SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.18i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................. i
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT ............................................................................................... 3
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất...................................................... 3
1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm........ 3
1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.. 4
1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm.............................................................................................. 6
1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.................... 7
1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất ................................................ 7
1.2.2. Nội dung giá thành sản phẩm..................................................... 17
1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng
dụng công nghệ thông tin................................................................... 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG
SƠN......................................................................................................... 33
2.1. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần Trường Sơn............................. 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Trường
Sơn…................................................................................................ 33
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty cổphần Trường
Sơn.................................................................................................... 34
2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của Công ty .. 37
2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty................................... 39
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.18ii
2.1.5. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Trường
Sơn.................................................................................................... 41
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn.............................................. 46
2.2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty .......................... 46
2.2.2. Thực trạng kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty..................... 71
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN............ 80
3.1. Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại
Công ty................................................................................................. 80
3.1.1. Những ưu điểm....................................................................... 80
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................... 81
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn.............................................. 82
KẾT LUẬN.............................................................................................. 85
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.181
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, với chính sách mở của của Nhà nước, một mặt tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình,
mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước một thử thách lớn lao, đó là sự cạnh tranh
gay gắt của cơ chế thị trường. Để đứng vững được trên thị trường và hoạt động kinh
doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý tài chính cung cấp
thông tin chính xác để giúp lãnh đạo ra những quyết định đúng đắn trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Trong các công cụ quản lý tài chính thì hoạch toán kế toán là
một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện kiểm tra, xử lý thông tin. Trên thực
tế, ở tất cả các doanh nghiệp, kế toán đã phản ánh tính toán sao cho doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy,
nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác hoạch toán kế toán nhất là kế toán
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì có thể nói các doanh nghiệp hoạt động
trên thị trường một cách liều lĩnh, sẽ không có phương hướng và những quyết định
đưa đến thành công trong kinh doanh.
Là một sinh viên Học Viện Tài Chính, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau khi đã đi sâu vào khảo sát,
nghiên cứu tình hình thực tế và công tác này ở Công ty cổ phần Trường Sơn, em
chọn đề tài : “ Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn “.
Đáp ứng yêu cầu của Học viện cũng như yêu cầu thực tế đối với sinh viên thực
tập, với sự hướng dẫn của Cô giáo Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Hân và sự giúp đỡ của
Công ty cổ phần Trường Sơn em đã hoàn thành luận văn cuối khóa của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương sau :
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại
Công ty cổ phần Trường Sơn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.182
Chương 3: Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian tìm hiểu tại công ty có hạn và khả
năng cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bên cạnh đó đối tượng nghiên cứu lại rất
rộng và phức tạp nên bản luận văn tốt nghiệp của em vẫn không tránh khỏi những
thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo trong bộ
môn kế toán cũng như của cả bộ phận kế toán Công ty cổ phần Trường Sơn để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hóa, ngày 04, tháng 04, năm 2014
Sinh viên :
Lường Thị Huyền Trang
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.183
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có
đủ ba yếu tố cơ bản là : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá
trình sản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sản
phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh
doanh tạo ra các chi phí tương ứng.
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra
trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một kỳ nhất định.
Như vậy bản chất của chi phí sản xuất là :
+ Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn
liền với mục đích kinh doanh.
+ Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao
trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
+ Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định
trong một khoảng thời gian xác định
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sản
phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí
được chuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.184
* Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Xét về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai
mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về mặt phạm vi
và về mặt lượng.
+ Về mặt phạm vi: nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời
kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn
nói đến giá thành sản phẩm là xác đinh một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính
cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.
+ Về mặt lượng: giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản
xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
Giá thành
sản xuất
=
=
CPSX dở dang
đầu kỳ
=
+
CPSX phát sinh
trong kỳ
-
-
CPSX dở dang
cuối kỳ
Giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá
thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán xác
định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế -
tài chính, chế độ kế toán hiện hành.
1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cần quản lý tốt chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm.
Muốn quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải hiểu rõ bản chất của
chi phí và giá thành, hiểu rõ các nhân tố tác động tới chúng từ đó đưa ra các biện
pháp quản lý tốt nhất, phù hợp nhất. Các nhân tố tác động tới chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm chủ yếu là :
- Nhóm nhân tố khách quan như thị trường ( thị trường lao động, thị trường
nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị trường đầu ra,...)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.185
Đối với thị trường đầu vào ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm thì chúng ta nên quan tâm đến khả năng cung cấp, phương thức thanh toán để
các chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Đối với thị trường đầu ra thì doanh nghiệp nên quan tâm đến giá bán,
phương thức thanh toán sao cho hợp lý với chi phí bỏ ra và đem lại hiệu quả.
- Nhóm nhân tố chủ quan như :
+ Trình độ trang bị về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng tận dụng công
suất máy móc thiết bị cho năng suất cao nhất.
+ Trình độ sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,..
+ Trình độ sử dụng lao động
+ Trình độ tổ chức sản xuất
+ Trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp
Sự tác động của các nhân tố chủ quan hay khách quan có thể làm tăng hoặc
giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, muốn hạ thấp được chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm đòi hỏi phải nắm bắt được những nguyên nhân ảnh hưởng để
hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và phát huy những
nhân tố tích cực để giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Một số biện pháp được đề xuất như sau :
- Chú trọng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới vào sản xuất.
- Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả, có các biện pháp khuyến khích
người lao động.
- Tổ chức quản lý bố trí các khâu sản xuất hợp lý.
- Quản lý việc sử dụng chi phí hợp lý.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.186
1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm
1.1.3.1Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật
thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại
mặt hàng giống nhau nên có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã, giá cả.
Cho nên muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có những chính sách
quản lý hợp lý nhất là trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một phần khá quan trọng
không thể thiếu trong công tác kế toán. Chi phí sản xuất là một yếu tố hết sức quan
trọng của doanh nghiệp, là thước đo về hiệu quả sản xuất kinh doanh, là sự quyết
định về giá bán sản phẩm và sự cạnh tranh sản phẩm cùng chủng loại với các doanh
nghiệp khác trên thị trường. Chính vì vậy việc quản lý chi phí sản xuất là một trong
những yếu tố quan trọng để quyết định để quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, vì thế tổ chức hoạch toán quản lý chi phí sản xuất để tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm để đạt lợi nhuận cao nhất là mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.3.1. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Các doanh nghiệp có thể tồn tại và thực hiện được mục tiêu lợi nhuận hay
không, phụ thuộc vào việc họ có tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành hay
không. Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn phải
được đề cao và giữ vị trí then chốt trong công tác quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Yêu cầu trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tổ
chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng
đắn. Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm của mình trong
việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.187
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp
tập hợp chi phí sản theo các phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
- Xác định đối tượng tính giá thành và tổ chức áp dụng phương pháp tính
giá thành phù hợp và khoa học.
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán
phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu
nhận – xử lý – hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.
- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các
bộ phận kế toán liên quan và của bộ phận kế toán chi phí, giá thành sản phẩm.
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản
phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết giúp nhà quản trị ra được quyết định
nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất
1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế (theo
khoản mục)
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp cho quá
trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả, các
khoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí sản xuất
chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ, Chi
phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.188
1.2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố
chi phí)
Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khi quản lý và hạch toán chi phí
sản xuất các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo năm yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá
mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền
lương phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền
lương của người lao động.
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của
tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên
1.2.1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối
tượng tập hợp chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối
tượng tập hợp chi phí
- Chi phí gián tiếp : là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí, vì vậy phải tiến hành phân bổ các chi phí cho các đối tượng bằng
phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
1.2.1.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.189
- Chi phí cơ bản: là những chi phí có liên quan trực tiếp với quy trình công
nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm…
- Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất
có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý
doanh nghiệp.
1.2.1.1.5. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng
hoạt động
Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí biến đổi ( biến phí ): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có
sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí cố định ( định phí ): là những chi phí mà về tổng số không thay
đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của
định phí và biến phí.
1.2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp
chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Thực chất của việc xác định đối
tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận
sản xuất, giai đoạn công nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt
hàng…).
Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào:
- Mục đích sử dụng của chi phí
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy
trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm
- Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1810
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:
Từng sản phẩm, Chi tiết sản phẩm, Nhóm sản phẩm, Đơn đặt hàng, Từng phân
xưởng, Giai đoạn công nghệ sản xuất, Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, Toàn
doanh nghiệp.
1.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập
hợp, phân loại, các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng
tập hợp chi phí đã xác định.
Thông thường có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên
quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên
quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu
chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được.
Theo phương pháp này, phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho
nhiều đối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí. Sau đó lựa chon tiêu chuẩn phân bổ
thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí. Việc phân
bổ được tiến hành theo trình tự:
+ Xác định hệ số phân bổ theo công thức:
Hệ số phân bổ =
Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ
+ Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
Chi phí phân bổ cho
đối tượng i
=
Đại lượng tiêu chuẩn phân
bổ của đối tượng i
x Hệ số phân bổ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1811
1.2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài,…sử dụng trực tiếp cho việc sản
xuất, chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ được xác định theo
công thức:
Chi phí NVLTT
thực tế phát sinh
trong kỳ
=
Trị giá
NVLTT
còn lại
đầu kỳ
+
Trị giá
NVLTT
xuất dùng
trong kỳ
-
Trị giá
NVLTT còn
lại cuối kỳ
-
Trị giá phế
liệu thu hồi
(nếu có)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được
tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp
được thì sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ
được sử dụng có thể là: Chi phí định mức, Chi phí kế hoạch, Khối lượng sản phẩm
sản xuất,…
Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp là: Hóa đơn mua hàng, Phiếu nhập kho, Phiếu đề nghị xuất vật tư, Phiếu xuất
kho, Chứng từ ghi sổ,…
Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo quyết định 15 áp dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Kết cấu TK 621– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện trên sơ
dồ sau:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1812
Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chú giải sơ đồ:
(1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
(2): Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm
(3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho
(3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghi như
nghiệp vụ 1)
(4): Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư
(5): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT đối với kiểm kê định kỳ.
(6): Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường.
1.2.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương
TK 152 (611)
TK 133
TK 111, 112,
331
TK 631
TK 632
(3b)
(2)
(5)
(6)
(4)
(1) (3a)
TK 621 TK 152 (611)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1813
chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số
tiền lương của công nhân sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được
tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp
không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau
đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các
tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là: Chi phí tiền lương định mức, Giờ công
định mức, Khối lượng sản phẩm sản xuất ra,…
Chứng từ kế toán thường sử dụng trong kế toán chi phí nhân công trực tiếp
là: Bảng phân bổ tiền lương, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán
tiền lương,…
Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622– chi phí
nhân công trực tiếp.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1814
- Kết cấu TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện trên sơ đồ
sau:
Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chú giải sơ đồ:
(1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
(2): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
(3): Các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ
(4): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT theo kiểm kê định kỳ.
(5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
1.2.1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá
trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản
xuất, quản lý chi tiết theo tường yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn
phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi.
TK 334 TK 622 TK 631
TK 335
TK 632
TK 338
(1) (4)
(2)
(3)
(5)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1815
- Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi
đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thường thì chi phí
sản xuất chung cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh.
Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chi phí
sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm theo mức công suất bình thường.
- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho
mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - chi
phí sản xuất chung.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1816
- Kết cấu TK 627 – Chi phí sản xuất chung được chi tiết theo sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung:
TK 334,338 TK 627 TK 631
TK 152
TK 632
TK 153, 142, 242
(1) (6)
(2)
(3)
(7)
TK 214
TK 111, 112, 141,331
(5)
(4)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1817
Chú giải sơ đồ:
(1): Chi phí nhân viên (2): Chi phí vật liệu
(3): Chi phí công cụ dụng cụ
(4): Chi phí khấu hao TSCĐ
(5): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
(6): Chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ
(7): Chi phí sản xuất chung dưới mức công suất không được tính vào giá thành sản
phẩm mà tính vào giá vốn hàng bán.
1.2.2. Nội dung giá thành sản phẩm
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hoạch toán giá thành sản phẩm được phân chia
thành nhiều loại khác nhau, tùy theo các phương thức sử dụng để phân loại giá
thành.
1.2.2.1.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá
thành
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch
và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định
trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng
như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
1.2.2.1.2. Phân loại giá thành sản xuất theo phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này giá thành sản xuất được chia thành hai loại sau:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1818
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính cho số
sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp phát
sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này.
Ngoài những cách phân loại trên, trong công tác quản trị doanh nghiệp còn
thực hiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn:
- Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ): là loại giá thành mà trong
đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm
biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại giá thành
trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành
và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so
với mức hoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn).
- Giá thành toàn bộ theo biến phí: là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm
toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh
nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi
phí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ.
1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công viêc, lao vụ mà doanh
nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Khi xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất (loại hình sản xuất) : sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc.
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: quy trình công nghệ sản xuất đơn
giản hay phức tạp.
- Đặc điểm sử dụng của sản phẩm, nửa thành phẩm.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1819
- Yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ hạch toán.
Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng loại sản phẩm, công
việc, đơn đặt hàng hoàn thành, cũng có thể vừa là thành phẩm vừa là bán thành
phẩm, có thể là từng hạng mục công trình….
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản
xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn
thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở
thành sản phẩm hoàn thành.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần chi phí sản
xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
1.2.2.3.1.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật
liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí
nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản
chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành. Trường hợp doanh nghiệp có quy trình
công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của
giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn
trước chuyển sang (giá thành nửa thành phẩm bước trước chuyển sang).
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
 Theo phương pháp bình quân:
Dck =
Dđk + Cv
x Qdck
Qht + Qdck
Trong đó:
Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
Cv: chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí hoặc chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1820
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Qdck: khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ.
Nếu quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giai đoạn có thể khái quát tính
chi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức:
+ Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như công thức trên.
+ Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 2 đến giai đoạn n:
Dcki =
Dđki + ZNTPi-1
x Qdcki
Qhti + Qdcki
(ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)
 Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Dck =
Cv
x Qdck
Qbht + Qdck
(Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ).
Nếu quy trình công nghệ chế biến có n giai đoạn có thể khái quát tính chi phí
sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức:
+ Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như trên.
+ Chi phí sản xuất giai đoạn 2 đến giai đoạn n:
Dcki
=
ZNTPi-1
x Qdcki
Qbhti + Qdcki
(ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang).
1.2.2.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
được tính đầy đủ các khoản mục chi phí. Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn
thành của sản phẩm dở dang.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1821
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này khối lượng tương đương bao gồm:
- khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht)
- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc)
(mc: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ)
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Dck =
Dđk + C
x (Qdck x mc)
Qht + Qdck x mc
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Theo phương pháp này khối lượng tương đương gồm:
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (Qdđk x (1-mđ))
(mđ: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ)
- Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht = Qht –
Qdđk)
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Dck =
C
x (Qdck x mc)
Qbht + Qdđk x (1 - mđ) + Qdck x mc
Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc
điểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình
sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bước
trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%.
1.2.2.3.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang,
mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức
từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1822
dang theo chi phí định mức, sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất tính
cho sản phẩm dở dang cuối kỳ của cả quy trình công nghệ.
Dckn = Qdcki x mc x Đmi
1.2.2.4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.2.2.4.1. Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)
Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng khi mới đưa vào sản xuất, kế toán
phải mở một bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã
tập hợp ở từng phân xường, từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán để chuyển sang các
bảng tính giá thành. Khi đơn đặt hàng hoàn thành kế toán, tổng hợp chi phí và tính
giá thành theo đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất gắn với những đơn đặt hàng chưa
hoàn thành đều là chi phí sản xuất dở dang.
1.2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất
a. Tính giá thành đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn
* Phương pháp tính giá thành giản đơn
Công thức tính giá thành giản đơn:
+ Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C - Dck
+ giá thành đơn vị (z):
z =
Z
Qht
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành.
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Đối tượngkế toántập hợp chi phí sản xuất là toànbộ quy trìnhcôngnghệ sản xuất,
đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoàn thành.
Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:
Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A,B,C, sản lượng sản phẩm hoàn
thành tương ứng là QA, QB, Qc và hệ số giá thành tương ứng: HA, HB, Hc.
Bước1: Quy đổi tổng sản phẩm hoàn thành ra tổng sản phẩm chuẩn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1823
QH = QAHA + QBHB+QCHC
Bước 2: Tính tổng giá thành sản xuất liên sản phẩm hoàn thành.
Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm:
ZA =
Dđk + Ctk - Dck
x QAHA
QH
ZA = Dđk + Ctk - Dck x
QAHA
QH
* Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ .
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình công nghệ, đối
tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành.
Giả sử quy trình sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại: A1, A2,….An. Trình tự
tính giá thành được thực hiện:
+ Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính giá thành của
cả nhóm sản phẩm đã hoàn thành:
Znhóm = Dđk + Ctk - Dck
+ Bước 2: Xác định tiêu chuẩn để tính tỷ lệ phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn đó có
thể là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch xác định theo sản lượng thực tế.
TAi = Q1Ai x zđi
TAi = Q1Ai x zkh
Trong đó: TAi : tiêu chuẩn phân bổ cho quy cách sản phẩm i
Q1Ai : sản lượng thực tế quy cách sản phẩm i
zđi : giá thành định mức một sản phẩm quy cách sản phẩm i
zkh : giá thành kế hoạch một sản phẩm quy cách sản phẩm i
+ Bước 3 : Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành (t%)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1824
%100%
1




n
i
Ai
cktkđk
T
DCDt
+ Bước 4 : Xác định giá thành từng quy cách trong nhóm sản phẩm
ZAi = t% x TAi
* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất,
đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.
Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sản
phẩm phụ:
Zc = Dđk + Ctk - Dck - Cp
b. Tính giá thành sản phẩm đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ
sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính
tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết
chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá
thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được
tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.:
Trình tự tính giá thành:
- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 để tính giá thành
và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 1:
Z NTP1 = C1+ Dđk1- Dck1
z1 = ZNTP1/ Q1
Zc
zc =
Qc
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1825
- Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang và
chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tiếp tổng giá thành và
giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 2
ZNTP2 = ZNTP1 + C2 + Dđk2 – Dck2
z2 = ZNTP2 / Q2
- Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng (gđ n).
Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn (n-1) và các chi phi
sản xuất khác ở giai đoạn n để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành
phẩm trong kỳ theo công thức:
ZTp = ZNTP (n-1) + Cn + Dđkn – Dckn
ztp = Ztp / Qtp
Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành
* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi phí sản
xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản
mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng
giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
Chi phí nguyên vật
liệu chính (bỏ vào 1
lần)
Giá thành nửa thành
phẩm gđ 1 chuyển
sang
Giá thành nửa thành
phẩm gđ n-1 chuyển
sang
Các chi phí sản xuất
khác của giai đoạn 2
Các chi phí sản xuất
khác của giai đoạn n
Giá thành nửa thành
phẩm giai đoạn 2 Giá thành thành
phẩm
+ + +
Các chi phí sản xuất
khác của giai đoạn 1
Giá thành nửa thành
phẩm giai đoạn 1
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1826
Trình tự tính toán:
+ Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành TP.
Citp =
Dđki + Ci
x Qitp
Qi
Trong đó: Citp: Chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm
D đki: Chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn công nghệ i
Ci: Chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i
Qi: Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí
Qitp: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i:
Qitp = Qtp x Hi
Sơ đồ kết chuyển song song để tính giá thành :
+ Bước 2: kết chuyển song song từng khoản mục của các giai đoạn để tổng hợp
chi phí và tính giá thành của thành phẩm.


n
i
iTPTP CZ 1
ztp =
Ztp
Qtp
Giai đoạn 1 Giai đoạn nGiai đoạn 2
CPSX của giai đoạn 1
theo khoản mục
CPSX của giai đoạn
1 trong thành phẩm
CPSX của giai đoạn 2
theo khoản mục
CPSX của giai đoạn
2 trong thành phẩm
CPSX của giai đoạn n
theo khoản mục
CPSX của giai đoạn
n trong thành phẩm
Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm (theo khoản mục)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1827
1.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Cuối kỳ kế toán, chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế
toán sẽ tiến hành kết chuyển các loại chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất chung
toàn doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ mà tài
khoản kế toán sử dụng có sự khác nhau: TK 154 hoặc TK 631.
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo PP KKTX:
TK 152,
11331
TK 621
TK 155,157, 632
TK 214,…
Tập hợp chi phí
NVLTT
TK 622
Tập hợp CPSXC
K/c các khoản làm giảm
giá thành
Giá thành thực tế sản
phẩm
TK 138, 152
Tập hợp chi phí NCTT
TK 632
TK 334, 338
TK 627
CP vượt mức bình
thường
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1828
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo PP KKĐK:
TK 154 TK 631
TK 138, 611
TK 627
K/c CPSX dở đang đầu kỳ
Phân bổ, k/c chi phí NCTT
Phân bổ, k/c chi phí SXC
K/c các khoản làm giảm giá
thành
Giá thành thực tế SP hoàn thành
K/c CPSX dở đang cuối kỳ
621
Phân bổ, k/c chi phí NVLTT
TK 632
CP NVLTT vượt
trên mức bình thường
CP NCTT vượt
trên mức bình thường
TK 632
CPSXC dưới mức công suất không được tính vào Zsp
TK 622
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1829
1.2.3. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
Hiện nay có 4 hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán sau : Nhật ký chứng từ,
Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái.
Về báo cáo kế toán chi phí sản xuất thì sử dụng báo cáo chi phí sản xuất.
Cả 4 hình thức kế toán trên đều có sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Mỗi tài khoản kế
toán tổng hợp được mở một sổ cái và mỗi tài khoản đó ( TK621, TK622, TK627,
TK154, TK631 ) đều phản ánh chỉ tiêu về chi phí sản xuất. Nó cung cấp các chỉ
tiêu, thông tin để lập báo tài chính về chi phí sản xuất và giá thành... Ngoài ra còn
có các sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK621, TK622,
TK154,...
+ Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ : Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài
khoản 621, 622, 627,.. Các sổ và thẻ kế toán chi tiết.
+ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ bao gồm các sổ : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,
Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154, ...Các sổ và thẻ kế toán chi tiết.
+ Hình thức kế toán nhật ký sổ cái bao gồm các sổ : Nhật ký sổ cái, Các sổ và thẻ
kế toán chi tiết.
+ Hình thức kế toán nhật ký chứng từ bao gồm : Nhật ký chứng từ, Sổ cái tài
khoản 621, 622, 627, 154, Bảng kê, Chứng từ ghi sổ bảng phân bổ.
1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng
dụng công nghệ thông tin.
Để phục vụ cho quá trình tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí
cũng như tính giá thành sản phẩm thì trong quá trình cập nhật dữ liệu người sử
dụng luôn phải cập nhật ngay từ đầu mọi chi phí phát sinh liên quan đến một đối
tượng tính giá thành cụ thể. Những thông tin đó sau này sẽ giúp người sử dụng chỉ
cần thực hiện một số bước theo sự chỉ dẫn, chương trình sẽ thực hiện các công việc
tổng hợp và xử lý, kết chuyển. Người sử dụng chỉ việc xem hoặc in giá thành sản
phẩm từng loại theo yêu cầu.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1830
Tiền đề để quản lý chi phí và tập hợp chi phí phát sinh theo khoản mục kinh
tế chính là việc xây dựng danh mục khoản mục chi phí thật chi tiết:
- Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp
- Chi phí nhân công
- Chi phí công cụ, dụng cụ
- Bảo hiểm xã hội - 17%
- Bảo hiểm y tế - 3%
- Kinh phí công đoàn – 2%
- Tiền điện
- Tiền nước
- …
1.2.4.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải sử dụng chứng từ xuất vật
liệu. Trong khi nhập dữ liệu vào phiếu xuất, chỉ phải nhập số lượng xuất còn giá trị
xuất phần mềm tự tính theo công thức doanh nghiệp đã đặt ở biến hệ thống.
Nhập dữ liệu: người sử dụng cần khai cáo chính xác các mục mà phần mềm
yêu cầu để phục vụ cho tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: loại chứng từ,
bộ phận, khoản mục, hợp đồng, phân xưởng, đối tượng chi phí,số tiền.
Sổ sách báo cáo: với khoản chi phí nguyên vật liệu yêu cầu kết xuất thông tin
trên các sổ sách, báo cáo như sau:
- Sổ chi tiết và sổ cái TK 621
- Sổ nhật ký chung.
1.2.4.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Nhập dữ liệu: người sử dụng cần khai cáo chính xác các mục mà phần mềm
yêu cầu để phục vụ cho tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: ngày công, giờ
công, lương cơ bản lập tức phần mềm sẽ tự động tính toán.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1831
Sổ sách báo cáo: với khoản chi phí nguyên vật liệu yêu cầu kết xuất thông tin
trên các sổ sách, báo cáo như sau:
- Bảng tính lương và các khoản trích theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương
- Sổ chi tiết và sổ cái TK 622
- Sổ nhật ký chung
1.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung có liên quan trực tiếp
đến các phân hệ nghiệp vụ khác trong chương trình vì vậy việc tập hợp chi phí sản
xuất chung liên quan đến các phần hành kế toán khác chương trình sẽ tự động liên
kết và tập hợp dữ liệu từ các phân hệ khác như : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật
tư, tài sản cố định, tiền lương…
Khi tập hợp được chi phí sản xuất chung theo địa điểm hoặc đối tượng tính
giá thành thì chương trình cho phép kết chuyển trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp cho
các đối tượng chịu chi phí cụ thể. Với các chi phí sản xuất chung liên quan đến
nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp cho các đối tượng
chịu chi phí thì cần phân bổ cho đối tượng chịu chi phí trước khi tính giá thành. Do
vậy cần phải xây dựng và cài đặt tiêu thức phân bổ vào cuối tháng khi đã tập hợp
được đầy đủ chi phí phát sinh.
Sau khi xử lý nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất chung có thể xem in
báo cáo:
- Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
- Sổ chi tiết tài khoản 627
- Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung
- Sổ Nhật ký chung, sổ cái
1.2.4.4. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ
Phần mềm có thiết lập menu kết chuyển cuối kỳ từ tài khoản đầu 6 sang TK
154. Người dùng chỉ phải chọn nhóm kết chuyển và phân bổ, các nhóm này đã có
chứa các tham số quy định việc kết chuyển, phân bổ như: định khoản kết chuyển,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1832
kết chuyển chi phí theo danh mục nào, điều kiện lọc dữ liệu trước khi kết chuyển,
phân bổ…
1.2.4.5. Tính giá thành sản phẩm
Thực hiện tính giá thành với phần mềm kế toán như sau:
- Chương trình tự động tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và kết
chuyển/phân bổ các chi phí sản xuất cho các thành phẩm sản xuất hoàn thành.
- Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ ( máy tự động chuyển từ cuối kỳ trước).
- Nhập số lượng từng thứ thành phẩm hoàn thành trong kỳ.
- Nhập giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ do kế toán tính tự tính toán.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1833
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN
2.1. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần Trường Sơn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Trường Sơn
Tên công ty : Công ty cổ phần Trường Sơn
Ngành nghề sản xuất kinh doanh : Sản xuất và kinh doanh Gạch đất sét nung.
Tên giám đốc : Lê Huy Chiến
Vốn điều lệ : 10.000.000.000 VNĐ
Địa chỉ : Khu kinh tế Nghi Sơn, Trường Lâm, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Điện thoại : 037873378
Fax : 037873378
Mã số thuế : 2801435084
Địa chỉ trang wed : http://gachngoitruongson.com.vn/
Số tài khoản ngân hàng : 102010000870669 Tại ngân hàng Viettinbank chi
nhánh Sầm Sơn
Công ty cổ phần Trường Sơn là công ty chuyên sản xuất kinh doanh gạch đất
sét nung, Công ty ra đời hoạt động từ năm 1995. Tiền thân là Xí nghiệp gạch
Trường Lâm Tĩnh Gia Thanh Hóa trực thuộc công ty xây dựng số 6 Thanh Hóa.
Tháng 2/1999 Xí nghiệp gạch Trường Lâm được đổi tên là Xí nghiệp gạch
Trường Sơn. Cho đến tháng 8/2003, thực hiện chính sách cổ phần hóa của Đảng và
nhà nước, Xí nghiệp gạch Trường Sơn được cổ phần hóa và lấy tên là Công ty cổ
phần Trường Sơn theo quyết định thành lập số 2167 QĐ/UBTH ngày 02/08/2003 do
Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa cấp.
Với quy mô sản xuất lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, có đội ngũ chuyên gia, kỹ
sư, công nhân lành nghề đầy kinh nghiệm, mẫu mã và chất lượng đạt tiêu chuẩn
quốc gia. Công ty cổ phần Trường Sơn đã đạt tới đỉnh cao về chất lượng : bền, đẹp,
mẫu mã phong phú đa dạng, hoa văn sắc xảo tinh tế đáp ứng được mọi yêu cầu của
những công trình.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1834
Việc thành lập Công ty cổ phần Trường Sơn là việc áp dụng triệt để vốn,
nhân tài vật lực, việc đóng góp cổ phần là việc tạo cho công nhân có tinh thần trách
nhiệm, tăng năng suất lao động, tăng doanh thu và mang lại lợi nhuận cho Công ty.
Để tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường Công ty đã không ngừng cải tiến mẫu
mã và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường.
Về mặt xã hội, do doanh thu ngày càng cao nên thu nhập của người lao động
tăng theo, cải thiện đáng kể đời sống của công nhân viên. Sự đổi mới về máy móc
thiết bị, dây chuyền công nghệ nói riêng đã giúp cho công ty ngày càng đứng vững
trên thị trường, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ
kịp thời và ngày một tăng.
Với sự nỗ lực, trí tuệ và lao động miệt mài, gạch ngói Trường Sơn trở thành
đối tác tin cậy của các nhà sản xuất đầu tư và là nhà cung cấp tin cậy cho các khách
hàng trong và ngoài tỉnh.
Kế hoạch trong thời gian vừa rồi của gạch ngói Trường Sơn là đẩy mạnh
hơn nữa việc sản xuất và cung cấp sản phẩm phục vụ cho việc tái định cư của
chương trình phát triển khu công nghiệp Kinh tế Nghi Sơn đã thực hiện rất thành
công và thắng lợi.
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Trường Sơn
Công ty cổ phần Trường Sơn sản xuất ra sản phẩm chính là các loại gạch
nung đất sét, quy trình sản xuất kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành qua nhiều giai
đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất sản phẩm nằm khép kín trong phân xưởng, mặt
khác do đặc điểm của sản phẩm là đều lấy từ nguyên vật liệu chính là đất thó nên
quy trình sản xuất ra các loại sản phẩm tương tự nhau.
Sản phẩm Gạch đất sét nung của Công ty có các chỉ tiêu cơ lý hóa hoàn
toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1998, đặc điểm là khả năng chịu nén,
chống thấm nước tốt chắc chắn sẽ đáp ứng yêu cầu là vật liệu xây dựng cho các
công trình ngầm, các bể chứa, tường chịu lực cho các công trình xây dựng dân dụng
và công nghiệp.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1835
Nhà máy áp dụng công nghệ sản xuất gạch đất nung bằng hệ thống máy tạo
hình liên hợp hút chân không vào lò nung tuynel.
Với dây chuyền công nghệ dòng chảy khép kín, công nghệ tyunel có đặc điểm sau :
- Sử dụng nhiều dạng nguyên liệu đặc biệt như đất pha cát, đất đồi,..với công
nghệ kem dẻo cho năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- Chất độc hại ít, chất lượng môi trường xung quanh nhà máy sạch, không bị
ô nhiễm
* Các loại gạch sản xuất là :
- Gạch 2 lỗ to ( kích thước 220*105*60 ) : Gạch TCCS Sim, Gạch A Hồng
TCVN, Gạch TCCS Hồng, Gạch A Sim TCVN dùng xây dựng nhà, biệt thự,
xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp..
- Gạch 2 lỗ nhỏ ( kích thước 190*85*52 ) : Gạch PTC A Sim dung xây nhà,
biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp.
- Gạch 6 lỗ to ( kích thước 220*105*150 ) : Gạch A Hồng, Gạch A Sim
dung xây dựng nhà, biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công
nghiệp
- Gạch 6 lỗ nhỏ ( kích thước 110*105*150 ) : Gạch lỗ một nửa hay còn gọi là
gạch demi sử dụng cùng với gạch 6 lỗ nhằm mục đích chêm khi thi công tường.
- Gạch đặc TC ( kích thước 190*85*52) hay còn gọi là gạch đinh với 2 lỗ
nhỏ, dung xây tường rào, móng, hầm đòi hỏi độ nén cao, cách âm, cách nhiệt,…
hoặc dung trang trí tường thô.
- Gạch đặc PTC (kích thước 190*85*52)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1836
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Trường Sơn
Đơn vị : Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. DT bán hàng và cung cấp DV 48.480.757.123 26.474.408.486 32.341.125.522
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - -
3. Doanh thu thuần 48.480.757.123 26.474.408.486 32.341.125.522
4. Giá vốn hàng bán 40.550.112.078 21.026.021.740 26.019.722.928
5. Lợi nhuận gộp 7.930.645.045 5.448.386.746 6.321.402.594
6. DT tài chính - - -
7. Chi phí tài chính 275.505.098 1.562.400.000 1.392.717.899
(Trong đó chi phí lãi vay)
8. Chi phí quản lý kinh doanh 3.567.849.245 2.398.020.117 3.557.523.807
9. LNT từ hoạt động kinh doanh 4.087.290.702 1.487.966.629 1.371.160.888
10. Thu nhập khác - - -
11. Chi phí khác - - -
12. Lợi nhuận khác - - -
13. Tổng LN kế toán trước thuế 4.087.290.702 1.487.966.629 1.371.160.888
14. Chi phí thuế TNDN 885.995.000 346.991.663 342.790.222
15. LN sau thuế TNDN 3.201.295.702 1.140.974.966 1.028.370.666
(Nguồn BCTC các năm 2011, 2012, 2013 của Công Ty cổ phần Trường Sơn)
Công ty cổ phần Trường Sơn là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạch
đất sét nung, trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, với sự phấn đấu, nỗ lực để
khẳng định thương hiệu và bằng lòng kiên trì với những định hướng xuyên suốt
luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu kết hợp với chính sách giá cả hợp lý, sản
phẩm của công ty đang dần chiếm được lòng tin của khách hàng, thị trường ngày
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1837
càng mở rộng là câu trả lời cho những cố gắng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể đội
ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty từ những ngày đầu thành lập còn gặp
nhiều khó khăn cho đến nay khi công ty đã đi vào hoạt động ổn định.
Do nền kinh tế chung đang suy thoái nên mấy năm gần đây (từ 2011 đến 2013)
doanh thu bán hàng của công ty có giảm nhẹ 16,138,631,601 VNĐ; tuy nhiên năm
2013 doanh thu bán hàng tăng so với năm 2012; cụ thể năm 2013 doanh thu bán
hàng là 32,341,125,522 VNĐ còn năm 2012 là 26,474,408,486 VNĐ. Vì vậy lợi
nhuận sau thuế của công ty cũng giảm nhẹ qua các năm. Mặc dù doanh thu năm
2013 tăng so với 2012 nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm, chứng tỏ tốc độ tăng của
chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Công ty cần có biện pháp tích cực để
duy trì việc bán hàng và tiết kiệm chi phí sản xuất.
2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của Công ty
*Quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm
Quy trình sản xuất gạch được chia làm 2 giai đoạn :
- Khâu chế biến nguyên liệu và tạo hình sản phẩm :
Để tiến hành sản xuất sản phẩm gạch trước hết phải lấy đất thó từ các nới quy
định sau đó đưa nguyên liệu đã pha trộn vào ngâm ủ với nhiệt độ cần thiết, sau khi
M¸y
n¹p
nguyª
n
liÖu
M¸y
nhµo
2
trôc
Xuèng
goßng
kiÓm tra
chÊt
l-îng s¶n
phÈm
Lß nung chia
lµm 3 giai
®äan : sÊy
kh«, nung, lµm
nguéi s¶n phÈm
Lß
sÊy
s¶n
phÈm
XÕp
méc
lªn
goong
Ng©m
ñ
Ph¬i
®¶o
T¹o
h×nh
méc
Nhµo
dÝnh
liªn
hîp
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1838
nguyên liệu được được ủ tiến hành sản xuất. Trước tiên đưa nguyên liệu đã ngâm ủ
vào máy cấp liệu thông qua hệ thống băng dải kế với máy pha than đưa vào nhào 2
trục, đất và than được đánh tơi, trộn lẫn kết hợp bổ sung thêm nước để đảm bảo độ
ẩm cần thiết từ 18-20%. Sau đó áp qua máy và đưa vào máy tạo hình liên hợp hút
chân không để tạo hình viên gạch của máy tạo hình 1,2,3. Đấy gọi là bán thành
phẩm của các loại gạch ( gạch mộc )
- Khâu nung đất, lựa chọn sản phẩm
Khâu nung đất lựa chọn sản phẩm : khi viên gạch mộc đảm bảo độ ẩm từ 8-10%
thì đưa vào goòng để vào lò sấy khô. Trong quá trình sấy độ ẩm giới hạn từ 5-6%
nếu gạch mộc quá ẩm thì phải sử dụng buồn xây phụ. Sau khi lấy xong đưa gạch
vào lò nung, lò nung chia làm 3 giai đoạn nối tiếp nhau :
1. Tiếp tục sấy
2. Nung
3. Làm mát
Sau khi gạch nung xong, được đưa ra tháo dỡ và đưa sản phẩm xuống nhập kho.
Trong quá trình đưa gạch ra nhập kho, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm kết
hợp phân loại sản phẩm. Nếu viên nào không đủ tiêu chuẩn bộ phận kiểm tra chất
lượng sản phẩm (KCS) không chấp nhận thì phải bán sản phẩm theo khối.
Công ty có 2 phân xưởng tương ứng với 2 khâu chính sản xuất là phân xưởng sản
xuất gạch mộc và phân xưởng sản xuất gạch đỏ :
- Phân xưởng 1 bao gồm các tổ : Tổ cấp đất, Tổ vận hành mộc, Tổ chế biến
tạo hình.
- Phân xưởng 2 bao gồm các tổ : Tổ xe nâng, Tổ xếp goòng, Tổ nung hầm sấy,
Tổ xuống goòng.
- Các tổ phục vụ cho cả 2 phân xưởng : Tổ cơ điện, Tổ vệ sinh
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1839
2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty
* Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty :
* Bộ phận gián tiếp sản xuất :
- Hội đồng quản trị ( 5 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra ) : Chủ tịch Hội đồng
quản trị là người điều hành cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan
đến Công ty là người chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước.
Đại hội đông cổ
Chủ tịch hội đồng
quản trị
Ban giám đốc
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế toán thống kê
Phân xưởng 1 Phân xưởng 2
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1840
- Ban giám đốc ( 2 người ) : Là người chỉ huy cao nhất sau Chủ tịch hội đồng
quản trị ( CTHĐQT ) phụ trách chung tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, là
người chịu trách nhiệm trước CTHĐQT và trước khách hàng, đồng thời trước cán
bộ công nhân viên về mọi hoạt động của Công ty. Là người đại diện cho Công ty ký
kết mọi hoạt động kinh doanh khi CTHĐQT ủy nhiệm. Ban giám đốc Công ty gồm
có : Giám đốc và Phó giám đốc.
+ Giám đốc : Có quyền đại diện thành lập, bổ nhiệm của trưởng ca sản xuất,
các bộ phận nghiệp vụ. Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt công ty ký nhận tài sản,
tiền vốn do Công ty bàn giao để quản lý sử dụng vào sản xuất kinh doanh sao cho
đạt được lợi nhuận cao nhất trong sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển của
Công ty ngắn, trung và dài hạn.
+ Phó giám đốc : Là người được Giám đốc ủy quyền chỉ đạo mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả và
được tiến hành thông suốt liên tục. Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức
hành chính, động viên toàn bộ cán bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ, sơ yếu lý lịch,
giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác hành chính, văn thư, con dấu theo chế
độ quy định.
- Phòng kinh doanh ( 4 người ) : Làm công tác tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm,
xây dựng và chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
- Phòng kế toán thống kê ( 5 người ) : Thực hiện công tác kế toán quá trình sản xuất
kinh doanh của công ty theo đúng chế độ hiện hành.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, ban giám đốc và hành khách về tính chính
xác, trung thực của số liệu, tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả,
bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch và báo cáo quyết toán theo định
kỳ, lập báo cáo thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất với ban giám đốc
và CTHĐQT phương án về quản lý sản xuất và quản lý tài chính của Công ty.
- Phòng kế hoạch-kỹ thuật ( 4 người ) : Lập kế hoạch và theo dõi các thiết bị
máy móc, có kế hoạch thay đổi sửa chữa trình ban giám đốc. Cung ứng đầy đủ kịp
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1841
thời vật tư cho quy trình sản xuất, hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật các khâu sản xuất để
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
* Bộ phận trực tiếp sản xuất : Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất gạch
tập trung theo dây chuyền, khối trực tiếp sản xuất của Công ty được chia làm 11 tổ :
- Tổ cấp đất ( 3 người )
- Tổ cơ điện ( 4 người )
- Tổ xe nâng ( 3 người )
- Tổ chế biến tạo hình ( 37 người )
- Tổ vận hành mộc ( 17 người )
- Tổ lò nung hầm sấy ( 20 người )
- Tổ vệ sinh ( 4 người )
- Nhân công thuê Trại giam Thanh Lâm ( 101 người ) bao gồm các tổ :
+ Tổ tạo hình ( 30 người )
+ Tổ xếp goòng ( 30 người )
+ Tổ xuống goòng ( 22 người )
+ Tổ bốc xe ( 19 người )
2.1.5. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Trường Sơn
2.1.5.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại công ty có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận trong công ty thu thập đầy đủ, kịp thời chứng từ
hạch toán ban đầu phục vụ cho công tác hạch toán và điều hành quản lý của công ty.
- Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời đầy đủ theo đúng chế độ quy định.
- Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo đúng quy định.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1842
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Trường Sơn
Công ty cổ phần Trường Sơn là một công ty có quy mô không lớn, địa bàn hoạt
động chủ yếu phục vụ trong nội tỉnh Thanh Hóa, và phân phối đi một số tỉnh ngoài
lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình,... Để phù hợp với điều kiện kinh doanh.
Công ty đã vận dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của
công ty được tổ chức tại Phòng kế toán thống kê
- Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán
tài chính, thông tin kinh tế trong toàn công ty. Đồng thời hướng dẫn, thể chế và cụ
thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước và
Công ty. Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hạch toán, lập kế hoạch tài chính, chịu trách
nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán của Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo Công ty. Ngoài ra kế toán
tổng hợp còn là người kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ cũng như việc ghi
chép sổ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kế toán bán hàng-tiền lương : Có trách nhiệm theo dõi bán hàng, thống kê bán
hàng, hàng ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của hàng hóa, tổng hợp
KÕ to¸n tr-ëng
KẾ TOÁN NỘI
BỘ
Thñ quüKÕ to¸n
kho
KÕ to¸n
Tæng hîp
KẾ TOÁN BÁN
HÀNG-TIỀN
LƯƠNG
THỦ KHO
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1843
doanh thu chuyển cho kế toán theo dõi, kiểm tra cân xe và số viên thực tế trước khi
giao hóa đơn cho xe đi, theo dõi, nắm chắc tất cả các chế độ của khách hàng về
chiết khấu, khuyến mại. Đồng thời có trách nhiệm tính chi trả lương cho lao động,
ngoài ra còn trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ), Bảo hiểm y tê ( BHYT ), Kinh phí
công đoàn ( KPCĐ ) cho người lao động theo chế độ quy định
- Kế toán nội bộ : Thu thập kiểm tra từ ban đầu và kèm theo thủ tục thanh toán, toàn
bộ chi phí bằng tiền mặt tiền gửi, theo dõi chặt chẽ hoạt động về số liệu thu chi. Cập
nhật phiếu thu, phiếu chi những khoản thu chi hằng ngày, tất cả những khoản thu chi
bất thường phải thông qua ý kiến của ban giám đốc mới được duyệt chi.
- Kế toán kho: theo dõi lượng nguyên vật liệu, thành phẩm nhập xuất tồn hàng
ngày. Về thành phẩm, nắm chắc số lượng hàng trả về, chất lượng hàng để có phân
loại chính xác; thông báo lượng hàng tồn kho hàng ngày để bộ phận sản xuất lên kế
hoạch sản xuất kịp thời. Về nguyên vật liệu, theo dõi lượng nguyên vật liệu gần hết
để đặt.
- Thủ kho : Nhập xuất thành phẩm theo phiếu xuất kho do kế toán phân hàng lập;
ghi sổ và báo cáo lượng nhập, xuất, tồn kho thành phẩm; theo dõi thành phẩm hư
hỏng, rách vỡ; hàng ngày phải báo cáo với kế toán hàng tồn kho lượng hàng thực tế
trong kho, chấm công số viên bốc vác hàng lên.
Kiểm tra nguyên vật liệu trước khi nhập xem có đảm bảo chất lượng không, đo
độ thủy phần nguyên vật liệu, thông báo cho kế toán hàng tồn kho lượng thực tế để
lên kế hoạch đặt nguyên vật liệu.
- Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán thu chi lập, báo
cáo hoạt động thu chi hàng ngày, tồn quỹ.
2.1.5.2. Đặc điểm về hình thức kế toán và phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ phù hợp với những quy định
mà Bộ tài chính đã ban hành. Hệ thống chứng từ được lập và luân chuyển theo đúng
chế độ quy định. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp được sử dụng theo hình thức kế toán
Nhật ký chung.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1844
Phần mềm kế toán sử dụng là phần mềm Cybersoft, là sản phẩm của Công ty
phần mềm Cybersoft. Được đánh giá là sản phẩm có đầy đủ nhất về các nghiệp vụ
kế toán với các phần hành ( Kế toán tổng hợp, kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán
hàng và công nợ phải thu, kế toán mua hàng và công nợ phải trả, kế toán hàng tồn
kho, kế toánc hi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán công cụ dụng cụ, kế toán
tài sản cố định, hệ thống báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo
cổ phần hóa), trở thành phần mềm ứng dụng hiệu quả cao cho nhiều doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán Fast Accounting có 12 phân hệ :
1. Kế toán tổng hợp
2. Kế toán vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng
3. Kế toán bán hàng
4. Kế toán mua hàng
5. Kế toán hàng tồn kho
6. Kế toán công cụ, dụng cụ
7. Kế toán chủ đầu tư
8. Kế toán
Dưới đây là màn hình giao diện của phần mềm kế toán Cybersoft :
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1845
Việc ghi chép được tiến hành theo trình tự :
Sơ đồ : Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung với phần mềm
kế toán Cybersoft
Ghi chú :
: Nhập số liêụ hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
: Kiểm tra, đối chiếu
Hàng ngày : Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
nhập vào máy tính với phần mềm kế toán, đồng thời ghi vào sổ tổng hợp chứng từ.
Cuối tháng, cuối năm : In sổ báo cáo cuối tháng, cuối năm và đối chiếu với
các sổ liên quan trong phần mềm.
2.1.5.3. Các chính sách và phương pháp kế toán cơ bản của Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Trường Sơn : Áp dụng chế độ
kế toán theo quyết định số 15/2005/QĐ –BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán : Hình thức nhật ký chung.
- Niên độ kế toán từ 01/01/N-31/12/N, kỳ lập báo cáo là quý, năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là Việt Nam Đồng ( VNĐ )
- Phương pháp tính thuế GTGT : Công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
Chøng tõ kÕ
to¸n
-Sæ, thÎ kÕ to¸n
chi tiÕt -Sæ
tæng hîp chi tiÕt
-Sæ nhËt ký chung
-Sæ c¸i
-B¶ng c©n ®èi sè
ph¸t sinh…..
B¸o c¸o tµi chÝnhB¶ng tæng hîp
chøng tõ kÕ
to¸n
M¸y tÝnh
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1846
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm : Phương pháp tính giá thành phân
bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
+ Nguyên tắc tính giá trị HTK xuất kho : Theo phương pháp bình quân gia
quyền cả tháng.
+ Nguyên tắc tính giá trị HTK xuất kho : Theo phương pháp bình quân gia
quyền cả tháng.
+ Nguyên tắc hoạch toán HTK : Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kế toán TSCĐ :
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : Theo nguyên giá và giá trị còn lại.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ : Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu : Áp dụng chuẩn mực kế toán 14.
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn
2.2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty
2.2.1.1. Thực trạng phân loại chi phí sản xuất tại Công ty
Chi phí sản xuất trong Công ty đa dạng gồm nhiều loại chi phí cụ thể khác
nhau. Chúng phát sinh một cách thường xuyên qua các công đoạn khác nhau của
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong công ty được chia thành 3 khoản mục:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm nguyên vật liệu chính, nhiên liệu,
phụ tùng,… chiếm khoảng 45% giá thành.
+ Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm lương trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất và các khoản trích theo lương chiếm khoảng 22% giá thành.
+ Chi phí sản xuất chung : Bao gồm chi phí nhân viên nhà xưởng trong đó bao
gồm cả công nhân Tổ cơ điện và Tổ vệ sinh và nhân viên phục vụ, chi phí vật liệu,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1847
công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và các
khoản chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng khoảng 33% giá thành.
Mang đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất, sản xuất trên quy trình công nghệ
sản xuất phức tạp, CP NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí bỏ ra để sản
xuất sản phẩm, trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài. Vì vậy, đây được
xác định là trọng tâm quản lý. Bên cạnh đó CP NCTT và CP SXC cũng là khoản
mục chi phí quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm nên rất được công ty quan
tâm nhằm hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.2.1.2. Thực trạng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp trải qua 2 giai đoạn chính,
quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính (Đất sét và Than
cám), kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau do đó : Đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà tập hợp chung
cho cả quá trình sản xuất. Từ những đặc điểm trên, kế toán xác định đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất là quá trình sản xuất tại phân xưởng 1 và tại phân xưởng 2 hay
nói cách khác là tổng gạch mộc và tổng gạch đỏ sản xuất ra trong kỳ.
2.2.1.3. Thực trạng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
Hiện nay Công ty cổ phần Trường Sơn thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất theo
hai phương pháp:
Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi
phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Phương
pháp này áp dụng với các chi phí có liên quan đến từng phân xưởng riêng biệt :
Phân xưởng gạch mộc và phân xưởng gạch đỏ.
Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng
khi một loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Kế toán không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể. Phương pháp này áp
dụng với những loại chi phí có liên quan đến cả 2 phân xưởng không thể tập hợp
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1848
trực tiếp mà phải tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng riêng biệt như : Chi phí
sản xuất chung cho 2 phân xưởng
2.2.1.4. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
2.2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn
trong giá thành sản phẩm nên việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục chi phí
này là căn cứ quan trọng tính giá thành sát thực nhất, việc tiết kiệm hay lãng phí có
ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ đặc điểm của Công ty sản xuất Gạch đất sét
nung, nguyên vật liệu phục vụ bao gồm nhiều loại khác nhau:
- Nguyên vật liệu chính gồm có : Đất sét, Phụ gia,…
- Nhiên liệu : Than cám 6b, Dầu DO, Dầu máy,…
- Vật tư, phụ tùng : Băng tải, Quạt công nghiệp, các loại vòng bi, dây cươ
roa, que hàn, bảo hộ lao động,..
Trong tất cả các nguyên nhiên liệu trên thì chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
chế tạo sản phẩm bao gồm đất sét và than cám 6b, tuy nhiên do phân làm 2 phân
xưởng nên đối với phân xưởng gạch mộc thì nguyên vật liệu chính là đất sét và
than cám, còn với phân xưởng gạch đỏ nguyên vật liệu chính lại là gạch mộc và
than cám. Đất sét là nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng giá
thành sản phẩm, chúng được bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ, còn
than cám 6b là nguyên vật liệu phụ được sử dụng để nung đốt sản phẩm. Chúng
được bỏ vào dần dần theo 2 giai đoạn chế tạo sản phẩm. Cụ thể : Ở giai đoạn 1 –
Giai đoạn chế biến tạo hình sử dụng khoảng 70%, Ở giai đoạn 2 – Giai đoạn sấy
nung sử dụng khoảng 30%
* Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài
khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “, tài khoản này được chi tiết cho từng
phân xưởng trong đó :
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1849
- TK6211 “ Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng gạch mộc “
- TK6212 “ Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng gạch đỏ “,trong đó có
TK62121 là gạch mộc được sản xuất tại phân xưởng 1.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được tập hợp cho cả quá trình sản
xuất ở từng phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức định
mức tiêu hao.
* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho NVL, Bảng kê vật tư xuất dùng kiêm phiếu xuất kho.
- Hóa đơn GTGT của người bán.
- Các bảng kê chi tiết, Bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn NVL, Bảng phân bổ
nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ.
* Sổ kế toán sử dụng:
Bao gồm: Sổ chi tiết TK621, Sổ cái TK621
* Trình tự hoạch toán chi phí NVL tại công ty:
Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, số lượng sản xuất, nhu cầu thực tế và định
mức tiêu hao nguyên vật liệu, khi có nhu cầu lĩnh vật tư dùng cho sản xuất sản
phẩm, các tổ sản xuất thuộc các phân xưởng lập Giấy đề nghị xuất vật tư.
Giấy đề nghị này được cán bộ phân xưởng làm thủ tục lĩnh vặt tư để phục vụ
sản xuất. Kế toán vật tư lập phiếu xuất kho để thủ kho xuất nguyên vật liệu cho sản
xuất sản phẩm.
Công ty thực hiện hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song.
Có nghĩa là thẻ kho theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho được lập ở cả kho và
phòng kế toán. Hàng tháng, kế toán vật tư xuống đối chiếu với Sổ kho của thủ kho.
Về mặt giá trị, trị giá vốn của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Vào thời điểm thực xuất, giá ghi trên phiếu xuất
kho là giá tạm tính. Đến cuối tháng phần mềm kế toán tự điều chỉnh lại giá xuất kho
theo giá bình quân gia quyền cả kỳ.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1850
Đơn giá xuất kho
bình quân
=
Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Số lượng NVLtồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Giá thực tế vật liệu
xuất kho
=
Số lượng vật liệu
xuất kho
x
Đơn giá xuất kho bình
quân
Số lượng NVL cuối kỳ Số lượng NVL Số lượng NVL Số lượng
xuất trong tháng cho = tồn kho + nhập kho - NVL
nửa thành phẩm, đầu tháng trong tháng tồn
thành phẩm nhập kho
Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất hoặc công tác quản lý các
phân xưởng, kế toán máy nhập đầy đủ các dữ liệu vào Phiếu xuất kho như : Ngày,
Đối tượng, Mã nhập xuất, Số lượng xuất,..
Để lập phiếu xuất kho, sau khi mở màn hình nhập liệu, kế toán thực hiện các
thao tác :
- Nhập loại phiếu; Mã, Tên khách hàng; Ngày tháng; Người nhận hàng,…
- Nhập mã hàng; Đơn giá; Số lượng xuất của từng mã hàng,..
- Chọn phương pháp tính giá thực tế xuất kho : Kế toán bấm chọn phương
pháp bình quân gia quyền.
Máy tính tự động nhập số thứ tự và nhập số chứng từ căn cứ vào mã từng
loại chứng từ.
Tên hàng, đơn vị tính và mã kho được máy tính tự động nhập dựa trên mã hàng
Chương trình không cho phép người sử dụng cập nhật vào trường “ tiền “, máy
tính tự động cập nhật đơn giá và tính cột thành tiền dựa vào số lượng xuất.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1851
Phiếu xuất kho Dầu diezen phục vụ máy ủi :
Sau khi khai báo xong, nhấn chuột vào nút lưu trên thanh công cụ, sau đó số
liệu sẽ được tự động nhập vào Sổ cái tài khoản 621 và Sổ chi tiết vật tư hàng hóa.
Để in phiếu xuất kho, kế toán nhấn chuột vào nút in chứng từ
Ví dụ: Tính trị giá nguyên vật liệu chính đất, than cám, gạch mộc xuất kho để
sản xuất trong tháng 12/2013
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1852
BẢNG TỔNG HỢP NVL TỒN ĐẦU KỲ VÀ NHẬP TRONG KỲ
(31/12/2013)
STT Mã vật tư ĐVT
Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ
Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền
1 VT.01.0001 M3 2,350 25,850,000 5,565 55,650,000
2 VT.01.0002 Kg 145,228 191,780,516 230,310 306,081,990
Tổng Cộng 217,630,516 361,731,990
*Trích số liệu về tình hình sử dụng đất tháng 12/2013 tại Công ty cổ phần
Trường Sơn :
- Số lượng tồn đầu tháng : 2,350 m³, trị giá tồn cuối tháng : 25,850,000
- Số lượng đất nhập trong tháng : 5,565 m³, trị giá nhập trong tháng :
55,650,000
- Số lượng tồn cuối tháng : 4,365 m³
Căn cứ vào số liệu trên ta tính được trị giá đất xuất trong tháng là :
4,365 x
25,850,000 + 55,650,000
= 44,945,988
2,350 + 5,565
*Trích số liệu về tình hình sử dụng than cám 6b tháng 12/2013 tại Công ty
cổ phần Trường Sơn :
- Biên bản kiểm kê số tồn đầu tháng: Nguyên liệu than cám 6b
+ Khối lượng tồn đầu tháng: 145,228 tấn
+ Trị giá tồn đầu tháng: 191,780,016
- Tổng hợp số liệu trên các chứng từ nhập kho trong tháng 12:
+ Khối lượng than cám nhập kho: 494,310 tấn
+ Trị giá than cám nhập kho: 632.716.800
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình MinhKế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh
 
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmĐề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty Điện máy Dương Vương, HAY
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹoKế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
 
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP hay nhất 2017
Đề tài  kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP hay nhất 2017 Đề tài  kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP hay nhất 2017
Đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP hay nhất 2017
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuấtKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mạiKế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú Thịnh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú ThịnhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú Thịnh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú Thịnh
 
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
 
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản...
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại  Xí Nghiệp sản...Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại  Xí Nghiệp sản...
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tôĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
 
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắpKế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
 
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại ViglaceraĐề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...
 

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế Anh
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế AnhĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế Anh
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế Anh
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp mayĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Công tác kế toán thành phẩm tại công ty sản xuất máy kéo
Đề tài: Công tác kế toán thành phẩm tại công ty sản xuất máy kéoĐề tài: Công tác kế toán thành phẩm tại công ty sản xuất máy kéo
Đề tài: Công tác kế toán thành phẩm tại công ty sản xuất máy kéo
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song HảiĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái BìnhĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt NamĐề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân Minh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân MinhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân Minh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân Minh
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAY
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
 
Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASC
Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASCQuy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASC
Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công Ty Kiểm Toán AASC
 
Đề tài: Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng, 9đ
Đề tài: Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng, 9đĐề tài: Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng, 9đ
Đề tài: Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng, 9đ
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán chi phi và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phi và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kế toán chi phi và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phi và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Vinaconex
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng VinaconexĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Vinaconex
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Vinaconex
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Trường Sơn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.18i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................. i LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ............................................................................................... 3 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất...................................................... 3 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm........ 3 1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.. 4 1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.............................................................................................. 6 1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.................... 7 1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất ................................................ 7 1.2.2. Nội dung giá thành sản phẩm..................................................... 17 1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin................................................................... 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN......................................................................................................... 33 2.1. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần Trường Sơn............................. 33 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Trường Sơn…................................................................................................ 33 2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty cổphần Trường Sơn.................................................................................................... 34 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của Công ty .. 37 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty................................... 39
  • 2. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.18ii 2.1.5. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Trường Sơn.................................................................................................... 41 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn.............................................. 46 2.2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty .......................... 46 2.2.2. Thực trạng kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty..................... 71 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN............ 80 3.1. Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty................................................................................................. 80 3.1.1. Những ưu điểm....................................................................... 80 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................... 81 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn.............................................. 82 KẾT LUẬN.............................................................................................. 85
  • 3. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.181 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, với chính sách mở của của Nhà nước, một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình, mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước một thử thách lớn lao, đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Để đứng vững được trên thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý tài chính cung cấp thông tin chính xác để giúp lãnh đạo ra những quyết định đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các công cụ quản lý tài chính thì hoạch toán kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện kiểm tra, xử lý thông tin. Trên thực tế, ở tất cả các doanh nghiệp, kế toán đã phản ánh tính toán sao cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác hoạch toán kế toán nhất là kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì có thể nói các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường một cách liều lĩnh, sẽ không có phương hướng và những quyết định đưa đến thành công trong kinh doanh. Là một sinh viên Học Viện Tài Chính, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau khi đã đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế và công tác này ở Công ty cổ phần Trường Sơn, em chọn đề tài : “ Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn “. Đáp ứng yêu cầu của Học viện cũng như yêu cầu thực tế đối với sinh viên thực tập, với sự hướng dẫn của Cô giáo Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Hân và sự giúp đỡ của Công ty cổ phần Trường Sơn em đã hoàn thành luận văn cuối khóa của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương sau : Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Trường Sơn.
  • 4. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.182 Chương 3: Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian tìm hiểu tại công ty có hạn và khả năng cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bên cạnh đó đối tượng nghiên cứu lại rất rộng và phức tạp nên bản luận văn tốt nghiệp của em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo trong bộ môn kế toán cũng như của cả bộ phận kế toán Công ty cổ phần Trường Sơn để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thanh Hóa, ngày 04, tháng 04, năm 2014 Sinh viên : Lường Thị Huyền Trang
  • 5. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.183 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có đủ ba yếu tố cơ bản là : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra các chi phí tương ứng. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một kỳ nhất định. Như vậy bản chất của chi phí sản xuất là : + Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn liền với mục đích kinh doanh. + Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. + Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí được chuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành.
  • 6. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.184 * Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Xét về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về mặt phạm vi và về mặt lượng. + Về mặt phạm vi: nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn nói đến giá thành sản phẩm là xác đinh một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. + Về mặt lượng: giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: Giá thành sản xuất = = CPSX dở dang đầu kỳ = + CPSX phát sinh trong kỳ - - CPSX dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành. 1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cần quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Muốn quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải hiểu rõ bản chất của chi phí và giá thành, hiểu rõ các nhân tố tác động tới chúng từ đó đưa ra các biện pháp quản lý tốt nhất, phù hợp nhất. Các nhân tố tác động tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chủ yếu là : - Nhóm nhân tố khách quan như thị trường ( thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị trường đầu ra,...)
  • 7. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.185 Đối với thị trường đầu vào ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì chúng ta nên quan tâm đến khả năng cung cấp, phương thức thanh toán để các chi phí bỏ ra là thấp nhất. Đối với thị trường đầu ra thì doanh nghiệp nên quan tâm đến giá bán, phương thức thanh toán sao cho hợp lý với chi phí bỏ ra và đem lại hiệu quả. - Nhóm nhân tố chủ quan như : + Trình độ trang bị về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị cho năng suất cao nhất. + Trình độ sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,.. + Trình độ sử dụng lao động + Trình độ tổ chức sản xuất + Trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp Sự tác động của các nhân tố chủ quan hay khách quan có thể làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, muốn hạ thấp được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đòi hỏi phải nắm bắt được những nguyên nhân ảnh hưởng để hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và phát huy những nhân tố tích cực để giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Một số biện pháp được đề xuất như sau : - Chú trọng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. - Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả, có các biện pháp khuyến khích người lao động. - Tổ chức quản lý bố trí các khâu sản xuất hợp lý. - Quản lý việc sử dụng chi phí hợp lý.
  • 8. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.186 1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.3.1Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng giống nhau nên có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã, giá cả. Cho nên muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có những chính sách quản lý hợp lý nhất là trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một phần khá quan trọng không thể thiếu trong công tác kế toán. Chi phí sản xuất là một yếu tố hết sức quan trọng của doanh nghiệp, là thước đo về hiệu quả sản xuất kinh doanh, là sự quyết định về giá bán sản phẩm và sự cạnh tranh sản phẩm cùng chủng loại với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Chính vì vậy việc quản lý chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì thế tổ chức hoạch toán quản lý chi phí sản xuất để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để đạt lợi nhuận cao nhất là mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.3.1. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Các doanh nghiệp có thể tồn tại và thực hiện được mục tiêu lợi nhuận hay không, phụ thuộc vào việc họ có tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành hay không. Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn phải được đề cao và giữ vị trí then chốt trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Yêu cầu trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn. Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
  • 9. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.187 - Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản theo các phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Xác định đối tượng tính giá thành và tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp và khoa học. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận – xử lý – hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. - Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và của bộ phận kế toán chi phí, giá thành sản phẩm. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết giúp nhà quản trị ra được quyết định nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế (theo khoản mục) Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả, các khoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền.
  • 10. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.188 1.2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố chi phí) Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khi quản lý và hạch toán chi phí sản xuất các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo năm yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của người lao động. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên 1.2.1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí - Chi phí gián tiếp : là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, vì vậy phải tiến hành phân bổ các chi phí cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. 1.2.1.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
  • 11. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.189 - Chi phí cơ bản: là những chi phí có liên quan trực tiếp với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm… - Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.1.1.5. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí biến đổi ( biến phí ): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp. - Chi phí cố định ( định phí ): là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. - Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí. 1.2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…). Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào: - Mục đích sử dụng của chi phí - Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm - Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
  • 12. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1810 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: Từng sản phẩm, Chi tiết sản phẩm, Nhóm sản phẩm, Đơn đặt hàng, Từng phân xưởng, Giai đoạn công nghệ sản xuất, Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, Toàn doanh nghiệp. 1.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại, các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Thông thường có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau: - Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. - Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được. Theo phương pháp này, phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho nhiều đối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí. Sau đó lựa chon tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự: + Xác định hệ số phân bổ theo công thức: Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ + Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể: Chi phí phân bổ cho đối tượng i = Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i x Hệ số phân bổ
  • 13. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1811 1.2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài,…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ được xác định theo công thức: Chi phí NVLTT thực tế phát sinh trong kỳ = Trị giá NVLTT còn lại đầu kỳ + Trị giá NVLTT xuất dùng trong kỳ - Trị giá NVLTT còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ được sử dụng có thể là: Chi phí định mức, Chi phí kế hoạch, Khối lượng sản phẩm sản xuất,… Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: Hóa đơn mua hàng, Phiếu nhập kho, Phiếu đề nghị xuất vật tư, Phiếu xuất kho, Chứng từ ghi sổ,… Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo quyết định 15 áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Kết cấu TK 621– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện trên sơ dồ sau:
  • 14. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1812 Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chú giải sơ đồ: (1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm (2): Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm (3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho (3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghi như nghiệp vụ 1) (4): Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư (5): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT đối với kiểm kê định kỳ. (6): Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường. 1.2.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương TK 152 (611) TK 133 TK 111, 112, 331 TK 631 TK 632 (3b) (2) (5) (6) (4) (1) (3a) TK 621 TK 152 (611)
  • 15. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1813 chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là: Chi phí tiền lương định mức, Giờ công định mức, Khối lượng sản phẩm sản xuất ra,… Chứng từ kế toán thường sử dụng trong kế toán chi phí nhân công trực tiếp là: Bảng phân bổ tiền lương, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương,… Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622– chi phí nhân công trực tiếp.
  • 16. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1814 - Kết cấu TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chú giải sơ đồ: (1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất (2): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất (3): Các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ (4): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT theo kiểm kê định kỳ. (5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường 1.2.1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo tường yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. TK 334 TK 622 TK 631 TK 335 TK 632 TK 338 (1) (4) (2) (3) (5)
  • 17. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1815 - Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. - Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - chi phí sản xuất chung.
  • 18. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1816 - Kết cấu TK 627 – Chi phí sản xuất chung được chi tiết theo sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung: TK 334,338 TK 627 TK 631 TK 152 TK 632 TK 153, 142, 242 (1) (6) (2) (3) (7) TK 214 TK 111, 112, 141,331 (5) (4)
  • 19. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1817 Chú giải sơ đồ: (1): Chi phí nhân viên (2): Chi phí vật liệu (3): Chi phí công cụ dụng cụ (4): Chi phí khấu hao TSCĐ (5): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (6): Chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ (7): Chi phí sản xuất chung dưới mức công suất không được tính vào giá thành sản phẩm mà tính vào giá vốn hàng bán. 1.2.2. Nội dung giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hoạch toán giá thành sản phẩm được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo các phương thức sử dụng để phân loại giá thành. 1.2.2.1.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. - Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. 1.2.2.1.2. Phân loại giá thành sản xuất theo phạm vi các chi phí cấu thành Theo cách phân loại này giá thành sản xuất được chia thành hai loại sau: - Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành.
  • 20. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1818 - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Ngoài những cách phân loại trên, trong công tác quản trị doanh nghiệp còn thực hiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn: - Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ): là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành. - Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành. - Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn). - Giá thành toàn bộ theo biến phí: là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ. 1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công viêc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Khi xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các đặc điểm sau: - Đặc điểm tổ chức sản xuất (loại hình sản xuất) : sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc. - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: quy trình công nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp. - Đặc điểm sử dụng của sản phẩm, nửa thành phẩm.
  • 21. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1819 - Yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ hạch toán. Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng hoàn thành, cũng có thể vừa là thành phẩm vừa là bán thành phẩm, có thể là từng hạng mục công trình…. 1.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm hoàn thành. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. 1.2.2.3.1.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành. Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang (giá thành nửa thành phẩm bước trước chuyển sang). Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:  Theo phương pháp bình quân: Dck = Dđk + Cv x Qdck Qht + Qdck Trong đó: Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Cv: chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
  • 22. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1820 Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Qdck: khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ. Nếu quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giai đoạn có thể khái quát tính chi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức: + Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như công thức trên. + Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 2 đến giai đoạn n: Dcki = Dđki + ZNTPi-1 x Qdcki Qhti + Qdcki (ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)  Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Dck = Cv x Qdck Qbht + Qdck (Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ). Nếu quy trình công nghệ chế biến có n giai đoạn có thể khái quát tính chi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức: + Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như trên. + Chi phí sản xuất giai đoạn 2 đến giai đoạn n: Dcki = ZNTPi-1 x Qdcki Qbhti + Qdcki (ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang). 1.2.2.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính đầy đủ các khoản mục chi phí. Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.
  • 23. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1821 * Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này khối lượng tương đương bao gồm: - khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht) - khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc) (mc: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ) Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: Dck = Dđk + C x (Qdck x mc) Qht + Qdck x mc * Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này khối lượng tương đương gồm: - Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (Qdđk x (1-mđ)) (mđ: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ) - Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht = Qht – Qdđk) - Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: Dck = C x (Qdck x mc) Qbht + Qdđk x (1 - mđ) + Qdck x mc Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc điểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%. 1.2.2.3.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở
  • 24. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1822 dang theo chi phí định mức, sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ của cả quy trình công nghệ. Dckn = Qdcki x mc x Đmi 1.2.2.4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.2.2.4.1. Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng) Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng khi mới đưa vào sản xuất, kế toán phải mở một bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân xường, từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán để chuyển sang các bảng tính giá thành. Khi đơn đặt hàng hoàn thành kế toán, tổng hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất gắn với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành đều là chi phí sản xuất dở dang. 1.2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất a. Tính giá thành đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn * Phương pháp tính giá thành giản đơn Công thức tính giá thành giản đơn: + Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C - Dck + giá thành đơn vị (z): z = Z Qht Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành. * Phương pháp tính giá thành theo hệ số Đối tượngkế toántập hợp chi phí sản xuất là toànbộ quy trìnhcôngnghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoàn thành. Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau: Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A,B,C, sản lượng sản phẩm hoàn thành tương ứng là QA, QB, Qc và hệ số giá thành tương ứng: HA, HB, Hc. Bước1: Quy đổi tổng sản phẩm hoàn thành ra tổng sản phẩm chuẩn.
  • 25. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1823 QH = QAHA + QBHB+QCHC Bước 2: Tính tổng giá thành sản xuất liên sản phẩm hoàn thành. Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm: ZA = Dđk + Ctk - Dck x QAHA QH ZA = Dđk + Ctk - Dck x QAHA QH * Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành. Giả sử quy trình sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại: A1, A2,….An. Trình tự tính giá thành được thực hiện: + Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính giá thành của cả nhóm sản phẩm đã hoàn thành: Znhóm = Dđk + Ctk - Dck + Bước 2: Xác định tiêu chuẩn để tính tỷ lệ phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn đó có thể là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch xác định theo sản lượng thực tế. TAi = Q1Ai x zđi TAi = Q1Ai x zkh Trong đó: TAi : tiêu chuẩn phân bổ cho quy cách sản phẩm i Q1Ai : sản lượng thực tế quy cách sản phẩm i zđi : giá thành định mức một sản phẩm quy cách sản phẩm i zkh : giá thành kế hoạch một sản phẩm quy cách sản phẩm i + Bước 3 : Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành (t%)
  • 26. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1824 %100% 1     n i Ai cktkđk T DCDt + Bước 4 : Xác định giá thành từng quy cách trong nhóm sản phẩm ZAi = t% x TAi * Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ: Zc = Dđk + Ctk - Dck - Cp b. Tính giá thành sản phẩm đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục * Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.: Trình tự tính giá thành: - Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 để tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 1: Z NTP1 = C1+ Dđk1- Dck1 z1 = ZNTP1/ Q1 Zc zc = Qc
  • 27. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1825 - Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang và chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 2 ZNTP2 = ZNTP1 + C2 + Dđk2 – Dck2 z2 = ZNTP2 / Q2 - Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng (gđ n). Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn (n-1) và các chi phi sản xuất khác ở giai đoạn n để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm trong kỳ theo công thức: ZTp = ZNTP (n-1) + Cn + Dđkn – Dckn ztp = Ztp / Qtp Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành * Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí nguyên vật liệu chính (bỏ vào 1 lần) Giá thành nửa thành phẩm gđ 1 chuyển sang Giá thành nửa thành phẩm gđ n-1 chuyển sang Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2 Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn n Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2 Giá thành thành phẩm + + + Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1 Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1
  • 28. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1826 Trình tự tính toán: + Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành TP. Citp = Dđki + Ci x Qitp Qi Trong đó: Citp: Chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm D đki: Chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn công nghệ i Ci: Chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i Qi: Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí Qitp: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i: Qitp = Qtp x Hi Sơ đồ kết chuyển song song để tính giá thành : + Bước 2: kết chuyển song song từng khoản mục của các giai đoạn để tổng hợp chi phí và tính giá thành của thành phẩm.   n i iTPTP CZ 1 ztp = Ztp Qtp Giai đoạn 1 Giai đoạn nGiai đoạn 2 CPSX của giai đoạn 1 theo khoản mục CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn 2 theo khoản mục CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn n theo khoản mục CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm (theo khoản mục)
  • 29. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1827 1.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Cuối kỳ kế toán, chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển các loại chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp. Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ mà tài khoản kế toán sử dụng có sự khác nhau: TK 154 hoặc TK 631. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo PP KKTX: TK 152, 11331 TK 621 TK 155,157, 632 TK 214,… Tập hợp chi phí NVLTT TK 622 Tập hợp CPSXC K/c các khoản làm giảm giá thành Giá thành thực tế sản phẩm TK 138, 152 Tập hợp chi phí NCTT TK 632 TK 334, 338 TK 627 CP vượt mức bình thường
  • 30. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1828 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo PP KKĐK: TK 154 TK 631 TK 138, 611 TK 627 K/c CPSX dở đang đầu kỳ Phân bổ, k/c chi phí NCTT Phân bổ, k/c chi phí SXC K/c các khoản làm giảm giá thành Giá thành thực tế SP hoàn thành K/c CPSX dở đang cuối kỳ 621 Phân bổ, k/c chi phí NVLTT TK 632 CP NVLTT vượt trên mức bình thường CP NCTT vượt trên mức bình thường TK 632 CPSXC dưới mức công suất không được tính vào Zsp TK 622
  • 31. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1829 1.2.3. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hiện nay có 4 hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán sau : Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái. Về báo cáo kế toán chi phí sản xuất thì sử dụng báo cáo chi phí sản xuất. Cả 4 hình thức kế toán trên đều có sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Mỗi tài khoản kế toán tổng hợp được mở một sổ cái và mỗi tài khoản đó ( TK621, TK622, TK627, TK154, TK631 ) đều phản ánh chỉ tiêu về chi phí sản xuất. Nó cung cấp các chỉ tiêu, thông tin để lập báo tài chính về chi phí sản xuất và giá thành... Ngoài ra còn có các sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK621, TK622, TK154,... + Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ : Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 621, 622, 627,.. Các sổ và thẻ kế toán chi tiết. + Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ bao gồm các sổ : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154, ...Các sổ và thẻ kế toán chi tiết. + Hình thức kế toán nhật ký sổ cái bao gồm các sổ : Nhật ký sổ cái, Các sổ và thẻ kế toán chi tiết. + Hình thức kế toán nhật ký chứng từ bao gồm : Nhật ký chứng từ, Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154, Bảng kê, Chứng từ ghi sổ bảng phân bổ. 1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin. Để phục vụ cho quá trình tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí cũng như tính giá thành sản phẩm thì trong quá trình cập nhật dữ liệu người sử dụng luôn phải cập nhật ngay từ đầu mọi chi phí phát sinh liên quan đến một đối tượng tính giá thành cụ thể. Những thông tin đó sau này sẽ giúp người sử dụng chỉ cần thực hiện một số bước theo sự chỉ dẫn, chương trình sẽ thực hiện các công việc tổng hợp và xử lý, kết chuyển. Người sử dụng chỉ việc xem hoặc in giá thành sản phẩm từng loại theo yêu cầu.
  • 32. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1830 Tiền đề để quản lý chi phí và tập hợp chi phí phát sinh theo khoản mục kinh tế chính là việc xây dựng danh mục khoản mục chi phí thật chi tiết: - Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp - Chi phí nhân công - Chi phí công cụ, dụng cụ - Bảo hiểm xã hội - 17% - Bảo hiểm y tế - 3% - Kinh phí công đoàn – 2% - Tiền điện - Tiền nước - … 1.2.4.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải sử dụng chứng từ xuất vật liệu. Trong khi nhập dữ liệu vào phiếu xuất, chỉ phải nhập số lượng xuất còn giá trị xuất phần mềm tự tính theo công thức doanh nghiệp đã đặt ở biến hệ thống. Nhập dữ liệu: người sử dụng cần khai cáo chính xác các mục mà phần mềm yêu cầu để phục vụ cho tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: loại chứng từ, bộ phận, khoản mục, hợp đồng, phân xưởng, đối tượng chi phí,số tiền. Sổ sách báo cáo: với khoản chi phí nguyên vật liệu yêu cầu kết xuất thông tin trên các sổ sách, báo cáo như sau: - Sổ chi tiết và sổ cái TK 621 - Sổ nhật ký chung. 1.2.4.2. Chi phí nhân công trực tiếp Nhập dữ liệu: người sử dụng cần khai cáo chính xác các mục mà phần mềm yêu cầu để phục vụ cho tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: ngày công, giờ công, lương cơ bản lập tức phần mềm sẽ tự động tính toán.
  • 33. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1831 Sổ sách báo cáo: với khoản chi phí nguyên vật liệu yêu cầu kết xuất thông tin trên các sổ sách, báo cáo như sau: - Bảng tính lương và các khoản trích theo lương - Bảng phân bổ tiền lương - Sổ chi tiết và sổ cái TK 622 - Sổ nhật ký chung 1.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung có liên quan trực tiếp đến các phân hệ nghiệp vụ khác trong chương trình vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến các phần hành kế toán khác chương trình sẽ tự động liên kết và tập hợp dữ liệu từ các phân hệ khác như : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật tư, tài sản cố định, tiền lương… Khi tập hợp được chi phí sản xuất chung theo địa điểm hoặc đối tượng tính giá thành thì chương trình cho phép kết chuyển trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí cụ thể. Với các chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí thì cần phân bổ cho đối tượng chịu chi phí trước khi tính giá thành. Do vậy cần phải xây dựng và cài đặt tiêu thức phân bổ vào cuối tháng khi đã tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh. Sau khi xử lý nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất chung có thể xem in báo cáo: - Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung - Sổ chi tiết tài khoản 627 - Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung - Sổ Nhật ký chung, sổ cái 1.2.4.4. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ Phần mềm có thiết lập menu kết chuyển cuối kỳ từ tài khoản đầu 6 sang TK 154. Người dùng chỉ phải chọn nhóm kết chuyển và phân bổ, các nhóm này đã có chứa các tham số quy định việc kết chuyển, phân bổ như: định khoản kết chuyển,
  • 34. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1832 kết chuyển chi phí theo danh mục nào, điều kiện lọc dữ liệu trước khi kết chuyển, phân bổ… 1.2.4.5. Tính giá thành sản phẩm Thực hiện tính giá thành với phần mềm kế toán như sau: - Chương trình tự động tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và kết chuyển/phân bổ các chi phí sản xuất cho các thành phẩm sản xuất hoàn thành. - Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ ( máy tự động chuyển từ cuối kỳ trước). - Nhập số lượng từng thứ thành phẩm hoàn thành trong kỳ. - Nhập giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ do kế toán tính tự tính toán.
  • 35. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1833 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 2.1. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần Trường Sơn 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Trường Sơn Tên công ty : Công ty cổ phần Trường Sơn Ngành nghề sản xuất kinh doanh : Sản xuất và kinh doanh Gạch đất sét nung. Tên giám đốc : Lê Huy Chiến Vốn điều lệ : 10.000.000.000 VNĐ Địa chỉ : Khu kinh tế Nghi Sơn, Trường Lâm, Tĩnh Gia, Thanh Hóa Điện thoại : 037873378 Fax : 037873378 Mã số thuế : 2801435084 Địa chỉ trang wed : http://gachngoitruongson.com.vn/ Số tài khoản ngân hàng : 102010000870669 Tại ngân hàng Viettinbank chi nhánh Sầm Sơn Công ty cổ phần Trường Sơn là công ty chuyên sản xuất kinh doanh gạch đất sét nung, Công ty ra đời hoạt động từ năm 1995. Tiền thân là Xí nghiệp gạch Trường Lâm Tĩnh Gia Thanh Hóa trực thuộc công ty xây dựng số 6 Thanh Hóa. Tháng 2/1999 Xí nghiệp gạch Trường Lâm được đổi tên là Xí nghiệp gạch Trường Sơn. Cho đến tháng 8/2003, thực hiện chính sách cổ phần hóa của Đảng và nhà nước, Xí nghiệp gạch Trường Sơn được cổ phần hóa và lấy tên là Công ty cổ phần Trường Sơn theo quyết định thành lập số 2167 QĐ/UBTH ngày 02/08/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa cấp. Với quy mô sản xuất lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề đầy kinh nghiệm, mẫu mã và chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia. Công ty cổ phần Trường Sơn đã đạt tới đỉnh cao về chất lượng : bền, đẹp, mẫu mã phong phú đa dạng, hoa văn sắc xảo tinh tế đáp ứng được mọi yêu cầu của những công trình.
  • 36. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1834 Việc thành lập Công ty cổ phần Trường Sơn là việc áp dụng triệt để vốn, nhân tài vật lực, việc đóng góp cổ phần là việc tạo cho công nhân có tinh thần trách nhiệm, tăng năng suất lao động, tăng doanh thu và mang lại lợi nhuận cho Công ty. Để tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường Công ty đã không ngừng cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Về mặt xã hội, do doanh thu ngày càng cao nên thu nhập của người lao động tăng theo, cải thiện đáng kể đời sống của công nhân viên. Sự đổi mới về máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nói riêng đã giúp cho công ty ngày càng đứng vững trên thị trường, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ kịp thời và ngày một tăng. Với sự nỗ lực, trí tuệ và lao động miệt mài, gạch ngói Trường Sơn trở thành đối tác tin cậy của các nhà sản xuất đầu tư và là nhà cung cấp tin cậy cho các khách hàng trong và ngoài tỉnh. Kế hoạch trong thời gian vừa rồi của gạch ngói Trường Sơn là đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất và cung cấp sản phẩm phục vụ cho việc tái định cư của chương trình phát triển khu công nghiệp Kinh tế Nghi Sơn đã thực hiện rất thành công và thắng lợi. 2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Trường Sơn Công ty cổ phần Trường Sơn sản xuất ra sản phẩm chính là các loại gạch nung đất sét, quy trình sản xuất kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành qua nhiều giai đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất sản phẩm nằm khép kín trong phân xưởng, mặt khác do đặc điểm của sản phẩm là đều lấy từ nguyên vật liệu chính là đất thó nên quy trình sản xuất ra các loại sản phẩm tương tự nhau. Sản phẩm Gạch đất sét nung của Công ty có các chỉ tiêu cơ lý hóa hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1998, đặc điểm là khả năng chịu nén, chống thấm nước tốt chắc chắn sẽ đáp ứng yêu cầu là vật liệu xây dựng cho các công trình ngầm, các bể chứa, tường chịu lực cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
  • 37. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1835 Nhà máy áp dụng công nghệ sản xuất gạch đất nung bằng hệ thống máy tạo hình liên hợp hút chân không vào lò nung tuynel. Với dây chuyền công nghệ dòng chảy khép kín, công nghệ tyunel có đặc điểm sau : - Sử dụng nhiều dạng nguyên liệu đặc biệt như đất pha cát, đất đồi,..với công nghệ kem dẻo cho năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt. - Chất độc hại ít, chất lượng môi trường xung quanh nhà máy sạch, không bị ô nhiễm * Các loại gạch sản xuất là : - Gạch 2 lỗ to ( kích thước 220*105*60 ) : Gạch TCCS Sim, Gạch A Hồng TCVN, Gạch TCCS Hồng, Gạch A Sim TCVN dùng xây dựng nhà, biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp.. - Gạch 2 lỗ nhỏ ( kích thước 190*85*52 ) : Gạch PTC A Sim dung xây nhà, biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp. - Gạch 6 lỗ to ( kích thước 220*105*150 ) : Gạch A Hồng, Gạch A Sim dung xây dựng nhà, biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp - Gạch 6 lỗ nhỏ ( kích thước 110*105*150 ) : Gạch lỗ một nửa hay còn gọi là gạch demi sử dụng cùng với gạch 6 lỗ nhằm mục đích chêm khi thi công tường. - Gạch đặc TC ( kích thước 190*85*52) hay còn gọi là gạch đinh với 2 lỗ nhỏ, dung xây tường rào, móng, hầm đòi hỏi độ nén cao, cách âm, cách nhiệt,… hoặc dung trang trí tường thô. - Gạch đặc PTC (kích thước 190*85*52)
  • 38. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1836 * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Trường Sơn Đơn vị : Việt Nam Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. DT bán hàng và cung cấp DV 48.480.757.123 26.474.408.486 32.341.125.522 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - 3. Doanh thu thuần 48.480.757.123 26.474.408.486 32.341.125.522 4. Giá vốn hàng bán 40.550.112.078 21.026.021.740 26.019.722.928 5. Lợi nhuận gộp 7.930.645.045 5.448.386.746 6.321.402.594 6. DT tài chính - - - 7. Chi phí tài chính 275.505.098 1.562.400.000 1.392.717.899 (Trong đó chi phí lãi vay) 8. Chi phí quản lý kinh doanh 3.567.849.245 2.398.020.117 3.557.523.807 9. LNT từ hoạt động kinh doanh 4.087.290.702 1.487.966.629 1.371.160.888 10. Thu nhập khác - - - 11. Chi phí khác - - - 12. Lợi nhuận khác - - - 13. Tổng LN kế toán trước thuế 4.087.290.702 1.487.966.629 1.371.160.888 14. Chi phí thuế TNDN 885.995.000 346.991.663 342.790.222 15. LN sau thuế TNDN 3.201.295.702 1.140.974.966 1.028.370.666 (Nguồn BCTC các năm 2011, 2012, 2013 của Công Ty cổ phần Trường Sơn) Công ty cổ phần Trường Sơn là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạch đất sét nung, trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, với sự phấn đấu, nỗ lực để khẳng định thương hiệu và bằng lòng kiên trì với những định hướng xuyên suốt luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu kết hợp với chính sách giá cả hợp lý, sản phẩm của công ty đang dần chiếm được lòng tin của khách hàng, thị trường ngày
  • 39. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1837 càng mở rộng là câu trả lời cho những cố gắng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty từ những ngày đầu thành lập còn gặp nhiều khó khăn cho đến nay khi công ty đã đi vào hoạt động ổn định. Do nền kinh tế chung đang suy thoái nên mấy năm gần đây (từ 2011 đến 2013) doanh thu bán hàng của công ty có giảm nhẹ 16,138,631,601 VNĐ; tuy nhiên năm 2013 doanh thu bán hàng tăng so với năm 2012; cụ thể năm 2013 doanh thu bán hàng là 32,341,125,522 VNĐ còn năm 2012 là 26,474,408,486 VNĐ. Vì vậy lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm nhẹ qua các năm. Mặc dù doanh thu năm 2013 tăng so với 2012 nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm, chứng tỏ tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Công ty cần có biện pháp tích cực để duy trì việc bán hàng và tiết kiệm chi phí sản xuất. 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của Công ty *Quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm Quy trình sản xuất gạch được chia làm 2 giai đoạn : - Khâu chế biến nguyên liệu và tạo hình sản phẩm : Để tiến hành sản xuất sản phẩm gạch trước hết phải lấy đất thó từ các nới quy định sau đó đưa nguyên liệu đã pha trộn vào ngâm ủ với nhiệt độ cần thiết, sau khi M¸y n¹p nguyª n liÖu M¸y nhµo 2 trôc Xuèng goßng kiÓm tra chÊt l-îng s¶n phÈm Lß nung chia lµm 3 giai ®äan : sÊy kh«, nung, lµm nguéi s¶n phÈm Lß sÊy s¶n phÈm XÕp méc lªn goong Ng©m ñ Ph¬i ®¶o T¹o h×nh méc Nhµo dÝnh liªn hîp
  • 40. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1838 nguyên liệu được được ủ tiến hành sản xuất. Trước tiên đưa nguyên liệu đã ngâm ủ vào máy cấp liệu thông qua hệ thống băng dải kế với máy pha than đưa vào nhào 2 trục, đất và than được đánh tơi, trộn lẫn kết hợp bổ sung thêm nước để đảm bảo độ ẩm cần thiết từ 18-20%. Sau đó áp qua máy và đưa vào máy tạo hình liên hợp hút chân không để tạo hình viên gạch của máy tạo hình 1,2,3. Đấy gọi là bán thành phẩm của các loại gạch ( gạch mộc ) - Khâu nung đất, lựa chọn sản phẩm Khâu nung đất lựa chọn sản phẩm : khi viên gạch mộc đảm bảo độ ẩm từ 8-10% thì đưa vào goòng để vào lò sấy khô. Trong quá trình sấy độ ẩm giới hạn từ 5-6% nếu gạch mộc quá ẩm thì phải sử dụng buồn xây phụ. Sau khi lấy xong đưa gạch vào lò nung, lò nung chia làm 3 giai đoạn nối tiếp nhau : 1. Tiếp tục sấy 2. Nung 3. Làm mát Sau khi gạch nung xong, được đưa ra tháo dỡ và đưa sản phẩm xuống nhập kho. Trong quá trình đưa gạch ra nhập kho, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm kết hợp phân loại sản phẩm. Nếu viên nào không đủ tiêu chuẩn bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) không chấp nhận thì phải bán sản phẩm theo khối. Công ty có 2 phân xưởng tương ứng với 2 khâu chính sản xuất là phân xưởng sản xuất gạch mộc và phân xưởng sản xuất gạch đỏ : - Phân xưởng 1 bao gồm các tổ : Tổ cấp đất, Tổ vận hành mộc, Tổ chế biến tạo hình. - Phân xưởng 2 bao gồm các tổ : Tổ xe nâng, Tổ xếp goòng, Tổ nung hầm sấy, Tổ xuống goòng. - Các tổ phục vụ cho cả 2 phân xưởng : Tổ cơ điện, Tổ vệ sinh
  • 41. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1839 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty * Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty : * Bộ phận gián tiếp sản xuất : - Hội đồng quản trị ( 5 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra ) : Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến Công ty là người chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước. Đại hội đông cổ Chủ tịch hội đồng quản trị Ban giám đốc Giám đốc điều hành Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế toán thống kê Phân xưởng 1 Phân xưởng 2
  • 42. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1840 - Ban giám đốc ( 2 người ) : Là người chỉ huy cao nhất sau Chủ tịch hội đồng quản trị ( CTHĐQT ) phụ trách chung tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, là người chịu trách nhiệm trước CTHĐQT và trước khách hàng, đồng thời trước cán bộ công nhân viên về mọi hoạt động của Công ty. Là người đại diện cho Công ty ký kết mọi hoạt động kinh doanh khi CTHĐQT ủy nhiệm. Ban giám đốc Công ty gồm có : Giám đốc và Phó giám đốc. + Giám đốc : Có quyền đại diện thành lập, bổ nhiệm của trưởng ca sản xuất, các bộ phận nghiệp vụ. Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt công ty ký nhận tài sản, tiền vốn do Công ty bàn giao để quản lý sử dụng vào sản xuất kinh doanh sao cho đạt được lợi nhuận cao nhất trong sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển của Công ty ngắn, trung và dài hạn. + Phó giám đốc : Là người được Giám đốc ủy quyền chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả và được tiến hành thông suốt liên tục. Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức hành chính, động viên toàn bộ cán bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ, sơ yếu lý lịch, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác hành chính, văn thư, con dấu theo chế độ quy định. - Phòng kinh doanh ( 4 người ) : Làm công tác tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch kinh doanh. - Phòng kế toán thống kê ( 5 người ) : Thực hiện công tác kế toán quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chế độ hiện hành. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, ban giám đốc và hành khách về tính chính xác, trung thực của số liệu, tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch và báo cáo quyết toán theo định kỳ, lập báo cáo thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất với ban giám đốc và CTHĐQT phương án về quản lý sản xuất và quản lý tài chính của Công ty. - Phòng kế hoạch-kỹ thuật ( 4 người ) : Lập kế hoạch và theo dõi các thiết bị máy móc, có kế hoạch thay đổi sửa chữa trình ban giám đốc. Cung ứng đầy đủ kịp
  • 43. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1841 thời vật tư cho quy trình sản xuất, hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật các khâu sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm. * Bộ phận trực tiếp sản xuất : Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất gạch tập trung theo dây chuyền, khối trực tiếp sản xuất của Công ty được chia làm 11 tổ : - Tổ cấp đất ( 3 người ) - Tổ cơ điện ( 4 người ) - Tổ xe nâng ( 3 người ) - Tổ chế biến tạo hình ( 37 người ) - Tổ vận hành mộc ( 17 người ) - Tổ lò nung hầm sấy ( 20 người ) - Tổ vệ sinh ( 4 người ) - Nhân công thuê Trại giam Thanh Lâm ( 101 người ) bao gồm các tổ : + Tổ tạo hình ( 30 người ) + Tổ xếp goòng ( 30 người ) + Tổ xuống goòng ( 22 người ) + Tổ bốc xe ( 19 người ) 2.1.5. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Trường Sơn 2.1.5.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại công ty có nhiệm vụ: - Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận trong công ty thu thập đầy đủ, kịp thời chứng từ hạch toán ban đầu phục vụ cho công tác hạch toán và điều hành quản lý của công ty. - Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời đầy đủ theo đúng chế độ quy định. - Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo đúng quy định.
  • 44. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1842 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Trường Sơn Công ty cổ phần Trường Sơn là một công ty có quy mô không lớn, địa bàn hoạt động chủ yếu phục vụ trong nội tỉnh Thanh Hóa, và phân phối đi một số tỉnh ngoài lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình,... Để phù hợp với điều kiện kinh doanh. Công ty đã vận dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tại Phòng kế toán thống kê - Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thông tin kinh tế trong toàn công ty. Đồng thời hướng dẫn, thể chế và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước và Công ty. Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hạch toán, lập kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán của Công ty. - Kế toán tổng hợp: Ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo Công ty. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn là người kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ cũng như việc ghi chép sổ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Kế toán bán hàng-tiền lương : Có trách nhiệm theo dõi bán hàng, thống kê bán hàng, hàng ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của hàng hóa, tổng hợp KÕ to¸n tr-ëng KẾ TOÁN NỘI BỘ Thñ quüKÕ to¸n kho KÕ to¸n Tæng hîp KẾ TOÁN BÁN HÀNG-TIỀN LƯƠNG THỦ KHO
  • 45. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1843 doanh thu chuyển cho kế toán theo dõi, kiểm tra cân xe và số viên thực tế trước khi giao hóa đơn cho xe đi, theo dõi, nắm chắc tất cả các chế độ của khách hàng về chiết khấu, khuyến mại. Đồng thời có trách nhiệm tính chi trả lương cho lao động, ngoài ra còn trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ), Bảo hiểm y tê ( BHYT ), Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ) cho người lao động theo chế độ quy định - Kế toán nội bộ : Thu thập kiểm tra từ ban đầu và kèm theo thủ tục thanh toán, toàn bộ chi phí bằng tiền mặt tiền gửi, theo dõi chặt chẽ hoạt động về số liệu thu chi. Cập nhật phiếu thu, phiếu chi những khoản thu chi hằng ngày, tất cả những khoản thu chi bất thường phải thông qua ý kiến của ban giám đốc mới được duyệt chi. - Kế toán kho: theo dõi lượng nguyên vật liệu, thành phẩm nhập xuất tồn hàng ngày. Về thành phẩm, nắm chắc số lượng hàng trả về, chất lượng hàng để có phân loại chính xác; thông báo lượng hàng tồn kho hàng ngày để bộ phận sản xuất lên kế hoạch sản xuất kịp thời. Về nguyên vật liệu, theo dõi lượng nguyên vật liệu gần hết để đặt. - Thủ kho : Nhập xuất thành phẩm theo phiếu xuất kho do kế toán phân hàng lập; ghi sổ và báo cáo lượng nhập, xuất, tồn kho thành phẩm; theo dõi thành phẩm hư hỏng, rách vỡ; hàng ngày phải báo cáo với kế toán hàng tồn kho lượng hàng thực tế trong kho, chấm công số viên bốc vác hàng lên. Kiểm tra nguyên vật liệu trước khi nhập xem có đảm bảo chất lượng không, đo độ thủy phần nguyên vật liệu, thông báo cho kế toán hàng tồn kho lượng thực tế để lên kế hoạch đặt nguyên vật liệu. - Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán thu chi lập, báo cáo hoạt động thu chi hàng ngày, tồn quỹ. 2.1.5.2. Đặc điểm về hình thức kế toán và phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ phù hợp với những quy định mà Bộ tài chính đã ban hành. Hệ thống chứng từ được lập và luân chuyển theo đúng chế độ quy định. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp được sử dụng theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
  • 46. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1844 Phần mềm kế toán sử dụng là phần mềm Cybersoft, là sản phẩm của Công ty phần mềm Cybersoft. Được đánh giá là sản phẩm có đầy đủ nhất về các nghiệp vụ kế toán với các phần hành ( Kế toán tổng hợp, kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán hàng và công nợ phải thu, kế toán mua hàng và công nợ phải trả, kế toán hàng tồn kho, kế toánc hi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán công cụ dụng cụ, kế toán tài sản cố định, hệ thống báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo cổ phần hóa), trở thành phần mềm ứng dụng hiệu quả cao cho nhiều doanh nghiệp. Phần mềm kế toán Fast Accounting có 12 phân hệ : 1. Kế toán tổng hợp 2. Kế toán vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng 3. Kế toán bán hàng 4. Kế toán mua hàng 5. Kế toán hàng tồn kho 6. Kế toán công cụ, dụng cụ 7. Kế toán chủ đầu tư 8. Kế toán Dưới đây là màn hình giao diện của phần mềm kế toán Cybersoft :
  • 47. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1845 Việc ghi chép được tiến hành theo trình tự : Sơ đồ : Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung với phần mềm kế toán Cybersoft Ghi chú : : Nhập số liêụ hàng ngày : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. : Kiểm tra, đối chiếu Hàng ngày : Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ nhập vào máy tính với phần mềm kế toán, đồng thời ghi vào sổ tổng hợp chứng từ. Cuối tháng, cuối năm : In sổ báo cáo cuối tháng, cuối năm và đối chiếu với các sổ liên quan trong phần mềm. 2.1.5.3. Các chính sách và phương pháp kế toán cơ bản của Công ty - Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Trường Sơn : Áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2005/QĐ –BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. - Hình thức kế toán : Hình thức nhật ký chung. - Niên độ kế toán từ 01/01/N-31/12/N, kỳ lập báo cáo là quý, năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là Việt Nam Đồng ( VNĐ ) - Phương pháp tính thuế GTGT : Công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ. Chøng tõ kÕ to¸n -Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt -Sæ tæng hîp chi tiÕt -Sæ nhËt ký chung -Sæ c¸i -B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh….. B¸o c¸o tµi chÝnhB¶ng tæng hîp chøng tõ kÕ to¸n M¸y tÝnh
  • 48. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1846 - Phương pháp tính giá thành sản phẩm : Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho : + Nguyên tắc tính giá trị HTK xuất kho : Theo phương pháp bình quân gia quyền cả tháng. + Nguyên tắc tính giá trị HTK xuất kho : Theo phương pháp bình quân gia quyền cả tháng. + Nguyên tắc hoạch toán HTK : Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp kế toán TSCĐ : + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : Theo nguyên giá và giá trị còn lại. + Phương pháp khấu hao TSCĐ : Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu : Áp dụng chuẩn mực kế toán 14. 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trường Sơn 2.2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 2.2.1.1. Thực trạng phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Chi phí sản xuất trong Công ty đa dạng gồm nhiều loại chi phí cụ thể khác nhau. Chúng phát sinh một cách thường xuyên qua các công đoạn khác nhau của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong công ty được chia thành 3 khoản mục: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, phụ tùng,… chiếm khoảng 45% giá thành. + Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương chiếm khoảng 22% giá thành. + Chi phí sản xuất chung : Bao gồm chi phí nhân viên nhà xưởng trong đó bao gồm cả công nhân Tổ cơ điện và Tổ vệ sinh và nhân viên phục vụ, chi phí vật liệu,
  • 49. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1847 công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và các khoản chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng khoảng 33% giá thành. Mang đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất, sản xuất trên quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, CP NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm, trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài. Vì vậy, đây được xác định là trọng tâm quản lý. Bên cạnh đó CP NCTT và CP SXC cũng là khoản mục chi phí quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm nên rất được công ty quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 2.2.1.2. Thực trạng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Công ty có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp trải qua 2 giai đoạn chính, quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính (Đất sét và Than cám), kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau do đó : Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Từ những đặc điểm trên, kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là quá trình sản xuất tại phân xưởng 1 và tại phân xưởng 2 hay nói cách khác là tổng gạch mộc và tổng gạch đỏ sản xuất ra trong kỳ. 2.2.1.3. Thực trạng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Hiện nay Công ty cổ phần Trường Sơn thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất theo hai phương pháp: Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Phương pháp này áp dụng với các chi phí có liên quan đến từng phân xưởng riêng biệt : Phân xưởng gạch mộc và phân xưởng gạch đỏ. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể. Phương pháp này áp dụng với những loại chi phí có liên quan đến cả 2 phân xưởng không thể tập hợp
  • 50. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1848 trực tiếp mà phải tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng riêng biệt như : Chi phí sản xuất chung cho 2 phân xưởng 2.2.1.4. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty 2.2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục chi phí này là căn cứ quan trọng tính giá thành sát thực nhất, việc tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ đặc điểm của Công ty sản xuất Gạch đất sét nung, nguyên vật liệu phục vụ bao gồm nhiều loại khác nhau: - Nguyên vật liệu chính gồm có : Đất sét, Phụ gia,… - Nhiên liệu : Than cám 6b, Dầu DO, Dầu máy,… - Vật tư, phụ tùng : Băng tải, Quạt công nghiệp, các loại vòng bi, dây cươ roa, que hàn, bảo hộ lao động,.. Trong tất cả các nguyên nhiên liệu trên thì chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chế tạo sản phẩm bao gồm đất sét và than cám 6b, tuy nhiên do phân làm 2 phân xưởng nên đối với phân xưởng gạch mộc thì nguyên vật liệu chính là đất sét và than cám, còn với phân xưởng gạch đỏ nguyên vật liệu chính lại là gạch mộc và than cám. Đất sét là nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng giá thành sản phẩm, chúng được bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ, còn than cám 6b là nguyên vật liệu phụ được sử dụng để nung đốt sản phẩm. Chúng được bỏ vào dần dần theo 2 giai đoạn chế tạo sản phẩm. Cụ thể : Ở giai đoạn 1 – Giai đoạn chế biến tạo hình sử dụng khoảng 70%, Ở giai đoạn 2 – Giai đoạn sấy nung sử dụng khoảng 30% * Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “, tài khoản này được chi tiết cho từng phân xưởng trong đó :
  • 51. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1849 - TK6211 “ Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng gạch mộc “ - TK6212 “ Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng gạch đỏ “,trong đó có TK62121 là gạch mộc được sản xuất tại phân xưởng 1. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được tập hợp cho cả quá trình sản xuất ở từng phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức định mức tiêu hao. * Chứng từ sử dụng: - Phiếu nhập kho NVL, Bảng kê vật tư xuất dùng kiêm phiếu xuất kho. - Hóa đơn GTGT của người bán. - Các bảng kê chi tiết, Bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn NVL, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ. * Sổ kế toán sử dụng: Bao gồm: Sổ chi tiết TK621, Sổ cái TK621 * Trình tự hoạch toán chi phí NVL tại công ty: Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, số lượng sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, khi có nhu cầu lĩnh vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm, các tổ sản xuất thuộc các phân xưởng lập Giấy đề nghị xuất vật tư. Giấy đề nghị này được cán bộ phân xưởng làm thủ tục lĩnh vặt tư để phục vụ sản xuất. Kế toán vật tư lập phiếu xuất kho để thủ kho xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm. Công ty thực hiện hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song. Có nghĩa là thẻ kho theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho được lập ở cả kho và phòng kế toán. Hàng tháng, kế toán vật tư xuống đối chiếu với Sổ kho của thủ kho. Về mặt giá trị, trị giá vốn của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Vào thời điểm thực xuất, giá ghi trên phiếu xuất kho là giá tạm tính. Đến cuối tháng phần mềm kế toán tự điều chỉnh lại giá xuất kho theo giá bình quân gia quyền cả kỳ.
  • 52. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1850 Đơn giá xuất kho bình quân = Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ Số lượng NVLtồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá xuất kho bình quân Số lượng NVL cuối kỳ Số lượng NVL Số lượng NVL Số lượng xuất trong tháng cho = tồn kho + nhập kho - NVL nửa thành phẩm, đầu tháng trong tháng tồn thành phẩm nhập kho Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất hoặc công tác quản lý các phân xưởng, kế toán máy nhập đầy đủ các dữ liệu vào Phiếu xuất kho như : Ngày, Đối tượng, Mã nhập xuất, Số lượng xuất,.. Để lập phiếu xuất kho, sau khi mở màn hình nhập liệu, kế toán thực hiện các thao tác : - Nhập loại phiếu; Mã, Tên khách hàng; Ngày tháng; Người nhận hàng,… - Nhập mã hàng; Đơn giá; Số lượng xuất của từng mã hàng,.. - Chọn phương pháp tính giá thực tế xuất kho : Kế toán bấm chọn phương pháp bình quân gia quyền. Máy tính tự động nhập số thứ tự và nhập số chứng từ căn cứ vào mã từng loại chứng từ. Tên hàng, đơn vị tính và mã kho được máy tính tự động nhập dựa trên mã hàng Chương trình không cho phép người sử dụng cập nhật vào trường “ tiền “, máy tính tự động cập nhật đơn giá và tính cột thành tiền dựa vào số lượng xuất.
  • 53. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1851 Phiếu xuất kho Dầu diezen phục vụ máy ủi : Sau khi khai báo xong, nhấn chuột vào nút lưu trên thanh công cụ, sau đó số liệu sẽ được tự động nhập vào Sổ cái tài khoản 621 và Sổ chi tiết vật tư hàng hóa. Để in phiếu xuất kho, kế toán nhấn chuột vào nút in chứng từ Ví dụ: Tính trị giá nguyên vật liệu chính đất, than cám, gạch mộc xuất kho để sản xuất trong tháng 12/2013
  • 54. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lường Thị Huyền Trang Lớp :CQ48/21.1852 BẢNG TỔNG HỢP NVL TỒN ĐẦU KỲ VÀ NHẬP TRONG KỲ (31/12/2013) STT Mã vật tư ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 VT.01.0001 M3 2,350 25,850,000 5,565 55,650,000 2 VT.01.0002 Kg 145,228 191,780,516 230,310 306,081,990 Tổng Cộng 217,630,516 361,731,990 *Trích số liệu về tình hình sử dụng đất tháng 12/2013 tại Công ty cổ phần Trường Sơn : - Số lượng tồn đầu tháng : 2,350 m³, trị giá tồn cuối tháng : 25,850,000 - Số lượng đất nhập trong tháng : 5,565 m³, trị giá nhập trong tháng : 55,650,000 - Số lượng tồn cuối tháng : 4,365 m³ Căn cứ vào số liệu trên ta tính được trị giá đất xuất trong tháng là : 4,365 x 25,850,000 + 55,650,000 = 44,945,988 2,350 + 5,565 *Trích số liệu về tình hình sử dụng than cám 6b tháng 12/2013 tại Công ty cổ phần Trường Sơn : - Biên bản kiểm kê số tồn đầu tháng: Nguyên liệu than cám 6b + Khối lượng tồn đầu tháng: 145,228 tấn + Trị giá tồn đầu tháng: 191,780,016 - Tổng hợp số liệu trên các chứng từ nhập kho trong tháng 12: + Khối lượng than cám nhập kho: 494,310 tấn + Trị giá than cám nhập kho: 632.716.800