SlideShare a Scribd company logo
1 of 199
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI - 2007
CHỦ BIÊN
ThS. Mai Đình Đức
BAN BIÊN SOẠN
ThS. Đàm Thị Tuyết
ThS. Mai Đình Đức
ThS. Nguyễn Thu Hiền
ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên
3
LỜI NÓI ĐẦU
Tổ chức - Quản lý y tế là một khoa học của chuyên ngành Y xã hội học. Kiến
thức về Tổ chức - Quản lý y tế sẽ giúp cho các cán bộ y tế sử dụng các nguồn lực của
đơn vị, cộng đồng một cách có hiệu quả.
Môn học này đã triển khai dạy cho sinh viên y khoa hệ chính quy ở các Trường
Đại học Y trong nhiều năm qua. Tuy nhiên việc biên soạn tài liệu dạy và học chính
thức cho môn học này chưa được chú ý. Dưới sự hỗ trợ của chương trình hợp tác y tế
Việt Nam - Thuỵ Điển, Bộ Y tế, tập thể giảng viên Bộ môn Y xã hội học biên soạn cuốn
tài liệu "Tổ chức - Quản lý y tế , dành cho sinh viên học môn học này. Mục đích của
cuốn tài liệu hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài học của môn học theo kế hoạch
thống nhất và dạy/học dựa trên các vấn đề thực tên của cộng đồng. Chúng tôi biên
soạn cuốn tài liệu này dựa trên cơ sở sau:
Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thuỵ Điển. Văn kiện tiêu dự án CBE.
2003;
Chương trình giáo dục dựa vào cộng đồng ban hành theo Quyết định Số 272/YK-
QĐ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
Tập tài liệu Tổ chức - Quản lý y tế được biên tập lần đầu tiên, không sao tránh
khỏi thiếu sót, mong các bạn đọc đóng góp ý kiên để chúng tôi tiếp tục sửa chữa, bổ
sung in lần sau nhằm hoàn thiện hơn cuốn tài liệu.
Xin trân trọng cảm ơn.
TM CÁC TÁC GIẢ
ThS. Mai Đình Đức
4
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CBE : Giáo dục dựa vào cộng đồng
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
HIV : Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
XHCN :Xã hội chủ nghĩa
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
TK : Thế kỷ
WHO : Tổ chức y tế thế giới
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
TCMR : Tiêm chủng mở rộng
5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Cuốn tài liệu này được biên soạn dùng cho sinh viên Trường Đại học Y khoa
Thái Nguyên dùng cho sinh viên năm thứ ba trong chương trình đào tạo bác sỹ đa
khoa hệ 6 năm nhằm giúp sinh viên tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tổ chức và
quản lý y tế, các quan điểm của Đảng về công tác y tế, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân
trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Trong cuốn tài liệu này chúng tôi hướng dẫn sinh viên tổ chức thực hiện môn học
và các tài liệu tham khảo khi học môn học này. Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên
nghiên cứu chương trình chi tiết của môn học để có cách nhìn tổng quan về mục tiêu,
nội dung, thời lượng. Dựa trên những định hướng ban đầu này sẽ giúp sinh viên nhìn
nhận được sự logic của các bài học và có kế hoạch học tập chủ động phù hợp .
Sinh viên sẽ được biết đến mục tiêu của từng bài học và nhận thấy được bố cục
một bài học bao gồm mục tiêu, nội dung chính, lượng giá và hướng dẫn sinh viên tự
học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế.
Để sinh viên tự lượng giá được dễ dàng, sinh viên nghiên cứu kỹ phần câu hỏi
và tự trả lời trước khi xem đáp án. Phần cuối của mỗi bài đề cập đến hướng dẫn sinh
viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế các nội dung mà giảng viên đã cung
cấp cho sinh viên.
Chúc các bạn thành công trong học tập.
TM CÁC TÁC GIẢ
ThS. Mai Đình Đức
6
MÔN HỌC: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ
Đối tượng đào tạo: Sinh viên y khoa năm thứ 3
Số đơn vị học trình: 2/0 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0
Số tiết: 30/0 Lý thuyết 30 Thực hành: 0
Số điểm kiểm tra: 3
Số điểm thi: 1
Thời gian thực hiện: Kỳ VI năm thứ 3
MỤC TIÊU
Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các quan điểm chỉ đạo cơ bản về công tác y tế giai đoạn
2000 - 2020.
2. Nêu được vai trò, ý nghĩa và nội dung cơ bản của Luật bảo vệ sức khỏe
nhân dân.
3. Trình bày được tổ chức và nhiệm vụ của y tế các cấp.
4. Mô tả được chu trình quản lý y tế
NỘI DUNG
Số tiếtTT
Tên bài học/chủ đề Tổng số Lý thuyết Thực hành
1 Đại cương về tổ chức và quản lý hệ thống y tế 1 1 0
2 Tổ chức và quản lý hệ thống y tế 4 4 0
3 Những quan điểm, chiến lược và chính sách y tế 2 2 0
4 Luật pháp y tế Việt Nam 2 2 0
5 Tổ chức và quản lý bệnh viện 4 4 0
6 Các chỉ số sức khỏe và quản lý thông tin y tế 3 3 0
7 Lập kế hoạch y tế 3 3 0
8 Giám sát hoạt động y tế 3 3 0
9 Quản lý nhân lực y tế 2 2 0
10 Quản lý tài chính và vật tư y tế 3 3 0
11 Đánh giá các chương trình hoạt động y tế 3 3 0
Tổng số 30 30 0
7
ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Nêu và giải thích được khái niệm: Y xã hội học, Y tế công cộng, Tổ chức y
tế.
2. Mô tả được vị trí, vai trò của khoa học tổ chức y tế và quản lý y tế trong
việc chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân cũng như trong
hệ thống khoa học y học.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi bước sang thế kỷ XX, nền y học có một xu thế phát triển mới là trong các
trường đại học y xuất hiện một môn học: Y xã hội học và Tổ chức y tế.
1. Các khái niệm
1.1. Y xã hội học, Tổ chức y tế, Y tế công cộng
1 1. Y xã hội học
Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cộng đồng, của xã hội.
Nghiên cứu những điều kiện sống, điều kiện làm việc và các yếu tố tự nhiên, xã
hội ảnh hưởng đến tình trạng đó nhằm mục đích xác định các biện pháp để bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như là: thu nhập, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, giới, dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, môi trường sống, môi trường lao động...
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe. Sự khác
biệt về kinh tế xã hội giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển, đã dẫn
tới sự thay đổi về mô hình bệnh tật cũng như tuổi thọ trung bình ở các nước.
1.1.2. Tổ chức y tế
Là một bộ phận của y học xã hội, là khoa học nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế
hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức mạng lưới y tế, phân tích các hoạt động y tế nhằm
thực hiện các mục tiêu y tế.
Theo nguyên tắc chung thì tổ chức được định nghĩa là sự kết hợp của các cá
nhân và có cùng ba đặc điểm ngang nhau như sau:
- Có mục đích riêng, tổ chức được tạo ra để đạt các mục tiêu đặc trưng khác với
các mục tiêu khác.
8
- Tổ chức phân công việc có định hướng theo mục tiêu. Những người tham gia tổ
chức được trao các nhiệm vụ khác nhau tuỳ theo mức độ, những công việc hoàn thành
từng nhiệm vụ đó đều phải phục vụ cho mục tiêu thống nhất của tổ chức.
- Có một ban quản lý, ban quản lý đại diện cho khối thống nhất, tức tổ chức đó,
với công việc đối nội, đối ngoại. Ban quản lý chịu trách nhiệm đảm bảo điều phối và
thực hiện mục tiêu chung của khối thống nhất.
1.1.3. Mối liên quan giữa Y học xã hội và Tổ chức y tế
Y học xã hội là lý luận, là cơ sở khoa học của Tổ chức y tế ngược lại Tổ chức y
tế là cơ sở thực tiễn của Y học xã hội, là hệ thống những biện pháp y tế chứng tỏ lý
luận của Y học xã hội là đúng đắn, là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy, sự
kết hợp Y học xã hội với tổ chức y tế là rất quan trọng.
Y học xã hội với ý nghĩa trên là một khoa học, có đối tượng, nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh như các ngành khoa học khác. Ngành Y
học xã hội có liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học tự nhiên và xã hội khác ngoài
y tế như các yếu tố ảnh hưởng của văn hóa, kinh tế xã hội trong những điều kiện lịch
sử nhất định.
1.1.4. Y tế công cộng
Y tế công cộng hay còn gọi là sức khỏe công cộng (Public Health) đề cập đến
những vấn đề sức khỏe của một quần thể, tình trạng sức khỏe của tập thể, những dịch
vụ vệ sinh môi trường, những dịch vụ y tế tổng quát và quản lý các dịch vụ chăm sóc.
Từ công cộng ở đây nói lên tính chất chung cho số đông, ngược với tính chất chăm sóc
riêng lẻ cho từng bệnh nhân.
Theo WHO (11/1995) "Y tế công cộng là việc tổ chức các nỗ lực của xã hội đến
phát triển các chính sách sức khỏe công cộng, để tăng cường sức khoẻ, để phòng bệnh
và để nâng cao công bằng trong xã hội, trong khuôn khổ sự phát triển bền vững".
1.2. Tên gọi
Môn học này có tên gọi không thống nhất ở nhiều nước, thậm chí trong một
- Nước Vệ sinh xã hội và Tổ chức y tế ở Liên Xô (cũ).
- Y học xã hội ở Ru-ma-ni, Anh, Mỹ, Tây Đức.
- Bảo vệ sức khỏe ở Tiệp.
- Vệ sinh xã hội ở Đức, Liên Xô, Bun-ga-ri.
- Sức khỏe cộng đồng ở Nam Tư, Pháp, Thuỵ Điển, Ai Cập, An-giê-ri, Nhật, Bỉ,
Nam và Bắc Mỹ.
- Quản lý y tế ở Ca-na-đa và Mỹ...
9
Tên gọi môn học này ở nước nào tuỳ thuộc vào ý nghĩa của nó, được hiểu ở nước
đó và còn tuỳ thuộc vào truyền thống sẵn có của nước đó nữa.
1.3. Sự phát triển của Y xã hội học và Tổ chức y tế
- Y xã hội học và Tổ chức y tế đã có những dấu vết đầu tiên từ thời văn hoá cổ xa
(thế kỷ XVIII trước công nguyên) đã quy định việc hành nghề của thầy thuốc trong xã
hội nô lệ vùng Ba Bi Lon; Hypocrat (460-337 trước công nguyên) đã quan tâm đến
ảnh hưởng của môi trường xã hội đến sức khỏe con người.
- Năm 1700 (thế kỷ XVIII) ở nước Ý có xuất bản một cuốn sách nói về bệnh tật
của những người thủ công, vạch ra sự liên quan chặt chẽ giữa nghề nghiệp và bệnh tật.
- Cuối thế kỷ XVIII, có một tác giả người Đức đã phân tích sâu sắc quan hệ giữa
những điều kiện xã hội và việc bảo vệ sức khoẻ, ông đã phân tích vấn đề chính trị xã
hội ảnh hưởng đến sức khỏe, ông nhấn mạnh vai trò của thống kê trong việc nghiên
cứu bảo vệ sức khỏe.
- Năm 1830, ở Anh có dịch tả lớn đã làm người ta quan tâm đến hoàn cảnh xã hội
và bệnh tật. Những người thầy thuốc và nhân dân Anh thấy rõ là dịch tả xảy ra phần
lớn ở tầng lớp nghèo khổ.
- Ở Đức, Bộ môn Vệ sinh xã hội được lập nên năm 1912.
- Năm 1942, Bộ môn Y học xã hội được thành lập tại Oxford (Anh) và sau đó ở
các trường đại học các nước khác.
- Ở Liên Xô (cũ). Bộ môn Vệ sinh xã hội được thành lập ở Trường Đại học Tổng
hợp MOSKOBA năm 1922 và đến năm 1941 được đổi tên là Tổ chức bảo vệ sức khoẻ.
Sau những cuộc tranh luận sôi nổi qua nhiều năm, từ năm 1966 tất cả các bộ môn và
viện nghiên cứu Tổ chức y tế của Liên Xô (cũ) đều mang tên "Vệ sinh xã hội và tổ
chức y tế".
- Ở Việt Nam, năm 1966, Trường Đại học Y Hà Nội thành lập Bộ môn Tổ chức y
tế.
2. Khoa học Tổ chức và Quản lý y tế
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Nghiên cứu sức khỏe của tập thể nhân dân lao động dưới sự tác động của môi
trường sống, đặc biệt là môi trường xã hội. Từ đó xác lập đúng đắn các biện pháp y tế
và xã hội để ngăn ngừa nguy hại và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sức
khỏe.
- Nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch xây dựng và phát triển các cơ sở y tế,
phân tích các hoạt động y tế, tạo ra một cơ cấu y tế khoa học để hoạt động có hiệu suất
lớn nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
10
- Trình bày các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, soạn
thảo và thực hiện các nguyên tắc, chế độ quy định trong công tác y tế.
- Nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức về công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh cũng như Quản lý y tế phù
hợp với chủ trương đường lối của Đảng.
2.2. Đối tượng
Tác động của môi trường xã hội đối với sức khỏe. Nghiên cứu những điều kiện
sống và làm việc của con người trong xã hội, phân tích tình hình sức khỏe của các tầng
lớp, các giai cấp trong mối tương quan với hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế từ đó có
thể đề ra những biện pháp thích hợp về tổ chức và xã hội để bảo vệ sức khỏe cho nhân
dân.
2.3. Nội dung cơ bản
* Những nội dung cơ bản: những cơ sở lý luận của công tác bảo vệ sức khỏe;
tình hình sức khỏe nhân dân và các yếu tố xã hội; Lịch sử y học; Thống kê y tế; Tổ
chức và Quản lý y tế; Kinh tế y tế; Bảo hiểm y tế, Đạo đức y tế, Luật pháp y tế, Y tế
thế giới; Tâm lý y học; Tuyên truyền giáo dục y tế;
* Bản chất của Tổ chức và Quản lý y tế
- Xã hội hiện đại là xã hội có tổ chức. Đa số các tổ chức phản ánh lại hình ảnh
của xã hội.
- Các tổ chức khác nhau về mục đích, quy mô, cơ cấu, nhiệm vụ, các phòng ban
trong nội bộ, phạm vi hoạt động, tuổi đời, lịch sử, sự hợp tác trao đổi lẫn nhau, quyền
tự trị ...
- Cách tổ chức rất đa dạng như tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức công
cộng.
- Đa số các tổ chức là sợi dây nối từng thành viên riêng lẻ trong xã hội và các
nhóm đặc trưng. Trong xã hội hiện nay người ta được liên kết và kiểm tra cuộc sống
của mình trong một màng lưới tổ chức, con người là thành viên, người lao động, người
đại diện, nhân viên, khách hàng hoặc công chúng của tổ chức.
- Điều quan trọng chủ yếu của tổ chức nổi lên từ sự cần thiết có hợp tác. Sự phức
tạp về công việc của một Tổ chức y tế và sự đa dạng về nhân viên chuyên môn, kỹ
thuật, hỗ trợ đòi hỏi sự hợp tác, sự đòi hỏi này quan trọng hơn nhiều ở nhiều tổ chức
khác.
- Một tổ chức có hiệu quả nếu nó tạo thuận lợi cho Tổ chức y tế đạt mục tiêu và
nếu mục tiêu đạt được với nguồn lực tối thiểu.
- Quản lý tốt đối với một tổ chức cũng như sức khỏe đối với một cơ thể hoạt
11
động đều đặn và có hiệu quả của tất cả các phần việc. Quản lý làm nổi bật các ưu tiên,
các cơ sở phù hợp với các nhu cầu trong các hoàn cảnh không ổn định, sử dụng tối đa
các nguồn lực có hạn, hoàn thiện mức độ và chất lượng chăm sóc, việc quản lý tốt về
mặt y tế sẽ đưa đến các chăm sóc tốt.
3. Phương pháp nghiên cứu
Y xã hội học và Tổ chức y tế nghiên cứu những nhóm người rộng lớn, chú ý đến
những tính chất chung: giới, tuổi, nghề nghiệp, địa phương,... Môn khoa học này nêu
lên những tác động của điều kiện kinh tế xã hội trên thể trạng sinh vật, trên sự thích
ứng và chống đỡ của cơ thể các tầng lớp, giai cấp khác nhau, từ đó tìm ra nhu cầu y tế
và tổ chức cách giải quyết.
Để tiến hành những nghiên cứu đó, Y xã hội học và Tổ chức y tế phải có những
phương pháp nghiên cứu sau:
3.1. Phương pháp thống kê
Là phương pháp thông dụng nhất trong các nghiên cứu về tương quan giữa tình
trạng sức khỏe và hoàn cảnh xã hội của các nhóm người trong xã hội. Cho phép xác
định và đánh giá khách quan những biến đổi về tình hình sức khỏe nhân dân hay xác
định hiệu quả hoạt động của các cơ quan y tế và được áp dụng rộng rãi trong các công
trình nghiên cứu y học.
3.2. Phương pháp thực nghiệm
Nhằm tìm tòi những hình thức và phương pháp mới hợp lý nhất, tạo ra những mô
hình y tế điển hình mới, kiểm nghiệm cho việc xây dựng các cơ sở y tế khác.
3.3. Phương pháp lịch sử
Để nghiên cứu các lý luận và tổ chức, quá trình hình thành và phát triển trong bối
cảnh lịch sử của chúng. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, các qui luật phát triển
hiểu rõ hơn tình hình hiện tại, phán đoán được những triển vọng của tương lai, vận
dụng vào việc tăng cường có hiệu quả sức khỏe nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của cộng đồng và xã hội.
3.4. Phương pháp phân tích kinh tế (Phương pháp phân tích chi phí lợi ích,
Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả...)
Phương pháp này được áp dụng trong việc nghiên cứu hoàn cảnh kinh tế xã hội
ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả của công tác y tế đến nền kinh tế quốc dân, trong
việc nghiên cứu tìm ra hình thức tổ chức và sử dụng một cách kinh tế nhất nguồn lực y
tế.
12
3.5. Phương pháp đánh giá khác như: phương pháp dịch tễ học, phương pháp lâm
sàng, cận lâm sàng ...
Trong khi nghiên cứu ta cần dùng phối hợp những phương pháp nêu trên. Ngoài
ra Y xã hội học và Tổ chức y tế còn có sự liên quan chặt chẽ với các ngành và các môn
khoa học khác như: các môn y học, các ngành khoa học xã hội: triết, kinh tế chính trị,
xã hội học, lịch sử, tâm lý học, các ngành khoa học tự nhiên: toán, vật lý, hoá học, sinh
học...
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Công cụ
Phần 1: Câu hỏi trắc nhiệm khách quan.
* Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 2 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào
khoảng trống:
1. Y học xã hội nghiên cứu tình trạng ...(A) ...và bệnh tật của cộng đồng, của xã
hội; nghiên cứu những điều kiện ...(B) ..., điều kiện làm việc và các yếu tố tự nhiên, xã
hội ảnh hưởng đến tình trạng đó nhằm mục đích xác định các biện pháp để bảo vệ và
...(C) ...sức khỏe cộng đồng.
A.
B.
C.
D.
2. Tổ chức y tế là một bộ phận của ...(A) ..., là khoa học nghiên cứu nhu cầu y tế,
vạch kế hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức màng lưới y tế, phân tích các hoạt động y tế
nhằm thực hiện các ...(B) ...
A.
B.
* Phân biệt đúng sai các câu từ 3 đến 7 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu
đúng và cột B cho câu sai:
Câu hỏi A B
3. Tổ chức là việc sắp xếp bố trí các bộ phận để thực hiện một nhiệm vụ
hoặc cùng một mục tiêu chung
4. Mục tiêu, đối tượng phục vụ của Y xã hội học. Tổ chức y tế và Quản lý
y tế đó là chăm sóc sức khỏe chỉ là cho bà mẹ và trẻ em và người trong
diện chính sách xã hội
13
5. Trong các nghiên cứu về Y xã hội học người ta thường phối hợp các
biện pháp nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm mục đích tìm ra các hình
thức, mô hình, phương pháp mới hợp lý nhất
7. Y xã hội học và Tổ chức y tế có mối liên quan với nhau nhưng đó
không có sự liên quan tới các ngành khoa học khác như triết học, tâm lý
học...
* Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 8 đến 13 bằng cách đánh dấu X
vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn.
Câu hỏi A B C D
8. Mối liên quan giữa Y xã hội học và Tổ chức y tế
A. Phát triển độc lập, không có sự liên quan lẫn nhau
B. Có mối liên quan nhưng không mật thiết
C. Gắn chặt với nhau và bổ sung cho nhau cùng phát triển
D. Chỉ có Tổ chức y tế là cần dựa vào Y xã hội học để phát triển
9. Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng nhất trong các
nghiên cứu về Y xã hội học và Tổ chức y tế
A. Phương pháp thống kê
B. Phương pháp thực nghiệm
C. Phương pháp lịch sử
D. Phương pháp lâm sàng
10. Điều quan trọng chủ yếu của tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ
chuyên môn
A. Tính độc lập
B. Tính hợp tác
C. Tính cạnh tranh
D. Tính phụ thuộc
11. Nhiệm vụ của Tổ chức và Quản lý y tế
A. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân và chăm sóc sức khỏe
nhân dân
B. Trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế
C. Chăm sóc sức khỏe nhân dân và trình bày quan điểm đường lối
của Đảng về công tác y tế
D. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân, trình bày quan điểm
đường lối của Đảng về công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân
dân
14
12. Đối tượng nghiên cứu của Y xã hội học và Tổ chức y tế
A. Tác động của môi trường bên trong đối với sức khỏe
B. Tác động của môi trường bên ngoài đối với sức khỏe
C. Tác động của môi trường xung quanh đối với sức khỏe
D. Tác động của môi trường xã hội đối với sức khỏe
13. Một tổ chức y tế hoạt động được gọi là có hiệu quả khi
A. Đạt mục tiêu đề ra
B. Đạt vượt mức mục tiêu đề ra
C. Đạt mục tiêu đề ra với nguồn lực tối thiểu
D. Đạt mục tiêu đề ra với thời gian ngắn nhất
Phần 2: Câu hỏi truyền thống
Câu hỏi truyền thống cải tiến:
* Trả lời ngắn gọn các câu sau
14. Liệt kê những phương pháp nghiên cứu về Y xã hội học và Tổ chức y tế thường
được sử dụng?
A. Phương pháp thống kê
B.
C.
D.
E. Các phương pháp khác như lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ học.
2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá
Sinh viên đọc kỹ tài liệu, sau đó làm câu hỏi tự lượng giá. Sau khi đã hoàn thành
xong phần tự lượng giá xem lại phần đáp án trang 175 và xem lại nội dung đó trong
bài nếu có gì chưa rõ hay thắc mắc đề nghị thì trình bày với giáo viên giảng dạy để
được giải đáp.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học
Sinh viên tự đọc theo trình tự các nội dung trong bài học, có thể tham khảo các
khái niệm về y tế công cộng hay quản lý rõ hơn ở trong nội dung của một số bài khác
như Quản lý y tế, quản lý trang thiết bị và vật tư y tế. Phần nào chưa rõ, hoặc có thắc
mắc ghi lại để trình bày với giáo viên để được giải đáp.
Mỗi một cộng đồng sẽ có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá, lối sống,
môi trường... Vì thế mỗi cộng đồng sẽ có những mô hình bệnh tật khác nhau. Sinh
15
viên cần áp dụng để tìm hiểu các yếu tố nguy cơ từ đó đề ra các biện pháp can thiệp
phù hợp.
2. Vận dụng thực tế
Từ nội dung của bài học, sinh viên có thể thấy được sức khỏe bị tác động bởi
nhiều yếu tố như điều kiện sống và làm việc của con người trong xã hội, hoàn cảnh xã
hội, chính trị, kinh tế... Vì thế người cán bộ y tế không chỉ nhìn vào triệu chứng lâm
sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán và điều trị mà phải chú ý tới môi trường lao động
và môi trường xã hội... của người bệnh, nó giúp người cán bộ y tế có cái nhìn toàn diện
hơn, bao quát hơn trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe của cộng đồng.
3. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế - Tổ chức y tế thế giới. Quản lý y tế. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội,
2001.
2. Trường Cán bộ quản lý y tế. Y xã hội học - Y tế công cộng. Hà Nội, 1996. tr
1-5.
3. Trường Đại học Y Hà Nội. Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế. Bài giảng Quản
lý và Chính sách y tế. Nhà xuất bảny học Hà Nội, 2002. Tr 1-8 .
4. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Khoa y tế công cộng Bộ
môn tổ chức - Quản lý y tế. Bài giảng Tổ chức - Quản lý y tế, Thành phố Hồ
Chí Minh, 2004. Tr 1-7.
16
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được nguyên tắc tổ chức Ngành Y tê Việt Nam
2. Nêu được mô hình chung tổ chức hệ thông y tế Việt Nam
3. Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tuyến trong hệ
thống y tế Việt Nam
4. Trình bày được nội dung quản lý chính của y tuyến huyện và y tế cơ sở
Là một người cán bộ y tế dù công tác trong bất cứ vị trí nào, tuyến trung ương
hay cơ sở, chúng ta cần phải hiểu rõ và tuân theo các nguyên tắc tổ chức màng lưới y
tế Việt Nam như thực hiện tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, không ngừng
nâng cao chất lượng... cũng như phải thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình để hoàn
thành tốt nhiệm vụ yêu cầu đối với từng người cán bộ y tế và đối với đơn vị y tế Đặc
biệt đối với tuyến y tế cơ sở là đơn vị y tế đầu tiên tiếp xúc với người dân. Người cán
bộ y tế có vai trò quan trọng trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cần phải biết
rõ vai trò vị trí và nhiệm vụ của mình được giao, góp phần vào nâng cao chất lượng
hoạt động của ngành y tế và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
1. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế Việt Nam
1.1. Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao
- Màng lưới y tế phải gần dân và rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, hải đảo
và biên giới để đảm bảo sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe.
- Màng lưới y tế được chia thành nhiều tuyến và nhiều khu vực dân cư để thuận
tiện cho dân, đảm bảo thực hiện 10 nội dung CSSKBĐ và thực hiện các chương trình y
tế quốc gia.
1.2. Xây dựng theo hướng dự phòng là bản chất của Ngành Y tế Việt Nam
- Màng lưới y tế phải làm tốt công tác quản lý sức khỏe mà chủ yếu là phải giải
quyết vấn đề môi trường, phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, kiểm tra sức khỏe định
kỳ.
- Chữa bệnh ngoại trú tại nhà với các bệnh thông thường. Chuyển viện kịp thời
với những bệnh nhân nặng đã phát hiện.
- Ngoài hệ thống khám chữa bệnh còn phát triển các cơ sở phòng chống dịch
bệnh, phòng chống các bệnh xã hội, công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hóa gia
17
đình.
1.3. Phù hơn với tinh hình kinh tế của mỗi địa phương
- Việc tổ chức màng lưới y tế phải hết sức tiết kiệm trong việc xây dựng cơ sở vật
chất và sử dụng hết công suất của trang thiết bị.
- Phải tạo thuận lợi cho nhân dân trong công tác khám chữa bệnh. Phải có đầy đủ
tiện nghi sinh hoạt cho bệnh nhân, đầy đủ trang thiết bị cho cán bộ công nhân viên.
Thực hiện khẩu hiệu nhà nước và nhân dân cùng làm.
1.4. Phù hộ với trình độ khoa học và khả năng quản lý
- Tổ chức màng lưới y tế phải phù hợp với trình độ quản lý và trình độ khoa học
kỹ thuật của ngành không nên quá lớn, cồng kềnh, quản lý không nổi.
- Cần quan tâm đến cơ cấu lồng ghép thích hợp, phát huy vai trò vừa làm tốt
công tác chữa bệnh vừa làm tốt công tác dự phòng.
1.5. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất tượng phục vụ người bệnh
- Thực hiện được hạch toán kinh tế, tiết kiệm trong quá trình quản lý và tận dụng
được những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật.
- Thực hiện được phương thức lồng ghép với phục vụ, đào tạo nghiên cứu khoa
học, tuyên truyền giáo dục sức khỏe phát huy mọi tiềm lực cơ sở vật chất trang thiết
bị. Cần kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc. Đảm bảo phục
vụ nhân dân tốt, có hiệu quả cao.
2. Mô hình chung Tổ chức y tế Việt Nam
2.1. Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước
- Tuyến y tế Trung ương
- Tuyến y tế địa phương bao gồm:
+ Tuyến y tế tỉnh, thành phố
+ Tuyến y tế quận, huyện, thị xã
+ Tuyến y tế xã, phường, cơ quan, trường học...
2.2. Dựa theo thành phần kinh tế (đầu tư kinh phí)
- Cơ sở y tế nhà nước
- Cơ sở y tế tư nhân
18
2.3. Màng lưới còn chia làm hai khu vực
2.3.1. Khu vực phổ cập: với nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân
hàng ngày, thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. Sử dụng các kỹ thuật thông
thường, phổ biến. Ở nước ta khu vực phổ cập là từ tỉnh đến xã, còn từ huyện đến xã
gọi là y tế cơ sở
2.3.2. Khu vực chuyên sâu: với nhiệm vụ sử dụng các kỹ thuật cao đi sâu vào nghiên
cứu khoa học và chỉ đạo kỹ thuật cho địa phương hỗ trợ giải quyết khó khăn của y tế
phổ cập. Đào tạo cán bộ cho y tế phổ cập.
19
3. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các tuyến y tế
3.1. Tuyến y tế trung ương
3.1.1. Vị trí
Tuyến y tế Trung ương là tuyến y tế cao nhất trong hệ thống tổ chức ngành y tế
Bộ Y tế là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế thuộc sự chỉ đạo trực tiếp, lãnh đạo về mọi mặt
của Bộ trưởng Bộ Y tế qua các Thứ trưởng và các Vụ, Cục, ban chuyên môn giúp việc
cho Bộ trưởng.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
- Cơ quan của Bộ Y tế. văn phòng, các Vụ, Cục chuyên môn
+ Văn phòng: văn thư, hành chính, quản trị, tài chính kế toán...
+ Các Vụ Cục tổng hợp, chuyên ngành và thanh tra
Gồm có: Vụ Kế hoạch, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học đào tạo, Vụ Tài chính
kế toán,Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Dược chính, Vụ Y học cổ truyền, Vụ
Điều trị, Vụ Trang thiết bị công trình y tế, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Y tế dự phòng, Thanh
tra Bộ, Cục Quản lý dược Việt Nam, Cục Vệ sinh và An toàn thực phẩm, Cục Y tế dự
phòng và phòng chống HIV/AIDS.
Ngoài ra còn có các tổ chức quần chúng: Công đoàn Y tế Việt Nam, các hội
chuyên ngành như Hội Y học dân tộc, Hội Y tế công cộng, Hội Nội khoa, Hội Ngoại
khoa, v.v.....
- Các cơ sở trực thuộc Bộ:
+ Các Viện và Phân viện nghiên cứu
+ Bệnh viện Đa khoa và Chuyên khoa Trung ương
+ Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y dược
+ Các tạp chí Y học thực hành, Tạp chí Dược học, Y học Việt Nam,
+ Báo Sức khỏe và Đời sống
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
(Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại nghị định
số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ).
Các nhiệm vụ cơ bản:
- Tham mưu cho chính phủ về công tác y tế
- Chỉ đạo toàn ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
20
- Bộ Y tế có nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng chính sách y tế, thực hiện việc
quản lý toàn bộ ngành y tế cả nước.
3.2. Tuyến y tế Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
(Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế được quy định theo thông
tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. SỐ II/2005/TTLT-BYT - BNV. Hà Nội ngày 12
tháng 04 năm 2005).
3.2.1. Vi trí, chức năng
- Sở Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý
Nhà nước về công tác y tế trên địa bàn.
- Sở Y tế chịu sự quản lý toàn diện về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND
tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; thanh tra về chuyên môn nghiệp
vụ của Bộ Y tế.
3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền những kế hoạch,
chương trình, quy định, về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ y tế căn cứ theo quy định
của Nhà nước và Bộ Y tế.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, và chịu trách nhiệm kiểm tra thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án đã được phê duyệt
- Quản lý tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí theo quy định của cơ quan tài
chính của Nhà nước.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên ngành về y tế trên địa
bàn tỉnh như vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh chữa bệnh...
- Quản lý tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách,
chế độ đãi ngộ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở
theo quy định của pháp luật.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất, vật tư, tài sản được giao
theo đúng quy định hiện hành.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế tiêu chuẩn, quy
phạm, định mức kinh tế kỹ thuật đã được Nhà nước, Bộ Y tế ban hành về quản lý
dược, thiết bị, vật tư y tế.
- Quản lý hành nghề y dược tư nhân, y dược cổ truyền trên địa bàn, đình chỉ, thu
hồi chứng chỉ hành nghề cho các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân theo phân cấp và theo
quy định của pháp luật.
21
- Chủ trì phối hợp với các ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội để làm tốt công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe, bảo
vệ sức khỏe.
- Thực hiện quản lý các trường đào tạo cán bộ y tế theo sự phân công của UBND
cấp tỉnh.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND Tỉnh và Bộ Y tế giao cho.
3.2.3. Tổ chức và biên chế
- Ban Lãnh đạo
+ Sở Y tế có giám đốc và có từ hai hoặc ba Phó giám đốc. Đối với Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh thì không quá bốn Phó giám đốc.
+ Giám đốc chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Sở; báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Bộ Y tế và Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh khi được yêu cầu.
+ Các Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh
vực công tác được phân công.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và
Phó giám đốc theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
và theo quy định của pháp luật về công tác cán bộ công chức.
- Tổ chức của Sở gồm:
+ Văn phòng
+ Thanh tra
+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
Số phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở không quá tám phòng đối với
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Không quá sáu phòng đối với các tỉnh
còn lại. Tên gọi do Giám đốc Sở Y tế phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND
cấp tỉnh quyết định. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng không bị chồng
chéo.
- Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Sở Y tế:
+ Về khám chữa bệnh: bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh
viện khu vực và các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (kể cả các phòng khám khu vực).
+ Về dự phòng: bao gồm các Trung tâm Y tế dự phòng; Phòng chống
HIV/AIDS; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Nội tiết; Phòng chống bệnh xã hội...
+ Về truyền thông: Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe.
+ Các trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định thuốc mỹ phẩm; Trung tâm giám định
22
y pháp, tâm thần.
+ Các trường Trung học, Cao đẳng Y tế.
3.3. Tuyến y tế quận, huyện, thị xã
(Theo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, số 11/2005/TTLT-BYT-BNV, Hà
Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2005; Theo quy định của Bộ Y tế quy định chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh. Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09
tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
3.3.1. Phòng Y tế
- Chức năng
Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện gồm: y tế dự phòng, khám, chữa
bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốc phòng, chữa bệnh cho người,
mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị
y tế; Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và
của Sở Y tế.
Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế.
- Nhiệm vụ và quyền hạn
Phòng Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về chuyên môn
y tế trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh; tham mưu cho Chủ tịch
UBND cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh
môi trường; quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn và thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo sự uỷ quyền của Sở Y tế.
- Biên chế
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe
nhân dân địa phương, chủ tịch UBND cấp huyện quyết định biên chế để đáp ứng
nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tổng biên
chế hành chính được UBND cấp tỉnh giao cho huyện.
3.3.2. Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Vị trí, tính chất
Trung tâm y tế (TTYT) dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
(gọi chung là huyện) là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn
diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của UBND huyện, và sự chỉ đạo
chuyên môn, kỹ thuật, của các Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên
23
ngành tuyến tỉnh.
Trung tâm y tế dự phòng huyện là một đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có
trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Chức năng: triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về dự phòng,
phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm
sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về
y tế dự phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn
thương tích, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức
khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực
phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn và giám sát chuyên môn kỹ thuật các hoạt động thuộc mình phụ
trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn.
+ Tham gia nghiên cứu khoa học
+ Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án được phân công
+ Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với công
chức, viên chức và quản lý tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và UBND
huyện giao.
- Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy:
Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng huyện: Giám đốc và các Phó Giám đốc; Các
phòng chức năng, nghiệp vụ gồm:
Phòng hành chính tổng hợp;
Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe.
Các khoa chuyên môn gồm:
Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS;
Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm;
24
Khoa Y tế công cộng;
Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản;
Khoa Xét nghiệm.
3.4. Y tế xã, phường
(Theo quyết định 58/TTg ngày 03/02/1994 quy định một số vấn đề về y tế cơ sở,
Quyết định 131/TTg quyết định sửa đổi một số điểm trong quyết định 58/TTg).
3.4.1. Vị trí
Là tuyến y tế đầu tiên trực tiếp phục vụ nhân dân, chịu sự quản lý của UBND xã
phường trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân.
3.4.2. Tổ chức trạm y tế
- Căn cứ vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và địa bàn cụm dân cư,
địa giới hành chính và khả năng ngân sách để thành lập một trạm y tế.
- Việc thành lập, sáp nhập, giải thể trạm y tế xã, phường do thị trấn UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND xã huyện và
đề nghị của của Giám đốc Sở Y tế.
- Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và trung tâm y tế huyện
đóng thì không cần thành lập trạm y tế, số cán bộ và nội dung công việc chăm sóc sức
khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khỏe... do phòng khám hoặc trung tâm y
tế đảm nhiệm.
Biên chế: được xác định theo địa bàn hoạt động, số lượng dân cư, nhu cầu chăm
sóc sức khỏe tại cộng đồng.
Biên chế cụ thể hiện nay cho các khu vực khác nhau (Theo thông tư liên bộ số
08/TTLB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách
đối với y tế cơ sở)
* Khu vực đồng bằng, trung du
a) Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ 3 đến 4 cán bộ y tế
b) Những xã từ 8000-12000 dân được bố trí từ 4-5 cán bộ y tế
c) Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa 06 cán bộ y tế
* Khu vực miền núi, Tây Nguyên, biên giới hải đảo:
a) Xã dưới 3000 dân được bố trí 04 cán bộ y tế
b) Xã có 3000 dân trở lên được bố trí 05-06 cán bộ y tế
c) ở vùng cao vùng sâu miền núi, nơi xa xôi hẻo lánh chỉ cần bố trí một hoặc hai
bác sỹ hay y sỹ thường xuyên có mặt tại Trạm, số cán bộ y tế còn lại được phân công
25
về công tác tại các bản, buôn, làng, ấp và định kỳ tổ chức giao ban tại trạm.
* Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn
Các phường, thị trấn và những xã có phòng khám khu vực đóng số lượng cán bộ
y tế được bố trí 02-03 người.
Ngoài số cán bộ y tế trong biên chế định mức của Nhà nước từng trạm y tế, nếu
nhu cầu cần thêm cán bộ y tế thì UBND xã, phường có thể ký hợp đồng với cán bộ y tế
khác có nhu cầu làm việc và thù lao do xã tự lo.
3.4.3. Nhiệm vụ
(Theo thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về
tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở)
- Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn ưu tiên về chuyên môn y tế của UBND xã,
phường, thị trấn. Duyệt, báo cáo và thực hiện sau khi kế hoạch đã được phê duyệt.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền
địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống
dịch, giữ vệ sinh nơi công cộng và đường làng, tuyên truyền ý thức tự bảo vệ sức khỏe
cho mọi người nơi công cộng.
- Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo
vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ, bảo đảm việc quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ
thường cho sản phụ.
- Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm
y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khỏe tại gia đình.
- Tổ chức khám và quản lý sức khỏe cho các đối tượng trong khu vực mình phụ
trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
- Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Xây dựng
và phát triển thuốc Nam, kết hợp y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh.
- Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng, ấp bản và
nhân viên y tế công cộng.
- Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và giám đốc TTYT huyện chỉ
đạo thực hiện các nội dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế tại
địa phương.
- Phát hiện báo cáo UBND xã và cơ quan y tế cấp trên các hành vi hoạt động y tế
phạm pháp trên địa bàn để ngăn chặn kịp thời.
26
- Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, quần chúng, các ngành trong xã để tuyên
truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.
3.4.4. Các nội dung quản lý chính
3.4.4.1. Quản lý kế hoạch
Trạm y tế cơ sở xây dựng và thực hiện theo kế hoạch hoạt động 6 tháng, một năm
được UBND xã và TTYT huyện phê duyệt. Ngoài ra trong quá trình hoạt động cần
thiết xây dựng các kế hoạch hoạt động cho từng hoạt động cụ thể.
3.4.4.2. Quản lý nhân lực
Số lượng cán bộ y tế trong biên chế nhà nước từ 3 đến 6 người (theo Thông tư
liên bộ 08/TTLB ngày 20/4/1995) 100% thôn bản có nhân viên y tế.
Cơ cấu như sau:
- Bác sỹ/y sỹ đa khoa (đồng bằng phải có bác sỹ)
- Nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản
nhi)
- Y tá (đồng bằng phải có y tá trung học trở lên)
- Cán bộ phải có trình độ dược tá
- Cán bộ được bổ túc về y học cổ truyền
- Nhân viên y tế thôn bản được đào tạo chuyên môn ít nhất 3 tháng theo tài liệu
Bộ Y tế ban hành
Mỗi cán bộ y tế phải đảm nhận nhiều việc và một việc phải có nhiều cán bộ tham
gia, nhưng phải có người chịu trách nhiệm chính.
3.4.4.3. Quản lý công việc chức trách, nhiệm vụ, thời gian
3.4.4.4. Quản lý nhân viên y tế thôn bản
3.4.4.5. Quản lý thông tin tại y tế cơ sở
Bộ Y tế đã ban hành 12 quyển sổ (từ A1 YTCS đến A12 YTCS) để thu thập
thông tin ở y tế cơ sở.
Từ các quyển sổ trên, định kỳ xã tổng hợp báo cáo lên trung tâm y tế huyện theo
biểu mẫu báo cáo (từ biểu 1 đến biểu 8).
3.4.4.6. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị
3.4.4.7. Quản lý chuyên môn
3.4.4.8. Quản lý các mặt hoạt động tại trạm: Khám bệnh, chữa bệnh, CSSKBĐ,
giáo dục sức khỏe...
27
3.4.5. Chức trách nhiệm vụ của y tế thôn bản hay cụm dân cư
3.4.5.1. Chăm sóc
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe theo nội dung trạm y tế đề ra.
- Vận động từng gia đình xây dựng ba công trình vệ sinh (hố xí, giếng nước, nhà
tắm) hướng dẫn kỹ thuật bảo quản và sử dụng định kỳ kiểm tra.
- Phối hợp với các đoàn thể quần chúng vận động nhân dân đưa trẻ đi tiêm chủng
và thực hiện các hoạt động y tế trong "ngày sức khỏe".
- Vận động theo dõi sinh đẻ có kế hoạch ở thôn.
- Trợ giúp y sỹ sản nhi của xã quản lý thai sản khám cân đo cho trẻ dưới 5 tuổi.
Theo dõi và giúp các bà mẹ chữa suy dinh dưỡng tại nhà.
- Chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo đơn của bác sỹ và các bệnh nhẹ, hướng dẫn
nhân dân chữa bệnh bằng thuốc Nam.
- Kịp thời thông báo cho trạm y tế những bệnh nhân nghi mắc bệnh lây hoặc
bệnh nặng mà không đến trạm được.
- Băng bó vết thương, cấp cứu ban đầu hại chỗ những tai nạn (gẫy xương, chết
đuối...)
- Vận động nhân dân trồng khóm thuốc gia đình để điều trị bệnh thông thường.
- Ở vùng có sất rét y tế thôn bản phải vận động nhân dân chống muỗi đốt, thả cá
chống bọ gậy, tham gia diệt muỗi, lấy máu để tìm ký sinh trùng sốt rét.
- Ở vùng bướu cổ: theo dõi việc cung cấp bảo quản và sử dụng muối tốt và việc
tiêm lipiodol cho trẻ em nơi bướu cổ lưu hành mạnh.
- Ở miền núi: y tế bản phải khám thai, phát hiện đẻ khó gửi đi sớm và đỡ đẻ
thường, theo dõi hậu sản theo chỉ dẫn của bác sỹ sản.
3.4.5.2. Những mối quan hệ
- Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng thôn hoặc chủ nhiệm hợp tác xã. Sinh
hoạt phí hoặc thù lao do ngân sách xã trả qua trạm y tế hoặc do dân trong thôn đóng
góp qua trưởng thôn
- Về chuyên môn kỹ thuật, y tế thôn bản dưới sự chỉ dẫn, giám sát kiểm tra của
trạm trưởng y tế xã hay do người trạm trưởng y tế ủy quyền.
- Là người đảm nhiệm công việc vệ sinh viên và tuyên truyền viên sức khỏe
trong thôn.
28
4. Chuẩn quốc gia về y tế xã (giai đoạn 2001 - 2010). Ban hành kèm theo Quyết định
số 370/2002/QĐ - BYT ngày 7 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4.1. Chuẩn I: Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác truyền
thông giáo dục sức khỏe.
A. Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
1. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong xã được đưa vào nghị
quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã. Có kế hoạch hành động cụ thể do UBND
xã phê duyệt để thực hiện những nghị quyết trên.
2. Có ban chăm sóc sức khỏe hoạt động thường xuyên tại xã do Chủ tịch hoặc
Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm y tế làm phó ban thường trực và
trưởng các ban ngành có liên quan tại địa phương làm uỷ viên. Tổ chức họp, đánh giá
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tại xã 6 tháng/1ần với sự tham dự của
đại diện cộng đồng.
3. Huy động được cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội, tại địa phương tích
cực tham gia triển khai thực hiện các chương trình y tế trên địa bàn.
B. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
1. Một trăm phần trăm (100%) cán bộ trạm y tế và nhân viên y tế thôn, bản, ấp
được bồi dưỡng kiến thức và có kỹ năng cơ bản về truyền thông giáo dục sức khỏe.
2. Thực hiện tư vấn và truyền thông giáo dục sức khỏe lồng ghép tại trạm y tế tại
cộng đồng và tại gia đình.
3. Giáo dục sức khỏe qua hệ thống loa truyền thanh xã ít nhất đạt:
Đồng bằng trung du: 4 lần/tháng trở lên
Miền núi: 2 lần/tháng trở lên
4. Tham gia phối hợp tổ chức các buổi họp cộng đồng tại thôn, bản, ấp để tuyên
truyền - giáo dục sức khỏe tối thiểu đạt:
Đồng bằng và trung du: 6 lần/năm trở lên
Miền núi: 4 lần/năm trở lên
5. Tỷ lệ hộ gia đình nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung thực hành chăm
sóc sức khỏe thiết yếu cho bà mẹ, trẻ em tại gia đình và cộng đồng, phòng chống tai
nạn và thương tích, nắm được kiến thức về phòng chống một số bệnh nguy hiểm tại
địa phương (do Sở Y tế tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và chính quyển địa
phương xác định) đạt từ:
Đồng bằng và trung du: 60% trở lên
Miền núi: 50% trở lên
29
4.2. Chuẩn II: Vệ sinh phỏng bệnh
A. Phòng chống dịch bệnh
1. Phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các bệnh truyền nhiễm gây dịch theo quy
định của Bộ Y tế (bao gồm cả ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc bảo vệ thực phẩm, tai
nạn và thương tích). Nếu có dịch xảy ra, xử trí ban đầu và phối hợp dập tắt kịp thời.
2. Có biện pháp đề phòng và không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn
B. Chương trình mục tiêu y tế quốc gia
Đạt và vượt các chỉ tiêu và mục tiêu được giao hàng năm của chương trình mục
tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.
C. Y tế môi trường
1. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch
Nông thôn: 70% trở lên
Thành thị: 90% trở lên
2. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh
Nông thôn: 70% trở lên
Thành thị: 90% trở lên
3. Tỷ lệ hộ gia đình xử lý rác đúng quy định
Nông thôn: 70% trở lên
Thành thị: 90% trở lên
4. Tỷ lệ hộ gia đình xử lý phân gia súc hợp vệ sinh đạt từ 70% trở lên.
5. Có tham gia phối hợp kiểm tra vệ sinh lao động trên địa bàn
D. Y tế học đường
1. Tỷ lệ học sinh được khám sức khỏe hàng năm:
Mẫu giáo: 80% trở lên 1
Tiểu học và trung học cơ sở: 60% trở lên với các xã vùng đồng bằng và 40% với
các xã miền núi.
2. Tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở được khám và chăm sóc răng
miệng hàng năm:
Đồng bằng trung du: 50% trở lên
Miền núi: 30% trở lên
3. Toàn bộ số học sinh khám sức khỏe được thông báo kết quả khám về gia đình
và trên 90% số mắc các bệnh trong chương trình y tế học đường được quản lý và điều
30
trị.
4.3. Chuẩn III: Khám bệnh và phục hồi chức năng
1. Bình quân số lần khám chữa bệnh tại trạm y tế và hộ gia đình đạt từ 0,6
người/lần/năm trở lên.
2. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý tại trạm y tế đạt từ 80% trở
lên
3. Tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng được quản lý
Đồng bằng và trung du: 90% trở lên
Miền núi: 70% trở lên
4. Tỷ lệ người tàn tật được hướng dẫn phục hồi chức năng tại cộng đồng
Đồng bằng và trung du: 20% trở lên
Miền núi: 15% trở lên
5. Quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; 100% các cụ từ 80 tuổi trở lên
được quản lý sức khỏe.
6. Không để xảy ra tai biến nghiêm trọng trong điều trị dẫn đến tử vong do sai sót
về chuyên môn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm.
7. Tất cả cán bộ chuyên môn (bác sĩ và y sĩ) của trạm y tế nắm được kiến thức và
kỹ năng cấp cứu thông thường, chăm sóc sức khỏe sinh sản và đỡ đẻ thường.
4.4. Chuẩn IV: Y học cổ truyền
1. Có vườn hoặc trồng thuốc Nam trong chậu mẫu tại trạm y tế ít nhất 40 loại cây
trở lên trong danh mục quy định của Bộ Y tế
2. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với
y học hiện đại trên tổng số bệnh nhân khám, chữa bệnh tại trạm y tế đạt từ 20% trở lên.
3. Thực hiện việc điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền không dùng thuốc,
đặc biệt những nơi có cán bộ y tế cổ truyền chuyên trách
4.5. Chuẩn V: Chăm sác sức khỏe trẻ em
1. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định
Đồng bằng và trung du: 95% trở lên
Miền núi: 90% trở lên
2. Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm
Đồng bằng và trung du: 95% trở lên
Miền núi: 90% trở lên
31
3. Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng hàng tháng: từ 2 đến 5 tuổi
được theo dõi tăng trưởng 2 lần/năm
Đồng bằng và trung du: 90% trở lên
Miền núi: 80% trở lên
4. Điều trị và chẩn đoán đúng phác đồ cho trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, nhiễm
khuẩn hô hấp cấp khi đến trạm y tế
Đồng bằng trung du: 90% trở lên
Miền núi: 80% trở lên
5. Có tổ chức thực hiện tẩy giun cho trẻ em
4.6. Chuẩn VI: Chăm sóc sức khỏe sinh sản
1. Tất cả phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất 1 lần trong đó tỷ lệ phụ nữ
được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén
Đồng bằng và trung du: 75% trở lên
Miền núi: 50% trở lên
2. Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đủ nếu trước khi sinh
Đồng bằng và trung du: 95% trở lên
Miền núi: 85% trở lên
3. Tỷ lệ phụ nữ khi sinh có nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn đỡ đẻ
Đồng bằng và trung du: 95% trở lên
Miền núi: 90% trở lên
4. Tỷ lệ phụ nữ khi sinh con tại cơ sở y tế
Đồng bằng và trung dư: 90% trở lên
Miền núi: 75% trở lên
5. Tỷ lệ bà mẹ được nhân viên y tế chăm sóc ít nhất một lần trong tuần đầu sau
khi sinh
Đồng bằng và trung du: 65% trở lên
Miền núi: 35% trở lên
6. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại
Đồng bằng và trung du: 70% trở lên
Miền núi: 55% trở lên
32
7. Tỷ lệ phụ nữ 15 - 49 tuổi được khám phụ khoa hằng năm
Đồng bằng và trung du: 30% trở lên
Miền núi: 20% trở lên
4.7. Chuẩn VII: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
A. Cơ sở hạ tầng
Trạm y tế phải xây dựng theo “tiêu chuẩn ngành thiết kế mẫu” do Bộ Y tế ban
hành, với một số tiêu chí cơ bản sau:
1. Vị trí gần trục đường giao thông ở khu trung tâm xã
2. Diện tích đất trung bình từ 500m2
trở lên với khu vực nông thôn và từ 150m2
trở lên với khu vực thành thị.
3. Tổng thể công trình bao gồm:
- Khối nhà chính, công trình phụ trợ.
- Cây xanh, bóng mát chiếm trên 30% diện tích khu đất.
- Hàng rào bảo vệ, có cổng và biển tên trạm.
4. Khối nhà chính
- Công trình: Tối thiểu cấp 3.
- Diện tích tối thiểu: Trung bình từ 90m2
- Số phòng chức năng chính từ 8 - 9 phòng trở lên bao gồm các phòng:
+ Tuyên truyền tư vấn.
+ Đón tiếp và quầy/tủ thuốc.
+ Khám bệnh và sơ cứu.
+ Dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
+ Đỡ đẻ
+ Sau đẻ.
+ Lưu bệnh nhân.
+ Rửa, tiệt trùng.
+ Khám bệnh bằng y học cổ truyền (đối với trạm y tế có cán bộ y học cổ truyền
chuyên trách).
- Khu vệ sinh có thể để trong khối nhà chính hoặc khối nhà phụ trợ.
5. Khu nhà phụ trợ bao gồm: nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ sinh và nhà để xe
(tuỳ theo nhu cầu và điều kiện của xã, phường).
33
6. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng:
- Được nối với lưới điện hoặc có máy phát điện riêng đối với các trạm y tế vùng
III.
- Có một thuê bao điện thoại trực tiếp.
- Có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh và ổn định.
7. Cơ sở hạ tầng được duy tu, bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần vào quý IV
hàng năm.
B. Trang thiết bị
1. Trang thiết bị cơ bản cho cán bộ y tế để thực hiện việc khám, điều trị bệnh
nhân ở tuyến đầu tiên: Ống nghe, huyết áp kế, nhiệt kế, bơm kim tiêm và các trang
thiết bị cấp cứu thông thường ban đầu.
2. Bộ dụng cụ khám chuyên khoa cơ bản: mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt
3. Tại các trạm y tế bác sỹ sử dụng: máy khí dung, kính hiển vi, máy xét nghiệm
đơn giản.
4. Trang thiết bị cho khám, điều trị sản khoa, kế hoạch hoá gia đình, đỡ đẻ, cấp
cứu sơ sinh và chăm sóc trẻ em.
5. Trang bị về sơ chế, bảo quản thuốc đông y: Chảo sao thuốc, cân thuốc, tủ
thuốc đông y, dao cầu, thuyền tán, kim châm cứu.
6. Trang thiết bị cho thực hiện mục tiêu chương trình y tế quốc gia, chống mù
lòa, chăm sóc răng miệng và nha học đường, các chương trình chăm sóc sức khỏe
khác.
7. Trang thiết bị để thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng
đồng.
8. Thiết bị và dụng cụ tiệt khuẩn: nồi hấp, tủ sấy, nồi luộc dụng cụ.
9. Thiết bị nội thất: tủ, bàn ghế, giường bệnh, tủ đầu giường.
10. Thiết bị thông dụng: đèn dầu, đèn pìn, máy bơm nước.
11. Mỗi thôn từ 1 - 2 túi y tế để thực hiện các dịch vụ cơ bản như: tiêm, sơ cứu,
truyền thông giáo dục sức khỏe.
12. Túi đẻ sạch đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.
34
4.8. Chuẩn VIII: Nhân lực và chế độ chính sách
A. Số lượng cán bộ
Đảm bảo định biên cán bộ theo quy định hiện hành.
B. Cơ cấu cán bộ
1. Trạm y tế tối thiểu cần có:
- Bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (đồng bằng phải có bác sĩ)
- Nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ
sản nhi).
- Y tá (đồng bằng phải có y tá trung học trở lên)
2. Đối với trạm y tế có từ bốn cán bộ trở lên phải có một cán bộ y học cổ truyền
chuyên trách. Khi chưa đủ bốn cán bộ, trạm y tế phải có cán bộ được bổ túc thêm về y
học cổ truyền.
3. Trạm y tế phải có cán bộ có trình độ dược tá (có thể kiêm nhiệm) để quản lý
thuốc trên địa bàn xã.
C. Chuyên môn, đoàn thể
1. Có Đảng viên sinh hoạt cùng chi bộ trong xã và thành lập tổ công đoàn tại
trạm y tế.
2. Có tủ sách chuyên môn và sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.
3. Không có cán bộ vi phạm 12 điều y đức
D. Y tế thôn bản và cộng tác viên
1. 100% thôn bản có nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn thời gian ít nhất 3
tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành và thường xuyên hoạt động.
2. Hàng tháng trạm y tế tổ chức sinh hoạt chuyên môn, giao ban cùng nhân viên
y tế thôn bản.
3. Nhân viên y tế thôn, bản, ấp, được lồng ghép với cộng tác viên của chương
trình y tế.
E. Chế độ chính sách
Thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở do Nhà nước ban
hành.
35
4.9. Chuẩn IX: Kế hoạch và tài chính cho trạm y tế
A. Kế hoạch và quản lý thông tin y tế
1. Trưởng trạm y tế là bác sỹ hoặc y sỹ và phải qua lớp đào tạo hoặc tập huấn về
kỹ năng quản lý
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quý, sáu tháng và hàng năm về toàn bộ
hoạt động của trạm y tế.
3. Có các sổ và thực hiện chế độ ghi chép, báo cáo theo đúng quy định của Bộ Y
tế.
4. Tham gia quản lý hành nghề y tế ngoài công lập tại địa phương (nếu có).
B. Tài chính
1. Ngân sách Nhà nước đảm bảo tài chính cho hoạt động của trạm y tế xã.
2. Người nghèo được khám chữa bệnh tại trạm.
3. Thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ tiền thuốc cho các xã vùng III theo quy định
của Chính phủ.
4. Quản lý tốt nguồn kinh phí do các chương trình mục tiêu cấp. Bảo toàn và phát
triển nguồn vốn thuốc của trạm. Không có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ
hình thức nào.
5. UBND xã có đầu tư từ ngân sách xã để đảm bảo việc duy tu, bảo dưỡng cơ sở
vật chất, sửa chữa, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị hàng năm cho trạm y tế.
4.10. Chuẩn X: Thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
1. Có quầy thuốc thiết yếu tại trạm y tế. Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi
trên nhãn thuốc; có tủ hoặc ngăn chứa thuốc độc, thuốc gây nghiện riêng theo quy chế.
2. Có tủ thuốc cấp cứu riêng tại phòng khám và luôn có đủ cơ số thuốc cấp cứu
thông thường trên địa bàn và thuốc chống sốc.
3. Có các loại thuốc thiết yếu theo quy định, ít nhất có từ 60 loại trở lên. Tuỳ theo
cơ cấu bệnh tật của từng địa phương, dựa trên danh mục thuốc thiết yếu được ban hành
theo quyết định của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quy
định danh mục một số loại thuốc mà các trạm y tế tối thiểu cần có.
4. Thuốc được quản lý tập trung tại một đầu mối và thực hiện theo đúng quy chế
dược chính. Đặc biệt, đối với một số loại thuốc độc, thuốc hướng tâm thần và thuốc
gây nghiện phải quản lý thuốc rõ ràng theo từng nguồn và sử dụng theo đúng quy định;
không để thuốc quá hạn, hư hỏng, mất mát.
5. Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý theo quy chế.
36
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Công cụ
Phần 1: Câu hỏi trắc nhiệm khách quan
* Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào
khoảng trống:
1. Việc tổ chức màng lưới y tế phải hết sức ...(A) ...trong việc xây dựng cơ sở vật
chất.
A.
2. Màng lưới y tế phải làm tất công tác quản lý...(A) ...mà chủ yếu là giải quyết
vấn đề môi trường, phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, kiểm tra sức khỏe ...... (B)......
A.
B.
3. Hệ thống y tế Việt Nam được phân thành
- Tuyến y tế trung ương
- Tuyến y tế địa phương bao gồm
A. Tuyến y tế tỉnh, thành phố
B.
C.
4 . Nếu phân loại dựa theo thành phần kinh tế (dựa theo đầu tư kinh phí) thì hệ
thống y tế Việt Nam bao gồm
A. Y tế ...
B.
* Phân biệt đúng sai các câu từ 5 đến 14 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho
câu đúng và cột B cho câu sai:
Câu hỏi A B
5. Theo nguyên tắc cơ bản về hệ thống tổ chức Ngành Y tế Việt Nam,
phát triển theo hướng dự phòng đó là ngoài hệ thống khám chữa bệnh còn
cần phải phát triển các cơ sở phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã
hội, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.
6. Đặc điểm nhiệm vụ của khu vực y tế phổ cập là thực hiện nội dung
chăm sóc sức khỏe ban đầu, sử dụng các kỹ thuật thông thường phổ biến.
37
7. Theo nguyên tắc cơ bản về hệ thống tổ chức Ngành Y tế Việt Nam, để
phục vụ nhân dân tốt, có hiệu quả cao, màng lưới y tế Việt Nam không
nên rộng khắp từ thành thị đến nông thôn mà chỉ nên tập trung phát triển
ở các thành phố lớn với trang thiết bị hiện đại, chuyên khoa hoá sâu.
8. Các tuyến y tế từ trung ương đến địa phương trong hệ thống ngành y tế
đều hoạt động độc lập không có sự hỗ trợ lẫn nhau.
9. Theo quy định của Bộ Y tế, sinh hoạt phí hoặc thù lao cho cán bộ y tế
thôn bản là do ngân sách xã trả qua trạm y tế hoặc do dân trong thôn đóng
góp qua trưởng thôn.
10. Tổ chức màng lưới y tế cẩn phải phù hợp với trình độ quản lý và trình
độ khoa học kỹ thuật của ngành y tế.
11. Bảo hiểm Y tế là một đơn vị trực thuộc Bộ Y tế
12. Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận,
huyện thị xã.
13. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Y
tế.
14. Trung tâm y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
* chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 15 đến 31 bằng cách đánh d ấu
X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn.
Câu hỏi A B C D
15. Để đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao màng
lưới y tế Việt Nam phải
A. Phát triển hệ thống giáo dục sức khỏe
B. Gần dân, chia thành nhiều tuyến và rộng khắp
C. Tích cực thực hiện các biện pháp điều trị
D. Cần phát triển hệ thống y tế tư nhân
16. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế Việt Nam hiện
nay là đảm bảo
A. Đáp ứng nhu cầu và phục vụ sức khỏe nhân dân tốt, có hiệu
quả cao
B. Đảm bảo các nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân
C. Cung cấp đầu tư trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu
D. Đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ y tế
17. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế Việt Nam
được áp dụng cho
A. Tổ chức y tế huyện
B. Tổ chức y tế từ huyện tới xã phường
C. Hệ thống y tế nhà nước
D. Toàn bộ hệ thống y tế Việt Nam cả Nhà nước và tư nhân
38
18. Việc xây dựng và tổ chức màng lưới y tế Việt Nam
A. Đều phải xây dựng theo một mô hình như nhau
B. Thuận lợi và phù hợp với tình hình kinh tế mỗi địa phương
C. Phải có trang thiết bị hiện đại
D. Cần có trang thiết bị thiết yếu
19. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế Việt Nam hiện
nay là không ngừng nâng cao
A. Số lượng phục vụ
B. Chất lượng phục vụ
C. Kết quả phục vụ
D. Mức độ phục vụ
20. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế VN hiện nay
xây dựng theo hướng
A. Chủ yếu là điều trị
B. Giáo dục sức khỏe
C. Dự phòng hiện đại
D. Khám và điều trị tại nhà
21. Trung tâm y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc
A. ủy ban nhân dân huyện
B. Sở Y tế
C. Bệnh viện huyện
D. Bệnh viện tỉnh
22. Khu vực y tế chuyên sâu bao gồm
A. Bộ Y tế
B. Bộ Y tế và các Sở Y tế
C. Bộ Y tế, các tỉnh thành trọng điểm và Sở Y tế
D. Bộ Y tế và các tỉnh thành trọng điểm
23. Khu vực y tế phổ cập bao gồm
A. Từ Sở Y tế đến tuyến y tế huyện và y tế xã, phường
B. Y tế tuyến huyện
C. Từ y tế tuyến huyện đến y tế xã phường
D. Y tế xã phường
24. Màng lưới y tế Việt Nam được chia thành
A. Hai khu vực
B. Ba khu vực
C. Bốn khu vực
D. Năm khu vực
39
25. Tuyến y tế đầu tiên tiếp xúc với người dân đó là
A. Tuyến y tế tỉnh
B. Tuyến y tế huyện
C. Tuyến y tế xã, phường
D. Y tế tư nhân
26. Theo thông tư 08 liên bộ, biên chế trạm y tế cơ sở là dựa
theo
A. Dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng
B. Địa bàn hoạt động và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng
đồng
C. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, dân số và diện
tích địa bàn hoạt động
D. Dân số, địa bàn hoạt động và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại
cộng đồng
27. Theo thông tư 08 liên bộ, biên chế cán bộ y tế cho trạm xá
xã ở khu vực đồng bằng có trên 12.000 dân, số cán bộ y tế cần
có là
A. 3-4 cán bộ y tế
B. 4-5 cán bộ y tế
C. 5-6 cán bộ y tế
D. Tối đa 06 cán bộ y tế
28. Nhân viên y tế thôn bản cần được đào tạo chuyên môn ít
nhất
A. 3 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành
B. 5 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành
C. 6 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành
D. 9 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành
29. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức trực tiếp trực
thuộc Bộ Y tế
A. Nhà xuất bản Y học
B. Viện nghiên cứu chiến lược y tế
C. Bệnh viện Đa khoa tỉnh
D. Trường Đại học Y Hà Nội
30. Việc cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hành nghề y tế tư
nhân là nhiệm vụ và quyền hạn của
A. Trung tâm y tế Huyện
B. Ủy ban nhân dân Huyện
C. Sở Y tế
D. Ủy ban nhân dân Tỉnh
40
31. Các nhiệm vụ sau là nhiệm vụ của y tế thôn bản ngoại trừ
A. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhân dân
B. Băng bó vết thương, cấp cứu ban đầu tại chỗ những tai nạn
(gẫy xương, chết đuối)
C. Ở miền núi y tế thôn bản phải khám thai phát hiện đẻ khó
gửi đi sớm và đỡ đẻ thường
D. Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường cho
nhân dân
Phần 2: Câu hỏi truyền thống
Câu hỏi truyền thống cải tiến:
* Trả lời ngắn gọn các câu từ câu 32 đến câu 35
32. Trung tâm y tế dự phòng huyện có các phòng chức năng nghiệp vụ gì?
A.
B.
33. Trung tâm y tế dự phòng huyện có các khoa chuyên môn nào?
A.
B.
C.
D.
E.
34. Khu vực đồng bằng, trung du
A. Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ .... cán bộ y tế
B. Những xã từ 8000 - 12000 dân được bố trí từ .... cán bộ y tế
C. Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa .... cán bộ y tế
35. Khu vực miền núi Tây Nguyên, biên giới hải đảo:
A. Xã dưới 3000 dân được bố trí .... cán bộ y tế
B. Xã có 3000 dân trở lên được bố trí .... cán bộ y tế
Câu hỏi truyền thống:
36. Liệt kê 5 nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế nước ta?
37. Trình bày vị trí, chức năng của Sở Y tế
38. Nêu 3 cơ sở để xác định biên chế của trạm y tế xã phường?
39. Hãy liệt kê tên 10 chuẩn quốc gia về y tế xã?
40. Trình bày vị trí, chức năng của Sở Y tế
41
2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá
Sinh viên đọc kỹ tài liệu, sau đó làm câu hỏi tự lượng giá. Sau khi đã hoàn thành
xong phần tự lượng giá xem lại phần đáp án trang 175 và xem lại nội dung đó trong
bài nếu có gì chưa rõ hay thắc mắc, đề nghị thì trình bày với giáo viên giảng dạy để
được giải đáp.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học
Sinh viên tự đọc theo trình tự các nội dung trong bài học, tự đọc và trả lời câu hỏi
lượng giá, có thể tham khảo các văn bản quy định về hệ thống Tổ chức y tế địa phương
và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, cũng như hướng dẫn thực hiện. Phần nào chưa
rõ, hoặc có thắc mắc ghi lại để trình bày với giáo viên để được giải đáp.
Trong quá trình thực hành ở cộng đồng, sinh viên cần quan sát và tìm kiếm các
thông tin, tài liệu liên quan. So sánh thực tế với bài học, tìm ra những điểm khác nhau
và lý giải.
2. Vận dụng thực tế
Khi thực hiện quản lý y tế từ cấp trung ương đến cơ sở cần phải thực hiện trên cơ
sở nguyên tắc cơ bản, những quy định hiện hành do Nhà nước ban hành. Tuy nhiên
việc vận dụng thực hiện cần phải linh hoạt cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng
địa phương để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao nhất.
3. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế - Tổ chức y tế thế giới. Quản lý y tế. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội,
2001.
2. Bộ Y tế. Quản lý và Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở. Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, 2000.
3. Bộ Y tế - Vụ Tổ chức cán bộ. Các văn bản quy định về hệ thống tổ chức y tế
địa phương và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở hiện hành. Hà Nội, 2002.
4. Bộ Y tế. Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Hà Nội, 2002
5. Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế. Bài giảng Quản
lý và Chính sách y tế. Hà Nội, 2002.
6. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Khoa y tế công cộng Bộ
môn Tổ chức - Quản lý y tế. Bài giảng Tổ chức - Quản lý y tế. Thành phố Hồ
Chí Minh, 2004.
7. Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số 11/2005/TTLT-BYT-BNV. Thông
42
tư liên tịch Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế ở địa
phương. Hà nội ngày 12 tháng 4 năm 2005.
8. Bộ Y tế. Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung
tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (ban hành kèm
theo Quyết định số 26/2005/QĐ - BYT ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
9. Nghị định Chính phủ số 49/2003 NĐ-CP. Nghị định Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Hà Nội ngày 15
tháng 5 năm 2003.
10. Nghị định Chính phủ số 171/2004/NĐ-CP. Nghị định của chính phủ Quy
định tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Hà Nội ngày 29 tháng 09 năm 2004.
11. Nghị định chính phủ số 172/2004/NĐ-CP. Nghị định của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
43
NHỮNG QUAN ĐIỂM, CHIẾN IƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH Y TẾ VIỆT NAM
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
1. Đánh giá khái quát được tìnhhình sức khoẻ chung và công tác chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Trình bày được ý nghĩa và nội dung của các quan điểm cơ bản về y tế của Việt
Nam hiện hay.
3. Trình bày được các mục tiêu chiến lược, các giải pháp cơ bản về công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân Việt Nam.
Trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến những chính sách y tế cụ thể. Một trong
những chính sách y tế cụ thể là đường lối chiến lược y tế và các quan điểm về chỉ đạo
công tác y tế hiện nay.
1. Các điểm cơ bản trong lịch sử phát triển quan điểm y tế của Đảng ta
1.1. Quan điểm xây dựng ngảnh y tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau cách mạng
tháng Tám năm 1945
Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến sức khỏe nhân dân. Ngay từ khi giành được
chính quyền Bác Hồ đã căn dặn: "Mỗi người dân khỏe thì cả nước khoẻ" và "Luyện
tập thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước".
Tại hội nghị cán bộ y tế năm 1955, Bác Hồ tiếp tục nhắc nhở cán bộ xây dựng
một nền y học của ta: Trong những năm nước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành
khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp
chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng
phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học, dân tộc và đại chúng.
Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng
thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng
nghiên cứu và phối hợp thuốc “đông” và “tây”.
1.2. Các nghị quyết của đại hội Đảng, nghị quyết của trung ương Đảng
- Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam ở
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 nêu rõ: “Con người là vốn quý nhất của chế độ xã
hội chủ nghĩa (XHCN). Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là nghĩa vụ và
mục tiêu cao quý của ngành y tế và thể dục thể thao dưới chế độ ta và chính vì thế mà
đảng và chính phủ ta rất coi trọng công tác y tế và thể dục thể thao. Các ngành y tế và
44
thể dục thể thao có một tác dụng trong việc phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục
vụ xây dựng cơ bản và phục vụ quốc phòng”.
- Đại hội lần thứ 4 của Đảng cộng sản Việt Nam có nêu quan điểm của đảng về
công tác y tế. "Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là một vấn đề rất quan
trọng, gắn liền sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, với hạnh phúc của
nhân dân. Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta, là trách nhiệm
cao quý của đảng và nhà nước ta, trước hết là của ngành y tế và thể dục thể thao".
- Điều 47 hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi như sau: "Nhà
nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân; xây dựng nền y học Việt
Nam theo phương hướng dự phòng; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược
học cổ truyền của dân tộc, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh, lấy phòng bệnh là
chính; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với phát triển y tế tư nhân đến tận cơ sở. Nhà
nước và xã hội bảo vệ bà mẹ, trẻ em; vận động sinh đẻ có kế hoạch".
1.3. Những văn bản quan trọng của nhà nước
- Từ năm 1958 - 1976, quan điểm 1 của Ngành Y tế Việt Nam: “Gắn liền với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH, vì hạnh phúc nhân dân, y tế phải phục vụ sản xuất,
đời sống và quốc phòng”.
- Từ năm 1976 - 1985, các nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc đảng cộng
sản Việt Nam, các chỉ thị của hội đồng bộ trưởng, v.v... Là những sự thừa nhận công
khai ở các cấp cao nhất của đảng và nhà nước, vai trò và vị trí của công tác chăm sóc
sức khỏe đối với:
+ Con người và chiến lược con người
+ Sản xuất và sự phát triển của xã hội, các mục tiêu kinh tế xã hội; quốc phòng.
- Ngày 3 tháng 2 năm 1994 chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ra Quyết định số 58/TTg do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký về việc quy định một số vấn đề
tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở. Để thực hiện nghị quyết hội nghị lần
thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về những vấn đề cấp bách của sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Ngày 3 tháng 1 năm 1998, chính phủ ra nghị định số 01/1998/NĐ-CP về hệ
thống tổ chức y tế địa phương. Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996 - 2000 và chính sách quốc gia về thuốc của
Việt Nam.
Ngày 22/1/2002 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Chỉ thị
số 06-CT/TW về việc củng cố và hoàn thiện màng lưới y tế cơ sở. (Theo nghị quyết
trung ương IV khoá VII đồng thời ngành y tế có nhiều văn bản quan trọng trong công
tác chỉ đạo, thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân).
45
2. Đặc điểm nhu cầu sức khỏe và chăm sóc sức khỏe nhân dân
2.1. Đất nước đang phát triển
- Kém phát triển về kinh tế: đến nay Việt Nam vẫn còn là một trong số các nước
nghèo, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh
thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều mặt lạc hậu.
- Kém phát triển về văn hoá, khoa học kỹ thuật.
- Trong nhiều năm dân số Việt Nam trong tình trạng phát triển “bùng nổ”. Hiện
nay Việt Nam vẫn là nước có dân số phát triển. Tháp dân số năm 1999 (Tháp co hẹp)
đã cho thấy bắt đầu có xu hướng giảm mức sinh so với trước đây. Tỷ lệ dân số già tăng
lên đáng kể sẽ làm thay đổi cấu trúc bệnh tật và tử vong.
Bảng 1: Dân số qua các năm
Năm Dân số ( triệu) Dân số tăng lên (triệu)
1943 2.2
1951 23.0
1960 30.2 7.2 (sau 9 năm)
1970 41.0 10.8 (sau 10 năm)
1979 52.7 11.7 (sau 9 năm)
1989 64.4 11.7 (sau 10 năm )
1999 76.3 11.9 (sau 10 năm)
Bảng 2: Tỷ lệ giới và nhóm tuổi theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999
Nam % Nam Nữ % Nữ Tổng
0-4 3682743 51.35 3489499 48.65 7172242
5- 9 4634400 51.30 4398762 48.70 9033162
10-14 4654315 51.33 4412247 48.67 9066562
15-19 4141058 50.36 4081222 49.64 8222280
20-24 3430084 49.5. 3495303 50.47 6925387
25-29 3281300 49.96 3286874 50.04 6568174
30-34 3003421 49.78 3030285 50.22 6033706
35-39 2726540 48.80 2860080 51.20 5586620
40-44 2180363 47.92 2369697 52.08 4550060
45-49 1465289 46.71 1671969 53.29 3137258
50-54 964240 45.82 1140076 54 18 2104316
55-59 782143 43.77 1004864 56.23 1787007
60-64 759708 43.48 987600 56.52 1747308
65-69 725600 44.06 921175 55.94 1646775
70-74 500522 41.33 710582 58.67 1211104
75-79 307069 37.37 514680 62.63 821749
80-84 144203 34.48 274041 65.52 418244
>85 86119 29.57 205100 70.43 291219
Tổng 37469117 49.09 38854056 50.91 76323173
46
Hình 1. Biểu đồ dân số Việt Nam năm 1999
2.2. Đặc điểm sức khỏe chung hiện nay
- Được cải thiện một bước
- Sức khỏe vẫn ở mức thấp.
- Sức khỏe không đồng đều (các vùng, các tầng lớp nhân dân). (Xem bảng số liệu
3, 4 và hình 2 và 3)
2.3. Mô hình bệnh tật, tử vong (xem bảng 5; hình 4 và 5)
- Mô hình bệnh tật ở nước đang phát triển
+ Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng là phổ biến. Hiện nay không còn dịch lớn
xảy ra. Nhiều bệnh tật giảm: sốt xuất huyết, thương hàn, tả, viêm não Nhật bản, sáu
bệnh trong chương tình TCMR, sốt rét.
+ Suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt suy dinh dưỡng trong bụng mẹ (14-21,7%): bà
mẹ có thai không tăng trọng lượng đủ 12 kg và 50% thiếu máu; nhu cầu cung cấp chất
dinh dưỡng và năng lượng không đủ và không cân đối.
- Mô hình bệnh tật nước phát triển: bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần, bệnh nghề
nghiệp, bệnh tuổi già, tai nạn giao thông...
Bảng 3: Gánh nặng bệnh tật tại bệnh viện theo nhóm dân cư và ba nhóm bệnh
Tỷ lệ % theo số mắc
Các bệnh
Thành thị Nông thôn Nông thôn nghèo
Lây nhiễm (CNPM) 12.8 31.6 36.4
Không lây nhiễm (NCD) 73.6 55 50.5
Thương tật 13.6 13.3 13.1
Tổng số 100 100 100
(Nguồn: Phân tích sô liệu từ báo cáo của ADB)
47
Hình 2. So sánh tỷ lệ theo số mắc của các nhóm dân cư
Bảng 4. Gánh nặng bệnh tật tại bệnh viện theo nhóm dân cư và ba nhóm bệnh.
Tỷ lệ % theo số chết
Thành thị Nông thôn Nông thôn nghèo
Lây nhiễm (CNPM) 10.9 33.3 47
Không lây nhiễm (NCD) 74.6 55.2 44.3
Thương tật 14.5 11.4 8.6
Tổng số 100 100 100
(Nguồn: Phân tích sô liệu từ báo cáo của ADB)
Ghi chú:
CNPM: Các bệnh truyền nhiễm, các bệnh liên quan đến thiếu hụt dinh
dưỡng, chu sinh và sức khỏe bà mẹ.
NCD: Các bệnh không truyền nhiễm
Tử vong: giảm
Các số liệu này cho thấy tình trạng sức khỏe của nhóm dân ở thành thị tương đối
tốt so với các vùng nông thôn. Cụ thể là tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm, thiếu dinh
dưỡng chất, chu sinh và các điều kiện liên quan đến sức khỏe bà mẹ (viết tắt là
48
CNPM) của người dân thành thị chỉ bằng 1/3 và tỷ lệ tử vong bằng 1/4 so với các vùng
nông thôn nghèo. Mặt khác, bệnh ở vùng thành thị chịu sự chi phối của lối sống, môi
trường, các stress, đó là các bệnh tim mạch và ung thư. Ngược lại, ở nông thôn đặc
biệt là các vùng nghèo hơn, vẫn phải chịu gánh nặng từ các căn bệnh truyền nhiễm
cũng như tử vong. Hơn nữa, kết quả trên cho thấy các bệnh không truyền nhiễm (viết
tắt là NCD) không phải là không đáng kể và nó cũng góp phần làm tăng gánh nặng
bệnh tật vốn đã nặng nề ở các vùng nông thôn. Tại các vùng nông thôn này, tai nạn
cũng chiếm một tỷ trọng đáng lưu ý.
Bảng 5. Một số chỉ số tử vong qua các năm
Chỉ số Năm 1990* Năm 1995* Năm 1999*
Tỷ suất chết trẻ em <1 tuổi 460
/00 44.180
/00 36.70
/00
Tỷ suất chết trẻ em <5 tuổi 680
/00 550
/00 420
/00
Tỷ suất chết mẹ 115/100.000 100/100.000 95/100.000
* Nguồn: Báo cáo của Chính phủ Việt Nam tại hội nghị điều phối viện trợ cho lĩnh
vực sức khỏe, Hà Nội, tháng 3/1997, tr.34
** Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2000
(Nguồn Niên giám thống kê y tế năm 2000)
Hình 5: Xu hường mắc bệnh theo 3 nhóm
49
2.4. Môi trường
Vẫn bị ô nhiễm nặng nề: ô nhiễm phân, nguồn nước, ô nhiễm thuốc trừ sâu, chất
thải công nghiệp và sinh hoạt v.v...
2.5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tiêm chủng mở rộng được mở rộng, duy trì tỷ lệ > 85%
- Giáo dục sức khỏe, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt
2.6. Hệ thống cơ sở, tổ chức, quản lý
- Màng lưới y tế cơ sở được củng cố (xem bảng 6)
- Chấn chỉnh công tác quản lý bệnh viện.
- Hệ thống y học cổ truyền dân tộc được củng cố và sắp xếp phù hợp: hướng về y
tế cộng đồng, làm nhiệm vụ CSSKBĐ, gắn với chương trình phát triển kính tế xã hội.
- Hệ thống tổ chức và đào tạo cán bộ y tế chậm được đổi mới.. Chỉ số bác sĩ/số
dân còn thấp (Xem bảng 7). Chưa gắn đào tạo với sử dụng.
- Ngành dược chậm đổi mới về tổ chức.
- Đạo đức cán bộ y tế: có một số thiếu trách nhiệm, không giữ được.
2.7. Chế độ, chính sách
- Một số chế độ, chính sách chưa có tác dụng động viên cán bộ lâm việc.
- Y tế phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đảm bảo công bằng trong chăm sóc
sức khỏe là vấn đề cấp bách và lâu dài.
- Các điều kiện vật chất thấp xa so với nhu cầu.
Bảng 6: Tình hình y tế xã năm 2000
Chỉ số vùng
Số xã có
bác sỹ
% số xã
có bác
sỹ
Số xã
chưa có
y sỹ
Số xã có
YSSN hoặc
NHS
Số xã chưa
có cơ sở
trạm y tế
Tổng số (cả nước) 5366 51.1 236 9240 358
Miền núi trung du Bắc bộ 871 29.7 66 2447 153
Đồng bằng sông Cửu Long 1512 77.0 01 1806 12
Bắc trung bộ 622 34.7 37 1381 30
Duyên hải miền Trung 466 46.6 37 862 38
Tây Nguyên 266 44.6 64 432 76
Đông Nam bộ 617 78.7 8 774 27
Đồng bằng sông Cửu Long 912 63.5 11 1388 22
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2000)
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên

More Related Content

What's hot

Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongThanh Liem Vo
 
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌGIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌSoM
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docxBệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docxSoM
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMSoM
 
Kham chan thuong ngưc (y3)
Kham chan thuong ngưc (y3)Kham chan thuong ngưc (y3)
Kham chan thuong ngưc (y3)vinhvd12
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Giai phau sinh ly he ho hap
Giai phau sinh ly he ho hapGiai phau sinh ly he ho hap
Giai phau sinh ly he ho hapThanh Liem Vo
 
Bệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchBệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchSoM
 
hệ hô hấp
hệ hô hấphệ hô hấp
hệ hô hấpLam Nguyen
 
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảncâu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảnnataliej4
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUTBFTTH
 
GIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬNGIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬNSoM
 
Tính chuyên nghiệp trong Y học gia đình
Tính chuyên nghiệp trong Y học gia đìnhTính chuyên nghiệp trong Y học gia đình
Tính chuyên nghiệp trong Y học gia đìnhThanh Liem Vo
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014atailieuhoctapctump
 
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1 Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1 nataliej4
 

What's hot (20)

Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phong
 
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌGIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
GP Hệ sinh dục
GP Hệ sinh dụcGP Hệ sinh dục
GP Hệ sinh dục
 
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docxBệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx
 
Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIM
 
Kham chan thuong ngưc (y3)
Kham chan thuong ngưc (y3)Kham chan thuong ngưc (y3)
Kham chan thuong ngưc (y3)
 
Mô cơ
Mô cơMô cơ
Mô cơ
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
Giai phau sinh ly he ho hap
Giai phau sinh ly he ho hapGiai phau sinh ly he ho hap
Giai phau sinh ly he ho hap
 
Bệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchBệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạch
 
hệ hô hấp
hệ hô hấphệ hô hấp
hệ hô hấp
 
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảncâu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
 
GIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬNGIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬN
 
Tính chuyên nghiệp trong Y học gia đình
Tính chuyên nghiệp trong Y học gia đìnhTính chuyên nghiệp trong Y học gia đình
Tính chuyên nghiệp trong Y học gia đình
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
 
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1 Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
 

Viewers also liked

Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩQuản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩTS DUOC
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếTS DUOC
 
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vnGia Hue Dinh
 
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tếTổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tếĐiều Dưỡng
 
Đề thi công chức chuyên ngành quản lý dược ( Thi trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành quản lý dược ( Thi trắc nghiệm )Đề thi công chức chuyên ngành quản lý dược ( Thi trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành quản lý dược ( Thi trắc nghiệm )Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y teMot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y tebuithucthang
 
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾTỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾhoanggiangst88
 
Dieu hanh cuoc hop
Dieu hanh cuoc hopDieu hanh cuoc hop
Dieu hanh cuoc hoptan_td
 
Phần mềm quản lý bệnh viện | NANO-Hospital 2014
Phần mềm quản lý bệnh viện | NANO-Hospital 2014Phần mềm quản lý bệnh viện | NANO-Hospital 2014
Phần mềm quản lý bệnh viện | NANO-Hospital 2014themoonhot
 
Gioi thieu ve dieu duong
Gioi thieu ve dieu duongGioi thieu ve dieu duong
Gioi thieu ve dieu duongtienhai
 
Ky Nang Dieu Khien Cuoc Hop
Ky Nang Dieu Khien Cuoc HopKy Nang Dieu Khien Cuoc Hop
Ky Nang Dieu Khien Cuoc HopCMT SOLUTION
 
13 hormon tuyen giap
13  hormon tuyen giap13  hormon tuyen giap
13 hormon tuyen giapKhang Le Minh
 
Ky nang dat cau hoi
Ky nang dat cau hoiKy nang dat cau hoi
Ky nang dat cau hoiHoàng Rù
 
Quản lý bệnh viện
Quản lý bệnh việnQuản lý bệnh viện
Quản lý bệnh việnTam Nguyen
 
Cách điều hành cuộc họp
Cách điều hành cuộc họpCách điều hành cuộc họp
Cách điều hành cuộc họppioneerbni
 
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấpTài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấpĐiều Dưỡng
 

Viewers also liked (20)

Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩQuản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tế
 
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
 
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tếTổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
Tổ chức và quản lý y tế - Chính sách y tế
 
Đề thi công chức chuyên ngành quản lý dược ( Thi trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành quản lý dược ( Thi trắc nghiệm )Đề thi công chức chuyên ngành quản lý dược ( Thi trắc nghiệm )
Đề thi công chức chuyên ngành quản lý dược ( Thi trắc nghiệm )
 
1. econ eval bsdk 2013
1. econ eval bsdk 20131. econ eval bsdk 2013
1. econ eval bsdk 2013
 
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y teMot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
 
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾTỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
 
Dieu hanh cuoc hop
Dieu hanh cuoc hopDieu hanh cuoc hop
Dieu hanh cuoc hop
 
Phần mềm quản lý bệnh viện | NANO-Hospital 2014
Phần mềm quản lý bệnh viện | NANO-Hospital 2014Phần mềm quản lý bệnh viện | NANO-Hospital 2014
Phần mềm quản lý bệnh viện | NANO-Hospital 2014
 
Gioi thieu ve dieu duong
Gioi thieu ve dieu duongGioi thieu ve dieu duong
Gioi thieu ve dieu duong
 
đề Thi dược lý
đề Thi dược lýđề Thi dược lý
đề Thi dược lý
 
Ky Nang Dieu Khien Cuoc Hop
Ky Nang Dieu Khien Cuoc HopKy Nang Dieu Khien Cuoc Hop
Ky Nang Dieu Khien Cuoc Hop
 
13 hormon tuyen giap
13  hormon tuyen giap13  hormon tuyen giap
13 hormon tuyen giap
 
Ky nang dat cau hoi
Ky nang dat cau hoiKy nang dat cau hoi
Ky nang dat cau hoi
 
Quản lý bệnh viện
Quản lý bệnh việnQuản lý bệnh viện
Quản lý bệnh viện
 
Cách điều hành cuộc họp
Cách điều hành cuộc họpCách điều hành cuộc họp
Cách điều hành cuộc họp
 
11 thuoc dtri tmct
11  thuoc dtri tmct11  thuoc dtri tmct
11 thuoc dtri tmct
 
cau-hoi-on-thi-vien-chuc-nganh-y-te-2015
cau-hoi-on-thi-vien-chuc-nganh-y-te-2015cau-hoi-on-thi-vien-chuc-nganh-y-te-2015
cau-hoi-on-thi-vien-chuc-nganh-y-te-2015
 
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấpTài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
Tài liệu Y học cổ truyền Trung cấp
 

Similar to Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên

Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeangTrnHong
 
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...sividocz
 
Sinh lý học
Sinh lý họcSinh lý học
Sinh lý họcTS DUOC
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcĐiều Dưỡng
 
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadongTS DUOC
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...hanhha12
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...PinkHandmade
 
Giáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học)_ Phần 1_1071642.pdf
Giáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học)_ Phần 1_1071642.pdfGiáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học)_ Phần 1_1071642.pdf
Giáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học)_ Phần 1_1071642.pdfNganLy23
 
CHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdf
CHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdfCHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdf
CHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdfOnlyonePhanTan
 
Nguyen ly cua thu nghiem lam sang
Nguyen ly cua thu nghiem lam sangNguyen ly cua thu nghiem lam sang
Nguyen ly cua thu nghiem lam sangThuy Dang
 
Chuong trinh khung bsdk 2007 2011end
Chuong trinh khung bsdk 2007  2011endChuong trinh khung bsdk 2007  2011end
Chuong trinh khung bsdk 2007 2011endThien Pham
 

Similar to Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên (20)

Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
 
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAYLuận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bện...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bện...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bện...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bện...
 
Cđ gt
Cđ gtCđ gt
Cđ gt
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
 
Sinh lý học
Sinh lý họcSinh lý học
Sinh lý học
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý học
 
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học ...
 
Giáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học)_ Phần 1_1071642.pdf
Giáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học)_ Phần 1_1071642.pdfGiáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học)_ Phần 1_1071642.pdf
Giáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học)_ Phần 1_1071642.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdf
CHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdfCHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdf
CHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdf
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nghề Thầy Thuốc
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nghề Thầy ThuốcTiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nghề Thầy Thuốc
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nghề Thầy Thuốc
 
I02 1
I02 1I02 1
I02 1
 
16 phcn benh_tamthan
16 phcn benh_tamthan16 phcn benh_tamthan
16 phcn benh_tamthan
 
Nguyen ly cua thu nghiem lam sang
Nguyen ly cua thu nghiem lam sangNguyen ly cua thu nghiem lam sang
Nguyen ly cua thu nghiem lam sang
 
Chuong trinh khung bsdk 2007 2011end
Chuong trinh khung bsdk 2007  2011endChuong trinh khung bsdk 2007  2011end
Chuong trinh khung bsdk 2007 2011end
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
 

More from TS DUOC

Y học cổ truyền
Y học cổ truyềnY học cổ truyền
Y học cổ truyềnTS DUOC
 
Vi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùngVi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùngTS DUOC
 
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐVi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐTS DUOC
 
Vì khí hậu - NXBHN
Vì khí hậu - NXBHNVì khí hậu - NXBHN
Vì khí hậu - NXBHNTS DUOC
 
Ung thư học
Ung thư họcUng thư học
Ung thư họcTS DUOC
 
Tổ chức quản lý y tế
Tổ chức quản lý y tếTổ chức quản lý y tế
Tổ chức quản lý y tếTS DUOC
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý họcTS DUOC
 
Sức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trườngSức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trườngTS DUOC
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpTS DUOC
 
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Phục hồi chức năng - NXB HN
Phục hồi chức năng - NXB HNPhục hồi chức năng - NXB HN
Phục hồi chức năng - NXB HNTS DUOC
 
Phục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩPhục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩTS DUOC
 
Nội khoa Đông Tây Y
Nội khoa Đông Tây YNội khoa Đông Tây Y
Nội khoa Đông Tây YTS DUOC
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Kỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngKỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngTS DUOC
 
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ emKhoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ emTS DUOC
 
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà NộiKhoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà NộiTS DUOC
 
Hồi sức cấp cứu chống độc
Hồi sức cấp cứu chống độcHồi sức cấp cứu chống độc
Hồi sức cấp cứu chống độcTS DUOC
 
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhDinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhTS DUOC
 
Dinh Dưỡng - ĐHCT
Dinh Dưỡng - ĐHCTDinh Dưỡng - ĐHCT
Dinh Dưỡng - ĐHCTTS DUOC
 

More from TS DUOC (20)

Y học cổ truyền
Y học cổ truyềnY học cổ truyền
Y học cổ truyền
 
Vi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùngVi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùng
 
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐVi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
 
Vì khí hậu - NXBHN
Vì khí hậu - NXBHNVì khí hậu - NXBHN
Vì khí hậu - NXBHN
 
Ung thư học
Ung thư họcUng thư học
Ung thư học
 
Tổ chức quản lý y tế
Tổ chức quản lý y tếTổ chức quản lý y tế
Tổ chức quản lý y tế
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý học
 
Sức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trườngSức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trường
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
 
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
 
Phục hồi chức năng - NXB HN
Phục hồi chức năng - NXB HNPhục hồi chức năng - NXB HN
Phục hồi chức năng - NXB HN
 
Phục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩPhục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩ
 
Nội khoa Đông Tây Y
Nội khoa Đông Tây YNội khoa Đông Tây Y
Nội khoa Đông Tây Y
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
 
Kỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngKỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡng
 
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ emKhoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
 
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà NộiKhoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
 
Hồi sức cấp cứu chống độc
Hồi sức cấp cứu chống độcHồi sức cấp cứu chống độc
Hồi sức cấp cứu chống độc
 
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhDinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
 
Dinh Dưỡng - ĐHCT
Dinh Dưỡng - ĐHCTDinh Dưỡng - ĐHCT
Dinh Dưỡng - ĐHCT
 

Recently uploaded

5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 

Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2007
  • 2. CHỦ BIÊN ThS. Mai Đình Đức BAN BIÊN SOẠN ThS. Đàm Thị Tuyết ThS. Mai Đình Đức ThS. Nguyễn Thu Hiền ThS. Nguyễn Thị Phương Lan ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên
  • 3. 3 LỜI NÓI ĐẦU Tổ chức - Quản lý y tế là một khoa học của chuyên ngành Y xã hội học. Kiến thức về Tổ chức - Quản lý y tế sẽ giúp cho các cán bộ y tế sử dụng các nguồn lực của đơn vị, cộng đồng một cách có hiệu quả. Môn học này đã triển khai dạy cho sinh viên y khoa hệ chính quy ở các Trường Đại học Y trong nhiều năm qua. Tuy nhiên việc biên soạn tài liệu dạy và học chính thức cho môn học này chưa được chú ý. Dưới sự hỗ trợ của chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thuỵ Điển, Bộ Y tế, tập thể giảng viên Bộ môn Y xã hội học biên soạn cuốn tài liệu "Tổ chức - Quản lý y tế , dành cho sinh viên học môn học này. Mục đích của cuốn tài liệu hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài học của môn học theo kế hoạch thống nhất và dạy/học dựa trên các vấn đề thực tên của cộng đồng. Chúng tôi biên soạn cuốn tài liệu này dựa trên cơ sở sau: Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thuỵ Điển. Văn kiện tiêu dự án CBE. 2003; Chương trình giáo dục dựa vào cộng đồng ban hành theo Quyết định Số 272/YK- QĐ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Tập tài liệu Tổ chức - Quản lý y tế được biên tập lần đầu tiên, không sao tránh khỏi thiếu sót, mong các bạn đọc đóng góp ý kiên để chúng tôi tiếp tục sửa chữa, bổ sung in lần sau nhằm hoàn thiện hơn cuốn tài liệu. Xin trân trọng cảm ơn. TM CÁC TÁC GIẢ ThS. Mai Đình Đức
  • 4. 4 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CBE : Giáo dục dựa vào cộng đồng AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV : Virus gây suy giảm miễn dịch ở người CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu XHCN :Xã hội chủ nghĩa CNTB : Chủ nghĩa tư bản TK : Thế kỷ WHO : Tổ chức y tế thế giới KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình TCMR : Tiêm chủng mở rộng
  • 5. 5 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Cuốn tài liệu này được biên soạn dùng cho sinh viên Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên dùng cho sinh viên năm thứ ba trong chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa hệ 6 năm nhằm giúp sinh viên tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý y tế, các quan điểm của Đảng về công tác y tế, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trong cuốn tài liệu này chúng tôi hướng dẫn sinh viên tổ chức thực hiện môn học và các tài liệu tham khảo khi học môn học này. Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên nghiên cứu chương trình chi tiết của môn học để có cách nhìn tổng quan về mục tiêu, nội dung, thời lượng. Dựa trên những định hướng ban đầu này sẽ giúp sinh viên nhìn nhận được sự logic của các bài học và có kế hoạch học tập chủ động phù hợp . Sinh viên sẽ được biết đến mục tiêu của từng bài học và nhận thấy được bố cục một bài học bao gồm mục tiêu, nội dung chính, lượng giá và hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế. Để sinh viên tự lượng giá được dễ dàng, sinh viên nghiên cứu kỹ phần câu hỏi và tự trả lời trước khi xem đáp án. Phần cuối của mỗi bài đề cập đến hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế các nội dung mà giảng viên đã cung cấp cho sinh viên. Chúc các bạn thành công trong học tập. TM CÁC TÁC GIẢ ThS. Mai Đình Đức
  • 6. 6 MÔN HỌC: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ Đối tượng đào tạo: Sinh viên y khoa năm thứ 3 Số đơn vị học trình: 2/0 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Số tiết: 30/0 Lý thuyết 30 Thực hành: 0 Số điểm kiểm tra: 3 Số điểm thi: 1 Thời gian thực hiện: Kỳ VI năm thứ 3 MỤC TIÊU Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các quan điểm chỉ đạo cơ bản về công tác y tế giai đoạn 2000 - 2020. 2. Nêu được vai trò, ý nghĩa và nội dung cơ bản của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân. 3. Trình bày được tổ chức và nhiệm vụ của y tế các cấp. 4. Mô tả được chu trình quản lý y tế NỘI DUNG Số tiếtTT Tên bài học/chủ đề Tổng số Lý thuyết Thực hành 1 Đại cương về tổ chức và quản lý hệ thống y tế 1 1 0 2 Tổ chức và quản lý hệ thống y tế 4 4 0 3 Những quan điểm, chiến lược và chính sách y tế 2 2 0 4 Luật pháp y tế Việt Nam 2 2 0 5 Tổ chức và quản lý bệnh viện 4 4 0 6 Các chỉ số sức khỏe và quản lý thông tin y tế 3 3 0 7 Lập kế hoạch y tế 3 3 0 8 Giám sát hoạt động y tế 3 3 0 9 Quản lý nhân lực y tế 2 2 0 10 Quản lý tài chính và vật tư y tế 3 3 0 11 Đánh giá các chương trình hoạt động y tế 3 3 0 Tổng số 30 30 0
  • 7. 7 ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu và giải thích được khái niệm: Y xã hội học, Y tế công cộng, Tổ chức y tế. 2. Mô tả được vị trí, vai trò của khoa học tổ chức y tế và quản lý y tế trong việc chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân cũng như trong hệ thống khoa học y học. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi bước sang thế kỷ XX, nền y học có một xu thế phát triển mới là trong các trường đại học y xuất hiện một môn học: Y xã hội học và Tổ chức y tế. 1. Các khái niệm 1.1. Y xã hội học, Tổ chức y tế, Y tế công cộng 1 1. Y xã hội học Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cộng đồng, của xã hội. Nghiên cứu những điều kiện sống, điều kiện làm việc và các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến tình trạng đó nhằm mục đích xác định các biện pháp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như là: thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới, dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, môi trường sống, môi trường lao động... Hiện nay đã có một số nghiên cứu về yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe. Sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển, đã dẫn tới sự thay đổi về mô hình bệnh tật cũng như tuổi thọ trung bình ở các nước. 1.1.2. Tổ chức y tế Là một bộ phận của y học xã hội, là khoa học nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức mạng lưới y tế, phân tích các hoạt động y tế nhằm thực hiện các mục tiêu y tế. Theo nguyên tắc chung thì tổ chức được định nghĩa là sự kết hợp của các cá nhân và có cùng ba đặc điểm ngang nhau như sau: - Có mục đích riêng, tổ chức được tạo ra để đạt các mục tiêu đặc trưng khác với các mục tiêu khác.
  • 8. 8 - Tổ chức phân công việc có định hướng theo mục tiêu. Những người tham gia tổ chức được trao các nhiệm vụ khác nhau tuỳ theo mức độ, những công việc hoàn thành từng nhiệm vụ đó đều phải phục vụ cho mục tiêu thống nhất của tổ chức. - Có một ban quản lý, ban quản lý đại diện cho khối thống nhất, tức tổ chức đó, với công việc đối nội, đối ngoại. Ban quản lý chịu trách nhiệm đảm bảo điều phối và thực hiện mục tiêu chung của khối thống nhất. 1.1.3. Mối liên quan giữa Y học xã hội và Tổ chức y tế Y học xã hội là lý luận, là cơ sở khoa học của Tổ chức y tế ngược lại Tổ chức y tế là cơ sở thực tiễn của Y học xã hội, là hệ thống những biện pháp y tế chứng tỏ lý luận của Y học xã hội là đúng đắn, là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy, sự kết hợp Y học xã hội với tổ chức y tế là rất quan trọng. Y học xã hội với ý nghĩa trên là một khoa học, có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh như các ngành khoa học khác. Ngành Y học xã hội có liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học tự nhiên và xã hội khác ngoài y tế như các yếu tố ảnh hưởng của văn hóa, kinh tế xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. 1.1.4. Y tế công cộng Y tế công cộng hay còn gọi là sức khỏe công cộng (Public Health) đề cập đến những vấn đề sức khỏe của một quần thể, tình trạng sức khỏe của tập thể, những dịch vụ vệ sinh môi trường, những dịch vụ y tế tổng quát và quản lý các dịch vụ chăm sóc. Từ công cộng ở đây nói lên tính chất chung cho số đông, ngược với tính chất chăm sóc riêng lẻ cho từng bệnh nhân. Theo WHO (11/1995) "Y tế công cộng là việc tổ chức các nỗ lực của xã hội đến phát triển các chính sách sức khỏe công cộng, để tăng cường sức khoẻ, để phòng bệnh và để nâng cao công bằng trong xã hội, trong khuôn khổ sự phát triển bền vững". 1.2. Tên gọi Môn học này có tên gọi không thống nhất ở nhiều nước, thậm chí trong một - Nước Vệ sinh xã hội và Tổ chức y tế ở Liên Xô (cũ). - Y học xã hội ở Ru-ma-ni, Anh, Mỹ, Tây Đức. - Bảo vệ sức khỏe ở Tiệp. - Vệ sinh xã hội ở Đức, Liên Xô, Bun-ga-ri. - Sức khỏe cộng đồng ở Nam Tư, Pháp, Thuỵ Điển, Ai Cập, An-giê-ri, Nhật, Bỉ, Nam và Bắc Mỹ. - Quản lý y tế ở Ca-na-đa và Mỹ...
  • 9. 9 Tên gọi môn học này ở nước nào tuỳ thuộc vào ý nghĩa của nó, được hiểu ở nước đó và còn tuỳ thuộc vào truyền thống sẵn có của nước đó nữa. 1.3. Sự phát triển của Y xã hội học và Tổ chức y tế - Y xã hội học và Tổ chức y tế đã có những dấu vết đầu tiên từ thời văn hoá cổ xa (thế kỷ XVIII trước công nguyên) đã quy định việc hành nghề của thầy thuốc trong xã hội nô lệ vùng Ba Bi Lon; Hypocrat (460-337 trước công nguyên) đã quan tâm đến ảnh hưởng của môi trường xã hội đến sức khỏe con người. - Năm 1700 (thế kỷ XVIII) ở nước Ý có xuất bản một cuốn sách nói về bệnh tật của những người thủ công, vạch ra sự liên quan chặt chẽ giữa nghề nghiệp và bệnh tật. - Cuối thế kỷ XVIII, có một tác giả người Đức đã phân tích sâu sắc quan hệ giữa những điều kiện xã hội và việc bảo vệ sức khoẻ, ông đã phân tích vấn đề chính trị xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, ông nhấn mạnh vai trò của thống kê trong việc nghiên cứu bảo vệ sức khỏe. - Năm 1830, ở Anh có dịch tả lớn đã làm người ta quan tâm đến hoàn cảnh xã hội và bệnh tật. Những người thầy thuốc và nhân dân Anh thấy rõ là dịch tả xảy ra phần lớn ở tầng lớp nghèo khổ. - Ở Đức, Bộ môn Vệ sinh xã hội được lập nên năm 1912. - Năm 1942, Bộ môn Y học xã hội được thành lập tại Oxford (Anh) và sau đó ở các trường đại học các nước khác. - Ở Liên Xô (cũ). Bộ môn Vệ sinh xã hội được thành lập ở Trường Đại học Tổng hợp MOSKOBA năm 1922 và đến năm 1941 được đổi tên là Tổ chức bảo vệ sức khoẻ. Sau những cuộc tranh luận sôi nổi qua nhiều năm, từ năm 1966 tất cả các bộ môn và viện nghiên cứu Tổ chức y tế của Liên Xô (cũ) đều mang tên "Vệ sinh xã hội và tổ chức y tế". - Ở Việt Nam, năm 1966, Trường Đại học Y Hà Nội thành lập Bộ môn Tổ chức y tế. 2. Khoa học Tổ chức và Quản lý y tế 2.1. Chức năng, nhiệm vụ - Nghiên cứu sức khỏe của tập thể nhân dân lao động dưới sự tác động của môi trường sống, đặc biệt là môi trường xã hội. Từ đó xác lập đúng đắn các biện pháp y tế và xã hội để ngăn ngừa nguy hại và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sức khỏe. - Nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch xây dựng và phát triển các cơ sở y tế, phân tích các hoạt động y tế, tạo ra một cơ cấu y tế khoa học để hoạt động có hiệu suất lớn nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
  • 10. 10 - Trình bày các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, soạn thảo và thực hiện các nguyên tắc, chế độ quy định trong công tác y tế. - Nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức về công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh cũng như Quản lý y tế phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng. 2.2. Đối tượng Tác động của môi trường xã hội đối với sức khỏe. Nghiên cứu những điều kiện sống và làm việc của con người trong xã hội, phân tích tình hình sức khỏe của các tầng lớp, các giai cấp trong mối tương quan với hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế từ đó có thể đề ra những biện pháp thích hợp về tổ chức và xã hội để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. 2.3. Nội dung cơ bản * Những nội dung cơ bản: những cơ sở lý luận của công tác bảo vệ sức khỏe; tình hình sức khỏe nhân dân và các yếu tố xã hội; Lịch sử y học; Thống kê y tế; Tổ chức và Quản lý y tế; Kinh tế y tế; Bảo hiểm y tế, Đạo đức y tế, Luật pháp y tế, Y tế thế giới; Tâm lý y học; Tuyên truyền giáo dục y tế; * Bản chất của Tổ chức và Quản lý y tế - Xã hội hiện đại là xã hội có tổ chức. Đa số các tổ chức phản ánh lại hình ảnh của xã hội. - Các tổ chức khác nhau về mục đích, quy mô, cơ cấu, nhiệm vụ, các phòng ban trong nội bộ, phạm vi hoạt động, tuổi đời, lịch sử, sự hợp tác trao đổi lẫn nhau, quyền tự trị ... - Cách tổ chức rất đa dạng như tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức công cộng. - Đa số các tổ chức là sợi dây nối từng thành viên riêng lẻ trong xã hội và các nhóm đặc trưng. Trong xã hội hiện nay người ta được liên kết và kiểm tra cuộc sống của mình trong một màng lưới tổ chức, con người là thành viên, người lao động, người đại diện, nhân viên, khách hàng hoặc công chúng của tổ chức. - Điều quan trọng chủ yếu của tổ chức nổi lên từ sự cần thiết có hợp tác. Sự phức tạp về công việc của một Tổ chức y tế và sự đa dạng về nhân viên chuyên môn, kỹ thuật, hỗ trợ đòi hỏi sự hợp tác, sự đòi hỏi này quan trọng hơn nhiều ở nhiều tổ chức khác. - Một tổ chức có hiệu quả nếu nó tạo thuận lợi cho Tổ chức y tế đạt mục tiêu và nếu mục tiêu đạt được với nguồn lực tối thiểu. - Quản lý tốt đối với một tổ chức cũng như sức khỏe đối với một cơ thể hoạt
  • 11. 11 động đều đặn và có hiệu quả của tất cả các phần việc. Quản lý làm nổi bật các ưu tiên, các cơ sở phù hợp với các nhu cầu trong các hoàn cảnh không ổn định, sử dụng tối đa các nguồn lực có hạn, hoàn thiện mức độ và chất lượng chăm sóc, việc quản lý tốt về mặt y tế sẽ đưa đến các chăm sóc tốt. 3. Phương pháp nghiên cứu Y xã hội học và Tổ chức y tế nghiên cứu những nhóm người rộng lớn, chú ý đến những tính chất chung: giới, tuổi, nghề nghiệp, địa phương,... Môn khoa học này nêu lên những tác động của điều kiện kinh tế xã hội trên thể trạng sinh vật, trên sự thích ứng và chống đỡ của cơ thể các tầng lớp, giai cấp khác nhau, từ đó tìm ra nhu cầu y tế và tổ chức cách giải quyết. Để tiến hành những nghiên cứu đó, Y xã hội học và Tổ chức y tế phải có những phương pháp nghiên cứu sau: 3.1. Phương pháp thống kê Là phương pháp thông dụng nhất trong các nghiên cứu về tương quan giữa tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh xã hội của các nhóm người trong xã hội. Cho phép xác định và đánh giá khách quan những biến đổi về tình hình sức khỏe nhân dân hay xác định hiệu quả hoạt động của các cơ quan y tế và được áp dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu y học. 3.2. Phương pháp thực nghiệm Nhằm tìm tòi những hình thức và phương pháp mới hợp lý nhất, tạo ra những mô hình y tế điển hình mới, kiểm nghiệm cho việc xây dựng các cơ sở y tế khác. 3.3. Phương pháp lịch sử Để nghiên cứu các lý luận và tổ chức, quá trình hình thành và phát triển trong bối cảnh lịch sử của chúng. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, các qui luật phát triển hiểu rõ hơn tình hình hiện tại, phán đoán được những triển vọng của tương lai, vận dụng vào việc tăng cường có hiệu quả sức khỏe nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và xã hội. 3.4. Phương pháp phân tích kinh tế (Phương pháp phân tích chi phí lợi ích, Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả...) Phương pháp này được áp dụng trong việc nghiên cứu hoàn cảnh kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả của công tác y tế đến nền kinh tế quốc dân, trong việc nghiên cứu tìm ra hình thức tổ chức và sử dụng một cách kinh tế nhất nguồn lực y tế.
  • 12. 12 3.5. Phương pháp đánh giá khác như: phương pháp dịch tễ học, phương pháp lâm sàng, cận lâm sàng ... Trong khi nghiên cứu ta cần dùng phối hợp những phương pháp nêu trên. Ngoài ra Y xã hội học và Tổ chức y tế còn có sự liên quan chặt chẽ với các ngành và các môn khoa học khác như: các môn y học, các ngành khoa học xã hội: triết, kinh tế chính trị, xã hội học, lịch sử, tâm lý học, các ngành khoa học tự nhiên: toán, vật lý, hoá học, sinh học... TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ Phần 1: Câu hỏi trắc nhiệm khách quan. * Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 2 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống: 1. Y học xã hội nghiên cứu tình trạng ...(A) ...và bệnh tật của cộng đồng, của xã hội; nghiên cứu những điều kiện ...(B) ..., điều kiện làm việc và các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến tình trạng đó nhằm mục đích xác định các biện pháp để bảo vệ và ...(C) ...sức khỏe cộng đồng. A. B. C. D. 2. Tổ chức y tế là một bộ phận của ...(A) ..., là khoa học nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức màng lưới y tế, phân tích các hoạt động y tế nhằm thực hiện các ...(B) ... A. B. * Phân biệt đúng sai các câu từ 3 đến 7 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai: Câu hỏi A B 3. Tổ chức là việc sắp xếp bố trí các bộ phận để thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một mục tiêu chung 4. Mục tiêu, đối tượng phục vụ của Y xã hội học. Tổ chức y tế và Quản lý y tế đó là chăm sóc sức khỏe chỉ là cho bà mẹ và trẻ em và người trong diện chính sách xã hội
  • 13. 13 5. Trong các nghiên cứu về Y xã hội học người ta thường phối hợp các biện pháp nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm mục đích tìm ra các hình thức, mô hình, phương pháp mới hợp lý nhất 7. Y xã hội học và Tổ chức y tế có mối liên quan với nhau nhưng đó không có sự liên quan tới các ngành khoa học khác như triết học, tâm lý học... * Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 8 đến 13 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn. Câu hỏi A B C D 8. Mối liên quan giữa Y xã hội học và Tổ chức y tế A. Phát triển độc lập, không có sự liên quan lẫn nhau B. Có mối liên quan nhưng không mật thiết C. Gắn chặt với nhau và bổ sung cho nhau cùng phát triển D. Chỉ có Tổ chức y tế là cần dựa vào Y xã hội học để phát triển 9. Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu về Y xã hội học và Tổ chức y tế A. Phương pháp thống kê B. Phương pháp thực nghiệm C. Phương pháp lịch sử D. Phương pháp lâm sàng 10. Điều quan trọng chủ yếu của tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn A. Tính độc lập B. Tính hợp tác C. Tính cạnh tranh D. Tính phụ thuộc 11. Nhiệm vụ của Tổ chức và Quản lý y tế A. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân B. Trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế C. Chăm sóc sức khỏe nhân dân và trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế D. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân, trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
  • 14. 14 12. Đối tượng nghiên cứu của Y xã hội học và Tổ chức y tế A. Tác động của môi trường bên trong đối với sức khỏe B. Tác động của môi trường bên ngoài đối với sức khỏe C. Tác động của môi trường xung quanh đối với sức khỏe D. Tác động của môi trường xã hội đối với sức khỏe 13. Một tổ chức y tế hoạt động được gọi là có hiệu quả khi A. Đạt mục tiêu đề ra B. Đạt vượt mức mục tiêu đề ra C. Đạt mục tiêu đề ra với nguồn lực tối thiểu D. Đạt mục tiêu đề ra với thời gian ngắn nhất Phần 2: Câu hỏi truyền thống Câu hỏi truyền thống cải tiến: * Trả lời ngắn gọn các câu sau 14. Liệt kê những phương pháp nghiên cứu về Y xã hội học và Tổ chức y tế thường được sử dụng? A. Phương pháp thống kê B. C. D. E. Các phương pháp khác như lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ học. 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên đọc kỹ tài liệu, sau đó làm câu hỏi tự lượng giá. Sau khi đã hoàn thành xong phần tự lượng giá xem lại phần đáp án trang 175 và xem lại nội dung đó trong bài nếu có gì chưa rõ hay thắc mắc đề nghị thì trình bày với giáo viên giảng dạy để được giải đáp. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên tự đọc theo trình tự các nội dung trong bài học, có thể tham khảo các khái niệm về y tế công cộng hay quản lý rõ hơn ở trong nội dung của một số bài khác như Quản lý y tế, quản lý trang thiết bị và vật tư y tế. Phần nào chưa rõ, hoặc có thắc mắc ghi lại để trình bày với giáo viên để được giải đáp. Mỗi một cộng đồng sẽ có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá, lối sống, môi trường... Vì thế mỗi cộng đồng sẽ có những mô hình bệnh tật khác nhau. Sinh
  • 15. 15 viên cần áp dụng để tìm hiểu các yếu tố nguy cơ từ đó đề ra các biện pháp can thiệp phù hợp. 2. Vận dụng thực tế Từ nội dung của bài học, sinh viên có thể thấy được sức khỏe bị tác động bởi nhiều yếu tố như điều kiện sống và làm việc của con người trong xã hội, hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế... Vì thế người cán bộ y tế không chỉ nhìn vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán và điều trị mà phải chú ý tới môi trường lao động và môi trường xã hội... của người bệnh, nó giúp người cán bộ y tế có cái nhìn toàn diện hơn, bao quát hơn trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe của cộng đồng. 3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế - Tổ chức y tế thế giới. Quản lý y tế. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 2001. 2. Trường Cán bộ quản lý y tế. Y xã hội học - Y tế công cộng. Hà Nội, 1996. tr 1-5. 3. Trường Đại học Y Hà Nội. Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế. Bài giảng Quản lý và Chính sách y tế. Nhà xuất bảny học Hà Nội, 2002. Tr 1-8 . 4. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Khoa y tế công cộng Bộ môn tổ chức - Quản lý y tế. Bài giảng Tổ chức - Quản lý y tế, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Tr 1-7.
  • 16. 16 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Phân tích được nguyên tắc tổ chức Ngành Y tê Việt Nam 2. Nêu được mô hình chung tổ chức hệ thông y tế Việt Nam 3. Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tuyến trong hệ thống y tế Việt Nam 4. Trình bày được nội dung quản lý chính của y tuyến huyện và y tế cơ sở Là một người cán bộ y tế dù công tác trong bất cứ vị trí nào, tuyến trung ương hay cơ sở, chúng ta cần phải hiểu rõ và tuân theo các nguyên tắc tổ chức màng lưới y tế Việt Nam như thực hiện tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, không ngừng nâng cao chất lượng... cũng như phải thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ yêu cầu đối với từng người cán bộ y tế và đối với đơn vị y tế Đặc biệt đối với tuyến y tế cơ sở là đơn vị y tế đầu tiên tiếp xúc với người dân. Người cán bộ y tế có vai trò quan trọng trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cần phải biết rõ vai trò vị trí và nhiệm vụ của mình được giao, góp phần vào nâng cao chất lượng hoạt động của ngành y tế và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 1. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế Việt Nam 1.1. Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao - Màng lưới y tế phải gần dân và rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, hải đảo và biên giới để đảm bảo sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe. - Màng lưới y tế được chia thành nhiều tuyến và nhiều khu vực dân cư để thuận tiện cho dân, đảm bảo thực hiện 10 nội dung CSSKBĐ và thực hiện các chương trình y tế quốc gia. 1.2. Xây dựng theo hướng dự phòng là bản chất của Ngành Y tế Việt Nam - Màng lưới y tế phải làm tốt công tác quản lý sức khỏe mà chủ yếu là phải giải quyết vấn đề môi trường, phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, kiểm tra sức khỏe định kỳ. - Chữa bệnh ngoại trú tại nhà với các bệnh thông thường. Chuyển viện kịp thời với những bệnh nhân nặng đã phát hiện. - Ngoài hệ thống khám chữa bệnh còn phát triển các cơ sở phòng chống dịch bệnh, phòng chống các bệnh xã hội, công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hóa gia
  • 17. 17 đình. 1.3. Phù hơn với tinh hình kinh tế của mỗi địa phương - Việc tổ chức màng lưới y tế phải hết sức tiết kiệm trong việc xây dựng cơ sở vật chất và sử dụng hết công suất của trang thiết bị. - Phải tạo thuận lợi cho nhân dân trong công tác khám chữa bệnh. Phải có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho bệnh nhân, đầy đủ trang thiết bị cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện khẩu hiệu nhà nước và nhân dân cùng làm. 1.4. Phù hộ với trình độ khoa học và khả năng quản lý - Tổ chức màng lưới y tế phải phù hợp với trình độ quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật của ngành không nên quá lớn, cồng kềnh, quản lý không nổi. - Cần quan tâm đến cơ cấu lồng ghép thích hợp, phát huy vai trò vừa làm tốt công tác chữa bệnh vừa làm tốt công tác dự phòng. 1.5. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất tượng phục vụ người bệnh - Thực hiện được hạch toán kinh tế, tiết kiệm trong quá trình quản lý và tận dụng được những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật. - Thực hiện được phương thức lồng ghép với phục vụ, đào tạo nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục sức khỏe phát huy mọi tiềm lực cơ sở vật chất trang thiết bị. Cần kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc. Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt, có hiệu quả cao. 2. Mô hình chung Tổ chức y tế Việt Nam 2.1. Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước - Tuyến y tế Trung ương - Tuyến y tế địa phương bao gồm: + Tuyến y tế tỉnh, thành phố + Tuyến y tế quận, huyện, thị xã + Tuyến y tế xã, phường, cơ quan, trường học... 2.2. Dựa theo thành phần kinh tế (đầu tư kinh phí) - Cơ sở y tế nhà nước - Cơ sở y tế tư nhân
  • 18. 18 2.3. Màng lưới còn chia làm hai khu vực 2.3.1. Khu vực phổ cập: với nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân hàng ngày, thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. Sử dụng các kỹ thuật thông thường, phổ biến. Ở nước ta khu vực phổ cập là từ tỉnh đến xã, còn từ huyện đến xã gọi là y tế cơ sở 2.3.2. Khu vực chuyên sâu: với nhiệm vụ sử dụng các kỹ thuật cao đi sâu vào nghiên cứu khoa học và chỉ đạo kỹ thuật cho địa phương hỗ trợ giải quyết khó khăn của y tế phổ cập. Đào tạo cán bộ cho y tế phổ cập.
  • 19. 19 3. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các tuyến y tế 3.1. Tuyến y tế trung ương 3.1.1. Vị trí Tuyến y tế Trung ương là tuyến y tế cao nhất trong hệ thống tổ chức ngành y tế Bộ Y tế là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế thuộc sự chỉ đạo trực tiếp, lãnh đạo về mọi mặt của Bộ trưởng Bộ Y tế qua các Thứ trưởng và các Vụ, Cục, ban chuyên môn giúp việc cho Bộ trưởng. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức - Cơ quan của Bộ Y tế. văn phòng, các Vụ, Cục chuyên môn + Văn phòng: văn thư, hành chính, quản trị, tài chính kế toán... + Các Vụ Cục tổng hợp, chuyên ngành và thanh tra Gồm có: Vụ Kế hoạch, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học đào tạo, Vụ Tài chính kế toán,Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Dược chính, Vụ Y học cổ truyền, Vụ Điều trị, Vụ Trang thiết bị công trình y tế, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Y tế dự phòng, Thanh tra Bộ, Cục Quản lý dược Việt Nam, Cục Vệ sinh và An toàn thực phẩm, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra còn có các tổ chức quần chúng: Công đoàn Y tế Việt Nam, các hội chuyên ngành như Hội Y học dân tộc, Hội Y tế công cộng, Hội Nội khoa, Hội Ngoại khoa, v.v..... - Các cơ sở trực thuộc Bộ: + Các Viện và Phân viện nghiên cứu + Bệnh viện Đa khoa và Chuyên khoa Trung ương + Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y dược + Các tạp chí Y học thực hành, Tạp chí Dược học, Y học Việt Nam, + Báo Sức khỏe và Đời sống 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ (Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ). Các nhiệm vụ cơ bản: - Tham mưu cho chính phủ về công tác y tế - Chỉ đạo toàn ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
  • 20. 20 - Bộ Y tế có nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng chính sách y tế, thực hiện việc quản lý toàn bộ ngành y tế cả nước. 3.2. Tuyến y tế Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế được quy định theo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. SỐ II/2005/TTLT-BYT - BNV. Hà Nội ngày 12 tháng 04 năm 2005). 3.2.1. Vi trí, chức năng - Sở Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác y tế trên địa bàn. - Sở Y tế chịu sự quản lý toàn diện về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế. 3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn - Trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền những kế hoạch, chương trình, quy định, về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ y tế căn cứ theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế. - Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, và chịu trách nhiệm kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án đã được phê duyệt - Quản lý tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí theo quy định của cơ quan tài chính của Nhà nước. - Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên ngành về y tế trên địa bàn tỉnh như vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh chữa bệnh... - Quản lý tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất, vật tư, tài sản được giao theo đúng quy định hiện hành. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật đã được Nhà nước, Bộ Y tế ban hành về quản lý dược, thiết bị, vật tư y tế. - Quản lý hành nghề y dược tư nhân, y dược cổ truyền trên địa bàn, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề cho các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
  • 21. 21 - Chủ trì phối hợp với các ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội để làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe. - Thực hiện quản lý các trường đào tạo cán bộ y tế theo sự phân công của UBND cấp tỉnh. - Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND Tỉnh và Bộ Y tế giao cho. 3.2.3. Tổ chức và biên chế - Ban Lãnh đạo + Sở Y tế có giám đốc và có từ hai hoặc ba Phó giám đốc. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì không quá bốn Phó giám đốc. + Giám đốc chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Bộ Y tế và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khi được yêu cầu. + Các Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. + Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó giám đốc theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định và theo quy định của pháp luật về công tác cán bộ công chức. - Tổ chức của Sở gồm: + Văn phòng + Thanh tra + Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Số phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở không quá tám phòng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Không quá sáu phòng đối với các tỉnh còn lại. Tên gọi do Giám đốc Sở Y tế phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND cấp tỉnh quyết định. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng không bị chồng chéo. - Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Sở Y tế: + Về khám chữa bệnh: bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện khu vực và các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (kể cả các phòng khám khu vực). + Về dự phòng: bao gồm các Trung tâm Y tế dự phòng; Phòng chống HIV/AIDS; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Nội tiết; Phòng chống bệnh xã hội... + Về truyền thông: Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe. + Các trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định thuốc mỹ phẩm; Trung tâm giám định
  • 22. 22 y pháp, tâm thần. + Các trường Trung học, Cao đẳng Y tế. 3.3. Tuyến y tế quận, huyện, thị xã (Theo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, số 11/2005/TTLT-BYT-BNV, Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2005; Theo quy định của Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 3.3.1. Phòng Y tế - Chức năng Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện gồm: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốc phòng, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và của Sở Y tế. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế. - Nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về chuyên môn y tế trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh; tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường; quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự uỷ quyền của Sở Y tế. - Biên chế Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân địa phương, chủ tịch UBND cấp huyện quyết định biên chế để đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tổng biên chế hành chính được UBND cấp tỉnh giao cho huyện. 3.3.2. Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh - Vị trí, tính chất Trung tâm y tế (TTYT) dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của UBND huyện, và sự chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, của các Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên
  • 23. 23 ngành tuyến tỉnh. Trung tâm y tế dự phòng huyện là một đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước. - Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Chức năng: triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe. - Nhiệm vụ và quyền hạn + Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. + Hướng dẫn và giám sát chuyên môn kỹ thuật các hoạt động thuộc mình phụ trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn. + Tham gia nghiên cứu khoa học + Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án được phân công + Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật. + Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy định của pháp luật. + Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và UBND huyện giao. - Cơ cấu tổ chức Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng huyện: Giám đốc và các Phó Giám đốc; Các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm: Phòng hành chính tổng hợp; Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe. Các khoa chuyên môn gồm: Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS; Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • 24. 24 Khoa Y tế công cộng; Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Khoa Xét nghiệm. 3.4. Y tế xã, phường (Theo quyết định 58/TTg ngày 03/02/1994 quy định một số vấn đề về y tế cơ sở, Quyết định 131/TTg quyết định sửa đổi một số điểm trong quyết định 58/TTg). 3.4.1. Vị trí Là tuyến y tế đầu tiên trực tiếp phục vụ nhân dân, chịu sự quản lý của UBND xã phường trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 3.4.2. Tổ chức trạm y tế - Căn cứ vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và địa bàn cụm dân cư, địa giới hành chính và khả năng ngân sách để thành lập một trạm y tế. - Việc thành lập, sáp nhập, giải thể trạm y tế xã, phường do thị trấn UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND xã huyện và đề nghị của của Giám đốc Sở Y tế. - Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và trung tâm y tế huyện đóng thì không cần thành lập trạm y tế, số cán bộ và nội dung công việc chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khỏe... do phòng khám hoặc trung tâm y tế đảm nhiệm. Biên chế: được xác định theo địa bàn hoạt động, số lượng dân cư, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Biên chế cụ thể hiện nay cho các khu vực khác nhau (Theo thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) * Khu vực đồng bằng, trung du a) Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ 3 đến 4 cán bộ y tế b) Những xã từ 8000-12000 dân được bố trí từ 4-5 cán bộ y tế c) Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa 06 cán bộ y tế * Khu vực miền núi, Tây Nguyên, biên giới hải đảo: a) Xã dưới 3000 dân được bố trí 04 cán bộ y tế b) Xã có 3000 dân trở lên được bố trí 05-06 cán bộ y tế c) ở vùng cao vùng sâu miền núi, nơi xa xôi hẻo lánh chỉ cần bố trí một hoặc hai bác sỹ hay y sỹ thường xuyên có mặt tại Trạm, số cán bộ y tế còn lại được phân công
  • 25. 25 về công tác tại các bản, buôn, làng, ấp và định kỳ tổ chức giao ban tại trạm. * Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn Các phường, thị trấn và những xã có phòng khám khu vực đóng số lượng cán bộ y tế được bố trí 02-03 người. Ngoài số cán bộ y tế trong biên chế định mức của Nhà nước từng trạm y tế, nếu nhu cầu cần thêm cán bộ y tế thì UBND xã, phường có thể ký hợp đồng với cán bộ y tế khác có nhu cầu làm việc và thù lao do xã tự lo. 3.4.3. Nhiệm vụ (Theo thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) - Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn ưu tiên về chuyên môn y tế của UBND xã, phường, thị trấn. Duyệt, báo cáo và thực hiện sau khi kế hoạch đã được phê duyệt. - Phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, giữ vệ sinh nơi công cộng và đường làng, tuyên truyền ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho mọi người nơi công cộng. - Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ, bảo đảm việc quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ. - Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khỏe tại gia đình. - Tổ chức khám và quản lý sức khỏe cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự. - Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Xây dựng và phát triển thuốc Nam, kết hợp y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh. - Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách. - Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng, ấp bản và nhân viên y tế công cộng. - Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và giám đốc TTYT huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương. - Phát hiện báo cáo UBND xã và cơ quan y tế cấp trên các hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để ngăn chặn kịp thời.
  • 26. 26 - Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, quần chúng, các ngành trong xã để tuyên truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. 3.4.4. Các nội dung quản lý chính 3.4.4.1. Quản lý kế hoạch Trạm y tế cơ sở xây dựng và thực hiện theo kế hoạch hoạt động 6 tháng, một năm được UBND xã và TTYT huyện phê duyệt. Ngoài ra trong quá trình hoạt động cần thiết xây dựng các kế hoạch hoạt động cho từng hoạt động cụ thể. 3.4.4.2. Quản lý nhân lực Số lượng cán bộ y tế trong biên chế nhà nước từ 3 đến 6 người (theo Thông tư liên bộ 08/TTLB ngày 20/4/1995) 100% thôn bản có nhân viên y tế. Cơ cấu như sau: - Bác sỹ/y sỹ đa khoa (đồng bằng phải có bác sỹ) - Nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi) - Y tá (đồng bằng phải có y tá trung học trở lên) - Cán bộ phải có trình độ dược tá - Cán bộ được bổ túc về y học cổ truyền - Nhân viên y tế thôn bản được đào tạo chuyên môn ít nhất 3 tháng theo tài liệu Bộ Y tế ban hành Mỗi cán bộ y tế phải đảm nhận nhiều việc và một việc phải có nhiều cán bộ tham gia, nhưng phải có người chịu trách nhiệm chính. 3.4.4.3. Quản lý công việc chức trách, nhiệm vụ, thời gian 3.4.4.4. Quản lý nhân viên y tế thôn bản 3.4.4.5. Quản lý thông tin tại y tế cơ sở Bộ Y tế đã ban hành 12 quyển sổ (từ A1 YTCS đến A12 YTCS) để thu thập thông tin ở y tế cơ sở. Từ các quyển sổ trên, định kỳ xã tổng hợp báo cáo lên trung tâm y tế huyện theo biểu mẫu báo cáo (từ biểu 1 đến biểu 8). 3.4.4.6. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị 3.4.4.7. Quản lý chuyên môn 3.4.4.8. Quản lý các mặt hoạt động tại trạm: Khám bệnh, chữa bệnh, CSSKBĐ, giáo dục sức khỏe...
  • 27. 27 3.4.5. Chức trách nhiệm vụ của y tế thôn bản hay cụm dân cư 3.4.5.1. Chăm sóc - Tuyên truyền giáo dục sức khỏe theo nội dung trạm y tế đề ra. - Vận động từng gia đình xây dựng ba công trình vệ sinh (hố xí, giếng nước, nhà tắm) hướng dẫn kỹ thuật bảo quản và sử dụng định kỳ kiểm tra. - Phối hợp với các đoàn thể quần chúng vận động nhân dân đưa trẻ đi tiêm chủng và thực hiện các hoạt động y tế trong "ngày sức khỏe". - Vận động theo dõi sinh đẻ có kế hoạch ở thôn. - Trợ giúp y sỹ sản nhi của xã quản lý thai sản khám cân đo cho trẻ dưới 5 tuổi. Theo dõi và giúp các bà mẹ chữa suy dinh dưỡng tại nhà. - Chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo đơn của bác sỹ và các bệnh nhẹ, hướng dẫn nhân dân chữa bệnh bằng thuốc Nam. - Kịp thời thông báo cho trạm y tế những bệnh nhân nghi mắc bệnh lây hoặc bệnh nặng mà không đến trạm được. - Băng bó vết thương, cấp cứu ban đầu hại chỗ những tai nạn (gẫy xương, chết đuối...) - Vận động nhân dân trồng khóm thuốc gia đình để điều trị bệnh thông thường. - Ở vùng có sất rét y tế thôn bản phải vận động nhân dân chống muỗi đốt, thả cá chống bọ gậy, tham gia diệt muỗi, lấy máu để tìm ký sinh trùng sốt rét. - Ở vùng bướu cổ: theo dõi việc cung cấp bảo quản và sử dụng muối tốt và việc tiêm lipiodol cho trẻ em nơi bướu cổ lưu hành mạnh. - Ở miền núi: y tế bản phải khám thai, phát hiện đẻ khó gửi đi sớm và đỡ đẻ thường, theo dõi hậu sản theo chỉ dẫn của bác sỹ sản. 3.4.5.2. Những mối quan hệ - Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng thôn hoặc chủ nhiệm hợp tác xã. Sinh hoạt phí hoặc thù lao do ngân sách xã trả qua trạm y tế hoặc do dân trong thôn đóng góp qua trưởng thôn - Về chuyên môn kỹ thuật, y tế thôn bản dưới sự chỉ dẫn, giám sát kiểm tra của trạm trưởng y tế xã hay do người trạm trưởng y tế ủy quyền. - Là người đảm nhiệm công việc vệ sinh viên và tuyên truyền viên sức khỏe trong thôn.
  • 28. 28 4. Chuẩn quốc gia về y tế xã (giai đoạn 2001 - 2010). Ban hành kèm theo Quyết định số 370/2002/QĐ - BYT ngày 7 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 4.1. Chuẩn I: Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. A. Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân 1. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong xã được đưa vào nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã. Có kế hoạch hành động cụ thể do UBND xã phê duyệt để thực hiện những nghị quyết trên. 2. Có ban chăm sóc sức khỏe hoạt động thường xuyên tại xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm y tế làm phó ban thường trực và trưởng các ban ngành có liên quan tại địa phương làm uỷ viên. Tổ chức họp, đánh giá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tại xã 6 tháng/1ần với sự tham dự của đại diện cộng đồng. 3. Huy động được cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội, tại địa phương tích cực tham gia triển khai thực hiện các chương trình y tế trên địa bàn. B. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe 1. Một trăm phần trăm (100%) cán bộ trạm y tế và nhân viên y tế thôn, bản, ấp được bồi dưỡng kiến thức và có kỹ năng cơ bản về truyền thông giáo dục sức khỏe. 2. Thực hiện tư vấn và truyền thông giáo dục sức khỏe lồng ghép tại trạm y tế tại cộng đồng và tại gia đình. 3. Giáo dục sức khỏe qua hệ thống loa truyền thanh xã ít nhất đạt: Đồng bằng trung du: 4 lần/tháng trở lên Miền núi: 2 lần/tháng trở lên 4. Tham gia phối hợp tổ chức các buổi họp cộng đồng tại thôn, bản, ấp để tuyên truyền - giáo dục sức khỏe tối thiểu đạt: Đồng bằng và trung du: 6 lần/năm trở lên Miền núi: 4 lần/năm trở lên 5. Tỷ lệ hộ gia đình nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung thực hành chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho bà mẹ, trẻ em tại gia đình và cộng đồng, phòng chống tai nạn và thương tích, nắm được kiến thức về phòng chống một số bệnh nguy hiểm tại địa phương (do Sở Y tế tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và chính quyển địa phương xác định) đạt từ: Đồng bằng và trung du: 60% trở lên Miền núi: 50% trở lên
  • 29. 29 4.2. Chuẩn II: Vệ sinh phỏng bệnh A. Phòng chống dịch bệnh 1. Phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các bệnh truyền nhiễm gây dịch theo quy định của Bộ Y tế (bao gồm cả ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc bảo vệ thực phẩm, tai nạn và thương tích). Nếu có dịch xảy ra, xử trí ban đầu và phối hợp dập tắt kịp thời. 2. Có biện pháp đề phòng và không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn B. Chương trình mục tiêu y tế quốc gia Đạt và vượt các chỉ tiêu và mục tiêu được giao hàng năm của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. C. Y tế môi trường 1. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch Nông thôn: 70% trở lên Thành thị: 90% trở lên 2. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh Nông thôn: 70% trở lên Thành thị: 90% trở lên 3. Tỷ lệ hộ gia đình xử lý rác đúng quy định Nông thôn: 70% trở lên Thành thị: 90% trở lên 4. Tỷ lệ hộ gia đình xử lý phân gia súc hợp vệ sinh đạt từ 70% trở lên. 5. Có tham gia phối hợp kiểm tra vệ sinh lao động trên địa bàn D. Y tế học đường 1. Tỷ lệ học sinh được khám sức khỏe hàng năm: Mẫu giáo: 80% trở lên 1 Tiểu học và trung học cơ sở: 60% trở lên với các xã vùng đồng bằng và 40% với các xã miền núi. 2. Tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở được khám và chăm sóc răng miệng hàng năm: Đồng bằng trung du: 50% trở lên Miền núi: 30% trở lên 3. Toàn bộ số học sinh khám sức khỏe được thông báo kết quả khám về gia đình và trên 90% số mắc các bệnh trong chương trình y tế học đường được quản lý và điều
  • 30. 30 trị. 4.3. Chuẩn III: Khám bệnh và phục hồi chức năng 1. Bình quân số lần khám chữa bệnh tại trạm y tế và hộ gia đình đạt từ 0,6 người/lần/năm trở lên. 2. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý tại trạm y tế đạt từ 80% trở lên 3. Tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng được quản lý Đồng bằng và trung du: 90% trở lên Miền núi: 70% trở lên 4. Tỷ lệ người tàn tật được hướng dẫn phục hồi chức năng tại cộng đồng Đồng bằng và trung du: 20% trở lên Miền núi: 15% trở lên 5. Quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; 100% các cụ từ 80 tuổi trở lên được quản lý sức khỏe. 6. Không để xảy ra tai biến nghiêm trọng trong điều trị dẫn đến tử vong do sai sót về chuyên môn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm. 7. Tất cả cán bộ chuyên môn (bác sĩ và y sĩ) của trạm y tế nắm được kiến thức và kỹ năng cấp cứu thông thường, chăm sóc sức khỏe sinh sản và đỡ đẻ thường. 4.4. Chuẩn IV: Y học cổ truyền 1. Có vườn hoặc trồng thuốc Nam trong chậu mẫu tại trạm y tế ít nhất 40 loại cây trở lên trong danh mục quy định của Bộ Y tế 2. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại trên tổng số bệnh nhân khám, chữa bệnh tại trạm y tế đạt từ 20% trở lên. 3. Thực hiện việc điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền không dùng thuốc, đặc biệt những nơi có cán bộ y tế cổ truyền chuyên trách 4.5. Chuẩn V: Chăm sác sức khỏe trẻ em 1. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định Đồng bằng và trung du: 95% trở lên Miền núi: 90% trở lên 2. Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm Đồng bằng và trung du: 95% trở lên Miền núi: 90% trở lên
  • 31. 31 3. Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng hàng tháng: từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng 2 lần/năm Đồng bằng và trung du: 90% trở lên Miền núi: 80% trở lên 4. Điều trị và chẩn đoán đúng phác đồ cho trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp khi đến trạm y tế Đồng bằng trung du: 90% trở lên Miền núi: 80% trở lên 5. Có tổ chức thực hiện tẩy giun cho trẻ em 4.6. Chuẩn VI: Chăm sóc sức khỏe sinh sản 1. Tất cả phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất 1 lần trong đó tỷ lệ phụ nữ được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén Đồng bằng và trung du: 75% trở lên Miền núi: 50% trở lên 2. Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đủ nếu trước khi sinh Đồng bằng và trung du: 95% trở lên Miền núi: 85% trở lên 3. Tỷ lệ phụ nữ khi sinh có nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn đỡ đẻ Đồng bằng và trung du: 95% trở lên Miền núi: 90% trở lên 4. Tỷ lệ phụ nữ khi sinh con tại cơ sở y tế Đồng bằng và trung dư: 90% trở lên Miền núi: 75% trở lên 5. Tỷ lệ bà mẹ được nhân viên y tế chăm sóc ít nhất một lần trong tuần đầu sau khi sinh Đồng bằng và trung du: 65% trở lên Miền núi: 35% trở lên 6. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại Đồng bằng và trung du: 70% trở lên Miền núi: 55% trở lên
  • 32. 32 7. Tỷ lệ phụ nữ 15 - 49 tuổi được khám phụ khoa hằng năm Đồng bằng và trung du: 30% trở lên Miền núi: 20% trở lên 4.7. Chuẩn VII: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị A. Cơ sở hạ tầng Trạm y tế phải xây dựng theo “tiêu chuẩn ngành thiết kế mẫu” do Bộ Y tế ban hành, với một số tiêu chí cơ bản sau: 1. Vị trí gần trục đường giao thông ở khu trung tâm xã 2. Diện tích đất trung bình từ 500m2 trở lên với khu vực nông thôn và từ 150m2 trở lên với khu vực thành thị. 3. Tổng thể công trình bao gồm: - Khối nhà chính, công trình phụ trợ. - Cây xanh, bóng mát chiếm trên 30% diện tích khu đất. - Hàng rào bảo vệ, có cổng và biển tên trạm. 4. Khối nhà chính - Công trình: Tối thiểu cấp 3. - Diện tích tối thiểu: Trung bình từ 90m2 - Số phòng chức năng chính từ 8 - 9 phòng trở lên bao gồm các phòng: + Tuyên truyền tư vấn. + Đón tiếp và quầy/tủ thuốc. + Khám bệnh và sơ cứu. + Dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. + Đỡ đẻ + Sau đẻ. + Lưu bệnh nhân. + Rửa, tiệt trùng. + Khám bệnh bằng y học cổ truyền (đối với trạm y tế có cán bộ y học cổ truyền chuyên trách). - Khu vệ sinh có thể để trong khối nhà chính hoặc khối nhà phụ trợ. 5. Khu nhà phụ trợ bao gồm: nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ sinh và nhà để xe (tuỳ theo nhu cầu và điều kiện của xã, phường).
  • 33. 33 6. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng: - Được nối với lưới điện hoặc có máy phát điện riêng đối với các trạm y tế vùng III. - Có một thuê bao điện thoại trực tiếp. - Có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh và ổn định. 7. Cơ sở hạ tầng được duy tu, bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần vào quý IV hàng năm. B. Trang thiết bị 1. Trang thiết bị cơ bản cho cán bộ y tế để thực hiện việc khám, điều trị bệnh nhân ở tuyến đầu tiên: Ống nghe, huyết áp kế, nhiệt kế, bơm kim tiêm và các trang thiết bị cấp cứu thông thường ban đầu. 2. Bộ dụng cụ khám chuyên khoa cơ bản: mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt 3. Tại các trạm y tế bác sỹ sử dụng: máy khí dung, kính hiển vi, máy xét nghiệm đơn giản. 4. Trang thiết bị cho khám, điều trị sản khoa, kế hoạch hoá gia đình, đỡ đẻ, cấp cứu sơ sinh và chăm sóc trẻ em. 5. Trang bị về sơ chế, bảo quản thuốc đông y: Chảo sao thuốc, cân thuốc, tủ thuốc đông y, dao cầu, thuyền tán, kim châm cứu. 6. Trang thiết bị cho thực hiện mục tiêu chương trình y tế quốc gia, chống mù lòa, chăm sóc răng miệng và nha học đường, các chương trình chăm sóc sức khỏe khác. 7. Trang thiết bị để thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng. 8. Thiết bị và dụng cụ tiệt khuẩn: nồi hấp, tủ sấy, nồi luộc dụng cụ. 9. Thiết bị nội thất: tủ, bàn ghế, giường bệnh, tủ đầu giường. 10. Thiết bị thông dụng: đèn dầu, đèn pìn, máy bơm nước. 11. Mỗi thôn từ 1 - 2 túi y tế để thực hiện các dịch vụ cơ bản như: tiêm, sơ cứu, truyền thông giáo dục sức khỏe. 12. Túi đẻ sạch đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.
  • 34. 34 4.8. Chuẩn VIII: Nhân lực và chế độ chính sách A. Số lượng cán bộ Đảm bảo định biên cán bộ theo quy định hiện hành. B. Cơ cấu cán bộ 1. Trạm y tế tối thiểu cần có: - Bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (đồng bằng phải có bác sĩ) - Nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi). - Y tá (đồng bằng phải có y tá trung học trở lên) 2. Đối với trạm y tế có từ bốn cán bộ trở lên phải có một cán bộ y học cổ truyền chuyên trách. Khi chưa đủ bốn cán bộ, trạm y tế phải có cán bộ được bổ túc thêm về y học cổ truyền. 3. Trạm y tế phải có cán bộ có trình độ dược tá (có thể kiêm nhiệm) để quản lý thuốc trên địa bàn xã. C. Chuyên môn, đoàn thể 1. Có Đảng viên sinh hoạt cùng chi bộ trong xã và thành lập tổ công đoàn tại trạm y tế. 2. Có tủ sách chuyên môn và sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. 3. Không có cán bộ vi phạm 12 điều y đức D. Y tế thôn bản và cộng tác viên 1. 100% thôn bản có nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn thời gian ít nhất 3 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành và thường xuyên hoạt động. 2. Hàng tháng trạm y tế tổ chức sinh hoạt chuyên môn, giao ban cùng nhân viên y tế thôn bản. 3. Nhân viên y tế thôn, bản, ấp, được lồng ghép với cộng tác viên của chương trình y tế. E. Chế độ chính sách Thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở do Nhà nước ban hành.
  • 35. 35 4.9. Chuẩn IX: Kế hoạch và tài chính cho trạm y tế A. Kế hoạch và quản lý thông tin y tế 1. Trưởng trạm y tế là bác sỹ hoặc y sỹ và phải qua lớp đào tạo hoặc tập huấn về kỹ năng quản lý 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quý, sáu tháng và hàng năm về toàn bộ hoạt động của trạm y tế. 3. Có các sổ và thực hiện chế độ ghi chép, báo cáo theo đúng quy định của Bộ Y tế. 4. Tham gia quản lý hành nghề y tế ngoài công lập tại địa phương (nếu có). B. Tài chính 1. Ngân sách Nhà nước đảm bảo tài chính cho hoạt động của trạm y tế xã. 2. Người nghèo được khám chữa bệnh tại trạm. 3. Thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ tiền thuốc cho các xã vùng III theo quy định của Chính phủ. 4. Quản lý tốt nguồn kinh phí do các chương trình mục tiêu cấp. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn thuốc của trạm. Không có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào. 5. UBND xã có đầu tư từ ngân sách xã để đảm bảo việc duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, sửa chữa, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị hàng năm cho trạm y tế. 4.10. Chuẩn X: Thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 1. Có quầy thuốc thiết yếu tại trạm y tế. Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc; có tủ hoặc ngăn chứa thuốc độc, thuốc gây nghiện riêng theo quy chế. 2. Có tủ thuốc cấp cứu riêng tại phòng khám và luôn có đủ cơ số thuốc cấp cứu thông thường trên địa bàn và thuốc chống sốc. 3. Có các loại thuốc thiết yếu theo quy định, ít nhất có từ 60 loại trở lên. Tuỳ theo cơ cấu bệnh tật của từng địa phương, dựa trên danh mục thuốc thiết yếu được ban hành theo quyết định của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quy định danh mục một số loại thuốc mà các trạm y tế tối thiểu cần có. 4. Thuốc được quản lý tập trung tại một đầu mối và thực hiện theo đúng quy chế dược chính. Đặc biệt, đối với một số loại thuốc độc, thuốc hướng tâm thần và thuốc gây nghiện phải quản lý thuốc rõ ràng theo từng nguồn và sử dụng theo đúng quy định; không để thuốc quá hạn, hư hỏng, mất mát. 5. Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý theo quy chế.
  • 36. 36 TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ Phần 1: Câu hỏi trắc nhiệm khách quan * Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống: 1. Việc tổ chức màng lưới y tế phải hết sức ...(A) ...trong việc xây dựng cơ sở vật chất. A. 2. Màng lưới y tế phải làm tất công tác quản lý...(A) ...mà chủ yếu là giải quyết vấn đề môi trường, phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, kiểm tra sức khỏe ...... (B)...... A. B. 3. Hệ thống y tế Việt Nam được phân thành - Tuyến y tế trung ương - Tuyến y tế địa phương bao gồm A. Tuyến y tế tỉnh, thành phố B. C. 4 . Nếu phân loại dựa theo thành phần kinh tế (dựa theo đầu tư kinh phí) thì hệ thống y tế Việt Nam bao gồm A. Y tế ... B. * Phân biệt đúng sai các câu từ 5 đến 14 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai: Câu hỏi A B 5. Theo nguyên tắc cơ bản về hệ thống tổ chức Ngành Y tế Việt Nam, phát triển theo hướng dự phòng đó là ngoài hệ thống khám chữa bệnh còn cần phải phát triển các cơ sở phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. 6. Đặc điểm nhiệm vụ của khu vực y tế phổ cập là thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, sử dụng các kỹ thuật thông thường phổ biến.
  • 37. 37 7. Theo nguyên tắc cơ bản về hệ thống tổ chức Ngành Y tế Việt Nam, để phục vụ nhân dân tốt, có hiệu quả cao, màng lưới y tế Việt Nam không nên rộng khắp từ thành thị đến nông thôn mà chỉ nên tập trung phát triển ở các thành phố lớn với trang thiết bị hiện đại, chuyên khoa hoá sâu. 8. Các tuyến y tế từ trung ương đến địa phương trong hệ thống ngành y tế đều hoạt động độc lập không có sự hỗ trợ lẫn nhau. 9. Theo quy định của Bộ Y tế, sinh hoạt phí hoặc thù lao cho cán bộ y tế thôn bản là do ngân sách xã trả qua trạm y tế hoặc do dân trong thôn đóng góp qua trưởng thôn. 10. Tổ chức màng lưới y tế cẩn phải phù hợp với trình độ quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật của ngành y tế. 11. Bảo hiểm Y tế là một đơn vị trực thuộc Bộ Y tế 12. Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thị xã. 13. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Y tế. 14. Trung tâm y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước. * chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 15 đến 31 bằng cách đánh d ấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn. Câu hỏi A B C D 15. Để đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao màng lưới y tế Việt Nam phải A. Phát triển hệ thống giáo dục sức khỏe B. Gần dân, chia thành nhiều tuyến và rộng khắp C. Tích cực thực hiện các biện pháp điều trị D. Cần phát triển hệ thống y tế tư nhân 16. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế Việt Nam hiện nay là đảm bảo A. Đáp ứng nhu cầu và phục vụ sức khỏe nhân dân tốt, có hiệu quả cao B. Đảm bảo các nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân C. Cung cấp đầu tư trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu D. Đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ y tế 17. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế Việt Nam được áp dụng cho A. Tổ chức y tế huyện B. Tổ chức y tế từ huyện tới xã phường C. Hệ thống y tế nhà nước D. Toàn bộ hệ thống y tế Việt Nam cả Nhà nước và tư nhân
  • 38. 38 18. Việc xây dựng và tổ chức màng lưới y tế Việt Nam A. Đều phải xây dựng theo một mô hình như nhau B. Thuận lợi và phù hợp với tình hình kinh tế mỗi địa phương C. Phải có trang thiết bị hiện đại D. Cần có trang thiết bị thiết yếu 19. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế Việt Nam hiện nay là không ngừng nâng cao A. Số lượng phục vụ B. Chất lượng phục vụ C. Kết quả phục vụ D. Mức độ phục vụ 20. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế VN hiện nay xây dựng theo hướng A. Chủ yếu là điều trị B. Giáo dục sức khỏe C. Dự phòng hiện đại D. Khám và điều trị tại nhà 21. Trung tâm y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc A. ủy ban nhân dân huyện B. Sở Y tế C. Bệnh viện huyện D. Bệnh viện tỉnh 22. Khu vực y tế chuyên sâu bao gồm A. Bộ Y tế B. Bộ Y tế và các Sở Y tế C. Bộ Y tế, các tỉnh thành trọng điểm và Sở Y tế D. Bộ Y tế và các tỉnh thành trọng điểm 23. Khu vực y tế phổ cập bao gồm A. Từ Sở Y tế đến tuyến y tế huyện và y tế xã, phường B. Y tế tuyến huyện C. Từ y tế tuyến huyện đến y tế xã phường D. Y tế xã phường 24. Màng lưới y tế Việt Nam được chia thành A. Hai khu vực B. Ba khu vực C. Bốn khu vực D. Năm khu vực
  • 39. 39 25. Tuyến y tế đầu tiên tiếp xúc với người dân đó là A. Tuyến y tế tỉnh B. Tuyến y tế huyện C. Tuyến y tế xã, phường D. Y tế tư nhân 26. Theo thông tư 08 liên bộ, biên chế trạm y tế cơ sở là dựa theo A. Dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng B. Địa bàn hoạt động và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng C. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, dân số và diện tích địa bàn hoạt động D. Dân số, địa bàn hoạt động và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng 27. Theo thông tư 08 liên bộ, biên chế cán bộ y tế cho trạm xá xã ở khu vực đồng bằng có trên 12.000 dân, số cán bộ y tế cần có là A. 3-4 cán bộ y tế B. 4-5 cán bộ y tế C. 5-6 cán bộ y tế D. Tối đa 06 cán bộ y tế 28. Nhân viên y tế thôn bản cần được đào tạo chuyên môn ít nhất A. 3 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành B. 5 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành C. 6 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành D. 9 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành 29. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức trực tiếp trực thuộc Bộ Y tế A. Nhà xuất bản Y học B. Viện nghiên cứu chiến lược y tế C. Bệnh viện Đa khoa tỉnh D. Trường Đại học Y Hà Nội 30. Việc cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hành nghề y tế tư nhân là nhiệm vụ và quyền hạn của A. Trung tâm y tế Huyện B. Ủy ban nhân dân Huyện C. Sở Y tế D. Ủy ban nhân dân Tỉnh
  • 40. 40 31. Các nhiệm vụ sau là nhiệm vụ của y tế thôn bản ngoại trừ A. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhân dân B. Băng bó vết thương, cấp cứu ban đầu tại chỗ những tai nạn (gẫy xương, chết đuối) C. Ở miền núi y tế thôn bản phải khám thai phát hiện đẻ khó gửi đi sớm và đỡ đẻ thường D. Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân Phần 2: Câu hỏi truyền thống Câu hỏi truyền thống cải tiến: * Trả lời ngắn gọn các câu từ câu 32 đến câu 35 32. Trung tâm y tế dự phòng huyện có các phòng chức năng nghiệp vụ gì? A. B. 33. Trung tâm y tế dự phòng huyện có các khoa chuyên môn nào? A. B. C. D. E. 34. Khu vực đồng bằng, trung du A. Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ .... cán bộ y tế B. Những xã từ 8000 - 12000 dân được bố trí từ .... cán bộ y tế C. Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa .... cán bộ y tế 35. Khu vực miền núi Tây Nguyên, biên giới hải đảo: A. Xã dưới 3000 dân được bố trí .... cán bộ y tế B. Xã có 3000 dân trở lên được bố trí .... cán bộ y tế Câu hỏi truyền thống: 36. Liệt kê 5 nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế nước ta? 37. Trình bày vị trí, chức năng của Sở Y tế 38. Nêu 3 cơ sở để xác định biên chế của trạm y tế xã phường? 39. Hãy liệt kê tên 10 chuẩn quốc gia về y tế xã? 40. Trình bày vị trí, chức năng của Sở Y tế
  • 41. 41 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên đọc kỹ tài liệu, sau đó làm câu hỏi tự lượng giá. Sau khi đã hoàn thành xong phần tự lượng giá xem lại phần đáp án trang 175 và xem lại nội dung đó trong bài nếu có gì chưa rõ hay thắc mắc, đề nghị thì trình bày với giáo viên giảng dạy để được giải đáp. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên tự đọc theo trình tự các nội dung trong bài học, tự đọc và trả lời câu hỏi lượng giá, có thể tham khảo các văn bản quy định về hệ thống Tổ chức y tế địa phương và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, cũng như hướng dẫn thực hiện. Phần nào chưa rõ, hoặc có thắc mắc ghi lại để trình bày với giáo viên để được giải đáp. Trong quá trình thực hành ở cộng đồng, sinh viên cần quan sát và tìm kiếm các thông tin, tài liệu liên quan. So sánh thực tế với bài học, tìm ra những điểm khác nhau và lý giải. 2. Vận dụng thực tế Khi thực hiện quản lý y tế từ cấp trung ương đến cơ sở cần phải thực hiện trên cơ sở nguyên tắc cơ bản, những quy định hiện hành do Nhà nước ban hành. Tuy nhiên việc vận dụng thực hiện cần phải linh hoạt cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao nhất. 3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế - Tổ chức y tế thế giới. Quản lý y tế. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 2001. 2. Bộ Y tế. Quản lý và Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2000. 3. Bộ Y tế - Vụ Tổ chức cán bộ. Các văn bản quy định về hệ thống tổ chức y tế địa phương và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở hiện hành. Hà Nội, 2002. 4. Bộ Y tế. Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu. Hà Nội, 2002 5. Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế. Bài giảng Quản lý và Chính sách y tế. Hà Nội, 2002. 6. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Khoa y tế công cộng Bộ môn Tổ chức - Quản lý y tế. Bài giảng Tổ chức - Quản lý y tế. Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 7. Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số 11/2005/TTLT-BYT-BNV. Thông
  • 42. 42 tư liên tịch Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế ở địa phương. Hà nội ngày 12 tháng 4 năm 2005. 8. Bộ Y tế. Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 26/2005/QĐ - BYT ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 9. Nghị định Chính phủ số 49/2003 NĐ-CP. Nghị định Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2003. 10. Nghị định Chính phủ số 171/2004/NĐ-CP. Nghị định của chính phủ Quy định tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hà Nội ngày 29 tháng 09 năm 2004. 11. Nghị định chính phủ số 172/2004/NĐ-CP. Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • 43. 43 NHỮNG QUAN ĐIỂM, CHIẾN IƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH Y TẾ VIỆT NAM MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: 1. Đánh giá khái quát được tìnhhình sức khoẻ chung và công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Trình bày được ý nghĩa và nội dung của các quan điểm cơ bản về y tế của Việt Nam hiện hay. 3. Trình bày được các mục tiêu chiến lược, các giải pháp cơ bản về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân Việt Nam. Trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến những chính sách y tế cụ thể. Một trong những chính sách y tế cụ thể là đường lối chiến lược y tế và các quan điểm về chỉ đạo công tác y tế hiện nay. 1. Các điểm cơ bản trong lịch sử phát triển quan điểm y tế của Đảng ta 1.1. Quan điểm xây dựng ngảnh y tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến sức khỏe nhân dân. Ngay từ khi giành được chính quyền Bác Hồ đã căn dặn: "Mỗi người dân khỏe thì cả nước khoẻ" và "Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước". Tại hội nghị cán bộ y tế năm 1955, Bác Hồ tiếp tục nhắc nhở cán bộ xây dựng một nền y học của ta: Trong những năm nước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học, dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “đông” và “tây”. 1.2. Các nghị quyết của đại hội Đảng, nghị quyết của trung ương Đảng - Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam ở đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 nêu rõ: “Con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của ngành y tế và thể dục thể thao dưới chế độ ta và chính vì thế mà đảng và chính phủ ta rất coi trọng công tác y tế và thể dục thể thao. Các ngành y tế và
  • 44. 44 thể dục thể thao có một tác dụng trong việc phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ xây dựng cơ bản và phục vụ quốc phòng”. - Đại hội lần thứ 4 của Đảng cộng sản Việt Nam có nêu quan điểm của đảng về công tác y tế. "Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là một vấn đề rất quan trọng, gắn liền sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, với hạnh phúc của nhân dân. Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta, là trách nhiệm cao quý của đảng và nhà nước ta, trước hết là của ngành y tế và thể dục thể thao". - Điều 47 hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi như sau: "Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân; xây dựng nền y học Việt Nam theo phương hướng dự phòng; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền của dân tộc, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh, lấy phòng bệnh là chính; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với phát triển y tế tư nhân đến tận cơ sở. Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ, trẻ em; vận động sinh đẻ có kế hoạch". 1.3. Những văn bản quan trọng của nhà nước - Từ năm 1958 - 1976, quan điểm 1 của Ngành Y tế Việt Nam: “Gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH, vì hạnh phúc nhân dân, y tế phải phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng”. - Từ năm 1976 - 1985, các nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc đảng cộng sản Việt Nam, các chỉ thị của hội đồng bộ trưởng, v.v... Là những sự thừa nhận công khai ở các cấp cao nhất của đảng và nhà nước, vai trò và vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe đối với: + Con người và chiến lược con người + Sản xuất và sự phát triển của xã hội, các mục tiêu kinh tế xã hội; quốc phòng. - Ngày 3 tháng 2 năm 1994 chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định số 58/TTg do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký về việc quy định một số vấn đề tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở. Để thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. - Ngày 3 tháng 1 năm 1998, chính phủ ra nghị định số 01/1998/NĐ-CP về hệ thống tổ chức y tế địa phương. Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996 - 2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam. Ngày 22/1/2002 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 06-CT/TW về việc củng cố và hoàn thiện màng lưới y tế cơ sở. (Theo nghị quyết trung ương IV khoá VII đồng thời ngành y tế có nhiều văn bản quan trọng trong công tác chỉ đạo, thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân).
  • 45. 45 2. Đặc điểm nhu cầu sức khỏe và chăm sóc sức khỏe nhân dân 2.1. Đất nước đang phát triển - Kém phát triển về kinh tế: đến nay Việt Nam vẫn còn là một trong số các nước nghèo, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều mặt lạc hậu. - Kém phát triển về văn hoá, khoa học kỹ thuật. - Trong nhiều năm dân số Việt Nam trong tình trạng phát triển “bùng nổ”. Hiện nay Việt Nam vẫn là nước có dân số phát triển. Tháp dân số năm 1999 (Tháp co hẹp) đã cho thấy bắt đầu có xu hướng giảm mức sinh so với trước đây. Tỷ lệ dân số già tăng lên đáng kể sẽ làm thay đổi cấu trúc bệnh tật và tử vong. Bảng 1: Dân số qua các năm Năm Dân số ( triệu) Dân số tăng lên (triệu) 1943 2.2 1951 23.0 1960 30.2 7.2 (sau 9 năm) 1970 41.0 10.8 (sau 10 năm) 1979 52.7 11.7 (sau 9 năm) 1989 64.4 11.7 (sau 10 năm ) 1999 76.3 11.9 (sau 10 năm) Bảng 2: Tỷ lệ giới và nhóm tuổi theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 Nam % Nam Nữ % Nữ Tổng 0-4 3682743 51.35 3489499 48.65 7172242 5- 9 4634400 51.30 4398762 48.70 9033162 10-14 4654315 51.33 4412247 48.67 9066562 15-19 4141058 50.36 4081222 49.64 8222280 20-24 3430084 49.5. 3495303 50.47 6925387 25-29 3281300 49.96 3286874 50.04 6568174 30-34 3003421 49.78 3030285 50.22 6033706 35-39 2726540 48.80 2860080 51.20 5586620 40-44 2180363 47.92 2369697 52.08 4550060 45-49 1465289 46.71 1671969 53.29 3137258 50-54 964240 45.82 1140076 54 18 2104316 55-59 782143 43.77 1004864 56.23 1787007 60-64 759708 43.48 987600 56.52 1747308 65-69 725600 44.06 921175 55.94 1646775 70-74 500522 41.33 710582 58.67 1211104 75-79 307069 37.37 514680 62.63 821749 80-84 144203 34.48 274041 65.52 418244 >85 86119 29.57 205100 70.43 291219 Tổng 37469117 49.09 38854056 50.91 76323173
  • 46. 46 Hình 1. Biểu đồ dân số Việt Nam năm 1999 2.2. Đặc điểm sức khỏe chung hiện nay - Được cải thiện một bước - Sức khỏe vẫn ở mức thấp. - Sức khỏe không đồng đều (các vùng, các tầng lớp nhân dân). (Xem bảng số liệu 3, 4 và hình 2 và 3) 2.3. Mô hình bệnh tật, tử vong (xem bảng 5; hình 4 và 5) - Mô hình bệnh tật ở nước đang phát triển + Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng là phổ biến. Hiện nay không còn dịch lớn xảy ra. Nhiều bệnh tật giảm: sốt xuất huyết, thương hàn, tả, viêm não Nhật bản, sáu bệnh trong chương tình TCMR, sốt rét. + Suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt suy dinh dưỡng trong bụng mẹ (14-21,7%): bà mẹ có thai không tăng trọng lượng đủ 12 kg và 50% thiếu máu; nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng không đủ và không cân đối. - Mô hình bệnh tật nước phát triển: bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp, bệnh tuổi già, tai nạn giao thông... Bảng 3: Gánh nặng bệnh tật tại bệnh viện theo nhóm dân cư và ba nhóm bệnh Tỷ lệ % theo số mắc Các bệnh Thành thị Nông thôn Nông thôn nghèo Lây nhiễm (CNPM) 12.8 31.6 36.4 Không lây nhiễm (NCD) 73.6 55 50.5 Thương tật 13.6 13.3 13.1 Tổng số 100 100 100 (Nguồn: Phân tích sô liệu từ báo cáo của ADB)
  • 47. 47 Hình 2. So sánh tỷ lệ theo số mắc của các nhóm dân cư Bảng 4. Gánh nặng bệnh tật tại bệnh viện theo nhóm dân cư và ba nhóm bệnh. Tỷ lệ % theo số chết Thành thị Nông thôn Nông thôn nghèo Lây nhiễm (CNPM) 10.9 33.3 47 Không lây nhiễm (NCD) 74.6 55.2 44.3 Thương tật 14.5 11.4 8.6 Tổng số 100 100 100 (Nguồn: Phân tích sô liệu từ báo cáo của ADB) Ghi chú: CNPM: Các bệnh truyền nhiễm, các bệnh liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng, chu sinh và sức khỏe bà mẹ. NCD: Các bệnh không truyền nhiễm Tử vong: giảm Các số liệu này cho thấy tình trạng sức khỏe của nhóm dân ở thành thị tương đối tốt so với các vùng nông thôn. Cụ thể là tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm, thiếu dinh dưỡng chất, chu sinh và các điều kiện liên quan đến sức khỏe bà mẹ (viết tắt là
  • 48. 48 CNPM) của người dân thành thị chỉ bằng 1/3 và tỷ lệ tử vong bằng 1/4 so với các vùng nông thôn nghèo. Mặt khác, bệnh ở vùng thành thị chịu sự chi phối của lối sống, môi trường, các stress, đó là các bệnh tim mạch và ung thư. Ngược lại, ở nông thôn đặc biệt là các vùng nghèo hơn, vẫn phải chịu gánh nặng từ các căn bệnh truyền nhiễm cũng như tử vong. Hơn nữa, kết quả trên cho thấy các bệnh không truyền nhiễm (viết tắt là NCD) không phải là không đáng kể và nó cũng góp phần làm tăng gánh nặng bệnh tật vốn đã nặng nề ở các vùng nông thôn. Tại các vùng nông thôn này, tai nạn cũng chiếm một tỷ trọng đáng lưu ý. Bảng 5. Một số chỉ số tử vong qua các năm Chỉ số Năm 1990* Năm 1995* Năm 1999* Tỷ suất chết trẻ em <1 tuổi 460 /00 44.180 /00 36.70 /00 Tỷ suất chết trẻ em <5 tuổi 680 /00 550 /00 420 /00 Tỷ suất chết mẹ 115/100.000 100/100.000 95/100.000 * Nguồn: Báo cáo của Chính phủ Việt Nam tại hội nghị điều phối viện trợ cho lĩnh vực sức khỏe, Hà Nội, tháng 3/1997, tr.34 ** Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2000 (Nguồn Niên giám thống kê y tế năm 2000) Hình 5: Xu hường mắc bệnh theo 3 nhóm
  • 49. 49 2.4. Môi trường Vẫn bị ô nhiễm nặng nề: ô nhiễm phân, nguồn nước, ô nhiễm thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp và sinh hoạt v.v... 2.5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe - Tiêm chủng mở rộng được mở rộng, duy trì tỷ lệ > 85% - Giáo dục sức khỏe, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt 2.6. Hệ thống cơ sở, tổ chức, quản lý - Màng lưới y tế cơ sở được củng cố (xem bảng 6) - Chấn chỉnh công tác quản lý bệnh viện. - Hệ thống y học cổ truyền dân tộc được củng cố và sắp xếp phù hợp: hướng về y tế cộng đồng, làm nhiệm vụ CSSKBĐ, gắn với chương trình phát triển kính tế xã hội. - Hệ thống tổ chức và đào tạo cán bộ y tế chậm được đổi mới.. Chỉ số bác sĩ/số dân còn thấp (Xem bảng 7). Chưa gắn đào tạo với sử dụng. - Ngành dược chậm đổi mới về tổ chức. - Đạo đức cán bộ y tế: có một số thiếu trách nhiệm, không giữ được. 2.7. Chế độ, chính sách - Một số chế độ, chính sách chưa có tác dụng động viên cán bộ lâm việc. - Y tế phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe là vấn đề cấp bách và lâu dài. - Các điều kiện vật chất thấp xa so với nhu cầu. Bảng 6: Tình hình y tế xã năm 2000 Chỉ số vùng Số xã có bác sỹ % số xã có bác sỹ Số xã chưa có y sỹ Số xã có YSSN hoặc NHS Số xã chưa có cơ sở trạm y tế Tổng số (cả nước) 5366 51.1 236 9240 358 Miền núi trung du Bắc bộ 871 29.7 66 2447 153 Đồng bằng sông Cửu Long 1512 77.0 01 1806 12 Bắc trung bộ 622 34.7 37 1381 30 Duyên hải miền Trung 466 46.6 37 862 38 Tây Nguyên 266 44.6 64 432 76 Đông Nam bộ 617 78.7 8 774 27 Đồng bằng sông Cửu Long 912 63.5 11 1388 22 (Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2000)