SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
1
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thế giới ngày càng phát triển vượt bậc với sự phát triển không ngừng của khoa
học kỹ thuật và công nghệ. Tri thức nhân loại ngày càng tiến bộ với những phát hiện,
nghiên cứu sáng tạo làm thay đổi cơ bản cuộc sống của con người, chính điều đó đòi
hỏi con người luôn luôn phải học hỏi không ngừng nhằm tiếp nhận những kiến thức,
công nghệ mới để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Khác với các ngành nghề khác, y tế là một ngành đặc thù liên quan trực tiếp
đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Vì vậy công tác đào tạo liên tục cho đội
ngũ cán bộ y tế nhằm bổ sung, trang bị các kiến thức chuyên môn mới cùng các kỹ
năng tiên tiến, hiện đại là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khoẻ cho người dân. Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và các cơ quan
quản lý luôn quan tâm và chú trọng đẩy mạnh bằng việc ban hành nhiều thông tư, văn
bảnquyphạmpháp luật quantrọngtrongcôngtác đàotạo liên tục cho độingũ cánbộ y tế.
Trong số các nguồn nhân lực y tế, trái ngược với nguồn nhân lực chuyên ngành
y đa số làm việc tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh và thường xuyên được tham gia
các khoá đào tạo liên tục nhằm trang bị bổ sung các kiến thức và kỹ năng mới, tiên
tiến; thì nguồn nhân lực dược lại đa số làm việc tai các công ty dược, nhà thuốc, quầy
thuốc. Tại các cơ sở này, việc đào tạo và đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ dược sỹ
theo quy định của Bộ y tế chưa được các cơ sở sử dụng đội ngũ dược sỹ và các cơ
quan quản lý chức năng thực sự quan tâm. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ y tế là dược sỹ nhằm nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc và bảo vệ nhân
dân là cần thiết, trong đó đào tạo liên tục đóng vai trò quan trọng. Việc nghiên cứu về
thực trạng đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc
nhằm đánh giá thực trạng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Y
tế trong việc triển khai công tác đào tạo liên tục và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp
nhằm đưa công tác đào tạo liên tục được triển khai đến các cơ sở tham gia hoạt động
2
chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ nhân dân.
Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và nhu
cầu về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn
Thành phố Phủ Lý năm 2018” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy
thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018 .
2. Đánh giá nhu cầu về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy
thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018 .
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả với điều tra cắt
ngang có phân tích, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi được
thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 62.3% đối tượng nghiên cứu chưa hoàn
thành khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nào, trong khi đó học xong trình
độ cao đẳng là 23.8% và đại học là 13.9%. Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc đã
hoàn thành khóa học nâng cao trình độ chuyên môn từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ
31.6%, dưới 5 năm là 68.4%. Đối tượng nghiên cứu có nhu cầu học nâng cao trình độ
là 65.7%, trong khi đó không có nhu cầu là 34.3%. 100% đối tượng nghiên cứu chưa
từng tham gia khóa đào tạo được cấp chứng chỉ, chứng nhận của cơ quan có thẩm
quyền cấp phép. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về tầm quan trọng của việc cập
nhật kiến thức còn hạn chế với tỷ lệ 26.7% cho rằng không quan trọng, 58.1% cho
rằng quan trọng và chỉ có 15.2% cho rằng rất quan trọng. 100% đối tượng nghiên cứu
có nhu cầu được cập nhật kiến thức do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận,
chứng chỉ. Nội dung được cập nhật kiến thức chủ yếu làkiến thức chuyên môn và quy
định pháp lý chiếm tỷ lệ 67.6%; 26.7% mong muốn được cập nhật kiến thức chuyên
môn và 5.7% mong muốn cập nhật các quy định về pháp lý. Thời gian khóa học mà
đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là 01 tháng với tỷ lệ 68.6%; kéo dài 03
tháng 19.0% và có 12.4% mong muốn chỉ 01 tuần.
3
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy
thuốc tham gia đào tạo liên tục trong quá trình hành nghề dược còn rất hạn chế. Việc
đào tạo liên tục chỉ mới là hình thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, còn việc
tham gia các khóa đào tạo cập nhật kiến thức hàng năm là chưa có; nguyên nhân là do
các đối tượng chưa thực sự hiểu được các quy định bắt buộc của nhà nước về tham
gia đào tạo liên tục trong quá trình hành nghề. Vì vậy công tác đào tạo liên tục cho
đội ngũ cán bộ y tế nói chung, đặc biệt là đội ngũ dược sỹ hành nghề tư nhân cần
được sự quan tâm của các cấp quản lý thông qua việc ra các văn bản quy định cụ thể,
tổ chức các khóa đào tạo liên tục để đội ngũ dược sỹ hành nghề tư nhân có điều kiện
tham gia nhưng vẫn đảm bảo công việc hàng ngày một cách hiệu quả nhất.
Đánh giá việc thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương đã được phê duyệt:
a. Tiến độ
- Đúng tiến độ x
b. Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra
- Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra x
c. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương:
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương x
d. Đánh giá việc sử dụng kinh phí
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 10 triệu đồng.
+ Trong đó Kinh phí sự nghiệp khoa học: 10 triệu đồng.
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân loại ngày càng phát triển một cách vượt bậc với cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, vì vậy lực lượng lao động cần được bổ sung, cập nhật kiến thức
chuyên môn cùng với các kỹ năng làm việc là việc hết sức quan trọng và cấp thiết.
Đặc biệt đối với ngành y tế, là một ngành đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và
tính mạng của con người thì việc đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ y tế nhằm bổ
sung, trang bị các kiến thức chuyên môn mới cùng các kỹ năng tiên tiến, hiện đại là
vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Công tác đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ y tế được Đảng, Nhà nước và các
cơ quan quản lý luôn quan tâm và chú trọng đẩy mạnh bằng việc ban hành nhiều
thông tư, văn bảnquyphạmpháp luật quantrọngtrongcông tác đào tạo liên tục cho đội
ngũ cán bộ y tế.
Trong số các nguồn nhân lực y tế, trái ngược với nguồn nhân lực chuyên ngành
y đa số làm việc tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh và thường xuyên được tham gia
các khoá đào tạo liên tục nhằm trang bị bổ sung các kiến thức và kỹ năng mới, tiên
tiến; thì nguồn nhân lực dược lại đa số làm việc tai các công ty dược, nhà thuốc, quầy
thuốc. Tại các cơ sở này, việc đào tạo và đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ dược sỹ
theo quy định của Bộ y tế chưa được các cơ sở sử dụng đội ngũ dược sỹ và các cơ
quan quản lý chức năng thực sự quan tâm. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ y tế là dược sỹ nhằm nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc và bảo vệ nhân
dân là cần thiết, trong đó đào tạo liên tục đóng vai trò quan trọng. Việc nghiên cứu về
thực trạng đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc
nhằm đánh giá thực trạng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Y
tế trong việc triển khai công tác đào tạo liên tục và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp
nhằm đưa công tác đào tạo liên tục được triển khai đến các cơ sở tham gia hoạt động
chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ nhân dân.
5
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và nhu
cầu về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn
Thành phố Phủ Lý năm 2018” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy
thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018 .
2. Đánh giá nhu cầu về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy
thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018 .
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồnnhân lực và nhân lực y tế
1.1.1. Nguồn nhân lực
"Nguồn lực con người" hay "nguồn nhân lực”, là khái niệm được hình thành
trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động
lực của sự phát triển: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây
đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau.
Theo định nghĩa của UN:" Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức
và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát
triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng" .
Việc quản lý và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều so
với các nguồn lực khác bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảm
với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra trong
môi trường sống của họ.
Theo David Begg: “Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con
người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương
lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá
khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”.
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao
động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các
mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những
người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được
yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
HĐH”. [13].
7
Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng:“Nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ
năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Ở góc độ thứ nhất, nguồn nhân lực là
nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có
khả năng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Xem xét nguồn nhân lực dưới
dạng tiềm năng giúp định hướng phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo không ngừng
nâng cao năng lực xã hội của nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo, chăm sóc
sức khoẻ. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng thì chưa đủ. Muốn phát huy
tiềm năng đó phải chuyển nguồn nhân lực sang trạng thái động thành vốn nhân lực,
tức là nâng cao tính năng động xã hội của con người thông qua các chính sách, thể
chế và giải phóng triệt để tiềm năng con người. Con người với tiềm năng vô tận nếu
được tự do phát triển, tự do sáng tạo và cống hiến, được trả đúng giá trị lao động thì
tiềm năng vô tận đó được khai thác phát huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn“
[12].
Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa
phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (Thể lực, trí lực,
nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm đó, nhờ tính
thống nhất mà nguồn lực con người biến thành nguồn vốn con người đáp ứng yêu cầu
phát triển.
Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rộng rãi bao gồm các yếu
tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng
động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và văn hoá.
Như vậy, các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần
là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ,
tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có
khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.
8
Khái niệm "nguồn nhân lực" (Human Resoures) được hiểu như khái niệm
"nguồn lực con người". Khi được sử dụng như một công cụ điều hành, thực thi chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có tham gia
lao động - hay còn được gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm
toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động đư-
ợc gọi là lực lượng lao động[10].
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác
nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản:
nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là
yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn
lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng
hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận
dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức
mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng
con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức -
tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con ngườivà xã hội đã, đang và sẽ huy động
vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội [11].
1.1.2. Nguồn nhân lực y tế
Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những
người tham gia chủ yếuvào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. Như vậy, nguồn
nhân lực y tế bao gồm cả cán bộ y tế chính thức và không chính thức (như tình
nguyện viên xã hội, những người chăm sóc sức khoẻ gia đình, lương y…). Nguồn
nhân lực này bao gồm các cán bộ chuyên môn về y, dược, đội ngũ kỹ sư, cử nhân, kỹ
9
thuật viên, những người làm công tác quản lý và nhân viên… đang tham gia các hoạt
động phục vụ y tế từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở. Nguồn nhân lực này bao gồm
các nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm việc tại khu vực y tế công lập
và khu vực y tế tư nhân[15].
Nguồn nhân lực y tế là một phần của nguồn nhân lực quốc gia, nhưng cũng là
yếu tố cơ bản nhất của hệ thống y tế. Vì vậy:
- Phát triển nguồn nhân lực y tế: là cần phát triển cácc kiến thức và kỹ năng cân
thiết để nguồn nhân lực hoàn thành tốt công việc cả chuyên môn và khả năng tổ chức
thực hiện công việc. Phát triển nguồn nhân lực y tế đặc biệt phải đi trước nhu cầu xã
hội dựa trên những dự báo về nhu cầu cũng như khả năng tài chính và kỹ thuật cung
ứng cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Quản trị nhân lực: là cần tạo ra một môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo
rằng nhân lực hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược
nhằm xcs định và đạt được sự tối ưu về số lượng và sự phâ bố về nguồn lực với chi
phí hiệu quả nhất.
1.1.3. Các loại hình nhân lực y tế
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ngành y tế cần có nhiều loại
nguồn lực khác nhau để hoàn thành, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người.
Nguồn lực con người quyết định toàn bộ đến quy mô và chất lượng các hoạt động,
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Nhân lực ngành y tế bao gồm chủ yếu là bác sỹ, y sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, cử
nhân y tế công cộng, các kỹ thuật viên y tế…
Các bậc đào tạo nguồn nhân lực y tế trong hệ thống giáo dục quốc dân bao
gồm:
- Bậc đào tạo sơ cấp: Điều dưỡng sơ cấp, dược tá.
10
- Bậc đào tạo trung cấp: Y sỹ, điều dưỡng trung học, dược sỹ trung học, y tế dự
phòng, kỹ thuật viên y học, hộ sinh…
- Bậc đào tạo cao đẳng: Điều dưỡng cao đẳng, dược sỹ cao đẳng, kỹ thuật viên
y học cao đẳng, hộ sinh cao đẳng …
- Bậc đào tạo đại học: Bác sỹ, Dược sỹ đại học, Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân
y tế công cộng, cử nhân hộ sinh, cử nhân kỹ thuật viên y học…
- Bậc đào tạo sau đại học: Tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2…
1.2. Nhân lực dược
1.2.1. Khái niệm nhân lực dược
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ngành y tế cần có nhiều loại
nguồn lực khác nhau để hoàn thành, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người.
Nguồn lực con người quyết định toàn bộ đến quy mô và chất lượng các hoạt động,
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân.[14].
Nhân lực ngành y tế bao gồm chủ yếu là bác sỹ, y sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, cử
nhân y tế công cộng, các kỹ thuật viên y tế…[11].
Nhân lực dược rất đa dạng, bao gồm tất cả những người công tác trong lĩnh vực
dược như: Tiến sĩ Dược học, Thạc sĩ Dược học, Dược sĩ chuyên khoa 1, Dược sĩ
chuyên khoa 2, Dược sĩ đại học, Dược sĩ cao đẳng, Dược sĩ trung cấp, Dược tá, Kỹ
thuật viên dược… Dược sỹ là từ dùng chỉ chung cán bộ dược có trình độ từ trung cấp
trở lên.
Phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược:
- Tại các cơ quan quản lý Nhà nước: Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên thuộc
Bộ Y tế, Sở Y tế. Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên thuộc các bộ, sở, ban ngành có
công tác liên quan đến y dược.
11
- Tại các đơn vị đào tạo, nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giảng viên hoặc các
nghiên cứu viên tại các trường đào tạo y dược. Cán bộ quản lý, nghiên cứu viên tại
các viện nghiên cứu liên quan đến chuyên môn y dược.
- Tại các cơ sử khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ: Cán bộ quản lý hoặc
chuyên viên tại các bộ phận dược/sinh hoá tai các bệnh viện, các cơ sở khám chữa
bệnh. Chuyên gia về sử dụng thuốc tại bệnh viện, trung tâm truyền thông và các cơ sở
khác.
- Tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh: Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên tại các
cơ sở sản xuất/kinh doanh thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Chuyên gia về
các lĩnh vực marketing, kinh doanh thuốc.
Dù công tác trong cơ sở y tế nào thì nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ chuyên
môn cũng như các kỹ năng cần thiết là rất quan trọng và cần thiết.
1.2.2. Tình hình nhân lực Dược sỹ tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay tại 10 tỉnh, thành phố phát triển là Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Ðồng Nai, An Giang,
Ðồng Tháp, Bình Dương đã chiếm 64,34% số lượng dược sĩ đại học. Trong khi đó,
con số này đối với 10 tỉnh khó khăn là: Lai Châu, Ðiện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Hòa
Bình, Bắc Cạn, Kon Tum, Ðắc Nông, Ðắc Lắc, Ninh Thuận thì chỉ có 2,84% tổng số
dược sĩ.
Ðể đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, nhu cầu nhân lực dược nước ta ngày
càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo của sở y tế các tỉnh, thành phố,
đến năm 2020 toàn ngành dược sẽ có nhu cầu hơn 25 nghìn cán bộ dược có trình độ
đại học trở lên.
Hiện nay, xét theo khía cạnh phân bố nguồn nhân lực dược, có thể thấy khối
các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược tiếp tục thu hút nhiều dược sĩ hơn so với khối cơ
quan hành chính, sự nghiệp như các sở y tế, trung tâm y tế, bệnh viện hay viện nghiên
12
cứu. Số lượng cán bộ dược tham gia vào quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối
thuốc dự kiến lên tới hơn 16.000 người, chiếm gần hai phần ba tổng số nhu cầu của
toàn ngành. Ngoài ra, với hệ thống phân phối thuốc ngày càng được mở rộng cũng sẽ
thu hút hơn 7.000 dược sĩ tham gia trực tiếp vào công tác cung ứng thuốc tại các nhà
thuốc đạt chuẩn GPP.
Nhằm bổ sung đủ nhân lực lĩnh vực dược chỉ có cách duy nhất là tăng cường
đào tạo. Chủ trương chung của Bộ Y tế là mở rộng mạng lưới các trường đại học, cao
đẳng, trung học dược trên toàn quốc. Nhất là tại khu vực còn gặp nhiều khó khăn
trong khâu thu hút nhân lực dược như: Tây Bắc, Ðông Bắc, đồng bằng sông Hồng,
Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung, Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long. Nhà nước gắn đào tạo dược theo địa chỉ, đào tạo hệ cử tuyển, phân bổ chỉ
tiêu đào tạo theo từng địa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dược tại
chỗ. Như vậy sẽ giải quyết được tình trạng mất cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng
sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn.
1.3. Đào tạo liên tục
1.3.1. Một số khái niệm về đào tạo liên tục
Theo viện quốc gia y tế Hoa Kỳ (National Institutes of Health) CME là tên
viết tắt của các hoạt động giáo dục thường xuyên về y tế, bao gồm các hoạt động giáo
dục để phục vụ cho việc duy trì và phát triển hoặc nâng cao kiến thức, kỹ năng, sự
chuyên nghiệp của cán bộ y tế để cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân và cộng đồng. Một
khái niệm khác cũng được sử dụng: Phát triển nghề nghiệp liên tục là quá trình mà
các cán bộ y tế thường xuyên cập nhật để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, các dịch vụ
y tế, và phát triển chuyên môn của mình. Nó bao gồm việc cập nhật lại liên tục những
kiến thức, kỹ năng, thái độ và thực hành để được cấp phép hành nghề. Không có sự
phân chia rõ ràng giữa đào tạo liên tục và phát triển nghề nghiệp liên tục, như
13
trong thời gian vừa qua đào tạo liên tục y tế đã bao gồm các kỹ năng quản lý, xã hội,
kỹ năng cá nhân, và các chủ đề ngoài các vấn đề y tế, lâm sàng truyền thống .
Đào tạo liên tục không phải là một khái niệm mới tại Việt Nam, khái niệm
này đã xuất hiện trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh và rất nhiều các văn bản quản lý
cũng như những tài liệu hướng dẫn quản lý do Bộ Y tế ban hành.
Theo Thông tư 07/2008/TT-BYT của Bộ Y tế: Đào tạo liên tục là các khoá
đào tạo ngắn hạn bao gồm đào tạo bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ thuật
thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo
tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và những khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia.
Theo Thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế: Đào tạo liên tục là các khóa
đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ; cập nhật kiến
thức y khoa liên tục (Continuing Medical Education – CME); phát triển nghề nghiệp
liên tục (Continuing Professional Development – CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật;
đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác
cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân.
Hiện nay trình độ đào tạo cán bộ y tế của nước ta còn nhiều hạn chế. Tiến
bộ của khoa học kỹ thuật y dược phát triển rất nhanh, nhiều kiến thức mới cần được
cập nhật kịp thời. Mặt khác theo thời gian một số kiến thức đã học có phần rơi dụng
nên khoảng cách giữa kiến thức của cán bộ y tế và kiến thức hiện đại của y học ngày
càng xa. Để xử dụng tốt nguồn nhân bên cạnh làm tốt công tác đào tạo mới nguồn
nhân lực tại các trường y dược, các nhà quản lý cần quan tâm đến việc đào tạo lại và
đào tạo bồi dưỡng liên tục đội ngũ cán bộ đã có để họ có thể đáp ứng được nhu cầu
chăm sóc sức khỏe nhân dân.
1.3.2. Quy định về đào tạo liên tục
14
Theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09 tháng 8 năm
2013 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế có quy định: “Đào tạo
liên tục là các khoá đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục; phát triển nghề nghiệp liên tục; đào tạo
chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chỉ đạo tuyến và những khoá đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia”
Nghĩa vụ của người hành nghề dược: Hoàn thành chương trình đào tạo, cập
nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp
Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình
đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất[1].
1.3.3. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi
Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning)
được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được
tính theo thực tế chương trình đào tạo.
Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên
môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo,
hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài
trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/ hội nghị/ tọa
đàm.
Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa
học đã được công bố theo quy định được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn
luận án, chủ trì/ thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn
luận văn hoặc chủt trì/ thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ
thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
15
Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1
tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế
không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên
môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.
1.3.4. Thời gian đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược:
a) Kiến thức chuyên ngành: Tối thiểu 06 giờ đối với người có trình độ đại học;
tối thiểu 04 giờ đối với người có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và các văn
bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác;
b) Pháp luật và quản lý chuyên môn về dược: Tối thiểu 06 giờ;
c) Kỹ năng và các kỹ thuật trong hành nghề dược: Tối thiểu 06 giờ [2].
16
1.3.5. Quy định về các cơ sở đào tạo liên tục
Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-BYT ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Bộ Y tế
Quyết định V/v cấp mã chứng nhận đào tạo liên tục cho các đơn vị tham gia công tác
đào tạo cán bộ y tế: Trên địa bàn tỉnh Hà nam, chỉ có Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam
được cấp mã đào tạo liên tục là A052.
BỘ Y TẾ
Các Trường Đại
học, Cao đẳng,
Trung cấp y tế
(Mã A)
Các Bệnh viện,
Viện nghiên cứu
trung ương
(Mã B)
Các Sở Y tế, các
Bộ, ngành
(Mã C)
17
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam
Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu:
Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa, chính
trị và kinh tế và là đô thị loại 3 duy nhất của tỉnh Hà Nam. Thành phố Phủ Lý nằm ở
vị trí cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông
Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ.
Thành phố Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, bên bờ phải sông Đáy, Phủ Lý cách
Hà Nội 60 km về phía Nam, thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây Bắc và thành
phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A có tuyến đường sắt
Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: Sông Đáy, Sông Châu Giang và Sông
Nhuệ tiện về giao thông thủy bộ. Diện tích thành phố là hơn 34 km2.Phủ Lý nằm ở
vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi nên địa hình của Thành phố chia làm nhiều
khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm.
Thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 10 xã với dân số
khoảng 136.654 nhân khẩu.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2.1. Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng
Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà
Nam.
2.1.2.2 . Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu
Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà
Nam đồng ý tham gia phỏng vấn.
18
2.1.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu
Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn thành phố Phủ Lý không
muốn tham gia phỏng vấn.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/2018 đến tháng
10/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả với điều tra cắt ngangcó
phân tích. Thu thập số liệu bằng bộ phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên
cứu để xác định thực trạng và nhu cầu về đào tạo liên tục.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
2.2.2.1. Nghiên cứu định lượng
- Cỡ mẫu:
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn toàn bộ Dược sỹ có chứng chỉ hành nghề
dược tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Phủ Lý có 107 cơ sở đăng ký kinh doanh hành
nghề dược. Trong đó nhà thuốc, quầy thuốc là 89 cơ sở, số còn lại là các công ty,
trung tâm kinh doanh dược. Tại 89 nhà thuốc, quầy thuốc, có 105 dược sỹ đồng ý
tham gia phỏng vấn. Vì vậy số mẫu nghiên cứu là 105 người.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.Số liệu định lượng
- Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng
nghiên cứu bằng bộ câu hỏi được thiết kế trước.
19
- Quy trình xây dựng bộ câu hỏi: Các câu hỏi được soạn thảo dựa trên mục tiêu
nghiên cứu, chủ yếu là câu hỏi đóng. Sau khi xây dựng xong bộ câu hỏi điều tra thì
được điều tra thử trên nhóm 30 dược sỹ để tìm ra những sai sót hoặc sự thiếu thông
tin, sau đó chỉnh sửa thành bộ câu hỏi chính thức để đi điều tra cho nghiên cứu.
- Điều tra viên: Là các cán bộ tham gia nghiên cứu.
- Tập huấn điều tra: Sau khi xây dựng bộ câu hỏi đảm bảo yêu cầu mục tiêu và
tínhkhoa học chúngtôi đãgiải thíchcho các điềutra viên về nộidung, mục đích và kiến
thức của phiếu điều trađồng thời tổ chức cho các điều tra đóng giả là đối tượng nghiên
cứu để phỏng vấn lẫn nhau cho đến khi thành thạo thì tiến hành lấy số liệu trên đối tượng
nghiên cứu.
- Tổ chức điều tra: Nhóm điều tra viên căn cứ tên, số lượng Dược sỹ đã được
lựa chọn tại mỗi nhà thuốc, quầy thuốc tiến hành tiếp cận đế thực hiện điều tra; điều
tra viên giải thích mục đích nghiên cứu. Trao đổi và thuyết phục Dược sỹtại các nhà
thuốc, quầy thuốctham gia nghiên cứu.
- Tổ chức giám sát điều tra: Mỗi nhóm điều tra bao gồm 1giám sát viên và 2
điều tra viên. Các phiếu điều tra được thu lại vào cuối mỗi buổi để rà soát lại các nội
dung của phiếu. Các điều tra viên được tập hợp lại để rút kinh nghiệm trong việc điều
tra ngay tại mỗi buổi điều tra.
2.3.2. Một số khái niệmtrong nghiên cứu
-Thực trạng về công tác đào tạo liên tục cho đội ngũ dược sỹ: Là những khóa
đào tạo, tập huấn nhằm trang bị kiến thức chuyên môn mới cho đội ngũ dược sỹ trong
quá trình hành nghề theo đúng quy định của Bộ Y tế.
-Nhu cầu đàotạo liên tục của đội ngũ dược sỹ : Là mong muốn của người dược
sỹ được tham gia đào tạo liên tục, thời gian và cách thức triển khai đào tạo liên tục mà
người dược sỹ mong muốn để phù hợp với điều kiện thực tế vừa kinh doanh buôn bán
20
vừa được tham gia đào tạo theo đúng quy định hiện hành.
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập vào các biểu mẫu thống nhất kèm theo (phần phụ lục). Sau
khi nhận được số liệu từ các biểu mẫu sẽ được làm sạch và xử lý thô rồi nhập vào
máy vi tính hai lần độc lập. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 trên
máy tính. Cán bộ nhập số liệu và xử lý số liệu là các cán bộ trong nhóm nghiên cứu
và một số cán bộ tin học của Trường.
Các thông số thống kê tính toán trong nghiên cứu:
- Số lượng, tỷ lệ phần trăm.
- Các số liệu được trình bày dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội
dung nghiên cứu để đối tượng hiểu và tựnguyện tham gia. Nếu đối tượngnào từ chối
thì đối tượng đó không nằm trong mẫu nghiên cứu.
- Tất cả các thông tin chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra giải
pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo liên tục cho đội ngũ Dược sỹ tại các
nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý,mà không phục vụ cho các
mục đích khác. Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.
21
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc.
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính
Giới
Tuổi
Nam
(n= 21)
Nữ
(n=84)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
< 25 02 9.5 13 15.5
25 - 35 06 28.6 59 70.2
> 35 13 61.9 12 14.3
Tổng
105
21 20.0 84 80.0
Qua kết quả bảng 3.1 cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu ở lứa
tuổi 25 - 35, trong đó tỷ lệ đối tượng nữ giới (80.0%) cao gấp 4 lần so với đối tượng
nam giới (20.0%). Đặc biệt Dược sỹ là nam dưới 25 tuổi tại nhà thuốc, quầy thuốc là
rất thấp (9.5%)
Biểu đồ 3.1. Trình độ của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
Dược sỹ đại học Dược sỹ cao đẳng Dược sỹ trung học
15.7%
20.9%
63.4%
22
Qua kết quả Biểu đồ 3.1 cho thấy trình độ dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy
thuốc là trung cấp còn rất lớn 73 người, chiếm tỷ lệ 63.4%, trong khi đó trình độ đại
học và cao đẳng lần lượt là 15.7% và 20.9%.
Bảng 3.2. Thời gian đã làm việc của dược sỹ tại nhà thuốc, quầy thuốc
Thời gian làm việc của dược sỹ
Số lượng
(n=105)
Tỷ lệ
(%)
3 - 5 năm 26 24.8
5 - 10 năm 63 60.0
≥ 10 năm 16 15.2
Qua kết quả bảng 3.2 cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu có thời gian làm
việc tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên 10 năm là thấp (15.2%), trong khi đó thời gian
làm việc từ 3 - 5 năm là cao nhất (60.0%).
3.2. Thực trạng về đào tạo liên tục của dược sỹ
Bảng 3.3. Khóa học dược sỹ đã tham gia đào tạo nâng cao trình độ
Khóa tham gia đào tạo nâng cao trình độ
Số lượng
(n=101)
Tỷ lệ
(%)
Học lên đại học 14 13.9
Học lên cao đẳng 24 23.8
Chưa học 73 62.3
Qua kết quả bảng 3.3 cho thấy có 63 (chiếm tỷ lệ 62.3%) người chưa hoàn
thành khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nào, trong khi đó học xong trình
độ cao đẳng là 23.8% và đại học là 13.9%.
23
Bảng 3.4. Khoảng thời gian dược sỹ đã hoàn thành khóa đàotạo nâng cao trình độ
Khoảng thời gianđã hoàn thành khóa tham
gia đào tạo nâng cao trình
Số lượng
(n=38)
Tỷ lệ
(%)
> 5 năm 12 31.6
≤ 5 năm 26 68.4
Qua kết quả bảng 3.4 cho thấy Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc đã hoàn
thành khóa học trên 5 năm chiếm tỷ lệ 31.6%, dưới 5 năm là 68.4%.
Bảng 3.5. Nhu cầu của dược sỹ về đào tạo nâng cao trình độ trong thời gian tới
Tham gia đào tạo nâng cao trình độ
Số lượng
(n=105)
Tỷ lệ
(%)
Có 69 65.7
Không 36 34.3
Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc có nhu
cầu học nâng cao trình độ còn chưa cao 65.7%, trong khi đó không có nhu cầu là
34.3%.
Bảng 3.6. Dược sỹ tham gia khóa đào tạo được cấp chứng chỉ của cơ quan
có thẩm quyền cấp phép
Khóa đào tạo được cấp chứng nhận, chứng chỉ
Số lượng
(n=105)
Tỷ lệ
(%)
01 lần/ năm 0 0
Đã tham gia 0 0
Chưa từng tham gia 105 100%
24
Qua kết quả bảng 3.6 cho thấy 100% đối tượng nghiên cứu chưa từng tham gia
khóa đào tạo được cấp chứng chỉ, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thống kê số liệu về đào tạo liên tục của Trường
CĐYT Hà Nam về việc đào tạo liên tục cho đối tượng dược sỹ trong thời gian qua.
Bảng 3.7. Hiểu biếtcủa dược sỹ về các quy địnhcập nhập kiến thức khi hành nghề
Hiểu biết của dược sỹ về các quy định cập nhập
kiến thức khi hành nghề
Số lượng
(n=105)
Tỷ lệ
(%)
Có 46 43.8
Không 59 56.2
Qua kết quả bảng 3.7 cho thấy, đối tượng nghiên cứu hiểu được các quy định
của nhà nước về tham gia các lớp cập nhật kiến thức trong khi hành nghề còn rất cao
chiếm tỷ lệ 56.2%, trong khi đó hiểu về quy định có 43.8%.
Biểu đồ 3.2. Hiểu biết của dược sỹ về tầm quan trong của việc cập nhập kiến thức
khi hành nghề
26.7%
58.1%
15.2%
Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng
25
Qua kết quả Biểu đồ 3.2 cho thấy, hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về tầm
quan trọng của việc cập nhật kiến thức còn hạn chế với tỷ lệ 26.7% cho rằng không
quan trọng, 58.1% cho rằng quan trọng và chỉ có 15.2% cho rằng rất quan trọng.
Bảng 3.8. Hình thức dược sỹ tự cập nhập kiến thức khi hành nghề
Hình thức dược sỹ cập nhập kiến thức
khi hành nghề
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Qua các khóa đào tạo, huấn luyện 68 64.8
Qua sách chuyên ngành 76 72.4
Qua internet 105 100
Qua kết quả bảng 3.8 cho thấy, có 64.8% đối tượng nghiên cứu được cập nhật
kiến thức qua các khóa đào tạo, huấn luyện mà chủ yếu do các công ty, các hãng dược
phẩm tổ chức mời tham gia; 72.4% đối tượng được hỏi cập nhật kiến thức qua sách
chuyên ngành, 100% đối tượng nghiên cứu cập nhật kiến thức qua mạng internet.
Bảng 3.9. Nội dung dược sỹ tự cập nhập kiến thức khi hành nghề
Nội dung dược sỹ tự cập nhập kiến thức
khi hành nghề
Số lượng
(n=105)
Tỷ lệ
(%)
Kiến thức chuyên môn 58 55.2
Các quy định pháp lý 15 14.3
Cả kiến thức chuyên môn và quy định pháp lý 32 30.5
Qua kết quả bảng 3.9 cho thấy, đối tượng nghiên cứu tự cập nhật kiến thức
chuyên môn là chủ yếu chiếm tỷ lệ 55.2%, cập nhật cả kiến thức chuyên môn và quy
định pháp lý là 30.5%, chỉ có 14.3% đối đượng tự cập nhật kiến thức quy định pháp lý.
26
3.3. Nhu cầuvề đào tạo liên tục của đội ngũ dược sỹ.
Bảng 3.10. Nhu cầu của dược sỹ được cập nhập kiến thức khi hành nghề do các cơ
quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ
Nhu cầu của dược sỹ được cập nhập kiến thức
khi hành nghề
Số lượng
(n=105)
Tỷ lệ
(%)
Có 105 100
Không 0 0
Qua kết quả bảng 3.10 cho thấy, 100% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được
cập nhật kiến thức do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ.
Bảng 3.11. Nội dung dược sỹ mong muốn được cập nhập kiến thức khi hành nghề
do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ
Nội dung dược sỹ mong muốn được cập nhập
kiến thức khi hành nghề
Số lượng
(n=105)
Tỷ lệ
(%)
Kiến thức chuyên môn 28 26.7
Các quy định pháp lý 06 5.7
Cả kiến thức chuyên môn và quy định pháp lý 71 67.6
Qua kết quả bảng 3.11 cho thấy, đối tượng nghiên cứu mong muốn nội dung
được cập nhật kiến thức chủ yếu làkiến thức chuyên môn và quy định pháp lý chiếm
tỷ lệ 67.6%; 26.7% mong muốn được cập nhật kiến thức chuyên môn và 5.7% mong
muốn cập nhật các quy định về pháp lý khi tham gia các khóa đào tạo do cơ quan có
thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ.
27
Bảng 3.12. Thời gian khóa học dược sỹ mong muốn được cập nhập kiến thức khi
hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ
Thời gian dược sỹ mong muốn được cập nhập
kiến thức khi hành nghề
Số lượng
(n=105)
Tỷ lệ
(%)
01 tuần 13 12.4
01 tháng 72 68.6
03 tháng 20 19.0
Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy, thời gian khóa học mà đối tượng nghiên cứu
mong muốn chủ yếu là 01 tháng với tỷ lệ 68.6%; kéo dài 03 tháng 19.0% và có 12.4%
mong muốn chỉ 01 tuần.
Bảng 3.13. Thời điểm tổ chức khóa học dược sỹ mong muốn được cập nhập kiến
thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ
Thời điểm dược sỹ mong muốn được cập nhập
kiến thức khi hành nghề
Số lượng
(n=105)
Tỷ lệ
(%)
Các ngày trong tuần, trong giờ hành chính 03 2.9
Các ngày trong tuần, ngoài giờ hành chính 15 14.3
Thứ 7, chủ nhật 87 82.8
Qua kết quả bảng 3.13 cho thấy, thời điểm tổ chức các lớp đào tạo mà đối
tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là ngày thứ 7 và chủ nhật chiếm tỷ lệ 82.8%;
ngoài giờ hành chính các ngày trong tuần là 14.3% và trong giờ hành chính là 2.9%.
28
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Thông tin chung của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc.
Kết quả cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu ở lứa tuổi 25 - 35,
trong đó tỷ lệ đối tượng nữ giới (80.0%) cao gấp 4 lần so với đối tượng nam giới
(20.0%). Bên cạnh đó trình độ dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc là trung cấp còn
rất lớn chiếm tỷ lệ 63.4% (Biểu đồ 3.1); đây là lứa tuổi trong độ tuổi sinh đẻ và chăm
con nhỏ cho nên thời gian dành cho việc học tập nâng cao trình độ và cập nhật kiến
thức hầu như không có hoặc rất ít. Ngoài ra, thời gian làm việc tại các nhà thuốc, quầy
thuốc (Bảng 3.2.) trên 10 năm là thấp (15.2%), trong khi đó thời gian làm việc từ 3 - 5
năm là cao nhất (60.0%); điều này cho thấy kinh nghiệm về chuyên môn của đối
tượng nghiên cứu chưa thực sự nhiều. Vì vậy khi tổ chức các lớp đào tạo liên tục cho
các đối tượng cần xem xét về yếu tố thời gian và thời điểm tổ chức nhằm đảm bảo số
đối tượng được tham gia cao nhất.
4.2. Thực trạng về đào tạo liên tục của dược sỹ
Nghiên cứu cũng cho thấyngười chưa hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn nào chiếm tỷ lệ 62.3%, trong khi đó học xong trình độ cao đẳng là
23.8% và đại học là 13.9% (Bảng 3.3). Nhằm chuẩn hóa trình độ cán bộ dược theo
thông tư 27/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp Dược, cần có quy định pháp lý cụ thể đối với các đối tượng hành nghề tư
nhân trong việc cấp phép và thu hồi giấy phép hành nghề dược được quy định tại Luật
số: 105/2016/QH13.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấyđối tượng có nhu cầu học nâng cao trình
độ còn chưa cao 65.7%, trong khi đó không có nhu cầu là 34.3% (Bảng 3.6). Bên
cạnh đó đối tượng nghiên cứu hiểu được các quy định của nhà nước về tham gia các
lớp cập nhật kiến thức trong khi hành nghề còn rất cao chiếm tỷ lệ 56.2%, trong khi
29
đó hiểu về quy định có 43.8% (Bảng 3.7). Vì vậy, việc cập nhật các quy định của nhà
nước về hành nghề dược cần được phổ biến thường xuyên đến các đối tượng hành
nghề, đặc biệt là hành nghề tư nhân thông qua các khóa đào tạo liên tục cho các đối
tượng này.
4.3. Nhu cầuvề đào tạo liên tục của đội ngũ dược sỹ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng 100% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được cập nhật
kiến thức do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ (Bảng 3.10).
Trong đó nội dung được cập nhật kiến thức chủ yếu làkiến thức chuyên môn và quy
định pháp lý chiếm tỷ lệ 67.6%; 26.7% mong muốn được cập nhật kiến thức chuyên
môn và 5.7% mong muốn cập nhật các quy định về pháp lý khi tham gia các khóa đào
tạo do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ (Bảng 3.11) và thời gian
khóa học mà đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là 01 tháng với tỷ lệ 68.6%;
kéo dài 03 tháng 19.0% và có 12.4% mong muốn chỉ 01 tuần (Bảng 3.12). Thời điểm
tổ chức các lớp đào tạo mà đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là ngày thứ 7
và chủ nhật chiếm tỷ lệ 82.8%; ngoài giờ hành chính các ngày trong tuần là 14.3% và
trong giờ hành chính là 2.9% (Bảng 3.13).
30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Có 62.3% đối tượng nghiên cứu chưa hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn nào, trong khi đó học xong trình độ cao đẳng là 23.8% và đại học là
13.9%.
- Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc đã hoàn thành khóa học nâng cao trình
độ chuyên môn từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ 31.6%, dưới 5 năm là 68.4%.
- Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc có nhu cầu học nâng cao trình độ là
65.7%, trong khi đó không có nhu cầu là 34.3%.
- 100% đối tượng nghiên cứu chưa từng tham gia khóa đào tạo được cấp chứng
chỉ, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về tầm quan trọng của việc cập nhật kiến
thức còn hạn chế với tỷ lệ 26.7% cho rằng không quan trọng, 58.1% cho rằng quan
trọng và chỉ có 15.2% cho rằng rất quan trọng.
- 100% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được cập nhật kiến thức do các cơ
quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ .
- Nội dung được cập nhật kiến thức chủ yếu làkiến thức chuyên môn và quy
định pháp lý chiếm tỷ lệ 67.6%; 26.7% mong muốn được cập nhật kiến thức chuyên
môn và 5.7% mong muốn cập nhật các quy định về pháp lý.
- Thời gian khóa học mà đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là 01 tháng
với tỷ lệ 68.6%; kéo dài 03 tháng 19.0% và có 12.4% mong muốn chỉ 01 tuần.
* Từ kết quả và bàn luận trên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Phòng Quản lý nghiệp vụ Dược - Sở Y tế nhắc nhở, thông báo các dược sỹ đã
được cấp chứng chỉ tại các nhà thuốc, quầy thuốc các quy định về cập nhật kiến thức
trong quá trình hành nghề; cần chủ động có số giờ cập nhật kiến thức theo quy định
tại các cơ sở có đủ thẩm quyền cấp để tránh xảy ra vi phạm và bị rút giấy phép hành
nghề nếu không có đủ số giờ cập nhật kiến thức theo quy định.
31
- Trường CĐYT Hà Nam tham mưu cho Sở Y tế về công tác đào tạo liên tục
đối với dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc. Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo
liên tục cho đội ngũ dược sỹ trên địa bàn tỉnh trình Sở Y tế Hà Nam phê duyệt và triển
khai thực hiện theo các quy định hiện hành.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ 1 ]. Quốc hội (2016), Luật Dược Quy định về chính sách của Nhà nước về dược và
phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu
hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn
thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc; dược
lâm sàng; quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
[ 2 ]. Chính phủ(2017), Nghị định số 54 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Dược.
[ 3 ]. Bộ Y tế(2013), Thông tư số 22Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
[ 4 ]. Bộ Y tế(2011), Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.
[ 5 ]. Vụ KHĐT - Bộ Y tế (2008), Báo cáo hội thảo từ xa về nhu cầu nhân lực y tế.
[ 6 ]. Vụ KHĐT - Bộ Y tế (2001), Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, NXB Y học,
Hà Nội.
[ 7 ]. Vụ Y dược cổ truyền (2007), Hội nghị tập huấn về nhu cầu nhân lực y dược
cổ truyền.
[ 8 ]. Đoàn Thị Bẩy (2013), Phân tích thực trạng và xác định nhu cầu nhân lực
dược trong khu vực y tế công lập tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2016, Luận
án Dược sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội.
[ 9 ]. Trịnh Yên Bình (2013), Thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho
cán bộ y dực cổ truyền và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận
án Tiến sỹ, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
[ 10 ]. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực - Human resource
management, tái bản lần thứ 8, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
[ 11 ]. Nguyễn Thuỳ Dương (2013), Phân tích thực trạng nhân lực dược ở bệnh viện
tuyến huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại
33
học Dược Hà Nội.
[ 12 ]. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sr dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở
Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[ 13 ]. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[ 14 ]. World health Organization (1994), “The role of pharmacist in the health care
system”
[ 15]. WHO (2006), The World Health report: Working together for health,
Geneva.
[ 16 ]. WHO-SEA (2006), “Regional Strategy Plan for Human Resources
Development”
34
PHỤ LỤC
Mã phiếu:……………
BỘ CÂU HỎI VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
VỀ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA DƯỢC SỸ
TẠI CÁC NHÀ THUỐC, QUẦY THUỐC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ NĂM 2018
Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và
nhu cầu về đàotạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn
Thành phố Phủ Lý năm 2018”. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng cũng như
nhu cầu về đào tạo liên tục cho đội ngũ Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa
bàn Thành phố Phủ Lý.
Việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện. Thông tin do anh/chị cung
cấp trong quá trình nghiên cứu chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài
và được giữ bí mật hoàn toàn. Rất mong nhận được những thông tin chính xác nhất từ
các anh/chị. Anh/chị vui lòng cung cấp thông tin bằng cách khoanh tròn hoặc tự điền
thông tin vào mỗi câu trả lời tương ứng:
1. Độ tuổi của anh/chị là?
A. < 25 tuổi.
B. 25 - 35 tuổi.
C. > 35 tuổi.
2. Giới tính của anh/chị?
A. Nam B. Nữ
3. Trình độ chuyên môn cao nhất của anh/chị?
A. Dược sỹ đại học.
B. Dược sỹ cao đẳng.
C. Dược sỹ trung học.
4. Anh/chị đã làm tại nhà thuốc, quầy thuốc được bao lâu?
A. 3 - 5 năm.
B. 5 - 10 năm.
C. > 10 năm.
35
5. Anh/chị đã học nâng cao trình độ chuyên môn từ khi đi làm?
A. Học lên đại học.
B. Học lên cao đẳng.
C. Chưa học.
6. Khoảng thời gian anh/ chị đã hoàn thành khóa học nâng cao trình độ chuyên
môn?
A.> 5 năm.
B. ≤ 5 năm.
7. Anh/ chị có nhu cầu học nâng cao trình độ chuyên môn trong thời gian tới?
A. Có.
B. Không.
8. Anh/chị đã từng tham gia khóa đào tạo được cấp chứng chỉ của cơ quan có
thẩm quyền cấp phép không?
A. 01 lần/ năm.
B. Đã tham gia.
C. Chưa từng tham gia.
9. Anh/chị có biết các quy định phải cập nhập kiến thức khi hành nghề?
A. Có.
B. Không.
10. Anh/chị coi việc cập nhật kiến thức khi hành nghề có quan trọng không?
A. Rất quan trọng.
B. Quan trọng.
C. Không quan trọng.
11. Anh/chị tự cập nhật kiến thức trong khi hành nghề qua hình thức nào?
A. Qua các khóa đào tạo, huấn luyện.
B. Qua sách chuyên ngành.
C. Qua Internet.
36
12. Anh/chị tự cập nhật kiến thức trong khi hành nghề những nội dung nào?
A. Kiến thức chuyên môn.
B. Các quy định pháp lý.
C. Cả kiến thức chuyên môn và quy định pháp lý.
13. Anh/chị có nhu cầucậpnhậpkiến thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm
quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ không?
A. Có.
B. Không.
14. Nội dung anh/chị mong muốn được cậpnhập kiến thức khi hành nghề do các
cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ?
A. Kiến thức chuyên môn.
B. Các quy định pháp lý.
C. Cả kiến thức chuyên môn và quy định pháp lý.
15. Thời gian anh/chị mong muốn được cậpnhập kiến thức khi hành nghề do các
cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ?
A. 01 tuần.
B. 01 tháng.
C. 03 tháng.
16. Thời điểm anh/chị mong muốn được cậpnhập kiến thức khi hành nghề do các
cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ?
A. Các ngày trong tuần, trong giờ hành chính.
B. Các ngày trong tuần, ngoài giờ hành chính.
C. Thứ 7, chủ nhật.
Xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của anh/chị!

More Related Content

What's hot

Nang cao chat luong dich vu cham soc suc khoe sinh san tai benh vien phu san ...
Nang cao chat luong dich vu cham soc suc khoe sinh san tai benh vien phu san ...Nang cao chat luong dich vu cham soc suc khoe sinh san tai benh vien phu san ...
Nang cao chat luong dich vu cham soc suc khoe sinh san tai benh vien phu san ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Luân Đặng
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...nataliej4
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan danGia Hue Dinh
 
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nh...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nh...Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nh...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nh...nataliej4
 
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tếGia Hue Dinh
 
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩQuản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩTS DUOC
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vnGia Hue Dinh
 
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeTrắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeThịnh NguyễnHuỳnh
 
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾTỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾhoanggiangst88
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhHuyen Thanh
 

What's hot (20)

Nang cao chat luong dich vu cham soc suc khoe sinh san tai benh vien phu san ...
Nang cao chat luong dich vu cham soc suc khoe sinh san tai benh vien phu san ...Nang cao chat luong dich vu cham soc suc khoe sinh san tai benh vien phu san ...
Nang cao chat luong dich vu cham soc suc khoe sinh san tai benh vien phu san ...
 
Tiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAY
Tiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAYTiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAY
Tiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAY
 
Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022
Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022
Luan van nhu cau dao tao bac si lien tuc nam 2022
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền Trung
Luận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền TrungLuận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền Trung
Luận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền Trung
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
 
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
 
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nh...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nh...Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nh...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nh...
 
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
 
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩQuản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
 
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
 
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeTrắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
 
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾTỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnh
 
Luận án: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tỉnh Gia Lai, HAY
Luận án: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tỉnh Gia Lai, HAYLuận án: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tỉnh Gia Lai, HAY
Luận án: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tỉnh Gia Lai, HAY
 

Similar to De tai nckh

Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc GiangBáo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc GiangDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương nataliej4
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019hanhha12
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh ViệnLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh ViệnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh ViệnLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh ViệnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y teMot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y tebuithucthang
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ y tế tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ y tế tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Phát triển dịch vụ y tế tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ y tế tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.docsividocz
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnhluanvantrust
 

Similar to De tai nckh (20)

Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà Nội
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà NộiQuản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà Nội
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng NamLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
 
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc GiangBáo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
 
Phát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Phát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng NamPhát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Phát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh ViệnLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh ViệnLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nhân Lực Tại Bệnh Viện
 
Luận văn:Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm
Luận văn:Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệmLuận văn:Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm
Luận văn:Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
 
Bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm ở các bệnh viện tại TPHCM
Bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm ở các bệnh viện tại TPHCMBồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm ở các bệnh viện tại TPHCM
Bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm ở các bệnh viện tại TPHCM
 
Phát triển nguồn nhân lực trong ngành y tế tại huyện Quảng Trạch
 Phát triển nguồn nhân lực trong ngành y tế tại huyện Quảng Trạch Phát triển nguồn nhân lực trong ngành y tế tại huyện Quảng Trạch
Phát triển nguồn nhân lực trong ngành y tế tại huyện Quảng Trạch
 
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡngĐề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
 
Luận văn: Quản lý đối với viên chức ngành y tế tại Bệnh viện, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với viên chức ngành y tế tại Bệnh viện, 9đLuận văn: Quản lý đối với viên chức ngành y tế tại Bệnh viện, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với viên chức ngành y tế tại Bệnh viện, 9đ
 
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y teMot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ y tế tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ y tế tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Phát triển dịch vụ y tế tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ y tế tại địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.doc
 
Đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đ
Đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đĐánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đ
Đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, 9đ
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đPhát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 

De tai nckh

  • 1. 1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thế giới ngày càng phát triển vượt bậc với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tri thức nhân loại ngày càng tiến bộ với những phát hiện, nghiên cứu sáng tạo làm thay đổi cơ bản cuộc sống của con người, chính điều đó đòi hỏi con người luôn luôn phải học hỏi không ngừng nhằm tiếp nhận những kiến thức, công nghệ mới để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Khác với các ngành nghề khác, y tế là một ngành đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Vì vậy công tác đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ y tế nhằm bổ sung, trang bị các kiến thức chuyên môn mới cùng các kỹ năng tiên tiến, hiện đại là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý luôn quan tâm và chú trọng đẩy mạnh bằng việc ban hành nhiều thông tư, văn bảnquyphạmpháp luật quantrọngtrongcôngtác đàotạo liên tục cho độingũ cánbộ y tế. Trong số các nguồn nhân lực y tế, trái ngược với nguồn nhân lực chuyên ngành y đa số làm việc tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh và thường xuyên được tham gia các khoá đào tạo liên tục nhằm trang bị bổ sung các kiến thức và kỹ năng mới, tiên tiến; thì nguồn nhân lực dược lại đa số làm việc tai các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc. Tại các cơ sở này, việc đào tạo và đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ dược sỹ theo quy định của Bộ y tế chưa được các cơ sở sử dụng đội ngũ dược sỹ và các cơ quan quản lý chức năng thực sự quan tâm. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế là dược sỹ nhằm nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc và bảo vệ nhân dân là cần thiết, trong đó đào tạo liên tục đóng vai trò quan trọng. Việc nghiên cứu về thực trạng đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc nhằm đánh giá thực trạng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Y tế trong việc triển khai công tác đào tạo liên tục và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đưa công tác đào tạo liên tục được triển khai đến các cơ sở tham gia hoạt động
  • 2. 2 chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ nhân dân. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và nhu cầu về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018 . 2. Đánh giá nhu cầu về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018 . Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả với điều tra cắt ngang có phân tích, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 62.3% đối tượng nghiên cứu chưa hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nào, trong khi đó học xong trình độ cao đẳng là 23.8% và đại học là 13.9%. Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc đã hoàn thành khóa học nâng cao trình độ chuyên môn từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ 31.6%, dưới 5 năm là 68.4%. Đối tượng nghiên cứu có nhu cầu học nâng cao trình độ là 65.7%, trong khi đó không có nhu cầu là 34.3%. 100% đối tượng nghiên cứu chưa từng tham gia khóa đào tạo được cấp chứng chỉ, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về tầm quan trọng của việc cập nhật kiến thức còn hạn chế với tỷ lệ 26.7% cho rằng không quan trọng, 58.1% cho rằng quan trọng và chỉ có 15.2% cho rằng rất quan trọng. 100% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được cập nhật kiến thức do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ. Nội dung được cập nhật kiến thức chủ yếu làkiến thức chuyên môn và quy định pháp lý chiếm tỷ lệ 67.6%; 26.7% mong muốn được cập nhật kiến thức chuyên môn và 5.7% mong muốn cập nhật các quy định về pháp lý. Thời gian khóa học mà đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là 01 tháng với tỷ lệ 68.6%; kéo dài 03 tháng 19.0% và có 12.4% mong muốn chỉ 01 tuần.
  • 3. 3 Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc tham gia đào tạo liên tục trong quá trình hành nghề dược còn rất hạn chế. Việc đào tạo liên tục chỉ mới là hình thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, còn việc tham gia các khóa đào tạo cập nhật kiến thức hàng năm là chưa có; nguyên nhân là do các đối tượng chưa thực sự hiểu được các quy định bắt buộc của nhà nước về tham gia đào tạo liên tục trong quá trình hành nghề. Vì vậy công tác đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ y tế nói chung, đặc biệt là đội ngũ dược sỹ hành nghề tư nhân cần được sự quan tâm của các cấp quản lý thông qua việc ra các văn bản quy định cụ thể, tổ chức các khóa đào tạo liên tục để đội ngũ dược sỹ hành nghề tư nhân có điều kiện tham gia nhưng vẫn đảm bảo công việc hàng ngày một cách hiệu quả nhất. Đánh giá việc thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương đã được phê duyệt: a. Tiến độ - Đúng tiến độ x b. Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra - Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra x c. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương: - Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương x d. Đánh giá việc sử dụng kinh phí - Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 10 triệu đồng. + Trong đó Kinh phí sự nghiệp khoa học: 10 triệu đồng.
  • 4. 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhân loại ngày càng phát triển một cách vượt bậc với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vì vậy lực lượng lao động cần được bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn cùng với các kỹ năng làm việc là việc hết sức quan trọng và cấp thiết. Đặc biệt đối với ngành y tế, là một ngành đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người thì việc đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ y tế nhằm bổ sung, trang bị các kiến thức chuyên môn mới cùng các kỹ năng tiên tiến, hiện đại là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Công tác đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ y tế được Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý luôn quan tâm và chú trọng đẩy mạnh bằng việc ban hành nhiều thông tư, văn bảnquyphạmpháp luật quantrọngtrongcông tác đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ y tế. Trong số các nguồn nhân lực y tế, trái ngược với nguồn nhân lực chuyên ngành y đa số làm việc tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh và thường xuyên được tham gia các khoá đào tạo liên tục nhằm trang bị bổ sung các kiến thức và kỹ năng mới, tiên tiến; thì nguồn nhân lực dược lại đa số làm việc tai các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc. Tại các cơ sở này, việc đào tạo và đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ dược sỹ theo quy định của Bộ y tế chưa được các cơ sở sử dụng đội ngũ dược sỹ và các cơ quan quản lý chức năng thực sự quan tâm. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế là dược sỹ nhằm nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc và bảo vệ nhân dân là cần thiết, trong đó đào tạo liên tục đóng vai trò quan trọng. Việc nghiên cứu về thực trạng đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc nhằm đánh giá thực trạng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Y tế trong việc triển khai công tác đào tạo liên tục và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đưa công tác đào tạo liên tục được triển khai đến các cơ sở tham gia hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ nhân dân.
  • 5. 5 Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và nhu cầu về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018 . 2. Đánh giá nhu cầu về đào tạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018 .
  • 6. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồnnhân lực và nhân lực y tế 1.1.1. Nguồn nhân lực "Nguồn lực con người" hay "nguồn nhân lực”, là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau. Theo định nghĩa của UN:" Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng" . Việc quản lý và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều so với các nguồn lực khác bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảm với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra trong môi trường sống của họ. Theo David Begg: “Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”. Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH”. [13].
  • 7. 7 Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng:“Nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Ở góc độ thứ nhất, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có khả năng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Xem xét nguồn nhân lực dưới dạng tiềm năng giúp định hướng phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo không ngừng nâng cao năng lực xã hội của nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng thì chưa đủ. Muốn phát huy tiềm năng đó phải chuyển nguồn nhân lực sang trạng thái động thành vốn nhân lực, tức là nâng cao tính năng động xã hội của con người thông qua các chính sách, thể chế và giải phóng triệt để tiềm năng con người. Con người với tiềm năng vô tận nếu được tự do phát triển, tự do sáng tạo và cống hiến, được trả đúng giá trị lao động thì tiềm năng vô tận đó được khai thác phát huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn“ [12]. Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (Thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm đó, nhờ tính thống nhất mà nguồn lực con người biến thành nguồn vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển. Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rộng rãi bao gồm các yếu tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và văn hoá. Như vậy, các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.
  • 8. 8 Khái niệm "nguồn nhân lực" (Human Resoures) được hiểu như khái niệm "nguồn lực con người". Khi được sử dụng như một công cụ điều hành, thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn được gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động đư- ợc gọi là lực lượng lao động[10]. Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con ngườivà xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội [11]. 1.1.2. Nguồn nhân lực y tế Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếuvào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. Như vậy, nguồn nhân lực y tế bao gồm cả cán bộ y tế chính thức và không chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người chăm sóc sức khoẻ gia đình, lương y…). Nguồn nhân lực này bao gồm các cán bộ chuyên môn về y, dược, đội ngũ kỹ sư, cử nhân, kỹ
  • 9. 9 thuật viên, những người làm công tác quản lý và nhân viên… đang tham gia các hoạt động phục vụ y tế từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở. Nguồn nhân lực này bao gồm các nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm việc tại khu vực y tế công lập và khu vực y tế tư nhân[15]. Nguồn nhân lực y tế là một phần của nguồn nhân lực quốc gia, nhưng cũng là yếu tố cơ bản nhất của hệ thống y tế. Vì vậy: - Phát triển nguồn nhân lực y tế: là cần phát triển cácc kiến thức và kỹ năng cân thiết để nguồn nhân lực hoàn thành tốt công việc cả chuyên môn và khả năng tổ chức thực hiện công việc. Phát triển nguồn nhân lực y tế đặc biệt phải đi trước nhu cầu xã hội dựa trên những dự báo về nhu cầu cũng như khả năng tài chính và kỹ thuật cung ứng cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. - Quản trị nhân lực: là cần tạo ra một môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xcs định và đạt được sự tối ưu về số lượng và sự phâ bố về nguồn lực với chi phí hiệu quả nhất. 1.1.3. Các loại hình nhân lực y tế Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ngành y tế cần có nhiều loại nguồn lực khác nhau để hoàn thành, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Nguồn lực con người quyết định toàn bộ đến quy mô và chất lượng các hoạt động, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Nhân lực ngành y tế bao gồm chủ yếu là bác sỹ, y sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, cử nhân y tế công cộng, các kỹ thuật viên y tế… Các bậc đào tạo nguồn nhân lực y tế trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: - Bậc đào tạo sơ cấp: Điều dưỡng sơ cấp, dược tá.
  • 10. 10 - Bậc đào tạo trung cấp: Y sỹ, điều dưỡng trung học, dược sỹ trung học, y tế dự phòng, kỹ thuật viên y học, hộ sinh… - Bậc đào tạo cao đẳng: Điều dưỡng cao đẳng, dược sỹ cao đẳng, kỹ thuật viên y học cao đẳng, hộ sinh cao đẳng … - Bậc đào tạo đại học: Bác sỹ, Dược sỹ đại học, Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân y tế công cộng, cử nhân hộ sinh, cử nhân kỹ thuật viên y học… - Bậc đào tạo sau đại học: Tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2… 1.2. Nhân lực dược 1.2.1. Khái niệm nhân lực dược Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ngành y tế cần có nhiều loại nguồn lực khác nhau để hoàn thành, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Nguồn lực con người quyết định toàn bộ đến quy mô và chất lượng các hoạt động, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân.[14]. Nhân lực ngành y tế bao gồm chủ yếu là bác sỹ, y sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, cử nhân y tế công cộng, các kỹ thuật viên y tế…[11]. Nhân lực dược rất đa dạng, bao gồm tất cả những người công tác trong lĩnh vực dược như: Tiến sĩ Dược học, Thạc sĩ Dược học, Dược sĩ chuyên khoa 1, Dược sĩ chuyên khoa 2, Dược sĩ đại học, Dược sĩ cao đẳng, Dược sĩ trung cấp, Dược tá, Kỹ thuật viên dược… Dược sỹ là từ dùng chỉ chung cán bộ dược có trình độ từ trung cấp trở lên. Phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược: - Tại các cơ quan quản lý Nhà nước: Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế. Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên thuộc các bộ, sở, ban ngành có công tác liên quan đến y dược.
  • 11. 11 - Tại các đơn vị đào tạo, nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giảng viên hoặc các nghiên cứu viên tại các trường đào tạo y dược. Cán bộ quản lý, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu liên quan đến chuyên môn y dược. - Tại các cơ sử khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ: Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên tại các bộ phận dược/sinh hoá tai các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh. Chuyên gia về sử dụng thuốc tại bệnh viện, trung tâm truyền thông và các cơ sở khác. - Tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh: Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên tại các cơ sở sản xuất/kinh doanh thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Chuyên gia về các lĩnh vực marketing, kinh doanh thuốc. Dù công tác trong cơ sở y tế nào thì nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết là rất quan trọng và cần thiết. 1.2.2. Tình hình nhân lực Dược sỹ tại Việt Nam Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay tại 10 tỉnh, thành phố phát triển là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Ðồng Nai, An Giang, Ðồng Tháp, Bình Dương đã chiếm 64,34% số lượng dược sĩ đại học. Trong khi đó, con số này đối với 10 tỉnh khó khăn là: Lai Châu, Ðiện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Kon Tum, Ðắc Nông, Ðắc Lắc, Ninh Thuận thì chỉ có 2,84% tổng số dược sĩ. Ðể đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, nhu cầu nhân lực dược nước ta ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo của sở y tế các tỉnh, thành phố, đến năm 2020 toàn ngành dược sẽ có nhu cầu hơn 25 nghìn cán bộ dược có trình độ đại học trở lên. Hiện nay, xét theo khía cạnh phân bố nguồn nhân lực dược, có thể thấy khối các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược tiếp tục thu hút nhiều dược sĩ hơn so với khối cơ quan hành chính, sự nghiệp như các sở y tế, trung tâm y tế, bệnh viện hay viện nghiên
  • 12. 12 cứu. Số lượng cán bộ dược tham gia vào quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc dự kiến lên tới hơn 16.000 người, chiếm gần hai phần ba tổng số nhu cầu của toàn ngành. Ngoài ra, với hệ thống phân phối thuốc ngày càng được mở rộng cũng sẽ thu hút hơn 7.000 dược sĩ tham gia trực tiếp vào công tác cung ứng thuốc tại các nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Nhằm bổ sung đủ nhân lực lĩnh vực dược chỉ có cách duy nhất là tăng cường đào tạo. Chủ trương chung của Bộ Y tế là mở rộng mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học dược trên toàn quốc. Nhất là tại khu vực còn gặp nhiều khó khăn trong khâu thu hút nhân lực dược như: Tây Bắc, Ðông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung, Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nhà nước gắn đào tạo dược theo địa chỉ, đào tạo hệ cử tuyển, phân bổ chỉ tiêu đào tạo theo từng địa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dược tại chỗ. Như vậy sẽ giải quyết được tình trạng mất cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. 1.3. Đào tạo liên tục 1.3.1. Một số khái niệm về đào tạo liên tục Theo viện quốc gia y tế Hoa Kỳ (National Institutes of Health) CME là tên viết tắt của các hoạt động giáo dục thường xuyên về y tế, bao gồm các hoạt động giáo dục để phục vụ cho việc duy trì và phát triển hoặc nâng cao kiến thức, kỹ năng, sự chuyên nghiệp của cán bộ y tế để cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân và cộng đồng. Một khái niệm khác cũng được sử dụng: Phát triển nghề nghiệp liên tục là quá trình mà các cán bộ y tế thường xuyên cập nhật để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, các dịch vụ y tế, và phát triển chuyên môn của mình. Nó bao gồm việc cập nhật lại liên tục những kiến thức, kỹ năng, thái độ và thực hành để được cấp phép hành nghề. Không có sự phân chia rõ ràng giữa đào tạo liên tục và phát triển nghề nghiệp liên tục, như
  • 13. 13 trong thời gian vừa qua đào tạo liên tục y tế đã bao gồm các kỹ năng quản lý, xã hội, kỹ năng cá nhân, và các chủ đề ngoài các vấn đề y tế, lâm sàng truyền thống . Đào tạo liên tục không phải là một khái niệm mới tại Việt Nam, khái niệm này đã xuất hiện trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh và rất nhiều các văn bản quản lý cũng như những tài liệu hướng dẫn quản lý do Bộ Y tế ban hành. Theo Thông tư 07/2008/TT-BYT của Bộ Y tế: Đào tạo liên tục là các khoá đào tạo ngắn hạn bao gồm đào tạo bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và những khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia. Theo Thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế: Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (Continuing Medical Education – CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development – CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân. Hiện nay trình độ đào tạo cán bộ y tế của nước ta còn nhiều hạn chế. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật y dược phát triển rất nhanh, nhiều kiến thức mới cần được cập nhật kịp thời. Mặt khác theo thời gian một số kiến thức đã học có phần rơi dụng nên khoảng cách giữa kiến thức của cán bộ y tế và kiến thức hiện đại của y học ngày càng xa. Để xử dụng tốt nguồn nhân bên cạnh làm tốt công tác đào tạo mới nguồn nhân lực tại các trường y dược, các nhà quản lý cần quan tâm đến việc đào tạo lại và đào tạo bồi dưỡng liên tục đội ngũ cán bộ đã có để họ có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. 1.3.2. Quy định về đào tạo liên tục
  • 14. 14 Theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế có quy định: “Đào tạo liên tục là các khoá đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục; phát triển nghề nghiệp liên tục; đào tạo chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chỉ đạo tuyến và những khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia” Nghĩa vụ của người hành nghề dược: Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất[1]. 1.3.3. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/ hội nghị/ tọa đàm. Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo quy định được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/ thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủt trì/ thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
  • 15. 15 Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế. 1.3.4. Thời gian đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược: a) Kiến thức chuyên ngành: Tối thiểu 06 giờ đối với người có trình độ đại học; tối thiểu 04 giờ đối với người có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác; b) Pháp luật và quản lý chuyên môn về dược: Tối thiểu 06 giờ; c) Kỹ năng và các kỹ thuật trong hành nghề dược: Tối thiểu 06 giờ [2].
  • 16. 16 1.3.5. Quy định về các cơ sở đào tạo liên tục Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-BYT ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Bộ Y tế Quyết định V/v cấp mã chứng nhận đào tạo liên tục cho các đơn vị tham gia công tác đào tạo cán bộ y tế: Trên địa bàn tỉnh Hà nam, chỉ có Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam được cấp mã đào tạo liên tục là A052. BỘ Y TẾ Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp y tế (Mã A) Các Bệnh viện, Viện nghiên cứu trung ương (Mã B) Các Sở Y tế, các Bộ, ngành (Mã C)
  • 17. 17 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu: Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 duy nhất của tỉnh Hà Nam. Thành phố Phủ Lý nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ. Thành phố Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, bên bờ phải sông Đáy, Phủ Lý cách Hà Nội 60 km về phía Nam, thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây Bắc và thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: Sông Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ tiện về giao thông thủy bộ. Diện tích thành phố là hơn 34 km2.Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi nên địa hình của Thành phố chia làm nhiều khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 10 xã với dân số khoảng 136.654 nhân khẩu. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 2.1.2.1. Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam. 2.1.2.2 . Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam đồng ý tham gia phỏng vấn.
  • 18. 18 2.1.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn thành phố Phủ Lý không muốn tham gia phỏng vấn. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/2018 đến tháng 10/2018. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả với điều tra cắt ngangcó phân tích. Thu thập số liệu bằng bộ phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu để xác định thực trạng và nhu cầu về đào tạo liên tục. 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 2.2.2.1. Nghiên cứu định lượng - Cỡ mẫu: Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn toàn bộ Dược sỹ có chứng chỉ hành nghề dược tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Phủ Lý có 107 cơ sở đăng ký kinh doanh hành nghề dược. Trong đó nhà thuốc, quầy thuốc là 89 cơ sở, số còn lại là các công ty, trung tâm kinh doanh dược. Tại 89 nhà thuốc, quầy thuốc, có 105 dược sỹ đồng ý tham gia phỏng vấn. Vì vậy số mẫu nghiên cứu là 105 người. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.Số liệu định lượng - Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi được thiết kế trước.
  • 19. 19 - Quy trình xây dựng bộ câu hỏi: Các câu hỏi được soạn thảo dựa trên mục tiêu nghiên cứu, chủ yếu là câu hỏi đóng. Sau khi xây dựng xong bộ câu hỏi điều tra thì được điều tra thử trên nhóm 30 dược sỹ để tìm ra những sai sót hoặc sự thiếu thông tin, sau đó chỉnh sửa thành bộ câu hỏi chính thức để đi điều tra cho nghiên cứu. - Điều tra viên: Là các cán bộ tham gia nghiên cứu. - Tập huấn điều tra: Sau khi xây dựng bộ câu hỏi đảm bảo yêu cầu mục tiêu và tínhkhoa học chúngtôi đãgiải thíchcho các điềutra viên về nộidung, mục đích và kiến thức của phiếu điều trađồng thời tổ chức cho các điều tra đóng giả là đối tượng nghiên cứu để phỏng vấn lẫn nhau cho đến khi thành thạo thì tiến hành lấy số liệu trên đối tượng nghiên cứu. - Tổ chức điều tra: Nhóm điều tra viên căn cứ tên, số lượng Dược sỹ đã được lựa chọn tại mỗi nhà thuốc, quầy thuốc tiến hành tiếp cận đế thực hiện điều tra; điều tra viên giải thích mục đích nghiên cứu. Trao đổi và thuyết phục Dược sỹtại các nhà thuốc, quầy thuốctham gia nghiên cứu. - Tổ chức giám sát điều tra: Mỗi nhóm điều tra bao gồm 1giám sát viên và 2 điều tra viên. Các phiếu điều tra được thu lại vào cuối mỗi buổi để rà soát lại các nội dung của phiếu. Các điều tra viên được tập hợp lại để rút kinh nghiệm trong việc điều tra ngay tại mỗi buổi điều tra. 2.3.2. Một số khái niệmtrong nghiên cứu -Thực trạng về công tác đào tạo liên tục cho đội ngũ dược sỹ: Là những khóa đào tạo, tập huấn nhằm trang bị kiến thức chuyên môn mới cho đội ngũ dược sỹ trong quá trình hành nghề theo đúng quy định của Bộ Y tế. -Nhu cầu đàotạo liên tục của đội ngũ dược sỹ : Là mong muốn của người dược sỹ được tham gia đào tạo liên tục, thời gian và cách thức triển khai đào tạo liên tục mà người dược sỹ mong muốn để phù hợp với điều kiện thực tế vừa kinh doanh buôn bán
  • 20. 20 vừa được tham gia đào tạo theo đúng quy định hiện hành. 2.4. Xử lý số liệu Số liệu thu thập vào các biểu mẫu thống nhất kèm theo (phần phụ lục). Sau khi nhận được số liệu từ các biểu mẫu sẽ được làm sạch và xử lý thô rồi nhập vào máy vi tính hai lần độc lập. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 trên máy tính. Cán bộ nhập số liệu và xử lý số liệu là các cán bộ trong nhóm nghiên cứu và một số cán bộ tin học của Trường. Các thông số thống kê tính toán trong nghiên cứu: - Số lượng, tỷ lệ phần trăm. - Các số liệu được trình bày dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ. 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để đối tượng hiểu và tựnguyện tham gia. Nếu đối tượngnào từ chối thì đối tượng đó không nằm trong mẫu nghiên cứu. - Tất cả các thông tin chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo liên tục cho đội ngũ Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý,mà không phục vụ cho các mục đích khác. Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.
  • 21. 21 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc. Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính Giới Tuổi Nam (n= 21) Nữ (n=84) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) < 25 02 9.5 13 15.5 25 - 35 06 28.6 59 70.2 > 35 13 61.9 12 14.3 Tổng 105 21 20.0 84 80.0 Qua kết quả bảng 3.1 cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu ở lứa tuổi 25 - 35, trong đó tỷ lệ đối tượng nữ giới (80.0%) cao gấp 4 lần so với đối tượng nam giới (20.0%). Đặc biệt Dược sỹ là nam dưới 25 tuổi tại nhà thuốc, quầy thuốc là rất thấp (9.5%) Biểu đồ 3.1. Trình độ của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% Dược sỹ đại học Dược sỹ cao đẳng Dược sỹ trung học 15.7% 20.9% 63.4%
  • 22. 22 Qua kết quả Biểu đồ 3.1 cho thấy trình độ dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc là trung cấp còn rất lớn 73 người, chiếm tỷ lệ 63.4%, trong khi đó trình độ đại học và cao đẳng lần lượt là 15.7% và 20.9%. Bảng 3.2. Thời gian đã làm việc của dược sỹ tại nhà thuốc, quầy thuốc Thời gian làm việc của dược sỹ Số lượng (n=105) Tỷ lệ (%) 3 - 5 năm 26 24.8 5 - 10 năm 63 60.0 ≥ 10 năm 16 15.2 Qua kết quả bảng 3.2 cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu có thời gian làm việc tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên 10 năm là thấp (15.2%), trong khi đó thời gian làm việc từ 3 - 5 năm là cao nhất (60.0%). 3.2. Thực trạng về đào tạo liên tục của dược sỹ Bảng 3.3. Khóa học dược sỹ đã tham gia đào tạo nâng cao trình độ Khóa tham gia đào tạo nâng cao trình độ Số lượng (n=101) Tỷ lệ (%) Học lên đại học 14 13.9 Học lên cao đẳng 24 23.8 Chưa học 73 62.3 Qua kết quả bảng 3.3 cho thấy có 63 (chiếm tỷ lệ 62.3%) người chưa hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nào, trong khi đó học xong trình độ cao đẳng là 23.8% và đại học là 13.9%.
  • 23. 23 Bảng 3.4. Khoảng thời gian dược sỹ đã hoàn thành khóa đàotạo nâng cao trình độ Khoảng thời gianđã hoàn thành khóa tham gia đào tạo nâng cao trình Số lượng (n=38) Tỷ lệ (%) > 5 năm 12 31.6 ≤ 5 năm 26 68.4 Qua kết quả bảng 3.4 cho thấy Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc đã hoàn thành khóa học trên 5 năm chiếm tỷ lệ 31.6%, dưới 5 năm là 68.4%. Bảng 3.5. Nhu cầu của dược sỹ về đào tạo nâng cao trình độ trong thời gian tới Tham gia đào tạo nâng cao trình độ Số lượng (n=105) Tỷ lệ (%) Có 69 65.7 Không 36 34.3 Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc có nhu cầu học nâng cao trình độ còn chưa cao 65.7%, trong khi đó không có nhu cầu là 34.3%. Bảng 3.6. Dược sỹ tham gia khóa đào tạo được cấp chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp phép Khóa đào tạo được cấp chứng nhận, chứng chỉ Số lượng (n=105) Tỷ lệ (%) 01 lần/ năm 0 0 Đã tham gia 0 0 Chưa từng tham gia 105 100%
  • 24. 24 Qua kết quả bảng 3.6 cho thấy 100% đối tượng nghiên cứu chưa từng tham gia khóa đào tạo được cấp chứng chỉ, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thống kê số liệu về đào tạo liên tục của Trường CĐYT Hà Nam về việc đào tạo liên tục cho đối tượng dược sỹ trong thời gian qua. Bảng 3.7. Hiểu biếtcủa dược sỹ về các quy địnhcập nhập kiến thức khi hành nghề Hiểu biết của dược sỹ về các quy định cập nhập kiến thức khi hành nghề Số lượng (n=105) Tỷ lệ (%) Có 46 43.8 Không 59 56.2 Qua kết quả bảng 3.7 cho thấy, đối tượng nghiên cứu hiểu được các quy định của nhà nước về tham gia các lớp cập nhật kiến thức trong khi hành nghề còn rất cao chiếm tỷ lệ 56.2%, trong khi đó hiểu về quy định có 43.8%. Biểu đồ 3.2. Hiểu biết của dược sỹ về tầm quan trong của việc cập nhập kiến thức khi hành nghề 26.7% 58.1% 15.2% Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng
  • 25. 25 Qua kết quả Biểu đồ 3.2 cho thấy, hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về tầm quan trọng của việc cập nhật kiến thức còn hạn chế với tỷ lệ 26.7% cho rằng không quan trọng, 58.1% cho rằng quan trọng và chỉ có 15.2% cho rằng rất quan trọng. Bảng 3.8. Hình thức dược sỹ tự cập nhập kiến thức khi hành nghề Hình thức dược sỹ cập nhập kiến thức khi hành nghề Số lượng Tỷ lệ (%) Qua các khóa đào tạo, huấn luyện 68 64.8 Qua sách chuyên ngành 76 72.4 Qua internet 105 100 Qua kết quả bảng 3.8 cho thấy, có 64.8% đối tượng nghiên cứu được cập nhật kiến thức qua các khóa đào tạo, huấn luyện mà chủ yếu do các công ty, các hãng dược phẩm tổ chức mời tham gia; 72.4% đối tượng được hỏi cập nhật kiến thức qua sách chuyên ngành, 100% đối tượng nghiên cứu cập nhật kiến thức qua mạng internet. Bảng 3.9. Nội dung dược sỹ tự cập nhập kiến thức khi hành nghề Nội dung dược sỹ tự cập nhập kiến thức khi hành nghề Số lượng (n=105) Tỷ lệ (%) Kiến thức chuyên môn 58 55.2 Các quy định pháp lý 15 14.3 Cả kiến thức chuyên môn và quy định pháp lý 32 30.5 Qua kết quả bảng 3.9 cho thấy, đối tượng nghiên cứu tự cập nhật kiến thức chuyên môn là chủ yếu chiếm tỷ lệ 55.2%, cập nhật cả kiến thức chuyên môn và quy định pháp lý là 30.5%, chỉ có 14.3% đối đượng tự cập nhật kiến thức quy định pháp lý.
  • 26. 26 3.3. Nhu cầuvề đào tạo liên tục của đội ngũ dược sỹ. Bảng 3.10. Nhu cầu của dược sỹ được cập nhập kiến thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ Nhu cầu của dược sỹ được cập nhập kiến thức khi hành nghề Số lượng (n=105) Tỷ lệ (%) Có 105 100 Không 0 0 Qua kết quả bảng 3.10 cho thấy, 100% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được cập nhật kiến thức do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ. Bảng 3.11. Nội dung dược sỹ mong muốn được cập nhập kiến thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ Nội dung dược sỹ mong muốn được cập nhập kiến thức khi hành nghề Số lượng (n=105) Tỷ lệ (%) Kiến thức chuyên môn 28 26.7 Các quy định pháp lý 06 5.7 Cả kiến thức chuyên môn và quy định pháp lý 71 67.6 Qua kết quả bảng 3.11 cho thấy, đối tượng nghiên cứu mong muốn nội dung được cập nhật kiến thức chủ yếu làkiến thức chuyên môn và quy định pháp lý chiếm tỷ lệ 67.6%; 26.7% mong muốn được cập nhật kiến thức chuyên môn và 5.7% mong muốn cập nhật các quy định về pháp lý khi tham gia các khóa đào tạo do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ.
  • 27. 27 Bảng 3.12. Thời gian khóa học dược sỹ mong muốn được cập nhập kiến thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ Thời gian dược sỹ mong muốn được cập nhập kiến thức khi hành nghề Số lượng (n=105) Tỷ lệ (%) 01 tuần 13 12.4 01 tháng 72 68.6 03 tháng 20 19.0 Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy, thời gian khóa học mà đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là 01 tháng với tỷ lệ 68.6%; kéo dài 03 tháng 19.0% và có 12.4% mong muốn chỉ 01 tuần. Bảng 3.13. Thời điểm tổ chức khóa học dược sỹ mong muốn được cập nhập kiến thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ Thời điểm dược sỹ mong muốn được cập nhập kiến thức khi hành nghề Số lượng (n=105) Tỷ lệ (%) Các ngày trong tuần, trong giờ hành chính 03 2.9 Các ngày trong tuần, ngoài giờ hành chính 15 14.3 Thứ 7, chủ nhật 87 82.8 Qua kết quả bảng 3.13 cho thấy, thời điểm tổ chức các lớp đào tạo mà đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là ngày thứ 7 và chủ nhật chiếm tỷ lệ 82.8%; ngoài giờ hành chính các ngày trong tuần là 14.3% và trong giờ hành chính là 2.9%.
  • 28. 28 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Thông tin chung của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc. Kết quả cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu ở lứa tuổi 25 - 35, trong đó tỷ lệ đối tượng nữ giới (80.0%) cao gấp 4 lần so với đối tượng nam giới (20.0%). Bên cạnh đó trình độ dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc là trung cấp còn rất lớn chiếm tỷ lệ 63.4% (Biểu đồ 3.1); đây là lứa tuổi trong độ tuổi sinh đẻ và chăm con nhỏ cho nên thời gian dành cho việc học tập nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức hầu như không có hoặc rất ít. Ngoài ra, thời gian làm việc tại các nhà thuốc, quầy thuốc (Bảng 3.2.) trên 10 năm là thấp (15.2%), trong khi đó thời gian làm việc từ 3 - 5 năm là cao nhất (60.0%); điều này cho thấy kinh nghiệm về chuyên môn của đối tượng nghiên cứu chưa thực sự nhiều. Vì vậy khi tổ chức các lớp đào tạo liên tục cho các đối tượng cần xem xét về yếu tố thời gian và thời điểm tổ chức nhằm đảm bảo số đối tượng được tham gia cao nhất. 4.2. Thực trạng về đào tạo liên tục của dược sỹ Nghiên cứu cũng cho thấyngười chưa hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nào chiếm tỷ lệ 62.3%, trong khi đó học xong trình độ cao đẳng là 23.8% và đại học là 13.9% (Bảng 3.3). Nhằm chuẩn hóa trình độ cán bộ dược theo thông tư 27/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dược, cần có quy định pháp lý cụ thể đối với các đối tượng hành nghề tư nhân trong việc cấp phép và thu hồi giấy phép hành nghề dược được quy định tại Luật số: 105/2016/QH13. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấyđối tượng có nhu cầu học nâng cao trình độ còn chưa cao 65.7%, trong khi đó không có nhu cầu là 34.3% (Bảng 3.6). Bên cạnh đó đối tượng nghiên cứu hiểu được các quy định của nhà nước về tham gia các lớp cập nhật kiến thức trong khi hành nghề còn rất cao chiếm tỷ lệ 56.2%, trong khi
  • 29. 29 đó hiểu về quy định có 43.8% (Bảng 3.7). Vì vậy, việc cập nhật các quy định của nhà nước về hành nghề dược cần được phổ biến thường xuyên đến các đối tượng hành nghề, đặc biệt là hành nghề tư nhân thông qua các khóa đào tạo liên tục cho các đối tượng này. 4.3. Nhu cầuvề đào tạo liên tục của đội ngũ dược sỹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng 100% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được cập nhật kiến thức do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ (Bảng 3.10). Trong đó nội dung được cập nhật kiến thức chủ yếu làkiến thức chuyên môn và quy định pháp lý chiếm tỷ lệ 67.6%; 26.7% mong muốn được cập nhật kiến thức chuyên môn và 5.7% mong muốn cập nhật các quy định về pháp lý khi tham gia các khóa đào tạo do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ (Bảng 3.11) và thời gian khóa học mà đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là 01 tháng với tỷ lệ 68.6%; kéo dài 03 tháng 19.0% và có 12.4% mong muốn chỉ 01 tuần (Bảng 3.12). Thời điểm tổ chức các lớp đào tạo mà đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là ngày thứ 7 và chủ nhật chiếm tỷ lệ 82.8%; ngoài giờ hành chính các ngày trong tuần là 14.3% và trong giờ hành chính là 2.9% (Bảng 3.13).
  • 30. 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Có 62.3% đối tượng nghiên cứu chưa hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nào, trong khi đó học xong trình độ cao đẳng là 23.8% và đại học là 13.9%. - Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc đã hoàn thành khóa học nâng cao trình độ chuyên môn từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ 31.6%, dưới 5 năm là 68.4%. - Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc có nhu cầu học nâng cao trình độ là 65.7%, trong khi đó không có nhu cầu là 34.3%. - 100% đối tượng nghiên cứu chưa từng tham gia khóa đào tạo được cấp chứng chỉ, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. - Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về tầm quan trọng của việc cập nhật kiến thức còn hạn chế với tỷ lệ 26.7% cho rằng không quan trọng, 58.1% cho rằng quan trọng và chỉ có 15.2% cho rằng rất quan trọng. - 100% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được cập nhật kiến thức do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ . - Nội dung được cập nhật kiến thức chủ yếu làkiến thức chuyên môn và quy định pháp lý chiếm tỷ lệ 67.6%; 26.7% mong muốn được cập nhật kiến thức chuyên môn và 5.7% mong muốn cập nhật các quy định về pháp lý. - Thời gian khóa học mà đối tượng nghiên cứu mong muốn chủ yếu là 01 tháng với tỷ lệ 68.6%; kéo dài 03 tháng 19.0% và có 12.4% mong muốn chỉ 01 tuần. * Từ kết quả và bàn luận trên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: - Phòng Quản lý nghiệp vụ Dược - Sở Y tế nhắc nhở, thông báo các dược sỹ đã được cấp chứng chỉ tại các nhà thuốc, quầy thuốc các quy định về cập nhật kiến thức trong quá trình hành nghề; cần chủ động có số giờ cập nhật kiến thức theo quy định tại các cơ sở có đủ thẩm quyền cấp để tránh xảy ra vi phạm và bị rút giấy phép hành nghề nếu không có đủ số giờ cập nhật kiến thức theo quy định.
  • 31. 31 - Trường CĐYT Hà Nam tham mưu cho Sở Y tế về công tác đào tạo liên tục đối với dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc. Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cho đội ngũ dược sỹ trên địa bàn tỉnh trình Sở Y tế Hà Nam phê duyệt và triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành.
  • 32. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO [ 1 ]. Quốc hội (2016), Luật Dược Quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc; dược lâm sàng; quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. [ 2 ]. Chính phủ(2017), Nghị định số 54 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược. [ 3 ]. Bộ Y tế(2013), Thông tư số 22Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. [ 4 ]. Bộ Y tế(2011), Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030. [ 5 ]. Vụ KHĐT - Bộ Y tế (2008), Báo cáo hội thảo từ xa về nhu cầu nhân lực y tế. [ 6 ]. Vụ KHĐT - Bộ Y tế (2001), Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, NXB Y học, Hà Nội. [ 7 ]. Vụ Y dược cổ truyền (2007), Hội nghị tập huấn về nhu cầu nhân lực y dược cổ truyền. [ 8 ]. Đoàn Thị Bẩy (2013), Phân tích thực trạng và xác định nhu cầu nhân lực dược trong khu vực y tế công lập tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2016, Luận án Dược sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội. [ 9 ]. Trịnh Yên Bình (2013), Thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dực cổ truyền và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sỹ, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. [ 10 ]. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực - Human resource management, tái bản lần thứ 8, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. [ 11 ]. Nguyễn Thuỳ Dương (2013), Phân tích thực trạng nhân lực dược ở bệnh viện tuyến huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại
  • 33. 33 học Dược Hà Nội. [ 12 ]. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sr dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. [ 13 ]. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [ 14 ]. World health Organization (1994), “The role of pharmacist in the health care system” [ 15]. WHO (2006), The World Health report: Working together for health, Geneva. [ 16 ]. WHO-SEA (2006), “Regional Strategy Plan for Human Resources Development”
  • 34. 34 PHỤ LỤC Mã phiếu:…………… BỘ CÂU HỎI VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU VỀ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA DƯỢC SỸ TẠI CÁC NHÀ THUỐC, QUẦY THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ NĂM 2018 Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và nhu cầu về đàotạo liên tục của dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý năm 2018”. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng cũng như nhu cầu về đào tạo liên tục cho đội ngũ Dược sỹ tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thành phố Phủ Lý. Việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện. Thông tin do anh/chị cung cấp trong quá trình nghiên cứu chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài và được giữ bí mật hoàn toàn. Rất mong nhận được những thông tin chính xác nhất từ các anh/chị. Anh/chị vui lòng cung cấp thông tin bằng cách khoanh tròn hoặc tự điền thông tin vào mỗi câu trả lời tương ứng: 1. Độ tuổi của anh/chị là? A. < 25 tuổi. B. 25 - 35 tuổi. C. > 35 tuổi. 2. Giới tính của anh/chị? A. Nam B. Nữ 3. Trình độ chuyên môn cao nhất của anh/chị? A. Dược sỹ đại học. B. Dược sỹ cao đẳng. C. Dược sỹ trung học. 4. Anh/chị đã làm tại nhà thuốc, quầy thuốc được bao lâu? A. 3 - 5 năm. B. 5 - 10 năm. C. > 10 năm.
  • 35. 35 5. Anh/chị đã học nâng cao trình độ chuyên môn từ khi đi làm? A. Học lên đại học. B. Học lên cao đẳng. C. Chưa học. 6. Khoảng thời gian anh/ chị đã hoàn thành khóa học nâng cao trình độ chuyên môn? A.> 5 năm. B. ≤ 5 năm. 7. Anh/ chị có nhu cầu học nâng cao trình độ chuyên môn trong thời gian tới? A. Có. B. Không. 8. Anh/chị đã từng tham gia khóa đào tạo được cấp chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp phép không? A. 01 lần/ năm. B. Đã tham gia. C. Chưa từng tham gia. 9. Anh/chị có biết các quy định phải cập nhập kiến thức khi hành nghề? A. Có. B. Không. 10. Anh/chị coi việc cập nhật kiến thức khi hành nghề có quan trọng không? A. Rất quan trọng. B. Quan trọng. C. Không quan trọng. 11. Anh/chị tự cập nhật kiến thức trong khi hành nghề qua hình thức nào? A. Qua các khóa đào tạo, huấn luyện. B. Qua sách chuyên ngành. C. Qua Internet.
  • 36. 36 12. Anh/chị tự cập nhật kiến thức trong khi hành nghề những nội dung nào? A. Kiến thức chuyên môn. B. Các quy định pháp lý. C. Cả kiến thức chuyên môn và quy định pháp lý. 13. Anh/chị có nhu cầucậpnhậpkiến thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ không? A. Có. B. Không. 14. Nội dung anh/chị mong muốn được cậpnhập kiến thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ? A. Kiến thức chuyên môn. B. Các quy định pháp lý. C. Cả kiến thức chuyên môn và quy định pháp lý. 15. Thời gian anh/chị mong muốn được cậpnhập kiến thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ? A. 01 tuần. B. 01 tháng. C. 03 tháng. 16. Thời điểm anh/chị mong muốn được cậpnhập kiến thức khi hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, chứng chỉ? A. Các ngày trong tuần, trong giờ hành chính. B. Các ngày trong tuần, ngoài giờ hành chính. C. Thứ 7, chủ nhật. Xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của anh/chị!