờ có kính từ Đức đi kèm ), Đức Khổng, Đức Quan Thế Âm, Đức Thánh Trần, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, Đức Phật Thầy Tân An, Đức Vua ( hôn quân bạo chúa như Lê Chiêu Thống, Lê Ngọa Triều, không được gọi là đức vua ). Còn thần thánh siêu phàm chưa bao giờ là con người thì vượt lên đức của con người, không cần phải mang thêm kính từ đức để tôn vinh. Người Việt xưng tôn kính là Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Ông Trời, Thái Thượng Lão Quân ( theo Đạo giáo, Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất, do nguyên khí thời hỗn mang kết đọng mà tạo nên, chưa bao giờ là con người ), Thiên Lôi, Long Vương, Diêm Vương, Hà Bá, Ông Tiên, Bà Tiên. Không cần thêm Đức cho các vị này vì không cần thiết và đúng chỗ. Ta gọi Chúa Cứu Thế là Đức Giêsu, Đức Kitô rất hợp lý vì Người đã làm Người. Thánh Kinh luôn gọi là Người là Con Người. Người cũng có những mỹ đức tỏa sáng của con người: "Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành" ( 1Pr 2, 22-25 ). Khi nhìn thấy Người ta cũng thấy được Thiên Chúa. Ai thấy tôi là thấy là thấy Đấng đã sai tôi ( Ga 12, 45 ). Người nói ra những đức tính rất người của Thiên Chúa: "Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó ? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp ? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao ?" ( Lc 11, 11-13 ). Người và Cha chỉ là một: "Tôi và Chúa Cha là một" ( Ga 10, 30 ). Vì thế nếu ta có thể gọi Chúa Cứu Thế là Đức Giêsu, Đức Kitô, thì ta cũng có thể gọi Cha Trên Trời là Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, người khác lòng tin ( 90% người Việt Nam ) nhiều khi lại rất dị ứng và khó chịu với ngôn từ của ta. Dù vậy, người Kitô Hữu vẫn phải tôn Chúa vì lẽ: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ" ( Ga 3, 16-17 ). Nhưng đây là Chúa đến để hầu hạ, phục vụ, chết vì ta và muốn ta cũng sống cho anh em với thái độ này. Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, “nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. ( Ga 13, 13-14 ) Thánh Kinh gọi Chúa bằng nhiều tên khác nhau như Elohim ( Đấng Toàn Năng ), Adonai ( Chúa Thượng ), Jehovah/Yahweh ( Ta Là Đấng Mà Ta Đang Là ), Jehovah-Rohi ( Mục Tử ), Jehovah- Shammah ( Đấng Có Mặt ), Jehovah-Rapha ( Đấng Chữa Lành ) Jehovah-Tsidkenu ( Chúa là sự công chính của ta ), Jehovah-Jireh ( Đấng Ban Ơn )… Tất cả những tên này đều do con người tự đặt ra và gọi Chúa. Người Hồi Giáo gọi Người là Allah ( tiếng Ả Rập là ‫الل‬ al ilāh ). Nhưng họ chỉ tin Mohamed ( 570- 632 ) là Tiên Tri duy nhất của Allah. Những ai không tuân giữ kinh Koran do Mohamed soạn ra đều là dị giáo và có thể bị tàn sát như đang xẩy ra với Nhà Nước Hồi Giáo hiện nay. Chỉ có một trường hợp duy nhất Chúa tự nói ra tên mình. Ông Môsê thưa với Thiên Chúa: “Bây giờ, con đến gặp con cái Ítraen và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì ? Thì con sẽ nói với họ làm sao ?” Thiên Chúa phán với ông Môsê: “Ta là Đấng Hiện Hữu.” Người phán: “Ngươi nói với con cái Ítraen thế này: "Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em” ( Xh 3, 13-14 ). Bản tiếng Anh NIV dịch là: God God said to Moses, “I am who I am. This is what you are to say to the Israelites: ‘I am has sent me to you.’ Chúa nói với  Môsê: “Ta là Đấng mà Ta đang là ( sum qui sum theo tiếng Latin ). Ngươi sẽ nói với con cái Ítraen thế này: Đấng-mà-Ta-đang-là sai tôi đến với anh em.” 10
  • 11. Như thế, Thiên Chúa cho con người toàn quyền tự do gọi Người bằng bất kỳ danh xưng nào cũng được, tùy theo ngôn ngữ và tầm hiểu biết của họ về Ngài, tuy rằng chỉ có một Đấng Tối Cao Duy Nhất mà thôi. Ta là ĐỨC CHÚA, không còn chúa nào khác; chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta. Dù ngươi không biết Ta, Ta làm cho ngươi được vững mạnh, để từ Đông sang Tây, thiên hạ biết rằng chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta. Ta là ĐỨC CHÚA, không còn chúa nào khác ( Is 45, 5-6 ). Nhưng việc đặt tên cho Con Thiên Chúa làm người mang một tầm quan trọng tới độ Sứ Thần phải kính cẩn thông báo cho Mẹ Maria: Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu ( Lc 1, 31 ). Trong tiếng Do Thái, Giêsu nghĩa là Thiên Chúa Cứu Độ. Tên Giêsu vừa nói lên bản tính Thiên Chúa và sứ mạng Cứu Thế của Người. Vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha thứ tội lỗi, nên chỉ có Giêsu, Thiên Chúa Làm Người mới có thể cứu dân Người khỏi tội của họ như lời Sứ Thần nói với Thánh Giuse ( x. Mt 1, 31 ) ( Giáo Lý Công Giáo 430 ). Lịch sử Ơn Cứu Độ cho thấy Thiên Chúa không bao giờ dừng lại với việc cứu dân Israen khỏi ách nô lệ bằng cách đưa họ ra khỏi Ai Cập, Người còn luôn muốn cứu họ khỏi tội lỗi. Vì tội lỗi là sai phạm với Chúa nên chỉ có Người mới tha thứ cho ta được. Danh xưng Giêsu nói lên rằng Thiên Chúa luôn hiện diện nơi Con của Người ( The Son of Man ). Đây là tên duy nhất ban phát Ơn Cứu Độ và tất cả mọi người có thể kêu cầu danh này vì Chúa Giêsu đã trở nên thiết thân với tất cả người qua mầu nhiệm Nhập Thể. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ ( Cv 4, 12 ) ( GLCG 431-432 ) Mỗi năm một lần, người Do Thái cử hành Yom Kippur ( Ngày đền tội ), lễ trọng nhất trong Do Thái Giáo. Thầy Cả xướng lên danh Thiên Chúa Cứu Độ để xin ơn tha thứ cho mặt toàn dân. Ngài vẩy máu của con vật hiến tế lên trên ngai thương xót ( chiếc ghế để trống trong Đền Thờ tượng trưng cho Thiên Chúa ) ( GLCG 433 ). Ông Dacaria, cha của Gioan Tẩy Giả, đang làm việc này thì sứ thần hiện ra với ông ( x. Lc 1, 5-25 ). Thiên Chúa đã đặt Người ( Đức Giêsu ) làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin. ( Rm 3, 25 ). Thật vậy, trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người ( 2Cr 5, 19 ). ( GLCG 433 ) Danh Giêsu luôn ở trong trung tâm tất cả mọi lời cầu nguyện của Kitô hữu. Kết thúc của tất cả mọi kinh nguyện trong phụng vụ luôn là “nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con”. Đỉnh cao của kinh Mai Khôi là “Bà có phúc hơn mọi phụ nữ và Giêsu, con lòng Bà gồm phúc lạ.” Đây là lời của bà Êlisabét với Mẹ Maria: Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc ( Lc 1, 42 ). Rất nhiều Kitô hữu như Thánh Jeanne d’Arc ( Joan of Arc ) trong lúc lâm chung đều thốt lên tiếng cuối cùng là Giêsu. ( GLCG 435 ) Chúa Giêsu không bao giờ đặt ra một tên mới cho Đấng Tối Cao để thay thế cho Jehovah của người Do Thái, Zeus của người Hy Lạp, Jupiter của người Rôma, Ngọc Hoàng Thượng Đế hoặc Thái Thượng Lão Quân của người Hoa, hay Ông Trời của người Việt Nam. Người chỉ dùng một từ rất thân thương trong mọi ngôn ngữ mà mọi đứa trẻ bập bẹ mới biết nói đều thốt lên được, đó là ABBA, Cha ơi ( x. Gl 4, 6; Mc 14, 36; Rm 8, 15 ). Khi cầu cho Trời mưa thì dân mình phải: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm… Kẻ hành khất thì phải: Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại. Kẻ cùng đường thì phải ( trích ): Khi nhìn những đứa trẻ trong xóm nô đùa chạy nhảy, vợ chồng trẻ nấc lên tiếng khóc chua xót. Vật vờ ẵm con, chị Hoa nén lòng bày tỏ nguyện ước: “Tôi cắn rơm cắn cỏ lạy mọi người cứu lấy con tôi. Nếu phải chết tôi xin nguyện chết thay để cho con được sống ( http://kienthuc.net.vn/chia-se/toi-can- rom-can-co-lay-moi-nguoi-cuu-con-181052.html ). Thế nhưng một đứa trẻ lên ba xin cha nó cục kẹo mút có bao giờ lại phải nói “lạy bố” không ? Ấy thế mà ta cứ vô tư đọc Lạy Cha chúng con ở trên Trời. Đây cũng là một loại ngôn từ chỉ có riêng trong giới Công Giáo Việt Nam, tuy cung kính nhưng không chính xác với nguồn cội Kitô. Ta có dám đón nhận thách đố của Papa Phanxicô tìm ra một ngôn ngữ mới cho Tin Mừng của ta không ? Ta vẫn phải luôn gọi là Chúa của ta là Đức Kitô, Đức Giêsu, Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Thần. Nhưng nếu đã gọi Chúa Cứu Thế và Ba Ngôi Thiên Chúa bằng kính từ Đức thì ta không thể gọi các Giáo Sĩ là đang sống là Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y, Đức 11
  • 12. Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục, Đức Cha, Đức Ông được. Ta có đang thổi lên những bong bóng xà phòng không ? Họ đều là những người xác đất vật hèn như mọi người khác, có những yếu đuối sai phạm không tránh khỏi. Gọi như thế, vô tình ta lại đào sâu thêm khoảng cách với những người khác đang thờ kính các Đạo Sư Lập Đạo của họ như Đức Phật, Đức Khổng, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc… ( Trích ) 10.11.2013. Kính thưa quý con dân Chúa, Trong Hội Thánh của Chúa, mỗi một con dân Chúa đều là một thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, có bổn phận và trách nhiệm hầu việc Chúa. Vì thế, mỗi người cũng đều là tôi tớ Chúa. Dầu vậy, Chúa có đặt ra một số công tác hầu việc Chúa với chức vụ trong Hội Thánh. Tôi là một người được Chúa kêu gọi và ban cho chức vụ rao giảng Lời Chúa, chăm sóc những con chiên của Ngài. Nếu xét về phương diện chức vụ, thì hiện tại tôi là một trưởng lão, một người chăn, một người giảng và dạy Lời Chúa ( gọi theo tiếng Anh là: elder, pastor, preacher and teacher ). Người Việt Nam chúng ta rất tôn trọng những người hầu việc Chúa trong chức vụ, và có thói quen gọi người hầu việc Chúa bằng chức vụ của họ. Điều đó không có gì sai. Tuy nhiên, theo Thánh Kinh, chúng ta thấy con dân Chúa trong Hội Thánh lúc ban đầu ít khi gọi những người hầu việc Chúa bằng chức vụ của họ, mà chỉ gọi bằng tên. Chỉ khi nào cần thiết nhấn mạnh đến vai trò của một người trong chức vụ, thì Thánh Kinh mới nhắc đến chức vụ của người ấy. Những người có chức vụ khi trò chuyện với các anh chị em khác trong Hội Thánh, cũng không mỗi câu tự xưng ra chức vụ của mình, mà chỉ xưng "tôi." Chỉ mỗi khi viết một thư tín gửi cho các Hội Thánh, thì các sứ đồ mới tự xưng về chức vụ của mình, khi mở đầu lá thư, để cho người nhận thư biết, nội dung của lá thư được viết trong thẩm quyền của một sứ đồ. Thiết tưởng, chúng ta nên theo truyền thống tốt đẹp của Thánh Kinh trong việc xưng hô lẫn nhau trong Hội Thánh. Mọi người tùy theo tuổi tác mà xưng hô với nhau. Chỉ khi nào cần thiết, thì mới gọi nhau hay tự xưng mình bằng danh xưng của chức vụ. Hội Thánh Việt Nam còn có một nan đề, đó là việc dịch sai danh từ “poimen” có nghĩa là “người chăn” thành “mục sư.” Danh từ “mục sư” có nghĩa là “thầy chăn”. Thiết tưởng, chỉ một mình Đức Chúa Jesus Christ mới xứng đáng được gọi là “mục sư”, vì Ngài là Đấng đứng đầu mọi kẻ chăn. Dầu vậy, trong Thánh Kinh cũng không có danh xưng “mục sư” hay “thầy chăn”. Vì thế, tôi xin quý con dân Chúa đừng gọi tôi bằng danh xưng “mục sư”. Tôi đã có một bài viết, trình bày rất rõ ràng về vấn đề danh xưng mục sư. Tôi sinh năm 1954. Tên Timothy của tôi thường được gọi tắt là “Tim”. Quý con dân Chúa có thể tùy theo tuổi tác mà xưng hô với tôi theo phép giao tiếp của người Việt, như: anh Tim, chú Tim, bác Tim, chú em Tim, cậu em Tim, cháu Tim... Khi cần nói đến chức vụ chăn bầy thì có thể dùng các danh từ: Người chăn, mục tử, hay pastor. Cám ơn quý con dân Chúa. Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Huỳnh Christian Timothy ( Nguồn: https://www.facebook.com/notes/huynh-christian-timothy-priscilla ) NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp nhiều kỳ ) HÔN NHÂN CÔNG GIÁO DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LINH Trong diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng về Gia Đình, Đức Phanxicô nói có 5 cơn cám dỗ mà các nghị phụ có thể đã trải qua và một trong số đó là: “Khuynh hướng muốn phá hủy sự thiện tức là nhân danh lòng từ tâm, lừa đảo băng bó các vết thương mà trước đó không chữa chạy gì cả, là chỉ trị các triệu chứng mà không chịu trị nguyên nhân và gốc rễ. Đây là cơn cám dỗ của người lo làm điều tốt ( do – gooders ) của người sợ sệt và của cả những người gọi là cấp tiến và duy tự do” ( Nguồn: Vietcatholic News – Vũ Văn An 19.10.2014 – Thượng Hội Đồng về Gia Đình – Diễn Văn bế Mạc của đức Phanxicô ). 12 CÙNG PHÂN TÍCH
  • 13. Ở đây có hai "vết thương” được các nghị phụ đưa vào nghị sự và tìm cách băng bó, đó là người đồng tính kết hôn và người ly dị tái hôn rước lễ. Về người đồng tính: “Tài liệu nói rằng những người đồng tính có nhiều ơn phúc và tài năng để cung hiến cho cộng đồng Kitô Hữu, liệu ta có thể chào đón những con người này, bảo đảm với họ một không gian huynh đệ trong cộng đồng của ta hay không ? Họ thường mong muốn gặp được một Giáo Hội cung hiến cho họ một mái ấm đón chào. Các cộng đồng của ta có khả năng cung cấp điều đó, chấp nhận và trân trọng xu hướng tính dục của họ mà vẫn không làm hại gì tới tín lý Công Giáo về gia đình và hôn nhân hay không ?” ( Nguồn Vietcatholic – Vũ Văn An 13.10.2014 – Thượng Hội Đồng về Gia Đình gây chấn động với Phúc Trình sau thảo luận ). Cho rằng người đồng tính có nhiều ơn phúc và tài năng để cung hiến cho cộng đồng Kitô Hữu thì chẳng biết đó là những ơn phúc và tài năng nào, nhưng quan điểm này đã gặp phản ứng gay gắt từ nhiều phía: “Maria Madise phối trí viên của Tiếng Nói Gia Đình, tự hỏi liệu các bậc cha mẹ từ nay có dám nói cho con cái thấy cái sai của ngừa thai, sống chung hay sống đồng tính nữa không. Họ có thể nói với chúng là Tòa Thánh dạy rằng có những khía cạnh tích cực và xây dựng trong các tội trọng này không ? Phương thức này quả tiêu diệt Ơn Thánh trong các linh hồn” ( Nguồn Vietcatholic – Vũ Văn An 13.10.2014 đã dẫn ). Đã gọi là tội thì không thể có gì là tích cực, là xây dựng, mà nó chỉ đem lại cái chết về phần tâm linh. Quan hệ đồng tính là tội trọng đáng phải kết án: “Bởi cớ ấy nên Đức Chúa Trời để mặc họ buông theo tà tình xấu hổ. Vì đàn bà của họ đổi cách dùng thuận tánh ra cách dùng nghịch tánh. Đàn ông cũng vậy, họ bỏ cách dùng thuận tánh với đàn bà mà nung đốt tình dục người này với kẻ kia, đàn ông cùng đàn ông làm sự nhơ nhớp với nhau rồi tự chuốc lấy cho mình sự báo ứng với sự lầm lạc của họ” ( Rm 1, 26 – 27 ). Quan hệ đồng tính là nghịch tánh bởi vì nó trái với mục đích của hành vi tính dục là để sinh con đẻ cái. Con người nói riêng và muôn loài vạn vật nói chung đều phải tuân thủ luật Sinh Hóa gọi là Dịch: “Sinh sinh chi vị Dịch” ( Hệ Từ Thượng ). Theo minh triết thì sự sinh hóa của vũ trụ khởi đầu là do âm dương cơ ngẫu. Bất cứ cái gì “lẻ một” thì đều không thể sinh. Cơ là lẻ, ngẫu là chẵn. Một cái cơ ( lẻ ) lại phải tìm đến một cái cơ ( lẻ ) khác thì mới sinh được. Chân lý muôn đời là một, về định luật Sinh Hóa này Kinh Thánh cũng nói không khác với minh triết Đông Phương. Sau khi tạo ra Ađam Đức Chúa Giehova phán: Con người ở một mình không tốt. Ta sẽ làm nên một kẻ trợ giúp giống như nó” ( St 2, 18 ). Cần kẻ trợ giúp ( phụ nữ ) mới có sinh sản và mục đích của sự sinh sản ấy là để duy trì nòi giống. Chính bởi mục đích sinh sản là để duy trì và phát triển nòi giống thế nên mới có lời chúc phúc của Chúa: “Hãy sanh sản thêm nhiều dẫy đầy mặt đất. Hãy làm cho đất phục tùng hãy quản trị loài cá dưới biển loài chim trên trời cùng các vật sống trên đất” ( St 2, 28 ). Việc sinh sản thêm nhiều dẫy đầy mặt đất cần hiểu theo nghĩa nào ? Nếu theo nghĩa mặt chữ ( Sens Litteral ) thì chúng ta phải giải thích ra sao về nạn nhân mãn hiện đang là mối lo của nhiều quốc gia ? Mặt khác, Đức Chúa nói hãy “quản trị” ( Bản dịch của Phan Khôi ) chứ không phải “thống trị” ( Bản dịch của Nhóm Các giờ Kinh Phụng Vụ ). Quản trị dĩ nhiên phải khác với thống trị chứ ? Chính bởi trong bấy lâu nay Kinh Thánh đặc biệt là Sách Sáng Thế vẫn được giải theo nghĩa mặt chữ như thế nên không có cách chi hiểu được nghĩa của việc sinh sản là sinh sản về mặt tâm linh chứ không phải thể lý. Cũng bởi giải Kinh Thánh theo nghĩa… đen nên mới cho rằng quan hệ đồng tính không có tội lại nhiều ơn phúc ? Người đồng tính không có khả năng sinh sản vì vậy vấn đề duy trì nòi giống đối với họ không được đặt ra. Đang khi đó duy trì nòi giống là mục đích tối thượng của hành vi tính dục ở cả vật cũng như người. Mặc dầu vậy có sự khác biệt lớn lao giữa người và vật ở nơi cái động cơ. Đối với con vật thì động cơ ấy chỉ là sự thôi thúc của bản năng và vì thế vấn đề hạnh phúc hay khổ đau không được đặt ra. Trái lại con người vì là loài linh tánh nên nó phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình có nghĩa hạnh phúc hay đau khổ đều do mình quyết định. Tính chất quyết định như đã nói tất cả đều do nơi động cơ thúc đẩy. Ngoài việc duy trì nòi giống như là bản năng, con người còn có nhiều động cơ khác nhau khi tiến hành các cuộc hôn nhân. Có thể là để kiếm con trai nối dõi tông đường. Có thể là để tạo những mối làm ăn liên kết trong kinh tế, chính trị và cũng có thể chỉ vì tiêu chuẩn trai tài gái sắc v.v… Toàn bộ những cuộc hôn nhân mang tính vị kỷ như thế đều không chân thật vững bền. Lý do bởi họ đã không được xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc nào cả. Lấy vợ để có con trai nối dõi nhưng sau vài năm vợ không đẻ hoặc đẻ toàn con gái thế là dẫn tới ly dị… Lấy vợ lấy chồng chỉ vì của cải địa vị nhưng không đạt được 13
  • 14. yêu cầu thế là bỏ nhau… Lấy vợ lấy chồng chỉ vì sắc dục thì khi ốm đau bệnh hoạn già yếu cũng sẽ mỗi người mỗi ngả. Hôn nhân không được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc thì không thể vững bền. Hiện tượng ly dị đổ vỡ khủng hoảng gia đình ngay trong bộ phận người Công Giáo là đáng báo động. Phải chăng cũng chính vì cuộc khủng hoảng đó mà Giáo Hội mới đây đã cho triệu tập Thượng Hội Đồng về Gia Đình ? Tuy nhiên thông qua những gì được biết qua các phương tiện truyền thông cho thấy khủng hoảng chẳng những không có cơ giải quyết mà còn đẩy tới một mức trầm trọng hơn rất nhiều: “Dù sao Thượng Hội Đồng cũng chỉ là một cơ chế tham vấn không hẳn là cơ chế quyết định. Nhưng đọc bản phúc trình qua các bản tóm lược như thế này nghe ra có cái gì rờn rợn vẽ ra trước mắt một cuộc khủng hoảng còn sâu sắc vạn lần hơn cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình. Nhưng nghĩ cho cùng mục tiêu của nó chỉ là nêu vấn đề để toàn thể Giáo Hội cùng suy nghĩ và đóng góp ý kiến từ nay tới ngày Thượng Hội Đồng thông thường sẽ được tổ chức một năm sau. Muốn kích thích khối người lên tới cả tỷ hiện nay chịu suy nghĩ và đóng góp không gì bằng đụng tới những điều xem ra cốt lõi đối với họ chứ khơi khơi nhẹ nhàng “bàn vớ bàn vẩn” làm sao kích thích được họ ? ( Nguồn Vietcatholic – Vũ Văn An, 13.10.2014 đã dẫn ). Cái điều cốt lõi của con người trong mọi thời đại suy cho cùng vẫn là vấn đề tâm linh. Con người sinh bởi đâu, sống trên đời để làm gì và chết rồi đi đâu ? Ba vấn nạn này là của triết học nhưng để giải quyết nó thì duy chỉ trong tôn giáo mới có thể. Lý do là vì ở đó có câu trả lời và trả lời dứt khoát. Con người bởi Thiên Chúa là Con Thiên Chúa, sống để nhận biết và cuối cùng là trở về với Ngài. Nguyên nhân sâu xa đưa đến khủng hoảng hiện nay cách chung cho nhân loại và cách riêng cho hôn nhân gia đình là vì người ta đã không đặt cứu cánh đời mình vào việc nhận biết Thiên Chúa. Bởi không lấy cứu cánh là nhận biết Thiên Chúa thế nên tất cả những cuộc hôn nhân của người đời đều mang tính vị kỷ chỉ biết có mình. Ngược lại hôn nhân Công Giáo lại đặt nền tảng dựa trên sự nhận biết Thiên Chúa: “Buổi tối hôm thành hôn Tôbia nói với Sara rằng: “Chúng ta là con cháu các Thánh, chúng ta không thể kết bạn như những chư dân, họ không nhận biết Thiên Chúa” ( Tb 8, 5 ). Người đời vì không nhận biết Thiên Chúa Đấng là Cha mình thế nên những cuộc hôn nhân của họ chỉ có mục đích là để duy trì nòi giống xác thịt. Trái lại hôn nhân Công Giáo là để sản sinh nòi giống tâm linh. Để có thể sản sinh nòi giống tâm linh ấy, toàn thể Kitô Hữu chúng ta đều mang nơi mình một ơn gọi: “Chỉ có một thân thể một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng một Chúa một đức tin một phép rửa một Đức Chúa Trời là Cha mọi người. Ngài vượt trên mọi người suốt qua mọi người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4 – 6 ). Dù là Giáo Sĩ hay Giáo Dân đều có chung ơn gọi làm Con Chúa. Thế nhưng khác với người được thánh hiến, người sống bậc gia đình có cách thế riêng do Đức Kitô thiết lập gọi là Bí Tích Hôn Nhân. Hôn nhân là Bí Tích khi hai người nam nữ tự nguyện nói lên lời hứa trước vị đại diện Giáo Hội và trước cộng đoàn. Hứa sẽ yêu thương và tôn trọng nhau cho đến trọn đời. Hứa sẽ sẵn sàng đón nhận con cái Chúa ban và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và luật Hội Thánh. Hứa sẽ chung thủy với nhau trọn đời khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc mạnh khỏe cũng như khi đau yếu v.v… Đã hứa thì phải giữ và giữ như thế cho đến hết đời đó là sống Bí Tích Hôn Nhân. Phá vỡ bất kỳ lời hứa nào đó là đã phá hỏng Bí Tích, đồng thời cũng làm mất đi ơn gọi làm Con Chúa. ( Ảnh chụp một gia đình Công Giáo hạnh phúc với 15 người con tại Kênh 2, tỉnh Kiên Giang, Giáo Phận Long Xuyên ). Để sống Bí Tích Hôn Nhân đòi hỏi phải thực hiện những lời cam kết ấy cho đến cùng là việc không thể nếu không có ơn Chúa nâng đỡ. Thật vậy làm sao có thể yêu thương nhau khi hai người nam nữ ấy khác biệt nhau về cả tâm sinh lý cho đến hoàn cảnh gia đình xã hội v.v… ? Làm sao có thể chung thủy với nhau khi thân xác quá già nua tinh thần mỏi mệt… Làm sao… ? Chung thủy trong hôn nhân chính là cái cốt lõi của hôn nhân Công Giáo, bởi chưng đó là sự kết hợp của Thiên Chúa: “Sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không thể phân ly” ( Mt 19, 6 ). Sự kết hợp là của Thiên Chúa và sự kết hợp ấy chắc hẳn phải có mục đích và như đã biết mục đích ấy là để thực hiện ơn gọi làm Con Chúa. Nhận ra như thế để cho thấy người Công Giáo không được phép ly dị vì bất cứ lý do nào. Mặc dầu vậy Thiên Chúa muôn đời vẫn là Thiên Chúa Cứu Độ chậm bất bình và giàu lòng xót thương. Điều mà con người không thể được thì Thiên Chúa lại được. Khi nghe Chúa Giêsu nói người giàu vào Nước Thiên Đàng khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim. Có môn đệ hỏi: "Thế thì ai có thể 14
  • 15. được cứu ?" Ngài đáp: "Đối với loài người điều ấy vẫn bất năng nhưng với Thiên Chúa mọi sự đều khả năng cả” ( Mt 19, 23 – 26 ). Người Công Giáo ly dị tái hôn không được phép rước lễ là vì họ đang mang trong mình tội trọng ( phạm điều răn thứ sáu cấm sự dâm dục ). Đã mắc tội trọng thì không thể rước lễ, vì như thế chẳng những không được ơn ích gì mà tội càng thêm tội: “Vì người nào không phân biệt Thân Chúa mà ăn Bánh uống Chén đó tức là chuốc lấy án phạt vào mình” ( 1Cr 11, 29 ). Không được phép rước lễ, như vậy người ly dị tái hôn phải chăng là vô phương trong Ơn Nghĩa Chúa ? Không phải vậy, vì chưng những gì loài người không được thì Thiên Chúa lại được. Rước lễ là ơn trọng chỉ dành cho những ai xứng đáng. Thế nhưng việc cứu rỗi vẫn có thể cho người ly dị tái hôn miễn sao họ thực tình sám hối ăn năn giốc lòng chừa không tiếp tục bước đi trên con đường dữ hầu có thể trở về với Chúa, Đấng sẵn lòng thứ tha vì họ chính là đối tượng mà Ngài hằng tìm kiếm: “Ta đến không phải là để kêu gọi kẻ công chính bèn là kẻ có tội” ( Mt 9, 13 ). PHÙNG VĂN HÓA Nhân sự kiện cuốn "Phúc Âm Bỏ Túi" ( PABT ) vừa được các anh em Công Giáo Việt Nam ( www.conggiaovietnam.net ) phát hành và trao tặng cho các vùng sâu vùng xa, bài viết giới thiệu của Lm. Vĩnh Sang đăng ở đầu số báo Ephata này có nhắc đến chương trình "Mỗi Quân nhân một Tân Ước". Ephata xin đăng lại một chia sẻ của tác giả Khải Triều Nguyễn An Tôn về cha Nguyễn Tự Do, người khởi xướng và thực hiện chương trình này… Lm. RÔCÔ NGUYỄN VĂN TỰ DO: MỘT CHIẾN SĨ TIN MỪNG KHÔNG CÒN NỮA ! Liên tiếp trong hai ngày 5 và 6.3.2011, tôi nhận được tin: Cha Tự Do mất rồi ! Một người bạn khác thì gọi điện hỏi tôi về tiểu sử của ngài. Ngay khi nhận được tin báo lần thứ nhất, tôi đã liên lạc với gia đình của ngài ở Giáo Xứ Tân Phú và được biết là Nhà Dòng đã lập tức đưa thi hài của ngài về với cộng đoàn của ngài, DCCT Việt Nam, trên đường Kỳ Đồng, quận 3, Sàigòn ( Di ảnh cha Nguyễn Tự Do ). Khi tôi tới Dòng Chúa Cứu Thế viếng xác ngài và dự một Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Rôcô, bởi cộng đòan Tình Thương do ngài tập hợp từ nhiều năm nay để làm công tác từ thiện tại những trại phong trên cả nước mà họ đăng ký trước, một bản tiểu sử của ngài, do Văn Phòng Tỉnh DCCT Việt Nam lập, dán trước cửa phòng quàn thi hài, trên đó có ghi nhận: “Cha Rôcô Nguyễn Văn Tự Do được gọi về Nhà Cha lúc 17g00 ngày 5.3.2011, hoàn tất hành trình 83 năm ở trần gian, 60 năm Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 55 năm thi hành sứ vụ Linh Mục. Trong 60 năm làm Tu Sĩ DCCT, điểm nổi bật ta có thể thấy nơi con người cha Rôcô Tự Do là: ngài tha thiết với cuộc sống của Nhà Dòng, cách riêng Tỉnh Dòng Việt Nam. Bằng những ơn riêng Chúa ban cho ngài, ngài đã không ngừng thu thập một cách chi tiết các biến cố trong Tỉnh Dòng, nhất là thời các cha thừa sai Canada cống hiến cho sự nghiệp thiết lập Dòng tại Việt Nam. Các công trình biên sọan của ngài có một giá trị bảo tồn rất quan trọng cho các thế hệ mai sau của Tỉnh Dòng. Ngài cũng biết sử dụng những ơn riêng Chúa ban để phục vụ Tin Mừng một cách hết sức hiệu quả trong lãnh vực truyền thông, cụ thể là chương trình “Mỗi quân nhân một Tân Ước” và Trung Tâm ATAS.” Có thể nói, buổi sáng ngày quân nhân Công Giáo chúng tôi, khoảng 3.000 người, thuộc các đơn vị Bộ Binh, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Không Quân, Hải Quân… đã về Nhà Thờ Đồng Tiến để tham dự Thánh Lễ và được trao tặng mỗi người một cuốn Tin Mừng thu nhỏ do Lm. Nguyễn Thế Thuấn, DCCT dịch, là một sự kiện rất lớn, nếu không nói là một biến cố lớn của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam từ trước cho tới lúc đó, chúng tôi được nhìn thấy tận mắt hàng trăm ngàn cuốn Tin Mừng như thế, nhất là chúng tôi lại là đối tượng có một không hai trong việc trực tiếp nhận sách Tin Mừng từ tay các vị Mục Tử. Tôi thấy các bạn hữu tôi, khi nhận được sách Tin Mừng, người nào cũng rất 15 CÙNG HỒI TƯỞNG
  • 16. phấn khởi, vui và nhẹ nhàng đưa sách lên miệng hôn. Có người nói: “Sách đẹp quá !” Người khác thì nghiêm trang hơn, nói: “Bạn hôn sách đẹp hay là hôn Lời Chúa ?” Đấy là dấu ấn lần đầu tiên trong đời một Kitô hữu của tôi và chắc chắn cũng là lần đầu tiên trong đời những quân nhân Công Giáo khác, một dấu ấn không thấy phai mờ từ ngày đó, khoảng cuối những năm 1970. Thời gian này cha Tự Do là Tuyên úy QLVNCH, phụ tá Trưởng khối Giáo Vụ, lo phát thanh, báo chí, truyền hình… tại Nha Tuyên Úy Công Giáo. Tuy nhiên, chiến dịch “mỗi quân nhân một Tân Ước” Cha Tự Do khởi xướng, không được thuận buồm xuôi gió đâu, ngay trong thành phần Giáo Sĩ. Ngài bị chống đối, hiểu lầm và còn bị xúc phạm danh dự. Trong cuốn Niềm Vui Vĩ Đại – Hồi ký 50 năm Linh Mục – 1956-2006, cha Nguyễn Tự Do đã kể lại sự việc này như sau: “Không phải hết mọi người đều hưởng ứng và hợp tác. Chiến dịch phải đương đầu với bao khó khăn, nhiều “cám dỗ”. Nhiều lời nói xuyên tạc, nhiều lập trường khác luôn tạo những khó khăn lắm khi khó vượt khỏi. “Người Công Giáo Việt Nam không thể đọc Kinh Thánh được, họ chưa đủ trình độ…; mấy ông DCCT chỉ bày trò”, “làm tiền”, “họ sẽ in sách nhưng vài ngàn cuốn thôi còn tiền thì…” Tôi không hiểu được tại sao người ta lại có thể “sáng chế” ra những điều kỳ lạ như thế đến mức mà chỉ nghĩ tới cũng đã phải xấu hổ. Có một số các vị muốn lấy hết số tiền chiến dịch để “mua lại” một số sách Kinh Thánh bằng hình vẽ của một tác giả nào đó. Có những vị không hề phát động chiến dịch trong đơn vị mình. Có mấy Nhà Thờ không cho chúng tôi đến giảng, nói rằng họ tự làm lấy, nhưng không bao giờ chúng tôi nhận được món tiền nào từ đó. “Trong những lời phê phán, suy đoán có tính cách “bất đồng nhuốm mầu phá hoại đó”, có những điều xúc phạm đến cá nhân tôi, đến các cha hợp tác và đến cả DCCT, cả tập thể Linh Mục” ( Dẫn từ cuốn: Niềm Vui Vĩ Đại – Hồi ký 50 năm Linh Mục, tr. 34 ). Nhưng có điều làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên là, những điều cha Nguyễn Tự Do kể lại trên đây không phải chỉ xảy ra bên ngoài Nha Tuyên Úy Công Giáo, song là từ chính nơi đây, từ quyền thế cao nhất của Nha này. Cha Tự Do viết tiếp: “Đáng lẽ mọi sự đã “xuôi chèo” khi nhiều lần Nha Tuyên Úy Công Giáo “đòi” Bộ Tổng Tham Mưu giải ngũ tôi hay ít là đưa tôi đi một đơn vị tác chiến xa Sàigòn. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn đã tự tay viết thư cho Trung tướng Tổng cục Trưởng Tổng Cục CTCT Trần Văn Trung với chỉ thị: “Không được giải ngũ Linh Mục Nguyễn Tự Do nếu không có sự đồng ý của Giám Mục đặc trách.” ( nt. ) Viết đến đây, bỗng dưng tôi không thể viết thêm được gì nữa, mặc dù còn có nhiều công trình mà cha Nguyễn Tự Do đã hoàn thành, như cuốn Hành Hương Công Giáo Việt Nam phổ biến năm 2009. Đây là một cách viết lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của ngài, hướng về sứ vụ truyền giáo và đời sống tâm linh, mà tôi nghĩ rằng người Kitô hữu nào cũng cần có trong cuộc đời làm con Chúa của mình. ( Ảnh chụp cha Nguyễn Thế Thuấn, DCCT, tác giả bản dịch sách Tân Ước được in trong chiến dịch "Mỗi Quân Nhân một Tân Ước ). Tôi không viết thêm được chính là vì những lời cha Tự Do viết về những điều tưởng chỉ có nơi người trần tục, không ngờ một chiến địch “mỗi Quân Nhân một Tân Ước” cần thiết như vậy, lý tưởng như vậy, tuyệt vời như vậy mà một vài Linh Mục thời đó, lại có những suy nghĩ như của một số người bên ngoài Giáo Hội, luôn tìm cách gây nghi kỵ và chia rẽ nội bộ Công Giáo. Chắc chắn những lời lẽ và cách xử sự như vậy trong vấn đề phổ biến Kinh Thánh mà cha Tự Do và một số cha trong DCCT, như cha Nguyễn Văn Vàng, cha Trần Hữu Thanh… đã hợp tác và giúp đỡ ngài, là một điều đáng buồn và không thể có. Nhất là, chiến dịch “mỗi Quân Nhân một Tân Ước” được thực hiện sau khi Công Đồng Vatican II kết thúc được gần mười năm rồi. Không lẽ những văn kiện đặc biệt của Vatican II như VUI MỪNG VÀ HY VỌNG, GIÁO HỘI TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY, đã không được các vị đó để mắt tới ! Nhắc đến việc trên đây liên quan đến cha Nguyễn Văn Tự Do DCCT, nhân sau ngày ngài nằm xuống, không phải để ca tụng ngài hay chống đối những ai đã chống đối việc làm mang tinh thần truyền giáo của ngài. Nhưng trước hết vẫn là một việc làm “ăn năn” khi Mùa Chay năm 2011 vừa bắt đầu với Lễ Tro, Thứ Tư ngày 9.3.2011. Khải Triều NGUYỄN AN TÔN ( http://www.nhomai.vn/forum/archive/index.php/t-10597.html ) 16
  • 17. PARAGUAY – ÔN CỐ TRI TÂN Công tác mục vụ Hơn 3 tháng kiêm nhiệm quyền Tổng Hiệu trưởng một trường học với hơn 1.500 học sinh và gần 100 giáo viên với biết bao công việc chuyên môn cộng với công việc huấn luyện ơn gọi nhiều lúc đã khiến chúng tôi kiệt sức. Tuy nhiên, nhờ sự động viên và giúp đỡ của cha Giám Tỉnh và một số anh em trong Ban Đào Tạo nên phần nào chúng tôi cũng lấy lại được cân bằng trong đời tu. Như chúng ta cũng biết, lĩnh vực giáo dục ngày nay không dễ chút nào, nhất là mỗi quốc gia có một hế thống giáo dục khác nhau. Ở Nam Mỹ thì học sinh là trọng tâm và các em cũng như phụ huynh có nhiều quyền, nhất là quyền phát biểu và đòi hỏi những nhu cầu chính đáng cho việc học hành của con em. Chính vì thế, các trường tư thục có rất nhiều thách đố. Những người làm công tác giáo dục ở các trường tư thục Công Giáo vừa phải luôn cạnh tranh, phải cải tiến không ngừng phương pháp dạy học cũng như quản trị, vừa phải có một cái tâm của những nhà giáo dục Công Giáo vì khi người ta gởi con em họ đến các trường tư thục phải trả tiền cao thì họ có quyền yêu cầu hợp lý cho con em mình không những về tri thức mà cả tri đức nữa. Thế hệ @ và văn hóa Click đòi hỏi những người hướng dẫn phải cập nhập thường xuyên để hiểu ngôn ngữ mới lạ của giới trẻ và cách hành xử hợp tình, hợp lý với một số học trò ma mãnh, vì nếu không sẽ bị tụt hậu và các học trò nhỏ ấy sẽ qua mặt và xem thường khi những người hướng dẫn họ quá chậm tiến. Chính vì thế, những nhà giáo dục Công Giáo hay có những buổi thường huấn để gặp gỡ, chia sẻ những kinh nghiệm trong các trường tư thục để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và góp ý cho nhau. Hơn 3 tháng chúng tôi phải gánh vác trọng trách đứng đầu một trường Công Giáo lớn tại thủ đô Paraguay mà trong lòng luôn thấp thỏm, lo âu vì chỉ cần nóng tính hay lỡ lời một tí coi như hỏng việc, và truyền thông sẽ lập tức vào cuộc, vì thế giới ‘digital’ ngày nay họ thường làm rùm beng dù một chuyện chẳng ra gì. Tạ ơn Chúa vì suốt những tháng ngày lo lắng vừa qua mọi sự đều trôi chảy và khi người anh em người Ba Lan trở về sau dịp tạ ơn ngân khánh Linh Mục đã nhận lại chức vụ và ngôi trường của mình không bị ‘sứt mẻ’ gì. Đầu tháng 10, tháng Đức Mẹ, chúng tôi có những công tác mục vụ đặc biệt cho các chủng sinh và ứng sinh muốn gia nhập Chủng Viện Truyền Giáo. Chúng tôi đã tổ chức cho các em những buổi thăm các Giáo Điểm ngắn ngày, giúp các em lần hạt Mai Khôi truyền giáo qua những cách sáng tạo khi các em chuẩn bị bằng giấy và vải để làm những lá cờ 5 châu lục và chia thành 5 nhóm để lần chuỗi Mai Khôi truyền giáo. Trong chuyến mục vụ trung tuần tháng 10 này chúng tôi nhận được một hung tin là một người bạn nhà báo người Paraguay đã bị sát hại dã man khi những tên trùm Mafia đã thuê những tên sát thủ khát máu bắn anh khi anh cùng hai nhân viên thực tập đang trên đường tác nghiệp. Anh là người đã chiến đấu không ngơi nghỉ cho một xã hội công bằng, an sinh, quyền con người và bảo vệ các giá trị nhân bản. Tuy nhiên anh là người biết quá nhiều các hoạt động phi pháp của những kẻ đang mượn danh những nhà cầm quyền để cấu kết với bọn Mafia làm giàu cách bất chính nên anh đã nhận cái chết thương tâm này. Còn nhớ những ngày đầu mới đến Paraguay và được sai đến Giáo Xứ biên giới đầy khó khăn và bạo lực này, anh đã luôn đến động 17 CÙNG TRUYỀN GIÁO
  • 18. viên chúng tôi và sẵn sàng dùng xe riêng của anh để đưa chúng tôi đến những Giáo Điểm truyền giáo xa xôi. Ngày ấy thực sự chúng tôi không hề biết gì đến chính chị chính em, hay những xấu xa bỉ ổi của những người núp bóng chiêu bài chính trị để làm chuyện xấu. Anh, một nhà báo công minh đã giúp chúng tôi hiểu nhiều điều, và chân thành nói với chúng tôi rằng là Linh Mục thì cha đừng dính vào chính trị hay đảng phái nhưng hãy dùng Lời Chúa để chống lại những bất công, và hãy luôn biết bênh vực những người cô thế cô thân thì cha sẽ thành công. Chính anh đã làm điều này và dù anh đã không còn nữa, nhưng chúng tôi nhận ra một điều rằng Paraguay đã thay đổi nhiều dù bọn Mafia như những bóng ma thi thoảng vẫn lượn lờ và sát hại những con người đáng quý như anh. Cái chết của anh đã thức tỉnh chính phủ trong nước cũng như quốc tế và họ đã vào cuộc khi phát hiện được nhiều manh mối tội phạm trong đó có viên Quận Trưởng và bà Nghị Viên Quốc Hội đầy quyền lực đang chuẩn bị trong vòng lao lý để làm rõ vụ ám sát kinh hoàng này nhằm trừng trị bọn Mafia và đem lại niềm tin cho dân lành. Chuyến kinh lý của cố vấn Tổng Quyền Cứ mỗi ba năm một lần, một vị cố vấn hay chính cha Bề Trên từ Tổng Quyền của Dòng Ngôi Lời ở Rôma sẽ đi kinh lý để gặp từng thành viên trong Dòng và để biết thêm về tình hình của các quốc gia trên thế giới nơi Dòng Ngôi Lời hiện diện và phục vụ. Tháng 10 năm 2014 này, vị cố vấn đến từ Tổng quyền đi kinh lý ở Paraguay là người Ấn Độ. Ngoài tiếng bản xứ Hindi của người Ấn, vị này còn nói thành thạo tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Vóc người nhỏ nhắn nhưng rất uy lực và thông thái. Vì ngài là người Á châu nên chúng tôi cảm thấy rất gần ngay từ giây phút đầu. Ngài từng đảm nhận những trọng trách quan trọng như làm Bề Trên Giám Tỉnh tại Ấn Độ hai nhiệm kỳ trước khi được bầu chọn làm cố vấn Tổng Quyền ở Rôma từ năm 2006. Nhìn thấy cách làm việc khoa học của những vị hữu trách trong Dòng đến từ Tổng Quyền mà trong lòng chúng tôi rất khâm phục. Người làm lớn không chỉ là người chỉ biết ra lệnh và nói bừa, nói càn. Những người làm lớn trong đời tu lại càng phải biết hạ mình hơn nữa. Tấm gương ấy phản ánh rất chân thực với vị Giáo Hoàng đương kim Phanxicô. Ngài không chỉ lắng nghe mà còn hành động rất dứt khoát dù đau đớn khi phải quyết định những điều hệ trọng liên quan đến Giáo Hội. Cụ thế là trong tháng 7 năm nay Giáo hội Paraguay đã trải qua một cuộc khủng hoảng tâm linh chưa từng thấy khi một vị Giám Mục thuộc hội Opus Dei đã dùng truyền thông lên án không thương tiếc một vị Tổng Giám Mục chỉ vì vị này có lời khuyên chân thành vị Giám mục Opus Dei kia nên điều tra kỹ lưỡng về một vụ tố giác trong Giáo Phận của ông. Thay vì cảm ơn lời khuyên thì vị Giám Mục đầy quyền lực Opus Dei kia đã mượn truyền thông để nói những lời rất khó nghe đối với tư cách một vị Giám Mục và gây chia rẽ nội bộ Giáo hội. Sự việc đến tai Tòa Thánh và đích thân Đức Thánh Cha đã gởi hai vị ở Giáo Triều đến điều tra. Trung tuần tháng 9 vừa qua Tòa Thánh đã mời vị Giám Mục Opus Dei ở Paraguay đến Roma để giải trình và Tòa Thánh đã yêu cầu vị này từ chức để giữ sự hiệp thông trong Giáo Hội, nhưng vị này đã nhất quyết bất tuân vì nghĩ rằng có Hội Opus Dei "chống lưng" ở Rôma. Chính Đức Thánh Cha đã truất phế ngay lập tức về sự bất tuân này để nhổ đi một cái gai trong Giáo Hội nhưng đến nay vị này dù đã không còn làm Giám Mục nữa nhưng vẫn cứ dùng những trang mạng để đả kích Đức Thánh Cha và Giáo Hội. ( tham khảo thêm: http://www.losandes.com.ar/article/el-papa-destituye-al-obispo-paraguayo- rogelio-livieres-812085 ) Nói thêm về vị cựu Giám Mục được cho là đầy quyền thế này thuộc hội Opus Dei. Từ khi nhận chức Giám Mục năm 2004, ông đã lập một Chủng Viện riêng mà không hề tham khảo Hội Đồng Giám Mục vì tự cho rằng mình có bằng cấp tiến sĩ Giáo Luật và Luật Sư dân sự. Ông đã thu nhận tất cả những ứng sinh bị thải hồi từ các Giáo Phận hay Dòng Tu khác và đào tạo cấp tốc vì một số ứng sinh ấy nói rằng họ đã hoàn tất chương trình Triết hay Thần Học của các Giáo Phận hay các Hội Dòng đã thải hồi. Chỉ trong hai năm từ khi mở Đại Chủng Viện, ông đã phong chức rất nhiều Linh Mục và lấy lại các Giáo Xứ mà trước đây các Dòng đã có hợp đồng với các vị Giám Mục tiền nhiệm với lý do là nhu cầu của Giám Mục. Các vị Linh Mục kỳ cựu và đầy kinh nghiệm đã nhiều lần góp ý nhưng ông đều phớt lờ và cho các vị ấy về hưu sớm. Khi lựa chọn ứng sinh mới vào Chủng Viện, chương trình đào tạo Linh Mục của ông chỉ vỏn vẹn trong 4 năm và Linh Mục được thụ phong chỉ nằm trong độ tuổi 24 hay 25. Ông biện minh với Tòa Thánh rằng do nhu cầu thiếu Linh Mục 18