SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
LÊ MINH TUYÊN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
LÊ MINH TUYÊN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ DANH TỐN
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dân khoa học của Phó Giáo sƣ – Tiến sỹ Lê Danh Tốn.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững
Số trang: trang
Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa: Kinh tế Chính trị
Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ
Ngƣời nghiên cứu: Lê Minh Tuyên
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có tài nguyên du lịch
phong phú về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đặc biệt Quảng Bình đƣợc
thiên nhiên ban tặng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với
nhiều kỳ tích về địa chất, địa mạo, về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều
hang động đẹp nhất thế giới, là điều kiện cho dịch vụ, du lịch phát triển, trở
thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong nƣớc và quốc tế. Với tiềm
năng, lợi thế và quyết tâm cao, trong thời gian qua Quảng Bình đã tập trung
phát triển mạnh ngành du lịch, tạo đƣợc sự phát triển vƣợt bậc và từng bƣớc
đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Đây là lần đầu tiên ở Quảng Bình có một đề tài nghiên cứu một cách
toàn diện và tổng thể về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trong phạm vi
toàn tỉnh và trong giai đoạn 2014-2020. Đề tài đóng góp cụ thể:
- Hệ thống hóa một cách khái quát nhất những vấn đề lý luận và thực
tiễn để phát triển du lịch bền vững. Hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển
du lịch bền vững: Nội dung, những tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền
vững ở tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những ƣu điểm, thành tựu và
những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm phát triển
du lịch ở Quảng Bình trên quan điểm phát triển bền vững.
- Trên cơ sở đó, đề xuất phƣơng hƣớng nhiệm vụ và hệ thống giải pháp
mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện địa phƣơng để góp phần đƣa ngành
du lịch Quảng Bình phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở cho
các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển
ngành du lịch trong giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo.
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................. i
Danh mục các bảng ...........................................................................................ii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG...................... 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................. 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở Việt Namnói chung......6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa phương.............7
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Quảng Bình......................8
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững............... 10
1.2.1 Du lịch ........................................................................................................10
1.2.2 Phát triển bền vững...................................................................................18
1.2.3. Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững...........................21
1.2.4. Nội dung và tiêu chí phát triển du lịch bền vững ..................................22
1.2.5. Các yếu tố tác động đến du lịch bền vững .............................................25
1.2.6. Vai trò của phát triển du lịch bền vững..................................................31
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững của một số địa
phƣơng trong nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho Quảng Bình .......... 34
1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương..........................................................34
1.3.2. Bài học rút ra đối với phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng
Bình.......................................................................................................................41
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 44
2.1. Phƣơng pháp luận................................................................................. 44
2.2. Phƣơng pháp tiếp cận........................................................................... 44
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể........................................................... 45
2.3.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.................................................45
2.3.2. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử...................................................45
2.3.3. Phương pháp kế thừa...............................................................................45
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ...............................................46
2.3.5. Phương pháp thống kê, mô tả .................................................................47
2.3.6. Phương pháp phân tích và tổng hợp ......................................................47
2.3.7. Phương pháp so sánh...............................................................................48
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................................... 50
3.1. Điều kiện phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình 50
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.....................................................................50
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................53
3.1.3. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế.................................................................56
3.1.4. Điều kiện xã hội........................................................................................56
3.1.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội................................................................58
3.2. Tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình...... 66
3.2.1. Về kinh tế...................................................................................................66
3.2.2. Doanh thu du lịch và nộp ngân sách nhà nước.....................................74
3.2.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội...............................................................75
3.2.4. Bảo vệ môi trường....................................................................................78
3.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững.. 79
3.3.1. Những kết quả chủ yếu.............................................................................79
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................81
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
QUẢNG BÌNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI.. 88
4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến phát triển du lịch theo hƣớng
bền vững ở Quảng Bình .............................................................................. 88
4.1.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................88
4.1.2. Bối cảnh trong nước.................................................................................88
4.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình.......... 89
4.2.1. Quan điểm.................................................................................................89
4.2.2. Mục tiêu.....................................................................................................89
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình
theo hƣớng bền vững trong thời gian tới .................................................... 91
4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch................................................91
4.3.2 Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch ................................................93
4.3.3 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.............................................96
4.3.4. Tổ chức không gian du lịch và phát triển sản phẩm du lịch ................97
4.3.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch.....................................103
4.3.6. Xã hội hóa du lịch và phát triển du lịch cộng đồng ............................104
4.3.7. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững..................104
4.3.8. Quan tâm bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường du lịch.....................105
4.3.9 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo
hướng bền vững.................................................................................................106
KẾT LUẬN................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 110
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
3 DLST Du lịch sinh thái
4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
5 IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
6 KDL Khu du lịch
7 KT-XH Kinh tế - Xã hội
8
Nƣớc CHXHCN
Việt Nam
Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
9 NXB Nhà xuất bản
10 QPAN Quốc phòng an ninh
11 Sở VH,TT và DL Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
12 TOUR Chuyến du lịch
13 UBND Ủy ban nhân dân
14 UCED
Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát
triển của Liên Hợp Quốc
15 UNEP Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc
16 UNESCO
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa
của Liên Hợp Quốc
17 UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới
18 VH-XH Văn hóa – Xã hội
19 WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế
20 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Tổng số cơ sở lƣu trú. 66
2 Bảng 3.2 Đầu tƣ vào các công trình phát triển du lịch 67
3 Bảng 3.3 Đầu tƣ cho các hoạt động hỗ trợ 69
4 Bảng 3.4 Số lƣợt khách du lịch giai đoạn 2008 – 2013 71
5 Bảng 3.5 Số ngày lƣu trú của khách giai đoạn 2008 -2013 73
6
Bảng 3.6
Doanh thu du lịch và nộp ngân sách nhà nƣớc
giai đoạn 2008- 2013.
74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển
với tốc độ nhanh, chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế và thu nhập
quốc dân, góp phần quan trọng vào tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh
toán, phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch thực sự đã trở thành ngành kinh tế
góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế khác, cải
thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống của nhân dân.
Vai trò của du lịch còn thể hiện ở việc tận dụng đƣợc những điều kiện,
lợi thế mà tự nhiên sẵn có, thu hút nhiều lực lƣợng lao động và hầu nhƣ
không phải sử dụng nhiều tài nguyên nhƣ những ngành sản xuất khác.
Ở phạm vi rộng hơn, du lịch đã, đang và sẽ góp phần quảng bá hình ảnh
đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam, là cầu nối quan trọng, đóng vai trò sứ giả
của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, dân tộc. Phát
triển du lịch là một biện pháp hữu hiệu để “đem Việt Nam ra thế giới, mang
thế giới về Việt Nam”.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hóa cao”, từ đó đề ra mục tiêu: “phát triển du lịch trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn”, “phát triển du lịch là một hƣớng chiến lƣợc quan
trọng trong đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”.
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có tài nguyên du lịch
phong phú về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đặc biệt Quảng Bình đƣợc
thiên nhiên ban tặng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với
nhiều kỳ tích về địa chất, địa mạo, về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều
2
hang động đẹp nhất thế giới, là điều kiện cho dịch vụ, du lịch phát triển, trở
thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong nƣớc và quốc tế.
Với tiềm năng, lợi thế và quyết tâm cao, trong thời gian qua Quảng
Bình đã tập trung phát triển mạnh ngành du lịch, tạo đƣợc sự phát triển vƣợt
bậc và từng bƣớc đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian
qua gặp nhiều khó khăn, bất cập và nhiều tồn tại, hạn chế. Công tác quy
hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch chƣa thể hiện tầm nhìn dài hạn.
Đầu tƣ kết cấu hạ tầng còn dàn trải, thiếu đồng bộ, thiếu các điểm nhấn, đột
phá. Hoạt động du lịch đang theo mùa vụ và phần lớn còn khai thác tự nhiên,
sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch
còn yếu, chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ có kinh nghiệm, tiềm lực ở ngoài
nƣớc và trong nƣớc phát triển du lịch. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý,
hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân viên phục vụ và kinh doanh du lịch
còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Sự tăng trƣởng của ngành du lịch
thiếu ổn định, nhiều vấn đề xã hội và môi trƣờng phát sinh trong quá trình
phát triển du lịch ngày càng bức xúc.
Thực tiễn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống
nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch Quảng Bình theo
hƣớng bền vững. Vì vậy đề tài: “Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng
bền vững” đƣợc lựa chọn để thực hiện luận văn Thạc sỹ.
Đề tài phù hợp với chuyên ngành đào tạo kinh tế chính trị.
Việc thực hiện đề tài sẽ trả lời câu hỏi: Trong những năm qua Quảng Bình
đã phát triển du lịch của địa phƣơng theo hƣớng bền vững nhƣ thế nào? Những
hạn chế và nguyên nhân của chúng trong phát triển du lịch Quảng Bình trong
thời gian qua là gì? Cần có những giải pháp gì mang tính đặc thù để thúc đẩy
phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới?
3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững
trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Bình, đề xuất hệ thống giải pháp mang tính
đặc thù để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững
ở Quảng Bình.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu, mang tính đặc thù nhằm thúc đẩy phát
triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong bối cảnh mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là phát triển du lịch theo hƣớng bền
vững ở tỉnh Quảng Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3.2.2. Về mặt không gian
Luận văn nghiên cứu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn hành
chính của tỉnh Quảng Bình.
3.2.3. Về mặt thời gian
Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Quảng Bình từ năm
2008 (là năm ngành du lịch chuyển từ Sở Thƣơng mại sang Sở Văn hóa – Thể
thao và Du lịch) đến năm 2013 và các giải pháp đƣợc đề xuất cho giai đoạn
2014-2020.
4
4. Những kết quả nghiên cứu của luận văn
Đây là lần đầu tiên ở Quảng Bình có một đề tài nghiên cứu một cách
toàn diện, tổng thể về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trong phạm vi
toàn tỉnh và trong giai đoạn 2008 -2013, tầm nhìn đến năm 2020.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Trên cơ sở đó hình thành khung phân tích về phát triển du lịch theo hƣớng
bền vững ở tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu và những hạn
chế, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển du lịch ở Quảng Bình
trên quan điểm phát triển bền vững.
- Đƣa ra quan điểm, đề xuất hệ thống giải pháp mang tính đặc thù, phù
hợp với điều kiện địa phƣơng để góp phần đƣa ngành du lịch Quảng Bình
phát triển theo hƣớng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở cho
các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển
ngành du lịch trong giai đoạn 2014 – 2020 và những năm tiếp theo.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về
phát triển du lịch bền vững.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh
Quảng Bình.
Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp phát triển du lịch Quảng Bình theo
hƣớng bền vững trong thời gian tới.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Du lịch là hiện tƣợng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan trong lịch sử
loài ngƣời và nằm trong nội tại phát triển của con ngƣời do nhu cầu tự nhiên,
khách quan về vật chất, văn hóa, tinh thần và tâm linh. Ngày nay, du lịch trở
thành một ngành quan trọng đem lại lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực cho hầu
hết các quốc gia, dân tộc. Phát triển du lịch không chỉ thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học, nhà kinh tế mà còn cả những nhà quản lý, những ngƣời
hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiển, các doanh nghiệp, tổ chức và các cá
nhân liên quan đến hoạt động du lịch. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
khoa học, các đề tài, luận văn, bài viết về hoạt động du lịch, phát triển du lịch.
Tuy nhiên, cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, xuất hiện khái niệm
“Phát triển bền vững”, thì khi đó cũng xuất hiện các nghiên cứu khoa học liên
quan đến các khía cạnh phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Và cũng từ
đó, vấn đề phát triển du lịch bền vững đƣợc nhiều quốc gia, nhà nghiên cứu
đề cập với cách tiếp cận và tổ chức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, điểm
chung các nghiên cứu về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững cho thấy
phát triển du lịch không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích to lớn về kinh tế lâu
dài, mà còn mang lại lợi ích về mặt chính trị, văn hóa – xã hội, ngoại giao,
quốc phòng an ninh, đảm bảo công bằng, phát triển, tiến bộ xã hội, bảo vệ
môi trƣờng sinh thái...
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát
triển du lịch và phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Việt Nam nói chung,
cũng nhƣ ở nhiều địa phƣơng nói riêng. Đây là nguồn tài liệu quý giá và hữu
6
ích để tác giả kế thừa, học tập kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, thực
hiện luận văn của mình.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung
- Cuốn sách “Thị trƣờng du lịch” của Nguyễn Văn Lƣu, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1998. Tác phẩm trình bày những vấn đề khái quát, tổng quan
về thị trƣờng du lịch nhƣ: Khái niệm, đặc trƣng của thị trƣờng du lịch, phân loại
thị trƣờng du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trƣờng du lịch...
- Cuốn sách “Du lịch và kinh doanh du lịch” của Nguyễn Hồng Giáp,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1996. Tác phẩm đã phân tích hiện tƣợng, bản
chất, khái niệm du lịch, các nguồn lực để phát triển du lịch, các thể loại du
lịch và kinh doanh du lịch.
- Cuốn sách “Kinh tế du lịch” của Nguyễn Hồng Giá, NXB Trẻ, 2002.
Công trình này đã đƣa ra những khái niệm chung về du lịch, sản phầm du
lịch, kinh tế du lịch từ nhiều gốc độ khác nhau của nhiều học giả, nhiều nhà
nghiên cứu. Từ đó tác giả đã phân tích vị trí của ngành du lịch, các thành phần
chủ yếu cho sản phẩm du lịch và các đơn vị hoạt động du lịch theo quan điểm
của tác giả.
- Luận án Tiến sỹ: “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển
du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” của tác giả Nguyễn Đức
Lợi, Hà Nội, 1996. Tác giả đã tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn,
tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Việt Nam, từ đó Luận án nêu định
hƣớng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Luận văn Thạc sỹ: “Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Mai
Khanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. Tác giả đã nghiên
cứu tổng quan về toàn ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quốc
7
tế, khái quát những thành tựu, hạn chế và khuyết điểm của du lịch Việt Nam
thời gian qua, đánh giá khái quát tiềm năng, thế mạnh và triển vọng. Từ đó đề
xuất hệ thống các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong hiện tại và
tƣơng lai.
- Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001): “Du lịch bền vững”, NXB
ĐHQGHN. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề về mối quan hệ giữa du lịch và
môi trƣờng, khái niệm, nguyên tắc, chính sách của du lịch bền vững, du lịch bền
vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm nhƣ du lịch miền núi, du lịch ven biển…
- Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu và đƣa ra quan điểm về
phát triển du lịch bền vững, bƣớc đầu xây dựng khung lý luận về phát triển du
lịch theo hƣớng bền vững ở Việt Nam...đây là tài liệu quý giá giúp tác giả tiếp
cận, kế thừa về mặt lý luận và thực tiến để nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu
của đề tài đã chọn.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa phương
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Vƣơng Minh Hoài: “Phát triển
du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Ninh”, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Năm 2011. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển
du lịch bền vững; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng
bền vững ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010; đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh.
Hạn chế của luận văn này là chƣa là rõ về mặt lý luận nội dung của
phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Vì vậy sự phân tích thực trạng phát
triển du lịch ở Quảng Ninh chƣa gắn chặt với quan điểm phát triển bền vững.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Lâm Thị Hồng Loan: “Phát
triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh Bình”, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2012.
8
Luận văn đã nghiên cứu về mặt lý luận, khái niệm, nguyên tắc phát triển du
lịch bền vững; các tiêu chuẩn phát triển du lịch toàn cầu. Phân tích, đánh giá thực
trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 –
2011; đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh
Bình. Tuy nhiên, luận văn chƣa nghiên cứu về mặt lý luận, nội dung của phát triển
du lịch bền vững, chƣa phân tích thực trạng cơ chế chính sách của tỉnh Ninh Bình
liên quan đến phát triển du lịch của Ninh Bình theo hƣớng bền vững.
Ngoài ra còn có nhiều luận văn Thạc sỹ, đề tài nghiên cứu về phát triển
du lịch nói chung, phát triển du lịch bền vững nói riêng ở các địa phƣơng.
Nhìn chung, các luận văn Thạc sỹ, đề tài nói trên với những cách tiếp
cận theo các chuyên ngành khác nhau nhƣng đều đã hệ thống hóa những vấn
đề lý luận chung về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững; phân tích, đánh
giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại địa bàn nghiên cứu;
đề xuất các giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng địa phƣơng đƣợc nghiên cứu
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Quảng Bình
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Lài: “Tăng cƣờng
dự án đầu tƣ phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình”. Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2007.
- Luận văn đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển
du lịch bền vững ở Quảng Bình. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc đầu
tƣ các chƣơng trình, dự án để phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình. Qua
đó đề ra một số giải pháp để tăng cƣờng đầu tƣ các dự án nhằm phát triển du
lịch bền vững ở Quảng Bình trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Luận văn chỉ tiếp cận ở mức độ là tăng cƣờng các dự án đầu
tƣ để phát triển du lịch bền vững mà chƣa đề cập đến toàn diện, tổng thể các
giải pháp để phát triển du lịch Quảng Bình thật sự theo hƣớng bền vững.
9
- Luận văn Thạc sỹ quản lý văn hóa của Lê Hùng Phi: “Quản lý di
tích danh thắng gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình”, Đại học
Huế, Năm 2009.
- Tác giả Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển
du lịch, mối quan hệ giữa di thắng với phát triển du lịch và mối quan hệ
giữa công tác quản lý nhà nƣớc các di thắng và phát triển du lịch, từ đó đề
ra các giải pháp để tăng cƣờng quản lý các di thắng gắn với phát triển du
lịch ở Quảng Bình.
Tuy nhiên, Luận văn đang tiếp cận ở góc độ hẹp là mối quan hệ giữa
quản lý di thắng với phát triển du lịch và mới ở góc độ phát triển du lịch,
chƣa đề cập sâu đến việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.
- Luận văn Thạc sỹ lịch sử Đảng của Lê Diệu Linh: “Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm
2009”. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2011.
- Luận văn đã làm rõ vai trò của phát triển kinh tế du lịch trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với việc phát triển ngành
kinh tế du lịch giai đoạn 2001 – 2009 và đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng
sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng đối với việc phát triển kinh tế du
lịch Quảng Bình trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Luận văn mới đề cập đến phạm vi hẹp là vai trò lãnh đạo
của tổ chức Đảng đối với ngành kinh tế du lịch, chƣa đi sâu và làm rõ toàn
diện các giải pháp để phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững.
- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu các loại hình du lịch để
hình thành các Tour du lịch dài ngày, nội tỉnh, thúc đẩy dịch vụ - du lịch
Quảng Bình phát triển”. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Tin học và Thông tin
Khoa học Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. Chủ nhiệm
đề tài: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái. Đồng Hới, Năm 2009.
10
- Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ các giá trị tài nguyên du lịch ở
Quảng Bình, từ đó đề xuất hình thành các vùng, khu, điểm du lịch trọng điểm
và đề xuất xây dựng các Tour, tuyến du lịch dài ngày góp phần thúc đẩy dịch
vụ - du lịch Quảng Bình phát triển.
Đề tài chƣa làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung, tiêu chí, thực trạng của
việc phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững, từ đó chƣa nghiên
cứu, đề xuất một cách toàn diện, có hệ thống để phát triển du lịch Quảng Bình
theo hƣớng bền vững trong thời gian tới.
Ngoài ra còn một số công trình khác nghiên cứu về phát triển du lịch
Quảng Bình, nhƣng nhìn chung, các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh
Quảng Bình chƣa nhiều. Các công trình trên mới cung cấp một phần cơ sở lý luận
và thực tiễn, thực trạng của ngành du lịch, tiềm năng, thế mạnh và định hƣớng
phát triển du lịch của tỉnh trong một giai đoạn nhất định. Các công trình nghiên
cứu này đã cho thấy một cái nhìn cận cảnh về vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế
du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ở tỉnh Quảng Bình. Đề cập sự cấp thiết phải xây dựng một chiến lƣợc phát triển du
lịch đồng bộ theo hƣớng bền vững. Các công trình nghiên cứu này là nguồn tƣ
liệu quý giá để tác giả tham khảo, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Có thể khẳng định rằng cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu
chuyên biệt, hệ thống và toàn diện về phát triển du lịch Quảng Bình theo
hƣớng bền vững.
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Du lịch
1.2.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “du lịch” trong tiếng Pháp là “Le Tour” – đƣợc hiểu là đi
một vòng và quay về nơi xuất phát. Thuật ngữ du lịch trong tiếng Việt có
nguồn gốc từ tiếng Hán là sự ghép nối giữa: “Du – đi chơi, tham quan và lịch
– ngắm nhìn, xem xét”.
11
Michael Coltman (Mỹ) cho rằng: “Du lịch là sự kết hợp và tƣơng tác
giữa 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: Du khách,
nhà cung cấp dịch vụ du lịch, cƣ dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du
lịch”. (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004, trang 18)
Các học giả Trung Quốc cho rằng: “Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế - xã
hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hòa của tất cả
các quan hệ và hiện tƣợng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ
ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhƣng lƣu động chứ không định cƣ mà tạm
thời lƣu trú...” (Đồng Minh Ngọc và Vƣơng Đình Lợi, 2001, trang 12).
Điều 4, chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, giải thích: Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dƣỡng trong khoảng một thời gian nhất định. (Quốc hội nƣớc Cộng hòa
XHCN Việt Nam, 2005, trang 6).
Từ góc độ kinh tế và quản trị doanh nghiệp, Khoa du lịch và khách sạn
– Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân quan niệm: “Du lịch là một ngành kinh tế
bao gồm các hoạt động tổ chức, hƣớng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng
hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại,
lƣu trú ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du
lịch”. (Lý Minh Khải, 2006, trang 20).
Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organizatinon) định nghĩa:
“Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí thƣ giãn, cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục
đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng không quá một năm, ở bên
ngoài môi trƣờng sống định cƣ, nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích
chính là kiếm tiền”
12
Nhƣ vậy, du lịch vừa là hoạt động xã hội, vừa là hoạt động kinh tế, du
lịch không chỉ liên quan đến khách du lịch mà còn đề cập đến các hoạt động
sản xuất - kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các nhu cầu tại
nơi mà khách đi qua và ở lại.
Từ góc độ kinh tế, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa các bên
tham gia vào hoạt động du lịch đem lại lợi ích nhất định cho từng chủ thể.
Xét một cách cụ thể hơn, du lịch là tổng thể của những mối quan hệ
kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch và những
ngƣời kinh doanh du lịch, chính quyền nơi nhận khách du lịch và dân cƣ địa
phƣơng trong suốt quá trình thu hút và lƣu giữ khách.
Các chủ thể này tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ
đối với hoạt động du lịch. Trong đó:
- Đối với khách du lịch: Du lịch mang lại cho khách một sự hài lòng vì
đƣợc hƣởng một khoảng thời gian thú vị, đƣợc cung cấp nhu cầu giải trí, nghỉ
ngơi, thăm viếng...Các du khách khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau, vì
vậy họ sẽ lựa chọn các điểm, tour du lịch khác nhau với những hoạt động du
lịch khác nhau.
- Đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: Du lịch là cơ
hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch
vụ du lịch.
- Đối với chính quyền địa phƣơng: Du lịch là nhân tố thuận lợi đối với
nền kinh tế, nhất là số việc làm do du lịch tạo ra, thu nhập mà dân cƣ kiếm
đƣợc, số lƣợng ngoại tệ mà khách quốc tế mang vào, các khoản thuế thu đƣợc
từ hoạt động kinh doanh du lịch.
- Đối với dân cƣ địa phƣơng: Du lịch là cơ hội tìm việc làm, tạo thu
nhập, đồng thời họ là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình
độ văn hóa của họ. Ở các điểm du lịch giữa khách du lịch và dân cƣ địa
13
phƣơng luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, sự tác động có thể có lợi, có thể
có hại hoặc có thể vừa có lợi, vừa có hại.
1.2.1.2 Tài nguyên du lịch
Muốn phát triển du lịch bền vững trƣớc hết cần phải có tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch cấu thành yếu tố nguồn lực của phát triển du lịch bền vững.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): Tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động,
sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng để
đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm
du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch hết sức phong phú và đa dạng, song về cấu trúc thì
tài nguyên du lịch có thể phân chia thành 2 hệ thống sau:
- Tài nguyên tự nhiên: bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể
tổng hợp tự nhiên và các hiện tƣợng đặc sắc của tự nhiên. Tài nguyên du lịch
tự nhiên bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên chứa đựng những cảnh quan đặc
sắc và đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, các cấu trúc vật chất vốn có của tự
nhiên, chứa đựng những yếu tố kích thích hiểu biết, sự hiếu kỳ và tâm lý
chinh phục tự nhiên của du khách. Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, thể
thao, nghỉ dƣỡng...
- Tài nguyên nhân văn (hay tài nguyên du lịch văn hóa): Bao gồm các
di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực, nghệ
thuật, các công trình đƣơng đại, các sự kiện... là những cái do con ngƣời tạo
nên phục vụ cho các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và các hoạt
động văn hóa khác...
Ngoài ra, tài nguyên du lịch còn có các cơ sở giải trí, mua sắm...Tài
nguyên du lịch bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành tạo nên sự hấp dẫn và lôi
14
cuốn du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chúng là nguyên
liệu cho một chuyến du lịch, là yếu tố quan trọng, điều kiện để phát triển du
lịch của một địa phƣơng, một quốc gia.
1.2.1.3 Các loại hình du lịch
- Dựa vào phƣơng pháp phân loại tổng quát và mục đích chuyến du lịch
có thể phân chia các loại hình du lịch sau:
+ Du lịch văn hóa
+ Du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng
+ Du lịch công vụ
+ Du lịch thăm viếng
+ Du lịch thƣơng mại
+ Du lịch nghỉ ngơi, du ngoạn, tham quan:
+ Du lịch sinh thái
+ Du lịch chữa bệnh
- Dựa vào phân loại cụ thể thì có các loại hình du lịch sau:
+ Phân loại theo phƣơng tiện lƣu trú có: Du lịch ở khách sạn, du lịch ở
khu cắm trại, các làng du lịch, nhà vƣờn...
+ Phân loại theo phạm vi lãnh thổ có: Du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
+ Phân loại theo đặc điểm địa lý có: Du lịch biển, rừng núi, hang động,
thành phố, nông thôn...
+ Phân loại theo nhu cầu có: Du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch
thể thao, du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh, du lịch công vụ, du lịch thăm viếng...
+ Phân loại theo phƣơng tiện vận chuyển có: Du lịch bằng đƣờng hàng
không, du lịch bằng đƣờng bộ, du lịch đƣờng thủy, du lịch đƣờng sắt, du lịch
mô tô, du lịch ô tô...
+ Phân loại theo thời gian có: Du lịch dài ngày, du lịch mùa vụ, du lịch
ngắn ngày.
15
+ Phân loại theo hình thức tổ chức có: Du lịch tổ chức, du lịch cá nhân.
+ Phân loại theo phƣơng thức ký hợp đồng có: Du lịch trọn gói và du
lịch không trọn gói.
+ Phân loại theo mục đích có: Du lịch mua sắm, du lịch văn hóa, du lịch
nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm...
+ Phân loại theo thành phần khách du lịch có: Du khách thƣợng lƣu, du
khách bình dân, du khách nghiên cứu...
1.2.1.4. Đặc trưng của sản phẩm du lịch
- Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm du lịch.
- Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Khác với
hàng hóa thông thƣờng, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời
điểm và thời gian sản xuất, do đó khách hàng phải di chuyển đến địa điểm du
lịch thay vì chuyển sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng.
- Sản phẩm du lịch là tổng hợp các yếu tố hữu hình và vô hình. Nhiều yếu
tố có thể nhìn thấy nhƣng cũng có yếu tố mà du khách chỉ có thể cảm nhận trong
quá trình tiêu dùng nhƣ: Mức độ thân thiện, mến khách, cảm giác thú vị... Sản
phẩm du lịch tổng hợp có thể thỏa mãn tối đa nhất mọi nhu cầu của khách tùy
theo khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết, khả năng tài chính, thời gian mua
sản phẩm...Đó là hình ảnh hay đặc tính riêng của sản phẩm du lịch.
- Sản phẩm du lịch mang tính trừu tƣợng, không nhất định tồn tại dƣới
dạng vật thể nên du khách không thể kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Thành
phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn
nhu cầu đặc biệt của du khách.
- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc thù do nhiều yếu tố sau hợp thành:
+ Các loại hình dịch vụ: Vận chuyển, lƣu trú, vui chơi giải trí, mua sắm
và các dịch vụ trung gian, bổ sung.
16
+ Giá trị tài nguyên du lịch là bộ phận cấu thành quan trọng; là yếu tố
thu hút du khách.
+ Cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ sở hạ tầng...là điều kiện vật chất cần
thiết để phát triển du lịch, đồng thời là yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch
hoàn chỉnh để phục vụ du khách.
Về cơ bản, bộ phận cấu thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh bao gồm
những yếu tố trên, nhƣng trên thực tế, việc phối hợp các yếu tố này để tạo ra
sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và cung cấp cho du khách là quá trình phức tạp,
đa dạng.
1.2.1.5. Ngành kinh tế du lịch
Từ điển Bách khoa Việt Nam quan niệm: “Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa, dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm
tình yêu đất nƣớc, đối với ngƣời nƣớc ngoài là tình hữu nghị với dân tộc
mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn;
có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chổ” (Từ điển Bách
khoa Việt Nam, 2005, trang 284).
Về bản chất: “Kinh tế du lịch là một hoạt động kinh tế, là tổng thể các
hành vi phối hợp với nhau của hoạt động kinh tế nói chung với hoạt động du
lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về du lịch” (Từ điển Bách khoa Việt Nam ,
2005, trang 228).
“Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch
vụ, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nƣớc, có chức năng nhiệm vụ tổ
chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan đất nƣớc (tài nguyên thiên
nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hóa, lịch sử...) để thu hút khách du lịch trong
nƣớc và ngoài nƣớc nhằm buôn bán, xuất khẩu tại chổ hàng hóa, dịch vụ cho
khách du lịch” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2005, trang 586).
17
Nền kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau
hợp thành, trong đó kinh tế du lịch là một bộ phận, một ngành kinh tế. Đây là
một loại hình kinh tế đặc thù, thể hiện ở chổ nó mang tính dịch vụ - cung cấp
sản phẩm mang tính du lịch thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm du
lịch là một loại sản phẩm đặc biệt ở chỗ phần lớn sản phẩm của ngành kinh tế
này không biểu hiện ở dạng vật chất cụ thể mà là loại sản phẩm vô hình với
nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Hàng hóa trao đổi giữa ngƣời bán và ngƣời
mua không phải là vật chất cụ thể. Đối với khách hàng, hàng hóa mua đƣợc là
sự cảm giác, thử nghiệm, hƣởng thụ. Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ
của ngƣời bán và ngƣời mua không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du
lịch. Trong quá trình chuyển đổi cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm,
khách du lịch có quyền chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch do ngƣời làm
dịch vụ cung cấp. Cùng một sản phẩm du lịch, bên bán có thể bán đƣợc nhiều
lần và bán đƣợc cho nhiều ngƣời. Việc mua bán sản phẩm du lịch chỉ là sự
chuyển nhƣợng quyền sử dụng tạm thời, còn quyền sở hữu trƣớc sau vẫn
thuộc về ngƣời kinh doanh. Đây chính là đặc thù cơ bản của kinh tế du lịch và
vì vậy, ngƣời ta gọi kinh tế du lịch là “ngành công nghiệp không khói”. Là
ngành công nghiệp vì kinh tế du lịch nhằm khai thác, biến các tài nguyên
thiên nhiên và nhân văn, nhân lực, vốn, nguyên liệu thành dịch vụ và sản
phẩm du lịch để thu lợi nhuận. Là ngành công nghiệp không khói vì các sản
phẩm du lịch không sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp mang tính sản xuất
vật chất. Kết quả sản xuất của kinh tế du lịch là những sản phẩm không biểu
hiện bằng hiện vật cụ thể mà là sản phẩm trừu tƣợng nhƣ là sự thỏa mãn và
hƣởng thụ về tinh thần.
Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế hợp thành nền kinh tế quốc dân
nhƣng nó không thể hiện tách biệt, cô lập mà trái lại nó là một ngành kinh tế
tổng hợp, liên quan mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhiều ngành, lĩnh vực kinh
18
tế khác. Sự phát triển của kinh tế du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của
ngành, lĩnh vực kinh tế và sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, văn
hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh. Sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực
kinh tế và toàn bộ nền kinh tế là điều kiện cần và đủ để kinh tế du lịch phát
triển và ngƣợc lại kinh tế du lịch phát triển là động lực, điều kiện để góp phần
thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế phát triển.
Kinh tế du lịch có đặc điểm chung với các ngành kinh tế khác nhƣng do
tính đặc thù nên kinh tế du lịch có những đặc điểm khác biệt nhƣ: tính nhạy
cảm, tính thời vụ, tính tổng hợp cao, tính đa ngành, tính đa thành phần, tính
chi phí, tính liên vùng...
1.2.2 Phát triển bền vững
1.2.2.1. Khái niệm
Khái niệm phát triển bền vững đƣợc đƣa ra vào năm 1987 trong báo
cáo “Tƣơng lai của chúng ta” của Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát
triển của Liên Hiệp Quốc (WCED) nhƣ sau: “Phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.”(Phạm Trung Lƣơng,
2002, trang 27).
Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thƣợng đỉnh của Liên hiệp quốc họp tại
Rio de Janeiro với sự tham gia của 179 nƣớc đã thông qua chiến lƣợc phát
triển bền vững và khẳng định: “phát triển bền vững là phát triển kinh tế - xã
hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời hiện nay mà không ảnh hƣởng bất lợi
đến các thế hệ tƣơng lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ”.
Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết và đƣa ra khái niệm
hoàn chỉnh: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
19
hợp lý, hài hòa giữa các mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh tế, phát
triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời trong
hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tƣơng lai.
Hội nghị này xác định 3 trụ cột của phát triển bền vững:
Bền vững về kinh tế đòi hỏi phát triển kinh tế nhanh với việc sử dụng
hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ, đặc
biệt chú trọng công nghệ sạch.
Bền vững về mặt xã hội tức là đảm bảo công bằng xã hội và phát triển
con ngƣời, trong đó chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là tiêu chí cao nhất về
phát triển xã hội.
Bền vững về môi trƣờng tức là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sống theo hƣớng tích cực.
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam, phát triển
bền vững đƣợc định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trƣởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng” Định nghĩa này
đã bao quát đƣợc 3 trụ cột của phát triển bền vững.
Ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 154/QĐ – TTg “Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt
Nam” (còn gọi là Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Định hƣớng đã
xác định: “Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt đƣợc sự đầy đủ
về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của công dân và
sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con ngƣời và tự nhiên; phát triển
phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa 3 mặt là phát triển kinh tế, phát triển
xã hội và bảo vệ môi trƣờng”.
20
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 của Việt Nam đã
khẳng định quan điểm: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng”.
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đảng ta tiếp
tục nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững,
phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lƣợc”. Theo đó: “Phải
phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
ninh kinh tế … Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng, bảo vệ
và cải thiện môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển
bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho
phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau
trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.”
1.2.2.2. Đặc trưng của phát triển bền vững
- Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội,
môi trƣờng nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và
môi trƣờng đƣợc giữ gìn, bảo vệ.
- Vấn đề trung tâm của phát triển bền vững là con ngƣời, phát triển của
thế hệ hiện tại không làm tổn hại tới sự phát triển của các thế hệ tƣơng lai mà
nó góp phần tạo điều kiện để các thế hệ sau thỏa mãn ngày càng cao hơn nhu
cầu của họ.
- Phát triển bền vững không phải là phát triển của số lƣợng đơn thuần
mà là phát triển với một tầm nhìn vào tƣơng lai, phát triển nhƣng không bỏ
qua những nguyên tắc mang tính lý luận về đạo đức để hƣớng dẫn hành động.
- Phát triển bền vững là một quá trình lâu dài, gồm những giai đoạn
khác nhau từ thấp đến cao.
21
1.2.3. Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
1.2.3.1. Khái niệm
Tại Hội nghị về môi trƣờng và phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de
Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) quan niệm: “Du lịch
bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại
của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo
tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tƣơng lai.
Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa
mãn nhu cầu về kinh tế - xã hội, thẩm mỹ của con ngƣời trong khi vẫn duy trì
đƣợc sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh
thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con ngƣời” (Phạm Trung Lƣơng,
2005, rang 27)
Năm 1996, Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế quan niệm: “ Du lịch
bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà
vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch cho thế hệ tƣơng lai”
(Nguyễn Đình Hòe, 2001, trang 63).
Hội nghị Bộ trƣởng Du lịch các nƣớc Đông Nam Á – Thái Bình Dƣơng
tổ chức tại Việt Nam (năm 2004) đã đƣa ra quan niệm về du lịch bền vững:
“Du lịch bền vững là việc phát triển du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu
hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phƣơng nhƣng không
ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch bền vững
khả thi về kinh tế nhƣng không phá hủy môi trƣờng mà tƣơng lai của du lịch
phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trƣờng tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng
đồng địa phƣơng”.
Mặc dù còn có những điểm chƣa thống nhất, nhƣng phần lớn ý kiến của
các nhà khoa học Việt Nam cho rằng: Phát triển du lịch bền vững là một hoạt
động khai thác một cách có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm
22
thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế
dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn
tài nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch
trong tƣơng lai; cho công tác bảo vệ môi trƣờng và góp phần nâng cao mức
sống của cộng đồng địa phƣơng. (Phạm Trung Lƣơng, 2005, trang 20).
1.2.3.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng.
- Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.
- Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ sự sống và bảo tồn tính đa dạng
của tự nhiên và văn hóa – xã hội.
- Phát triển du lịch phải lồng ghép với thực hiện quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phƣơng, của quốc gia.
- Phát triển du lịch phải gắn liền với thay đổi thái độ và thói quen sống
của dân cƣ.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng.
- Tăng cƣờng sự trao đổi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phƣơng và
các chủ thể có liên quan nhằm đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
- Cho phép địa phƣơng tự quản lý lấy môi trƣờng của mình.
- Tăng cƣờng tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm.
1.2.4. Nội dung và tiêu chí phát triển du lịch bền vững
1.2.4.1. Nội dung phát triển du lịch bền vững
- Sự phát triển bền vững du lịch về kinh tế
Để phát triển du lịch bền vững về kinh tế cần tạo dựng và phát huy tối
đa hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch, đảm bảo tăng trƣởng du lịch
ổn định và lâu dài, đảm bảo sự công bằng về lợi ích, kinh tế giữa các chủ thể
23
tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần ngày càng nhiều vào tăng trƣởng và
phát triển kinh tế của địa phƣơng và của đất nƣớc.
- Sự phát triển bền vững du lịch về xã hội
Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững về xã hội, phát triển du lịch cần
tạo ra ngày càng nhiều việc làm với thu nhập ngày càng cao cho ngƣời lao
động trong ngành du lịch và cƣ dân tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần
xóa đói giảm nghèo và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh
trong quá trình phát triển du lịch, bảo tồn, tôn tạo và tăng cƣờng quảng bá các
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể …
- Sự phát triển bền vững du lịch về môi trƣờng
Để phát triển du lịch bền vững về môi trƣờng cần đảm bảo khai thác, sử
dụng hợp lý và lâu dài các tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và bảo vệ môi
trƣờng sinh thái, kiểm soát những tác động có hại tới môi trƣờng tự nhiên,
luôn làm cho môi trƣờng thân thiện, xanh, sạch, đẹp.
1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững
- Nhóm tiêu chí về kinh tế
+ Chỉ tiêu về khách du lịch
Khách du lịch là yêu tố quyết định trong việc tạo nên “cầu” du lịch, là
một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của một
điểm, một vùng và của toàn bộ ngành du lịch. Chỉ tiêu về khách du lịch cho
biết nhiều thông tin và là thƣớc đo của sự phát triển du lịch, của sự nối tiếp và
sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, của khả năng đáp ứng các nhu cầu của du
khách...Phát triển du lịch bền vững thể hiện ở sự tăng trƣởng liên tục thông
qua các chỉ tiêu số lƣợt khách, chất lƣợng nguồn khách, thời gian lƣu trú bình
quân, mức chi bình quân của khách, khả năng thanh toán, số khách quay trở
lại, mức độ hài lòng của du khách...
+ Chỉ tiêu về doanh thu và GDP du lịch
24
Kinh tế du lịch phát triển bền vững đòi hỏi có tăng trƣởng cao, liên tục,
ổn định và dài hạn hƣớng tới mục tiêu là tăng doanh thu, lợi nhuận và đóng
góp vào ngân sách nhà nƣớc. Doanh thu của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn
vào chỉ tiêu khách du lịch và chất lƣợng sản phẩm du lịch, chất lƣợng phục vụ
du lịch. Cơ cấu doanh thu du lịch cũng phản ánh mức độ phát triển bền vững
của du lịch thông qua mức chi tiêu hàng ngày của du khách.
Sự phát triển và gia tăng liên tục của chỉ tiêu GDP của ngành du lịch
cho thấy sự phát triển cũng nhƣ vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc
dân. Chỉ tiêu này càng ổn định và tăng cao theo thời gian cho thấy kinh tế du
lịch ngày càng phát triển gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
+ Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật của ngành du lịch
Đó là toàn bộ các cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện vật chất kỷ thuật do Nhà
nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân làm du lịch tạo ra để khai thác, sử
dụng tài nguyên du lịch, các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp nhằm
thỏa mãn nhu cầu khác nhau của du khách.
Hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật phải đảm bảo phù hợp với đặc trƣng
của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù tài nguyên du lịch tại
khu vực đó. Ngoài ra tính đa dạng, phong phú, hiện đại của cơ sở vật chất kỷ
thuật sẽ tạo nên sự hấp dẫn, thỏa mãn hài lòng của du khách. Muốn vậy cần
phải có sự quan tâm đầu tƣ đúng mức của nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ
chức, cá nhân làm du lịch.
+ Tỷ lệ hàng hóa địa phƣơng trong tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng
cho khách du lịch
Tiêu chí này đánh giá khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế du lịch của
các ngành kinh tế và các sản phẩm địa phƣơng vùng du lịch, góp phần tăng thu
nhập, tạo việc làm, đồng thời đánh giá sự phát triển bền vững của du lịch.
- Chỉ tiêu về xã hội
25
+ Du lịch tạo việc làm, tăng thu nhập và tham gia xóa đói giảm nghèo
Chỉ tiêu này thể hiện ở số lƣợng việc làm do du lịch tạo ra, ở sự tăng
trƣởng về thu nhập và mức sống của những ngƣời tham gia vào hoạt động du
lịch và của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng có hoạt động du lịch, ở sự đóng góp
của du lịch vào xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng. Chỉ tiêu này cũng đƣợc thể
hiện ở tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi có hoạt động du lịch.
Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển du lịch bền vững về xã
hội là số lƣợng các tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc bảo tồn và tôn tạo.
+ Chỉ tiêu về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên
Thuộc nhóm này có 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất là:
* Tỷ lệ các tài nguyên du lịch thiên nhiên đƣợc khai thác và bảo tồn.
* Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý, thu gom rác thải.
1.2.5. Các yếu tố tác động đến du lịch bền vững
1.2.5.1. Các nguồn lực phát triển du lịch
*) Tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
Bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các
hiện tƣợng đặc sắc của tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các hệ
sinh thái tự nhiên chứa đựng những cảnh quan đặc sắc và đa dạng sinh thái,
đa dạng sinh học, các cấu trúc vật chất vốn có của tự nhiên, chứa đựng những
yếu tố kích thích hiểu biết, sự hiếu kỳ và tâm lý chinh phục tự nhiên của du
khách. Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch
mạo hiểm, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, thể thao, nghỉ dƣỡng...
- Tài nguyên du lịch nhân văn
Bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập
quán, ẩm thực, nghệ thuật, các công trình đƣơng đại, các sự kiện... là những
26
cái do con ngƣời tạo nên phục vụ cho các loại hình du lịch văn hóa, du lịch
cộng đồng và các hoạt động văn hóa khác...
*) Nguồn nhân lực cho phát triển du lịch
- Bất cứ hoạt động nào cũng đều không thể tách rời con ngƣời, con
ngƣời là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của hoạt động. Hoạt
động của ngành du lịch không thể là ngoại lệ, chính nhờ lực lƣợng lao động
lành nghề du lịch mới phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, đem lại lợi ích
kinh tế và hiệu quả xã hội. Ngành du lịch không chỉ yêu cầu về số lƣợng, mà
còn yêu cầu cao về chất lƣợng đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của du khách. Nguồn nhân lực là một dạng tài nguyên to lớn và quan
trọng để phát triển du lịch bền vững, thể hiện:
- Tính đặc biệt của sản phẩm du lịch đòi hỏi phải coi trọng và tăng
cƣờng phát triển nguồn nhân lực. Vì ngành du lịch là một ngành cung cấp sản
phẩm phi vật chất, thông qua dịch vụ để cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu du
khách. Để cung cấp dịch vụ tốt cho du khách, không ai khác chính là ngƣời
làm du lịch. Nếu không có nguồn nhân lực (trực tiếp và gián tiếp), các điểm,
khu du lịch khó xây dựng đƣợc hình ảnh đẹp đối với du khách. Đối với khách
du lịch, lao động ngành du lịch là cầu nối giữa họ với cảnh quan thiên nhiên,
văn hóa, tập quán, ẩm thực địa phƣơng và trong nhiều trƣờng hợp, sự cảm
tình của du khách đối với một địa điểm du lịch, một địa phƣơng chịu sự chi
phối quyết định của đội ngũ lao động ngành du lịch.
- Đặc điểm thứ hai của sản phẩm du lịch là loại dịch vụ “mặt đối mặt”,
vì vậy đặt ra yêu cầu cao đối với lực lƣợng lao động du lịch. Mặt khác, khách
du lịch đến từ khắp nơi, nhu cầu phong phú, đa dạng, tập quán và sở thích
khác nhau, dẫn đến cách thức phục vụ khác nhau, không nhƣ những công
nghệ sản xuất có sẵn. Do vậy, yêu cầu nhân viên phải có trình độ, khả năng,
thái độ và có sự thích ứng nhanh.
27
- Tốc độ phát triển của ngành du lịch ngày càng tăng do nhu cầu du
lịch ngày càng cao, đòi hỏi chất lƣợng phục vụ ngày càng cao, vì vậy cần có
đội ngũ nhân viên làm du lịch với số lƣợng và chất lƣợng phù hợp.
- Sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ đòi hỏi đội ngũ
nhân viên du lịch có trình độ ngày càng cao, nhất là hƣớng đến dịch vụ du
lịch hiện đại. Mặt khác, trong xu thế hội nhập, tính cạnh tranh ngày càng cao
và quyết liệt, vì vậy quyết định sự sống còn, khả năng cạnh tranh là trình độ
của lực lƣợng lao động trong ngành du lịch.
- Vì vậy, chất lƣợng và số lƣợng đội ngũ quản lý, nhân viên, ngƣời lao
động là yếu tố quyết định đối với việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.
*) Vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch
Để phát triển cần phải có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để phát triển du lịch bền vững, vốn là
một điều kiện không thể thiếu.
Vốn đƣợc dùng để đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỷ thuật và hạ tầng xã hội
phục vụ cho phát triển du lịch và nhu cầu du khách; dùng để đầu tƣ chỉnh
trang các điểm, khu du lịch, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn
hóa, du lịch tâm linh, mở ra các Tour, tuyến du lịch và đầu tƣ phát triển các
sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Ngoài ra, vốn
còn đƣợc dùng để tuyên truyền, quảng bá du lịch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ
quản lý, nhân viên và ngƣời lao động phục vụ du lịch và phục vụ công tác
quản lý du lịch, đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng du lịch.
Ngân sách Nhà nƣớc cần dùng một tỷ lệ thích đáng để đầu tƣ phát triển
du lịch, đặc biệt là tập trung đầu tƣ những lĩnh vực có quy mô lớn nhƣ kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội, của lĩnh vực đầu tƣ không sinh lời hoặc sinh lời ít hoặc
không có khả năng sinh lời lớn, các lĩnh vực dịch vụ cung cấp và các lĩnh vực
tƣ nhân không muốn đầu tƣ. Mặt khác, cần đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn
28
đầu tƣ của phát triển du lịch, kêu gọi sự đầu tƣ của các tổ chức và cá nhân
tham gia đầu tƣ phát triển du lịch nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách và tăng
đƣợc nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển du lịch bền vững.
*) Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch
Đầu tƣ cơ sở hạ tầng và xây dựng thể chế chính sách là hai biện pháp
đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Kết cấu hạ
tầng đồng bộ, hiện đại và thuận tiện sẽ là môi trƣờng thuận lợi làm thỏa mãn
các nhu cầu, sở thích đa dạng của du khách, làm hài lòng du khách, do đó sẽ
tăng khả năng lƣu trú và chi tiêu của du khách làm tăng doanh thu, lợi nhuận
của ngành du lịch, đồng thời góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng
phát triển.
Mặt khác, trên cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội đƣợc đầu tƣ, phát triển sẽ
góp phần kêu gọi, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ phát
triển kinh tế, trong đó có đầu tƣ phát triển du lịch, dịch vụ, tạo môi trƣờng
thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững.
Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cần phải có nguồn vốn
lớn, ít khả năng sinh lời hoặc thu hồi vốn chậm, vì vậy, ngân sách Nhà nƣớc
cần dùng một tỷ lệ thích đáng để đầu tƣ cho lĩnh vực này.
1.2.5.2. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Mục đích của du khách là nghỉ ngơi, tham quan, tìm hiểu, giải trí...do
đó khách du lịch sẽ không lựa chọn những khu vực đang xảy ra chiến tranh,
xung đột vũ trang, trật tự an toàn xã hội không bảo đảm hoặc có dịch bệnh
xảy ra...Vì vậy:
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ đƣợc tăng
cƣờng, nhất là các khu, điểm, tuyến du lịch quan trọng và mùa du lịch, những
ngày du lịch đông du khách.
29
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, sức khỏe và tài sản của
khách du lịch.
- Không có các tệ nạn xã hội và các hiện tƣợng côn đồ, lừa gạt, xin đểu,
chèo kéo, ép giá, tăng giá...tạo môi trƣờng thân thiện, lành mạnh và sự yên
tâm, niềm tin cho du khách.
- Xử lý kịp thời, có hiệu quả những tình huống phát sinh làm ảnh
hƣởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho du khách.
- Thu hút sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của cƣ dân địa phƣơng,
những ngƣời quản lý và ngƣời kinh doanh du lịch, dịch vụ vào việc bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng du lịch.
1.2.5.3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế có vai trò tiền đề cho phát triển du lịch bền vững.
- Sự phát triển kinh tế trƣớc hết thể hiện ở tăng trƣởng kinh tế cao và ổn
định trong dài hạn. Đây là tiền đề quan trọng nhất để tăng nhu cầu du lịch
trong dân cƣ và đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát
triển du lịch, đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng trong phát triển du lịch.
- Sự phát triển kinh tế thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng giảm dần tỷ lệ của nông nghiệp trong GDP cũng nhƣ trong lực lƣợng
lao động của nền kinh tế, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch
vụ. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững bởi chỉ có
nhƣ vậy mới đảm bảo sự tăng trƣởng kinh tế ổn định, đảm bảo lực lƣợng lao
động cho phát triển du lịch. Sự phát triển của các loại thị trƣờng: Thị trƣờng
hàng hóa và dịch vụ, tiêu dùng; thị trƣờng lao động; thị trƣờng khoa học –
công nghệ; thị trƣờng tài chính; thì trƣờng bất động sản… là yếu tố bảo đảm
cho ngành du lịch phát triển ổn định.
30
- Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thị trƣờng du
lịch quốc tế nói riêng cũng là một yếu tố phản ánh trình độ phát triển của nền
kinh tế. Du lịch không thể phát triển bền vững nếu không hội nhập vào thị
trƣờng du lịch quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển du lịch,
thu hút khách du lịch quốc tế và đƣa khách du lịch ra nƣớc ngoài.
Đồng thời, xã hội phát triển giúp con ngƣời có ý thức rõ ràng hơn về ý
nghĩa của việc đi du lịch cũng nhƣ ý thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn, xây
dựng và phát triển môi trƣờng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
du lịch bền vững.
1.2.5.4. Vai trò của nhà nước trong phát triển du lịch bền vững
Thể hiện ở những nội dung sau:
- Ban hành pháp luật về du lịch với quan điểm phát triển du lịch bền vững.
- Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch hƣớng đến sự bền vững.
- Ban hành các chính sách phát triển du lịch. Cùng với Luật Du lịch,
các chính sách phát triển du lịch là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện mục tiêu
phát triển du lịch bền vững. Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững, cần phải
có các chính sách phát triển du lịch hợp lý, thể hiện đƣợc tầm nhìn chiến lƣợc,
phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh thu đƣợc lợi ích kinh tế, nâng cao đời
sống nhân dân, bảo vệ đƣợc tài nguyên môi trƣờng.
Các chính sách phát triển du lịch có tính độc lập tƣơng đối với các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Trong nhiều trƣờng hợp chính sách
phát triển du lịch nằm trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác
nhƣ: chính sách cơ cấu nền kinh tế (ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng
kinh tế), chính sách phát triển thị trƣờng, chính sách hội nhập quốc tế, chính
sách thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc…
1.2.5.5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Phát triển du lịch bền vững chỉ có thể thực hiện đƣợc khi có sự tham
gia ủng hộ của cộng đồng, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Bản chất của vấn đề
31
này là ở chỗ phát huy vai trò của cộng đồng, địa phƣơng trong bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, đảm bảo cho việc khai thác hiệu
quả các giá trị tài nguyên du lịch, đảm bảo sự thụ hƣởng công bằng cho cộng
đồng địa phƣơng đối với những thành quả của phát triển du lịch.
1.2.6. Vai trò của phát triển du lịch bền vững
1.2.6.1. Góp phần phát triển kinh tế
- Với tƣ cách là một ngành kinh tế, khi du lịch phát triển bền vững, nó
sẽ đóng góp rất lớn vào GDP của địa phƣơng, của vùng và của cả quốc gia.
- Du lịch phát triển bền vững sẽ đóng góp vào tăng ngân sách nhà nƣớc,
thông qua thuế của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch.
- Phát triển du lịch bền vững tác động tích cực đến phát triển kinh tế
thông qua việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng.
- Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế còn
thể hiện ở việc thúc đẩy xuất khẩu tại chổ. Du khách, nhất là du khách quốc tế
sẽ tiêu dùng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các điểm, khu du lịch, từ đó làm
gia tăng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu, đồng thời mang lại việc làm và thu
nhập cho cộng đồng dân cƣ, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch.
Du lịch còn xuất khẩu vô hình các cảnh quan thiên nhiên, địa danh, di
tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo...Trong việc xuất khẩu này, các tài nguyên du
lịch, sản phẩm du lịch không mất đi mà chúng vẫn giữ nguyên, chỉ đem lại sự
thỏa mãn cho khách hàng. Đây là lợi thế tuyết đối của xuất khẩu vô hình trong
du lịch mà ngoại thƣơng không có đƣợc.
- Trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, du lịch có tiềm năng và khả năng
lớn, nhất là các nƣớc đang và chậm phát triển với nhiều tiềm năng du lịch
chƣa đƣợc đầu tƣ, khai thác hiệu quả. Bằng việc thu hút đầu tƣ vào du lịch,
các nƣớc có cơ hội tăng hợp tác và giao lƣu quốc tế. Du khách không chỉ là
ngƣời du lịch thuần túy, họ có thể là nhà đầu tƣ, thông qua du lịch để tìm
32
kiếm cơ hội, tìm hiểu thị trƣờng đầu tƣ. Vì vậy, du lịch vừa là hoạt động thu
hút, kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài, vừa là hoạt động góp phần thúc đẩy quan hệ,
hợp tác kinh tế quốc tế.
1.2.6.2. Góp phần tạo việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội
Du lịch là một ngành sử dụng một lực lƣợng lao động lớn cả về lao
động trực tiếp (quản lý, hƣớng dẫn viên, tƣ vấn, nhân viên nhà hàng, khách
sạn...) và lao động gián tiếp (sản xuất, buôn bán hàng thủ công, mỹ nghệ,
hàng lƣu niệm, thực phẩm, đồ giải khát, bảo trì hệ thống phục vụ du lịch...).
Do vậy, phát triển du lịch bền vững góp phần tích cực vào giải quyết việc
làm, tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho dân cƣ.
Tiềm năng du lịch thƣờng có ở vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Việc phát triển du lịch bền vững không chỉ làm
thay đổi bộ mặt của địa phƣơng và cƣ dân ở đây, mà còn thu hút một lƣợng lao
động lớn từ các khu vực khác, hình thành khu dân cƣ, cụm đô thị tập trung. Phát
triển du lịch bền vững còn góp phần giảm áp lực thất nghiệp, áp lực di dân từ
nông thôn ra thành thị. Dân cƣ ở nông thôn, vùng có làng nghề truyền thống, có
tài nguyên du lịch...có thể yên tâm sinh sống, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao mức sống và chất lƣợng cuộc sống bằng việc phát huy lợi thế, khai thác
hiệu quả những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần phục vụ du lịch.
Phát triển du lịch bền vững còn góp phần nâng cao dân trí, làm phong
phú thêm sự hiểu biết, nhận thức của cộng đồng. Thông qua việc tiếp xúc với
du khách, cộng đồng địa phƣơng hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, phong tục tập
quán, con ngƣời ở các địa phƣơng, quốc gia khác. Những ngƣời đi du lịch lại
có điều kiện mở mang tầm nhìn, hiểu thêm về đất nƣớc, con ngƣời ở địa
phƣơng khác và các quốc gia khác.
1.2.6.3. Góp phần bảo vệ môi trường
Phát triển du lịch bền vững còn tác động trở lại, góp phần phát hiện, giữ
gìn và phát triển các di tích, di sản vật thể và phi vật thể. Thực tế cho thấy, du
33
lịch đã “cứu” đƣợc nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hóa trƣớc sự tác động,
tàn phá của thiên nhiên và sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm của con ngƣời.
Thông qua phát triển du lịch, nhiều di sản phi vật thể của nhân loại đƣợc phục
hồi và phát triển. Mặt khác, trong một số trƣờng hợp, cộng đồng địa phƣơng
không nhận thấy những nét đặc thù, đặc trƣng riêng, tính hấp dẫn của các giá
trị văn hóa vốn đã quen thuộc với họ, chỉ thông qua du lịch với sự phát hiện,
ngƣỡng mộ của du khách thì các giá trị đó mới đƣợc phát huy.
1.2.6.4. Góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, ngoại giao nhân dân, hội nhập
quốc tế
Phát triển du lịch bền vững là phƣơng thức hữu hiệu để tăng cƣờng mối
quan hệ, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.
Phát triển du lịch bền vững một mặt nhằm khai thác hiệu quả tài
nguyên du lịch, bảo tồn và tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
văn hóa; mặt khác nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị của tài nguyên du lịch
ra cộng đồng quốc tế. Thông điệp của một quốc gia, địa phƣơng gửi tới cộng
đồng bên ngoài có thể có nhiều cách, nhƣng thông qua du lịch, cụ thể là thông
qua các giá trị đem đến cho khách du lịch là một trong những con đƣờng trực
quan sinh động, rất hiệu quả.
Mỗi địa phƣơng, dân tộc, quốc gia đều có những cảnh quan đặc thù,
những giá trị văn hóa đặc sắc, việc phát triển du lịch là cầu nối để giao lƣu với
nhau. Sự “cọ xát” giữa các nền văn hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển văn hóa nói
chung trên phạm vi toàn cầu, đồng thời đó là điều kiện để mỗi địa phƣơng,
quốc gia có thể tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới, của địa
phƣơng khác, làm phong phú thêm nét văn hóa truyền thống của mình.
Trong phạm vi một địa phƣơng, một đất nƣớc, du lịch là cầu nối tạo
nên sự hiểu biết, tin cậy và quan hệ hợp tác lẫn nhau, giảm bớt sự cách biệt
giữa các vùng, miền, dân tộc.
34
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững của một số địa
phƣơng trong nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho Quảng Bình
1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương
1.3.1.1. Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ, có diện tích
16.498,5 km2
, dân số trên 3 triệu ngƣời với 6 dân tộc: Kinh, Thái, Thổ,
H’Mông, Khơ mú, Ơ du. Gồm 20 huyện, thành phố, thị xã với 473 xã,
phƣờng, thị trấn.
Nghệ An có vị trí địa lý nằm trên tuyến giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ
xuyên Việt, có quốc lộ 1A và đƣờng Hồ Chí Minh đi qua, có sân bay, cảng
biển, đồng thời là một trong những cửa ngõ quan trọng của tuyến hành lang
kinh tế Đông – Tây nối liền Mianma – Thái Lan – Lào – Việt Nam với biển
Đông đi qua các cửa khẩu Nậm Cắn – Thanh Thủy. Đó là lợi thế khá giống
Quảng Bình để mở rộng giao lƣu hợp tác kinh tế và phát triển du lịch với các
tỉnh trong nƣớc và các nƣớc trong khu vực.
Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú, đa dạng, còn hoang
sơ chƣa chịu ảnh hƣởng, tác động nhiều của con ngƣời. Tiêu biểu là rừng
nguyên sinh Pù Mát, Phù Huống, Phù Hoạt ở phía Tây, thuộc dạng lớn nhất
nƣớc và đã đƣợc UNESCO công nhận là khu vực dự trữ sinh quyển thế giới.
Rừng có hệ thống sinh thái đa dạng với 1.513 loài thực vật bậc cao, 241
loài động vật thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá,
mạo hiểm...
Là tỉnh có nhiều núi đá vôi nên đã tạo ra hệ thống hang động phong
phú, có những hang động nối tiếp đƣợc kiến tạo độc đáo và gắn với việc phát
hiện di chỉ khảo cổ nhƣ: Hang Thẩm Âm, hang Thẩm Chạng, hang Cô Nguồn
(Quỳ Châu), hang Pòong (Quỳ Hợp)...Có nhiều thác nƣớc đẹp nhƣ thác Khe
Koòn (Vƣờn Quốc gia Pù Mát), thác Xao Va, thác Băng Tây, thác Ba Cảnh
35
(Quế Phong), thác Dủa (Quỳ Châu). Có nhiều suối nƣớc nóng để chữa bệnh
và phát triển du lịch nghỉ dƣỡng nhƣ: Nƣớc Khoàng nóng Giang Sơn – Đô
Lƣơng, nƣớc khoáng Bảng Khạng...
Nghệ An có bờ biển dài 82km. Bờ biển dài, phẳng với nhiều bãi tắm
đẹp, thuận tiện cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, tắm biển, chữa
bệnh nhƣ: Cửa Lò, Bãi Lữ, Quỳnh Phƣơng, Quỳnh Lập, Diễn Thành...
Truyền thống đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc đã tạo cho Nghệ An có
bề dày văn hóa, lịch sử, kho tàng kiến trúc và nét văn hóa ứng xử riêng của
tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 1000 di tích đƣợc nhận biết,
trong đó có 125 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, 109 di tích cấp tỉnh, đặc
biệt có khu di tích Kim Liên – Nam Đàn đƣợc xếp hạng là Di tích lịch sử -
văn hóa cấp quốc gia đặc biệt.
Nghệ An có 24 lễ hội gắn liền với sinh hoạt cộng đồng và thu hút đông
đảo khách du lịch nhƣ: Lễ hội đền Cồn, lễ hội đền Cuông, lễ hội vua Mai, lễ
hội đền Hoàng Mƣời, lễ hội hang Bua...
Là tỉnh có nhiều sản phẩm và làng nghề thủ công đa dạng, lâu đời gắn
liền với phong tục tập quán, tâm linh và sinh hoạt cộng đồng nhƣ: Làng đan
tre nứa ở Xuân Nha (Hƣng Nguyên), làng rèn ở Nho Lâm, lang đục, chạm trổ
đá ở Diễn Bình (Diên Châu), dệt ở Phƣờng Lịch (Diễn Châu), dệt thổ cẩm,
thêu đan của ngƣời Thái, H’Mông, làng mây tre đan ở Nghi Lộc...
Nghệ An còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, trong đó dân ca ví
dặm xứ Nghệ đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú kết hợp với nguồn
tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc Việt gắn với cuộc sống của cƣ
dân bản địa mạng lại cho du lịch Nghệ An một bản sắc riêng hấp dẫn du
khách trong và ngoài nƣớc. Với những tiềm năng to lớn đó, trong thời gian
36
qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách và biện pháp phát triển du
lịch bền vững.
Ngay từ rất sớm, năm 1996, Nghệ An đã xây dựng Quy hoạch và định
hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch từ năm 1996 – 2010 và tầm nhìn đến năm
2020. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 12/NQ-TU, ngày
30/7/2002 về phát triển du lịch thời kỳ 2002 -2010, đây là căn cứ quan trọng
để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Nghệ An. Cùng với quy hoạch
tổng thể, quy hoạch chi tiết một số điểm du lịch nhƣ: khu du lịch Kim Liên –
Nam Đàn, Lâm Viên Núi Quyết – Bến Thủy, Hồ Cửa Nam, Cửa Lò... đƣợc
công bố và đầu tƣ xây dựng.
Những năm qua du lịch Nghệ An đã có bƣớc thay đổi nhanh chóng, kết
cấu hạ tầng du lịch đƣợc đầu tƣ nâng cấp và phát triển. Nhiều tuyến đƣờng giao
thông tiếp cận các khu du lịch trọng điểm đƣợc đầu tƣ xây dựng, nhất là khu
vực ven biển. Sân bay Vinh đƣợc nâng cấp đủ khả năng đón máy bay lớn, hệ
thống bƣu chính viễn thông, điện, nƣớc ngày càng hoàn thiện và hiện đại hóa.
Nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng đƣợc quan
tâm đầu tƣ xây dựng và bảo tồn, tôn tạo. Một số công trình trọng điểm nhƣ:
Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên, khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, Quảng
trƣờng Hồ Chí Minh và tƣợng đại Bác Hồ, đền thờ vua Quang Trung, chùa
Đảo Ngƣ...đã hoàn thành đƣa vào sử dụng, trở thành những điểm du lịch văn
hóa, tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du khách phát triển nhanh chóng cả về
quy mô lẫn chất lƣợng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê, đô thị.
Đến nay toàn tỉnh có 549 cơ sở lƣu trú với 12.043 phòng, 21.487 giƣờng,
trong đó có 4 khách sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao và gần 50 khách sạn 2-1 sao.
Có 26 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, gồm 9 đơn vị lữ hành quốc tế, 17
đơn vị lữ hành nội địa.
37
Sản phẩm du lịch, dịch vụ đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng
với trọng tâm là các khu du lịch văn hóa lịch sử gắn với lễ hội và tâm linh, du
lịch nghỉ dƣỡng, trong đó khu di tích Kim Liên, bãi biển Cửa Lò trở thành
điểm đến hấp dẫn và là địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đƣợc đẩy mạnh và
đem lại hiệu quả cao, tổ chức nhiều, thƣờng xuyên các hoạt động văn hóa gắn
với các sự kiện chính trị trọng đại của quê hƣơng, đất nƣớc để quảng bá hình
ảnh Nghệ An đến du khách trong nƣớc và quốc tế. Hoạt động liên kết hợp tác
phát triển du lịch với khu vực và cả nƣớc ngày càng mở rộng.
Đội ngũ lao động trƣởng thành cả về số lƣợng và chất lƣợng, ngày càng
chuyên nghiệp. Hệ thống trƣờng, cơ sở đào tạo dạy nghề du lịch phát triển
nhanh, chất lƣợng đào tạo từng bƣớc đƣợc cải thiện.
Hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng tăng trƣởng nhanh và có hiệu
quả rỏ rệt. Tổng lƣợng khách du lịch tăng bình quân 14,4%/năm, tổng doanh
thu du lịch dịch vụ tăng bình quân 23,7%/năm. Riêng năm 2011, mặc dù chịu
ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhƣng tổng lƣợng khách du lịch
đạt 2,95 triệu lƣợt, trong đó có trên 98.000 lƣợt khách quốc tế, tổng doanh thu
dịch vụ du lịch đạt 1.317 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt 17
triệu USD. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tạo việc làm cho 13.000 lao động
trực tiếp và gián tiếp trong tỉnh. Môi trƣờng tự nhiên tại các điểm, khu du lịch
nhìn chung đƣợc bảo vệ một cách thƣờng xuyên, chặt chẽ.
1.3.1.2. Thừa Thiên - Huế
Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Việt Nam, là tỉnh ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông Tây nối từ Miến Điện –
Đông Bắc Thái Lan – Lào – Miền Trung Việt Nam. Diện tích tự nhiên
5.065,3 Km2
, có 9 đơn vị hành chính, trong đó thành phố Huế là đô thị loại 1,
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf

More Related Content

Similar to Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf

Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Thu Vien Luan Van
 
Đề tài giải pháp marketing phát triển du lịch, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp marketing phát triển du lịch, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp marketing phát triển du lịch, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp marketing phát triển du lịch, HAY, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịchĐề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAY
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAYĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
Đề tài  phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018Đề tài  phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn ĐảoLuận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...
jackjohn45
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

Similar to Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf (20)

Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
 
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
 
Đề tài giải pháp marketing phát triển du lịch, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp marketing phát triển du lịch, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp marketing phát triển du lịch, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp marketing phát triển du lịch, HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch  s...
Đề tài Nghệ thuật múa rối hải phòng và khả năng phục vụ phát triển du lịch s...
 
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịchĐề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông Đà, , RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà   việt đức t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư sông đà việt đức t...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAY
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAYĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư Sông ĐàRẤT HAY
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
Đề tài  phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018Đề tài  phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Sông Đà,2018
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn ĐảoLuận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
Luận văn: Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch huyện Côn Đảo
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
NuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
NuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
NuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
NuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
NuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
NuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
NuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
NuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
NuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (14)

ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ MINH TUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ MINH TUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ DANH TỐN Hà Nội - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dân khoa học của Phó Giáo sƣ – Tiến sỹ Lê Danh Tốn. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • 4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững Số trang: trang Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Ngƣời nghiên cứu: Lê Minh Tuyên Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn Quảng Bình là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có tài nguyên du lịch phong phú về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đặc biệt Quảng Bình đƣợc thiên nhiên ban tặng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với nhiều kỳ tích về địa chất, địa mạo, về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều hang động đẹp nhất thế giới, là điều kiện cho dịch vụ, du lịch phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong nƣớc và quốc tế. Với tiềm năng, lợi thế và quyết tâm cao, trong thời gian qua Quảng Bình đã tập trung phát triển mạnh ngành du lịch, tạo đƣợc sự phát triển vƣợt bậc và từng bƣớc đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đây là lần đầu tiên ở Quảng Bình có một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện và tổng thể về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trong phạm vi toàn tỉnh và trong giai đoạn 2014-2020. Đề tài đóng góp cụ thể: - Hệ thống hóa một cách khái quát nhất những vấn đề lý luận và thực tiễn để phát triển du lịch bền vững. Hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển du lịch bền vững: Nội dung, những tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình.
  • 5. - Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những ƣu điểm, thành tựu và những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm phát triển du lịch ở Quảng Bình trên quan điểm phát triển bền vững. - Trên cơ sở đó, đề xuất phƣơng hƣớng nhiệm vụ và hệ thống giải pháp mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện địa phƣơng để góp phần đƣa ngành du lịch Quảng Bình phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. - Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở cho các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành du lịch trong giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo.
  • 6. MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................. i Danh mục các bảng ...........................................................................................ii MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG...................... 5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................. 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở Việt Namnói chung......6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa phương.............7 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Quảng Bình......................8 1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững............... 10 1.2.1 Du lịch ........................................................................................................10 1.2.2 Phát triển bền vững...................................................................................18 1.2.3. Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững...........................21 1.2.4. Nội dung và tiêu chí phát triển du lịch bền vững ..................................22 1.2.5. Các yếu tố tác động đến du lịch bền vững .............................................25 1.2.6. Vai trò của phát triển du lịch bền vững..................................................31 1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững của một số địa phƣơng trong nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho Quảng Bình .......... 34 1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương..........................................................34 1.3.2. Bài học rút ra đối với phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình.......................................................................................................................41 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 44 2.1. Phƣơng pháp luận................................................................................. 44 2.2. Phƣơng pháp tiếp cận........................................................................... 44 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể........................................................... 45
  • 7. 2.3.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.................................................45 2.3.2. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử...................................................45 2.3.3. Phương pháp kế thừa...............................................................................45 2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ...............................................46 2.3.5. Phương pháp thống kê, mô tả .................................................................47 2.3.6. Phương pháp phân tích và tổng hợp ......................................................47 2.3.7. Phương pháp so sánh...............................................................................48 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................................... 50 3.1. Điều kiện phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình 50 3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.....................................................................50 3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................53 3.1.3. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế.................................................................56 3.1.4. Điều kiện xã hội........................................................................................56 3.1.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội................................................................58 3.2. Tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình...... 66 3.2.1. Về kinh tế...................................................................................................66 3.2.2. Doanh thu du lịch và nộp ngân sách nhà nước.....................................74 3.2.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội...............................................................75 3.2.4. Bảo vệ môi trường....................................................................................78 3.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững.. 79 3.3.1. Những kết quả chủ yếu.............................................................................79 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................81 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI.. 88 4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Bình .............................................................................. 88
  • 8. 4.1.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................88 4.1.2. Bối cảnh trong nước.................................................................................88 4.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình.......... 89 4.2.1. Quan điểm.................................................................................................89 4.2.2. Mục tiêu.....................................................................................................89 4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới .................................................... 91 4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch................................................91 4.3.2 Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch ................................................93 4.3.3 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.............................................96 4.3.4. Tổ chức không gian du lịch và phát triển sản phẩm du lịch ................97 4.3.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch.....................................103 4.3.6. Xã hội hóa du lịch và phát triển du lịch cộng đồng ............................104 4.3.7. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững..................104 4.3.8. Quan tâm bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường du lịch.....................105 4.3.9 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo hướng bền vững.................................................................................................106 KẾT LUẬN................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 110
  • 9. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 3 DLST Du lịch sinh thái 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế 6 KDL Khu du lịch 7 KT-XH Kinh tế - Xã hội 8 Nƣớc CHXHCN Việt Nam Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9 NXB Nhà xuất bản 10 QPAN Quốc phòng an ninh 11 Sở VH,TT và DL Sở Văn hóa, thể thao và du lịch 12 TOUR Chuyến du lịch 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 UCED Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển của Liên Hợp Quốc 15 UNEP Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc 16 UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc 17 UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới 18 VH-XH Văn hóa – Xã hội 19 WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế 20 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới
  • 10. ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Tổng số cơ sở lƣu trú. 66 2 Bảng 3.2 Đầu tƣ vào các công trình phát triển du lịch 67 3 Bảng 3.3 Đầu tƣ cho các hoạt động hỗ trợ 69 4 Bảng 3.4 Số lƣợt khách du lịch giai đoạn 2008 – 2013 71 5 Bảng 3.5 Số ngày lƣu trú của khách giai đoạn 2008 -2013 73 6 Bảng 3.6 Doanh thu du lịch và nộp ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2008- 2013. 74
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, trên thế giới du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển với tốc độ nhanh, chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế và thu nhập quốc dân, góp phần quan trọng vào tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch thực sự đã trở thành ngành kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế khác, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống của nhân dân. Vai trò của du lịch còn thể hiện ở việc tận dụng đƣợc những điều kiện, lợi thế mà tự nhiên sẵn có, thu hút nhiều lực lƣợng lao động và hầu nhƣ không phải sử dụng nhiều tài nguyên nhƣ những ngành sản xuất khác. Ở phạm vi rộng hơn, du lịch đã, đang và sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam, là cầu nối quan trọng, đóng vai trò sứ giả của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, dân tộc. Phát triển du lịch là một biện pháp hữu hiệu để “đem Việt Nam ra thế giới, mang thế giới về Việt Nam”. Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, từ đó đề ra mục tiêu: “phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, “phát triển du lịch là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng trong đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Quảng Bình là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có tài nguyên du lịch phong phú về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đặc biệt Quảng Bình đƣợc thiên nhiên ban tặng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với nhiều kỳ tích về địa chất, địa mạo, về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều
  • 12. 2 hang động đẹp nhất thế giới, là điều kiện cho dịch vụ, du lịch phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong nƣớc và quốc tế. Với tiềm năng, lợi thế và quyết tâm cao, trong thời gian qua Quảng Bình đã tập trung phát triển mạnh ngành du lịch, tạo đƣợc sự phát triển vƣợt bậc và từng bƣớc đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, bất cập và nhiều tồn tại, hạn chế. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch chƣa thể hiện tầm nhìn dài hạn. Đầu tƣ kết cấu hạ tầng còn dàn trải, thiếu đồng bộ, thiếu các điểm nhấn, đột phá. Hoạt động du lịch đang theo mùa vụ và phần lớn còn khai thác tự nhiên, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch còn yếu, chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ có kinh nghiệm, tiềm lực ở ngoài nƣớc và trong nƣớc phát triển du lịch. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân viên phục vụ và kinh doanh du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Sự tăng trƣởng của ngành du lịch thiếu ổn định, nhiều vấn đề xã hội và môi trƣờng phát sinh trong quá trình phát triển du lịch ngày càng bức xúc. Thực tiễn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững. Vì vậy đề tài: “Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững” đƣợc lựa chọn để thực hiện luận văn Thạc sỹ. Đề tài phù hợp với chuyên ngành đào tạo kinh tế chính trị. Việc thực hiện đề tài sẽ trả lời câu hỏi: Trong những năm qua Quảng Bình đã phát triển du lịch của địa phƣơng theo hƣớng bền vững nhƣ thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong phát triển du lịch Quảng Bình trong thời gian qua là gì? Cần có những giải pháp gì mang tính đặc thù để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới?
  • 13. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Bình, đề xuất hệ thống giải pháp mang tính đặc thù để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Bình. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu, mang tính đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong bối cảnh mới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 3.2.2. Về mặt không gian Luận văn nghiên cứu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn hành chính của tỉnh Quảng Bình. 3.2.3. Về mặt thời gian Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Quảng Bình từ năm 2008 (là năm ngành du lịch chuyển từ Sở Thƣơng mại sang Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch) đến năm 2013 và các giải pháp đƣợc đề xuất cho giai đoạn 2014-2020.
  • 14. 4 4. Những kết quả nghiên cứu của luận văn Đây là lần đầu tiên ở Quảng Bình có một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trong phạm vi toàn tỉnh và trong giai đoạn 2008 -2013, tầm nhìn đến năm 2020. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở đó hình thành khung phân tích về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển du lịch ở Quảng Bình trên quan điểm phát triển bền vững. - Đƣa ra quan điểm, đề xuất hệ thống giải pháp mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện địa phƣơng để góp phần đƣa ngành du lịch Quảng Bình phát triển theo hƣớng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. - Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở cho các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành du lịch trong giai đoạn 2014 – 2020 và những năm tiếp theo. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về phát triển du lịch bền vững. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình. Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới.
  • 15. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Du lịch là hiện tƣợng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan trong lịch sử loài ngƣời và nằm trong nội tại phát triển của con ngƣời do nhu cầu tự nhiên, khách quan về vật chất, văn hóa, tinh thần và tâm linh. Ngày nay, du lịch trở thành một ngành quan trọng đem lại lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực cho hầu hết các quốc gia, dân tộc. Phát triển du lịch không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà kinh tế mà còn cả những nhà quản lý, những ngƣời hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiển, các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân liên quan đến hoạt động du lịch. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài, luận văn, bài viết về hoạt động du lịch, phát triển du lịch. Tuy nhiên, cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, xuất hiện khái niệm “Phát triển bền vững”, thì khi đó cũng xuất hiện các nghiên cứu khoa học liên quan đến các khía cạnh phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Và cũng từ đó, vấn đề phát triển du lịch bền vững đƣợc nhiều quốc gia, nhà nghiên cứu đề cập với cách tiếp cận và tổ chức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung các nghiên cứu về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững cho thấy phát triển du lịch không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích to lớn về kinh tế lâu dài, mà còn mang lại lợi ích về mặt chính trị, văn hóa – xã hội, ngoại giao, quốc phòng an ninh, đảm bảo công bằng, phát triển, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái... Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Việt Nam nói chung, cũng nhƣ ở nhiều địa phƣơng nói riêng. Đây là nguồn tài liệu quý giá và hữu
  • 16. 6 ích để tác giả kế thừa, học tập kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn của mình. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung - Cuốn sách “Thị trƣờng du lịch” của Nguyễn Văn Lƣu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998. Tác phẩm trình bày những vấn đề khái quát, tổng quan về thị trƣờng du lịch nhƣ: Khái niệm, đặc trƣng của thị trƣờng du lịch, phân loại thị trƣờng du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trƣờng du lịch... - Cuốn sách “Du lịch và kinh doanh du lịch” của Nguyễn Hồng Giáp, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1996. Tác phẩm đã phân tích hiện tƣợng, bản chất, khái niệm du lịch, các nguồn lực để phát triển du lịch, các thể loại du lịch và kinh doanh du lịch. - Cuốn sách “Kinh tế du lịch” của Nguyễn Hồng Giá, NXB Trẻ, 2002. Công trình này đã đƣa ra những khái niệm chung về du lịch, sản phầm du lịch, kinh tế du lịch từ nhiều gốc độ khác nhau của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu. Từ đó tác giả đã phân tích vị trí của ngành du lịch, các thành phần chủ yếu cho sản phẩm du lịch và các đơn vị hoạt động du lịch theo quan điểm của tác giả. - Luận án Tiến sỹ: “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” của tác giả Nguyễn Đức Lợi, Hà Nội, 1996. Tác giả đã tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Việt Nam, từ đó Luận án nêu định hƣớng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn. - Luận văn Thạc sỹ: “Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Mai Khanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. Tác giả đã nghiên cứu tổng quan về toàn ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quốc
  • 17. 7 tế, khái quát những thành tựu, hạn chế và khuyết điểm của du lịch Việt Nam thời gian qua, đánh giá khái quát tiềm năng, thế mạnh và triển vọng. Từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong hiện tại và tƣơng lai. - Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001): “Du lịch bền vững”, NXB ĐHQGHN. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề về mối quan hệ giữa du lịch và môi trƣờng, khái niệm, nguyên tắc, chính sách của du lịch bền vững, du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm nhƣ du lịch miền núi, du lịch ven biển… - Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác. Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu và đƣa ra quan điểm về phát triển du lịch bền vững, bƣớc đầu xây dựng khung lý luận về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Việt Nam...đây là tài liệu quý giá giúp tác giả tiếp cận, kế thừa về mặt lý luận và thực tiến để nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu của đề tài đã chọn. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa phương - Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Vƣơng Minh Hoài: “Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Ninh”, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2011. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh. Hạn chế của luận văn này là chƣa là rõ về mặt lý luận nội dung của phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Vì vậy sự phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Quảng Ninh chƣa gắn chặt với quan điểm phát triển bền vững. - Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Lâm Thị Hồng Loan: “Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh Bình”, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012.
  • 18. 8 Luận văn đã nghiên cứu về mặt lý luận, khái niệm, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững; các tiêu chuẩn phát triển du lịch toàn cầu. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 – 2011; đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, luận văn chƣa nghiên cứu về mặt lý luận, nội dung của phát triển du lịch bền vững, chƣa phân tích thực trạng cơ chế chính sách của tỉnh Ninh Bình liên quan đến phát triển du lịch của Ninh Bình theo hƣớng bền vững. Ngoài ra còn có nhiều luận văn Thạc sỹ, đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch bền vững nói riêng ở các địa phƣơng. Nhìn chung, các luận văn Thạc sỹ, đề tài nói trên với những cách tiếp cận theo các chuyên ngành khác nhau nhƣng đều đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại địa bàn nghiên cứu; đề xuất các giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng đƣợc nghiên cứu 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Quảng Bình - Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Lài: “Tăng cƣờng dự án đầu tƣ phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình”. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2007. - Luận văn đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc đầu tƣ các chƣơng trình, dự án để phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình. Qua đó đề ra một số giải pháp để tăng cƣờng đầu tƣ các dự án nhằm phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình trong thời gian tới. Tuy nhiên, Luận văn chỉ tiếp cận ở mức độ là tăng cƣờng các dự án đầu tƣ để phát triển du lịch bền vững mà chƣa đề cập đến toàn diện, tổng thể các giải pháp để phát triển du lịch Quảng Bình thật sự theo hƣớng bền vững.
  • 19. 9 - Luận văn Thạc sỹ quản lý văn hóa của Lê Hùng Phi: “Quản lý di tích danh thắng gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình”, Đại học Huế, Năm 2009. - Tác giả Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch, mối quan hệ giữa di thắng với phát triển du lịch và mối quan hệ giữa công tác quản lý nhà nƣớc các di thắng và phát triển du lịch, từ đó đề ra các giải pháp để tăng cƣờng quản lý các di thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình. Tuy nhiên, Luận văn đang tiếp cận ở góc độ hẹp là mối quan hệ giữa quản lý di thắng với phát triển du lịch và mới ở góc độ phát triển du lịch, chƣa đề cập sâu đến việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. - Luận văn Thạc sỹ lịch sử Đảng của Lê Diệu Linh: “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009”. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2011. - Luận văn đã làm rõ vai trò của phát triển kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với việc phát triển ngành kinh tế du lịch giai đoạn 2001 – 2009 và đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng đối với việc phát triển kinh tế du lịch Quảng Bình trong thời gian tới. Tuy nhiên, Luận văn mới đề cập đến phạm vi hẹp là vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với ngành kinh tế du lịch, chƣa đi sâu và làm rõ toàn diện các giải pháp để phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững. - Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu các loại hình du lịch để hình thành các Tour du lịch dài ngày, nội tỉnh, thúc đẩy dịch vụ - du lịch Quảng Bình phát triển”. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. Chủ nhiệm đề tài: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái. Đồng Hới, Năm 2009.
  • 20. 10 - Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ các giá trị tài nguyên du lịch ở Quảng Bình, từ đó đề xuất hình thành các vùng, khu, điểm du lịch trọng điểm và đề xuất xây dựng các Tour, tuyến du lịch dài ngày góp phần thúc đẩy dịch vụ - du lịch Quảng Bình phát triển. Đề tài chƣa làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung, tiêu chí, thực trạng của việc phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững, từ đó chƣa nghiên cứu, đề xuất một cách toàn diện, có hệ thống để phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới. Ngoài ra còn một số công trình khác nghiên cứu về phát triển du lịch Quảng Bình, nhƣng nhìn chung, các công trình nghiên cứu về du lịch ở tỉnh Quảng Bình chƣa nhiều. Các công trình trên mới cung cấp một phần cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng của ngành du lịch, tiềm năng, thế mạnh và định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh trong một giai đoạn nhất định. Các công trình nghiên cứu này đã cho thấy một cái nhìn cận cảnh về vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình. Đề cập sự cấp thiết phải xây dựng một chiến lƣợc phát triển du lịch đồng bộ theo hƣớng bền vững. Các công trình nghiên cứu này là nguồn tƣ liệu quý giá để tác giả tham khảo, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Có thể khẳng định rằng cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống và toàn diện về phát triển du lịch Quảng Bình theo hƣớng bền vững. 1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững 1.2.1 Du lịch 1.2.1.1 Khái niệm Thuật ngữ “du lịch” trong tiếng Pháp là “Le Tour” – đƣợc hiểu là đi một vòng và quay về nơi xuất phát. Thuật ngữ du lịch trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán là sự ghép nối giữa: “Du – đi chơi, tham quan và lịch – ngắm nhìn, xem xét”.
  • 21. 11 Michael Coltman (Mỹ) cho rằng: “Du lịch là sự kết hợp và tƣơng tác giữa 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: Du khách, nhà cung cấp dịch vụ du lịch, cƣ dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004, trang 18) Các học giả Trung Quốc cho rằng: “Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hòa của tất cả các quan hệ và hiện tƣợng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhƣng lƣu động chứ không định cƣ mà tạm thời lƣu trú...” (Đồng Minh Ngọc và Vƣơng Đình Lợi, 2001, trang 12). Điều 4, chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, giải thích: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong khoảng một thời gian nhất định. (Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2005, trang 6). Từ góc độ kinh tế và quản trị doanh nghiệp, Khoa du lịch và khách sạn – Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân quan niệm: “Du lịch là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động tổ chức, hƣớng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lƣu trú ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch”. (Lý Minh Khải, 2006, trang 20). Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organizatinon) định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí thƣ giãn, cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ, nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”
  • 22. 12 Nhƣ vậy, du lịch vừa là hoạt động xã hội, vừa là hoạt động kinh tế, du lịch không chỉ liên quan đến khách du lịch mà còn đề cập đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các nhu cầu tại nơi mà khách đi qua và ở lại. Từ góc độ kinh tế, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hoạt động du lịch đem lại lợi ích nhất định cho từng chủ thể. Xét một cách cụ thể hơn, du lịch là tổng thể của những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch và những ngƣời kinh doanh du lịch, chính quyền nơi nhận khách du lịch và dân cƣ địa phƣơng trong suốt quá trình thu hút và lƣu giữ khách. Các chủ thể này tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch. Trong đó: - Đối với khách du lịch: Du lịch mang lại cho khách một sự hài lòng vì đƣợc hƣởng một khoảng thời gian thú vị, đƣợc cung cấp nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng...Các du khách khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau, vì vậy họ sẽ lựa chọn các điểm, tour du lịch khác nhau với những hoạt động du lịch khác nhau. - Đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: Du lịch là cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch. - Đối với chính quyền địa phƣơng: Du lịch là nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế, nhất là số việc làm do du lịch tạo ra, thu nhập mà dân cƣ kiếm đƣợc, số lƣợng ngoại tệ mà khách quốc tế mang vào, các khoản thuế thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh du lịch. - Đối với dân cƣ địa phƣơng: Du lịch là cơ hội tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời họ là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hóa của họ. Ở các điểm du lịch giữa khách du lịch và dân cƣ địa
  • 23. 13 phƣơng luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, sự tác động có thể có lợi, có thể có hại hoặc có thể vừa có lợi, vừa có hại. 1.2.1.2 Tài nguyên du lịch Muốn phát triển du lịch bền vững trƣớc hết cần phải có tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch cấu thành yếu tố nguồn lực của phát triển du lịch bền vững. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động, sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du lịch hết sức phong phú và đa dạng, song về cấu trúc thì tài nguyên du lịch có thể phân chia thành 2 hệ thống sau: - Tài nguyên tự nhiên: bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tƣợng đặc sắc của tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên chứa đựng những cảnh quan đặc sắc và đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, các cấu trúc vật chất vốn có của tự nhiên, chứa đựng những yếu tố kích thích hiểu biết, sự hiếu kỳ và tâm lý chinh phục tự nhiên của du khách. Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, thể thao, nghỉ dƣỡng... - Tài nguyên nhân văn (hay tài nguyên du lịch văn hóa): Bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực, nghệ thuật, các công trình đƣơng đại, các sự kiện... là những cái do con ngƣời tạo nên phục vụ cho các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và các hoạt động văn hóa khác... Ngoài ra, tài nguyên du lịch còn có các cơ sở giải trí, mua sắm...Tài nguyên du lịch bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành tạo nên sự hấp dẫn và lôi
  • 24. 14 cuốn du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chúng là nguyên liệu cho một chuyến du lịch, là yếu tố quan trọng, điều kiện để phát triển du lịch của một địa phƣơng, một quốc gia. 1.2.1.3 Các loại hình du lịch - Dựa vào phƣơng pháp phân loại tổng quát và mục đích chuyến du lịch có thể phân chia các loại hình du lịch sau: + Du lịch văn hóa + Du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng + Du lịch công vụ + Du lịch thăm viếng + Du lịch thƣơng mại + Du lịch nghỉ ngơi, du ngoạn, tham quan: + Du lịch sinh thái + Du lịch chữa bệnh - Dựa vào phân loại cụ thể thì có các loại hình du lịch sau: + Phân loại theo phƣơng tiện lƣu trú có: Du lịch ở khách sạn, du lịch ở khu cắm trại, các làng du lịch, nhà vƣờn... + Phân loại theo phạm vi lãnh thổ có: Du lịch nội địa và du lịch quốc tế. + Phân loại theo đặc điểm địa lý có: Du lịch biển, rừng núi, hang động, thành phố, nông thôn... + Phân loại theo nhu cầu có: Du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh, du lịch công vụ, du lịch thăm viếng... + Phân loại theo phƣơng tiện vận chuyển có: Du lịch bằng đƣờng hàng không, du lịch bằng đƣờng bộ, du lịch đƣờng thủy, du lịch đƣờng sắt, du lịch mô tô, du lịch ô tô... + Phân loại theo thời gian có: Du lịch dài ngày, du lịch mùa vụ, du lịch ngắn ngày.
  • 25. 15 + Phân loại theo hình thức tổ chức có: Du lịch tổ chức, du lịch cá nhân. + Phân loại theo phƣơng thức ký hợp đồng có: Du lịch trọn gói và du lịch không trọn gói. + Phân loại theo mục đích có: Du lịch mua sắm, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm... + Phân loại theo thành phần khách du lịch có: Du khách thƣợng lƣu, du khách bình dân, du khách nghiên cứu... 1.2.1.4. Đặc trưng của sản phẩm du lịch - Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm du lịch. - Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Khác với hàng hóa thông thƣờng, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời điểm và thời gian sản xuất, do đó khách hàng phải di chuyển đến địa điểm du lịch thay vì chuyển sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng. - Sản phẩm du lịch là tổng hợp các yếu tố hữu hình và vô hình. Nhiều yếu tố có thể nhìn thấy nhƣng cũng có yếu tố mà du khách chỉ có thể cảm nhận trong quá trình tiêu dùng nhƣ: Mức độ thân thiện, mến khách, cảm giác thú vị... Sản phẩm du lịch tổng hợp có thể thỏa mãn tối đa nhất mọi nhu cầu của khách tùy theo khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết, khả năng tài chính, thời gian mua sản phẩm...Đó là hình ảnh hay đặc tính riêng của sản phẩm du lịch. - Sản phẩm du lịch mang tính trừu tƣợng, không nhất định tồn tại dƣới dạng vật thể nên du khách không thể kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc biệt của du khách. - Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc thù do nhiều yếu tố sau hợp thành: + Các loại hình dịch vụ: Vận chuyển, lƣu trú, vui chơi giải trí, mua sắm và các dịch vụ trung gian, bổ sung.
  • 26. 16 + Giá trị tài nguyên du lịch là bộ phận cấu thành quan trọng; là yếu tố thu hút du khách. + Cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ sở hạ tầng...là điều kiện vật chất cần thiết để phát triển du lịch, đồng thời là yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để phục vụ du khách. Về cơ bản, bộ phận cấu thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh bao gồm những yếu tố trên, nhƣng trên thực tế, việc phối hợp các yếu tố này để tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và cung cấp cho du khách là quá trình phức tạp, đa dạng. 1.2.1.5. Ngành kinh tế du lịch Từ điển Bách khoa Việt Nam quan niệm: “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa, dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nƣớc, đối với ngƣời nƣớc ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chổ” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2005, trang 284). Về bản chất: “Kinh tế du lịch là một hoạt động kinh tế, là tổng thể các hành vi phối hợp với nhau của hoạt động kinh tế nói chung với hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về du lịch” (Từ điển Bách khoa Việt Nam , 2005, trang 228). “Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch vụ, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nƣớc, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan đất nƣớc (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hóa, lịch sử...) để thu hút khách du lịch trong nƣớc và ngoài nƣớc nhằm buôn bán, xuất khẩu tại chổ hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2005, trang 586).
  • 27. 17 Nền kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau hợp thành, trong đó kinh tế du lịch là một bộ phận, một ngành kinh tế. Đây là một loại hình kinh tế đặc thù, thể hiện ở chổ nó mang tính dịch vụ - cung cấp sản phẩm mang tính du lịch thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt ở chỗ phần lớn sản phẩm của ngành kinh tế này không biểu hiện ở dạng vật chất cụ thể mà là loại sản phẩm vô hình với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Hàng hóa trao đổi giữa ngƣời bán và ngƣời mua không phải là vật chất cụ thể. Đối với khách hàng, hàng hóa mua đƣợc là sự cảm giác, thử nghiệm, hƣởng thụ. Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ của ngƣời bán và ngƣời mua không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch. Trong quá trình chuyển đổi cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, khách du lịch có quyền chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch do ngƣời làm dịch vụ cung cấp. Cùng một sản phẩm du lịch, bên bán có thể bán đƣợc nhiều lần và bán đƣợc cho nhiều ngƣời. Việc mua bán sản phẩm du lịch chỉ là sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng tạm thời, còn quyền sở hữu trƣớc sau vẫn thuộc về ngƣời kinh doanh. Đây chính là đặc thù cơ bản của kinh tế du lịch và vì vậy, ngƣời ta gọi kinh tế du lịch là “ngành công nghiệp không khói”. Là ngành công nghiệp vì kinh tế du lịch nhằm khai thác, biến các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, nhân lực, vốn, nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm du lịch để thu lợi nhuận. Là ngành công nghiệp không khói vì các sản phẩm du lịch không sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp mang tính sản xuất vật chất. Kết quả sản xuất của kinh tế du lịch là những sản phẩm không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể mà là sản phẩm trừu tƣợng nhƣ là sự thỏa mãn và hƣởng thụ về tinh thần. Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế hợp thành nền kinh tế quốc dân nhƣng nó không thể hiện tách biệt, cô lập mà trái lại nó là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhiều ngành, lĩnh vực kinh
  • 28. 18 tế khác. Sự phát triển của kinh tế du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của ngành, lĩnh vực kinh tế và sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh. Sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế là điều kiện cần và đủ để kinh tế du lịch phát triển và ngƣợc lại kinh tế du lịch phát triển là động lực, điều kiện để góp phần thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế phát triển. Kinh tế du lịch có đặc điểm chung với các ngành kinh tế khác nhƣng do tính đặc thù nên kinh tế du lịch có những đặc điểm khác biệt nhƣ: tính nhạy cảm, tính thời vụ, tính tổng hợp cao, tính đa ngành, tính đa thành phần, tính chi phí, tính liên vùng... 1.2.2 Phát triển bền vững 1.2.2.1. Khái niệm Khái niệm phát triển bền vững đƣợc đƣa ra vào năm 1987 trong báo cáo “Tƣơng lai của chúng ta” của Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển của Liên Hiệp Quốc (WCED) nhƣ sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.”(Phạm Trung Lƣơng, 2002, trang 27). Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thƣợng đỉnh của Liên hiệp quốc họp tại Rio de Janeiro với sự tham gia của 179 nƣớc đã thông qua chiến lƣợc phát triển bền vững và khẳng định: “phát triển bền vững là phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời hiện nay mà không ảnh hƣởng bất lợi đến các thế hệ tƣơng lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ”. Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết và đƣa ra khái niệm hoàn chỉnh: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
  • 29. 19 hợp lý, hài hòa giữa các mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời trong hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Hội nghị này xác định 3 trụ cột của phát triển bền vững: Bền vững về kinh tế đòi hỏi phát triển kinh tế nhanh với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng công nghệ sạch. Bền vững về mặt xã hội tức là đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con ngƣời, trong đó chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội. Bền vững về môi trƣờng tức là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sống theo hƣớng tích cực. Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam, phát triển bền vững đƣợc định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng” Định nghĩa này đã bao quát đƣợc 3 trụ cột của phát triển bền vững. Ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 154/QĐ – TTg “Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Định hƣớng đã xác định: “Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con ngƣời và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa 3 mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng”.
  • 30. 20 Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 của Việt Nam đã khẳng định quan điểm: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng”. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lƣợc”. Theo đó: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế … Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.” 1.2.2.2. Đặc trưng của phát triển bền vững - Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc giữ gìn, bảo vệ. - Vấn đề trung tâm của phát triển bền vững là con ngƣời, phát triển của thế hệ hiện tại không làm tổn hại tới sự phát triển của các thế hệ tƣơng lai mà nó góp phần tạo điều kiện để các thế hệ sau thỏa mãn ngày càng cao hơn nhu cầu của họ. - Phát triển bền vững không phải là phát triển của số lƣợng đơn thuần mà là phát triển với một tầm nhìn vào tƣơng lai, phát triển nhƣng không bỏ qua những nguyên tắc mang tính lý luận về đạo đức để hƣớng dẫn hành động. - Phát triển bền vững là một quá trình lâu dài, gồm những giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao.
  • 31. 21 1.2.3. Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 1.2.3.1. Khái niệm Tại Hội nghị về môi trƣờng và phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) quan niệm: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tƣơng lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế - xã hội, thẩm mỹ của con ngƣời trong khi vẫn duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con ngƣời” (Phạm Trung Lƣơng, 2005, rang 27) Năm 1996, Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế quan niệm: “ Du lịch bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch cho thế hệ tƣơng lai” (Nguyễn Đình Hòe, 2001, trang 63). Hội nghị Bộ trƣởng Du lịch các nƣớc Đông Nam Á – Thái Bình Dƣơng tổ chức tại Việt Nam (năm 2004) đã đƣa ra quan niệm về du lịch bền vững: “Du lịch bền vững là việc phát triển du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phƣơng nhƣng không ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch bền vững khả thi về kinh tế nhƣng không phá hủy môi trƣờng mà tƣơng lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trƣờng tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phƣơng”. Mặc dù còn có những điểm chƣa thống nhất, nhƣng phần lớn ý kiến của các nhà khoa học Việt Nam cho rằng: Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm
  • 32. 22 thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai; cho công tác bảo vệ môi trƣờng và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng. (Phạm Trung Lƣơng, 2005, trang 20). 1.2.3.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững - Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng. - Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. - Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ sự sống và bảo tồn tính đa dạng của tự nhiên và văn hóa – xã hội. - Phát triển du lịch phải lồng ghép với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, của quốc gia. - Phát triển du lịch phải gắn liền với thay đổi thái độ và thói quen sống của dân cƣ. - Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng. - Tăng cƣờng sự trao đổi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phƣơng và các chủ thể có liên quan nhằm đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch. - Cho phép địa phƣơng tự quản lý lấy môi trƣờng của mình. - Tăng cƣờng tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. 1.2.4. Nội dung và tiêu chí phát triển du lịch bền vững 1.2.4.1. Nội dung phát triển du lịch bền vững - Sự phát triển bền vững du lịch về kinh tế Để phát triển du lịch bền vững về kinh tế cần tạo dựng và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch, đảm bảo tăng trƣởng du lịch ổn định và lâu dài, đảm bảo sự công bằng về lợi ích, kinh tế giữa các chủ thể
  • 33. 23 tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần ngày càng nhiều vào tăng trƣởng và phát triển kinh tế của địa phƣơng và của đất nƣớc. - Sự phát triển bền vững du lịch về xã hội Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững về xã hội, phát triển du lịch cần tạo ra ngày càng nhiều việc làm với thu nhập ngày càng cao cho ngƣời lao động trong ngành du lịch và cƣ dân tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch, bảo tồn, tôn tạo và tăng cƣờng quảng bá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể … - Sự phát triển bền vững du lịch về môi trƣờng Để phát triển du lịch bền vững về môi trƣờng cần đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý và lâu dài các tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, kiểm soát những tác động có hại tới môi trƣờng tự nhiên, luôn làm cho môi trƣờng thân thiện, xanh, sạch, đẹp. 1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững - Nhóm tiêu chí về kinh tế + Chỉ tiêu về khách du lịch Khách du lịch là yêu tố quyết định trong việc tạo nên “cầu” du lịch, là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của một điểm, một vùng và của toàn bộ ngành du lịch. Chỉ tiêu về khách du lịch cho biết nhiều thông tin và là thƣớc đo của sự phát triển du lịch, của sự nối tiếp và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, của khả năng đáp ứng các nhu cầu của du khách...Phát triển du lịch bền vững thể hiện ở sự tăng trƣởng liên tục thông qua các chỉ tiêu số lƣợt khách, chất lƣợng nguồn khách, thời gian lƣu trú bình quân, mức chi bình quân của khách, khả năng thanh toán, số khách quay trở lại, mức độ hài lòng của du khách... + Chỉ tiêu về doanh thu và GDP du lịch
  • 34. 24 Kinh tế du lịch phát triển bền vững đòi hỏi có tăng trƣởng cao, liên tục, ổn định và dài hạn hƣớng tới mục tiêu là tăng doanh thu, lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc. Doanh thu của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu khách du lịch và chất lƣợng sản phẩm du lịch, chất lƣợng phục vụ du lịch. Cơ cấu doanh thu du lịch cũng phản ánh mức độ phát triển bền vững của du lịch thông qua mức chi tiêu hàng ngày của du khách. Sự phát triển và gia tăng liên tục của chỉ tiêu GDP của ngành du lịch cho thấy sự phát triển cũng nhƣ vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Chỉ tiêu này càng ổn định và tăng cao theo thời gian cho thấy kinh tế du lịch ngày càng phát triển gắn với mục tiêu phát triển bền vững. + Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật của ngành du lịch Đó là toàn bộ các cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện vật chất kỷ thuật do Nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân làm du lịch tạo ra để khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch, các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của du khách. Hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật phải đảm bảo phù hợp với đặc trƣng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù tài nguyên du lịch tại khu vực đó. Ngoài ra tính đa dạng, phong phú, hiện đại của cơ sở vật chất kỷ thuật sẽ tạo nên sự hấp dẫn, thỏa mãn hài lòng của du khách. Muốn vậy cần phải có sự quan tâm đầu tƣ đúng mức của nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân làm du lịch. + Tỷ lệ hàng hóa địa phƣơng trong tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho khách du lịch Tiêu chí này đánh giá khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế du lịch của các ngành kinh tế và các sản phẩm địa phƣơng vùng du lịch, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, đồng thời đánh giá sự phát triển bền vững của du lịch. - Chỉ tiêu về xã hội
  • 35. 25 + Du lịch tạo việc làm, tăng thu nhập và tham gia xóa đói giảm nghèo Chỉ tiêu này thể hiện ở số lƣợng việc làm do du lịch tạo ra, ở sự tăng trƣởng về thu nhập và mức sống của những ngƣời tham gia vào hoạt động du lịch và của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng có hoạt động du lịch, ở sự đóng góp của du lịch vào xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng. Chỉ tiêu này cũng đƣợc thể hiện ở tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi có hoạt động du lịch. Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển du lịch bền vững về xã hội là số lƣợng các tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc bảo tồn và tôn tạo. + Chỉ tiêu về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên Thuộc nhóm này có 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất là: * Tỷ lệ các tài nguyên du lịch thiên nhiên đƣợc khai thác và bảo tồn. * Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý, thu gom rác thải. 1.2.5. Các yếu tố tác động đến du lịch bền vững 1.2.5.1. Các nguồn lực phát triển du lịch *) Tài nguyên du lịch - Tài nguyên du lịch tự nhiên Bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tƣợng đặc sắc của tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên chứa đựng những cảnh quan đặc sắc và đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, các cấu trúc vật chất vốn có của tự nhiên, chứa đựng những yếu tố kích thích hiểu biết, sự hiếu kỳ và tâm lý chinh phục tự nhiên của du khách. Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, thể thao, nghỉ dƣỡng... - Tài nguyên du lịch nhân văn Bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực, nghệ thuật, các công trình đƣơng đại, các sự kiện... là những
  • 36. 26 cái do con ngƣời tạo nên phục vụ cho các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và các hoạt động văn hóa khác... *) Nguồn nhân lực cho phát triển du lịch - Bất cứ hoạt động nào cũng đều không thể tách rời con ngƣời, con ngƣời là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của hoạt động. Hoạt động của ngành du lịch không thể là ngoại lệ, chính nhờ lực lƣợng lao động lành nghề du lịch mới phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, đem lại lợi ích kinh tế và hiệu quả xã hội. Ngành du lịch không chỉ yêu cầu về số lƣợng, mà còn yêu cầu cao về chất lƣợng đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Nguồn nhân lực là một dạng tài nguyên to lớn và quan trọng để phát triển du lịch bền vững, thể hiện: - Tính đặc biệt của sản phẩm du lịch đòi hỏi phải coi trọng và tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực. Vì ngành du lịch là một ngành cung cấp sản phẩm phi vật chất, thông qua dịch vụ để cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Để cung cấp dịch vụ tốt cho du khách, không ai khác chính là ngƣời làm du lịch. Nếu không có nguồn nhân lực (trực tiếp và gián tiếp), các điểm, khu du lịch khó xây dựng đƣợc hình ảnh đẹp đối với du khách. Đối với khách du lịch, lao động ngành du lịch là cầu nối giữa họ với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, tập quán, ẩm thực địa phƣơng và trong nhiều trƣờng hợp, sự cảm tình của du khách đối với một địa điểm du lịch, một địa phƣơng chịu sự chi phối quyết định của đội ngũ lao động ngành du lịch. - Đặc điểm thứ hai của sản phẩm du lịch là loại dịch vụ “mặt đối mặt”, vì vậy đặt ra yêu cầu cao đối với lực lƣợng lao động du lịch. Mặt khác, khách du lịch đến từ khắp nơi, nhu cầu phong phú, đa dạng, tập quán và sở thích khác nhau, dẫn đến cách thức phục vụ khác nhau, không nhƣ những công nghệ sản xuất có sẵn. Do vậy, yêu cầu nhân viên phải có trình độ, khả năng, thái độ và có sự thích ứng nhanh.
  • 37. 27 - Tốc độ phát triển của ngành du lịch ngày càng tăng do nhu cầu du lịch ngày càng cao, đòi hỏi chất lƣợng phục vụ ngày càng cao, vì vậy cần có đội ngũ nhân viên làm du lịch với số lƣợng và chất lƣợng phù hợp. - Sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ đòi hỏi đội ngũ nhân viên du lịch có trình độ ngày càng cao, nhất là hƣớng đến dịch vụ du lịch hiện đại. Mặt khác, trong xu thế hội nhập, tính cạnh tranh ngày càng cao và quyết liệt, vì vậy quyết định sự sống còn, khả năng cạnh tranh là trình độ của lực lƣợng lao động trong ngành du lịch. - Vì vậy, chất lƣợng và số lƣợng đội ngũ quản lý, nhân viên, ngƣời lao động là yếu tố quyết định đối với việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. *) Vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch Để phát triển cần phải có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để phát triển du lịch bền vững, vốn là một điều kiện không thể thiếu. Vốn đƣợc dùng để đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỷ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho phát triển du lịch và nhu cầu du khách; dùng để đầu tƣ chỉnh trang các điểm, khu du lịch, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, du lịch tâm linh, mở ra các Tour, tuyến du lịch và đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Ngoài ra, vốn còn đƣợc dùng để tuyên truyền, quảng bá du lịch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ quản lý, nhân viên và ngƣời lao động phục vụ du lịch và phục vụ công tác quản lý du lịch, đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng du lịch. Ngân sách Nhà nƣớc cần dùng một tỷ lệ thích đáng để đầu tƣ phát triển du lịch, đặc biệt là tập trung đầu tƣ những lĩnh vực có quy mô lớn nhƣ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, của lĩnh vực đầu tƣ không sinh lời hoặc sinh lời ít hoặc không có khả năng sinh lời lớn, các lĩnh vực dịch vụ cung cấp và các lĩnh vực tƣ nhân không muốn đầu tƣ. Mặt khác, cần đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn
  • 38. 28 đầu tƣ của phát triển du lịch, kêu gọi sự đầu tƣ của các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển du lịch nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách và tăng đƣợc nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển du lịch bền vững. *) Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch Đầu tƣ cơ sở hạ tầng và xây dựng thể chế chính sách là hai biện pháp đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thuận tiện sẽ là môi trƣờng thuận lợi làm thỏa mãn các nhu cầu, sở thích đa dạng của du khách, làm hài lòng du khách, do đó sẽ tăng khả năng lƣu trú và chi tiêu của du khách làm tăng doanh thu, lợi nhuận của ngành du lịch, đồng thời góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Mặt khác, trên cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội đƣợc đầu tƣ, phát triển sẽ góp phần kêu gọi, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ phát triển kinh tế, trong đó có đầu tƣ phát triển du lịch, dịch vụ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững. Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cần phải có nguồn vốn lớn, ít khả năng sinh lời hoặc thu hồi vốn chậm, vì vậy, ngân sách Nhà nƣớc cần dùng một tỷ lệ thích đáng để đầu tƣ cho lĩnh vực này. 1.2.5.2. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Mục đích của du khách là nghỉ ngơi, tham quan, tìm hiểu, giải trí...do đó khách du lịch sẽ không lựa chọn những khu vực đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, trật tự an toàn xã hội không bảo đảm hoặc có dịch bệnh xảy ra...Vì vậy: - An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ đƣợc tăng cƣờng, nhất là các khu, điểm, tuyến du lịch quan trọng và mùa du lịch, những ngày du lịch đông du khách.
  • 39. 29 - Đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch. - Không có các tệ nạn xã hội và các hiện tƣợng côn đồ, lừa gạt, xin đểu, chèo kéo, ép giá, tăng giá...tạo môi trƣờng thân thiện, lành mạnh và sự yên tâm, niềm tin cho du khách. - Xử lý kịp thời, có hiệu quả những tình huống phát sinh làm ảnh hƣởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. - Thu hút sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của cƣ dân địa phƣơng, những ngƣời quản lý và ngƣời kinh doanh du lịch, dịch vụ vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng du lịch. 1.2.5.3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội Phát triển kinh tế có vai trò tiền đề cho phát triển du lịch bền vững. - Sự phát triển kinh tế trƣớc hết thể hiện ở tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định trong dài hạn. Đây là tiền đề quan trọng nhất để tăng nhu cầu du lịch trong dân cƣ và đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển du lịch, đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng trong phát triển du lịch. - Sự phát triển kinh tế thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ lệ của nông nghiệp trong GDP cũng nhƣ trong lực lƣợng lao động của nền kinh tế, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững bởi chỉ có nhƣ vậy mới đảm bảo sự tăng trƣởng kinh tế ổn định, đảm bảo lực lƣợng lao động cho phát triển du lịch. Sự phát triển của các loại thị trƣờng: Thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ, tiêu dùng; thị trƣờng lao động; thị trƣờng khoa học – công nghệ; thị trƣờng tài chính; thì trƣờng bất động sản… là yếu tố bảo đảm cho ngành du lịch phát triển ổn định.
  • 40. 30 - Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thị trƣờng du lịch quốc tế nói riêng cũng là một yếu tố phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế. Du lịch không thể phát triển bền vững nếu không hội nhập vào thị trƣờng du lịch quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế và đƣa khách du lịch ra nƣớc ngoài. Đồng thời, xã hội phát triển giúp con ngƣời có ý thức rõ ràng hơn về ý nghĩa của việc đi du lịch cũng nhƣ ý thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn, xây dựng và phát triển môi trƣờng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch bền vững. 1.2.5.4. Vai trò của nhà nước trong phát triển du lịch bền vững Thể hiện ở những nội dung sau: - Ban hành pháp luật về du lịch với quan điểm phát triển du lịch bền vững. - Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch hƣớng đến sự bền vững. - Ban hành các chính sách phát triển du lịch. Cùng với Luật Du lịch, các chính sách phát triển du lịch là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững, cần phải có các chính sách phát triển du lịch hợp lý, thể hiện đƣợc tầm nhìn chiến lƣợc, phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh thu đƣợc lợi ích kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ đƣợc tài nguyên môi trƣờng. Các chính sách phát triển du lịch có tính độc lập tƣơng đối với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Trong nhiều trƣờng hợp chính sách phát triển du lịch nằm trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác nhƣ: chính sách cơ cấu nền kinh tế (ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng kinh tế), chính sách phát triển thị trƣờng, chính sách hội nhập quốc tế, chính sách thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc… 1.2.5.5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương Phát triển du lịch bền vững chỉ có thể thực hiện đƣợc khi có sự tham gia ủng hộ của cộng đồng, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Bản chất của vấn đề
  • 41. 31 này là ở chỗ phát huy vai trò của cộng đồng, địa phƣơng trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, đảm bảo cho việc khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch, đảm bảo sự thụ hƣởng công bằng cho cộng đồng địa phƣơng đối với những thành quả của phát triển du lịch. 1.2.6. Vai trò của phát triển du lịch bền vững 1.2.6.1. Góp phần phát triển kinh tế - Với tƣ cách là một ngành kinh tế, khi du lịch phát triển bền vững, nó sẽ đóng góp rất lớn vào GDP của địa phƣơng, của vùng và của cả quốc gia. - Du lịch phát triển bền vững sẽ đóng góp vào tăng ngân sách nhà nƣớc, thông qua thuế của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. - Phát triển du lịch bền vững tác động tích cực đến phát triển kinh tế thông qua việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng. - Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế còn thể hiện ở việc thúc đẩy xuất khẩu tại chổ. Du khách, nhất là du khách quốc tế sẽ tiêu dùng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các điểm, khu du lịch, từ đó làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu, đồng thời mang lại việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cƣ, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Du lịch còn xuất khẩu vô hình các cảnh quan thiên nhiên, địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo...Trong việc xuất khẩu này, các tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch không mất đi mà chúng vẫn giữ nguyên, chỉ đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng. Đây là lợi thế tuyết đối của xuất khẩu vô hình trong du lịch mà ngoại thƣơng không có đƣợc. - Trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, du lịch có tiềm năng và khả năng lớn, nhất là các nƣớc đang và chậm phát triển với nhiều tiềm năng du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ, khai thác hiệu quả. Bằng việc thu hút đầu tƣ vào du lịch, các nƣớc có cơ hội tăng hợp tác và giao lƣu quốc tế. Du khách không chỉ là ngƣời du lịch thuần túy, họ có thể là nhà đầu tƣ, thông qua du lịch để tìm
  • 42. 32 kiếm cơ hội, tìm hiểu thị trƣờng đầu tƣ. Vì vậy, du lịch vừa là hoạt động thu hút, kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài, vừa là hoạt động góp phần thúc đẩy quan hệ, hợp tác kinh tế quốc tế. 1.2.6.2. Góp phần tạo việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội Du lịch là một ngành sử dụng một lực lƣợng lao động lớn cả về lao động trực tiếp (quản lý, hƣớng dẫn viên, tƣ vấn, nhân viên nhà hàng, khách sạn...) và lao động gián tiếp (sản xuất, buôn bán hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng lƣu niệm, thực phẩm, đồ giải khát, bảo trì hệ thống phục vụ du lịch...). Do vậy, phát triển du lịch bền vững góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho dân cƣ. Tiềm năng du lịch thƣờng có ở vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Việc phát triển du lịch bền vững không chỉ làm thay đổi bộ mặt của địa phƣơng và cƣ dân ở đây, mà còn thu hút một lƣợng lao động lớn từ các khu vực khác, hình thành khu dân cƣ, cụm đô thị tập trung. Phát triển du lịch bền vững còn góp phần giảm áp lực thất nghiệp, áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị. Dân cƣ ở nông thôn, vùng có làng nghề truyền thống, có tài nguyên du lịch...có thể yên tâm sinh sống, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống và chất lƣợng cuộc sống bằng việc phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần phục vụ du lịch. Phát triển du lịch bền vững còn góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú thêm sự hiểu biết, nhận thức của cộng đồng. Thông qua việc tiếp xúc với du khách, cộng đồng địa phƣơng hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, con ngƣời ở các địa phƣơng, quốc gia khác. Những ngƣời đi du lịch lại có điều kiện mở mang tầm nhìn, hiểu thêm về đất nƣớc, con ngƣời ở địa phƣơng khác và các quốc gia khác. 1.2.6.3. Góp phần bảo vệ môi trường Phát triển du lịch bền vững còn tác động trở lại, góp phần phát hiện, giữ gìn và phát triển các di tích, di sản vật thể và phi vật thể. Thực tế cho thấy, du
  • 43. 33 lịch đã “cứu” đƣợc nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hóa trƣớc sự tác động, tàn phá của thiên nhiên và sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm của con ngƣời. Thông qua phát triển du lịch, nhiều di sản phi vật thể của nhân loại đƣợc phục hồi và phát triển. Mặt khác, trong một số trƣờng hợp, cộng đồng địa phƣơng không nhận thấy những nét đặc thù, đặc trƣng riêng, tính hấp dẫn của các giá trị văn hóa vốn đã quen thuộc với họ, chỉ thông qua du lịch với sự phát hiện, ngƣỡng mộ của du khách thì các giá trị đó mới đƣợc phát huy. 1.2.6.4. Góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, ngoại giao nhân dân, hội nhập quốc tế Phát triển du lịch bền vững là phƣơng thức hữu hiệu để tăng cƣờng mối quan hệ, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Phát triển du lịch bền vững một mặt nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, bảo tồn và tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; mặt khác nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị của tài nguyên du lịch ra cộng đồng quốc tế. Thông điệp của một quốc gia, địa phƣơng gửi tới cộng đồng bên ngoài có thể có nhiều cách, nhƣng thông qua du lịch, cụ thể là thông qua các giá trị đem đến cho khách du lịch là một trong những con đƣờng trực quan sinh động, rất hiệu quả. Mỗi địa phƣơng, dân tộc, quốc gia đều có những cảnh quan đặc thù, những giá trị văn hóa đặc sắc, việc phát triển du lịch là cầu nối để giao lƣu với nhau. Sự “cọ xát” giữa các nền văn hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển văn hóa nói chung trên phạm vi toàn cầu, đồng thời đó là điều kiện để mỗi địa phƣơng, quốc gia có thể tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới, của địa phƣơng khác, làm phong phú thêm nét văn hóa truyền thống của mình. Trong phạm vi một địa phƣơng, một đất nƣớc, du lịch là cầu nối tạo nên sự hiểu biết, tin cậy và quan hệ hợp tác lẫn nhau, giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền, dân tộc.
  • 44. 34 1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững của một số địa phƣơng trong nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho Quảng Bình 1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương 1.3.1.1. Nghệ An Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ, có diện tích 16.498,5 km2 , dân số trên 3 triệu ngƣời với 6 dân tộc: Kinh, Thái, Thổ, H’Mông, Khơ mú, Ơ du. Gồm 20 huyện, thành phố, thị xã với 473 xã, phƣờng, thị trấn. Nghệ An có vị trí địa lý nằm trên tuyến giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ xuyên Việt, có quốc lộ 1A và đƣờng Hồ Chí Minh đi qua, có sân bay, cảng biển, đồng thời là một trong những cửa ngõ quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Mianma – Thái Lan – Lào – Việt Nam với biển Đông đi qua các cửa khẩu Nậm Cắn – Thanh Thủy. Đó là lợi thế khá giống Quảng Bình để mở rộng giao lƣu hợp tác kinh tế và phát triển du lịch với các tỉnh trong nƣớc và các nƣớc trong khu vực. Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú, đa dạng, còn hoang sơ chƣa chịu ảnh hƣởng, tác động nhiều của con ngƣời. Tiêu biểu là rừng nguyên sinh Pù Mát, Phù Huống, Phù Hoạt ở phía Tây, thuộc dạng lớn nhất nƣớc và đã đƣợc UNESCO công nhận là khu vực dự trữ sinh quyển thế giới. Rừng có hệ thống sinh thái đa dạng với 1.513 loài thực vật bậc cao, 241 loài động vật thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá, mạo hiểm... Là tỉnh có nhiều núi đá vôi nên đã tạo ra hệ thống hang động phong phú, có những hang động nối tiếp đƣợc kiến tạo độc đáo và gắn với việc phát hiện di chỉ khảo cổ nhƣ: Hang Thẩm Âm, hang Thẩm Chạng, hang Cô Nguồn (Quỳ Châu), hang Pòong (Quỳ Hợp)...Có nhiều thác nƣớc đẹp nhƣ thác Khe Koòn (Vƣờn Quốc gia Pù Mát), thác Xao Va, thác Băng Tây, thác Ba Cảnh
  • 45. 35 (Quế Phong), thác Dủa (Quỳ Châu). Có nhiều suối nƣớc nóng để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dƣỡng nhƣ: Nƣớc Khoàng nóng Giang Sơn – Đô Lƣơng, nƣớc khoáng Bảng Khạng... Nghệ An có bờ biển dài 82km. Bờ biển dài, phẳng với nhiều bãi tắm đẹp, thuận tiện cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, tắm biển, chữa bệnh nhƣ: Cửa Lò, Bãi Lữ, Quỳnh Phƣơng, Quỳnh Lập, Diễn Thành... Truyền thống đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc đã tạo cho Nghệ An có bề dày văn hóa, lịch sử, kho tàng kiến trúc và nét văn hóa ứng xử riêng của tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 1000 di tích đƣợc nhận biết, trong đó có 125 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, 109 di tích cấp tỉnh, đặc biệt có khu di tích Kim Liên – Nam Đàn đƣợc xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt. Nghệ An có 24 lễ hội gắn liền với sinh hoạt cộng đồng và thu hút đông đảo khách du lịch nhƣ: Lễ hội đền Cồn, lễ hội đền Cuông, lễ hội vua Mai, lễ hội đền Hoàng Mƣời, lễ hội hang Bua... Là tỉnh có nhiều sản phẩm và làng nghề thủ công đa dạng, lâu đời gắn liền với phong tục tập quán, tâm linh và sinh hoạt cộng đồng nhƣ: Làng đan tre nứa ở Xuân Nha (Hƣng Nguyên), làng rèn ở Nho Lâm, lang đục, chạm trổ đá ở Diễn Bình (Diên Châu), dệt ở Phƣờng Lịch (Diễn Châu), dệt thổ cẩm, thêu đan của ngƣời Thái, H’Mông, làng mây tre đan ở Nghi Lộc... Nghệ An còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, trong đó dân ca ví dặm xứ Nghệ đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú kết hợp với nguồn tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc Việt gắn với cuộc sống của cƣ dân bản địa mạng lại cho du lịch Nghệ An một bản sắc riêng hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc. Với những tiềm năng to lớn đó, trong thời gian
  • 46. 36 qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách và biện pháp phát triển du lịch bền vững. Ngay từ rất sớm, năm 1996, Nghệ An đã xây dựng Quy hoạch và định hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch từ năm 1996 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 12/NQ-TU, ngày 30/7/2002 về phát triển du lịch thời kỳ 2002 -2010, đây là căn cứ quan trọng để phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Nghệ An. Cùng với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết một số điểm du lịch nhƣ: khu du lịch Kim Liên – Nam Đàn, Lâm Viên Núi Quyết – Bến Thủy, Hồ Cửa Nam, Cửa Lò... đƣợc công bố và đầu tƣ xây dựng. Những năm qua du lịch Nghệ An đã có bƣớc thay đổi nhanh chóng, kết cấu hạ tầng du lịch đƣợc đầu tƣ nâng cấp và phát triển. Nhiều tuyến đƣờng giao thông tiếp cận các khu du lịch trọng điểm đƣợc đầu tƣ xây dựng, nhất là khu vực ven biển. Sân bay Vinh đƣợc nâng cấp đủ khả năng đón máy bay lớn, hệ thống bƣu chính viễn thông, điện, nƣớc ngày càng hoàn thiện và hiện đại hóa. Nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng và bảo tồn, tôn tạo. Một số công trình trọng điểm nhƣ: Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên, khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, Quảng trƣờng Hồ Chí Minh và tƣợng đại Bác Hồ, đền thờ vua Quang Trung, chùa Đảo Ngƣ...đã hoàn thành đƣa vào sử dụng, trở thành những điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du khách phát triển nhanh chóng cả về quy mô lẫn chất lƣợng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê, đô thị. Đến nay toàn tỉnh có 549 cơ sở lƣu trú với 12.043 phòng, 21.487 giƣờng, trong đó có 4 khách sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao và gần 50 khách sạn 2-1 sao. Có 26 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, gồm 9 đơn vị lữ hành quốc tế, 17 đơn vị lữ hành nội địa.
  • 47. 37 Sản phẩm du lịch, dịch vụ đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng với trọng tâm là các khu du lịch văn hóa lịch sử gắn với lễ hội và tâm linh, du lịch nghỉ dƣỡng, trong đó khu di tích Kim Liên, bãi biển Cửa Lò trở thành điểm đến hấp dẫn và là địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch Việt Nam. Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đƣợc đẩy mạnh và đem lại hiệu quả cao, tổ chức nhiều, thƣờng xuyên các hoạt động văn hóa gắn với các sự kiện chính trị trọng đại của quê hƣơng, đất nƣớc để quảng bá hình ảnh Nghệ An đến du khách trong nƣớc và quốc tế. Hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch với khu vực và cả nƣớc ngày càng mở rộng. Đội ngũ lao động trƣởng thành cả về số lƣợng và chất lƣợng, ngày càng chuyên nghiệp. Hệ thống trƣờng, cơ sở đào tạo dạy nghề du lịch phát triển nhanh, chất lƣợng đào tạo từng bƣớc đƣợc cải thiện. Hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng tăng trƣởng nhanh và có hiệu quả rỏ rệt. Tổng lƣợng khách du lịch tăng bình quân 14,4%/năm, tổng doanh thu du lịch dịch vụ tăng bình quân 23,7%/năm. Riêng năm 2011, mặc dù chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhƣng tổng lƣợng khách du lịch đạt 2,95 triệu lƣợt, trong đó có trên 98.000 lƣợt khách quốc tế, tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 1.317 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt 17 triệu USD. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tạo việc làm cho 13.000 lao động trực tiếp và gián tiếp trong tỉnh. Môi trƣờng tự nhiên tại các điểm, khu du lịch nhìn chung đƣợc bảo vệ một cách thƣờng xuyên, chặt chẽ. 1.3.1.2. Thừa Thiên - Huế Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, là tỉnh ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông Tây nối từ Miến Điện – Đông Bắc Thái Lan – Lào – Miền Trung Việt Nam. Diện tích tự nhiên 5.065,3 Km2 , có 9 đơn vị hành chính, trong đó thành phố Huế là đô thị loại 1,