SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
---------------------------
DƯƠNG QUỐC TẾ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 02 năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
---------------------------
AO THỊ MINH HẬU
DƯƠNG QUỐC TẾ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8.34.01.01
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đặng Thanh Vũ
Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 02 năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
Dương Quốc Tế
ii
LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện được luận văn “Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa
phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ”
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với giảng viên hướng dẫn khoa
học TS. Đặng Thanh Vũ đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã tận tình
truyền đạt kiến thức trong thời gian tôi học tập tại trường, không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là kiến thức cho công việc hiện tại và sau này.
Đồng thời xin cảm ơn các anh chị, các bạn và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên
tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Trân trọng!
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày tháng 02 năm 2019
Học viên thực hiện
Dương Quốc Tế
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” tác giả đi nghiên cứu các yếu tố tác động đến
xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
thông qua mô hình nghiên cứu 5 thành phần trụ cột cấu thành thương hiệu du lịch
địa phương để phân tích đưa ra định hướng phát triển thương hiệu và các giải pháp
xây dựng thương hiệu du lịch địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về thương hiệu:
các khái niệm thương hiệu, vai trò thương hiệu đối với doanh nghiệp cũng như đối
với một địa phương. Các nghiên cúa có liên quan đến xây dựng thương hiệu địa
phương và đề xuất quy trình nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch địa phương.
Qua đánh giá thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo thông qua các số liệu
thống kê trong 05 năm gần đây, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Côn
Đảo. Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng du lịch địa phương.
Trên cơ sở các nghiên cứu, tiến hành điều tra mức độ đáp ứng của các sản
phẩm, dịch vụ thông qua mô hình nghiên cứu 5 thành phần trụ cột để phân tích, tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch địa phương. Sau đó
đưa ra định hướng phát triển thương hiệu và các giải pháp xây dựng thương hiệu du
lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
iv
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ix
GIỚI THIỆU..............................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài:...............................................................................................1
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ..............................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2
1.5 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
1.6 Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................2
1.7 Kết cấu đề tài.........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................5
1.1 CÁC KHÁI NIỆM ................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm thương hiệu......................................................................................5
1.1.2. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng..............................................6
1.1.2.1. Phân biệt hàng hóa của người bán .................................................................6
1.1.2.2. Thể hiện vị trí xã hội......................................................................................6
1.1.3. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp..................................................6
1.1.3.1. Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm trong tâm trí khách hàng.........6
1.1.3.2. Thương hiệu là lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng .....................7
1.1.3.3. Thương hiệu là cơ sở phân đoạn thị trường...................................................7
1.1.3.4. Thương hiệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ...........................................7
1.1.3.5. Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư.............................................7
1.1.3.6. Lợi ích của thương hiệu đối với xã hội..........................................................7
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ..............................................................8
1.2.1. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương tại Việt Nam của PGS.TS Phạm
Trương Hoàng (2016, Tạp chí du lịch) .......................................................................8
v
1.2.2. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương của PGS. Nguyễn Văn Thanh và
các công sự (2015, Tạp chí du lịch) ..........................................................................12
1.2.2.1. Chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương ............................................12
1.2.2.2. Quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương ..................14
1.2.3. Mô hình “Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương” của TS. Đặng Thanh
Vũ..............................................................................................................................18
1.2.3.1. Định hình khai thác tài nguyên du lịch phong phú, có tính đặc thù ............19
1.2.3.2. Khai thác và phát triển nền ẩm thực đặc trưng mang màu sắc độc đáo riêng
biệt của địa phương (Các thức ăn, thức uống phục vụ cho khách du lịch)...............19
1.2.3.3. Quà tặng đặc trưng mang sắc thái địa phương độc đáo, có giá trị riêng biệt19
1.2.3.4. Ý thức cộng đồng và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của địa phương ..20
1.2.3.5. Sự hưởng ứng và trách nhiệm của du khách khi tham gia du lịch...............21
1.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG CÔN ĐẢO.........................................22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN
CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU............................................................24
2.1 THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO .....................24
2.1.1 Giới thiệu..........................................................................................................24
2.1.2. Khái quát .........................................................................................................25
2.1.3. Các loại hình du lịch tại Côn Đảo hiện nay ....................................................26
2.1.4. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Côn Đảo...................................................28
2.2 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH TẠI ĐỊA
PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO................................................................................29
2.2.1 Thị trường khách du lịch..................................................................................29
2.2.3 Khả năng tiếp cận với đất liền và các địa phương trong khu vực....................31
2.2.4 Chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch........................................32
2.2.5 Tổ chức không gian phát triển du lịch .............................................................34
2.3 ĐIỀU TRA TÌM HIỂU MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA CÁC SẢN PHẨM, DỊCH
VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO.............................................35
vi
2.3.1 Các thông tin chung .........................................................................................36
2.3.2 Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa
phương huyện Côn Đảo ............................................................................................38
2.3.2.1 Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù.........................................38
2.3.2.2 Phát triển nền ẩm thực mang màu sắc độc đáo riêng biệt.............................39
2.3.2.3 Quà tặng đặc trưng mang sắc thái địa phương..............................................40
2.3.2.4 Ý thức cộng đồng và sự sẵn sàng đón tiếp khách của địa phương ...............41
2.3.2.5 Sự hưởng ứng của du khách khi tham gia du lịch tại địa phương ................42
2.3.2.6 Mức hài lòng chung của du khách khi đến Côn Đảo....................................43
2.4 ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA
PHƯƠNG..................................................................................................................44
2.4.1 Điểm mạnh.......................................................................................................44
2.4.2 Điểm yếu ..........................................................................................................44
2.4.3 Điểm cơ hội......................................................................................................46
2.4.4 Điểm thách thức ...............................................................................................46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH
ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.................48
3.1 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU................................................48
3.1.1 Những yếu tố khẳng định vị thế, chất lượng và hiệu quả kinh tế và đem lại
thương hiệu riêng cho du lịch Côn Đảo....................................................................48
3.1.2 Sáng tạo, thiết kế thương hiệu và xây dựng thương hiệu.................................49
3.1.3 Pháp lý nhãn hiệu và bảo vệ thương hiệu ........................................................50
3.1.4 Khai thác, quản lý thương hiệu ........................................................................50
3.1.5 Chiến lược hình ảnh và truyền thông quảng bá ...............................................51
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA
PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO................................................................................51
3.2.1 Giải pháp quản lý nhà nước thực hiện quy hoạch:...........................................51
3.2.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch.............................................................................................................................52
vii
3.2.3 Công tác đa dạng hóa sản phẩm du lịch:..........................................................52
3.2.4 Công tác quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư:.....................................................53
3.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:...............................................................54
3.2.6 Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch:........................................................55
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU....................................56
3.3.1 Giải pháp 1: Phát triển các sản phẩm, dịch vụ thu hút khách tham quan, tìm
hiểu, khám phá cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử Côn Đảo...........................56
3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp.......................................................................................56
3.2.1.2 Phương án thực hiện......................................................................................56
3.2.1.3 Hiệu quả mang lại .........................................................................................57
3.2.2 Giải pháp 2: Thổi hồn cho các sản phẩm du lịch địa phương..........................57
3.2.2.1 Cơ sở của giải pháp.......................................................................................57
3.2.2.2 Phương án thực hiện......................................................................................57
3.2.2.3 Hiệu quả mang lại .........................................................................................58
3.2.3 Giải pháp 3: Đề cao hoạt động truyền thông quản bá thương hiệu .................58
3.2.3.1 Cơ sở của giải pháp.......................................................................................58
3.2.3.2 Phương án thực hiện......................................................................................59
3.2.3.3 Hiệu quả mang lại .........................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng thống kê tình hình phát triển du lịch Côn Đảo.................................31
Bảng 2.2 Số lượng phiếu điều tra tìm hiểu mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản
phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo................................................................36
Bảng 2.3 Bảng mô tả mẫu theo số lần tham quan du lịch tại Côn Đảo ....................36
Bảng 2.4 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố sẵn sàng quay lại Côn Đảo ..........................37
Bảng 2.5 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố tiếp cận Côn Đảo qua phương tiện vận
chuyển .......................................................................................................................37
Bảng 2.6 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Tài nguyên du lịch
phong phú và có tính đặc thù....................................................................................38
Bảng 2.7 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Phát triển nền ẩm
thực mang màu sắc độc đáo riêng biệt .....................................................................39
Bảng 2.8 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Quà tặng đặc trưng
mang sắc thái địa phương.........................................................................................40
Bảng 2.9 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Ý thức cộng đồng và
sự sẵn sàng đón tiếp khách của địa phương .............................................................41
Bảng 2.10 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Sự hưởng ứng của
du khách khi tham gia du lịch tại địa phương ..........................................................42
Bảng 2.11 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách khi đến Côn Đảo...............43
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Thương hiệu du lịch quốc gia, vùng du lịch và dịch vụ...............................9
Hình 1.2 Các cấp độ thương hiệu................................................................................9
Hình 1.3 Vai trò của các bên trong việc phát triển thương hiệu du lịch...................11
Hình 1.4 Quy trình marketing để xây dựng thương hiệu..........................................12
Hình 1.5 Quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương ................15
Hình 1.6 Sơ đồ mô hình 5 thành phần trụ cột được biểu thị bằng hoa năm cánh.....18
Hình 1.7 Quy trình nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa
phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.....................................................23
Hình 2.1: Côn Đảo (Sưu tầm)............................................................................. 24
Hình 2.2: Bãi Đầm Trầu (Sưu tầm)..................................................................... 26
Hình 2.3: Lặn ngắm san hô (sưu tầm)................................................................. 27
Hình 2.4: Thả rùa (vích) về biển (Sưu tầm)......................................................... 28
1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Thương hiệu điểm đến là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của
khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể
so sánh của một điểm đến với những điểm đến khác. Thương hiệu điểm đến là tổng
hợp của các giá trị cốt lõi mà điểm đến mang lại, tổng hợp các giá trị do khách du
lịch trải nghiệm, những sự khác biệt của điểm đến, niềm tin của khách du lịch.
Thương hiệu điểm đến gắn liền với những giá trị và đặc trưng cốt lõi của một điểm
đến, được thể hiện trong những đặc trưng, giá trị của các dịch vụ du lịch tại điểm
đến đó. Thương hiệu không chỉ gắn với hình ảnh về điểm đến có từ nhận thức của
khách du lịch mà còn đi liền với hoạt động của người quản lý du lịch trong việc tạo
lập và duy trì những nhận thức, giá trị và niềm tin đó.
Khi nhắc tới thương hiệu điểm đến du lịch, người ta hay nhắc tới thương hiệu
du lịch của một quốc gia. Điều này không chỉ do đặc trưng thống nhất của sản phẩm
du lịch của một nước, do nhận thức của khách du lịch gọi tên du lịch của từng nước
mà cũng do định hướng xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia mang đặc trưng
riêng của các quốc gia đó.
Ngày 17/06/2015, tại Quyết định số 870/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030” do đó vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch địa
phương cho huyện Côn Đảo là việc làm cấp thiết cần phải đặt ra. Việc tạo lập và
quản trị thương hiệu du lịch hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên
quan (nhà cung ứng, khách du lịch và người dân địa phương) đồng thời góp phần
thúc đẩy du lịch Côn Đảo phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong tương lai.
1.2 Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo qua số liệu thống kê
5 năm từ năm 2014 đến 2018 và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Côn
Đảo.
2
- Đề ra định hướng và giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương
huyện Côn Đảo.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Những yếu tố nào tác động đến các thành phần trụ cột của xây dựng thương
hiệu địa phương?
- Định hướng và giải pháp nào để xây dựng thương hiệu du lịch địa phương?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch địa phương huyện Côn Đảo
- Đối tượng khảo sát: Các du khách đã trải nghiệm các sản phẩm du lịch trên
địa bàn huyện Côn Đảo.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Thời gian khảo sát: Khảo sát bắt đầu từ tháng 6/2017 cho đến hết tháng
12/2017.
- Dữ liệu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở các thông tin thu thập về thực trạng
ngành du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về xây dựng thương hiệu du lịch địa phương, đồng thời
tham khảo một số mô hình nghiên cứu trước đó, từ đó xác định các thuộc tính làm
cơ sở xây dựng dàn bài phỏng vấn chuyên gia. Sau đó tổng hợp ý kiến phỏng vấn
của chuyên gia để lập bảng khảo sát phục vụ cho nghiên cứu.
- Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng du lịch địa phương Côn Đảo
- Đưa ra các giải pháp, định hướng xây dựng thương hiệu địa phương
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Trong những năm gần đây, công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Côn
Đảo được quan tâm, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch được đầu tư
khang trang hơn, thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát
triển có quy mô; lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ
3
dưỡng tại Côn Đảo ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm
nghèo; củng cố quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo. Tuy nhiên, việc phát triển du
lịch trên địa bàn huyện cũng còn những hạn chế như: sản phẩm dịch vụ vui chơi giải
trí còn đơn điệu, nghèo nàn; cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ của các cơ sở
kinh doanh chưa đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; sản phẩm du lịch
chưa tương xứng với tiềm năng của Côn Đảo.
Nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện
Côn Đảo có ý nghĩa quan trọng đến công tác quy hoạch cũng như phát triển du lịch
cho địa phương. Tạo cơ sở và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác
phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư trên đảo; gắn kết phát triển với
du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mối liên kết chặt chẽ với thành phố Hồ Chí
Minh và toàn vùng Đông Nam Bộ.
Việc xây dựng thương hiệu địa phương cũng sẽ góp phần khắc phục tính thời
vụ trong hoạt động du lịch của địa phương; đồng thời gắn phát triển du lịch với
nhiệm vụ bảo tồn phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, bảo vệ cảnh quan,
môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ - du lịch.
1.7 Kết cấu đề tài
Giới thiệu
Trình bày tổng quan về lí do chọn đề tài, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên
cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm nghiên cứu như: lý
thuyết về thương hiệu, vai trò của thương hiệu, các mô hình lý thuyết về thương
hiệu, tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học trong
và ngoài nước về thương hiệu. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu
các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương Côn Đảo
4
Chương 2: Phân tích thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh
Bà Rịa -Vũng Tàu
Tổng hợp, thu thập các dữ liệu về du lịch Côn Đảo trong 5 năm 2014 đến
2018.
Áp dụng nghiên cứu của TS. Đặng Thanh Vũ, thông qua mô hình nghiên cứu
5 thành phần trụ cột để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu
du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng du lịch địa phương huyện
Côn Đảo.
Chương 3: Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương
huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Định hướng và các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Xác định các bước xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kết luận và kiến nghị
Sự phù hợp của nghiên cứu với tình hình thực tế của du lịch địa phương Côn
Đảo hiện nay và đề xuất yêu cầu với các đối tương có liên quan đến xây dựng và
phát triển thương hiệu du lịch địa phương Côn Đảo.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm thương hiệu
Dưới góc độ đời sống kinh doanh, thương hiệu chính là nhãn hiệu; là nhãn
hiệu đã được đăng ký bảo hộ; là nói chung các đối tượng sở hữu công nghiệp được
bảo hộ; thương hiệu chính là tên thương mại.
Dưới góc độ Marketing, Hiệp hội Marketing Hoa kỳ đã định nghĩa “Thương
hiệu (brand) là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các
yếu tố này để có thể nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán cũng như
phân biệt nó đối với hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác”; theo Philip
Kotler “Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ
hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để
phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”
Dưới góc độ sở hữu trí tuệ, thương hiệu là thuật ngữ dùng để chỉ chung các
đối tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến và được bảo hộ, như nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa…
Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005:
Nhãn hiệu hàng hóa: Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình
vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng
một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu
nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Tên thương mại: Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Chỉ dẫn địa lý: Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực,
địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Tóm lại, thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và
cảm xúc của một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm,
6
tên gọi, logo, hình ảnh và mọi sự thể hiện khác mà qua đó tạo được ấn tượng trong
tâm trí khách hàng.
1.1.2. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng
1.1.2.1. Phân biệt hàng hóa của người bán
Hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp này sẽ mang tên gọi hay các dấu hiệu
khác với hàng hóa, dịch vụ khác của một doanh nghiệp khác. Thông qua thương
hiệu, người tiêu dùng có thể nhận dạng hàng hóa, dịch vụ của từng doanh nghiệp.
Như vậy, thương hiệu như là một lời giới thiệu, một thông điệp và dấu hiệu
quan trọng để người tiêu dùng căn cứ vào đó và đưa ra phán quyết cuối cùng về
hành vi mua sắm.
Khi mua sản phẩm ở một nơi có sự đa dạng thương hiệu, người tiêu dùng sẽ có
3 khả năng lựa chọn:
1. Chọn thương hiệu quen thuộc ưa thích.
2. Thương hiệu đã được biết đến.
3. Cân nhắc khi lựa chọn đối với thương hiệu lạ.
1.1.2.2. Thể hiện vị trí xã hội
Thương hiệu có tác động rất khác nhau giữa các loại sản phẩm và giữa các
nhóm người mua. Thương hiệu khẳng định hình ảnh người sử dụng, biểu đạt thu
nhập, địa vị cách sống của người sử dụng
Thương hiệu không chỉ quan trọng đối với thị trường người tiêu dùng cá nhân
mà còn có ý nghĩa đối với các tổ chức. Thương hiệu là tiêu chuẩn mua quan trọng
và là cơ sở đánh giá khi lựa chọn mua đối với các tổ chức.
1.1.3. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
1.1.3.1. Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm trong tâm trí khách hàng
Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng và những thông điệp mà
thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng, vị trí và hình ảnh của hàng hóa, dịch vụ
được định vị dần dần trong tâm trí khách hàng. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng
hóa, dịch vụ thông qua sự cảm nhận và kinh nghiệm tiêu dùng.
7
1.1.3.2. Thương hiệu là lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng
Một khi khách hàng đã lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó tức
là họ đã chấp nhận gửi gắm lòng tin vào thương hiệu đó. Chính tất cả những điều
này đã như một lời cam kết thực sự nhưng không rõ ràng giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng.
1.1.3.3. Thương hiệu là cơ sở phân đoạn thị trường
Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt (những dấu hiệu và sự khác biệt
nhất định) doanh nghiệp đã thu hút được sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng
như tiềm năng cho từng chủng loại sản phẩm.
Với từng loại sản phẩm cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng
với từng tập hợp đối tượng khách hàng nhất định.
1.1.3.4. Thương hiệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
Một thương hiệu khi đã được chấp nhận thì mang lại cho doanh nghiệp những
lợi ích đích thực dễ nhận thấy: Khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, sâu rộng
hơn ngay cả đối với sản phẩm, hàng hóa mới; sản phẩm có thương hiệu dễ bán được
nhiều với giá cao hơn đối với các sản phẩm mang thương hiệu xa lạ; thương hiệu
mạnh có nhiều khách hàng trung thành.
1.1.3.5. Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư
Thương hiệu mạnh của doanh nghiệp là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia
tăng các quan hệ với các bên liên quan. Nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn, bạn hàng của
doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng
hóa cho doanh nghiệp. Nhiều người mong muốn được chia sẻ kinh doanh với doanh
nghiệp có uy tín.
1.1.3.6. Lợi ích của thương hiệu đối với xã hội
Thương hiệu tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Vị thế hàng hóa
của doanh nghiệp được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Thương
hiệu giúp là tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động, góp phần làm tăng
uy tín thương hiệu địa phương và quốc gia.
8
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.2.1. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương tại Việt Nam của PGS.TS
Phạm Trương Hoàng (2016, Tạp chí du lịch)
Thương hiệu điểm đến là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của
khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể
so sánh của một điểm đến với những điểm đến khác. Thương hiệu điểm đến là tổng
hợp của các giá trị cốt lõi mà điểm đến mang lại, tổng hợp các giá trị do khách du
lịch trải nghiệm, những sự khác biệt của điểm đến, niềm tin của khách du lịch.
Thương hiệu điểm đến gắn liền với những giá trị và đặc trưng cốt lõi của một điểm
đến, được thể hiện trong những đặc trưng, giá trị của các dịch vụ du lịch tại điểm
đến đó. Thương hiệu không chỉ gắn với hình ảnh về điểm đến có từ nhận thức của
khách du lịch mà còn đi liền với hoạt động của người quản lý du lịch trong việc tạo
lập và duy trì những nhận thức, giá trị và niềm tin đó.
Khi nhắc tới thương hiệu điểm đến du lịch, người ta hay nhắc tới thương hiệu
du lịch của một quốc gia. Điều này không chỉ do đặc trưng thống nhất của sản phẩm
du lịch của một nước, do nhận thức của khách du lịch gọi tên du lịch của từng nước
mà cũng do định hướng xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia mang đặc trưng
riêng của các quốc gia đó.
Không ít quốc gia bao gồm nhiều vùng, nhiều điểm đến du lịch khác nhau với
những đặc trưng riêng, đem lại cho khách du lịch những giá trị nhất định. Thương
hiệu du lịch quốc gia được xây dựng từ những đặc trưng này. Một số điểm du lịch
này tạo lập được cho mình những thương hiệu riêng như du lịch Phuket (Thái Lan),
Vennice (Italia) hay nhiều điểm du lịch khác. Thương hiệu du lịch quốc gia sẽ bao
trùm thương hiệu của các vùng, các điểm du lịch trong quốc gia đó. Thương hiệu
của một vùng, điểm du lịch trong một nước sẽ mang những đặc trưng, thuộc tính
của thương hiệu du lịch quốc gia (Hình 1.1).
9
Hình 1.1 Thương hiệu du lịch quốc gia, vùng du lịch và dịch vụ
Nguồn: Phạm Trương Hoàng, 2016, Tạp chí du lịch
Thương hiệu du lịch nằm ở các cấp độ khác nhau từ cấp độ quốc gia, vùng,
tỉnh thậm chí là tới từng doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Các giá trị cốt lõi của
thương hiệu du lịch quốc gia được thể hiện nhiều ít khác nhau ở các điểm đến du
lịch cấp vùng, tỉnh hay ngay trong từng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch, tùy
theo đặc điểm của các điểm đến, các nhà cung cấp dịch vụ. Một số điểm đến làm
nổi bật giá trị cốt lõi này của thương hiệu quốc gia trong khi điểm đến khác làm nổi
bật những giá trị cốt lõi khác. Có những điểm đến có tài nguyên du lịch đặc sắc sẽ
thể hiện giá trị cốt lõi đậm đặc hơn những điểm đến có tài nguyên du lịch kém đặc
sắc hơn (Hình 2).
Hình 1.2 Các cấp độ thương hiệu
Nguồn: Phạm Trương Hoàng, 2016, Tạp chí du lịch
10
Nếu như thương hiệu du lịch doanh nghiệp tập trung cho những đoạn thị
trường cụ thể, thương hiệu du lịch một điểm đến, một vùng du lịch có xu hướng
hướng tới nhiều đoạn thị trường hơn. Cũng tùy vào đặc trưng của tài nguyên di lịch,
tiềm năng, quy mô cũng như hiện trạng phát triển của từng vùng mà một điểm du
lịch có thể tập trung vào một đoạn thị trường hoặc một số đoạn thị trường. Ở phạm
vi rộng hơn là quốc gia, cũng vậy. Có những quốc gia tập trung vào một số đoạn thị
trường nhất định. Trong khi các nước có tài nguyên du lịch đa dạng như Việt Nam
có thể lựa chọn thị trưởng rộng rãi hơn.
Song song với việc xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch Việt Nam, việc
phát triển thương hiệu du lịch địa phương cũng cần được đặt ra. Một số đề xuất của
bài viết cho việc phát triển thương hiệu du lịch địa phương thời gian tới là:
Từ chiến lược thương hiệu tới cấu trúc thương hiệu quốc gia. Việc xây dựng
thương hiệu quốc gia là quan trọng nhưng quản lý và hiện thực hóa thương hiệu với
một chính sách thương hiệu rõ ràng còn quan trọng hơn. Một trong những nội dung
quan trọng của chiến lược thương hiệu quốc gia là cấu trúc thương hiệu với những
định hướng cho phát triển thương hiệu các địa phương.
Trong khi sản phẩm du lịch Việt Nam chưa làm rõ được đặc trưng, thương
hiệu thì nhiều vùng, nhiều địa phương tại Việt Nam có những sản phẩm du lịch “na
ná” giống nhau, thậm chí là bắt chước nhau. Điều này làm giảm sự đa dạng của sản
phẩm, tăng mức độ cạnh tranh giữa các địa phương trong khi làm giảm giá trị và
mức hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Chìa khóa giải quyết vấn đề là việc định vị sản
phẩm du lịch của các địa phương, nhằm dị biết hóa hình ảnh và đặc trưng của sản
phẩm. Đây chính là cơ sở cho việc xây dựng thương hiệu du lịch địa phương.
Từ cấu trúc thương hiệu quốc gia tới việc phát triển chiến lược thương hiệu
địa phương. Quá trình phát triển thương hiệu du lịch địa phương đòi hỏi những
nghiên cứu, thảo luận và thống nhất tại địa phương. Việc xây dựng thương hiệu xuất
phát từ tiềm năng du lịch các địa phương, định vị sản phẩm du lịch địa phương cho
tới những hoạt động sáng tạo và phát triển nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt.
Quá trình xây dựng cũng đòi hỏi sự tham gia của các bên. Điều này không chỉ đảm
11
bảo thương hiệu được xây dựng tốt nhất mà quan trọng hơn, thương hiệu được
thông tin, diễn giải đầy đủ cho mục đích sử dụng của các cơ quan và doanh nghiệp.
Từ nhận thức đến xây dựng công cụ truyền thông thương hiệu. Thương hiệu
điểm đến du lịch là một công cụ marketing quan trọng. Xây dựng thương hiệu đi
liền với một hệ thống các công cụ truyền thông cũng như các công cụ quản lý
thương hiệu. Phát triển thương hiệu song song với quá trình phát triển sản phẩm,
quảng bá và xúc tiến sản phẩm du lịch địa phương.
Hợp tác và sáng tạo trong xây dựng và truyền thông thương hiệu. Hai yếu tố
quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu địa phương là hợp tác và sáng tạo. Hợp
tác bao gồm cả hợp tác giữa nhà nước, địa phương và doanh nghiệp cũng như hợp
tác với nhau giữa các địa phương. Chính sách và các công cụ thương hiệu cũng đòi
hỏi những sáng tạo kể từ những hoạt động định vị sản phẩm du lịch địa phương cho
tới việc phát triển các công cụ truyền thông. Bảng dưới đây thể hiện vai trò của các
bên trong việc phát triển thương hiệu du lịch, từ thương hiệu du lịch quốc gia tới
thương hiệu các doanh nghiệp.
Hình 1.3 Vai trò của các bên trong việc phát triển thương hiệu du lịch
Nguồn: Phạm Trương Hoàng, 2016, Tạp chí du lịch
12
Với đa dạng các loại hình, tiềm năng và sản phẩm du lịch, việc phát triển
thương hiệu du lịch địa phương đang và sẽ là một vấn đề cần quan tâm trong việc
phát triển Du lịch Việt Nam. Việc phát triển du lịch địa phương trước hết là từ nhận
thức và hoạt động của các địa phương. Tuy vậy, vai trò của nhà nước trong việc
định hướng thương hiệu du lịch địa phương thông qua cấu trúc thương hiệu du lịch
quốc gia cũng rất quan trọng. Ngược lại, thành công của thương hiệu du lịch các địa
phương sẽ góp phần quan trọng trong thành công của thương hiệu du lịch quốc gia
Việt Nam.
1.2.2. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương của PGS. Nguyễn Văn Thanh
và các công sự (2015, Tạp chí du lịch)
1.2.2.1. Chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương
Xây dựng thương hiệu địa phương đòi hỏi tuân thủ quy trình chiến lược
marketing nói chung.
Quy trình này gồm 6 bước chính như ở Hình 1.4
Hình 1.4 Quy trình marketing để xây dựng thương hiệu
Nguồn: PGS. Nguyễn Văn Thanh và các công sự, 2015, Tạp chí du lịch
Bước 1: Phân tích SWOT
Mỗi địa phương sẽ phải thực hiện phân tích điểm mạnh (S) – điểm yếu (W),
cơ hội (O) – thách thức (T) của địa phương mình trong sự so sánh với những địa
phương khác và khu vực.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Mặc dù du lịch là ngành dịch vụ với số lượng khách hàng rất lớn và khách
hàng gồm nhiều thể loại khác nhau, mỗi địa phương vẫn cần phải lựa chọn một hoặc
một vài nhóm du khách cụ thể làm khách hàng mục tiêu, tức là nhóm khách hàng
13
chính cần tập trung phục vụ và kiếm lời. Thí dụ như Huế có thể thu hút nhóm khách
thích di sản, Nha Trang thiên về tắm biển và vui chơi, giải trí? Để thực hiện các
bước 1 và 2, cần những hoạt động nghiên cứu thị trường chuyên sâu.
Bước 3: Xác định các mục tiêu
Các mục tiêu của chương trình xây dựng thương hiệu bao gồm hai loại chính
là mục tiêu về doanh số (lượng du khách đến, đến lần hai, doanh thu bình quân một
du khách...) và mục tiêu về hình ảnh thương hiệu (mức độ nhận biết thương hiệu, ấn
tượng tích cực về thương hiệu...).
Bước 4: Xây dựng các phương án định vị và lựa chọn chiến lược định vị
Địa phương cần xây dựng một số phương án định vị dựa trên những điểm
mạnh đã phân tích ở trên và lựa chọn vị trí tương đối của thương hiệu điểm đến du
lịch của mình trên bản đồ nhận thức, nhằm tạo sự khác biệt với các địa phương
khác.
Bước 5: Thiết kế chiến lược marketing-mix
Marketing-mix là bộ công cụ marketing để tác động tới các khách hàng mục
tiêu, nhằm cụ thể hóa hơn và thể hiện tính nhất quán với chiến lược định vị. Thí dụ
như chiến lược định vị là “xây dựng thành phố thành điểm đến vẻ đẹp của nụ cười”,
thì mọi chương trình đều phải thể hiện được tính thân thiện, dễ mến, dễ gần và
những con người ở đó luôn có nụ cười trên môi.
Đối với marketing dịch vụ, chiến lược marketing-mix bao gồm bảy chiến lược
thành phần có liên hệ qua lại với nhau, được viết tắt bởi bảy chữ P (7P) là:
•P1 (Product): Chiến lược sản phẩm, bao gồm di tích, điểm tham quan, vui
chơi, vật phẩm địa phương, dịch vụ chính và hỗ trợ.
•P2 (Price): Chiến lược giá, liên quan đến giá tour, giá phòng, phí dịch vụ tại
điểm tham quan, vui chơi, giá của các đặc sản địa phương.
•P3 (Place): Chiến lược kênh phân phối, bao gồm chiến lược về kiểu kênh
trực tiếp (qua website, chào hàng trực tiếp) hay qua các hãng điều hành tour/dịch vụ
lữ hành TO/TA (tour operators/ travel agencies), và chiến lược về xúc tiến bán trong
kênh.
14
•P4 (Promotion): Chiến lược xúc tiến quảng bá hay truyền thông marketing,
gồm chiến lược nhận diện thương hiệu, khẩu hiệu cốt lõi, loại hình/công cụ truyền
thông, kênh truyền thông và ngân sách.
•P5 (Process): Chiến lược quy trình dịch vụ, liên quan đến quy trình đặt tour,
quy trình dịch vụ tại điểm đến... Những quy trình đó phải thuận tiện, công khai và
nhất quán đối với du khách.
•P6 (People): Chiến lược con người, bao gồm các khía cạnh kiến thức chuyên
môn, kỹ năng giao tiếp và trang phục của các nhà quản lý, nhân viên và cộng tác
viên.
•P7 (Physical evidence): Chiến lược bằng chứng hữu hình. Hình ảnh thương
hiệu phải được thể hiện trên các phương tiện hữu hình mà du khách có thể nhận
thấy dễ dàng khi tiếp cận điểm đến du lịch như đường sá giao thông, nhà cửa, cơ sở
ăn uống, nghỉ ngơi, biển hiệu tại điểm du lịch...
Bước 6: Xây dựng chương trình hành động
Sau khi đã có các chiến lược marketing-mix, địa phương phải cụ thể hóa thành
chương trình hành động cả năm, trong đó phải lập lịch trình chi tiết cho các hạng
mục công việc cụ thể cần làm theo tuần, tháng, trong đó chỉ rõ làm gì, như thế nào,
ai phụ trách, phối hợp với ai, nguồn lực và ngân sách là bao nhiêu.
1.2.2.2. Quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương
Khó nhất trong việc xây dựng thương hiệu thành công là yếu tố con người và
khâu triển khai thực hiện. Một chiến lược xuất sắc có thể thất bại nhanh chóng vì
triển khai thực hiện tồi. Do đó, phần này sẽ trình bày quy trình triển khai thực hiện
việc xây dựng thương hiệu địa phương. Quy trình này đã được đúc kết và sửa đổi từ
lý thuyết và kinh nghiệm thành công trong một số chương trình xây dựng thương
hiệu địa phương gần đây như thương hiệu du lịch Mũi Né - Bình Thuận, Sài Gòn -
TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Nha Trang - Khánh Hòa.
Dưới đây sẽ trình bày quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa
phương với 6 bước chính (Hình 1.5).
15
Hình 1.5 Quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương
Nguồn: PGS. Nguyễn Văn Thanh và các công sự, 2015, Tạp chí du lịch
Bước 1: Thành lập Ban Tư vấn Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương
Ban Tư vấn dự án “Xây dựng Thương hiệu Du lịch Hải Phòng” có thể bao
gồm các thành viên đến từ UBND tỉnh, thành phố; Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; các sở ban ngành có liên quan; đại diện của Hiệp hội Du lịch TP. Hải Phòng;
đại diện của các công ty thiết kế thương hiệu và truyền thông marketing; một số
chuyên gia tư vấn độc lập.
Trưởng ban nên là một lãnh đạo của UBND tỉnh, còn Phó trưởng ban cần là
một lãnh đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc xây dựng thương hiệu
không chỉ thuần tuý là về vấn đề truyền thông quảng bá, mà còn liên quan đến cơ sở
vật chất, con người và nhiều khía cạnh khác của tỉnh, nên nhất thiết phải có đại diện
của UBND tỉnh. Vì tổ chức và con người là yếu tố quyết định sự thành bại, nên việc
16
xác định mô hình tổ chức, số lượng người và lựa chọn các cá nhân cụ thể tham gia
là cực kỳ quan trọng.
Bước 2: Xác định mục tiêu và các phương án chiến lược thương hiệu du lịch
địa phương
Sau khi được thành lập, Ban Tư vấn cần phải xác định các mục tiêu và chiến
lược thương hiệu du lịch địa phương cho 5 đến 10 năm tới và cụ thể hóa cho năm
đầu tiên. Các mục tiêu cần được lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể như số lượng
du khách, số ngày lưu trú bình quân, doanh thu bình quân một du khách, ấn tượng
thương hiệu... và cần tính tới việc đo lường, đánh giá các chỉ tiêu này như thế nào
ngay từ khâu xác định mục tiêu.
Các phương án chiến lược về định vị và marketing-mix cũng cần được xây
dựng. Thương hiệu địa phương có những giá trị hay thuộc tính nào? Địa phương
muốn nổi bật về thuộc tính hay giá trị nào? Tập trung vào tính thân thiện – nụ cười,
hiện đại – truyền thống, tính duyên dáng, hay trung tâm văn hóa – chính trị – kinh tế
– mua sắm? Phong cách định vị nên hướng lý tính (lý trí) hay cảm tính (cảm xúc)?
Bản đồ định vị thương hiệu địa phương trong sự so sánh với các địa phương khác và
khu vực cần phải được vẽ ra và vị trí thương hiệu địa phương cần được xác định.
Để xác định được các mục tiêu và phương án chiến lược thương hiệu du lịch
địa phương, cần phải thực hiện phân tích SWOT, tiến hành các nghiên cứu thị
trường chuyên sâu và một số hội thảo tư vấn chiến lược.
Bước 3: Lựa chọn chiến lược định vị và ngân sách thương hiệu
Các mục tiêu và phương án chiến lược cần phải được thẩm định và chốt lại
xem nên theo phương án nào. Sau một số hội thảo tư vấn chiến lược, Ban Tư vấn
cần tổ chức một cuộc họp xác định lần cuối các mục tiêu và chiến lược định vị, và
chiến lược marketing-mix sẽ chọn cho thương hiệu du lịch địa phương. Ngân sách
cho xây dựng thương hiệu cần được xác định cụ thể và phê duyệt.
Bước 4: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Phương tiện hình ảnh thể hiện ý đồ của chiến lược định vị đập ngay vào mắt
du khách và công chúng chính là bộ nhận diện thương hiệu (brand identity system).
17
Ban Tư vấn sẽ chủ trì thiết kế biểu trưng (logo), khẩu hiệu (slogan) và quy cách
hình thức đưa thương hiệu này lên các phương tiện truyền thông như mũ, áo, biển
hiệu, biển quảng cáo, tờ rơi, catalogue, giá kệ trưng bày...
Ban Tư vấn có thể tổ chức một cuộc thi sáng tác logo và slogan có trao giải
thưởng để thu hút các ý tưởng, hoặc là thuê vài công ty thiết kế quảng cáo thực hiện
theo ý đồ chiến lược đã viết. Đơn vị thiết kế sẽ phải trình bày ý tưởng, ý nghĩa của
logo, một vài phương án logo và slogan với cả tiếng Việt và tiếng Anh, chứng minh
được tính hợp pháp, tính phù hợp với chiến lược định vị và tính độc đáo của các
logo, slogan đó. Logo và slogan được phê duyệt sẽ trao cho Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch làm quyết định ban hành và kèm theo bộ tài liệu hướng dẫn thi hành cho
các đơn vị du lịch và điểm tham quan du lịch.
Bước 5: Xây dựng chương trình sáng tạo và phân phối giá trị
Thường thì việc xây dựng thương hiệu được coi là đồng nghĩa với việc truyền
thông quảng bá rầm rộ cho thương hiệu. Tuy nhiên, cách nhanh nhất để giết chết
một thương hiệu là quảng bá thật mạnh khi nó chưa được chuẩn bị tốt.
Việc xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ chất lượng và giá trị của những sản
phẩm hữu hình, dịch vụ của con người mang tên nó. Giá trị của sản phẩm và dịch
vụ liên quan đến chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ trong sự so sánh với giá
của chúng. Do đó, cần phải xây dựng các chương trình sáng tạo và phân phối giá trị,
cụ thể là xây dựng chiến lược và chương trình về giá trị, chất lượng của các sản
phẩm hữu hình, dịch vụ và con người địa phương, các kênh phân phối sản phẩm du
lịch trước khi làm truyền thông.
Bước 6: Xây dựng chiến lược và chương trình xúc tiến quảng bá thương hiệu
Sau khi đã xác định giá trị cần cung cấp và có các chương trình đảm bảo được
giá trị đó, địa phương sẽ xây dựng các chương trình truyền thông thương hiệu hay
xúc tiến quảng bá thương hiệu cụ thể theo từng giai đoạn. Cần có chiến lược dài hạn
3-5 năm tới và chương trình xúc tiến quảng bá cụ thể trong từng năm. Trong các
chương trình xúc tiến năm, cần chỉ rõ lịch trình, thời điểm bắt đầu và kết thúc, sự
18
kiện hay hạng mục công việc cần tổ chức, người phụ trách, người phối hợp và ngân
sách cho từng hạng mục công việc.
Bước 7: Kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra đánh giá cần được tiến hành định kỳ, ngay trong quá trình triển
khai thực hiện và kiểm tra cuối kỳ, được thực hiện ở thời điểm kết thúc dự án và
mỗi pha của dự án. Cần xác định rõ tiêu chí và phương pháp kiểm tra đánh giá sao
cho cụ thể và khách quan.
1.2.3. Mô hình “Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương” của TS. Đặng
Thanh Vũ
Theo tác giả, xây dựng thương hiệu du lịch một địa phương thành công cần có
chiến lược phát triển thương hiệu du lịch địa phương hoàn thiện, chi tiết, thiết thực,
hiệu quả. Ngoài những vấn đề trọng tâm chính, chiến lược đó phải có đủ năm thành
phần trụ cột sau đây:
Hình 1.6 Sơ đồ mô hình 5 thành phần trụ cột được biểu thị bằng hoa năm cánh
19
1.2.3.1. Định hình khai thác tài nguyên du lịch phong phú, có tính đặc thù
Tài nguyên du lịch của một địa phương gồm tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên nhân văn (nếu địa phương có sẵn tài nguyên tự nhiên thì tốt, không có thì tự
tạo lập). PGS.TS. Trương Quốc Bình (Viện Nghiên cứu Văn hóa, Nghệ thuật Việt
Nam) đã đề xuất giải pháp khai thác các yếu tố văn hóa, văn nghệ truyền thống cho
phát triển du lịch, trên cơ sở khẳng định những vị trí vai trò quan yếu của các di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các bảo tàng cùng sự đặc sắc, phong phú
của các di sản văn hoá phi vật thể....
1.2.3.2. Khai thác và phát triển nền ẩm thực đặc trưng mang màu sắc độc đáo
riêng biệt của địa phương (Các thức ăn, thức uống phục vụ cho khách du lịch).
Ẩm thực là yếu tố quan trọng góp phần định vị thương hiệu du lịch địa
phương. Đối với bất cứ một quốc gia điểm đến nào, trong danh mục sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ, cả vật thể và phi vật thể phục vụ khách du lịch, thì các món ăn và cả
thức uống luôn được nhìn nhận là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để
hấp dẫn du khách. Ẩm thực sẽ tạo thêm dấu ấn đối với du khách về điểm đến tại địa
phương đó.Việt Nam là một quốc gia phong phú nền ẩm thực, đa dạng khẩu vị
mang đặc trưng rất riêng so với ẩm thực thế giới. Âm thực từng địa phương ở Việt
Nam cũng rất phong phú, đa dạng và mang màu sắc riêng biệt. Một chuyên gia ẩm
thực nổi tiếng từng mong muốn “Việt Nam sẽ trở thành bếp ăn của thế giới” trong
tương lai. Qua đó, từng địa phương ở Việt Nam nên hiểu và biết lựa chọn nền ẩm
thực độc đáo cho mình khi xây dựng thương hiệu du lịch địa phương.
1.2.3.3. Quà tặng đặc trưng mang sắc thái địa phương độc đáo, có giá trị riêng
biệt
Theo nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, quà tặng du lịch là những sản phẩm
lắng đọng hồn văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền. Về mặt giao tiếp, quà tặng
còn là đại sứ thiện chí chuyển tải những thông điệp nhân văn, giúp bạn bè năm châu
hiểu được một phần nào đó về lịch sử và chiều sâu văn hóa hàng ngàn năm của Việt
Nam nói chung và từng địa phương nói riêng.
20
TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông cho rằng,
từ xưa đến nay sản phẩm quà tặng thường xoay quanh ba lĩnh vực tiêu biểu gồm:
Cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng; di sản do các thế hệ đi trước tạo dựng và lưu truyền
đến đời sau; sản phẩm lao động do khối óc bàn tay con người sáng tạo nên.
Nhiều địa phương của Việt Nam chưa tìm ra được những sản phẩm đặc trưng
để quảng bá cho hình ảnh địa phương của mình. Trong bối cảnh, nhiều tỉnh, thành
trên cả nước vẫn loay hoay với việc tìm sản phẩm quà tặng thể hiện “hồn đất, hồn
người”, thì Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương đầu tiên tổ chức hội thảo “Tìm kiếm ý
tưởng thiết kế và sản xuất quà lưu niệm phục vụ du lịch”. Qua hội thảo, rất nhiều ý
tưởng về bộ sản phẩm quà tặng của Bà Rịa-Vũng Tàu được định hình. Tuy vậy, việc
đưa những ý tưởng ấy vào thực tế lại là băn khoăn của nhiều người. Hiện tại thì các
sản phẩm lưu niệm bày bán trên địa bàn tỉnh còn nghèo nàn, chưa thể hiện được đặc
trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu.
1.2.3.4. Ý thức cộng đồng và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của địa phương
Đây thành phần quan trọng nhất, chúng ta chú ý 3 điểm chính yếu sau:
1. Sự tham gia của cộng đồng
Kinh nghiệm từ thành phố Regina (Canada), đặc trưng lớn nhất của sáng kiến
xây dựng thương hiệu địa phương Regina là nó được hưởng ứng bởi cộng đồng.
Người quản lý thương hiệu địa phương của Regina nhấn mạnh sự tham gia của cộng
đồng là phần quan trọng nhất khi khám phá những tiềm năng và cơ sở của Regina,
đây chính là điểm khiến Regina trở nên khác biệt và đó là một phần quan trọng tạo
nên bản sắc thương hiệu địa phương của họ.
2. Truyền thông báo chí và việc kiểm soát truyền thông nội bộ
Truyền thông báo chí và việc kiểm soát truyền thông nội bộ là việc làm rất
quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu địa phương. Kiểm soát truyền thông
nội bộ là một quá trình đánh giá nỗ lực trao đổi thông tin hiện tại. Kiểm soát truyền
thông đặt câu hỏi xem một tổ chức trao đổi thông tin như thế nào và việc trao đổi đó
có hiệu quả hay không. Người quản lý thương hiệu hoặc truyền thông của thành phố
thông thường cũng là người đánh giá hiệu quả truyền thông.
21
3. Nỗ lực tích cực của chính quyền địa phương
Cơ quan quản lý nhà nước trong việc nhận thức và ra chính sách quản lý du
lịch.
1.2.3.5. Sự hưởng ứng và trách nhiệm của du khách khi tham gia du lịch
1. Sự hưởng ứng của du khách khi tham gia du lịch
Kinh nghiệm từ Singapore cho thấy, Ông Lý Quang Diệu đã thực hiện một
loạt sáng kiến thân thiện với khách du lịch: Night Safari (sở thú đêm đầu tiên trên
thế giới), Flyer (vòng quay khổng lồ), nhà hát Esplanade (trung tâm biểu diễn nghệ
thuật), Marina Bay Sands (khu nghỉ dưỡng ở vịnh Marina). Với những sáng kiến đó,
ông tiếp thị những địa điểm này của đất nước Singapore ra toàn thế giới. Năm 2014,
lượt du khách quốc tế tới Singapore là 15,1 triệu người trong khi quốc đảo này chỉ
có dân số khoảng 5,5 triệu người. Năm 2015, nước này đặt mục tiêu 17 triệu du
khách và dự kiến thu về 30 tỷ đôla Singapore. Với những con số ấn tượng đó, hòn
đảo nhỏ bé này đứng thứ 15 trên thế giới về doanh thu du lịch. Có thể nói các chiến
lược du lịch mà ông Lý Quang Diệu đặt ra đã hiện thực hóa tầm nhìn của ông ngày
nào.
Một minh chứng khác, tại một sự kiện khi một nhà báo hỏi tại sao người ta lại
muốn đến Singapore khi mà không có gì để thăm thú, không thắng cảnh, không văn
hóa, không hoạt động, không khách sạn, không cơ sở hạ tầng. Ông Lý Quang Diệu
không ngần ngại một giây mà trả lời luôn rằng: “Nhận thức. Người ta đến không
phải vì ở đây có gì, mà vì những gì người ta nghĩ có ở đây. Tất cả đều nhờ tiếp thị”.
Cụ thể hơn, ông Lý Quang Diệu nói với tờ Strait Times năm 1993: “Tại sao người
ta đến Singapore? Chúng ta có những gì? Chúng ta chỉ có một cái tên, một vài thói
quen, phong tục là lạ, vài ông đồng bà cốt, vài ngôi đền, mấy người Ấn có tài đi trên
than đỏ… Đó không phải là thứ sẽ hút khách du lịch. Thay vào đó, chúng ta tạo ra
sức hút. Chúng ta tạo ra mối quan tâm cho du khách. Chúng ta phát triển chiến lược
tiếp thị và khiến chúng ta trở nên hữu ích với thế giới”.
2. Trách nhiệm của du khách khi tham gia du lịch
22
Địa phương điểm đến phải giúp khách du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường du lịch, sử dụng sản phẩm du lịch địa phương, mua quà lưu niệm du lịch tại
địa phương họ đến.
Nếu không có nỗ lực, hợp tác tốt từ bên trong thì không có du khách có trách
nhiệm đến từ bên ngoài, do vậy lực lượng làm nên thành công của thương hiệu du
lịch địa phương chính là du khách (Kinh nghiệm từ Singapore).
Làm sao để du khách đến địa phương chúng ta? Và làm sao khi khách đến là
họ phải có trách nhiệm sử dụng các đặc sản và quà lưu niệm của địa phương (uống
bia địa phương, ăn món ăn địa phương, mua quà lưu niệm địa phương)?
Tổ chức nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch
và sự hài lòng của khách du lịch với điểm đến và với dịch vụ du lịch được cung
ứng, có thể nghiên cứu theo từng phân đoạn thị trường.
1.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG CÔN ĐẢO
Từ các mô hình, nghiên cứu nêu trên, bài báo cáo đề xuất các giải pháp xây
dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được
mô phỏng trong sơ đồ sau:
23
Hình 1.7 Quy trình nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch
địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về thương hiệu: các khái niệm thương hiệu,
vai trò thương hiệu đối với doanh nghiệp cũng như đối với một địa phương. Các
nghiên cúa có liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuất quy trình
nghiên cứu một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn
Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quan về ngành du lịch Côn Đảo
Xây dựng cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Khảo sát ý kiến chuyên gia
Thu thập và xử lý số liệu khảo sát
Đề ra các giải pháp xây dựng thương hiệu địa phương
Nhận xét đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng
thương hiệu địa phương huyện Côn Đảo
Kết luận và đưa ra các khuyến nghị
24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN
CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1 THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO
2.1.1 Giới thiệu
Theo Quyết định số 870/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đến năm 2030”, khu vực quy hoạch phát triển Khu Du lịch quốc gia Côn Đảo thuộc
địa giới hành chính huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bao gồm 16 hòn đảo
lớn nhỏ với tổng diện tích đất nổi khoảng 75,15 km2 và diện tích mặt nước tính từ
ranh giới đường thủy nội địa khu vực Côn Đảo khoảng 14.000 km2.
- Cách thành phố Vũng Tàu khoảng 185 km về phía Nam.
- Cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Đông Nam.
- Cách cửa sông Hậu khoảng 83 km.
Diện tích khu vực dự kiến phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.000
ha (tương đương 10 km2
).
Hình 2.1: Côn Đảo (Sưu tầm)
25
2.1.2. Khái quát
Trong những năm gần đây, công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Côn
Đảo được quan tâm, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch được đầu tư
khang trang hơn, thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát
triển có quy mô; lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ
dưỡng tại Côn Đảo ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm
nghèo; củng cố quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo. Tuy nhiên, việc phát triển du
lịch trên địa bàn huyện cũng còn những hạn chế như: sản phẩm dịch vụ vui chơi giải
trí còn đơn điệu, nghèo nàn; cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ của các cơ sở
kinh doanh chưa đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; sản phẩm du lịch
chưa tương xứng với tiềm năng của Côn Đảo.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
của Côn Đảo đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt thì Côn Đảo sẽ phát triển
thành trung tâm dịch vụ du lịch tầm cỡ trong khu vực.
Phương tiện đường thủy từ đất liền đến Côn Đảo hiện nay gồm các tuyến
Vũng Tàu – Côn Đảo, Sóc Trăng – Côn Đảo, trong tương lai sẽ có thêm các tuyến
từ TP Hồ Chí Minh – Côn Đảo và Cần Thơ – Côn Đảo, phần nào đã giải quyết được
nhu cầu đi lại giữa Côn Đảo và đất liền cho du khách bằng đường thủy.
Phương tiện hàng không đến Côn Đảo hiện nay chủ yếu bằng sân bay Côn
Đảo chỉ tiếp nhận được máy bay ATR72 với số lượng khoảng 70 khách/chuyến do
đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của những đoàn du lịch với số lượng lớn.
Dịch vụ lưu trú trên địa bàn Côn Đảo đa phần phát triển tự phát, các cơ sở,
khách sạn được đầu tư bài bản không nhiều dẫn đến những dịp lễ, tết, đặc biệt trong
mùa du lịch không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đến Côn Đảo.
Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen
thưởng rất thu hút khách hàng và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình
thường, mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở nhiều nước trên thế giới.
26
Tuy nhiên loại hình dịch vụ này chưa được phát triển cũng như được tổ chức
thường xuyên trên địa bàn.
Về dịch vụ ăn uống cũng chưa phát triển, các nguồn cung ứng sản phẩm phục
vụ ăn uống chưa được ổn định. Do đặc thù Côn Đảo ở xa đất liền tuy có phong phú
về hải sản tuy nhiên bị phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Trong mùa gió chướng
biển động thường nguồn cung ứng thực phẩm không dồi dào đôi khi còn khan hiếm
làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cũng như giá cả của dịch vụ ăn uống.
2.1.3. Các loại hình du lịch tại Côn Đảo hiện nay
Du lịch nghỉ ngơi, thư giãn
- Đi bộ xuyên rừng để hít thở không khí trong lành, nghe tiếng chim rừng ca
hót véo von, nhìn ngắm từng đàn bướm lượn quanh trong muôn vàn màu áo và bắt
gặp nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm.
- Bách bộ trên những bãi biển vắng lặng để thư giãn và ngắm nhìn cảnh đẹp
của biển lúc bình minh lên và khi hoàng hôn xuống.
- Mắc võng trong những rặng phi lao bên bờ biển và lắng nghe sóng biển rì
rầm, êm ái, thư giãn tinh thần…
- Cùng tham gia những chuyến du lịch biển bằng tàu và với chương trình câu
cá giải trí.
Hình 2.2: Bãi Đầm Trầu (Sưu tầm)
27
Du lịch thể thao
- Đi bộ, đạp xe dọc theo những con đường ven biển.
- Leo núi, xuyên rừng để chinh phục, khám phá thiên nhiên, ngắm cảnh và rèn
luyện sức khoẻ.
- Bơi lội với ống thở để xem san hô ở những bãi biển có mực nước nông.
- Lặn sâu với bình dưỡng khí để khám phá sự đa dạng của đại dương.
Hình 2.3: Lặn ngắm san hô (sưu tầm)
Du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học
- Tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo và các loài
động thực vật, đặc hữu quý hiếm Côn Đảo.
- Tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái biển, tìm hiểu các dự án về biển và
công tác bảo tồn các sinh vật biển như công tác bảo tồn rùa biển, phục hồi, nuôi cấy
san hô, di dời, khoang nuôi những loài hải sản qúy hiếm như: trai tai tượng, ốc vú
nàng,…
28
Hình 2.4: Thả rùa (vích) về biển (Sưu tầm)
2.1.4. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Côn Đảo
Hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành tại Côn Đảo khá ổn định và phát triển
nhanh. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành tăng qua các năm. Các doanh nghiệp lữ
hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều loại hình hấp dẫn.
Tuy nhiên, việc liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành và các doanh
nghiệp dịch vụ du lịch khác (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển du lịch, các điểm vui
chơi giải trí, mua sắm, các làng nghề phục vụ du lịch…) vẫn còn rất hạn chế, chưa
tạo được mối quan hệ chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch,
đồng thời tăng doanh thu và hiệuquả của hoạt động du lịch.
Các dịch vụ du lịch trên địa bàn Côn Đảo như: lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui
chơi giải trí, y tế, thông tin liên lạc, vận chuyển du lịch, ngân hàng… đã được quan
tâm đầu tư và có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nhưng chất
lượng dịch vụ, mức độ sẵn sàng phục vụ khách và đặc biệt là khả năng liên kết giữa
các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ này nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của
khách du lịch còn rất hạn chế khiến cho hoạt động kinh doanh du lịch của Côn Đảo
chưa thể phát triển và mạng lại lợi ích to lớn về kinh tế tương xứng với tiềm năng
sẵn có.
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch vẫn còn một số khó khăn,
bất cập như: chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; chưa
cân đối cơ cấu đào tạo để đảm bảo tỷ lệ số người được đào tạo nghề du lịch ở trình
29
độ đại học, cao đẳng, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật; tình trạng “thừa thầy
thiếu thợ” vẫn rất phổ biến, gây khó khăn cho sự phát triển của ngành Du lịch Côn
Đảo.
Nhìn chung, ngành dịch vụ du lịch của Côn Đảo chưa thật sự được hình thành
và hoạt động theo đúng nghĩa nhằm tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên quan, đồng
thời góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển cho du lịch Côn Đảo tương xứng với
những tiềm năng vốn có của và những cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại cũng
như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Côn
Đảo đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
2.2 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH TẠI ĐỊA
PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO
2.2.1 Thị trường khách du lịch
Là một huyện đảo có điều kiện thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên cùng những
giá trị nhân văn, giá trị lịch sử cách mạng to lớn, trong những năm gần đây, Côn
Đảo đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách trong nước và
quốc tế.
Xác định lĩnh vực du lịch, dịch vụ là ngành trọng điểm trong cơ cấu kinh tế
của huyện, nên ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm, lãnh
đạo chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kích thích sự tăng
trưởng của ngành du lịch.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Côn Đảo hiện có gần 40 cơ sở lưu trú, trong
đó có 12 khách sạn và khu resort, 3 nhà khách, còn lại là nhà nghỉ. Có 1 khu resort
được xếp hạng 5 sao, 1 khách sạn 3 sao. Có 6 công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành, 3
công ty hoạt động dịch vụ lăn biển ngắm san hô, 2 hãng taxi với gần 40 xe và
khoảng 140 xe ô tô khách kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách tham quan trên
đảo, có hơn 20 phương tiện cano, tàu phục vụ vận triển khách tham quan trên biển
và các hòn đảo nhỏ. Hệ thống nhà hàng ăn uống, cửa hàng bán đồ lưu niệm, siêu thị
mini phục vụ nhu cầu của du khách phát triển nhanh. Các cơ sở kinh doanh du lịch,
30
nhà nghỉ, khách sạn đã quan tâm đầu tư cải tiến trang thiết bị, đổi mới cung cấp các
dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch, năm qua
huyện Côn Đảo đã tổ chức hội thảo xúc tiến thị trường và định hướng sản phẩm du
lịch cũng như thành lập “ Chi hội du lịch Côn Đảo”. Việc thành lập Chi hội du lịch
sẽ tạo cơ hội trong việc gắn kết, hỗ trợ, hợp tác và mở rộng kinh doanh của các cá
nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài huyện, thực hiện công tác xã
hội hóa du lịch theo đúng chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX
đã đề ra. Với lợi thế, tiềm năng sẵn có cộng với việc đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, quảng bá du lịch đã và đang phát huy hiệu quả trong việc thu hút ngày càng
nhiều khách du lịch tới Côn Đảo tham quan, nghỉ dưỡng.
Phấn đấu đón khoảng 300.000 lượt khách du lịch
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Côn Đảo đón được khoảng 300.000 lượt
khách du lịch; trong đó, khoảng 120.000 lượt khách quốc tế, chiếm 40%. Tổng thu
từ khách du lịch (theo giá hiện hành) đến năm 2030 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng...
Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đã vạch ra các định hướng phát triển chủ
yếu cụ thể, về thị trường khách du lịch, Côn Đảo sẽ tập trung khai thác thị trường
khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử -
cách mạng; thị trường khách đến từ các thành phố, trung tâm du lịch lớn như: Thủ
đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng…); chú trọng thu hút thị
trường khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Úc,
New Zealand và một số nước trong khu vực Đông Nam Á; tập trung vào nhóm đối
tượng khách du lịch chi tiêu cao, lưu trú dài ngày và các phân khúc thị trường du
lịch nghỉ dưỡng, khám phá tự nhiên và duy trì đối tượng khách du lịch tìm hiểu văn
hóa - lịch sử.
Tình hình tăng trưởng của thị trường khách du lịch trong 05 năm gần đây như
sau:
31
Bảng 2.1 Bảng thống kê tình hình phát triển du lịch Côn Đảo
Chỉ tiêu ĐVT
Năm thực hiện
2014 2015 2016 2017 2018
1. Dịch vụ du lịch Tỷ đồng 530,24 584,56 802,24 1.452,80 1.317,24
2. Số lượng du khách Lượt 122.465 134.262 166.947 243.934 286.171
- Đường biển Lượt 48.674 53.977 50.000 114.040 125.037
- Đường hàng không Lượt 73.791 80.285 116.947 129.894 143.134
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng – anh ninh các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của UBND huyện Côn Đảo)
2.2.2 Sản phẩm du lịch
Côn Đảo sẽ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trên cơ sở các giá trị đặc
trưng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên nơi đây; chú trọng phát triển các sản phẩm
du lịch chính như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển; thăm quan đảo; trải nghiệm di
sản thiên nhiên và tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh. Về tuyến du lịch,
phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn (hoặc Vườn quốc
gia Côn Đảo) đi các điểm tham quan: Mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre,
bãi Đầm Trầu; Bãi Ông Đụng - Bãi Ông Câu - núi Thánh giá; mũi Cá Mập - vịnh
Bến Đầm.
Hình thành các tuyến du lịch liên vùng (đường không và đường biển) kết nối
Côn Đảo với thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Thừa Thiên
Huế, Cần Thơ, đảo Phú Quốc... để tăng cường thu hút khách...
2.2.3 Khả năng tiếp cận với đất liền và các địa phương trong khu vực
2.2.3.1 Phương tiện liên lạc
Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có
bốn mạng điện thoại di động phủ sóng: Vinaphone, Mobifone, Viettel
Telecom và Vietnamobile. Côn Đảo đã có kết nối Internet tốc độ cao, có đài phát
thanh và truyền hình.
2.2.3.2 Phương tiện giao thông
32
Đường biển
Từ Cảng Cát Lở - Vũng Tàu, có thể đi đến Côn Đảo bằng tàu Côn Đảo 9 và
Côn Đảo 10. Lịch tàu chạy được cập nhật theo tháng, thời gian đi từ Vũng Tàu đến
Côn Đảo khoảng 12 tiếng với quãng đường 97 hải lý.
Từ tháng 7/2017, Công ty cổ phần tàu cao tốc Super Dong Kiên Giang đưa tàu
Super Dong Côn Đảo I đi vào khai thác vận chuyển hành khách chuyến Trần Đề,
Sóc Trăng - Côn Đảo và ngược lại. Từ tháng 01/2018, tiếp tục đưa tàu Super Dong
Côn Đảo II hoạt động tuyến Trần Đề - Sóc Trăng- Côn Đảo. Hiện nay, đội tàu
Super Dong chạy ngày 02 chuyến, riêng thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật chạy ngày 03
chuyến.
Hiện nay đã có thêm Công ty CP Phú Quốc Express đưa tàu Côn Đảo Express
36 tiêu chuẩn 5 sao vận chuyển gần 600 hành khách/chuyến vào khai thác tuyến
Vũng Tàu – Côn Đảo từ tháng 1/2019 với thời gian hành trình được rút ngắn chỉ
còn khoảng 04 tiếng.
Đường hàng không
Hiện nay đường hàng không đến Côn Đảo chỉ có Công ty dịch vụ Hàng không
Vasco khai thác; sân bay Cỏ Ống Côn Đảo chỉ tiếp nhận được máy bay ATR72 với
số lượng khoảng 70 khách/chuyến, tần suất vận chuyển trong mùa cao điểm (từ
tháng 2 đến hết tháng 8 dương lịch) lên tới 10-12 chuyến/ngày.
Trong thời gian tới, dự án nâng cấp mở rộng sân bay Cỏ Ống sẽ được triển
khai thực hiện, do đó sẽ tiếp nhận được những loại máy bay có khả năng vận
chuyển hành khách với số lượng lớn đến Côn Đảo bằng đường hàng không cũng
như nâng cao chất lượng dịch vụ bằng đường hàng không đến với Côn Đảo.
2.2.4 Chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch
Những năm gần đây, cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan ở Côn Đảo cũng
được đầu tư xây dựng. Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng,
phương tiện vận chuyển được quan tâm đầu tư phát triển và có ảnh hưởng tích cực
đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhiều khu vui chơi giải trí du lịch chất lượng
cao đã và đang hình thành, các phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch khá đa dạng
33
ở cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không, tạo điều kiện thúc đẩy tăng
trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch.
Côn Đảo đã thu hút được nhiều dự án lớn như: Dự án du lịch trong Vườn quốc
gia Côn Đảo do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Côn Đảo Shangri-la Surfing Resort
đầu tư, có vốn đăng ký 1 triệu USD; Khu du lịch Poulo Condor tại Bãi Vông - Cỏ
Ống với vốn đăng ký 292,6 tỷ đồng... Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn huyện Côn
Đảo đã có nhiều khu du lịch được đầu tư quy mô: Khu du lịch Việt - Nga, Khu du
lịch Côn Đảo Resort, Khu du lịch Côn Đảo Residences, Khách sạn Sài Gòn - Côn
Đảo; Khu du lịch Resort Six Senese...
Các phân khu phát triển du lịch Côn Đảo gồm trung tâm Thị trấn Côn Sơn,
khu phố Pháp tại thị trấn Côn Sơn, khu vực lịch sử - văn hoá - tâm linh, cảng biển
Bến Đầm, dải bờ biển hoang sơ, dải bờ biển cảnh quan, vùng núi Côn Đảo và hệ
thống các đảo nhỏ. Phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn
Sơn đi các điểm tham quan: mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre, bãi Ông
Đụng - bãi Ông Câu - núi Thánh Giá, mũi Cá Mập - vịnh Bến Đầm. Khai thác các
tuyến du lịch đi bộ, đi xe đạp trên hòn Bảy Cạnh. Hình thành các tuyến du lịch liên
vùng, kết nối Côn Đảo với các thành phố khác. Kết nối Côn Đảo với các tuyến du
lịch quốc tế đường biển đến các trung tâm du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á
và thế giới.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm của Côn Đảo là phát triển du lịch, lấy du lịch
làm “trục xoay” để phát triển các ngành kinh tế khác, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ
Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Côn Đảo đến năm 2020 tầm
nhìn đến năm 2030. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã kiến nghị
Chính phủ bổ sung vốn xây dựng công trình đường trục phía Bắc trung tâm huyện;
nâng cấp sân bay Cỏ Ống; phục hồi tuyến bay từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược
lại; tăng số chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đi Côn Đảo. Bên cạnh đó, trên cơ
sở chính sách ưu đãi do Chính phủ phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các
sở, ngành xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên kêu gọi dòng vốn trong và ngoài
34
nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ tại
Côn Đảo.
2.2.5 Tổ chức không gian phát triển du lịch
Các phân khu phát triển du lịch Côn Đảo bao gồm: Trung tâm thị trấn Côn
Sơn; khu phố Pháp tại thị trấn Côn Sơn; khu vực lịch sử - văn hóa - tâm linh; cảng
Bến Đầm; dải bờ biển hoang sơ; dải bờ biển cảnh quan; vùng núi Côn Đảo (bao
gồm cả vườn quốc gia Côn Đảo) và hệ thống các đảo nhỏ. Đảm bảo thực hiện đầu
tư đúng nguyên tắc tổ chức theo Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo.
Phát triển các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lưu trú dài ngày, kết hợp khám
phá thiên nhiên tại các khu vực được quy hoạch cho thuê môi trường rừng kết hợp
phát triển du lịch sinh thái theo các không gian ven bờ biển, đảo nhỏ; tạo điều kiện
triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái biển trong không gian hợp phần bảo tồn
biển Vườn quốc gia Côn Đảo với các loại hình du lịch khác không hoặc ít tác động
đến môi trường, sinh vật biển.
Các nguyên tắc tổ chức không gian du lịch:
- Tổ chức không gian phát triển du lịch phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ và phát
triển rừng, bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh, quốc phòng
đồng thời phát huy tối đa tiềm năng giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên đa dạng sinh học của Côn Đảo;
- Tạo sự khác biệt giữa các phân khu du lịch của Côn Đảo với điểm nhấn là
các khu nghỉ dưỡng sinh thái biển cao cấp, khu phố cổ mang kiến trúc Pháp, khu
dịch vụ du lịch tại thì trấn Côn Sơn và Bến Đầm, khu bờ biển hoang sơ phía Tây
Bắc đảo, các mỏm núi khu vực Cỏ Ống và các điểm ngắm cảnh trong Vườn Quốc
gia.
Các tuyến du lịch:
- Phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ thị trấn Côn Sơn (hoặc Vườn
Quốc gia Côn Đảo) đi các điểm tham quan: Mũi Chim Chim – Cỏ Ống – vịnh Đầm
Tre; Bãi Ông Đụng – Bãi Ông Câu – núi Thánh Giá; Mũi Cá Mập – vịnh Bến Đầm;
- Khai thác các tuyến đi bộ (trekking), di xe đạp trên hòn Bảy Cạnh;
35
- Tổ chức và khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch trên biển, kết nối với các
đảo nhỏ trong hệ thống các đảo ở Côn Đảo như: Hòn Trứng, bãi Ông Cường, hòn
Tre lớn, hòn Bà (vịnh Mũi Ba Non, vịnh Đầm Quốc), bãi Nhát, cụm đảo hòn Tài,
hòn Bảy Cạnh, hòn Cau …;
- Hình thành các tuyến du lịch liên vùng (đường không và đường biển) kết nối
Côn Đảo với Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng – Huế, Cần
Thơ, đảo Phú Quốc … để tăng cường thu hút khách;
- Kết nối Côn Đảo với các tuyến du lịch quốc tế đường biển đến các trung tâm
du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á và với thế giới.
2.3 ĐIỀU TRA TÌM HIỂU MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA CÁC SẢN PHẨM,
DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO
Để có được thông tin đầy đủ và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cần phải dựa
trên phương pháp chuyên gia để xác định phương pháp thu thập thông tin, cách lấy
mẫu và cách lập bảng câu hỏi. Với sự tham gia ý kiến của các chuyên gia, để đạt
được mục tiêu nghiên cứu như trên, cần phải thực hiện quy trình nghiên cứu thị
trường như sau:
- Phương pháp thu thập thông tin:
Vì mục tiêu nghiên cứu đã rõ ràng và phạm vi nghiên cứu cần phải có thông
tin từ nhiều đối tượng khách hàng trên phạm vi rộng nên phương pháp thu thập
thông tin được lựa chọn là phương pháp định tính với phương pháp thu thập dữ liệu
bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa trên những câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế
sẵn.
- Xác định nhu cầu thông tin: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên,
tác giả đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan đến sự mong đợi của du
khách mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện
Côn Đảo và yêu cầu của khách du lịch khi đến với Côn Đảo để định hướng xây
dựng thương hiệu du lịch địa phương cho huyện Côn Đảo về 26 yếu tố tạo nên chất
lượng dịch vụ du lịch tại huyện Côn Đảo theo 05 thành phần trụ cột cấu thành
thương hiệu du lịch địa phương.
36
- Đối tượng và cách chọn mẫu:
Phương pháp lấy mẫu thực hiện theo phương pháp lấy mẫu theo ý kiến của các
chuyên gia như sau:
Bảng 2.2 Số lượng phiếu điều tra tìm hiểu mức độ đáp ứng của các dịch vụ,
các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo
Nội dung Số lượng
Tổng số phiếu phát ra 200
Tổng số phiếu thu về 200
Tổng số phiếu thu về hợp lệ 200
Tỷ lệ số phiếu hợp lệ (%) 100%
[Nguồn:Kết quả khảo sát]
Thiết kế bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi gồm có 2 phần (kèm phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin)
Phần I: Thông tin chung
Phần II: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa
phương Côn Đảo
- Triển khai điều tra: Tiến trình điều tra khách hàng được thực hiện từ
đầu tháng 5 đến cuối tháng 7 năm 2017 tại Côn Đảo. Số bản câu hỏi phát ra, thu về
và số bản hợp lệ, cụ thể như sau:
- Phương pháp tổng hợp, xử lí dữ liệu: Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được
làm sạch và xử lý bằng phần mềm ứng dụng Excel để tính giá trị trung bình.
- Cách thức đo lường: Các yếu tố được đo lường được sắp xếp theo mức độ
tăng dần, đi từ 1 “Rất không hài lòng” đến 5 “Rất hài lòng” cho sự cảm nhận của
khách hàng.
Sau khi làm sạch dữ liệu, 200 bản khảo sát hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu
cho nghiên cứu tại điều tra tìm hiểu mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm
du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo (kèm phụ lục 2).
2.3.1 Các thông tin chung
Bảng 2.3 Bảng mô tả mẫu theo số lần tham quan du lịch tại Côn Đảo
37
Thời gian Tần suất Tỷ lệ %
Lần đầu 26 13%
2-3 lần 62 31%
>3 lần 102 51%
Tổng 200 100
[Nguồn: Kết quả khảo sát]
Bảng 2.4 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố sẵn sàng quay lại Côn Đảo
Sẵn sàng quay lại du
lịch Côn Đảo
Tần suất Tỷ lệ %
Có 186 93%
Không 14 7%
Tổng 200 100
[Nguồn: Kết quả khảo sát]
Qua 02 bảng kết quả trên cho thấy sự hài lòng của khách hàng đối với du lịch
Côn Đảo nên khả năng du khách đến nghỉ dưỡng và du lịch tại Côn Đảo không chỉ
vì đến để tìm hiểu sự mới lạ mà còn trở lại nhiều lần để cảm nhận và hưởng thụ
cảnh quan thiên nhiên và các dịch vụ du lịch tại Côn Đảo.
Bảng 2.5 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố tiếp cận Côn Đảo qua phương tiện
vận chuyển
Phương tiện vận
chuyển
Tần suất Tỷ lệ %
Tàu thủy 155 77,5%
Máy bay 45 22,5%
Tổng 200 100
[Nguồn: Kết quả khảo sát]
38
Qua bảng kết quả cho thấy, nhiều du khách muốn trải nghiệm trên lộ trình
hàng hải bằng tàu thủy đến Côn Đảo. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển giao
thông đường thủy có điều kiện phát triển mạnh trong thời gian tới.
2.3.2 Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa
phương huyện Côn Đảo
2.3.2.1 Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù
Bảng 2.6 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Tài
nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù
Tài nguyên du lịch phong phú và
có tính đặc thù
Rất
không
hài lòng
Không
hài
lòng
Bình
thường
Hài
lòng
Rất hài
lòng
Điểm
trung
bình
Mức điểm 1 2 3 4 5
Các yếu tố văn hóa, văn nghệ
truyền thống cho phát triển du
lịch
0,0% 4,0% 24,0% 52,0% 20,0% 3,88
Các di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh và các bảo
tàng
0,5% 0,5% 19,0% 53,0% 27,0% 4,06
Sự đặc sắc, phong phú của các
di sản văn hoá phi vật thể
0,5% 4,5% 22,5% 53,0% 19,5% 3,87
Sự phát triển của các sản phẩm
du lịch nhân tạo, khai thác các
tiềm năng du lịch của chính
quyền địa phương
0,5% 3,5% 36,0% 42,0% 18,0% 3,74
Các sản phẩm du lịch đa dạng,
mang tính độc đáo, đặc trưng
0,5% 4,5% 32,5% 52,0% 10,5% 3,68
Mức điểm bình quân 0,4% 3,4% 26,8% 50,4% 19,0% 3,84
[Nguồn: Kết quả khảo sát]
Xét về tổng điểm của 5 chỉ tiêu đo lường, mức điểm bình quân của các yếu tố
trên phiếu điều tra là: 3,84 điểm gần với mức độ hài lòng, điều này cho thấy du
khách đánh giá các yếu tố về “Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù” là
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch...
 
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAYKhóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ SơnLuận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Luận văn: Xây dựng thương hiệu của Công ty du lịch Hải Phòng
Luận văn: Xây dựng thương hiệu của Công ty du lịch Hải PhòngLuận văn: Xây dựng thương hiệu của Công ty du lịch Hải Phòng
Luận văn: Xây dựng thương hiệu của Công ty du lịch Hải Phòng
 
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
BÀI MẪU Khóa luận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho nhân viên Khách sạn Sao Biển
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho nhân viên Khách sạn Sao BiểnĐề tài: Tạo động lực làm việc cho nhân viên Khách sạn Sao Biển
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho nhân viên Khách sạn Sao Biển
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
 
Luận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định
Luận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần May Nam ĐịnhLuận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định
Luận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định
 
Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.
Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.
Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sách và thiết bị giáo dục tại công ty.
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
Đề tài: Marketing thu hút khách hàng tại Công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài: Marketing thu hút khách hàng tại Công ty Minh Ngọc, HAYĐề tài: Marketing thu hút khách hàng tại Công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài: Marketing thu hút khách hàng tại Công ty Minh Ngọc, HAY
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
 

Similar to Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo

Similar to Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo (20)

Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của Ngân hàng
 
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
 
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdfPhát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
 
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty TNHH ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty TNHH ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty TNHH ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty TNHH ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng Bidv
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng BidvLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng Bidv
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng Bidv
 
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anNghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
 
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
 
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
 Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ... Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty sữa Việt Nam, ĐIỂM 8
 
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAYTạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
 
Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...
Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...
Luận văn Tạo động lực cho người lao động khối cơ quan tập đoàn viễn...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 

Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- DƯƠNG QUỐC TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 02 năm 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- AO THỊ MINH HẬU DƯƠNG QUỐC TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đặng Thanh Vũ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 02 năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn Dương Quốc Tế
  • 4. ii LỜI CÁM ƠN Để thực hiện được luận văn “Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ” Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với giảng viên hướng dẫn khoa học TS. Đặng Thanh Vũ đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian tôi học tập tại trường, không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là kiến thức cho công việc hiện tại và sau này. Đồng thời xin cảm ơn các anh chị, các bạn và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Trân trọng! Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày tháng 02 năm 2019 Học viên thực hiện Dương Quốc Tế
  • 5. iii TÓM TẮT Đề tài “Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” tác giả đi nghiên cứu các yếu tố tác động đến xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua mô hình nghiên cứu 5 thành phần trụ cột cấu thành thương hiệu du lịch địa phương để phân tích đưa ra định hướng phát triển thương hiệu và các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về thương hiệu: các khái niệm thương hiệu, vai trò thương hiệu đối với doanh nghiệp cũng như đối với một địa phương. Các nghiên cúa có liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuất quy trình nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch địa phương. Qua đánh giá thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo thông qua các số liệu thống kê trong 05 năm gần đây, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Côn Đảo. Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng du lịch địa phương. Trên cơ sở các nghiên cứu, tiến hành điều tra mức độ đáp ứng của các sản phẩm, dịch vụ thông qua mô hình nghiên cứu 5 thành phần trụ cột để phân tích, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch địa phương. Sau đó đưa ra định hướng phát triển thương hiệu và các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • 6. iv MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ix GIỚI THIỆU..............................................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài:...............................................................................................1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ..............................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2 1.5 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2 1.6 Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................2 1.7 Kết cấu đề tài.........................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................5 1.1 CÁC KHÁI NIỆM ................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm thương hiệu......................................................................................5 1.1.2. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng..............................................6 1.1.2.1. Phân biệt hàng hóa của người bán .................................................................6 1.1.2.2. Thể hiện vị trí xã hội......................................................................................6 1.1.3. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp..................................................6 1.1.3.1. Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm trong tâm trí khách hàng.........6 1.1.3.2. Thương hiệu là lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng .....................7 1.1.3.3. Thương hiệu là cơ sở phân đoạn thị trường...................................................7 1.1.3.4. Thương hiệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ...........................................7 1.1.3.5. Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư.............................................7 1.1.3.6. Lợi ích của thương hiệu đối với xã hội..........................................................7 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ..............................................................8 1.2.1. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương tại Việt Nam của PGS.TS Phạm Trương Hoàng (2016, Tạp chí du lịch) .......................................................................8
  • 7. v 1.2.2. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương của PGS. Nguyễn Văn Thanh và các công sự (2015, Tạp chí du lịch) ..........................................................................12 1.2.2.1. Chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương ............................................12 1.2.2.2. Quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương ..................14 1.2.3. Mô hình “Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương” của TS. Đặng Thanh Vũ..............................................................................................................................18 1.2.3.1. Định hình khai thác tài nguyên du lịch phong phú, có tính đặc thù ............19 1.2.3.2. Khai thác và phát triển nền ẩm thực đặc trưng mang màu sắc độc đáo riêng biệt của địa phương (Các thức ăn, thức uống phục vụ cho khách du lịch)...............19 1.2.3.3. Quà tặng đặc trưng mang sắc thái địa phương độc đáo, có giá trị riêng biệt19 1.2.3.4. Ý thức cộng đồng và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của địa phương ..20 1.2.3.5. Sự hưởng ứng và trách nhiệm của du khách khi tham gia du lịch...............21 1.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG CÔN ĐẢO.........................................22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU............................................................24 2.1 THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO .....................24 2.1.1 Giới thiệu..........................................................................................................24 2.1.2. Khái quát .........................................................................................................25 2.1.3. Các loại hình du lịch tại Côn Đảo hiện nay ....................................................26 2.1.4. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Côn Đảo...................................................28 2.2 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO................................................................................29 2.2.1 Thị trường khách du lịch..................................................................................29 2.2.3 Khả năng tiếp cận với đất liền và các địa phương trong khu vực....................31 2.2.4 Chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch........................................32 2.2.5 Tổ chức không gian phát triển du lịch .............................................................34 2.3 ĐIỀU TRA TÌM HIỂU MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO.............................................35
  • 8. vi 2.3.1 Các thông tin chung .........................................................................................36 2.3.2 Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương huyện Côn Đảo ............................................................................................38 2.3.2.1 Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù.........................................38 2.3.2.2 Phát triển nền ẩm thực mang màu sắc độc đáo riêng biệt.............................39 2.3.2.3 Quà tặng đặc trưng mang sắc thái địa phương..............................................40 2.3.2.4 Ý thức cộng đồng và sự sẵn sàng đón tiếp khách của địa phương ...............41 2.3.2.5 Sự hưởng ứng của du khách khi tham gia du lịch tại địa phương ................42 2.3.2.6 Mức hài lòng chung của du khách khi đến Côn Đảo....................................43 2.4 ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG..................................................................................................................44 2.4.1 Điểm mạnh.......................................................................................................44 2.4.2 Điểm yếu ..........................................................................................................44 2.4.3 Điểm cơ hội......................................................................................................46 2.4.4 Điểm thách thức ...............................................................................................46 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.................48 3.1 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU................................................48 3.1.1 Những yếu tố khẳng định vị thế, chất lượng và hiệu quả kinh tế và đem lại thương hiệu riêng cho du lịch Côn Đảo....................................................................48 3.1.2 Sáng tạo, thiết kế thương hiệu và xây dựng thương hiệu.................................49 3.1.3 Pháp lý nhãn hiệu và bảo vệ thương hiệu ........................................................50 3.1.4 Khai thác, quản lý thương hiệu ........................................................................50 3.1.5 Chiến lược hình ảnh và truyền thông quảng bá ...............................................51 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO................................................................................51 3.2.1 Giải pháp quản lý nhà nước thực hiện quy hoạch:...........................................51 3.2.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.............................................................................................................................52
  • 9. vii 3.2.3 Công tác đa dạng hóa sản phẩm du lịch:..........................................................52 3.2.4 Công tác quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư:.....................................................53 3.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:...............................................................54 3.2.6 Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch:........................................................55 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU....................................56 3.3.1 Giải pháp 1: Phát triển các sản phẩm, dịch vụ thu hút khách tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử Côn Đảo...........................56 3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp.......................................................................................56 3.2.1.2 Phương án thực hiện......................................................................................56 3.2.1.3 Hiệu quả mang lại .........................................................................................57 3.2.2 Giải pháp 2: Thổi hồn cho các sản phẩm du lịch địa phương..........................57 3.2.2.1 Cơ sở của giải pháp.......................................................................................57 3.2.2.2 Phương án thực hiện......................................................................................57 3.2.2.3 Hiệu quả mang lại .........................................................................................58 3.2.3 Giải pháp 3: Đề cao hoạt động truyền thông quản bá thương hiệu .................58 3.2.3.1 Cơ sở của giải pháp.......................................................................................58 3.2.3.2 Phương án thực hiện......................................................................................59 3.2.3.3 Hiệu quả mang lại .........................................................................................60 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng thống kê tình hình phát triển du lịch Côn Đảo.................................31 Bảng 2.2 Số lượng phiếu điều tra tìm hiểu mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo................................................................36 Bảng 2.3 Bảng mô tả mẫu theo số lần tham quan du lịch tại Côn Đảo ....................36 Bảng 2.4 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố sẵn sàng quay lại Côn Đảo ..........................37 Bảng 2.5 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố tiếp cận Côn Đảo qua phương tiện vận chuyển .......................................................................................................................37 Bảng 2.6 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù....................................................................................38 Bảng 2.7 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Phát triển nền ẩm thực mang màu sắc độc đáo riêng biệt .....................................................................39 Bảng 2.8 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Quà tặng đặc trưng mang sắc thái địa phương.........................................................................................40 Bảng 2.9 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Ý thức cộng đồng và sự sẵn sàng đón tiếp khách của địa phương .............................................................41 Bảng 2.10 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Sự hưởng ứng của du khách khi tham gia du lịch tại địa phương ..........................................................42 Bảng 2.11 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách khi đến Côn Đảo...............43
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Thương hiệu du lịch quốc gia, vùng du lịch và dịch vụ...............................9 Hình 1.2 Các cấp độ thương hiệu................................................................................9 Hình 1.3 Vai trò của các bên trong việc phát triển thương hiệu du lịch...................11 Hình 1.4 Quy trình marketing để xây dựng thương hiệu..........................................12 Hình 1.5 Quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương ................15 Hình 1.6 Sơ đồ mô hình 5 thành phần trụ cột được biểu thị bằng hoa năm cánh.....18 Hình 1.7 Quy trình nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.....................................................23 Hình 2.1: Côn Đảo (Sưu tầm)............................................................................. 24 Hình 2.2: Bãi Đầm Trầu (Sưu tầm)..................................................................... 26 Hình 2.3: Lặn ngắm san hô (sưu tầm)................................................................. 27 Hình 2.4: Thả rùa (vích) về biển (Sưu tầm)......................................................... 28
  • 12. 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Thương hiệu điểm đến là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh của một điểm đến với những điểm đến khác. Thương hiệu điểm đến là tổng hợp của các giá trị cốt lõi mà điểm đến mang lại, tổng hợp các giá trị do khách du lịch trải nghiệm, những sự khác biệt của điểm đến, niềm tin của khách du lịch. Thương hiệu điểm đến gắn liền với những giá trị và đặc trưng cốt lõi của một điểm đến, được thể hiện trong những đặc trưng, giá trị của các dịch vụ du lịch tại điểm đến đó. Thương hiệu không chỉ gắn với hình ảnh về điểm đến có từ nhận thức của khách du lịch mà còn đi liền với hoạt động của người quản lý du lịch trong việc tạo lập và duy trì những nhận thức, giá trị và niềm tin đó. Khi nhắc tới thương hiệu điểm đến du lịch, người ta hay nhắc tới thương hiệu du lịch của một quốc gia. Điều này không chỉ do đặc trưng thống nhất của sản phẩm du lịch của một nước, do nhận thức của khách du lịch gọi tên du lịch của từng nước mà cũng do định hướng xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia mang đặc trưng riêng của các quốc gia đó. Ngày 17/06/2015, tại Quyết định số 870/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030” do đó vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch địa phương cho huyện Côn Đảo là việc làm cấp thiết cần phải đặt ra. Việc tạo lập và quản trị thương hiệu du lịch hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên quan (nhà cung ứng, khách du lịch và người dân địa phương) đồng thời góp phần thúc đẩy du lịch Côn Đảo phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong tương lai. 1.2 Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá thực trạng du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo qua số liệu thống kê 5 năm từ năm 2014 đến 2018 và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Côn Đảo.
  • 13. 2 - Đề ra định hướng và giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: - Những yếu tố nào tác động đến các thành phần trụ cột của xây dựng thương hiệu địa phương? - Định hướng và giải pháp nào để xây dựng thương hiệu du lịch địa phương? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Du lịch địa phương huyện Côn Đảo - Đối tượng khảo sát: Các du khách đã trải nghiệm các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. - Thời gian khảo sát: Khảo sát bắt đầu từ tháng 6/2017 cho đến hết tháng 12/2017. - Dữ liệu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở các thông tin thu thập về thực trạng ngành du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay. 1.5 Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết về xây dựng thương hiệu du lịch địa phương, đồng thời tham khảo một số mô hình nghiên cứu trước đó, từ đó xác định các thuộc tính làm cơ sở xây dựng dàn bài phỏng vấn chuyên gia. Sau đó tổng hợp ý kiến phỏng vấn của chuyên gia để lập bảng khảo sát phục vụ cho nghiên cứu. - Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng du lịch địa phương Côn Đảo - Đưa ra các giải pháp, định hướng xây dựng thương hiệu địa phương 1.6 Ý nghĩa của đề tài Trong những năm gần đây, công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo được quan tâm, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch được đầu tư khang trang hơn, thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển có quy mô; lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ
  • 14. 3 dưỡng tại Côn Đảo ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; củng cố quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện cũng còn những hạn chế như: sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí còn đơn điệu, nghèo nàn; cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ của các cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của Côn Đảo. Nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo có ý nghĩa quan trọng đến công tác quy hoạch cũng như phát triển du lịch cho địa phương. Tạo cơ sở và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư trên đảo; gắn kết phát triển với du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mối liên kết chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh và toàn vùng Đông Nam Bộ. Việc xây dựng thương hiệu địa phương cũng sẽ góp phần khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch của địa phương; đồng thời gắn phát triển du lịch với nhiệm vụ bảo tồn phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ - du lịch. 1.7 Kết cấu đề tài Giới thiệu Trình bày tổng quan về lí do chọn đề tài, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm nghiên cứu như: lý thuyết về thương hiệu, vai trò của thương hiệu, các mô hình lý thuyết về thương hiệu, tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước về thương hiệu. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương Côn Đảo
  • 15. 4 Chương 2: Phân tích thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu Tổng hợp, thu thập các dữ liệu về du lịch Côn Đảo trong 5 năm 2014 đến 2018. Áp dụng nghiên cứu của TS. Đặng Thanh Vũ, thông qua mô hình nghiên cứu 5 thành phần trụ cột để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo. Chương 3: Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Định hướng và các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Xác định các bước xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết luận và kiến nghị Sự phù hợp của nghiên cứu với tình hình thực tế của du lịch địa phương Côn Đảo hiện nay và đề xuất yêu cầu với các đối tương có liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch địa phương Côn Đảo.
  • 16. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm thương hiệu Dưới góc độ đời sống kinh doanh, thương hiệu chính là nhãn hiệu; là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ; là nói chung các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ; thương hiệu chính là tên thương mại. Dưới góc độ Marketing, Hiệp hội Marketing Hoa kỳ đã định nghĩa “Thương hiệu (brand) là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó đối với hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác”; theo Philip Kotler “Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh” Dưới góc độ sở hữu trí tuệ, thương hiệu là thuật ngữ dùng để chỉ chung các đối tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến và được bảo hộ, như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa… Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005: Nhãn hiệu hàng hóa: Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Tên thương mại: Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Chỉ dẫn địa lý: Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Tóm lại, thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm,
  • 17. 6 tên gọi, logo, hình ảnh và mọi sự thể hiện khác mà qua đó tạo được ấn tượng trong tâm trí khách hàng. 1.1.2. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng 1.1.2.1. Phân biệt hàng hóa của người bán Hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp này sẽ mang tên gọi hay các dấu hiệu khác với hàng hóa, dịch vụ khác của một doanh nghiệp khác. Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng có thể nhận dạng hàng hóa, dịch vụ của từng doanh nghiệp. Như vậy, thương hiệu như là một lời giới thiệu, một thông điệp và dấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng căn cứ vào đó và đưa ra phán quyết cuối cùng về hành vi mua sắm. Khi mua sản phẩm ở một nơi có sự đa dạng thương hiệu, người tiêu dùng sẽ có 3 khả năng lựa chọn: 1. Chọn thương hiệu quen thuộc ưa thích. 2. Thương hiệu đã được biết đến. 3. Cân nhắc khi lựa chọn đối với thương hiệu lạ. 1.1.2.2. Thể hiện vị trí xã hội Thương hiệu có tác động rất khác nhau giữa các loại sản phẩm và giữa các nhóm người mua. Thương hiệu khẳng định hình ảnh người sử dụng, biểu đạt thu nhập, địa vị cách sống của người sử dụng Thương hiệu không chỉ quan trọng đối với thị trường người tiêu dùng cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với các tổ chức. Thương hiệu là tiêu chuẩn mua quan trọng và là cơ sở đánh giá khi lựa chọn mua đối với các tổ chức. 1.1.3. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp 1.1.3.1. Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm trong tâm trí khách hàng Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng và những thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng, vị trí và hình ảnh của hàng hóa, dịch vụ được định vị dần dần trong tâm trí khách hàng. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thông qua sự cảm nhận và kinh nghiệm tiêu dùng.
  • 18. 7 1.1.3.2. Thương hiệu là lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng Một khi khách hàng đã lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó tức là họ đã chấp nhận gửi gắm lòng tin vào thương hiệu đó. Chính tất cả những điều này đã như một lời cam kết thực sự nhưng không rõ ràng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. 1.1.3.3. Thương hiệu là cơ sở phân đoạn thị trường Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt (những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định) doanh nghiệp đã thu hút được sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại sản phẩm. Với từng loại sản phẩm cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng với từng tập hợp đối tượng khách hàng nhất định. 1.1.3.4. Thương hiệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Một thương hiệu khi đã được chấp nhận thì mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy: Khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, sâu rộng hơn ngay cả đối với sản phẩm, hàng hóa mới; sản phẩm có thương hiệu dễ bán được nhiều với giá cao hơn đối với các sản phẩm mang thương hiệu xa lạ; thương hiệu mạnh có nhiều khách hàng trung thành. 1.1.3.5. Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư Thương hiệu mạnh của doanh nghiệp là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ với các bên liên quan. Nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn, bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hóa cho doanh nghiệp. Nhiều người mong muốn được chia sẻ kinh doanh với doanh nghiệp có uy tín. 1.1.3.6. Lợi ích của thương hiệu đối với xã hội Thương hiệu tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Vị thế hàng hóa của doanh nghiệp được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Thương hiệu giúp là tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động, góp phần làm tăng uy tín thương hiệu địa phương và quốc gia.
  • 19. 8 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.2.1. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương tại Việt Nam của PGS.TS Phạm Trương Hoàng (2016, Tạp chí du lịch) Thương hiệu điểm đến là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh của một điểm đến với những điểm đến khác. Thương hiệu điểm đến là tổng hợp của các giá trị cốt lõi mà điểm đến mang lại, tổng hợp các giá trị do khách du lịch trải nghiệm, những sự khác biệt của điểm đến, niềm tin của khách du lịch. Thương hiệu điểm đến gắn liền với những giá trị và đặc trưng cốt lõi của một điểm đến, được thể hiện trong những đặc trưng, giá trị của các dịch vụ du lịch tại điểm đến đó. Thương hiệu không chỉ gắn với hình ảnh về điểm đến có từ nhận thức của khách du lịch mà còn đi liền với hoạt động của người quản lý du lịch trong việc tạo lập và duy trì những nhận thức, giá trị và niềm tin đó. Khi nhắc tới thương hiệu điểm đến du lịch, người ta hay nhắc tới thương hiệu du lịch của một quốc gia. Điều này không chỉ do đặc trưng thống nhất của sản phẩm du lịch của một nước, do nhận thức của khách du lịch gọi tên du lịch của từng nước mà cũng do định hướng xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia mang đặc trưng riêng của các quốc gia đó. Không ít quốc gia bao gồm nhiều vùng, nhiều điểm đến du lịch khác nhau với những đặc trưng riêng, đem lại cho khách du lịch những giá trị nhất định. Thương hiệu du lịch quốc gia được xây dựng từ những đặc trưng này. Một số điểm du lịch này tạo lập được cho mình những thương hiệu riêng như du lịch Phuket (Thái Lan), Vennice (Italia) hay nhiều điểm du lịch khác. Thương hiệu du lịch quốc gia sẽ bao trùm thương hiệu của các vùng, các điểm du lịch trong quốc gia đó. Thương hiệu của một vùng, điểm du lịch trong một nước sẽ mang những đặc trưng, thuộc tính của thương hiệu du lịch quốc gia (Hình 1.1).
  • 20. 9 Hình 1.1 Thương hiệu du lịch quốc gia, vùng du lịch và dịch vụ Nguồn: Phạm Trương Hoàng, 2016, Tạp chí du lịch Thương hiệu du lịch nằm ở các cấp độ khác nhau từ cấp độ quốc gia, vùng, tỉnh thậm chí là tới từng doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Các giá trị cốt lõi của thương hiệu du lịch quốc gia được thể hiện nhiều ít khác nhau ở các điểm đến du lịch cấp vùng, tỉnh hay ngay trong từng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch, tùy theo đặc điểm của các điểm đến, các nhà cung cấp dịch vụ. Một số điểm đến làm nổi bật giá trị cốt lõi này của thương hiệu quốc gia trong khi điểm đến khác làm nổi bật những giá trị cốt lõi khác. Có những điểm đến có tài nguyên du lịch đặc sắc sẽ thể hiện giá trị cốt lõi đậm đặc hơn những điểm đến có tài nguyên du lịch kém đặc sắc hơn (Hình 2). Hình 1.2 Các cấp độ thương hiệu Nguồn: Phạm Trương Hoàng, 2016, Tạp chí du lịch
  • 21. 10 Nếu như thương hiệu du lịch doanh nghiệp tập trung cho những đoạn thị trường cụ thể, thương hiệu du lịch một điểm đến, một vùng du lịch có xu hướng hướng tới nhiều đoạn thị trường hơn. Cũng tùy vào đặc trưng của tài nguyên di lịch, tiềm năng, quy mô cũng như hiện trạng phát triển của từng vùng mà một điểm du lịch có thể tập trung vào một đoạn thị trường hoặc một số đoạn thị trường. Ở phạm vi rộng hơn là quốc gia, cũng vậy. Có những quốc gia tập trung vào một số đoạn thị trường nhất định. Trong khi các nước có tài nguyên du lịch đa dạng như Việt Nam có thể lựa chọn thị trưởng rộng rãi hơn. Song song với việc xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch Việt Nam, việc phát triển thương hiệu du lịch địa phương cũng cần được đặt ra. Một số đề xuất của bài viết cho việc phát triển thương hiệu du lịch địa phương thời gian tới là: Từ chiến lược thương hiệu tới cấu trúc thương hiệu quốc gia. Việc xây dựng thương hiệu quốc gia là quan trọng nhưng quản lý và hiện thực hóa thương hiệu với một chính sách thương hiệu rõ ràng còn quan trọng hơn. Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược thương hiệu quốc gia là cấu trúc thương hiệu với những định hướng cho phát triển thương hiệu các địa phương. Trong khi sản phẩm du lịch Việt Nam chưa làm rõ được đặc trưng, thương hiệu thì nhiều vùng, nhiều địa phương tại Việt Nam có những sản phẩm du lịch “na ná” giống nhau, thậm chí là bắt chước nhau. Điều này làm giảm sự đa dạng của sản phẩm, tăng mức độ cạnh tranh giữa các địa phương trong khi làm giảm giá trị và mức hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Chìa khóa giải quyết vấn đề là việc định vị sản phẩm du lịch của các địa phương, nhằm dị biết hóa hình ảnh và đặc trưng của sản phẩm. Đây chính là cơ sở cho việc xây dựng thương hiệu du lịch địa phương. Từ cấu trúc thương hiệu quốc gia tới việc phát triển chiến lược thương hiệu địa phương. Quá trình phát triển thương hiệu du lịch địa phương đòi hỏi những nghiên cứu, thảo luận và thống nhất tại địa phương. Việc xây dựng thương hiệu xuất phát từ tiềm năng du lịch các địa phương, định vị sản phẩm du lịch địa phương cho tới những hoạt động sáng tạo và phát triển nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt. Quá trình xây dựng cũng đòi hỏi sự tham gia của các bên. Điều này không chỉ đảm
  • 22. 11 bảo thương hiệu được xây dựng tốt nhất mà quan trọng hơn, thương hiệu được thông tin, diễn giải đầy đủ cho mục đích sử dụng của các cơ quan và doanh nghiệp. Từ nhận thức đến xây dựng công cụ truyền thông thương hiệu. Thương hiệu điểm đến du lịch là một công cụ marketing quan trọng. Xây dựng thương hiệu đi liền với một hệ thống các công cụ truyền thông cũng như các công cụ quản lý thương hiệu. Phát triển thương hiệu song song với quá trình phát triển sản phẩm, quảng bá và xúc tiến sản phẩm du lịch địa phương. Hợp tác và sáng tạo trong xây dựng và truyền thông thương hiệu. Hai yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu địa phương là hợp tác và sáng tạo. Hợp tác bao gồm cả hợp tác giữa nhà nước, địa phương và doanh nghiệp cũng như hợp tác với nhau giữa các địa phương. Chính sách và các công cụ thương hiệu cũng đòi hỏi những sáng tạo kể từ những hoạt động định vị sản phẩm du lịch địa phương cho tới việc phát triển các công cụ truyền thông. Bảng dưới đây thể hiện vai trò của các bên trong việc phát triển thương hiệu du lịch, từ thương hiệu du lịch quốc gia tới thương hiệu các doanh nghiệp. Hình 1.3 Vai trò của các bên trong việc phát triển thương hiệu du lịch Nguồn: Phạm Trương Hoàng, 2016, Tạp chí du lịch
  • 23. 12 Với đa dạng các loại hình, tiềm năng và sản phẩm du lịch, việc phát triển thương hiệu du lịch địa phương đang và sẽ là một vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển Du lịch Việt Nam. Việc phát triển du lịch địa phương trước hết là từ nhận thức và hoạt động của các địa phương. Tuy vậy, vai trò của nhà nước trong việc định hướng thương hiệu du lịch địa phương thông qua cấu trúc thương hiệu du lịch quốc gia cũng rất quan trọng. Ngược lại, thành công của thương hiệu du lịch các địa phương sẽ góp phần quan trọng trong thành công của thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam. 1.2.2. Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương của PGS. Nguyễn Văn Thanh và các công sự (2015, Tạp chí du lịch) 1.2.2.1. Chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương Xây dựng thương hiệu địa phương đòi hỏi tuân thủ quy trình chiến lược marketing nói chung. Quy trình này gồm 6 bước chính như ở Hình 1.4 Hình 1.4 Quy trình marketing để xây dựng thương hiệu Nguồn: PGS. Nguyễn Văn Thanh và các công sự, 2015, Tạp chí du lịch Bước 1: Phân tích SWOT Mỗi địa phương sẽ phải thực hiện phân tích điểm mạnh (S) – điểm yếu (W), cơ hội (O) – thách thức (T) của địa phương mình trong sự so sánh với những địa phương khác và khu vực. Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu Mặc dù du lịch là ngành dịch vụ với số lượng khách hàng rất lớn và khách hàng gồm nhiều thể loại khác nhau, mỗi địa phương vẫn cần phải lựa chọn một hoặc một vài nhóm du khách cụ thể làm khách hàng mục tiêu, tức là nhóm khách hàng
  • 24. 13 chính cần tập trung phục vụ và kiếm lời. Thí dụ như Huế có thể thu hút nhóm khách thích di sản, Nha Trang thiên về tắm biển và vui chơi, giải trí? Để thực hiện các bước 1 và 2, cần những hoạt động nghiên cứu thị trường chuyên sâu. Bước 3: Xác định các mục tiêu Các mục tiêu của chương trình xây dựng thương hiệu bao gồm hai loại chính là mục tiêu về doanh số (lượng du khách đến, đến lần hai, doanh thu bình quân một du khách...) và mục tiêu về hình ảnh thương hiệu (mức độ nhận biết thương hiệu, ấn tượng tích cực về thương hiệu...). Bước 4: Xây dựng các phương án định vị và lựa chọn chiến lược định vị Địa phương cần xây dựng một số phương án định vị dựa trên những điểm mạnh đã phân tích ở trên và lựa chọn vị trí tương đối của thương hiệu điểm đến du lịch của mình trên bản đồ nhận thức, nhằm tạo sự khác biệt với các địa phương khác. Bước 5: Thiết kế chiến lược marketing-mix Marketing-mix là bộ công cụ marketing để tác động tới các khách hàng mục tiêu, nhằm cụ thể hóa hơn và thể hiện tính nhất quán với chiến lược định vị. Thí dụ như chiến lược định vị là “xây dựng thành phố thành điểm đến vẻ đẹp của nụ cười”, thì mọi chương trình đều phải thể hiện được tính thân thiện, dễ mến, dễ gần và những con người ở đó luôn có nụ cười trên môi. Đối với marketing dịch vụ, chiến lược marketing-mix bao gồm bảy chiến lược thành phần có liên hệ qua lại với nhau, được viết tắt bởi bảy chữ P (7P) là: •P1 (Product): Chiến lược sản phẩm, bao gồm di tích, điểm tham quan, vui chơi, vật phẩm địa phương, dịch vụ chính và hỗ trợ. •P2 (Price): Chiến lược giá, liên quan đến giá tour, giá phòng, phí dịch vụ tại điểm tham quan, vui chơi, giá của các đặc sản địa phương. •P3 (Place): Chiến lược kênh phân phối, bao gồm chiến lược về kiểu kênh trực tiếp (qua website, chào hàng trực tiếp) hay qua các hãng điều hành tour/dịch vụ lữ hành TO/TA (tour operators/ travel agencies), và chiến lược về xúc tiến bán trong kênh.
  • 25. 14 •P4 (Promotion): Chiến lược xúc tiến quảng bá hay truyền thông marketing, gồm chiến lược nhận diện thương hiệu, khẩu hiệu cốt lõi, loại hình/công cụ truyền thông, kênh truyền thông và ngân sách. •P5 (Process): Chiến lược quy trình dịch vụ, liên quan đến quy trình đặt tour, quy trình dịch vụ tại điểm đến... Những quy trình đó phải thuận tiện, công khai và nhất quán đối với du khách. •P6 (People): Chiến lược con người, bao gồm các khía cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và trang phục của các nhà quản lý, nhân viên và cộng tác viên. •P7 (Physical evidence): Chiến lược bằng chứng hữu hình. Hình ảnh thương hiệu phải được thể hiện trên các phương tiện hữu hình mà du khách có thể nhận thấy dễ dàng khi tiếp cận điểm đến du lịch như đường sá giao thông, nhà cửa, cơ sở ăn uống, nghỉ ngơi, biển hiệu tại điểm du lịch... Bước 6: Xây dựng chương trình hành động Sau khi đã có các chiến lược marketing-mix, địa phương phải cụ thể hóa thành chương trình hành động cả năm, trong đó phải lập lịch trình chi tiết cho các hạng mục công việc cụ thể cần làm theo tuần, tháng, trong đó chỉ rõ làm gì, như thế nào, ai phụ trách, phối hợp với ai, nguồn lực và ngân sách là bao nhiêu. 1.2.2.2. Quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương Khó nhất trong việc xây dựng thương hiệu thành công là yếu tố con người và khâu triển khai thực hiện. Một chiến lược xuất sắc có thể thất bại nhanh chóng vì triển khai thực hiện tồi. Do đó, phần này sẽ trình bày quy trình triển khai thực hiện việc xây dựng thương hiệu địa phương. Quy trình này đã được đúc kết và sửa đổi từ lý thuyết và kinh nghiệm thành công trong một số chương trình xây dựng thương hiệu địa phương gần đây như thương hiệu du lịch Mũi Né - Bình Thuận, Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Nha Trang - Khánh Hòa. Dưới đây sẽ trình bày quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương với 6 bước chính (Hình 1.5).
  • 26. 15 Hình 1.5 Quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương Nguồn: PGS. Nguyễn Văn Thanh và các công sự, 2015, Tạp chí du lịch Bước 1: Thành lập Ban Tư vấn Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương Ban Tư vấn dự án “Xây dựng Thương hiệu Du lịch Hải Phòng” có thể bao gồm các thành viên đến từ UBND tỉnh, thành phố; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các sở ban ngành có liên quan; đại diện của Hiệp hội Du lịch TP. Hải Phòng; đại diện của các công ty thiết kế thương hiệu và truyền thông marketing; một số chuyên gia tư vấn độc lập. Trưởng ban nên là một lãnh đạo của UBND tỉnh, còn Phó trưởng ban cần là một lãnh đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc xây dựng thương hiệu không chỉ thuần tuý là về vấn đề truyền thông quảng bá, mà còn liên quan đến cơ sở vật chất, con người và nhiều khía cạnh khác của tỉnh, nên nhất thiết phải có đại diện của UBND tỉnh. Vì tổ chức và con người là yếu tố quyết định sự thành bại, nên việc
  • 27. 16 xác định mô hình tổ chức, số lượng người và lựa chọn các cá nhân cụ thể tham gia là cực kỳ quan trọng. Bước 2: Xác định mục tiêu và các phương án chiến lược thương hiệu du lịch địa phương Sau khi được thành lập, Ban Tư vấn cần phải xác định các mục tiêu và chiến lược thương hiệu du lịch địa phương cho 5 đến 10 năm tới và cụ thể hóa cho năm đầu tiên. Các mục tiêu cần được lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể như số lượng du khách, số ngày lưu trú bình quân, doanh thu bình quân một du khách, ấn tượng thương hiệu... và cần tính tới việc đo lường, đánh giá các chỉ tiêu này như thế nào ngay từ khâu xác định mục tiêu. Các phương án chiến lược về định vị và marketing-mix cũng cần được xây dựng. Thương hiệu địa phương có những giá trị hay thuộc tính nào? Địa phương muốn nổi bật về thuộc tính hay giá trị nào? Tập trung vào tính thân thiện – nụ cười, hiện đại – truyền thống, tính duyên dáng, hay trung tâm văn hóa – chính trị – kinh tế – mua sắm? Phong cách định vị nên hướng lý tính (lý trí) hay cảm tính (cảm xúc)? Bản đồ định vị thương hiệu địa phương trong sự so sánh với các địa phương khác và khu vực cần phải được vẽ ra và vị trí thương hiệu địa phương cần được xác định. Để xác định được các mục tiêu và phương án chiến lược thương hiệu du lịch địa phương, cần phải thực hiện phân tích SWOT, tiến hành các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và một số hội thảo tư vấn chiến lược. Bước 3: Lựa chọn chiến lược định vị và ngân sách thương hiệu Các mục tiêu và phương án chiến lược cần phải được thẩm định và chốt lại xem nên theo phương án nào. Sau một số hội thảo tư vấn chiến lược, Ban Tư vấn cần tổ chức một cuộc họp xác định lần cuối các mục tiêu và chiến lược định vị, và chiến lược marketing-mix sẽ chọn cho thương hiệu du lịch địa phương. Ngân sách cho xây dựng thương hiệu cần được xác định cụ thể và phê duyệt. Bước 4: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Phương tiện hình ảnh thể hiện ý đồ của chiến lược định vị đập ngay vào mắt du khách và công chúng chính là bộ nhận diện thương hiệu (brand identity system).
  • 28. 17 Ban Tư vấn sẽ chủ trì thiết kế biểu trưng (logo), khẩu hiệu (slogan) và quy cách hình thức đưa thương hiệu này lên các phương tiện truyền thông như mũ, áo, biển hiệu, biển quảng cáo, tờ rơi, catalogue, giá kệ trưng bày... Ban Tư vấn có thể tổ chức một cuộc thi sáng tác logo và slogan có trao giải thưởng để thu hút các ý tưởng, hoặc là thuê vài công ty thiết kế quảng cáo thực hiện theo ý đồ chiến lược đã viết. Đơn vị thiết kế sẽ phải trình bày ý tưởng, ý nghĩa của logo, một vài phương án logo và slogan với cả tiếng Việt và tiếng Anh, chứng minh được tính hợp pháp, tính phù hợp với chiến lược định vị và tính độc đáo của các logo, slogan đó. Logo và slogan được phê duyệt sẽ trao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm quyết định ban hành và kèm theo bộ tài liệu hướng dẫn thi hành cho các đơn vị du lịch và điểm tham quan du lịch. Bước 5: Xây dựng chương trình sáng tạo và phân phối giá trị Thường thì việc xây dựng thương hiệu được coi là đồng nghĩa với việc truyền thông quảng bá rầm rộ cho thương hiệu. Tuy nhiên, cách nhanh nhất để giết chết một thương hiệu là quảng bá thật mạnh khi nó chưa được chuẩn bị tốt. Việc xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ chất lượng và giá trị của những sản phẩm hữu hình, dịch vụ của con người mang tên nó. Giá trị của sản phẩm và dịch vụ liên quan đến chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ trong sự so sánh với giá của chúng. Do đó, cần phải xây dựng các chương trình sáng tạo và phân phối giá trị, cụ thể là xây dựng chiến lược và chương trình về giá trị, chất lượng của các sản phẩm hữu hình, dịch vụ và con người địa phương, các kênh phân phối sản phẩm du lịch trước khi làm truyền thông. Bước 6: Xây dựng chiến lược và chương trình xúc tiến quảng bá thương hiệu Sau khi đã xác định giá trị cần cung cấp và có các chương trình đảm bảo được giá trị đó, địa phương sẽ xây dựng các chương trình truyền thông thương hiệu hay xúc tiến quảng bá thương hiệu cụ thể theo từng giai đoạn. Cần có chiến lược dài hạn 3-5 năm tới và chương trình xúc tiến quảng bá cụ thể trong từng năm. Trong các chương trình xúc tiến năm, cần chỉ rõ lịch trình, thời điểm bắt đầu và kết thúc, sự
  • 29. 18 kiện hay hạng mục công việc cần tổ chức, người phụ trách, người phối hợp và ngân sách cho từng hạng mục công việc. Bước 7: Kiểm tra đánh giá Việc kiểm tra đánh giá cần được tiến hành định kỳ, ngay trong quá trình triển khai thực hiện và kiểm tra cuối kỳ, được thực hiện ở thời điểm kết thúc dự án và mỗi pha của dự án. Cần xác định rõ tiêu chí và phương pháp kiểm tra đánh giá sao cho cụ thể và khách quan. 1.2.3. Mô hình “Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương” của TS. Đặng Thanh Vũ Theo tác giả, xây dựng thương hiệu du lịch một địa phương thành công cần có chiến lược phát triển thương hiệu du lịch địa phương hoàn thiện, chi tiết, thiết thực, hiệu quả. Ngoài những vấn đề trọng tâm chính, chiến lược đó phải có đủ năm thành phần trụ cột sau đây: Hình 1.6 Sơ đồ mô hình 5 thành phần trụ cột được biểu thị bằng hoa năm cánh
  • 30. 19 1.2.3.1. Định hình khai thác tài nguyên du lịch phong phú, có tính đặc thù Tài nguyên du lịch của một địa phương gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn (nếu địa phương có sẵn tài nguyên tự nhiên thì tốt, không có thì tự tạo lập). PGS.TS. Trương Quốc Bình (Viện Nghiên cứu Văn hóa, Nghệ thuật Việt Nam) đã đề xuất giải pháp khai thác các yếu tố văn hóa, văn nghệ truyền thống cho phát triển du lịch, trên cơ sở khẳng định những vị trí vai trò quan yếu của các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các bảo tàng cùng sự đặc sắc, phong phú của các di sản văn hoá phi vật thể.... 1.2.3.2. Khai thác và phát triển nền ẩm thực đặc trưng mang màu sắc độc đáo riêng biệt của địa phương (Các thức ăn, thức uống phục vụ cho khách du lịch). Ẩm thực là yếu tố quan trọng góp phần định vị thương hiệu du lịch địa phương. Đối với bất cứ một quốc gia điểm đến nào, trong danh mục sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, cả vật thể và phi vật thể phục vụ khách du lịch, thì các món ăn và cả thức uống luôn được nhìn nhận là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để hấp dẫn du khách. Ẩm thực sẽ tạo thêm dấu ấn đối với du khách về điểm đến tại địa phương đó.Việt Nam là một quốc gia phong phú nền ẩm thực, đa dạng khẩu vị mang đặc trưng rất riêng so với ẩm thực thế giới. Âm thực từng địa phương ở Việt Nam cũng rất phong phú, đa dạng và mang màu sắc riêng biệt. Một chuyên gia ẩm thực nổi tiếng từng mong muốn “Việt Nam sẽ trở thành bếp ăn của thế giới” trong tương lai. Qua đó, từng địa phương ở Việt Nam nên hiểu và biết lựa chọn nền ẩm thực độc đáo cho mình khi xây dựng thương hiệu du lịch địa phương. 1.2.3.3. Quà tặng đặc trưng mang sắc thái địa phương độc đáo, có giá trị riêng biệt Theo nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, quà tặng du lịch là những sản phẩm lắng đọng hồn văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền. Về mặt giao tiếp, quà tặng còn là đại sứ thiện chí chuyển tải những thông điệp nhân văn, giúp bạn bè năm châu hiểu được một phần nào đó về lịch sử và chiều sâu văn hóa hàng ngàn năm của Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng.
  • 31. 20 TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông cho rằng, từ xưa đến nay sản phẩm quà tặng thường xoay quanh ba lĩnh vực tiêu biểu gồm: Cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng; di sản do các thế hệ đi trước tạo dựng và lưu truyền đến đời sau; sản phẩm lao động do khối óc bàn tay con người sáng tạo nên. Nhiều địa phương của Việt Nam chưa tìm ra được những sản phẩm đặc trưng để quảng bá cho hình ảnh địa phương của mình. Trong bối cảnh, nhiều tỉnh, thành trên cả nước vẫn loay hoay với việc tìm sản phẩm quà tặng thể hiện “hồn đất, hồn người”, thì Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương đầu tiên tổ chức hội thảo “Tìm kiếm ý tưởng thiết kế và sản xuất quà lưu niệm phục vụ du lịch”. Qua hội thảo, rất nhiều ý tưởng về bộ sản phẩm quà tặng của Bà Rịa-Vũng Tàu được định hình. Tuy vậy, việc đưa những ý tưởng ấy vào thực tế lại là băn khoăn của nhiều người. Hiện tại thì các sản phẩm lưu niệm bày bán trên địa bàn tỉnh còn nghèo nàn, chưa thể hiện được đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu. 1.2.3.4. Ý thức cộng đồng và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của địa phương Đây thành phần quan trọng nhất, chúng ta chú ý 3 điểm chính yếu sau: 1. Sự tham gia của cộng đồng Kinh nghiệm từ thành phố Regina (Canada), đặc trưng lớn nhất của sáng kiến xây dựng thương hiệu địa phương Regina là nó được hưởng ứng bởi cộng đồng. Người quản lý thương hiệu địa phương của Regina nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng là phần quan trọng nhất khi khám phá những tiềm năng và cơ sở của Regina, đây chính là điểm khiến Regina trở nên khác biệt và đó là một phần quan trọng tạo nên bản sắc thương hiệu địa phương của họ. 2. Truyền thông báo chí và việc kiểm soát truyền thông nội bộ Truyền thông báo chí và việc kiểm soát truyền thông nội bộ là việc làm rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu địa phương. Kiểm soát truyền thông nội bộ là một quá trình đánh giá nỗ lực trao đổi thông tin hiện tại. Kiểm soát truyền thông đặt câu hỏi xem một tổ chức trao đổi thông tin như thế nào và việc trao đổi đó có hiệu quả hay không. Người quản lý thương hiệu hoặc truyền thông của thành phố thông thường cũng là người đánh giá hiệu quả truyền thông.
  • 32. 21 3. Nỗ lực tích cực của chính quyền địa phương Cơ quan quản lý nhà nước trong việc nhận thức và ra chính sách quản lý du lịch. 1.2.3.5. Sự hưởng ứng và trách nhiệm của du khách khi tham gia du lịch 1. Sự hưởng ứng của du khách khi tham gia du lịch Kinh nghiệm từ Singapore cho thấy, Ông Lý Quang Diệu đã thực hiện một loạt sáng kiến thân thiện với khách du lịch: Night Safari (sở thú đêm đầu tiên trên thế giới), Flyer (vòng quay khổng lồ), nhà hát Esplanade (trung tâm biểu diễn nghệ thuật), Marina Bay Sands (khu nghỉ dưỡng ở vịnh Marina). Với những sáng kiến đó, ông tiếp thị những địa điểm này của đất nước Singapore ra toàn thế giới. Năm 2014, lượt du khách quốc tế tới Singapore là 15,1 triệu người trong khi quốc đảo này chỉ có dân số khoảng 5,5 triệu người. Năm 2015, nước này đặt mục tiêu 17 triệu du khách và dự kiến thu về 30 tỷ đôla Singapore. Với những con số ấn tượng đó, hòn đảo nhỏ bé này đứng thứ 15 trên thế giới về doanh thu du lịch. Có thể nói các chiến lược du lịch mà ông Lý Quang Diệu đặt ra đã hiện thực hóa tầm nhìn của ông ngày nào. Một minh chứng khác, tại một sự kiện khi một nhà báo hỏi tại sao người ta lại muốn đến Singapore khi mà không có gì để thăm thú, không thắng cảnh, không văn hóa, không hoạt động, không khách sạn, không cơ sở hạ tầng. Ông Lý Quang Diệu không ngần ngại một giây mà trả lời luôn rằng: “Nhận thức. Người ta đến không phải vì ở đây có gì, mà vì những gì người ta nghĩ có ở đây. Tất cả đều nhờ tiếp thị”. Cụ thể hơn, ông Lý Quang Diệu nói với tờ Strait Times năm 1993: “Tại sao người ta đến Singapore? Chúng ta có những gì? Chúng ta chỉ có một cái tên, một vài thói quen, phong tục là lạ, vài ông đồng bà cốt, vài ngôi đền, mấy người Ấn có tài đi trên than đỏ… Đó không phải là thứ sẽ hút khách du lịch. Thay vào đó, chúng ta tạo ra sức hút. Chúng ta tạo ra mối quan tâm cho du khách. Chúng ta phát triển chiến lược tiếp thị và khiến chúng ta trở nên hữu ích với thế giới”. 2. Trách nhiệm của du khách khi tham gia du lịch
  • 33. 22 Địa phương điểm đến phải giúp khách du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch, sử dụng sản phẩm du lịch địa phương, mua quà lưu niệm du lịch tại địa phương họ đến. Nếu không có nỗ lực, hợp tác tốt từ bên trong thì không có du khách có trách nhiệm đến từ bên ngoài, do vậy lực lượng làm nên thành công của thương hiệu du lịch địa phương chính là du khách (Kinh nghiệm từ Singapore). Làm sao để du khách đến địa phương chúng ta? Và làm sao khi khách đến là họ phải có trách nhiệm sử dụng các đặc sản và quà lưu niệm của địa phương (uống bia địa phương, ăn món ăn địa phương, mua quà lưu niệm địa phương)? Tổ chức nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng của khách du lịch với điểm đến và với dịch vụ du lịch được cung ứng, có thể nghiên cứu theo từng phân đoạn thị trường. 1.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG CÔN ĐẢO Từ các mô hình, nghiên cứu nêu trên, bài báo cáo đề xuất các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được mô phỏng trong sơ đồ sau:
  • 34. 23 Hình 1.7 Quy trình nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tóm tắt Chương 1 Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về thương hiệu: các khái niệm thương hiệu, vai trò thương hiệu đối với doanh nghiệp cũng như đối với một địa phương. Các nghiên cúa có liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuất quy trình nghiên cứu một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xác định vấn đề cần nghiên cứu Tìm hiểu tổng quan về ngành du lịch Côn Đảo Xây dựng cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Khảo sát ý kiến chuyên gia Thu thập và xử lý số liệu khảo sát Đề ra các giải pháp xây dựng thương hiệu địa phương Nhận xét đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương huyện Côn Đảo Kết luận và đưa ra các khuyến nghị
  • 35. 24 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1 THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO 2.1.1 Giới thiệu Theo Quyết định số 870/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030”, khu vực quy hoạch phát triển Khu Du lịch quốc gia Côn Đảo thuộc địa giới hành chính huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích đất nổi khoảng 75,15 km2 và diện tích mặt nước tính từ ranh giới đường thủy nội địa khu vực Côn Đảo khoảng 14.000 km2. - Cách thành phố Vũng Tàu khoảng 185 km về phía Nam. - Cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Đông Nam. - Cách cửa sông Hậu khoảng 83 km. Diện tích khu vực dự kiến phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.000 ha (tương đương 10 km2 ). Hình 2.1: Côn Đảo (Sưu tầm)
  • 36. 25 2.1.2. Khái quát Trong những năm gần đây, công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo được quan tâm, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch được đầu tư khang trang hơn, thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển có quy mô; lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Côn Đảo ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; củng cố quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện cũng còn những hạn chế như: sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí còn đơn điệu, nghèo nàn; cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ của các cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của Côn Đảo. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Côn Đảo đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt thì Côn Đảo sẽ phát triển thành trung tâm dịch vụ du lịch tầm cỡ trong khu vực. Phương tiện đường thủy từ đất liền đến Côn Đảo hiện nay gồm các tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo, Sóc Trăng – Côn Đảo, trong tương lai sẽ có thêm các tuyến từ TP Hồ Chí Minh – Côn Đảo và Cần Thơ – Côn Đảo, phần nào đã giải quyết được nhu cầu đi lại giữa Côn Đảo và đất liền cho du khách bằng đường thủy. Phương tiện hàng không đến Côn Đảo hiện nay chủ yếu bằng sân bay Côn Đảo chỉ tiếp nhận được máy bay ATR72 với số lượng khoảng 70 khách/chuyến do đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của những đoàn du lịch với số lượng lớn. Dịch vụ lưu trú trên địa bàn Côn Đảo đa phần phát triển tự phát, các cơ sở, khách sạn được đầu tư bài bản không nhiều dẫn đến những dịp lễ, tết, đặc biệt trong mùa du lịch không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đến Côn Đảo. Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng rất thu hút khách hàng và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường, mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở nhiều nước trên thế giới.
  • 37. 26 Tuy nhiên loại hình dịch vụ này chưa được phát triển cũng như được tổ chức thường xuyên trên địa bàn. Về dịch vụ ăn uống cũng chưa phát triển, các nguồn cung ứng sản phẩm phục vụ ăn uống chưa được ổn định. Do đặc thù Côn Đảo ở xa đất liền tuy có phong phú về hải sản tuy nhiên bị phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Trong mùa gió chướng biển động thường nguồn cung ứng thực phẩm không dồi dào đôi khi còn khan hiếm làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cũng như giá cả của dịch vụ ăn uống. 2.1.3. Các loại hình du lịch tại Côn Đảo hiện nay Du lịch nghỉ ngơi, thư giãn - Đi bộ xuyên rừng để hít thở không khí trong lành, nghe tiếng chim rừng ca hót véo von, nhìn ngắm từng đàn bướm lượn quanh trong muôn vàn màu áo và bắt gặp nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm. - Bách bộ trên những bãi biển vắng lặng để thư giãn và ngắm nhìn cảnh đẹp của biển lúc bình minh lên và khi hoàng hôn xuống. - Mắc võng trong những rặng phi lao bên bờ biển và lắng nghe sóng biển rì rầm, êm ái, thư giãn tinh thần… - Cùng tham gia những chuyến du lịch biển bằng tàu và với chương trình câu cá giải trí. Hình 2.2: Bãi Đầm Trầu (Sưu tầm)
  • 38. 27 Du lịch thể thao - Đi bộ, đạp xe dọc theo những con đường ven biển. - Leo núi, xuyên rừng để chinh phục, khám phá thiên nhiên, ngắm cảnh và rèn luyện sức khoẻ. - Bơi lội với ống thở để xem san hô ở những bãi biển có mực nước nông. - Lặn sâu với bình dưỡng khí để khám phá sự đa dạng của đại dương. Hình 2.3: Lặn ngắm san hô (sưu tầm) Du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học - Tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo và các loài động thực vật, đặc hữu quý hiếm Côn Đảo. - Tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái biển, tìm hiểu các dự án về biển và công tác bảo tồn các sinh vật biển như công tác bảo tồn rùa biển, phục hồi, nuôi cấy san hô, di dời, khoang nuôi những loài hải sản qúy hiếm như: trai tai tượng, ốc vú nàng,…
  • 39. 28 Hình 2.4: Thả rùa (vích) về biển (Sưu tầm) 2.1.4. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Côn Đảo Hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành tại Côn Đảo khá ổn định và phát triển nhanh. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành tăng qua các năm. Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều loại hình hấp dẫn. Tuy nhiên, việc liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển du lịch, các điểm vui chơi giải trí, mua sắm, các làng nghề phục vụ du lịch…) vẫn còn rất hạn chế, chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, đồng thời tăng doanh thu và hiệuquả của hoạt động du lịch. Các dịch vụ du lịch trên địa bàn Côn Đảo như: lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí, y tế, thông tin liên lạc, vận chuyển du lịch, ngân hàng… đã được quan tâm đầu tư và có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nhưng chất lượng dịch vụ, mức độ sẵn sàng phục vụ khách và đặc biệt là khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ này nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch còn rất hạn chế khiến cho hoạt động kinh doanh du lịch của Côn Đảo chưa thể phát triển và mạng lại lợi ích to lớn về kinh tế tương xứng với tiềm năng sẵn có. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch vẫn còn một số khó khăn, bất cập như: chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; chưa cân đối cơ cấu đào tạo để đảm bảo tỷ lệ số người được đào tạo nghề du lịch ở trình
  • 40. 29 độ đại học, cao đẳng, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật; tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” vẫn rất phổ biến, gây khó khăn cho sự phát triển của ngành Du lịch Côn Đảo. Nhìn chung, ngành dịch vụ du lịch của Côn Đảo chưa thật sự được hình thành và hoạt động theo đúng nghĩa nhằm tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên quan, đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển cho du lịch Côn Đảo tương xứng với những tiềm năng vốn có của và những cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Côn Đảo đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. 2.2 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO 2.2.1 Thị trường khách du lịch Là một huyện đảo có điều kiện thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên cùng những giá trị nhân văn, giá trị lịch sử cách mạng to lớn, trong những năm gần đây, Côn Đảo đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách trong nước và quốc tế. Xác định lĩnh vực du lịch, dịch vụ là ngành trọng điểm trong cơ cấu kinh tế của huyện, nên ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kích thích sự tăng trưởng của ngành du lịch. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Côn Đảo hiện có gần 40 cơ sở lưu trú, trong đó có 12 khách sạn và khu resort, 3 nhà khách, còn lại là nhà nghỉ. Có 1 khu resort được xếp hạng 5 sao, 1 khách sạn 3 sao. Có 6 công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành, 3 công ty hoạt động dịch vụ lăn biển ngắm san hô, 2 hãng taxi với gần 40 xe và khoảng 140 xe ô tô khách kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách tham quan trên đảo, có hơn 20 phương tiện cano, tàu phục vụ vận triển khách tham quan trên biển và các hòn đảo nhỏ. Hệ thống nhà hàng ăn uống, cửa hàng bán đồ lưu niệm, siêu thị mini phục vụ nhu cầu của du khách phát triển nhanh. Các cơ sở kinh doanh du lịch,
  • 41. 30 nhà nghỉ, khách sạn đã quan tâm đầu tư cải tiến trang thiết bị, đổi mới cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch, năm qua huyện Côn Đảo đã tổ chức hội thảo xúc tiến thị trường và định hướng sản phẩm du lịch cũng như thành lập “ Chi hội du lịch Côn Đảo”. Việc thành lập Chi hội du lịch sẽ tạo cơ hội trong việc gắn kết, hỗ trợ, hợp tác và mở rộng kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài huyện, thực hiện công tác xã hội hóa du lịch theo đúng chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX đã đề ra. Với lợi thế, tiềm năng sẵn có cộng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đã và đang phát huy hiệu quả trong việc thu hút ngày càng nhiều khách du lịch tới Côn Đảo tham quan, nghỉ dưỡng. Phấn đấu đón khoảng 300.000 lượt khách du lịch Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Côn Đảo đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch; trong đó, khoảng 120.000 lượt khách quốc tế, chiếm 40%. Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) đến năm 2030 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng... Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đã vạch ra các định hướng phát triển chủ yếu cụ thể, về thị trường khách du lịch, Côn Đảo sẽ tập trung khai thác thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử - cách mạng; thị trường khách đến từ các thành phố, trung tâm du lịch lớn như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng…); chú trọng thu hút thị trường khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand và một số nước trong khu vực Đông Nam Á; tập trung vào nhóm đối tượng khách du lịch chi tiêu cao, lưu trú dài ngày và các phân khúc thị trường du lịch nghỉ dưỡng, khám phá tự nhiên và duy trì đối tượng khách du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử. Tình hình tăng trưởng của thị trường khách du lịch trong 05 năm gần đây như sau:
  • 42. 31 Bảng 2.1 Bảng thống kê tình hình phát triển du lịch Côn Đảo Chỉ tiêu ĐVT Năm thực hiện 2014 2015 2016 2017 2018 1. Dịch vụ du lịch Tỷ đồng 530,24 584,56 802,24 1.452,80 1.317,24 2. Số lượng du khách Lượt 122.465 134.262 166.947 243.934 286.171 - Đường biển Lượt 48.674 53.977 50.000 114.040 125.037 - Đường hàng không Lượt 73.791 80.285 116.947 129.894 143.134 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – anh ninh các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của UBND huyện Côn Đảo) 2.2.2 Sản phẩm du lịch Côn Đảo sẽ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trên cơ sở các giá trị đặc trưng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên nơi đây; chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch chính như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển; thăm quan đảo; trải nghiệm di sản thiên nhiên và tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh. Về tuyến du lịch, phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn (hoặc Vườn quốc gia Côn Đảo) đi các điểm tham quan: Mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre, bãi Đầm Trầu; Bãi Ông Đụng - Bãi Ông Câu - núi Thánh giá; mũi Cá Mập - vịnh Bến Đầm. Hình thành các tuyến du lịch liên vùng (đường không và đường biển) kết nối Côn Đảo với thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, đảo Phú Quốc... để tăng cường thu hút khách... 2.2.3 Khả năng tiếp cận với đất liền và các địa phương trong khu vực 2.2.3.1 Phương tiện liên lạc Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có bốn mạng điện thoại di động phủ sóng: Vinaphone, Mobifone, Viettel Telecom và Vietnamobile. Côn Đảo đã có kết nối Internet tốc độ cao, có đài phát thanh và truyền hình. 2.2.3.2 Phương tiện giao thông
  • 43. 32 Đường biển Từ Cảng Cát Lở - Vũng Tàu, có thể đi đến Côn Đảo bằng tàu Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10. Lịch tàu chạy được cập nhật theo tháng, thời gian đi từ Vũng Tàu đến Côn Đảo khoảng 12 tiếng với quãng đường 97 hải lý. Từ tháng 7/2017, Công ty cổ phần tàu cao tốc Super Dong Kiên Giang đưa tàu Super Dong Côn Đảo I đi vào khai thác vận chuyển hành khách chuyến Trần Đề, Sóc Trăng - Côn Đảo và ngược lại. Từ tháng 01/2018, tiếp tục đưa tàu Super Dong Côn Đảo II hoạt động tuyến Trần Đề - Sóc Trăng- Côn Đảo. Hiện nay, đội tàu Super Dong chạy ngày 02 chuyến, riêng thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật chạy ngày 03 chuyến. Hiện nay đã có thêm Công ty CP Phú Quốc Express đưa tàu Côn Đảo Express 36 tiêu chuẩn 5 sao vận chuyển gần 600 hành khách/chuyến vào khai thác tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo từ tháng 1/2019 với thời gian hành trình được rút ngắn chỉ còn khoảng 04 tiếng. Đường hàng không Hiện nay đường hàng không đến Côn Đảo chỉ có Công ty dịch vụ Hàng không Vasco khai thác; sân bay Cỏ Ống Côn Đảo chỉ tiếp nhận được máy bay ATR72 với số lượng khoảng 70 khách/chuyến, tần suất vận chuyển trong mùa cao điểm (từ tháng 2 đến hết tháng 8 dương lịch) lên tới 10-12 chuyến/ngày. Trong thời gian tới, dự án nâng cấp mở rộng sân bay Cỏ Ống sẽ được triển khai thực hiện, do đó sẽ tiếp nhận được những loại máy bay có khả năng vận chuyển hành khách với số lượng lớn đến Côn Đảo bằng đường hàng không cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ bằng đường hàng không đến với Côn Đảo. 2.2.4 Chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch Những năm gần đây, cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan ở Côn Đảo cũng được đầu tư xây dựng. Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng, phương tiện vận chuyển được quan tâm đầu tư phát triển và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhiều khu vui chơi giải trí du lịch chất lượng cao đã và đang hình thành, các phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch khá đa dạng
  • 44. 33 ở cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch. Côn Đảo đã thu hút được nhiều dự án lớn như: Dự án du lịch trong Vườn quốc gia Côn Đảo do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Côn Đảo Shangri-la Surfing Resort đầu tư, có vốn đăng ký 1 triệu USD; Khu du lịch Poulo Condor tại Bãi Vông - Cỏ Ống với vốn đăng ký 292,6 tỷ đồng... Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn huyện Côn Đảo đã có nhiều khu du lịch được đầu tư quy mô: Khu du lịch Việt - Nga, Khu du lịch Côn Đảo Resort, Khu du lịch Côn Đảo Residences, Khách sạn Sài Gòn - Côn Đảo; Khu du lịch Resort Six Senese... Các phân khu phát triển du lịch Côn Đảo gồm trung tâm Thị trấn Côn Sơn, khu phố Pháp tại thị trấn Côn Sơn, khu vực lịch sử - văn hoá - tâm linh, cảng biển Bến Đầm, dải bờ biển hoang sơ, dải bờ biển cảnh quan, vùng núi Côn Đảo và hệ thống các đảo nhỏ. Phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn đi các điểm tham quan: mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre, bãi Ông Đụng - bãi Ông Câu - núi Thánh Giá, mũi Cá Mập - vịnh Bến Đầm. Khai thác các tuyến du lịch đi bộ, đi xe đạp trên hòn Bảy Cạnh. Hình thành các tuyến du lịch liên vùng, kết nối Côn Đảo với các thành phố khác. Kết nối Côn Đảo với các tuyến du lịch quốc tế đường biển đến các trung tâm du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của Côn Đảo là phát triển du lịch, lấy du lịch làm “trục xoay” để phát triển các ngành kinh tế khác, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Côn Đảo đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn xây dựng công trình đường trục phía Bắc trung tâm huyện; nâng cấp sân bay Cỏ Ống; phục hồi tuyến bay từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại; tăng số chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đi Côn Đảo. Bên cạnh đó, trên cơ sở chính sách ưu đãi do Chính phủ phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên kêu gọi dòng vốn trong và ngoài
  • 45. 34 nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ tại Côn Đảo. 2.2.5 Tổ chức không gian phát triển du lịch Các phân khu phát triển du lịch Côn Đảo bao gồm: Trung tâm thị trấn Côn Sơn; khu phố Pháp tại thị trấn Côn Sơn; khu vực lịch sử - văn hóa - tâm linh; cảng Bến Đầm; dải bờ biển hoang sơ; dải bờ biển cảnh quan; vùng núi Côn Đảo (bao gồm cả vườn quốc gia Côn Đảo) và hệ thống các đảo nhỏ. Đảm bảo thực hiện đầu tư đúng nguyên tắc tổ chức theo Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo. Phát triển các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lưu trú dài ngày, kết hợp khám phá thiên nhiên tại các khu vực được quy hoạch cho thuê môi trường rừng kết hợp phát triển du lịch sinh thái theo các không gian ven bờ biển, đảo nhỏ; tạo điều kiện triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái biển trong không gian hợp phần bảo tồn biển Vườn quốc gia Côn Đảo với các loại hình du lịch khác không hoặc ít tác động đến môi trường, sinh vật biển. Các nguyên tắc tổ chức không gian du lịch: - Tổ chức không gian phát triển du lịch phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh, quốc phòng đồng thời phát huy tối đa tiềm năng giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên đa dạng sinh học của Côn Đảo; - Tạo sự khác biệt giữa các phân khu du lịch của Côn Đảo với điểm nhấn là các khu nghỉ dưỡng sinh thái biển cao cấp, khu phố cổ mang kiến trúc Pháp, khu dịch vụ du lịch tại thì trấn Côn Sơn và Bến Đầm, khu bờ biển hoang sơ phía Tây Bắc đảo, các mỏm núi khu vực Cỏ Ống và các điểm ngắm cảnh trong Vườn Quốc gia. Các tuyến du lịch: - Phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ thị trấn Côn Sơn (hoặc Vườn Quốc gia Côn Đảo) đi các điểm tham quan: Mũi Chim Chim – Cỏ Ống – vịnh Đầm Tre; Bãi Ông Đụng – Bãi Ông Câu – núi Thánh Giá; Mũi Cá Mập – vịnh Bến Đầm; - Khai thác các tuyến đi bộ (trekking), di xe đạp trên hòn Bảy Cạnh;
  • 46. 35 - Tổ chức và khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch trên biển, kết nối với các đảo nhỏ trong hệ thống các đảo ở Côn Đảo như: Hòn Trứng, bãi Ông Cường, hòn Tre lớn, hòn Bà (vịnh Mũi Ba Non, vịnh Đầm Quốc), bãi Nhát, cụm đảo hòn Tài, hòn Bảy Cạnh, hòn Cau …; - Hình thành các tuyến du lịch liên vùng (đường không và đường biển) kết nối Côn Đảo với Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng – Huế, Cần Thơ, đảo Phú Quốc … để tăng cường thu hút khách; - Kết nối Côn Đảo với các tuyến du lịch quốc tế đường biển đến các trung tâm du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á và với thế giới. 2.3 ĐIỀU TRA TÌM HIỂU MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO Để có được thông tin đầy đủ và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cần phải dựa trên phương pháp chuyên gia để xác định phương pháp thu thập thông tin, cách lấy mẫu và cách lập bảng câu hỏi. Với sự tham gia ý kiến của các chuyên gia, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, cần phải thực hiện quy trình nghiên cứu thị trường như sau: - Phương pháp thu thập thông tin: Vì mục tiêu nghiên cứu đã rõ ràng và phạm vi nghiên cứu cần phải có thông tin từ nhiều đối tượng khách hàng trên phạm vi rộng nên phương pháp thu thập thông tin được lựa chọn là phương pháp định tính với phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa trên những câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn. - Xác định nhu cầu thông tin: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan đến sự mong đợi của du khách mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo và yêu cầu của khách du lịch khi đến với Côn Đảo để định hướng xây dựng thương hiệu du lịch địa phương cho huyện Côn Đảo về 26 yếu tố tạo nên chất lượng dịch vụ du lịch tại huyện Côn Đảo theo 05 thành phần trụ cột cấu thành thương hiệu du lịch địa phương.
  • 47. 36 - Đối tượng và cách chọn mẫu: Phương pháp lấy mẫu thực hiện theo phương pháp lấy mẫu theo ý kiến của các chuyên gia như sau: Bảng 2.2 Số lượng phiếu điều tra tìm hiểu mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo Nội dung Số lượng Tổng số phiếu phát ra 200 Tổng số phiếu thu về 200 Tổng số phiếu thu về hợp lệ 200 Tỷ lệ số phiếu hợp lệ (%) 100% [Nguồn:Kết quả khảo sát] Thiết kế bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi gồm có 2 phần (kèm phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin) Phần I: Thông tin chung Phần II: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương Côn Đảo - Triển khai điều tra: Tiến trình điều tra khách hàng được thực hiện từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 7 năm 2017 tại Côn Đảo. Số bản câu hỏi phát ra, thu về và số bản hợp lệ, cụ thể như sau: - Phương pháp tổng hợp, xử lí dữ liệu: Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm ứng dụng Excel để tính giá trị trung bình. - Cách thức đo lường: Các yếu tố được đo lường được sắp xếp theo mức độ tăng dần, đi từ 1 “Rất không hài lòng” đến 5 “Rất hài lòng” cho sự cảm nhận của khách hàng. Sau khi làm sạch dữ liệu, 200 bản khảo sát hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu tại điều tra tìm hiểu mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo (kèm phụ lục 2). 2.3.1 Các thông tin chung Bảng 2.3 Bảng mô tả mẫu theo số lần tham quan du lịch tại Côn Đảo
  • 48. 37 Thời gian Tần suất Tỷ lệ % Lần đầu 26 13% 2-3 lần 62 31% >3 lần 102 51% Tổng 200 100 [Nguồn: Kết quả khảo sát] Bảng 2.4 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố sẵn sàng quay lại Côn Đảo Sẵn sàng quay lại du lịch Côn Đảo Tần suất Tỷ lệ % Có 186 93% Không 14 7% Tổng 200 100 [Nguồn: Kết quả khảo sát] Qua 02 bảng kết quả trên cho thấy sự hài lòng của khách hàng đối với du lịch Côn Đảo nên khả năng du khách đến nghỉ dưỡng và du lịch tại Côn Đảo không chỉ vì đến để tìm hiểu sự mới lạ mà còn trở lại nhiều lần để cảm nhận và hưởng thụ cảnh quan thiên nhiên và các dịch vụ du lịch tại Côn Đảo. Bảng 2.5 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố tiếp cận Côn Đảo qua phương tiện vận chuyển Phương tiện vận chuyển Tần suất Tỷ lệ % Tàu thủy 155 77,5% Máy bay 45 22,5% Tổng 200 100 [Nguồn: Kết quả khảo sát]
  • 49. 38 Qua bảng kết quả cho thấy, nhiều du khách muốn trải nghiệm trên lộ trình hàng hải bằng tàu thủy đến Côn Đảo. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển giao thông đường thủy có điều kiện phát triển mạnh trong thời gian tới. 2.3.2 Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương huyện Côn Đảo 2.3.2.1 Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù Bảng 2.6 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Điểm trung bình Mức điểm 1 2 3 4 5 Các yếu tố văn hóa, văn nghệ truyền thống cho phát triển du lịch 0,0% 4,0% 24,0% 52,0% 20,0% 3,88 Các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các bảo tàng 0,5% 0,5% 19,0% 53,0% 27,0% 4,06 Sự đặc sắc, phong phú của các di sản văn hoá phi vật thể 0,5% 4,5% 22,5% 53,0% 19,5% 3,87 Sự phát triển của các sản phẩm du lịch nhân tạo, khai thác các tiềm năng du lịch của chính quyền địa phương 0,5% 3,5% 36,0% 42,0% 18,0% 3,74 Các sản phẩm du lịch đa dạng, mang tính độc đáo, đặc trưng 0,5% 4,5% 32,5% 52,0% 10,5% 3,68 Mức điểm bình quân 0,4% 3,4% 26,8% 50,4% 19,0% 3,84 [Nguồn: Kết quả khảo sát] Xét về tổng điểm của 5 chỉ tiêu đo lường, mức điểm bình quân của các yếu tố trên phiếu điều tra là: 3,84 điểm gần với mức độ hài lòng, điều này cho thấy du khách đánh giá các yếu tố về “Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù” là