SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
BÔNB
BÔ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỌC VIÊN: ĐOÀN VĂN CÔNG
Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun
ex Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS. Hoàng Văn Sâm.
2. TS. Vương Duy Hưng.
Hà Nội, 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì công
trình nào, thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi luôn chấp hành đúng mọi quy
định của địa phƣơng nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2017
Học viên
Đoàn Văn Công
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo sauđạihọc chuyên ngành Quản lý tài
nguyên rừng khóa học 2015 - 2017, đƣợc sự đồng ý của nhà trƣờng, phòng Đào
tạo sau đại học - Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex
Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa".
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo,
bạn bè trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý
báu đó.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hƣớng dẫn PGS. TS.
Hoàng Văn Sâm, TS. Vương Duy Hưng - những ngƣời đã định hƣớng,
khuyến khích và chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên
cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn những động viên và những ý kiến chuyên
môn của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý đã giúp tôi nâng cao chất
lƣợng luận văn.
Do bản thân còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn và thực
tế, thời gian hoàn thành đề tài không nhiều nên đề tài sẽ không tránh đƣợc
những thiếu sót. Kính mong đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để
luận văn hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2017
Học viên
Đoàn Văn Công
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...................................................... 6
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU......................................................................................... 10
2.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Pù Luông ........................................ 10
2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................. 10
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................... 11
2.1.3. Đặc điểm tài nguyên................................................................. 13
2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội.................................................................. 19
Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP . 21
NGHIÊN CỨU......................................................................................... 21
3.1. Đốitƣợng, phạm vi nghiên cứu....................................................... 21
3.1.1. Đốitƣợng nghiên cứu.............................................................. 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................. 21
3.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................... 21
3.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................... 21
iv
3.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................... 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................ 22
3.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và
Thông đỏ bắc ........................................................................................... 22
3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc tính sinh thái củaThông pà cò và
Thông đỏ bắc tại KBTTN Pù Luông .......................................................... 24
3.4.3. Phƣơng pháp đánh giá các tác động đến loài Thông pà cò và
Thông đỏ bắc tại khu vực nghiên cứu......................................................... 33
3.4.4.Phƣơng pháp xây dựngđề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển 2
loài cây nghiên cứu................................................................................... 35
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 36
4.1. Đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại khu vực
nghiên cứu................................................................................................ 36
4.1.1. Thông Pà Cò ........................................................................... 36
4.1.2. Thông đỏ bắc .......................................................................... 37
4.2. Đặc tính sinh thái của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù
Luông ...................................................................................................... 39
4.2.1. Đặc điểm phân bố của loài Thông Pà Cò và Thông đỏ bắc......... 39
4.2.2. Đặc điểm khí hậu..................................................................... 43
4.2.3. Đặc điểm đất ........................................................................... 45
4.2.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài Thông Pà Cò
và Thông đỏ bắc phân bố tự nhiên tại KBTTN Pù Luông............................ 46
4.2.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thông Pà Cò và Thông đỏ Bắc
tại KBTTN Pù Luông................................................................................ 56
4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hai loài Thông pà cò và
Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông...................................................... 61
v
4.3.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ hiện đang sinh sống
xung quanh Khu BTTN Pù Luông về bảo vệ sựĐa dạng sinh học............... 61
4.3.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng.................. 62
4.3.3. Tăng cƣờng côngtác quản lý, bảo vệ rừng ................................ 63
4.3.4. Tăng cƣờngchƣơng trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn 64
4.3.5. Giải pháp về ổn định dân số ..................................................... 65
4.3.6. Giải pháp phục hồi bảo tồn rừng............................................... 65
4.3.7. Giải pháp xây dựng vƣờn cây mẫu và vƣờn sƣutập................... 66
KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KHIẾN NGHỊ..................................................... 67
1. Kết luận............................................................................................ 67
2. Tồntại.............................................................................................. 68
3. Khuyến nghị...................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Viết đầy đủ
BNN Bộ Nông nghiệp
CS Cộng sự
CT Công thức
CTV Cây triển vọng
D00 Đƣờng kính gốc (cm)
D1.3 Đƣờng kính ở vị trí 1,3m (cm)
ĐDSH Đa dạng sinh học
Dt Đƣờng kính tán (m)
ĐTC Độ tàn che
ĐTQTR Điều tra quy hoạch rừng
ĐVT Đơn vị tính
FAO Tổ chức nông lƣơng liên hợp quốc
GPS Hệ thống định vị toàn cầu
Hvn Chiều cao vút ngọn (m)
IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for
ConservatinofNature)
IV Chỉ số quan trọng (Important Value Index) (%)
KBT Khu bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ODB Ô dạng bản
OTC Ô tiêu chuẩn
vii
PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural
Appraisal)
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
QXTV Quần xã thực vật
TCLN Tổng cục Lâm nghiệp
TN Thí nghiệm
TSGLN Thiết sam giả lá ngắn
UB Ủy ban
VQG Vƣờn quốc gia
WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for
Nature)
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Diện tíchcác loại đất loại rừng 13
4.1 Các tuyến điều tra 40
4.2 Đặc điểm phân bố Thông pà cò tại khu BTTN Pù Luông 41
4.3 Đặc điểm phân bố Thông đỏ tại KBTTN Pù Luông 42
4.4 Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu 45
4.5
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài
Thông pà cò phân bố ( độ cao 785 - 799m, trạng thái:
Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi đá vôi)
47
4.6
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài
Thông pà cò phân bố ( độ cao 814 - 886m, trạng thái:
Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi đá vôi)
47
4.7
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài
Thông pà cò phân bố ( độ cao 912 - 926m, trạng thái :
Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi đá vôi)
48
4.8
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài
Thông đỏ bắc phân bố ( độ cao 850m, trạng thái: Rừng
rậm thƣờng xanh cây lá rộng)
49
4.9
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài
Thông đỏ bắc phân bố (độ cao 1030-1037 m, trạng thái :
Rừng rậm thƣờng xanh cây lá rộng)
50
4.10
Công thức tổ thành rừng tự nhiên nơi có Thông pà cò
phân bố theo đai cao tại KBTTN Pù Luông
51
4.11
Công thức tổ thành rừng tự nhiên nơi có Thông đỏ bắc
phân bố theo đai cao tại KBTTN Pù Luông
52
ix
4.12
Mức độ thƣờng gặp loài Thông pà cò thuộc khu vực
nghiên cứu KBTTN Pù Luông
53
4.13
Mức độ thƣờng gặp loài Thông đỏ bắc thuộc khu vực
nghiên cứu KBTTN Pù Luông
54
4.14 và
4.15
Mức độ thƣờng gặp của một số loài cây thuộc khu vực
nghiên cứu KBTTN Pù Luông
55
4.16
Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh tự nhiên nơi có Thông
pà cò phân bố
56
4.17
Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh tự nhiên nơi có Thông
đỏ bắc phân bố
57
4.18
Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có loài
Thông pà cò phân bố, độ cao 785-789m
57
4.19
Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có loài
Thông pà cò phân bố, độ cao 814-886 m
58
4.20
Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có loài
Thông pà cò phân bố, độ cao 912-926m
58
4.21
Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có loài
Thông đỏ bắc phân bố, độ cao 1030-1037m
59
4.22
Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có loài Thông
pà cò phân bố tại KBTTN Pù Luông theo đai cao
60
4.23
Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có loài Thông
đỏ bắc phân bố tại KBTTN Pù Luông theo đai cao
60
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Vỏ cây Thông pà cò 36
4.2 Cành và Nón Thông pà cò 36
4.3 Tán mặt trên cây Thông pà cò 37
4.4 Tán mặt dƣớicây Thông pà cò 37
4.5 Gốc thân cây Thông đỏ bắc 38
4.6 Cây Thông đỏ bắc 38
4.7 Lá cây Thông đỏ bắc 38
4.8 Nón cây Thông đỏ bắc 38
4.9 Bản đồ phân bố loài Thông pà cò ở KBTTN Pù Luông 41
4.10 Bản đổ phân bố loài Thông đỏ bắc tại KBTTN Pù Luông 42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là yếu tố cơ bản của môi trƣờng, giữ vai trò quan trọng trong việc
phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn
gen, phục vụ nhu cầu con ngƣời. Tuy nhiên rừng trên thế giới cũng nhƣ ở Việt
Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng. Rừng bị giảm sút nhanh cả về chất
lƣợng và số lƣợng. Nhiều loài cây quý hiếm có giá trị đã bị biến mất, nhiều
khu rừng lớn đã bị chia cắt thành nhiều mảng nhỏ hay bị khai thác quá mức
làm mất cấu trúc rừng.
Khu BTTN Pù Luông đƣợc biết đến là một trong những khu vực có
tính đa dạng sinh học cao nhất của tỉnh Thanh Hoá với hai hệ sinh thái chính
là hệ sinh thái núi đá vôi và hệ sinh thái núi đất. Trong những năm gần đây
đƣợc sự quan tâm của các ban ngành chức năng khu vực rừng Pù Luông đang
đƣợc bảo vệ và phát triển tốt. Tuy nhiên do hiện nay nguồn tài nguyên chủ
yếu tập trung ở các khu vực bảo tồn, mặt khác nền kinh tế thị trƣờng đang
phát triển mạnh mẽ nhu cầu sử dụng lâm sản là rất lớn, cộng đồng dân cƣ sinh
sống trong khu vực bảo tồn đông đúc, đời sống kinh tế của ngƣời dân còn gặp
rất nhiều khó khăn, sự hiểu biết về pháp luật của ngƣời dân còn nhiều hạn
chế… Chính vì vậy áp lực đến nguồn tài nguyên trong khu vực bảo tồn là rất
cao, có nguy cơ nhiều hệ sinh thái bị biến đổi theo chiều hƣớng suy thoái,
nhiều loài động, thực vật bị đe doạtuyệt chủng.
Thông đỏ đƣợc biết đến nhƣ một loài thần dƣợc quý hiếm trị các căn
bệnh ung thƣ và nhiều bệnh khác nữa. Vỏ và lá cây thông đỏ dùng để chiết xuất
ra hoạt chất Paclitacel dùng chữa trị ung thƣ. Mỗi mg Paclitacel có giá rất cao
trên thịtrƣờng, gỗ dùng trong xây dựng rất tốt. Tƣơng tự nhƣ thông đỏ, Thông
pà cò cũng có giá trị cao. Gỗ Thông pà cò thơm, vân thớ đẹp, không bị mối
mọt, là loài gỗ tốt dùng trong xây dựng nên loài rất có giá trị. Hai loài mang
nhiều ý nghĩa về giá trị thƣơng mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan.
2
Hiện nay vùng phân bố tự nhiên của hai loài bị thu hẹp nhanh chóng, và một số
cá thể trƣởng thành của hai loài bị suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên
nhân, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh
kém. Vì vậy hai loài này đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bên cạnh đó những nghiên cứu về Thông đỏ bắc và Thông pà cò ở
nƣớc ta nói chung và ở tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nói riêng đang
còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc sơ bộ mô tả
hình thái. Để bảo tồn hai loài quý hiếm này cần thiết phải có những nghiên
cứu chuyên sâu về đặc điểm vật hậu học, phân bố. Vì vậy việc nghiên cứu đặc
điểm lâm học, khả năng tái sinh tự nhiên là điều cần thiết, góp phần giải quyết
các vấn đề đang đặt ra cho công tác bảo tồn hai loài Thông pà cò và Thông đỏ
bắc. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, muốn góp phần phát triển bảo tồn hai loài
Thông pà cò và Thông đỏ bắc nói riêng và các loài Hạt trần nói chung, tôi tiến
hành Đề tài "Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis
Chun ex Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa"
3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây trong đó có các đặc điểm
hình thái và vật hậu học, phân bố, sinh thái học đã đƣợc thực hiện từ lâu trên
thế giới. Đây là bƣớc đầu tiên, làm tiền đề cho các môn khoa học khác liên
quan. Có rất nhiều công trình liên quan đến hình thái và phân loại các loài cây.
Những nghiên cứu này đầu tiên tập trung vào mô tả và phân loạicác loài, nhóm
loài,...Có thể kể đến một vài công trình rất quen thuộc liên quan đến các nƣớc
lân cận nhƣ: Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866),
Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874), Thực vật chí Ấn Độ 7
tập (1872 – 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia
(1892 – 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam
(1977), Thực vật chí Quảng Đông, Trung Quốc (9 tập). Sự ra đời của các bộ
thực vật chí đã góp phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái,
phân loại cũng nhƣ đánh giá tính đa dạng của các vùng miền khác nhau.
Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơquan
sinh dƣỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các
vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa cần
thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công tác chọn tạo giống các
công trình nhƣ nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ hoa,
quả và các đặc trƣng vật hậu của từng loài, nhóm loài.
Việc nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài làm cơ sở đề xuất biện pháp
kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
rừng rất đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó, các lý thuyết
về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng đƣợc vận dụng triệt để trong nghiên cứu
đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
4
Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ sở
thuật ngữ “hệ sinh thái”(ecosystem) của Tansley A.P (1935).Ông đã phân chia
ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên
cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng
nhƣ khả năng thích nghi với môi trƣờng đƣợc đặc biệt chú ý.
Lacher. W (1978) đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái
thực vật nhƣ:Sự thích nghi vớicác điều kiện dinh dƣỡng khoáng, ánh sáng, độ
nhiệt, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu (Dẫn theo Nguyễn Thị Hƣơng Giang, 2009).
Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng,
đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn
hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng đƣợc xác định bởi mật độ, tổ
thành loài, cấu trúc tuổi, chất lƣợng cây con, đặc điểm phân bố.
Vansteenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt.
Baur G.N (1962) cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng
đã làm ảnh hƣởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm thì ảnh
hƣởng đó thƣờng không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lƣợng loài cây
trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thƣờng khá lớn. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác độngphù hợp.
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ
qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trƣờng
sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết đƣợc những mối quan hệ sinh thái bên
trongcủaquầnxã, từđó cócơ sở đểđềxuấtcácbiệnpháp tácđộngphùhợp.
Hiện tƣợng thành tầng là một trong những đặc trƣng cơ bản về cấu trúc
hình tháicủa quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phƣơng
pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933- 1934) đề
5
xƣớng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phƣơng pháp đó vẫn đƣợc sử
dụng nhƣng nhƣợc điểm là chỉ minh hoạ đƣợc cách sắp xếp theo hƣớng thẳng
đứng trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một
số dải kề nhau và đƣa lại một hình tƣợng về không gian 3 chiều.
Sampion Gripfit (1948) khi nghiên cứu rừng tự nhiên ở Ấn Độ và rừng
ẩm nhiệt đới ở Tây Phi, đã kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp.
RichardsP.W (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tƣơng ứng với chiều
cao là 6 - 12 m, 12 - 18 m, 18 - 24 m, 24 - 30 m, 30 - 36 m, 36 - 42 m, nhƣng
thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971) nghi ngờ sự phân
tầng rừng rậm nơi có độ cao dƣới 600 m ở Puecto Rico và cho rằng không có
sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả.
Richards P.W (1968) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mƣa nhiệt đới
về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mƣa nhiệt đới là
tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thƣờng có nhiều tầng. Ông
nhận định: "Rừng mưa thực sự là mộtquần lạchoàn chỉnh và cầu kỳnhất về mặt
cấu tạo và cũng phong phú nhấtvềmặtloàicây".
Nhƣ vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới,
nên chƣa phản ánh đƣợc sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới.
Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang đƣợc chuyển từ mô tả định tính
sang định lƣợng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học. Rollet B.L
(1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đƣờng kính bằng các hàm
hồi quy, phân bố đƣờng kính ngang ngực, đƣờng kính tán bằng các dạng phân
bố xác suất.
Balley (1972) sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đƣờng
kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không
thể phản ánh hết đƣợc những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau
và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phƣơng pháp nghiên cứu cấu
trúc rừng theo hƣớng này không đƣợc vận dụng trong đề tài.
6
Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên,
nhiều nhà khoa học trên thế giớiđã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái cho từng loài cây. Một vài côngtrìnhnghiên cứucó thể kể tớinhƣ:
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre,
2006), Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình
thái của loài Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tƣơng đối chi tiết về
đặc điểm hình thái, vật hậu học của loài cây này, góp phần cung cấp cơ sở cho
việc gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng rừng (dẫn
theo Hoàng Văn Chúc, 2009).
Theo Khamleck (2004), Họ Dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng 900
loài chúng đƣợc tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt
đới, song chƣa có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi.
Hầu hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216
loài và ít nhất là Châu Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài (dẫn theo Trần
Hợp, 2002).
Ly Meng Seang (2008) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của
rừng Tếch trồng ở Kampong Cham Campuchia, đã kết luận: ở các độ tuổi
khác nhau: Phân bố N-D1.3 ở các tuổi đều có dạng một đỉnh lệch trái và
nhọn, phân bố N-H thƣờng có đỉnh lệch phải và nhọn, phân bố N-Dt đều có
đỉnh lệch trái và tù. Giữa D1.3hoặc Hvn so với tuổi cây hay lâm phần luôn
tồn tại mối quan hệ chặt chẽ theo mô hình Schumacher. Ngoài ra, tác giả cũng
đề nghị trong khoảng 18 năm đầu sau khi trồng rừng Tếch nên chặt nuôi
dƣỡng 3 lần theo phƣơng pháp cơ giới, với kỳ dãn cách là 6 năm 1 lần.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ngoài những tác phẩm cổ điển về thực vật nhƣ “Flora
Cochinchinensis” củaLoureiro (1790) và “Flore Forestière de la Cochinchine”
của Pierre (1833- 1905), thì từ đầu những năm đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một
7
công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc nghiên cứu về hình thái phân loại
thực vật, đó là Bộ thực vật chí Đông Dƣơng do H. Lecomte chủ biên (1907-
1952). Trong công trình này, các tác giả ngƣời pháp đã thu mẫu, định tên và
lập khóa mô tả các loài thực vật bậc cao có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông
Dƣơng, trong đó hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ.
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn khác nhau nhƣ ở miền Nam
Việt Nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974),
trong đó tác giả đã chỉ rõ những tiêu chuẩn để phân biệt các quần xã khác
nhau là sự phân hóa khí hậu, chế độ thoát nƣớc khác nhau. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thƣờng thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập
do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) cũng
cho ra đời công trình đồ sộ 2 tập về “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, trong đó
giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn
lại là 5246 loài thực vật có mạch, và sau này là “Cây cỏ ViệtNam”.
Ngoài ra, còn rất nhiều các bộ sách chuyên khảo khác, tuy không tách
riêng cho vùng Tây Nam Bộ nhƣng cũng đã góp phần vào việc nghiên cứu đa
dạng sinh học thực vật chung, nhƣ các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện
Điều tra qui hoạch, 1971-1988), Cây thuốc Việt Nam (Viện Dƣợc liệu, 1990),
Cây tài nguyên (Trần Đình Lý và cs., 1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần
Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh, 1993), 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng
Quảng Hà, 1997), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi và Trần Hợp,
1999), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002), v.v...Gần đây Viện
sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng đã xây dựng và biên soạn đƣợc 11 tập
Thực vật chí Việt Nam chuyên khảo đến họ riêng biệt. Đây là những tài liệu
vô cùng quý giá góp phần vào việc nghiên cứu về thực vật của Việt Nam.
Ở nƣớc ta, nghiên cứu về đặc điểm lâm học của các loài cây bản địa
chƣa nhiều, có thể tổng hợp một số thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu nhƣ sau:
8
Nguyễn Bá Chất (1996) đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp
gây trồng nuôi dƣỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về các đặc
điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả cũng đã đƣa ra một số biện pháp kỹ
thuật gieo ƣơm cây convà trồng rừng đối với Lát hoa.
Trần Minh Tuấn (1997) đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài
Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì,
ngoài những kết quả về các đặc điểm hình thái, tái sinh tự nhiên, sinh trƣởng
và phân bố của loài, tác giả còn đƣa ra một số định hƣớng về kỹ thuật lâm
sinh để tạo cây contừ hạt và trồng rừng đốivới loài cây này.
Vũ Văn Cần (1997) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật
học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vƣờn
Quốc gia Cúc Phƣơng, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân bố, hình
thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố,... tác
giả cũng đã đƣa ra những kỹ thuật tạo cây contừ hạt đối với loài cây Chò đãi.
Nguyễn Thanh Bình (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả
nghiên cứu đạt đƣợc, tác giả đã đƣa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm
về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả
còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tƣơng quan giữa Hvn và
D1.3 có dạng phƣơng trình Logarit.
Lê Phƣơng Triều (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vậthọc
của loài Trai lý tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tác giả đã đƣa ra một số kết
quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài ra
tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N-
D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1.3, Dt-D1.3.
Vƣơng Hữu Nhị (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ
thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây
9
Nguyên, từ kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái phân
bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên,... tác giả còn đƣa ra những kỹ thuật gây trồng
đối với loài cây này.
Lê Xuân Thắng (2013) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh
thái học loài cây Mỡ sa pa góp phần vào phục vụ công tác bảo tồn và phát triển
loài cây Mỡ sapa tại Vƣờn quốc gia Hoàng Liên, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai.
Nguyễn Toàn Thắng (2008) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng. Tác giả đã có những
kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử dụng, về tổ
thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 đến 41 loài, với các loài ƣu thế
là Dẻ anh, Vối thuốc răng cƣa, Dusam,....
Hoàng Văn Chúc (2009) trong công trình “Nghiên cứu một số đặc điểm
tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) trong các trạng
thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang” đã mô tả một cách chi tiết về
đặc điểm hình thái, vật hậu, tái sinh, phân bố,… của loài cây này ở khu vực
tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhân rộng loài cây
bản địa có giá trị này.
Mạc Đăng Trung (2014) trong công trình “Nghiên cứu một số đặc điểm
lâm học và phân bố của loài Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” đã xác
định đƣợc đặc điểm lâm học, sinh thái, hình thái, phân bố, cấu trúc, tái sinh
của Sa mộc dầu nhằm góp phần cho công tác bảo tồn loài tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Quan Văn Miện (2015) trong công trình “Nghiên cứu một số đặc điểm
lâm học loài Nghiến (Excentrodendron tonkinensis) tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang” đã xác định đƣợc những đặc điểm hình
thái, vật hậu học, sinh thái và phân bố, đặc điểm tái sinh loài Nghiến, bƣớc
đầu đề xuất giải pháp loài cây này tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang.
10
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN PùLuông
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu BTTN Pù Luông thuộc tỉnh thanh hóa, cách thành phố thanh hóa
125 km về phía Tây bắc, cách đƣờng Hồ Chí Minh theo đƣờng 217 đi vào
huyện Cẩm Thủy khoảng 40 Km. Khu bảo tồn có tọa độ địa lý: 20021’–20034’
vĩ độ Bắc, 105002’–105020’ kinh độ Đông
Ranh giới:
- Phía Đông giáp huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình.
- Phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình.
- Phía Tây giáp với phần đất còn lại của các xã Phú Lệ, Phú Xuân,
Thanh Xuân, Hồi Xuân.
- Phía Nam giáp với phần đất còn lại của các xã Thành Lâm, Phú
Nghiêm.
Vùng lõi và vùng đệm Khu BTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành
chính của 9 xã thuộc 2 huyện: Quan Hóa và Bá Thƣớc bao gồm:
+ Huyện Quan Hoá: gồm 5 xã: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi
Xuân, Phú Nghiêm.
+ HuyệnBá Thƣớc:gồm 4 xã: ThànhSơn, ThànhLâm, Cổ Lũng, LũngCao.
Khu BTTN Pù Luông chiếm vị trí quan trọng ở phía Tây Bắc của dải
núi đá với Pù Luông-Cúc Phƣơng-Ngọc Sơn, Ngổ Luông; là một hệ sinh thái
quan trọng mang tính toàn cầu về hệ sinh thái núi đá vôi, là khu vực đất thấp
lớn duy nhất còn lại ở miền Bắc, Việt Nam. Dãy núi đá vôi này bao quanh các
núi đá vôi còn lại có sự phong phú về các loài ở miền Bắc Việt Nam và đƣợc
xem nhƣ một khu vực cần đƣợc ƣu tiên cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học
trong khu vực.
11
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Khu bảo tồn là một phần của dãy núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phƣơng,
bao gồm 2 dãy núi chạy song song theo hƣớng Nam-Đông Bắc, đƣợc “ngăn
cách” với nhau bởi một thung lũng ở giữa. Địa hình của khu bảo tồn cao dốc,
mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1000m, cao nhất là đỉnh Pù
Luông có độ cao 1.700m. Thấp nhất là khu vực xã Cổ Lũng có độ cao 60 m.
Địa thế khu vực nghiêng dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Độ dốc bình quân
300, nhiều nơi độ dốc trên 450. Với đặc điểm địa hình nhƣ vậy rất khó khăn
cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nếu xảy ra.
Do sự có mặt của nhiều loại đá vôi khác nhau đã tạo nên nhiều dạng địa
hình Karst và karst-xâm thực trong khu BTTT Pù Luông nhƣ: cao nguyên
karst, thung lũng karst- xâm thực, cánh đồng karst…
Do đặc điểm địa chất, địa mạo khá đa dạng nên lớp đất ở khu BTTN Pù
Luông phong phú.
2.1.2.2. Khíhậu thuỷ văn
Khu BTTN Pù Luông có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh
hƣởng khí hậu của vùng Tây Bắc, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của gió Lào.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 230C; nhiệt độ trung bình cao
nhất 380C; nhiệt độ tối thấp trung bình: 00C.
Lƣợng mƣa bìnhquân năm biến động từ 1.500 mm đến 1.600 mm.
Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc,
ngoài ra còn có gió Lào cũng xuất hiện. Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do lƣợng mƣa vào mùa khô rất thấp, đồng thời
lƣợng bốc hơi lạicao, do đó khu vực này thƣờng có mùa khô, nóng kéo dài, lại
bị ảnh hƣởng của gió Lào. Đây cũng là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng. Bên
canh đó, do thiếu nƣớc vào mùa khô nên đã ảnh hƣởng đến các loài thú lớn.
12
Hệ thống thuỷ văn: Đặc điểm chủ yếu của hệ thống nƣớc Khu BTTN
Pù Luông là trong thung lũng có một đƣờng yên ngựa tại vùng biên chung
giữa các xã Phú Lệ và Thành Sơn. Đặc điểm này tạo ra đƣờng phân thủy giữa
hai phụ lƣu Pung (chảy theo hƣớng Tây Bắc) và Cham (chảy theo hƣớng
Đông Nam) trƣớc khi hợp dòng vào sông Mã. Sông Mã bao quanh vùng đệm
của Khu BTTN Pù Luông về phía Tây, phía Nam và Đông Nam. Đây là điều
kiện thuận lợi cho phát triển đƣờng thủy phục vụ đi lại và đối với du lịch du
khách cũng có thể du thuyền trên sông Mã vòng quanh Khu BTTN thăm rừng
Pù Luông ven sông Mã.
Hệ thống nƣớc của vùng lõi đá vôi rất phức tạp và không thể có mối
quan hệ trực tiếp nào giữa hệ thống nƣớc trên bề mặt và dƣới lòng đất. Các
nghiên cứu gần đây đã cho rừng có sự tồn tại của hai hệ thống sông ngầm có
quy mô đáng kể (Trần Tân Văn và cộng sự, 2003) cũng nhƣ các hệ thống
sông ngầm khác. Những dòng sông ngầm này cho thấy nhiều hệ thống nƣớc
trong và xung quanh Khu BTTN Pù Luông đƣợc nối liền với nhau.
Do đặc điểm tự nhiên, khả năng giữ nƣớc của các suối nhỏ rất kém,
thƣờng cạn kiệt vào mùa khô. Vì vậy, việc xây dựng các hồ chứa và các đập
tràn quy mô vừa và nhỏ trên các suối này có ý nghĩa quan trọng trong việc
điều tiết dòng chảy trong mùa lũ và tạo dòng chảy về mùa kiệt, phòng chống
cháy rừng, cung cấp nƣớc cho các loài động vật rừng vào mùa khô, góp phần
cải thiện môi trƣờng sinh thái và phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái.
2.1.2.3. Đặc điểm đất đai
Do đặc điểm địa chất, địa mạo khá đa dạng nên lớp đất phủ ở Khu
BTTN Pù Luông phong phú. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO,
WRB và của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu
trên có thể chia thành các kiểu loại chính sau: (1) Đất Renzit mầu nâu vàng,
mầu đen, phát triển trên đá vôi; (2) Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên
đá vôi; (3) Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sƣờn đá vôi; (4)
Đất Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá macma; (5) Đất
13
Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá macma; (6) Đất Acrisol mầu vàng
xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên và (7) Đất Fluvisol và Gleysol
mầu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng (Trần Tân Văn và
cộng sự, 2003).
2.1.3. Đặc điểm tài nguyên
2.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản
đồ rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Spot5 và
kết quả phúc tra ngoài thực địa tháng 10- 11/2012. Cho thấy hiện trạng sử
dụng đất và tài nguyên rừng Khu BTTN Pù Luông nhƣ sau:
Bảng 2.1. Diện tích các loạiđất loạirừng
ĐVT:ha
TT Hạng mục Tổng cộng Bá Thước Quan Hóa
Tổng cộng 17.171,03 12.398,01 4.773,02
A Đất có rừng 16.675,34 11.939,30 4.736,04
I Rừng gỗ 6.517,73 5.639,78 877,95
1 Rừng giàu 909,04 909,04
2 Rừng trung bình 1536,96 701,70 835,26
3 Rừng nghèo 3498,39 3.498,39
4 Rừng phục hồi 573,34 530,65 42,69
II Rừng hỗn giaogỗ nứa
III Tre nứa 17,58 17,58
IV Rừng trồng 220,00 220,00
V Rừng núi đá 9.920,03 6061,94 3858,09
B Đất chưa có rừng 186,66 186,66
1 Đất trống trảng cỏ 143,68 143,68
2 Đất trống cây bụi 1,50 1,50
3 Đất trống có cây gỗ rải rác 41,48 41,48
C Đất khác 309,03 272,05 36,98
(Nguồn:Quyếtđịnh2755/QĐ-UBNDvềviệcphêduyệtkếtquảràsoátquyhoạch 3loại
rừng vàQuyếtđịnh 3001/QĐ-UBvềviệccấpGCN quyền sửdụng đấtchoKhu BTTN)
14
Từ số liệu trên về hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng của Khu
BTTN Luông, cho thấy:
a, Đất có rừng
Khu BTTN Pù Luông diện tích đất có rừng 16.675,34ha, độ che phủ là
97,11%, chủ yếu là rừng tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá
trị để bảo tồn, là nơi có các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cƣ trú và môi
trƣờng sống của các loài động vật rừng, những sinh cảnh cần đƣợc bảo tồn
- Rừng giàu: 909,04 ha (chiếm 5,35%).
- Rừng trung bình: 1.536,96 ha (chiếm 9,05%).
- Rừng nghèo: 3.525,49 ha (chiếm 20,75,2%).
- Rừng phục hồi: 573,34 ha (chiếm 3,37%).
- Rừng tre nứa: 17,58 ha (chiếm 0,1%).
- Rừng trồng: 220,00 ha (chiếm 1,29%).
- Rừng núi đá: 9.920,03ha (chiếm 58,04%).
Trữ lƣợng rừng: Tổng trữ lƣợng các loại rừng 637.772,9 m3, tre nứa
160.113 ngàn cây, trong đó; rừng giầu: 163.627 m3 bình quân 180 m3/ha; rừng
trung bình 199.804 m3 bình quân 130 m3/ha; rừng nghèo 236.019 m3 bình
quân 70 m3/ha; rừng phục hồi 37.267 m3, 65m3/ha; rừng tre nứa 52.740 cây,
bình quân 50-60m3/ha, 3000 cây/ha.
Từ những số liệu nêu trên cho thấy hệ sinh thái rừng trong khu vực có
chất lƣợng khá tốt, tỷ lệ rừng giầu và rừng trung bình chiếm 80% diện tích
Khu BTTN.
b, Đất chƣa có rừng
Diện tích đất chƣa có rừng 186,66 ha (chiếm 1,09%); gồm đất trảng cỏ
(IA), đất trống có cây gỗ mọc rải rác, (IB, IC). Tuy không có rừng, nhƣng
nhóm đất này là nơi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc nhƣ
Lợn rừng, Nai và một số loài thú nhỏ khác.
15
c, Đất khác
Diện tích đất khác là 309,03 ha, trong đó diện tích phân khu hành chính
dịch vụ là 215,53 ha, 80,3 ha đất sông suối và 13,2 ha đƣợc UBND tỉnh
Thanh Hóa thu hồi để chuyển đổimục đíchsử dụng.
2.1.3.2. Hiện trạng tài nguyên thực vật đặc trưng
Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy quần xã thực vật nguyên sinh điển hình
có ở Khu BTTN Pù Luông điển hình là kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa
nhiệt đới. Các kiểu rừng nguyên sinh chính đƣợc quan sát thấy là:
- Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng
đất thấp trên đá vôi, có diện tích khoảng 4.800 ha. Kiểu rừng này phân bố đến
độ cao khoảng 700 m; phân bố ở các tiểu khu 73 xã Thành Sơn; tiểu khu 74,
250, 251, 252, 254, 255, 259, 261 xã Lũng Cao và 1 phần thuộc tiểu khu 262
thuộc xã Cổ Lũng đƣợc chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ƣu thế của tầng 1
gồm các loài cây Nghiến (Burretiodendro hsienmu); Các loài cây thuộc chi
Ficus, Cui lá to (Heritiera macrophylla), Chò nhai (Anogeissus
acuminata),Nhãn rừng (Dimocarpus longan), Thị núi (Diospiros
bangoiensis).Các loài cây tái sinh là Ôrô (Streblus ilicifolia), Nghiến
(Burretiodendro hsienmu);Thầu dầu (Acer tongkinensis), Chò nhai
(Anogeissus acuminata); tại những nơi ẩm ƣớt và đƣợc che bóng thì có các
loài cây phổ biến khác nhƣ Kim giao (Nageia wallichiana), Bằng lăng
(Lagerstromia balance).
- Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng
đất thấp trên đá phiến, có diện tích khoảng 650 ha. Kiểu rừng này còn một
diện tích nhỏ còn sót lại phân bố ở độ cao 60-100m, phân bố ở tiểu khu 262,
265, ở chân dãy núi đá vôi nằm ở phía Đông thôn Khuyn, xã Cổ Lũng. Đây là
nơi duy nhất trong Khu BTTN có kiểu rừng này. Kiểu rừng này cũng đƣợc
chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ƣu thế của tầng 1 gồm Gội (Agaila sp) và
16
Phay (Duabaga grandifora);các loài cây tái sinh chủ yếu là Chò nhai
(Anogeissus acuminata), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Mát (Millettia
ichtyochotona).
- Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng
núi thấp trên đá vôi ở độ cao 700-950m, có diện tích khoảng 4.900 ha. Kiểu
rừng này rất phổ biến trong Khu BTTN phân bố ở các tiểu khu 256, 257, 260
xã Lũng Cao; tiểu khu 262, 265, 268 xã Cổ Lũng, tiểu khu 27, 30, 52 xã Phú
Lệ. Chúng mọc trên những phần cao của sƣờn những dãy núi đá vôi và ít bị
tác động. Thành phần loài và cấu trúc điển hình nhất của kiểu rừng này đƣợc
thấy trên những sƣờn dốc và trên những đƣờng đỉnh có độ cao trung bình nằm
giữa các đỉnh và chóp núi cao hơn. Kiểu rừng này cũng đƣợc phân chia làm 6
tầng chính: Tầng 1 của kiểu rừng này cao tới 40 m, các loài ƣu thế của tầng
này là: Nghiến (Burretiodendro hsienmu), Thông lớn (Dacrycarpus
imbricatus), Cui lá to (Heritiera macrophylla), các loài Dẻ (Quercus sp). Các
loài cây tái sinh chủ yếu là Chân chim (Schefflera sp), Thông tre (Podocapus
neriifolius), các loài cây Gội (Aglaia sp), các loài De (Cinamomum sp), Duối
(Streblus macrophylus).
- Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá kim núi
thấp trên đá vôi (ở độ cao 700-850m); có diện tích khoảng 1.000 ha. Phân bố
chủ yếu ở tiểu khu 270 và một phần của tiểu khu 265 thuộc xã Cổ Lũng. Kiểu
rừng này là dạng rừng nguyên sinh rất hiếm còn sót lại tại rất ít các đỉnh núi
đá vôi thuộc khu vực xã Cổ Lũng. Kiểu rừng này đƣợc chia làm 5 tầng chính.
Tầng 1 của kiểu rừng này chủ yếu là Thông pà cò (Pinus kwantungensis), đôi
khi có một số loài cây lá rộng đi kèm là Sơn trà (Eriobotrya bengalensis),
Chẹo (Platycarya strobilifera). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Đại cúc
phƣơng (Pistachia cucphuongensis), Thông đỏ (Taxus chinensis), Mailai
(Sinosideroxilon wightianum).
17
- Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng
núi thấp trên đá bazan (ở độ cao 1000-1650m), có diện tích khoảng 4.500 ha.
Kiểu rừng này đƣợc che phủ bởi các quần xã rừng nguyên sinh và thứ sinh.
Phân bố ở các tiểu khu 269, 271 thuộc xã Thành Lâm, tiểu khu 75, 258, 264
thuộc xã Thành Sơn; tiểu khu 41 thuộc xã Phú Lệ; tiểu khu 65,84 thuộc xã
Phú Xuân; tiểu khu 115,136, 145 thuộc xã Hồi Xuân; tiểu khu 156,158; tiểu
khu 96 thuộc xã Thanh Xuân. Kiểu rừng này có sƣơng mù, tạo ra những khu
vực có độ ẩm cao và luôn ẩm ƣớt, thậm chí trong cả mùa khô, điều này cho
phép hình thành một thảm thực vật ẩm ƣớt khác biệt với các kiểu rừng mọc
trên núi đá vôi. Kiểu rừng này cũng đƣợc chia làm 6 tầng chính. Các loài cây
ƣu thế của tầng 1 gồm nhiều loài cây của họ Dẻ nhƣ: Dẻ giáp (Castannopsis
armata), Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus); các loài của họ Mộc lan
nhƣ Dổi lá láng (Michelia foveolata). Ngoài ra còn một số loài Hạt trần quý
hiếm nhƣ Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus
yunnamnensis), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Kim giao
(Nageia wallichiana); ngoài ra còn các loài ƣu thế của các loài cây lá rộng
nhƣ: Các loài gội (Aglaia sp), các loài De (Cinamomum sp). Các loài cây tái
sinh chủ yếu là Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Kim giao núi đất (Nageia
wallichiana), Các loài gội (Aglaia sp), các loài De (Cinamomum sp), Luống
xƣơng (Anneslea fragrans).
Một vài loại rừng phát triển không phân tầng có cấu trúc và thành phần
loài đặc biệt, chúng giàu về thành phần các loài cây hiếm và đặc hữu, có diện
tíchkhoảng800 ha. Các loạithảm thực vật không phân tầng đƣợc thấyở đây là:
- Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng
núi thấp cây lùn dạng bụi trên những đỉnh núi đá vôi riêng lẻ.
- Quần xã thực vật mọc trên các vách đá dựng đứng.
18
- Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng
núi thấp cây lùn dạng bụi trên những đỉnh núi đá bazan riêng lẻ.
Tất cả các loại thảm thực vật trên hầu nhƣ vẫn còn giữ đƣợc những đặc
tính của thảm thực vật nguyên sinh với tập hợp các loài điển hình và nơi sống.
Hiện tại các kiểu này rất hiếm ở Việt Nam và rất quan trọng cho mục đích bảo
tồn hệ sinh thái nguyên sinh điển hình của khu vực Đông Dƣơng.
2.1.3.3. Đa dạng về động vật rừng
Hệ động vật hiện có 908 loài, thuộc 277 họ, 31 bộ, bao gồm 162 loài
chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát, 13 loài lƣỡng cƣ, 24 loài dơi, 62 loài thú, 158
loài côn trùng, 96 loài ốc cạn. Có 51 loài động vật quý hiếm và đặc hữu xếp
trong SĐVN (2000) và Sách Đỏ Thế giới (2003) nhƣ: Voọc mông trắng
(Trachypithecus delacouri), Voọc xám (Trachypithecus phayrei), Báo gấm
(Pardofelis nebulosa), Beo lửa (Catopuma temminckii), Sơn dƣơng
(Capricornis sumatraensis),Gấu đen châu Á (Ursus thibetanus) và các loài
thú nhỏ hơn nhƣ Cầy vằn Bắc (Hemigalus owstoni) và Nhím đuôi ngắn
(Hystrix brachyura).
Dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007, phần Động vật), IUCN 2009, NĐ
32 -CP, hệ động vật Khu BTTN Pù Luông có 39 loài động vật quý hiếm
chiếm 6,52% tổng số loài; trong đó 37 loài có tên trong Sách Đỏ, 19 loài có
tên trong IUCN 2009, 28 loài có tên trong NĐ 32, 27 loài có tên trong Công
ƣớc Cites.
- Đánh giá chung về mức độ ĐDSH Khu BTTN Pù Luông
Hệ sinh thái núi đá vôi thuộc liên khu sinh cảnh đá vôi Pù Luông – Cúc
Phƣơng có diện tích rộng lớn và có giá trị ĐDSH cao còn lại duy nhất trên
vùng đất thấp miền Bắc Việt Nam; có tính đa dạng cao về hệ động, thực vật,
là nơi lƣu trữ nguồn gen của các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm
cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ.
19
Hệ sinh thái núi đá vôi của Khu BTTN Pù Luông có tính thích nghi
chống chịu cao; các loài thực vật có khả năng chịu hạn, đặc biệt có bộ rễ phát
triển để bám chắc vào đá khỏi bị đổ và tìm kiếm chất dinh dƣỡng. Tuy nhiên,
hệ sinh thái núi đá vôi đƣợc đánh giá là một trong những hệ sinh thái rất cực
đoan, có sự cân bằng mỏng manh, điều kiện sống rất khắc nghiệt, luôn luôn
khô vì không có khả năng giữ nƣớc. Chất dinh dƣỡng và đất chỉ đƣợc giữ lại
trong các hốc đá, độ dốc cao. Hệ sinh thái núi đá vôi có năng suất sinh học
thấp, tốc độ tăng trƣởng của cây trên núi đá vôi rất chậm; do vậy các mối đe
dọa luôn tiềm ẩn, đe dọa trực tiếp đến nguy cơ tuyệt chủng một số loài tại
Khu BTTN. Do vậy vấn đề đƣợc đặt ra là làm thế nào để phát huy tiềm năng
đó cho những mục tiêu kinh tế, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững là
một thách thức không nhỏ và đòi hỏi không chỉ các nhà khoa học và những
ngƣời trực tiếp hƣởng lợi từ ĐDSH mà cả những nhà hoạch định chính sách
phải vào cuộc. Những chính sách tầm vĩ mô, các quy chế, quy định của cộng
đồng, kho tàng kiến thức bản địa, những giải pháp kĩ thuật lâm sinh, những
giải pháp kinh tế - xã hội... phải đƣợc áp dụng một cách đồng bộ, sáng tạo và
linh hoạt mới có thể bảo tồn và phát triển bền vững đƣợc ĐDSH ở Khu BTTN
Pù Luông.
2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
* Phân bốdân cư
Khu BTTN Pù Luông nằm trong khu vực đông dân cƣ. Phần lớn ngƣời
dân địa phƣơng (>95%) ở đây là các dân tộc Thái, Mƣờng. Do ảnh hƣởng của
điều kiện tự nhiên, và do những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống dẫn đến sự
phân bố dân cƣ trong vùng không đồng đều. Đa số dân tộc chỉ tập chung sống
ở những vùng có thể canh tác nông nghiệp. Ngƣời dân sống thành từng thôn
(bản) phân bố rải rác, không tập chung. Nhìn tổng thể có thể phân chia ra làm
các khu vực chính:
20
+ Vùng núi đất Pù Luông: đây là vùng đất đai màu mỡ phía dƣới chân
núi Pù luông là những vùng đất bằng phằng, có các tuyến giao thông nhƣ
đƣờng 15A, 15C, có nguồn sông suối thuận lợi cho canh tác lúa nƣớc, trồng
hoa màu cuãng nhu dùng nƣớc sinh hoạt. Khu vực này là nơi tập chung sinh
sống của ngƣời Thái, Mƣờng và ngƣời Kinh sống chủ yếu bằng nghề trồng
lúa nƣớc, chăn nuôi gia súc gia cầm và các hoạt động dịch vụ khác.
+ Vùng núi đá: trong vùng chủ yếu là núi đá xen lẫn là các thung lũng
nhỏ có đất đai màu mỡ có thể trồng lúa nƣớc và canh tác các loài cây nông
nghiệp khác, nơi đây là nơi tập chung sinh sống chủ yếu của ngƣời Mƣờng.
Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là một trở ngại lớn
cho phát triển kinh tế. Mặt khác do ảnh hƣởng của việc canh tác trong khu
vực đã ảnh hƣởng rất lớn đến công tác BTTN, làm giảm vùng sống của các
loài động vật trong vùng.
21
Chương 3
ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) và Thông đỏ
bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Luông.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đặc điểm vật hậu học; Phân bố; Đánh giá các
tác động và Đề xuất giải pháp bảo tồn đối với loài cây Thông pà cò và Thông
đỏ bắc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
- Phạm vi về không gian: Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh
Thanh Hóa.
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 10/2016 đến tháng 4/ 2017.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp cơ sở khoa học nhằm bảo tồn Loài Thông pà cò (Pinus
kwangtungensis Chun ex Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.)
Rehder) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc đặc điểm lâm học và hiện trạng bảo tồn Thông pà cò
và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông.
- Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tồn Thông pà cò và Thông đỏ
bắc tại Khu BTTN Pù Luông.
22
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và Thông đỏ bắc
tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc tính sinh thái của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại
Khu BTTN Pù Luông.
- Đánh giá các tác động ảnh hƣởng đến loài Thông pà cò và Thông đỏ
bắc tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển Thông pà cò và Thông đỏ
bắc tại tại Khu BTTN Pù Luông.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và
Thông đỏ bắc
a. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị các thông tin liên quan đến hai loài nêu trên.
- Chuẩn bị các tƣ trang cá nhân phục vụ cho quá trình điều tra ngoài
thực địa.
- Hệ thống phiếu biểu điều tra; thiết bị, dụng cụ cần thiết nhƣ: Bản đồ
hiện trạng tài nguyên rừng, máy ảnh, GPS, Thƣớc dây, Thƣớc kẹp kính,
Thƣớc đo cao, kẹp tiêu bản…
b. Điều tra thu thập số liệu
Phương phápkế thừa số liệu và phỏng vấn
+ Kế thừa các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến
loài nghiên cứu về đặc tính sinh vật học và sinh thái học của loài.
+ Tham vấn, phỏng vấn cán bộ Khu BTTN Pù Luông, ngƣời dân địa
phƣơng và chuyên gia về đặc điểm hình thái, vật hậu của Thông pà cò và
Thông đỏ bắc, mùa ra nón, nón chín, nảy mầm, nảy chồi…
23
Phương phápđiều tra ngoại nghiệp
Quan sát, đo đếm và ghi chép các thông tin về đặc điểm hình thái và vật
hậu của ít nhất 30 cá thể/loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc, phân bố ở các
kiểu rừng khác nhau, các đai cao khác nhau và các cấp tuổi khác nhau. Nội
dung điều tra ghi chép theo mẫu biểu 01.
Các chỉ tiêu đo đếm hình thái gồm: Vỏ; Thân (chiều cao, đƣờng kính
của thân và các đặc điểm đặc trƣng của thân); Lá (kích thƣớc, hình dạng, màu
sắc); đặc điểm hình thái nón; đặc điểm hình thái hạt.
Mẫu biểu 01. Biểu điều tra đặc điểm hình thái
Địa điểm: ....................................... Vị trí:..........................................................
Kiểu rừng: ..................................... Độ tànche...................................................
Số hiệu biểu...............Ngày điều tra:................... Ngƣờiđiều tra: ......................
STT
Tên
loài
Tọa độ ghi nhận Mô tả đặc điểm hình thái
X Y Vỏ Thân Lá
Nón
đực
Nón
cái
Hạt
Nghiên cứu vật hậu học: Phƣơng pháp nghiên thực hiện theo giáo trình
“Thực vật rừng” của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, 2000. Quan sát, đo đếm và
ghi chép tất cả các đặc điểm vật hậu của 2 loài khi gặp ngoài thực địa (thời
gian ra nón, nón chín, hạt nảy mầm, ra chồi non, lá non...). Nội dung điều tra
theo mẫu biểu 02.
24
Mẫu biểu 02. Biểu điều tra vật hậu
Địa điểm: ....................................... Vị trí:..........................................................
Kiểu rừng: ......................................Độ tànche..................................................
Số hiệu biểu..............Ngày điều tra:.................... Ngƣờiđiều tra: ......................
Số
hiệu
cây
Tọa độ ghi nhận Tên
loài
Thời
gian
Đặc điểm vật hậu
X Y Thân Lá Chồi
Nón
đực
Nón
cái
Hạt
c. Xử lý nội nghiệp
Dựa vào kết quả điều tra thu thập số liệu của 2 loài Thông pà cò và
Thông đỏ bắc tiến hành tổng hợp đặc tính sinh học của 2 loài nhƣ: Đặc điểm
hình thái; Vật hậu: mùa ra nón, nón chín, ra lá non, nảy chồi, rụng lá…
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc tính sinh thái của Thông pà cò và
Thông đỏ bắc tại KBTTNPù Luông.
a. Điều tra sơ thám
Tiếnhành xác địnhtrênbảnđồkhuvực cầnđiềutra, điềutrasơ thámnhằm:
- Xác định đƣợc khu vực nghiên cứu nơi có loài Thông pà cò, Thôngđỏ
bắc phân bố.
- Xác định sơ bộ và mở rộng tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các
loại rừng đại diện, nơi nghi ngờ có loài cây nghiên cứu phân bố.
b. Điều tra chi tiết
* Điều tra theo tuyến
25
Tại mỗi khu vực, nắm bắt thông tin chung thông qua tài liệu của
KBTTN và thông qua phỏng vấn cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng... Kế thừa
tài liệu đã có kết hợp với điều tra bổ sung theo tuyến ngoài thực địa nhằm xác
định vùng phân bố của loài Thông pà cò, Thông đỏ bắc. Xây dựng các tuyến
điều tra đƣợc xác định trên bản đồ và đi qua 36/36 tiểu khu rừng thuộc khu
BTTN Pù Luông. Trên các tuyến điều tra, tiến hành điều tra phát hiện loài
bằng cách quan sát, nhận dạng qua đặc điểm hình thái. Nghiên cứu dự định
điều tra 08 tuyến. Kết quả điều tra đƣợc trên tuyến ghi vào mẫu biểu 03.
Mẫu biểu 03: Điều tra phân bố của loài theo tuyến
Ngày điều tra: ………………………Ngƣời điều tra: ………………………….........
Địa điểm điều tra: ………… Tọa độ: ……………. Độ cao: ………………...............
Số
hiệu
tuyến
Xã
Điểm đầu tuyến Điểm cuối tuyến
Độ
dài
tuyến
(km)
Xuất hiện
của cây
Thông pà
cò,Thông
đỏ bắc
Địa
danh
Tọa
độ
Độ
cao
(m)
Địa
danh
Tọa
độ
Độ
cao
(m)
* Phương phápđiều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời
Tại mỗi vị trí độ cao khác nhau (100m) hoặc sinh cảnh khác nhau nơi
có Thông pà cò hoặc Thông đỏ bắc phân bố, lập ít nhất 01 OTC điển hình tạm
thời có diện tích 500m2 (20 x 25 m). Nghiên cứu dự kiến điều tra ít nhất 10
OTC/loài. Điều tra các thông tin trong OTC theo phƣơng pháp điều tra lâm
học (Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 2005). Số liệu thu thập đƣợc ở các
ô tiêu chuẩn trên tuyến điều tra, trên các vị trí khác nhau đƣợc ghi chép theo
các mẫu biểu lập sẵn. Các chỉ tiêu cần xác định là: tần số bắt gặp, đặc điểm
cấu trúc trạng thái rừng hoặc lâm phần nơi có Thông pà cò, Thông đỏ bắc
phân bố;loài cây đi kèm, loài cây chiếm ƣu thế tầng cây cao, tầng cây bụi…
Tại các OTC tiến hành mô tả các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho các nội
dung nghiên cứu của đề tài nhƣ độ dốc mặt đất, hƣớng phơi, độ cao…, sau đó
26
xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trƣởng của tầng cây cao:
- Đƣờng kính thân cây (D1.3cm) đƣợc đo bằng thƣớc kẹp kính hai
chiều, hoặc dùng thƣớc dây đo chu vi.
- Chiều cao vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dƣới cành (HDC, m) đƣợc
đo bằng thƣớc đo cao. HVN của cây rừng đƣợc xác định từ gốc cây đến đỉnh
sinh trƣởng của cây, HDC đƣợc xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên
tham gia vào tán của cây rừng.
- Đƣờng kính tán lá (DT, m) đƣợc đo bằng thƣớc dây, đo hình chiếu tán
lá trên mặt phằng ngang theo hai hƣớng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính
trị số bình quân.
Kết quả đo đƣợc thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao theo mẫu biểu 04.
Mẫu biểu 04: Điều tra tầng cây cao
Số OTC:..................... Hƣớng dốc:..................... Ngƣời điều tra:.........
Độ cao:....................... Độ dốc:......................... Ngày điều tra:............
Tọađộ:........................ Độ tàn che:...................... Trạng thái rừng:.......
TT
cây
Tên
loài
Chu vi
(cm)
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
Hdc
(m)
D
(tán)
Chất
lượng
Ghi
chú
*Phương pháp điều tra cây tái sinh
Trong mỗi ODB có diện tích25m2, phân bố trên OTC theo sơ đồ sau:
27
Thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra (mẫu biểu 05) theo các
chỉ tiêu: Tên loài cây tái sinh; Chiều cao cây tái sinh theo các cấp khác nhau;
Xác định chất lƣợng cây tái sinh (cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt
ngọn, sinh trƣởng phát triển tốt, không sâu bệnh; cây xấu là những cây cong
queo, cụt ngọn, sinh trƣởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có
chất lƣợng trung bình); Xác định nguồn gốc cây tái sinh.
Khi điều tra tái sinh trên các ODB, chúng tôi đồng thời xác định các chỉ
tiêu: độ tàn che, độ che phủ bình quân và độ dốc mặt đất tại vị trí ODB.
Mẫu biểu 05:Điều tra câytái sinh dưới tán rừng
Số OTC:..................... Hƣớng dốc:..................... Ngƣời điều tra:..........
Độ cao:....................... Độ dốc:......................... Ngày điều tra:............
Tọađộ:....................... Độ tàn che:...................... Trạng thái rừng:........
STT
ODB
TT
Cây
Tên
cây
Số cây tái sinh (cm) Chất
lượng
Nguồn
gốc
<50
cm
50-100
cm
100-200
cm
>200
cm
* Phương phápđiều tra tái sinh tự nhiên quanh gốccây mẹ
28
Chọn cây mẹ là cây có tình hình sinh trƣởng tốt, không cụt ngọn, không
bị lệch tán, không bị chèn ép làm cây tiêu chuẩn để điều tra cây tái sinh xung
quanh. Các cây mẹ tiêu chuẩn đƣợc phân bố đều trên toàn bộ diện tích. Kết
quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 06:
Mẫu biểu 06:Điều tra tái sinh của loàiquanh gốc câymẹ
Ngày điều tra: ………………… Ngƣời điều tra: ………………Số tuyến................
Địa điểm điều tra: …………… Tọa độ: ……………. Độ cao: ………………...........
Khoảng
Chỉ tiêu Nguồn Doo Hvn Vị trí Sinh cách Tọa Ghi
Số hiệu gốc (mm) (cm) mọc trưởng cây mẹ độ chú
(m)
....
* Phương phápđiều tra tầng cây bụi, thảm tươi
Lập 5 ODB có diện tích25m2(5m x 5m): 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa OTC.
+ Điều tra cây bụi theo các chỉ tiêu: tên loài chủ yếu, số lƣợng khóm
(bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài trên ODB, kết
quả ghi vào phiếu điều tra cây bụi (mẫu biểu 07).
Mẫu biểu 07:Biểu điều tra cây bụi
Ngày điều tra:............................................. Ngƣời điều tra:.......................................
ÔTC:............................................................. Độ cao:.................................................
Toạ độ:..........................................................................................................................
TT
ÔDB
TT loài Tên loài chủ yếu
Số cây
(bụi)
Độ che
phủ
(m)
Sinh
trưởng
29
+ Điều tra thảm tƣơi theo các chỉ tiêu: loài chủ yếu, chiều cao bình
quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trƣởng của thảm tƣơi
trên ODB, kết quả ghi vào phiếu điều tra thảm tƣơi (mẫu biểu 08).
Mẫu biểu 08:Biểu điều tra thảm tươi
Ngày điều tra:............................................. Ngƣời điều tra:.......................................
ÔTC:............................................................. Độ cao:.................................................
Toạ độ:..........................................................................................................................
TT
ÔDB
TT loài Tên loài chủ yếu Số cây
(bụi)
Độ che
phủ
(m) Sinh
trưởng
*Phương pháp điều tra nhóm loài cây đi kèm
Để tiến hành điều tra nhóm loài cây đi kèm đề tài sử dụng phƣơng pháp
OTC 6 cây. Lấy loài cây nghiên cứu (Thông pà cò hoặc Thông đỏ bắc) làm
tâm, xác định tên của 6 cây xung quanh có khoảng cách gần nhất với cây
trung tâm. Điều tra xác định tên từng loài, kích thƣớc, khoảng cách và tình
hình sinh trƣởng của từng cây trong ô 6 cây. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào
phiếu điều tra ô hình tròn 6 cây (mẫu biểu 09).
Mẫu biểu 09:Điều tra ô hình tròn 6 cây
OTC......................Địa danh:............................ Ngƣờiđiều tra:................
Vị trí:....................Độ tànche:........................Ngày điều tra:.....................
Trạng thái rừng:.........................................................................................
TT cây
Trung tâm D1.3
(cm)
Hvn
(m)
TT
cây
xung
quanh
Khoảng
cách đến
cây TrT
(m)
Tên loài D1.3 Hvn
Chất
lượng
1
2
3
4
5
6
30
c. Xử lý nội nghiệp
- Xây dựng bản đồ tuyến điều tra và bản đồ phân bố của Thông pà cò
và Thông đỏ bắc
Sử dụng phần mềm Mapinfo và nền bản đồ số của Khu BTTN Pù
Luông để xây dựng các bản đồ sau:
+ Bản đồ các tuyến điều tra và vị trí các OTC trên tuyến điều tra.
+ Bản đồ phân bố của Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Sử dụng phần mềm MapSoure để chuyển dữ liệu từ máy GPS vào phần
mềm Mapinfo.
Từ kết quả ghi nhận các tọa độ bắt gặp cây Thông pà cò và Thông đỏ
bắc trên các tuyến điều tra và OTC, sử dụng phần mềm Mapinfo chồng ghép
các lớp bản đồ để thể hiện các tuyến điều tra, OTC, vị trí phân bố của Thông
pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông trên nền bản đồ số.
- Tổ thành tầng câygỗ
Hệ số tổ thành của các loài cây thƣờng đƣợc xác định theo số cây hoặc
theo tiết diện ngang. Trên quan điểm sinh thái ngƣời ta thƣờng xác định tổ
thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm sản lƣợng, ngƣời ta lại xác
định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lƣợng.
Để xác định tổ thành tầng cây cao, đề tài sử dụng phƣơng pháp xác
định giá trị (độ) quan trọng (Important Value – IV %) của Daniel Marmillod:
IVi% = (1)
Trong đó:
IVi% là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i
Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng
Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng
Theo Thái Văn Trừng loài cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về
31
mặt sinh thái trong QXTV rừng. Những loài cây xuất hiện trong công thức tổ
thành là loài có IV% ≥ giá trị bình quân của tất cả các loài tham gia trong
QXTV rừng. Trong một quần xã nếu một nhóm dƣới 10 loài cây có tổng
IV%≥ 40%, chúng đƣợc coi là nhóm loài ƣu thế và tên của QXTV rừng đƣợc
xác định theo các loài đó.
- Mật độ
Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lƣợng cá thể của từng loài hoặc
của tất cả các loàitham gia trên một đơn vịdiện tích (thƣờng là 1 ha), phản ánh
mức độ tận dụng không gian dinh dƣỡng và vài trò của loài trong QXTVrừng.
Công thức xác định mật độ nhƣ sau:
= ×10.000 (2)
Trong đó:
n: là số lƣợng cá thể của loài hoặc tổng số cáthể trong OTC
Sô: Diện tích OTC (m2)
- Xácđịnh mức độ thường gặp
Côngthức xác định mức độ thƣờng gặp của một loài nhƣ sau:
Mtg(%) = × 100 (3)
Trong đó:
r là số cá thể của loài i trong QXTV rừng
R là tổng số cá thể điều tra của QXTV rừng.
Nếu Mtg> 50%: Rất thay gặp Mtg= 25 – 50%: Thƣờng gặp
Mtg< 25%: ít gặp
-Tổ thành cây tái sinh
Đề tài xác định tổ thành tái sinh rừng theo số cây, hệ số tổ thành của
từng loài đƣợc tính theo công thức:
32
Ki = × 100 (5)
Trong đó:
Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i
Ni: Số lƣợng cá thể loài i
N: Tổng số cá thể điều tra
- Mậtđộ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lƣợng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, đƣợc
xác định theo công thức sau:
= (6)
Với Sdi là tổng diện tích các ODB điều tra tái sinh (m2) và n là số lƣợng
cây tái sinh điều tra đƣợc.
- Chất lượng cây tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lƣợng tốt, trung bình và xấu đồng
thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng
quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu.
- Phân bốcây tái sinh theo cấp chiều cao
Thống kê số lƣợng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao: dƣới 0,5m; 0,5-
1m; 1-2m và trên 2m.
- Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên loài
Thông pà cò và Thông đỏ bắc
+ Ảnh hƣởng của độ tàn che: Đề tài đánh giá ảnh hƣởng của độ tàn che
đến tái sinh hai loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc thông qua việc tổng hợp
các chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh nhƣ mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lƣợng
cây tái sinh loài Thông pà cò, Thông đỏ bắc theo các cấp độ tàn che khác
nhau ở khu vực nghiên cứu.
33
+ Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh loài Thông pà cò,
Thông đỏ bắc: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cây bụi, thảm tƣơi, đề tài tổng
hợp một số chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh nhƣ mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và
chất lƣợng cây tái sinh của loài cây theo các cấp độ sinh trƣởng khác nhau của
lớp cây bụi, thảm tƣơi ở khu vực nghiên cứu.
3.4.3. Phương pháp đánh giá các tác động đến loài Thông pà cò và Thông
đỏ bắc tại khu vực nghiên cứu
a. Cơ sở lựa chọn phương pháp
Cây rừng sống trong các hệ sinh thái khác nhau luôn phải chịu các tác
động từ môi trƣờng xung quanh, do con ngƣời, do tự nhiên, điều này thể hiện
rõ nét nhất ở các loài quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao. Nhiều loài trƣớc đây đã
có số lƣợng tƣơng đối lớn nhƣng do hoạt động khai thác quá mức dẫn đến
nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng một cách cục bộ. Để có cơ sở khoa học
cho việc bảo tồn loài một cách hiệu quả thì việc đánh giá các tác động đến
quần thể loài là việc làm hết sức quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý
và bảo vệ loài có hiệu quả.
Đểđánh giá các tác động tớihai loàiThông pà cò vàThôngđỏ bắc, tôitiến
hành điều tra phỏng vấn kết hợp kế thừa số liệu và điều tra trên thực địa. Ngƣời
dân và các cán bộ Khu bảo tồn là những ngƣời tiếp xúc, gắn bó với rừng nhiều
nhất. Họ là những ngƣời có kinh nghiệm đi rừng, hiểu rõ tình trạng tài nguyên
rừng. Vì thế lựa chọnphƣơngpháp phỏng vấn ngƣờidân về tình hình tàinguyên
rừng là vô cùng hợp lý. Các tài liệu về xử phạt những vụ vi phạm về khai thác
rừng, vận chuyển lâm sản... đƣợc các cơ quan chức năng lƣu trữ, tổng hợp là
những nhânchứngsống, thểhiệnchínhxác thực trạngrừngvàtài nguyên rừng.
b. Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn
- Kế thừa các số liệu đã nghiên cứu, thống kê tình hình sinh trƣởng, phát
triển, biến độngsố lƣợng cá thể của 2 loài trƣớc đây so với hiện nay.
34
- Phỏng vấn cán bộ Khu BTTN Pù Luông, ngƣời dân địa phƣơng về các
ảnh hƣởng làm tăng hoặc giảm số lƣợng loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc.
c. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các thông tin tác động đến 2
loài nghiên cứu theo các nội dung dƣới đây:
Số hiệu tuyến:
Thứ tự tác động:
Địa điểm và tọa độ:
Đốitƣợng gây tác động:
Thời gian:
Mức độ tác động:
Mức độ bị ảnh hƣởng và khả năng phục hồi của đốitƣợng bị tác động:
Ghi chú:
c. Phương pháp nội nghiệp
Phân tích các tác động đến loài qua phiếu điều tra, phỏng vấn và kế
thừa số liệu theo 2 hƣớng: từ phía conngƣời và từ phía tự nhiên:
Các tác động do con ngƣời, trực tiếp hoặc gián tiếp gián tiếp ảnh hƣởng
tích cực hoặc tiêu cực đến quần thể 2 loài nghiên cứu:
Tác động tích cực (qua kế thừa số liệu và phỏng vấn cán bộ quản lý):
Các biện pháp lâm sinh có tác động tích cực đến loài; Các biện pháp, hoạt
động tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy
rừng…; Các hoạt động xử lý vi phạm hành chính
Tác động tiêu cực (Qua phỏng vấn, kế thừa số liệu): Tình trạng khai
thác, mua bán trái phép 2 loài nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu; Việc
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, các biện pháp lâm sinh tác động tiêu cực
đến môi trƣờng, khai thác quá mức các cây gỗ làm thay đổicấu trúc rừng…
35
Tác động do tự nhiên: Do đặc tính sinh học và sinh thái học của loài:
yêu cầu khắt khe về môi trƣờng sống:Yêu cầu điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng
phù hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của 2 loài Thông pà cò và Thông đỏ
bắc; Do một số nguyên nhân tự nhiên khác.
3.4.4. Phương pháp xây dựng đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển 2 loài
cây nghiên cứu
Cơ sở xây dựng đề xuất: Dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ
sở hạ tầng, tình hình sản xuất tôi đƣa ra giải pháp chung nhằm cải thiện đời
sống, tác động ít tới rừng của ngƣời dân. Còn đối với một số giải pháp cụ thể
cho loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc, tôi dựa vào kết quả điều tra thực địa
nhƣ: đặc điểm vật hậu học, phân bố, cấu trúc tổ thành rừng, mật độ, tái sinh
loài...và kết quả đánh giá các tác động tới hai loài Thông pà cò và Thông đỏ
bắc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
Nội dung đề xuất: Giải pháp về kỹ thuật, cơ chế, chính sách, xã hội …
cho bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ 2 loài Thông pà cò và Thông đỏ
bắc tại Khu BTTN Pù Luông.
36
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại khu vực
nghiên cứu
4.1.1. Thông pà cò
- Tên đồngnghĩa: Thông quảng đông
- Tên khoa học: Pinuskwangtungensis Chun ex Tsiang.
- Họ: Thông – Pinnaceae.
a. Đặc điểm hình thái
Kết quả điều tra cho thấy hình tháithì Thông pàcò phân bố ở Pù Luông là
loài cây gỗ nhỡ, đƣờng kính trung bình 54,36 cm, chiều cao trung bình 18 m,
thƣờng xanh, có chồi đông với các vảy chồi nâu. Vỏ màu nâu xám, nứt dọc.
Lá Thông pà cò mọc 5 chiếc một ở đầu cành và các cành ngắn này lại
mọc chụm trên đầu cành dài. Lá hơi cong dài 3,3 - 4,5 cm, mặt cắt ngang hình
3 cạnh, có răng cƣa. Mùa rụng lá không rõ ràng.
Hình 4.1. Vỏ câyThông pà cò Hình 4.2. Cànhvà Nón Thông pà cò
37
Hình 4.3. Tán mặt trên cây Thông pà cò Hình 4.4. Tán mặt dưới cây Thông pà cò
Thông Pà Cò có nón cái mọc đơn tính, hình trứng, màu xanh; đƣờng
kính nón 4-5,5 cm, gồm 22 đến 35 vảy. Vảy hình trứng ngƣợc dài 2,5 cm rộng
1,5 cm. Hạt thông pà cò hình bầu dục, dài 1-1,2 cm, rộng 0,5-0,6 cm, mang
một cánh mỏng dài khoảng 2 cm.
b. Đặc điểm vật hậu
Nghiên cứu đặc điểm vật hậu của loài Thông pà cò có ý nghĩa quan
trọng trong công tác bảo tồn, đặc điểm này phản ánh đƣợc khả năng duy trì nòi
giống trong tự nhiên và dựđoán đƣợc sựtồntại của chúng trong tƣơng lai.
Từ kết quả nghiên cứu và kế thừa thông tin từ các tài liệu về đặc điểm
vật hậu cho thấy: Thông pà cò là cây thƣờng xanh,có chồi đông với các vảy
chồi nâu, không có mùa rụng lá rõ rệt, ra nón tháng 3 - 4, chín vào tháng 9 -
10, khi chín chuyển sang màu xám nâu.
4.1.2. Thông đỏ bắc
- Tên đồngnghĩa: Sam hạt đỏ lá ngắn, Thanh Tùng
- Tên khoa học: Taxuschinensis Pilger
- Họ: Thông đỏ - Taxaceae
a. Đặc điểm hình thái
38
Cây gỗ nhỡ cao tới 20 m, đƣờng kính thân 40-50 cm, thƣờng xanh. Lá
mọc xoắn ốc, xếp thành hai dãy do gốc lá bị vặn, hình dải, hơi cong hình chữ
S, dài 2,5-4 cm, rộng 2-3 mm, thót dần, nhọn ở hai đầu.
Hình 4.5. Gốc thân cây đỏ bắc Hình 4.6. Câythông đỏ bắc
Hình 4.7. Lá câyThông đỏ bắc Hình 4.8. Nóncây Thông đỏ bắc
39
Nón đực hình chùy, đơn độc ở nách lá. Nón cái đơn độc trên đỉnh của
cành ngắn tại một bên của trục hoa, gốc đỡ bởi vỏ hạt giả. Hạt hình trứng, nằm
trong vỏ hạt giả khi chínmọngnƣớc màu đỏ tƣơi, có cạnh, dàikhoảng 6-7 mm.
Với đặc điểm phân bố trên núi đá, không có tầng đất canh tác, do đó bộ
rễ của 2 loài Thông đỏ bắc, Thông pà cò phát triển rất mạnh đặc biệt là các
cây trƣởng thành, rễ giúp cây bám chặt vào các tảng đá và lan tỏa ra xung
quanh. Rễ cọc cắm sâu vào các khe đá để hút dinh dƣỡng nuôi cây và tạo cho
cây một thế vững chắc để chống chọi với gió bão, rễ chùm lan tỏa trên lớp
mùn mỏng để hút nƣớc và dinh dƣỡng khoáng.
b. Đặc điểm vật hậu
Thông đỏ bắc là cây thƣờng xanh, không có mùa rụng lá rõ ràng, chồi
phát triển mạnh về mùa xuân, bắt đầu nhú vào khoảng cuối tháng 1 đầu tháng
2 dƣơng lịch, đến tháng 3 ra lá non. Sau thời điểm ra cành non, nón bắt đầu
xuất hiện vào tháng 4 và quả chín vào tháng 10. Qua nghiên cứu và kế thừa
tài liệu nhận thấy khả năng ra hoa kết quả của cây là không đồng đều giữa các
năm. Cần nghiên cứu tiếp tục về vật hậu của loài để có phƣơng án bảo tồn
thích hợp.
4.2. Đặc tính sinh thái của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN
Pù Luông
4.2.1. Đặc điểm phân bốcủa loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Trong nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài thì độ cao là một trong
những nhân tố quyết định sự phân bố của thực vật thông qua hàng loạt các
yếu tố khác nhƣ: Lƣợng bức xạ mặt trời từ đó ảnh hƣởng tới nhiệt độ, khả
năng quang hợp của thực vật; lƣợng mƣa, độ ẩm không khí; độ dốc, độ dày
tầng đất,… và các yếu tố này lại có tác động trực tiếp tới sự phân bố của loài.
08 tuyến cụ thể đƣợc đềtài nghiên cứu nhƣ sau:
40
Bảng 4.1. Các tuyến điều tra
STT
tuyến
Tên tuyến Tọa độ
Tiểu
khu
1 Bản khuy - Đồi đá trắng - X. Cổ Lũng
524509/ 2261771
-
525692/ 2261691
262
264
265
2 Bản Eo Điếu - Thông Pà Cò -X. Cổ Lũng
524911/ 2258110
-
524236/2259771
269
270
3 Bản Mỏ - Đỉnh Pù Pan - X.Phú Xuân
502685/ 2268129
-
506506/2267102
65
4 Làng trình - Núi Phiêng Tòong - X. Lũng Cao
518169/ 2265164
-
519106/2267285
260
5 Bản Hang - Thung Hang - X. Phú Lệ
507864/ 2270343
-
508864/2271603
30
27
6 Bản Cao - Bản Son - Mƣời Bá - X.Lũng Cao
519580/ 2264030
-
521902/2266646
257
250
7 Đông Diểng - X. Thành sơn
509526/ 2266875
-
509547/2264112
75
258
8 Bản Cốc - X.Thành Lâm
516327/ 2259271
-
514680/2259002
271
41
Bảng 4.2. Đặc điểm phân bố Thông pà cò tại khu BTTN Pù Luông.
TT Loài cây Độ cao (m)
Toạ độ
Tiểu khu
X Y
1 Thông pà cò 785 525071 2258906 270
2 Thông pà cò 793 525051 2258917 270
3 Thông pà cò 797 525057 2258919 270
4 Thông pà cò 814 525008 2258912 270
5 Thông pà cò 853 524985 2258909 270
6 Thông pà cò 886 524969 2258907 270
7 Thông pà cò 912 524922 2258919 270
8 Thông pà cò 926 524836 2258896 270
9 Thông pà cò 891 524729 2258951 270
10 Thông pà cò 836 524661 2258898 270
11 Thông pà cò 799 524667 2258865 270
Hình 4.9. Bản đồ phân bố loài Thông pà cò ở KBTTN Pù Luông
42
Bảng 4.3. Đặc điểm phân bố Thông đỏ bắc tại KBTTN Pù Luông
TT Loài cây Độ cao (m)
Toạ độ
Tiểu khu
X Y
1 Thông đỏ bắc 850 525670 2261690 65
2
Thông đỏ bắc
1030 505537 2267763
65
3
Thông đỏ bắc
1037 505525 2267759
65
Hình 4.10. Bản đổ phân bố loài Thông đỏ bắc tại KBTTN Pù Luông
43
Kết quả cho ta thấy Thông pà cò chỉ bắt gặp tại tuyến 2 Bản Eo Điếu -
Thông pà cò – Xã Cổ Lũng. Tại tuyến này thì Thông pà cò chỉ tập trung tại
tiểu khu 270 và chỉ tập trung nhiều trên đỉnh Pà cò ở độ cao từ 700 – 1000 m.
Mọc thành quần xã rừng thuần loài, thƣờng mọc trên đỉnh và đỉnhnúi đá vôi.
Thông đỏ bắc phân bố bố khá hẹp. Theo điều tra chỉ phát hiện duy nhất
trên tuyến số 3 (Bản Mỏ - Đỉnh Pù Pan), tiểu khu 65, với 40 cá thể trƣởng
thành (đƣờng kính trung bình D1.3 = 80 cm) và chiều cao trung bình Hvn = 15
m) và 4 cây con tái sinh (chiều cao trung bình Hvn = 1 m). Chúng mọc trên
sƣờn gần đỉnh của núi đá vôi (hƣớng phơi Đông – Nam), với độ cao khoảng >
850 m. Các kiểu rừng chủ yếu nơi Thông đỏ phân bố là rừng rậm thƣờng xanh
cây lá rộng mƣa mùa nhiệt đới. Ở KBTTN Pù Luông, Thông đỏ bắc còn quần
thể nhỏ, ngƣời dân hầu nhƣ chƣa khai thác. Tuy nhiên, khai thác rừng lại đang
là nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến khả năng sống của loài này, đặc biệt
là khả năng tái sinh.
4.2.2. Đặc điểm khí hậu
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:
Mùa hạ nóng, ẩm mƣa nhiều và chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô, nóng.
Mùa đông lạnh và ítmƣa.
- Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình
năm khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C.
Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dƣới 200C (từ tháng XII đến
tháng III năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng IV
đến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C.
Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng
+ Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ
năm từ 110C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình
năm là 24,20C.
44
+ Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ
trung bình cả năm 7.6000C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10C.
+ Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sƣơng
muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hƣởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung
bình cả năm khoảng dƣới 8.0000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhƣng sự chênh lệch độ
ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng
85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ƣớt hơn và
có sƣơng mù.
- Chế độ mưa: Lƣợng mƣa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ
1.456,6 - 1.762,6 mm, nhƣng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần
từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV
năm sau) lƣợng mƣa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lƣợng mƣa cả năm, khô hạn
nhất là tháng I, lƣợng mƣa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngƣợc lại mùa mƣa (từ
tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều
nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mƣa với lƣợng mƣa lên tới 440 - 677
mm. Ngoài ra trong mùa này thƣờng xuất hiện giông, bão kèm theo mƣa lớn
trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tƣơng đối cao, trung bình từ 84 -
86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mƣa độ ẩm không
khí thƣờng cao hơn mùa khô từ 10 - 18%.
Do đặc trƣng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển, đặc
biệt là những loài thực vật thuộc nhóm Thông chiếm ƣu thế, vì vậy đây là yếu
tố sinh thái quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và tồn
tại của các loài thuộc nhóm Thông. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông
và mùa xuân vùng núi cao có nơi có sƣơng muối, băng giá, gió lạnh, không có
mƣa gây thiếu nƣớc, vào mùa hè lại có những đợt mƣa kéo dài gây lũ quét
làm ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống. Những thuận lợi và bất lợi về thời
45
tiết, khí hậu trong tỉnh diễn ra có tính quy luật khách quan mà con ngƣời chƣa
đủ khả năng chế ngự để thay đổi các điều kiện tự nhiên, chỉ có lợi dụng tối đa
những thuận lợi và hạn chế mức độ thiệt hại do điều kiện bất lợi để bố trí có
hiệu quả kế hoạch sản xuất và tổ chức tốt đời sống cho nhân dân trên địa
bàn. Tại những khu vực có loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc phân bố, với độ
cao trên từ 800 - 1200 m so với mặt nƣớc biển, trên đỉnh và sƣờn núi đá vôi,
khí hậu khắc nghiệt. Loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc vẫn tồn tại cùng một
số loài cây lá rộng, điều đó cho điều kiện khí hậu, địa hình và đất đai khu vực
này thích hợp cho các loài cây phát triển.
4.2.3. Đặc điểm đất
Đất là nhân tố sinh thái không thể thiếu đối với mỗi loài cây. Thực hiện
việc lấy mẫu đất tại các điểm (trong ô tiêu chuẩn) có loài Thông pà cò và
Thông đỏ bắc phân bố, sau đó về phân tích các tính chất lý, hóa học của đất
tại Chi cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng Thanh Hóa. Kết quả đƣợc thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 4.4. Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu
TT Tên chỉ tiêu ĐVT Thông đỏ bắc Thông pà cò
1
Hàm lƣợng Nitơ tổng tính
theo hệ số khô kiệt
% 0,05 0,03
2
Hàm lƣợng P2O5 tổng tính
theo hệ số khô kiệt
% 0,08 0,09
3
Hàm lƣợng Kali tính theo
K2O tính theo hệ số khô kiệt
% 0,05 0,04
4
Hàm lƣợng Hữu cơ tổng tính
theo hệ số khô kiệt
% 8,5 5,5
5 pHKCL % 6,5 5,4
46
Về độ chua (pHkcl):Kết quả cho thấy, tại nơi có loài Thông pà cò và Thông
đỏ bắc phân bố chỉ số này là từ 5,4 - 6,5; điều đó có nghĩa là đất tại những nơi
có loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc là đất chua trung bình. Hàm lƣợng đạm
nơi có loài Thông pà cò là 0,03 % thấp hơn so với loài Thông đỏ bắc là 0,05
%. Hàm lƣợng lân (P205) của hai loài đều ở mức trung bình.
Kết quả cho thấy, Thông pà Cò và Thông đỏ bắc thích hợp ở núi đá vôi,
đất chua trung bình, hàm lƣợng đạm, lân, Kali ở mức trung bình.
4.2.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài Thông pà cò và
Thông đỏ bắc phân bố tự nhiên tại KBTTNPù Luông
4.2.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao
Tổ thành là nhân tố biểu thị mức độ tham gia của các loài cây trong
việc hình thành quần xã thực vật rừng. Tổ thành rừng là nhân tố sinh thái có
ảnh hƣởng quyết định tới các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng.
Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ
bền vững, tính ổn định, tính đa dạng sinh học của rừng. Sự đa dạng loài trong
công thức tổ thành phản ánh tính bền vững và khả năng chống chịu với các
điều kiện bất lợi của môi trƣờng nhằm duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái
rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp bao nhiêu, tính thống nhất, cân bằng ổn
định và khả năng phòng hộ chống xói mòn tốt bấy nhiêu. Đối với mỗi trạng
thái khác nhau, mỗi vị trí khác nhau đều có những đặc trƣng về tổ thành khác
nhau. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng là một công việc quan trọng
và cần thiết trong nghiên cứu cấu trúc rừng.
Để biểu thị mức độ tham gia của loài trong quần xã thực vật rừng đề tài
xác định hệ số tổ thành theo mức độ quan trọng IV%. Loài có chỉ số IV%
càng lớn thì chứng tỏ vai trò của loài đó trong quần xã thực vật càng quan
trọng. Kết quả điều tra tổ thành rừng có loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
phân bố theo đai cao đƣợc thể hiện tại các bảng sau
47
Bảng 4.5. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loàiThông pà cò
phân bố ( độ cao 785 - 799m, trạng thái : Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi
đá vôi)
STT Tên loài
SL
(cây/Ô
TC)
D1.3tb
(cm)
Hvnt
b (m)
∑G
(m2/Ô
TC)
∑Gi
%
∑Ni
%
IV
%
1 Thị 2 8,6 7,0 0,012 0,76 8 4,38
2 Sâng 1 27,7 9,7 0,478 30,37 4 17,19
3 Gội 3 13,9 8,1 0,336 21,35 12 16,68
4 Nghiến 2 13,4 7,8 0,028 1,78 8 4,89
5 Kháo 7 16,1 8,5 0,140 8,89 28 18,45
6 Thông Pà Cò 10 27,2 9,7 0,58 34,31 40 37,16
Tổng 25 1.574 100 100 100
Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loàiThông pà cò
phân bố ( độ cao 814 - 886m, trạng thái : Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi
đá vôi)
STT Tên loài
SL
(cây/Ô
TC)
D1.3tb
(cm)
Hvnt
b (m)
∑G
(m2/Ô
TC)
∑Gi
%
∑Ni
%
IV
%
1 Dẻ 30 39,2 10,2 3,6 73,77 28,57 51,17
2 Đỗ quyên 18 7,6 7,0 0,08 1,64 17,14 3,39
3 Gội 4 10,5 7,2 0,03 0,61 3,81 2,21
4 Nghiến 6 9,4 6,5 0,04 0,82 5,71 3,27
5 Kháo 9 15 8,0 0,16 3,28 8,57 5,93
6 Thông pà cò 12 23,5 8,7 0,52 10,66 11,43 11,05
7 Hồi 10 13,6 7,4 0,15 3,03 9,52 6,28
8 Sp. 7 17,6 8,2 0,17 3,48 6,67 5,08
9 Xoan đào 9 13,4 8,0 0,13 2,67 8,57 5,62
Tổng 105 4,88 100 100 100
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc

More Related Content

What's hot

du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt
 
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừngThuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
 
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
 
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
 
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356thuyết minh dự án  RESORT - BINH THUAN  0918755356
thuyết minh dự án RESORT - BINH THUAN 0918755356
 
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiênLuận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
 
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
 
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOTLuận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
 
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừngThuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
 
Luận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAY
Luận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAYLuận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAY
Luận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAY
 
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂM
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty TNHH ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty TNHH ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty TNHH ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty TNHH ...
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 

Similar to Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc

[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc (20)

[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
 
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh ThuậnNghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
 
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Ro...
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Ro...Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Ro...
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Ro...
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
 
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồnLuận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai mônLuận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt (Michelia...
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAYLuận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn LaLuận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc

  • 1. BÔNB BÔ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ HỌC VIÊN: ĐOÀN VĂN CÔNG Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS. Hoàng Văn Sâm. 2. TS. Vương Duy Hưng. Hà Nội, 2017
  • 2.
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì công trình nào, thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Đồng trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phƣơng nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2017 Học viên Đoàn Văn Công
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo sauđạihọc chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng khóa học 2015 - 2017, đƣợc sự đồng ý của nhà trƣờng, phòng Đào tạo sau đại học - Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa". Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hƣớng dẫn PGS. TS. Hoàng Văn Sâm, TS. Vương Duy Hưng - những ngƣời đã định hƣớng, khuyến khích và chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những động viên và những ý kiến chuyên môn của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý đã giúp tôi nâng cao chất lƣợng luận văn. Do bản thân còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn và thực tế, thời gian hoàn thành đề tài không nhiều nên đề tài sẽ không tránh đƣợc những thiếu sót. Kính mong đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2017 Học viên Đoàn Văn Công
  • 5. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i LỜI CẢM ƠN............................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...................................................... 6 Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................................................................... 10 2.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Pù Luông ........................................ 10 2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................. 10 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................... 11 2.1.3. Đặc điểm tài nguyên................................................................. 13 2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội.................................................................. 19 Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP . 21 NGHIÊN CỨU......................................................................................... 21 3.1. Đốitƣợng, phạm vi nghiên cứu....................................................... 21 3.1.1. Đốitƣợng nghiên cứu.............................................................. 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................. 21 3.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................... 21 3.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................... 21
  • 6. iv 3.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................ 21 3.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................... 22 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................ 22 3.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và Thông đỏ bắc ........................................................................................... 22 3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc tính sinh thái củaThông pà cò và Thông đỏ bắc tại KBTTN Pù Luông .......................................................... 24 3.4.3. Phƣơng pháp đánh giá các tác động đến loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại khu vực nghiên cứu......................................................... 33 3.4.4.Phƣơng pháp xây dựngđề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển 2 loài cây nghiên cứu................................................................................... 35 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 36 4.1. Đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại khu vực nghiên cứu................................................................................................ 36 4.1.1. Thông Pà Cò ........................................................................... 36 4.1.2. Thông đỏ bắc .......................................................................... 37 4.2. Đặc tính sinh thái của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông ...................................................................................................... 39 4.2.1. Đặc điểm phân bố của loài Thông Pà Cò và Thông đỏ bắc......... 39 4.2.2. Đặc điểm khí hậu..................................................................... 43 4.2.3. Đặc điểm đất ........................................................................... 45 4.2.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài Thông Pà Cò và Thông đỏ bắc phân bố tự nhiên tại KBTTN Pù Luông............................ 46 4.2.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thông Pà Cò và Thông đỏ Bắc tại KBTTN Pù Luông................................................................................ 56 4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hai loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông...................................................... 61
  • 7. v 4.3.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ hiện đang sinh sống xung quanh Khu BTTN Pù Luông về bảo vệ sựĐa dạng sinh học............... 61 4.3.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng.................. 62 4.3.3. Tăng cƣờng côngtác quản lý, bảo vệ rừng ................................ 63 4.3.4. Tăng cƣờngchƣơng trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn 64 4.3.5. Giải pháp về ổn định dân số ..................................................... 65 4.3.6. Giải pháp phục hồi bảo tồn rừng............................................... 65 4.3.7. Giải pháp xây dựng vƣờn cây mẫu và vƣờn sƣutập................... 66 KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KHIẾN NGHỊ..................................................... 67 1. Kết luận............................................................................................ 67 2. Tồntại.............................................................................................. 68 3. Khuyến nghị...................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Viết đầy đủ BNN Bộ Nông nghiệp CS Cộng sự CT Công thức CTV Cây triển vọng D00 Đƣờng kính gốc (cm) D1.3 Đƣờng kính ở vị trí 1,3m (cm) ĐDSH Đa dạng sinh học Dt Đƣờng kính tán (m) ĐTC Độ tàn che ĐTQTR Điều tra quy hoạch rừng ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức nông lƣơng liên hợp quốc GPS Hệ thống định vị toàn cầu Hvn Chiều cao vút ngọn (m) IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for ConservatinofNature) IV Chỉ số quan trọng (Important Value Index) (%) KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn
  • 9. vii PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal) QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QXTV Quần xã thực vật TCLN Tổng cục Lâm nghiệp TN Thí nghiệm TSGLN Thiết sam giả lá ngắn UB Ủy ban VQG Vƣờn quốc gia WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature)
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Diện tíchcác loại đất loại rừng 13 4.1 Các tuyến điều tra 40 4.2 Đặc điểm phân bố Thông pà cò tại khu BTTN Pù Luông 41 4.3 Đặc điểm phân bố Thông đỏ tại KBTTN Pù Luông 42 4.4 Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu 45 4.5 Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài Thông pà cò phân bố ( độ cao 785 - 799m, trạng thái: Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi đá vôi) 47 4.6 Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài Thông pà cò phân bố ( độ cao 814 - 886m, trạng thái: Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi đá vôi) 47 4.7 Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài Thông pà cò phân bố ( độ cao 912 - 926m, trạng thái : Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi đá vôi) 48 4.8 Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài Thông đỏ bắc phân bố ( độ cao 850m, trạng thái: Rừng rậm thƣờng xanh cây lá rộng) 49 4.9 Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loài Thông đỏ bắc phân bố (độ cao 1030-1037 m, trạng thái : Rừng rậm thƣờng xanh cây lá rộng) 50 4.10 Công thức tổ thành rừng tự nhiên nơi có Thông pà cò phân bố theo đai cao tại KBTTN Pù Luông 51 4.11 Công thức tổ thành rừng tự nhiên nơi có Thông đỏ bắc phân bố theo đai cao tại KBTTN Pù Luông 52
  • 11. ix 4.12 Mức độ thƣờng gặp loài Thông pà cò thuộc khu vực nghiên cứu KBTTN Pù Luông 53 4.13 Mức độ thƣờng gặp loài Thông đỏ bắc thuộc khu vực nghiên cứu KBTTN Pù Luông 54 4.14 và 4.15 Mức độ thƣờng gặp của một số loài cây thuộc khu vực nghiên cứu KBTTN Pù Luông 55 4.16 Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh tự nhiên nơi có Thông pà cò phân bố 56 4.17 Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh tự nhiên nơi có Thông đỏ bắc phân bố 57 4.18 Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có loài Thông pà cò phân bố, độ cao 785-789m 57 4.19 Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có loài Thông pà cò phân bố, độ cao 814-886 m 58 4.20 Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có loài Thông pà cò phân bố, độ cao 912-926m 58 4.21 Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có loài Thông đỏ bắc phân bố, độ cao 1030-1037m 59 4.22 Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có loài Thông pà cò phân bố tại KBTTN Pù Luông theo đai cao 60 4.23 Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có loài Thông đỏ bắc phân bố tại KBTTN Pù Luông theo đai cao 60
  • 12. x DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Vỏ cây Thông pà cò 36 4.2 Cành và Nón Thông pà cò 36 4.3 Tán mặt trên cây Thông pà cò 37 4.4 Tán mặt dƣớicây Thông pà cò 37 4.5 Gốc thân cây Thông đỏ bắc 38 4.6 Cây Thông đỏ bắc 38 4.7 Lá cây Thông đỏ bắc 38 4.8 Nón cây Thông đỏ bắc 38 4.9 Bản đồ phân bố loài Thông pà cò ở KBTTN Pù Luông 41 4.10 Bản đổ phân bố loài Thông đỏ bắc tại KBTTN Pù Luông 42
  • 13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là yếu tố cơ bản của môi trƣờng, giữ vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, phục vụ nhu cầu con ngƣời. Tuy nhiên rừng trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng. Rừng bị giảm sút nhanh cả về chất lƣợng và số lƣợng. Nhiều loài cây quý hiếm có giá trị đã bị biến mất, nhiều khu rừng lớn đã bị chia cắt thành nhiều mảng nhỏ hay bị khai thác quá mức làm mất cấu trúc rừng. Khu BTTN Pù Luông đƣợc biết đến là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhất của tỉnh Thanh Hoá với hai hệ sinh thái chính là hệ sinh thái núi đá vôi và hệ sinh thái núi đất. Trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của các ban ngành chức năng khu vực rừng Pù Luông đang đƣợc bảo vệ và phát triển tốt. Tuy nhiên do hiện nay nguồn tài nguyên chủ yếu tập trung ở các khu vực bảo tồn, mặt khác nền kinh tế thị trƣờng đang phát triển mạnh mẽ nhu cầu sử dụng lâm sản là rất lớn, cộng đồng dân cƣ sinh sống trong khu vực bảo tồn đông đúc, đời sống kinh tế của ngƣời dân còn gặp rất nhiều khó khăn, sự hiểu biết về pháp luật của ngƣời dân còn nhiều hạn chế… Chính vì vậy áp lực đến nguồn tài nguyên trong khu vực bảo tồn là rất cao, có nguy cơ nhiều hệ sinh thái bị biến đổi theo chiều hƣớng suy thoái, nhiều loài động, thực vật bị đe doạtuyệt chủng. Thông đỏ đƣợc biết đến nhƣ một loài thần dƣợc quý hiếm trị các căn bệnh ung thƣ và nhiều bệnh khác nữa. Vỏ và lá cây thông đỏ dùng để chiết xuất ra hoạt chất Paclitacel dùng chữa trị ung thƣ. Mỗi mg Paclitacel có giá rất cao trên thịtrƣờng, gỗ dùng trong xây dựng rất tốt. Tƣơng tự nhƣ thông đỏ, Thông pà cò cũng có giá trị cao. Gỗ Thông pà cò thơm, vân thớ đẹp, không bị mối mọt, là loài gỗ tốt dùng trong xây dựng nên loài rất có giá trị. Hai loài mang nhiều ý nghĩa về giá trị thƣơng mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan.
  • 14. 2 Hiện nay vùng phân bố tự nhiên của hai loài bị thu hẹp nhanh chóng, và một số cá thể trƣởng thành của hai loài bị suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh kém. Vì vậy hai loài này đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó những nghiên cứu về Thông đỏ bắc và Thông pà cò ở nƣớc ta nói chung và ở tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nói riêng đang còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc sơ bộ mô tả hình thái. Để bảo tồn hai loài quý hiếm này cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm vật hậu học, phân bố. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm lâm học, khả năng tái sinh tự nhiên là điều cần thiết, góp phần giải quyết các vấn đề đang đặt ra cho công tác bảo tồn hai loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, muốn góp phần phát triển bảo tồn hai loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc nói riêng và các loài Hạt trần nói chung, tôi tiến hành Đề tài "Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa"
  • 15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Việc nghiên cứu đặc điểm lâm học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái và vật hậu học, phân bố, sinh thái học đã đƣợc thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bƣớc đầu tiên, làm tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiều công trình liên quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên tập trung vào mô tả và phân loạicác loài, nhóm loài,...Có thể kể đến một vài công trình rất quen thuộc liên quan đến các nƣớc lân cận nhƣ: Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874), Thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872 – 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Quảng Đông, Trung Quốc (9 tập). Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã góp phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng nhƣ đánh giá tính đa dạng của các vùng miền khác nhau. Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơquan sinh dƣỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa cần thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công tác chọn tạo giống các công trình nhƣ nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ hoa, quả và các đặc trƣng vật hậu của từng loài, nhóm loài. Việc nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh rừng rất đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó, các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng đƣợc vận dụng triệt để trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
  • 16. 4 Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ sở thuật ngữ “hệ sinh thái”(ecosystem) của Tansley A.P (1935).Ông đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng nhƣ khả năng thích nghi với môi trƣờng đƣợc đặc biệt chú ý. Lacher. W (1978) đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái thực vật nhƣ:Sự thích nghi vớicác điều kiện dinh dƣỡng khoáng, ánh sáng, độ nhiệt, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu (Dẫn theo Nguyễn Thị Hƣơng Giang, 2009). Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng, đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng đƣợc xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lƣợng cây con, đặc điểm phân bố. Vansteenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt. Baur G.N (1962) cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng đã làm ảnh hƣởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm thì ảnh hƣởng đó thƣờng không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lƣợng loài cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thƣờng khá lớn. Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh rừng và có những biện pháp tác độngphù hợp. Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trƣờng sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết đƣợc những mối quan hệ sinh thái bên trongcủaquầnxã, từđó cócơ sở đểđềxuấtcácbiệnpháp tácđộngphùhợp. Hiện tƣợng thành tầng là một trong những đặc trƣng cơ bản về cấu trúc hình tháicủa quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phƣơng pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933- 1934) đề
  • 17. 5 xƣớng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phƣơng pháp đó vẫn đƣợc sử dụng nhƣng nhƣợc điểm là chỉ minh hoạ đƣợc cách sắp xếp theo hƣớng thẳng đứng trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đƣa lại một hình tƣợng về không gian 3 chiều. Sampion Gripfit (1948) khi nghiên cứu rừng tự nhiên ở Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới ở Tây Phi, đã kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp. RichardsP.W (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tƣơng ứng với chiều cao là 6 - 12 m, 12 - 18 m, 18 - 24 m, 24 - 30 m, 30 - 36 m, 36 - 42 m, nhƣng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971) nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dƣới 600 m ở Puecto Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả. Richards P.W (1968) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mƣa nhiệt đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mƣa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thƣờng có nhiều tầng. Ông nhận định: "Rừng mưa thực sự là mộtquần lạchoàn chỉnh và cầu kỳnhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhấtvềmặtloàicây". Nhƣ vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới, nên chƣa phản ánh đƣợc sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang đƣợc chuyển từ mô tả định tính sang định lƣợng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học. Rollet B.L (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đƣờng kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đƣờng kính ngang ngực, đƣờng kính tán bằng các dạng phân bố xác suất. Balley (1972) sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đƣờng kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết đƣợc những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phƣơng pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hƣớng này không đƣợc vận dụng trong đề tài.
  • 18. 6 Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên, nhiều nhà khoa học trên thế giớiđã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây. Một vài côngtrìnhnghiên cứucó thể kể tớinhƣ: Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre, 2006), Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tƣơng đối chi tiết về đặc điểm hình thái, vật hậu học của loài cây này, góp phần cung cấp cơ sở cho việc gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng rừng (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009). Theo Khamleck (2004), Họ Dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng 900 loài chúng đƣợc tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt đới, song chƣa có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Hầu hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216 loài và ít nhất là Châu Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài (dẫn theo Trần Hợp, 2002). Ly Meng Seang (2008) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của rừng Tếch trồng ở Kampong Cham Campuchia, đã kết luận: ở các độ tuổi khác nhau: Phân bố N-D1.3 ở các tuổi đều có dạng một đỉnh lệch trái và nhọn, phân bố N-H thƣờng có đỉnh lệch phải và nhọn, phân bố N-Dt đều có đỉnh lệch trái và tù. Giữa D1.3hoặc Hvn so với tuổi cây hay lâm phần luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ theo mô hình Schumacher. Ngoài ra, tác giả cũng đề nghị trong khoảng 18 năm đầu sau khi trồng rừng Tếch nên chặt nuôi dƣỡng 3 lần theo phƣơng pháp cơ giới, với kỳ dãn cách là 6 năm 1 lần. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ngoài những tác phẩm cổ điển về thực vật nhƣ “Flora Cochinchinensis” củaLoureiro (1790) và “Flore Forestière de la Cochinchine” của Pierre (1833- 1905), thì từ đầu những năm đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một
  • 19. 7 công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc nghiên cứu về hình thái phân loại thực vật, đó là Bộ thực vật chí Đông Dƣơng do H. Lecomte chủ biên (1907- 1952). Trong công trình này, các tác giả ngƣời pháp đã thu mẫu, định tên và lập khóa mô tả các loài thực vật bậc cao có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dƣơng, trong đó hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ. Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn khác nhau nhƣ ở miền Nam Việt Nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974), trong đó tác giả đã chỉ rõ những tiêu chuẩn để phân biệt các quần xã khác nhau là sự phân hóa khí hậu, chế độ thoát nƣớc khác nhau. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thƣờng thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) cũng cho ra đời công trình đồ sộ 2 tập về “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, trong đó giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn lại là 5246 loài thực vật có mạch, và sau này là “Cây cỏ ViệtNam”. Ngoài ra, còn rất nhiều các bộ sách chuyên khảo khác, tuy không tách riêng cho vùng Tây Nam Bộ nhƣng cũng đã góp phần vào việc nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật chung, nhƣ các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện Điều tra qui hoạch, 1971-1988), Cây thuốc Việt Nam (Viện Dƣợc liệu, 1990), Cây tài nguyên (Trần Đình Lý và cs., 1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh, 1993), 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng Quảng Hà, 1997), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002), v.v...Gần đây Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng đã xây dựng và biên soạn đƣợc 11 tập Thực vật chí Việt Nam chuyên khảo đến họ riêng biệt. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá góp phần vào việc nghiên cứu về thực vật của Việt Nam. Ở nƣớc ta, nghiên cứu về đặc điểm lâm học của các loài cây bản địa chƣa nhiều, có thể tổng hợp một số thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ sau:
  • 20. 8 Nguyễn Bá Chất (1996) đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp gây trồng nuôi dƣỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả cũng đã đƣa ra một số biện pháp kỹ thuật gieo ƣơm cây convà trồng rừng đối với Lát hoa. Trần Minh Tuấn (1997) đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì, ngoài những kết quả về các đặc điểm hình thái, tái sinh tự nhiên, sinh trƣởng và phân bố của loài, tác giả còn đƣa ra một số định hƣớng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây contừ hạt và trồng rừng đốivới loài cây này. Vũ Văn Cần (1997) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân bố, hình thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố,... tác giả cũng đã đƣa ra những kỹ thuật tạo cây contừ hạt đối với loài cây Chò đãi. Nguyễn Thanh Bình (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc, tác giả đã đƣa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tƣơng quan giữa Hvn và D1.3 có dạng phƣơng trình Logarit. Lê Phƣơng Triều (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vậthọc của loài Trai lý tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tác giả đã đƣa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài ra tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N- D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1.3, Dt-D1.3. Vƣơng Hữu Nhị (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây
  • 21. 9 Nguyên, từ kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên,... tác giả còn đƣa ra những kỹ thuật gây trồng đối với loài cây này. Lê Xuân Thắng (2013) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài cây Mỡ sa pa góp phần vào phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài cây Mỡ sapa tại Vƣờn quốc gia Hoàng Liên, huyện SaPa, tỉnh Lào Cai. Nguyễn Toàn Thắng (2008) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng. Tác giả đã có những kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử dụng, về tổ thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 đến 41 loài, với các loài ƣu thế là Dẻ anh, Vối thuốc răng cƣa, Dusam,.... Hoàng Văn Chúc (2009) trong công trình “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang” đã mô tả một cách chi tiết về đặc điểm hình thái, vật hậu, tái sinh, phân bố,… của loài cây này ở khu vực tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhân rộng loài cây bản địa có giá trị này. Mạc Đăng Trung (2014) trong công trình “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và phân bố của loài Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” đã xác định đƣợc đặc điểm lâm học, sinh thái, hình thái, phân bố, cấu trúc, tái sinh của Sa mộc dầu nhằm góp phần cho công tác bảo tồn loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Quan Văn Miện (2015) trong công trình “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Nghiến (Excentrodendron tonkinensis) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang” đã xác định đƣợc những đặc điểm hình thái, vật hậu học, sinh thái và phân bố, đặc điểm tái sinh loài Nghiến, bƣớc đầu đề xuất giải pháp loài cây này tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang.
  • 22. 10 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN PùLuông 2.1.1. Vị trí địa lý Khu BTTN Pù Luông thuộc tỉnh thanh hóa, cách thành phố thanh hóa 125 km về phía Tây bắc, cách đƣờng Hồ Chí Minh theo đƣờng 217 đi vào huyện Cẩm Thủy khoảng 40 Km. Khu bảo tồn có tọa độ địa lý: 20021’–20034’ vĩ độ Bắc, 105002’–105020’ kinh độ Đông Ranh giới: - Phía Đông giáp huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. - Phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. - Phía Tây giáp với phần đất còn lại của các xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân. - Phía Nam giáp với phần đất còn lại của các xã Thành Lâm, Phú Nghiêm. Vùng lõi và vùng đệm Khu BTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của 9 xã thuộc 2 huyện: Quan Hóa và Bá Thƣớc bao gồm: + Huyện Quan Hoá: gồm 5 xã: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm. + HuyệnBá Thƣớc:gồm 4 xã: ThànhSơn, ThànhLâm, Cổ Lũng, LũngCao. Khu BTTN Pù Luông chiếm vị trí quan trọng ở phía Tây Bắc của dải núi đá với Pù Luông-Cúc Phƣơng-Ngọc Sơn, Ngổ Luông; là một hệ sinh thái quan trọng mang tính toàn cầu về hệ sinh thái núi đá vôi, là khu vực đất thấp lớn duy nhất còn lại ở miền Bắc, Việt Nam. Dãy núi đá vôi này bao quanh các núi đá vôi còn lại có sự phong phú về các loài ở miền Bắc Việt Nam và đƣợc xem nhƣ một khu vực cần đƣợc ƣu tiên cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học trong khu vực.
  • 23. 11 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2.1. Đặc điểm địa hình Khu bảo tồn là một phần của dãy núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phƣơng, bao gồm 2 dãy núi chạy song song theo hƣớng Nam-Đông Bắc, đƣợc “ngăn cách” với nhau bởi một thung lũng ở giữa. Địa hình của khu bảo tồn cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1000m, cao nhất là đỉnh Pù Luông có độ cao 1.700m. Thấp nhất là khu vực xã Cổ Lũng có độ cao 60 m. Địa thế khu vực nghiêng dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Độ dốc bình quân 300, nhiều nơi độ dốc trên 450. Với đặc điểm địa hình nhƣ vậy rất khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nếu xảy ra. Do sự có mặt của nhiều loại đá vôi khác nhau đã tạo nên nhiều dạng địa hình Karst và karst-xâm thực trong khu BTTT Pù Luông nhƣ: cao nguyên karst, thung lũng karst- xâm thực, cánh đồng karst… Do đặc điểm địa chất, địa mạo khá đa dạng nên lớp đất ở khu BTTN Pù Luông phong phú. 2.1.2.2. Khíhậu thuỷ văn Khu BTTN Pù Luông có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hƣởng khí hậu của vùng Tây Bắc, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của gió Lào. Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 230C; nhiệt độ trung bình cao nhất 380C; nhiệt độ tối thấp trung bình: 00C. Lƣợng mƣa bìnhquân năm biến động từ 1.500 mm đến 1.600 mm. Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc, ngoài ra còn có gió Lào cũng xuất hiện. Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do lƣợng mƣa vào mùa khô rất thấp, đồng thời lƣợng bốc hơi lạicao, do đó khu vực này thƣờng có mùa khô, nóng kéo dài, lại bị ảnh hƣởng của gió Lào. Đây cũng là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng. Bên canh đó, do thiếu nƣớc vào mùa khô nên đã ảnh hƣởng đến các loài thú lớn.
  • 24. 12 Hệ thống thuỷ văn: Đặc điểm chủ yếu của hệ thống nƣớc Khu BTTN Pù Luông là trong thung lũng có một đƣờng yên ngựa tại vùng biên chung giữa các xã Phú Lệ và Thành Sơn. Đặc điểm này tạo ra đƣờng phân thủy giữa hai phụ lƣu Pung (chảy theo hƣớng Tây Bắc) và Cham (chảy theo hƣớng Đông Nam) trƣớc khi hợp dòng vào sông Mã. Sông Mã bao quanh vùng đệm của Khu BTTN Pù Luông về phía Tây, phía Nam và Đông Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển đƣờng thủy phục vụ đi lại và đối với du lịch du khách cũng có thể du thuyền trên sông Mã vòng quanh Khu BTTN thăm rừng Pù Luông ven sông Mã. Hệ thống nƣớc của vùng lõi đá vôi rất phức tạp và không thể có mối quan hệ trực tiếp nào giữa hệ thống nƣớc trên bề mặt và dƣới lòng đất. Các nghiên cứu gần đây đã cho rừng có sự tồn tại của hai hệ thống sông ngầm có quy mô đáng kể (Trần Tân Văn và cộng sự, 2003) cũng nhƣ các hệ thống sông ngầm khác. Những dòng sông ngầm này cho thấy nhiều hệ thống nƣớc trong và xung quanh Khu BTTN Pù Luông đƣợc nối liền với nhau. Do đặc điểm tự nhiên, khả năng giữ nƣớc của các suối nhỏ rất kém, thƣờng cạn kiệt vào mùa khô. Vì vậy, việc xây dựng các hồ chứa và các đập tràn quy mô vừa và nhỏ trên các suối này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy trong mùa lũ và tạo dòng chảy về mùa kiệt, phòng chống cháy rừng, cung cấp nƣớc cho các loài động vật rừng vào mùa khô, góp phần cải thiện môi trƣờng sinh thái và phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái. 2.1.2.3. Đặc điểm đất đai Do đặc điểm địa chất, địa mạo khá đa dạng nên lớp đất phủ ở Khu BTTN Pù Luông phong phú. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO, WRB và của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu trên có thể chia thành các kiểu loại chính sau: (1) Đất Renzit mầu nâu vàng, mầu đen, phát triển trên đá vôi; (2) Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên đá vôi; (3) Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sƣờn đá vôi; (4) Đất Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá macma; (5) Đất
  • 25. 13 Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá macma; (6) Đất Acrisol mầu vàng xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên và (7) Đất Fluvisol và Gleysol mầu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng (Trần Tân Văn và cộng sự, 2003). 2.1.3. Đặc điểm tài nguyên 2.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản đồ rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Spot5 và kết quả phúc tra ngoài thực địa tháng 10- 11/2012. Cho thấy hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng Khu BTTN Pù Luông nhƣ sau: Bảng 2.1. Diện tích các loạiđất loạirừng ĐVT:ha TT Hạng mục Tổng cộng Bá Thước Quan Hóa Tổng cộng 17.171,03 12.398,01 4.773,02 A Đất có rừng 16.675,34 11.939,30 4.736,04 I Rừng gỗ 6.517,73 5.639,78 877,95 1 Rừng giàu 909,04 909,04 2 Rừng trung bình 1536,96 701,70 835,26 3 Rừng nghèo 3498,39 3.498,39 4 Rừng phục hồi 573,34 530,65 42,69 II Rừng hỗn giaogỗ nứa III Tre nứa 17,58 17,58 IV Rừng trồng 220,00 220,00 V Rừng núi đá 9.920,03 6061,94 3858,09 B Đất chưa có rừng 186,66 186,66 1 Đất trống trảng cỏ 143,68 143,68 2 Đất trống cây bụi 1,50 1,50 3 Đất trống có cây gỗ rải rác 41,48 41,48 C Đất khác 309,03 272,05 36,98 (Nguồn:Quyếtđịnh2755/QĐ-UBNDvềviệcphêduyệtkếtquảràsoátquyhoạch 3loại rừng vàQuyếtđịnh 3001/QĐ-UBvềviệccấpGCN quyền sửdụng đấtchoKhu BTTN)
  • 26. 14 Từ số liệu trên về hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng của Khu BTTN Luông, cho thấy: a, Đất có rừng Khu BTTN Pù Luông diện tích đất có rừng 16.675,34ha, độ che phủ là 97,11%, chủ yếu là rừng tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị để bảo tồn, là nơi có các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cƣ trú và môi trƣờng sống của các loài động vật rừng, những sinh cảnh cần đƣợc bảo tồn - Rừng giàu: 909,04 ha (chiếm 5,35%). - Rừng trung bình: 1.536,96 ha (chiếm 9,05%). - Rừng nghèo: 3.525,49 ha (chiếm 20,75,2%). - Rừng phục hồi: 573,34 ha (chiếm 3,37%). - Rừng tre nứa: 17,58 ha (chiếm 0,1%). - Rừng trồng: 220,00 ha (chiếm 1,29%). - Rừng núi đá: 9.920,03ha (chiếm 58,04%). Trữ lƣợng rừng: Tổng trữ lƣợng các loại rừng 637.772,9 m3, tre nứa 160.113 ngàn cây, trong đó; rừng giầu: 163.627 m3 bình quân 180 m3/ha; rừng trung bình 199.804 m3 bình quân 130 m3/ha; rừng nghèo 236.019 m3 bình quân 70 m3/ha; rừng phục hồi 37.267 m3, 65m3/ha; rừng tre nứa 52.740 cây, bình quân 50-60m3/ha, 3000 cây/ha. Từ những số liệu nêu trên cho thấy hệ sinh thái rừng trong khu vực có chất lƣợng khá tốt, tỷ lệ rừng giầu và rừng trung bình chiếm 80% diện tích Khu BTTN. b, Đất chƣa có rừng Diện tích đất chƣa có rừng 186,66 ha (chiếm 1,09%); gồm đất trảng cỏ (IA), đất trống có cây gỗ mọc rải rác, (IB, IC). Tuy không có rừng, nhƣng nhóm đất này là nơi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc nhƣ Lợn rừng, Nai và một số loài thú nhỏ khác.
  • 27. 15 c, Đất khác Diện tích đất khác là 309,03 ha, trong đó diện tích phân khu hành chính dịch vụ là 215,53 ha, 80,3 ha đất sông suối và 13,2 ha đƣợc UBND tỉnh Thanh Hóa thu hồi để chuyển đổimục đíchsử dụng. 2.1.3.2. Hiện trạng tài nguyên thực vật đặc trưng Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy quần xã thực vật nguyên sinh điển hình có ở Khu BTTN Pù Luông điển hình là kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới. Các kiểu rừng nguyên sinh chính đƣợc quan sát thấy là: - Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp trên đá vôi, có diện tích khoảng 4.800 ha. Kiểu rừng này phân bố đến độ cao khoảng 700 m; phân bố ở các tiểu khu 73 xã Thành Sơn; tiểu khu 74, 250, 251, 252, 254, 255, 259, 261 xã Lũng Cao và 1 phần thuộc tiểu khu 262 thuộc xã Cổ Lũng đƣợc chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ƣu thế của tầng 1 gồm các loài cây Nghiến (Burretiodendro hsienmu); Các loài cây thuộc chi Ficus, Cui lá to (Heritiera macrophylla), Chò nhai (Anogeissus acuminata),Nhãn rừng (Dimocarpus longan), Thị núi (Diospiros bangoiensis).Các loài cây tái sinh là Ôrô (Streblus ilicifolia), Nghiến (Burretiodendro hsienmu);Thầu dầu (Acer tongkinensis), Chò nhai (Anogeissus acuminata); tại những nơi ẩm ƣớt và đƣợc che bóng thì có các loài cây phổ biến khác nhƣ Kim giao (Nageia wallichiana), Bằng lăng (Lagerstromia balance). - Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp trên đá phiến, có diện tích khoảng 650 ha. Kiểu rừng này còn một diện tích nhỏ còn sót lại phân bố ở độ cao 60-100m, phân bố ở tiểu khu 262, 265, ở chân dãy núi đá vôi nằm ở phía Đông thôn Khuyn, xã Cổ Lũng. Đây là nơi duy nhất trong Khu BTTN có kiểu rừng này. Kiểu rừng này cũng đƣợc chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ƣu thế của tầng 1 gồm Gội (Agaila sp) và
  • 28. 16 Phay (Duabaga grandifora);các loài cây tái sinh chủ yếu là Chò nhai (Anogeissus acuminata), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Mát (Millettia ichtyochotona). - Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp trên đá vôi ở độ cao 700-950m, có diện tích khoảng 4.900 ha. Kiểu rừng này rất phổ biến trong Khu BTTN phân bố ở các tiểu khu 256, 257, 260 xã Lũng Cao; tiểu khu 262, 265, 268 xã Cổ Lũng, tiểu khu 27, 30, 52 xã Phú Lệ. Chúng mọc trên những phần cao của sƣờn những dãy núi đá vôi và ít bị tác động. Thành phần loài và cấu trúc điển hình nhất của kiểu rừng này đƣợc thấy trên những sƣờn dốc và trên những đƣờng đỉnh có độ cao trung bình nằm giữa các đỉnh và chóp núi cao hơn. Kiểu rừng này cũng đƣợc phân chia làm 6 tầng chính: Tầng 1 của kiểu rừng này cao tới 40 m, các loài ƣu thế của tầng này là: Nghiến (Burretiodendro hsienmu), Thông lớn (Dacrycarpus imbricatus), Cui lá to (Heritiera macrophylla), các loài Dẻ (Quercus sp). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Chân chim (Schefflera sp), Thông tre (Podocapus neriifolius), các loài cây Gội (Aglaia sp), các loài De (Cinamomum sp), Duối (Streblus macrophylus). - Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá kim núi thấp trên đá vôi (ở độ cao 700-850m); có diện tích khoảng 1.000 ha. Phân bố chủ yếu ở tiểu khu 270 và một phần của tiểu khu 265 thuộc xã Cổ Lũng. Kiểu rừng này là dạng rừng nguyên sinh rất hiếm còn sót lại tại rất ít các đỉnh núi đá vôi thuộc khu vực xã Cổ Lũng. Kiểu rừng này đƣợc chia làm 5 tầng chính. Tầng 1 của kiểu rừng này chủ yếu là Thông pà cò (Pinus kwantungensis), đôi khi có một số loài cây lá rộng đi kèm là Sơn trà (Eriobotrya bengalensis), Chẹo (Platycarya strobilifera). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Đại cúc phƣơng (Pistachia cucphuongensis), Thông đỏ (Taxus chinensis), Mailai (Sinosideroxilon wightianum).
  • 29. 17 - Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp trên đá bazan (ở độ cao 1000-1650m), có diện tích khoảng 4.500 ha. Kiểu rừng này đƣợc che phủ bởi các quần xã rừng nguyên sinh và thứ sinh. Phân bố ở các tiểu khu 269, 271 thuộc xã Thành Lâm, tiểu khu 75, 258, 264 thuộc xã Thành Sơn; tiểu khu 41 thuộc xã Phú Lệ; tiểu khu 65,84 thuộc xã Phú Xuân; tiểu khu 115,136, 145 thuộc xã Hồi Xuân; tiểu khu 156,158; tiểu khu 96 thuộc xã Thanh Xuân. Kiểu rừng này có sƣơng mù, tạo ra những khu vực có độ ẩm cao và luôn ẩm ƣớt, thậm chí trong cả mùa khô, điều này cho phép hình thành một thảm thực vật ẩm ƣớt khác biệt với các kiểu rừng mọc trên núi đá vôi. Kiểu rừng này cũng đƣợc chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ƣu thế của tầng 1 gồm nhiều loài cây của họ Dẻ nhƣ: Dẻ giáp (Castannopsis armata), Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus); các loài của họ Mộc lan nhƣ Dổi lá láng (Michelia foveolata). Ngoài ra còn một số loài Hạt trần quý hiếm nhƣ Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus yunnamnensis), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Kim giao (Nageia wallichiana); ngoài ra còn các loài ƣu thế của các loài cây lá rộng nhƣ: Các loài gội (Aglaia sp), các loài De (Cinamomum sp). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana), Các loài gội (Aglaia sp), các loài De (Cinamomum sp), Luống xƣơng (Anneslea fragrans). Một vài loại rừng phát triển không phân tầng có cấu trúc và thành phần loài đặc biệt, chúng giàu về thành phần các loài cây hiếm và đặc hữu, có diện tíchkhoảng800 ha. Các loạithảm thực vật không phân tầng đƣợc thấyở đây là: - Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp cây lùn dạng bụi trên những đỉnh núi đá vôi riêng lẻ. - Quần xã thực vật mọc trên các vách đá dựng đứng.
  • 30. 18 - Rừng nguyên sinh rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp cây lùn dạng bụi trên những đỉnh núi đá bazan riêng lẻ. Tất cả các loại thảm thực vật trên hầu nhƣ vẫn còn giữ đƣợc những đặc tính của thảm thực vật nguyên sinh với tập hợp các loài điển hình và nơi sống. Hiện tại các kiểu này rất hiếm ở Việt Nam và rất quan trọng cho mục đích bảo tồn hệ sinh thái nguyên sinh điển hình của khu vực Đông Dƣơng. 2.1.3.3. Đa dạng về động vật rừng Hệ động vật hiện có 908 loài, thuộc 277 họ, 31 bộ, bao gồm 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát, 13 loài lƣỡng cƣ, 24 loài dơi, 62 loài thú, 158 loài côn trùng, 96 loài ốc cạn. Có 51 loài động vật quý hiếm và đặc hữu xếp trong SĐVN (2000) và Sách Đỏ Thế giới (2003) nhƣ: Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc xám (Trachypithecus phayrei), Báo gấm (Pardofelis nebulosa), Beo lửa (Catopuma temminckii), Sơn dƣơng (Capricornis sumatraensis),Gấu đen châu Á (Ursus thibetanus) và các loài thú nhỏ hơn nhƣ Cầy vằn Bắc (Hemigalus owstoni) và Nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura). Dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007, phần Động vật), IUCN 2009, NĐ 32 -CP, hệ động vật Khu BTTN Pù Luông có 39 loài động vật quý hiếm chiếm 6,52% tổng số loài; trong đó 37 loài có tên trong Sách Đỏ, 19 loài có tên trong IUCN 2009, 28 loài có tên trong NĐ 32, 27 loài có tên trong Công ƣớc Cites. - Đánh giá chung về mức độ ĐDSH Khu BTTN Pù Luông Hệ sinh thái núi đá vôi thuộc liên khu sinh cảnh đá vôi Pù Luông – Cúc Phƣơng có diện tích rộng lớn và có giá trị ĐDSH cao còn lại duy nhất trên vùng đất thấp miền Bắc Việt Nam; có tính đa dạng cao về hệ động, thực vật, là nơi lƣu trữ nguồn gen của các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ.
  • 31. 19 Hệ sinh thái núi đá vôi của Khu BTTN Pù Luông có tính thích nghi chống chịu cao; các loài thực vật có khả năng chịu hạn, đặc biệt có bộ rễ phát triển để bám chắc vào đá khỏi bị đổ và tìm kiếm chất dinh dƣỡng. Tuy nhiên, hệ sinh thái núi đá vôi đƣợc đánh giá là một trong những hệ sinh thái rất cực đoan, có sự cân bằng mỏng manh, điều kiện sống rất khắc nghiệt, luôn luôn khô vì không có khả năng giữ nƣớc. Chất dinh dƣỡng và đất chỉ đƣợc giữ lại trong các hốc đá, độ dốc cao. Hệ sinh thái núi đá vôi có năng suất sinh học thấp, tốc độ tăng trƣởng của cây trên núi đá vôi rất chậm; do vậy các mối đe dọa luôn tiềm ẩn, đe dọa trực tiếp đến nguy cơ tuyệt chủng một số loài tại Khu BTTN. Do vậy vấn đề đƣợc đặt ra là làm thế nào để phát huy tiềm năng đó cho những mục tiêu kinh tế, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững là một thách thức không nhỏ và đòi hỏi không chỉ các nhà khoa học và những ngƣời trực tiếp hƣởng lợi từ ĐDSH mà cả những nhà hoạch định chính sách phải vào cuộc. Những chính sách tầm vĩ mô, các quy chế, quy định của cộng đồng, kho tàng kiến thức bản địa, những giải pháp kĩ thuật lâm sinh, những giải pháp kinh tế - xã hội... phải đƣợc áp dụng một cách đồng bộ, sáng tạo và linh hoạt mới có thể bảo tồn và phát triển bền vững đƣợc ĐDSH ở Khu BTTN Pù Luông. 2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội * Phân bốdân cư Khu BTTN Pù Luông nằm trong khu vực đông dân cƣ. Phần lớn ngƣời dân địa phƣơng (>95%) ở đây là các dân tộc Thái, Mƣờng. Do ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, và do những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống dẫn đến sự phân bố dân cƣ trong vùng không đồng đều. Đa số dân tộc chỉ tập chung sống ở những vùng có thể canh tác nông nghiệp. Ngƣời dân sống thành từng thôn (bản) phân bố rải rác, không tập chung. Nhìn tổng thể có thể phân chia ra làm các khu vực chính:
  • 32. 20 + Vùng núi đất Pù Luông: đây là vùng đất đai màu mỡ phía dƣới chân núi Pù luông là những vùng đất bằng phằng, có các tuyến giao thông nhƣ đƣờng 15A, 15C, có nguồn sông suối thuận lợi cho canh tác lúa nƣớc, trồng hoa màu cuãng nhu dùng nƣớc sinh hoạt. Khu vực này là nơi tập chung sinh sống của ngƣời Thái, Mƣờng và ngƣời Kinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nƣớc, chăn nuôi gia súc gia cầm và các hoạt động dịch vụ khác. + Vùng núi đá: trong vùng chủ yếu là núi đá xen lẫn là các thung lũng nhỏ có đất đai màu mỡ có thể trồng lúa nƣớc và canh tác các loài cây nông nghiệp khác, nơi đây là nơi tập chung sinh sống chủ yếu của ngƣời Mƣờng. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là một trở ngại lớn cho phát triển kinh tế. Mặt khác do ảnh hƣởng của việc canh tác trong khu vực đã ảnh hƣởng rất lớn đến công tác BTTN, làm giảm vùng sống của các loài động vật trong vùng.
  • 33. 21 Chương 3 ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đặc điểm vật hậu học; Phân bố; Đánh giá các tác động và Đề xuất giải pháp bảo tồn đối với loài cây Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. - Phạm vi về không gian: Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi về thời gian: Từ tháng 10/2016 đến tháng 4/ 2017. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu 3.2.1. Mục tiêu tổng quát Cung cấp cơ sở khoa học nhằm bảo tồn Loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) và Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehder) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. 3.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định đƣợc đặc điểm lâm học và hiện trạng bảo tồn Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông. - Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tồn Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông.
  • 34. 22 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc tính sinh thái của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông. - Đánh giá các tác động ảnh hƣởng đến loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại tại Khu BTTN Pù Luông. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và Thông đỏ bắc a. Công tác chuẩn bị - Chuẩn bị các thông tin liên quan đến hai loài nêu trên. - Chuẩn bị các tƣ trang cá nhân phục vụ cho quá trình điều tra ngoài thực địa. - Hệ thống phiếu biểu điều tra; thiết bị, dụng cụ cần thiết nhƣ: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, máy ảnh, GPS, Thƣớc dây, Thƣớc kẹp kính, Thƣớc đo cao, kẹp tiêu bản… b. Điều tra thu thập số liệu Phương phápkế thừa số liệu và phỏng vấn + Kế thừa các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến loài nghiên cứu về đặc tính sinh vật học và sinh thái học của loài. + Tham vấn, phỏng vấn cán bộ Khu BTTN Pù Luông, ngƣời dân địa phƣơng và chuyên gia về đặc điểm hình thái, vật hậu của Thông pà cò và Thông đỏ bắc, mùa ra nón, nón chín, nảy mầm, nảy chồi…
  • 35. 23 Phương phápđiều tra ngoại nghiệp Quan sát, đo đếm và ghi chép các thông tin về đặc điểm hình thái và vật hậu của ít nhất 30 cá thể/loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc, phân bố ở các kiểu rừng khác nhau, các đai cao khác nhau và các cấp tuổi khác nhau. Nội dung điều tra ghi chép theo mẫu biểu 01. Các chỉ tiêu đo đếm hình thái gồm: Vỏ; Thân (chiều cao, đƣờng kính của thân và các đặc điểm đặc trƣng của thân); Lá (kích thƣớc, hình dạng, màu sắc); đặc điểm hình thái nón; đặc điểm hình thái hạt. Mẫu biểu 01. Biểu điều tra đặc điểm hình thái Địa điểm: ....................................... Vị trí:.......................................................... Kiểu rừng: ..................................... Độ tànche................................................... Số hiệu biểu...............Ngày điều tra:................... Ngƣờiđiều tra: ...................... STT Tên loài Tọa độ ghi nhận Mô tả đặc điểm hình thái X Y Vỏ Thân Lá Nón đực Nón cái Hạt Nghiên cứu vật hậu học: Phƣơng pháp nghiên thực hiện theo giáo trình “Thực vật rừng” của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, 2000. Quan sát, đo đếm và ghi chép tất cả các đặc điểm vật hậu của 2 loài khi gặp ngoài thực địa (thời gian ra nón, nón chín, hạt nảy mầm, ra chồi non, lá non...). Nội dung điều tra theo mẫu biểu 02.
  • 36. 24 Mẫu biểu 02. Biểu điều tra vật hậu Địa điểm: ....................................... Vị trí:.......................................................... Kiểu rừng: ......................................Độ tànche.................................................. Số hiệu biểu..............Ngày điều tra:.................... Ngƣờiđiều tra: ...................... Số hiệu cây Tọa độ ghi nhận Tên loài Thời gian Đặc điểm vật hậu X Y Thân Lá Chồi Nón đực Nón cái Hạt c. Xử lý nội nghiệp Dựa vào kết quả điều tra thu thập số liệu của 2 loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc tiến hành tổng hợp đặc tính sinh học của 2 loài nhƣ: Đặc điểm hình thái; Vật hậu: mùa ra nón, nón chín, ra lá non, nảy chồi, rụng lá… 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc tính sinh thái của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại KBTTNPù Luông. a. Điều tra sơ thám Tiếnhành xác địnhtrênbảnđồkhuvực cầnđiềutra, điềutrasơ thámnhằm: - Xác định đƣợc khu vực nghiên cứu nơi có loài Thông pà cò, Thôngđỏ bắc phân bố. - Xác định sơ bộ và mở rộng tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các loại rừng đại diện, nơi nghi ngờ có loài cây nghiên cứu phân bố. b. Điều tra chi tiết * Điều tra theo tuyến
  • 37. 25 Tại mỗi khu vực, nắm bắt thông tin chung thông qua tài liệu của KBTTN và thông qua phỏng vấn cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng... Kế thừa tài liệu đã có kết hợp với điều tra bổ sung theo tuyến ngoài thực địa nhằm xác định vùng phân bố của loài Thông pà cò, Thông đỏ bắc. Xây dựng các tuyến điều tra đƣợc xác định trên bản đồ và đi qua 36/36 tiểu khu rừng thuộc khu BTTN Pù Luông. Trên các tuyến điều tra, tiến hành điều tra phát hiện loài bằng cách quan sát, nhận dạng qua đặc điểm hình thái. Nghiên cứu dự định điều tra 08 tuyến. Kết quả điều tra đƣợc trên tuyến ghi vào mẫu biểu 03. Mẫu biểu 03: Điều tra phân bố của loài theo tuyến Ngày điều tra: ………………………Ngƣời điều tra: …………………………......... Địa điểm điều tra: ………… Tọa độ: ……………. Độ cao: ………………............... Số hiệu tuyến Xã Điểm đầu tuyến Điểm cuối tuyến Độ dài tuyến (km) Xuất hiện của cây Thông pà cò,Thông đỏ bắc Địa danh Tọa độ Độ cao (m) Địa danh Tọa độ Độ cao (m) * Phương phápđiều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời Tại mỗi vị trí độ cao khác nhau (100m) hoặc sinh cảnh khác nhau nơi có Thông pà cò hoặc Thông đỏ bắc phân bố, lập ít nhất 01 OTC điển hình tạm thời có diện tích 500m2 (20 x 25 m). Nghiên cứu dự kiến điều tra ít nhất 10 OTC/loài. Điều tra các thông tin trong OTC theo phƣơng pháp điều tra lâm học (Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 2005). Số liệu thu thập đƣợc ở các ô tiêu chuẩn trên tuyến điều tra, trên các vị trí khác nhau đƣợc ghi chép theo các mẫu biểu lập sẵn. Các chỉ tiêu cần xác định là: tần số bắt gặp, đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng hoặc lâm phần nơi có Thông pà cò, Thông đỏ bắc phân bố;loài cây đi kèm, loài cây chiếm ƣu thế tầng cây cao, tầng cây bụi… Tại các OTC tiến hành mô tả các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài nhƣ độ dốc mặt đất, hƣớng phơi, độ cao…, sau đó
  • 38. 26 xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trƣởng của tầng cây cao: - Đƣờng kính thân cây (D1.3cm) đƣợc đo bằng thƣớc kẹp kính hai chiều, hoặc dùng thƣớc dây đo chu vi. - Chiều cao vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dƣới cành (HDC, m) đƣợc đo bằng thƣớc đo cao. HVN của cây rừng đƣợc xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trƣởng của cây, HDC đƣợc xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng. - Đƣờng kính tán lá (DT, m) đƣợc đo bằng thƣớc dây, đo hình chiếu tán lá trên mặt phằng ngang theo hai hƣớng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân. Kết quả đo đƣợc thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao theo mẫu biểu 04. Mẫu biểu 04: Điều tra tầng cây cao Số OTC:..................... Hƣớng dốc:..................... Ngƣời điều tra:......... Độ cao:....................... Độ dốc:......................... Ngày điều tra:............ Tọađộ:........................ Độ tàn che:...................... Trạng thái rừng:....... TT cây Tên loài Chu vi (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) D (tán) Chất lượng Ghi chú *Phương pháp điều tra cây tái sinh Trong mỗi ODB có diện tích25m2, phân bố trên OTC theo sơ đồ sau:
  • 39. 27 Thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra (mẫu biểu 05) theo các chỉ tiêu: Tên loài cây tái sinh; Chiều cao cây tái sinh theo các cấp khác nhau; Xác định chất lƣợng cây tái sinh (cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trƣởng phát triển tốt, không sâu bệnh; cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trƣởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lƣợng trung bình); Xác định nguồn gốc cây tái sinh. Khi điều tra tái sinh trên các ODB, chúng tôi đồng thời xác định các chỉ tiêu: độ tàn che, độ che phủ bình quân và độ dốc mặt đất tại vị trí ODB. Mẫu biểu 05:Điều tra câytái sinh dưới tán rừng Số OTC:..................... Hƣớng dốc:..................... Ngƣời điều tra:.......... Độ cao:....................... Độ dốc:......................... Ngày điều tra:............ Tọađộ:....................... Độ tàn che:...................... Trạng thái rừng:........ STT ODB TT Cây Tên cây Số cây tái sinh (cm) Chất lượng Nguồn gốc <50 cm 50-100 cm 100-200 cm >200 cm * Phương phápđiều tra tái sinh tự nhiên quanh gốccây mẹ
  • 40. 28 Chọn cây mẹ là cây có tình hình sinh trƣởng tốt, không cụt ngọn, không bị lệch tán, không bị chèn ép làm cây tiêu chuẩn để điều tra cây tái sinh xung quanh. Các cây mẹ tiêu chuẩn đƣợc phân bố đều trên toàn bộ diện tích. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 06: Mẫu biểu 06:Điều tra tái sinh của loàiquanh gốc câymẹ Ngày điều tra: ………………… Ngƣời điều tra: ………………Số tuyến................ Địa điểm điều tra: …………… Tọa độ: ……………. Độ cao: ………………........... Khoảng Chỉ tiêu Nguồn Doo Hvn Vị trí Sinh cách Tọa Ghi Số hiệu gốc (mm) (cm) mọc trưởng cây mẹ độ chú (m) .... * Phương phápđiều tra tầng cây bụi, thảm tươi Lập 5 ODB có diện tích25m2(5m x 5m): 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa OTC. + Điều tra cây bụi theo các chỉ tiêu: tên loài chủ yếu, số lƣợng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài trên ODB, kết quả ghi vào phiếu điều tra cây bụi (mẫu biểu 07). Mẫu biểu 07:Biểu điều tra cây bụi Ngày điều tra:............................................. Ngƣời điều tra:....................................... ÔTC:............................................................. Độ cao:................................................. Toạ độ:.......................................................................................................................... TT ÔDB TT loài Tên loài chủ yếu Số cây (bụi) Độ che phủ (m) Sinh trưởng
  • 41. 29 + Điều tra thảm tƣơi theo các chỉ tiêu: loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trƣởng của thảm tƣơi trên ODB, kết quả ghi vào phiếu điều tra thảm tƣơi (mẫu biểu 08). Mẫu biểu 08:Biểu điều tra thảm tươi Ngày điều tra:............................................. Ngƣời điều tra:....................................... ÔTC:............................................................. Độ cao:................................................. Toạ độ:.......................................................................................................................... TT ÔDB TT loài Tên loài chủ yếu Số cây (bụi) Độ che phủ (m) Sinh trưởng *Phương pháp điều tra nhóm loài cây đi kèm Để tiến hành điều tra nhóm loài cây đi kèm đề tài sử dụng phƣơng pháp OTC 6 cây. Lấy loài cây nghiên cứu (Thông pà cò hoặc Thông đỏ bắc) làm tâm, xác định tên của 6 cây xung quanh có khoảng cách gần nhất với cây trung tâm. Điều tra xác định tên từng loài, kích thƣớc, khoảng cách và tình hình sinh trƣởng của từng cây trong ô 6 cây. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào phiếu điều tra ô hình tròn 6 cây (mẫu biểu 09). Mẫu biểu 09:Điều tra ô hình tròn 6 cây OTC......................Địa danh:............................ Ngƣờiđiều tra:................ Vị trí:....................Độ tànche:........................Ngày điều tra:..................... Trạng thái rừng:......................................................................................... TT cây Trung tâm D1.3 (cm) Hvn (m) TT cây xung quanh Khoảng cách đến cây TrT (m) Tên loài D1.3 Hvn Chất lượng 1 2 3 4 5 6
  • 42. 30 c. Xử lý nội nghiệp - Xây dựng bản đồ tuyến điều tra và bản đồ phân bố của Thông pà cò và Thông đỏ bắc Sử dụng phần mềm Mapinfo và nền bản đồ số của Khu BTTN Pù Luông để xây dựng các bản đồ sau: + Bản đồ các tuyến điều tra và vị trí các OTC trên tuyến điều tra. + Bản đồ phân bố của Thông pà cò và Thông đỏ bắc Sử dụng phần mềm MapSoure để chuyển dữ liệu từ máy GPS vào phần mềm Mapinfo. Từ kết quả ghi nhận các tọa độ bắt gặp cây Thông pà cò và Thông đỏ bắc trên các tuyến điều tra và OTC, sử dụng phần mềm Mapinfo chồng ghép các lớp bản đồ để thể hiện các tuyến điều tra, OTC, vị trí phân bố của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông trên nền bản đồ số. - Tổ thành tầng câygỗ Hệ số tổ thành của các loài cây thƣờng đƣợc xác định theo số cây hoặc theo tiết diện ngang. Trên quan điểm sinh thái ngƣời ta thƣờng xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm sản lƣợng, ngƣời ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lƣợng. Để xác định tổ thành tầng cây cao, đề tài sử dụng phƣơng pháp xác định giá trị (độ) quan trọng (Important Value – IV %) của Daniel Marmillod: IVi% = (1) Trong đó: IVi% là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng Theo Thái Văn Trừng loài cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về
  • 43. 31 mặt sinh thái trong QXTV rừng. Những loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành là loài có IV% ≥ giá trị bình quân của tất cả các loài tham gia trong QXTV rừng. Trong một quần xã nếu một nhóm dƣới 10 loài cây có tổng IV%≥ 40%, chúng đƣợc coi là nhóm loài ƣu thế và tên của QXTV rừng đƣợc xác định theo các loài đó. - Mật độ Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lƣợng cá thể của từng loài hoặc của tất cả các loàitham gia trên một đơn vịdiện tích (thƣờng là 1 ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dƣỡng và vài trò của loài trong QXTVrừng. Công thức xác định mật độ nhƣ sau: = ×10.000 (2) Trong đó: n: là số lƣợng cá thể của loài hoặc tổng số cáthể trong OTC Sô: Diện tích OTC (m2) - Xácđịnh mức độ thường gặp Côngthức xác định mức độ thƣờng gặp của một loài nhƣ sau: Mtg(%) = × 100 (3) Trong đó: r là số cá thể của loài i trong QXTV rừng R là tổng số cá thể điều tra của QXTV rừng. Nếu Mtg> 50%: Rất thay gặp Mtg= 25 – 50%: Thƣờng gặp Mtg< 25%: ít gặp -Tổ thành cây tái sinh Đề tài xác định tổ thành tái sinh rừng theo số cây, hệ số tổ thành của từng loài đƣợc tính theo công thức:
  • 44. 32 Ki = × 100 (5) Trong đó: Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i Ni: Số lƣợng cá thể loài i N: Tổng số cá thể điều tra - Mậtđộ cây tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lƣợng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, đƣợc xác định theo công thức sau: = (6) Với Sdi là tổng diện tích các ODB điều tra tái sinh (m2) và n là số lƣợng cây tái sinh điều tra đƣợc. - Chất lượng cây tái sinh Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lƣợng tốt, trung bình và xấu đồng thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu. - Phân bốcây tái sinh theo cấp chiều cao Thống kê số lƣợng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao: dƣới 0,5m; 0,5- 1m; 1-2m và trên 2m. - Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc + Ảnh hƣởng của độ tàn che: Đề tài đánh giá ảnh hƣởng của độ tàn che đến tái sinh hai loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc thông qua việc tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh nhƣ mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lƣợng cây tái sinh loài Thông pà cò, Thông đỏ bắc theo các cấp độ tàn che khác nhau ở khu vực nghiên cứu.
  • 45. 33 + Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh loài Thông pà cò, Thông đỏ bắc: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cây bụi, thảm tƣơi, đề tài tổng hợp một số chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh nhƣ mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lƣợng cây tái sinh của loài cây theo các cấp độ sinh trƣởng khác nhau của lớp cây bụi, thảm tƣơi ở khu vực nghiên cứu. 3.4.3. Phương pháp đánh giá các tác động đến loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại khu vực nghiên cứu a. Cơ sở lựa chọn phương pháp Cây rừng sống trong các hệ sinh thái khác nhau luôn phải chịu các tác động từ môi trƣờng xung quanh, do con ngƣời, do tự nhiên, điều này thể hiện rõ nét nhất ở các loài quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao. Nhiều loài trƣớc đây đã có số lƣợng tƣơng đối lớn nhƣng do hoạt động khai thác quá mức dẫn đến nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng một cách cục bộ. Để có cơ sở khoa học cho việc bảo tồn loài một cách hiệu quả thì việc đánh giá các tác động đến quần thể loài là việc làm hết sức quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ loài có hiệu quả. Đểđánh giá các tác động tớihai loàiThông pà cò vàThôngđỏ bắc, tôitiến hành điều tra phỏng vấn kết hợp kế thừa số liệu và điều tra trên thực địa. Ngƣời dân và các cán bộ Khu bảo tồn là những ngƣời tiếp xúc, gắn bó với rừng nhiều nhất. Họ là những ngƣời có kinh nghiệm đi rừng, hiểu rõ tình trạng tài nguyên rừng. Vì thế lựa chọnphƣơngpháp phỏng vấn ngƣờidân về tình hình tàinguyên rừng là vô cùng hợp lý. Các tài liệu về xử phạt những vụ vi phạm về khai thác rừng, vận chuyển lâm sản... đƣợc các cơ quan chức năng lƣu trữ, tổng hợp là những nhânchứngsống, thểhiệnchínhxác thực trạngrừngvàtài nguyên rừng. b. Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn - Kế thừa các số liệu đã nghiên cứu, thống kê tình hình sinh trƣởng, phát triển, biến độngsố lƣợng cá thể của 2 loài trƣớc đây so với hiện nay.
  • 46. 34 - Phỏng vấn cán bộ Khu BTTN Pù Luông, ngƣời dân địa phƣơng về các ảnh hƣởng làm tăng hoặc giảm số lƣợng loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc. c. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các thông tin tác động đến 2 loài nghiên cứu theo các nội dung dƣới đây: Số hiệu tuyến: Thứ tự tác động: Địa điểm và tọa độ: Đốitƣợng gây tác động: Thời gian: Mức độ tác động: Mức độ bị ảnh hƣởng và khả năng phục hồi của đốitƣợng bị tác động: Ghi chú: c. Phương pháp nội nghiệp Phân tích các tác động đến loài qua phiếu điều tra, phỏng vấn và kế thừa số liệu theo 2 hƣớng: từ phía conngƣời và từ phía tự nhiên: Các tác động do con ngƣời, trực tiếp hoặc gián tiếp gián tiếp ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến quần thể 2 loài nghiên cứu: Tác động tích cực (qua kế thừa số liệu và phỏng vấn cán bộ quản lý): Các biện pháp lâm sinh có tác động tích cực đến loài; Các biện pháp, hoạt động tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng…; Các hoạt động xử lý vi phạm hành chính Tác động tiêu cực (Qua phỏng vấn, kế thừa số liệu): Tình trạng khai thác, mua bán trái phép 2 loài nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu; Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, các biện pháp lâm sinh tác động tiêu cực đến môi trƣờng, khai thác quá mức các cây gỗ làm thay đổicấu trúc rừng…
  • 47. 35 Tác động do tự nhiên: Do đặc tính sinh học và sinh thái học của loài: yêu cầu khắt khe về môi trƣờng sống:Yêu cầu điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng phù hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của 2 loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc; Do một số nguyên nhân tự nhiên khác. 3.4.4. Phương pháp xây dựng đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển 2 loài cây nghiên cứu Cơ sở xây dựng đề xuất: Dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất tôi đƣa ra giải pháp chung nhằm cải thiện đời sống, tác động ít tới rừng của ngƣời dân. Còn đối với một số giải pháp cụ thể cho loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc, tôi dựa vào kết quả điều tra thực địa nhƣ: đặc điểm vật hậu học, phân bố, cấu trúc tổ thành rừng, mật độ, tái sinh loài...và kết quả đánh giá các tác động tới hai loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Nội dung đề xuất: Giải pháp về kỹ thuật, cơ chế, chính sách, xã hội … cho bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ 2 loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông.
  • 48. 36 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm vật hậu học của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại khu vực nghiên cứu 4.1.1. Thông pà cò - Tên đồngnghĩa: Thông quảng đông - Tên khoa học: Pinuskwangtungensis Chun ex Tsiang. - Họ: Thông – Pinnaceae. a. Đặc điểm hình thái Kết quả điều tra cho thấy hình tháithì Thông pàcò phân bố ở Pù Luông là loài cây gỗ nhỡ, đƣờng kính trung bình 54,36 cm, chiều cao trung bình 18 m, thƣờng xanh, có chồi đông với các vảy chồi nâu. Vỏ màu nâu xám, nứt dọc. Lá Thông pà cò mọc 5 chiếc một ở đầu cành và các cành ngắn này lại mọc chụm trên đầu cành dài. Lá hơi cong dài 3,3 - 4,5 cm, mặt cắt ngang hình 3 cạnh, có răng cƣa. Mùa rụng lá không rõ ràng. Hình 4.1. Vỏ câyThông pà cò Hình 4.2. Cànhvà Nón Thông pà cò
  • 49. 37 Hình 4.3. Tán mặt trên cây Thông pà cò Hình 4.4. Tán mặt dưới cây Thông pà cò Thông Pà Cò có nón cái mọc đơn tính, hình trứng, màu xanh; đƣờng kính nón 4-5,5 cm, gồm 22 đến 35 vảy. Vảy hình trứng ngƣợc dài 2,5 cm rộng 1,5 cm. Hạt thông pà cò hình bầu dục, dài 1-1,2 cm, rộng 0,5-0,6 cm, mang một cánh mỏng dài khoảng 2 cm. b. Đặc điểm vật hậu Nghiên cứu đặc điểm vật hậu của loài Thông pà cò có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, đặc điểm này phản ánh đƣợc khả năng duy trì nòi giống trong tự nhiên và dựđoán đƣợc sựtồntại của chúng trong tƣơng lai. Từ kết quả nghiên cứu và kế thừa thông tin từ các tài liệu về đặc điểm vật hậu cho thấy: Thông pà cò là cây thƣờng xanh,có chồi đông với các vảy chồi nâu, không có mùa rụng lá rõ rệt, ra nón tháng 3 - 4, chín vào tháng 9 - 10, khi chín chuyển sang màu xám nâu. 4.1.2. Thông đỏ bắc - Tên đồngnghĩa: Sam hạt đỏ lá ngắn, Thanh Tùng - Tên khoa học: Taxuschinensis Pilger - Họ: Thông đỏ - Taxaceae a. Đặc điểm hình thái
  • 50. 38 Cây gỗ nhỡ cao tới 20 m, đƣờng kính thân 40-50 cm, thƣờng xanh. Lá mọc xoắn ốc, xếp thành hai dãy do gốc lá bị vặn, hình dải, hơi cong hình chữ S, dài 2,5-4 cm, rộng 2-3 mm, thót dần, nhọn ở hai đầu. Hình 4.5. Gốc thân cây đỏ bắc Hình 4.6. Câythông đỏ bắc Hình 4.7. Lá câyThông đỏ bắc Hình 4.8. Nóncây Thông đỏ bắc
  • 51. 39 Nón đực hình chùy, đơn độc ở nách lá. Nón cái đơn độc trên đỉnh của cành ngắn tại một bên của trục hoa, gốc đỡ bởi vỏ hạt giả. Hạt hình trứng, nằm trong vỏ hạt giả khi chínmọngnƣớc màu đỏ tƣơi, có cạnh, dàikhoảng 6-7 mm. Với đặc điểm phân bố trên núi đá, không có tầng đất canh tác, do đó bộ rễ của 2 loài Thông đỏ bắc, Thông pà cò phát triển rất mạnh đặc biệt là các cây trƣởng thành, rễ giúp cây bám chặt vào các tảng đá và lan tỏa ra xung quanh. Rễ cọc cắm sâu vào các khe đá để hút dinh dƣỡng nuôi cây và tạo cho cây một thế vững chắc để chống chọi với gió bão, rễ chùm lan tỏa trên lớp mùn mỏng để hút nƣớc và dinh dƣỡng khoáng. b. Đặc điểm vật hậu Thông đỏ bắc là cây thƣờng xanh, không có mùa rụng lá rõ ràng, chồi phát triển mạnh về mùa xuân, bắt đầu nhú vào khoảng cuối tháng 1 đầu tháng 2 dƣơng lịch, đến tháng 3 ra lá non. Sau thời điểm ra cành non, nón bắt đầu xuất hiện vào tháng 4 và quả chín vào tháng 10. Qua nghiên cứu và kế thừa tài liệu nhận thấy khả năng ra hoa kết quả của cây là không đồng đều giữa các năm. Cần nghiên cứu tiếp tục về vật hậu của loài để có phƣơng án bảo tồn thích hợp. 4.2. Đặc tính sinh thái của Thông pà cò và Thông đỏ bắc tại Khu BTTN Pù Luông 4.2.1. Đặc điểm phân bốcủa loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc Trong nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài thì độ cao là một trong những nhân tố quyết định sự phân bố của thực vật thông qua hàng loạt các yếu tố khác nhƣ: Lƣợng bức xạ mặt trời từ đó ảnh hƣởng tới nhiệt độ, khả năng quang hợp của thực vật; lƣợng mƣa, độ ẩm không khí; độ dốc, độ dày tầng đất,… và các yếu tố này lại có tác động trực tiếp tới sự phân bố của loài. 08 tuyến cụ thể đƣợc đềtài nghiên cứu nhƣ sau:
  • 52. 40 Bảng 4.1. Các tuyến điều tra STT tuyến Tên tuyến Tọa độ Tiểu khu 1 Bản khuy - Đồi đá trắng - X. Cổ Lũng 524509/ 2261771 - 525692/ 2261691 262 264 265 2 Bản Eo Điếu - Thông Pà Cò -X. Cổ Lũng 524911/ 2258110 - 524236/2259771 269 270 3 Bản Mỏ - Đỉnh Pù Pan - X.Phú Xuân 502685/ 2268129 - 506506/2267102 65 4 Làng trình - Núi Phiêng Tòong - X. Lũng Cao 518169/ 2265164 - 519106/2267285 260 5 Bản Hang - Thung Hang - X. Phú Lệ 507864/ 2270343 - 508864/2271603 30 27 6 Bản Cao - Bản Son - Mƣời Bá - X.Lũng Cao 519580/ 2264030 - 521902/2266646 257 250 7 Đông Diểng - X. Thành sơn 509526/ 2266875 - 509547/2264112 75 258 8 Bản Cốc - X.Thành Lâm 516327/ 2259271 - 514680/2259002 271
  • 53. 41 Bảng 4.2. Đặc điểm phân bố Thông pà cò tại khu BTTN Pù Luông. TT Loài cây Độ cao (m) Toạ độ Tiểu khu X Y 1 Thông pà cò 785 525071 2258906 270 2 Thông pà cò 793 525051 2258917 270 3 Thông pà cò 797 525057 2258919 270 4 Thông pà cò 814 525008 2258912 270 5 Thông pà cò 853 524985 2258909 270 6 Thông pà cò 886 524969 2258907 270 7 Thông pà cò 912 524922 2258919 270 8 Thông pà cò 926 524836 2258896 270 9 Thông pà cò 891 524729 2258951 270 10 Thông pà cò 836 524661 2258898 270 11 Thông pà cò 799 524667 2258865 270 Hình 4.9. Bản đồ phân bố loài Thông pà cò ở KBTTN Pù Luông
  • 54. 42 Bảng 4.3. Đặc điểm phân bố Thông đỏ bắc tại KBTTN Pù Luông TT Loài cây Độ cao (m) Toạ độ Tiểu khu X Y 1 Thông đỏ bắc 850 525670 2261690 65 2 Thông đỏ bắc 1030 505537 2267763 65 3 Thông đỏ bắc 1037 505525 2267759 65 Hình 4.10. Bản đổ phân bố loài Thông đỏ bắc tại KBTTN Pù Luông
  • 55. 43 Kết quả cho ta thấy Thông pà cò chỉ bắt gặp tại tuyến 2 Bản Eo Điếu - Thông pà cò – Xã Cổ Lũng. Tại tuyến này thì Thông pà cò chỉ tập trung tại tiểu khu 270 và chỉ tập trung nhiều trên đỉnh Pà cò ở độ cao từ 700 – 1000 m. Mọc thành quần xã rừng thuần loài, thƣờng mọc trên đỉnh và đỉnhnúi đá vôi. Thông đỏ bắc phân bố bố khá hẹp. Theo điều tra chỉ phát hiện duy nhất trên tuyến số 3 (Bản Mỏ - Đỉnh Pù Pan), tiểu khu 65, với 40 cá thể trƣởng thành (đƣờng kính trung bình D1.3 = 80 cm) và chiều cao trung bình Hvn = 15 m) và 4 cây con tái sinh (chiều cao trung bình Hvn = 1 m). Chúng mọc trên sƣờn gần đỉnh của núi đá vôi (hƣớng phơi Đông – Nam), với độ cao khoảng > 850 m. Các kiểu rừng chủ yếu nơi Thông đỏ phân bố là rừng rậm thƣờng xanh cây lá rộng mƣa mùa nhiệt đới. Ở KBTTN Pù Luông, Thông đỏ bắc còn quần thể nhỏ, ngƣời dân hầu nhƣ chƣa khai thác. Tuy nhiên, khai thác rừng lại đang là nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến khả năng sống của loài này, đặc biệt là khả năng tái sinh. 4.2.2. Đặc điểm khí hậu Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mƣa nhiều và chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ítmƣa. - Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dƣới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C. Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng + Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 110C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C.
  • 56. 44 + Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình cả năm 7.6000C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10C. + Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sƣơng muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hƣởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng dƣới 8.0000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C. - Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhƣng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ƣớt hơn và có sƣơng mù. - Chế độ mưa: Lƣợng mƣa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, nhƣng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lƣợng mƣa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lƣợng mƣa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lƣợng mƣa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngƣợc lại mùa mƣa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mƣa với lƣợng mƣa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thƣờng xuất hiện giông, bão kèm theo mƣa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tƣơng đối cao, trung bình từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mƣa độ ẩm không khí thƣờng cao hơn mùa khô từ 10 - 18%. Do đặc trƣng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển, đặc biệt là những loài thực vật thuộc nhóm Thông chiếm ƣu thế, vì vậy đây là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và tồn tại của các loài thuộc nhóm Thông. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng núi cao có nơi có sƣơng muối, băng giá, gió lạnh, không có mƣa gây thiếu nƣớc, vào mùa hè lại có những đợt mƣa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống. Những thuận lợi và bất lợi về thời
  • 57. 45 tiết, khí hậu trong tỉnh diễn ra có tính quy luật khách quan mà con ngƣời chƣa đủ khả năng chế ngự để thay đổi các điều kiện tự nhiên, chỉ có lợi dụng tối đa những thuận lợi và hạn chế mức độ thiệt hại do điều kiện bất lợi để bố trí có hiệu quả kế hoạch sản xuất và tổ chức tốt đời sống cho nhân dân trên địa bàn. Tại những khu vực có loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc phân bố, với độ cao trên từ 800 - 1200 m so với mặt nƣớc biển, trên đỉnh và sƣờn núi đá vôi, khí hậu khắc nghiệt. Loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc vẫn tồn tại cùng một số loài cây lá rộng, điều đó cho điều kiện khí hậu, địa hình và đất đai khu vực này thích hợp cho các loài cây phát triển. 4.2.3. Đặc điểm đất Đất là nhân tố sinh thái không thể thiếu đối với mỗi loài cây. Thực hiện việc lấy mẫu đất tại các điểm (trong ô tiêu chuẩn) có loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc phân bố, sau đó về phân tích các tính chất lý, hóa học của đất tại Chi cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng Thanh Hóa. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.4. Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu TT Tên chỉ tiêu ĐVT Thông đỏ bắc Thông pà cò 1 Hàm lƣợng Nitơ tổng tính theo hệ số khô kiệt % 0,05 0,03 2 Hàm lƣợng P2O5 tổng tính theo hệ số khô kiệt % 0,08 0,09 3 Hàm lƣợng Kali tính theo K2O tính theo hệ số khô kiệt % 0,05 0,04 4 Hàm lƣợng Hữu cơ tổng tính theo hệ số khô kiệt % 8,5 5,5 5 pHKCL % 6,5 5,4
  • 58. 46 Về độ chua (pHkcl):Kết quả cho thấy, tại nơi có loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc phân bố chỉ số này là từ 5,4 - 6,5; điều đó có nghĩa là đất tại những nơi có loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc là đất chua trung bình. Hàm lƣợng đạm nơi có loài Thông pà cò là 0,03 % thấp hơn so với loài Thông đỏ bắc là 0,05 %. Hàm lƣợng lân (P205) của hai loài đều ở mức trung bình. Kết quả cho thấy, Thông pà Cò và Thông đỏ bắc thích hợp ở núi đá vôi, đất chua trung bình, hàm lƣợng đạm, lân, Kali ở mức trung bình. 4.2.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc phân bố tự nhiên tại KBTTNPù Luông 4.2.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao Tổ thành là nhân tố biểu thị mức độ tham gia của các loài cây trong việc hình thành quần xã thực vật rừng. Tổ thành rừng là nhân tố sinh thái có ảnh hƣởng quyết định tới các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ bền vững, tính ổn định, tính đa dạng sinh học của rừng. Sự đa dạng loài trong công thức tổ thành phản ánh tính bền vững và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trƣờng nhằm duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp bao nhiêu, tính thống nhất, cân bằng ổn định và khả năng phòng hộ chống xói mòn tốt bấy nhiêu. Đối với mỗi trạng thái khác nhau, mỗi vị trí khác nhau đều có những đặc trƣng về tổ thành khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng là một công việc quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu cấu trúc rừng. Để biểu thị mức độ tham gia của loài trong quần xã thực vật rừng đề tài xác định hệ số tổ thành theo mức độ quan trọng IV%. Loài có chỉ số IV% càng lớn thì chứng tỏ vai trò của loài đó trong quần xã thực vật càng quan trọng. Kết quả điều tra tổ thành rừng có loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc phân bố theo đai cao đƣợc thể hiện tại các bảng sau
  • 59. 47 Bảng 4.5. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loàiThông pà cò phân bố ( độ cao 785 - 799m, trạng thái : Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi đá vôi) STT Tên loài SL (cây/Ô TC) D1.3tb (cm) Hvnt b (m) ∑G (m2/Ô TC) ∑Gi % ∑Ni % IV % 1 Thị 2 8,6 7,0 0,012 0,76 8 4,38 2 Sâng 1 27,7 9,7 0,478 30,37 4 17,19 3 Gội 3 13,9 8,1 0,336 21,35 12 16,68 4 Nghiến 2 13,4 7,8 0,028 1,78 8 4,89 5 Kháo 7 16,1 8,5 0,140 8,89 28 18,45 6 Thông Pà Cò 10 27,2 9,7 0,58 34,31 40 37,16 Tổng 25 1.574 100 100 100 Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tự nhiên nơi có loàiThông pà cò phân bố ( độ cao 814 - 886m, trạng thái : Rừng nguyên sinh trên đỉnh núi đá vôi) STT Tên loài SL (cây/Ô TC) D1.3tb (cm) Hvnt b (m) ∑G (m2/Ô TC) ∑Gi % ∑Ni % IV % 1 Dẻ 30 39,2 10,2 3,6 73,77 28,57 51,17 2 Đỗ quyên 18 7,6 7,0 0,08 1,64 17,14 3,39 3 Gội 4 10,5 7,2 0,03 0,61 3,81 2,21 4 Nghiến 6 9,4 6,5 0,04 0,82 5,71 3,27 5 Kháo 9 15 8,0 0,16 3,28 8,57 5,93 6 Thông pà cò 12 23,5 8,7 0,52 10,66 11,43 11,05 7 Hồi 10 13,6 7,4 0,15 3,03 9,52 6,28 8 Sp. 7 17,6 8,2 0,17 3,48 6,67 5,08 9 Xoan đào 9 13,4 8,0 0,13 2,67 8,57 5,62 Tổng 105 4,88 100 100 100