SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LỤC THỊ ÚT
TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN
HÀNG CẤM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)
luận văn thạc sĩ luật học
Hà nội - 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LỤC THỊ ÚT
TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN
HÀNG CẤM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Luyện
HÀ NỘI - 2014
3
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn
cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ
trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh
x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña
luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú
c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T¸c gi¶ luËn v¨n
Lôc ThÞ ót
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG
TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
8
1.1. Khái niệm hàng cấm; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm
8
1.1.1. Khái niệm hàng cấm 8
1.1.2. Khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 10
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
13
1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
14
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
15
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay 17
1.3. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm tại Điều 155 Bộ luật hình sự
năm 1999
19
1.3.1. Khách thể của tội phạm 19
1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm 20
1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm 23
1.3.4. Chủ thể của tội phạm 24
5
1.4. Đường lối xử lý đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự
27
Chương 2: TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN
HÀNG CẤM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
30
2.1. Đặc điểm về địa lý dân cư, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng
có liên quan đến tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm
30
2.2. Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2009 - 2013
32
2.2.1. Kết quả hoạt động điều tra 32
2.2.2. Kết quả hoạt động truy tố 34
2.2.3. Kết quả hoạt động xét xử 37
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI PHẠM SẢN XUẤT, TÀNG
TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM
56
3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự quy định về tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
56
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
56
3.1.2. Hoàn thiện bộ luật hình sự quy định về tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm
58
3.2. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng
62
3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động phát hiện điều tra tội phạm
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
62
3.2.2. Nâng cao hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
việc phát hiện, xử lý, truy tố tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm của Viện kiểm sát
65
6
3.2.3. Đổi mới hoạt động xét xử tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm
3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
trong điều tra, xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm
69
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 83
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật Hình sự
CTTP : Cấu thành tội phạm
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TNHS : Trách nhiệm hình sự
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, đất nước ta chuyển sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại với nhiều nước trên thế giới. Với đường lối của Đảng và Nhà nước
ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Công cuộc đổi mới toàn diện đó, xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Sự vận hành kinh tế nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN đã và đang đem lại sự chuyển
biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã có
nhiều khởi sắc với những biến đổi quan trọng.
Những thành tựu đã đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Cùng
với những chủ trương, chính sách phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, Nhà
nước ta luôn quan tâm đến các biện pháp bảo đảm quyền tự do, bình đẳng
trước pháp luật, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, tăng
cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh. Nhà
nước tạo sự tự chủ cho các tổ chức và cá nhân, tập thể đăng ký, hoạt động
kinh doanh ngoài những ngành nghề gây phương hại đến quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, do đặc
thù của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh và những yếu kém trong
quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm về kinh tế có môi trường
phát sinh, phát triển, trong đó có tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm.
9
Bên cạnh những hoạt động kinh doanh hợp pháp, vẫn còn những hoạt
động kinh doanh các ngành nghề, mặt hàng Nhà nước cấm, tạo nên sự mất cân
đối trên thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và ảnh
hưởng tới tình hình an ninh trật tự. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, việc đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đang là một trong
những vấn đề cấp thiết đặt ra mà Đảng, Nhà nước cùng các ngành, các cấp cần
phải quan tâm giải quyết. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ
đạo sát sao công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm. Các ngành, các cấp, đã có nhiều cố gắng triển khai các biện pháp
đấu tranh phòng ngừa, phát hiện xử lý nhưng hiệu quả thấp và còn nhiều hạn
chế. Vì vậy, để đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm sẽ thực hiện như thế nào? Cơ sở lý luận về hình sự hóa, khái
niệm hàng cấm, quy định tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
trong Luật Hình sự như thế nào và nhận thức về hàng cấm trong thực tiễn ra sao,
cũng như chúng ta cần có những biện pháp nào để đấu tranh phòng, chống tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có hiệu quả trên cả nước nói
chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng? Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Cao Bằng là một trong những tỉnh biên giới xuất hiện về tình hình buôn
lậu, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Hoạt động sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong
thời gian gần đây không chỉ có chiều hướng tăng về số lượng, chủng loại mà
còn diễn biến phức tạp về cả tính chất, quy mô. Đối tượng phạm tội có rất
nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, táo bạo và có tính chất rất quyết liệt.
Trong khi đó, hoạt động điều tra xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu
trước tình hình thực tế tại địa phương, làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự
và sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế xã hội.
10
Tình hình trên đã đặt ra một vấn đề rất bức thiết là phải có những giải
pháp hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương nhằm nâng cao hiệu
quả đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm. Để xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, góp phần thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội,
tạo lòng tin trong nhân dân và điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh
tế xã hội tại địa phương cũng như của đất nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm vẫn chưa được
thực hiện một cách có hệ thống và chuyên sâu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Vì vậy tác giả chọn đề tài: "Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn
địa bàn tỉnh Cao Bằng)" làm Luận văn thạc sĩ Luật học là cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đấu tranh, phòng chống, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
nói chung và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đã
được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) và được một số nhà Luật học đề
cập một cách khái quát trong các bài giảng như Giáo trình luật hình sự Việt Nam
(phần các tội phạm), của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2011; Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, tập II, của Trường
Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân; Bình luận khoa học Bộ luật Hình
sự 1999 (phần các tội phạm), của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện,
LS.ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại,
ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. Tuy nhiên các
công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, chưa đề cập một
cách trực tiếp, tổng thể và phương hướng hoàn thiện loại tội phạm này. Tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm chưa được quan tâm đúng mức,
các nghiên cứu về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm thường
11
mới chỉ đề cập, tập trung nghiên cứu chung với các tội phạm khác liên quan đến
các đối tượng hàng cấm cụ thể đã được quy định tại các điều luật cụ thể khác
hoặc việc nghiên cứu thực trạng tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm đã được thực hiện trong nhiều báo cáo khoa học, các bài báo, tạp
chí, khóa luận trên nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Một số khác đặt việc
nghiên cứu tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong sự liên quan
đến các loại tội phạm khác như buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ
trái phép qua biên giới hoặc ở những nội dung khái quát khác liên quan tội phạm
kinh tế nói chung. Trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng có tổ
chức tổng kết, nghiên cứu nhiều vụ án điển hình về sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm trong phối kết hợp liên ngành cũng như các đơn vị
cấp độc lập nhưng còn mang tính chất báo cáo, rút kinh nghiệm. Cho đến nay
chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn diện được giải pháp
hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả khi xử lý tội phạm này. Vì
vậy, cần phải nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm tương đối có hệ thống, toàn diện từ góc độ lý luận và thực tiễn, trên cơ sở
đó đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cầm ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn
thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm hiện nay ở Việt Nam.
12
- Phân tích các quy định của BLHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự
đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở tỉnh Cao
Bằng, làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng
mắc trong điều tra, truy tố, xét xử.
- Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện BLHS và giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định của BLHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận,
pháp lý và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm ở Việt Nam hiện nay, trực tiếp là hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Tập trung nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm theo Điều 155 Chương XVI BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009).
- Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
- So sánh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với
tội buôn lậu.
- Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử tội phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2009 đến hết năm 2013 trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN
13
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và những quan điểm cơ bản của
Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia
và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề
tài, luận văn sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên
cứu cụ thể, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, lôgíc, kết hợp với các
phương pháp khác như tổng kết thực tiễn, chuyên gia, điều tra xã hội học.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, đánh giá tình hình tội phạm đối
với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, tác giả đã chỉ ra
những vướng mắc, bất cập, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội
phạm này. Đồng thời, đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Những kết quả đạt được của luận văn, các cơ quan chức năng tỉnh Cao
Bằng có thể nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả
áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề
xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển
khoa học luật hình sự nói chung, hoàn thiện về tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng.
Luận văn đề cập các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tội phạm sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm để các cơ quan lập pháp, hành
pháp, tư pháp có thể tham khảo, hoàn thiện pháp luật xây dựng kế hoạch tổ
chức đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với loại tội phạm này.
Luận văn còn là tài liệu nghiên cứu tham khảo trong các trường đào
tạo pháp luật tại Việt Nam.
14
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm theo quy định của Bộ luật hình sự.
Chương 2: Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
và thực trạng áp dụng pháp luật về tội phạm này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự và các giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
15
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1.1. KHÁI NIỆM HÀNG CẤM; TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN,
BUÔN BÁN HÀNG CẤM
1.1.1. Khái niệm hàng cấm
Hàng cấm là một loại hàng hóa nhưng do Nhà nước thống nhất quản
lý, cấm các cá nhân tự do sản xuất, buôn bán kinh doanh.
Dưới góc độ kinh tế, hàng hóa và sản xuất, buôn bán hàng hóa gắn liền
với hoạt động kinh doanh, phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá
trình kinh doanh như: phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm
mục đích thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu. Việc sản xuất hàng
hóa là bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế, đồng thời nó
cũng phù hợp với xu thế vận động của quá trình hoạt động kinh doanh. Qua các
thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội lượng hàng hóa sản xuất ngày một nhiều và đa
dạng. Một số được tự do buôn bán kinh doanh để phục vụ nhu cầu hàng ngày
của con người nhưng một số mặt hàng do Nhà nước thống nhất quản lý cấm
các cá nhân, tổ chức buôn bán tự do. Tuy nhiên, những hàng hóa thuộc diện Nhà
nước thống nhất quản lý vẫn bị các cá nhân, tổ chức lén lút sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán do đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu đủ yếu tố
cấu thành tội phạm (CTTP) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Nhưng khái niệm hàng cấm
là gì vẫn chưa được quy định trong BLHS hay các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử về tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm, một vấn đề đặt ra cho các cơ quan chức năng là
phải hiểu rõ thế nào là hàng cấm và các loại hàng cấm để từ đó đưa ra những
16
quyết định, bản án phù hợp "đúng người, đúng tội" nhằm loại trừ các hành vi
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ra khỏi đời sống xã hội,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của mỗi người dân. Tuy nhiên, khái
niệm hàng cấm là gì chưa được BLHS và các văn bản pháp luật liên quan quy
định cụ thể, rõ ràng.
Để hiểu rõ về hàng cấm ngoài việc xem xét giá trị của hàng hóa nói
chung, chúng ta cần thiết phải tìm hiểu các văn bản quy định về hàng cấm và
các dấu hiệu của hàng cấm. Tuy nhiên, cho đến nay các quy định pháp lý về
hàng cấm còn nhiều bất cập hoặc chưa chỉ ra rõ ràng khái niệm hàng cấm và
quy định cụ thể các dấu hiệu trùng với các đối tượng hàng cấm đã được điều
chỉnh tại các điều luật khác với Điều 155 BLHS. Điều này đã gây những khó
khăn nhất định cho việc nghiên cứu, tìm hiểu để nhận thức cho đúng về hàng
cấm dưới góc độ pháp lý.
Một số từ điển hoặc các văn bản có liên quan có đề cập đến hàng cấm
là "hàng hóa mà Nhà nước cấm buôn bán, kinh doanh" [67]; nhưng khái niệm
này không nêu lên được đầy đủ hàng cấm gồm những loại nào dẫn đến nhiều
khó khăn trong việc nhận thức về chúng.
Chúng ta thấy khái niệm hàng cấm cần phải phản ánh được một số nội
dung cơ bản sau đây:
Hàng cấm là những sản phẩm, hàng hóa do Nhà nước thống nhất quản lý;
Chỉ ra được những dấu hiệu cơ bản của hàng cấm để phân biệt rõ với
nhưng đối tượng đã được điều chỉnh bởi các điều luật khác của BLHS;
Chỉ ra các tác hại của hàng cấm là gây thiệt hại về kinh tế, có khả
năng gây hại cho tính mạng, sức khỏe của con người.
Để ngăn chặn, phòng ngừa và đấu tranh chống hàng cấm Nhà nước ta
cũng như một số nhà khoa học đã đưa ra một số quan niệm về hàng cấm trong
các từ điển hoặc các văn bản có liên quan, chứ chưa quy định cụ thể, đầy đủ
nội hàm khái niệm hàng cấm.
17
Trước đây chưa có văn bản nào nêu ra khái niệm hàng cấm và các loại
hàng cấm, các nghị định trong thời gian gần đây quy định về danh mục và các
loại hàng hóa cấm lưu thông và kinh doanh.
Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/03/1999 của Chính phủ quy
định về danh mục các mặt hàng cấm lưu thông.
Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định
về 18 loại hàng hóa cấm kinh doanh.
Nhưng hai Nghị định trên không có quy định cũng như giải thích từ
ngữ về hàng cấm.
Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định
về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có quy định: "Hàng cấm
gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa
chưa được phép lưu hành, sử dụng ở Việt Nam" [14].
Khái niệm trên cũng chỉ quy định hàng cấm là hàng hóa gồm những
loại cấm kinh doanh, cấm lưu hành, sử dụng ở Việt Nam và hàng hóa chưa
được phép lưu hành, sử dụng ở Việt Nam. Quy định này còn mang tính chất
chung chung, chưa bao quát, chưa thể hiện được đầy đủ nội hàm khái niệm
hàng cấm.
Từ những phân tích trên và thực tiễn áp dụng pháp luật chúng ta có
thể đưa ra định nghĩa về hàng cấm như sau: Hàng cấm là những hàng hóa
Nhà nước thống nhất quản lý, không được phép sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán.
1.1.2. Khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm
Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân
được Nhà nước ta quy định tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013: "mọi người có
quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm" [43],
18
ngay từ khi xây dựng đất nước Nhà nước ta đã chỉ rõ mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của
công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Quyền cơ bản của công
dân về mặt kinh tế được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật, tuy nhiên nếu bất kì
cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Trong thực tiễn hiện nay bên cạnh các hoạt động kinh doanh hợp
pháp, các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp vẫn diễn ra và ngày càng có
chiều hướng gia tăng, do sức ép của nền kinh tế thị trường cũng như sự yếu
kém trong quản lý kinh tế của Nhà nước. Hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm là một trong những hoạt động kinh doanh bất hợp
pháp, hoạt động này cùng với tình hình tội phạm nói chung có chiều hướng ngày
càng phát triển và tinh vi, khiến cho mất cân đối trên thị trường. Các hành vi sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội, vì nó xâm hại đến chế độ thống nhất quản lý về hàng cấm của Nhà nước
và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Hơn nữa vì lợi nhuận mang
lại từ việc sản xuất, buôn bán hàng cấm rất lớn mà nhiều người, nhiều cá nhân,
tổ chức hám lợi đã bất chấp những quy định của pháp luật, thực hiện hành vi
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, vi phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, xâm hại đến nền
kinh tế quốc dân. Những hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội không chỉ vi
phạm luật xử lý vi phạm hành chính mà còn phải bị coi là tội phạm và phải xử
lý, áp dụng chế tài hình sự. Do đó cần hiểu rõ như thế nào là "tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm" để xử lý, áp dụng chế tài thỏa đáng
nhằm đạt được mục đích răn đe và phòng ngừa tội phạm.
Từ trước đến nay các văn bản có liên quan hay các Từ điển tiếng Việt có
đề cập đến khái niệm hoặc giải thích các cụm từ: sản xuất hàng cấm, vận chuyển
hàng cấm, tàng trữ hàng cấm và buôn bán hàng cấm, từ đó có thể hiểu:
19
Sản xuất hàng cấm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất,
tái chế, lắp ráp, pha trộn, sang chia, sang chiết, nạp, đóng gói và các hoạt
động khác làm ra hàng cấm.
Tàng trữ hàng cấm là cất giữ trái phép hàng cấm trong người, trong
nhà hoặc ở một nơi nào đó không kể thời gian bao lâu, không vì mục đích sản
xuất hay buôn bán.
Vận chuyển hàng cấm là việc đưa hàng cấm từ địa điểm này đến địa
điểm khác bằng các hình thức khác nhau mà không có giấy phép hợp lệ
nhưng không có mục đích buôn bán, tàng trữ.
Buôn bán hàng cấm là việc mua đi, bán lại hàng cấm nhằm mục đích
kiếm lời.
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã quy định tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là một trong các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế và được quy định tại Điều 155 Chương XVI
BLHS như sau:
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính
lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này
hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều
193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì
bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
20
b) Lợi dụng, chức vụ quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất
chính rất lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng
đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám
năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng
đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [42].
Với quy định cụ thể như vậy khi hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm đủ yếu tố cấu thành tội này, sẽ bị áp dụng chế tài hình sự
tương ứng với số lượng hàng cấm đã và đang sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán nhưng khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm chưa được quy định cụ thể trong điều luật trên.
Để dễ hiểu và thuận lợi hơn trong việc áp dụng pháp luật để xử lý các
hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm thỏa đáng, theo
chúng tôi có thể nêu ra khái niệm tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm là hành vi trái pháp luật hình sự của người có năng lực
TNHS đã sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán với lỗi cố ý những hàng
hóa mà Nhà nước thống nhất quản lý, không được phép sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán tự do nên phải xử lý bằng hình sự.
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH
VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM
Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình cụ thể mà Nhà nước quyết
định công bố danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, buôn bán. Ở Việt Nam,
21
Nhà nước cấm tư nhân và các tổ chức kinh doanh các chất ma túy, Nhà nước
thống nhất quản lý các hoạt động này, cấm sản xuất, buôn bán vũ khí và một
số quân trang, quân dụng, hiện vật thuộc di tích lịch sử văn hóa; các sản phẩm
văn hóa đồi trụy, phản động…tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, tàng trữ
vận chuyển hàng cấm bị truy cứu TNHS. Điều này được thể hiện rõ trong các
giai đoạn lịch sử sau đây.
1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Sau khi giành được chính quyền năm 1945, Nhà nước ta đã quan tâm
ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đấu tranh hoạt động buôn lậu,
vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm. Sắc lệnh số 50 ngày 09/10/1945
về cấm xuất cảng ngũ cốc, Sắc lệnh số 160 ngày 21/8/1946 cấm nhập cảng
xe hơi, phụ tùng xe hơi, các máy móc và đồ vật bằng kim khí. Ngày
15/8/1951 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời số 116/TTg
quy định các hình thức xử phạt những vi phạm Điều lệ về xuất nhập khẩu.
Ngày 22/12/1952 Chính phủ ban hành Nghị định số 225 quy định tịch thu
thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển buôn bán trái phép, phạt tiền từ 1 đến
5 lần trị giá hàng hóa.
Sau khi miền Bắc được giải phóng, Chính phủ rất quan tâm đến vấn
đề ngăn chặn chống buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm. Ngày 03/7/1966,
Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 118/TTg về tăng cường quản lý thị trường,
đấu tranh chống đầu cơ, buôn lậu trong tình hình mới. Khi đất nước được giải
phóng thống nhất năm 1975, nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, đầu cơ ngày
càng thêm phức tạp, khó khăn.
Ngày 30/6/1982, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh chống
đầu cơ, buôn lậu. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành
Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về xử lý hành chính đối với
các hành vi đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
22
Năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị quyết số 68/HĐBT ngày
25/4/1984 về việc chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới. Buôn lậu thời kỳ này được hiểu bao gồm các hành vi buôn bán hàng
cấm, buôn bán trốn lậu thuế. Quan niệm này được định nghĩa trong Từ điển
nghiệp vụ phổ thông Công an nhân dân: "Buôn bán hàng cấm là buôn bán lén
lút trái phép những hàng hóa thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý" [67];
Từ điển tiếng Việt năm 1992 giải thích: "buôn lậu là buôn bán trốn thuế hoặc
hàng cấm" [68].
Cùng với sự phát triển của đất nước, BLHS nước ta lần đầu tiên được
ban hành ngày 27/6/1985 đã pháp điển hóa các văn bản pháp luật để đáp ứng
yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh chống tội phạm. Sự ra đời của BLHS là
một bước tiến quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta. BLHS
đã góp phần nhận diện đúng bản chất, phân định rõ ranh giới giữa tội buôn
lậu, vận chuyển hàng cấm, tạo điều kiện phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh
đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả đối với các hoạt động tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm.
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đã quy định riêng biệt về tội buôn
bán hàng cấm tại Điều 166 như sau: "Người nào buôn bán hàng hóa mà Nhà
nước cấm kinh doanh, ngoại tệ hoặc buôn bán kim khí quý, đá quý thì bị phạt
tù từ 6 tháng đến 5 năm…" [38]. Buôn bán hàng cấm xâm phạm sự độc quyền
quản lý của Nhà nước đối với một số hàng hóa cấm tư nhân và các cơ quan, tổ
chức không có chức năng buôn bán, kinh doanh. Trong thời gian này, Nhà
nước cấm tư nhân và các cơ quan, tổ chức kinh doanh những mặt hàng như:
thuốc phiện và hoạt chất thuốc phiện; vũ khí và một số quân trang, quân dụng;
hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa và các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản
động; thuốc lá điếu của nước ngoài, ngoại tệ (theo Quyết định số 193-HĐBT
23
ngày 23/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về kinh doanh thương mại và du
lịch ở thị trường trong nước; Chỉ thị số 278/CT ngày 03/8/1990 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của
nước ngoài trên thị trường trong nước; Chỉ thị số 330/CT-HĐBT ngày
13/9/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường quản lý ngoại hối;
Quyết định số 337/HĐBT ngày 25/10/1991 về một số biện pháp quản lý ngoại
tệ trong thời gian trước mắt).
Tại Thông tư liên ngành số 11/TTLN ngày 20/11/1990 của Tòa án
nhân dân tối cao (TANDTC) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp -
Bộ Nội vụ quy định: Lần đầu nhập khẩu trái phép, buôn bán thuốc lá điếu
nước ngoài với số lượng dưới 500 bao thì chưa coi là tội phạm nhưng phải bị
xử lý hành chính. Trong trường hợp buôn bán thuốc lá ngoại với số lượng từ
500 bao trở lên hoặc dưới 500 bao nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính
mà còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có tính chất
chuyên nghiệp hoặc chống lại người thi hành công vụ thì bị xử lý hình sự.
Nếu số lượng hàng hóa phạm pháp từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì coi là
phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng lớn. Nếu số lượng
hàng hóa phạm pháp từ 4.500 bao trở lên thì coi là phạm tội trong trường hợp
đặc biệt nghiêm trọng. Buôn bán ngoại tệ với số lượng có giá trị từ 3 triệu
đồng Việt Nam trở lên hoặc dưới 3 triệu đồng Việt Nam nhưng đã bị xử lý
hành chính mà còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có tính
chất chuyên nghiệp thì bị xử lý về tội buôn bán hàng cấm.
Tuy nhiên, sau thời gian dài áp dụng trong thực tế, BLHS 1985 đã có
nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng trước yêu cầu đổi mới
liên tục về kinh tế, văn hóa, xã hội. BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung
4 lần: 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992 và 10/5/1997. Cho tới kỳ họp thứ 6,
Quốc hội khóa X đã thông qua BLHS năm 1999, có hiệu lực thi hành từ
01/7/2000, thay thế BLHS 1985.
24
Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng XHCN, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật đòi hỏi
phải xem xét, rà soát lại một cách toàn diện các tội phạm về kinh tế để có
những sửa đổi bổ sung thích hợp cả về mặt dấu hiệu pháp lý cũng như chính
sách xử lý nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
trong giai đoạn mới. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định cụ thể về nhóm các
tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung tại Chương XVI và tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng tại Điều 155.
Trong BLHS 1985 chỉ quy định tội buôn bán hàng cấm ở Điều 166.
Tuy nhiên, trong thực tế không chỉ có hành vi buôn bán hàng cấm mà còn có
hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Do đó, BLHS
năm 1999 đã có sự bổ sung 3 loại hành vi phạm tội mới đó là hành vi sản
xuất, tàng trữ và vận chuyển hàng cấm.
Ngoài ra, các hành vi liên quan đến chất ma túy được quy định thành
chương riêng, Chương XVIII "các tội phạm về ma túy" từ Điều 192 đến
Điều 201, quy định này góp phần tăng cường công tác đấu tranh phòng chống
ma túy.
Ngoài việc quy định thêm một số hành vi mới là hành vi phạm tội mới
Điều 155 của BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) còn có những
điểm bổ sung sau:
- Quy định tình tiết: "có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154,
156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" [42] vừa là yếu tố định tội, vừa là
dấu hiệu làm ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi vi phạm hành chính.
- Quy định tình tiết: "Nếu không thuộc trường hợp quy định tại các
điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này" [42] là
để giới hạn việc áp dụng điều 155 và là dấu hiệu để phân biệt tội sản xuất,
25
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với một số tội phạm khác trong
BLHS mà đối tượng phạm tội cũng là các loại hàng hóa, vật dụng mà Nhà
nước cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán.
- Ngoài những tình tiết là yếu tố định khung hình phạt đã được quy
định tại Điều 166 BLHS năm 1985, Điều 155 của BLHS năm 1999 còn quy
định thêm một số tình tiết mới là yếu tố định khung hình phạt như: hàng phạm
pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; hàng phạm pháp có số
lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn. So với điều 166 của
BLHS 1985, Điều 155 BLHS 1999 bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính;
các mức phạt tù quy định trong từng khung hình phạt tại Điều 155 BLHS
1999 đều nhẹ hơn mức phạt quy định tại Điều 166 BLHS 1985. Hình phạt bổ
sung cũng được quy định ngay trong cùng điều luật.
Tóm lại, nghiên cứu lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến nay về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm cho thấy:
- Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế, tuy nhiên
những hàng hóa không được Nhà nước cho phép kinh doanh, buôn bán bị kiểm
soát chặt chẽ, chính sách xử lý các hành vi phạm tội cũng rất nghiêm khắc.
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm từ chỗ được
quy định trong từng văn bản riêng lẻ đã được pháp điển hóa trong các văn bản
có hiệu lực pháp lý cao là BLHS; từ chỗ chỉ quy định các hành vi bị trừng trị
đến chỗ có tên tội danh, khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng trong
khung hình phạt.
- Các loại hàng cấm, các hành vi phạm tội được thay đổi, bổ sung theo
từng thời kỳ để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
- Trong quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm, từ chỗ không quy định về định lượng hàng cấm và giá trị thu lợi bất
chính lớn, đến nay khung cơ bản và các khung tăng nặng của tội này đều quy
26
định về định lượng hàng cấm và thu lợi bất chính lớn từ hàng cấm để làm căn
cứ định tội cũng như lượng hình phạt
1.3. DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CỦA TỘI SẢN XUẤT, TÀNG
TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TẠI ĐIỀU 155 BỘ LUẬT HÌNH
SỰ NĂM 1999
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và tội buôn
lậu có các dấu hiệu pháp lý gần giống nhau, đôi khi có sự nhầm lẫn giữa hai
tội này. Do đó ngiên cứu về các dấu hiệu đặc trưng của tội này cũng cần phân
biệt với các dấu hiệu cấu thành của tội buôn lậu.
1.3.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể trực tiếp của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán
hàng cấm là quan hệ xã hội trong lĩnh vực sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán những hàng hóa Nhà nước độc quyền quản lý.
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm xâm phạm chế
độ thống nhất quản lý của Nhà nước sản xuất, kinh doanh một số loại hàng
cấm. Các hàng hóa này Nhà nước không cho phép lưu thông trên thị trường,
không cho phép các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân tàng trữ, sản xuất, kinh
doanh. Nhưng không phải tất cả những hàng hóa đó đều thuộc phạm vi đối
tượng của tội phạm này. Có những hàng hóa tuy cũng là loại Nhà nước cấm
sản xuất, kinh doanh nhưng đã là đối tượng của tội phạm khác nên không còn
là đối tượng của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm như:
ma túy, vũ khí quân dụng, văn hóa phẩm đồi trụy thuộc quy định tại các điều
luật khác. Hàng cấm thuộc phạm vi quy định của Điều 155 BLHS 1999 là
những loại hàng cấm còn lại mà không thuộc phạm vi quy định của những
điều luật riêng biệt khác. Danh mục các loại hàng cấm theo điều luật này
không cố định mà có sự thay đổi ở mỗi giai đoạn nhất định, phù hợp với tình
hình thực tế và sự chuyển đổi chính sách phát triển kinh tế (Nghị định
73/2003/NĐ-CP ngày 20/8/2003 của Chính phủ qui định bổ sung hàng hóa,
27
dịch vụ thương mại vào danh mục I hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương
mại cấm thực hiện ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày
03/03/1999 của Chính phủ). Ở giai đoạn hiện nay, những mặt hàng cấm được
quy định cụ thể tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP, đây là những hàng hóa mà
Nhà nước không cho phép lưu thông trên thị trường, đồng thời không cho
phép các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện tàng trữ, sản xuất,
kinh doanh.
Tóm lại, hàng cấm theo Điều 155 là những hàng cấm không thuộc
trường hợp quy định tại các Điều 190,193,194, 195, 196, 230, 232, 233, 236
và 238 của BLHS.
Theo pháp luật hiện hành, hàng cấm theo Điều 155 bao gồm:
+ Thuốc lá điếu sản xuất ở nước ngoài;
+ Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng;
+ Các loại pháo;
+ Một số đồ chơi có hại cho việc giáo dục nhân cách, sức khỏe trẻ em
hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Khách thể của tội buôn lậu là sự xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước
về ngoại thương; xâm phạm chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước, chính
sách bảo hộ sản xuất trong nước.
1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có các
dấu hiệu thuộc mặt khách quan như sau:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm thể hiện ở 4 loại hành vi sau:
Sản xuất hàng cấm: Là hành vi làm ra hàng cấm với nhiều hình thức
khác nhau như: chế tạo, chế biến, nhân giống, sao chép, sáng tác, dịch thuật…
người phạm tội có thể tham gia trong toàn bộ quá trình làm ra hàng cấm hoặc
chỉ một công đoạn nào đó của quá trình đó.
28
Tàng trữ hàng cấm: Là hành vi cất giữ trái phép hàng cấm trong
người, trong nhà hoặc ở một nơi nào đó không kể thời gian bao lâu, không vì
mục đích sản xuất hay buôn bán.
Vận chuyển hàng cấm: Là hành vi đưa hàng cấm từ địa điểm này đến
địa điểm khác bằng các hình thức khác nhau mà không có giấy phép hợp lệ
nhưng không có mục đích buôn bán, tàng trữ. Hành vi vận chuyển hàng cấm
có thể được thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào như mang theo người,
chuyển qua đường bưu điện...
Buôn bán hàng cấm: Là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ
hình thức nào nhằm thu lợi như buôn bán theo nghĩa thông thường, dùng hàng
cấm để trao đổi, thanh toán, dùng tài sản đem trao đổi, thanh toán… lấy hàng
cấm để bán lại cho người khác.
Tùy theo trường hợp cụ thể, nếu người phạm tội thực hiện hành vi nào
thì định tội theo hành vi đó. Nếu người phạm tội thực hiện hai hoặc ba hành vi
thì định tội theo hai hoặc ba hành vi mà họ thực hiện. Hậu quả các hành vi sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm gây ra là những thiệt hại vật
chất và phi vật chất. Hậu quả là những ảnh hưởng lớn tới hoạt động thương
mại chung của địa phương và trong cả nước, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh
tế xã hội, hoạt động kinh doanh sản xuất của các thành phần kinh tế.
Các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm chỉ coi
là tội phạm khi hàng cấm có số lượng lớn, thu lời bất chính lớn hoặc đã bị xử
phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi quy
định tại Điều này hoặc tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 159, 161 BLHS.
- Định lượng và giá trị hàng cấm thì phải có số lượng lớn, rất lớn, đặc
biệt lớn và thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn thì các hành vi đó mới
CTTP được quy định tại Điều 155 BLHS.
- Dấu hiệu "nhân thân xấu" cũng là yếu tố CTTP được quy định tại
Điều 155 BLHS. Nhân thân là dấu hiệu liên quan chặt chẽ đến yếu tố chủ thể
29
nhưng trong điều luật này, dấu hiệu nhân thân đóng vai trò dấu hiệu định tội.
Cụ thể, nếu người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi trên hoặc các điều đã
được liệt kê trong CTTP hoặc đã bị kết án về một trong các tội đó, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ CTTP hình sự mà không cần xác định định
lượng của hàng cấm. Việc quy định như vậy xuất phát từ bản chất, tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi nằm ở chính con người thực hiện hành vi. Họ
thuộc đối tượng tái vi phạm hành chính hoặc tái phạm hình sự, là những
người có tiền án, tiền sự về các hành vi này nên thái độ của Nhà nước đối với
họ thể hiện tính nghiêm khắc hơn.
- Các dấu hiệu khác thuộc về mặt khách quan của CTTP không đóng vai
trò định tội mà chỉ đóng vai trò là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc
đóng vai trò là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS. Về thủ đoạn phạm tội
đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm: các đối tượng
phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn phạm tội khác nhau, từ đơn giản đến tinh vi,
với cách thức quy mô từ nhỏ lẻ, phân tán đến sản xuất hàng loạt, có tổ chức...
Mặt khách quan của tội buôn lậu được thể hiện ở các loại hành vi:
a) Buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,
kim khí quý, đá quý (hành vi này bị coi là tội phạm khi hàng hóa, tiền Việt
nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc
người có hành vi đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được
xóa án tích về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 154,
155, 156, 157, 158, 159, 160, 161 BLHS);
b) Buôn bán trái phép quy biên giới vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn
hóa (hành vi này luôn bị coi là tội phạm, không phụ thuộc vào giá trị của vật
phẩm bị buôn bán qua biên giới);
c) Buôn bán trái phép qua biên giới các loại hàng cấm theo danh mục do
Nhà nước ban hành (hành vi này bị coi là tội phạm khi hàng cấm được buôn
30
bán qua biên giới có số lượng hoặc người buôn bán đã bị xử phạt hành chính
hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi quy định tại Điều 153
hoặc một trong các Điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161 BLHS).
Buôn bán trái phép các mặt hàng kể trên là hành vi trao đổi các mặt
hàng này qua biên giới quốc gia thông qua các tuyến đường bộ, đường biển,
hàng không, đường sắt, đường bưu điện quốc tế...trái với các quy định của
Nhà nước về Hải quan, thương mại như: Không khai báo, khai báo gian dối,
dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hóa, không có giấy tờ hợp lệ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan,
biên phòng, thuế vụ. Tội phạm buôn lậu được coi là hoàn thành từ thời điểm
người phạm tội thực hiện hành vi trao đổi hàng hóa một cách trái phép qua
biên giới Việt Nam. Địa điểm phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của CTTP buôn
lậu. Việc xác định hành vi buôn bán trái phép đã qua biên giới hay chưa phải
dựa vào hàng hóa - đối tượng tác động của tội phạm buôn lậu đã thoát khỏi sự
kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý xuất khẩu, nhập
khẩu hay chưa.
1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích, động cơ, trong đó
lỗi là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả các CTTP.
"Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý" [35].
Đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, người
thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người đó nhận thức rõ hành vi
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm của mình thực hiện là
nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi
nhưng mong muốn thực hiện hành vi đó.
31
Ngoài yếu tố lỗi, trong mặt chủ quan của tội phạm còn có yếu tố khác
như động cơ, mục đích phạm tội. Đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm thì động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt
buộc khi định tội hoặc quyết định hình phạt. Tuy nhiên, việc làm rõ động cơ
phạm tội sẽ giúp Nhà nước đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm và xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội
phù hợp. "Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội cố ý" [35]. Thực tế động cơ phạm tội này chủ yếu
vì tư lợi, vì lợi nhuận, thu nhập cao, thu lợi bất chính từ các hoạt động sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Người phạm tội nào khi thực hiện hành vi phạm tội cũng đều hướng
đến một mục đích nhất định. Đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm mục đích phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Người thực hiện hành vi phạm tội thường nhằm vào mục đích lợi nhuận. Vì
mục đích lợi nhuận, họ có nhiều thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi
phạm tội, từ đơn giản đến tinh vi, xảo quyệt.
Mặt chủ quan của tội phạm buôn lậu thể hiện rõ ở lỗi của người phạm
tội buôn lậu là lỗi cố ý trực tiếp, tức là người thực hiện hành vi buôn lậu nhận
thức được tính nguy hiểm của hành vi, nhận thức rõ sự phản ứng mang tính
tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi này nhưng họ vẫn
mong muốn thực hiện hành vi của mình đến cùng. Mục đích của người phạm
tội buôn lậu là lợi nhuận thu được từ hành vi buôn bán trái phép qua biên giới
mà họ thực hiện.
1.3.4. Chủ thể của tội phạm
Theo Luật hình sự Việt Nam thì chủ thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm là con người cụ thể có năng lực TNHS; có hành
vi nguy hiểm cho xã hội; bị luật hình sự cấm; có lỗi và phải đạt độ tuổi chịu
TNHS do luật định.
32
Về độ tuổi chịu TNHS, BLHS tại Điều 12 quy định:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [40].
Theo quy định tại Điều 155 BLHS độ tuổi phải chịu TNHS về tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là từ đủ 16 tuổi trở lên và từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS khi có hành vi phạm tội
nghiêm trọng về hành vi sản xuất, tàng trữ vận chuyển, buôn bán hàng cấm
quy định tại khoản 3 của điều luật này.
Chủ thể của tội buôn lậu là bất cứ ai (người Việt Nam hay người nước
ngoài, kể cả người không quốc tịch) có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo
luật định, đã thực hiện hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới Việt
Nam nhằm mục đích kiếm lời.
Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định cụ thể, rõ ràng các dấu hiệu
pháp lý của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và tội buôn
lậu từ đó sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc áp dụng pháp luật, tránh việc
định sai tội danh và áp dụng hình phạt không thỏa đáng đồng thời không bỏ
lọt tội phạm hay làm oan người vô tội.
Từ những điểm phân tích trên cho thấy tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm và tội buôn lậu mặc dù có sự giống nhau về
khách thể loại là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, nhưng khách
thể trực tiếp của hai tội này hoàn toàn khác nhau. Tội phạm sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm xâm hại đến chế độ quản lý một số loại hàng
hóa đặc biệt theo danh mục của Nhà nước; tội buôn lậu lại xâm hại đến chế độ
quản lý ngoại thương của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm buôn
lậu rộng hơn đối tượng tác động của tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
33
buôn bán hàng cấm. Bởi vì, ngoài những đối tượng là hàng hóa mà Nhà nước
cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán (trừ vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự, chất ma túy....) tội phạm buôn lậu còn có đối tượng
khác là: Hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, Ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Về mặt
khách quan của tội phạm: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm có 4 loại hành vi: Hành vi sản xuất, hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển,
hành vi buôn bán hàng cấm. Nếu so sánh, hành vi buôn bán hàng cấm và hành
vi buôn lậu những mặt hàng là hàng cấm cho thấy hành vi buôn bán hàng cấm
là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào, được thực hiện
ngay trong phạm vi lãnh thổ nước ta mà không nhằm mục đích đưa hàng cấm
qua biên giới để thu lợi bất chính. Trong khi đó, hành vi buôn lậu hàng hóa là
hàng cấm cũng là hành vi mua bán, trao đổi nhằm mục đích kiếm lời, nhưng
sự trao đổi, mua bán ở đây phải có yếu tố qua biên giới quốc gia, nghĩa là
người có hành vi đó mua hàng cấm từ bên ngoài đưa vào nước ta hay bán
hàng cấm ra nước ngoài. Ở đây, yếu tố qua biên giới là yếu tố quan trọng để
phân biệt tội phạm buôn lậu (hàng cấm) với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm. Tuy nhiên, dấu hiệu để phân định hành vi phạm tội và
hành vi hành chính ở hai tội này cũng khác nhau. Đối với tội buôn lậu, khi
hàng cấm thỏa mãn điều kiện có số lượng lớn thì bị coi là tội phạm, hoặc nếu
chưa bị coi là có số lượng lớn thì phải tái phạm hành chính hay tái phạm hình
sự theo quy định của Điều 153 BLHS. Nhưng đối với tội buôn bán hàng cấm
thì hành vi buôn bán hàng cấm chỉ bị coi là tội phạm khi hàng cấm có số
lượng lớn, thu lợi bất chính lớn. Nếu hành vi buôn bán hàng cấm chưa thỏa
mãn điều kiện có số lượng lớn và thu lợi bất chính lớn nhưng người thực hiện
hành vi đã tái phạm hành chính, tái phạm hình sự theo quy định tại Điều 155
BLHS thì sẽ bị coi là tội phạm. Về mặt chủ quan: cả hai tội này đều được thực
hiện với lỗi cố ý. Cả hai tội phạm trên đều giống nhau về chủ thể: Bất kỳ người
nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định. Hình phạt: BLHS năm 1999
34
(sửa đổi bổ sung năm 2009) đã quy định các khung, mức hình phạt khác nhau
cho hại tội này, theo đó tội buôn lậu có 4 khung hình phạt và mức hình phạt cao
nhất là tù chung thân. Trong khi đó, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm chỉ có 3 khung hình phạt và mức cao nhất là 15 năm tù. Bên cạnh
đó hai điều 153, 155 BLHS đều có quy định tình tiết "nếu không thuộc trường
hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của
Bộ luật này" là giới hạn để áp dụng Điều 153, 155. Là dấu hiệu để phân biệt
tội buôn lậu và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với một
số tội khác trong BLHS mà đối tượng phạm tội cũng là các loại hàng hóa mà
Nhà nước cấm xuất, cấm nhập, cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán.
Trước đây, hai loại hành vi phạm tội này được hiểu chung theo khái
niệm "buôn lậu". Trong thực tế hiện nay cho thấy cũng có lúc có sự nhầm lẫn
trong định tội danh của hai tội phạm này.
Ta thấy rõ hành vi buôn lậu được phân biệt rõ ràng với hành vi tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm phải có yếu tố qua biên giới. Nếu có yếu
tố qua biên giới thì việc vận chuyển, buôn bán hàng cấm đều bị xử lý về hành
vi buôn lậu. Ngoài ra, tội phạm buôn lậu còn quy định "hàng cấm có số lượng
lớn, đặc biệt lớn" là những tình tiết định khung tăng nặng.
1.4. ĐƢỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN
CHUYỂN, BUÔN BÁN, HÀNG CẤM QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 155 BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định các
khung hình phạt tương xứng với hành vi và số lượng hàng cấm khi người
phạm tội thực hiện.
Khung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 155, đối với trường hợp
phạm tội không có các tình tiết định khung thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Mức hình phạt này sẽ được áp dụng để xử lý đối với người có hành vi
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh
35
doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi quy định tại Điều 155 hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159
và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại
điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự.
Phạm tội trong trường hợp có tổ chức; Lợi dụng, chức vụ quyền hạn;
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Hàng
phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; Tái phạm nguy
hiểm sẽ bị áp dụng định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 155
BLHS có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm
Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn
hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn sẽ bị áp dụng khung tăng nặng thứ hai có
mức phạt tù từ 8 năm đến 15 năm quy định tại khoản 3 Điều 155.
Ngoài hình phạt chính là phạt tù, người phạm tội còn có thể bị áp
dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm (Khoản 4 Điều 155 BLHS).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm được hình thành trong thời gian khá dài và cơ quan lập pháp trong thời
kỳ này đã căn cứ vào các loại hàng hóa bị cấm sản xuất, kinh doanh, buôn bán
và lưu thông trên thị trường, chủ thể của tội phạm, hoàn cảnh phạm tội để quy
định các hành vi phạm tội khác nhau.
Từ nhiều quy định pháp luật về các hành vi phạm tội cụ thể của Luật
hình sự trong từng thời kỳ đến quy định về tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm trong BLHS năm 1999 hiện nay là cả một quá
trình lâu dài, thể hiện thái độ của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng chống
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
36
Luận văn đã nêu được khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam
quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm giai đoạn
từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985; giai
đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến khi ban hành BLHS năm 1999.
Để làm rõ được khái niệm về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm trong luận văn đã nêu được khái niệm hàng cấm và các đặc
điểm pháp lý của tội này. Luận văn đã định nghĩa hành vi sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm để từ đó có thể định tội danh được chính xác
tương ứng với từng hành vi phạm tội xảy ra trong thực tiễn.
37
Chương 2
TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG
CẤM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI PHẠM NÀY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA LÝ DÂN CƢ, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH CAO
BẰNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN
BÁN HÀNG CẤM
Cao Bằng là một tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam.
Hai mặt Đông và Tây giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên
giới dài trên 332km.
Diện tích đất tự nhiên trên 6.700 km2
, chia thành 13 đơn vị hành chính
gồm thành phố Cao Bằng và 12 huyện. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với
tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp
tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Nhìn chung
điều kiện địa hình Cao Bằng chia cắt hiểm trở, hầu hết diện tích tự nhiên của
12 huyện là núi dốc, địa hình hẹp, chia cắt phức tạp, gây nhiều khó khăn, trở
ngại cho phát triển sản xuất và giao lưu trao đổi kinh tế - văn hóa xã hội trong
và ngoài tỉnh. Cũng chính địa hình này đã tạo điều kiện cho các đối tượng
phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm trên địa bàn tỉnh trót lọt.
Với dân số trên 500 nghìn người thuộc 26 dân tộc anh em, trong đó có
8 dân tộc chính đó là: Dân tộc Tày chiếm 42,42%, Nùng 36,65%, Dao 8%.
H'Mông 10%, Kinh 4,48 %. Các dân tộc khác như: Sán chỉ, Lô Lô, Hoa,
Mường, Thái chiếm 1,79%. Mỗi dân tộc có nét văn hóa và tập quán sinh hoạt
riêng. Các dân tộc Tày, Nùng có tập quán canh tác lúa nước đã từ lâu đời nên
cuộc sống sớm ổn định, ngoài ra họ còn biết dệt vải, đan lát và làm các dịch
vụ buôn bán nhỏ lúc nông nhàn. Các dân tộc Dao, H'Mông, Sán Chỉ, Lô Lô
38
và một số dân tộc ít người khác thường sống trên các thôn bản nhỏ lẻ, tập
quán canh tác chính là làm nương, rẫy vùng núi cao.
Về kinh tế, với đường biên giới dài trên 333 km với nhiều cửa khẩu
trong đó có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giao lưu, buôn bán hàng hóa với Trung quốc và hội nhập trên tuyến hành
lang thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đường biên giới dài các cơ quan chức
năng khó kiểm soát cũng là điều kiện để các đối tượng phạm tội lợi dụng để
vận chuyển, buôn bán hàng cấm qua biên giới. Tài nguyên khoáng sản dồi
dào, hệ thống sông suối có độ dốc lớn, diện tích rừng lớn là những lợi thế để
Cao Bằng phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản,
thủy điện, thương mại, dịch vụ lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Cao Bằng cũng là nơi có nhiều giá trị văn hóa-lịch sử sâu sắc cùng với
những tiềm năng phát triển to lớn với nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích
lịch sử nổi tiếng như Thác Bản dốc, Động ngườm ngao, Hồ thang hen, khu di
tích lịch sử Pác Bó, Rừng Trần Hưng Đạo và những sinh hoạt văn hóa đặc sắc
của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, tạo ra những tiềm năng to lớn cho các
hoạt động du lịch văn hóa, du lịch lịch sử.
Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương cách mạng, trong
những năm qua Cao Bằng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát
triển kinh tế và chăm lo an sinh xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
luôn duy trì ở mức gần 11% năm trong những năm gần đây, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển các khu kinh tế, cụm kinh tế đang được đẩy
mạnh. Hoạt động quản lý Nhà nước từng bước được cải thiện, chất lượng dịch
vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, một loạt các yếu tố như: Điểm xuất phát về kinh tế thấp,
dân số ít, trình độ văn hóa thấp, mật độ phân bố thưa, nguồn nhân lực thiếu và
yếu, thị trường kém phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém đã tạo thành môi
trường đầu tư không thuận lợi, kém hiệu quả cho hầu hết các lĩnh vực mà đặc
39
biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp dịch vụ, hạn chế
đến sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của
vùng đông bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có nhiều cửa khẩu, trong đó có
cửa khẩu quốc tế Tà Lùng. Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh
Cao Bằng giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc. Cũng chính
điều này đã dẫn đến tình hình tội phạm về buôn lậu và sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày càng có chiều
hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Dẫn đến việc áp dụng pháp luật để điều
tra, truy tố, xét xử tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm cũng
gặp nhiều khó khăn. Thực trạng đó được thể hiện qua kết quả hoạt động của
cơ quan điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử từ năm 2009 - 2013 trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2.2. TỘI PHẠM SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN
HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG TỪ NĂM 2009 - 2013
2.2.1. Kết quả hoạt động điều tra
Trong thời gian từ 2009 - 2013 tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhìn chung được giữ vững và ổn định,
tuy nhiên nổi lên một số tình hình đáng chú ý như: Một số bộ phận đồng bào
tin và theo đạo Tin lành trái pháp luật, một số đồng bào H'Mông ở một số
huyện có biểu hiện hoạt động theo tà đạo Dương Văn Mình; tình hình tội
phạm hình sự diễn biến phức tạp, nhất là các tội về ma túy, các tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trong đó có tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, một số công ty,
doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh và thiên
tai bất thường gây thiệt hại về người và tài sản đã tác động không nhỏ đến đời
sống nhân dân và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, điều đó làm cho kết quả hoạt động điều tra
40
tội phạm nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Kết quả của hoạt động điều tra về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn từ 2009 - 2013
được thể hiện qua Phụ lục 1. Nhìn vào bảng thống kê này cho thấy từ năm
2009 đến năm 2013, Công an tỉnh Cao Bằng đã thụ lý điều tra 24 vụ với 30 bị
can. Cụ thể:
Năm 2009 Công an tỉnh Cao Bằng xác lập và đấu tranh 11 chuyên án
về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, phát hiện và điều tra 47 vụ buôn
lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm. Đã khởi tố 9 vụ 12 bị can,
chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 1 vụ 1 bị can tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm. Xử lý hành chính 46 vụ buôn lậu, gian lận
thương mại, chuyển cơ quan chức năng phối hợp xử lý toàn bộ số hàng hóa
thu trên 2 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước.
Đến năm 2010 tình hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói
chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có tăng lên
đáng kể, Công an tỉnh Cao Bằng ngoài việc xử lý hành chính các hành vi
buôn lậu, gian lận thương mại đã hoàn thiện hồ sơ khởi tố 6 vụ 6 bị can có
hành vi CTTP sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và chuyển
hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát truy tố 6 vụ, 6 bị can về tội này.
So với năm 2010 năm 2011 Công an tỉnh Cao Bằng đã điều tra, phát
hiện 46 vụ, 50 bị can có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm vẫn tiếp tục tăng lên về số vụ án và
số bị cáo. Năm 2011 Công an tỉnh Cao Bằng đã khởi tố 8 vụ 12 bị can, số
lượng hàng cấm các đối tượng sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán cũng
tăng lên đáng kể, cụ thể cơ quan điều tra đã thu giữ: 355kg pháo nổ có nguồn
gốc, xuất xứ từ Trung Quốc.
41
Năm 2012 cơ quan điều tra Công an tỉnh Cao Bằng khởi tố 4 vụ, 6 bị
can về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, điều này cho
thấy so với năm 2011 tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
giảm xuống nhưng không đáng kể.
Năm 2013 số vụ án mà cơ quan điều tra Công an Cao Bằng khởi tố là
5 vụ với 21 bị can, điều này chứng tỏ số vụ án về tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm có chiều hướng ngày càng gia tăng về số vụ án và
số bị can.
Phân tích theo thời gian có thể nhận thấy số lượng vụ án và số lượng
bị can trong các vụ án về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm ngày càng tăng, qua đó cũng cho thấy về quy mô, tính chất của hành vi
phạm tội có sự chuyển biến theo hướng ngày càng phức tạp, có sự cấu kết
chặt chẽ với nhau và tội phạm có tổ chức xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Bằng sự nỗ lực phấn đấu truy xét, triệt phá tội phạm trong thời gian từ
năm 2009 - 2013 cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Công an tỉnh Cao Bằng đã
khởi tố 24 vụ 30 bị can về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm. Tội phạm này phần nào được kiềm chế, góp phần giữ vững và ổn định
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2.2.2. Kết quả hoạt động truy tố
Hoạt động truy tố tội phạm nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng thuộc về chức năng của Viện kiểm sát
nhân dân. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 Viện kiểm sát nhân
dân hai cấp của tỉnh Cao Bằng đã thực hiện tốt chức năng công tố, phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật nắm tình hình và diễn biến của tội
phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Chủ động kiểm sát
việc giải quyết tin báo tố giác về tội phạm nhằm hạn chế việc bỏ lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội. Kiểm sát chặt chẽ việc bắt tạm giữ, khởi tố vụ
án, bị can của cơ quan điều tra. Thường xuyên kiểm sát tiến độ giải quyết án,
42
đảm bảo không để xảy ra trường hợp quá thời hạn tạm giam, thời hạn điều tra;
Việc phê chuẩn các lệnh, quyết định của cơ quan điều tra được xem xét thận
trọng, đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Điều này được thể hiện qua các số
liệu trong Phụ lục 2, cụ thể:
Năm 2009 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã truy tố 1 vụ, 1 bị
can về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, không có
trường hợp nào Viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn quyết định khởi
tố bị can, hủy quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của cơ quan điều tra.
Năm 2010 căn cứ theo hồ sơ của cơ quan điều tra, các hành vi mà các
đối tượng phạm tội đã thực hiện thỏa mãn CTTP tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm Viện kiểm sát tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định
phê chuẩn quyết định khởi tố 5 vụ án với 8 bị can. Trong đó đáng chú ý nhất
là hành vi vận chuyển, buôn bán pháo (pháo nổ, pháo hoa) của các đối tượng
phạm tội theo chiều hướng phức tạp. Điển hình là các vụ án sau đây:
Vụ thứ nhất: Ngày 15/12/2009, Cơ quan điều tra Công an huyện Trà
Lĩnh tỉnh Cao Bằng phát hiện, bắt quả tang hai đối tượng là Hà thị Thục và
Hà Đức Anh đang vận chuyển 253 kg pháo các loại.
Vụ thứ hai: Ngày 09/02/2010 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Cao Bằng kiểm tra quán giải khát "Lá cọ" ở phố Ngọc Xuân, thị xã Cao Bằng
do Bế Thị Đẹp làm chủ phát hiện và thu giữ 100kg pháo nổ. Qua điều tra xác
minh, số pháo cả hại vụ trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, được các đối
tượng mang lậu về tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Năm 2011 Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Cao Bằng ra quyết định truy tố 5
vụ với 7 bị can. Số bị can thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm xảy ra trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vào năm 2011 vẫn có
chiều hướng gia tăng cả về số vụ án và số lượng hàng phạm pháp. Điển hình
là vào hồi 0 giờ 30 phút ngày 14/9/2011, tổ công tác Đồn biên phòng 117
Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng đang làm nhiệm vụ tại khu vực
43
biên giới phát hiện, bắt quả tang Hoàng Thị Len (sinh năm 1979, trú tại Nà
Quan thị trấn Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng) đang vận chuyển
415,5 kg pháo nổ do Trung Quốc sản xuất về Việt Nam để tiêu thụ.
Năm 2012 cùng với hai vụ án còn tồn lại của năm 2011 Viện kiểm sát
nhân dân hai cấp tỉnh Cao Bằng đã truy tố 4 vụ với 6 bị can về tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Năm 2013 truy tố 4 vụ với 7 bị cáo về tội sản xuất tàng trữ vận chuyển
buôn bán hàng cấm.
Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân
hai cấp của tỉnh Cao Bằng đã kiểm sát chặt chẽ, các hoạt động của cơ quan
cảnh sát điều tra trong khâu điều tra, phát hiện tội phạm. Viện kiểm sát ra
quyết định truy tố đối với các hành vi của các đối tượng phạm tội đã đủ yếu tố
cấu thành, thỏa mãn các dấu hiệu trong CTTP tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm được quy định trong BLHS. Những hành vi chưa
được điều tra làm rõ, Viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can mà ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu cơ quan Cảnh
sát điều tra điều tra lại vụ án. Còn những hành vi không CTTP Viện kiểm sát
sẽ đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra đối với bị can.
Hoạt động truy tố tội phạm nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh
Cao Bằng trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt được
những kết quả đáng kể, không có trường hợp nào án khởi tố về tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 155 BLHS bị
đình chỉ do hành vi không CTTP; cũng không có trường hợp nào Viện kiểm
sát truy tố bị Tòa án tuyên không phạm tội, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn
bộc lộ những hạn chế như vẫn còn án đình chỉ điều tra và án hoàn hồ sơ để
điều tra bổ sung đối với cơ quan Công an trên địa bàn. Nguyên nhân của
những tồn tại trên là do một số cán bộ, kiểm sát viên ý thức trách nhiệm đối
44
với công việc chưa cao, năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp
ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
2.2.3. Kết quả hoạt động xét xử
Trong những năm qua trên cơ sở quán triệt và triển khai thực hiện các
Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của lãnh đạo TANDTC về công
tác cải cách tư pháp và công tác trọng tâm của ngành Tòa án nhân dân (TAND),
đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tòa án Cao Bằng đã khắc phục mọi khó
khăn, đoàn kết phấn đấu để thực hiện có hiệu quả chức năng của mình là xét
xử các vụ án hình sự nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm nói riêng, đưa ra các bản án thỏa đáng nhằm răn đe, phòng ngừa tội
phạm. Kết quả hoạt động xét xử của ngành Tòa án Cao Bằng về tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm được thể hiện qua các số liệu sau:
Qua Phụ lục 3 cho thấy số lượng vụ án về các tội phạm ngày một gia
tăng, trong thời gian từ năm 2009 - 2013 TAND tỉnh Cao Bằng đã thụ lý, giải
quyết, xét xử với tổng số 2.254 vụ án, với 3.740 bị cáo, cụ thể như sau:
Năm 2009 thụ lý, giải quyết, xét xử 399 vụ án, 780 bị cáo;
Năm 2010 thụ lý, giải quyết, xét xử 404 vụ án, 602 bị cáo;
Năm 2011 thụ lý, giải quyết, xét xử 453 vụ án, 674 bị cáo;
Năm 2012 thụ lý, giải quyết, xét xử 481 vụ án, 736 bị cáo;
Năm 2013 thụ lý, giải quyết, xét xử 517 vụ án, 1048 bị cáo.
Tổng số vụ án và số bị cáo về các tội phạm nói chung tăng lên theo
các năm, tuy nhiên số vụ án và số bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm rất ít, chỉ có 19 vụ, với 29 bị cáo. Chiếm 0,84%
số vụ án, 0,78 % số bị cáo. Điều này chứng tỏ, ngoài tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn xảy ra rất
nhiều tội phạm khác. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
mặc dù chiếm tỷ lệ rất ít nhưng có chiều hướng gia tăng trong những năm tới.
45
Theo Phụ lục 4 cho thấy từ năm 2009 - 2013 tổng số vụ án sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm Tòa án cả hai cấp của tỉnh Cao Bằng
đã thụ lý, giải quyết là 19 vụ 29 bị cáo. Tình hình tội phạm giữa các năm tuy
không nhiều nhưng vẫn xảy ra thường xuyên, hàng năm số lượng vụ án và bị
cáo được thụ lý và đưa ra xét xử không nhiều so với các loại tội phạm khác, số
vụ án và số bị cáo bị xét xử giữa các năm không có sự biến động lớn, cụ thể:
Năm 2009 thụ lý giải quyết 1 vụ với 1 bị cáo;
Năm 2010 tăng lên 5 vụ 7 bị cáo;
Năm 2011 số vụ án vẫn là 5 nhưng số bị cáo tăng lên là 8;
Năm 2012 số vụ án giảm xuống còn 4 vụ với 6 bị cáo;
Đến năm 2013 số vụ án là 4 với số bị cáo là 7.
Trong thời gian từ năm 2009 đến 2013 số lượng án về tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xảy ra
không nhiều, chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 1% so với tổng số án hình sự các cơ
quan tiến hành tố tụng phải thụ lý giải quyết. Chất lượng công tác xét xử đối
với loại tội phạm này cơ bản đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật,
không có án bị hủy, chỉ có 01 vụ án bị sửa đổi do nhận thức chưa đúng của
cán bộ cấp huyện đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ
quan tố tụng được đảm bảo trong thời hạn cho phép, không có tình trạng vụ
án bị kéo dài, quá hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong tổng số án đã thụ lý ngành Tòa án Cao Bằng đều giải quyết
nhanh chóng, đúng thời hạn luật định, không có vụ án nào phải trả hồ sơ cho
Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Trong năm 2012 vì lý do khách quan nên
còn tồn lại 1 vụ với 1 bị can. Đưa ra xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án là 4
vụ, nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung, tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng để mỗi người dân ý thức
được trách nhiệm và nghĩa vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm.
46
Nhìn chung các hành vi phạm tội điển hình là tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm, còn hành vi sản xuất hàng cấm xảy ra rất ít, hầu như
không có. Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội có sự bàn bạc, thống nhất
trong khâu vận chuyển, tàng trữ, buôn bán. Điều này được chứng minh bằng
các vụ án cụ thể sau đây:
Vụ thứ nhất đối với các bị cáo Hoàng Thế Hiển, Phan Ngọc Vinh,
Hoàng Văn Minh và Tô Thị Loan: Sáng ngày 30/6/2011, Hoàng Thế Hiển,
Phan Ngọc Vinh (đều có hộ khẩu trú tại Thái Nguyên) có mặt tại nhà của
Hoàng Văn Minh ở Ba Giăng, Bản Ngoại, Đại Từ, Thái Nguyên để cùng nhau
lên nhà Tô Thị Loan ở cửa khẩu Sóc Giang thuộc địa phận xóm Nà Sác, Sóc
Hà, Hà Quảng tỉnh Cao Bằng để mua pháo. Sáng hôm sau Vinh mua với Loan
30 cục pháo với tổng số tiền là 5.000.000 đồng. Do trước đó, vào ngày 22/6/2011,
Vinh đã mua của Loan 07 cục pháo với giá 770.000 đồng (bảy trăm bảy mươi
nghìn đồng chẵn) nhưng chưa mang về và gửi ở nhà Loan nên Vinh và Minh
sắp xếp tất cả 37 cục pháo có trọng lượng 55,4 kg vào 03 bao tải dứa và
chuyển lên xe khách mang biển kiểm soát 11B - 000.13 do Đinh Khánh Hòa
điều khiển để Hiển đưa về Thái Nguyên. Còn Vinh và Minh đi về trước bằng
xe máy. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, khi xe khách đến khu vực Cao Bình,
thuộc địa phận xã Hưng Đạo, thị xã Cao Bằng thì bị tổ công tác thuộc phòng
Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Cao Bằng kiểm tra, phát hiện ba bao tải pháo
dưới gầm ghế. Sau khi xác định số pháo trên được đưa lên xe cùng với Hoàng
Thế Hiển, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng đã lập biên bản
bắt quả tang đối với Hoàng Thế Hiển về hành vi vận chuyển hàng cấm.
Tại bản Cáo trạng số 41/KSĐT-KT ngày 29/11/2011 của Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã truy tố bị cáo Tô Thị Loan về tội "Buôn bán
hàng cấm" theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 155 BLHS; Truy tố các bị
cáo Phan Ngọc Vinh, Hoàng Văn Minh, Hoàng Thế Hiển về tội "Vận chuyển
hàng cấm" theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 155 BLHS.
47
Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã xử phạt: Bị cáo Tô Thị Loan 36 (ba
mươi sáu) tháng tù, cho hưởng án treo về tội buôn bán hàng cấm; bị cáo Phan
Ngọc Vinh 36 (ba mươi sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo; bị cáo
Hoàng Văn Minh 30 (ba mươi) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo; bị cáo
Hoàng Thế Hiển 24 (hai mươi bốn) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội
vận chuyển hàng cấm.
Vụ án thứ hai đối với bị cáo Nguyễn Thị Thắng:
Hồi 23 giờ 30 phút ngày 28/7/2011 tại km6 Quốc lộ 4 đường Thạch
An đi Lạng Sơn (thuộc địa phận thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh
Cao Bằng). Đội cảnh sát chống buôn lậu Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về
kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Cao Bằng phối hợp với phòng Cảnh sát giao
thông Công an tỉnh Cao Bằng bắt quả tang xe ô tô tải nhãn hiệu HUYUNDAI
Mang biển kiểm soát 99K-5534 do Dương Văn Quang điều khiển. Thu giữ
trong cốp xe 03 bao tải dứa bên trong có 20 bọc pháo nổ được bọc bằng giấy
đỏ in chữ Trung Quốc là của Nguyễn Thị Thắng, sinh năm 1971; trú tại thị
trấn Kép, Lạng Giang, Bắc Giang. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Cao Bằng đã tiến hành mở niêm phong cân xác định trọng lượng vật chứng
thu được. Kết quả số pháo nổ có trọng lượng là 31,8 kg.
Tại bản bản Cáo trạng số 27/KSĐT-KT ngày 12/9/2011 của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị Thắng về tội
"Vận chuyển hàng cấm" theo khoản 1 điều 155 BLHS.
Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã xử phạt tiền đối với bị cáo Nguyễn
Thị Thắng 25 (hai mươi lăm) triệu đồng sung quỹ Nhà nước và trả tự do cho
bị cáo Nguyễn Thị Thắng ngay tại phiên tòa.
Qua các vụ nêu trên cho thấy, việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm được các tội phạm thực hiện có bài bản, theo một quy
trình và rất tinh vi. Nhưng hầu hết hành vi phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm là tội phạm ít nghiêm trọng, đa số những người
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
 
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đPhòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sự
Luận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sựLuận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sự
Luận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sự
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự tội tổ chức sử dụng trái phé...
 
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sựLuận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HOT
Luận văn: Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HOTLuận văn: Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HOT
Luận văn: Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HOT
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
 

Similar to Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (20)

Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại tại Hải Phòng, 9đ
Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại tại Hải Phòng, 9đPháp luật về phòng, chống gian lận thương mại tại Hải Phòng, 9đ
Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại tại Hải Phòng, 9đ
 
Phòng chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan, HAY
Phòng chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan, HAYPhòng chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan, HAY
Phòng chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan, HAY
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
 
Bài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túyLuận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
 
Luận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đLuận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ quan hải quan, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy, HAY
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội buôn lậu tại TPHCM, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội buôn lậu tại TPHCM, HAYLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội buôn lậu tại TPHCM, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội buôn lậu tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Cục điều tra chống buôn lậu, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của Cục điều tra chống buôn lậu, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của Cục điều tra chống buôn lậu, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của Cục điều tra chống buôn lậu, HAY
 
Luận văn: Tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành giấy tờ có giá giả
Luận văn: Tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành giấy tờ có giá giảLuận văn: Tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành giấy tờ có giá giả
Luận văn: Tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành giấy tờ có giá giả
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng NaiLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
 
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tội buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Tội chế tạo, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ
Tội chế tạo, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổTội chế tạo, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ
Tội chế tạo, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ
 
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Bắc NinhLuận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu GiangLuận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT MA TÚY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT MA TÚY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT MA TÚY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT MA TÚY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT BUÔN LẬU, 9 ĐIỂM, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Đề tài: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LỤC THỊ ÚT TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng) luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2014
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LỤC THỊ ÚT TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Luyện HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Lôc ThÞ ót
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 8 1.1. Khái niệm hàng cấm; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 8 1.1.1. Khái niệm hàng cấm 8 1.1.2. Khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 10 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 13 1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 14 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 15 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay 17 1.3. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1999 19 1.3.1. Khách thể của tội phạm 19 1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm 20 1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm 23 1.3.4. Chủ thể của tội phạm 24
  • 5. 5 1.4. Đường lối xử lý đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 27 Chương 2: TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 30 2.1. Đặc điểm về địa lý dân cư, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng có liên quan đến tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 30 2.2. Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2009 - 2013 32 2.2.1. Kết quả hoạt động điều tra 32 2.2.2. Kết quả hoạt động truy tố 34 2.2.3. Kết quả hoạt động xét xử 37 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI PHẠM SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM 56 3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 56 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 56 3.1.2. Hoàn thiện bộ luật hình sự quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 58 3.2. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng 62 3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động phát hiện điều tra tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 62 3.2.2. Nâng cao hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc phát hiện, xử lý, truy tố tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm của Viện kiểm sát 65
  • 6. 6 3.2.3. Đổi mới hoạt động xét xử tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 69 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 83
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật Hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 8. 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều nước trên thế giới. Với đường lối của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Công cuộc đổi mới toàn diện đó, xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Sự vận hành kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN đã và đang đem lại sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã có nhiều khởi sắc với những biến đổi quan trọng. Những thành tựu đã đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Cùng với những chủ trương, chính sách phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, Nhà nước ta luôn quan tâm đến các biện pháp bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh. Nhà nước tạo sự tự chủ cho các tổ chức và cá nhân, tập thể đăng ký, hoạt động kinh doanh ngoài những ngành nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh và những yếu kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm về kinh tế có môi trường phát sinh, phát triển, trong đó có tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
  • 9. 9 Bên cạnh những hoạt động kinh doanh hợp pháp, vẫn còn những hoạt động kinh doanh các ngành nghề, mặt hàng Nhà nước cấm, tạo nên sự mất cân đối trên thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đang là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra mà Đảng, Nhà nước cùng các ngành, các cấp cần phải quan tâm giải quyết. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Các ngành, các cấp, đã có nhiều cố gắng triển khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, phát hiện xử lý nhưng hiệu quả thấp và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm sẽ thực hiện như thế nào? Cơ sở lý luận về hình sự hóa, khái niệm hàng cấm, quy định tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự như thế nào và nhận thức về hàng cấm trong thực tiễn ra sao, cũng như chúng ta cần có những biện pháp nào để đấu tranh phòng, chống tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có hiệu quả trên cả nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng? Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra. Cao Bằng là một trong những tỉnh biên giới xuất hiện về tình hình buôn lậu, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian gần đây không chỉ có chiều hướng tăng về số lượng, chủng loại mà còn diễn biến phức tạp về cả tính chất, quy mô. Đối tượng phạm tội có rất nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, táo bạo và có tính chất rất quyết liệt. Trong khi đó, hoạt động điều tra xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trước tình hình thực tế tại địa phương, làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự và sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế xã hội.
  • 10. 10 Tình hình trên đã đặt ra một vấn đề rất bức thiết là phải có những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Để xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo lòng tin trong nhân dân và điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cũng như của đất nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống và chuyên sâu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Vì vậy tác giả chọn đề tài: "Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)" làm Luận văn thạc sĩ Luật học là cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đấu tranh, phòng chống, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đã được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) và được một số nhà Luật học đề cập một cách khái quát trong các bài giảng như Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, tập II, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (phần các tội phạm), của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS.ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, chưa đề cập một cách trực tiếp, tổng thể và phương hướng hoàn thiện loại tội phạm này. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm chưa được quan tâm đúng mức, các nghiên cứu về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm thường
  • 11. 11 mới chỉ đề cập, tập trung nghiên cứu chung với các tội phạm khác liên quan đến các đối tượng hàng cấm cụ thể đã được quy định tại các điều luật cụ thể khác hoặc việc nghiên cứu thực trạng tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm đã được thực hiện trong nhiều báo cáo khoa học, các bài báo, tạp chí, khóa luận trên nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Một số khác đặt việc nghiên cứu tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong sự liên quan đến các loại tội phạm khác như buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới hoặc ở những nội dung khái quát khác liên quan tội phạm kinh tế nói chung. Trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng có tổ chức tổng kết, nghiên cứu nhiều vụ án điển hình về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong phối kết hợp liên ngành cũng như các đơn vị cấp độc lập nhưng còn mang tính chất báo cáo, rút kinh nghiệm. Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn diện được giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả khi xử lý tội phạm này. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm tương đối có hệ thống, toàn diện từ góc độ lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cầm ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm hiện nay ở Việt Nam.
  • 12. 12 - Phân tích các quy định của BLHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở tỉnh Cao Bằng, làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử. - Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện BLHS và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở Việt Nam hiện nay, trực tiếp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Tập trung nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo Điều 155 Chương XVI BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). - Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. - So sánh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với tội buôn lậu. - Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2009 đến hết năm 2013 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN
  • 13. 13 của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu cụ thể, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, lôgíc, kết hợp với các phương pháp khác như tổng kết thực tiễn, chuyên gia, điều tra xã hội học. 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, đánh giá tình hình tội phạm đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, tác giả đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Đồng thời, đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Những kết quả đạt được của luận văn, các cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng có thể nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, hoàn thiện về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng. Luận văn đề cập các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có thể tham khảo, hoàn thiện pháp luật xây dựng kế hoạch tổ chức đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với loại tội phạm này. Luận văn còn là tài liệu nghiên cứu tham khảo trong các trường đào tạo pháp luật tại Việt Nam.
  • 14. 14 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định của Bộ luật hình sự. Chương 2: Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và thực trạng áp dụng pháp luật về tội phạm này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
  • 15. 15 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1.1. KHÁI NIỆM HÀNG CẤM; TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM 1.1.1. Khái niệm hàng cấm Hàng cấm là một loại hàng hóa nhưng do Nhà nước thống nhất quản lý, cấm các cá nhân tự do sản xuất, buôn bán kinh doanh. Dưới góc độ kinh tế, hàng hóa và sản xuất, buôn bán hàng hóa gắn liền với hoạt động kinh doanh, phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình kinh doanh như: phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm mục đích thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu. Việc sản xuất hàng hóa là bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế, đồng thời nó cũng phù hợp với xu thế vận động của quá trình hoạt động kinh doanh. Qua các thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội lượng hàng hóa sản xuất ngày một nhiều và đa dạng. Một số được tự do buôn bán kinh doanh để phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người nhưng một số mặt hàng do Nhà nước thống nhất quản lý cấm các cá nhân, tổ chức buôn bán tự do. Tuy nhiên, những hàng hóa thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý vẫn bị các cá nhân, tổ chức lén lút sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán do đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Nhưng khái niệm hàng cấm là gì vẫn chưa được quy định trong BLHS hay các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, một vấn đề đặt ra cho các cơ quan chức năng là phải hiểu rõ thế nào là hàng cấm và các loại hàng cấm để từ đó đưa ra những
  • 16. 16 quyết định, bản án phù hợp "đúng người, đúng tội" nhằm loại trừ các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ra khỏi đời sống xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của mỗi người dân. Tuy nhiên, khái niệm hàng cấm là gì chưa được BLHS và các văn bản pháp luật liên quan quy định cụ thể, rõ ràng. Để hiểu rõ về hàng cấm ngoài việc xem xét giá trị của hàng hóa nói chung, chúng ta cần thiết phải tìm hiểu các văn bản quy định về hàng cấm và các dấu hiệu của hàng cấm. Tuy nhiên, cho đến nay các quy định pháp lý về hàng cấm còn nhiều bất cập hoặc chưa chỉ ra rõ ràng khái niệm hàng cấm và quy định cụ thể các dấu hiệu trùng với các đối tượng hàng cấm đã được điều chỉnh tại các điều luật khác với Điều 155 BLHS. Điều này đã gây những khó khăn nhất định cho việc nghiên cứu, tìm hiểu để nhận thức cho đúng về hàng cấm dưới góc độ pháp lý. Một số từ điển hoặc các văn bản có liên quan có đề cập đến hàng cấm là "hàng hóa mà Nhà nước cấm buôn bán, kinh doanh" [67]; nhưng khái niệm này không nêu lên được đầy đủ hàng cấm gồm những loại nào dẫn đến nhiều khó khăn trong việc nhận thức về chúng. Chúng ta thấy khái niệm hàng cấm cần phải phản ánh được một số nội dung cơ bản sau đây: Hàng cấm là những sản phẩm, hàng hóa do Nhà nước thống nhất quản lý; Chỉ ra được những dấu hiệu cơ bản của hàng cấm để phân biệt rõ với nhưng đối tượng đã được điều chỉnh bởi các điều luật khác của BLHS; Chỉ ra các tác hại của hàng cấm là gây thiệt hại về kinh tế, có khả năng gây hại cho tính mạng, sức khỏe của con người. Để ngăn chặn, phòng ngừa và đấu tranh chống hàng cấm Nhà nước ta cũng như một số nhà khoa học đã đưa ra một số quan niệm về hàng cấm trong các từ điển hoặc các văn bản có liên quan, chứ chưa quy định cụ thể, đầy đủ nội hàm khái niệm hàng cấm.
  • 17. 17 Trước đây chưa có văn bản nào nêu ra khái niệm hàng cấm và các loại hàng cấm, các nghị định trong thời gian gần đây quy định về danh mục và các loại hàng hóa cấm lưu thông và kinh doanh. Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/03/1999 của Chính phủ quy định về danh mục các mặt hàng cấm lưu thông. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định về 18 loại hàng hóa cấm kinh doanh. Nhưng hai Nghị định trên không có quy định cũng như giải thích từ ngữ về hàng cấm. Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có quy định: "Hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng ở Việt Nam" [14]. Khái niệm trên cũng chỉ quy định hàng cấm là hàng hóa gồm những loại cấm kinh doanh, cấm lưu hành, sử dụng ở Việt Nam và hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng ở Việt Nam. Quy định này còn mang tính chất chung chung, chưa bao quát, chưa thể hiện được đầy đủ nội hàm khái niệm hàng cấm. Từ những phân tích trên và thực tiễn áp dụng pháp luật chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về hàng cấm như sau: Hàng cấm là những hàng hóa Nhà nước thống nhất quản lý, không được phép sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán. 1.1.2. Khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước ta quy định tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013: "mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm" [43],
  • 18. 18 ngay từ khi xây dựng đất nước Nhà nước ta đã chỉ rõ mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Quyền cơ bản của công dân về mặt kinh tế được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật, tuy nhiên nếu bất kì cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Trong thực tiễn hiện nay bên cạnh các hoạt động kinh doanh hợp pháp, các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp vẫn diễn ra và ngày càng có chiều hướng gia tăng, do sức ép của nền kinh tế thị trường cũng như sự yếu kém trong quản lý kinh tế của Nhà nước. Hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là một trong những hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, hoạt động này cùng với tình hình tội phạm nói chung có chiều hướng ngày càng phát triển và tinh vi, khiến cho mất cân đối trên thị trường. Các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì nó xâm hại đến chế độ thống nhất quản lý về hàng cấm của Nhà nước và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Hơn nữa vì lợi nhuận mang lại từ việc sản xuất, buôn bán hàng cấm rất lớn mà nhiều người, nhiều cá nhân, tổ chức hám lợi đã bất chấp những quy định của pháp luật, thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, vi phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, xâm hại đến nền kinh tế quốc dân. Những hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội không chỉ vi phạm luật xử lý vi phạm hành chính mà còn phải bị coi là tội phạm và phải xử lý, áp dụng chế tài hình sự. Do đó cần hiểu rõ như thế nào là "tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm" để xử lý, áp dụng chế tài thỏa đáng nhằm đạt được mục đích răn đe và phòng ngừa tội phạm. Từ trước đến nay các văn bản có liên quan hay các Từ điển tiếng Việt có đề cập đến khái niệm hoặc giải thích các cụm từ: sản xuất hàng cấm, vận chuyển hàng cấm, tàng trữ hàng cấm và buôn bán hàng cấm, từ đó có thể hiểu:
  • 19. 19 Sản xuất hàng cấm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, sang chia, sang chiết, nạp, đóng gói và các hoạt động khác làm ra hàng cấm. Tàng trữ hàng cấm là cất giữ trái phép hàng cấm trong người, trong nhà hoặc ở một nơi nào đó không kể thời gian bao lâu, không vì mục đích sản xuất hay buôn bán. Vận chuyển hàng cấm là việc đưa hàng cấm từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng các hình thức khác nhau mà không có giấy phép hợp lệ nhưng không có mục đích buôn bán, tàng trữ. Buôn bán hàng cấm là việc mua đi, bán lại hàng cấm nhằm mục đích kiếm lời. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã quy định tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và được quy định tại Điều 155 Chương XVI BLHS như sau: 1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức;
  • 20. 20 b) Lợi dụng, chức vụ quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [42]. Với quy định cụ thể như vậy khi hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm đủ yếu tố cấu thành tội này, sẽ bị áp dụng chế tài hình sự tương ứng với số lượng hàng cấm đã và đang sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán nhưng khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm chưa được quy định cụ thể trong điều luật trên. Để dễ hiểu và thuận lợi hơn trong việc áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm thỏa đáng, theo chúng tôi có thể nêu ra khái niệm tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là hành vi trái pháp luật hình sự của người có năng lực TNHS đã sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán với lỗi cố ý những hàng hóa mà Nhà nước thống nhất quản lý, không được phép sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán tự do nên phải xử lý bằng hình sự. 1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình cụ thể mà Nhà nước quyết định công bố danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, buôn bán. Ở Việt Nam,
  • 21. 21 Nhà nước cấm tư nhân và các tổ chức kinh doanh các chất ma túy, Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động này, cấm sản xuất, buôn bán vũ khí và một số quân trang, quân dụng, hiện vật thuộc di tích lịch sử văn hóa; các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động…tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, tàng trữ vận chuyển hàng cấm bị truy cứu TNHS. Điều này được thể hiện rõ trong các giai đoạn lịch sử sau đây. 1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Sau khi giành được chính quyền năm 1945, Nhà nước ta đã quan tâm ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đấu tranh hoạt động buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm. Sắc lệnh số 50 ngày 09/10/1945 về cấm xuất cảng ngũ cốc, Sắc lệnh số 160 ngày 21/8/1946 cấm nhập cảng xe hơi, phụ tùng xe hơi, các máy móc và đồ vật bằng kim khí. Ngày 15/8/1951 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời số 116/TTg quy định các hình thức xử phạt những vi phạm Điều lệ về xuất nhập khẩu. Ngày 22/12/1952 Chính phủ ban hành Nghị định số 225 quy định tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển buôn bán trái phép, phạt tiền từ 1 đến 5 lần trị giá hàng hóa. Sau khi miền Bắc được giải phóng, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề ngăn chặn chống buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm. Ngày 03/7/1966, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 118/TTg về tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh chống đầu cơ, buôn lậu trong tình hình mới. Khi đất nước được giải phóng thống nhất năm 1975, nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, đầu cơ ngày càng thêm phức tạp, khó khăn. Ngày 30/6/1982, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh chống đầu cơ, buôn lậu. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về xử lý hành chính đối với các hành vi đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
  • 22. 22 Năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị quyết số 68/HĐBT ngày 25/4/1984 về việc chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Buôn lậu thời kỳ này được hiểu bao gồm các hành vi buôn bán hàng cấm, buôn bán trốn lậu thuế. Quan niệm này được định nghĩa trong Từ điển nghiệp vụ phổ thông Công an nhân dân: "Buôn bán hàng cấm là buôn bán lén lút trái phép những hàng hóa thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý" [67]; Từ điển tiếng Việt năm 1992 giải thích: "buôn lậu là buôn bán trốn thuế hoặc hàng cấm" [68]. Cùng với sự phát triển của đất nước, BLHS nước ta lần đầu tiên được ban hành ngày 27/6/1985 đã pháp điển hóa các văn bản pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh chống tội phạm. Sự ra đời của BLHS là một bước tiến quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta. BLHS đã góp phần nhận diện đúng bản chất, phân định rõ ranh giới giữa tội buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, tạo điều kiện phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả đối với các hoạt động tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đã quy định riêng biệt về tội buôn bán hàng cấm tại Điều 166 như sau: "Người nào buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, ngoại tệ hoặc buôn bán kim khí quý, đá quý thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm…" [38]. Buôn bán hàng cấm xâm phạm sự độc quyền quản lý của Nhà nước đối với một số hàng hóa cấm tư nhân và các cơ quan, tổ chức không có chức năng buôn bán, kinh doanh. Trong thời gian này, Nhà nước cấm tư nhân và các cơ quan, tổ chức kinh doanh những mặt hàng như: thuốc phiện và hoạt chất thuốc phiện; vũ khí và một số quân trang, quân dụng; hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa và các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động; thuốc lá điếu của nước ngoài, ngoại tệ (theo Quyết định số 193-HĐBT
  • 23. 23 ngày 23/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về kinh doanh thương mại và du lịch ở thị trường trong nước; Chỉ thị số 278/CT ngày 03/8/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường trong nước; Chỉ thị số 330/CT-HĐBT ngày 13/9/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường quản lý ngoại hối; Quyết định số 337/HĐBT ngày 25/10/1991 về một số biện pháp quản lý ngoại tệ trong thời gian trước mắt). Tại Thông tư liên ngành số 11/TTLN ngày 20/11/1990 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ quy định: Lần đầu nhập khẩu trái phép, buôn bán thuốc lá điếu nước ngoài với số lượng dưới 500 bao thì chưa coi là tội phạm nhưng phải bị xử lý hành chính. Trong trường hợp buôn bán thuốc lá ngoại với số lượng từ 500 bao trở lên hoặc dưới 500 bao nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp hoặc chống lại người thi hành công vụ thì bị xử lý hình sự. Nếu số lượng hàng hóa phạm pháp từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì coi là phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng lớn. Nếu số lượng hàng hóa phạm pháp từ 4.500 bao trở lên thì coi là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Buôn bán ngoại tệ với số lượng có giá trị từ 3 triệu đồng Việt Nam trở lên hoặc dưới 3 triệu đồng Việt Nam nhưng đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp thì bị xử lý về tội buôn bán hàng cấm. Tuy nhiên, sau thời gian dài áp dụng trong thực tế, BLHS 1985 đã có nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng trước yêu cầu đổi mới liên tục về kinh tế, văn hóa, xã hội. BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần: 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992 và 10/5/1997. Cho tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X đã thông qua BLHS năm 1999, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2000, thay thế BLHS 1985.
  • 24. 24 Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật đòi hỏi phải xem xét, rà soát lại một cách toàn diện các tội phạm về kinh tế để có những sửa đổi bổ sung thích hợp cả về mặt dấu hiệu pháp lý cũng như chính sách xử lý nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định cụ thể về nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung tại Chương XVI và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng tại Điều 155. Trong BLHS 1985 chỉ quy định tội buôn bán hàng cấm ở Điều 166. Tuy nhiên, trong thực tế không chỉ có hành vi buôn bán hàng cấm mà còn có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Do đó, BLHS năm 1999 đã có sự bổ sung 3 loại hành vi phạm tội mới đó là hành vi sản xuất, tàng trữ và vận chuyển hàng cấm. Ngoài ra, các hành vi liên quan đến chất ma túy được quy định thành chương riêng, Chương XVIII "các tội phạm về ma túy" từ Điều 192 đến Điều 201, quy định này góp phần tăng cường công tác đấu tranh phòng chống ma túy. Ngoài việc quy định thêm một số hành vi mới là hành vi phạm tội mới Điều 155 của BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) còn có những điểm bổ sung sau: - Quy định tình tiết: "có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" [42] vừa là yếu tố định tội, vừa là dấu hiệu làm ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi vi phạm hành chính. - Quy định tình tiết: "Nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này" [42] là để giới hạn việc áp dụng điều 155 và là dấu hiệu để phân biệt tội sản xuất,
  • 25. 25 tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với một số tội phạm khác trong BLHS mà đối tượng phạm tội cũng là các loại hàng hóa, vật dụng mà Nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán. - Ngoài những tình tiết là yếu tố định khung hình phạt đã được quy định tại Điều 166 BLHS năm 1985, Điều 155 của BLHS năm 1999 còn quy định thêm một số tình tiết mới là yếu tố định khung hình phạt như: hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn. So với điều 166 của BLHS 1985, Điều 155 BLHS 1999 bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính; các mức phạt tù quy định trong từng khung hình phạt tại Điều 155 BLHS 1999 đều nhẹ hơn mức phạt quy định tại Điều 166 BLHS 1985. Hình phạt bổ sung cũng được quy định ngay trong cùng điều luật. Tóm lại, nghiên cứu lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm cho thấy: - Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế, tuy nhiên những hàng hóa không được Nhà nước cho phép kinh doanh, buôn bán bị kiểm soát chặt chẽ, chính sách xử lý các hành vi phạm tội cũng rất nghiêm khắc. - Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm từ chỗ được quy định trong từng văn bản riêng lẻ đã được pháp điển hóa trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao là BLHS; từ chỗ chỉ quy định các hành vi bị trừng trị đến chỗ có tên tội danh, khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng trong khung hình phạt. - Các loại hàng cấm, các hành vi phạm tội được thay đổi, bổ sung theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. - Trong quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, từ chỗ không quy định về định lượng hàng cấm và giá trị thu lợi bất chính lớn, đến nay khung cơ bản và các khung tăng nặng của tội này đều quy
  • 26. 26 định về định lượng hàng cấm và thu lợi bất chính lớn từ hàng cấm để làm căn cứ định tội cũng như lượng hình phạt 1.3. DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CỦA TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TẠI ĐIỀU 155 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và tội buôn lậu có các dấu hiệu pháp lý gần giống nhau, đôi khi có sự nhầm lẫn giữa hai tội này. Do đó ngiên cứu về các dấu hiệu đặc trưng của tội này cũng cần phân biệt với các dấu hiệu cấu thành của tội buôn lậu. 1.3.1. Khách thể của tội phạm Khách thể trực tiếp của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm là quan hệ xã hội trong lĩnh vực sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán những hàng hóa Nhà nước độc quyền quản lý. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước sản xuất, kinh doanh một số loại hàng cấm. Các hàng hóa này Nhà nước không cho phép lưu thông trên thị trường, không cho phép các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân tàng trữ, sản xuất, kinh doanh. Nhưng không phải tất cả những hàng hóa đó đều thuộc phạm vi đối tượng của tội phạm này. Có những hàng hóa tuy cũng là loại Nhà nước cấm sản xuất, kinh doanh nhưng đã là đối tượng của tội phạm khác nên không còn là đối tượng của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm như: ma túy, vũ khí quân dụng, văn hóa phẩm đồi trụy thuộc quy định tại các điều luật khác. Hàng cấm thuộc phạm vi quy định của Điều 155 BLHS 1999 là những loại hàng cấm còn lại mà không thuộc phạm vi quy định của những điều luật riêng biệt khác. Danh mục các loại hàng cấm theo điều luật này không cố định mà có sự thay đổi ở mỗi giai đoạn nhất định, phù hợp với tình hình thực tế và sự chuyển đổi chính sách phát triển kinh tế (Nghị định 73/2003/NĐ-CP ngày 20/8/2003 của Chính phủ qui định bổ sung hàng hóa,
  • 27. 27 dịch vụ thương mại vào danh mục I hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/03/1999 của Chính phủ). Ở giai đoạn hiện nay, những mặt hàng cấm được quy định cụ thể tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP, đây là những hàng hóa mà Nhà nước không cho phép lưu thông trên thị trường, đồng thời không cho phép các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện tàng trữ, sản xuất, kinh doanh. Tóm lại, hàng cấm theo Điều 155 là những hàng cấm không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 190,193,194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của BLHS. Theo pháp luật hiện hành, hàng cấm theo Điều 155 bao gồm: + Thuốc lá điếu sản xuất ở nước ngoài; + Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng; + Các loại pháo; + Một số đồ chơi có hại cho việc giáo dục nhân cách, sức khỏe trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Khách thể của tội buôn lậu là sự xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước về ngoại thương; xâm phạm chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. 1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có các dấu hiệu thuộc mặt khách quan như sau: - Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm thể hiện ở 4 loại hành vi sau: Sản xuất hàng cấm: Là hành vi làm ra hàng cấm với nhiều hình thức khác nhau như: chế tạo, chế biến, nhân giống, sao chép, sáng tác, dịch thuật… người phạm tội có thể tham gia trong toàn bộ quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ một công đoạn nào đó của quá trình đó.
  • 28. 28 Tàng trữ hàng cấm: Là hành vi cất giữ trái phép hàng cấm trong người, trong nhà hoặc ở một nơi nào đó không kể thời gian bao lâu, không vì mục đích sản xuất hay buôn bán. Vận chuyển hàng cấm: Là hành vi đưa hàng cấm từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng các hình thức khác nhau mà không có giấy phép hợp lệ nhưng không có mục đích buôn bán, tàng trữ. Hành vi vận chuyển hàng cấm có thể được thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào như mang theo người, chuyển qua đường bưu điện... Buôn bán hàng cấm: Là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu lợi như buôn bán theo nghĩa thông thường, dùng hàng cấm để trao đổi, thanh toán, dùng tài sản đem trao đổi, thanh toán… lấy hàng cấm để bán lại cho người khác. Tùy theo trường hợp cụ thể, nếu người phạm tội thực hiện hành vi nào thì định tội theo hành vi đó. Nếu người phạm tội thực hiện hai hoặc ba hành vi thì định tội theo hai hoặc ba hành vi mà họ thực hiện. Hậu quả các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất. Hậu quả là những ảnh hưởng lớn tới hoạt động thương mại chung của địa phương và trong cả nước, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động kinh doanh sản xuất của các thành phần kinh tế. Các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm chỉ coi là tội phạm khi hàng cấm có số lượng lớn, thu lời bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 159, 161 BLHS. - Định lượng và giá trị hàng cấm thì phải có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn và thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn thì các hành vi đó mới CTTP được quy định tại Điều 155 BLHS. - Dấu hiệu "nhân thân xấu" cũng là yếu tố CTTP được quy định tại Điều 155 BLHS. Nhân thân là dấu hiệu liên quan chặt chẽ đến yếu tố chủ thể
  • 29. 29 nhưng trong điều luật này, dấu hiệu nhân thân đóng vai trò dấu hiệu định tội. Cụ thể, nếu người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi trên hoặc các điều đã được liệt kê trong CTTP hoặc đã bị kết án về một trong các tội đó, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ CTTP hình sự mà không cần xác định định lượng của hàng cấm. Việc quy định như vậy xuất phát từ bản chất, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi nằm ở chính con người thực hiện hành vi. Họ thuộc đối tượng tái vi phạm hành chính hoặc tái phạm hình sự, là những người có tiền án, tiền sự về các hành vi này nên thái độ của Nhà nước đối với họ thể hiện tính nghiêm khắc hơn. - Các dấu hiệu khác thuộc về mặt khách quan của CTTP không đóng vai trò định tội mà chỉ đóng vai trò là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc đóng vai trò là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS. Về thủ đoạn phạm tội đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm: các đối tượng phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn phạm tội khác nhau, từ đơn giản đến tinh vi, với cách thức quy mô từ nhỏ lẻ, phân tán đến sản xuất hàng loạt, có tổ chức... Mặt khách quan của tội buôn lậu được thể hiện ở các loại hành vi: a) Buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý (hành vi này bị coi là tội phạm khi hàng hóa, tiền Việt nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc người có hành vi đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161 BLHS); b) Buôn bán trái phép quy biên giới vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa (hành vi này luôn bị coi là tội phạm, không phụ thuộc vào giá trị của vật phẩm bị buôn bán qua biên giới); c) Buôn bán trái phép qua biên giới các loại hàng cấm theo danh mục do Nhà nước ban hành (hành vi này bị coi là tội phạm khi hàng cấm được buôn
  • 30. 30 bán qua biên giới có số lượng hoặc người buôn bán đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi quy định tại Điều 153 hoặc một trong các Điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161 BLHS). Buôn bán trái phép các mặt hàng kể trên là hành vi trao đổi các mặt hàng này qua biên giới quốc gia thông qua các tuyến đường bộ, đường biển, hàng không, đường sắt, đường bưu điện quốc tế...trái với các quy định của Nhà nước về Hải quan, thương mại như: Không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hóa, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan, biên phòng, thuế vụ. Tội phạm buôn lậu được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi trao đổi hàng hóa một cách trái phép qua biên giới Việt Nam. Địa điểm phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của CTTP buôn lậu. Việc xác định hành vi buôn bán trái phép đã qua biên giới hay chưa phải dựa vào hàng hóa - đối tượng tác động của tội phạm buôn lậu đã thoát khỏi sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hay chưa. 1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích, động cơ, trong đó lỗi là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả các CTTP. "Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý" [35]. Đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, người thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người đó nhận thức rõ hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm của mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng mong muốn thực hiện hành vi đó.
  • 31. 31 Ngoài yếu tố lỗi, trong mặt chủ quan của tội phạm còn có yếu tố khác như động cơ, mục đích phạm tội. Đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm thì động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc khi định tội hoặc quyết định hình phạt. Tuy nhiên, việc làm rõ động cơ phạm tội sẽ giúp Nhà nước đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp. "Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý" [35]. Thực tế động cơ phạm tội này chủ yếu vì tư lợi, vì lợi nhuận, thu nhập cao, thu lợi bất chính từ các hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Người phạm tội nào khi thực hiện hành vi phạm tội cũng đều hướng đến một mục đích nhất định. Đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm mục đích phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Người thực hiện hành vi phạm tội thường nhằm vào mục đích lợi nhuận. Vì mục đích lợi nhuận, họ có nhiều thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi phạm tội, từ đơn giản đến tinh vi, xảo quyệt. Mặt chủ quan của tội phạm buôn lậu thể hiện rõ ở lỗi của người phạm tội buôn lậu là lỗi cố ý trực tiếp, tức là người thực hiện hành vi buôn lậu nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi, nhận thức rõ sự phản ứng mang tính tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi này nhưng họ vẫn mong muốn thực hiện hành vi của mình đến cùng. Mục đích của người phạm tội buôn lậu là lợi nhuận thu được từ hành vi buôn bán trái phép qua biên giới mà họ thực hiện. 1.3.4. Chủ thể của tội phạm Theo Luật hình sự Việt Nam thì chủ thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là con người cụ thể có năng lực TNHS; có hành vi nguy hiểm cho xã hội; bị luật hình sự cấm; có lỗi và phải đạt độ tuổi chịu TNHS do luật định.
  • 32. 32 Về độ tuổi chịu TNHS, BLHS tại Điều 12 quy định: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [40]. Theo quy định tại Điều 155 BLHS độ tuổi phải chịu TNHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là từ đủ 16 tuổi trở lên và từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS khi có hành vi phạm tội nghiêm trọng về hành vi sản xuất, tàng trữ vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại khoản 3 của điều luật này. Chủ thể của tội buôn lậu là bất cứ ai (người Việt Nam hay người nước ngoài, kể cả người không quốc tịch) có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định, đã thực hiện hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới Việt Nam nhằm mục đích kiếm lời. Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định cụ thể, rõ ràng các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và tội buôn lậu từ đó sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc áp dụng pháp luật, tránh việc định sai tội danh và áp dụng hình phạt không thỏa đáng đồng thời không bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội. Từ những điểm phân tích trên cho thấy tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và tội buôn lậu mặc dù có sự giống nhau về khách thể loại là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, nhưng khách thể trực tiếp của hai tội này hoàn toàn khác nhau. Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm xâm hại đến chế độ quản lý một số loại hàng hóa đặc biệt theo danh mục của Nhà nước; tội buôn lậu lại xâm hại đến chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm buôn lậu rộng hơn đối tượng tác động của tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
  • 33. 33 buôn bán hàng cấm. Bởi vì, ngoài những đối tượng là hàng hóa mà Nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán (trừ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất ma túy....) tội phạm buôn lậu còn có đối tượng khác là: Hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, Ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Về mặt khách quan của tội phạm: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có 4 loại hành vi: Hành vi sản xuất, hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển, hành vi buôn bán hàng cấm. Nếu so sánh, hành vi buôn bán hàng cấm và hành vi buôn lậu những mặt hàng là hàng cấm cho thấy hành vi buôn bán hàng cấm là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào, được thực hiện ngay trong phạm vi lãnh thổ nước ta mà không nhằm mục đích đưa hàng cấm qua biên giới để thu lợi bất chính. Trong khi đó, hành vi buôn lậu hàng hóa là hàng cấm cũng là hành vi mua bán, trao đổi nhằm mục đích kiếm lời, nhưng sự trao đổi, mua bán ở đây phải có yếu tố qua biên giới quốc gia, nghĩa là người có hành vi đó mua hàng cấm từ bên ngoài đưa vào nước ta hay bán hàng cấm ra nước ngoài. Ở đây, yếu tố qua biên giới là yếu tố quan trọng để phân biệt tội phạm buôn lậu (hàng cấm) với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Tuy nhiên, dấu hiệu để phân định hành vi phạm tội và hành vi hành chính ở hai tội này cũng khác nhau. Đối với tội buôn lậu, khi hàng cấm thỏa mãn điều kiện có số lượng lớn thì bị coi là tội phạm, hoặc nếu chưa bị coi là có số lượng lớn thì phải tái phạm hành chính hay tái phạm hình sự theo quy định của Điều 153 BLHS. Nhưng đối với tội buôn bán hàng cấm thì hành vi buôn bán hàng cấm chỉ bị coi là tội phạm khi hàng cấm có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn. Nếu hành vi buôn bán hàng cấm chưa thỏa mãn điều kiện có số lượng lớn và thu lợi bất chính lớn nhưng người thực hiện hành vi đã tái phạm hành chính, tái phạm hình sự theo quy định tại Điều 155 BLHS thì sẽ bị coi là tội phạm. Về mặt chủ quan: cả hai tội này đều được thực hiện với lỗi cố ý. Cả hai tội phạm trên đều giống nhau về chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định. Hình phạt: BLHS năm 1999
  • 34. 34 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã quy định các khung, mức hình phạt khác nhau cho hại tội này, theo đó tội buôn lậu có 4 khung hình phạt và mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Trong khi đó, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm chỉ có 3 khung hình phạt và mức cao nhất là 15 năm tù. Bên cạnh đó hai điều 153, 155 BLHS đều có quy định tình tiết "nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này" là giới hạn để áp dụng Điều 153, 155. Là dấu hiệu để phân biệt tội buôn lậu và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với một số tội khác trong BLHS mà đối tượng phạm tội cũng là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm xuất, cấm nhập, cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán. Trước đây, hai loại hành vi phạm tội này được hiểu chung theo khái niệm "buôn lậu". Trong thực tế hiện nay cho thấy cũng có lúc có sự nhầm lẫn trong định tội danh của hai tội phạm này. Ta thấy rõ hành vi buôn lậu được phân biệt rõ ràng với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm phải có yếu tố qua biên giới. Nếu có yếu tố qua biên giới thì việc vận chuyển, buôn bán hàng cấm đều bị xử lý về hành vi buôn lậu. Ngoài ra, tội phạm buôn lậu còn quy định "hàng cấm có số lượng lớn, đặc biệt lớn" là những tình tiết định khung tăng nặng. 1.4. ĐƢỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN, HÀNG CẤM QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 155 BỘ LUẬT HÌNH SỰ Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định các khung hình phạt tương xứng với hành vi và số lượng hàng cấm khi người phạm tội thực hiện. Khung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 155, đối với trường hợp phạm tội không có các tình tiết định khung thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Mức hình phạt này sẽ được áp dụng để xử lý đối với người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh
  • 35. 35 doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 155 hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự. Phạm tội trong trường hợp có tổ chức; Lợi dụng, chức vụ quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; Tái phạm nguy hiểm sẽ bị áp dụng định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 155 BLHS có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn sẽ bị áp dụng khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 8 năm đến 15 năm quy định tại khoản 3 Điều 155. Ngoài hình phạt chính là phạt tù, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (Khoản 4 Điều 155 BLHS). KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm được hình thành trong thời gian khá dài và cơ quan lập pháp trong thời kỳ này đã căn cứ vào các loại hàng hóa bị cấm sản xuất, kinh doanh, buôn bán và lưu thông trên thị trường, chủ thể của tội phạm, hoàn cảnh phạm tội để quy định các hành vi phạm tội khác nhau. Từ nhiều quy định pháp luật về các hành vi phạm tội cụ thể của Luật hình sự trong từng thời kỳ đến quy định về tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong BLHS năm 1999 hiện nay là cả một quá trình lâu dài, thể hiện thái độ của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng chống tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
  • 36. 36 Luận văn đã nêu được khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985; giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến khi ban hành BLHS năm 1999. Để làm rõ được khái niệm về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong luận văn đã nêu được khái niệm hàng cấm và các đặc điểm pháp lý của tội này. Luận văn đã định nghĩa hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm để từ đó có thể định tội danh được chính xác tương ứng với từng hành vi phạm tội xảy ra trong thực tiễn.
  • 37. 37 Chương 2 TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA LÝ DÂN CƢ, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH CAO BẰNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM Cao Bằng là một tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam. Hai mặt Đông và Tây giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài trên 332km. Diện tích đất tự nhiên trên 6.700 km2 , chia thành 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Cao Bằng và 12 huyện. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Nhìn chung điều kiện địa hình Cao Bằng chia cắt hiểm trở, hầu hết diện tích tự nhiên của 12 huyện là núi dốc, địa hình hẹp, chia cắt phức tạp, gây nhiều khó khăn, trở ngại cho phát triển sản xuất và giao lưu trao đổi kinh tế - văn hóa xã hội trong và ngoài tỉnh. Cũng chính địa hình này đã tạo điều kiện cho các đối tượng phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh trót lọt. Với dân số trên 500 nghìn người thuộc 26 dân tộc anh em, trong đó có 8 dân tộc chính đó là: Dân tộc Tày chiếm 42,42%, Nùng 36,65%, Dao 8%. H'Mông 10%, Kinh 4,48 %. Các dân tộc khác như: Sán chỉ, Lô Lô, Hoa, Mường, Thái chiếm 1,79%. Mỗi dân tộc có nét văn hóa và tập quán sinh hoạt riêng. Các dân tộc Tày, Nùng có tập quán canh tác lúa nước đã từ lâu đời nên cuộc sống sớm ổn định, ngoài ra họ còn biết dệt vải, đan lát và làm các dịch vụ buôn bán nhỏ lúc nông nhàn. Các dân tộc Dao, H'Mông, Sán Chỉ, Lô Lô
  • 38. 38 và một số dân tộc ít người khác thường sống trên các thôn bản nhỏ lẻ, tập quán canh tác chính là làm nương, rẫy vùng núi cao. Về kinh tế, với đường biên giới dài trên 333 km với nhiều cửa khẩu trong đó có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán hàng hóa với Trung quốc và hội nhập trên tuyến hành lang thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đường biên giới dài các cơ quan chức năng khó kiểm soát cũng là điều kiện để các đối tượng phạm tội lợi dụng để vận chuyển, buôn bán hàng cấm qua biên giới. Tài nguyên khoáng sản dồi dào, hệ thống sông suối có độ dốc lớn, diện tích rừng lớn là những lợi thế để Cao Bằng phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, thương mại, dịch vụ lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Cao Bằng cũng là nơi có nhiều giá trị văn hóa-lịch sử sâu sắc cùng với những tiềm năng phát triển to lớn với nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như Thác Bản dốc, Động ngườm ngao, Hồ thang hen, khu di tích lịch sử Pác Bó, Rừng Trần Hưng Đạo và những sinh hoạt văn hóa đặc sắc của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, tạo ra những tiềm năng to lớn cho các hoạt động du lịch văn hóa, du lịch lịch sử. Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương cách mạng, trong những năm qua Cao Bằng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và chăm lo an sinh xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân luôn duy trì ở mức gần 11% năm trong những năm gần đây, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển các khu kinh tế, cụm kinh tế đang được đẩy mạnh. Hoạt động quản lý Nhà nước từng bước được cải thiện, chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, một loạt các yếu tố như: Điểm xuất phát về kinh tế thấp, dân số ít, trình độ văn hóa thấp, mật độ phân bố thưa, nguồn nhân lực thiếu và yếu, thị trường kém phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém đã tạo thành môi trường đầu tư không thuận lợi, kém hiệu quả cho hầu hết các lĩnh vực mà đặc
  • 39. 39 biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp dịch vụ, hạn chế đến sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng đông bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có nhiều cửa khẩu, trong đó có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng. Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh Cao Bằng giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc. Cũng chính điều này đã dẫn đến tình hình tội phạm về buôn lậu và sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày càng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Dẫn đến việc áp dụng pháp luật để điều tra, truy tố, xét xử tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm cũng gặp nhiều khó khăn. Thực trạng đó được thể hiện qua kết quả hoạt động của cơ quan điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử từ năm 2009 - 2013 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 2.2. TỘI PHẠM SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG TỪ NĂM 2009 - 2013 2.2.1. Kết quả hoạt động điều tra Trong thời gian từ 2009 - 2013 tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhìn chung được giữ vững và ổn định, tuy nhiên nổi lên một số tình hình đáng chú ý như: Một số bộ phận đồng bào tin và theo đạo Tin lành trái pháp luật, một số đồng bào H'Mông ở một số huyện có biểu hiện hoạt động theo tà đạo Dương Văn Mình; tình hình tội phạm hình sự diễn biến phức tạp, nhất là các tội về ma túy, các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong đó có tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh và thiên tai bất thường gây thiệt hại về người và tài sản đã tác động không nhỏ đến đời sống nhân dân và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, điều đó làm cho kết quả hoạt động điều tra
  • 40. 40 tội phạm nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Kết quả của hoạt động điều tra về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn từ 2009 - 2013 được thể hiện qua Phụ lục 1. Nhìn vào bảng thống kê này cho thấy từ năm 2009 đến năm 2013, Công an tỉnh Cao Bằng đã thụ lý điều tra 24 vụ với 30 bị can. Cụ thể: Năm 2009 Công an tỉnh Cao Bằng xác lập và đấu tranh 11 chuyên án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, phát hiện và điều tra 47 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm. Đã khởi tố 9 vụ 12 bị can, chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 1 vụ 1 bị can tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Xử lý hành chính 46 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển cơ quan chức năng phối hợp xử lý toàn bộ số hàng hóa thu trên 2 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước. Đến năm 2010 tình hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có tăng lên đáng kể, Công an tỉnh Cao Bằng ngoài việc xử lý hành chính các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đã hoàn thiện hồ sơ khởi tố 6 vụ 6 bị can có hành vi CTTP sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát truy tố 6 vụ, 6 bị can về tội này. So với năm 2010 năm 2011 Công an tỉnh Cao Bằng đã điều tra, phát hiện 46 vụ, 50 bị can có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm vẫn tiếp tục tăng lên về số vụ án và số bị cáo. Năm 2011 Công an tỉnh Cao Bằng đã khởi tố 8 vụ 12 bị can, số lượng hàng cấm các đối tượng sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán cũng tăng lên đáng kể, cụ thể cơ quan điều tra đã thu giữ: 355kg pháo nổ có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc.
  • 41. 41 Năm 2012 cơ quan điều tra Công an tỉnh Cao Bằng khởi tố 4 vụ, 6 bị can về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, điều này cho thấy so với năm 2011 tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm giảm xuống nhưng không đáng kể. Năm 2013 số vụ án mà cơ quan điều tra Công an Cao Bằng khởi tố là 5 vụ với 21 bị can, điều này chứng tỏ số vụ án về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có chiều hướng ngày càng gia tăng về số vụ án và số bị can. Phân tích theo thời gian có thể nhận thấy số lượng vụ án và số lượng bị can trong các vụ án về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ngày càng tăng, qua đó cũng cho thấy về quy mô, tính chất của hành vi phạm tội có sự chuyển biến theo hướng ngày càng phức tạp, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau và tội phạm có tổ chức xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Bằng sự nỗ lực phấn đấu truy xét, triệt phá tội phạm trong thời gian từ năm 2009 - 2013 cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Công an tỉnh Cao Bằng đã khởi tố 24 vụ 30 bị can về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Tội phạm này phần nào được kiềm chế, góp phần giữ vững và ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 2.2.2. Kết quả hoạt động truy tố Hoạt động truy tố tội phạm nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng thuộc về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân hai cấp của tỉnh Cao Bằng đã thực hiện tốt chức năng công tố, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật nắm tình hình và diễn biến của tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Chủ động kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác về tội phạm nhằm hạn chế việc bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Kiểm sát chặt chẽ việc bắt tạm giữ, khởi tố vụ án, bị can của cơ quan điều tra. Thường xuyên kiểm sát tiến độ giải quyết án,
  • 42. 42 đảm bảo không để xảy ra trường hợp quá thời hạn tạm giam, thời hạn điều tra; Việc phê chuẩn các lệnh, quyết định của cơ quan điều tra được xem xét thận trọng, đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Điều này được thể hiện qua các số liệu trong Phụ lục 2, cụ thể: Năm 2009 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã truy tố 1 vụ, 1 bị can về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, không có trường hợp nào Viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, hủy quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của cơ quan điều tra. Năm 2010 căn cứ theo hồ sơ của cơ quan điều tra, các hành vi mà các đối tượng phạm tội đã thực hiện thỏa mãn CTTP tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm Viện kiểm sát tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố 5 vụ án với 8 bị can. Trong đó đáng chú ý nhất là hành vi vận chuyển, buôn bán pháo (pháo nổ, pháo hoa) của các đối tượng phạm tội theo chiều hướng phức tạp. Điển hình là các vụ án sau đây: Vụ thứ nhất: Ngày 15/12/2009, Cơ quan điều tra Công an huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng phát hiện, bắt quả tang hai đối tượng là Hà thị Thục và Hà Đức Anh đang vận chuyển 253 kg pháo các loại. Vụ thứ hai: Ngày 09/02/2010 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng kiểm tra quán giải khát "Lá cọ" ở phố Ngọc Xuân, thị xã Cao Bằng do Bế Thị Đẹp làm chủ phát hiện và thu giữ 100kg pháo nổ. Qua điều tra xác minh, số pháo cả hại vụ trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, được các đối tượng mang lậu về tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Năm 2011 Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Cao Bằng ra quyết định truy tố 5 vụ với 7 bị can. Số bị can thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm xảy ra trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vào năm 2011 vẫn có chiều hướng gia tăng cả về số vụ án và số lượng hàng phạm pháp. Điển hình là vào hồi 0 giờ 30 phút ngày 14/9/2011, tổ công tác Đồn biên phòng 117 Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng đang làm nhiệm vụ tại khu vực
  • 43. 43 biên giới phát hiện, bắt quả tang Hoàng Thị Len (sinh năm 1979, trú tại Nà Quan thị trấn Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng) đang vận chuyển 415,5 kg pháo nổ do Trung Quốc sản xuất về Việt Nam để tiêu thụ. Năm 2012 cùng với hai vụ án còn tồn lại của năm 2011 Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Cao Bằng đã truy tố 4 vụ với 6 bị can về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Năm 2013 truy tố 4 vụ với 7 bị cáo về tội sản xuất tàng trữ vận chuyển buôn bán hàng cấm. Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân hai cấp của tỉnh Cao Bằng đã kiểm sát chặt chẽ, các hoạt động của cơ quan cảnh sát điều tra trong khâu điều tra, phát hiện tội phạm. Viện kiểm sát ra quyết định truy tố đối với các hành vi của các đối tượng phạm tội đã đủ yếu tố cấu thành, thỏa mãn các dấu hiệu trong CTTP tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm được quy định trong BLHS. Những hành vi chưa được điều tra làm rõ, Viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can mà ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu cơ quan Cảnh sát điều tra điều tra lại vụ án. Còn những hành vi không CTTP Viện kiểm sát sẽ đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra đối với bị can. Hoạt động truy tố tội phạm nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng kể, không có trường hợp nào án khởi tố về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 155 BLHS bị đình chỉ do hành vi không CTTP; cũng không có trường hợp nào Viện kiểm sát truy tố bị Tòa án tuyên không phạm tội, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn bộc lộ những hạn chế như vẫn còn án đình chỉ điều tra và án hoàn hồ sơ để điều tra bổ sung đối với cơ quan Công an trên địa bàn. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do một số cán bộ, kiểm sát viên ý thức trách nhiệm đối
  • 44. 44 với công việc chưa cao, năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. 2.2.3. Kết quả hoạt động xét xử Trong những năm qua trên cơ sở quán triệt và triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của lãnh đạo TANDTC về công tác cải cách tư pháp và công tác trọng tâm của ngành Tòa án nhân dân (TAND), đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tòa án Cao Bằng đã khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết phấn đấu để thực hiện có hiệu quả chức năng của mình là xét xử các vụ án hình sự nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng, đưa ra các bản án thỏa đáng nhằm răn đe, phòng ngừa tội phạm. Kết quả hoạt động xét xử của ngành Tòa án Cao Bằng về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm được thể hiện qua các số liệu sau: Qua Phụ lục 3 cho thấy số lượng vụ án về các tội phạm ngày một gia tăng, trong thời gian từ năm 2009 - 2013 TAND tỉnh Cao Bằng đã thụ lý, giải quyết, xét xử với tổng số 2.254 vụ án, với 3.740 bị cáo, cụ thể như sau: Năm 2009 thụ lý, giải quyết, xét xử 399 vụ án, 780 bị cáo; Năm 2010 thụ lý, giải quyết, xét xử 404 vụ án, 602 bị cáo; Năm 2011 thụ lý, giải quyết, xét xử 453 vụ án, 674 bị cáo; Năm 2012 thụ lý, giải quyết, xét xử 481 vụ án, 736 bị cáo; Năm 2013 thụ lý, giải quyết, xét xử 517 vụ án, 1048 bị cáo. Tổng số vụ án và số bị cáo về các tội phạm nói chung tăng lên theo các năm, tuy nhiên số vụ án và số bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm rất ít, chỉ có 19 vụ, với 29 bị cáo. Chiếm 0,84% số vụ án, 0,78 % số bị cáo. Điều này chứng tỏ, ngoài tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn xảy ra rất nhiều tội phạm khác. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm mặc dù chiếm tỷ lệ rất ít nhưng có chiều hướng gia tăng trong những năm tới.
  • 45. 45 Theo Phụ lục 4 cho thấy từ năm 2009 - 2013 tổng số vụ án sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm Tòa án cả hai cấp của tỉnh Cao Bằng đã thụ lý, giải quyết là 19 vụ 29 bị cáo. Tình hình tội phạm giữa các năm tuy không nhiều nhưng vẫn xảy ra thường xuyên, hàng năm số lượng vụ án và bị cáo được thụ lý và đưa ra xét xử không nhiều so với các loại tội phạm khác, số vụ án và số bị cáo bị xét xử giữa các năm không có sự biến động lớn, cụ thể: Năm 2009 thụ lý giải quyết 1 vụ với 1 bị cáo; Năm 2010 tăng lên 5 vụ 7 bị cáo; Năm 2011 số vụ án vẫn là 5 nhưng số bị cáo tăng lên là 8; Năm 2012 số vụ án giảm xuống còn 4 vụ với 6 bị cáo; Đến năm 2013 số vụ án là 4 với số bị cáo là 7. Trong thời gian từ năm 2009 đến 2013 số lượng án về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xảy ra không nhiều, chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 1% so với tổng số án hình sự các cơ quan tiến hành tố tụng phải thụ lý giải quyết. Chất lượng công tác xét xử đối với loại tội phạm này cơ bản đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, không có án bị hủy, chỉ có 01 vụ án bị sửa đổi do nhận thức chưa đúng của cán bộ cấp huyện đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng được đảm bảo trong thời hạn cho phép, không có tình trạng vụ án bị kéo dài, quá hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong tổng số án đã thụ lý ngành Tòa án Cao Bằng đều giải quyết nhanh chóng, đúng thời hạn luật định, không có vụ án nào phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Trong năm 2012 vì lý do khách quan nên còn tồn lại 1 vụ với 1 bị can. Đưa ra xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án là 4 vụ, nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng để mỗi người dân ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm.
  • 46. 46 Nhìn chung các hành vi phạm tội điển hình là tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, còn hành vi sản xuất hàng cấm xảy ra rất ít, hầu như không có. Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội có sự bàn bạc, thống nhất trong khâu vận chuyển, tàng trữ, buôn bán. Điều này được chứng minh bằng các vụ án cụ thể sau đây: Vụ thứ nhất đối với các bị cáo Hoàng Thế Hiển, Phan Ngọc Vinh, Hoàng Văn Minh và Tô Thị Loan: Sáng ngày 30/6/2011, Hoàng Thế Hiển, Phan Ngọc Vinh (đều có hộ khẩu trú tại Thái Nguyên) có mặt tại nhà của Hoàng Văn Minh ở Ba Giăng, Bản Ngoại, Đại Từ, Thái Nguyên để cùng nhau lên nhà Tô Thị Loan ở cửa khẩu Sóc Giang thuộc địa phận xóm Nà Sác, Sóc Hà, Hà Quảng tỉnh Cao Bằng để mua pháo. Sáng hôm sau Vinh mua với Loan 30 cục pháo với tổng số tiền là 5.000.000 đồng. Do trước đó, vào ngày 22/6/2011, Vinh đã mua của Loan 07 cục pháo với giá 770.000 đồng (bảy trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn) nhưng chưa mang về và gửi ở nhà Loan nên Vinh và Minh sắp xếp tất cả 37 cục pháo có trọng lượng 55,4 kg vào 03 bao tải dứa và chuyển lên xe khách mang biển kiểm soát 11B - 000.13 do Đinh Khánh Hòa điều khiển để Hiển đưa về Thái Nguyên. Còn Vinh và Minh đi về trước bằng xe máy. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, khi xe khách đến khu vực Cao Bình, thuộc địa phận xã Hưng Đạo, thị xã Cao Bằng thì bị tổ công tác thuộc phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Cao Bằng kiểm tra, phát hiện ba bao tải pháo dưới gầm ghế. Sau khi xác định số pháo trên được đưa lên xe cùng với Hoàng Thế Hiển, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng đã lập biên bản bắt quả tang đối với Hoàng Thế Hiển về hành vi vận chuyển hàng cấm. Tại bản Cáo trạng số 41/KSĐT-KT ngày 29/11/2011 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã truy tố bị cáo Tô Thị Loan về tội "Buôn bán hàng cấm" theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 155 BLHS; Truy tố các bị cáo Phan Ngọc Vinh, Hoàng Văn Minh, Hoàng Thế Hiển về tội "Vận chuyển hàng cấm" theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 155 BLHS.
  • 47. 47 Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã xử phạt: Bị cáo Tô Thị Loan 36 (ba mươi sáu) tháng tù, cho hưởng án treo về tội buôn bán hàng cấm; bị cáo Phan Ngọc Vinh 36 (ba mươi sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Hoàng Văn Minh 30 (ba mươi) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Hoàng Thế Hiển 24 (hai mươi bốn) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội vận chuyển hàng cấm. Vụ án thứ hai đối với bị cáo Nguyễn Thị Thắng: Hồi 23 giờ 30 phút ngày 28/7/2011 tại km6 Quốc lộ 4 đường Thạch An đi Lạng Sơn (thuộc địa phận thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng). Đội cảnh sát chống buôn lậu Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Cao Bằng phối hợp với phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Cao Bằng bắt quả tang xe ô tô tải nhãn hiệu HUYUNDAI Mang biển kiểm soát 99K-5534 do Dương Văn Quang điều khiển. Thu giữ trong cốp xe 03 bao tải dứa bên trong có 20 bọc pháo nổ được bọc bằng giấy đỏ in chữ Trung Quốc là của Nguyễn Thị Thắng, sinh năm 1971; trú tại thị trấn Kép, Lạng Giang, Bắc Giang. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng đã tiến hành mở niêm phong cân xác định trọng lượng vật chứng thu được. Kết quả số pháo nổ có trọng lượng là 31,8 kg. Tại bản bản Cáo trạng số 27/KSĐT-KT ngày 12/9/2011 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị Thắng về tội "Vận chuyển hàng cấm" theo khoản 1 điều 155 BLHS. Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã xử phạt tiền đối với bị cáo Nguyễn Thị Thắng 25 (hai mươi lăm) triệu đồng sung quỹ Nhà nước và trả tự do cho bị cáo Nguyễn Thị Thắng ngay tại phiên tòa. Qua các vụ nêu trên cho thấy, việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm được các tội phạm thực hiện có bài bản, theo một quy trình và rất tinh vi. Nhưng hầu hết hành vi phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là tội phạm ít nghiêm trọng, đa số những người