SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................4
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP..............................6
1.1.Sự cần thiết phải tổ chức kế toán NVL trong doanh nghiệp...........6
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm NVL.......................................................... 6
1.1.2.Yêu cầu quản lý NVL:................................................................ 6
1.1.3.Nhiệm vụ kế toán NVL: ............................................................. 7
1.2.Phân loại và đánh giá NVL: ............................................................8
1.2.1.Phân loại NVL:.......................................................................... 8
1.2.2.Đánh giá NVL.......................................................................... 10
1.2.2.1.Nguyên tắc chung đánh giá................................................. 10
1.2.2.2.Tính giá thực tế NVL nhập kho, xuất kho:............................ 11
1.2.2.2.1.Tính giá thực tế NVL nhập kho:................................... 11
1.2.2.2.2.Tính giá thực tế NVL xuất kho..................................... 11
1.3.Kế toán chi tiết NVL...................................................................... 14
1.3.1.Yêu cầu và mục đích kế toán chi tiết NVL................................ 14
1.3.2.Các phương pháp kế toán chi tiết NVL..................................... 14
1.3.2.1. Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song
song.............................................................................................. 15
1.3.2.2. Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển .......................................................................................... 16
1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư....................................................... 18
1.4. Kế toán tổng hợp NVL ................................................................. 19
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
2
1.4.1. Kếtoán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên
......................................................................................................... 19
1.4.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK.................... 22
1.4.3.Kiểm kê, đánh giá lại vật liệu................................................... 23
1.4.4.Kế toán dự phòng giảm giá NVL tồn kho:................................ 25
1.4.5.Sổ kế toán NVL:....................................................................... 27
CHUƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG... 29
2.1. Khái quát chung về công ty.......................................................... 29
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đạt
Phương............................................................................................ 29
2.1.1.1.Sự ra đời............................................................................ 29
2.1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty........................................ 29
2.1.2.Đặcđiểm tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh của
công ty............................................................................................ 31
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.................................... 31
2.1.2.3.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán...................................... 36
2.1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán.............................................. 36
2.1.2.3.2.Hình thức sổ kế toán.................................................... 40
2.1.2.3.3.Đặc điểm hệ thống kế toán công ty đang áp dụng:......... 42
2.2.Thực tế tổ chức công tác kế toán NVL tại công ty cổ phần Đạt
Phương:............................................................................................... 43
2.2.1.Đặc điểm và tình hình quản lý vật liệu của công ty: ................. 43
2.2.1.1. Đặc điểm vật liệu của công ty Đạt Phương......................... 43
2.2.1.2.Phân loại NVL tại công ty................................................... 44
2.2.2.Thủ tục mua, nhập, xuất kho NVL........................................... 44
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
3
2.2.2.1.Thủ tục nhập kho NVL........................................................ 44
2.2.2.2.Thủ tục xuất kho NVL:........................................................ 46
2.2.2.3. Đánh giá NVL................................................................... 53
2.2.2.4. Kế toán chi tiết NVL.......................................................... 54
2.2.2.4.1. Phương pháp sử dụng.................................................. 54
2.2.2.4.2. Nội dung ghi chép của thủ kho:................................... 55
2.2.2.4.2. Ghi chép tại phòng kế toán.......................................... 57
2.2.2.5. Kế toán nhập, xuất vật liệu ................................................ 57
2.2.2.5.1. Kế toán nhập vật liệu .................................................. 58
2.2.5.2. Kế toán xuất vật liệu.......................................................... 67
2.2.5.3. Tài khoản 152................................................................... 75
2.2.5.4. Kiểm kê, đánh giá lại vật liệu của công ty........................... 77
CHƯƠNG 3 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT
PHƯƠNG............................................................................................ 78
3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán NVL của công ty................. 78
3.1.1.Ưu điểm................................................................................... 78
3.1.2. Hạn chế:................................................................................. 80
3.2 Các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán NVL tại công
ty cổ phần Đạt Phương........................................................................ 82
KẾT LUẬN......................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 90
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
4
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thị trường hoạt động theo các quy luật kinh tế khách quan
đã tạo ra một thị trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó để tồn tại và không
ngừng lớn mạnh, các doanh nghiệp luôn phải theo đuổi mục tiêu kinh tế cao
nhất là lợi nhuận. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì
mới có thể tồn tại và phát triển. Một câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là
phải làm gì để đạt lợi nhuận tối đa trong giới hạn năng lực sản xuất của mình.
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp tổ
chức kinh doanh tối ưu nhất để có thể hoạt động kinh doanh một cách có hiệu
quả. Doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các vấn đề, thực hiện hàng loạt
các giải pháp kinh tế để tối đa hoá lợi nhuận, cực tiểu hoá chi phí. Một trong
các giải pháp luôn được các doanh nghiệp chú trọng là giải pháp phát huy nội
lực. Để thực hiện được các giải pháp phát huy nội lực thì công tác hạch toán
kế toán đóng vai trò quan trọng, trong đó hạch toán chi phí NVL được coi là
công cụ sắc bén hiệu quả nhất.
Trong doanh nghiệp xây dựng, NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong
giá thành sản phẩm. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm NVL sẽ làm giảm chi phí, tăng
lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp, điều này phụ thuộc vào phần lớn công
tác hạch toán NVL. Vì vậy việc hiểu, vận dụng đúng và sáng tạo trong công
tác hạch toán kế toán NVL là vấn đề hàng đầu của doanh nghiệp. Công ty cổ
phần Đạt Phương cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sử dụng hình thức kế
toán tập trung nhưng do đặc điểm sản xuất của công ty là các công trình nằm
rải rác ngoài trời nên việc quản lý, giám sát NVL của công ty đang gặp rất
nhiều khó khăn. Trong quá trình hạch toán NVL công ty luôn tiến hành mọi
biện pháp cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên vẫn không
tránh khỏi những tồn tại vướng mắc đòi hỏi phải tìm ra phương hướng hoàn
thiện.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
5
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Đạt Phương, nhận thấy
tầm quan trọng của NVL và những vấn đề chưa hoàn thiện trong công tác kế
toán vật liệu, được sự hướng dẫn tận tình của các đồng chí cán bộ phòng ban,
nhất là phòng kế toán- tài chính, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ngô Xuân
Tỵ, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên
vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty
cổ phần Đạt Phương
Chương 3: Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại
công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Sựcầnthiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu
NVL trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc
tự chế dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,là những đối
tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham gia vào một chu kì
sản xuất kinh doanh nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất dưới tác
động của sức lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật
chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm và toàn bộ giá trị của
vật liệu được chuyểnt hết vào chi phí kinh doanh trong một kì.
NVL là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí sản xuất, do đó nó quyết định chất lượng của cả quá trình sản
xuất. Đầu vào có tốt thì đầu ra mới đảm bảo, sản phẩm sản xuất ra mới có
chất lượng cao.
NVL tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau, có thế ở thể rắn
như sắt, thép,…ở thể lỏng như dầu, xăng, sơn…tuỳ từng loại hình sản xuất.
NVL có thể tồn tại ở các dạng như:
-NVL ở dạng ban đầu, chưa chịu tác động của bất kì quy trình sản xuất
nào.
-NVL ở các giai đoạn sản xuất khác: NVL là sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm để tiếp tục đưa vào sản xuất, chế tạo thành thực thể của sản phẩm.
Những đặc điểm trên đã tạo ra những đặc điểm riêng trong công tác
hạch toán NVL từ khâu tính giá đến hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp
NVL đồng thời sử dụng và quản lý tốt NVL.
1.1.2.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Với tỷ trọng chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí, NVL cần được quản
lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng NVL một cách tiết kiệm, hợp lý thì
sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương
quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý NVL càng khoa học thì
cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
7
NVL cần chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ và bảo quản
đến khâu sử dụng.
-Trong khâu thu mua: các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành
thu mua NVL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và
các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Tại đây đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về
khối lượng, quy cách, chủng loại và giá cả.
-Trong khâu dự trữ và bảo quản: để quá trình sản xuất được liên tục
phải dự trữ NVL đầy đủ, không gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không
được dự trữ quá lượng cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. Đồng thời phải
thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản theo tính chất lý hoá học của vật liệu.
-Trong khâu sử dụng: doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác,
kịp thời giá NVL có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử
dụng phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng
NVL trong sản xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
1.1.3.Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu
Để có thể đáp ứng yêu cầu quản lý, tổ chức kế toán NVL cần phải thực
hiện tốt các nhiệm vụ sau:
-Tổ chức hệ thống chứng từ cần tuân thủ các quy định về mẫu của Bộ
Tài chính, thời gian lập, trình tự luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng từ.
Trình tự luân chuyển phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho những
người quản lý NVL, bảo đảm sự an toàn cho chứng từ, cập nhật vào sổ kế
toán đầy đủ, kịp thời, tránh sự trùng lặp hoặc luân chuyển chứng từ qua những
khâu không cần thiết và phải giảm thời gian luân chuyển chứng từ tới mức
thấp nhất.
-Hệ thống tài khoản kế toán vận dụng phải đảm bảo nguyên tắc thống
nhất và nguyên tắc thích ứng. Tài khoản tổng hợp của doanh nghiệp xây dựng
căn cứ vào chế độ kế toán và thống nhất chung theo chế độ ban hành. Bên
cạnh đó các tài khoản chi tiết được xây dựng dựa trên đặc điểm riêng của
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
8
doanh nghiệp sao cho phù hợp với công tác kế toán của doanh nghiệp và tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho công tác kế toán.
-Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán NVL cũng cần đảm bảo hai nguyên
tắc thống nhất và thích ứng, xây dựng đầy đủ các loại sổ bắt buộc do Bộ Tài
chính ban hành đồng thời xây dựng các loại sổ phục vụ cho quản lý NVL
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời.
-Các báo cáo về NVL cũng cần được xây dựng theo đúng chế độ kế
toán ban hành, đảm bảo lập đúng kỳ và được chuyển đến các bộ phận chức
năng quản lý NVL.
Cụ thể đốivới từng khâu hạch toán NVL cần:
-Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng,
chất lượng, giá mua thực tế của NVL nhập kho.
-Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng, giá trị NVL
xuất kho, kiểm tra việc chấp hành các định mức tiêu hao NVL.
-Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất kinh doanh.
-Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát
hiện kịp thời NVL thừa, thiếu, kém phẩm chất, ứ đọng để doanh nghiệp có
biện pháp xử lý kịp thời hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
1.2.Phânloạivà đánh giá nguyên vật liệu
1.2.1.Phân loại nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp, NVL rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có
một vai trò, công dụng và tính năng khác nhau. Vì vậy để quản lý NVL một
cách có hiệu quả, các doanh nghiệp cần tiến hành phân loại NVL. Tuỳ theo
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
9
yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh mà có các cách phân loại
khác nhau.
* Theo công dụng của NVL
- NVL chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của
sản phẩm. Toàn bộ giá trị của NVL chính được chuyển vào giá trị sản phẩm
mới.
-Vật liệu phụ: là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm
tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc
quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm…Các loại vật liệu này không cấu thành
nên thực thể sản phẩm.
-Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất kinh doanh, phương tiện vận tải,…
-Phụ tùng thay thế:là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy
móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những vật tư được sử dụng cho
công việc xây dựng cơ bản.Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm thiết bị
cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho
công trình xây dựng cơ bản.
-Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại
trên.Chủ yếu là các loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất hoặc từ thanh lý
tài sản cố định.
* Theo nguồn gốc
-Nguyên liệu vật liệu mua ngoài: là loại NVL không do doanh nghiệp
tự sản xuất mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu.
-Nguyên liệu, vật liệu tự chế: là loại NVL do doanh nghiệp tự tạo ra để
phục vụ nhu cầu sản xuất.
-Nguyên liệu, vật liệu khác: là loại NVL được hình thành do được biếu,
tặng, góp vốn liên doanh.
* Theo mục đích và nơi sử dụng
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
10
-NVL trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh
-NVL dùng cho công tác quản lý.
-NVL dùng cho các mục đích khác.
1.2.2.Đánhgiá nguyên vậtliệu
1.2.2.1.Nguyên tắcchung đánh giá
Tính giá NVL là một khâu quan trọng trong việc tổ chức hạch toán
NVL. Tính giá NVL là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của
NVL theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc tính giá NVL: áp dụng
điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành
theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ
Tài chính: " Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có
thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được". Trong đó:
-Giá gốc NVL bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được NVL ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
-Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của NVL trong
kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản
phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
-Chi phí mua NVL bao gồm giá mua, các loại thuế không hoàn lại, chi
phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua NVL trừ ra các khoản
chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua.
-Chi phí chế biến NVL bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp đến
sản xuất chế biến ra các loại NVL đó.
-Trường hợp sản xuất nhiều loại NVL trên cùng một quy trình công
nghệ trong cùng một thời gian mà không thể tách được các chi phí chế biến
thì phải phân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn thích hợp.
-Trường hợp có sản phẩm phụ thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo
giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị này đựơc loại khỏi chi phí chế biến
đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
11
-Các khoản chi phí NVL, chi phí nhân công và các khoản chi phí khác
phát sinh trên mức bình thường, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp không được tính vào giá gốc của NVL.
1.2.2.2.Tínhgiá thực tế NVL nhập kho, xuấtkho
1.2.2.2.1.Tính giá thực tế NVL nhập kho
Giá thực tế của NVL nhập kho được tính tuỳ vào từng nguồn nhập.
-Vật liệu mua ngoài: trị giá vốn thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên hoá
đơn (cả thuế nhập khẩu - nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế. Chi phí
mua thực tế gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, phân loại, bảo hiểm, công tác
phí của cán bộ mua hàng, chi phí của bộ phận mua hàng độc lập và hao hụt tự
nhiên trong định mức thuộc quá trình mua NVL.
-NVL tự chế biến:trị giá vốn thực tế bao gồm giá thực tế của NVL xuất
chế biến cộng với chi phí chế biến.
-NVL thuê ngoài gia công: trị giá vốn thực tế bao gồm giá thực tế của
NVL xuất thuê ngoài chế biến, chi phí vận chuyển từ doanh nghiệp đến nơi
thuê chế biến và ngược lại, chi phí thuê gia công chế biến.
-NVL nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần: trị giá vốn thực tế là
giá được các bên tham gia liên doanh, góp vốn chấp nhận.
-NVL được biếu, tặng, viện trợ: giá thực tế tính theo giá thị trưòng
tương đương cộng (+) các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận.
-Phế liệu thu hồi từ sản xuất: giá thực tế tính theo giá đánh giá hoặc giá
thị trường.
1.2.2.2.2.Tính giá thực tế NVL xuất kho
Theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, tính trị giá NVL xuất
kho được thực hiện theo các phương pháp sau:
-Phương pháp tính theo giá đích danh.
-Phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho cuối kì.
-Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).
-Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
12
Việc áp dụng phương pháp nào để tính giá trị NVL xuất kho là do
doanh nghiệp tự quyết định. Song, cần đảm bảo sự nhất quán trong niên độ kế
toán và phải thuyết minh trong báo cáo tài chính.
* Phương pháp tính theo đơn giá bình quân gia quyền
- Theo phương pháp này, giá thực tế của vật liệu xuất dùng trong kỳ
được tính theo giá đơn vị bình quân của từng loại NVL đầu kỳ và từng loại
NVL được mua trong kỳ, giá trị trung bình có thể tính theo thời kỳ hoặc mỗi
khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
 Cách 1: Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình
quân của vật liệu
xuất kho
=
Giá trị vật tư
tồn đầu kì +
Giá trị vật tư nhập kho
trong kỳ
Số lượng vật tư
tồn đầu kỳ +
Số lượng nhập kho
trong kỳ
Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết
NVL, nhưng công việc hạch toán lại dồn vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh
hưởng đến tiến độ của khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này
phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL, phương pháp này áp dụng
với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập, xuất của
mỗi danh điểm nhiều
 Cách 2: Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
- Sau mỗi lần nhập, kế toán xác định lại giá bình quân cho từng danh
điểm NVL. Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng NVL xuất kho giữa 2 lần
nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho.
Giá thực tế NVL
xuất kho
Giá bình quân 1
đơn vị NVL
Lượng NVL xuất
kho
= x
Đơn giá thực
tế bình quân
sau mỗi lần
nhập
=
Trị giá thực tế của NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
SL th Số lượng thực tế của NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
13
- Phương pháp này cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời
nhưng khối lượng tính toán nhiều và phải tiến hành tính toán theo từng danh
điểm NVL. Phương pháp này chỉ sử dụng ở những doanh nghiệp có ít danh
điểm NVL và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.
- Phương pháp này có thể thực hiện trong cảtháng và liên hoàn trong tháng.
* Phương pháp nhập trước, xuất trước ( FIFO)
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu vào nhập trước thì
xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của lô
hàng xuất. Và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuốikỳ sẽ là giá thực tế của vật liệu
mua vào sau cùng.
Như vậy nếu giá cả có xu hướng tăng thì giá trị hàng tồn kho cuối kì sẽ
gần sátvới thực tế tại thời điểm cuốikì, do đó gíatrị hàng tồn kho sẽ cao, gía trị
xuất vật liệu sử dụngsẽ nhỏ đi, nên giá thành sẽgiảm, lợi nhuận trongkì sẽ tăng.
Ngược lại nếu giá cả có xu hướng giảm thì chi phí vật liệu trong kì sẽ lớn dẫn
đến lợi nhuận giảm và giá trị hàng tồnkho cuốikì nhỏ, sátvới giá thực tế tại thời
điểm này.Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có
xu hướng giảm.
* Phương pháp nhập sau, xuất trước ( LIFO)
Theo phương pháp này, giả thiết vật liệu nào nhập kho sau cũng sẽ
xuất trước và những vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ gồm vật liệu mua vào đầu kỳ,
ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước ở trên, phương pháp nhập
sau xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát
Số lượng
xuất kho của
từng lần
nhập kho
Giá thực tế
NVL xuất
kho
=
Đơn giá tính
theo từng lần
nhập
x
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
14
* Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh (phương pháp thực tế)
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản
riêng từng lô NVL nhập kho. Vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực
tế nhập kho đích danh của lô đó.
Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá NVL được thực hiện
kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi
được thời hạn bảo quản của từng lô NVL.
Nhược điểm : Rất phức tạp vì mỗi lần xuất kho, phải tính đến hoá đơn
của vật liệu nhập kho hoá đơn đó
Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, thì điều kiện cốt yếu là hệ
thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập
kho. Phương pháp này còn có tên là phương pháp đặc điểm riêng và thường
sử dụng với loại vật liệu có giá trị cao và có tính tách biệt.
1.3.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.3.1.Yêu cầu và mục đích kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Kế toán chi tiết NVL là việc theo dõi, ghi chép sự biến động nhập xuất
tồn kho của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm cung
cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư.
Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất, tồn
kho NVL kế toán phải kiểm tra và phản ánh tình hình nhập xuất tồn kho của
từng thứ NVL ở từng kho vào các sổ (thẻ) kế toán chi tiết cần thiết cả về mặt
số lượng và giá trị. Sau đó tổng hợp và tính toán giá trị NVL xuất kho theo
từng đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng để lập định khoản và phản ánh vào
các tài khoản có liên quan.
1.3.2.Cácphương pháp kếtoán chi tiết nguyên vật liệu
Hiện nay, việc hạch toán chi tiết NVL giữa kho và phòng kế toán được thực
hiện theo các phương pháp sau:
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
15
+ Phương pháp ghi thẻ song song.
+ Phương pháp sổ số dư.
+ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
1.3.2.1. Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song
Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết vật
liệu song song cả ở kho và phòng kế toán theo từng thứ vật liệu với cách ghi
chép gần như nhau chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất,
tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị
trên sổ chi tiết vật liệu là các chứng từ nhập, xuất, tồn kho do thủ kho gửi đến
sau khi kế toán đã kiểm tra lại, đối chiếu với thủ kho.Ngoài ra để các số liệu
đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi
tiết vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu cho từng nhóm vật liệu.
Có thể khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo
phương pháp thẻ song song theo sơ đồ sau
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
16
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.3.2.2. Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Ở kho:Thủ kho cũng tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập,
xuất, tồn kho vật liệu như phương pháp thẻ song song.
- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép
tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả
năm nhưng mỗi tháng chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng. Cuối kỳ trên cơ sở phân
loại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lập
bảng kê nhập vật liệu, xuất vật liệu và dựa vào bảng kê này để ghi sổ đối
chiếu tổng lượng nhập của từng thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng
thời từ sổ đối chiếu luân chuyển để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật
liệu. Sổ dược dùng để ghi chép và thưo dõi theo từng kho, từng loại vật tư
trong cả tháng.
Chứng từ nhập
Thẻ kho Số (thẻ) KT chi
tiết
Bảng tổng hợp
NVL
Chứng từ xuất Kế toán tổng
hợp
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
17
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chứng
từ nhập
Phiếu giao
nhận chứng
từ nhập
Thẻ kho
Chứng
từ xuất
Bảng luỹ kế
N-X-T kho
vật liệu
Phiếu giao
nhận chứng
từ xuất
Sổ số dư
Bảng tổng
hợp N-X- T
kho vật liệu
Kế toán
tổng hợp
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
18
1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư
- Nguyên tắc hạch toán: ở kho theo dõi từng thứ NVL, phòng kế toán
chỉ theo dõi từng nhóm NVL.
- Ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất,
tồn theo chỉ tiêu hiện vật, cuối tháng, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi
chép số tồn kho của vào cuối kỳ theo chỉ tiêu số lượng hoặc hiện vật.
- Ở phòng kế toán: Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất của từng danh
điểm NVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận được
khi kiểm tra các kho theo định kỳ 3,5 hoặc 10 ngày một lần kèm theo phiếu
giao nhận chứng từ và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền NVL nhập, xuất
theo từng danh điểm, từ đó ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn (bảng này
được mở theo từng kho) cuối kỳ tiến hành tính tiền trên sổ số dư do thủ khi
chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm NVL trên sổ số dư với tồn
kho trên bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn. Từ bảng luỹ kế nhập, xuất tồn kế toán
lập bảng tổng hợp nhập, xuất tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp
về vật liệu.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
19
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
1.4.1. Kếtoán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường
xuyên
- Khái niệm: Phương pháp kê khai thường xuyên là việc nhập xuất
NVL được thực hiện thường xuyên liên tục căn cứ vào các chứng từ nhập,
xuất kho để ghi vào tài khoản NVL.
- Tài khoản kế toán sử dụng.
TK 152: “ Nguyên liệu, vật liệu” TK này phản ánh số hiện có và tình
hình tăng giảm NVL theo giá trị vốn thực tế. TK 152 có thể mở chi tiết thành
các TK cấp 2, cấp 3...theo từng loại, nhóm, thứ, vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp như:
- TK 1521: NVL chính.
- TK 1522: NVL phụ.
Chứng từ
nhập
Bảng kê nhập
VL
Thẻ kho Sổ đối chiếu
luân chuyển
Kế toán tổng
hợp
Chứng từ
xuất
Bảng kê xuất
VL
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
20
- TK 1523: Nhiên liệu.
- TK 1524: Phụ tùng thay thế.
- TK 1525: Vật liệu và thiết bị XDCB.
- TK 1528: Vật liệu khác.
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 151, 159, 111,
112…
-Trình tự kế toán:
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
21
Sơ đồ 1.4: Kế toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp KKTX
TK 111, 112,
151, 331
TK 133
GTGT
TK 152 TK 111,112
TK 133
VAT (nếu có)
Chiết khấu thương mại giám giá
NVL mua vào, trả lại NVL cho
người bán
Nhập kho NVL mua ngoài
TK 154
NVL thuê ngoài gia công,chế
biến xong nhập kho
TK 333 (33312, 3332, 3333)
Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt (nếu có), thuế GTGT
NVL nhập khẩu (không được
khấu trừ) phải nộp
TK 621, 627
NVL đã xuất dùng không
hết nhập lại kho
TK 154
Phế liệu nhập kho
TK 411
Được cấp hoặc nhận góp vốn
liên doanh liên kết bằng NVL
TK 3381
NVL phát hiện thừa khi kiểm
kê chờ xử lý
TK 154
NVL xuất thuế ngoài gia công
TK 621, 623, 627,
641, 642, 241
Xuất kho NVL dùng cho SX
kinh doanh XDCB
TK 632
NVL xuất bán
TK 222
Xuất kho NVL để góp vốn vào
công ty liên kết
TK 3387
CL đánh giá
lại < GTGS
của NVL
CL đánh giá lại >
GTGS của NVL
tương ứng với
phần lợi ích của
mình trong LD
TK 711
CL đánh giá lại >
GTGS của NVL
tương ứng với phần
lợi ích của các bên
khác trong LD
TK 811
CL đánh
giá lại <
GTGS
của NKV
TK 223
CL đánh giá lại
GTGS của NVL
Xuất kho NVL để góp vồn vào cơ
sở kinh doanh đồng kiểm soát TK 1381
NVL phát hiện thiếu khi
kiểm kê chờ xử lý
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
22
1.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK.
- Khái niệm: Phương pháp kiểm kê định kỳ không phản ánh thường
xuyên liên tục tình hình nhập xuất NVL ở các tài khoản NVL. Các tài khoản
này chỉ phản ánh giá trị NVL tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Việc nhập xuất NVL
hằng ngày được phản ánh ở TK 611- Mua hàng. Cuối kỳ, kiểm kê vật tư, sử
dụng phương pháp cân đối để tính trị giá NVL xuất kho theo công thức:
Trị giá NVL
xuất kho
=
Trị giá NVL
tồn đầu kì
+
Trị giá NVL
nhập trong kì
-
Trị giá NVL
còn cuối kì
-Tài khoản kế toán sử dụng
TK 151,152
TK 611 – Mua hàng
-Trình tự kế toán:
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
23
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.4.3.Kiểm kê, đánh giá lại vật liệu
Kiểm kê là một biện pháp để quản lý NVL. Thông qua kiểm kê, doanh
nghiệp nắm được hiện trạng của NVL cả về số lượng và chất lượng và có biện
pháp quản lý tốt hơn đảm bảo an toàn NVL của doanh nghiệp.
Đánh giá lại NVL thường được thực hiện trong trường hợp đem NVL
đi góp vốn liên doanh và trong trường hợp giá NVL có biến động lớn.
TK 151, 152 TK 611 TK 151, 152
(1) Kết chuyển tồn đầu kỳ (6) Kết chuyển tồn kho cuối kỳ
TK 111,112,331 TK 111, 112, 331
(2) Tổng giá thanh toán (7) Các khoản giảm trừ
TK 133
GTGT
TK 133
TK333
TK411
TK711
(3) Thuế nhập khẩu
(4) Nhận góp vốn
(5) Được biếu tặng
TK 621, 627, 641, 642
(8) Kết chuyển tồn kho cuối kỳ
TK 632
(9) Xuất để bán
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
24
Tùy theo yêu cầu quản lý, kiểm kê có thể thực hiện theo phạm vi toàn
doanh nghiệp hay từng bộ phận, đơn vị; kiểm kê định kỳ hay kiểm kê bất
thường…
Khi kiểm kê doanh nghiệp phải lập Hội đồng hoặc ban kiểm kê với đầy
đủ các thành phần theo quy định. Hội đồng hay ban kiểm kê, khi kiểm kê phải
cân đong, đo đếm cụ thể đối với từng loại NVL và phải lập biên bản kiểm kê
theo quy định, xác định chênh lệch giữa số ghi trên sổ kế toán với số thực
kiểm kê, trình bày ý kiến xử ký các chênh lệch.
- Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi:
+ Nếu thừa NVL chưa rõ nguyên nhân:
Nợ TK 152
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác
+ Nếu thiếu NVL chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có TK 152
-Trường hợp đánh giá lại NVL, doanh nghiệp phải lập hội đồng đánh
giá lại. Căn cứ vào biên bản đánh giá lại và sử dụng TK 412 – chênh lệch
đánh giá lại tài sản để ghi nhận nghiệp vụ kế toán.
- Xử lý kết quả kiểm kê và đánh giá lại phải do Hội đồng xử lý tài sản
của doanh nghiệp thực hiện. Hội đồng này có trách nhiệm phân tích các
nguyên nhân cụ thể để có kết luận khách quan
Căn cứ quyết định của Hội đồng xử lý tài sản để ghi sổ kế toán:
+ Nếu được ghi tăng thu nhập phần giá trị NVL thừa:
Nợ TK 152
Có TK 711- Thu nhập khác
+ Nếu người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi thường
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
25
Có TK 138 – Phải thu khác
+ Nếu nguyên vật hao hụt trong định mức được tính vào chi phí
Nợ TK 642 – Chi phí QLDN
Có TK 138 – Phải thu khác
- Trường hợp xử lý các khoản tăng giảm do dánh giá lại
+ Nếu chênh lệch tăng được ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
+ Nếu khoản giảm giá được ghi giảm bớt nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
1.4.4.Kế toán dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho
Dự phòng giảm giá vật tư là việc ước tính một khoản tiền tính vào chi
phí (giá vốn hàng bán) vào thời điểm cuối niên độ khi giá trị thuần có thể thực
hiẹn được của NVL tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Giá trị dự phòng NVL được lập
là số chênh lệch giữa giá gốc của NVL tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể
thực hiện được.
Việc lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho được dự tính cho từng loại,
từng thứ NVL.
Theo quy định hiện hành của chế độ kế toán tài chính thì dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo
cáo tài chính nhằm ghi nhận bộ phận giá trị thực tính giảm sút so với giá gốc
(giá thực tế của hàng tồn kho) nhưng chưa chắc chắn. Qua đó, phản ánh được
giá trị thực hiện thuần tuý của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.
Giá trị thực hiện
thuần túy
Giá gốc của
hàng tồn kho
-
Dự phòng giảm giá
gàng tồn kho=
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
26
Dự phòng giảm giá được lập cho các loại NVL chính dùng cho sản
xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị
trường thấp hơn thực tế đang ghi sổ kế toán. Những loại vật tư hàng hoá này
là mặt hàng kinh doanh, thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng cứ hợp lý,
chứng minh giá vốn vật tư, hàng tồn kho. Công thức xác định mức dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.
-
Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng khoản dự phòng, kế toán sử
dụng TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Cuối niên độ kế toán, khi một loại NVL tồn kho có giá gốc lớn hơn giá
trị thuần có thể thực hiện được thì kế toán phải lập dự phòng theo số tiền
chênh lệch đó.
- Nếu số tiền dự phòng giảm giá NVL phải lập ở cuối niên độ này lớn
hơn số tiền dự phòng giảm giá NVL đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, kế
toán lập dự phòng bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Nếu số tiền dự phòng giảm giá NVL phải lập ở cuối niên độ này nhỏ
hơn số tiền dự phòng giảm giá NVL đã lập ở cuối niên độ trước, kế toán hoàn
nhập phần chênh lệch đó
Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
= x
Mức dự
phòng cần
lập năm tới
cho HTK
Số lượng
HTK giảm
giá tồn
cuối kỳ
Đơn giá
HTK
cuối kỳ
theo sổ
Đơn
giá
HTK
trên thị
trường
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
27
1.4.5.Sổ kế toán nguyên vật liệu
Sổ sách kế toán là sự biểu hiện vật chất cụ thể của phương pháp tài khoản
và ghi chép trên sổ kế toán, là sự biểu hiện nguyên lý của phương pháp ghi sổ
kép trong đó các thông tin kế toán được ghi chép phản ánh một cách có hệ
thống các thông tin kế toán theo thời gian, không gian cũng như theo đối
tượng. Đây là một giai đoạn phản ánh của kế toán trong quá trình hạch toán
kế toán.
Công tác kế toán NVL trong một đơn vị hạch toán thường phức tạp,
không chỉ thể hiện ở số lượng các phần hành, mà còn thể hiện ở mỗi phần
hành kế toán cần thực hiện. Do đó, cần phải sử dụng nhiều loại sổ sách khác
nhau. Chúng khác nhau cả về kết cấu, nội dung, phương pháp hạch toán và
tạo thành một hệ thống sổ sách kế toán. Các loại sổ kế toán này thường được
liên kết với nhau theo một trình tự hạch toán của mỗi phần hành kế toán. Mỗi
hệ thống sổ kế toán được xây dựng là một hình thức tổ chức nhất định phù
hợp với quy mô, điều kiện và loại hình kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp.Theo hình thức nhật ký chung, việc hạch toán NVL được thực hiện
trên sổ cái TK 152, sổ "Nhật ký chung" và các sổ kế toán liên quan. Việc hạch
toán được thể hiện trên sơ đồ sau:
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
28
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL
theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Hoá đơn bán hàng
Phiếu mua hàng
Hoá đơn cước vận chuyển Sổ chi tiết NVL,
Phiếu nhập kho thẻ kho
Phiếu xuất kho
Nhật ký mua hàng Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi
Sổ cái TK 152 tiết NVL
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Chú thích: Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Quan hệ đối chiếu:
Hình thức nhật ký chung có ưu điểm là rất thuận tiện khi đối chiếu, kiểm
tra theo chứng từ gốc trong trường hợp sử dụng máy tính. Tuy nhiên, hình
thức này có một số nghiệp vụ trùng lặp, do đó, cuối tháng mới ghi vào sổ cái
được.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
29
CHUƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG
2.1. Khái quát chung về công ty
2.1.1.Quátrình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đạt Phương
2.1.1.1.Sựra đời
Được thành lập ngày 12 tháng 3 năm 2002 với tên gọi tiền thân là Công
ty cổ phần xây dựng và vận tải Đạt Phương
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Đạt Phương
Tên tiếng anh: Datphuong joint stock company
Tên viết tắt: DATPHUONG JSC
Địa chỉ: Tầng 8- Lô 1,2,3 lô A3/D6 đường Nguyễn Phong Sắc (kéo
dài), phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 84-437830856
Số fax: 84-437830859
Email: datphuong@vnn.vn
2.1.1.2.Chứcnăng, nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần Đạt Phương đã khẳng định được năng lực và uy tín
trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình giao thông thuỷ điện trong
nước. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty gồm:
- Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi.
- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện.
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khu đô thị.
- Đầu tư kinh doanh các dịch vụ khách sạn, du lịch, nhà hàng.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
30
Quá trình phát triền trong những năm gần đây:
Biểu 2.1:
Đơn vị: 1000đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Vốn 165.581.328 215.152.468 360.461.354
Doanh thu 169.502.349 230.331.374 401.277.619
Lợi nhuận sau thuế 9.072.307 30.195.747 33.244.736
Mức nộp ngân sách 2.538.000 7.950.000 8.200.000
Thu nhập bình
quân
2.850/ng/tháng 3.900/ng/tháng 4.050/ng/tháng
Qua bảng số liệu trên có thế thấy tất cả các chỉ tiêu năm 2009 đều tăng vọt so
với năm 2008.Mặc năm 2009 thực sự là một năm nhiều thử thách, biến động,
tuy nhiên trong khó khăn công ty cổ phần Đạt Phương vẫn giữ vững được vị
thế, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra tại Đại hội cổ đông 2009, tạo nên lợi
nhuận chia sẻ cùng cổ đông và người lao động. Năm 2009 là một năm khó
khăn về tài chính đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây
dựng giao thông, nguồn vốn vay hạn chế…tuy nhiên Hội đồng quản trị công
ty cũng xác định đây là cơ hội để công ty khẳng định uy tín, thương hiệu
doanh nghiệp trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành đang giảm sút
năng lực do khó khăn về tài chính. Sự vươn lên và thành công trong giai đoạn
này của công ty là một hình thức quảng bá, tiếp thị hiệu quả, đặc biệt đối với
dự án cấp bách. Thực tế năm 2009 là năm thành công của Đạt Phương trong
lĩnh vực xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, dù có nhiều khó khăn, thử thách
nhưng với cấu trúc hệ thống quản trị rõ ràng, thị trường ổn định, uy tín ngày
càng nâng cao và đội ngũ nhân lực quản lý trưởng thành đảm đương được vị
trí của mình, cùng với những chính sách, cơ chế quản lý hợp lý chắc chắn
công ty sẽ vượt qua khó khăn và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
31
để xây dựng thương hiệu Đạt Phương ngày càng lớn mạnh ở cả 3 miền đất
nước, không phụ lòng uỷ thác của các cổ đông.
Một số công trình công ty đã thi công và hoàn thành từ khi thành lập:
-Công trình cầu An Nghĩa nằm trên tuyến đường độc đạo từ trung tâm
TPHCM đi Cần Giờ.
-Công trình cầu Trái Hút bắc qua sông Hồng nằm trên tỉnh lộ 163
thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
-Công trình cầu Thủ Thiêm nối 2 bờ sông Sài Gòn thuộc quận 2 và
quận Bình Thạnh TPHCM.
-Công trình cầu Đông Hải thuộc dự án đường tranh quốc lộ 1A đoạn
qua thành phố Thanh Hoá.
2.1.2.Đặcđiểm tổ chức sản xuấtvà quản lý sản xuấtkinhdoanhcủa công
ty
2.1.2.1. Cơcấu tổ chức bộ máy của công ty
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
32
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Đạt Phương.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Đơn vị có vốn góp
không chi phối của công
ty
Đơn vị có vốn góp chi
phối của công ty
Công ty CP Sông
Bung
Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc
Công
ty Cp
Za
Hưng
Cty CP
Dịch vụ
và Du
Lịch Gia
Lai
Phòng Hành
chính Nhân
sự
Phòng quản
lý dự án
Phòng thiết
bị
Phòng Kinh
doanh
Phòng Tài
chính Kế toán
Công ty
TNHH
MTV Đạt
Phương 1
VP công
ty Đạt
Phương
tại miền
Trung
Công ty
TNHH
MTV
Đạt
Phương
tại Sài
Gòn
Đội
công
trình1
Đội
công
trình 4
Đội
công
trình 7
Đội
công
trình 3
Đội
công
trình 5
Đội
công
trình 2
Đội
công
trình 6
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
33
* Tổng giám đốc:
- Là người có quyền điều hành cao nhất mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh trong Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông.
- Trình Hội đồng quản trị về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như: Chia,
tách, thành lập mới, sáp nhập, giải thể. Xây dựng các quy chế quản lý nội bộ
của Công ty, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật đối với các cán bộ chủ chốt (thuộc quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm của
Hội đồng quản trị).
* Phó Tổng giám đốc phụ trách Kinh doanh:
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kinh doanh do Hội đồng quản trị
Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc tuyển dụng theo đề nghị của Giám đốc
công ty.
- Phụ trách việc xây dựng các định mức thi công nội bộ gồm: định
mức Nhân công Vật tư , Máy thiết bị.
* Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực hoặc dự án:
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách khu vực hoặc dự án do Hội đồng quản
trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc tuyển dụng theo đề nghị của Tổng
Giám đốc công ty.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công,
Công nghệ, Biện pháp thi công, các đệ trình thay đổi của dự án do mình phụ
trách.
* Phòng kinh doanh: có 1 trưởng phòng, 1-2 phó phòng, 3-8 nhân viên.
Trách nhiệm, quyền hạn của phòng:
- Chịu trách nhiệm chính trong công tác lập hồ sơ đấu thầu, hồ sơ chào
thầu đối với các công trình xây lắp.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
34
- Trực tiếp làm công tác quản lý, giám sát ngay từ giai đoạn tiền khả
thi đến quá trình triển khai, thực hiện các dự án do Công ty đầu tư như: Các
dự án đầu tư mua, bán bất động sản, các dự án đầu tư thuỷ điện, du lịch, các
dự án liên doanh đầu tư với đối tác ngoài công ty.
* Phòng quản lý dự án: có 1 trưởng phòng, 1 hoặc 2 phó phòng, có 4
đến 12 nhân viên. Trách nhiệm, quyền hạn của phòng:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị để lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công,
Công nghệ, Biện pháp thi công, các đệ trình thay đổi của dự án trình Chủ đầu
tư, tư vấn giám sát, nhà thầu chính ( nếu có).
- Chủ trì việc nghiệm thu nội bộ phần khối lượng thực hiện hàng tháng
của các đơn vị thi công, thầu phụ để làm cơ sở cấp vốn. Căn cứ vào giá trị
thực hiện và yêu cầu thực tế tại từng thời điểm thi công, trình lãnh đạo công
ty xem xét duyệt cấp vốn thi công hàng tháng cho các đơn vị .
- Có quyền tạm đình chỉ thi công trong thời hạn 7 ngày làm việc các
công trường, các đội sản xuất, nhà thầu phụ nếu xét thấy vi phạm nghiêm
trọng đến chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động trong quá trình thi công.
* Phòng thiết bị: có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 đến 6 nhân viên.
Trách nhiệm, quyền hạn của phòng:
- Nắm chắc và ghi chép chính xác lý lịch của các đầu thiết bị, theo dõi
hoạt động và diễn biến của thiết bị.
- Lập kế hoạch sửa thường xuyên, sủa chữa lớn các máy móc thiết bị.
Chủ trì việc sửa chữa máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
* Phòng hành chính nhân sự: có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, định
biên từ 4 đến 8 nhân viên. Trách nhiệm và quyền hạn của phòng:
- Phối hợp với các đơn vị, phòng ban theo dõi đề xuất giải quyết công
tác tiền lương, công tác chi trả lương tại các đơn vị. Nghiên cứu đề xuất chế
độ tiền lương đối với người lao động phù hợp với Quy chế trả lương của
Công ty và quy định của Pháp luật.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
35
* Chi nhánh, văn phòng đại diện, ban điều hành dự án: có 1 giám đốc, 1
phó giám đốc, 2 đến 8 nhân viên. Trách nhiệm, quyền hạn của chi nhánh, văn
phòng đại diện, ban điều hành dự án:
- Được Tổng giám đốc uỷ quyền trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh các đơn vị thuộc khu vực do Chi nhánh, Văn phòng
đại diện phụ trách hoặc dự án do Ban điều hành dự án phụ trách.
* Các đội thi công: Đội thi công có đội trưởng, 01 đến 02 đội phó, 01
thống kê, 01 đến 04 nhân viên kỹ thuật giúp việc và theo quy mô, yêu cầu tiến
độ của dự án, công trường mà biên chế lực lượng công nhân, trang thiết bị
máy móc cho phù hợp. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đội:
- Chủ động lập biện pháp tổ chức thi công hợp lý sát với yêu cầu của
từng công trường, đảm bảo thi công sớm, hoàn thành tiến đội, chất lượng và
mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực đồng thời đảm bảo an toàn đối với người
và các phương tiện kỹ thuật được giao.
- Chủ động tìm kiếm, phối hợp với phòng Kinh doanh, quản lý dự án
thương thảo hợp đồng với các nhà thầu phụ có năng lực phù hợp, các nhà
cung ứng vật tư, nhiên liệu để trình Tổng giám đốc ký.
Đối với các công trình, dự án đã giao khoán, Đơn vị chủ động tìm
kiếm, lựa chọn nhà cung cấp vật tư, nhiên liệu, thuê nhân công, thiết bị(nếu
cần) để thực hiện thi công dự án.
* Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức của công ty còn có ban chỉ huy công
trình. Ban chỉ huy công trình được thành lập trên cơ sở điều động, biệt phái
cán bộ, công nhân, máy móc thiết bị từ các đơn vị trong Công ty hoặc huy
động một phần lực lượng từ bên ngoài Công ty. Ban chỉ huy công trình có
Trưởng ban, 01 Phó ban, có từ 01 đến 04 nhân viên kỹ thuật và tuỳ theo quy
mô, yêu cầu tiến độ của công trường mà biên chế lực lượng công nhân, máy
móc thiết bị cho phù hợp. Ban chỉ huy công trình sẽ hết thời hiệu hoạt động,
tự giải thể khi thi công xong và hoàn tất các thủ tục nhiệm thu, bàn giao, hoàn
công công trình. Thiết bị, lực lượng thi công sẽ được Công ty điều động cho
các đơn vị, công trình khác.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
36
2.1.2.3.Đặcđiểm tổ chức công tác kế toán
2.1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần Đạt Phương tiến hành theo hình thức tổ chức công tác
kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán
thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Các đội xây lắp trực thuộc
không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm
nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ
về phòng kế toán tài chính của công ty.Bộ máy kế toán của công ty gồm 7
người và các nhân viên kinh tế ở các đội xây dựng được phân công nhiệm vụ
theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu bộ máy kế toán công ty cổ phần Đạt Phương
- Trách nhiệm, quyền hạn chung của phòng:
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung
công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu,
nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành
tài sản, phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp
tài chính, kế toán phục vụ yêu cầu quản trị của Công ty.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán phù hợp với yêu cầu của điều lệ
Công ty và quy định của Pháp luật.
Kế toán trưởng
Thủ
quỹ
Kế
toán
thuế
Kế toán
ngân
hàng
Kế toán
phần
hành
còn lại
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
37
5. Tập hợp, theo dõi, xử lý, phát hành cổ phần, cổ phiếu, cổ tức của các
nhà đầu tư.
6. Giao dịch với các ngân hàng, quỹ tín dụng để huy động vốn đáp ứng
vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh vốn cho các dự án do Công ty làm
chủ đầu tư.
7. Chịu trách nhiệm chính và phối hợp với phòng, ban liên quan, các
đơn vị thi công để thu hồi các khoản nợ đọng của khách hàng, các chủ đầu tư,
các nhà thầu chính.
8. Phối hợp với Phòng liên quan và các đơn vị thi công tập hợp các hóa
đơn, chứng từ để làm công tác hạch toán, thanh toán các công trình.
9. Thực hiện việc thành lập sử dụng các quỹ tập trung theo qui định của
pháp luật và của Công ty, kiểm soát việc sử dụng các quỹ đó.
10. Phối kết hợp với các bộ phận liên quan trong việc lập quyết toán
các công trình với chủ đầu tư, nhà thầu chính và các đơn vị thi công của Công
ty( kể cả thầu phụ).
11. Trực tiếp theo dõi quản lý phần vốn góp của Công ty khi liên danh
với các nhà đầu tư khác hoặc đầu tư mua cổ phần ở Công ty khác.
12. Tổ chức phổ biến, huớng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài
chính - kế toán của nhà nước và các qui định của Công ty.
13. Tổ chức bảo quản lưu giữ chứng từ kế toán của Công ty. Quản lý
việc sử dụng hoá đơn của Công ty.
14. Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức các khóa đào tạo các chuyên đề về
nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán, thống kê của phòng và
các đơn vị.
15. Đảm bảo bí mật công tác tài chính của doanh nghiệp, việc cung cấp
các số liệu tài cho cá nhân hoặc tổ chức nào ngoài Phòng Tài chính - kế toán
chỉ được thực hiện khi có ý kiến của Tổng giám đốc Công ty.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
38
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Tổng giám đốc giao.
17. Chủ động đề xuất các biện pháp tối ưu về công tác quản lý Tài
chính - kế toán theo chức năng và nhiệm vụ của phòng.
18. Có quyền từ chối chi tiền cho các cá nhân, bộ phận, thầu phụ nếu
xét thấy mục đích, thủ tục chi phí vi phạm qui định pháp luật, qui chế tài
chính của công ty.
19. Có quyền thanh tra, kiểm soát về toàn bộ hoạt động tài chính của
các bộ phận, đơn vị thi công ở bất kỳ thời điểm nào.
20. Có quyền đề xuất hình thức xử lý kỷ luật, tài chính đối với các cá
nhân, đơn vị vi phạm trong việc quản lý và sử dụng tài chính.
21. Được Tổng giám đốc uỷ quyền quan hệ giao dịch với các cơ quan
chức năng thực hiện công tác mua quản lý tài chính, kế toán, cổ phần, thuế,
kiểm toán...
Cụ thể như sau:
-Kế toán trưởng:
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi hoạt động của phòng Tài chính -
Kế toán trước Tổng giám đốc công ty.
+ Trưởng phòng có trách nhiệm hoạch định, xây dựng chiến lược
phòng đảm bảo tương thích với chiến lược của công ty và chức năng, nhiệm
vụ của phòng. Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện, báo cáo đánh giá việc thực
hiện chiến lược của phòng.
+ Trưởng phòng chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành Hệ thống quản
lý và hệ thống kiểm soát của phòng, bộ phận mình, bao gồm: Xây dựng sơ đồ
cơ cấu phòng, phân công phân nhiệm cho các cá nhân, phối kết hợp giữa các
cá nhân trong phòng và tạo tính hợp tác giữa các bộ phận trong toàn công ty.
+ Tham gia trong việc tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bổ nhiệm, điều
chuyển, sắp xếp, sa thải cán bộ nhân viên của phòng
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
39
+ Chịu trách nhiệm trong việc hoạch định và kiểm soát ngân sách
phòng, bộ phận mình
+ Trưởng phòng là người điều hành cao nhất và trực tiếp của phòng
đồng thời là người đề xuất khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá, xét nâng
lương, nâng bậc đối với cán bộ, nhân viên trong phòng.
+ Xây dựng, cụ thể hóa các chuẩn mực kế toán áp dụng cho Công ty
trên cơ sở quy định của Nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty.
+ Tìm và huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, các dự án đầu tư của Công ty.
+ Là thành viên của Hội đồng tiền lương; Hội đồng sáng kiến, sáng
chế; Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, Hội đồng an toàn lao động của Công ty.
+ Trưởng phòng được mời đi dự các cuộc họp liên quan đến nhiệm vụ
của phòng, nhiệm vụ phát triển của Công ty.
+ Định kỳ trong tuần hoặc đột xuất báo cáo công việc của phòng trình
Tổng giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo.
-Thủ quỹ: Thực hiện thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi, bảo
quản quỹ và thực hiện kiểm kê quỹ hàng tháng, đối chiếu sổ quỹ với sổ chi
tiết tiền mặt của kế toán.
-Kế toán ngân hàng: Chịu trách nhiệm theo dõi mảng giao dịch với
ngân hàng, thời gian thanh toán, lãi vay.
-Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm lập các báo cáo thuế và làm việc với
cơ quan thuế.
-Kế toán các phần hành còn lại do 3 nhân viên kế toán thực hiện. Ngoài
ra khi cần thiết thì nhân viên kế toán thuế và nhân viên kế toán ngân hàng có
thể thực hiện các phần hành kế toán còn lại, gồm:
+Kế toán tiền mặt : Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tạm ứng, các
khoản thanh toán , công nợ, đôn đốc tình hình thực hiện công nợ. Căn cứ vào
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
40
phiếu thu, phiếu chi tiền mặt để nhận và cấp phát tiền mặt , cuối kì tiến hành
kiểm kê quỹ tiền mặt.
+ Kế toán vật tư và TSCĐ: Phản ánh ghi chép tình hình sử dụng của
các đội sản xuất, tình hình phân bổ NVL, công cụ dụng cụ cho thi công các
công trình. Theo dõi biến động TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ, NVL sản xuất
của các đội sản xuất, vật tư của kho tại công ty và các kho tại công trường,
theo dõi giá trị của các tài sản, chất lượng của các vật tư tài sản mà đơn vị
đang quản lý.
+Kế toán chi phí - giá thành-doanh thu: Tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm, tổ chức lập và phân tích báo cáo, cung cấp những
thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sẩn phẩm, xác định doanh
thu từng hợp đồng xây dựng.
+Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: Tính lương và trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ. Tại các đội công trình, đội trưởng
tính lương cho công nhân trong đội mình sau đó gửi báo cáo cho kế toán
Công ty.
2.1.2.3.2.Hình thức sổ kế toán
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống
hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương
pháp ghi chép nhất định.Công ty hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký
chung.Hiện tại công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting.
Căn cứ để nhập dữ liệu vào máy tính và cập nhật các sổ kế toán là
chứng từ kế toán. Ngoài chứng từ kế toán bắt buộc thực hiện theo quy định
của Bộ Tài chính, công ty sử dung một hệ thống chứng từ hướng dẫn được
vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm riêng của công ty.Chứng từ kế toán
phải qua sự kiểm soát của kế toán trưởng.Sau quá trình luân chuyển, chứng từ
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
41
kế toán sẽ được kế toán phần hành quản lý, đến cuối năm được đóng lưu và
lưu theo quy định của chế độ.
Sổ chi tiết các tài khoản được mở cho từng tài khoản chi tiết và chi tiết
cho từng đối tượng liên quan.Tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh
và đặc điểm từng phần hành kế toán mà kế toán phần hành nhập dữ liệu vào
máy từng ngày hoặc theo định kỳ.Trên cơ sở dữ liệu do kế toán phần hành
nhập vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển các thông tin cần
thiết vào sổ Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan.Hệ
thống sổ sách của công ty được in vào cuối mỗi quý, sau khi được kế toán
trưởng ký sẽ được lưu theo quy định.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
42
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
2.1.2.3.3.Đặc điểm hệ thống kế toán công ty đang áp dụng
Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15 QĐ –
BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006.Hiện tại công ty sử dụng hầu hết các tài
khoản trong hệ thống tài khoản theo quyết định 15.
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối số
phát sinh
Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
43
- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Tính niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 của
năm đó.
2.2.Thực tế tổ chức công tác kế toán NVL tại công ty cổ phần Đạt
Phương
2.2.1.Đặcđiểm và tình hình quản lývật liệu của công ty
2.2.1.1. Đặcđiểm vật liệu của công ty Đạt Phương
Công ty cổ phần Đạt Phương là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực xây lắp nên NVL được sử dụng trong sản xuất của công ty có những đặc
điểm riêng, chiếm một tỷ lệ rất lớn (khoảng 70-80%) trong tổng giá trị công
trình. Do đó để xây các công trình lớn, công ty phải sử dụng một khối lượng
lớn về vật liệu, đa dạng về chủng loại, quy cách.
Không giống như các doanh nghiệp sản xuất, NVL của công ty có loại
được nhập kho, có loại xuất thẳng đến chân công trình như: vôi,cát, đá,
sỏi…với khối lượng lớn, chịu ảnh hưởng của môi trường , khí hậu nên khâu
bảo quản NVL giữ vị trí quan trọng nhắm đảm bảo chất lượng công trình, tạo
uy tín với chủ đầu tư.
Đặc thù của công trình xây dựng cơ bản là luôn gắn với đất đai, mang
tính đơn chiếc và là kết cấu tổng hợp của nhiều loại NVL.Đặc điểm của NVL
thi công là dễ huy động, đa dạng, có khối lượng lớn, không tiện lưu kho. Do
cơ khí khoán gọn của công ty nên công tác thu mua NVL thường do các đội
thi công trực tiếp thực hiện.Để thuận tiện cho việc quản lý, công ty giao cho
các đội chủ động bố trí các kho NVL ngay tại công trình, hạng mục công
trình.Các loại NVL phải được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào thi công.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
44
Đối với các loại vật liệu dễ hư hỏng do ẩm ướt như xi măng, khi cất trữ
phải để nơi khô ráo, có mái che. Với sắt thép phải để riêng từng chủng loại, kê
cao cách mặt sàn khoảng 15cm và có phủ bạt che nắng, che mưa chống han
gỉ.Các loại cát đá sỏi phải được tập kết khoa học, thuận tiện cho quá trình thi
công.
Trong việc hạch toán tại kho và tại phòng kế toán đều đảm bảo thực
hiện đầy đủ các quy định về thủ tục nhập, xuất và luân chuyển chứng từ.Mỗi
loại vật liệu được theo dõi, phản ánh trên các tài khoản riêng nhằm giúp cho
việc theo dõi nhập - xuất - tồn.
2.2.1.2.Phânloại NVL tại công ty
-NVL chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty và là cơ sở vật
chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm như: xi măng, sắt, thép, cát, đá, gạch,
ngói.
-NVL phụ: Cũng là đối tượng lao động, không cấu thành nên thực thể
sản phẩm nhưng có tác dụng tăng chất lượng công trình và nó tạo điều kiện
cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường như que hàn, oxy, đất
đèn…
-Nhiên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng
trong quá trình thi công công trình như: xăng, dầu, gas.
-Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết
bị như vòng bi, bánh răng…
2.2.2.Thủ tụcmua, nhập, xuấtkhoNVL
2.2.2.1.Thủtụcnhập kho NVL
Công tác kế toán vật liệu do cán bộ vật tư, kế toán các đội, kế toán vật
tư các đội đảm nhiệm.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán vật tư là theo dõi,
phản ánh một cách chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn NVL cả về số lượng,
chất lượng, chủng loại và giá trị.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
45
NVL do công ty mua từ nhiều nguồn khác nhau. Khi có giấy yêu cầu
mua NVL của chủ nhiệm công trình, đội trưởng, giám đốc duyệt rồi đội
trưởng và kế toán đi mua NVL.
NVL được nhà cung cấp chuyển thẳng tới chân công trình, do vậy công
tác nhập kho NVL được tiến hành đồng thời khi nhà cung cấp mang NVL tới.
Công tác này được tiến hành khi có đủ các bên gồm:
-Bên cung ứng: Người cung ứng NVL phải chấp hành đúng số lượng,
chủng loại, chất lượng, tiến độ giao hàng.
-Bên sử dụng NVL: là chủ nhiệm công trình, đội trưởng, cán bộ kỹ
thuật, thủ kho công trình. Bên sử dụng NVL chỉ nhận NVL sau khi đã kiểm
tra số lượng, chất lượng, chủng loại đảm bảo tiêu chuẩn.
Thủ kho và kế toán công ty kiểm tra NVL theo đúng yêu cầu về số
lượng, chủng loại, chất lượng của công trường, kiểm tra hóa đơn GTGT, hóa
đơn cước phí vận chuyển. Nếu thấy khớp đúng sẽ tiến hành nhập kho, viết
phiếu nhập kho theo số lượng thực tế
Sau đó thủ kho căn cứ vào số liệu ghi trên phiếu nhập kho về chỉ tiêu số
lượng và giá trị để ghi vào thẻ kho chỉ theo chỉ tiêu số lượng.Các loại vật tư
mua về được nhập kho theo đúng quy định và thủ kho phải có trách nhiệm sắp
xếp các NVL trong kho hợp lý, khoa học, đảm bảo yêu cầu bảo quản của từng
loại cho tiện kiểm tra và xuất kho.
Trong trường hợp NVL mua về có số lượng lớn, tính kỹ thuật
cao,lượng vật tư đó phải được kiểm tra thông qua ban kiểm nghiệm vật tư của
công ty.Sau đó kế toán lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3
liên:
-1 liên giao cho thủ kho để lập thẻ kho
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
46
-1 liên lưu lại phòng kế toán
-1 liên giao cho cán bộ cung tiêu (người đi mua vật tư).
2.2.2.2.Thủtụcxuất kho NVL
Khi có nhu cầu về NVL cho thi công, các đội trưởng phải làm phiếu đề
nghị xuất kho. Kế toán vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho thành 3 liên:
-1 liên lưu tại phòng kế toán
-1 liên giao cho người lĩnh vật tư
-1 liên để ghi thẻ kho.
Sau đó đội trưởng ký vào phiếu xuất kho và giao cho người lĩnh vật tư
xuống kho để lĩnh. Thủ kho thực hiện xuất kho NVL và ghi theo số thực xuất
vào thẻ kho còn cột đơn giá và cột thành tiền do kế toán vật tư viết. Sau khi
kiểm tra số lượng, chất lượng của số vật tư thực lĩnh, người nhận và thủ kho
ký vào 3 liên đó.
Ví dụ thủ tục mua, nhập và xuất kho thép hình, thép tấm thi công công trình
cầu Đen tại Quảng Nam:
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
47
Biểu 2.5:Hoá đơn giá trị gia tăng muahàng
HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số 01 GTKT – 3LL
Liên 2 (Giao cho khách hàng) LV/2010B
Ngày 3 tháng 12 năm 2010 175822
Đơn vị bán hàng: Công ty CP thép Việt Trung.
Địa chỉ: 112 Lê Văn Hiến, Thành phố Đà Nẵng
MST: 0101509234
Người mua hàng:
Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương
Địa chỉ:Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy,
Hà Nội
Số TK:
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. MST: 0100105542-1
STT Tên hàng hoá, dịch
vụ
ĐVT
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C (1) (2) (3) =(2) x(1)
1.
2.
Thép hình
Thép tấm
Kg
Kg
20.000
5.000
16.100
15.600
322.000.000
78.000.000
Cộng tiền hàng 400.000.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 40.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 440.000.000
Số tiền(bằng chữ): Bốn trăm bốn mươi triệu đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, họ tên)
Biểu 2.6: Hoá đơn giá trị gia tăng vận chuyển vật liệu:
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
48
HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số 01 GTKT – 3LL
Liên 2 (Giao cho khách hàng) LV/2010B
Ngày 3 tháng 12 năm 2010 055682
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Hoàng Hà
Địa chỉ: 115 Lê Văn Hiến, thành phố Đà Nẵng
MST: 0101509345
Người mua hàng:
Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương
Địa chỉ:Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy,
Hà Nội
Số TK:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt. MST:
STT Tên hàng hoá, dịch
vụ
ĐVT
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C (1) (2) (3) =(2) x(1)
Cước phí vận chuyển 4.000.000
Cộng tiền hàng 4.000.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 400.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 4.400.000
Số tiền(bằng chữ): Bốn triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, họ tên)
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
49
Biểu 2.7: Biên bản kiểm nghiệm vật tư
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Ngày 3 tháng 12 năm 2010
Căn cứ hóa đơn GTGT số 175822 ngày 3 tháng 12 năm 2010 của công ty cổ
phần thép Việt Trung và HĐGTGT 055628 ngày 3 tháng 12 năm 2010 cảu
công ty CPTMDV Hoàng Hà, Ban kiểm nghiệm vật tư công ty cổ phần Đạt
Phương gồm:
1.Ông Nguyễn Văn Anh- Đại diện phòng kế toán: Trưởng ban.
2.Ông Nguyễn Xuân Hoạt-Đội trưởng đội thi công: Ủy viên
3.Ông Vũ Ngọc Tuấn-Thủ kho tại công trường: Ủy viên.
Đã kiểm nghiệm số vật tư do đội công trình cầu Đen mua về
STT Tên, nhãn
hiệu, quy
cách vật tư
Mã
số
Phương
thức
kiểm
nghiệm
ĐVT Số
lượng
theo
chứng
từ
Kết quả kiểm
nghiệm
Ghi chú
Số
lượng
đạt yêu
cầu
Số lượng
không
đạt yêu
cầu
1. Thép hình Kg 20.000 20.000 0 Đủ
2. Thép tấm Kg 5.000 5.000 0 Đủ
Kết luận của ban kiểm nghiệm: Đội công trình mua về số thép hình là
20 tấn và 5 tấn thép tấm của công ty cổ phần thép Việt Trung bán cho công ty
cố phần Đạt Phương do công ty CPTMDV Hoàng Hà vận chuyển đủ tiêu
chuẩn nhập kho, không mất mát, không thiếu hụt. Biên bản được lập thành 2
bản.
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban kiểm nghiệm
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ biên bản kiểm nghiệm, kế toán lập phiếu nhập kho:
Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương
Bộ phận: Đội công trình
Mẫu số 01-VT
(Ban hành theo QĐ số 152006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng
BTC)
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
50
Biểu 2.8: Phiếu nhập kho số 253
PHIẾU NHẬP KHO Nợ TK 1521
Ngày 3 tháng 12 năm 2010 Có TK 331
Quyển số: 10
Số : 253
Họ tên người giao hàng: Công ty cổ phần thép Việt Trung
Theo hoá đơn GTGT số 175822 ngày 3 tháng 12 năm 2010 của Công ty cổ
phần thép Việt Trung
Nhập tại kho: Kho ông Nghị
S
TT
Tên, nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất vật tư (sản
phẩm, hàng hoá)
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Theo
CT
Thực
nhập
Đơn giá
(vnđ/kg)
Thành tiền
A B C D 1 2 3 4
1. Thép hình Kg 20.000 20.000 16.300 326.000.000
2. Thép tấm Kg 5.000 5.000 15.600 78.000.000
Cộng 404.000.000
Số tiền(bằng chữ):Bốn trăm linh bốn triệu đồng chẵn.
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương
Bộ phận: Đội công trình
Mẫu số 01-VT
(Ban hành theo QĐ số 152006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng
BTC)
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
51
Căn cứ nhu cầu sử dụng, đội trưởng lập phiếu yêu cầu vật tư:
Biểu 2.9: Phiếu đề nghị xuất vật tư:
PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Họ tên người đề nghị: Nguyễn Bá Hà
Bộ phận: Đội công trình Cầu Đen.
đề nghị xuất vật tư là thép hình và thép tấm cho thi công công trình
STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng
1. Thép hình Kg 10.000
2. Thép tấm Kg 2.000
Ngày 5 tháng 12 năm 2010
Giám đốc Kế toán vật tư Người đề nghị
(ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào phiếu dề nghị xuất vật tư, kế toán lâp phiếu xuất kho:
Công ty cổ phần Đạt Phương
Đội công trình cầu Đen
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
52
Biểu 2.10: Phiếu xuất kho số 212:
PHIẾU XUẤT KHO Nợ TK 621( )
Ngày 5 tháng 12 năm 2010 Có TK 1521
Số 212
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Bá Hà
Bộ phận: Đội công trình
Lý do xuất kho: Thi công công trình cầu Đen
Xuất tại kho của công trình cầu Đen.Địa điểm: thôn Đình An, Thị trấn Nam
Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam
STT Tên, nhãn
hiệu, quy
cách, phẩm
chất vật tư
Mã số Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Thép hình Kg 10.000 10.000 16.300 163.000.000
2. Thép tấm Kg 2.000 2.000 15.600 31.200.000
Cộng 194.200.000
Tổng số tiền: Một trăm chín mươi bốn triệu haitrăm nghìn đồng chẵn.
Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương
Bộ phận: Đội công trình
Mẫu số 02-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 26/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Người lập
phiếu
(ký, họ tên)
Người nhận
hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
53
2.2.2.3. Đánhgiá NVL
* Tính giá NVL nhập kho:
Công ty tính giá NVL nhập kho theo Chuẩn mực 02- Hàng tồn kho.Vật
liệu của công ty do mua ngoài là chủ yếu, lượng phế liệu rất ít.
 Đối với vật liệu nhập kho do mua ngoài:
Giá NVL
nhập kho
=
Giá ghi trên
hoá đơn
(không bao
gồm thuế
GTGT)
+
Chi phí vận
chuyển, bốc
xếp
-
Các khoản
giảm trừ
(nếu có)
Riêng chi phí vận chuyển khi vận chuyển 1 loại vật liệu thì tính luôn vào trị
giá nhập kho cho vật liệu đó còn khi vận chuyển nhiều loại vật liệu thì chi phí
vật liệu sẽ tính cho loại vật liệu có trị giá mua trên hoá đơn là lớn nhất.
Ví dụ căn cứ HĐGTGT 175822 của công ty cổ phần thép Việt Trung và
HĐGTGT 055628 của công ty CPTMDV Hoàng Hà, kế toán tính trị giá vật
liệu nhập kho cho 20.000kg thép hình và 5.000kg thép tấm là:
+ Trị giá nhập kho 20.000kg thép hình
322.000.000 + 4.000.000 = 326.000.000 (VNĐ)
Đơn giá nhập kho cho 1kg thép hình = 326.000.000/20.000 = 16.300 (Đ/kg)
+ Trị giá nhập kho 5.000kg thép tấm = 78.000.000 (VNĐ)
Đơn giá nhập kho cho 1kg thép tấm = 15.600 (Đ/kg)
 Đối với phế liệu thu hồi: được đánh giá theo giá ước tính.
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
54
*Tính giá vật liệu xuất kho:
Công ty tính trị giá vật liệu xuất kho theo phương pháp đích danh. Theo
phương pháp này, trị giá vật liệu xuất kho bằng giá nhập kho cho chính vật
liệu đó.
Ví dụ ngày 5/12/2010, thực hiện xuất kho 10.000kg thép hình và 2.000kg thép
tấm đã được nhập theo PN253 ngày 2/12/2010, kế toán tính trị giá xuất kho
cho 10.000 thép hình và 2.000 kg thép tấm này theo trị giá nhập kho trên
PN253.
Theo đó:
+ Đơn giá xuất kho cho 1kg thép hình là 16.300 (đ/kg).
Trị giá xuất kho của 5.000kg thép hình là:
16.300 x 10.000 = 163.000.000 (VNĐ).
+ Đơn giá xuất kho cho 1kg thép tấm là 15.600 (đ/kg).
Trị giá xuất kho của 2.000kg thép tấm là:
15.600 x 2.000 = 31.200.000 (vnđ)
2.2.2.4. Kếtoán chi tiết NVL
2.2.2.4.1. Phương pháp sử dụng
Công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song. Theo phương pháp
này. Các chứng từ kế toán được sử dụng trong phần hạch toán kế toán chi tiết
vật liệu, công cụ dụng cụ là:
- Phiếu nhập kho vật liệu.
- Phiếu xuất kho vật liệu .
- Số (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu, công cụ dụng cụ
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
55
Danh mục mã hoá 1 số NVL của công ty
- Xi măng PC 30 : XM30
- Xi măng PC 40 : XM 40
- Đá hộc : DAHOC
- Thép tròn trơn : TTT
- Thép tròn gai : TTG
- Thép hình : TH
- Thép tấm : TT
- Cát : CAT
- Sub base : SUBASE
- Base : BASE
- Dây thép : TD
2.2.2.4.2. Nội dung ghi chép của thủ kho
Thủ kho tiến hành mở các thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn
từng thứ nguyên liệu,vật liệu theo số lượng thực nhập, thực xuất. Cuối ngày
tính ra số tồn kho nguyên liệu, vật liệu để ghi vào thẻ kho đã được Thủ kho
lập và sắp xếp theo từng loại, từng nhóm để tạo điều kiện cho việc kiểm tra
đối chiếu định kỳ, mười ngày hoặc hàng ngày Thủ kho chuyển toàn bộ phiếu
nhập, phiếu xuất cho kế toán nguyên liệu, vật liệu tại phòng kế toán.Để đảm
bảo tính chính xác của nguyên liệu vật liệu tồn kho, hàng tháng Thủ kho phải
đối chiếu số thực tồn kho theo thẻ kho.
Ví dụ minh hoạ: Căn cứ phiếu nhập số 253 và phiếu xuất số 212 của thép
hình, ta có thẻ kho của thép hình. Từ đó có thẻ chi tiết cho thép hình như sau:
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
56
Biểu 2.11: Thẻ kho thép hình
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 1/12/2010
Tờ số:10
-Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Thép hình
-Đơn vị tính: kg
-Mã số:
Số
TT
Ngày,
tháng
Số hiệu chứng từ Diễn
giải
Ngày
nhập,
xuất
Số lượng Ký
xác
nhận
của kế
toán
Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn
Tồn
đầu
tháng
-
1 2/12 PN253 Nhập
kho
2/12 20.000 20.00
0
2 5/12 PX212 Xuất
thi
công
5/12 10.000 10.00
0
… … … … … … … … …
Tồn
cuối
tháng
9.000
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Đơn vị: Công ty cố phần Đạt Phương
Địa chỉ:Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62
Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu
Giấy, Hà Nội
Mẫu số S12-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trường
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
57
2.2.2.4.2. Ghi chép tại phòng kế toán
Tại phòng kế toán, dựa vào các chứng từ đầu vào, kế toán nhập dữ liệu
vào máy tính, phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu cần thiết để vào các sổ cái
và sổ chi tiết các tài khảon liên quna, vì vậy tại phòng kế toán, kế toán chi tiết
và kế toán tổng hợp vật liệu được thực hiện đồng thời. Vì vậy phần ghi chép
tịa phòng kế toán sẽ được trình bày trong phần kế toán tổng hợp NVL.
2.2.2.5. Kếtoán nhập, xuấtvật liệu
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 152 – NVL, để phản ánh tình hình
nhập, xuất, tồn vật liệu của công ty.
Để thuận tiện cho việc theo dõi quản lí ,kế toán sử dụng phương pháp
kê khai thường xuyên để phản ánh sự biến động thường xuyên liên tục về giá
trị nhập - xuất - tồn của từng loại nguyên liệu vật liệu . Phương pháp này theo
dõi được tính chính xác . Tuy nhiên kế toán phải mất nhiều thời gian .Trong
quá trình hạch toán công ty sử dụng tất cả các tài khoản có liên quan đến tình
hình tăng giảm nguyên liệu vật liệu thực tế phát sinh theo phương pháp kê
khai thường xuyên .
Các chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên liệu vật liệu
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái và sổ chi tiết TK 152.
Công ty sử dụng các TK chi tiết của TK 152 như sau:
1521 Nguyên liệu, vật liệu chính
1522 Vật liệu phụ
1523 Nhiên liệu
1524 Phụ tùng
1526 Thiết bị XDCB
1528 Vật liệu khác
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
58
2.2.2.5.1. Kế toán nhập vật liệu
* Nhập vật liệu do mua chịu ngoài:
- Chứng từ sử dụng: HĐGTGT, phiếu nhập kho.
- Qui trình nhập dữ liệu: Kế toán vào giao diện nhập dữ liệu rồi chọn
phiếu nhập kho có giao diện như biểu 2.12
Giá vật
liệu mua
ngoài
=
Giá mua
không thuế
GTGT trên
hoá đơn
Chi phí vận
chuyển, bốc
dỡ
Các loại
thuế không
hoàn lại
+ +
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
59
Biểu 2.12:mànhình nhập liệu phiếu nhập kho:
Sau đó kích chuột vào nút “lưu”. Phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ
Nhật ký chung cà các sổ chi tiết cũng như sổ cái của TK152, TK331.
Ví dụ minh hoạ cho trường hợp mua thép tấm và thép hình theo PN253,
chưa thanh toán cho nhà cung cấp, kế toán tiến hành nhập liệu thep các chỉ
tiêu sau:
+Mã giao dịch: 9 Nhập khác
+Mã khách : VIETTRUNG Công ty cổ phần thép Việt Trung
+Địa chỉ: 112 Lê Văn Hiến, thành phố Đà Nẵng
+Người giao hàng: Công ty Việt Trung
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10
60
+Số phiếu nhập: 253
+Ngày lập phiếu nhập:2/12/2010
+Ngày ht: 2/12/2010
+Tỷ giá: VND 1.00
+Mã hàng: TH, TT
+Tên hàng: Thép hình, thép tấm
+Đơn vị tính: kg
+Mã kho: KHNghi
+Vụ việc: CDEN
+Tồn kho:0;0
+Số lượng: 20000.5000
+Giá VNĐ: 16300; 15600
+Tiền VNĐ: 326000000; 78000000
+TK nợ: 1521;1521
+TK có: 331;331
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.1061
Biểu 2.13: Sổ chi tiết TK 331
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜIBÁN
Tài khoản:331
Đối tượng: Công ty cổ phần Việt Trung. Loại tiền: VNĐ
Ngày,tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải TKĐƯ THCK Số phát sinh Số dư
SH Ngày,tháng Nợ Có Nợ Có
-Số dư đầu kỳ 85000000
-Số phát sinh trong kì
253 2/12 Mua thép hình, tấm 152
133
473150000
47315000
152 8/12 Trả tiền mua xi măng
…
111
… …
85000000
… …
-Cộng số phát sinh
-Số dư cuối kỳ
750000000 900000000
235000000
Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương
Địa chỉ: Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62 Trần
Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Mẫu số S31-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của
Bộ trưởng BTC)
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính
Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.1062
Biểu 2.14: Sổ cái Tk 331
SỔ CÁI
Năm: 2010
Tên tài khoản: Phải trả người bán
Số hiệu: 331
Ngày,
tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải TK
ĐƯ
Số tiền
SH Ngày,
tháng
Nợ Có
-Số dư đầu năm
-Số phát sinh trong
tháng
… …
253 2/12 Mua thép hình, tấm 152
133
469150000
46915000
152
…
8/12
…
Trả tiền mua xi
măng
…
111
…
85000000
… …
-Cộng số phát sinh
tháng
495000000 585000000
-Cộng luỹ kế từ
đầu quý
4950000000 5125000000
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương
Địa chỉ: Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62 Trần
Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương
Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Đỉnh Vàng
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Đỉnh VàngĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Đỉnh Vàng
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Đỉnh Vàng
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOTĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chấtĐề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải biển, HAY
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải biển, HAYĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải biển, HAY
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải biển, HAY
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
 

Similar to Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương

Similar to Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương (20)

Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế Anh
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế AnhĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế Anh
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế Anh
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
 
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt NamĐề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở công ty xây dựng Thủ Đô, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở công ty xây dựng Thủ Đô, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở công ty xây dựng Thủ Đô, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở công ty xây dựng Thủ Đô, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân Minh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân MinhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân Minh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân Minh
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo LongLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
 
3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điệnĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
 
Phạm thị ngân
Phạm thị ngânPhạm thị ngân
Phạm thị ngân
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương mại Tân Hương, HOT
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương mại Tân Hương, HOTĐề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương mại Tân Hương, HOT
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương mại Tân Hương, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Luận văn: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương

  • 1. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP..............................6 1.1.Sự cần thiết phải tổ chức kế toán NVL trong doanh nghiệp...........6 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm NVL.......................................................... 6 1.1.2.Yêu cầu quản lý NVL:................................................................ 6 1.1.3.Nhiệm vụ kế toán NVL: ............................................................. 7 1.2.Phân loại và đánh giá NVL: ............................................................8 1.2.1.Phân loại NVL:.......................................................................... 8 1.2.2.Đánh giá NVL.......................................................................... 10 1.2.2.1.Nguyên tắc chung đánh giá................................................. 10 1.2.2.2.Tính giá thực tế NVL nhập kho, xuất kho:............................ 11 1.2.2.2.1.Tính giá thực tế NVL nhập kho:................................... 11 1.2.2.2.2.Tính giá thực tế NVL xuất kho..................................... 11 1.3.Kế toán chi tiết NVL...................................................................... 14 1.3.1.Yêu cầu và mục đích kế toán chi tiết NVL................................ 14 1.3.2.Các phương pháp kế toán chi tiết NVL..................................... 14 1.3.2.1. Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song.............................................................................................. 15 1.3.2.2. Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển .......................................................................................... 16 1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư....................................................... 18 1.4. Kế toán tổng hợp NVL ................................................................. 19
  • 2. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 2 1.4.1. Kếtoán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên ......................................................................................................... 19 1.4.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK.................... 22 1.4.3.Kiểm kê, đánh giá lại vật liệu................................................... 23 1.4.4.Kế toán dự phòng giảm giá NVL tồn kho:................................ 25 1.4.5.Sổ kế toán NVL:....................................................................... 27 CHUƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG... 29 2.1. Khái quát chung về công ty.......................................................... 29 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đạt Phương............................................................................................ 29 2.1.1.1.Sự ra đời............................................................................ 29 2.1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty........................................ 29 2.1.2.Đặcđiểm tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty............................................................................................ 31 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.................................... 31 2.1.2.3.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán...................................... 36 2.1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán.............................................. 36 2.1.2.3.2.Hình thức sổ kế toán.................................................... 40 2.1.2.3.3.Đặc điểm hệ thống kế toán công ty đang áp dụng:......... 42 2.2.Thực tế tổ chức công tác kế toán NVL tại công ty cổ phần Đạt Phương:............................................................................................... 43 2.2.1.Đặc điểm và tình hình quản lý vật liệu của công ty: ................. 43 2.2.1.1. Đặc điểm vật liệu của công ty Đạt Phương......................... 43 2.2.1.2.Phân loại NVL tại công ty................................................... 44 2.2.2.Thủ tục mua, nhập, xuất kho NVL........................................... 44
  • 3. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 3 2.2.2.1.Thủ tục nhập kho NVL........................................................ 44 2.2.2.2.Thủ tục xuất kho NVL:........................................................ 46 2.2.2.3. Đánh giá NVL................................................................... 53 2.2.2.4. Kế toán chi tiết NVL.......................................................... 54 2.2.2.4.1. Phương pháp sử dụng.................................................. 54 2.2.2.4.2. Nội dung ghi chép của thủ kho:................................... 55 2.2.2.4.2. Ghi chép tại phòng kế toán.......................................... 57 2.2.2.5. Kế toán nhập, xuất vật liệu ................................................ 57 2.2.2.5.1. Kế toán nhập vật liệu .................................................. 58 2.2.5.2. Kế toán xuất vật liệu.......................................................... 67 2.2.5.3. Tài khoản 152................................................................... 75 2.2.5.4. Kiểm kê, đánh giá lại vật liệu của công ty........................... 77 CHƯƠNG 3 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG............................................................................................ 78 3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán NVL của công ty................. 78 3.1.1.Ưu điểm................................................................................... 78 3.1.2. Hạn chế:................................................................................. 80 3.2 Các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán NVL tại công ty cổ phần Đạt Phương........................................................................ 82 KẾT LUẬN......................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 90
  • 4. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 4 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thị trường hoạt động theo các quy luật kinh tế khách quan đã tạo ra một thị trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó để tồn tại và không ngừng lớn mạnh, các doanh nghiệp luôn phải theo đuổi mục tiêu kinh tế cao nhất là lợi nhuận. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì mới có thể tồn tại và phát triển. Một câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm gì để đạt lợi nhuận tối đa trong giới hạn năng lực sản xuất của mình. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp tổ chức kinh doanh tối ưu nhất để có thể hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các vấn đề, thực hiện hàng loạt các giải pháp kinh tế để tối đa hoá lợi nhuận, cực tiểu hoá chi phí. Một trong các giải pháp luôn được các doanh nghiệp chú trọng là giải pháp phát huy nội lực. Để thực hiện được các giải pháp phát huy nội lực thì công tác hạch toán kế toán đóng vai trò quan trọng, trong đó hạch toán chi phí NVL được coi là công cụ sắc bén hiệu quả nhất. Trong doanh nghiệp xây dựng, NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm NVL sẽ làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp, điều này phụ thuộc vào phần lớn công tác hạch toán NVL. Vì vậy việc hiểu, vận dụng đúng và sáng tạo trong công tác hạch toán kế toán NVL là vấn đề hàng đầu của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Đạt Phương cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sử dụng hình thức kế toán tập trung nhưng do đặc điểm sản xuất của công ty là các công trình nằm rải rác ngoài trời nên việc quản lý, giám sát NVL của công ty đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong quá trình hạch toán NVL công ty luôn tiến hành mọi biện pháp cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những tồn tại vướng mắc đòi hỏi phải tìm ra phương hướng hoàn thiện.
  • 5. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 5 Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Đạt Phương, nhận thấy tầm quan trọng của NVL và những vấn đề chưa hoàn thiện trong công tác kế toán vật liệu, được sự hướng dẫn tận tình của các đồng chí cán bộ phòng ban, nhất là phòng kế toán- tài chính, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ngô Xuân Tỵ, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Đạt Phương Chương 3: Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần Đạt Phương
  • 6. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 6 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Sựcầnthiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu NVL trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất dưới tác động của sức lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm và toàn bộ giá trị của vật liệu được chuyểnt hết vào chi phí kinh doanh trong một kì. NVL là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, do đó nó quyết định chất lượng của cả quá trình sản xuất. Đầu vào có tốt thì đầu ra mới đảm bảo, sản phẩm sản xuất ra mới có chất lượng cao. NVL tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau, có thế ở thể rắn như sắt, thép,…ở thể lỏng như dầu, xăng, sơn…tuỳ từng loại hình sản xuất. NVL có thể tồn tại ở các dạng như: -NVL ở dạng ban đầu, chưa chịu tác động của bất kì quy trình sản xuất nào. -NVL ở các giai đoạn sản xuất khác: NVL là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm để tiếp tục đưa vào sản xuất, chế tạo thành thực thể của sản phẩm. Những đặc điểm trên đã tạo ra những đặc điểm riêng trong công tác hạch toán NVL từ khâu tính giá đến hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp NVL đồng thời sử dụng và quản lý tốt NVL. 1.1.2.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Với tỷ trọng chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí, NVL cần được quản lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng NVL một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý NVL càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý
  • 7. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 7 NVL cần chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng. -Trong khâu thu mua: các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua NVL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Tại đây đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, chủng loại và giá cả. -Trong khâu dự trữ và bảo quản: để quá trình sản xuất được liên tục phải dự trữ NVL đầy đủ, không gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được dự trữ quá lượng cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản theo tính chất lý hoá học của vật liệu. -Trong khâu sử dụng: doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá NVL có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng NVL trong sản xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. 1.1.3.Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu Để có thể đáp ứng yêu cầu quản lý, tổ chức kế toán NVL cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: -Tổ chức hệ thống chứng từ cần tuân thủ các quy định về mẫu của Bộ Tài chính, thời gian lập, trình tự luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng từ. Trình tự luân chuyển phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho những người quản lý NVL, bảo đảm sự an toàn cho chứng từ, cập nhật vào sổ kế toán đầy đủ, kịp thời, tránh sự trùng lặp hoặc luân chuyển chứng từ qua những khâu không cần thiết và phải giảm thời gian luân chuyển chứng từ tới mức thấp nhất. -Hệ thống tài khoản kế toán vận dụng phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất và nguyên tắc thích ứng. Tài khoản tổng hợp của doanh nghiệp xây dựng căn cứ vào chế độ kế toán và thống nhất chung theo chế độ ban hành. Bên cạnh đó các tài khoản chi tiết được xây dựng dựa trên đặc điểm riêng của
  • 8. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 8 doanh nghiệp sao cho phù hợp với công tác kế toán của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác kế toán. -Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán NVL cũng cần đảm bảo hai nguyên tắc thống nhất và thích ứng, xây dựng đầy đủ các loại sổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành đồng thời xây dựng các loại sổ phục vụ cho quản lý NVL cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. -Các báo cáo về NVL cũng cần được xây dựng theo đúng chế độ kế toán ban hành, đảm bảo lập đúng kỳ và được chuyển đến các bộ phận chức năng quản lý NVL. Cụ thể đốivới từng khâu hạch toán NVL cần: -Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng, giá mua thực tế của NVL nhập kho. -Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng, giá trị NVL xuất kho, kiểm tra việc chấp hành các định mức tiêu hao NVL. -Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. -Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịp thời NVL thừa, thiếu, kém phẩm chất, ứ đọng để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra. 1.2.Phânloạivà đánh giá nguyên vật liệu 1.2.1.Phân loại nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp, NVL rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có một vai trò, công dụng và tính năng khác nhau. Vì vậy để quản lý NVL một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp cần tiến hành phân loại NVL. Tuỳ theo
  • 9. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 9 yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh mà có các cách phân loại khác nhau. * Theo công dụng của NVL - NVL chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Toàn bộ giá trị của NVL chính được chuyển vào giá trị sản phẩm mới. -Vật liệu phụ: là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm…Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm. -Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phương tiện vận tải,… -Phụ tùng thay thế:là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… -Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những vật tư được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản.Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản. -Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên.Chủ yếu là các loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất hoặc từ thanh lý tài sản cố định. * Theo nguồn gốc -Nguyên liệu vật liệu mua ngoài: là loại NVL không do doanh nghiệp tự sản xuất mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu. -Nguyên liệu, vật liệu tự chế: là loại NVL do doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ nhu cầu sản xuất. -Nguyên liệu, vật liệu khác: là loại NVL được hình thành do được biếu, tặng, góp vốn liên doanh. * Theo mục đích và nơi sử dụng
  • 10. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 10 -NVL trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh -NVL dùng cho công tác quản lý. -NVL dùng cho các mục đích khác. 1.2.2.Đánhgiá nguyên vậtliệu 1.2.2.1.Nguyên tắcchung đánh giá Tính giá NVL là một khâu quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL. Tính giá NVL là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc tính giá NVL: áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: " Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Trong đó: -Giá gốc NVL bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện tại. -Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của NVL trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. -Chi phí mua NVL bao gồm giá mua, các loại thuế không hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua NVL trừ ra các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua. -Chi phí chế biến NVL bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất chế biến ra các loại NVL đó. -Trường hợp sản xuất nhiều loại NVL trên cùng một quy trình công nghệ trong cùng một thời gian mà không thể tách được các chi phí chế biến thì phải phân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn thích hợp. -Trường hợp có sản phẩm phụ thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị này đựơc loại khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.
  • 11. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 11 -Các khoản chi phí NVL, chi phí nhân công và các khoản chi phí khác phát sinh trên mức bình thường, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không được tính vào giá gốc của NVL. 1.2.2.2.Tínhgiá thực tế NVL nhập kho, xuấtkho 1.2.2.2.1.Tính giá thực tế NVL nhập kho Giá thực tế của NVL nhập kho được tính tuỳ vào từng nguồn nhập. -Vật liệu mua ngoài: trị giá vốn thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn (cả thuế nhập khẩu - nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế. Chi phí mua thực tế gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, phân loại, bảo hiểm, công tác phí của cán bộ mua hàng, chi phí của bộ phận mua hàng độc lập và hao hụt tự nhiên trong định mức thuộc quá trình mua NVL. -NVL tự chế biến:trị giá vốn thực tế bao gồm giá thực tế của NVL xuất chế biến cộng với chi phí chế biến. -NVL thuê ngoài gia công: trị giá vốn thực tế bao gồm giá thực tế của NVL xuất thuê ngoài chế biến, chi phí vận chuyển từ doanh nghiệp đến nơi thuê chế biến và ngược lại, chi phí thuê gia công chế biến. -NVL nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần: trị giá vốn thực tế là giá được các bên tham gia liên doanh, góp vốn chấp nhận. -NVL được biếu, tặng, viện trợ: giá thực tế tính theo giá thị trưòng tương đương cộng (+) các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận. -Phế liệu thu hồi từ sản xuất: giá thực tế tính theo giá đánh giá hoặc giá thị trường. 1.2.2.2.2.Tính giá thực tế NVL xuất kho Theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, tính trị giá NVL xuất kho được thực hiện theo các phương pháp sau: -Phương pháp tính theo giá đích danh. -Phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho cuối kì. -Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO). -Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).
  • 12. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 12 Việc áp dụng phương pháp nào để tính giá trị NVL xuất kho là do doanh nghiệp tự quyết định. Song, cần đảm bảo sự nhất quán trong niên độ kế toán và phải thuyết minh trong báo cáo tài chính. * Phương pháp tính theo đơn giá bình quân gia quyền - Theo phương pháp này, giá thực tế của vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo giá đơn vị bình quân của từng loại NVL đầu kỳ và từng loại NVL được mua trong kỳ, giá trị trung bình có thể tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.  Cách 1: Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Đơn giá bình quân của vật liệu xuất kho = Giá trị vật tư tồn đầu kì + Giá trị vật tư nhập kho trong kỳ Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng nhập kho trong kỳ Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết NVL, nhưng công việc hạch toán lại dồn vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL, phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều  Cách 2: Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. - Sau mỗi lần nhập, kế toán xác định lại giá bình quân cho từng danh điểm NVL. Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng NVL xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho. Giá thực tế NVL xuất kho Giá bình quân 1 đơn vị NVL Lượng NVL xuất kho = x Đơn giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập = Trị giá thực tế của NVL tồn kho sau mỗi lần nhập SL th Số lượng thực tế của NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
  • 13. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 13 - Phương pháp này cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời nhưng khối lượng tính toán nhiều và phải tiến hành tính toán theo từng danh điểm NVL. Phương pháp này chỉ sử dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. - Phương pháp này có thể thực hiện trong cảtháng và liên hoàn trong tháng. * Phương pháp nhập trước, xuất trước ( FIFO) Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu vào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của lô hàng xuất. Và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuốikỳ sẽ là giá thực tế của vật liệu mua vào sau cùng. Như vậy nếu giá cả có xu hướng tăng thì giá trị hàng tồn kho cuối kì sẽ gần sátvới thực tế tại thời điểm cuốikì, do đó gíatrị hàng tồn kho sẽ cao, gía trị xuất vật liệu sử dụngsẽ nhỏ đi, nên giá thành sẽgiảm, lợi nhuận trongkì sẽ tăng. Ngược lại nếu giá cả có xu hướng giảm thì chi phí vật liệu trong kì sẽ lớn dẫn đến lợi nhuận giảm và giá trị hàng tồnkho cuốikì nhỏ, sátvới giá thực tế tại thời điểm này.Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. * Phương pháp nhập sau, xuất trước ( LIFO) Theo phương pháp này, giả thiết vật liệu nào nhập kho sau cũng sẽ xuất trước và những vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ gồm vật liệu mua vào đầu kỳ, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước ở trên, phương pháp nhập sau xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát Số lượng xuất kho của từng lần nhập kho Giá thực tế NVL xuất kho = Đơn giá tính theo từng lần nhập x
  • 14. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 14 * Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh (phương pháp thực tế) Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho. Vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá NVL được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL. Nhược điểm : Rất phức tạp vì mỗi lần xuất kho, phải tính đến hoá đơn của vật liệu nhập kho hoá đơn đó Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho. Phương pháp này còn có tên là phương pháp đặc điểm riêng và thường sử dụng với loại vật liệu có giá trị cao và có tính tách biệt. 1.3.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.3.1.Yêu cầu và mục đích kế toán chi tiết nguyên vật liệu Kế toán chi tiết NVL là việc theo dõi, ghi chép sự biến động nhập xuất tồn kho của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư. Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất, tồn kho NVL kế toán phải kiểm tra và phản ánh tình hình nhập xuất tồn kho của từng thứ NVL ở từng kho vào các sổ (thẻ) kế toán chi tiết cần thiết cả về mặt số lượng và giá trị. Sau đó tổng hợp và tính toán giá trị NVL xuất kho theo từng đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng để lập định khoản và phản ánh vào các tài khoản có liên quan. 1.3.2.Cácphương pháp kếtoán chi tiết nguyên vật liệu Hiện nay, việc hạch toán chi tiết NVL giữa kho và phòng kế toán được thực hiện theo các phương pháp sau:
  • 15. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 15 + Phương pháp ghi thẻ song song. + Phương pháp sổ số dư. + Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 1.3.2.1. Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết vật liệu song song cả ở kho và phòng kế toán theo từng thứ vật liệu với cách ghi chép gần như nhau chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị trên sổ chi tiết vật liệu là các chứng từ nhập, xuất, tồn kho do thủ kho gửi đến sau khi kế toán đã kiểm tra lại, đối chiếu với thủ kho.Ngoài ra để các số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu cho từng nhóm vật liệu. Có thể khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song theo sơ đồ sau
  • 16. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 16 Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.2.2. Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển - Ở kho:Thủ kho cũng tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu như phương pháp thẻ song song. - Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm nhưng mỗi tháng chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng. Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lập bảng kê nhập vật liệu, xuất vật liệu và dựa vào bảng kê này để ghi sổ đối chiếu tổng lượng nhập của từng thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng thời từ sổ đối chiếu luân chuyển để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu. Sổ dược dùng để ghi chép và thưo dõi theo từng kho, từng loại vật tư trong cả tháng. Chứng từ nhập Thẻ kho Số (thẻ) KT chi tiết Bảng tổng hợp NVL Chứng từ xuất Kế toán tổng hợp
  • 17. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 17 Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ nhập Phiếu giao nhận chứng từ nhập Thẻ kho Chứng từ xuất Bảng luỹ kế N-X-T kho vật liệu Phiếu giao nhận chứng từ xuất Sổ số dư Bảng tổng hợp N-X- T kho vật liệu Kế toán tổng hợp
  • 18. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 18 1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư - Nguyên tắc hạch toán: ở kho theo dõi từng thứ NVL, phòng kế toán chỉ theo dõi từng nhóm NVL. - Ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn theo chỉ tiêu hiện vật, cuối tháng, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồn kho của vào cuối kỳ theo chỉ tiêu số lượng hoặc hiện vật. - Ở phòng kế toán: Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất của từng danh điểm NVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ 3,5 hoặc 10 ngày một lần kèm theo phiếu giao nhận chứng từ và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền NVL nhập, xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn (bảng này được mở theo từng kho) cuối kỳ tiến hành tính tiền trên sổ số dư do thủ khi chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm NVL trên sổ số dư với tồn kho trên bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn. Từ bảng luỹ kế nhập, xuất tồn kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu.
  • 19. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 19 Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 1.4.1. Kếtoán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên - Khái niệm: Phương pháp kê khai thường xuyên là việc nhập xuất NVL được thực hiện thường xuyên liên tục căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào tài khoản NVL. - Tài khoản kế toán sử dụng. TK 152: “ Nguyên liệu, vật liệu” TK này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm NVL theo giá trị vốn thực tế. TK 152 có thể mở chi tiết thành các TK cấp 2, cấp 3...theo từng loại, nhóm, thứ, vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp như: - TK 1521: NVL chính. - TK 1522: NVL phụ. Chứng từ nhập Bảng kê nhập VL Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển Kế toán tổng hợp Chứng từ xuất Bảng kê xuất VL
  • 20. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 20 - TK 1523: Nhiên liệu. - TK 1524: Phụ tùng thay thế. - TK 1525: Vật liệu và thiết bị XDCB. - TK 1528: Vật liệu khác. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 151, 159, 111, 112… -Trình tự kế toán:
  • 21. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 21 Sơ đồ 1.4: Kế toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp KKTX TK 111, 112, 151, 331 TK 133 GTGT TK 152 TK 111,112 TK 133 VAT (nếu có) Chiết khấu thương mại giám giá NVL mua vào, trả lại NVL cho người bán Nhập kho NVL mua ngoài TK 154 NVL thuê ngoài gia công,chế biến xong nhập kho TK 333 (33312, 3332, 3333) Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế GTGT NVL nhập khẩu (không được khấu trừ) phải nộp TK 621, 627 NVL đã xuất dùng không hết nhập lại kho TK 154 Phế liệu nhập kho TK 411 Được cấp hoặc nhận góp vốn liên doanh liên kết bằng NVL TK 3381 NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lý TK 154 NVL xuất thuế ngoài gia công TK 621, 623, 627, 641, 642, 241 Xuất kho NVL dùng cho SX kinh doanh XDCB TK 632 NVL xuất bán TK 222 Xuất kho NVL để góp vốn vào công ty liên kết TK 3387 CL đánh giá lại < GTGS của NVL CL đánh giá lại > GTGS của NVL tương ứng với phần lợi ích của mình trong LD TK 711 CL đánh giá lại > GTGS của NVL tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong LD TK 811 CL đánh giá lại < GTGS của NKV TK 223 CL đánh giá lại GTGS của NVL Xuất kho NVL để góp vồn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát TK 1381 NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý
  • 22. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 22 1.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK. - Khái niệm: Phương pháp kiểm kê định kỳ không phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất NVL ở các tài khoản NVL. Các tài khoản này chỉ phản ánh giá trị NVL tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Việc nhập xuất NVL hằng ngày được phản ánh ở TK 611- Mua hàng. Cuối kỳ, kiểm kê vật tư, sử dụng phương pháp cân đối để tính trị giá NVL xuất kho theo công thức: Trị giá NVL xuất kho = Trị giá NVL tồn đầu kì + Trị giá NVL nhập trong kì - Trị giá NVL còn cuối kì -Tài khoản kế toán sử dụng TK 151,152 TK 611 – Mua hàng -Trình tự kế toán:
  • 23. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 23 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.4.3.Kiểm kê, đánh giá lại vật liệu Kiểm kê là một biện pháp để quản lý NVL. Thông qua kiểm kê, doanh nghiệp nắm được hiện trạng của NVL cả về số lượng và chất lượng và có biện pháp quản lý tốt hơn đảm bảo an toàn NVL của doanh nghiệp. Đánh giá lại NVL thường được thực hiện trong trường hợp đem NVL đi góp vốn liên doanh và trong trường hợp giá NVL có biến động lớn. TK 151, 152 TK 611 TK 151, 152 (1) Kết chuyển tồn đầu kỳ (6) Kết chuyển tồn kho cuối kỳ TK 111,112,331 TK 111, 112, 331 (2) Tổng giá thanh toán (7) Các khoản giảm trừ TK 133 GTGT TK 133 TK333 TK411 TK711 (3) Thuế nhập khẩu (4) Nhận góp vốn (5) Được biếu tặng TK 621, 627, 641, 642 (8) Kết chuyển tồn kho cuối kỳ TK 632 (9) Xuất để bán
  • 24. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 24 Tùy theo yêu cầu quản lý, kiểm kê có thể thực hiện theo phạm vi toàn doanh nghiệp hay từng bộ phận, đơn vị; kiểm kê định kỳ hay kiểm kê bất thường… Khi kiểm kê doanh nghiệp phải lập Hội đồng hoặc ban kiểm kê với đầy đủ các thành phần theo quy định. Hội đồng hay ban kiểm kê, khi kiểm kê phải cân đong, đo đếm cụ thể đối với từng loại NVL và phải lập biên bản kiểm kê theo quy định, xác định chênh lệch giữa số ghi trên sổ kế toán với số thực kiểm kê, trình bày ý kiến xử ký các chênh lệch. - Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi: + Nếu thừa NVL chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 152 Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác + Nếu thiếu NVL chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 138 – Phải thu khác Có TK 152 -Trường hợp đánh giá lại NVL, doanh nghiệp phải lập hội đồng đánh giá lại. Căn cứ vào biên bản đánh giá lại và sử dụng TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản để ghi nhận nghiệp vụ kế toán. - Xử lý kết quả kiểm kê và đánh giá lại phải do Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp thực hiện. Hội đồng này có trách nhiệm phân tích các nguyên nhân cụ thể để có kết luận khách quan Căn cứ quyết định của Hội đồng xử lý tài sản để ghi sổ kế toán: + Nếu được ghi tăng thu nhập phần giá trị NVL thừa: Nợ TK 152 Có TK 711- Thu nhập khác + Nếu người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi thường Nợ TK 138 – Phải thu khác Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
  • 25. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 25 Có TK 138 – Phải thu khác + Nếu nguyên vật hao hụt trong định mức được tính vào chi phí Nợ TK 642 – Chi phí QLDN Có TK 138 – Phải thu khác - Trường hợp xử lý các khoản tăng giảm do dánh giá lại + Nếu chênh lệch tăng được ghi tăng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh + Nếu khoản giảm giá được ghi giảm bớt nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản 1.4.4.Kế toán dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho Dự phòng giảm giá vật tư là việc ước tính một khoản tiền tính vào chi phí (giá vốn hàng bán) vào thời điểm cuối niên độ khi giá trị thuần có thể thực hiẹn được của NVL tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Giá trị dự phòng NVL được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của NVL tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Việc lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho được dự tính cho từng loại, từng thứ NVL. Theo quy định hiện hành của chế độ kế toán tài chính thì dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính nhằm ghi nhận bộ phận giá trị thực tính giảm sút so với giá gốc (giá thực tế của hàng tồn kho) nhưng chưa chắc chắn. Qua đó, phản ánh được giá trị thực hiện thuần tuý của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính. Giá trị thực hiện thuần túy Giá gốc của hàng tồn kho - Dự phòng giảm giá gàng tồn kho=
  • 26. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 26 Dự phòng giảm giá được lập cho các loại NVL chính dùng cho sản xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị trường thấp hơn thực tế đang ghi sổ kế toán. Những loại vật tư hàng hoá này là mặt hàng kinh doanh, thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng cứ hợp lý, chứng minh giá vốn vật tư, hàng tồn kho. Công thức xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng khoản dự phòng, kế toán sử dụng TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối niên độ kế toán, khi một loại NVL tồn kho có giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì kế toán phải lập dự phòng theo số tiền chênh lệch đó. - Nếu số tiền dự phòng giảm giá NVL phải lập ở cuối niên độ này lớn hơn số tiền dự phòng giảm giá NVL đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, kế toán lập dự phòng bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Nếu số tiền dự phòng giảm giá NVL phải lập ở cuối niên độ này nhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá NVL đã lập ở cuối niên độ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch đó Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 – Giá vốn hàng bán = x Mức dự phòng cần lập năm tới cho HTK Số lượng HTK giảm giá tồn cuối kỳ Đơn giá HTK cuối kỳ theo sổ Đơn giá HTK trên thị trường
  • 27. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 27 1.4.5.Sổ kế toán nguyên vật liệu Sổ sách kế toán là sự biểu hiện vật chất cụ thể của phương pháp tài khoản và ghi chép trên sổ kế toán, là sự biểu hiện nguyên lý của phương pháp ghi sổ kép trong đó các thông tin kế toán được ghi chép phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian, không gian cũng như theo đối tượng. Đây là một giai đoạn phản ánh của kế toán trong quá trình hạch toán kế toán. Công tác kế toán NVL trong một đơn vị hạch toán thường phức tạp, không chỉ thể hiện ở số lượng các phần hành, mà còn thể hiện ở mỗi phần hành kế toán cần thực hiện. Do đó, cần phải sử dụng nhiều loại sổ sách khác nhau. Chúng khác nhau cả về kết cấu, nội dung, phương pháp hạch toán và tạo thành một hệ thống sổ sách kế toán. Các loại sổ kế toán này thường được liên kết với nhau theo một trình tự hạch toán của mỗi phần hành kế toán. Mỗi hệ thống sổ kế toán được xây dựng là một hình thức tổ chức nhất định phù hợp với quy mô, điều kiện và loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Theo hình thức nhật ký chung, việc hạch toán NVL được thực hiện trên sổ cái TK 152, sổ "Nhật ký chung" và các sổ kế toán liên quan. Việc hạch toán được thể hiện trên sơ đồ sau:
  • 28. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 28 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Hoá đơn bán hàng Phiếu mua hàng Hoá đơn cước vận chuyển Sổ chi tiết NVL, Phiếu nhập kho thẻ kho Phiếu xuất kho Nhật ký mua hàng Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi Sổ cái TK 152 tiết NVL Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu: Hình thức nhật ký chung có ưu điểm là rất thuận tiện khi đối chiếu, kiểm tra theo chứng từ gốc trong trường hợp sử dụng máy tính. Tuy nhiên, hình thức này có một số nghiệp vụ trùng lặp, do đó, cuối tháng mới ghi vào sổ cái được.
  • 29. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 29 CHUƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠT PHƯƠNG 2.1. Khái quát chung về công ty 2.1.1.Quátrình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đạt Phương 2.1.1.1.Sựra đời Được thành lập ngày 12 tháng 3 năm 2002 với tên gọi tiền thân là Công ty cổ phần xây dựng và vận tải Đạt Phương Tên giao dịch: Công ty cổ phần Đạt Phương Tên tiếng anh: Datphuong joint stock company Tên viết tắt: DATPHUONG JSC Địa chỉ: Tầng 8- Lô 1,2,3 lô A3/D6 đường Nguyễn Phong Sắc (kéo dài), phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Số điện thoại: 84-437830856 Số fax: 84-437830859 Email: datphuong@vnn.vn 2.1.1.2.Chứcnăng, nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần Đạt Phương đã khẳng định được năng lực và uy tín trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình giao thông thuỷ điện trong nước. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty gồm: - Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi. - Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện. - Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khu đô thị. - Đầu tư kinh doanh các dịch vụ khách sạn, du lịch, nhà hàng.
  • 30. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 30 Quá trình phát triền trong những năm gần đây: Biểu 2.1: Đơn vị: 1000đồng. Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Vốn 165.581.328 215.152.468 360.461.354 Doanh thu 169.502.349 230.331.374 401.277.619 Lợi nhuận sau thuế 9.072.307 30.195.747 33.244.736 Mức nộp ngân sách 2.538.000 7.950.000 8.200.000 Thu nhập bình quân 2.850/ng/tháng 3.900/ng/tháng 4.050/ng/tháng Qua bảng số liệu trên có thế thấy tất cả các chỉ tiêu năm 2009 đều tăng vọt so với năm 2008.Mặc năm 2009 thực sự là một năm nhiều thử thách, biến động, tuy nhiên trong khó khăn công ty cổ phần Đạt Phương vẫn giữ vững được vị thế, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra tại Đại hội cổ đông 2009, tạo nên lợi nhuận chia sẻ cùng cổ đông và người lao động. Năm 2009 là một năm khó khăn về tài chính đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng giao thông, nguồn vốn vay hạn chế…tuy nhiên Hội đồng quản trị công ty cũng xác định đây là cơ hội để công ty khẳng định uy tín, thương hiệu doanh nghiệp trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành đang giảm sút năng lực do khó khăn về tài chính. Sự vươn lên và thành công trong giai đoạn này của công ty là một hình thức quảng bá, tiếp thị hiệu quả, đặc biệt đối với dự án cấp bách. Thực tế năm 2009 là năm thành công của Đạt Phương trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, dù có nhiều khó khăn, thử thách nhưng với cấu trúc hệ thống quản trị rõ ràng, thị trường ổn định, uy tín ngày càng nâng cao và đội ngũ nhân lực quản lý trưởng thành đảm đương được vị trí của mình, cùng với những chính sách, cơ chế quản lý hợp lý chắc chắn công ty sẽ vượt qua khó khăn và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới
  • 31. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 31 để xây dựng thương hiệu Đạt Phương ngày càng lớn mạnh ở cả 3 miền đất nước, không phụ lòng uỷ thác của các cổ đông. Một số công trình công ty đã thi công và hoàn thành từ khi thành lập: -Công trình cầu An Nghĩa nằm trên tuyến đường độc đạo từ trung tâm TPHCM đi Cần Giờ. -Công trình cầu Trái Hút bắc qua sông Hồng nằm trên tỉnh lộ 163 thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. -Công trình cầu Thủ Thiêm nối 2 bờ sông Sài Gòn thuộc quận 2 và quận Bình Thạnh TPHCM. -Công trình cầu Đông Hải thuộc dự án đường tranh quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Thanh Hoá. 2.1.2.Đặcđiểm tổ chức sản xuấtvà quản lý sản xuấtkinhdoanhcủa công ty 2.1.2.1. Cơcấu tổ chức bộ máy của công ty
  • 32. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 32 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Đạt Phương. Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Đơn vị có vốn góp không chi phối của công ty Đơn vị có vốn góp chi phối của công ty Công ty CP Sông Bung Tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc Công ty Cp Za Hưng Cty CP Dịch vụ và Du Lịch Gia Lai Phòng Hành chính Nhân sự Phòng quản lý dự án Phòng thiết bị Phòng Kinh doanh Phòng Tài chính Kế toán Công ty TNHH MTV Đạt Phương 1 VP công ty Đạt Phương tại miền Trung Công ty TNHH MTV Đạt Phương tại Sài Gòn Đội công trình1 Đội công trình 4 Đội công trình 7 Đội công trình 3 Đội công trình 5 Đội công trình 2 Đội công trình 6
  • 33. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 33 * Tổng giám đốc: - Là người có quyền điều hành cao nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông. - Trình Hội đồng quản trị về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như: Chia, tách, thành lập mới, sáp nhập, giải thể. Xây dựng các quy chế quản lý nội bộ của Công ty, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ chủ chốt (thuộc quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm của Hội đồng quản trị). * Phó Tổng giám đốc phụ trách Kinh doanh: - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kinh doanh do Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc tuyển dụng theo đề nghị của Giám đốc công ty. - Phụ trách việc xây dựng các định mức thi công nội bộ gồm: định mức Nhân công Vật tư , Máy thiết bị. * Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực hoặc dự án: - Phó Tổng Giám đốc phụ trách khu vực hoặc dự án do Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc tuyển dụng theo đề nghị của Tổng Giám đốc công ty. - Chịu trách nhiệm chỉ đạo, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, Công nghệ, Biện pháp thi công, các đệ trình thay đổi của dự án do mình phụ trách. * Phòng kinh doanh: có 1 trưởng phòng, 1-2 phó phòng, 3-8 nhân viên. Trách nhiệm, quyền hạn của phòng: - Chịu trách nhiệm chính trong công tác lập hồ sơ đấu thầu, hồ sơ chào thầu đối với các công trình xây lắp.
  • 34. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 34 - Trực tiếp làm công tác quản lý, giám sát ngay từ giai đoạn tiền khả thi đến quá trình triển khai, thực hiện các dự án do Công ty đầu tư như: Các dự án đầu tư mua, bán bất động sản, các dự án đầu tư thuỷ điện, du lịch, các dự án liên doanh đầu tư với đối tác ngoài công ty. * Phòng quản lý dự án: có 1 trưởng phòng, 1 hoặc 2 phó phòng, có 4 đến 12 nhân viên. Trách nhiệm, quyền hạn của phòng: - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị để lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, Công nghệ, Biện pháp thi công, các đệ trình thay đổi của dự án trình Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu chính ( nếu có). - Chủ trì việc nghiệm thu nội bộ phần khối lượng thực hiện hàng tháng của các đơn vị thi công, thầu phụ để làm cơ sở cấp vốn. Căn cứ vào giá trị thực hiện và yêu cầu thực tế tại từng thời điểm thi công, trình lãnh đạo công ty xem xét duyệt cấp vốn thi công hàng tháng cho các đơn vị . - Có quyền tạm đình chỉ thi công trong thời hạn 7 ngày làm việc các công trường, các đội sản xuất, nhà thầu phụ nếu xét thấy vi phạm nghiêm trọng đến chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động trong quá trình thi công. * Phòng thiết bị: có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 đến 6 nhân viên. Trách nhiệm, quyền hạn của phòng: - Nắm chắc và ghi chép chính xác lý lịch của các đầu thiết bị, theo dõi hoạt động và diễn biến của thiết bị. - Lập kế hoạch sửa thường xuyên, sủa chữa lớn các máy móc thiết bị. Chủ trì việc sửa chữa máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng, hiệu quả. * Phòng hành chính nhân sự: có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, định biên từ 4 đến 8 nhân viên. Trách nhiệm và quyền hạn của phòng: - Phối hợp với các đơn vị, phòng ban theo dõi đề xuất giải quyết công tác tiền lương, công tác chi trả lương tại các đơn vị. Nghiên cứu đề xuất chế độ tiền lương đối với người lao động phù hợp với Quy chế trả lương của Công ty và quy định của Pháp luật.
  • 35. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 35 * Chi nhánh, văn phòng đại diện, ban điều hành dự án: có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 2 đến 8 nhân viên. Trách nhiệm, quyền hạn của chi nhánh, văn phòng đại diện, ban điều hành dự án: - Được Tổng giám đốc uỷ quyền trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị thuộc khu vực do Chi nhánh, Văn phòng đại diện phụ trách hoặc dự án do Ban điều hành dự án phụ trách. * Các đội thi công: Đội thi công có đội trưởng, 01 đến 02 đội phó, 01 thống kê, 01 đến 04 nhân viên kỹ thuật giúp việc và theo quy mô, yêu cầu tiến độ của dự án, công trường mà biên chế lực lượng công nhân, trang thiết bị máy móc cho phù hợp. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đội: - Chủ động lập biện pháp tổ chức thi công hợp lý sát với yêu cầu của từng công trường, đảm bảo thi công sớm, hoàn thành tiến đội, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực đồng thời đảm bảo an toàn đối với người và các phương tiện kỹ thuật được giao. - Chủ động tìm kiếm, phối hợp với phòng Kinh doanh, quản lý dự án thương thảo hợp đồng với các nhà thầu phụ có năng lực phù hợp, các nhà cung ứng vật tư, nhiên liệu để trình Tổng giám đốc ký. Đối với các công trình, dự án đã giao khoán, Đơn vị chủ động tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp vật tư, nhiên liệu, thuê nhân công, thiết bị(nếu cần) để thực hiện thi công dự án. * Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức của công ty còn có ban chỉ huy công trình. Ban chỉ huy công trình được thành lập trên cơ sở điều động, biệt phái cán bộ, công nhân, máy móc thiết bị từ các đơn vị trong Công ty hoặc huy động một phần lực lượng từ bên ngoài Công ty. Ban chỉ huy công trình có Trưởng ban, 01 Phó ban, có từ 01 đến 04 nhân viên kỹ thuật và tuỳ theo quy mô, yêu cầu tiến độ của công trường mà biên chế lực lượng công nhân, máy móc thiết bị cho phù hợp. Ban chỉ huy công trình sẽ hết thời hiệu hoạt động, tự giải thể khi thi công xong và hoàn tất các thủ tục nhiệm thu, bàn giao, hoàn công công trình. Thiết bị, lực lượng thi công sẽ được Công ty điều động cho các đơn vị, công trình khác.
  • 36. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 36 2.1.2.3.Đặcđiểm tổ chức công tác kế toán 2.1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần Đạt Phương tiến hành theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Các đội xây lắp trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ về phòng kế toán tài chính của công ty.Bộ máy kế toán của công ty gồm 7 người và các nhân viên kinh tế ở các đội xây dựng được phân công nhiệm vụ theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3: Cơ cấu bộ máy kế toán công ty cổ phần Đạt Phương - Trách nhiệm, quyền hạn chung của phòng: 1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. 2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán. 3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp tài chính, kế toán phục vụ yêu cầu quản trị của Công ty. 4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán phù hợp với yêu cầu của điều lệ Công ty và quy định của Pháp luật. Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thuế Kế toán ngân hàng Kế toán phần hành còn lại
  • 37. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 37 5. Tập hợp, theo dõi, xử lý, phát hành cổ phần, cổ phiếu, cổ tức của các nhà đầu tư. 6. Giao dịch với các ngân hàng, quỹ tín dụng để huy động vốn đáp ứng vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh vốn cho các dự án do Công ty làm chủ đầu tư. 7. Chịu trách nhiệm chính và phối hợp với phòng, ban liên quan, các đơn vị thi công để thu hồi các khoản nợ đọng của khách hàng, các chủ đầu tư, các nhà thầu chính. 8. Phối hợp với Phòng liên quan và các đơn vị thi công tập hợp các hóa đơn, chứng từ để làm công tác hạch toán, thanh toán các công trình. 9. Thực hiện việc thành lập sử dụng các quỹ tập trung theo qui định của pháp luật và của Công ty, kiểm soát việc sử dụng các quỹ đó. 10. Phối kết hợp với các bộ phận liên quan trong việc lập quyết toán các công trình với chủ đầu tư, nhà thầu chính và các đơn vị thi công của Công ty( kể cả thầu phụ). 11. Trực tiếp theo dõi quản lý phần vốn góp của Công ty khi liên danh với các nhà đầu tư khác hoặc đầu tư mua cổ phần ở Công ty khác. 12. Tổ chức phổ biến, huớng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính - kế toán của nhà nước và các qui định của Công ty. 13. Tổ chức bảo quản lưu giữ chứng từ kế toán của Công ty. Quản lý việc sử dụng hoá đơn của Công ty. 14. Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức các khóa đào tạo các chuyên đề về nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán, thống kê của phòng và các đơn vị. 15. Đảm bảo bí mật công tác tài chính của doanh nghiệp, việc cung cấp các số liệu tài cho cá nhân hoặc tổ chức nào ngoài Phòng Tài chính - kế toán chỉ được thực hiện khi có ý kiến của Tổng giám đốc Công ty.
  • 38. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 38 16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Tổng giám đốc giao. 17. Chủ động đề xuất các biện pháp tối ưu về công tác quản lý Tài chính - kế toán theo chức năng và nhiệm vụ của phòng. 18. Có quyền từ chối chi tiền cho các cá nhân, bộ phận, thầu phụ nếu xét thấy mục đích, thủ tục chi phí vi phạm qui định pháp luật, qui chế tài chính của công ty. 19. Có quyền thanh tra, kiểm soát về toàn bộ hoạt động tài chính của các bộ phận, đơn vị thi công ở bất kỳ thời điểm nào. 20. Có quyền đề xuất hình thức xử lý kỷ luật, tài chính đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm trong việc quản lý và sử dụng tài chính. 21. Được Tổng giám đốc uỷ quyền quan hệ giao dịch với các cơ quan chức năng thực hiện công tác mua quản lý tài chính, kế toán, cổ phần, thuế, kiểm toán... Cụ thể như sau: -Kế toán trưởng: + Chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi hoạt động của phòng Tài chính - Kế toán trước Tổng giám đốc công ty. + Trưởng phòng có trách nhiệm hoạch định, xây dựng chiến lược phòng đảm bảo tương thích với chiến lược của công ty và chức năng, nhiệm vụ của phòng. Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện, báo cáo đánh giá việc thực hiện chiến lược của phòng. + Trưởng phòng chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành Hệ thống quản lý và hệ thống kiểm soát của phòng, bộ phận mình, bao gồm: Xây dựng sơ đồ cơ cấu phòng, phân công phân nhiệm cho các cá nhân, phối kết hợp giữa các cá nhân trong phòng và tạo tính hợp tác giữa các bộ phận trong toàn công ty. + Tham gia trong việc tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bổ nhiệm, điều chuyển, sắp xếp, sa thải cán bộ nhân viên của phòng
  • 39. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 39 + Chịu trách nhiệm trong việc hoạch định và kiểm soát ngân sách phòng, bộ phận mình + Trưởng phòng là người điều hành cao nhất và trực tiếp của phòng đồng thời là người đề xuất khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá, xét nâng lương, nâng bậc đối với cán bộ, nhân viên trong phòng. + Xây dựng, cụ thể hóa các chuẩn mực kế toán áp dụng cho Công ty trên cơ sở quy định của Nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. + Tìm và huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư của Công ty. + Là thành viên của Hội đồng tiền lương; Hội đồng sáng kiến, sáng chế; Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, Hội đồng an toàn lao động của Công ty. + Trưởng phòng được mời đi dự các cuộc họp liên quan đến nhiệm vụ của phòng, nhiệm vụ phát triển của Công ty. + Định kỳ trong tuần hoặc đột xuất báo cáo công việc của phòng trình Tổng giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo. -Thủ quỹ: Thực hiện thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi, bảo quản quỹ và thực hiện kiểm kê quỹ hàng tháng, đối chiếu sổ quỹ với sổ chi tiết tiền mặt của kế toán. -Kế toán ngân hàng: Chịu trách nhiệm theo dõi mảng giao dịch với ngân hàng, thời gian thanh toán, lãi vay. -Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm lập các báo cáo thuế và làm việc với cơ quan thuế. -Kế toán các phần hành còn lại do 3 nhân viên kế toán thực hiện. Ngoài ra khi cần thiết thì nhân viên kế toán thuế và nhân viên kế toán ngân hàng có thể thực hiện các phần hành kế toán còn lại, gồm: +Kế toán tiền mặt : Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tạm ứng, các khoản thanh toán , công nợ, đôn đốc tình hình thực hiện công nợ. Căn cứ vào
  • 40. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 40 phiếu thu, phiếu chi tiền mặt để nhận và cấp phát tiền mặt , cuối kì tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt. + Kế toán vật tư và TSCĐ: Phản ánh ghi chép tình hình sử dụng của các đội sản xuất, tình hình phân bổ NVL, công cụ dụng cụ cho thi công các công trình. Theo dõi biến động TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ, NVL sản xuất của các đội sản xuất, vật tư của kho tại công ty và các kho tại công trường, theo dõi giá trị của các tài sản, chất lượng của các vật tư tài sản mà đơn vị đang quản lý. +Kế toán chi phí - giá thành-doanh thu: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tổ chức lập và phân tích báo cáo, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sẩn phẩm, xác định doanh thu từng hợp đồng xây dựng. +Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: Tính lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ. Tại các đội công trình, đội trưởng tính lương cho công nhân trong đội mình sau đó gửi báo cáo cho kế toán Công ty. 2.1.2.3.2.Hình thức sổ kế toán Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định.Công ty hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung.Hiện tại công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting. Căn cứ để nhập dữ liệu vào máy tính và cập nhật các sổ kế toán là chứng từ kế toán. Ngoài chứng từ kế toán bắt buộc thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, công ty sử dung một hệ thống chứng từ hướng dẫn được vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm riêng của công ty.Chứng từ kế toán phải qua sự kiểm soát của kế toán trưởng.Sau quá trình luân chuyển, chứng từ
  • 41. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 41 kế toán sẽ được kế toán phần hành quản lý, đến cuối năm được đóng lưu và lưu theo quy định của chế độ. Sổ chi tiết các tài khoản được mở cho từng tài khoản chi tiết và chi tiết cho từng đối tượng liên quan.Tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đặc điểm từng phần hành kế toán mà kế toán phần hành nhập dữ liệu vào máy từng ngày hoặc theo định kỳ.Trên cơ sở dữ liệu do kế toán phần hành nhập vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển các thông tin cần thiết vào sổ Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan.Hệ thống sổ sách của công ty được in vào cuối mỗi quý, sau khi được kế toán trưởng ký sẽ được lưu theo quy định.
  • 42. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 42 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.1.2.3.3.Đặc điểm hệ thống kế toán công ty đang áp dụng Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15 QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006.Hiện tại công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản theo quyết định 15. Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 43. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 43 - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ - Tính niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 của năm đó. 2.2.Thực tế tổ chức công tác kế toán NVL tại công ty cổ phần Đạt Phương 2.2.1.Đặcđiểm và tình hình quản lývật liệu của công ty 2.2.1.1. Đặcđiểm vật liệu của công ty Đạt Phương Công ty cổ phần Đạt Phương là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp nên NVL được sử dụng trong sản xuất của công ty có những đặc điểm riêng, chiếm một tỷ lệ rất lớn (khoảng 70-80%) trong tổng giá trị công trình. Do đó để xây các công trình lớn, công ty phải sử dụng một khối lượng lớn về vật liệu, đa dạng về chủng loại, quy cách. Không giống như các doanh nghiệp sản xuất, NVL của công ty có loại được nhập kho, có loại xuất thẳng đến chân công trình như: vôi,cát, đá, sỏi…với khối lượng lớn, chịu ảnh hưởng của môi trường , khí hậu nên khâu bảo quản NVL giữ vị trí quan trọng nhắm đảm bảo chất lượng công trình, tạo uy tín với chủ đầu tư. Đặc thù của công trình xây dựng cơ bản là luôn gắn với đất đai, mang tính đơn chiếc và là kết cấu tổng hợp của nhiều loại NVL.Đặc điểm của NVL thi công là dễ huy động, đa dạng, có khối lượng lớn, không tiện lưu kho. Do cơ khí khoán gọn của công ty nên công tác thu mua NVL thường do các đội thi công trực tiếp thực hiện.Để thuận tiện cho việc quản lý, công ty giao cho các đội chủ động bố trí các kho NVL ngay tại công trình, hạng mục công trình.Các loại NVL phải được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào thi công.
  • 44. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 44 Đối với các loại vật liệu dễ hư hỏng do ẩm ướt như xi măng, khi cất trữ phải để nơi khô ráo, có mái che. Với sắt thép phải để riêng từng chủng loại, kê cao cách mặt sàn khoảng 15cm và có phủ bạt che nắng, che mưa chống han gỉ.Các loại cát đá sỏi phải được tập kết khoa học, thuận tiện cho quá trình thi công. Trong việc hạch toán tại kho và tại phòng kế toán đều đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục nhập, xuất và luân chuyển chứng từ.Mỗi loại vật liệu được theo dõi, phản ánh trên các tài khoản riêng nhằm giúp cho việc theo dõi nhập - xuất - tồn. 2.2.1.2.Phânloại NVL tại công ty -NVL chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty và là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm như: xi măng, sắt, thép, cát, đá, gạch, ngói. -NVL phụ: Cũng là đối tượng lao động, không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng có tác dụng tăng chất lượng công trình và nó tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường như que hàn, oxy, đất đèn… -Nhiên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình thi công công trình như: xăng, dầu, gas. -Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị như vòng bi, bánh răng… 2.2.2.Thủ tụcmua, nhập, xuấtkhoNVL 2.2.2.1.Thủtụcnhập kho NVL Công tác kế toán vật liệu do cán bộ vật tư, kế toán các đội, kế toán vật tư các đội đảm nhiệm. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán vật tư là theo dõi, phản ánh một cách chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn NVL cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
  • 45. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 45 NVL do công ty mua từ nhiều nguồn khác nhau. Khi có giấy yêu cầu mua NVL của chủ nhiệm công trình, đội trưởng, giám đốc duyệt rồi đội trưởng và kế toán đi mua NVL. NVL được nhà cung cấp chuyển thẳng tới chân công trình, do vậy công tác nhập kho NVL được tiến hành đồng thời khi nhà cung cấp mang NVL tới. Công tác này được tiến hành khi có đủ các bên gồm: -Bên cung ứng: Người cung ứng NVL phải chấp hành đúng số lượng, chủng loại, chất lượng, tiến độ giao hàng. -Bên sử dụng NVL: là chủ nhiệm công trình, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, thủ kho công trình. Bên sử dụng NVL chỉ nhận NVL sau khi đã kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại đảm bảo tiêu chuẩn. Thủ kho và kế toán công ty kiểm tra NVL theo đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng của công trường, kiểm tra hóa đơn GTGT, hóa đơn cước phí vận chuyển. Nếu thấy khớp đúng sẽ tiến hành nhập kho, viết phiếu nhập kho theo số lượng thực tế Sau đó thủ kho căn cứ vào số liệu ghi trên phiếu nhập kho về chỉ tiêu số lượng và giá trị để ghi vào thẻ kho chỉ theo chỉ tiêu số lượng.Các loại vật tư mua về được nhập kho theo đúng quy định và thủ kho phải có trách nhiệm sắp xếp các NVL trong kho hợp lý, khoa học, đảm bảo yêu cầu bảo quản của từng loại cho tiện kiểm tra và xuất kho. Trong trường hợp NVL mua về có số lượng lớn, tính kỹ thuật cao,lượng vật tư đó phải được kiểm tra thông qua ban kiểm nghiệm vật tư của công ty.Sau đó kế toán lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: -1 liên giao cho thủ kho để lập thẻ kho
  • 46. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 46 -1 liên lưu lại phòng kế toán -1 liên giao cho cán bộ cung tiêu (người đi mua vật tư). 2.2.2.2.Thủtụcxuất kho NVL Khi có nhu cầu về NVL cho thi công, các đội trưởng phải làm phiếu đề nghị xuất kho. Kế toán vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho thành 3 liên: -1 liên lưu tại phòng kế toán -1 liên giao cho người lĩnh vật tư -1 liên để ghi thẻ kho. Sau đó đội trưởng ký vào phiếu xuất kho và giao cho người lĩnh vật tư xuống kho để lĩnh. Thủ kho thực hiện xuất kho NVL và ghi theo số thực xuất vào thẻ kho còn cột đơn giá và cột thành tiền do kế toán vật tư viết. Sau khi kiểm tra số lượng, chất lượng của số vật tư thực lĩnh, người nhận và thủ kho ký vào 3 liên đó. Ví dụ thủ tục mua, nhập và xuất kho thép hình, thép tấm thi công công trình cầu Đen tại Quảng Nam:
  • 47. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 47 Biểu 2.5:Hoá đơn giá trị gia tăng muahàng HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số 01 GTKT – 3LL Liên 2 (Giao cho khách hàng) LV/2010B Ngày 3 tháng 12 năm 2010 175822 Đơn vị bán hàng: Công ty CP thép Việt Trung. Địa chỉ: 112 Lê Văn Hiến, Thành phố Đà Nẵng MST: 0101509234 Người mua hàng: Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương Địa chỉ:Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội Số TK: Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. MST: 0100105542-1 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C (1) (2) (3) =(2) x(1) 1. 2. Thép hình Thép tấm Kg Kg 20.000 5.000 16.100 15.600 322.000.000 78.000.000 Cộng tiền hàng 400.000.000 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 40.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 440.000.000 Số tiền(bằng chữ): Bốn trăm bốn mươi triệu đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, họ tên) Biểu 2.6: Hoá đơn giá trị gia tăng vận chuyển vật liệu:
  • 48. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 48 HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số 01 GTKT – 3LL Liên 2 (Giao cho khách hàng) LV/2010B Ngày 3 tháng 12 năm 2010 055682 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Hoàng Hà Địa chỉ: 115 Lê Văn Hiến, thành phố Đà Nẵng MST: 0101509345 Người mua hàng: Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương Địa chỉ:Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội Số TK: Hình thức thanh toán: Tiền mặt. MST: STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C (1) (2) (3) =(2) x(1) Cước phí vận chuyển 4.000.000 Cộng tiền hàng 4.000.000 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 400.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 4.400.000 Số tiền(bằng chữ): Bốn triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, họ tên)
  • 49. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 49 Biểu 2.7: Biên bản kiểm nghiệm vật tư BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ Ngày 3 tháng 12 năm 2010 Căn cứ hóa đơn GTGT số 175822 ngày 3 tháng 12 năm 2010 của công ty cổ phần thép Việt Trung và HĐGTGT 055628 ngày 3 tháng 12 năm 2010 cảu công ty CPTMDV Hoàng Hà, Ban kiểm nghiệm vật tư công ty cổ phần Đạt Phương gồm: 1.Ông Nguyễn Văn Anh- Đại diện phòng kế toán: Trưởng ban. 2.Ông Nguyễn Xuân Hoạt-Đội trưởng đội thi công: Ủy viên 3.Ông Vũ Ngọc Tuấn-Thủ kho tại công trường: Ủy viên. Đã kiểm nghiệm số vật tư do đội công trình cầu Đen mua về STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số Phương thức kiểm nghiệm ĐVT Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đạt yêu cầu Số lượng không đạt yêu cầu 1. Thép hình Kg 20.000 20.000 0 Đủ 2. Thép tấm Kg 5.000 5.000 0 Đủ Kết luận của ban kiểm nghiệm: Đội công trình mua về số thép hình là 20 tấn và 5 tấn thép tấm của công ty cổ phần thép Việt Trung bán cho công ty cố phần Đạt Phương do công ty CPTMDV Hoàng Hà vận chuyển đủ tiêu chuẩn nhập kho, không mất mát, không thiếu hụt. Biên bản được lập thành 2 bản. Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban kiểm nghiệm (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ biên bản kiểm nghiệm, kế toán lập phiếu nhập kho: Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương Bộ phận: Đội công trình Mẫu số 01-VT (Ban hành theo QĐ số 152006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
  • 50. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 50 Biểu 2.8: Phiếu nhập kho số 253 PHIẾU NHẬP KHO Nợ TK 1521 Ngày 3 tháng 12 năm 2010 Có TK 331 Quyển số: 10 Số : 253 Họ tên người giao hàng: Công ty cổ phần thép Việt Trung Theo hoá đơn GTGT số 175822 ngày 3 tháng 12 năm 2010 của Công ty cổ phần thép Việt Trung Nhập tại kho: Kho ông Nghị S TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Theo CT Thực nhập Đơn giá (vnđ/kg) Thành tiền A B C D 1 2 3 4 1. Thép hình Kg 20.000 20.000 16.300 326.000.000 2. Thép tấm Kg 5.000 5.000 15.600 78.000.000 Cộng 404.000.000 Số tiền(bằng chữ):Bốn trăm linh bốn triệu đồng chẵn. Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương Bộ phận: Đội công trình Mẫu số 01-VT (Ban hành theo QĐ số 152006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
  • 51. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 51 Căn cứ nhu cầu sử dụng, đội trưởng lập phiếu yêu cầu vật tư: Biểu 2.9: Phiếu đề nghị xuất vật tư: PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ Họ tên người đề nghị: Nguyễn Bá Hà Bộ phận: Đội công trình Cầu Đen. đề nghị xuất vật tư là thép hình và thép tấm cho thi công công trình STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng 1. Thép hình Kg 10.000 2. Thép tấm Kg 2.000 Ngày 5 tháng 12 năm 2010 Giám đốc Kế toán vật tư Người đề nghị (ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu dề nghị xuất vật tư, kế toán lâp phiếu xuất kho: Công ty cổ phần Đạt Phương Đội công trình cầu Đen
  • 52. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 52 Biểu 2.10: Phiếu xuất kho số 212: PHIẾU XUẤT KHO Nợ TK 621( ) Ngày 5 tháng 12 năm 2010 Có TK 1521 Số 212 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Bá Hà Bộ phận: Đội công trình Lý do xuất kho: Thi công công trình cầu Đen Xuất tại kho của công trình cầu Đen.Địa điểm: thôn Đình An, Thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Thép hình Kg 10.000 10.000 16.300 163.000.000 2. Thép tấm Kg 2.000 2.000 15.600 31.200.000 Cộng 194.200.000 Tổng số tiền: Một trăm chín mươi bốn triệu haitrăm nghìn đồng chẵn. Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương Bộ phận: Đội công trình Mẫu số 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Người lập phiếu (ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 53. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 53 2.2.2.3. Đánhgiá NVL * Tính giá NVL nhập kho: Công ty tính giá NVL nhập kho theo Chuẩn mực 02- Hàng tồn kho.Vật liệu của công ty do mua ngoài là chủ yếu, lượng phế liệu rất ít.  Đối với vật liệu nhập kho do mua ngoài: Giá NVL nhập kho = Giá ghi trên hoá đơn (không bao gồm thuế GTGT) + Chi phí vận chuyển, bốc xếp - Các khoản giảm trừ (nếu có) Riêng chi phí vận chuyển khi vận chuyển 1 loại vật liệu thì tính luôn vào trị giá nhập kho cho vật liệu đó còn khi vận chuyển nhiều loại vật liệu thì chi phí vật liệu sẽ tính cho loại vật liệu có trị giá mua trên hoá đơn là lớn nhất. Ví dụ căn cứ HĐGTGT 175822 của công ty cổ phần thép Việt Trung và HĐGTGT 055628 của công ty CPTMDV Hoàng Hà, kế toán tính trị giá vật liệu nhập kho cho 20.000kg thép hình và 5.000kg thép tấm là: + Trị giá nhập kho 20.000kg thép hình 322.000.000 + 4.000.000 = 326.000.000 (VNĐ) Đơn giá nhập kho cho 1kg thép hình = 326.000.000/20.000 = 16.300 (Đ/kg) + Trị giá nhập kho 5.000kg thép tấm = 78.000.000 (VNĐ) Đơn giá nhập kho cho 1kg thép tấm = 15.600 (Đ/kg)  Đối với phế liệu thu hồi: được đánh giá theo giá ước tính.
  • 54. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 54 *Tính giá vật liệu xuất kho: Công ty tính trị giá vật liệu xuất kho theo phương pháp đích danh. Theo phương pháp này, trị giá vật liệu xuất kho bằng giá nhập kho cho chính vật liệu đó. Ví dụ ngày 5/12/2010, thực hiện xuất kho 10.000kg thép hình và 2.000kg thép tấm đã được nhập theo PN253 ngày 2/12/2010, kế toán tính trị giá xuất kho cho 10.000 thép hình và 2.000 kg thép tấm này theo trị giá nhập kho trên PN253. Theo đó: + Đơn giá xuất kho cho 1kg thép hình là 16.300 (đ/kg). Trị giá xuất kho của 5.000kg thép hình là: 16.300 x 10.000 = 163.000.000 (VNĐ). + Đơn giá xuất kho cho 1kg thép tấm là 15.600 (đ/kg). Trị giá xuất kho của 2.000kg thép tấm là: 15.600 x 2.000 = 31.200.000 (vnđ) 2.2.2.4. Kếtoán chi tiết NVL 2.2.2.4.1. Phương pháp sử dụng Công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song. Theo phương pháp này. Các chứng từ kế toán được sử dụng trong phần hạch toán kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ là: - Phiếu nhập kho vật liệu. - Phiếu xuất kho vật liệu . - Số (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. - Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu, công cụ dụng cụ
  • 55. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 55 Danh mục mã hoá 1 số NVL của công ty - Xi măng PC 30 : XM30 - Xi măng PC 40 : XM 40 - Đá hộc : DAHOC - Thép tròn trơn : TTT - Thép tròn gai : TTG - Thép hình : TH - Thép tấm : TT - Cát : CAT - Sub base : SUBASE - Base : BASE - Dây thép : TD 2.2.2.4.2. Nội dung ghi chép của thủ kho Thủ kho tiến hành mở các thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn từng thứ nguyên liệu,vật liệu theo số lượng thực nhập, thực xuất. Cuối ngày tính ra số tồn kho nguyên liệu, vật liệu để ghi vào thẻ kho đã được Thủ kho lập và sắp xếp theo từng loại, từng nhóm để tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu định kỳ, mười ngày hoặc hàng ngày Thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập, phiếu xuất cho kế toán nguyên liệu, vật liệu tại phòng kế toán.Để đảm bảo tính chính xác của nguyên liệu vật liệu tồn kho, hàng tháng Thủ kho phải đối chiếu số thực tồn kho theo thẻ kho. Ví dụ minh hoạ: Căn cứ phiếu nhập số 253 và phiếu xuất số 212 của thép hình, ta có thẻ kho của thép hình. Từ đó có thẻ chi tiết cho thép hình như sau:
  • 56. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 56 Biểu 2.11: Thẻ kho thép hình THẺ KHO Ngày lập thẻ: 1/12/2010 Tờ số:10 -Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Thép hình -Đơn vị tính: kg -Mã số: Số TT Ngày, tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn Tồn đầu tháng - 1 2/12 PN253 Nhập kho 2/12 20.000 20.00 0 2 5/12 PX212 Xuất thi công 5/12 10.000 10.00 0 … … … … … … … … … Tồn cuối tháng 9.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Đơn vị: Công ty cố phần Đạt Phương Địa chỉ:Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội Mẫu số S12-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trường (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)
  • 57. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 57 2.2.2.4.2. Ghi chép tại phòng kế toán Tại phòng kế toán, dựa vào các chứng từ đầu vào, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu cần thiết để vào các sổ cái và sổ chi tiết các tài khảon liên quna, vì vậy tại phòng kế toán, kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp vật liệu được thực hiện đồng thời. Vì vậy phần ghi chép tịa phòng kế toán sẽ được trình bày trong phần kế toán tổng hợp NVL. 2.2.2.5. Kếtoán nhập, xuấtvật liệu * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 152 – NVL, để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu của công ty. Để thuận tiện cho việc theo dõi quản lí ,kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để phản ánh sự biến động thường xuyên liên tục về giá trị nhập - xuất - tồn của từng loại nguyên liệu vật liệu . Phương pháp này theo dõi được tính chính xác . Tuy nhiên kế toán phải mất nhiều thời gian .Trong quá trình hạch toán công ty sử dụng tất cả các tài khoản có liên quan đến tình hình tăng giảm nguyên liệu vật liệu thực tế phát sinh theo phương pháp kê khai thường xuyên . Các chứng từ sử dụng: - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên liệu vật liệu - Sổ nhật ký chung - Sổ cái và sổ chi tiết TK 152. Công ty sử dụng các TK chi tiết của TK 152 như sau: 1521 Nguyên liệu, vật liệu chính 1522 Vật liệu phụ 1523 Nhiên liệu 1524 Phụ tùng 1526 Thiết bị XDCB 1528 Vật liệu khác
  • 58. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 58 2.2.2.5.1. Kế toán nhập vật liệu * Nhập vật liệu do mua chịu ngoài: - Chứng từ sử dụng: HĐGTGT, phiếu nhập kho. - Qui trình nhập dữ liệu: Kế toán vào giao diện nhập dữ liệu rồi chọn phiếu nhập kho có giao diện như biểu 2.12 Giá vật liệu mua ngoài = Giá mua không thuế GTGT trên hoá đơn Chi phí vận chuyển, bốc dỡ Các loại thuế không hoàn lại + +
  • 59. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 59 Biểu 2.12:mànhình nhập liệu phiếu nhập kho: Sau đó kích chuột vào nút “lưu”. Phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung cà các sổ chi tiết cũng như sổ cái của TK152, TK331. Ví dụ minh hoạ cho trường hợp mua thép tấm và thép hình theo PN253, chưa thanh toán cho nhà cung cấp, kế toán tiến hành nhập liệu thep các chỉ tiêu sau: +Mã giao dịch: 9 Nhập khác +Mã khách : VIETTRUNG Công ty cổ phần thép Việt Trung +Địa chỉ: 112 Lê Văn Hiến, thành phố Đà Nẵng +Người giao hàng: Công ty Việt Trung
  • 60. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.10 60 +Số phiếu nhập: 253 +Ngày lập phiếu nhập:2/12/2010 +Ngày ht: 2/12/2010 +Tỷ giá: VND 1.00 +Mã hàng: TH, TT +Tên hàng: Thép hình, thép tấm +Đơn vị tính: kg +Mã kho: KHNghi +Vụ việc: CDEN +Tồn kho:0;0 +Số lượng: 20000.5000 +Giá VNĐ: 16300; 15600 +Tiền VNĐ: 326000000; 78000000 +TK nợ: 1521;1521 +TK có: 331;331
  • 61. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.1061 Biểu 2.13: Sổ chi tiết TK 331 SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜIBÁN Tài khoản:331 Đối tượng: Công ty cổ phần Việt Trung. Loại tiền: VNĐ Ngày,tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ THCK Số phát sinh Số dư SH Ngày,tháng Nợ Có Nợ Có -Số dư đầu kỳ 85000000 -Số phát sinh trong kì 253 2/12 Mua thép hình, tấm 152 133 473150000 47315000 152 8/12 Trả tiền mua xi măng … 111 … … 85000000 … … -Cộng số phát sinh -Số dư cuối kỳ 750000000 900000000 235000000 Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương Địa chỉ: Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội Mẫu số S31-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
  • 62. Luận văn cuối khoá Học viện tài chính Sv: CaoThị Thu Giang Lớp: CQ 45/21.1062 Biểu 2.14: Sổ cái Tk 331 SỔ CÁI Năm: 2010 Tên tài khoản: Phải trả người bán Số hiệu: 331 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH Ngày, tháng Nợ Có -Số dư đầu năm -Số phát sinh trong tháng … … 253 2/12 Mua thép hình, tấm 152 133 469150000 46915000 152 … 8/12 … Trả tiền mua xi măng … 111 … 85000000 … … -Cộng số phát sinh tháng 495000000 585000000 -Cộng luỹ kế từ đầu quý 4950000000 5125000000 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Đơn vị: Công ty cổ phần Đạt Phương Địa chỉ: Tầng 8 toà nhà Bảo Anh, 62 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)