SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐOÀN THỊ HỒNG HIÊN
C¸C TéI X¢M PH¹M Së H÷U
TRONG QUèC TRIÒU H×NH LUËT TRONG Sù SO S¸NH
VíI Bé LUËT H×NH Sù VIÖT NAM N¡M 1999
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS HOÀNG VĂN HÙNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ, trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành
tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
NGƢỜI CAM ĐOAN
ĐOÀN THỊ HỒNG HIÊN
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ
CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU
HÌNH LUẬT..................................................................................... 8
1.1. Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999...........................................................................8
1.1.1. Bối cảnh ra đời Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999........................ 8
1.1.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999.................................................................................12
1.1.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999.........................................................................14
1.2. Các quy đinh về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều
hình luật..........................................................................................18
1.2.1. Bối cảnh ra đời Quốc trình hình luật ...............................................18
1.2.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật........20
1.2.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật......22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................30
Chƣơng 2: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ
HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG TRONG QUỐC
TRIỀU HÌNH LUẬT.....................................................................32
2.1. Chính sách hình sự ........................................................................32
2.1.1. Nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc quân chủ chuyên chế ...............32
2.1.2. Nguyên tắc pháp chế........................................................................34
2.1.3. Nguyên tắc nhân đạo .......................................................................37
2.2. So sánh về kỹ thuật lập pháp........................................................40
2.3. So sánh về nội dung .......................................................................47
2.3.1. Tội phạm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình
sự năm 1999 và Quốc triều hình luật.............................................47
3.1.2. Hình phạt và các biện pháp khác áp dụng đối với tội phạm............56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................64
KẾT LUẬN ....................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................68
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCA Bộ công an
BLHS Bộ luật hình sự
BTP Bộ tƣ pháp
CNXH Chủ nghĩa xã hội
Nxb Nhà xuất bản
QHXH Quan hệ xã hội
QPPL Quy phạm pháp luật
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
Tr Trang
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các văn bản pháp luật cổ Việt Nam thực sự là những kho báu chứa
đựng những giá trị văn minh của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam. Một trong
những bộ luật quan trọng thuộc pháp luật cổ Việt Nam là Quốc triều hình luật
hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức. Những kho báu đã và đang đƣợc khai thác
từ các góc độ khác nhau và phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác
nhau. Quốc triều hình luật đƣợc coi là bộ luật quan trọng nhất, chính thống
nhất của triều Lê và trong lịch sử pháp luật Việt Nam, nó đƣợc đánh giá là
“một thành tựu có giá trị đặc biệt” [33, tr.17], “không chỉ là đỉnh cao so với
những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả Bộ
luật được biên soạn vào đầu thế kỷ thứ XIX: Hoàng Việt luật lê” [33, tr.17].
Việc nghiên cứu bộ luật có giá trị nhƣ vậy sẽ là đóng góp đáng kể cho việc
khai thác và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các truyền thống pháp luật
của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa. Cao hơn nữa đây còn là việc làm thiết thực để
hƣởng ứng việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là
“Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nên văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu
đó vẫn chƣa nhiều và cũng chƣa đánh giá đƣợc hết các giá trị tiềm ẩn trong
các bộ luật cổ xƣa. Đặc biệt là hiện nay, chƣa hề có các công trình nghiên cứu
chuyên sâu nào theo hƣớng nghiên cứu sự kế thừa và phát huy của pháp luật
hình sự Việt Nam hiện hành từ Quốc triều hình luật theo từng các nhóm tội
phạm cụ thể. Việc nghiên cứu chuyên sâu nhƣ vậy có ý nghĩa quan trọng
nhằm rút ra đƣợc các kết luận mang ý nghĩa bài học lịch sử nhằm tiếp thu
những tinh túy, tƣ tƣởng tiến bộ của luật cũ và loại bỏ những tồn tại mà luật
cũ đã mắc phải; đồng thời thấy đƣợc giá trị văn hóa dân tộc ta, truyền thống
pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa của chúng ta.
2
Trong các nhóm tội phạm cụ thể, nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu
đƣợc coi là nhóm tội phổ biến và có số lƣợng cá nhân phạm tội nhiều nhất
không chỉ trong xã hội phong kiến mà còn xã hội nƣớc ta hiện nay. Số vụ án
về các tội xâm phạm sở hữu đƣợc khởi tố, điều tra hàng năm luôn đứng đầu
trong số các nhóm tội phạm đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Tình hình các tội xâm phạm sở hữu hàng năm có xu hƣớng tăng, nhất là cƣớp,
cƣớp giật, trộm cắp... Đối tƣợng thực hiện loại tội phạm này rất đa dạng.
Ngoài đối tƣợng tại chỗ, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn
định thì thời gian gần đây còn xuất hiện nhiều đối tƣợng từ các địa phƣơng
khác liên kết gây án và đặc biệt tội phạm xảy ra trong học sinh, sinh viên, đối
tƣợng phạm tội là ngƣời dân tộc thiểu số. Trong vài năm gần đây đã xảy ra
hàng loạt các vụ lừa đảo hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các vụ vỡ
nợ với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng, liên quan đến nhiều thành phần, gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến tình hình an ninh, kinh tế và trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn nhiều tỉnh, thành trong thời gian dài.
Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận trong
Quốc triều hình luật về các tội xâm phạm sở hữu là một nhu cầu thực tế để
chúng tôi lực chọn đề tài "Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình
luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999" làm luận văn
thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu,
so sánh và rút ra đƣợc các bài học lịch sử từ Quốc triều hình luật vào trong bộ
luật hình sự hình sự Việt Nam hiện hành, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí
khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành bàn về các tội cụ thể liên quan đến tội
phạm xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, chƣa có một công trình khoa học nào
3
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về các tội phạm xâm phạm sở hữu của
Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, ở mức độ khái quát, nhóm tội xâm phạm sở
hữu đƣợc đề cập trong các nghiên cứu khoa học nhƣ: Pháp luật hình sự phong
kiến Việt Nam. Những đặc điểm cơ bản và vấn đề lĩnh hội một số giá trị pháp
luật truyền thống. Luận văn thạc sỹ luật học, 2012, tác giả: Vũ Thị Quỳnh;
Những giá trị đương đại của Quốc triều hình luật, Luận văn thạc sỹ luật,
2008, tác giả Lƣơng Văn Tuấn; Bộ luật Hồng Đức. Nội dung cơ bản và giá trị
đương đại, Luận văn thạc sỹ, 2014, tác giả Đặng Thị Hải Hằng.
Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau:
Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá trị do Tiến sĩ Lê Thị
Sơn làm chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, năm 2004; Giá trị lịch sử và tính
đương đại của một bộ luật: Kỷ niệm 425 năm ra đời của Quốc triều hình luật,
tác giả Bùi Xuân Đính, năm 2008.
Ngoài ra, một số tác giả cũng đƣợc công bố những bài báo khoa học có
đề cập đến các khía cạnh khái quát hoặc cụ thể của nhóm tội xâm phạm sở
hữu nhƣ: Khái niệm tội phạm. So sánh giữa Quốc triều hình luật và Bộ luật
hình sự hiện nay, Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 1 năm
2005; Tội trộm cắp tài sản trong Quốc triều hình luật, TS.Hoàng Văn Hùng,
tạp chí Luật học, số 05 năm 2006; Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV, TS. Lê
Cảm, tạp chí Dân chủ và pháp luật Bộ tƣ pháp, số 8 năm 1999.
Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu đó vẫn chƣa nhiều và cũng chƣa
đánh giá đƣợc hết các giá trị tiềm ẩn trong các bộ luật cổ xƣa. Đặc biệt là
chƣa có những kết quả nghiên cứu cụ thể đối với từng nhóm tội cụ thể nhƣ
nhóm tội xâm phạm sở hữu hoặc các nhóm tội khác. Những nghiên cứu trên
mới là những nghiên cứu chung hoặc nghiên cứu chỉ một tội cụ thể trong một
4
nhóm tội chứ chƣa nghiên cứu một cách độc lập đầy đủ và toàn diện, có hệ
thống cho từng nhóm tội. Tình hình các tội xâm phạm sở hữu hàng năm có xu
hƣớng tăng, nhất là cƣớp, cƣớp giật, trộm cắp... các quy định hiện hành của
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 còn thể hiện những bất cập gây khó khăn
khi giải quyết vụ án đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, việc
tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn đối
với nhóm tội này trong sự so sánh đánh giá giữa pháp luật hình sự phong kiến,
một bộ luật đƣợc coi là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các
triều đại và Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành không chỉ đóng góp đáng kể
cho việc khai thác và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, truyền thống pháp
luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa mà còn có thể đáp ứng đƣợc những đòi
hỏi của thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống nhóm tội phạm
xâm phạm sở hữu hiện nay thông qua việc rút ra các bài học lịch sử.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận đối với
nhóm tội xâm phạm sở hữu trong hai bộ luật: Quốc triều hình luật thời Lê và
Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó có thể thấy đƣợc những
mặt tồn tại hạn chế của pháp luật hình sự thời phong kiến, đồng thời cũng
thấy đƣợc sự kế thừa phát huy những nội dung tiến bộ, phù hợp với xu hƣớng
của thời đại của Bộ luật hình sự năm 1999 từ Quốc triều hình luật. Từ đó, rút
ra đƣợc những kết luận mang ý nghĩa bài học lịch sử cho việc xây dựng pháp
luật hình sự hiện hành đối với nhóm tội này nói riêng và các nhóm tội khác
nói chung; đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về nhóm
tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
5
- Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển trong các
quy định liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt
Nam từ trƣớc đến nay và đƣa ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong
đó làm rõ khái niệm, đặc điểm của nhóm tội này trong pháp luật hình sự thời
Lê, sự khác biệt cơ bản so với pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự
thời Lê trong Quốc triều hình luật, rút ra đƣợc những kết luận có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn khi xây dựng và hoàn thiện các quy định về nhóm tội xâm
phạm sở hữu trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, tìm ra những mặt
đạt đƣợc và những hạn chế tồn tại;
- Đƣa ra một số kết luận mang ý nghĩa lịch sử góp phần bổ sung, hoàn
thiện quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam
và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này vào công cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nhóm tội
xâm phạm sở hữu đƣợc quy định từ pháp luật hình sự thời Lê, Quốc triều hình luật
đến Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, các vấn đề pháp lý liên quan đến nhóm
tội này, kinh nghiệm lịch sử đƣợc rút ra từ Quốc triều hình luật để xây dựng pháp
luật hình sự Việt Nam hiện nay ở các góc độ lý luận cũng nhƣ xây dựng pháp luật
hình sự nƣớc nhà trong giai đoạn 2010-2020 theo đƣờng lối chính sách xây dựng
và phát triển quốc gia của Đảng và Nhà nƣớc.
4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu của đề tài, Luận văn đã sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
6
- Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin
về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc
và pháp luật, quan điểm của Nhà nƣớc về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, về
chính sách Hình sự, về cải cách tƣ pháp trong các Nghị quyết Đại hội Đảng,
các Nghị Quyết về cải cách tƣ pháp của Bộ chính trị…
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
sau đây:
(i) Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp
lịch sử đƣợc sử dụng theo chiều dọc của các chƣơng khi nghiên cứu, so sánh
những vấn đề lý luận liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu trong hai bộ luật;
(ii) Phƣơng pháp đánh giá, phƣơng pháp bình luận, phƣơng pháp đối
chiếu cũng đƣợc sử dụng tại Chƣơng 1 và chƣơng 2 khi tìm hiểu về quy định
của Quốc triều hình luật và Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về các tội
xâm phạm sở hữu;
(iii) Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp diễn giải, phƣơng pháp dự
báo đƣợc sử dụng tại Chƣơng 2 khi nghiên cứu định hƣớng và rút ra các bài
học lịch sử về các tội xâm phạm sở hữu đối với Bộ luật hình sự Việt Nam
hiện hành.
5. Những điểm mới đóng góp của luận văn
- Đề tài là công trình chuyên khảo có hệ thống ở mức độ luận văn thạc
sĩ luật học, nghiên cứu làm rõ những bài học kinh nghiệm mang tính lịch sử
về việc xây dựng các quy định liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu
trong mối tƣơng quan phát huy những di sản văn hóa dân tộc, các truyền
thống pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa.
- Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập,
7
đồng thời cung cấp cho các học giả khác những kiến thức chuyên sâu hơn khi
so sánh các bộ luật liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu, góp phần nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trên thực tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận,
nội dung của luận văn gồm 2 chƣơng:
- Chương 1. Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999 và các quy định tƣơng ứng trong Quốc triều hình luật;
- Chương 2. So sánh các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ
luật hình sự Việt Nam năm 1999 và các quy định tƣơng ứng trong Quốc triều
hình luật.
Trong quá trình thực hiện bản luận văn này, em đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng và các thầy cô giáo giảng
dạy lớp cao học luật hình sự và tố tụng hình sự K19 Khoa luật, Trƣờng Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhƣng do thời
gian và khả năng có hạn; nên bản luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô
và các bạn để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
8
Chương 1
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG
ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
1.1. Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999
1.1.1. Bối cảnh ra đời Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 là bộ luật hình sự đầu tiên của
nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong suốt giai đoạn thi hành thực tế 15
năm (1985-1999), bộ luật đã khẳng định đƣợc vai trò đặc biệt tích cực trong
đấu tranh quyết liệt phòng chống tội phạm ở nƣớc ta suốt thời kỳ lịch sử lâu
dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa, xây dựng
và bảo vệ chính quyền nhân dân với hai cuộc kháng chiến lâu dài chống đế
quốc xâm lƣợc và đấu tranh chống các lực lƣợng thù địch trong nƣớc, xây
dựng cuộc sống mới.
Sự ra đời của BLHS năm 1985 cũng đánh dấu bƣớc phát triển cao của
pháp luật hình sự nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Từ
những văn bản có tính tản mạn, riêng lẻ về từng vấn đề, từng lĩnh vực cụ thể
mà tất cả đều là dƣới luật, cao nhất chỉ có 5 pháp lệnh của Ủy ban Thƣờng vụ
Quốc hội ban hành vào những năm 1967-1970 và những năm đầu của thập kỷ
80, BLHS năm 1985 là văn bản pháp luật Việt Nam đầu tiên đƣợc thể hiện dƣới
hình thức Bộ luật là hình thức lập pháp cao của thế giới nói chung.
Tuy nhiên, do đƣợc xây dựng và ban hành trong bối cảnh tình hình kinh
tế, xã hội trong nƣớc cũng nhƣ tình hình quốc tế có nhiều điểm khác cơ bản so
với giai đoạn hiện nay, mặc dù đã qua bốn lần sửa đổi bổ sung, nhiều quy định
9
của Bộ luật hình sự đã trở nên bất cập, không đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu
phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới. Đồng thời, kết quả tổng kết thi
hành pháp luật hình sự cũng cho thấy, một số quy định của BLHS năm 1985
phản ánh điều kiện, hoàn cảnh lúc bấy giờ đã bộc lộ những bất cập cần phải
đƣợc sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm
trong tình hình mới.
Bộ luật hình sự của Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc Quốc
hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2000
đã ra đời nhằm thay thế, khắc phục những hạn chế của BLHS năm 1985.
Nhìn chung, so với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã đƣợc sửa
đổi một cách toàn diện, thể hiện chính sách hình sự mới của Nhà nƣớc ta đối
với tội phạm nói chung và nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng. So sánh hai
bộ luật, có thể rút ra một số điểm mới giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm
1985 nhƣ sau:
Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã nhập hai chƣơng IV và VI của Bộ luật
hình sự năm 1985 vào thành một chƣơng (chƣơng XIV) với 13 tội danh.
Việc quy định các tội xâm phạm sở hữu XHCN và sở hữu riêng của công
dân vào một chƣơng tội phạm với những khung hình phạt giống nhau phù
hợp với chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hình thức
sở hữu của nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Nhằm đáp ứng yêu cầu của
cuộc đấu tranh chống tham nhũng một số tội phạm đƣợc chuyển sang
chƣơng khác, đó là Tội tham ô tài sản XHCN (Điều 133 BLHS) và Tội lạm
dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dân (Điều 156 BLHS) đƣợc
chuyển sang chƣơng XXI (các tội phạm về chức vụ, các Điều 278 và Điều
280 BLHS). Các tội xâm phạm sở hữu còn lại về cơ bản đƣợc quy định
giống nhƣ các tội phạm qui định tại chƣơng IV và VI Bộ luật hình sự 1985,
10
tuy nhiên Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN
(Điều 137a, BLHS 1985) đƣợc gộp vào với các Tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (Điều 139, BLHS 1999) và Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142,
BLHS 1999). Ngƣợc lại, có một số tội phạm đƣợc tách ra quy định thành hai
tội phạm, đó là: Tội cƣớp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 131
và 154 BLHS 1985) đƣợc quy định thành hai tội ở hai điều luật khác nhau,
Tội cƣớp giật tài sản (Điều 136, BLHS 1999) và Tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản (Điều 137, BLHS 1999).
Thứ hai, về hình phạt, điểm khác biệt so với Bộ luật hình sự năm 1985
là việc định lƣợng tài sản bị xâm hại để phân biệt tội phạm với vi phạm, mức
tối thiểu đƣợc quy định giá trị tài sản bị thiệt hại là 500.000 đồng (sau này
nâng lên 2.000.000 đồng) sẽ bị truy cứu TNHS. Ngoài ra có thể truy cứu
TNHS đối với ngƣời chiếm đoạt tài sản giá trị dƣới 500.000 đồng trong
trƣờng hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử lý hành chính về hành vi
chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chƣa
đƣợc xóa án mà còn vi phạm. Mức tối thiểu tài sản bị thiệt hại này không quy
định đối với các Tội cƣớp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội
cƣớp giật tài sản, Tội cƣỡng đoạt tài sản vì những tội phạm này ngoài việc
xâm hại đến sở hữu còn xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của ngƣời khác.
Riêng đối với các tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì thiệt hại
từ 50.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu TNHS.
Thứ ba, là đa số các tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định thành bốn
khung hình phạt thay vì có ba khung nhƣ trong quy định của BLHS năm 1985
và mức thiệt hại về tài sản là căn cứ để phân chia thành các khung hình phạt.
Thông thƣờng, thiệt hại về tài sản đƣợc chia thành các mức sau đây để quy
định khung hình phạt: từ 500.000 đồng đến dƣới 50.000.000 đồng; từ
11
50.000.000 đồng đến dƣới 200.000.000 đồng; từ 20.000.000 đồng đến dƣới
500.000.000 đồng và từ 500.000.000 đồng trở lên.
Thứ tư, đối với hình phạt tử hình chỉ còn đƣợc giữ lại ở hai tội: tội cƣớp
tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, so với BLHS 1985 đã xóa bỏ loại
hình phạt này ở hai tội phạm đó là: tội trộm cắp tài sản và tội cố ý hủy hoại
hoặc làm hƣ hỏng tài sản. Hình phạt chung thân còn đƣợc quy định ở hai tội
phạm: tội cƣớp giật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thứ năm, hình phạt tiền đƣợc quy định đa số với các tội xâm phạm sở
hữu, phạt tiền là hình phạt chính đƣợc quy định trong chế tài lựa chọn đối với
tội sử dụng trái phép tài sản (điều 142). Các tội chiếm đoạt, tội hủy hoại hoặc
cố ý làm hƣ hỏng tài sản, phạt tiền đƣợc quy định là hình phạt bổ sung. Mức
phạt tiền đƣợc quy định tùy theo tính chất của từng tội phạm cụ thể với mức
tối thiểu là 5.000.000 đồng và cao nhất là 100.000.000 đồng.
Việc quy định của BLHS 1999 về các tội xâm phạm sở hữu thể hiện
chính sách hình sự nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta từ năm 1945 đến nay
trong việc trừng trị các hành vi xâm hại tới sở hữu XHCN và sở hữu, bảo vệ
nghiêm ngặt tài sản XHCN, tài sản công dân, trừng trị kết hợp với khoan
hồng, lấy việc giáo dục cải tạo ngƣời phạm tội là mục đích chính, chủ yếu,
lâu dài. Những điểm khác biệt so với BLHS năm 1985 trong chính sách hình
sự đối với các tội xâm phạm sở hữu phản ánh sự đổi mới, phát triển của xã
hội ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay: từ cơ chế tập trung, quan liêu bao
cấp sang cơ chế thị trƣờng, có sự điều tiết của Nhà nƣớc, theo định hƣớng
XHCN, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xây dựng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của công dân, do dân,
vì dân và đang trên đà hội nhập khu vực và quốc tế. Việc quy định tội xâm
phạm sở hữu vào một chƣơng trong BLHS đã thể hiện nguyên tắc bình đẳng
12
giữa các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế hiện
nay. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo của sở hữu XHCN trong cơ chế thị trƣờng
vẫn đƣợc đề cao và đƣợc phản ánh trong BLHS bằng việc quy định hành vi
xâm hại sở hữu XHCN là tình tiết tăng nặng TNHS tại điều 48. Nguyên tắc
nhân đạo XHCN, bản chất ƣu việt của chế độ ta trong việc đấu tranh phòng
chống tội phạm đƣợc thể hiện thông qua việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình
phạt tử hình đối với một số tội phạm và ngƣời phạm tội. Ngoài việc quy định
không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi
con dƣới 36 tháng khi phạm tội hoặc khi xét xử thì có hai tội xâm phạm sở
hữu đƣợc loại bỏ hình phạt tử hình (tội trộm cắp tài sản và tội cố ý hoặc làm
hƣ hỏng tài sản) [8, tr.26].
BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã sửa đổi bổ sung một số
điều trong nhóm tội xâm phạm sở hữu nhƣ sau: Loại bỏ hình phạt tử hình đối
với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 – cùng với 7 tội danh khác cũng
đƣợc loại bỏ án tử hình); Nâng mức định lƣợng về giá trị tiền chiếm đoạt ở 5
trong 13 tội danh đƣợc quy định trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. Cụ thể
nâng mức định lƣợng từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng đối với các tội
danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139); Trộm cắp tài sản (điều 138);
Công nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 136); Hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài
sản của ngƣời khác (điều 143); riêng tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản (điều 140) tăng mức định lƣợng từ 1.000.000 đồng lên 4.000.000 đồng.
1.1.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999
Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu đƣợc đề cập nhiều trong các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhìn chung, khái niệm của các nhà
13
nghiên cứu đƣa ra có thể khác nhau về câu từ nhƣng quan điểm thì tƣơng đối
giống nhau. Một số khái niệm điển hình:
Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trƣờng Đại học Luật Hà Nội
cho rằng: “Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại thể hiện
được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi” [31, tr.5].
Quan điểm của giáo trình luật hình sự Việt Nam của khoa luật – Trƣờng
Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của
người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền
sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân” [1, tr.217].
Một quan niệm khác cũng tƣơng đồng với hai quan điểm trên là quan
điểm của tác giả Đinh Văn Quế, Thạc sỹ Luật học - Tòa án nhân dân tối cao
trong cuốn Bình luận bộ luật hình sự - phần các tội phạm: “Các tội xâm phạm sở
hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và của công dân” [19, tr.4].
Từ các khái niệm đƣợc đƣa ra trên, tác giả có thể rút ra đƣợc một số nội
dung chung mà các quan niệm đã dựa vào để xây dựng lên khái niệm khoa
học của mình, cụ thể:
Thứ nhất, các tội xâm phạm sở hữu trƣớc hết là hành vi nguy hiểm cho
xã hội của cá nhân nhằm gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể đến các
quan hệ tài sản và các quan hệ xã hội khác đƣợc luật hình sự bảo vệ.
Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu của
ngƣời khác phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi đƣợc
thực hiện một cách có lỗi (lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý).
Thứ ba, một đặc điểm khác mà các khái niệm trên chƣa đề cập đến là
14
tính đƣợc quy định trong văn bản luật hình sự của nhóm tội xâm phạm sở hữu.
Việc nhà làm luật quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy
định trong Bộ luật hình sự mới là tội phạm là nhằm gạt bỏ việc áp dụng
nguyên tắc tƣơng tự. Chỉ có Bộ luật hình sự mới đƣợc quy định tội phạm,
ngoài Bộ luật hình sự, không có văn bản nào đƣợc coi là văn bản chính thống
để quy định về tội phạm.
Nhƣ vậy, các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội đƣợc quy định bởi luật hình sự, đƣợc thực hiện do lỗi cố ý hoặc vô ý, gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về quan hệ sở hữu về tài sản của ngƣời khác.
1.1.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu theo
BLHS năm 1999, luận văn rút ra một số đặc điểm nổi bật về nhóm tội này
nhƣ sau:
Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999 được
quy định rất rõ ràng.
Các tội xâm phạm sở hữu có khách thể là quan hệ sở hữu về tài sản, đó
là hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại gây thiệt hại đến các quyền về chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đƣợc pháp luật bảo vệ. Nhƣ vậy, chỉ cấu thành
các tội xâm phạm sở hữu khi có hành vi đã hoặc sẽ gây ra thiệt hiện hại cho
quan hệ sở hữu về tài sản.
Thông thƣờng, khách thể loại và khách thể trực tiếp của tội phạm khác
nhau nhƣng ở các tội xâm phạm sở hữu thì quyền sở hữu về tài sản vừa là
khách thể loại đồng thời cũng là khách thể trực tiếp của tội phạm.
Trong một số trƣờng hợp cá biệt, một số tội xâm phạm sở hữu ngoài
15
quan hệ sở hữu, hành vi phạm tội còn xâm hại tới quan hệ nhân thân nhƣ: Tội
cƣớp tài sản (Điều 133), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134).
Đối tƣợng tác động của tội xâm phạm sở hữu trƣớc tiên là tài sản – với
những đặc điểm riêng so với tài sản là đối tƣợng tác động của các tội phạm
khác [1, tr.220]. Những đặc điểm đó bao gồm:
Tài sản là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải đƣợc
thể hiện dƣới dạng vật chất, có giá trị và giá trị sử dụng: tiền luôn luôn có thể
là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu; giấy trị giá đƣợc bằng
tiền có thể là phƣơng tiện phạm tội giúp ngƣời phạm tội có thể xâm phạm sở
hữu. Trong một số trƣờng hợp, giấy tờ này có thể là đối tƣợng tác động của
các tội xâm phạm sở hữu; quyền về tài sản nói chung không thể là đối tƣợng
tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Nhƣng những giấy tờ thể hiện quyền
về tài sản nhƣ hóa đơn lĩnh hàng… có thể là đối tƣợng của nhóm tội này trong
những trƣờng hợp nhất định.
Tài sản không có giá trị hoặc giá trị sử dụng sẽ không phải là đối tƣợng
tác động của các tội xâm phạm sở hữu nhƣ: sinh vật dƣới biển, trên sông, thú
trong rừng… Nếu có hành vi xâm hại đến những tài sản trên thì tùy từng
trƣờng hợp cụ thể có thể bị truy cứu TNHS về các nhóm tội phạm khác.
Tài sản là đối tƣợng của các tội xâm phạm sở hữu phải có chủ sở hữu
cụ thể. Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ cũng sẽ không
còn là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Ví dụ: Gia súc đã bị
chôn do mắc bệnh...
Tài sản về nguyên tắc, chỉ là đối tƣợng của những hành vi phạm tội do
ngƣời không phải là chủ sở hữu thực hiện.
 Trong mặt khách quan của nhóm tội xâm phạm sở hữu, một số tội có
cấu thành hình thức và một số tội có cấu thành vật chất.
16
Hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài
sản. Có thể nói, thiệt hại về tài sản là thƣớc đo để đánh giá tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong một số tội, giá trị tài
sản bị thiệt hại là căn cứ bắt buộc để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm
(tội phạm có cấu thành vật chất). Tuy nhiên, ở một số tội khác, mặc dù hành
vi vi phạm đã gây ra thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu nhƣng đó không phải
là dấu hiệu bắt buộc để làm căn cứ truy cứu TNHS cho ngƣời thực hiện hành
vi (tội phạm có cấu thành hình thức).
Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức thì mặt khách
quan chỉ yêu cầu bắt buộc đối với dấu hiệu hành vi. Ví dụ: điều 133 BLHS quy
định về tội cƣớp tài sản. Theo đó, chủ thể phạm tội chỉ cần có hành vi “vũ lực, đe
doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” [21] thì
đã đủ yếu tố về mặt khách quan để truy cứu TNHS về tội cƣớp tài sản.
Các tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức bao gồm
các tội phạm cụ thể đƣợc quy định tại điều 133, điều 134, điều 135 BLHS
Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất thì ngoài dấu
hiệu hành vi, mặt khách quan yêu cầu bắt buộc đối với cả hậu quả gây ra từ
hành vi đó. Ví dụ nhƣ tại điều 138 BLHS quy định về tội trộm cắp tài sản.
Theo đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội đối với tội danh này là “hành vi lén
lút nhằm chiếm đoạt tài sản” [19, tr.118] mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt có
giá trị từ 2 triệu đồng trở lên thì chủ thể thực hiện hành vi đó mới có thể bị
truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản.
Các tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất bao
gồm: các tội phạm cụ thể đƣợc quy định tại điều 136, điều 137, điều 138, điều
139, điều 140, điều 141, điều 142, điều 143, điều 144, điều 145 BLHS.
 Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm sở hữu là chủ thể thƣờng
17
Những ngƣời có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định đều có khả
năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.
Trong các tội xâm phạm sở hữu có một tội đòi hỏi chủ thể ngoài những
dấu hiệu của chủ thể thƣờng phải có thêm đặc điểm đặc biệt khác (chủ thể đặc
biệt). Đó là đặc điểm có trách nhiệm liên quan đến tài sản của tội thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc.
 Lỗi (mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu) chủ yếu là lỗi cố ý
Đa số các tội xâm phạm sở hữu là các tội đƣợc thực hiện do cố ý. Trong
số 13 tội quy định trong chƣơng XIV Bộ luật hình sự năm 1999, thì có tới 11
tội đƣợc thực hiện do cố ý, đó là các tội: Cƣớp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản; cƣỡng đoạt tài sản; cƣớp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài
sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản và huỷ hoại
hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản. Chỉ có hai tội đƣợc thực hiện do vô ý, đó là
các tội: thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và vô ý gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Đặc điểm nổi bật của các tội xâm phạm sở hữu là có tính chất chiếm
đoạt. Chƣơng XIV Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 8 tội có tính chất chiếm
đoạt bao gồm: Tội cƣớp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội
cƣỡng đoạt tài sản; Tội cƣớp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
Tội trộm cắp tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Các tội còn lại không nhất thiết cần có tính chất chiếm đoạt.
 Về hình phạt đối với các nhóm tội xâm phạm sở hữu
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định trong tất cả các tội đều nhẹ hơn hình
phạt trong các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và nặng hơn hình phạt
trong các tội xâm phạm tài sản của công dân quy định trong Bộ luật hình sự
năm 1985. Hình phạt bổ sung đƣợc quy định ngay trong cùng một điều luật.
18
Theo đó, BLHS hiện hành quy định nhóm tội xâm phạm sở hữu chỉ còn
lƣu hành hình phạt tử hình đối với tội cƣớp tài sản (Điều 133 BLHS); hình phạt
tù chung thân đối với 7 tội danh tại các điều 133, điều 134, điều 136, điều 137,
điều 138, điều 139 và điều 143 BLHS; hình phạt của các tội danh còn lại đều là
hình phạt tù có thời hạn, mức tù có thời hạn cao nhất là 20 năm tù giam.
So sánh nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội xâm phạm an ninh
quốc gia (Chƣơng XI BLHS) thì hình phạt tử hình còn áp dụng với 7 trong
tổng số 14 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia; hình phạt chung thân áp
dụng với 10 trong 14 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia.
So sánh nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội xâm phạm tính mạng,
sứa khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời (Chƣơng XII BLHS) cho thấy
nhóm tội đƣợc quy định tại chƣơng XII BLHS cũng còn áp dụng hình phạt tử
hình đối với 2 tội danh và hình phạt tù chung thân đối với 6 tội danh.
Nhƣ vậy, có thể rút ra kết luận là xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội
thì nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất nguy hiểm cho xã hội ít hơn so
với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời.
1.2. Các quy đinh về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật
1.2.1. Bối cảnh ra đời Quốc trình hình luật
Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đã
đề ra nhiều yêu cầu một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự
xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên
chính của giai cấp phong kiến. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Quốc Triều
19
Hình Luật (tức Bộ luật Hồng Đức) đã ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu
phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Quốc triều
hình luật là bộ luật đƣợc nhiều nhà khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài
đánh giá rất cao về phƣơng diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Quốc
triều hình luật đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ
đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành.
Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi đã cùng các đại
thần biên soạn một số luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất của thôn xã.
Những loại hình phạt, những lễ ân giảm trong Quốc triều hình luật (49 điều
thuộc chƣơng Danh lệ), phần lớn đều đƣợc quy định chặt chẽ trong năm
Thuận Thiên (1428-1433) và đƣợc thực hiện suốt trong thời Lê sơ. Tuy vậy,
do đây mới chỉ là bƣớc đầu xây dựng nên pháp luật thời Thái Tổ còn có nhiều
thiếu sót, nhất là về phƣơng diện tƣ hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽ đƣợc
các triều vua sau bổ sung thêm.
Trong thời Thái Tông (1434-1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ
kiện cáo về một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với
ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xây dựng thêm.
Đến năm 1449, Nhân Tông (1442-1459) ban hành 14 điều luật khẳng
định về bảo vệ quyền tƣ hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những
hành động xâm phạm đến quyền tƣ hữu ruộng đất. Theo nhà sử học Phan Huy
Chú thì “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới
có tiêu chuẩn” (Hình luật chí trong Lịch triều hiến chƣơng loại chí).
Sang thời Thánh Tông (1460-1497), triều đình liên tiếp ban bố nhiều
điều lệ về kế thừa hƣơng hỏa, về việc bảo vệ tôn ty trật tự về đạo đức phong
kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đến địa vị thống
trị của giai cấp phong kiến. Hai bộ luật Hồng Đức Thiện Chính Thư và Thiên
20
Nam Dư Hạ Tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố về thi hành trong thời
Thánh Tông, theo thứ tự từng năm. Riêng trong bộ luật Thiên Nam Dƣ Hạ Tập,
còn ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận (1460-1469) và 61
điều trong năm Hồng Đức (1470-1497).
Năm 1483, vua Thánh Tông sai các triều thần sƣu tập tất cả các điều luật,
các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê Sơ, tập hợp lại,
xây dựng thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh. Đó là Quốc triều hình luật, mà
ngƣời ta thƣờng gọi là Bộ Luật Hồng Đức, để đề cao vai trò xây dựng của vua
Lê Thánh Tông. Thực ra bộ luật đó không phải là do vua Lê Thánh Tông sáng
tạo ra, cũng không phải đƣợc xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức
(1470-1497), mà là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ
phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê Sơ. Công lao của triều vua Lê
Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trƣớc để hoàn thành
bƣớc xây dựng bộ pháp điển ấy.
Quốc triều hình luật, sau khi đƣợc xây dựng đã trở thành pháp luật của
thời Lê Sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII. Các triều đại phong
kiến thời Lê Trung Hƣng (1533-1789) sau này vẫn lấy Quốc triều hình luật làm
quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho thích
hợp với hoàn cảnh xã hội đƣơng thời.
Quốc triều hình luật là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch
sử Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ,
nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời,
có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại.
1.2.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật
Nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật đƣợc quy định
chủ yếu tại chƣơng Đạo tặc, thuộc quyển 4 bao gồm 54 điều từ điều 411 đến
21
điều 464. Trong số những điều luật này, không có điều luật định nghĩa về
khái niệm tội phạm xâm phạm sở hữu. Qua các điều luật cụ thể có thể khái
quát quan niệm của nhà làm luật về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều
hình luật nhƣ sau:
Quốc triều hình luật không có điều luật khẳng định dấu hiệu nội dung của
tội xâm phạm sở hữu. Nhƣng các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong bộ
luật thể hiện, tội phạm xâm phạm sở hữu là hành vi lấy tài sản của ngƣời khác,
xâm phạm trƣớc hết đến quyền sở hữu tài sản của nhà vua và hoàng cung, xâm
phạm trật tự kỷ cƣơng, đạo đức xã hội theo quan điểm nho giáo…
Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở một mức độ khác nhau.
Quốc triều hình luật không phân biệt mức độ của tính nguy hiểm của tội phạm
hiện đại chỉ là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm hành chính, kỷ luật…Theo Quốc
triều hình luật, tất cả các hành vi nói trên đều bị coi là tội phạm, không phụ
thuộc vào mức độ của tính nguy hiểm. Nhƣ vậy, khái niệm tội xâm phạm sở
hữu trong Quốc triều hình luật rộng hơn nhiều so với khái niệm tội phạm này
trong luật hình sự hiện đại. Theo đó, tất cả những hành vi bị xử lý và phải chịu
trách nhiệm đều bị coi là tội phạm. Nhiều hành vi mà theo luật hiện đại chỉ có
thể là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật khác đã đƣợc quy định trong
Quốc triều hình luật là tội phạm. Ví dụ: Điều 440 quy định:“ Con cháu còn ít
tuổi cùng ở với bậc tôn trưởng, mà đưa người về ăn trộm của nhà thì xử hơn tội
ăn trộm thường một bậc…”; điều 457 quy định: “Các con còn ở nhà với cha
mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm, ăn cướp thì chả bị xử tội đồ…” Trong
luật hình sự hiện đại, chỉ hành vi của con ngƣời và hành vi đó phải có mức nguy
hiểm đáng kể nhất định mới bị coi là tội phạm và phải chịu TNHS. Những hành
vi khác không bị coi là tội phạm mà chỉ là hành vi vi phạm pháp luật khác hoặc
là hành vi vi phạm đạo đức.
22
1.2.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật
Các tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định sau các tội xâm phạm an ninh
quốc gia, tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con ngƣời
nhƣ các tội mƣu làm phản, tội mƣu đại nghịch, tội phản nƣớc theo giặc, tội giết
ngƣời, tội làm ngƣời bị thƣơng, tội hiếp dâm. Nhƣ vậy, theo cách sắp xếp này
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của nhóm tội xâm phạm sở hữu chỉ
thấp hơn các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự nhân phẩm con ngƣời.
Do nhóm tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định trong Quốc triều hình luật đơn
thuần chỉ là hành vi lấy tài sản của ngƣời khác, nên số tội danh thuộc nhóm này trong
Quốc triều hình luật không đa dạng, cụ thể nhƣ pháp luật hình sự hiện đại. Tội danh
chủ yếu đƣợc quy định trong Quốc triều hình luật là tội trộm cắp tài sản (29 điều): tội
lấy trộm ấn, xe, kiệu, đồ ngự dụng của vua (điều 430), tội lấy trộm những đồ thờ
trong lăng, miếu (điều 431), tội lấy trộm những đồ cúng thần, phật (điều 432), tội lấy
trộm những đồ trong cung (điều 434), tội lột lấy quần áo, đồ vật của trẻ em, ngƣời
điên, ngƣời say (điều 345), tội lấy trộm đồ vật của sứ thần ngoại quốc (điều 438), tội
đào và lấy trộm đồ vật nơi mồ mả (điều 442), tội lấy trộm trâu, ngựa, thuyền bè (điều
444), tội bắt trộm cá tại đầm ao (điều 445), tôi bắt trộm gà, lợn, lấy trộm lúa (điều
446) và tội lấy trộm văn tự cầm cố (điều 448)...; tội cƣớp tài sản cũng đƣợc Quốc
triều hình luật quy định tƣơng đối rõ ràng, cụ thể qua 8 điều: điều 426, điều 428, điều
451, điều 452, điều 454, điều 456, điều 457. Ví dụ điều 454 quy định:
Những kẻ cùng mƣu với nhau đi ăn cƣớp nhƣng khi đi thì lại
không đi, ngƣời đi lấy đƣợc của về chia nhau, mà kẻ đồng mƣu ở nhà
cùng lấy phần chia thì cũng xử tội nhƣ là có đi ăn cƣớp; nếu không lấy
phần chia thì xử lƣu đi châu gần. Trƣớc kia vẫn từng đi ăn cƣớp mà khi
ấy không đi, dù không lấy phần cũng xử tội nhƣ đi ăn cƣớp.
23
Rất nhiều tội danh còn lại, dù xét về khía cạnh khoa học luật hình sự hiện
đại thì hành vi có thể cấu thành tội danh khác: tham ô, công nhiên chiếm đoạt
tài sản, cƣỡng đoạt tài sản…nhƣng luật hình sự phong kiến đều đồng nhất các
tội này thành tội trộm cắp tài sản.
Ngoài ra, nằm rải rác trong một số chƣơng khác nhƣ chƣơng Trá ngụy,
chƣơng Tạp luật… Quốc triều hình luật cũng có quy định liên quan đến tội xâm
phạm sở hữu: điều 551 (chƣơng Trá Ngụy), điều 606 (chƣơng tạp luật)…
Một số đặc điểm cơ bản có thể rút ra đối với nhóm tội xâm phạm sở
hữu trong Quốc triều hình luật nhƣ sau:
Thứ nhất, tuy không ghi nhận bất kỳ một điều luật cụ thể nào về việc bảo
đảm quyền sở hữu tài sản nhƣng trong từng quy định cụ thể, Quốc triều hình luật
đã thể hiện sự bảo vệ rất nghiêm ngặt các quyền này. Nhóm tội xâm phạm sở
hữu trong bộ luật này đƣợc các nhà làm luật lúc bấy giờ đánh giá và sắp xếp tính
chất và mức độ nguy hiểm chỉ thấp hơn các tội xâm phạm an ninh quốc gia và
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con ngƣời. Những
hình phạt của ngƣời có hành vi thuộc nhóm tội này rất hà khắc, nặng nề nhƣ đồ
hình, lƣu hình, thậm chí là tử hình: thắt cổ, chém, chém bêu đầu, lăng trì.
Thứ hai, không chỉ với nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng, mà đối
với tất cả các nhóm tội nói chung đƣợc quy định, đặc điểm nổi bật của Quốc
triều hình luật đó là các nhà làm luật đã mô tả nhiều hành vi liên quan với
nhau trong cùng một điều luật. Khi quy định một hành vi cụ thể, nhà làm
luật đã dự liệu xem hành vi đó xảy ra có thể liên quan đến trách nhiệm của
ngƣời khác không. Nếu có thì sẽ quy định luôn hành vi phạm tội đó trong
cùng điều luật. Mặc dù không xâm hại cùng một khách thể nhƣng những
hành vi này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau và nó giúp cho công tác
xét xử thuận tiện
24
Thứ ba, Quốc triều hình luật ghi nhận vấn đề lỗi đối với nhóm tội xâm
phạm sở hữu. Tuy nhiên “Quốc triều hình luật không đặt vấn đề phân biệt
giữa trường hợp có lỗi và phải chịu TNHS với trường hợp không có lỗi và
không phải chịu TNHS” [25, tr.216]. Theo đó, Quốc triều hình luật chỉ đặt vấn
đề phân biệt giữa trƣờng hợp cố ý và trƣờng hợp vô ý để xác định mức độ
TNHS trong áp dụng cũng nhƣ trong việc quy định hình phạt khác nhau ở một
số tội phạm cụ thể.
Điều 47 Quốc triều hình luật quy định chung về vấn đề này nhƣ sau:
Những ngƣời phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhƣng phải phân biệt sự
phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên
câu nệ để hợp với ý nghĩa việc xét xử hình án: “Tha người lầm lỡ không kể tội
nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ” [33, tr.57]. Từ nguyên tắc chung
này, trong các chƣơng quy định về tội phạm cụ thể của Quốc triều hình luật,
các hình phạt khác nhau đã đƣợc quy định cho trƣờng hợp cố ý và trƣờng hợp
lẫm lỡ ở một số tội phạm.
Tuy nhiên, trong Quốc triều hình luật, các điều luật liên quan đến các
tội xâm phạm sở hữu lại không quy định trƣờng hợp vô ý lấy nhầm. Đối chiếu
các điều luật về tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật, cho thấy mọi hành vi xâm
phạm tài sản của ngƣời khác dù với lỗi cố ý hay vô ý đều coi là các tội xâm
phạm sở hữu tài sản (thƣờng là tội trộm cắp tài sản).
Thứ tư, đặc điểm về hình phạt:
Hệ thống hình phạt đối với các loại tội phạm nói chung hay với nhóm tội
xâm phạm sở hữu nói riêng của Quốc triều hình luật hay đƣợc chia làm 2 loại là
ngũ hình (hình phạt chính) và các hình phạt khác ngoài ngũ hình (hình phạt bổ
sung) trong đó các hình phạt thuộc về ngũ hình giữ vai trò chủ đạo. Việc phân
chia nhƣ vậy đã thể hiện rõ quan điểm của các nhà làm luật thời bấy giờ trong
25
việc đánh giá tính nghiêm khắc của từng loại hình phạt cũng nhƣ vai trò của các
hình phạt trong việc duy trì trật tự xã hội có lợi cho nhà nƣớc phong kiến. Trên
cơ sở đó, quan xử án sẽ áp dụng các hình phạt này đối với tội phạm tƣơng ứng.
Đây chính là một giá trị đặc sắc của Quốc triều hình luật [25, tr.223].
 Hình phạt chính (Ngũ hình) trong Quốc triều hình luật
- Xuy (phạt roi) có năm bậc, từ 10 đến 50 roi gồm: 10 roi, 20 roi, 30
roi, 40 roi, 50 roi. Phạm nhân sẽ bị đánh bằng roi mây nhỏ vào mông, mục
đích áp dụng hình phạt này nhằm làm cho họ cảm thấy đau đớn, xấu hổ, từ đó
từ bỏ ý định phạm tội lại. Xuy có thể là hình phạt đƣợc áp dụng độc lập (ví dụ:
điều 570, điều 572, điều 573, điều 640…) nhƣng cũng có thể là hình phạt áp
dụng kèm theo phạt tiền, biếm (ví dụ điều 295, điều 374, điều 375, điều
376…) hoặc lƣu, đồ (xem điều 1 phần III, IV). Xuy áp dụng cho cả ngƣời
phạm tội là nam hoặc nữ nhƣng thƣờng áp dụng cho nữ giới.
- Trƣợng (đánh bằng gậy) có 5 bậc (từ 60 đến 100 trƣợng) gồm: 60
trƣợng, 70 trƣợng, 80 trƣợng, 90 trƣợng, 100 trƣợng. Trƣợng có thể là hình
phạt đƣợc áp dụng độc lập (ví dụ điều 574, điều 640…). Nhƣng cũng có thể là
hình phạt áp dụng kèm theo các tội lƣu, tội đồ và tội biếm (Ví dụ: điều 351,
điều 356…). Trong Quốc triều hình luật, trƣợng chỉ áp dụng đối với nam giới
phạm tội, còn nữ giới phạm tội thì đƣợc thay bằng xuy.
- Đồ (khổ sai) là hình phạt đƣợc quy định áp dụng kèm theo xuy,
trƣợng hoặc thích chữ, đeo xiềng. Đồ có 3 bậc tùy theo công việc nặng nhọc
mà phạm nhân phải làm, mỗi bậc đều phân biệt công việc đối với nam nữ: bậc
thứ nhất là dịch đinh và dịch phụ (nam nữ phải làm việc nặng nhọc). Trong
trƣờng hợp này, nam giới phạm tội thì đánh 80 trƣợng, nữ phạm tội đánh 50
roi; bậc thứ hai là tƣợng phƣờng binh (lính quét dọn chuồng voi) và suy thất
tùy (đàn bà làm đầy tớ trong nhà nấu cơm). Trƣờng hợp này, nam giới phạm
26
tội thì bị đánh 80 trƣợng, nữ giới phạm tội thì bị đánh 50 roi, thích vào cổ hai
chữ và đều phải làm nhƣ công việc nhƣ trên; bậc thứ ba là chủng điền binh
(làm lính đồn điền) và thung thất tỳ (đàn bà làm đầy tớ giã gạo). Trƣờng hợp
này, nam giới phạm tội bị đánh thêm 80 trƣợng, thích vào cỗ 4 chữ, đeo xiềng,
đầy vào làm việc ở Diễn Châu để khai thác đồn điền; nữ giới phạm tội bị đánh
50 roi khắc vào cổ 4 chữ, làm đầy tớ giã gạo (sở dĩ có hình phạt làm đầy tớ
giã gạo vì thời đó nhà nƣớc thu thuế bằng thóc).
- Lƣu (Đi đày) là hình phạt đƣợc quy định áp dụng kèm theo xuy,
trƣợng, thích chữ hoặc đeo xiềng (tùy theo từng bậc). Lƣu có 3 bậc tùy theo
tội mà tăng giảm: châu gần - nam giới phạm tội bị đánh 90 trƣợng, thích
vào mặt 6 chữ, bắt đeo xiềng, đày đi làm ở các nơi Nghệ An, Hà Hoa. Nữ
giới bị đánh 50 roi, thích vào mặt 6 chữ, không phải đeo xiềng, bắt phải
làm việc; châu ngoài - đánh 90 trƣợng, thích vào mặt 8 chữ, bắt đeo xiềng
hai vòng, đày đi làm việc ở hai xứ Bố Chính (Quảng Bình ngày nay); châu
xa - đánh 100 trƣợng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi
làm việc ở Cao Bằng.
- Tử (Tội chết) là hình phạt đƣợc quy định áp dụng độc lập (ví dụ: các
Điều 420, Điều 421, Điều 424… Quốc triều hình luật). Theo Quốc triều hình
luật, tử hình có 3 bậc tùy theo mức nặng, nhẹ: thắt cổ (giảo), chém (trảm);
chém bêu đầu (trảm kiểu); lăng trì (róc thịt cho chết dần).
 Các hình phạt ngoài ngũ hình (hình phạt bổ sung) trong Quốc triều
hình luật
Các hình phạt ngoài ngũ hình bao gồm biếm tƣớc, phạt tiền, thích chữ,
đeo xiềng và tịch thu tài sản trong đó biếm tƣớc và phạt tiền đƣợc quy định
vừa có thể áp dụng độc lập vừa có thể áp dụng kèm theo hình phạt khác. Bao
gồm: Phạt tiền đƣợc quy định vừa có thể áp dụng độc lập (ví dụ: điều 81, điều
82, điều 88… vừa có thể áp dụng kém theo hình phạt khác (ví dụ điều 359,
27
điều 365..); biếm tƣớc vừa có thể áp dụng độc lập vừa có thể áp dụng kèm
theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Ví dụ, điều 511 quy định: “Con cháu
kiện nhau với ông bà, cha mẹ, ông bà ngoại, cùng là vợ kiện ông bà, cha mẹ
chồng đều phải biếm một tư; nếu lí lẽ trái thì xử thêm tội một bậc” [33].
Trƣờng hợp này, biếm đƣợc quy định áp dụng độc lập. Tuy nhiên cũng có
trƣờng hợp biếm đƣợc quy định áp dụng kèm theo hình phạt khác. Ví dụ điều
62 Quốc triều hình luật quy định: “Những quan phụng sắc ban đêm khóa các
cửa hoàng thành cung điện và trong nội cấm khi đóng cửa rồi phải dâng lại
chìa khóa, nếu không dâng hay để chậm xử tội biếm và trượng…” [33]; Tịch
thu tài sản là hình phạt đƣợc quy định áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc
ngũ hình. Trong Quốc triều hình luật, tịch thu tài sản có thể là tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản của ngƣời phạm tội. Trong những trƣờng hợp phạm
tội nặng, ngƣời phạm tội bị tịch thu toàn bộ tài sản, sung công quỹ nhà nƣớc.
Ví dụ điều 426 quy định: “Những kẻ ăn cướp ban đêm cầm khí giới giết người
lấy của thủ phạm bị tội chém, tái phạm bị tội giảo, ngoài sự đến tang vật ăn
cướp, điền sản phải sung công” [33]; Thích chữ là hình phạt đƣợc áp dụng
kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Có thể thích chữ vào mặt hay vào cổ
phạm nhân; đeo xiềng là hình phạt đƣợc áp dụng kèm theo hình phạt khác
thuộc ngũ hình, đƣợc áp dụng kèm theo lƣu đồ.
Nhƣ đã đề cập ở các mục trên, mức độ nguy hiểm của nhóm tội xâm
phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật chỉ xếp sau nhóm tội xâm phạm an
ninh quốc gia và nhóm tội xâm phạm tính mạng con ngƣời. Chính vì thế,
chính sách hình sự cho nhóm tội này rất nghiêm khắc và đặc điểm của hình
phạt áp dụng cho trong nhóm tội này rất hà khắc dã man. Ví dụ nhƣ hình phạt
đối với ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu tài sản của nhà vua luôn là tử hình.
Ví dụ điều 430 Quốc triều hình luật quy định:
28
“Lấy trộm ấn của vua và những đồ ngự dụng xe kiệu của nhà vua, thì
xử chém; điển sản tịch thu sung công” [33].
Đối với các hành vi xâm phạm sở hữu khác, luật sẽ quy định những mức
hình phạt khác nhau căn cứ vào chủ thể phạm tội, nhân thân ngƣời phạm tội,
hoặc hoàn cảnh phạm tội… Việc quy định này đã hạn chế đƣợc sự lạm quyền,
tùy tiện tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt cho ngƣời phạm tội của quan xử án.
Việc quyết định hình phạt trong Quốc triều hình luật không chỉ đƣợc
căn cứ vào hành vi khách quan của tội phạm mà còn căn cứ vào tính chất và
mức độ của hành vi phạm tội cũng nhƣ nhân thân của ngƣời phạm tội.
Nguyên tắc nổi bật trong quyết định hình phạt của Quốc triều hình luật
là nguyên tắc chiếu cố theo địa vị xã hội. Đó là quy định tại Điều 3 Quốc
triều hình luật quy định tám hạng ngƣời đƣợc nghị xét giảm tội (bát nghị),
gồm: Nghị thân: là họ tôn thất từ hàng đản miếu (họ hàng nhà vua trong 5 thế
hệ) trở lên, họ hoàng thái hậu từ hàng phải để tang ti ma (hạng để tang 3 tháng),
họ hoàng thái hậu từ tiểu công (hạng để tang 5 tháng trở lên); nghị cố: là
những ngƣời cố cựu (chỉ những ngƣời cũ, đã theo giúp vua lâu ngày hoặc
những ngƣời giúp vua từ triều trƣớc); nghị hiền: là những ngƣời có đức hạnh
lớn; nghị năng: là những ngƣời có tài năng lớn; nghị công: là những ngƣời có
công huân lớn; nghị quý: là những quan viên có chức từ tam phẩm trở lên,
những quan viên tản chức (chức quan nhàn tản, nhƣ chức học quan, hàn lâm)
có tƣớc từ nhị phẩm trở lên; nghị cần: là những ngƣời cần cù, chăm chỉ; nghị
tân: là con cháu các triều vua trƣớc.
Nội dung nghị giảm đƣợc quy định cụ thể ở các điều 4, 5, 8 và 10. Theo
đó, những ngƣời thuộc diện Bát nghị, trừ trƣờng hợp phạm tội thập ác, còn nếu
phạm vào tội tử thì các quan nghị án phải khai rõ tội trạng và hình phạt nên xử
thế nào, làm thành bản tấu dâng lên vua quyết định, nếu phạm tội lƣu trở xuống
29
thì đƣợc giảm một bậc, những ngƣời thuộc nghị thân đƣợc miễn tội đánh roi,
đánh trƣợng, thích chữ vào mặt (riêng họ hoàng hậu thì phải dùng tiền để
chuộc). Nếu ngƣời phạm tội mà đƣợc hƣởng nhiều bậc nghị giảm thì chỉ đƣợc
giảm theo bậc nhiều nhất chứ không đƣợc giảm cả.
Pháp luật hình sự phong kiến nói chung và nhà Lê nói riêng đều bảo vệ tầng
lớp địa chủ phong kiến, quý tộc, đối với các giai cấp dƣới khi phạm tội thƣờng bị
chế tài hình sự nặng hơn tầng lớp trên. Điều đó chứng tỏ rằng, dù có nhiều điểm
tiến bộ so với các bộ luật trƣớc đó, Quốc triều hình luật vẫn thể hiện sâu sắc bản
chất của pháp luật phong kiến – pháp luật phong kiến đƣợc tạo ra trƣớc tiên để bảo
vệ quyền lợi của vua, của hoàng tộc và của giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến.
Ngoài ra, việc quyết định hình phạt trong Quốc triều hình luật còn đƣợc
xem xét đến các yếu tố khác nhƣ độ tuổi của ngƣời phạm tội (điều 16 Quốc
triều hình luật), hiệu lực của bộ luật (điều 17 Quốc triều hình luật), giới tính của
ngƣời phạm tội (điều 680 Quốc triều hình luật)…
30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. Bộ luật hình sự của Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc
Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 đã sửa đổi một cách toàn
diện, thể hiện chính sách hình sự mới của Nhà nƣớc ta đối với tội phạm nói
chung và nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng so với BLHS năm 1985. Điểm
nổi bật nhất về mặt hình thức của BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 là
BLHS năm 1999 đã nhập hai chƣơng IV và VI của Bộ luật hình sự năm 1985
và thành một chƣơng (chƣơng XIV) – Các tội xâm phạm sở hữu. Việc quy
định các tội xâm phạm sở hữu XHCN và sở hữu riêng của công dân vào một
chƣơng với những khung hình phạt giống nhau phù hợp với chính sách bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu của nhà nƣớc ta
trong giai đoạn hiện nay.
2. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc
quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ
chức và của công dân. Chƣơng XIV BLHS về các tội xâm phạm sở hữu đã quy
định rất rõ ràng quan hệ xã hội đƣợc bảo vệ trƣớc tiên trong chƣơng này là quan
hệ sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu hợp pháp; các hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu hầu hết đƣợc
thực hiện dƣới hình thức lỗi cố ý nhằm gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu và
thiệt hại về tài sản đó trong nhiều tội danh là thƣớc đo để đánh giá ngƣời có hành
vi vi phạm đã có thể bị truy cứu TNHS về tội danh đó hay chƣa.
3. Quốc triều hình luật ra đời trong triều đại nhà Hậu Lê (sơ kỳ) – thời
kỳ đất nƣớc ta đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền. Bộ luật
chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện
hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp
31
lý hiện đại. Quốc triều hình luật gồm 722 điều luật, chia làm 6 quyển, trong đó
quy định về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân, gia đình; về tố tụng và cả về
những quy định luật hành chính (một số quy định về tội phạm công chức và
quân nhân); về hội hôn và điền sản. Pháp luật hình sự Việt Nam thời nhà Lê là
một bộ luật tầm cỡ trong nền pháp luật cổ phƣơng Đông.
4. Nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật đƣợc quy
định chủ yếu trong chƣơng Đạo tặc; ngoài ra còn đƣợc thể hiện trong các quy
định chung thuộc chƣơng Danh Lệ và một số tội danh thuộc chƣơng Trá ngụy,
chƣơng Tạp luật. Do nhóm tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định trong Quốc
triều hình luật đơn thuần chỉ là hành vi lấy tài sản của ngƣời khác, nên số tội
danh thuộc nhóm này trong Quốc triều hình luật không đa dạng, cụ thể nhƣ
pháp luật hình sự hiện đại. Tất cả các tội danh có xu hƣớng bị đồng nhất thành
tội trộm cắp tài sản.
5. Trong Quốc triều hình luật, dù không có quy định ghi nhận đảm
bảo quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu nhƣng thông qua
các tội danh cụ thể đƣợc quy định trong nhóm tội xâm phạm sở hữu cho thấy
nhà làm luật lúc bấy giờ đã đánh giá và sắp xếp tính chất và mức độ nguy
hiểm của nhóm tội này chỉ thấp hơn các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con ngƣời và những
hình phạt của ngƣời có hành vi thuộc nhóm tội này rất hà khắc, nặng nề.
6. Điểm nổi bật của Quốc triều hình luật là luật thể hiện bản chất của
pháp luật phong kiến – đƣợc xây dựng và áp dụng trƣớc tiên nhằm bảo vệ
quyền lợi của vua chúa, các bậc hoàng thân quốc thích, giai cấp địa chủ phong
kiến (trƣờng hợp thuộc bát nghị). Ngoài ra không thể phủ nhận các chính sách
nhân đạo của Quốc triều hình luật cũng đƣợc quy định rất cụ thể: độ tuổi đƣợc
giảm nhẹ TNHS trong Quốc triều hình luật.
32
Chƣơng 2
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ CÁC
QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
2.1. Chính sách hình sự
Nghiên cứu nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật và
nhóm tội này trong Bộ luật hình sự năm 1999, có thể rút ra đƣợc một số điểm
chung và điểm khác biệt về chính sách hình sự của mỗi bộ luật thể hiện qua
các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự. Cụ thể nhƣ sau:
2.1.1. Nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc quân chủ chuyên chế
Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: "Mọi người
phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc,
tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội."
Nguyên tắc này đƣợc thể hiện cụ thể trong nhóm tội xâm phạm sở hữu
nhƣ sau:
Luật hình sự tôn trọng và bảo vệ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của mọi công dân Việt Nam. Mọi hành vi xâm phạm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt về tài sản của công dân
thuộc bất kỳ dân tộc nào, địa vị xã hội nào, giới tính, tín ngƣỡng nào, độ tuổi
nào đều bị nghiêm trị theo pháp luật hình sự Việt Nam. Nhƣ vậy, mọi công
dân Việt Nam đều đƣợc Luật hình sự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình nhƣ
nhau, điều đó thể hiện tính dân chủ và bình đẳng xã hội chủ nghĩa.
Mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,
địa vị xã hội, giới tính đều đƣợc Luật hình sự Việt Nam đối xử công bằng nhƣ
nhau, không miễn trừ cho ai, cho ai đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi ngoại lệ.
33
Luật hình sự Việt Nam có hiệu lực thi hành trên toàn phạm vi lãnh thổ
Việt Nam, không phân biệt vùng miền, mọi ngƣời phạm tội nhƣ nhau đều bị
xử lý nhƣ nhau, phạm tội nào đều bị xử lý về tội đó, chiểu theo hình phạt của
tội đó để áp dụng với ngƣời thực hiện hành vi phạm tội.
Nhƣ vậy, nguyên tắc dân chủ có ý nghĩa bảo đảm công bằng xã hội, bảo
đảm quyền và lợi ích chính đáng của mọi công dân. Nguyên tắc này thể hiện
tính ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính bởi tính ƣu việt này của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ
luật hình sự Việt Nam năm 1999 hoàn toàn không tồn tại nguyên tắc quân chủ
chuyên chế (chỉ tồn tại trong xã hội phong kiến Việt Nam). Cũng bởi không
có tính ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, Quốc triều hình luật thể hiện sâu
sắc nguyên tắc quân chủ chuyên chế và hoàn toàn không có bất cứ nội dung
nào thể hiện đƣợc nguyên tắc dân chủ. Biểu hiện:
Pháp luật nhà Lê chủ yếu tồn tại dƣới dạng hình luật. Duy trì và bảo vệ
chế độ quân chủ chuyên chế là nhiệm vụ quan trọng của hình luật nhà Lê. Đặc
điểm cơ bản của chế độ quân chủ chuyên chế là sự tập trung quyền lực vào
nhà vua. Tuy nhiệm vụ đó không đƣợc thể hiện cụ thể trong điều khoản nào
của Quốc triều hình luật nhƣng các quy định về tội phạm và hình phạt đã phản
ánh điều đó. Thông qua các quy định rất cụ thể về các âm mƣu và hành vi
phạm tội cũng nhƣ các hình phạt tàn khốc tƣơng ứng, Quốc triều hình luật đã
trở thành công cụ hữu hiệu để trừng trị triệt để những ngƣời xâm phạm đến
chế độ phong kiến, đến vƣơng quyền, đặc biệt là sự an toàn và lợi ích của
triều đại, của bản thân nhà vua và của các quan chức cao cấp cùng họ hàng
thân thuộc của họ. Ví dụ: Những hành vi nhằm chống lại nhà nƣớc phong
kiến, nhằm đe dọa hoặc xâm phạm đến tính mạng, tài sản và các quyền lợi
khác của nhà vua, của các quan tại chức đƣợc coi là những tội nặng nhất trong
34
các tội thập ác hoặc thuộc tội thập ác. Đó là ba tội đầu tiên của tội thập ác: Tội
mƣu phản, mƣu đại nghịch, mƣu chống đối, tội thứ sáu: Đại bất kính và tội
thứ bảy: Bất nghĩa. Cũng ngay trong chƣơng này, tại điều 3, Quốc triều hình
luật đã quy định chính sách hình sự đặc biệt (giảm nhẹ) cho 8 hạng ngƣời có
đặc quyền đặc lợi của triều đại nhà Lê. Trong đó, đƣợc kể đến trƣớc tiên là
những ngƣời thuộc gia đình hoàng tộc, những kẻ kề cận bên vua giúp việc lâu
ngày và cả những ngƣời giúp việc của các triều đại trƣớc. Thuộc về tám hạng
ngƣời này đƣơng nhiên còn đƣợc kể đến những quan chức và cả con cháu các
triều vua trƣớc. Theo điều luật này, nếu những kẻ trên phạm tội bị xử tử hình
thì cơ quan nghị án không đƣợc quyết định xử tử hình mà phải trình lên nhà
vua để vua xem xét và quyết định. Nếu họ phạm vào các tội bị xử hình phạt
nhẹ hơn thì đều đƣợc giảm tội theo quy định. Quy định này đã thể hiện sự tập
trung quyền lực cao nhất vào nhà vua, không chỉ quyền lập pháp mà ngay cả
quyền tƣ pháp cao nhất, cũng nhƣ sự tập trung đặc quyền đặc lợi vào hoàng
tộc, những ngƣời kề cận nhà vua và các quan chức cao cấp.
2.1.2. Nguyên tắc pháp chế
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, nguyên tắc này yêu cầu sự
triệt để tuân thủ pháp luật từ phía Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và công dân.
Trong lĩnh vực luật hình sự, nguyên tắc pháp chế đƣợc coi là nguyên tắc cơ
bản, xuyên suốt toàn bộ hoạt động xây dựng cũng nhƣ áp dụng luật hình sự,
nguyên tắc này yêu cầu: đối với cơ quan lập pháp: Việc quy định tội mới, sửa
đổi, bổ sung tội phạm hay hủy bỏ tội phạm phải đƣợc tiến hành theo đúng quy
định của pháp luật. Những hành vi phạm tội và chịu hình phạt phải đƣợc luật
hình sự quy định. Nhà nƣớc không chấp nhận bản án hình sự về tội không
đƣợc quy định trong luật hình sự hiện hành; việc xét xử hình sự phải đúng
ngƣời, đúng tội. Không hành vi phạm tội nào không bị xử lí theo luật hình sự,
35
không đƣợc xử oan ngƣời vô tội. Hình phạt mà tòa tuyên án phải phù hợp với
các quy định trong luật hình sự. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi sự chính xác và
thống nhất trong việc áp dụng luật hình sự. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét
xử khi tiến hành các hoạt động của mình phải căn cứ vào quy định của pháp
luật hiện hành. Mọi sự tùy tiện trong điều tra, truy tố, xét xử đều bị coi là vi
phạm nghiêm trọng pháp chế XHCN.
Nguyên tắc pháp chế đƣợc thể hiện trong hình luật nhà Lê đã mang đầy
đủ các nội dung của nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự hiện đại. Biểu hiện:
Sự ra đời của Quốc triều hình luật thực sự là sự kiện có giá trị đặc biệt
trong lịch sử thể chế và củng cố pháp chế thời nhà Lê. Xét về mặt kỹ thuật lập
pháp hình sự thì (tuy đƣợc ban hành cách đây khoảng hơn 500 năm), “bộ luật
này đã mang nhiều đặc điểm của BLHS hiện đại” [25, tr.185]. Cấu trúc của bộ
luật cũng bao gồm 2 phần: phần chung và phần các tội phạm. Các quy định
trong chƣơng Danh lệ có thể coi là các quy định của phần chung. Đó là các quy
định mang tính chất chung thể hiện những nguyên tắc nhất định và đã đƣợc cụ
thể hóa trong các quy định về tội phạm cụ thể trong các chƣơng tiếp theo.
Các chƣơng từ 2 đến 13 Quốc triều hình luật đã chứa đựng các quy
định rất cụ thể về những âm mƣu và hành vi đƣợc coi là tội phạm và các hình
phạt tƣơng ứng. Có thể coi là phần các tội phạm cụ thể của bộ luật. Các tội
phạm cụ thể cũng đƣợc sắp xếp, phân loại thành các nhóm tội khác nhau dựa
vào một số căn cứ tƣơng tự nhƣ của BLHS hiện đại. Cụ thể: chƣơng Vệ cấm
quy định về các tội phạm xâm hại tới an toàn kinh thành, cung điện và nhà
vua; chƣơng Đấu tụng quy định về các tội xâm phạm đến tính mạng và sức
khỏe của con ngƣời; chƣơng Vi chế bao gồm các tội phạm mà chủ thể là quan
chức; chƣơng Quân chính bao gồm các quy định về tội phạm mà chủ thể của
tội phạm là quân nhân.
36
Việc quy định âm mƣu hoặc hành vi phạm tội một cách tỷ mỉ, chi tiết
cùng loại hoặc mức hình phạt cho từng âm mƣu hoặc hành vi phạm tội cụ thể
là đặc thù của Quốc triều hình luật. Điều này thể hiện rằng các nhà làm luật
thời Lê đã rất công phu và nghiêm ngặt khi xây dựng luật nhằm khẳng định
nguyên tắc “Vộ luật bất hình” [13, tr.132] - một nội dung cơ bản của nguyên
tắc pháp chế đƣợc thể hiện trong Quốc triều hình luật.
Không có luật thì không có tội, ngay cả chế sắc của nhà vua luận tội cụ
thể cũng không đƣợc lạm dụng, lấy làm cơ sở pháp lý để xử tội khác. Điều
685 Quốc triều hình luật quy định rất rõ ràng: “Những chế sắc của vua luận
tội gì, chỉ là xét xử nhất thời chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn thì không
được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xét xử việc sau. Nếu ai viện dẫn ra xét xử không
đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật” [33, tr.282]. Ngƣời áp dụng pháp luật
chỉ có thể dựa vào căn cứ duy nhất, đó là quy định của luật hình để xét xử đúng
ngƣời, đúng tội. Điều 722 cũng quy định:” Hình quan định tội danh chiểu trong
luật đã có chính điều, lại tự ý thêm bớt bậy, hay viện dẫn điều khác, để tùy ý xử
nặng nhẹ thì bị xử nặng hơn tội thêm bớt tội người một bậc” [33, tr.397]. Quy
định trên cho thấy việc tuân thủ triệt để các quy định của luật hình là trách nhiệm
của những ngƣời áp dụng pháp luật, không chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào.
Ngoài ra, các quy định trên đồng thời đã khẳng định Quốc triều hình
luật không thừa nhận nguyên tắc hồi tố của hình luật. Tuy nhiên, cũng giống
nhƣ luật hình sự hiện đại, Quốc triều hình luật cũng thể hiện ý tƣởng chấp
nhận áp dụng hình luật trở về trƣớc trong trƣờng hợp có lợi cho ngƣời phạm
tội. Ví dụ, điều 17 quy định:”Khi phạm tội chưa già cả, tàn tật, đến khi già cả
tàn tật việc mới phát giác thì xử tội theo luật già cả tàn tật…” [33, tr.48].
Mặc dù Quốc triều hình luật có cách quy định quá tỷ mỷ, vụn vặt và chi
tiết về các tội phạm cụ thể (với mức hình phạt cụ thể kèm theo) nhƣng giữa
37
các quy định của phần chung trong chƣơng Danh lệ và các quy định còn lại về
các tội phạm cụ thể không hề bộc lộ sự mâu thuẫn nào, thể hiện tính thống
nhất và chặt chẽ giữa các phần, các chƣơng của BLHS hoàn chỉnh – một trong
những tính pháp chế của Quốc triều hình luật.
Từ những phân tích trên, rõ ràng cho thấy nguyên tắc pháp chế đƣợc
thể hiện trong hình luật nhà Lê đã mang đầy đủ các nội dung của nguyên tắc
pháp chế trong luật hình sự hiện đại. Sự nghiêm minh của hình luật từ việc
pháp điển hóa đến việc áp dụng, thể hiện trong hình luật nhà Lê rất đáng để
chúng ta trân trọng và kế thừa, nhất là trong việc xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền XHCN.
2.1.3. Nguyên tắc nhân đạo
Nguyên tắc nhân đạo đƣợc thể hiện tại Điều 3 của Bộ luật Hình sự năm
1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009) đó là:
Khoan hồng đối với ngƣời tự thú, thành khẩn khai báo, tố
giác ngƣời đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự
nguyện sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại gây ra.
Đối với ngƣời lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải,
thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ
quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
Đối với ngƣời bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình
phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành ngƣời có
ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp
hành hình phạt.
Ngƣời đã chấp hành xong hình phạt đƣợc tạo điều kiện làm
ăn, sinh sống lƣơng thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều
kiện do luật định thì đƣợc xóa án tích.
38
Nguyên tắc này thể hiện ở việc áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm
tội chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Hình
phạt không gây đau đớn về thể xác của ngƣời phạm tội.
Theo đó, khi quyết định hình phạt cơ quan xét xử chú ý đặc điểm nhân
thân ngƣời phạm tội nhƣ phụ nữ có thai, ngƣời chƣa thành niên, ngƣời già yếu,
bệnh tật, ngƣời đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ, ngƣời có hoàn cảnh gia đình
đặc biệt khó khăn.
Nguyên tắc nhân đạo còn thể hiện trong hàng loạt quy định của Bộ luật
Hình sự nhƣ quy định miễn chấp hành hình phạt cho ngƣời lập công lớn hoặc
mắc bệnh hiểm nghèo, quy định về án treo.
Nguyên tắc nhân đạo thể hiện rõ nét ở mục đích áp dụng hình phạt là
cải tạo ngƣời phạm tội, giáo dục để họ trở thành ngƣời lƣơng thiện có ích cho
xã hội, thể hiện nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Việc truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội và áp dụng
hình phạt đối với họ đƣợc thực hiện chỉ trong trƣờng hợp cần thiết, nếu xét
thấy không cần thiết thì Tòa án áp dụng biện pháp tƣ pháp. Tử hình và tù
chung thân không áp dụng với ngƣời chƣa thành niên. Khi xử phạt tù có thời
hạn, ngƣời chƣa thành niên đƣợc hƣởng mức án nhẹ hơn mức án với ngƣời
thành niên phạm tội tƣơng ứng
Nhƣ vậy nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật
Hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con
ngƣời dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà
nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện tƣ tƣởng vì con ngƣời của định hƣớng đi lên
nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Dù ra đời trong triều đại phong kiến và bảo vệ trƣớc tiên quyền lợi của
39
giai cấp phong kiến nhƣng “Quốc triều hình luật còn thể hiện được nguyên
tắc nhân đạo một cách rất rõ nét, hơn cả hình luật triều đại trước và sau đó”
[26, tr.16]. Cũng giống nhƣ BLHS Việt Nam hiện hành, tính nhân đạo đƣợc
thể hiện trƣớc tiên ở các quy định phản ánh chính sách hình sự khoan hồng
đối với những ngƣời phạm tội là ngƣời già, tàn tật và trẻ em cũng nhƣ đối với
ngƣời phạm tội tuy chƣa bị phát giác đã tự thú.
Điều 16 Quốc triều hình luật không quy định một mức độ khoan hồng
chung cho những ngƣời già từ 70 tuổi trở lên, trẻ em từ 15 tuổi trở xuống và
những ngƣời bị tàn tật, mà quy định các mức độ khoan hồng khác nhau tùy
theo độ tuổi và mức độ tàn tật của họ. Sự giảm nhẹ đƣợc tính tỷ lệ thuận với
độ tuổi của ngƣời già và tỷ lệ nghịch với độ tuổi của trẻ em. Tƣơng tự nhƣ vậy,
ngƣời phạm tội bị ác tật đƣợc giảm nhẹ hơn ngƣời bị phế tật. Cụ thể, đối với
ngƣời từ 70 tuổi trở lên, 15 tội trở xuống cùng ngƣời bị phế tật phạm tội (trừ
tội thập ác) từ lƣu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền. Trong khi đó nếu ngƣời
80 tuổi trở lên, trẻ từ 10 tuổi trở xuống hoặc ngƣời bị ác tật phạm tội phản
nghịch, giết ngƣời đáng tội chết thì phải tâu vua để xét định, nếu ăn trộm và
đánh ngƣời bị thƣơng thì cho chuộc bằng tiền, nếu phạm các tội khác thì đƣợc
tha. Còn đối với ngƣời từ 90 tuổi trở lên và 7 tuổi trở xuống nếu phạm tội chết
cũng đƣợc tha không bị hành hình [33, tr.47]. Ngoài ra, tại điều 17 Quốc triều
hình luật còn quy định: “Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn
tật việc mới được phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ mà
già cả tàn tật thì cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội, đến lớn mới phát giác thì
xử tội theo luật lúc còn nhỏ” [33, tr.48]. Nhƣ vậy, Quốc triều hình luật đã thể
hiện chính sách hình sự đặc biệt nhân đạo đối với ngƣời phạm tội là ngƣời già
và trẻ con và ngƣời bị tàn tật, miễn cho họ phải chịu hình phạt tàn ác bằng
cách cho họ đƣợc chuộc tội bằng tiền hoặc tha tội nếu họ không phạm tội thập
ác, tội phản nghịch hay tội giết ngƣời với hình phạt đƣợc quy định là tử hình.
40
Quốc triều hình luật cũng thể hiện chính sách hình sự đặc biệt khoan
hồng với ngƣời phạm tội tự thú trƣớc khi bị phát giác. Chính sách này
không đặt ra đối với ngƣời phạm tội thập ác hoặc giết ngƣời và cũng đƣợc
quy định phân hóa đối với các đối tƣợng phạm tội tự thú khác nhau: ngƣời
tự thú đƣợc tha tội về tội tự thú trƣớc, về tất cả các tội đã phạm nếu phạm
tội nhẹ bị phát giác lại tự thú cả tội nặng hoặc nhân hỏi về tội đƣơng xét tự
thú thêm các tội khác nữa.
Ở một số quy định về hình phạt của Quốc triều hình luật cũng phản ánh
nội dung nhân đạo. Ví dụ nhƣ Quốc triều hình luật quy định nhiều loại hình
phạt không tƣớc tự do hoặc không tác động tàn ác lên thân thể con ngƣời nhƣ
hình phạt biếm tƣớc (chỉ có trong Quốc triều hình luật), hình phạt tiền và tịch
thu tài sản.
Ở một số điều luật quy định về loại, mức hình phạt áp dụng cho ngƣời
phạm tội là phụ nữ và điều kiện thi hành hình phạt đối với phụ nữ có thai
cũng phản ánh tính nhân đạo.
Tất cả những biểu hiện nêu trên đều đƣợc thể hiện dƣới sắc thái khác
nhau trong Luật hình sự Việt Nam hiện đại nhƣ độ tuổi chịu TNHS; tình tiết
giảm nhẹ; hình phạt đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dƣới
36 tháng tuổi …
Những phân tích trên cho ta thấy đƣợc Quốc triều hình luật dù là bộ
luật của triều đại phong kiến nhƣng vẫn khẳng định đƣợc những điểm tiến bộ
và đặc sắc riêng của mình.
2.2. So sánh về kỹ thuật lập pháp
Ra đời ở hai thời đại khác nhau, kỹ thuật lập pháp của BLHS Việt
Nam năm 1999 và Quốc triều hình luật có những khác biệt rất rõ ràng. Tuy
nhiên không thể phủ nhận rằng, “Quốc triều hình luật”đã đạt đƣợc giá trị và
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT

More Related Content

What's hot

Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở vi...
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở vi...Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở vi...
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở vi...nataliej4
 

What's hot (17)

Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOTLuận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAYLuận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
 
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con ngườiLuận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
 
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOTLuận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAYĐề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm con người, HAY
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm con người, HAYNhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm con người, HAY
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm con người, HAY
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cách
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cáchTư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cách
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cách
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
Luận văn: Quyền đối với họ, tên – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quyền đối với họ, tên – Một số vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Quyền đối với họ, tên – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quyền đối với họ, tên – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở vi...
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở vi...Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở vi...
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở vi...
 
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạtLuận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
 
Đề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Đề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến phápĐề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Đề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 

Similar to Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT

Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...HanaTiti
 
Tội Tham Ô Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thự...
Tội Tham Ô Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thự...Tội Tham Ô Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thự...
Tội Tham Ô Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thự...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thự...Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thự...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT (20)

Luận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà NộiLuận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
 
Luận văn: Các tội xâm phạm tính mạng của con người, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm tính mạng của con người, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm tính mạng của con người, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm tính mạng của con người, HAY
 
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Đề tài: Tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, HAY
Đề tài: Tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, HAYĐề tài: Tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, HAY
Đề tài: Tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, HAY
 
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đLuận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
 
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Tội Tham Ô Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thự...
Tội Tham Ô Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thự...Tội Tham Ô Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thự...
Tội Tham Ô Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thự...
 
Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự VN.doc
Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự VN.docTội tham ô tài sản trong Luật hình sự VN.doc
Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự VN.doc
 
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thự...Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thự...
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật tại huyện Sóc Sơn
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật tại huyện Sóc SơnLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật tại huyện Sóc Sơn
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật tại huyện Sóc Sơn
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự huyện Đông Anh
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự huyện Đông AnhLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự huyện Đông Anh
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự huyện Đông Anh
 
Luận văn: Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan, HOT
Luận văn: Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan, HOTLuận văn: Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan, HOT
Luận văn: Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan, HOT
 
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐOÀN THỊ HỒNG HIÊN C¸C TéI X¢M PH¹M Së H÷U TRONG QUèC TRIÒU H×NH LUËT TRONG Sù SO S¸NH VíI Bé LUËT H×NH Sù VIÖT NAM N¡M 1999 Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS HOÀNG VĂN HÙNG HÀ NỘI - 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! NGƢỜI CAM ĐOAN ĐOÀN THỊ HỒNG HIÊN
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT..................................................................................... 8 1.1. Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999...........................................................................8 1.1.1. Bối cảnh ra đời Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999........................ 8 1.1.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.................................................................................12 1.1.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.........................................................................14 1.2. Các quy đinh về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật..........................................................................................18 1.2.1. Bối cảnh ra đời Quốc trình hình luật ...............................................18 1.2.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật........20 1.2.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật......22 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................30 Chƣơng 2: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT.....................................................................32
  • 4. 2.1. Chính sách hình sự ........................................................................32 2.1.1. Nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc quân chủ chuyên chế ...............32 2.1.2. Nguyên tắc pháp chế........................................................................34 2.1.3. Nguyên tắc nhân đạo .......................................................................37 2.2. So sánh về kỹ thuật lập pháp........................................................40 2.3. So sánh về nội dung .......................................................................47 2.3.1. Tội phạm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999 và Quốc triều hình luật.............................................47 3.1.2. Hình phạt và các biện pháp khác áp dụng đối với tội phạm............56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................64 KẾT LUẬN ....................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................68
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCA Bộ công an BLHS Bộ luật hình sự BTP Bộ tƣ pháp CNXH Chủ nghĩa xã hội Nxb Nhà xuất bản QHXH Quan hệ xã hội QPPL Quy phạm pháp luật TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TNHS Trách nhiệm hình sự Tr Trang VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các văn bản pháp luật cổ Việt Nam thực sự là những kho báu chứa đựng những giá trị văn minh của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam. Một trong những bộ luật quan trọng thuộc pháp luật cổ Việt Nam là Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức. Những kho báu đã và đang đƣợc khai thác từ các góc độ khác nhau và phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau. Quốc triều hình luật đƣợc coi là bộ luật quan trọng nhất, chính thống nhất của triều Lê và trong lịch sử pháp luật Việt Nam, nó đƣợc đánh giá là “một thành tựu có giá trị đặc biệt” [33, tr.17], “không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả Bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ thứ XIX: Hoàng Việt luật lê” [33, tr.17]. Việc nghiên cứu bộ luật có giá trị nhƣ vậy sẽ là đóng góp đáng kể cho việc khai thác và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các truyền thống pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa. Cao hơn nữa đây còn là việc làm thiết thực để hƣởng ứng việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu đó vẫn chƣa nhiều và cũng chƣa đánh giá đƣợc hết các giá trị tiềm ẩn trong các bộ luật cổ xƣa. Đặc biệt là hiện nay, chƣa hề có các công trình nghiên cứu chuyên sâu nào theo hƣớng nghiên cứu sự kế thừa và phát huy của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành từ Quốc triều hình luật theo từng các nhóm tội phạm cụ thể. Việc nghiên cứu chuyên sâu nhƣ vậy có ý nghĩa quan trọng nhằm rút ra đƣợc các kết luận mang ý nghĩa bài học lịch sử nhằm tiếp thu những tinh túy, tƣ tƣởng tiến bộ của luật cũ và loại bỏ những tồn tại mà luật cũ đã mắc phải; đồng thời thấy đƣợc giá trị văn hóa dân tộc ta, truyền thống pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa của chúng ta.
  • 7. 2 Trong các nhóm tội phạm cụ thể, nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu đƣợc coi là nhóm tội phổ biến và có số lƣợng cá nhân phạm tội nhiều nhất không chỉ trong xã hội phong kiến mà còn xã hội nƣớc ta hiện nay. Số vụ án về các tội xâm phạm sở hữu đƣợc khởi tố, điều tra hàng năm luôn đứng đầu trong số các nhóm tội phạm đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tình hình các tội xâm phạm sở hữu hàng năm có xu hƣớng tăng, nhất là cƣớp, cƣớp giật, trộm cắp... Đối tƣợng thực hiện loại tội phạm này rất đa dạng. Ngoài đối tƣợng tại chỗ, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định thì thời gian gần đây còn xuất hiện nhiều đối tƣợng từ các địa phƣơng khác liên kết gây án và đặc biệt tội phạm xảy ra trong học sinh, sinh viên, đối tƣợng phạm tội là ngƣời dân tộc thiểu số. Trong vài năm gần đây đã xảy ra hàng loạt các vụ lừa đảo hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các vụ vỡ nợ với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng, liên quan đến nhiều thành phần, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến tình hình an ninh, kinh tế và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nhiều tỉnh, thành trong thời gian dài. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận trong Quốc triều hình luật về các tội xâm phạm sở hữu là một nhu cầu thực tế để chúng tôi lực chọn đề tài "Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999" làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, so sánh và rút ra đƣợc các bài học lịch sử từ Quốc triều hình luật vào trong bộ luật hình sự hình sự Việt Nam hiện hành, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành bàn về các tội cụ thể liên quan đến tội phạm xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, chƣa có một công trình khoa học nào
  • 8. 3 nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về các tội phạm xâm phạm sở hữu của Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Trong lĩnh vực nghiên cứu, ở mức độ khái quát, nhóm tội xâm phạm sở hữu đƣợc đề cập trong các nghiên cứu khoa học nhƣ: Pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam. Những đặc điểm cơ bản và vấn đề lĩnh hội một số giá trị pháp luật truyền thống. Luận văn thạc sỹ luật học, 2012, tác giả: Vũ Thị Quỳnh; Những giá trị đương đại của Quốc triều hình luật, Luận văn thạc sỹ luật, 2008, tác giả Lƣơng Văn Tuấn; Bộ luật Hồng Đức. Nội dung cơ bản và giá trị đương đại, Luận văn thạc sỹ, 2014, tác giả Đặng Thị Hải Hằng. Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau: Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá trị do Tiến sĩ Lê Thị Sơn làm chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, năm 2004; Giá trị lịch sử và tính đương đại của một bộ luật: Kỷ niệm 425 năm ra đời của Quốc triều hình luật, tác giả Bùi Xuân Đính, năm 2008. Ngoài ra, một số tác giả cũng đƣợc công bố những bài báo khoa học có đề cập đến các khía cạnh khái quát hoặc cụ thể của nhóm tội xâm phạm sở hữu nhƣ: Khái niệm tội phạm. So sánh giữa Quốc triều hình luật và Bộ luật hình sự hiện nay, Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 1 năm 2005; Tội trộm cắp tài sản trong Quốc triều hình luật, TS.Hoàng Văn Hùng, tạp chí Luật học, số 05 năm 2006; Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV, TS. Lê Cảm, tạp chí Dân chủ và pháp luật Bộ tƣ pháp, số 8 năm 1999. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu đó vẫn chƣa nhiều và cũng chƣa đánh giá đƣợc hết các giá trị tiềm ẩn trong các bộ luật cổ xƣa. Đặc biệt là chƣa có những kết quả nghiên cứu cụ thể đối với từng nhóm tội cụ thể nhƣ nhóm tội xâm phạm sở hữu hoặc các nhóm tội khác. Những nghiên cứu trên mới là những nghiên cứu chung hoặc nghiên cứu chỉ một tội cụ thể trong một
  • 9. 4 nhóm tội chứ chƣa nghiên cứu một cách độc lập đầy đủ và toàn diện, có hệ thống cho từng nhóm tội. Tình hình các tội xâm phạm sở hữu hàng năm có xu hƣớng tăng, nhất là cƣớp, cƣớp giật, trộm cắp... các quy định hiện hành của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 còn thể hiện những bất cập gây khó khăn khi giải quyết vụ án đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn đối với nhóm tội này trong sự so sánh đánh giá giữa pháp luật hình sự phong kiến, một bộ luật đƣợc coi là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại và Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành không chỉ đóng góp đáng kể cho việc khai thác và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, truyền thống pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa mà còn có thể đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu hiện nay thông qua việc rút ra các bài học lịch sử. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu trong hai bộ luật: Quốc triều hình luật thời Lê và Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó có thể thấy đƣợc những mặt tồn tại hạn chế của pháp luật hình sự thời phong kiến, đồng thời cũng thấy đƣợc sự kế thừa phát huy những nội dung tiến bộ, phù hợp với xu hƣớng của thời đại của Bộ luật hình sự năm 1999 từ Quốc triều hình luật. Từ đó, rút ra đƣợc những kết luận mang ý nghĩa bài học lịch sử cho việc xây dựng pháp luật hình sự hiện hành đối với nhóm tội này nói riêng và các nhóm tội khác nói chung; đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
  • 10. 5 - Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển trong các quy định liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt Nam từ trƣớc đến nay và đƣa ra những nhận xét, đánh giá; - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm của nhóm tội này trong pháp luật hình sự thời Lê, sự khác biệt cơ bản so với pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành; - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự thời Lê trong Quốc triều hình luật, rút ra đƣợc những kết luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi xây dựng và hoàn thiện các quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, tìm ra những mặt đạt đƣợc và những hạn chế tồn tại; - Đƣa ra một số kết luận mang ý nghĩa lịch sử góp phần bổ sung, hoàn thiện quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nhóm tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định từ pháp luật hình sự thời Lê, Quốc triều hình luật đến Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, các vấn đề pháp lý liên quan đến nhóm tội này, kinh nghiệm lịch sử đƣợc rút ra từ Quốc triều hình luật để xây dựng pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay ở các góc độ lý luận cũng nhƣ xây dựng pháp luật hình sự nƣớc nhà trong giai đoạn 2010-2020 theo đƣờng lối chính sách xây dựng và phát triển quốc gia của Đảng và Nhà nƣớc. 4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu của đề tài, Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
  • 11. 6 - Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Nhà nƣớc về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, về chính sách Hình sự, về cải cách tƣ pháp trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị Quyết về cải cách tƣ pháp của Bộ chính trị… - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: (i) Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng theo chiều dọc của các chƣơng khi nghiên cứu, so sánh những vấn đề lý luận liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu trong hai bộ luật; (ii) Phƣơng pháp đánh giá, phƣơng pháp bình luận, phƣơng pháp đối chiếu cũng đƣợc sử dụng tại Chƣơng 1 và chƣơng 2 khi tìm hiểu về quy định của Quốc triều hình luật và Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về các tội xâm phạm sở hữu; (iii) Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp diễn giải, phƣơng pháp dự báo đƣợc sử dụng tại Chƣơng 2 khi nghiên cứu định hƣớng và rút ra các bài học lịch sử về các tội xâm phạm sở hữu đối với Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. 5. Những điểm mới đóng góp của luận văn - Đề tài là công trình chuyên khảo có hệ thống ở mức độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu làm rõ những bài học kinh nghiệm mang tính lịch sử về việc xây dựng các quy định liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu trong mối tƣơng quan phát huy những di sản văn hóa dân tộc, các truyền thống pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam cổ xƣa. - Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập,
  • 12. 7 đồng thời cung cấp cho các học giả khác những kiến thức chuyên sâu hơn khi so sánh các bộ luật liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trên thực tế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 2 chƣơng: - Chương 1. Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và các quy định tƣơng ứng trong Quốc triều hình luật; - Chương 2. So sánh các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và các quy định tƣơng ứng trong Quốc triều hình luật. Trong quá trình thực hiện bản luận văn này, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng và các thầy cô giáo giảng dạy lớp cao học luật hình sự và tố tụng hình sự K19 Khoa luật, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhƣng do thời gian và khả năng có hạn; nên bản luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
  • 13. 8 Chương 1 CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 1.1. Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 1.1.1. Bối cảnh ra đời Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 là bộ luật hình sự đầu tiên của nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong suốt giai đoạn thi hành thực tế 15 năm (1985-1999), bộ luật đã khẳng định đƣợc vai trò đặc biệt tích cực trong đấu tranh quyết liệt phòng chống tội phạm ở nƣớc ta suốt thời kỳ lịch sử lâu dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân với hai cuộc kháng chiến lâu dài chống đế quốc xâm lƣợc và đấu tranh chống các lực lƣợng thù địch trong nƣớc, xây dựng cuộc sống mới. Sự ra đời của BLHS năm 1985 cũng đánh dấu bƣớc phát triển cao của pháp luật hình sự nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Từ những văn bản có tính tản mạn, riêng lẻ về từng vấn đề, từng lĩnh vực cụ thể mà tất cả đều là dƣới luật, cao nhất chỉ có 5 pháp lệnh của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành vào những năm 1967-1970 và những năm đầu của thập kỷ 80, BLHS năm 1985 là văn bản pháp luật Việt Nam đầu tiên đƣợc thể hiện dƣới hình thức Bộ luật là hình thức lập pháp cao của thế giới nói chung. Tuy nhiên, do đƣợc xây dựng và ban hành trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nƣớc cũng nhƣ tình hình quốc tế có nhiều điểm khác cơ bản so với giai đoạn hiện nay, mặc dù đã qua bốn lần sửa đổi bổ sung, nhiều quy định
  • 14. 9 của Bộ luật hình sự đã trở nên bất cập, không đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới. Đồng thời, kết quả tổng kết thi hành pháp luật hình sự cũng cho thấy, một số quy định của BLHS năm 1985 phản ánh điều kiện, hoàn cảnh lúc bấy giờ đã bộc lộ những bất cập cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới. Bộ luật hình sự của Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2000 đã ra đời nhằm thay thế, khắc phục những hạn chế của BLHS năm 1985. Nhìn chung, so với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã đƣợc sửa đổi một cách toàn diện, thể hiện chính sách hình sự mới của Nhà nƣớc ta đối với tội phạm nói chung và nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng. So sánh hai bộ luật, có thể rút ra một số điểm mới giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985 nhƣ sau: Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã nhập hai chƣơng IV và VI của Bộ luật hình sự năm 1985 vào thành một chƣơng (chƣơng XIV) với 13 tội danh. Việc quy định các tội xâm phạm sở hữu XHCN và sở hữu riêng của công dân vào một chƣơng tội phạm với những khung hình phạt giống nhau phù hợp với chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu của nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng một số tội phạm đƣợc chuyển sang chƣơng khác, đó là Tội tham ô tài sản XHCN (Điều 133 BLHS) và Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dân (Điều 156 BLHS) đƣợc chuyển sang chƣơng XXI (các tội phạm về chức vụ, các Điều 278 và Điều 280 BLHS). Các tội xâm phạm sở hữu còn lại về cơ bản đƣợc quy định giống nhƣ các tội phạm qui định tại chƣơng IV và VI Bộ luật hình sự 1985,
  • 15. 10 tuy nhiên Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 137a, BLHS 1985) đƣợc gộp vào với các Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139, BLHS 1999) và Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142, BLHS 1999). Ngƣợc lại, có một số tội phạm đƣợc tách ra quy định thành hai tội phạm, đó là: Tội cƣớp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 131 và 154 BLHS 1985) đƣợc quy định thành hai tội ở hai điều luật khác nhau, Tội cƣớp giật tài sản (Điều 136, BLHS 1999) và Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137, BLHS 1999). Thứ hai, về hình phạt, điểm khác biệt so với Bộ luật hình sự năm 1985 là việc định lƣợng tài sản bị xâm hại để phân biệt tội phạm với vi phạm, mức tối thiểu đƣợc quy định giá trị tài sản bị thiệt hại là 500.000 đồng (sau này nâng lên 2.000.000 đồng) sẽ bị truy cứu TNHS. Ngoài ra có thể truy cứu TNHS đối với ngƣời chiếm đoạt tài sản giá trị dƣới 500.000 đồng trong trƣờng hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chƣa đƣợc xóa án mà còn vi phạm. Mức tối thiểu tài sản bị thiệt hại này không quy định đối với các Tội cƣớp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội cƣớp giật tài sản, Tội cƣỡng đoạt tài sản vì những tội phạm này ngoài việc xâm hại đến sở hữu còn xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của ngƣời khác. Riêng đối với các tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì thiệt hại từ 50.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu TNHS. Thứ ba, là đa số các tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định thành bốn khung hình phạt thay vì có ba khung nhƣ trong quy định của BLHS năm 1985 và mức thiệt hại về tài sản là căn cứ để phân chia thành các khung hình phạt. Thông thƣờng, thiệt hại về tài sản đƣợc chia thành các mức sau đây để quy định khung hình phạt: từ 500.000 đồng đến dƣới 50.000.000 đồng; từ
  • 16. 11 50.000.000 đồng đến dƣới 200.000.000 đồng; từ 20.000.000 đồng đến dƣới 500.000.000 đồng và từ 500.000.000 đồng trở lên. Thứ tư, đối với hình phạt tử hình chỉ còn đƣợc giữ lại ở hai tội: tội cƣớp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, so với BLHS 1985 đã xóa bỏ loại hình phạt này ở hai tội phạm đó là: tội trộm cắp tài sản và tội cố ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản. Hình phạt chung thân còn đƣợc quy định ở hai tội phạm: tội cƣớp giật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Thứ năm, hình phạt tiền đƣợc quy định đa số với các tội xâm phạm sở hữu, phạt tiền là hình phạt chính đƣợc quy định trong chế tài lựa chọn đối với tội sử dụng trái phép tài sản (điều 142). Các tội chiếm đoạt, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản, phạt tiền đƣợc quy định là hình phạt bổ sung. Mức phạt tiền đƣợc quy định tùy theo tính chất của từng tội phạm cụ thể với mức tối thiểu là 5.000.000 đồng và cao nhất là 100.000.000 đồng. Việc quy định của BLHS 1999 về các tội xâm phạm sở hữu thể hiện chính sách hình sự nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta từ năm 1945 đến nay trong việc trừng trị các hành vi xâm hại tới sở hữu XHCN và sở hữu, bảo vệ nghiêm ngặt tài sản XHCN, tài sản công dân, trừng trị kết hợp với khoan hồng, lấy việc giáo dục cải tạo ngƣời phạm tội là mục đích chính, chủ yếu, lâu dài. Những điểm khác biệt so với BLHS năm 1985 trong chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu phản ánh sự đổi mới, phát triển của xã hội ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay: từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, có sự điều tiết của Nhà nƣớc, theo định hƣớng XHCN, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của công dân, do dân, vì dân và đang trên đà hội nhập khu vực và quốc tế. Việc quy định tội xâm phạm sở hữu vào một chƣơng trong BLHS đã thể hiện nguyên tắc bình đẳng
  • 17. 12 giữa các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo của sở hữu XHCN trong cơ chế thị trƣờng vẫn đƣợc đề cao và đƣợc phản ánh trong BLHS bằng việc quy định hành vi xâm hại sở hữu XHCN là tình tiết tăng nặng TNHS tại điều 48. Nguyên tắc nhân đạo XHCN, bản chất ƣu việt của chế độ ta trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm đƣợc thể hiện thông qua việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội phạm và ngƣời phạm tội. Ngoài việc quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dƣới 36 tháng khi phạm tội hoặc khi xét xử thì có hai tội xâm phạm sở hữu đƣợc loại bỏ hình phạt tử hình (tội trộm cắp tài sản và tội cố ý hoặc làm hƣ hỏng tài sản) [8, tr.26]. BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã sửa đổi bổ sung một số điều trong nhóm tội xâm phạm sở hữu nhƣ sau: Loại bỏ hình phạt tử hình đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 – cùng với 7 tội danh khác cũng đƣợc loại bỏ án tử hình); Nâng mức định lƣợng về giá trị tiền chiếm đoạt ở 5 trong 13 tội danh đƣợc quy định trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. Cụ thể nâng mức định lƣợng từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng đối với các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139); Trộm cắp tài sản (điều 138); Công nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 136); Hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (điều 143); riêng tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 140) tăng mức định lƣợng từ 1.000.000 đồng lên 4.000.000 đồng. 1.1.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu đƣợc đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhìn chung, khái niệm của các nhà
  • 18. 13 nghiên cứu đƣa ra có thể khác nhau về câu từ nhƣng quan điểm thì tƣơng đối giống nhau. Một số khái niệm điển hình: Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trƣờng Đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi” [31, tr.5]. Quan điểm của giáo trình luật hình sự Việt Nam của khoa luật – Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân” [1, tr.217]. Một quan niệm khác cũng tƣơng đồng với hai quan điểm trên là quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế, Thạc sỹ Luật học - Tòa án nhân dân tối cao trong cuốn Bình luận bộ luật hình sự - phần các tội phạm: “Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và của công dân” [19, tr.4]. Từ các khái niệm đƣợc đƣa ra trên, tác giả có thể rút ra đƣợc một số nội dung chung mà các quan niệm đã dựa vào để xây dựng lên khái niệm khoa học của mình, cụ thể: Thứ nhất, các tội xâm phạm sở hữu trƣớc hết là hành vi nguy hiểm cho xã hội của cá nhân nhằm gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ tài sản và các quan hệ xã hội khác đƣợc luật hình sự bảo vệ. Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu của ngƣời khác phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi đƣợc thực hiện một cách có lỗi (lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý). Thứ ba, một đặc điểm khác mà các khái niệm trên chƣa đề cập đến là
  • 19. 14 tính đƣợc quy định trong văn bản luật hình sự của nhóm tội xâm phạm sở hữu. Việc nhà làm luật quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự mới là tội phạm là nhằm gạt bỏ việc áp dụng nguyên tắc tƣơng tự. Chỉ có Bộ luật hình sự mới đƣợc quy định tội phạm, ngoài Bộ luật hình sự, không có văn bản nào đƣợc coi là văn bản chính thống để quy định về tội phạm. Nhƣ vậy, các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định bởi luật hình sự, đƣợc thực hiện do lỗi cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về quan hệ sở hữu về tài sản của ngƣời khác. 1.1.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu theo BLHS năm 1999, luận văn rút ra một số đặc điểm nổi bật về nhóm tội này nhƣ sau: Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999 được quy định rất rõ ràng. Các tội xâm phạm sở hữu có khách thể là quan hệ sở hữu về tài sản, đó là hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại gây thiệt hại đến các quyền về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đƣợc pháp luật bảo vệ. Nhƣ vậy, chỉ cấu thành các tội xâm phạm sở hữu khi có hành vi đã hoặc sẽ gây ra thiệt hiện hại cho quan hệ sở hữu về tài sản. Thông thƣờng, khách thể loại và khách thể trực tiếp của tội phạm khác nhau nhƣng ở các tội xâm phạm sở hữu thì quyền sở hữu về tài sản vừa là khách thể loại đồng thời cũng là khách thể trực tiếp của tội phạm. Trong một số trƣờng hợp cá biệt, một số tội xâm phạm sở hữu ngoài
  • 20. 15 quan hệ sở hữu, hành vi phạm tội còn xâm hại tới quan hệ nhân thân nhƣ: Tội cƣớp tài sản (Điều 133), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134). Đối tƣợng tác động của tội xâm phạm sở hữu trƣớc tiên là tài sản – với những đặc điểm riêng so với tài sản là đối tƣợng tác động của các tội phạm khác [1, tr.220]. Những đặc điểm đó bao gồm: Tài sản là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải đƣợc thể hiện dƣới dạng vật chất, có giá trị và giá trị sử dụng: tiền luôn luôn có thể là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu; giấy trị giá đƣợc bằng tiền có thể là phƣơng tiện phạm tội giúp ngƣời phạm tội có thể xâm phạm sở hữu. Trong một số trƣờng hợp, giấy tờ này có thể là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu; quyền về tài sản nói chung không thể là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Nhƣng những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản nhƣ hóa đơn lĩnh hàng… có thể là đối tƣợng của nhóm tội này trong những trƣờng hợp nhất định. Tài sản không có giá trị hoặc giá trị sử dụng sẽ không phải là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu nhƣ: sinh vật dƣới biển, trên sông, thú trong rừng… Nếu có hành vi xâm hại đến những tài sản trên thì tùy từng trƣờng hợp cụ thể có thể bị truy cứu TNHS về các nhóm tội phạm khác. Tài sản là đối tƣợng của các tội xâm phạm sở hữu phải có chủ sở hữu cụ thể. Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ cũng sẽ không còn là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Ví dụ: Gia súc đã bị chôn do mắc bệnh... Tài sản về nguyên tắc, chỉ là đối tƣợng của những hành vi phạm tội do ngƣời không phải là chủ sở hữu thực hiện.  Trong mặt khách quan của nhóm tội xâm phạm sở hữu, một số tội có cấu thành hình thức và một số tội có cấu thành vật chất.
  • 21. 16 Hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản. Có thể nói, thiệt hại về tài sản là thƣớc đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong một số tội, giá trị tài sản bị thiệt hại là căn cứ bắt buộc để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm (tội phạm có cấu thành vật chất). Tuy nhiên, ở một số tội khác, mặc dù hành vi vi phạm đã gây ra thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu nhƣng đó không phải là dấu hiệu bắt buộc để làm căn cứ truy cứu TNHS cho ngƣời thực hiện hành vi (tội phạm có cấu thành hình thức). Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức thì mặt khách quan chỉ yêu cầu bắt buộc đối với dấu hiệu hành vi. Ví dụ: điều 133 BLHS quy định về tội cƣớp tài sản. Theo đó, chủ thể phạm tội chỉ cần có hành vi “vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” [21] thì đã đủ yếu tố về mặt khách quan để truy cứu TNHS về tội cƣớp tài sản. Các tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức bao gồm các tội phạm cụ thể đƣợc quy định tại điều 133, điều 134, điều 135 BLHS Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất thì ngoài dấu hiệu hành vi, mặt khách quan yêu cầu bắt buộc đối với cả hậu quả gây ra từ hành vi đó. Ví dụ nhƣ tại điều 138 BLHS quy định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội đối với tội danh này là “hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản” [19, tr.118] mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên thì chủ thể thực hiện hành vi đó mới có thể bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản. Các tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất bao gồm: các tội phạm cụ thể đƣợc quy định tại điều 136, điều 137, điều 138, điều 139, điều 140, điều 141, điều 142, điều 143, điều 144, điều 145 BLHS.  Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm sở hữu là chủ thể thƣờng
  • 22. 17 Những ngƣời có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu. Trong các tội xâm phạm sở hữu có một tội đòi hỏi chủ thể ngoài những dấu hiệu của chủ thể thƣờng phải có thêm đặc điểm đặc biệt khác (chủ thể đặc biệt). Đó là đặc điểm có trách nhiệm liên quan đến tài sản của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc.  Lỗi (mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu) chủ yếu là lỗi cố ý Đa số các tội xâm phạm sở hữu là các tội đƣợc thực hiện do cố ý. Trong số 13 tội quy định trong chƣơng XIV Bộ luật hình sự năm 1999, thì có tới 11 tội đƣợc thực hiện do cố ý, đó là các tội: Cƣớp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cƣỡng đoạt tài sản; cƣớp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản và huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản. Chỉ có hai tội đƣợc thực hiện do vô ý, đó là các tội: thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Đặc điểm nổi bật của các tội xâm phạm sở hữu là có tính chất chiếm đoạt. Chƣơng XIV Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 8 tội có tính chất chiếm đoạt bao gồm: Tội cƣớp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cƣỡng đoạt tài sản; Tội cƣớp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội trộm cắp tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Các tội còn lại không nhất thiết cần có tính chất chiếm đoạt.  Về hình phạt đối với các nhóm tội xâm phạm sở hữu Bộ luật hình sự năm 1999 quy định trong tất cả các tội đều nhẹ hơn hình phạt trong các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và nặng hơn hình phạt trong các tội xâm phạm tài sản của công dân quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Hình phạt bổ sung đƣợc quy định ngay trong cùng một điều luật.
  • 23. 18 Theo đó, BLHS hiện hành quy định nhóm tội xâm phạm sở hữu chỉ còn lƣu hành hình phạt tử hình đối với tội cƣớp tài sản (Điều 133 BLHS); hình phạt tù chung thân đối với 7 tội danh tại các điều 133, điều 134, điều 136, điều 137, điều 138, điều 139 và điều 143 BLHS; hình phạt của các tội danh còn lại đều là hình phạt tù có thời hạn, mức tù có thời hạn cao nhất là 20 năm tù giam. So sánh nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chƣơng XI BLHS) thì hình phạt tử hình còn áp dụng với 7 trong tổng số 14 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia; hình phạt chung thân áp dụng với 10 trong 14 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia. So sánh nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sứa khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời (Chƣơng XII BLHS) cho thấy nhóm tội đƣợc quy định tại chƣơng XII BLHS cũng còn áp dụng hình phạt tử hình đối với 2 tội danh và hình phạt tù chung thân đối với 6 tội danh. Nhƣ vậy, có thể rút ra kết luận là xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội thì nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất nguy hiểm cho xã hội ít hơn so với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời. 1.2. Các quy đinh về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật 1.2.1. Bối cảnh ra đời Quốc trình hình luật Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đã đề ra nhiều yêu cầu một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Quốc Triều
  • 24. 19 Hình Luật (tức Bộ luật Hồng Đức) đã ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Quốc triều hình luật là bộ luật đƣợc nhiều nhà khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài đánh giá rất cao về phƣơng diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Quốc triều hình luật đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành. Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi đã cùng các đại thần biên soạn một số luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất của thôn xã. Những loại hình phạt, những lễ ân giảm trong Quốc triều hình luật (49 điều thuộc chƣơng Danh lệ), phần lớn đều đƣợc quy định chặt chẽ trong năm Thuận Thiên (1428-1433) và đƣợc thực hiện suốt trong thời Lê sơ. Tuy vậy, do đây mới chỉ là bƣớc đầu xây dựng nên pháp luật thời Thái Tổ còn có nhiều thiếu sót, nhất là về phƣơng diện tƣ hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽ đƣợc các triều vua sau bổ sung thêm. Trong thời Thái Tông (1434-1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo về một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xây dựng thêm. Đến năm 1449, Nhân Tông (1442-1459) ban hành 14 điều luật khẳng định về bảo vệ quyền tƣ hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạm đến quyền tƣ hữu ruộng đất. Theo nhà sử học Phan Huy Chú thì “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới có tiêu chuẩn” (Hình luật chí trong Lịch triều hiến chƣơng loại chí). Sang thời Thánh Tông (1460-1497), triều đình liên tiếp ban bố nhiều điều lệ về kế thừa hƣơng hỏa, về việc bảo vệ tôn ty trật tự về đạo đức phong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến. Hai bộ luật Hồng Đức Thiện Chính Thư và Thiên
  • 25. 20 Nam Dư Hạ Tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố về thi hành trong thời Thánh Tông, theo thứ tự từng năm. Riêng trong bộ luật Thiên Nam Dƣ Hạ Tập, còn ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận (1460-1469) và 61 điều trong năm Hồng Đức (1470-1497). Năm 1483, vua Thánh Tông sai các triều thần sƣu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê Sơ, tập hợp lại, xây dựng thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh. Đó là Quốc triều hình luật, mà ngƣời ta thƣờng gọi là Bộ Luật Hồng Đức, để đề cao vai trò xây dựng của vua Lê Thánh Tông. Thực ra bộ luật đó không phải là do vua Lê Thánh Tông sáng tạo ra, cũng không phải đƣợc xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức (1470-1497), mà là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê Sơ. Công lao của triều vua Lê Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trƣớc để hoàn thành bƣớc xây dựng bộ pháp điển ấy. Quốc triều hình luật, sau khi đƣợc xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê Sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII. Các triều đại phong kiến thời Lê Trung Hƣng (1533-1789) sau này vẫn lấy Quốc triều hình luật làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội đƣơng thời. Quốc triều hình luật là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại. 1.2.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật Nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật đƣợc quy định chủ yếu tại chƣơng Đạo tặc, thuộc quyển 4 bao gồm 54 điều từ điều 411 đến
  • 26. 21 điều 464. Trong số những điều luật này, không có điều luật định nghĩa về khái niệm tội phạm xâm phạm sở hữu. Qua các điều luật cụ thể có thể khái quát quan niệm của nhà làm luật về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật nhƣ sau: Quốc triều hình luật không có điều luật khẳng định dấu hiệu nội dung của tội xâm phạm sở hữu. Nhƣng các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật thể hiện, tội phạm xâm phạm sở hữu là hành vi lấy tài sản của ngƣời khác, xâm phạm trƣớc hết đến quyền sở hữu tài sản của nhà vua và hoàng cung, xâm phạm trật tự kỷ cƣơng, đạo đức xã hội theo quan điểm nho giáo… Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở một mức độ khác nhau. Quốc triều hình luật không phân biệt mức độ của tính nguy hiểm của tội phạm hiện đại chỉ là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm hành chính, kỷ luật…Theo Quốc triều hình luật, tất cả các hành vi nói trên đều bị coi là tội phạm, không phụ thuộc vào mức độ của tính nguy hiểm. Nhƣ vậy, khái niệm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật rộng hơn nhiều so với khái niệm tội phạm này trong luật hình sự hiện đại. Theo đó, tất cả những hành vi bị xử lý và phải chịu trách nhiệm đều bị coi là tội phạm. Nhiều hành vi mà theo luật hiện đại chỉ có thể là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật khác đã đƣợc quy định trong Quốc triều hình luật là tội phạm. Ví dụ: Điều 440 quy định:“ Con cháu còn ít tuổi cùng ở với bậc tôn trưởng, mà đưa người về ăn trộm của nhà thì xử hơn tội ăn trộm thường một bậc…”; điều 457 quy định: “Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm, ăn cướp thì chả bị xử tội đồ…” Trong luật hình sự hiện đại, chỉ hành vi của con ngƣời và hành vi đó phải có mức nguy hiểm đáng kể nhất định mới bị coi là tội phạm và phải chịu TNHS. Những hành vi khác không bị coi là tội phạm mà chỉ là hành vi vi phạm pháp luật khác hoặc là hành vi vi phạm đạo đức.
  • 27. 22 1.2.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật Các tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con ngƣời nhƣ các tội mƣu làm phản, tội mƣu đại nghịch, tội phản nƣớc theo giặc, tội giết ngƣời, tội làm ngƣời bị thƣơng, tội hiếp dâm. Nhƣ vậy, theo cách sắp xếp này tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của nhóm tội xâm phạm sở hữu chỉ thấp hơn các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con ngƣời. Do nhóm tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định trong Quốc triều hình luật đơn thuần chỉ là hành vi lấy tài sản của ngƣời khác, nên số tội danh thuộc nhóm này trong Quốc triều hình luật không đa dạng, cụ thể nhƣ pháp luật hình sự hiện đại. Tội danh chủ yếu đƣợc quy định trong Quốc triều hình luật là tội trộm cắp tài sản (29 điều): tội lấy trộm ấn, xe, kiệu, đồ ngự dụng của vua (điều 430), tội lấy trộm những đồ thờ trong lăng, miếu (điều 431), tội lấy trộm những đồ cúng thần, phật (điều 432), tội lấy trộm những đồ trong cung (điều 434), tội lột lấy quần áo, đồ vật của trẻ em, ngƣời điên, ngƣời say (điều 345), tội lấy trộm đồ vật của sứ thần ngoại quốc (điều 438), tội đào và lấy trộm đồ vật nơi mồ mả (điều 442), tội lấy trộm trâu, ngựa, thuyền bè (điều 444), tội bắt trộm cá tại đầm ao (điều 445), tôi bắt trộm gà, lợn, lấy trộm lúa (điều 446) và tội lấy trộm văn tự cầm cố (điều 448)...; tội cƣớp tài sản cũng đƣợc Quốc triều hình luật quy định tƣơng đối rõ ràng, cụ thể qua 8 điều: điều 426, điều 428, điều 451, điều 452, điều 454, điều 456, điều 457. Ví dụ điều 454 quy định: Những kẻ cùng mƣu với nhau đi ăn cƣớp nhƣng khi đi thì lại không đi, ngƣời đi lấy đƣợc của về chia nhau, mà kẻ đồng mƣu ở nhà cùng lấy phần chia thì cũng xử tội nhƣ là có đi ăn cƣớp; nếu không lấy phần chia thì xử lƣu đi châu gần. Trƣớc kia vẫn từng đi ăn cƣớp mà khi ấy không đi, dù không lấy phần cũng xử tội nhƣ đi ăn cƣớp.
  • 28. 23 Rất nhiều tội danh còn lại, dù xét về khía cạnh khoa học luật hình sự hiện đại thì hành vi có thể cấu thành tội danh khác: tham ô, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cƣỡng đoạt tài sản…nhƣng luật hình sự phong kiến đều đồng nhất các tội này thành tội trộm cắp tài sản. Ngoài ra, nằm rải rác trong một số chƣơng khác nhƣ chƣơng Trá ngụy, chƣơng Tạp luật… Quốc triều hình luật cũng có quy định liên quan đến tội xâm phạm sở hữu: điều 551 (chƣơng Trá Ngụy), điều 606 (chƣơng tạp luật)… Một số đặc điểm cơ bản có thể rút ra đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật nhƣ sau: Thứ nhất, tuy không ghi nhận bất kỳ một điều luật cụ thể nào về việc bảo đảm quyền sở hữu tài sản nhƣng trong từng quy định cụ thể, Quốc triều hình luật đã thể hiện sự bảo vệ rất nghiêm ngặt các quyền này. Nhóm tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật này đƣợc các nhà làm luật lúc bấy giờ đánh giá và sắp xếp tính chất và mức độ nguy hiểm chỉ thấp hơn các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con ngƣời. Những hình phạt của ngƣời có hành vi thuộc nhóm tội này rất hà khắc, nặng nề nhƣ đồ hình, lƣu hình, thậm chí là tử hình: thắt cổ, chém, chém bêu đầu, lăng trì. Thứ hai, không chỉ với nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng, mà đối với tất cả các nhóm tội nói chung đƣợc quy định, đặc điểm nổi bật của Quốc triều hình luật đó là các nhà làm luật đã mô tả nhiều hành vi liên quan với nhau trong cùng một điều luật. Khi quy định một hành vi cụ thể, nhà làm luật đã dự liệu xem hành vi đó xảy ra có thể liên quan đến trách nhiệm của ngƣời khác không. Nếu có thì sẽ quy định luôn hành vi phạm tội đó trong cùng điều luật. Mặc dù không xâm hại cùng một khách thể nhƣng những hành vi này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau và nó giúp cho công tác xét xử thuận tiện
  • 29. 24 Thứ ba, Quốc triều hình luật ghi nhận vấn đề lỗi đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên “Quốc triều hình luật không đặt vấn đề phân biệt giữa trường hợp có lỗi và phải chịu TNHS với trường hợp không có lỗi và không phải chịu TNHS” [25, tr.216]. Theo đó, Quốc triều hình luật chỉ đặt vấn đề phân biệt giữa trƣờng hợp cố ý và trƣờng hợp vô ý để xác định mức độ TNHS trong áp dụng cũng nhƣ trong việc quy định hình phạt khác nhau ở một số tội phạm cụ thể. Điều 47 Quốc triều hình luật quy định chung về vấn đề này nhƣ sau: Những ngƣời phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhƣng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa việc xét xử hình án: “Tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ” [33, tr.57]. Từ nguyên tắc chung này, trong các chƣơng quy định về tội phạm cụ thể của Quốc triều hình luật, các hình phạt khác nhau đã đƣợc quy định cho trƣờng hợp cố ý và trƣờng hợp lẫm lỡ ở một số tội phạm. Tuy nhiên, trong Quốc triều hình luật, các điều luật liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu lại không quy định trƣờng hợp vô ý lấy nhầm. Đối chiếu các điều luật về tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật, cho thấy mọi hành vi xâm phạm tài sản của ngƣời khác dù với lỗi cố ý hay vô ý đều coi là các tội xâm phạm sở hữu tài sản (thƣờng là tội trộm cắp tài sản). Thứ tư, đặc điểm về hình phạt: Hệ thống hình phạt đối với các loại tội phạm nói chung hay với nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng của Quốc triều hình luật hay đƣợc chia làm 2 loại là ngũ hình (hình phạt chính) và các hình phạt khác ngoài ngũ hình (hình phạt bổ sung) trong đó các hình phạt thuộc về ngũ hình giữ vai trò chủ đạo. Việc phân chia nhƣ vậy đã thể hiện rõ quan điểm của các nhà làm luật thời bấy giờ trong
  • 30. 25 việc đánh giá tính nghiêm khắc của từng loại hình phạt cũng nhƣ vai trò của các hình phạt trong việc duy trì trật tự xã hội có lợi cho nhà nƣớc phong kiến. Trên cơ sở đó, quan xử án sẽ áp dụng các hình phạt này đối với tội phạm tƣơng ứng. Đây chính là một giá trị đặc sắc của Quốc triều hình luật [25, tr.223].  Hình phạt chính (Ngũ hình) trong Quốc triều hình luật - Xuy (phạt roi) có năm bậc, từ 10 đến 50 roi gồm: 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi. Phạm nhân sẽ bị đánh bằng roi mây nhỏ vào mông, mục đích áp dụng hình phạt này nhằm làm cho họ cảm thấy đau đớn, xấu hổ, từ đó từ bỏ ý định phạm tội lại. Xuy có thể là hình phạt đƣợc áp dụng độc lập (ví dụ: điều 570, điều 572, điều 573, điều 640…) nhƣng cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm theo phạt tiền, biếm (ví dụ điều 295, điều 374, điều 375, điều 376…) hoặc lƣu, đồ (xem điều 1 phần III, IV). Xuy áp dụng cho cả ngƣời phạm tội là nam hoặc nữ nhƣng thƣờng áp dụng cho nữ giới. - Trƣợng (đánh bằng gậy) có 5 bậc (từ 60 đến 100 trƣợng) gồm: 60 trƣợng, 70 trƣợng, 80 trƣợng, 90 trƣợng, 100 trƣợng. Trƣợng có thể là hình phạt đƣợc áp dụng độc lập (ví dụ điều 574, điều 640…). Nhƣng cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm theo các tội lƣu, tội đồ và tội biếm (Ví dụ: điều 351, điều 356…). Trong Quốc triều hình luật, trƣợng chỉ áp dụng đối với nam giới phạm tội, còn nữ giới phạm tội thì đƣợc thay bằng xuy. - Đồ (khổ sai) là hình phạt đƣợc quy định áp dụng kèm theo xuy, trƣợng hoặc thích chữ, đeo xiềng. Đồ có 3 bậc tùy theo công việc nặng nhọc mà phạm nhân phải làm, mỗi bậc đều phân biệt công việc đối với nam nữ: bậc thứ nhất là dịch đinh và dịch phụ (nam nữ phải làm việc nặng nhọc). Trong trƣờng hợp này, nam giới phạm tội thì đánh 80 trƣợng, nữ phạm tội đánh 50 roi; bậc thứ hai là tƣợng phƣờng binh (lính quét dọn chuồng voi) và suy thất tùy (đàn bà làm đầy tớ trong nhà nấu cơm). Trƣờng hợp này, nam giới phạm
  • 31. 26 tội thì bị đánh 80 trƣợng, nữ giới phạm tội thì bị đánh 50 roi, thích vào cổ hai chữ và đều phải làm nhƣ công việc nhƣ trên; bậc thứ ba là chủng điền binh (làm lính đồn điền) và thung thất tỳ (đàn bà làm đầy tớ giã gạo). Trƣờng hợp này, nam giới phạm tội bị đánh thêm 80 trƣợng, thích vào cỗ 4 chữ, đeo xiềng, đầy vào làm việc ở Diễn Châu để khai thác đồn điền; nữ giới phạm tội bị đánh 50 roi khắc vào cổ 4 chữ, làm đầy tớ giã gạo (sở dĩ có hình phạt làm đầy tớ giã gạo vì thời đó nhà nƣớc thu thuế bằng thóc). - Lƣu (Đi đày) là hình phạt đƣợc quy định áp dụng kèm theo xuy, trƣợng, thích chữ hoặc đeo xiềng (tùy theo từng bậc). Lƣu có 3 bậc tùy theo tội mà tăng giảm: châu gần - nam giới phạm tội bị đánh 90 trƣợng, thích vào mặt 6 chữ, bắt đeo xiềng, đày đi làm ở các nơi Nghệ An, Hà Hoa. Nữ giới bị đánh 50 roi, thích vào mặt 6 chữ, không phải đeo xiềng, bắt phải làm việc; châu ngoài - đánh 90 trƣợng, thích vào mặt 8 chữ, bắt đeo xiềng hai vòng, đày đi làm việc ở hai xứ Bố Chính (Quảng Bình ngày nay); châu xa - đánh 100 trƣợng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi làm việc ở Cao Bằng. - Tử (Tội chết) là hình phạt đƣợc quy định áp dụng độc lập (ví dụ: các Điều 420, Điều 421, Điều 424… Quốc triều hình luật). Theo Quốc triều hình luật, tử hình có 3 bậc tùy theo mức nặng, nhẹ: thắt cổ (giảo), chém (trảm); chém bêu đầu (trảm kiểu); lăng trì (róc thịt cho chết dần).  Các hình phạt ngoài ngũ hình (hình phạt bổ sung) trong Quốc triều hình luật Các hình phạt ngoài ngũ hình bao gồm biếm tƣớc, phạt tiền, thích chữ, đeo xiềng và tịch thu tài sản trong đó biếm tƣớc và phạt tiền đƣợc quy định vừa có thể áp dụng độc lập vừa có thể áp dụng kèm theo hình phạt khác. Bao gồm: Phạt tiền đƣợc quy định vừa có thể áp dụng độc lập (ví dụ: điều 81, điều 82, điều 88… vừa có thể áp dụng kém theo hình phạt khác (ví dụ điều 359,
  • 32. 27 điều 365..); biếm tƣớc vừa có thể áp dụng độc lập vừa có thể áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Ví dụ, điều 511 quy định: “Con cháu kiện nhau với ông bà, cha mẹ, ông bà ngoại, cùng là vợ kiện ông bà, cha mẹ chồng đều phải biếm một tư; nếu lí lẽ trái thì xử thêm tội một bậc” [33]. Trƣờng hợp này, biếm đƣợc quy định áp dụng độc lập. Tuy nhiên cũng có trƣờng hợp biếm đƣợc quy định áp dụng kèm theo hình phạt khác. Ví dụ điều 62 Quốc triều hình luật quy định: “Những quan phụng sắc ban đêm khóa các cửa hoàng thành cung điện và trong nội cấm khi đóng cửa rồi phải dâng lại chìa khóa, nếu không dâng hay để chậm xử tội biếm và trượng…” [33]; Tịch thu tài sản là hình phạt đƣợc quy định áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Trong Quốc triều hình luật, tịch thu tài sản có thể là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của ngƣời phạm tội. Trong những trƣờng hợp phạm tội nặng, ngƣời phạm tội bị tịch thu toàn bộ tài sản, sung công quỹ nhà nƣớc. Ví dụ điều 426 quy định: “Những kẻ ăn cướp ban đêm cầm khí giới giết người lấy của thủ phạm bị tội chém, tái phạm bị tội giảo, ngoài sự đến tang vật ăn cướp, điền sản phải sung công” [33]; Thích chữ là hình phạt đƣợc áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình. Có thể thích chữ vào mặt hay vào cổ phạm nhân; đeo xiềng là hình phạt đƣợc áp dụng kèm theo hình phạt khác thuộc ngũ hình, đƣợc áp dụng kèm theo lƣu đồ. Nhƣ đã đề cập ở các mục trên, mức độ nguy hiểm của nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật chỉ xếp sau nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm tội xâm phạm tính mạng con ngƣời. Chính vì thế, chính sách hình sự cho nhóm tội này rất nghiêm khắc và đặc điểm của hình phạt áp dụng cho trong nhóm tội này rất hà khắc dã man. Ví dụ nhƣ hình phạt đối với ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu tài sản của nhà vua luôn là tử hình. Ví dụ điều 430 Quốc triều hình luật quy định:
  • 33. 28 “Lấy trộm ấn của vua và những đồ ngự dụng xe kiệu của nhà vua, thì xử chém; điển sản tịch thu sung công” [33]. Đối với các hành vi xâm phạm sở hữu khác, luật sẽ quy định những mức hình phạt khác nhau căn cứ vào chủ thể phạm tội, nhân thân ngƣời phạm tội, hoặc hoàn cảnh phạm tội… Việc quy định này đã hạn chế đƣợc sự lạm quyền, tùy tiện tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt cho ngƣời phạm tội của quan xử án. Việc quyết định hình phạt trong Quốc triều hình luật không chỉ đƣợc căn cứ vào hành vi khách quan của tội phạm mà còn căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi phạm tội cũng nhƣ nhân thân của ngƣời phạm tội. Nguyên tắc nổi bật trong quyết định hình phạt của Quốc triều hình luật là nguyên tắc chiếu cố theo địa vị xã hội. Đó là quy định tại Điều 3 Quốc triều hình luật quy định tám hạng ngƣời đƣợc nghị xét giảm tội (bát nghị), gồm: Nghị thân: là họ tôn thất từ hàng đản miếu (họ hàng nhà vua trong 5 thế hệ) trở lên, họ hoàng thái hậu từ hàng phải để tang ti ma (hạng để tang 3 tháng), họ hoàng thái hậu từ tiểu công (hạng để tang 5 tháng trở lên); nghị cố: là những ngƣời cố cựu (chỉ những ngƣời cũ, đã theo giúp vua lâu ngày hoặc những ngƣời giúp vua từ triều trƣớc); nghị hiền: là những ngƣời có đức hạnh lớn; nghị năng: là những ngƣời có tài năng lớn; nghị công: là những ngƣời có công huân lớn; nghị quý: là những quan viên có chức từ tam phẩm trở lên, những quan viên tản chức (chức quan nhàn tản, nhƣ chức học quan, hàn lâm) có tƣớc từ nhị phẩm trở lên; nghị cần: là những ngƣời cần cù, chăm chỉ; nghị tân: là con cháu các triều vua trƣớc. Nội dung nghị giảm đƣợc quy định cụ thể ở các điều 4, 5, 8 và 10. Theo đó, những ngƣời thuộc diện Bát nghị, trừ trƣờng hợp phạm tội thập ác, còn nếu phạm vào tội tử thì các quan nghị án phải khai rõ tội trạng và hình phạt nên xử thế nào, làm thành bản tấu dâng lên vua quyết định, nếu phạm tội lƣu trở xuống
  • 34. 29 thì đƣợc giảm một bậc, những ngƣời thuộc nghị thân đƣợc miễn tội đánh roi, đánh trƣợng, thích chữ vào mặt (riêng họ hoàng hậu thì phải dùng tiền để chuộc). Nếu ngƣời phạm tội mà đƣợc hƣởng nhiều bậc nghị giảm thì chỉ đƣợc giảm theo bậc nhiều nhất chứ không đƣợc giảm cả. Pháp luật hình sự phong kiến nói chung và nhà Lê nói riêng đều bảo vệ tầng lớp địa chủ phong kiến, quý tộc, đối với các giai cấp dƣới khi phạm tội thƣờng bị chế tài hình sự nặng hơn tầng lớp trên. Điều đó chứng tỏ rằng, dù có nhiều điểm tiến bộ so với các bộ luật trƣớc đó, Quốc triều hình luật vẫn thể hiện sâu sắc bản chất của pháp luật phong kiến – pháp luật phong kiến đƣợc tạo ra trƣớc tiên để bảo vệ quyền lợi của vua, của hoàng tộc và của giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến. Ngoài ra, việc quyết định hình phạt trong Quốc triều hình luật còn đƣợc xem xét đến các yếu tố khác nhƣ độ tuổi của ngƣời phạm tội (điều 16 Quốc triều hình luật), hiệu lực của bộ luật (điều 17 Quốc triều hình luật), giới tính của ngƣời phạm tội (điều 680 Quốc triều hình luật)…
  • 35. 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 1. Bộ luật hình sự của Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 đã sửa đổi một cách toàn diện, thể hiện chính sách hình sự mới của Nhà nƣớc ta đối với tội phạm nói chung và nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng so với BLHS năm 1985. Điểm nổi bật nhất về mặt hình thức của BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 là BLHS năm 1999 đã nhập hai chƣơng IV và VI của Bộ luật hình sự năm 1985 và thành một chƣơng (chƣơng XIV) – Các tội xâm phạm sở hữu. Việc quy định các tội xâm phạm sở hữu XHCN và sở hữu riêng của công dân vào một chƣơng với những khung hình phạt giống nhau phù hợp với chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu của nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và của công dân. Chƣơng XIV BLHS về các tội xâm phạm sở hữu đã quy định rất rõ ràng quan hệ xã hội đƣợc bảo vệ trƣớc tiên trong chƣơng này là quan hệ sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu hợp pháp; các hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu hầu hết đƣợc thực hiện dƣới hình thức lỗi cố ý nhằm gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu và thiệt hại về tài sản đó trong nhiều tội danh là thƣớc đo để đánh giá ngƣời có hành vi vi phạm đã có thể bị truy cứu TNHS về tội danh đó hay chƣa. 3. Quốc triều hình luật ra đời trong triều đại nhà Hậu Lê (sơ kỳ) – thời kỳ đất nƣớc ta đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp
  • 36. 31 lý hiện đại. Quốc triều hình luật gồm 722 điều luật, chia làm 6 quyển, trong đó quy định về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân, gia đình; về tố tụng và cả về những quy định luật hành chính (một số quy định về tội phạm công chức và quân nhân); về hội hôn và điền sản. Pháp luật hình sự Việt Nam thời nhà Lê là một bộ luật tầm cỡ trong nền pháp luật cổ phƣơng Đông. 4. Nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật đƣợc quy định chủ yếu trong chƣơng Đạo tặc; ngoài ra còn đƣợc thể hiện trong các quy định chung thuộc chƣơng Danh Lệ và một số tội danh thuộc chƣơng Trá ngụy, chƣơng Tạp luật. Do nhóm tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định trong Quốc triều hình luật đơn thuần chỉ là hành vi lấy tài sản của ngƣời khác, nên số tội danh thuộc nhóm này trong Quốc triều hình luật không đa dạng, cụ thể nhƣ pháp luật hình sự hiện đại. Tất cả các tội danh có xu hƣớng bị đồng nhất thành tội trộm cắp tài sản. 5. Trong Quốc triều hình luật, dù không có quy định ghi nhận đảm bảo quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu nhƣng thông qua các tội danh cụ thể đƣợc quy định trong nhóm tội xâm phạm sở hữu cho thấy nhà làm luật lúc bấy giờ đã đánh giá và sắp xếp tính chất và mức độ nguy hiểm của nhóm tội này chỉ thấp hơn các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con ngƣời và những hình phạt của ngƣời có hành vi thuộc nhóm tội này rất hà khắc, nặng nề. 6. Điểm nổi bật của Quốc triều hình luật là luật thể hiện bản chất của pháp luật phong kiến – đƣợc xây dựng và áp dụng trƣớc tiên nhằm bảo vệ quyền lợi của vua chúa, các bậc hoàng thân quốc thích, giai cấp địa chủ phong kiến (trƣờng hợp thuộc bát nghị). Ngoài ra không thể phủ nhận các chính sách nhân đạo của Quốc triều hình luật cũng đƣợc quy định rất cụ thể: độ tuổi đƣợc giảm nhẹ TNHS trong Quốc triều hình luật.
  • 37. 32 Chƣơng 2 SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƢƠNG ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 2.1. Chính sách hình sự Nghiên cứu nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật và nhóm tội này trong Bộ luật hình sự năm 1999, có thể rút ra đƣợc một số điểm chung và điểm khác biệt về chính sách hình sự của mỗi bộ luật thể hiện qua các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự. Cụ thể nhƣ sau: 2.1.1. Nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc quân chủ chuyên chế Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: "Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội." Nguyên tắc này đƣợc thể hiện cụ thể trong nhóm tội xâm phạm sở hữu nhƣ sau: Luật hình sự tôn trọng và bảo vệ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mọi công dân Việt Nam. Mọi hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt về tài sản của công dân thuộc bất kỳ dân tộc nào, địa vị xã hội nào, giới tính, tín ngƣỡng nào, độ tuổi nào đều bị nghiêm trị theo pháp luật hình sự Việt Nam. Nhƣ vậy, mọi công dân Việt Nam đều đƣợc Luật hình sự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình nhƣ nhau, điều đó thể hiện tính dân chủ và bình đẳng xã hội chủ nghĩa. Mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội, giới tính đều đƣợc Luật hình sự Việt Nam đối xử công bằng nhƣ nhau, không miễn trừ cho ai, cho ai đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi ngoại lệ.
  • 38. 33 Luật hình sự Việt Nam có hiệu lực thi hành trên toàn phạm vi lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt vùng miền, mọi ngƣời phạm tội nhƣ nhau đều bị xử lý nhƣ nhau, phạm tội nào đều bị xử lý về tội đó, chiểu theo hình phạt của tội đó để áp dụng với ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Nhƣ vậy, nguyên tắc dân chủ có ý nghĩa bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mọi công dân. Nguyên tắc này thể hiện tính ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính bởi tính ƣu việt này của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hoàn toàn không tồn tại nguyên tắc quân chủ chuyên chế (chỉ tồn tại trong xã hội phong kiến Việt Nam). Cũng bởi không có tính ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, Quốc triều hình luật thể hiện sâu sắc nguyên tắc quân chủ chuyên chế và hoàn toàn không có bất cứ nội dung nào thể hiện đƣợc nguyên tắc dân chủ. Biểu hiện: Pháp luật nhà Lê chủ yếu tồn tại dƣới dạng hình luật. Duy trì và bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế là nhiệm vụ quan trọng của hình luật nhà Lê. Đặc điểm cơ bản của chế độ quân chủ chuyên chế là sự tập trung quyền lực vào nhà vua. Tuy nhiệm vụ đó không đƣợc thể hiện cụ thể trong điều khoản nào của Quốc triều hình luật nhƣng các quy định về tội phạm và hình phạt đã phản ánh điều đó. Thông qua các quy định rất cụ thể về các âm mƣu và hành vi phạm tội cũng nhƣ các hình phạt tàn khốc tƣơng ứng, Quốc triều hình luật đã trở thành công cụ hữu hiệu để trừng trị triệt để những ngƣời xâm phạm đến chế độ phong kiến, đến vƣơng quyền, đặc biệt là sự an toàn và lợi ích của triều đại, của bản thân nhà vua và của các quan chức cao cấp cùng họ hàng thân thuộc của họ. Ví dụ: Những hành vi nhằm chống lại nhà nƣớc phong kiến, nhằm đe dọa hoặc xâm phạm đến tính mạng, tài sản và các quyền lợi khác của nhà vua, của các quan tại chức đƣợc coi là những tội nặng nhất trong
  • 39. 34 các tội thập ác hoặc thuộc tội thập ác. Đó là ba tội đầu tiên của tội thập ác: Tội mƣu phản, mƣu đại nghịch, mƣu chống đối, tội thứ sáu: Đại bất kính và tội thứ bảy: Bất nghĩa. Cũng ngay trong chƣơng này, tại điều 3, Quốc triều hình luật đã quy định chính sách hình sự đặc biệt (giảm nhẹ) cho 8 hạng ngƣời có đặc quyền đặc lợi của triều đại nhà Lê. Trong đó, đƣợc kể đến trƣớc tiên là những ngƣời thuộc gia đình hoàng tộc, những kẻ kề cận bên vua giúp việc lâu ngày và cả những ngƣời giúp việc của các triều đại trƣớc. Thuộc về tám hạng ngƣời này đƣơng nhiên còn đƣợc kể đến những quan chức và cả con cháu các triều vua trƣớc. Theo điều luật này, nếu những kẻ trên phạm tội bị xử tử hình thì cơ quan nghị án không đƣợc quyết định xử tử hình mà phải trình lên nhà vua để vua xem xét và quyết định. Nếu họ phạm vào các tội bị xử hình phạt nhẹ hơn thì đều đƣợc giảm tội theo quy định. Quy định này đã thể hiện sự tập trung quyền lực cao nhất vào nhà vua, không chỉ quyền lập pháp mà ngay cả quyền tƣ pháp cao nhất, cũng nhƣ sự tập trung đặc quyền đặc lợi vào hoàng tộc, những ngƣời kề cận nhà vua và các quan chức cao cấp. 2.1.2. Nguyên tắc pháp chế Trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, nguyên tắc này yêu cầu sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và công dân. Trong lĩnh vực luật hình sự, nguyên tắc pháp chế đƣợc coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ hoạt động xây dựng cũng nhƣ áp dụng luật hình sự, nguyên tắc này yêu cầu: đối với cơ quan lập pháp: Việc quy định tội mới, sửa đổi, bổ sung tội phạm hay hủy bỏ tội phạm phải đƣợc tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Những hành vi phạm tội và chịu hình phạt phải đƣợc luật hình sự quy định. Nhà nƣớc không chấp nhận bản án hình sự về tội không đƣợc quy định trong luật hình sự hiện hành; việc xét xử hình sự phải đúng ngƣời, đúng tội. Không hành vi phạm tội nào không bị xử lí theo luật hình sự,
  • 40. 35 không đƣợc xử oan ngƣời vô tội. Hình phạt mà tòa tuyên án phải phù hợp với các quy định trong luật hình sự. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi sự chính xác và thống nhất trong việc áp dụng luật hình sự. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử khi tiến hành các hoạt động của mình phải căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành. Mọi sự tùy tiện trong điều tra, truy tố, xét xử đều bị coi là vi phạm nghiêm trọng pháp chế XHCN. Nguyên tắc pháp chế đƣợc thể hiện trong hình luật nhà Lê đã mang đầy đủ các nội dung của nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự hiện đại. Biểu hiện: Sự ra đời của Quốc triều hình luật thực sự là sự kiện có giá trị đặc biệt trong lịch sử thể chế và củng cố pháp chế thời nhà Lê. Xét về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự thì (tuy đƣợc ban hành cách đây khoảng hơn 500 năm), “bộ luật này đã mang nhiều đặc điểm của BLHS hiện đại” [25, tr.185]. Cấu trúc của bộ luật cũng bao gồm 2 phần: phần chung và phần các tội phạm. Các quy định trong chƣơng Danh lệ có thể coi là các quy định của phần chung. Đó là các quy định mang tính chất chung thể hiện những nguyên tắc nhất định và đã đƣợc cụ thể hóa trong các quy định về tội phạm cụ thể trong các chƣơng tiếp theo. Các chƣơng từ 2 đến 13 Quốc triều hình luật đã chứa đựng các quy định rất cụ thể về những âm mƣu và hành vi đƣợc coi là tội phạm và các hình phạt tƣơng ứng. Có thể coi là phần các tội phạm cụ thể của bộ luật. Các tội phạm cụ thể cũng đƣợc sắp xếp, phân loại thành các nhóm tội khác nhau dựa vào một số căn cứ tƣơng tự nhƣ của BLHS hiện đại. Cụ thể: chƣơng Vệ cấm quy định về các tội phạm xâm hại tới an toàn kinh thành, cung điện và nhà vua; chƣơng Đấu tụng quy định về các tội xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe của con ngƣời; chƣơng Vi chế bao gồm các tội phạm mà chủ thể là quan chức; chƣơng Quân chính bao gồm các quy định về tội phạm mà chủ thể của tội phạm là quân nhân.
  • 41. 36 Việc quy định âm mƣu hoặc hành vi phạm tội một cách tỷ mỉ, chi tiết cùng loại hoặc mức hình phạt cho từng âm mƣu hoặc hành vi phạm tội cụ thể là đặc thù của Quốc triều hình luật. Điều này thể hiện rằng các nhà làm luật thời Lê đã rất công phu và nghiêm ngặt khi xây dựng luật nhằm khẳng định nguyên tắc “Vộ luật bất hình” [13, tr.132] - một nội dung cơ bản của nguyên tắc pháp chế đƣợc thể hiện trong Quốc triều hình luật. Không có luật thì không có tội, ngay cả chế sắc của nhà vua luận tội cụ thể cũng không đƣợc lạm dụng, lấy làm cơ sở pháp lý để xử tội khác. Điều 685 Quốc triều hình luật quy định rất rõ ràng: “Những chế sắc của vua luận tội gì, chỉ là xét xử nhất thời chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xét xử việc sau. Nếu ai viện dẫn ra xét xử không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật” [33, tr.282]. Ngƣời áp dụng pháp luật chỉ có thể dựa vào căn cứ duy nhất, đó là quy định của luật hình để xét xử đúng ngƣời, đúng tội. Điều 722 cũng quy định:” Hình quan định tội danh chiểu trong luật đã có chính điều, lại tự ý thêm bớt bậy, hay viện dẫn điều khác, để tùy ý xử nặng nhẹ thì bị xử nặng hơn tội thêm bớt tội người một bậc” [33, tr.397]. Quy định trên cho thấy việc tuân thủ triệt để các quy định của luật hình là trách nhiệm của những ngƣời áp dụng pháp luật, không chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào. Ngoài ra, các quy định trên đồng thời đã khẳng định Quốc triều hình luật không thừa nhận nguyên tắc hồi tố của hình luật. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ luật hình sự hiện đại, Quốc triều hình luật cũng thể hiện ý tƣởng chấp nhận áp dụng hình luật trở về trƣớc trong trƣờng hợp có lợi cho ngƣời phạm tội. Ví dụ, điều 17 quy định:”Khi phạm tội chưa già cả, tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới phát giác thì xử tội theo luật già cả tàn tật…” [33, tr.48]. Mặc dù Quốc triều hình luật có cách quy định quá tỷ mỷ, vụn vặt và chi tiết về các tội phạm cụ thể (với mức hình phạt cụ thể kèm theo) nhƣng giữa
  • 42. 37 các quy định của phần chung trong chƣơng Danh lệ và các quy định còn lại về các tội phạm cụ thể không hề bộc lộ sự mâu thuẫn nào, thể hiện tính thống nhất và chặt chẽ giữa các phần, các chƣơng của BLHS hoàn chỉnh – một trong những tính pháp chế của Quốc triều hình luật. Từ những phân tích trên, rõ ràng cho thấy nguyên tắc pháp chế đƣợc thể hiện trong hình luật nhà Lê đã mang đầy đủ các nội dung của nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự hiện đại. Sự nghiêm minh của hình luật từ việc pháp điển hóa đến việc áp dụng, thể hiện trong hình luật nhà Lê rất đáng để chúng ta trân trọng và kế thừa, nhất là trong việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN. 2.1.3. Nguyên tắc nhân đạo Nguyên tắc nhân đạo đƣợc thể hiện tại Điều 3 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009) đó là: Khoan hồng đối với ngƣời tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác ngƣời đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại gây ra. Đối với ngƣời lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục. Đối với ngƣời bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành ngƣời có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt. Ngƣời đã chấp hành xong hình phạt đƣợc tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lƣơng thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì đƣợc xóa án tích.
  • 43. 38 Nguyên tắc này thể hiện ở việc áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Hình phạt không gây đau đớn về thể xác của ngƣời phạm tội. Theo đó, khi quyết định hình phạt cơ quan xét xử chú ý đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội nhƣ phụ nữ có thai, ngƣời chƣa thành niên, ngƣời già yếu, bệnh tật, ngƣời đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ, ngƣời có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Nguyên tắc nhân đạo còn thể hiện trong hàng loạt quy định của Bộ luật Hình sự nhƣ quy định miễn chấp hành hình phạt cho ngƣời lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, quy định về án treo. Nguyên tắc nhân đạo thể hiện rõ nét ở mục đích áp dụng hình phạt là cải tạo ngƣời phạm tội, giáo dục để họ trở thành ngƣời lƣơng thiện có ích cho xã hội, thể hiện nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ đƣợc thực hiện chỉ trong trƣờng hợp cần thiết, nếu xét thấy không cần thiết thì Tòa án áp dụng biện pháp tƣ pháp. Tử hình và tù chung thân không áp dụng với ngƣời chƣa thành niên. Khi xử phạt tù có thời hạn, ngƣời chƣa thành niên đƣợc hƣởng mức án nhẹ hơn mức án với ngƣời thành niên phạm tội tƣơng ứng Nhƣ vậy nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật Hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con ngƣời dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện tƣ tƣởng vì con ngƣời của định hƣớng đi lên nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Dù ra đời trong triều đại phong kiến và bảo vệ trƣớc tiên quyền lợi của
  • 44. 39 giai cấp phong kiến nhƣng “Quốc triều hình luật còn thể hiện được nguyên tắc nhân đạo một cách rất rõ nét, hơn cả hình luật triều đại trước và sau đó” [26, tr.16]. Cũng giống nhƣ BLHS Việt Nam hiện hành, tính nhân đạo đƣợc thể hiện trƣớc tiên ở các quy định phản ánh chính sách hình sự khoan hồng đối với những ngƣời phạm tội là ngƣời già, tàn tật và trẻ em cũng nhƣ đối với ngƣời phạm tội tuy chƣa bị phát giác đã tự thú. Điều 16 Quốc triều hình luật không quy định một mức độ khoan hồng chung cho những ngƣời già từ 70 tuổi trở lên, trẻ em từ 15 tuổi trở xuống và những ngƣời bị tàn tật, mà quy định các mức độ khoan hồng khác nhau tùy theo độ tuổi và mức độ tàn tật của họ. Sự giảm nhẹ đƣợc tính tỷ lệ thuận với độ tuổi của ngƣời già và tỷ lệ nghịch với độ tuổi của trẻ em. Tƣơng tự nhƣ vậy, ngƣời phạm tội bị ác tật đƣợc giảm nhẹ hơn ngƣời bị phế tật. Cụ thể, đối với ngƣời từ 70 tuổi trở lên, 15 tội trở xuống cùng ngƣời bị phế tật phạm tội (trừ tội thập ác) từ lƣu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền. Trong khi đó nếu ngƣời 80 tuổi trở lên, trẻ từ 10 tuổi trở xuống hoặc ngƣời bị ác tật phạm tội phản nghịch, giết ngƣời đáng tội chết thì phải tâu vua để xét định, nếu ăn trộm và đánh ngƣời bị thƣơng thì cho chuộc bằng tiền, nếu phạm các tội khác thì đƣợc tha. Còn đối với ngƣời từ 90 tuổi trở lên và 7 tuổi trở xuống nếu phạm tội chết cũng đƣợc tha không bị hành hình [33, tr.47]. Ngoài ra, tại điều 17 Quốc triều hình luật còn quy định: “Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới được phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ mà già cả tàn tật thì cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội, đến lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ” [33, tr.48]. Nhƣ vậy, Quốc triều hình luật đã thể hiện chính sách hình sự đặc biệt nhân đạo đối với ngƣời phạm tội là ngƣời già và trẻ con và ngƣời bị tàn tật, miễn cho họ phải chịu hình phạt tàn ác bằng cách cho họ đƣợc chuộc tội bằng tiền hoặc tha tội nếu họ không phạm tội thập ác, tội phản nghịch hay tội giết ngƣời với hình phạt đƣợc quy định là tử hình.
  • 45. 40 Quốc triều hình luật cũng thể hiện chính sách hình sự đặc biệt khoan hồng với ngƣời phạm tội tự thú trƣớc khi bị phát giác. Chính sách này không đặt ra đối với ngƣời phạm tội thập ác hoặc giết ngƣời và cũng đƣợc quy định phân hóa đối với các đối tƣợng phạm tội tự thú khác nhau: ngƣời tự thú đƣợc tha tội về tội tự thú trƣớc, về tất cả các tội đã phạm nếu phạm tội nhẹ bị phát giác lại tự thú cả tội nặng hoặc nhân hỏi về tội đƣơng xét tự thú thêm các tội khác nữa. Ở một số quy định về hình phạt của Quốc triều hình luật cũng phản ánh nội dung nhân đạo. Ví dụ nhƣ Quốc triều hình luật quy định nhiều loại hình phạt không tƣớc tự do hoặc không tác động tàn ác lên thân thể con ngƣời nhƣ hình phạt biếm tƣớc (chỉ có trong Quốc triều hình luật), hình phạt tiền và tịch thu tài sản. Ở một số điều luật quy định về loại, mức hình phạt áp dụng cho ngƣời phạm tội là phụ nữ và điều kiện thi hành hình phạt đối với phụ nữ có thai cũng phản ánh tính nhân đạo. Tất cả những biểu hiện nêu trên đều đƣợc thể hiện dƣới sắc thái khác nhau trong Luật hình sự Việt Nam hiện đại nhƣ độ tuổi chịu TNHS; tình tiết giảm nhẹ; hình phạt đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dƣới 36 tháng tuổi … Những phân tích trên cho ta thấy đƣợc Quốc triều hình luật dù là bộ luật của triều đại phong kiến nhƣng vẫn khẳng định đƣợc những điểm tiến bộ và đặc sắc riêng của mình. 2.2. So sánh về kỹ thuật lập pháp Ra đời ở hai thời đại khác nhau, kỹ thuật lập pháp của BLHS Việt Nam năm 1999 và Quốc triều hình luật có những khác biệt rất rõ ràng. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, “Quốc triều hình luật”đã đạt đƣợc giá trị và