SlideShare a Scribd company logo
1 of 125
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………………… …………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG TIẾN TÀI
ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CHỨC DANH
CHỦ TỊCH UBND PHƢỜNG THUỘC QUẬN
HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………………… …………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG TIẾN TÀI
ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CHỨC DANH
CHỦ TỊCH UBND PHƢỜNG THUỘC QUẬN
HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NGHỊ
HÀ NỘI - NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn
Hoàng Tiến Tài
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tôi nhận
được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các Thầy cô giáo Học viện Hành
chính quốc gia đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: thầy TS. Trần Nghị - Người trực tiếp
chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận
văn Thạc sĩ.
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức đang
công tác trên địa bàn quận Hai Bà Trưngđã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù, tôi đã có nhiều cố gắng songLuận văn chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong sẽ nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn
quý báu của các thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016
Tác giả
Hoàng Tiến Tài
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ.........................................................................................................8
1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã.................................8
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã .........................8
1.1.1.1. Cán bộ, công chức................................................................................8
1.1.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã ...................................................9
1.1.1.3. Lãnh đạo quản lý cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý cấp xã.......10
1.1.2. Nhiệm vụ quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp xã ....................................11
1.1.3. Yêu cầu đối với lãnh đạo quản lý cấp xã....................................................14
1.1.3.1. Về phẩm chất .....................................................................................14
1.1.3.2. Về năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý...................15
1.2. Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã.....................................................20
1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã ............................20
1.2.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng............................................................20
1.2.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã.....................21
1.2.2. Đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã..............................22
1.2.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã ..............................23
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.......................23
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng ...............................................30
1.2.3.3. Kiểm tra, đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng ............................................30
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp xã ....................................................................................................................31
iv
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại một số
địa phương và bài học đối với quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội....................36
1.3.1. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại một số địa phương
..............................................................................................................................36
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương......................................................36
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai...........................................................38
1.3.2. Bài học áp dụng cho đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội......................................................................................40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CHỨC DANH CHỦ
TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG THUỘC QUẬN HAI BÀ TRƢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012 - 2015................................................41
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và đội
ngũ chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2012 - 2015............41
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội .......41
2.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên.........................................................................41
2.1.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................41
2.1.2. Tình hình đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng giai
đoạn 2012 – 2015..................................................................................................42
2.1.2.1. Thực trạng về số lượng so với yêu cầu, nhiệm vụ.............................42
2.1.2.2. Thực trạng về chất lượng so với yêu cầu, nhiệm vụ..........................43
2.1.2.3. Thực trạng về cơ cấu so với yêu cầu, nhiệm vụ ................................45
2.1.2.4. Đánh giá chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội dựa trên các tiêu chí đánh giá................................46
2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch UBND phường thuộc
quận Hai Bà Trưnggiai đoạn 2012 - 2015.................................................................47
2.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ...............................47
2.2.1.1. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng...........................................47
2.2.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng .............................................50
2.2.2. Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng........................................................58
2.2.2.1 Đánh giá phần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng so với kế hoạch đề ra...58
2.2.2.2. Triển khai kế hoạch cụ thể.................................................................59
v
2.2.3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc
quận Hai Bà Trưng sau đào tạo, bồi dưỡng..........................................................62
2.2.4. Bố trí và sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng ...................................................64
2.3. Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường
thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015.......................64
2.3.1. Những kết quả đạt được..............................................................................64
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................66
2.3.2.1. Những hạn chế ...................................................................................66
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế.........................................................................67
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CHỨC
DANH CHỦ TỊCH UBND PHƢỜNG THUỘC QUẬN HAI BÀ TRƢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2021..............................................................69
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch UBND phường thuộc
quận Hai Bà Trưng đến năm 2021............................................................................69
3.2. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch
UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng đến năm 2021 ........................................71
3.2.1. Quan điểm hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch UBND phường thuộc
quận Hai Bà Trưng đến năm 2021........................................................................71
3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND
phường thuộc quận Hai Bà Trưng đến năm 2021 ................................................73
3.3. Giải pháp hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường
thuộc quận Hai Bà Trưng đến năm 2021 ..................................................................74
3.3.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng...........74
3.3.1.1. Cấp ủy Đảng, Chính quyền phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý.............................................................................................74
3.3.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND
phường thuộc quận Hai Bà Trưng hằng năm bảo đảm nội dung, thời gian và
đối tượng học tập; gắn kế hoạch đào tạo với quy hoạch, sử dụng và bổ nhiệm
cán bộ..............................................................................................................76
vi
3.3.1.3. Thực hiện xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch
UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngphù hợp với nhu cầu thực tế, đúng
đối tượng. ........................................................................................................79
3.3.1.4. Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng rõ ràng ..................................83
3.3.1.5. Xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chức
danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng phù hợp ................84
3.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng....................................85
3.3.3. Giải pháp về kiểm tra, đánh giá chất lượng chức danh Chủ tịch UBND
phường thuộc quận Hai Bà Trưng sau đào tạo, bồi dưỡng...................................87
3.3.4. Giải pháp về bố trí và sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng ..............................91
3.3.5. Một số giải pháp bổ sung............................................................................93
3.3.5.1. Một số giải pháp đối với các cơ sở đào tạo........................................93
3.3.5.2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại,
từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao............................................98
3.4. Kiến nghị............................................................................................................99
KẾT LUẬN............................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................104
PHỤ LỤC...............................................................................................................107
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Tên đầy đủ
1 CBCC Cán bộ, công chức
2 HĐND Hội đồng nhân dân
3 UBND Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chất lượng đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội năm 2015 thông qua trình độ đào tạo.. 43
Bảng 2.2. Số liệu thống kê về đội ngũ lãnh đạo phường nằm trong quy hoạch
chức danh chủ tịch UBND tại quận Hai Bà Trưng năm 2015...... 49
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá xây dựng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch
UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng.................................... 51
Bảng 2.5. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Trường đào tạo cán bộ Lê
Hồng Phong thành phố Hà Nội..................................................... 54
Bảng 2.6. Kế hoạch đào tạo chức danh Chủ tịch UBND phường năm 2015 . 57
Bảng 2.7. đào tạo chức danh Chủ tịch UBND phường thành phố Hà
Nội giai đoạn 2012 – 2015............................................................ 58
Bảng 2.8. Đánh giá về chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch
UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng.................................... 59
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về hiệu quả đào tạo............................................. 63
Bảng 3.1. Biểu mẫu xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ............................. 79
Bảng 3.2. Biểu mẫu xác định nhu cầu đào tạo về kiến thức........................... 80
Bảng 3.3. Biểu mẫu xác định nhu cầu đào tạo kỹ năng của chức danh Chủ tịch
UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng.................................... 82
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo ...................................................... 82
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã...................24
Hình 2.1. Cơ cấu giới tính và độ tuổi chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội năm 2015 (người)...........................45
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo cán bộ là một trong những khâu quan trọng của công tác cán bộ, Chủ
tịch Hồ Chí Minh người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã khẳng định: “Cán bộ là
cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo đến công tác đào tạo
cán bộ nhằm không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng với yêu cầu nhiệm
vụ của từng thời kỳ cách mạng. Có thể khẳng định, mỗi bước trưởng thành của
Đảng, của cách mạng đều có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ nói chung
và cán bộ cấp cơ sở nói riêng.
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp và
cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. vì vậy việc
quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thi trấn có đủ
phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức qua trọng cả
trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự
hội nhập với kinh tế quốc tế khi Việt Nam trở thành viên của tổ chức thương mại
thế giới (WTO), đòi hỏi chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành
phố Hà Nội phải đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, quản lý, có trình độ
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, sống và
học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ. Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác đào tạo cán bộ cơ sở. Xuất
phát từ vai trò quan trọng của công tác đào tạo cán bộ, trong những năm qua Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác đào tạo cán bộ, nhất là đào
tạo cán bộ, công chức cấp xã như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị
cơ sở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính
2
phủ Quy định về đào, bồi dưỡng công chức; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày
25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai
đoạn 2016 - 2025 và đã thực hiện các chương trình đào tạo cho cán bộ công chức
cấp xã, phường thu được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hai Bà Trưngnằm ở phía đông nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh
dự được mang tên hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
của dân tộc Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Diện tích tự nhiên của quận 10,09
km2
, dân số hiện nay: 318.880 người. Những năm gần đây, mặc dù còn nhiều khó
khăn, tình hình kinh tế suy giảm, song với sự nỗ lực và quyết tâm cao của Đảng bộ
và các cấp chính quyền, doanh nghiệp, kinh tế quận vẫn duy trì ở mức tăng trưởng
cao. Tính đến 31/12/2015, tính chung cả quận có khoảng 7.885 doanh nghiệp đang
hoạt động trên tổng số hơn 11.000 doanh nghiệp xin cấp giấy đăng ký kinh doanh. Số
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại chiếm trên 93,4%, doanh
thu chiếm 72,6%, đạt 67,6% số thu ngân sách khối kinh tế ngoài nhà nước. Kinh tế
ngoài nhà nước phát triển đã tạo nhiều việc làm, giảm hộ nghèo, cải thiện đời sống vật
chất tinh thần nhân dân địa bàn qua đó góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội.
Tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm: 2.981 tỷ 389 triệu đồng.
Hiện nay, quận Hai Bà Trưngbao gồm 20 phường, với tình hình phát triển hiện
nay của phường, đội ngũ chủ tịch UBND phường trên địa bàn quận phải đảm
đương, gánh vác nhiều trọng trách. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danh
chủ tịch UBND phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng càng có vai trò quan trọng.
Những năm qua, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được các cấp, các
ngành chú trọng, quan tâm, do vậy trình độ, kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị,
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ được nâng lên một bước.
Nhận thức của cán bộ công chức nói chung, cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường nói
riêng đã có sự chuyển biến, xem việc đào tạo, bồi dưỡng là trách nhiệm, là nghĩa vụ
và đã trở thành phong trào học tập nâng cao trình độ là yêu cầu bắt buộc. Nhiều loại
hình đào tạo, bồi dưỡng như tập trung, không tập trung, dài hạn, ngắn hạn với nhiều
3
nội dung lồng ghép, phong phú được mở ra tạo điều kiện cho cán bộ công chức theo
học một cách phù hợp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, đặc biệt là chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chức
danh cán bộ chủ chốt cơ sở. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Đào tạo, bồi
dưỡng chức danh Chủ tịch uỷ ban nhân dân phường thuộc quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đào tạo, bồi dưỡng chức danh UBND phường thuộc quận không phải là vấn
đề mới, những nó luôn là đề tài có tính thời sự vì vấn đề cán bộ, công chức có ví trí,
vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn phù hợp với sự phát triển của mỗi
quốc gia, khu vực và từng địa phương trong từng giai đoạn. Đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức là vấn đề là vấn đề hết sức phong phú và phức tạp, vì thế đã có nhiều
tác giả và các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và hoạt
động thực tiễn đề cập, đi sâu nghiên cứu, khảo sát tìm tòi dưới nhiều góc độ khác
nhau với nhiều công trình đã được xuất bản và công bố. Nổi bật có các công trình
nghiên cứu sau:
GS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. Trên
cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa kết quả của nhiều công
trình đi trước, tập thể các tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống hoá các căn cứ khoa
học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Từ đó, đưa ra một hệ thống các
quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
trong đó có đội ngũ công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong những
thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Nguyễn Thị Hoa (2012), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành
chính nhà nước tỉnh Hải Dương”, luận văn Thạc sĩ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
4
Chí Minh. Luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức hành chính nhà nước ở tỉnh Hải Dương; Phân tích thực trạng chất lượng
đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh, tìm ra những ưu điểm và những
tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh Hải Dương, đáp ứng được
yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Mai Anh Tú (2013), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hồ Chí
Minh”, luận văn Thạc sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đánh giá thực trạng
đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh;
đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng với yêu cầu,
nhiệm vụ mới, xứng đáng với vị trí, vai trò, sự nghiệp phát triển của một thành phố
là đô thị lớn nhất cả nước.
Đinh Công Tiến (2014), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền các xã miền núi khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay”, luận
văn Thạc sĩ Đại học Thăng Long. Luận văn đã phân tích, làm rõ thực trạng đội ngũ
cán bộ, công chức chính quyền cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn qua đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp
xã vùng núi đặc biệt khó khăn nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang góp phần xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ mới”, Đồng chí Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa
(02/2012). Bài viết đã phân tích làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức tỉnh Thanh Hóa hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian tới và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015.
5
Có thể nói, các công trình khoa học, nghiên cứu chuyên khảo, các luận văn và
các bài viết chuyên đề liên quan đến vấn đề cán bộ đã phân tích một cách có hệ
thống và tương đối toàn diện lý luận biện chứng về cán bộ, công chức và vai trò, vị
trí của nó đối với sự phát triển; đồng thời đánh giá được thực trạng và nêu ra những
giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ chức danh
chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, phường nói
riêng những năm gần đây. Mặc dù các công trình có giá trị ý nghĩa cả về mặt lý luận
lẫn thực tiễn nhưng đều chỉ nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở mỗi
địa phương khác nhau, có những điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng địa phương.
Hơn nữa, theo đánh giá của tác giả ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, trực tiếp một cách có hệ thống về “Đào tạo,
bồi dưỡng chức danh Chủ tịch uỷ ban nhân dân phường thuộc quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội”. Đây là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về đào tạo,
bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
+ Đánh giá thực trạng hoạt động công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ
tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, chỉ ra kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức
danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
+ Xác định phướng hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện đào
tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành
phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận Hai Bà Trưngtrong
những năm tới.
6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
+ Phạm vi thời gian: Sử dụng dữ liệu để phân tích, đánh giá thực trạng công
tác đào tạo, bồi dưỡngchức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2012 - 2015, đề xuất giải pháp hoàn thiện đào tạo,
bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố
Hà Nội đến năm 2021.
+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung đào tạo, bồi dưỡng
chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
gồm: Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo; xây dựng chương trình và thực hiện
đào tạo; Kiểm tra, đánh giá chất lượng sau đào tạo; Bố trí và sử dụng sau đào tạo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, lý luận Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức; các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung; đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ
tịch UBND phường nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp: tác giả thu thập các dữ liệu từ các công trình có liên quan đến
nội dung đề tài đã công bố, các báo cáo, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ
tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội qua các năm.
Dữ liệu sơ cấp:
+ Tác giả thực hiện khảo sát, điều tra đối với 20 chủ tịch UBND phường
thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (nội dung câu hỏi ở phần mục lục)
7
nhằm đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường
thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
+ Tác giả thực hiện phỏng vấn các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên viên của
các sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác đào tạo, bồi
dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà
Nội gồm: cán bộ Ban Tổ chức Quận ủy Hai Bà Trưng, Sở Nội vụ, Trường đào tạo
cán bộ Lê Hồng Phong - TP Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chính và 02
cán bộ lãnh đạo cấp xã, quận của quận Hai Bà Trưng .
+ Phương pháp xử lý dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp được chọn lọc, mô tả thống kê,
kẻ bảng để rút ra kết luận nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp: Xử lý dữ liệu bằng chương trình Excel đối với phiếu khảo sát
và kết quả phỏng vấn được ghi chép, tổng hợp, rút ra các kết luận nghiên cứu..
6. Đóng góp của luận văn
Về lý luận: Hệ thống hoá lý luận về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch
UBND phường, xác định khung lý thuyết nghiên cứu đề tài có thể là tài liệu tham khảo.
Về thực tiễn: Các cơ quan chức năng tham khảo, có thể vận dụng để cải tiến
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội góp phần xây dựng đội ngũ chủ tịch UBND phường thuộc
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đáp ứng tình hình phát triển của quận nói
riêng và cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã
Chương 2: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường
thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 –2015
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND
phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đến năm 2021
8
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã
1.1.1.1. Cán bộ, công chức
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có những
tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách
nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ thường xuyên; làm
việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công
chức cấp xã). Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu
chí riêng, gắn với nguồn gốc hình thành.
Theo Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư số
22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 có những quy định về cán bộ, công
chức như sau:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, Thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.”[12, tr.1]
Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu
chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
9
giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ. Thực tế cho thấy,
cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn
với quyền lực chính trị được nhân dân hoặc các thành viên trao cho và chịu trách
nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
“Công chức quy định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được
bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật”[12, tr.1]
Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung
của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh thì được xác định là công chức. Công chức là những người được tuyển dụng
lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất
định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Việc quy
định công chức trong phạm vi như vậy xuất phát từ mối quan hệ liên thông giữa các
cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.
1.1.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã
Theo Điều 4 khoản 3 luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân
10
dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính
trị - xã hội; [12, tr.4]
Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, phó Bí thư Đảng Uỷ; Chủ tịch,
phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Uỷ Ban Mặt trận Tổ
Quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch hội Liên
Hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam ( áp dụng đối với xã,
phường, thị trấn có hoạt động nông lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội nông dân
Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước.
Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng
quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng và môi trường (đối với
phường hoặc thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối
với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội.
1.1.1.3. Lãnh đạo quản lý cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý cấp xã
Hệ thống chính quyền địa phương cấp xã bao gồm 3 loại chính quyền khác
nhau. Mỗi đơn vị và loại cấp xã luôn có:
- Đảng ủy xã, Đảng ủy Phường, Đảng ủy Thị trấn (gọi chung là Đảng ủy cấp
xã). Theo Hiến pháp của Việt Nam, đây là chủ thể đóng vai trò lãnh đạo đối với
chính quyền.
- Hội đồng nhân dân cấp xã: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương cấp
xã. Hội đồng nhân dân là cơ quan nghị quyết, đưa ra các quyết nghị nhằm triển khai
thực hiện Hiến pháp và pháp luật phù hợp với điều kiện địa phương.
- UBND cấp xã có hai tư cách: cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và
là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
UBND cấp xã ở địa phương là một chủ thể hoạt động theo nguyên tắc thẩm
quyền chung. Trong trường hợp này, từng thành viên của UBND cấp xã khi hoạt
động theo nguyên tắc tập thể và ra quyết nghị mang tính tập thể thì có quyền ngang
11
nhau trong quyết nghị các vấn đề mà tập thể UBND phải ra quyết định. Đồng thời,
UBND là tổ chức thẩm quyền chung gắn với cơ chế thủ trưởng và quyết định của tổ
chức là quyết định của người đứng đầu hay nhân danh người đứng đầu. Hơn nữa,
mỗi một thành viên UBND thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao, gắn
liền với các chức danh lãnh đạo quản lý trong chính quyền địa phương cấp xã.
Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, cơ cấu tổ chức của UBND
cấp xã bao gồm: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ
trách công an. Đối với UBND xã loại I, UBND phường loại I, UBND Thị trấn loại I
có không quá hai Phó Chủ tịch; UBND xã loại II, loại III; UBND phường loại II,
loại III; UBND thị trấn loại II, loại III có một Phó Chủ tịch.
Ngoài ra, khi nghiên cứu về chính quyền địa phương cấp xã ở Việt Nam, ngoài
việc xem xét vị trí chức danh cụ thể, thì còn phải xem xét tới việc quy hoạch tạo
nguồn cán bộ và việc luân chuyển các chức danh lãnh đạo quản lý do yêu cầu của
công việc hoặc của cơ quan nhà nước cấp trên trong công tác cán bộ. Vì vậy, đào
tạo bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phải đặt trong mối quan hệ cho vị trí hiện
tại của người giữ chức danh trên và đào tạo cho người được quy hoạch bổ nhiệm
vào vị trí chức danh Chủ tịch nêu trên.
1.1.2. Nhiệm vụ quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp xã
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND nói chung và UBND cấp xã nói
riêng đã có những sự thay đổi từ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (2003)
đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015).
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND quy định: Chủ tịch UBND là
người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; cùng với tập thể UBND chịu trách
nhiệm về hoạt động của UBND trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan
nhà nước cấp trên. Đồng thời nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND được quy
định bao gồm:
1. Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND:
12
a) Ðôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
mình và UBND cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị
của UBND cùng cấp;
b) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình, trừ
các vấn đề quy định tại Ðiều 124 của Luật này;
c) Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ
máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện
quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện
tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương;
d) Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND;
3. Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp; điều
động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp
dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của UBND
cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý;
4. Ðình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp mình và văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch
UBND cấp dưới trực tiếp;
5. Ðình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp
dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ;
6. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn
cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo
UBND trong phiên họp gần nhất;
7. Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015), quy định cụ thể nhiệm vụ và
quyền hạn của Chủ tịch UBND từng cấp và cho từng loại trong cùng một cấp.
13
Chủ tịch UBND cấp xã là người đứng đầu UBND cấp xã. Nhiệm vụ và quyền
hạn cụ thể của Chủ tịch UBND cấp xã bao gồm:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội
đồng nhân dân và UBND xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các
biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các
biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm
việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo
quy định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong
phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng,
chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền.
Đối với Chủ tịch UBND phường, UBND thị trấn ở đô thị ngoài việc phải thực
hiện các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên thì còn được giao thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn:
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát
triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi
trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường, thị trấn.
14
Quản lý dân cư trên địa bàn phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Yêu cầu đối với lãnh đạo quản lý cấp xã
Chủ tịch UBND cấp xã là người đứng đầu, lãnh đạo, điều hành UBND cấp xã.
Luật tổ chức HĐND và UBND (2003) quy định “Chủ tịch ban Ủy nhân dân là đại
biểu HĐND. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu
HĐND”. Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015) không quy định điều khoản
nào về Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã có phải là Đại biểu HĐND cấp xã. Luật tổ
chức HĐND và UBND (2003) cũng quy định bổ nhiệm giữa nhiệm kỳ Chủ tịch ban
Ủy nhân dân không nhất thiết bắt buộc là đại biểu HĐND.
Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã là Đại biểu HĐND cấp xã, do đó cần đáp
ứng tiêu chuẩn của đại biểu HĐND. Đó là:
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công
cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu
chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,
mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm
công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt
động HĐND.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được
Nhân dân tín nhiệm (Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND
(2015) và điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương).
Yêu cầu đối với lãnh đạo, quản lý cấp xã (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch) trên
nguyên tắc chung bao gồm: yêu cầu về phẩm chất; yêu cầu về năng lực (trong đó
nhấn mạnh đến năng lực lãnh đạo, quản lý).
1.1.3.1. Về phẩm chất
Trong chiến lược cán bộ trong thời kỳ đổi mới và được khẳng định lại trong
Kết luận tại hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa X), tiêu chuẩn phẩm chất được
quy định (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về
15
chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (ngày
18 tháng 6 năm 1997); Kết luận số 37-KL/TW ngày 2-2-2009 của Hội nghị lần thứ
chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược
cán bộ từ nay đến năm 2020; Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 11 Khóa XI):
- Tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, có tinh
thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết
đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. trung thực, không cơ hội;
gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng
lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch ban Ủy nhân dân là cấp ủy và do đó phải bảo đảm
tiêu chuẩn phẩm chất trên.
Phẩm chất lãnh đạo quản lý nói chung và cấp xã nói riêng như lý tưởng, niềm
tin, ý chí, đạo đức sẽ thúc đẩy người lãnh đạo quản lý hành động thực hiện được
mục tiêu của tổ chức. Nhưng đây chỉ mới là điều kiện đủ. Cần phải có năng lực
chuyên môn cũng như năng lực lãnh đạo quản lý. Phẩm chất và năng lực không thể
tách rời trong một chủ thể lãnh đạo. Phẩm chất làm nền tảng cho năng lực phát
triển; năng lực lại thể hiện phẩm chất khi nó căn cứ trên các phẩm chất và năng lực,
đặc biệt là những phẩm chất và năng lực biểu hiện thành những kết quả có giá trị và
cống hiến lớn của người lãnh đạo cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy
nhanh quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
1.1.3.2. Về năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý
Năng lực là tri thức chung, là kiến thức tổng hợp do kiến thức và kinh nghiệm
loài người đem lại, tạo nên trình độ hiểu biết rộng; năng lực là tri thức chuyên môn
16
trong lĩnh vực mà người lãnh đạo đảm nhiệm; năng lực thể hiện thông qua hoạt
động thực tiễn của người lãnh đạo. năng lực lãnh đạo quản lý thể hiện thông qua
những sản phẩm, kết quả lãnh đạo quản lý tạo ra. Năng lực lãnh đạo quản lý được
xác định bằng một số tiêu chí:
- Là người có tầm nhìn thời đại; có trình độ và khả năng phù hợp với bản
chất của xã hội công nghiệp - xã hội hiện đại.
- Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với bản chất xã hội công nghiệp - xã hội
hiện đại phát triển theo hướng nhân văn: xu hướng và mục tiêu chính trị là phát
triển và tiến bộ xã hội - con người.
- Có tư duy khoa học, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, phù hợp tính
chất công nghiệp, lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực tư duy sắc bén nhanh
nhạy, uyển chuyển, sáng tạo.
- Có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như vững vàng về tinh thần, phát
triển sâu sắc và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí và yếu tố tình cảm hài hòa.
- Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất công việc
được giao: tri thức tổng hợp và chuyên sâu.
- Có trình độ cao, kể cả hiểu biết về nền khoa học - công nghệ hiện đại, cũng
như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn thông...
- Khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức, huy
động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mục tiêu chung.
- Khả năng tiên đoán, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong hiện thực và
tương lai, đồng thời dự phòng các khả năng giải quyết, thực hiện chúng trong những
điều kiện ngặt nghèo nhất.
- Khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ, tìm tòi, khám
phá, phát hiện và đề xuất cái mới có ích cho nhân dân, có giá trị cho xã hội.
- Khả năng quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc chắn trong việc đưa ra
những quyết định cũng trong chỉ đạo hành động.
* Năng lực chuyên môn
17
Năng lực chuyên môn gắn liền với những yêu cầu, đòi hỏi kiến thức (chuyên
môn) cần phải có; mức độ thành thạo những công việc mang tính chuyên môn; cách
ứng xử khi thực thi công việc chuyên môn phù hợp hay không.
Xác định năng lực chuyên môn của Chủ tịch (Phó Chủ tịch) UBND cấp xã nói
riêng và của tất cả các loại chức danh Chủ tịch (Phó Chủ tịch ban Ủy nhân dân) nói
chung là một vấn đề khá phức tạp. Hiện nay, không quy định lĩnh vực chuyên môn nào
có thể làm được Chủ tịch hay Phó Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã. Cần phải tiến
hành một khảo sát để xác định đúng năng lực chuyên môn cần có (trao đổi trên lớp).
* Năng lực lãnh đạo, quản lý
Là cơ quan thẩm quyền chung, hoạt động của UBND cấp xã cũng như các cấp
khác đều mang tính tập thể. Quyết định được thông qua dựa trên nguyên tắc đồng
thuận, đa số.
Năng lực lãnh đạo quản lý của Chủ tịch, Phó Chủ tịch thể hiện thông qua tham
gia hoạt động tập thể của họ.
Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã cũng là một trong những lá phiếu quyết định
và trên nguyên tắc chung, bình đẳng với các lá phiếu khác. Trừ trường hợp cân bằng
số lượng phiếu cả hai bên "đồng ý - không đồng ý", lá phiếu của Chủ tịch sẽ được
coi như là một trọng số để quyết định theo hướng đồng ý hay không đồng ý. Ý kiến
của Chủ tịch đóng vai trò quan trọng đối với quyết định của UBND.
Năng lực lãnh đạo quản lý của lãnh đạo quản lý cấp xã cũng bao gồm những
năng lực cần có cho một nhà lãnh đạo quản lý nói chung.
Năng lực lãnh đạo quản lý cần phải có dựa trên những yếu tố sau:
1. Cần có tầm nhìn: hãy nhìn nhận bức tranh tổng quát môi trường chính trị
kinh tế - xã hội; hơn là nhìn nhận một lĩnh vực hẹp (thủy lợi, nông nghiệp, công
nghiệp, v.v...). Cùng với tầm nhìn bao quát, rộng cần có những khát vọng, mong
muốn một cách thực sự khách quan, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Cần xem xét trên quan điểm hệ thống.
2. Phải có tư duy tự tin. Đây là một trong những tiêu chí cần thiết cho sự thành
công của mọi nhà lãnh đạo quản lý. Có tư duy tự tin thể hiện phải tự biết mình một
18
cách khách quan. Nhận diện đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhà lãnh đạo
quản lý sẽ giúp họ đưa ra quyết định đúng. Nhà lãnh đạo quản lý không phải là
người biết hết tất cả, do đó cũng không lo sợ về những điểm yếu, điểm thiếu của
chính bản thân mình.
Tự tin với với chính bản thân mình mới giúp nhà lãnh đạo quản lý mạnh dạn
đưa ra được những quyết đoán trong những trường hợp, tình huống cần thiết. Tự tin,
nhận biết khách quan sẽ đưa ra quyết định chính xác.
Tự tin cũng là điều kiện tiên quyết để nhà lãnh đạo quản lý có thể kiểm soát
được những tình huống bất ngờ, đột xuất, xấu, căng thẳng. Tự tin giúp cho nhà quản
lý lãnh đạo kiểm soát được căng thẳng.
Đồng thời tự tin cũng sẽ là điều kiện cần có để chấp nhận những phê bình, chỉ
trích của cấp dưới đối với kết quả hoạt động của chính mình.
3. Biết giao tiếp. Biết lắng nghe người khác nói như là một công cụ quan trọng
để giao tiếp, tương tác với cấp dưới. Nhà lãnh đạo quản lý biết lắng nghe dễ dàng
nhận biết những điểm mạnh, yếu của cấp dưới; những rào cản hoạt động của cấp sis
và từ đó đưa ra cách tiếp cận lãnh đạo quản lý thích hợp. Lắng nghe, thấu hiểu để
đưa ra được quyết định cần thiết.
Cần tạo ra một không khí cởi mở, thân thiện, thông cảm trong giao tiếp. Cấp
dưới dễ dàng bày tỏ hơn những gì họ muốn trao đổi.
4. Tạo động lực cho chính mình và cho cấp dưới. Tạo động lực cho chính
mình giống như luôn tiếp năng lượng cho chínhmình để làm việc. Là nhà lãnh đạo
quản lý cần tạo động lực cho cấp dưới.
Tạo động lực là một nghệ thuật và cần học để biết cách tạo động lực cho cấp
dưới thông qua những công cụ như: khuyến khích, khen, chê cấp dưới một cách phù
hợp. Luôn là người biết cách đứng sau cấp dưới để giúp họ, nâng đỡ họ, giúp đỡ cấp
dưới. Cần tìm kiếm một sự nâng đỡ, giúp đỡ hợp lý nhất với từng cấp dưới.
5. Trách nhiệm và nhận trách nhiệm. Trách nhiệm gắn với phải làm tất cả
những gì phải làm; phải làm những công việc phải làm đó với "tất cả quyết tâm, nỗ
lực và năng lực". Phải tập trung vào việc giải quyết những vấn đề xuất hiện ở xã;
19
phải thực sự "đi đầu", gương mẫu. Trách nhiệm cũng đồng nghĩa với việc các nhà
lãnh đạo quản lý phải thực sự là người chịu trách nhiệm trước hết với mọi vấn đề
"tiêu cực" xảy ra trên địa bàn lãnh thổ xã. Những cách thức tìm kiếm một lời giải
thích để "đổ lỗi" cho người khác không phải là phong cách của một nhà lãnh đạo
quản lý.
6. Cần một cách ứng xử chính trực. Bác Hồ dạy "cần kiệm, liêm chính; chí
công vô tư", thì chính trực là một trong những cách thức ứng xử mà bất cứ nhà lãnh
đạo quản lý đều cần phải có.
Đừng lo sợ khi phải đưa ra một sự từ chối, nói không với những đề nghị mà
chính nhà lãnh đạo quản lý cần nhận được ngược với giá trị của tổ chức. Hãy luôn
đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết khi ứng xử.
Chính trực cũng đồng nghĩa với sự thành thật; lòng tự trọng và biết tôn trọng
cấp dưới, người khác. Tuyệt đối không "nói không đi đôi với làm"; không hứa chỉ
để mà hứa. Duy trì sự tự tin, tôn trọng người khác và luôn kiên nhẫn.
Hãy khai thác tất cả khát vọng của bản thân cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của xã, không chỉ vì chủ tịch hay Phó Chủ tịch xã (chức danh) mà hãy là một nhà
lãnh đạo không có công dân quản lý.
Năng lực lãnh đạo quản lý của lãnh đạo quản lý cấp xã cũng giống như các
nhà lãnh đạo quản lý khác, đòi hỏi phải có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
- Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp
- Kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá
- Kỹ năng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Kỹ năng thuyết trình và trả lời chất vấn
- Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch
- Kỹ năng giao quyền, ủy quyền
- Kỹ năng truyền cảm hứng
- Kỹ năng giao tiếp
20
- Kỹ năng quản lý nhóm
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng tạo động lực
Những kỹ năng trên đòi hỏi phải có những chương trình riêng để đào tạo, bồi
dưỡng nhà lãnh đạo quản lý cấp xã thông qua những chương trình bồi dưỡng ngắn
hạn (hàng năm, 5 ngày).
1.2. Đào tạo, bồi dƣỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã
1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã
1.2.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng
a. Khái niệm đào tạo
Để đề cập đến khái niệm “Đào tạo” trước hết từ khái niệm “Giáo dục”. Theo
Luật Giáo dục Đại học 2004 thì “Giáo dục là hình thức đào tạo theo các khóa học
để thực hiện một chương trình đào tạo”. Giáo dục nhằm các mục tiêu chung là đào
tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng
phát triển…, các mục tiêu cụ thể gắn với trình độ đào tạo: Cao đẳng, Đại học, Thạc
sĩ, Tiến sĩ. [4, tr.18]
Như vậy, đào tạo là một hình thức của Giáo dục trên cơ sở chương trình đào
tạo đáp ứng chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và thái độ người học.
Theo từ điển Tiếng việt, Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành,
nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội
và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị
cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc
nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường
đào tạo đề cập đến giai đoạn sau khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có
một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo:
Căn cứ vào mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng: Có đào tạo từ đầu, đào
tạo lại.
Căn cứ vào loại hình đào tạo: Có đào tạo chính quy, đào tạo phi chính quy.
21
Như vậy, Đào tạo theo một nghĩa chung nhất là quá trình tác động đến con
người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…
một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả
năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát
triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Đào tạo là quá trình
làm cho con người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định,
là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng mới. Thời gian đào tạo tương đối dài
và có bằng cấp, chứng chỉ. Trong đào tạo cán bộ, công chức, viên chức người ta còn
sử dụng “đào tạo lại” để chỉ quá trình đào tạo đối với những cán bộ, công chức, viên
chức đã qua đào tạo trước đây nhằm thay đổi dạng hoạt động nghề nghiệp hay phương
thức hoạt động nghề nghiệp cho phù hợp với những thay đổi nghề nghiệp và sự phát
triển của khoa học công nghệ. Hiện nay, người ta ít dùng từ đào tạo lại trong đào tạo
cán bộ, công chức, viên chức mà dùng từ đào tạo một cách chung nhất.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày
05/03/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo công chức thì “Đào tạo là quá trình
truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng
cấp học, bậc học”.
b. Khái niệm bồi dưỡng
Bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm kiến thức mới cho những
người đang giữ chức vụ, đang thực thi công việc của một ngạch, bậc nhất định để
hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khối lượng kiến thức, kỹ năng được quy
định tại các chương trình, tài liệu phải phù hợp với từng đối tượng viên chức. Kết
quả của các khoá bồi dưỡng, người học sẽ nhận được chứng chỉ ghi nhận kết quả
như: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên
chính, chuyên viên hoặc bồi dưỡng chuyên đề, công tác chuyên môn, tập huấn
nghiệp vụ.
1.2.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã
Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là quá trình trang bị kiến thức kỹ
năng lãnh đạo, quản lý và cập nhật, bổ sung những kiến thức mới cho đội ngũ lãnh
22
đạo, quản lý cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản
lý điều hành và thực thi công vụ, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, từng
bước xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có phẩm chất và năng lực phù hợp
với vị trí chức danh lãnh đạo, quản lý.
Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là một khâu của công tác cán bộ.
Đào tạo, bồi dưỡng giúp đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã cập nhật, hoàn thiện năng
lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thực thi công vụ. Trong đào tạo, bồi dưỡng
lãnh đạo, quản lý cấp xã cần có những tính toán cân nhắc, đào tạo, bồi dưỡng có
trọng tâm trọng điểm. Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã thực chất là việc
cung cấp các tri thức, huấn luyện một cách có kế hoạch, có tổ chức theo nhiều hình
thức nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có năng lực lãnh đạo, quản lý;
có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, ổn định và hiệu quả trong hoạt động
công vụ.
1.2.2. Đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã
Với ý nghĩa là quá trình nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, bổ sung
kiến thức, kỹ năng cho các nhà lãnh đạo, quản lýlà Chủ tịch, Phó Chủ tịch
UBNDcấp xã, thì công tác đào tạo, bồi dưỡnglãnh đạo, quản lý cấp xã có những đặc
điểm như sau:
Thứ nhất: Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là những cán bộ lãnh đạo được hình
thành do bầu cử, giũ vai trò lãnh đạo, quản lý đối với UBND cấp xã.
Đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã được xác định bao gồm: Cán bộ cấp xã có
các chức vụ sau đây: Bí thư, phó Bí thư Đảng Uỷ; Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND;
Chủ tịch, phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Uỷ Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Bí
thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch hội Liên Hiệp phụ nữ Việt
Nam; Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có
hoạt động nông lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam); Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Do đó, đối tượng đào tạo, bồi dưỡnglãnh đạo, quản
lý cấp xã với nhiều cương vị, trí trí công tác với những đặc thù khác nhau nên năng
lực yêu cầu và thực tế khác nhau.
23
Thứ hai: Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là quá trình mang tính
chất thường xuyên, liên tục.
Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội địa phương nói riêng đòi hỏi lãnh đạo, quản lý cấp xã luôn phải cập nhật kiến
thức, kỹ năng, phương pháp quản lý nên quá trình đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng
không dừng lại ở một cấp độ (học hàm, học vị, chứng chỉ) mà việc đào tạo, bồi
dưỡng phải liên tục, đáp ứng sự thay đổi trong chính sách, thời cuộc.
Thứ ba: Đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn tương
ứng với từng loại xã, phường, thị trấn khác nhau, công việc giải quyết thực tiễn
nhiều, phức tạp, do vậy, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng gặp khó khăn về địa điểm, thời
gian, chương trình,…
1.2.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã là bộ phận
then chốt trong chiến lược phát triển chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý địa
phương. Chiến lược giúp định hướng hoạt động phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý
cấp xã trong dài hạn ở những vấn đề trọng điểm, góp phần thực hiện thắng lợi các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và ở cấp độ thấp hơn, các kế
hoạch phát triển lãnh đạo, quản lý cấp xã trung và ngắn hạn là sự phân kỳ hay chia
nhỏ các mục tiêu, với các dự án chi tiết để chuyển hoá những mục tiêu đó thành
hiện thực.
a. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã
Nội dung cơ bản đầu tiên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý
cấp xã là hoạch định chiến lược. Căn cứ vào các định hướng và mục tiêu trong
chiến lược chung của tổ chức ở cùng kỳ, kết quả đánh giá chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội địa phương, cùng phân tích môi trường trong và ngoài nước liên quan tới
đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã, là cơ sở để đề xuất các lựa chọn về chiến lược.
Theo một mối liên hệ lý tưởng nhất, giữa chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lãnh
đạo, quản lý cấp xã với chiến lược phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn xã nên là
24
sự thống nhất mang tính tổng thể, thậm chí, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo,
quản lý cấp xã mang tính định hướng. Cần sự thống nhất từ tư duy làm chiến lược
với vai trò trung tâm của nguồn nhân lực trên địa bàn xã. Nó sẽ không đơn thuần chỉ
là nguồn lực hỗ trợ cho các mục tiêu nặng về tài chính hay vị thế của tổ chức.
b. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã
Theo từng giai đoạn trung và ngắn hạn, các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh
đạo, quản lý cấp xã thực hiện các mục tiêu nhỏ và nối tiếp nhau để đi đến hoàn
thành mục tiêu chiến lược đã đề ra. Muốn xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng thì đơn vị cần xây dựng bản kế hoạch hoá nguồn nhân lực và lấy đó làm căn
cứ thiết kế hệ thống các chương trình cho công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo,
quản lý cấp xã.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cũng cần lên được dự
trù về kinh phí, các cam kết về thời hạn, cũng như định hình được các cách thức đo
lường giúp đánh giá và kiểm soát quá trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp
xã. Sau cùng, mọi kế hoạch trước khi được triển khai vào thực tế luôn cần sự phê
chuẩn của tổ chức cũng như lãnh đạo.
Hình 1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng lãnh đạo,
quản lý cấp xã
Bước 1:Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là xác định khi
nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nào,
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo
Dự tính chi phí đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
25
đào tạo, bồi dưỡng bao nhiêu người ?… Cần phải đánh giá nhu cầu để loại trừ
những chương trình đào tạo, bồi dưỡng không thích hợp, để nhận biết những nhu
cầu đào tạo, bồi dưỡng thích hợp còn chưa được đáp ứng và để xác định mục tiêu
đào tạo, bồi dưỡng cho các chương trình được vạch ra.
Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã được thu
thập trên cơ sở sử dụng phương pháp thu thập thông tin và một vài nguồn thông tin
cần cho đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã.
Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
Việc xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là bước quan trọng trong nội dung
công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Xác định được mục tiêu đào
tạo, bồi dưỡng cấp quản lý lãnh đạo, quản lý cấp xã mới thiết lập được các hoạt
động để nhằm đúng mục tiêu thực hiện. Ngoài ra, có được mục tiêu đào tạo, bồi
dưỡng rõ ràng là cơ sở cho công tác đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu
đào tạo, bồi dưỡng càng được định lượng, hợp lý bao nhiêu thì việc đánh giá hiệu
quả đào tạo, bồi dưỡng sẽ chính xác tương ứng.
Các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cũng giống các mục
tiêu khác: Mục tiêu phải cụ thể (Ví dụ như hiệu quả công tác công tác đào tạo, bồi
dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã tăng lên thì cụ thể phải tăng lên bao nhiêu? So sánh
với thời điểm nào? Cần bao nhiêu lâu, ngày, tháng, năm nào kết thúc? Bằng cách
nào?...); mục tiêu đưa ra phải đo đếm được (Chẳng hạn như %; giờ, ngày, tháng;…)
để đến khi kết thúc năm, kết thúc chương trình, kế hoạch có thể xác định được ngay
là đạt hay không đạt mục tiêu đề ra; mục tiêu đặt ra cần phải vừa đủ cao để có thể
khai thác hết tiềm năng những cũng phải thực tế ở mức độ có thể đạt được; mục tiêu
đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế, phù hợp với nguồn lực hiện có của cấp
quản lý cả về vật lực và nhân lực; mục tiêu đặt ra phải có hạn mức thời gian.
Tóm lại: Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là nhằm xây
dựng được đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị, năng lực thực
tiễn, có phẩm chất và đạo đức cách mạng trong sáng, tác phong làm việc khoa học,
hiệu quả. Đảm bảo có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và có kiến thức phù
26
hợp với nhiệm vụ công tác.
Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
Để xác định được đối tượng lãnh đạo, quản lý cấp xã thực sự cần đào tạo, bồi
dưỡng phải dựa vào các tiêu chuẩn như: kết quả đánh giá thực hiện công việc, phân
tích công việc và kết quả kiểm tra giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng
hàng năm để xác định nên đào tạo, bồi dưỡng đối tượng nào thuộc bộ phận gì và
hình thức đào tạo, bồi dưỡng là gì: đào tạo, bồi dưỡng mới, đào tạo, bồi dưỡng lại
và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hoặc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng gì?
Số lượng và cơ cấu lãnh đạo, quản lý cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
dựa vào tình hình của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực trạng trình độ của bản
thân CBCC cấp xã để quyết định nên đào tạo, bồi dưỡng với số lượng bao nhiêu và
cơ cấu ra sao.
Bước 4: Xây dựng chương trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng là hệ thống các môn học và bài học được
dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu.
Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào phù hợp. [2, tr.174]
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung, lãnh đạo, quản lý cấp xã nói
riêng diễn ra thường xuyên và có tính chất liên tục. Thông thường, chương trình đào
tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã bao gồm các nội dung chính:
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: Chương trình đào tạo cao cấp lý luận
chính trị, trung cấp lý luận chính trị trang bị cho công chức những kiến thức cơ bản
và chuyên sâu về lý luận chính trị thông qua các học phần trong chương trình đào
tạo, bồi dưỡng. Người học được tiếp cận hệ thống các quan điểm khác nhau giúp
xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã vận dụng lý luận
chính trị vào điều hành, quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện công vụ. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng được cụ thể hóa trong các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng như học viện chính trị, các trường chính trị trong hệ thống.
27
Đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: chương trình đào tạo, bồi
dưỡng QLNN.
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý gắn với tiêu chuẩn chức danh
lãnh đạo, quản lý. Đối với chức danh lãnh đạo quản lý nên tập trung vào việc đào
tạo, bồi dưỡng kỹ năng. Thông thường các kỹ năng lãnh đạo quản lý dành cho
nhóm đối tượng chức danh Bí thư, Chủ tịch, xã nên tập trung vào các nhóm: Tổng
quan về cấp xã và lãnh đạo quản lý cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội ở cấp xã; kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của
lãnh đạo, quản lý cấp xã; kỹ năng chủ trì, điều hành cuộc họp của lãnh đạo quản lý
cấp xã; kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp của lãnh đạo, quản lý cấp xã; kỹ năng
kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo quản lý cấp xã; kỹ năng tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại tố cáo của lãnh đạo quản lý cấp xã; kỹ năng thuyết trình và trả lời chất vấn
của lãnh đạo quản lý cấp xã...
Tùy theo đối tượng, nhu cầu thực tế mà nội dung đào tạo, bồi dưỡng sẽ được
cụ thể đối với từng loại lãnh đạo, quản lý cấp xã, với chương trình cụ thể, nhằm
trang bị những kiến thức phù hợp vị trí, chức năng, nhiệm vụ công tác của lãnh đạo,
quản lý cấp xã đảm bảo tính thiết thực, phù hợp. Chương trình, giáo trình đào tạo,
bồi dưỡng do UBND tỉnh
dưỡngđội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã
Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo vị trí công việc
được xây dựng chung cho tất cả các đối tượng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Hàng năm,
căn cứ vào định hướng và thực tế trên địa bàn xã, chế độ trong lĩnh vực QLNN,
pháp luật, các đơn vị trên địa bàn xã
cần cập nhật về chính sách, chế độ để phổ biến cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã
trên địa bàn.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
+ Đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng ở trong nước: Các hình thức đào tạo, bồi
dưỡng, bồi dưỡng trong nước bao gồm tập trung và bán tập trung. Tùy theo tính
chất, đặc điểm của từng loại chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng và từng đối
28
tượng đểáp dụng hình thức thích hợp, từng bước áp dụng hình thức đào tạo, bồi dưỡng,
bồi dưỡng qua mạng internet để tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quảđào
tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng. Địa điểm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường là trường Cao
đẳng cộng đồng, trường Chính trị các tỉnh, thành phố tùy theo chương trình.
+ Đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng ở nước ngoài: Hình thức này thường là cử
đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng
thông qua học bổng, nguồn tài trợ của các Dựán, kế hoạch của Bộ, của địa phương;
hoặc liên hệ với các cơ sởđào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng có uy tín ở nước ngoài
đểđặt hàng nội dung và tổ chức khóa học, sử dụng phần kinh phíđào tạo, bồi dưỡng,
bồi dưỡng ở nước ngoài; hoặc theo hợp tác giữa tổ chức, đơn vị trên địa bàn xã với
các tổ chức, đơn vị tại nước ngoài để tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng,
bồi dưỡng, hội thảo trong và ngoài nước.
+ Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng khác. Các hình thức này bao
gồm: Tự học tập, bồi dưỡng hoặc đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng tại chỗ theo cách
người đi trước hướng dẫn cho người đi sau; người có chuyên môn cao hướng dẫn
kèm cho người có chuyên môn chưa cao; công chức có quá trình công tác lâu năm
kèm cặp giúp đỡ cho công chức mới đi làm, coi đây là phương thức đào tạo, bồi
dưỡng, bồi dưỡng quan trọng được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị.
Đồng thời, các đơn vị còn thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề mà chủđề
hội thảo bao hàm tất cả các vấn đề từ lý thuyết đến trao đổi kinh nghiệm tại đơn vị
và trong toàn ngành, từ kiến thức tổng hợp đến các kỹ năng, thao tác nghiệp vụ
chuyên sâu.
Bước 5: Dự tính chi phí đào tạo, bồi dưỡng
Chi phí đào tạo, bồi dưỡng có chi phí tài chính và chi phí cơ hội, trong đó:
Chi phí tài chính: bao gồm
+ Chi phí cho người dạy: tiền lương, tiền công, phụ cấp cho giảng viên.
+ Chi phí cho người học: học phí, phụ cấp, chi phí đào tạo, bồi dưỡng khác
(chi phí đi lại, ăn, ở …)
+ Cho phí cho phương tiện dạy và học: phòng học, máy tính, máy chiếu, văn
29
phòng phẩm, in ấn tài liệu ….
+ Chi phí cho người quản lý chương trình và các chi phí khác: tiền lương,
tiền công cho các cán bộ quản lý, chi phí quản lý. …
Chi phí tài chính tính trên đầu mỗi người đi học được xác định:
Cd =
Trong đó:
Td: tổng chi phí tài chính.
Cd: chi phí tài chính tính theo đầu mỗi người đi học.
N: số người đi học
- Chi phí cơ hội:
Là những chi phí không phải bằng tiền mà cơ quan QLNN hay bản thân cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp xã được cử đi học phải chịu khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng,
bao gồm: doanh thu, lợi nhuận hoặc hiệu suất công việc giảm sút do việc cử người
đi học làm giảm thời gian cống hiến cho công việc; thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức
lao động của người lãnh đạo, quản lý cấp xã giảm do phải tham gia đào tạo, bồi
dưỡng; …
Hiện nay thường thì nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã thường lấy từ được trích từ nguồn nhân sách chi
thường xuyên của Nhà nước, địa phương và nguồn đóng góp dân cư.
Bước 6: Lựa chọn và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
Sau khi đã xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gồm nội dung, mục tiêu và
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thì ta cần tiến hành xác định một yếu tố nữa rất
quan trọng đó là đội ngũ giảng viên. Tuỳ từng tình hình từng địa phương, đối tượng
đào tạo, bồi dưỡng cũng như nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng mà lựa chọn lực lượng
giáo viên giảng dạy phù hợp với các đối tượng. Các cơ quan QLNN có thể lựa chọn
giáo viên theo 2 phương án sau:
Phương án 1: Lựa chọn những người quản lý có kinh nghiệm, nhân sự cấp
cao, những người có những thành tích đặc biệt trong thời gian dài cũng như có
30
những ý tưởng đột phá trong công tác hoạt động trên địa bàn để tham gia giảng dạy
cho những lãnh đạo, quản lý cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Phương án 2: Lựa chọn giáo viên từ cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bên ngoài
(giảng viên của các trường đại học, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, công ty cung cấp
dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp…).
Để xác định số lượng giảng viên thì cần dựa vào số lượng lãnh đạo, quản lý
cấp xã đã được ước tính tại kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Nếu công tác đào tạo, bồi
dưỡng chỉ xác định chính xác số lượng giảng viên mà không xác định chất lượng về
trình độ đội ngũ giảng dạy thì hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng không cao mà còn tốn
chi phí tiến hành. Do đó, tuỳ theo từng vị trí công việc đào tạo, bồi dưỡng mà trình
độ đội ngũ giảng dạy có kỹ năng về nghề đó mà cần có những kinh nghiệm làm việc
để có thể truyền đạt những yêu cầu khác nhau. Như những công việc sản xuất đòi
hỏi người dạy phải có kiến thức cho người học để họ có thể tránh những sai sót,
những bất cập trong khi làm việc.
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng
Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cần
trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp
như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao?
Do đó, để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã, cần
phân tích kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã thành các công việc
cụ thể: Từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời
giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động
giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.
1.2.3.3. Kiểm tra, đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng
Đánh giá lãnh đạo, quản lý cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng là khâu quan trong
trong quá trình quản lý, kết quả đánh giá đúng sẽ động viên, khuyến khích lãnh đạo,
quản lý cấp xã nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần
cải thiện văn hóa, môi trường làm việc cho cá nhân lãnh đạo, quản lý cấp xãcũng
như cho tập thể đơn vị, kết quả đánh giá sai sẽ gây hậu quả ngược lại
31
Trên cơ sở các quy định về đánh giá lãnh đạo, quản lý đã có nhiều cải tiến
quan trọng, trong đó Luật cán bộ công chức năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2010) đã quy định chuyển từ cách thức tự kiểm tra và bình bầu sang đánh giá
trên các nội dung: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm
việc; năng lực lãnh đạo điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách
nhiệm trong công tác; chú trọng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; phương
thức đánh giá kết hợp giữa hình thức tự đánh giá của công chức, các góp ý của tập
thể đơn vị công tác và ý kiến của thủ trưởng đơn vị để xếp loại công chức hàng năm
theo 4 mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành
nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.
Với lãnh đạo, quản lý cấp xãgiữ vị trí lãnh đạo, quản lý: ngoài các nội dung
nêu trên còn đánh giá ở các nội dung như kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị mà
mình phụ trách, năng lực lãnh đạo quản lý và năng lực tập hợp, đoàn kết nội bộ.
Kết hợp với kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức nói chung, đội
ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã nói riêng thực hiện tại khoản 1 Điều 56 Luật cán bộ
công chức, đánh giá chất lượng CBCC cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng bao gồm các
nội dung:
Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước;
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
Thái độ phục vụ nhân dân.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp xã
Một là, Cơ chế hình thành đội ngũlãnh đạo, quản lý cấp xã
Đây là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Luận văn: Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa
Luận văn: Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh HóaLuận văn: Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa
Luận văn: Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAYLuận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
 
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đChăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
 
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của UBND Quận 12
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của UBND Quận 12Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của UBND Quận 12
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của UBND Quận 12
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An BiênLuận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánhBáo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
 
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOTĐề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức xã huyện Gò Quao, Kiên Giang, HOT
 
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
 

Similar to Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar to Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội (20)

Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAYĐề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
 
Luận văn: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn
Luận văn: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ SơnLuận văn: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn
Luận văn: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh, HAYĐề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh, HAY
 
Hiệu quả hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài, 9đ
Hiệu quả hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài, 9đHiệu quả hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài, 9đ
Hiệu quả hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài, 9đ
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
 
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xãĐề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xãLuận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAYLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng BìnhLuận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 

Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND tại Hà Nội

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………………… ………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG TIẾN TÀI ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CHỨC DANH CHỦ TỊCH UBND PHƢỜNG THUỘC QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………………… ………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG TIẾN TÀI ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CHỨC DANH CHỦ TỊCH UBND PHƢỜNG THUỘC QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NGHỊ HÀ NỘI - NĂM 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Hoàng Tiến Tài
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tôi nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các Thầy cô giáo Học viện Hành chính quốc gia đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: thầy TS. Trần Nghị - Người trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Nhân dịp này tôi xin cảm ơn toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác trên địa bàn quận Hai Bà Trưngđã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù, tôi đã có nhiều cố gắng songLuận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong sẽ nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn quý báu của các thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016 Tác giả Hoàng Tiến Tài
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.........................................................................................................8 1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã.................................8 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã .........................8 1.1.1.1. Cán bộ, công chức................................................................................8 1.1.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã ...................................................9 1.1.1.3. Lãnh đạo quản lý cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý cấp xã.......10 1.1.2. Nhiệm vụ quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp xã ....................................11 1.1.3. Yêu cầu đối với lãnh đạo quản lý cấp xã....................................................14 1.1.3.1. Về phẩm chất .....................................................................................14 1.1.3.2. Về năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý...................15 1.2. Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã.....................................................20 1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã ............................20 1.2.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng............................................................20 1.2.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã.....................21 1.2.2. Đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã..............................22 1.2.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã ..............................23 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.......................23 1.2.3.2. Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng ...............................................30 1.2.3.3. Kiểm tra, đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng ............................................30 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã ....................................................................................................................31
  • 6. iv 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại một số địa phương và bài học đối với quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội....................36 1.3.1. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại một số địa phương ..............................................................................................................................36 1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương......................................................36 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai...........................................................38 1.3.2. Bài học áp dụng cho đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội......................................................................................40 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CHỨC DANH CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG THUỘC QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012 - 2015................................................41 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và đội ngũ chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2012 - 2015............41 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội .......41 2.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên.........................................................................41 2.1.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................41 2.1.2. Tình hình đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2012 – 2015..................................................................................................42 2.1.2.1. Thực trạng về số lượng so với yêu cầu, nhiệm vụ.............................42 2.1.2.2. Thực trạng về chất lượng so với yêu cầu, nhiệm vụ..........................43 2.1.2.3. Thực trạng về cơ cấu so với yêu cầu, nhiệm vụ ................................45 2.1.2.4. Đánh giá chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội dựa trên các tiêu chí đánh giá................................46 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưnggiai đoạn 2012 - 2015.................................................................47 2.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ...............................47 2.2.1.1. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng...........................................47 2.2.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng .............................................50 2.2.2. Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng........................................................58 2.2.2.1 Đánh giá phần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng so với kế hoạch đề ra...58 2.2.2.2. Triển khai kế hoạch cụ thể.................................................................59
  • 7. v 2.2.3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng sau đào tạo, bồi dưỡng..........................................................62 2.2.4. Bố trí và sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng ...................................................64 2.3. Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015.......................64 2.3.1. Những kết quả đạt được..............................................................................64 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................66 2.3.2.1. Những hạn chế ...................................................................................66 2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế.........................................................................67 Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CHỨC DANH CHỦ TỊCH UBND PHƢỜNG THUỘC QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2021..............................................................69 3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng đến năm 2021............................................................................69 3.2. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng đến năm 2021 ........................................71 3.2.1. Quan điểm hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng đến năm 2021........................................................................71 3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng đến năm 2021 ................................................73 3.3. Giải pháp hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng đến năm 2021 ..................................................................74 3.3.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng...........74 3.3.1.1. Cấp ủy Đảng, Chính quyền phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.............................................................................................74 3.3.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng hằng năm bảo đảm nội dung, thời gian và đối tượng học tập; gắn kế hoạch đào tạo với quy hoạch, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ..............................................................................................................76
  • 8. vi 3.3.1.3. Thực hiện xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưngphù hợp với nhu cầu thực tế, đúng đối tượng. ........................................................................................................79 3.3.1.4. Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng rõ ràng ..................................83 3.3.1.5. Xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng phù hợp ................84 3.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng....................................85 3.3.3. Giải pháp về kiểm tra, đánh giá chất lượng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng sau đào tạo, bồi dưỡng...................................87 3.3.4. Giải pháp về bố trí và sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng ..............................91 3.3.5. Một số giải pháp bổ sung............................................................................93 3.3.5.1. Một số giải pháp đối với các cơ sở đào tạo........................................93 3.3.5.2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao............................................98 3.4. Kiến nghị............................................................................................................99 KẾT LUẬN............................................................................................................102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................104 PHỤ LỤC...............................................................................................................107
  • 9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tên đầy đủ 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 UBND Ủy ban nhân dân
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Chất lượng đội ngũ Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội năm 2015 thông qua trình độ đào tạo.. 43 Bảng 2.2. Số liệu thống kê về đội ngũ lãnh đạo phường nằm trong quy hoạch chức danh chủ tịch UBND tại quận Hai Bà Trưng năm 2015...... 49 Bảng 2.3. Kết quả đánh giá xây dựng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng.................................... 51 Bảng 2.5. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội..................................................... 54 Bảng 2.6. Kế hoạch đào tạo chức danh Chủ tịch UBND phường năm 2015 . 57 Bảng 2.7. đào tạo chức danh Chủ tịch UBND phường thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015............................................................ 58 Bảng 2.8. Đánh giá về chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng.................................... 59 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về hiệu quả đào tạo............................................. 63 Bảng 3.1. Biểu mẫu xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ............................. 79 Bảng 3.2. Biểu mẫu xác định nhu cầu đào tạo về kiến thức........................... 80 Bảng 3.3. Biểu mẫu xác định nhu cầu đào tạo kỹ năng của chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng.................................... 82 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo ...................................................... 82
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã...................24 Hình 2.1. Cơ cấu giới tính và độ tuổi chức danh Chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội năm 2015 (người)...........................45
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đào tạo cán bộ là một trong những khâu quan trọng của công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo đến công tác đào tạo cán bộ nhằm không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng. Có thể khẳng định, mỗi bước trưởng thành của Đảng, của cách mạng đều có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. vì vậy việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thi trấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức qua trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự hội nhập với kinh tế quốc tế khi Việt Nam trở thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội phải đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, quản lý, có trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, sống và học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác đào tạo cán bộ cơ sở. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác đào tạo cán bộ, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác đào tạo cán bộ, nhất là đào tạo cán bộ, công chức cấp xã như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính
  • 13. 2 phủ Quy định về đào, bồi dưỡng công chức; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025 và đã thực hiện các chương trình đào tạo cho cán bộ công chức cấp xã, phường thu được nhiều kết quả tích cực. Quận Hai Bà Trưngnằm ở phía đông nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Diện tích tự nhiên của quận 10,09 km2 , dân số hiện nay: 318.880 người. Những năm gần đây, mặc dù còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế suy giảm, song với sự nỗ lực và quyết tâm cao của Đảng bộ và các cấp chính quyền, doanh nghiệp, kinh tế quận vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao. Tính đến 31/12/2015, tính chung cả quận có khoảng 7.885 doanh nghiệp đang hoạt động trên tổng số hơn 11.000 doanh nghiệp xin cấp giấy đăng ký kinh doanh. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại chiếm trên 93,4%, doanh thu chiếm 72,6%, đạt 67,6% số thu ngân sách khối kinh tế ngoài nhà nước. Kinh tế ngoài nhà nước phát triển đã tạo nhiều việc làm, giảm hộ nghèo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần nhân dân địa bàn qua đó góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội. Tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm: 2.981 tỷ 389 triệu đồng. Hiện nay, quận Hai Bà Trưngbao gồm 20 phường, với tình hình phát triển hiện nay của phường, đội ngũ chủ tịch UBND phường trên địa bàn quận phải đảm đương, gánh vác nhiều trọng trách. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng càng có vai trò quan trọng. Những năm qua, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được các cấp, các ngành chú trọng, quan tâm, do vậy trình độ, kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ được nâng lên một bước. Nhận thức của cán bộ công chức nói chung, cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường nói riêng đã có sự chuyển biến, xem việc đào tạo, bồi dưỡng là trách nhiệm, là nghĩa vụ và đã trở thành phong trào học tập nâng cao trình độ là yêu cầu bắt buộc. Nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng như tập trung, không tập trung, dài hạn, ngắn hạn với nhiều
  • 14. 3 nội dung lồng ghép, phong phú được mở ra tạo điều kiện cho cán bộ công chức theo học một cách phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, đặc biệt là chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chức danh cán bộ chủ chốt cơ sở. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch uỷ ban nhân dân phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đào tạo, bồi dưỡng chức danh UBND phường thuộc quận không phải là vấn đề mới, những nó luôn là đề tài có tính thời sự vì vấn đề cán bộ, công chức có ví trí, vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn phù hợp với sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực và từng địa phương trong từng giai đoạn. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là vấn đề là vấn đề hết sức phong phú và phức tạp, vì thế đã có nhiều tác giả và các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn đề cập, đi sâu nghiên cứu, khảo sát tìm tòi dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều công trình đã được xuất bản và công bố. Nổi bật có các công trình nghiên cứu sau: GS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. Trên cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa kết quả của nhiều công trình đi trước, tập thể các tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống hoá các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Từ đó, đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nguyễn Thị Hoa (2012), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương”, luận văn Thạc sĩ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
  • 15. 4 Chí Minh. Luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh Hải Dương; Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh, tìm ra những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh Hải Dương, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Mai Anh Tú (2013), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn Thạc sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới, xứng đáng với vị trí, vai trò, sự nghiệp phát triển của một thành phố là đô thị lớn nhất cả nước. Đinh Công Tiến (2014), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay”, luận văn Thạc sĩ Đại học Thăng Long. Luận văn đã phân tích, làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã vùng núi đặc biệt khó khăn nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”, Đồng chí Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa (02/2012). Bài viết đã phân tích làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thanh Hóa hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian tới và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015.
  • 16. 5 Có thể nói, các công trình khoa học, nghiên cứu chuyên khảo, các luận văn và các bài viết chuyên đề liên quan đến vấn đề cán bộ đã phân tích một cách có hệ thống và tương đối toàn diện lý luận biện chứng về cán bộ, công chức và vai trò, vị trí của nó đối với sự phát triển; đồng thời đánh giá được thực trạng và nêu ra những giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, phường nói riêng những năm gần đây. Mặc dù các công trình có giá trị ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn nhưng đều chỉ nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở mỗi địa phương khác nhau, có những điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng địa phương. Hơn nữa, theo đánh giá của tác giả ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, trực tiếp một cách có hệ thống về “Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch uỷ ban nhân dân phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”. Đây là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. + Đánh giá thực trạng hoạt động công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. + Xác định phướng hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận Hai Bà Trưngtrong những năm tới.
  • 17. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội + Phạm vi thời gian: Sử dụng dữ liệu để phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡngchức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2012 - 2015, đề xuất giải pháp hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đến năm 2021. + Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội gồm: Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo; xây dựng chương trình và thực hiện đào tạo; Kiểm tra, đánh giá chất lượng sau đào tạo; Bố trí và sử dụng sau đào tạo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, lý luận Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung; đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp: tác giả thu thập các dữ liệu từ các công trình có liên quan đến nội dung đề tài đã công bố, các báo cáo, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội qua các năm. Dữ liệu sơ cấp: + Tác giả thực hiện khảo sát, điều tra đối với 20 chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (nội dung câu hỏi ở phần mục lục)
  • 18. 7 nhằm đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. + Tác giả thực hiện phỏng vấn các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên viên của các sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội gồm: cán bộ Ban Tổ chức Quận ủy Hai Bà Trưng, Sở Nội vụ, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - TP Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chính và 02 cán bộ lãnh đạo cấp xã, quận của quận Hai Bà Trưng . + Phương pháp xử lý dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp được chọn lọc, mô tả thống kê, kẻ bảng để rút ra kết luận nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp: Xử lý dữ liệu bằng chương trình Excel đối với phiếu khảo sát và kết quả phỏng vấn được ghi chép, tổng hợp, rút ra các kết luận nghiên cứu.. 6. Đóng góp của luận văn Về lý luận: Hệ thống hoá lý luận về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch UBND phường, xác định khung lý thuyết nghiên cứu đề tài có thể là tài liệu tham khảo. Về thực tiễn: Các cơ quan chức năng tham khảo, có thể vận dụng để cải tiến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội góp phần xây dựng đội ngũ chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đáp ứng tình hình phát triển của quận nói riêng và cả nước nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã Chương 2: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 –2015 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng chức danh chủ tịch UBND phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đến năm 2021
  • 19. 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã 1.1.1.1. Cán bộ, công chức Theo quy định của Luật cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã). Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với nguồn gốc hình thành. Theo Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 có những quy định về cán bộ, công chức như sau: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”[12, tr.1] Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
  • 20. 9 giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ. Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị được nhân dân hoặc các thành viên trao cho và chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. “Công chức quy định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[12, tr.1] Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức. Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Việc quy định công chức trong phạm vi như vậy xuất phát từ mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. 1.1.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 4 khoản 3 luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân
  • 21. 10 dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; [12, tr.4] Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, phó Bí thư Đảng Uỷ; Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Uỷ Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam ( áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng và môi trường (đối với phường hoặc thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội. 1.1.1.3. Lãnh đạo quản lý cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý cấp xã Hệ thống chính quyền địa phương cấp xã bao gồm 3 loại chính quyền khác nhau. Mỗi đơn vị và loại cấp xã luôn có: - Đảng ủy xã, Đảng ủy Phường, Đảng ủy Thị trấn (gọi chung là Đảng ủy cấp xã). Theo Hiến pháp của Việt Nam, đây là chủ thể đóng vai trò lãnh đạo đối với chính quyền. - Hội đồng nhân dân cấp xã: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương cấp xã. Hội đồng nhân dân là cơ quan nghị quyết, đưa ra các quyết nghị nhằm triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật phù hợp với điều kiện địa phương. - UBND cấp xã có hai tư cách: cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBND cấp xã ở địa phương là một chủ thể hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung. Trong trường hợp này, từng thành viên của UBND cấp xã khi hoạt động theo nguyên tắc tập thể và ra quyết nghị mang tính tập thể thì có quyền ngang
  • 22. 11 nhau trong quyết nghị các vấn đề mà tập thể UBND phải ra quyết định. Đồng thời, UBND là tổ chức thẩm quyền chung gắn với cơ chế thủ trưởng và quyết định của tổ chức là quyết định của người đứng đầu hay nhân danh người đứng đầu. Hơn nữa, mỗi một thành viên UBND thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao, gắn liền với các chức danh lãnh đạo quản lý trong chính quyền địa phương cấp xã. Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã bao gồm: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Đối với UBND xã loại I, UBND phường loại I, UBND Thị trấn loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; UBND xã loại II, loại III; UBND phường loại II, loại III; UBND thị trấn loại II, loại III có một Phó Chủ tịch. Ngoài ra, khi nghiên cứu về chính quyền địa phương cấp xã ở Việt Nam, ngoài việc xem xét vị trí chức danh cụ thể, thì còn phải xem xét tới việc quy hoạch tạo nguồn cán bộ và việc luân chuyển các chức danh lãnh đạo quản lý do yêu cầu của công việc hoặc của cơ quan nhà nước cấp trên trong công tác cán bộ. Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phải đặt trong mối quan hệ cho vị trí hiện tại của người giữ chức danh trên và đào tạo cho người được quy hoạch bổ nhiệm vào vị trí chức danh Chủ tịch nêu trên. 1.1.2. Nhiệm vụ quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp xã Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND nói chung và UBND cấp xã nói riêng đã có những sự thay đổi từ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (2003) đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015). Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND quy định: Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Đồng thời nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND được quy định bao gồm: 1. Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND:
  • 23. 12 a) Ðôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và UBND cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của UBND cùng cấp; b) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Ðiều 124 của Luật này; c) Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương; d) Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. 2. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND; 3. Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của UBND cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý; 4. Ðình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp; 5. Ðình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ; 6. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo UBND trong phiên họp gần nhất; 7. Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015), quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND từng cấp và cho từng loại trong cùng một cấp.
  • 24. 13 Chủ tịch UBND cấp xã là người đứng đầu UBND cấp xã. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Chủ tịch UBND cấp xã bao gồm: 1. Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND xã; 2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và UBND xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; 3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; 4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật; 5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND; 6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; 7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Đối với Chủ tịch UBND phường, UBND thị trấn ở đô thị ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên thì còn được giao thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn: Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường, thị trấn.
  • 25. 14 Quản lý dân cư trên địa bàn phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Yêu cầu đối với lãnh đạo quản lý cấp xã Chủ tịch UBND cấp xã là người đứng đầu, lãnh đạo, điều hành UBND cấp xã. Luật tổ chức HĐND và UBND (2003) quy định “Chủ tịch ban Ủy nhân dân là đại biểu HĐND. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND”. Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015) không quy định điều khoản nào về Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã có phải là Đại biểu HĐND cấp xã. Luật tổ chức HĐND và UBND (2003) cũng quy định bổ nhiệm giữa nhiệm kỳ Chủ tịch ban Ủy nhân dân không nhất thiết bắt buộc là đại biểu HĐND. Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã là Đại biểu HĐND cấp xã, do đó cần đáp ứng tiêu chuẩn của đại biểu HĐND. Đó là: 1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. 3. Có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động HĐND. 4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm (Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND (2015) và điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương). Yêu cầu đối với lãnh đạo, quản lý cấp xã (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch) trên nguyên tắc chung bao gồm: yêu cầu về phẩm chất; yêu cầu về năng lực (trong đó nhấn mạnh đến năng lực lãnh đạo, quản lý). 1.1.3.1. Về phẩm chất Trong chiến lược cán bộ trong thời kỳ đổi mới và được khẳng định lại trong Kết luận tại hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa X), tiêu chuẩn phẩm chất được quy định (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về
  • 26. 15 chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (ngày 18 tháng 6 năm 1997); Kết luận số 37-KL/TW ngày 2-2-2009 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020; Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 11 Khóa XI): - Tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. trung thực, không cơ hội; gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. - Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch ban Ủy nhân dân là cấp ủy và do đó phải bảo đảm tiêu chuẩn phẩm chất trên. Phẩm chất lãnh đạo quản lý nói chung và cấp xã nói riêng như lý tưởng, niềm tin, ý chí, đạo đức sẽ thúc đẩy người lãnh đạo quản lý hành động thực hiện được mục tiêu của tổ chức. Nhưng đây chỉ mới là điều kiện đủ. Cần phải có năng lực chuyên môn cũng như năng lực lãnh đạo quản lý. Phẩm chất và năng lực không thể tách rời trong một chủ thể lãnh đạo. Phẩm chất làm nền tảng cho năng lực phát triển; năng lực lại thể hiện phẩm chất khi nó căn cứ trên các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là những phẩm chất và năng lực biểu hiện thành những kết quả có giá trị và cống hiến lớn của người lãnh đạo cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. 1.1.3.2. Về năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý Năng lực là tri thức chung, là kiến thức tổng hợp do kiến thức và kinh nghiệm loài người đem lại, tạo nên trình độ hiểu biết rộng; năng lực là tri thức chuyên môn
  • 27. 16 trong lĩnh vực mà người lãnh đạo đảm nhiệm; năng lực thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn của người lãnh đạo. năng lực lãnh đạo quản lý thể hiện thông qua những sản phẩm, kết quả lãnh đạo quản lý tạo ra. Năng lực lãnh đạo quản lý được xác định bằng một số tiêu chí: - Là người có tầm nhìn thời đại; có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất của xã hội công nghiệp - xã hội hiện đại. - Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với bản chất xã hội công nghiệp - xã hội hiện đại phát triển theo hướng nhân văn: xu hướng và mục tiêu chính trị là phát triển và tiến bộ xã hội - con người. - Có tư duy khoa học, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, phù hợp tính chất công nghiệp, lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực tư duy sắc bén nhanh nhạy, uyển chuyển, sáng tạo. - Có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như vững vàng về tinh thần, phát triển sâu sắc và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí và yếu tố tình cảm hài hòa. - Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất công việc được giao: tri thức tổng hợp và chuyên sâu. - Có trình độ cao, kể cả hiểu biết về nền khoa học - công nghệ hiện đại, cũng như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn thông... - Khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức, huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mục tiêu chung. - Khả năng tiên đoán, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong hiện thực và tương lai, đồng thời dự phòng các khả năng giải quyết, thực hiện chúng trong những điều kiện ngặt nghèo nhất. - Khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ, tìm tòi, khám phá, phát hiện và đề xuất cái mới có ích cho nhân dân, có giá trị cho xã hội. - Khả năng quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc chắn trong việc đưa ra những quyết định cũng trong chỉ đạo hành động. * Năng lực chuyên môn
  • 28. 17 Năng lực chuyên môn gắn liền với những yêu cầu, đòi hỏi kiến thức (chuyên môn) cần phải có; mức độ thành thạo những công việc mang tính chuyên môn; cách ứng xử khi thực thi công việc chuyên môn phù hợp hay không. Xác định năng lực chuyên môn của Chủ tịch (Phó Chủ tịch) UBND cấp xã nói riêng và của tất cả các loại chức danh Chủ tịch (Phó Chủ tịch ban Ủy nhân dân) nói chung là một vấn đề khá phức tạp. Hiện nay, không quy định lĩnh vực chuyên môn nào có thể làm được Chủ tịch hay Phó Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã. Cần phải tiến hành một khảo sát để xác định đúng năng lực chuyên môn cần có (trao đổi trên lớp). * Năng lực lãnh đạo, quản lý Là cơ quan thẩm quyền chung, hoạt động của UBND cấp xã cũng như các cấp khác đều mang tính tập thể. Quyết định được thông qua dựa trên nguyên tắc đồng thuận, đa số. Năng lực lãnh đạo quản lý của Chủ tịch, Phó Chủ tịch thể hiện thông qua tham gia hoạt động tập thể của họ. Chủ tịch ban Ủy nhân dân cấp xã cũng là một trong những lá phiếu quyết định và trên nguyên tắc chung, bình đẳng với các lá phiếu khác. Trừ trường hợp cân bằng số lượng phiếu cả hai bên "đồng ý - không đồng ý", lá phiếu của Chủ tịch sẽ được coi như là một trọng số để quyết định theo hướng đồng ý hay không đồng ý. Ý kiến của Chủ tịch đóng vai trò quan trọng đối với quyết định của UBND. Năng lực lãnh đạo quản lý của lãnh đạo quản lý cấp xã cũng bao gồm những năng lực cần có cho một nhà lãnh đạo quản lý nói chung. Năng lực lãnh đạo quản lý cần phải có dựa trên những yếu tố sau: 1. Cần có tầm nhìn: hãy nhìn nhận bức tranh tổng quát môi trường chính trị kinh tế - xã hội; hơn là nhìn nhận một lĩnh vực hẹp (thủy lợi, nông nghiệp, công nghiệp, v.v...). Cùng với tầm nhìn bao quát, rộng cần có những khát vọng, mong muốn một cách thực sự khách quan, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Cần xem xét trên quan điểm hệ thống. 2. Phải có tư duy tự tin. Đây là một trong những tiêu chí cần thiết cho sự thành công của mọi nhà lãnh đạo quản lý. Có tư duy tự tin thể hiện phải tự biết mình một
  • 29. 18 cách khách quan. Nhận diện đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhà lãnh đạo quản lý sẽ giúp họ đưa ra quyết định đúng. Nhà lãnh đạo quản lý không phải là người biết hết tất cả, do đó cũng không lo sợ về những điểm yếu, điểm thiếu của chính bản thân mình. Tự tin với với chính bản thân mình mới giúp nhà lãnh đạo quản lý mạnh dạn đưa ra được những quyết đoán trong những trường hợp, tình huống cần thiết. Tự tin, nhận biết khách quan sẽ đưa ra quyết định chính xác. Tự tin cũng là điều kiện tiên quyết để nhà lãnh đạo quản lý có thể kiểm soát được những tình huống bất ngờ, đột xuất, xấu, căng thẳng. Tự tin giúp cho nhà quản lý lãnh đạo kiểm soát được căng thẳng. Đồng thời tự tin cũng sẽ là điều kiện cần có để chấp nhận những phê bình, chỉ trích của cấp dưới đối với kết quả hoạt động của chính mình. 3. Biết giao tiếp. Biết lắng nghe người khác nói như là một công cụ quan trọng để giao tiếp, tương tác với cấp dưới. Nhà lãnh đạo quản lý biết lắng nghe dễ dàng nhận biết những điểm mạnh, yếu của cấp dưới; những rào cản hoạt động của cấp sis và từ đó đưa ra cách tiếp cận lãnh đạo quản lý thích hợp. Lắng nghe, thấu hiểu để đưa ra được quyết định cần thiết. Cần tạo ra một không khí cởi mở, thân thiện, thông cảm trong giao tiếp. Cấp dưới dễ dàng bày tỏ hơn những gì họ muốn trao đổi. 4. Tạo động lực cho chính mình và cho cấp dưới. Tạo động lực cho chính mình giống như luôn tiếp năng lượng cho chínhmình để làm việc. Là nhà lãnh đạo quản lý cần tạo động lực cho cấp dưới. Tạo động lực là một nghệ thuật và cần học để biết cách tạo động lực cho cấp dưới thông qua những công cụ như: khuyến khích, khen, chê cấp dưới một cách phù hợp. Luôn là người biết cách đứng sau cấp dưới để giúp họ, nâng đỡ họ, giúp đỡ cấp dưới. Cần tìm kiếm một sự nâng đỡ, giúp đỡ hợp lý nhất với từng cấp dưới. 5. Trách nhiệm và nhận trách nhiệm. Trách nhiệm gắn với phải làm tất cả những gì phải làm; phải làm những công việc phải làm đó với "tất cả quyết tâm, nỗ lực và năng lực". Phải tập trung vào việc giải quyết những vấn đề xuất hiện ở xã;
  • 30. 19 phải thực sự "đi đầu", gương mẫu. Trách nhiệm cũng đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo quản lý phải thực sự là người chịu trách nhiệm trước hết với mọi vấn đề "tiêu cực" xảy ra trên địa bàn lãnh thổ xã. Những cách thức tìm kiếm một lời giải thích để "đổ lỗi" cho người khác không phải là phong cách của một nhà lãnh đạo quản lý. 6. Cần một cách ứng xử chính trực. Bác Hồ dạy "cần kiệm, liêm chính; chí công vô tư", thì chính trực là một trong những cách thức ứng xử mà bất cứ nhà lãnh đạo quản lý đều cần phải có. Đừng lo sợ khi phải đưa ra một sự từ chối, nói không với những đề nghị mà chính nhà lãnh đạo quản lý cần nhận được ngược với giá trị của tổ chức. Hãy luôn đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết khi ứng xử. Chính trực cũng đồng nghĩa với sự thành thật; lòng tự trọng và biết tôn trọng cấp dưới, người khác. Tuyệt đối không "nói không đi đôi với làm"; không hứa chỉ để mà hứa. Duy trì sự tự tin, tôn trọng người khác và luôn kiên nhẫn. Hãy khai thác tất cả khát vọng của bản thân cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, không chỉ vì chủ tịch hay Phó Chủ tịch xã (chức danh) mà hãy là một nhà lãnh đạo không có công dân quản lý. Năng lực lãnh đạo quản lý của lãnh đạo quản lý cấp xã cũng giống như các nhà lãnh đạo quản lý khác, đòi hỏi phải có những kỹ năng sau: - Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định - Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp - Kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp - Kỹ năng kiểm tra, đánh giá - Kỹ năng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo - Kỹ năng thuyết trình và trả lời chất vấn - Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch - Kỹ năng giao quyền, ủy quyền - Kỹ năng truyền cảm hứng - Kỹ năng giao tiếp
  • 31. 20 - Kỹ năng quản lý nhóm - Kỹ năng đàm phán - Kỹ năng tạo động lực Những kỹ năng trên đòi hỏi phải có những chương trình riêng để đào tạo, bồi dưỡng nhà lãnh đạo quản lý cấp xã thông qua những chương trình bồi dưỡng ngắn hạn (hàng năm, 5 ngày). 1.2. Đào tạo, bồi dƣỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã 1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã 1.2.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng a. Khái niệm đào tạo Để đề cập đến khái niệm “Đào tạo” trước hết từ khái niệm “Giáo dục”. Theo Luật Giáo dục Đại học 2004 thì “Giáo dục là hình thức đào tạo theo các khóa học để thực hiện một chương trình đào tạo”. Giáo dục nhằm các mục tiêu chung là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng phát triển…, các mục tiêu cụ thể gắn với trình độ đào tạo: Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. [4, tr.18] Như vậy, đào tạo là một hình thức của Giáo dục trên cơ sở chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và thái độ người học. Theo từ điển Tiếng việt, Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: Căn cứ vào mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng: Có đào tạo từ đầu, đào tạo lại. Căn cứ vào loại hình đào tạo: Có đào tạo chính quy, đào tạo phi chính quy.
  • 32. 21 Như vậy, Đào tạo theo một nghĩa chung nhất là quá trình tác động đến con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Đào tạo là quá trình làm cho con người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng mới. Thời gian đào tạo tương đối dài và có bằng cấp, chứng chỉ. Trong đào tạo cán bộ, công chức, viên chức người ta còn sử dụng “đào tạo lại” để chỉ quá trình đào tạo đối với những cán bộ, công chức, viên chức đã qua đào tạo trước đây nhằm thay đổi dạng hoạt động nghề nghiệp hay phương thức hoạt động nghề nghiệp cho phù hợp với những thay đổi nghề nghiệp và sự phát triển của khoa học công nghệ. Hiện nay, người ta ít dùng từ đào tạo lại trong đào tạo cán bộ, công chức, viên chức mà dùng từ đào tạo một cách chung nhất. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo công chức thì “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”. b. Khái niệm bồi dưỡng Bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm kiến thức mới cho những người đang giữ chức vụ, đang thực thi công việc của một ngạch, bậc nhất định để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khối lượng kiến thức, kỹ năng được quy định tại các chương trình, tài liệu phải phù hợp với từng đối tượng viên chức. Kết quả của các khoá bồi dưỡng, người học sẽ nhận được chứng chỉ ghi nhận kết quả như: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên hoặc bồi dưỡng chuyên đề, công tác chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ. 1.2.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là quá trình trang bị kiến thức kỹ năng lãnh đạo, quản lý và cập nhật, bổ sung những kiến thức mới cho đội ngũ lãnh
  • 33. 22 đạo, quản lý cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có phẩm chất và năng lực phù hợp với vị trí chức danh lãnh đạo, quản lý. Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là một khâu của công tác cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng giúp đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã cập nhật, hoàn thiện năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thực thi công vụ. Trong đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cần có những tính toán cân nhắc, đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm trọng điểm. Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã thực chất là việc cung cấp các tri thức, huấn luyện một cách có kế hoạch, có tổ chức theo nhiều hình thức nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có năng lực lãnh đạo, quản lý; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, ổn định và hiệu quả trong hoạt động công vụ. 1.2.2. Đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã Với ý nghĩa là quá trình nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho các nhà lãnh đạo, quản lýlà Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBNDcấp xã, thì công tác đào tạo, bồi dưỡnglãnh đạo, quản lý cấp xã có những đặc điểm như sau: Thứ nhất: Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là những cán bộ lãnh đạo được hình thành do bầu cử, giũ vai trò lãnh đạo, quản lý đối với UBND cấp xã. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã được xác định bao gồm: Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, phó Bí thư Đảng Uỷ; Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, phó chủ tịch UBND; Chủ tịch Uỷ Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Do đó, đối tượng đào tạo, bồi dưỡnglãnh đạo, quản lý cấp xã với nhiều cương vị, trí trí công tác với những đặc thù khác nhau nên năng lực yêu cầu và thực tế khác nhau.
  • 34. 23 Thứ hai: Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là quá trình mang tính chất thường xuyên, liên tục. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng đòi hỏi lãnh đạo, quản lý cấp xã luôn phải cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý nên quá trình đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng không dừng lại ở một cấp độ (học hàm, học vị, chứng chỉ) mà việc đào tạo, bồi dưỡng phải liên tục, đáp ứng sự thay đổi trong chính sách, thời cuộc. Thứ ba: Đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn tương ứng với từng loại xã, phường, thị trấn khác nhau, công việc giải quyết thực tiễn nhiều, phức tạp, do vậy, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng gặp khó khăn về địa điểm, thời gian, chương trình,… 1.2.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã là bộ phận then chốt trong chiến lược phát triển chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý địa phương. Chiến lược giúp định hướng hoạt động phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã trong dài hạn ở những vấn đề trọng điểm, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và ở cấp độ thấp hơn, các kế hoạch phát triển lãnh đạo, quản lý cấp xã trung và ngắn hạn là sự phân kỳ hay chia nhỏ các mục tiêu, với các dự án chi tiết để chuyển hoá những mục tiêu đó thành hiện thực. a. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã Nội dung cơ bản đầu tiên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là hoạch định chiến lược. Căn cứ vào các định hướng và mục tiêu trong chiến lược chung của tổ chức ở cùng kỳ, kết quả đánh giá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cùng phân tích môi trường trong và ngoài nước liên quan tới đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã, là cơ sở để đề xuất các lựa chọn về chiến lược. Theo một mối liên hệ lý tưởng nhất, giữa chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã với chiến lược phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn xã nên là
  • 35. 24 sự thống nhất mang tính tổng thể, thậm chí, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã mang tính định hướng. Cần sự thống nhất từ tư duy làm chiến lược với vai trò trung tâm của nguồn nhân lực trên địa bàn xã. Nó sẽ không đơn thuần chỉ là nguồn lực hỗ trợ cho các mục tiêu nặng về tài chính hay vị thế của tổ chức. b. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã Theo từng giai đoạn trung và ngắn hạn, các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã thực hiện các mục tiêu nhỏ và nối tiếp nhau để đi đến hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra. Muốn xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thì đơn vị cần xây dựng bản kế hoạch hoá nguồn nhân lực và lấy đó làm căn cứ thiết kế hệ thống các chương trình cho công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cũng cần lên được dự trù về kinh phí, các cam kết về thời hạn, cũng như định hình được các cách thức đo lường giúp đánh giá và kiểm soát quá trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Sau cùng, mọi kế hoạch trước khi được triển khai vào thực tế luôn cần sự phê chuẩn của tổ chức cũng như lãnh đạo. Hình 1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã Bước 1:Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nào, Xác định nhu cầu đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo Lựa chọn đối tượng đào tạo Xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo Dự tính chi phí đào tạo Lựa chọn và đào tạo giáo viên
  • 36. 25 đào tạo, bồi dưỡng bao nhiêu người ?… Cần phải đánh giá nhu cầu để loại trừ những chương trình đào tạo, bồi dưỡng không thích hợp, để nhận biết những nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thích hợp còn chưa được đáp ứng và để xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho các chương trình được vạch ra. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã được thu thập trên cơ sở sử dụng phương pháp thu thập thông tin và một vài nguồn thông tin cần cho đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã. Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng Việc xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là bước quan trọng trong nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Xác định được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cấp quản lý lãnh đạo, quản lý cấp xã mới thiết lập được các hoạt động để nhằm đúng mục tiêu thực hiện. Ngoài ra, có được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng rõ ràng là cơ sở cho công tác đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng càng được định lượng, hợp lý bao nhiêu thì việc đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng sẽ chính xác tương ứng. Các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cũng giống các mục tiêu khác: Mục tiêu phải cụ thể (Ví dụ như hiệu quả công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã tăng lên thì cụ thể phải tăng lên bao nhiêu? So sánh với thời điểm nào? Cần bao nhiêu lâu, ngày, tháng, năm nào kết thúc? Bằng cách nào?...); mục tiêu đưa ra phải đo đếm được (Chẳng hạn như %; giờ, ngày, tháng;…) để đến khi kết thúc năm, kết thúc chương trình, kế hoạch có thể xác định được ngay là đạt hay không đạt mục tiêu đề ra; mục tiêu đặt ra cần phải vừa đủ cao để có thể khai thác hết tiềm năng những cũng phải thực tế ở mức độ có thể đạt được; mục tiêu đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế, phù hợp với nguồn lực hiện có của cấp quản lý cả về vật lực và nhân lực; mục tiêu đặt ra phải có hạn mức thời gian. Tóm lại: Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã là nhằm xây dựng được đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, có phẩm chất và đạo đức cách mạng trong sáng, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả. Đảm bảo có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và có kiến thức phù
  • 37. 26 hợp với nhiệm vụ công tác. Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng Để xác định được đối tượng lãnh đạo, quản lý cấp xã thực sự cần đào tạo, bồi dưỡng phải dựa vào các tiêu chuẩn như: kết quả đánh giá thực hiện công việc, phân tích công việc và kết quả kiểm tra giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng hàng năm để xác định nên đào tạo, bồi dưỡng đối tượng nào thuộc bộ phận gì và hình thức đào tạo, bồi dưỡng là gì: đào tạo, bồi dưỡng mới, đào tạo, bồi dưỡng lại và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hoặc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng gì? Số lượng và cơ cấu lãnh đạo, quản lý cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng dựa vào tình hình của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực trạng trình độ của bản thân CBCC cấp xã để quyết định nên đào tạo, bồi dưỡng với số lượng bao nhiêu và cơ cấu ra sao. Bước 4: Xây dựng chương trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng là hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào phù hợp. [2, tr.174] Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung, lãnh đạo, quản lý cấp xã nói riêng diễn ra thường xuyên và có tính chất liên tục. Thông thường, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã bao gồm các nội dung chính: Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: Chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị trang bị cho công chức những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lý luận chính trị thông qua các học phần trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Người học được tiếp cận hệ thống các quan điểm khác nhau giúp xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã vận dụng lý luận chính trị vào điều hành, quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công vụ. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng được cụ thể hóa trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng như học viện chính trị, các trường chính trị trong hệ thống.
  • 38. 27 Đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: chương trình đào tạo, bồi dưỡng QLNN. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý gắn với tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý. Đối với chức danh lãnh đạo quản lý nên tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng. Thông thường các kỹ năng lãnh đạo quản lý dành cho nhóm đối tượng chức danh Bí thư, Chủ tịch, xã nên tập trung vào các nhóm: Tổng quan về cấp xã và lãnh đạo quản lý cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp xã; kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của lãnh đạo, quản lý cấp xã; kỹ năng chủ trì, điều hành cuộc họp của lãnh đạo quản lý cấp xã; kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp của lãnh đạo, quản lý cấp xã; kỹ năng kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo quản lý cấp xã; kỹ năng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của lãnh đạo quản lý cấp xã; kỹ năng thuyết trình và trả lời chất vấn của lãnh đạo quản lý cấp xã... Tùy theo đối tượng, nhu cầu thực tế mà nội dung đào tạo, bồi dưỡng sẽ được cụ thể đối với từng loại lãnh đạo, quản lý cấp xã, với chương trình cụ thể, nhằm trang bị những kiến thức phù hợp vị trí, chức năng, nhiệm vụ công tác của lãnh đạo, quản lý cấp xã đảm bảo tính thiết thực, phù hợp. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng do UBND tỉnh dưỡngđội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo vị trí công việc được xây dựng chung cho tất cả các đối tượng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Hàng năm, căn cứ vào định hướng và thực tế trên địa bàn xã, chế độ trong lĩnh vực QLNN, pháp luật, các đơn vị trên địa bàn xã cần cập nhật về chính sách, chế độ để phổ biến cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã trên địa bàn. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: + Đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng ở trong nước: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng trong nước bao gồm tập trung và bán tập trung. Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng và từng đối
  • 39. 28 tượng đểáp dụng hình thức thích hợp, từng bước áp dụng hình thức đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng qua mạng internet để tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quảđào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng. Địa điểm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường là trường Cao đẳng cộng đồng, trường Chính trị các tỉnh, thành phố tùy theo chương trình. + Đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng ở nước ngoài: Hình thức này thường là cử đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng thông qua học bổng, nguồn tài trợ của các Dựán, kế hoạch của Bộ, của địa phương; hoặc liên hệ với các cơ sởđào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng có uy tín ở nước ngoài đểđặt hàng nội dung và tổ chức khóa học, sử dụng phần kinh phíđào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng ở nước ngoài; hoặc theo hợp tác giữa tổ chức, đơn vị trên địa bàn xã với các tổ chức, đơn vị tại nước ngoài để tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng, hội thảo trong và ngoài nước. + Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng khác. Các hình thức này bao gồm: Tự học tập, bồi dưỡng hoặc đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng tại chỗ theo cách người đi trước hướng dẫn cho người đi sau; người có chuyên môn cao hướng dẫn kèm cho người có chuyên môn chưa cao; công chức có quá trình công tác lâu năm kèm cặp giúp đỡ cho công chức mới đi làm, coi đây là phương thức đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng quan trọng được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị. Đồng thời, các đơn vị còn thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề mà chủđề hội thảo bao hàm tất cả các vấn đề từ lý thuyết đến trao đổi kinh nghiệm tại đơn vị và trong toàn ngành, từ kiến thức tổng hợp đến các kỹ năng, thao tác nghiệp vụ chuyên sâu. Bước 5: Dự tính chi phí đào tạo, bồi dưỡng Chi phí đào tạo, bồi dưỡng có chi phí tài chính và chi phí cơ hội, trong đó: Chi phí tài chính: bao gồm + Chi phí cho người dạy: tiền lương, tiền công, phụ cấp cho giảng viên. + Chi phí cho người học: học phí, phụ cấp, chi phí đào tạo, bồi dưỡng khác (chi phí đi lại, ăn, ở …) + Cho phí cho phương tiện dạy và học: phòng học, máy tính, máy chiếu, văn
  • 40. 29 phòng phẩm, in ấn tài liệu …. + Chi phí cho người quản lý chương trình và các chi phí khác: tiền lương, tiền công cho các cán bộ quản lý, chi phí quản lý. … Chi phí tài chính tính trên đầu mỗi người đi học được xác định: Cd = Trong đó: Td: tổng chi phí tài chính. Cd: chi phí tài chính tính theo đầu mỗi người đi học. N: số người đi học - Chi phí cơ hội: Là những chi phí không phải bằng tiền mà cơ quan QLNN hay bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã được cử đi học phải chịu khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: doanh thu, lợi nhuận hoặc hiệu suất công việc giảm sút do việc cử người đi học làm giảm thời gian cống hiến cho công việc; thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động của người lãnh đạo, quản lý cấp xã giảm do phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng; … Hiện nay thường thì nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã thường lấy từ được trích từ nguồn nhân sách chi thường xuyên của Nhà nước, địa phương và nguồn đóng góp dân cư. Bước 6: Lựa chọn và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Sau khi đã xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gồm nội dung, mục tiêu và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thì ta cần tiến hành xác định một yếu tố nữa rất quan trọng đó là đội ngũ giảng viên. Tuỳ từng tình hình từng địa phương, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cũng như nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng mà lựa chọn lực lượng giáo viên giảng dạy phù hợp với các đối tượng. Các cơ quan QLNN có thể lựa chọn giáo viên theo 2 phương án sau: Phương án 1: Lựa chọn những người quản lý có kinh nghiệm, nhân sự cấp cao, những người có những thành tích đặc biệt trong thời gian dài cũng như có
  • 41. 30 những ý tưởng đột phá trong công tác hoạt động trên địa bàn để tham gia giảng dạy cho những lãnh đạo, quản lý cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Phương án 2: Lựa chọn giáo viên từ cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bên ngoài (giảng viên của các trường đại học, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, công ty cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp…). Để xác định số lượng giảng viên thì cần dựa vào số lượng lãnh đạo, quản lý cấp xã đã được ước tính tại kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Nếu công tác đào tạo, bồi dưỡng chỉ xác định chính xác số lượng giảng viên mà không xác định chất lượng về trình độ đội ngũ giảng dạy thì hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng không cao mà còn tốn chi phí tiến hành. Do đó, tuỳ theo từng vị trí công việc đào tạo, bồi dưỡng mà trình độ đội ngũ giảng dạy có kỹ năng về nghề đó mà cần có những kinh nghiệm làm việc để có thể truyền đạt những yêu cầu khác nhau. Như những công việc sản xuất đòi hỏi người dạy phải có kiến thức cho người học để họ có thể tránh những sai sót, những bất cập trong khi làm việc. 1.2.3.2. Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao? Do đó, để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã, cần phân tích kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã thành các công việc cụ thể: Từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán. 1.2.3.3. Kiểm tra, đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng Đánh giá lãnh đạo, quản lý cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng là khâu quan trong trong quá trình quản lý, kết quả đánh giá đúng sẽ động viên, khuyến khích lãnh đạo, quản lý cấp xã nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hóa, môi trường làm việc cho cá nhân lãnh đạo, quản lý cấp xãcũng như cho tập thể đơn vị, kết quả đánh giá sai sẽ gây hậu quả ngược lại
  • 42. 31 Trên cơ sở các quy định về đánh giá lãnh đạo, quản lý đã có nhiều cải tiến quan trọng, trong đó Luật cán bộ công chức năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010) đã quy định chuyển từ cách thức tự kiểm tra và bình bầu sang đánh giá trên các nội dung: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác; chú trọng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; phương thức đánh giá kết hợp giữa hình thức tự đánh giá của công chức, các góp ý của tập thể đơn vị công tác và ý kiến của thủ trưởng đơn vị để xếp loại công chức hàng năm theo 4 mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ. Với lãnh đạo, quản lý cấp xãgiữ vị trí lãnh đạo, quản lý: ngoài các nội dung nêu trên còn đánh giá ở các nội dung như kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị mà mình phụ trách, năng lực lãnh đạo quản lý và năng lực tập hợp, đoàn kết nội bộ. Kết hợp với kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức nói chung, đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã nói riêng thực hiện tại khoản 1 Điều 56 Luật cán bộ công chức, đánh giá chất lượng CBCC cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng bao gồm các nội dung: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã Một là, Cơ chế hình thành đội ngũlãnh đạo, quản lý cấp xã Đây là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh