SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................4
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH....6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKH:............6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: ..........................6
1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD:......................................7
1.1.3. Nguyên tắc quản lý kế toán TSCĐ trong DN..................................8
1.1.4. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:..............................................................8
1.2. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ:........9
1.2.1.Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu:.................................................9
1.2.2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ:........................................................ 11
1.2.3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá: ........... 13
1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:.................................................................. 13
1.4.Phương pháp hạch toán TSCĐ ........................................................... 14
1.4.1.Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ:................... 14
1.4.2. Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng:................................................ 15
1.4.3. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ:............................................... 15
1.5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ:.................................................. 21
Sơ đồ hạch toán tài sản thuê tài chính:......................................................... 23
1.6. Kế toán khấu hao TSCĐ :.................................................................. 23
1.7. Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:................................ 24
1.8. Kế toán sữa chữa TSCĐ:................................................................... 26
CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI DOANH
NGHIỆP .................................................................................................... 28
2.1.Tổ chức công tác kế toán tại công ty. .................................................. 28
1.Giới thiệu chung về công ty. .............................................................. 28
2 Công tác bộ máy kế toán của công ty: ............................................... 38
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng2
3 Hình thức kế toán sử dụng tại công ty: ............................................... 39
2.2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ:................................................... 41
1. Tình hình đầu tư về TSCĐ tại đơn vị: ............................................. 41
2.Tài khoản và sổ sách sử dụng............................................................. 43
3.Phương pháp kế toán:........................................................................ 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NHẬN XÉT VỀ
CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ.................................................. 52
3.1. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ: ................................................. 52
3.2. Những hạn chế cần khắc phục:......................................................... 54
3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ:......... 55
KẾT LUẬN: .............................................................................................. 56
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
stt Từ viết tắt Ý nghĩa
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 TSCĐ Tài sản cố định
3 KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định
4 HMLK Hao mòn lũy kế
5 GTCL Gía trị còn lại
6 TL,NB Thanh lý nhượng bán
7 CCDC Công cụ ,dụng cụ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình kinh tế canh tranh , các doanh nghiệp ở hầu hết các ngành nghề
gặp không ít khó khăn trong việc năng lực canh tranh bằng huy động, tận dụng tối đa
sức mạnh nội lực bên trong mỗi doanh nghiệp. Một trong những yếu tố đóng vai trò
cốt lõi tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp, cải thiện năng lực sản xuất; yếu tố góp
phần giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhưng đồng thời tăng sức cạnh tranh cho
hàng hóa đó là yếu tố tư liệu sản xuất của doanh nghiệp cụ thể hơn đó là những tư
liệu lao động hữu hình hay là Tài sản cố định hữu hình - yếu tố không thể thiếu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệpnào dù quy mô lớn hay nhỏ.
Tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh , góp phần giúp cắt giảm chi phí, nâng
cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, yếu tố để doanh nghiệp xem xét đưa
ra quyết định mở rộng sản xuất vì vậy công tác kế toán TSCĐ là một phần quan
trọng trong hạch toán kế toán nói chung.
Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật
chất cho nền kinh tế quôc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã
hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi
vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng
cạnh tranh của DN.
Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với
một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải
biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo
ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc
thường xuyên đổi mới TSCĐ.
Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo em
mạnh dạn đi nghiên cứu chuyên đề 6 ‘‘Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp”.
Với mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng, công ty đã tiếp cận một cách có
chọn lọc nguyên vật liệu đầu vào, các chế độ do Nhà Nước ban hành. Bản báo cáo
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng5
này bao quát một cách có hệ thống tổng quan về công ty, đến thực trạng quản lý ‘‘tổ
chức công tác kế toán TSCĐ’’ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
tại công ty.
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Các vấn đề chung về kế toán TSCĐ
Chương II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty
Chương III: Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại công ty
Sau thời gian thực tập công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn
với thời gian thực tế còn ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của
em khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý
kiến đóng góp của Ban Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng
dẫn: Thạc sĩ: Nguyễn Thị Bích Phượng
Em xin chân thành cảm ơn!
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng6
CHƯƠNG I:
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKH:
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
a. Khái niệm:
TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ
để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ( theo chuẩn mực kế toán Việt Nam)
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định
được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung
cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ
TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên
cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu, tiền thu về
cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với các
khoản lợi nhuận từ đầu tư đó.
b Đặc điểm:
TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư
và mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau:
- TSCĐ là một trong ba yếu tố khong thể thiếu của nền kinh tế của một quốc
gia nói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói
riêng.
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Giá trị của TSCĐ.
- Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông
qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tích
lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản
- TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn
TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn
do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch chuyển dần
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng7
dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c . Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
a) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Nguyên giá
trên 1.000.000đ
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
b) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:
- Tính có thể xác định được: Tức tài sản cố định vô hình phải được xác định
một cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, bán một cách độc lập
- Khả năng kiểm soát : Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tài sản, kiểm soát
lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản
- Lợi ích kinh tế tương lai: Doanh nghiệp phải thu được lợi ích từ tài sản đó
trong tương lai
- Tiêu chuẩn giá trị, thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình cũng giống tài sản cố
định hữu hình
1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD:
TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoaatj
động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ
đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN.
Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì?, sản
xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ DN
phải tìm cho được lời giả thỏa đáng nhất. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt nhu
cầu thị trường, từ đó lựa chon quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù
hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới TSCĐ trong DN để theo kịp sự phát triển của xã hội
là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải
tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh tranh
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng8
chiếm lĩnh thị trường.
Như vậy TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có
vai trò quyết định tới sự sống còn của DN. TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất
năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn
cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có
hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền kinh tế thị
trường.
Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào SXKD, xuất
phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với sự
phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng nhiều
và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật
và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và sử dụng TSCĐ
trong nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiện trạng của
TSCĐ. Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn
lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ
1.1.3. Nguyên tắc quản lý kế toán TSCĐ trong DN
- Mọi TSCĐ HH đều phải được lập hồ sơ theo dõi bao gồm các chứng từ: biên
bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hóa đơn GTGT và các chứng từ có liên
quan khác
- TSCĐ HH phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị
còn lại trên sổ kế toán,
- Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê
TSCĐ HH, mọi trường hợp thừa thiếu TSCĐ HH đều phải lập biên bản tìm hiểu
nguyên nhân và có biện pháp xử lý
1.1.4. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:
Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của
DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc
mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐ
không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng9
TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế
toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy
đủ, chính xác kịp thời về số lượng, hiệ trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng
giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc,mua sắm,
đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN.
(2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính
toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD.
(3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản
ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và
chi phí sửa chữa TSCĐ
(4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia
đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng
TSCĐ ở DN
(5) -Thực hiện quản lý với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham
gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
(6) - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc bảo quản và sử dụng
TSCĐ HH ở DN.
1.2. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
1.2.1.Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu:
Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân chia
TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ.
Đối với DNSX, việc phân loại đúng đắn TSCĐ là cơ sở để thực hiện chính xác công
tác kế toán, thốn kê, lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ thích
ứng với vị trí vai trò của từng TSCĐ hiện có trong DN. Từ đó có kế hoạch chính xác
trong việc trang bị, đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển ản xuất và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN
a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại:
- Đối với TSCĐ hữu hình gồm:
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng10
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất,
cửa hàng, bể chứa, chuồng trại chăn nuôi…
+ Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và
các loại máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD.
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền,… dùng trong
vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,… thuộc tài sản của DN.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh
doanh, quản lý tài chính,…
+ Cây lâu năm, gia súc cơ bản.
+ TSCĐ khác.
- Đối với TSCĐ vô hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Bằng phát minh sáng chế.
+ nhóm vật liệu hàng hóa.
+ Phần mềm máy vi tính.
- Đối với TSCĐ vo hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Bằng phát minh sáng chế.
+ Nhãn hiệu hàng hóa.
+ Phần mềm máy vi tính.
+ Giấy phép, quyền phát hành.
+ TSCĐ vô hình khác.
Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể, cụ thể
theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại
TSCĐ
b. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
- TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng
nguồn vốn của DN, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc do
nguồn vốn liên doanh.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng11
- TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ mà Dn
thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và
TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển
giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ).
c. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
- TSCĐ mua sắm, xâu dựng bằng nguồn nhà nước cấp.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay.
d. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng.
Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được
sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những
TSCĐ mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kỳ.
- TSCĐ sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ
mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp.
- TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lợi công
cộng như: nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ.
- TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng
do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công
nghệ.
1.2.2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh
giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo
nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng12
a. Nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lí mà
DN chi ra để có và đưa vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng nguồn hình thành:
a) Đối với TSCĐHH mua sắm trực tiếp:
NGTSCĐ = Giá mua - Các khoản + Các khoản thuế + Chi phí
(hóa đơn) giảm trừ (trừ thuế được liên quan
hoàn lại)
- Đối với TSCĐHH mua trả chậm:
NGTSCĐ = Tổng số tiền phải trả ngay tại thời điểm mua (giá mua trả tiền ngay
tại thời điểm mua)
- Đối với TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi TSCĐ lấy TSCĐ:
NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc
TSCĐ nhận về lợi ích thu được
- Đối với TSCĐHH mua nhập khẩu:
NGTSCĐ = Giá mua + Thuế + Chi phí - Các khoản
(hóa đơn) nhập khẩu liên quan giảm trừ
- Đối với TSCĐ biếu tặng hoặc cấp phát:
NGTSCĐ = Giá trị hợp lý + Chi phí trực tiếp
(giá trị danh nghĩa) liên quan khác
b) Đối với TSCĐHH do tự chế hoặc do xây dựng cơ bản:
- Nếu TSCĐ do tự chế:
NGTSCĐ = Giá thành sản xuất thực tế + chi phí trực tiếp khác
- Nếu TSCĐ do XDCB:
NGTSCĐ = Giá trị công trình + Chi phí liên quan
được quyết toán trực tiếp
c) Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc góp vốn cổ phẩn:
NGTSCĐ = Giá thỏa thuận giữa các + Chi phí trực
bên góp vốn tiếp khác
b. Nguyên giá TSCĐ vô hình:
- Đối với TSCĐ vô hình mua riêng biệt:
NGTSCĐ = Giá mua – Các khoản + Thuế + Chi phí
(hóa đơn) giảm trừ (nếu có) liên quan
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng13
- Đối với TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi:
NGTSCĐ = Giá mua hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc lợi
TSCĐ nhận về ích thu được
- Đối với TSCĐ hình thành từ việc thanh toán bằng chứng từ liên quan đến
quyền sở hữu vốn:
NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của các loại + Các chi phí
chứng từ về quyền sở hữu vốn trực tiếp khác
- Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử
dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lần cho nhiều năm
và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc quyền sử dụng nhận góp vốn.
- Đối với TSCĐ vô hình hình thành trong nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ chi
phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và
tiêu chuẩn ghi nhận vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng .
1.2.3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá:
- Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu công với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt
động tài chính.
- Giá trị hiên tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê tài
sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi
trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay hoặc bên thuê
Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tính vào
nguyên giá của thuê như chi phí đàm phán, ký hợp đồng…..
1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:
Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của
DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc
mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐ
không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị
TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế
toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ,
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng14
chính xác kịp thời về số lượng, hiệ trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng
giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc,mua sắm,
đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN.
(2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính
toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD.
(3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản
ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và
chi phí sửa chữa TSCĐ
(4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia
đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng
TSCĐ ở DN
(7) -Thực hiện quản lý với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia
vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
(8) - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc bảo quản và sử dụng
TSCĐ HH ở DN.
1.4.Phương pháp hạch toán TSCĐ
1.4.1.Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ:
a. Thủ tục tăng TSCĐ :
- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu
- Tăng do mua sắm bằng phúc lợi
- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay
- Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp
- Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao
- Tăng do tự chế
- Tăng do tài trợ, biếu tặng
- Tăng do nhận vốn góp liên doanh
- Tăng do chuyển từ đơn vị khác đến
- Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh
- Tăng do kiểm kê phát hiện thừa
- Tăng do đánh giá tăng TSCĐ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng15
b. Thủ tục giảm TSCĐ:
- Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
+ Phản ánh giá trị của tài sản thanh lý
+ Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý
+ Chi phí thanh lý
+ Kết chuyển thu nhập khác
+ Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh
- Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ:
- Giảm do liên doanh liên kết
- Giảm do thiếu khi kiểm kê
- Giảm do trả vốn góp
1.4.2. Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng:
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ)
- Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH)
- Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 03- TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ( Mẫu số 05- TSCĐ)
- Bảng tính và phân bổ TSCĐ
- Thẻ TSCĐ( Mẫu số 02- TSCĐ)
- BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 04- TSCĐ)
- Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái
- Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế…
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan
1.4.3. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ:
Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm:
- Đánh giá (ghi số liệu) TSCĐ.
- Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị bộ phận
quản lý, sử dụng TSCĐ.
a. Đánh số TSCĐ:
Đánh số TSCĐ là quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo những nguyên tắc
nhất định. Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi
đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay lưu trữ đều phải có số hiệu
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng16
riêng và không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại đơn vị. Số hiệu của
những TSCĐ đã thanh lý hoặc nhượng bán không sử dụng lại cho những tài sản mới
tiếp nhận.
Số hiệu TSCĐ là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự
và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối tượng TSCĐ và đối
tượng TSCĐ trong nhóm.
Nhờ đánh số TSCĐ mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc
theo dõi và quản lý, tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường và ràng buộc
được trách nhiệm vật chất của các bộ phận cá nhân trong khi bảo quản và sử dụng
TSCĐ
b. Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán và các đơn vị, bộ phận bảo
quản, sử dụng:
b.1 Xác định đối tượng ghi TSCĐ:
TSCĐ của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý đơn
chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán ghi sổ phải theo từng đối tượng ghi
TSCĐ.
Đối tượng ghi TSCĐ là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và
phụ tùng kềm theo. Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết
cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống
gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một
hoặc một số chức năng nhất định.
Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn liền với một nội dung
chi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng biệt,
có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản đó.
Để tiện cho việc theo dõi và quản lý phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng
ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có ký hiệu riêng. Việc đánh số TSCĐ là do
doanh nghiệp quy định tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó nhưng phải
đảm bảo tính thuận lợi trong công việc nhận biết TSCĐ theo nhóm, theo loại và tuyệt
đối không trùng lặp.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng17
b.2 Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ:
Kế toán chi tiết TSCĐ gồm: Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan
đến TSCĐ ở doanh nghiệp; Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ
chức kế toán ở các đơn vị sử dụng TSCĐ.
Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp và là
căn cứ kế toán để kế toán ghi sổ.
TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau.
Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phải phán ánh và kiểm tra tình
hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo dõi
từng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo dõi từng đối tượng ghi
TSCĐ theo các chỉ tiêu như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại.
Đồng thời theo dõi về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất , số hiệu ….
 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản:
Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn
trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao
trách nhiệm và hiệu quản sử dụng TSCĐ.
Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng…) sử
dụng sổ ‘‘TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ
trong phạn vi bộ phận quản lý.
 Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán:
Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ và sổ TSCĐ để hạch toán chi tiết
TSCĐ. Thẻ chi tiết TSCĐ được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi
diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Ở phòng kế toán, kế toán chi tiết TSCĐ
được thực hiện ở thẻ TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ/BB) và sổ TSCĐ
Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp.
Thẻ được thiết kế thành các phần để phán ánh các chỉ tiêu chungvề TSCĐ, các chỉ
tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn.
Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ.
Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc
lập thẻ TSCđ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ.
Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn TSCĐ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng18
của toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng một loại sổ hoặc một số
trang
Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng19
Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ:
Bộ phận liên
quan
Bộ phận
dự án
Bộ phận kế
toán
Bộ phận sử
dụng
Kế toán TSCĐ Kế toán
nguồn vốn
Kế toán
trưởng
(1)
( 1
)
( 2 )
(11)
(5)
(10)
(3)
(6)
(7)
(9)
(4)
(8)
Giải thích sơ đồ:
(1) Căn cứ chứng từ liên quan lập biên bản giao nhận TSCĐ
(2,3) Các bộ phận nhận và ký vào biên bản giao nhận
-Mua sắm
-Hóa đơn
-Hồ sơ kỹ
thuật
-Chứng từ
BB
giao
nhận
TSCĐ
(ký
,họ
tên)
BB giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)
BB
giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)
-Đầu tư
XDCB
-Quyết
toán
-Chứng
từ khác
- Nhận
vốn góp
LD, LK
- Giao
nhận
TSCĐ
- Hợp
đồng
LD, LK
BB giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)
Ghi
sổ
TSC
Đ
BB giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)
BB giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)
BB giao
nhận
TSCĐ
(ký ,họ
tên)
Ghi sổ
nguồn
Lưu
chứng từ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng20
(4,5) Các bộ phận liên quan giữ lại biên bản giao nhận
(6) Kế toán TSCĐ ghi sổ
(7,8) Kế toán nguồn vốn nhận chứng từ, ghi sổ
(9,10) Các bộ phận kế toán tiến hành ghi sổ
(11) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ
Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ:
Bộ phận liên quan Bộ phận kế toán Kế toán TSCĐ
Kế toán trưởng, thủ
trưởng
(1)
(4)
(5)
(2)
(3)
BB thanh
lý,liên
doanh, BB
kiểm kê,
đánh giá(ký)
Hợp
đồng
liên
doanh
BB
kiểm
kê, BB
đánh giá
TSCĐ
(ký)
BB thanh
lý TSCĐ
BB thanh
lý,liên
doanh, BB
kiểm kê,
đánh giá (ký)
BB thanh
lý,liên
doanh, BB
kiểm kê,
đánh giá (ký)
Ghi Sổ kế
toán
Lưu chứng từGhi Sổ kế toán
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng21
Giải thích sơ đồ:
(1) Bộ phận liên quan lập chứng từ về giảm TSCĐ
(2) Chứng từ chuyển cho kế toán trưởng, thủ trưởng ký duyệt
(3) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán TSCĐ ghi sổ
(4) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán ghi sổ
(5) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ
1.5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ:
- TK 211: TSCĐ hữu hình để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm
TSCĐ hữu hình theo nguyên giá.
Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ
- Điều chỉnh tăng nguyên TSCĐ.
Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ.
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ.
Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị
- TK 213: TSCĐ vô hình phản ánh số hiện có và tình trạng tăng, giảm TSCĐ
vô hình theo nguyên giá.
Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở DN
- TK 212: Kết cấu TK 212
Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả khi hết hạn
hợp đồng hoặc mua lại và chuyển thành TSCĐ tự có của DN.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng22
Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định:
TK 111, 112, 331 TK 211
Giá mua và tổn phí của TSCĐ không qua lắp dặt
TK 133
Thuế GTGT được
khấu trừ (nếu có)
TK 241
TK152, 334, 338 Chi phí xd, lắp TSCĐ hình thành qua xd,
đặt triển, khai lắp đặt triển khai
TK 711
Nhận quà biếu, tặng, viên trợ không
Hoàn lại bằng TSCĐ
TK 3381 Tài sản thừa không rõ nguyên nhân
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng23
Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định:
TK 211 TK 811
Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý
TK 214 TK 627, 642
Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ
TK 411
NG Trả vốn góp liên doanh
TK 138
TSCĐ thiếu
Sơ đồ hạch toán tài sản thuê tài chính:
TK 342 TK 212 TK 211, 213 TK 627, 641, 642
NG TSCĐ Chuyển thành TSCĐ
Thuê TC tự có
TK 2141 TK 2141
Chuyển khấu hao Tính khấu
hao
Trả lại TSCĐ cho bên
Cho thuê
TK 1421
Lãi thuê Phân bổ dần lãi phải trả về thuê
phải trả TSCĐ
1.6. Kế toán khấu hao TSCĐ :
Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn của TSCĐ. Trích khấu
hoa TSCDD là việc trích chuyển giá trị hao mòn TSCĐ vào chi phí kinh doanh, đồn
thời hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản để tái sản xuất TSCĐ khi TSCĐ bị hư
hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng24
Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ hiện hành:
Hiện nay công ty đang áp dụng các văn bản về chế độ tính khấu hao theo thông
tư 33/2005/TT- BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài Chính quy định ‘‘Mọi tài sản cố
định hiện có của công ty gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý
…đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng
trong kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa
dùng, không dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác”.
Công ty đang sử dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp ‘‘Khấu hao đường
thẳng’’. Đây là một phương pháp khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời
gian sử dụng.
Mức khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đương thẳng được xác định
theo công thức sau:
Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ
Phải trích trong = trích từ tháng + tăng trong - giảm trong
Tháng trước tháng tháng
Trong đó:
Mức khấu hao tăng = Mức khấu hao tháng * Số ngày còn lại
Giảm trong tháng 30 ngày của tháng
Mức khấu hao bình = Giá trị phải khấu hao(NG) * 12 tháng
Quân tháng Số năm sử dụng
1.7. Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:
Bảng tính và phân bổ khấu hao có mẫu sẵn trong đó thể hiện đựợc nguyên giá,
tỷ lệ khấu hao số khấu hao. Nơi sử dụng là toàn doanh nghiệp gồm bộ phận sản xuất
chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Các chỉ tiêu số khấu hao đã
trích tháng trước là số đã cho, số khấu hao tăng trong tháng thì căc cứ vào các nghiệp
vụ tăng TSCĐ ở bộ phận nào để tính khấu hao cho bộ phân đó. Tương tự số khấu
hao giảm dựa vào các nghiệp vụ giảm TSCĐ ở các bộ phận và tính khấu hao giảm
cho bộ phận đó. Cuối cùng số khấu hao phải trích trong năm = số khấu hao đã trích
tháng trước + số khấu hao tăng trong tháng – số khấu hao giảm trong tháng .
1. Kế toán các nghiệp vụ khấu hao và sử dụng nguồn vốn khấu hao trong
doanh nghiệp:
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng25
Kế toán sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Kết cấu TK 214:
- Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ do giảm TSCĐ.
- Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do tính khấu hao TSCĐ và các nguyên
nhân khác.
- Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
Ngoài ra kế toán sử dụng TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản và các TK khác.
Kết cấu TK 009:
- Bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do tính khấu hao cơ bản hoặc thu
hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển cho đơn vị khác.
- Bên Có: Nguồn vốn KHCB giảm do đầu tư đổi mới TSCDD, trả nợ vay đầu
tư TSCĐ, điều chuyển vốn KHCB cho đơn vị khác.
- Số Dư bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng26
Trình tự kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau:
TK 211,213 Tk 214 TK 627,641,641
Giảm TSCĐ đã khấu hao
TK 138
Trích TK 214
TK 222,228 khấu hao TSCĐ
TK 142,335
TK 111,112,338 TK 411 TK 211
Khấu hao nộp lên cấp Nhận TSCĐ trong
trên(nếu không được hoàn lại) nội bộ đã khấu hao
TK 009
Nguồn vốn Nguồn vốn
KH tăng KH giảm
1.8. Kế toán sữa chữa TSCĐ:
1. Phân loại công tác sữa chữa TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phần. Để đảm
bảo cho TSCDD hoạt động bình thường trong suốt quá trình sử dụng, các DN phải
tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sử chữa TSCĐ khi bị hư hỏng.
Căn cứ vào quy mô sữa chữa TSCĐ thì công việc sữa chữa gồm 2 loại sau:
- Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động
bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu quản lý nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình
thường. Vì công việc tiến hành thường xuyên, thời gian ngắn, chi phí không lớn nên
không phải lập dự toán.
- Sửa chữa lớn : Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị
hư hỏng hoặc theo yêu cầu quản lý kỹ thuật đảm bảo năng lực sản xuất và hoạt động
của TSCĐ.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng27
2. Phương thức tiến hành sửa chữa:
- Phương thức tự làm: Doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí như chi phí
nguyên vật liệu, nhân công….Công việc sửa chữa có thể là do bộ phận quản lý, bộ
phận sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện
- Phương thức thuê ngoài: Doanh nghiệp tổ chức cho các đơn vị ngoài đấu thầu
hoặc giao thầu sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận
thầu. Hợp đồng này là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa
TSCĐ
Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu:
TK 111,112,152,334… TK 627,641,642
Chi phí sửa chữa thường xuyên, tự làm
TK 2413 TK 1421
Chi phí Giá thành ttế công trình SCL Phân bổ
SC lớn kết chuyển vào CP trả trước vào CPSXK
TK 331 TK 331
Chi phí lớn Giá thành công trình Trích trước CP
Thuê ngoài SCL hoàn thành SCL TSCĐ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng28
CHƯƠNG II:
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI DOANH NGHIỆP
2.1.Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
1.Giới thiệuchung về công ty.
a . Đặc điểm chung của công ty:
a.1. Quá trình hình thành công ty:
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế, đất
nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta
đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhà ở...,
chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó, lĩnh vực đầu và
thương đang đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, đáp
ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Nhận biết được nhu cầu đó, công ty
TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn đã được thành lập.
Tên công ty: Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn
Địa điểm : 360 Bùi Xương Trạch quận Hoàng Mai TP Hà Nội
Tài khoản : 711A29208813
Tại : Ngân hàng công thương Việt Nam
Mã số thuế 0102671536
Giấy phép kinh doanh:
Do : Phòng ĐKKD - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày: 07/03/2008
Vốn điều lệ : 3.000.000.000đ
Giám đốc công ty : Nguyễn Trọng Thương
a.2. Qúa trình hoạt động của công ty:
Công ty cổ phần đầu tư & thương mại Bách Gia được thành lập năm 2009, có
tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, tự điều chính về tài chính.
Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn thuộc quyền sở hữu của các cổ
đông, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thông qua ngày 07/03/2008 và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp.
Tuy mới thành lập nhưng công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn đã đóng
góp một phần công sức của mình và công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã
hội nước nhà. Công ty đã trải qua không ít khó khăn trong những năm đầu mới đi
vào hoạt động, khi mà điều kiện kinh doanh còn thiếu thốn, tình hình kinh tế trong
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng29
nước và trên thế giới suy thoái, lạm phát kinh tế gia tăng, khách hàng ít biết đến công
ty,…. Tuy nhiên với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban giám đốc, tinh thần hăng say lao
động, phấn đấu vì lợi ích chung của công ty, sự hợp tác, giúp đỡ của các đối tác, của
khách hàng,… công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng của mình trên thị
trường và ngày càng phát triển ổn định. Nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài
đã biết đến và tin tưởng công ty. Nên hoạt động kinh doanh của công ty có những
biểu hiện tương đối tốt, công ty luôn có lợi nhuận và lợi nhuận năm sau cao hơn năm
trước.
Kinh doanh bán buôn bán lẻ các nghành bách hóa, thực phẩm chức năng, máy
móc trang thết bị, rượu, bia, thuốc lá, …. phục vụ cho nhu cầu của toàn thể cán bộ
công nhân viên, nhân dân, các cơ quan đóng trên địa bàn hoạt động của công ty,
đồng thời còn phục vụ cho các khách hàng, các cơ quan, bạn hàng trên toàn quốc và
nước ngoài.
Công ty còn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm bắt nhu
cầu, thị hiếu của khách hàng để có những phương hướng kinh doanh đứng đắn, tạo
dựng uy tín niềm tin, đối tin cậy đối với khách hàng, giảm thiểu những rủi ro trong
kinh doanh
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng30
Công ty TNHH đầu tư và
phát triển Thái Sơn Mẫu số B01/DN
BHQĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Địa chỉ: Hoàng Mai - Hà Nội Ngày 14/9/2006- BTC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2014
TÀI SẢN Mã số Thuyết
minh
Năm nay Năm trước
1 2 3 4 5
TÀI SẢN
A. TSLĐ và TSNH 100 III.01 3.776.177.745 2.986.634.781
I.Tiền và các khoản tương đương
tiền
110 III.05 2.241.886.850 1.701.080.050
1. Tiền mặt 1111 304.133.126 357.670.850
2. TGNH 1112 1.825.103.724 1.350.409.200
II. Các khoản phải thu NH 130 150.000.000 10.625.000
1. Phải thu KH 131 150.000.000 10.625.000
III. Hàng tồn kho 140 1.070.250.895 872.109.237
IV. Tài sản ngắn hạn 150 426.690.000 395.720.500
1. Thuế GTGT được ktrừ 152 426.690.000 395.720.500
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 11.527.618.743 12.569.923.689
I. Tài sản cố định 210 11.527.618.743 12.569.923.689
1. TSCĐHH 211 8.752.147.979 9.631.189.937
- Nguyên giá 222 11.943.175.046 11.993.175.046
- Giá trị hao mòn lũy kế 223 (3.191.027.066 (2.361.895.067
1. TSCĐVH 227 2.775.470.764 2.938.733.752
- Nguyên giá 228 3.265.259.730 3.265.259.730
- Giá trị hao mòn lũy kế 229 (489.788.966) (326.525.978)
TỔNG TS 15.303.769.490 15.556.558.460
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 5.208.755.778 6.087.387.778
I. Nợ ngắn hạn 310 3.208.755.778 3.587.287.794
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng31
1. Vay và … 311 1.050.000.000 1.580.000.000
2. Phải trả người bán 312 479.636.518 576.004.190
3.Thuế và các khoản phải nộp NN 314 1.553.626.943 1.310.233.043
4. Phải trả người lao động 315 125.492.317 121.050.561
II. Nợ dài hạn 330 2.000.000.000 2.500.099.984
B. NGUỒN VỐN CSH 400 10.095.040.710 9.469.170.682
I. Ngồn vốn CSH 410 10.095.040.710 9.469.170.682
1. Ngồn vốn kinh doanh 411 6.100.000.000 6.100.000.000
2.Lợi nhuận sau thuế 420 3.995.040.710 3.369.170.682
TỔNG NV 15.303.796.490 15.556.558.460
Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký) (Đã ký)
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng32
Đơn vị: Công ty TNHHđầu tư và phát
triển Thái Sơn
Mẫu số B02- DN
Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐBTC
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
NĂM 2014
Chỉ tiêu Mã
số
Thuyết
minh
Năm nay Năm trước
1. DT bán hàng và cung cấp DV 01 VI 25 13.433.092.000 11.580.252.000
0
2. Các khoản giảm trừ 03 0
3.DTT về BH và cung cấp DV 10 13.433.092.000 11.580.252.000
4. Giá vốn hàng bán 11 VI 27 7.054.357.000 6.046.956.800
5.LN gộp về BH và cung cấp DV 20 6.378.735.000 5.533.295.200
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI 26 137.607.000 158.360.000
7. Chi phí hoạt động tài chính 22 VI 28 578.968.000 607.382.000
8.Chi phí bán hàng 24 82.799.382 84.659.695
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 295.676.965 284.561.780
10. LN thuần từ hoạt động KD 30 5.558.897.653 4.710.051.725
11. Thu nhập khác 31 44.450.000 32.842.000
12. Chi phí khác 32 54.680.000 63.490.000
13. Lợi nhuận khác 40 (10.230.000) (30.648.000)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 5.548.667.653 4.679.403.725
15. Thuế TNDN phải nộp 51 VI 30 1.553.626.943 1.310.233.043
16. Lợi nhuận sau thuế 60 3.995.040.710 3.369.170.682
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Nguyễn Thị Yến
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trần Thị Hương
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
Trong năm tình hình kinh doanh của công ty đã tăng không ngừng, lợi nhuận
sau thuế tăng lên 3.995.040.710đ. Tình hình tài chính của công ty mạnh trước hết
phải thể hiện ở các khả năng thanh toán (Hệ số khả năng thanh toán):
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng33
- Hệ số khả năng thanh Tổng tài sản ngắn hạn(TSLĐ)
toán hiện thời Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán 2.986.634.781 0.83 lần
hiện thời năm trước 3.587.287.794
Hệ số khả năng thanh toán 3.776.177.745 1.18 lần
hiện thời năm nay 3.208.755.778
Hệ số thanh toán như trên là tương đối tốt, có xu hướng tăng lên chứng tỏ
khả năng trả nợ của doang nghiệp cao. Đầu năm cứ một đồng nợ thì phải trả 0.83
đồng tài sản, cuối năm cứ một đồng nợ thì phải trả 1.18 đồng tài sản.
- Hệ số khả năng thanh Tổng TSNH – Hàng tồn kho
toán nhanh Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán 2.986.634.781 – 872.109.237
nhanh năm nay 3.587.287.794 0.59 lần
Hệ số khả năng thanh toán 3.776.177.745 – 1.070.250.895
nhanh năm trước 3.208.755.778 0.84 lần
Qua hệ số khả năng thanh toán nhanh ta thấy khả năng thanh toán nợ của công
ty rất tốt và có khả năng thanh toán ngay sau chu kỳ kinh doanh chấm dứt.
- Hệ số khả năng thanh Tiền và khoản tương đương tiền
toán tức thời Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán 1.708.080.050 0.48 lần
tức thời năm nay 3.587.287.794
Hệ số khả năng thanh toán 2.241.886.850 0.69 lần
tức thời năm trước 3.208.755.778
Nhìn chung khả năng thanh toán tức thời cuối năm tăng so với đầu năm đây là
biểu hiện tốt công ty cần cố gắng hơn nữa.
Như chúng ta biết mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó các tỷ suất
sinh lời luôn được nhà quản trị quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh trong một thời kỳ, là đáp số của quá trình kinh doanh và là căn cứ
để các nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng34
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
trên doanh thu Doanh thu trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên = 3.369.170.690 = 0.92%
doanh thu năm trước 11.580.252.000
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = 3.995.040.710 = 0.3%
trên doanh thu năm nay 13.433.092.000
Tỷ suất tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả làm
tăng thu nhập cho người lao động .
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Hiệu suất sử dụng DTT trong kỳ
=
vốn cố định VCĐ bình quân trong kỳ
Vốn cố định bình quân VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
trong kỳ 2
12.569.923.689 + 11.527.618.743
2
= 12.048.771.210
Hiệu suất sử dụng 13.433.092.000 1.11%
Vốn cố định 12.048.771.210
Qua kết quả này cho thấy cứ một đồng vốn cố định tham gia sản xuất thì tạo ra
1.11 đồng doanh thu thuần.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhuận sau thuế
VKD hoặc tỷ suất lợi sinh lời =
ròng của tài sản VKD bình quân trong kỳ
3.995.040.710
= = 0.33%
12.048.771.210
Điều này cho thấy cứ một đồng vốn cô định tham gia sản xuất thì tạo ra 0.33
đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu
của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng hợp lý,
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng35
tiết kiệm, hiệu quả từng đồng vốn tạo ra từng đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn
lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và
ngược lại.
- Số vòng quay vốn Doanh thu thuần
=
lưu động Vốn lưu động bình quân
2.986.643.781 + 3.776.177.745
VLĐ bình quân =
2
= 3.381.410.763
Số vòng quay vốn 13.433.092.000 3.9 vòng
lưu động 3.381.410.763
- Hiệu quả sử dụng Lợi nhuận sau thuế
=
vốn lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ
3.995.040.710 1.18
3.381.410.763
Điều này cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia sản xuất thì tạo ra 1.18
đồng lợi nhuận.
Qua kết quả phân tích trên ta thấy được tình hình kinh doanh năm 2014 của
công ty tương đối tốt, sử dụng vốn có hiệu quả, đạt được nhiều kết quả cao.
b. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
b.1 Ngành nghề kinh doanh:
STT Ngành nghề kinh doanh Mã Ngành
1 Dịch vụ giải đáp thông tin khách hàng và các dịch vụ gia tăng
trên mạng viễn thông
2 Sản xuất, mua bán Thực phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm thực
phẩm chức năng
3 Dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện, quảng bá sản phẩm
4 Tổ chức giới thiệu và môi giới xúc tiến thương mại 82300
5 Mua bán hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, rượu
bia, nước giải khát;
472; 46329
6 Sản xuất, mua bán, tư vấn sử dụng các thiết bị và dụng cụ quang 2670
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng36
học
7 Mua bán trang thiết bị y tế, thiết bị trong các ngành xây dựng,
điện tử, điện lạnh, đồ điện dân dụng, đồ gia dụng;
46595;47529;
4742;475;
8 Bán buôn, bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da 4771; 46413 ;
46491
9 Mua bán mỹ phẩm, và các chế phẩm vệ sinh 46493
10 Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vui chơi, giải trí 56
11 Kinh doanh văn phòng phẩm và các thiết bị văn phòng; 46497; 4651
12 Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ôtô theo
tuyến cố định, hợp đồng;
4933, 49321;
49312
13 Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
14 Đại lý mua, đại lý bán, phân phối, ký gửi hàng hóa trong và ngoài
nước
46101
15 Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
b.2 Nhiệm vụ kinh doanh:
- Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quyết định của Bộ Lao Động,
đảm bảo cho ngừơi lao động tham gia cùng quản lý bảo vệ công ty và ký kết các thỏa
ước lao động
- Công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm, thực hiện nghĩa nộp thuế
và các khoản phải nộp Ngân Sách Nhà Nước
c. Công tác tổ chức quản lý và tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
c.1 Công tác tổ chức quản lý:
Doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển cần phải có một bộ máy lãnh đạo sáng
suốt và đúng đắn phù hợp với quy mô, tình hình của doanh nghiệp.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng37
- Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
- Hội đồng quản trị : có toàn quyền quyết định mọi việc lien quan đến mục đích
và quyền lợi của công ty.
- Giám đốc xí nghiệp: là người đại diện điều hành toàn bộ hoạt động của xí
nghiệp là người có năng lực chỉ đạo sản xuất kinh doanh được sự ủy nhiệm của các
thành viên trong hội đồng quản trị.Giám đốc trực tiếp tổ chức công tác quản lý, tổ
chức công tác tài chính kế toán , kế hoạch sản xuất kinh doanh , kí kết hợp đồng.
Phó giám đốc có nhiệm vụ thông tin cho giám đốc trong việc kí kết các hợp
đồng kinh tế và lập kế hoạch cho sản xuất kinh doanh
- Các phòng ban trong công ty bao gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính :có chức năng tiếp nhận thông tin , có nhiệm vụ
giúp giám đốc trong việc quản lý và điều hành đơn vị ; có nhiệm vụ tuyển chọn cán
bộ công nhân viên , sắp xếp nhân sự và sắp xếp công việc của các phòng ban trong công
+Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn bộ công
tác kế toán của công ty. Đó là : phân tích đánh giá tình hình hoat động sản xuất kinh
doanh của công ty , tính toán tổng hợp số liệu một cách chính xác để phản ánh đúng
tình hình .Đòng thời có chức năng tham mưu cho giám đốcvề tình hình tài chính
Ban giám đốc
Phòng kế
toán tài vụ
Phòng tổ
chức
Phòng kĩ
thuật
Phòng vật
tư
Phòng
y tế
Hội đồng quản trị
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng38
của doanh nghiệp để huy động quản lý sử dụng vốn một cách cao nhất.Ngoài ra còn
giúp công ty thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
+Phòng kĩ thuật : lập kế hoạch cung cấp vật tư , tiến độ kĩ thuật , kiểm tra kĩ thuật
+ Phòng vật tư : cung ứng theo dõi vật tư tình hình xuất nhập
+ Phòng y tế : khám chữa bệnh theo dõi sức khỏe cho toàn bộ nhân viên
2 Công tác bộ máy kế toán của công ty:
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán công ty đã đào
tạo, tuyển dụng được một đội ngũ kế toán có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm,
tận tụy với công việc, không ngừng học hỏi năng cao nghiệp vụ,…
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung và
tiến hành công tác hạch toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Sự lựa chọn này
phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, với trình độ của các nhân viên kế toán, vì
kết cấu đơn giản dễ ghi chép. Do vậy việc ghi chép, kiểm tra số liệu được tiến hành
thường xuyên, công việc được phân bổ đồng đều ở tất cả các khâu. Vì vậy đảm bảo
số liệu chính xác kịp thời phục vụ nhạy bén yêu cầu quản lý.
Công ty áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: Điều hành, kiểm tra giám sát toàn bộ công việc kế toán của
nhân viên phòng kế toán, đưa ra quyết định phê duyệt, quyết toán và nộp thuế với cơ
quan nhà nước.
Kế toán trưởng
Thủ quỹKế toán vốn bằng
tiền, các khoản
phải thu, tạm ứng
Kế toán tiền lương Kế toán hàng hóa,
tài sản cố định
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng39
- Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng của công ty: Thu
thập, đối chiếu, kiểm tra các chứng từ có liên quan đến phần hành vốn bằng tiền, các
khoản phải thu, tạm ứng và ghi sổ liên quan.
- Kế toán tiền lương: Thu thập kiểm tra, đối chiếu các chứng từ và hạch toán
ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến lương, bảo hiểm, trợ cấp của nhân viên
trong công ty.
- Kế toán hàng hóa và tài sản cố định: Thu thập, kiểm tra, đối chiếu các
chứng từ liên quan đến hàng hóa, TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ và ghi các sổ liên
quan.
- Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm về tiền mặt tại quỹ, hàng ngày căn cứ
vào phiếu thu, phiếu chi trực tiếp thu chi tiền mặt và ghi vào sổ quỹ tiền mặt.
Gồm một phòng kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty. Công
ty chọn hình thức này vì phù hợp với tổ chức kinh doanh và yêu cầu quản lý của
công ty. Đảm bảo lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán trong công
ty, cung cấp thông tin kịp thời và thuận tiện cho việc chuyên môn hóa cán bộ kế toán
và cơ giới hóa công tác kế toán
3 Hình thức kế toán sử dụng tại công ty:
Do đặc điểm quy mô hoạt động công ty còn nhỏ, loại hình hoạt động đơn giản
và trình độ của đội ngũ kế toán, hiện nay công ty đâng sử dụng hình thức chứng từ
ghi sổ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng40
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày, định kỳ :
Ghi cuối tháng :
Kiểm tra đối chiếu :
Định kỳ căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi
sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được
dùng ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ
được dùng để ghi vào sổ, thể kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh trong tháng trên sổ đang ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ,
Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập
Bảng cân đối tài khoản.
Sổ quỹ
Sổ đăng
ký CTGS Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ (thẻ) hạch
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Chứng từ kế toán
B¶ng tæng hîp
kÕ to¸n chøng
tõ cïng lo¹i
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng41
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng
tổng số tiến phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư
Có của các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng
tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tưng ứng
trên bảng tổng hợp chi tiết.
* Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ đăng ký chứng chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
2.2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ:
1. Tình hình đầu tư về TSCĐ tại đơn vị:
- TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác tham gia vào
quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ là sự thể hiện về tài sản của vốn cố định đó là yếu tố cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp.
- TSCĐ gồm 2 loại : TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình. Tại công ty chủ yếu là
TSCĐ hữu hình và được chia thành 4 loại chủ yếu sau:
+ Nhà cửa vật kiến trúc
+ Máy móc thiết bị
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn
+ TSCĐ khác
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng42
Ta có thể khái quát cơ cấu một số loại TSCĐ chủ yếu của công ty qua biểu sau:
STT Tài Sản Nguyên giá Tỷ trọng
1 Nhà cửa vật kiến trúc 4. 328.837.996 32%
2 Máy móc thiết bị 6.899.085.558 51%
3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 1.352.761.874 10%
4 TSCĐ khác 946.933.312 7%
Cộng 13.527.618.740 100%
Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng, phân loại TSCĐ ở đơn vị:
Nhìn chung TSCĐ ở công ty cố nhiều chủng loại khác nhau. Để đảm bảo công
tác quản lý, kiêm tra giám sát sự biến động của nó. Công ty đã phân loại TSCĐ thêo
chức năng đối với quá trình sản xuất.
- TSCĐ hữu hình: + Nhà cửa vật kiến trúc
+ Máy móc thiết bị
+ Phương tiện truyền dẫn
- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể mà nó biểu
hiện bằng một lượng giá trị, một khoản chi lớn mà công ty đã đầu tư chi trả để được
quyền hay lợi ích lâu dài mà giá trị của nó xuất phát từ quyền hay lợi ích đó. Tại
công ty tài sản cố định vô hình chỉ có quyền sử dụng đất.
- Trong qua trình sử dụng thì kế toán TSCĐ tiến hành đánh giá TSCĐ là việc
xác định giá trị ghi sổ TSCĐ theo những nguyên tắc nhất địnhvà tại thời điểm nhất
định do đặc điểm của tài sản và chủ yếu quản lý đó nên việc xác định giá trị TSCĐ
thường sử dụng phương pháp cơ bản là đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại
- Tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư phát triển giáo dục đánh giá TSCĐ
theo nguyên giá:
Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá
Phải trích = TSCĐ đầu + TSCĐ tăng - TSCĐ giảm
khấu hao kỳ trong kỳ trong kỳ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng43
2.Tài khoản và sổ sách sử dụng
a.Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng TK 2141 để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn của
TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ HH.
1. Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ liênquan khấu hao
TH1: TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
sơ đồ Hạch toán khấu hao TSCĐ dùng cho SXKD
TH 2: TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án
hoặc dùng cho nghiên cứu phát triển KHCN (không trích khấu hao mà chỉ phản
ánh hao mòn vào cuối năm tài chính).
TK 627,641,642,241...
Giá trị
hao mòn
TK 211 TK 2141
TK 412
TK 211
TK 412
TK 411
TKLQ
Hao mòn giảm do
giảm TSCĐ
Trích khấu hao
vào CP
Hao mòn tăng do
đánh giá lại TSCĐ
Nhận TSCĐ
được cấp
Hao mòn giảm do
đánh giá lại TSCĐ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng44
Sơ đồ Hạch toán khấu hao TSCĐ không sử dung cho hoạt động sản xuất kinh
doanh
-
Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ trong DN
Bên cạnh công tác kế toán tăng giảm, theo dõi khấu hao tài sản, trong quá trình
sử dụng để đảm bảo TSCĐ HH hoạt động bình thường DN tiến hành bảo dưỡng sửa
chữa TSCĐ HH khi bị hư hỏng và kế toán phải tiến hành kế toán các nghiệp vụ đó
và Các nghiệp vụ kinh tế khác như thuê tài sản, kiểm kê tài sản…
Một số nghiệp vụ khác về TSCĐ và sơ đồ hạch toán đó là:
a.1 Kế toán sửa chữa TSCĐ
Căn cứ vào quy mô công việc chia thành 2 loại sửa chữa TSCĐ:
 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Sửa chữa thường xuyên là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì bảo
dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. thời
gian sửa chữa thường ngắn và chi phí phát sinh không lớn thường không phải lập dự
toán.
TK 466
TK 3533
TK 3562
Tk 2141
Nếu TSCĐ dùng cho hoạt
động sự nghiệp, dự án
Nếu TSCĐ dùng cho
nghiên cứu khoa học và
công nghệ
Nếu TSCĐ dùng cho hoạt
động phúc lợi
Cuối năm
phản ánh
hao mòn
TSCĐ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng45
Sơ đồ: Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ HH
Sửa chữa lớn TSCĐ HH mang tính nâng cấp, cải tạo tài sản khi bị hư hỏng
nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động
của tài sản. Thời gian sửa chữa thường dài, chi phí phát sinh nhiều do vậy DN
thường tiến hành lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình.
Sơ đồ Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ
TK 111,152,334,154… TK 627, 641, 642
TK 142
TK 133
Chi phí sửa
chữa phát
sinh
(a) Nếu
chi phí
nhỏ
(b) Nếu
chi phí
lớn
Thuế
VAT
Định kỳ
phân bổ
TK 111,152,153,331… TK 2413 TK 142, 242 TK 627,641,642
1b CP SCL
phát sinh
TK133
Thuế VAT
2a K/C
CPSCL
2b Định
kỳ phân
bổ
Tk 335
1c K/c chi
phí sửa
chữa lớn
1a Trích trước
chi phí SCL
1d Số phát sinh
lớn hơn số trích
trước
1d’ Số phát sinh
nhỏ hơn số trích
trước
TK 211, 213
Nếu ghi tăng
nguyên giá TSCĐ
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng46
a.2 Kế toán TSCĐ thuê họat động
 Kế toán tại bên đi thuê:
Sơ đồ 1.12 Hạch toán kế toán TSCĐ HH tại bên đi thuê hoạt động
*Tại bên cho thuê hoạt động TSCĐ HH
Sơ đồ Hạch toán kế toán các chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê
TK 111,112… TK 627,641,642
TK 001
TK 133
TK 142,242
1aTiền thuê trả trước
cho nhiều kỳ
Khi nhận TS thuê Khi trả lại TS thuê
TK 133
1bHàng kỳ phân
bổ vào CP
Tiền thuê trả
hàng kỳ
2aTổng Tiền thuê
trả theo định kỳ
VAT
VAT
TK 111,112… TK 142, 242 TK 627
TK 133
Tk 2141
Chi phí trực tiếp ban đầu liên
quan tới cho thuê hoạt động
(phát sinh lớn phải phân bổ
Định kỳ phân
bổ vào chi phí
Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan tới cho thuê hoạt
động (nếu phát sinh nhỏ, tính hết vào chi phí SXKD)
Định kỳ trích khầu hao TSCĐ cho thuê hoạt động
Thuế
VAT
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng47
 Tiền thu về từ hoạt động cho thuê có thể thu ngay 1 lần hoặc thu định kỳ
Sơ đồ Hạch toán doanh thu của hoạt động cho thuê TSCĐ nếu thu ngay tiền cho
thuê
Trường hợp tiền thuê được thu theo định kỳ: thì hàng kỳ khi thu tiền kế toán
phản ánh khoản tiền thuê nhận được như khoản doanh thu bán hàng như sau:
Nợ TK liên quan (111,112,131…)
Có TK 511: Doanh thu cung cấp hàng hóa ,dịch vụ
Có TK 33311 : thuế VAT phải nộp
Tổng
tiền trả
lại
TK 511 TK 3387 TK 111,112
TK 33311
(2) Tính, K/c
doanh thu từng kỳ
(1) Khi
nhận
tiền
Tổng tiền
nhận trước
Doanh thu
nhận trước
chưa có
VAT
Thuế
VAT
Khi trả lại tiền cho bên thuê vì hợp đồng cho thuê TSCĐ không
được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã
thu tiền trước
Thuế VAT trả lại
Doanh thu trả
lại chưa VAT
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng48
Sơ đồ Hạch toán kế toán trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu:
Sơ đồ Hạch toán Kế toán trường hợp kiểm kê phát hiện thừa
1. Kế toán nghiệp vụ đánh giá lại TSCĐ
Trong quá trình sử dụng do tác động của nhiều nguyên nhận như: lạm phát, tiến
bộ khoa học kỹ thuật làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ HH không phản
ánh đúng giá trị thị trường của nó. Xuất phát từ yêu cầu quản lý và bảo toàn vốn DN phải
đánh giá lại TSCĐ HH theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lại.
Sơ đồ Hạch toán kế toán đánh giá lại TSCĐ
TK 211
TK 1381
TK 214
Giá trị còn
lại của
TSCĐ
Cho vào chi
phí khác
Có quyết
định xử lý
TK 811
TK 1388
Hao mòn
TSCĐ
Phần bắt bồi
thường
TK 211 TK 3381
TK 214
TK 627,641,642
(1) Kiểm kế
phát hiện thừa
(2) khi có quyết
định xử lý
(3) Trích khấu
hao bổ sung
Nếu TSCĐ
dùng cho
SXKD
TK 3388,711,411,466, 3533
TK 3533,466
Nếu TSCĐ
dùng cho hđ
sự nghiệp,
phúc lợi
TK 412 TK 211
TK 214
TK 412
(a1) Điều chỉnh
tăng nguyên giá do
đánh giá lại
(a2) Điều chỉnh
tăng hao mòn
TSCĐ
(b2) Điều chỉnh giảm
hao mòn TSCĐ
(b1) Điều chỉnh
giảm nguyên giá do
đánh giá lại
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng49
b.Sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ
b.1. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ ở DN
Tùy thuộc vào hình thức sổ kế toán DN áp dụng mà kế toán TSCĐ sử dụng các
sổ kế toan phù hợp. Các hình thức kế toán thường được áp dụng tại DN hiện nay và
tương ứng các sổ sách kế toán được sử dụng là:
*Hình thức nhật ký chung:
Tronghìnhthứckếnày kếtoánTSCĐ củaDN sửdụngcácsổsáchnhư:
Sổ nhật ký chung
Sổ cái các tài khoản: TK211,TK241, TK214...
Sổ chi tiết các tài khoản trên.
Sổ TSCĐ , thẻ TSCĐ
*Hình thức chứng từ ghi sổ :
Đối với hình thức này kế toán sử dụng một số sổ sách kế toán là:
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
*Hình thức nhật ký chứng từ:
Các sổ kế toán được sử dụng là:
Nhật ký chứng từ số 4 , Nhật ký chứng từ số 5 , Nhật ký chứng từ số 7
,Nhật ký chứng từ số 9
Bảng kê số 5 , Bảng kê số 6
Sổ TSCĐ , thẻ TSCĐ
Sổ theo dõi công cụm dụng cụ tại nơi sử dụng,
Sổ chi tiết các tài khoản.
* Báo cáo kế toán
Kế toán TSCĐ sử dụng các báo cáo kế toán sau:
 Báo cáo kế toán tài chính, bản cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài
chính
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng50
 Báo cáo kế toán quản trị: báo cáo tình hình tài sản kèm theo bảng kê tài
sản, báo cáo quyết định đầu tư TSCĐ. Các loại báo cáo khác tùy theo yêu cầu quản
lý tại DN.
3.Phương pháp kế toán:
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư phát triển giáo
dục em đã sưu tầm và tập hợp được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12
năm 2014 như sau:
Đầu tháng 12 năm 2010 tại công ty có số dư đầu tháng như sau:
Tk 111: 53.468.500đ Tk 211: 12.899.300.000đ
Tk 112: 1.247.630.000đ Tk 214: 5.463.251.870đ
Tk 131: 120.750.600đ Tk 331: 155.000.500đ
(Công ty TNHH Hoa Mai 374: 95.000.000đ) Tk 333: 13.456.720
(Công ty TNHH Phú Quốc: 25.750.600đ)
Nghiệp vụ 1: Biên bản giao nhận tủ lạnh ngày 08/12. Tổng giá quyết toán
được duyệt la 27.000.000đ. Dự tính khu nhà xe sử dụng trong vòng 10 năm
Nghiệp vụ 2: Biên bản giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày 09/12.
Bộ phận XDCB bàn giao máy phát điện xung quanh công ty. Tổng giá quyết toán
công trình được duyệt 542.155.000đ. Dự toán sử dụng trong vòng 10 năm.
Nghiệp vụ 3: Hóa đơn GTGT số 0054320 ngày 11/12, hợp đồng kinh tế số
141 của doanh nghiệp cơ khí đúc Phú Yên- Quốc Oai – HN bán cho công ty 5 xe
máy. Đơn giá 50.476.000đ/chiếc, tổng giá thanh toán 54.999.000đ trong đó thuế
GTGT 5%. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản.
Nghiệp vụ 4: Hóa đơn GTGT số 0002486 ngày 12/12 mua một bộ máy tính
dùng cho quản lý văn phòng của công ty Trần Anh. Tổng giá thanh toán
32.595.000đ trong đó thuế GTGT 10% . Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt theo
phiếu chi số 205 cùng ngày. Dự kiến bộ máy sử dụng trong vòng 5 năm
Nghiệp vụ 5: Phiếu thu 266 ngày 16/12 công ty thanh lý 7 xe kéo. Nguyên giá
72.064.460đ công ty đã tính đủ khấu hao, xe đã hết thời hạn sử dụng . Thanh lý thu
được số tiền 2.450.000đ.
Nghiệp vụ 6: Hóa đơn GTGT 007384 ngày 17/12 công ty mua thêm một máy
in của công ty Mạnh Điệp. Tổng giá thanh toán 6.491.100đ trong đó thuế GTGT
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng51
10% là 590.000đ, công ty chưa thanh toán, dự kiến tài sản sử dụng trong vòng 5
năm.
Nghiệp vụ 7: Hóa đơn GTGT số 0004687 ngày 18/12 công ty mua một máy ủi
mã hiệu DT 75 của công ty TNHH Phương Nam. Tổng giá thanh toán 170.016.000đ
trong đó thuế GTGT 10% là 15.456.000đ, công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản,
tỷ lệ khấu hao được trích 20%.
Nghiệp vụ 8: Hóa đơn GTGT 0065927 ngày 20/12 công ty tiến hành mua sắm
và đem vào sử dụng một máy phát điện ở văn phòng công ty. Tổng giá thanh toán
236.250.000đ trong đó thuế 5% là 11.812.500đ công ty đã thanh toán bằng chuyển
khoản. Chi phí phát sinh 6.000.000đ đã thanh toán bằng phiếu chi số 206, tỷ lệ khấu
hao 15%.
Nghiệp vụ 9: Phiếu thu 267 ngày 24/12 công ty thanh lý 10 máy tính với
nguyên giá 50.131.609đ, đã khấu hao hết với tỷ lệ 10%. Công ty thu được
12.000.000đ trên cơ sở biên bản thanh lý.
Nghiệp vụ 10: Hóa đơn GTGT số 0084672 ngày 25/12 công ty tiến hành mua
ông đồng . Tổng giá thanh toán 53.480.000đ đã gồm cả thuế GTGT 10%, tỷ lệ khấu
hao 10%.
Nghiệp vụ 11: Phiếu chi số 207 ngày 27/12, công ty thanh toán tiền nợ cho
công ty Mạnh điệp ngày 17/12.
Căn cứ vào nhu cầu Hóa đơn GTGT, 2 bên tiến hành lập BB giao nhận
TSCĐ.
Nhìn chung thì DN có nhiều tài sản cố định và biến động nhiều. Trong qua
trình hoạt động của DN với đội ngũ cán bộ, công nhân viên kỹ thuật có tay nghề
nhiệt tình với công viậc luôn luôn theo dõi, kiểm tra mọi qua trình xảy ra của TSCĐ.
Vì thế mà mà công tác sữa chữa TSCĐ được tiến hành thường xuyên, liên tục. Và
đây là phương pháp đơn giản được DN áp dụng trong kinh doanh nhằm đảm bảo
cho qua trình hoạt động được diễn ra thường xuyên, liên tục.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng52
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ
3.1. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ:
Trong quá trình kinh tế thị trường ngày càng phát triển sự cạnh tranh gay gắt
giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Kế toán là một công cụ nhạy bén
được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh . Vì vậy việc tổ chức công tác
kế toán là một yêu cầu cấp bách và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là
công tác kế toán TSCĐ cần phải hoàn thiện hơn nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao trong công tác hạch toán.
Em có một vài nhận xét sau:
Ưu điểm của công ty:
- Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn em
đã được tiếp cận với bộ máy kế toán của công ty. Tuy công ty vừa mới được thành
lập và đi vào hoạt động nhưng với đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý của công ty
là những người có năng lực, kinh nghiệm và trình độ cao. Họ luôn biết hợp lý hóa
kinh doanh để đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng, uy tín kinh doanh.
- Về công tác kế toán, công ty đã áp dụng tốt mọi chế độ kế toán của Bộ tài
chính vào công tác hạch toán giúp công ty quản lý tình hình tài chính và sử dụng
nguồn vốn đúng mục đích, đúng chính sách và đạt hiệu quả cao. Bộ máy kế toán của
công tyđược tổ chức chuyên sâu, mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm một phần cụ thể
nên phát huy được tính chủ động và sự thành thạo trong công việc. Trong công tác kế
toán TSCĐ.
- Kế toán TSCĐ đã tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách cập
nhật, chính xác, kịp thời và đầy đử tìn hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm
trênhệ thống sổ sách của công ty: Sổ đăng ký chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết.
- Với quy mô TSCĐ của công ty khá lớn nhưng việc quản lý và sử dụng khá
chặt chẽ và khoa học, điều này chứng tỏ cán bộ công ty nói chung và cán bộ phòng
kế toán nói riêng hết sức có trách nhiệm cũng như tinh thần tự giác cao, kế toán nắm
chắc TSCĐ hiện có của công ty cũng như nơi sử dụng và bộ phận quản lý.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng53
- Kế toán thường xuyên nắm vững và vận dụng những thông tư, những quyết
định mới của bộ tài chính trong công tác hạch toán kế toán TSCĐ để có những thay
đổi cho phù hợp.
- Kế toán TSCĐ đã sử dụng 3 phân cách phân lạoi TSCĐ nêu trên là phù hợp
với yêu cầu quản lý kinh tế của công ty. Mỗi cách phân loại đều thỏa mãn những yêu
cầu nhất định của công tác kế toán TSCĐ. Chẳng hạn, phân loại TSCĐ theo nguồn
hình thành sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng đạt hiệu quả cao. Những TSCĐ được
hình thành từ những nguồn khác nhau có cách sử dụng và trích khấu hao khác nhau.
Đối với TSCĐ mua bằng nguồn vốn văy thì đưa vào sử dụng ngay, vì tỷ lệ khấu hao
phải lớn ơn hoặc bằng tỷ lệ lãi xuất đi vay, vì có như vậy mới bù đắp đơcj chi phí bỏ
ra. Hay cách phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch
toán chi tiết TSCĐ theo từng loại hóm TSCĐ, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương
pháp đầu tư trang thiết bị TSCĐ cho công ty phù hợp và hiệu quả nhất.
- Kế toán chi tiết TSCĐ mở sổ TSCĐ đã theo dõi chi tiết từng TSCĐ theo các
chi tiế như trên mã ký hiệu TSCĐ, số lượng từng loại, thời gian đưa vào sử dụng,
nguyên giá, số khấu hao đã trích và tính toán giá trị còn lại của TSCĐ hiện có trong
công ty. Đồng thời còn theo dõi cả những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp
tục sử dụng. Vì thế, kế toán có thể nắm vững trạng thái kỹ thuật, thời gian sử dụng
TSCĐ thông qua trích khấu hao, từ đó tham mưu với nhà quản trị về các quyết định
như nhà đầu tư, mua sắm mới TSCĐ hay nhượng bán, thanh lý những TSCĐ không
còn hiệu quả hoặc không còn sử dụng được nữa.
- Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được lập đầy
đủ, Nợ TK theo đúng trình tự và các chứng từ đều hợp lệ đứng quy định của bộ tài
chính
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng54
3.2. Những hạn chế cần khắc phục:
Mặc dù công tác hạch toán TSCĐ của công ty đã và đang không ngừng được
củng cố, song không phải không có những mặt tồn tại.
Thứ nhất: Tại công ty, việc ghi chép kế toán theo phương pháp thủ công là
chính, chưa có sự mạnh trong việc áp dụng các thành tựu KH-KT vào công tác kế
toán. Do đó, có những hạn chế nhất định trong công việc tính toán các chỉ tiêu, việc
thu thập, xử lý và cung cấp thông tin chưa nhanh chóng kịp thời, dẫn tới hiệu quả
công tác
Thứ hai: Công ty tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính, đó là phương
pháp đơn giản, dễ tính toán, mức độ hao mòn của cúng được tính đều vào các tháng
trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ. Việc tính khấu hao theo cách sẽ làm chậm
thời gian thu hồi vốn, chi phí khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ không đều
nhau. Hơn nữa năng lực sản xuất của TSCĐ ở mỗi thời điểm lại khác nhau, lúc
TSCĐ còn mới, năng lực sản xuất rất tốt, tạo ra nhiều sản phẩm, khi TS trở nên cũ,
lạc hậu, năng lực sản xuất kém, tạo ra ít sản phẩm, nếu áp dụng phương phát khấu
hao như hiện nay là chưa hợp lý do mức trích khấu hao lúc TSCĐ còn mới cũng
bằng mức tính khấu hao lúc TSCĐ cũ nát, lạc hậu. Để giảm bớt mức độ hao mòn vô
hình của TSCĐ thì phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính khấu hao cho những
TSCĐ giữ nguyên được hiện trạng từ năm này qua năm khác, hoặc chỉ tính chi
những TSCĐ tham gia gián tiếp,…còn đối với những tài sản cơ bản tham gia trực
tiếp vào việc tạo ra sản phẩm như: Máy móc, thiết bị ta có thể áp dụng các phương
pháp khấu hao khác.
Thứ ba: Hiện nay công ty không có TSCĐ đã thuê và cho thuê. Đây là một hoạt
động tuy mới xong lại tỏ ra rất có hiệu quả đối với việc đầu tư tài sản của các doanh
nghiệp. Trong thời đại KH-KT phát triển không ngừng, đặt các doanh nghiệp đứng
trước thực tế đáng buồn là TSCĐ quá lạc hậu, cần đổi mới. Tuy nhiên vấn đề khó
khăn nhất hiện nay là thiếu vốn đầu tư, Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn
cũng không đứng ngoài thực trạng này. Do vậy rất có thể quan tâm đến vấn đề thuê
TSCĐ là một trong những biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn hiện nay.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế
Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng55
Thứ tư: TSCĐ hiện tại của công ty chỉ có TSCĐ hữu hình. Đến nay công ty vẫn
chưa xác định được TSCĐ vô hình của mình. Trên thực tế, công ty đã tích lũy được
nhiều loại TCSĐ vô hình như: Kinh nghiệm trong sản xuất, uy tín trên thị trường,đội
ngũ công nhân viên lành nghề, vị trí kinh doanh thuận lợi,… Việc không xác định
TSCĐ vô hình đã dẫn tới sự sai lệch trong các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình
hoạt động và hiệu quả sử dụng TSĐ của công ty. Do không xác định được TSCĐ vô
hình nên công ty cũng không có định hướng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát
triển các loại TSCĐ vô hình rất có giá này
Thứ năm: Hiện nay công tác kế toán chưa áp dụng phần mền kế toán vào công
tác kế toán.
3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ:
Thứ nhất: Ứng dụng học vào công tác kế toán:
Ngày nay việc ứng dụng các thành tựu của tin học vào công tác quản lý SXKD
ngày càng trở nên phổ biến vì những tính năng ưu việt của nó như: Độ nhanh, kế quả
chính xác cao, khối lượng tính toán lớn, bộ nhớ phong phú có thể trao đổi với ngoại
vi (in kết quả ra màn hình, ra giấy hoặc lưu trữ trên đĩa từ…). Đặc biệt, đối với công
tác kế toán máy vi tính là công cụ quản lý hữu hiệu. Máy vi tính tự động hóa cho
phép thu thập xử lý lưu trữ và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác,
giảm đáng kể khối lượng sổ sách lưu trữ so với kế toán thủ công. Đồng thời cho phép
nối mạng để trở thành hẹ thống trao đổi cung cấp và xử lý thông tin. Ứng dụng tin
học vào công tác kế toán vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình mà không gây lãng phí
lao động do công việc không gây chồng chéo, trùng lặp, phục vụ đắc lực cho công
tác quản lý doanh nghiệp.
Thứ hai: Về việc áp dụng phương pháp tính khấu hao:
Hiện nay, Bộ tài chính đã cho phép các doanh nghiệp có thể áp dụng việc khấu
hao nhanh TSCĐ với điều kiện phù hợp với doanh thu đạt được. Do vậy công ty có
thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm giúp cho công ty thu hồi nhanh, từ
đó có điều kiện đổi mới TSCĐ.
Thứ ba: Cần sử lý nhanh những TSCĐ không cần dùng, TSCĐ đã hết thời gian
hoặc hư hỏng tránh lãng phí nguồn vốn, chủ động đưa thêm vốn vào luân chuyển
Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY
Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhCông ty kế toán hà nội
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
Hoạt động quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại cô...
Hoạt động quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại cô...Hoạt động quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại cô...
Hoạt động quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹChuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹNgốc Nghếch
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuÁc Quỷ Lộng Hành
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngNhu Quynh
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19Hoài Molly
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016tuan nguyen
 
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
đề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụđề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụDịch vụ làm báo cáo tài chính
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Hoạt động quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại cô...
Hoạt động quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại cô...Hoạt động quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại cô...
Hoạt động quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại cô...
 
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹChuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
bao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thaobao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thao
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
 
Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty, 9 Điểm, HAY!
Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty, 9 Điểm, HAY!Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty, 9 Điểm, HAY!
Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty, 9 Điểm, HAY!
 
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinhBao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
 
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựngBáo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
 
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOTCông tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
 
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
 
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
đề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụđề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp ...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 

Similar to Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY

Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...Dương Hà
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhatBai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhatShenlong Huynh
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thanh Bình - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thanh Bình - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thanh Bình - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thanh Bình - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY (20)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điệnĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
 
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao MaiĐề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt NamĐề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAOChuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở công ty xây dựng Thủ Đô, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở công ty xây dựng Thủ Đô, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở công ty xây dựng Thủ Đô, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở công ty xây dựng Thủ Đô, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Bai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhatBai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhat
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khíĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
 
Kt 110
Kt 110Kt 110
Kt 110
 
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt PhươngLuận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAYĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thanh Bình - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thanh Bình - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thanh Bình - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thanh Bình - Gửi miễ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY

  • 1. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng1 MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................3 LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................4 CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH....6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKH:............6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: ..........................6 1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD:......................................7 1.1.3. Nguyên tắc quản lý kế toán TSCĐ trong DN..................................8 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:..............................................................8 1.2. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ:........9 1.2.1.Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu:.................................................9 1.2.2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ:........................................................ 11 1.2.3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá: ........... 13 1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:.................................................................. 13 1.4.Phương pháp hạch toán TSCĐ ........................................................... 14 1.4.1.Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ:................... 14 1.4.2. Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng:................................................ 15 1.4.3. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ:............................................... 15 1.5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ:.................................................. 21 Sơ đồ hạch toán tài sản thuê tài chính:......................................................... 23 1.6. Kế toán khấu hao TSCĐ :.................................................................. 23 1.7. Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:................................ 24 1.8. Kế toán sữa chữa TSCĐ:................................................................... 26 CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI DOANH NGHIỆP .................................................................................................... 28 2.1.Tổ chức công tác kế toán tại công ty. .................................................. 28 1.Giới thiệu chung về công ty. .............................................................. 28 2 Công tác bộ máy kế toán của công ty: ............................................... 38
  • 2. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng2 3 Hình thức kế toán sử dụng tại công ty: ............................................... 39 2.2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ:................................................... 41 1. Tình hình đầu tư về TSCĐ tại đơn vị: ............................................. 41 2.Tài khoản và sổ sách sử dụng............................................................. 43 3.Phương pháp kế toán:........................................................................ 50 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ.................................................. 52 3.1. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ: ................................................. 52 3.2. Những hạn chế cần khắc phục:......................................................... 54 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ:......... 55 KẾT LUẬN: .............................................................................................. 56
  • 3. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT stt Từ viết tắt Ý nghĩa 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 TSCĐ Tài sản cố định 3 KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định 4 HMLK Hao mòn lũy kế 5 GTCL Gía trị còn lại 6 TL,NB Thanh lý nhượng bán 7 CCDC Công cụ ,dụng cụ
  • 4. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng4 LỜI MỞ ĐẦU Trong tình hình kinh tế canh tranh , các doanh nghiệp ở hầu hết các ngành nghề gặp không ít khó khăn trong việc năng lực canh tranh bằng huy động, tận dụng tối đa sức mạnh nội lực bên trong mỗi doanh nghiệp. Một trong những yếu tố đóng vai trò cốt lõi tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp, cải thiện năng lực sản xuất; yếu tố góp phần giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhưng đồng thời tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa đó là yếu tố tư liệu sản xuất của doanh nghiệp cụ thể hơn đó là những tư liệu lao động hữu hình hay là Tài sản cố định hữu hình - yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệpnào dù quy mô lớn hay nhỏ. Tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh , góp phần giúp cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, yếu tố để doanh nghiệp xem xét đưa ra quyết định mở rộng sản xuất vì vậy công tác kế toán TSCĐ là một phần quan trọng trong hạch toán kế toán nói chung. Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quôc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của DN. Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo em mạnh dạn đi nghiên cứu chuyên đề 6 ‘‘Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp”. Với mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng, công ty đã tiếp cận một cách có chọn lọc nguyên vật liệu đầu vào, các chế độ do Nhà Nước ban hành. Bản báo cáo
  • 5. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng5 này bao quát một cách có hệ thống tổng quan về công ty, đến thực trạng quản lý ‘‘tổ chức công tác kế toán TSCĐ’’ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty. Báo cáo gồm 3 chương: Chương I: Các vấn đề chung về kế toán TSCĐ Chương II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty Chương III: Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại công ty Sau thời gian thực tập công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn với thời gian thực tế còn ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp của Ban Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ: Nguyễn Thị Bích Phượng Em xin chân thành cảm ơn!
  • 6. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng6 CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKH: 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: a. Khái niệm: TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ( theo chuẩn mực kế toán Việt Nam) TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu, tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với các khoản lợi nhuận từ đầu tư đó. b Đặc điểm: TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư và mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau: - TSCĐ là một trong ba yếu tố khong thể thiếu của nền kinh tế của một quốc gia nói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng. - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Giá trị của TSCĐ. - Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tích lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản - TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch chuyển dần
  • 7. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng7 dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. c . Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: a) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Nguyên giá trên 1.000.000đ - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành b) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: - Tính có thể xác định được: Tức tài sản cố định vô hình phải được xác định một cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, bán một cách độc lập - Khả năng kiểm soát : Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tài sản, kiểm soát lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản - Lợi ích kinh tế tương lai: Doanh nghiệp phải thu được lợi ích từ tài sản đó trong tương lai - Tiêu chuẩn giá trị, thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình cũng giống tài sản cố định hữu hình 1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD: TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoaatj động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN. Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ DN phải tìm cho được lời giả thỏa đáng nhất. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó lựa chon quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới TSCĐ trong DN để theo kịp sự phát triển của xã hội là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh tranh
  • 8. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng8 chiếm lĩnh thị trường. Như vậy TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của DN. TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào SXKD, xuất phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng nhiều và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và sử dụng TSCĐ trong nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiện trạng của TSCĐ. Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ 1.1.3. Nguyên tắc quản lý kế toán TSCĐ trong DN - Mọi TSCĐ HH đều phải được lập hồ sơ theo dõi bao gồm các chứng từ: biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hóa đơn GTGT và các chứng từ có liên quan khác - TSCĐ HH phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán, - Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ HH, mọi trường hợp thừa thiếu TSCĐ HH đều phải lập biên bản tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ: Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐ không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị
  • 9. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng9 TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, chính xác kịp thời về số lượng, hiệ trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc,mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. (2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD. (3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ (4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN (5) -Thực hiện quản lý với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. (6) - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc bảo quản và sử dụng TSCĐ HH ở DN. 1.2. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ: 1.2.1.Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu: Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân chia TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ. Đối với DNSX, việc phân loại đúng đắn TSCĐ là cơ sở để thực hiện chính xác công tác kế toán, thốn kê, lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí vai trò của từng TSCĐ hiện có trong DN. Từ đó có kế hoạch chính xác trong việc trang bị, đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển ản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại: - Đối với TSCĐ hữu hình gồm:
  • 10. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng10 + Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, bể chứa, chuồng trại chăn nuôi… + Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và các loại máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD. + Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền,… dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,… thuộc tài sản của DN. + Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý tài chính,… + Cây lâu năm, gia súc cơ bản. + TSCĐ khác. - Đối với TSCĐ vô hình gồm: + Quyền sử dụng đất. + Bằng phát minh sáng chế. + nhóm vật liệu hàng hóa. + Phần mềm máy vi tính. - Đối với TSCĐ vo hình gồm: + Quyền sử dụng đất. + Bằng phát minh sáng chế. + Nhãn hiệu hàng hóa. + Phần mềm máy vi tính. + Giấy phép, quyền phát hành. + TSCĐ vô hình khác. Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể, cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại TSCĐ b. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. - TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của DN, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc do nguồn vốn liên doanh.
  • 11. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng11 - TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ mà Dn thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ). c. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm: - TSCĐ mua sắm, xâu dựng bằng nguồn nhà nước cấp. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay. d. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng. Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những TSCĐ mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - TSCĐ sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp. - TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lợi công cộng như: nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ. - TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công nghệ. 1.2.2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
  • 12. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng12 a. Nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lí mà DN chi ra để có và đưa vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng nguồn hình thành: a) Đối với TSCĐHH mua sắm trực tiếp: NGTSCĐ = Giá mua - Các khoản + Các khoản thuế + Chi phí (hóa đơn) giảm trừ (trừ thuế được liên quan hoàn lại) - Đối với TSCĐHH mua trả chậm: NGTSCĐ = Tổng số tiền phải trả ngay tại thời điểm mua (giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua) - Đối với TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi TSCĐ lấy TSCĐ: NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc TSCĐ nhận về lợi ích thu được - Đối với TSCĐHH mua nhập khẩu: NGTSCĐ = Giá mua + Thuế + Chi phí - Các khoản (hóa đơn) nhập khẩu liên quan giảm trừ - Đối với TSCĐ biếu tặng hoặc cấp phát: NGTSCĐ = Giá trị hợp lý + Chi phí trực tiếp (giá trị danh nghĩa) liên quan khác b) Đối với TSCĐHH do tự chế hoặc do xây dựng cơ bản: - Nếu TSCĐ do tự chế: NGTSCĐ = Giá thành sản xuất thực tế + chi phí trực tiếp khác - Nếu TSCĐ do XDCB: NGTSCĐ = Giá trị công trình + Chi phí liên quan được quyết toán trực tiếp c) Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc góp vốn cổ phẩn: NGTSCĐ = Giá thỏa thuận giữa các + Chi phí trực bên góp vốn tiếp khác b. Nguyên giá TSCĐ vô hình: - Đối với TSCĐ vô hình mua riêng biệt: NGTSCĐ = Giá mua – Các khoản + Thuế + Chi phí (hóa đơn) giảm trừ (nếu có) liên quan
  • 13. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng13 - Đối với TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi: NGTSCĐ = Giá mua hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc lợi TSCĐ nhận về ích thu được - Đối với TSCĐ hình thành từ việc thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn: NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của các loại + Các chi phí chứng từ về quyền sở hữu vốn trực tiếp khác - Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc quyền sử dụng nhận góp vốn. - Đối với TSCĐ vô hình hình thành trong nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ chi phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng . 1.2.3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá: - Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu công với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động tài chính. - Giá trị hiên tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay hoặc bên thuê Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tính vào nguyên giá của thuê như chi phí đàm phán, ký hợp đồng….. 1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ: Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐ không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ,
  • 14. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng14 chính xác kịp thời về số lượng, hiệ trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc,mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. (2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD. (3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ (4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN (7) -Thực hiện quản lý với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. (8) - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc bảo quản và sử dụng TSCĐ HH ở DN. 1.4.Phương pháp hạch toán TSCĐ 1.4.1.Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ: a. Thủ tục tăng TSCĐ : - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu - Tăng do mua sắm bằng phúc lợi - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay - Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp - Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao - Tăng do tự chế - Tăng do tài trợ, biếu tặng - Tăng do nhận vốn góp liên doanh - Tăng do chuyển từ đơn vị khác đến - Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh - Tăng do kiểm kê phát hiện thừa - Tăng do đánh giá tăng TSCĐ
  • 15. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng15 b. Thủ tục giảm TSCĐ: - Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ: + Phản ánh giá trị của tài sản thanh lý + Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý + Chi phí thanh lý + Kết chuyển thu nhập khác + Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh - Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ: - Giảm do liên doanh liên kết - Giảm do thiếu khi kiểm kê - Giảm do trả vốn góp 1.4.2. Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng: - Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ) - Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH) - Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 03- TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ( Mẫu số 05- TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ TSCĐ - Thẻ TSCĐ( Mẫu số 02- TSCĐ) - BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 04- TSCĐ) - Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái - Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế… - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan 1.4.3. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ: Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm: - Đánh giá (ghi số liệu) TSCĐ. - Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. a. Đánh số TSCĐ: Đánh số TSCĐ là quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo những nguyên tắc nhất định. Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay lưu trữ đều phải có số hiệu
  • 16. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng16 riêng và không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại đơn vị. Số hiệu của những TSCĐ đã thanh lý hoặc nhượng bán không sử dụng lại cho những tài sản mới tiếp nhận. Số hiệu TSCĐ là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối tượng TSCĐ và đối tượng TSCĐ trong nhóm. Nhờ đánh số TSCĐ mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc theo dõi và quản lý, tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường và ràng buộc được trách nhiệm vật chất của các bộ phận cá nhân trong khi bảo quản và sử dụng TSCĐ b. Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán và các đơn vị, bộ phận bảo quản, sử dụng: b.1 Xác định đối tượng ghi TSCĐ: TSCĐ của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý đơn chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán ghi sổ phải theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Đối tượng ghi TSCĐ là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng kềm theo. Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định. Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn liền với một nội dung chi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng biệt, có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản đó. Để tiện cho việc theo dõi và quản lý phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có ký hiệu riêng. Việc đánh số TSCĐ là do doanh nghiệp quy định tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó nhưng phải đảm bảo tính thuận lợi trong công việc nhận biết TSCĐ theo nhóm, theo loại và tuyệt đối không trùng lặp.
  • 17. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng17 b.2 Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ: Kế toán chi tiết TSCĐ gồm: Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ ở doanh nghiệp; Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán ở các đơn vị sử dụng TSCĐ. Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp và là căn cứ kế toán để kế toán ghi sổ. TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau. Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phải phán ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo dõi từng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo dõi từng đối tượng ghi TSCĐ theo các chỉ tiêu như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời theo dõi về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất , số hiệu ….  Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản: Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quản sử dụng TSCĐ. Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng…) sử dụng sổ ‘‘TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạn vi bộ phận quản lý.  Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán: Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ và sổ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ. Thẻ chi tiết TSCĐ được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Ở phòng kế toán, kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện ở thẻ TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ/BB) và sổ TSCĐ Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế thành các phần để phán ánh các chỉ tiêu chungvề TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn. Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ. Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCđ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ. Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn TSCĐ
  • 18. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng18 của toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng một loại sổ hoặc một số trang Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan.
  • 19. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng19 Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ: Bộ phận liên quan Bộ phận dự án Bộ phận kế toán Bộ phận sử dụng Kế toán TSCĐ Kế toán nguồn vốn Kế toán trưởng (1) ( 1 ) ( 2 ) (11) (5) (10) (3) (6) (7) (9) (4) (8) Giải thích sơ đồ: (1) Căn cứ chứng từ liên quan lập biên bản giao nhận TSCĐ (2,3) Các bộ phận nhận và ký vào biên bản giao nhận -Mua sắm -Hóa đơn -Hồ sơ kỹ thuật -Chứng từ BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) -Đầu tư XDCB -Quyết toán -Chứng từ khác - Nhận vốn góp LD, LK - Giao nhận TSCĐ - Hợp đồng LD, LK BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) Ghi sổ TSC Đ BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) Ghi sổ nguồn Lưu chứng từ
  • 20. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng20 (4,5) Các bộ phận liên quan giữ lại biên bản giao nhận (6) Kế toán TSCĐ ghi sổ (7,8) Kế toán nguồn vốn nhận chứng từ, ghi sổ (9,10) Các bộ phận kế toán tiến hành ghi sổ (11) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ: Bộ phận liên quan Bộ phận kế toán Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng, thủ trưởng (1) (4) (5) (2) (3) BB thanh lý,liên doanh, BB kiểm kê, đánh giá(ký) Hợp đồng liên doanh BB kiểm kê, BB đánh giá TSCĐ (ký) BB thanh lý TSCĐ BB thanh lý,liên doanh, BB kiểm kê, đánh giá (ký) BB thanh lý,liên doanh, BB kiểm kê, đánh giá (ký) Ghi Sổ kế toán Lưu chứng từGhi Sổ kế toán
  • 21. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng21 Giải thích sơ đồ: (1) Bộ phận liên quan lập chứng từ về giảm TSCĐ (2) Chứng từ chuyển cho kế toán trưởng, thủ trưởng ký duyệt (3) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán TSCĐ ghi sổ (4) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán ghi sổ (5) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ 1.5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ: - TK 211: TSCĐ hữu hình để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá. Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ - Điều chỉnh tăng nguyên TSCĐ. Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ. - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ. Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị - TK 213: TSCĐ vô hình phản ánh số hiện có và tình trạng tăng, giảm TSCĐ vô hình theo nguyên giá. Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng. Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm. Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở DN - TK 212: Kết cấu TK 212 Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại và chuyển thành TSCĐ tự có của DN. Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có.
  • 22. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng22 Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định: TK 111, 112, 331 TK 211 Giá mua và tổn phí của TSCĐ không qua lắp dặt TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) TK 241 TK152, 334, 338 Chi phí xd, lắp TSCĐ hình thành qua xd, đặt triển, khai lắp đặt triển khai TK 711 Nhận quà biếu, tặng, viên trợ không Hoàn lại bằng TSCĐ TK 3381 Tài sản thừa không rõ nguyên nhân
  • 23. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng23 Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định: TK 211 TK 811 Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý TK 214 TK 627, 642 Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ TK 411 NG Trả vốn góp liên doanh TK 138 TSCĐ thiếu Sơ đồ hạch toán tài sản thuê tài chính: TK 342 TK 212 TK 211, 213 TK 627, 641, 642 NG TSCĐ Chuyển thành TSCĐ Thuê TC tự có TK 2141 TK 2141 Chuyển khấu hao Tính khấu hao Trả lại TSCĐ cho bên Cho thuê TK 1421 Lãi thuê Phân bổ dần lãi phải trả về thuê phải trả TSCĐ 1.6. Kế toán khấu hao TSCĐ : Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn của TSCĐ. Trích khấu hoa TSCDD là việc trích chuyển giá trị hao mòn TSCĐ vào chi phí kinh doanh, đồn thời hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản để tái sản xuất TSCĐ khi TSCĐ bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất.
  • 24. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng24 Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ hiện hành: Hiện nay công ty đang áp dụng các văn bản về chế độ tính khấu hao theo thông tư 33/2005/TT- BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài Chính quy định ‘‘Mọi tài sản cố định hiện có của công ty gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý …đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng trong kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa dùng, không dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác”. Công ty đang sử dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp ‘‘Khấu hao đường thẳng’’. Đây là một phương pháp khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng. Mức khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đương thẳng được xác định theo công thức sau: Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Phải trích trong = trích từ tháng + tăng trong - giảm trong Tháng trước tháng tháng Trong đó: Mức khấu hao tăng = Mức khấu hao tháng * Số ngày còn lại Giảm trong tháng 30 ngày của tháng Mức khấu hao bình = Giá trị phải khấu hao(NG) * 12 tháng Quân tháng Số năm sử dụng 1.7. Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao có mẫu sẵn trong đó thể hiện đựợc nguyên giá, tỷ lệ khấu hao số khấu hao. Nơi sử dụng là toàn doanh nghiệp gồm bộ phận sản xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Các chỉ tiêu số khấu hao đã trích tháng trước là số đã cho, số khấu hao tăng trong tháng thì căc cứ vào các nghiệp vụ tăng TSCĐ ở bộ phận nào để tính khấu hao cho bộ phân đó. Tương tự số khấu hao giảm dựa vào các nghiệp vụ giảm TSCĐ ở các bộ phận và tính khấu hao giảm cho bộ phận đó. Cuối cùng số khấu hao phải trích trong năm = số khấu hao đã trích tháng trước + số khấu hao tăng trong tháng – số khấu hao giảm trong tháng . 1. Kế toán các nghiệp vụ khấu hao và sử dụng nguồn vốn khấu hao trong doanh nghiệp:
  • 25. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng25 Kế toán sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ Kết cấu TK 214: - Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ do giảm TSCĐ. - Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do tính khấu hao TSCĐ và các nguyên nhân khác. - Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có. Ngoài ra kế toán sử dụng TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản và các TK khác. Kết cấu TK 009: - Bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do tính khấu hao cơ bản hoặc thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển cho đơn vị khác. - Bên Có: Nguồn vốn KHCB giảm do đầu tư đổi mới TSCDD, trả nợ vay đầu tư TSCĐ, điều chuyển vốn KHCB cho đơn vị khác. - Số Dư bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn
  • 26. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng26 Trình tự kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau: TK 211,213 Tk 214 TK 627,641,641 Giảm TSCĐ đã khấu hao TK 138 Trích TK 214 TK 222,228 khấu hao TSCĐ TK 142,335 TK 111,112,338 TK 411 TK 211 Khấu hao nộp lên cấp Nhận TSCĐ trong trên(nếu không được hoàn lại) nội bộ đã khấu hao TK 009 Nguồn vốn Nguồn vốn KH tăng KH giảm 1.8. Kế toán sữa chữa TSCĐ: 1. Phân loại công tác sữa chữa TSCĐ: Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phần. Để đảm bảo cho TSCDD hoạt động bình thường trong suốt quá trình sử dụng, các DN phải tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sử chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Căn cứ vào quy mô sữa chữa TSCĐ thì công việc sữa chữa gồm 2 loại sau: - Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu quản lý nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. Vì công việc tiến hành thường xuyên, thời gian ngắn, chi phí không lớn nên không phải lập dự toán. - Sửa chữa lớn : Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng hoặc theo yêu cầu quản lý kỹ thuật đảm bảo năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ.
  • 27. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng27 2. Phương thức tiến hành sửa chữa: - Phương thức tự làm: Doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu, nhân công….Công việc sửa chữa có thể là do bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện - Phương thức thuê ngoài: Doanh nghiệp tổ chức cho các đơn vị ngoài đấu thầu hoặc giao thầu sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận thầu. Hợp đồng này là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa TSCĐ Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu: TK 111,112,152,334… TK 627,641,642 Chi phí sửa chữa thường xuyên, tự làm TK 2413 TK 1421 Chi phí Giá thành ttế công trình SCL Phân bổ SC lớn kết chuyển vào CP trả trước vào CPSXK TK 331 TK 331 Chi phí lớn Giá thành công trình Trích trước CP Thuê ngoài SCL hoàn thành SCL TSCĐ
  • 28. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng28 CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI DOANH NGHIỆP 2.1.Tổ chức công tác kế toán tại công ty. 1.Giới thiệuchung về công ty. a . Đặc điểm chung của công ty: a.1. Quá trình hình thành công ty: Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế, đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhà ở..., chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó, lĩnh vực đầu và thương đang đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Nhận biết được nhu cầu đó, công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn đã được thành lập. Tên công ty: Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn Địa điểm : 360 Bùi Xương Trạch quận Hoàng Mai TP Hà Nội Tài khoản : 711A29208813 Tại : Ngân hàng công thương Việt Nam Mã số thuế 0102671536 Giấy phép kinh doanh: Do : Phòng ĐKKD - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày: 07/03/2008 Vốn điều lệ : 3.000.000.000đ Giám đốc công ty : Nguyễn Trọng Thương a.2. Qúa trình hoạt động của công ty: Công ty cổ phần đầu tư & thương mại Bách Gia được thành lập năm 2009, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, tự điều chính về tài chính. Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn thuộc quyền sở hữu của các cổ đông, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thông qua ngày 07/03/2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp. Tuy mới thành lập nhưng công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn đã đóng góp một phần công sức của mình và công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội nước nhà. Công ty đã trải qua không ít khó khăn trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, khi mà điều kiện kinh doanh còn thiếu thốn, tình hình kinh tế trong
  • 29. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng29 nước và trên thế giới suy thoái, lạm phát kinh tế gia tăng, khách hàng ít biết đến công ty,…. Tuy nhiên với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban giám đốc, tinh thần hăng say lao động, phấn đấu vì lợi ích chung của công ty, sự hợp tác, giúp đỡ của các đối tác, của khách hàng,… công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng của mình trên thị trường và ngày càng phát triển ổn định. Nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài đã biết đến và tin tưởng công ty. Nên hoạt động kinh doanh của công ty có những biểu hiện tương đối tốt, công ty luôn có lợi nhuận và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Kinh doanh bán buôn bán lẻ các nghành bách hóa, thực phẩm chức năng, máy móc trang thết bị, rượu, bia, thuốc lá, …. phục vụ cho nhu cầu của toàn thể cán bộ công nhân viên, nhân dân, các cơ quan đóng trên địa bàn hoạt động của công ty, đồng thời còn phục vụ cho các khách hàng, các cơ quan, bạn hàng trên toàn quốc và nước ngoài. Công ty còn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để có những phương hướng kinh doanh đứng đắn, tạo dựng uy tín niềm tin, đối tin cậy đối với khách hàng, giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh
  • 30. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng30 Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn Mẫu số B01/DN BHQĐ số 15/2006/QĐ- BTC Địa chỉ: Hoàng Mai - Hà Nội Ngày 14/9/2006- BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2014 TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 TÀI SẢN A. TSLĐ và TSNH 100 III.01 3.776.177.745 2.986.634.781 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 III.05 2.241.886.850 1.701.080.050 1. Tiền mặt 1111 304.133.126 357.670.850 2. TGNH 1112 1.825.103.724 1.350.409.200 II. Các khoản phải thu NH 130 150.000.000 10.625.000 1. Phải thu KH 131 150.000.000 10.625.000 III. Hàng tồn kho 140 1.070.250.895 872.109.237 IV. Tài sản ngắn hạn 150 426.690.000 395.720.500 1. Thuế GTGT được ktrừ 152 426.690.000 395.720.500 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 11.527.618.743 12.569.923.689 I. Tài sản cố định 210 11.527.618.743 12.569.923.689 1. TSCĐHH 211 8.752.147.979 9.631.189.937 - Nguyên giá 222 11.943.175.046 11.993.175.046 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (3.191.027.066 (2.361.895.067 1. TSCĐVH 227 2.775.470.764 2.938.733.752 - Nguyên giá 228 3.265.259.730 3.265.259.730 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 (489.788.966) (326.525.978) TỔNG TS 15.303.769.490 15.556.558.460 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 5.208.755.778 6.087.387.778 I. Nợ ngắn hạn 310 3.208.755.778 3.587.287.794
  • 31. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng31 1. Vay và … 311 1.050.000.000 1.580.000.000 2. Phải trả người bán 312 479.636.518 576.004.190 3.Thuế và các khoản phải nộp NN 314 1.553.626.943 1.310.233.043 4. Phải trả người lao động 315 125.492.317 121.050.561 II. Nợ dài hạn 330 2.000.000.000 2.500.099.984 B. NGUỒN VỐN CSH 400 10.095.040.710 9.469.170.682 I. Ngồn vốn CSH 410 10.095.040.710 9.469.170.682 1. Ngồn vốn kinh doanh 411 6.100.000.000 6.100.000.000 2.Lợi nhuận sau thuế 420 3.995.040.710 3.369.170.682 TỔNG NV 15.303.796.490 15.556.558.460 Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký)
  • 32. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng32 Đơn vị: Công ty TNHHđầu tư và phát triển Thái Sơn Mẫu số B02- DN Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐBTC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2014 Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1. DT bán hàng và cung cấp DV 01 VI 25 13.433.092.000 11.580.252.000 0 2. Các khoản giảm trừ 03 0 3.DTT về BH và cung cấp DV 10 13.433.092.000 11.580.252.000 4. Giá vốn hàng bán 11 VI 27 7.054.357.000 6.046.956.800 5.LN gộp về BH và cung cấp DV 20 6.378.735.000 5.533.295.200 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI 26 137.607.000 158.360.000 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 VI 28 578.968.000 607.382.000 8.Chi phí bán hàng 24 82.799.382 84.659.695 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 295.676.965 284.561.780 10. LN thuần từ hoạt động KD 30 5.558.897.653 4.710.051.725 11. Thu nhập khác 31 44.450.000 32.842.000 12. Chi phí khác 32 54.680.000 63.490.000 13. Lợi nhuận khác 40 (10.230.000) (30.648.000) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 5.548.667.653 4.679.403.725 15. Thuế TNDN phải nộp 51 VI 30 1.553.626.943 1.310.233.043 16. Lợi nhuận sau thuế 60 3.995.040.710 3.369.170.682 Người lập biểu (Ký, họ tên) Nguyễn Thị Yến Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Trần Thị Hương Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) Trong năm tình hình kinh doanh của công ty đã tăng không ngừng, lợi nhuận sau thuế tăng lên 3.995.040.710đ. Tình hình tài chính của công ty mạnh trước hết phải thể hiện ở các khả năng thanh toán (Hệ số khả năng thanh toán):
  • 33. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng33 - Hệ số khả năng thanh Tổng tài sản ngắn hạn(TSLĐ) toán hiện thời Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán 2.986.634.781 0.83 lần hiện thời năm trước 3.587.287.794 Hệ số khả năng thanh toán 3.776.177.745 1.18 lần hiện thời năm nay 3.208.755.778 Hệ số thanh toán như trên là tương đối tốt, có xu hướng tăng lên chứng tỏ khả năng trả nợ của doang nghiệp cao. Đầu năm cứ một đồng nợ thì phải trả 0.83 đồng tài sản, cuối năm cứ một đồng nợ thì phải trả 1.18 đồng tài sản. - Hệ số khả năng thanh Tổng TSNH – Hàng tồn kho toán nhanh Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán 2.986.634.781 – 872.109.237 nhanh năm nay 3.587.287.794 0.59 lần Hệ số khả năng thanh toán 3.776.177.745 – 1.070.250.895 nhanh năm trước 3.208.755.778 0.84 lần Qua hệ số khả năng thanh toán nhanh ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty rất tốt và có khả năng thanh toán ngay sau chu kỳ kinh doanh chấm dứt. - Hệ số khả năng thanh Tiền và khoản tương đương tiền toán tức thời Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán 1.708.080.050 0.48 lần tức thời năm nay 3.587.287.794 Hệ số khả năng thanh toán 2.241.886.850 0.69 lần tức thời năm trước 3.208.755.778 Nhìn chung khả năng thanh toán tức thời cuối năm tăng so với đầu năm đây là biểu hiện tốt công ty cần cố gắng hơn nữa. Như chúng ta biết mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó các tỷ suất sinh lời luôn được nhà quản trị quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ, là đáp số của quá trình kinh doanh và là căn cứ để các nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai.
  • 34. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng34 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trong kỳ trên doanh thu Doanh thu trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên = 3.369.170.690 = 0.92% doanh thu năm trước 11.580.252.000 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = 3.995.040.710 = 0.3% trên doanh thu năm nay 13.433.092.000 Tỷ suất tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả làm tăng thu nhập cho người lao động . Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Hiệu suất sử dụng DTT trong kỳ = vốn cố định VCĐ bình quân trong kỳ Vốn cố định bình quân VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ trong kỳ 2 12.569.923.689 + 11.527.618.743 2 = 12.048.771.210 Hiệu suất sử dụng 13.433.092.000 1.11% Vốn cố định 12.048.771.210 Qua kết quả này cho thấy cứ một đồng vốn cố định tham gia sản xuất thì tạo ra 1.11 đồng doanh thu thuần. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhuận sau thuế VKD hoặc tỷ suất lợi sinh lời = ròng của tài sản VKD bình quân trong kỳ 3.995.040.710 = = 0.33% 12.048.771.210 Điều này cho thấy cứ một đồng vốn cô định tham gia sản xuất thì tạo ra 0.33 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng hợp lý,
  • 35. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng35 tiết kiệm, hiệu quả từng đồng vốn tạo ra từng đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. - Số vòng quay vốn Doanh thu thuần = lưu động Vốn lưu động bình quân 2.986.643.781 + 3.776.177.745 VLĐ bình quân = 2 = 3.381.410.763 Số vòng quay vốn 13.433.092.000 3.9 vòng lưu động 3.381.410.763 - Hiệu quả sử dụng Lợi nhuận sau thuế = vốn lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ 3.995.040.710 1.18 3.381.410.763 Điều này cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia sản xuất thì tạo ra 1.18 đồng lợi nhuận. Qua kết quả phân tích trên ta thấy được tình hình kinh doanh năm 2014 của công ty tương đối tốt, sử dụng vốn có hiệu quả, đạt được nhiều kết quả cao. b. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty: b.1 Ngành nghề kinh doanh: STT Ngành nghề kinh doanh Mã Ngành 1 Dịch vụ giải đáp thông tin khách hàng và các dịch vụ gia tăng trên mạng viễn thông 2 Sản xuất, mua bán Thực phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm thực phẩm chức năng 3 Dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện, quảng bá sản phẩm 4 Tổ chức giới thiệu và môi giới xúc tiến thương mại 82300 5 Mua bán hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, rượu bia, nước giải khát; 472; 46329 6 Sản xuất, mua bán, tư vấn sử dụng các thiết bị và dụng cụ quang 2670
  • 36. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng36 học 7 Mua bán trang thiết bị y tế, thiết bị trong các ngành xây dựng, điện tử, điện lạnh, đồ điện dân dụng, đồ gia dụng; 46595;47529; 4742;475; 8 Bán buôn, bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da 4771; 46413 ; 46491 9 Mua bán mỹ phẩm, và các chế phẩm vệ sinh 46493 10 Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vui chơi, giải trí 56 11 Kinh doanh văn phòng phẩm và các thiết bị văn phòng; 46497; 4651 12 Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định, hợp đồng; 4933, 49321; 49312 13 Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu 14 Đại lý mua, đại lý bán, phân phối, ký gửi hàng hóa trong và ngoài nước 46101 15 Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. b.2 Nhiệm vụ kinh doanh: - Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quyết định của Bộ Lao Động, đảm bảo cho ngừơi lao động tham gia cùng quản lý bảo vệ công ty và ký kết các thỏa ước lao động - Công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm, thực hiện nghĩa nộp thuế và các khoản phải nộp Ngân Sách Nhà Nước c. Công tác tổ chức quản lý và tổ chức bộ máy kế toán của công ty: c.1 Công tác tổ chức quản lý: Doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển cần phải có một bộ máy lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn phù hợp với quy mô, tình hình của doanh nghiệp.
  • 37. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng37 - Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp: Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý: - Hội đồng quản trị : có toàn quyền quyết định mọi việc lien quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. - Giám đốc xí nghiệp: là người đại diện điều hành toàn bộ hoạt động của xí nghiệp là người có năng lực chỉ đạo sản xuất kinh doanh được sự ủy nhiệm của các thành viên trong hội đồng quản trị.Giám đốc trực tiếp tổ chức công tác quản lý, tổ chức công tác tài chính kế toán , kế hoạch sản xuất kinh doanh , kí kết hợp đồng. Phó giám đốc có nhiệm vụ thông tin cho giám đốc trong việc kí kết các hợp đồng kinh tế và lập kế hoạch cho sản xuất kinh doanh - Các phòng ban trong công ty bao gồm: + Phòng tổ chức hành chính :có chức năng tiếp nhận thông tin , có nhiệm vụ giúp giám đốc trong việc quản lý và điều hành đơn vị ; có nhiệm vụ tuyển chọn cán bộ công nhân viên , sắp xếp nhân sự và sắp xếp công việc của các phòng ban trong công +Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty. Đó là : phân tích đánh giá tình hình hoat động sản xuất kinh doanh của công ty , tính toán tổng hợp số liệu một cách chính xác để phản ánh đúng tình hình .Đòng thời có chức năng tham mưu cho giám đốcvề tình hình tài chính Ban giám đốc Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức Phòng kĩ thuật Phòng vật tư Phòng y tế Hội đồng quản trị
  • 38. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng38 của doanh nghiệp để huy động quản lý sử dụng vốn một cách cao nhất.Ngoài ra còn giúp công ty thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. +Phòng kĩ thuật : lập kế hoạch cung cấp vật tư , tiến độ kĩ thuật , kiểm tra kĩ thuật + Phòng vật tư : cung ứng theo dõi vật tư tình hình xuất nhập + Phòng y tế : khám chữa bệnh theo dõi sức khỏe cho toàn bộ nhân viên 2 Công tác bộ máy kế toán của công ty: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán công ty đã đào tạo, tuyển dụng được một đội ngũ kế toán có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, không ngừng học hỏi năng cao nghiệp vụ,… Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung và tiến hành công tác hạch toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Sự lựa chọn này phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, với trình độ của các nhân viên kế toán, vì kết cấu đơn giản dễ ghi chép. Do vậy việc ghi chép, kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, công việc được phân bổ đồng đều ở tất cả các khâu. Vì vậy đảm bảo số liệu chính xác kịp thời phục vụ nhạy bén yêu cầu quản lý. Công ty áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: Điều hành, kiểm tra giám sát toàn bộ công việc kế toán của nhân viên phòng kế toán, đưa ra quyết định phê duyệt, quyết toán và nộp thuế với cơ quan nhà nước. Kế toán trưởng Thủ quỹKế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng Kế toán tiền lương Kế toán hàng hóa, tài sản cố định
  • 39. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng39 - Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng của công ty: Thu thập, đối chiếu, kiểm tra các chứng từ có liên quan đến phần hành vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng và ghi sổ liên quan. - Kế toán tiền lương: Thu thập kiểm tra, đối chiếu các chứng từ và hạch toán ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến lương, bảo hiểm, trợ cấp của nhân viên trong công ty. - Kế toán hàng hóa và tài sản cố định: Thu thập, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ liên quan đến hàng hóa, TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ và ghi các sổ liên quan. - Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm về tiền mặt tại quỹ, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi trực tiếp thu chi tiền mặt và ghi vào sổ quỹ tiền mặt. Gồm một phòng kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty. Công ty chọn hình thức này vì phù hợp với tổ chức kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty. Đảm bảo lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán trong công ty, cung cấp thông tin kịp thời và thuận tiện cho việc chuyên môn hóa cán bộ kế toán và cơ giới hóa công tác kế toán 3 Hình thức kế toán sử dụng tại công ty: Do đặc điểm quy mô hoạt động công ty còn nhỏ, loại hình hoạt động đơn giản và trình độ của đội ngũ kế toán, hiện nay công ty đâng sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ
  • 40. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng40 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày, định kỳ : Ghi cuối tháng : Kiểm tra đối chiếu : Định kỳ căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thể kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đang ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối tài khoản. Sổ quỹ Sổ đăng ký CTGS Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán B¶ng tæng hîp kÕ to¸n chøng tõ cïng lo¹i
  • 41. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng41 Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng tổng số tiến phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tưng ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. * Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu sau: - Chứng từ ghi sổ. - Sổ đăng ký chứng chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết 2.2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ: 1. Tình hình đầu tư về TSCĐ tại đơn vị: - TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - TSCĐ là sự thể hiện về tài sản của vốn cố định đó là yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp. - TSCĐ gồm 2 loại : TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình. Tại công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình và được chia thành 4 loại chủ yếu sau: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải truyền dẫn + TSCĐ khác
  • 42. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng42 Ta có thể khái quát cơ cấu một số loại TSCĐ chủ yếu của công ty qua biểu sau: STT Tài Sản Nguyên giá Tỷ trọng 1 Nhà cửa vật kiến trúc 4. 328.837.996 32% 2 Máy móc thiết bị 6.899.085.558 51% 3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 1.352.761.874 10% 4 TSCĐ khác 946.933.312 7% Cộng 13.527.618.740 100% Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng, phân loại TSCĐ ở đơn vị: Nhìn chung TSCĐ ở công ty cố nhiều chủng loại khác nhau. Để đảm bảo công tác quản lý, kiêm tra giám sát sự biến động của nó. Công ty đã phân loại TSCĐ thêo chức năng đối với quá trình sản xuất. - TSCĐ hữu hình: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện truyền dẫn - TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể mà nó biểu hiện bằng một lượng giá trị, một khoản chi lớn mà công ty đã đầu tư chi trả để được quyền hay lợi ích lâu dài mà giá trị của nó xuất phát từ quyền hay lợi ích đó. Tại công ty tài sản cố định vô hình chỉ có quyền sử dụng đất. - Trong qua trình sử dụng thì kế toán TSCĐ tiến hành đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ TSCĐ theo những nguyên tắc nhất địnhvà tại thời điểm nhất định do đặc điểm của tài sản và chủ yếu quản lý đó nên việc xác định giá trị TSCĐ thường sử dụng phương pháp cơ bản là đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại - Tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư phát triển giáo dục đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá Phải trích = TSCĐ đầu + TSCĐ tăng - TSCĐ giảm khấu hao kỳ trong kỳ trong kỳ
  • 43. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng43 2.Tài khoản và sổ sách sử dụng a.Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán sử dụng TK 2141 để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ HH. 1. Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ liênquan khấu hao TH1: TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh sơ đồ Hạch toán khấu hao TSCĐ dùng cho SXKD TH 2: TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng cho nghiên cứu phát triển KHCN (không trích khấu hao mà chỉ phản ánh hao mòn vào cuối năm tài chính). TK 627,641,642,241... Giá trị hao mòn TK 211 TK 2141 TK 412 TK 211 TK 412 TK 411 TKLQ Hao mòn giảm do giảm TSCĐ Trích khấu hao vào CP Hao mòn tăng do đánh giá lại TSCĐ Nhận TSCĐ được cấp Hao mòn giảm do đánh giá lại TSCĐ
  • 44. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng44 Sơ đồ Hạch toán khấu hao TSCĐ không sử dung cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ trong DN Bên cạnh công tác kế toán tăng giảm, theo dõi khấu hao tài sản, trong quá trình sử dụng để đảm bảo TSCĐ HH hoạt động bình thường DN tiến hành bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ HH khi bị hư hỏng và kế toán phải tiến hành kế toán các nghiệp vụ đó và Các nghiệp vụ kinh tế khác như thuê tài sản, kiểm kê tài sản… Một số nghiệp vụ khác về TSCĐ và sơ đồ hạch toán đó là: a.1 Kế toán sửa chữa TSCĐ Căn cứ vào quy mô công việc chia thành 2 loại sửa chữa TSCĐ:  Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ Sửa chữa thường xuyên là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. thời gian sửa chữa thường ngắn và chi phí phát sinh không lớn thường không phải lập dự toán. TK 466 TK 3533 TK 3562 Tk 2141 Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án Nếu TSCĐ dùng cho nghiên cứu khoa học và công nghệ Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi Cuối năm phản ánh hao mòn TSCĐ
  • 45. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng45 Sơ đồ: Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ  Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ HH Sửa chữa lớn TSCĐ HH mang tính nâng cấp, cải tạo tài sản khi bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của tài sản. Thời gian sửa chữa thường dài, chi phí phát sinh nhiều do vậy DN thường tiến hành lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình. Sơ đồ Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ TK 111,152,334,154… TK 627, 641, 642 TK 142 TK 133 Chi phí sửa chữa phát sinh (a) Nếu chi phí nhỏ (b) Nếu chi phí lớn Thuế VAT Định kỳ phân bổ TK 111,152,153,331… TK 2413 TK 142, 242 TK 627,641,642 1b CP SCL phát sinh TK133 Thuế VAT 2a K/C CPSCL 2b Định kỳ phân bổ Tk 335 1c K/c chi phí sửa chữa lớn 1a Trích trước chi phí SCL 1d Số phát sinh lớn hơn số trích trước 1d’ Số phát sinh nhỏ hơn số trích trước TK 211, 213 Nếu ghi tăng nguyên giá TSCĐ
  • 46. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng46 a.2 Kế toán TSCĐ thuê họat động  Kế toán tại bên đi thuê: Sơ đồ 1.12 Hạch toán kế toán TSCĐ HH tại bên đi thuê hoạt động *Tại bên cho thuê hoạt động TSCĐ HH Sơ đồ Hạch toán kế toán các chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê TK 111,112… TK 627,641,642 TK 001 TK 133 TK 142,242 1aTiền thuê trả trước cho nhiều kỳ Khi nhận TS thuê Khi trả lại TS thuê TK 133 1bHàng kỳ phân bổ vào CP Tiền thuê trả hàng kỳ 2aTổng Tiền thuê trả theo định kỳ VAT VAT TK 111,112… TK 142, 242 TK 627 TK 133 Tk 2141 Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan tới cho thuê hoạt động (phát sinh lớn phải phân bổ Định kỳ phân bổ vào chi phí Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan tới cho thuê hoạt động (nếu phát sinh nhỏ, tính hết vào chi phí SXKD) Định kỳ trích khầu hao TSCĐ cho thuê hoạt động Thuế VAT
  • 47. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng47  Tiền thu về từ hoạt động cho thuê có thể thu ngay 1 lần hoặc thu định kỳ Sơ đồ Hạch toán doanh thu của hoạt động cho thuê TSCĐ nếu thu ngay tiền cho thuê Trường hợp tiền thuê được thu theo định kỳ: thì hàng kỳ khi thu tiền kế toán phản ánh khoản tiền thuê nhận được như khoản doanh thu bán hàng như sau: Nợ TK liên quan (111,112,131…) Có TK 511: Doanh thu cung cấp hàng hóa ,dịch vụ Có TK 33311 : thuế VAT phải nộp Tổng tiền trả lại TK 511 TK 3387 TK 111,112 TK 33311 (2) Tính, K/c doanh thu từng kỳ (1) Khi nhận tiền Tổng tiền nhận trước Doanh thu nhận trước chưa có VAT Thuế VAT Khi trả lại tiền cho bên thuê vì hợp đồng cho thuê TSCĐ không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước Thuế VAT trả lại Doanh thu trả lại chưa VAT
  • 48. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng48 Sơ đồ Hạch toán kế toán trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu: Sơ đồ Hạch toán Kế toán trường hợp kiểm kê phát hiện thừa 1. Kế toán nghiệp vụ đánh giá lại TSCĐ Trong quá trình sử dụng do tác động của nhiều nguyên nhận như: lạm phát, tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ HH không phản ánh đúng giá trị thị trường của nó. Xuất phát từ yêu cầu quản lý và bảo toàn vốn DN phải đánh giá lại TSCĐ HH theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lại. Sơ đồ Hạch toán kế toán đánh giá lại TSCĐ TK 211 TK 1381 TK 214 Giá trị còn lại của TSCĐ Cho vào chi phí khác Có quyết định xử lý TK 811 TK 1388 Hao mòn TSCĐ Phần bắt bồi thường TK 211 TK 3381 TK 214 TK 627,641,642 (1) Kiểm kế phát hiện thừa (2) khi có quyết định xử lý (3) Trích khấu hao bổ sung Nếu TSCĐ dùng cho SXKD TK 3388,711,411,466, 3533 TK 3533,466 Nếu TSCĐ dùng cho hđ sự nghiệp, phúc lợi TK 412 TK 211 TK 214 TK 412 (a1) Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại (a2) Điều chỉnh tăng hao mòn TSCĐ (b2) Điều chỉnh giảm hao mòn TSCĐ (b1) Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại
  • 49. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng49 b.Sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ b.1. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ ở DN Tùy thuộc vào hình thức sổ kế toán DN áp dụng mà kế toán TSCĐ sử dụng các sổ kế toan phù hợp. Các hình thức kế toán thường được áp dụng tại DN hiện nay và tương ứng các sổ sách kế toán được sử dụng là: *Hình thức nhật ký chung: Tronghìnhthứckếnày kếtoánTSCĐ củaDN sửdụngcácsổsáchnhư: Sổ nhật ký chung Sổ cái các tài khoản: TK211,TK241, TK214... Sổ chi tiết các tài khoản trên. Sổ TSCĐ , thẻ TSCĐ *Hình thức chứng từ ghi sổ : Đối với hình thức này kế toán sử dụng một số sổ sách kế toán là: Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái *Hình thức nhật ký chứng từ: Các sổ kế toán được sử dụng là: Nhật ký chứng từ số 4 , Nhật ký chứng từ số 5 , Nhật ký chứng từ số 7 ,Nhật ký chứng từ số 9 Bảng kê số 5 , Bảng kê số 6 Sổ TSCĐ , thẻ TSCĐ Sổ theo dõi công cụm dụng cụ tại nơi sử dụng, Sổ chi tiết các tài khoản. * Báo cáo kế toán Kế toán TSCĐ sử dụng các báo cáo kế toán sau:  Báo cáo kế toán tài chính, bản cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính
  • 50. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng50  Báo cáo kế toán quản trị: báo cáo tình hình tài sản kèm theo bảng kê tài sản, báo cáo quyết định đầu tư TSCĐ. Các loại báo cáo khác tùy theo yêu cầu quản lý tại DN. 3.Phương pháp kế toán: Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư phát triển giáo dục em đã sưu tầm và tập hợp được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 năm 2014 như sau: Đầu tháng 12 năm 2010 tại công ty có số dư đầu tháng như sau: Tk 111: 53.468.500đ Tk 211: 12.899.300.000đ Tk 112: 1.247.630.000đ Tk 214: 5.463.251.870đ Tk 131: 120.750.600đ Tk 331: 155.000.500đ (Công ty TNHH Hoa Mai 374: 95.000.000đ) Tk 333: 13.456.720 (Công ty TNHH Phú Quốc: 25.750.600đ) Nghiệp vụ 1: Biên bản giao nhận tủ lạnh ngày 08/12. Tổng giá quyết toán được duyệt la 27.000.000đ. Dự tính khu nhà xe sử dụng trong vòng 10 năm Nghiệp vụ 2: Biên bản giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày 09/12. Bộ phận XDCB bàn giao máy phát điện xung quanh công ty. Tổng giá quyết toán công trình được duyệt 542.155.000đ. Dự toán sử dụng trong vòng 10 năm. Nghiệp vụ 3: Hóa đơn GTGT số 0054320 ngày 11/12, hợp đồng kinh tế số 141 của doanh nghiệp cơ khí đúc Phú Yên- Quốc Oai – HN bán cho công ty 5 xe máy. Đơn giá 50.476.000đ/chiếc, tổng giá thanh toán 54.999.000đ trong đó thuế GTGT 5%. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản. Nghiệp vụ 4: Hóa đơn GTGT số 0002486 ngày 12/12 mua một bộ máy tính dùng cho quản lý văn phòng của công ty Trần Anh. Tổng giá thanh toán 32.595.000đ trong đó thuế GTGT 10% . Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 205 cùng ngày. Dự kiến bộ máy sử dụng trong vòng 5 năm Nghiệp vụ 5: Phiếu thu 266 ngày 16/12 công ty thanh lý 7 xe kéo. Nguyên giá 72.064.460đ công ty đã tính đủ khấu hao, xe đã hết thời hạn sử dụng . Thanh lý thu được số tiền 2.450.000đ. Nghiệp vụ 6: Hóa đơn GTGT 007384 ngày 17/12 công ty mua thêm một máy in của công ty Mạnh Điệp. Tổng giá thanh toán 6.491.100đ trong đó thuế GTGT
  • 51. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng51 10% là 590.000đ, công ty chưa thanh toán, dự kiến tài sản sử dụng trong vòng 5 năm. Nghiệp vụ 7: Hóa đơn GTGT số 0004687 ngày 18/12 công ty mua một máy ủi mã hiệu DT 75 của công ty TNHH Phương Nam. Tổng giá thanh toán 170.016.000đ trong đó thuế GTGT 10% là 15.456.000đ, công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản, tỷ lệ khấu hao được trích 20%. Nghiệp vụ 8: Hóa đơn GTGT 0065927 ngày 20/12 công ty tiến hành mua sắm và đem vào sử dụng một máy phát điện ở văn phòng công ty. Tổng giá thanh toán 236.250.000đ trong đó thuế 5% là 11.812.500đ công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí phát sinh 6.000.000đ đã thanh toán bằng phiếu chi số 206, tỷ lệ khấu hao 15%. Nghiệp vụ 9: Phiếu thu 267 ngày 24/12 công ty thanh lý 10 máy tính với nguyên giá 50.131.609đ, đã khấu hao hết với tỷ lệ 10%. Công ty thu được 12.000.000đ trên cơ sở biên bản thanh lý. Nghiệp vụ 10: Hóa đơn GTGT số 0084672 ngày 25/12 công ty tiến hành mua ông đồng . Tổng giá thanh toán 53.480.000đ đã gồm cả thuế GTGT 10%, tỷ lệ khấu hao 10%. Nghiệp vụ 11: Phiếu chi số 207 ngày 27/12, công ty thanh toán tiền nợ cho công ty Mạnh điệp ngày 17/12. Căn cứ vào nhu cầu Hóa đơn GTGT, 2 bên tiến hành lập BB giao nhận TSCĐ. Nhìn chung thì DN có nhiều tài sản cố định và biến động nhiều. Trong qua trình hoạt động của DN với đội ngũ cán bộ, công nhân viên kỹ thuật có tay nghề nhiệt tình với công viậc luôn luôn theo dõi, kiểm tra mọi qua trình xảy ra của TSCĐ. Vì thế mà mà công tác sữa chữa TSCĐ được tiến hành thường xuyên, liên tục. Và đây là phương pháp đơn giản được DN áp dụng trong kinh doanh nhằm đảm bảo cho qua trình hoạt động được diễn ra thường xuyên, liên tục.
  • 52. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng52 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ 3.1. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ: Trong quá trình kinh tế thị trường ngày càng phát triển sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Kế toán là một công cụ nhạy bén được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh . Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán là một yêu cầu cấp bách và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là công tác kế toán TSCĐ cần phải hoàn thiện hơn nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác hạch toán. Em có một vài nhận xét sau: Ưu điểm của công ty: - Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn em đã được tiếp cận với bộ máy kế toán của công ty. Tuy công ty vừa mới được thành lập và đi vào hoạt động nhưng với đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý của công ty là những người có năng lực, kinh nghiệm và trình độ cao. Họ luôn biết hợp lý hóa kinh doanh để đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng, uy tín kinh doanh. - Về công tác kế toán, công ty đã áp dụng tốt mọi chế độ kế toán của Bộ tài chính vào công tác hạch toán giúp công ty quản lý tình hình tài chính và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đúng chính sách và đạt hiệu quả cao. Bộ máy kế toán của công tyđược tổ chức chuyên sâu, mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm một phần cụ thể nên phát huy được tính chủ động và sự thành thạo trong công việc. Trong công tác kế toán TSCĐ. - Kế toán TSCĐ đã tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách cập nhật, chính xác, kịp thời và đầy đử tìn hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm trênhệ thống sổ sách của công ty: Sổ đăng ký chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết. - Với quy mô TSCĐ của công ty khá lớn nhưng việc quản lý và sử dụng khá chặt chẽ và khoa học, điều này chứng tỏ cán bộ công ty nói chung và cán bộ phòng kế toán nói riêng hết sức có trách nhiệm cũng như tinh thần tự giác cao, kế toán nắm chắc TSCĐ hiện có của công ty cũng như nơi sử dụng và bộ phận quản lý.
  • 53. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng53 - Kế toán thường xuyên nắm vững và vận dụng những thông tư, những quyết định mới của bộ tài chính trong công tác hạch toán kế toán TSCĐ để có những thay đổi cho phù hợp. - Kế toán TSCĐ đã sử dụng 3 phân cách phân lạoi TSCĐ nêu trên là phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế của công ty. Mỗi cách phân loại đều thỏa mãn những yêu cầu nhất định của công tác kế toán TSCĐ. Chẳng hạn, phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng đạt hiệu quả cao. Những TSCĐ được hình thành từ những nguồn khác nhau có cách sử dụng và trích khấu hao khác nhau. Đối với TSCĐ mua bằng nguồn vốn văy thì đưa vào sử dụng ngay, vì tỷ lệ khấu hao phải lớn ơn hoặc bằng tỷ lệ lãi xuất đi vay, vì có như vậy mới bù đắp đơcj chi phí bỏ ra. Hay cách phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết TSCĐ theo từng loại hóm TSCĐ, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương pháp đầu tư trang thiết bị TSCĐ cho công ty phù hợp và hiệu quả nhất. - Kế toán chi tiết TSCĐ mở sổ TSCĐ đã theo dõi chi tiết từng TSCĐ theo các chi tiế như trên mã ký hiệu TSCĐ, số lượng từng loại, thời gian đưa vào sử dụng, nguyên giá, số khấu hao đã trích và tính toán giá trị còn lại của TSCĐ hiện có trong công ty. Đồng thời còn theo dõi cả những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục sử dụng. Vì thế, kế toán có thể nắm vững trạng thái kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông qua trích khấu hao, từ đó tham mưu với nhà quản trị về các quyết định như nhà đầu tư, mua sắm mới TSCĐ hay nhượng bán, thanh lý những TSCĐ không còn hiệu quả hoặc không còn sử dụng được nữa. - Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được lập đầy đủ, Nợ TK theo đúng trình tự và các chứng từ đều hợp lệ đứng quy định của bộ tài chính
  • 54. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng54 3.2. Những hạn chế cần khắc phục: Mặc dù công tác hạch toán TSCĐ của công ty đã và đang không ngừng được củng cố, song không phải không có những mặt tồn tại. Thứ nhất: Tại công ty, việc ghi chép kế toán theo phương pháp thủ công là chính, chưa có sự mạnh trong việc áp dụng các thành tựu KH-KT vào công tác kế toán. Do đó, có những hạn chế nhất định trong công việc tính toán các chỉ tiêu, việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin chưa nhanh chóng kịp thời, dẫn tới hiệu quả công tác Thứ hai: Công ty tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính, đó là phương pháp đơn giản, dễ tính toán, mức độ hao mòn của cúng được tính đều vào các tháng trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ. Việc tính khấu hao theo cách sẽ làm chậm thời gian thu hồi vốn, chi phí khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ không đều nhau. Hơn nữa năng lực sản xuất của TSCĐ ở mỗi thời điểm lại khác nhau, lúc TSCĐ còn mới, năng lực sản xuất rất tốt, tạo ra nhiều sản phẩm, khi TS trở nên cũ, lạc hậu, năng lực sản xuất kém, tạo ra ít sản phẩm, nếu áp dụng phương phát khấu hao như hiện nay là chưa hợp lý do mức trích khấu hao lúc TSCĐ còn mới cũng bằng mức tính khấu hao lúc TSCĐ cũ nát, lạc hậu. Để giảm bớt mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ thì phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính khấu hao cho những TSCĐ giữ nguyên được hiện trạng từ năm này qua năm khác, hoặc chỉ tính chi những TSCĐ tham gia gián tiếp,…còn đối với những tài sản cơ bản tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm như: Máy móc, thiết bị ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao khác. Thứ ba: Hiện nay công ty không có TSCĐ đã thuê và cho thuê. Đây là một hoạt động tuy mới xong lại tỏ ra rất có hiệu quả đối với việc đầu tư tài sản của các doanh nghiệp. Trong thời đại KH-KT phát triển không ngừng, đặt các doanh nghiệp đứng trước thực tế đáng buồn là TSCĐ quá lạc hậu, cần đổi mới. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thiếu vốn đầu tư, Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Sơn cũng không đứng ngoài thực trạng này. Do vậy rất có thể quan tâm đến vấn đề thuê TSCĐ là một trong những biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn hiện nay.
  • 55. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa kinh tế Sinh Viên: Bùi Thị Huệ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng55 Thứ tư: TSCĐ hiện tại của công ty chỉ có TSCĐ hữu hình. Đến nay công ty vẫn chưa xác định được TSCĐ vô hình của mình. Trên thực tế, công ty đã tích lũy được nhiều loại TCSĐ vô hình như: Kinh nghiệm trong sản xuất, uy tín trên thị trường,đội ngũ công nhân viên lành nghề, vị trí kinh doanh thuận lợi,… Việc không xác định TSCĐ vô hình đã dẫn tới sự sai lệch trong các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng TSĐ của công ty. Do không xác định được TSCĐ vô hình nên công ty cũng không có định hướng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển các loại TSCĐ vô hình rất có giá này Thứ năm: Hiện nay công tác kế toán chưa áp dụng phần mền kế toán vào công tác kế toán. 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ: Thứ nhất: Ứng dụng học vào công tác kế toán: Ngày nay việc ứng dụng các thành tựu của tin học vào công tác quản lý SXKD ngày càng trở nên phổ biến vì những tính năng ưu việt của nó như: Độ nhanh, kế quả chính xác cao, khối lượng tính toán lớn, bộ nhớ phong phú có thể trao đổi với ngoại vi (in kết quả ra màn hình, ra giấy hoặc lưu trữ trên đĩa từ…). Đặc biệt, đối với công tác kế toán máy vi tính là công cụ quản lý hữu hiệu. Máy vi tính tự động hóa cho phép thu thập xử lý lưu trữ và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, giảm đáng kể khối lượng sổ sách lưu trữ so với kế toán thủ công. Đồng thời cho phép nối mạng để trở thành hẹ thống trao đổi cung cấp và xử lý thông tin. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình mà không gây lãng phí lao động do công việc không gây chồng chéo, trùng lặp, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý doanh nghiệp. Thứ hai: Về việc áp dụng phương pháp tính khấu hao: Hiện nay, Bộ tài chính đã cho phép các doanh nghiệp có thể áp dụng việc khấu hao nhanh TSCĐ với điều kiện phù hợp với doanh thu đạt được. Do vậy công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm giúp cho công ty thu hồi nhanh, từ đó có điều kiện đổi mới TSCĐ. Thứ ba: Cần sử lý nhanh những TSCĐ không cần dùng, TSCĐ đã hết thời gian hoặc hư hỏng tránh lãng phí nguồn vốn, chủ động đưa thêm vốn vào luân chuyển