SlideShare a Scribd company logo
1 of 167
Download to read offline
1
2
3
(Trang i)
TỪ BETHLEHEM ĐẾN CALVARY
Các Cuộc Điểm đạo của Chân sư Jesus
(Trang ii)
SÁCH CỦA TÁC GIẢ ALICE A. BAILEY
(* là bản dịch tiếng Việt; các quyển khác còn bản tiếng Anh)
Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ
Tham thiền Huyền môn*
Tâm thức của Hạt nguyên tử
Luận về Lửa Vũ trụ
Ánh sáng của Linh hồn*
Linh hồn và Các Thể
Từ Trí tuệ đến Trực giác*
Luận về Chánh thuật
Từ Bethlehem đến Calvary*
Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới − Tập I
Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới − Tập II
Những Vấn đề Khó khăn của Nhân loại
Sự Tái lâm của Đức Chưởng giáo
Vận mệnh của các Quốc gia
Ảo cảm: Một Vấn đề Khó khăn của Thế giới
Thần giao Cách cảm và Thể Dĩ thái
Tự truyện chưa Hoàn tất*
Nền Giáo dục trong Kỷ nguyên Mới*
Sự Hiển lộ của Đại đoàn Chưởng giáo
Luận về Bảy Cung:
Tập I - Tâm lý học Nội môn
Tập II - Tâm lý học Nội môn
Tập III - Chiêm tinh học Nội môn
Tập IV - Khoa trị liệu Nội môn
Tập V - Các Cung và các cuộc Điểm đạo
(Trang iii)
4
TỪ BETHLEHEM ĐẾN CALVARY
Các Cuộc Điểm đạo của Chân sư Jesus
Tác giả
ALICE A. BAILEY
Biên dịch
Huỳnh Văn nhiều & Trân Châu
NXB
(Trang iv)
BẢN QUYỀN 1937 © CỦA ALICE A. BAILEY
BẢN QUYỀN TÁI TỤC 1965 © CỦA FOSTER BAILEY
Bản tiếng Anh in lần thứ tám, 1989 (Ấn bản Bìa giấy thứ 4)
Bản dịch tiếng Việt in lần thứ nhất, 20…
Bản tiếng Anh của sách này được xuất bản với sự tài trợ từ
Quỹ Xuất bản Sách của Chân sư Tây Tạng, là ngân quỹ được
lập ra để tiếp tục các giáo huấn của Chân sư Tây Tạng và Bà
Alice A. Bailey.
Ngân quỹ này được điều hành bởi Lucis Trust, một công ty
thuộc về giáo dục, tôn giáo, được miễn thuế.
Công ty Xuất bản Lucis là một tổ chức phi lợi nhuận do
Lucis Trust sở hữu. Bản tiếng Việt do người dịch đài thọ và
cũng được xuất bản trong tinh thần phi lợi nhuận. Không phải
trả tác quyền cho sách này.
Sách này cũng có ấn bản bìa vải, tiếng Anh.
Sách đã được dịch sang tiếng Hà Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý,
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếng Việt. Đang tiến hành
dịch sang các ngôn ngữ khác.
5
(tr. v)
KÍNH TẶNG
ÔNG VICTOR FOX
CHÂN THÀNH QUÍ MẾN
LÒNG TẬN TỤY VÀ CẢM THÔNG
CỦA ÔNG TRONG PHỤNG SỰ
6
(tr. vi)
ĐẠI THỈNH NGUYỆN
Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế
Cầu xin Ánh sáng tuôn rải vào trí con người.
Cầu xin Ánh sáng giáng xuống Trần gian.
Từ nguồn Tình thương trong Tâm Thượng Đế
Cầu xin Tình thương tuôn rải vào tâm con người.
Cầu mong Đức Chưởng Giáo trở lại Trần gian.
Từ trung tâm biết được Ý chí Thượng Đế
Cầu xin Thiên ý hướng dẫn ý chí nhỏ bé của con người −
Thiên ý mà các Chân sư đều biết và phụng sự.
Từ trung tâm chúng ta gọi là nhân loại
Cầu xin Thiên cơ Tình thương và Ánh sáng thực thi
Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác.
Cầu xin Ánh sáng và Tình thương và Quyền năng
phục hồi Thiên cơ trên Trần gian.
7
“Lời Thỉnh nguyện hay Cầu nguyện trên đây không thuộc
về bất cứ người nào hay đoàn nhóm nào, mà thuộc về toàn nhân
loại. Vẻ đẹp và sức mạnh của Đại Thỉnh nguyện nằm trong tính
đơn giản, và do nó phát biểu một số chân lý trọng tâm mà tất cả
mọi người bình thường đều chấp nhận một cách hồn nhiên:
- Chân lý nói rằng vốn có một Đức Thông tuệ nền tảng
mà chúng ta gọi với danh xưng mơ hồ là Thượng Đế;
- Chân lý nói rằng ẩn trong toàn cuộc biểu hiện có quyền
năng phát động vũ trụ, là Tình thương;
- Chân lý nói rằng có một Đấng Cao cả đã đến thế gian,
mà người Thiên Chúa giáo gọi là Đức Christ, Ngài đã thể hiện
tình thương đó để chúng ta có thể hiểu được;
- Chân lý nói rằng cả Tình thương và Thông tuệ đều là
những hiệu quả của Ý chí Thượng Đế; và cuối cùng là
- Chân lý hiển nhiên rằng chỉ thông qua chính nhân loại
Thiên cơ mới có thể thực thi.”
Alice A. Bailey
8
THE GREAT INVOCATION
From the point of Light within the Mind of God
Let light stream forth into the minds of men.
Let Light descend on Earth.
From the point of Love within the Heart of God
Let love stream forth into the hearts of men.
May Christ return to Earth.
From the centre where the Will of God is known
Let purpose guide the little wills of men −
The purpose which the Masters know and serve.
From the centre which we call the race of men
Let the Plan of Love and Light work out
And may it seal the door where evil dwells.
Let Light and Love and Power restore the Plan on Earth.
9
MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................................9
Lời nói đầu .......................................................................................................................................10
Từ Bethlehem đến Calvary...............................................................................................................11
CHƯƠNG MỘT ................................................................................................................................12
Nhận xét Dẫn nhập về Điểm đạo......................................................................................................12
CHƯƠNG HAI..................................................................................................................................28
Cuộc Điểm đạo Thứ Nhất … Sự Giáng sinh ở Bethlehem...............................................................28
CHƯƠNG BA....................................................................................................................................58
Cuộc Điểm đạo Thứ Hai … Lễ Rửa tội ở Jordan...................................................................................58
CHƯƠNG BỐN.................................................................................................................................85
Cuộc Điểm đạo Thứ Ba … Sự Biến dung trên Núi Cao.........................................................................85
CHƯƠNG NĂM .............................................................................................................................. 106
Cuộc Điểm đạo Thứ Tư … Thập giá hình........................................................................................... 106
CHƯƠNG SÁU ............................................................................................................................... 137
Cuộc Điểm đạo Thứ Năm . . . Sự Phục sinh....................................................................................... 137
và Thăng thiên................................................................................................................................. 137
CHƯƠNG BẢY................................................................................................................................ 151
Mục tiêu Trước mắt Chúng ta . . . Sự Thành lập ............................................................................... 151
Thiên giới ........................................................................................................................................ 151
10
(tr. vii)
Lời nói đầu
Quyển sách này được xuất bản với lòng thiết tha mong mỏi nó sẽ có tác dụng hoàn toàn xây
dựng. Nhờ đó mà chúng ta tin tưởng nhiều hơn vào Đức Christ và nhận thức sâu rộng hơn về công
việc mà Ngài đã đến để khởi đầu. Qua nhiều năm, tôi đã làm việc với tư cách nhà truyền bá Phúc
âm và rao giảng các nguyên lý Thiên chúa giáo. Tôi cũng đã có một thời gian khó khăn khi suy
ngẫm về mối liên hệ của chính mình với Đức Christ và với Thiên chúa giáo. Tất cả đã giúp tôi
nhận thức được hai điều hoàn toàn rõ rệt: thứ nhất, nhận thức sự thực về chính Đức Christ và Sứ
mệnh của Ngài; và thứ hai, nhận thức rằng việc phát triển tâm thức Christ và Bản tính Christ trong
mỗi người, cũng như trong toàn nhân loại sẽ mang lại giải pháp cho vấn đề khó khăn của thế giới.
Tôi hoàn toàn tán đồng những lời sau đây của Arthur Weigall:
“Tuy nhiên, khác với nhân vật Jesus của khoa Thần học, Đức Jesus được ghi trong lịch sử mãi
mãi vẫn là ‘đường đi, lẽ thật, và sự sống’. Tôi tin chắc rằng trong Thế kỷ Hai mươi này chỉ cần tập
trung vào hình ảnh lịch sử của Chúa và giáo huấn của Ngài cũng đủ khơi dậy lòng nhiệt thành tìm
đạo và phụng sự. Đó là điều mà trong thời đại trước được gợi lên nơi người tín đồ bình thường
bằng cách đưa ra giáo điều thần học, sự đe dọa về hỏa ngục, và cử hành những nghi lễ, công phu
tỉ mỉ.”1
Thiên giới đang trong quá trình hình thành nhanh chóng. Tất cả những ai nhìn xa thấy rộng và
nhận thức được sự mỹ lệ và thiên tính đang xuất lộ nhanh chóng trong con người đều có thể là
nhân chứng cho điều đó. Chúng ta đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đại cũ và thời đại
mới. Sứ mệnh đích thực của Đức Christ nhằm mang lại sự thiên khải sắp đến, nhưng hầu như
thường bị che lấp bởi những hàm ý và các tranh cãi về Thần học. Càng phát triển, nhân loại sẽ
càng nhận biết được Đức Christ và công việc của Ngài, đồng thời trở nên hữu thức tham gia vào
Thiên giới.
(tr. viii)Nhiệm vụ trước mắt bao gồm trách nhiệm, cơ hội và vận mệnh của chúng ta là hữu ý
khơi dậy Sự Sống Christ trong tâm hồn mỗi người và nhanh chóng hội nhập vào Thiên giới.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ông William Cummings và Ông Allan Murray đã có lòng giúp tôi
một cách khôn ngoan, sáng suốt. Nhờ đó mà tôi đã có thể viết ra quyển sách này.
11
(tr. ix)
Từ Bethlehem đến Calvary
Trong những người tìm đến máng cỏ ở Bethlehem,
Theo tiếng nói dẫn đường dưới ánh sao,
Có mấy ai cùng ta đi đến Calvary?
Vì quá xa xôi.
Ánh vinh quang bao trùm trẻ thơ trong máng cỏ,
Nguồn hy vọng cho người đang phấn đấu gian lao.
Hy vọng ấy tựu thành qua mão gai ta đội
Và qua thập tự giá của ta.
Chân lý là gươm báu và đau khổ là vinh dự
Mà ta ban cho những kẻ đi theo,
Con lừa có dây cương, chiến mã ta đã chọn
Để cưỡi trên đường.
Đã qua rồi vinh quang thuở ấy ở Bethlehem,
Các vị Vua và Nhà thông thái phương Đông mang quà tặng;
Biết bao người đã bỏ đi, chỉ còn lại mười hai
Dự bữa tiệc cuối cùng
Chỉ bánh mì thô dọn trên căn gác
Cất chén đau buồn tay lại chuyền tay
Là dấu hiệu lòng ta yêu thương nhân loại
Trên dải đất này.
Khi ở vườn Gethsemane, một mình ta cầu nguyện
Xin Đấng Cha Lành rút chén đắng cay hơn,
Ngươi không thể canh chừng cùng ta một giờ ngắn ngủi
Cho đến Rạng đông!
Biết bao người tìm đến máng cỏ ở Bethlehem,
Theo tiếng nói dẫn đường dưới ánh sao,
Chỉ có Simon đi đến Calvary –
Vì quá xa xôi.
H. Le Gallienne
In lại được sự cho phép của
Báo The New York Times và Tác giả.
(trang trắng)
12
CHƯƠNG MỘT
Nhận xét Dẫn nhập về Điểm đạo
TƯ TƯỞNG GỐC
“Con người ngưỡng vọng Thượng Đế; thế nhưng Đấng Thiêng liêng cũng cần có con người.
Thượng Đế là ý tưởng tối cao, là mối quan tâm và ước vọng tối cao của con người. Con người là
ý tưởng tối cao, là mối quan tâm và ước vọng tối cao của Thượng Đế. Vấn đề của Thượng Đế là
vấn đề của con người. Vấn đề của con người cũng là vấn đề của Thiêng liêng … Con người là
phần đối ứng của Thượng Đế mà Ngài rất yêu thương, và mong họ cũng yêu thương Ngài. Con
người là một ngôi của bí nhiệm Thiêng liêng. Thượng Đế cần con người. Thượng Đế muốn có con
người cùng tồn tại với Ngài, Đấng yêu thương và đối tượng được yêu thương.”
Người tranh đấu với Đức Christ, tác giả Karl Pfleger, tr. 236
(tr. 3)
CHƯƠNG MỘT
Nhận xét Dẫn nhập về Điểm đạo
1
HÚNG TA đang trong tiến trình đi từ thời đại tôn giáo này đến thời đại tôn giáo khác. Các xu
thế tinh thần ngày càng trở nên rõ rệt. Chưa bao giờ tâm hồn mọi người mở ra đón nhận ấn
tượng tinh thần nhiều hơn hiện nay. Và cánh cửa đi vào trung tâm của thực tại cũng đang rộng mở.
Tuy nhiên, song hành với sự phát triển đầy ý nghĩa này là xu thế ngược lại. Các triết lý và những
giáo thuyết xu phụng vật chất đang ngày càng phổ biến. Nhiều người băn khoăn tự hỏi liệu Thiên
Chúa giáo có còn giá trị hay không. Cũng có lời khẳng định rằng Thiên Chúa giáo đã thất bại, và
con người không còn cần đến câu chuyện Phúc Âm với hàm nghĩa trong đó về thiên tính cùng lời
khuyên phụng sự và hy sinh.
Theo lịch sử, câu chuyện Phúc Âm có thực hay không? Phải chăng đó là một giai thoại thần bí
rất hay và có giá trị giáo huấn, nhưng lại bị những người thông minh ngày nay cho là chẳng có gì
quan trọng, vì họ tự hào về khả năng suy luận của mình, và thấy không còn phụ thuộc vào các hạn
chế trí tuệ của thời xưa cùng những truyền thống cũ kỹ, lỗi thời? Không hề có nghi vấn gì về phẩm
cách hoàn thiện của Đức Christ. Ngay cả những kẻ thù ghét Thiên Chúa giáo cũng thừa nhận Ngài
có tính cách độc đáo, uyên thâm và thấu hiểu tâm hồn mọi người. Họ công nhận những ý tưởng
thông tuệ của Ngài, và đưa ra lời tán thành các ý tưởng đó trong triết lý của mình. Có nhiều người
thường nhấn mạnh các phát triển mà Người thợ mộc ở Nazareth đã mang lại trong đời sống nhân
loại. Họ cũng chú trọng các lý tưởng của Ngài về kinh tế-xã hội, và vẻ đẹp của nền văn minh khả
dĩ thành lập dựa vào giáo huấn đạo đức của (tr. 4)Bài giảng Trên Núi. Thế nhưng, họ lại không
thừa nhận sứ mệnh của Ngài là làm hiển lộ bản tính Thiêng liêng. Trên quan điểm duy lý, người
ta vẫn chưa xác định được theo lịch sử câu chuyện của Ngài có chính xác hay không. Thế nhưng,
giáo huấn của Ngài về Thượng Đế là Đấng Cha lành và tình huynh đệ giữa mọi người lại được sự
tán đồng của những nhà trí thức tài năng nhất trong nhân loại. Những ai có thể hoạt động trong thế
giới của ý tưởng, niềm tin và trải nghiệm sống động, đều làm chứng về thiên tính của Ngài và sự
thực là chúng ta có thể đến với Ngài. Nhưng bằng chứng đó thường bị bỏ qua, và xem nhẹ. Người
ta chỉ cho đó là điều thần bí, chẳng đi đến đâu, và vô căn cứ. Nói cho cùng, niềm tin của mỗi cá
C
13
nhân thì chẳng có giá trị cho bất cứ ai, ngoại trừ người đó. Hoặc là sự tin tưởng của họ có thêm
bằng chứng, cho đến lúc nó trở thành chứng cứ. Nương tựa vào “con đường của đức tin” có thể
cho thấy một trải nghiệm sống động. Thế nhưng, nó cũng có thể là một hình thức tự thôi miên, và
là một “lối lẩn trốn” khỏi những vấn đề khó khăn của cuộc sống thường ngày. Cố gắng thấu hiểu,
thực nghiệm, thể nghiệm và phát biểu những gì mình biết và tin tưởng thì thường là việc khó khăn
đối với đại chúng. Thề nên, họ bèn nương tựa vào niềm tin căn cứ theo bằng chứng của những ai
được họ tin cậy, và xem đó là cách dễ dàng nhất để thoát ra khỏi ngõ bí.
Vấn đề tôn giáo và vấn đề của Thiên Chúa giáo chính thống thì không hề giống nhau. Ngày
nay, chúng ta thấy chung quanh mình thiếu niềm tin và có sự chỉ trích, cũng như phủ nhận những
điều mà chúng ta gọi là chân lý. Phần lớn tình trạng này là do thực tế người ta hầu như lấy tín
ngưỡng thay cho tôn giáo, và dùng giáo lý thay vì kinh nghiệm sống thực. Chính cái kinh nghiệm
sống thực vừa kể là chủ âm của quyển sách này.
Khả dĩ có một lý do khác cho thấy vì sao nhân loại hiện nay quá ít niềm tin, hoặc họ nghi vấn
một cách đáng buồn về những gì được tin tưởng. Đó có lẽ là do các nhà thần học cố đưa Thiên
Chúa giáo đi lệch ra ngoài vị trí của nó trong đại cuộc, và bỏ qua vị thế của nó trong dòng thiên
khải rộng lớn và liên tục. Họ đã tìm cách nhấn mạnh rằng Thiên Chúa giáo là độc nhất vô nhị, và
xem nó là sự biểu lộ riêng rẽ và hoàn toàn cách biệt của tôn giáo tinh thần. Bằng cách này, họ phá
hủy cơ sở của Thiên Chúa giáo, loại bỏ nền tảng của nó, và khiến cho trí tuệ (tr. 5) đang liên tục
phát triển của con người khó lòng chấp nhận những điều trình bày về tôn giáo này. Tuy nhiên,
Thánh Augustine nói với chúng ta rằng “những gì được gọi là Thiên Chúa giáo vốn đã có trong
các chủng tộc cổ xưa, và không hề thiếu vắng từ thời khởi thủy của loài người, mãi cho đến khi
Đức Christ đích thân giáng trần. Bấy giờ, nền tôn giáo chân chính, vốn đã có từ xưa, bắt đầu được
gọi là Thiên Chúa giáo.”1
Nguồn Minh triết biểu lộ mối liên giao với Thượng Đế, những qui tắc
trên Đường Đạo dẫn đắt bước chân lang thang của chúng ta trở về nhà của Đấng Cha lành, và giáo
huấn mang lại những điều thiên khải, bao giờ cũng như nhau qua các thời đại, và đồng nhất với
những gì Đức Christ đã giảng dạy. Các chân lý nội tại và nguồn hiểu biết thiêng liêng này vốn đã
có tự ngàn xưa. Đó là chân lý mà Đức Christ đã khải thị; và Ngài còn làm nhiều hơn thế nữa. Nơi
chính mình và cuộc đời mình, Ngài cho thấy những gì mà nguồn minh triết và hiểu biết nay có thể
giúp ích mọi người. Ngài tự biểu dương sự viên mãn của thiên tính, rồi truyền dạy các môn đồ hãy
ra đi và cũng làm như vậy.
Trong cuộc thiên khải liên tục, Thiên Chúa giáo đi vào chu kỳ biểu lộ theo đúng cùng một định
luật thiêng liêng chi phối toàn cuộc biểu hiện. Đó là Luật Xuất hiện theo Chu kỳ. Sự thiên khải
này, đi qua tất cả các giai đoạn biểu hiện của hình thể hay sắc tướng, rồi tăng trưởng và phát triển.
Rốt cuộc (khi gần đến cuối chu kỳ), nó kết tinh dần và ngày càng chú trọng nhiều hơn vào ngôn
từ và hình thể, cho đến khi sự chết của hình thể là đương nhiên là cần thiết. Thế nhưng, tinh thần
vẫn sống và tự khoác lên những hình thể mới. Tinh thần của Đức Christ vốn bất tử; do đó, những
gì Ngài giáng trần để biểu dương cũng sống mãi. Từ giai đoạn tế bào trong bụng mẹ, qua thời bé
thơ, phát triển đến tuổi trưởng thành – Ngài đi qua tất cả các giai đoạn này cùng những quá trình
mà mọi người con của Thượng Đế đều phải nếm trải. Với sự tuân phục này, Ngài “học cách vâng
theo Thiên ý qua những điều Ngài đã gánh chịu.”2 Vì thế, Ngài có thể được tín nhiệm để hiển lộ
Thượng Đế cho con người, và (có thể nói là) trình bày bản tính thiêng liêng của con người cho
Thượng Đế. Bởi vì sách Phúc âm cho (tr. 6) chúng ta biết rằng Đức Christ liên tục kêu cầu được
sự chuẩn nhận này của Đấng Cha lành.
1
W. Kingsland trích dẫn trong quyển Tôn giáo theo Ánh sáng Thần triết.
2
Hebrews, V, 8.
14
Nguồn thiên khải vĩ đại và liên tục là những gì quí giá nhất dành cho chúng ta, mà tôn giáo của
Đức Christ đương nhiên phải có vai trò trong đó. Thượng Đế chưa bao giờ và sẽ không bao giờ
thôi hiển lộ. Người ta thường quên rằng Thiên Chúa giáo có vai trò hoàn thành quá khứ và mở
đường đi đến tương lai. Có lẽ đây là một trong những lý do tại sao người ta cho rằng Thiên Chúa
giáo đã thất bại, và vì sao người ta cứ mãi chờ mong sự khai thị tinh thần dường như hết sức cần
thiết. Nếu không chú trọng đến nguồn thiên khải liên tục này và vai trò của Thiên Chúa giáo trong
đó, thì thiên khải có thể đến và đi qua mà chúng ta không hề hay biết.
Người ta nói rằng “trong mọi nước cổ xưa” tự cho là văn minh, đều có một hệ thống Giáo lý
Nội môn được gọi là MINH TRIẾT. Trong khi đó, những người hiến mình xiển dương giáo lý ấy
được xem là những nhà hiền triết, hay những người sáng suốt, khôn ngoan… Pythagoras gọi hệ
thống này … là Tri thức Tinh thần hay là Sự hiểu biết về vạn hữu. Các huấn sư thời xưa, những
nhà hiền triết Ấn Độ, các thuật sĩ Ba Tư và Babylon, những nhà nhãn thông và tiên tri của Israel,
các giáo trưởng ở Ai Cập và Ả Rập, dùng danh hiệu MINH TRIẾT cao cả này để chỉ về tất cả
những sự hiểu biết mà họ xem chính yếu là thiêng liêng. Trong đó, một phần được phân loại là nội
môn và phần còn lại là ngoại môn.”3
Hiện nay chúng ta biết nhiều về giáo huấn ngoại môn. Thiên Chúa giáo chính thống và thần
học đều được hình thành dựa trên giáo huấn đó, cũng như tất cả những lối trình bày chính thống
của các tôn giáo lớn. Tuy nhiên, khi giáo huấn minh triết nội tàng bị bỏ quên và người ta bỏ qua
phương diện nội môn của giáo huấn, thì bấy giờ họ không còn biết đến tinh thần và những trải
nghiệm sống động qua thực nghiệm. Họ đã bận tâm đến các chi tiết của hình thức tín ngưỡng bên
ngoài. Và buồn thay, họ đã quên đi những ý nghĩa thâm sâu có mang sự sống và cứu rỗi cho mỗi
cá nhân cũng như toàn nhân loại. Người ta cứ mãi tranh cãi về những điều không chính yếu trong
cách diễn giải theo truyền thống, mà bỏ qua, không giảng dạy các bí yếu và kỹ thuật của cuộc sống
Thiên Chúa giáo. Người ta đã quá chú trọng đến các khía cạnh giáo lý, giáo điều, và sùng bái từ
chương. Trong khi đó, linh hồn (7) con người bao giờ cũng khao khát tinh thần của sự sống mà
ngôn từ che giấu. Người ta băn khoăn suy nghĩ về khía cạnh lịch sử của chuyện kể trong Phúc âm,
về yếu tố thời gian, và về mức độ chính xác văn từ của nhiều bản dịch. Trong khi đó, họ không
thấy được những thành tựu thật phi thường của Đức Christ và giáo huấn đầy ý nghĩa dành cho mỗi
người và cả loài người. Kịch bản cuộc đời của Ngài và việc ứng dụng thực hành nó trong cuộc đời
của những kẻ theo Ngài, đã bị xóa nhòa do người ta chú trọng quá đáng vào một số câu mà họ cho
rằng Ngài đã thốt ra. Trong khi đó họ hoàn toàn không biết đến những điều Ngài phát biểu khi còn
tại thế, và những mối liên giao mà Ngài nhấn mạnh và xem là hàm chứa trong những điều Ngài
khai thị.
Người ta đã tranh chấp nhau về Đấng Christ của lịch sử, và vì cứ mãi đấu tranh họ không hề
thấy được bức thông điệp của Ngài về tình yêu thương cả chúng sinh. Những kẻ cuồng tín tranh
cãi với nhau về lời của Ngài mà không hề nhớ rằng Ngài là “Ngôi Lời hiện thể.” Người ta tranh
luận về sự Giáng sinh của Đức Christ qua Đức Mẹ Đồng trinh mà quên đi sự thực trong giáo huấn
về sự Nhập thế. Trong quyển Huyền bí học rất có giá trị của bà, Evelyn Underhill nói rõ rằng
“Trong Thiên Chúa giáo của người bình dân, sự Nhập thế đồng nghĩa với sự ra đời và cuộc sống
ở cõi trần của Đức Christ. Tuy nhiên, đối với nhà thần bí, nó còn hàm ý một tiến trình liên tục của
mỗi cá nhân và toàn vũ trụ.”
Các học giả dành cả đời để chứng minh rằng toàn cả câu chuyện Phúc âm đều chỉ là huyền
thoại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng huyền thoại là sự tổng hợp niềm tin và hiểu biết của thời quá khứ,
lưu truyền cho chúng ta để hướng dẫn và hình thành nền tảng cho cuộc thiên khải mới. Vì thế, nó
mở đường cho chân lý tiếp theo. Huyền thoại là một sự thực có giá trị và đã được chứng minh. Nó
3
Giáo lý Bí nhiệm, tác giả H. P. Blavasky, Q. III, tr. 55.
15
từng bước nối liền khoảng cách giữa những hiểu biết đã hoạch đắc trong thời quá khứ, với chân lý
được trình bày trong hiện tại và những khả năng thiêng liêng, vô hạn của tương lai. Các huyền
thoại cổ và những bí nhiệm của thời xưa mang đến cho chúng ta bức thông điệp thiêng liêng theo
trình tự, xuất phát từ Thượng Đế để đáp ứng nhu cầu của con người qua các thời đại. Chân lý của
thời đại trước trở thành huyền thoại của thời đại sau. Thế nhưng, thâm nghĩa và thực tính của nó
vẫn còn nguyên vẹn, và hiện nay chỉ cần được lý giải theo lối mới.
(8) Chúng ta được tự do chọn lựa hay bác bỏ. Nhưng chúng ta hãy làm thế nào để chọn lựa với
tầm nhìn rộng mở nhờ sự khôn ngoan, sáng suốt, vốn là đặc điểm của người đã tiến bước khá xa
trên đường phản bổn hoàn nguyên. Trong câu chuyện Phúc âm có sự sống, chân lý và sinh lực cần
được chúng ta tái sử dụng. Trong thông điệp của Jesus có động lực và thiên tính.
Đối với chúng ta ngày nay, Thiên Chúa giáo là một tôn giáo đang đi đến giai đoạn hoàn tất, là
cuộc thiên khải lớn nhất xảy ra trong thời gian gần đây. Kể từ khi ra đời hai ngàn năm trước, phần
lớn tôn giáo này đã bị xem là huyền thoại. Những chi tiết minh bạch của câu chuyện Phúc âm đã
lu mờ và thường bị cho là chỉ có tính cách biểu tượng. Thế nhưng, ẩn trong biểu tượng và huyền
thoại vẫn có sẵn thực tại – cái chân lý cốt yếu, thiết thực và đầy ấn tượng.
Chúng ta đã quá chú ý vào biểu tượng và hình thức bên ngoài. Trong khi đó, thực nghĩa cứ mãi
bị phủ che nên không đủ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Trong khi khảo sát một cách
thiển cận theo ngôn từ, chúng ta đánh mất ý nghĩa của chính Linh từ. Chúng ta cần tìm sâu vào
bên trong biểu tượng để thấy những gì mà biểu tượng nhằm truyền đạt. Đồng thời cần chuyển sự
chú tâm ra khỏi thế giới của các ngoại hình để đi vào những thực tại thâm sâu. Keyserling nói lên
điều này như sau:
“Khi nói về thái độ tinh thần, có thể dùng chỉ một câu để giải rõ tiến trình chuyển tâm thức ra khỏi ngôn từ đến
thực nghĩa bên trong. Đó là ‘nhìn xuyên qua’ hiện tượng. Trước sau gì mọi hiện tượng cũng là biểu tượng; vì tinh hoa
của đời sống là ý nghĩa. Nhưng mọi biểu tượng vốn là sự biểu lộ tối hậu của một trạng thái tâm thức. Chính biểu tượng
đó lại mở ra một biểu tượng sâu xa hơn nữa, và cứ thế mà đi vào vĩnh cửu. Bởi vì muôn loài vạn vật đều có mối liên
kết ý nghĩa trong cuộc sống. Liên kết ấy hướng vào bên trong đến những độ sâu bắt nguồn từ Thượng Đế.
“Do đó, không hình thái nào của tinh thần có thể là sự biểu lộ tối hậu. Mỗi ý nghĩa khi được thấu đáo, tự động trở
thành chỉ là biểu lộ ngôn từ của diệu nghĩa thâm sâu hơn. Bằng cách này, một hiện tượng tuy có vẻ cũ kỹ nhưng vẫn
hé lộ ý nghĩa mới mẻ và khác lạ. Vì thế, theo nguyên tắc này, Công giáo, Tin Lành, Công giáo Hy Lạp, Hồi giáo và
Phật giáo đều có thể tiếp tục phát triển những gì mình đã có, nhưng vẫn mang ý nghĩa hoàn toàn mới.”4
(9) Sách này có mục đích duy nhất là cố gắng thấu đáo cái ý nghĩa sâu xa hơn ẩn trong các sự
kiện quan trọng, xảy ra trong cuộc đời của Đức Christ. Đồng thời, nó cũng giúp cho đạo tâm yếu
kém của người Thiên Chúa giáo thấm nhuần sức sống mới với nhiều quan tâm, chú ý. Nếu sách
này có thể cho thấy rằng câu chuyện Phúc âm không chỉ nói về một Đấng thiêng liêng đã sống
giữa mọi người trong một thời gian, mà còn mang ý nghĩa thâm sâu và thiết thực đối với nhân loại
văn minh ngày nay, thì sách này đã đạt mục tiêu và phục vụ được phần nào hữu ích. Hiện nay,
nhân loại đã tiến hóa cao hơn và có khả năng tự phát biểu qua những trạng thái tâm thức tinh tế
hơn. Vì thế mà chúng ta có thể lãnh hội giáo huấn của Ngài với tầm mắt tỏ rõ hơn, và sử dụng bài
học trong đó một cách khôn ngoan hơn. Huyền thoại trọng đại nói trên thuộc về chúng ta – vì
chúng ta cần can đảm sử dụng thuật ngữ này theo hàm ý đúng thực của nó. Huyền thoại có thể trở
thành sự kiện thực tế khi được thể nghiệm, vì huyền thoại là một sự kiện thực tế có thể chứng minh.
Dù đã có quan điểm thế nào về các huyền thoại, chúng ta cũng cần phải lý giải lại chúng theo sự
hiểu biết hiện nay. Bằng cách tự thực nghiệm, ta có thể chứng minh giá trị của chúng. Qua kinh
nghiệm, ta có thể thấy chúng là những mãnh lực chi phối cuộc đời mình. Và nói lên điều này, ta
4
Phục hồi Chân lý, tác giả Hermann Keyserling, tr. 91-92.
16
có thể trình bày sự thực của chúng cho người khác hiểu. Đây là chủ đề của sách này, nhằm nêu lên
những điều thực tế trong câu chuyện Phúc âm. Đó là huyền thoại có trình tự gồm năm giai đoạn,
cho thấy sự hiển lộ thiên tính trong Cá nhân Đức Jesus Christ. Đồng thời, mãi mãi nó vẫn là chân
lý khắp vũ trụ, theo ý nghĩa lịch sử, và ứng dụng thực tế cho mỗi cá nhân. Huyền thoại này được
chia thành năm giai đoạn chính như sau:
1. Sự Giáng sinh tại Bethlehem.
2. Lễ Rửa tội ở Jordan.
3. Sự Biến dung trên Núi Carmel.
4. Thập giá hình trên Núi Golgotha.
5. Sự Phục sinh và Thăng thiên.
Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của các giai đoạn này và lý giải chúng theo những thuật ngữ hiện
nay.
(10) Nhờ ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo mà nhân loại đã đạt đến mức thành tựu có tính cách
quyết định. Mỗi người trong gia đình nhân loại ngày nay đã đạt mức tích hợp chưa từng có trước
đây, ngoại trừ một số ít người chọn lọc đã có trong mỗi quốc gia. Như các nhà tâm lý học đã cho
biết, mỗi người là một tổng hợp gồm thể chất, sinh lực, các tâm thái hay tình trạng tình cảm, và
phản ứng của trí tuệ hay tư tưởng. Hiện nay con người sẵn sàng bước vào giai đoạn chuyển tiếp,
phát triển và khai mở kế tiếp. Họ đang mong đợi điều đó, chuẩn bị sẵn sàng để sử dụng tốt cơ hội
này. Cánh cửa đi vào thế giới hiện tồn và tâm thức cao cả hơn đang rộng mở. Họ đã được chỉ rõ
con đường bước vào Thiên giới. Trong quá khứ nhiều người đã bước vào vương quốc này, ý thức
được thế giới hiện hữu và những hiểu biết trong đó mà đối với đa số mọi người vẫn còn là điều bí
nhiệm sâu kín. Nguồn vinh quang hiện nay là do muôn ngàn người đã chuẩn bị sẵn sàng, và (nếu
có sự hướng dẫn cần thiết) họ có thể được truyền thụ các bí nhiệm của Thượng Đế. Giờ đây, khả
dĩ có sự khai mở mới trong tâm thức nhân loại. Một mục đích mới đã hiển lộ và chi phối ý định
của nhiều người. Với tư cách toàn nhân loại, rõ ràng là chúng ta đang trên đường hoạch đắc một
số hiểu biết mới, những nhận thức mới, và các giá trị sâu xa hơn. Những gì đang xảy ra trong
trường kinh nghiệm ở ngoại giới đều cho thấy điều tương tự đang diễn ra trong thế giới ý nghĩa
tinh vi hơn. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho những diễn biến này.
Chúng ta thấy rằng sự thiên khải của Thiên Chúa giáo đã hợp nhất các giáo huấn của thời gian
trước. Chính Đức Christ nêu rõ điều này khi Ngài nói “Đừng nghĩ rằng ta đến để phá hủy giáo
pháp hay các sách tiên tri: ta đến không để hủy diệt, mà để hoàn thành.”5
Ngài tiêu biểu cho tất cả
thời quá khứ, và hiển bày cho con người thấy những khà năng cao cả nhất có thể đạt. Trong quyển
Tự do và Tinh thần,Ts. Berdyaev giải rõ vấn đề này như sau:
“Cuộc thiên khải của Thiên Chúa giáo có tính cách đại đồng, và mọi sự tương đồng của nó trong các tôn giáo
khác đều chỉ là một phần của cuộc thiên khải đó. Thiên Chúa giáo không có cùng đẳng cấp như các tôn giáo khác.
Schleiermacher cho rằng nó là tôn giáo của các tôn giáo. Vậy thì có vấn đề gì chăng khi trong (11) Thiên Chúa giáo,
vốn được cho là quá khác biệt với các tín ngưỡng khác, lại chẳng có điều gì hoàn toàn mới ngoài sự giáng lâm của
Đức Christ và Nhân cách của Ngài? Phải chăng chính vì lý do này mà niềm hy vọng của tất cả các tôn giáo sẽ được
tựu thành?”6
Do lòng yêu thương, nhân từ của Thượng Đế, mỗi thời đại và mỗi chu kỳ của thế giới đều có tôn
giáo của các tôn giáo trong thời kỳ đó. Nó tổng hợp tất cả các cuộc thiên khải của quá khứ, và vạch
5
Sách Thánh Matt., V, 17.
6
Tự do và Tinh thần, tác giả Nicholas Berdyaev, tr. 88-89.
17
ra nguồn hy vọng của tương lai. Sự mong chờ của thế giới ngày nay cho thấy rằng chúng ta đang
đứng trên ngưỡng cửa của một cuộc thiên khải mới. Cuộc thiên khải đó sẽ không hề phủ nhận di
sản tinh thần thiêng liêng của nhân loại, mà đem tầm nhìn sáng tỏ của tương lai bổ sung cho những
điều kỳ diệu của quá khứ. Nó sẽ biểu đạt những gì thiêng liêng mà từ trước đến nay chưa hề được
tiết lộ. Vì thế, rất có thể khi hiểu biết một số ý nghĩa sâu xa hơn của câu chuyện Phúc âm, người
tìm chân lý thời nay khả dĩ thấu đáo được sự tổng hợp rộng lớn hơn.
Một số hàm ý thâm sâu nói trên được trình bày trong một quyển sách xuất bản cách đây nhiều
năm, nhan đề Những Cuộc Khủng hoảng của Đức Christ, tác giả Ts. Campbell Morgan, một tín
đồ Thiên Chúa giáo lão thành. Để cập đến năm giai đoạn chính trong cuộc đời của Đấng Cứu thế
làm cơ sở để dựng nên trọn cả câu chuyện Phúc âm, cho thấy chúng có ứng dụng rộng lớn và phổ
quát. Nhờ đó, độc giả nhận thức được rằng không những Đức Christ đã thực sự trải qua năm kinh
nghiệm đầy ấn tượng nói trên, mà Ngài còn để lại cho chúng ta lời huấn thị “hãy theo bước chân
Ngài.”7
Có phải chăng những sự kiện trọng đại vừa kể trong kinh nghiệm của Đức Christ – năm
khía cạnh nhân cách hóa của huyền thoại phổ quát – đối với chúng ta, là những cá thể, khả dĩ còn
mang nhiều ý nghĩa hơn là sự quan tâm về lịch sử và cá nhân? Có phải chăng chúng khả dĩ thể
hiện một số kinh nghiệm và nhiệm vụ bước đầu mà nay nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo có thể trải
qua, để theo đúng huấn thị của Ngài là hãy bước vào đời sống mới? Chẳng phải tất cả chúng ta
đều sẽ được tái sinh, được rửa tội để bước vào thế giới tinh thần, và được biến dung trên đỉnh núi
của trải nghiệm sống thực? Phải chăng nhiều người trong chúng ta sẽ đón nhận thập giá hình, dẫn
đến sự phục sinh và thăng thiên? Và chẳng phải chúng ta đã (12) diễn giải những từ này theo ý
nghĩa quá hẹp hòi, với hàm ý quá đỗi tầm thường và nhiều xúc cảm; trong khi đó, với những người
đã chuẩn bị sẵn sàng, chúng cho thấy một con đường đặc biệt và nhanh chóng hơn để theo bước
chân của Ngài, Người Con Thượng Đế? Đây là một trong những điểm liên quan đến chúng ta mà
sách này sẽ cố gắng trình bày. Nếu chúng ta có thể thấu đóa ý nghĩa thâm diệu này, nếu bằng cách
nào đó những màn kịch trong Phúc âm có thể áp dụng cho những linh hồn đã chuẩn bị sẵn sàng,
thí bấy giờ người ta sẽ thấy sự phục sinh những điều cốt yếu của Thiên Chúa giáo, và hình thể
đang nhanh chóng kết tinh của nó sẽ trở nên sống động.
2
Thực là thú vị khi nhớ rằng những giáo huấn khác ngoài Thiên Chúa giáo cũng đã chú ý đến
năm biến cố quan trọng này. Chúng xảy ra trong đời của những ai trụ vững vào thiên tính chính
yếu nơi mình, nếu họ muốn. Cả kinh sách Ấn giáo và tín ngưỡng Phật giáo cũng đều xem đó là
những khúc quanh trên đường tiến hóa mà rốt cuộc cả chúng ta đều phải trải qua. Vì thế, càng thấu
đáo mối tương quan giữa các tôn giáo lớn trên thế giới, người ta càng hiểu rõ chúng hơn. Dù có
trước Thiên Chúa giáo, Phật giáo vẫn đã đưa ra cùng những chân lý căn bản, nhưng dùng ngôn từ
theo lối khác. Tuy nhiên, chúng lại giúp lý giải Thiên Chúa giáo một cách sâu rộng hơn.
“Phật giáo và Thiên Chúa giáo mỗi tôn giáo đều đã bắt nguồn từ một trong hai thời kỳ lịch sử trọng đại: cuộc đời
của Đức Phật và cuộc đời của Đức Christ. Đức Phật đưa ra giáo lý giúp thế gian khai ngộ; trong khi Đức Christ trao
tặng cho đời cuộc sống của mình. Người Thiên Chúa giáo cần nhận rõ giáo lý này. Có lẽ, rốt cuộc phần giá trị nhất
trong giáo lý của Đức Phật nói lên chính cuộc đời Ngài."8
Giáo huấn của Lão Tử cũng có cùng mục đích. Rốt cuộc, tôn giáo phải là sự phối hợp, tổng
hợp từ nhiều (13) nguồn và bao gồm nhiều chân lý. Tuy nhiên, khả dĩ nói rằng hiện nay nếu cần
7
I Peter, II, 21.
8
Tôn giáo đang Hình thành, tác giả A. Whitehead, tr. 55.
18
phải chọn một tín ngưỡng, thì người ta có thể chọn Thiên Chúa giáo. Vì lý do cụ thể: vấn đề trọng
tâm của đời sống là trụ vững vào thiên tính nơi mình, và làm cho nó hiển lộ. Cuộc đời của Đức
Christ cho thấy tấm gương hoàn hảo của người đã sống với bản tính thiêng liêng nơi mình một
cách thành công ở thế gian. Ngài đã sống –như hầu hết chúng ta phải sống – không lánh đời, ẩn
dật, mà sống trong tình trạng đầy phong ba, bão tố và căng thẳng.
Những người theo tất cả các tín ngưỡng hiện đang gặp gỡ để bàn thảo khả năng tìm ra những
điểm chung của tinh thần đại đồng và chân lý nói trên – là cơ sở để mọi người có thể kết hợp, và
là căn bản của nền tôn giáo thế giới sắp đến. Có lẽ, khả dĩ tìm thấy cơ sở này khi chúng ta diễn
giải và hiểu rõ hơn năm giai đoạn phát triển nói trên, cũng như thấu đáo mối liên quan thực tiễn
và độc đáo của chúng không những với mỗi cá nhân mà còn với toàn nhân loại. Nhận thức này sẽ
giúp chúng ta gắn kết nhiều hơn với quá khứ, và trụ vững vào chân lý đã được trình bày trong thời
gian đó. Nó cũng giúp chúng ta thấy rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình ngay trước mắt – mà khi
hiểu được, chúng ta sẽ có thể sống cuộc đời thánh thiện hơn, phụng sự mỹ mãn hơn, để giúp thực
thi Thiên ý ở thế gian. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức ý nghĩa sâu xa của chúng, và
thấy chúng có liên quan đến cá nhân mình như thế nào.
Chẳng có gì khác hơn là hoạch đắc những điều giá trị, và tâm thức trở nên phong phú, khi
chúng ta nhận thức được tính duy nhất và những tương đồng trong các giáo huấn đã đượcđưa ra ở
cả Đông và Tây. Ví dụ như, sự kiện thứ tư xảy ra trong cuộc đời của Đức Christ, khổ nạn Thập giá
hình, vốn tương đồng với cuộc Điểm đạo thứ tư mà giáo huấn Đông phương gọi là Hoàn toàn Từ
bỏ. Trong thuật ngữ Phật giáo có một cuộc điểm đạo gọi là “nhập lưu”; và trong cuộc đời của Đức
Jesus cũng có sự việc gọi là “lễ rửa tội ở Jordan.” Câu chuyện giáng sinh của Đức Christ ở
Bethlehem có thể đối chiếu, thực tế là trong từng chi tiết, với cuộc đời của các vị sứ giả thiêng
liêng đến trước Ngài. Những sự kiện thực tế đã được chứng minh nói trên chắc hẳn sẽ giúp chúng
ta thừa nhận rằng dù có nhiều vị sứ giả nhưng họ chỉ trao truyền một Thông điệp duy nhất. Tuy
nhiên, sự thừa nhận vừa kể không hề (14) khiến người ta bỏ qua nhiệm vụ độc đáo của Đức Christ
và chức năng duy nhất mà Ngài đến để hoàn thành.
Điều thú vị cần lưu ý là hai Đấng kiệt xuất nói trên, Đức Phật và Đức Christ, đã để lại dấu ấn
của các Ngài ở cả hai bán cầu – Đức Phật là vị Huấn sư của phương Đông, và Đức Christ là vị
Cứu thế của phương Tây. Dù mỗi chúng ta có kết luận thế nào về mối liên hệ giữa các Ngài với
nhau và với Đấng Cha Lành ở cõi thiêng liêng, cũng chẳng sao. Sự thực hiển nhiên là mỗi Vị đã
hiển lộ bản tính thiêng liêng cho nền văn minh đương thời, và các Ngài đã cùng nhau làm việc để
rốt cuộc mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Hai hệ thống giáo huấn của các Ngài tùy thuộc lẫn
nhau, và Đức Phật giúp chuẩn bị người đời để họ thấu hiểu thông điệp và sứ mệnh của Đức Christ.
Cả hai Ngài đều tự thể hiện một số nguyên khí vũ trụ. Nhờ công việc và sự hy sinh của các
Ngài mà một số mãnh lực tinh thần đã tuôn rãi xuyên qua và cho nhân loại. Công tác được Đức
Phật thực hiện, và giáo huấn Ngài truyền giảng, đã kích thích trí thông tuệ trở thành minh triết –
một nguyên khí cấp vũ trụ và mãnh lực thiêng liêng, được Ngài thể hiện.
Thế nhưng, bác ái đến với thế gian thông qua Đức Christ, và công tác của Ngài đã giúp chuyển
hóa những tình cảm thông thường thành Bác ái. Vì “Thượng Đế là Bác ái,” nên khi hiểu rằng Đức
Christ đã hiển lộ nguồn bác ái của Thượng Đế, chúng ta sẽ thấy rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ
mà Ngài đảm nhận – một nhiệm vụ vượt ngoài khả năng của bất cứ huấn sư hay sứ giả nào đến
trước Ngài. Khi Đức Phật đạt giác ngộ, Ngài “phóng chiếu” ánh sang chói rạng vào đời sống và
những vấn đề khó khăn của thế giới chúng ta. Thấu hiểu nguyên nhân của những nỗi đau thương,
thống khổ ở thế gian, Ngài minh giải chúng trong Tứ Diệu Đế (Bốn Chân lý Cao cả) mà hầu hết
chúng ta đều biết rõ:
1. Cuộc sống trong vũ trụ hiện tượng không thể tránh khỏi đau khổ.
19
2. Nguyên nhân của đau khổ là lòng ham sống trong thế giới hiện tượng.
3. Sự đau khổ ngưng dứt khi ta không còn ham sống trong cõi giới hiện tượng.
4. Phương cách ngưng dứt đau khổ là thực hành Bát Chánh Đạo, gồm chánh tín, chánh niệm, chánh ngữ, chánh
nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh tư duy và chánh định.
Ngài đưa ra cấu trúc của chân lý, giáo lý và giáo huấn mà qua nhiều thế kỷ đã giúp cho biết bao
người thấy được ánh sang. Ngày nay, Đức Christ và các đệ tử của Ngài đang chăm lo (như các vị
đã làm trong hai ngàn năm qua) cũng chính nhiệm vụ mang lại sự khai ngộ và cứu rỗi cho nhân
loại. Cố gắng này đang tác động mạnh vào những ảo tưởng của thế gian. Nhờ đó mà trí tuệ của
nhân loại ngày càng có khả năng suy tư sáng tỏ. Thế nên, qua thông điệp của Đức Phật, lần đầu
tiên người ta hiểu được vì sao họ cứ mãi cảm thấy không hài lòng, thường xuyên nhàm chán, bất
mãn trong hiện tại, và triền miên nhớ tiếc những ngày vui đã qua. Từ giáo huấn của Ngài, họ biết
tự giải thoát bằng cách thực hành hạnh từ bỏ, vô dục và phân biện. Đây là những bước đầu tiên
trên đường đến với Đức Christ.
Thông điệp của Đức Christ đưa ba khái niệm tổng quát vào tâm thức của nhân loại:
Thứ nhất, giá trị cao đẹp của mỗi người, với tư cách cá nhân. Đây là sự thực mà giáo lý chung
của Đông phương về tái sinh có khuynh hướng phủ nhận. Trong dòng thời gian lâu dài, cơ hội cứ
mãi đến rồi đi, và diễn trình tiến hóa thường xuyên tác động.Thế nên, toàn thể nhân loại cứ tiến
lên theo triều sóng để rốt cuộc tất cả đều tốt đẹp. Vậy, thái độ chung của người phương Đông là
không chú trọng đến giá trị cao tột của mỗi cá nhân. Thế nhưng, Đức Christ đến và nhấn mạnh
việc làm của mỗi cá nhân qua câu nói “Hãy để ánh sáng của bạn chói rạng trước mắt mọi người,
ngõ hầu họ có thể thấy những công trình tốt đẹp mà bạn đã làm.”9
Thứ hai, toàn nhân loại đã có cơ hội tiến tới một bước quan trọng, để đi vào “đời sống mới”
hay là nhận cuộc điểm đạo lần thứ nhất. Điều này sẽ được bàn đến trong chương kế tiếp.
(16) Khái niệm thứ ba mà Đức Christ đã truyền dạy bao gồm kỹ thuật của thời đại mới, được
thực hiện khi người ta hiểu rõ thế nào là sự cứu rỗi cho mỗi cá nhân và việc sinh ra trong đời sống
mới. Đó là thông điệp hay huấn lệnh hãy yêu thương người láng giềng như chính mình.10
Nỗ lực
của mỗi cá nhân, cơ hội dành cho tập thể nhân loại, và mọi người cùng đồng nhất với nhau – đó là
bức thông điệp của Đức Christ.
Qua giáo huấn của Đức Phật, chúng ta biết ba cách chuyển hóa phàm tính để chuẩn bị cho
thiên tính được biểu lộ hữu thức. Thực hành hạnh buông xả, hành giả học cách không còn quan
tâm đến, và đưa ý thức ra khỏi các sự vật của giác quan, và chẳng còn lắng nghe tiếng gọi của
phàm tính. Buông xả mang lại cho y nhịp sống mới. Thực hành hạnh vô dục, y không bị ảnh hưởng
bởi nỗi đau khổ của phàm nhân vì không còn để ý đến những điều phụ thuộc, không thiết yếu, mà
tập trung chú ý vào các thực tại cao siêu. Nhờ trí phân biện, y biết cách tìm thấy những điều chân,
thiện và mỹ. Ba lối thực hành này làm thay đổi thái độ của y đối với cuộc sống và thực tại. Khi
được thực hiện đúng đắn, chúng sẽ khiến ánh sáng minh triết chói rạng, giúp người đệ tử sẵn sàng
khai mở nguồn sống Christ.
Tiếp theo giáo huấn nói trên dành cho nhân loại, Đức Christ đã đến để làm việc với mọi người.
Cố gắng của Ngài giúp họ hiểu rõ giá trị của mỗi cá nhân, và nỗ lực y tự phát triển để được giải
thoát và khai ngộ. Mục tiêu cuối cùng là tình thương tập thể và phúc lợi tập thể. Chúng ta học cách
tự hoàn thiện theo huấn thị của Đức Christ, “Vậy, bạn hãy trở nên hoàn thiện,”11
để góp phần nhỏ
của mình cho phúc lợi tập thể, và để phụng sự Đức Christ một cách vẹn toàn. Nhờ đó, thực tại tinh
9
Thánh Matt., V, 16.
10
Thánh Matt., XIX, 19.
11
Thánh Matt., V, 48.
20
thần mà Thánh Paul đã nêu trong câu “Đấng Christ ở trong bạn, nguồn hy vọng vinh quang,”12
được khai phóng trong mỗi người và có thể biểu hiện viên mãn. Khi có đủ số người thấu hiểu được
lý tưởng này, thì toàn nhân loại có thể lần đầu tiên đứng trước cánh cửa (17) đưa đến Con Đường
Ánh sáng. Bấy giờ, nguồn sống Christ sẽ bừng nở trong giới nhân loại. Bấy giờ, phàm ngã trở nên
phai mờ trước sự vinh quang của linh hồn. Như vầng thái dương đang lên, nó xua tan bóng tối,
giúp hành giả thấy rõ hoàn cảnh sống, và soi sáng tính chất của phàm nhân. Nó đưa đến sinh hoạt
tập thể, và cái tôi, như chúng ta thường hiểu, tan biến dần. Điều này đã và đang xảy ra. Tất cả
chúng ta đều cần nên đọc những lời của Thánh John XVII, trong đó có mô tả những kết quả cuối
cùng mà công tác của Đức Christ đã mang lại.
Giá trị của Cá nhân, Điểm đạo, và Đồng nhất với Thượng Đế – đây là những từ có thể tiêu biểu
cho bức thông điệp của Đức Christ. Khi còn tại thế, Ngài tóm lược điều này trong câu: “Ta và Cha
ta là một.”13
Qua quá trình năm cuộc Điểm đạo lớn, Đấng cao cả này, tức là Đức Christ, đã cho
chúng ta thấy hình ảnh của các giai đoạn và phương pháp để đồng nhất với Thượng Đế. Câu nói
vùa kể là trọng tâm của toàn câu chuyện Phúc âm, và là chủ đề của quyển sách này.
Có thể nói lên mối tương quan trong công việc trước đây và hiện nay đã được thực hiện cho
chúng ta bởi vị Đại Huấn sư của Phương Đông và vị Chúa Cứu thế của Phương Tây, như sau:
Đức Phật … Phương pháp … Hạnh buông xả.
Hạnh vô dục.
Trí phân biện.
Đức Christ … Kết quả … Giá trị của cá nhân.
Điểm đạo.
Đống nhất với Thượng đế.
Đức Christ đã sống trên dải đất tuy bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa, có tên là Palestine, hay Thánh
Địa. Ngài đến để chứng tỏ cho chúng ta thấy khả năng thành đạt của mỗi cá nhân. Ngài đã xuất
thân từ Đông Phương (như trường hợp của hầu hết các Huấn sư qua mọi thời đại) và đã làm việc
trong đất nước đó. Nó giống như chiếc cầu nối giữa hai bán cầu Đông và Tây, phân chia hai nền
văn minh rất đỗi khác biệt. Các nhà tư tưởng ngày nay nên nhớ rằng Thiên Chúa giáo là tôn giáo
có vai trò kết nối. Tầm quan trọng của nó là ở đó. Thiên Chúa giáo (18) là tôn giáo của thời kỳ
chuyển tiếp, nối kết thời đại của cuộc sống cá nhân tự ngã thức với thế giới thống nhất trong ý
thức tập thể ở tương lai. Chính yếu đây là tôn giáo có vai trò phân tách, chỉ rõ cho mỗi người thấy
tính cách nhị nguyên của y. Từ cơ sở đó, y cố gắng đạt sự hợp nhất hay nhất quán. Nhận thức về
tính nhị nguyên này là một giai đoạn rất cần thiết trong việc khai mở của mỗi người, và Thiên
Chúa Giáo có mục đích giúp họ hiểu rõ điều đó. Đồng thời nó cũng nêu lên cuộc chiến đấu giữa
cái ta thấp kém và chân ngã cao siêu, giữa con người phàm tục và con người tinh thần, rốt cuộc sẽ
hợp nhất, và nhấn mạnh việc phàm nhân cần được chân nhân cứu rỗi. Thánh Paul nêu lên điều này
qua những lời mà tất cả chúng ta đều biết: “…hợp nhất cả hai nơi chính mình thành một người
mới, và đạt sự bình an; để y có thể hòa hợp cả hai trên đường về với Thượng Đế trong cùng một
cơ thể, sau khi đã giải quyết sự đối nghịch nơi chính mình.”14
Đây là sứ mệnh thiêng liêng của
Ngài, và đây là bài học của câu chuyện Phúc âm.
Thế là Đức Christ đã thống nhất nơi Ngài “các luật lệ và những sách tiên tri” của thời quá khứ.
Đồng thời Ngài cũng trình bày chân lý để nối liền khoảng cách giữa các tín ngưỡng và triết lý
Đông phương, và chủ nghĩa duy vật và thành tựu khoa học của Tây phương – cả hai đều là những
12
Col.,I, 27.
13
Thánh John, X, 30.
14
Thư cho Tín hữu Thành Ephesus, II, 15, 16, Đọc trên Lề sách
21
biểu lộ thiêng liêng của thực tại. Đồng thời, Ngài cũng chứng tỏ cho nhân loại thấy rằng mỗi người
đều có thể hoàn tất việc nối kết lưỡng tính hiện có nơi chính mình. Đó là hợp nhất nhân tính và
thiên tính, vốn dĩ là điều mà tất cả các tôn giáo có nhiệm vụ trợ giúp. Mỗi chúng ta đều cần phải
“kết hợp cả hai phương diện này thành một người mới, nhờ đó mà được bình an,” bởi vì bình an
là hợp nhất và tổng hợp.
Bài học và bức thông điệp mà Đức Christ trao cho mỗi cá nhân, Ngài cũng mang đến cho các
quốc gia, cho họ thấy nguồn hy vọng hợp nhất thế giới và hòa bình thế giới trong tương lai. Ngài
đến vào thời gian đầu của thời đại thiên văn mà chúng ta gọi là “Song Ngư”. Bởi vì trong thời kỳ
khoảng hai ngàn năm này, mặt trời đi ngang qua cung Hoàng đạo gọi là Song Ngư, tức là hai Con
Cá. Do vậy mà người ta thường nói đến cá, và dùng (19) biểu tượng con cá trong các kinh sách
Thiên chúa Giáo, cũng như trong Kinh Tân ước. Thời đại Song Ngư đến giữa giai đoạn của giáo
phái Do Thái (là hai ngàn năm trước đó, khi mặt trời đi ngang qua cung Dương Cưu, Con Cừu) và
thời đại Bảo Bình mà nay mặt trời đang di chuyển vào. Đây là những sự kiện thực tế của khoa
thiên văn, chứ tôi không đề cập đến các kết luận của khoa Chiêm tinh. Vào thời kỳ mặt trời ở trong
ảnh hưởng của cung Dương Cưu, thường có hình ảnh của con cừu hoặc con dê chuộc tội trong
Kinh Cựu ước, và việc cử hành lễ Vượt qua. Trong kỷ nguyên Thiên Chúa, người ta sử dụng biểu
tượng con cá, và thậm chí còn ăn cá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Biểu tượng của thời đại Bảo
Bình, như có ghi trong tất cả các vòng hoàng đạo cổ xưa, là hình ảnh người mang bình nước.
Thông điệp của thời đại này là sự hợp nhất, cảm thông và mối liên giao huynh đệ giữa mọi người.
Bởi vì tất cả chúng ta là con của Đấng Cha lành duy nhất. Đức Christ đã đề cập đến thời đại này
trong lời hướng dẫn các môn đồ, khi Ngài bảo họ đi vào thành phố. Ngài nói “đi vào thành phố,
các ngươi sẽ gặp một người có mang bình nước. Khi y bước vào một ngôi nhà thì hãy theo y.”15Họ
làm đúng như thế, và sau đó bữa tiệc ban thánh thể trọng đại được tổ chức trong ngôi nhà ấy. Rõ
ràng, điều này chỉ về thời kỳ tương lai khi thế giới đi vào cung “Bảo Bình” của hoàng đạo. Bấy
giờ, mọi người ngồi chung một bàn, cùng nhau chia sẻ bữa tiệc thông đạt. Thiên Chúa giáo đến
giữa hai chu kỳ lớn của thế giới. Đức Christ hoàn thành nơi Ngài bức thông điệp của quá khứ, và
trao truyền giáo huấn cho hiện tại. Đồng thời, Ngài cũng chỉ về tương lai hợp nhất và thông hiểu,
là mục tiêu mà chắc chắn chúng ta sẽ đạt. Ngày nay, chúng ta đến cuối thời đại cũ, và bước vào
thời kỳ hợp nhất của Bảo Bình, như Ngài đã tiên đoán. “Căn phòng ở tầng trên” là biểu tượng của
mức thành tựu cao mà cả nhân loại chúng ta đang tiến nhanh. Một ngày kia cuộc lễ Ban Thánh thể
vĩ đại sẽ được tổ chức, mà những cuộc hành lễ này hiện nay là dự báo. Chúng ta đang dần dần
bước vào thiên tượng chiêm tinh mới này. Trong hơn hai ngàn năm tới, mãnh lực và (20) sức mạnh
của nó sẽ ảnh hưởng đến nhân loại, tạo nên ý thức mới, giúp mọi người mở mang tâm thức, và
thực sự hiểu được thế nào là tình huynh đệ.
Điều thú vị cần lưu ý là các năng lượng đã tác động thế nào khi mặt trời ở trong cung Dương
Cưu, con Cừu, khiến khoa biểu tượng tôn giáo chú trọng đến dê hay cừu. Tương tự, trong thời đại
Song Ngư, Hai con Cá, những ảnh hưởng khác đã chi phối khoa biểu tượng Thiên Chúa giáo,
khiến cho hình ảnh con cá nổi bật nhiều trong Kinh Tân ước và trong biểu tượng hiện nay về sự
phán xét cuối cùng. Các cung, các năng lượng và ảnh hưởng mới đang đến chắc hẳn là nhằm mang
lại những hiệu ứng đồng đều, không những trong lĩnh vực hồng trần mà còn trong thế giới giá trị
tinh thần. Các nguyên tử trong não bộ con người được “thức động” đến mức chưa từng có. Và
chúng ta cũng biết rằng muôn triệu tế bào hiện chưa linh hoạt và còn ngủ yên trong não bộ con
người. Chúng có thể được khởi hoạt để mang lại sự thấu hiểu trực giác, giúp nhận biết cuộc thiên
khải tinh thần đang đến.
15
Thánh Luke, XXII, 7, 10.
22
Ngày nay, thế giới đang hướng đến những ảnh hưởng mới mẻ hơn, và trong các tiến trình tái
điều chỉnh không thể tránh khỏi một thời gian tạm thời xáo trộn. Thiên Chúa giáo sẽ không bị thay
thế. Thiên Chúa giáo sẽ được nâng cao. Công tác chuẩn bị của Thiên Chúa giáo hoàn tất tốt đẹp,
và một lần nữa Đức Christ sẽ mang lại cuộc thiên khải kế tiếp cho chúng ta. Nếu tất cả những gì
hiện nay chúng ta biết về Thượng Đế là tất cả những điều có thể biết, thì hóa ra thiên tính của
Thượng Đế cũng chỉ là vấn đề hữu hạn. Ai có thể nói cách trình bày mới về chân lý sẽ như thế nào
không? Thế nhưng, ánh sáng đang từ từ tuôn rải vào tâm và trí của con người. Trong ánh quang
huy họ sẽ thấy được những chân lý mới, và lý giải nguồn minh triết ngày xưa một cách mới mẻ
hơn. Qua sự truyền đạt của các bậc trí giả khai ngộ, chẳng bao lâu nữa mọi người sẽ thấy được
những khía cạnh của thiên tính mà từ trước đến nay họ chưa hề biết. Khả dĩ có hay chăng những
phẩm tính và đặc trưng của thiên tính mà mãi cho đến nay người ta vẫn còn hoàn toàn chưa thể
biết và nhận thức? Khả dĩ có hay không những điều thiên khải mà trước đây chưa từng thấy, và
nay chúng ta vẫn chưa có đủ ngôn từ hay phương cách nào thỏa đáng để thuyết minh? Các bí
nhiệm cổ xưa, chẳng bao lâu nữa sẽ phục hồi, phải được diễn giải lại theo ánh sáng của Thiên Chúa
giáo, và (21) cần chuyển thể nhằm đáp ứng nhu cầu của thời nay. Lý do là vì giờ đây chúng ta có
thể bước vào Thánh Điện với tư cách những người thông minh, sáng suốt. Chúng ta không còn là
những đứa trẻ chỉ ngắm xem các câu chuyện và qui trình đầy ấn tượng mà chúng ta không hề hữu
ý dự phần vào đó, với tư cách những cá nhân. Đức Christ phô diễn cho chúng ta câu chuyện tuyệt
vời về năm cuộc điểm đạo, và khuyến khích chúng ta theo bước chân Ngài. Kỹ nguyên trước đã
giúp chúng ta chuẩn bị điều này. Và nay chúng ta có thể bước vào Thiên giới một cách thông minh,
sáng suốt qua quá trình điểm đạo. Đức Christ vốn đã hiện hữu cũng như đã du hành trên thế gian,
và đó là sự kiện có thực trong lịch sử. Nó bảo đảm rằng trong chúng ta sẵn có thiên tính và rốt
cuộc sẽ thành tựu. Đức Christ trong thần thoại đã xuất hiện hết lần này đến lần khác qua các thời
đại. Sự kiện này chứng tỏ rằng Thượng Đế không bao giờ thôi biểu hiện, và luôn luôn vẫn có
những người thành đạt. Thực tế là Đấng Christ vũ trụ, biểu lộ như sức thúc đẩy hướng về sự hoàn
thiện trong tất cả các giới tiến hóa của thiên nhiên. Nó chứng tỏ sự thực về Thượng Đế và là nguồn
hy vọng muôn đời của chúng ta. Nhân loại đang đứng trước cánh cửa điểm đạo.
3
Luôn luôn đã có những đền thờ, những bí nhiệm và thánh điện, nơi mà người chí nguyện chân
thành có thể tìm thấy những điều mình tìm kiếm. Trong đó cũng có những hướng dẫn cần thiết về
con đường mà họ nên đi. Cổ thư có ghi:
“… ở đó sẽ có con đường cao cả, con đường đạo hay con đường thánh thiện. Người chưa trong sạch không thể đi qua
nó, vì sẽ vướng vào đó. Người khách lữ hành, dù còn khờ dại, khi vào đó sẽ hết lạc lầm.”16
Đó là con đường từ bên ngoài đưa vào các cấp đẳng nội môn. Từng bước một, nó làm hiển lộ sự
sống ẩn tàng mà mọi hình tướng và biểu tượng đang che án và che giấu. Nó trao cho người chí
nguyện một số công tác để nhờ đó y có thể thông hiểu, với tinh thần bao gồm và minh triết, nhằm
đáp ứng nhu cầu mà y cảm thấy ở tận thâm tâm. Từ giai đoạn tìm kiếm, y đi đến mức mà người
Tây Tạng gọi là “cái biết trực tiếp.” Trên con đường đó (22) thị kiến và hy vọng nhường chỗ cho
nhận thức. Từ cuộc điểm đạo này đến cuộc điểm đạo khác, mỗi mỗi đều đưa người điểm đạo đồ
đến gần hơn với mục tiêu hoàn toàn hợp nhất. Theo cách này, người thời xưa đã cố gắng trong đau
khổ rồi thành đạt. Họ trở nên một chuỗi dài từ quá khứ xa xăm cho đến hiện tại, vì các điểm đạo
16
Isaiah. XXXV. 8. Đọc sách Bên lề.
23
đồ vẫn còn sống với chúng ta, và cửa đạo vẫn còn mở rộng. Nhờ những đẳng cấp điểm đạo đồ đã
thành đạt, mọi người được nâng cao từng bước, trên chiếc thang tiến hóa xa xăm, từ cõi trần đến
cảnh giới thiêng liêng. Rốt cuộc, họ đứng trước Đấng Điểm Đạo, và trong giây phút tuyệt vời ấy,
họ thấy mình được chính Đức Christ đón mừng. Ngài là Người Bạn quen thuộc, đã giúp họ dọn
mình qua tấm gương sáng, và giáo huấn của Ngài. Rồi giờ đây, Ngài tiếp nhận họ vào trong sự
hiện diện thiêng liêng của Thượng Đế. Điều đó bao giờ cũng là cái kinh nghiệm chung và giống
nhau của tất cả những người tìm đạo qua các thời đại. Con người đã ra đời ở phương Đông từ vòng
tái sinh với nỗi đau thương, thống khổ thường xuyên tái diễn. Họ cũng ra đời ở phương Tây từ
những gì mà bề ngoài có vẻ bất công và ghê tởm. Thế nhưng, người ta đã quay vào nội tâm để tìm
ánh sáng, sự bình an và giải thoát mà họ tha thiết ước mong.
Đức Christ cho ta thấy hình ảnh xác thực của trọn cả quá trình này trong câu chuyện cuộc đời
Ngài. Nó xoay quanh năm cuộc điểm đạo chính yếu, vốn là di sản chung và là nguồn vinh quang
chung của chúng ta (và đối với nhiều người) đó là cơ hội ngay trước mắt. Những cuộc điểm đạo
này là:
1. Sự giáng sinh ở Bethlehem. Về cuộc điểm đạo này, Đức Christ đã gọi Nicodemus, và bảo “Nếu
không được sinh ra lần thứ hai thì không ai có thể thấy được Thiên giới.” 17
2. Lễ Rửa tội ở Jordan. Đây là phép rửa tội mà Thánh John Baptist cho chúng ta biết rằng phép
rửa tội của Chúa Thánh Thần bằng lửa phải được Đức Christ ban bố cho chúng ta. 18
3. Sự Biến dung. Đây là lần đầu tiên sự hoàn thiện được biểu dương, và ở đây người đệ tử được
cho thấy khả năng thiêng liêng của mình có thể đạt được sự hoàn thiện đó. Thế nên, chúng ta
được lệnh (23) “Hãy trở nên hoàn thiện như Đấng Cha Lành của các bạn ở trên trời vốn hoàn
thiện.”19
4. Thập giá hình. Được gọi là Đại hạnh Từ bỏ ở Đông phương, cùng với bài học hy sinh và lời
kêu gọi hãy xóa đi phàm tính. Đây là bài học mà Thánh Paul đã biết, và là mục tiêu mà ông
hướng đến trong khi phấn đấu. Ông nói “Tôi chết dứt mỗi ngày.” Bởi vì chỉ nhờ thực hành chết
dứt mỗi ngày, hành giả mới có thể thực hiện sự Chết dứt cuối cùng.20
5. Sự Phục sinh và Thăng thiên, chiến thắng khải hoàn cuối cùng. Nó giúp người điểm đạo đồ có
thể hát lên và hiểu ý nghĩa của lời ca: “Hỡi Thần chết, hãy cho ta biết đâu là nọc độc của ngươi?
Hỡi nấm mồ, hãy chỉ cho ta ở trong ngươi đâu là chiến thắng?21
Đó là năm sự kiện tuyệt vời và trọng đại của những điều bí nhiệm. Đó là những cuộc điểm đạo
mà một ngày nào đó tất cả mọi người đều phải đi qua. Nhân loại ngày nay đang trên con đường
dự bị. Đại chúng đang dấn bước trên con đường tinh luyện, và chúng ta đang trong tiến trình tẩy
sạch những điều tà vạy cũng như thói quen xu phụng vật chất nơi mình. Khi tiến trình này hoàn
tất, nhiều người sẽ thấy mình sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc điểm đạo thứ nhất, để được sinh ra lần
thứ hai. Các đệ tử trên thế giới đang chuẩn bị cho cuộc điểm đạo thứ hai, tức là lễ Rửa tội. Để được
như thế, hành giả phải tinh luyện bản chất cảm dục, và hiến dâng nó cho sự sống của linh hồn. Họ
17
Thánh John, III, 3.
18
Thánh Matt., III, 1.
19
Thánh Matt., V, 48.
20
I Cor., XV, 31.
21
I Cor., XV, 55.
24
nhắm đến sự chế ngự thể trí, và tiến đến linh hồn đúng hướng, cùng cố gắng siêu hóa phàm nhân
tích hợp một cách hoàn toàn.
Ngày nay có nhiều điều khờ dại nói về điểm đạo, và trên thế giới có biết bao người tự xưng là
điểm đạo đồ. Họ quên rằng không điểm đạo đồ nào lại khoe khoang hay nói về mình. Những ai
quả quyết rằng mình là điểm đạo đồ tức là đã tự phủ nhận lời khẳng định đó. Các đệ tử và điểm
đạo đồ đều học biết rằng mình cần có tư tưởng bao gồm (24) và thái độ không chia rẽ. Họ không
bao giờ tách biệt với những người khác trong nhân loại bằng cách tự xưng địa vị của mình, để tự
đặt mình lên cái bệ cao. Thực ra, những điều kiện điểm đạo cũng không hoàn toàn có vẻ đơn giản
như đã nêu trong nhiều quyển sách gọi là nội môn. Khi đọc vài quyển sách đó, người ta có thể nghĩ
rằng nếu người chí nguyện đã đạt được phần nào tính khoan dung, tử tế, sùng tín, thiện cảm, cố
gắng thực hiện lý tưởng, kiên nhẫn và bền chí, tức là y đã đạt được những điều kiện chủ yếu cần
phải có. Quả thực các đức tính vừa kể là cốt yếu và chính yếu. Thế nhưng, chúng phải được bổ
sung bằng sự thấu hiểu thông minh và khai mở trí tuệ. Nhờ đó mà y có thể hợp tác với các kế
hoạch dành cho nhân loại, một cách khôn ngoan và thích hợp. Chính sự cân bằng giữa trí óc với
tâm hồn là điều cần phải có, và trí năng phải được tình thương bổ sung và biểu lộ thông qua tình
thương. Điều này cần được tái khẳng định thật cẩn thận. Tình thương, tình cảm và lòng sùng đạo
là những điều thường bị lẫn lộn. Tình thương thuần khiết là một thuộc tính của linh hồn, vốn bao
gồm tất cả. Chính tình thương thuần khiết mang lại mối liên giao giữa chúng ta với Thượng Đế,
và giữa mọi người. “Vì tình thương của Thượng Đế vốn rộng lớn hơn tầm trí tuệ của con người,
và trái tim của Nguồn Sống Vĩnh cửu thật nhân từ và kỳ diệu” – như lời của một bài thánh ca ngày
xưa. Trong đó có nói rằng tình thương là một thuộc tính của Thiêng liêng và cũng là thuộc tính ẩn
tàng trong mọi người con của Thượng Đế. Tình cảm thì gây xúc động và thường thay đổi. Lòng
sùng đạo có thể trở nên cuồng tín và tàn ác. Nhưng tình thương thì hòa đồng và hòa hợp, cảm
thông, diễn giải và tổng hợp mọi hình tướng, mọi biểu hiện, mọi nguyên nhân và mọi chủng tộc,
vào trong trái tim yêu thương duy nhất luôn bừng cháy. Nó không hề biết đến bất cứ điều gì phân
chia, tách biệt hoặc bất hòa. Để có sự biểu lộ thiêng liêng này trong đời sống hằng ngày, chúng ta
phải vận dụng tối đa nội lực của mình. Để làm một điểm đạo đồ, hành giả phải vận dụng mọi năng
lực trong mọi phương diện của bản tính mình. Đó không phải là điều dễ làm. Để đối mặt với những
thử thách không thể tránh mà nhất định hành giả sẽ gặp khi dấn bước trên con đường mà Đức
Christ đã đi qua, y phải có tính can đảm, kiên cường thuộc loại rất hiếm hoi. Để hợp tác một cách
khôn ngoan và lành mạnh với Thiên cơ, và hòa hợp ý chí của mình với Ý chí Thiêng liêng, hành
giả phải khơi hoạt không những tình thương sâu xa trong tâm, mà còn phải vận dụng những quyết
tâm kiên định của trí năng.
(25) Có thể xem điểm đạo là một cuộc thí nghiệm trọng đại. Khi quá trình khai mở này khởi
đầu, khả dĩ đã có thể thực hành ở thế gian một số tiến trình mà bấy giờ chỉ dành riêng cho thiểu
số. Từ đó những gì ở nội môn có thể được trình bày dưới dạng biểu tượng để giáo huấn “đàn em
nhỏ.” Rồi về sau, chúng có thể được vị Thiên đế tử, là Đức Christ, công khai truyền đạt cho chúng
ta ở thế gian. Điểm đạo là một tiến trình sống động mà tất cả những ai nghiêm trì giới luật và tự
nguyện tuân hành đều có thể đi qua. Họ được xem xét kỹ và trợ giúp bởi đoàn thể các điểm đạo
đồ và những vị thức giả. Đây là những vị hướng đạo của nhân loại mà chúng ta biết với nhiều danh
hiệu, ở những vùng đất khác nhau trên thế giới, và trong nhiều thời đại khác nhau. Ở Tây phương,
các vị được gọi là Đức Christ và Giáo hội của Ngài, những vị Huynh trưởng của nhân loại. Vì thế,
điểm đạo là điều thực tế, chứ không phải là giấc mơ đẹp đẽ có thể đạt được khá dễ dàng, như quá
nhiều sách vở huyền bí và nội môn dường như đã khẳng định. Điểm đạo không phải là tiến trình
mà một người trải qua khi y gia nhập một tổ chức nào đó, và y chỉ có thể hiểu nó bằng cách gia
nhập các đoàn nhóm đó. Điểm đạo không hề liên quan gì đến các hội đoàn, các trường và tổ chức
25
nội môn. Tất cả những gì họ có thể làm là dạy người chí nguyện một số “quy luật của đường đạo,”
có tính cách phổ thông và căn bản. Rồi sau đó để cho y thấu hiểu hay không là tùy theo lòng nhiệt
thành và mức độ phát triển của mình, và bước qua cửa đạo tùy theo căn cơ và vận mệnh của mình.
Các Huấn sư của nhân loại, và Đức Christ, “vị Chân sư của các Chân sư, vị Huấn sư của cả thiên
thần và loài người,” không quan tâm đến các tổ chức nói trên hơn bất cứ phong trào nào trên thế
giới ngày nay, đang mang ánh sáng khai ngộ và chân lý đến cho mọi người. Các điểm đạo đồ trên
thế giới có trong mỗi quốc gia, trong mọi giáo hội và mọi đoàn nhóm. Trong đó những người có
thiện chí đang làm việc, để cùng nhau phụng sự thế gian. Những tập thể hiện nay tự xưng là nội
môn, sẽ không phải là những người nắm giữ giáo huấn và điểm đạo. Họ cũng không có đặc quyền
chuẩn bị mọi người cho tiến trình khai mở này. Những nhóm giỏi nhất trong họ cũng chỉ có thể
chuẩn bị môn sinh cho giai đoạn tiến hóa gọi là “con đường đệ tử.” Vì sao có tình trạng đáng buồn
(26) như thế? Và vì sao điểm đạo dường như quá xa vời đối với những thành viên của hầu hết các
đoàn nhóm tự cho rằng mình thấu hiểu tiến trình điểm đạo? Đó là vì họ không có sự chú trọng
cần thiết vào việc khai sáng trí tuệ để soi tỏ con đường đi đến “Mật Điện của Đấng Chí Tôn.” Họ
đã nhấn mạnh vào lòng tôn sùng của phàm nhân đối với các Chân sư Minh triết, và đối với nhà
lãnh đạo tổ chức của riêng mình. Họ đã đặt nặng lòng trung thành với giáo huấn và các quy luật
sống theo thẩm quyền, chứ không chính yếu là chú trọng vào việc nghe theo tiếng nói nhỏ bé và
tĩnh lặng của linh hồn. Con đường đi đến nơi chốn điểm đạo và Trung tâm an ngự của Đức Christ
là con đường của linh hồn. Đó là con đường đơn độc với cố gắng tự khai mở, tự thu mình, và
nghiêm trì giới luật. Đó là con đường khai sáng trí tuệ và nhận thức trực giác.
Điểm đạo là sự hiển lộ của bác ái, phương diện chính đại thứ hai của thiên tính tự biểu hiện
trong minh triết. Sự biểu lộ này đến mức hoàn thành viên mãn trong cuộc đời của Đức Christ. Ngài
cho ta thấy đặc tính cốt yếu của bác ái, và khuyên chúng ta hãy yêu thương. Ngài biểu dương thực
chất của thiên tính, rồi khuyên chúng ta hãy sống với bản tính thiêng liêng. Trong kinh Tân ước,
cuộc đời với nguồn bác ái thiêng liêng sống động đang khai mở được trình bày cho chúng ta theo
ba lối. Mỗi lối đều tăng tiến với những kinh nghiệm ngày càng xác định hơn. Mỗi lối đều là trình
tự hiển lộ của Đấng Christ trong tâm hồn con người. Trước hết là câu “Đấng Christ ở trong bạn,
nguồn hy vọng vinh quang.”22 Đây là giai đoạn xảy ra trước và sau khi Chúa chào đời, sự Giáng
sinh của Ngài ở Bethlehem. Đó là giai đoạn mà đại chúng đang cố gắng đi đến một cách chậm
chạp nhưng liên tục. Đó cũng là mục tiêu ngay trước mắt của nhiều người chí nguyện trên thế giới
ngày nay. Thứ đến có giai đoạn được gọi là người trưởng thành viên mãn trong Christ. Tức là việc
thể nghiệm sự sống thiêng liêng ngày càng tăng, và sự khai mở tâm thức Christ thâm sâu hơn trong
mỗi người. Những người đệ tử trên thế giới hiện đang hướng đến điều này. Sau đó là giai đoạn
thành tựu mà Thánh Paul đã nói: “cho đến khi tất cả chúng ta, trong niềm tin và hiểu biết của vị
Thiên đế tử, trở thành (27) người hoàn thiện đến mức viên mãn của Đức Christ.”23
Vì thế, điểm đạo là một loạt các cấp độ hữu ý mở mang tâm thức, và sự liên tục tăng cường ý
thức về thiên tính với tất cả các hàm nghĩa của nó. Nhiều người tự gọi mình là điểm đạo đồ ngày
nay tin rằng mình đã đạt đến trình độ này, vì một nhà lãnh đạo nội môn hay nhà nhãn thông nào
đó đã bảo họ rằng điểm đạo là như vậy. Thế nhưng, trong thâm tâm họ không biết gì về tiến trình
mà nhờ đó họ có thể đi qua cánh cửa huyền nhiệm, giữa hai trụ thạch vĩ đại, trong cố gắng tìm ánh
sáng của mình (như Hội Tam điểm đã dạy). Họ không hề biết chương trình tự đề xuất, cần được
theo đúng một cách hoàn toàn tỉnh thức, đồng thời vẫn được chân ngã thiêng liêng nội tại, trí và
não của phàm nhân ở cõi trần biết đến. Các triển khai tâm thức này ngày càng giúp hành giả thấy
được bản tính cao siêu và phàm tính của mình. Chính sự nhận thức này cho thấy Thánh Paul là
22
Col., I, 27.
23
Eph., IV, 13.
26
một trong những vị Điểm đạo đồ đã đạt đến trình độ vừa kể trong hệ thống Thiên Chúa giáo. Sau
đây là lời ông nói về sự phát lộ lưỡng tính đó nơi mình:
“Tôi biết rằng trong tôi [tức là trong thân xác tôi] không có điều gì tốt đẹp: vì cho dù tôi có muốn, tôi cũng không
biết cách nào thực hiện.
“Vì dù muốn điều tốt, tôi lại không làm: mà làm điều quấy, dù tôi không muốn.
“Vì tôi hân hoan đi theo chân ngã ở nội tâm và tuân hành Thiên luật:
“Nhưng lại có một luật khác trong thân xác chống lại quy luật trí tuệ của tôi. Nó giam nhốt tôi trong thói quen tội
lỗi của thể xác này.
“Ôi, tôi thật là khốn khổ! Có ai giúp tôi thoát khỏi xác thân chết chóc này chăng?
“Con cám ơn Thiên Chúa qua Jesus Christ là Chúa của chúng con.”24
Chỉ nhờ sự hiển lộ của Đấng Christ bên trong mỗi người mà sự nhất quán này mới xảy ra. Chỉ
nhờ sinh ra lần thứ hai, được rửa tội bởi tinh thần và lửa, và siêu hóa phàm tính, hành giả mới được
giải thoát và hợp nhất (28) cùng Thượng Đế. Chỉ nhờ hy sinh phàm tính, vốn là điều cốt yếu của
thập giá hình, hành giả mới được phục sinh.
Điều gì đúng với mỗi cá nhân thì rốt cuộc cũng đúng với toàn gia đình nhân loại. Thiên cơ dành
cho nhân loại nhằm giúp mỗi người hữu ý khai mở tinh thần. Khi nhân loại gia tăng minh triết và
hiểu biết, khi các nền văn minh đến rồi đi, mỗi mỗi đều mang theo bài học cần thiết và điểm cao
thành đạt, thì mọi người cùng nhau tiến đến cánh cửa đưa vào nguồn sống. Tất cả những phát
minh, nghiên cứu và hiểu biết về tâm lý, cũng như tất cả các kiến thức huyền môn đích thực, đều
có tính cách tinh thần. Tất cả đều giúp mở mang tâm thức để nhân loại trở thành vị Đại Điểm đạo
đồ. Ngày nào tuyệt đại đa số nhân loại thấu hiểu sự tất yếu phải dứt khoát đi vào thế giới các ý
nghĩa và giá trị chân thực, thì bấy giờ mọi người sẽ nhận thức được những điều bí nhiệm. Nhờ kết
quả của nhận thức này, họ sẽ thấy được những giá trị mới cũng như phát triển các phương pháp và
kỹ thuật sống mới mẻ. Có nhiều dấu hiệu cho thấy điều này đã và đang xảy ra. Đồng thời chúng
cũng cho thấy rằng sự hủy diệt đang tiếp diễn chung quanh ta, và sự phá đổ các thể chế – chính trị,
tôn giáo và xã hội – đều cũng nhằm chuẩn bị cho công cuộc này. Chúng ta đang trên đường hướng
đến nguồn sống tinh thần nội tại. Ngày nay nhiều người đang nói lên điều đó.
Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển tiếp (có thể gọi đó là Con đường Đệ tử hay không?) để
đi vào chiều đo mới, đi vào nội giới với những điều đúng thực và nguồn năng lượng chân chính.
Đó là thế giới mà chỉ thể tinh thần mới khả dĩ vận hành và chỉ nhãn quan tinh thần mới thấy được.
Những ai chưa khai mở nhận thức nội tâm và trực giác còn yên ngủ, thì chưa có thể ý thức được
thế giới này. Thể tinh thần cần bắt đầu được tổ chức và tăng trưởng. Tầm nhìn minh triết cần từ từ
rộng mở và tự đào luyện để nhìn thấy đúng thực. Bấy giờ sẽ có chỉ báo cho thấy rằng Đấng Christ,
vốn tiềm ẩn trong mỗi người con của Thượng Đế, đang bắt đầu nắm quyền kiểm soát, và đưa họ
vào thế giới của sự sống tinh thần, với những giá trị chính yếu và ý nghĩa chân thực. Đây là Thiên
giới, tức là cõi giới của linh hồn. Khi xuất lộ, nó sẽ cho thấy (29) cấp biểu hiện của sự sống thiêng
liêng, còn được gọi là giới thứ năm trong thiên nhiên. Nói chung, giới này chưa được mọi người
nhận thức. Chính nhờ trải qua tiến trình điểm đạo, hành giả mới biết được thế giới này.
Trước khi được điểm đạo, y phải thấu hiểu thâm nghĩa của các ý tưởng nói trên, và nhất thiết
phải thực hiện một số bước phát triển quan trọng. Có thể thấy các yêu cầu này đang được thể hiện
trong cuộc đời của mọi người đệ tử ngày nay. Với những người hiểu biết, họ có thể thấy chúng
đang tích cực mang lại những thay đổi trong nhân loại.
Khát vọng là điều cơ bản cần có trong mỗi cá nhân và trong nhân loại. Ngày nay loài người
đang mong tiến đến những đỉnh cao. Vì thế mà có những phong trào lớn trong rất nhiều nước.
24
Romans, VII, 18-25.
27
Đồng thời, cá nhân những người đệ tử cũng đang có cố gắng mới nhằm đạt sự giác ngộ với lòng
thiết tha mong đáp ứng nhu cầu của thế gian. Tính ích kỷ tinh thần vốn đã là đặc trưng của người
chí nguyện trong thời gian trước. Nay nó phải được siêu hóa và chuyển hóa thành lòng yêu thương
mọi người và sẻ chia “nỗi niềm thống khổ của Đức Christ.”25 Cái tôi bé nhỏ cần phải tan hòa trong
phụng sự. Phụng sự đang ngày càng nhanh chóng trở thành chủ âm của hiện nay, và là một trong
những động cơ thúc đẩy nỗ lực của nhân loại. Phải gánh chịu hoạn nạn, tai ương và trải qua những
kinh nghiệm đau thương thống khổ, đó là số phận của mỗi người đệ tử. Điều hiển nhiên là nhân
loại, tức là người đệ tử thế gian, nay dường như đã đủ khả năng trải qua cuộc thử thách đó. Sự khó
khăn chung này trong mọi ngành hoạt động của nhân loại, không ngoại trừ bất cứ đoàn nhóm nào.
Nó cho thấy toàn nhân loại đang chuẩn bị để được điểm đạo. Trong những điều đang xảy ra hiện
nay vốn có mục đích tiềm ẩn. Sự giáng sinh của tâm thức Christ trong nhân loại đã bắt đầu, và
Đấng Christ sẽ ra đời trong “Ngôi nhà Bánh mì” (tức là ý nghĩa của từ “Bethlehem”). Những hàm
ý trong nỗi đau thương thống khổ của thế giới hiện nay đã quá rõ ràng nên không cần phải giải
thích nhiều hơn. Có mục đích tiềm ẩn trong toàn cả thời sự thế giới ngày nay cũng như phần thưởng
ở cuối con đường. Một ngày kia, có lẽ điều đó đến sớm hơn nhiều người tưởng, cánh cửa điểm đạo
sẽ rộng mở cho người đệ tử thế gian đang đau khổ (như nó đã từng (30) mở ra cho những cá nhân
trong thời gian trước). Bấy giờ, nhân loại sẽ bước vào một vương quốc mới trước sự Hiện diện
nhiệm mầu của Đấng Thiêng liêng. Nguồn ánh sáng và minh triết của Ngài đã chói rạng trên thế
giới thông qua Cá nhân Đức Christ, và tiếng nói của Ngài đã vang lên vào mỗi một trong năm
khúc quanh quan trọng mà Đức Christ đã trải qua. Rồi nhân loại sẽ bước vào thế giới của những
nguyên nhân và hiểu biết. Chúng ta sẽ trụ vào nội giới của thực tại, và biết rằng cái ngoại hình
trong đời sống hồng trần chỉ là biểu tượng của các điều kiện và những gì xảy ra ở các tầm mức nội
tâm. Ngày đó chúng ta sẽ bắt đầu sống và làm việc như những điểm đạo đồ trong các bí nhiệm.
Bấy giờ cuộc đời của chúng ta sẽ được điều hòa từ lĩnh vực của thực tại, nơi mà qua mọi thời đại
Đức Christ và các Đệ tử của Ngài (là Giáo hội vô hình) đang hướng dẫn và điều hành các sự vụ
của loài người.
Mục tiêu mà các Ngài nhắm đến, và cứu cánh mà các Ngài đang nhằm thực hiện, được tóm
lược trong phần luận giải một quyển kinh cổ xưa của Tây Tạng, như sau:
“Mọi sự mỹ lệ, mọi sự lành thiện, và tất cả những gì giúp xóa tan vô mình và đau khổ ở thế gian đều phải được
hiến dâng cho Đấng Hoàn thiện cao cả và duy nhất. Bấy giờ các vị Chúa Từ bi sẽ mang giá trị tinh thần đến cho thế
gian, và biến nó thành Thiên giới. Và người khách hành hương sẽ được cho thấy Con Đường Vô tận để đi vào tâm vũ
trụ. Con người bấy giờ không còn là kẻ phàm phu, và sẽ thắng phục Thiên nhiên. Một cách vô tư và tỉnh thức, họ hoạt
động với các Bậc Giác ngộ, góp phần hoàn thành Định luật Tiến hóa Cao siêu, mà trong đó Niết-bàn chỉ là bước khởi
đầu.”26
Đó là mục đích, là mục tiêu vinh quang của chúng ta? Làm sao chúng ta tiến bước để hoàn
thành được điều này? Thế nào là bước đầu cần thực hiện? Sau đây là lời của một thi sĩ vô danh:
“Khi bạn có thể thấy
Ần trong cái biểu kiến ở bên ngoài
Những nguyên nhân sản sinh bao hậu quả,
Khi bạn cảm thấy, trong hơi ấm luồng ánh sáng của vầng dương
Tình thương của Thượng Đế bao trùm cả thế gian,
Thì bấy giờ hãy biết mình là điểm đạo đồ của những điều bí nhiệm
Là bậc hiền minh, là vốn quý nhất trên đời.”
25
Phil., III, 10.
26
Yoga Tây Tạng và Giáo lý Bí nhiệm, tác giả W. Y. Evans-Wentz, Tr.12.
28
(31)
CHƯƠNG HAI
Cuộc Điểm đạo Thứ Nhất … Sự Giáng sinh ở Bethlehem
TƯ TƯỞNG GỐC
“Chỉ khi sinh ra lần thứ hai, hành giả mới thấy được Thiên giới.”
(Thánh John, III, 3.)
(Trang trắng)
(33)
CHƯƠNG HAI
Cuộc Điểm đạo Thứ Nhất … Sự Giáng sinh ở Bethlehem
1
HI BÀN về năm cuộc điểm đạo chính yếu, chúng ta sẽ cố gắng làm 3 việc. Trước hết, với nhận
thức rằng Thiên Chúa giáo là tinh hoa và thành quả của các tôn giáo trong quá khứ, là tôn
giáo ra đời mới nhất, ngoại trừ Hồi giáo. Như chúng ta biết, Thiên Chúa giáo nhấn mạnh đến giá
trị của mỗi đơn vị trong đại gia đình nhân loại, cũng như sứ mệnh độc đáo của Đức Christ. Ngài
giáng lâm để chỉ dạy về giá trị cao tột của mỗi cá nhân, như tôi đã trình bày trong chương trước.1
Dường như sự nhấn mạnh bởi các tín đồ của Mohammed về Thượng Đế, Đấng Tối cao, Đấng
Độc nhất và Duy nhất, là lời tuyên bố nhằm lập lại thế thăng bằng. Tuyên bố này được đưa ra vào
thế kỷ mười lăm, nhằm giúp con người khỏi quên Thượng Đế khi họ ngày càng hiểu được thiên
tính cốt yếu ẩn tàng nơi chính mình, với tư cách là con của Đấng Cha Lành. Thế nên, hẳn sẽ là
điều rất hữu ích khi nghiên cứu mối liên quan giữa các tín ngưỡng khác nhau nói trên, và cách mà
chúng chuẩn bị cho nhau và bổ sung lẫn nhau như thế nào. Các nhà thần học Tây phương thường
không biết đến điều này. Thiên Chúa giáo có thể và vốn đang gìn giữ nơi mình các giáo huấn
thiêng liêng, thánh triết. Thế nhưng, nó lại thừa hưởng giáo huấn ấy từ thời quá khứ. Thiên Chúa
giáo có thể mang tính đặc thù nhờ có vị cao cả nhất của các Sứ giả thiêng liêng. Thế nhưng, con
đường của vị Sứ giả này đã được dọn sẵn (34), và đến trước Ngài đã có những vị Thiên Đế tử cao
cả khác. Lời dạy của Ngài có thể là Linh từ ban bố sự sống cho nền văn minh Tây phương, và thể
hiện sự cứu rỗi đã được mang đến cho chúng ta. Nhưng phương Đông cũng có những huấn sư của
riêng mình, và mỗi nền văn minh trước đây trên hành tinh này đều có vị Đại diện thiêng liêng. Khi
xem xét bức thông điệp của Đức Christ, và sự góp phần độc đáo của thông điệp ấy, chúng ta đừng
quên thời quá khứ, vì nếu thế chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được niềm tin của chính mình.
Thứ đến, chúng ta cần phải suy tư trên phương diện toàn thể, và nhận thức rằng những sự mở
mang tâm thức quan trọng được thường xuyên nói đến đều đang diễn tiến song hành ở khắp nơi.
Một số khai mở tâm thức đó của nhân loại đã xảy ra trong lịch sử của loài người vào thời quá khứ.
Một số sẽ đến trong tương lai. Một sự khai mở khác khả dĩ xảy ra trong hiện tại. Khi trang bị thể
chất và các thể khác của con người phát triển để đáp ứng nhu cầu của tâm thức đang rộng mở, họ
sẽ ngày càng thể nghiệm được Đấng thiêng liêng hằng hữu ở nội tâm. Nhờ đó, họ nhận thức được
1
Xem tr. 15.
K
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary

More Related Content

What's hot

Hien sinh sinh vien
Hien sinh sinh vienHien sinh sinh vien
Hien sinh sinh vienNhat Nguyen
 
Ly thuyet composite
Ly thuyet compositeLy thuyet composite
Ly thuyet compositeTrung Do
 
Conversando o Evangelho - Suicídio
Conversando o Evangelho - SuicídioConversando o Evangelho - Suicídio
Conversando o Evangelho - SuicídioFatoze
 
A bíblia e o espiritismo
A bíblia e o espiritismoA bíblia e o espiritismo
A bíblia e o espiritismogrupodepaisceb
 
Số tay Dưỡng Sinh - Thực Dưỡng - Ohsawa - Thầy Thích Tuệ Hải
Số tay Dưỡng Sinh - Thực Dưỡng - Ohsawa - Thầy Thích Tuệ HảiSố tay Dưỡng Sinh - Thực Dưỡng - Ohsawa - Thầy Thích Tuệ Hải
Số tay Dưỡng Sinh - Thực Dưỡng - Ohsawa - Thầy Thích Tuệ HảiNhân Quả Luân Hồi
 
500 da galiléia do livro boa nova
500 da galiléia do livro boa nova500 da galiléia do livro boa nova
500 da galiléia do livro boa novamuitasvidas
 
As bases do transformar se
As bases do transformar seAs bases do transformar se
As bases do transformar sepaikachambi
 
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửLinh Hoàng
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
Osho revolutia-interioara
Osho revolutia-interioaraOsho revolutia-interioara
Osho revolutia-interioaraSorina Iacob
 
Bruce lipton fizica cuantica si creatia
Bruce lipton fizica cuantica si creatiaBruce lipton fizica cuantica si creatia
Bruce lipton fizica cuantica si creatiaNicolae Dumitru
 
Culto do Evangelho no Lar
Culto do Evangelho no LarCulto do Evangelho no Lar
Culto do Evangelho no LarGevluz de Luz
 
Visão espírita da Páscoa
Visão espírita da PáscoaVisão espírita da Páscoa
Visão espírita da PáscoaOceander Veschi
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng Lý Quốc
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 5 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 5 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 5 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 5 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 
29510981 mintea-poate-vindeca-frederick-bailes
29510981 mintea-poate-vindeca-frederick-bailes29510981 mintea-poate-vindeca-frederick-bailes
29510981 mintea-poate-vindeca-frederick-bailesFlorentina1978
 

What's hot (20)

Hien sinh sinh vien
Hien sinh sinh vienHien sinh sinh vien
Hien sinh sinh vien
 
Ly thuyet composite
Ly thuyet compositeLy thuyet composite
Ly thuyet composite
 
Cõi vô hình Vô vi tâm pháp.
Cõi vô hình  Vô vi tâm pháp.Cõi vô hình  Vô vi tâm pháp.
Cõi vô hình Vô vi tâm pháp.
 
24 Bài Học Thần Kỳ .
24 Bài Học Thần Kỳ  .24 Bài Học Thần Kỳ  .
24 Bài Học Thần Kỳ .
 
Conversando o Evangelho - Suicídio
Conversando o Evangelho - SuicídioConversando o Evangelho - Suicídio
Conversando o Evangelho - Suicídio
 
A bíblia e o espiritismo
A bíblia e o espiritismoA bíblia e o espiritismo
A bíblia e o espiritismo
 
Số tay Dưỡng Sinh - Thực Dưỡng - Ohsawa - Thầy Thích Tuệ Hải
Số tay Dưỡng Sinh - Thực Dưỡng - Ohsawa - Thầy Thích Tuệ HảiSố tay Dưỡng Sinh - Thực Dưỡng - Ohsawa - Thầy Thích Tuệ Hải
Số tay Dưỡng Sinh - Thực Dưỡng - Ohsawa - Thầy Thích Tuệ Hải
 
Ciência vs religião
Ciência vs religiãoCiência vs religião
Ciência vs religião
 
500 da galiléia do livro boa nova
500 da galiléia do livro boa nova500 da galiléia do livro boa nova
500 da galiléia do livro boa nova
 
As bases do transformar se
As bases do transformar seAs bases do transformar se
As bases do transformar se
 
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
 
Osho revolutia-interioara
Osho revolutia-interioaraOsho revolutia-interioara
Osho revolutia-interioara
 
Bruce lipton fizica cuantica si creatia
Bruce lipton fizica cuantica si creatiaBruce lipton fizica cuantica si creatia
Bruce lipton fizica cuantica si creatia
 
EAE 111
EAE 111EAE 111
EAE 111
 
Culto do Evangelho no Lar
Culto do Evangelho no LarCulto do Evangelho no Lar
Culto do Evangelho no Lar
 
Visão espírita da Páscoa
Visão espírita da PáscoaVisão espírita da Páscoa
Visão espírita da Páscoa
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 5 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 5 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 5 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 5 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
29510981 mintea-poate-vindeca-frederick-bailes
29510981 mintea-poate-vindeca-frederick-bailes29510981 mintea-poate-vindeca-frederick-bailes
29510981 mintea-poate-vindeca-frederick-bailes
 

Similar to From Bethlehem to Calvary

Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieOanh Huỳnh Thúy
 
chiem-tinh-hoc-noi-mon-esoteric-astrology
chiem-tinh-hoc-noi-mon-esoteric-astrologychiem-tinh-hoc-noi-mon-esoteric-astrology
chiem-tinh-hoc-noi-mon-esoteric-astrologyAlexMartin484010
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 
Thông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen FideiThông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen Fideigxduchoa
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)co_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Little Daisy
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatco_doc_nhan
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiCelestial Light
 
Ánh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh HồnÁnh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh HồnCelestial Light
 
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnMaike Loes
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)gxduchoa
 

Similar to From Bethlehem to Calvary (20)

Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
 
chiem-tinh-hoc-noi-mon-esoteric-astrology
chiem-tinh-hoc-noi-mon-esoteric-astrologychiem-tinh-hoc-noi-mon-esoteric-astrology
chiem-tinh-hoc-noi-mon-esoteric-astrology
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Thông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen FideiThông điệp Lumen Fidei
Thông điệp Lumen Fidei
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
 
Ánh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh HồnÁnh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh Hồn
 
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
 

More from Little Daisy

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhLittle Daisy
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfLittle Daisy
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănLittle Daisy
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnLittle Daisy
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Little Daisy
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoLittle Daisy
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmLittle Daisy
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuLittle Daisy
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnLittle Daisy
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoLittle Daisy
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết Little Daisy
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinhLittle Daisy
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếuLittle Daisy
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn Little Daisy
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lýLittle Daisy
 

More from Little Daisy (20)

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdf
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân văn
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
 
8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

From Bethlehem to Calvary

  • 1. 1
  • 2. 2
  • 3. 3 (Trang i) TỪ BETHLEHEM ĐẾN CALVARY Các Cuộc Điểm đạo của Chân sư Jesus (Trang ii) SÁCH CỦA TÁC GIẢ ALICE A. BAILEY (* là bản dịch tiếng Việt; các quyển khác còn bản tiếng Anh) Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ Tham thiền Huyền môn* Tâm thức của Hạt nguyên tử Luận về Lửa Vũ trụ Ánh sáng của Linh hồn* Linh hồn và Các Thể Từ Trí tuệ đến Trực giác* Luận về Chánh thuật Từ Bethlehem đến Calvary* Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới − Tập I Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới − Tập II Những Vấn đề Khó khăn của Nhân loại Sự Tái lâm của Đức Chưởng giáo Vận mệnh của các Quốc gia Ảo cảm: Một Vấn đề Khó khăn của Thế giới Thần giao Cách cảm và Thể Dĩ thái Tự truyện chưa Hoàn tất* Nền Giáo dục trong Kỷ nguyên Mới* Sự Hiển lộ của Đại đoàn Chưởng giáo Luận về Bảy Cung: Tập I - Tâm lý học Nội môn Tập II - Tâm lý học Nội môn Tập III - Chiêm tinh học Nội môn Tập IV - Khoa trị liệu Nội môn Tập V - Các Cung và các cuộc Điểm đạo (Trang iii)
  • 4. 4 TỪ BETHLEHEM ĐẾN CALVARY Các Cuộc Điểm đạo của Chân sư Jesus Tác giả ALICE A. BAILEY Biên dịch Huỳnh Văn nhiều & Trân Châu NXB (Trang iv) BẢN QUYỀN 1937 © CỦA ALICE A. BAILEY BẢN QUYỀN TÁI TỤC 1965 © CỦA FOSTER BAILEY Bản tiếng Anh in lần thứ tám, 1989 (Ấn bản Bìa giấy thứ 4) Bản dịch tiếng Việt in lần thứ nhất, 20… Bản tiếng Anh của sách này được xuất bản với sự tài trợ từ Quỹ Xuất bản Sách của Chân sư Tây Tạng, là ngân quỹ được lập ra để tiếp tục các giáo huấn của Chân sư Tây Tạng và Bà Alice A. Bailey. Ngân quỹ này được điều hành bởi Lucis Trust, một công ty thuộc về giáo dục, tôn giáo, được miễn thuế. Công ty Xuất bản Lucis là một tổ chức phi lợi nhuận do Lucis Trust sở hữu. Bản tiếng Việt do người dịch đài thọ và cũng được xuất bản trong tinh thần phi lợi nhuận. Không phải trả tác quyền cho sách này. Sách này cũng có ấn bản bìa vải, tiếng Anh. Sách đã được dịch sang tiếng Hà Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếng Việt. Đang tiến hành dịch sang các ngôn ngữ khác.
  • 5. 5 (tr. v) KÍNH TẶNG ÔNG VICTOR FOX CHÂN THÀNH QUÍ MẾN LÒNG TẬN TỤY VÀ CẢM THÔNG CỦA ÔNG TRONG PHỤNG SỰ
  • 6. 6 (tr. vi) ĐẠI THỈNH NGUYỆN Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế Cầu xin Ánh sáng tuôn rải vào trí con người. Cầu xin Ánh sáng giáng xuống Trần gian. Từ nguồn Tình thương trong Tâm Thượng Đế Cầu xin Tình thương tuôn rải vào tâm con người. Cầu mong Đức Chưởng Giáo trở lại Trần gian. Từ trung tâm biết được Ý chí Thượng Đế Cầu xin Thiên ý hướng dẫn ý chí nhỏ bé của con người − Thiên ý mà các Chân sư đều biết và phụng sự. Từ trung tâm chúng ta gọi là nhân loại Cầu xin Thiên cơ Tình thương và Ánh sáng thực thi Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác. Cầu xin Ánh sáng và Tình thương và Quyền năng phục hồi Thiên cơ trên Trần gian.
  • 7. 7 “Lời Thỉnh nguyện hay Cầu nguyện trên đây không thuộc về bất cứ người nào hay đoàn nhóm nào, mà thuộc về toàn nhân loại. Vẻ đẹp và sức mạnh của Đại Thỉnh nguyện nằm trong tính đơn giản, và do nó phát biểu một số chân lý trọng tâm mà tất cả mọi người bình thường đều chấp nhận một cách hồn nhiên: - Chân lý nói rằng vốn có một Đức Thông tuệ nền tảng mà chúng ta gọi với danh xưng mơ hồ là Thượng Đế; - Chân lý nói rằng ẩn trong toàn cuộc biểu hiện có quyền năng phát động vũ trụ, là Tình thương; - Chân lý nói rằng có một Đấng Cao cả đã đến thế gian, mà người Thiên Chúa giáo gọi là Đức Christ, Ngài đã thể hiện tình thương đó để chúng ta có thể hiểu được; - Chân lý nói rằng cả Tình thương và Thông tuệ đều là những hiệu quả của Ý chí Thượng Đế; và cuối cùng là - Chân lý hiển nhiên rằng chỉ thông qua chính nhân loại Thiên cơ mới có thể thực thi.” Alice A. Bailey
  • 8. 8 THE GREAT INVOCATION From the point of Light within the Mind of God Let light stream forth into the minds of men. Let Light descend on Earth. From the point of Love within the Heart of God Let love stream forth into the hearts of men. May Christ return to Earth. From the centre where the Will of God is known Let purpose guide the little wills of men − The purpose which the Masters know and serve. From the centre which we call the race of men Let the Plan of Love and Light work out And may it seal the door where evil dwells. Let Light and Love and Power restore the Plan on Earth.
  • 9. 9 MỤC LỤC MỤC LỤC..........................................................................................................................................9 Lời nói đầu .......................................................................................................................................10 Từ Bethlehem đến Calvary...............................................................................................................11 CHƯƠNG MỘT ................................................................................................................................12 Nhận xét Dẫn nhập về Điểm đạo......................................................................................................12 CHƯƠNG HAI..................................................................................................................................28 Cuộc Điểm đạo Thứ Nhất … Sự Giáng sinh ở Bethlehem...............................................................28 CHƯƠNG BA....................................................................................................................................58 Cuộc Điểm đạo Thứ Hai … Lễ Rửa tội ở Jordan...................................................................................58 CHƯƠNG BỐN.................................................................................................................................85 Cuộc Điểm đạo Thứ Ba … Sự Biến dung trên Núi Cao.........................................................................85 CHƯƠNG NĂM .............................................................................................................................. 106 Cuộc Điểm đạo Thứ Tư … Thập giá hình........................................................................................... 106 CHƯƠNG SÁU ............................................................................................................................... 137 Cuộc Điểm đạo Thứ Năm . . . Sự Phục sinh....................................................................................... 137 và Thăng thiên................................................................................................................................. 137 CHƯƠNG BẢY................................................................................................................................ 151 Mục tiêu Trước mắt Chúng ta . . . Sự Thành lập ............................................................................... 151 Thiên giới ........................................................................................................................................ 151
  • 10. 10 (tr. vii) Lời nói đầu Quyển sách này được xuất bản với lòng thiết tha mong mỏi nó sẽ có tác dụng hoàn toàn xây dựng. Nhờ đó mà chúng ta tin tưởng nhiều hơn vào Đức Christ và nhận thức sâu rộng hơn về công việc mà Ngài đã đến để khởi đầu. Qua nhiều năm, tôi đã làm việc với tư cách nhà truyền bá Phúc âm và rao giảng các nguyên lý Thiên chúa giáo. Tôi cũng đã có một thời gian khó khăn khi suy ngẫm về mối liên hệ của chính mình với Đức Christ và với Thiên chúa giáo. Tất cả đã giúp tôi nhận thức được hai điều hoàn toàn rõ rệt: thứ nhất, nhận thức sự thực về chính Đức Christ và Sứ mệnh của Ngài; và thứ hai, nhận thức rằng việc phát triển tâm thức Christ và Bản tính Christ trong mỗi người, cũng như trong toàn nhân loại sẽ mang lại giải pháp cho vấn đề khó khăn của thế giới. Tôi hoàn toàn tán đồng những lời sau đây của Arthur Weigall: “Tuy nhiên, khác với nhân vật Jesus của khoa Thần học, Đức Jesus được ghi trong lịch sử mãi mãi vẫn là ‘đường đi, lẽ thật, và sự sống’. Tôi tin chắc rằng trong Thế kỷ Hai mươi này chỉ cần tập trung vào hình ảnh lịch sử của Chúa và giáo huấn của Ngài cũng đủ khơi dậy lòng nhiệt thành tìm đạo và phụng sự. Đó là điều mà trong thời đại trước được gợi lên nơi người tín đồ bình thường bằng cách đưa ra giáo điều thần học, sự đe dọa về hỏa ngục, và cử hành những nghi lễ, công phu tỉ mỉ.”1 Thiên giới đang trong quá trình hình thành nhanh chóng. Tất cả những ai nhìn xa thấy rộng và nhận thức được sự mỹ lệ và thiên tính đang xuất lộ nhanh chóng trong con người đều có thể là nhân chứng cho điều đó. Chúng ta đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đại cũ và thời đại mới. Sứ mệnh đích thực của Đức Christ nhằm mang lại sự thiên khải sắp đến, nhưng hầu như thường bị che lấp bởi những hàm ý và các tranh cãi về Thần học. Càng phát triển, nhân loại sẽ càng nhận biết được Đức Christ và công việc của Ngài, đồng thời trở nên hữu thức tham gia vào Thiên giới. (tr. viii)Nhiệm vụ trước mắt bao gồm trách nhiệm, cơ hội và vận mệnh của chúng ta là hữu ý khơi dậy Sự Sống Christ trong tâm hồn mỗi người và nhanh chóng hội nhập vào Thiên giới. Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ông William Cummings và Ông Allan Murray đã có lòng giúp tôi một cách khôn ngoan, sáng suốt. Nhờ đó mà tôi đã có thể viết ra quyển sách này.
  • 11. 11 (tr. ix) Từ Bethlehem đến Calvary Trong những người tìm đến máng cỏ ở Bethlehem, Theo tiếng nói dẫn đường dưới ánh sao, Có mấy ai cùng ta đi đến Calvary? Vì quá xa xôi. Ánh vinh quang bao trùm trẻ thơ trong máng cỏ, Nguồn hy vọng cho người đang phấn đấu gian lao. Hy vọng ấy tựu thành qua mão gai ta đội Và qua thập tự giá của ta. Chân lý là gươm báu và đau khổ là vinh dự Mà ta ban cho những kẻ đi theo, Con lừa có dây cương, chiến mã ta đã chọn Để cưỡi trên đường. Đã qua rồi vinh quang thuở ấy ở Bethlehem, Các vị Vua và Nhà thông thái phương Đông mang quà tặng; Biết bao người đã bỏ đi, chỉ còn lại mười hai Dự bữa tiệc cuối cùng Chỉ bánh mì thô dọn trên căn gác Cất chén đau buồn tay lại chuyền tay Là dấu hiệu lòng ta yêu thương nhân loại Trên dải đất này. Khi ở vườn Gethsemane, một mình ta cầu nguyện Xin Đấng Cha Lành rút chén đắng cay hơn, Ngươi không thể canh chừng cùng ta một giờ ngắn ngủi Cho đến Rạng đông! Biết bao người tìm đến máng cỏ ở Bethlehem, Theo tiếng nói dẫn đường dưới ánh sao, Chỉ có Simon đi đến Calvary – Vì quá xa xôi. H. Le Gallienne In lại được sự cho phép của Báo The New York Times và Tác giả. (trang trắng)
  • 12. 12 CHƯƠNG MỘT Nhận xét Dẫn nhập về Điểm đạo TƯ TƯỞNG GỐC “Con người ngưỡng vọng Thượng Đế; thế nhưng Đấng Thiêng liêng cũng cần có con người. Thượng Đế là ý tưởng tối cao, là mối quan tâm và ước vọng tối cao của con người. Con người là ý tưởng tối cao, là mối quan tâm và ước vọng tối cao của Thượng Đế. Vấn đề của Thượng Đế là vấn đề của con người. Vấn đề của con người cũng là vấn đề của Thiêng liêng … Con người là phần đối ứng của Thượng Đế mà Ngài rất yêu thương, và mong họ cũng yêu thương Ngài. Con người là một ngôi của bí nhiệm Thiêng liêng. Thượng Đế cần con người. Thượng Đế muốn có con người cùng tồn tại với Ngài, Đấng yêu thương và đối tượng được yêu thương.” Người tranh đấu với Đức Christ, tác giả Karl Pfleger, tr. 236 (tr. 3) CHƯƠNG MỘT Nhận xét Dẫn nhập về Điểm đạo 1 HÚNG TA đang trong tiến trình đi từ thời đại tôn giáo này đến thời đại tôn giáo khác. Các xu thế tinh thần ngày càng trở nên rõ rệt. Chưa bao giờ tâm hồn mọi người mở ra đón nhận ấn tượng tinh thần nhiều hơn hiện nay. Và cánh cửa đi vào trung tâm của thực tại cũng đang rộng mở. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển đầy ý nghĩa này là xu thế ngược lại. Các triết lý và những giáo thuyết xu phụng vật chất đang ngày càng phổ biến. Nhiều người băn khoăn tự hỏi liệu Thiên Chúa giáo có còn giá trị hay không. Cũng có lời khẳng định rằng Thiên Chúa giáo đã thất bại, và con người không còn cần đến câu chuyện Phúc Âm với hàm nghĩa trong đó về thiên tính cùng lời khuyên phụng sự và hy sinh. Theo lịch sử, câu chuyện Phúc Âm có thực hay không? Phải chăng đó là một giai thoại thần bí rất hay và có giá trị giáo huấn, nhưng lại bị những người thông minh ngày nay cho là chẳng có gì quan trọng, vì họ tự hào về khả năng suy luận của mình, và thấy không còn phụ thuộc vào các hạn chế trí tuệ của thời xưa cùng những truyền thống cũ kỹ, lỗi thời? Không hề có nghi vấn gì về phẩm cách hoàn thiện của Đức Christ. Ngay cả những kẻ thù ghét Thiên Chúa giáo cũng thừa nhận Ngài có tính cách độc đáo, uyên thâm và thấu hiểu tâm hồn mọi người. Họ công nhận những ý tưởng thông tuệ của Ngài, và đưa ra lời tán thành các ý tưởng đó trong triết lý của mình. Có nhiều người thường nhấn mạnh các phát triển mà Người thợ mộc ở Nazareth đã mang lại trong đời sống nhân loại. Họ cũng chú trọng các lý tưởng của Ngài về kinh tế-xã hội, và vẻ đẹp của nền văn minh khả dĩ thành lập dựa vào giáo huấn đạo đức của (tr. 4)Bài giảng Trên Núi. Thế nhưng, họ lại không thừa nhận sứ mệnh của Ngài là làm hiển lộ bản tính Thiêng liêng. Trên quan điểm duy lý, người ta vẫn chưa xác định được theo lịch sử câu chuyện của Ngài có chính xác hay không. Thế nhưng, giáo huấn của Ngài về Thượng Đế là Đấng Cha lành và tình huynh đệ giữa mọi người lại được sự tán đồng của những nhà trí thức tài năng nhất trong nhân loại. Những ai có thể hoạt động trong thế giới của ý tưởng, niềm tin và trải nghiệm sống động, đều làm chứng về thiên tính của Ngài và sự thực là chúng ta có thể đến với Ngài. Nhưng bằng chứng đó thường bị bỏ qua, và xem nhẹ. Người ta chỉ cho đó là điều thần bí, chẳng đi đến đâu, và vô căn cứ. Nói cho cùng, niềm tin của mỗi cá C
  • 13. 13 nhân thì chẳng có giá trị cho bất cứ ai, ngoại trừ người đó. Hoặc là sự tin tưởng của họ có thêm bằng chứng, cho đến lúc nó trở thành chứng cứ. Nương tựa vào “con đường của đức tin” có thể cho thấy một trải nghiệm sống động. Thế nhưng, nó cũng có thể là một hình thức tự thôi miên, và là một “lối lẩn trốn” khỏi những vấn đề khó khăn của cuộc sống thường ngày. Cố gắng thấu hiểu, thực nghiệm, thể nghiệm và phát biểu những gì mình biết và tin tưởng thì thường là việc khó khăn đối với đại chúng. Thề nên, họ bèn nương tựa vào niềm tin căn cứ theo bằng chứng của những ai được họ tin cậy, và xem đó là cách dễ dàng nhất để thoát ra khỏi ngõ bí. Vấn đề tôn giáo và vấn đề của Thiên Chúa giáo chính thống thì không hề giống nhau. Ngày nay, chúng ta thấy chung quanh mình thiếu niềm tin và có sự chỉ trích, cũng như phủ nhận những điều mà chúng ta gọi là chân lý. Phần lớn tình trạng này là do thực tế người ta hầu như lấy tín ngưỡng thay cho tôn giáo, và dùng giáo lý thay vì kinh nghiệm sống thực. Chính cái kinh nghiệm sống thực vừa kể là chủ âm của quyển sách này. Khả dĩ có một lý do khác cho thấy vì sao nhân loại hiện nay quá ít niềm tin, hoặc họ nghi vấn một cách đáng buồn về những gì được tin tưởng. Đó có lẽ là do các nhà thần học cố đưa Thiên Chúa giáo đi lệch ra ngoài vị trí của nó trong đại cuộc, và bỏ qua vị thế của nó trong dòng thiên khải rộng lớn và liên tục. Họ đã tìm cách nhấn mạnh rằng Thiên Chúa giáo là độc nhất vô nhị, và xem nó là sự biểu lộ riêng rẽ và hoàn toàn cách biệt của tôn giáo tinh thần. Bằng cách này, họ phá hủy cơ sở của Thiên Chúa giáo, loại bỏ nền tảng của nó, và khiến cho trí tuệ (tr. 5) đang liên tục phát triển của con người khó lòng chấp nhận những điều trình bày về tôn giáo này. Tuy nhiên, Thánh Augustine nói với chúng ta rằng “những gì được gọi là Thiên Chúa giáo vốn đã có trong các chủng tộc cổ xưa, và không hề thiếu vắng từ thời khởi thủy của loài người, mãi cho đến khi Đức Christ đích thân giáng trần. Bấy giờ, nền tôn giáo chân chính, vốn đã có từ xưa, bắt đầu được gọi là Thiên Chúa giáo.”1 Nguồn Minh triết biểu lộ mối liên giao với Thượng Đế, những qui tắc trên Đường Đạo dẫn đắt bước chân lang thang của chúng ta trở về nhà của Đấng Cha lành, và giáo huấn mang lại những điều thiên khải, bao giờ cũng như nhau qua các thời đại, và đồng nhất với những gì Đức Christ đã giảng dạy. Các chân lý nội tại và nguồn hiểu biết thiêng liêng này vốn đã có tự ngàn xưa. Đó là chân lý mà Đức Christ đã khải thị; và Ngài còn làm nhiều hơn thế nữa. Nơi chính mình và cuộc đời mình, Ngài cho thấy những gì mà nguồn minh triết và hiểu biết nay có thể giúp ích mọi người. Ngài tự biểu dương sự viên mãn của thiên tính, rồi truyền dạy các môn đồ hãy ra đi và cũng làm như vậy. Trong cuộc thiên khải liên tục, Thiên Chúa giáo đi vào chu kỳ biểu lộ theo đúng cùng một định luật thiêng liêng chi phối toàn cuộc biểu hiện. Đó là Luật Xuất hiện theo Chu kỳ. Sự thiên khải này, đi qua tất cả các giai đoạn biểu hiện của hình thể hay sắc tướng, rồi tăng trưởng và phát triển. Rốt cuộc (khi gần đến cuối chu kỳ), nó kết tinh dần và ngày càng chú trọng nhiều hơn vào ngôn từ và hình thể, cho đến khi sự chết của hình thể là đương nhiên là cần thiết. Thế nhưng, tinh thần vẫn sống và tự khoác lên những hình thể mới. Tinh thần của Đức Christ vốn bất tử; do đó, những gì Ngài giáng trần để biểu dương cũng sống mãi. Từ giai đoạn tế bào trong bụng mẹ, qua thời bé thơ, phát triển đến tuổi trưởng thành – Ngài đi qua tất cả các giai đoạn này cùng những quá trình mà mọi người con của Thượng Đế đều phải nếm trải. Với sự tuân phục này, Ngài “học cách vâng theo Thiên ý qua những điều Ngài đã gánh chịu.”2 Vì thế, Ngài có thể được tín nhiệm để hiển lộ Thượng Đế cho con người, và (có thể nói là) trình bày bản tính thiêng liêng của con người cho Thượng Đế. Bởi vì sách Phúc âm cho (tr. 6) chúng ta biết rằng Đức Christ liên tục kêu cầu được sự chuẩn nhận này của Đấng Cha lành. 1 W. Kingsland trích dẫn trong quyển Tôn giáo theo Ánh sáng Thần triết. 2 Hebrews, V, 8.
  • 14. 14 Nguồn thiên khải vĩ đại và liên tục là những gì quí giá nhất dành cho chúng ta, mà tôn giáo của Đức Christ đương nhiên phải có vai trò trong đó. Thượng Đế chưa bao giờ và sẽ không bao giờ thôi hiển lộ. Người ta thường quên rằng Thiên Chúa giáo có vai trò hoàn thành quá khứ và mở đường đi đến tương lai. Có lẽ đây là một trong những lý do tại sao người ta cho rằng Thiên Chúa giáo đã thất bại, và vì sao người ta cứ mãi chờ mong sự khai thị tinh thần dường như hết sức cần thiết. Nếu không chú trọng đến nguồn thiên khải liên tục này và vai trò của Thiên Chúa giáo trong đó, thì thiên khải có thể đến và đi qua mà chúng ta không hề hay biết. Người ta nói rằng “trong mọi nước cổ xưa” tự cho là văn minh, đều có một hệ thống Giáo lý Nội môn được gọi là MINH TRIẾT. Trong khi đó, những người hiến mình xiển dương giáo lý ấy được xem là những nhà hiền triết, hay những người sáng suốt, khôn ngoan… Pythagoras gọi hệ thống này … là Tri thức Tinh thần hay là Sự hiểu biết về vạn hữu. Các huấn sư thời xưa, những nhà hiền triết Ấn Độ, các thuật sĩ Ba Tư và Babylon, những nhà nhãn thông và tiên tri của Israel, các giáo trưởng ở Ai Cập và Ả Rập, dùng danh hiệu MINH TRIẾT cao cả này để chỉ về tất cả những sự hiểu biết mà họ xem chính yếu là thiêng liêng. Trong đó, một phần được phân loại là nội môn và phần còn lại là ngoại môn.”3 Hiện nay chúng ta biết nhiều về giáo huấn ngoại môn. Thiên Chúa giáo chính thống và thần học đều được hình thành dựa trên giáo huấn đó, cũng như tất cả những lối trình bày chính thống của các tôn giáo lớn. Tuy nhiên, khi giáo huấn minh triết nội tàng bị bỏ quên và người ta bỏ qua phương diện nội môn của giáo huấn, thì bấy giờ họ không còn biết đến tinh thần và những trải nghiệm sống động qua thực nghiệm. Họ đã bận tâm đến các chi tiết của hình thức tín ngưỡng bên ngoài. Và buồn thay, họ đã quên đi những ý nghĩa thâm sâu có mang sự sống và cứu rỗi cho mỗi cá nhân cũng như toàn nhân loại. Người ta cứ mãi tranh cãi về những điều không chính yếu trong cách diễn giải theo truyền thống, mà bỏ qua, không giảng dạy các bí yếu và kỹ thuật của cuộc sống Thiên Chúa giáo. Người ta đã quá chú trọng đến các khía cạnh giáo lý, giáo điều, và sùng bái từ chương. Trong khi đó, linh hồn (7) con người bao giờ cũng khao khát tinh thần của sự sống mà ngôn từ che giấu. Người ta băn khoăn suy nghĩ về khía cạnh lịch sử của chuyện kể trong Phúc âm, về yếu tố thời gian, và về mức độ chính xác văn từ của nhiều bản dịch. Trong khi đó, họ không thấy được những thành tựu thật phi thường của Đức Christ và giáo huấn đầy ý nghĩa dành cho mỗi người và cả loài người. Kịch bản cuộc đời của Ngài và việc ứng dụng thực hành nó trong cuộc đời của những kẻ theo Ngài, đã bị xóa nhòa do người ta chú trọng quá đáng vào một số câu mà họ cho rằng Ngài đã thốt ra. Trong khi đó họ hoàn toàn không biết đến những điều Ngài phát biểu khi còn tại thế, và những mối liên giao mà Ngài nhấn mạnh và xem là hàm chứa trong những điều Ngài khai thị. Người ta đã tranh chấp nhau về Đấng Christ của lịch sử, và vì cứ mãi đấu tranh họ không hề thấy được bức thông điệp của Ngài về tình yêu thương cả chúng sinh. Những kẻ cuồng tín tranh cãi với nhau về lời của Ngài mà không hề nhớ rằng Ngài là “Ngôi Lời hiện thể.” Người ta tranh luận về sự Giáng sinh của Đức Christ qua Đức Mẹ Đồng trinh mà quên đi sự thực trong giáo huấn về sự Nhập thế. Trong quyển Huyền bí học rất có giá trị của bà, Evelyn Underhill nói rõ rằng “Trong Thiên Chúa giáo của người bình dân, sự Nhập thế đồng nghĩa với sự ra đời và cuộc sống ở cõi trần của Đức Christ. Tuy nhiên, đối với nhà thần bí, nó còn hàm ý một tiến trình liên tục của mỗi cá nhân và toàn vũ trụ.” Các học giả dành cả đời để chứng minh rằng toàn cả câu chuyện Phúc âm đều chỉ là huyền thoại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng huyền thoại là sự tổng hợp niềm tin và hiểu biết của thời quá khứ, lưu truyền cho chúng ta để hướng dẫn và hình thành nền tảng cho cuộc thiên khải mới. Vì thế, nó mở đường cho chân lý tiếp theo. Huyền thoại là một sự thực có giá trị và đã được chứng minh. Nó 3 Giáo lý Bí nhiệm, tác giả H. P. Blavasky, Q. III, tr. 55.
  • 15. 15 từng bước nối liền khoảng cách giữa những hiểu biết đã hoạch đắc trong thời quá khứ, với chân lý được trình bày trong hiện tại và những khả năng thiêng liêng, vô hạn của tương lai. Các huyền thoại cổ và những bí nhiệm của thời xưa mang đến cho chúng ta bức thông điệp thiêng liêng theo trình tự, xuất phát từ Thượng Đế để đáp ứng nhu cầu của con người qua các thời đại. Chân lý của thời đại trước trở thành huyền thoại của thời đại sau. Thế nhưng, thâm nghĩa và thực tính của nó vẫn còn nguyên vẹn, và hiện nay chỉ cần được lý giải theo lối mới. (8) Chúng ta được tự do chọn lựa hay bác bỏ. Nhưng chúng ta hãy làm thế nào để chọn lựa với tầm nhìn rộng mở nhờ sự khôn ngoan, sáng suốt, vốn là đặc điểm của người đã tiến bước khá xa trên đường phản bổn hoàn nguyên. Trong câu chuyện Phúc âm có sự sống, chân lý và sinh lực cần được chúng ta tái sử dụng. Trong thông điệp của Jesus có động lực và thiên tính. Đối với chúng ta ngày nay, Thiên Chúa giáo là một tôn giáo đang đi đến giai đoạn hoàn tất, là cuộc thiên khải lớn nhất xảy ra trong thời gian gần đây. Kể từ khi ra đời hai ngàn năm trước, phần lớn tôn giáo này đã bị xem là huyền thoại. Những chi tiết minh bạch của câu chuyện Phúc âm đã lu mờ và thường bị cho là chỉ có tính cách biểu tượng. Thế nhưng, ẩn trong biểu tượng và huyền thoại vẫn có sẵn thực tại – cái chân lý cốt yếu, thiết thực và đầy ấn tượng. Chúng ta đã quá chú ý vào biểu tượng và hình thức bên ngoài. Trong khi đó, thực nghĩa cứ mãi bị phủ che nên không đủ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Trong khi khảo sát một cách thiển cận theo ngôn từ, chúng ta đánh mất ý nghĩa của chính Linh từ. Chúng ta cần tìm sâu vào bên trong biểu tượng để thấy những gì mà biểu tượng nhằm truyền đạt. Đồng thời cần chuyển sự chú tâm ra khỏi thế giới của các ngoại hình để đi vào những thực tại thâm sâu. Keyserling nói lên điều này như sau: “Khi nói về thái độ tinh thần, có thể dùng chỉ một câu để giải rõ tiến trình chuyển tâm thức ra khỏi ngôn từ đến thực nghĩa bên trong. Đó là ‘nhìn xuyên qua’ hiện tượng. Trước sau gì mọi hiện tượng cũng là biểu tượng; vì tinh hoa của đời sống là ý nghĩa. Nhưng mọi biểu tượng vốn là sự biểu lộ tối hậu của một trạng thái tâm thức. Chính biểu tượng đó lại mở ra một biểu tượng sâu xa hơn nữa, và cứ thế mà đi vào vĩnh cửu. Bởi vì muôn loài vạn vật đều có mối liên kết ý nghĩa trong cuộc sống. Liên kết ấy hướng vào bên trong đến những độ sâu bắt nguồn từ Thượng Đế. “Do đó, không hình thái nào của tinh thần có thể là sự biểu lộ tối hậu. Mỗi ý nghĩa khi được thấu đáo, tự động trở thành chỉ là biểu lộ ngôn từ của diệu nghĩa thâm sâu hơn. Bằng cách này, một hiện tượng tuy có vẻ cũ kỹ nhưng vẫn hé lộ ý nghĩa mới mẻ và khác lạ. Vì thế, theo nguyên tắc này, Công giáo, Tin Lành, Công giáo Hy Lạp, Hồi giáo và Phật giáo đều có thể tiếp tục phát triển những gì mình đã có, nhưng vẫn mang ý nghĩa hoàn toàn mới.”4 (9) Sách này có mục đích duy nhất là cố gắng thấu đáo cái ý nghĩa sâu xa hơn ẩn trong các sự kiện quan trọng, xảy ra trong cuộc đời của Đức Christ. Đồng thời, nó cũng giúp cho đạo tâm yếu kém của người Thiên Chúa giáo thấm nhuần sức sống mới với nhiều quan tâm, chú ý. Nếu sách này có thể cho thấy rằng câu chuyện Phúc âm không chỉ nói về một Đấng thiêng liêng đã sống giữa mọi người trong một thời gian, mà còn mang ý nghĩa thâm sâu và thiết thực đối với nhân loại văn minh ngày nay, thì sách này đã đạt mục tiêu và phục vụ được phần nào hữu ích. Hiện nay, nhân loại đã tiến hóa cao hơn và có khả năng tự phát biểu qua những trạng thái tâm thức tinh tế hơn. Vì thế mà chúng ta có thể lãnh hội giáo huấn của Ngài với tầm mắt tỏ rõ hơn, và sử dụng bài học trong đó một cách khôn ngoan hơn. Huyền thoại trọng đại nói trên thuộc về chúng ta – vì chúng ta cần can đảm sử dụng thuật ngữ này theo hàm ý đúng thực của nó. Huyền thoại có thể trở thành sự kiện thực tế khi được thể nghiệm, vì huyền thoại là một sự kiện thực tế có thể chứng minh. Dù đã có quan điểm thế nào về các huyền thoại, chúng ta cũng cần phải lý giải lại chúng theo sự hiểu biết hiện nay. Bằng cách tự thực nghiệm, ta có thể chứng minh giá trị của chúng. Qua kinh nghiệm, ta có thể thấy chúng là những mãnh lực chi phối cuộc đời mình. Và nói lên điều này, ta 4 Phục hồi Chân lý, tác giả Hermann Keyserling, tr. 91-92.
  • 16. 16 có thể trình bày sự thực của chúng cho người khác hiểu. Đây là chủ đề của sách này, nhằm nêu lên những điều thực tế trong câu chuyện Phúc âm. Đó là huyền thoại có trình tự gồm năm giai đoạn, cho thấy sự hiển lộ thiên tính trong Cá nhân Đức Jesus Christ. Đồng thời, mãi mãi nó vẫn là chân lý khắp vũ trụ, theo ý nghĩa lịch sử, và ứng dụng thực tế cho mỗi cá nhân. Huyền thoại này được chia thành năm giai đoạn chính như sau: 1. Sự Giáng sinh tại Bethlehem. 2. Lễ Rửa tội ở Jordan. 3. Sự Biến dung trên Núi Carmel. 4. Thập giá hình trên Núi Golgotha. 5. Sự Phục sinh và Thăng thiên. Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của các giai đoạn này và lý giải chúng theo những thuật ngữ hiện nay. (10) Nhờ ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo mà nhân loại đã đạt đến mức thành tựu có tính cách quyết định. Mỗi người trong gia đình nhân loại ngày nay đã đạt mức tích hợp chưa từng có trước đây, ngoại trừ một số ít người chọn lọc đã có trong mỗi quốc gia. Như các nhà tâm lý học đã cho biết, mỗi người là một tổng hợp gồm thể chất, sinh lực, các tâm thái hay tình trạng tình cảm, và phản ứng của trí tuệ hay tư tưởng. Hiện nay con người sẵn sàng bước vào giai đoạn chuyển tiếp, phát triển và khai mở kế tiếp. Họ đang mong đợi điều đó, chuẩn bị sẵn sàng để sử dụng tốt cơ hội này. Cánh cửa đi vào thế giới hiện tồn và tâm thức cao cả hơn đang rộng mở. Họ đã được chỉ rõ con đường bước vào Thiên giới. Trong quá khứ nhiều người đã bước vào vương quốc này, ý thức được thế giới hiện hữu và những hiểu biết trong đó mà đối với đa số mọi người vẫn còn là điều bí nhiệm sâu kín. Nguồn vinh quang hiện nay là do muôn ngàn người đã chuẩn bị sẵn sàng, và (nếu có sự hướng dẫn cần thiết) họ có thể được truyền thụ các bí nhiệm của Thượng Đế. Giờ đây, khả dĩ có sự khai mở mới trong tâm thức nhân loại. Một mục đích mới đã hiển lộ và chi phối ý định của nhiều người. Với tư cách toàn nhân loại, rõ ràng là chúng ta đang trên đường hoạch đắc một số hiểu biết mới, những nhận thức mới, và các giá trị sâu xa hơn. Những gì đang xảy ra trong trường kinh nghiệm ở ngoại giới đều cho thấy điều tương tự đang diễn ra trong thế giới ý nghĩa tinh vi hơn. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho những diễn biến này. Chúng ta thấy rằng sự thiên khải của Thiên Chúa giáo đã hợp nhất các giáo huấn của thời gian trước. Chính Đức Christ nêu rõ điều này khi Ngài nói “Đừng nghĩ rằng ta đến để phá hủy giáo pháp hay các sách tiên tri: ta đến không để hủy diệt, mà để hoàn thành.”5 Ngài tiêu biểu cho tất cả thời quá khứ, và hiển bày cho con người thấy những khà năng cao cả nhất có thể đạt. Trong quyển Tự do và Tinh thần,Ts. Berdyaev giải rõ vấn đề này như sau: “Cuộc thiên khải của Thiên Chúa giáo có tính cách đại đồng, và mọi sự tương đồng của nó trong các tôn giáo khác đều chỉ là một phần của cuộc thiên khải đó. Thiên Chúa giáo không có cùng đẳng cấp như các tôn giáo khác. Schleiermacher cho rằng nó là tôn giáo của các tôn giáo. Vậy thì có vấn đề gì chăng khi trong (11) Thiên Chúa giáo, vốn được cho là quá khác biệt với các tín ngưỡng khác, lại chẳng có điều gì hoàn toàn mới ngoài sự giáng lâm của Đức Christ và Nhân cách của Ngài? Phải chăng chính vì lý do này mà niềm hy vọng của tất cả các tôn giáo sẽ được tựu thành?”6 Do lòng yêu thương, nhân từ của Thượng Đế, mỗi thời đại và mỗi chu kỳ của thế giới đều có tôn giáo của các tôn giáo trong thời kỳ đó. Nó tổng hợp tất cả các cuộc thiên khải của quá khứ, và vạch 5 Sách Thánh Matt., V, 17. 6 Tự do và Tinh thần, tác giả Nicholas Berdyaev, tr. 88-89.
  • 17. 17 ra nguồn hy vọng của tương lai. Sự mong chờ của thế giới ngày nay cho thấy rằng chúng ta đang đứng trên ngưỡng cửa của một cuộc thiên khải mới. Cuộc thiên khải đó sẽ không hề phủ nhận di sản tinh thần thiêng liêng của nhân loại, mà đem tầm nhìn sáng tỏ của tương lai bổ sung cho những điều kỳ diệu của quá khứ. Nó sẽ biểu đạt những gì thiêng liêng mà từ trước đến nay chưa hề được tiết lộ. Vì thế, rất có thể khi hiểu biết một số ý nghĩa sâu xa hơn của câu chuyện Phúc âm, người tìm chân lý thời nay khả dĩ thấu đáo được sự tổng hợp rộng lớn hơn. Một số hàm ý thâm sâu nói trên được trình bày trong một quyển sách xuất bản cách đây nhiều năm, nhan đề Những Cuộc Khủng hoảng của Đức Christ, tác giả Ts. Campbell Morgan, một tín đồ Thiên Chúa giáo lão thành. Để cập đến năm giai đoạn chính trong cuộc đời của Đấng Cứu thế làm cơ sở để dựng nên trọn cả câu chuyện Phúc âm, cho thấy chúng có ứng dụng rộng lớn và phổ quát. Nhờ đó, độc giả nhận thức được rằng không những Đức Christ đã thực sự trải qua năm kinh nghiệm đầy ấn tượng nói trên, mà Ngài còn để lại cho chúng ta lời huấn thị “hãy theo bước chân Ngài.”7 Có phải chăng những sự kiện trọng đại vừa kể trong kinh nghiệm của Đức Christ – năm khía cạnh nhân cách hóa của huyền thoại phổ quát – đối với chúng ta, là những cá thể, khả dĩ còn mang nhiều ý nghĩa hơn là sự quan tâm về lịch sử và cá nhân? Có phải chăng chúng khả dĩ thể hiện một số kinh nghiệm và nhiệm vụ bước đầu mà nay nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo có thể trải qua, để theo đúng huấn thị của Ngài là hãy bước vào đời sống mới? Chẳng phải tất cả chúng ta đều sẽ được tái sinh, được rửa tội để bước vào thế giới tinh thần, và được biến dung trên đỉnh núi của trải nghiệm sống thực? Phải chăng nhiều người trong chúng ta sẽ đón nhận thập giá hình, dẫn đến sự phục sinh và thăng thiên? Và chẳng phải chúng ta đã (12) diễn giải những từ này theo ý nghĩa quá hẹp hòi, với hàm ý quá đỗi tầm thường và nhiều xúc cảm; trong khi đó, với những người đã chuẩn bị sẵn sàng, chúng cho thấy một con đường đặc biệt và nhanh chóng hơn để theo bước chân của Ngài, Người Con Thượng Đế? Đây là một trong những điểm liên quan đến chúng ta mà sách này sẽ cố gắng trình bày. Nếu chúng ta có thể thấu đóa ý nghĩa thâm diệu này, nếu bằng cách nào đó những màn kịch trong Phúc âm có thể áp dụng cho những linh hồn đã chuẩn bị sẵn sàng, thí bấy giờ người ta sẽ thấy sự phục sinh những điều cốt yếu của Thiên Chúa giáo, và hình thể đang nhanh chóng kết tinh của nó sẽ trở nên sống động. 2 Thực là thú vị khi nhớ rằng những giáo huấn khác ngoài Thiên Chúa giáo cũng đã chú ý đến năm biến cố quan trọng này. Chúng xảy ra trong đời của những ai trụ vững vào thiên tính chính yếu nơi mình, nếu họ muốn. Cả kinh sách Ấn giáo và tín ngưỡng Phật giáo cũng đều xem đó là những khúc quanh trên đường tiến hóa mà rốt cuộc cả chúng ta đều phải trải qua. Vì thế, càng thấu đáo mối tương quan giữa các tôn giáo lớn trên thế giới, người ta càng hiểu rõ chúng hơn. Dù có trước Thiên Chúa giáo, Phật giáo vẫn đã đưa ra cùng những chân lý căn bản, nhưng dùng ngôn từ theo lối khác. Tuy nhiên, chúng lại giúp lý giải Thiên Chúa giáo một cách sâu rộng hơn. “Phật giáo và Thiên Chúa giáo mỗi tôn giáo đều đã bắt nguồn từ một trong hai thời kỳ lịch sử trọng đại: cuộc đời của Đức Phật và cuộc đời của Đức Christ. Đức Phật đưa ra giáo lý giúp thế gian khai ngộ; trong khi Đức Christ trao tặng cho đời cuộc sống của mình. Người Thiên Chúa giáo cần nhận rõ giáo lý này. Có lẽ, rốt cuộc phần giá trị nhất trong giáo lý của Đức Phật nói lên chính cuộc đời Ngài."8 Giáo huấn của Lão Tử cũng có cùng mục đích. Rốt cuộc, tôn giáo phải là sự phối hợp, tổng hợp từ nhiều (13) nguồn và bao gồm nhiều chân lý. Tuy nhiên, khả dĩ nói rằng hiện nay nếu cần 7 I Peter, II, 21. 8 Tôn giáo đang Hình thành, tác giả A. Whitehead, tr. 55.
  • 18. 18 phải chọn một tín ngưỡng, thì người ta có thể chọn Thiên Chúa giáo. Vì lý do cụ thể: vấn đề trọng tâm của đời sống là trụ vững vào thiên tính nơi mình, và làm cho nó hiển lộ. Cuộc đời của Đức Christ cho thấy tấm gương hoàn hảo của người đã sống với bản tính thiêng liêng nơi mình một cách thành công ở thế gian. Ngài đã sống –như hầu hết chúng ta phải sống – không lánh đời, ẩn dật, mà sống trong tình trạng đầy phong ba, bão tố và căng thẳng. Những người theo tất cả các tín ngưỡng hiện đang gặp gỡ để bàn thảo khả năng tìm ra những điểm chung của tinh thần đại đồng và chân lý nói trên – là cơ sở để mọi người có thể kết hợp, và là căn bản của nền tôn giáo thế giới sắp đến. Có lẽ, khả dĩ tìm thấy cơ sở này khi chúng ta diễn giải và hiểu rõ hơn năm giai đoạn phát triển nói trên, cũng như thấu đáo mối liên quan thực tiễn và độc đáo của chúng không những với mỗi cá nhân mà còn với toàn nhân loại. Nhận thức này sẽ giúp chúng ta gắn kết nhiều hơn với quá khứ, và trụ vững vào chân lý đã được trình bày trong thời gian đó. Nó cũng giúp chúng ta thấy rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình ngay trước mắt – mà khi hiểu được, chúng ta sẽ có thể sống cuộc đời thánh thiện hơn, phụng sự mỹ mãn hơn, để giúp thực thi Thiên ý ở thế gian. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức ý nghĩa sâu xa của chúng, và thấy chúng có liên quan đến cá nhân mình như thế nào. Chẳng có gì khác hơn là hoạch đắc những điều giá trị, và tâm thức trở nên phong phú, khi chúng ta nhận thức được tính duy nhất và những tương đồng trong các giáo huấn đã đượcđưa ra ở cả Đông và Tây. Ví dụ như, sự kiện thứ tư xảy ra trong cuộc đời của Đức Christ, khổ nạn Thập giá hình, vốn tương đồng với cuộc Điểm đạo thứ tư mà giáo huấn Đông phương gọi là Hoàn toàn Từ bỏ. Trong thuật ngữ Phật giáo có một cuộc điểm đạo gọi là “nhập lưu”; và trong cuộc đời của Đức Jesus cũng có sự việc gọi là “lễ rửa tội ở Jordan.” Câu chuyện giáng sinh của Đức Christ ở Bethlehem có thể đối chiếu, thực tế là trong từng chi tiết, với cuộc đời của các vị sứ giả thiêng liêng đến trước Ngài. Những sự kiện thực tế đã được chứng minh nói trên chắc hẳn sẽ giúp chúng ta thừa nhận rằng dù có nhiều vị sứ giả nhưng họ chỉ trao truyền một Thông điệp duy nhất. Tuy nhiên, sự thừa nhận vừa kể không hề (14) khiến người ta bỏ qua nhiệm vụ độc đáo của Đức Christ và chức năng duy nhất mà Ngài đến để hoàn thành. Điều thú vị cần lưu ý là hai Đấng kiệt xuất nói trên, Đức Phật và Đức Christ, đã để lại dấu ấn của các Ngài ở cả hai bán cầu – Đức Phật là vị Huấn sư của phương Đông, và Đức Christ là vị Cứu thế của phương Tây. Dù mỗi chúng ta có kết luận thế nào về mối liên hệ giữa các Ngài với nhau và với Đấng Cha Lành ở cõi thiêng liêng, cũng chẳng sao. Sự thực hiển nhiên là mỗi Vị đã hiển lộ bản tính thiêng liêng cho nền văn minh đương thời, và các Ngài đã cùng nhau làm việc để rốt cuộc mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Hai hệ thống giáo huấn của các Ngài tùy thuộc lẫn nhau, và Đức Phật giúp chuẩn bị người đời để họ thấu hiểu thông điệp và sứ mệnh của Đức Christ. Cả hai Ngài đều tự thể hiện một số nguyên khí vũ trụ. Nhờ công việc và sự hy sinh của các Ngài mà một số mãnh lực tinh thần đã tuôn rãi xuyên qua và cho nhân loại. Công tác được Đức Phật thực hiện, và giáo huấn Ngài truyền giảng, đã kích thích trí thông tuệ trở thành minh triết – một nguyên khí cấp vũ trụ và mãnh lực thiêng liêng, được Ngài thể hiện. Thế nhưng, bác ái đến với thế gian thông qua Đức Christ, và công tác của Ngài đã giúp chuyển hóa những tình cảm thông thường thành Bác ái. Vì “Thượng Đế là Bác ái,” nên khi hiểu rằng Đức Christ đã hiển lộ nguồn bác ái của Thượng Đế, chúng ta sẽ thấy rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ mà Ngài đảm nhận – một nhiệm vụ vượt ngoài khả năng của bất cứ huấn sư hay sứ giả nào đến trước Ngài. Khi Đức Phật đạt giác ngộ, Ngài “phóng chiếu” ánh sang chói rạng vào đời sống và những vấn đề khó khăn của thế giới chúng ta. Thấu hiểu nguyên nhân của những nỗi đau thương, thống khổ ở thế gian, Ngài minh giải chúng trong Tứ Diệu Đế (Bốn Chân lý Cao cả) mà hầu hết chúng ta đều biết rõ: 1. Cuộc sống trong vũ trụ hiện tượng không thể tránh khỏi đau khổ.
  • 19. 19 2. Nguyên nhân của đau khổ là lòng ham sống trong thế giới hiện tượng. 3. Sự đau khổ ngưng dứt khi ta không còn ham sống trong cõi giới hiện tượng. 4. Phương cách ngưng dứt đau khổ là thực hành Bát Chánh Đạo, gồm chánh tín, chánh niệm, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh tư duy và chánh định. Ngài đưa ra cấu trúc của chân lý, giáo lý và giáo huấn mà qua nhiều thế kỷ đã giúp cho biết bao người thấy được ánh sang. Ngày nay, Đức Christ và các đệ tử của Ngài đang chăm lo (như các vị đã làm trong hai ngàn năm qua) cũng chính nhiệm vụ mang lại sự khai ngộ và cứu rỗi cho nhân loại. Cố gắng này đang tác động mạnh vào những ảo tưởng của thế gian. Nhờ đó mà trí tuệ của nhân loại ngày càng có khả năng suy tư sáng tỏ. Thế nên, qua thông điệp của Đức Phật, lần đầu tiên người ta hiểu được vì sao họ cứ mãi cảm thấy không hài lòng, thường xuyên nhàm chán, bất mãn trong hiện tại, và triền miên nhớ tiếc những ngày vui đã qua. Từ giáo huấn của Ngài, họ biết tự giải thoát bằng cách thực hành hạnh từ bỏ, vô dục và phân biện. Đây là những bước đầu tiên trên đường đến với Đức Christ. Thông điệp của Đức Christ đưa ba khái niệm tổng quát vào tâm thức của nhân loại: Thứ nhất, giá trị cao đẹp của mỗi người, với tư cách cá nhân. Đây là sự thực mà giáo lý chung của Đông phương về tái sinh có khuynh hướng phủ nhận. Trong dòng thời gian lâu dài, cơ hội cứ mãi đến rồi đi, và diễn trình tiến hóa thường xuyên tác động.Thế nên, toàn thể nhân loại cứ tiến lên theo triều sóng để rốt cuộc tất cả đều tốt đẹp. Vậy, thái độ chung của người phương Đông là không chú trọng đến giá trị cao tột của mỗi cá nhân. Thế nhưng, Đức Christ đến và nhấn mạnh việc làm của mỗi cá nhân qua câu nói “Hãy để ánh sáng của bạn chói rạng trước mắt mọi người, ngõ hầu họ có thể thấy những công trình tốt đẹp mà bạn đã làm.”9 Thứ hai, toàn nhân loại đã có cơ hội tiến tới một bước quan trọng, để đi vào “đời sống mới” hay là nhận cuộc điểm đạo lần thứ nhất. Điều này sẽ được bàn đến trong chương kế tiếp. (16) Khái niệm thứ ba mà Đức Christ đã truyền dạy bao gồm kỹ thuật của thời đại mới, được thực hiện khi người ta hiểu rõ thế nào là sự cứu rỗi cho mỗi cá nhân và việc sinh ra trong đời sống mới. Đó là thông điệp hay huấn lệnh hãy yêu thương người láng giềng như chính mình.10 Nỗ lực của mỗi cá nhân, cơ hội dành cho tập thể nhân loại, và mọi người cùng đồng nhất với nhau – đó là bức thông điệp của Đức Christ. Qua giáo huấn của Đức Phật, chúng ta biết ba cách chuyển hóa phàm tính để chuẩn bị cho thiên tính được biểu lộ hữu thức. Thực hành hạnh buông xả, hành giả học cách không còn quan tâm đến, và đưa ý thức ra khỏi các sự vật của giác quan, và chẳng còn lắng nghe tiếng gọi của phàm tính. Buông xả mang lại cho y nhịp sống mới. Thực hành hạnh vô dục, y không bị ảnh hưởng bởi nỗi đau khổ của phàm nhân vì không còn để ý đến những điều phụ thuộc, không thiết yếu, mà tập trung chú ý vào các thực tại cao siêu. Nhờ trí phân biện, y biết cách tìm thấy những điều chân, thiện và mỹ. Ba lối thực hành này làm thay đổi thái độ của y đối với cuộc sống và thực tại. Khi được thực hiện đúng đắn, chúng sẽ khiến ánh sáng minh triết chói rạng, giúp người đệ tử sẵn sàng khai mở nguồn sống Christ. Tiếp theo giáo huấn nói trên dành cho nhân loại, Đức Christ đã đến để làm việc với mọi người. Cố gắng của Ngài giúp họ hiểu rõ giá trị của mỗi cá nhân, và nỗ lực y tự phát triển để được giải thoát và khai ngộ. Mục tiêu cuối cùng là tình thương tập thể và phúc lợi tập thể. Chúng ta học cách tự hoàn thiện theo huấn thị của Đức Christ, “Vậy, bạn hãy trở nên hoàn thiện,”11 để góp phần nhỏ của mình cho phúc lợi tập thể, và để phụng sự Đức Christ một cách vẹn toàn. Nhờ đó, thực tại tinh 9 Thánh Matt., V, 16. 10 Thánh Matt., XIX, 19. 11 Thánh Matt., V, 48.
  • 20. 20 thần mà Thánh Paul đã nêu trong câu “Đấng Christ ở trong bạn, nguồn hy vọng vinh quang,”12 được khai phóng trong mỗi người và có thể biểu hiện viên mãn. Khi có đủ số người thấu hiểu được lý tưởng này, thì toàn nhân loại có thể lần đầu tiên đứng trước cánh cửa (17) đưa đến Con Đường Ánh sáng. Bấy giờ, nguồn sống Christ sẽ bừng nở trong giới nhân loại. Bấy giờ, phàm ngã trở nên phai mờ trước sự vinh quang của linh hồn. Như vầng thái dương đang lên, nó xua tan bóng tối, giúp hành giả thấy rõ hoàn cảnh sống, và soi sáng tính chất của phàm nhân. Nó đưa đến sinh hoạt tập thể, và cái tôi, như chúng ta thường hiểu, tan biến dần. Điều này đã và đang xảy ra. Tất cả chúng ta đều cần nên đọc những lời của Thánh John XVII, trong đó có mô tả những kết quả cuối cùng mà công tác của Đức Christ đã mang lại. Giá trị của Cá nhân, Điểm đạo, và Đồng nhất với Thượng Đế – đây là những từ có thể tiêu biểu cho bức thông điệp của Đức Christ. Khi còn tại thế, Ngài tóm lược điều này trong câu: “Ta và Cha ta là một.”13 Qua quá trình năm cuộc Điểm đạo lớn, Đấng cao cả này, tức là Đức Christ, đã cho chúng ta thấy hình ảnh của các giai đoạn và phương pháp để đồng nhất với Thượng Đế. Câu nói vùa kể là trọng tâm của toàn câu chuyện Phúc âm, và là chủ đề của quyển sách này. Có thể nói lên mối tương quan trong công việc trước đây và hiện nay đã được thực hiện cho chúng ta bởi vị Đại Huấn sư của Phương Đông và vị Chúa Cứu thế của Phương Tây, như sau: Đức Phật … Phương pháp … Hạnh buông xả. Hạnh vô dục. Trí phân biện. Đức Christ … Kết quả … Giá trị của cá nhân. Điểm đạo. Đống nhất với Thượng đế. Đức Christ đã sống trên dải đất tuy bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa, có tên là Palestine, hay Thánh Địa. Ngài đến để chứng tỏ cho chúng ta thấy khả năng thành đạt của mỗi cá nhân. Ngài đã xuất thân từ Đông Phương (như trường hợp của hầu hết các Huấn sư qua mọi thời đại) và đã làm việc trong đất nước đó. Nó giống như chiếc cầu nối giữa hai bán cầu Đông và Tây, phân chia hai nền văn minh rất đỗi khác biệt. Các nhà tư tưởng ngày nay nên nhớ rằng Thiên Chúa giáo là tôn giáo có vai trò kết nối. Tầm quan trọng của nó là ở đó. Thiên Chúa giáo (18) là tôn giáo của thời kỳ chuyển tiếp, nối kết thời đại của cuộc sống cá nhân tự ngã thức với thế giới thống nhất trong ý thức tập thể ở tương lai. Chính yếu đây là tôn giáo có vai trò phân tách, chỉ rõ cho mỗi người thấy tính cách nhị nguyên của y. Từ cơ sở đó, y cố gắng đạt sự hợp nhất hay nhất quán. Nhận thức về tính nhị nguyên này là một giai đoạn rất cần thiết trong việc khai mở của mỗi người, và Thiên Chúa Giáo có mục đích giúp họ hiểu rõ điều đó. Đồng thời nó cũng nêu lên cuộc chiến đấu giữa cái ta thấp kém và chân ngã cao siêu, giữa con người phàm tục và con người tinh thần, rốt cuộc sẽ hợp nhất, và nhấn mạnh việc phàm nhân cần được chân nhân cứu rỗi. Thánh Paul nêu lên điều này qua những lời mà tất cả chúng ta đều biết: “…hợp nhất cả hai nơi chính mình thành một người mới, và đạt sự bình an; để y có thể hòa hợp cả hai trên đường về với Thượng Đế trong cùng một cơ thể, sau khi đã giải quyết sự đối nghịch nơi chính mình.”14 Đây là sứ mệnh thiêng liêng của Ngài, và đây là bài học của câu chuyện Phúc âm. Thế là Đức Christ đã thống nhất nơi Ngài “các luật lệ và những sách tiên tri” của thời quá khứ. Đồng thời Ngài cũng trình bày chân lý để nối liền khoảng cách giữa các tín ngưỡng và triết lý Đông phương, và chủ nghĩa duy vật và thành tựu khoa học của Tây phương – cả hai đều là những 12 Col.,I, 27. 13 Thánh John, X, 30. 14 Thư cho Tín hữu Thành Ephesus, II, 15, 16, Đọc trên Lề sách
  • 21. 21 biểu lộ thiêng liêng của thực tại. Đồng thời, Ngài cũng chứng tỏ cho nhân loại thấy rằng mỗi người đều có thể hoàn tất việc nối kết lưỡng tính hiện có nơi chính mình. Đó là hợp nhất nhân tính và thiên tính, vốn dĩ là điều mà tất cả các tôn giáo có nhiệm vụ trợ giúp. Mỗi chúng ta đều cần phải “kết hợp cả hai phương diện này thành một người mới, nhờ đó mà được bình an,” bởi vì bình an là hợp nhất và tổng hợp. Bài học và bức thông điệp mà Đức Christ trao cho mỗi cá nhân, Ngài cũng mang đến cho các quốc gia, cho họ thấy nguồn hy vọng hợp nhất thế giới và hòa bình thế giới trong tương lai. Ngài đến vào thời gian đầu của thời đại thiên văn mà chúng ta gọi là “Song Ngư”. Bởi vì trong thời kỳ khoảng hai ngàn năm này, mặt trời đi ngang qua cung Hoàng đạo gọi là Song Ngư, tức là hai Con Cá. Do vậy mà người ta thường nói đến cá, và dùng (19) biểu tượng con cá trong các kinh sách Thiên chúa Giáo, cũng như trong Kinh Tân ước. Thời đại Song Ngư đến giữa giai đoạn của giáo phái Do Thái (là hai ngàn năm trước đó, khi mặt trời đi ngang qua cung Dương Cưu, Con Cừu) và thời đại Bảo Bình mà nay mặt trời đang di chuyển vào. Đây là những sự kiện thực tế của khoa thiên văn, chứ tôi không đề cập đến các kết luận của khoa Chiêm tinh. Vào thời kỳ mặt trời ở trong ảnh hưởng của cung Dương Cưu, thường có hình ảnh của con cừu hoặc con dê chuộc tội trong Kinh Cựu ước, và việc cử hành lễ Vượt qua. Trong kỷ nguyên Thiên Chúa, người ta sử dụng biểu tượng con cá, và thậm chí còn ăn cá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Biểu tượng của thời đại Bảo Bình, như có ghi trong tất cả các vòng hoàng đạo cổ xưa, là hình ảnh người mang bình nước. Thông điệp của thời đại này là sự hợp nhất, cảm thông và mối liên giao huynh đệ giữa mọi người. Bởi vì tất cả chúng ta là con của Đấng Cha lành duy nhất. Đức Christ đã đề cập đến thời đại này trong lời hướng dẫn các môn đồ, khi Ngài bảo họ đi vào thành phố. Ngài nói “đi vào thành phố, các ngươi sẽ gặp một người có mang bình nước. Khi y bước vào một ngôi nhà thì hãy theo y.”15Họ làm đúng như thế, và sau đó bữa tiệc ban thánh thể trọng đại được tổ chức trong ngôi nhà ấy. Rõ ràng, điều này chỉ về thời kỳ tương lai khi thế giới đi vào cung “Bảo Bình” của hoàng đạo. Bấy giờ, mọi người ngồi chung một bàn, cùng nhau chia sẻ bữa tiệc thông đạt. Thiên Chúa giáo đến giữa hai chu kỳ lớn của thế giới. Đức Christ hoàn thành nơi Ngài bức thông điệp của quá khứ, và trao truyền giáo huấn cho hiện tại. Đồng thời, Ngài cũng chỉ về tương lai hợp nhất và thông hiểu, là mục tiêu mà chắc chắn chúng ta sẽ đạt. Ngày nay, chúng ta đến cuối thời đại cũ, và bước vào thời kỳ hợp nhất của Bảo Bình, như Ngài đã tiên đoán. “Căn phòng ở tầng trên” là biểu tượng của mức thành tựu cao mà cả nhân loại chúng ta đang tiến nhanh. Một ngày kia cuộc lễ Ban Thánh thể vĩ đại sẽ được tổ chức, mà những cuộc hành lễ này hiện nay là dự báo. Chúng ta đang dần dần bước vào thiên tượng chiêm tinh mới này. Trong hơn hai ngàn năm tới, mãnh lực và (20) sức mạnh của nó sẽ ảnh hưởng đến nhân loại, tạo nên ý thức mới, giúp mọi người mở mang tâm thức, và thực sự hiểu được thế nào là tình huynh đệ. Điều thú vị cần lưu ý là các năng lượng đã tác động thế nào khi mặt trời ở trong cung Dương Cưu, con Cừu, khiến khoa biểu tượng tôn giáo chú trọng đến dê hay cừu. Tương tự, trong thời đại Song Ngư, Hai con Cá, những ảnh hưởng khác đã chi phối khoa biểu tượng Thiên Chúa giáo, khiến cho hình ảnh con cá nổi bật nhiều trong Kinh Tân ước và trong biểu tượng hiện nay về sự phán xét cuối cùng. Các cung, các năng lượng và ảnh hưởng mới đang đến chắc hẳn là nhằm mang lại những hiệu ứng đồng đều, không những trong lĩnh vực hồng trần mà còn trong thế giới giá trị tinh thần. Các nguyên tử trong não bộ con người được “thức động” đến mức chưa từng có. Và chúng ta cũng biết rằng muôn triệu tế bào hiện chưa linh hoạt và còn ngủ yên trong não bộ con người. Chúng có thể được khởi hoạt để mang lại sự thấu hiểu trực giác, giúp nhận biết cuộc thiên khải tinh thần đang đến. 15 Thánh Luke, XXII, 7, 10.
  • 22. 22 Ngày nay, thế giới đang hướng đến những ảnh hưởng mới mẻ hơn, và trong các tiến trình tái điều chỉnh không thể tránh khỏi một thời gian tạm thời xáo trộn. Thiên Chúa giáo sẽ không bị thay thế. Thiên Chúa giáo sẽ được nâng cao. Công tác chuẩn bị của Thiên Chúa giáo hoàn tất tốt đẹp, và một lần nữa Đức Christ sẽ mang lại cuộc thiên khải kế tiếp cho chúng ta. Nếu tất cả những gì hiện nay chúng ta biết về Thượng Đế là tất cả những điều có thể biết, thì hóa ra thiên tính của Thượng Đế cũng chỉ là vấn đề hữu hạn. Ai có thể nói cách trình bày mới về chân lý sẽ như thế nào không? Thế nhưng, ánh sáng đang từ từ tuôn rải vào tâm và trí của con người. Trong ánh quang huy họ sẽ thấy được những chân lý mới, và lý giải nguồn minh triết ngày xưa một cách mới mẻ hơn. Qua sự truyền đạt của các bậc trí giả khai ngộ, chẳng bao lâu nữa mọi người sẽ thấy được những khía cạnh của thiên tính mà từ trước đến nay họ chưa hề biết. Khả dĩ có hay chăng những phẩm tính và đặc trưng của thiên tính mà mãi cho đến nay người ta vẫn còn hoàn toàn chưa thể biết và nhận thức? Khả dĩ có hay không những điều thiên khải mà trước đây chưa từng thấy, và nay chúng ta vẫn chưa có đủ ngôn từ hay phương cách nào thỏa đáng để thuyết minh? Các bí nhiệm cổ xưa, chẳng bao lâu nữa sẽ phục hồi, phải được diễn giải lại theo ánh sáng của Thiên Chúa giáo, và (21) cần chuyển thể nhằm đáp ứng nhu cầu của thời nay. Lý do là vì giờ đây chúng ta có thể bước vào Thánh Điện với tư cách những người thông minh, sáng suốt. Chúng ta không còn là những đứa trẻ chỉ ngắm xem các câu chuyện và qui trình đầy ấn tượng mà chúng ta không hề hữu ý dự phần vào đó, với tư cách những cá nhân. Đức Christ phô diễn cho chúng ta câu chuyện tuyệt vời về năm cuộc điểm đạo, và khuyến khích chúng ta theo bước chân Ngài. Kỹ nguyên trước đã giúp chúng ta chuẩn bị điều này. Và nay chúng ta có thể bước vào Thiên giới một cách thông minh, sáng suốt qua quá trình điểm đạo. Đức Christ vốn đã hiện hữu cũng như đã du hành trên thế gian, và đó là sự kiện có thực trong lịch sử. Nó bảo đảm rằng trong chúng ta sẵn có thiên tính và rốt cuộc sẽ thành tựu. Đức Christ trong thần thoại đã xuất hiện hết lần này đến lần khác qua các thời đại. Sự kiện này chứng tỏ rằng Thượng Đế không bao giờ thôi biểu hiện, và luôn luôn vẫn có những người thành đạt. Thực tế là Đấng Christ vũ trụ, biểu lộ như sức thúc đẩy hướng về sự hoàn thiện trong tất cả các giới tiến hóa của thiên nhiên. Nó chứng tỏ sự thực về Thượng Đế và là nguồn hy vọng muôn đời của chúng ta. Nhân loại đang đứng trước cánh cửa điểm đạo. 3 Luôn luôn đã có những đền thờ, những bí nhiệm và thánh điện, nơi mà người chí nguyện chân thành có thể tìm thấy những điều mình tìm kiếm. Trong đó cũng có những hướng dẫn cần thiết về con đường mà họ nên đi. Cổ thư có ghi: “… ở đó sẽ có con đường cao cả, con đường đạo hay con đường thánh thiện. Người chưa trong sạch không thể đi qua nó, vì sẽ vướng vào đó. Người khách lữ hành, dù còn khờ dại, khi vào đó sẽ hết lạc lầm.”16 Đó là con đường từ bên ngoài đưa vào các cấp đẳng nội môn. Từng bước một, nó làm hiển lộ sự sống ẩn tàng mà mọi hình tướng và biểu tượng đang che án và che giấu. Nó trao cho người chí nguyện một số công tác để nhờ đó y có thể thông hiểu, với tinh thần bao gồm và minh triết, nhằm đáp ứng nhu cầu mà y cảm thấy ở tận thâm tâm. Từ giai đoạn tìm kiếm, y đi đến mức mà người Tây Tạng gọi là “cái biết trực tiếp.” Trên con đường đó (22) thị kiến và hy vọng nhường chỗ cho nhận thức. Từ cuộc điểm đạo này đến cuộc điểm đạo khác, mỗi mỗi đều đưa người điểm đạo đồ đến gần hơn với mục tiêu hoàn toàn hợp nhất. Theo cách này, người thời xưa đã cố gắng trong đau khổ rồi thành đạt. Họ trở nên một chuỗi dài từ quá khứ xa xăm cho đến hiện tại, vì các điểm đạo 16 Isaiah. XXXV. 8. Đọc sách Bên lề.
  • 23. 23 đồ vẫn còn sống với chúng ta, và cửa đạo vẫn còn mở rộng. Nhờ những đẳng cấp điểm đạo đồ đã thành đạt, mọi người được nâng cao từng bước, trên chiếc thang tiến hóa xa xăm, từ cõi trần đến cảnh giới thiêng liêng. Rốt cuộc, họ đứng trước Đấng Điểm Đạo, và trong giây phút tuyệt vời ấy, họ thấy mình được chính Đức Christ đón mừng. Ngài là Người Bạn quen thuộc, đã giúp họ dọn mình qua tấm gương sáng, và giáo huấn của Ngài. Rồi giờ đây, Ngài tiếp nhận họ vào trong sự hiện diện thiêng liêng của Thượng Đế. Điều đó bao giờ cũng là cái kinh nghiệm chung và giống nhau của tất cả những người tìm đạo qua các thời đại. Con người đã ra đời ở phương Đông từ vòng tái sinh với nỗi đau thương, thống khổ thường xuyên tái diễn. Họ cũng ra đời ở phương Tây từ những gì mà bề ngoài có vẻ bất công và ghê tởm. Thế nhưng, người ta đã quay vào nội tâm để tìm ánh sáng, sự bình an và giải thoát mà họ tha thiết ước mong. Đức Christ cho ta thấy hình ảnh xác thực của trọn cả quá trình này trong câu chuyện cuộc đời Ngài. Nó xoay quanh năm cuộc điểm đạo chính yếu, vốn là di sản chung và là nguồn vinh quang chung của chúng ta (và đối với nhiều người) đó là cơ hội ngay trước mắt. Những cuộc điểm đạo này là: 1. Sự giáng sinh ở Bethlehem. Về cuộc điểm đạo này, Đức Christ đã gọi Nicodemus, và bảo “Nếu không được sinh ra lần thứ hai thì không ai có thể thấy được Thiên giới.” 17 2. Lễ Rửa tội ở Jordan. Đây là phép rửa tội mà Thánh John Baptist cho chúng ta biết rằng phép rửa tội của Chúa Thánh Thần bằng lửa phải được Đức Christ ban bố cho chúng ta. 18 3. Sự Biến dung. Đây là lần đầu tiên sự hoàn thiện được biểu dương, và ở đây người đệ tử được cho thấy khả năng thiêng liêng của mình có thể đạt được sự hoàn thiện đó. Thế nên, chúng ta được lệnh (23) “Hãy trở nên hoàn thiện như Đấng Cha Lành của các bạn ở trên trời vốn hoàn thiện.”19 4. Thập giá hình. Được gọi là Đại hạnh Từ bỏ ở Đông phương, cùng với bài học hy sinh và lời kêu gọi hãy xóa đi phàm tính. Đây là bài học mà Thánh Paul đã biết, và là mục tiêu mà ông hướng đến trong khi phấn đấu. Ông nói “Tôi chết dứt mỗi ngày.” Bởi vì chỉ nhờ thực hành chết dứt mỗi ngày, hành giả mới có thể thực hiện sự Chết dứt cuối cùng.20 5. Sự Phục sinh và Thăng thiên, chiến thắng khải hoàn cuối cùng. Nó giúp người điểm đạo đồ có thể hát lên và hiểu ý nghĩa của lời ca: “Hỡi Thần chết, hãy cho ta biết đâu là nọc độc của ngươi? Hỡi nấm mồ, hãy chỉ cho ta ở trong ngươi đâu là chiến thắng?21 Đó là năm sự kiện tuyệt vời và trọng đại của những điều bí nhiệm. Đó là những cuộc điểm đạo mà một ngày nào đó tất cả mọi người đều phải đi qua. Nhân loại ngày nay đang trên con đường dự bị. Đại chúng đang dấn bước trên con đường tinh luyện, và chúng ta đang trong tiến trình tẩy sạch những điều tà vạy cũng như thói quen xu phụng vật chất nơi mình. Khi tiến trình này hoàn tất, nhiều người sẽ thấy mình sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc điểm đạo thứ nhất, để được sinh ra lần thứ hai. Các đệ tử trên thế giới đang chuẩn bị cho cuộc điểm đạo thứ hai, tức là lễ Rửa tội. Để được như thế, hành giả phải tinh luyện bản chất cảm dục, và hiến dâng nó cho sự sống của linh hồn. Họ 17 Thánh John, III, 3. 18 Thánh Matt., III, 1. 19 Thánh Matt., V, 48. 20 I Cor., XV, 31. 21 I Cor., XV, 55.
  • 24. 24 nhắm đến sự chế ngự thể trí, và tiến đến linh hồn đúng hướng, cùng cố gắng siêu hóa phàm nhân tích hợp một cách hoàn toàn. Ngày nay có nhiều điều khờ dại nói về điểm đạo, và trên thế giới có biết bao người tự xưng là điểm đạo đồ. Họ quên rằng không điểm đạo đồ nào lại khoe khoang hay nói về mình. Những ai quả quyết rằng mình là điểm đạo đồ tức là đã tự phủ nhận lời khẳng định đó. Các đệ tử và điểm đạo đồ đều học biết rằng mình cần có tư tưởng bao gồm (24) và thái độ không chia rẽ. Họ không bao giờ tách biệt với những người khác trong nhân loại bằng cách tự xưng địa vị của mình, để tự đặt mình lên cái bệ cao. Thực ra, những điều kiện điểm đạo cũng không hoàn toàn có vẻ đơn giản như đã nêu trong nhiều quyển sách gọi là nội môn. Khi đọc vài quyển sách đó, người ta có thể nghĩ rằng nếu người chí nguyện đã đạt được phần nào tính khoan dung, tử tế, sùng tín, thiện cảm, cố gắng thực hiện lý tưởng, kiên nhẫn và bền chí, tức là y đã đạt được những điều kiện chủ yếu cần phải có. Quả thực các đức tính vừa kể là cốt yếu và chính yếu. Thế nhưng, chúng phải được bổ sung bằng sự thấu hiểu thông minh và khai mở trí tuệ. Nhờ đó mà y có thể hợp tác với các kế hoạch dành cho nhân loại, một cách khôn ngoan và thích hợp. Chính sự cân bằng giữa trí óc với tâm hồn là điều cần phải có, và trí năng phải được tình thương bổ sung và biểu lộ thông qua tình thương. Điều này cần được tái khẳng định thật cẩn thận. Tình thương, tình cảm và lòng sùng đạo là những điều thường bị lẫn lộn. Tình thương thuần khiết là một thuộc tính của linh hồn, vốn bao gồm tất cả. Chính tình thương thuần khiết mang lại mối liên giao giữa chúng ta với Thượng Đế, và giữa mọi người. “Vì tình thương của Thượng Đế vốn rộng lớn hơn tầm trí tuệ của con người, và trái tim của Nguồn Sống Vĩnh cửu thật nhân từ và kỳ diệu” – như lời của một bài thánh ca ngày xưa. Trong đó có nói rằng tình thương là một thuộc tính của Thiêng liêng và cũng là thuộc tính ẩn tàng trong mọi người con của Thượng Đế. Tình cảm thì gây xúc động và thường thay đổi. Lòng sùng đạo có thể trở nên cuồng tín và tàn ác. Nhưng tình thương thì hòa đồng và hòa hợp, cảm thông, diễn giải và tổng hợp mọi hình tướng, mọi biểu hiện, mọi nguyên nhân và mọi chủng tộc, vào trong trái tim yêu thương duy nhất luôn bừng cháy. Nó không hề biết đến bất cứ điều gì phân chia, tách biệt hoặc bất hòa. Để có sự biểu lộ thiêng liêng này trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải vận dụng tối đa nội lực của mình. Để làm một điểm đạo đồ, hành giả phải vận dụng mọi năng lực trong mọi phương diện của bản tính mình. Đó không phải là điều dễ làm. Để đối mặt với những thử thách không thể tránh mà nhất định hành giả sẽ gặp khi dấn bước trên con đường mà Đức Christ đã đi qua, y phải có tính can đảm, kiên cường thuộc loại rất hiếm hoi. Để hợp tác một cách khôn ngoan và lành mạnh với Thiên cơ, và hòa hợp ý chí của mình với Ý chí Thiêng liêng, hành giả phải khơi hoạt không những tình thương sâu xa trong tâm, mà còn phải vận dụng những quyết tâm kiên định của trí năng. (25) Có thể xem điểm đạo là một cuộc thí nghiệm trọng đại. Khi quá trình khai mở này khởi đầu, khả dĩ đã có thể thực hành ở thế gian một số tiến trình mà bấy giờ chỉ dành riêng cho thiểu số. Từ đó những gì ở nội môn có thể được trình bày dưới dạng biểu tượng để giáo huấn “đàn em nhỏ.” Rồi về sau, chúng có thể được vị Thiên đế tử, là Đức Christ, công khai truyền đạt cho chúng ta ở thế gian. Điểm đạo là một tiến trình sống động mà tất cả những ai nghiêm trì giới luật và tự nguyện tuân hành đều có thể đi qua. Họ được xem xét kỹ và trợ giúp bởi đoàn thể các điểm đạo đồ và những vị thức giả. Đây là những vị hướng đạo của nhân loại mà chúng ta biết với nhiều danh hiệu, ở những vùng đất khác nhau trên thế giới, và trong nhiều thời đại khác nhau. Ở Tây phương, các vị được gọi là Đức Christ và Giáo hội của Ngài, những vị Huynh trưởng của nhân loại. Vì thế, điểm đạo là điều thực tế, chứ không phải là giấc mơ đẹp đẽ có thể đạt được khá dễ dàng, như quá nhiều sách vở huyền bí và nội môn dường như đã khẳng định. Điểm đạo không phải là tiến trình mà một người trải qua khi y gia nhập một tổ chức nào đó, và y chỉ có thể hiểu nó bằng cách gia nhập các đoàn nhóm đó. Điểm đạo không hề liên quan gì đến các hội đoàn, các trường và tổ chức
  • 25. 25 nội môn. Tất cả những gì họ có thể làm là dạy người chí nguyện một số “quy luật của đường đạo,” có tính cách phổ thông và căn bản. Rồi sau đó để cho y thấu hiểu hay không là tùy theo lòng nhiệt thành và mức độ phát triển của mình, và bước qua cửa đạo tùy theo căn cơ và vận mệnh của mình. Các Huấn sư của nhân loại, và Đức Christ, “vị Chân sư của các Chân sư, vị Huấn sư của cả thiên thần và loài người,” không quan tâm đến các tổ chức nói trên hơn bất cứ phong trào nào trên thế giới ngày nay, đang mang ánh sáng khai ngộ và chân lý đến cho mọi người. Các điểm đạo đồ trên thế giới có trong mỗi quốc gia, trong mọi giáo hội và mọi đoàn nhóm. Trong đó những người có thiện chí đang làm việc, để cùng nhau phụng sự thế gian. Những tập thể hiện nay tự xưng là nội môn, sẽ không phải là những người nắm giữ giáo huấn và điểm đạo. Họ cũng không có đặc quyền chuẩn bị mọi người cho tiến trình khai mở này. Những nhóm giỏi nhất trong họ cũng chỉ có thể chuẩn bị môn sinh cho giai đoạn tiến hóa gọi là “con đường đệ tử.” Vì sao có tình trạng đáng buồn (26) như thế? Và vì sao điểm đạo dường như quá xa vời đối với những thành viên của hầu hết các đoàn nhóm tự cho rằng mình thấu hiểu tiến trình điểm đạo? Đó là vì họ không có sự chú trọng cần thiết vào việc khai sáng trí tuệ để soi tỏ con đường đi đến “Mật Điện của Đấng Chí Tôn.” Họ đã nhấn mạnh vào lòng tôn sùng của phàm nhân đối với các Chân sư Minh triết, và đối với nhà lãnh đạo tổ chức của riêng mình. Họ đã đặt nặng lòng trung thành với giáo huấn và các quy luật sống theo thẩm quyền, chứ không chính yếu là chú trọng vào việc nghe theo tiếng nói nhỏ bé và tĩnh lặng của linh hồn. Con đường đi đến nơi chốn điểm đạo và Trung tâm an ngự của Đức Christ là con đường của linh hồn. Đó là con đường đơn độc với cố gắng tự khai mở, tự thu mình, và nghiêm trì giới luật. Đó là con đường khai sáng trí tuệ và nhận thức trực giác. Điểm đạo là sự hiển lộ của bác ái, phương diện chính đại thứ hai của thiên tính tự biểu hiện trong minh triết. Sự biểu lộ này đến mức hoàn thành viên mãn trong cuộc đời của Đức Christ. Ngài cho ta thấy đặc tính cốt yếu của bác ái, và khuyên chúng ta hãy yêu thương. Ngài biểu dương thực chất của thiên tính, rồi khuyên chúng ta hãy sống với bản tính thiêng liêng. Trong kinh Tân ước, cuộc đời với nguồn bác ái thiêng liêng sống động đang khai mở được trình bày cho chúng ta theo ba lối. Mỗi lối đều tăng tiến với những kinh nghiệm ngày càng xác định hơn. Mỗi lối đều là trình tự hiển lộ của Đấng Christ trong tâm hồn con người. Trước hết là câu “Đấng Christ ở trong bạn, nguồn hy vọng vinh quang.”22 Đây là giai đoạn xảy ra trước và sau khi Chúa chào đời, sự Giáng sinh của Ngài ở Bethlehem. Đó là giai đoạn mà đại chúng đang cố gắng đi đến một cách chậm chạp nhưng liên tục. Đó cũng là mục tiêu ngay trước mắt của nhiều người chí nguyện trên thế giới ngày nay. Thứ đến có giai đoạn được gọi là người trưởng thành viên mãn trong Christ. Tức là việc thể nghiệm sự sống thiêng liêng ngày càng tăng, và sự khai mở tâm thức Christ thâm sâu hơn trong mỗi người. Những người đệ tử trên thế giới hiện đang hướng đến điều này. Sau đó là giai đoạn thành tựu mà Thánh Paul đã nói: “cho đến khi tất cả chúng ta, trong niềm tin và hiểu biết của vị Thiên đế tử, trở thành (27) người hoàn thiện đến mức viên mãn của Đức Christ.”23 Vì thế, điểm đạo là một loạt các cấp độ hữu ý mở mang tâm thức, và sự liên tục tăng cường ý thức về thiên tính với tất cả các hàm nghĩa của nó. Nhiều người tự gọi mình là điểm đạo đồ ngày nay tin rằng mình đã đạt đến trình độ này, vì một nhà lãnh đạo nội môn hay nhà nhãn thông nào đó đã bảo họ rằng điểm đạo là như vậy. Thế nhưng, trong thâm tâm họ không biết gì về tiến trình mà nhờ đó họ có thể đi qua cánh cửa huyền nhiệm, giữa hai trụ thạch vĩ đại, trong cố gắng tìm ánh sáng của mình (như Hội Tam điểm đã dạy). Họ không hề biết chương trình tự đề xuất, cần được theo đúng một cách hoàn toàn tỉnh thức, đồng thời vẫn được chân ngã thiêng liêng nội tại, trí và não của phàm nhân ở cõi trần biết đến. Các triển khai tâm thức này ngày càng giúp hành giả thấy được bản tính cao siêu và phàm tính của mình. Chính sự nhận thức này cho thấy Thánh Paul là 22 Col., I, 27. 23 Eph., IV, 13.
  • 26. 26 một trong những vị Điểm đạo đồ đã đạt đến trình độ vừa kể trong hệ thống Thiên Chúa giáo. Sau đây là lời ông nói về sự phát lộ lưỡng tính đó nơi mình: “Tôi biết rằng trong tôi [tức là trong thân xác tôi] không có điều gì tốt đẹp: vì cho dù tôi có muốn, tôi cũng không biết cách nào thực hiện. “Vì dù muốn điều tốt, tôi lại không làm: mà làm điều quấy, dù tôi không muốn. “Vì tôi hân hoan đi theo chân ngã ở nội tâm và tuân hành Thiên luật: “Nhưng lại có một luật khác trong thân xác chống lại quy luật trí tuệ của tôi. Nó giam nhốt tôi trong thói quen tội lỗi của thể xác này. “Ôi, tôi thật là khốn khổ! Có ai giúp tôi thoát khỏi xác thân chết chóc này chăng? “Con cám ơn Thiên Chúa qua Jesus Christ là Chúa của chúng con.”24 Chỉ nhờ sự hiển lộ của Đấng Christ bên trong mỗi người mà sự nhất quán này mới xảy ra. Chỉ nhờ sinh ra lần thứ hai, được rửa tội bởi tinh thần và lửa, và siêu hóa phàm tính, hành giả mới được giải thoát và hợp nhất (28) cùng Thượng Đế. Chỉ nhờ hy sinh phàm tính, vốn là điều cốt yếu của thập giá hình, hành giả mới được phục sinh. Điều gì đúng với mỗi cá nhân thì rốt cuộc cũng đúng với toàn gia đình nhân loại. Thiên cơ dành cho nhân loại nhằm giúp mỗi người hữu ý khai mở tinh thần. Khi nhân loại gia tăng minh triết và hiểu biết, khi các nền văn minh đến rồi đi, mỗi mỗi đều mang theo bài học cần thiết và điểm cao thành đạt, thì mọi người cùng nhau tiến đến cánh cửa đưa vào nguồn sống. Tất cả những phát minh, nghiên cứu và hiểu biết về tâm lý, cũng như tất cả các kiến thức huyền môn đích thực, đều có tính cách tinh thần. Tất cả đều giúp mở mang tâm thức để nhân loại trở thành vị Đại Điểm đạo đồ. Ngày nào tuyệt đại đa số nhân loại thấu hiểu sự tất yếu phải dứt khoát đi vào thế giới các ý nghĩa và giá trị chân thực, thì bấy giờ mọi người sẽ nhận thức được những điều bí nhiệm. Nhờ kết quả của nhận thức này, họ sẽ thấy được những giá trị mới cũng như phát triển các phương pháp và kỹ thuật sống mới mẻ. Có nhiều dấu hiệu cho thấy điều này đã và đang xảy ra. Đồng thời chúng cũng cho thấy rằng sự hủy diệt đang tiếp diễn chung quanh ta, và sự phá đổ các thể chế – chính trị, tôn giáo và xã hội – đều cũng nhằm chuẩn bị cho công cuộc này. Chúng ta đang trên đường hướng đến nguồn sống tinh thần nội tại. Ngày nay nhiều người đang nói lên điều đó. Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển tiếp (có thể gọi đó là Con đường Đệ tử hay không?) để đi vào chiều đo mới, đi vào nội giới với những điều đúng thực và nguồn năng lượng chân chính. Đó là thế giới mà chỉ thể tinh thần mới khả dĩ vận hành và chỉ nhãn quan tinh thần mới thấy được. Những ai chưa khai mở nhận thức nội tâm và trực giác còn yên ngủ, thì chưa có thể ý thức được thế giới này. Thể tinh thần cần bắt đầu được tổ chức và tăng trưởng. Tầm nhìn minh triết cần từ từ rộng mở và tự đào luyện để nhìn thấy đúng thực. Bấy giờ sẽ có chỉ báo cho thấy rằng Đấng Christ, vốn tiềm ẩn trong mỗi người con của Thượng Đế, đang bắt đầu nắm quyền kiểm soát, và đưa họ vào thế giới của sự sống tinh thần, với những giá trị chính yếu và ý nghĩa chân thực. Đây là Thiên giới, tức là cõi giới của linh hồn. Khi xuất lộ, nó sẽ cho thấy (29) cấp biểu hiện của sự sống thiêng liêng, còn được gọi là giới thứ năm trong thiên nhiên. Nói chung, giới này chưa được mọi người nhận thức. Chính nhờ trải qua tiến trình điểm đạo, hành giả mới biết được thế giới này. Trước khi được điểm đạo, y phải thấu hiểu thâm nghĩa của các ý tưởng nói trên, và nhất thiết phải thực hiện một số bước phát triển quan trọng. Có thể thấy các yêu cầu này đang được thể hiện trong cuộc đời của mọi người đệ tử ngày nay. Với những người hiểu biết, họ có thể thấy chúng đang tích cực mang lại những thay đổi trong nhân loại. Khát vọng là điều cơ bản cần có trong mỗi cá nhân và trong nhân loại. Ngày nay loài người đang mong tiến đến những đỉnh cao. Vì thế mà có những phong trào lớn trong rất nhiều nước. 24 Romans, VII, 18-25.
  • 27. 27 Đồng thời, cá nhân những người đệ tử cũng đang có cố gắng mới nhằm đạt sự giác ngộ với lòng thiết tha mong đáp ứng nhu cầu của thế gian. Tính ích kỷ tinh thần vốn đã là đặc trưng của người chí nguyện trong thời gian trước. Nay nó phải được siêu hóa và chuyển hóa thành lòng yêu thương mọi người và sẻ chia “nỗi niềm thống khổ của Đức Christ.”25 Cái tôi bé nhỏ cần phải tan hòa trong phụng sự. Phụng sự đang ngày càng nhanh chóng trở thành chủ âm của hiện nay, và là một trong những động cơ thúc đẩy nỗ lực của nhân loại. Phải gánh chịu hoạn nạn, tai ương và trải qua những kinh nghiệm đau thương thống khổ, đó là số phận của mỗi người đệ tử. Điều hiển nhiên là nhân loại, tức là người đệ tử thế gian, nay dường như đã đủ khả năng trải qua cuộc thử thách đó. Sự khó khăn chung này trong mọi ngành hoạt động của nhân loại, không ngoại trừ bất cứ đoàn nhóm nào. Nó cho thấy toàn nhân loại đang chuẩn bị để được điểm đạo. Trong những điều đang xảy ra hiện nay vốn có mục đích tiềm ẩn. Sự giáng sinh của tâm thức Christ trong nhân loại đã bắt đầu, và Đấng Christ sẽ ra đời trong “Ngôi nhà Bánh mì” (tức là ý nghĩa của từ “Bethlehem”). Những hàm ý trong nỗi đau thương thống khổ của thế giới hiện nay đã quá rõ ràng nên không cần phải giải thích nhiều hơn. Có mục đích tiềm ẩn trong toàn cả thời sự thế giới ngày nay cũng như phần thưởng ở cuối con đường. Một ngày kia, có lẽ điều đó đến sớm hơn nhiều người tưởng, cánh cửa điểm đạo sẽ rộng mở cho người đệ tử thế gian đang đau khổ (như nó đã từng (30) mở ra cho những cá nhân trong thời gian trước). Bấy giờ, nhân loại sẽ bước vào một vương quốc mới trước sự Hiện diện nhiệm mầu của Đấng Thiêng liêng. Nguồn ánh sáng và minh triết của Ngài đã chói rạng trên thế giới thông qua Cá nhân Đức Christ, và tiếng nói của Ngài đã vang lên vào mỗi một trong năm khúc quanh quan trọng mà Đức Christ đã trải qua. Rồi nhân loại sẽ bước vào thế giới của những nguyên nhân và hiểu biết. Chúng ta sẽ trụ vào nội giới của thực tại, và biết rằng cái ngoại hình trong đời sống hồng trần chỉ là biểu tượng của các điều kiện và những gì xảy ra ở các tầm mức nội tâm. Ngày đó chúng ta sẽ bắt đầu sống và làm việc như những điểm đạo đồ trong các bí nhiệm. Bấy giờ cuộc đời của chúng ta sẽ được điều hòa từ lĩnh vực của thực tại, nơi mà qua mọi thời đại Đức Christ và các Đệ tử của Ngài (là Giáo hội vô hình) đang hướng dẫn và điều hành các sự vụ của loài người. Mục tiêu mà các Ngài nhắm đến, và cứu cánh mà các Ngài đang nhằm thực hiện, được tóm lược trong phần luận giải một quyển kinh cổ xưa của Tây Tạng, như sau: “Mọi sự mỹ lệ, mọi sự lành thiện, và tất cả những gì giúp xóa tan vô mình và đau khổ ở thế gian đều phải được hiến dâng cho Đấng Hoàn thiện cao cả và duy nhất. Bấy giờ các vị Chúa Từ bi sẽ mang giá trị tinh thần đến cho thế gian, và biến nó thành Thiên giới. Và người khách hành hương sẽ được cho thấy Con Đường Vô tận để đi vào tâm vũ trụ. Con người bấy giờ không còn là kẻ phàm phu, và sẽ thắng phục Thiên nhiên. Một cách vô tư và tỉnh thức, họ hoạt động với các Bậc Giác ngộ, góp phần hoàn thành Định luật Tiến hóa Cao siêu, mà trong đó Niết-bàn chỉ là bước khởi đầu.”26 Đó là mục đích, là mục tiêu vinh quang của chúng ta? Làm sao chúng ta tiến bước để hoàn thành được điều này? Thế nào là bước đầu cần thực hiện? Sau đây là lời của một thi sĩ vô danh: “Khi bạn có thể thấy Ần trong cái biểu kiến ở bên ngoài Những nguyên nhân sản sinh bao hậu quả, Khi bạn cảm thấy, trong hơi ấm luồng ánh sáng của vầng dương Tình thương của Thượng Đế bao trùm cả thế gian, Thì bấy giờ hãy biết mình là điểm đạo đồ của những điều bí nhiệm Là bậc hiền minh, là vốn quý nhất trên đời.” 25 Phil., III, 10. 26 Yoga Tây Tạng và Giáo lý Bí nhiệm, tác giả W. Y. Evans-Wentz, Tr.12.
  • 28. 28 (31) CHƯƠNG HAI Cuộc Điểm đạo Thứ Nhất … Sự Giáng sinh ở Bethlehem TƯ TƯỞNG GỐC “Chỉ khi sinh ra lần thứ hai, hành giả mới thấy được Thiên giới.” (Thánh John, III, 3.) (Trang trắng) (33) CHƯƠNG HAI Cuộc Điểm đạo Thứ Nhất … Sự Giáng sinh ở Bethlehem 1 HI BÀN về năm cuộc điểm đạo chính yếu, chúng ta sẽ cố gắng làm 3 việc. Trước hết, với nhận thức rằng Thiên Chúa giáo là tinh hoa và thành quả của các tôn giáo trong quá khứ, là tôn giáo ra đời mới nhất, ngoại trừ Hồi giáo. Như chúng ta biết, Thiên Chúa giáo nhấn mạnh đến giá trị của mỗi đơn vị trong đại gia đình nhân loại, cũng như sứ mệnh độc đáo của Đức Christ. Ngài giáng lâm để chỉ dạy về giá trị cao tột của mỗi cá nhân, như tôi đã trình bày trong chương trước.1 Dường như sự nhấn mạnh bởi các tín đồ của Mohammed về Thượng Đế, Đấng Tối cao, Đấng Độc nhất và Duy nhất, là lời tuyên bố nhằm lập lại thế thăng bằng. Tuyên bố này được đưa ra vào thế kỷ mười lăm, nhằm giúp con người khỏi quên Thượng Đế khi họ ngày càng hiểu được thiên tính cốt yếu ẩn tàng nơi chính mình, với tư cách là con của Đấng Cha Lành. Thế nên, hẳn sẽ là điều rất hữu ích khi nghiên cứu mối liên quan giữa các tín ngưỡng khác nhau nói trên, và cách mà chúng chuẩn bị cho nhau và bổ sung lẫn nhau như thế nào. Các nhà thần học Tây phương thường không biết đến điều này. Thiên Chúa giáo có thể và vốn đang gìn giữ nơi mình các giáo huấn thiêng liêng, thánh triết. Thế nhưng, nó lại thừa hưởng giáo huấn ấy từ thời quá khứ. Thiên Chúa giáo có thể mang tính đặc thù nhờ có vị cao cả nhất của các Sứ giả thiêng liêng. Thế nhưng, con đường của vị Sứ giả này đã được dọn sẵn (34), và đến trước Ngài đã có những vị Thiên Đế tử cao cả khác. Lời dạy của Ngài có thể là Linh từ ban bố sự sống cho nền văn minh Tây phương, và thể hiện sự cứu rỗi đã được mang đến cho chúng ta. Nhưng phương Đông cũng có những huấn sư của riêng mình, và mỗi nền văn minh trước đây trên hành tinh này đều có vị Đại diện thiêng liêng. Khi xem xét bức thông điệp của Đức Christ, và sự góp phần độc đáo của thông điệp ấy, chúng ta đừng quên thời quá khứ, vì nếu thế chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được niềm tin của chính mình. Thứ đến, chúng ta cần phải suy tư trên phương diện toàn thể, và nhận thức rằng những sự mở mang tâm thức quan trọng được thường xuyên nói đến đều đang diễn tiến song hành ở khắp nơi. Một số khai mở tâm thức đó của nhân loại đã xảy ra trong lịch sử của loài người vào thời quá khứ. Một số sẽ đến trong tương lai. Một sự khai mở khác khả dĩ xảy ra trong hiện tại. Khi trang bị thể chất và các thể khác của con người phát triển để đáp ứng nhu cầu của tâm thức đang rộng mở, họ sẽ ngày càng thể nghiệm được Đấng thiêng liêng hằng hữu ở nội tâm. Nhờ đó, họ nhận thức được 1 Xem tr. 15. K