SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------------
PHAN TRUNG THỦY
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
Chuyên ngành : Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Thị Trang Vân
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, các trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực.
Người cam đoan
Phan Trung Thủy
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 .......................................................................................................... 8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI
ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN
HÌNH SỰ.......................................................................................................... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị bắt và giai đoạn điều tra vụ án hình sự ..... 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị bắt........................................................... 8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn điều tra vụ án hình sự ..................14
1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền con người, bảo đảm quyền con người trong tố
tụng hình sự và bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự......................................................................................17
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền con người..................................................17
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự 20
1.2.3. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự............................................................20
1.3. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra
hình sự trong pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước .............................35
1.3.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự trong pháp luật quốc tế ............................................................35
1.3.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự trong pháp luật một số nước ....................................................37
Chương 2 ........................................................................................................46
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN
CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH.............................46
2.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con người đối với
người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ........................................46
2.1.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự qua các quy định về nguyên tắc tố tụng hình sự ......................46
2.1.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự qua các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người...............52
2.1.3. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự qua các quy định về địa vị pháp lý của người bị bắt ...............64
2.2. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015 về bảo đảm quyền con người đối
với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
2.2.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự qua các quy định về nguyên tắc tố tụng hình sự
2.2.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự qua các quy định địa vị pháp lý
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền
con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự...........69
2.3.1. Kết quả đạt được:..................................................................................69
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế..........................................................................75
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .............................................81
Chương 3........................................................................................................85
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ
BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ......................85
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con
người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự .................85
3.1.1. Hoàn thiện quy định về các nguyên tắc tố tụng hình sự bảo đảm quyền
con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự .........85
3.1.2. Hoàn thiện các quy định của biện pháp bắt người bảo đảm quyền con
người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự................86
3.1.3. Hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của người bị bắt trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự......................................................................................92
3.2. Các giải pháp khác ...................................................................................96
3.2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra..............................................96
3.2.2. Nâng cao nhận thức, trình độ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, trong
đảm bảo quyền con người của người bị bắt....................................................96
3.2.3. Hoàn thiện chế độ trách nhiệm đối với đối cơ quan tiến hành tố tụng 97
KẾT LUẬN..................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................101
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
VKS: Viện kiểm sát
TAND: Tòa án nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
CQĐT: Cơ quan điều tra
BPNC: Biện pháp ngăn chặn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài
người, là một trong những giá trị tinh thần quý báu và cao cả nhất của nền văn
minh nhân loại trong thời đại hiện nay. Ở Việt Nam, bảo đảm quyền con người
đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, chú trọng. Điều này
được thể hiện thành quả về xây dựng lý luận về bảo vệ quyền con người cũng
như thực tiễn bảo đảm quyền con người.
Trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, biện pháp ngăn
chặn bắt là biện pháp mang tính cưỡng chế tố tụng tương đối nghiêm khắc, có
nguy cơ xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do thân
thể và cá nhân của người bị áp dụng. Do đó, trong việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn bắt thì quyền của người bị bắt có nguy cơ bị đe dọa rất cao. Chính
vì vậy, bảo đảm quyền con người của người bị bắt là vấn đề rất quan trọng
trong cả quá trình bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung
và trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng.
Hoạt động tố tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước liên
quan rất chặt chẽ với quyền con người. Hoạt động tố tụng hình sự là nơi các
biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất; và vì vậy là nơi
quyền con người của các chủ thể tố tụng, đặc biệt là người bị bắt, có nguy cơ
dễ bị xâm hại nhất. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua
cho thấy rằng cũng còn nhiều trường hợp vi phạm quyền con người trong quá
trình tiến hành tố tụng. Những vi phạm đó xảy ra là do nhiều nguyên nhân,
trong đó có bất cập, hạn chế của pháp luật, cơ chế, nhận thức, thái độ của
người tiến hành tố tụng, các quy định về chế độ trách nhiệm của Nhà nước, cơ
2
quan, người tiến hành tố tụng đối với công dân... Vì vậy, có thể nói nghiên
cứu việc bảo đảm quyền con người của các chủ thể tố tụng nói chung, đặc biệt
của người bị bắt trong giai đoạn điều hình sự nói riêng từ góc độ lập pháp
cũng như áp dụng pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện
nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, trong
công cuộc cải cách tư pháp nói riêng nước ta.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có những thay đổi rất
quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trong
đó có người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề
quyền con người của những đối tượng này vẫn còn những vướng mắc nhất
định. Tỉ lệ bắt người sai quy định, sai trình tự thủ tục tuy đã giảm nhưng vẫn
còn phổ biến. Cá biệt có một số nơi quyền của người bị bắt còn chưa thực sự
được quan tâm, việc dùng nhục hình đối với người bị bắt trước khi vào sổ thụ
lý còn có một số nơi. Đặc biệt có một số trường hợp người bị bắt đã chết
sau khi bị bắt dấy lên nghi ngờ trong dư luận về sự an toàn của biện pháp
ngăn chặn này.
Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu những quy
định của pháp luật và thực tiễn áp dụng về vấn đề bảo đảm quyền con người
của người bị bắt trong giai đoạn điều tra đang là một yêu cầu mang tính cấp
thiết cao. Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Bảo đảm
quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình
sự” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm
quyền con người nói chung, quyền con người trong hoạt động tư pháp cũng
như quyền con người trong tố tụng hình sự đặc biệt cũng có những công trình
3
đã nghiên cứu một cách trực tiếp về vấn đề bảo đảm quyền con người trong
việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp ngăn chặn bắt
người. Các công trình nghiên cứu đã công bố có thể được phân thành các
nhóm sau đây:
- Từ góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong
Nhà nước pháp quyền có các công trình như sau: Hoàng Văn Hảo và Phạm
Ích Khiêm đồng chủ trì,"Quyền con người trong thế giới hiện đại", Sách
chuyên khảo, Nxb. Khoa học xã hội (1995); Trần Ngọc Đường"Quyền con
người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, Sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia (1997);Đinh Văn
Mậu"Quyền lực Nhà nước và quyền con người", Sách chuyên khảo,
Nxb.Chính trị quốc gia (2002).
Ngoài ra còn có thể kể đến bài báo khoa học đã được đăng tải trên tạp
chí chuyên ngành như: Tường Duy Kiên, "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người", Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 5(2005);
- Từ góc độ pháp luật chuyên ngành, cũng đã có nhiều công trình về
bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự được công bố. Trong
số các công trình này có: Nguyễn Huy Hoàng, "Bảo đảm quyền con người
trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay”,Luận án tiến sĩ luật học, Học
viện Chính trị quốc gia (2003); Trần Quang Tiệp,"Bảo vệ quyền con người
trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam", Sách chuyên khảo, Nxb.
Chính trị quốc gia (2004); Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Chí, Trịnh Quốc Toản
đồng chủ trì, “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố
tụng hình sự trong giai đọan xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Đề
tài khoa học cấp Đại học quốc gia, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2005);Nguyễn
4
Quang Hiền,"Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam", Luận
án tiến sĩ luật học,Viện nhà nước và pháp luật (2008);Nguyễn Thái Phúc,Báo
cáo tại Hội thảo về Quyền con người trong tố tụng hình sự (do Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ chức tháng 3-2010);...
- Về lĩnh vực nghiên cứu biện pháp ngăn chặn bắt người nói chung và
bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong các hoạt động tố tụng hình
sự có một số công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về vấn đề này như:
Nguyễn Mạnh Cường“Thực trạng áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ hình sự tại
các đồn Biên phòng”,Đề tài cấp cơ s , Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
Hà Nội (2010); Nguyễn Hồng Ly, “Biện pháp ngăn chặn bắt người và thực
tiễn áp dụng của cơ quan cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hải
Dương”,Luận án thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
(2011);Dương Thị Hồng Lĩnh,“Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong tố tụng
hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
(2014) …
Một số bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Nguyễn
Tiến Đạt,“Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam”, Tạp
chí Khoa học pháp lý, số 3(2006);H oàng Minh Sơn, “Bảo đảm quyền của
người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong tố tụng hình sự hình
sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 3 (2011); Nguyễn Văn Mạnh, “Quyền
bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo theo
pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8 (2014)…
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây đã phân tích, nghiên cứu dưới
những góc độ nhất định khác nhau về quyền con người nói chung, cũng như
quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Tuy nhiên cho đến
hiện nay chưa có công trình nghiên cứu cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học
5
nào tìm hiểu về bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ s làm rõ những vấn đề lý luận bảo đảm quyền con người của
người bị bắt trong giai đoạn điều tra, đồng thời nghiên cứu thực trạng quy
định pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động bắt người trong giai đoạn điều
tra, luận văn làm sáng tỏ những bất cập hạn chế, để đưa ra những kiến nghị và
giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân và
bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra; làm rõ
những đòi hỏi đặc thù trong bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong
giai đoạn điều tra.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con
người trong giai đoạn điều tra;
- Phân tích các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng
hình sự 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền
con người của người bị bắt; tìm ra những hạn chế và bất cập về bảo đảm
quyền con người của người bị bắt trong thực tiễn điều tra vụ án hình sự;
- Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam và tăng cường bảo đảm quyền con người của
người bị bắt trong giai đoạn điều tra hình sự.
6
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự 2003 và các văn bản khác có liên quan. Về thực tiễn đề tài nghiên cứu thực
tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ s phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa MácLênin và tư tư ng Hồ Chí Minh cũng như
các quanđiểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, vềnhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về bảo đảm quyền con người. Việc nghiên
cứu được thực hiện từ góc độ lý luận chung về quyền con người nói chung và
từ góc độ tố tụng hình sự nói riêng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được
sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê v.v...
5. Ý nghĩa và các đóng góp mới của đề tài
5.1. Ý nghĩa
- Ý nghĩa về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án làm giàu thêm lý
luận về quyền của người bị bắt nói chung và quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị bắt trong điều tra hình sự nói riêng.
- Ý nghĩa về thực tiễn: Với việc đưa ra nhận thức đầy đủ, toàn diện, có
hệ thống lý luận về quyền của người bị bắt trong điều tra hình sựvà phân tích
thực trạng của vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật TTHS, đem đến
sự nhận thức đúng đắn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục đích
cuối cùng là bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự trong thực tế.
6.2. Những đóng góp mới của luận án
7
Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất một số khái niệm về "Quyền con người của
người bị bắt trong giai đoạn điều tra" và "Bảo đảm quyền con người của người
bị bắttrong giai đoạn điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" đồng thời
nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề quy định của pháp luật về quyền của người
bị bắt trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành;
Thứ hai, đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh qua đó làm rõ những bất cập, thiếu
sót, vướng mắc đối với các quy định của BLTTHS 2003 trong việc bảo vệ quyền
con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra cũng như thực tiễn áp dụng;
Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng bổ sung những quy định thể
chế; thiết chế về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần m đầu, kết luận, các bảng biểu và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người đối với
người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Chương 2: Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con
người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn
thi hành.
Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI
ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN
HÌNH SỰ
1.1. Khái nhiệm, đặc điểm người bị bắt và giai đoạn điều tra vụ án
hình sự
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị bắt
Bắt người là một trong những hình thức thể hiện của biện pháp ngăn chặn.
Bắt có tính chất kh i đầu cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tiếp theo. Bắt
là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính cưỡng chế nghiêm khắc, vì
vậy việc bắt nhất thiết phải tuân thủ các căn cứ, trình tự, thủ tục theo pháp luật
quy định.
Bắt là biện pháp ngăn chặn nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn
ngừa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trốn tránh pháp luật,
nhằm tạo điều kiện bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
được thuận lợi. Bắt người là biện pháp ngăn chặn mang tính đặc thù thường
được áp dụng liền trước các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam.
Biện pháp ngăn chặn này làm hạn chế một số quyền tự do của cá nhân người
bị bắt, buộc họ phải có mặt tại địa điểm quy định để làm việc với Điều tra
viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Biện pháp bắt người được tính từ thời điểm
người có chức vụ theo luật định ra lệnh bắt đến khi kết thúc là người bị bắt
được dẫn giải đến nơi để tạm giữ, tạm giam. Như vậy, việc bắt người là một
hoạt động mang tính chất nghiệp vụ, tố tụng của các cơ quan, cá nhân được
BLTTHS trao quyền thực hiện việc này. Do đó, hoạt động bắt người mang
tính thời điểm, việc kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng xâm phạm tới quyền
9
con người của chủ thể bị áp dụng thường khó khăn hơn các biện pháp tạm
giữ, tạm giam.
Trước khi tìm hiểu về khái niệm người bị bắt, chúng ta cùng tìm hiểu
về khái niệm bắt người - với tư cách là một biện pháp ngăn chặn trong TTHS.
Bắt hiểu theo nghĩa rộng: Bắt không phải là biện pháp trừng phạt của
pháp luật đối với người phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn của hoạt động
TTHS. Bắt đúng người, bắt kịp thời có tác dụng ngăn chặn mọi âm mưu và
thủ đoạn chống đối của người phạm tội, không cho họ tiếp tục phạm tội, che
giấu, trốn tránh hoặc gây khó khăn cho việc xác định sự thật để giải quyết vụ
án.
Bắt hiểu theo nghĩa hẹp: Đối với cá nhân người bị bắt là sự hạn chế một
số quyền tự do của cá nhân, là điểm kh i đầu sự trừng phạt củapháp luật nếu
người đó là người thực hiện hành vi phạm tội, b i vì khi thi hành án, thời gian
tạm giữ, tạm giam được khấu trừ vào thời gian thi hành án.
Bắt không theo quy định của pháp luật: bắt nhầm (bắt oan, sai) người
vô tội sẽ gây một tác hại rất lớn, không những các quy định của pháp luật bị
vi phạm, mà quyền bất khả xâm phạm của con người bị xâm hại, ảnh hư ng
đến quyền lợi của công dân được pháp luật bảo hộ. Điều này dẫn đến việc,
yêu cầu bảo đảm quyền con người của người bị bắt là rất cần thiết. B i lẽ
người bị bắt trong TTHS thường có nguy cơ cao bị xâm phạm tới các quyền
con người cơ bản trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Từ đó
việc bắt người trái pháp luật ảnh hư ng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với
cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng
chiêu bài nhân quyền để chống phá Nhà nước ta. Vì vậy, khi bắt người phải
thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, song cũng phải thận
trọng khi xem xét đánh giá chứng cứ. Quá trình thực hiện BLTTHS các cơ
10
quan tư pháp như: Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC),
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Bộ Tư pháp, đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật đơn ngành, liên ngành để hướng dẫn việc áp dụng BPNC
trong đó có biện pháp bắt.
Nhằm mục đích đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, tăng cường pháp
chế XHCN, thực hiện mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật cũng như
đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân, BLTTHS quy định ba trường
hợp bắt, đó là:
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp;
- Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã [28].
Các trường hợp nêu trên là quy định chung để khi có căn cứ thuộc
trường hợp nào thì cơ quan, người có thẩm quyền do luật định có thể áp dụng.
Song căn cứ vào Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân
(HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND), các quy định đối với người chưa thành
niên, các quy định đối với người phạm tội là người nước ngoài, khi chủ thể
thuộc các đối tượng này còn phải vận dụng thêm các quy định mang tính cá
biệt để áp dụng BPNC cũng như áp dụng các quy định trong BLTTHS được
đúng đắn. Việc áp dụng các biện pháp bắt cũng phải quán triệt các nguyên tắc
chung, các chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong mỗi
giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước ta.
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, có thể tóm tắt khái niệm về
biện pháp bắt trong TTHS như sau: Bắt người là một biện pháp ngăn chặn
trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy
nã và những trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối
với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm
11
tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Tiếp theo chúng ta đi tìm hiểu về khái niệm người bị bắt. Khái niệm
này được xây dựng dựa trên cơ s của khái niệm biện pháp ngăn chặn bắt
người. Người bị bắt là chủ thể bị các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các chủ
thể khác theo quy định của BLTTHS áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người
thuộc một trong ba trường hợp: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Bắt người
trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Theo đó, có thể hiểu khái niệm người bị bắt nói chung là người bị áp dụng
biện pháp ngăn chặn bắt người do các chủ thể được quy định trong BLTTHS
hình sự tiến hành theo thủ tục được pháp luật quy định. Hiện nay BLTTHS
chưa quy định khái niệm người bị bắt mà chỉ quy định các trường hợp bắt
người, đồng thời cũng đưa ra khái niệm người bị tạm giữ. Theo quy định của
Điều 48 BLTTHS thì: Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn
cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm
tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ [28]. Điều này có
nghĩa, các trường hợp người bị bắt sau đó chuyển hóa thành tư cách tố tụng
của người bị tạm giữ, b i lẽ người bị tạm giữ sau khi bị áp dụng biện pháp
ngăn chặn bắt quả tang, bắt đang bị truy nã, bắt khẩn cấp và có quyết định
tạm giữ thì tr thành chủ thể tố tụng này.
Nghiên cứu giai đoạn điều tra vụ án hình sự ta thấy, giai đoạn điều tra
được xác định từ khi có quyết định kh i tố vụ án hình sự cho đến khi hoặc là
có quyết định kết luận điều tra, đề nghị truy tố, hoặc kết luận điều tra, đình chỉ
vụ án. Như vậy trong giai đoạn điều tra chỉ có sự xuất hiện của người có
những tư cách tố tụng là người bị tạm giữ hoặc bị can mà không có người có
tư cách bị cáo. B i lẽ theo Điều 50 BLTTHS thì: Bị cáo là người đã bị Tòa án
quyết định đưa ra xét xử. Như vậy, đối với người bị bắt trong giai đoạn điều
12
tra chỉ có thể là những người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt đối với các
trường hợp bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy
nã và bắt bị can để tạm giam mà không thể có trường hợp bắt bị cáo để tạm
giam.
Một điều lưu ý là riêng đối với trường hợp bắt người đang bị truy nã,
bắt bị can để tạm giam, bắt khẩn cấp, bắt quả tang có thể có cả trong các giai
đoạn tố tụng khác như giai đoạn kh i tố, truy tố trong TTHS. Do đó, cần phải
phân biệt các trường hợp này với trường hợp bắt người trong giai đoạn điều
tra, để từ đó xác định đúng nội dung bảo đảm quyền con người của người bị
bắt trong giai đoạn điều tra. Thực tiễn hiện nay đa số biện pháp bắt người đều
được tiến hành trong giai đoạn điều tra. Nghiên cứu bắt người trong giai đoạn
này có những ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo quyền con người của
người bị bắt.
Từ những phân tích về khái niệm bắt người trong TTHS và khái niệm
giai đoạn điều tra trong TTHS, chúng ta có thể rút ra khái niệm về người bị
bắt trong giai đoạn điều tra như sau: Người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ
án hình sự là người bị các cơ quan điều tra hoặc các cơ quan khác được giao
thẩm quyền điều tra theo quy định của BLTTHS áp dụng biện pháp ngăn chặn
bắt người trong trường hợp họ là bị can trong vụ án hoặc họ là người đang
chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
hoặc có hành vi phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã khi có căn cứ do
BLTTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can
gây khó khăn cho việc điều tra, vụ án hình sự.
Từ khái niệm trên về người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
ta có thể rút ra các đặc điểm sau về người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự.
13
Thứ nhất, người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là người
bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người. Biện pháp này được tiến hành theo
đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, với các điều kiện về căn cứ bắt,
chủ thể bắt, thủ tục bắt rất chặt chẽ. B i lẽ, bắt người cũng như các biện pháp
ngăn chặn khác là các biện pháp hạn chế quyền con người của người bị áp
dụng. Do đó, khi áp dụng biện pháp bắt cũng như các biện pháp ngăn chặn
khác thường có tác động tới các quyền cơ bản của con người như quyền bất
khả xâm phạm về thân thể... Chính vì vậy, nghiên cứu về việc bảo đảm quyền
con người của người bị bắt là rất quan trọng.
Thứ hai, người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bị tiến
hành áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người nhưng không phải trong mọi
trường hợp bắt. Theo quy định của BLTTHS thì hiện nay quy định ba trường
hợp bắt là: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Bắt người trong trường hợp khẩn
cấp; Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Tuy nhiên, để phù hợp
với giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì biện pháp bắt người chỉ áp dụng đối
với trường hợp bắt bị can để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp;
bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B i lẽ nếu đã xác định
là bị cáo trong vụ án hình sự thì là người đã có quyết định đưa ra xét xử. Như
vậy, giai đoạn này thuộc giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Việc xác định phạm
vi người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có vai trò quan trọng
trong việc giới hạn đối tượng người bị bắt trong giai đoạn điều tra.
Thứ ba, người bị bắt trong giai đoạn điều tra là người sau khi bị áp
dụng biện pháp bắt người thì họ là người tiếp theo bị áp dụng các biện pháp
ngăn chặn khác. Đó là các biện pháp tạm giữ, tạm giam hoặc một số biện
pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS năm 2003. Điều này cho thấy,
biện pháp bắt người khi kết hợp với các biện pháp ngăn chặn khác mới đảm
14
bảo yếu tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can, bị cáo
gây khó khăn cho việc điều tra, vụ án hình sự.
Thứ tư, một đặc điểm chung của người bị bắt trong giai đoạn điều tra
cũng như những người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác đó là những
người có nguy cơ bị hành vi tố tụng tác động tới các quyền con người cơ bản
của họ như tự do thân thể, tự do cư trú... điều này cho thấy yêu cầu cần thiết
của việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra.
Vấn đề bảo đảm quyền của người bị bắt có liên quan đến rất nhiều yêu cầu
khác nhau về điều kiện bắt, thủ tục bắt, chủ thể có quyền bắt... Đáp ứng được
điều kiện này là một nhân tố quan trọng trong đảm bảo quyền của người bắt
trong giai đoạn điều tra.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Khi tội phạm xảy ra, việc giải quyết vụ án phải trải qua nhiều giai đoạn
và do nhiều cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhằm xác định chính xác,
khách quan bản chất vụ án, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm
tội. Toàn bộ quá trình giải quyết vụ án được gọi là tố tụng hình sự.Quá trình
giải quyết vụ án hình sự được chia thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn tố tụng
hình sự có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầu khác nhau và tương ứng với
mỗi giai đoạn đó là chức năng cụ thể của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có
thẩm quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định. Như vậy, giai
đoạn tố tụng hình sự được hiểu: Là bước của quá trình tố tụng hình sự tương
ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại
chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án
hình sự một cách công minh, khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp
phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền và tự
do của công dân [4].
15
Tất cả các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng, điều tra là một giai đoạn
của tố tụng hình sự. Theo đó, giai đoạn điều tra chiếm một vị trí quan trọng
trong TTHS. Theo quan điểm thống nhất hiện nay, giai đoạn điều tra vụ án
hình sự là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng hình sự được BLTTHS quy
định trong 6 chương, từ chương VIII đến chương XIII. Giai đoạn điều tra
được xác định bắt đầu từ khi có quyết định kh i tố vụ án hình sự cho đến khi
CQĐT chuyển toàn bộ hồ sơ tài liệu và kết luận điều tra sang VKS đề nghị
truy tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có đủ các căn cứ do pháp
luật quy định thì vụ án bị đình chỉ điều tra và tất nhiên các hoạt động tố tụng
trong giai đoạn điều tra đối với vụ án đó sẽ chấm dứt, nên trong trường hợp
vụ án bị đình chỉ điều tra thì cũng được coi là thời điểm chấm dứt giai đoạn
điều tra vụ án.
Khoảng thời gian bắt đầu cho đến khi kết thúc của giai đoạn điều tra
được Luật tố tụng hình sự quy định khá cụ thể, theo đó thời hạn điều tra (kể
cả các lần gia hạn điều tra) đối với tội ít nghiêm trọng tối đa không quá 4
tháng, đối với tội nghiêm trọng không quá 8 tháng, đối với tội rất nghiêm
trọng không quá 12 tháng, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá 20
tháng kể từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định kh i tố vụ án hình
sự. Riêng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia ngoài các thời hạn điều tra
nêu trên thì Viện trư ng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm khi thấy cần thiết,
thời hạn gia hạn thêm không quy định cụ thể mà tùy vào tính chất phức tạp
của vụ án mà Viện trư ng VKSNDTC ấn định thời gian gia hạn.
Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là rất quan trọng trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự, b i kết quả của hoạt động điều tra là để phục vụ cho việc
xét xử của Tòa án, mọi quyết định của Tòa án về sự việc phạm tội và người thực
hiện tội phạm đều phải dựa trên cơ s các chứng cứ đã thu thập được giai đoạn
điều tra. Cho nên nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng
16
có quyền áp dụng mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để chứng
minh tội phạm và người thực hiện tội phạm, các tình tiết khác có liên quan đến
vụ án, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để kiến nghị với các cấp các
ngành thực hiện biện pháp phòng ngừa tội phạm. Nhiệm vụ trên được thực hiện
b i các chủ thể là CQĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt
động điều tra. Tất cả các hoạt động tố tụng được thực hiện b i chủ thể của giai
đoạn điều tra đều phải tuân theo đúng các quy định của Luật tố tụng hình sự
góp phần giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, khách quan và đúng
pháp luật.
Như vậy, giai đoạn điều tra vụ án hình sự được hiểu là: Một giai đoạn
của tố tụng hình sự trong đó Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao
một số hoạt động điều tra được sử dụng các biện pháp do Luật tố tụng hình sự
quy định để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và
những vấn đề khác có liên quan đến vụ án làm cơ s cho việc xét xử của Tòa
án. Đồng thời thông qua hoạt động điều tra xác định nguyên nhân điều kiện
phạm tội đối với từng vụ án cụ thể và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa với
các cơ quan và tổ chức hữu quan [7, tr.59].
Đặc điểm: Từ khái niệm về giai đoạn điều tra vụ án hình sự nêu trên,
có thể rút ra các đặc điểm cơ bản và đặc trưng của giai đoạn này như sau:
Thứ nhất, giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá
trình tố tụng hình sự có thời hạn xác định bắt đầu từ khi các cơ quan tiến hành
tố tụng ra quyết định kh i tố vụ án hình sự cho đến khi CQĐT chuyển toàn bộ
hồ sơ vụ án và kết luận điều tra sang VKS đề nghị truy tố hoặc CQĐT ra
quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
Thứ hai, nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự là các cơ quan
có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để
17
chứng minh tội phạm và người phạm tội, làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ
án bao gồm cả tình tiết buộc tội và tình tiết gỡ tội, các tình tiết tăng nặng và
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để
kiến nghị với các cấp các ngành thực hiện biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Thứ ba, chủ thể thực hiện các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều
chỉ là CQĐT hoặc các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động
điều tra. Các tài liệu do chính hoạt động của các chủ thể nói trên tiến hành thu
thập mới được coi là những chứng cứ làm cơ s cho việc truy cứu trách nhiệm
hình sự. Còn các tài liệu có liên quan đến vụ án do các hoạt động khác cung
cấp như hoạt động trinh sát thì phải được CQĐT kiểm tra và thẩm định lại thì
mới được coi là chứng cứ để chứng minh tội phạm.
Thứ tư, biện pháp mà các chủ thể áp dụng trong giai đoạn điều tra là
mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định, việc áp dụng các biện pháp
đó tùy thuộc vào tính chất, mức độ của từng vụ án. Cụ thể các biện pháp đó
là: Hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị hại;
tạm giam; cấm đi khỏi nơi cư trú; khám xét khẩn cấp; bắt tạm giam v.v... Các
biện pháp được áp dụng phải theo đúng quy định của Luật tố tụng hình sự [6,
tr.63].
1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền con người, bảo đảm quyền con
người trong tố tụng hình sự và bảo đảm quyền con người đối với người bị
bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền con người
Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh
vực như đạo đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định
nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo
những góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn
b i các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyền con người là những
18
quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn
giản vì họ là con người. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng
cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn b i các nhà nghiên cứu:
quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các
cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn
hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người [45,
tr.1].
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề quyền con
người.Trong tác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người,
các tác giả định nghĩa quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên,
vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và
các thỏa thuận pháp lý quốc tế[23, tr.38].
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung
của cộng đồng quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện
chủ yếu là giá trị đạo đức và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền
con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có (những đặc quyền) của con người
như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...; dưới bình diện pháp lý, để tr
thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Như vậy, dù góc độ nào hay cấp độ nào
thì quyền con người cũng được xác định như là chuẩn mực được kết tinh từ
những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi người.
Phân biệt khái niệm quyền con người với quyền công dân:
Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm có mối liên hệ
mật thiết với nhau, tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt nhất định.
Quyền con người là khái niệm có tính chất bao quát và rộng hơn quyền
công dân. Quyền con người là quyền được áp dụng cho tất cả mọi người
19
thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phân biệt
quốc tịch, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia hay tư cách cá nhân của
chủ thể, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại.
Quyền công dân là khái niệm gắn liền với Nhà nước, thể hiện mối quan hệ
giữa công dân với Nhà nước, được xác định b i chế định quốc tịch. Quyền công
dân là tập hợp những quyền con người được pháp luật của một nước ghi nhận và
chỉ những người mang quốc tịch của một nước thì mới được hư ng các quyền
công dân mà pháp luật nước đó quy định. Ví dụ: theo Điều 27 Hiến pháp năm
2013 thì công dân đủ 18 tuổi tr lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt
tuổi tr lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân [30].
Các đặc điểm (tính chất) của quyền con người. Quyền con người có
những tính chất cơ bản sau đây:
- Tính phổ biến:
Tính phổ biến của quyền con người thể hiện chỗ quyền con người
được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc,
giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người, dù trong những
chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn
được công nhận là con người và được hư ng những quyền và sự tự do cơ bản
[23, tr.42].
- Tính đặc thù:
Mặc dù tất cả mọi người đều được hư ng quyền con người nhưng mức
độ thụ hư ng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng
người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang
sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang
những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội
khu vực đó.
20
- Tính không thể bị tước bỏ:
Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người
không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện b i bất cứ chủ thể
nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể đặc
biệt mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ: tù nhân bị giam do thực hiện
hành vi phạm tội [23, tr.44].
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền:
Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc
thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi có
một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hư ng đến các quyền khác. Ví dụ: nếu một
người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống
còn của cá nhân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân chủ như Quyền
bầu cử hoặc Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người trong tố tụng
hình sự
Khái niệm về quyền con người trong tố tụng hình sự đã được đưa ra
nhưng chủ yếu là nhấn mạnh đến quyền con người bị buộc tội mà chưa chú ý
đến quyền của những người khác tham gia tố tụng hình sự: Quyền con người
trong tố tụng hình sự là những quyền thiêng liêng chỉ dành cho con người khi
họ tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mà nhà nước có nghĩa vụ phải
ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện trên thực tế.
* Đặc điểm:
Thứ nhất, bảo vệ quyền con người thông qua các nguyên tắc cơ bản
của Luật tố tụng hình sự Nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS là những phương
châm, định hướng chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động TTHS
21
trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS. Những nguyên tắc cơ
bản này đã thể hiện đầy đủ quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta
trong việc bảo vệ quyền con người. Trong số 30 nguyên tắc cơ bản được quy
định Bộ luật TTHS năm 2003 (từ Điều 3 - Điều 32) những cấp độ khác
nhau đều thể hiện tinh thần bảo vệ quyền con người với hai định hướng: (1)
Xử lý nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật đối với tội phạm xâm phạm
quyền con người và (2) Đảm bảo không làm ảnh hư ng tới quyền con người
khi tiến hành tố tụng.
Thứ hai, bảo vệ quyền con người thông qua quy định của luật TTHS về
các biện pháp ngăn chặn. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các cơ
quan THTT được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế trong đó có biện pháp
ngăn chặn. Biện pháp ngăn chặn là chế định pháp lý quan trọng được quy
định tại Chương VI Bộ luật TTHS bao gồm các biện pháp: Bắt; tạm giữ; tạm
giam; cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lãnh; đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.
Nhằm tránh việc lợi dụng của các cơ quan THTT và người THTT khi áp dụng
áp dụng những biện pháp này xâm hại đến quyền con người Luật TTHS quy
định chặt chẽ mục đích, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng.
Thứ ba, bảo vệ quyền con người thông qua các quy định về kh i tố vụ
án hình sự Kh i tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ
án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ sử dụng các biện pháp
của TTHS để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm, trên cơ s đó các
cơ quan này sẽ ra một trong hai quyết định: Quyết định kh i tố vụ án hình sự
và Quyết định không kh i tố vụ án hình sự. Việc kh i tố vụ án hình sự đối với
tội phạm nói chung và các tội xâm phạm quyền công dân có ý nghĩa quan
trong trong cơ chế bảo vệ quyền con người của hệ thống pháp luật nước ta.
Chính vì vậy, Bộ luật TTHS quy định căn cứ, cơ s của việc kh i tố vụ án và
22
không kh i tố vụ án hình sự cũng như thẩm quyền, trình tự, thủ tục ra Quyết
định kh i tố vụ án và việc kiểm sát kh i tố vụ án hình sự.
Thứ tư, bảo vệ quyền con người thông qua các quy định về điều tra -
truy tố Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của TTHS trong đó Cơ quan
điều tra và các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra có trách
nhiệm chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác có liên
quan đến vụ án làm cơ s cho việc xét xử của Toà án. Đồng thời thông qua
hoạt động điều tra xác định nguyên nhân điều kiện phạm tội đối với từng vụ
án cụ thể và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa với các cơ quan và tổ chức
hữu quan. Giai đoạn điều tra thực chất là quá trình làm sáng tỏ tất cả sự thật
khách quan vụ án của Cơ quan điều tra nhằm phục vụ cho việc xử lý tội phạm
bảo vệ quyền con người vì vậy các quy định về điều tra của Luật TTHS đều
hướng tới mục tiêu này.
Thứ năm, bảo vệ quyền con người thông qua các quy định về xét xử
Xét xử là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện
bản chất của nền tư pháp quốc gia nên việc bảo vệ quyền con người được thể
hiện tập trong nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án.
Thứ sáu, bảo vệ quyền con người thông qua các quy định về thi hành
bản án Thi hành bản án là giai đoạn cuối của quá trình giải quyết vụ án hình
sự và nó cũng ảnh hư ng không ít tới quyền con người nên luật TTHS cũng
quy định trình tự thủ tục cụ thể để tránh sự lợi dụng xâm phạm quyền con
người.
1.2.3. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người đối với người bị
bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Trong số các chủ thể tham gia tố tụng thì vấn đề bảo đảm quyền của bị
can, bị cáo đặc biệt là người bị bắt có tầm quan quan trọng đặc biệt. Bời lẽ
23
người bị bắt là một chủ thể đặc biệt mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ dễ
bị xâm phạm trong quá trình tiến hành tố tụng, bị áp dụng biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất, bị tước đoạt một số quyền công dân để phục vụ điều
tra, truy tố, xét xử. quyền và lợi ích hợp pháp của họ rất dễ bị những người
tiến hành tố tụng vô hình hoặc cố ý xâm hại vị một lý do nào đó [12, tr 52].
Với vị trí tố tụng như vậy, chúng ta cần nghiên cứu và tìm hiểu về khái niệm
bảo đảm quyền con người nói chung, trong đó có bảo đảm quyền con người
của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Xuyên suốt trong lịch sử kiến tạo nhà nước Việt Nam mới từ năm 1945
cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ, phát huy
các quyền con người, quyền công dân. Sự thừa nhận của Nhà nước bằng các
định chế pháp lý và sự bảo đảm bằng các biện pháp thực tiễn khác nhau cho
thấy Việt Nam mọi quyền con người đều được thừa nhận và bảo vệ. Bảo
đảm quyền con người là bảo đảm dân chủ, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực nhà
nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là mục tiêu mà
Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới. Việc bảo đảm các quyền con người,
quyền công dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư
tư ng... trong đónhà nước bảo đảm về mặt pháp lý, các cơ quan tố tụng bảo
đảm thực thi pháp luật có hiệu quả là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định quan điểm “Nhà nước tôn
trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc,
sự phát triển tự do của mỗi người”. Như vậy có thể thấy Nhà nước tự nhận
trách nhiệm, nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền con người; bảo đảm quyền
con người. Nhằm bảo đảm quyền con người, Hiến pháp 2013 của nước ta đã
ghi nhận hai nguyên tắc quan trọng: (i) các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hoá và xã hội phải được tôn trọng; (ii) Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo
24
thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân [30]. Từ hai nguyên tắc
này và để đảm bảo thực hiện trên thực tế, Hiến pháp 2013 đã quy định cơ chế
thực hiện như sau:
- Bảo đảm quyền con người thông qua hệ thống cơ quan quyền lực nhà
nước đảm bảo thực hiện. Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông
qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông quacác cơ quan khác của Nhà
nước” [30]. Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả
nước bầu ra, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân bằng các phương thức sau: xây dựng Hiến pháp và pháp luật, ghi nhận ý
chí, nguyện vọng của nhân dân, thể chế hoá các quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân; giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các chủ
thể, nhất là các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước; quyết định những vấn đề
quan trọng nhất của đất nước. Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, thực hiện việc giám sát hoạt
động của các cơ quan nhà nước địa phương. Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp chính là các thiết chế quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con
người cơ bản nói chung trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
- Quyền con người, quyền công dân được đảm bảo thực hiện b i hệ
thống cơ quan hành pháp. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp là chủ thể có
trách nhiệm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, làm cho quyền và nghĩa vụ của
công dân tr thành hiện thực, là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó cơ quan công an (cơ quan điều tra) có
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự pháp luật và pháp chế.
- Quyền con người, quyền công dân còn được bảo đảm qua hệ thống cơ
quan tư pháp. Toà án và Viện kiểm sát là các cơ quan bảo vệ pháp chế, quyền
25
làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và tính mạng,
danh dự, nhân phẩm... của con người.
Tố tụng hình sự là toàn bộ trình tự, thủ tục xác định tội phạm và xử lý
đối vớingười phạm tội, hướng tới mục tiêu chủ động phòng ngừa, ngăn chặn
tộiphạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi
hành vi phạm tội, hướng tới mục tiêu không để lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội. Tuy nhiên, lĩnh vực TTHS có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đưa
lại các hậu quả pháp lí liên quan đến sinh mạng chính trị, uy tín, danh dự,
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia tố tụng. Lĩnh vực TTHS do
đó được xếp vào nhóm "có nguy cơ cao" trong việc tác động tiêu cực đến
quyền con người của người tham gia tố tụng. Đặc biệt là đối với người bị bắt -
là những người đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, với tính chất như
các biện pháp hạn chế quyền con người. Do đó đối với những người này nhu
cầu cần thiết là hoạt động bảo đảm quyền con người của họ. Khái niệm
"quyền" nói chung đượchiểu là "điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho
được hư ng, đượclàm, được đòi hỏi" thì với quyền của bị bắt trong TTHS,
tínhchất "được hư ng", được nhận nhiều hơn là "được làm, được đòi hỏi".
Tương tự như vậy, nếu khái niệm "quyền" được hiểu là khả năng xử sự
theocách thức nhất định mà pháp luật cho phép; khả năng yêu cầu các chủ thể
khác chấm dứt việc cản tr thực hiện quyền; khả năng yêu cầu các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bản thân) thì với quyền của người bị bắt trong TTHS, cả ba khả năng trên
cũngluôn có xu hướng bị hạn chế xuất phát từ trình độ nhận thức pháp luật và
tâm lí pháp luật đặc thù của người bị bắt.
Bảo đảm quyền con người đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Bảo
đảm quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra các điều kiện về chính
26
trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân, công dân, các tổ chức của
công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họ đã được
pháp luật ghi nhận. Bảo đảm quyền con người là việc xác định các biện pháp
pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chế để bảo vệ các quyền con người, quyền
công dân khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyền hay từ các chủ thể
khác nhằm khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Từ góc nhìn của khoa học
luật, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì các bảo đảm pháp lý về quyền con
người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong bất kỳ lĩnh vực pháp luật gì, việc
bảo đảm quyền con người luôn được đặt ra, trong đó có việc bảo đảm quyền
con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra
nói riêng. B i trong TTHS, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự xét
đến cùng không chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền con người mà còn hướng đến
đảm bảo bảo tính đúng đắn và tính hợp pháp của hoạt động kh i tố, điều tra,
truy tố, xét xử tội phạm và người phạm tội [31,tr.42]. Bằng các quy định của
pháp luật TTHS cũng như các văn bản khác có liên quan, Nhà nước quy định
một cách đầy đủ các biện pháp, thiết chế khác nhau để bảo đảm các quyền
con người cơ bản của các đối tượng khác nhau trong tố tụng hình sự như
người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, những
người tham gia tố tụng khác. Trong đó việc bảo đảm quyền con người của
người bị bắt trong giai đoạn điều tra là một trong những yêu cầu như vậy.
Như vậy, bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn
điều tra chính là một trong các trường hợp bảo đảm quyền con người trong tố
tụng hình sự nói chung. Trong TTHS, việc áp dụng các biện pháp tố tụng đối
với những chủ thể khác nhau để nhằm tìm ra sự thật của vụ án có nguy cơ cao
xâm phạm tới các quyền con người cơ bản. B i lẽ, các biện pháp tố tụng hình
sự có thể hạn chế, tác động tới một số quyền con người đã được thừa nhận
27
chung như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, quyền
bảo đảm về bí mật đời tư, an toàn thư tín, điện tín... Điều này cho thấy, vấn đề
đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong điều tra vụ án hình sự rất cần
quan tâm và cẩn trọng.
Từ sự phân tích về khái niệm người bị bắt trong tố tụng hình sự và bảo
đảm quyền con người trong tố tụng hình sự chúng ta có thể đưa ra khái niệm
bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sư, như sau: Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan điều tra và các cơ quan
khác được giao thẩm quyền điều tra trong việc xây dựng và thực hiện pháp
luật nhằm thiết lập, triển khai đầy đủ các quyền của người bị bắt trên cơ sở
những bảo đảm chung cho quyền con người và quyền con người trong lĩnh
vực tư pháp.
Đặc điểm: Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra những đặc điểm, nội
dungcủa bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự như sau:
Thứ nhất,bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn
điều tra trước hết thể hiện trong việc phảibảo đảm các quyền công dân chung
của họ:Các quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và
các văn bản pháp luật khác như Luật bầu cử, Bộ luật dân sự, Luật s hữu trí
tuệ… Là công dân, người bị bắt có quyền được tôn trọng và bảo đảm các
quyền được pháp luật quy định, trừ các trường hợp BLTTHS quy định khác
nhằmđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tố tụng hình sự. Phải nói rằng, trong khoa
học luật tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng, vấn
đề bảo đảm quyền công dân của người tham gia tố tụng chưa được chú ý
nhiều. Trong nghiên cứu về “Bị can và bảo đảm quyền của bị can trong
28
BLTTHS 2003, thực trạng và định hướng hoàn thiện”, vấn đề này đã được
TS. Nguyễn Duy Hưng phát hiện: “Những quy định của pháp luật tố tụng
hình sự hiện hành chưa đề cập nhiều đến khía cạnh các quyền công dân của
một người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách bị can. Các quyền
của bị can được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự phần lớn được đề
cập trên phương diện quyền tố tụng và ít được đề cập trên phương diện quyền
công dân. Tuy nhiên, với tư cách là đối tượng của khoa học luật tố tụng hình
sự, việc nghiên cứu bảo đảm quyền công dân của người bị bắt, bị tạm giữ, bị
can, bị cáo cần đượcđặt trong bối cảnh các hoạt động tố tụng hình sự được
thực hiện để giải quyết vụ án”[18, tr.46].
Tố tụng hình sự là hoạt động đặc biệt liên quan đến việc kh i tố, điều
tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự liên quan đến việc phát hiện, xử lý hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm và xử phạt người phạm tội.
Trong giai đoạn điều tra, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó có
biện pháp bắt người là rất cần thiết để phục vụ cho việc chứng minh vụ án
hình sự. Vì vậy, để đạt được mụcđích của tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng
hình sự của bất kỳ một quốc gia nào cũng có quy định về những biện pháp
cưỡng chế tố tụng, các hành vi, quyết định tố tụngđụng chạm đến quyền, lợi
ích của công dân. Hay nói cách khác, cưỡng chế tố tụng hình sự, khả năng
ảnh hư ng của hoạt động tố tụng hình sự tới các quyền con người của công
dân là tất yếu.
Để bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung, quyền
con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra nói riêng dưới góc độ
quyền công dân, thể hiện chủ yếu thông qua các nguyên tắc tố tụng hình sự
trong đó có các nguyên tắc ảnh hư ng trực tiếp tới biện pháp ngăn chặn bắt
người trong giai đoạn điều tra.Trong khoa học luật tố tụng hình sự, các
nguyên tắc tố tụng hình sự được phân chia thành các nhóm khác nhau để
29
nghiên cứu, bao gồm: 1/ Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong hoạt động tố
tụng; 2/ Các nguyên tắc liên quan đến việc xác định sự thật khách quan của vụ
án; 3/ Các nguyên tắc thể hiện tính dân chủ trong hoạt động tố tụng và 4/ Các
nguyên tắc bảo đảm quyền con người của người tham gia tố tụng.
Trong số các nguyên tắc tố tụng hình sự cơ bản được quy định trong
BLTTHS, các nguyên tắc thuộc nhóm thứ tư thể hiện rõ nhất quan điểm của
người làm luật liên quan đến bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người
bị bắt trong TTHS nói chung và đặc biệt là trong giai đoạn điều tra. Đó là:
nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (điều 4),
nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật (điều
5), nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
(điều 6), nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản
của công dân (điều 7), nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án
kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (điều 9), nguyên tắc bảo đảm
quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị
oan (điều 29) và nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị
thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây
ra (điều 30)...,.
Ngoài ra, các nguyên tắc tố tụng khác mức độ này hay mức độ khác,
gócđộ này hay góc độ khác đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc bảo
đảm quyềncon người của người tham gia tố tụng nói chung, của người bị bắt
nói riêng trong giai đoạn điều tra.
Thứ hai,bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn
điều tratừ góc độ này là đảm bảo cho người bị bắt có địa vị pháp lý phù hợp
để bảo vệ mình trước việc bị nghi thực hiện tội phạm, bị buộc tộivà những
điều kiện pháp lý cũng như thực tế để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng
30
được quy định. Là người bị nghi thực hiện tội phạm (người bị tạm giữ), bị
truy cứu trách nhiệm hình sự (trong trường hợp đã bị kh i tố về hình
sự),người bị bắt là người tham gia tố tụng có vị trí trung tâm, quyết định trong
toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Mọi hoạt động tố tụng hình sự đều tập trung
vào việc xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm để trên cơ s đó có
quyết định xử lý phù hợp với quy định pháp luật. Vì vậy, có thể nói, các quy
định của BLTTHS, các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng đều trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều
liên quan đến người bị bắt hoặc các chủ thể tham gia tố tụng khác.
Bảo đảm quyền con người của người bị bắt tronggiai đoạn điều tra từ
góc độ này là xây dựng cơ s pháp lý và tạo điều kiện trên thực tế để: 1/
Những người bị bắt có khả năng chứng minh bác bỏ sự nghi ngờ phạm tội từ
phía cơ quan điều tra, bác bỏ sự buộc tội của cơ quan điều tra và làm giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà người đó thực hiện; 2/ Cơ quan
điều tra xác định chính xác, khách quan tội phạm, người phạm tội và áp dụng
đúng đắn các quy định của pháp luật (kể cả BLHS và BLTTHS) để giải quyết
vụ án. Và như vậy, theo chúng tôi, bảo đảm quyền con người của người bị bắt
trong giai đoạn điều tra tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:
Một là, quy định đúng đắn, hợp lý về nội dung và thực hiện các nguyên
tắc tố tụng hình sự đặc biệt là các nguyên tắc có liên quan một cách mật thiết
đến quyền của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự;
Hai là, quy định hợp lý địa vị tố tụng của người bị bắt; quy định cụ thể,
rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan điều tra trong trường hợp áp dụng
biện pháp ngăn chặn bắt người;
Ba là, quy định đúng đắn chứng cứ và quá trình chứng minh trong tố
tụng hình sự đặc biệt là chứng minh được các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn
31
chặn bắt người của các cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn điều tra. Điều
này nhằm tránh tình trạng tác động tới quyền cá nhân của người bị bắt;
Bốn là, quy định cụ thể, hợp lý điều kiện và thủ tục áp dụng các biện
pháp cưỡng chế tố tụng nói chung, các biện pháp ngăn chặn nói riêng. Đây là
điều kiện tiên quyết và vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo quyền con
người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. B i lẽ nếu các điều kiện và
thủ tục bắt người không được quy định chính xác và chặt chẽ rất khó có thể
đảm bảo được quyền con người của chủ thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
bắt người.
Năm là, quy định các thủ tục bắt người trong tố tụng hình sự nói chung
và trong giai đoạn điều tra nói riêng cụ thể, dân chủ, công khai;
Sáu là, quy định đầy đủ và chặt chẽ hậu quả tố tụng, chế độ trách
nhiệmđối với các quyết định oan, sai đối với người bị bắt trong giai đoạn điều
tra v.v…
* Như vậy, việc phân biệt bảo đảm quyền công dân và bảo đảm quyền
tố tụng của người bị bắt trong giai đoạn điều tra chỉ là tương đối để phân tích
về mặt lý luận. Thực ra, hai vấn đề này liên quan rất mật thiết với nhau, bổ
sung cho nhau và có tác động qua lại rất lớn với nhau. Quyền công dân,
quyền tố tụng đều là các nội dung của quyền con người của người bị bắt trong
giai đoạn điều tra. Người bị bắt chỉ có thể thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng
của mình nếu quyền công dân của họ được tôn trọng và bảo đảm; và ngược
lại, không thể nói đến quyền công dân nếu các quyền tố tụng quan trọng của
người bị bắt không được bảo đảm thực hiện. Vì vậy, việc nghiên cứu cũng
như thực hiện việc bảo đảm quyền công dân chung, quyền tố tụng của người
bị bắt cần đồng thời được tiến hành. Có như vậy, quyền con người của người
bị bắt trong giai đoạn điều tra mới được bảo đảm một cách hiệu quả, góp phần
32
không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn lợi ích Nhà
nước, cộng đồng và nhiệm vụ tố tụng đặt ra. Vì vậy, theo chúng tôi, khi
nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn
điều tra là cần tập trung phân tích các quy định của BLTTHS và thực hiện các
quy định đó trên thực tế các nội dung cơ bản sau đây.
- Nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản tố tụng hình sự liên quan đến bảo
đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nhất là trong giai đoạn điều tra
như tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (điều 4), nguyên tắc
bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (điều 6), nguyên
tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân
(điều 7), nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ , an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (điều 8), nguyên tắc suyđoán
không có tội (điều 9), nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (điều 10), nguyên
tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điều 11),
nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
(điều 12), nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi
danh dự, quyền lợi của người bị oan (điều 29), nguyên tắc bảo đảm quyền
được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng hình sự gây ra (điều 30) và nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu
nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (điều 31)… Nguyên tắc tố tụng hình sự là tư
tư ng chỉ đạo được quy định trong BLTTHS cần được tuân thủ trong quá
trình tố tụng trong đó có giai đoạn điều tra. Tuân thủ các tư tư ng chỉ đạo liên
quan đến việc bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, đến quyền tố tụng
của những người tham gia tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo
đảm quyền con người của người bị bắt.
- Nghiên cứu địa vị tố tụng của người tiến hành tố tụng và người bị
bắttrong giai đoạn điều tra. Đặc biệt, cần tập trung vào việc nghiên cứu trách
33
nhiệm của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với người bị bắt và quyền tố
tụng của người bị bắttrong giai đoạn điều tra. B i vì tôn trọng quyền công
dân, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan Nhà nước đối với công
dân là một trong những đặcđiểm của Nhà nước pháp quyền. Quan hệ giữa
Nhà nước với công dân, mà cụ thể hơn là quan hệ giữa cơ quan, người tiến
hành tố tụng với người tham gia tố tụng nói chung, người bị bắtnói riêng là
thể hiện rõ nhất tính chất dânchủ trong xã hội, trong quá trình tố tụng hình sự.
Tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong đó có cơ
quan điều tra, quyền của người tham gia tố tụng là điều kiện rất quan trọng để
đảm bảo quyền con người của người bị bắttrong giai đoạn điều tra;
- Nghiên cứu về chứng cứ và quá trình chứng minh trong điều travụ án
hình sự đểđảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình tố tụng. Quy định
một cách chặt chẽ về chứng cứ, các đặc điểm của chứng cứ và thủ tục chứng
minh (thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
trong việc đảm bảo cho việc xử lý chính xác, khách quan vụ án; từ đó là việc
bảođảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra.
- Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn đặc biệt là tronggiai đoạn điều
tra. Trong đó, chú trọng đến thẩm quyền (áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện
pháp), căn cứ áp dụng, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Biện pháp
ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế tố tụng được người có thẩm quyền áp dụng
đối với người bị nghi thực hiện tội phạm, bị can khi có đủ căn cứ luật định
nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm
tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản tr cho việc điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án [37, tr.69]. Là những biện pháp cưỡng chế, việc áp
dụng các biện pháp ngăn chặn có liên quan rất lớn đến quyền con người của
người bị bắt; đặc biệt là các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, các quyền
tự do dân chủ khác. B i vì, trong tố tụng hình sự, chỉ có người bị bắtlà những
34
đối tượng duy nhất bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Quy định và áp dụng
biện pháp ngăn chặn đúng thẩm quyền, đúng căn cứ, đúng thủ tục và đúng
thời hạn…là những đảm bảo quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người
của người bị bắt trong giai đoạn điều tra.
- Nghiên cứu các thủ tục trong giai đoạn điều tra từ góc độ để các thủ
tục đó không xâm phạm quyền công dân cũng như bảo đảm cho người bị bắt
thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân
chủ, công khai, khách quan. Là cách thức, trình tự thực hiện hoạt động điều
tra một mặt bảo đảm cho hoạt động điều tra tiến hànhđược chính xác, khách
quan; mặt khác để các hoạt động điều tra đó không hạn chế quyền tố tụng của
người tham gia tố tụng nói chung, của người bị bắt nói riêng. B i vì, ngay
trong các hoạt động tố tụng (như lấy lời khai, khám xét, thu giữ vật chứng, tài
liệu, đồ vật…) đã chứa đựng yếu tố cưỡng chế. Quy định thủ tục tố tụng đặc
biệt trong giai đoạn điều tra chặt chẽ tức là đã hạn chế để cơ quan điều tra
thực hiện những hành vi tố tụng được BLTTHS quy định vi phạm các quyền
của người bị bắt.
- Nghiên cứu các quy định về khiếu nại, tố cáo trong điều tra vụ án hình
sự. Bảođảm cho người bị bắt quyền khiếu nại, tố cáo đối với hành vi của cơ
quan điều tra vi phạm pháp luật nói chung, xâm phạm quyền con người nói
riêng và trình tự, thủ tục giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo đó là một
trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền con người của họ trong
điều tra hình sự. Trong giai đoạn điều tra, các vi phạm quyền con người
thường bị khiếu nại như lạm dụng áp dụng biện pháp ngăn chặn, vi phạm thủ
tục tố tụng trong khám xét, kê biên, hỏi cung, lấy lời khai v.v… Khiếu nại, tố
cáo là một trong những nguồn thông tin báo về việc xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân từ phía cơ quan điều tra. Xác minh và giải quyết đúng
đắn các khiếu nại tư pháp, một mặt nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm
35
pháp luật xảy ra trong quá trình điều tra, kịp thời bảo vệ quyền con người của
người bị bắt; mặt khácđảm bảo cho hoạt động điều tra được thực hiện chính
xác, khách quan.
1.3. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn
điều tra hình sự trong pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước
Quyền con người được hiểu là tài sản chung của toàn nhân loại, bất
chấp sự khác nhau về nguồn gốc xuất thân, nguồn gốc quốc gia về chế độ
chính trị, về chủng tộc, màu da, tiếng nói. B i lẽ nó là chân lý, là những gì
thuộc quy luật khách quan của cuộc sống con người mà nhiều học giả trên thế
giới, nhiều văn kiện quốc tế thừa nhận như là lẽ tất yếu[32,tr.233, tr.234],
điều đó được thể hiện cụ thể:
1.3.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự trong pháp luật quốc tế
* Bảo đảm quyền con người của người bị bắt quy định tại Tuyên ngôn
về nhân quyền quốc tế năm 1948,Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được
thông qua và tuyên bố theo nghị quyết số 217A(III) ngày 10/12/1848 của Đại
hội đồng liên hợp quốc. Đây là lần đầu tiên mà các quyền cơ bản và tự do của
con người được cộng đồng quốc tế công nhận, được đảm bảo bằng một văn
kiện pháp lý chính thức. Mặc dù không phải là một văn bản pháp lý ràng buộc
cũng như không có cơ chế bảo đảm và hệ thống chế tài đối với cá hành vi vi
phạm nhưng Tuyên ngôn đã được toàn thế giới chấp nhận là nền tảng pháp lý
cho việc xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người, làm cơ s hình
thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay.
Từ những tuyên bố chung về quyền con người, Tuyên ngôn đi vào quy
định các quyền cụ thể của con người, gồm quyền dân sự, chính trị (từ Điều 3
đến Điều 29) và quyền kinh tế - văn hóa - xã hội.Trong đó, quyền con người
của người bị bắt đã được quy định tại Điều 9 của Tuyên ngôn nhân quyền
36
quốc tế: “Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc
đoán”.
Điều này có nghĩa là quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong
những quyền tự do cá nhân rất quan trọng của công dân, nó được coi như
quyền cơ bản của con người được công nhận. Vì vậy không một ai có thể bị
bắt giữ một cách vô cớ theo ý kiến chủ quan, không có cơ s .
* Bảo đảm quyền của người bị bắt trong công ước quốc tế năm 1966 về
các quyền dân sự, chính trị
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra đời như một dấu mốc quan trọng
trong việc bảo vệ và thực thi quyền con người trên thế giới. Trên cơ s của
Tuyên ngôn nhân quyền, năm 1966 thì công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị được thông qua. Nội dung chính của Công ước quốc tế về quyền dân
sự và chính trị năm 1966 tập trung vào việc quy định các quyền con người cơ
bản, gắn liền với nhân thân một số lĩnh vực chính trị và dân sự. Gồm 6 phần
với 53 Điều trong đó phần III là phần nội dung chính của Công ước quy định
cụ thể cá quyền dân sự và chính trị mà theo đó, các quốc gia thành viên phải
có nghĩa vụ thực hiện nhằm đảm bảo cho mọi người có thể thực hiện được
các quyền cơ bản của mình. Các quyền được liệt kê trong Công ước là các
quyền mang tính phổ biến tới toàn thể nhân loại, không phân biệt con người
thuộc dân tộc, tầng lớp, màu da hay giới tính. Quyền của người bị bắt cũng
được quy định rất rõ tại Điều 9 của Công ước:
“1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân. Không ai
bị bắt hoặc giam giữ vô cớ. Không một ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp
có lý do và phải theo đúng thủ tục mà luật pháp đã quy định.
37
2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc họ bị
bắt về những lý do bị bắt và được thông báo ngay lập tức về những cáo buộc
đối với mình.
3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc giam giữ vì một tội hình sự phải sớm
được đưa ra toà án hoặc một cơ quan pháp luật có thẩm quyền để tiến hành
tố tụng và phải được xét xử trong một thời hạn hợp lý hoặc trả tự do. Không
được đưa thành nguyên tắc chung rằng những người đang chờ xét xử phải bị
giam giữ, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện bảo
đảm cho việc họ sẽ có mặt tại toà án vào bất cứ giai đoạn nào của quá trình
xét xử và thi hành án.
4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có
quyền yêu cầu xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án có thể quyết định
không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và trả tự do, nếu việc
giam giữ là bất hợp pháp.
5. Bất cứ người nào là nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất
hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường”.
Như vậy, việc quy định quyền con người của người bị bắt đã được quy
định từ rất sớm và khá chặt chẽ về trình tự, thủ tục bắt. Bất kỳ ai khi bị bắt
đều phải dựa trên các căn cứ nhất định và họ được đảm bảo các điều kiện, các
quyền để chứng minh mình vô tội. Trường hợp bị bắt giữ trái pháp thì đều có
quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1.3.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn
điều tra vụ án hình sự trong pháp luật một số nước
* Trung Quốc:
38
Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia theo hệ thống pháp
luật XHCN và có những nét tương đồng nhất định như Việt Nam. Bộ luật tố
tụng hình sự Trung Quốc được thông qua tại Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu
Nhân dân Toàn quốc lần thứ 5 ngày 01 tháng 7 năm 1979, và được sửa đổi
theo Quyết định sửa đổi Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa thông qua tại Kỳ họp thứ tư Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ
8 ngày 17 tháng 3 năm 1996.
Trong BLTTHS Trung Quốc vấn đề các biện pháp ngăn chặn được quy
định tại Chương VI với tên gọi “Biện pháp ngăn chặn”. Biện pháp ngăn chặn
bắt người được quy định từ Điều 59 đến Điều 63 BLTTHS Trung Quốc.
Trong BLTTHS các nguyên tắc bảo đảm quyền con người được quy
định một cách rất chặt chẽ, trong đó có việc áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Điều 11 BLTTHS Trung Quốc xác định quyền bào chữa của người bị bắt
trong tố tụng hình sự nói chung trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là một
quyền thể hiện quyền con người quan trọng của những người bị áp dụng các
biện pháp ngăn chặn.
Điều 14 quy định trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong
việc bảo đảm các quyền tố tụng của công dân hoặc xúc phạm danh dự của họ.
Quy định này nhằm đảm bảo việc mọi hành vi xâm phạm đến quyền con
người, quyền công dân của những người bị buộc tội trong tố tụng hình sự đều
bị xử lý nghiêm minh. Đây cũng chính là biện pháp để bảo đảm các quyền
con người của người bị bắttrong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn
điều tra nói riêng.
Quy định cụ thể về bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong
BLTTHS Trung Quốc được thể hiện Chương VI, với những quy định rất
39
chặt chẽ về thủ tục, thẩm quyền, căn cứ bắt người để tránh tình trạng xâm
phạm tới các quyền cơ bản của người bị bắt.
Theo quy định của Điều 59 BLTTHS Trung Quốc thì việc bắt giữ nghi
can phải được VKS phê chuẩn hoặc có quyết định của Tòa án nhân dân và
được cơ quan công an thi hành. Như vậy, điều này phù hợp với nguyên tắc cơ
bản nhằm đảm bảo quyền con người của người bị bắt đó là chỉ bị bắt do lệnh
của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan điều tra sau khi ra lệnh bắt thì phải
được sự phê chuẩn của cơ quan kiểm sát nhằm giám sát hoạt động áp dụng
biện pháp ngăn chặn này tránh tình trạng lạm dụng hoặc xâm phạm tới các
quyền cơ bản của con người.
Quy định về căn cứ bắt của BLTTHS Trung Quốc cũng đã thể hiện rất
cụ thể về vấn đề bảo đảm quyền con người. Theo đó, về cơ bản việc bắt người
có xâm phạm đến một số quyền cơ bản của con người như quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, quyền tự do của người bị bắt. Do đó, việc bắt người không
được tiến hành một cách bừa bãi mà cần phải được tiến hành dựa trên các căn
cứ nhất định. Điều này đảm bảo bảo cho việc bảo vệ quyền con người của
người bị bắt, chỉ khi nào có căn cứ cho rằng nghi can có thể bị phạt tù tr lên
và các biện pháp ngăn chặn khác nhẹ hơn không đủ để ngăn ngừa hành vi
nguy hiểm cho xã hội thì cần phải bắt nghi can. Chính vì vậy, biện pháp ngăn
chặn bắt chỉ được áp dụng sau khi thấy rằng không thể áp dụng biện pháp bảo
lĩnh hoặc giám sát tại nơi cư trú đối với nghi can được.
Về vấn đề thủ tục bắt người cũng đã được BLTTHS Trung Quốc quy
định chặt chẽ, nhằm đảm bảo quyền cơ bản của người bị bắt không bị xâm
phạm b i các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo Điều 61 BLTTHS Trung Quốc
thì Cơ quan công an có thể bắt giữ ngay từ đầu một tội phạm quả tang hoặc
nghi can chính trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:(1) khi đang chuẩn bị
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (18)

Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt NamLuận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
Đề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ ánĐề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
Đề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
 
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dânĐề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
 
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sựLuận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
 
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáoBảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sựLuận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giamLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
 
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAYLuận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
 
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà NẵngLuận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà Nẵng
 

Similar to Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT

Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)...
Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)...Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)...
Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)...Man_Ebook
 
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...nataliej4
 
Đề tài: Những quy định mới của luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm...
Đề tài: Những quy định mới của luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm...Đề tài: Những quy định mới của luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm...
Đề tài: Những quy định mới của luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdf
BAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdfBAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdf
BAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdfBlueSeaNguyen1
 
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 

Similar to Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT (20)

Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.doc
Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.docBảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.doc
Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.doc
 
Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án H...
Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án H...Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án H...
Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án H...
 
Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)...
Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)...Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)...
Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)...
 
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tộiBảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
 
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánĐề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 
Đề tài: Những quy định mới của luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm...
Đề tài: Những quy định mới của luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm...Đề tài: Những quy định mới của luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm...
Đề tài: Những quy định mới của luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm...
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
BAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdf
BAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdfBAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdf
BAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC.pdf
 
Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do
Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do
Đề tài: Quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do
 
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng, HAY
Luận văn: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng, HAYLuận văn: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng, HAY
Luận văn: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng, HAY
 
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOT
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOTBảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOT
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOT
 
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HAY
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HAYBảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HAY
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -------------- PHAN TRUNG THỦY BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Chuyên ngành : Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Thị Trang Vân HÀ NỘI – 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, các trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Người cam đoan Phan Trung Thủy
  • 3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 .......................................................................................................... 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ.......................................................................................................... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị bắt và giai đoạn điều tra vụ án hình sự ..... 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị bắt........................................................... 8 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn điều tra vụ án hình sự ..................14 1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền con người, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự và bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự......................................................................................17 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền con người..................................................17 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự 20 1.2.3. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự............................................................20 1.3. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra hình sự trong pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước .............................35 1.3.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong pháp luật quốc tế ............................................................35 1.3.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong pháp luật một số nước ....................................................37
  • 4. Chương 2 ........................................................................................................46 PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH.............................46 2.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ........................................46 2.1.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định về nguyên tắc tố tụng hình sự ......................46 2.1.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người...............52 2.1.3. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định về địa vị pháp lý của người bị bắt ...............64 2.2. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015 về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 2.2.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định về nguyên tắc tố tụng hình sự 2.2.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định địa vị pháp lý 2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự...........69 2.3.1. Kết quả đạt được:..................................................................................69 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế..........................................................................75 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .............................................81 Chương 3........................................................................................................85 GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ......................85
  • 5. 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự .................85 3.1.1. Hoàn thiện quy định về các nguyên tắc tố tụng hình sự bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự .........85 3.1.2. Hoàn thiện các quy định của biện pháp bắt người bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự................86 3.1.3. Hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự......................................................................................92 3.2. Các giải pháp khác ...................................................................................96 3.2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra..............................................96 3.2.2. Nâng cao nhận thức, trình độ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, trong đảm bảo quyền con người của người bị bắt....................................................96 3.2.3. Hoàn thiện chế độ trách nhiệm đối với đối cơ quan tiến hành tố tụng 97 KẾT LUẬN..................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................101
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự VKS: Viện kiểm sát TAND: Tòa án nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân CQĐT: Cơ quan điều tra BPNC: Biện pháp ngăn chặn
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, là một trong những giá trị tinh thần quý báu và cao cả nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại hiện nay. Ở Việt Nam, bảo đảm quyền con người đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện thành quả về xây dựng lý luận về bảo vệ quyền con người cũng như thực tiễn bảo đảm quyền con người. Trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, biện pháp ngăn chặn bắt là biện pháp mang tính cưỡng chế tố tụng tương đối nghiêm khắc, có nguy cơ xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do thân thể và cá nhân của người bị áp dụng. Do đó, trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt thì quyền của người bị bắt có nguy cơ bị đe dọa rất cao. Chính vì vậy, bảo đảm quyền con người của người bị bắt là vấn đề rất quan trọng trong cả quá trình bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng. Hoạt động tố tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước liên quan rất chặt chẽ với quyền con người. Hoạt động tố tụng hình sự là nơi các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất; và vì vậy là nơi quyền con người của các chủ thể tố tụng, đặc biệt là người bị bắt, có nguy cơ dễ bị xâm hại nhất. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy rằng cũng còn nhiều trường hợp vi phạm quyền con người trong quá trình tiến hành tố tụng. Những vi phạm đó xảy ra là do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập, hạn chế của pháp luật, cơ chế, nhận thức, thái độ của người tiến hành tố tụng, các quy định về chế độ trách nhiệm của Nhà nước, cơ
  • 8. 2 quan, người tiến hành tố tụng đối với công dân... Vì vậy, có thể nói nghiên cứu việc bảo đảm quyền con người của các chủ thể tố tụng nói chung, đặc biệt của người bị bắt trong giai đoạn điều hình sự nói riêng từ góc độ lập pháp cũng như áp dụng pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, trong công cuộc cải cách tư pháp nói riêng nước ta. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có những thay đổi rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trong đó có người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề quyền con người của những đối tượng này vẫn còn những vướng mắc nhất định. Tỉ lệ bắt người sai quy định, sai trình tự thủ tục tuy đã giảm nhưng vẫn còn phổ biến. Cá biệt có một số nơi quyền của người bị bắt còn chưa thực sự được quan tâm, việc dùng nhục hình đối với người bị bắt trước khi vào sổ thụ lý còn có một số nơi. Đặc biệt có một số trường hợp người bị bắt đã chết sau khi bị bắt dấy lên nghi ngờ trong dư luận về sự an toàn của biện pháp ngăn chặn này. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng về vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra đang là một yêu cầu mang tính cấp thiết cao. Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung, quyền con người trong hoạt động tư pháp cũng như quyền con người trong tố tụng hình sự đặc biệt cũng có những công trình
  • 9. 3 đã nghiên cứu một cách trực tiếp về vấn đề bảo đảm quyền con người trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp ngăn chặn bắt người. Các công trình nghiên cứu đã công bố có thể được phân thành các nhóm sau đây: - Từ góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong Nhà nước pháp quyền có các công trình như sau: Hoàng Văn Hảo và Phạm Ích Khiêm đồng chủ trì,"Quyền con người trong thế giới hiện đại", Sách chuyên khảo, Nxb. Khoa học xã hội (1995); Trần Ngọc Đường"Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia (1997);Đinh Văn Mậu"Quyền lực Nhà nước và quyền con người", Sách chuyên khảo, Nxb.Chính trị quốc gia (2002). Ngoài ra còn có thể kể đến bài báo khoa học đã được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành như: Tường Duy Kiên, "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5(2005); - Từ góc độ pháp luật chuyên ngành, cũng đã có nhiều công trình về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự được công bố. Trong số các công trình này có: Nguyễn Huy Hoàng, "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay”,Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia (2003); Trần Quang Tiệp,"Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam", Sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia (2004); Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Chí, Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì, “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đọan xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2005);Nguyễn
  • 10. 4 Quang Hiền,"Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học,Viện nhà nước và pháp luật (2008);Nguyễn Thái Phúc,Báo cáo tại Hội thảo về Quyền con người trong tố tụng hình sự (do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ chức tháng 3-2010);... - Về lĩnh vực nghiên cứu biện pháp ngăn chặn bắt người nói chung và bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong các hoạt động tố tụng hình sự có một số công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về vấn đề này như: Nguyễn Mạnh Cường“Thực trạng áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng”,Đề tài cấp cơ s , Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp Hà Nội (2010); Nguyễn Hồng Ly, “Biện pháp ngăn chặn bắt người và thực tiễn áp dụng của cơ quan cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương”,Luận án thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2011);Dương Thị Hồng Lĩnh,“Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2014) … Một số bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Nguyễn Tiến Đạt,“Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3(2006);H oàng Minh Sơn, “Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong tố tụng hình sự hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 3 (2011); Nguyễn Văn Mạnh, “Quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8 (2014)… Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây đã phân tích, nghiên cứu dưới những góc độ nhất định khác nhau về quyền con người nói chung, cũng như quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Tuy nhiên cho đến hiện nay chưa có công trình nghiên cứu cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học
  • 11. 5 nào tìm hiểu về bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ s làm rõ những vấn đề lý luận bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra, đồng thời nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động bắt người trong giai đoạn điều tra, luận văn làm sáng tỏ những bất cập hạn chế, để đưa ra những kiến nghị và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Làm rõ những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân và bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra; làm rõ những đòi hỏi đặc thù trong bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. - Nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra; - Phân tích các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền con người của người bị bắt; tìm ra những hạn chế và bất cập về bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong thực tiễn điều tra vụ án hình sự; - Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra hình sự.
  • 12. 6 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và các văn bản khác có liên quan. Về thực tiễn đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ s phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa MácLênin và tư tư ng Hồ Chí Minh cũng như các quanđiểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, vềnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về bảo đảm quyền con người. Việc nghiên cứu được thực hiện từ góc độ lý luận chung về quyền con người nói chung và từ góc độ tố tụng hình sự nói riêng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê v.v... 5. Ý nghĩa và các đóng góp mới của đề tài 5.1. Ý nghĩa - Ý nghĩa về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án làm giàu thêm lý luận về quyền của người bị bắt nói chung và quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt trong điều tra hình sự nói riêng. - Ý nghĩa về thực tiễn: Với việc đưa ra nhận thức đầy đủ, toàn diện, có hệ thống lý luận về quyền của người bị bắt trong điều tra hình sựvà phân tích thực trạng của vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật TTHS, đem đến sự nhận thức đúng đắn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục đích cuối cùng là bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong thực tế. 6.2. Những đóng góp mới của luận án
  • 13. 7 Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất một số khái niệm về "Quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra" và "Bảo đảm quyền con người của người bị bắttrong giai đoạn điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" đồng thời nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề quy định của pháp luật về quyền của người bị bắt trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành; Thứ hai, đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh qua đó làm rõ những bất cập, thiếu sót, vướng mắc đối với các quy định của BLTTHS 2003 trong việc bảo vệ quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra cũng như thực tiễn áp dụng; Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng bổ sung những quy định thể chế; thiết chế về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần m đầu, kết luận, các bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chương 2: Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn thi hành. Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
  • 14. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái nhiệm, đặc điểm người bị bắt và giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị bắt Bắt người là một trong những hình thức thể hiện của biện pháp ngăn chặn. Bắt có tính chất kh i đầu cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tiếp theo. Bắt là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính cưỡng chế nghiêm khắc, vì vậy việc bắt nhất thiết phải tuân thủ các căn cứ, trình tự, thủ tục theo pháp luật quy định. Bắt là biện pháp ngăn chặn nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trốn tránh pháp luật, nhằm tạo điều kiện bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Bắt người là biện pháp ngăn chặn mang tính đặc thù thường được áp dụng liền trước các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam. Biện pháp ngăn chặn này làm hạn chế một số quyền tự do của cá nhân người bị bắt, buộc họ phải có mặt tại địa điểm quy định để làm việc với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Biện pháp bắt người được tính từ thời điểm người có chức vụ theo luật định ra lệnh bắt đến khi kết thúc là người bị bắt được dẫn giải đến nơi để tạm giữ, tạm giam. Như vậy, việc bắt người là một hoạt động mang tính chất nghiệp vụ, tố tụng của các cơ quan, cá nhân được BLTTHS trao quyền thực hiện việc này. Do đó, hoạt động bắt người mang tính thời điểm, việc kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng xâm phạm tới quyền
  • 15. 9 con người của chủ thể bị áp dụng thường khó khăn hơn các biện pháp tạm giữ, tạm giam. Trước khi tìm hiểu về khái niệm người bị bắt, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm bắt người - với tư cách là một biện pháp ngăn chặn trong TTHS. Bắt hiểu theo nghĩa rộng: Bắt không phải là biện pháp trừng phạt của pháp luật đối với người phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn của hoạt động TTHS. Bắt đúng người, bắt kịp thời có tác dụng ngăn chặn mọi âm mưu và thủ đoạn chống đối của người phạm tội, không cho họ tiếp tục phạm tội, che giấu, trốn tránh hoặc gây khó khăn cho việc xác định sự thật để giải quyết vụ án. Bắt hiểu theo nghĩa hẹp: Đối với cá nhân người bị bắt là sự hạn chế một số quyền tự do của cá nhân, là điểm kh i đầu sự trừng phạt củapháp luật nếu người đó là người thực hiện hành vi phạm tội, b i vì khi thi hành án, thời gian tạm giữ, tạm giam được khấu trừ vào thời gian thi hành án. Bắt không theo quy định của pháp luật: bắt nhầm (bắt oan, sai) người vô tội sẽ gây một tác hại rất lớn, không những các quy định của pháp luật bị vi phạm, mà quyền bất khả xâm phạm của con người bị xâm hại, ảnh hư ng đến quyền lợi của công dân được pháp luật bảo hộ. Điều này dẫn đến việc, yêu cầu bảo đảm quyền con người của người bị bắt là rất cần thiết. B i lẽ người bị bắt trong TTHS thường có nguy cơ cao bị xâm phạm tới các quyền con người cơ bản trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Từ đó việc bắt người trái pháp luật ảnh hư ng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài nhân quyền để chống phá Nhà nước ta. Vì vậy, khi bắt người phải thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, song cũng phải thận trọng khi xem xét đánh giá chứng cứ. Quá trình thực hiện BLTTHS các cơ
  • 16. 10 quan tư pháp như: Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Bộ Tư pháp, đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật đơn ngành, liên ngành để hướng dẫn việc áp dụng BPNC trong đó có biện pháp bắt. Nhằm mục đích đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, tăng cường pháp chế XHCN, thực hiện mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật cũng như đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân, BLTTHS quy định ba trường hợp bắt, đó là: - Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; - Bắt người trong trường hợp khẩn cấp; - Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã [28]. Các trường hợp nêu trên là quy định chung để khi có căn cứ thuộc trường hợp nào thì cơ quan, người có thẩm quyền do luật định có thể áp dụng. Song căn cứ vào Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND), các quy định đối với người chưa thành niên, các quy định đối với người phạm tội là người nước ngoài, khi chủ thể thuộc các đối tượng này còn phải vận dụng thêm các quy định mang tính cá biệt để áp dụng BPNC cũng như áp dụng các quy định trong BLTTHS được đúng đắn. Việc áp dụng các biện pháp bắt cũng phải quán triệt các nguyên tắc chung, các chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong mỗi giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước ta. Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, có thể tóm tắt khái niệm về biện pháp bắt trong TTHS như sau: Bắt người là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và những trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm
  • 17. 11 tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Tiếp theo chúng ta đi tìm hiểu về khái niệm người bị bắt. Khái niệm này được xây dựng dựa trên cơ s của khái niệm biện pháp ngăn chặn bắt người. Người bị bắt là chủ thể bị các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các chủ thể khác theo quy định của BLTTHS áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người thuộc một trong ba trường hợp: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Theo đó, có thể hiểu khái niệm người bị bắt nói chung là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người do các chủ thể được quy định trong BLTTHS hình sự tiến hành theo thủ tục được pháp luật quy định. Hiện nay BLTTHS chưa quy định khái niệm người bị bắt mà chỉ quy định các trường hợp bắt người, đồng thời cũng đưa ra khái niệm người bị tạm giữ. Theo quy định của Điều 48 BLTTHS thì: Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ [28]. Điều này có nghĩa, các trường hợp người bị bắt sau đó chuyển hóa thành tư cách tố tụng của người bị tạm giữ, b i lẽ người bị tạm giữ sau khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt quả tang, bắt đang bị truy nã, bắt khẩn cấp và có quyết định tạm giữ thì tr thành chủ thể tố tụng này. Nghiên cứu giai đoạn điều tra vụ án hình sự ta thấy, giai đoạn điều tra được xác định từ khi có quyết định kh i tố vụ án hình sự cho đến khi hoặc là có quyết định kết luận điều tra, đề nghị truy tố, hoặc kết luận điều tra, đình chỉ vụ án. Như vậy trong giai đoạn điều tra chỉ có sự xuất hiện của người có những tư cách tố tụng là người bị tạm giữ hoặc bị can mà không có người có tư cách bị cáo. B i lẽ theo Điều 50 BLTTHS thì: Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Như vậy, đối với người bị bắt trong giai đoạn điều
  • 18. 12 tra chỉ có thể là những người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt đối với các trường hợp bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã và bắt bị can để tạm giam mà không thể có trường hợp bắt bị cáo để tạm giam. Một điều lưu ý là riêng đối với trường hợp bắt người đang bị truy nã, bắt bị can để tạm giam, bắt khẩn cấp, bắt quả tang có thể có cả trong các giai đoạn tố tụng khác như giai đoạn kh i tố, truy tố trong TTHS. Do đó, cần phải phân biệt các trường hợp này với trường hợp bắt người trong giai đoạn điều tra, để từ đó xác định đúng nội dung bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Thực tiễn hiện nay đa số biện pháp bắt người đều được tiến hành trong giai đoạn điều tra. Nghiên cứu bắt người trong giai đoạn này có những ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo quyền con người của người bị bắt. Từ những phân tích về khái niệm bắt người trong TTHS và khái niệm giai đoạn điều tra trong TTHS, chúng ta có thể rút ra khái niệm về người bị bắt trong giai đoạn điều tra như sau: Người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là người bị các cơ quan điều tra hoặc các cơ quan khác được giao thẩm quyền điều tra theo quy định của BLTTHS áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp họ là bị can trong vụ án hoặc họ là người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hoặc có hành vi phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã khi có căn cứ do BLTTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can gây khó khăn cho việc điều tra, vụ án hình sự. Từ khái niệm trên về người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ta có thể rút ra các đặc điểm sau về người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
  • 19. 13 Thứ nhất, người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người. Biện pháp này được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, với các điều kiện về căn cứ bắt, chủ thể bắt, thủ tục bắt rất chặt chẽ. B i lẽ, bắt người cũng như các biện pháp ngăn chặn khác là các biện pháp hạn chế quyền con người của người bị áp dụng. Do đó, khi áp dụng biện pháp bắt cũng như các biện pháp ngăn chặn khác thường có tác động tới các quyền cơ bản của con người như quyền bất khả xâm phạm về thân thể... Chính vì vậy, nghiên cứu về việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt là rất quan trọng. Thứ hai, người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bị tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người nhưng không phải trong mọi trường hợp bắt. Theo quy định của BLTTHS thì hiện nay quy định ba trường hợp bắt là: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Tuy nhiên, để phù hợp với giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì biện pháp bắt người chỉ áp dụng đối với trường hợp bắt bị can để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B i lẽ nếu đã xác định là bị cáo trong vụ án hình sự thì là người đã có quyết định đưa ra xét xử. Như vậy, giai đoạn này thuộc giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Việc xác định phạm vi người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có vai trò quan trọng trong việc giới hạn đối tượng người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Thứ ba, người bị bắt trong giai đoạn điều tra là người sau khi bị áp dụng biện pháp bắt người thì họ là người tiếp theo bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Đó là các biện pháp tạm giữ, tạm giam hoặc một số biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS năm 2003. Điều này cho thấy, biện pháp bắt người khi kết hợp với các biện pháp ngăn chặn khác mới đảm
  • 20. 14 bảo yếu tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, vụ án hình sự. Thứ tư, một đặc điểm chung của người bị bắt trong giai đoạn điều tra cũng như những người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác đó là những người có nguy cơ bị hành vi tố tụng tác động tới các quyền con người cơ bản của họ như tự do thân thể, tự do cư trú... điều này cho thấy yêu cầu cần thiết của việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Vấn đề bảo đảm quyền của người bị bắt có liên quan đến rất nhiều yêu cầu khác nhau về điều kiện bắt, thủ tục bắt, chủ thể có quyền bắt... Đáp ứng được điều kiện này là một nhân tố quan trọng trong đảm bảo quyền của người bắt trong giai đoạn điều tra. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn điều tra vụ án hình sự Khi tội phạm xảy ra, việc giải quyết vụ án phải trải qua nhiều giai đoạn và do nhiều cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhằm xác định chính xác, khách quan bản chất vụ án, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Toàn bộ quá trình giải quyết vụ án được gọi là tố tụng hình sự.Quá trình giải quyết vụ án hình sự được chia thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn tố tụng hình sự có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầu khác nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn đó là chức năng cụ thể của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định. Như vậy, giai đoạn tố tụng hình sự được hiểu: Là bước của quá trình tố tụng hình sự tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự một cách công minh, khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân [4].
  • 21. 15 Tất cả các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng, điều tra là một giai đoạn của tố tụng hình sự. Theo đó, giai đoạn điều tra chiếm một vị trí quan trọng trong TTHS. Theo quan điểm thống nhất hiện nay, giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng hình sự được BLTTHS quy định trong 6 chương, từ chương VIII đến chương XIII. Giai đoạn điều tra được xác định bắt đầu từ khi có quyết định kh i tố vụ án hình sự cho đến khi CQĐT chuyển toàn bộ hồ sơ tài liệu và kết luận điều tra sang VKS đề nghị truy tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định thì vụ án bị đình chỉ điều tra và tất nhiên các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra đối với vụ án đó sẽ chấm dứt, nên trong trường hợp vụ án bị đình chỉ điều tra thì cũng được coi là thời điểm chấm dứt giai đoạn điều tra vụ án. Khoảng thời gian bắt đầu cho đến khi kết thúc của giai đoạn điều tra được Luật tố tụng hình sự quy định khá cụ thể, theo đó thời hạn điều tra (kể cả các lần gia hạn điều tra) đối với tội ít nghiêm trọng tối đa không quá 4 tháng, đối với tội nghiêm trọng không quá 8 tháng, đối với tội rất nghiêm trọng không quá 12 tháng, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá 20 tháng kể từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định kh i tố vụ án hình sự. Riêng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia ngoài các thời hạn điều tra nêu trên thì Viện trư ng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm khi thấy cần thiết, thời hạn gia hạn thêm không quy định cụ thể mà tùy vào tính chất phức tạp của vụ án mà Viện trư ng VKSNDTC ấn định thời gian gia hạn. Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, b i kết quả của hoạt động điều tra là để phục vụ cho việc xét xử của Tòa án, mọi quyết định của Tòa án về sự việc phạm tội và người thực hiện tội phạm đều phải dựa trên cơ s các chứng cứ đã thu thập được giai đoạn điều tra. Cho nên nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng
  • 22. 16 có quyền áp dụng mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để chứng minh tội phạm và người thực hiện tội phạm, các tình tiết khác có liên quan đến vụ án, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để kiến nghị với các cấp các ngành thực hiện biện pháp phòng ngừa tội phạm. Nhiệm vụ trên được thực hiện b i các chủ thể là CQĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Tất cả các hoạt động tố tụng được thực hiện b i chủ thể của giai đoạn điều tra đều phải tuân theo đúng các quy định của Luật tố tụng hình sự góp phần giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật. Như vậy, giai đoạn điều tra vụ án hình sự được hiểu là: Một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra được sử dụng các biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác có liên quan đến vụ án làm cơ s cho việc xét xử của Tòa án. Đồng thời thông qua hoạt động điều tra xác định nguyên nhân điều kiện phạm tội đối với từng vụ án cụ thể và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa với các cơ quan và tổ chức hữu quan [7, tr.59]. Đặc điểm: Từ khái niệm về giai đoạn điều tra vụ án hình sự nêu trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản và đặc trưng của giai đoạn này như sau: Thứ nhất, giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng hình sự có thời hạn xác định bắt đầu từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định kh i tố vụ án hình sự cho đến khi CQĐT chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và kết luận điều tra sang VKS đề nghị truy tố hoặc CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Thứ hai, nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự là các cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để
  • 23. 17 chứng minh tội phạm và người phạm tội, làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án bao gồm cả tình tiết buộc tội và tình tiết gỡ tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để kiến nghị với các cấp các ngành thực hiện biện pháp phòng ngừa tội phạm. Thứ ba, chủ thể thực hiện các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều chỉ là CQĐT hoặc các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Các tài liệu do chính hoạt động của các chủ thể nói trên tiến hành thu thập mới được coi là những chứng cứ làm cơ s cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn các tài liệu có liên quan đến vụ án do các hoạt động khác cung cấp như hoạt động trinh sát thì phải được CQĐT kiểm tra và thẩm định lại thì mới được coi là chứng cứ để chứng minh tội phạm. Thứ tư, biện pháp mà các chủ thể áp dụng trong giai đoạn điều tra là mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định, việc áp dụng các biện pháp đó tùy thuộc vào tính chất, mức độ của từng vụ án. Cụ thể các biện pháp đó là: Hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị hại; tạm giam; cấm đi khỏi nơi cư trú; khám xét khẩn cấp; bắt tạm giam v.v... Các biện pháp được áp dụng phải theo đúng quy định của Luật tố tụng hình sự [6, tr.63]. 1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền con người, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự và bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền con người Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn b i các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyền con người là những
  • 24. 18 quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn b i các nhà nghiên cứu: quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người [45, tr.1]. Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề quyền con người.Trong tác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả định nghĩa quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế[23, tr.38]. Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có (những đặc quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...; dưới bình diện pháp lý, để tr thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Như vậy, dù góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi người. Phân biệt khái niệm quyền con người với quyền công dân: Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm có mối liên hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt nhất định. Quyền con người là khái niệm có tính chất bao quát và rộng hơn quyền công dân. Quyền con người là quyền được áp dụng cho tất cả mọi người
  • 25. 19 thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phân biệt quốc tịch, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia hay tư cách cá nhân của chủ thể, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại. Quyền công dân là khái niệm gắn liền với Nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, được xác định b i chế định quốc tịch. Quyền công dân là tập hợp những quyền con người được pháp luật của một nước ghi nhận và chỉ những người mang quốc tịch của một nước thì mới được hư ng các quyền công dân mà pháp luật nước đó quy định. Ví dụ: theo Điều 27 Hiến pháp năm 2013 thì công dân đủ 18 tuổi tr lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi tr lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân [30]. Các đặc điểm (tính chất) của quyền con người. Quyền con người có những tính chất cơ bản sau đây: - Tính phổ biến: Tính phổ biến của quyền con người thể hiện chỗ quyền con người được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người, dù trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hư ng những quyền và sự tự do cơ bản [23, tr.42]. - Tính đặc thù: Mặc dù tất cả mọi người đều được hư ng quyền con người nhưng mức độ thụ hư ng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội khu vực đó.
  • 26. 20 - Tính không thể bị tước bỏ: Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện b i bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ: tù nhân bị giam do thực hiện hành vi phạm tội [23, tr.44]. - Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hư ng đến các quyền khác. Ví dụ: nếu một người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống còn của cá nhân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân chủ như Quyền bầu cử hoặc Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội. 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự Khái niệm về quyền con người trong tố tụng hình sự đã được đưa ra nhưng chủ yếu là nhấn mạnh đến quyền con người bị buộc tội mà chưa chú ý đến quyền của những người khác tham gia tố tụng hình sự: Quyền con người trong tố tụng hình sự là những quyền thiêng liêng chỉ dành cho con người khi họ tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mà nhà nước có nghĩa vụ phải ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện trên thực tế. * Đặc điểm: Thứ nhất, bảo vệ quyền con người thông qua các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS là những phương châm, định hướng chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động TTHS
  • 27. 21 trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS. Những nguyên tắc cơ bản này đã thể hiện đầy đủ quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền con người. Trong số 30 nguyên tắc cơ bản được quy định Bộ luật TTHS năm 2003 (từ Điều 3 - Điều 32) những cấp độ khác nhau đều thể hiện tinh thần bảo vệ quyền con người với hai định hướng: (1) Xử lý nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật đối với tội phạm xâm phạm quyền con người và (2) Đảm bảo không làm ảnh hư ng tới quyền con người khi tiến hành tố tụng. Thứ hai, bảo vệ quyền con người thông qua quy định của luật TTHS về các biện pháp ngăn chặn. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các cơ quan THTT được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế trong đó có biện pháp ngăn chặn. Biện pháp ngăn chặn là chế định pháp lý quan trọng được quy định tại Chương VI Bộ luật TTHS bao gồm các biện pháp: Bắt; tạm giữ; tạm giam; cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lãnh; đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm. Nhằm tránh việc lợi dụng của các cơ quan THTT và người THTT khi áp dụng áp dụng những biện pháp này xâm hại đến quyền con người Luật TTHS quy định chặt chẽ mục đích, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng. Thứ ba, bảo vệ quyền con người thông qua các quy định về kh i tố vụ án hình sự Kh i tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ sử dụng các biện pháp của TTHS để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm, trên cơ s đó các cơ quan này sẽ ra một trong hai quyết định: Quyết định kh i tố vụ án hình sự và Quyết định không kh i tố vụ án hình sự. Việc kh i tố vụ án hình sự đối với tội phạm nói chung và các tội xâm phạm quyền công dân có ý nghĩa quan trong trong cơ chế bảo vệ quyền con người của hệ thống pháp luật nước ta. Chính vì vậy, Bộ luật TTHS quy định căn cứ, cơ s của việc kh i tố vụ án và
  • 28. 22 không kh i tố vụ án hình sự cũng như thẩm quyền, trình tự, thủ tục ra Quyết định kh i tố vụ án và việc kiểm sát kh i tố vụ án hình sự. Thứ tư, bảo vệ quyền con người thông qua các quy định về điều tra - truy tố Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của TTHS trong đó Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác có liên quan đến vụ án làm cơ s cho việc xét xử của Toà án. Đồng thời thông qua hoạt động điều tra xác định nguyên nhân điều kiện phạm tội đối với từng vụ án cụ thể và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa với các cơ quan và tổ chức hữu quan. Giai đoạn điều tra thực chất là quá trình làm sáng tỏ tất cả sự thật khách quan vụ án của Cơ quan điều tra nhằm phục vụ cho việc xử lý tội phạm bảo vệ quyền con người vì vậy các quy định về điều tra của Luật TTHS đều hướng tới mục tiêu này. Thứ năm, bảo vệ quyền con người thông qua các quy định về xét xử Xét xử là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện bản chất của nền tư pháp quốc gia nên việc bảo vệ quyền con người được thể hiện tập trong nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án. Thứ sáu, bảo vệ quyền con người thông qua các quy định về thi hành bản án Thi hành bản án là giai đoạn cuối của quá trình giải quyết vụ án hình sự và nó cũng ảnh hư ng không ít tới quyền con người nên luật TTHS cũng quy định trình tự thủ tục cụ thể để tránh sự lợi dụng xâm phạm quyền con người. 1.2.3. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Trong số các chủ thể tham gia tố tụng thì vấn đề bảo đảm quyền của bị can, bị cáo đặc biệt là người bị bắt có tầm quan quan trọng đặc biệt. Bời lẽ
  • 29. 23 người bị bắt là một chủ thể đặc biệt mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ dễ bị xâm phạm trong quá trình tiến hành tố tụng, bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, bị tước đoạt một số quyền công dân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử. quyền và lợi ích hợp pháp của họ rất dễ bị những người tiến hành tố tụng vô hình hoặc cố ý xâm hại vị một lý do nào đó [12, tr 52]. Với vị trí tố tụng như vậy, chúng ta cần nghiên cứu và tìm hiểu về khái niệm bảo đảm quyền con người nói chung, trong đó có bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Xuyên suốt trong lịch sử kiến tạo nhà nước Việt Nam mới từ năm 1945 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ, phát huy các quyền con người, quyền công dân. Sự thừa nhận của Nhà nước bằng các định chế pháp lý và sự bảo đảm bằng các biện pháp thực tiễn khác nhau cho thấy Việt Nam mọi quyền con người đều được thừa nhận và bảo vệ. Bảo đảm quyền con người là bảo đảm dân chủ, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới. Việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tư ng... trong đónhà nước bảo đảm về mặt pháp lý, các cơ quan tố tụng bảo đảm thực thi pháp luật có hiệu quả là vấn đề cực kỳ quan trọng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định quan điểm “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người”. Như vậy có thể thấy Nhà nước tự nhận trách nhiệm, nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền con người; bảo đảm quyền con người. Nhằm bảo đảm quyền con người, Hiến pháp 2013 của nước ta đã ghi nhận hai nguyên tắc quan trọng: (i) các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội phải được tôn trọng; (ii) Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo
  • 30. 24 thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân [30]. Từ hai nguyên tắc này và để đảm bảo thực hiện trên thực tế, Hiến pháp 2013 đã quy định cơ chế thực hiện như sau: - Bảo đảm quyền con người thông qua hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông quacác cơ quan khác của Nhà nước” [30]. Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bằng các phương thức sau: xây dựng Hiến pháp và pháp luật, ghi nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thể chế hoá các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các chủ thể, nhất là các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp chính là các thiết chế quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con người cơ bản nói chung trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. - Quyền con người, quyền công dân được đảm bảo thực hiện b i hệ thống cơ quan hành pháp. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp là chủ thể có trách nhiệm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, làm cho quyền và nghĩa vụ của công dân tr thành hiện thực, là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó cơ quan công an (cơ quan điều tra) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự pháp luật và pháp chế. - Quyền con người, quyền công dân còn được bảo đảm qua hệ thống cơ quan tư pháp. Toà án và Viện kiểm sát là các cơ quan bảo vệ pháp chế, quyền
  • 31. 25 làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và tính mạng, danh dự, nhân phẩm... của con người. Tố tụng hình sự là toàn bộ trình tự, thủ tục xác định tội phạm và xử lý đối vớingười phạm tội, hướng tới mục tiêu chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tộiphạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, hướng tới mục tiêu không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, lĩnh vực TTHS có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đưa lại các hậu quả pháp lí liên quan đến sinh mạng chính trị, uy tín, danh dự, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia tố tụng. Lĩnh vực TTHS do đó được xếp vào nhóm "có nguy cơ cao" trong việc tác động tiêu cực đến quyền con người của người tham gia tố tụng. Đặc biệt là đối với người bị bắt - là những người đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, với tính chất như các biện pháp hạn chế quyền con người. Do đó đối với những người này nhu cầu cần thiết là hoạt động bảo đảm quyền con người của họ. Khái niệm "quyền" nói chung đượchiểu là "điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hư ng, đượclàm, được đòi hỏi" thì với quyền của bị bắt trong TTHS, tínhchất "được hư ng", được nhận nhiều hơn là "được làm, được đòi hỏi". Tương tự như vậy, nếu khái niệm "quyền" được hiểu là khả năng xử sự theocách thức nhất định mà pháp luật cho phép; khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt việc cản tr thực hiện quyền; khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân) thì với quyền của người bị bắt trong TTHS, cả ba khả năng trên cũngluôn có xu hướng bị hạn chế xuất phát từ trình độ nhận thức pháp luật và tâm lí pháp luật đặc thù của người bị bắt. Bảo đảm quyền con người đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra các điều kiện về chính
  • 32. 26 trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân, công dân, các tổ chức của công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họ đã được pháp luật ghi nhận. Bảo đảm quyền con người là việc xác định các biện pháp pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chế để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyền hay từ các chủ thể khác nhằm khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Từ góc nhìn của khoa học luật, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì các bảo đảm pháp lý về quyền con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong bất kỳ lĩnh vực pháp luật gì, việc bảo đảm quyền con người luôn được đặt ra, trong đó có việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng. B i trong TTHS, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự xét đến cùng không chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền con người mà còn hướng đến đảm bảo bảo tính đúng đắn và tính hợp pháp của hoạt động kh i tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và người phạm tội [31,tr.42]. Bằng các quy định của pháp luật TTHS cũng như các văn bản khác có liên quan, Nhà nước quy định một cách đầy đủ các biện pháp, thiết chế khác nhau để bảo đảm các quyền con người cơ bản của các đối tượng khác nhau trong tố tụng hình sự như người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, những người tham gia tố tụng khác. Trong đó việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra là một trong những yêu cầu như vậy. Như vậy, bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra chính là một trong các trường hợp bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung. Trong TTHS, việc áp dụng các biện pháp tố tụng đối với những chủ thể khác nhau để nhằm tìm ra sự thật của vụ án có nguy cơ cao xâm phạm tới các quyền con người cơ bản. B i lẽ, các biện pháp tố tụng hình sự có thể hạn chế, tác động tới một số quyền con người đã được thừa nhận
  • 33. 27 chung như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, quyền bảo đảm về bí mật đời tư, an toàn thư tín, điện tín... Điều này cho thấy, vấn đề đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong điều tra vụ án hình sự rất cần quan tâm và cẩn trọng. Từ sự phân tích về khái niệm người bị bắt trong tố tụng hình sự và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự chúng ta có thể đưa ra khái niệm bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sư, như sau: Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao thẩm quyền điều tra trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật nhằm thiết lập, triển khai đầy đủ các quyền của người bị bắt trên cơ sở những bảo đảm chung cho quyền con người và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp. Đặc điểm: Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra những đặc điểm, nội dungcủa bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như sau: Thứ nhất,bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra trước hết thể hiện trong việc phảibảo đảm các quyền công dân chung của họ:Các quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác như Luật bầu cử, Bộ luật dân sự, Luật s hữu trí tuệ… Là công dân, người bị bắt có quyền được tôn trọng và bảo đảm các quyền được pháp luật quy định, trừ các trường hợp BLTTHS quy định khác nhằmđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tố tụng hình sự. Phải nói rằng, trong khoa học luật tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng, vấn đề bảo đảm quyền công dân của người tham gia tố tụng chưa được chú ý nhiều. Trong nghiên cứu về “Bị can và bảo đảm quyền của bị can trong
  • 34. 28 BLTTHS 2003, thực trạng và định hướng hoàn thiện”, vấn đề này đã được TS. Nguyễn Duy Hưng phát hiện: “Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa đề cập nhiều đến khía cạnh các quyền công dân của một người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách bị can. Các quyền của bị can được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự phần lớn được đề cập trên phương diện quyền tố tụng và ít được đề cập trên phương diện quyền công dân. Tuy nhiên, với tư cách là đối tượng của khoa học luật tố tụng hình sự, việc nghiên cứu bảo đảm quyền công dân của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo cần đượcđặt trong bối cảnh các hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện để giải quyết vụ án”[18, tr.46]. Tố tụng hình sự là hoạt động đặc biệt liên quan đến việc kh i tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự liên quan đến việc phát hiện, xử lý hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm và xử phạt người phạm tội. Trong giai đoạn điều tra, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp bắt người là rất cần thiết để phục vụ cho việc chứng minh vụ án hình sự. Vì vậy, để đạt được mụcđích của tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự của bất kỳ một quốc gia nào cũng có quy định về những biện pháp cưỡng chế tố tụng, các hành vi, quyết định tố tụngđụng chạm đến quyền, lợi ích của công dân. Hay nói cách khác, cưỡng chế tố tụng hình sự, khả năng ảnh hư ng của hoạt động tố tụng hình sự tới các quyền con người của công dân là tất yếu. Để bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung, quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra nói riêng dưới góc độ quyền công dân, thể hiện chủ yếu thông qua các nguyên tắc tố tụng hình sự trong đó có các nguyên tắc ảnh hư ng trực tiếp tới biện pháp ngăn chặn bắt người trong giai đoạn điều tra.Trong khoa học luật tố tụng hình sự, các nguyên tắc tố tụng hình sự được phân chia thành các nhóm khác nhau để
  • 35. 29 nghiên cứu, bao gồm: 1/ Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong hoạt động tố tụng; 2/ Các nguyên tắc liên quan đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án; 3/ Các nguyên tắc thể hiện tính dân chủ trong hoạt động tố tụng và 4/ Các nguyên tắc bảo đảm quyền con người của người tham gia tố tụng. Trong số các nguyên tắc tố tụng hình sự cơ bản được quy định trong BLTTHS, các nguyên tắc thuộc nhóm thứ tư thể hiện rõ nhất quan điểm của người làm luật liên quan đến bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bắt trong TTHS nói chung và đặc biệt là trong giai đoạn điều tra. Đó là: nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (điều 4), nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật (điều 5), nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (điều 6), nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân (điều 7), nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (điều 9), nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (điều 29) và nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (điều 30)...,. Ngoài ra, các nguyên tắc tố tụng khác mức độ này hay mức độ khác, gócđộ này hay góc độ khác đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc bảo đảm quyềncon người của người tham gia tố tụng nói chung, của người bị bắt nói riêng trong giai đoạn điều tra. Thứ hai,bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tratừ góc độ này là đảm bảo cho người bị bắt có địa vị pháp lý phù hợp để bảo vệ mình trước việc bị nghi thực hiện tội phạm, bị buộc tộivà những điều kiện pháp lý cũng như thực tế để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng
  • 36. 30 được quy định. Là người bị nghi thực hiện tội phạm (người bị tạm giữ), bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong trường hợp đã bị kh i tố về hình sự),người bị bắt là người tham gia tố tụng có vị trí trung tâm, quyết định trong toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Mọi hoạt động tố tụng hình sự đều tập trung vào việc xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm để trên cơ s đó có quyết định xử lý phù hợp với quy định pháp luật. Vì vậy, có thể nói, các quy định của BLTTHS, các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đều trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều liên quan đến người bị bắt hoặc các chủ thể tham gia tố tụng khác. Bảo đảm quyền con người của người bị bắt tronggiai đoạn điều tra từ góc độ này là xây dựng cơ s pháp lý và tạo điều kiện trên thực tế để: 1/ Những người bị bắt có khả năng chứng minh bác bỏ sự nghi ngờ phạm tội từ phía cơ quan điều tra, bác bỏ sự buộc tội của cơ quan điều tra và làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà người đó thực hiện; 2/ Cơ quan điều tra xác định chính xác, khách quan tội phạm, người phạm tội và áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật (kể cả BLHS và BLTTHS) để giải quyết vụ án. Và như vậy, theo chúng tôi, bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây: Một là, quy định đúng đắn, hợp lý về nội dung và thực hiện các nguyên tắc tố tụng hình sự đặc biệt là các nguyên tắc có liên quan một cách mật thiết đến quyền của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; Hai là, quy định hợp lý địa vị tố tụng của người bị bắt; quy định cụ thể, rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan điều tra trong trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người; Ba là, quy định đúng đắn chứng cứ và quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự đặc biệt là chứng minh được các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn
  • 37. 31 chặn bắt người của các cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn điều tra. Điều này nhằm tránh tình trạng tác động tới quyền cá nhân của người bị bắt; Bốn là, quy định cụ thể, hợp lý điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng nói chung, các biện pháp ngăn chặn nói riêng. Đây là điều kiện tiên quyết và vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. B i lẽ nếu các điều kiện và thủ tục bắt người không được quy định chính xác và chặt chẽ rất khó có thể đảm bảo được quyền con người của chủ thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người. Năm là, quy định các thủ tục bắt người trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng cụ thể, dân chủ, công khai; Sáu là, quy định đầy đủ và chặt chẽ hậu quả tố tụng, chế độ trách nhiệmđối với các quyết định oan, sai đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra v.v… * Như vậy, việc phân biệt bảo đảm quyền công dân và bảo đảm quyền tố tụng của người bị bắt trong giai đoạn điều tra chỉ là tương đối để phân tích về mặt lý luận. Thực ra, hai vấn đề này liên quan rất mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và có tác động qua lại rất lớn với nhau. Quyền công dân, quyền tố tụng đều là các nội dung của quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Người bị bắt chỉ có thể thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng của mình nếu quyền công dân của họ được tôn trọng và bảo đảm; và ngược lại, không thể nói đến quyền công dân nếu các quyền tố tụng quan trọng của người bị bắt không được bảo đảm thực hiện. Vì vậy, việc nghiên cứu cũng như thực hiện việc bảo đảm quyền công dân chung, quyền tố tụng của người bị bắt cần đồng thời được tiến hành. Có như vậy, quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra mới được bảo đảm một cách hiệu quả, góp phần
  • 38. 32 không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn lợi ích Nhà nước, cộng đồng và nhiệm vụ tố tụng đặt ra. Vì vậy, theo chúng tôi, khi nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra là cần tập trung phân tích các quy định của BLTTHS và thực hiện các quy định đó trên thực tế các nội dung cơ bản sau đây. - Nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản tố tụng hình sự liên quan đến bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nhất là trong giai đoạn điều tra như tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (điều 4), nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (điều 6), nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân (điều 7), nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ , an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (điều 8), nguyên tắc suyđoán không có tội (điều 9), nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (điều 10), nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điều 11), nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (điều 12), nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (điều 29), nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (điều 30) và nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (điều 31)… Nguyên tắc tố tụng hình sự là tư tư ng chỉ đạo được quy định trong BLTTHS cần được tuân thủ trong quá trình tố tụng trong đó có giai đoạn điều tra. Tuân thủ các tư tư ng chỉ đạo liên quan đến việc bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, đến quyền tố tụng của những người tham gia tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt. - Nghiên cứu địa vị tố tụng của người tiến hành tố tụng và người bị bắttrong giai đoạn điều tra. Đặc biệt, cần tập trung vào việc nghiên cứu trách
  • 39. 33 nhiệm của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với người bị bắt và quyền tố tụng của người bị bắttrong giai đoạn điều tra. B i vì tôn trọng quyền công dân, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan Nhà nước đối với công dân là một trong những đặcđiểm của Nhà nước pháp quyền. Quan hệ giữa Nhà nước với công dân, mà cụ thể hơn là quan hệ giữa cơ quan, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng nói chung, người bị bắtnói riêng là thể hiện rõ nhất tính chất dânchủ trong xã hội, trong quá trình tố tụng hình sự. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong đó có cơ quan điều tra, quyền của người tham gia tố tụng là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo quyền con người của người bị bắttrong giai đoạn điều tra; - Nghiên cứu về chứng cứ và quá trình chứng minh trong điều travụ án hình sự đểđảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình tố tụng. Quy định một cách chặt chẽ về chứng cứ, các đặc điểm của chứng cứ và thủ tục chứng minh (thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo cho việc xử lý chính xác, khách quan vụ án; từ đó là việc bảođảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. - Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn đặc biệt là tronggiai đoạn điều tra. Trong đó, chú trọng đến thẩm quyền (áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp), căn cứ áp dụng, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế tố tụng được người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị nghi thực hiện tội phạm, bị can khi có đủ căn cứ luật định nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản tr cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án [37, tr.69]. Là những biện pháp cưỡng chế, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn có liên quan rất lớn đến quyền con người của người bị bắt; đặc biệt là các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, các quyền tự do dân chủ khác. B i vì, trong tố tụng hình sự, chỉ có người bị bắtlà những
  • 40. 34 đối tượng duy nhất bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn đúng thẩm quyền, đúng căn cứ, đúng thủ tục và đúng thời hạn…là những đảm bảo quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra. - Nghiên cứu các thủ tục trong giai đoạn điều tra từ góc độ để các thủ tục đó không xâm phạm quyền công dân cũng như bảo đảm cho người bị bắt thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân chủ, công khai, khách quan. Là cách thức, trình tự thực hiện hoạt động điều tra một mặt bảo đảm cho hoạt động điều tra tiến hànhđược chính xác, khách quan; mặt khác để các hoạt động điều tra đó không hạn chế quyền tố tụng của người tham gia tố tụng nói chung, của người bị bắt nói riêng. B i vì, ngay trong các hoạt động tố tụng (như lấy lời khai, khám xét, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật…) đã chứa đựng yếu tố cưỡng chế. Quy định thủ tục tố tụng đặc biệt trong giai đoạn điều tra chặt chẽ tức là đã hạn chế để cơ quan điều tra thực hiện những hành vi tố tụng được BLTTHS quy định vi phạm các quyền của người bị bắt. - Nghiên cứu các quy định về khiếu nại, tố cáo trong điều tra vụ án hình sự. Bảođảm cho người bị bắt quyền khiếu nại, tố cáo đối với hành vi của cơ quan điều tra vi phạm pháp luật nói chung, xâm phạm quyền con người nói riêng và trình tự, thủ tục giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo đó là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền con người của họ trong điều tra hình sự. Trong giai đoạn điều tra, các vi phạm quyền con người thường bị khiếu nại như lạm dụng áp dụng biện pháp ngăn chặn, vi phạm thủ tục tố tụng trong khám xét, kê biên, hỏi cung, lấy lời khai v.v… Khiếu nại, tố cáo là một trong những nguồn thông tin báo về việc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan điều tra. Xác minh và giải quyết đúng đắn các khiếu nại tư pháp, một mặt nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm
  • 41. 35 pháp luật xảy ra trong quá trình điều tra, kịp thời bảo vệ quyền con người của người bị bắt; mặt khácđảm bảo cho hoạt động điều tra được thực hiện chính xác, khách quan. 1.3. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra hình sự trong pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước Quyền con người được hiểu là tài sản chung của toàn nhân loại, bất chấp sự khác nhau về nguồn gốc xuất thân, nguồn gốc quốc gia về chế độ chính trị, về chủng tộc, màu da, tiếng nói. B i lẽ nó là chân lý, là những gì thuộc quy luật khách quan của cuộc sống con người mà nhiều học giả trên thế giới, nhiều văn kiện quốc tế thừa nhận như là lẽ tất yếu[32,tr.233, tr.234], điều đó được thể hiện cụ thể: 1.3.1. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong pháp luật quốc tế * Bảo đảm quyền con người của người bị bắt quy định tại Tuyên ngôn về nhân quyền quốc tế năm 1948,Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được thông qua và tuyên bố theo nghị quyết số 217A(III) ngày 10/12/1848 của Đại hội đồng liên hợp quốc. Đây là lần đầu tiên mà các quyền cơ bản và tự do của con người được cộng đồng quốc tế công nhận, được đảm bảo bằng một văn kiện pháp lý chính thức. Mặc dù không phải là một văn bản pháp lý ràng buộc cũng như không có cơ chế bảo đảm và hệ thống chế tài đối với cá hành vi vi phạm nhưng Tuyên ngôn đã được toàn thế giới chấp nhận là nền tảng pháp lý cho việc xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người, làm cơ s hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay. Từ những tuyên bố chung về quyền con người, Tuyên ngôn đi vào quy định các quyền cụ thể của con người, gồm quyền dân sự, chính trị (từ Điều 3 đến Điều 29) và quyền kinh tế - văn hóa - xã hội.Trong đó, quyền con người của người bị bắt đã được quy định tại Điều 9 của Tuyên ngôn nhân quyền
  • 42. 36 quốc tế: “Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán”. Điều này có nghĩa là quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do cá nhân rất quan trọng của công dân, nó được coi như quyền cơ bản của con người được công nhận. Vì vậy không một ai có thể bị bắt giữ một cách vô cớ theo ý kiến chủ quan, không có cơ s . * Bảo đảm quyền của người bị bắt trong công ước quốc tế năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra đời như một dấu mốc quan trọng trong việc bảo vệ và thực thi quyền con người trên thế giới. Trên cơ s của Tuyên ngôn nhân quyền, năm 1966 thì công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị được thông qua. Nội dung chính của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 tập trung vào việc quy định các quyền con người cơ bản, gắn liền với nhân thân một số lĩnh vực chính trị và dân sự. Gồm 6 phần với 53 Điều trong đó phần III là phần nội dung chính của Công ước quy định cụ thể cá quyền dân sự và chính trị mà theo đó, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện nhằm đảm bảo cho mọi người có thể thực hiện được các quyền cơ bản của mình. Các quyền được liệt kê trong Công ước là các quyền mang tính phổ biến tới toàn thể nhân loại, không phân biệt con người thuộc dân tộc, tầng lớp, màu da hay giới tính. Quyền của người bị bắt cũng được quy định rất rõ tại Điều 9 của Công ước: “1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân. Không ai bị bắt hoặc giam giữ vô cớ. Không một ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp có lý do và phải theo đúng thủ tục mà luật pháp đã quy định.
  • 43. 37 2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc họ bị bắt về những lý do bị bắt và được thông báo ngay lập tức về những cáo buộc đối với mình. 3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc giam giữ vì một tội hình sự phải sớm được đưa ra toà án hoặc một cơ quan pháp luật có thẩm quyền để tiến hành tố tụng và phải được xét xử trong một thời hạn hợp lý hoặc trả tự do. Không được đưa thành nguyên tắc chung rằng những người đang chờ xét xử phải bị giam giữ, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện bảo đảm cho việc họ sẽ có mặt tại toà án vào bất cứ giai đoạn nào của quá trình xét xử và thi hành án. 4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và trả tự do, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp. 5. Bất cứ người nào là nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường”. Như vậy, việc quy định quyền con người của người bị bắt đã được quy định từ rất sớm và khá chặt chẽ về trình tự, thủ tục bắt. Bất kỳ ai khi bị bắt đều phải dựa trên các căn cứ nhất định và họ được đảm bảo các điều kiện, các quyền để chứng minh mình vô tội. Trường hợp bị bắt giữ trái pháp thì đều có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại. 1.3.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong pháp luật một số nước * Trung Quốc:
  • 44. 38 Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia theo hệ thống pháp luật XHCN và có những nét tương đồng nhất định như Việt Nam. Bộ luật tố tụng hình sự Trung Quốc được thông qua tại Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 5 ngày 01 tháng 7 năm 1979, và được sửa đổi theo Quyết định sửa đổi Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thông qua tại Kỳ họp thứ tư Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 8 ngày 17 tháng 3 năm 1996. Trong BLTTHS Trung Quốc vấn đề các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VI với tên gọi “Biện pháp ngăn chặn”. Biện pháp ngăn chặn bắt người được quy định từ Điều 59 đến Điều 63 BLTTHS Trung Quốc. Trong BLTTHS các nguyên tắc bảo đảm quyền con người được quy định một cách rất chặt chẽ, trong đó có việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Điều 11 BLTTHS Trung Quốc xác định quyền bào chữa của người bị bắt trong tố tụng hình sự nói chung trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là một quyền thể hiện quyền con người quan trọng của những người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Điều 14 quy định trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm các quyền tố tụng của công dân hoặc xúc phạm danh dự của họ. Quy định này nhằm đảm bảo việc mọi hành vi xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của những người bị buộc tội trong tố tụng hình sự đều bị xử lý nghiêm minh. Đây cũng chính là biện pháp để bảo đảm các quyền con người của người bị bắttrong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng. Quy định cụ thể về bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong BLTTHS Trung Quốc được thể hiện Chương VI, với những quy định rất
  • 45. 39 chặt chẽ về thủ tục, thẩm quyền, căn cứ bắt người để tránh tình trạng xâm phạm tới các quyền cơ bản của người bị bắt. Theo quy định của Điều 59 BLTTHS Trung Quốc thì việc bắt giữ nghi can phải được VKS phê chuẩn hoặc có quyết định của Tòa án nhân dân và được cơ quan công an thi hành. Như vậy, điều này phù hợp với nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo quyền con người của người bị bắt đó là chỉ bị bắt do lệnh của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan điều tra sau khi ra lệnh bắt thì phải được sự phê chuẩn của cơ quan kiểm sát nhằm giám sát hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn này tránh tình trạng lạm dụng hoặc xâm phạm tới các quyền cơ bản của con người. Quy định về căn cứ bắt của BLTTHS Trung Quốc cũng đã thể hiện rất cụ thể về vấn đề bảo đảm quyền con người. Theo đó, về cơ bản việc bắt người có xâm phạm đến một số quyền cơ bản của con người như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do của người bị bắt. Do đó, việc bắt người không được tiến hành một cách bừa bãi mà cần phải được tiến hành dựa trên các căn cứ nhất định. Điều này đảm bảo bảo cho việc bảo vệ quyền con người của người bị bắt, chỉ khi nào có căn cứ cho rằng nghi can có thể bị phạt tù tr lên và các biện pháp ngăn chặn khác nhẹ hơn không đủ để ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải bắt nghi can. Chính vì vậy, biện pháp ngăn chặn bắt chỉ được áp dụng sau khi thấy rằng không thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc giám sát tại nơi cư trú đối với nghi can được. Về vấn đề thủ tục bắt người cũng đã được BLTTHS Trung Quốc quy định chặt chẽ, nhằm đảm bảo quyền cơ bản của người bị bắt không bị xâm phạm b i các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo Điều 61 BLTTHS Trung Quốc thì Cơ quan công an có thể bắt giữ ngay từ đầu một tội phạm quả tang hoặc nghi can chính trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:(1) khi đang chuẩn bị