SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
ĐOÀN MAI ANH
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vi
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC .......................................... 4
1.1. SNGD VÀ VAI TRÒ CỦA SNGD ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH..... 4
1.1.1 Khái niệm và nội dung hoạt động SNGD............................................. 4
1.1.2 Vai trò của SNGD đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội............... 5
1.2 QUẢN LÝ CHI XUYÊN NSNN CHO SNGD ...................................... 6
1.2.1 Chi thường xuyên NSNN cho SNGD................................................... 6
1.2.2. Quản lý chi thường xuyên NSNN cho SNGD...................................... 8
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN
CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN
HẢI – THÁI BÌNH ................................................................................... 13
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KT-XH VÀ MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG
THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI.............................................. 13
2.1.1. Khái quát về đặc điểm KT-XH huyện Tiền Hải.................................. 13
2.1.2. Mạng lưới các trường THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải................... 15
2.2. Thực trạng quản lý chiTX NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện
Tiền Hải. .................................................................................................. 19
2.2.1. Mô hình quản lý và cấp phát kinh phí thường xuyên cho sự nghiệp giáo
dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải....................................................... 19
2.2.2. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sựnghiệp giáo dục THCS trên địa
bàn huyện Tiền Hải ................................................................................... 20
2.2.3. Thực trạng quản lý chi thanh toán cá nhân......................................... 23
2.2.4.Quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn 2012-2014 ................................... 29
2.3.5. Quản lý chi mua sắm sửachữa và chi khác ........................................ 33
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
iii
2.3. Tổnghợp những đánh giá về thực trạng quản lí chi thường xuyên NSNN
cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải. ........................................ 37
2.3.1. Những thành quả và những hạn chế................................................... 37
2.3.2. Nguyên nhân ................................................................................... 39
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC THCS TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH............................................................ 41
3.1. Mục tiêu phương hướng phát triển, đổi mới giáo dục huyện Tiền Hải. .... 41
3.1.1. Mục tiêu phương hướng phát triển giáo dục ở huyện Tiền Hải ............ 41
3.1.2. Mục tiêu đổimới quản lí chi thường xuyên NSNN cho SNGD ở huyện
Tiền Hải. .................................................................................................. 42
3.2.1. Về quản lý chi thanh toán cá nhân..................................................... 42
3.2.2. Về quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn............................................... 44
3.2.3. Về quản lý chi mua sắm, sửa chữa, và chi khác .................................. 45
3.3. Các điều kiện thức hiện các giải pháp trên............................................ 46
3.3.1. Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chínhquyền
huyện Tiền Hải ......................................................................................... 46
3.3.2. Có sự tham gia phối hợp của các ban ngành....................................... 46
3.3.3. Tăng cường yếu tố con người vật chất và khoa học kĩ thuật ................ 47
KẾT LUẬN.............................................................................................. 48
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
iv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu chithường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa
bàn huyện Tiền Hải ................................................................................... 20
Hình 2.2: Cơ cấucác nhóm chiTX NSNN cho giáo dục THCS huyện Tiền
Hải…. ...................................................................................................... 22
Hình 2.3 Biểu đổ chi mua sắm, sửa chữa nhỏ và chi khác ............................ 34
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quy mô giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải ................... 16
Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiền Hải ..................................... 17
Bảng 2.3 Chất lượng giáo dục huyện Tiền Hải ............................................ 18
Bảng 2.4 : Số chi TX NSNN cho giáo dục THCS năm 2012- 2014............... 21
Bảng 2.5 Số liệu tổng hợp về dựtoán và thực hiện chi thanh toán cá nhân cho
giáo dục THCS huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2012-2014.......................... 23
Bảng 2.6: Tìnhhình chi thanh toán cá nhân của các trường THCS huyện Tiền
Hải …..................................................................................................... 25
Bảng 2.7 Số liệu tổng hợp về dựtoán và thực hiện chi nghiệp vụ chuyên môn
cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2012-2014 ................... 29
Bảng 2.8 Chi nghiệp vụ chuyên môncho sựnghiệp giáo dục huyện Tiền Hải.31
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHXH : Bảo hiểm xã hội
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GD – ĐT : Giáo dục & Đào tạo
HĐNN : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc nhà nước
KT – XH : Kinh tế - Xã hội
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
NSNN : Ngân sách nhà nước
PC : Phụ cấp
THCS : Trung học cơ sở
TC – KH : Tài chính – Kế hoạch
SNGD : Sự nghiệp giáo dục
UBNN : Ủy ban nhân dân
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn:
Bất kể một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng
cần có các nguồn lực đầu vào thiết yếu như: nhân lực, vật lực và tài lực.
Trong đó, nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt. Nguồn nhân lực càng
trở nên quan trọng hơn, thậm chí giữ vai trò quyết định đối với các quốc gia
có trình độ phát triển thấp, muốn tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường
phát triển và hội nhập. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên, muốn từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì giáo
dục phải được ưu tiên phát triển trước. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và
Nhà nước đã xác định “… giáo dục là quốc sách hàng đầu.” và “… đầu tư
cho giáo dục là đầu tư phát triển.”
Thấm nhuần quan điểm đó, hàng năm ngân sách nhà nước (NSNN) ta
luôn dành một tỷ trọng cao cho giáo dục. Nhờ đó giáo dục Việt Nam đã có
được những đổi thay đáng kể về mọi mặt. Song, hướng tới mục tiêu “Quốc
sách hàng đầu” và so với giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế
giới, thì giáo dục Việt Nam vẫn còn quá nhiều việc phải làm. Hiện trạng đó
đúng ở cả trên phạm vi toàn quốc và đúng với từng địa phương, từng cấp học.
Chính vì vậy, nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý,
sử dụng có hiệu quả nguồn tài lực cho giáo dục luôn là vấn đề được toàn xã
hội quan tâm. Nó càng đòi hỏi phải quan tâm cao hơn, khi nền kinh tế quốc
dân đang lâm vào giai đoạn khó khăn, thu NSNN sụt giảm, các nhu cầu chi
NSNN lại luôn đòi hỏi phải tăng nhanh.
Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại Phòng Tài chính
– Kế hoạch (TC-KH) huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình em đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Tiền Hải – Thái Bình”, để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn:
Thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD ở nước ta còn nhiều bất cập
trong thời gian qua; hiệu quả chi NSNN cho giáo dục là mối quan tâm đối với
xã hội đòi hỏi phải tăng cường quản lý chi NSNN cho giáo dục.
Vấn đề đáng quan tâm là sử dụng nguồn vốn NSNN như thế nào để đạt
được hiệu quả tối ưu trong đầu tư cho SNGD. Để khắc phục những tồn tại thì
cần đưa ra những biện pháp khắc phục như thế nào nhằm tăng cường tính hiệu
quả trong quản lý chi NSNN cho SNGD. Mà cụ thể là việc quản lý chi NSNN
cho SNGD trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn:
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN
cho hoạt động giáo dục; mà trực tiếp là giáo dục bậc THCS.
3.2 . Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu phạm vi quản lý chi thường xuyên
NSNN cho giáo dục bậc THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải – Thái Bình
+ Về thời gian: Nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo
dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải trong thời gian 3 năm (2012 – 2014).
+ Về nội dung: Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN
cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải, và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý khoản chi này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn phải sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê: Nhằm lựa chọn các mẫu điển hình trong điều tra
thu thập các bằng chứng phục vụ cho đánh giá tình hình quản lý chi thường
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
3
xuyên NSNN cho giáo dục THCS từ Phòng TC-KH huyện đến các trường
THCS trên địa bàn huyện.
Phương pháp phân tích kinh tế: Giúp cho việc sàn lọc và lựa chọn các
thông tin thích hợp phù hợp cho nhận xét, đánh giá tình hình quản lý chi
thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải.
Phương pháp suy đoán: Nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết những đứt đoạn
về thông tin thực tế đã thu thập được để có thể đưa ra những nhận xét, đánh
giá một cách xác thực và dự báo những chỉ tiêu có thế phải thay đổi, bổ sung.
Nó đặc biệt hữu ích khi nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình
quản lý khoản chi thường xuyên này.
Các phương pháp trên đều phải được sử dụng trong mối quan hệ hữu cơ
với các phương pháp nghiên cứu nền tảng của phép duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử mà chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khởi xướng.
5. Kết cấucủa luận văn:
Ngoài Lời Cam đoan, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,…
nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương bao gồm:
Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và quản lý chi thường xuyên NSNN cho
sự nghiệp giáo dục.
Chương 2: Thực trang quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục
THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên
NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
4
CHƯƠNG 1
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN
CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
1.1. SNGD VÀ VAI TRÒ CỦA SNGD ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH
1.1.1 Khái niệm và nội dung hoạt động SNGD
Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát
triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai
đoạn nhất định nhằm đào tạo ra những con người có ích cho xã hội và nó giai
đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi bản thân con người. Đó là
việc trang bị các kiến thức cần thiết, quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng đỡ sự
trưởng thành về nhận thức của con người, tạo ra những con người có đầy đủ
kiến thức của con người, năng lực hành vi, có khả năng sáng tạo.
Xem xét ở một góc độ khác thì giáo dục là kinh nghiệm và trí tuệ của thế
hệ trước truyền lại cho thế hệ sau theo nhiều con đường khác nhau như truyền
miệng, hành động, ghi chép...về các hoạt động lao động, sản xuất và sinh hoạt
cộng đồng. Trong thời đại trí thức phát triển một cách nhanh chóng như hiện
nay thì giáo dục có vai trò hết sức quan trọng với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Quốc gia nào, dân tộc nào có nền giáo dục hiện đại, phát triển chứa đựng
nhiều nhân tài thì quốc gia đó có tầng lớp tri thức đông đảo. Đó là điều kiện
để phát triển nền kinh tế, khoa học công nghệ cũng như luôn đi đầu trong mọi
lĩnh vực.
Trên thực tế sự nghiệp giáo dục không thể thực hiện trong thời gian
ngắn, một sớm một chiều mà nó là cả quá trình diễn ra xuyên suốt qua nhiều
cấp học bao gồm:
- Giáo dục mầm non gồm có nhà trẻ và mẫu giáo, là nơi nuôi dưỡng, dạy
dỗ trẻ em từ 1 đến hết tuổi thứ 5.
- Giáo dục phổ thônggồmtiểu học, trunghọc cở sở vàtrung học phổ thông.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
5
- Giáo dục đại học và sau đại học gồm có trình độ cao đẳng, trình độ đại
học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
- Giáo dục chuyên nghiệp bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp,
trường dạy nghề.
Trong đó, giáo dục THCS là giai đoạn quan trọng bước đầu hình thành
nhân cách cũng như kiến thức quan trọng để tiếp tục phát triển. Đây là một
cấp học bắt buộc để công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định vì tốt
nghiệp trường THCS có thể học nghề hay trung cấp chuyên nghiệp mà không
cần học tiếp bậc trung học phổ thông.
1.1.2 Vai trò của SNGD đối với quá trình phát triển kinhtế - xã hội
Giáo dục có vai trò là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát
huy nguồn lực của con người
Sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc
khai thác sử dụng các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế
giới cho thấy đầu tư vào giáo dục cho phát triển nguồn lực con người mang
lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư
cho phát triển con người có độ lan toả đồng đều, nó mang lại sự công bằng
hơn về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển.
Quốc gia nào đầu tư đúng và đủ cho sự nghiệp giáo dục thì quốc gia ấy sẽ tiến
nhanh trên con đường phát triển của mình, còn nếu làm ngược lại thì sự chậm
phát triển và thụt lùi là điều không thể tránh khỏi.
Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết
cho xã hội, làm xã hội ngày càng phát triển. Thông qua quá trình giáo dục và
dạy học bằng nhiều hình thức khác nhau giáo dục đã đào tạo những con người
có trình độ văn hóa, am hiểu về khoa học kỹ thuật công nghệ, có khả năng
vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
6
xuất lao động. Cũng chính từ tác động tích cực này, sự nghiệp giáo dục mang
lại kiến thức, quan điểm, và kỹ năng giúp nâng cao năng suất lao động của
người nghèo và kiếm được thu nhập cao hơn góp phần giảm đói nghèo.
Sự nghiệp giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan
trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa
quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân
trong xã hội. Để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp
thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ.
1.2 QUẢN LÝ CHI XUYÊN NSNN CHO SNGD
1.2.1 Chi thường xuyên NSNN cho SNGD
Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá trình phân phối,
sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được vào NSNN để đáp ứng cho các
nhu cầu chi của các đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ cung ứng các dịch
vụ giáo dục hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước trong từng thời gian cụ thể.
Chi thường xuyên NSNN cho SNGD có những đặc điểm sau:
-Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi mang
tính ổn định. Vì duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ cụ và sửa
chữa thường xuyên) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNS cho SNGD.
Chính vì vậy, nó đã chi phối đến tính ổn định của chi thiết yếu mà Nhà nước
phải thực hiện. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục (chi
cho con người, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm công NSNN cho hoạt
động sự nghiệp giáo dục.
-Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục
gắn chặt với sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng với các hàng hóa
giáo dục. Giáo dục một mặt được coi là hàng hóa cá nhân nhưng mặt khác nó
cũng là hàng hóa công cộng bởi giáo dục đem lại lợi ích cho toàn xã hội chứ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
7
không riêng cá nhân được giáo dục. Khoản chi này thường chiếm tỷ trọng lớn,
có tính chất quyết định trong việc hình thành và phát triển hệ thống giáo dục
quốc dân.
-Chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục có hiệu lực tác
động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Vì kết
quả của các hoạt động sự nghiệp giáo dục lại hầu như không tạo ra của cải vật
chất cho xã hội ở mỗi năm mà lại có tác động rất mạnh đến quá trình hoạt
động của nền kinh tế.
Vai trò chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục:
Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục được hình thành
từ nhiều nguồn khác nhau: Từ nguồn vốn NSNN và nguồn vốn ngoài ngân
sách. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là từ nguồn vốn NSNN và chi thường
xuyên NSNN đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng có vai trò quan trọng
trongviệc đảm bảo kinh phí chủ yếu để duy trì, định hướng giáo dục phát triển
theo đúng chủtrương, đườnglối xây dựngcủaĐảngvà Nhà nước CNXH và bảo
vệ tổ quốc, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Chi thường xuyên NSNN là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất tron chi
NSNN cho SNGD đảm bảo đời sống của cán bộ giáo viên, tạo ra cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị… và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
giáo dục.
Tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân cùng đóng góp và xây
dựng, bảo vệ, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy tốt
hơn, thu hút các nguồnlực, thu hút nhân tài cùngchăm lo cho sựnghiệp giáo dục.
Nội dung chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục:
Xét theo nội dung kinh tế và tính chất phát sinh, chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục bao gồm:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
8
-Chicho conngười:Tập hợp tấtcả các khoảnchimà Nhà nước đã quy định
phảitrả cho nhưng ngườilao động(cánbộ, viên chức)làm việc về sựnghiệp giáo
dục nhưtiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản
đónggóp vàcác khoảnthanh toán khác cho cá nhân. Ngoài ra có các khoản chi
về học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên, cán bộ đi học.
-Chi nghiệp vụ chuyên môn: Tập hợp các khoản chi nhằm phục vụ cho
hoạt động chung và các khoản chi gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ của các
trường. Các khoản chi cho hoạt động chung của các trường như: Chi trả thanh
toán về các dịch vụ công cộng mà trường đã sử dụng (tiền điện, tiền nước,
bưu chính – viễn thông,…); chi văn phòng vật tư, chi hội nghị phí, chi công
tác phí, chi phí thuê mướn và các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn như chi
giảng dạy, học tập, chi nghiên cứu khoa học.
-Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ: Bao gồm các khoản chi về
mua sắm, sửa chữa có tính ổn định không cao phụ thuộc vào tình trạng nhà
cửa và trang thiết bị của nhà trường. Mỗi năm sẽ dành ra một phần trong tổng
số hạn mức kinh phí được cấp để trang trải cho kinh phí này.
-Chi thường xuyên khác: Trong quá trình hoạt động các đơn vị nhà
trường còn có thể phát sinh một số khoản chi thường xuyên khác như: Chi trợ
cấp cho các học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn có thành tích học tập tốt, trích
lập các quỹ,… Mặc dù những khoản chi trên rất ít phát sinh nhưng nó đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động sự nghiệp giáo dục
1.2.2. Quản lýchi thường xuyên NSNN cho SNGD
1.2.2.1. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN
Một, Nguyên tắc quản lý theo dự toán. Dự toán là khâu mở đầu của một
chu trình NSNN. Các khoản chi thường xuyên nói chung và chi thường xuyên
nói riêng một khi được cho vào dự toán và được cơ quan quyền lực Nhà nước
xét duyệt được coi là chi tiêu pháp lệnh. Xét trên góc độ quản lý, số chi được
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
9
ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính
của Nhà nước với các đơn vị sự nghiệp giáo dục này được thể hiện ở chỗ mọi
nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định
trong dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua các bước xét duyệt của các cơ quan
quyền lực Nhà nước từ thấp đến cao và do quốc hội quyết định, trở thành căn
cứ chính thức để phân bổ số chi thường xuyên cho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi
đơn vị.
Hai, nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả. Tiết kiệm, hiệu quả là một trong
những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế tài chính, bởi lẽ
nguồn lực có hạn nhưng nhu cầu vô hạn. Do vậy trong quá trình phân bổ và
sử dụng nguồn lực cho các nhiệm vụ hay cho giáo dục THCS nói riêng cần
phải tính toán sao cho chi phí là thấp nhất nhưng kết quả là cao nhất .
Ba, Nguyên tắc chi trưc tiếp qua KBNN. Một trong những chức năng của
KBNN là quản lý NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm
phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi
thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường
xuyên của NSNN, hiện nay nước ta đang thực hiện việc “chi trực tiếp qua
KBNN” như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này. Qua đó, kế toán
của các trường sẽ làm việc trực tiếp với kho bạc để thực hiện các khoản chi
trong năm.
1.2.2.2. Chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho SNGD
Quản lý chi NSNN nói chung và chi cho sự nghiệp giáo dục nói riêng là
quảnlý theo chutrình ngân sách, được thực hiện thông qua ba khâu chủ yếu là:
 Lập dự toán.
 Chấp hành dự toán.
 Quyết toán.
Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho SNGD
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
10
Đây là khâu đầu điên của một chu trình ngân sách, nhằm mục đích để
nhân tích, đánh giá giữa các khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của nhà
nước nhắm xác lập các chỉ tiêu thu chi ngân sách nhà nước hàng năm một
cách đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Việc lập dự toán phải được thực hiện
theo đúng quy trình, định mức và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
 Căncứlập dựtoánngân sáchnhà nước cho sựnghiệp giáo dục hàng năm:
- Căn cứ vào chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển hoạt động
sự nghiệp giáo dục trong từng giai đoạn nhất định.
- Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
các chỉ tiêucó liên quantrực tiếp đếnhoạtđộngcủasự nghiệp giáo dục nói riêng
- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi sự nghiệp kỳ
kế hoạch.
- Các chính sách, chế độ chi sự nghiệp của NSNN hiện hành và dự toán
những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.
- Tình hình thực hiện dự toán năm trước.
 Trình tự lập dự toán.
-Bước 1: Căn cứ vào mức chi dự kiến cơ quan tài chính phân bổ cho
ngành giáo dục và các văn bản hướng dẫn lập dự toán, nghành giáo dục giao
chỉ tiêu và hướng dẫn cho các đơn vị lập dự toán chi.
-Bước 2: Sự nghiệp giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao và văn bản
hướng dẫn của các cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi cơ
quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính xét duyệt
tổng thể dự toán chi cho giáo dục vào dự toán chi NSNN nói chung để trình
cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt.
-Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước
thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
11
chính thức phân bổ theo dự toán cho sự nghiệp giáo dục thông qua hệ thống
kho bạc nhà nước.
Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cho SNGD
Đây là khâu thứ hai trong chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho
giáo dục THCS, đó là quá trình thực hiện cấp phát NSNN cho giáo dục
THCS, thời gian tổ chức chấp hành dự toán NSNN ở nước ta được tính từ
ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Các căn cứ để tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên của NSNN
cho sự nghiệp giáo dục:
-Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán. Đây là
căn cứ quyết định trong chấp hành dự toán chi thường xuyên của NSNN cho
dự nghiệp giáo dục. Do nhu cầu chi thì đã có định mức chi, tiêu chuẩn, đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thông qua.
-Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu cho chi
thường xuyên trong mỗi kỳ. Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến,
khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch thì mới
chuyển hóa được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực .
-Dựa vào các định mức, chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành cho
giáo dục. Đây là căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát sử dụng
các khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của
việc cấp phát và sử dụng các khoản chi.
Điều kiện chi thường xuyên NSNN cho SNGD đó là:
-Đã có trong dự toán ngân sách được giao.
-Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định.
-Có đủ hồ sơ, chứng từ.
-Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
12
Quyết toán chi thường xuyên NSNN cho SNGD
Là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh
giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách ngân sách của năm
ngân sách đã qua. Các yêu cầu cho quá trình quyết toán:
-Các đơn vị phải lập đầy đủ các báo cáo quyết toán và gửi các báo cáo
này kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền.
-Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực khớp với số
liệu của phòng tài chính và KBNN.
-Nội dung các báo cáo phải đúng mục lục ngân sách.
Các trường lập quyết toán chi trong phạm vi đơn vị của mình và đối
chiếu số liệu với KBNN nơi trường giao dịch xác nhận. Phòng GD-ĐT tiến
hành tổng hợp quyết toán các trường THCS để tổng hợp quyết toán toàn
ngành và báo cáo phòng TCKH xem xét rồi gửi UBND huyện phê duyệt.
Trong những năm gần đây, quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đã
có những tiến bộ đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại chưa được giải
quyết triệt để. Để tìm hiểu kỹ hơn về những mặt đã đặt được cũng như những
mặt hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự
nghiệp giáo dục, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào thực trạng của các trường
THCS trong huyện Tiền Hải.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
13
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO
DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH
2.1. Khái quát đặc điểm KT-XH và mạng lưới các trường THCS trên địa
bàn huyện Tiền Hải.
2.1.1. Khái quátvềđặc điểm KT-XH huyện Tiền Hải
Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có
tọa độ địa lý từ 20o17’đến 20o28' độ vĩ Bắc; từ 106o27' đến 106o35' kinh Đông.
Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Trà Lý.
Phía Nam giáp huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, ranh giới là sông Hồng.
Phía Tây giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Phía Đông giáp biển Đông,
với chiều dài bờ biển là 23km, từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt.
Tiền Hải có diện tích tự nhiên 225,8km2; Dân số 212.561 người, phần
lớn là người Kinh.
Tiền Hải có Thị trấn Tiền Hải và 34 xã: An Ninh, Bắc Hải, Đông Cơ,
Đông Hải, Đông Hoàng, Đông Lâm, Đông Long, Đông Minh, Đông Phong,
Đông Quý, Đông Trà, Đông Trung, Đông Xuyên, Nam Chính, Nam Cường,
Nam Hà, Nam Hải, Nam Hồng, Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thanh, Nam
Thắng, Nam Thịnh, Nam Trung, Phương Công, Tây An, Tây Giang,Tây
Lương, Tây Ninh, Tây Phong, Tây Tiến, Tây Sơn, Vân Trường, Vũ Lăng.
Thị Trấn Tiền Hải cách Thị xã Thái Bình 21km theo quốc lộ số 39B;
cách Thủ đô Hà Nội 130km; cách thành phố cảng Hải Phòng 70km; cách xã
Nam Phú ở ven biển xa nhất là 15km.
Ngoài quốc lộ 39B và các tỉnh lộ, với ba mặt tiếp giáp sông - biển, Tiền
Hải có giao thông đường biển thuận lợi có thể đi đến các cảng trong nước, các
cảng của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực (Nam Trung Quốc, Đài
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
14
Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc...); Có đường sông thông thương với các tỉnh
nằm dọc sông Hồng, sông Thái Bình; Có điều kiện thuận lợi cho việc đi lại,
giao lưu trao đổi hàng hóa và là tiềm năng to lớn để phát triển ngành vận tải
sông - biển.
Vị trí địa lý ấy đã tạo cho Tiền Hải có một vị thế địa - văn hóa, địa -
chính trị riêng so với các huyện trong tỉnh Thái Bình cũng như với các địa
phương khác trong cả nước.
Tiền Hải có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nhờ tài nguyên thiên
nhiên như: tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản; tài nguyên nước. Bên cạnh
đó trên địa bàn huyện có có danh lam thắng cảnh: bãi biển Đồng Châu và Cồn
Vành hiện đang được trùng tu để phát triển ngành du lịch tại địa phương
nhằm làm tăng nguồn thu địa phương và tạo thêm nhiều việc làm cho người
dân. Cùng với đó với chiều dài 23km bờ biển, Tiền Hải là địa phương có thế
mạnh về phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Ngoài ra, khu công nghiệp Tiền
Hải là một trong những khu công nghiệp đầu tiên được hình thành tại tỉnh
Thái Bình và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào danh mục các
khu công nghiệp của Việt Nam để kêu gọi đầu tư. Tiền Hải được coi là cái nôi
của nền công nghiệp dầu khí Việt Nam. Ngày 19/4/1981, dòng khí công
nghiệp đầu tiên tại Giếng khoan 61 mỏ Tiền Hải C (trầm tích Mioxen, hệ tầng
Tiên Hưng, chiều sâu 1146-1156) với lưu lượng 100.000 m3/ngày đêm) đã
được đưa vào buồng đốt tuabin nhiệt điện tại Tiền Hải, phát ra dòng điện công
suất 10 MW hòa lưới quốc gia. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu lần đầu
tiên, ngành dầu khí Việt Nam khai thác được sản phẩm khí công nghiệp, mở
ra triển vọng to lớn trên hành trình tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên làm
giàu cho đất nước, đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của
ngành dầu khí Việt Nam. Trên địa bàn huyện còn có nguồn tài nguyên nước
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
15
khoáng với những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như nước
khoáng vital, nước khoáng Tiền Hải.
Cũng như các ngành khác giáo dục huyện Tiền Hải cũng chịu ảnh hưởng từ
điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, chínhtrị, xã hội đãtạo ra những thuận lợi
và khó khăn đến sự phát triển của giáo dục trong đó có giáo dục THCS.
Mặt khác, giữa các xã và các khu phố, thị trấn thuộc trung tâm huyện có
sự chênh lệch về mức thu nhập trung bình, điều kiện sống và các điều kiện vật
chất khác nên điều kiện học tập giữa 2 vùng này cũng có sự khác nhau. Nhận
thấy điều đó chính quyền địa phương đang tích cực đầu tư cho các xã đang
gặp khó khăn.
2.1.2. Mạnglưới các trường THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải
Nhận rõ tầm quan trọng của giáo duc THCS trong sự phát triển của kinh
tế xã hội mà trong những năm qua giáo dục trên địa bàn được đầu tư và phát
triển một cách có trọng điểm, ưu tiên chất lượng hơn so với đi với số lượng so
với những năm trước. Để giáo dục phát triển đúng với chiến lược phát triển
của Đảng và Nhà nước huyện Tiền Hải đã có sự điều chỉnh phù hợp trong
quản lý chi cho giáo dục cũng như trong công tác đào tạo.
Về hệ thống giáo dục THCS trên địa bàn hiện nay chỉ có giáo dục tại 30
trường công lập do đó mà chi cho giáo dục luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong
chi TX của ngân sách huyện. Mặt khác, Tiền Hải là một huyện ven biển gặp
nhiều thiên tai lũ lụt nên nhiều trường THCS chưa đáp ứng được nhu cầu đào
tạo. Nhận thấy điều đó mà trong những năm qua huyện đã cố gắng để nâng
cao cơ sở vật chất cho các trường nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại chứng
tỏ sự phát triển đúng hướng và phù hợp tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng nhu
cầu học tập ngày càng cao. Tuy nhiên, một mặt trái nhưng đó cũng là phù hợp
trong địa bàn dân cư hiện nay khi mà lượng học sinh đang giảm từ khối tiểu
học kéo theo đó là sự giảm về số lượng của học sinh THCS. Trong 3 năm
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
16
2012, 2013, 2014 là giai đoạn mà lượng học sinh giảm theo điều kiện khách
quan đó là tốc độ gia tăng dân số trên các xã. Bên cạnh đó là sự đầu tư của
huyện khi đưa những học sinh có năng lực trên địa bàn tham gia học tại các
trường chuyên của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của huyện sau này.
Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Quy mô giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải
Chỉ tiêu 2011 – 2012 2012 – 2013 2013 – 2014
Số trường 31 31 30
Số lớp 348 346 345
Số học sinh 12321 12267 12217
Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Tiền Hải
Trong hai năm 2011 – 2012 và năm 2012 – 2013 huyện duy trì ổn định 31
trường THCS để giảng dạy nhưng đến năm 2013 – 2014 thì chỉ còn 30
trường (sát nhập 2 trường Tây Ninh và Tây Lương) nguyên nhân là do quy
mô trường lớp nhỏ, số lượng học sinh ít không đáp ứng số lượng đội ngũ giáo
viên. Năm 2011 – 2012 có 348 lớp và 12321 học sinh đến năm 2012 – 2013
chỉ còn 346 lớp và 12267 học sinh, giảm 2 lớp 54 học sinh. Đến năm 2013 –
2014 chỉ còn 345 lớp và 12217 học sinh giảm 1 lớp so với năm học trước và
50 học sinh nguyên chủ yếu là do huyện tạo điều kiện cho những học sinh có
khả năng tham gia học tại các trường chất lượng trên tỉnh. Qua đây có thể
thấy giáo dục THCS huyện Tiền Hải đang trong quá trình cơ cấu; hoàn thiện
lại tổ chức trường, lớp để đem lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy đặc biệt
chống lãng phí kinh phí quản lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy
cũng như đội ngũ giáo viên trong các trường được sử dụng hợp lý, không lãng
phí. Sự thay đổi cơ cấu giáo viên được thể hiện qua bảng sau:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
17
Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiền Hải
Chỉ tiêu 2011 – 2012 2012 - 2013 2013 – 2014
Số giáo viên 969 1033 923
Nguồn: Phòng GD - DT huyện Tiền Hải
Có thể thấy sự thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức giáo viên trong khối
THCS năm 2011 – 2012 là 969 giáo viên đến năm 2012 – 2013 có sự bổ sung
giáo viên trên toàn huyện là 1033 giáo viên, đến năm 2013 – 2014 lại giảm
còn 923 giáo viên. Qua 3 năm số giáo viên giảm 46 giáo viên, nó phản ánh
đúng số trường cũng như số học sinh qua các năm cho thấy huyện đã có
những bước chuyển tích cực, mang tính đột phá nhằm đổi mới, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện thực hiện tiết kiệm kinh phí đi đôi với nâng cao chất
lượng giáo dục. Bên cạnh đó việc tinh giản, điều chuyển cán bộ từ trường
thừa sang trường thiếu, cũng như vận động những giáo viên dôi dư do cơ cấu
lại môn học có đủ điều kiện về chuyên môn, độ tuổi… đi học văn bằng hai để
dạy những môn học còn thiếu giáo viên mặt khác một bộ phận giáo viên về
hưu sẽ mang lại thêm phần thu nhập cho bộ phận giáo viên mà lâu nay vẫn
coi là thấp trong xã hội góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm
bảo đủ số giáo viên tương ứng với số lớp, số học sinh. Chính những điều đó
mà bộ phận giáo viên này càng tâm huyết với nghề hơn nâng cao trình độ
giảng dạy cũng như phương pháp phù hợp với xu thế ngày này không chỉ dạy
kiến thức, lý thuyết mà còn đào tạo đạo đức và những kiến thức sống thực tế
giúp cho nguồn nhân lực trong tương lai này có thêm sự hiểu biết. Kết quả
của những nỗ lực đó thể hiện qua bảng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
18
Bảng 2.3 Chất lượng giáo dục huyện Tiền Hải
Năm học Học lực Hạnh kiểm
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Kém Tốt Khá Trung
bình
yếu
2011 –
2012
1869 4307 5081 1045 19 8834 2966 511 10
2012 –
2013
1991 4475 5225 547 20 8851 2874 529 13
2013 –
2014
2249 4727 4304 917 20 8990 2714 478 35
Nguồn: Phòng GD – ĐT huyện Tiền Hải
Có thể thấy rõ sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên trong số học sinh
đạt học lực giỏi cũng như có hạnh kiểm tốt trong 3 năm học cho dù có sự biến
động trong số trường học, lớp học cũng như số giáo viên điều đó có thể thấy
được chất lượng giảng dạy, giáo dục của các trường trong huyện. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành công đó cũng có những khó khăn khi số lượng học sinh
khá giỏi tuy chiếm khoảng 53% tổng số học sinh nhưng số học sinh này lại
chủ yếu tập trung tại các trường trong khu vực trung tâm huyện. Bên cạnh đó
thành công lớn nhất đó vẫn sẽ là mức hạnh kiểm loại khá, tốt luôn đạt 98%
trong tổng số cho thấy nguồn nhân lực sau này đang được đào tạo một cách
tốt về đạo đức, hành vi cũng như nếp sống tốt, văn minh, đó là vấn đề mà cả
huyện đang quan tâm.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
19
2.2. Thực trạng quản lý chi TX NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn
huyện Tiền Hải.
2.2.1. Môhình quản lý và cấp phátkinhphí thường xuyên cho sự nghiệp
giáodục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải
UBND
HUYỆN
PHÒNG
TC-KH
CÁC TRƯỜNG
THCS
(1a). Phòng TC-KH huyện thông báo, hướng dẫn lập dự toán cho Phòng
GD-DT huyện.
(1b). Phòng giáo dục và đào tục huyện hướng dẫn, lập phương án phân
bổ và giao chi tiết kinh phí dự toán cho các trường THCS
(2a). Các trường THCS lập xong dự toán gửi bản dự toán kinh phí của
mình lên phòng GDĐT.
(2b). Phòng giáo dục đào tạo trình lên cho phòng tài chính kế hoạch
huyện thẩm duyệt.
KBNN
PHÒNG GD-DT
(1)
(2b)
(3a)
(3b)
(1b)
(2a) (3b)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
20
(3a) Phòng tài chính kế hoạch huyện thẩm tra và trình UBND huyện ra
quyết định giao chỉ tiêu ngân sách cho Phòng giáo dục đào tạo.
(3b) Phòng giáo dục đào tạo chỉ đạo các trường đồng thời gửi KBNN
theo dõi, giám sát các đơn vị.
2.2.2. Cơcấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáodụcTHCS trên
địa bàn huyện Tiền Hải
Chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục bao gồm các khoản
chi khác nhau cho các loại hình giáo dục – đào tạo như: mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, phổ thông trung học, bổ túc văn hóa,… Tình hình chi thường
xuyên NSNN cho giáo dục THCS được thể hiện qua hình 2.1 sau:
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
trên địa bàn huyện Tiền Hải
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải
Có thể thấy tuy tình hình phát triển kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng suy
thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến quá trình điều hành thu, chi ngân sách song
chi cho giáo dục THCS luôn giữ mức ổn định qua các năm chiếm khoảng
36,6% trong tổng cơ cấu chi giáo dục thuộc NS huyện. Cũng phải xem xét
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Khác
THCS
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
21
đến đến việc giao dự toán và thực hiện trong năm của giáo dục THCS cụ thể
qua bảng sau:
Bảng 2.4 : Số chi TX NSNN cho giáo dục THCS năm 2012- 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dự toán Thực hiện Chênh lệch DT/TH
2012 62986,2 71614,9 12%
2013 70658,6 74311,5 4,9%
2014 79058,3 80810,3 2,2%
Nguồn: Phòng TC – KH huyện Tiền Hải
Nhận xét:
-Có thể thấy sự thay đổi khá rõ nết giữa dự toán và con số thực hiện
trong các năm. Năm cao nhất là 12% (năm 2012), năm thấp nhất là 2,2%
(năm 2014). Xu hướng vận động này là tích cực, phần nào thể hiện sự quan
tâm của Nhà nước đối với hiệu quả và mục tiêu của SNGD.
-Độ lệch này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chế độ chính sách của
Chính phủ đối với SNGD, sự quan tâm của các cấp chính quyền đến chất
lượng của giáo dục, giá cả thị trường biến đổi,…
Để tìm hiểu sự thay đổi rõ hơn ta đi cụ thể từng nhóm chi: chi cho con
người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và chi khác.
Ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm chi trong chi TX NSNN cho
giáo dục THCS qua đó thể hiện vai trò của từng nhóm chi.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
22
Hình 2.2:Cơ cấu các nhóm chi TX NSNN cho giáo dục THCS huyện
Tiền Hải
Giai đoạn 2001-2015 là giai đoạn mà huyện Tiền Hải thực hiện phát
triển ổn định trong dài hạn tuy nhiên theo từng năm thì số chi thường xuyên
NSNN cho giáo dục THCS cũng có nhiều biển đổi. Chi thanh toán cá nhân là
mục chi chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 89% - 93%) trong tổng số cơ cấu
nhóm mục chi. Đây cũng là điều tất yếu, vì chất lượng giáo dục phụ thuộc chủ
yếu vào đội ngũ giáo viên, hơn thế nữa để đảm bảo cho tâm huyết nghề
nghiệp của mỗi nhà giáo thì Đảng, Nhà nước nói chung và huyện Tiền Hải
nói riêng coi đây là nhiệm vụ hàng đầu nên nội dung chi con người luôn
chiếm tỷ trọng rất cao và tăng qua các năm trong cơ cấu chi thường xuyên cho
giáo dục. Bên cạnh đó, các nhóm mục chi cũng có xu hướng tăng qua các
năm, chỉ có chi mua sắm sửa chữa là biến động không ổn định vì nhu cầu mua
sắm sửa chữa khó xác định chính xác.
Để biết chi tiết hơn chúng ta đi vào chi tiết các khoản mục chi thường
xuyên cho giáo dục.
80% 90% 100%
năm 2012
năm 2013
năm 2014
chi con người
chi NVCM
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
23
2.2.3. Thực trạng quản lýchi thanh toán cá nhân
Ta có bảng sau:
Bảng 2.5 Số liệu tổng hợp về dự toán và thực hiện chi thanh toán cá nhân
cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tổng chi thanh
toán cá nhân cho
giáo dục THCS
(triệu đồng)
DT/TH (%)
2012 Dự toán 60784,55 94,85%
Thực hiện 64086,23
2013 Dự toán 60362,3 87,2%
Thực hiện 69221,86
2014 Dự toán 70465 97,16%
Thực hiện 72520,6
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải
Nhìn vào bảng trên ta thấy dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo
dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải tăng rất đồng đều, phù hợp với chủ
trương của Đảng và Nhà nước hiện nay. Hàng năm, Phòng TC-KH hướng dẫn
và giao số kiểm tra cho các trường tại địa bàn huyện lập dự toán. Sau khi các
trường THCS lập xong dự toán sẽ gửi bản dự toán kinh phí của mình lên
phòng GDĐT, phòng GDĐT tổng hợp lại rồi gửi lên phòng TCKH xem xét
gửi UBND huyện. Sau đó UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt và
UBND huyện họp quyết định giao dự toán cho các đơn vị, Phòng TC-KH
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
24
thực hiện các thủ tục giao dự toán cho các đơn vị. Dựa vào dự toán được phê
duyệt, các trường tại địa bàn huyện sẽ thực hiện chấp hành dự toán chi thanh
toán cá nhân theo đúng quy định và định mức được giao. Như mức lương
được xác định = hệ số lương x lương cơ bản và qua các năm thì mức lương cơ
bản có sự thay đổi phù hợp hơn với mức sống thực tế, phụ cấp bao gồm rất
nhiều khoản phụ cấp như: PC chức vụ, PC vượt khung được xác định qua hệ
số PC và mức lương cơ bản, và các khoản phụ cấp khác đều được lập đầy đủ
cụ thể trong khâu này.
Mặt khác ta cũng thấy, tỷ lệ giữa số dự toán và thực hiện chi thanh toán
cá nhân cho giáo dục THCS tăng ổn định qua các năm 2012, 2013, 2014, năm
2014 cao nhất là 97,16%, năm 2013 thấp nhất là 87,2%. Xu hướng tăng này
do các khoản chi cấu thành nên chi thanh toán cá nhân tạo nên, mỗi khoản chi
đều có tính chất và mục đích khác nhau: chi lương, phụ cấp, BHYT, BHXH,
KPCĐ, chi thưởng, phúc lợi tập thể, nên sự biến đổi của mỗi khoản chi sẽ kéo
theo sự biến dổi của chi thanh toán cá nhân.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
25
Bảng 2.6: Tình hình chi thanh toán cá nhân của các trường THCS
huyện Tiền Hải
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng chi 64086,23 69221,86 72520,6
Tiền lương 34944,5 39230,4 40534,5
Tiền công 516,1 654,8 990,2
Phụ cấp 17701,3 17681,7 18371,1
Học bổng 30 32,6 8
Tiền thưởng 328,03 1094,3 542
Phúc lợi tập thể 32,5 44,3 72
Các khoản đóng
góp
930,4 10135,7 11270,7
Thanh toán cá
nhân khác
1173,4 422,6 732,1
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải
Ta thấy từng nội dung chi trong chi thanh toán cá nhân cũng tăng lên
trong giai đoạn 2012-2014.
-Chi lương: là khoản chi lớn nhất trong tổng chi cho con người chiếm
khoảng 60% và khoản chi này tăng mạnh qua 3 năm khiến cho tổng chi con
người tăng. Việc thực hiện khoản chi này tăng nguyên nhân chủ yếu do chính
sách của nhà nước tăng tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước, đó là việc
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
26
nâng mức lương tối thiểu chung trong các: Theo nghị định 31/2012/NĐ-CP
của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày
01/05/2012 là 1.050.000 đồng/ tháng. Năm 2013 và năm 2014, theo nghị định
66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở thực hiện từ ngày 1/7/2013 là
1.150.000 đồng/ tháng. Nguồn để tăng lương phần lớn được lấy chủ yếu từ
NSNN cấp thêm và một phần được lấy từ quỹ để thực hiện tăng lương của
đơn vị trong quá trình thực hiện tiết kiệm.
Ngoài khoản lương, giáo viên còn được hưởng các khoản thu nhập tăng
thêm góp phần hỗ trợ thu nhập cho cán bộ viên chức đáp ứng nhu cầu tốt hơn
cho cuộc sống của họ. Cuối năm các trường sẽ căn cứ vào nguồn thu sự
nghiệp và khả năng tiết kiệm chi để xác định tổng quỹ tiền lương tăng thêm
và hệ số điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương tối thiểu thực thế của nhà
trường theo thi đua của từng giáo viên như trường THCS Nam Hà sẽ chi trả 1
triệu đồng/năm cho những giáo viên giỏi cấp tỉnh và 500 nghìn đồng/năm cho
những giáo viên giỏi cấp cơ sở và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Từ đó nâng cao
hiệu quả giảng dạy, thúc đẩy nâng cao năng và chấp hành tốt nhiệm vụ được
giao, số giáo viên dạy giỏi tăng, nâng cao chất lượng học tập.
- Khoản phụ cấp: đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng
chi cho con người, chiếm khoảng 30% so với tổng chi lương. Cùng với việc
tăng lương thì khoản phụ cấp cho giáo viên cũng tăng qua các năm 2012, năm
2013, năm 2014 do trong công thức tính các khoản phụ cấp có gắn với mức
lương cơ bản và số lần thực hiện bổ sung được thực hiện cùng với thời điểm
bổ sung tiền lương. Bên cạnh đó còn có khoản kinh phí phụ cấp thâm niên
nghề theo NĐ 54 của Chính phủ và khoản chi phụ cấp thâm niên này chiếm tỷ
trọng cao trong tổng chi cho phụ cấp.
- Các khoản đóng góp: là các khoản bảo hiểm theo chế độ Nhà nước quy
định như: BHYT, BHXH, KPCĐ và BHTN. Đây là khoản đóng góp theo
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
27
lương của giáo viên bắt buộc phải đóng chiếm 23% lương trong năm 2012 và
24% lương từ năm 2013 đến năm 2014. Do mức lương tăng đồng nghĩa với
việc các khoản đóng góp cũng tăng theo quy định của Nhà nước.
- Các khoản chi còn lại đều có xu hướng tăng chỉ có khoản chi học bổng
giảm do huyện khuyến khích các học sinh khá, giỏi tham gia học tại các
trường chuyên trên tỉnh. Mặc dù các khoản chi này chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng chi nên không ảnh hưởng lớn đến tổng chi con người nhưng nó thể
hiện sự quan tâm, khuyến khích cán bộ, giáo viên có thành tích tốt trong
giảng dạy và các học sinh đạt thành tíchtốt trong quá trình học tập như trường
THCS 14-10 chi thưởng cho các giáo viên đạt giải trong các hội thi cấp huyện
và có học sinh đạt giải trong các hội thi cấp huyện (Nhất 200.000đồng; Nhì
150.000đồng; ba 100.000đồng; khuyến khích 50.000đồng).
Khi quyếttoán, trong nhómmục chi conngườido các khoản chi đều được
tínhtoán dựatrên các côngthức vàđịnh mức có sẵn theo quy định Nhà nước đề
ra nên khi quyết toán khoản chi này thường không có sai phạm xảy ra.
*Ưu điểm của quản lý chi thanh toán cá nhân cho giáo dụcTHCS huyện
Tiền Hải:
- Đa số các cán bộ của các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Tiền Hải đã
biết cách lập dự toán chi thanh toán cá nhân theo đúng quy định hiện hành, sát
với nhu cầu thực tế.
-Nhìn chung cơ cấu chi thanh toán cá nhân của huyện Tiền Hải đã đảm
bảo yêu cầu chi đúng, chi đủ trả thực tế, đã chú trọng đến chi lương và chi
phụ cấp.
-Đa số các trường đã thực hiện tốt công tác quyết toán, lập báo cáo quyết
toán theo đúng biêủ mẫu, chế độ do Nhà nước ban hành.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
28
- 100% các cán bộ giáo viên mở thẻ ATM để hàng tháng phòng Tài
chính Kế hoạch tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương và chi trả qua thẻ
ATM.
*Nhược điểm của quản lý chi thanh toán cá nhân cho giáo dục THCS
huyện Tiền Hải:
-Tuy đã triển khai, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các kế toán viên
các trường đồng thời cài đặt nâng cấp phần mềm kế toán nhưng vẫn phát sinh
một số trường như Nam Hải, Tây Lương vẫn còn ghi chép.
-Các biện pháp quản lý quỹ lương, biên chế, hợp đồng thực hiện chưa
tốt, nguyên nhân là do vẫn chưa giải quyết được số lượng giáo viên trong biên
chế, hợp đồng còn dôi dư ở một số trường.
- Tồn tại 1 số trường có bộ phận kế toán còn yếu kém về chuyên môn
nên việc lập dự toán còn chưa đúng với quy định, chưa sát với thực tế về các
khoản chi như phúc lợi tập thể (các ngày kỷ niệm, thăm hỏi ốm đau,…), chi
thưởng. Cũng vì thế mà công tác quyết toán của các trường đó còn chậm,
không kịp tiến độ và khâu xét duyệt còn bộc lộ nhiều yếu kém.
-Một số trường ở xa trung tâm như Nam Trung, Nam Hưng, Nam Phú
nên việc chi trả tiền lương qua ATM còn gặp nhiều khó khăn vì các cây ATM
lại chỉ có duy nhất ở thị trấn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
29
2.2.4. Quảnlýchi nghiệp vụ chuyên môn
Bảng 2.7 Số liệu tổng hợp về dự toán và thực hiện chi nghiệp vụ chuyên
môn cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải trong giai đoạn
2012-2014
Chỉ tiêu
Năm
Tổng chi nghiệp
vụ chuyên môn
cho giáo dục
THCS
(triệu đồng)
DT/TH (%)
2012 Dự toán 1901 52%
Thực hiện 3660,67
2013 Dự toán 3429,68 99%
Thực hiện 3462,14
2014 Dự toán 3874 76,77%
Thực hiện 5045,6
Nguồn: Phòng TC – KH huyện Tiền Hải
Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục và đào tạo là
những hoạt động liên quan tới hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu
khoa học và được cũng được đảm bảo bằng nguồn kinh phí thường xuyên do
NSNN cấp. Cũng như chi conngười các khoản chi cho NVCM sẽ được lập và
tổng hợp với chi con người nó bao gồm các khoản chi lớn như chi nghiệp vụ
chuyên môn, mua vật tư văn phòng phẩm và công tác phí. Khoản chi cho
công tác phí được Phòng TC-KH giao khoán cho các cán bộ khi tham gia
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
30
công tác sẽ tìm hiểu rõ hơn về định mức của công tác phí trong khâu chấp
hành. Với khoản chi nghiệp vụ chuyên môn chủ yếu là các lớp tập huấn, đào
tạo nâng cao nghiệp vụ.
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy mức độ hoàn thành kế hoạch chi chuyên môn
nghiệp qua các năm tương đối cao do các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện
đã lập dự toán tốt trong năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, từ đó làm cơ
sở cho việc lập dự toán của các năm tiếp theo. Tuy mức độ hoàn thành kế
hoạch năm 2013 cao nhất (99%) nhưng tổng chi nghiệp vụ chuyên môn năm
2012 và năm 2014 cao hơn so với tổng chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2013.
Nguyên nhân là do sự thay đổi về số trường và số lớp nên kéo theo số chi
nghiệp vụ chuyên môn cũng có sự thay đổi.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
31
Bảng 2.8 Chi nghiệp vụ chuyên môn cho sự nghiệp giáo dục
huyện Tiền Hải
Đơn vị tính: triệu đồng.
Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự
toán
Thực
hiện
Dự toán Thực
hiện
Dự
toán
Thực
hiện
Tổng chi 1901 3660,67 3429,68 3462,14 3874 5045,6
Thanh toán dịch
vụ công cộng
124,5 139,8 152 144,7 329,5 331
Vật tư văn
phòng
323 404,4 297,5 360,8 462,7 516,3
Công tác phí 184,6 210,5 198,8 230,6 245,8 257
Chi phí mướn 52 74 23,3 18,4 23,4 91,5
Sửa chữa
thường xuyên
136,2 327,6 369 493,6 537 721,5
Chi phí nghiệp
vụ chuyên môn
của ngành giáo
dục
1003 1731,2 1847,36 1827,4 2012 2328,3
Chi khác 265 773,17 541,72 386,64 263,6 800
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
32
Qua bảng trên ta thấy các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn có xu hướng
tăng trong đó khoản chi vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng,công
tác phí, chi phí thuê mướn chiếm tỷ trọng không lớn song là khoản chi dễ dẫn
tới sai phạm do không cung cấp được hóa đơn chứng từ để hạn chế điều đó
Phòng TC-KH thực hiện giao khoán một vài khoản chi chi hàng hóa công
cộng như khoán văn phòng phẩm,khoán điện thoại,khoán công tác phí ví dụ
như một số trường được giao khoán khoản công tác phí thực hiện rất tốt như
THCS An Ninh, THCS Phương Công với mức khoán như sau: đối với hiệu
trưởng là 200 nghìn đồng/tháng, hiệu phó là và kế toán là 150 nghìn đồng/
tháng . Đối với các trường chưa thực hiện được khi được hỏi về vấn đề này
vẫn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn
của ngành giáo dục chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 60% điều đó được giải
thích qua việc chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao, trình độ quản lý
tại các trường cũng được nâng lên. Có thể thấy sự chênh lệch khoản chi
nghiệp vụ chuyên môn giữa năm 2013 và năm 2014 lớn hơn so với năm 2012
và năm 2013. Trong khi đó, khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là khoản chi
khác, chiếm 10% - 20%. Mà khoản chi này không biết được chính xác sử
dụng vào công việc gì, mục đích gì lại chiếm tỷ trọng khá cao trong chi
nghiệp vụ chuyên môn. Đây là một khoản chi khó kiểm soát vì thế dễ gây ra
tình trạng lãng phí, sử dụng bừa bãi. Năm 2013 có giảm về tỷ trọng nhưng
đến năm 2014 lại tăng nên trong những năm tới cần giảm chi và xác định cụ
thể các mục trong khoản chi này để tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách.
Các trường học, đơn vị thuộc SNGD huyện Tiền Hải đã báo cáo quyết
toán của đơn vị mình gửi lên Phòng GD-ĐT tổng hợp, trình Phòng TC-KH
kiểm tra và quyết toán một cách trung thực và kịp thời.
*Ưu điểm quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục THCS huyện
Tiền Hải:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
33
- Hầu hết các trường đều tuân thủ tốt việc khoán chi phí cho từng bộ
phận, tổ chuyên môn trong trường theo từng nội dung chi và xây dựng định
mức chi theo định mức của các cấp có thẩm quyền trong quy chế chi tiêu nội
bộ. Thực hiện tốt chính sách tiết kiệm chi thanh toán dịch vụ công cộng như
tiền điện, nước… Thể hiện công tác quản lý cho khoản chi này khá tốt trong
thời gian qua.
- Các trường lập đầy đủ báo cáo quyết toán và kịp thời theo đúng chế độ
quy định. Nội dung báo cáo quyết toán đã đúng Mục lục ngân sách.
*Nhược điểm quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục THCS
huyện Tiền Hải:
-Công tác quản lý chi còn chưa kĩ lưỡng, sát sao gây lãng phí nguồn
NSNN mà không đem lại hiệu quả cao đó là do một số trường như THCS Tây
Lương trang thiết bị mua về chỉ để cho đẹp và phòng khi có thanh tra kiểm
tra, còn lại không sử dụng với mục đích giảng dạy.
-Khoản chi chuyên môn nghiệp vụ khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong
tổng chi chuyên môn nghiệp vụ mà không hề biết đó là những khoản chi nào;
sử dụng mục đích là gì nên có khả năng gây thất thoát, lãng phí nguồn NSNN.
2.3.5. Quảnlýchi mua sắm sửa chữa và chi khác
Là khoản chi khó kiểm soát trong các khoản chi thường xuyên cho giáo
dục THCS và cũng đóng vai trò quan trọng song các trường THCS trên địa
huyện hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và nhu cầu chi của huyện không đủ
nên khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi thường xuyên
nhưng nó quan trọng vì nó là điều kiện môi trường để có thể thực hiện giảng
dạy tốt. Nền kinh tế đang trên đà phát triển, một số cơ sở vật chất nghèo nàn,
lạc hậu sẽ không đáp ứng được chất lượng giáo dục đề ra. Vì vậy, trước
những đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục THCS
nói riêng thì số chi cho mua sắm, sửa chữa đều tăng qua các năm. Ngoài ra,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
34
do sự xuống cấp tất yếu của các tài sản dùng cho hoạt động giảng dạy và học
tập và quản lý nên thường xuyên phát sinh nhu cầu mua sắm thêm trang thiết
bị mới hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản đã xuống cấp. Trong
khâu lập dự toán, các trường tập hợp nhu cầu mua sắm thiết bị, tài sản cần
thiết của đơn vị mình nộp lên Phòng GD-ĐT tổng hợp để Phòng TC-KH lập
dự toán gửi UBND huyện. Sau đó UBND huyện trình HĐND huyện phê
duyệt và UBND huyện họp quyết định giao dự toán cho các đơn vị, Phòng
TC-KH thực hiện các thủ tục giao dự toán cho các đơn vị.
Có biểu đồ sau:
Hình 2.3 Biểu đổ chi mua sắm, sửa chữa nhỏ và chi khác
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải
Tại các trường THCS, việc mua sắm, sửa chữa được quy định hết sức cụ
thể. Đối với việc mua sắm sửa chữa có giá trị dưới 100 triệu đồng, người
được giao nhiệm vụ mua sắm có trách nhiệm khảo sát giá thị trường, chọn
hàng tốt. Tuy nhiên, qua biểu đồ có thể thấy sự tăng vọt của sửa chữa trong
năm 2012 so với năm 2013, năm 2014 nguyên nhân do trường THCS 14 - 10
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
năm 2012 năm 2013 năm 2014
mua sắm
sửa chữa nhỏ
chi khác
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
35
trong năm có phát sinh thêm khoản sửa chữa, cải tạo trường học có giá trị trên
500 triệu cũng đã được thực hiện theo đúng quy trình, thực hiện đấu thầu
công khai, minh bạch. Còn trong năm 2013, năm 2014 các trường không có
nhu cầu xây dựng lại, mở rộng trường lớp, số trường tu bổ lại ít nên số chi
mua sắm sửa chữa và chi khác nhỏ hơn so với năm 2012.
Mặt khác ta thấy khoản chi thường xuyên khác tăng giảm không đều
giữa các năm, năm 2013 tăng 14,6 triệu đồng so với năm 2012, năm 2014
giảm 434 triệu đồng so với năm 2013. Đây là khoản chi phát sinh không đều
giữa các năm, do một số trường còn sử dụng lãng phí, lạm dụng của công ví
dụ trường THCS Tây Lương, THCS Đông Xuyên. Rút kinh nghiệm sang năm
2013 huyện ra chỉ thị quán triệt, phải sử dụng tiết kiệm điện, nước,...phổ biến
cho cả học sinh để các em làm theo nên chi thường xuyên khác trong năm
2014 đã giảm so với năm 2013.
Thủ trưởng đơn vị duyệt quyết toán và chịu trách nhiệm với quyết định
của mình về báo cáo quyết toán đã nộp lên cơ quan chủ quản.
*Ưu điểm quản lý chi mua sắm sủa chữa và chi khác cho giáo dục THCS
huyện Tiền Hải:
- Với tình trạng nhà cửa và trang thiết bị đang bị xuống cấp của một số
trường ở Tiền Hải hiện nay nên việc đầu tư một khoản kinh phí mua sắm sửa
chữa đã đáp ứng được việc mua sắm, sửa chữa nhỏ các công trình, thiết bị
hiện có bảo đảm điều kiện giảng dạy, học tập.
- Chi mua sắm sửa chữa và chi thường xuyên khác là khoản chi khó khăn
trong việc lập dự toán. Nhưng bằng việc dựa vào các căn cứ lập dự toán mà
các trường học đã lập dự toán tương đối sát với nhu cầu thực tế và nguồn kinh
phí được cấp và việc cấp phát kinh phí đảm bảo đúng yêu cầu, đúng mục
đích, theo đúng dự toán được duyệt.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
36
*Nhược điểm quản lý chi mua sắm sủa chữa và chi khác cho giáo dục
THCS huyện Tiền Hải:
- Chi mua sắm sửa chữa tài sản và chi khác ở các trường vẫn còn chưa
đáp ứng được với yêu cầu đặt ra nên đòi hỏi công tác quản lý chi phải có hiệu
quả, tiết kiệm tránh lãng phí.
- Các nghiệp vụ mua sắm hàng hóa và sửa chữa nhỏ phát sinh tại các
trường xảy ra hiện tượng không cung cấp được hóa đơn, chứng từ cho KBNN
huyện do các đơn vị cung cấp sản phẩm là các đơn vị nhỏ, cửa hàng không có
sử dụng hóa đơn. Ngoài ra một số đơn vị còn tùy tiện, ghi chép giản đơn
không phản ánh nội dung chi.
Trong cơ cấu chi thường xuyên NSNN theo nội dung kinh tế trong đó:
Chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn. chi nghiệp vụ chuyên môn tuy
đang được chú trọng nhiều hơn nhưng vẫn còn hạn chế. Đây là hai nội dung
chi quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập của
các trường THCS. Tuy vậy, cũng vẫn phải đảm bảo tiêu chí tiết kiệm, tránh
lãng phí NSNN.
Cùng với việc không ngừng đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THCS tăng
cường quản lý chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết. Để đảm bảo sử dụng
nguồn kinh phí NSNN không bị lãng phí cần có sự phốihợp đồngbộ các ngành
có liên quan và cơ quan tài chính. Quản lý chi thường xuyên NSNN quyết định
đến mục tiêu đề ra, hiệu quả của khoản chi… Vì vậy, việc quản lý chi thường
xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là yêu cần thiết. Trong quá trình quản lý
chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS đã đạt những thành
quả đáng kể nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
37
2.3. Tổng hợp những đánh giá về thực trạng quản lí chi thường xuyên
NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải.
2.3.1. Những thành quả và những hạn chế
*Những thành quả:
- Quy trình lập dự toán ngân sách vè cơ bản đều được thực hiện đúng
theo Luật NSNN. Các đơn vị chủ động lập dự toán dưới sự hướng dẫn của cơ
quan Tài chính cùng cấp. Trong quá trình lập và giao dự toán có sự phối hợp
giữa các cơ quan tài chính, cơ quan giáo dục, trên cơ sở đó có sự hướng dẫn
thực hiện đối với các đơn vị trực thuộc, đảm bảo tính đúng đắn.
- Hầu hết kinh phí được sử dụng đúng mục đích, theo dự toán đã được
duyệt, phần lớn chứng từ chi là hợp lý, hợp lệ, tính hiệu quả, tiết kiệm được
nâng cao.
- Quy trình lập, gửi xét duyệt báo cáo quyết toán đã được tuân thủ chặt
chẽ. Việc xét duyệt qua nhiều cấp sẽ nâng cao tính chặt chẽ, chính xác, trung
thực của báo cáo quyết toán. Nội dung báo cáo quyết toán theo đúng mục lục
ngân sách đã quy định, cơ bản đã phản ánh được đầy đủ các nội dung ghi
trong dự toán.
- Trả lương đúng hạn và đầy đủ cho giáo viên
- Côngtác chuyên môncho sựnghiệp giáo dục ngày càng được quan tâm,
đảm bảo cho đơn vị sự nghiệp có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Cơ sở vật chất trường học đã được cải thiện, quan tâm đầu tư có trọng
điểm, đảm bảo đủ điều kiện cho quá trình học tập và giảng dạy.
- Chi thường xuyên khác là khoản chi khó khăn trong việc lập dự toán.
Nhưng bằng việc dựa vào các căn cứ lập dự toán mà các trường học đã lập dự
toán tương đối sát với nhu cầu thực tế và nguồn kinh phí được cấp.
*Những hạn chế:
Về quản lý chi thanh toán cá nhân:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
38
- Kế toán tại các đơn vị cơ bản đã qua đào tạo về nghiệp vụ song việc
nắm bắt các văn bản, chế độ mới còn chậm, xử lý công việc còn thụ động
Công tác kế toán và quyết toán ở các trường còn chậm, không kịp tiến độ
và khâu xét duyệt còn biểu lộ nhiều mặt yếu kém. Một phần là do trách nhiệm
quản lý của phòng TC – KH huyện trong việc hướng dẫn thực hiện các chủ
trương chính sách mới về quyết toán của nhà nước cũng như việc đôn đốc các
trường trogn quá trình thực hiện.
-Một số trường ở xa trung tâm nên việc chi trả tiền lương qua ATM còn
gặp nhiều khó khăn vì các cây ATM lại chỉ có duy nhất ở thị trấn.
Về quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn
Việc xây dựng các định mức chi cho một số khoản chi còn nhiều sai sót,
thiếu chặt chẽ, không phù hợp thực tế và chi tiêu không quy định rõ ràng
Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn chưa được coi trọng lắm vì vậy
định mức chi khoản mục này còn thấp. Trên thị trường, giá cả các mặt hàng
này sẽ thay đổi liên tục. Mà lập dự toán NSNN chưa bám sát với tình hình nền
kinh tế, sự thay đổi giá cả các mặt hàng. Do đó, nguồn vốn NSNN cấp chưa
phù hợp với thực tế hiện nay, gây khó khăn cho chấp hành NSNN của các
trường THCS.
Về quản lý chi mua sắm sửa chữa và chi khác
Các khoản đầu tư mua sắm sửa chữa tài sản cố định và khoản chi khác
khó nắm bắt được do thanh tra, kiểm tra vẫn còn yếu kém và diễn ra với tính
chất không thường xuyên.
Các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản cố định và các khoản chi
khác thường được thanh tra, kiểm tra vào khi đã kết thúc công việc đó. Và
thanh tra, kiểm tra được tiến hành không thường xuyên và không có tính đột
xuất. Vì vậy, trong quá trình tiến hành hoạt động mua sắm sửa chữa tài sản cố
định có thể xảy ra tình trạng thất thoát và cũng có thế xuất hiện tham nhũng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
39
trong quá trình đó. Việc thanh tra, kiểm tra tiến hành khi nguồn kinh phí đã
được chi hết do đó khó khăn trong quản lý nguồn vốn vốn và ngăn chặn các
khoản chi không đúng quy định.
Ngoài các hạn chế nêu trên quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự
nghiệp giáo dục THCS huyện Tiền Hải còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Một số đơn vị hạch toán theo Mục lục ngân sách không căn cứ vào dự
toán đã được phê duyệt, số liệu phản ánh trên các mục còn chưa hợp lý, nội
dung chi mục này lại hạch toán sang mục khác.
- Quyết toán còn gặp một số vấn đề như chưa thu thập đủ chứng từ hay
một số báo cáo chưa có xác nhận của hiệu trưởng.
- Công tác quản lý còn buông lỏng, chưa sát xao dễ gây ra tình trạng lãng
phí kinh phí.
2.3.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS trong những năm qua:
- Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của UBND, HĐND, Đảng và nhà nước đã có
các chính sách nhằm phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện. Các chính
sách , chế độ không ngừng hoàn thiện và bổ sung để đáp ứng kịp thời nhu cầu
chất lượng giảng dạy, học tập.
- Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị sử dụng kinh phí như
phòng tài chính, KBNN,… vì vậy công tác cấp phát diễn ra nhanh và kịp thời.
Nguyên nhân những yếu kém trong công tác quản lý chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục THCS trong những năm qua:
- Công tác kế toán, lập dự toán và quyết toán ở một số trường còn chậm,
không kịp tiến độ.
- Dự toán năm của các trường lập chưa sát với tình hình thực tế, chưa
đánh giá được sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến dự toán.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
40
- Các khoản đầu tư mua sắm sửa chữa tài sản cố định khó nắm được do
công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn yếu kém và diễn ra với tính chất không
thường xuyên.
- Việc xây dựng định mức chi cho một số khoản còn nhiều sai sót, thiếu
chặt chẽ, không phù hợp với thực tế và nhiều chỉ tiêu không quy định rõ ràng.
- Luật ngân sách nhà nước có những thay đổi mới, công tác tập huấn cho
các cán bộ tài chính và kế toán viên tại các trường không đáp ứng kịp thời gây
khó khăn cho các đơn vị thực hiện.
- Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi vẫn còn nhiều bất cập, chưa hoàn
thiện, chủa phù hợp với điều kiện hiện nay của các trường. Mức tăng của
nguồn vốn được phân bổ không tăng kịp với giá cả thị trường.
- Trình độ của các cán bộ tài chính và kế toán viên còn chưa cao, và việc
nắm bắt các quy định, chế độ của nhà nước còn chưa thường xuyên.
Tóm lại: Qua thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp
giáo dục THCS nêu trên ta thấy việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự
nghiệp giáo dục THCS huyện Tiền Hải được thực hiện tương đối tốt, chặt chẽ
và thực hiện đúng theo quy định, quy chế mà Nhà nước đã quy định. Tuy
nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Từ những hạn chế, bất cập nêu
trên tôi xin đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên
NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
41
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC THCS TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH
3.1. Mục tiêu phương hướng phát triển, đổi mới giáo dục huyện Tiền Hải.
3.1.1. Mụctiêu phương hướng phát triển giáodụcở huyện Tiền Hải
Đời sống nhân dân ngày càng hoàn thiện nên nhu cầu học tập của nhân
dân ngày càng cao. Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS tăng không
ngừng trong những năm qua.
Hàng năm các trường được nhận một lượng kinh phí lớn từ ngân sách
nhà nước để mở rộng quy mô trường lớp, mua sắm thêm trang thiết bị nhờ đó
mà chất lượng học tập, giảng dạy ngày càng được nâng cao hoàn thành tốt các
mục tiêu đề ra nhằm nâng cao dân trí, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao và nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu giáo dục
của các tầng lớp dân cư trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần hình thành
và phát triển nhân cách con người văn minh, lịch sự. Mặc dù đã đạt được
những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn có những mặt hạn chế mà
trong những năm tới đòi hỏi sự nghiệp giáo dục THCS cần phải khắc phục,
tập trung giải quyết:
Phát triển giáo dục phảiđảmbảo tínhthực tiễn, cơ bản, hiệu quả và
đồng bộ, phù hợp với đặc điểm của các trường và khu vực dân cư của trường.
Thườngxuyên quan tâm cho các đối tượng khó khăn, đặc biệt là các đối tượng
chính sách, người nghèo được hưởng thành quả của chất lượng giáo dục ngày
càng cao.
Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường nhằm
phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng của mỗi nhà
trường đáp ứng nhu cầu họp tập của nhân dân.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
42
Điều động, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên giữa các đơn vị
trường học đông thời phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý đáp
ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục. Chủ động tìm hiểu và học hỏi hoạt động
giáo dục trong nước và nước ngoài trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục. Tiên phong cho việc thực hiện đổi mới mục tiêu, nội
dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả
học tập.
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và xã hội nhằm phát triển trở thành
một xã hội học tập trong môi trường lành mạnh và hiệu quả. Khuyến khích
thành lập các trường tư thục trong khu vực theo mô hình dịch vụ chất lượng
cao, liên kết và hợp tác quốc kế.
Giữ vững và củng cố kết quả xoá nạn mù chữ; nâng cao chất lượng phổ
cập giáo dục THCS. Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi vào THCS .
Xóa hết phòng học cấp 4, hoàn thành kiên cố hóa trường học đến năm 2020
tất cả các trường trong khu vực đạt kiên cố hóa và đồng bộ hóa các công trình theo
chuẩn.
3.1.2. Mụctiêu đổi mới quảnlíchi thường xuyên NSNN cho SNGD ở
huyện Tiền Hải.
3.2.1. Vềquản lýchi thanh toán cá nhân
Để phát huy những ưu điểm trong chi thường xuyên NSNN cho giáo
THCS cũng như khắc phục những hạn chế thì chúng ta cần phải có những giải
pháp phù hợp sao cho tăng tính hiệu quả các khoản chi, có một cơ cấu chi phù
hợp tạo điều kiện thúc đẩy phát triển giáo dục THCS.
-Duy trì và thực hiện tốt cơ chế tự chủ tại các trường. Theo nghị định
43/2006/NĐ-CP về quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế, và kinh phí quản lý hành chính của
đơn vị sự nghiệp công lập.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
43
Để có thể nâng cao các khoản chi thanh toán cá nhân, các nhà trường cần
điều động lại hệ thống giáo viên, cũng như các cán bộ quản lý tại các trường
mình. Tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các bộ môn khác nhau. Đặc biệt
là phải đủ giáo viên cho các bộ môn. Xem xét đến hiệu quả làm việc của các
cán bộ quản lý tại trường (như nhân viên văn phòng; nhân viên quản lý phòng
máy; thư viện…). Bố trí hợp lý hệ thống quản lý trong nhà nước, tiến hành
tinh giảm biên chế đối với các vị trí thừa nhân lực, khuyến khích giáo viên ở
bộ môn Toán, Văn tiếp tục học văn bằng 2 để đủ điều kiện giảng dạy những
môn còn thiếu hoặc bảo lưu số môn thừa cho phép tuyển bổ sung các môn còn
thiếu. Khi đã có một bộ máy gọn nhẹ, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng và
nhiệm vụ của nhà trường thì hiệu quả của việc sử dụng NSNN về chi thanh
toán cá nhân cũng sẽ được hiệu quả. Bên cạnh đó đời sống của các giáo viên
và các cán bộ trong trường sẽ được nâng cao, đảm bảo cho học tập và giảng
dạy trong trường đạt chất lượng tốt nhất.
Với một số trường trên địa bàn huyện, cuối năm hầu như đều có khoản
thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, khoản thu nhập này
trong phân chia vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong khi phân chia các khoản
thu nhập này cần căn cứ theo nguyên tắc người nào đạt hiệu suất lao động
cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn.
Phân chia lao động theo A, B, C tương ứng với loại xuất sắc, loại tốt và loại
khá. Hệ số thu nhập tăng thêm giữa các loại phụ thuộc vào khoản kinh phí tiết
kiệm được cuối năm của đơn vị.
- Nâng cao chất lượng bộ phận kế toán còn yếu kém về chuyên môn
Trước hết các trường THCS trong khâu tuyển dụng cần phải tuyển
những người có trình độ, chuyên môn để đảm nhận công việc kế toán. Đồng
thời phòng TCKH đưa ra phương án mở các lớp tập huấn nghiệp vụ kế toán
đối với UBND huyện để nâng cao trình độ của các kế toán giúp nắm bắt được
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
44
các chính sách, cơ chế mới khi đó thì đội ngũ kế toán mới có thể hoàn thành
được nhiệm vụ của mình một cách tốt hơn. Cơ quan tài chính phải yêu cầu,
theo dõi các trường lập dự toán kinh phí có theo đúng trình tự, phương pháp
và các văn bản hướng dẫn lập dự toán hay không. Xem xét các trường lập dự
toán có bám sát với tình hình thực tế và những biến động có thể xảy ra hay
không.
- Cải thiện việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên qua hình thức dùng
thẻ ATM
Do việc chi trả lương qua tài khoản gặp nhiều bất cập như đã nói ở trên
nên các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu, đưa ra những quy định và cách làm
hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, không để tồn tại những
thiệt thòi cho họ như hiện nay. Ví dụ như:
+ Hạn chế các loại phí, mức phí, phù hợp với tình hình thu nhập hiện tại
của cán bộ, giáo viên.
+ Cải tiến chất lượng phục vụ của máy ATM, bố trí các máy ở các xã ở
xa khu vực trung tâm, đáp ứng yêu cầu của các cạn bộ, giáo viên. Cùng có thể
ủy nhiệm chi để hạn chế, tránh lãng phí kinh phí vì mở các quầy giao dịch
ngân hàng sẽ là nơi có ATM sẽ tốn kém nhiều kinh phí.
3.2.2. Vềquản lýchi nghiệp vụ chuyên môn
- Cần xác định thứ tự ưu tiên và phân bổcác khoản chi cho thích hợp với
điều kiện các trường đồng thời quảnlý giám sát các khoản chi đã giao khoán
để đánh giá tình hìnhthựchiện của đơn vị và xem xét mức giao khoán có phù
hợp với nhu cầu thực tế không.
Do NSNN có giới hạn vì vậy cần xác định rõ các khoản nào là cần thiết
nhất. Và từ đó đưa ra kế hoạch phân bổ các khoản chi đó một các hợp lý và
thích hợp. Tránh tình trạng đầu tư không cần thiết, thừa thãi, không hiệu quả
như đầu tư mua các trang thiết bị thực hành về nhưng nhà trường không có
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
45
khả năng để tổ chức sử dụng các thiết bị đó dẫn đến các trang thiết bị này
được lưu cất trong kho của nhà trường và bị hỏng hóc, giảm chất lượng theo
thời gian.
- Cần thay đổi định mức chi cho nghiệp vụ chuyên môn cho phù hợp với
thực tế
Ngày nay, với nền kinh tế thị trường nên giá cả mọi mặt hàng đều thay
đổi nhanh chóng. Chi nghiệp vụ chuyên môn là một khoản chi quan trọng cho
giảng dạy, học tập của các khoản chi này. Khoản chi này đáp ứng những nhu
cầu hàng ngày của nhà trường như tài liệu, văn phòng phẩm,… Vì vậy, cần có
sự thay đổi về định mức chi cho các khoản mục này sao cho phù hợp. nhằm
nâng cáo chất lượng giáo dục.
- Làm rõ các khoản chi trong khoản chi chuyên môn nghiệp vụ khác
Vì khoản chi chuyên môn nghiệp vụ khác chiếm tỷ trọng khá lớn (xếp
thứ 2) trong tổng chi chuyên môn nghiệp vụ mà không hề biết đó là những
khoản chi nào; sử dụng mục đích là gì nên cần yêu cầu các đơn vị hạch toán
phải nêu rõ, ghi chép đầy đủ đồng thời các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí ở các trường.
3.2.3. Vềquản lýchi mua sắm, sửa chữa, và chi khác
Chi mua sắm, sửa chữa là nhu cầu chi tất yếu để có thể khai thác, sử
dụng các tài sản cố định phục vụ cho các hoạt động của mỗi trường. Chi mua
sắm tài sản (gồm tài sản cố định và công cụ lao động), chi sửa chữa các tài
sản cố định (gồm cả sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn) để trang bị tài
sản thêm cho các trường. Khoản chi này giúp cải thiện điều kiện hoạt động
cho các trường hoạt động ngày một tốt hơn.Chi khác là các khoản như: chi trợ
cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc, trợ cấp dôi dư cờ xử lý… Mặc dù các khoản
chi khác này ít phát sinh, nhưng nó gắn liền với trách nhiệm trong việc xử lý
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11
46
các trường hợp đó có thể xảy ra. Chính vì vậy, chúng ta có các biện pháp
nhằm tăng cường hiệu quả của các khoản chi này như:
- Thực hiện đấu thầu việc mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị tài sản cố
định giúp cho việc mua sắm có được mức giá tối ưu, tiết kiệm được các chi
phí và tránh lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực từ NSNN.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng
NSNN cho quá trình mua sắm, sửa chữa tài sản của nhà trường tránh tình
trạng sử dụng sai mục đích nguồn vốn, sai nội dung khoản chi này giảm thiểu
sự tham nhũng của nhà trường.
- Còn đối với các khoản chi khác cần tăng cường thực hiện tiết kiệm, cắt
giảm các khoản chi không cần thiết để đầu tư vào các khoản chi khác mà nhà
trường có nhu cầu cao hơn.
3.3. Các điều kiện thức hiện các giảipháp trên
3.3.1. Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính
quyền huyện Tiền Hải
- Đây là điều kiện cần thiết tối thiểu để đảm bảo các giải pháp trên có thể
thực hiện được. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục nói chung cũng
như giáo dục THCS nói riêng và tầm quan trọng của quản lý chi thường
xuyên NSNN cho giáo dục thì các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương
phối hợp, quan tâm xây dựng, định hướng, chỉ đạo, chiến lược để phát triển
giáo dục THCS được thực hiện đúng đắn và hiện quả.
3.3.2. Cósự tham gia phối hợp của các ban ngành
- Sự nghiệp giáo dục THCS chỉ có thể phát triển một cách đồng bộ và
đem lại hiệu quả cao nhất khi có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các
ngành, các cấp. Sự phối kết hợp đó thể hiện ở sự phối hợp giữa ban nghành
như Tài chính, y tế ( bảo vẹ, quan tâm sức khỏe cung cấp bảo hiểm sức
khỏe), công an (phổ biến các kiến thức về ngăn chặn tệ nạn xã hội, vi phạm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải

More Related Content

What's hot

Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMPhân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMRoyal Scent
 
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYLuận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, HAYĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
 
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOTLuận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMPhân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP kỹ ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP kỹ ...Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP kỹ ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP kỹ ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYLuận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, HAYĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, HAY
 
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt – Nga, HAY
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt – Nga, HAYĐề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt – Nga, HAY
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt – Nga, HAY
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAYĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàngLuận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Quy Trình Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty Nội Thất
Khóa Luận Hoàn Thiện Quy Trình Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty Nội ThấtKhóa Luận Hoàn Thiện Quy Trình Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty Nội Thất
Khóa Luận Hoàn Thiện Quy Trình Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty Nội Thất
 

Similar to Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...nataliej4
 
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...NOT
 
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải (20)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ AnQuản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái BìnhĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
 
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhĐề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
 
Chuyên đề dạy học từ xa dùng công nghệ live streaming, HOT, ĐIỂM 8
Chuyên đề dạy học từ xa dùng công nghệ live streaming, HOT, ĐIỂM 8Chuyên đề dạy học từ xa dùng công nghệ live streaming, HOT, ĐIỂM 8
Chuyên đề dạy học từ xa dùng công nghệ live streaming, HOT, ĐIỂM 8
 
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
 
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận án: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế ở Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đQuản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ Liêm
Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ LiêmQuản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ Liêm
Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường quận Nam Từ Liêm
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
 
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAYĐề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt NamLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa AnĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
 
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAYTín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 

Recently uploaded (20)

CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 

Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải

  • 1. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp ĐOÀN MAI ANH
  • 2. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vi MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC .......................................... 4 1.1. SNGD VÀ VAI TRÒ CỦA SNGD ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH..... 4 1.1.1 Khái niệm và nội dung hoạt động SNGD............................................. 4 1.1.2 Vai trò của SNGD đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội............... 5 1.2 QUẢN LÝ CHI XUYÊN NSNN CHO SNGD ...................................... 6 1.2.1 Chi thường xuyên NSNN cho SNGD................................................... 6 1.2.2. Quản lý chi thường xuyên NSNN cho SNGD...................................... 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH ................................................................................... 13 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KT-XH VÀ MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI.............................................. 13 2.1.1. Khái quát về đặc điểm KT-XH huyện Tiền Hải.................................. 13 2.1.2. Mạng lưới các trường THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải................... 15 2.2. Thực trạng quản lý chiTX NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải. .................................................................................................. 19 2.2.1. Mô hình quản lý và cấp phát kinh phí thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải....................................................... 19 2.2.2. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sựnghiệp giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải ................................................................................... 20 2.2.3. Thực trạng quản lý chi thanh toán cá nhân......................................... 23 2.2.4.Quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn 2012-2014 ................................... 29 2.3.5. Quản lý chi mua sắm sửachữa và chi khác ........................................ 33
  • 3. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 iii 2.3. Tổnghợp những đánh giá về thực trạng quản lí chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải. ........................................ 37 2.3.1. Những thành quả và những hạn chế................................................... 37 2.3.2. Nguyên nhân ................................................................................... 39 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH............................................................ 41 3.1. Mục tiêu phương hướng phát triển, đổi mới giáo dục huyện Tiền Hải. .... 41 3.1.1. Mục tiêu phương hướng phát triển giáo dục ở huyện Tiền Hải ............ 41 3.1.2. Mục tiêu đổimới quản lí chi thường xuyên NSNN cho SNGD ở huyện Tiền Hải. .................................................................................................. 42 3.2.1. Về quản lý chi thanh toán cá nhân..................................................... 42 3.2.2. Về quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn............................................... 44 3.2.3. Về quản lý chi mua sắm, sửa chữa, và chi khác .................................. 45 3.3. Các điều kiện thức hiện các giải pháp trên............................................ 46 3.3.1. Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chínhquyền huyện Tiền Hải ......................................................................................... 46 3.3.2. Có sự tham gia phối hợp của các ban ngành....................................... 46 3.3.3. Tăng cường yếu tố con người vật chất và khoa học kĩ thuật ................ 47 KẾT LUẬN.............................................................................................. 48
  • 4. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu chithường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải ................................................................................... 20 Hình 2.2: Cơ cấucác nhóm chiTX NSNN cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải…. ...................................................................................................... 22 Hình 2.3 Biểu đổ chi mua sắm, sửa chữa nhỏ và chi khác ............................ 34
  • 5. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Quy mô giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải ................... 16 Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiền Hải ..................................... 17 Bảng 2.3 Chất lượng giáo dục huyện Tiền Hải ............................................ 18 Bảng 2.4 : Số chi TX NSNN cho giáo dục THCS năm 2012- 2014............... 21 Bảng 2.5 Số liệu tổng hợp về dựtoán và thực hiện chi thanh toán cá nhân cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2012-2014.......................... 23 Bảng 2.6: Tìnhhình chi thanh toán cá nhân của các trường THCS huyện Tiền Hải …..................................................................................................... 25 Bảng 2.7 Số liệu tổng hợp về dựtoán và thực hiện chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2012-2014 ................... 29 Bảng 2.8 Chi nghiệp vụ chuyên môncho sựnghiệp giáo dục huyện Tiền Hải.31
  • 6. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội CNXH : Chủ nghĩa xã hội GD – ĐT : Giáo dục & Đào tạo HĐNN : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc nhà nước KT – XH : Kinh tế - Xã hội KPCĐ : Kinh phí công đoàn NSNN : Ngân sách nhà nước PC : Phụ cấp THCS : Trung học cơ sở TC – KH : Tài chính – Kế hoạch SNGD : Sự nghiệp giáo dục UBNN : Ủy ban nhân dân
  • 7. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn: Bất kể một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng cần có các nguồn lực đầu vào thiết yếu như: nhân lực, vật lực và tài lực. Trong đó, nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt. Nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng hơn, thậm chí giữ vai trò quyết định đối với các quốc gia có trình độ phát triển thấp, muốn tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, muốn từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì giáo dục phải được ưu tiên phát triển trước. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước đã xác định “… giáo dục là quốc sách hàng đầu.” và “… đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.” Thấm nhuần quan điểm đó, hàng năm ngân sách nhà nước (NSNN) ta luôn dành một tỷ trọng cao cho giáo dục. Nhờ đó giáo dục Việt Nam đã có được những đổi thay đáng kể về mọi mặt. Song, hướng tới mục tiêu “Quốc sách hàng đầu” và so với giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, thì giáo dục Việt Nam vẫn còn quá nhiều việc phải làm. Hiện trạng đó đúng ở cả trên phạm vi toàn quốc và đúng với từng địa phương, từng cấp học. Chính vì vậy, nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài lực cho giáo dục luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Nó càng đòi hỏi phải quan tâm cao hơn, khi nền kinh tế quốc dân đang lâm vào giai đoạn khó khăn, thu NSNN sụt giảm, các nhu cầu chi NSNN lại luôn đòi hỏi phải tăng nhanh. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại Phòng Tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình em đã lựa chọn đề tài: “Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tiền Hải – Thái Bình”, để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
  • 8. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 2 2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn: Thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD ở nước ta còn nhiều bất cập trong thời gian qua; hiệu quả chi NSNN cho giáo dục là mối quan tâm đối với xã hội đòi hỏi phải tăng cường quản lý chi NSNN cho giáo dục. Vấn đề đáng quan tâm là sử dụng nguồn vốn NSNN như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu trong đầu tư cho SNGD. Để khắc phục những tồn tại thì cần đưa ra những biện pháp khắc phục như thế nào nhằm tăng cường tính hiệu quả trong quản lý chi NSNN cho SNGD. Mà cụ thể là việc quản lý chi NSNN cho SNGD trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn: 3.1 . Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động giáo dục; mà trực tiếp là giáo dục bậc THCS. 3.2 . Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Đề tài nghiên cứu phạm vi quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục bậc THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải – Thái Bình + Về thời gian: Nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải trong thời gian 3 năm (2012 – 2014). + Về nội dung: Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải, và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khoản chi này. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn phải sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê: Nhằm lựa chọn các mẫu điển hình trong điều tra thu thập các bằng chứng phục vụ cho đánh giá tình hình quản lý chi thường
  • 9. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 3 xuyên NSNN cho giáo dục THCS từ Phòng TC-KH huyện đến các trường THCS trên địa bàn huyện. Phương pháp phân tích kinh tế: Giúp cho việc sàn lọc và lựa chọn các thông tin thích hợp phù hợp cho nhận xét, đánh giá tình hình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải. Phương pháp suy đoán: Nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết những đứt đoạn về thông tin thực tế đã thu thập được để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách xác thực và dự báo những chỉ tiêu có thế phải thay đổi, bổ sung. Nó đặc biệt hữu ích khi nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình quản lý khoản chi thường xuyên này. Các phương pháp trên đều phải được sử dụng trong mối quan hệ hữu cơ với các phương pháp nghiên cứu nền tảng của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mà chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khởi xướng. 5. Kết cấucủa luận văn: Ngoài Lời Cam đoan, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,… nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương bao gồm: Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục. Chương 2: Thực trang quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải.
  • 10. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 4 CHƯƠNG 1 SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 1.1. SNGD VÀ VAI TRÒ CỦA SNGD ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH 1.1.1 Khái niệm và nội dung hoạt động SNGD Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn nhất định nhằm đào tạo ra những con người có ích cho xã hội và nó giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi bản thân con người. Đó là việc trang bị các kiến thức cần thiết, quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng đỡ sự trưởng thành về nhận thức của con người, tạo ra những con người có đầy đủ kiến thức của con người, năng lực hành vi, có khả năng sáng tạo. Xem xét ở một góc độ khác thì giáo dục là kinh nghiệm và trí tuệ của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau theo nhiều con đường khác nhau như truyền miệng, hành động, ghi chép...về các hoạt động lao động, sản xuất và sinh hoạt cộng đồng. Trong thời đại trí thức phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay thì giáo dục có vai trò hết sức quan trọng với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Quốc gia nào, dân tộc nào có nền giáo dục hiện đại, phát triển chứa đựng nhiều nhân tài thì quốc gia đó có tầng lớp tri thức đông đảo. Đó là điều kiện để phát triển nền kinh tế, khoa học công nghệ cũng như luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực. Trên thực tế sự nghiệp giáo dục không thể thực hiện trong thời gian ngắn, một sớm một chiều mà nó là cả quá trình diễn ra xuyên suốt qua nhiều cấp học bao gồm: - Giáo dục mầm non gồm có nhà trẻ và mẫu giáo, là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ em từ 1 đến hết tuổi thứ 5. - Giáo dục phổ thônggồmtiểu học, trunghọc cở sở vàtrung học phổ thông.
  • 11. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 5 - Giáo dục đại học và sau đại học gồm có trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. - Giáo dục chuyên nghiệp bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề. Trong đó, giáo dục THCS là giai đoạn quan trọng bước đầu hình thành nhân cách cũng như kiến thức quan trọng để tiếp tục phát triển. Đây là một cấp học bắt buộc để công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định vì tốt nghiệp trường THCS có thể học nghề hay trung cấp chuyên nghiệp mà không cần học tiếp bậc trung học phổ thông. 1.1.2 Vai trò của SNGD đối với quá trình phát triển kinhtế - xã hội Giáo dục có vai trò là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực của con người Sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư vào giáo dục cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư cho phát triển con người có độ lan toả đồng đều, nó mang lại sự công bằng hơn về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển. Quốc gia nào đầu tư đúng và đủ cho sự nghiệp giáo dục thì quốc gia ấy sẽ tiến nhanh trên con đường phát triển của mình, còn nếu làm ngược lại thì sự chậm phát triển và thụt lùi là điều không thể tránh khỏi. Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã hội, làm xã hội ngày càng phát triển. Thông qua quá trình giáo dục và dạy học bằng nhiều hình thức khác nhau giáo dục đã đào tạo những con người có trình độ văn hóa, am hiểu về khoa học kỹ thuật công nghệ, có khả năng vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản
  • 12. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 6 xuất lao động. Cũng chính từ tác động tích cực này, sự nghiệp giáo dục mang lại kiến thức, quan điểm, và kỹ năng giúp nâng cao năng suất lao động của người nghèo và kiếm được thu nhập cao hơn góp phần giảm đói nghèo. Sự nghiệp giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ. 1.2 QUẢN LÝ CHI XUYÊN NSNN CHO SNGD 1.2.1 Chi thường xuyên NSNN cho SNGD Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được vào NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi của các đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ cung ứng các dịch vụ giáo dục hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong từng thời gian cụ thể. Chi thường xuyên NSNN cho SNGD có những đặc điểm sau: -Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi mang tính ổn định. Vì duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ cụ và sửa chữa thường xuyên) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNS cho SNGD. Chính vì vậy, nó đã chi phối đến tính ổn định của chi thiết yếu mà Nhà nước phải thực hiện. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục (chi cho con người, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm công NSNN cho hoạt động sự nghiệp giáo dục. -Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục gắn chặt với sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng với các hàng hóa giáo dục. Giáo dục một mặt được coi là hàng hóa cá nhân nhưng mặt khác nó cũng là hàng hóa công cộng bởi giáo dục đem lại lợi ích cho toàn xã hội chứ
  • 13. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 7 không riêng cá nhân được giáo dục. Khoản chi này thường chiếm tỷ trọng lớn, có tính chất quyết định trong việc hình thành và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. -Chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Vì kết quả của các hoạt động sự nghiệp giáo dục lại hầu như không tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở mỗi năm mà lại có tác động rất mạnh đến quá trình hoạt động của nền kinh tế. Vai trò chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục: Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Từ nguồn vốn NSNN và nguồn vốn ngoài ngân sách. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là từ nguồn vốn NSNN và chi thường xuyên NSNN đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng có vai trò quan trọng trongviệc đảm bảo kinh phí chủ yếu để duy trì, định hướng giáo dục phát triển theo đúng chủtrương, đườnglối xây dựngcủaĐảngvà Nhà nước CNXH và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Chi thường xuyên NSNN là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất tron chi NSNN cho SNGD đảm bảo đời sống của cán bộ giáo viên, tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị… và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của giáo dục. Tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân cùng đóng góp và xây dựng, bảo vệ, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy tốt hơn, thu hút các nguồnlực, thu hút nhân tài cùngchăm lo cho sựnghiệp giáo dục. Nội dung chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục: Xét theo nội dung kinh tế và tính chất phát sinh, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục bao gồm:
  • 14. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 8 -Chicho conngười:Tập hợp tấtcả các khoảnchimà Nhà nước đã quy định phảitrả cho nhưng ngườilao động(cánbộ, viên chức)làm việc về sựnghiệp giáo dục nhưtiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đónggóp vàcác khoảnthanh toán khác cho cá nhân. Ngoài ra có các khoản chi về học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên, cán bộ đi học. -Chi nghiệp vụ chuyên môn: Tập hợp các khoản chi nhằm phục vụ cho hoạt động chung và các khoản chi gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ của các trường. Các khoản chi cho hoạt động chung của các trường như: Chi trả thanh toán về các dịch vụ công cộng mà trường đã sử dụng (tiền điện, tiền nước, bưu chính – viễn thông,…); chi văn phòng vật tư, chi hội nghị phí, chi công tác phí, chi phí thuê mướn và các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn như chi giảng dạy, học tập, chi nghiên cứu khoa học. -Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ: Bao gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định không cao phụ thuộc vào tình trạng nhà cửa và trang thiết bị của nhà trường. Mỗi năm sẽ dành ra một phần trong tổng số hạn mức kinh phí được cấp để trang trải cho kinh phí này. -Chi thường xuyên khác: Trong quá trình hoạt động các đơn vị nhà trường còn có thể phát sinh một số khoản chi thường xuyên khác như: Chi trợ cấp cho các học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn có thành tích học tập tốt, trích lập các quỹ,… Mặc dù những khoản chi trên rất ít phát sinh nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sự nghiệp giáo dục 1.2.2. Quản lýchi thường xuyên NSNN cho SNGD 1.2.2.1. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN Một, Nguyên tắc quản lý theo dự toán. Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Các khoản chi thường xuyên nói chung và chi thường xuyên nói riêng một khi được cho vào dự toán và được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chi tiêu pháp lệnh. Xét trên góc độ quản lý, số chi được
  • 15. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 9 ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính của Nhà nước với các đơn vị sự nghiệp giáo dục này được thể hiện ở chỗ mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua các bước xét duyệt của các cơ quan quyền lực Nhà nước từ thấp đến cao và do quốc hội quyết định, trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số chi thường xuyên cho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị. Hai, nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả. Tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế tài chính, bởi lẽ nguồn lực có hạn nhưng nhu cầu vô hạn. Do vậy trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực cho các nhiệm vụ hay cho giáo dục THCS nói riêng cần phải tính toán sao cho chi phí là thấp nhất nhưng kết quả là cao nhất . Ba, Nguyên tắc chi trưc tiếp qua KBNN. Một trong những chức năng của KBNN là quản lý NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, hiện nay nước ta đang thực hiện việc “chi trực tiếp qua KBNN” như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này. Qua đó, kế toán của các trường sẽ làm việc trực tiếp với kho bạc để thực hiện các khoản chi trong năm. 1.2.2.2. Chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho SNGD Quản lý chi NSNN nói chung và chi cho sự nghiệp giáo dục nói riêng là quảnlý theo chutrình ngân sách, được thực hiện thông qua ba khâu chủ yếu là:  Lập dự toán.  Chấp hành dự toán.  Quyết toán. Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho SNGD
  • 16. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 10 Đây là khâu đầu điên của một chu trình ngân sách, nhằm mục đích để nhân tích, đánh giá giữa các khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của nhà nước nhắm xác lập các chỉ tiêu thu chi ngân sách nhà nước hàng năm một cách đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Việc lập dự toán phải được thực hiện theo đúng quy trình, định mức và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.  Căncứlập dựtoánngân sáchnhà nước cho sựnghiệp giáo dục hàng năm: - Căn cứ vào chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển hoạt động sự nghiệp giáo dục trong từng giai đoạn nhất định. - Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các chỉ tiêucó liên quantrực tiếp đếnhoạtđộngcủasự nghiệp giáo dục nói riêng - Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi sự nghiệp kỳ kế hoạch. - Các chính sách, chế độ chi sự nghiệp của NSNN hiện hành và dự toán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. - Tình hình thực hiện dự toán năm trước.  Trình tự lập dự toán. -Bước 1: Căn cứ vào mức chi dự kiến cơ quan tài chính phân bổ cho ngành giáo dục và các văn bản hướng dẫn lập dự toán, nghành giáo dục giao chỉ tiêu và hướng dẫn cho các đơn vị lập dự toán chi. -Bước 2: Sự nghiệp giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao và văn bản hướng dẫn của các cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính xét duyệt tổng thể dự toán chi cho giáo dục vào dự toán chi NSNN nói chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt. -Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ
  • 17. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 11 chính thức phân bổ theo dự toán cho sự nghiệp giáo dục thông qua hệ thống kho bạc nhà nước. Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cho SNGD Đây là khâu thứ hai trong chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS, đó là quá trình thực hiện cấp phát NSNN cho giáo dục THCS, thời gian tổ chức chấp hành dự toán NSNN ở nước ta được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Các căn cứ để tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục: -Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán. Đây là căn cứ quyết định trong chấp hành dự toán chi thường xuyên của NSNN cho dự nghiệp giáo dục. Do nhu cầu chi thì đã có định mức chi, tiêu chuẩn, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thông qua. -Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu cho chi thường xuyên trong mỗi kỳ. Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch thì mới chuyển hóa được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực . -Dựa vào các định mức, chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành cho giáo dục. Đây là căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát sử dụng các khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của việc cấp phát và sử dụng các khoản chi. Điều kiện chi thường xuyên NSNN cho SNGD đó là: -Đã có trong dự toán ngân sách được giao. -Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định. -Có đủ hồ sơ, chứng từ. -Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
  • 18. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 12 Quyết toán chi thường xuyên NSNN cho SNGD Là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách ngân sách của năm ngân sách đã qua. Các yêu cầu cho quá trình quyết toán: -Các đơn vị phải lập đầy đủ các báo cáo quyết toán và gửi các báo cáo này kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền. -Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực khớp với số liệu của phòng tài chính và KBNN. -Nội dung các báo cáo phải đúng mục lục ngân sách. Các trường lập quyết toán chi trong phạm vi đơn vị của mình và đối chiếu số liệu với KBNN nơi trường giao dịch xác nhận. Phòng GD-ĐT tiến hành tổng hợp quyết toán các trường THCS để tổng hợp quyết toán toàn ngành và báo cáo phòng TCKH xem xét rồi gửi UBND huyện phê duyệt. Trong những năm gần đây, quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đã có những tiến bộ đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại chưa được giải quyết triệt để. Để tìm hiểu kỹ hơn về những mặt đã đặt được cũng như những mặt hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào thực trạng của các trường THCS trong huyện Tiền Hải.
  • 19. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 13 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH 2.1. Khái quát đặc điểm KT-XH và mạng lưới các trường THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải. 2.1.1. Khái quátvềđặc điểm KT-XH huyện Tiền Hải Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20o17’đến 20o28' độ vĩ Bắc; từ 106o27' đến 106o35' kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Trà Lý. Phía Nam giáp huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, ranh giới là sông Hồng. Phía Tây giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Phía Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 23km, từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt. Tiền Hải có diện tích tự nhiên 225,8km2; Dân số 212.561 người, phần lớn là người Kinh. Tiền Hải có Thị trấn Tiền Hải và 34 xã: An Ninh, Bắc Hải, Đông Cơ, Đông Hải, Đông Hoàng, Đông Lâm, Đông Long, Đông Minh, Đông Phong, Đông Quý, Đông Trà, Đông Trung, Đông Xuyên, Nam Chính, Nam Cường, Nam Hà, Nam Hải, Nam Hồng, Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thanh, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Trung, Phương Công, Tây An, Tây Giang,Tây Lương, Tây Ninh, Tây Phong, Tây Tiến, Tây Sơn, Vân Trường, Vũ Lăng. Thị Trấn Tiền Hải cách Thị xã Thái Bình 21km theo quốc lộ số 39B; cách Thủ đô Hà Nội 130km; cách thành phố cảng Hải Phòng 70km; cách xã Nam Phú ở ven biển xa nhất là 15km. Ngoài quốc lộ 39B và các tỉnh lộ, với ba mặt tiếp giáp sông - biển, Tiền Hải có giao thông đường biển thuận lợi có thể đi đến các cảng trong nước, các cảng của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực (Nam Trung Quốc, Đài
  • 20. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 14 Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc...); Có đường sông thông thương với các tỉnh nằm dọc sông Hồng, sông Thái Bình; Có điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa và là tiềm năng to lớn để phát triển ngành vận tải sông - biển. Vị trí địa lý ấy đã tạo cho Tiền Hải có một vị thế địa - văn hóa, địa - chính trị riêng so với các huyện trong tỉnh Thái Bình cũng như với các địa phương khác trong cả nước. Tiền Hải có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nhờ tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản; tài nguyên nước. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện có có danh lam thắng cảnh: bãi biển Đồng Châu và Cồn Vành hiện đang được trùng tu để phát triển ngành du lịch tại địa phương nhằm làm tăng nguồn thu địa phương và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Cùng với đó với chiều dài 23km bờ biển, Tiền Hải là địa phương có thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Ngoài ra, khu công nghiệp Tiền Hải là một trong những khu công nghiệp đầu tiên được hình thành tại tỉnh Thái Bình và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào danh mục các khu công nghiệp của Việt Nam để kêu gọi đầu tư. Tiền Hải được coi là cái nôi của nền công nghiệp dầu khí Việt Nam. Ngày 19/4/1981, dòng khí công nghiệp đầu tiên tại Giếng khoan 61 mỏ Tiền Hải C (trầm tích Mioxen, hệ tầng Tiên Hưng, chiều sâu 1146-1156) với lưu lượng 100.000 m3/ngày đêm) đã được đưa vào buồng đốt tuabin nhiệt điện tại Tiền Hải, phát ra dòng điện công suất 10 MW hòa lưới quốc gia. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu lần đầu tiên, ngành dầu khí Việt Nam khai thác được sản phẩm khí công nghiệp, mở ra triển vọng to lớn trên hành trình tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên làm giàu cho đất nước, đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Trên địa bàn huyện còn có nguồn tài nguyên nước
  • 21. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 15 khoáng với những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như nước khoáng vital, nước khoáng Tiền Hải. Cũng như các ngành khác giáo dục huyện Tiền Hải cũng chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, chínhtrị, xã hội đãtạo ra những thuận lợi và khó khăn đến sự phát triển của giáo dục trong đó có giáo dục THCS. Mặt khác, giữa các xã và các khu phố, thị trấn thuộc trung tâm huyện có sự chênh lệch về mức thu nhập trung bình, điều kiện sống và các điều kiện vật chất khác nên điều kiện học tập giữa 2 vùng này cũng có sự khác nhau. Nhận thấy điều đó chính quyền địa phương đang tích cực đầu tư cho các xã đang gặp khó khăn. 2.1.2. Mạnglưới các trường THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải Nhận rõ tầm quan trọng của giáo duc THCS trong sự phát triển của kinh tế xã hội mà trong những năm qua giáo dục trên địa bàn được đầu tư và phát triển một cách có trọng điểm, ưu tiên chất lượng hơn so với đi với số lượng so với những năm trước. Để giáo dục phát triển đúng với chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước huyện Tiền Hải đã có sự điều chỉnh phù hợp trong quản lý chi cho giáo dục cũng như trong công tác đào tạo. Về hệ thống giáo dục THCS trên địa bàn hiện nay chỉ có giáo dục tại 30 trường công lập do đó mà chi cho giáo dục luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong chi TX của ngân sách huyện. Mặt khác, Tiền Hải là một huyện ven biển gặp nhiều thiên tai lũ lụt nên nhiều trường THCS chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Nhận thấy điều đó mà trong những năm qua huyện đã cố gắng để nâng cao cơ sở vật chất cho các trường nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại chứng tỏ sự phát triển đúng hướng và phù hợp tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao. Tuy nhiên, một mặt trái nhưng đó cũng là phù hợp trong địa bàn dân cư hiện nay khi mà lượng học sinh đang giảm từ khối tiểu học kéo theo đó là sự giảm về số lượng của học sinh THCS. Trong 3 năm
  • 22. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 16 2012, 2013, 2014 là giai đoạn mà lượng học sinh giảm theo điều kiện khách quan đó là tốc độ gia tăng dân số trên các xã. Bên cạnh đó là sự đầu tư của huyện khi đưa những học sinh có năng lực trên địa bàn tham gia học tại các trường chuyên của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của huyện sau này. Điều này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1: Quy mô giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải Chỉ tiêu 2011 – 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 Số trường 31 31 30 Số lớp 348 346 345 Số học sinh 12321 12267 12217 Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Tiền Hải Trong hai năm 2011 – 2012 và năm 2012 – 2013 huyện duy trì ổn định 31 trường THCS để giảng dạy nhưng đến năm 2013 – 2014 thì chỉ còn 30 trường (sát nhập 2 trường Tây Ninh và Tây Lương) nguyên nhân là do quy mô trường lớp nhỏ, số lượng học sinh ít không đáp ứng số lượng đội ngũ giáo viên. Năm 2011 – 2012 có 348 lớp và 12321 học sinh đến năm 2012 – 2013 chỉ còn 346 lớp và 12267 học sinh, giảm 2 lớp 54 học sinh. Đến năm 2013 – 2014 chỉ còn 345 lớp và 12217 học sinh giảm 1 lớp so với năm học trước và 50 học sinh nguyên chủ yếu là do huyện tạo điều kiện cho những học sinh có khả năng tham gia học tại các trường chất lượng trên tỉnh. Qua đây có thể thấy giáo dục THCS huyện Tiền Hải đang trong quá trình cơ cấu; hoàn thiện lại tổ chức trường, lớp để đem lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy đặc biệt chống lãng phí kinh phí quản lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng như đội ngũ giáo viên trong các trường được sử dụng hợp lý, không lãng phí. Sự thay đổi cơ cấu giáo viên được thể hiện qua bảng sau:
  • 23. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 17 Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiền Hải Chỉ tiêu 2011 – 2012 2012 - 2013 2013 – 2014 Số giáo viên 969 1033 923 Nguồn: Phòng GD - DT huyện Tiền Hải Có thể thấy sự thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức giáo viên trong khối THCS năm 2011 – 2012 là 969 giáo viên đến năm 2012 – 2013 có sự bổ sung giáo viên trên toàn huyện là 1033 giáo viên, đến năm 2013 – 2014 lại giảm còn 923 giáo viên. Qua 3 năm số giáo viên giảm 46 giáo viên, nó phản ánh đúng số trường cũng như số học sinh qua các năm cho thấy huyện đã có những bước chuyển tích cực, mang tính đột phá nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thực hiện tiết kiệm kinh phí đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó việc tinh giản, điều chuyển cán bộ từ trường thừa sang trường thiếu, cũng như vận động những giáo viên dôi dư do cơ cấu lại môn học có đủ điều kiện về chuyên môn, độ tuổi… đi học văn bằng hai để dạy những môn học còn thiếu giáo viên mặt khác một bộ phận giáo viên về hưu sẽ mang lại thêm phần thu nhập cho bộ phận giáo viên mà lâu nay vẫn coi là thấp trong xã hội góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo đủ số giáo viên tương ứng với số lớp, số học sinh. Chính những điều đó mà bộ phận giáo viên này càng tâm huyết với nghề hơn nâng cao trình độ giảng dạy cũng như phương pháp phù hợp với xu thế ngày này không chỉ dạy kiến thức, lý thuyết mà còn đào tạo đạo đức và những kiến thức sống thực tế giúp cho nguồn nhân lực trong tương lai này có thêm sự hiểu biết. Kết quả của những nỗ lực đó thể hiện qua bảng
  • 24. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 18 Bảng 2.3 Chất lượng giáo dục huyện Tiền Hải Năm học Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tốt Khá Trung bình yếu 2011 – 2012 1869 4307 5081 1045 19 8834 2966 511 10 2012 – 2013 1991 4475 5225 547 20 8851 2874 529 13 2013 – 2014 2249 4727 4304 917 20 8990 2714 478 35 Nguồn: Phòng GD – ĐT huyện Tiền Hải Có thể thấy rõ sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên trong số học sinh đạt học lực giỏi cũng như có hạnh kiểm tốt trong 3 năm học cho dù có sự biến động trong số trường học, lớp học cũng như số giáo viên điều đó có thể thấy được chất lượng giảng dạy, giáo dục của các trường trong huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó cũng có những khó khăn khi số lượng học sinh khá giỏi tuy chiếm khoảng 53% tổng số học sinh nhưng số học sinh này lại chủ yếu tập trung tại các trường trong khu vực trung tâm huyện. Bên cạnh đó thành công lớn nhất đó vẫn sẽ là mức hạnh kiểm loại khá, tốt luôn đạt 98% trong tổng số cho thấy nguồn nhân lực sau này đang được đào tạo một cách tốt về đạo đức, hành vi cũng như nếp sống tốt, văn minh, đó là vấn đề mà cả huyện đang quan tâm.
  • 25. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 19 2.2. Thực trạng quản lý chi TX NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải. 2.2.1. Môhình quản lý và cấp phátkinhphí thường xuyên cho sự nghiệp giáodục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải UBND HUYỆN PHÒNG TC-KH CÁC TRƯỜNG THCS (1a). Phòng TC-KH huyện thông báo, hướng dẫn lập dự toán cho Phòng GD-DT huyện. (1b). Phòng giáo dục và đào tục huyện hướng dẫn, lập phương án phân bổ và giao chi tiết kinh phí dự toán cho các trường THCS (2a). Các trường THCS lập xong dự toán gửi bản dự toán kinh phí của mình lên phòng GDĐT. (2b). Phòng giáo dục đào tạo trình lên cho phòng tài chính kế hoạch huyện thẩm duyệt. KBNN PHÒNG GD-DT (1) (2b) (3a) (3b) (1b) (2a) (3b)
  • 26. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 20 (3a) Phòng tài chính kế hoạch huyện thẩm tra và trình UBND huyện ra quyết định giao chỉ tiêu ngân sách cho Phòng giáo dục đào tạo. (3b) Phòng giáo dục đào tạo chỉ đạo các trường đồng thời gửi KBNN theo dõi, giám sát các đơn vị. 2.2.2. Cơcấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáodụcTHCS trên địa bàn huyện Tiền Hải Chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục bao gồm các khoản chi khác nhau cho các loại hình giáo dục – đào tạo như: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, bổ túc văn hóa,… Tình hình chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS được thể hiện qua hình 2.1 sau: Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải Có thể thấy tuy tình hình phát triển kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến quá trình điều hành thu, chi ngân sách song chi cho giáo dục THCS luôn giữ mức ổn định qua các năm chiếm khoảng 36,6% trong tổng cơ cấu chi giáo dục thuộc NS huyện. Cũng phải xem xét 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Khác THCS
  • 27. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 21 đến đến việc giao dự toán và thực hiện trong năm của giáo dục THCS cụ thể qua bảng sau: Bảng 2.4 : Số chi TX NSNN cho giáo dục THCS năm 2012- 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Dự toán Thực hiện Chênh lệch DT/TH 2012 62986,2 71614,9 12% 2013 70658,6 74311,5 4,9% 2014 79058,3 80810,3 2,2% Nguồn: Phòng TC – KH huyện Tiền Hải Nhận xét: -Có thể thấy sự thay đổi khá rõ nết giữa dự toán và con số thực hiện trong các năm. Năm cao nhất là 12% (năm 2012), năm thấp nhất là 2,2% (năm 2014). Xu hướng vận động này là tích cực, phần nào thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hiệu quả và mục tiêu của SNGD. -Độ lệch này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chế độ chính sách của Chính phủ đối với SNGD, sự quan tâm của các cấp chính quyền đến chất lượng của giáo dục, giá cả thị trường biến đổi,… Để tìm hiểu sự thay đổi rõ hơn ta đi cụ thể từng nhóm chi: chi cho con người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và chi khác. Ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm chi trong chi TX NSNN cho giáo dục THCS qua đó thể hiện vai trò của từng nhóm chi.
  • 28. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 22 Hình 2.2:Cơ cấu các nhóm chi TX NSNN cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải Giai đoạn 2001-2015 là giai đoạn mà huyện Tiền Hải thực hiện phát triển ổn định trong dài hạn tuy nhiên theo từng năm thì số chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS cũng có nhiều biển đổi. Chi thanh toán cá nhân là mục chi chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 89% - 93%) trong tổng số cơ cấu nhóm mục chi. Đây cũng là điều tất yếu, vì chất lượng giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ giáo viên, hơn thế nữa để đảm bảo cho tâm huyết nghề nghiệp của mỗi nhà giáo thì Đảng, Nhà nước nói chung và huyện Tiền Hải nói riêng coi đây là nhiệm vụ hàng đầu nên nội dung chi con người luôn chiếm tỷ trọng rất cao và tăng qua các năm trong cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục. Bên cạnh đó, các nhóm mục chi cũng có xu hướng tăng qua các năm, chỉ có chi mua sắm sửa chữa là biến động không ổn định vì nhu cầu mua sắm sửa chữa khó xác định chính xác. Để biết chi tiết hơn chúng ta đi vào chi tiết các khoản mục chi thường xuyên cho giáo dục. 80% 90% 100% năm 2012 năm 2013 năm 2014 chi con người chi NVCM
  • 29. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 23 2.2.3. Thực trạng quản lýchi thanh toán cá nhân Ta có bảng sau: Bảng 2.5 Số liệu tổng hợp về dự toán và thực hiện chi thanh toán cá nhân cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tổng chi thanh toán cá nhân cho giáo dục THCS (triệu đồng) DT/TH (%) 2012 Dự toán 60784,55 94,85% Thực hiện 64086,23 2013 Dự toán 60362,3 87,2% Thực hiện 69221,86 2014 Dự toán 70465 97,16% Thực hiện 72520,6 Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải Nhìn vào bảng trên ta thấy dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải tăng rất đồng đều, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay. Hàng năm, Phòng TC-KH hướng dẫn và giao số kiểm tra cho các trường tại địa bàn huyện lập dự toán. Sau khi các trường THCS lập xong dự toán sẽ gửi bản dự toán kinh phí của mình lên phòng GDĐT, phòng GDĐT tổng hợp lại rồi gửi lên phòng TCKH xem xét gửi UBND huyện. Sau đó UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt và UBND huyện họp quyết định giao dự toán cho các đơn vị, Phòng TC-KH
  • 30. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 24 thực hiện các thủ tục giao dự toán cho các đơn vị. Dựa vào dự toán được phê duyệt, các trường tại địa bàn huyện sẽ thực hiện chấp hành dự toán chi thanh toán cá nhân theo đúng quy định và định mức được giao. Như mức lương được xác định = hệ số lương x lương cơ bản và qua các năm thì mức lương cơ bản có sự thay đổi phù hợp hơn với mức sống thực tế, phụ cấp bao gồm rất nhiều khoản phụ cấp như: PC chức vụ, PC vượt khung được xác định qua hệ số PC và mức lương cơ bản, và các khoản phụ cấp khác đều được lập đầy đủ cụ thể trong khâu này. Mặt khác ta cũng thấy, tỷ lệ giữa số dự toán và thực hiện chi thanh toán cá nhân cho giáo dục THCS tăng ổn định qua các năm 2012, 2013, 2014, năm 2014 cao nhất là 97,16%, năm 2013 thấp nhất là 87,2%. Xu hướng tăng này do các khoản chi cấu thành nên chi thanh toán cá nhân tạo nên, mỗi khoản chi đều có tính chất và mục đích khác nhau: chi lương, phụ cấp, BHYT, BHXH, KPCĐ, chi thưởng, phúc lợi tập thể, nên sự biến đổi của mỗi khoản chi sẽ kéo theo sự biến dổi của chi thanh toán cá nhân.
  • 31. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 25 Bảng 2.6: Tình hình chi thanh toán cá nhân của các trường THCS huyện Tiền Hải Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng chi 64086,23 69221,86 72520,6 Tiền lương 34944,5 39230,4 40534,5 Tiền công 516,1 654,8 990,2 Phụ cấp 17701,3 17681,7 18371,1 Học bổng 30 32,6 8 Tiền thưởng 328,03 1094,3 542 Phúc lợi tập thể 32,5 44,3 72 Các khoản đóng góp 930,4 10135,7 11270,7 Thanh toán cá nhân khác 1173,4 422,6 732,1 Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải Ta thấy từng nội dung chi trong chi thanh toán cá nhân cũng tăng lên trong giai đoạn 2012-2014. -Chi lương: là khoản chi lớn nhất trong tổng chi cho con người chiếm khoảng 60% và khoản chi này tăng mạnh qua 3 năm khiến cho tổng chi con người tăng. Việc thực hiện khoản chi này tăng nguyên nhân chủ yếu do chính sách của nhà nước tăng tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước, đó là việc
  • 32. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 26 nâng mức lương tối thiểu chung trong các: Theo nghị định 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01/05/2012 là 1.050.000 đồng/ tháng. Năm 2013 và năm 2014, theo nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở thực hiện từ ngày 1/7/2013 là 1.150.000 đồng/ tháng. Nguồn để tăng lương phần lớn được lấy chủ yếu từ NSNN cấp thêm và một phần được lấy từ quỹ để thực hiện tăng lương của đơn vị trong quá trình thực hiện tiết kiệm. Ngoài khoản lương, giáo viên còn được hưởng các khoản thu nhập tăng thêm góp phần hỗ trợ thu nhập cho cán bộ viên chức đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho cuộc sống của họ. Cuối năm các trường sẽ căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và khả năng tiết kiệm chi để xác định tổng quỹ tiền lương tăng thêm và hệ số điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương tối thiểu thực thế của nhà trường theo thi đua của từng giáo viên như trường THCS Nam Hà sẽ chi trả 1 triệu đồng/năm cho những giáo viên giỏi cấp tỉnh và 500 nghìn đồng/năm cho những giáo viên giỏi cấp cơ sở và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy, thúc đẩy nâng cao năng và chấp hành tốt nhiệm vụ được giao, số giáo viên dạy giỏi tăng, nâng cao chất lượng học tập. - Khoản phụ cấp: đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng chi cho con người, chiếm khoảng 30% so với tổng chi lương. Cùng với việc tăng lương thì khoản phụ cấp cho giáo viên cũng tăng qua các năm 2012, năm 2013, năm 2014 do trong công thức tính các khoản phụ cấp có gắn với mức lương cơ bản và số lần thực hiện bổ sung được thực hiện cùng với thời điểm bổ sung tiền lương. Bên cạnh đó còn có khoản kinh phí phụ cấp thâm niên nghề theo NĐ 54 của Chính phủ và khoản chi phụ cấp thâm niên này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi cho phụ cấp. - Các khoản đóng góp: là các khoản bảo hiểm theo chế độ Nhà nước quy định như: BHYT, BHXH, KPCĐ và BHTN. Đây là khoản đóng góp theo
  • 33. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 27 lương của giáo viên bắt buộc phải đóng chiếm 23% lương trong năm 2012 và 24% lương từ năm 2013 đến năm 2014. Do mức lương tăng đồng nghĩa với việc các khoản đóng góp cũng tăng theo quy định của Nhà nước. - Các khoản chi còn lại đều có xu hướng tăng chỉ có khoản chi học bổng giảm do huyện khuyến khích các học sinh khá, giỏi tham gia học tại các trường chuyên trên tỉnh. Mặc dù các khoản chi này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi nên không ảnh hưởng lớn đến tổng chi con người nhưng nó thể hiện sự quan tâm, khuyến khích cán bộ, giáo viên có thành tích tốt trong giảng dạy và các học sinh đạt thành tíchtốt trong quá trình học tập như trường THCS 14-10 chi thưởng cho các giáo viên đạt giải trong các hội thi cấp huyện và có học sinh đạt giải trong các hội thi cấp huyện (Nhất 200.000đồng; Nhì 150.000đồng; ba 100.000đồng; khuyến khích 50.000đồng). Khi quyếttoán, trong nhómmục chi conngườido các khoản chi đều được tínhtoán dựatrên các côngthức vàđịnh mức có sẵn theo quy định Nhà nước đề ra nên khi quyết toán khoản chi này thường không có sai phạm xảy ra. *Ưu điểm của quản lý chi thanh toán cá nhân cho giáo dụcTHCS huyện Tiền Hải: - Đa số các cán bộ của các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Tiền Hải đã biết cách lập dự toán chi thanh toán cá nhân theo đúng quy định hiện hành, sát với nhu cầu thực tế. -Nhìn chung cơ cấu chi thanh toán cá nhân của huyện Tiền Hải đã đảm bảo yêu cầu chi đúng, chi đủ trả thực tế, đã chú trọng đến chi lương và chi phụ cấp. -Đa số các trường đã thực hiện tốt công tác quyết toán, lập báo cáo quyết toán theo đúng biêủ mẫu, chế độ do Nhà nước ban hành.
  • 34. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 28 - 100% các cán bộ giáo viên mở thẻ ATM để hàng tháng phòng Tài chính Kế hoạch tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương và chi trả qua thẻ ATM. *Nhược điểm của quản lý chi thanh toán cá nhân cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải: -Tuy đã triển khai, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các kế toán viên các trường đồng thời cài đặt nâng cấp phần mềm kế toán nhưng vẫn phát sinh một số trường như Nam Hải, Tây Lương vẫn còn ghi chép. -Các biện pháp quản lý quỹ lương, biên chế, hợp đồng thực hiện chưa tốt, nguyên nhân là do vẫn chưa giải quyết được số lượng giáo viên trong biên chế, hợp đồng còn dôi dư ở một số trường. - Tồn tại 1 số trường có bộ phận kế toán còn yếu kém về chuyên môn nên việc lập dự toán còn chưa đúng với quy định, chưa sát với thực tế về các khoản chi như phúc lợi tập thể (các ngày kỷ niệm, thăm hỏi ốm đau,…), chi thưởng. Cũng vì thế mà công tác quyết toán của các trường đó còn chậm, không kịp tiến độ và khâu xét duyệt còn bộc lộ nhiều yếu kém. -Một số trường ở xa trung tâm như Nam Trung, Nam Hưng, Nam Phú nên việc chi trả tiền lương qua ATM còn gặp nhiều khó khăn vì các cây ATM lại chỉ có duy nhất ở thị trấn.
  • 35. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 29 2.2.4. Quảnlýchi nghiệp vụ chuyên môn Bảng 2.7 Số liệu tổng hợp về dự toán và thực hiện chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu Năm Tổng chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục THCS (triệu đồng) DT/TH (%) 2012 Dự toán 1901 52% Thực hiện 3660,67 2013 Dự toán 3429,68 99% Thực hiện 3462,14 2014 Dự toán 3874 76,77% Thực hiện 5045,6 Nguồn: Phòng TC – KH huyện Tiền Hải Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục và đào tạo là những hoạt động liên quan tới hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học và được cũng được đảm bảo bằng nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp. Cũng như chi conngười các khoản chi cho NVCM sẽ được lập và tổng hợp với chi con người nó bao gồm các khoản chi lớn như chi nghiệp vụ chuyên môn, mua vật tư văn phòng phẩm và công tác phí. Khoản chi cho công tác phí được Phòng TC-KH giao khoán cho các cán bộ khi tham gia
  • 36. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 30 công tác sẽ tìm hiểu rõ hơn về định mức của công tác phí trong khâu chấp hành. Với khoản chi nghiệp vụ chuyên môn chủ yếu là các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy mức độ hoàn thành kế hoạch chi chuyên môn nghiệp qua các năm tương đối cao do các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đã lập dự toán tốt trong năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, từ đó làm cơ sở cho việc lập dự toán của các năm tiếp theo. Tuy mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2013 cao nhất (99%) nhưng tổng chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2012 và năm 2014 cao hơn so với tổng chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2013. Nguyên nhân là do sự thay đổi về số trường và số lớp nên kéo theo số chi nghiệp vụ chuyên môn cũng có sự thay đổi.
  • 37. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 31 Bảng 2.8 Chi nghiệp vụ chuyên môn cho sự nghiệp giáo dục huyện Tiền Hải Đơn vị tính: triệu đồng. Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Tổng chi 1901 3660,67 3429,68 3462,14 3874 5045,6 Thanh toán dịch vụ công cộng 124,5 139,8 152 144,7 329,5 331 Vật tư văn phòng 323 404,4 297,5 360,8 462,7 516,3 Công tác phí 184,6 210,5 198,8 230,6 245,8 257 Chi phí mướn 52 74 23,3 18,4 23,4 91,5 Sửa chữa thường xuyên 136,2 327,6 369 493,6 537 721,5 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành giáo dục 1003 1731,2 1847,36 1827,4 2012 2328,3 Chi khác 265 773,17 541,72 386,64 263,6 800 Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải
  • 38. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 32 Qua bảng trên ta thấy các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn có xu hướng tăng trong đó khoản chi vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng,công tác phí, chi phí thuê mướn chiếm tỷ trọng không lớn song là khoản chi dễ dẫn tới sai phạm do không cung cấp được hóa đơn chứng từ để hạn chế điều đó Phòng TC-KH thực hiện giao khoán một vài khoản chi chi hàng hóa công cộng như khoán văn phòng phẩm,khoán điện thoại,khoán công tác phí ví dụ như một số trường được giao khoán khoản công tác phí thực hiện rất tốt như THCS An Ninh, THCS Phương Công với mức khoán như sau: đối với hiệu trưởng là 200 nghìn đồng/tháng, hiệu phó là và kế toán là 150 nghìn đồng/ tháng . Đối với các trường chưa thực hiện được khi được hỏi về vấn đề này vẫn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành giáo dục chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 60% điều đó được giải thích qua việc chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao, trình độ quản lý tại các trường cũng được nâng lên. Có thể thấy sự chênh lệch khoản chi nghiệp vụ chuyên môn giữa năm 2013 và năm 2014 lớn hơn so với năm 2012 và năm 2013. Trong khi đó, khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là khoản chi khác, chiếm 10% - 20%. Mà khoản chi này không biết được chính xác sử dụng vào công việc gì, mục đích gì lại chiếm tỷ trọng khá cao trong chi nghiệp vụ chuyên môn. Đây là một khoản chi khó kiểm soát vì thế dễ gây ra tình trạng lãng phí, sử dụng bừa bãi. Năm 2013 có giảm về tỷ trọng nhưng đến năm 2014 lại tăng nên trong những năm tới cần giảm chi và xác định cụ thể các mục trong khoản chi này để tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách. Các trường học, đơn vị thuộc SNGD huyện Tiền Hải đã báo cáo quyết toán của đơn vị mình gửi lên Phòng GD-ĐT tổng hợp, trình Phòng TC-KH kiểm tra và quyết toán một cách trung thực và kịp thời. *Ưu điểm quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải:
  • 39. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 33 - Hầu hết các trường đều tuân thủ tốt việc khoán chi phí cho từng bộ phận, tổ chuyên môn trong trường theo từng nội dung chi và xây dựng định mức chi theo định mức của các cấp có thẩm quyền trong quy chế chi tiêu nội bộ. Thực hiện tốt chính sách tiết kiệm chi thanh toán dịch vụ công cộng như tiền điện, nước… Thể hiện công tác quản lý cho khoản chi này khá tốt trong thời gian qua. - Các trường lập đầy đủ báo cáo quyết toán và kịp thời theo đúng chế độ quy định. Nội dung báo cáo quyết toán đã đúng Mục lục ngân sách. *Nhược điểm quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải: -Công tác quản lý chi còn chưa kĩ lưỡng, sát sao gây lãng phí nguồn NSNN mà không đem lại hiệu quả cao đó là do một số trường như THCS Tây Lương trang thiết bị mua về chỉ để cho đẹp và phòng khi có thanh tra kiểm tra, còn lại không sử dụng với mục đích giảng dạy. -Khoản chi chuyên môn nghiệp vụ khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi chuyên môn nghiệp vụ mà không hề biết đó là những khoản chi nào; sử dụng mục đích là gì nên có khả năng gây thất thoát, lãng phí nguồn NSNN. 2.3.5. Quảnlýchi mua sắm sửa chữa và chi khác Là khoản chi khó kiểm soát trong các khoản chi thường xuyên cho giáo dục THCS và cũng đóng vai trò quan trọng song các trường THCS trên địa huyện hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và nhu cầu chi của huyện không đủ nên khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi thường xuyên nhưng nó quan trọng vì nó là điều kiện môi trường để có thể thực hiện giảng dạy tốt. Nền kinh tế đang trên đà phát triển, một số cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu sẽ không đáp ứng được chất lượng giáo dục đề ra. Vì vậy, trước những đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục THCS nói riêng thì số chi cho mua sắm, sửa chữa đều tăng qua các năm. Ngoài ra,
  • 40. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 34 do sự xuống cấp tất yếu của các tài sản dùng cho hoạt động giảng dạy và học tập và quản lý nên thường xuyên phát sinh nhu cầu mua sắm thêm trang thiết bị mới hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản đã xuống cấp. Trong khâu lập dự toán, các trường tập hợp nhu cầu mua sắm thiết bị, tài sản cần thiết của đơn vị mình nộp lên Phòng GD-ĐT tổng hợp để Phòng TC-KH lập dự toán gửi UBND huyện. Sau đó UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt và UBND huyện họp quyết định giao dự toán cho các đơn vị, Phòng TC-KH thực hiện các thủ tục giao dự toán cho các đơn vị. Có biểu đồ sau: Hình 2.3 Biểu đổ chi mua sắm, sửa chữa nhỏ và chi khác Nguồn: Phòng TC-KH huyện Tiền Hải Tại các trường THCS, việc mua sắm, sửa chữa được quy định hết sức cụ thể. Đối với việc mua sắm sửa chữa có giá trị dưới 100 triệu đồng, người được giao nhiệm vụ mua sắm có trách nhiệm khảo sát giá thị trường, chọn hàng tốt. Tuy nhiên, qua biểu đồ có thể thấy sự tăng vọt của sửa chữa trong năm 2012 so với năm 2013, năm 2014 nguyên nhân do trường THCS 14 - 10 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 năm 2012 năm 2013 năm 2014 mua sắm sửa chữa nhỏ chi khác
  • 41. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 35 trong năm có phát sinh thêm khoản sửa chữa, cải tạo trường học có giá trị trên 500 triệu cũng đã được thực hiện theo đúng quy trình, thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch. Còn trong năm 2013, năm 2014 các trường không có nhu cầu xây dựng lại, mở rộng trường lớp, số trường tu bổ lại ít nên số chi mua sắm sửa chữa và chi khác nhỏ hơn so với năm 2012. Mặt khác ta thấy khoản chi thường xuyên khác tăng giảm không đều giữa các năm, năm 2013 tăng 14,6 triệu đồng so với năm 2012, năm 2014 giảm 434 triệu đồng so với năm 2013. Đây là khoản chi phát sinh không đều giữa các năm, do một số trường còn sử dụng lãng phí, lạm dụng của công ví dụ trường THCS Tây Lương, THCS Đông Xuyên. Rút kinh nghiệm sang năm 2013 huyện ra chỉ thị quán triệt, phải sử dụng tiết kiệm điện, nước,...phổ biến cho cả học sinh để các em làm theo nên chi thường xuyên khác trong năm 2014 đã giảm so với năm 2013. Thủ trưởng đơn vị duyệt quyết toán và chịu trách nhiệm với quyết định của mình về báo cáo quyết toán đã nộp lên cơ quan chủ quản. *Ưu điểm quản lý chi mua sắm sủa chữa và chi khác cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải: - Với tình trạng nhà cửa và trang thiết bị đang bị xuống cấp của một số trường ở Tiền Hải hiện nay nên việc đầu tư một khoản kinh phí mua sắm sửa chữa đã đáp ứng được việc mua sắm, sửa chữa nhỏ các công trình, thiết bị hiện có bảo đảm điều kiện giảng dạy, học tập. - Chi mua sắm sửa chữa và chi thường xuyên khác là khoản chi khó khăn trong việc lập dự toán. Nhưng bằng việc dựa vào các căn cứ lập dự toán mà các trường học đã lập dự toán tương đối sát với nhu cầu thực tế và nguồn kinh phí được cấp và việc cấp phát kinh phí đảm bảo đúng yêu cầu, đúng mục đích, theo đúng dự toán được duyệt.
  • 42. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 36 *Nhược điểm quản lý chi mua sắm sủa chữa và chi khác cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải: - Chi mua sắm sửa chữa tài sản và chi khác ở các trường vẫn còn chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra nên đòi hỏi công tác quản lý chi phải có hiệu quả, tiết kiệm tránh lãng phí. - Các nghiệp vụ mua sắm hàng hóa và sửa chữa nhỏ phát sinh tại các trường xảy ra hiện tượng không cung cấp được hóa đơn, chứng từ cho KBNN huyện do các đơn vị cung cấp sản phẩm là các đơn vị nhỏ, cửa hàng không có sử dụng hóa đơn. Ngoài ra một số đơn vị còn tùy tiện, ghi chép giản đơn không phản ánh nội dung chi. Trong cơ cấu chi thường xuyên NSNN theo nội dung kinh tế trong đó: Chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn. chi nghiệp vụ chuyên môn tuy đang được chú trọng nhiều hơn nhưng vẫn còn hạn chế. Đây là hai nội dung chi quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập của các trường THCS. Tuy vậy, cũng vẫn phải đảm bảo tiêu chí tiết kiệm, tránh lãng phí NSNN. Cùng với việc không ngừng đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THCS tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết. Để đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí NSNN không bị lãng phí cần có sự phốihợp đồngbộ các ngành có liên quan và cơ quan tài chính. Quản lý chi thường xuyên NSNN quyết định đến mục tiêu đề ra, hiệu quả của khoản chi… Vì vậy, việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là yêu cần thiết. Trong quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS đã đạt những thành quả đáng kể nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
  • 43. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 37 2.3. Tổng hợp những đánh giá về thực trạng quản lí chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải. 2.3.1. Những thành quả và những hạn chế *Những thành quả: - Quy trình lập dự toán ngân sách vè cơ bản đều được thực hiện đúng theo Luật NSNN. Các đơn vị chủ động lập dự toán dưới sự hướng dẫn của cơ quan Tài chính cùng cấp. Trong quá trình lập và giao dự toán có sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, cơ quan giáo dục, trên cơ sở đó có sự hướng dẫn thực hiện đối với các đơn vị trực thuộc, đảm bảo tính đúng đắn. - Hầu hết kinh phí được sử dụng đúng mục đích, theo dự toán đã được duyệt, phần lớn chứng từ chi là hợp lý, hợp lệ, tính hiệu quả, tiết kiệm được nâng cao. - Quy trình lập, gửi xét duyệt báo cáo quyết toán đã được tuân thủ chặt chẽ. Việc xét duyệt qua nhiều cấp sẽ nâng cao tính chặt chẽ, chính xác, trung thực của báo cáo quyết toán. Nội dung báo cáo quyết toán theo đúng mục lục ngân sách đã quy định, cơ bản đã phản ánh được đầy đủ các nội dung ghi trong dự toán. - Trả lương đúng hạn và đầy đủ cho giáo viên - Côngtác chuyên môncho sựnghiệp giáo dục ngày càng được quan tâm, đảm bảo cho đơn vị sự nghiệp có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. - Cơ sở vật chất trường học đã được cải thiện, quan tâm đầu tư có trọng điểm, đảm bảo đủ điều kiện cho quá trình học tập và giảng dạy. - Chi thường xuyên khác là khoản chi khó khăn trong việc lập dự toán. Nhưng bằng việc dựa vào các căn cứ lập dự toán mà các trường học đã lập dự toán tương đối sát với nhu cầu thực tế và nguồn kinh phí được cấp. *Những hạn chế: Về quản lý chi thanh toán cá nhân:
  • 44. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 38 - Kế toán tại các đơn vị cơ bản đã qua đào tạo về nghiệp vụ song việc nắm bắt các văn bản, chế độ mới còn chậm, xử lý công việc còn thụ động Công tác kế toán và quyết toán ở các trường còn chậm, không kịp tiến độ và khâu xét duyệt còn biểu lộ nhiều mặt yếu kém. Một phần là do trách nhiệm quản lý của phòng TC – KH huyện trong việc hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách mới về quyết toán của nhà nước cũng như việc đôn đốc các trường trogn quá trình thực hiện. -Một số trường ở xa trung tâm nên việc chi trả tiền lương qua ATM còn gặp nhiều khó khăn vì các cây ATM lại chỉ có duy nhất ở thị trấn. Về quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn Việc xây dựng các định mức chi cho một số khoản chi còn nhiều sai sót, thiếu chặt chẽ, không phù hợp thực tế và chi tiêu không quy định rõ ràng Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn chưa được coi trọng lắm vì vậy định mức chi khoản mục này còn thấp. Trên thị trường, giá cả các mặt hàng này sẽ thay đổi liên tục. Mà lập dự toán NSNN chưa bám sát với tình hình nền kinh tế, sự thay đổi giá cả các mặt hàng. Do đó, nguồn vốn NSNN cấp chưa phù hợp với thực tế hiện nay, gây khó khăn cho chấp hành NSNN của các trường THCS. Về quản lý chi mua sắm sửa chữa và chi khác Các khoản đầu tư mua sắm sửa chữa tài sản cố định và khoản chi khác khó nắm bắt được do thanh tra, kiểm tra vẫn còn yếu kém và diễn ra với tính chất không thường xuyên. Các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản cố định và các khoản chi khác thường được thanh tra, kiểm tra vào khi đã kết thúc công việc đó. Và thanh tra, kiểm tra được tiến hành không thường xuyên và không có tính đột xuất. Vì vậy, trong quá trình tiến hành hoạt động mua sắm sửa chữa tài sản cố định có thể xảy ra tình trạng thất thoát và cũng có thế xuất hiện tham nhũng
  • 45. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 39 trong quá trình đó. Việc thanh tra, kiểm tra tiến hành khi nguồn kinh phí đã được chi hết do đó khó khăn trong quản lý nguồn vốn vốn và ngăn chặn các khoản chi không đúng quy định. Ngoài các hạn chế nêu trên quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS huyện Tiền Hải còn tồn tại một số hạn chế sau: - Một số đơn vị hạch toán theo Mục lục ngân sách không căn cứ vào dự toán đã được phê duyệt, số liệu phản ánh trên các mục còn chưa hợp lý, nội dung chi mục này lại hạch toán sang mục khác. - Quyết toán còn gặp một số vấn đề như chưa thu thập đủ chứng từ hay một số báo cáo chưa có xác nhận của hiệu trưởng. - Công tác quản lý còn buông lỏng, chưa sát xao dễ gây ra tình trạng lãng phí kinh phí. 2.3.2. Nguyên nhân Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS trong những năm qua: - Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của UBND, HĐND, Đảng và nhà nước đã có các chính sách nhằm phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện. Các chính sách , chế độ không ngừng hoàn thiện và bổ sung để đáp ứng kịp thời nhu cầu chất lượng giảng dạy, học tập. - Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị sử dụng kinh phí như phòng tài chính, KBNN,… vì vậy công tác cấp phát diễn ra nhanh và kịp thời. Nguyên nhân những yếu kém trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS trong những năm qua: - Công tác kế toán, lập dự toán và quyết toán ở một số trường còn chậm, không kịp tiến độ. - Dự toán năm của các trường lập chưa sát với tình hình thực tế, chưa đánh giá được sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến dự toán.
  • 46. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 40 - Các khoản đầu tư mua sắm sửa chữa tài sản cố định khó nắm được do công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn yếu kém và diễn ra với tính chất không thường xuyên. - Việc xây dựng định mức chi cho một số khoản còn nhiều sai sót, thiếu chặt chẽ, không phù hợp với thực tế và nhiều chỉ tiêu không quy định rõ ràng. - Luật ngân sách nhà nước có những thay đổi mới, công tác tập huấn cho các cán bộ tài chính và kế toán viên tại các trường không đáp ứng kịp thời gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện. - Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi vẫn còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện, chủa phù hợp với điều kiện hiện nay của các trường. Mức tăng của nguồn vốn được phân bổ không tăng kịp với giá cả thị trường. - Trình độ của các cán bộ tài chính và kế toán viên còn chưa cao, và việc nắm bắt các quy định, chế độ của nhà nước còn chưa thường xuyên. Tóm lại: Qua thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS nêu trên ta thấy việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS huyện Tiền Hải được thực hiện tương đối tốt, chặt chẽ và thực hiện đúng theo quy định, quy chế mà Nhà nước đã quy định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Từ những hạn chế, bất cập nêu trên tôi xin đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải.
  • 47. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 41 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH 3.1. Mục tiêu phương hướng phát triển, đổi mới giáo dục huyện Tiền Hải. 3.1.1. Mụctiêu phương hướng phát triển giáodụcở huyện Tiền Hải Đời sống nhân dân ngày càng hoàn thiện nên nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao. Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS tăng không ngừng trong những năm qua. Hàng năm các trường được nhận một lượng kinh phí lớn từ ngân sách nhà nước để mở rộng quy mô trường lớp, mua sắm thêm trang thiết bị nhờ đó mà chất lượng học tập, giảng dạy ngày càng được nâng cao hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra nhằm nâng cao dân trí, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu giáo dục của các tầng lớp dân cư trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người văn minh, lịch sự. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn có những mặt hạn chế mà trong những năm tới đòi hỏi sự nghiệp giáo dục THCS cần phải khắc phục, tập trung giải quyết: Phát triển giáo dục phảiđảmbảo tínhthực tiễn, cơ bản, hiệu quả và đồng bộ, phù hợp với đặc điểm của các trường và khu vực dân cư của trường. Thườngxuyên quan tâm cho các đối tượng khó khăn, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thành quả của chất lượng giáo dục ngày càng cao. Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng của mỗi nhà trường đáp ứng nhu cầu họp tập của nhân dân.
  • 48. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 42 Điều động, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên giữa các đơn vị trường học đông thời phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục. Chủ động tìm hiểu và học hỏi hoạt động giáo dục trong nước và nước ngoài trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tiên phong cho việc thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và xã hội nhằm phát triển trở thành một xã hội học tập trong môi trường lành mạnh và hiệu quả. Khuyến khích thành lập các trường tư thục trong khu vực theo mô hình dịch vụ chất lượng cao, liên kết và hợp tác quốc kế. Giữ vững và củng cố kết quả xoá nạn mù chữ; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS. Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi vào THCS . Xóa hết phòng học cấp 4, hoàn thành kiên cố hóa trường học đến năm 2020 tất cả các trường trong khu vực đạt kiên cố hóa và đồng bộ hóa các công trình theo chuẩn. 3.1.2. Mụctiêu đổi mới quảnlíchi thường xuyên NSNN cho SNGD ở huyện Tiền Hải. 3.2.1. Vềquản lýchi thanh toán cá nhân Để phát huy những ưu điểm trong chi thường xuyên NSNN cho giáo THCS cũng như khắc phục những hạn chế thì chúng ta cần phải có những giải pháp phù hợp sao cho tăng tính hiệu quả các khoản chi, có một cơ cấu chi phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy phát triển giáo dục THCS. -Duy trì và thực hiện tốt cơ chế tự chủ tại các trường. Theo nghị định 43/2006/NĐ-CP về quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế, và kinh phí quản lý hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
  • 49. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 43 Để có thể nâng cao các khoản chi thanh toán cá nhân, các nhà trường cần điều động lại hệ thống giáo viên, cũng như các cán bộ quản lý tại các trường mình. Tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các bộ môn khác nhau. Đặc biệt là phải đủ giáo viên cho các bộ môn. Xem xét đến hiệu quả làm việc của các cán bộ quản lý tại trường (như nhân viên văn phòng; nhân viên quản lý phòng máy; thư viện…). Bố trí hợp lý hệ thống quản lý trong nhà nước, tiến hành tinh giảm biên chế đối với các vị trí thừa nhân lực, khuyến khích giáo viên ở bộ môn Toán, Văn tiếp tục học văn bằng 2 để đủ điều kiện giảng dạy những môn còn thiếu hoặc bảo lưu số môn thừa cho phép tuyển bổ sung các môn còn thiếu. Khi đã có một bộ máy gọn nhẹ, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của nhà trường thì hiệu quả của việc sử dụng NSNN về chi thanh toán cá nhân cũng sẽ được hiệu quả. Bên cạnh đó đời sống của các giáo viên và các cán bộ trong trường sẽ được nâng cao, đảm bảo cho học tập và giảng dạy trong trường đạt chất lượng tốt nhất. Với một số trường trên địa bàn huyện, cuối năm hầu như đều có khoản thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, khoản thu nhập này trong phân chia vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong khi phân chia các khoản thu nhập này cần căn cứ theo nguyên tắc người nào đạt hiệu suất lao động cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn. Phân chia lao động theo A, B, C tương ứng với loại xuất sắc, loại tốt và loại khá. Hệ số thu nhập tăng thêm giữa các loại phụ thuộc vào khoản kinh phí tiết kiệm được cuối năm của đơn vị. - Nâng cao chất lượng bộ phận kế toán còn yếu kém về chuyên môn Trước hết các trường THCS trong khâu tuyển dụng cần phải tuyển những người có trình độ, chuyên môn để đảm nhận công việc kế toán. Đồng thời phòng TCKH đưa ra phương án mở các lớp tập huấn nghiệp vụ kế toán đối với UBND huyện để nâng cao trình độ của các kế toán giúp nắm bắt được
  • 50. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 44 các chính sách, cơ chế mới khi đó thì đội ngũ kế toán mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách tốt hơn. Cơ quan tài chính phải yêu cầu, theo dõi các trường lập dự toán kinh phí có theo đúng trình tự, phương pháp và các văn bản hướng dẫn lập dự toán hay không. Xem xét các trường lập dự toán có bám sát với tình hình thực tế và những biến động có thể xảy ra hay không. - Cải thiện việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên qua hình thức dùng thẻ ATM Do việc chi trả lương qua tài khoản gặp nhiều bất cập như đã nói ở trên nên các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu, đưa ra những quy định và cách làm hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, không để tồn tại những thiệt thòi cho họ như hiện nay. Ví dụ như: + Hạn chế các loại phí, mức phí, phù hợp với tình hình thu nhập hiện tại của cán bộ, giáo viên. + Cải tiến chất lượng phục vụ của máy ATM, bố trí các máy ở các xã ở xa khu vực trung tâm, đáp ứng yêu cầu của các cạn bộ, giáo viên. Cùng có thể ủy nhiệm chi để hạn chế, tránh lãng phí kinh phí vì mở các quầy giao dịch ngân hàng sẽ là nơi có ATM sẽ tốn kém nhiều kinh phí. 3.2.2. Vềquản lýchi nghiệp vụ chuyên môn - Cần xác định thứ tự ưu tiên và phân bổcác khoản chi cho thích hợp với điều kiện các trường đồng thời quảnlý giám sát các khoản chi đã giao khoán để đánh giá tình hìnhthựchiện của đơn vị và xem xét mức giao khoán có phù hợp với nhu cầu thực tế không. Do NSNN có giới hạn vì vậy cần xác định rõ các khoản nào là cần thiết nhất. Và từ đó đưa ra kế hoạch phân bổ các khoản chi đó một các hợp lý và thích hợp. Tránh tình trạng đầu tư không cần thiết, thừa thãi, không hiệu quả như đầu tư mua các trang thiết bị thực hành về nhưng nhà trường không có
  • 51. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 45 khả năng để tổ chức sử dụng các thiết bị đó dẫn đến các trang thiết bị này được lưu cất trong kho của nhà trường và bị hỏng hóc, giảm chất lượng theo thời gian. - Cần thay đổi định mức chi cho nghiệp vụ chuyên môn cho phù hợp với thực tế Ngày nay, với nền kinh tế thị trường nên giá cả mọi mặt hàng đều thay đổi nhanh chóng. Chi nghiệp vụ chuyên môn là một khoản chi quan trọng cho giảng dạy, học tập của các khoản chi này. Khoản chi này đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của nhà trường như tài liệu, văn phòng phẩm,… Vì vậy, cần có sự thay đổi về định mức chi cho các khoản mục này sao cho phù hợp. nhằm nâng cáo chất lượng giáo dục. - Làm rõ các khoản chi trong khoản chi chuyên môn nghiệp vụ khác Vì khoản chi chuyên môn nghiệp vụ khác chiếm tỷ trọng khá lớn (xếp thứ 2) trong tổng chi chuyên môn nghiệp vụ mà không hề biết đó là những khoản chi nào; sử dụng mục đích là gì nên cần yêu cầu các đơn vị hạch toán phải nêu rõ, ghi chép đầy đủ đồng thời các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí ở các trường. 3.2.3. Vềquản lýchi mua sắm, sửa chữa, và chi khác Chi mua sắm, sửa chữa là nhu cầu chi tất yếu để có thể khai thác, sử dụng các tài sản cố định phục vụ cho các hoạt động của mỗi trường. Chi mua sắm tài sản (gồm tài sản cố định và công cụ lao động), chi sửa chữa các tài sản cố định (gồm cả sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn) để trang bị tài sản thêm cho các trường. Khoản chi này giúp cải thiện điều kiện hoạt động cho các trường hoạt động ngày một tốt hơn.Chi khác là các khoản như: chi trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc, trợ cấp dôi dư cờ xử lý… Mặc dù các khoản chi khác này ít phát sinh, nhưng nó gắn liền với trách nhiệm trong việc xử lý
  • 52. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Mai Anh Lớp CQ 49/21.11 46 các trường hợp đó có thể xảy ra. Chính vì vậy, chúng ta có các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các khoản chi này như: - Thực hiện đấu thầu việc mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị tài sản cố định giúp cho việc mua sắm có được mức giá tối ưu, tiết kiệm được các chi phí và tránh lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực từ NSNN. - Thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng NSNN cho quá trình mua sắm, sửa chữa tài sản của nhà trường tránh tình trạng sử dụng sai mục đích nguồn vốn, sai nội dung khoản chi này giảm thiểu sự tham nhũng của nhà trường. - Còn đối với các khoản chi khác cần tăng cường thực hiện tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không cần thiết để đầu tư vào các khoản chi khác mà nhà trường có nhu cầu cao hơn. 3.3. Các điều kiện thức hiện các giảipháp trên 3.3.1. Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tiền Hải - Đây là điều kiện cần thiết tối thiểu để đảm bảo các giải pháp trên có thể thực hiện được. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục nói chung cũng như giáo dục THCS nói riêng và tầm quan trọng của quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục thì các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương phối hợp, quan tâm xây dựng, định hướng, chỉ đạo, chiến lược để phát triển giáo dục THCS được thực hiện đúng đắn và hiện quả. 3.3.2. Cósự tham gia phối hợp của các ban ngành - Sự nghiệp giáo dục THCS chỉ có thể phát triển một cách đồng bộ và đem lại hiệu quả cao nhất khi có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp. Sự phối kết hợp đó thể hiện ở sự phối hợp giữa ban nghành như Tài chính, y tế ( bảo vẹ, quan tâm sức khỏe cung cấp bảo hiểm sức khỏe), công an (phổ biến các kiến thức về ngăn chặn tệ nạn xã hội, vi phạm