SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
1
®¹i häc quèc gia hµ néi
khoa luËt
NGUYÔN THÞ Tè UY£N
TéI S¶N XUÊT, BU¤N B¸N HµNG GI¶ THEO
§IÒU 156 Bé LUËT H×NH Sù N¡M 1999
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc
Hµ néi – 2014
2
®¹i häc quèc gia hµ néi
khoa luËt
NGUYÔN THÞ Tè UY£N
TéI S¶N XUÊT, BU¤N B¸N HµNG GI¶ THEO
§IÒU 156 Bé LUËT H×NH Sù N¡M 1999
Chuyªn ngµnh : LuËt h×nh sù
M· sè : 60 38 40
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS. §ç Ngäc Quang
Hµ néi - 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Tố Uyên
MỞ ĐẦU
4
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của hàng giả trên thị trƣờng
đã trở thành hiện tƣợng phổ biến và mang tính toàn cầu. Sản xuất và buôn bán
hàng giả là vấn nạn của xã hội. Đối với sản xuất và tiêu dùng nội địa, hàng giả
ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi và quyết tâm của các doanh nghiệp chân
chính muốn phát triển bằng con đƣờng cạnh tranh lành mạnh, ảnh hƣởng đến
sức khỏe, tính mạng của nhân dân và gây hoang mang trong dƣ luận xã hội.
Đối với quan hệ kinh tế - quốc tế, nạn hàng giả làm giảm sự hấp dẫn trong thu
hút đầu tƣ nƣớc ngoài, ảnh hƣởng đến tiến trình thực hiện các chế định kinh tế
quốc tế mà điển hình nhất là các quy định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
(WTO). Theo báo cáo từ tổ chức Hải quan thế giới, cứ 10 sản phẩm lại có 1
sản phẩm bị làm giả.
Hòa chung với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua kinh tế
nƣớc ta có những bƣớc phát triển đáng kể, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. Bên
cạnh đó, có một số vấn đề đáng quan ngại, trong đó dƣ luận bức xúc trƣớc
tình trạng hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trƣờng. Hàng giả phong phú về
chủng loại, đa dạng về mẫu mã và linh động về giá cả có mặt ở rất nhiều phân
khúc của thị trƣờng từ các phiên chợ ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn
đến các chợ, các siêu thị ở các đô thị lớn. Tình hình sản xuất, buôn bán hàng
giả cũng có chiều hƣớng gia tăng về số lƣợng, loại hàng hóa và có diễn biến
ngày càng phức tạp, đặc biệt trong điều kiện nƣớc ta có chung đƣờng biên
giới với Trung Quốc , "một phân xƣởng sản xuất của thế giới" và cũng là một
trung tâm sản xuất, phát luồng hàng giả.
Đấu tranh phòng, chống nạn hàng giả là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và của toàn xã hội. Phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc
thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó xử lý hình sự là một biện pháp hữu
hiệu, nghiêm khắc nhất để bảo vệ trật tự quản lý kinh tế, quyền lợi của ngƣời
tiêu dùng và các nhà sản xuất, phân phối chân chính. Xử lý hình sự đối với
hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của Điều 156 Bộ luật hình
5
sự (BLHS) là một trong những nội dung quan trọng về phòng, chống sản xuất,
buôn bán hàng giả. Trong cuộc đấu tranh đó, pháp luật hình sự cùng với hoạt
động của các cơ quan bảo vệ pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
sản xuất, buôn bán hàng giả các cơ quan bảo vệ pháp luật đã chủ động áp
dụng nhiều biện pháp, xử lý nghiêm những trƣờng hợp phạm tội sản xuất,
buôn bán hàng giả và đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, quá
trình áp dụng pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả còn phát sinh một
số hạn chế bất cập: quy định của pháp luật có điểm chƣa phù hợp với thực
tiễn cuộc đấu tranh phòng chống hàng giả, thiếu tính thống nhất, đồng bộ
trong thi hành và áp dụng pháp luật; chƣa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan bảo vệ pháp luật; biện pháp áp dụng của pháp luật chƣa triệt để,
nghiêm minh. Những hạn chế, bất cập ấy, đã ảnh hƣởng đến kết quả thi hành
pháp luật đối với tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả. Số vụ sản xuất buôn
bán hàng giả đƣợc phát hiện trong những năm trở lại đây lên đến con số hàng
nghìn, song số vụ đƣợc khởi tố, truy tố và đƣa ra xét xử là rất ít: Trong 05
năm (từ năm 2009 - đến năm 2013) ngành Tòa án đã xét xử sở thẩm 67 vụ, 94
bị can, trung bình mỗi năm xét xử 13,4 vụ, 18,8 bị can về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả - một con số rất ít ỏi so với tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy,
việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn của tội
sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156, BLHS năm
1999 để giúp nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống loại tội
phạm này là một nhu cầu thực tế và thiết thực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực nghiên cứu, ở mức độ khái quát tội sản xuất hàng giả,
buôn bán hàng giả đƣợc đề cập trong nhiều cuốn Bình luận khoa học BLHS
năm 1999 nhƣ: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm),
của tập thể tác giả TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS,Ths. Phạm
Thanh Bình, Ths. Nguyễn Đức Mai, Ths. Nguyễn Sỹ Đại, Ths. Nguyễn Mai
6
Bộ, Nxb Công an nhân dân, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần
các tội phạm, tập VI, do Ths. Đinh Văn Quế chủ biên, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2003; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa
đổi bổ sung năm 2009, do TS. Trần Minh Hƣởng chủ biên, Nxb Lao động,
2009; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 2, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, 2012. Ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu, tác giả Mai
Thị Lan đã nghiên cứu về tội phạm này trong Luận văn thạc sỹ với đề tài "Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam", năm 2008 tại
Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
Mặc dù, tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả đã đƣợc nghiên cứu cả
ở góc độ lý luận và thực tiễn tuy nhiên về thời điểm nghiên cứu, các công trình
nghiên cứu trên đây, đặc biệt là nghiên cứu của Thạc sỹ Mai Thị Lan đã đƣợc
thực hiện từ năm 2008, với bối cảnh và trực trạng áp dụng pháp luật đối với tội
sản xuất, buôn bán hàng giả năm 2008 và những năm trƣớc đó đến nay đã có
nhiều thay đổi. Nạn hàng giả vẫn tiếp diễn, gia tăng, diễn biến phức tạp với thủ
đoạn ngày càng tinh vi. Các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội
sản xuất buôn bán hàng giả vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự pháp luật, cần
đƣợc nghiên cứu cụ thể, đầy đủ và toàn diện, phục vụ công tác điều tra, truy tố,
xét xử và đấu tranh chống tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả ở nƣớc ta
hiện nay. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống
cả về lý luận và thực tiễn về tội phạm này sẽ đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của
thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống hàng giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, các vấn đề khác có liên quan,
kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả.
Trên cơ sở đó có thể để xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Điều
156 BLHS và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm này.
7
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội sản xuất hàng giả, buôn bán
hàng giả, trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm của tội sản xuất, buôn bán hàng
giả, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan và với pháp
luật hình sự của một số nƣớc.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả và thực tiễn áp
dụng các quy định này từ đó tìm ra những mặt đạt đƣợc và những hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện quy định về
tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam và nâng cao
hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm về hàng giả.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển các quy
định về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt nam
từ trƣớc đến nay, các vấn đề liên quan đến việc định tội danh, trách nhiệm
hình sự và hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại
Điều 156, BLHS năm 1999 cả ở góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật
trong phạm vi cả nƣớc, giai đoạn 2009-2013.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ
nghĩa Mác - Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tử tƣởng Hồ
Chí Minh, tƣ tƣởng lãnh đạo, chỉ đạo cũng nhƣ chủ trƣơng của Đảng và Nhà
nƣớc ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội sản xuất hàng
giả, buôn bán hàng giả nói riêng.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, trao đổi với các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu và khảo sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa của luận văn
8
- Đề tài là công trình chuyên khảo có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc
sĩ luật học nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về tội sản xuất
hàng giả, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam.
- Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, đồng
thời cung cấp cho cán bộ làm công tác thực tiễn những hƣớng dẫn, chỉ dẫn cụ
thể, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn
hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội sản xuất hàng giả, buôn bán
hàng giả.
Chương 2: Các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất hàng giả, buôn bán
hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và
nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả
theo Điều 156 Bộ luật hình sự.
9
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG
GIẢ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 156, Chƣơng
XVI (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế), Phần các tội phạm, BLHS
Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của tội phạm này cần làm rõ hàng
loạt thuật ngữ cơ bản. Trƣớc tiên, cần hiểu thế nào là sản xuất, thế nào là buôn
bán và thế nào là hàng giả; tiếp theo, định lƣợng của hành vi sản xuất, buôn
bán hàng giả đến mức nào thì truy cứu trách nhiệm hình sự; và cuối cùng,
đánh giá sự nguy hiểm của tội phạm này đối với nhà nƣớc và xã hội.
Thông thƣờng, hàng giả đƣợc hiểu là không phải hàng thật. Vậy thế
nào là hàng thật. Theo khoản 3 Điều 3 Luật chất lƣợng sản phẩm hàng hóa
thì, "sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm,
hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lƣu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và
đúng mục đích, không gây hại cho ngƣời, động vật, thực vật, tài sản, môi
trƣờng" [29]. Tuy nhiên, sản phẩm hàng hóa đƣợc đƣa vào thị trƣờng, tiêu
dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị lại phải tuân thủ những quy định
của pháp luật sở hữu trí tuệ, có nghĩa phải tuân thủ những quy định của sở
hữu công nghiệp liên quan đến sản phẩm hàng hóa. Mỗi sản phẩm hàng hóa
đƣợc đƣa ra thị trƣờng để trao đổi, mua bán phải có nhãn hiệu, tên thƣơng
mại, chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hay nói cách khác phải đăng
ký hàng hóa tại cơ quan có thẩm quyền để xác định chất lƣợng hàng hóa. Nhƣ
vậy, hiểu một cách thông thƣờng, sản phẩm hàng hóa đƣợc coi là giả khi
không bảo đảm chất lƣợng, giả về nhãn hiệu hàng hóa đƣa ra thị trƣờng tiêu
thụ nhằm lừa dối ngƣời tiêu dùng hoặc làm cho ngƣời tiêu dùng tƣởng rằng
10
đó là hàng thật, hàng đảm bảo chất lƣợng không gây hại cho ngƣời, động vật,
thực vật, tài sản, môi trƣờng khi sử dụng nó.
Tuy nhiên, để xác định nhƣ thế nào là hàng giả cần dựa vào những
quy định của văn bản pháp luật. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3, Nghị định
số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, "Hàng giả" có một trong các dấu
hiệu sau đây:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng
hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có hàm lƣợng định lƣợng chất chính hoặc trong các chất
dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp
dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngƣời, vật nuôi không có dƣợc
chất; có dƣợc chất nhƣng không đúng với hàm lƣợng đã đăng ký; không đủ
loại dƣợc chất đã đăng ký; có dƣợc chất khác với dƣợc chất ghi trên nhãn,
bao bì hàng hóa;
- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lƣợng hoạt chất chỉ
đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật đã
đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất
khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thƣơng
nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác; giả mạo tên thƣơng mại hoặc tên thƣơng
phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao
bì hàng hóa của thƣơng nhân khác;
11
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về
nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 (Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hoá
giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo
nhãn hiệu). Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có
gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không đƣợc phép của chủ
sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý);
- Tem, nhãn, bao bì giả. "Tem, nhãn, bao bì giả" gồm đề can, nhãn
hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lƣợng, phiếu bảo hành, niêm
màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ
dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thƣơng nhân khác; giả mạo tên thƣơng mại, tên
thƣơng phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng
hóa của thƣơng nhân khác.
Nhƣ vậy, để xác định là hàng giả khi hàng đó thỏa mãn một tong
những dấu hiệu nêu trên.
Cũng theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ, hành vi "Sản xuất" là việc thực hiện một, một số
hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế,
chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng
gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa” [7]. Từ quy định này, có thể hiểu "sản
xuất hàng giả" là thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế
bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp,
pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng
hóa có một trong các tình tiết đƣợc quy định tại khoản 8 Điều 3, Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ.
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ, hành vi "Buôn bán" là việc thực hiện một, một số
12
hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển,
bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đƣa hàng hóa vào
lƣu thông" [7]. Cho nên, có thể hiểu buôn bán hàng giả là thực hiện một, một
số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận
chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đƣa hàng
hóa có một trong các tình tiết đƣợc quy định tại khoản 8 Điều 3, Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ, vào lƣu thông.
Qua đó, chúng ta có thể thấy sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả
là hai hành vi vi phạm độc lập. Đây cũng là hai tội phạm độc lập đƣợc quy
định tại Điều 156 BLHS năm 1999: Tội sản xuất hàng giả và tội buôn bán
hàng giả. Điều đó có nghĩa là chỉ cần thực hiện hành vi sản xuất hàng giả
hoặc buôn bán hàng giả với đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm này thì
ngƣời có hành vi này đã bị coi là phạm tội mà không cần phải thực hiện hành
vi còn lại. Điểm khác biệt của hai tội này nằm ở mặt khách quan của tội phạm
thể hiện ở hành vi phạm tội đó là hành vi sản xuất hàng giả và hành vi buôn
bán hàng giả.
Nếu khái niệm cho chúng ta nhận biết tổng thể đối tƣợng nghiên cứu
một cách chung nhất, thì đặc điểm giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về đối
tƣợng nghiên cứu, minh họa cho khái niệm, làm cho khái niệm trở lên bớt khô
cứng và sinh động hơn. Để nhận thức sâu và áp dụng chính xác tội sản xuất,
buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156 BLHS vào thực tiễn cuộc sống
chúng ta cùng nghiên cứu về đặc điểm của tội phạm này.
1.1.2. Đặc điểm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156
Bộ luật hình sự
Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm đƣợc phân
biệt với những hành vi không phải là tội phạm qua bốn dấu hiệu: tính nguy
hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình
phạt. Đó là những đặc điểm của tội phạm nói chung mà tội sản xuất, buôn bán
hàng giả không phải là ngoại lệ. Mỗi trƣờng hợp phạm tội cụ thể của một loại
13
tội khác nhau về nội dung biểu hiện của tội phạm, không trƣờng hợp nào
giống hoàn toàn trƣờng hợp nào. Tuy vậy, tất cả những trƣờng hợp phạm tội
của một loại tội phạm đều có những nội dung biểu hiện đặc điểm, phản ánh
tính chất đặc trƣng của tội phạm đó mà không thể nhầm lẫn sang tội phạm
khác. Nghiên cứu về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 BLHS
cho thấy, tội danh này có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là tội danh có tính chất bao
quát, chung đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả. Bởi vì, trong BLHS
còn có nhiều điều luật khác quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả có tính
chất đặc thù. Ví dụ, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đƣợc quy định tại Điều 157 BLHS;
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón,
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi đƣợc quy định
tại Điều 158 BLHS; Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả
đƣợc quy định tại Điều 164 BLHS; Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đƣợc quy định tại Điều 171 BLHS.
Nhƣ vậy, ngƣời nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không
phải là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; không
phải là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật, giống cây trồng, vật nuôi; không phải là tem giả, vé giả; không phải là có
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc
các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam thì bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 156 BLHS.
Thứ hai, có thể phân loại hàng giả là đối tƣợng của tội sản xuất, buôn
bán hàng giả thành ba loại, hàng giả về nội dung, hàng giả về hình thức và
hàng giả cả về nội dung và hình thức. Để xác định hàng giả về nội dung hay
giả về hình thức, hay giả cả về nội dung, hình thƣc trong quá trình áp dụng
pháp luật cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ những văn bản pháp luật khác
nhau tƣơng ứng mỗi loại hàng giả, cụ thể:
14
- Hàng giả về nội dung gồm: Hàng giả không có giá trị sử dụng, công
dụng; Hàng giả có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc tự
nhiên, tên gọi của hàng hóa; Hàng giả có giá trị sử dụng, công dụng không
đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; Hàng hóa có
hàm lƣợng, định lƣợng chất chính, tổng các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ
thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng,
quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì
hàng hoá. Đây là các trƣờng hợp giả về chất lƣợng, kỹ thuật hàng hóa, xâm
phạm trật tự quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng, kỹ thuật hàng hóa đƣợc bảo vệ
theo Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng
hóa và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
- Hàng giả về hình thức bao gồm: Nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả
mạo tên thƣơng nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác; Hàng giả mạo tên thƣơng
mại, tên thƣơng phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc bao bì
hàng hóa của thƣơng nhân khác; Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói hàng hóa,
lắp rắp hàng hóa; Hàng hóa sao chép lậu là bản sao đƣợc sản xuất mà không
đƣợc phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan theo quy định tại
Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ; Nhãn, bao bì giả. Quản lý nhà nƣớc về nội dung
này có Luật sở hữu trí tuệ, Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của
Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
- Hàng giả cả về nội dung về hình thức là hàng giả vừa không có giá
trị sử dụng, công dụng và giả cả về nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo
tên thƣơng nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác… nhƣ đã nêu ở phần trên.
Thứ ba, giá cả bán hàng giả không nhất thiết phải bán theo giá của
hàng thật để lừa dối ngƣời tiêu dùng, mà còn có thể bán với giá rẻ, thậm chí
rất rẻ mà không có mục đích lừa dối ngƣời tiêu dùng. Thậm chí, có các loại
hàng giả khi đƣợc mang ra tiêu thụ, ngƣời tiêu dùng vẫn biết đó là hàng giả,
nhƣng họ vẫn cứ mua và mang về sử dụng. Tuy nhiên, dù bán với giá nào và
15
có mục đích lừa dối ngƣời tiêu dùng hay không thì ngƣời sản xuất, buôn bán
hàng giả vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 156 BLHS.
Thứ tư, nguồn gốc của hàng có thể sản xuất tại Việt Nam và có thể sản
xuất ở nƣớc ngoài đƣợc nhập khẩu hoặc bằng các cách khác nhau đƣa vào
Việt Nam tiêu thụ. Tuy nhiên, để xác định đó là hàng giả thì phải có hàng thật
để so sánh. Điều đó có nghĩa trong trƣờng hợp hàng giả đƣợc sản xuất ở nƣớc
ngoài và đƣa vào Việt Nam tiêu thụ thì phải có hàng thật đang tiêu thụ ở Việt
Nam mà hàng thật này đã đƣợc đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp, đăng
ký chất lƣợng hàng hóa và đã đƣợc Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, tên thƣơng mại... Ví dụ,
phụ tùng ô tô, xe máy đƣợc sản xuất tại Trung Quốc có ghi nhãn hiệu Honda
của Nhật Bản đƣợc mang vào Việt Nam tiêu thụ. Để xác định phụ tùng ô tô,
xe máy này đƣợc sản xuất tại Trung Quốc có phải là hàng giả hay không thì
phải có phụ tùng ô tô, xe máy của hãng Honda đã đăng ký bản quyền tại Việt
Nam đƣa ra so sánh đối chiếu về chất lƣợng và nhãn hiệu.
Tƣơng tự nhƣ thế, đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đƣợc xác
định là hàng giả thì phải so sánh với chủng loại hàng hóa đó sản xuất tại Việt
Nam đã đăng ký bản quyền tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Ví dụ, có
loại bột giặt có nhãn hiệu OMO tiêu thụ trên thị trƣờng bị nghi là giả thì phải
lấy bột giặt có nhãn hiệu OMO của chính hãng đã đăng ký bản quyền tại Việt
Nam đƣa ra so sánh, đối chiếu để xác định loại bột giặt có nhãn hiệu OMO
tiêu thụ trên thị trƣờng bị nghi là giả có phải là hàng giả hay không. Điều đó
có nghĩa rằng, để xác định hàng giả thì phải có kết quả giám định của cơ quan
giám định có thẩm quyền. Đây là chứng cứ đặc biệt quan trọng mà các cơ
quan điều tra, kiểm sát, tòa án dựa vào đó để quyết định việc truy cứu trách
nhiệm hình sự hay không theo Điều 156 BLHS.
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY
ĐỊNH VỀ TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
16
1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Cách mạng Tháng Tám thành công - nƣớc Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời. Dân tộc Việt Nam bƣớc vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự
do và chủ nghĩa xã hội. Ngày 09 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa I nƣớc
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến
pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1946 ra đời có ý nghĩa quan trọng về nhiều
phƣơng diện và là nguồn có tính chất định hƣớng của luật hình sự Việt Nam
trong giai đoạn 1945-1959. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời
Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 47/SL quy định:
Cho đến khi ban hành những bộ pháp luật duy nhất cho toàn
cõi nƣớc Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ
vẫn tạm thời giữ nguyên nhƣ cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với
những điều theo đổi ấn định trong Sắc lệnh này.
Những điều khoản cụ thể trong luật lệ cũ đƣợc tạm giữ lại
do Sắc luật này, chỉ thi hành khi nào không trái với nền độc lập của
nƣớc Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa [4].
Về phạm vi nguồn luật cũ đƣợc áp dụng trong chế độ mới gồm Bộ luật
hình An Nam tại Bắc bộ, Bộ Hoàng Việt hình luật tại Trung bộ và Bộ hình
Pháp tu tại Nam bộ. Bên cạnh việc duy trì pháp luật của chế độ cũ nhƣ một
giải pháp tình thế, chính quyền cách mạng đã khẩn trƣơng xây dựng pháp luật
của chế độ mới, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc kháng chiến cứu nƣớc. Do
bị chi phối bởi đặc điểm lịch sử đất nƣớc, trong thời kỳ này nguồn của luật
hình sự chủ yếu tồn tại dƣới dạng Sắc lệnh do Chủ tịch nƣớc - đồng thời là
Chủ tịch Chính phủ ban hành.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc đƣợc giải
phóng, nhiệm vụ cách mạng có sự thay đổi cơ bản, Hiến pháp năm 1959 đƣợc
ban hành để ghi nhận những quan hệ xã hội mới đang tồn tại, đồng thời định
hƣớng cho sự phát triển tiếp theo của đất nƣớc, nguồn của luật hình sự cũng
17
có những bƣớc phát triển mới, trong hệ thống luật hình sự Việt Nam không
còn có các văn bản pháp luật ban hành dƣới chế độ cũ, Pháp lệnh, Sắc luật lại
giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự.
Tuy nhiên cho đến trƣớc năm 1976, đất nƣớc ta liên tục có chiến tranh
cả nƣớc tập trung toàn bộ sinh lực cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các văn
bản pháp luật hình sự mang tính thời sự ra đời tập trung quy định các tội liên
quan đến cuộc chiến tranh nhƣ: tội phản cách mạng, tội xâm phạm tài sản
XHCN nhƣ tội tàng trữ, lƣu hành tiền cũ, từ chối sử dụng, làm giả hay phá
hoại tiền mới, tội vi phạm thể lệ mậu dịch, tội đầu cơ hàng hóa,... Giai đoạn
này, nền kinh tế nƣớc ta còn bao cấp, cả nƣớc tập trung cho chiến tranh, hàng
hóa lƣu thông trên thị trƣờng đều do các doanh nghiệp nhà nƣớc sản xuất
hoặc do các nƣớc viện trợ, chính vì vậy hàng giả gần nhƣ là không có cơ sở
để phát triển nên pháp luật hình sự nƣớc ta giai đoạn này không có quy định
về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam đƣợc giải phóng, Bắc,
Trung, Nam thống nhất một nhà, đất nƣớc độc lập hoàn toàn. Nền kinh tế
nƣớc ta sau chiến tranh hết sức nghèo nàn và lạc hậu, bọn tƣ sản mại bản
đƣợc sự tiếp tay của tƣ sản nƣớc ngoài không ngừng gây rối loạn thị trƣờng,
nạn hàng giả xuất hiện. Trƣớc tình hình đó, ngày 15/3/1976 Chính phủ cách
mạng lâm thời đã kịp thời ban hành Sắc luật số 03/SL quy định về tội phạm
và hình phạt nhằm ổn định thị trƣờng, đảm bảo sự quản lý của nhà nƣớc đối
với nền kinh tế. Tội sản xuất hàng giả cũng đƣợc quy định tại Sắc luật này là
một trong các tội kinh tế:
Điều 6. Tội kinh tế: Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về tài
chính cho Nhà nƣớc, cho Hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây
trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định
đời sống nhân dân, gồm các tội, trong đó có: Sản xuất hàng giả cố ý
lừa gạt ngƣời tiêu thụ; Làm bạc giả, hoặc tiêu thụ bạc giả.... Phạm
một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù sáu tháng đến năm năm và
18
phạt tiền đến năm mƣơi nghìn đồng Ngân hàng hoặc một trong hai
hình phạt đó. Trong trƣờng hợp nghiêm trọng, thì phạt tù đến hai
mƣơi năm, tù chung thân hoặc xử tử hình và bị tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản [24].
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, tội sản xuất hàng giả đƣợc quy
định đáp ứng phần nào yêu cầu của cuộc đấu tranh chống hàng giả. Theo quy
định này, hình phạt đƣợc áp dụng đối với tội sản xuất hàng giả là rất nghiêm
khắc với mức cao nhất là tử hình đã thể hiện tính chất, mức độ đặc biệt nguy
hiểm của hành vi sản xuất hàng giả đối với Nhà nƣớc và xã hội trong thời
gian này. Tuy nhiên, Sắc luật số 03 còn bộc lộ những hạn chế nhất định, quy
định về tội sản xuất hàng giả cũng vậy. Sắc luật chƣa quy định cụ thể về các
dấu hiệu cấu thành tội phạm và hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể trong
nhóm tội kinh tế. "Tội sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt người tiêu thụ" mới chỉ
đƣợc liệt kê trong số các tội kinh tế một cách chung chung, chƣa quy định cụ
thể nhƣ thế nào là hành vi sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt ngƣời tiêu thụ và
nhƣ thế nào là hàng giả. Hành vi buôn bán hàng giả không bị coi là tội
phạm. Về hình phạt, loại và khung hình phạt áp dụng đối với "tội sản xuất cố
ý lừa gạt ngƣời tiêu thụ" đồng thời cũng là loại và khung hình phạt áp dụng
đối với các tội về kinh tế nói chung. Việc quy định không đầy đủ, thiếu cụ
thể của Sắc luật về tội sản xuất hàng giả nói riêng và các tội về kinh tế nói
chung đã gây ra không ít khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các
cơ quan tiến hành tố tụng.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, để khắc phục những hạn chế, thiếu
sót của Sắc luật số 03/SL, ngày 10/7/1982 Pháp lệnh số 07-LCT/HĐNN7 về
trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép đƣợc
ban hành là bƣớc tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự của nƣớc ta. Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả đƣợc quy định trong một điều luật riêng, hành vi buôn bán
hàng giả đƣợc coi là hành vi phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm cho
19
xã hội tƣơng đƣơng với hành vi sản xuất hàng giả đƣợc quy định trong cùng
một điều luật và giống nhau về hình phạt. Điều 5 của Pháp lệnh quy định:
Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả: Ngƣời nào làm
hàng giả hoặc buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính thì bị phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền từ năm nghìn đồng đến
năm vạn đồng; Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là
lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh hoặc phạm tội trong
trƣờng hợp nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 9 pháp lệnh
này thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời hai năm, bị phạt tiền đến năm
trăm nghìn đồng và có thể bị tịch thu một phần tài sản; Phạm tội
làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả có chất độc hại hoặc các chất
khác có thể nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng ngƣời tiêu dùng,
hoặc phạm tội trong trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại
Khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mƣời năm đến hai
mƣơi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền đến một trăm triệu đồng
và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [24].
Không còn là quy định chung chung mang tính chất liệt kê về tội
phạm nhƣ ở Sắc luật số 03/SL, Pháp lệnh số 07-LCT/HĐNN7 đã phân định
hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thành ba mức căn cứ vào tính chất và
mức độ nguy hiểm của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, mà cụ thể là căn
cứ vào đối tƣợng của tội phạm (loại hàng giả) và hậu quả của tội phạm, tƣơng
ứng với ba khung hình phạt. Theo đó, hành vi làm hàng giả hoặc buôn bán
hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, hàng giả có chất độc hại
hoặc các chất khác có thể nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng ngƣời tiêu dùng
đƣợc xác định có tính nguy hiểm cao hơn so với các hàng hóa khác vì vậy,
mức và loại hình phạt đƣợc áp dụng là nghiêm khắc hơn theo quy định tại
khoản 2 và khoản 3 của điều luật, với mức hình phạt cao nhất ở khoản 3 là
đến tù chung thân. Trƣờng hợp nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cũng bị
áp dụng hình phạt nghiêm trọng hơn so với các trƣờng hợp phạm tội quy định
20
tại khoản 1. Tuy nhiên, quy định về mức hình phạt đối với ngƣời phạm tội
làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng tại
Điều 5 Pháp lệnh thể hiện sự không nhất quán với quy định tại Điều 8 của
Pháp lệnh. Theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh phạm tội thuộc trƣờng hợp đặc
biệt nghiêm trọng thì hình phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, Pháp lệnh
chƣa phân định tội phạm và vi phạm pháp luật khác. Để xác định hành vi làm
hàng giả, buôn bán hàng giả là tội phạm hay vi phạm hành chính, các cơ quan
chức năng phải căn cứ vào Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định
về việc xử lý bằng biện pháp hành chính hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng
giả, kinh doanh trái phép. Theo quy định của Nghị định số 46/HĐBT thì:
Mọi hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái
phép thuộc loại vi phạm nhỏ chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự đều bị xử lý bằng biện pháp hành chính theo quy định của
Nghị định này. Vi phạm nhỏ là vi phạm trong trƣờng hợp giá trị
hàng phạm pháp dƣới hai vạn đồng, tính chất việc vi phạm không
nghiêm trọng, tác hại gây ra cho sản xuất, đời sống nhân dân, trật tự
và an toàn xã hội là không nhiều, ngƣời vi phạm không có tiền án,
tiền sự, khi bị phát hiện không có hành vi chống lại cán bộ, nhân
viên làm nhiệm vụ [23].
Nghị định cũng quy định: "hàng giả thuộc loại lƣơng thực, thực phẩm,
thuốc chữa bệnh thì bất cứ trƣờng hợp nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình
sự" [23], do tính chất nguy hiểm của loại hàng giả này là nghiêm trọng hơn so
với các loại hàng giả khác, cũng nhƣ tầm quan trọng của loại hàng hóa này
đối với Nhà nƣớc và xã hội.
Pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 đƣợc đánh giá là
pháp luật hình sự cách mạng, dân chủ, nhân đạo và nhân dân, thể hiện tính tự
thân phát triển, gắn bó với thực tiễn và đa dạng về loại hình nguồn. Với
những điều kiện khách quan không thuận lợi về hoàn cảnh chiến tranh ác liệt,
những khó khăn của nền kinh tế, sự cứng nhắc, giáo điều trong tƣ duy về pháp
21
luật XHCN, pháp luật hình sự giai đoạn 1945 - 1985 không thể tránh khỏi
những hạn chế nhất định nhƣ tình trạng chồng chéo, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính
thống nhất, việc áp dụng nguyên tắc tƣơng tự gây nên tình trạng không thống
nhất, tùy tiện của hoạt động áp dụng pháp luật. Trong giai đoạn này, nạn hàng
giả đã xuất hiện từ sau năm 1975, đã đƣợc kịp thời xử lý bằng biện pháp hình
sự với sự ra đời của Sắc luật số 03/SL, tiếp đó là Pháp lệnh số 07-
LCT/HĐNN7 với những đặc điểm, hạn chế của pháp luật hình sự giai đoạn
này. Thực tiễn đó cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật hình sự
thống nhất ở tầm bộ luật để quy định cụ thể về tội phạm và trách nhiệm hình
sự, trong đó cần giải quyết những bất cập trong quy định của pháp luật hình
sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
Sau khi Hiến pháp năm 1980 đƣợc ban hành, vào năm 1982, Hội đồng
nhà nƣớc Việt Nam đã quyết định "Kế hoạch năm năm xây dựng pháp luật
1982-1985" xác định phải ban hành nhiều bộ luật lớn, trong đó có BLHS.
BLHS năm 1985 đƣợc ban hành ngày 27/6/1985 là BLHS đầu tiên của nƣớc
ta và là nguồn cơ bản của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1985-1999, chấm
dứt tình trạng quy định các vấn đề tội phạm, hình phạt trong các văn bản pháp
luật đơn hành mà thống nhất vào một văn bản duy nhất là BLHS, loại trừ
hoàn toàn việc áp dụng nguyên tắc pháp luật tƣơng tự trong lĩnh vực hình sự
với việc quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định
trong BLHS.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 167, chƣơng
VII, BLHS năm 1985 là một trong các tội phạm về kinh tế với tên gọi "Tội
làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả" có nội dung:
Ngƣời nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng
hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời hai năm: Hàng giả là
22
lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nƣớc, tổ chức xã
hội; Hàng giả có số lƣợng lớn; thu lợi bất chính lớn; Tái phạm nguy
hiểm. Phạm tội trong trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù
từ mƣời năm đến hai mƣơi năm, tù chung thân hoặc tử hình [23].
Bộ luật hình sự năm 1985, đƣợc sửa đổi, bổ sung 4 lần, trong đó Điều
167 đƣợc sửa đổi bổ sung 2 lần. Năm 1992, trong lần sửa đổi bổ sung Điều
167 lần thứ hai, hình phạt đối với tội làm giả, buôn bán hàng giả đƣợc sửa đổi
theo hƣớng tăng hình phạt ở mức cao hơn và bổ sung thêm đối tƣợng hàng giả
mới là "Vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu" vào Điểm a, khoản 2.
Điều luật quy định:
Ngƣời nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt
tù từ một năm đến bảy năm. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng
hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mƣời lăm năm: Hàng giả
là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, vật liệu
xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu; Có tổ chức hoặc có tính chất
chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh
nghĩa cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội; Hàng giả có số lƣợng lớn;
thu lợi bất chính lớn; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội trong trƣờng
hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mƣời hai năm đến hai
mƣơi năm, tù chung thân hoặc tử hình [23].
Những sửa đổi, bổ sung trên đây xuất phát từ tình trạng gia tăng và
diễn biến ngày càng phức tạp của nạn hàng giả, cùng với sự gia tăng về tính
chất, mức độ nguy hiểm của hàng giả đối với xã hội và trật tự quản lý Nhà
nƣớc về kinh tế, thể hiện đƣờng lối xử lý nghiêm khắc của Nhà nƣớc đối với
tội phạm này.
Về đối tƣợng tác động của tội phạm: BLHS năm 1985 quy định tội
phạm và hình phạt đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả thuộc mọi lĩnh
vực trong cùng một điều luật. Trong đó hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là
23
lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, vật liệu xây dựng, phân
bón, thuốc trừ sâu đƣợc quy định là tình tiết định khung tăng nặng đƣợc quy
định tại khoản 2, Điều 167 BLHS năm 1985. Hàng giả là thức ăn dùng để
chăn nuôi, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật nói chung và giống vật nuôi cây
trồng là đối tƣợng của tội sản xuất buôn bán hàng giả, không phải là tình tiết
tăng nặng định khung do tại thời điểm ban hành BLHS năm 1985 tình trạng
sản xuất, buôn bán hàng giả đối với các mặt hàng này về tình trạng, tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao hơn so với các loại hàng giả khác.
Về hình phạt bổ sung: Hình phạt bổ sung đối với tội làm hàng giả, tội
sản xuất hàng giả đƣợc quy định trong BLHS năm 1985 cùng với các tội
thuộc nhóm tội về kinh tế. Theo đó, tùy trƣờng hợp ngƣời thực hiện hành vi
phạm tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền đến mƣời lần giá
trị hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính, có thể bị tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản, có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề
hoặc những công việc nhất định từ hai đến năm năm.
Việc xác định nhƣ thế nào là hàng giả, BLHS năm 1985 và pháp luật
tại thời điểm ban hành BLHS năm 1985 đã không quy định về vẫn đề này.
Đến năm 1991, sau gần 6 năm BLHS có hiệu lực định nghĩa hàng giả, các dấu
hiệu nhận biết hàng giả mới đƣợc quy định tại Nghị định 140/HĐBT ngày
25/4/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng về kiểm tra xử lý việc sản xuất, buôn bán
hàng giả và Thông tƣ liên bộ số 1254-TTLB ngày 08/11/1991 của Ủy ban
khoa học Nhà nƣớc, Bộ thƣơng mại và du lịch hƣớng dẫn thực hiện Nghị định
số 140/HĐBT. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 140/HĐBT:
Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá
đƣợc sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống nhƣ những sản
phẩm, hàng hoá đƣợc Nhà nƣớc cho phép sản xuất, nhập khẩu và
tiêu thụ trên thị trƣờng; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có
giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và
công dụng của nó [15].
24
Tại Điều 4 Nghị định 140/HĐBT quy định:
Sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu dƣới đây
đƣợc coi là hàng giả: Sản phẩm, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu)
có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản
xuất khác mà không đƣợc chủ nhãn đồng ý; Sản phẩm, hàng hoá
mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tƣơng tự có khả năng làm
cho ngƣời tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản
xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã đƣợc bảo hộ theo Điều ƣớc
quốc tế mà Việt Nam tham gia; Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn
không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn
đo lƣờng chất lƣợng; Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu
chuẩn Việt Nam khi chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận và dấu phù
hợp tiêu chuẩn Việt Nam; Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc
chƣa đăng ký chất lƣợng với cơ quan Tiêu chuẩn Đo lƣờng chất
lƣợng mà có mức chất lƣợng thấp hơn mức tối thiểu cho phép; Sản
phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản
chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó [15].
Với quy định này, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về phòng chống
hàng giả, định nghĩa hàng giả và các dấu hiệu để nhận biết hàng giả đƣợc quy
định. Theo đó, hàng giả gồm hai loại: hàng giả về hình thức và hàng giả về nội
dung. Hàng giả về hình thức là hàng sử dụng nhãn giả, bao bì mang nhãn giả
hoặc sử dụng nhãn của nhà sản xuất khác mà không đƣợc phép của nhà sản
xuất đó (bao gồm: nhãn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, dấu hiệu phù hợp tiêu
chuẩn chất lƣợng Việt Nam). Hàng giả về nội dung là hàng không có giá trị sử
dụng hoặc không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng
của nó, hoặc có mức chất lƣợng dƣới mức tối thiểu do Nhà nƣớc quy định.
Nghị định 140/HĐBT với việc đƣa ra định nghĩa hàng giả và các dấu hiệu
nhận biết hàng giả là một bƣớc tiến mới góp phần hoàn thiện pháp luật về
25
phòng, chống hàng giả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh chống tội
phạm về hàng giả, nguồn bổ sung của pháp luật hình sự về tội phạm hàng giả
và là căn cứ pháp lý cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định hàng giả.
Bên cạnh đó, BLHS năm 1985 và Nghị định số 140/HĐBT còn bộc lộ
một số hạn chế cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp: theo quy định tại Điều
167, BLHS năm 1985 khó có thể phân biệt hành vi sản xuất hàng giả là hành
vi phạm tội với hành vi sản xuất hàng giả là hành vi vi phạm pháp luật khác
do nhà làm luật chƣa định lƣợng hoặc định tính để xác định tính chất và mức
độ nguy hiểm của hành vi nhƣ thế nào thì bị coi là tội phạm và phải chịu trách
nhiệm hình sự. Mặc dù, Nghị định 140/HĐBT đã là nguồn bổ sung những
thiếu sót của Điều 167 BLHS năm 1985 về hàng giả lại tồn tại hạn chế là:
Việc quy định "mức chất lượng tối thiểu" giúp phân biệt hàng giả và hàng
kém chất lƣợng song trên thực tế đây là quy định không khả thi do hầu hết các
sản phẩm hàng hóa của nƣớc ta giai đoạn này chƣa có quy định về mức chất
lƣợng tối thiểu nên việc áp dụng pháp luật gặp không ít khó khăn.
Bộ luật hình sự năm 1985 đƣợc xây dựng trên nền tảng các quy định
của Hiến pháp năm 1980 - Bản Hiến pháp mang nặng tƣ duy của chế độ kế
hoạch hóa tập trung nên mặc dù là một bƣớc phát triển về chất so với pháp
luật hình sự giai đoạn trƣớc song trong bối cảnh đất nƣớc có những chuyển
biến mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là năm 1986
Đảng ta đã thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đổi mới toàn diện
đất nƣớc thì BLHS năm 1985, ngay từ lúc mới ban hành phải đối mặt với
nguy cơ lạc hậu, quy định về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả đƣợc quy
định tại Điều 167 với những phân tích trên đây đến cuối thập niên 90 đã
không còn phù hợp với tình hình tội phạm về hàng giả. Việc xây dựng một bộ
luật mới, trong đó tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả đƣợc hoàn thiện phù
hợp với tình hình mới là hết sức cần thiết.
1.3. NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
26
Hàng giả ngày nay không phải là vấn đề riêng của một quốc gia mà đã
trở thành hiện tƣợng phổ biến trên thế giới, cuộc đấu tranh chống hàng giả là
cuộc đấu tranh chung của các nƣớc trên thế giới, đƣợc quy định trong pháp
luật của mỗi nƣớc. Tuy nhiên, pháp luật của từng nƣớc về phòng, chống hàng
giả và việc xử lý hình sự đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có nhiều
điểm khác biệt xuất phát từ truyền thống lập pháp, bối cảnh và đặc điểm tình
hình về loại tội phạm này ở mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu so sánh các quy
định trong pháp luật một số nƣớc về tội sản xuất, buôn bán hàng giả không
chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu pháp luật hình sự mà còn là nguồn tài
liệu tham khảo phục vụ việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản
xuất, buôn bán hàng giả.
1.3.1. Tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong Bộ luật hình
sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Bộ luật hình sự nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa đƣợc Đại hội đại
biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Hoa thông qua ngày 01/7/1979 tại
kỳ họp thứ hai, khóa 5, Bộ luật có hiệu lực từ 01/01/1980. Sau gần 17 năm,
tháng 3/1997 tại kỳ họp thứ 5, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nƣớc
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, khóa 8 đã tiến hành sửa đổi toàn diện Bộ luật.
Từ năm 1997 đến năm 2005, Bộ luật tiếp tục đƣợc sửa đổi thêm năm lần cho
phù hợp với tình hình vi phạm của tội phạm.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định từ Điều 140 đến Điều
150, Tiết 1, Chƣơng III, BLHS Trung Hoa, là tội phạm thuộc nhóm các tội
phạm xâm phạm trật tự kinh tế thị trƣờng XHCN. Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả có nhiều loại khác nhau nhƣ: Điều 140.- Người sản xuất, người bán
hàng nào mà pha trộn, chế biến hàng giả, cho đưa đi tiêu thụ hàng giả như
hàng thật, bán hàng thứ phẩm với giá hàng chất lượng tốt hoặc cho đưa đi
tiêu thụ hàng không đủ tiêu chuẩn như hàng đủ tiêu chuẩn với số tiền bán
hàng từ 50 nghìn đến 200 nghìn nhân dân tệ, thì bị phạt... Điều 141.- Người
nào sản xuất hoặc bán thuốc giả với liều lượng đủ có thể gây nguy hại
27
nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, thì bị phạt... Điều 142.- Người nào sản
xuất, bán thuốc kém chất lượng gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con
người, thì bị phạt… Điều 143.- Người nào sản xuất, bán thực phẩm không đủ
tiêu chuẩn vệ sinh, đủ để gây ngộ độc thức ăn hoặc gây các bệnh nghiêm
trọng có nguyên nhân từ thực phẩm, thì bị phạt…. Điều144.- Người nào sản
xuất, bán thực phẩm bị pha trộn các nguyên liệu chứa độc tố hoặc có hại cho
sức khoẻ con người hoặc cố ý bán các sản phẩm đó, hại, thì bị phạt…. Điều
145.- Người nào sản xuất các thiết bị, dụng cụ y tế hoặc các nguyên liệu vệ
sinh dịch tễ không đúng với tiêu chuẩn Nhà nước về bảo vệ sức khoẻ con
người hoặc cố ý bán những thứ đó gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con
người, thì bị phạt… Điều 146.- Người nào sản xuất thiết bị điện, bình áp lực,
các sản phẩm dễ cháy, dễ nổ không đúng tiêu chuẩn nhà nước và tiêu chuẩn
thương mại về đảm bảo an toàn cho người và tài sản hoặc các sản phẩm khác
không đủ những tiêu chuẩn nói trên hoặc cố ý bán những sản phẩm đó gây
hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt... Điều 147.- Người nào sản xuất thuốc trừ
sâu, thuốc thú y, phân hoá học giả, hoặc cố ý bán thuốc trừ sâu, thuốc thú y,
phân hoá học, hạt giống giả hoặc đã hết hạn sử dụng, hoặc người sản xuất,
người bán hàng nào cho đưa ra thị trường thuốc trừ sâu, thuốc thú y, phân hoá
học hoặc hạt giống giả để bán như hàng thật gây thiệt hại lớn cho sản xuất, thì
bị phạt.. Điều 148.- Người nào sản xuât mỹ phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh
hoặc cố ý bán mỹ phẩm đó gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt...
Qua nội dung, kết cấu của quy định về tội sản xuất, bán hàng giả, hàng
kém chất lƣợng trong BLHS Trung Hoa, đối chiếu với quy định của BLHS
Việt Nam về các tội liên quan đến hàng giả có một số nét tƣơng đồng, đồng
thời cũng có những điểm khác biệt, cụ thể: để phân loại tội phạm sản xuất buôn
bán hàng giả thành các tội khác nhau trên cơ sở xác định tính chất, mức độ của
hành vi phạm tội, từ đó áp dụng mức độ hình phạt là khác nhau giữa các tội.
Trong đó, có điều luật quy định về tội sản xuất buôn bán hàng giả nói chung.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam và BLHS Trung Hoa
đều là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và cùng chung
28
khách thể bảo vệ đó là trật tự quản lý kinh tế của nhà nƣớc, tính mạng, sức
khỏe, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và các nhà đầu tƣ tuân thủ pháp luật.
Những điểm khác nhau trong BLHS Việt Nam và BLHS nƣớc Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa thể hiện ở chỗ, BLHS Trung Hoa không đặt tên cho
điều luật cụ thể mà việc phân biệt tội phạm này với tội phạm khác, nội dung
của điều luật này, với nội dung của điều luật khác căn cứ vào nội dung cụ thể
của điều luật. Pháp luật Việt Nam xác định hàng kém chất lƣợng là một loại
hàng giả, thì BLHS Trung Hoa lại phân biệt hàng giả với hàng kém chất
lƣợng. Tuy nhiên, hành vi phạm tội sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng
kém chất lƣợng là nhƣ nhau; BLHS Trung Hoa quy định riêng về tội sản xuất
buôn bán hàng giả là mỹ phẩm, thiết bị điện, bình áp lực, các sản phẩm dễ
cháy, dễ nổ không đúng tiêu chuẩn nhà nƣớc và tiêu chuẩn thƣơng mại về
đảm bảo an toàn cho ngƣời và tài sản hoặc các sản phẩm khác không đủ
những tiêu chuẩn trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội đối với các loại hàng giả này là khác nhau. Trong BLHS Việt Nam,
các loại hàng giả này là đối tƣợng của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo
quy định tại Điều 156 BLHS. Khác với BLHS Việt Nam, chỉ coi thể nhân là
chủ thể của tội phạm và xử lý tổ chức có liên quan đến sự việc phạm tội trên
cơ sở cá thể hóa trách nhiệm hình sự, thì theo BLHS Trung Hoa tổ chức cũng
là chủ thể của tội phạm và quy định về việc áp dụng hình phạt tiền đối với tổ
chức phạm tội. Đây là một quy định khá tiến bộ bởi: mặc dù tổ chức do con
ngƣời thành lập, song qua quá trình hoạt động tổ chức, đặc biệt là các doanh
nghiệp dần dần độc lập, tách ra khỏi những con ngƣời đã tạo ra nó, có tài sản,
và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, việc quy định tổ chức là chủ
thể của tội phạm có ý nghĩa lớn trong việc phòng chống tội phạm, bởi trong tổ
chức không phải ai cũng có xu hƣớng phạm tội và để bảo vệ tổ chức của mình
nhƣ bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình, thành viên của tổ chức sẽ có ý
thức trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
29
1.3.2. Tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong Bộ luật hình
sự Liên bang Nga
Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 đƣợc Đuma quốc gia (tức
Hạ viện Nga) thông qua ngày ngày 24 tháng 5 năm 1996, đƣợc Hội đồng Liên
bang Nga (tức Thƣợng viện Nga) phê chuẩn ngày 5 tháng 6 năm 1996, đã
đƣợc sửa đổi bổ sung hai lần vào năm 2003 và năm 2004 gồm 34 chƣơng, 360
điều. Trong có 32 điều tƣơng ứng với 32 tội thuộc nhóm tội phạm trong lĩnh
vực hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, khác với BLHS Việt Nam và BLHS Trung Hoa, BLHS
Liên bang Nga không quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Song điều
đó không có nghĩa là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không bị xử lý theo
BLHS Liên bang Nga. Căn cứ các yếu tố cấu thành của tội phạm, hành vi sản
xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý theo Điều 197 BLHS Liên bang Nga
quy định về Tội lừa dối ngƣời tiêu dùng. Nội dung điều luật quy định:
Cân, đo, tính gian, gây nhầm lẫn về chất lƣợng, công năng
sử dụng của hàng hoá (dịch vụ) hoặc có hành vi khác lừa dối ngƣời
tiêu dùng trong các tổ chức bán hàng hay cung ứng dịch vụ cho
nhân dân, cũng nhƣ do công dân đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực
thƣơng nghiệp dịch vụ thực hiện với số lƣợng đáng kể. Lừa dối
ngƣời tiêu dùng đƣợc coi là với số lƣợng đáng kể nếu thiệt hại gây
cho ngƣời tiêu dùng vƣợt quá 1/10 mức thu nhập tối thiểu; với số
lƣợng lớn đƣợc hiểu là thiệt hại gây cho ngƣời tiêu dùng không
dƣới mức thu nhập tối thiểu [43].
Tội lừa dối khách hàng theo quy định của Điều 197 BLHS Liên bang
Nga có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều hành vi nhƣ cân, đo, tính gian, gây
nhầm lẫn về chất lƣợng, công năng sử dụng của hàng hoá (dịch vụ) hoặc hành
vi khác lừa dối ngƣời tiêu dùng. Trong đó, hành vi gây nhầm lẫn về chất
lƣợng, công năng sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là hành vi sản xuất, buôn bán
30
hàng giả theo quy định tại Điều 156 BLHS. Mục đích thực hiện hành vi phạm
tội là lừa dối ngƣời tiêu dùng.
Khác với quy định tại Điều 156 BLHS Việt Nam, đối tƣợng tác động của
tội lừa dối khách hàng không chỉ có hàng hóa mà còn bao gồm cả dịch vụ. Tuy
nhiên, hàng hóa, dịch vụ giả theo quy định của điều luật là giả về chất lƣợng và
công năng sử dụng (giả về nội dung). Hàng hóa, dịch vụ giả về hình thức tên gọi
xuất xứ, nhãn hiệu lại là đối tƣợng tác động của Tội sử dụng bất hợp pháp nhãn
hiệu hàng hóa theo quy định tại Điều 180 BLHS Liên bang Nga.
Luật hình sự Liên bang Nga không quy định đƣờng lối xử lý hình sự
riêng đối với hành vi sản xuất, buôn bán các loại hàng giả là lƣơng thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn dùng trong chăn nuôi,
phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi.
Về hình phạt, đối với tội phạm này Luật hình sự Liên bang Nga quy
định 6 loại hình phạt khác nhau bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ
sung. Điều đáng chú ý là, đối với khung cơ bản, hình phạt đƣợc áp dụng có
thể là phạt tiền, lao động bắt buộc hoặc lao động cải tạo mà không áp dụng
hình phạt tù. Ở khung tăng nặng hình phạt tù là đến 2 năm kèm theo tƣớc
quyền đảm nhiệm chức vụ hoặc làm nghề nhất định đến 3 năm. Hình phạt tiền
đƣợc tính theo cấp số nhân căn cứ vào mức thu nhập tối thiểu hay mức lƣơng
hay khoản thu nhập khác của ngƣời bị kết án trong thời gian nhất định. Hình
phạt tù đƣợc áp dụng ở khung tăng nặng kèm theo hình phạt bổ sung là 2
năm, so với quy định của Điều 156 BLHS Việt Nam là thấp hơn rất nhiều.
Về kỹ thuật lập pháp, bên cạnh việc quy định về tội phạm và hình
phạt, BLHS Liên bang Nga còn trực tiếp giải thích từ ngữ đƣợc sử dụng trong
điều luật ở phần ghi chú cuối điều luật.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng 1, tác giả luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận của
tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả giúp chúng ta nắm rõ những vấn đề
31
cơ bản, đặc trƣng của tội danh này; đƣa ra khái niệm về tội sản xuất hàng giả,
buôn bán hàng giả; làm rõ các đặc điểm của tội sản xuất buôn bán hàng giả
đƣợc quy định tại Điều 156 BLHS.
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển quy định về tội sản xuất
hàng giả, buôn bán hàng giả trong pháp luật hình sự Việt Nam, phân tích
những điểm tiến bộ, những hạn chế của pháp luật hình sự qua các thời kỳ, qua
đó có thể đánh giá những điểm đã đạt đƣợc và những mặt hạn chế của tội sản
xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong lịch sử lập pháp về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả.
Nghiên cứu về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong pháp
luật hình sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và luật hình sự Liên bang
Nga, tác giả luận văn nhận thấy, quy định về tội sản xuất hàng giả, buôn bán
hàng giả trong pháp luật Việt Nam về cơ bản có điểm tƣơng đồng với pháp
luật những nƣớc này về kỹ thuật lập pháp và các dấu hiệu của tội phạm, bên
cạnh đó cũng có những điểm khác biệt nhất định. Đáng chú ý là quy định về
tội phạm này trong BLHS Liên bang Nga. Cùng với việc quy định về hành vi
phạm tội. BLHS Liên bang Nga nhấn mạnh đến cách thức thực hiện hành vi
phạm tội đó là việc sử dụng thủ đoạn gian dối của ngƣời phạm tội để phân
biệt tội phạm này với các loại tội phạm khác, trong khi đó BLHS nƣớc ta lại
nhấn mạnh về đối tƣợng tác động của tội phạm đó là hàng giả. BLHS Liên
bang Nga quy định phong phú về loại hình phạt và linh hoạt trong việc áp
dụng hình phạt, các hình phạt đƣợc áp dụng cũng rất thiết thực và có hiệu quả
cao về giáo dục, răn đe; các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong điều luật đƣợc giải
thích trực tiếp tại điều luật.
32
Chương 2
DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ,
BUÔN BÁN HÀNG GIẢ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ VÀ ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ HÌNH SỰ ĐỐI
VỚI CÁC TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ THEO ĐIỀU 156
BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
2.1.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất hàng giả, buôn bán
hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự hiện hành
Tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 156,
BLHS 1999 nhƣ sau:
1. Ngƣời nào sản xuất, buôn bán hàng giả tƣơng đƣơng với
số lƣợng của hàng thật có giá trị từ ba mƣơi triệu đồng đến dƣới
một trăm năm mƣơi triệu đồng hoặc dƣới ba mƣơi triệu đồng nhƣng
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155,
157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một
trong các tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mƣời năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
33
e) Hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá
trị từ một trăm năm mƣơi triệu đồng đến dƣới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mƣời lăm năm:
a) Hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá
trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mƣơi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm [25].
Căn cứ vào cách diễn đạt của điều luật này có thể thấy những dấu hiệu
pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 156 BLHS
nhƣ sau:
Thứ nhất, điều 156 BLHS có 4 khoản: khoản 1 là cấu thành tội phạm
cơ bản của tội sản xuất, buôn bán hàng giả; khoản 2 là cấu thành tội phạm
tăng nặng; khoản 3 là cấu thành tội phạm đặc biệt tăng nặng và khoản 4 là
hình phạt bổ sung đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Thứ hai, do đƣợc đặt tại chƣơng các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế nên khách thể loại của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và sự xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế của nhà nƣớc. Đó là chế độ quản lý, điều hành toàn bộ nền
kinh tế của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhà nƣớc, tổ chức và của công dân đƣợc pháp luật quy định. Để điều hành sự
phát triển kinh tế của đất nƣớc, Nhà nƣớc xây dựng và đƣa vào thực hiện trật
34
tự quản lý kinh tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ sản xuất, chế
bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp,
pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra các loại
sản phẩm hàng hóa đến chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển,
bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đƣa các sản
phẩm hàng hóa vào lƣu thông, tiêu dùng nhằm phục vụ hoạt động của đất
nƣớc và bảo đảm đời sống của nhân dân. Những hành vi xâm phạm vào trật tự
quản lý của Nhà nƣớc đều phải bị xử lý theo quy định, tùy theo mức độ vi
phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự tùy
thuộc vào hậu quả gây nên cho nhà nƣớc và xã hội.
Khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả cũng là quan
hệ trật tự quản lý kinh tế đất nƣớc, nhƣng thể hiện trong từng lĩnh vực cụ thể,
phụ thuộc vào đối tƣợng tác động của tội phạm này là hàng giả thuộc loại gì.
Ví dụ, hàng giả là xi măng mang nhãn hiệu Bỉm Sơn hoặc Hoàng Thạch.
Trong vụ án này, khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là xi
măng xâm phạm vào quy định của Nhà nƣớc về sản xuất vật liệu xây dựng
đƣợc thể hiện trong Quyết định số 914/QĐ-BXD ngày 26/09/2013 của Bộ
Xây dựng chỉ định Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng là tổ chức thực hiện
thử nghiệm/chứng nhận chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng tại
Phụ lục danh mục kèm theo, phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
QCVN 16:2011/BXD. Hoặc hàng giả là xăng dầu thì trong vụ án cụ thể này,
khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả xăng dầu là sự xâm
phạm vào quy định của nhà nƣớc về chất lƣợng và kinh doanh xăng dầu đƣợc
thể hiện trong Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của
Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; Thông tƣ số 12/2010/TT-
BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học Công nghệ hƣớng dẫn về quản lý
chất lƣợng, đo lƣờng trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng… Do vậy, để xác
định khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả cần dựa vào đối
tƣợng tác động của tội phạm cụ thể, trực tiếp là hàng giả thuộc loại nào trên
cơ sở hàng giả là hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử
35
dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của
hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công
dụng đã công bố hoặc đăng ký; hoặc hàng giả có nhãn hàng hóa, bao bì hàng
hóa giả mạo tên thƣơng nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác; giả mạo tên
thƣơng mại hoặc tên thƣơng phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lƣu
hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thƣơng nhân khác nhƣ đã
nêu tại chƣơng 1 luận văn này.
Thứ ba, hành vi khách quan của tội sản xuất hàng giả thể hiện ở chỗ,
nhƣ đã nêu ở phần trên, sản xuất hàng giả là thực hiện một, một số hoặc tất cả
các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến,
chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và
hoạt động khác làm ra hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá
trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi
của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng,
công dụng đã công bố hoặc đăng ký; hoặc hàng hóa có hàm lƣợng định lƣợng
chất chính hoặc trong các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác
chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ
thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
Tƣơng tự nhƣ thế, hành vi khách quan của tội buôn bán hàng giả thể
hiện ở chỗ, buôn bán hàng giả là đƣa hàng hóa không có giá trị sử dụng, công
dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự
nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá
trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; hoặc hàng hóa có hàm lƣợng
định lƣợng chất chính hoặc trong các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật
cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc
quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì
hàng hóa vào chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn,
bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác liên quan đến hoạt động kinh
doanh hàng hóa này.
36
Biểu hiện của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc biểu hiện ra
ngoài thế giới khách quan qua hành động, hành vi phạm tội có thể bao gồm tất
cả hoặc chỉ là một trong các hành động đƣợc xác định ở mỗi tội và phải thuộc
một trong các trƣờng hợp đƣợc quy định tại Điều 156 BLHS (các trƣờng hợp
phạm tội cụ thể) cùng với các dấu hiệu khác của tội phạm. Nếu hành vi sản
xuất, buôn bán hàng giả không thuộc một trong các trƣờng hợp phạm tội đƣợc
quy định tại điều luật này thì hành vi vi phạm đó không phải là hành vi phạm
tội, đó có thể là hành vi vi phạm hành chính.
Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở hậu quả nguy hiểm cho
xã hội mà tội phạm gây ra, đó là hậu quả của hành vi khách quan gây ra thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội nhất định đƣợc luật hình
sự bảo vệ. Chúng ta có thể nhận biết những thiệt hại đó qua sự biến đổi tình
trạng bình thƣờng của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của
tội phạm, mà trực tiếp là sự biến đổi của đối tƣợng tác động của tội phạm.
Việc xác định hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả có ý
nghĩa quyết định trong việc định tội danh đối với các tội có cấu thành vật
chất; đối với các tội phạm có cấu thành hình thức nó có ý nghĩa quan trọng
trong quyết định hình phạt.
Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho xã hội về nhiều mặt nhƣ tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, chính trị, văn hóa, xã hội,... mà trực tiếp là quyền lợi của
các tổ chức, cá nhân kinh doanh và ngƣời tiêu dùng. Trong những trƣờng hợp
cụ thể mà điều luật quy định, hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
có thể là dấu hiệu bắt buộc trong định tội hoặc định khung hình phạt. Điều đó
cũng có nghĩa là tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong trƣờng hợp cụ thể đƣợc
luật hình sự quy định có thể là tội phạm có cấu thành vật chất hoặc là tội
phạm có cấu thành hình thức.
Quan hệ giữa hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và hậu quả nguy
hiểm mà nó gây ra cho xã hội là quan hệ nhân - quả theo phép biện chứng duy
37
vật. Trong mối quan hệ đó, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả luôn xảy ra
trƣớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà nó gây ra và độc lập hoặc trong mối
liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tƣợng khác chứa đựng khả năng
thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Còn hậu quả nguy hiểm
cho xã hội là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của
hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Để thực hiện hành vi phạm tội, ngƣời phạm tội sử dụng thủ đoạn gian
dối vì mục đích vụ lợi. Ngƣời sản xuất, buôn bán hàng giả dùng thủ đoạn gian
dối để giả mạo về sản phẩm, khiến ngƣời tiêu dùng bất cẩn mà mua phải hàng
giả, đồng thời nhằm mục đích che mắt các cơ quan quản lý nhà nƣớc để thu
lợi bất chính.
Những biểu hiện khác của mặt khách quan nhƣ công cụ, phƣơng tiện,
phƣơng pháp, địa điểm, thời gian và hoàn cảnh phạm tội không phải là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả song việc chứng
minh các biểu hiện khác của mặt khách quan có ý nghĩa quan trọng trong việc
quyết định hình phạt.
Thứ tư, không phải bất kỳ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nào
cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà phải thỏa mãn những điều
kiện nhất định. Theo Điều 156 BLHS, hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của
hàng thật có giá trị từ ba mƣơi triệu đồng đến dƣới một trăm năm mƣơi triệu
đồng hoặc dƣới ba mƣơi triệu đồng nhƣng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã
bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các
điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về
một trong các tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo Điều luật này. Có nghĩa, để truy cứu trách
nhiệm hình sự thì mặt khách quan của tội phạm này phải thỏa mãn một trong
những tình tiết dƣới đây:
- Hàng giả là hàng không có giá trị. Nhƣng để xác định giá trị hàng giả
thì phải so sánh với giá trị hàng thật. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều
38
156 BLHS đối với ngƣời có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì giá trị hàng
giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ ba mƣơi triệu đồng trở
lên. Nếu giá trị hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới
ba mƣơi triệu đồng thì phải thêm những tình tiết khác thì mới truy cứu trách
nhiệm hình sự. Việc quy định giá trị hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của
hàng thật có giá trị từ ba mƣơi triệu đồng trở lên là thể hiện tính chất mức độ
nguy hiểm của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với hoạt động quản lý
điều hành của nhà nƣớc về kinh tế, với ngƣời tiêu dùng và nhà sản xuất.
Ví dụ, vụ án Nguyễn Văn Kiên, trú tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn,
thành phố Hồ Chí Minh bị TAND huyện Hóc Môn xét xử về tội sản xuất hàng
giả theo quy định tại khoản 1, Điều 156, BLHS thuộc trƣờng hợp phạm tội này.
Theo kết quả điều tra từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hóc Môn, từ
tháng 9/2012 Nguyễn Văn Kiên bắt đầu sản xuất hàng giả thƣơng hiệu Kềm
Nghĩa. Ngày 14/09/2012, Kiên bị bắt khi đang vận chuyển hàng giả đi tiêu thụ.
Theo đó, cơ quan điều tra đã tịch thu 500 cây kìm giả mác D-01, D-501, D-401
của sản phẩm Kềm Nghĩa với tổng giá trị 40 triệu đồng. Kiên khai nhận đã thu
mua kìm cũ và nguyên liệu tại nhiều cửa hàng, tiệm làm tóc để sản xuất hàng
giả và tiêu thụ trên địa bàn huyện Hóc Môn và quận Tân Bình. Nguyễn Văn
Kiên bị TAND huyện Hóc Môn tuyên phạt 18 tháng tù giam.[8].
- Trong trƣờng hợp hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật
có giá trị dƣới ba mƣơi triệu đồng, thuộc trƣờng hợp gây hậu quả nghiêm
trọng. Đây là trƣờng hợp phạm tội có cấu thành vật chất, dấu hiệu hậu quả là
dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nhƣ thế nào là hậu
quả nguy hiểm thì BLHS không quy định, cho đến nay cũng chƣa có văn bản
quy phạm pháp luật nào giải thích về tình tiết "gây hậu quả nguy hiểm" đƣợc
quy định tại Khoản 1 Điều 156 BLHS gây khó khăn trong việc áp dụng pháp
luật. Trong khi đó, tình tiết "gây hậu quả nguy hiểm" ở một số tội phạm đã
đƣợc hƣớng dẫn cụ thể nhƣ các tội xâm phạm sở hữu (Thông tƣ liên tịch số
02/2001/TTLT-TAND-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001); tội vi phạm
39
quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, tội gây rối trật tự
công cộng (Nghị quyết só 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng
thẩm phán TAND tối cao); các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế
toán và chứng khoán (Thông tƣ liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-
TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013 của Bộ Tƣ pháp - Bộ Công an -
TAND tối cao - VKSND tối cao - Bộ Tài chính).
Có ý kiến cho rằng, có thể vận dụng tình tiết "gây hậu quả nguy hiểm"
đối với các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán
tại Thông tƣ liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-
BTC để áp dụng trong trƣờng hợp này do các tội này cùng trong nhóm tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Song, theo tác giả luận văn việc áp dụng
tƣơng tự sẽ là tùy tiện. Hơn nữa, tình tiết "gây hậu quả nguy hiểm" tại Thông tƣ
liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC đƣợc hƣớng
dẫn đến từng tội danh cụ thể mà hậu quả nguy hiểm ở mỗi tội danh là khác
nhau và có sự cách biệt khá lớn không thể vận dụng để áp dụng. Ví dụ nhƣ tội
in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nƣớc (Điều 164a BLHS): "gây hậu quả nghiêm trọng là trƣờng hợp gây thiệt
hại cho ngân sách nhà nƣớc có tri ̣giá từ 100 triệu đồng trở lên". Tội cố ý công
bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều
181a BLHS): Gây hậu quả nghiêm trọng là trƣờng hợp gây thiệt hại về vật
chất cho nhà đầu tƣ với số tiền từ 01 tỷ đồng đến dƣới 03 tỷ đồng; Tội thao
túng giá chứng khoán (Điều 181c BLHS): "Gây hậu quả nghiêm trọng quy
định tại khoản 1 Điều 181c của BLHS là trƣờng hợp gây thiệt hại vật chất cho
nhà đầu tƣ với số tiền từ 01 tỷ đồng đến dƣới 03 tỷ đồng".
Tuy nhiên, theo tác giả luận văn, gây hậu quả nghiêm trọng trong
trƣờng hợp hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới
ba mƣơi triệu đồng là có thể gây chết ngƣời, gây thƣơng tích hoặc gây thiệt
hại đến tài sản của công dân. Ví dụ, anh Nguyễn Văn A đƣa xe ô tô nhãn hiệu
Honda vào xƣởng sửa chữa ô tô để chữa phanh. Chủ cửa hàng đã thay phanh
40
ô tô cho anh A là hàng giả với giá 10 triệu đồng. Khi đƣa xe trên đƣờng về
nhà, anh A đã gây tai nạn làm chết ngƣời. Kết luận giám định nguyên nhân
gây tai nạn là do phanh xe ô tô bị vỡ và chiếc phanh thay tại xƣởng sửa chữa
ô tô là hàng giả. Trong trƣờng hợp này, ngƣời chủ xƣởng sửa chữa ô tô đã
thay phanh cho anh A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng
giả là hệ thống phanh xe ô tô nhãn hiệu Honda.
- Trong trƣờng hợp hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật
có giá trị dƣới ba mƣơi triệu đồng nhƣng đã bị xử phạt hành chính về hành vi
sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc đã bị xử phạt hành chính tại một trong các
điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của BLHS.
Tình tiết đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng
giả đƣợc hiểu là trƣớc khi thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mà
hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới ba mƣơi triệu
đồng, ngƣời phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán
hàng giả, hoặc đã bị xử phạt hành chính tại một trong các điều 153 (Tội buôn
lậu), 154 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 155 (Tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm), 157 (Tội sản xuất, buôn
bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh),
158 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón,
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), 159 (Tội kinh
doanh trái phép) và 161 (Tội trốn thuế) của BLHS mà chƣa đƣợc coi là chƣa
bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Giải thích rõ hơn quy định này, tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP
ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về hƣớng dẫn áp
dụng một số quy định của BLHS có nêu:
Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết "đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" nhƣng chƣa có
hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt nhƣ sau:
41
+ Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì "đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" là trƣớc đó một
ngƣời đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi đƣợc
liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhƣng chƣa hết
thời hạn để đƣợc coi là chƣa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại
thực hiện một trong những hành vi đƣợc liệt kê trong tội đó. Ví dụ:
A đã bị xử phạt hành chính về hành vi đặt chƣớng ngại vật trên
đƣờng sắt để cản trở giao thông đƣờng sắt, chƣa hết thời hạn để
đƣợc coi là chƣa bị xử phạt hành chính, A lại thực hiện một trong
các hành vi (đặt chƣớng ngại vật trên đƣờng sắt; làm xê dịch ray, tà
vẹt; khoan, đào, xẻ trái phép nền đƣờng sắt, mở đƣờng trái phép qua
đƣờng sắt…) quy định tại Điều 209 của BLHS để cản trở giao
thông đƣờng sắt.
+ Đối với điều luật quy định nhiều tội khác nhau (tội ghép)
thì "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" là
trƣớc đó một ngƣời đã bị xử phạt hành chính về một trong những
hành vi đƣợc liệt kê trong một tội tại điều luật đó bằng một trong
các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính, nhƣng chƣa hết thời hạn để đƣợc coi là chƣa bị xử phạt
vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi đƣợc
liệt kê trong tội đó (không bao gồm các hành vi đƣợc liệt kê trong
tội khác cũng tại điều luật đó). Ví dụ: Điều 164 của BLHS quy định
tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả. Trƣờng hợp B
đã bị xử phạt hành chính về hành vi làm tem giả, chƣa hết thời hạn
để đƣợc coi là chƣa bị xử phạt hành chính, B lại làm vé giả thì bị
coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm";
nếu B chỉ buôn bán tem, vé giả thì không coi là "đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm [14].
42
Nhƣ vậy, một ngƣời có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mà giá trị
hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới ba mƣơi triệu
đồng, vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi trƣớc đây là bị xử phạt hành
chính đối với hành vi, hoặc là sản xuất hàng giả, hoặc là buôn bán hàng giả
hoặc đã bị xử phạt hành chính tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158,
159 và 161 của BLHS mà chƣa hết thời hạn đƣợc coi là chƣa bị xử phạt hành
chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 7 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong
thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử
phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì đƣợc coi là chƣa
bị xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong
quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ
ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý
hành chính mà không tái phạm thì đƣợc coi là chƣa bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính [32].
Đối chiếu các quy định này với Điều 156 BLHS chúng ta có thể thấy:
Thời điểm vi phạm là thời điểm ngƣời phạm tội thực hiện hành vi sản xuất
hàng giả hoặc buôn bán hàng giả và thời điểm đó phải trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm,
kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày
hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính phải là một trong các hành vi
đƣợc quy định tại các điều liệt kê gồm: Hành vi sản xuất hàng giả; Hành vi
buôn bán hàng giả; Hành vi buôn lậu; Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới; Hành vi sản xuất hàng cấm; Hành vi tàng trữ hàng cấm; Hành vi
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOTĐề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOTLuận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, HOTLuận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, HOT
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOTĐề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 

Similar to Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT

Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT (20)

pháp luật về phòng chống hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm
pháp luật về phòng chống hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩmpháp luật về phòng chống hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm
pháp luật về phòng chống hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đLuận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đ
 
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấmĐề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
 
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuýLuận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
 
Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại tại Hải Phòng, 9đ
Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại tại Hải Phòng, 9đPháp luật về phòng, chống gian lận thương mại tại Hải Phòng, 9đ
Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại tại Hải Phòng, 9đ
 
Bài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quyền công tố trong điều tra mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Quyền công tố trong điều tra mua bán trái phép chất ma túyLuận văn: Quyền công tố trong điều tra mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Quyền công tố trong điều tra mua bán trái phép chất ma túy
 
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mạiLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.docXử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAYLuận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAY
 
Trách nhiệm của pháp nhân đối với các tội phạm về chức vụ, HOT
Trách nhiệm của pháp nhân đối với các tội phạm về chức vụ, HOTTrách nhiệm của pháp nhân đối với các tội phạm về chức vụ, HOT
Trách nhiệm của pháp nhân đối với các tội phạm về chức vụ, HOT
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, 9đLuận văn: Biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 

Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT

  • 1. 1 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt NGUYÔN THÞ Tè UY£N TéI S¶N XUÊT, BU¤N B¸N HµNG GI¶ THEO §IÒU 156 Bé LUËT H×NH Sù N¡M 1999 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi – 2014
  • 2. 2 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt NGUYÔN THÞ Tè UY£N TéI S¶N XUÊT, BU¤N B¸N HµNG GI¶ THEO §IÒU 156 Bé LUËT H×NH Sù N¡M 1999 Chuyªn ngµnh : LuËt h×nh sù M· sè : 60 38 40 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS. §ç Ngäc Quang Hµ néi - 2014
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Tố Uyên MỞ ĐẦU
  • 4. 4 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của hàng giả trên thị trƣờng đã trở thành hiện tƣợng phổ biến và mang tính toàn cầu. Sản xuất và buôn bán hàng giả là vấn nạn của xã hội. Đối với sản xuất và tiêu dùng nội địa, hàng giả ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi và quyết tâm của các doanh nghiệp chân chính muốn phát triển bằng con đƣờng cạnh tranh lành mạnh, ảnh hƣởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân và gây hoang mang trong dƣ luận xã hội. Đối với quan hệ kinh tế - quốc tế, nạn hàng giả làm giảm sự hấp dẫn trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, ảnh hƣởng đến tiến trình thực hiện các chế định kinh tế quốc tế mà điển hình nhất là các quy định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Theo báo cáo từ tổ chức Hải quan thế giới, cứ 10 sản phẩm lại có 1 sản phẩm bị làm giả. Hòa chung với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua kinh tế nƣớc ta có những bƣớc phát triển đáng kể, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. Bên cạnh đó, có một số vấn đề đáng quan ngại, trong đó dƣ luận bức xúc trƣớc tình trạng hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trƣờng. Hàng giả phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và linh động về giá cả có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trƣờng từ các phiên chợ ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn đến các chợ, các siêu thị ở các đô thị lớn. Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả cũng có chiều hƣớng gia tăng về số lƣợng, loại hàng hóa và có diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt trong điều kiện nƣớc ta có chung đƣờng biên giới với Trung Quốc , "một phân xƣởng sản xuất của thế giới" và cũng là một trung tâm sản xuất, phát luồng hàng giả. Đấu tranh phòng, chống nạn hàng giả là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó xử lý hình sự là một biện pháp hữu hiệu, nghiêm khắc nhất để bảo vệ trật tự quản lý kinh tế, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và các nhà sản xuất, phân phối chân chính. Xử lý hình sự đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của Điều 156 Bộ luật hình
  • 5. 5 sự (BLHS) là một trong những nội dung quan trọng về phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Trong cuộc đấu tranh đó, pháp luật hình sự cùng với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả các cơ quan bảo vệ pháp luật đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp, xử lý nghiêm những trƣờng hợp phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả và đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, quá trình áp dụng pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả còn phát sinh một số hạn chế bất cập: quy định của pháp luật có điểm chƣa phù hợp với thực tiễn cuộc đấu tranh phòng chống hàng giả, thiếu tính thống nhất, đồng bộ trong thi hành và áp dụng pháp luật; chƣa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; biện pháp áp dụng của pháp luật chƣa triệt để, nghiêm minh. Những hạn chế, bất cập ấy, đã ảnh hƣởng đến kết quả thi hành pháp luật đối với tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả. Số vụ sản xuất buôn bán hàng giả đƣợc phát hiện trong những năm trở lại đây lên đến con số hàng nghìn, song số vụ đƣợc khởi tố, truy tố và đƣa ra xét xử là rất ít: Trong 05 năm (từ năm 2009 - đến năm 2013) ngành Tòa án đã xét xử sở thẩm 67 vụ, 94 bị can, trung bình mỗi năm xét xử 13,4 vụ, 18,8 bị can về tội sản xuất, buôn bán hàng giả - một con số rất ít ỏi so với tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn của tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156, BLHS năm 1999 để giúp nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là một nhu cầu thực tế và thiết thực. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong lĩnh vực nghiên cứu, ở mức độ khái quát tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả đƣợc đề cập trong nhiều cuốn Bình luận khoa học BLHS năm 1999 nhƣ: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm), của tập thể tác giả TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS,Ths. Phạm Thanh Bình, Ths. Nguyễn Đức Mai, Ths. Nguyễn Sỹ Đại, Ths. Nguyễn Mai
  • 6. 6 Bộ, Nxb Công an nhân dân, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm, tập VI, do Ths. Đinh Văn Quế chủ biên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, do TS. Trần Minh Hƣởng chủ biên, Nxb Lao động, 2009; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 2, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2012. Ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu, tác giả Mai Thị Lan đã nghiên cứu về tội phạm này trong Luận văn thạc sỹ với đề tài "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam", năm 2008 tại Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Mặc dù, tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả đã đƣợc nghiên cứu cả ở góc độ lý luận và thực tiễn tuy nhiên về thời điểm nghiên cứu, các công trình nghiên cứu trên đây, đặc biệt là nghiên cứu của Thạc sỹ Mai Thị Lan đã đƣợc thực hiện từ năm 2008, với bối cảnh và trực trạng áp dụng pháp luật đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả năm 2008 và những năm trƣớc đó đến nay đã có nhiều thay đổi. Nạn hàng giả vẫn tiếp diễn, gia tăng, diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội sản xuất buôn bán hàng giả vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự pháp luật, cần đƣợc nghiên cứu cụ thể, đầy đủ và toàn diện, phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và đấu tranh chống tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả ở nƣớc ta hiện nay. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về tội phạm này sẽ đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống hàng giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, các vấn đề khác có liên quan, kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả. Trên cơ sở đó có thể để xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Điều 156 BLHS và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này.
  • 7. 7 * Nhiệm vụ: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả, trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan và với pháp luật hình sự của một số nƣớc. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy định này từ đó tìm ra những mặt đạt đƣợc và những hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện quy định về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam và nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm về hàng giả. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển các quy định về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt nam từ trƣớc đến nay, các vấn đề liên quan đến việc định tội danh, trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156, BLHS năm 1999 cả ở góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong phạm vi cả nƣớc, giai đoạn 2009-2013. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tử tƣởng Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng lãnh đạo, chỉ đạo cũng nhƣ chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả nói riêng. Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, trao đổi với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và khảo sát thực tiễn. 6. Ý nghĩa của luận văn
  • 8. 8 - Đề tài là công trình chuyên khảo có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam. - Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, đồng thời cung cấp cho cán bộ làm công tác thực tiễn những hƣớng dẫn, chỉ dẫn cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề chung về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả. Chương 2: Các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự.
  • 9. 9 Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả Tội sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 156, Chƣơng XVI (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế), Phần các tội phạm, BLHS Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của tội phạm này cần làm rõ hàng loạt thuật ngữ cơ bản. Trƣớc tiên, cần hiểu thế nào là sản xuất, thế nào là buôn bán và thế nào là hàng giả; tiếp theo, định lƣợng của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đến mức nào thì truy cứu trách nhiệm hình sự; và cuối cùng, đánh giá sự nguy hiểm của tội phạm này đối với nhà nƣớc và xã hội. Thông thƣờng, hàng giả đƣợc hiểu là không phải hàng thật. Vậy thế nào là hàng thật. Theo khoản 3 Điều 3 Luật chất lƣợng sản phẩm hàng hóa thì, "sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lƣu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho ngƣời, động vật, thực vật, tài sản, môi trƣờng" [29]. Tuy nhiên, sản phẩm hàng hóa đƣợc đƣa vào thị trƣờng, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị lại phải tuân thủ những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, có nghĩa phải tuân thủ những quy định của sở hữu công nghiệp liên quan đến sản phẩm hàng hóa. Mỗi sản phẩm hàng hóa đƣợc đƣa ra thị trƣờng để trao đổi, mua bán phải có nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hay nói cách khác phải đăng ký hàng hóa tại cơ quan có thẩm quyền để xác định chất lƣợng hàng hóa. Nhƣ vậy, hiểu một cách thông thƣờng, sản phẩm hàng hóa đƣợc coi là giả khi không bảo đảm chất lƣợng, giả về nhãn hiệu hàng hóa đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ nhằm lừa dối ngƣời tiêu dùng hoặc làm cho ngƣời tiêu dùng tƣởng rằng
  • 10. 10 đó là hàng thật, hàng đảm bảo chất lƣợng không gây hại cho ngƣời, động vật, thực vật, tài sản, môi trƣờng khi sử dụng nó. Tuy nhiên, để xác định nhƣ thế nào là hàng giả cần dựa vào những quy định của văn bản pháp luật. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, "Hàng giả" có một trong các dấu hiệu sau đây: - Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; - Hàng hóa có hàm lƣợng định lƣợng chất chính hoặc trong các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; - Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngƣời, vật nuôi không có dƣợc chất; có dƣợc chất nhƣng không đúng với hàm lƣợng đã đăng ký; không đủ loại dƣợc chất đã đăng ký; có dƣợc chất khác với dƣợc chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; - Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lƣợng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; - Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thƣơng nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác; giả mạo tên thƣơng mại hoặc tên thƣơng phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thƣơng nhân khác;
  • 11. 11 - Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; - Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu). Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không đƣợc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý); - Tem, nhãn, bao bì giả. "Tem, nhãn, bao bì giả" gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lƣợng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thƣơng nhân khác; giả mạo tên thƣơng mại, tên thƣơng phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thƣơng nhân khác. Nhƣ vậy, để xác định là hàng giả khi hàng đó thỏa mãn một tong những dấu hiệu nêu trên. Cũng theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ, hành vi "Sản xuất" là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa” [7]. Từ quy định này, có thể hiểu "sản xuất hàng giả" là thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa có một trong các tình tiết đƣợc quy định tại khoản 8 Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ. Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ, hành vi "Buôn bán" là việc thực hiện một, một số
  • 12. 12 hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đƣa hàng hóa vào lƣu thông" [7]. Cho nên, có thể hiểu buôn bán hàng giả là thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đƣa hàng hóa có một trong các tình tiết đƣợc quy định tại khoản 8 Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ, vào lƣu thông. Qua đó, chúng ta có thể thấy sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả là hai hành vi vi phạm độc lập. Đây cũng là hai tội phạm độc lập đƣợc quy định tại Điều 156 BLHS năm 1999: Tội sản xuất hàng giả và tội buôn bán hàng giả. Điều đó có nghĩa là chỉ cần thực hiện hành vi sản xuất hàng giả hoặc buôn bán hàng giả với đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm này thì ngƣời có hành vi này đã bị coi là phạm tội mà không cần phải thực hiện hành vi còn lại. Điểm khác biệt của hai tội này nằm ở mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi phạm tội đó là hành vi sản xuất hàng giả và hành vi buôn bán hàng giả. Nếu khái niệm cho chúng ta nhận biết tổng thể đối tƣợng nghiên cứu một cách chung nhất, thì đặc điểm giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về đối tƣợng nghiên cứu, minh họa cho khái niệm, làm cho khái niệm trở lên bớt khô cứng và sinh động hơn. Để nhận thức sâu và áp dụng chính xác tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156 BLHS vào thực tiễn cuộc sống chúng ta cùng nghiên cứu về đặc điểm của tội phạm này. 1.1.2. Đặc điểm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm đƣợc phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm qua bốn dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt. Đó là những đặc điểm của tội phạm nói chung mà tội sản xuất, buôn bán hàng giả không phải là ngoại lệ. Mỗi trƣờng hợp phạm tội cụ thể của một loại
  • 13. 13 tội khác nhau về nội dung biểu hiện của tội phạm, không trƣờng hợp nào giống hoàn toàn trƣờng hợp nào. Tuy vậy, tất cả những trƣờng hợp phạm tội của một loại tội phạm đều có những nội dung biểu hiện đặc điểm, phản ánh tính chất đặc trƣng của tội phạm đó mà không thể nhầm lẫn sang tội phạm khác. Nghiên cứu về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 BLHS cho thấy, tội danh này có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là tội danh có tính chất bao quát, chung đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả. Bởi vì, trong BLHS còn có nhiều điều luật khác quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả có tính chất đặc thù. Ví dụ, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đƣợc quy định tại Điều 157 BLHS; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi đƣợc quy định tại Điều 158 BLHS; Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả đƣợc quy định tại Điều 164 BLHS; Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 171 BLHS. Nhƣ vậy, ngƣời nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không phải là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; không phải là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; không phải là tem giả, vé giả; không phải là có kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 156 BLHS. Thứ hai, có thể phân loại hàng giả là đối tƣợng của tội sản xuất, buôn bán hàng giả thành ba loại, hàng giả về nội dung, hàng giả về hình thức và hàng giả cả về nội dung và hình thức. Để xác định hàng giả về nội dung hay giả về hình thức, hay giả cả về nội dung, hình thƣc trong quá trình áp dụng pháp luật cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ những văn bản pháp luật khác nhau tƣơng ứng mỗi loại hàng giả, cụ thể:
  • 14. 14 - Hàng giả về nội dung gồm: Hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; Hàng giả có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; Hàng giả có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; Hàng hóa có hàm lƣợng, định lƣợng chất chính, tổng các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá. Đây là các trƣờng hợp giả về chất lƣợng, kỹ thuật hàng hóa, xâm phạm trật tự quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng, kỹ thuật hàng hóa đƣợc bảo vệ theo Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. - Hàng giả về hình thức bao gồm: Nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thƣơng nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác; Hàng giả mạo tên thƣơng mại, tên thƣơng phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thƣơng nhân khác; Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói hàng hóa, lắp rắp hàng hóa; Hàng hóa sao chép lậu là bản sao đƣợc sản xuất mà không đƣợc phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan theo quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ; Nhãn, bao bì giả. Quản lý nhà nƣớc về nội dung này có Luật sở hữu trí tuệ, Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. - Hàng giả cả về nội dung về hình thức là hàng giả vừa không có giá trị sử dụng, công dụng và giả cả về nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thƣơng nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác… nhƣ đã nêu ở phần trên. Thứ ba, giá cả bán hàng giả không nhất thiết phải bán theo giá của hàng thật để lừa dối ngƣời tiêu dùng, mà còn có thể bán với giá rẻ, thậm chí rất rẻ mà không có mục đích lừa dối ngƣời tiêu dùng. Thậm chí, có các loại hàng giả khi đƣợc mang ra tiêu thụ, ngƣời tiêu dùng vẫn biết đó là hàng giả, nhƣng họ vẫn cứ mua và mang về sử dụng. Tuy nhiên, dù bán với giá nào và
  • 15. 15 có mục đích lừa dối ngƣời tiêu dùng hay không thì ngƣời sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 156 BLHS. Thứ tư, nguồn gốc của hàng có thể sản xuất tại Việt Nam và có thể sản xuất ở nƣớc ngoài đƣợc nhập khẩu hoặc bằng các cách khác nhau đƣa vào Việt Nam tiêu thụ. Tuy nhiên, để xác định đó là hàng giả thì phải có hàng thật để so sánh. Điều đó có nghĩa trong trƣờng hợp hàng giả đƣợc sản xuất ở nƣớc ngoài và đƣa vào Việt Nam tiêu thụ thì phải có hàng thật đang tiêu thụ ở Việt Nam mà hàng thật này đã đƣợc đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký chất lƣợng hàng hóa và đã đƣợc Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, tên thƣơng mại... Ví dụ, phụ tùng ô tô, xe máy đƣợc sản xuất tại Trung Quốc có ghi nhãn hiệu Honda của Nhật Bản đƣợc mang vào Việt Nam tiêu thụ. Để xác định phụ tùng ô tô, xe máy này đƣợc sản xuất tại Trung Quốc có phải là hàng giả hay không thì phải có phụ tùng ô tô, xe máy của hãng Honda đã đăng ký bản quyền tại Việt Nam đƣa ra so sánh đối chiếu về chất lƣợng và nhãn hiệu. Tƣơng tự nhƣ thế, đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đƣợc xác định là hàng giả thì phải so sánh với chủng loại hàng hóa đó sản xuất tại Việt Nam đã đăng ký bản quyền tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Ví dụ, có loại bột giặt có nhãn hiệu OMO tiêu thụ trên thị trƣờng bị nghi là giả thì phải lấy bột giặt có nhãn hiệu OMO của chính hãng đã đăng ký bản quyền tại Việt Nam đƣa ra so sánh, đối chiếu để xác định loại bột giặt có nhãn hiệu OMO tiêu thụ trên thị trƣờng bị nghi là giả có phải là hàng giả hay không. Điều đó có nghĩa rằng, để xác định hàng giả thì phải có kết quả giám định của cơ quan giám định có thẩm quyền. Đây là chứng cứ đặc biệt quan trọng mà các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án dựa vào đó để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay không theo Điều 156 BLHS. 1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
  • 16. 16 1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Cách mạng Tháng Tám thành công - nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Dân tộc Việt Nam bƣớc vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày 09 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa I nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1946 ra đời có ý nghĩa quan trọng về nhiều phƣơng diện và là nguồn có tính chất định hƣớng của luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn 1945-1959. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 47/SL quy định: Cho đến khi ban hành những bộ pháp luật duy nhất cho toàn cõi nƣớc Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên nhƣ cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều theo đổi ấn định trong Sắc lệnh này. Những điều khoản cụ thể trong luật lệ cũ đƣợc tạm giữ lại do Sắc luật này, chỉ thi hành khi nào không trái với nền độc lập của nƣớc Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa [4]. Về phạm vi nguồn luật cũ đƣợc áp dụng trong chế độ mới gồm Bộ luật hình An Nam tại Bắc bộ, Bộ Hoàng Việt hình luật tại Trung bộ và Bộ hình Pháp tu tại Nam bộ. Bên cạnh việc duy trì pháp luật của chế độ cũ nhƣ một giải pháp tình thế, chính quyền cách mạng đã khẩn trƣơng xây dựng pháp luật của chế độ mới, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc kháng chiến cứu nƣớc. Do bị chi phối bởi đặc điểm lịch sử đất nƣớc, trong thời kỳ này nguồn của luật hình sự chủ yếu tồn tại dƣới dạng Sắc lệnh do Chủ tịch nƣớc - đồng thời là Chủ tịch Chính phủ ban hành. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc đƣợc giải phóng, nhiệm vụ cách mạng có sự thay đổi cơ bản, Hiến pháp năm 1959 đƣợc ban hành để ghi nhận những quan hệ xã hội mới đang tồn tại, đồng thời định hƣớng cho sự phát triển tiếp theo của đất nƣớc, nguồn của luật hình sự cũng
  • 17. 17 có những bƣớc phát triển mới, trong hệ thống luật hình sự Việt Nam không còn có các văn bản pháp luật ban hành dƣới chế độ cũ, Pháp lệnh, Sắc luật lại giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự. Tuy nhiên cho đến trƣớc năm 1976, đất nƣớc ta liên tục có chiến tranh cả nƣớc tập trung toàn bộ sinh lực cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các văn bản pháp luật hình sự mang tính thời sự ra đời tập trung quy định các tội liên quan đến cuộc chiến tranh nhƣ: tội phản cách mạng, tội xâm phạm tài sản XHCN nhƣ tội tàng trữ, lƣu hành tiền cũ, từ chối sử dụng, làm giả hay phá hoại tiền mới, tội vi phạm thể lệ mậu dịch, tội đầu cơ hàng hóa,... Giai đoạn này, nền kinh tế nƣớc ta còn bao cấp, cả nƣớc tập trung cho chiến tranh, hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng đều do các doanh nghiệp nhà nƣớc sản xuất hoặc do các nƣớc viện trợ, chính vì vậy hàng giả gần nhƣ là không có cơ sở để phát triển nên pháp luật hình sự nƣớc ta giai đoạn này không có quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam đƣợc giải phóng, Bắc, Trung, Nam thống nhất một nhà, đất nƣớc độc lập hoàn toàn. Nền kinh tế nƣớc ta sau chiến tranh hết sức nghèo nàn và lạc hậu, bọn tƣ sản mại bản đƣợc sự tiếp tay của tƣ sản nƣớc ngoài không ngừng gây rối loạn thị trƣờng, nạn hàng giả xuất hiện. Trƣớc tình hình đó, ngày 15/3/1976 Chính phủ cách mạng lâm thời đã kịp thời ban hành Sắc luật số 03/SL quy định về tội phạm và hình phạt nhằm ổn định thị trƣờng, đảm bảo sự quản lý của nhà nƣớc đối với nền kinh tế. Tội sản xuất hàng giả cũng đƣợc quy định tại Sắc luật này là một trong các tội kinh tế: Điều 6. Tội kinh tế: Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về tài chính cho Nhà nƣớc, cho Hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định đời sống nhân dân, gồm các tội, trong đó có: Sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt ngƣời tiêu thụ; Làm bạc giả, hoặc tiêu thụ bạc giả.... Phạm một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù sáu tháng đến năm năm và
  • 18. 18 phạt tiền đến năm mƣơi nghìn đồng Ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó. Trong trƣờng hợp nghiêm trọng, thì phạt tù đến hai mƣơi năm, tù chung thân hoặc xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [24]. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, tội sản xuất hàng giả đƣợc quy định đáp ứng phần nào yêu cầu của cuộc đấu tranh chống hàng giả. Theo quy định này, hình phạt đƣợc áp dụng đối với tội sản xuất hàng giả là rất nghiêm khắc với mức cao nhất là tử hình đã thể hiện tính chất, mức độ đặc biệt nguy hiểm của hành vi sản xuất hàng giả đối với Nhà nƣớc và xã hội trong thời gian này. Tuy nhiên, Sắc luật số 03 còn bộc lộ những hạn chế nhất định, quy định về tội sản xuất hàng giả cũng vậy. Sắc luật chƣa quy định cụ thể về các dấu hiệu cấu thành tội phạm và hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể trong nhóm tội kinh tế. "Tội sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt người tiêu thụ" mới chỉ đƣợc liệt kê trong số các tội kinh tế một cách chung chung, chƣa quy định cụ thể nhƣ thế nào là hành vi sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt ngƣời tiêu thụ và nhƣ thế nào là hàng giả. Hành vi buôn bán hàng giả không bị coi là tội phạm. Về hình phạt, loại và khung hình phạt áp dụng đối với "tội sản xuất cố ý lừa gạt ngƣời tiêu thụ" đồng thời cũng là loại và khung hình phạt áp dụng đối với các tội về kinh tế nói chung. Việc quy định không đầy đủ, thiếu cụ thể của Sắc luật về tội sản xuất hàng giả nói riêng và các tội về kinh tế nói chung đã gây ra không ít khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Sắc luật số 03/SL, ngày 10/7/1982 Pháp lệnh số 07-LCT/HĐNN7 về trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép đƣợc ban hành là bƣớc tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự của nƣớc ta. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định trong một điều luật riêng, hành vi buôn bán hàng giả đƣợc coi là hành vi phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm cho
  • 19. 19 xã hội tƣơng đƣơng với hành vi sản xuất hàng giả đƣợc quy định trong cùng một điều luật và giống nhau về hình phạt. Điều 5 của Pháp lệnh quy định: Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả: Ngƣời nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền từ năm nghìn đồng đến năm vạn đồng; Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh hoặc phạm tội trong trƣờng hợp nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 9 pháp lệnh này thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời hai năm, bị phạt tiền đến năm trăm nghìn đồng và có thể bị tịch thu một phần tài sản; Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả có chất độc hại hoặc các chất khác có thể nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng ngƣời tiêu dùng, hoặc phạm tội trong trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mƣời năm đến hai mƣơi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền đến một trăm triệu đồng và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [24]. Không còn là quy định chung chung mang tính chất liệt kê về tội phạm nhƣ ở Sắc luật số 03/SL, Pháp lệnh số 07-LCT/HĐNN7 đã phân định hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thành ba mức căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, mà cụ thể là căn cứ vào đối tƣợng của tội phạm (loại hàng giả) và hậu quả của tội phạm, tƣơng ứng với ba khung hình phạt. Theo đó, hành vi làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, hàng giả có chất độc hại hoặc các chất khác có thể nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng ngƣời tiêu dùng đƣợc xác định có tính nguy hiểm cao hơn so với các hàng hóa khác vì vậy, mức và loại hình phạt đƣợc áp dụng là nghiêm khắc hơn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật, với mức hình phạt cao nhất ở khoản 3 là đến tù chung thân. Trƣờng hợp nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cũng bị áp dụng hình phạt nghiêm trọng hơn so với các trƣờng hợp phạm tội quy định
  • 20. 20 tại khoản 1. Tuy nhiên, quy định về mức hình phạt đối với ngƣời phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng tại Điều 5 Pháp lệnh thể hiện sự không nhất quán với quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh. Theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh phạm tội thuộc trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, Pháp lệnh chƣa phân định tội phạm và vi phạm pháp luật khác. Để xác định hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả là tội phạm hay vi phạm hành chính, các cơ quan chức năng phải căn cứ vào Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về việc xử lý bằng biện pháp hành chính hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Theo quy định của Nghị định số 46/HĐBT thì: Mọi hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép thuộc loại vi phạm nhỏ chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đều bị xử lý bằng biện pháp hành chính theo quy định của Nghị định này. Vi phạm nhỏ là vi phạm trong trƣờng hợp giá trị hàng phạm pháp dƣới hai vạn đồng, tính chất việc vi phạm không nghiêm trọng, tác hại gây ra cho sản xuất, đời sống nhân dân, trật tự và an toàn xã hội là không nhiều, ngƣời vi phạm không có tiền án, tiền sự, khi bị phát hiện không có hành vi chống lại cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ [23]. Nghị định cũng quy định: "hàng giả thuộc loại lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh thì bất cứ trƣờng hợp nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự" [23], do tính chất nguy hiểm của loại hàng giả này là nghiêm trọng hơn so với các loại hàng giả khác, cũng nhƣ tầm quan trọng của loại hàng hóa này đối với Nhà nƣớc và xã hội. Pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 đƣợc đánh giá là pháp luật hình sự cách mạng, dân chủ, nhân đạo và nhân dân, thể hiện tính tự thân phát triển, gắn bó với thực tiễn và đa dạng về loại hình nguồn. Với những điều kiện khách quan không thuận lợi về hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, những khó khăn của nền kinh tế, sự cứng nhắc, giáo điều trong tƣ duy về pháp
  • 21. 21 luật XHCN, pháp luật hình sự giai đoạn 1945 - 1985 không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định nhƣ tình trạng chồng chéo, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính thống nhất, việc áp dụng nguyên tắc tƣơng tự gây nên tình trạng không thống nhất, tùy tiện của hoạt động áp dụng pháp luật. Trong giai đoạn này, nạn hàng giả đã xuất hiện từ sau năm 1975, đã đƣợc kịp thời xử lý bằng biện pháp hình sự với sự ra đời của Sắc luật số 03/SL, tiếp đó là Pháp lệnh số 07- LCT/HĐNN7 với những đặc điểm, hạn chế của pháp luật hình sự giai đoạn này. Thực tiễn đó cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật hình sự thống nhất ở tầm bộ luật để quy định cụ thể về tội phạm và trách nhiệm hình sự, trong đó cần giải quyết những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 Sau khi Hiến pháp năm 1980 đƣợc ban hành, vào năm 1982, Hội đồng nhà nƣớc Việt Nam đã quyết định "Kế hoạch năm năm xây dựng pháp luật 1982-1985" xác định phải ban hành nhiều bộ luật lớn, trong đó có BLHS. BLHS năm 1985 đƣợc ban hành ngày 27/6/1985 là BLHS đầu tiên của nƣớc ta và là nguồn cơ bản của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1985-1999, chấm dứt tình trạng quy định các vấn đề tội phạm, hình phạt trong các văn bản pháp luật đơn hành mà thống nhất vào một văn bản duy nhất là BLHS, loại trừ hoàn toàn việc áp dụng nguyên tắc pháp luật tƣơng tự trong lĩnh vực hình sự với việc quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong BLHS. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 167, chƣơng VII, BLHS năm 1985 là một trong các tội phạm về kinh tế với tên gọi "Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả" có nội dung: Ngƣời nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời hai năm: Hàng giả là
  • 22. 22 lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nƣớc, tổ chức xã hội; Hàng giả có số lƣợng lớn; thu lợi bất chính lớn; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội trong trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mƣời năm đến hai mƣơi năm, tù chung thân hoặc tử hình [23]. Bộ luật hình sự năm 1985, đƣợc sửa đổi, bổ sung 4 lần, trong đó Điều 167 đƣợc sửa đổi bổ sung 2 lần. Năm 1992, trong lần sửa đổi bổ sung Điều 167 lần thứ hai, hình phạt đối với tội làm giả, buôn bán hàng giả đƣợc sửa đổi theo hƣớng tăng hình phạt ở mức cao hơn và bổ sung thêm đối tƣợng hàng giả mới là "Vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu" vào Điểm a, khoản 2. Điều luật quy định: Ngƣời nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mƣời lăm năm: Hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu; Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội; Hàng giả có số lƣợng lớn; thu lợi bất chính lớn; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội trong trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mƣời hai năm đến hai mƣơi năm, tù chung thân hoặc tử hình [23]. Những sửa đổi, bổ sung trên đây xuất phát từ tình trạng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp của nạn hàng giả, cùng với sự gia tăng về tính chất, mức độ nguy hiểm của hàng giả đối với xã hội và trật tự quản lý Nhà nƣớc về kinh tế, thể hiện đƣờng lối xử lý nghiêm khắc của Nhà nƣớc đối với tội phạm này. Về đối tƣợng tác động của tội phạm: BLHS năm 1985 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả thuộc mọi lĩnh vực trong cùng một điều luật. Trong đó hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là
  • 23. 23 lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu đƣợc quy định là tình tiết định khung tăng nặng đƣợc quy định tại khoản 2, Điều 167 BLHS năm 1985. Hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật nói chung và giống vật nuôi cây trồng là đối tƣợng của tội sản xuất buôn bán hàng giả, không phải là tình tiết tăng nặng định khung do tại thời điểm ban hành BLHS năm 1985 tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả đối với các mặt hàng này về tình trạng, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao hơn so với các loại hàng giả khác. Về hình phạt bổ sung: Hình phạt bổ sung đối với tội làm hàng giả, tội sản xuất hàng giả đƣợc quy định trong BLHS năm 1985 cùng với các tội thuộc nhóm tội về kinh tế. Theo đó, tùy trƣờng hợp ngƣời thực hiện hành vi phạm tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền đến mƣời lần giá trị hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính, có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc những công việc nhất định từ hai đến năm năm. Việc xác định nhƣ thế nào là hàng giả, BLHS năm 1985 và pháp luật tại thời điểm ban hành BLHS năm 1985 đã không quy định về vẫn đề này. Đến năm 1991, sau gần 6 năm BLHS có hiệu lực định nghĩa hàng giả, các dấu hiệu nhận biết hàng giả mới đƣợc quy định tại Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng về kiểm tra xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả và Thông tƣ liên bộ số 1254-TTLB ngày 08/11/1991 của Ủy ban khoa học Nhà nƣớc, Bộ thƣơng mại và du lịch hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 140/HĐBT. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 140/HĐBT: Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá đƣợc sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống nhƣ những sản phẩm, hàng hoá đƣợc Nhà nƣớc cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trƣờng; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó [15].
  • 24. 24 Tại Điều 4 Nghị định 140/HĐBT quy định: Sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu dƣới đây đƣợc coi là hàng giả: Sản phẩm, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không đƣợc chủ nhãn đồng ý; Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tƣơng tự có khả năng làm cho ngƣời tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã đƣợc bảo hộ theo Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia; Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng; Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam; Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc chƣa đăng ký chất lƣợng với cơ quan Tiêu chuẩn Đo lƣờng chất lƣợng mà có mức chất lƣợng thấp hơn mức tối thiểu cho phép; Sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó [15]. Với quy định này, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về phòng chống hàng giả, định nghĩa hàng giả và các dấu hiệu để nhận biết hàng giả đƣợc quy định. Theo đó, hàng giả gồm hai loại: hàng giả về hình thức và hàng giả về nội dung. Hàng giả về hình thức là hàng sử dụng nhãn giả, bao bì mang nhãn giả hoặc sử dụng nhãn của nhà sản xuất khác mà không đƣợc phép của nhà sản xuất đó (bao gồm: nhãn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, dấu hiệu phù hợp tiêu chuẩn chất lƣợng Việt Nam). Hàng giả về nội dung là hàng không có giá trị sử dụng hoặc không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó, hoặc có mức chất lƣợng dƣới mức tối thiểu do Nhà nƣớc quy định. Nghị định 140/HĐBT với việc đƣa ra định nghĩa hàng giả và các dấu hiệu nhận biết hàng giả là một bƣớc tiến mới góp phần hoàn thiện pháp luật về
  • 25. 25 phòng, chống hàng giả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh chống tội phạm về hàng giả, nguồn bổ sung của pháp luật hình sự về tội phạm hàng giả và là căn cứ pháp lý cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định hàng giả. Bên cạnh đó, BLHS năm 1985 và Nghị định số 140/HĐBT còn bộc lộ một số hạn chế cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp: theo quy định tại Điều 167, BLHS năm 1985 khó có thể phân biệt hành vi sản xuất hàng giả là hành vi phạm tội với hành vi sản xuất hàng giả là hành vi vi phạm pháp luật khác do nhà làm luật chƣa định lƣợng hoặc định tính để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi nhƣ thế nào thì bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặc dù, Nghị định 140/HĐBT đã là nguồn bổ sung những thiếu sót của Điều 167 BLHS năm 1985 về hàng giả lại tồn tại hạn chế là: Việc quy định "mức chất lượng tối thiểu" giúp phân biệt hàng giả và hàng kém chất lƣợng song trên thực tế đây là quy định không khả thi do hầu hết các sản phẩm hàng hóa của nƣớc ta giai đoạn này chƣa có quy định về mức chất lƣợng tối thiểu nên việc áp dụng pháp luật gặp không ít khó khăn. Bộ luật hình sự năm 1985 đƣợc xây dựng trên nền tảng các quy định của Hiến pháp năm 1980 - Bản Hiến pháp mang nặng tƣ duy của chế độ kế hoạch hóa tập trung nên mặc dù là một bƣớc phát triển về chất so với pháp luật hình sự giai đoạn trƣớc song trong bối cảnh đất nƣớc có những chuyển biến mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là năm 1986 Đảng ta đã thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đổi mới toàn diện đất nƣớc thì BLHS năm 1985, ngay từ lúc mới ban hành phải đối mặt với nguy cơ lạc hậu, quy định về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 167 với những phân tích trên đây đến cuối thập niên 90 đã không còn phù hợp với tình hình tội phạm về hàng giả. Việc xây dựng một bộ luật mới, trong đó tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả đƣợc hoàn thiện phù hợp với tình hình mới là hết sức cần thiết. 1.3. NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
  • 26. 26 Hàng giả ngày nay không phải là vấn đề riêng của một quốc gia mà đã trở thành hiện tƣợng phổ biến trên thế giới, cuộc đấu tranh chống hàng giả là cuộc đấu tranh chung của các nƣớc trên thế giới, đƣợc quy định trong pháp luật của mỗi nƣớc. Tuy nhiên, pháp luật của từng nƣớc về phòng, chống hàng giả và việc xử lý hình sự đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có nhiều điểm khác biệt xuất phát từ truyền thống lập pháp, bối cảnh và đặc điểm tình hình về loại tội phạm này ở mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu so sánh các quy định trong pháp luật một số nƣớc về tội sản xuất, buôn bán hàng giả không chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu pháp luật hình sự mà còn là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. 1.3.1. Tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Bộ luật hình sự nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa đƣợc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Hoa thông qua ngày 01/7/1979 tại kỳ họp thứ hai, khóa 5, Bộ luật có hiệu lực từ 01/01/1980. Sau gần 17 năm, tháng 3/1997 tại kỳ họp thứ 5, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, khóa 8 đã tiến hành sửa đổi toàn diện Bộ luật. Từ năm 1997 đến năm 2005, Bộ luật tiếp tục đƣợc sửa đổi thêm năm lần cho phù hợp với tình hình vi phạm của tội phạm. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định từ Điều 140 đến Điều 150, Tiết 1, Chƣơng III, BLHS Trung Hoa, là tội phạm thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự kinh tế thị trƣờng XHCN. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả có nhiều loại khác nhau nhƣ: Điều 140.- Người sản xuất, người bán hàng nào mà pha trộn, chế biến hàng giả, cho đưa đi tiêu thụ hàng giả như hàng thật, bán hàng thứ phẩm với giá hàng chất lượng tốt hoặc cho đưa đi tiêu thụ hàng không đủ tiêu chuẩn như hàng đủ tiêu chuẩn với số tiền bán hàng từ 50 nghìn đến 200 nghìn nhân dân tệ, thì bị phạt... Điều 141.- Người nào sản xuất hoặc bán thuốc giả với liều lượng đủ có thể gây nguy hại
  • 27. 27 nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, thì bị phạt... Điều 142.- Người nào sản xuất, bán thuốc kém chất lượng gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, thì bị phạt… Điều 143.- Người nào sản xuất, bán thực phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, đủ để gây ngộ độc thức ăn hoặc gây các bệnh nghiêm trọng có nguyên nhân từ thực phẩm, thì bị phạt…. Điều144.- Người nào sản xuất, bán thực phẩm bị pha trộn các nguyên liệu chứa độc tố hoặc có hại cho sức khoẻ con người hoặc cố ý bán các sản phẩm đó, hại, thì bị phạt…. Điều 145.- Người nào sản xuất các thiết bị, dụng cụ y tế hoặc các nguyên liệu vệ sinh dịch tễ không đúng với tiêu chuẩn Nhà nước về bảo vệ sức khoẻ con người hoặc cố ý bán những thứ đó gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, thì bị phạt… Điều 146.- Người nào sản xuất thiết bị điện, bình áp lực, các sản phẩm dễ cháy, dễ nổ không đúng tiêu chuẩn nhà nước và tiêu chuẩn thương mại về đảm bảo an toàn cho người và tài sản hoặc các sản phẩm khác không đủ những tiêu chuẩn nói trên hoặc cố ý bán những sản phẩm đó gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt... Điều 147.- Người nào sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc thú y, phân hoá học giả, hoặc cố ý bán thuốc trừ sâu, thuốc thú y, phân hoá học, hạt giống giả hoặc đã hết hạn sử dụng, hoặc người sản xuất, người bán hàng nào cho đưa ra thị trường thuốc trừ sâu, thuốc thú y, phân hoá học hoặc hạt giống giả để bán như hàng thật gây thiệt hại lớn cho sản xuất, thì bị phạt.. Điều 148.- Người nào sản xuât mỹ phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh hoặc cố ý bán mỹ phẩm đó gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt... Qua nội dung, kết cấu của quy định về tội sản xuất, bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng trong BLHS Trung Hoa, đối chiếu với quy định của BLHS Việt Nam về các tội liên quan đến hàng giả có một số nét tƣơng đồng, đồng thời cũng có những điểm khác biệt, cụ thể: để phân loại tội phạm sản xuất buôn bán hàng giả thành các tội khác nhau trên cơ sở xác định tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, từ đó áp dụng mức độ hình phạt là khác nhau giữa các tội. Trong đó, có điều luật quy định về tội sản xuất buôn bán hàng giả nói chung. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam và BLHS Trung Hoa đều là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và cùng chung
  • 28. 28 khách thể bảo vệ đó là trật tự quản lý kinh tế của nhà nƣớc, tính mạng, sức khỏe, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và các nhà đầu tƣ tuân thủ pháp luật. Những điểm khác nhau trong BLHS Việt Nam và BLHS nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thể hiện ở chỗ, BLHS Trung Hoa không đặt tên cho điều luật cụ thể mà việc phân biệt tội phạm này với tội phạm khác, nội dung của điều luật này, với nội dung của điều luật khác căn cứ vào nội dung cụ thể của điều luật. Pháp luật Việt Nam xác định hàng kém chất lƣợng là một loại hàng giả, thì BLHS Trung Hoa lại phân biệt hàng giả với hàng kém chất lƣợng. Tuy nhiên, hành vi phạm tội sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng kém chất lƣợng là nhƣ nhau; BLHS Trung Hoa quy định riêng về tội sản xuất buôn bán hàng giả là mỹ phẩm, thiết bị điện, bình áp lực, các sản phẩm dễ cháy, dễ nổ không đúng tiêu chuẩn nhà nƣớc và tiêu chuẩn thƣơng mại về đảm bảo an toàn cho ngƣời và tài sản hoặc các sản phẩm khác không đủ những tiêu chuẩn trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với các loại hàng giả này là khác nhau. Trong BLHS Việt Nam, các loại hàng giả này là đối tƣợng của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156 BLHS. Khác với BLHS Việt Nam, chỉ coi thể nhân là chủ thể của tội phạm và xử lý tổ chức có liên quan đến sự việc phạm tội trên cơ sở cá thể hóa trách nhiệm hình sự, thì theo BLHS Trung Hoa tổ chức cũng là chủ thể của tội phạm và quy định về việc áp dụng hình phạt tiền đối với tổ chức phạm tội. Đây là một quy định khá tiến bộ bởi: mặc dù tổ chức do con ngƣời thành lập, song qua quá trình hoạt động tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp dần dần độc lập, tách ra khỏi những con ngƣời đã tạo ra nó, có tài sản, và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, việc quy định tổ chức là chủ thể của tội phạm có ý nghĩa lớn trong việc phòng chống tội phạm, bởi trong tổ chức không phải ai cũng có xu hƣớng phạm tội và để bảo vệ tổ chức của mình nhƣ bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình, thành viên của tổ chức sẽ có ý thức trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
  • 29. 29 1.3.2. Tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 đƣợc Đuma quốc gia (tức Hạ viện Nga) thông qua ngày ngày 24 tháng 5 năm 1996, đƣợc Hội đồng Liên bang Nga (tức Thƣợng viện Nga) phê chuẩn ngày 5 tháng 6 năm 1996, đã đƣợc sửa đổi bổ sung hai lần vào năm 2003 và năm 2004 gồm 34 chƣơng, 360 điều. Trong có 32 điều tƣơng ứng với 32 tội thuộc nhóm tội phạm trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, khác với BLHS Việt Nam và BLHS Trung Hoa, BLHS Liên bang Nga không quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Song điều đó không có nghĩa là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không bị xử lý theo BLHS Liên bang Nga. Căn cứ các yếu tố cấu thành của tội phạm, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý theo Điều 197 BLHS Liên bang Nga quy định về Tội lừa dối ngƣời tiêu dùng. Nội dung điều luật quy định: Cân, đo, tính gian, gây nhầm lẫn về chất lƣợng, công năng sử dụng của hàng hoá (dịch vụ) hoặc có hành vi khác lừa dối ngƣời tiêu dùng trong các tổ chức bán hàng hay cung ứng dịch vụ cho nhân dân, cũng nhƣ do công dân đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng nghiệp dịch vụ thực hiện với số lƣợng đáng kể. Lừa dối ngƣời tiêu dùng đƣợc coi là với số lƣợng đáng kể nếu thiệt hại gây cho ngƣời tiêu dùng vƣợt quá 1/10 mức thu nhập tối thiểu; với số lƣợng lớn đƣợc hiểu là thiệt hại gây cho ngƣời tiêu dùng không dƣới mức thu nhập tối thiểu [43]. Tội lừa dối khách hàng theo quy định của Điều 197 BLHS Liên bang Nga có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều hành vi nhƣ cân, đo, tính gian, gây nhầm lẫn về chất lƣợng, công năng sử dụng của hàng hoá (dịch vụ) hoặc hành vi khác lừa dối ngƣời tiêu dùng. Trong đó, hành vi gây nhầm lẫn về chất lƣợng, công năng sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là hành vi sản xuất, buôn bán
  • 30. 30 hàng giả theo quy định tại Điều 156 BLHS. Mục đích thực hiện hành vi phạm tội là lừa dối ngƣời tiêu dùng. Khác với quy định tại Điều 156 BLHS Việt Nam, đối tƣợng tác động của tội lừa dối khách hàng không chỉ có hàng hóa mà còn bao gồm cả dịch vụ. Tuy nhiên, hàng hóa, dịch vụ giả theo quy định của điều luật là giả về chất lƣợng và công năng sử dụng (giả về nội dung). Hàng hóa, dịch vụ giả về hình thức tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu lại là đối tƣợng tác động của Tội sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa theo quy định tại Điều 180 BLHS Liên bang Nga. Luật hình sự Liên bang Nga không quy định đƣờng lối xử lý hình sự riêng đối với hành vi sản xuất, buôn bán các loại hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn dùng trong chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi. Về hình phạt, đối với tội phạm này Luật hình sự Liên bang Nga quy định 6 loại hình phạt khác nhau bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Điều đáng chú ý là, đối với khung cơ bản, hình phạt đƣợc áp dụng có thể là phạt tiền, lao động bắt buộc hoặc lao động cải tạo mà không áp dụng hình phạt tù. Ở khung tăng nặng hình phạt tù là đến 2 năm kèm theo tƣớc quyền đảm nhiệm chức vụ hoặc làm nghề nhất định đến 3 năm. Hình phạt tiền đƣợc tính theo cấp số nhân căn cứ vào mức thu nhập tối thiểu hay mức lƣơng hay khoản thu nhập khác của ngƣời bị kết án trong thời gian nhất định. Hình phạt tù đƣợc áp dụng ở khung tăng nặng kèm theo hình phạt bổ sung là 2 năm, so với quy định của Điều 156 BLHS Việt Nam là thấp hơn rất nhiều. Về kỹ thuật lập pháp, bên cạnh việc quy định về tội phạm và hình phạt, BLHS Liên bang Nga còn trực tiếp giải thích từ ngữ đƣợc sử dụng trong điều luật ở phần ghi chú cuối điều luật. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong Chƣơng 1, tác giả luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận của tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả giúp chúng ta nắm rõ những vấn đề
  • 31. 31 cơ bản, đặc trƣng của tội danh này; đƣa ra khái niệm về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả; làm rõ các đặc điểm của tội sản xuất buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 156 BLHS. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển quy định về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong pháp luật hình sự Việt Nam, phân tích những điểm tiến bộ, những hạn chế của pháp luật hình sự qua các thời kỳ, qua đó có thể đánh giá những điểm đã đạt đƣợc và những mặt hạn chế của tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong lịch sử lập pháp về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Nghiên cứu về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong pháp luật hình sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và luật hình sự Liên bang Nga, tác giả luận văn nhận thấy, quy định về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả trong pháp luật Việt Nam về cơ bản có điểm tƣơng đồng với pháp luật những nƣớc này về kỹ thuật lập pháp và các dấu hiệu của tội phạm, bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt nhất định. Đáng chú ý là quy định về tội phạm này trong BLHS Liên bang Nga. Cùng với việc quy định về hành vi phạm tội. BLHS Liên bang Nga nhấn mạnh đến cách thức thực hiện hành vi phạm tội đó là việc sử dụng thủ đoạn gian dối của ngƣời phạm tội để phân biệt tội phạm này với các loại tội phạm khác, trong khi đó BLHS nƣớc ta lại nhấn mạnh về đối tƣợng tác động của tội phạm đó là hàng giả. BLHS Liên bang Nga quy định phong phú về loại hình phạt và linh hoạt trong việc áp dụng hình phạt, các hình phạt đƣợc áp dụng cũng rất thiết thực và có hiệu quả cao về giáo dục, răn đe; các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong điều luật đƣợc giải thích trực tiếp tại điều luật.
  • 32. 32 Chương 2 DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ VÀ ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ THEO ĐIỀU 156 BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH 2.1.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự hiện hành Tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 156, BLHS 1999 nhƣ sau: 1. Ngƣời nào sản xuất, buôn bán hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ ba mƣơi triệu đồng đến dƣới một trăm năm mƣơi triệu đồng hoặc dƣới ba mƣơi triệu đồng nhƣng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • 33. 33 e) Hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mƣơi triệu đồng đến dƣới năm trăm triệu đồng; g) Thu lợi bất chính lớn; h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mƣời lăm năm: a) Hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 4. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [25]. Căn cứ vào cách diễn đạt của điều luật này có thể thấy những dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tại Điều 156 BLHS nhƣ sau: Thứ nhất, điều 156 BLHS có 4 khoản: khoản 1 là cấu thành tội phạm cơ bản của tội sản xuất, buôn bán hàng giả; khoản 2 là cấu thành tội phạm tăng nặng; khoản 3 là cấu thành tội phạm đặc biệt tăng nặng và khoản 4 là hình phạt bổ sung đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Thứ hai, do đƣợc đặt tại chƣơng các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nên khách thể loại của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và sự xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nƣớc. Đó là chế độ quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, tổ chức và của công dân đƣợc pháp luật quy định. Để điều hành sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, Nhà nƣớc xây dựng và đƣa vào thực hiện trật
  • 34. 34 tự quản lý kinh tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ sản xuất, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra các loại sản phẩm hàng hóa đến chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đƣa các sản phẩm hàng hóa vào lƣu thông, tiêu dùng nhằm phục vụ hoạt động của đất nƣớc và bảo đảm đời sống của nhân dân. Những hành vi xâm phạm vào trật tự quản lý của Nhà nƣớc đều phải bị xử lý theo quy định, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hậu quả gây nên cho nhà nƣớc và xã hội. Khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả cũng là quan hệ trật tự quản lý kinh tế đất nƣớc, nhƣng thể hiện trong từng lĩnh vực cụ thể, phụ thuộc vào đối tƣợng tác động của tội phạm này là hàng giả thuộc loại gì. Ví dụ, hàng giả là xi măng mang nhãn hiệu Bỉm Sơn hoặc Hoàng Thạch. Trong vụ án này, khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là xi măng xâm phạm vào quy định của Nhà nƣớc về sản xuất vật liệu xây dựng đƣợc thể hiện trong Quyết định số 914/QĐ-BXD ngày 26/09/2013 của Bộ Xây dựng chỉ định Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng là tổ chức thực hiện thử nghiệm/chứng nhận chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng tại Phụ lục danh mục kèm theo, phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2011/BXD. Hoặc hàng giả là xăng dầu thì trong vụ án cụ thể này, khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả xăng dầu là sự xâm phạm vào quy định của nhà nƣớc về chất lƣợng và kinh doanh xăng dầu đƣợc thể hiện trong Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; Thông tƣ số 12/2010/TT- BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học Công nghệ hƣớng dẫn về quản lý chất lƣợng, đo lƣờng trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng… Do vậy, để xác định khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả cần dựa vào đối tƣợng tác động của tội phạm cụ thể, trực tiếp là hàng giả thuộc loại nào trên cơ sở hàng giả là hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử
  • 35. 35 dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; hoặc hàng giả có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thƣơng nhân, địa chỉ của thƣơng nhân khác; giả mạo tên thƣơng mại hoặc tên thƣơng phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lƣu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thƣơng nhân khác nhƣ đã nêu tại chƣơng 1 luận văn này. Thứ ba, hành vi khách quan của tội sản xuất hàng giả thể hiện ở chỗ, nhƣ đã nêu ở phần trên, sản xuất hàng giả là thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; hoặc hàng hóa có hàm lƣợng định lƣợng chất chính hoặc trong các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa. Tƣơng tự nhƣ thế, hành vi khách quan của tội buôn bán hàng giả thể hiện ở chỗ, buôn bán hàng giả là đƣa hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; hoặc hàng hóa có hàm lƣợng định lƣợng chất chính hoặc trong các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa vào chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng hóa này.
  • 36. 36 Biểu hiện của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan qua hành động, hành vi phạm tội có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ là một trong các hành động đƣợc xác định ở mỗi tội và phải thuộc một trong các trƣờng hợp đƣợc quy định tại Điều 156 BLHS (các trƣờng hợp phạm tội cụ thể) cùng với các dấu hiệu khác của tội phạm. Nếu hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không thuộc một trong các trƣờng hợp phạm tội đƣợc quy định tại điều luật này thì hành vi vi phạm đó không phải là hành vi phạm tội, đó có thể là hành vi vi phạm hành chính. Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tội phạm gây ra, đó là hậu quả của hành vi khách quan gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội nhất định đƣợc luật hình sự bảo vệ. Chúng ta có thể nhận biết những thiệt hại đó qua sự biến đổi tình trạng bình thƣờng của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm, mà trực tiếp là sự biến đổi của đối tƣợng tác động của tội phạm. Việc xác định hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả có ý nghĩa quyết định trong việc định tội danh đối với các tội có cấu thành vật chất; đối với các tội phạm có cấu thành hình thức nó có ý nghĩa quan trọng trong quyết định hình phạt. Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội về nhiều mặt nhƣ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, chính trị, văn hóa, xã hội,... mà trực tiếp là quyền lợi của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và ngƣời tiêu dùng. Trong những trƣờng hợp cụ thể mà điều luật quy định, hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể là dấu hiệu bắt buộc trong định tội hoặc định khung hình phạt. Điều đó cũng có nghĩa là tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong trƣờng hợp cụ thể đƣợc luật hình sự quy định có thể là tội phạm có cấu thành vật chất hoặc là tội phạm có cấu thành hình thức. Quan hệ giữa hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và hậu quả nguy hiểm mà nó gây ra cho xã hội là quan hệ nhân - quả theo phép biện chứng duy
  • 37. 37 vật. Trong mối quan hệ đó, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả luôn xảy ra trƣớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà nó gây ra và độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tƣợng khác chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Còn hậu quả nguy hiểm cho xã hội là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Để thực hiện hành vi phạm tội, ngƣời phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối vì mục đích vụ lợi. Ngƣời sản xuất, buôn bán hàng giả dùng thủ đoạn gian dối để giả mạo về sản phẩm, khiến ngƣời tiêu dùng bất cẩn mà mua phải hàng giả, đồng thời nhằm mục đích che mắt các cơ quan quản lý nhà nƣớc để thu lợi bất chính. Những biểu hiện khác của mặt khách quan nhƣ công cụ, phƣơng tiện, phƣơng pháp, địa điểm, thời gian và hoàn cảnh phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả song việc chứng minh các biểu hiện khác của mặt khách quan có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Thứ tư, không phải bất kỳ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nào cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Theo Điều 156 BLHS, hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ ba mƣơi triệu đồng đến dƣới một trăm năm mƣơi triệu đồng hoặc dƣới ba mƣơi triệu đồng nhƣng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều luật này. Có nghĩa, để truy cứu trách nhiệm hình sự thì mặt khách quan của tội phạm này phải thỏa mãn một trong những tình tiết dƣới đây: - Hàng giả là hàng không có giá trị. Nhƣng để xác định giá trị hàng giả thì phải so sánh với giá trị hàng thật. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều
  • 38. 38 156 BLHS đối với ngƣời có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì giá trị hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ ba mƣơi triệu đồng trở lên. Nếu giá trị hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới ba mƣơi triệu đồng thì phải thêm những tình tiết khác thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc quy định giá trị hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ ba mƣơi triệu đồng trở lên là thể hiện tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với hoạt động quản lý điều hành của nhà nƣớc về kinh tế, với ngƣời tiêu dùng và nhà sản xuất. Ví dụ, vụ án Nguyễn Văn Kiên, trú tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh bị TAND huyện Hóc Môn xét xử về tội sản xuất hàng giả theo quy định tại khoản 1, Điều 156, BLHS thuộc trƣờng hợp phạm tội này. Theo kết quả điều tra từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hóc Môn, từ tháng 9/2012 Nguyễn Văn Kiên bắt đầu sản xuất hàng giả thƣơng hiệu Kềm Nghĩa. Ngày 14/09/2012, Kiên bị bắt khi đang vận chuyển hàng giả đi tiêu thụ. Theo đó, cơ quan điều tra đã tịch thu 500 cây kìm giả mác D-01, D-501, D-401 của sản phẩm Kềm Nghĩa với tổng giá trị 40 triệu đồng. Kiên khai nhận đã thu mua kìm cũ và nguyên liệu tại nhiều cửa hàng, tiệm làm tóc để sản xuất hàng giả và tiêu thụ trên địa bàn huyện Hóc Môn và quận Tân Bình. Nguyễn Văn Kiên bị TAND huyện Hóc Môn tuyên phạt 18 tháng tù giam.[8]. - Trong trƣờng hợp hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới ba mƣơi triệu đồng, thuộc trƣờng hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là trƣờng hợp phạm tội có cấu thành vật chất, dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nhƣ thế nào là hậu quả nguy hiểm thì BLHS không quy định, cho đến nay cũng chƣa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích về tình tiết "gây hậu quả nguy hiểm" đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 156 BLHS gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Trong khi đó, tình tiết "gây hậu quả nguy hiểm" ở một số tội phạm đã đƣợc hƣớng dẫn cụ thể nhƣ các tội xâm phạm sở hữu (Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT-TAND-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001); tội vi phạm
  • 39. 39 quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, tội gây rối trật tự công cộng (Nghị quyết só 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao); các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán (Thông tƣ liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013 của Bộ Tƣ pháp - Bộ Công an - TAND tối cao - VKSND tối cao - Bộ Tài chính). Có ý kiến cho rằng, có thể vận dụng tình tiết "gây hậu quả nguy hiểm" đối với các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán tại Thông tƣ liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC- BTC để áp dụng trong trƣờng hợp này do các tội này cùng trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Song, theo tác giả luận văn việc áp dụng tƣơng tự sẽ là tùy tiện. Hơn nữa, tình tiết "gây hậu quả nguy hiểm" tại Thông tƣ liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC đƣợc hƣớng dẫn đến từng tội danh cụ thể mà hậu quả nguy hiểm ở mỗi tội danh là khác nhau và có sự cách biệt khá lớn không thể vận dụng để áp dụng. Ví dụ nhƣ tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nƣớc (Điều 164a BLHS): "gây hậu quả nghiêm trọng là trƣờng hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nƣớc có tri ̣giá từ 100 triệu đồng trở lên". Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a BLHS): Gây hậu quả nghiêm trọng là trƣờng hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tƣ với số tiền từ 01 tỷ đồng đến dƣới 03 tỷ đồng; Tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c BLHS): "Gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 181c của BLHS là trƣờng hợp gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu tƣ với số tiền từ 01 tỷ đồng đến dƣới 03 tỷ đồng". Tuy nhiên, theo tác giả luận văn, gây hậu quả nghiêm trọng trong trƣờng hợp hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới ba mƣơi triệu đồng là có thể gây chết ngƣời, gây thƣơng tích hoặc gây thiệt hại đến tài sản của công dân. Ví dụ, anh Nguyễn Văn A đƣa xe ô tô nhãn hiệu Honda vào xƣởng sửa chữa ô tô để chữa phanh. Chủ cửa hàng đã thay phanh
  • 40. 40 ô tô cho anh A là hàng giả với giá 10 triệu đồng. Khi đƣa xe trên đƣờng về nhà, anh A đã gây tai nạn làm chết ngƣời. Kết luận giám định nguyên nhân gây tai nạn là do phanh xe ô tô bị vỡ và chiếc phanh thay tại xƣởng sửa chữa ô tô là hàng giả. Trong trƣờng hợp này, ngƣời chủ xƣởng sửa chữa ô tô đã thay phanh cho anh A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng giả là hệ thống phanh xe ô tô nhãn hiệu Honda. - Trong trƣờng hợp hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới ba mƣơi triệu đồng nhƣng đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc đã bị xử phạt hành chính tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của BLHS. Tình tiết đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc hiểu là trƣớc khi thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mà hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới ba mƣơi triệu đồng, ngƣời phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hoặc đã bị xử phạt hành chính tại một trong các điều 153 (Tội buôn lậu), 154 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 155 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm), 157 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 158 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), 159 (Tội kinh doanh trái phép) và 161 (Tội trốn thuế) của BLHS mà chƣa đƣợc coi là chƣa bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Giải thích rõ hơn quy định này, tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS có nêu: Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" nhƣng chƣa có hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt nhƣ sau:
  • 41. 41 + Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" là trƣớc đó một ngƣời đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi đƣợc liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhƣng chƣa hết thời hạn để đƣợc coi là chƣa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi đƣợc liệt kê trong tội đó. Ví dụ: A đã bị xử phạt hành chính về hành vi đặt chƣớng ngại vật trên đƣờng sắt để cản trở giao thông đƣờng sắt, chƣa hết thời hạn để đƣợc coi là chƣa bị xử phạt hành chính, A lại thực hiện một trong các hành vi (đặt chƣớng ngại vật trên đƣờng sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; khoan, đào, xẻ trái phép nền đƣờng sắt, mở đƣờng trái phép qua đƣờng sắt…) quy định tại Điều 209 của BLHS để cản trở giao thông đƣờng sắt. + Đối với điều luật quy định nhiều tội khác nhau (tội ghép) thì "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" là trƣớc đó một ngƣời đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi đƣợc liệt kê trong một tội tại điều luật đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhƣng chƣa hết thời hạn để đƣợc coi là chƣa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi đƣợc liệt kê trong tội đó (không bao gồm các hành vi đƣợc liệt kê trong tội khác cũng tại điều luật đó). Ví dụ: Điều 164 của BLHS quy định tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả. Trƣờng hợp B đã bị xử phạt hành chính về hành vi làm tem giả, chƣa hết thời hạn để đƣợc coi là chƣa bị xử phạt hành chính, B lại làm vé giả thì bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm"; nếu B chỉ buôn bán tem, vé giả thì không coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm [14].
  • 42. 42 Nhƣ vậy, một ngƣời có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mà giá trị hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị dƣới ba mƣơi triệu đồng, vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi trƣớc đây là bị xử phạt hành chính đối với hành vi, hoặc là sản xuất hàng giả, hoặc là buôn bán hàng giả hoặc đã bị xử phạt hành chính tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của BLHS mà chƣa hết thời hạn đƣợc coi là chƣa bị xử phạt hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 7 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì đƣợc coi là chƣa bị xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì đƣợc coi là chƣa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính [32]. Đối chiếu các quy định này với Điều 156 BLHS chúng ta có thể thấy: Thời điểm vi phạm là thời điểm ngƣời phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hàng giả hoặc buôn bán hàng giả và thời điểm đó phải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính phải là một trong các hành vi đƣợc quy định tại các điều liệt kê gồm: Hành vi sản xuất hàng giả; Hành vi buôn bán hàng giả; Hành vi buôn lậu; Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Hành vi sản xuất hàng cấm; Hành vi tàng trữ hàng cấm; Hành vi