SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐẶNG HỮU ANH
TỘI NHẬN HỐI LỘ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2016
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐẶNG HỮU ANH
TỘI NHẬN HỐI LỘ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn
HÀ NỘI - 2016
3
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn
cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ
trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh
x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña
luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú
c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T¸c gi¶ luËn v¨n
§Æng H÷u Anh
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM
5
1.1. Khái niệm về tội nhận hối lộ 5
1.2. Đặc điểm pháp lý của tội nhận hối lộ 7
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội nhận hối lộ 8
1.4. Lịch sử hình thành các quy định về tội nhận hối lộ trong pháp
luật hình sự Việt Nam
9
1.4.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
9
1.4.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985
14
1.4.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
trong Bộ luật hình sự năm 1985
16
1.4.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
18
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
20
2.1. Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội nhận hối lộ 21
2.1.1 Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội nhận hối lộ 21
2.1.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội nhận hối lộ 25
2.1.3. Dấu hiệu về mặt khách thể của tội nhận hối lộ 31
2.1.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ 34
5
2.2. Các trường hợp phạm tội cụ thể 37
2.2.1. Phạm tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 279 Bộ luật hình sự
37
2.2.2. Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 279 Bộ luật hình sự
41
2.2.3. Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 279 Bộ luật hình sự
50
2.2.4. Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 279 Bộ luật hình sự
52
2.2.5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội nhận hối lộ 56
2.3. So sánh tội nhận hối lộ với một số tội phạm về tham nhũng
khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
57
2.3.1. So sánh tội nhận hối lộ với tội tham ô tài sản 58
2.3.2. So sánh tội nhận hối lộ với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản
59
2.3.3. So sánh tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
59
Chương 3: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ CÁC GIẢI
PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI NHẬN HỐI
LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
61
3.1. Tổng quan về tội nhận hối lộ trên thế giới 61
3.2. Thực trạng về tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay 63
3.3. Thực tiễn xét xử và những bất cập trong quá trình xử lý tội
nhận hối lộ
69
3.3.1. Những bất cập trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ 75
3.3.2. Những bất cập trong thực hiện cơ chế kinh tế 77
3.3.3. Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ 78
3.3.4. Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát 79
3.3.5. Những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự về tội
nhận hối lộ
81
6
3.4. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và đấu
tranh phòng chống tội nhận hội ở Việt Nam hiện nay
81
3.4.1. Giải pháp trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ 82
3.4.2. Giải pháp trong việc thực hiện cơ chế quản lý kinh tế 83
3.4.3. Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ 84
3.4.4. Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát 86
3.4.5. Giải pháp về pháp luật hình sự 88
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1 Kết quả CPI hàng năm của Việt Nam 64
3.2 Tổng số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội nhận hối
lộ (2007 - 2013)
70
3.3 Thống kê xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Hà Nội về tội nhận hối lộ theo Điều 279
BLHS (2007 - 2011)
73
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay đất nước ta đang trong bối cảnh đổi mới, Đảng và Nhà nước
đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu
vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đặc biệt
Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
vào năm 2007, đây là cơ hội tốt cho nước ta tăng cường phát triển, hợp tác
giao lưu với các nước trên thế giới. Bên cạnh những thành quả đã đạt được,
tình hình kinh tế - xã hội cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế, tiêu cực, đặc biệt
là vấn nạn tham nhũng đã trở thành nguy cơ lớn đe dọa và thách thức đến sự
tồn vong của quốc gia. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất
hiện từ rất lâu, đang có xu hướng diễn ra ngày càng phức tạp và phổ biến.
Tình trạng tham nhũng đang trở thành hiện tượng đe dọa sự ổn định của nền
chính trị và sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới không
chỉ ở Việt Nam. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, gây mất
đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân, làm
thoái hóa bản chất của một số cán bộ công chức.
Nhận thức được tác hại và nguy cơ của nạn tham nhũng, ngay từ Đại
hội Đảng lần thứ VII, Đảng và Nhà nước đã xác định tham nhũng là một
trong bốn nguy cơ đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết
Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh giá:
Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo
đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất
nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong hệ thống chính trị và
trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa đến sự sống
còn của chế độ ta [6, tr. 76].
Đồng thời Đảng và Nhà nước đã có những động thái thể hiện rõ quyết
tâm chống tham những như: ngày 10 tháng 12 năm 2003 ký công ước chống
9
tham nhũng của Liên hợp quốc, ngày 29 tháng 11 năm 2005 ban hành Luật
phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012)… Bên
cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ban hành Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 về "Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng". Mục
tiêu của chương trình nhằm khắc phục và đẩy lùi tình trạng tham nhũng đang
diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, nâng cao ý
thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán
bộ, công chức và mỗi công dân về công tác phòng, chống tham nhũng. Trong
các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta cũng đã thể hiện quyết tâm cao trong
cuộc đấu tranh với các hành vi tham nhũng, nhằm đẩy lùi và hạn chế đến mức
thấp nhất các hậu quả xấu của tệ nạn tham nhũng.
Trong số các tội về tham nhũng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức thì tội phạm về hối lộ hết
sức được chú ý. Trong những năm gần đây, loại tội phạm này đang có những
diễn biến rất phức tạp. Một loạt những vụ án về hối lộ nghiêm trọng đã xảy ra
trong thời gian qua liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như:
thương mại, đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ pháp luật, thể thao, y tế… Mặt
khác tội phạm này đã tạo điều kiện hoặc cơ hội phát sinh nhiều loại tội phạm
khác như buôn lậu, đánh bạc, mua bán ma túy… Trong khi đó hoạt động áp
dụng pháp luật hình sự đấu tranh với loại tội phạm này vẫn còn nhiều khó
khăn, vướng mắc và chưa đạt được nhiều kết quả. Một trong những nguyên
nhân gây khó khăn cho hoạt động xử lý tội phạm về hối lộ là do sự thiếu rõ
ràng và chưa hợp lý trong quy định của luật hình sự hiện hành về các tội
phạm này.
Vì những lý do trên, đấu tranh phòng chống tham nhũng, hối lộ đang
là mục tiêu cấp thiết và cực kỳ quan trọng đối với Đảng và Nhà nước ta. Việc
tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về
10
tội nhận hối lộ để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống
tệ nạn tham nhũng nói chung và hối lộ nói riêng là lý do cho sự cần thiết để
tôi lựa chọn đề tài "Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam" làm luận
văn thạc sĩ luật học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội
nhận hối lộ dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng chúng trong thực tiễn
xét xử, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội
nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ.
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát nêu trên, nhiệm vụ cụ thể đặt ra là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội nhận hối lộ
- Nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự về tội nhận hối lộ
- Nêu lên thực trạng tội nhận hối lộ ở nước ta, thực tiễn xét xử và các
giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm khoa học và quy định
pháp luật hình sự hiện hành về tội nhận hối lộ, trên cơ sở đánh giá tình trạng
tội phạm và thực tiễn xét xử về tội này, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm này.
Đề tài nghiên cứu về "Tội nhận hối lộ" dựa trên cơ sở của Bộ luật hình
sự Việt Nam hiện hành tại Điều 279 và những tài liệu trong phạm vi pháp luật
Việt Nam có liên quan đến tội hối lộ. Ngoài ra, luận văn cũng so sánh tội
nhận hối lộ với một số các tội phạm về tham nhũng khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng những phương
pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, nghiên
11
cứu luật pháp trong mối quan hệ với triết học - chính trị - xã hội học, phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp quy
nạp - diễn dịch… Trong các phương pháp trên thì phương pháp phân tích luật
giữ vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương pháp.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định về tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng, thực tiễn xét xử và các giải pháp đấu tranh
phòng chống tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay.
12
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ
Tham nhũng, hối lộ là căn bệnh mang tính phổ biến nhất của quyền
lực. Nó xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính
trị, có mặt trong mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý xã hội. Việt
Nam coi tham nhũng hối lộ là quốc nạn, cần phải chủ động phòng ngừa và
kiên quyết trừng trị bằng các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ. Vì vậy đấu
tranh chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm được Đảng và Nhà nước ta quy định từ rất sớm. Ở nước ta khái niệm
tham nhũng, hối lộ cũng xuất hiện từ rất lâu thông qua thuật ngữ "quan
tham, lại nhũng" tức là quan lại có các quyền hành vơ vét của cải của nhân
dân để làm của riêng. Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học
thì: "tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của
cải" [36, tr. 56]. Còn theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống
tham nhũng năm 2005 có quy định: "tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi" [21]. Như vậy có
thể coi tham nhũng là việc những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
hành vi tham ô, hối lộ vì động cơ vụ lợi. Trong số những tội phạm về tham
nhũng thì tội nhận hối lộ là một trong những loại tội phạm rất nguy hiểm,
không chỉ gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân mà còn làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước. Việt Nam coi hối lộ là
"quốc nạn" cần phải chủ động phòng ngừa và trừng trị bằng các biện pháp
mạnh mẽ. Việc đấu tranh chống nạn tham nhũng là cuộc đấu tranh toàn diện
trên mọi lĩnh vực, trong đó việc xử lý tội nhận hối lộ là một việc rất quan trọng.
Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gay go và quyết liệt đặc biệt trong tình hình kinh
tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
13
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì "hối lộ" được hiểu là: "Lén lút đưa
tiền của để nhờ kẻ có quyền làm điều trái với pháp luật nhưng có lợi cho
mình" [49, tr. 736]. Còn trong tiếng Anh, hối lộ có nghĩa là "một dạng tham
nhũng, là hành vi đưa tiền hoặc quà nhằm thay đổi thái độ của người nhận".
Dưới góc độ chính trị, "hối lộ là một trong những loại bổng lộc của quyền lực
và là một hình thức trao đổi chung giữa quyền lực và sự giàu có". Hiện tượng
hối lộ đang có xu hướng xảy ra nhiều nơi, đặc biệt là những nơi thiếu sự minh
bạch, đồng thời hối lộ cũng hủy hoại đạo đức và trách nhiệm của những người
thực thi công vụ, làm mất lòng tin của công chúng vào hoạt động công vụ...
Như vậy, chúng ta có thể thấy một điểm đặc trưng là "hối lộ" luôn thể hiện
bản chất của một hiện tượng tiêu cực và gây hậu quả nặng nề đến đời sống
kinh tế - xã hội. Tuy có các quan điểm tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản
đều thống nhất chung về hối lộ với nội dung cơ bản như sau: Hối lộ là việc sử
dụng một lợi ích nào đó tác động vào hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn để hành vi của người có chức vụ, quyền hạn diễn ra theo cách người đưa
hối lộ mong muốn.
Dưới góc độ khoa học luật hình sự ở nước ta, khái niệm "hối lộ" được
hiểu bao gồm ba loại hành vi phạm tội tương ứng với ba tội hối lộ cụ thể: tội
nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ. Trong đó tội phạm nhận
hối lộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Điều 279 Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 1999: nhận hối lộ là hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền
hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào… để làm hoặc không làm một
việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ" [20, tr. 217].
Giống như tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ cũng được Nhà nước ta
quy định từ rất sớm. Tại Điều 1 Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 quy
định: Công chức nhận hối lộ bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp
đôi tang vật hối lộ. Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công, người phạm tội còn
14
có thể bị tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản. Tuy nhiên trong thời kỳ
này tội nhận hối lộ diễn ra ở mức độ ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn hiện
nay. Ngay từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và tiếp sau đó là
Bộ luật hình sự năm 1999 thì các quy định về tội nhận hối lộ đã được sửa đổi
bổ sung rất nhiều lần. Tuy vậy những quy định của pháp luật hình sự vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm
này trong tình hình hiện nay. Vẫn còn rất nhiều trường hợp nhận hối lộ đặc
biệt nghiêm trọng nhưng do các yếu tố chủ quan và khách quan nên đã không
truy cứu trách nhiệm hình sự được, dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.
1.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI NHẬN HỐI LỘ
Về chủ thể: chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, là những
người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, cơ quan Đảng và trong
các tổ chức kinh tế Nhà nước. Chủ thể của tội nhận hối lộ được thực hiện do
người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng địa vị của mình để làm trái với nguyên
tắc, trái với nội dung công việc được giao để nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích
vật chất khác từ người đưa hoặc môi giới đưa hối lộ, gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, của công dân và thiệt hại đến lợi ích chung của toàn xã hội.
Về khách thể: tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của
cơ quan nhà nước, làm cho cơ quan nhà nước bị suy yếu, làm giảm lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Về chủ quan: tội nhận hối lộ được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức
là người nhận hối lộ thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn và để
mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Về khách quan: người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà
mình có để làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và điều kiện để làm việc
đó là sẽ nhận một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa
hối lộ.
15
Như vậy, nhận hối lộ là hành vi thu lợi bất chính cho bản thân, việc
thu lợi này có thể trực tiếp hoặc thông qua trung gian để nhận tiền, tài sản
hoặc lợi ích vật chất khác. Giữa người nhận hối lộ với người đưa hối lộ hoặc
người môi giới đưa hối lộ có sự thỏa thuận trước. Thời điểm hoàn thành tội
nhận hối lộ tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn đã thỏa thuận và
đồng ý sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỘI NHẬN HỐI LỘ
Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, trật tự
an ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Tình
hình tham nhũng nói chung và tệ nạn nhận hối lộ nói riêng diễn ra rất phức tạp ở
nhiều lĩnh vực, các vụ án được phát hiện và đưa ra xử lý ngày càng tăng với tính
chất đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm
đoạt, thất thoát, số lượng đối tượng vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Trong đó
có nhiều cán bộ lãnh đạo đã lợi dụng chức quyền của mình để nhận tiền, tài
sản… nhằm bao che cho kẻ phạm tội, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, của
tổ chức xã hội, của cá nhân, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan,
tổ chức, gây mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với quần chúng nhân dân.
Nếu như trước đây các vụ án tham nhũng, hối lộ thường xảy ra với
quy mô nhỏ thì hiện nay tội phạm này đã xảy ra ở những địa bàn rộng lớn,
mang tính tổ chức và có sự liên kết chặt chẽ. Thủ đoạn phạm tội ngày càng đa
dạng và tinh vi. Bọn tội phạm đều lợi dụng những sơ hở trong chính sách
pháp luật để phạm tội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước,
của các tổ chức và cá nhân, ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động đúng đắn của cơ
quan nhà nước. Nhận thức được sự nguy hiểm của tội nhận hối lộ Đảng, Nhà
nước cùng toàn thể nhân dân đã có nhiều cố gắng trong việc phát hiện, đấu
tranh phòng ngừa tội nhận hối lộ. Nhưng tình hình thực tế cho thấy việc xử lý
16
các trường hợp phạm tội nhận hối lộ chưa được nhiều, vẫn mang tính nhỏ lẽ,
chưa thật sự là cuộc đấu tranh tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội
phạm này. Do vậy, việc nghiên cứu tội nhận hối lộ có ý nghĩa to lớn nhằm
đưa ra những giải pháp phòng ngừa một cách toàn diện để từ đó đấu tranh có
hiệu quả đối với loại tội phạm này, góp phần đẩy lùi và hạn chế đến mức thấp
nhất các tội phạm về tham nhũng, hối lộ.
1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.4.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Tham nhũng hối lộ là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm kể từ
khi có sự phân chia giai cấp và hình thành Nhà nước. Vì vậy trong lịch sử
việc đấu tranh phòng ngừa chống tham nhũng hối lộ cũng đã được giai cấp
thống trị của Nhà nước Việt Nam quan tâm.
Từ thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ X sau công nguyên
đất nước ta chịu sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, do vậy ở
thời kỳ này pháp luật Trung Hoa đã được áp dụng ở Việt Nam, chủ yếu là bộ
luật nhà Hán và nhà Đường. Trong khoảng thời gian này các quan lại phong
kiến phương Bắc đã có hành vi tham nhũng gây nên sự phẫn nộ trong dân
chúng, làm dấy lên các cuộc khởi nghĩa đấu tranh của nhân dân. Để giải quyết
hậu quả do tham nhũng gây nên, chính quyền đặt lệ phong hầu, cắt đất thưởng
cho những người có công trấn áp phản nghịch. Nhằm hạn chế tệ nạn tham
nhũng của các quan lại và sự nổi dậy của người dân thuộc địa, xoa dịu đi sự
căm phẫn của nhân dân ta, Nhà Hán đã ban hành sáu điều luật quy định cấm
các quan lại không được làm một số việc, ví dụ như: dùng thế lực để chiếm
đoạt ruộng đất của người dân, vơ vét của cải của dân, giết hại dân…
Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà họ Khúc, họ Đinh và thời kì
tiền Lê: khi đó Nhà nước Đại Cồ Việt được hình thành mang tính chất của
17
một Nhà nước phong kiến. Do Nhà nước ta trong thời kì này còn yếu và đang
bị chiến tranh nên pháp luật hình sự trong thời kỳ này chưa được ban hành.
Đến khi thời nhà Lý lên nắm quyền trị nước thì Bộ luật Hình Thư mới được
ban hành. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, trong bộ luật này có
ghi nhận những hành vi tham nhũng của quan lại chức sắc phong kiến.
Pháp luật nhà Trần từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV: trong những năm
đầu nhà Trần sử dụng Bộ luật Hình Thư của nhà Lý để trị vì đất nước. Sau khi
lên ngôi được 5 năm, đến năm 1230 vua Trần Thái Tông đã ban hành bộ luật
mới với tên gọi Quốc triều Hình luật, đồng thời pháp luật nước ta thời kỳ này
đã từng bước được hình thành và phát triển. Mặc dù trong thời gian dài chịu
sự đô hộ của phong kiến phương Bắc nhưng pháp luật Việt Nam vẫn giữ được
những nét đặc trưng riêng.
Pháp luật hình sự Việt Nam thời nhà Hồ từ cuối thế kỷ XIV: Hồ Quý
Ly phế truất vua Trần lập nên nhà Hồ. Pháp luật hình sự thời kỳ nhà Hồ
nghiêm khắc thời kỳ nhà Trần rất nhiều, nhưng do triều đại nhà Hồ tồn tại
trong khoảng thời gian ngắn chỉ được 7 năm (từ năm 1400 - 1407) nên chưa
ban hành được bộ luật hoàn chỉnh trong thời gian này.
Vào thế kỷ thứ XV, sau khi các cuộc khởi nghĩa do nhà Trần lãnh đạo
bị thất bại, Lê Lợi dưới sự trợ giúp của Nguyễn Trãi đã lãnh đạo nhân dân
giành chiến thắng. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ hạ lệnh "từ xưa đến nay, việc
trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn". Vì thế nhà Lê rất
coi trọng việc xây dựng pháp luật. Đến thời vua Lê Thái Tông đã xây dựng
pháp luật với việc bổ sung một số quy tắc nhằm xét xử các vụ kiện cáo và một
số quy định nghiêm cấm tệ nạn nhận hối lộ. Hoạt động lập pháp nói chung và
lập pháp hình sự nói riêng của nhà Lê được tiến hành thành công nhất là dưới
thời vua Lê Thánh Tông. Ở triều đại Lê Thánh Tông đã xây dựng được "Quốc
triều Hình luật" (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) nổi tiếng vào năm 1483 và
Hồng Đức Thiện Chính Thư là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hình sự.
18
Quốc triều Hình luật đã quy định rất chặt chẽ về hành vi tham nhũng hối lộ
đồng thời đưa ra các biện pháp chế tài rất nghiêm khắc. Tại Điều 137 Bộ luật
Hồng Đức quy định các tội về chức vụ như sau: "Những kẻ đến cầu cạnh với
quan chủ ty việc trái pháp luật và kẻ vì người khác mà đến cầu cạnh thay, đều
bị xử tội biếm hay phạt; quan chủ ty nghe theo thì phải ghép vào tội làm trái
pháp luật, việc chưa thi hành thì xử tội biếm hay phạt" [46, tr. 63]. Tội nhận
hối lộ được quy định tại Điều 138 với khung hình phạt hết sức nghiêm khắc:
Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9
quan thì xử tội biếm hay bãi chức; từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội
đồ hay lưu; từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc công
thần, quý thần cùng những người có tài được dự vào hạng bát nghị
mà ăn hối lộ từ 1 quan trở lên đến 9 quan thì xử phạt tiền 50 quan,
từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60 quan đến 100 quan; từ 20
quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp
vào kho [46, tr. 64].
Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hồng Đức:
Những người đưa hối lộ mà xét ra việc của họ có trái lẽ, thì
theo việc của họ mà định tội. Còn người nào thật oan khổ vì muốn
cho khỏi tội mà hối lộ thì được giảm tội. Người không phải việc
mình mà đi hối lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người ăn hối
lộ hai bậc [46, tr. 65].
Pháp luật hình sự nhà Lê là khá hoàn chỉnh, đã phản ánh được những
đặc điểm của xã hội lúc bấy giờ. Trong công cuộc lập pháp thì Quốc triều
Hình luật được xem là bộ luật quan trọng nhất và có giá trị lịch sử trong
khoảng thời gian từ năm 1429 - 1789 và được coi là đỉnh cao của những thành
tựu lập pháp trong các triều đại trước đó.
Ở thế kỷ XVI, XVII, XVIII diễn ra các cuộc chiến tranh giữa nhà
Trịnh - Mạc, rồi đến cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn. Sau đó quân Tây Sơn đã
19
tiêu diệt ba tập đoàn Lê, Trịnh, Nguyễn trong nước và đánh thắng quân xâm
lược Xiêm - Thanh để thống nhất đất nước. Trong khoảng thời gian triều đại
Tây Sơn trị vì đất nước, Quốc triều Hình luật được sử dụng như một bộ luật
chính thống nhưng được sửa đổi trong một số lĩnh vực kinh tế, tài chính.
Những hành vi tham nhũng, hối lộ được coi là tội phạm vẫn bị xử lý theo điều
luật được quy định trong Quốc triều Hình Luật. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh
bại quân Tây Sơn lên ngôi vua. Trong khoảng thời gian này Nguyễn Ánh rất
quan tâm đến việc xây dựng pháp luật. Vua giao cho tổng trấn Bắc Thành
là Nguyễn Văn Thành biên soạn "Hoàng Việt Luật lệ" (gọi là Bộ luật Gia
Long) đến năm 1811 thì hoàn thành và có hiệu lực từ năm 1813. Bộ luật Gia
Long gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22
cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi. Theo lời tựa, bộ luật ấy hình thành do
tham khảo luật Hồng Đức và luật nhà Thanh nhưng kỳ thực là chép luật
của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều. Chương "Hình luật" chiếm tỉ lệ lớn,
đến 166 điều trong khi những chương khác như "Hộ luật" chỉ có 66 điều còn
"Công luật" chỉ có 10 điều. Trong bộ luật có một số điều luật khá nghiêm
khắc, nhất là về các tội phản nghịch, tội tuyên truyền "yêu ngôn, yêu thư".
Tuy nhiên, Bộ luật cũng đề cao việc chống tham nhũng và đặt ra nhiều điều
luật nghiêm khắc để trừng trị tham quan. Tất nhiên, đến các đời vua sau Gia
Long, bộ luật này cũng được chỉnh sửa và cải tiến nhiều, nhất là dưới thời vua
Minh Mạng. Để bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước phong
kiến, pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn đã giành tới 9 Điều quy định về tội
nhận của đút lót như Điều 312 quan lại nhận của tiền, Điều 314 nhận của tiền
sau khi xong việc. Đáng chú ý, pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn đã cấm quan lại
không được mua sắm ruộng, nhà tại địa phương nơi mình làm việc. Từ phân
tích trên cho thấy pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn mặc dù chịu ảnh hưởng
của pháp luật hình sự phong kiến Trung Quốc rất nặng nề, nhưng cũng đã tiếp
thu được giá trị lập pháp hình sự của thời kỳ nhà Lê và bên cạnh đó có những
20
sáng tạo nhất định thể hiện kỹ thuật lập pháp hình sự ở trình độ cao so với các
nước trong khu vực.
Như vậy, từ thời phong kiến trên phương diện pháp luật thì vấn đề đấu
tranh chống những hành vi tham nhũng, hối lộ đã được đặt ra. Tuy nhiên, việc
đấu tranh chống tham nhũng ở nhà nước phong kiến vẫn còn những hạn chế
nhất định. Đây cũng là một đặc điểm của Nhà nước phong kiến mà ở đó vẫn
tồn tại chế độ bóc lột.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược năm 1858: Pháp thực hiện chính
sách "chia để trị", chia đất nước Việt Nam thành ba sứ với ba chế độ chính trị
khác nhau. Bắc Kỳ là đất nước nửa bảo hộ đặt dưới quyền cai trị của viên
thống sứ người Pháp. Ở Trung Kỳ triều đình bù nhìn vẫn được duy trì với
danh hiệu "chính phủ Nam Triều" nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay
viên khâm sứ người Pháp là chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ. Ở Nam Kỳ
là đất nước thuộc địa, không còn phụ thuộc vào triều đình Huế. Tại Nam Kỳ
theo Điều 11 sắc luật ngày 25/7/1884 Bộ luật Gia Long được áp dụng đối với
người phạm tội là người bản xứ, trong sắc lệnh ngày 16/3/1890 thực dân Pháp
quy định từ thời điểm này các tòa án ở Nam kỳ phải áp dụng luật hình sự của
Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ trường hợp luật hình sự của Pháp
chưa dự liệu được. Ở Bắc Kỳ, nghị định ngày 02/12/1921 của toàn quân Đông
Dương đã cho áp dụng luật hình An Nam. Ở Trung Kỳ, sắc lệnh số 43 ngày
31/7/1893 của Bảo Đại đã ban hành Hoàng Việt Luật. Trong Luật hình An
Nam gồm 40 chương với 233 điều đã dành Chương XI quy định về những
người chức dịch phạm tội, trong đó quy định tội nhận hối lộ tại Điều 71:
Những người chức dịch nhận những của lót hay nhận lời hứa của người ta,
hay là lễ trình để làm những việc thuộc về chức phận mình phải làm, mà việc
ấy chiếu lệ không được lấy tiền. Hay là đã nhận tiền, nhận lời mà bỏ không
làm phận sự mình nên làm, xét ra quả có chứng cớ, phải phạt giam từ 1 đến 5
năm và phạt bạc từ 80 đồng đến 120 đồng, lại phải cấm quyền công dân.
21
Tóm lại, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, pháp luật của
Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quy định những hành vi tham nhũng, hối
lộ và có các chế tài hình phạt rất nghiêm khắc để trừng trị tội phạm này. Điều
đó cho thấy tội tham nhũng, hối lộ là loại tội phạm rất nguy hiểm được Nhà
nước Việt Nam trong lịch sử quan tâm từ rất sớm.
1.4.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền
nhân dân còn non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh
tế của đất nước vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị Pháp - Nhật vơ vét xơ xác,
hậu quả của chiến tranh và thiên tai đã tàn phá nặng nề đất nước. Ở miền Bắc
có khoảng 2.000 quân Tưởng Giới Thạch mượn danh nghĩa quân đồng minh
vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng mục đích của chúng là giúp đỡ bọn phản
động đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ làm tay sai cho
chúng. Ở miền Nam, quân đội Pháp được quân Anh hỗ trợ xâm lược đánh
chiếm Sài Gòn, rồi sau đó đánh mở rộng ra miền Bắc và Nam Trung Bộ.
Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn đó là:
diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm, đồng thời nhiệm vụ giữ
vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì
vậy ngay từ khi mới hình thành, pháp luật hình sự của chính quyền nhân dân
đã tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ đó. Sau ba ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, Nhà nước ta đã ban hành nhiều sắc lệnh. Trong đó có sắc lệnh số
223-SL ngày 17/11/1946 được ban hành nhằm trừng trị các tội nhận hối lộ,
đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ. Mặc dù được xây dựng trong
những năm đầu thành lập đất nước nhưng trong sắc lệnh này đã quy định hết
sức tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta lúc bấy giờ. Tuy nhiên do
tình thế hết sức khẩn trương không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm
22
pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói riêng nên
ngày 10/10/1945 Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ
các luật lệ cũ, trong đó có Bộ luật Hình An Nam, Bộ Hoàng Việt hình luật với
điều kiện không trái nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân
chủ cộng hòa. Văn bản có liên quan trực tiếp đến việc lợi dụng chức vụ để
phạm tội xâm phạm tài sản Nhà nước trong giai đoạn này phải kể đến sắc lệnh
số 223-SL ngày 17/11/1946 quy định hướng dẫn các Tòa án trừng trị một số
một số tội phạm liên quan đến tài sản, sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 quy
định về việc trừng trị âm mưu hoạt động phá hoại làm thiệt hại đến tài sản của
Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính
sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa. Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ngày 21/10/1970 quy định về việc trừng trị các tội phạm xâm phạm
tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản công dân bằng việc lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của những người có chức vụ. Những văn bản này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội tham
nhũng nói riêng.
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, Chính
phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam đã ban hành sắc lệnh số 03
ngày 15/3/1976, sắc lệnh này quy định thêm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
và quy định tội nhận và đưa hối lộ. Đến năm 1979 trong bối cảnh Mỹ và các
nước thù địch khác ra sức bao vây, cấm vận, chúng ta phải đối phó với hai
cuộc chiến tranh quy mô lớn ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. Ngoài ra,
đất nước ta còn phải đương đầu với những khó khăn chồng chất về kinh tế và
đời sống, tình hình tiêu cực nhất là tệ nạn hối lộ vẫn diễn biến hết sức phức
tạp. Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IV đã đề ra chủ trương "Kiên quyết đấu tranh những
mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội nhất là tệ nạn ăn cắp, hối lộ ức
hiếp quần chúng". Thể chế hóa nghị quyết của Đảng và trên cơ sở Hiến pháp
23
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/5/1981, Ủy ban thường
vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh trừng trị tội hối lộ. Pháp lệnh này ra đời đã
thay thế các văn bản trước đó về tội hối lộ, lần đầu tiên trong pháp lệnh tội
đưa hối lộ và môi giới hối lộ được quy định tại điều luật một cách độc lập. Sự
ra đời của pháp lệnh là một sự kiện pháp lý quan trọng, góp phần giữ vững và
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, động viên và cổ vũ mọi công dân tích
cực đấu tranh chống tệ nạn hối lộ và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác.
Pháp lệnh thể hiện tinh thần đấu tranh rất mạnh mẽ và triệt để đối với tội nhận
hối lộ, trừng trị tội nhận hối lộ dưới nhiều hình thức, đồng thời thể hiện rõ
chính sách phân hóa cao trong xử lý. Điều đáng chú ý trong pháp lệnh này, tại
Điều 9 quy định một trường hợp đặc biệt: "Người nào bị ép buộc đưa hối lộ,
nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội".
Chính sự phân hóa cao độ đối với những đối tượng thực hiện hành vi nhận hối
lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khuyến khích
việc phát hiện tội hối lộ để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm thường
rất khó phát hiện này.
1.4.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
trong Bộ luật hình sự năm 1985
Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được những thành
tựu rất quan trọng trong một số lĩnh vực, cải tiến được một phần cơ cấu của
nền kinh tế xã hội, tạo ra những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới. Bên
cạnh những thành tựu đó chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn và khuyết điểm
như chủ quan duy ý chí, duy trì quá lâu mô hình kinh tế quan liêu, bao cấp
nên không thực hiện được mục tiêu đã đề ra là ổn định tình hình kinh tế - xã
hội và đời sống nhân dân, pháp chế xã hội chủ nghĩa chậm tăng cường, pháp
luật kỷ cương bị buông lỏng. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật hình
sự hiện hành không thể hiện toàn diện, đầy đủ chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước ta. Chính vì vậy việc ban hành Bộ luật hình sự trong thời kỳ này là
24
một vấn đề có tính tất yếu khách quan và cấp thiết, có ý nghĩa góp phần thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vì vậy, để thực hiện được các nhiệm vụ đó, ngày
27/6/1985 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa VII đã thông qua Bộ luật hình sự, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986.
Bộ luật hình sự được ban hành là bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp
hình sự ở nước ta.
Bộ luật hình sự năm 1985 đã kế thừa và phát triển những thành tựu
của pháp luật hình sự Việt Nam nhất là từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945,
tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian trước
năm 1985 và dự báo được tình hình tội phạm trong thời gian tới. Đây là Bộ
luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta, Bộ luật này bao gồm có 2 phần: phần
chung và phần các tội phạm, tổng cộng có 20 chương với 280 điều, trong đó
quy định các tội về tham nhũng một cách tương đối đầy đủ tạo điều kiện cho
việc xử lý tội phạm tham nhũng.
Riêng trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội nhận hối lộ được quy định
tại Điều 226 đã được sửa đổi, bổ sung tới ba lần: lần thứ nhất vào năm 1991,
lần thứ hai vào năm 1992 và lần thứ ba vào năm 1997. Một mặt thể hiện sự
hoàn thiện pháp luật hiện hành theo các chuẩn mực của khoa học luật hình sự,
mặt khác cũng thể hiện sự vận động phù hợp với tình hình phát triển của xã
hội cũng như diễn biến thực tế của tình hình tội phạm nói chung và tội tham
nhũng hối lộ nói riêng. Mặc dù đã sau ba lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm đang
ngày một tinh vi và phát triển này. Nhiều trường hợp nhận hối lộ rất nghiêm
trọng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng, nhưng do quan điểm khác nhau về đánh
giá chứng cứ hoặc cách xác định các tình tiết của vụ án, về các dấu hiệu cấu
thành tội nhận hối lộ, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự dẫn đến để lọt
tội phạm. Vì vậy yêu cầu đặt ra cần phải có sự sửa đổi, bổ sung để có thể hoàn
25
thiện các quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh phòng
chống tội phạm về hối lộ trong tình hình mới.
1.4.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh
đạo đã giành được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước có nhiều khởi sắc, được nhân
dân ta và bè bạn quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi
cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, nền kinh tế thị trường cũng
làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức
tạp. Trước tình hình đó mặc dù Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ
sung ba lần, nhưng còn nhiều điểm bất cập, vướng mắc chưa đáp ứng được
nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn còn
nhiều hạn chế, bố cục chương điều chưa hợp lý, nhiều hình phạt quá rộng dễ
dẫn đến tiêu cực trong việc xét xử. Đồng thời do Bộ luật hình sự đã nhiều lần
sửa đổi bổ sung nên đã không còn là một chỉnh thể thống nhất.
Để đáp ứng yêu cầu đó, ngày 24/12/1999 Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật hình sự
năm 1999 (gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 1999) thay cho Bộ luật hình sự năm
1985. Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời là kết quả của việc tổng kết thực tiễn
đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bộ luật hình sự này còn thể hiện toàn diện
chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, đây là
công cụ sắc bén trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các
đồng bào người dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp
của cơ quan, bảo vệ trật tự xã hội… góp phần vào công cuộc đổi mới của đất
nước, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của
26
Đảng. Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định các tội phạm về tham nhũng một
cách cụ thể và chặt chẽ hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985. Các tội phạm về
tham nhũng được quy định ở trong Chương XXI Bộ luật hình sự 1999, gồm 7
Điều, từ Điều 278 đến Điều 284, trong đó tội nhận hối lộ được quy định tại
Điều 279. Ngoài ra Đảng và Nhà nước cũng quan tâm đặc biệt đến việc giải
quyết vấn nạn tham nhũng, hối lộ. Vì thế, trong Văn kiện Đại hội IX của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ:
Hiện nay, cán bộ Đảng viên và nhân dân ta hết sức quan tâm
đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nạn tham nhũng diễn ra
nghiêm trọng kéo dài gây bất bình trong nhân dân và là nguy cơ lớn
đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Phải tăng cường về tổ chức và cơ
chế tiếp tục công cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy
nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp các ngành từ
Trung ương đến cơ sở [6].
Gần đây nhất, Quốc hội vừa thông qua Luật phòng, chống tham nhũng
ngày 29/11/2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm 2012), Luật phòng,
chống tham nhũng đã thay thế cho Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1988.
Có thể nói việc kịp thời ban hành Luật phòng, chống tham nhũng đã góp phần
ngăn chặn có hiệu quả nạn tham nhũng, hối lộ - một trong những nguy cơ cản
trở sự phát triển kinh tế của đất nước.
27
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Ở nước ta trong những năm gần đây tội phạm nhận hối lộ đang có
chiều hướng ngày càng gia tăng, vừa lan rộng về quy mô, vừa tinh vi về thủ
đoạn gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm nhận hối lộ đã làm ảnh
hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và làm mất lòng tin của nhân dân
đối với cơ quan công quyền. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, biện pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, hối lộ. Tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cuộc đấu tranh chống tham
nhũng, hối lộ chưa đem lại nhiều kết quả. Do đó chúng ta cần phải nghiên cứu
để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của loại tội phạm này để từ đó có biện pháp
ngăn chặn và xử lý, tránh bỏ lọt tội phạm.
Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009):
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua
trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác
dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười
triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu
cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A
Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
28
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba
trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất
định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến
năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản [25, tr. 217-218].
2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CẤU THÀNH TỘI NHẬN HỐI LỘ
2.1.1 Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội nhận hối lộ
Đối với tội nhận hối lộ các dấu hiệu thuộc về chủ thể là các dấu hiệu
quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội, là dấu hiệu phân biệt sự khác
nhau giữa tội nhận hối lộ và các tội phạm khác do người có chức vụ, quyền
hạn thực hiện.
Trước hết, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ,
quyền hạn. Khoa học luật hình sự Việt Nam gọi đây là chủ thể đặc biệt của tội
29
phạm. Đó là chủ thể mà ngoài hai đặc điểm là có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự còn đòi hỏi phải có thêm đặc điểm
khác nữa về nhân thân thì mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội được
mô tả trong cấu thành tội phạm [10, tr. 60-63]. Đặc điểm có thêm ở chủ thể
của tội nhận hối lộ là dấu hiệu "có chức vụ, quyền hạn". Theo quy định tại
Điều 277 Bộ luật hình sự, người có chức vụ là "người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ" [25, tr. 216]. Ngoài khái niệm được
nêu tại Điều 277 Bộ luật hình sự, những đối tượng cụ thể được coi là người có
chức vụ, quyền hạn còn được xác định theo Điều 1 Khoản 3 của Luật phòng,
chống tham nhũng năm 2005, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ
sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà
nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn khi
thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó [21].
Như vậy phạm vi người có chức vụ, quyền hạn theo luật hình sự Việt
Nam được xác định bao gồm tất cả những đối tượng nêu tại Điều 1 Khoản 3
của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005. Những đối tượng này có thể
thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ
quan quản lý nhà nước, các cơ quan xét xử hoặc các cơ quan kiểm sát, ở tất cả
các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Một điểm chung dễ nhận
30
thấy ở những người này là dấu hiệu được giao công vụ và đang thực thi công
vụ. Tuy nhiên, phạm vi khái niệm người có chức vụ, quyền hạn theo luật hình
sự Việt Nam không chỉ dừng lại ở những nhân viên được giao vị trí công tác
hoặc quyền hạn nhất định trong các cơ quan của bộ máy nhà nước. Khái niệm
này còn được mở rộng tới đối tượng là những người có chức vụ trong các tổ
chức xã hội, miễn là với chức danh của mình những người này có quyền ra
những quyết định có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người khác, ví dụ như
chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổ trưởng dân phố… Ngoài ra,
những người không có một chức danh trong hệ thống cơ quan công quyền
song được giao nhiệm vụ hoặc công vụ nhất định và có quyền hạn khi thực
hiện công việc đó cũng có thể trở thành chủ thể của tội nhận hối lộ, ví dụ như
người làm công tác dân phòng được giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự, trị an khu
dân cư có quyền hạn khi thực hiện công vụ đó.
Trong số các đặc điểm của người có chức vụ, quyền hạn thì đặc điểm
chức năng, nhiệm vụ và thời điểm đang thực hiện công vụ là những dấu hiệu
bắt buộc ở người có chức vụ, quyền hạn. Một tác giả cũng có nhận định tương
tự như vậy: "dấu hiệu có ý nghĩa quyết định làm cơ sở để xác định một người
có phải là người có chức vụ, quyền hạn hay không là tính chất của chức năng,
nhiệm vụ mà người đó thực hiện và quyền hạn mà pháp luật quy định đối với
người đó" [47, tr. 37].
Người có chức vụ, quyền hạn phải là người có trách nhiệm trong việc
giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. Những yêu cầu đó có thể là
những yêu cầu về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người đưa hối lộ. Tuy
nhiên, người có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết những yêu cầu của người
đưa hối lộ phải là việc thực hiện công vụ. Nếu có chức vụ, quyền hạn khi giải
quyết yêu cầu cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất của họ, nhưng
không phải là thực hiện công vụ thì không phải là nhận hối lộ.
Chủ thể của tội nhận hối lộ theo luật định chỉ có thể là người có chức
vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, không phải người có chức vụ, quyền hạn nào cũng
31
có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Cấu thành tội phạm của tội nhận
hối lộ theo Điều 279 Bộ luật hình sự đòi hỏi dấu hiệu "để làm hoặc không làm
một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ". Vì vậy, chủ thể
của tội phạm này phải là người với chức vụ, quyền hạn của mình có thể thực
hiện được việc làm hoặc không làm mà người đưa hối lộ yêu cầu. Nói một
cách khác, đó phải là người "có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu
cầu của người đưa hối lộ" [18, tr. 77]. Khả năng giải quyết việc mà người đưa
hối lộ yêu cầu vừa gắn với tính chất của chức năng, nhiệm vụ, vừa gắn với thời
điểm thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó của người có chức vụ, quyền hạn. Điều
đó có nghĩa là người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể thực hiện được yêu cầu
của người đưa hối lộ nếu việc làm hay không làm đó có liên quan trực tiếp tới
việc thực thi chức trách của họ và được tiến hành vào thời điểm họ đang thực thi
công vụ. Như vậy, người đã chấm dứt việc thực thi công vụ hoặc người không
có khả năng thực hiện được yêu cầu của người đưa hối lộ đều không thể là chủ
thể của tội nhận hối lộ.
Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có những
người có chức vụ, quyền hạn mới nhận hối lộ được. Tuy nhiên, khẳng định
này chỉ đúng với trường hợp vụ án nhận hối lộ không có đồng phạm, còn
trong vụ án có đồng phạm thì có thể có những người không có chức vụ, quyền
hạn nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, còn
người thực hành trong vụ án nhận hối lộ có đồng phạm thì nhất thiết phải là
người có chức vụ, quyền hạn.
Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người đồng phạm khác trong
vụ án thì họ cũng chỉ trở thành chủ thể của tội phạm nhận hối lộ trong những
trường hợp sau:
- Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4
Điều 279 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp nhận hối lộ quy định tại các
32
khoản trên là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng [18, tr. 81].
Tuy nhiên, đối với những người này họ chỉ có thể là đồng phạm trong vụ án
nhận hối lộ với vai trò giúp sức, vì những người này chưa thể trở thành cán
bộ, công chức. Thực tiễn xét xử cũng có trường hợp người dưới 16 tuổi lại là
người khởi xướng, giúp sức trong vụ án nhận hối lộ có đồng phạm như: được
người có chức vụ, quyền hạn giao cho đi nhận tiền của người đưa hối lộ, được
giao đưa thư, đưa tài liệu…
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 279
mà chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự thuộc
trường hợp này [18, tr. 81-82]. Vì đối với tội nhận hối lộ quy định tại Khoản 1
của điều luật là tội phạm nghiêm trọng.
2.1.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội nhận hối lộ
Đối với tội nhận hối lộ, các dấu hiệu khách quan cũng là những dấu
hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội, cũng như để phân biệt tội
nhận hối lộ với tội phạm khác.
Mặt khách quan của tội nhận hối lộ được đặc trưng bằng hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ nhận tiền,
tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào. Như vậy, đặc
trưng cho mặt khách quan của tội phạm này là hành vi nhận "của hối lộ" bằng
thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là sử
dụng chức vụ, quyền hạn vào việc thực hiện tội phạm. Lợi dụng chức vụ tức
là lợi dụng chức danh công tác, chức trách hoặc quyền hạn được giao. Lợi
dụng quyền hạn là lợi dụng quyền năng cụ thể được giao do có chức vụ hoặc
do một căn cứ khác. Chính nhờ có chức vụ, quyền hạn chủ thể mới có khả
năng giải quyết được việc người khác đang mong muốn và người có việc đưa
hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn cũng vì chủ thể có khả năng này. Như
vậy, hành vi nhận hối lộ chỉ có thể được thực hiện trong mối quan hệ với chức
33
năng, quyền hạn của chủ thể. Mối quan hệ đó được một tác giả nhận định:
"Hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ có
liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ,… chức vụ, quyền hạn là
điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ" [18, tr. 84]. Tuy nhiên, chức vụ,
quyền hạn phải được coi là điều kiện có tính quyết định, chứ không chỉ là điều
kiện thuận lợi, để người phạm tội thực hiện được hành vi nhận của hối lộ. Chỉ
thông qua thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn chủ thể mới có thể nhận lợi
ích vật chất để làm hoặc không làm việc mà người đưa hối lộ yêu cầu.
Hành vi khách quan của tội phạm nhận hối lộ được thể hiện ở những
dấu hiệu sau: Trước hết, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Người phạm tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn mà mình có để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của
người đưa hối lộ. Có thể nói, thủ đoạn của tội tham ô và tội nhận hối lộ chỉ
khác nhau ở mục đích thực hiện hành vi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là do người
có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền
hạn của họ, nếu không có chức vụ quyền hạn thì họ khó có thể thực hiện
việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ; chức
vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ một cách dễ
dàng [18, tr. 84]. Thứ hai, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ thì mới bị coi là
nhận hối lộ. Nếu hành vi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của
người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan
gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng
không bị coi là nhận hối lộ.
34
Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trực tiếp hoặc qua trung gian nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Trực tiếp nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là trường hợp
người nhận hối lộ trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của
người đưa hối lộ không thông qua người khác [18, tr. 86], ví dụ như A đưa hối lộ
cho B bằng cách trực tiếp cầm tiền giao cho B hoặc chuyển tiền vào tài khoản
của B tại Ngân hàng. Việc trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
của người đưa hối lộ thực tiễn không có nhiều vấn đề vướng mắc. Tuy nhiên,
cần phân biệt trường hợp người trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác của người khác nhưng người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác lại không phải là người đưa hối lộ, cũng không phải là người môi giới
hối lộ nhưng người nhận tiền vẫn là người nhận hối lộ. Ví dụ: Trong vụ án
Tân Trường Sanh, cán bộ Phòng chống buôn lậu Cục Hải quan Thành phố Hồ
Chí Minh mỗi lần nhận "tiền thưởng" của người có trách nhiệm phát, họ chỉ
biết đó là tiền do các chủ hàng "bồi dưỡng" còn cụ thể tiền đó ai đưa, ai nhận
họ không quan tâm. Mặc dù người phát tiền cho họ không phải là người đưa hối
lộ cũng không phải là người môi giới hối lộ, mà người đưa tiền thực chất là
người được phân công chia của hối lộ trong vụ nhận hối lộ tập thể (có tổ chức).
Qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của
người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền,
tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Qua trung gian không
nhất thiết phải là qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu
nhưng cuối cùng thì tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối
lộ cũng đến với người nhận hối lộ. Người nhận hối lộ không nhất thiết phải
biết người đưa hối lộ là ai, chỉ cần biết đó là của hối lộ là đã bị coi là nhận hối
lộ; còn nếu như có căn cứ xác định người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác nhưng không biết đó là của hối lộ thì người nhận không bị coi là
nhận hối lộ. Tuy nhiên, hiện nay thủ đoạn nhận hối lộ diễn ra rất phức tạp,
35
thường thì người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác của người đưa hối lộ mà để cho cho người thân của mình như: bố,
mẹ, vợ, chồng, con cái... nhận. Có trường hợp người thân của người phạm tội
nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác thông qua những giao dịch mua
bán tài sản như: Người đưa hối lộ mua tài sản của gia đình người nhận hối lộ
với giá gấp nhiều lần giá trị thật của tài sản đó.
Hành vi nhận hối lộ sẽ cấu thành tội phạm khi người nhận hối lộ đã
nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà người đưa hối lộ trực tiếp hoặc
qua trung gian giao cho, tức là người nhận hối lộ đã chiếm hữu số tiền, tài sản
hoặc lợi ích vật chất khác như: đã cầm tiền, đã cầm tài sản, tiền đã được
chuyển vào tài khoản của mình trong ngân hàng... Trường hợp người nhận hối
lộ sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là trường hợp người đưa hối
lộ hứa sẽ giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhưng chưa có việc giao
nhận của hối lộ, hai bên mới chỉ thỏa thuận về của hối lộ cũng đã cấu thành
tội phạm nhận hối lộ.
Như vậy, hình thức nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc đối
với cấu thành tội nhận hối lộ, nhưng căn cứ vào hình thức ta xác định được
thủ đoạn của hành vi nhận hối lộ do người phạm tội thực hiện. Trong nhiều
trường hợp chính thông qua hình thức nhận hối lộ giúp ta xác định được đó là
thủ đoạn nhận hối lộ hay chỉ là quan hệ xã hội khác [18, tr. 87]. Ví dụ trong
trường hợp nhận quà biếu, ở một hoàn cảnh cụ thể này thì đó là thủ đoạn của
hành vi nhận hối lộ, nhưng nếu như đặt nó trong một hoàn cảnh khác thì đó lại
là mối quan hệ thuộc lĩnh vực đạo đức, tình cảm. Nhà làm luật quy định "dưới
bất cứ hình thức nào" là nhằm bảo đảm không lọt bất cứ một thủ đoạn nào mà
người phạm tội sử dụng để nhận hối lộ là rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng do
quy định này nên trong việc xác định đâu là thủ đoạn nhận hối lộ, đâu là quan hệ
xã hội khác là một vấn đề cực kỳ phức tạp đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng
và người tiến hành tố tụng phải đánh giá một cách tổng hợp tất cả các tình tiết
36
của vụ án một cách khách quan, toàn diện để từ đó tìm ra sự thật khách quan của
sự việc.
Để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của
người đưa hối lộ: đây là dấu hiệu rất quan trọng thuộc mặt khách quan của tội
phạm này và thực tiễn xét xử khi xác định dấu hiệu này của tội nhận hối lộ
trong nhiều vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
còn có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến việc xác định hành vi phạm tội
cũng rất khác nhau. Quan niệm chung của xã hội khi đánh giá một hành vi
đưa và nhận hối lộ là phải có tiền thì mới được việc dù việc đó giải quyết
đúng hay sai người có yêu cầu giải quyết không quan tâm.
Không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ là trường hợp vì
đã nhận hối lộ nên người phạm tội không thực hiện một việc mà lẽ ra họ phải
thực hiện và do không thực hiện nhiệm vụ đó nên đã đem lại lợi ích cho người
đưa hối lộ. Ví dụ: không ra lệnh thi hành án phạt tù để người bị kết án bỏ trốn
hoặc hết thời hiệu thi hành án; không thi hành lệnh bắt tạm giam, để người
phạm tội bỏ trốn; không bắt người đang trốn khỏi trại giam; không thi hành
lệnh cưỡng chế giải phóng mặt bằng; không lập biên bản vi phạm trong
trường hợp bắt được hàng lậu, hàng cấm... Khoa học luật hình sự coi trường
hợp phạm tội này là không hành động, tức là không làm một việc mà pháp
luật bắt người có chức vụ, quyền hạn phải làm.
Không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp
cũng tương tự như trường hợp không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối
lộ, chỉ khác ở chỗ: lợi ích mà người nhận hối lộ đem lại không phải cho người
đưa hối lộ mà là cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm, có thể là những
người thân của người đưa hối lộ nhưng cũng có thể chỉ là bạn bè của người đưa
hối lộ. Ví dụ: Phạm Văn P bị bắt về tội cướp tài sản và mặc dù P không yêu cầu,
nhưng vì muốn lo cho P nhẹ tội, nên bố đẻ của P là Phạm Văn C đã đến gặp và
đưa hối lộ cho Phạm Thanh B là điều tra viên được phân công điều tra vụ án
số tiền là 45.000.000 đồng và nhờ B tìm cách làm giảm nhẹ tội cho P.
37
Tóm lại, bị coi là hành vi nhận hối lộ nếu người có chức vụ, quyền hạn
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trực tiếp hoặc quan trung gian đã nhận
hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Cũng như hậu quả của các tội phạm khác, hậu quả của tội nhận hối lộ
là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. Hậu quả của hành vi
nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là dù hậu quả chưa xảy ra thì
hành vi của người phạm tội vẫn cấu thành tội phạm [18, tr. 89]. Đối với tội
nhận hối lộ, nhà làm luật quy định giá trị của hối lộ làm ranh giới phân biệt tội
phạm với hành vi vi phạm, nên có quan điểm cho rằng, giá trị của hối lộ là
dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và nếu chưa nhận hối lộ hoặc đã
nhận hối lộ nhưng giá trị của hối lộ dưới mức quy định của điều luật thì chưa
cấu thành tội phạm. Đây là sự nhầm lẫn giữa hậu quả của tội phạm với giá trị
của hối lộ là dấu hiệu khách quan của tội phạm. Đối với tội nhận hối lộ nhà
làm luật quy định giá trị của hối lộ từ 2.000.000 đồng trở lên thì mới bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu dưới 2.000.000 đồng thì phải có thêm một
trong những điều kiện như: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật về
hành vi mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A
Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Quy định này không có
nghĩa là trong mọi trường hợp người phạm tội đã nhận hối lộ mà của hối lộ có
giá trị từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng và ngay cả với hai trường
hợp này nếu người phạm tội chưa nhận của hối lộ thì hành vi của họ vẫn cấu
thành tội phạm nhưng thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, thực
tiễn xét xử cho thấy, nếu người phạm tội mới có ý định nhận hối lộ 2.000.000
đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng và đã làm hoặc không làm một việc vì lợi ích
hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ nhưng chưa nhận được của hối lộ thì
người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu
quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, thì thực tiễn cho
thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực
38
hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an
ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng
trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra đã là
nghiêm trọng chưa.
2.1.3. Dấu hiệu về mặt khách thể của tội nhận hối lộ
Có thể xác định được ngay khách thể của tội nhận hối lộ là hoạt động
đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy
tín, cao hơn là chính thể bị sụp đổ.
Hầu hết hành vi nhận hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn là làm
trái công vụ được giao, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức mà mình là thành
viên, cá biệt có trường hợp người có chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ nhưng
vẫn làm đúng chức năng nhiệm vụ, nhưng cho dù có làm đúng đi nữa thì hành
vi nhận hối lộ của họ cũng đã xâm phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức mà
họ là thành viên. Ví dụ: do sơ suất Ông Đinh Văn D làm mất và đang làm thủ
tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp
luật thì Nguyễn Văn A là cán bộ địa chính có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục
cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông D, nhưng A vẫn sách
nhiễu gây khó khăn cho ông D. Do vậy để được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nhanh ông D đã đưa cho A số tiền là 10.000.000 đồng. Cho dù
việc làm của A là đúng pháp luật, nhưng uy tín của cơ quan mà A là nhân
viên bị mang tiếng là cái gì cũng phải có tiền mới xong. Tình trạng này hiện
nay ở nước ta đang diễn ra rất phổ biến, nhất là đối với các cơ quan hành
chính nhà nước. Vì vậy, dù người có chức vụ, quyền hạn giải quyết đúng
pháp luật nhưng việc nhận tiền để giải quyết theo yêu cầu của người đưa hối
lộ thì hành vi này vẫn xâm phạm đến hoạt động và ảnh hưởng tới uy tín của
cơ quan, tổ chức. Yếu tố uy tín của cơ quan, tổ chức cần được duy trì vì sự
vững mạnh và phát triển lâu bền của các thiết chế đó cũng như của bộ máy
nhà nước. Hành vi nhận hối lộ đã làm mất đi những đức tính phải có ở những
39
người làm việc nhân danh quyền lực công (và cũng là quy tắc nghề nghiệp đặt
ra đối với người có chức vụ, quyền hạn) như trung thực, vô tư, công bằng; do
đó làm giảm sút sự tín nhiệm và tôn trọng của công dân đối với người có chức
vụ, quyền hạn nói riêng và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung.
Hành vi phạm tội nhận hối lộ đã tác động đến hoạt động thực thi công
vụ của người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một
việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Luật hình sự Việt Nam
không đòi hỏi việc làm hoặc không làm này phải là hành vi trái pháp luật. Tuy
điều luật không quy định trực tiếp song quan điểm được thừa nhận chung
cũng như thực tiễn xét xử cho thấy hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để làm hoặc không làm một việc
hợp pháp hoặc một việc đúng với chức năng, quyền hạn của người đó vì lợi
ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ vẫn bị coi là tội phạm [18, tr. 82].
Ví dụ như hành vi của cán bộ công an làm việc tại cửa khẩu sân bay nhận tiền
để đóng dấu vào giấy tờ nhập cảnh đã có đủ thủ tục theo yêu cầu, hành vi
nhận tiền để cấp cứu bệnh nhân của bác sĩ trực cấp cứu... Hành vi làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ nêu trên
mặc dù không trái pháp luật song vẫn làm giảm uy tín các cơ quan công
quyền và do đó vẫn gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan,
tổ chức. Nếu nhận hối lộ để làm hoặc không làm một việc mà hành vi đó có
đủ dấu hiệu cấu thành một tội phạm độc lập khác thì người phạm tội sẽ phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ và tội phạm độc lập kia. Ví dụ: vì
nhận tiền của người nhà bị can nên kiểm sát viên không truy tố bị can mặc dù
sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy có đủ căn cứ để truy tố. Trường hợp này hành
vi của kiểm sát viên đã cấu thành tội nhận hối lộ và tội không truy cứu trách
nhiệm hình sự người có tội (Điều 294 Bộ luật hình sự). Việc làm hay không làm
vì lợi ích của người đưa hối lộ là những việc khi được thực hiện đem lại lợi ích
cho bản thân người đưa hối lộ hoặc cho người nào đó mà người đưa hối lộ cần,
40
ví dụ như lợi ích đem lại cho người thân của người này hoặc cho cơ quan, tổ
chức nào đó. Việc làm hay không làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ là việc
mà người đưa yêu cầu người nhận hối lộ thực hiện tuy không đem lại lợi ích
cụ thể cho người đó, ví dụ như việc đưa hối lộ cho cán bộ công an xã để yêu
cầu người nhận đưa một người nghiện ma túy trong xã vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc mặc dù người nghiện đó không có mối quan hệ nào với người đưa
hối lộ.
Đối tượng tác động của tội nhận hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác. Về tiền hoặc tài sản thì không có vấn đề gì cần phải trao đổi nhưng
đối với lợi ích vật chất khác thì có nhiều ý kiến khác nhau: Có ý kiến cho rằng
điều luật quy định lợi ích vật chất khác là không cần thiết. Bởi lẽ, ngoài tiền hoặc
tài sản ra thì khó có thể xác định được lợi ích vật chất khác là gì, vì đã là lợi ích
vật chất thì chỉ tồn tại dưới hai dạng tiền hoặc tài sản, ngoài tài sản và tiền bạc ra
không thể xác định lợi ích vật chất nào khác [18, tr. 83]. Tuy nhiên, trong thực
tiễn xét xử có nhiều trường hợp người nhận hối lộ không nhận tiền hoặc tài sản,
nhưng cái mà họ được từ người đưa hối lộ lại là một lợi ích vật chất, nhưng lợi
ích này không tính ra tiền được hoặc tính ra được bằng tiền. Ví dụ: hứa cho
thăng chức, hứa cho đi học nâng cao nghiệp vụ, chỗ học cho con của người công
chức trong trường nổi tiếng v.v... [30, tr. 37] các lợi ích này tuy là lợi ích vật
chất nhưng lại không tính ra được bằng một số tiền cụ thể, nó cũng không tồn tại
dưới dạng tài sản cụ thể. Chính vì vậy, nhà làm luật quy định lợi ích vật chất
khác cũng là để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong
tình hình hiện nay. Ngoài ra, hiện nay còn một hình thức hối lộ đặc biệt khác mà
"của hối lộ" không phải là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đó là "hối lộ
tình dục". Nó liên quan đến yếu tố giới tính, tình dục, đến bản năng sinh lý con
người. Nhưng vì nó có thể kéo theo sự bất an, bất ổn của đời sống gia đình con
người, nên rất khó "đụng chạm", dù loại hình hối lộ này chẳng hề mới mẻ gì
trong xã hội ta. Có điều, tính chất của tội này nhạy cảm, phức tạp, tế nhị nên có
41
khi trong cộng đồng, tất cả mọi người đều hiểu nhưng rất khó phát hiện, rất khó
để đưa ra chế tài xử lý. Vì thế về danh chính ngôn thuận, đây vẫn là hình thức
hối lộ lần đầu tiên được đề cập. Một kiểu hối lộ dù có được trả giá bằng các hợp
đồng kinh doanh hay tiền bạc thì nó vẫn rất rẻ mạt. Khái niệm hối lộ tình dục chỉ
mới mẻ bởi lần đầu tiên được phơi bầy ra ánh sáng ở nước ta chứ nó không hề xa
lạ trên thế giới. Thậm chí nhiều vụ hối lộ tình dục khi đưa ra trước pháp đường
còn gây chấn động cả các quốc gia. Tại nhiều nước tiên tiến, luật pháp đều quy
định hối lộ tình dục bị xếp vào hàng tội phạm tham nhũng. Và những án phạt tù
nghiêm khắc với những nhân vật nhận hối lộ tình dục như ở các quốc gia nói
trên đều đã được tuyên. Công ước quốc tế đã quy định hối lộ tình dục thuộc
phạm trù hối lộ "phi vật chất". Nhiều chuyên gia quốc tế và các tổ chức quốc tế
đều cho rằng, những quy định về hối lộ tình dục trong hệ thống luật pháp quốc tế
nên được nghiên cứu theo hướng nội hóa vào luật pháp Việt Nam để đảm bảo
chống tệ nạn tham nhũng nói chung và nhận hối lộ nói riêng một cách triệt để.
2.1.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ
Các điều luật quy định tội phạm nhận hối lộ không nêu cụ thể hình
thức lỗi của tội phạm này và đây có thể xem là một điểm bất cập của luật hình
sự. Tuy nhiên, lỗi của người phạm tội về hối lộ được thừa nhận cả về lý luận
cũng như trong thực tiễn xét xử là lỗi cố ý trực tiếp. Bản thân dấu hiệu hành
vi về mặt khách quan của tội nhận hối lộ cũng giúp phản ảnh lỗi cố ý trực tiếp
của người phạm tội. Như vậy có thể khẳng định rằng lỗi cố ý trực tiếp là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ. Vì đây là tội phạm
có cấu thành hình thức nên việc xác định lỗi chỉ cần dựa trên nhận thức và
thái độ của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội. "Ở các tội
có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là
dấu hiệu bắt buộc nên việc xác định ý chí đối với hậu quả nguy hiểm cho xã
hội không được đặt ra" [37, tr. 141]. Dấu hiệu ý chí chỉ thể hiện người phạm
tội nhận hối lộ nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà
42
vẫn thực hiện hành vi, không đòi hỏi người đó mong muốn hậu quả của tội
phạm xảy ra.
Lỗi cố ý trực tiếp ở tội nhận hối lộ trước hết đòi hỏi chủ thể phải nhận
thức được tính chất thực tế của hành vi của mình là hành vi nhận "của hối lộ"
để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa
hối lộ. Đòi hỏi này giúp phân biệt trường hợp có lỗi với trường hợp người có
chức vụ, quyền hạn nhầm tưởng rằng mình được nhận quà biếu đơn thuần
hoặc quà cảm ơn. Bên cạnh đó, lỗi cố ý trực tiếp cũng đòi hỏi chủ thể khi thực
hiện hành vi nhận hối lộ nhận thức rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để làm hoặc không làm một việc
vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là hành vi xâm phạm đến
hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín
của bộ máy nhà nước. Chủ thể hiểu rõ tính trái quy tắc hoạt động công chức,
công vụ cũng như tính trái pháp luật hình sự của hành vi của mình. Tuy nhiên,
chủ thể vẫn mong muốn thực hiện hành vi nhận của hối lộ và tự quyết định
thực hiện hành vi đó. Không thể cho rằng trong những trường hợp người có
chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ theo đề nghị của người đưa hối lộ họ không
có lỗi cố ý trực tiếp hoặc mức độ lỗi của họ thấp vì họ bị động làm theo yêu
cầu của người đưa. Người có chức vụ, quyền hạn với tính chất của vị trí công
tác hoặc của công việc được giao hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi nhận hối lộ. Họ có toàn quyền quyết định việc
nhận hay từ chối "của hối lộ". Nói một cách khác, họ được tự do hoàn toàn
trong việc lựa chọn có thực hiện hành vi nhận "của hối lộ" để làm theo yêu
cầu của người đưa hối lộ hay không. Với vị trí công tác hoặc quyền hành của
mình người có chức vụ, quyền hạn có thể được coi là người có thế mạnh
trong mối tương quan với hoàn cảnh của người đưa hối lộ và vì vậy không thể
nói họ là người bị động hay bị ép buộc. Do đó, lỗi của người phạm tội nhận
hối lộ luôn được xác định là lỗi cố ý trực tiếp, kể cả đối với trường hợp họ là
người được đề nghị nhận hối lộ.
43
Tuy điều luật quy định đã nhận hoặc sẽ nhận, nhưng không vì thế mà
cho rằng ý định nhận hối lộ của người phạm tội có sau khi thực hiện hành vi
phạm tội, cho dù người phạm tội sẽ nhận của hối lộ sau khi làm hoặc không
làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì người nhận
hối lộ vẫn có ý định nhận của hối lộ trước khi thực hiện hành vi phạm tội.
Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Nếu người phạm tội không có ý định nhận của hối lộ thì dù họ có làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì cũng
không phải nhận hối lộ.
Trên đây là các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội nhận hối lộ. Nhìn
vào các quy định về tội này có thể thấy hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi
thỏa mãn thêm một trong những dấu hiệu khác do luật định. Cụ thể, hành vi
với những đặc điểm đã phân tích ở trên chỉ cấu thành tội nhận hối lộ nếu
thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự. Đó là
trường hợp nhận của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc tuy của hối
lộ có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một
trong các tội phạm về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Dấu hiệu "gây hậu quả nghiêm trọng" trong trường hợp nhận của hối lộ dưới
hai triệu đồng hiện nay vẫn chưa được giải thích chính thức bằng một văn bản
pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, thiếu sót này thực tế
đã gây khó khăn cho công tác áp dụng pháp luật. Có quan điểm cho rằng
"Hậu quả nghiêm trọng do hành vi nhận hối lộ gây ra là những thiệt hại
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và những thiệt hại phi vật chất
cho xã hội" [18, tr. 97]. Tác giả quan điểm này đã đưa ra một số dạng hậu quả
để minh họa như hậu quả làm chết một người, gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ
61% trở lên... Đây cũng chính là những loại hậu quả đã được nêu ra trong một
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT

More Related Content

What's hot

Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...PinkHandmade
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
 
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụLuận văn: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật tại Lạng Sơn
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật tại Lạng SơnLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật tại Lạng Sơn
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật tại Lạng Sơn
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
 
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạtLuận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 

Similar to Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT

Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ... Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...hieu anh
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...hieu anh
 
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...hanhha12
 

Similar to Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT (20)

Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội phạm về mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình ...
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ... Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
 
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOTĐề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ ...
 
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
 
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAYĐề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI RỬA TIỀN
SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI RỬA TIỀNSO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI RỬA TIỀN
SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI RỬA TIỀN
 
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trướcThuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
 
TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMTỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG HỮU ANH TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG HỮU ANH TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn HÀ NỘI - 2016
  • 3. 3 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n §Æng H÷u Anh
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 5 1.1. Khái niệm về tội nhận hối lộ 5 1.2. Đặc điểm pháp lý của tội nhận hối lộ 7 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội nhận hối lộ 8 1.4. Lịch sử hình thành các quy định về tội nhận hối lộ trong pháp luật hình sự Việt Nam 9 1.4.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 9 1.4.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985 14 1.4.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1985 16 1.4.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 18 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 20 2.1. Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội nhận hối lộ 21 2.1.1 Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội nhận hối lộ 21 2.1.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội nhận hối lộ 25 2.1.3. Dấu hiệu về mặt khách thể của tội nhận hối lộ 31 2.1.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ 34
  • 5. 5 2.2. Các trường hợp phạm tội cụ thể 37 2.2.1. Phạm tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 279 Bộ luật hình sự 37 2.2.2. Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 279 Bộ luật hình sự 41 2.2.3. Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự 50 2.2.4. Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 279 Bộ luật hình sự 52 2.2.5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội nhận hối lộ 56 2.3. So sánh tội nhận hối lộ với một số tội phạm về tham nhũng khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành 57 2.3.1. So sánh tội nhận hối lộ với tội tham ô tài sản 58 2.3.2. So sánh tội nhận hối lộ với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 59 2.3.3. So sánh tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi 59 Chương 3: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 61 3.1. Tổng quan về tội nhận hối lộ trên thế giới 61 3.2. Thực trạng về tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay 63 3.3. Thực tiễn xét xử và những bất cập trong quá trình xử lý tội nhận hối lộ 69 3.3.1. Những bất cập trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ 75 3.3.2. Những bất cập trong thực hiện cơ chế kinh tế 77 3.3.3. Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ 78 3.3.4. Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát 79 3.3.5. Những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự về tội nhận hối lộ 81
  • 6. 6 3.4. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và đấu tranh phòng chống tội nhận hội ở Việt Nam hiện nay 81 3.4.1. Giải pháp trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ 82 3.4.2. Giải pháp trong việc thực hiện cơ chế quản lý kinh tế 83 3.4.3. Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ 84 3.4.4. Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát 86 3.4.5. Giải pháp về pháp luật hình sự 88 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Kết quả CPI hàng năm của Việt Nam 64 3.2 Tổng số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội nhận hối lộ (2007 - 2013) 70 3.3 Thống kê xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về tội nhận hối lộ theo Điều 279 BLHS (2007 - 2011) 73
  • 8. 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay đất nước ta đang trong bối cảnh đổi mới, Đảng và Nhà nước đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, đây là cơ hội tốt cho nước ta tăng cường phát triển, hợp tác giao lưu với các nước trên thế giới. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế, tiêu cực, đặc biệt là vấn nạn tham nhũng đã trở thành nguy cơ lớn đe dọa và thách thức đến sự tồn vong của quốc gia. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ rất lâu, đang có xu hướng diễn ra ngày càng phức tạp và phổ biến. Tình trạng tham nhũng đang trở thành hiện tượng đe dọa sự ổn định của nền chính trị và sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới không chỉ ở Việt Nam. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân, làm thoái hóa bản chất của một số cán bộ công chức. Nhận thức được tác hại và nguy cơ của nạn tham nhũng, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng và Nhà nước đã xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh giá: Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa đến sự sống còn của chế độ ta [6, tr. 76]. Đồng thời Đảng và Nhà nước đã có những động thái thể hiện rõ quyết tâm chống tham những như: ngày 10 tháng 12 năm 2003 ký công ước chống
  • 9. 9 tham nhũng của Liên hợp quốc, ngày 29 tháng 11 năm 2005 ban hành Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012)… Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 về "Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng". Mục tiêu của chương trình nhằm khắc phục và đẩy lùi tình trạng tham nhũng đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức và mỗi công dân về công tác phòng, chống tham nhũng. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta cũng đã thể hiện quyết tâm cao trong cuộc đấu tranh với các hành vi tham nhũng, nhằm đẩy lùi và hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả xấu của tệ nạn tham nhũng. Trong số các tội về tham nhũng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức thì tội phạm về hối lộ hết sức được chú ý. Trong những năm gần đây, loại tội phạm này đang có những diễn biến rất phức tạp. Một loạt những vụ án về hối lộ nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian qua liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: thương mại, đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ pháp luật, thể thao, y tế… Mặt khác tội phạm này đã tạo điều kiện hoặc cơ hội phát sinh nhiều loại tội phạm khác như buôn lậu, đánh bạc, mua bán ma túy… Trong khi đó hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đấu tranh với loại tội phạm này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa đạt được nhiều kết quả. Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động xử lý tội phạm về hối lộ là do sự thiếu rõ ràng và chưa hợp lý trong quy định của luật hình sự hiện hành về các tội phạm này. Vì những lý do trên, đấu tranh phòng chống tham nhũng, hối lộ đang là mục tiêu cấp thiết và cực kỳ quan trọng đối với Đảng và Nhà nước ta. Việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về
  • 10. 10 tội nhận hối lộ để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn tham nhũng nói chung và hối lộ nói riêng là lý do cho sự cần thiết để tôi lựa chọn đề tài "Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội nhận hối lộ dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ. Xuất phát từ mục tiêu tổng quát nêu trên, nhiệm vụ cụ thể đặt ra là: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội nhận hối lộ - Nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự về tội nhận hối lộ - Nêu lên thực trạng tội nhận hối lộ ở nước ta, thực tiễn xét xử và các giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm khoa học và quy định pháp luật hình sự hiện hành về tội nhận hối lộ, trên cơ sở đánh giá tình trạng tội phạm và thực tiễn xét xử về tội này, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm này. Đề tài nghiên cứu về "Tội nhận hối lộ" dựa trên cơ sở của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành tại Điều 279 và những tài liệu trong phạm vi pháp luật Việt Nam có liên quan đến tội hối lộ. Ngoài ra, luận văn cũng so sánh tội nhận hối lộ với một số các tội phạm về tham nhũng khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng những phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, nghiên
  • 11. 11 cứu luật pháp trong mối quan hệ với triết học - chính trị - xã hội học, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp quy nạp - diễn dịch… Trong các phương pháp trên thì phương pháp phân tích luật giữ vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương pháp. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Các quy định về tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam. Chương 3: Thực trạng, thực tiễn xét xử và các giải pháp đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay.
  • 12. 12 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ Tham nhũng, hối lộ là căn bệnh mang tính phổ biến nhất của quyền lực. Nó xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, có mặt trong mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý xã hội. Việt Nam coi tham nhũng hối lộ là quốc nạn, cần phải chủ động phòng ngừa và kiên quyết trừng trị bằng các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ. Vì vậy đấu tranh chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta quy định từ rất sớm. Ở nước ta khái niệm tham nhũng, hối lộ cũng xuất hiện từ rất lâu thông qua thuật ngữ "quan tham, lại nhũng" tức là quan lại có các quyền hành vơ vét của cải của nhân dân để làm của riêng. Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học thì: "tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của cải" [36, tr. 56]. Còn theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 có quy định: "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi" [21]. Như vậy có thể coi tham nhũng là việc những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi tham ô, hối lộ vì động cơ vụ lợi. Trong số những tội phạm về tham nhũng thì tội nhận hối lộ là một trong những loại tội phạm rất nguy hiểm, không chỉ gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước. Việt Nam coi hối lộ là "quốc nạn" cần phải chủ động phòng ngừa và trừng trị bằng các biện pháp mạnh mẽ. Việc đấu tranh chống nạn tham nhũng là cuộc đấu tranh toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó việc xử lý tội nhận hối lộ là một việc rất quan trọng. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gay go và quyết liệt đặc biệt trong tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
  • 13. 13 Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì "hối lộ" được hiểu là: "Lén lút đưa tiền của để nhờ kẻ có quyền làm điều trái với pháp luật nhưng có lợi cho mình" [49, tr. 736]. Còn trong tiếng Anh, hối lộ có nghĩa là "một dạng tham nhũng, là hành vi đưa tiền hoặc quà nhằm thay đổi thái độ của người nhận". Dưới góc độ chính trị, "hối lộ là một trong những loại bổng lộc của quyền lực và là một hình thức trao đổi chung giữa quyền lực và sự giàu có". Hiện tượng hối lộ đang có xu hướng xảy ra nhiều nơi, đặc biệt là những nơi thiếu sự minh bạch, đồng thời hối lộ cũng hủy hoại đạo đức và trách nhiệm của những người thực thi công vụ, làm mất lòng tin của công chúng vào hoạt động công vụ... Như vậy, chúng ta có thể thấy một điểm đặc trưng là "hối lộ" luôn thể hiện bản chất của một hiện tượng tiêu cực và gây hậu quả nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội. Tuy có các quan điểm tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản đều thống nhất chung về hối lộ với nội dung cơ bản như sau: Hối lộ là việc sử dụng một lợi ích nào đó tác động vào hành vi của người có chức vụ, quyền hạn để hành vi của người có chức vụ, quyền hạn diễn ra theo cách người đưa hối lộ mong muốn. Dưới góc độ khoa học luật hình sự ở nước ta, khái niệm "hối lộ" được hiểu bao gồm ba loại hành vi phạm tội tương ứng với ba tội hối lộ cụ thể: tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ. Trong đó tội phạm nhận hối lộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: nhận hối lộ là hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào… để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ" [20, tr. 217]. Giống như tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ cũng được Nhà nước ta quy định từ rất sớm. Tại Điều 1 Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 quy định: Công chức nhận hối lộ bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ. Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công, người phạm tội còn
  • 14. 14 có thể bị tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản. Tuy nhiên trong thời kỳ này tội nhận hối lộ diễn ra ở mức độ ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn hiện nay. Ngay từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và tiếp sau đó là Bộ luật hình sự năm 1999 thì các quy định về tội nhận hối lộ đã được sửa đổi bổ sung rất nhiều lần. Tuy vậy những quy định của pháp luật hình sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. Vẫn còn rất nhiều trường hợp nhận hối lộ đặc biệt nghiêm trọng nhưng do các yếu tố chủ quan và khách quan nên đã không truy cứu trách nhiệm hình sự được, dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. 1.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI NHẬN HỐI LỘ Về chủ thể: chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, là những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, cơ quan Đảng và trong các tổ chức kinh tế Nhà nước. Chủ thể của tội nhận hối lộ được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng địa vị của mình để làm trái với nguyên tắc, trái với nội dung công việc được giao để nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hoặc môi giới đưa hối lộ, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của công dân và thiệt hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Về khách thể: tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm cho cơ quan nhà nước bị suy yếu, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Về chủ quan: tội nhận hối lộ được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người nhận hối lộ thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn và để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Về khách quan: người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và điều kiện để làm việc đó là sẽ nhận một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hối lộ.
  • 15. 15 Như vậy, nhận hối lộ là hành vi thu lợi bất chính cho bản thân, việc thu lợi này có thể trực tiếp hoặc thông qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Giữa người nhận hối lộ với người đưa hối lộ hoặc người môi giới đưa hối lộ có sự thỏa thuận trước. Thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn đã thỏa thuận và đồng ý sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. 1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỘI NHẬN HỐI LỘ Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, trật tự an ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Tình hình tham nhũng nói chung và tệ nạn nhận hối lộ nói riêng diễn ra rất phức tạp ở nhiều lĩnh vực, các vụ án được phát hiện và đưa ra xử lý ngày càng tăng với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát, số lượng đối tượng vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo đã lợi dụng chức quyền của mình để nhận tiền, tài sản… nhằm bao che cho kẻ phạm tội, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, của tổ chức xã hội, của cá nhân, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, gây mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với quần chúng nhân dân. Nếu như trước đây các vụ án tham nhũng, hối lộ thường xảy ra với quy mô nhỏ thì hiện nay tội phạm này đã xảy ra ở những địa bàn rộng lớn, mang tính tổ chức và có sự liên kết chặt chẽ. Thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng và tinh vi. Bọn tội phạm đều lợi dụng những sơ hở trong chính sách pháp luật để phạm tội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân, ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước. Nhận thức được sự nguy hiểm của tội nhận hối lộ Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân đã có nhiều cố gắng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng ngừa tội nhận hối lộ. Nhưng tình hình thực tế cho thấy việc xử lý
  • 16. 16 các trường hợp phạm tội nhận hối lộ chưa được nhiều, vẫn mang tính nhỏ lẽ, chưa thật sự là cuộc đấu tranh tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm này. Do vậy, việc nghiên cứu tội nhận hối lộ có ý nghĩa to lớn nhằm đưa ra những giải pháp phòng ngừa một cách toàn diện để từ đó đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, góp phần đẩy lùi và hạn chế đến mức thấp nhất các tội phạm về tham nhũng, hối lộ. 1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.4.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Tham nhũng hối lộ là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm kể từ khi có sự phân chia giai cấp và hình thành Nhà nước. Vì vậy trong lịch sử việc đấu tranh phòng ngừa chống tham nhũng hối lộ cũng đã được giai cấp thống trị của Nhà nước Việt Nam quan tâm. Từ thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ X sau công nguyên đất nước ta chịu sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, do vậy ở thời kỳ này pháp luật Trung Hoa đã được áp dụng ở Việt Nam, chủ yếu là bộ luật nhà Hán và nhà Đường. Trong khoảng thời gian này các quan lại phong kiến phương Bắc đã có hành vi tham nhũng gây nên sự phẫn nộ trong dân chúng, làm dấy lên các cuộc khởi nghĩa đấu tranh của nhân dân. Để giải quyết hậu quả do tham nhũng gây nên, chính quyền đặt lệ phong hầu, cắt đất thưởng cho những người có công trấn áp phản nghịch. Nhằm hạn chế tệ nạn tham nhũng của các quan lại và sự nổi dậy của người dân thuộc địa, xoa dịu đi sự căm phẫn của nhân dân ta, Nhà Hán đã ban hành sáu điều luật quy định cấm các quan lại không được làm một số việc, ví dụ như: dùng thế lực để chiếm đoạt ruộng đất của người dân, vơ vét của cải của dân, giết hại dân… Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà họ Khúc, họ Đinh và thời kì tiền Lê: khi đó Nhà nước Đại Cồ Việt được hình thành mang tính chất của
  • 17. 17 một Nhà nước phong kiến. Do Nhà nước ta trong thời kì này còn yếu và đang bị chiến tranh nên pháp luật hình sự trong thời kỳ này chưa được ban hành. Đến khi thời nhà Lý lên nắm quyền trị nước thì Bộ luật Hình Thư mới được ban hành. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, trong bộ luật này có ghi nhận những hành vi tham nhũng của quan lại chức sắc phong kiến. Pháp luật nhà Trần từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV: trong những năm đầu nhà Trần sử dụng Bộ luật Hình Thư của nhà Lý để trị vì đất nước. Sau khi lên ngôi được 5 năm, đến năm 1230 vua Trần Thái Tông đã ban hành bộ luật mới với tên gọi Quốc triều Hình luật, đồng thời pháp luật nước ta thời kỳ này đã từng bước được hình thành và phát triển. Mặc dù trong thời gian dài chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc nhưng pháp luật Việt Nam vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng. Pháp luật hình sự Việt Nam thời nhà Hồ từ cuối thế kỷ XIV: Hồ Quý Ly phế truất vua Trần lập nên nhà Hồ. Pháp luật hình sự thời kỳ nhà Hồ nghiêm khắc thời kỳ nhà Trần rất nhiều, nhưng do triều đại nhà Hồ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn chỉ được 7 năm (từ năm 1400 - 1407) nên chưa ban hành được bộ luật hoàn chỉnh trong thời gian này. Vào thế kỷ thứ XV, sau khi các cuộc khởi nghĩa do nhà Trần lãnh đạo bị thất bại, Lê Lợi dưới sự trợ giúp của Nguyễn Trãi đã lãnh đạo nhân dân giành chiến thắng. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ hạ lệnh "từ xưa đến nay, việc trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn". Vì thế nhà Lê rất coi trọng việc xây dựng pháp luật. Đến thời vua Lê Thái Tông đã xây dựng pháp luật với việc bổ sung một số quy tắc nhằm xét xử các vụ kiện cáo và một số quy định nghiêm cấm tệ nạn nhận hối lộ. Hoạt động lập pháp nói chung và lập pháp hình sự nói riêng của nhà Lê được tiến hành thành công nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ở triều đại Lê Thánh Tông đã xây dựng được "Quốc triều Hình luật" (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) nổi tiếng vào năm 1483 và Hồng Đức Thiện Chính Thư là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hình sự.
  • 18. 18 Quốc triều Hình luật đã quy định rất chặt chẽ về hành vi tham nhũng hối lộ đồng thời đưa ra các biện pháp chế tài rất nghiêm khắc. Tại Điều 137 Bộ luật Hồng Đức quy định các tội về chức vụ như sau: "Những kẻ đến cầu cạnh với quan chủ ty việc trái pháp luật và kẻ vì người khác mà đến cầu cạnh thay, đều bị xử tội biếm hay phạt; quan chủ ty nghe theo thì phải ghép vào tội làm trái pháp luật, việc chưa thi hành thì xử tội biếm hay phạt" [46, tr. 63]. Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 138 với khung hình phạt hết sức nghiêm khắc: Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức; từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu; từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc công thần, quý thần cùng những người có tài được dự vào hạng bát nghị mà ăn hối lộ từ 1 quan trở lên đến 9 quan thì xử phạt tiền 50 quan, từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60 quan đến 100 quan; từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho [46, tr. 64]. Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hồng Đức: Những người đưa hối lộ mà xét ra việc của họ có trái lẽ, thì theo việc của họ mà định tội. Còn người nào thật oan khổ vì muốn cho khỏi tội mà hối lộ thì được giảm tội. Người không phải việc mình mà đi hối lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người ăn hối lộ hai bậc [46, tr. 65]. Pháp luật hình sự nhà Lê là khá hoàn chỉnh, đã phản ánh được những đặc điểm của xã hội lúc bấy giờ. Trong công cuộc lập pháp thì Quốc triều Hình luật được xem là bộ luật quan trọng nhất và có giá trị lịch sử trong khoảng thời gian từ năm 1429 - 1789 và được coi là đỉnh cao của những thành tựu lập pháp trong các triều đại trước đó. Ở thế kỷ XVI, XVII, XVIII diễn ra các cuộc chiến tranh giữa nhà Trịnh - Mạc, rồi đến cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn. Sau đó quân Tây Sơn đã
  • 19. 19 tiêu diệt ba tập đoàn Lê, Trịnh, Nguyễn trong nước và đánh thắng quân xâm lược Xiêm - Thanh để thống nhất đất nước. Trong khoảng thời gian triều đại Tây Sơn trị vì đất nước, Quốc triều Hình luật được sử dụng như một bộ luật chính thống nhưng được sửa đổi trong một số lĩnh vực kinh tế, tài chính. Những hành vi tham nhũng, hối lộ được coi là tội phạm vẫn bị xử lý theo điều luật được quy định trong Quốc triều Hình Luật. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại quân Tây Sơn lên ngôi vua. Trong khoảng thời gian này Nguyễn Ánh rất quan tâm đến việc xây dựng pháp luật. Vua giao cho tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành biên soạn "Hoàng Việt Luật lệ" (gọi là Bộ luật Gia Long) đến năm 1811 thì hoàn thành và có hiệu lực từ năm 1813. Bộ luật Gia Long gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22 cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi. Theo lời tựa, bộ luật ấy hình thành do tham khảo luật Hồng Đức và luật nhà Thanh nhưng kỳ thực là chép luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều. Chương "Hình luật" chiếm tỉ lệ lớn, đến 166 điều trong khi những chương khác như "Hộ luật" chỉ có 66 điều còn "Công luật" chỉ có 10 điều. Trong bộ luật có một số điều luật khá nghiêm khắc, nhất là về các tội phản nghịch, tội tuyên truyền "yêu ngôn, yêu thư". Tuy nhiên, Bộ luật cũng đề cao việc chống tham nhũng và đặt ra nhiều điều luật nghiêm khắc để trừng trị tham quan. Tất nhiên, đến các đời vua sau Gia Long, bộ luật này cũng được chỉnh sửa và cải tiến nhiều, nhất là dưới thời vua Minh Mạng. Để bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước phong kiến, pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn đã giành tới 9 Điều quy định về tội nhận của đút lót như Điều 312 quan lại nhận của tiền, Điều 314 nhận của tiền sau khi xong việc. Đáng chú ý, pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn đã cấm quan lại không được mua sắm ruộng, nhà tại địa phương nơi mình làm việc. Từ phân tích trên cho thấy pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn mặc dù chịu ảnh hưởng của pháp luật hình sự phong kiến Trung Quốc rất nặng nề, nhưng cũng đã tiếp thu được giá trị lập pháp hình sự của thời kỳ nhà Lê và bên cạnh đó có những
  • 20. 20 sáng tạo nhất định thể hiện kỹ thuật lập pháp hình sự ở trình độ cao so với các nước trong khu vực. Như vậy, từ thời phong kiến trên phương diện pháp luật thì vấn đề đấu tranh chống những hành vi tham nhũng, hối lộ đã được đặt ra. Tuy nhiên, việc đấu tranh chống tham nhũng ở nhà nước phong kiến vẫn còn những hạn chế nhất định. Đây cũng là một đặc điểm của Nhà nước phong kiến mà ở đó vẫn tồn tại chế độ bóc lột. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược năm 1858: Pháp thực hiện chính sách "chia để trị", chia đất nước Việt Nam thành ba sứ với ba chế độ chính trị khác nhau. Bắc Kỳ là đất nước nửa bảo hộ đặt dưới quyền cai trị của viên thống sứ người Pháp. Ở Trung Kỳ triều đình bù nhìn vẫn được duy trì với danh hiệu "chính phủ Nam Triều" nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay viên khâm sứ người Pháp là chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ. Ở Nam Kỳ là đất nước thuộc địa, không còn phụ thuộc vào triều đình Huế. Tại Nam Kỳ theo Điều 11 sắc luật ngày 25/7/1884 Bộ luật Gia Long được áp dụng đối với người phạm tội là người bản xứ, trong sắc lệnh ngày 16/3/1890 thực dân Pháp quy định từ thời điểm này các tòa án ở Nam kỳ phải áp dụng luật hình sự của Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ trường hợp luật hình sự của Pháp chưa dự liệu được. Ở Bắc Kỳ, nghị định ngày 02/12/1921 của toàn quân Đông Dương đã cho áp dụng luật hình An Nam. Ở Trung Kỳ, sắc lệnh số 43 ngày 31/7/1893 của Bảo Đại đã ban hành Hoàng Việt Luật. Trong Luật hình An Nam gồm 40 chương với 233 điều đã dành Chương XI quy định về những người chức dịch phạm tội, trong đó quy định tội nhận hối lộ tại Điều 71: Những người chức dịch nhận những của lót hay nhận lời hứa của người ta, hay là lễ trình để làm những việc thuộc về chức phận mình phải làm, mà việc ấy chiếu lệ không được lấy tiền. Hay là đã nhận tiền, nhận lời mà bỏ không làm phận sự mình nên làm, xét ra quả có chứng cớ, phải phạt giam từ 1 đến 5 năm và phạt bạc từ 80 đồng đến 120 đồng, lại phải cấm quyền công dân.
  • 21. 21 Tóm lại, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quy định những hành vi tham nhũng, hối lộ và có các chế tài hình phạt rất nghiêm khắc để trừng trị tội phạm này. Điều đó cho thấy tội tham nhũng, hối lộ là loại tội phạm rất nguy hiểm được Nhà nước Việt Nam trong lịch sử quan tâm từ rất sớm. 1.4.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985 Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhân dân còn non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh tế của đất nước vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị Pháp - Nhật vơ vét xơ xác, hậu quả của chiến tranh và thiên tai đã tàn phá nặng nề đất nước. Ở miền Bắc có khoảng 2.000 quân Tưởng Giới Thạch mượn danh nghĩa quân đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng mục đích của chúng là giúp đỡ bọn phản động đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ làm tay sai cho chúng. Ở miền Nam, quân đội Pháp được quân Anh hỗ trợ xâm lược đánh chiếm Sài Gòn, rồi sau đó đánh mở rộng ra miền Bắc và Nam Trung Bộ. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn đó là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm, đồng thời nhiệm vụ giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy ngay từ khi mới hình thành, pháp luật hình sự của chính quyền nhân dân đã tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ đó. Sau ba ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước ta đã ban hành nhiều sắc lệnh. Trong đó có sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 được ban hành nhằm trừng trị các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ. Mặc dù được xây dựng trong những năm đầu thành lập đất nước nhưng trong sắc lệnh này đã quy định hết sức tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta lúc bấy giờ. Tuy nhiên do tình thế hết sức khẩn trương không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm
  • 22. 22 pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói riêng nên ngày 10/10/1945 Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ luật Hình An Nam, Bộ Hoàng Việt hình luật với điều kiện không trái nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Văn bản có liên quan trực tiếp đến việc lợi dụng chức vụ để phạm tội xâm phạm tài sản Nhà nước trong giai đoạn này phải kể đến sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 quy định hướng dẫn các Tòa án trừng trị một số một số tội phạm liên quan đến tài sản, sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 quy định về việc trừng trị âm mưu hoạt động phá hoại làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa. Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/10/1970 quy định về việc trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản công dân bằng việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những người có chức vụ. Những văn bản này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội tham nhũng nói riêng. Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam đã ban hành sắc lệnh số 03 ngày 15/3/1976, sắc lệnh này quy định thêm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn và quy định tội nhận và đưa hối lộ. Đến năm 1979 trong bối cảnh Mỹ và các nước thù địch khác ra sức bao vây, cấm vận, chúng ta phải đối phó với hai cuộc chiến tranh quy mô lớn ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. Ngoài ra, đất nước ta còn phải đương đầu với những khó khăn chồng chất về kinh tế và đời sống, tình hình tiêu cực nhất là tệ nạn hối lộ vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV đã đề ra chủ trương "Kiên quyết đấu tranh những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội nhất là tệ nạn ăn cắp, hối lộ ức hiếp quần chúng". Thể chế hóa nghị quyết của Đảng và trên cơ sở Hiến pháp
  • 23. 23 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/5/1981, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh trừng trị tội hối lộ. Pháp lệnh này ra đời đã thay thế các văn bản trước đó về tội hối lộ, lần đầu tiên trong pháp lệnh tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ được quy định tại điều luật một cách độc lập. Sự ra đời của pháp lệnh là một sự kiện pháp lý quan trọng, góp phần giữ vững và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, động viên và cổ vũ mọi công dân tích cực đấu tranh chống tệ nạn hối lộ và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác. Pháp lệnh thể hiện tinh thần đấu tranh rất mạnh mẽ và triệt để đối với tội nhận hối lộ, trừng trị tội nhận hối lộ dưới nhiều hình thức, đồng thời thể hiện rõ chính sách phân hóa cao trong xử lý. Điều đáng chú ý trong pháp lệnh này, tại Điều 9 quy định một trường hợp đặc biệt: "Người nào bị ép buộc đưa hối lộ, nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội". Chính sự phân hóa cao độ đối với những đối tượng thực hiện hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khuyến khích việc phát hiện tội hối lộ để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm thường rất khó phát hiện này. 1.4.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1985 Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được những thành tựu rất quan trọng trong một số lĩnh vực, cải tiến được một phần cơ cấu của nền kinh tế xã hội, tạo ra những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới. Bên cạnh những thành tựu đó chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn và khuyết điểm như chủ quan duy ý chí, duy trì quá lâu mô hình kinh tế quan liêu, bao cấp nên không thực hiện được mục tiêu đã đề ra là ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, pháp chế xã hội chủ nghĩa chậm tăng cường, pháp luật kỷ cương bị buông lỏng. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự hiện hành không thể hiện toàn diện, đầy đủ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy việc ban hành Bộ luật hình sự trong thời kỳ này là
  • 24. 24 một vấn đề có tính tất yếu khách quan và cấp thiết, có ý nghĩa góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vì vậy, để thực hiện được các nhiệm vụ đó, ngày 27/6/1985 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII đã thông qua Bộ luật hình sự, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986. Bộ luật hình sự được ban hành là bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự ở nước ta. Bộ luật hình sự năm 1985 đã kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật hình sự Việt Nam nhất là từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian trước năm 1985 và dự báo được tình hình tội phạm trong thời gian tới. Đây là Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta, Bộ luật này bao gồm có 2 phần: phần chung và phần các tội phạm, tổng cộng có 20 chương với 280 điều, trong đó quy định các tội về tham nhũng một cách tương đối đầy đủ tạo điều kiện cho việc xử lý tội phạm tham nhũng. Riêng trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 226 đã được sửa đổi, bổ sung tới ba lần: lần thứ nhất vào năm 1991, lần thứ hai vào năm 1992 và lần thứ ba vào năm 1997. Một mặt thể hiện sự hoàn thiện pháp luật hiện hành theo các chuẩn mực của khoa học luật hình sự, mặt khác cũng thể hiện sự vận động phù hợp với tình hình phát triển của xã hội cũng như diễn biến thực tế của tình hình tội phạm nói chung và tội tham nhũng hối lộ nói riêng. Mặc dù đã sau ba lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm đang ngày một tinh vi và phát triển này. Nhiều trường hợp nhận hối lộ rất nghiêm trọng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng, nhưng do quan điểm khác nhau về đánh giá chứng cứ hoặc cách xác định các tình tiết của vụ án, về các dấu hiệu cấu thành tội nhận hối lộ, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự dẫn đến để lọt tội phạm. Vì vậy yêu cầu đặt ra cần phải có sự sửa đổi, bổ sung để có thể hoàn
  • 25. 25 thiện các quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm về hối lộ trong tình hình mới. 1.4.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo đã giành được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và bè bạn quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, nền kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp. Trước tình hình đó mặc dù Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung ba lần, nhưng còn nhiều điểm bất cập, vướng mắc chưa đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn còn nhiều hạn chế, bố cục chương điều chưa hợp lý, nhiều hình phạt quá rộng dễ dẫn đến tiêu cực trong việc xét xử. Đồng thời do Bộ luật hình sự đã nhiều lần sửa đổi bổ sung nên đã không còn là một chỉnh thể thống nhất. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngày 24/12/1999 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999 (gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 1999) thay cho Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời là kết quả của việc tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bộ luật hình sự này còn thể hiện toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, đây là công cụ sắc bén trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các đồng bào người dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, bảo vệ trật tự xã hội… góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của
  • 26. 26 Đảng. Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định các tội phạm về tham nhũng một cách cụ thể và chặt chẽ hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985. Các tội phạm về tham nhũng được quy định ở trong Chương XXI Bộ luật hình sự 1999, gồm 7 Điều, từ Điều 278 đến Điều 284, trong đó tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 279. Ngoài ra Đảng và Nhà nước cũng quan tâm đặc biệt đến việc giải quyết vấn nạn tham nhũng, hối lộ. Vì thế, trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: Hiện nay, cán bộ Đảng viên và nhân dân ta hết sức quan tâm đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng kéo dài gây bất bình trong nhân dân và là nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Phải tăng cường về tổ chức và cơ chế tiếp tục công cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp các ngành từ Trung ương đến cơ sở [6]. Gần đây nhất, Quốc hội vừa thông qua Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29/11/2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm 2012), Luật phòng, chống tham nhũng đã thay thế cho Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1988. Có thể nói việc kịp thời ban hành Luật phòng, chống tham nhũng đã góp phần ngăn chặn có hiệu quả nạn tham nhũng, hối lộ - một trong những nguy cơ cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước.
  • 27. 27 Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Ở nước ta trong những năm gần đây tội phạm nhận hối lộ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng, vừa lan rộng về quy mô, vừa tinh vi về thủ đoạn gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm nhận hối lộ đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và làm mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan công quyền. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, hối lộ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cuộc đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ chưa đem lại nhiều kết quả. Do đó chúng ta cần phải nghiên cứu để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của loại tội phạm này để từ đó có biện pháp ngăn chặn và xử lý, tránh bỏ lọt tội phạm. Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009): 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức;
  • 28. 28 b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội nhiều lần; d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [25, tr. 217-218]. 2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CẤU THÀNH TỘI NHẬN HỐI LỘ 2.1.1 Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội nhận hối lộ Đối với tội nhận hối lộ các dấu hiệu thuộc về chủ thể là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội, là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội nhận hối lộ và các tội phạm khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Trước hết, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn. Khoa học luật hình sự Việt Nam gọi đây là chủ thể đặc biệt của tội
  • 29. 29 phạm. Đó là chủ thể mà ngoài hai đặc điểm là có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự còn đòi hỏi phải có thêm đặc điểm khác nữa về nhân thân thì mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm [10, tr. 60-63]. Đặc điểm có thêm ở chủ thể của tội nhận hối lộ là dấu hiệu "có chức vụ, quyền hạn". Theo quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự, người có chức vụ là "người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ" [25, tr. 216]. Ngoài khái niệm được nêu tại Điều 277 Bộ luật hình sự, những đối tượng cụ thể được coi là người có chức vụ, quyền hạn còn được xác định theo Điều 1 Khoản 3 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó [21]. Như vậy phạm vi người có chức vụ, quyền hạn theo luật hình sự Việt Nam được xác định bao gồm tất cả những đối tượng nêu tại Điều 1 Khoản 3 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005. Những đối tượng này có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan xét xử hoặc các cơ quan kiểm sát, ở tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Một điểm chung dễ nhận
  • 30. 30 thấy ở những người này là dấu hiệu được giao công vụ và đang thực thi công vụ. Tuy nhiên, phạm vi khái niệm người có chức vụ, quyền hạn theo luật hình sự Việt Nam không chỉ dừng lại ở những nhân viên được giao vị trí công tác hoặc quyền hạn nhất định trong các cơ quan của bộ máy nhà nước. Khái niệm này còn được mở rộng tới đối tượng là những người có chức vụ trong các tổ chức xã hội, miễn là với chức danh của mình những người này có quyền ra những quyết định có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người khác, ví dụ như chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổ trưởng dân phố… Ngoài ra, những người không có một chức danh trong hệ thống cơ quan công quyền song được giao nhiệm vụ hoặc công vụ nhất định và có quyền hạn khi thực hiện công việc đó cũng có thể trở thành chủ thể của tội nhận hối lộ, ví dụ như người làm công tác dân phòng được giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự, trị an khu dân cư có quyền hạn khi thực hiện công vụ đó. Trong số các đặc điểm của người có chức vụ, quyền hạn thì đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và thời điểm đang thực hiện công vụ là những dấu hiệu bắt buộc ở người có chức vụ, quyền hạn. Một tác giả cũng có nhận định tương tự như vậy: "dấu hiệu có ý nghĩa quyết định làm cơ sở để xác định một người có phải là người có chức vụ, quyền hạn hay không là tính chất của chức năng, nhiệm vụ mà người đó thực hiện và quyền hạn mà pháp luật quy định đối với người đó" [47, tr. 37]. Người có chức vụ, quyền hạn phải là người có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. Những yêu cầu đó có thể là những yêu cầu về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, người có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ phải là việc thực hiện công vụ. Nếu có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết yêu cầu cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất của họ, nhưng không phải là thực hiện công vụ thì không phải là nhận hối lộ. Chủ thể của tội nhận hối lộ theo luật định chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, không phải người có chức vụ, quyền hạn nào cũng
  • 31. 31 có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ theo Điều 279 Bộ luật hình sự đòi hỏi dấu hiệu "để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ". Vì vậy, chủ thể của tội phạm này phải là người với chức vụ, quyền hạn của mình có thể thực hiện được việc làm hoặc không làm mà người đưa hối lộ yêu cầu. Nói một cách khác, đó phải là người "có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ" [18, tr. 77]. Khả năng giải quyết việc mà người đưa hối lộ yêu cầu vừa gắn với tính chất của chức năng, nhiệm vụ, vừa gắn với thời điểm thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó của người có chức vụ, quyền hạn. Điều đó có nghĩa là người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể thực hiện được yêu cầu của người đưa hối lộ nếu việc làm hay không làm đó có liên quan trực tiếp tới việc thực thi chức trách của họ và được tiến hành vào thời điểm họ đang thực thi công vụ. Như vậy, người đã chấm dứt việc thực thi công vụ hoặc người không có khả năng thực hiện được yêu cầu của người đưa hối lộ đều không thể là chủ thể của tội nhận hối lộ. Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới nhận hối lộ được. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng với trường hợp vụ án nhận hối lộ không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có những người không có chức vụ, quyền hạn nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, còn người thực hành trong vụ án nhận hối lộ có đồng phạm thì nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn. Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người đồng phạm khác trong vụ án thì họ cũng chỉ trở thành chủ thể của tội phạm nhận hối lộ trong những trường hợp sau: - Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 279 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp nhận hối lộ quy định tại các
  • 32. 32 khoản trên là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng [18, tr. 81]. Tuy nhiên, đối với những người này họ chỉ có thể là đồng phạm trong vụ án nhận hối lộ với vai trò giúp sức, vì những người này chưa thể trở thành cán bộ, công chức. Thực tiễn xét xử cũng có trường hợp người dưới 16 tuổi lại là người khởi xướng, giúp sức trong vụ án nhận hối lộ có đồng phạm như: được người có chức vụ, quyền hạn giao cho đi nhận tiền của người đưa hối lộ, được giao đưa thư, đưa tài liệu… - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 279 mà chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp này [18, tr. 81-82]. Vì đối với tội nhận hối lộ quy định tại Khoản 1 của điều luật là tội phạm nghiêm trọng. 2.1.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội nhận hối lộ Đối với tội nhận hối lộ, các dấu hiệu khách quan cũng là những dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội, cũng như để phân biệt tội nhận hối lộ với tội phạm khác. Mặt khách quan của tội nhận hối lộ được đặc trưng bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào. Như vậy, đặc trưng cho mặt khách quan của tội phạm này là hành vi nhận "của hối lộ" bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng chức vụ, quyền hạn vào việc thực hiện tội phạm. Lợi dụng chức vụ tức là lợi dụng chức danh công tác, chức trách hoặc quyền hạn được giao. Lợi dụng quyền hạn là lợi dụng quyền năng cụ thể được giao do có chức vụ hoặc do một căn cứ khác. Chính nhờ có chức vụ, quyền hạn chủ thể mới có khả năng giải quyết được việc người khác đang mong muốn và người có việc đưa hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn cũng vì chủ thể có khả năng này. Như vậy, hành vi nhận hối lộ chỉ có thể được thực hiện trong mối quan hệ với chức
  • 33. 33 năng, quyền hạn của chủ thể. Mối quan hệ đó được một tác giả nhận định: "Hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ,… chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ" [18, tr. 84]. Tuy nhiên, chức vụ, quyền hạn phải được coi là điều kiện có tính quyết định, chứ không chỉ là điều kiện thuận lợi, để người phạm tội thực hiện được hành vi nhận của hối lộ. Chỉ thông qua thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn chủ thể mới có thể nhận lợi ích vật chất để làm hoặc không làm việc mà người đưa hối lộ yêu cầu. Hành vi khách quan của tội phạm nhận hối lộ được thể hiện ở những dấu hiệu sau: Trước hết, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Có thể nói, thủ đoạn của tội tham ô và tội nhận hối lộ chỉ khác nhau ở mục đích thực hiện hành vi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu không có chức vụ quyền hạn thì họ khó có thể thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ một cách dễ dàng [18, tr. 84]. Thứ hai, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ thì mới bị coi là nhận hối lộ. Nếu hành vi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là nhận hối lộ.
  • 34. 34 Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ không thông qua người khác [18, tr. 86], ví dụ như A đưa hối lộ cho B bằng cách trực tiếp cầm tiền giao cho B hoặc chuyển tiền vào tài khoản của B tại Ngân hàng. Việc trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ thực tiễn không có nhiều vấn đề vướng mắc. Tuy nhiên, cần phân biệt trường hợp người trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người khác nhưng người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác lại không phải là người đưa hối lộ, cũng không phải là người môi giới hối lộ nhưng người nhận tiền vẫn là người nhận hối lộ. Ví dụ: Trong vụ án Tân Trường Sanh, cán bộ Phòng chống buôn lậu Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh mỗi lần nhận "tiền thưởng" của người có trách nhiệm phát, họ chỉ biết đó là tiền do các chủ hàng "bồi dưỡng" còn cụ thể tiền đó ai đưa, ai nhận họ không quan tâm. Mặc dù người phát tiền cho họ không phải là người đưa hối lộ cũng không phải là người môi giới hối lộ, mà người đưa tiền thực chất là người được phân công chia của hối lộ trong vụ nhận hối lộ tập thể (có tổ chức). Qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Qua trung gian không nhất thiết phải là qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu nhưng cuối cùng thì tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ cũng đến với người nhận hối lộ. Người nhận hối lộ không nhất thiết phải biết người đưa hối lộ là ai, chỉ cần biết đó là của hối lộ là đã bị coi là nhận hối lộ; còn nếu như có căn cứ xác định người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhưng không biết đó là của hối lộ thì người nhận không bị coi là nhận hối lộ. Tuy nhiên, hiện nay thủ đoạn nhận hối lộ diễn ra rất phức tạp,
  • 35. 35 thường thì người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ mà để cho cho người thân của mình như: bố, mẹ, vợ, chồng, con cái... nhận. Có trường hợp người thân của người phạm tội nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác thông qua những giao dịch mua bán tài sản như: Người đưa hối lộ mua tài sản của gia đình người nhận hối lộ với giá gấp nhiều lần giá trị thật của tài sản đó. Hành vi nhận hối lộ sẽ cấu thành tội phạm khi người nhận hối lộ đã nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà người đưa hối lộ trực tiếp hoặc qua trung gian giao cho, tức là người nhận hối lộ đã chiếm hữu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác như: đã cầm tiền, đã cầm tài sản, tiền đã được chuyển vào tài khoản của mình trong ngân hàng... Trường hợp người nhận hối lộ sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là trường hợp người đưa hối lộ hứa sẽ giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhưng chưa có việc giao nhận của hối lộ, hai bên mới chỉ thỏa thuận về của hối lộ cũng đã cấu thành tội phạm nhận hối lộ. Như vậy, hình thức nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành tội nhận hối lộ, nhưng căn cứ vào hình thức ta xác định được thủ đoạn của hành vi nhận hối lộ do người phạm tội thực hiện. Trong nhiều trường hợp chính thông qua hình thức nhận hối lộ giúp ta xác định được đó là thủ đoạn nhận hối lộ hay chỉ là quan hệ xã hội khác [18, tr. 87]. Ví dụ trong trường hợp nhận quà biếu, ở một hoàn cảnh cụ thể này thì đó là thủ đoạn của hành vi nhận hối lộ, nhưng nếu như đặt nó trong một hoàn cảnh khác thì đó lại là mối quan hệ thuộc lĩnh vực đạo đức, tình cảm. Nhà làm luật quy định "dưới bất cứ hình thức nào" là nhằm bảo đảm không lọt bất cứ một thủ đoạn nào mà người phạm tội sử dụng để nhận hối lộ là rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng do quy định này nên trong việc xác định đâu là thủ đoạn nhận hối lộ, đâu là quan hệ xã hội khác là một vấn đề cực kỳ phức tạp đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải đánh giá một cách tổng hợp tất cả các tình tiết
  • 36. 36 của vụ án một cách khách quan, toàn diện để từ đó tìm ra sự thật khách quan của sự việc. Để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: đây là dấu hiệu rất quan trọng thuộc mặt khách quan của tội phạm này và thực tiễn xét xử khi xác định dấu hiệu này của tội nhận hối lộ trong nhiều vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng còn có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến việc xác định hành vi phạm tội cũng rất khác nhau. Quan niệm chung của xã hội khi đánh giá một hành vi đưa và nhận hối lộ là phải có tiền thì mới được việc dù việc đó giải quyết đúng hay sai người có yêu cầu giải quyết không quan tâm. Không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ là trường hợp vì đã nhận hối lộ nên người phạm tội không thực hiện một việc mà lẽ ra họ phải thực hiện và do không thực hiện nhiệm vụ đó nên đã đem lại lợi ích cho người đưa hối lộ. Ví dụ: không ra lệnh thi hành án phạt tù để người bị kết án bỏ trốn hoặc hết thời hiệu thi hành án; không thi hành lệnh bắt tạm giam, để người phạm tội bỏ trốn; không bắt người đang trốn khỏi trại giam; không thi hành lệnh cưỡng chế giải phóng mặt bằng; không lập biên bản vi phạm trong trường hợp bắt được hàng lậu, hàng cấm... Khoa học luật hình sự coi trường hợp phạm tội này là không hành động, tức là không làm một việc mà pháp luật bắt người có chức vụ, quyền hạn phải làm. Không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp cũng tương tự như trường hợp không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ, chỉ khác ở chỗ: lợi ích mà người nhận hối lộ đem lại không phải cho người đưa hối lộ mà là cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm, có thể là những người thân của người đưa hối lộ nhưng cũng có thể chỉ là bạn bè của người đưa hối lộ. Ví dụ: Phạm Văn P bị bắt về tội cướp tài sản và mặc dù P không yêu cầu, nhưng vì muốn lo cho P nhẹ tội, nên bố đẻ của P là Phạm Văn C đã đến gặp và đưa hối lộ cho Phạm Thanh B là điều tra viên được phân công điều tra vụ án số tiền là 45.000.000 đồng và nhờ B tìm cách làm giảm nhẹ tội cho P.
  • 37. 37 Tóm lại, bị coi là hành vi nhận hối lộ nếu người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trực tiếp hoặc quan trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào. Cũng như hậu quả của các tội phạm khác, hậu quả của tội nhận hối lộ là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. Hậu quả của hành vi nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là dù hậu quả chưa xảy ra thì hành vi của người phạm tội vẫn cấu thành tội phạm [18, tr. 89]. Đối với tội nhận hối lộ, nhà làm luật quy định giá trị của hối lộ làm ranh giới phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm, nên có quan điểm cho rằng, giá trị của hối lộ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và nếu chưa nhận hối lộ hoặc đã nhận hối lộ nhưng giá trị của hối lộ dưới mức quy định của điều luật thì chưa cấu thành tội phạm. Đây là sự nhầm lẫn giữa hậu quả của tội phạm với giá trị của hối lộ là dấu hiệu khách quan của tội phạm. Đối với tội nhận hối lộ nhà làm luật quy định giá trị của hối lộ từ 2.000.000 đồng trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu dưới 2.000.000 đồng thì phải có thêm một trong những điều kiện như: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật về hành vi mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Quy định này không có nghĩa là trong mọi trường hợp người phạm tội đã nhận hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng và ngay cả với hai trường hợp này nếu người phạm tội chưa nhận của hối lộ thì hành vi của họ vẫn cấu thành tội phạm nhưng thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, nếu người phạm tội mới có ý định nhận hối lộ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng và đã làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ nhưng chưa nhận được của hối lộ thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực
  • 38. 38 hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra đã là nghiêm trọng chưa. 2.1.3. Dấu hiệu về mặt khách thể của tội nhận hối lộ Có thể xác định được ngay khách thể của tội nhận hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, cao hơn là chính thể bị sụp đổ. Hầu hết hành vi nhận hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn là làm trái công vụ được giao, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên, cá biệt có trường hợp người có chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ nhưng vẫn làm đúng chức năng nhiệm vụ, nhưng cho dù có làm đúng đi nữa thì hành vi nhận hối lộ của họ cũng đã xâm phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức mà họ là thành viên. Ví dụ: do sơ suất Ông Đinh Văn D làm mất và đang làm thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật thì Nguyễn Văn A là cán bộ địa chính có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông D, nhưng A vẫn sách nhiễu gây khó khăn cho ông D. Do vậy để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh ông D đã đưa cho A số tiền là 10.000.000 đồng. Cho dù việc làm của A là đúng pháp luật, nhưng uy tín của cơ quan mà A là nhân viên bị mang tiếng là cái gì cũng phải có tiền mới xong. Tình trạng này hiện nay ở nước ta đang diễn ra rất phổ biến, nhất là đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, dù người có chức vụ, quyền hạn giải quyết đúng pháp luật nhưng việc nhận tiền để giải quyết theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì hành vi này vẫn xâm phạm đến hoạt động và ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan, tổ chức. Yếu tố uy tín của cơ quan, tổ chức cần được duy trì vì sự vững mạnh và phát triển lâu bền của các thiết chế đó cũng như của bộ máy nhà nước. Hành vi nhận hối lộ đã làm mất đi những đức tính phải có ở những
  • 39. 39 người làm việc nhân danh quyền lực công (và cũng là quy tắc nghề nghiệp đặt ra đối với người có chức vụ, quyền hạn) như trung thực, vô tư, công bằng; do đó làm giảm sút sự tín nhiệm và tôn trọng của công dân đối với người có chức vụ, quyền hạn nói riêng và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Hành vi phạm tội nhận hối lộ đã tác động đến hoạt động thực thi công vụ của người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Luật hình sự Việt Nam không đòi hỏi việc làm hoặc không làm này phải là hành vi trái pháp luật. Tuy điều luật không quy định trực tiếp song quan điểm được thừa nhận chung cũng như thực tiễn xét xử cho thấy hành vi của người có chức vụ, quyền hạn nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để làm hoặc không làm một việc hợp pháp hoặc một việc đúng với chức năng, quyền hạn của người đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ vẫn bị coi là tội phạm [18, tr. 82]. Ví dụ như hành vi của cán bộ công an làm việc tại cửa khẩu sân bay nhận tiền để đóng dấu vào giấy tờ nhập cảnh đã có đủ thủ tục theo yêu cầu, hành vi nhận tiền để cấp cứu bệnh nhân của bác sĩ trực cấp cứu... Hành vi làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ nêu trên mặc dù không trái pháp luật song vẫn làm giảm uy tín các cơ quan công quyền và do đó vẫn gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Nếu nhận hối lộ để làm hoặc không làm một việc mà hành vi đó có đủ dấu hiệu cấu thành một tội phạm độc lập khác thì người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ và tội phạm độc lập kia. Ví dụ: vì nhận tiền của người nhà bị can nên kiểm sát viên không truy tố bị can mặc dù sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy có đủ căn cứ để truy tố. Trường hợp này hành vi của kiểm sát viên đã cấu thành tội nhận hối lộ và tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 294 Bộ luật hình sự). Việc làm hay không làm vì lợi ích của người đưa hối lộ là những việc khi được thực hiện đem lại lợi ích cho bản thân người đưa hối lộ hoặc cho người nào đó mà người đưa hối lộ cần,
  • 40. 40 ví dụ như lợi ích đem lại cho người thân của người này hoặc cho cơ quan, tổ chức nào đó. Việc làm hay không làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ là việc mà người đưa yêu cầu người nhận hối lộ thực hiện tuy không đem lại lợi ích cụ thể cho người đó, ví dụ như việc đưa hối lộ cho cán bộ công an xã để yêu cầu người nhận đưa một người nghiện ma túy trong xã vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mặc dù người nghiện đó không có mối quan hệ nào với người đưa hối lộ. Đối tượng tác động của tội nhận hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Về tiền hoặc tài sản thì không có vấn đề gì cần phải trao đổi nhưng đối với lợi ích vật chất khác thì có nhiều ý kiến khác nhau: Có ý kiến cho rằng điều luật quy định lợi ích vật chất khác là không cần thiết. Bởi lẽ, ngoài tiền hoặc tài sản ra thì khó có thể xác định được lợi ích vật chất khác là gì, vì đã là lợi ích vật chất thì chỉ tồn tại dưới hai dạng tiền hoặc tài sản, ngoài tài sản và tiền bạc ra không thể xác định lợi ích vật chất nào khác [18, tr. 83]. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp người nhận hối lộ không nhận tiền hoặc tài sản, nhưng cái mà họ được từ người đưa hối lộ lại là một lợi ích vật chất, nhưng lợi ích này không tính ra tiền được hoặc tính ra được bằng tiền. Ví dụ: hứa cho thăng chức, hứa cho đi học nâng cao nghiệp vụ, chỗ học cho con của người công chức trong trường nổi tiếng v.v... [30, tr. 37] các lợi ích này tuy là lợi ích vật chất nhưng lại không tính ra được bằng một số tiền cụ thể, nó cũng không tồn tại dưới dạng tài sản cụ thể. Chính vì vậy, nhà làm luật quy định lợi ích vật chất khác cũng là để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. Ngoài ra, hiện nay còn một hình thức hối lộ đặc biệt khác mà "của hối lộ" không phải là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đó là "hối lộ tình dục". Nó liên quan đến yếu tố giới tính, tình dục, đến bản năng sinh lý con người. Nhưng vì nó có thể kéo theo sự bất an, bất ổn của đời sống gia đình con người, nên rất khó "đụng chạm", dù loại hình hối lộ này chẳng hề mới mẻ gì trong xã hội ta. Có điều, tính chất của tội này nhạy cảm, phức tạp, tế nhị nên có
  • 41. 41 khi trong cộng đồng, tất cả mọi người đều hiểu nhưng rất khó phát hiện, rất khó để đưa ra chế tài xử lý. Vì thế về danh chính ngôn thuận, đây vẫn là hình thức hối lộ lần đầu tiên được đề cập. Một kiểu hối lộ dù có được trả giá bằng các hợp đồng kinh doanh hay tiền bạc thì nó vẫn rất rẻ mạt. Khái niệm hối lộ tình dục chỉ mới mẻ bởi lần đầu tiên được phơi bầy ra ánh sáng ở nước ta chứ nó không hề xa lạ trên thế giới. Thậm chí nhiều vụ hối lộ tình dục khi đưa ra trước pháp đường còn gây chấn động cả các quốc gia. Tại nhiều nước tiên tiến, luật pháp đều quy định hối lộ tình dục bị xếp vào hàng tội phạm tham nhũng. Và những án phạt tù nghiêm khắc với những nhân vật nhận hối lộ tình dục như ở các quốc gia nói trên đều đã được tuyên. Công ước quốc tế đã quy định hối lộ tình dục thuộc phạm trù hối lộ "phi vật chất". Nhiều chuyên gia quốc tế và các tổ chức quốc tế đều cho rằng, những quy định về hối lộ tình dục trong hệ thống luật pháp quốc tế nên được nghiên cứu theo hướng nội hóa vào luật pháp Việt Nam để đảm bảo chống tệ nạn tham nhũng nói chung và nhận hối lộ nói riêng một cách triệt để. 2.1.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ Các điều luật quy định tội phạm nhận hối lộ không nêu cụ thể hình thức lỗi của tội phạm này và đây có thể xem là một điểm bất cập của luật hình sự. Tuy nhiên, lỗi của người phạm tội về hối lộ được thừa nhận cả về lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử là lỗi cố ý trực tiếp. Bản thân dấu hiệu hành vi về mặt khách quan của tội nhận hối lộ cũng giúp phản ảnh lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội. Như vậy có thể khẳng định rằng lỗi cố ý trực tiếp là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ. Vì đây là tội phạm có cấu thành hình thức nên việc xác định lỗi chỉ cần dựa trên nhận thức và thái độ của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội. "Ở các tội có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc nên việc xác định ý chí đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra" [37, tr. 141]. Dấu hiệu ý chí chỉ thể hiện người phạm tội nhận hối lộ nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà
  • 42. 42 vẫn thực hiện hành vi, không đòi hỏi người đó mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra. Lỗi cố ý trực tiếp ở tội nhận hối lộ trước hết đòi hỏi chủ thể phải nhận thức được tính chất thực tế của hành vi của mình là hành vi nhận "của hối lộ" để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Đòi hỏi này giúp phân biệt trường hợp có lỗi với trường hợp người có chức vụ, quyền hạn nhầm tưởng rằng mình được nhận quà biếu đơn thuần hoặc quà cảm ơn. Bên cạnh đó, lỗi cố ý trực tiếp cũng đòi hỏi chủ thể khi thực hiện hành vi nhận hối lộ nhận thức rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là hành vi xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của bộ máy nhà nước. Chủ thể hiểu rõ tính trái quy tắc hoạt động công chức, công vụ cũng như tính trái pháp luật hình sự của hành vi của mình. Tuy nhiên, chủ thể vẫn mong muốn thực hiện hành vi nhận của hối lộ và tự quyết định thực hiện hành vi đó. Không thể cho rằng trong những trường hợp người có chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ theo đề nghị của người đưa hối lộ họ không có lỗi cố ý trực tiếp hoặc mức độ lỗi của họ thấp vì họ bị động làm theo yêu cầu của người đưa. Người có chức vụ, quyền hạn với tính chất của vị trí công tác hoặc của công việc được giao hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhận hối lộ. Họ có toàn quyền quyết định việc nhận hay từ chối "của hối lộ". Nói một cách khác, họ được tự do hoàn toàn trong việc lựa chọn có thực hiện hành vi nhận "của hối lộ" để làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ hay không. Với vị trí công tác hoặc quyền hành của mình người có chức vụ, quyền hạn có thể được coi là người có thế mạnh trong mối tương quan với hoàn cảnh của người đưa hối lộ và vì vậy không thể nói họ là người bị động hay bị ép buộc. Do đó, lỗi của người phạm tội nhận hối lộ luôn được xác định là lỗi cố ý trực tiếp, kể cả đối với trường hợp họ là người được đề nghị nhận hối lộ.
  • 43. 43 Tuy điều luật quy định đã nhận hoặc sẽ nhận, nhưng không vì thế mà cho rằng ý định nhận hối lộ của người phạm tội có sau khi thực hiện hành vi phạm tội, cho dù người phạm tội sẽ nhận của hối lộ sau khi làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì người nhận hối lộ vẫn có ý định nhận của hối lộ trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội không có ý định nhận của hối lộ thì dù họ có làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì cũng không phải nhận hối lộ. Trên đây là các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội nhận hối lộ. Nhìn vào các quy định về tội này có thể thấy hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi thỏa mãn thêm một trong những dấu hiệu khác do luật định. Cụ thể, hành vi với những đặc điểm đã phân tích ở trên chỉ cấu thành tội nhận hối lộ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự. Đó là trường hợp nhận của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc tuy của hối lộ có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Dấu hiệu "gây hậu quả nghiêm trọng" trong trường hợp nhận của hối lộ dưới hai triệu đồng hiện nay vẫn chưa được giải thích chính thức bằng một văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, thiếu sót này thực tế đã gây khó khăn cho công tác áp dụng pháp luật. Có quan điểm cho rằng "Hậu quả nghiêm trọng do hành vi nhận hối lộ gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội" [18, tr. 97]. Tác giả quan điểm này đã đưa ra một số dạng hậu quả để minh họa như hậu quả làm chết một người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên... Đây cũng chính là những loại hậu quả đã được nêu ra trong một