SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TẠ THU THUỶ
TỘI THAM Ô TÀI SẢN TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TẠ THU THUỶ
TỘI THAM Ô TÀI SẢN TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành : Luật Hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Ngọc Quang
Hà Nội – 2009
2
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Lời cam đoan 1
Mục lục 2
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 4
Danh mục các bảng 5
Danh mục các hình vẽ, đồ thị 6
MỞ ĐẦU 7
Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI
SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
13
1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của Luật hình sự nhà nước
Việt Nam quy định về Tội tham ô tài sản giai đoạn 1945 đến
1985
13
1.2 Quy định của Luật Hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản trong
Bộ luật Hình sự 1999
19
1.2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản 20
1.2.2 Hậu quả pháp lý về tội tham ô tài sản 32
1.3 Thực tiễn vận dụng pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản trong
điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007
44
Chương 2. NHỮNG TỔN TẠI TRONG QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
63
2.1 Những tồn tại trong vận dụng quy định của pháp luật hình sự về
tội tham ô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 –
2007
63
2.1.1 Quy định của pháp luật hình sự 63
2.1.2 Quy định quản lý nhà nước về tài sản 75
3
2.2 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật về tội tham ô tài
sản
79
2.2.1 Kiến nghị sửa đổi cấu trúc của điều luật 278 BLHS: 79
2.2.2 Kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng Điều 278
Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999
82
2.3 Kiến nghị nâng cao hiệu quả quy định của pháp luật về quản lý
tài sản nhà nước
88
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
TANDTC Toà án nhân dân tối cao
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VKSND Viện Kiểm sát nhân dân
UBND Uỷ ban nhân dân
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân biệt Tội tham ô tài sản với một số tội phạm khác 29
Bảng 1.2. Cơ cấu tội tham ô tài sản so với tổng số vụ phạm tội
tham nhũng
44
Bảng 1.3. Đánh giá của VKSND các cấp về chủ thể của tội tham ô
tài sản
54
Bảng 1.4. Hình phạt áp dụng đối với Tội tham ô tài sản 2002-2007 58
Bảng 2.1 Đánh giá của VKSND các cấp về khách thể tội tham ô tài
sản
64
6
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Cơ cấu vụ phạm tội tham ô tài sản so với tổng số vụ
phạm tội tham nhũng (2002-2007)
45
Hình 1.2. Cơ cấu số bị cáo phạm tội tham ô so với tổng số bị cáo
phạm tội tham nhũng (2002-2007)
45
Hình 1.3. Số vụ án và số bị cáo phạm tội tham ô (2002-2007) 46
Hình 1.4 Hình phạt cảnh cáo áp dụng đối với Tội tham ô tài sản
(2002-2007)
59
Hình 1.5. Hình phạt án treo áp dụng đối với Tội tham ô tài sản
(2002-2007)
60
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, từ xưa đã có tham ô. Ông cha ta dưới các triều đại phong
kiến phải đấu tranh để chống tệ nạn này. Thời đó, hành vi tham nhũng xảy ra
phổ biến là tham ô và hối lộ. Điều này được nói đến nhiều trong các nguồn
sử liệu thành văn hoặc không thành văn
Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng ta đã đặt vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do
dân, vì dân thật sự trong sạch, vững mạnh. Hồ Chủ tịch đã có nhiều bài nói,
bài viết chỉ rõ bản chất, nguyên nhân, phân tích các tác hại của tham ô, quan
liêu, lãng phí. Người nêu ra một khái niệm khái quát, làm rõ bản chất tham
ô:
“Tham ô là gì?
- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: ăn cắp của công làm của tư,
đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của
chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình
cũng là tham ô.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: ăn cắp của công, khai gian,
lậu thuế”. [15]
Như vậy, Bác Hồ đã từng cho rằng tham ô là hành động xấu xa nhất
của con người. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để
góp phần xây dựng của công - của Nhà nước và của tập thể. Của công ấy là
nền tảng vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng
cao đời sống nhân dân ta. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có
hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách
mạng.
Và trong cơ chế thị trường hiện nay, kinh tế là lĩnh vực luôn tiềm ẩn
khả năng tham ô lớn. Bởi ở đó, lợi ích vật chất được xác định là động lực thúc
8
đẩy mạnh mẽ hành vi tham ô tài sản. Thực tiễn cho thấy, tội phạm tham ô có
quy mô ngày càng lớn, với mức độ tinh vi, phức tạp và tổ chức chặt chẽ.
Động cơ vụ lợi đã khiến các cán bộ, công chức cố tạo cho mình một đặc
quyền nào đó để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng các
thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Vì vậy, tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên hành vi này
luôn bị luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm. Trước khi BLHS năm 1999 có
hiệu lực, luật hình sự Việt Nam chỉ quy định tội tham ô tài sản xã hội chủ
nghĩa. Khi xây dựng BLHS năm 1999, cơ cấu của nền kinh tế đã có sự thay
đổi. Lúc này, người có chức vụ, quyền hạn không chỉ quản lý tài sản thuộc sở
hữu XHCN mà cũng có thể quản lý cả tài sản của công dân khác cũng như tài
sản khó xác định thuộc sở hữu nào. Do vậy, hành vi tham ô có thể xảy ra đối
với tất cả các loại tài sản. Đó là lý do mà BLHS năm 1999 đã quy định tội
tham ô tài sản. Đồng thời BLHS xếp tội này vào Chương “Các tội phạm chức
vụ” (nhóm các tội tham nhũng) mà không xếp vào Chương “Các tội xâm
phạm sở hữu”. Việc xếp này nhằm nhấn mạnh đặc trưng nguy hiểm cho xã
hội của tội này là sự lợi dụng chức vụ quyền hạn, là tính tham nhũng của hành
vi.
Tình hình tội phạm tham ô ở nước ta hiện nay đang diễn ra cả ở chiều
rộng, lẫn chiều sâu và sức công phá của nó không phải chỉ dừng lại ở lĩnh vực
kinh tế mà cả chính trị, xã hội. Trong khi đó, BLHS năm 1999 đã có hiệu lực
pháp luật gần 10 năm, nhiều quy định của BLHS không còn phù hợp nhưng
chưa được giải thích hướng dẫn cụ thể. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
khoa học “Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” là một yêu cầu khách quan và bức thiết nhằm lý giải một
cách khoa học những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn.
9
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội
phạm tham ô tài sản. Loại tội phạm này được đề cập, phân tích trong một số
giáo trình và sách tham khảo như: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần
các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 của tập thể tác giả do
TSKH. Lê Cảm chủ biên; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (tập II) của tập
thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Nxb Công an nhân dân,
2006…
Hoặc được đề cập trong một số bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành
như: “Bàn về chủ thể của tội tham ô tài sản” của tác giả Trương Thị Hằng
đăng trong Tạp chí Kiểm Sát số 6/2006; “Việc xác định tội tham ô tài sản
trong cơ chế thị trường” của tác giả Đinh Khắc Tiến đăng trong Tạp chí Kiểm
sát số 6/2006; “Những vấn đề lý luận & thực tiễn về tội tham ô tài sản trong
cơ chế thị trường”. của tác giả Đinh Văn Quế đăng trong Tạp chí Kiểm sát số
22/2006; Luận văn thạc sĩ “Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa và đấu tranh
phòng, chống tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” của tác giả Nguyễn Văn
Tiến và “Tội tham ô tài sản trong bộ luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn” của tác giả Trần Quang Sơn.
Những nghiên cứu trên đây của các tác giả mới chỉ dừng lại dưới dạng
các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, một phần, mục
trong các giáo trình, sách tham khảo và nghiên cứu vấn đề khi BLHS năm
1999 chưa ra đời hoặc nghiên cứu chưa đi sâu phân tích, đánh giá thực tiễn
vận dụng pháp luật tội tham ô tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
cũng như đánh giá những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng luật của các cơ
quan tiến hành tố tụng. Mặt khác, những năm gần đây xuất hiện ngày càng
nhiều những vụ án tham ô tài sản có tính chất nổi cộm, quy mô ngày càng
lớn, với mức độ tinh vi, phức tạp và tổ chức chặt chẽ. Do vậy, vấn đề đặt ra
10
với các nhà khoa học là cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống,
toàn diện, sâu sắc hơn đối với loại tội phạm này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Mục đích của Luận văn nhằm phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá
những bước phát triển của quy định pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản từ
năm 1945 đến nay; những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp
luật. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả pháp luật quy định
loại tội phạm này.
Do vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ xem xét và giải quyết các
vấn đề cụ thể sau đây:
1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Luật hình sự Việt Nam
quy định về tội tham ô tài sản; trong đó tập trung nghiên cứu, phân tích quy
định của Bộ luật hình sự 1999 ở khía cạnh trách nhiệm hình sự và hậu quả
pháp lý của tội phạm này.
2. Phân tích thực tiễn vận dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử
tội tham ô tài sản từ năm 2002 đến 2007.
3. Phân tích những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp
luật hình sự về tội tham ô tài sản và đề cập đến một số tồn tại trong quy định
pháp luật về quản lý tài sản nhà nước ở phạm vi cổ phần hoá doanh nghiệp.
4. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy phạm pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản và quy định quản lý tài
sản nhà nước trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ chính như sau:
- Phân tích, đánh giá sự hình thành và phát triển của Luật hình sự nhà nước
Việt Nam quy định về Tội tham ô tài sản giai đoạn 1945 đến 1985;
11
- Tập trung phân tích quy định của Luật Hình sự Việt Nam về tội tham ô tài
sản trong Bộ luật Hình sự 1999 ở hai khía cạnh: Trách nhiệm hình sự và hậu
quả pháp lý của tội tham ô tài sản;
- Phân tích thực tiễn vận dụng pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản trong
điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007
- Những tồn tại trong vận dụng quy định của pháp luật hình sự về tội tham ô tài
sản trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007
- Đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật về tội tham ô
tài sản như: Kiến nghị sửa đổi cấu trúc của điều luật 278 BLHS; Kiến nghị ban
hành văn bản hướng dẫn áp dụng Điều 278 Chương XXI Bộ luật hình sự năm
1999; Kiến nghị nâng cao hiệu quả quy định của pháp luật về quản lý tài sản
nhà nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra, trên cơ sở phép duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương
pháp tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài
sản trong các công trình của một số nhà nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo
của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân sân tối cao và Ban Nội
chính trung ương tổng kết công tác ngành trong 5 năm (2002 - 2007), trong
thực tiễn xét xử và thông tin trên mạng Internet để phân tích, đánh giá, tổng
hợp các vấn đề thực tiễn xung quanh Tội tham ô tài sản.
6. Kết quả của Luận văn
Luận văn sẽ so sánh, đánh giá những bước phát triển nổi bật của pháp
luật Việt Nam quy định về tội tham ô tài sản từ năm 1945 cho đến nay; luận
giải các dấu hiệu pháp lý về chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ
quan của tội phạm này theo quy định của BLHS năm 1999.
12
Trên cơ sở phân tích thực tiễn vận dụng quy định pháp luật hình sự về
tội tham ô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử giai đoạn 2002 – 2007 và một
số tồn tại, vướng mắc khi áp dụng pháp luật, luận văn đưa ra một số kiến
nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội phạm tham ô tài
sản. Một vấn đề nổi cộm trong thời gian qua là tham ô trong quá trình cổ
phần hoá doanh nghiệp cũng được luận văn đề cập khi phân tích những bất
cập trong quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng để kiến nghị các cơ quan
chức năng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả chính sách hình sự đối với
tội phạm tham ô tài sản nói riêng và tội phạm tham nhũng nói chung trong
thời gian tới.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm 2 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Nhận thức chung về tội tham ô tài sản trong luật hình sự
Việt Nam.
Chương 2: Những tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự về tội
tham ô tài sản và một số kiến nghị hoàn thiện.
13
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Luật hình sự nhà
nước Việt Nam quy định về Tội tham ô tài sản giai đoạn 1945 đến 1985
Cách mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ cộng
hoà - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Chính
quyền non trẻ đã bắt tay ngay vào công cuộc kiến thiết đất nước đồng thời
sẵn sàng chống lại âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch bên ngoài và
giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu.
Đây là một công việc hết sức mới mẻ và khó khăn, một mặt, chúng ta
sử dụng những người từng tham gia bộ máy của chính quyền cũ, nhưng có
tinh thần yêu nước và hiểu biết công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội;
mặt khác và chủ yếu là huy động sức lực, trí tuệ và tinh thần của cán bộ và
quần chúng cách mạng, nhưng chưa hề có kinh ngiệm về quản lý. Cho nên
chính quyền tỏ ra lúng túng và cũng đã bắt đầu có hiện tượng một số người cố
tình lợi dụng địa vị của mình, trực tiếp quản lý tiền, tài sản nhà nước trong bộ
máy chính quyền để mưu lợi cá nhân để tham ô…
Giai đoạn này, các chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với tội xâm
phạm sở hữu được thể hiện rõ nét. Nhằm đề cao trách nhiệm của cán bộ đồng
thời nghiêm trị các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của công,
sắc lệnh số 223 – SL ngày 27 tháng 11 năm 1946 quy định về tội biển thủ
công quỹ đã được ban hành, trong đó quy định “Tội công chức biển thủ công
quỹ... bị phạt khổ sai từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật... biển
thủ. Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia
sản. Các đồng phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên”. Với một số tài sản
nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và
14
phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản để bảo vệ như Sắc
lệnh số 12 ngày 12 tháng 3 năm 1949 về việc phạt tội ăn cắp, lấy trộm tài sản
của nhà binh.
Việc quản lý tài sản nhà nước cũng đòi hỏi phải tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa, phải bổ sung Luật và có biện pháp bảo đảm cho những Luật
đó được thi hành một cách có hiệu quả. Đó là yêu cầu khách quan của nhà
nước xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Thời kỳ này,
tình hình xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa có những diễn biến phức tạp,
đáng chú ý là có nhiều kẻ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt
tài sản xã hội chủ nghĩa, làm rối loạn chế độ quản lý, ảnh hưởng xấu đến hoạt
động bình thường của cơ quan Nhà nước, đến tư tưởng đạo đức của cán bộ,
nhân viên và nhân dân.
Trong các văn bản pháp luật, các quy định về các tội phạm được trình
bày khá đơn giản, đường lối chính sách xử phạt chưa được rõ ràng nên tác
dụng giáo dục bị hạn chế. Do đó, các ngành công an, kiểm sát, toà án gặp
nhiều khó khăn khi vận dụng, không thống nhất về đường lối xử lý. Trước
tình hình đó, 21 tháng 10 năm 1970, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh
trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa nhằm thể hiện thái độ kiên quyết
đấu tranh của Nhà nước ta đối với hành vi xâm phạm tài sản của nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa nói chung và tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm xã hội chủ nghĩa gồm 3
chương, 25 điều bao gồm nhiều tội danh và mức hình phạt, trong đó có tội
tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Điều 8 của Pháp lệnh này quy định về Tội
tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa với nội dung: “Kẻ nào lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7
năm. Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15
năm: Tái phạm nguy hiểm; Có tổ chức; Có móc ngoặc; Dùng thủ đoạn xảo
quyệt, nguy hiểm; Tham ô tài sản có số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc
15
biệt; Dùng tài sản tham ô vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc
vào những việc phạm tội khác. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm
phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử
tử hình“.
Theo đó, tội tham ô tài sản chưa quy định tài sản bị chiếm đoạt phải do
người có chức vụ, quyền hạn quản lý. Điều luật cũng chưa cụ thể hoá định
lượng giá trị tài sản phạm tội, chỉ quy định chung chung tham ô tài sản có số
lượng lớn, rất lớn, giá trị đặc biệt khiến các cơ quan chức năng áp dụng luật
khá khó khăn và không thống nhất.
Những hoạt động xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa cần phải được
trừng trị nghiêm minh và kịp thời, nhất là đối với những kẻ lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Pháp lệnh trừng
trị các tội phạm xâm phạm xã hội chủ nghĩa đã cụ thể hoá trách nhiệm của
mọi người đối với việc tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa - một
công cụ tốt góp phần đắc lực ngăn chặn tội phạm nói chung và tội phạm tham
ô nói riêng.
Ngày 15 tháng 3 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam
ban hành Sắc lệnh 03-SLT ở miền Nam trước ngày chính thức thống nhất tổ
quốc, tội tham ô được quy định Điều 4 - Tội xâm phạm tài sản công cộng. Tài
sản công cộng bao gồm tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của các tổ chức
xã hội và của tập thể nhân dân. Tài sản công cộng là thiêng liêng, tuyệt đối
không được ai xâm phạm. Phạm các tội chiếm đoạt khác như trộm cắp, tham
ô... thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt
tù đến 15 năm. Phạm tội trộm cắp, tham ô... mà tài sản chiếm đoạt rất lớn,
hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,
thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình.”
16
So với Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa năm
1970 thì sắc lệnh 03 – SLT không miêu tả các dấu hiệu tội phạm, đây là
nhược điểm của văn bản này nên ngày 8 tháng 3 năm 1978, Toà án nhân dân
tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư
liên bộ số 61 hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất, nhằm tiến tới vận
dụng thống nhất Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trong cả nước.
Với sự phát triển của khoa học pháp lý nói chung và pháp luật hình sự
nói riêng, năm 1985 chúng ta đã ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên với 12
chương, 280 điều. Tại Điều 133, tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa được quy
định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội
chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý, thì bị phạt tù từ một
năm đến bảy năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp say đây thì bị
phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: Thông đồng với người khác ở
trong hoặc ngoài cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; Dùng thủ đoạn xảo
quyệt, nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, điều luật đã quy định rõ tội tham ô tài sản phải là: thứ nhất,
do người có chức vụ, quyền hạn là chủ thể; thứ hai, phải lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình để chiếm đoạt; thứ ba, đối tượng là tài sản xã hội chủ
nghĩa mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý.
So với Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm xã hội chủ nghĩa,
điều 133 BLHS 1985 đã tăng thời hạn hình phạt tù tối thiểu từ bảy tháng lên
một năm. Quy định này là cần thiết nhằm tăng cường tính răn đe, trừng phạt
tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này gây
ra.
17
Ngày 20/3/1993, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số 02/TTLN về
việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số
quy định của Bộ luật hình sự được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 22-12-
1992. Trong thời gian đó, tội phạm tham ô đang diễn biến phức tạp, các điều
khoản của Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung lần này đều theo hướng tăng
nặng, nghiêm khắc hơn so với quy định cũ. Nên, đối với những người mà từ
ngày 2-1-1993 trở đi phạm tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định
trong Luật được thông qua ngày 22-12-1992, thì phải xử phạt nghiêm khắc
theo đúng quy định của Luật này, còn đối với những người mà trước ngày 2-
1-1993 phạm một trong các tội được quy định trong Luật mới được thông qua
ngày 22-12-1992, thì về nguyên tắc là phải áp dụng các quy định cũ nhưng có
tham khảo các quy định mới để quyết định hình phạt cho thoả đáng.
Ngày 10 tháng 5 năm 1997, BLHS được sửa đổi, bổ sung và tội tham ô
tài sản xã hội chủ nghĩa được sửa đổi như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm quản
lý có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng hoặc dưới năm
triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc bị xử lý
kỷ luật mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. So với BLHS
1985, lần sửa đổi, bổ sung này đã có sự mở rộng về phạm vi chủ thể bằng
cách lược bỏ cụm từ “trực tiếp“ trong đoạn “có trách nhiệm trực tiếp quản lý
tài sản“ thành “người có trách nhiệm quản lý tài sản“; quy định rõ giá trị
định lượng tài sản bị chiếm đoạt và thời hạn hình phạt tù tối thiểu tăng từ một
năm lên hai năm.
Ngày 2 tháng 1 năm 1998, Thông tư liên tịch số 01-1998/TTLT của
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ được ban
hành nhằm hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Hình sự: Nếu hành vi phạm tội tham ô tài sản xã hội
18
chủ nghĩa đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 thì được áp dụng khoản 1 Điều
133 để không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi tham ô tài
sản XHCN nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm triệu đồng và không
thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị
xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; tuy nhiên, trong trường hợp này cần kiến nghị
với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01-HĐTP ngày 14 tháng 4 năm 1989
của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì người nào tham ô tài
sản XHCN mà tài sản chiếm đoạt khoảng 5 tấn gạo, 5 tấn xăng, dầu lửa, phân
đạm, 10kg thuốc phiện, 5 tạ mì chính, 2 tấn đường trắng loại I, 2 lạng vàng,
đối với tiền và các loại tài sản hàng hoá vật tư khác thì quy ra giá trị tương
đương năm tấn gạo trở lên thì bị coi là chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn và bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 133 (phạt tù từ năm năm đến
mười lăm năm). Nếu người nào tham ô tài sản XHCN mà giá trị tài sản chiếm
đoạt từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng và không thuộc một
trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật tương ứng thì chỉ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều luật (phạt tù từ một năm đến
bảy năm).
Văn bản này cũng quy định cụ thể việc áp dụng tình tiết định khung về
giá trị tài sản. Nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà không có
tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự và cũng không có tình
tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 BLHS thì cần áp dụng các khoản tương
xứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với giá trị tài sản bị
chiếm đoạt. Tại Điều 133 quy định: xử phạt tù từ hai năm đến năm năm nếu
tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới sáu mươi triệu
đồng (khoản 1); Xử phạt tù từ năm năm đến bảy năm nếu tài sản chiếm đoạt
có giá trị từ sáu mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng (khoản 1); Xử
phạt tù từ bảy năm đến mười một năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ
19
một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2); Xử phạt tù từ
mười một năm đến mười lăm năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai
trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (khoản 2); Xử phạt tù từ mười
lăm năm đến mười tám năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba trăm
triệu đồng đến dưới bốn trăm triệu đồng (khoản 3); Xử phạt tù từ mười tám
năm đến mươi năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm triệu đồng
đến dưới năm trăm triệu đồng (khoản 3); Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng (khoản 3);
Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên
(khoản 3).
1.2. Quy định của Luật Hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản
trong Bộ luật Hình sự 1999
Nếu như trong BLHS 1985, các tội xâm phạm sở hữu được quy định
thành hai chương là Chương IV “các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa“
và chương VI “các tội xâm phạm sở hữu của công dân“, thì đến BLHS 1999
nhập thành một chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu“.
BLHS 1999 không còn tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa mà được quy
định là tội tham ô tài sản (Điều 278): “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm
trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn
đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A Chương này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm”.
Như vậy, so với BLHS 1985 đã có sự thay đổi cơ bản: tính chất của đối
tượng tác động là tài sản “xã hội chủ nghĩa” bị chiếm đoạt đã thay đổi, nghĩa
20
là tài sản bị chiếm đoạt không chỉ là tài sản thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa nữa
mà là tài sản bị chiếm đoạt thuộc các hình thức sở hữu khác.
Ngoài ra, so với BLHS 1985, BLHS 1999 quy định:
- Mức độ giá trị tài sản bị chiếm đoạt là ranh giới phân biệt tội tham ô tài
sản với các hành vi vi phạm pháp luật khác cũng thay đổi từ năm triệu đồng
xuống còn năm trăm nghìn đồng;
- Dấu hiệu “vi phạm nhiều lần hoặc bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” được
sửa lại là “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”;
- Bổ sung thêm dấu hiệu “Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại
mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”.
Đây là một bước tiến khoa học vì nó phản ánh được thực trạng nền kinh
tế của đất nước, phản ánh được đường lối, quan điểm của Đảng và Hiến pháp
ở nước ta giai đoạn này.
1.2.1.Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản
Bộ luật Hình sự 1999 đã quy định một cách rõ ràng khái niệm và các dấu
hiệu của cấu thành tội tham ô tài sản. Vấn đề đặt ra là cần phải hiểu khái niệm
đó và các dấu hiệu của nó như thế nào cho đúng. Hiểu và giải thích đúng các
dấu hiệu của tội phạm đó có ý nghĩa lớn đối với việc xác định tội danh, quyết
định hình phạt và áp dụng các biện pháp tư pháp.
1.2.1.1. Khách thể của tội tham ô tài sản
Nếu theo Bộ luật Hình sự 1985, tội tham ô được quy định tại Chương
các tội phạm xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, thì khách thể của tội phạm
này nhất định là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Nay tội tham ô tài sản được
quy định tại Chương các tội phạm về chức vụ thì khách thể của tội phạm vẫn
còn có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng khách thể của tội tham ô
tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản của Nhà nước, của tổ chức vì nó trực tiếp
xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Có thể còn những ý kiến khác nhau nhưng
theo chúng tôi thì khách thể của tội tham ô tài sản không còn là chế độ sở hữu
21
xã hội chủ nghĩa nữa, mà là quan hệ sở hữu của các thành phần kinh tế khác.
Đồng thời, nó còn xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bởi vì
người có chức vụ, quyền hạn đã làm không đúng, làm sai chức trách, làm trái
các nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác của
mình phụ trách và bằng cách đó đã chiếm đoạt tài sản.
Với tư cách là một bộ phận cấu thành khách thể, đối tượng tác động của
tội phạm cũng cần được xem xét đến. Trong trường hợp này, đối tượng tác
động của tội phạm chính là tài sản mà người có chức vụ, quyền hạn đang trực
tiếp quản lý và thông qua việc tác động đến tài sản này kẻ phạm tội mới có
thể xâm hại đến khách thể của tội phạm.
Tuy nhiên, điều luật không quy định cụ thể tài sản đó gồm những loại tài
sản nào, do đó việc áp dụng điều luật trong thực tế hiện đang gặp rất nhiều
vướng mắc, đặc biệt là trong trường hợp tài sản thuộc các hình thức sở hữu
đan xen với nhau trong quá trình đóng góp cổ phần… Để giải quyết vấn đề
này cần phải xác định rõ khái niệm tài sản với ý nghĩa là đối tượng tác động
của tội tham ô tài sản và về vấn đề này các ý kiến hiện còn rất khác nhau.
Có ý kiến cho rằng, để xác định hành vi phạm tội có cấu thành tội tham ô
tài sản hay không thì ngoài yếu tố thuộc dấu hiệu định tội của tội phạm thì cần
phải xác định rõ tài sản bị chiếm đoạt là tài sản của ai. Những người đồng ý
với loại ý kiến này cho rằng khái niệm “tài sản” được hiểu là:
Thứ nhất, tài sản đó phải là tài sản chung của nhiều người;
Thứ hai, tài sản đó phải là tài sản của Nhà nước, của tổ chức chính trị; tổ
chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức
kinh tế được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc được Nhà nước cho phép thành lập.
Loại ý kiến khác cho rằng luật không quy định cụ thể đối tượng tác động
của tội phạm là tài sản của ai, do đó có thể hiểu rằng tài sản đó là của bất kỳ
ai, miễn là có dấu hiệu đầy đủ cấu thành tội thạm thì đều được coi là tham ô.
22
Theo ý kiến chúng tôi, với các ý kiến trên thì cách hiểu về tội tham ô tài
sản như vậy là quá rộng. Đối với tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278
BLHS 1999 thì không nên quá mở rộng phạm vi áp dụng của điều luật này
với những lý do như sau:
Thứ nhất, cần phải căn cứ vào tầm quan trọng của khách thể của tội
phạm mà luật hình sự cần bảo vệ. Tội tham ô tài sản cùng một lúc xâm phạm
đến hai khách thể rất quan trọng là sở hữu và hoạt động đúng đắn của cơ
quan, tổ chức. BLHS 1999 đã xác định rằng đối với tội tham ô tài sản thì việc
đảm bảo hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là khách thể đặc biệt quan
trọng mà luật hình sự cần ưu tiên bảo vệ.
Thứ hai, tội tham ô tài sản là một trong những tội phạm về tham nhũng,
do đó chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chứ không phải là bất kỳ
ai. Chủ thể của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất
định và có trách nhiệm quản lý tài sản.
Thứ ba, đối tượng tác động của tội tham ô tài sản là tài sản nhưng không
phải là tài sản của bất kỳ ai mà chỉ là tài sản thuộc sở hữu của các cơ quan, tổ
chức hoặc đang đặt dưới sự quản lý của cơ quan, tổ chức.
Với quan niệm nêu trên, theo chúng tôi một số loại hành vi sau đây
không cấu thành tội tham ô tài sản:
- Hành vi chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài;
- Hành vi của người không có chức vụ, quyền hạn hoặc của người có
chức vụ, quyền hạn nhưng không có trách nhiệm quản lý tài sản mà
chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức.
1.2.1.2. Mặt khách quan của tội tham ô tài sản
Đối với tội tham ô tài sản, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan là những
dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội cũng như để phân biệt
tội tham ô tài sản với các tội phạm khác.
23
Trước hết, người phạm tội tham ô tài sản phải là người có hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là do người có chức
vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực
tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ. Tuy nhiên, người phạm tội phải lợi dụng
chức vụ để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhịêm quản lý thì mới bị coi
là tham ô tài sản. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền
hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có
chức vụ, quyền hạn cũng không bị coi là tham ô tài sản.
Chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở
hữu thành tài sản của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm. Hành vi
chuyển dịch bất hợp pháp tài sản có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, có trường hợp người phạm tội tự chuyển dịch tài sản như: Thủ quỹ
tự lấy tiền trong két, thủ kho tự lấy tài sản trong kho đem bán... Cũng có
trường hợp việc chuyển dịch lại do người khác thực hiện theo lệnh của người
phạm tội như: Giám đốc lệnh cho thủ quỹ đưa tiền cho mình; kế toán lập
phiếu thu, phiếu chi, chuyển khoản theo lệnh của người phạm tội...
1.2.1.3. Chủ thể của tội tham ô tài sản
Chủ thể của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn và có
trách nhiệm quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt. Các dấu hiệu thuộc về
chủ thể của tội phạm là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi chiếm
đoạt tài sản có phải là hành vi phạm tội tham ô hay không. Vì vậy, để hiểu thế
nào là người có trách nhiệm quản lý tài sản, trước hết cần xác định thế nào là
người có chức vụ, quyền hạn.
Do tội tham ô tài sản được quy định trong Chương các tội phạm về chức
vụ, nên chỉ có những người được quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự mới
có thể là chủ thể của tội tham ô tài sản: “Người có chức vụ, quyền hạn là
người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có
24
hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất
định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ“. Khái niệm này
đã chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của người có chức vụ, quyền hạn
nên nó có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn.
Trong đó, công vụ là nhiệm vụ công. Ở nước ta khái niệm công vụ
không chỉ là khái niệm “công quyền” trong bộ máy nhà nước, mà còn bao
gồm nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong Hệ thống chính trị mà Nhà
nước chỉ là một cơ quan trong hệ thống đó. Những người được bầu cử, được
bổ nhiệm, được tuyển dụng hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các
cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị khi thực hiện nhiệm vụ của mình
đều được coi là thực hiện nhiệm vụ công.
Theo Điều 1, Pháp lệnh Cán bộ công chức ngày 26-2-1998, được sửa
đổi, bổ sung ngày 29-4-2003 thì cán bộ, công chức gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức
hoặc giữ một công vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm
25
việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng
uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội, phường, thị trấn;
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn
nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Về vấn đề xác định tư cách chủ thể đối với tội tham ô tài sản, ngoài chức
vụ mà họ có do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức
khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương thì điều quan trọng là những
người này có được giao thực hiện một công vụ hay không. Đây là dấu hiệu rất
quan trọng nhưng trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không chú ý đến dấu hiệu này mà chỉ
chú ý đến chức vụ, quyền hạn mà người phạm tội có, nên không ít trường hợp
người phạm tội chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do
mình có trách nhiệm quản lý đã vội xác định họ phạm tội tham ô, mà không
xác định hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó là lợi dụng việc thực hiện
nhiệm vụ công hay nhiệm vụ của một số người giao cho họ.
Theo khoản 3, Điều 1 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, thì
người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý
là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được
giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ đó.
26
Tội tham ô là tội phạm về tham nhũng cho nên chủ thể của tội phạm này
không thể ngoài những người đã được quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật
phòng chống tham nhũng được.
Tóm lại, người có chức vụ, quyền hạn có thể là chủ thể của tội tham ô tài
sản bao gồm: người có chức vụ, quyền hạn và người khác được tuyển dụng,
bổ nhiệm, được giao nhiệm vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ
đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp
trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của tội tham ô
tài sản khi hành vi phạm tội của họ được thực hiện trong khi thi hành công vụ,
nếu họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi thi hành công vụ thì không
phải là chủ thể của tội tham ô tài sản.
Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm quản lý tài
sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng không thể là chủ thể
của tội tham ô tài sản được. Đây là điều kiện để một người có thể trở thành
chủ thể của tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu để phân biệt với một số tội
phạm khác có tính chất chiếm đoạt. Người có trách nhiệm đối với tài sản là
người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản như: Thủ quỹ, thủ kho, kế
toán, người được giao vận chuyển tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị
mình... Ngoài ra, còn những người tuy không được giao trực tiếp quản lý tài
sản nhưng lại có trách nhiệm trong việc quyết định việc thu chi, xuất nhập,
mua bán, trao đổi tài sản như: Giám đốc công ty, Chủ nhiệm hợp tác xã,
người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức là chủ tài khoản hoặc là người có
quyền quyết định về tài sản của cơ quan, tổ chức mình.
Như vậy, phạm vi chủ thể của tội tham ô tài sản được mở rộng. Tuy
nhiên, từ đó cũng phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau về phạm vi chủ thể,
xuất phát từ khái niệm người có trách nhiệm quản lý tài sản là rất rộng, rất
khó xác định được giới hạn của người có trách nhiệm quản lý tài sản đến đâu
27
để xác định có phải là chủ thể của tội tham ô tài sản hay không? Việc xác định
trách nhiệm của một người đối với tài sản là rất quan trọng, nếu xác định
không đúng tư cách của người có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm
đoạt thì dễ nhầm lẫn với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt quy định tại
Chương XVI Bộ luật hình sự như: tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt
tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...
Chúng tôi xin đưa ra một tình huống cụ thể như sau: Nhân viên bảo vệ
của một cơ quan nhà nước X trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan ngoài
giờ hành chính phát hiện thủ quỹ cơ quan không khoá két tủ quỹ nên y đã lợi
dụng lúc vắng người dùng kìm mở khoá cửa ngoài vào trong lấy đi một khoản
tiền lớn. Vậy hành vi của người bảo vệ này có phải là tội tham ô tài sản hay
không? Nếu xét về trách nhiệm thì rõ ràng người bảo vệ này phải có trách
nhiệm quản lý tài sản của cơ quan X nhưng y đã lợi dụng việc quản lý để
chiếm đoạt nên đã có các dấu hiệu của tội tham ô tài sản. Tuy nhiên nếu xử lý
hành vi nêu trên về tội tham ô tài sản thì chưa có văn bản nào hướng dẫn
hướng dẫn cách xử lý như vậy, trong khi thực tiễn xét xử cho thấy đối với
những hành vi này cơ quan tố tụng thường truy cứu trách nhiệm về tội trộm
cắp tài sản, vì cho rằng những người như vậy không có trách nhiệm trực tiếp
quản lý tài sản. Vậy nên xử lý về tội nào đây? Điều này không những có ý
nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến
quyền lợi và nghĩa vụ của bị can, bị cáo vì tội tham ô tài sản có chế tài
nghiêm khắc hơn nhiều so với tội trộm cắp tài sản.
Do những đặc điểm riêng về chủ thể của tội tham ô tài sản, nên khoa học
luật hình sự cho rằng, chủ thể của tội tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, tức là
chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới tham ô được. Dù là người có
chức vụ, quyền hạn hay người đồng phạm khác trong vụ án tham ô thì họ
cũng chỉ trở thành chủ thể của tội phạm này trong những trường hợp sau:
28
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản
4 Điều 278 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp tham ô quy định tại các khoản
trên là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối
với những người này họ chỉ có thể là đồng phạm trong vụ án tham ô với vai
trò giúp sức, vì những người này chưa thể trở thành cán bộ, công chức hoặc
những người được giao quản lý tài sản. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự mà chỉ những người đủ 16 tuổi
trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô theo khoản 1 của Điều 278
Bộ luật hình sự, vì theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong khi đó tội tham ô tài
sản theo khoản 1 của điều luật là tội phạm nghiêm trọng.
1.2.1.4. Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản
Tội tham ô tài sản là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối
với những tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi
của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và
mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp tham ô tài sản nào được
thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn
chiếm đoạt được tài sản. Hơn ai hết, bản thân người thực hiện tội phạm, ngay
từ khi ý định phạm tội nảy sinh đã nhận thức được rõ ràng, cụ thể những thiệt
hại về tài sản, đồng thời, ở cương vị của mình, họ cũng hoàn toàn có đủ khả
năng để hiểu rằng họ đang trực tiếp xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ
quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài sản nói chung và quản lý kinh tế tài
chính nói riêng.
29
Mặc dù nhận thức được như thế nhưng kẻ phạm tội vẫn cố tình thực hiện
bằng được mục đích chiếm đoạt của mình, sự cố tình đó đặc biệt được thể
hiện trong những trường hợp kẻ phạm tội sử dụng những thủ đoạn tinh vi,
khéo léo để che đậy hành vi của mình. Mặt khác, khi thực hiện hành vi phạm
tội kẻ phạm tội bao giờ cũng có mục đích vụ lợi. Bao giờ y cũng có mong
muốn biến tài sản mà y có trách nhiệm trực tiếp quản lý thành tài sản của cá
nhân y để thoả mãn những nhu cầu vật chất của mình.
Do đó, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có
trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Có thể nói mục đích chiếm
đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội tham ô tài sản. Nếu mục
đích của người phạm tội chưa đạt được (chưa chiếm đoạt được tài sản), thì
thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
Như vậy, so với một số tội có cấu thành gần giống (tội lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản – Điều 280, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ - Điều 281, nhóm tội trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...), tội tham ô tài sản có những dấu hiệu giống
hoặc gần giống cần được phân biệt để có thể hiểu đúng và chính xác từng tội
phạm cụ thể, tránh sự nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật, đặc biệt là nhằm điều
tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Bảng 1.1. Phân biệt Tội tham ô tài sản với một số tội phạm khác
1. Tội tham ô tài sản
(Điều 278 BLHS)
Tội lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản
(Điều 280)
Giống nhau - Đều có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Khác nhau - Người phạm tội chiếm đoạt
tài sản mà mình có trách nhiệm
quản lý và có thể có những thủ
- Người phạm tội chiếm đoạt
tài sản mà họ không có trách
nhiệm quản lý và bằng thủ
30
đoạn gian dối trước, trong hoặc
sau khi thực hiện hành vi
chiếm đoạt như lập chứng tử
giả, sửa chữa sổ sách… để hợp
thức hoá, che dấu hành vi
chiếm đoạt. Nhưng thủ đoạn
gian dối không phải là dấu hiệu
bắt buộc mà trong những
trường hợp nhất định có thể có
ý nghĩa trong việc quyết định
hình phạt như là tình tiết tăng
nặng: dùng thủ đoạn xảo quyệt,
nguy hiểm
đoạn gian dối, thủ đoạn gian
dối là dấu hiệu bắt buộc, được
tiến hành trước hoặc liền ngay
với hành vi chiếm đoạt, là cơ
sở, nguyên nhân trực tiếp của
việc chiếm đoạt.
2. Tội tham ô tài sản Tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công
vụ (Điều 281)
Giống nhau - Đều có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Khác nhau - Dấu hiệu chiếm đoạt tài sản
bằng cách biến tài sản do mình
có trách nhiệm quản lý thành
sở hữu của mình hoặc sở hữu
của người khác
- Gây thiệt hại cho lợi ích Nhà
nước hay tổ chức nhưng không
có dấu hiệu chiếm đoạt.
3. Tội tham ô tài sản Nhóm tội chiếm đoạt như
trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Giống nhau - Mặt khách quan: đều có dấu hiệu chiếm đoạt
Khác nhau - Chủ thể: là chủ thể đặc biệt là - Chủ thể: là chủ thể thường, là
31
người có chức vụ, quyền hạn
và có trách nhiệm quản lý tài
sản bị chiếm đoạt
bất kỳ người nào có năng lực
trách nhiệm hình sự và trong
đó người phạm tội hoặc là hoàn
toàn không liên quan gì đến tài
sản hoặc là có liên quan đến tài
sản nhưng không có chức vụ,
quyền hạn và không có trách
nhiệm quản lý tài sản và do đó,
không có quyền định đoạt,
chiếm hữu, sử dụng tài sản bị
chiếm đoạt.
4. Tội tham ô tài sản Tội cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng (Điều 165)
Giống nhau - Chủ thể: Đều là người có chức vụ, quyền hạn và người phạm
tội đã sử dụng chức vụ quyền hạn đó vào việc thực hiện tội phạm
Khác nhau - Về khách thể: xâm phạm
quan hệ sở hữu của Nhà nước.
- Có dấu hiệu chiếm đoạt
- Về khách thể: xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế của Nhà
nước
- Tuy có gây thiệt hại về tài sản
của Nhà nước nhưng không có
dấu hiệu chiếm đoạt.
5. Tội tham ô tài sản Tội nhận hối lộ (Điều 279)
Giống nhau - Về chủ thể: đều là người có chức vụ, quyền hạn và người phạm
tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện tội phạm.
- Về khách thể: đều xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan,
32
tổ chức
Khác nhau - Người phạm tội đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản mà mình có trách nhiệm
quản lý
- Người phạm tội đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác dưới bất kỳ hình thức
nào để làm hoặc không làm
một việc vì lợi ích vật chất
hoặc theo yêu cầu của người
đưa hối lộ.
1.2.2. Hậu quả pháp lý của tội tham ô tài sản
Hậu quả của tội tham ô tài sản là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật
chất cho xã hội. Hậu quả của tội tham ô tài sản, xét về phương diện các yếu tố
cấu thành tội phạm thì không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả
chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm.
Hiện nay, đối với tội tham ô tài sản nhà làm luật quy định giá trị tài sản
bị chiếm đoạt làm ranh giới phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm. Có quan
điểm cho rằng, thiệt hại về tài sản của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của
cấu thành tội phạm, nếu chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt
được nhưng giá trị tài sản dưới mức quy định của điều luật thì chưa cấu thành
tội phạm. Theo chúng tôi, không nên có sự nhầm lẫn giữa hậu quả của tội
phạm với thiệt hại thực tế đã xảy ra, bởi vì hậu quả của tội phạm không chỉ là
những thiệt hại do tội phạm đã gây ra mà còn đe doạ gây ra cho xã hội, tức là
thiệt hại vật chất chưa xảy ra nhưng cũng đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã
hội. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm can phạm sử dụng quyền
hạn trái phép lấy tài sản với ý thức làm của riêng (không kể sau đó y có thực
sự chiếm đoạt được hay không). Trên thực tế, có thể là từ lúc đưa tài sản ra
khỏi nơi cất giữ hoặc từ lúc không xuất trình được khi kiểm tra, kiểm kê
33
(trường hợp can phạm có chức năng thu giữ, bảo quản như thủ quỹ, thủ kho,
nhân viên bán hàng...) hoặc từ lúc nhận tài sản từ tay người khác chuyển giao
một cách trái phép (trường hợp can phạm có chức năng quản lý nhưng không
trực tiếp chiếm hữu bảo quản như cán bộ phụ trách, kế toán...)
Với tội tham ô tài sản, nhà làm luật quy định chiếm đoạt từ 500.000 đồng
trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu chiếm đoạt dưới 500.000
đồng thì phải có thêm những điều kiện như: Gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị
xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội
quy định tại mục A chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Quy
định này không có nghĩa là trong mọi trường hợp người phạm tội phải chiếm
đoạt được 500.000 đồng hoặc dưới 500.000 đồng có kèm theo điều kiện thì
mới cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi
khách quan của tội phạm nhưng vì lý do khách quan nên chưa chiếm đoạt
được tài sản thì về lý thuyết người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội tham ô tài sản thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
Nếu tài sản bị chiếm đoạt chưa đến 500.000 đồng thì hành vi tham ô tài
sản phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm. Hậu quả
nghiêm trọng do hành vi tham ô tài sản gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội.
Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho
thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực
hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an
ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng
trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra đã là
nghiêm trọng chưa.
a. Tham ô tài sản thuộc trường hợp khoản 1 Điều 278 BLHS
Trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 278 BLHS là cấu thành
cơ bản của tội tham ô tài sản, có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù.
34
So với tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 133 Bộ luật hình
sự năm 1985, nếu chỉ căn cứ vào khung hình phạt, thì khoản 1 Điều 278 Bộ
luật hình sự năm 1999 không nặng hơn và cũng không nhẹ hơn, nhưng căn cứ
vào các dấu hiệu quy định tại khoản 1 của Điều 278 thì khoản 1 Điều 278
không có lợi cho người phạm tội, vì khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự năm
1985 quy định chiếm đoạt 5.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, còn khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định chiếm đoạt
500.000 đồng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm nghiêm trọng vì
có mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù, Do đó, đối với người
phạm tội dưới 16 tuổi mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 278 thì
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tham ô tài sản theo
khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự, Toà án cần căn cứ vào các quy định về
quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự (từ Điều 45 đến Điều
54). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ
luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng, thì có thể được áp dụng dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt (dưới hai năm tù), nếu có đủ điều kiện quy
định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì được hưởng án treo. Nếu người phạm tội
có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có
tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.
Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì:
- Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 278
Bộ luật hình sự bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp
quy định tại khoản 1 của điều luật;
- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ
luật hình sự sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có
hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ;
35
- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ
luật hình sự sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc
có ít tình tiết tăng nặng;
- Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản phải bị phạt nặng hơn người
phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản; tài sản bị chiếm đoạt càng nhiều, hình
phạt càng nặng;
- Người phạm tội bồi thường được càng nhiều tài sản bị chiếm đoạt thì
mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội chỉ bồi thường hoặc chỉ
bồi thường không đáng kể.
b. Tham ô tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 278
Bộ luật hình sự
- Có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng
bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội
phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu (Điều 20 BLHS
1999). Phạm tội có tổ chức khác với tổ chức phạm tội. Pháp luật Việt Nam
hiện nay không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tổ chức (pháp nhân),
vì vậy, không có khái niệm tổ chức phạm tội trong luật hình sự Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử vẫn có thể có một tập thể, một tổ chức phạm
tội, tức là có sự thống nhất từ người đứng đầu đến các nhân viên thực hiện
một tội phạm, nhưng khi truy cứu trách nhiệm hình sự thì chỉ truy cứu từng cá
nhân trong tổ chức đó. Tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của vụ án phạm tội
có tổ chức mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người
tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.
Đối với tội tham ô tài sản có tổ chức thì người thực hành trong vụ án
tham ô có tổ chức phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp thực hiện
hành vi chiếm đoạt và thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như: Thủ quỹ lấy tiền trong
két, sửa chữa sổ sách; kế toán viết phiếu thu chi khống, sửa chữa sổ sách hoặc
xác nhận các phiếu thu chi khống để hợp thức hoá việc chiếm đoạt tài sản;
36
Tham ô có tổ chức thường khó bị phát hiện, vì việc thu, chi khống đã
được hợp thức hoá bằng một hệ thống sổ sách, hoá đơn chứng từ. Chỉ khi nào
một trong những người đồng phạm tố giác thì sự việc mới bị phát hiện.
Trong những năm gần đây, tham ô có tổ chức với quy mô lớn thường
được tổ chức rất chặt chẽ và kèm theo hành vi tham ô là hành vi cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và
nhận hối lộ. Người phạm tội tham ô tài sản và dùng tài sản chiếm đoạt được
đưa hối lộ cho những người có chức, có quyền với mục đích để được bao che
cho hành vi tham ô của mình, người nhận hối lộ lúc đầu chỉ là để bao che cho
hành vi tham ô nhưng sau đó lại là người giúp sức hoặc chính họ lại là người
khởi xướng để đồng phạm tham ô tiếp tài sản. Các vụ án tham nhũng như: vụ
tham ô tài sản xảy ra ở Nhà máy dệt Nam Định, vụ Tamexco, vụ Epco-Minh
Phụng, vụ Mường Tè, vụ nước khoáng Kim Bôi, vụ Lã Thị Kim Oanh... phản
ảnh rất rõ đặc điểm này của tham ô tài sản có tổ chức.
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: Đây là trường hợp người phạm
tội có những mánh khoé, cách thức thâm hiểm làm cho cơ quan, tổ chức,
người quản lý tài sản và những người khác khó lường trước để đề phòng như:
Thủ quỹ, kế toán sửa chữa sổ sách để chiếm đoạt tài sản bằng các hoá chất rất
khó phát hiện hoặc sau khi đã chiếm đoạt được tài sản người phạm tội tạo
hiện trường giả như phá khoá cửa tạo vụ trộm cắp giả, giả vờ bị cướp, bị cướp
giật, bị trộm cắp... để che giấu hành vi tham ô của mình.
Cũng có trường hợp người phạm tội có những thủ đoạn chiếm đoạt tài
sản hoặc thủ đoạn che giấu hành vi tham ô tài sản gây nguy hiểm đến tính
mạng, sức khoẻ của con người như: Thủ kho sau khi lấy tài sản trong kho do
mình quản lý, đã đốt kho để phi tang; người bảo vệ hồ cá dùng hoá chất hoặc
thuốc trừ sâu, diệt chuột đổ xuống ao, hồ để bắt cá chết nổi gây ô nhiễm
nguồn nước sạch, gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người…
37
- Phạm tội nhiều lần:. Tham ô tài sản nhiều lần là có từ hai lần tham ô tài
sản trở lên và mỗi lần tham ô tài sản đều đã cấu thành tội phạm, không phụ
thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước với lần phạm tội sau.
Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội nhiều lần nếu tất cả những lần phạm tội đó
chưa bị xử lý. Nếu trong các lần phạm tội đó đã có lần bị xử lý kỷ luật, bị phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã hết thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự thì không được tính để xác định là phạm tội tham ô
tài sản nhiều lần.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng: Nếu tài sản bị người tham ô chiếm đoạt không phải là tiền mà là
tài sản thì giá trị tài sản phải căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội.
Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được
giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định để định giá.
Mặc dù điều luật quy định chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà
cho rằng, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản trị giá từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng mới thuộc trường hợp phạm tội này, mà chỉ
cần xác định người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản, đã thực hiện thủ
đoạn để chiếm đoạt có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo điểm d khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm
đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, nếu chưa
chiếm đoạt được tài sản thì người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa
đạt.
- Gây hậu quả nghiêm trọng khác: Trường hợp phạm tội này cũng tương
tự như trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng quy định ở khoản 1
của điều luật, chỉ khác ở chỗ trường hợp phạm tội này là hậu quả nghiêm
trọng do hành vi phạm tội tham ô từ 500.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Nếu dưới 500.000 đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng thì đã thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 của điều luật.
38
Tuy nhiên, khi nói hậu quả nghiêm trọng và hậu quả nghiêm trọng khác
do hành vi tham ô gây ra có thể hiểu được rằng: hậu quả nghiêm trọng do
hành vi tham ô gây ra là những thiệt hại trực tiếp do chính hành vi phạm tội
cũng như thủ đoạn thực hiện tội phạm gây ra như giá trị tài sản bị chiếm; còn
hậu quả nghiêm trọng khác do hành vi tham ô gây ra là những thiệt hại gián
tiếp do việc thực hiện tội phạm gây ra như: do tham ô tài sản nên gây ra sự
nghi ngờ nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, do tham ô tài sản nên không thực
hiện được chính sách đối với thương binh và gia đình liệt sỹ. v.v...
Nếu sự phân biệt trên là có căn cứ thì khoản 1 của điều luật quy định hậu
quả nghiêm trọng cũng khó xác định ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thì
các thiệt hại khác đều là những thiệt hại gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra
và nó chỉ là hậu quả khác. Do đó có ý kiến cho rằng, khoản 1 điều luật cũng
nên quy định gây hậu quả khác mới chính xác. Quan điểm này cũng có cơ sở
lý luận và thực tiễn. Hy vọng rằng khi có điều kiện, nhà làm luật sẽ nghiên
cứu sửa đổi để phù hợp hơn.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 278
Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm (là tội phạm rất nghiêm trọng). So với khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự
năm 1985 thì khoản 2 Điều 278 có nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho
người phạm tội, mặc dù khung hình phạt ở khoản 2 Điều 133 và khoản 2 Điều
278 như nhau (từ bảy năm đến mười lăm năm).
c. Tham ô tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 278
Bộ luật hình sự
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng: Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định
tại điểm d khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt
có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. Cũng như
trường hợp quy định tại điểm d khoản 2, chỉ cần xác định người phạm tội có ý
39
định chiếm đoạt tài sản và đã thực hiện thủ đoạn chiếm đoạt số tài sản có giá
trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 3 Điều
278 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không
phải là dấu hiệu bắt buộc.
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác: Trường hợp phạm tội này cũng
tương tự như trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng khác, chỉ khác ở
chỗ: hậu quả do hành vi tham ô gây ra là hậu quả rất nghiêm trọng, khi xác
định cần căn cứ vào các thiệt hại về thể chất, về tài sản, thiệt hại phi vật chất
do hành vi phạm tội tham ô gây ra. Hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tham
ô tài sản gây ra là những thiệt rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài
sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội. Tuy chưa có hướng dẫn thế nào
là gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tham ô tài sản gây ra nhưng căn
cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự đối chiếu với hướng dẫn về các tội
phạm khác trong Bộ luật hình sự, thì có thể coi các thiệt hại sau là hậu quả rất
nghiêm trọng do hành vi tham ô tài sản gây ra.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 278
Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai
mươi năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
So với khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 3 Điều 278
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định theo hướng có lợi cho người phạm tội,
mặc dù khung hình phạt ở khoản 3 Điều 133 và khoản 3 Điều 278 như nhau
(từ mười lăm năm đến hai mươi năm tù).
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tham ô tài sản theo
khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự, Toà án cũng phải căn cứ vào các quy định
về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội
có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình
sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc có nhưng mức độ tăng nặng không đáng
kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là
40
người tổ chức, đáng được khoan hồng, thì Toà án có thể áp dụng dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt (dưới mười lăm năm tù) nhưng không được
dưới bảy năm tù, vì theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì khi có ít
nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, Toà
án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt,
nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc cả
hai trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 278 sẽ bị phạt nặng hơn người
phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 278 Bộ luật
hình sự.
d. Tham ô tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 278
Bộ luật hình sự
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên: Trường
hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2
và điểm a khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt
có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.
Cũng như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 và và điểm a khoản 3,
điều luật chỉ quy định chiếm đoạt tài sản nhưng không vì thế mà cho rằng,
người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản trị giá từ năm trăm triệu đồng trở
lên mới thuộc trường hợp phạm tội này, mà chỉ cần xác định người phạm tội
có ý định chiếm đoạt tài sản và đã thực hiện thủ đoạn chiếm đoạt số tài sản có
giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 4
Điều 278 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa
không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, nếu chưa chiếm đoạt được tài sản
thì người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác: Cũng như các trường hợp
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, khi xác định cần căn cứ vào các thiệt
hại về thể chất, về tài sản, thiệt hại phi vật chất do hành vi phạm tội tham ô
41
gây ra. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi tham ô tài sản gây ra là
những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản và
những thiệt hại phi vật chất cho xã hội. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn
thế nào là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác do hành vi tham ô tài sản
gây ra. Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
So với khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985, nếu chỉ xét về hình
phạt thì khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, vì mức thấp
nhất của khung hình phạt là hai mươi năm tù và khoản 4 Điều 278 Bộ luật
hình sự năm 1999 bỏ tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 điều
này”.
Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc cả
hai trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 278 sẽ bị phạt nặng hơn người
phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 278 Bộ luật
hình sự.
Do điều luật quy định khung hình phạt có ba mức khác nhau và để việc
áp dụng thống nhất pháp luật Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
đã ban hành Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15-3-2001 hướng dẫn áp
dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật
hình sự. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết này thì:
“Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết
giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng
đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau thì xử
phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như
sau:
- Xử phạt hai mươi năm tù nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm
trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
42
- Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ
đồng đến dưới ba tỷ đồng;
- Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba tỷ đồng trở
lên.
Trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết
tăng nặng hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn, đồng thời đánh giá tính chất giảm
nhẹ và tính chất tăng nặng xét thấy có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho
người phạm tội, thì có thể xử phạt người phạm tội mức án nhẹ hơn, cụ thể như
sau:
- Xử phạt tù từ mười lăm năm đến dưới hai mươi năm nếu tài sản bị
chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng (trường
hợp này phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ
luật hình sự);
- Xử phạt hai mươi năm tù nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ
đồng đến dưới ba tỷ đồng;
- Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba tỷ
đồng trở lên.
Trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết
giảm nhẹ hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn, đồng thời đánh giá tính chất tăng
nặng và tính chất giảm nhẹ xét thấy cần tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội, thì có thể phạt người phạm tội mức hình phạt nặng hơn mức
hình phạt được hướng dẫn trên, cụ thể như sau:
- Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm
triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
- Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở
lên.
Trong trường hợp theo hướng dẫn thì người phạm tội phải bị xử phạt tử
hình, nhưng người phạm tội đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài
43
sản bị chiếm đoạt (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội đã
bồi thường thay cho người phạm tội) thì có thể không xử phạt tử hình người
phạm tội và tuỳ vào số tiền đã bồi thường được mà có thể xử phạt người
phạm tội tù chung thân hoặc tù có thời hạn.
Được coi là đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị
chiếm đoạt nếu:
- Đã bồi thường được ít nhất một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt;
- Đã bồi thường được từ một phần ba đến dưới một phần hai giá trị tài
sản bị chiếm đoạt, nếu có căn cứ chứng minh rằng người phạm tội (hoặc
người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội) đã thực hiện mọi biện pháp
để bồi thường giá trị tài sản bị chiếm đoạt (đã bán hết nhà ở, tài sản có giá trị;
cố gắng vay, mượn... đến mức tối đa)”.
đ. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội tham ô tài sản
Khoản 5 Điều 278 Bộ luật hình sự quy định ngoài hình phạt chính, người
phạm tội tham ô tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm
đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. So với tội tham ô tài sản quy
định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hình phạt bổ sung đối với tội
tham ô tài sản quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 có những
điểm được sửa đổi bổ sung như sau:
Về hình phạt “cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định”, nếu Điều 142 Bộ luật
hình sự năm 1985 quy định: “bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định quản lý tài
sản xã hội chủ nghĩa từ hai năm đến năm năm”, thì khoản 5 Điều 278 Bộ luật
hình sự năm 1999 quy định: “có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ
một năm đến năm năm”. Vì vậy, việc áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định đối với người phạm tội tham ô tài sản là một quy định bắt buộc;
Về hình phạt “tiền và tịch thu tài sản”, nếu Điều 142 Bộ luật hình sự năm
1985 quy định: “có thể bị phạt tiền đến ba mươi triệu đồng và bị tịch thu một
44
phần hoặc toàn bộ tài sản”, thì khoản 5 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999
quy định: “có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
1.3. Thực tiễn vận dụng pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản
trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ
pháp luật từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc điều
tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham ô lớn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
về kinh tế, chính trị, xã hội. Những số liệu thống kê từ năm 2002 đến năm
2007 cùng với các báo cáo tổng kết hàng năm của các ngành, các cấp cho
thấy: dù các con số chỉ mang tính tương đối nhưng cũng đã phản ánh được
thực trạng: tội phạm tham ô với số lượng các vụ án tăng, giá trị tài sản ngày
càng lớn, thủ đoạn hết sức tinh vi, cấu kết chặt chẽ giữa các chủ thể. [43, 44]
Bảng 1.2. Cơ cấu tội tham ô tài sản so với tổng số vụ phạm tội tham
nhũng (2002-2007)
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao (2002-2007)
Năm
Số vụ
tham ô
(A)
Tổng số vụ
phạm tội
TN
(B)
Tỷ lệ (A)
so với (B)
(A/B*100)
Số bị
cáo
(C)
Tổng số bị
cáo phạm tội
TN
(D)
Tỷ lệ (C)
so với (D)
(C/D*100)
2002 219 276 79.78% 469 612 76.40%
2003 54 84 64.57% 137 186 73.59%
2004 219 236 92.66% 374 447 83.89%
2005 213 347 61.33% 352 735 47.12%
2006 297 453 65.29% 665 1128 58.39%
2007 340 554 61.18% 823 1408 58.17%
Tổng 1342 1950 68.05% 2820 4516 62.46%
45
Hình 1.1. Cơ cấu vụ phạm tội tham ô tài sản so với tổng số vụ
phạm tội tham nhũng (2002-2007)
0
100
200
300
400
500
600
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Vụ phạm tội tham ô
tài sản
Tổng số vụ phạm tội
tham nhũng
Hình 1.2. Cơ cấu số bị cáo phạm tội tham ô so với tổng số bị cáo
phạm tội tham nhũng (2002-2007)
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số bị cáo tội tham ô
Tổng số bị cáo phạm
tội tham nhũng
Nhìn vào bảng 1.2 và các biểu đồ có thể thấy, tội tham ô tài sản là một
tội đứng “đầu bảng” trong những tội phạm về tham nhũng, con số tỷ lệ luôn
trên 50%, đỉnh điểm là năm 2004, chiếm 92,66% so với tổng số vụ và 83,89%
so với tổng bị cáo phạm tội tham nhũng.
46
Hình 1.3. Số vụ án và số bị cáo phạm tội tham ô (2002-2007)
0
500
1000
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số vụ án
Số bị cáo
Theo số liệu thống kê của ngành Toà án nhân dân tối cao từ năm 2002
đến năm 2007, toàn ngành Toà án đã xét xử 1.342 vụ án với 2.820 bị cáo về
tội tham ô trên tổng số 1.950 vụ án với 4.516 bị cáo về tội tham nhũng, chiếm
tỷ lệ 68,05% về số vụ và 62,46% về số bị cáo. Trong đó, năm 2007 là cao
nhất, đã xét xử 340 vụ án tham ô và 823 bị cáo. Và năm 2003 là thấp nhất, đã
xét xử 54 vụ án tham ô và 137 bị cáo (so với năm 2007, bằng 1/6 về số vụ và
số bị cáo).
Năm 2002, toàn ngành Toà án đã xét xử 219 vụ án tham ô trên tổng số
276 vụ án tham nhũng (79,78%) và 469 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 612
bị cáo về tội tham nhũng (76,4%).
Năm 2004, toàn ngành Toà án đã xét xử 219 vụ án tham ô trên tổng số
236 vụ án tham nhũng (92,66%) và 374 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 447
bị cáo về tội tham nhũng (83,89%), so với năm 2003, tăng gấp khoảng 4 lần
số vụ án và gấp 3 lần số bị cáo về tội tham ô.
Năm 2005, đã xét xử 213 vụ án tham ô trên tổng số 347 vụ án tham
nhũng (61,33%) và 352 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 735 bị cáo về tội
tham nhũng (47,12%)..
Năm 2006, đã xét xử 297 vụ án tham ô trên tổng số 453 vụ án tham
nhũng (65,29%) và 665 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 1128 bị cáo về tội
47
tham nhũng (58,39%), so với năm 2005, tăng 1,3 lần số vụ án và 1,8 lần số bị
cáo về tội tham ô.
Năm 2007, đã xét xử 340 vụ án tham ô trên tổng số 554 vụ án tham
nhũng (61,18%) và 823 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 1408 bị cáo về tội
tham nhũng (58,17%), so với năm 2006, tăng 1,1 lần số vụ án và 1,2 lần số bị
cáo về tội tham ô; so với năm 2002 tăng 1,5 lần số vụ án và 1,7 lần số bị cáo.
Theo báo cáo tổng kết hàng năm của các cơ quan bảo vệ pháp luật cho
thấy năm sau so với năm trước tuy số lượng vụ phạm tội tham ô tài sản không
tăng nhiều nhưng tính chất, quy mô và hậu quả của tệ tham ô với nền kinh tế -
xã hội nghiêm trọng gấp nhiều lần. Việc đưa ra xét xử tội tham ô tài sản năm
sau so với năm trước không tăng nhiều phản ánh tình hình điều tra phát hiện
tội phạm chưa kiên quyết, chưa triệt để, có những vụ việc không được phát
hiện, có vụ việc chưa được phát hiện, có vụ việc được phát hiện nhưng vì
“nhiều lý do”, cơ quan chủ quản xin được xử lý nội bộ; có nhiều vụ việc chậm
phát hiện do công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát yếu; do tính chất phức tạp
của vụ án, sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng chưa chặt chẽ, cùng một vụ
việc nhưng quan điểm xử lý giữa các cơ quan tố tụng khác nhau nên hồ sơ cứ
phải trả đi, trả lại... [50]
Qua thực tiễn xét xử cho thấy các cấp toà án đã chủ động, phối kết
hợp với các cơ quan chức năng, vận dụng đường lối, chủ trương và các quy
định của pháp luật để xét xử các vụ án tham nhũng đạt kết quả tốt, chất
lượng xét xử ngày được nâng cao. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp trong thực hiện chức năng của cơ quan tư
pháp có ý nghĩa quyết định hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham
nhũng. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã hình thành Ban chỉ đạo liên
ngành, nên phát huy hiệu quả. [44]
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf

More Related Content

Similar to Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf

Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo Pháp luật ở Bình Phước, 9đ - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo Pháp luật ở Bình Phước, 9đ - Gửi miễn phí...Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo Pháp luật ở Bình Phước, 9đ - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo Pháp luật ở Bình Phước, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ... Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...hieu anh
 
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...hieu anh
 

Similar to Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf (20)

Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt tài sản, HOT
Tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt tài sản, HOTTội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt tài sản, HOT
Tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt tài sản, HOT
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình SựKhóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo Pháp luật ở Bình Phước, 9đ - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo Pháp luật ở Bình Phước, 9đ - Gửi miễn phí...Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo Pháp luật ở Bình Phước, 9đ - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo Pháp luật ở Bình Phước, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ... Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
 
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
Đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp h...
 
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOTDấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
 
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
 
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp hoàn thiệ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp hoàn thiệ...Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp hoàn thiệ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp hoàn thiệ...
 
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đĐề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
 
Đề tài: Tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, HAY
Đề tài: Tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, HAYĐề tài: Tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, HAY
Đề tài: Tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, HAY
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TẠ THU THUỶ TỘI THAM Ô TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2009
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TẠ THU THUỶ TỘI THAM Ô TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành : Luật Hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Ngọc Quang Hà Nội – 2009
  • 3. 2 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Lời cam đoan 1 Mục lục 2 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 4 Danh mục các bảng 5 Danh mục các hình vẽ, đồ thị 6 MỞ ĐẦU 7 Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 13 1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của Luật hình sự nhà nước Việt Nam quy định về Tội tham ô tài sản giai đoạn 1945 đến 1985 13 1.2 Quy định của Luật Hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản trong Bộ luật Hình sự 1999 19 1.2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản 20 1.2.2 Hậu quả pháp lý về tội tham ô tài sản 32 1.3 Thực tiễn vận dụng pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007 44 Chương 2. NHỮNG TỔN TẠI TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 63 2.1 Những tồn tại trong vận dụng quy định của pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007 63 2.1.1 Quy định của pháp luật hình sự 63 2.1.2 Quy định quản lý nhà nước về tài sản 75
  • 4. 3 2.2 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật về tội tham ô tài sản 79 2.2.1 Kiến nghị sửa đổi cấu trúc của điều luật 278 BLHS: 79 2.2.2 Kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng Điều 278 Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999 82 2.3 Kiến nghị nâng cao hiệu quả quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước 88 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
  • 5. 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự DNNN Doanh nghiệp nhà nước TANDTC Toà án nhân dân tối cao TNHH Trách nhiệm hữu hạn VKSND Viện Kiểm sát nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân
  • 6. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phân biệt Tội tham ô tài sản với một số tội phạm khác 29 Bảng 1.2. Cơ cấu tội tham ô tài sản so với tổng số vụ phạm tội tham nhũng 44 Bảng 1.3. Đánh giá của VKSND các cấp về chủ thể của tội tham ô tài sản 54 Bảng 1.4. Hình phạt áp dụng đối với Tội tham ô tài sản 2002-2007 58 Bảng 2.1 Đánh giá của VKSND các cấp về khách thể tội tham ô tài sản 64
  • 7. 6 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1. Cơ cấu vụ phạm tội tham ô tài sản so với tổng số vụ phạm tội tham nhũng (2002-2007) 45 Hình 1.2. Cơ cấu số bị cáo phạm tội tham ô so với tổng số bị cáo phạm tội tham nhũng (2002-2007) 45 Hình 1.3. Số vụ án và số bị cáo phạm tội tham ô (2002-2007) 46 Hình 1.4 Hình phạt cảnh cáo áp dụng đối với Tội tham ô tài sản (2002-2007) 59 Hình 1.5. Hình phạt án treo áp dụng đối với Tội tham ô tài sản (2002-2007) 60
  • 8. 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, từ xưa đã có tham ô. Ông cha ta dưới các triều đại phong kiến phải đấu tranh để chống tệ nạn này. Thời đó, hành vi tham nhũng xảy ra phổ biến là tham ô và hối lộ. Điều này được nói đến nhiều trong các nguồn sử liệu thành văn hoặc không thành văn Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đặt vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân thật sự trong sạch, vững mạnh. Hồ Chủ tịch đã có nhiều bài nói, bài viết chỉ rõ bản chất, nguyên nhân, phân tích các tác hại của tham ô, quan liêu, lãng phí. Người nêu ra một khái niệm khái quát, làm rõ bản chất tham ô: “Tham ô là gì? - Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. - Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. [15] Như vậy, Bác Hồ đã từng cho rằng tham ô là hành động xấu xa nhất của con người. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để góp phần xây dựng của công - của Nhà nước và của tập thể. Của công ấy là nền tảng vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống nhân dân ta. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng. Và trong cơ chế thị trường hiện nay, kinh tế là lĩnh vực luôn tiềm ẩn khả năng tham ô lớn. Bởi ở đó, lợi ích vật chất được xác định là động lực thúc
  • 9. 8 đẩy mạnh mẽ hành vi tham ô tài sản. Thực tiễn cho thấy, tội phạm tham ô có quy mô ngày càng lớn, với mức độ tinh vi, phức tạp và tổ chức chặt chẽ. Động cơ vụ lợi đã khiến các cán bộ, công chức cố tạo cho mình một đặc quyền nào đó để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng các thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Vì vậy, tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên hành vi này luôn bị luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm. Trước khi BLHS năm 1999 có hiệu lực, luật hình sự Việt Nam chỉ quy định tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Khi xây dựng BLHS năm 1999, cơ cấu của nền kinh tế đã có sự thay đổi. Lúc này, người có chức vụ, quyền hạn không chỉ quản lý tài sản thuộc sở hữu XHCN mà cũng có thể quản lý cả tài sản của công dân khác cũng như tài sản khó xác định thuộc sở hữu nào. Do vậy, hành vi tham ô có thể xảy ra đối với tất cả các loại tài sản. Đó là lý do mà BLHS năm 1999 đã quy định tội tham ô tài sản. Đồng thời BLHS xếp tội này vào Chương “Các tội phạm chức vụ” (nhóm các tội tham nhũng) mà không xếp vào Chương “Các tội xâm phạm sở hữu”. Việc xếp này nhằm nhấn mạnh đặc trưng nguy hiểm cho xã hội của tội này là sự lợi dụng chức vụ quyền hạn, là tính tham nhũng của hành vi. Tình hình tội phạm tham ô ở nước ta hiện nay đang diễn ra cả ở chiều rộng, lẫn chiều sâu và sức công phá của nó không phải chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị, xã hội. Trong khi đó, BLHS năm 1999 đã có hiệu lực pháp luật gần 10 năm, nhiều quy định của BLHS không còn phù hợp nhưng chưa được giải thích hướng dẫn cụ thể. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài khoa học “Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là một yêu cầu khách quan và bức thiết nhằm lý giải một cách khoa học những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn.
  • 10. 9 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm tham ô tài sản. Loại tội phạm này được đề cập, phân tích trong một số giáo trình và sách tham khảo như: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 của tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (tập II) của tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Nxb Công an nhân dân, 2006… Hoặc được đề cập trong một số bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành như: “Bàn về chủ thể của tội tham ô tài sản” của tác giả Trương Thị Hằng đăng trong Tạp chí Kiểm Sát số 6/2006; “Việc xác định tội tham ô tài sản trong cơ chế thị trường” của tác giả Đinh Khắc Tiến đăng trong Tạp chí Kiểm sát số 6/2006; “Những vấn đề lý luận & thực tiễn về tội tham ô tài sản trong cơ chế thị trường”. của tác giả Đinh Văn Quế đăng trong Tạp chí Kiểm sát số 22/2006; Luận văn thạc sĩ “Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa và đấu tranh phòng, chống tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” của tác giả Nguyễn Văn Tiến và “Tội tham ô tài sản trong bộ luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Quang Sơn. Những nghiên cứu trên đây của các tác giả mới chỉ dừng lại dưới dạng các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình, sách tham khảo và nghiên cứu vấn đề khi BLHS năm 1999 chưa ra đời hoặc nghiên cứu chưa đi sâu phân tích, đánh giá thực tiễn vận dụng pháp luật tội tham ô tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; cũng như đánh giá những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặt khác, những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều những vụ án tham ô tài sản có tính chất nổi cộm, quy mô ngày càng lớn, với mức độ tinh vi, phức tạp và tổ chức chặt chẽ. Do vậy, vấn đề đặt ra
  • 11. 10 với các nhà khoa học là cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, sâu sắc hơn đối với loại tội phạm này. 3. Phạm vi nghiên cứu Mục đích của Luận văn nhằm phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá những bước phát triển của quy định pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản từ năm 1945 đến nay; những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả pháp luật quy định loại tội phạm này. Do vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ xem xét và giải quyết các vấn đề cụ thể sau đây: 1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Luật hình sự Việt Nam quy định về tội tham ô tài sản; trong đó tập trung nghiên cứu, phân tích quy định của Bộ luật hình sự 1999 ở khía cạnh trách nhiệm hình sự và hậu quả pháp lý của tội phạm này. 2. Phân tích thực tiễn vận dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử tội tham ô tài sản từ năm 2002 đến 2007. 3. Phân tích những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản và đề cập đến một số tồn tại trong quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước ở phạm vi cổ phần hoá doanh nghiệp. 4. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quy phạm pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản và quy định quản lý tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính như sau: - Phân tích, đánh giá sự hình thành và phát triển của Luật hình sự nhà nước Việt Nam quy định về Tội tham ô tài sản giai đoạn 1945 đến 1985;
  • 12. 11 - Tập trung phân tích quy định của Luật Hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản trong Bộ luật Hình sự 1999 ở hai khía cạnh: Trách nhiệm hình sự và hậu quả pháp lý của tội tham ô tài sản; - Phân tích thực tiễn vận dụng pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007 - Những tồn tại trong vận dụng quy định của pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007 - Đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật về tội tham ô tài sản như: Kiến nghị sửa đổi cấu trúc của điều luật 278 BLHS; Kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng Điều 278 Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999; Kiến nghị nâng cao hiệu quả quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục đích đã đặt ra, trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong các công trình của một số nhà nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân sân tối cao và Ban Nội chính trung ương tổng kết công tác ngành trong 5 năm (2002 - 2007), trong thực tiễn xét xử và thông tin trên mạng Internet để phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề thực tiễn xung quanh Tội tham ô tài sản. 6. Kết quả của Luận văn Luận văn sẽ so sánh, đánh giá những bước phát triển nổi bật của pháp luật Việt Nam quy định về tội tham ô tài sản từ năm 1945 cho đến nay; luận giải các dấu hiệu pháp lý về chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm này theo quy định của BLHS năm 1999.
  • 13. 12 Trên cơ sở phân tích thực tiễn vận dụng quy định pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử giai đoạn 2002 – 2007 và một số tồn tại, vướng mắc khi áp dụng pháp luật, luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội phạm tham ô tài sản. Một vấn đề nổi cộm trong thời gian qua là tham ô trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp cũng được luận văn đề cập khi phân tích những bất cập trong quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng để kiến nghị các cơ quan chức năng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả chính sách hình sự đối với tội phạm tham ô tài sản nói riêng và tội phạm tham nhũng nói chung trong thời gian tới. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 2 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Nhận thức chung về tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Những tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản và một số kiến nghị hoàn thiện.
  • 14. 13 Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Luật hình sự nhà nước Việt Nam quy định về Tội tham ô tài sản giai đoạn 1945 đến 1985 Cách mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Chính quyền non trẻ đã bắt tay ngay vào công cuộc kiến thiết đất nước đồng thời sẵn sàng chống lại âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch bên ngoài và giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu. Đây là một công việc hết sức mới mẻ và khó khăn, một mặt, chúng ta sử dụng những người từng tham gia bộ máy của chính quyền cũ, nhưng có tinh thần yêu nước và hiểu biết công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội; mặt khác và chủ yếu là huy động sức lực, trí tuệ và tinh thần của cán bộ và quần chúng cách mạng, nhưng chưa hề có kinh ngiệm về quản lý. Cho nên chính quyền tỏ ra lúng túng và cũng đã bắt đầu có hiện tượng một số người cố tình lợi dụng địa vị của mình, trực tiếp quản lý tiền, tài sản nhà nước trong bộ máy chính quyền để mưu lợi cá nhân để tham ô… Giai đoạn này, các chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với tội xâm phạm sở hữu được thể hiện rõ nét. Nhằm đề cao trách nhiệm của cán bộ đồng thời nghiêm trị các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của công, sắc lệnh số 223 – SL ngày 27 tháng 11 năm 1946 quy định về tội biển thủ công quỹ đã được ban hành, trong đó quy định “Tội công chức biển thủ công quỹ... bị phạt khổ sai từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật... biển thủ. Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản. Các đồng phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên”. Với một số tài sản nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và
  • 15. 14 phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản để bảo vệ như Sắc lệnh số 12 ngày 12 tháng 3 năm 1949 về việc phạt tội ăn cắp, lấy trộm tài sản của nhà binh. Việc quản lý tài sản nhà nước cũng đòi hỏi phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải bổ sung Luật và có biện pháp bảo đảm cho những Luật đó được thi hành một cách có hiệu quả. Đó là yêu cầu khách quan của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Thời kỳ này, tình hình xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa có những diễn biến phức tạp, đáng chú ý là có nhiều kẻ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, làm rối loạn chế độ quản lý, ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, đến tư tưởng đạo đức của cán bộ, nhân viên và nhân dân. Trong các văn bản pháp luật, các quy định về các tội phạm được trình bày khá đơn giản, đường lối chính sách xử phạt chưa được rõ ràng nên tác dụng giáo dục bị hạn chế. Do đó, các ngành công an, kiểm sát, toà án gặp nhiều khó khăn khi vận dụng, không thống nhất về đường lối xử lý. Trước tình hình đó, 21 tháng 10 năm 1970, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa nhằm thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh của Nhà nước ta đối với hành vi xâm phạm tài sản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nói chung và tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa nói riêng. Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm xã hội chủ nghĩa gồm 3 chương, 25 điều bao gồm nhiều tội danh và mức hình phạt, trong đó có tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Điều 8 của Pháp lệnh này quy định về Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa với nội dung: “Kẻ nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm: Tái phạm nguy hiểm; Có tổ chức; Có móc ngoặc; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Tham ô tài sản có số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc
  • 16. 15 biệt; Dùng tài sản tham ô vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình“. Theo đó, tội tham ô tài sản chưa quy định tài sản bị chiếm đoạt phải do người có chức vụ, quyền hạn quản lý. Điều luật cũng chưa cụ thể hoá định lượng giá trị tài sản phạm tội, chỉ quy định chung chung tham ô tài sản có số lượng lớn, rất lớn, giá trị đặc biệt khiến các cơ quan chức năng áp dụng luật khá khó khăn và không thống nhất. Những hoạt động xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa cần phải được trừng trị nghiêm minh và kịp thời, nhất là đối với những kẻ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm xã hội chủ nghĩa đã cụ thể hoá trách nhiệm của mọi người đối với việc tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa - một công cụ tốt góp phần đắc lực ngăn chặn tội phạm nói chung và tội phạm tham ô nói riêng. Ngày 15 tháng 3 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam ban hành Sắc lệnh 03-SLT ở miền Nam trước ngày chính thức thống nhất tổ quốc, tội tham ô được quy định Điều 4 - Tội xâm phạm tài sản công cộng. Tài sản công cộng bao gồm tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của các tổ chức xã hội và của tập thể nhân dân. Tài sản công cộng là thiêng liêng, tuyệt đối không được ai xâm phạm. Phạm các tội chiếm đoạt khác như trộm cắp, tham ô... thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm. Phạm tội trộm cắp, tham ô... mà tài sản chiếm đoạt rất lớn, hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình.”
  • 17. 16 So với Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa năm 1970 thì sắc lệnh 03 – SLT không miêu tả các dấu hiệu tội phạm, đây là nhược điểm của văn bản này nên ngày 8 tháng 3 năm 1978, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên bộ số 61 hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất, nhằm tiến tới vận dụng thống nhất Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trong cả nước. Với sự phát triển của khoa học pháp lý nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, năm 1985 chúng ta đã ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên với 12 chương, 280 điều. Tại Điều 133, tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp say đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: Thông đồng với người khác ở trong hoặc ngoài cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, điều luật đã quy định rõ tội tham ô tài sản phải là: thứ nhất, do người có chức vụ, quyền hạn là chủ thể; thứ hai, phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt; thứ ba, đối tượng là tài sản xã hội chủ nghĩa mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý. So với Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm xã hội chủ nghĩa, điều 133 BLHS 1985 đã tăng thời hạn hình phạt tù tối thiểu từ bảy tháng lên một năm. Quy định này là cần thiết nhằm tăng cường tính răn đe, trừng phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này gây ra.
  • 18. 17 Ngày 20/3/1993, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số 02/TTLN về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật hình sự được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 22-12- 1992. Trong thời gian đó, tội phạm tham ô đang diễn biến phức tạp, các điều khoản của Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung lần này đều theo hướng tăng nặng, nghiêm khắc hơn so với quy định cũ. Nên, đối với những người mà từ ngày 2-1-1993 trở đi phạm tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định trong Luật được thông qua ngày 22-12-1992, thì phải xử phạt nghiêm khắc theo đúng quy định của Luật này, còn đối với những người mà trước ngày 2- 1-1993 phạm một trong các tội được quy định trong Luật mới được thông qua ngày 22-12-1992, thì về nguyên tắc là phải áp dụng các quy định cũ nhưng có tham khảo các quy định mới để quyết định hình phạt cho thoả đáng. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, BLHS được sửa đổi, bổ sung và tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa được sửa đổi như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng hoặc dưới năm triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. So với BLHS 1985, lần sửa đổi, bổ sung này đã có sự mở rộng về phạm vi chủ thể bằng cách lược bỏ cụm từ “trực tiếp“ trong đoạn “có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài sản“ thành “người có trách nhiệm quản lý tài sản“; quy định rõ giá trị định lượng tài sản bị chiếm đoạt và thời hạn hình phạt tù tối thiểu tăng từ một năm lên hai năm. Ngày 2 tháng 1 năm 1998, Thông tư liên tịch số 01-1998/TTLT của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ được ban hành nhằm hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự: Nếu hành vi phạm tội tham ô tài sản xã hội
  • 19. 18 chủ nghĩa đã thực hiện trước ngày 22-5-1997 thì được áp dụng khoản 1 Điều 133 để không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi tham ô tài sản XHCN nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới năm triệu đồng và không thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; tuy nhiên, trong trường hợp này cần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01-HĐTP ngày 14 tháng 4 năm 1989 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì người nào tham ô tài sản XHCN mà tài sản chiếm đoạt khoảng 5 tấn gạo, 5 tấn xăng, dầu lửa, phân đạm, 10kg thuốc phiện, 5 tạ mì chính, 2 tấn đường trắng loại I, 2 lạng vàng, đối với tiền và các loại tài sản hàng hoá vật tư khác thì quy ra giá trị tương đương năm tấn gạo trở lên thì bị coi là chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 133 (phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm). Nếu người nào tham ô tài sản XHCN mà giá trị tài sản chiếm đoạt từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật tương ứng thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều luật (phạt tù từ một năm đến bảy năm). Văn bản này cũng quy định cụ thể việc áp dụng tình tiết định khung về giá trị tài sản. Nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự và cũng không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 BLHS thì cần áp dụng các khoản tương xứng và xử phạt người phạm tội với mức án tương xứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tại Điều 133 quy định: xử phạt tù từ hai năm đến năm năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới sáu mươi triệu đồng (khoản 1); Xử phạt tù từ năm năm đến bảy năm nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị từ sáu mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng (khoản 1); Xử phạt tù từ bảy năm đến mười một năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ
  • 20. 19 một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng (khoản 2); Xử phạt tù từ mười một năm đến mười lăm năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (khoản 2); Xử phạt tù từ mười lăm năm đến mười tám năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới bốn trăm triệu đồng (khoản 3); Xử phạt tù từ mười tám năm đến mươi năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (khoản 3); Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng (khoản 3); Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên (khoản 3). 1.2. Quy định của Luật Hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản trong Bộ luật Hình sự 1999 Nếu như trong BLHS 1985, các tội xâm phạm sở hữu được quy định thành hai chương là Chương IV “các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa“ và chương VI “các tội xâm phạm sở hữu của công dân“, thì đến BLHS 1999 nhập thành một chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu“. BLHS 1999 không còn tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa mà được quy định là tội tham ô tài sản (Điều 278): “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. Như vậy, so với BLHS 1985 đã có sự thay đổi cơ bản: tính chất của đối tượng tác động là tài sản “xã hội chủ nghĩa” bị chiếm đoạt đã thay đổi, nghĩa
  • 21. 20 là tài sản bị chiếm đoạt không chỉ là tài sản thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa nữa mà là tài sản bị chiếm đoạt thuộc các hình thức sở hữu khác. Ngoài ra, so với BLHS 1985, BLHS 1999 quy định: - Mức độ giá trị tài sản bị chiếm đoạt là ranh giới phân biệt tội tham ô tài sản với các hành vi vi phạm pháp luật khác cũng thay đổi từ năm triệu đồng xuống còn năm trăm nghìn đồng; - Dấu hiệu “vi phạm nhiều lần hoặc bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” được sửa lại là “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”; - Bổ sung thêm dấu hiệu “Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. Đây là một bước tiến khoa học vì nó phản ánh được thực trạng nền kinh tế của đất nước, phản ánh được đường lối, quan điểm của Đảng và Hiến pháp ở nước ta giai đoạn này. 1.2.1.Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản Bộ luật Hình sự 1999 đã quy định một cách rõ ràng khái niệm và các dấu hiệu của cấu thành tội tham ô tài sản. Vấn đề đặt ra là cần phải hiểu khái niệm đó và các dấu hiệu của nó như thế nào cho đúng. Hiểu và giải thích đúng các dấu hiệu của tội phạm đó có ý nghĩa lớn đối với việc xác định tội danh, quyết định hình phạt và áp dụng các biện pháp tư pháp. 1.2.1.1. Khách thể của tội tham ô tài sản Nếu theo Bộ luật Hình sự 1985, tội tham ô được quy định tại Chương các tội phạm xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, thì khách thể của tội phạm này nhất định là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Nay tội tham ô tài sản được quy định tại Chương các tội phạm về chức vụ thì khách thể của tội phạm vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng khách thể của tội tham ô tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản của Nhà nước, của tổ chức vì nó trực tiếp xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Có thể còn những ý kiến khác nhau nhưng theo chúng tôi thì khách thể của tội tham ô tài sản không còn là chế độ sở hữu
  • 22. 21 xã hội chủ nghĩa nữa, mà là quan hệ sở hữu của các thành phần kinh tế khác. Đồng thời, nó còn xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bởi vì người có chức vụ, quyền hạn đã làm không đúng, làm sai chức trách, làm trái các nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác của mình phụ trách và bằng cách đó đã chiếm đoạt tài sản. Với tư cách là một bộ phận cấu thành khách thể, đối tượng tác động của tội phạm cũng cần được xem xét đến. Trong trường hợp này, đối tượng tác động của tội phạm chính là tài sản mà người có chức vụ, quyền hạn đang trực tiếp quản lý và thông qua việc tác động đến tài sản này kẻ phạm tội mới có thể xâm hại đến khách thể của tội phạm. Tuy nhiên, điều luật không quy định cụ thể tài sản đó gồm những loại tài sản nào, do đó việc áp dụng điều luật trong thực tế hiện đang gặp rất nhiều vướng mắc, đặc biệt là trong trường hợp tài sản thuộc các hình thức sở hữu đan xen với nhau trong quá trình đóng góp cổ phần… Để giải quyết vấn đề này cần phải xác định rõ khái niệm tài sản với ý nghĩa là đối tượng tác động của tội tham ô tài sản và về vấn đề này các ý kiến hiện còn rất khác nhau. Có ý kiến cho rằng, để xác định hành vi phạm tội có cấu thành tội tham ô tài sản hay không thì ngoài yếu tố thuộc dấu hiệu định tội của tội phạm thì cần phải xác định rõ tài sản bị chiếm đoạt là tài sản của ai. Những người đồng ý với loại ý kiến này cho rằng khái niệm “tài sản” được hiểu là: Thứ nhất, tài sản đó phải là tài sản chung của nhiều người; Thứ hai, tài sản đó phải là tài sản của Nhà nước, của tổ chức chính trị; tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức kinh tế được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được Nhà nước cho phép thành lập. Loại ý kiến khác cho rằng luật không quy định cụ thể đối tượng tác động của tội phạm là tài sản của ai, do đó có thể hiểu rằng tài sản đó là của bất kỳ ai, miễn là có dấu hiệu đầy đủ cấu thành tội thạm thì đều được coi là tham ô.
  • 23. 22 Theo ý kiến chúng tôi, với các ý kiến trên thì cách hiểu về tội tham ô tài sản như vậy là quá rộng. Đối với tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278 BLHS 1999 thì không nên quá mở rộng phạm vi áp dụng của điều luật này với những lý do như sau: Thứ nhất, cần phải căn cứ vào tầm quan trọng của khách thể của tội phạm mà luật hình sự cần bảo vệ. Tội tham ô tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể rất quan trọng là sở hữu và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. BLHS 1999 đã xác định rằng đối với tội tham ô tài sản thì việc đảm bảo hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là khách thể đặc biệt quan trọng mà luật hình sự cần ưu tiên bảo vệ. Thứ hai, tội tham ô tài sản là một trong những tội phạm về tham nhũng, do đó chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chứ không phải là bất kỳ ai. Chủ thể của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và có trách nhiệm quản lý tài sản. Thứ ba, đối tượng tác động của tội tham ô tài sản là tài sản nhưng không phải là tài sản của bất kỳ ai mà chỉ là tài sản thuộc sở hữu của các cơ quan, tổ chức hoặc đang đặt dưới sự quản lý của cơ quan, tổ chức. Với quan niệm nêu trên, theo chúng tôi một số loại hành vi sau đây không cấu thành tội tham ô tài sản: - Hành vi chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; - Hành vi của người không có chức vụ, quyền hạn hoặc của người có chức vụ, quyền hạn nhưng không có trách nhiệm quản lý tài sản mà chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức. 1.2.1.2. Mặt khách quan của tội tham ô tài sản Đối với tội tham ô tài sản, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan là những dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội cũng như để phân biệt tội tham ô tài sản với các tội phạm khác.
  • 24. 23 Trước hết, người phạm tội tham ô tài sản phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ. Tuy nhiên, người phạm tội phải lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhịêm quản lý thì mới bị coi là tham ô tài sản. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn cũng không bị coi là tham ô tài sản. Chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu thành tài sản của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm. Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có trường hợp người phạm tội tự chuyển dịch tài sản như: Thủ quỹ tự lấy tiền trong két, thủ kho tự lấy tài sản trong kho đem bán... Cũng có trường hợp việc chuyển dịch lại do người khác thực hiện theo lệnh của người phạm tội như: Giám đốc lệnh cho thủ quỹ đưa tiền cho mình; kế toán lập phiếu thu, phiếu chi, chuyển khoản theo lệnh của người phạm tội... 1.2.1.3. Chủ thể của tội tham ô tài sản Chủ thể của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi chiếm đoạt tài sản có phải là hành vi phạm tội tham ô hay không. Vì vậy, để hiểu thế nào là người có trách nhiệm quản lý tài sản, trước hết cần xác định thế nào là người có chức vụ, quyền hạn. Do tội tham ô tài sản được quy định trong Chương các tội phạm về chức vụ, nên chỉ có những người được quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự mới có thể là chủ thể của tội tham ô tài sản: “Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có
  • 25. 24 hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ“. Khái niệm này đã chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của người có chức vụ, quyền hạn nên nó có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn. Trong đó, công vụ là nhiệm vụ công. Ở nước ta khái niệm công vụ không chỉ là khái niệm “công quyền” trong bộ máy nhà nước, mà còn bao gồm nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong Hệ thống chính trị mà Nhà nước chỉ là một cơ quan trong hệ thống đó. Những người được bầu cử, được bổ nhiệm, được tuyển dụng hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều được coi là thực hiện nhiệm vụ công. Theo Điều 1, Pháp lệnh Cán bộ công chức ngày 26-2-1998, được sửa đổi, bổ sung ngày 29-4-2003 thì cán bộ, công chức gồm: - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giữ một công vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; - Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm
  • 26. 25 việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội, phường, thị trấn; - Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Về vấn đề xác định tư cách chủ thể đối với tội tham ô tài sản, ngoài chức vụ mà họ có do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương thì điều quan trọng là những người này có được giao thực hiện một công vụ hay không. Đây là dấu hiệu rất quan trọng nhưng trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không chú ý đến dấu hiệu này mà chỉ chú ý đến chức vụ, quyền hạn mà người phạm tội có, nên không ít trường hợp người phạm tội chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý đã vội xác định họ phạm tội tham ô, mà không xác định hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó là lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ công hay nhiệm vụ của một số người giao cho họ. Theo khoản 3, Điều 1 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, thì người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
  • 27. 26 Tội tham ô là tội phạm về tham nhũng cho nên chủ thể của tội phạm này không thể ngoài những người đã được quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng được. Tóm lại, người có chức vụ, quyền hạn có thể là chủ thể của tội tham ô tài sản bao gồm: người có chức vụ, quyền hạn và người khác được tuyển dụng, bổ nhiệm, được giao nhiệm vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản khi hành vi phạm tội của họ được thực hiện trong khi thi hành công vụ, nếu họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi thi hành công vụ thì không phải là chủ thể của tội tham ô tài sản. Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản được. Đây là điều kiện để một người có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu để phân biệt với một số tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt. Người có trách nhiệm đối với tài sản là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản như: Thủ quỹ, thủ kho, kế toán, người được giao vận chuyển tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị mình... Ngoài ra, còn những người tuy không được giao trực tiếp quản lý tài sản nhưng lại có trách nhiệm trong việc quyết định việc thu chi, xuất nhập, mua bán, trao đổi tài sản như: Giám đốc công ty, Chủ nhiệm hợp tác xã, người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức là chủ tài khoản hoặc là người có quyền quyết định về tài sản của cơ quan, tổ chức mình. Như vậy, phạm vi chủ thể của tội tham ô tài sản được mở rộng. Tuy nhiên, từ đó cũng phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau về phạm vi chủ thể, xuất phát từ khái niệm người có trách nhiệm quản lý tài sản là rất rộng, rất khó xác định được giới hạn của người có trách nhiệm quản lý tài sản đến đâu
  • 28. 27 để xác định có phải là chủ thể của tội tham ô tài sản hay không? Việc xác định trách nhiệm của một người đối với tài sản là rất quan trọng, nếu xác định không đúng tư cách của người có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm đoạt thì dễ nhầm lẫn với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt quy định tại Chương XVI Bộ luật hình sự như: tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... Chúng tôi xin đưa ra một tình huống cụ thể như sau: Nhân viên bảo vệ của một cơ quan nhà nước X trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan ngoài giờ hành chính phát hiện thủ quỹ cơ quan không khoá két tủ quỹ nên y đã lợi dụng lúc vắng người dùng kìm mở khoá cửa ngoài vào trong lấy đi một khoản tiền lớn. Vậy hành vi của người bảo vệ này có phải là tội tham ô tài sản hay không? Nếu xét về trách nhiệm thì rõ ràng người bảo vệ này phải có trách nhiệm quản lý tài sản của cơ quan X nhưng y đã lợi dụng việc quản lý để chiếm đoạt nên đã có các dấu hiệu của tội tham ô tài sản. Tuy nhiên nếu xử lý hành vi nêu trên về tội tham ô tài sản thì chưa có văn bản nào hướng dẫn hướng dẫn cách xử lý như vậy, trong khi thực tiễn xét xử cho thấy đối với những hành vi này cơ quan tố tụng thường truy cứu trách nhiệm về tội trộm cắp tài sản, vì cho rằng những người như vậy không có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài sản. Vậy nên xử lý về tội nào đây? Điều này không những có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quyền lợi và nghĩa vụ của bị can, bị cáo vì tội tham ô tài sản có chế tài nghiêm khắc hơn nhiều so với tội trộm cắp tài sản. Do những đặc điểm riêng về chủ thể của tội tham ô tài sản, nên khoa học luật hình sự cho rằng, chủ thể của tội tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới tham ô được. Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người đồng phạm khác trong vụ án tham ô thì họ cũng chỉ trở thành chủ thể của tội phạm này trong những trường hợp sau:
  • 29. 28 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp tham ô quy định tại các khoản trên là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với những người này họ chỉ có thể là đồng phạm trong vụ án tham ô với vai trò giúp sức, vì những người này chưa thể trở thành cán bộ, công chức hoặc những người được giao quản lý tài sản. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự mà chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô theo khoản 1 của Điều 278 Bộ luật hình sự, vì theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong khi đó tội tham ô tài sản theo khoản 1 của điều luật là tội phạm nghiêm trọng. 1.2.1.4. Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản Tội tham ô tài sản là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với những tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp tham ô tài sản nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Hơn ai hết, bản thân người thực hiện tội phạm, ngay từ khi ý định phạm tội nảy sinh đã nhận thức được rõ ràng, cụ thể những thiệt hại về tài sản, đồng thời, ở cương vị của mình, họ cũng hoàn toàn có đủ khả năng để hiểu rằng họ đang trực tiếp xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài sản nói chung và quản lý kinh tế tài chính nói riêng.
  • 30. 29 Mặc dù nhận thức được như thế nhưng kẻ phạm tội vẫn cố tình thực hiện bằng được mục đích chiếm đoạt của mình, sự cố tình đó đặc biệt được thể hiện trong những trường hợp kẻ phạm tội sử dụng những thủ đoạn tinh vi, khéo léo để che đậy hành vi của mình. Mặt khác, khi thực hiện hành vi phạm tội kẻ phạm tội bao giờ cũng có mục đích vụ lợi. Bao giờ y cũng có mong muốn biến tài sản mà y có trách nhiệm trực tiếp quản lý thành tài sản của cá nhân y để thoả mãn những nhu cầu vật chất của mình. Do đó, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội tham ô tài sản. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được (chưa chiếm đoạt được tài sản), thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Như vậy, so với một số tội có cấu thành gần giống (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản – Điều 280, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ - Điều 281, nhóm tội trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...), tội tham ô tài sản có những dấu hiệu giống hoặc gần giống cần được phân biệt để có thể hiểu đúng và chính xác từng tội phạm cụ thể, tránh sự nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật, đặc biệt là nhằm điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bảng 1.1. Phân biệt Tội tham ô tài sản với một số tội phạm khác 1. Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280) Giống nhau - Đều có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn Khác nhau - Người phạm tội chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý và có thể có những thủ - Người phạm tội chiếm đoạt tài sản mà họ không có trách nhiệm quản lý và bằng thủ
  • 31. 30 đoạn gian dối trước, trong hoặc sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt như lập chứng tử giả, sửa chữa sổ sách… để hợp thức hoá, che dấu hành vi chiếm đoạt. Nhưng thủ đoạn gian dối không phải là dấu hiệu bắt buộc mà trong những trường hợp nhất định có thể có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt như là tình tiết tăng nặng: dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm đoạn gian dối, thủ đoạn gian dối là dấu hiệu bắt buộc, được tiến hành trước hoặc liền ngay với hành vi chiếm đoạt, là cơ sở, nguyên nhân trực tiếp của việc chiếm đoạt. 2. Tội tham ô tài sản Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281) Giống nhau - Đều có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn Khác nhau - Dấu hiệu chiếm đoạt tài sản bằng cách biến tài sản do mình có trách nhiệm quản lý thành sở hữu của mình hoặc sở hữu của người khác - Gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước hay tổ chức nhưng không có dấu hiệu chiếm đoạt. 3. Tội tham ô tài sản Nhóm tội chiếm đoạt như trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Giống nhau - Mặt khách quan: đều có dấu hiệu chiếm đoạt Khác nhau - Chủ thể: là chủ thể đặc biệt là - Chủ thể: là chủ thể thường, là
  • 32. 31 người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý tài sản bị chiếm đoạt bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và trong đó người phạm tội hoặc là hoàn toàn không liên quan gì đến tài sản hoặc là có liên quan đến tài sản nhưng không có chức vụ, quyền hạn và không có trách nhiệm quản lý tài sản và do đó, không có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng tài sản bị chiếm đoạt. 4. Tội tham ô tài sản Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165) Giống nhau - Chủ thể: Đều là người có chức vụ, quyền hạn và người phạm tội đã sử dụng chức vụ quyền hạn đó vào việc thực hiện tội phạm Khác nhau - Về khách thể: xâm phạm quan hệ sở hữu của Nhà nước. - Có dấu hiệu chiếm đoạt - Về khách thể: xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước - Tuy có gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước nhưng không có dấu hiệu chiếm đoạt. 5. Tội tham ô tài sản Tội nhận hối lộ (Điều 279) Giống nhau - Về chủ thể: đều là người có chức vụ, quyền hạn và người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện tội phạm. - Về khách thể: đều xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan,
  • 33. 32 tổ chức Khác nhau - Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý - Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích vật chất hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. 1.2.2. Hậu quả pháp lý của tội tham ô tài sản Hậu quả của tội tham ô tài sản là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. Hậu quả của tội tham ô tài sản, xét về phương diện các yếu tố cấu thành tội phạm thì không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm. Hiện nay, đối với tội tham ô tài sản nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm ranh giới phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm. Có quan điểm cho rằng, thiệt hại về tài sản của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nếu chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được nhưng giá trị tài sản dưới mức quy định của điều luật thì chưa cấu thành tội phạm. Theo chúng tôi, không nên có sự nhầm lẫn giữa hậu quả của tội phạm với thiệt hại thực tế đã xảy ra, bởi vì hậu quả của tội phạm không chỉ là những thiệt hại do tội phạm đã gây ra mà còn đe doạ gây ra cho xã hội, tức là thiệt hại vật chất chưa xảy ra nhưng cũng đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm can phạm sử dụng quyền hạn trái phép lấy tài sản với ý thức làm của riêng (không kể sau đó y có thực sự chiếm đoạt được hay không). Trên thực tế, có thể là từ lúc đưa tài sản ra khỏi nơi cất giữ hoặc từ lúc không xuất trình được khi kiểm tra, kiểm kê
  • 34. 33 (trường hợp can phạm có chức năng thu giữ, bảo quản như thủ quỹ, thủ kho, nhân viên bán hàng...) hoặc từ lúc nhận tài sản từ tay người khác chuyển giao một cách trái phép (trường hợp can phạm có chức năng quản lý nhưng không trực tiếp chiếm hữu bảo quản như cán bộ phụ trách, kế toán...) Với tội tham ô tài sản, nhà làm luật quy định chiếm đoạt từ 500.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu chiếm đoạt dưới 500.000 đồng thì phải có thêm những điều kiện như: Gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Quy định này không có nghĩa là trong mọi trường hợp người phạm tội phải chiếm đoạt được 500.000 đồng hoặc dưới 500.000 đồng có kèm theo điều kiện thì mới cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi khách quan của tội phạm nhưng vì lý do khách quan nên chưa chiếm đoạt được tài sản thì về lý thuyết người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Nếu tài sản bị chiếm đoạt chưa đến 500.000 đồng thì hành vi tham ô tài sản phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi tham ô tài sản gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội. Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra đã là nghiêm trọng chưa. a. Tham ô tài sản thuộc trường hợp khoản 1 Điều 278 BLHS Trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 278 BLHS là cấu thành cơ bản của tội tham ô tài sản, có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù.
  • 35. 34 So với tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985, nếu chỉ căn cứ vào khung hình phạt, thì khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 không nặng hơn và cũng không nhẹ hơn, nhưng căn cứ vào các dấu hiệu quy định tại khoản 1 của Điều 278 thì khoản 1 Điều 278 không có lợi cho người phạm tội, vì khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định chiếm đoạt 5.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định chiếm đoạt 500.000 đồng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm nghiêm trọng vì có mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù, Do đó, đối với người phạm tội dưới 16 tuổi mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 278 thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tham ô tài sản theo khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự (từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng, thì có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới hai năm tù), nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì được hưởng án treo. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến bảy năm tù. Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: - Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 278 Bộ luật hình sự bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật; - Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ;
  • 36. 35 - Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng; - Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản phải bị phạt nặng hơn người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản; tài sản bị chiếm đoạt càng nhiều, hình phạt càng nặng; - Người phạm tội bồi thường được càng nhiều tài sản bị chiếm đoạt thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội chỉ bồi thường hoặc chỉ bồi thường không đáng kể. b. Tham ô tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự - Có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu (Điều 20 BLHS 1999). Phạm tội có tổ chức khác với tổ chức phạm tội. Pháp luật Việt Nam hiện nay không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tổ chức (pháp nhân), vì vậy, không có khái niệm tổ chức phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử vẫn có thể có một tập thể, một tổ chức phạm tội, tức là có sự thống nhất từ người đứng đầu đến các nhân viên thực hiện một tội phạm, nhưng khi truy cứu trách nhiệm hình sự thì chỉ truy cứu từng cá nhân trong tổ chức đó. Tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của vụ án phạm tội có tổ chức mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức. Đối với tội tham ô tài sản có tổ chức thì người thực hành trong vụ án tham ô có tổ chức phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp thực hiện hành vi chiếm đoạt và thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như: Thủ quỹ lấy tiền trong két, sửa chữa sổ sách; kế toán viết phiếu thu chi khống, sửa chữa sổ sách hoặc xác nhận các phiếu thu chi khống để hợp thức hoá việc chiếm đoạt tài sản;
  • 37. 36 Tham ô có tổ chức thường khó bị phát hiện, vì việc thu, chi khống đã được hợp thức hoá bằng một hệ thống sổ sách, hoá đơn chứng từ. Chỉ khi nào một trong những người đồng phạm tố giác thì sự việc mới bị phát hiện. Trong những năm gần đây, tham ô có tổ chức với quy mô lớn thường được tổ chức rất chặt chẽ và kèm theo hành vi tham ô là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ. Người phạm tội tham ô tài sản và dùng tài sản chiếm đoạt được đưa hối lộ cho những người có chức, có quyền với mục đích để được bao che cho hành vi tham ô của mình, người nhận hối lộ lúc đầu chỉ là để bao che cho hành vi tham ô nhưng sau đó lại là người giúp sức hoặc chính họ lại là người khởi xướng để đồng phạm tham ô tiếp tài sản. Các vụ án tham nhũng như: vụ tham ô tài sản xảy ra ở Nhà máy dệt Nam Định, vụ Tamexco, vụ Epco-Minh Phụng, vụ Mường Tè, vụ nước khoáng Kim Bôi, vụ Lã Thị Kim Oanh... phản ảnh rất rõ đặc điểm này của tham ô tài sản có tổ chức. - Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: Đây là trường hợp người phạm tội có những mánh khoé, cách thức thâm hiểm làm cho cơ quan, tổ chức, người quản lý tài sản và những người khác khó lường trước để đề phòng như: Thủ quỹ, kế toán sửa chữa sổ sách để chiếm đoạt tài sản bằng các hoá chất rất khó phát hiện hoặc sau khi đã chiếm đoạt được tài sản người phạm tội tạo hiện trường giả như phá khoá cửa tạo vụ trộm cắp giả, giả vờ bị cướp, bị cướp giật, bị trộm cắp... để che giấu hành vi tham ô của mình. Cũng có trường hợp người phạm tội có những thủ đoạn chiếm đoạt tài sản hoặc thủ đoạn che giấu hành vi tham ô tài sản gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của con người như: Thủ kho sau khi lấy tài sản trong kho do mình quản lý, đã đốt kho để phi tang; người bảo vệ hồ cá dùng hoá chất hoặc thuốc trừ sâu, diệt chuột đổ xuống ao, hồ để bắt cá chết nổi gây ô nhiễm nguồn nước sạch, gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người…
  • 38. 37 - Phạm tội nhiều lần:. Tham ô tài sản nhiều lần là có từ hai lần tham ô tài sản trở lên và mỗi lần tham ô tài sản đều đã cấu thành tội phạm, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước với lần phạm tội sau. Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội nhiều lần nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị xử lý. Nếu trong các lần phạm tội đó đã có lần bị xử lý kỷ luật, bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được tính để xác định là phạm tội tham ô tài sản nhiều lần. - Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng: Nếu tài sản bị người tham ô chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản phải căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định để định giá. Mặc dù điều luật quy định chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà cho rằng, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản trị giá từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng mới thuộc trường hợp phạm tội này, mà chỉ cần xác định người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản, đã thực hiện thủ đoạn để chiếm đoạt có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, nếu chưa chiếm đoạt được tài sản thì người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. - Gây hậu quả nghiêm trọng khác: Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng quy định ở khoản 1 của điều luật, chỉ khác ở chỗ trường hợp phạm tội này là hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm tội tham ô từ 500.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Nếu dưới 500.000 đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng thì đã thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật.
  • 39. 38 Tuy nhiên, khi nói hậu quả nghiêm trọng và hậu quả nghiêm trọng khác do hành vi tham ô gây ra có thể hiểu được rằng: hậu quả nghiêm trọng do hành vi tham ô gây ra là những thiệt hại trực tiếp do chính hành vi phạm tội cũng như thủ đoạn thực hiện tội phạm gây ra như giá trị tài sản bị chiếm; còn hậu quả nghiêm trọng khác do hành vi tham ô gây ra là những thiệt hại gián tiếp do việc thực hiện tội phạm gây ra như: do tham ô tài sản nên gây ra sự nghi ngờ nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, do tham ô tài sản nên không thực hiện được chính sách đối với thương binh và gia đình liệt sỹ. v.v... Nếu sự phân biệt trên là có căn cứ thì khoản 1 của điều luật quy định hậu quả nghiêm trọng cũng khó xác định ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thì các thiệt hại khác đều là những thiệt hại gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra và nó chỉ là hậu quả khác. Do đó có ý kiến cho rằng, khoản 1 điều luật cũng nên quy định gây hậu quả khác mới chính xác. Quan điểm này cũng có cơ sở lý luận và thực tiễn. Hy vọng rằng khi có điều kiện, nhà làm luật sẽ nghiên cứu sửa đổi để phù hợp hơn. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm (là tội phạm rất nghiêm trọng). So với khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 2 Điều 278 có nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho người phạm tội, mặc dù khung hình phạt ở khoản 2 Điều 133 và khoản 2 Điều 278 như nhau (từ bảy năm đến mười lăm năm). c. Tham ô tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự - Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng: Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. Cũng như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2, chỉ cần xác định người phạm tội có ý
  • 40. 39 định chiếm đoạt tài sản và đã thực hiện thủ đoạn chiếm đoạt số tài sản có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc. - Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác: Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng khác, chỉ khác ở chỗ: hậu quả do hành vi tham ô gây ra là hậu quả rất nghiêm trọng, khi xác định cần căn cứ vào các thiệt hại về thể chất, về tài sản, thiệt hại phi vật chất do hành vi phạm tội tham ô gây ra. Hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tham ô tài sản gây ra là những thiệt rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội. Tuy chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tham ô tài sản gây ra nhưng căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự đối chiếu với hướng dẫn về các tội phạm khác trong Bộ luật hình sự, thì có thể coi các thiệt hại sau là hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tham ô tài sản gây ra. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. So với khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định theo hướng có lợi cho người phạm tội, mặc dù khung hình phạt ở khoản 3 Điều 133 và khoản 3 Điều 278 như nhau (từ mười lăm năm đến hai mươi năm tù). Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tham ô tài sản theo khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự, Toà án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là
  • 41. 40 người tổ chức, đáng được khoan hồng, thì Toà án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới mười lăm năm tù) nhưng không được dưới bảy năm tù, vì theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 278 sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự. d. Tham ô tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự - Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên: Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên. Cũng như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 và và điểm a khoản 3, điều luật chỉ quy định chiếm đoạt tài sản nhưng không vì thế mà cho rằng, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản trị giá từ năm trăm triệu đồng trở lên mới thuộc trường hợp phạm tội này, mà chỉ cần xác định người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản và đã thực hiện thủ đoạn chiếm đoạt số tài sản có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, nếu chưa chiếm đoạt được tài sản thì người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. - Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác: Cũng như các trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, khi xác định cần căn cứ vào các thiệt hại về thể chất, về tài sản, thiệt hại phi vật chất do hành vi phạm tội tham ô
  • 42. 41 gây ra. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi tham ô tài sản gây ra là những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác do hành vi tham ô tài sản gây ra. Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. So với khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985, nếu chỉ xét về hình phạt thì khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, vì mức thấp nhất của khung hình phạt là hai mươi năm tù và khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 bỏ tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 điều này”. Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 278 sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự. Do điều luật quy định khung hình phạt có ba mức khác nhau và để việc áp dụng thống nhất pháp luật Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15-3-2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết này thì: “Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau: - Xử phạt hai mươi năm tù nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
  • 43. 42 - Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng đến dưới ba tỷ đồng; - Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba tỷ đồng trở lên. Trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn, đồng thời đánh giá tính chất giảm nhẹ và tính chất tăng nặng xét thấy có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, thì có thể xử phạt người phạm tội mức án nhẹ hơn, cụ thể như sau: - Xử phạt tù từ mười lăm năm đến dưới hai mươi năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng (trường hợp này phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự); - Xử phạt hai mươi năm tù nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng đến dưới ba tỷ đồng; - Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ ba tỷ đồng trở lên. Trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn, đồng thời đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ xét thấy cần tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thì có thể phạt người phạm tội mức hình phạt nặng hơn mức hình phạt được hướng dẫn trên, cụ thể như sau: - Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng; - Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ đồng trở lên. Trong trường hợp theo hướng dẫn thì người phạm tội phải bị xử phạt tử hình, nhưng người phạm tội đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài
  • 44. 43 sản bị chiếm đoạt (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội đã bồi thường thay cho người phạm tội) thì có thể không xử phạt tử hình người phạm tội và tuỳ vào số tiền đã bồi thường được mà có thể xử phạt người phạm tội tù chung thân hoặc tù có thời hạn. Được coi là đã bồi thường được một phần đáng kể giá trị tài sản bị chiếm đoạt nếu: - Đã bồi thường được ít nhất một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt; - Đã bồi thường được từ một phần ba đến dưới một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nếu có căn cứ chứng minh rằng người phạm tội (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội) đã thực hiện mọi biện pháp để bồi thường giá trị tài sản bị chiếm đoạt (đã bán hết nhà ở, tài sản có giá trị; cố gắng vay, mượn... đến mức tối đa)”. đ. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội tham ô tài sản Khoản 5 Điều 278 Bộ luật hình sự quy định ngoài hình phạt chính, người phạm tội tham ô tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. So với tội tham ô tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hình phạt bổ sung đối với tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 có những điểm được sửa đổi bổ sung như sau: Về hình phạt “cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định”, nếu Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa từ hai năm đến năm năm”, thì khoản 5 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”. Vì vậy, việc áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đối với người phạm tội tham ô tài sản là một quy định bắt buộc; Về hình phạt “tiền và tịch thu tài sản”, nếu Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “có thể bị phạt tiền đến ba mươi triệu đồng và bị tịch thu một
  • 45. 44 phần hoặc toàn bộ tài sản”, thì khoản 5 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. 1.3. Thực tiễn vận dụng pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007 Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham ô lớn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Những số liệu thống kê từ năm 2002 đến năm 2007 cùng với các báo cáo tổng kết hàng năm của các ngành, các cấp cho thấy: dù các con số chỉ mang tính tương đối nhưng cũng đã phản ánh được thực trạng: tội phạm tham ô với số lượng các vụ án tăng, giá trị tài sản ngày càng lớn, thủ đoạn hết sức tinh vi, cấu kết chặt chẽ giữa các chủ thể. [43, 44] Bảng 1.2. Cơ cấu tội tham ô tài sản so với tổng số vụ phạm tội tham nhũng (2002-2007) Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao (2002-2007) Năm Số vụ tham ô (A) Tổng số vụ phạm tội TN (B) Tỷ lệ (A) so với (B) (A/B*100) Số bị cáo (C) Tổng số bị cáo phạm tội TN (D) Tỷ lệ (C) so với (D) (C/D*100) 2002 219 276 79.78% 469 612 76.40% 2003 54 84 64.57% 137 186 73.59% 2004 219 236 92.66% 374 447 83.89% 2005 213 347 61.33% 352 735 47.12% 2006 297 453 65.29% 665 1128 58.39% 2007 340 554 61.18% 823 1408 58.17% Tổng 1342 1950 68.05% 2820 4516 62.46%
  • 46. 45 Hình 1.1. Cơ cấu vụ phạm tội tham ô tài sản so với tổng số vụ phạm tội tham nhũng (2002-2007) 0 100 200 300 400 500 600 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vụ phạm tội tham ô tài sản Tổng số vụ phạm tội tham nhũng Hình 1.2. Cơ cấu số bị cáo phạm tội tham ô so với tổng số bị cáo phạm tội tham nhũng (2002-2007) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số bị cáo tội tham ô Tổng số bị cáo phạm tội tham nhũng Nhìn vào bảng 1.2 và các biểu đồ có thể thấy, tội tham ô tài sản là một tội đứng “đầu bảng” trong những tội phạm về tham nhũng, con số tỷ lệ luôn trên 50%, đỉnh điểm là năm 2004, chiếm 92,66% so với tổng số vụ và 83,89% so với tổng bị cáo phạm tội tham nhũng.
  • 47. 46 Hình 1.3. Số vụ án và số bị cáo phạm tội tham ô (2002-2007) 0 500 1000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số vụ án Số bị cáo Theo số liệu thống kê của ngành Toà án nhân dân tối cao từ năm 2002 đến năm 2007, toàn ngành Toà án đã xét xử 1.342 vụ án với 2.820 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 1.950 vụ án với 4.516 bị cáo về tội tham nhũng, chiếm tỷ lệ 68,05% về số vụ và 62,46% về số bị cáo. Trong đó, năm 2007 là cao nhất, đã xét xử 340 vụ án tham ô và 823 bị cáo. Và năm 2003 là thấp nhất, đã xét xử 54 vụ án tham ô và 137 bị cáo (so với năm 2007, bằng 1/6 về số vụ và số bị cáo). Năm 2002, toàn ngành Toà án đã xét xử 219 vụ án tham ô trên tổng số 276 vụ án tham nhũng (79,78%) và 469 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 612 bị cáo về tội tham nhũng (76,4%). Năm 2004, toàn ngành Toà án đã xét xử 219 vụ án tham ô trên tổng số 236 vụ án tham nhũng (92,66%) và 374 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 447 bị cáo về tội tham nhũng (83,89%), so với năm 2003, tăng gấp khoảng 4 lần số vụ án và gấp 3 lần số bị cáo về tội tham ô. Năm 2005, đã xét xử 213 vụ án tham ô trên tổng số 347 vụ án tham nhũng (61,33%) và 352 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 735 bị cáo về tội tham nhũng (47,12%).. Năm 2006, đã xét xử 297 vụ án tham ô trên tổng số 453 vụ án tham nhũng (65,29%) và 665 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 1128 bị cáo về tội
  • 48. 47 tham nhũng (58,39%), so với năm 2005, tăng 1,3 lần số vụ án và 1,8 lần số bị cáo về tội tham ô. Năm 2007, đã xét xử 340 vụ án tham ô trên tổng số 554 vụ án tham nhũng (61,18%) và 823 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 1408 bị cáo về tội tham nhũng (58,17%), so với năm 2006, tăng 1,1 lần số vụ án và 1,2 lần số bị cáo về tội tham ô; so với năm 2002 tăng 1,5 lần số vụ án và 1,7 lần số bị cáo. Theo báo cáo tổng kết hàng năm của các cơ quan bảo vệ pháp luật cho thấy năm sau so với năm trước tuy số lượng vụ phạm tội tham ô tài sản không tăng nhiều nhưng tính chất, quy mô và hậu quả của tệ tham ô với nền kinh tế - xã hội nghiêm trọng gấp nhiều lần. Việc đưa ra xét xử tội tham ô tài sản năm sau so với năm trước không tăng nhiều phản ánh tình hình điều tra phát hiện tội phạm chưa kiên quyết, chưa triệt để, có những vụ việc không được phát hiện, có vụ việc chưa được phát hiện, có vụ việc được phát hiện nhưng vì “nhiều lý do”, cơ quan chủ quản xin được xử lý nội bộ; có nhiều vụ việc chậm phát hiện do công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát yếu; do tính chất phức tạp của vụ án, sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng chưa chặt chẽ, cùng một vụ việc nhưng quan điểm xử lý giữa các cơ quan tố tụng khác nhau nên hồ sơ cứ phải trả đi, trả lại... [50] Qua thực tiễn xét xử cho thấy các cấp toà án đã chủ động, phối kết hợp với các cơ quan chức năng, vận dụng đường lối, chủ trương và các quy định của pháp luật để xét xử các vụ án tham nhũng đạt kết quả tốt, chất lượng xét xử ngày được nâng cao. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp trong thực hiện chức năng của cơ quan tư pháp có ý nghĩa quyết định hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã hình thành Ban chỉ đạo liên ngành, nên phát huy hiệu quả. [44]